Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 16/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 3 8 2 1 2
Số người đang truy cập
5 3
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ các báo ngày 21/5 và 22/5 năm 2015

Tuổi trẻ

Ngành y tế sẽ thay đổi mẫu trang phục

Một dự thảo nhằm thay đổi trang phục ngành y tế đang được Bộ Y tế soạn thảo, dự kiến sẽ được đưa ra lấy ý kiến các bệnh viện, hội điều dưỡng, sở y tế tỉnh thành trong thời gian tới. Theođó, thay vì tất cả cán bộ ngành y (từ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên hành chính...) đều mặc áo blouse trắng, dự thảo thay đổi trang phục ngành y dự định chỉ bác sĩ mới mặc áo blouse trắng, còn điều dưỡng sẽ mặc áo, váy màu hồng, nhân viên hành chính trong bệnh viện sẽ mặc trang phục công sở... Việc thay đổi này, theo Bộ Y tế, nhằm giúp bệnh nhân phân biệt các vị trí công tác của cán bộ, đồng thời thay đổi màu trang phục cũng giúp trang phục ngành y tế đẹp hơn chứ không đơn điệu như hiện nay. Bộ Y tế sẽ lấy ý kiến thêm trước khi công bố chính thức màu và mẫu trang phục cho từng vị trí công tác của ngành.

Một bệnh nhi có 3 ống gan

Ngày 20-5, bác sĩ Vũ Công Tầm, Trưởng khoa Phẫu thuật - gây mê, hồi sức - Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho biết, bệnh nhân N.T.Q. A, 7 tuổi ở xã Hóa An (TP. Biên Hòa) bị dị dạng: có 3 ống gan, giãn ống mật đã hồi phục sau ca phẫu thuật kéo dài 3,5 giờ. Trước đó, vào ngày 11-5, bé Q.A vào viện trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị và nhói ra sau lưng, kèm theo triệu chứng ăn vào là ói.Khi chụp CT gan mật thì phát hiện bé bị giãn ống mật gấp 5 lần so với bình thường. Đến khi mổ, bác sĩ lại phát hiện thêm dị dạng có 3 ống gan riêng ở bệnh nhi (bình thường chỉ có 2 ống gan). Các bác sĩ đã đã cắt ống mật bị giãn và nối lại liên thông xuống ruột. Hiện 3 ống gan của bệnh nhi vẫn đang hoạt động bình thường. Tuy nhiên, do đây là một trường hợp dị dạng bất thường nên các bác sĩ lo ngại sau này, ống gan sẽ biến chứng, có thể gây ra nhiễm trùng đường mật hoặc phát sinh ra bệnh ung thư đường mật. Ngay sau khi phát hiện người bệnh có 3 ống gan, các bác sĩ đã tìm kiếm tài liệu nhưng chưa có nghiên cứu y khoa nào nói về trường hợp người có 3 ống gan. Do đó, bệnh viện để nguyên hiện trạng của bệnh nhi, khuyến cáo gia đình theo dõi sức khỏe của bé, khi có biểu hiện bất thường cần đưa bé đến bệnh viện.

Hà nội mới

Bộ Y tế yêu cầu xác minh vụ bé trai 6 tháng tuổi tử vong sau tiêm

Ngày 20-5, Cục Quản lý KCB (Bộ Y tế) đã ký công văn gửi Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu báo cáo về việc bé trai 6 tháng tuổi tửvong tại BVĐK Vĩnh Phúc sau một mũi tiêm. Được biết, bệnh nhi là bé trai Cao Tiến A, 6 tháng tuổi, con anh Cao Văn H (trú tại Cầu Cát, Quất Lưu, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Ngày 13-5, cháu A nhập viện điều trịtại BVĐK Vĩnh Phúc. Đến ngày 16-5, bệnh nhi có sốt trở lại, nghe phổi bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị viêm phổi và kê kháng sinh tiêm đường tĩnh mạch. Sau tiêm khoảng 1 tiếng, bệnh nhi tím tái và đã được xử lý theo phác đồ sốc phản vệnhưng bé không qua khỏi và tử vong vào 13h ngày 16-5. Trước sự việc này, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo BVĐK Vĩnh Phúc khẩn trương xác minh làm rõ thông tin về ca tử vong. Xác định chính xác nguyên nhân gây tửvong của bệnh nhi, giải thích rõ với gia đình, xử lý nghiêm các cá nhân và tập thể liên quan theo đúng quy định nếu có vi phạm. Cục Quản lý KCB cũng yêu cầu Sở Y tếtỉnh Vĩnh Phúc báo cáo Bộ trước ngày 25-5 để công khai trước công luận.

Dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp trong mùa hè

Đó là nội dung được đưa ra tại Hội nghị đánh giá tình hình dịch bệnh 5 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh mùa hè do Sở Y tế Hà Nội tổ chức ngày 21-5. Theo đánh giá của Sở Y tế Hà Nội tình hình dịch bệnh trong những tháng đầu năm trên địa bàn thành phố được kiểm soát tốt. Nhiều dịch bệnh có xu hướng giảm, đặc biệt là dịch bệnh sởi, bệnh dại, thuỷ đậu. Mặt khác, trên địa bàn cũng không ghi nhận các dịch bệnh nguy hiểm, dịch bệnh mới nổi như: Ebola, cúm A/H5N1, A/H7N9, viêm đường hô hấp cấp tính Trung Đông (Mers-CoV). Tuy nhiên, trước sự diễn biến khó lường của thời tiết, khí hậu; sự biến đổi và thích nghi của côn trùng, vi khuẩn, virus với môi trường. Dự báo, tình hình dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp trong các tháng mùa hè năm 2015, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá (như: tả, thương hàn, tay chân miệng…), dịch bệnh lây truyền qua côn trùng (như: sốt xuất huyết (SXH), viêm não Nhật Bản…). Trong khi đó, một số bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin tiêm chủng mở rộng vẫn có nguy cơ gia tăng. Riêng bệnh ho gà, số ca mắc phần lớn là chưa đến tuổi tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ 3 mũi vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván. Do vậy, nếu việc tiêm chủng không được triển khai hiệu quả, tích cực, dịch bệnh có nguy cơ quay trở lại.

An ninh thủ đô

Thức ăn đường phố Hà Nội không chứa chất gây nghiện

Ngày 21-5, Cục ATTP-Bộ Y tế đã công bố kết quả giám sát chất gây nghiện trong một số sản phẩm thức ăn đường phố trên địa bàn TP Hà Nội. Trước đó, sau khi nhận được thông tin phản ánh về hiện tượng một số sản phẩm thức ăn đường phố tại Hà Nội có khả năng chứa chất gây nghiện, Cục ATTP đã chỉ đạo Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia tiến hành lấy mẫu giám sát thức ăn đường phố tại TP Hà Nội để kiểm nghiệm chỉ tiêu: Morphin, Codein nhằm phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo cho cộng đồng. Kết quả kiểm nghiệm 15 mẫu thực phẩm thức ăn đường phố (5 mẫu xúc xích, 5 mẫu thịt xiên nướng và 5 mẫu nem chua rán) lấy tại TP Hà Nội của Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia cho thấy, cả 15/15 mẫu đều không phát hiện Morphin, Codein (hoạt chất sinh học chính trong cây thuốc phiện). Cục ATTP sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương, đặc biệt là những thành phố lớn tăng cường triển khai giám sát ATTP tại các cơ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, đồng thời đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về ATTP cho cộng đồng.

Nhân dân

Nguy cơ lây lan vi – rút cúm từ gia cầm sang người là rất lớn

Ngày 21-5, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có công điện đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người trên địa bàn; trong đó tập trung giám sát, phát hiện sớm, điều tra các trường hợp nghi nhiễm các chủng cúm gia cầm ở người. Phối hợp cơ quan thú y và chính quyền địa phương giám sát dịch cúm trên gia cầm, xử lý triệt để ổ dịch; đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao... Trước đó, ngày 11-5, tại một hộ gia đình thuộc thôn Ðắc Nhơn, xã Nhơn Sơn (huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận) có ghi nhận một ổ dịch cúm A (H5N1) ở gia cầm. Cục Y tế dự phòng nhận định, hiện nay tại nhiều địa phương đang là thời điểm tăng số lượng vịt chạy đồng, tái đàn gia cầm, cho nên nguy cơ lây lan vi-rút cúm từ gia cầm sang người và bùng phát thành dịch là rất lớn...

Lao động

Nắng nóng bất thường: Gia tăng số ca viêm não và viêm màng não

Nắng nóng đang kéo dài trên cả nước là một trong những nguyên nhân gia tăng nhiều dịch bệnh trong đó có bệnh viêm não và viêm màng não do virus. Tại các bệnh viện trên cả nước, đã xuất hiện những ca bệnh liên quan đến viêm não, trong đó đã có trường hợp nặng. Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 136 trường hợp mắc viêm não virus, trong đó có 5 trường hợp tử vong; viêm màng não mô cầu có 24 ca, trong đó 2 ca tử vong. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ bệnh nhân mắc viêm não nhưng đã xuất hiện một số ca viêm não, viêm màng não phải nhập viện. Th.S - BS Đỗ Thiện Hải - Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Nhi Trung ương - cho biết, tuy mới đầu mùa hè nhưng đã có bệnh nhi đến viện trong tình trạng viêm não nặng. Sở dĩ có những trường hợp này do phụ huynh nhầm tưởng bệnh viêm não với các bệnh khác. Do viêm não và viêm màng não có biểu hiện ban đầu khá dễ nhầm với các bệnh thông thường như cảm, sốt virus. Chỉ đến khi trẻ bị kéo dài, dùng thuốc không đỡ người nhà mới cho đi viện thì bệnh đã nặng, trẻ đã bị rối loạn tri giác. Còn tại TPHCM, số trẻ nhập viện vì viêm não và viêm màng não có sự gia tăng do thời tiết miền Nam cũng đang rơi vào thời điểm nắng nóng bất thường. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM, có 12 trẻ bị viêm não và 30 trẻ bị viêm màng não đang điều trị. Ở những thời điểm khác, số ca bệnh viêm não được khống chế từ 5-7 ca và viêm màng não khoảng 20 ca. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, tính từ đầu tháng 4 đến nay, cũng đã có 27 trẻ phải nhập viện do bệnh viêm não và viêm màng não do virus. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM, trong số các bệnh nhiễm do thời tiết thay đổi đột ngột, nặng nhất là các bệnh viêm não, viêm màng não, trong đó, đáng lo ngại nhất trong viêm não là bệnh viêm não Nhật Bản. Bởi bệnh có diễn tiến bệnh nhanh, nếu không điều trị tốt sẽ để lại biến chứng nghiêm trọng, thời gian điều trị kéo dài. Đáng chú ý, có nhiều cháu chỉ mới sốt 1 ngày đã phải chuyển sang thở máy. Nhiều trẻ phải nằm viện hằng tháng trời. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM, 100% số trẻ viêm não và 30-40% trẻ bị viêm màng não là những trường hợp nặng, đang phải thở máy. “Viêm não và viêm màng não có triệu chứng khá giống với các bệnh khác và bệnh chỉ có thể được phát hiện nhờ các xét nghiệm và sự theo dõi của bác sĩ. Do đó, khi trẻ có các biểu hiện sốt cao, nhức đầu, nôn ói hoặc co giật… thì phụ huynh nên đưa ngay trẻ tới bệnh viện. Bên cạnh đó, để phòng ngừa viêm màng não, phụ huynh nên cho con chích ngừa vaccine 5 trong 1 và vaccine viêm não Nhật Bản. Trẻ bị nhiễm bệnh lý tai mũi họng nên chú ý điều trị dứt điểm, tránh để dây dưa, dễ bị virus tấn công”- bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyên.

Sức khoẻ đời sống

Mùa hè, cảnh giác với bệnh viêm não Nhật Bản

Vừa qua, Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi bị viêm não rất nặng. Bệnh nhân (BN) là cháu Nguyễn Hoàng Thanh V. (39 tháng tuổi, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm). Được biết cháu V. nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, mất hết các phản xạ, đồng tử hai bên mắt giãn, đáp ứng kém với ánh sáng, suy hô hấp, nhịp thở nhanh, sâu. BN được chẩn đoán: viêm não - nhiễm toan chuyển hóa nặng. Rất may em bé đã được cấp cứu kịp thời và thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Các chuyên gia y tế cho biết, những tháng hè sẽ là mùa cao điểm của bệnh viêm não do virut, trong đó có viêm não Nhật Bản. Bệnh này hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và di chứng rất nặng nề. Sau khi được điều trị tích cực, qua 7 ngày, tình trạng sức khỏe của BN cải thiện tốt, hết sốt, tỉnh táo, tiếp xúc được, tự thở tốt, ăn uống, ngủ được... Theo chị Nguyễn Thu H. - mẹ của cháu V., trước khi nhập viện 3 ngày, V. có triệu chứng sốt cao, ho vài tiếng. Nghĩ V. mắc bệnh sốt thông thường nên gia đình cho uống thuốc hạ sốt. Sau đó, thấy V. sốt li bì, ăn uống kém, thở mệt nên đưa vào BVĐK Cam Lâm. Tại đây, các y, bác sĩ chẩn đoán V. mắc bệnh viêm phổi nặng nên chuyển đến BVĐK tỉnh. BS. Nguyễn Ngọc Huy - Phó Trưởng khoa Nhi, BVĐK tỉnh cho biết: “Triệu chứng ban đầu của bệnh viêm não thường giống với các bệnh sốt do virut thông thường, chưa có biểu hiệu rối loạn tri giác nên cha mẹ không phát hiện được, cho con điều trị tại nhà bằng các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt... Vì thế, nhiều trường hợp mắc bệnh không được chữa trị kịp thời hoặc khi đến viện thì đã muộn nên bệnh diễn biến nặng dẫn đến biến chứng yếu chi, liệt nửa người, nặng hơn là tàn phế, sống đời sống thực vật, thậm chí tử vong”. Cũng theo BS. Huy, vào mùa hè thường có sự gia tăng các bệnh nhiễm khuẩn nói chung và bệnh viêm não nói riêng. Bệnh viêm não, viêm màng não do nhiều loại virut gây ra, thường là do các Arbovirus (trong đó có virut viêm não Nhật Bản), virut Herpes, các virut đường ruột (như EV71 gây bệnh tay-chân-miệng), sởi, quai bị và các virut khác chưa biết rõ. Tuy nhiên, các Arbovirus là loại virut thường gây bệnh viêm não trong mùa hè nắng nóng. Mầm bệnh có ở những động vật có vú nhỏ và một số loại chim, ngựa... Do đó, để phòng tránh bệnh viêm não cho trẻ, đối với các Arbovirus - bệnh lây qua côn trùng như: muỗi, ve..., việc quan trọng nhất là hạn chế các nguy cơ trẻ bị côn trùng đốt khi chơi ngoài trời (lúc bình minh hoặc hoàng hôn - thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất) thông qua việc mặc áo quần phủ kín tay chân cho trẻ; sử dụng các chất xua đuổi côn trùng, nằm màn khi ngủ; phải thường xuyên vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt muỗi ở những nơi có mật độ muỗi cao. Riêng đối với virut gây bệnh viêm não Nhật Bản, đã có vắc-xin phòng bệnh; vì vậy, người dân cần thực hiện tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch cho trẻ. Đây cũng là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.

Bộ Y tế yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thẩm định cấu hình tính năng kỹ thuật TTBYT

Bộ Y tế có công văn số 3273/BYT-TB-CT ngày 20/5/2015 về việc đẩy nhanh tiến độ thẩm định cấu hình tính năng kỹ thuật TTBYT, đảm bảo chất lượng, hiệu quả đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2015. Bộ Y tế cho biết, hiện nay, Bộ Y tế đang khẩn trương tổ chức họp Hội đồng tư vấn kỹ thuật TTBYT để thẩm định cấu hình, tính năng kỹ thuật các trang thiết bị theo đề nghị của các đơn vị để đảm bảo tiến độ trình Bộ phê duyệt kế hoạch đấu thầu trước ngày 30/6/2015 theo chỉ đạo của Chính phủ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vừa qua, vẫn còn có đơn vị chưa chuẩn bị đầy đủ các thủ tục pháp lý, dự thảo cấu hình, tính năng kỹ thuật chưa chặt chẽ, đầy đủ theo đúng yêu cầu… gây khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ thẩm định, thông báo kết quả của Hội đồng. Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện đấu thầu mua sắm, căn cứ Quyết định số 1050/QĐ-BYT ngày 9/4/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện đấu thầu áp dụng cho các chương trình, dự án và các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc và các quy định hiện hành để sớm có được các TTBYT có chất lượng, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, phục vụ hoạt động KCB, Bộ Y tế yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị quan tâm chỉ đạo, thực hiện việc mua sắm TTBYT phải xuất phát từ yêu cầu chuyên môn và khả năng điều kiện khai thác, sử dụng phục vụ công tác đào tạo, phòng bệnh và KCB. Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo, rà soát khẩn trương tổng hợp hồ sơ gửi về Bộ Y tế trước ngày 20/6/2015 để lên lịch mời Hội đồng và tổ chức thẩm định cấu hình, tính năng kỹ thuật TTBYT…Triển khai công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định. Quan tâm chỉ đạo việc kiểm tra tiếp nhận TTBYT, tổ chức nghiệm thu, đào tạo hướng dẫn và đưa vào sử dụng theo đúng hợp đồng đã ký;… Có kế hoạch đào tạo, chuẩn bị đội ngũ cán bộ chuyên môn, phòng ốc, hạ tầng kỹ thuật để khai thác, sử dụng tốt và hiệu quả các trang thiết bị được đầu tư… Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường trách nhiệm tham mưu, quản lý của Phòng vật tư – Thiết bị y tế, các khoa phòng liên quan để quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả các TTBYT được đầu tư phục vụ tốt nhiêm vụ chuyên môn…. Đảm bảo TTBYT được khai thác sử dụng có hiệu quả, chất lượng và kéo dài tuổi thọ thiết bị, cân đối nguồn kinh phí để bảo trì, sửa chữa các tài sản cố định, kiểm tra hiệu chuẩn các TTBYT định kỳ theo quy định… Hàng năm, các đơn vị có trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả đấu thầu gửi về Bộ Y tế phối hợp theo dõi, tổng hợp xây dựng cơ sở dữ liệu cơ bản về TTBYT để tham mưu giúp Bộ trưởng trong công tác quản lý, đầu tư công khai minh bạch

Nỗ lực đảm bảo quyền lợi người tham gia BHYT

Chiều ngày 21/5, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) đã tổ chức họp giao ban giữa hai cơ quan về các vấn đề liên quan đến việc triển khai và thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) trong thời gian qua. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế và Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh chủ trì hội nghị.

Giảm tỷ lệ tham gia BHYT ở 3 nhóm đối tượng

Báo cáo kết quả thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT) 5 tháng đầu năm 2015 do ông Phạm Lương Sơn - Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho biết, tính đến cuối tháng 3/2015, ước tính số đối tượng tham gia BHYT của các tỉnh là 63,6 triệu người, tăng 2,7 triệu người, tương đương gần 4% so với quý 1/2014. Tuy nhiên, nếu so với thời điểm cuối tháng 12/2014, số đối tượng tham gia giảm khoảng 1,1 triệu người, trong đó tập trung chủ yếu vào 3 nhóm: nhóm người lao động và người sử dụng lao động đóng (giảm 40,8%), nhóm ngân sách nhà nước đóng (giảm 41%) và nhóm do ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng (học sinh, sinh viên, đối tượng hộ cận nghèo giảm 18,2%). Về nguyên nhân của việc giảm đối tượng tham gia, ông Phạm Lương Sơn cho biết, các địa phương thực hiện chương trình giảm nghèo, một số vùng không còn là vùng đặc biệt khó khăn nữa nên không được ngân sách nhà nước mua BHYT, do đó, số lượng người tham gia BHYT thuộc đối tượng ngân sách nhà nước hỗ trợ giảm đi. Tương tự, một số địa phương có số đối tượng cận nghèo tham gia BHYT cũng giảm đi. Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế xã hội vẫn khó khăn, nhiều doanh nghiệp cuối năm khi tăng tiến độ sản xuất thì sử dụng lao động nhiều, đến đầu năm 2015 lại tiết giảm lao động…Về BHYT hộ gia đình, thông tin mới nhất của BHXH Việt Nam đưa ra tại cuộc họp cho thấy, tính đến cuối tháng 3/2015 có 7,7 triệu người tham gia BHYT hộ gia đình, tăng 2,8% so với cuối năm 2014. Trong số 46 tỉnh có số đối tượng tham gia BHYT giảm thì chỉ có 17 tỉnh giảm số đối tượng tham gia theo BHYT hộ gia đình. Về phía ngành y tế, thông tin tại cuộc họp, bà Tống Thị Song Hương - Vụ trưởng Vụ BHYT cho biết, thời gian qua, Bộ Y tế đã tham mưu, trình Thủ tướng ban hành các công điện/chỉ thị về việc tăng cường thực hiện chính sách BHYT, BHXH… Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh chủ động tập huấn, phổ biến các quy định mới của Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn cho đội ngũ cán bộ y, bác sĩ và người lao động; giải thích và phổ biến các quy định này tới người bệnh và người nhà bệnh nhân, đồng thời tiến hành hàng loạt các biện pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người bệnh. Đổi mới về mặt quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm; đổi mới về quản lý, đổi mới về cách làm và đổi mới về phương pháp kiểm tra, đánh giá các cơ sở khám chữa bệnh hàng năm. Bộ Y tế cũng đã ban hành kế hoạch tổ chức đoàn liên ngành kiểm tra việc thực hiện luật tại 20 tỉnh, thành phố... Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện chương trình “Chung tay vì sức khỏe phụ nữ Việt Nam” để trao thẻ BHYT cho phụ nữ hộ cận nghèo của một số địa phương… Tuy nhiên, cả BHXH Việt Nam và Bộ Y tế cũng nhận thấy trong quá trình triển khai Luật BHYT sửa đổi vẫn còn có những khó khăn, tồn tại trong cả công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện, đặc biệt là tuyến xã, phường và nhiều địa phương vẫn chưa coi việc tăng tỷ lệ bao phủ BHYT là tiêu chí phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Công tác tuyên truyền vẫn chưa thực sự hiệu quả; Việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT vẫn còn một số vướng mắc,…

Đẩy mạnh truyền thông và nhanh chóng tháo gỡ tồn tại từ thực tiễn

Phát biểu tại cuộc họp, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho rằng, mặc dù đến cuối năm 2014, số tiền kết dư của Quỹ bảo hiểm là 5.200 tỷ đồng nhưng việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT, BHXH vẫn là vấn đề quan trọng trong thực hiện chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, những khó khăn phát sinh từ thực tiễn cần phải sớm được các cơ quan liên quan tháo gỡ cả về văn bản quy định lẫn thực hiện cụ thể... Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ và chuyển từ cấp kinh phí của Nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh sang trực tiếp cho người dân tham gia BHYT. Phát biểu tổng kết cuộc họp giao ban giữa 2 cơ quan, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, mặc dù đã có những kết quả trong việc thực hiện bước đầu Luật BHYT mới, tuy nhiên, để đạt được mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao là đạt tỷ lệ bao phủ BHYT 75% trong năm 2015, nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hơn nữa theo hướng đa dạng, phong phú các loại hình để người dân thấy được những tính ưu việt của BHYT, những điểm mới của luật, những ưu tiên trong mua BHYT hộ gia đình, việc chuyển tuyến, thanh toán chi phí khám chữa bệnh… Trên thực tế, hiện nay, ngay cả người bán thẻ BHYT cũng rất thụ động và chưa thực sự hiểu về Luật BHYT thì khó có thể vận động người dân, đặc biệt là đối tượng tự nguyện tham gia BHYT. Về vấn đề điều chỉnh thời gian đóng tiền mua thẻ BHYT hộ gia đình của người dân, Bộ trưởng cũng lưu ý hai bên cần bàn bạc để đi đến thống nhất thay bằng việc người dân phải đóng tiền cả năm thì có thể chia thành 2 lần theo thời gian 6 tháng đóng 1 lần.  Đối với một số vướng mắc trong quá trình thanh toán chi phí khám chữa bệnh, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị liên quan cần sớm đưa ra cách giải quyết hợp lý để vừa đảm bảo được quyền lợi của người dân, vừa đảm bảo không gây ảnh hưởng đến Quỹ BHYT… “Chúng ta phải nỗ lực bằng mọi cách tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật BHYT theo hướng đặt quyền lợi của người dân lên trên hết, có như thế mục tiêu mở rộng tỷ lệ bao phủ BHYT mới thành công”.

Bác sĩ gia đình khó đến với gia đình, vì sao?

Với mục tiêu chăm sóc toàn diện, liên tục cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngay tại cơ sở và cũng là xu hướng phù hợp giúp tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, hạn chế diễn biến tăng nặng của người bệnh ngay tại nhà. Bộ Y tế đã có chủ trương thí điểm mô hình Bác sĩ gia đình (BSGĐ) tại 8 tỉnh, thành phố, trong đó Hải Phòng là một trong 8 địa phương được đưa vào thí điểm thực hiện mô hình này. Mục tiêu của ngành y tế Hải Phòng là đến hết năm 2015, sẽ thành lập 5 phòng khám BSGĐ. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có duy nhất một trung tâm BSGĐ được thành lập.

Khó thu hút nhân lực

BS. Nguyễn Quang Thịnh, phụ trách chuyên môn của Phòng khám BSGĐ duy nhất tại Hải Phòng cho biết, thu hút nhân lực vẫn là yếu tố khó khăn nhất đối với mô hình BSGĐ. BS. Thịnh lý giải, hiện tại, những người tham gia làm BSGĐ tại trung tâm của ông đều là những bác sĩ đã nghỉ hưu. Còn các bác sĩ trẻ thì hầu như không có. Nhiều lần, trung tâm tuyển bác sĩ trẻ nhưng điều này không hề đơn giản. Một số bác sĩ cũng tìm đến trung tâm chỉ như một chỗ trú chân, chờ cơ hội khác. Nguyên nhân là bởi BSGĐ tập trung vào khám, hướng dẫn điều trị các bệnh thông thường tại nhà. Thời gian làm việc không cố định. Do đó, bác sĩ trẻ khó có cơ hội được tiếp xúc với nhiều mặt bệnh phức tạp cũng như bố trí thời gian tiếp tục học nâng cao trình độ. Điều này có thể khắc phục hoàn toàn khi bác sĩ trẻ làm việc trong một cơ sở điều trị. Hơn nữa, theo BS. Nguyễn Quang Thịnh, tiếng là cơ sở y tế tư nhân tự quyết định giá dịch vụ nhưng do chủ yếu khám bệnh thông thường, nên chi phí cho dịch vụ BSGĐ không thể cao được. Trong khi đó, tại các cơ sở điều trị công lập đang thiếu bác sĩ, còn những cơ sở tư nhân liên tục có những chính sách thu hút bác sĩ trẻ về công tác. Với mức thu nhập hơn 2 triệu đồng/tháng, không đáp ứng nhu cầu cuộc sống, mô hình BSGĐ không thu hút được nhân lực cũng không khó lý giải. Mặt khác, ngay tại những cơ sở đào tạo nhân lực ngành y, công tác đào tạo BSGĐ gần như chưa bắt đầu. Cả Trường đại học Y Dược Hải Phòng và Trường cao đẳng Y tế Hải Phòng chưa hình thành chuyên khoa y học gia đình, mới chỉ dừng lại là một bộ môn đào tạo 2 đơn vị học trình trong quá trình đào tạo bác sĩ đa khoa. Với tấm bằng bác sĩ đa khoa, không khó để các bác sĩ trẻ tìm việc tại các cơ sở điều trị cả trong và ngoài công lập.

Chưa tạo được niềm tin?

Sợ không đủ hành trang để hành nghề khi gặp những biến cố bệnh tật bất thường là ý kiến của đa số người dân khi sử dụng mô hình BSGĐ. Anh Nguyễn Tất Hà, ở 114 phố Tôn Đức Thắng (quận Lê Chân, Hải Phòng): “Gia đình thường chỉ yêu cầu nhân viên y tế đến nhà để truyền dịch, tiêm. Cán bộ y tế đi làm việc này chỉ mang theo một túi dụng cụ nhỏ, sợ không đủ cơ số thuốc xử lý những trường hợp bệnh diễn biến nhanh bất thường. Cùng quan điểm này, Phó Giám đốc Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng Nguyễn Tuấn Tú cũng cho hay, dịch vụ khám, chữa bệnh tại nhà hiện mới dừng lại ở một nhóm bệnh được xác định trước. Với những bệnh mới khởi phát, thường người bệnh được đưa thẳng ra cơ sở y tế do người dân chưa có niềm tin vào dịch vụ BSGĐ.

Cúm gia cầm tái phát tại Ninh Thuận: Không để lây sang người

Ngày 21/5, Cục YTDP (Bộ Y tế) đã có công điện yêu cầu Sở Y tế Ninh Thuận tăng cường công tác phòng chống cúm gia cầm lây sang người. Theo nội dung công điện, ngày 11/5, cơ quan chức năng đã phát hiện một ổ dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm tại một hộ gia đình thuộc thôn Đắc Nhơn, xã Nhan Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới đang cảnh báo nhiều chủng virut cúm gia cầm đang lưu hành có thể tái tổ hợp gen để tạo thành các chủng virut cúm mới ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh, nước ta đang trong thời điểm gia tăng số lượng vịt chạy đồng, tái đàn gia cầm nên nguy cơ lây lan virut cúm từ gia cầm sang người và bùng phát thành dịch là rất lớn. Để chủ động phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng yêu cầu tỉnh Ninh Thuận tăng cường giám sát, phát hiện sớm, điều tra các trường hợp nghi nhiễm các chủng cúm gia cầm ở người. Các bệnh viện sẵn sàng thu dung, tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe các trường hợp phơi nhiễm và nghi ngờ nhiễm bệnh, điều trị bệnh nhân kịp thời theo phác đồ của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Y tế dự phòng để điều tra xử lý ổ dịch. Ngành y tế tỉnh chủ động phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa phương giám sát dịch cúm trên gia cầm, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch. Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch. Đặc biệt, tăng cường tuyên truyền đến người dân về các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm lây sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao.

Người bị bệnh miễn dịch có nguy cơ cao lây nhiễm virut MERS-CoV

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến ngày 20/5, trên thế giới đã ghi nhận 1.119 người nhiễm MERS-CoV, trong đó ít nhất 423 người tử vong. 25 quốc gia đã ghi nhận bệnh nhân MERS-CoV, trong đó bao gồm 9 quốc gia khu vực Trung Đông, 9 nước châu Âu, 3 quốc gia châu Phi, 1 quốc gia châu Mỹ (Mỹ) và 3 quốc gia châu Á (Malaysia, Philippines và Hàn Quốc). Nước châu Á mới nhất ghi nhận ca mắc MERS-CoV là Hàn Quốc. Nước này đã thông báo xác nhận ca nhiễm MERS-CoV đầu tiên vào ngày 20/5 vừa qua là một bệnh nhân nam 68 tuổi, làm công việc nông trại ở Bahrain, trở về Hàn Quốc ngày 4/5, quá cảnh qua Qatar. Hiện bệnh nhân này đã ổn định sau khi được điều trị triệu chứng sốt, ho. Các chuyên gia khuyến cáo, những người bị bệnh miễn dịch, người bệnh đái tháo đường, suy thậnbệnh phổi mạn tính là những người có nguy cơ cao mắc MERS-CoV. Tại Việt Nam, sau khi có thông báo về việc có thêm quốc gia châu Á ghi nhận bệnh nhân mắc MERS-CoV, để tăng cường phòng chống dịch xâm nhập vào nước ta, Bộ Y tế đã có công điện khẩn gửi các tỉnh, thành phố có cửa khẩu quốc tế đề nghị triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh này. Theo đó, các tỉnh, thành phố có cửa khẩu quốc tế cần chỉ đạo quyết liệt công tác kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu quốc tế, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp bệnh, trường hợp nghi ngờ, đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao như công dân, người lao động, hành khách đi du lịch, tiếp xúc, làm công việc nông trại liên quan đến lạc đà thuộc các quốc gia khu vực Trung Đông. Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác giám sát, điều trị và các biện pháp phòng chống dịch tại cộng đồng. Các bệnh viện, cơ sở y tế có giường bệnh sẵn sàng cấp cứu và điều trị bệnh nhân khi có tình huống dịch xâm nhập. Chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực, trang thiết bị, phương tiện, hóa chất… cho công tác phòng chống MERS-CoV. Huy động chính quyền các cấp, các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và quần chúng nhân dân phối hợp với ngành y tế triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống MERS-CoV trên địa bàn nếu có trường hợp xâm nhập vào Việt Nam.

6 đơn vị vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng bị phạt 200 triệu đồng

Ngày 22/5 Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế Nguyễn Thanh Phong đã ký ban hành 6 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 6 Công ty vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (ATTP) với tổng số tiền phạt 200 triệu đồng. 6 doanh nghiệp bị xử phạt gồm: Công ty TNHH Thương mại Hồng Vỹ (địa chỉ tại số 6, Phố Đỗ Đức Dục, Phường Mễ Trì, NamTừ Liêm, Hà Nội) với hành vi vi phạm: Quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng BIG MAN trên báo và tờ rơi có nội dung quảng cáo không phù hợp với nội dung đã đăng ký được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Công ty TNHH xuất nhập khẩu Kiều Việt (địa chỉ số 1331/15/220 Lê Đức Thọ, phường 14, quận Gò Gấp, TP HCM) với hành vi vi phạm: Quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Super Growth Height trên website 2day.com.vn có nội dung quảng cáo không phù hợp với nội dung đã đăng ký được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Công ty TNHH Ngày Thắng Lợi (địa chỉ tại số 114 phố Lê Lai, phường Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội) với hành vi vi phạm: Quảng cáo 2 sản phẩm thực phẩm chức năng Neure Soft và Nattokin trên website http://vdaytw.com mà không được Cục An toàn thực phẩm xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo. Công ty cổ phần Hóa chất cơ bản Miền Nam (địa chỉ số 22 Lý tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh) vì hành vi vi phạm: Sản xuất và bán ra thị trường phụ gia thực phẩm Kali Clorua khi giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm đã hết hiệu lực. Công ty TNHH Dược phẩm Salco (địa chỉ tại Nhà B 21, lô 19, khu đô thị Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) vì hành vi vi phạm: Quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Natokan trên website http://salkopharma.vn mà không được Cục An toàn thực phẩm xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo. Công ty cổ phần TM XNK Việt Nam Trust (địa chỉ tại lô B2/D21 khu đô thị mới Cầu Giấy, Dịch Vọng Hậu, Hà Nội) vì hành vi vi phạm: Quảng cáo sản phẩm bảo vệ sức khoẻ-thực phẩm chức năng Maca Gelatin 800mg trên website http://vntrust.com.vn mà không được Cục An toàn thực phẩm xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo. Cùng với việc xử phạt bằng hình thức phạt tiền, Cục An toàn thực phẩm đã buộc các cơ sở nêu trên dừng ngay hành vi vi phạm, tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm, cải chính thông tin, thu hồi tờ rơi quảng cáo vi phạm; đồng thời hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm. Theo TS Nguyễn Thanh Phong- Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, trong thời gian qua, bên cạnh việc chủ động phát hiện vi phạm qua công tác quản lý, Cục An toàn thực phẩm cũng nhận được nhiều ý kiến phản ánh của công dân và các tổ chức, đặc biệt là các cơ quan báo chí đã thông tin kịp thời, đầy đủ và đúng pháp luật vi phạm về an toàn thực phẩm, giúp cơ quan quản lý ngăn chặn, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm. Từ thực tế việc xử phạt của cơ quan chức năng cho thấy, có hai trường hợp vi phạm mà các công ty sản xuất, kinh doanh dược, thực phẩm nói chung, thực phẩm chức năng nói riêng thường hay mắc phải. Một là quảng cáo sản phẩm không được cơ quan y tế xác nhận về mặt thẩm định nội dung. Thứ hai là quảng cáo sản phẩm không đúng với nội dung mà cơ quan y tế thẩm định. Ví như một sản phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng, khi Cục An toàn thực phẩm xác nhận thẩm định công dụng như đã công bố, thế nhưng khi quảng cáo thực tế thì lại được thêm hàng loạt công dụng khác, giống như thần dược. Đó là sai quy định và đương nhiên sẽ bị xử phạt. Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết thêm sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan quản lý như Thanh tra Bộ Thông tin - Truyền thông, các đơn vị phát hành quảng cáo, cơ quan báo chí... thông báo nội dung các sản phẩm được xác nhận thẩm định quảng cáo, đồng thời cũng thông báo cả các đơn vị, sản phẩm vi phạm. Thanh tra Bộ Thông tin - Truyền thông sẽ xử lý các trang mạng, đơn vị quảng cáo, nhà in... quảng cáo không đúng, còn Cục An toàn thực phẩm sẽ xử lý các sản phẩm, đơn vị vi phạm. Ngoài ra, Cục An toàn thực phẩm cũng sẽ thông báo cho các cơ quan chức năng ở các tỉnh, thành phố phối hợp xử lý các vi phạm về thực phẩm, trong đó có thực phẩm chức năng

Khám, cấp thuốc miễn phí cho cựu thanh niên xung phong

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành giao thông vận tải, sáng 22/5, tại Trạm Y tế xã Cẩm Hưng, Đoàn cán bộ y tế Bệnh viện Giao thông vận tải tổ chức khám, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho cựu thanh niên xung phong (TNXP) trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên. Chương trình nhằm thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân các cựu TNXP nhân kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành giao thông vận tải. Tham gia đoàn công tác gồm 46 bác sỹ, điều dưỡng viên của Bệnh viện Giao thông vận tải. Trong thời gian 1 ngày, đoàn cán bộ y tế, bác sỹ Bệnh viện Giao thông vận tải đã khám và cấp thuốc miễn phí cho gần 500 cựu thanh niên xung phong; trao 20 suất quà cho các cựu TNXP có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhân dịp này, Bệnh viện Giao thông Vận tải trao tặng Trạm Y tế Cẩm Hưng một bộ dụng cụ y tế về mắt và máy đo huyết áp. Ngày mai (23-5), tại Trạm Y tế xã Cẩm Nhượng, đoàn tiếp tục khám, cấp thuốc miễn phí cho khoảng 500 TNXP trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên và trao tặng bộ thiết bị y tế cho đơn vị này.

Bổ nhiệm lãnh đạo Vụ Truyền thông và Thi đua Khen thưởng Bộ Y tế

Chiều ngày 22/5, tại Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế đã trao các quyết định bổ nhiệm cho hai đồng chí lãnh đạo Vụ Truyền thông và Thi đua Khen thưởng thuộc Bộ Y tế. Theo đó, tại Quyết định số 1968/QĐ-BYT bổ nhiệm Thạc sĩ Y tế quốc tế, bác sĩ Nguyễn Đình Anh- Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua Khen thưởng giữ chức Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua Khen thưởng từ ngày 1/6/2015 Tại quyết định số 1969/QĐ-BYT bổ nhiệm Thạc sĩ Quan hệ công chúng  Hoàng Thị Thơm- chuyên viên Vụ Truyền thông và Thi đua Khen thưởng giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua Khen thưởng từ ngày 22/5/2015. Phát biểu tại buổi lễ Bộ trưởng chúc mừng hai đồng chí vừa được bổ nhiệm nhiệm vụ mới và nhấn mạnh công tác truyền thông là một trong những hoạt động luôn được lãnh đạo Bộ Y tế quan tâm, mong muốn đẩy mạnh hơn nữa để cộng đồng hiểu hơn về ngành y tế, chia sẻ với ngành. Do đó, Bộ trưởng mong muốn ở cương vị mới hai đồng chí mới bổ nhiệm sẽ phát huy hết khả năng công việc, phát huy đoàn kết trong tập thể để cùng tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, vì sự nghiệp phát triển của ngành y tế; Thay mặt các đồng chí được Bộ trưởng giao nhiệm vụ mới, Thạc sĩ Nguyễn Đình Anh cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng giao nhiệm vụ của Bộ trưởng, Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Y tế cũng như sự giúp đỡ của các vụ, cục, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và hứa sẽ tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao...

Dân trí

Bộ Y tế lên tiếng về chất paraben có trong mỹ phẩm

Trước thông tin vừa qua trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin liên quan đến Công văn 6577/QLD-MP của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), khuyến cáo về tính an toàn của chất paraben và MI có trong sản phẩm mỹ phẩm. Ngày 21/5, Cục Quản lý Dược, cho biết lý do phải ngưng sử dụng các dẫn chất Paraben là do ngày 18-9-2014, Ủy ban mỹ phẩm cộng đồng Châu Âu nghi ngờ chất Isoparaben (là dẫn chất của Paraben) có thể gây ung thư vú cho người sử dụng, nên đã đưa ra qui định cập nhật năm dẫn chất Paraben (Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben) vào danh mục các chất không dùng trong mỹ phẩm. Tuy nhiên, Hội đồng khoa học châu Âu lại tuyên bố, đến thời điểm hiện tại không có đủ bằng chứng khoa học để khẳng định các dẫn chất paraben bị cấm đó không an toàn nếu dùng với nồng độ giới hạn cho phép. Hơn nữa, cũng chưa có báo cáo hoặc cảnh báo nào về tác dụng không an toàn đối với các sản phẩm có chứa các thành phần nêu trên. Mặc dù vậy, để đảm bảo lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng, Cộng đồng châu Âu đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, nên quyết định đưa ra quy định thay thế và bổ sung vào các phụ lục trong Hiệp định của EU. Hội đồng mỹ phẩm ASEAN đã tiến hành rà soát và thống nhất cập nhật các qui định mới về các chất nêu trên từ cộng đồng Châu Âu và đưa ra khuyến cáo ngưng sử dụng các chất này để thay thế các chất tối ưu hơn.Cục Quản lý Dược cũng cho biết lộ trình đến năm 2016 mới ngưng sử dụng các chất này, là vì: Các dẫn chất Paraben được sử dụng với vai trò làm chất bảo quản trong mỹ phẩm rất phổ biến (trên 22.000 sản phẩm mỹ phẩm có sử dụng dẫn chất paraben làm chất bảo quản). Xuất phát từ việc chưa có bằng chứng cụ thể về sự mất an toàn của các sản phẩm và cần thời gian để tìm kiếm, thay thế các hợp chất an toàn hơn, Cộng đồng châu Âu quyết định đưa ra lộ trình để thực hiện khuyến cáo này. Hội đồng mỹ phẩm ASEAN đã thống nhất và cập nhật danh mục các chất dùng trong mỹ phẩm (dựa trên cơ sở bản cập nhật danh mục các chất dùng trong mỹ phẩm của Cộng đồng châu Âu) và cũng thực hiện lộ trình như Cộng đồng châu Âu. Cục Quản lý Dược cho biết Việt Nam nằm trong cộng đồng ASEAN, nên khi có quyết định của Cộng đồng Asean, Cục Quản lý Dược đã cập nhật các chất dùng trong mỹ phẩm, trong đó khuyến cáo việc ngưng sử dụng các chất trên và thực hiện lộ trình như Cộng đồng Châu Âu và Cộng đồng ASEAN. Chính vì thế, các sản phẩm vẫn tiếp tục được lưu hành trên thị trường tại Cộng đồng châu Âu cũng như tại các nước thành viên ASEAN cho đến khi áp dụng lộ trình mới. Đối với hoạt chất Methylisothiazolinone (MIT) được dùng với nồng độ tối đa 0,01% trong các sản phẩm mỹ phẩm (không thay đổi so với trước đây), không bị cấm (như thông tin một số báo đã đưa) Hỗn hợp Methylchlorothiazolinone và Methylisothiazolinone (MCT + MIT) theo tỷ lệ 3:1 được dùng trong các sản phẩm rửa sạch (rinse-off product) với nồng độ tối đa 0,0015% (không được dùng trong sản phẩm lưu lại (leave-on product)); Hỗn hợp Methylchlorothiazolinone và Methylisothiazolinone (MCT + MIT) theo tỷ lệ 3:1 không được phép dùng chung với (có thêm) Methylisothiazolinone (MIT) trong cùng một sản phẩm. Cho đến nay Cộng đồng Châu Âu và ASEAN chưa nhận được bằng chứng nào về việc các sản phẩm có chứa 05 dẫn chất Paraben nói trên với hàm lượng quy định không an toàn cho người sử dụng. Chính vì thế, các sản phẩm vẫn tiếp tục được lưu hành trên thị trường tại Cộng đồng châu Âu cũng như tại các nước thành viên ASEAN và Việt Nam cho đến khi áp dụng lộ trình mới.

Vụ nhiễm HIV “oan” hơn 10 năm: Chuyển hồ sơ cho Sở Y tế Nghệ An giải quyết

Sau khi xem xét nội dung đơn của anh Hoàng Khắc Sửu, Thanh tra Tổng cục VIII - Bộ Công an đã chuyển đơn đến Giám đốc Sở Y tế Nghệ An để xem xét, giải quyết. Sáng ngày 22/5, trao đổi với PVDân trí, anh Hoàng Khắc Sửu (SN 1973, trú tại phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò, Nghệ An) cho biết, đã nhận được thông báo của Tổng cục cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Tổng Cục VIII) Bộ Công an phúc đáp đơn thư của anh. Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, năm 2003, anh Hoàng Khắc Sửu đang thụ án tại Trại giam số 3 - Bộ Công an (đóng tại xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, Nghệ An) được đưa đi lấy máu xét nghiệm theo chương trình giám sát trọng điểm do Ban AIDS thực hiện. Kết quả cho thấy anh Hoàng Khắc Sửu bị nhiễm HIV. Khoảng năm 2004 -2005, thông qua một người quen làm trong ngành y tế, gia đình biết tin anh Sửu bị nhiễm HIV. Vào thời điểm đó, anh Sửu hoàn toàn không biết có kết quả xét nghiệm mình dương tính với kháng thể HIV. Khi biết mình “bỗng dưng” bị nhiễm HIV, anh Hoàng Khắc Sửu hết sức hoang mang, bị chấn động tâm lý. Sau thời gian thi hành án, năm 2014, anh Sửu trở về địa phương và được quản lý theo đối tượng nhiễm HIV ở địa bàn. Tháng 9/2014, leo lời khuyên của Trạm trưởng Trạm y tế phường Nghi Thu, anh Sửu đi xét nghiệm máu. Kết quả kiềm tra tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Nghệ An ngày 9/9/2014 cho thấy anh Sửu “âm tính với HIV”. Kết quả kiểm tra sau đó tại Bệnh viện Đa khoa Nghệ An cũng cho kết quả tương tự. 3 tháng sau lần xét nghiệm đầu tiên, anh Sửu đến Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Nghệ An kiểm tra lại lần nữa và tiếp tục được khẳng định “không phát hiện kháng thể HIV trong máu”. Anh Hoàng Khắc Sửu đã có đơn gửi Sở Y tế Nghệ An đề nghị xem xét trách nhiệm những người liên quan đến việc xét nghiệm dẫn đến “án oan HIV” mà anh phải mang hơn 10 năm qua, đồng thời yêu cầu ngành chức năng bồi thường thiệt hại do nhầm lẫn này gây ra.Ngày 1/4/2014, tại Trung tâm y tế dự phòng, Sở Y tế Nghệ An đã chủ trì buổi làm việc giữa anh Sửu cùng các đơn vị liên quan. Sở Y tế Nghệ An sau đó đã có thông báo gửi anh Sửu và chính quyền địa phương nơi anh sinh sống thông báo việc xóa tên anh Hoàng Khắc Sửu trong danh sách nhiễm HIV. Tuy nhiên, việc bồi thường thiệt hại về sức khỏe, danh dự cho anh Sửu thì không được thực hiện, bởi theo ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó GĐ Sở Y tế Nghệ An:  “không xác định được trách nhiệm cụ thể giữa ngành y tế và ngành công an, hơn nữa, những người trực tiếp xét nghiệm cho anh Sửu đã già, đã chuyển công tác…”. Không đồng ý với cách giải quyết của Sở Y tế Nghệ An, ngày 14/4, anh Hoàng Khắc Sửu đã gửi đơn lên Tổng cục VIII - Bộ Công an đề nghị xác minh làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan đến kết luận anh nhiễm HIV để xử lý theo pháp luật, đồng thời bồi thường vật chất, tinh thần cho anh. Mới đây, Tổng cục VIII - Bộ Công an đã có thông báo số 76/TB-C88 trả lời đơn thư công dân, do đại tá Đỗ Văn Bích, Chánh thanh tra Tổng cục 8 kí. Trong công văn nêu rõ: “Sau khi xem xét nội dung…, căn cứ vào quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại. Thanh tra Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an đã chuyển đơn của ông đến Giám đốc Sở Y tế Nghệ An để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật”. Trao đổi với PV Dân trí, anh Hoàng Khắc Sửu cho biết, trước mắt, anh sẽ chờ đợi kết quả giải quyết đơn thư của Sở Y tế Nghệ An. “Trong trường hợp Sở Y tế Nghệ An không giải quyết sự việc thỏa đáng, tôi sẽ khởi kiện ra tòa án”.

Lại phát hiện quảng cáo “chui” thực phẩm chức năng

Hành vi quảng cáo “chui” thực phẩm chức năng (TPCN) trên các website khi chưa được cơ quan chức năng xác nhận nội dung quảng cáo vẫn tiếp tục tái diễn. Từ ngày 8-22/5 Thanh tra Cục An toàn thực phẩm đã phát hiện nhiều trường hợp quảng cáo “chui” với số tiền phạt lên đến 200 triệu đồng. Cụ thể,Công ty TNHH Thương mại Hồng Vỹ (Địa chỉ tại số 6, Phố Đỗ Đức Dục, Phường Mễ Trì, NamTừ Liêm, Hà Nội) với hành vi vi phạm quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng BIG MAN trên báo và tờ rơi có nội dung quảng cáo không phù hợp với nội dung đã đăng ký được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Công ty TNHH xuất nhập khẩu Kiều Việt (Địa chỉ số 1331/15/220 Lê Đức Thọ, phường 14, quận Gò Gấp, TP HCM) với vi phạm quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Super Growth Height có nội dung quảng cáo không phù hợp với nội dung đã đăng ký được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Công ty TNHH Ngày Thắng Lợi: Địa chỉ tại số 114 phố Lê Lai, phường Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội; hành vi vi phạm: Quảng cáo 02 sản phẩm thực phẩm chức năng Neure Soft và Nattokin mà không được Cục ATTP xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo. Công ty cổ phần Hóa chất cơ bản Miền Nam: Địa chỉ số 22 Lý tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh; hành vi vi phạm: Sản xuất và bán ra thị trường phụ gia thực phẩm Kali Clorua khi giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm đã hết hiệu lực.Công ty TNHH Dược phẩm Salco: Địa chỉ tại Nhà B 21, lô 19, khu đô thị Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội; hành vi vi phạm: Quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Natokan mà không được Cục ATTP xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo. Công ty cổ phần TM XNK Việt Nam Trust: Địa chỉ tại lô B2/D21 khu đô thị mới Cầu Giấy, Dịch Vọng Hậu, Hà Nội; hành vi vi phạm: Quảng cáo sản phẩm bảo vệ sức khoẻ-thực phẩm chức năng Maca Gelatin 800mg mà không được Cục ATTP xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo. Ông Nguyễn Thanh Phong cho biết, cùng với việc xử phạt bằng hình thức phạt tiền, Cục ATTP đã buộc các cơ sở nêu trên dừng ngay hành vi vi phạm, tháo gỡ nội dung quảng cáo vi phạm, cải chính thông tin, thu hồi tờ rơi quảng cáo vi phạm; đồng thời hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm. Cục An toàn thực phẩm sẽ tiếp tục thanh kiểm tra chặt chẽ việc quảng cáo thực phẩm chức năng, đảm bảo hoạt động quảng cáo theo đúng quy định, không thổi phồng, nói quá tác dụng của sản phẩm.

Cách phát hiện gạo giả, gạo nhựa Trung Quốc

Nhiều tiểu thương kinh doanh gạo ở TPHCM cho biết họ đã tiếp nhận thông tin gạo giả Trung Quốc (TQ) tuồn vào các nước châu Á qua báo đài, còn hiện tại việc kinh doanh của họ vẫn diễn ra bình thường. Ngày 21/5, PV Pháp Luật TPHCM đã khảo sát vài vựa kinh doanh gạo ở TPHCM và ghi nhận chưa có hiện tượng bán gạo giả TQ. Ông Trần Minh Quang (chủ vựa gạo Quang Gạo, số 40 đường D1, phường 25, Bình Thạnh) cho biết vựa của ông bán nhiều loại gạo có nguồn gốc từ Long An. “Mỗi loại gạo tôi đều nấu ăn trước để biết đặc tính dẻo, khô, thơm… nhằm giới thiệu người mua. Do vậy nếu lọt gạo giả vào là tôi phát hiện ra ngay” - ông Quang khẳng định. Tương tự, tất cả gạo kinh doanh tại vựa Vinagao (152 Thống Nhất, phường 10, Gò Vấp) có nguồn gốc ở tỉnh Đồng Tháp. PV Pháp Luật TP.HCM hỏi bà Vân Anh, chủ vựa, cách phân biệt gạo thật và giả. Với kinh nghiệm bán gạo gần 10 năm, bà Vân Anh hướng dẫn khá đơn giản: “Gạo thật luôn có một màng phủ bên ngoài (tựa như cám). Khi vo gạo màng phủ sẽ tróc làm nước đục. Ngoài ra khi bóp chặt nắm gạo, buông tay ra nhiều hạt gạo vẫn dính trong lòng bàn tay nhờ màng phủ. Còn gạo giả, do làm bằng nhựa nên nước vo gạo vẫn trong và ít dính trong lòng bàn tay”. Ngày 20-5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xác minh thông tin gạo giả xuất hiện ở Việt Nam. Cục cũng đề nghị người dân nếu phát hiện những nghi ngờ, bất thường thì thông báo ngay cho các cơ quan chức năng như công an, quản lý thị trường, UBND xã/phường, trạm y tế xã/phường.

Kinh hãi sulfat đồng “nhuộm” xanh nước bể bơi

“Ít có hồ bơi nào thay nước thường xuyên. Người ta dùng hóa chất để làm sạch và trong xanh nước”, theo lời của một thanh niên từng làm ở bể bơi, PV Báo GĐ&XH đã tìm mua các loại hóa chất làm trong xanh nước. Chỉ mấy giây sau khi dùng hóa chất, nước vốn dĩ không hề sạch đã trở nên trong xanh ngăn ngắt.

"Đơn giản thôi, dùng bột đồng sulfat"

Với lời giới thiệu của một chủ cửa hàng hóa chất ngành nhựa trên phố Nguyễn Khuyến (Hà Nội), trong vai "cô cháu gái đi tìm hóa chất làm xanh nước cho ông chú, hiện đang muốn kinh doanh bể bơi ở Sóc Sơn”, chúng tôi tìm đến một cửa hàng hóa chất trên phố Hàng Hòm. Người đàn ông đứng tuổi tỏ vẻ nghi ngờ nhìn tôi từ đầu đến chân. Một lát, chợt nhớ ra tên người quen, ông này “à” lên một tiếng rồi chỉ vào tôi hỏi: “Có phải hỏi cho chú T không? Ở Sóc Sơn, chỉ có ông T là nổi tiếng. Tôi biết rồi, còn số của chú ấy đây, điện thoại của chú ấy có đuôi số… đúng không? Giờ cô muốn gì?”. “Dạ, chú ấy có cái bể bơi khoảng 40m2 nhưng sử dụng nước giếng khoan. Giờ nước cứ đen đen. Chú ấy muốn mua chất gì đó làm xanh nước như bể bơi ở thành phố cho bắt mắt”. “Đơn giản thôi, bảo ông ấy dùng bột đồng sulfat.Còn Chlorine thì loại gì cũng có. Từ Chlorine dạng viên, dạng bột của Nhật, Trung Quốc… đến Cộng hòa Séc cũng đều có”, người đàn ông này cho biết. “Nhưng loại bột đồng này độc hại không? Nhỡ mọi người bị làm sao thì nhà chú em sạt nghiệp đấy”. “Thì cho ít ít thôi. Ai bảo cô cho nhiều quá làm gì?”, người đàn ông nói rồi chỉ tôi sang cửa hàng thứ hai của gia đình ở bên kia đường để xem sản phẩm. “1kg bột đồng sulfat giá 100.000 đồng. 1kg Chlorine của Nhật giá 165.000 đồng. Tuy nhiên, nếu nhà chị kinh doanh bể, có thể lấy loại của Trung Quốc cho rẻ. Mỗi thùng 25kg Chlorine chỉ có giá 95.000 đồng thôi, dùng thoải mái. Sau khi cho bột này xuống bể, sục đều lên, nước sẽ xanh ngắt”, người bán hàng cho biết. Với 0,5kg bột đồng trên tay, chúng tôi vào cuộc thử nghiệm. Chúng tôi xả khoảng 2 lít nước vào bồn rửa mặt và cho vào một thìa café bột đồng sulfat rồi khuấy đều. Chỉ mấy giây sau, nước trong bồn xanh ngăn ngắt như vẫn thường thấy ở các bể bơi. Nhúng một tờ giấy trắng vào nước, để khoảng 5 phút, tờ giấy có màu xanh thẫm. Khi ngâm tay vào nước này, trên da có cảm giác hơi nhờn, phải rửa kĩ bằng nước sạch mới hết.

Càng “siêu tác dụng” càng độc

Theo một cựu nhân viên ở một bể bơi lớn tại Hà Nội, các bể bơi công cộng rất ít khi thay nước. Để làm sạch, người ta dùng chất trung hòa nước, Chlorine diệt khuẩn và các thuốc diệt rong, tảo trong hồ bơi. Trong đó, sunfat đồng là một trong những chất dùng để diệt tảo xanh và diệt khuẩn. Ngoài ra, tại nhiều cửa hàng hóa chất có bán một loại hóa chất được quảng cáo “siêu tác dụng”, có thể làm sáng trong và xanh nước hồ bơi có tên Pool Clear, với giá 420.000 đồng/bình 1 lít. Hóa chất này cũng được quảng cáo là diệt rêu và làm sạch nước hồ. Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, TS Nguyễn Văn Khải (nguyên Giám đốc Viện Khoa học vật lý Hà Nội) cho biết, hiện có rất nhiều hoạt chất làm trong và sạch nước hồ. Tuy nhiên, nhiều người chủ yếu sử dụng ChloraminB, Chlorine hoặc sulfat đồng và một số hóa chất diệt rêu, tảo khác… Tuy nhiên, các chất này đều rất nguy hiểm nếu dùng quá liều lượng. Riêng với bột sulfat đồng, khi nuốt vào cơ thể có thể gây viêm đại tràng, viêm dạ dày, ảnh hưởng đến gan và gây viêm đường hô hấp. Điều này nhiều người đã biết qua kiến thức hóa học trong sách giáo khoa THCS. Thậm chí, nhiều người bị đau mắt đỏ, lở loét miệng, bị hỏng võng mạc mắt, bị bệnh da liễu nếu tiếp xúc với các chất hóa học này quá nhiều. Cũng theo TS Nguyễn Văn Khải, những chất gì càng “siêu tác dụng” thì càng độc. Đặc biệt, nguyên tắc sử dụng bể bơi trẻ em là khi trẻ tắm được khoảng nửa giờ thì rút nước bể bơi khoảng 50% và thay nước dần vào để đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, TS Nguyễn Văn Khải cho rằng, ở nước ta, rất ít bể công cộng làm thế vì tốn công, tốn điện và tốn… nước. Nhiều nơi còn tiết kiệm, mua loại hóa chất rởm, bể bơi có quá nhiều người, không tắm tráng trước khi xuống bể… nên nhiều dịch bệnh bị lây lan hoặc phát sinh từ đây. Khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua chất làm trong và sạch nước, người phụ trách dự án của Công ty Thương mại xây dựng hồ bơi Vina (Vina Pool) khuyên: “Tôi khuyên chị chân thành, nếu làm hồ bơi gia đình thì không nên lạm dụng hóa chất vì rất độc hại. Chị có thể bơm nước sạch vào hồ. Muốn nước có màu xanh, trước hết, khi xây bể, gia đình tráng men xanh ở dưới. Cố gắng xây dựng hệ thống lọc nước sạch và lọc nước hàng ngày. Có thể vận hành lọc nước 2 lần/ngày, mỗi lần chạy liên tục từ 4 - 6 giờ để đảm bảo toàn bộ thể tích nước được lọc trong một lần lọc. Vận hành lọc vào lúc sáng sớm và lúc chiều tối. Nếu khi hồ bơi có nhiều người hơn so với bình thường thì nên tăng thêm thời gian lọc khoảng 2 – 3 giờ. Điều quan trọng là giữ cho lượng Clo với nồng độ pH hợp lý để hồ bơi sạch và trong, có thể nhìn thấy đáy. Nhưng nếu chị đi tắm ở bể bơi công cộng, “mẹo” để biết bể đó lạm dụng hóa chất là nước có màu xanh nhờ nhờ, không nhìn thấy đáy”. Tuy nhiên, cũng theo người này, nếu lắp hệ thống lọc cho bể bơi nhỏ (khoảng 25m2) cũng mất khoảng 40 triệu đồng, chưa kể người vận hành. Vì vậy, nhiều nơi thường tiết kiệm và chỉ dùng hóa chất nên ảnh hưởng đến người sử dụng.

Sulfat đồng là chất độc hại

Sulfat đồng, một phần được ứng dụng để ngăn chặn tảo phát triển. Tuy nhiên nước có chứa sulfat đồng sẽ có mùi vị kim loại rất khó chịu và có thể làm buồn nôn. Nước có chứa sulfat đồng gây tác hại đến sức khỏe nếu uống phải, làm đau xót mắt, da và các màng da nhờn. Bên cạnh đó, sulfat đồng độc hại đối với tất cả mọi loại thủy – sinh vật và gây tác hại cho môi trường nước lâu dài. Trong tài liệu ứng dụng sulfat đồng có ghi rõ ràng: Không nên cho trẻ em đụng vào, khi thải bỏ, sulfat đồng được xếp hạng là chất thải độc hại…

Chỉ 1/3 bể bơi ở Hà Nội đạt chỉ tiêu quy định

Đầu tháng 5/2015, qua kiểm tra rà soát, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã phát đi cảnh báo: 100% bể bơi trên địa bàn Hà Nội vi phạm quy định đảm bảo an toàn. Quy định đã chỉ rõ các bể bơi phải lấy mẫu xét nghiệm 7 chỉ số ít nhất 1 lần/tuần và lưu mẫu nước mỗi lần kiểm tra tối thiểu 5 ngày. Tuy nhiên, qua giám sát, 100% bể bơi không xét nghiệm, lưu mẫu nước hàng ngày. Chỉ 1/3 trong tổng số 137 bể bơi ở Hà Nội đạt các chỉ tiêu theo quy định.

Người huyết áp cao cần đặc biệt lưu ý trong những ngày nóng

Nhiệt độ nóng bức dễ làm nhịp tim tăng nhanh do vậy huyết áp cũng tăng theo, đây là điều nguy hiểm đối với người có sẵn bệnh cao huyết áp. Đó là lý do vì sao có những người ra nắng 1 lúc, huyết áp tâm thu vọt lên 220, phải nhập viện cấp cứu. Phát biểu tại chương trình hưởng ứng ngày Phòng chống tăng huyết áp thế giới tổ chức tại Hà Nội ngày 20/5 mới đây, GS.TS Nguyễn Lân Việt, Giám đốc Ban quản lý dự án phòng, chống Tăng huyết áp, cho biết: nhiệt độ thấp hay cao đều làm tăng nguy cơ mất kiểm soát huyết áp, đặc biệt là ở những người mắc chứng bệnh huyết áp cao. Với thời tiết nắng nóng như hiện nay, tỉ lệ nhập viện do huyết áp tăng cao, các biến chứng do cao huyết áp luôn tăng mạnh. Nguyên nhân là do trời nóng dễ làm nhịp tim tăng nhanh, do đó huyết áp cũng tăng theo. Trong khi đó, triệu chứng nhức đầu, chóng mặt do huyết áp tăng khá giống với tình trạng say nắng, say nóng… vì vậy người có bệnh huyết áp cao cần kiểm tra huyết áp thường xuyên trong ngày hè. Những bệnh nhân tăng huyết áp đang được điều trị bằng các thuốc giãn mạch nên tránh hoạt động thời gian dài ngoài trời lúc nóng bức, đề phòng hiện tượng giãn mạch quá mức, dẫn đến tụt huyết áp, nhịp tim nhanh. Để phòng tăng huyết áp ngày nóng, người bệnh cần uống nước đều đặn, không khát cũng phải uống để giảm độ kết dính trong máu. Tốt nhất là nên tạo thói quen uống 1 ly nước đun sôi để nguội sau khi thức dậy vào buổi sáng và 1 ly trước lúc đi ngủ ban đêm. Khi thời tiết nóng bức, người bệnh cao huyết áp cần hạn chế tối đa việc ra ngoài trời nhưng phải có vận động, đi lại trong nhà để mạch máu co giãn và đàn hồi tốt, làm tăng tính bền của thành mạch. Lưu ý không để nhiệt độ phòng quá chênh lệch so với nhiệt độ ngoài vì sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ sẽ khiến những mạch máu vốn đang ở trạng thái giãn nở tức thời co lại, dẫn đến huyết áp tăng cao.

Bệnh nhân MERS ở Hàn Quốc: Việt Nam tăng cường kiểm dịch quốc tế

Trước việc Hàn Quốc xác nhận trường hợp nhiễm vi rút Corona đầu tiên hôm 20/5 sau khi người ngày trở về từ Bahrain, Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc yêu cầu các tỉnh, thành có cửa khẩu quốc tế cần tăng cường giám sát dịch bệnh nguy hiểm này.Theo đó, bệnh nhân ở Hàn Quốc tham gia công việc nông trại tại Bahrain và trở về Hàn Quốc từ ngày 4/5/2015, quá cảnh qua Qatar. Bệnh nhân này đã được xác định nhiễm vi rút Corna gây Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông (MERS – CoV) nguy hiểm. Trước tình hình trên, để tăng cường phòng chống dịch xâm nhập vào Việt Nam, Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành phố có cửa khẩu cần chỉ đạo quyết liệt công tác kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu quốc tế, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, đặc biệt có nguy cơ cao như công dân, người lao động, hành khách du lịch, tiếp xúc, làm công việc nông trại liên quan đến lạc đà thuộc các quốc gia khu vực Trung Đông. Sở Y tế tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác giám sát, điều trị và các biện pháp phòng dịch tại cộng đồng. Chỉ đạo các BV, cơ sở y tế cần sẵn sàng cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có dịch; chuẩn bị sẵn các nguồn lực cho công tác phòng chống MERS – Cov… Theo WHO đến nay thế giới ghi nhận 1.119 trường hợp nhiễm MERS – Cov, trong đó ít nhất 423 người tử vong, 25 quốc gia ghi nhận. Điều này cho thấy đây là một bệnh lý rất nguy hiểm với tỷ lệ TV cao.

Mức sinh ở TPHCM giảm báo động

“Ở miền núi, Tây Nguyên mức sinh cao nhưng ngược lại ở Đông Nam Bộ, mức sinh lại xuống rất thấp. Đặc biệt là TP.HCM mức sinh giảm chỉ còn 1,35 con, tức là bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở vùng này chỉ có 1,35 con. Đây là vấn đề đáng báo động vì mức sinh xuống quá thấp”, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, đưa ra cảnh báo trên tại hội thảo về thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình ngày 21-5 tại Hà Nội. “Mức sinh xuống thấp sẽ rất đáng lo ngại vì sẽ tạo ra sự dịch chuyển về mô hình dân số, kéo theo một loạt vấn đề khác về giáo dục, y tế, nhà ở, việc làm…” - ông Nhạc nói. Ông Nhạc cho rằng đây là bài toán khó, vì vậy cần một chính sách quốc gia điều phối mức sinh cao và mức sinh thấp. Vấn đề hiện nay của ngành dân số là phải kiểm soát mức sinh ở những nơi chất lượng dân số thấp. Những nơi có mức sống cao thì phải nâng lên tối thiểu bằng mức sinh thay thế (mức sinh thay thế là 2,05 con). Cũng tại hội thảo, ông Nhạc cho biết hai thách thức lớn nhất trong ngành dân số của Việt Nam đó là tốc độ già hóa dân số quá nhanh, đồng thời chênh lệch giới tính khi sinh ở mức cao (112,3 trẻ trai/100 trẻ gái).

Dễ nhiễm bộ 3 chất độc hại vì sơn móng

Rất nhiều quý bà, quý cô sẽ không bao giờ ra khỏi nhà khi các móng tay chưa được phủ một lớp sơn bóng mượt. Tuy nhiên, một nhà khoa học Mỹ cho biết các hoá chất trong sản phẩm chăm sóc móng tay có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ chúng ta.

Bộ ba độc hại

Các sản phẩm chăm sóc móng tay có chứa nhiều thành phần độc hại và nguy hiểm với hàm lượng khác nhau. Các chất nguy hiểm này bao gồm các hợp chất gây ung thư như formaldehyde và cùng toluene và dibutyl phthalate, chúng trở thành bộ 3 độc hại. Cụ thể, Toluene là một dung môi thường có trong các sản phẩm giúp giữ màu cho móng tay và cũng là 1 chất phụ gia trong xăng. Nó có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và gây hại cho hệ thống sinh sản. Còn formaldehyde, một chất gây ung thư, có tác dụng là cứng móng và khử trung các dụng cụ chăm sóc móng. Tiếp xúc với phthalate dibutyl, một hoạt chất có trong sơn bóng, sẽ gây ra các vấn đề về sinh sản. Ngoài bộ ba chất độc này, có rất nhiều hóa chất độc hại khác được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc móng và chúng có liên quan với nhiều loại bệnh khác nhau, từ ung thư đến vô sinh.

Ai có nguy cơ cao?

Theo TS Thu Quach, chuyên gia Dịch tễ học, ĐH Stanford và Viện Phòng ung thư California, những người làm việc trong tiệm sơn móng sẽ có nguy cơ cao nhất, từ kích ứng da, tổn thương mắt, dị ứng đến các vấn đề về trí nhớ, thần kinh, hô hấp, vô sinh… Nguyên nhân là do người làm việc trực tiếp tại các tiệm này hít phải các hoá chất bay hơi từ các sản phẩm làm móng. Theo đó, những người làm việc trực tiếp tại tiệm không chỉ tiếp xúc trực tiếp với hoá chất độc hại mà còn hít thở chúng. Các nghiên cứu trong đó có cả nghiên cứu của TS Quach Thu tại Viện Phòng chống Ung thư California, đều ghi nhận những ảnh hưởng cấp tính do các chất độc hại trong hoá chất làm móng ảnh hưởng đến người lao động như đau đầu, khó thở, da kích ứng.

Hãi hùng “tiên dược làm đẹp” siêu rẻ và những hệ lụy khôn lường

Sau gần 1 tuần dùng “tiên dược” Collagen với mục đích cải thiện làn da đã “về chiều” của mình, chị Nguyễn Hải Xuân (Thanh Xuân, Hà Nội) kinh hoàng phát hiện những đốm nhỏ li ti xuất hiện và lan rộng trên da. Lời tòa soạn: Muốn “đẹp mãi với thời gian”, không ít phụ nữ bỏ tiền triệu để mua các sản phẩm có chứa Collagen, loại dưỡng chất vẫn được cho là “thần dược” trong việc “đại tu nhan sắc”. Bởi sự “phát cuồng” của chị em nên thị trường Collagen cũng bát nháo, hỗn độn, thật giả khó phân. Và chính sự hỗn loạn này đã khiến nhiều người tiêu dùng bởi thiếu hiểu biết nên đã mất tiền oan, nguy hiểm hơn là sức khỏe, tính mạng bị đe dọa.

Cái giá của thiếu hiểu biết

Ngồi trước mặt tôi, chị Nguyễn Hải Xuân (38 tuổi, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) chưa hết kinh hoàng khi kể lại cái “kỷ niệm” khó quên trong lần “tút” lại nhan sắc ấy. Chị Xuân cho biết là làm nhân viên văn phòng ở một công ty xây dựng. Trong những giờ giải lao, chị thấy các nữ nhân viên cùng phòng rỉ tai nhau về bí quyết giúp làn da tươi trẻ bằng Collagen. Không biết gì về Collagen, nhưng mỗi lần khi đứng trước gương trong nhà tắm, chị Xuân giật mình khi thấy da nhăn, sạm, thô giáp và chị thấy mình già hơn so với chồng, mặc dù anh hơn chị tới 4 tuổi. Chị Xuân bắt đầu lên các diễn đàn mạng xã hội tìm hiểu về Collagen và nhanh chóng bị cuốn hút bởi “tiên dược” này. Do đồng lương eo hẹp nên không dám bỏ khoản tiền lớn để mua các sản phẩm Collagen chính hãng, nghe theo lời rỉ tai của cô bạn đồng nghiệp, chị lên một cửa hàng bán mỹ phẩm trên phố cổ mua 5 lọ kem được cho là có thành phần Collagen với giá 80.000 đồng/lọ. Sau 3 ngày tích cực thoa số Collagen ấy lên người vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ thì chị thấy xuất hiện các quầng đỏ, cảm giác như kim châm, đặc biệt là vùng da đùi non, ngực, mặt. Ban đầu chị cứ nghĩ rằng do mình bị dị ứng hải sản nhưng chỉ khoảng hơn một ngày sau khi xuất hiện triệu chứng ngứa rát ấy là trên cơ thể chị xuất hiện các đốm nhỏ li ti, nổi mụn, màu đỏ, có nước đục. Chị Xuân lặng lẽ mua thuốc về bôi nhưng tình trạng nổi mụn không thuyên giảm mà ngày một nặng nề hơn. “Chỉ đến khi thấy mụn đỏ ở mặt, ngực vỡ, chảy nước tôi mới hoang mang mà tìm đến đến phòng khám chuyên về da liễu để điều trị. Lúc đó tôi phải nói thật với bác sỹ. Sau hơn hai tuần điều trị thì tình trạng viêm da do tiếp xúc với mỹ phẩm của tôi mới thực sự ổn định. Lần làm đẹp ấy khiến tôi vẫn ám ảnh đến tận bây giờ”, chị Xuân hãi hùng khi nhớ lại. Chỉ vào vết nhăn nhỏ trên trán, chị Phạm Hải Yến (43 tuổi, quận Đống Đa) nói: “Cách đây hơn 3 tháng, vì muốn làm nó biến mất mà tôi chút nữa đã phải đi rửa ruột rồi đấy... Sau bữa cơm tối, tôi lấy 2 muỗng Collagen đổ vào cốc nước lớn để uống. Uống được khoảng chục phút, tôi thấy người chóng mặt, khó thở. Nghi ngờ là do Collagen mà mình đã mua, tôi vội chạy vào nhà vệ sinh dùng ngón tay móc sâu vào cổ họng và nôn ra hết thứ nước ấy”. Theo chị Yến thì số gói bột Collagen được người bán giới thiệu là hàng xách tay ấy nhãn mác sản phẩm không rõ nét. Bao bì sản phẩm không có các thông số về ngày sản xuất, nơi sản xuất, đơn vị sản xuất, hay đơn vị nhập khẩu.

“Tiên dược” dởm cứ cần là... có

Dư luận thời gian vừa qua hết sức hoang mang khi các cơ quan chức năng đã phá vỡ đường dây buốn bán 10 tấn Collagen và các loại thực phẩm chức năng giả (ngày 24/1) . Theo đó, đối tượng Nguyễn Tuấn Linh (30 tuổi) đang lái xe tải chở 170 hộp thực phẩm chức năng đi tiêu thụ thì bị bắt trên phố Trần Khát Trân, Hà Nội. Theo đối tượng này khai thì vận chuyển số hàng trên cho Hoàng Thị Hồng Liên (32 tuổi, trú tại Nghệ An). Từ lời khai của Linh và Liên, lực lượng phá án đã khám xét 3 kho hàng của các đối tượng này tại chợ đầu mối Lim (Tiên Du, Bắc Ninh) thu hơn 10 tấn thực phẩm chức năng giả, nhau thai cừu, Collagen… với các nhãn mác của các thương hiệu nổi tiếng của Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật… Các đối tượng này khai số thực phẩm chức năng, Collagen giả trên được nhập từ Trung Quốc, sau đó dán nhãn, mác giả “phù phép” thành hàng xách tay từ các thương hiệu nổi tiếng ở châu Âu rồi tung ra cửa hàng thuốc, các spa, thẩm mỹ viện lớn, các chợ đầu mối về thuốc. Theo tìm hiểu của phóng viên, vụ bắt giữ trên mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm về thị trường “Collagen đen” ở Việt Nam. Những ngày cuối tháng 4, trong vai người có nhu cầu mua Collagen giá rẻ, Collagen xách tay, chúng tôi tìm về khu vực chợ đầu mối Lim (Bắc Ninh)- nơi được cho là điểm tập trung, đầu mối trung chuyển Collagen giả tuồn về từ bên kia biên giới. Trong cái nóng oi ả của mùa hè, gần trưa chợ đầu mối Lim khá vắng vẻ với các sạp hàng thưa thớt người. Chúng tôi đến các quầy hàng mỹ phẩm, thuốc tìm mua Collagen giá rẻ với đơn hàng từ 30- 50 triệu đồng thì nhận được những cái nhìn đầy dò xét, đề phòng của những người bán hàng. Thấy vẻ nhẫn nại của chúng tôi, một phụ nữ từ khu vực quầy bán quần áo chạy ra kéo chúng tôi vào một quầy hàng bỏ trống nằm trong góc khuất, yêu cầu chúng tôi tắt điện thoại và dò hỏi: “Các em ở Hà Nội lên à? Làm spa hay đổ mối? Chị có thể mua giúp. Đơn hàng này cũng tạm ổn rồi, vừa rồi họ làm rát, mới bắt một vụ. Cho chị số điện thoại, có gì chiều chị gọi lại”. Khi chúng tôi xin số điện thoại người phụ nữ này, những chị ta từ chối và nói là: “Nếu trước 19h tối, chị lo được hàng chị sẽ chủ động gọi điện”. Theo “mách nước” của những người từng buôn bán ở chợ đầu mối này, thì ở đây muốn mua hàng gì cũng có, nhất là những thứ liên quan đến thuốc thang, thực phẩm chức năng. Hàng Trung Quốc qua đường Lạng Sơn, Móng Cái cũng đều tụ về đây. “Nếu không có vụ bắt giữ hơn 10 tấn hàng vừa rồi thì anh mua đơn giản lắm, hỏi là họ lôi hàng ra ngay. Nhưng giờ thì họ đề phòng lắm, muốn lấy được hàng thì phải vượt qua nhiều khâu kiểm tra của họ. Nhưng chắc cũng chỉ khó vài tháng thôi, sau thì đâu lại vào đấy mà”, chủ một quán nước gần chợ đã nói với tôi như vậy khi tôi ngỏ ý tìm mua “tiên dược” Collagen. Chợ thuốc lớn nhất miền Bắc là Hapulico (phố Ngụy Như Kon Tum, Hà Nội), tại các quầy thuốc đều có bán Collagen. Khi chúng tôi hỏi mua Collagen “xịn” nhưng giá rẻ về để bán thì hầu hết các chủ cửa hàng đều tỏ thái độ dè dặt và nói không có bán loại đó vì là khách lạ, chưa lấy hàng tại quầy thuốc bao giờ. Tại một quầy thuốc trên khu vực tầng 3 chợ thuốc này, nhân viên bán hàng ở đây niềm nở cho biết là cùng một sản phẩm Collagen nhưng có rất nhiều loại, hàng chuẩn thì là loại 1 và hàng fake thì có loại 2, loại 3. Giá loại 1 chênh so với loại 2, loại 3 vài trăm nghìn đồng/sản phẩm. Theo quan sát của phóng viên thì nhìn bề ngoài giữa các loại này không khác nhau tí nào từ nhãn mác, cho đến tên nhà sản xuất. Nhưng chất lượng bên trong thế nào thì chỉ có người tiêu dùng mới biết. Cẩn thận với sản phẩm không rõ nguồn gốc: Tiến sỹ Nguyễn Minh Quang- Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội khi được hỏi cho biết: “Các bệnh nhân đến bệnh viện khám, điều trị có thể có nguyên nhân do dùng mỹ phẩm gây nên, nhưng vì lý do tế nhị nên nhiều khi họ không nói. Hiện bệnh viện không có con số thống kê về việc bệnh nhân bị bệnh ngoài da do dùng các sản phẩm có liên quan đến Collagen. Collagen được dùng qua đường uống hoặc đường bôi trên da. Trước khi dùng bất kỳ một sản phẩm nào, NTD cần thông thái xem ký về xuất xứ, nguồn gốc sản phẩm”.

VietnamPlus

TP.HCM: Chủ động đối phó với dịch bệnh “mùa nóng” cho trẻ

Theo các bệnh viện nhi đồng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tuy trong những ngày nắng nóng gay gắt vừa qua, số lượng bệnh nhi tới khám và điều trị không tăng so với trước đó, tuy nhiên các bác sỹ khuyến cáo một số loại dịch bệnh có nguy cơ bùng phát nếu không được theo dõi, giám sát, nhất là trong dịp Hè.

Cẩn trọng với bệnh “mùa nóng”

Bé L.Đ.An (6 tuổi), ở quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh được bố mẹ cho đi chơi ở Đầm Sen, nhân dịp kết thúc năm học. Sau một ngày chơi đùa, đến chiều trở về nhà bé bị sốt cao, người lừ đừ. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, sau khi làm các xét nghiệm loại trừ các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng…, bé L.Đ.An được chẩn đoán là say nắng (còn gọi là trúng nắng). Đây là một trong những loại bệnh trẻ dễ mắc phải, sau một khoảng thời gian hoạt động ngoài trời nắng nóng. Theo bác sỹ Đặng Thị Kim Huyên, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Đồng 2, trong những ngày này, số lượng bệnh nhi tới khám ngoại trú tại khoa là khoảng 5.000 trẻ, giảm hơn so với những ngày đầu tháng 5. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhi mắc bệnh hen suyễn, hô hấp, tiêu hóa, say nắng… tới khám cao hơn so với trước đó. Đó là những loại bệnh trẻ dễ mắc trong những ngày nắng nóng. Tại các khoa khám bệnh của Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong những ngày này đều ghi nhận nhiều trường hợp mắc các bệnh liên quan đến yếu tố thời tiết nắng nóng. Tại khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 2, sáng 21/5, có 128 bệnh nhi đang điều trị. Đây không phải là thời điểm có số lượng bệnh nhiều nhất tại khoa, tuy nhiên, đa phần các ca bệnh về tiêu chảy là do nhiễm trùng và xuất hiện nhiều ca bệnh nặng. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, khu vực khoa Tiêu hóa của bệnh viện lúc nào cũng trong tình trạng quá tải. Bác sỹ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, bệnh về tiêu hóa xuất hiện thời điểm quanh năm và khoa điều trị nội trú của bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. Tuy nhiên, trong mùa nắng, cơ thể thường bị mất nước qua tuyến mồ hôi và dẫn đến cảm giác khát nước thường xuyên. Từ đó, có thể dẫn đến nguy cơ uống nước không an toàn từ ly đựng, ống hút, nước làm đá không hợp vệ sinh… Bên cạnh đó, đối với trẻ nhỏ, khó kiểm soát đường lây qua đường phân-miệng. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy thường xuyên trong 2 ngày không giảm, kèm theo một trong các triệu chứng như phân có máu; trẻ lừ đừ, li bì, khó đánh thức; trẻ co giật, mắt thỉnh thoảng chợt nhìn lên; sốt cao không hạ; nôn xong vẫn không khỏe; trẻ khát nước, tuy nhiên trẻ càng uống càng quấy khóc và tiêu chảy… các bác sỹ khuyến cáo phụ huynh phải ngay lập tức đưa trẻ tới các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh tình trạng mất nước quá lâu và biến chứng bệnh nặng. Các bác sỹ cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên quá chủ quan, nghĩ rằng trẻ sốt do say nắng, siêu vi; tiêu chảy, nôn ói do thức ăn ôi thiu… chỉ vài ngày là khỏi nên tự lấy thuốc điều trị mà bỏ qua các bệnh quan trọng khác. Điều này dẫn đến tình trạng một số bệnh nhi nhập viện điều trị trong tình trạng mắc bệnh nặng, biến chứng. Do đó, trong trường hợp trẻ bị sốt cao liên tục 2 ngày không hạ hoặc ngay ngày đầu trẻ sốt cao gần 40 độ C, kèm theo triệu chứng nôn ói, li bì, co giật… thì phụ huynh phải đưa trẻ tới các cơ sở khám chữa bệnh để chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Một số dịch bệnh đang bắt đầu gia tăng

Theo các bác sỹ, trong mùa nóng trẻ có thể mắc phải các nhóm bệnh như các bệnh về da (rôm sảy, nhiễm trùng da…) do mồ hôi ứ lại; nhóm bệnh xuất hiện do thay đổi thời tiết (sốt vi rút, với biểu hiện ho, tiêu chảy…); nhóm bệnh theo mùa có vắcxin (thủy đậu, quai bị, viêm não Nhật Bản); nhóm dịch bệnh (tay chân miệng, sốt xuất huyết…). Trong đó, các bệnh liên quan đến viêm não, viêm màng não là đáng ngại nhất và đang có dấu hiệu gia tăng. Tại khoa Nhiễm-Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 hiện đang điều trị cho 12 trường hợp bị viêm não và hơn 30 bệnh nhi bị viêm màng não. Đáng lưu ý, 100% các ca bệnh đang điều trị tại đây đều bị bệnh nặng và có tới 30-40% trường hợp phải thở máy. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, từ đầu tháng 4 đến nay, bệnh viện cũng đã điều trị, xuất viện cho 27 bệnh nhi bị viêm màng não do siêu vi. Mặc dù bệnh này không thể gây thành dịch, tuy nhiên đây là loại bệnh để lại di chứng nặng nề. Bác sỹ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm-Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, bệnh lý viêm não, viêm màng não ban đầu có triệu chứng giống nhau thường sốt cao, nôn ói, thóp phồng lên (đối với trẻ còn nhỏ), nhức đầu (trẻ lớn). Do đó, khi trẻ có biểu hiện này, phụ huynh cần theo dõi và đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế kịp thời, tránh tình trạng để bệnh nặng, khó điều trị hoặc để lại biến chứng nặng nề. Thậm chí sau điều trị, trẻ có thể phải sống “đời sống thực vật” hoặc làm trẻ chậm phát triển, tay chân yếu…Để phòng tránh bệnh viêm não, viêm màng não, có thể phòng ngừa bệnh thông qua vắcxin 5 trong 1 - vắcxin này có thể phòng ngừa được một loại vi khuẩn gây viêm màng não quan trọng và chích ngừa vắcxin ngừa viêm não Nhật Bản. Bên cạnh đó, khi trẻ mắc các bệnh lý đường tai mũi họng phải được chữa trị dứt điểm, nếu để dây dưa có thể gây viêm não hoặc viêm màng não; đồng thời tránh muỗi, vì viêm não Nhật Bản lây qua muỗi. Khi thời tiết chuyển mùa, trẻ phải được đảm bảo sức đề kháng tốt, bao gồm: ăn đủ, bú đủ, ngủ đủ, uống nước đủ. Bên cạnh viêm não, viêm màng não, một loại bệnh dịch khác cũng đang có dấu hiệu gia tăng theo mùa tại khu vực phía Nam, đó là sốt xuất huyết. Trong tháng 5, tại Thành phố HCM đã xuất hiện những cơn mưa đầu mùa. Theo quy luật, cứ tới mùa mưa thì sốt xuất huyết sẽ gia tăng. Tại khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi Đồng 1, hiện khoa đang tiếp nhận, điều trị 110 bệnh nhi, trong đó có 49 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, chủ yếu là ở Thành phố Hồ Chí Minh, tăng gần gấp đôi so với tháng trước. TheoBệnh viện Nhi Đồng 1, do đang là thời điểm đầu mùa dịch sốt xuất huyết nên phụ huynh ít để ý, dẫn đến một số trường hợp phát hiện bệnh trễ, gây biến chứng nặng. Tại khoa hiện đang điều trị một số ca diễn tiến bệnh nặng, bị sốc và xuất huyết nặng. Để phòng chống các bệnh liên quan đến mùa nắng nóng và các bệnh truyền nhiễm, theo khuyến cáo của các bác sỹ, rửa tay là biện pháp phòng tránh dịch bệnh hữu hiệu nhất trong mọi trường hợp. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh không để trẻ phơi nắng hoặc phơi lạnh quá lâu trong mùa nắng nóng; đồng thời, cho trẻ uống nước đầy đủ, giúp cho sự chuyển hóa trong cơ thể trẻ được cân bằng. Ngoài ra, khi trẻ tắm hồ bơi về phải được tắm lại nước sạch và phụ huynh phải nhỏ mắt, nhỏ mũi cho trẻ, hạn chế tình trạng lây lan dịch bệnh trong cộng đồng…/.

Tăng cường phòng chống bệnh MERS-CoV xâm nhập vào Việt Nam

Ngày 22/5, Bộ Y tế Hàn Quốc đã xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Corona gây hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông (MERS-CoV) sau khi người này trở về từ Bahrain. Bệnh nhân là nam giới, 68 tuổi, lưu trú tại Bahrain từ ngày 18/4 đến 3/5 vừa qua; tham gia công việc tại nông trại. Người này trở về Hàn Quốc ngày 4/5 vừa qua, quá cảnh qua Qatar. Hiện tình trạng bệnh nhân ổn định sau khi được điều trị triệu chứng sốt, ho. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 20/5 vừa qua, trên thế giới ghi nhận 1.119 người nhiễm MERS-CoV, trong đó ít nhất có 423 người tử vong. Hiện nay đã có 25 quốc gia ghi nhận bệnh nhân nhiễm MERS-CoV, trong đó khu vực Trung Đông có 9 quốc gia, châu Âu có 9 quốc gia, châu Mỹ có 1 quốc gia, châu Phi có 3 quốc gia và châu Á có 3 quốc gia (Malaysia, Philippines và Hàn Quốc). Nhóm nguy cơ cao nhiễm MERS-CoV là những người mắc bệnh đái tháo đường, suy thận, bệnh phổi mãn tính và những người bị bệnh miễn dịch. Trước tình hình trên, Bộ Y tế Việt Nam đề nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu quốc tế tăng cường phòng chống dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam. Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai các biện pháp phòng chống dịch; chỉ đạo quyết liệt công tác kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu quốc tế. Các địa phương cần giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp bệnh, trường hợp nghi ngờ, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao như công dân, người lao động, hành khách du lịch tiếp xúc, làm công việc nông trại liên quan đến lạc đà thuộc các khu vực Trung Đông. Sở Y tế các tỉnh, thành phố tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác giám sát, điều trị, các biện pháp phòng chống dịch tại cộng đồng; chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế có giường bệnh sẵn sàng cấp cứu và điều trị bệnh nhân khi có tình huống dịch xâm nhập; chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực cho công tác phòng chống MERS-CoV bao gồm nhân lực, trang thiết bị, phương tiện, thuốc, hóa chất… Các tỉnh, thành phố tổ chức các đoàn liên ngành đi kiểm tra, hỗ trợ các đơn vị liên ngành tại cửa khẩu, khắc phục các tồn tại, giải quyết các khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo kịp thời, phù hợp; tập trung cao độ các biện pháp phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh MERS-CoV ngay tại khu vực cửa khẩu. Chính quyền các cấp, các ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội huy động quần chúng nhân dân phối hợp với ngành y tế triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống MERS-CoV trên địa bàn nếu có trường hợp xâm nhập vào Việt Nam…/.

Tỉnh Lâm Đồng có ca tử vong đầu tiên do bệnh tay chân miệng

Chiều 22/5, bác sỹ Đồng Sỹ Quang (Trưởng phòng nghiệp vụ Y, Sở Y tế Lâm Đồng) cho biết bé gái H.T.Y.V (35 tháng tuổi ở xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) tử vong vào chiều 19/5 tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng là do mắc bệnh tay chân miệng. Trước đó, ngày 19/5, bé V. được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị với triệu chứng sốt cao, có dấu hiệu co giật, lơ mơ và được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng. Do bệnh tiến triển quá nhanh, bé đã tử vong vào lúc 14 giờ cùng ngày. Sau khi xác định thông tin, ngành y tế tỉnh đã gửi mẫu đi xét nghiệm tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, đến chiều 22/5, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhi V. dương tính với virus gây nên tay chân miệng. Cũng theo bác sỹ Đồng Sỹ Quang, trước khi cháu V. nhập viện đã tiếp xúc với một bệnh nhi khác bị bệnh tay chân miệng, nhưng bệnh nhi này sau đó đã khỏi bệnh. Ngành y tế Lâm Đồng đã triển khai công tác cách ly những trường hợp có tiếp xúc với bé V., đồng thời triển khai phun thuốc tiêu độc sát trùng, tiêu diệt mầm bệnh tại cộng đồng bé sinh sống và trường mẫu giáo. Trung tâm Y tế dự phòng Lâm Đồng khuyến cáo người dân cần tuân thủ việc vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày, nhất là rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn cho trẻ và người chăm sóc trẻ; lau chùi nhà cửa, đồ chơi, dọn dẹp cảnh quan xung quanh nhà. Đặc biệt, các bậc phụ huynh khi phát hiện trẻ có triệu chứng sốt nhẹ hoặc sốt cao, toàn thân và lưỡi nổi mụn nước và co giật nên đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để theo dõi điều trị. Thời gian ủ bệnh tay chân miệng là từ 3-6 ngày, đây là giai đoạn quan trọng các phụ huynh cần lưu ý, nếu phát hiện muộn nguy cơ tử vong sẽ rất cao. Đại diện Sở Y tế Lâm Đồng cho biết, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã có 221 ca mắc bệnh tay chân miệng và bệnh nhi V. là trường hợp tử vong đầu tiên./.

 

Ngày 28/05/2015
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích