Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 8 2 8 1
Số người đang truy cập
4 0 3
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Ảnh sưu tầm từ internet
Điểm tin y tế từ các báo ngày 16/6 & 17/6 năm 2015

Yêu cầu 100% số cán bộ y tế được tập huấn phòng, chống dịch bệnh MERS-CoV; Kiên quyết cách ly các trường hợp có yếu tố dịch tễ liên quan đến MERS-CoV; Lập phòng khám riêng cho những người về từ vùng có dịch MERS-CoV; Đức: Một trường hợp tử vong do MERS-CoV; Dân phố Hàn 'không biết gì' về dịch MERS – CoV, Hàn Quốc tiến hành điều trị huyết tương trên bệnh nhân MERS…

Nhân dân

Yêu cầu 100% số cán bộ y tế được tập huấn phòng, chống dịch bệnh MERS-CoV

Sáng 15-6 làm việc với các tiểu ban phòng, chống dịch bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế Hà Nội và các BV bệnh Nhiệt đới T.Ư, Nhi T.Ư, Bạch Mai, Bắc Thăng Long, Bộ trưởng Y tế yêu cầu các đơn vị nêu trên, thực hiện nghiêm túc việc cách ly, tổ chức phân luồng và khám bệnh hợp lý khi có các trường hợp viêm đường hô hấp và yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch bệnh MERS-CoV theo đúng quy định. Các BV cần tập trung tập huấn cho 100% số cán bộ y tế đang làm việc ở môi trường có thể tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm MERS-CoV từ tuyến T.Ư đến địa phương, với các nội dung cụ thể như hướng dẫn giám sát, điều trị, phòng, chống nhiễm khuẩn; phòng, chống lây nhiễm cho cán bộ y tế; sàng lọc, cách ly, xử lý chất thải của người bệnh... Qua đó, giúp cho mỗi cán bộ y tế thực hiện việc kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh một cách hiệu quả tại đơn vị mình...

Hà nội mới

Kiên quyết cách ly các trường hợp có yếu tố dịch tễ liên quan đến MERS-CoV

Ngày 15-6, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì họp đánh giá tình hình triển khai các hoạt động sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh MERS-CoV và kế hoạch trong thời gian tới. Theo báo cáo giám sát của Cục Y tế dự phòng, tính đến ngày 15-6 (sau 26 ngày xuất hiện ca bệnh đầu tiên), Hàn Quốc đã ghi nhận 150 trường hợp mắc bệnh và 16 người tử vong. Bộ Y tế nhận định nguy cơ lây lan dịch bệnh vào Việt Nam là hoàn toàn có thể, do nước ta có giao lưu thương mại, du lịch rất lớn với Hàn Quốc và các quốc gia Trung Đông. Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh MERS-CoV. Hiện các tỉnh, thành trên cả nước, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội đã khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam, đồng thời có những phương án kiểm soát, giám sát nguy cơ. Bộ trưởng cho rằng, một trong các hoạt động cần được ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay là công tác truyền thông, khuyến cáo tới cộng đồng và cán bộ y tế để nâng cao tính chủ động trong phòng chống dịch bệnh. Do đó, các bệnh viện phải thực hiện quyết liệt hơn nữa công tác thông tin đến bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, thực hiện cách ly, tổ chức phân luồng và khám bệnh hợp lý, đặc biệt đối với các trường hợp viêm đường hô hấp và có yếu tố dịch tễ liên quan đến MERS-CoV đúng quy định. Ngoài ra, bảo đảm 100% các cán bộ y tế trực tiếp thực hiện công tác liên quan phòng chống dịch MERS-CoV đều được tập huấn. Ngày 15-6, Bộ Y tế Hàn Quốc thông báo ghi nhận 1 trường hợp tử vong do Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (MERS) cùng với 5 trường hợp nhiễm mới. Nạn nhân mới nhất là một người đàn ông 58 tuổi đang được điều trị tại một bệnh viện. Ông này có bệnh tiểu đường nhưng hiện chưa rõ liệu có phải MERS đã làm cho căn bệnh trên của ông trở nên trầm trọng hơn và dẫn đến cái chết hay không. Bộ Y tế Hàn Quốc còn cho biết thêm, sức khỏe của 17 người được ghi nhận là nhiễm MERS hiện đang ở trong tình trạng không ổn định. Tính đến ngày 15-6, đã có 5.216 người ở Hàn Quốc bị cách ly do nghi nhiễm MERS. Hai bệnh viện có số lượng bệnh MERS lớn nhất là Bệnh viện St.Mary's tại tỉnh Gyeonggi, nơi có bệnh nhân MERS đầu tiên và Trung tâm Y tế Samsung ở thủ đô Seoul. Theo bộ trên, số người bị cách ly do nghi nhiễm MERS sẽ sớm lên mức 10.000 người do khoảng 4.000 người khác có thể sẽ bị cách ly sau khi đã đến Trung tâm Y tế Samsung ở thủ đô Seoul, một trong những nơi được liệt vào danh sách những cơ sở y tế có MERS, hay đã từng tiếp xúc với các bệnh nhân hoặc nhân viên làm việc ở đây.

Lập phòng khám riêng cho những người về từ vùng có dịch MERS-CoV

Thông tin trên được Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đưa ra tại cuộc họp bàn về các giải pháp phòng, chống dịch MERS-CoV trong BV tổ chức ngày 16-6 tại Bộ Y tế.Các BV cần lập phòng khám riêng các trường hợp có tiền sử đi từ vùng có dịch với các triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp tính (ho, sốt…), tránh để người bệnh đi lại nhiều nơi trong BV. Tại buồng khám riêng biệt, nhân viên y tế phải khai thác các yếu tố dịch tễ của người bệnh đã từng sinh sống hoặc đến từ các nước vùng Trung Đông như: Ả rập Xê út, Qata, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Oman, Yemen, Kuwait, Lebenon, Jordan, Iran, Bahrain... và Hàn Quốc. Nếu phát hiện ca nghi ngờ viêm đường hô hấp cấp tính do MERS-CoV cần cách ly tạm thời, thông báo khẩn cho y tế dự phòng lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện VSDTTƯ hoặc Viện Pasteur TP HCM để chẩn đoán kịp thời. Để kịp thời cách ly điều trị bệnh nhân nghi ngờ mắc MERS-CoV trong BV, Bộ Y tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh phối hợp với Cục YTDP tổ chức 5 lớp tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm MERS-CoV trong cơ sở khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, Cục Quản lý khám chữa bệnh sẽ chỉ đạo BV Bạch Mai, BV Chợ Rẫy, BV trung ương Huế, BV Nhiệt đới trung ương, BV Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh tổ chức một số lớp đào tạo chuyên sâu về hồi sức cấp cứu như: lọc máu, chạy thận nhân tạo... cho các cán bộ y tế. Dự kiến lớp đầu tiên sẽ được tổ chức vào ngày 17-6 tại Thái Nguyên với 200 học viên. Cục Quản lý khám chữa bệnh tiếp nhận phản ánh về dịch bệnh này thông qua số điện thoại đường dây nóng: 0984371919 và qua website www.kcb.vn.

Đức: Một trường hợp tử vong do MERS-CoV

Hãng tin AFP ngày 16-6 dẫn lời Bộ Y tế bang Hạ Saxony của Đức xác nhận, một người đàn ông 65 tuổi ở nước này đã tử vong hôm 6-6 do bị biến chứng sau khi mắc Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (MERS-CoV) trong chuyến đi tới Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) hồi tháng 2 năm nay. Người đàn ông nằm điều trị tại Bệnh viện Ostercappeln phía tây nước Đức là ca nhiễm MERS-CoV đầu tiên tại Đức trong năm nay. Ngày 16-6, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã tới thăm một trường tiểu học ở phía nam thủ đô Seoul vừa được mở trở lại sau khi phải đóng cửa một tuần do lo ngại sự lây lan của MERS-CoV. Ngôi trường này nằm gần Trung tâm Y tế Samsung, một trong những nguồn lây nhiễm chính của dịch MERS-CoV tại Hàn Quốc. Đây là động thái mới nhất trong nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc nhằm làm dịu mối lo của người dân về MERS-CoV, đã làm 19 người thiệt mạng, 154 người lây nhiễm và 5.586 người phải cách ly do nghi lây nhiễm ở nước này. Cũng trong ngày 16-6, nội các Hàn Quốc đã cho phép sử dụng các quỹ dự phòng cho hoạt động khắc phục hậu quả của MERS-CoV. Bộ Tài chính Hàn Quốc thông báo 50,5 tỷ won (45,2 triệu USD) đã được thông qua để chính phủ mua các trang thiết bị cần thiết và hỗ trợ cho các nhân viên y tế tham gia chống dịch.

Tiền phong

Dân phố Hàn 'không biết gì' về dịch MERS - CoV

Tại TPHCM, từ nhiều năm nay, người Hàn Quốc thường chọn khu vực quanh sân bay Tân Sơn Nhất, Q.Tân Bình, làm ăn sinh sống. Trước tình hình dịch MERS-CoV vẫn đang lây lan tại Hàn Quốc và nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam, phóng viên Tiền Phong đã có khảo sát nhỏ tại những khu vực tập trung khá dày người Hàn Quốc tại P.2 và P.4, Q.Tân Bình vào chiều 16/6. Tại một cửa hàng bán quần áo bảng hiệu tiếng Hàn trên đường Nguyễn Trọng Lội, khi được hỏi về bệnh MERS-CoV, nhân viên bán hàng đều tỏ ra ngơ ngác, thậm chí hỏi lại “chữ gì mà lạ tai thế”. Một chủ quán cà phê cạnh đó cũng cho biết chả thấy phường, khu phố thông tin gì liên quan đến MERS-CoV. Rất e dè khi biết chúng tôi là phóng viên, sau nhiều lần từ chối trả lời, ông Hong Jin Seong - chủ cửa hàng cung cấp thực phẩm Hàn Quốc Mi-re trên đường Hậu Giang - cho biết: “Cái này (MERS-CoV) chỉ có ở Hàn Quốc, ở đây không có đâu”. Các nhân viên người Việt của ông cũng không biết gì về dịch bệnh này dù mỗi ngày có thể tiếp xúc đến vài chục khách Hàn Quốc. Cũng trên con phố này, chúng tôi vào quan sát bên trong tiệm cắt gội Quê Hương, thấy có đến 5-6 người đàn ông Hàn Quốc được vây quanh bởi hàng chục tiếp viên massage, gội đầu… Cô quản lý lắc đầu nguầy nguậy “không có biết gì đâu”. Tình trạng “ngơ ngác” trước dịch bệnh như thế cũng xảy ra tương tự tại khu vực đường Thăng Long, nơi cũng có nhiều cửa tiệm Hàn Quốc.

Văn bản luôn “đi trước”

UBND quận Tân Bình đã có công văn chỉ đạo tăng cường phòng chống dịch MERS-CoV trên địa bàn. Đặc biệt, lưu ý các phường 1, 2, 3, 4, khu vực quanh sân bay - nơi có nhiều khách sạn, cơ sở làm ăn, khu vực có nhiều người Hàn Quốc sinh sống… cần tăng cường truyền thông, phổ biến cho người dân các biện pháp phòng chống, thông tin liên quan đến MERS-CoV. Về tình hình phòng chống dịch tại các địa điểm nóng trên phố Hàn, ông Nam đề nghị chúng tôi trao đổi thêm với ngành y tế dự phòng. Khi chúng tôi nêu thực trạng người dân còn mơ hồ về thông tin đến MERS - CoV tại phố Hàn, người dân thường quá lo làm ăn, không chịu để ý, chỉ khi có ca bệnh rồi mới quan tâm. “Tuần tới, chúng tôi sẽ phải tăng cường xe phát thanh lưu động, tờ rơi, băng rôn, banner để tạo sự quan tâm của người dân hơn ở các khu vực này”, ông Minh nói. Về công tác giám sát, theo ông Minh do số người Hàn Quốc sinh sống, làm ăn luôn biến động, thường xuyên di chuyển do việc kinh doanh, nên không thể nắm được số lượng người Hàn Quốc đang lưu trú tại đây. Vừa qua, chỉ có vụ 4 người Việt Nam làm chung một công ty đóng trên địa bàn quận đi từ vùng dịch về. Công ty này lại tổ chức vệ sinh khử khuẩn khiến nhiều nhân viên khác hoang mang phản ánh đến báo chí. Tuy nhiên, cả 4 người này đều không có dấu hiệu sốt, sức khỏe tốt. Ông Minh cũng cho rằng, có thể những người buôn bán tại các cửa tiệm, cơ sở kinh doanh mà chúng tôi ghi nhận không gắn liền với địa phương nên không biết khu phố, trạm y tế phổ biến gì về MERS-CoV. Từ đầu tháng 6 đến nay, UBND TPHCM đã liên tục có 2 văn bản chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với sở ngành, quận huyện thực hiện đúng theo nội dung các công điện chỉ đạo tăng cường phòng chống MERS-CoV của Bộ Y tế rồi Thủ tướng Chính phủ. Trung tâm YTDP TPHCM cho biết đã tổ chức lớp tập huấn về MERS-CoV cho các thành viên thuộc đội cơ động chống dịch. Qua tập huấn các nhân viên y tế được trang bị kiến thức và kỹ năng kiểm soát MERS-CoV xâm nhập, cũng như cách phát hiện và cách ly sớm ca bệnh đầu tiên, giám sát dịch tễ những người tiếp xúc…

Hàn Quốc tiến hành điều trị huyết tương trên bệnh nhân MERS

Sức khỏe của 2 bệnh nhân MERS đã hồi phục sau khi được truyền huyết tương từ 2 bệnh nhân khác bị nhiễm MERS đã khỏi bệnh. Hàn Quốc - nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á tiếp tục vật lộn với Hội chứng hô hấp cấp Trung Đông (MERS) bằng cách sử dụng một thủ thuật không còn mới lạ để điều trị căn bệnh mới này: đó là phương pháp điều trị huyết tương. Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc cho biết sức khỏe của 2 bệnh nhân MERS đã hồi phục sau khi được truyền huyết tương từ 2 bệnh nhân khác bị nhiễm MERS đã khỏi bệnh. Hàn Quốc đã chứng kiến tỷ lệ nhiễm diễn ra từ từ trong các bệnh nhân tại bệnh viện bị nhiễm MERS nhưng số ca mắc tiếp tục tăng lên 154. Theo hãng tin YTN của Hàn Quốc, 19 người đã tử vong. Liệu pháp sử dụng huyết tương của người đang hồi phục liên quan đến việc truyền máu. Liệu pháp thay thế này đã được sử dụng rộng rãi cho đến tận đầu thế kỷ 20, trước khi vắc-xin và kháng sinh trở nên phổ biến. Kwon Jun-wook, người đứng đầu cơ quan y tế công cộng tại Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết thử nghiệm đang được tiến hành dù với bằng chứng lâm sàng chưa đầy đủ. Liệu pháp này đã giúp giảm tỷ lệ tử vong khoảng 23% cho bệnh nhân SARS trong quá khứ, mang lại tia hy vọng cho cộng đồng đang lo sợ MERS ở Hàn Quốc. Theo BBC, liệu pháp này cũng chứng tỏ có hiệu nghiệm với bệnh nhân Ebola, và cơ quan y tế Hàn Quốc cũng đang thử nghiệm phương pháp này cho căn bệnh hiện không có cách chữa hay vắc-xin phòng bệnh. Hiện tại, ở Hàn Quốc, người dân đang lan truyền đủ cách phòng ngừa MERS kiểu "lang băm". Chẳng hạn như các thầy cô giáo rắc muối trên sân trường nhằm bảo vệ trường học khỏi MERS nhưng phương pháp này không hề có tác dụng đối với virus MERS đang lây lan. Hôm 16.6, truyền thông Đức đưa tin một người đàn ông 65 tuổi người Đức đã chết vì MERS ở thành phố Osnabruck, thuộc tây bắc nước Đức. Tại Hàn Quốc, MERS bắt đầu lây lan nhanh sau khi một người đàn ông 68 tuổi trở về nhà từ Trung Đông vào tháng 5. BBC đưa tin khoảng 36% số người mắc bệnh MERS đã chết.

Gia đình & Xã hội

Lãnh đạo Bộ Y tế chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 89 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, sáng 19/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các Vụ, đơn vị thuộc Bộ đã tới chúc mừng tập thể lãnh đạo, cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH. Chia sẻ cùng lãnh đạo, cán bộ, phóng viên báo GĐ&XH, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn trân trọng cảm ơn Báo GĐ&XH trong thời gian qua đã sát cánh cùng ngành Y tế, có những đóng góp quan trọng trong việc chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Bộ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đồng thời, Thứ trưởng cũng đánh giá cao định hướng phát triển của Báo trong thời gian qua, hoan nghênh nỗ lực cải tiến về nội dung cũng như hình thức trình bày trên cả hai tờ báo GĐ&XH (báo in) và báo điện tử Giadinh.net.vn. "Là tờ báo của Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế, nhưng Báo GĐ&XH đã không chỉ kịp thời chuyển đến bạn đọc những thông tin của ngành Dân số, Y tế một cách chính xác nhất, mà còn có rất nhiều nội dung khác rất phù hợp với đối tượng độc giả mà Báo hướng đến, xứng đáng là "Tờ báo của mọi gia đình". Thứ trưởng chúc Báo GĐ&XH sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, cải tiến nội dung, đồng hành cùng ngành Y tế trong các sự kiện, hoạt động để truyền tải tới độc giả những thông tin thời sự, chính xác, hữu ích nhất, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trân trọng cảm ơn sự đánh giá cao và những lời chúc tốt đẹp của lãnh đạo Bộ Y tế, Hiện nay, với nhân lực 85 cán bộ, phóng viên, công nhân viên, Báo GĐ&XH có 7 ấn phẩm, hoạt động theo phương thức tự chủ. Báo cũng đã và đang nỗ lực hết mình  chuyển đổi dần sang hướng tòa soạn hội tụ để phù hợp với xu hướng báo chí hiện đại, phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin của đông đảo bạn đọc. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ trưởng Bộ Y tế, Báo GĐ&XH đã phát động chương trình "Cùng ngư dân bám biển" và đã tiếp nhận được hơn 260 triệu đồng. Chương trình tiếp tục triển khai và kêu gọi các  cá nhân, đơn vị, tổ chức hảo tâm trong và ngoài nước tiếp tục đóng góp cho chương trình, nhằm trang bị tủ thuốc cho các tàu cá của ngư dân ngoài biển xa.

Trẻ tử vong tại Bến Tre: Không liên quan đến tiêm chủng

Này 14/6, ghi nhận một trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B ở bé trai gần 2 ngày tuổi tại xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bến Tre, trẻ được tiêm vắc xin viêm gan B lúc 10 giờ ngày 13/6/2015 tại Bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu. Cán bộ tiêm chủng tại bệnh viện đã thực hiện đúng các quy định về tổ chức tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế. Trẻ được tiêm theo đúng quy trình tiêm chủng, được theo dõi 30 phút sau tiêm, được tư vấn chăm sóc trong vòng 24 giờ sau tiêm chủng. Theo thông tin từ gia đình trẻ, sau tiêm trẻ có biểu hiện bình thường, khoảng 2 giờ sau thấy có biểu hiện quấy khóc, bú ít, gia đình trẻ không thông báo cho cán bộ t tế. Tới 19 giờ 40 cùng ngày, trẻ có dấu hiệu tím tái nhẹ, khó thở và được chuyển tới phòng hồi sức cấp cứu khoa Nhi, BVĐK Nguyễn Đình Chiểu. Tại đây, trẻ được khám và xác định trong tình trạng sốc nhiễm trùng, theo dõi nhiễm trùng huyết. Mặc dù được các bác sĩ cấp cứu hồi sức tích cực tuy nhiên bệnh nhi vẫn diễn tiến nặng và tử vong lúc 0h30 ngày 14/6/2015. Cùng ngày tiêm chủng vắc xin viêm gan B tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, có 16 trẻ được tiêm cùng lô vắc xin viêm gan B, ngoài trẻ tử vong nêu trên các trẻ còn lại đều bình thường. Ngay sau khi xảy ra trường hợp tai biến nêu trên, Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế tỉnh Bến Tre đã tiến hành điều tra và tổ chức họp ngày 16/6/2015 với sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng, chuyên gia Viện Pasteur TP.HCM, BV Nhi đồng 1 để đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, nguyên nhân tử vong của trẻ. Sau khi tổng hợp, phân tích, đánh giá, Hội đồng đã thống nhất kết luận: trẻ tử vong do sốc nhiễm trùng - nhiễm trùng huyết giai đoạn chu sinh, không liên quan tới tiêm chủng.

Cứu sống bé 3 tuổi bị dao đâm vào đầu

Sáng 16/6, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM cho biết nơi đây vừa phẫu thuật cứu bệnh nhi 3 tuổi (Bình Phước) bị dao xuyên thấu vào đầu. Trước đó, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng đau đớn, trên đầu có con dao cắm dính chặt. Các bác sĩ BV Nhi Đồng 2 đã xử trí cấp cứu, thận trọng đưa em vào phòng mổ, nhẹ nhàng lấy dao ra và cầm máu, xử lý các tổn thương trong não. Rất may, mũi dao xuyên thấu não vùng thái dương khoảng 1 cm, không cắt đứt các mạch máu lớn. Hiện sức khỏe bé đã hồi phục, ngồi dậy, ăn uống bình thường. Trước đó, lúc cha mẹ đi làm, bé lớn 6 tuổi ở nhà trông em 3 tuổi. Khi đi làm về, hai vợ chồng hốt hoảng khi thấy tai nạn xảy ra với con. Các bác sĩ khuyến cáo vào dịp hè, tai nạn rất dễ xảy ra với trẻ nhỏ. Với các vết thương do vật nhọn đâm xuyên vào cơ thể, người lớn đừng bao giờ vội vàng rút hung khí ra. Điều này chỉ có thể thực hiện ngay trong phòng mổ, khi các điều kiện cấp cứu đã sẵn sàng.

Sức khỏe & Đời sống

Tiếp tục nỗ lực xứng đáng là Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế

Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2015), ngày 16/6, PGS.TS. Phạm Lê Tuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế cùng các đồng chí lãnh đạo một số vụ, cục, đơn vị Bộ Y tế đến chúc mừng tập thể phóng viên, biên tập viên báo Sức khỏe&Đời sống. Thay mặt lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn đã chúc mừng TTƯT.BS. Trần Sĩ Tuấn - Tổng biên tập và tập thể lãnh đạo, cán bộ, phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống. Thứ trưởng đánh giá cao sự phát triển của tờ báo thời gian qua đã đồng hành cùng Bộ Y tế trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách cũng như mang lại nhiều thông tin thiết thực cho bạn đọc trong các lĩnh vực y tế, xã hội. Trong thời gian tới, Thứ trưởng mong muốn báo tiếp tục phát huy truyền thống, xây dựng tờ báo ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền các hoạt động của ngành, các vấn đề liên quan đến ngành đang được xã hội quan tâm như đẩy mạnh công tác tuyên truyền về y tế biển đảo; về Luật BHYT sửa đổi, bổ sung trong đó nhấn mạnh vào những điểm mới như: Quy định bắt buộc tham gia BHYT, khuyến khích người dân tham gia BHYT theo hộ gia đình; thí điểm đổi mới cơ chế tài chính; tăng cường y tế cơ sở, giảm quá tải bền vững lồng ghép với mô hình bác sĩ gia đình... với mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Thay mặt tập thể báo Sức khỏe&Đời sống, Tổng biên tập Trần Sĩ Tuấn trân trọng cảm ơn đồng chí Thứ trưởng và lãnh đạo các vụ, cục đã đến chia vui với báo nhân dịp Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Tổng biên tập cũng cho biết, mặc dù nằm trong hoàn cảnh khó khăn chung của đất nước cũng như khó khăn riêng của báo chí, nhưng báo Sức khỏe&Đời sống vẫn nỗ lực đoàn kết để vượt qua khó khăn vừa xây dựng, phát triển các ấn phẩm của báo, vừa làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền để nhân dân, bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành. Tổng biên tập hứa với lãnh đạo Bộ sẽ cùng tập thể báo xây dựng tờ báo ngày càng phát triển hơn nữa, xứng đáng với vai trò là Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế - Diễn đàn vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe toàn dân.

Bé sơ sinh nhỏ tuổi nhất được cứu sống bằng kỹ thuật ECMO

Lần đầu tiên, bằng phương pháp sử dụng màng trao đổi oxy ngoài cơ thể (ECMO), các bác sĩ khoa BV Nhi Trung ương đã cứu sống một bé sơ sinh 27 ngày tuổi bị viêm phổi nặng (ARDS), suy tuần hoàn. Đây là bệnh nhi nhỏ tuổi nhất được cứu sống bằng kỹ thuật tiên tiến này. Trước đó, Bệnh viện đã áp dụng thành công phương pháp ECMO cứu sống gần 20 trẻ suy hô hấp nặng, suy tuần hoàn với độ tuổi lớn hơn. Bệnh nhi là cháu P.Đ.V. (27 ngày tuổi, ở Hải Dương) được chuyển từ BV tỉnh Hải Dương lên BV Nhi Trung ương ngày 28/5 trong tình trạng suy hô hấp nặng, đã được đặt nội khí quản, hô hấp hỗ trợ kèm theo tình trạng nhiễm trùng nặng. Trước đó, trẻ điều trị tại bệnh viện tỉnh 2 tuần với chẩn đoán viêm phổi, tuy nhiên bệnh ngày một nặng hơn, khó thở tăng dần và cần can thiệp hô hấp nhân tạo. Tại khoa Hồi sức cấp cứu Sơ sinh, BV Nhi Trung ương, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị viêm phổi nặng, tràn khí màng phổi, suy tuần hoàn. Bệnh nhi được điều trị tích cực: chọc hút và dẫn lưu khí màng phổi, thở máy tần số cao, hỗ trợ tim mạch bằng thuốc vận mạch, điều trị nhiễm trùng, hỗ trợ dinh dưỡng. Tuy nhiên, dù được điều trị rất tích cực bằng các biện pháp điều trị nội khoa tốt nhất, nhưng tình trạng cháu Vinh vẫn không cải thiện, diễn biến xấu dần, oxy máu rất thấp, nếu kéo dài chắc chắn trẻ không qua khỏi do thiếu oxy tổ chức và suy đa tạng. Ngay lập tức các bác sĩ tiến hành hội chẩn và chỉ định sử dụng phương pháp cuối cùng là kỹ thuật màng trao đổi oxy ngoài cơ thể (ECMO). Sau 1 tuần hỗ trợ ECMO tại khoa Hồi sức Ngoại, tình trạng bệnh nhi cải thiện rõ rệt, tổn thương phổi phục hồi, chức năng trao đổi oxy của phổi rất tốt, chức năng các cơ quan ổn định. Bệnh nhân được rút nội khí quản, tự thở oxy qua mặt nạ, tình trạng nhiễm trùng giảm nhiều. “Với bệnh nhi này, nếu không được hỗ trợ kịp thời bằng ECMO, tiên lượng tỷ lệ tử vong là 100%”. Về nguyên lý hoạt động của kỹ thuật ECMO, hiểu một cách đơn giản là máu của người bệnh được rút ra khỏi cơ thể qua một tĩnh mạch lớn, rồi bơm qua màng trao đổi oxy có chức năng giống như lá phổi, sau đó trở về tuần hoàn cơ thể. Để thực hiện kỹ thuật phức tạp với hệ thống máy móc hiện đại này, các phẫu thuật viên phải được đào tạo bài bản, có chuyên môn cao cùng sự khéo léo, cẩn thận và vô cùng chính xác. Phương pháp sử dụng tuần hoàn và trao đổi oxy bên ngoài cơ thể giúp hỗ trợ chức năng sống ở các bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng, đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với các biện pháp hồi sức thông thường. Những năm qua, BV Nhi TƯ đã áp dụng kỹ thuật này để cứu sống các bệnh nhi nguy kịch do mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) sau mắc sởi, bệnh nhi mắc tim bẩm sinh, ho gà

Ăn nhầm nấm độc, cả nhà 7 người nhập viện

“Sau hai ngày được điều trịtích cực, hiện tại sức khỏe của năm bệnh nhi bị ngộ độc nấm đã dần hồi phục”. Ngày 16-6, bác sĩ Hà Văn Thiệu, Trưởng Khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng (Đồng Nai) cho biết. Được biết năm em bệnh nhi trên đều là con của anh Lê Văn Mạnh (ngụ xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai). Trước đó, vào chiều ngày 13-6, anh Mạnh đi làm rẫy thì phát hiện một đám nấm mọc dưới gốc cây. Anh Mạnh nghĩ là nấm mối nên hái mang về chế biến món ăn. Tuy nhiên sau ăn cơm với món nấm khoảng 1 giờ, năm người con của anh Mạnh bị đau bụng, nôn ói, vã mồ hôi và rơi vào trạng thái hôn mê. Còn anh Mạnh và vợ bị đau bụng, nôn ói. Ngay lập tức cả gia đình được đưa đi bệnh viện cấp cứu. Theo bác sĩ Thiệu, hiện các bác sĩ Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai vẫn chưa xác định được tên của loài nấm đã gây ngộ độc đối gia đình anh Mạnh.

Thông tin tốt hơn nữa về phòng, chống dịch ở cộng đồng và bệnh viện

Nhằm ngăn chặn không để dịch bệnh MERS-CoV xâm nhập Việt Nam và sẵn sàng cho các tình huống nguy cấp, các cán bộ y tế ở Đội Phản ứng nhanh phòng chống dịch bệnh thường trực 24/24 giờ, duy trì hoạt động đường dây nóng. Đồng thời trong giai đoạn hiện nay, việc cần ưu tiên hàng đầu là đẩy mạnh công tác truyền thông, khuyến cáo tới cộng đồng và cán bộ y tế để nâng cao tính chủ động trong phòng chống dịch bệnh... Đây là những nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khi chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình triển khai các hoạt động sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh MERS-CoV và kế hoạch trong thời gian tới diễn ra ngày 15/6 tại Bộ Y tế.

Chủ động ứng phó cả dự phòng và điều trị

Theo báo cáo giám sát của Cục YTDP mặc dù, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh MERS-CoV, tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ công tác phòng chống dịch bệnh MERS-CoV tại Hàn Quốc, Bộ Y tế đã và đang tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra. Báo cáo tại cuộc họp, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, cùng với các hoạt động liên quan đến phòng chống dịch bệnh MERS-CoV của hệ điều trị đã triển khai trước đó, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã lên phương án tập huấn cho tất cả cán bộ y tế các khoa khám bệnh, hô hấp, cấp cứu, nhiễm khuẩn, xét nghiệm... tại các địa phương được coi là có nhiều người Hàn Quốc sinh sống, làm việc như Thái Nguyên, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ và một số tỉnh miền Trung... Trước mắt, ngay trong tuần này, Bộ Y tế sẽ mở các lớp tập huấn trong 2 ngày liên tục tại Thái Nguyên. Theo Sở Y tế Hà Nội, Hà Nội đã tăng cường giám sát tại cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài, phát tờ khai y tế cho hành khách nhập cảnh từ Hàn Quốc, các nước vùng Trung Đông và thông tin danh sách hành khách về từng địa phương để tiếp tục theo dõi, giám sát và ứng biến kịp thời. Trung tâm YTDP Hà Nội tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế tại các trung tâm y tế các quận, huyện và trạm y tế xã, phường về các biện pháp phòng chống dịch, giám sát tại cộng đồng, cơ sở y tế, sẵn sàng kích hoạt mọi hoạt động phòng, chống dịch MERS-CoV, ứng phó với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra...

100% cán bộ y tế trực tiếp liên quan đến dịch bệnh MERS-CoV phải được tập huấn

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng yêu cầu các bệnh viện phải thực hiện mạnh mẽ, tốt hơn nữa công tác thông tin đến bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, thực hiện cách ly, tổ chức phân luồng và khám bệnh hợp lý, đặc biệt đối với các trường hợp viêm đường hô hấp và có yếu tố dịch tễ liên quan đến MERS-CoV đúng quy định. Để phòng bệnh hiệu quả thì cách ly là biện pháp số một, sau đó là chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện. Hiện nay, phác đồ điều trị không có gì thay đổi nhưng các bệnh viện phải rà soát lại về thuốc men, cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị phòng dịch. Nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động tập huấn chuyên sâu với các nội dung chi tiết về hướng dẫn giám sát, điều trị, phòng chống nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm cho cán bộ y tế, sàng lọc, cách ly, xử lý chất thải..., Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị triển khai công tác tập huấn đảm bảo 100% cán bộ y tế trực tiếp thực hiện công tác liên quan từ tuyến Trung ương đến cấp cơ sở để thực hiện tốt việc kiểm soát, phòng chống bệnh hữu hiệu ngay tại mỗi địa phương trên phạm vi cả nước. Bộ trưởng vừa ký công văn khẩn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố triển khai phòng chống dịch bệnh MERS-CoV đối với công dân nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, các địa phương cần phối hợp với ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp, công trường xây dựng tăng cường tuyên truyền đối với công dân Hàn Quốc và các vùng Trung Ðông đang lao động, làm việc về các biện pháp phòng chống dịch bệnh MERS-CoV thông qua các hoạt động tổ chức công đoàn cơ sở, các cuộc họp chuyên đề, chương trình phát thanh, tờ rơi, áp phích... Ðồng thời, Sở Thông tin - Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng chủ động đưa tin kịp thời về tình hình dịch bệnh MERS-CoV để người dân không hoang mang, lo lắng, tránh kỳ thị với công dân Hàn Quốc và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Kiểm tra công tác phòng chống, điều trị MERS-CoV tại Thái Nguyên

Sáng ngày 17/6, tại Thái Nguyên, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê, Giám đốc SYT Thái Nguyên Nguyễn Vi Hồng cùng đại diện lãnh đạo Cục A83 Bộ Công an đã kiểm tra công tác phòng lây nhiễm MERS-CoV tại BV Quốc tế Thái Nguyên, BV ĐK An Phú, BV A Thái Nguyên, BV Đa khoa TW Thái Nguyên. Tại các bệnh viện, đoàn đã kiểm tra khu khám bệnh và khu cách ly của các bệnh viện. Tại BV Quốc tế Thái Nguyên, khoa khám bệnh đã dán biển phòng lây nhiễm MERS- CoV cũng như tuyên truyền cho người bệnh những thông tin về dịch bệnh MERS- CoV. Bệnh viện A Thái Nguyên đã chuẩn bị nước sát khuẩn tay nhanh và khẩu trang nơi tiếp đón. BV đa khoa TW Thái Nguyên đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh năm 2015 và các phương án phòng chống dịch MERS- CoV... Tại buổi kiểm tra, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Giám đốc Sở Y tế Thái Nguyên đã nhắc nhở các cơ sở còn lơ là công tác phòng chống dịch MERS- CoV cũng như chưa bố trí được nơi cách ly hợp lý trong bệnh viện. Thái Nguyên là địa phương có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có khu công nghiệp Samsung lớn nhất cả nước. Do đó, đoàn kiểm tra đề nghị các bệnh viện tiếp tục quán triệt và tập huấn cho các cán bộ y tế để khống chế, cách ly kịp thời các ca nghi ngờ lây nhiễm MERS- CoV.

Thường trực chống dịch MERS-CoV 24/24 giờ

Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị thường trực chống dịch MERS-CoV 24/24 giờ. Đây là nội dung của công văn số 4250/BYT-DP ngày 17/6 về việc thường trực chống dịch MERS-CoV 24/24 giờ do Bộ Y tế ban hành. Theo đó, chế độ phụ cấp thường trực chống dịch 24/24 giờ được thực hiện theo quy định hiện hành. Thời gian hưởng chế độ phụ cấp chống dịch MERS-CoV 24/24 giờ tính từ thời điểm Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ thường trực chống dịch 24/24 giờ ra quyết định phân công nhiệm vụ. Sở Y tế các tỉnh xây dựng dự toán kinh phí, đề xuất với Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh bố trí ngân sách, đảm bảo kinh phí phụ cấp thường trực chống dịch. Về diễn biến dịch bệnh MERS-CoV tại Hàn Quốc, ngày 17/6 nước này đã ghi nhận thêm 8 ca mắc mới và 1 trường hợp tử vong. Như vậy, từ ngày 20/5/2015 đến nay nước này đã ghi nhận 162 trường hợp mắc, 19 trường hợp tử vong do MERS-CoV tại quốc gia này. Hiện nay, Hàn Quốc đang thử nhiệm điều trị MERS-CoV cho 2 bệnh nhân tại 2 bệnh viện bằng huyết tương của người bệnh đã phục hồi sau khi mắc bệnh MERS-CoV. Dịch bệnh MERS-CoV cũng ghi nhận ca tử vong đầu tiên do MERS-CoV tại một quốc gia châu Âu khi Cơ quan chức năng Đức thông báo một người đàn ông 65 tuổi, là công dân nước này, đã tử vong do MERS-CoV vào ngày 6/6/2015. Bệnh nhân này có tiền sử đi du lịch tại Abu Dhabi và tiếp xúc với động vật sống tại chợ gia súc ở Ả Rập Xê Út, sau đó quay về Đức từ tháng 2/2015. Hiện chưa có trường hợp nào lây nhiễm tại Đức. Tính chung trên thế giới đến ngày 17/6/2015, ghi nhận 1.329 ca nhiễm MERS-CoV, 466 ca tử vong tại 26 quốc gia. Việt Nam hiện chưa có trường hợp nhiễm MERS-CoV. Tuy vậy người dân cần chủ động tuân theo các khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra.

Giám định pháp y tâm thần đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng

Việc công bố thành lập 5 trung tâm Pháp y tâm thần khu vực của Bộ Y tế nằm trong lộ trình xây dựng lại mạng lưới tổ chức, chấn chỉnh lại hoạt động, chuyên nghiệp hoá tổ chức giám định pháp y tâm thần trên toàn quốc cho phù hợp nhu cầu thực tế xã hội. Phát biểu tại lễ công bố, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh vai trò, vị trí đặc biệt của giám định pháp y tâm thần đối với hoạt động tố tụng. Ngoài ra, hoạt động này còn được pháp luật giao nhiệm vụ quản lý, điều trị bắt buộc các đối tượng có rối loạn tâm thần, đánh giá mức độ tổn hại về sức khỏe tâm thần của người bị hại, đánh giá năng lực chịu trách nhiệm hành vi của nguyên đơn, bị đơn, người làm chứng trong các vụ việc dân sự, hành chính. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng lưu ý, sau một thời gian thực hiện Pháp lệnh giám định tư pháp, hệ thống tổ chức giám định pháp y tâm thần đã bộc lộ nhiều bất cập như tổ chức dàn trải, không có đầu mối tập trung, khó khăn trong công tác đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực dẫn đến các trung tâm pháp y tâm thần chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập. Vì vậy, việc xây dựng lại mạng lưới tổ chức, chấn chỉnh lại hoạt động, chuyên nghiệp hóa tổ chức giám định pháp y tâm thần trên toàn quốc phù hợp với nhu cầu thực tế xã hội và là vấn đề cấp thiết. Để các trung tâm pháp y tâm thần sớm đi vào hoạt động, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các Vụ, Cục tham mưu, đề xuất việc đào tạo, cán bộ, tuyển dụng cán bộ chuyên môn và xây dựng hạ tầng. Tỉnh ủy, UBND 5 tỉnh, thành phố quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để sớm cấp và bàn giao đất cho 5 trung tâm... Thời gian qua, cả nước có 37 cơ sở thực hiện chức năng giám định pháp y tâm thần hoạt động dàn trải, không có đầu mối tập trung. Riêng 22 trung tâm trực thuộc Sở Y tế không được đầu tư nhiều về trang thiết bị và nhân lực, hầu hết đều chưa có trụ sở riêng, phải hoạt động trong bệnh viện tâm thần tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa tỉnh, với số ca trưng cầu giám định mỗi năm chỉ từ 10 đến 20 trường hợp. Khắc phục tình trạng vừa nêu, Bộ Y tế thành lập 5 Trung tâm Pháp y Thần kinh trực thuộc Bộ, tại các khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Các trung tâm này có nhiệm vụ giám định pháp y tâm thần theo quyết định trưng cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức trên địa bàn phụ trách, để phục vụ việc điều tra, giải quyết các vụ án; đồng thời thay thế các cơ sở giám định pháp y tâm thần nhỏ lẻ. Như vậy, bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2015, 37 cơ sở thực hiện chức năng giám định pháp y tâm thần, trong đó có 22 trung tâm trực thuộc các Sở Y tế sẽ chấm dứt hoạt động, thay vào đó là hoạt động của 5 trung tâm vừa được thành lập tại các khu vực vừa nêu.

Thành lập 5 trung tâm pháp y tâm thần khu vực trực thuộc Bộ Y tế

Sáng nay, 17/6, Bộ Y tế đã chính thức công bố quyết định thành lập 5 trung tâm pháp y tâm thần khu vực trực thuộc Bộ. Các trung tâm này đặt tại Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Đắk Lắk và Cần Thơ. Các trung tâm này đều hình thành trên cơ sở trung tâm giám định pháp y tâm thần của tỉnh. Trung tâm Pháp y tâm thần miền núi phía Bắc tại tỉnh Phú Thọ, trên cơ sở Trung tâm Giám định pháp y tâm thần tỉnh Phú Thọ. Trung tâm này thực hiện giám định pháp y tâm thần cho 9 tỉnh miền núi phía Bắc, gồm Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc. Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực miền Trung tại Thừa Thiên Huế, phát triển trên cơ sở Trung tâm Giám định pháp y tâm thần tỉnh Thừa Thiên Huế. Trung tâm này thực hiện giám định pháp y tâm thần cho 7 tỉnh miền Trung, từ Bình Định trở ra, gồm Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Thành phố Hồ Chí Minh phát triển trên cơ sở Trung tâm Giám định pháp y tâm thần Tp. HCM. Trung tâm này thực hiện giám định pháp y tâm thần cho Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Long An. Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk , trên cơ sở Trung tâm Giám định pháp y tâm thần tỉnh Đắc Lắk. Trung tâm này thực hiện giám định pháp y tâm thần cho 7 tỉnh của khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, gồm Đắc Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hòa, Phú Yên và Lâm Đồng. Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực Tây Nam Bộ tại thành phố Cần Thơ trên cơ sở Trung tâm giám định pháp y tâm thần thành phố Cần Thơ. Trung tâm này thực hiện giám định pháp y tâm thần cho 8 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, gồm Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp và An Giang. Các địa phương còn lại sẽ thực hiện giám định pháp y tâm thần trực tiếp tại Viện pháp y tâm thần Trung tương và Phân viện phí Nam, trực thuộc Viện pháp y tâm thần Trung ương tại thành phố Biên Hòa.  Các trung tâm pháp y tâm thần khu vực được thành lập sẽ phải chịu trách nhiệm giám định pháp y tâm thần theo quyết định trưng cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, của cá nhân và tổ chức trên địa bàn mình phụ trách. Việc giám định phải đảm bảo chính xác và hiệu quả để thực hiện điều tra, giải quyết các vụ án. Nhiệm vụ trọng tâm của giám định pháp y tâm thần là xác định các đối tượng phạm tội nghi ngờ có rối loạn tâm thần xem họ có bệnh tâm thần hay không, bệnh gì, mức độ bệnh ra sao. Từ đó sẽ xác định được năng lực hành vi đối với người có hành vi vi phạm pháp luật. Đây là cơ sở để tiến hành truy tố, xét xử, quyết định trách nhiệm dân sự, hình sự của người vi phạm pháp luật. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế giám định pháp y tâm thần là một bộ phận của giám định tư pháp, có vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt với hoạt động tố tụng, góp phần giải quyết các vụ án được chính xác, khánh quan, đúng pháp luật. Vì thế, việc thành lập các trung tâm giám định tâm thần khu vực có ý nghĩa quan trọng trong việc xét xử được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật./.

Hai người nghi nhiễm MERS-CoV ở Hải Phòng đều âm tính

Chiều 17/6, BV hữu nghị Việt-Tiệp, Hải Phòng, cho biết 2 ca nghi ngờ nhiễm MERS-CoV được nhập viện và cách ly tại bệnh viện được xét nghiệm bệnh phẩm và cho kết quả âm tính với virus MERS-CoV. Trước đó, một bệnh nhân nam đi từ vùng dịch Hàn Quốc về Hải Phòng đã xuất hiện một cơn sốt sau khi phẫu thuật tai giữa tại BV hữu nghị Việt-Tiệp và một bệnh nhân nữ cũng xuất hiện cơn sốt sau vài ngày đi đón người nhà từ Mỹ trở về, nhưng có quá cảnh Hàn Quốc. Những người bệnh này có biểu hiện sốt lạ và có yếu tố dịch tễ nên bệnh viện đã nhanh chóng đưa hai bệnh nhân vào vùng cách ly và điều trị theo phác đồ hướng dẫn. Đồng thời, ngành y tế Hải Phòng cũng đã triển khai xử lý diệt trùng nơi ở của các bệnh nhân, khoanh vùng, lập danh sách, kiểm soát những người tiếp cận với bệnh nhân để ngăn ngừa nguy cơ lây lan, lấy mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm… Tại cửa khẩu cảng Hải Phòng, Trung tâm KDYTQT đã bố trí nhân lực thực hiện giám sát phòng, chống dịch bệnh 24 giờ trong ngày đối với các tàu thuyền và thuyền viên nhập cảnh từ vùng có dịch hoặc có hải trình đi qua vùng có dịch. UBND TP Hải Phòng đã có công điện yêu cầu các ngành, các cấp thực hiện các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn MERS-CoV./.

Bộ Y tế hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm MERS

Trước diễn biến hết sức phức tạp của MERS-CoV trên thế giới cũng như tại khu vực châu Á, trong hai ngày 17-18/6, tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Bộ Y tế đã tổ chức tập huấn cho trên 200 cán bộ đến từ Sở Y tế 10 tỉnh miền núi phía Bắc và các cán bộ đến từ BVĐKTƯ Thái Nguyên, BV các bệnh nhiệt đới Trung ương, BV 71 Trung ương. Các học viên đã được Cục YTDP và Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cập nhật thông tin mới nhất về tình hình bệnh dịch MERS-CoV trên thế giới và khu vực châu Á; trình bày về kế hoạch thu dung, phân tuyến điều trị MERS-CoV, triển khai phòng chống dịch tại các bệnh viện. Các chuyên gia đầu ngành đến từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai-Hà Nội, Bệnh viên Nhi đồng 1... đã hướng dẫn học viên về các bước giám sát, xử lý ổ dịch; hướng dẫn lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm; phòng và kiểm soát lây nhiễm MERS-CoV trong các cơ sở khám, chữa bệnh, sàng lọc, cách ly, cung ứng phương tiện và hóa chất; một số quy trình phòng ngừa lây nhiễm MERS-CoV trong các cơ sở khám, chữa bệnh; hướng dẫn phòng ngừa biến chứng viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và các bội nhiễm khác trên người bệnh; sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng và kiểm soát lây nhiễm MERS-CoV. Mặc dù đến thời điểm này, chưa phát hiện trường hợp nào mắc MERS-CoV tại Việt Nam cũng như ở tỉnh Thái Nguyên, tuy nhiên Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người của tỉnh Thái Nguyên luôn xác định nguy cơ dịch xâm nhập vào nước ta và vào địa bàn tỉnh là rất lớn do dịch đang lan rộng tại Hàn Quốc; bệnh chưa có vắc xin cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều doanh nghiệp, đơn vị, trường học có yếu tố nước ngoài, trong đó có Công ty Samsung của Hàn Quốc. Do vậy tỉnh Thái Nguyên đã khẩn trương chỉ đạo và triển khai một số hoạt động; ban hành Chỉ thị về việc tăng cường phòng chống MERS-CoV trên địa bàn tỉnh; thành lập đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch MERS-CoV tại Công ty Samsung; triệu tập các bệnh viện, trung tâm y tế huyện, thành phố, thị xã tham gia Hội nghị tập huấn trực tuyến về phòng chống MERS-CoV do Bộ Y tế tổ chức./.

Siemens cùng tháo gỡ khó khăn trong phòng xét nghiệm ở Việt Nam

Bộ phận xét nghiệm y tế của Siemens (Siemens Healthcare Diagnostics) tổ chức hai cuộc hội thảo khoa học về chẩn đoán xét nghiệm miễn dịch vào ngày 16/6 tại Hà Nội và ngày 20/6 tại TPHCM. Với chủ đề “Sự kết hợp xuất sắc giữa quy trình làm việc và kết quả xét nghiệm,” các hội thảo này nhằm mục đích cung cấp cho các bác sỹ những giải pháp mới nhất trong lĩnh vực xét nghiệm giúp nâng cao hiệu quả quy trình làm việc cũng như kết quả và ý nghĩa lâm sàng của xét nghiệm. Hơn 300 các bác sỹ hóa sinh, kỹ thuật viên phòng xét nghiệm, các nhà quản lý phòng xét nghiệm đến từ các bệnh viện và phòng khám của các bệnh viện trong cả nước tham gia hội thảo tại cả hai thành phố. Theo CDC Hoa Kỳ, các kết quả xét nghiệm ảnh hưởng từ 60-70% các quyết định lâm sàng, trong đó việc có được những thông tin quan trọng và cần thiết để hỗ trợ quá trình chẩn đoán, điều trị và theo dõi chính xác người bệnh là mong mỏi của không chỉ bệnh nhân mà còn của các bác sỹ và các nhà quản lý. Hiểu được những thách thức và áp lực mà các phòng xét nghiệm tại Việt Nam đang phải đối mặt như số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, nguồn lực hạn chế, không có đủ các thiết bị y tế hiện đại trong bối cảnh yêu cầu về thời gian trả kết quả phải nhanh hơn, phải cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao hơn với chi phí hợp lý hơn, Siemens Healthcare Diagnostics đã mang đến các giải pháp phù hợp nhằm tháo gỡ những khó khăn nói trên. Các giải pháp mới toàn diện của Siemens được thiết kế tập trung vào nâng cao hiệu suất trong phòng xét nghiệm và được kết hợp với nhau gồm xét nghiệm hóa sinh, miễn dịch, đông máu, huyết học, xét nghiệm chẩn đoán phân tử, cấp cứu tại chỗ nhằm cải thiện quy trình làm việc trong phòng xét nghiệm và mang lại kết quả xét nghiệm chính xác. Tại hội thảo Siemens giới thiệu thiết bị xét nghiệm miễn dịch ADVIA Centaur® XPT có hiệu suất hoạt động cao nhất hiện nay trên thị trường. Siemens kết hợp các giải pháp mang đến quy trình tiên tiến với các kết quả có ý nghĩa lâm sàng vượt trội trên thiết bị xét nghiệm miễn dịch ADVIA Centaur XPT nhằm tạo ra hiệu suất phòng xét nghiệm lớn hơn đồng thời cho những kết quả tin cậy để dựa vào đó, các bác sỹ có thể chẩn đoán bệnh chính xác hơn và chăm sóc bệnh nhân hiệu quả hơn. Các diễn giả tại hội thảo là các bác sỹ uy tín và đầu ngành của các bệnh viện lớn trong cả nước như BV Chợ Rẫy, BV Bạch Mai, BV Nhi Trung ương và Viện tim mạch Trung ương. Họ đã chia sẻ kinh nghiệm lâm sàng và trình bày những giải pháp mới trong chẩn đoán bệnh Grave/Basedow cũng như cách phát hiện sớm bệnh nhồi máu cơ tim cấp. Khách mời cũng có cơ hội cập nhật thông tin về các giải pháp chẩn đoán không xâm lấn bệnh gan, hay việc đánh giá tình trạng và cách sử dụng vitamin D ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, việc chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn. "Tại Siemens Healthcare Diagnostics, sáng tạo là niềm đam mê và di sản của chúng tôi. Các công nghệ xét nghiệm mới của Siemens không chỉ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động các phòng xét nghiệm mà còn hỗ trợ các bác sỹ chẩn đoán, điều trị và theo dõi tốt rất nhiều các bệnh cảnh. Các hội thảo này là những ví dụ cụ thể cho cam kết mạnh mẽ của Siemens trong việc hỗ trợ tăng cường năng lực trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam.” Siemens có mặt tại Việt Nam từ năm 1979 với việc cung cấp và lắp đặt hai tuốc bin hơi công nghiệp cho nhà máy Giấy Bãi Bằng. Việc thành lập văn phòng đại diện vào năm 1993 và trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn vào năm 2002 là những mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của công ty tại Việt Nam. Nhiều thập kỷ qua, Siemens đã tham gia thực hiện thành công hàng loạt các dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Hiện nay, Siemens là công ty đứng đầu thị trường và dẫn đầu về đổi mới sáng tạo trên các lĩnh vực nguồn điện, quản lý điện năng, dịch vụ nguồn điện, hệ thống vận chuyển, công nghệ tòa nhà, nhà máy số, công nghiệp Quy trình và Truyền động, và y tế./.

Dân trí

Kỳ diệu cứu sống ca ngưng tim sử dụng 120 lọ thuốc adrenalin

BV Tim Hà Nội thực hiện cấp cứu hy hữu này cho biết: khoa Cấp cứu tiếp nhận bệnh nhân Phạm Văn Lý (51 tuổi, ở Vĩnh Phúc) trong tình trạng đặt bóp bóng qua nội khí quản, dùng thuốc trợ tim liều cao, nhịp tim rất nhanh do đã ngưng tim 1 lần khi nhập viện Đa khoa Thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Đang quá trình thăm khám, xét nghiệm, chuẩn bị tiến hành chụp mạch vành qua da để xem tắc hẹp ở đâu, có gần nơi đã đặt stent động mạch cũ không thì bệnh nhân ngừng tim lần 2. Kết quả xét nghiệm lúc đó cho thấy nồng độ Kali trong máu rất là cao (6,5). Ngay lập tức, các bác sĩ đã cấp cứu, dùng máy ép, dùng thuốc vận mạch, tiêm adrenalin theo đường tĩnh mạch trung tâm ngay tại giường với liều lượng rất cao 1mcrg/kg/phút, thuốc co mạch, thuốc chống cấy loạn nhịp, thuốc ổn định màng cơ tim, tìm mọi cách đẩy kali vào trong tế bào… Cùng lúc đó, bác sĩ phải cầm 2 bảng điện sốc tim liên tục. Sau khi truyền 120 lọ adrenalin (có tác dụng làm tăng áp lực tâm trương động mạch chủ, tăng lượng máu động mạch vành do đó tăng dòng máu nuôi dưỡng cơ tim trong trường hợp sốc, đồng thời tăng dòng máu não; tăng co cơ thành mạch, tăng co bóp cơ tim; tăng nhịp tim và dẫn truyền xoang nhĩ, nhĩ thất và trong thất) cùng các loại thuốc khác và sốc điện trong suốt 1 tiếng đồng hồ, nồng độ kali trong máu mới hạ xuống 4,5, tình trạng rối loạn nhịp tim đỡ đi, bệnh nhân được chuyển lên khoa Hồi sức. Trong khi đó, ở các bệnh nhân tiên lượng rất xấu cũng chỉ dùng đến 50 ống adrenlin và sốc điện khoảng chừng đó lần. Khẳng định đây không phải là trường hợp nặng nhất nhưng là trường hợp nặng đã thành công, “Bằng linh cảm nghề nghiệp, sau mỗi lần sốc điện, tôi thấy bệnh nhân có vẻ đáp ứng dù nhịp tim trở về ngay rung thất (nguyên nhân thường gặp gây ngừng tuần hoàn). Hơn nữa, bệnh nhân đã từng ngưng tim 1 lần trước đó, đã được ép tim, dùng thuốc trợ tim từ bệnh viện tỉnh, trải qua một quãng đường dài đến đây, tiếp tục đáp ứng nhiều loại thuốc và sốc điện thì rõ ràng là bệnh nhân có sức sống phi thường”. “Thành công của các bác sĩ cấp cứu là dù chỉ còn 1 phần triệu hy vọng cũng cố gắng, quyết tâm, không bao giờ từ bỏ”. Ngoài ra, không thể không nói đến sự hỗ trợ kịp thời, chính xác của các bác sĩ tuyến dưới khi bệnh nhân bị ngưng tim lần 1. Bởi với quãng đường rất xa (từ Vĩnh Phúc lên viện Tim Hà Nội) và bệnh nhân đã bị ngưng tim hẳn là các bác sĩ tuyến dưới đã cố gắng làm tốt. Trước đó, theo người nhà của bệnh nhân cho biết, trưa ngày 26/5/2015, khi bệnh nhân đi làm đồng về thì xuất hiện triệu chứng đau ngực, khó thở, tiếp đó là nôn. Và người thân đưa bệnh nhân Lý lên viện trong tình trạng ngất lịm. Các bác sĩ thông báo tình trạng bệnh nhân rất nguy hiểm, buộc phải cấp cứu do ngưng tim và nhanh chóng chuyển tiếp lên tuyến trên. Bệnh nhân Lý đã từng đặt stent động mạch vành cách đây 4 năm (2011). Tuy nhiên, do thiếu tái khám định kỳ và sử dụng thuốc chống đông như hướng dẫn nên đã dẫn tới tình trạng bít tắc hoàn toàn tại vị trí đặt stent động mạch. Do đó, sau khi cấp cứu thành công, bệnh nhân hồi phục tốt, các bác sĩ bệnh viện Tim Hà Nội đã tiến hành phẫu thuật bắc cầu động mạch. Khi chụp động mạch vành lên thì có rất nhiều chỗ hẹp, chỗ tắc, trong đó có cả khu vực đặt stent. Do đó các bác sĩ đã chọn phương án bắc cầu với 2 cầu nối. Nhận định về nguyên nhân gây ra tình trạng nguy kịch trên bệnh nhân đã đặt stent, có 2 nguyên nhân: nguyên nhân chủ quan là do dùng thuốc chống đông không đều và nguyên nhân khách quan là do cơ địa bệnh nhân. Đến nay, sau 1 tuần thở máy, 2 tuần điều trị, bệnh nhân đã có sức khỏe tốt và sẽ sớm được xuất viện trong 1 vài ngày tới.

Ngộ độc chì: Mối nguy rình rập trẻ

Ngộ độc chì do tiếp xúc với sản phẩm có dư lượng chì quá cao là mối nguy đang rình rập người dân, đặc biệt là trẻ em. Khảo sát mới nhất của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) tại làng nghề Đông Mai, làng nghề duy nhất tái chế chì từ bình ắc-quy cũ (thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên), có đến 65% trong số hơn 300 trẻ em được kiểm tra đã nhiễm chì, bé bị nhiễm cao nhất là 64 mcg/dcl.

Tác hại từ ngậm đồ chơi pha chì

Chì là một kim loại mềm màu xám, ký hiệu hóa học là Pb. Đặc biệt, chì tạo nhiều hợp chất có màu sắc khác nhau (như muối chì cromat có màu vàng rất đẹp) nên thường được dùng trong pha sơn, kỹ nghệ thủy tinh, làm chất màu cho đồ gốm... Chính được dùng đa dạng như vậy nên nếu không có biện pháp xử lý an toàn thì chì có thể gây ngộ độc. Từ lâu, trong ngành dược đã xảy ra tai biến ngộ độc chì do bào chế dịch truyền natri clorid đẳng trương (thường gọi là nước biển dùng truyền dịch trong bệnh viện) đựng trong chai thủy tinh có pha chì (chì thôi ra làm hại người bệnh). Trong công tác kiểm nghiệm dược phẩm có quy định thuốc đưa ra sử dụng phải tuyệt đối không được chứa kim loại nặng mà chì và thủy ngân là điển hình. Từ lâu, cũng đã xảy ra ngộ độc do trẻ em ngậm đồ chơi có pha chì. Đặc biệt, ngộ độc chì kinh niên (còn gọi ngộ độc trường diễn) có thể xảy ra do: ăn các thực phẩm đóng hộp hàn bằng thiếc lẫn chì; uống nước dẫn qua đường ống pha chì; hít phải bụi chì và các hợp chất của nó trong những nhà máy sản xuất sơn, làm bình ắc-quy, mạ kim loại, khai thác chì và đúc chữ in bằng chì; nhân viên tiếp xúc với xăng dầu chứa Pb (được xem là chì hữu cơ). Nên lưu ý, chỉ cần hít thở không khí có nồng độ 5 m/lít chì hữu cơ là có thể tử vong.

Độc tính rất phức tạp

Người ta ghi nhận tiếp xúc lượng dư trên 200 mcg chì/ngày trong môi trường sẽ gây nguy hiểm cho hoạt động sống của con người. Còn nếu lượng dư khoảng 1 mg/ngày có thể gây ngộ độc chì kinh niên được cho là nguy hiểm nhất. Về độc tính, các muối chì đều rất độc và độc tính của nó rất phức tạp. Khi vào cơ thể, chì tích lũy trong các mô nhiều mỡ như não, gan hoặc mô nhiều sừng như da, lông, tóc, móng. Chì có tác dụng gây hại lên các hệ thống men cơ bản, nhất là men hemosynthetase trong quá trình vận chuyển tổng hợp heme là chất tạo ra hemoglobin (tức huyết sắc tố tạo màu đỏ hồng cầu có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong hô hấp). Nếu chì hiện diện trong máu trên 0,3 ppm sẽ ngăn cản quá trình ôxy hóa glucose tạo ra năng lượng duy trì sự sống, nhưng nếu hàm lượng này trên 0,8 ppm sẽ gây thiếu máu do thiếu hụt hemoglobin theo cơ chế vừa kể. Thiếu máu có thể xem là dấu hiệu đầu tiên trong nhiễm độc chì.

Triệu chứng ngộ độc cấp chì

Khi uống phải muối chì sẽ xuất hiện một số dấu hiệu ngộ độc cấp như rát miệng, nôn, đau bụng, tiêu phân đen sau đó táo bón, có thể bị vô niệu do thận bị tổn thương, tăng urê huyết… Trường hợp ngộ độc chì trường diễn sẽ xuất hiện vành đen ở lợi miệng rất sớm, có thể có các dấu hiệu thần kinh như thay đổi tính tình, dễ cáu gắt, nhức đầu, hoang tưởng ảo giác. Để chẩn đoán ngộ độc chì trường diễn cần chú ý lượng chì có tự nhiên trong cơ thể: mức trung bình của chì trong máu 0,06 mg/100 ml, trong nước tiểu 24 giờ là 0,08 mg. Nếu hàm lượng chì có trong máu hoặc nước tiểu quá cao có nghĩa đã ngộ độc chì. Để tránh nhiễm độc chì cần chú ý cải thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu lượng bụi chì và hợp chất của nó xâm nhập cơ thể, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho công nhân tiếp xúc với chì 6 tháng/lần. Đặc biệt, các cơ quan quản lý chức năng cần thường xuyên kiểm tra dụng cụ dùng sinh hoạt (như cốc thủy tinh, đồ nhựa chén bát, đồ chơi trẻ em… có hình ảnh màu mè sặc sỡ) đang lưu hành xem có đạt tiêu chuẩn không. Các bậc cha mẹ cần nâng cao ý thức bảo vệ trẻ khỏi bị nhiễm độc chất từ đồ chơi. Tốt nhất, không chọn đồ chơi sơn phủ màu sắc sặc sỡ, lòe loẹt, càng có nhiều màu sắc “bắt mắt” càng có nguy cơ chứa chất phủ là độc chất của chì. Riêng thuốc đông y cũng có những độc chất như trong thuốc tây y nên phải thật cẩn trọng khi sử dụng, tránh nghe lời truyền miệng, đồn đại về một toa thuốc, vị thuốc nào đó rồi tự tiện sử dụng lâu dài.

Báo động ngộ độc chì do dùng “thuốc cam”

Giữa năm 2011, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng cho biết các mẫu cốc thủy tinh có nguồn gốc từ Trung Quốc mà đơn vị này kiểm tra đều có hàm lượng chì cao gấp hàng ngàn lần so với quy định cho phép. Còn ở TP HCM, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng TP đã phát hiện trong sơn phủ đồ chơi cờ tướng của trẻ em chứa hàm lượng chì đến 835 mg/kg, trong khi giới hạn lớn nhất cho phép đối với độc chất này là 90 mg/kg (vượt ngưỡng đến hơn 9 lần). Ngày 4-11-2011, Bệnh viện Nhi trung ương có 4 trẻ dưới 1 tuổi bị ngộ độc nặng suýt nguy đến tính mạng do cha mẹ dùng một loại thuốc đông y gọi là “thuốc cam” để bôi chữa các vết viêm ở miệng. Sau đó, Bộ Y tế đã báo động ngộ độc chì do trẻ được cho dùng “thuốc cam” đang lan rộng.

Bệnh nhân nghi MERS - CoV không được tự ý đi lại trong bệnh viện

Với đặc tính là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, diễn biến nặng với tỷ lệ tử vong cao, việc giám sát cách ly với bệnh nhân có biểu hiện viêm đường hô hấp lại có yếu tố dịch tễ kèm theo là vô cùng quan trọng. Vì thế, ngay từ giai đoạn đầu tiên, khi bệnh nhân có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp tính (ho, sốt…) đến khám người bệnh cũng không nên di chuyển tùy tiện trong bệnh viện. Các bệnh viện cần lập một phòng khám riêng các trường hợp có tiền sử đi từ vùng có dịch với để hạn chế, tránh việc việc người bệnh đi lại nhiều nơi trong bệnh viện. “Tại buồng khám riêng biệt này phải khai thác các yếu tố dịch tễ của người bệnh sống hoặc đến từ các nước vùng Trung Đông như Ả-rập Xê-út, Quata, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Oman, Yemen, Cô Oét, Lebenon, Jordan, Iran, Bahrain... và Hàn Quốc trong vòng 14 ngày, nếu thấy nghi ngờ trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính do MERS-CoV cần cách ly tạm thời, thông báo khẩn cho Y tế dự phòng lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương hoặc Viện Pastuer Tp Hồ Chí Minh để chẩn đoán kịp thời”, ông Khuê nói. TS Khuê cũng cho biết thêm, để nâng cao cảnh giác, phát hiện sớm, cách ly điều trị bệnh nhân nghi ngờ mắc Mers - Cov trong bệnh viện, Bộ Y tế, Cục quản lý Khám, chữa bệnh sẽ phối hợp với Cục Y tế dự phòng tổ chức 5 lớp tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm Mers - Cov trong cơ sở khám, chữa bệnh. Theo đó, sẽ có 5 lớp tập huấn theo hình thức TOT được tổ chức tại 5 khu vực cho các bác sỹ, điều dưỡng thuộc Phòng Kế hoạch tổng hợp, Khám bệnh, Hô hấp, Truyền nhiễm, Hồi sức tích cực, Xét nghiệm và Kiểm soát nhiễm khuẩn… và các cán bộ y tế ở bệnh viện tuyến tỉnh. Mỗi lớp sẽ có từ 100- 150 học viên. Các học viên sẽ được tập huấn về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm Mers - Cov và một số dịch bệnh khác nhưu Tay chân miệng, viêm não… trong bệnh viện. Sau đó, các cán bộ y tế được tập huấn  sẽ tập huấn lại cho các cán bộ y tế tuyến huyện. Bên cạnh đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh sẽ chỉ đạo Bệnh viện Bạch Mai, BV Chợ Rẫy, BV TW Huế, BV Nhiệt đới TƯ, BV Bệnh nhiệt đới Tp Hồ Chí Minh tổ chức một số lớp  đào tạo chuyên sâu về hồi sức cấp cứu như lọc máu, chạy nhận nhân tạo, ECMO… cho các cán bộ y tế. Về tình hình dịch MERS - CoV tại Hàn quốc, trong ngày 16/6/2015, Hàn Quốc ghi nhận thêm 04 trường hợp mắc mới và 2 trường hợp tử vong. Như vậy, từ ngày 20/5/2015 đến nay nước này đã ghi nhận 154 trường hợp mắc, 18 trường hợp tử vong. Trước đó, ngày 15/6/2015, nhiều trường học tại Hàn Quốc bắt đầu mở cửa trở lại. Các chuyên gia đánh giá số ca mắc MERS-CoV tại Hàn Quốc có xu hướng chậm lại. Như vậy đến ngày 16/6/2015, tổng số mắc trên thế giới là: 1.321 mắc/ 465  tử vong tại 26 nước: Ca bệnh tại chỗ (9 nước): Ả Rập Xê Út,  Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Qatar, Oman, Jordan, Kuwait, Yemen, Lebanon, Iran. Ca bệnh xâm nhập (17 nước): Anh, Pháp, Tunisia, Italy, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ai Cập, Mỹ,  Hà Lan, Algeria, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc. Tại khu vực Trung Đông, ngày 15/6/2015,  Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc mới; ngày 15/6/2015,  Ả Rập Xê Út thông báo từ ngày 09-12/6/2016 thông báo ghi nhận thêm 3 trường hợp mắc mới  bao gồm 1 tử vong, thêm 2 trưởng hợp tử vong là ca bệnh đã báo cáo trước đó.

4 bệnh nhi viêm não Nhật Bản đang nguy kịch

Từ đầu mùa nóng, BV Nhi Trung ương, khoa Nhi (BV Bạch Mai) đã tiếp nhận hàng chục ca viêm màng não do vi rút. Tuy nhiên là bệnh lý do vi rút gây ra, được phát hiện sớm nên hầu hết trẻ đều bình phục. Riêng với viêm não Nhật Bản, trong 4 ca (trên tổng số 40 ca viêm màng não, viêm não tại BV Nhi Trung ương từ đầu mùa đến nay) thì cả 4 ca đều rất nặng nề. Theo bác sỹ Đỗ Thiện Hải, Phó Khoa Truyền nhiễm, BV Nhi trung ương, cả 4 bệnh nhân này các bác sĩ đã cố gắng hết sức, nhưng đều phải chờ đợi vào sự hồi phục của các bé. Do mắc viêm não Nhật Bản nên bệnh nhi sốt cao, rối loạn nhận thức. Chưa kể do được đưa đến viện muộn, có 2 bệnh nhân là NT.T. (9 tuổi ở Nghệ An) và H.V.V. (12 tuổi ở Sơn La) còn hôn mê từ khi nhập viện. Đến hôm nay (17/6) bé N.T T. đã nằm điều trị tại khoa Truyền nhiễm được 14 ngày nhưng chưa có dầu hiệu gì khả quan. Trước đó, do không biết con bị viêm não nên gia đình chị Nguyễn Thị Hà chỉ đưa con đến thầy thuốc đông y ở gần nhà. Thầy thuốc đông y chẩn đoán bé bị cảm biến chứng và cắt thuốc. Nhưng càng uống thuốc bé càng lịm đi, lên cơn co giật thì bố mẹ mới vội xin cho con ra BV Nhi Trung ương... Đến viện bé Trang đã ở trạng thái hôn mê, đến giờ vẫn chưa một lần tỉnh vì luôn ở trạng thái rối loạn nhận thức, sốt cao, co giật. Viêm não Nhật Bản thường  thời gian ủ bệnh từ 5-15 ngày. Khoảng thời gian từ 1-6 ngày sau khi bị vi rút xâm nhập, bệnh nhân có sốt kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn khan. Ở giai đoạn đầu này người bệnh thường dễ bị bỏ qua do người nhà chủ quan, nghĩ con bị sốt, viêm đường hô hấp thông thường. Trong khi đó, khi được phát hiện sớm, não chưa bị tổn thương tỉ lệ điều trị thành công sẽ cao hơn, ít di chứng thần kinh hơn. Tiếp đến bệnh nhi có các biểu hiện sốt cao liên tục 38-40 độ C, đau đầu, cứng gáy, có dấu hiệu thần kinh trung ương bị thương tổn như co giật, run giật tự nhiên ở ngón tay, mi mắt. Sau điều trị, bệnh nhân có thể hồi phục nhưng tỷ lệ có di chứng rất cao. Với các ca mắc viêm não thông thường, nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể gây tổn thương não. Khi đã bị tổn thương não, bệnh nhân bị rối loạn tinh thần ở các mức độ khác nhau: vật vã mê sảng hoặc ly bì, lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, cử động bất thường hoặc bị liệt... việc điều trị vô cùng khó khăn. Tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10 - 20%. Trong khi đó, căn bệnh nguy hiểm này không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ hồi sức, duy trì đợi bệnh nhân tự hồi phục nên tỉ lệ tử vong cao, nếu khỏi tỉ lệ di chứng cũng cao hơn nếu phát hiện bệnh muộn. BS Hải khuyến cáo, ở thời điểm này đã bắt đầu vào “mùa” bệnh viêm não, viêm màng não do vi rút, vi khuẩn nói chung, vì thế bất cứ trường hợp nào sốt, đau đầu nhiều, nôn, buồn nôn mà việc dùng thuốc hạ sốt không mang nhiều hiệu quả giảm sốt, giảm đau; triệu chứng buồn nôn, nôn không liên quan đến bữa ăn thì cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện sớm nhất để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị sớm, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho bé. Bác sĩ cần theo dõi bệnh nhi, khám thực thể xem trẻ có bị cứng cổ, cứng gáy, cứng cơ toàn thân không… để quyết định chọc dịch não tủy chẩn đoán xác định kịp thời điều trị. Tuy nguy hiểm nhưng viêm não Nhật Bản lại có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin. Vắc xin VNNB đã được đưa vào tiêm chủng mở rộng miễn phí, các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi tiêm chủng cần đến xã phường gần nhất để biết được lịch tiêm chủng và tiêm cho trẻ theo đúng hướng dẫn để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm, chết người này.

Bộ Y tế phát poster phòng chống dịch MERS - CoV

Theo đó, nội dung poster được trình bày dễ hiểu với những thông tin chính về căn bệnh MERS - CoV nguy hiểm. Trong đó, có cả những hướng dẫn cụ thể phòng bệnh như thường xuyên rửa tay xà phòng, hạn chế tiếp xúc người bệnh viêm đường hô hấp...Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, ngày 09/6/2014, Văn phòng EOC, Cục Y tế dự phòng đã thành lập fanpage phòng, chống Mers-Cov. Đến nay đã có gần 3 nghìn gia nhập đăng kí đọc thông tin về phòng chống dịch MERS - CoV trên fanpage. Việc Bộ Y tế thành lập trang fanpage phòng chống Mers-Cov đã được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào bản tin và đánh giá là một nỗ lực của Bộ Y tế Việt Nam trong việc cung cấp những thông tin cập nhất, hướng dẫn, khuyến cáo đến người dân, cộng đồng về công tác phòng chống dịch bệnh MERS-CoV. Về diễn biến dịch MERS - CoV tại Hàn Quốc, kể từ khi ghi nhận trường hợp nhiễm MERS-CoV đầu tiên ngày 20/5/2015 đến ngày 15/6/2015 đã ghi nhận 150 trường hợp mắc (bao gồm cả một trường hợp mắc ghi nhận tại Trung Quốc), trong đó 16 trường hợp tử vong. Tính đến ngày 15 tháng 6 năm 2015, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo đã ghi nhận 1.313 trường hợp mắc, 460 trường hợp tử vong, tại 26 quốc gia chủ yếu thuộc vùng Trung Đông, trong đó châu Á có: Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc. Ả Rập Xê Út, Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất vẫn ghi nhận các trường hợp mắc mới. Bộ Y tế nhận định nguy cơ lây lan dịch bệnh vào Việt Nam là hoàn toàn có thể do nước ta có giao lưu thương mại, du lịch rất lớn với Hàn Quốc và các quốc gia Trung Đông. Hiện nay, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh MERS-CoV. Vì vậy, Bộ Y tế đã có công văn khẩn yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố triển khai phòng chống dịch bệnh MERS - CoV đối với công dân nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, các địa phương cần phối hợp với Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp, công trường xây dựng tăng cường tuyên truyền đối với công dân Hàn Quốc và các vùng Trung Đông đang lao động, làm việc về các biện pháp phòng chống dịch bệnh MERS - CoV thông qua các hoạt động tổ chức công đoàn cơ sở, các cuộc họp chuyên đề, chương trình phát thanh, tờ rơi, áp phích…Yêu cầu những người trở về từ vùng dịch bệnh phải chủ động khai báo y tế tại cửa khẩu và tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày, nếu xuất hiện các dấu hiệu ho, sốt, viêm đường hô hấp phải thông báo ngay cho cơ sở y tế hoặc số điện thoại đường dây nóng. Chính quyền địa phương, đặc biệt là các xã, phường, thị trấn tích cực tuyên truyền phòng chống MERS-CoV, thống kê lập danh sách các hộ gia đình có người thân sinh sống, học tập, làm việc tại Hàn Quốc và công dân Hàn Quốc đến làm ăn và sinh sống trên địa bàn để có kế hoạch tiếp cận, tư vấn, tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh MERS-CoV.

"Đứt" viện trợ, cuộc chiến với HIV/AIDS nguy cơ “vỡ trận”

Khoảng 80% kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam là từ các nguồn viện trợ. Dự kiến năm 2017, viện trợ sẽ bị cắt hoàn toàn, ngân sách chống dịch không đảm bảo khiến căn bệnh thế kỷ đe dọa bùng phát trở lại tại Việt Nam.

Hơn 300.000 người Việt Nam đã mắc HIV/AIDS

Sau 25 năm kể từ ngày xuất hiện ca bệnh HIV đầu tiên tại Việt Nam, đến nay số người mắc phải căn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm (lây qua đường máu, lây qua quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con) chưa có thuốc chữa này vẫn hoành hành. Dưới sự giúp đỡ cả về chuyên môn và kinh phí thông qua viện trợ của các tổ chức nước ngoài, Việt Nam đã rốt ráo triển khai nhiều giải pháp phòng chống nhưng cuộc chiến với căn HIV/AIDS chưa có điểm dừng. Theo số liệu được TS.BS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS, tại lớp tập huấn báo chí về căn bệnh này (diễn ra từ ngày 15 đến 17/6 tại TPHCM), “5 tháng đầu năm 2015 trên cả nước ghi nhận 3.204 người nhiễm HIV mới mắc, số người chết là 438. Lũy tích sau 25 năm Việt Nam đã có hơn 300.000 người nhiễm HIV/AIDS, số bệnh nhân hiện còn sống là hơn 227.000 người. Tuy nhiên, đây chỉ là con số được báo cáo, số ca bệnh thực tế trong cộng đồng còn cao hơn nhiều, bởi nhiều người mắc bệnh nhưng không đi xét nghiệm hoặc không muốn khai báo. Hiện nay, 100% tỉnh thành phố đã có dịch HIV, 98,9% số huyện có người nhiễm, 80,3% số phường xã có người bệnh. Điều này cho thấy, HIV đã lan rộng trong cộng đồng, len lỏi vào từng đường làng, góc phố, sẵn sàng tấn công bất kỳ ai. Nhóm tuổi nhiễm HIV/AIDS chủ yếu tập trung từ 20 đến 40 tuổi. Đây là nhóm tuổi lao động giữ trụ cột trong sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống gia đình và xã hội; độ tuổi có nhu cầu quan hệ tình dục cao; tuổi có nhiều người tiêm chích; tuổi sinh sản ở nữ giới. Việc nhiễm bệnh trong độ tuổi này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội và chất lượng nòi giống.

Gánh nặng chống dịch dồn về người bệnh

Việt Nam đang trở thành quốc gia nằm trong tình trạng khẩn cấp về kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS, 80% kinh phí từ trước đến nay là nguồn viện trợ quốc tế. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế và Việt Nam đã thoát khỏi nước nghèo nên các dự án viện trợ quốc tế đang cắt giảm và rút dần, dự kiến đến năm 2017, Việt Nam sẽ phải tự chủ hoàn toàn về kinh phí phòng chống HIV/AIDS. Nếu muốn duy trì được những thành quả đã đạt được trong cuộc chiến với căn bệnh này, 2 năm tới Việt Nam sẽ phải tính giải pháp bù vào khoản 80% kinh phí viện trợ bị đứt. Theo TS.BS Hoàng Đình Cảnh: Để giải bài toán trên, một số giải pháp đã được vạch ra, thứ nhất: tăng kinh phí từ ngân sách Nhà nước; thứ 2: tăng đầu tư của các tỉnh, thành phố; thứ 3: sử dụng bảo hiểm y tế trong thanh toán chi phí cho người bệnh điều trị; thứ 4: tiến hành xã hội hóa bằng cách thu phí từ bệnh nhân khi tham gia các dịch vụ. Hiện 2 phương án đầu đang chờ các cấp thẩm quyền phê duyệt, phương án thứ 3 đang bước đầu được triển khai, Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi đã chấp thuận thanh toán phí khi tham gia các dịch vụ khám, chữa bệnh cho người HIV/AIDS nhưng bảo hiểm đang sợ vỡ quỹ, nhiều quyền lợi liên quan đến người bệnh cần phải cụ thể hơn. Giữa bối cảnh trên, gánh nặng phòng chống dịch bắt đầu dồn lên vai người bệnh khi phương án cuối cùng đã được thực thi. Cục phòng chống HIV/AIDS cho hay: trong cuộc chiến với HIV/AIDS, việc cung cấp bơm kim tiêm sạch cho nhóm tiêm chích mà túy, cung cấp bao cao su cho nhóm mại dâm, điều trị thay thế bằng methadone là 3 giải pháp đặc biệt quan trọng để đẩy lùi dịch. Khi nguồn viện trợ ổn định, trung bình mỗi năm Việt Nam phát miễn phí khoảng 30 triệu bơm kim tiêm, 30 triệu bao cao su cho nhóm người nghiện chích ma túy, mại dâm. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn viện trợ quốc tế liên tục bị cắt giảm, nhóm người đồng đẳng đang thiếu những dụng cụ hỗ trợ tối thiểu nhất. 5 tháng đầu năm 2015, số phát bơm kim tiêm cho người nghiện chích ma túy chỉ còn khoảng 3 triệu, bao cao su chỉ đạt 1,7 triệu. Điều trị thay thế bằng Methadone là phương pháp hiệu quả được áp dụng từ 2008. Thay vì sử dụng các dạng chất ma túy tốn hàng triệu đồng, mỗi ngày người nghiện chỉ cần uống một liều methadone, dạng thuốc này giúp người nghiện không còn triệu chứng cai, nâng cao sức khỏe, giảm bạo lực gia đình, tội phạm, hiệu quả hơn nhiều so với các phương pháp cai nghiện khác, giảm lây truyền các bệnh lây qua đường máu như HIV, viêm gan B và viêm gan C. Xuất phát từ tính hiệu quả trên, Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế cùng các tỉnh thành trên cả nước, trong năm 2015 phải đạt chỉ tiêu 80 nghìn người điều trị cai nghiện bằng methadone. Tuy nhiên, tính đến tháng 6/2015 cả nước mới chỉ có hơn 31 nghìn bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này. Sau thời gian được uống miễn phí, đến nay người bệnh đang phải chi trả khoảng 10 nghìn đồng mỗi ngày cho việc uống thuốc, với những người nghiện, việc làm thường không ổn định, ngoài những chi phí sinh hoạt, mỗi tháng phải chi trả 300 nghìn đồng cũng đã là một khoản tiền lớn. Do chưa có thuốc điều trị HIV/AIDS, việc điều trị cho người nhiễm HIV bằng thuốc kháng vi rút (ARV) là giải pháp giúp người bệnh ké dài sự sống, giảm các loại bệnh nhiễm trùng cơ hội, có tác dụng dự phòng. Hiện cả nước có hơn 95 nghìn bệnh nhân đang điều trị bằng ARV khi áp dụng việc thu phí, người bệnh sẽ phải chi trả từ 12 đến 24 nghìn đồng mỗi ngày. Nếu không có thuốc, nguy cơ lây nhiễm của những người mang bệnh ra cộng đồng là rất cao, người nhiễm sẽ chết, hoặc bị kháng thuốc khiến việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn. Cuộc chiến với HIV/AIDS của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị “vỡ trận”.

MERS khác với cúm thông thường như thế nào?

Kể từ Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2012, các nhà nghiên cứu đã làm việc không biết mệt mỏi để tìm hiểu thêm về loại vi-rút bí ẩn gây bệnh này. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, cho đến tháng 5/2014, vi-rút MERS, còn được gọi là Vi-rút Corona MERS, hay MERS-CoV, đã lây nhiễm cho 538 người trên toàn thế giới, khoảng 30% trong số đó đã tử vong. Hai trường hợp nhiễm vi-rút gần đây đã được xác nhận tại Hoa Kỳ. Đã có nhiều nghiên cứu về MERS-CoV, nhưng trên thực tế, làm thế nào để so sánh loại vi-rút này với một vi-rút khác chúng ta biết rõ hơn, chẳng hạn như bệnh cúm? Cả vi-rút MERS-CoV và vi-rút cúm đều gây ra các bệnh hô hấp. Nhưng không giống như cúm, MERS-CoV là một vi-rút Corona - nó thuộc họ vi-rút Corona lớn gây nhiều bệnh ở người, từ cảm lạnh thông thường đến Hội chứng Hô hấp cấp nặng (SARS). Các vi-rút này cũng lây nhiễm trên động vật.

Sự lan truyền vi-rút

So với cúm, MERS không dễ lây lan từ người sang người. Trong các trường hợp được ghi nhận, những người nhiễm MERS từ một bệnh nhân khác đều là nhân viên y tế hoặc là thành viên trong gia đình đã từng chăm sóc bệnh nhân. Mặt khác, cúm có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc thông thường giữa người với người, chẳng hạn ngồi cạnh người có bệnh trên máy bay. Thời điểm tháng 5/2014, BS William Schaffner - giáo sư về y tế dự phòng và các bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm y tế ĐH Vanderbilt ở Nashville, Tennessee (Mỹ), cho biết: 'Vào lúc này, MERS-CoV không dễ lây lan, trừ những trường hợp rất đặc biệt. Điều quan trọng nhất là trong môi trường bệnh viện, nơi các nhân viên y tế tiếp xúc rất gần và trong thời gian dài với bệnh nhân'. Cúm gây ra một phổ nhiễm trùng, từ không có triệu chứng đến các triệu chứng nhẹ, trung bình hoặc rất nghiêm trọng. Theo giáo sư Schaffner, mặc dù điều này cũng đúng đối với MERS-CoV, nhưng quan sát hiện tại cho thấy khi nhiễm trùng xảy ra, nó dễ trở nên nghiêm trọng. Hầu hết những người đã được xác nhận bị nhiễm MERS-CoV có các triệu chứng giống cúm, bao gồm sốt và ho, và khó thở.

Thời điểm nào dễ lây nhiễm nhất?

Những người bị cúm thường có thể lây nhiễm sang người khác 1 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng và nhận ra họ đang bị cúm. Họ vẫn có khả năng lây nhiễm đến 7 ngày sau khi bị bệnh. Với MERS, các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân truyền bệnh cho người khác khi người đó đang bị bệnh nghiêm trọng nhất, trong đó có viêm phổi. Thời kỳ ủ bệnh đối với cúm, hoặc thời gian cần cho vi-rút vào cơ thể và gây ra triệu chứng trung bình là 2 ngày. Thời kỳ ủ bệnh đối với MERS có thể là 5 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài đến 14 ngày.

Tỷ lệ tử vong

MERS có tỷ lệ tử vong cao. Cho đến nay, 145 bệnh nhân trong tổng số 538 trường hợp được xác nhận đã tử vong. Cúm có tỷ lệ tử vong thấp hơn, nhưng nhiễm bệnh cho nhiều người hơn nên số ca tử vong nhiều hơn. GS Schaffner cho biết: 'Tỉ lệ tử vong do cúm là 1%, trong khi vào năm 2014, những gì chúng ta biết về MERS là tỷ lệ tử vong vào khoảng 30%. Nhưng khi ảnh hưởng đến nhiều người, tỷ lệ tử vong 1% lại rất cao'. Trung bình tại Hoa Kỳ, mỗi đợt cúm có khoảng 200.000 ca nhập viện, và khoảng 36.000 người tử vong. Điều này rất khác so với những gì chúng ta biết được về MERS.

Ai sẽ bị ảnh hưởng?

Cúm thường trầm trọng nhất ở trẻ em và người già. Những người này có nguy cơ cao bị biến chứng. Tuy nhiên, với MERS, các nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân khoảng 50 tuổi, và những người có bệnh tiềm ẩn như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, đã có nhiều bệnh nhân trẻ chết vì MERS. Nhóm người dễ nhiễm bệnh nhất là nhân viên y tế, với 1/5 số trường hợp được ghi nhận trên toàn thế giới mắc bệnh thuộc nhóm này.

Tăng nhẹ số thẻ BHYT theo hộ gia đình

Trong 6 tháng đầu năm, số thẻ BHYT được bán theo nhóm hộ gia đình tăng 227.000 thẻ (tăng 3%). Đây là một tín hiệu mừng cho thấy nhận thức của người dân đã tăng về tham gia BHYT bắt buộc, hướng đến BHYT toàn dân vào năm 2020. Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, đến nay số người tham gia BHYT đạt trên 64,6 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 71,4% dân số, tăng 2,7 triệu người so với tháng 5/2014. Đặc biệt, với nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình đã tăng 227.000 thẻ. Điều này cho thấy, việc quy định bắt buộc tham gia BHYT theo hộ gia đình là đúng hướng và quy định này của Luật BHYT sửa đổi, bổ sung đã từng bước được người dân đồng thuận và ủng hộ. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu phấn đấu đặt ra là đến năm 2015 BHYT đạt tỷ lệ bao phủ 75% dân số và đến năm 2020 phấn đấu đạt tỷ lệ bao phủ 80% dân số còn rất khó khăn. Bởi tại nhiều tỉnh, thành phố chưa đưa ra chỉ tiêu phát triển đối tượng và tỷ lệ bao phủ BHYT là một trong nhwngxc hỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHYT tại một số doanh nghiệp vẫn diễn ra phổ biến, kéo dài trong nhiều năm. Theo thống kê có khoảng 49% số người trong các doanh nghiệp không tham gia BHYT nhưng đến nay vẫn không có giải pháp giải quyết hiệu quả. Theo Bộ Y tế, một trong những lý do quan trọng, đó là việc tiếp cận của người dân với thẻ BHYT còn khó khăn do họ không nắm bắt được thông tin. Qua kiểm tra tại 13 tỉnh, thành phố, nhiều người dân, kể cả cán bộ xã, phường cũng chưa biết mua thẻ BHYT ở đâu? Đối tượng nào phải tham gia BHYT hộ gia đình và có bắt buộc không?... Nguyên nhân là do hệ thống đại lý bán thẻ BHYT của xã và đại lý bán thẻ BHYT của hệ thống bưu điện đều không ổn định, không chuyên nghiệp, có nơi cán bộ đại lý vừa được tập huấn xong tham gia bán thẻ được 1 tháng đã xin thôi… Nhằm đạt mục tiêu 75% dân số tham gia BHYT vào cuối năm nay, chủ đề truyền thông trong năm được đặt ra là “Chung tay thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân”. Để triển khai chủ đề này sẽ có nhiều hoạt động diễn ra nhằm tuyên truyền để người dân hiểu, để tăng trách nhiệm của địa phương với việc phát triển BHYT tại địa phương….

Ngày 23/06/2015
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích