Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 5 8 8 0
Số người đang truy cập
2 9 3
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Gia đình ông Hồ Văn Sanh lo lắng do vừa mất hai người vì căn bệnh, và một đứa con cũng đang có dấu hiệu mắc bệnh này - Ảnh: Tấn Vũ
Điểm tin y tế từ ngày 16/7 đến 18/7 năm 2015

Tiền phong

Lập trạm dã chiến phòng dịch bạch hầu

Người dân tộc Bh’noong thuộc xã Phước Lộc (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) hơn tuần qua hoang mang và lo sợ khi một ổ dịch bạch hầu bùng phát tại thôn 8A và 8B khiến ít nhất 3 người chết, 10 người nhập viện. Ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho biết: Sáng 15/7 đoàn công tác của Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế Quảng Nam đã họp về tình hình ổ dịch xảy ra tại xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn. Qua đó xác định đã xuất hiện ổ dịch bạch hầu ở Phước Lộc. Cũng trong ngày, Sở có báo cáo gửi Bộ Y tế và cơ quan chức năng về tình hình ổ dịch ở xã Phước Lộc. Theo đó, tình hình dịch bệnh tạm ổn định. Qua giám sát, phát hiện, theo dõi tại thực địa đã ghi nhận 13 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu với các triệu chứng: sốt, sưng hạch cổ, ăn uống khó. 10 ca đã được điều trị ổn định, 3 ca đã tử vong. Thực hiện xét nghiệm ở 10/13 ca (do 3 ca không lấy được mẫu bệnh phẩm vì bệnh nhân và người nhà không hợp tác) đã có kết quả của 7 mẫu xét nghiệm, có 1 ca dương tính, đã được điều trị ổn định. 2 ca tử vong có kết quả âm tính. Theo ông Hai, Sở Y tế Quảng Nam vẫn đang bố trí đội phòng dịch cơ động ở tại vùng dịch để tiếp tục phát hiện các trường hợp mắc bệnh mới để kịp thời chữa trị. Trong khi đó, Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn, cho biết: Ngày 7/7, khi xã Phước Lộc báo cáo về cái chết của chị Hồ Thị Nẩy ở thôn 8A với triệu chứng của bệnh bạch hầu, Trung tâm lập tức tổ chức đoàn khám sàng lọc tại thôn 8A, 8B của xã Phước Lộc. Đến 10/7 đã vận động và đưa về Trung tâm Y tế huyện 8 ca nhiễm bệnh, trong đó có 2 trường hợp nặng phải chuyển xuống bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam để chữa trị. Tuy nhiên, ngày 11/7, bệnh nhân Hồ Văn Quý, 16 tuổi, đã tử vong ở bệnh viện tỉnh. Riêng Hồ Thị Viên, 17 tuổi, không hợp tác, bỏ bệnh viện tỉnh về điều trị tại Trung tâm Y tế huyện và tử vong vào ngày 12/7. Ngoài 6 trường hợp đang chữa trị tại huyện, còn có 4 trường hợp khác đang được chữa trị và theo dõi tại trạm y tế xã Phước Lộc. Theo ông Dũng, các trường hợp nhập viện đều có hạch vùng hầu, amidan bị sưng, cổ họng mưng mủ, khó khăn trong việc ăn uống. Các bệnh nhân tại trung tâm đang được cách ly và điều trị bằng cách nâng sức đề kháng và uống thuốc kháng sinh. Riêng 3 trường hợp tử vong trong tháng 5/2015 cũng xảy ra tại 2 thôn 8A và 8B của xã Phước Lộc, theo ông Dũng rất khó xác định có phải chết cùng triệu chứng bệnh này hay không vì người dân không báo nên trung tâm không nắm được. Ông Dũng cũng cho biết, Trung tâm y tế dự phòng đã phun khử trùng, khử độc khắp trên địa bàn toàn xã Phước Lộc. Hiện, Sở Y tế và Trung tâm Y tế huyện đã lập trạm dã chiến với gần 10 y bác sỹ ngay tại xã Phước Lộc để tổ chức khám, phát hiện và chữa bệnh kịp thời. Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, cho biết công tác chỉ đạo dập mầm bệnh và an dân vẫn đang được chính quyền triển khai quyết liệt. Hiện các ngả đường vào ra vùng núi thôn 8A và 8B đang được chốt chặn. Người trong làng không ra ngoài và người bên ngoài không được phép vào khu vực này. Những nhân viên của Trung tâm y tế dự phòng đang tiếp tục phun Cloruamin B để khử trùng. Người dân được cấp thuốc kháng sinh để uống ngày 2 lần. Ngoài ra, huyện đã hỗ trợ kinh phí, cấp gạo cho những bệnh nhân đang được chữa trị tại Trung tâm Y tế huyện và trạm y tế xã.

Thanh tra tuyển dụng CCVC Bộ Y tế: Kiến nghị thu hồi QĐ tuyển dụng không đủ điều kiện

Sau khi chỉ ra một số sai sót, Thanh tra Bộ Nội vụ đã đưa ra 7 kiến nghị đối với Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quản lý biên chế, tuyển dụng, đánh giá công chức, viên chức trong ngành… Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ Đặng Thanh Tùng vừa ký ban hành kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; tuyển dụng công chức, viên chức; đánh giá công chức, viên chức của Bộ Y tế. Thanh tra Bộ Nội vụ chỉ rõ, một số đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế ký hợp đồng lao động chuyên môn, nghiệp vụ vượt quy định. Những trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức còn sai sót trong việc không thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch, không thống nhất với Bộ Nội vụ về xếp ngạch, bậc lương với người giữ ngạch chuyên viên chính. Ngay cả thẩm quyền tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng, bổ sung chỉ tiêu ngoài kế hoạch cũng còn sai sót về tuyển dụng công chức. Liên quan việc tuyển dụng viên chức, Thanh tra Bộ Nội vụ cũng chỉ ra nhiều sai sót về thông báo tuyển dụng, tiếp nhận hồ sơ; về Hội đồng tuyển dụng; môn thi, đáp án, thang điểm và chấm điểm; ký hợp đồng trong xét tuyển… Bên cạnh đó, năm 2013, việc Bộ Y tế không phân loại công chức đối với mức “hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực” là không đúng quy định. Một số đơn vị còn không có biên bản thể hiện việc tập thể đơn vị sử dụng viên chức tổ chức họp và đóng góp ý kiến, không thông báo kết quả đánh giá, phân loại… Từ những vi phạm nêu trên, Thanh tra Bộ Nội vụ đã đưa ra 7 kiến nghị đối với Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Qua đó, Bộ trưởng Bộ Y tế cần chỉ đạo, lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch, thu hồi quyết định tiếp nhận đối với các trường hợp không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn. Sau khi thành lập Hội đồng, phải kiểm tra trình độ thí sinh thi vấn đáp thay thi thực hành chuyên môn nghiệp vụ, hoặc chưa tổ chức thi môn ngoại ngữ, tin học. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Y tế phải chỉ đạo thu hồi quyết định tuyển dụng, hoặc chấm dứt hợp đồng với những người không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn hoặc không đạt yêu cầu sau khi kiểm tra. Đồng thời Bộ trưởng phải hủy bỏ kết quả trúng tuyển đối với người không đến ký hợp đồng, hoặc chấm dứt hợp đồng đã ký với người không đến nhận việc. Thanh tra Bộ Nội vụ cũng kiến nghị Bộ trưởng Y tế chỉ đạo xử lý theo thẩm quyền các hợp đồng lao động đã ký kết vượt quá số lượng người làm việc. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị tuyển dụng viên chức kiểm tra lại các bài thi chấm chưa đúng đáp án hoặc tổng hợp điểm không chính xác, xác định lại người trúng tuyển trên cơ sở kết quả kiểm tra…

Mang âm nhạc đến bệnh viện tới huyện đảo Lý Sơn

Chương trình Mang âm nhạc đến bệnh viện số 119, 120 diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam (Quảng Nam) vào ngày 17/7 và sân khấu ngoài trời nhà trưng bày Hoàng Sa Bắc Hải - huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vào ngày 18/7. Tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) sẽ diễn ra một đêm Gala âm nhạc đặc biệt với tên gọi Biển đảo yêu thương. Góp mặt trong hành trình ý nghĩa này là các ca sỹ, nghệ sỹ: Nghệ sỹ hài Trà My, Vượng Râu, ca sỹ Minh Chuyên (Quán quân Sao mai điểm hẹn 2010), Việt Tú, Tuấn Khang GMC, Tố Nga, MC Nhung Tây, ảo thuật gia Duy Nguyễn, Quỳnh Hương, Hướng Dương Band và sự tham gia rất nhiều các ca sỹ, nhạc sỹ tại Quảng Nam và huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi...

Cách ly khu vực có ổ dịch bạch hầu

Toàn bộ khu vực ổ dịch bạch hầu tại xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, đã được cách ly, hạn chế người ra vào. Ngành y tế sẽ tiêm văc xin phòng bệnh bạch hầu cho toàn bộ người dân xã.Hai thôn 8 A, 8 B sáng nay được cách ly, hạn chế người ra vào vùng dịch. Cơ quan chức năng cũng tiến hành phun hóa chất khử trung để tiêu diệt mầm bệnh tại các hộ gia đình và khu vực môi trường xung quanh. Cục Y tế dự phòng đã lập kế hoạch tiêm văcxin phòng bệnh bạch hầu cho toàn bộ người dân xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn. Cụ thể, trẻ dưới 12 tháng tuổi tiêm văcxin Quivaxem (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib); trẻ 1-6 tuổi tiêm văcxin DPT (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván); người từ 7 tuổi trở lên tiêm văcxin Td (phòng uốn ván, bạch hầu). Theo đại diện Cục Y tế Dự phòng, từ ngày 30/6 đến ngày 15/7, địa phương này ghi nhận 13 trường hợp sốt, sưng hạch cổ, ăn uống khó, viêm họng ở độ tuổi 1-45 tuổi, trong đó 3 ca tử vong, 10 người còn lại sức khỏe đã ổn định. Các ca bệnh tập trung tại 2 thôn 8A và 8 B, hầu hết đều có quan hệ gần gũi gia đình hoặc thường xuyên có tiếp xúc gần. Kết quả xét nghiệm đợt đầu tiên cho thấy có một bệnh nhân dương tính với bạch hầu. Trong số 3 người tử vong, một không lấy được mẫu xét nghiệm, 2 người còn lại âm tính với bạch hầu. Bộ Y tế khẳng định đây là một ổ dịch bạch hầu. Những trường hợp có các biểu hiện bệnh tương tự như bạch hầu tại khu vực này đều được xử lý như những ca bệnh bạch hầu. Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết; hiện bệnh chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch do chưa tiêm văcxin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh. Trước đây bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết địa phương trên cả nước. Vì thế, nhiều người lớn ở thành phố và nông thôn đã có miễn dịch, nên bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng. “Ổ dịch lần này xảy ra ở khu vực hẻo lảnh nhất của huyện miền núi Phước Sơn, chưa có điện, đường giao thông đi lại khó khăn, gần như bị cô lập. Nhiều người lớn chưa tiếp xúc với mầm bệnh lại không được tiêm phòng nên hoàn toàn có thể mắc bệnh. Hiện bệnh không lưu hành phổ biến, nên các thuốc giải độc bạch hầu không có. Tuy nhiên thuốc kháng sinh vẫn còn có hiệu lực”, tiến sĩ Phu nói. Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bất cứ trường hợp nào chưa có miễn dịch, chưa tiếp xúc với mầm bệnh, chưa tiêm phòng đủ hoặc đã tiêm nhưng không sinh miễn dịch dều dễ mắc bạch hầu. Đây là bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, tiến sĩ Phu khuyến cáo. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong. Để phòng bệnh, cần lưu ý:Đưa trẻ đi tiêm văcxin phối hợp phòng bệnh bạch hầu Quinvaxem hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Tuổi trẻ

Đau cổ họng 6 người chết: có ổ bệnh bạch hầu tại địa phương

Viện Pasteur Nha Trang đã lấy mẫu 10/13 ca (ba ca không lấy được mẫu vì bệnh nhân và người nhà không hợp tác) để xét nghiệm, kết quả có một ca dương tính với bệnh bạch hầu. Chiều 15-7, ông Nguyễn Văn Hai - giám đốc Sở Y tế Quảng Nam - cho biết đã có báo cáo gửi Bộ Y tế về tình hình dịch bệnh tại xã Phước Lộc (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) khiến sáu người chết (Tuổi Trẻ ngày 15-7 đã đăng). Theo ông Hai, có ổ dịch bệnh bạch hầu tại địa phương này. Hiện có 13 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu với các triệu chứng: sốt, sưng hạch cổ, ăn uống khó... tại hai thôn 8A, 8B (xã Phước Lộc). Viện Pasteur Nha Trang đã lấy mẫu 10/13 ca (ba ca không lấy được mẫu vì bệnh nhân và người nhà không hợp tác) để xét nghiệm, kết quả có một ca dương tính với bệnh bạch hầu, ba mẫu đang chờ kết quả. Hai ca tử vong có kết quả âm tính với bệnh bạch hầu. Ông Hai cho biết thêm do người dân sống ở vùng sâu vùng xa, đây là xã duy nhất chưa có điện, giao thông còn hạn chế nên lực lượng y tế khó tiếp cận người dân. Ông Hai cho hay sắp đến sẽ tổ chức các chiến dịch tiêm văcxin phòng bệnh cho toàn bộ người dân xã Phước Lộc. “Dịch bạch hầu có nguy cơ lây lan qua đường hô hấp nếu tiếp xúc gần bệnh nhân. Mười mấy năm rồi Quảng Nam mới xuất hiện ổ dịch như vậy” - ông Hai nói. Trong khi đó, trao đổi ngày 15-7, ông Trần Đắc Phu, cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết khi xét nghiệm trong nhóm người dân thôn 8B, phát hiện một số thanh niên mang mầm bệnh bạch hầu (người lành mang trùng) và cho rằng mầm mống bệnh bạch hầu có lưu hành trong vùng.

 
 

Gia đình ông Hồ Văn Sanh lo lắng do vừa mất hai người vì căn bệnh, và một đứa con cũng đang có dấu hiệu mắc bệnh này 
Ảnh: Tấn Vũ

Tạo hình thành công gương mặt người phụ nữ bị bom nổ

Ngày 15/7, PGS TS Lê Hành - chuyên gia tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM - cho biết, nỗ lực của ê kíp phẫu thuật gồm nhiều chuyên khoa nhằm trả lại gương mặt xinh đẹp cho nạn nhân nữ sống sót trong vụ nổ do cưa bom xảy ra tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã thành công. Trước đó, Tiền Phong đã đưa tin về tai nạn thương tâm xảy ra vào sáng 28/5, khiến người trực tiếp cưa bom là ông Lê Văn Minh (52 tuổi) chết tại chỗ. Nạn nhân may mắn sống sót là chị Nguyễn Thị Châu Phú (27 tuổi), chị bị thương nặng khi đang nấu cơm trong bếp gần chỗ bom nổ. Chị Phú được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương vùng đầu, mặt và cánh tay bên phải. Đặc biệt, tổn vùng mặt hết sức phức tạp do mảnh bom đã phạt mất hoàn toàn lỗ mũi, gò má, môi trên… Theo bác sĩ Hành, sau khi được mổ cấp cứu, sắp xếp các phần mô cơ bị mất và chờ viết thương ổn định. Đến ngày 9/7 vừa qua, bệnh viện đã quyết định tiến hành ca phẫu thuật tiếp theo để trả lại gương mặt cho bệnh nhân. Sau ca mổ kéo dài 12 tiếng đồng hồ, hiện sức khỏe chị Phú đã hoàn toàn ổn định, tinh thần sảng khoái với phần tháp mũi và má được tạo hình khá mỹ mãn. “Chúng tôi đã lấy khoảng 5x15 cm vạc da cẳng tay, da vùng trán, mô sụn sườn để tạo thóp mũi và những vùng da bị mất ở má, môi trên”, ông nói. Về mặt thẩm mỹ, cần thêm 3 tháng nữa, bệnh viện sẽ tiếp tục hoàn thiện vấn đề tạo hình mũi sao cho hoàn chỉnh, cân đối và tự nhiên nhất. Đóng vai trò khá quan trọng ca mổ, bác sĩ Trần Văn Dương - chuyên gia vi phẫu khoa chấn thương chỉnh hình - cho biết, tổn thương trên mặt của chị Phú do hỏa khí gây ra nên nguy cơ khiến ca mổ đi đến thất bại rất cao. Tuy nhiên, tất cả đã được cả 3 chuyên khoa tai mũi họng, tạo hình thẩm mỹ và vi phẫu phối hợp, đánh giá được các tình huống có thể xảy trước ca mổ, giúp giảm thiểu tuyệt đối rủi ro.

Đổi mới phong cách phục vụ bệnh viện: Cán bộ y tế đem lòng mình ra cam kết...

Các cán bộ y tế hãy cam kết với chính mình, đem lòng mình cam kết với bệnh nhân chứ không phải là cam kết với cấp trên. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kêu gọi quyết liệt như thế tại hội nghị triển khai kế hoạch và ký cam kết thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” tổ chức ngày 14-7 với sự tham dự của 26 bệnh viện tại khu vực phía Bắc.

Cười thế nào?

Tại hội nghị, Bộ Y tế đưa ra tám nội dung cơ bản cần thực hiện tại các đơn vị y tế. Trong đó nhấn mạnh đến việc tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp với người bệnh cho cán bộ y tế, đồng thời phục vụ theo phương châm “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, bệnh nhân về dặn dò chu đáo”. Dịp này ngành y tế còn đưa ra bộ tài liệu hướng dẫn kỹ năng giao tiếp ứng xử của cán bộ y tế, trong đó tập trung hướng dẫn các quy tắc, tình huống ứng xử mẫu cho từng chức danh công việc của cán bộ y tế (từ bác sĩ, điều dưỡng đến trông xe, bảo vệ...) ở từng tình huống cụ thể. Ông Phạm Văn Tác - vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế - cho rằng khác với tiếp viên hàng không lúc nào cũng tươi cười, cán bộ y tế có đặc thù riêng trong từng tình huống cụ thể phải thể hiện thái độ làm sao hợp lý. Ví dụ trong lúc thông báo tin xấu về bệnh tình người bệnh với người nhà hay với những trường hợp nguy kịch cần tỏ thái độ cảm thông, ý nhị chứ không phải lúc nào cũng có thể tươi cười, niềm nở.

Phụ thuộc vào “con người”

Theo ông Tác, việc thực hiện cam kết trên thực tế cần sự hợp tác từ lãnh đạo bệnh viện đến các cán bộ, nhân viên y tế. Ông Tác ví dụ ở những bệnh viện lớn, quá tải, nếu như một bác sĩ hôm nào cũng khám cho khoảng 100 bệnh nhân thì làm sao có thời gian thực hiện việc chào hỏi, xin phép với bệnh nhân theo đúng nội quy đã cam kết. Do đó người lãnh đạo bệnh viện cũng phải có sự bố trí, điều phối công tác của nhân viên hợp lý. Lãnh đạo một bệnh viện có mặt tại hội nghị cho rằng những ý kiến lo ngại phong trào lần này vẫn dừng lại ở phong trào là có cơ sở, vì trước đây đã có nhiều phong trào của ngành y chỉ dừng lại ở hình thức, đã có lúc “cao trào” nhưng rồi lại thành “thoái trào”. Lần này, muốn thực hiện có kết quả phải phụ thuộc vào sự quyết tâm từ trên xuống dưới, từ lãnh đạo đến các cán bộ y tế. Quan trọng là phải thay đổi tư duy, xem người bệnh là khách hàng cần được phục vụ. Ông Nguyễn Quốc Anh, giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cũng trao đổi rằng việc cứu chữa bệnh nhân phải được đặt lên hàng đầu. Trong những tình huống như cấp cứu, có thể bác sĩ quên mất việc chào hỏi mà tập trung vào việc cứu người thì cũng cần được xem xét. Do đó, cũng không quá cứng nhắc mà cần linh động để bảo đảm được quyền lợi của cả bác sĩ và người bệnh. Ngay tại hội nghị, bốn bệnh viện là Bạch Mai, Việt Đức, Nhi T.Ư, Bệnh viện K đã ký cam kết thực hiện theo từng mức độ: giữa cán bộ y tế với trưởng khoa, phòng; giữa trưởng khoa với giám đốc bệnh viện; giữa giám đốc bệnh viện với lãnh đạo Bộ Y tế, công đoàn ngành y tế.

Hà Nội mới

Nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế Thủ đô cuối năm: Đầu tư mạnh cho tuyến cơ sở

Sáng 15-7, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015. Một lần nữa vấn đề tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho mạng lưới y tế cơ sở chính là giải pháp căn cơ giúp giảm quá tải cho các bệnh viện (BV) tuyến trên lại được đề cập.

Vẫn bức xúc quá tải bệnh viện

Thời gian qua, ngành y tế Thủ đô đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tổ chức lại hoạt động của các khoa khám bệnh gắn với thực hiện tốt quản lý chất lượng BV, tạo thuận lợi cho người bệnh đến khám, điều trị, rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Mặt khác, các cơ sở y tế cũng công khai, minh bạch trong thu - chi viện phí để người dân được biết, giảm dần hình thức thanh toán viện phí trực tiếp. Tại các BV có nhiều bệnh nhân nặng như: Đa khoa Xanh Pôn, Đức Giang, Thanh Nhàn, Phụ sản, Hà Đông… đã tổ chức tốt công tác chăm sóc và điều trị cho người bệnh, quan tâm tới đối tượng chính sách, người nghèo. Tuy nhiên, công tác khám chữa bệnh vẫn gặp không ít khó khăn. Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh, tình trạng quá tải bệnh nhân tại một số khoa, phòng của BV tuyến thành phố vẫn đang là vấn đề bức xúc. Bên cạnh đó, công tác quản lý chất lượng BV, vệ sinh trong BV cũng gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất, trang thiết bị của một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản hạn chế, không bố trí bảo đảm tiến độ các công trình, dự án đầu tư nâng cấp và xây mới các BV… Đề cập đến giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho rằng, mạng lưới y tế cơ sở vốn gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu với chi phí hợp lý, tránh bệnh nặng mới đi điều trị nhưng hiện có nhiều hạn chế. Vì vậy, trong năm 2015, ngành y tế Thủ đô phấn đấu có 90% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Hiện nay, Sở Y tế đang rà soát trên diện rộng để xây dựng đề án nâng cấp, sửa chữa và xây mới các trạm y tế, trong đó có 214 trạm cần nâng cấp, mở rộng; 82 trạm y tế xây mới với tổng mức kinh phí dự kiến khoảng 1.500 tỷ đồng. "Cùng với việc tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh, nâng cao trình độ chuyên môn cho các bác sĩ tại tuyến y tế cơ sở, Sở Y tế còn tập trung xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình. Cụ thể, mỗi trung tâm y tế sẽ có ít nhất một mô hình phòng khám bác sĩ gia đình", ông Nguyễn Khắc Hiền nói.

Nâng cấp, xây mới nhiều bệnh viện tuyến thành phố

Những tháng cuối năm, thành phố sẽ phát triển mạnh và có chọn lọc các trung tâm y tế chuyên sâu của Thủ đô, mở rộng hợp tác quốc tế về y tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực đào tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ mới trong y học, phát triển các cơ sở khám chữa bệnh hiện đại. Bên cạnh đó, thành phố sẽ hoàn thiện đề án ghép tạng giai đoạn II, cụ thể là ghép gan và ghép tế bào gốc tại BV Đa khoa Xanh Pôn, đồng thời triển khai phẫu thuật nội soi ở 100% các BV đa khoa tuyến huyện. Ngành y tế cũng tiếp tục nâng cao tính công bằng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là các dịch vụ khám chữa bệnh cho người nghèo. Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền đề nghị thành phố quan tâm về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản để xây mới, nâng cấp và hoàn thiện một số BV trên địa bàn. Cụ thể là khởi công BV Nhi Hà Nội vào tháng 10 tới, chuẩn bị đầu tư một số BV như: BV Đa khoa Xanh Pôn cơ sở 2, BV Bệnh nhiệt đới Hà Nội, BV Tim Hà Nội cơ sở 2; hoàn thiện nhằm đưa vào khai thác sử dụng BV Đa khoa Đông Anh, Sóc Sơn, Ba Vì, Đức Giang, cải tạo khoa Nhi BV Đa khoa Xanh Pôn, đồng thời cho phép triển khai dự án BV Đa khoa huyện Thường Tín do cơ sở ngày càng xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân… Để nâng cao chất lượng chuyên môn cho các đơn vị y tế tuyến cơ sở, đặc biệt là các BV đa khoa tuyến huyện, giúp người dân được hưởng dịch vụ y tế chất lượng tốt ngay tại địa phương, hạn chế chuyển viện, giảm quá tải cho các BV tuyến thành phố và trung ương, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu nhấn mạnh, thời gian tới ngành y tế tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề khám, chữa bệnh. Mặt khác, ưu tiên tập trung xây dựng kế hoạch hỗ trợ nâng cao chất lượng chuyên môn khối các BV đa khoa hạng III tuyến huyện, nhất là chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên khoa mũi nhọn cho tuyến y tế cơ sở. Phấn đấu đến năm 2020, hệ thống các cơ sở y tế công lập, dân lập và các cơ sở y tế trung ương đóng trên địa bàn thành phố đạt tỷ lệ 13,5 bác sĩ/10.000 dân. Cùng với đó là áp dụng các kỹ thuật cao trong công tác khám chữa bệnh để Hà Nội xứng đáng là trung tâm y khoa hàng đầu của đất nước, ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Sẽ tiêm vắc xin phòng bạch hầu cho người dân vùng dịch

Liên quan kết luận của Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế Quảng Nam về ổ dịch bạch hầu là nguyên nhân khiến 3 người tử vong (từ ngày 9 đến 12-7) tại xã Phước Lộc (huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam), Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cho biết, trong nhiều năm qua, trên cả nước không ghi nhận ca mắc bạch hầu ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hai năm gần đây vẫn ghi nhận rải rác ổ dịch nhỏ (1 ca bệnh/ổ dịch) tại một số địa phương như: Nghệ An, Gia Lai. Các ca bệnh là người lớn, thuộc đối tượng chưa tiêm vắc xin. Cũng theo ông Trần Đắc Phu, bạch hầu rất dễ lây lan qua đường hô hấp, đặc biệt nguy hiểm bởi có thể người lành mang trùng không có biểu hiện bệnh nhưng vẫn là nguồn lây, khiến dịch bùng phát. Bộ Y tế đã chỉ đạo các chuyên gia của Viện Pasteur Nha Trang, Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia hỗ trợ chuyên môn, cung cấp đầy đủ vắc xin để sẵn sàng cho chiến dịch tiêm phòng vắc xin bạch hầu cho tất cả người dân của xã Phước Lộc. Trước đợt tiêm vắc xin này, ngành y tế địa phương đã cấp kháng sinh uống phòng cho người dân toàn xã.

Nhân dân

Đó là bản năng của người thầy thuốc

Một người bệnh được chuyển vào cấp cứu trong tình trạng thập tử nhất sinh, chỉ chậm vài phút có thể mất mạng. Chạy đua với thời gian, các y, bác sĩ từ nhiều khoa, phòng ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được huy động để thực hiện ca mổ ngay tại phòng cấp cứu mà không kịp có trang bị phòng hộ theo đúng tiêu chuẩn. Ca mổ kết thúc, người bệnh được cứu sống, nhưng 19 y, bác sĩ đã bị phơi nhiễm vi-rút HIV. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao những nhân viên y tế đó lại không mặc trang phục phòng hộ cho an toàn? Nhưng vào thực tế thời điểm đó, việc mặc đầy đủ trang phục phòng hộ cũng phải mất một, hai phút trong khi sinh mạng người bệnh chỉ tính bằng giây nên việc cứu người là quan trọng hơn cả. Cấp cứu người bệnh là công việc thường xuyên của các bệnh viện. Nhưng sự việc cùng một lúc nhiều cán bộ y tế như thế cùng bị phơi nhiễm HIV trong khi cấp cứu người bệnh là trường hợp ít gặp. Nghề cứu người thật hạnh phúc nhưng cũng thật hà khắc. Chưa thể nói trước được điều gì sẽ đến, nhất là môi trường bệnh viện, người thầy thuốc luôn đối mặt với nguy cơ lây nhiễm các bệnh dịch. Một bác sĩ trực tiếp tham gia ca mổ đã bộc bạch: "Trước chúng tôi là một mạng người yếu đuối, sự sống nằm trong tay chúng tôi, một tích tắc chậm chạp, e ngại của người thầy thuốc sẽ tước đi quyền sống của họ. Chúng tôi chỉ biết hành động theo bản năng người thầy thuốc". Ngay sau sự việc diễn ra, cả 19 nhân viên y tế tham gia ca mổ đã được làm các xét nghiệm và uống thuốc kháng vi-rút để dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và tiếp tục theo dõi định kỳ trong thời gian ba đến sáu tháng. Thời gian và kết quả xét nghiệm sẽ trả lời nhưng sự cống hiến, hy sinh thầm lặng, tinh thần hết lòng vì người bệnh của các cán bộ y tế để cứu sống người bệnh trong cơn nguy cấp, bất chấp những nguy hiểm có thể xảy ra với bản thân mình không phải ai cũng biết. Với những biện pháp xử lý kịp thời cũng như cơ sở khoa học, khả năng 19 y, bác sĩ nhiễm vi-rút HIV là rất thấp. Nhưng nó đã để lại những bài học sâu sắc đối với các cơ sở y tế trong cả nước. Đó là việc tiếp tục bổ sung, chuẩn bị tốt nhất các phương án, phương tiện bảo vệ nhân viên y tế. Cần trang bị sẵn những bộ bảo hộ phẫu thuật phòng lây nhiễm HIV cho bác sĩ ngay tại phòng khám cấp cứu, trong khi hiện nay các bệnh viện thường chỉ để các bộ phòng hộ nhiễm HIV ở phòng phẫu thuật. Hơn ai hết, chính người bệnh, gia đình người bệnh khi đến cơ sở y tế cần có sự hợp tác chặt chẽ với nhân viên y tế, cung cấp những dữ liệu cần thiết để tránh rủi ro cho những người chung quanh, nhất là những người làm nghề trị bệnh cứu người (Nhân dân trang 5).

Số cuộc gọi phản ánh về thái độ của cán bộ y tế giảm

Trong sáu tháng đầu năm, các cuộc điện thoại của người dân gọi đến đường dây nóng qua số tổng đài 1900-9095 của Bộ Y tế phản ánh về thái độ của nhân viên y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh đã giảm mạnh, từ 19% năm 2014 xuống còn 12%. Điều này, cho thấy một trong những nội dung quan trọng của việc triển khai kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” của ngành y đã và đang đi vào cuộc sống… Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong sáu tháng đầu năm 2015, có tổng số 8.441 cuộc gọi đến đường dây nóng Bộ Y tế qua số tổng đài 1900-9095 theo Chỉ thị 09/CT-BYT ngày 22-11-2013 về việc tăng cường tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh (KCB). Trong đó, chỉ có chỉ có 3.159 cuộc gọi phản ánh đúng phạm vi (37.4%), không đúng phạm vi giải đáp có 5.282 cuộc gọi (62,6%), đó thường là các cuộc gọi rớt, hỏi các thông tin tư vấn về y tế, thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT)… Phân loại nội dung các ý kiến phản ánh từ 3.159 cuộc gọi cho thấy, có tới 1.140 cuộc gọi (36%) nội dung người dân phản ánh về tình trạng xuống cấp của cơ sở vật chất, nội quy cơ sở y tế; tiếp đến là phản ánh quy trình chuyên môn có 905 cuộc gọi (29%); phản ánh về các vấn đề liên quan đến viện phí và thủ tục KCB BHYT là 446 cuộc gọi (14%); việc phản ánh về thái độ, tinh thần trách nhiệm của y, bác sĩ đối với người bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh chỉ có 388 cuộc (12%). Cùng với đó, có tỷ lệ nhỏ các ý kiến phản ánh về các vấn đề tiêu cực như vòi vĩnh, đòi hối lộ (5%), tình hình an ninh trật tự tại các cơ sở KCB (2%) và khen ngợi, biểu dương tới những cán bộ y tế (2%). Trên cơ sở rà soát 3.159 cuộc gọi đúng phạm vi tiếp nhận của người dân phản ánh đến đường dây nóng, Bộ Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện tuyến Trung ương và Sở Y tế các tỉnh, thành phố xử lý khẩn trương, kịp thời các vụ việc. Kết quả đã nhắc nhở, rút kinh nghiệm 2.092 trường hợp, xử lý kỷ luật 62 trường hợp, cắt thi đua 62 trường hợp, cải thiện cơ sở vật chất 188 trường hợp, cải tiến quy trình KCB 330 trường hợp, khen thưởng 79 trường hợp. Ngoài ra, nhiều trường hợp khác lãnh đạo cơ sở y tế đã giải thích với người dân về quy trình khám, chữa bệnh và người dân đồng ý rút lại khiếu nại… Tuy nhiên, số lượng các cuộc gọi của người dân không đúng phạm vi tiếp nhận và xử lý của đường dây nóng vẫn tiếp tục chiếm 2/3 các cuộc gọi đến đường dây nóng mặc dù Bộ Y tế đã tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền. Điều này gây khó khăn và lãng phí thời gian của các đơn vị trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh qua đường dây nóng. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến phản ánh của người dân đến đường dây nóng có nội dung không đúng sự thật, gây mất thời gian cho các cán bộ thanh tra để xác minh sự việc. Có thể thấy, việc triển khai hệ thống quản lý đường dây nóng ở ba cấp trên toàn quốc đã bước đầu góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng người bệnh. Theo đó, hệ thống tổng đài 1900-9095 tiếp nhận cuộc gọi được thiết lập hoàn chỉnh từ Trung ương đến các bệnh viện trên toàn quốc với đội ngũ cán bộ y tế trực 24/24 giờ. Riêng tại Bộ Y tế, có tới bảy đơn vị thường trực để giải đáp trực tiếp các ý kiến phản ánh bức xúc mà ở cấp dưới giải quyết chưa thỏa đáng là: Vụ Tổ chức - Cán bộ, Vụ BHYT, Vụ Sức khỏe, Bà mẹ và Trẻ em, Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ do Tổng đài 1900-9095 trượt đến. Đồng thời, nhờ có kênh giám sát đường dây nóng, các đơn vị khẩn trương tổ chức rà soát lại quy trình KCB, tiếp đón bệnh nhân cũng như tiến hành chấn chỉnh chung đối với toàn thể nhân viên y tế bệnh viện về ý thức trách nhiệm chuyên môn, về giao tiếp và ứng xử đối với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân và cải tiến quy trình trong việc cung cấp dịch vụ KCB. Bộ Y tế cũng kịp thời nắm bắt được thực trạng của cơ sở y tế, những tồn tại, khó khăn của cán bộ nhân viên y tế cũng như người dân để có những định hướng, giải pháp cụ thể nhằm cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, quy trình KCB, nâng cao trình độ chuyên môn, y đức của cán bộ nhân viên y tế để đáp ứng được không chỉ nhu cầu khám, chữa bệnh mà còn lấy được niềm tin, sự hài lòng của người dân. Trong 6 tháng đầu 2015 các cuộc gọi đến phản ánh về thái độ của nhân viên y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh đã giảm mạnh. So với năm 2014, tỷ lệ này đã giảm 7% từ 19% còn 12%, từ hạng 3 xuống hạng 4. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai thành phố thường xuyên nhận được nhiều phản ánh. Các địa phương nhận khác trong nhóm 10 tỉnh/thành phố nhận được nhiều ý kiến phản ánh nhất trong năm 2014 (như Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc…) đến sáu tháng đầu năm 2015 đã có chiều hướng giảm. Theo số liệu thống kê, năm 2014 tỉnh Vĩnh Phúc có 114 cuộc gọi, nay giảm còn 44 cuộc; tỉnh Thanh Hóa nhận được 206 cuộc gọi xuống 115 cuộc gọi.

Mở rộng bệnh viện vệ tinh

Chỉ tiêu của Bộ Y tế đưa ra là đến cuối năm 2016 phấn đấu 100% số tỉnh, thành phố trong cả nước có bệnh viện vệ tinh. Đến nay, mới có 36 tỉnh, thành phố có bệnh viện vệ tinh, còn gần 30 tỉnh, thành phố nữa vẫn chưa có. Để đạt được chỉ tiêu trên đang là một thách thức cực kỳ khó khăn, đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt để thực hiện. Mục đích xây dựng các bệnh viện vệ tinh, chuyên khoa vệ tinh ở các bệnh viện tuyến dưới là để giúp giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hạn chế những tai biến… Theo PGS,TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), tính đến ngày 1-7-2015, cả nước có 15 bệnh viện hạt nhân và 53 bệnh viện vệ tinh tại 36 tỉnh, thành phố. Như vậy, còn đến gần 30 tỉnh, thành phố chưa có bệnh viện vệ tinh, nhất là các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long như Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Hậu Giang… Đây cũng là những địa phương có số lượng bệnh nhân đổ dồn lên TP Hồ Chí Minh khám, chữa bệnh rất lớn. Vì thế, tình trạng quá tải vẫn còn tiếp diễn ở các bệnh viện tuyến trung ương, nhất là các bệnh viện tuyến cuối ở TP Hồ Chí Minh. PGS,TS Lương Ngọc Khuê cho rằng, sở dĩ các bệnh viện ở các tỉnh, thành phố chưa thể tham gia bệnh viện vệ tinh là vì chính quyền địa phương chưa duyệt cấp hoặc chưa cấp kinh phí để thực hiện. Một số bệnh viện lại không đủ năng lực, trang thiết bị để tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật. Đây là lý do chính khiến các bệnh viện tuyến trên không thể làm bệnh viện hạt nhân cho các bệnh viện vệ tinh. Hiện nay, có khá nhiều bệnh viện tuyến cuối ở TP Hồ Chí Minh chưa tham gia vào đề án bệnh viện vệ tinh với tư cách là bệnh viện hạt nhân, như: Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Truyền máu huyết học, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Mắt , Bệnh viện Đại học Y dược… Giải thích về điều này, bác sĩ Phan Văn Báu, Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, cái khó hiện nay để bệnh viện có thể tham gia vào mạng lưới bệnh viện vệ tinh là do chính quyền nhiều địa phương chưa thật sự quan tâm, nhiệt tình với việc làm này. “Nếu UBND tỉnh Khánh Hòa hay UBND tỉnh Lâm Đồng quyết tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị thì Bệnh viện Nhân dân 115 đã thực hiện chuyển giao gói kỹ thuật phẫu thuật tim mạch bằng kỹ thuật đặt stent…”, bác sĩ Báu cho biết thêm. Trong khi đó, các bệnh viện có bệnh viện vệ tinh, khoa vệ tinh ở các bệnh viện tuyến dưới thì lại than thở gặp khó khăn về nhân lực. Lãnh đạo Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh cho hay, bệnh viện cùng lúc phải gánh nhiều chương trình đào tạo, chuyển giao cho nhiều bệnh viện, nguồn nhân lực đang gặp khó khăn. Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên nhân khiến nhiều địa phương chưa quan tâm, nhiệt tình với việc phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh là do các đồng chí lãnh đạo ở những địa phương này chưa rõ bệnh viện vệ tinh là gì, tác dụng của bệnh viện này như thế nào. Khi được giải thích rõ về bệnh viện vệ tinh, những lợi ích từ bệnh viện vệ tinh mang lại, nhiều đồng chí lãnh đạo ở địa phương cho biết sẽ sẵn sàng đầu tư xây dựng bệnh viện vệ tinh cho các bệnh viện tuyến trên. Do vậy, cần phải tăng cường truyền thông về vấn đề này để có thể mở rộng mạng lưới bệnh viện vệ tinh. Những địa phương nào chưa có bệnh viện vệ tinh thì sẽ mở mới các bệnh viện vệ tinh, chuyên khoa vệ tinh; những địa phương nào đã có bệnh viện vệ tinh thì mở thêm. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng lưu ý, các bệnh viện hạt nhân muốn chọn bệnh viện nào làm bệnh viện vệ tinh cho mình cần phải khảo sát một cách kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, trang thiết bị… Để mở rộng bệnh viện vệ tinh, các chuyên khoa vệ tinh, trước mắt, Bộ Y tế đề xuất năm bệnh viện tham gia bệnh viện hạt nhân và bốn tỉnh hình thành bệnh viện vệ tinh. PGS,TS Lương Ngọc Khuê cho biết thêm, ngoài việc bổ sung thêm các bệnh viện tuyến cuối có trình độ kỹ thuật cao, đủ năng lực làm bệnh viện hạt nhân, thời gian tới, Bộ Y tế sẽ đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất của đơn vị đào tạo thực hành của bệnh viện hạt nhân để thực hiện tốt việc đào tạo chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. “Bộ Y tế cũng mong muốn UBND các tỉnh, thành phố bố trí ngân sách, huy động vốn để thực hiện đầu tư phát triển bệnh viện phù hợp quy hoạch mạng lưới y tế địa phương nhằm đạt mục tiêu giảm tình trạng quá tải bệnh viện. Các địa phương cần quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh trên địa bàn” - PGS,TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế còn hạn chế

Đã hơn 20 năm, kể từ khi ngành y tế triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) thông qua việc sử dụng phần mềm phục vụ điều trị (bsoft). Cho đến nay, CNTT đã giúp nâng cao năng lực ngành y tế, không chỉ "đỡ đầu" cho việc triển khai và ứng dụng thành công các kỹ thuật cao, mà còn giúp ích cho quá trình cải cách hành chính trong công tác quản lý, điều hành... Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT nói chung vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Thống kê từ Bộ Y tế cho thấy, hiện nay 100% bệnh viện tuyến trung ương có ứng dụng phần mềm tin học bệnh viện; ở tuyến tỉnh là 68% và tuyến huyện là 61%. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, việc ứng dụng CNTT của các cơ sở khám, chữa bệnh còn yếu, mức độ ứng dụng phần mềm chưa cao và chưa thể kết nối liên thông hệ thống thông tin giữa các bệnh viện. Hầu hết hệ thống CNTT tại các bệnh viện hiện nay chưa hoàn chỉnh và chưa thống nhất ở tất cả các khâu, trong đó có quy trình khám, chữa bệnh và công tác quản lý, điều hành. Chính vì vậy, chưa có sự kết nối về dữ liệu quản lý người bệnh cũng như quy trình khám, chữa bệnh. Đến nay, việc đầu tư ứng dụng CNTT trong ngành y tế vẫn manh mún, dàn trải và chưa có quy hoạch tổng thể. Các chuẩn thông tin y tế chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, do đó nhiều đơn vị đã không thành công khi triển khai ứng dụng CNTT ở cơ sở. Để đưa ứng dụng CNTT vào y tế đạt hiệu quả cao còn phụ thuộc vào chi phí, vốn, nhân lực, cơ sở hạ tầng... GS, TS Phạm Minh Thông, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, gần một năm nay, bệnh viện đã kết hợp với Tập đoàn FPT xây dựng hệ thống quản lý bệnh viện (Hospital Information Management System - HIS), tuy nhiên hệ thống này cũng chưa bao gồm quản lý bệnh án điện tử của người bệnh và cũng chưa thể triển khai hết ở khoa khám bệnh. Ngay cả việc phát thẻ cung cấp mã ID cho người bệnh cũng chỉ triển khai ở bộ phận khám bệnh theo yêu cầu. Do đó, các doanh nghiệp CNTT cần dùng chung một bộ mã có thể kết nối chung với các bệnh viện, bảo hiểm..., từ đó giúp người bệnh (khi đã được cấp mã) có thể khám bệnh trên toàn quốc và mã số đó sẽ theo người bệnh suốt đời. Đồng thời, bệnh viện sẽ quản lý được bệnh án của người bệnh (với hệ thống lưu trữ hình ảnh là phim chụp về tình trạng sức khỏe, kèm hồ sơ bệnh án điện tử)... Tuy nhiên, hiện nay, giá dịch vụ y tế chưa tính chi phí dành cho CNTT, cũng như tất cả các khoản chi chưa có khoản chi riêng cho CNTT. Vì vậy muốn ứng dụng CNTT phải lấy tiền đầu tư của bệnh viện. Để giải quyết bài toán này, trong khi nguồn lực của ngành y tế hạn hẹp thì giải pháp đầu tiên được tính tới là triển khai dịch vụ thuê ứng dụng CNTT. Có nghĩa là các doanh nghiệp viễn thông, CNTT có thể thực hiện đầu tư thiết bị, cung cấp giải pháp và cho các bệnh viện thuê lại. Nhưng hiện nay, các hãng, công ty phần mềm vẫn chưa sẵn sàng cho dịch vụ thuê phần mềm trong y tế... Nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành y tế, nhiều chuyên gia CNTT cho rằng, cần xây dựng một chuẩn chung về tất cả các lĩnh vực trong y tế. Ở các nước như Nhật Bản hay Hàn Quốc, việc kết nối dữ liệu thông tin người bệnh chưa kết nối toàn quốc mà chỉ mới kết nối theo vùng hay chỉ kết nối trong nội bộ bệnh viện. Vì vậy, với mô hình khám, chữa bệnh hiện nay, cần có các tuyến kết nối ứng dụng CNTT trong quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế gồm tuyến xã, huyện, tỉnh, thành phố, trung ương và nếu có bệnh án điện tử thì toàn bộ thông tin sẽ được chia sẻ giữa các tuyến. Ông Lý Đức Đoàn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Hệ thống thông tin GMC, Tập đoàn FPT cho biết, cần phải kết nối dữ liệu với 100% các cơ sở khám, chữa bệnh đang sử dụng phần mềm quản lý của chín nhà cung cấp khác nhau. Không thể có phần mềm dùng chung cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh nhưng ít nhất có danh mục mã dùng chung, thống nhất; tiếp đó là tiêu chuẩn về dữ liệu đầu ra của hệ thống thông tin quản lý khám, chữa bệnh. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều thách thức trong việc triển khai ứng dụng CNTT trong ngành y tế như: các cán bộ y tế cấp huyện, xã vẫn chưa thật sự thông thạo CNTT... Hiện nay, việc ứng dụng CNTT đều do các bệnh viện tự làm, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này còn ít và gặp nhiều vướng mắc. Bộ Y tế cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động ngành, nhanh chóng đưa ra hướng dẫn để doanh nghiệp CNTT có thể thực hiện đầu tư thiết bị, cung cấp giải pháp và cho các bệnh viện thuê lại. Có như vậy thì trong tương lai mới tạo được những chuyển biến tốt hơn về hoạt động ứng dụng CNTT trong ngành y tế.

Xây dựng Chiến lược quốc gia về an ninh y tế toàn cầu

Hội thảo tham vấn xây dựng Chiến lược quốc gia cho Việt Nam về an ninh y tế toàn cầu nhằm tăng cường khả năng phòng, chống và ứng phó với các dịch bệnh nguy hiểm mới nổi một cách hiệu quả trong xu thế toàn cầu hóa vừa diễn ra tại Vĩnh Phúc. Việt Nam là một trong hai quốc gia đầu tiên triển khai thí điểm Dự án An ninh Y tế toàn cầu của chính phủ Hoa Kỳ…

VOV

Qua thông tin đường dây nóng, 62 cán bộ y tế bị kỷ luật

Theo thống kê, có trên 8.400 cuộc gọi đến đường dây nóng của Bộ Y tế qua số tổng đài 1900-9095. Từ đầu năm đến nay, đường dây nóng của Bộ Y tế tiếp nhận hàng nghìn cuộc gọi đến. Qua việc xử lý những thông tin này, ngành Y tế đã nhắc nhở, chấn chỉnh hàng nghìn trường hợp, trong đó kỷ luật 62 cán bộ y tế. Theo thống kê, có trên 8.400 cuộc gọi đến đường dây nóng của Bộ Y tế qua số tổng đài 1900-9095. Người dân phản ánh nhiều nhất là tình trạng cơ sở vật chất xuống cấp và những bất cập từ nội quy của cơ sở y tế; tiếp đến là phản ánh về quy trình chuyên môn, các vấn đề liên quan đến viện phí, thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Phản ảnh về thái độ và tinh thần trách nhiệm của cán bộ y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh đã giảm từ 19% cùng kỳ năm 2014 còn 12% trong 6 tháng đầu năm nay. Các ý kiến phản ánh về tình trạng vòi vĩnh, đòi hối lộ chỉ chiếm 5%. Trên cơ sở rà soát hơn 3.000 cuộc gọi đúng phạm vi tiếp nhận, Bộ Y tế đã chỉ đạo các BV Trung ương và Sở Y tế các tỉnh, thành phố xử lý khẩn trương, kịp thời các vụ việc. Cụ thể đã nhắc nhở, rút kinh nghiệm 2.092 trường hợp; đặc biệt, xử lý kỷ luật và cắt thi đua 62 trường hợp, yêu cầu nhiều cơ sở y tế cải thiện cơ sở vật chất, cải tiến quy trình khám chữa bệnh. Qua thông tin đường dây nóng, Bộ Y tế còn khen thưởng 79 cán bộ y tế hết lòng vì người bệnh.

Infonet

Nhạy cảm, chỉ nhận tiêm vắc xin 6 trong 1 cho người quen

Vắc xin 6 trong 1 và 5 trong 1 vẫn rất "hút" nhiều bậc phụ huynh. Dịch vụ tiêm "chui" vẫn được nhiều gia đình chọn. Tuy nhiên, cho đến lúc này, nhiều y tá đã thận trọng hơn.

"Nhạy cảm lắm, chị không tiêm"

Sau khi Infonet phản ánh về tình trạng tiêm chủng chui vắc xin dịch vụ 6 trong 1 tại nhà của y tá H., làm việc tại một trung tâm y tế quận Ba Đình, Hà Nội. Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng và Y tế quận Ba Đình đã lên tiếng xác nhận sự việc này. Phòng y tế sẽ tiến hành xử lý kỷ luật đối với y tá đã tiêm vắc xin tại nhà vì vi phạm quy định tại thông tư 12 năm 2014 về tiêm chủng vắc xin của Bộ Y tế. Sau trường hợp của chị H. chúng tôi tiếp tục liên hệ với một y tá tên là Hà, từng giới thiệu mình công tác ở phòng tiêm chủng vệ sinh dịch tễ. Khi chúng tôi hỏi tiêm chủng, chị Hà thừa nhận trước có tiêm chủng nhưng giờ chị không tiêm. Theo chị Hà hiện nay chị chỉ tiêm cho người quen và thực sự có nhu cầu. Nếu người muốn tiêm phải nói được họ hàng, con cháu nhà ai có thân quen với chị Hà hay không thì chị mới tiêm. Còn lại nếu là người lạ chị Hà sẽ không đến tiêm. "Em thông cảm, cái này nhạy cảm lắm. Một chị ở Ba Đình vừa bị Sở Y tế gọi lên kiểm điểm nên bọn chị sợ lắm, bọn chỉ chỉ tiêm cho người quen thôi. Em không nói được ở đâu, quen ai thì chị chịu, chị không tiêm cho đâu". Cùng với đó, chúng tôi cũng liên hệ với một y tá khác công tác tại trạm y tế phường K.L, Đống Đa, Hà Nội. Y tá này cho biết hiện nay không có vắc xin dịch vụ để mang về nhà tiêm. Trước kia chị có tiêm cho khách nào có nhu cầu nhưng bây giờ chị không tiêm nữa.

Chưa biết bao giờ có vắc xin 6 trong 1

Trong vai một bà mẹ đi tìm vắc xin 6 trong 1 cho con, chúng tôi ghé qua phòng tiêm chủng của Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội tại 70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Nhân viên của trung tâm cho biết hiện nay vắc xin 5 trong 1 và vắc xin 6 trong 1 đã hết và chưa biết đến bao giờ có lại. Có khả năng đến năm 2018 mới có vắc xin 6 trong 1. Chúng tôi đặt câu hỏi "Vì sao một số người vẫn có để đi tiêm chui" thì nhân viên tư vấn ở đây chỉ lắc đầu không biết ở đâu chứ ở trung tâm không có vắc xin. Còn vắc xin 5 trong 1 bớt "nóng" hơn cũng chưa có câu trả lời bao giờ mới về vì vắc xin thiếu từ nhà sản xuất chứ không thiếu gì riêng ở Việt Nam. Các vắc xin 5 trong 1 (phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, và viêm màng não mủ/viêm phổi do Hib) và 6 trong 1 (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và viêm màng não mủ/viêm phổi do Hib) được người dân ngóng chờ không chỉ ở các trung tâm tiêm chủng của trung tâm y tế dự phòng mà còn ở các điểm tiêm chủng khác như cơ sở ở Trần Bình, Lò Đúc, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Tại cơ sở tiêm chủng 23 Nguyễn Viết Xuân, Hà Nội trước nay có thông báo hết vắc xin 6 trong 1 và 5 trong 1. Khi muốn tiêm vắc xin tổng hợp này, nhân viên y tế thường tư vấn sang tiêm chủng vắc xin Quivaxem của chương trình tiêm chủng mở rộng.

Đến năm 2020 Hà Nội sẽ có 85% dân số tham gia BHYT?

Hiện toàn thành phố có trên 5 triệu người tham gia BHYT (72,5% dân số), Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm nay đạt 75% và đến 2020 phấn đấu có 85% dân số tham gia BHYT.

Cán đích sớm

Theo ông Nguyễn Đức Hòa- Phó Giám đốc BHXH Hà Nội, ngay trước thời điểm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật BHYT có hiệu lực thi hành (ngày 1/1/2015), BHXH Hà Nội và Sở Y tế đã chủ động phối hợp, khẩn trương chuẩn bị tạo điều kiện để đưa Luật vào cuộc sống. Theo đó, tháng 12/2014, BHXH Hà Nội phối hợp với Sở Y tế đã triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật BHYT (Luật BHYT 2014) tới lãnh đạo các bệnh viện, cơ sở y tế vàBHXH các quận, huyện trên địa bàn. Qua đó đội ngũ y bác sĩ, nhân viên BHXH nắm rõ những điểm mới của luật BHYT sửa đổi. Đồng thời, BHXH Hà Nội cũng lên kế hoạch triển khai thi hành Luật BHYT mới với 5 nội dung, bước đi cụ thể, quán triệt tới cán bộ BHXH và nhân viên y tế. Cùng với đó, liên ngành Y tế - BHXH cũng chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền, giới thiệu về chính sách pháp luật BHYT mới tới mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô. Hiện toàn thành phố có trên 5 triệu người tham gia BHYT (chiếm 72,5% dân số), bằng mọi nỗ lực Hà Nộiđặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm nay đạt 75% ( theo đúng tiến độ mà Bộ Y tế và BHXH VN đặt ra). Đến năm 2020 phấn đấu có 85% dân số tham gia BHYT (cao hơn 5% so với tỷ lệ trung bình cả nước).

Đưa công nghệ thông tin vào công tác giám định

Để đạt được mục tiêu trên, ông Nguyễn Đức Hòa khẳng định cần phải chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT. Ông Hòa cho rằng:“Người bệnh BHYT phải được thuận lợi khi đi KCB, được đối xử công bằng, phục vụ chu đáo, được chữa khỏi bệnh một cách an toàn, hiệu quả… thì mới muốn tham gia BHYT và tích cực, chủ động tham gia. Trái lại, nếu đi KCB bằng thẻ BHYT mà phải đợi chờ, bị phân biệt đối xử bằng thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, hay chữa không khỏi bệnh… thì người dân cũng làm ngơ không muốn tham gia BHYT. Mà số người tham gia ít, quỹ eo hẹp thì sẽ không có cơ sở mở rộng quyền lợi cho người tham gia. Đó mãi là một vòng luẩn quẩn”. Hiện tại toàn thành phố chỉ có 152 giám định viên nhưng chịu trách nhiệm giám định tới 7 triệu hồ sơ KCB BHYT/năm. Theo đại diện BHXH Hà Nội, để giảm áp lực công việc không còn cách nào khác phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong KCB và BHYT. Mặc dù, Hà Nội đã ứng dụng CNTT từ lâu nhưng với nhiều phần mềm khác nhau và dữ liệu chưa chuẩn hóa, chưa đồng bộ. Vì vậy, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về việc tin học hóa trong BHYT, thực hiện công văn số 2348/BHYT-BH của Bộ Y tế về đẩy nhanh ứng dụng CNTT trong khám chữa bệnh BHYT và chỉ đạo của UBND Thành phố, ngày 24/6/2015, liên ngành Sở Y tế và BHXH Thành phố đã triển khai tập huấn CNTT cho gần 500 lãnh đạo, cán bộ CNTT, cán bộ làm công tác tổng hợp tại các BV, các Trung tâm Y tế và BHXH quận, huyện, BV tư nhân…. Mục tiêu đặt ra là: Sau lớp tập huấn các cán bộ CNTT tại các cơ sở y tế phải đáp ứng yêu cầu đầu ra dữ liệu của phần mềm quản lí theo đúng quy định của Bộ Y tế, tiến tới đồng bộ dữ liệu trong toàn quốc, phục vụ yêu cầu quản lí nhà nước và thanh toán BHYT. Ông Nguyễn Đức Hòa khẳng định: Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong KCB và BHYT là quyết tâm chính trị của ngành Y tế và BHXH Thành phố, là bước đổi mới, quyết tâm khắc phục tình trạng thanh quyết toán chậm, cấp kinh phí chậm cho BV…, thiết thực góp phần giải bài toán tăng nhanh số người tham gia, nâng cao chất lượng KCB và đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho người bệnh BHYT trong thời gian tới.

Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh

Gọi đường dây nóng Bộ Y tế 38 lần/đêm để…méc nhà vệ sinh dơ

Ngày 15-7, Văn Phòng Bộ Y tế đã có Báo cáo gửi Bộ trưởng về phản ánh của người dân qua hệ thống đường dây nóng của Bộ (tổng đài 1900-9095) trong sáu tháng đầu năm 2015. Kết quả cho thấy có đến 2/3 cuộc gọi là không đúng phạm vi phản ánh, một số cuộc gọi “vờn” ngành y tế xác minh xong thì tắt máy hay nói không có phản ánh gì. Ngày 15-7, tại BV Bình Dân, PV chứng kiến một công ty gọi đường dây nóng vào BV Bình Dân để… quảng cáo sản phẩm.

Gọi phản ánh xong tắt máy

Mặc dù việc triển khai đường dây nóng thời gian qua đã thu được những kết quả tích cực, giúp ngành y tế xử lý kỷ luật cán bộ sai phạm, biểu dương cán bộ tích cực, nhiệt tình… nhưng vẫn còn đó rất nhiều rắc rối đi kèm, trong đó phổ biến là phản ánh sai hoặc chỉ đùa giỡn. Đơn cử, ngày 17-1, BV đa khoa Tam Điệp (Ninh Bình) cũng bị phản ánh bác sĩ đòi bồi dưỡng 600.000 đồng từ sản phụĐinh Thị Hoài. Qua rà soát sổ sách bệnh viện, trong thời gian đó bệnh viện không hề tiếp nhận sản phụ nào có tên như trên. Tại BV Chợ Rẫy, bệnh nhân phản ánh thái độ của các y bác sỹ Khoa phẫu thuật mạch máu bệnh viện thờ ơ, không quan tâm chăm sóc bệnh nhân… Tuy nhiên, theo BV thì khi gia đình chị Trang tạm ứng tiền phẫu thuật (2 triệu đồng trong khi ca mổ dự tính chi phí khoảng 20 đến 25 triệu đồng) các bác sỹ vẫn tiến hành mổ và cứu sống bệnh nhân. Sau 15 ngày điều trị, gia đình đã đưa bệnh nhân trốn viện mà không thanh toán nốt viện phí. Hay như trường hợp của chị Trần Thị Hiệp mỗi tối chị này gọi cho đường dây nóng của bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương khoảng 30 lần chỉ để chê bai nhà vệ sinh bệnh viện…bẩn.

62% cuộc gọi không đúng phạm vi

8.441 là số cuộc gọi đến đường dây nóng qua tổng đài 1900-9095 của Bộ Y tế trong sáu tháng đầu năm 2015. Trong đó chỉ có 3.159 (37.4%) cuộc gọi phản ánh đúng phạm vi, còn lại (62.6%) là các cuộc gọi rớt, hỏi các thông tin tư vấn về y tế, thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế… điều đáng mừng là số cuộc gọi phản ánh thái độ của nhân viên y tế đã giảm mạnh. Trong các cuộc gọi đúng phạm vi tiếp nhận, phản ánh về tình trạng xuống cấp của cơ sở vật chất, nội quy cơ sở y tế là nhiều nhất, tiếp đó là các vấn đề về quy trình chuyên môn; viện phí; thủ tục khám chữa bệnh BHYT; thái độ của y, bác sĩ… Các cuộc gọi không đúng phạm vi tiếp nhận chiếm số lượng lớn đã gây khó khăn và lãng phí thời gian của các đơn vị. Ngoài ra, một khó khăn của tổ trực đường dây nóng là một số BV trực thuộc Bộ, Sở Y tế khi nhận được công văn yêu cầu xử lý thông tin phản ánh còn chậm trả lời hoặc không trả lời.

Tài xế xe cấp cứu: Nghề đối mặt tử thần

Dù hết sức cẩn trọng khi ngồi sau tay lái nhưng nghề lái xe cấp cứu khó tránh khỏi tai nạn bất ngờ. Đã một tuần nằm điều trị tại khoa Thần kinh Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy, tài xế xe cứu thương Nguyễn Trung Chiển (28 tuổi, BV Sản-Nhi tỉnh Trà Vinh) vẫn chưa khôi phục được trí nhớ. Kể lại câu chuyện bị tai nạn, anh lúc nhớ lúc quên, giọng nói khó khăn. Người vợ trẻ ngồi bên không kìm được nước mắt.

“Tôi là vợ mà ảnh không nhận ra”

Thật khó khăn chúng tôi mới ráp được lời kể của anh Chiển thành câu chuyện dưới đây: “Chiều 8-7, tôi chở một bệnh nhi bị ung thư máu từ BV Sản-Nhi tỉnh Trà Vinh lên một BV ở TP.HCM để điều trị. Ngoài tôi, bệnh nhi trong xe còn hai người nhà bệnh nhân và một nữ điều dưỡng. Khi xe qua cầu Cổ Chiên trên địa phận tỉnh Bến Tre thì trời chạng vạng tối. Vì mạng sống của người bệnh, tôi cho xe chạy với tốc độ khoảng 90 km/giờ, còi hú liên tục. Bất ngờ một người đàn ông chạy xe máy băng ngang trước đầu xe. Tôi thắng gấp để tránh đụng người đàn ông nên xe cứu thương bị lăn nhiều vòng. Tôi bất tỉnh không biết những gì xảy ra sau đó, số phận những người đi chung chuyến xe giờ ra sao”. Người vợ kể tiếp: “Tôi nghe những người đưa chồng tôi đi cấp cứu kể lại người dân đã lôi chồng tôi và những người trong xe ra. Vài phút sau xe cứu thương bốc cháy ngùn ngụt. Chồng tôi được đưa đến BV Chợ Rẫy, bác sĩ nói ảnh bị chấn thương sọ não, chấn thương cột sống. Còn những người khác trong xe không biết ở đâu, giờ ra sao”. Anh Chiển lắng nghe vợ kể, đôi mắt bỗng thất thần. Người vợ đỡ anh nằm xuống giường. Ngay sau đó anh chìm vào giấc ngủ mê mệt. “Khổ lắm anh à, tôi là vợ mà nhiều lúc ảnh còn nhận không ra. Khi ngủ là mê sảng, la hoảng “cấp cứu, cấp cứu” hoài. Hình như từ hồi bị tai nạn đến giờ ảnh vẫn chưa hoàn hồn” - vợ anh Chiển nói. Người vợ tâm sự chồng chị làm tài xế xe cấp cứu được hơn ba năm. Mỗi khi người chồng ôm vô lăng là chị ở nhà đứng ngồi không yên. “Ảnh kể xe cấp cứu cứu người nên phải chạy nhanh, biết là nguy hiểm nhưng cũng phải chạy vì mạng sống bệnh nhân quý từng giờ, từng phút không thể chậm trễ được. Biết là vậy nhưng dạo này tai nạn nhiều nên tôi lo lắm. Khi nào ảnh về tới nhà tôi mới thật sự yên tâm” - vợ anh Chiển nói. Theo các bác sĩ, bệnh anh Chiển phải điều trị nhiều tháng. Anh là trụ cột gia đình giờ nằm một chỗ, vợ bỏ công ăn chuyện làm lo chăm sóc chồng, cuộc sống gia đình bỗng chốc rơi vào cảnh khó. “May ở đây trưa chiều có người đến phát cơm từ thiện, cũng đỡ được phần nào” - người vợ cho biết.

Sợ nhất gặp “quái xế”

Nghề tài xế xe cứu thương dù không muốn nhưng có nhiều lúc bị rơi vào tình huống nguy hiểm chẳng khác nào đùa giỡn với tử thần. Và để trải nghiệm cảm giác mạnh đó, chúng tôi xin theo chân tài xế Lê Văn Minh, tổ trưởng Đội xe cấp cứu thuộc BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM). Ông Minh lái xe chuyển một bệnh nhân nặng đến một BV chuyên khoa ở quận 5. Đang trưa, dòng người xe đông đúc trên mọi ngả đường. Xe cứu thương hú còi lao đi. Nghe tiếng còi cấp cứu, phần lớn ô tô và xe máy chạy chậm lại nhường đường. Nhưng chúng tôi cũng không ít lần thót tim khi gặp các “quái xế” điều khiển xe máy sẵn sàng giành đường, “cúp đầu” xe cứu thương để vượt lên. “Tôi lái xe cấp cứu 25 năm, đã nhiều lần phải nhường đường cho những “yên hùng” này nhưng cũng không tránh được va quẹt, bị “níu áo” cãi cọ qua lại. Cũng may là tới nay chưa xảy ra trường hợp nào đáng tiếc” - ông Minh tự sự. Theo tài xế Minh, để đảm bảo an toàn, xe cứu thương thường giữ khoảng cách 3-5 m với xe phía trước để kịp xử lý khi xe phía trước thắng gấp. Ấy vậy mà nhiều xe máy thấy khoảng trống là lao lên chiếm chỗ bất chấp còi hụ inh ỏi. “Rét”. Tài xế Minh bất ngờ đạp thắng để tránh đụng một người đi xe máy bất ngờ quẹo trái trước mũi xe. Chúng tôi bị ngã dúi người lên phía trước. May không xảy ra va quẹt. Hú vía! Người đàn ông đi xe máy quay lại giơ nắm đấm đe tài xế. “Mỗi lần ngồi lên xe cứu thương là tài xế rất căng thẳng. Tuy nhiên, vẫn phải bình tĩnh trước mọi tình huống, phải nhún nhường bỏ qua tranh chấp, cãi vã trên đường. Tất cả vì mạng sống của bệnh nhân” - ông Minh nói.

Vui nhiều, buồn cũng lắm

Ông Nguyễn Trọng Khánh tài xế xe cấp cứu BV Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết các tài xế xe cấp cứu luân phiên làm việc theo ca, trực 24/24 giờ. Chờ lúc ông Khánh rảnh rỗi, chúng tôi hỏi chuyện vui buồn nghề tài xế xe cấp cứu. Ông Khánh cho biết ông làm nghề này đã 18 năm nay. Chuyện vui có nhiều mà chuyện buồn cũng lắm. Ông Khánh trải lòng: “Nhiều vụ tai nạn bệnh nhân được đưa lên xe cứu thương trong tình trạng hấp hối, người nhà lo âu mong tài xế sớm đưa nạn nhân đến BV. Tôi biết nhiệm vụ và cố gắng hoàn thành thật nhanh nhưng cũng phải thật an toàn. Khi xe đến nơi, người nhà được cấp cứu kịp thời, tôi nhận được nhiều lời cám ơn cùng những nụ cười hạnh phúc của họ. Đó là niềm vui trong nghề của tôi”. Còn chuyện không vui, ông Khánh nói dù hết sức cẩn trọng khi ngồi sau tay lái nhưng nghề lái xe cấp cứu khó tránh khỏi tai nạn bất ngờ. Như năm ngoái, ông Khánh chuyển một bệnh nhân từ BV Chợ Rẫy đến một BV ở tỉnh Bình Phước. Tới địa phận tỉnh Bình Phước, xe đang chạy với tốc độ 90 km/giờ thì thình lình một ông say xỉn điều khiển xe máy băng ngang. “Hai xe va nhau. Người chạy xe máy bị thương nên tôi đưa ổng lên xe và chở tới BV để cấp cứu luôn. May là sau đó ông ta tỉnh lại, tai qua nạn khỏi” - ông Khánh kể. “Nói về mong ước, tôi chỉ mong người đi đường hiểu rõ luật hơn và nên nhường đường cho xe cứu thương” - ông Khánh bộc bạch.

Cứu sống hai trường hợp bị đâm thấu tim

Ngày 15-7, BV Bình Dân (TP.HCM) cho biết nơi này vừa cứu sống bệnh nhân NĐL (20 tuổi, TP.HCM) bị vết thương ngực trái, nhập viện trong tình trạng chảy máu ồ ạt và đe dọa tử vong. Mở ngực bệnh nhân, các bác sĩ thấy vết thương xuyên thấu ngực, thủng xương ức và đi vào tim dài 3 cm, máu tràn vào phổi. Các bác sĩ phải rạch màng tim để giải áp, đồng thời may vết thương tim để cầm máu. Bệnh nhân được truyền đến sáu đơn vị máu. Đến sáng 15-7, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Người nhà bệnh nhân NĐL cho hay bệnh nhân đi trên đường Nguyễn Phúc Nguyên (quận 3) thì có va quẹt với một đôi nam nữ và xảy ra cãi vã. Sau đó NĐL bị người đàn ông đâm gục tại chỗ. Trước đó, BV Bình Dân cũng từng cứu một bảo vệ do can ngăn đánh nhau đã bị đâm thấu tim, chết lâm sàng trước khi vào bệnh viện. Tuy nhiên, tới nay bệnh nhân phải sống thực vật.

Tiêu hủy 180kg mỡ heo không đảm bảo vệ sinh

Khoảng 7 giờ 30 phút sáng 15-7, trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức đã tiến hành kiểm tra và thu giữ 180kg mỡ heo để đem đi tiêu hủy. Xe khách mang biển số 72M- 6767 do tài xế Phạm Công Khánh điều khiển khi vận chuyển lô hàng từ Bà Rịa- Vũng Tàu về tới bến xe miền Đông. Khi đến ngã ba 621 thì được tổ công tác liên ngành yêu cầu dừng lại và kiểm tra. Qua đó, tổ kiểm tra phát hiện 180kg mỡ heo không đảm bảo vệ sinh, vẫn còn một số vật phẩm chưa xác định còn dính lại trên hiện vật. Lái xe cũng không xuất trình được giấy chứng nhận kiểm dịch động vật nên đã được yêu cầu tiêu hủy. Trong thời gian gần đây, số lượng mỡ heo được vận chuyển từ các tỉnh thành khác vào TP.HCM khá dày đặc. Trước đó, vào ngày 3-7, trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức cũng đã bắt giữ và tiêu hủy gần 800kg mỡ heo cùng 50kg thịt gà.

An ninh thủ đô

Hà Nội: Phạt 120 triệu đồng với 6 đối tượng buôn bán, hút thuốc lá nơi công cộng

Sáng nay, 15-7, Ban Chỉ đạo phòng chống tác tại của thuốc lá - Bộ Công an phối hợp với CATP Hà Nội và Văn phòng phòng chống tác hại thuốc lá quốc gia (Vinacosh) - Bộ Y tế tổ chức hội thảo chuyên đề về triển khai giám sát Luật phòng, chống tác hại thuốc lá tại địa bàn Hà Nội 2015.

Xử phạt hành vi hút thuốc rất khó khăn

Theo báo cáo của CATP Hà Nội, nhận thức rõ tác hại do thuốc lá gây ra, ngày 30-7-2014, CATP Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác phòng chống tác hại thuốc lá – CATP Hà Nội. Đến nay, qua gần một năm thực hiện, Ban chỉ đạo phòng chống tác hại thuốc lá CATP Hà Nội luôn phối hợp tích cực, chặt chẽ với các cơ quan liên quan thuộc Bộ Công an, Bộ Y tế, UBND TP Hà Nội, WHO tại Việt Nam để triển khai có hiệu quả công tác phòng chống tác hại thuốc lá trong lực lượng CATP. Đặc biệt, đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ CATP tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giải và xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố. Đại tại Đoàn Ngọc Hùng, Phó Giám đốc CATP Hà Nội, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tác hại thuốc lá CATP Hà Nội chia sẻ, sau gần một năm triển khai, đến nay số lượng, tỷ lệ cán bộ chiến sĩ trong lực lượng CATP Hà Nội hút thuốc lá đã giảm, nhất là đã chấm dứt được tình trạng hút thuốc lá trong phòng làm việc tại cơ quan. Tuy vậy, việc xử phạt người hút thuốc lá tại nơi công cộng, nơi có quy định cấm là rất khó khăn vì đây là sản phẩm gây nghiện khó bỏ ngay được, trong khi Luật mới có hiệu lực, người hút thuốc có thể không hút thuốc ở phòng làm việc nhưng ra ngoài hút, khó cưỡng chế xử phạt nếu người dân không chấp hành. Tham luận về vấn đề này tại hội thảo, Thượng tá Hà Quang Thái, Phó Trưởng Công an quận Nam Từ Liêm cho biết, Từ khi triển khai Luật Phòng chống tác hại thuốc lá đến nay, Công an quận Nam Từ Liêm đã khởi tố 1 vụ/ 1 bị can, kết thúc điều tra đề nghị truy tố trước pháp luật liên quan đến hoạt động buôn bán thuốc lá (đối tượng cũng có 2 tiền sự về hành vi này); trực tiếp kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính 6/ 8 đối tượng, tổng phạt tiền trên 120 triệu đồng (trong đó 4 trường hợp công dân đến trụ sở cơ quan công an làm việc vi phạm quy định về hút thuốc lá nơi công cộng, phạt tiền 800.000 đồng); tịch thu tiêu hủy trên 1.600 bao thuốc lá các loại với tổng giá trị ước tính 64 triệu đồng.

Công an đi tiên phong trong chống buôn lậu thuốc lá

Đại tá Đoàn Ngọc Hùng, Phó Giám đốc CATP Hà Nội nhấn mạnh, do Luật mới có hiệu lực nên việc xử lý hành vi vi phạm về hút thuốc lá tại nơi công cộng không thể một sớm một chiều làm mạnh ngay được. Điều quan trọng nhất cần làm trong thời gian tới là phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến tới người dân để nâng cao nhận thức, ý thức về hành vi hút thuốc lá, về tác hại của thuốc lá. Đồng thời nên quy định, bố trí các nơi, điểm hút thuốc lá để người hút thuốc tránh gây ảnh hưởng tác hại đến người khác và cộng đồng. Phát biểu tại hội thảo, Thiếu tướng Nguyễn Tiến Dẫn, Cục trưởng Cục Y tế - Bộ Công an đánh giá cao CATP Hà Nội trong triển khai kế hoạch phòng chống tác hại thuốc lá, nhất là đã xử lý vi phạm hành chính được một số trường hợp vi phạm về hút thuốc lá nơi có quy định cấm. Trên cả nước cũng mới chỉ có công an một vài địa phương như Hà Nội, Hải Phòng làm được điều này. “Song muốn ngăn chặn được việc hút thuốc là thì phải kiểm soát được cả hai đầu, ngoài việc xử phạt hành vi vi phạm về hút thuốc lá thì quan trọng không kém là phải ngăn chặn, kiểm soát tốt được nguồn thuốc lá đưa vào. Cái này tất cả các ngành phải vào cuộc, từ y tế, công thương, chính quyền. Riêng ngành công an phải tiên phong trong lĩnh vực phòng chống, đấu tranh ngăn chặn giảm tình trạng buôn lậu thuốc lá, thuốc lá giả, nhái, triển khai quyết liệt để góp phần quan trọng ngăn chặn, phòng chống tác hại thuốc lá”.

Lao động

Bệnh viện “gồng mình” đổi mới thái độ phục vụ

Ngày 14.7, lãnh đạo 4 bệnh viện đầu ngành của Bộ Y tế là Bạch Mai, Việt - Đức, Nhi Trung ương và K đã ký cam kết thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Một bản cam kết “đổi mới” bắt đầu từ lời chào bệnh nhân.

Thay đổi... đích đến trong tương lai

10h hôm qua (14.7), đúng thời điểm 4 bệnh viện trên đang thực hiện nghi thức ký vào bản cam kết “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, chúng tôi có mặt tại khoa Khám bệnh - BV Bạch Mai. Dòng người đến khám bệnh đông kẹt cứng. Tại khu vực lấy số làm siêu âm, xét nghiệm dòng người đứng chờ kéo dài. Chờ đợi lâu, nhiều người mệt mỏi ngồi tạm xuống ngay sàn nhà. Vượt qua đoạn đường dài 200km từ Quảng Ninh lên Hà Nội, có mặt tại khoa Khám bệnh 3h sáng với hy vọng đến sớm khám sớm, bác Lê Thị Riêng, 58 tuổi tỏ ra mệt mỏi khi phải chờ đợi mấy tiếng đồng hồ để làm các xét nghiệm siêu âm, lấy máu, điện tim… Bảng điện tử mới thông báo đến số 200 trong khi phiếu của bác Riêng là 390 ở điểm lấy máu, 291 ở điểm siêu âm… “Không biết bao giờ mới xong các khâu này. Bệnh viện lớn, bệnh nhân đông lần đầu lên khám bỡ ngỡ quá. Nhân viên y tế có chỉ dẫn nhưng đông quá hỏi nhiều cũng ngại mà họ cũng không trả lời được hết”, bác Riêng than thở. Trong khi đó, theo bản cam kết “đổi mới” thì phong cách, thái độ của y, bác sĩ được đặt lên hàng đầu. Thay đổi bắt đầu từ lời chào. Các bệnh viện thậm chí còn ban hành và hướng dẫn các câu chào hỏi mẫu với thái độ niềm nở. Bệnh nhân Nguyễn Minh Đức ở Yên Mô, Ninh Bình cho biết, đây là lần tái khám thứ 3 trong vòng hai tháng qua và ông tỏ ra bất ngờ với sự niềm nở của từ nhân viên bảo vệ. “Họ nói lời xin chào và hỏi bác có cần sự giúp đỡ. Bệnh nhân nghèo, khó như tôi, gặp ai cũng ngại hỏi, nay thì đi chỗ nào cũng được đề nghị giúp đỡ”. Cũng theo bệnh nhân Đức thì bác sĩ giờ cũng đã niềm nở hơn. Nhưng bệnh nhân đông, quá tải, nhiều người hỏi nhiều nên cũng không tránh được sự mệt mỏi, cái nheo mày khó chịu... Một bác sĩ khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: Việc đổi mới thái độ, phong cách phục vụ đang được “thấm” dần dần. Khoa cấp cứu vốn tất bật, do yêu cầu bảo đảm tính mạng người bệnh nên cũng không thể máy móc chào đón theo khẩu hiệu. Chúng tôi ưu tiên cấp cứu bệnh nhân với tinh thần trách nhiệm cao nhất, nhanh nhất. Thái độ trách nhiệm ấy chắc người nhà bệnh nhân cũng không than phiền vì bác sĩ không chào, hỏi theo đúng khẩu hiệu đã cam kết. Tại những BV lớn như Bạch Mai, Việt - Đức… mỗi ngày các bác sĩ phải khám điều trị cho một lượng lớn bệnh nhân lên đến hàng trăm...Vì vậy, người bệnh trông đợi không chỉ lời chào niềm nở, mà cao hơn là trách nhiệm, chất lượng khám và chẩn trị bệnh. Là người lãnh đạo cao nhất của BV Bạch Mai ký cam kết, TS Nguyễn Quốc Anh khẳng định: Tính mạng người bệnh là số 1. Chúng tôi rất cảm ơn người bệnh vì trước tình hình thực tế đông như thế nhưng vẫn đến và thông cảm với chúng tôi. Thời gian qua, BV đã có những quy định về thái độ ứng xử với người bệnh. Sự thay đổi chắc chắn sẽ có trong thời gian tới.

BV gồng mình đổi mới thái độ phục vụ

Một trong những cơ sở điều trị bệnh nhân ung thư đông là BV K Trung ương. Cơ sở 1 của BV tuy đã xuống cấp nhưng lượng bệnh nhân đổ về khá đông. Đã 14h mà bệnh nhân khu khám bệnh, xét nghiệm, lấy kết quả vẫn kín người. Tại khoa nội 2, tuy không có tình trạng nằm ghép nhưng theo phản ánh của bệnh nhân Ngô Xuân K., 50 tuổi, ở Nam Định đang điều trị ung thư tại đây: “Nằm trong viện chật chội và đông người nên đành thuê nhà trọ ở ngoài. Khi nào truyền hóa chất thì vào ngồi truyền chứ cả phòng chỉ có 1 giường nhỏ dành cho bệnh nhân nặng. Bệnh nhân đông cũng chưa thấy có nhân viên hay tình nguyện viên chỉ dẫn, chỉ có bàn đón tiếp. Thái độ của nhân viên y tế không cáu kỉnh nhưng để yêu cầu đón tiếp như các cơ sở y tế tư nhân thì chưa thấy”. Nhiều bệnh nhân tỏ ra chưa hài lòng với sự đổi mới mà bệnh viện đã ký vào cam kết. Sự quá tải về hạ tầng, bệnh nhân đông làm cho khu khám bệnh ngột ngạt. Khoa hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai tình trạng nằm ghép vẫn diễn ra. Vừa trải qua đợt điều trị bệnh tràn dịch màng phổi tại khoa, bác Trần Quang Lưu, ở Ninh Bình chia sẻ: “Đông quá, người bệnh vẫn phải nằm ghép đấy. Tôi chưa thấy y, bác sĩ nào mắng mỏ người bệnh nhưng yêu cầu họ phải tươi cười, dạ vâng, thưa gửi với từng bệnh nhân thì chưa thấy”. Nằm kế bên, bệnh nhân Hậu, 62 tuổi, ở Thanh Hóa kể: “Trước điều trị ở tuyến dưới người bệnh sợ bác sĩ lắm. Muốn hỏi gì cũng phải lựa lúc họ vui, không bận. Nay ở đây chuyện y, bác sĩ thưa gửi, hỏi thăm từng người bệnh thì chưa thấy đâu, cần gì hỏi thì họ trả lời thôi”. TS Bùi Diệu, Giám đốc BV K Trung ương thừa nhận những khó khăn, quá tải về hạ tầng gây khó cho nỗ lực làm hài lòng người bệnh. Tuy nhiên ông khẳng định: sự thay đổi đổi không phải ngay ngày mai, ngay sau hội nghị này mà sẽ dần dần. Để người bệnh hài lòng, những thầy thuốc tại bệnh viện cam kết tận tâm với người bệnh. Đổi mới hình ảnh bắt đầu từ sự thân thiện chân thành ngay từ khi tiếp xúc với bệnh nhân. TS Nguyễn Quốc Anh - GĐ Bệnh viện Bạch Mai cũng thừa nhận: tình trạng quá tải cũng không tránh khỏi những bức xúc cho người bệnh, người nhà; thậm chí là cả nhân viên y tế. Cuối năm nay, khi BV hoàn thành tòa nhà 21 tầng, người bệnh sẽ đỡ khổ hơn. Sau khi ký cam kết BV sẽ tập huấn và tuyên truyền để mỗi nhân viên của BV có ý thức về việc này từ đó mới thay đổi được hành vi. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu các BV tổ chức thực hiện nghiêm túc cam kết; tuyên truyền, vận động cán bộ y tế tự nguyện cam kết, tránh tình trạng ký cam kết lấy lệ, hình thức, không hiệu quả.

Giữa tâm ổ dịch bạch hầu

Liên tiếp xảy ra 6 cái chết cùng một triệu chứng đau họng, sưng hạch cổ... và hàng chục người đồng loạt phát bệnh ở 2 làng đồng bào Bh’noong dưới chân đỉnh Ngọc Linh (xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, Quảng Nam) trong 2 tháng qua khiến người dân hoang mang tột độ. Nhà nhà giết gà, mổ lợn, đâm trâu cúng linh đình, chộn rộn chuyện dời làng... Cơ quan chức năng bước đầu xác định nguyên nhân gây ra cái chết của 1/6 nạn nhân do vi khuẩn bạch hầu. Nhưng đằng sau dịch bệnh là những hủ tục lạc hậu, mê tín và nạn ô nhiễm môi trường…

Chết hàng loạt bất thường

Chuyện bắt đầu từ ngày 7.7. Chủ tịch xã Phước Lộc - ông Nguyễn Đức Toàn, kể: “Hôm đó, dân làng chạy đến UBND xã xin tiền mai táng cho nạn nhân Hồ Thị Nảy (26 tuổi). Khi được hỏi, dân bảo chết do đau họng, phát bệnh 2 ngày chết ngay. Bốn ngày sau, 11.7, thêm trường hợp nữa cũng đau họng, chết, là cháu Hồ Thị Viên (17 tuổi). Dân làng tụ tập trắng đêm ở nhà nạn nhân, bắt đầu hoang mang lo sợ, sáng hôm sau vội vã chôn cất cháu Viên. Cả làng chưa kịp định thần thì ngay hôm sau (12.7) cháu Hồ Văn Quý, 16 tuổi cùng thôn 8B lăn đùng ra chết, cũng với triệu chứng đau họng, bục mủ trong cổ. Thấy bất thường, chính quyền tức tốc cử người vào làng tìm hiểu. Mới hay, trước đó, từ ngày 5 - 30.5, ít nhất 3 người khác đã lần lượt chết tức tưởi khi phát bệnh đau họng tương tự. Đó là bà Hồ Thị Hai (chết ngày 12.5), ông Hồ Văn Xưa (chết ngày 18.5) và cháu Hồ Thi Mị (chết 30.5)... Bấy giờ, đến lượt chính quyền địa phương hốt hoảng, kêu cứu ngành y tế huyện, tỉnh. Cả chủ tịch, bí thư Huyện ủy, giám đốc Sở Y tế tức tốc vào tận nơi kiểm tra, khám xét. Kết quả 13 người có biểu hiện ốm đau, phát bệnh “đau họng” dạng nặng lập tức được đưa ra trung tâm y tế xã để cách ly, điều trị. 7 bệnh nhân nặng được chuyển lên tuyến huyện. Nhưng việc “bắt” được dân ra trạm xá để chữa bệnh cũng đoạn trường. Bà con ở đây xưa nay chỉ tin vào Giàng, họ trị bệnh bằng cách cúng tế. Khi đau ốm nặng khoảng 10 ngày không tự khỏi là giết gà, mổ lợn, đâm trâu... Tùy điều kiện từng nhà mà làm mâm cúng cầu xin Giàng tha bệnh. Nếu chết nhiều người hoặc hàng loạt người bị nạn là họ bỏ làng đi nơi khác. Hôm tôi cùng bí thư và công an xã xuống làng vận động bà con đến trạm y tế, gặp ngay sự phản ứng dữ dội. Nhà Hồ Văn Thiên hôm đó đông đúc người dân đến quỳ gối cầu nguyện. Do có con là Hồ Thị Đẩy (16 tuổi) phát bệnh, sốt li bì mấy ngày, thấy xung quanh nhiều người đã chết, Thiên hoảng quá, bàn với vợ, đi mua con trâu 20 triệu đồng về để đâm, tế Giàng. Mâm cúng đó mất trên 25 triệu. Khi cán bộ y tế và chính quyền đến khuyên nhủ, yêu cầu đưa cháu Đẩy đi viện, Thiên chạy xuống bếp rút con dao nhọn, dọa: “Nếu cán bộ bắt con Đẩy ra khỏi nhà, tôi sẽ đâm nó chết ngay trước mặt cán bộ”. Đoàn công cán đành rút lui sau khi phát thuốc, sữa cho gia đình tự chăm sóc con bé. Hôm đó, xã cũng đã “cưỡng chế”, đưa 8 bệnh nhân đến trạm y tế để khám, chữa trị, rồi chuyển về Trung tâm y tế huyện”. Ông Huỳnh Tấn Dũng - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn, cho biết, đến thời điểm này vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, làm chết người hàng loạt tại Phước Lộc trong mấy ngày qua. Kết quả 7 mẫu xét nghiệm trên 13 bệnh nhân nặng của Viện Pasteur Nha Trang cho thấy, chỉ 1 trường hợp dương tính với virus gây bệnh bạch hầu, 2 nạn nhân tử vong lại âm tính. Tuy vậy, Sở Y tế Quảng Nam đã kết luận có xuất hiện một ổ dịch bệnh bạch hầu tại 2 thôn 8A và 8B, xã Phước Lộc. Ngoài việc phun thuốc tiêu độc, khử trùng, phát thuốc phòng bệnh cho 100% số dân địa phương, ngành y tế cũng đã lập trạm dã chiến, cắt cử 7 y - bác sĩ tại chỗ để theo dõi diễn biến dịch, kịp thời xử lý mọi tình huống xảy ra.

Quá nhiều hủ tục lạc hậu

Khi chúng tôi đến làng, cũng là lúc cơn mưa ập xối xả. Đất đỏ loang lổ, trầy trụa. Hồ Văn Véo - một dân làng, giải thích đây là nền đất mới, làng vừa dời về cuối năm 2014. Trước đó, 2 thôn 8A và 8B ở cách vài cây số, nhưng làng gặp họa nên tứ tán, Nhà nước mới đầu tư hạ tầng, vận động dân về đây. Số là, năm 2013, ở thôn 8B bỗng nhiên có 4 đứa trẻ lần lượt lăn đùng ra chết khi mới bị sốt vài ngày. Những cái chết bất thường, đồng loạt đã khiến người dân truy xét nguyên nhân. Họ “phát hiện” làng bị một lời nguyền độc từ bà Hồ Thị Liên ở làng kề bên. Chuyện là bà Liên, thôn 8A có một bụi mía gần thôn 8B, liên tục bị trẻ con làng này bẻ trộm. Nhiều lần bà Liên la lối, chửi rủa nhưng không bố mẹ đứa trẻ nào chịu nhận lỗi. Giận quá, bà Liên về mua 1 con gà trắng, cúng ngải rồi đem máu rải khắp các nhà ở thôn 8B để... trù ẻo. Trưởng thôn báo chính quyền, nhưng bà Liên chối. Không ngờ, sau đấy ở thôn 8B 4 đứa trẻ bỗng dưng lần lượt chết khi chỉ nóng, sốt vài ngày. Người ta cho rằng bà Liên đã có lời nguyền độc đối với bọn trẻ của làng. Quá sợ, họ quá bỏ làng đi hết vào núi. 100% trẻ con bỏ học. Các hộ ở tứ tán, nóc này nơi ngọn đồi, nóc kia nơi góc núi cách biệt nhau. Lần đó, UBND huyện Phước Sơn đã vào vận động nhưng làng không chịu về. Đích thân Bí thư và Chủ tịch huyện đến từng nhà kêu gọi, nhưng người dân một mực đòi huyện phải yêu cầu bà Liên cúng một con heo đen, giải lời nguyền độc họ mới dám về. UBND huyện đành phải mua heo đen, nhưng lại không thuyết phục được bà Liên cúng giải nguyền. Thế bí, huyện đầu tư 600 triệu san ủi một khu đất mới, hỗ trợ 1,6 triệu đồng mỗi hộ, đưa được 224 người dân của 42 hộ về làng mới vào cuối năm 2014. Định cư chưa được bao lâu, thì tai họa mới lại ập đến, khiến người dân lo sợ, nghi ngờ lời nguyền cũ chưa xóa được. Hai thôn 8A và 8B bây giờ cũng liền kề nhau, không bờ giậu, hàng rào. Nhà nhà san sát như phố. Ở nơi mới, nhà dân được lợp tôn, vách ván, nhưng nền đất sét đỏ quạch, nắng bụi, mưa bùn. Cả làng không một bóng cây, ngày nắng như nung, ngày mưa thì trần lưng hứng nước. Dù đã chuẩn bị sẵn khẩu trang, nhưng vào bất cứ nhà nào chúng tôi cũng không thở nổi vì mùi hôi hám. Nhà Hồ Văn Vói ngồi bệt dưới nền đất, bên bếp tro đầy bụi bẩn để ăn bữa trưa. Vợ Vói chừng dưới 40 tuổi mải miết vá đồ. Bọn trẻ, đứa bò dưới nền, đứa cõng em ngoài sân, đứa trèo lên cột nhà... mũi xanh thò lò, nhem nhuốc mày mặt, thỉnh thoảng chạy lại bốc cơm bỏ miệng. Bữa trưa của một gia đình có đến 10 đứa trẻ chỉ có nồi măng rừng luộc. Hai con trai đầu Hồ Văn Trường, Hồ Văn Báu chừng 19, đôi mươi đều bị triệu chứng đau họng, ho ra máu, nhưng nhà đông con, không có tiền để Vói mua heo, gà cúng Giàng. Họ đang hoang mang lo sợ cái chết sẽ sớm đến. Nhưng rất may, nhờ chăm sóc y tế kịp thời, cả Trường và Báu giờ đã có thể giúp cha xẻ gỗ. Nhà Hồ Văn Tí còn thê thảm hơn: 7 nhân khẩu chen nhau trong căn nhà vách nứa chừng 10 mét vuông. Con đầu Hồ Văn Quý 16 tuổi vừa chết hôm 12.7, nhưng không có lấy một bát hương. Vợ Tí chuẩn bị sinh đứa thứ 6, trông ốm yếu đến thảm hại. Kế đó, nhà Hồ Văn Viên, Hồ Văn Giáo... cũng đều có 5, 7 con thơ dại. Và hình như bất cứ nhà Hồ Văn nào trong làng này cũng đông con. Con số 100% hộ đói nghèo mà chính quyền xã công bố không nói hết được sự lạc hậu, nhếch nhác nơi này. Nơi đây còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, quanh năm giết súc vật để cúng tế thần, Giàng. Thiếu nữ chửa hoang, lập tức bị đuổi ra khỏi làng, một mình vượt cạn giữa rừng. Hết “cữ”, cúng heo đen mới được về làng. Người chết không được khiêng ngang làng, người đi đưa tang bị cấm uống chung con nước với làng, phải vào rừng, ở chòi canh rẫy, 15 ngày sau mới được về... Ông Nguyễn Chí Trung (66 tuổi) - người cấp tiến duy nhất ở đây, là người Kinh. Ông Trung theo cơn lốc vàng đến đây, rồi trú lại 24 năm. Ông nói: Khắp các con suối, ngọn đồi, nơi đâu cũng mỏ vàng. Có gần 20 điểm khai thác. Sông suối đục ngầu quanh năm. Đặc biệt, người khai thác đánh hóa chất, thải thẳng ra môi trường. Vì vậy, không loại trừ khả năng môi trường bị nhiễm độc. Năm 1997, tại hầm vàng ở bãi Muối, đã có 4 thợ mỏ đồng loạt chết với triệu chứng đau họng, bục mủ, sưng hạch... giống như trường hợp của những dân làng bị bệnh hiện nay. Tôi rất mong chờ những cái chết lạ từ trước đến nay ở Phước Lộc được làm sáng tỏ để tránh thảm họa tương tự như bây giờ.

Việt Nam chưa loại trừ được bệnh bạch hầu

Liên quan đến 6 ca “bệnh lạ” tử vong tại xã Phước Lộc, PGS-TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - cho biết, 7 mẫu bệnh phẩm đã được gửi tới Viện Paster Nha Trang. Kết quả ban đầu, 1 mẫu dương tính với bệnh bạch hầu. Hiện cơ quan y tế vẫn tiếp tục phân tích, làm các xét nghiệm để truy tìm nguyên nhân gây bệnh. Theo PGS-TS Phu, bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bất cứ trường hợp nào chưa có miễn dịch - chưa tiếp xúc với mầm bệnh, chưa tiêm phòng đủ hoặc đã tiêm nhưng không sinh miễn dịch đều dễ mắc bạch hầu. Đây là bệnh nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao. Hiệnnay, bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch do chưa tiêm vaccine phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh.

Công an Nhân dân

Huy động nguồn lực tư nhân vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS

Hội thảo “Huy động sự tham gia và đầu tư của khối tư nhân trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ dự phòng HIV” đã được tổ chức vào ngày 16/7 tại TP.HCM, thu hút nhiều đại biểu tới tham dự từ các cơ quan của chính phủ ở cấp Trung ương và địa phương hoạt động trong lĩnh vực phòng chống HIV, các tổ chức phát triển, các nhà máy và doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ dự phòng HIV. Bà Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, cho biết, gần 80% nguồn ngân sách hoạt động cho hoạt động phòng chống HIV tại Việt Nam hiện do các nhà tài trợ quốc tế cung cấp. Tuy nhiên, các nguồn lực này đang rút dần khỏi Việt Nam, vì vậy tìm nguồn lực thay thế để duy trì cung cấp hàng hóa và dịch vụ dự phòng HIV là hết sức cấp thiết, đặc biệt khi dịch HIV/AIDS đã xuất hiện tại tất cả các tỉnh, thành phố, gần 99% quận huyện và hơn 80% xã phường của Việt Nam. Trong đó, khối Y tế tư nhân luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi giai đoạn, Luật phòng chống HIV/AIDS và các văn bản quy phạm pháp luật cũng đã có các quy định đòi hỏi sự tham gia của các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh cùng tham gia vào công tác phòng chống HIV/AIDS. Cũng theo bà Hương, sau hơn 20 năm công cuộc phòng chống HIV/AIDS đã đạt được thành công trong việc nâng cao kiến thức của người dân về HIV/AIDS. Việc chủ động tiếp cận dịch vụ đang trở nên dần phổ biến trong cộng đồng, người dân đã biết tự tìm đến với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS khi nhận thấy mình có nguy cơ lây nhiễm HIV. Khu vực tư nhân với đặc điểm linh hoạt, quy mô đa dạng, đáp ứng nhanh với nhu cầu thị trường sẽ là kênh cung cấp dịch vụ và các vật phẩm phòng, chống HIV/AIDS như bao cao su, bơm kim tiêm, … một cách hiệu quả. Tuy nhiên lâu nay, cũng tồn tại một quan điểm rằng, hoạt động phòng chống HIV/AIDS là lĩnh vực do Nhà nước đảm nhiệm, hay các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS hiện nay đều miễn phí. Trên thực tế, các văn bản, hướng dẫn và quy định liên quan tới triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS không giới hạn hình thức của đơn vị cung cấp dịch vụ. Ví dụ như hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV, các hoạt động dự phòng lây nhiễm như cung cấp bao cao su, bơm kim tiêm. Do vậy, việc tổ chức vận động, tăng cường thông tin về các Thông tư, quy định và hướng dẫn thực hiện liên quan tới dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS là hết sức quan trọng giúp khối kinh tế tư nhân hiểu rõ thủ tục, quy trình triển khai và khuyến khích khối này tham gia vào chương trình. Ở Tuyến Trung ương, việc rà soát lại các văn bản và quy định hiện hành, đưa ra các hướng dẫn cụ thể, chi tiết về quy trình đăng ký, triển khai cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS sẽ tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích khối tư nhân tham gia vào chương trình. Các chính sách hiện tại cần phải điều chỉnh để đảm bảo thực sự khuyến khích và thu hút sự quan tâm của khu vực tư nhân. Tất cả nhằm mục tiêu hàng đầu là ngăn ngừa dịch AIDS lây lan trong cộng đồng và đảm bảo tính hoạt động bền vững của hoạt động phòng chống HIV/AIDS.

Góp giọt máu hồng vì nghĩa tình đồng đội và chung sức vì cộng đồng

Nhân kỷ niệm 53 năm Ngày truyền thống lực lượng CSND (20/7/1962 - 20/72015), ngày 17/7, tại TP Hồ Chí Minh, Tổng cục Cảnh sát đã phối hợp cùng Bệnh viện 30-4 (Bộ Công an) và Viện Huyết học Trung ương (Bộ Y tế) tổ chức lễ hiến máu tình nguyện “Nghĩa tình đồng đội”. Phát biểu tại buổi lễ, Đại tá Lê Tấn Tảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhấn mạnh: Hiến máu nhân đạo là hành động cao cả, cử chỉ cao đẹp của toàn xã hội, trong đó có lực lượng CAND. Góp giọt máu hồng vì nghĩa tình đồng đội và chung sức cùng cộng đồng với mục đích cứu người. Qua đó, giáo dục cán bộ chiến sỹ vừa thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ vừa hưởng ứng cuộc vận động các phong trào xã hội, đặc biệt là cuộc vận động hiến máu vì đồng đội, cộng đồng. Sau buổi lễ, hơn 140 cán bộ, chiến sĩ thuộc Tổng cục Cảnh sát đã được các bác sỹ, y sỹ kiểm tra sức khỏe theo quy định, tham gia tích cực, sôi nổi hoạt động hiến máu tình nguyện nghĩa tình đồng đội và chung sức cùng cộng đồng cứu người.

Thanh niên

MEDIC sử dụng hệ thống xét nghiệm tự động đầu tiên ở ASEAN

Ngày 17/7, Trung tâm chẩn đoán Y khoa MEDIC (TP.HCM) cho hay đã nâng cấp, tự động hóa hoàn toàn hệ thống xét nghiệm tự động Aptio™. Bên cạnh đó, MEDIC cũng đưa vào sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu mới nhất của Siemens CentraLink™, góp phần quản lý hiệu quả mẫu xét nghiệm, tự động xác minh, truy cập mẫu nhanh chóng và chủ động kiểm soát chất lượng tại phòng xét nghiệm. Theo đại diện trung tâm này cho hay, việc nâng cấp giúp MEDIC đủ năng lực thực hiện 1.500 xét nghiệm/giờ vào thời gian cao điểm. Phục vụ khoảng 2.000 – 3,000 bệnh nhân mỗi ngày. “Hiệu suất phòng xét nghiệm có thể đạt khoảng 25.000 xét nghiệm mỗi ngày trong khi thời gian trả kết quả xét nghiệm sinh hóa và miễn dịch giảm từ 60 phút còn 20 đến 30 phút”-đại diện MEDIC cho biết thêm. Được biết, MEDIC là cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam và cũng là đầu tiên trong khu vực ASEAN lắp đặt hệ thống xét nghiệm tự động Aptio™. Hệ thống Aptio™ là giải pháp linh hoạt giúp thay đổi cách thức vận hành phòng xét nghiệm bằng cách kết hợp quy trình hiện đại bậc nhất với hiệu suất cao và công nghệ thông minh.

Sức khỏe & Đời sống

Gần 100 công nhân nhập viện sau bữa ăn tăng ca

Theo các công nhân, tối 15/7, họ ăn suất cơm tăng ca tại công ty với các món thịt heo xào cải chua, đậu hũ chiên, dưa leo… Một giờ sau, nhiều người có biểu hiện đau bụng, buồn nôn,tiêu chảy. Gần 100 người lần lượt được đưa lên taxi, xe máy chở đến cấp cứu tại Bệnh viện quận Thủ Đức và Bệnh viện Quân đoàn 4. Bác sĩ Nguyễn Thanh Bình, Trưởng kíp trực cấp cứu Bệnh viện quận Thủ Đức, cho biết, các công nhân có dấu hiệungộ độc thực phẩm. Bệnh viện quận Thủ Đức đã huy động lực lượng để truyền dịch cho 40 công nhân. 'Đến nửa đêm, 5 công nhân nhẹ được xuất viện, 35 bệnh nhân còn lại được chia vào nằm ở nhiều khoa để theo dõi', bác sĩ Bình cho biết.Trung tâm y tế dự phòng quận Thủ Đức và các cơ quan chức năng đã tiến hành lập biên bản, thu giữ mẫu thức ăn ở công ty để làm rõnguyên nhân gây ngộ độc.

Ngăn chặn sốt rét kháng thuốc - Cách gì? (Tiếp theo)

Khó khăn chủ quan: Hiện nay ở một số nơi người dân vẫn còn tập quán đi rừng, ngủ rẫy qua đêm; số lượng này ngày càng tăng nhưng cộng đồng không quan tâm đến công tác phòng chống sốt rét. Việc giao thương, mua bán, giao lưu qua lại của người dân vùng biên giới, khu vực có sốt rét lưu hành và sốt rét kháng thuốc diễn ra thường xuyên và cũng có xu hướng ngày càng gia tăng. Mạng lưới y tế ở cơ sở tuy được củng cố trong một thời gian dài nhưng nhiều nơi chất lượng hoạt động vẫn chưa cao, đặc biệt là y tế thôn bản ở vùng sâu, vùng xa ở một số tỉnh. Người dân lạm dụng hóa chất diệt muỗi cũng làm cho muỗi truyền bệnh kháng lại với hóa chất diệt và có khả năng lây truyền mầm bệnh kháng thuốc phát tán đi nơi khác. Ở một số nơi vùng biên giới chưa kiểm soát được tình trạng thuốc giả và thuốc kém chất lượng; việc giám sát điều trị không đúng thuốc, không đủ liều chưa được thực hiện triệt để cũng đã ảnh hưởng vấn đề.

Phân vùng sốt rét kháng thuốc

Từ những khó khăn, thách thức về mặt khách quan và chủ quan nêu trên; những nhà khoa học chuyên ngành ở trung ương, địa phương đã tổ chức công tác giám sát hiệu lực của thuốc điều trị sốt rét mãi từ năm 2007 cho đến nay để có cơ sở phân vùng sốt rét kháng thuốc nhằm giúp cho công tác xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp ngăn chặn kháng thuốc. Kết quả vùng kháng thuốc của nước ta được chia làm 2 khu vực: Khu vực 1: có 5 tỉnh đã được xác định có hiện tượng ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc artenisinin hoặc nghi ngờ có tình trạng kháng thuốc, ký sinh trùng sốt rét dương tính vẫn còn trong lam máu xét nghiệm vào ngày thứ 3 (D3) sau điều trị với tỷ lệ trên 10% gồm các tỉnh Bình Phước, Đăk Nông, Gia Lai, Quảng Nam và Khánh Hòa. Khu vực 2: có 11 tỉnh tiếp giáp với khu vực 1 có nguy cơ lan truyền sốt rét kháng thuốc artemisinin gồm các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Kon Tum, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương và Tây Ninh. Để thực hiện được vấn đề giải quyết sốt rét kháng thuốc hiện nay tại nước ta, Quỹ Toàn cầu đã hỗ trợ một dự án mang tên “Sáng kiến khu vực ngăn chặn sốt rét kháng thuốc artemisinin” (RAI: Regional Artemisinin Initiative) triển khai trong 3 năm từ 2014-2016 tại 14 tỉnh để góp phần bảo vệ thành quả phòng chống sốt rét đã đạt được nhằm tiếp tục làm giảm số tử vong, số mắc và không để dịch sốt rét xảy ra; thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2030.

Ngăn chặn thế nào?

Mục tiêu chung là tập trung các biện pháp để ngăn chặn và tiến tới loại trừ KSTSR tháng thuốc artemisinin tại nước ta, góp phần loại trừ bệnh sốt rét ra khỏi cộng đồng vào năm 2030. Giải pháp can thiệp để đạt được mục tiêu chung nêu trên là phải thực hiện một cách đồng bộ các vấn đề như: Phát hiện sớm, điều trị triệt để bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng sốt rét để ngăn chặn sự gia tăng và lan rộng của KSTSR kháng thuốc artemisinin. Nghiêm cấm việc điều trị bệnh sốt rét bằng thuốc artemisinin hay dẫn chất là artesunat đơn thuần để trị liệu, trừ trường hợp sử dụng thuốc artesunat tiêm trong điều trị sốt rét ác tính lúc đầu. Khống chế sự lây lan ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc bằng biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh và các biện pháp bảo vệ cá nhân. Tăng cường các biện pháp phòng chống sốt rét cho nhóm dân di biến động nhằm hạn chế sự lây lan của sốt rét kháng thuốc phát tán ra nơi khác. Nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi phòng chống sốt rét của cộng đồng người dân bằng các chiến dịch truyền thông giáo dục sức khỏe phù hợp. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, giám sát hiệu lực điều trị sốt rét; các nghiên cứu di truyền ở mức độ phân tử nhằm theo dõi, đánh giá tiến triển của sốt rét kháng thuốc và hiệu quả tác động của các hoạt động ngăn chặn sốt rét kháng thuốc. Mỗi giải pháp thực hiện sẽ có các hoạt động cụ thể để triển khai. Hy vọng rằng tình trạng sốt rét kháng thuốc tại nước ta và các quốc gia khác trong khu vực sẽ được ngăn chặn một cách có hiệu quả để góp phần giữ vững, duy trì thành quả đạt được trong thời gian qua nhằm tiến tới loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030 như đã hoạch định.

Trẻ tử vong sau tiêm vắc xin tại Nghệ An không liên quan đến tiêm chủng

Ngày 16/7, Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế cho biết, ngày 12/7, ghi nhận một trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin BCG (vắc xin phòng chống lao) ở trẻ nam 8 ngày tuổi tại xã Tây Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nghệ An, trẻ được tiêm vắc xin BCG lúc 9h15 ngày 12/7/2015 tại Trạm Y tế xã Tây Hiếu. Cán bộ tiêm chủng tại trạm đã thực hiện đúng các quy định về tổ chức buổi tiêm chủng. Trẻ được tiêm theo đúng quy trình, được theo dõi 30 phút sau tiêm, được tư vấn chăm sóc trong vòng 24 giờ sau tiêm chủng. Theo thông tin từ gia đình trẻ, sau tiêm trẻ vẫn khỏe mạnh bình thường. Lúc 12h00 cùng ngày, trẻ được mẹ cho bú sữa bằng bình, trong lúc bú trẻ khóc và có biểu hiện khó thở, thở khò khè. Đến 14h20 cùng ngày, trẻ khó thở nhiều và được gia đình đưa tới Trạm Y tế trong tình trạng tím tái, ngừng thở, ngừng tim. Tại đây, trẻ được sơ cấp cứu và chuyển ngay tới bệnh viện đa khoa Tây Bắc. Trẻ tử vong trên đường tới bệnh viện. Trẻ có tiền sử nhiễm trùng sơ sinh - theo dõi tim bẩm sinh. Cùng ngày tiêm chủng mở rộng tại thị xã Thái Hòa, có 99 trẻ được tiêm cùng lô vắc xin BCG, ngoài trẻ tử vong nêu trên các trẻ còn lại đều có sức khỏe ổn định.Ngay sau khi xảy ra trường hợp tai biến nêu trên, Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế tỉnh Nghệ An đã tiến hành điều tra và tổ chức họp ngày 15/7/2015 với sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng để đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, nguyên nhân tử vong của trẻ. Sau khi tổng hợp, phân tích, đánh giá, Hội đồng đã thống nhất kết luận: trẻ tử vong không rõ nguyên nhân, không có bằng chứng liên quan đến tiêm chủng và chất lượng vắc xin.

Bộ Y tế đề nghị xác minh thông tin “Bệnh nhân ở Phú Thọ chết bất thường..”

Ngày 16/7, Cục Quản lý Khám chữa bệnh- Bộ Y tế đã có công văn số 807/KCB-QLCL gửi Sở Y tế Phú Thọ đề nghị xác minh thông tin “Bệnh nhân ở Phú Thọ chết bất thường: Luật sư mong Bộ Y tế vào cuộc”. Trước đó, ngày 14/7, trên báo chí có đưa tin có đưa tin “Bệnh nhân ở Phú Thọ chết bất thường: Luật sư mong Bộ Y tế vào cuộc” phản ánh về cái chết của anh Bùi Doãn Hải trú tại xã Vũ Yển, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Bài báo cho biết, ngày 2/7/2015 tại bệnh viện đa khoa huyện Thanh Ba anh Hải được tiến hành phẫu thuật thoát vị bẹn, ngay sau khi tiêm gây mê để tiến hành phẫu thuật thì anh Hải đột nhiên lên cơn co giật, tím tái người và tử vong ngay sau đó. Hiện nay gia đình anh Hải đã gửi đơn đến cơ quan chức năng và thuê luật sư vào cuộc để làm rõ sự việc và nguyên nhân cái chết của anh Hải. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế Phú Thọ chỉ đạo bệnh viện đa khoa huyện Thanh Ba khẩn trương xác minh thông tin nêu trong bài báo. Đồng thời thành lập hội đồng chuyên môn theo quy định tại Điều 73 Luật Khám chữa bệnh để xác minh nguyên nhân gây tử vong của người bệnh Bùi Doãn Hải và xác định cá nhân, tập thể liên quan có hoặc không có sai sót chuyên môn. Xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể liên quan theo đúng quy định hiện hành nếu có sai phạm. Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng yêu cầu Sở Y tế Phú Thọ gửi báo cáo sự việc về Cục trước ngày 24/7/2015 để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.

Ðiều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng methadone ở một số địa phương

*Hà Tĩnh: Sau gần 2 năm triển khai các cơ sở điều trị methadone tại Hà Tĩnh, đến nay, số bệnh nhân tham gia điều trị tuân thủ tốt trên 95%, không có bệnh nhân mắc mới các bệnh truyền nhiễm như lao, HIV, viêm gan B, C, 85% số bệnh nhân tăng cân. Tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị khởi liều, dò liều rất ít, không có bệnh nhân nào tử vong, ngộ độc do methadone. Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng bệnh nhân sử dụng ma túy sau khi điều trị tháng thứ 3 là 80%, sau khi điều trị tháng thứ 6 chỉ còn 25,7%, sau khi điều trị tháng thứ 12 còn 12,5% trường hợp dương tính với kết quả xét nghiệm nước tiểu về ma túy như: heroin, morphin...*Nam Định: Theo Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Nam Định, tính đến ngày 30/6/2015, tổng số bệnh nhân hiện đang tham gia điều trị bằng methadone là 1.427 bệnh nhân, trong đó có 1.052 bệnh nhân đạt liều duy trì. Từ tháng 7/2014 đến 30/6/2015, số bệnh nhân tham gia điều trị đã tăng từ 1.197 lên 1.427 bệnh nhân. Như vậy, Nam Định là một trong 5 tỉnh/thành phố trên toàn quốc có tỷ lệ bệnh nhân tham gia điều trị methadone cao nhất (76%) theo chỉ tiêu được giao tại Quyết định 1008/QĐ-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Giao chỉ tiêu điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone đến hết năm 2015”. *Thái Nguyên: Tính đến 6/2015, Thái Nguyên có 6 cơ sở điều trị cho 1.729 bệnh nhân ma túy cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone. Chương trình đã đem lại nhiều lợi ích về an ninh - xã hội, giảm đáng kể hành vi sử dụng ma túy, nguy cơ lây nhiễm HIV và tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị. Tình trạng sử dụng chung bơm kim tiêm giảm rõ rệt, tăng tỷ lệ bệnh nhân sử dụng bao cao su thường xuyên khi quan hệ tình dục kể cả với phụ nữ bán dâm cũng như bạn tình, góp phần dự phòng lây nhiễm HIV và một số bệnh lây truyền qua đường máu trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị viêm gan B, C... Các bệnh nhân tham gia chương trình methadone đều được cải thiện sức khỏe (thể chất tâm thần và chất lượng cuộc sống).

Tập huấn cập nhật kiến thức chẩn đoán điều trị bệnh da và lây qua đường tình dục

Sáng ngày 17/7, Trung tâm Da liễu Hà Tĩnh tổ chức lớp tập huấn cập nhật kiến thức chẩn đoán điều trị bệnh da và các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục cho các y, bác sĩ đang công tác trong lĩnh vực Da liễu trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian 1 buổi, các học viên được GS.TS Trần Hậu Khang – Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung Ương truyền đạt những kiến thức cơ bản về cách phát hiện, chẩn đoán điều trị các bệnh Da liễu; Chiến lược quản lý bệnh da, bệnh lây truyền qua đường tình dục, tiêu chuẩn chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh da mạn tính: viêm da cơ địa, lupus ban đỏ hệ thống, sùi mào gà, vảy nến... và cập nhật các kiến thức điều trị các bệnh da thông thường: ghẻ, chốc lở, nấm da đùi, bệnh á sừng, tổ đĩa, zona.. Nhân dịp này, GS.TS Trần Hậu Khang sẽ giành 2 ngày trực tiếp khám hội chẩn, tư vấn, kê đơn thuốc điều trị cho khoảng 200 bệnh nhân mắc bệnh Da liễu,các bệnh lây qua đường tình dục trên địa bàn tỉnh.

Xử phạt 77 doanh nghiệp sai phạm về quảng cáo TPCN 1,6 tỷ đồng

Trong số những vi phạm về TPCN thời gian qua mà cơ quan quản lý phát hiện được, vi phạm về quảng cáo chiếm tỷ lệ cao nhất. Có những thời điểm, hơn 53% số lượng doanh nghiệp vi phạm về TPCN là vi phạm liên quan tới quảng cáo. Theo TS Nguyễn Thanh Phong- Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế, trong 6 tháng năm 2015, tổng số tiền phạt về những hành vi sai phạm trong quảng cáo liên quan đến thực phẩm chức năng (TPCN) là 1,6 tỷ đồng ở 77 doanh nghiệp vi phạm. Trong số những vi phạm về TPCN thời gian qua mà cơ quan quản lý phát hiện được, vi phạm về quảng cáo chiếm tỷ lệ cao nhất. Có những thời điểm, hơn 53% số lượng doanh nghiệp vi phạm về TPCN là vi phạm liên quan tới quảng cáo (như quảng cáo khi chưa có thẩm định của cơ quan y tế, quảng cáo quá nội dung được phê duyệt). “Do vậy thời gian tới Cục An toàn thực phẩm sẽ xử lý nghiêm với hành vi vi phạm như phạt tiền, rút giấy phép, công khai sai phạm trên phương tiện thông tin đại chúng bên cạnh đó phối hợp chặt chẽ với cơ quan truyền thông, cơ quan phát hành quảng cáo "siết" quảng cáo TPCN”- ông Phong cho biết. Cũng theo ông Phong, bất kỳ TPCN nào khi đã công bố và được phép lưu thông trên thị trường là đảm bảo chất lượng (trừ sản phẩm bị làm giả). Tuy nhiên, trong số hơn 10.000 sản phẩm TPCN đang lưu thông trên thị trường hiện nay, chỉ khoảng 50-60% trong số đó là "sống" được, tức là được người tiêu dùng chấp nhận, còn lại là "tự diệt" vì không được người tiêu dùng ưu chuộng. Liên quan đến chất lượng TPCN, trước một số ý kiến đang lo ngại tình trạng "tiêu cực" trong công bố kết quả kiểm định chất lượng TPCN của doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Phong cho rằng kết quả kiểm nghiệm một sản phẩm TPCN không chỉ tiến hành duy nhất ở một địa chỉ mà được gửi tới nhiều cơ quan khác nhau để kiểm nghiệm. Đó còn chưa kể, sau khi kiểm nghiệm xong, cơ quan quản lý phải lưu hai mẫu, một ở chính cơ quan kiểm nghiệm, một tại doanh nghiệp. Các mẫu phải được niêm phong, khi xảy ra vấn đề khiếu kiện hay tranh chấp, hai mẫu ở hai nơi này sẽ được đem đi kiểm nghiệm lại để lấy đó làm căn cứ kết luận. Ngoài ra, hiện theo quy định, hàng năm các phòng kiểm nghiệm phải có chương trình đánh giá sự phù hợp. Cụ thể, các cơ quan quản lý có thể lấy ngẫu nhiên một sản phẩm nào đó, không định danh trước, không có tên doanh nghiệp gửi đi các phòng kiểm nghiệm để xác định kết quả, nếu phòng kiểm nghiệm nào cho ra kết quả chênh lệch quá phạm vi cho phép, khác biệt với các kết quả của phòng kiểm nghiệm khác sẽ bị giám sát lại quy trình để đánh giá lại. " Với những quy định chặt chẽ nêu trên, tôi cho rằng khó có chỗ cho "tiêu cực" tồn tại".

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

3 người dân Quảng Nam đã tử vong do mắc bạch hầu. Vậy bệnh bạch hầu là gì?Ai là đối tượ dễ mắc và bệnh Nguy hiểm ra sao mà lại gây tử vong cho người mắc?Phòng bệnh thế nào?

Cơ chế lây truyên của bệnh bạch hầu

Theo PGS. TS Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong. "Trước đây bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước; từ khi vắc xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vắc xin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch do chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh", ông Phu cho biết. Ông Phu cho biết, trong nhiều năm qua, hầu như không ghi nhận ca mắc bạch hầu ở trẻ nhỏ trên cả nước, tuy nhiên hai năm gần đây vẫn ghi nhận rải rác ổ dịch nhỏ (1 ca bệnh/ổ dịch) tại một số địa phương như Nghệ An, Gia Lai. Các ca bệnh là người lớn, thuộc đối tượng chưa tiêm vắc xin. “Bạch hầu thường tấn công trẻ nhỏ, trong khi đó người lớn có thể mang vi khuẩn nhưng không có biểu hiện bệnh và có thể là nguồn lây nhiễm cho trẻ. Việc các gia đình trì hoãn tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ rất diễn khiến bạch hầu trở lại. Do đó, trẻ cần được cần tiêm vắc xin đầy đủ”, ông Phu khuyến cáo.

Biến chứng của bệnh bạch hầu là gì?

Theo ông Phu, bạch hầu nguy hiểm do có thể gây biến chứng tim, phế quản, phổi dẫn đến tử vong nếu không được điều trị sớm. Còn thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà - Phó chủ tịch hội truyền nhiễm Việt Nam cho biết, ngày trước chưa có vắc xin phòng bệnh thì bệnh nhân tử vong từ 15 - 20%. Có hai thể bạch hầu ác tính gây viêm cơ tim, gây suy tim, suy thận, hoại tử lách trong đó biến chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân bạch hầu là viêm cơ tim có thể xuất hiện sớm ở những ngày đầu của bệnh nhưng có thể muộn hơn 3 - 5 tuần dù bệnh đã phục hồi. Biến chứng viêm dây thần kinh ngoại biên có thể gây liệt các dây thần kinh sọ, gây liệt màn khẩu cái liệt cơ mắt, liệt mềm các chi, liên cơ hoành, cơ liên sườn gây suy hô hấp. Nhiều năm gần đây ở miền Bắc không ghi nhận trường hợp nào nhiễm bạch hầu. Để điều trị bệnh bạch hầu, nguyên tắc điều trị trung hòa độc tố bạch hầu càng sớm càng tốt, các bác sĩ sẽ truyền huyết thanh kháng vi rút bạch hầu ác tính. Ngày trước chủ yếu sử dụng điều trị bằng kháng huyết thanh ngựa nhưng thời gian gần đây loại huyết thanh này không được sản xuất vì bệnh bạch hầu ít người mắc.

Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh tốt nhất?

Theo các chuyên gia Viện VSDTTW, cách hiệu quả nhất để phòng bệnh bạch hầu là duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao trong cộng đồng. Ở hầu hết các nước, vắc xin giải độc tố bạch hầu được tiêm cùng với vắc xin ho gà và giải độc tố uốn ván ( vắc xin BH – HG - UV). Gần đây một số nước đã sử dụng vắc xin phối hợp gồm vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và đôi khi cả vắc xin Hib. Sau mỗi khoảng thời gian 10 năm, cần tiêm nhắc lại vắc xin loại dùng cho người lớn là giải độc tố uốn ván – bạch hầu (Td) để duy trì khả năng miễn dịch. Liên quan kết luận của Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế Quảng Nam về ổ dịch bạch hầu là nguyên nhân khiến 3 người tử vong (từ ngày 9 đến 12-7) tại xã Phước Lộc (huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam), Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cho biết, Bộ Y tế đã chỉ đạo các chuyên gia của Viện Pasteur Nha Trang, Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia hỗ trợ chuyên môn, cung cấp đầy đủ vắc xin để sẵn sàng cho chiến dịch tiêm phòng vắc xin bạch hầu cho tất cả người dân của xã Phước Lộc.

Dân trí

Phối hợp cứu sống trẻ sơ sinh bị đa chứng bệnh ở tim

Ngày 15/7, tin từ BV Trung ương Huế cho biết vừa cứu sống 1 trẻ sơ sinh bị đa chứng bệnh ở tim khá phức tạp với sự phối hợp chặt chẽ của Trung tâm Nhi khoa, Trung tâm Tim mạch của bệnh viện cùng BV Sản - Nhi Đà Nẵng. Theo đó, sản phụ Nguyễn Thị Kim Thoa (26 tuổi, trú phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) sinh bé trai nặng 3,2kg vào ngày 20/5 tại BV Sản - Nhi Đà Nẵng. Thời gian đầu cháu có nhiều biểu hiện tím tái, chẩn đoán bị viêm phổi nặng và tim bẩm sinh phức tạp. Sau khi được điều trị tích cực để cầm bệnh, nâng cao thể trạng tại BV Sản - Nhi Đà Nẵng, vào ngày 19/6 cháu được đưa ra TT Nhi khoa của BV Trung ương Huế. Tại đây, bệnh nhi được chăm sóc tối đa để làm giảm bệnh viêm phổi. Ngày 6/7, khi chứng viêm phổi đã đỡ, cháu được đưa sang Trung tâm Tim mạch. Chẩn đoán cháu bị chuyển vị đại động mạch, thông liên thất lỗ lớn, thông liên nhĩ - còn ống động mạch, hẹp eo động mạch chủ. Nếu không mổ sớm, bệnh nhi sẽ tử vong muộn nhất khi 2 tháng tuổi. Ngày 7/7, ê-kip từ Khoa Ngoại lồng ngực. Tim mạch kết hợp với Khoa Gây mê Hồi sức Tim mạch tiến hành sửa chữa hoàn toàn các tổn thương tim như tạo hình eo động mạch chủ - tái lập lưu thông động mạch chủ. Tiếp đến là thắt, cắt ống động mạch; đóng thông liên nhĩ, thông liên thất và chuyển gốc đại động mạch để tim được trở lại bình thường. Ca phẫu thuật thành công, cháu bé đã được cứu sống. Hiện cháu đã ổn định, ăn bú tốt và đang được điều trị tiếp tục tại Khoa Gây mê Hồi sức Tim mạch, BV Trung ương Huế. Đây là một ca bệnh nặng được cứu chữa thành công nhờ sự phối hợp nhịp nhàng, từ chăm sóc tốt, chuyển viện kịp thời, phẫu thuật chính xác, nuôi dưỡng chu đáo.

Diễn tập ứng phó thảm họa trước mùa mưa bão

Với những tình huống khẩn cấp như ngư dân trên đường vào bờ tránh bão thì bất ngờ bị chìm thuyền đuối nước, người dân gặp nạn lúc che chắn nhà cửa… Trước những tình huống đó đội cấp cứu có mặt, sơ cứu tại chỗ chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất. Vào mùa mưa bão tỉnh Nghệ An là một trong những địa phương thường xuyên hứng chịu nhiều thiệt hại do thiên tai, mưa bão gây ra ở trên biển, trên đất liền. Vì vậy công tác ứng cứu, sơ cấp cứu, ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp bất thường là rất cần thiết, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Chiều ngày 16/7, Hội chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội thi tuyên truyền, diễn tập phòng ngừa ứng phó thảm hoạ, sơ cấp cứu lần thứ III. Bà Nguyễn Lương Hồng, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ Nghệ An nhấn mạnh: “Đây là một trong những hoạt động thiết thực chuẩn bị những kỹ năng cần thiết để ứng phó với các trường hợp khẩn cấp, các thảm họa thiên tai bất thường xảy ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhất là trong thời điểm mùa mưa bão đang đến gần. Qua đó giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân trong những trường hợp khẩn cấp”. Trong buổi diễn tập trên bãi biển Cửa Lò (Nghệ An), Ban tổ chức đã đặt ra các tình huống như: Do mưa bão các tàu thuyền đang cố gắng vào nơi neo đậu thì gặp sự cố khiến thuyền bị lật, một số ngư dân gặp nạn, rơi xuống biển đuối nước. Ngay sau khi nhận được thông tin đội cứu hộ cứu nạn đã có mặt kịp thời, tìm kiếm và đưa các ngư dân đang gặp nạn vào bờ an toàn, tiến hành sơ cấp cứu với các nạn nhân đuối nước. Ngoài ra, Ban tổ chức còn tiến hành diễn tập sơ cứu, cấp cứu cho người dân bị thương trong các trường hợp đang chằng chống nhà cửa, chặt cây... không may bị tai nạn một cách kịp thời. Trang bị những kỹ năng cần thiết trong trường hợp khẩn cấp cho các tình nguyện viên để có thể ứng cứu người gặp nạn. Bên cạnh đó, Hội thi còn có các phần thi sôi nổi hấp dẫn như: Thi tiểu phẩm với nội dung cứu trợ khẩn cấp, trợ giúp nhân đạo, chăm sóc sức khỏe, sơ cấp cứu ban đầu, hiến máu tình nguyện… Hội thi có sự tham gia của 8 đội với 72 thành viên, đây là những cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình nguyện viên Hội chữ thập đỏ các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Qua hội thi, cán bộ và tình nguyện viên trên địa bàn tỉnh Nghệ An có cơ hội được thực hành, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng phòng ngừa ứng phó thảm họa và sơ cấp cứu trong những trường hợp khẩn cấp, bất thường, góp phần xây dựng lực lượng nòng cốt trong phong trào Chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An.

Phẫu thuật thay khớp gối cho bệnh nhân ung thư xương đùi đầu tiên Việt Nam

Ngày 17/7, tin từ Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế cho biết, các y bác sĩ tại đây đã thực hiện thành công ca phẫu thuật thay khớp gối cho bệnh nhân ung thư đầu dưới xương đùi. Theo đó, bệnh nhân là anh Nguyễn Đình P. (21 tuổi, trú xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) bị ung thư đầu dưới xương đùi. Khi nhập viện lần đầu, khối u phát triển khá lớn và đã di căn phổi. Kết quả sinh thiết khối u cho thấy người bệnh bị ung thư xương ác tính giai đoạn ba. Tuy nhiên, do người bệnh còn trẻ, thể trạng tốt, di căn không tiến triển, đáp ứng điều trị hóa chất tốt; chụp cộng hưởng từ khớp gối không có tình trạng khối u xâm lấn rộng rãi ra chung quanh, do đó các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u rộng rãi (kích thước 30x20 cm); đồng thời tạo hình lại cho người bệnh bằng khớp gối nhân tạo loại đặc biệt. Ê-kip ca phẫu thuật do TS. Lê Nghi Thành Nhân, Trưởng Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình - Lồng ngực, Bệnh viện Trường Đại học Y – Dược Huế đứng đầu cùng sự sự hỗ trợ của các bác sĩ và phương tiện của Đại học Tartu (Estonia). Đây là một ca phẫu thuật phức tạp vì yêu cầu khi phẫu thuật phải không làm thương tổn các cấu trúc quan trọng kế cận, không làm rơi vãi tế bào u ra xung quanh, không gây chấn thương lên khối u dẫn đến di căn tế bào. Kết thúc ca phẫu thuật, hiện sức khỏe bệnh nhân P. đã ổn định và chuẩn bị điều trị phục hồi chức năng khớp gối kết hợp điều trị hóa chất tiếp. Được biết đây là ca phẫu thuật đầu tiên ở Việt Nam thay khớp gối sau cắt bỏ khối u lớn ở vùng khớp gối thành công.

Ngăn chặn kê toa “bừa bãi” kháng sinh trong bệnh viện

Vi khuẩn kháng thuốc đang là vấn đề mang tính toàn cầu, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Sở Y tế TPHCM khuyến cáo các bệnh viện xây dựng phác đồ điều trị ngoại trú, quản lý phác đồ điều trị nội trú, hạn chế lạm dụng thuốc do kê toa bừa bãi. Trong Hội thảo khoa học “Sử dụng kháng sinh” do Sở Y tế TPHCM tổ chức (ngày 17/7), GS. Yehuda Carmeli, bộ môn dịch tễ, Trung tâm Quốc gia chống đề kháng thuốc và kiểm soát nhiễm khuẩn - Trung tâm Y khoa Tel Aviv (Israel), cảnh báo: Kháng kháng sinh trên bệnh nhân là tình trạng gia tăng độc lực ở vi khuẩn gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm gia tăng gấp đôi tỷ lệ tử vong, bệnh tật và chi phí điều trị. Trong kỷ nguyên đa kháng thuốc, mỗi quốc gia cần thiết lập hệ thống quản lý sử dụng kháng sinh để tránh lạm dụng kháng sinh nhưng vẫn tối ưu hóa hiệu quả lâm sàng, giảm thiểu tác dụng không mong muốn và đảm bảo sự an toàn cho người bệnh. Tại Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng, kháng sinh là loại thuốc chiếm chi phí cao tại các bệnh viện. Để ngăn chặn tình trạng lạm dụng thuốc - kháng sinh dẫn tới những hậu quả khôn lường cho người bệnh, UBND thành phố đã phê duyệt chương trình quản lý, sử dụng kháng sinh cho ngành y tế thành phố nhằm mục đích đưa ra những định hướng, khuyến cáo kịp thời đối với các bệnh viện trong việc sử dụng kháng sinh, thuốc nói chung. TS.BS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế thành phố cho rằng, kê đơn hợp lý là trách nhiệm của mỗi bác sĩ điều trị, quản lý kê đơn là trách nhiệm của lãnh đạo bệnh viện. Tuy nhiên, trên thực tế, việc sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện vẫn chưa đáp ứng mong đợi của người bệnh và định hướng chỉ đạo của Bộ Y tế. Nhiều vụ việc liên quan đến lạm dụng kháng sinh đang là vấn đề người bệnh và cộng đồng phản ánh. Nhằm kiểm soát việc sử dụng kháng sinh không hợp lý dẫn tới lãng phí hoặc gây ra tình trạng kháng kháng sinh, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, Sở Y tế thành phố sẽ ban hành bộ khuyến cáo quản lý kê đơn và quản lý tuân thủ phác đồ điều trị với các nội dung quan trọng như: xây dựng phác đồ điều trị ngoại trú, danh mục thuốc ngoại trú cho nhà thuốc bệnh viện đảm bảo có độ bao phủ trên 80% mô hình bệnh tật tại khoa khám của bệnh viện; triển khai giám sát hoạt động kê đơn nhằm kịp thời phát hiện và phản hồi sai sót trong kê đơn đến các bác sĩ tại phòng khám. Hội đồng thuốc có trách nhiệm định kỳ đánh giá những thuốc chiếm 80% tổng kinh phí thuốc bán ra tại nhà thuốc bệnh viện, tổ chức bình toa thuốc trong nhóm này. Sở Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện triển khai giám sát quy trình tiếp người giới thiệu thuốc đảm bảo công khai minh bạch đúng quy định. Các bệnh viện tổ chức quầy hướng dẫn sử dụng thuốc do dược sĩ bệnh viện phụ trách chủ động hỗ trợ và tư vấn cho người bệnh khi cần trợ giúp. Bên cạnh đó, các bệnh viện phải xây dựng và triển khai kế hoạch quản lý tuân thủ phác đồ điều trị; huấn luyện phác đồ; xây dựng hệ thống nhắc phác đồ giúp bác sĩ tra cứu khi cần; giám sát việc tuân thủ phác đồ tại các khoa trong đó lưu ý đến các ghi chép hồ sơ bệnh án đầy đủ theo quy định để cân nhắc sự phù hợp giữa chẩn đoán, chỉ định xét nghiệm, chỉ định thuốc và chỉ định theo dõi người bệnh. Trong trường hợp phát hiện sai phạm, bác sĩ đã được tập huấn, đào tạo phác đồ nhưng vẫn làm sai sẽ phải chịu trách nhiệm. Sở Y tế đề nghị các bệnh viện thực hiện giám sát hồ sơ bệnh án thuộc nhóm có nguy cơ cao như: hồ sơ tử vong, hồ sơ chuyển viện, tái nhập viện trong thời gian ngắn (dưới 1 tháng), hồ sơ người bệnh có thắc mắc thưa kiện, hồ sơ có thời gian điều trị kéo dài hoặc chi phí điều trị cao… để truy nguyên tình trạng lạm dụng thuốc hoặc chỉ định thuốc của người bệnh chưa đúng. Sở Y tế thành phố kỳ vọng việc triển khai triệt để các nội dung khuyến cáo quản lý kê đơn, quản lý phác đồ điều trị sẽ hạn chế tối đa bệnh nhân bị bác sĩ kê toa không chính xác, kéo giảm tình trạng kháng kháng sinh, góp phần mang lại sự hài lòng cho người bệnh.

Nổ bình gas, 2 phụ nữ bị bỏng nặng khi đang nấu ăn

Chỉ trong vòng 1 tuần, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai xảy ra 2 vụ nổ bình gas làm 2 phụ nữ bị phỏng nặng. Ngày 17/7, bác sĩ Vũ Xuân Hoàng, Phó trưởng khoa Bỏng, Chấn thương chỉnh hình (bệnh viện đa khoa Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) cho biết: hiện khoa Bỏng - Chấn thương chỉnh hình đang điều trị một bệnh nhân bị bỏng do nổ gas khi nấu ăn. Bệnh nhân tên V.T.T.V (27 tuổi, ngụ ở Đồng Nai). Ngày 11/7, trong lúc chị Vy nấu ăn, bình gas bị rò rỉ khí, bén lửa dẫn tới phát nổ làm cả cơ thể chị bốc cháy. Sau đó, chị V. được người nhà đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất trong tình trạng bị bỏng nặng vùng mặt, 2 tay, đùi và hai bàn chân, với diện tích bỏng chiếm 60% cơ thể, độ bỏng 2. Hiện chị V. đang được điều trị tích cực, sức khỏe đang hồi phục tốt. Cũng trong ngày 17/7, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thanh, Phó giám đốc bệnh viện đa khoa Thống Nhất cho biết: ngày 7/7 bệnh viện cũng đã tiếp nhận 1 bệnh nhân bị bỏng do nổ bình gas khi nấu ăn. Bệnh nhân là chị P.T.T.H (26 tuổi, ngụ ở Đồng Nai). Vào tối ngày 7/7, chị Thanh Hải nấu bữa tối cho gia đình. Đang nấu thì bình gas lớn hết nên chị chuyển sang dùng bếp gas mini. Do bếp và lon gas nhỏ lâu ngày không sử dụng nên nấu được khoảng 5 phút thì bếp gas phát nổ khiến chị T.H. bị bỏng nặng toàn thân vùng cổ, ngực, lưng, toàn bộ 2 tay. “Từ đầu năm 2015 đến nay, bệnh viện đa khoa Thống Nhất đã tiếp nhận cấp cứu và điều trị 5 bệnh nhân bị bỏng nặng do nổ bình gas khi nấu ăn”, bác sĩ Vũ Xuân Hoàng cho biết thêm.

Hơn 1.600 người tham gia Ngày hội “Giọt hồng Đất Võ” lần 3

Ngày 17/7, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bình Định phối hợp Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện tổ chức Lễ phát động Ngày hội “Giọt hồng Đất Võ” lần 3 với hơn 1.600 người tham gia hiến máu. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Hành trình đỏ dừng chân tại Bình Định. Tại Hành trình đỏ năm 2013 và 2014, tỉnh Bình Định đã huy động được 2.211 đơn vị máu và đứng thứ 3 trong tổng số 29 tỉnh, thành phố tham gia chương trình. Phát biểu tại Lễ phát động Ngày hội “Giọt hồng Đất Võ” lần 3, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định, ông Mai Thanh Thắng kêu gọi các tập thể, cá nhân, đặc biệt là các nhà lãnh đạo, quản lý, đoàn viên thanh niên, sinh viên, học sinh và nhân dân hãy xem công tác hiến máu tình nguyện là trách nhiệm, bổn phận thiêng liêng, góp phần cứu sống người bệnh trong cơn hoạn nạn. Ngay sau lễ phát động, hàng trăm thanh niên, các lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân đăng ký tham gia hiến máu tình nguyện. Trong khi đó, đông đảo tình nguyện viên, nhân viên y tế tích cực với công tác hỗ trợ người hiến máu, khám nghiệm lâm sàng, xét nghiệm, lấy máu.Bạn Trần Thị Thanh Nữ, đang là sinh viên năm 4, khoa Ngoại ngữ (Trường ĐH Quy Nhơn) lần thứ 4 tham gia hiến máu tình nguyện, chia sẻ: “Em nghĩ sẻ chia giọt máu của mình có thể cứu sống một con người, không chỉ đem lại hy vọng cho bản thân người bệnh mà cả gia đình họ. Xung quanh chúng ta có rất nhiều người cần máu nên cần có nhiều người hiến máu, sẽ nhiều người được cứu sống”.Kết quả, có 1.062 đơn vị máu đã được huy động và 581 đơn vị máu đã được huy động tại Ngày hội “Đất Võ yêu thương” được tổ chức tại huyện Phù Cát vào ngày 16/7. Như vậy, tổng số lượng máu mà chương trình Hành trình đỏ 2015 vận động được tại Bình Định là 1.643 đơn vị máu (chỉ tiêu 1.200 đơn vị máu). Theo đó, khoảng 900 đơn vị máu trong số này sẽ được chuyển về Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, góp phần làm phong phú nguồn máu dự trữ, phục vụ điều trị cho bệnh nhân trên cả nước. Số máu còn lại sẽ được chuyển về Trung tâm Huyết học - Truyền máu tỉnh Bình Định để phục vụ cho công tác cấp cứu, chữa bệnh tại tỉnh. Dịp này, thay mặt UBND tỉnh Bình Định, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Thanh Thắng đã tôn vinh và tặng bằng khen cho 24 gia đình, tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong tham gia hiến máu tình nguyện và công tác vận động hiến máu tình nguyện của tỉnh năm 2014. Chương trình “Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt 2015”, do Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chủ trì sẽ đi qua 38 tỉnh, thành và dừng chân tại 22 tỉnh, thành trong cả nước. Bình Định là địa phương thứ 8 trong hành trình từ Cà Mau ra Hà Nội của đoàn Hành trình đỏ khu vực phía Nam. Tại mỗi nơi dừng chân, thông điệp đầy tính nhân văn cùng nghĩa cử cao đẹp trong hiến máu nhân đạo lại được lan tỏa sâu rộng.

Lấy sức dân, vận động dân tham gia bảo hiểm y tế

Trong bối cảnh nhiều người dân đang “quay lưng” với chính sách Bảo hiểm Y tế, Trưởng ban Văn hóa Xã hội TPHCM hiến kế cần “lấy sức dân, vận động dân tham gia”. Ngành bảo hiểm phải xác định rõ nhiệm vụ của mình là phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tính đến ngày 31/5, trên cả nước có 64,6 triệu người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) tăng 4,4%  so với cùng kỳ năm trước. Chính sách bảo hiểm y tế toàn dân đặt mục tiên đến hết năm 2015 tỷ lệ bao phủ đối với BHYT sẽ đạt 75% dân số. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm tỷ lệ bao phủ đối với BHYT mới chỉ đạt 71,4% dân số, từ nay đến cuối năm nếu không có chiến lược phát triển phù hợp các chuyên gia y tế lo ngại mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế sẽ không đạt được. Trước tình hình trên, ngày 16/7, ông Huỳnh Công Hùng, Trưởng ban Văn hóa xã hội (Hội đồng Nhân dân TPHCM) đã có buổi làm việc với Bảo hiểm xã hội thành phố và một số cơ sở y tế về tình hình thực hiện BHYT hộ gia đình, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế  công lập. Trưởng ban Văn hóa Xã hội nhấn mạnh: Hiện nay, bảo hiểm là do dân nuôi nên bảo hiểm muốn tồn tại phải nhờ vào người mua, vì vậy phải xem người mua bảo hiểm là khách hàng để phục vụ chứ không phải là sự ban ơn của ngành bảo hiểm đối với người dân. Do đó, ngành bảo hiểm cần phải xây dựng, quản lý, quản trị con người từ thái độ, lề lối, tác phong làm việc. Trước tình hình còn nhiều người dân chưa mặn mà với việc tham gia BHYT, ông Huỳnh Công Hùng yêu cầu Bảo hiểm Xã hội thành phố phải xem lại cách quản lý, bán bảo hiểm y tế và chăm sóc khách hàng. Mặc dù BHYT là bắt buộc, nhưng đó là quyền của người dân, họ mua bảo hiểm thì đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hiểm phải đảm bảo quyền lợi của người tham gia trong việc khám chữa bệnh. “BHYT giữ vào trò là trụ cột trong chính sách an sinh xã hội Nhà nước, chăm lo cho dân, ngành bảo hiểm xã hội được giao nhiệm vụ phải phục vụ nhân dân. Trước mắt, Bảo hiểm xã hội cần lập đề án, kế hoạch cụ thể để phối hợp với các bệnh viện, các địa phương thực hiện tốt việc cung cấp bảo hiểm y tế cho người dân; đồng thời quản lý chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. Mục đích của chúng ta là nâng cao chất lượng phục vụ khám chữa bệnh, đặc biệt là khám bảo hiểm y tế.” Ông Công Hùng khẳng định. Trưởng ban Văn hóa Xã hội hiến kế: “Để nâng cao số lượng hộ dân tham gia mua BHYT hộ gia đình, ngoài những cán bộ, công chức trực tiếp tuyên truyền, cần vận động thì phải huy động cả người dân, đặc biệt là những người đã tham gia BHYT hộ gia đình cùng tuyên truyền dựa trên cơ sở những lợi ích to lớn mà bảo hiểm mang lại. Phải lấy sức dân để cùng hợp tác hỗ trợ, chia sẻ trong việc vận động cộng đồng tham gia BHYT. Ngoài ra, đội ngũ bán bảo hiểm y tế phải là lực lượng chuyên nghiệp, hoặc bán chuyên nghiệp được tập huấn đầy đủ về quy trình, kỹ thuật trong việc bán bảo hiểm y tế”. Nhằm thực hiện triệt để chính sách bảo hiểm y tế trên địa bàn, UBND thành phố đã có công văn yêu cầu Sở Y tế tổ chức tốt việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Ngành y tế thành phố phải tăng cường chất lượng chuyên môn cho y tế tuyến cơ sở, giảm tối thiểu thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân khi đến khám chữa bệnh, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong thực hiện chính sách BHYT. Bên cạnh đó, ngành y tế cần phối hợp chặt chẽ với Bảo hiểm Xã hội thành phố tổ chức thanh kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật BHYT, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các biểu hiện lạm dụng, trục lợi Quỹ Bảo hiểm Y tế.

Hiến giác mạc - Phương châm sống xứ Cồn Thoi

Giáo xứ Cồn Thoi (Ninh Bình) là địa phương có số người hiến giác mạc nhiều trong cả nước với 80 giáo dân. Xứ đạo này hiện cũng đang có hơn 200 người đã đăng ký hiến giác mạc với hy vọng sau khi chết sẽ đem lại ánh sáng cho nhiều người mù. Giáo xứ Cồn Thoi thuộc xã Cồn Thoi nằm ở phía Đông Nam của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Đây là địa phương được nhiều người biết vì có số người hiến tặng giác mạc nhiều trong cả nước. Trong tổng số hơn 200 người đã hiến giác mạc trên toàn quốc thì huyện Kim Sơn chiếm hơn 2/3 trong số đó, riêng xứ đạo Cồn Thoi đã có 80 người tình nguyện hiến giác mạc. Ở giáo xứ Cồn Thoi, chuyện người dân tình nguyện hiến tặng giác mạc khi qua đời giờ không còn mới lạ. Bởi chục năm nay, người dân nơi đây đã quá quen thuộc với việc nhiều người hiến tặng giác mạc của mình cho y học sau khi chết. Việc hiến giác mạc giờ còn là phương châm sống của nhiều người dân địa phương, ai cũng muốn được hiến tặng một phần thân thể của mình trước khi “trở về với cát bụi”; nhiều người luôn sẵn lòng để hiến tặng giác mạc với hi vọng sẽ đem lại ánh sáng cho những người mù... giúp duy trì nghĩa cử cao đẹp ở địa phương này nhiều năm qua.Lật từng trang sổ ghi danh sách những người đã hiến tặng và đăng ký hiến giác mạc ở địa phương, ông Nguyễn Đình Tú, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Cồn Thoi cho biết: “Cả xã Cồn Thoi đã có 81 người đã hiến tặng giác mạc, trong đó có 80 người là giáo dân của xứ đạo Cồn Thoi. Số người đăng ký hiến giác mạc không ngừng tăng lên mỗi năm, cả xã hiện nay có 257 người đã đăng ký hiến giác mạc. Trong đó, bà con giáo dân cũng chiếm phần đông trong số này”. Cũng theo ông Tú, Cồn Thoi không chỉ là địa phương có số người hiến tặng giác mạc nhiều trong cả nước mà ở đây còn có nhiều cái nhất như người hiến tặng giác mạc đầu tiên ở nước ta (bà Nguyễn Thị Hoa xóm 8A, hiến giác mạc năm 2007); con của Chủ tịch Hội chữ thập đỏ đầu tiên trong nước hiến tặng giác mạc (chị Nguyễn Thị Lan con ông Nguyễn Đình Tú (hiến năm 2008); người cựu chiến binh đầu tiên hiến tặng giác mạc (ông Nguyễn Phương Thảo (xóm 8B, hiến năm 2009); người Đảng viên và là thương binh đầu tiên hiến giác mạc (ông Nguyễn Xuân Hiền ở xóm 8B, thương binh hạng 2/4, hiến năm 2013)… Ngoài ra, ở Cồn Thoi còn có nhiều gia đình có cả hai vợ chồng, bố con, anh em, đều tình nguyện hiến tặng giác mạc cho y học khi qua đời. Điển hình như bố con ông Phạm Văn Đắc và Phạm Thị Mạo ở xóm 4. Vợ chồng ông Đoàn Văn Thường bà Phạm Thị Thân, vợ chồng ông Vũ Văn Huyến và bà Nguyễn Thị Nhuần (xóm 7B), vợ chồng ông Phạm Gia Thuần và bà Bùi Thị Lan. Hai anh em ruột cùng hiến giác mạc là anh Mai Văn San và Mai Văn Diện…  “Người hiến giác mạc gần đây nhất của địa phương là bà Vũ Thị Dự ở xóm 8B, hiến tặng ngày 27/6. Nhiều người dân địa phương cảm kích tấm lòng của bà vì bà Dự là mẹ của một linh mục. Bà Dự đã truyền ngọn lửa nhiệt huyết cho nhiều giáo dân khác noi theo để thực hiện nghĩa cử cao đẹp này, cứu giúp nhiều người bị mù”, ông Tú chia sẻ. Dẫn chúng tôi đến thăm gia đình chị Trương Thị Liên ở thôn 4, xã Cồn Thoi. Ông Tú cho hay, chồng của chị Liên là anh Vũ Văn Bình (SN 1984) bị đột tử qua đời năm 2013. Khi anh Bình mất, chị Liên bị suy sụp hoàn toàn, một mình ôm hai đứa con nhỏ khóc lóc đau thương. Trước đó anh Bình chưa đăng ký hiến giác mạc, người mẹ đẻ của anh Bình đã khuyên nhủ con dâu, chia sẻ về nghĩa của của việc hiến giác mạc. Thấy việc làm ý nghĩa, dù chồng chết đi những vẫn cứu giúp được những người mù, chị Liên đã đồng ý cho đi đôi giác mạc của chồng mình để đem lại ánh sáng cho những người khác. Gặp chúng tôi, cố nén lại nỗi đau chị Liên tâm sự: “Chồng qua đời quá đột ngột khiến em đau đớn khóc lịm đi nhiều lần. Nghe mẹ nói sẽ hiến đôi giác mạc của chồng cho người mù, trước đó em cũng nghe nói về nghĩa cử này nên đã đồng ý. Hiến đôi giác mạc của chồng đã mất cũng không ảnh hưởng gì đến thể trạng, thân xác chết rồi phải chôn cất cũng thành bụi đất. Hiến giác mạc cứu giúp được người mù là việc nên làm và rất ý nghĩa. Anh ấy chết đi rồi vẫn còn giữ lại được ánh sáng cho người khác khiến mẹ con em cũng được an ủi phần nào”. Bà Trần Thị Dậu (SN 1957) thôn 4, xã Cồn Thoi đã đăng ký vào danh sách hiến giác mạc của địa phương hơn 10 năm nay tâm sự: “Khi chết đi con người ta sẽ chẳng mang theo được thứ gì trên đời. Thân xác phải chôn xuống đất rồi cũng sẽ hư nát, trở thành cát bụi. Hiến đi đôi giác mạc của mình sẽ cứu giúp được hai người mù. Việc làm rất ý nghĩa vì dù chết đi nhưng vẫn cứu được người khác. Giác mác của mình hiến sẽ đem lại ánh sáng cho hai người mù. Khi những người này chết đi, họ có thể hiến lại giác mạc này cho người khác. Như vậy, đôi giác mạc của mình sẽ giúp thêm được nhiều người mù được khác”. Ông Tú chia sẻ thêm: “Tôi cùng mọi người ở địa phương luôn nỗ lực để vận động có thêm nhiều người nữa hiến tặng giác mạc của mình khi qua đời. Mọi người trong phong trào vận động hiến giác mạc luôn tâm niệm: Một ngọn nến trước khi tắt thì sẽ thắp sáng lên được hai ngọn nến khác. Vì thế, chúng tôi luôn được sự ủng hộ nhiệt tình của mọi người, ai cũng hăng hái đăng ký tham gia để cứu giúp được nhiều người mù”.

 

Ngày 22/07/2015
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích