Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 5 9 4 5
Số người đang truy cập
4 2 8
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Ảnh sưu tầm từ internet
Điểm tin y tế từ các báo ngày 2/5 đến 4/5 năm 2015

Nỗi đau tai nạn giao thông nhìn từ Bệnh viện Việt Đức; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Lễ khánh thành Bia lưu niệm Quân dân y tỉnh Kiên Giang; Tiếp nhận nhiều ca khám, cấp cứu ngày nghỉ lễ; Nhà khoa học nữ sản xuất vắc-xin tại chiến trường; Giá vắc-xin nội sẽ tính đúng, tính đủ; Xây dựng bệnh viện vệ sinh để chống nhiễm khuẩn…

Công an nhân dân

Nỗi đau tai nạn giao thông nhìn từ Bệnh viện Việt Đức

Chỉ riêng ở Bệnh viện Việt Đức trong 2 ngày 28 và 29/4, đã có 109 người bị tai nạn giao thông phải nhập viện, trong đó, có 42 trường hợp phải phẫu thuật lớn và 8 trường hợp nặng phải xin về. Ngày 30/4, đến đầu giờ chiều, đã có thêm 22 trường hợp tai nạn giao thông phải nhập viện. Các trường hợp phải mổ lớn hay tử vong của ngày 30/4 vẫn chưa có thống kê. Đó là chưa kể, số người bị tai nạn giao thông chết tại chỗ và số người đã đưa vào các bệnh viện, các cơ sở y tế ở các địa phương. Suốt từ đầu dịp nghỉ lễ, không khí ở Khoa khám bệnh cấp cứu của Bệnh viện Việt Đức luôn tấp nập. Các trường hợp bị tai nạn giao thông đưa vào liên tục và hầu hết đều trong tình trạng rất nặng: đa chấn thương, chấn thương sọ não, chấn thương cổ tay, chấn thương vai, gãy xương đòn, gãy xương cẳng chân vv… rất thảm thương. Vì thế, các thầy thuốc phải làm việc khẩn trương để đáp ứng được số lượng bệnh nhân vào cấp cứu đông, lại bị thương tích nặng, với nhiều trường hợp đã ở tình trạng “thập tử nhất sinh”. Số bệnh nhân bị chấn thương sọ não phải mổ khá nhiều, dĩ nhiên, thời gian phục hồi cũng như di chứng để lại là hết sức nặng nề. Theo bác sĩ Trọng Nghĩa, Trưởng ca cấp cứu, các bác sĩ của Bệnh viện Việt Đức cũng vừa cấp cứu cho một bệnh nhân người Mỹ bị chấn thương sọ não và chấn thương bụng do tai nạn ở Sa Pa, và theo yêu cầu của bệnh nhân, Bệnh viện đã làm thủ tục chuyển bệnh nhân sang Thái Lan vào chiều 30/4 bằng chuyên cơ. Một điều đáng quan tâm là, số nạn nhân bị tai nạn giao thông đưa vào Bệnh viện Việt Đức ở rải khắp các địa phương, từ Hà Nội, Thanh Hóa, Hưng Yên, Nghệ An vv…, không tập trung ở một địa bàn nào. Tương tự, các nạn nhân cũng không có sự khác biệt về tuổi tác, giới tính. Một tỉ lệ không nhỏ các vụ TNGT vào cấp cứu ở BV Việt Đức có nguyên nhân do sử dụng rượu bia, số nạn nhân còn lại cũng liên quan đến rượu bia, như do người sử dụng rượu bia lái xe đâm vào. Số nạn nhân do phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, vi phạm Luật An toàn giao thông chiếm hầu hết. Tại các phòng của Khoa khám bệnh cấp cứu, các nạn nhân đều ở tình trạng đa chấn thương rất nặng, không còn tỉnh táo. Nhiều nạn nhân là do các vụ ôtô và xe máy đâm nhau, chủ yếu do người gây tai nạn mới lái xe ôtô, hoặc sử dụng xe của người khác. Trong số các nạn nhân bị TNGT, khoảng 20% không đội mũ bảo hiểm và đa phần những người này phải mổ cấp cứu. Bà Nguyễn Thị L. người nhà của bệnh nhân Trần Văn T đang nằm bất động sau cú tai nạn giao thông lúc 21h ngày 29/4 vẫn chưa hết bàng hoàng: Khi được tin báo ông T bị tai nạn, đến nơi, chỉ thấy người ông máu me đầm đìa, không còn biết gì nữa. Gia đình đưa vào bệnh viện gần nơi xảy ra tai nạn để cấp cứu nhưng càng lúc càng nặng, nên sáng 30/4 phải chuyển đến Bệnh viện Việt Đức. Cho đến giờ, bệnh nhân Trần Văn T. vẫn chưa tỉnh bởi cùng lúc bị đa chấn thương: vừa bị thương nội tạng, vừa bị gãy xương vai, xương đùi. Bà Trịnh Thị M. ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa, đang đi trên đường thì bị tai nạn khi một chiếc xe máy do người khác uống rượu say điều khiển và đâm vào. Đến nay, tình trạng sức khỏe bệnh nhân vẫn rất nguy kịch, khuôn mặt bị biến dạng toàn bộ, lại thêm chấn thương sọ não, phải mổ cấp cứu hộp sọ. Khi chúng tôi có mặt ở Bệnh viện Việt Đức cũng là lúc gia đình anh Bùi Đình G. và ông Nguyễn Việt T. đang làm thủ tục xin đưa bệnh nhân về vì chấn thương quá nặng, khả năng cứu chữa vô vọng nên xin về để lo hậu sự. Bác sĩ Trọng Nghĩa cho biết, các trường hợp xin về là hết hy vọng cứu chữa. Cũng như vào những dịp nghỉ lễ, Tết, Khoa Phẫu thuật thần kinh sọ não của Bệnh viện cũng đông bệnh nhân và đều rất nặng. Những người thân của bệnh nhân căng thẳng chờ đợi trong im lặng và trong sự lo âu thảng thốt mỗi khi một bóng áo choàng từ phòng bệnh bước ra, rồi hàng chục người đang đứng im lặng nhốn nháo đến để ngó nghiêng, hy vọng được thấy người thân của mình, dù rằng lúc này, các nạn nhân đều băng kín từ đầu đến chân và đều trong tình trạng hôn mê sâu, cuộc sống của các bệnh nhân leo lét như đèn dầu trước gió, phụ thuộc hoàn toàn vào các thiết bị y tế hiện đại. PGS.TS. Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc BV Việt Đức, cho biết: Do có kinh nghiệm nên bệnh viện dự kiến được số lượng bệnh nhân sẽ tăng đột biến trong những ngày này, nên đã bố trí các bác sĩ, nhân viên y tế và trang thiết bị đầy đủ, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp cứu. Những ngày này, bệnh viện phải tập trung khá lớn các trang thiết bị, máy móc hiện đại để cứu chữa nạn nhân. Sự phối hợp giữa các khoa, phòng được làm chặt chẽ nên dù bệnh nhân nhập viện đông, bệnh viện vẫn đảm bảo mỗi người một giường, không để nằm ghép. Ở tất cả các vị trí, đặc biệt là phòng mổ, tiểu phẫu, chụp chiếu v.v… đều phải tăng cường nhân lực, đảm bảo đủ bác sĩ, y tá, điều dưỡng trực 24/24h. Tuy nhiên, do số bệnh nhân có lúc dồn vào một thời điểm, nên nhiều khi, các bác sĩ, điều dưỡng phải chăm sóc vài chục bệnh nhân nặng, nên cường độ làm việc rất cao. Song, các thầy thuốc đều cố gắng cấp cứu, điều trị và chăm sóc bệnh nhân tốt nhất trong khả năng. Dịp này, Bệnh viện cũng phối hợp với lực lượng Công an và tăng cường lực lượng bảo vệ để đảm bảo an ninh cho Phòng khám cấp cứu, không để xảy ra những tình huống phát sinh từ các vụ tai nạn giao thông.

Nhân dân

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Lễ khánh thành Bia lưu niệm Quân dân y tỉnh Kiên Giang

Ngày 1-5, tại Khu Di tích Lịch sử quốc gia Ba Hòn (ấp Hòn Ðất, xã Thổ Sơn, huyện Hòn Ðất), UBND tỉnh Kiên Giang khánh thành "Bia lưu niệm Quân dân y tỉnh Kiên Giang". Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đại diện Bộ Tư lệnh Quân khu 9, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, đông đảo cựu quân dân y, cựu thanh niên xung phong (TNXP) các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ, những người từng sống, chiến đấu tại vùng Ba Hòn trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tham dự buổi lễ. Công trình Bia lưu niệm Quân dân y tỉnh Kiên Giang được khởi công xây dựng ngày 16-2-2012 trong Khu Di tích Lịch sử quốc gia Ba Hòn từ nguồn kinh phí đóng góp của các tổ chức và cá nhân. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước, lực lượng quân dân y cả nước nói chung và Kiên Giang nói riêng đã đóng góp nhiều công sức, góp phần làm nên Ðại thắng Mùa Xuân 1975. Trong cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất đó, lực lượng quân dân y tỉnh Kiên Giang đã có hơn 300 liệt sĩ và hàng trăm đồng chí là thương binh, bệnh binh. Chính tại vùng đất Ba Hòn lịch sử này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã sống, chiến đấu và gắn bó với lực lượng Quân dân y Kiên Giang suốt hơn 15 năm. Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ xúc động khi được gặp lại đồng chí, đồng đội năm xưa, những người đã bất chấp hiểm nguy của lửa đạn chiến tranh, đóng góp công sức và xương máu cho cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Thủ tướng chân thành cảm ơn bà con nhân dân vùng Hòn Ðất đã cưu mang, đùm bọc, che chở cho anh em, đồng chí, đồng đội; động viên các cựu quân dân y, cựu TNXP phát huy truyền thống cách mạng, phát triển kinh tế gia đình, tiếp tục cống hiến, đóng góp xây dựng quê hương giàu đẹp; tiếp tục công việc tìm kiếm hài cốt các anh hùng, liệt sĩ còn chưa tìm được. Ðánh giá cao sáng kiến xây dựng Bia lưu niệm Quân dân y tỉnh Kiên Giang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, đây không chỉ là việc làm tri ân, tưởng nhớ những chiến sĩ quân dân y đã nằm xuống mảnh đất này mà còn là nơi giáo dục truyền thống cách mạng nói chung và của ngành Quân dân y Kiên Giang nói riêng cho thế hệ tiếp nối. Ngành y tế Kiên Giang phải phục vụ nhân dân tốt hơn nữa, xứng đáng với truyền thống anh hùng của lực lượng Quân dân y tỉnh Kiên Giang. Cũng tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng các đại biểu dâng hương tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh tại Hòn Ðất; trồng cây lưu niệm tại khu di tích.

Tiếp nhận nhiều ca khám, cấp cứu ngày nghỉ lễ

Trong những ngày nghỉ lễ, Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Cấp cứu liên tục tiếp nhận những người bệnh được chuyển đến, chủ yếu là các trường hợp người lớn có bệnh mãn tính về tim mạch, hô hấp, đái tháo đường. Trong các ngày đầu của kỳ nghỉ lễ chưa ghi nhận các bất thường nào về số lượng cũng như bệnh lý, nhưng nhiều trường hợp vẫn được phân loại chuyển đến theo dõi nội trú tại các đơn vị điều trị về tim mạch, hô hấp, nội tiết-chuyển hóa... Số trẻ em vào khám tại Khoa Nhi chủ yếu liên quan đến sốt vi-rút bội nhiễm viêm phế quản, viêm phổi. Tại Trung tâm Chống độc, tuy số ca cấp cứu không tăng cao so với ngày thường, nhưng trung tâm tiếp nhận một số ca bệnh nặng, có ca do nhiễm độc hóa chất (thuốc diệt cỏ), hóa chất này được người dân gọi là "cỏ cháy", là tác nhân gây tử vong rất cao. Thống kê tại Bệnh viện Nhi T.Ư cho thấy, phần lớn các bệnh nhi từ một đến bốn tuổi, nhưng cũng có nhiều trẻ mới ba, bốn tháng tuổi; bệnh chủ yếu là ho sốt, tiêu chảy; một số có sốt cao co giật, khó thở. Bệnh viện Nhi T.Ư vẫn duy trì các phòng khám trong các kỳ nghỉ lễ dài; có đầy đủ các bàn đón tiếp, hướng dẫn thủ tục khám, chữa bệnh. Trong ba ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, Bệnh viện Nhi tỉnh Hải Dương tiếp nhận hơn gần 150 bệnh nhi đến cấp cứu và điều trị, chủ yếu là các bệnh hô hấp và tiêu chảy. Nguyên nhân do thời tiết bắt đầu oi bức, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi-rút, vi khuẩn phát triển gây bệnh. Các bác sĩ chuyên khoa nhi khuyến cáo, các bậc cha mẹ lưu ý khi trẻ sốt cao, khó thở hoặc thấy bất thường nào khác nên đưa trẻ đi khám sớm.

Nhà khoa học nữ sản xuất vắc-xin tại chiến trường

Từ chủ trương chung của ngành y tế phân công bác sĩ vào nam tham gia "chống chiến tranh vi trùng" trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chiến trường khu V có một cán bộ gương mẫu, quyết tâm sản xuất vắc-xin phục vụ đồng bào, chiến sĩ. Và hôm nay, cô cán bộ ấy được nhiều người gọi bằng cái tên trìu mến: người sản xuất vắc- xin cho đất nước. Người đó là GS,TS, Thầy thuốc nhân dân Huỳnh Phương Liên. Năm 1963, học hết năm thứ ba Trường đại học Y khoa Hà Nội, GS, TS, TTND Huỳnh Phương Liên xung phong đi "B". Hai tháng rưỡi vượt Trường Sơn để đến được trạm tập kết chờ phân công công tác, nữ sinh viên y khoa "được" nếm trải tất cả gian khổ của cuộc hành quân. Háo hức nhận công tác tại K15 (thuộc Ban Dân y Khu V tại xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam), cô không khỏi sửng sốt khi được dẫn đến một ngôi nhà lá tạm bợ, vắng hoe trong rừng sâu mà người giao liên gọi đó là "cơ quan". Sau này, cô mới biết, chỗ cũ đã bị máy bay B52 xóa sạch, đây là nơi mới chuyển đến và chuyển cơ quan là chuyện thường trong chiến tranh. Cô tham gia xây dựng cơ sở mới trước khi bắt tay vào chuyên môn, lần đầu trong đời chặt tre, vác nứa, tự thiết kế phòng thí nghiệm, rồi làm cấp dưỡng, mót sắn, tìm rau, bẻ củi... ngoài rừng. Hằn sâu trong ký ức cô sinh viên Hà Nội ngày ấy là cái đói triền miên. Một ngày hè năm 1969, cả cơ quan vừa đi cõng gạo đường xa về, chợt máy bay địch sà thấp, để lại trên rẫy sắn, nhà cửa, khe suối... từng đám khói xám mù mịt, đó là chất độc hóa học của Mỹ. Thủ trưởng đơn vị hét lớn: "Cứu sắn!". Tất cả chạy ùa ra rẫy, lá sắn đã rũ hết xuống, người xót xa ôm sắn nhổ, người vội chặt củ khỏi cây... giành giật lấy nguồn lương thực hiếm hoi trước khi chúng bị nhiễm chất độc hóa học. Độ mươi hôm sau, khu rừng rụng hết lá, máy bay đến bỏ bom tọa độ, cơ quan lại chuyển sang khu rừng mới... Một phòng thí nghiệm chiến trường khác lại được dựng lên để sản xuất vắc-xin tả, thương hàn và đậu mùa. Tủ cấy vi khuẩn vô trùng, kính hiển vi, lò sấy ướt, cân hóa chất, các dụng cụ phòng thí nghiệm... được vận chuyển từ miền bắc vào nhưng vẫn thiếu thốn đủ bề; tủ ấm nuôi cấy vi sinh phải chạy bằng đèn dầu hỏa, điều chỉnh làm sao đúng nhiệt độ để vi khuẩn phát triển, nuôi vi khuẩn trong chai đựng rượu mua từ đồng bằng mang về...Khi phòng thí nghiệm được làm xong, Huỳnh Phương Liên được phân công phụ trách chuyên môn của cơ quan. Những em học sinh trình độ văn hóa lớp ba, lớp bốn được đào tạo phụ việc cho phòng thí nghiệm. Sau nhiều nỗ lực, quyết tâm, vắcxin tả, thương hàn, đậu mùa ra đời, được đóng vào ống, dán nhãn kiểm định chất lượng hẳn hoi, đủ cung cấp cho vùng giáp ranh giữa địch và ta ở Quảng Tín, Quảng Đà và Quảng Ngãi. Nhiều hôm đang làm chuyên môn, nghe tiếng súng ùng oàng, những loạt B52 rung cả núi rừng, cô không sợ gì hơn là phải dời cơ quan, phải dựng phòng thí nghiệm từ đầu... Sống nghiêm túc, gương mẫu và quyết tâm, Huỳnh Phương Liên được đồng nghiệp và đồng chí tín nhiệm bầu vào chi ủy rồi đảng ủy, bí thư đoàn của Ban Dân y Khu V. Sau sáu năm đói gạo, đói sắn, sống chung với sốt rét nơi chiến trường, cơ thể da bọc xương, Phương Liên còn 31 kg. Đầu năm 1972, Huỳnh Phương Liên được Khu ủy Khu V cho ra bắc chữa bệnh. 75 ngày vượt Trường Sơn ra bắc, gặp bộ đội trùng trùng lớp lớp tiến vào chiến trường, các em tân binh vừa tạm biệt trường đại học vào nam chiến đấu, cô lại tiếc nuối, giá như được quay trở lại chiến trường. Nhưng nhiệm vụ của cô là một "cuộc chiến" mới. Sau khi chữa bệnh, Huỳnh Phương Liên được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cử đi học nâng cao kiến thức ở CH Dân chủ Đức để tiếp cận công nghệ mới sản xuất vắc-xin, trở về phục vụ đất nước. Đi ra từ chiến tranh, học tập, nghiên cứu để phục vụ chiến tranh nhưng ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, cô vẫn học ở CH Dân chủ Đức. Cả cuộc đời gắn bó với phòng thí nghiệm, nghiên cứu về vi-rút viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, sởi, rubella, cúm, nghiên cứu phát triển các vắc-xin nhưng công trình để đời của GS Huỳnh Phương Liên là ứng dụng thành công công nghệ sản xuất vắc-xin viêm não Nhật Bản vào năm 1992. Nhờ đó, Việt Nam đẩy lùi bệnh viêm não Nhật Bản, tỷ lệ mắc bệnh hiện chỉ còn 5 đến 10%.Với chất lượng sản phẩm đạt các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), giá thành chỉ bằng 20% giá vắc-xin nhập khẩu, GS Huỳnh Phương Liên được xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ năm 2005. Đây cũng là vắc-xin duy nhất của Việt Nam được xuất khẩu. Nhờ thành tích nghiên cứu và giảng dạy, năm 1992 Huỳnh Phương Liên được phong hàm phó giáo sư; năm 1996 được phong hàm Giáo sư và danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú; năm 2000 được phong danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân. Ngoài ra, GS Huỳnh Phương Liên còn vinh dự nhận các giải thưởng khoa học như giải nhất Vifotech về công nghệ sinh học năm 1995; đứng đầu tập thể nữ nghiên cứu phát triển các vắcxin của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đoạt giải thưởng Cô-va-lép-xcai-a năm 1999. Giải thưởng khoa học với GS Huỳnh Phương Liên chỉ là những kỷ niệm trên chặng đường nghiên cứu khoa học không ngừng nghỉ của mình. Là chuyên gia đầu ngành về vắc-xin, GS Huỳnh Phương Liên tiếp tục cống hiến sức mình tại Công ty TNHH MTV Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 khi về hưu. Trước khuyến cáo của WHO thời gian tới, các nước cần chuyển sản xuất vắc-xin viêm não Nhật Bản từ não chuột sang vắcxin viêm não Nhật Bản bất hoạt trên tế bào vero, GS đã đi tắt đón đầu, miệt mài 5 năm nghiên cứu thành công. Hiện nay, sản phẩm đang thử nghiệm lâm sàng trên người và nằm trong Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia vắc-xin phòng bệnh cho người. Chia sẻ về cuộc đời nghiên cứu khoa học của mình, GS Huỳnh Phương Liên nói, nền tảng hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học chính là nhờ những năm tháng gian khổ ở chiến trường chống đế quốc Mỹ, nơi đó đã rèn cho bà tính tập thể, hết lòng vì công việc và vì mọi người. Nơi đó, bà có các bạn, các đồng nghiệp đã hy sinh để bà luôn tâm niệm sống và làm việc thật xứng đáng với "các bạn, các anh" đã ngã xuống.

Tiền phong

Giá vắc-xin nội sẽ tính đúng, tính đủ

Trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4, Chính phủ giao Bộ Y tế khẩn trương soạn thảo Nghị định quy định về hoạt động tiêm chủng; phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh tăng mức hỗ trợ cho cán bộ làm công tác tiêm vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và giá vắc-xin sản xuất trong nước nhằm tiến tới tự chủ vắc-xin. Tiền Phong trao đổi với Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), xung quanh vấn đề kề trên. Bà Hằng cho biết: Trong suốt 30 năm thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng, nhờ đạt tỷ lệ tiêm chủng cao mà hàng trăm ngàn trẻ em và phụ nữ Việt Nam đã được bảo vệ khỏi bệnh tật và tàn phế, hàng chục ngàn trẻ được cứu sống, Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005, tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em như bạch hầu, ho gà, sởi… đã giảm từ hàng trăm đến hàng nghìn lần. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác tiêm chủng cũng đã bộc lộ một số bất cập, đòi hỏi sự điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu phòng chống dịch bệnh chủ động của người dân. Công tác tiêm chủng là một trong những chính sách ưu tiên được Nhà nước đảm bảo, chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Nghị định quy định về hoạt động tiêm chủng để tạo sự chuyển biến cả về công tác tổ chức, cơ chế tài chính cũng như việc triển khai thực hiện công tác tiêm chủng. Trong đó có 2 vấn đề liên quan đến tăng chi phí hỗ trợ cho cán bộ thực hiện tiêm chủng mở rộng và điều chỉnh giá vắc-xin sản xuất trong nước.

Xin bà cho biết cụ thể về 2 vấn đề này?

Về việc hỗ trợ kinh phí cho cán bộ làm công tác tiêm chủng thì hiện nay theo Thông tư Liên tịch số 113/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 15/8/2013 giữa Bộ Tài chính và Bộ Y tế, kinh phí hỗ trợ cho cán bộ trực tiếp thực hiện tiêm chủng tại tuyến cơ sở là 6.000 đồng (12.000 đồng đối với các xã đặc biệt khó khăn) cho tiêm chủng đầy đủ (8 lần tiêm và uống vắc-xin) cho 1 trẻ dưới 1 tuổi, tức là chỉ khoảng hơn 600 đồng/lần tiêm hoặc uống vắc-xin. Trong khi đó phí tiêm chủng vắc-xin dịch vụ theo Thông tư số 08/2014/TT-BTC ngày 15/01/2014 của Bộ Tài chính là từ 7.000 đồng/lần uống đến 17.000 đồng/lần tiêm. Công tiêm trong tiêm chủng mở rộng thấp dẫn tới việc nhiều cán bộ tuyến xã không muốn làm công tác tiêm chủng. Vì vậy, Chính phủ đã giao Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh để tăng mức hỗ trợ cho cán bộ làm công tác tiêm chủng mở rộng nhằm tạo điều kiện khuyến khích, thu hút cán bộ tham gia, tạo sự bình đẳng giữa tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. Vấn đề thứ 2 là giá vắc-xin. Hiện nay, các vắc-xin sản xuất trong nước cung cấp cho Chương trình tiêm chủng mở rộng được Nhà nước duyệt giá, từ năm 2010 tới nay có những biến động về giá của một số vật tư, hóa chất, điện, nước, hệ số tiền lương tối thiểu..., tuy nhiên giá vắc-xin được duyệt năm 2014 không tăng tương ứng so với giá vắc-xin năm 2010. Vắc-xin nhập khẩu sử dụng trong tiêm chủng mở rộng một phần được viện trợ và một phần mua bằng vốn đối ứng thông qua đấu thầu. Trong khi đó, giá vắc-xin nhập khẩu để sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ do nhà phân phối quy định. Chính việc không tính đúng, tính đủ giá vắc-xin sản xuất trong nước như hiện nay khiến cho các cơ sở sản xuất vắc-xin gặp rất nhiều khó khăn để tiếp tục sản xuất lâu dài, phát triển vắc-xin mới để có thể tự chủ vắc-xin tiêm chủng cho người dân trong tiêm chủng thường xuyên cũng như đáp ứng tình trạng khẩn cấp phòng chống dịch. Do vậy, việc xây dựng khung giá vắc-xin sản xuất trong nước trên cơ sở tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí là hết sức cần thiết.

Hiện nay, chất lượng của vắc-xin sản xuất trong nước so với vắc-xin nhập khẩu thế nào?

Hiện 8 trong số 10 loại vắc-xin phòng ngừa 12 loại bệnh truyền nhiễm trong Tiêm chủng mở rộng là do Việt Nam tự sản xuất. Một số loại vắc-xin sản xuất trong nước cũng được sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ như vắc-xin viêm gan A, vắc-xin viêm não Nhật Bản... Tất cả các vắc-xin lưu hành tại Việt Nam bao gồm cả vắc-xin sản xuất trong nước và vắc-xin nhập khẩu đều được cơ quan có thẩm quyền kiểm soát nghiêm ngặt từ quy trình sản xuất đến việc bảo quản, vận chuyển, phân phối tới tận người sử dụng để đảm bảo chất lượng và an toàn. Tổ chức Y tế Thế giới vừa qua cũng đã đánh giá và ghi nhận Việt Nam có hệ thống quản lý vắc-xin đạt tiêu chuẩn quốc tế. Điều này khẳng định Việt Nam hoàn toàn có khả năng kiểm soát được chất lượng vắc-xin cũng như hoạt động tiêm chủng đảm bảo hiệu quả cao.

Việc tự chủ trong sản xuất vắc-xin có lợi ích gì trong thời gian tới, thưa bà?

Để tự chủ sản xuất vắc-xin trong nước, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án sản phẩm quốc gia trong đó có vắc-xin phòng bệnh cho người nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất vắc-xin trong nước duy trì sản xuất các vắc-xin hiện có, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển vắc-xin mới, nâng cao chất lượng các sản phẩm sản xuất trong nước. Điều này sẽ đảm bảo cho việc tiếp tục cung ứng vắc-xin một cách ổn định cho Tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng dịch vụ trong nước và tiến tới xuất khẩu vắc-xin ra nước ngoài, góp phần tích cực cho công tác tiêm chủng phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới.

Hà Nội mới

Xây dựng bệnh viện vệ sinh để chống nhiễm khuẩn

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu tất cả cơ sở y tế trong và ngoài công lập xây dựng và triển khai kế hoạch bệnh viện (BV) vệ sinh ngành y tế Hà Nội năm 2015 và phải cam kết thực hiện phong trào BV vệ sinh. Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Lưu Thị Liên cho biết, việc thực hiện hiệu quả phong trào BV vệ sinh sẽ bảo đảm cho người bệnh, nhân viên y tế được khám, chữa bệnh và làm việc trong môi trường BV giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh, cũng như hạn chế xuống mức thấp nhất các vấn đề làm ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế, góp phần nâng cao điều kiện vệ sinh và sức khỏe cộng đồng. Để triển khai thực hiện, các đơn vị cần rà soát các tiêu chí, đề xuất với lãnh đạo đơn vị đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị bảo đảm thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường BV, đồng thời tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế về phong trào vệ sinh song song với nâng cao nhận thức của người bệnh, cán bộ y tế về tầm quan trọng của vệ sinh môi trường BV. Mặt khác, xây dựng quy trình kỹ thuật hướng dẫn vệ sinh bàn tay, vệ sinh môi trường BV, thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, cải tạo nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn, quản lý chất thải đúng quy trình.

Hà Nội: Triển khai tiêm vắc xin uốn ván cho 50.000 nữ sinh

Giám đốc Trung tâm YTDP Hà Nội cho biết, ngành y tế Hà Nội đang triển khai đợt tiêm vắc xin uốn ván cho học sinh nữ lớp 9. Cụ thể, chương trình được triển khai tại 10 huyện ngoại thành với khoảng 50.000 nữ sinh được tiêm. Ngay trong tháng 4, Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất đã cùng các trường THCS trên địa bàn tổ chức tiêm vắc xin phòng uốn ván cho 1.466/1.491 học sinh nữ lớp 9 (đạt tỷ lệ 98,3%), các mũi tiêm an toàn. Trong các tháng 5, 6, hoạt động này tiếp tục được trung tâm y tế các huyện triển khai. Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, các em gái sẽ là những bà mẹ trong tương lai nên khi mang thai đã có kháng thể phòng uốn ván, do đó chỉ cần tiêm thêm một mũi. Còn với những phụ nữ chưa từng tiêm vắc xin uốn ván, khi mang thai cần tiêm hai mũi (tiêm càng sớm càng tốt) để phòng bệnh cho mẹ và trẻ sơ sinh. Nhờ triển khai tiêm vắc xin uốn ván cho bà mẹ mang thai, gần 15 năm qua, Hà Nội không ghi nhận ca uốn ván sơ sinh nào nhưng rải rác vẫn có ca mắc uốn ván ở nữ giới lớn tuổi và nam giới là đối tượng không tiêm phòng.

Quản lý giá thuốc: Phân rõ trách nhiệm, bảo đảm công khai

Bộ Y tế vừa công bố dự thảo lần 2 Luật Dược (sửa đổi) để lấy ý kiến. Thực tế cho thấy, không có mặt hàng nào mà người dân không được trả giá như thuốc chữa bệnh. Chính vì vậy, việc cần làm của ngành chức năng là phải quản lý chặt chẽ để bảo đảm công khai, minh bạch giá thuốc khi lưu hành trên thị trường.

Phân rõ trách nhiệm

Theo quy định của Luật Dược ban hành năm 2005, Bộ Y tế được giao làm đầu mối mà không phân công nhiệm vụ cụ thể giữa các bộ, ngành trong quản lý giá thuốc. Tại nhiều phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thẳng thắn cho rằng, Bộ Y tế được giao nhiệm vụ quản lý giá thuốc, tuy nhiên, do ngành y tế không có bộ phận quản lý giá, việc phân công nhiệm vụ giữa các bộ, ngành liên quan cũng chưa được rõ… dẫn tới việc quản lý giá đối với mặt hàng đặc biệt này còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, trong dự thảo lần 2 Luật Dược (sửa đổi), Bộ Y tế cũng đề xuất làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về giá thuốc của Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Công thương và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Với Bộ Tài chính, Bộ Y tế đề xuất cơ quan này xây dựng nguyên tắc xác định trường hợp có biến động bất thường về giá thuốc và trường hợp mặt bằng giá thuốc biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Mặt khác, Bộ Tài chính có nhiệm vụ quy định nguyên tắc kê khai giá thuốc, giá thanh toán đối với các mặt hàng thuốc do Nhà nước đặt hàng và giao kế hoạch, đồng thời triển khai các biện pháp bình ổn giá thuốc theo quy định tại Luật Dược và Luật Giá. Bộ Tài chính còn có trách nhiệm cung cấp cho Bộ Y tế thông tin về giá nhập khẩu thực tế của thuốc nhập khẩu vào Việt Nam (giá CIF). Với Bộ Công thương, trách nhiệm là cung cấp thông tin giá thuốc tại các nước trong khu vực, trên thế giới theo đề nghị của Bộ Y tế, đồng thời kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động cạnh tranh, chống độc quyền, chống đầu cơ lũng đoạn thị trường về giá thuốc. Đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quản lý giá thuốc tại địa phương. Cụ thể là các tỉnh, thành phố phải theo dõi, cung cấp cho Bộ Tài chính, Bộ Y tế thông tin về tình hình giá thuốc trên địa bàn khi có biến động bất thường về giá hoặc mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế - xã hội. Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, việc phân định rõ trách nhiệm như trên cũng nhằm bảo đảm tính công khai minh bạch trong quản lý. Còn nếu để Bộ Y tế - cơ quan vừa sản xuất, vừa cấp phép, vừa sử dụng, vừa quản lý giá… thì sẽ dẫn tới tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi", không bảo đảm khách quan. Để bảo đảm an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc, tại dự thảo này, Bộ Y tế cũng đề xuất việc quảng cáo thuốc do cơ sở kinh doanh thuốc hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện và phải tuân theo quy định của pháp luật về quảng cáo. Trước khi quảng cáo, cơ sở có thuốc quảng cáo phải gửi hồ sơ đăng ký nội dung quảng cáo tới cơ quan quản lý nhà nước về dược để xác nhận nội dung quảng cáo. Riêng thuốc kê đơn không được quảng cáo cho công chúng dưới mọi hình thức. Được biết, Luật Dược hiện hành chưa quy định về việc nội dung quảng cáo thuốc cần được cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định trước khi quảng cáo để bảo đảm tính trung thực, chính xác, tránh quảng cáo thuốc quá mức dẫn đến hậu quả không mong muốn cho người sử dụng.

Nghiêm cấm bán lẻ thuốc kê đơn

Trên thị trường cả nước hiện có hơn 40.000 nhà thuốc bán lẻ cạnh tranh về giá. Theo các chuyên gia y tế, ở nước ngoài mua thuốc không đơn giản, trong khi đó, Việt Nam là một trong những nước bán thuốc khá tự do. Thậm chí có hiện tượng thuê bằng dược sĩ để bán thuốc. Do vậy, để hạn chế tình trạng người dân tự ý mua thuốc chữa bệnh và cửa hàng thuốc tự bán thuốc thuộc danh mục kê đơn, ngành chức năng phải siết chặt hơn nữa việc quản lý các cửa hàng thuốc. So với Luật Dược hiện hành, dự thảo Luật Dược (sửa đổi) lần này đã nhấn mạnh đến việc phải ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước, đáp ứng yêu cầu điều trị. Bên cạnh đó, dự thảo cũng đưa ra 13 hành vi kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc bị nghiêm cấm. Đáng chú ý là việc nghiêm cấm các cá nhân, đơn vị lạm dụng vị trí độc quyền hoặc vị trí thống lĩnh thị trường trong kinh doanh thuốc để bán phá giá thuốc, tăng giá thuốc trái quy định của pháp luật; nghiêm cấm thuê, mượn, cho thuê, cho mượn Chứng chỉ hành nghề dược, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy phép kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc; đồng thời nghiêm cấm hành vi bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc hay lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi. Hiện nay, thuốc sản xuất trong nước đáp ứng khoảng 50% nhu cầu điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến mong muốn, Luật Dược sửa đổi sẽ tạo đột phá để phát triển công nghiệp dược trở thành mũi nhọn, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và tiến tới xuất khẩu một số loại thuốc. Đặc biệt, thuốc của Việt Nam phải có chất lượng tốt, giá hợp lý để phục vụ cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo.

Đời sống pháp luật

Hàng trăm người bị đánh nhập viện trong dịp lễ

"Nhiều trường hợp đâm chém ở lứa tuổi thanh thiếu niên với hành vi rất nguy hiểm, dùng dao, mã tấu chém đối thương trọng thương" Theo báo Người Lao Động, thống kê của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), từ ngày 27/4 đến ngày 2/5, bệnh viện tiếp nhận hơn 400 ca tai nạn giao thông (TNGT), trong đó có 293 người bị chấn thương sọ não. Các bác sĩ ghi nhận có khoảng 23 trường hợp do rượu bia gây ra. Cũng trong đợt nghỉ lễ này, bệnh viện tiếp nhận tài xế xe khách tuyến Sóc Trăng - TP HCM tên Võ Kiến Quốc (SN 1974) bị tai nạn khi đang lái xe trên đường cao tốc Trung Lương-TP HCM. Theo tài xế, khi xe đang lưu thông trên đường cao tốc thì đụng phải một xe tải thắng gấp phía trước. Rất may, nhiều hành khách bị thương nhẹ được chuyển tới Bệnh viện Triều An điều trị, riêng tài xế bị nặng hơn nên được chuyển đến Chợ Rẫy cấp cứu. Theo các bác sĩ, ngoài số liệu về tai nạn giao thông thì trong những ngày nghỉ lễ, do người dân tổ chức tiệc tùng, đi chơi lễ xảy ra xích mích nên số ca đả thương, đâm chém cũng đáng chú ý. Một bác sĩ trực lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: “Trong ngày 30/4, số người bị tai nạn giao thông cao nhất, khoảng 82 người nhưng có đến 62 trường hợp bị chấn thương sọ não. Đáng chú ý, nhiều trường hợp đâm chém ở lứa tuổi thanh thiếu niên với hành vi rất nguy hiểm, dùng dao, mã tấu chém đối thương trọng thương, có trường hợp bị chém rớt hẳn bàn tay”. Theo Sở Y tế TP HCM, trong đợt nghỉ lễ vừa qua, TP có hàng trăm ca đả thương, đánh nhau, riêng Bệnh viện Chợ Rẫy có 50 người nhập viện do đánh nhau, đâm chém. Bênh cạnh đó, khoảng 84 nạn nhân cấp cứu do tai nạn sinh hoạt, té, phỏng lửa gas, cồn, xăng... Trước đó, trong 9 ngày tết Ất Mùi, hệ thống hơn 1.000 cơ sở khám chữa bệnh cả nước đã khám cấp cứu tai nạn do đánh nhau cho hơn 6.200 trường hợp, 15 người tử vong. Đây là năm đầu tiên, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện thống kê, ghi rõ nguyên nhân đến khám cấp cứu và nhập viện. Bộ Y tế phân tích, nếu chia trung bình cho 63 tỉnh, thành thì mỗi nơi xảy ra gần 100 trường hợp nhập viện vì đánh nhau trong 9 ngày. "Con số này không có gì bất thường", đại diện Bộ Y tế khẳng định. Cũng theo Bộ Y tế, trong dịp nghỉ Tết năm 2014, báo cáo của khoảng 1.000 bệnh viện gửi về cũng có hơn 150.000 trường hợp khám cấp cứu. Dù không thống kê cụ thể bao nhiêu trường hợp đánh nhau, nhưng Bộ Y tế tin chắc con số này không thấp. Dịp Tết Nguyên đán 2013, cả nước có hơn 4.700 trường hợp nhập viện vì đánh nhau. Tết 2012 là gần 4.000 trường hợp.

Tuổi trẻ

TPHCM dẫn đầu số người vào viện vì đánh nhau dịp nghỉ lễ

Báo cáo từ các địa phương gửi về Bộ Y tế cho biết địa phương nào cũng người nhập viện vì đánh nhau trong những ngày nghỉ lễ. Trong đó, TP.HCM dẫn đầu với trên 300 người. Trong số các địa phương có báo cáo, TP.HCM có số vào viện vì ẩu đả cao nhất: trên 300 người tính trong năm ngày lễ từ 28-4 đến ngày 2-5, trong đó ngày cao nhất là 1-5 có trên 70 người phải vào viện vì lý do này. Các tỉnh thành như Vĩnh Phúc, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội… đều có bệnh nhân nhập viện vì đánh nhau trong dịp lễ. Bác sĩ Vũ Mạnh Hùng, khoa cấp cứu, bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), cho biết dịp lễ tết thường là nỗi ám ảnh đối với các bác sĩ ngoại khoa do thời điểm này, lượng người tham gia giao thông, đi chơi, về quê nhiều lên áp lực tai nạn giao thông tăng lên. Bên cạnh đó, nhiều người nhân dịp lễ tết thường tụ tập uống bia rượu từ đó không kiểm soát được hành vi, tốc độ dẫn đến tai nạn giao thông và đánh nhau. Thông thường, những ca tai nạn giao thông, đánh nhau ở dịp lễ tết cũng nặng hơn so với ngày thường.

Dân trí

Nhiều trường hợp tai nạn, ẩu đả vì bia rượu trong dịp nghỉ lễ

Tại TP Hồ Chí Minh, số ca phải nhập viện vì tai nạn giao thông là 1.472 ca, 303 trường hợp ẩu đả đến mức phải nhập viện điều trị. Còn tại Hà Nội, theo báo cáo của Sở Y tế, số khám cấp cứu do tai nạn giao thông tại các BV trực thuộc Sở trong dịp lễ là 440 trường hợp. Chiều 3/5 Sở Y tế Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã có báo cáo gửi Bộ Y tế về tình hình công tác y tế trong dịp nghỉ lễ 30/4 vừa qua. Cụ thể, tại TPHCM, trong 4 ngày lễ (từ 28/4 đến 2/5) có gần 72 nghìn lượt người khám chữa bệnh, trong đó tổng số khám, cấp cứu vì tai nạn lên đến 13 nghìn trường hợp với 44 ca tử vong. Số ca TNGT chiếm tỉ lệ khá lớn với 1.472 ca, 22 ca chấn thương sọ não, 3 ca tử vong vì TNGT. Cùng với đó là 303 ca nhập viện vì ẩu đả do có tí hơi men, bốc đồng của thanh niên. Tại Hà Nội, trong các ngày nghỉ lễ, hệ thống bệnh viện trực thuộc Sở Y tế tiếp nhận gần 4.500 trường hợp nhập viện nội trú. Số khám vì cấp cứu, tai nạn là hơn 6.277, với 440 trường hợp do TNGT. Còn tại tuyến trung ương như BV Việt Đức (Hà Nội), trong kỳ nghỉ lễ, lượt bệnh nhân khám, cấp cứu vẫn duy trì ở mức cao, 140- 160 lượt khám một ngày; trong đó gần một nửa là do tai nạn giao thông; tai nạn do đánh nhau, tai nạn sinh hoạt... Trong đó, trung bình mỗi ngày có hơn 40 ca TNGT nhập viện. Đáng lưu ý nhiều ca chấn thương sọ não nặng vì không đội mũ bảo hiểm. Ví như trong ngày 29/4,trong 61 ca tai nạn do giao thông nhập viện thì chấn thương sọ não chiếm tới hơn 60%, trong đó xác định chắc chắn có 4 ca do không đội mũ bảo hiểm, còn lại có nhiều ca có đội mũ bảo hiểm nhưng không đảm bảo chất lượng. Như trường hợp thanh niên 32 tuổi ở Thái Bình được chuyển đến BV Việt Đức từ hôm 28/4 đến nay vẫn đang trong tình trạng hôn mê vì chấn thương sọ não. Các bác sĩ chưa thể đưa ra tiên lượng khả quan bởi tình trạng quá nặng. Được biết, bệnh nhân này uống rượu, đi xe máy lao vào một xe máy khác. Dù có đội mũ bảo hiểm nhưng lại là loại mũ cối thời trang nên khi ngã đập đầu xuống đường, mũ đã không bảo vệ được sọ não gây chấn thương. Theo bác sĩ Nguyễn Đức Chính, Phó trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Việt Đức, bên cạnh các ca TNGT nhập viện, kỳ nghỉ lễ này cũng ghi nhận nhiều ca đánh nhau nhập viện trong tình trạng chấn thương nghiêm trọng, phần đông có liên quan đến cồn như ngày 29/4, có 7 ca tai nạn do đánh nhau; ngày 30/4 là 10 ca. “Những ngày bình thường toàn viện mổ nhiều nhất là 30 ca/ngày. Nhưng trong mấy ngày nghỉ lễ này, phòng mổ luôn phải hoạt động hết công suất, chủ yếu là mổ cấp cứu. Số bệnh nhân phải mổ cấp cứu thậm chí tăng gấp đôi so với ngày thường. Như trong 30/4, có 44 ca phẫu thuật các loại thì có đến 27 ca nặng, mổ lớn. Ngày 1/5 các bác sĩ phải thực hiện 49 ca mổ”, một bác sĩ trực cấp cứu cho biết. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, tình trạng TNGT, ẩu đả nhau phần lớn là do có hơi men bia rượu. Tai nạn xảy ra phần lớn nạn nhân là thanh niên lái xe trong tình trạng say rượu, không làm chủ được tốc độ nên tông người khác hoặc tự gây tai nạn. Nhiều trường hợp, dù được cấp cứu kịp thời, thoát khỏi tử vong nhưng lại bị di chứng suốt đời như mất khả năng nhận thức, khả năng diễn đạt, không còn khả năng lao động, cụt tay, cụt chân… Cũng vì có tí hơi men vào nên khi xảy ra va chạm người ta dễ nổi khùng, xông vào đánh nhau gây những chấn thương nguy kịch, thậm chí tử vong. Khi say, con người ta không làm chủ được ý thức, anh em, bạn bè đánh nhau vì lời ra tiếng vào khi say rượu có thể gây những hành vi đáng tiếc, thậm chí phải trả giá bằng tính mạng. Vì thế TS Quyết khuyến cáo mọi người dù vui đến mấy khi nâng chén cũng cần phải ý thức được nguy cơ say xỉn, phòng những tai nạn đáng tiếc.

25% dân số Việt Nam đang bị thừa cân, béo phì

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Ước tính năm 2014, toàn thế giới có khoảng 1,9 tỷ người trưởng thành bị thừa cân (tương đương với 39% dân số), trong đó có 600 triệu người bị béo phì. Như vậy số người thừa cân, béo phì hiện nay đã tăng gấp hơn hai lần so với năm 1980. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chi phí cho quản lý và điều trị thừa cân, béo phì có thể lên đến 2% - 7% tổng chi phí cho chăm sóc y tế của các nước phát triển. Ở Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Trong xã hội hiện đại, tình trạng thừa cân, béo phì ở người trưởng thành đang có xu hướng ngày càng phổ biến và trở thành một trong những thách thức lớn đối với chương trình chăm sóc sức khỏe ở mọi quốc gia. Theo Tổ chức Y tế thế giới, thừa cân và béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức hoặc không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Theo đó, “chỉ số khối cơ thể” (Body Mass Index – BMI) được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương của chiều cao (mét) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành. Theo khuyến nghị chung của Tổ chức Y tế thế giới, một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, BMI của họ dao động trong giới hạn nhất định từ 18.5 – 24.9. Nếu BMI ≥ 25 thì được coi là thừa cân, BMI ≥ 30 thì là béo phì. Nguyên nhân căn bản của thừa cân, béo phì là do tình trạng mất cân bằng về năng lượng giữa lượng calo đưa vào cơ thể và lượng calo được sử dụng. Các nhà dịch tễ học nhận định rằng xu hướng gia tăng tỉ lệ thừa cân, béo phì trong cộng đồng hiện nay chủ yếu là do gia tăng tiêu thụ các thực phẩm giàu năng lượng, có hàm lượng chất béo cao cùng với lối sống ít hoạt động thể lực, lười vận động. Việc thay đổi thói quen ăn uống, lười vận động là hậu quả của các thay đổi về mặt kinh tế, xã hội và môi trường sống. Bên cạnh đó là vấn đề thiếu hụt các chính sách hỗ trợ kịp thời, đồng bộ trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp, giao thông, quy hoạch đô thị, kinh doanh thực phẩm chế biến sẵn, giáo dục, quảng cáo, tiếp thị... Béo phì cũng liên quan đến yếu tố gia đình do có cùng đặc điểm về lối sống, được thể hiện qua việc trẻ dễ bị thừa cân khi có cha hoặc mẹ bị thừa cân, béo phì. Cục Y tế dự phòng khẳng định: Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh không lây nhiễm. Tiêu biểu như các bệnh tim mạch, bao gồm: tăng huyết áp, đột quỵ, xơ vữa và tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim; nguy cơ của bệnh đái tháo đường tuýp 2 và một số bệnh ung thư như ung thư túi mật, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư thận… Nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tử vong càng cao khi chỉ số BMI càng lớn. Theo Tổ chức Y tế thế giới, có hai cách tiếp cận chính trong phòng chống thừa cân béo phì là phòng ngừa tăng cân và thúc đẩy giảm cân. Phòng chống thừa cân, béo phì thực hiện theo các nguyên tắc: tập trung làm giảm các yếu tố môi trường đang tạo thuận lợi cho thừa cân, béo phì; làm giảm các yếu tố nguy cơ tác động đến các cá nhân hay nhóm có nguy cơ; đồng thời quản lý từng trường hợp cho các đối tượng đã bị thừa cân, béo phì. Việc phòng ngừa để người có cân nặng bình thường không bị thừa cân, béo phì là vấn đề quan tâm chính của y học dự phòng. WHO khuyến cáo nên phối hợp phòng chống thừa cân béo phì trong chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm của quốc gia. Đối với mỗi cá nhân, để chủ động phòng thừa cân, béo phì thì cần duy trì cân nặng hợp lý; hạn chế ăn các loại chất béo, nhất là chất béo bão hòa; hạn chế ăn đường và muối; tăng cường ăn rau và trái cây. Đồng thời, người dân nên thường xuyên hoạt động thể lực, ít nhất 150 phút/tuần đối với người trưởng thành...

Bé trai 3 tuổi bị kim khâu dài 5cm đâm thủng phổi

Tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết, bệnh viện đang điều trị tích cực cho bé trai Trần Chương S.C. (3 tuổi, ở xã Hoàn Trạch, huyện Bố Trạch) vì bị kim đâm thấu ngực gây thủng phổ Chiều ngày 1/5, bé C. được người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới trong tình trạng khó thở, đau tức vùng ngực. Sau khi làm một số xét nghiệm cần thiết và chụp X – quang, các bác sĩ phát hiện một dị vật sắc nhọn đâm xuyên vào lồng ngực bên phải của bé gây thủng phổi. Ngay sau đó, các bác sĩ đã nhanh chóng phẫu thuật cho bệnh nhi và rút ra một chiếc kim khâu còn mới, dài khoảng 5cm từ lồng ngực bé. Người nhà bé cho biết, khoảng 10 ngày trước, mẹ cháu bé vá áo vô tình làm rơi chiếc kim xuống chiếu, nhưng tìm mãi không thấy. Ai ngờ chiếc kim vẫn còn nằm ở trên chiếu. Khi cháu C. chơi đùa trên chiếu, không may bị kim đâm thấu ngực. Hiện tại sức khỏe của bé C. đã ổn định và đang điều trị tích cực tại Phòng hồi sức cấp cứu Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới.

Cứu sống chân, tay

Trong những chấn thương khiến mạch máu, dây thần kinh, gân, cơ… của các chi bị đứt rời, biện pháp xử lý ban đầu rất quan trọng và nhiều khi quyết định việc các bác sĩ có thể nối lại phần chi ấy hay không. Vừa qua, Bệnh viện (BV) Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM tiếp nhận một nữ bệnh nhân được chuyển đến cùng một chiếc… thùng đá nhỏ. Bệnh nhân tên Ng.T.X.T (40 tuổi) bị tai nạn lao động trong lúc đang vận hành máy móc khiến ngón tay cái trên bàn tay phải đứt lìa, kéo theo một đoạn gân dài hơn 20 cm. Các đồng nghiệp đã nhanh chóng cầm máu cho chị và đem phần ngón tay đứt lìa bọc vào khăn, bỏ vô thùng nước đá rồi chuyển đến BV.

Đứt lìa, vẫn có cơ hội

Các bác sĩ (BS) đã mất khá nhiều thời gian để phẫu thuật cho chị T. bởi ngoài việc nối ngón tay - gồm nhiều mạch máu, dây thần kinh, xương, gân… - còn cần nhiều đường rạch để đưa phần gân bị rút ra về vị trí cũ. Ca phẫu thuật đã thành công, ngón tay của chị sống tốt trong lần tái khám sau đó 1 tuần. Đây không phải là lần đầu tiên BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM tiếp nhận trường hợp bị đứt lìa chi hoặc một phần chi như thế. Là một trong các tình huống rất khó khăn trong ngành chấn thương chỉnh hình, ca phẫu thuật thành công phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố: khả năng của cơ sở y tế, phần chi bị rời ra và phần còn lại trên cơ thể có bị giập nát hay thương tổn nào thêm không, nạn nhân có được sơ cứu đúng cách không... Đôi khi còn trông chờ yếu tố may rủi vì có ca phẫu thuật xong vẫn không nuôi sống được chi, trong khi ca khác tưởng nặng lại hồi phục rất ngoạn mục. Với các chấn thương nặng làm đứt lìa, gần lìa hay chỉ đứt một phần chi, điều đầu tiên là cần bình tĩnh để giải quyết tình huống, không nên vội bi quan. BS Thủy từng gặp nhiều ca hồi phục ngoạn mục. Chẳng hạn, một người bị đứt cả 4 đầu ngón tay nhưng sau khi được nối và tập phục hồi chức năng đã hồi phục. Một người khác bị đứt rời cả cẳng tay, tưởng như không cứu nổi nhưng sau một thời gian điều trị đã hồi phục được 90% chức năng. “Nếu phần chi bị đứt lìa được bảo quản đúng cách và nạn nhân được chuyển tới BV sớm (tốt nhất là trong vòng 1-2 giờ) thì cơ hội để các BS nối thành công và giúp phần chi sống tốt trở lại là không nhỏ”.

Sơ cứu rất quan trọng

Khi gặp tình huống tương tự, điều quan trọng đầu tiên là phải cầm máu cho nạn nhân. Bởi lẽ, khi đứt lìa một phần cơ thể thì nạn nhân thường bị mất rất nhiều máu, thậm chí tử vong vì lý do này. Nên dùng gạc, băng, vải sạch băng ép lại vết thương. Đối với ga-rô, chỉ nên dùng trong tình huống việc băng ép không hiệu quả vì phương pháp này nếu dùng quá lâu (thường trong khoảng 1 giờ) thì phần cơ thể phía dưới ga-rô có thể bị hoại tử do thiếu máu nuôi. Đối với các trường hợp đứt nhưng không lìa hẳn, nên dùng nẹp cố định lại phần chi bị chấn thương để tránh tình trạng khi di chuyển, vùng này tiếp tục bị chấn động có thể gây sốc cho nạn nhân. Để làm nẹp, có thể tìm thanh gỗ, ván... và dùng vải quấn lại nếu không có dụng cụ chuyên dùng. Đối với phần chi đã bị tách rời khỏi cơ thể, nên bọc lại bằng 1-2 lớp khăn sạch, cột kín trong bọc ni-lông và bỏ vào thùng đá giữ lạnh rồi nhanh chóng đưa đến BV cùng với nạn nhân. Phần này càng được bảo quản tốt thì cơ hội để nối lại chi thành công càng cao. Một số người thấy phần chi bị thương quá bẩn liền rửa sạch nhưng cách làm này không được khuyến khích. Bởi lẽ, nếu không biết cách thì có thể khiến những tổn thương tăng thêm hoặc vi khuẩn xâm nhập do nguồn nước rửa thiếu vệ sinh.

Mau lành nhờ tập phục hồi chức năng

Theo BS Đinh Văn Thủy, dù BV đã ráp nối thành công phần cơ thể bị đứt lìa nhưng để giữ cho phần cơ thể ấy được “sống” tốt còn phụ thuộc nhiều vào việc tập luyện của bệnh nhân nhằm phục hồi chức năng sau này. Nhiều người thấy vết thương nặng quá đã tỏ ra hoài nghi khi được hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu vốn gây không ít đau đớn hoặc không dám tập vì sợ lâu lành. Thực ra, theo các nghiên cứu trên thế giới, càng tập siêng năng, vết thương càng dễ lành và các chức năng cũng hồi phục tốt hơn. Vì vậy, thân nhân nên động viên người bệnh luyện tập sau phẫu thuật, yên tâm và tuân thủ nghiêm ngặt bài tập do bác sĩ chỉ định.

Hiện tượng lạ: Chân đen thui sau lội ruộng

Nhà nông thực sự lo lắng trước hiện tượng này nhưng không biết kêu ai. “Bà con chúng tôi mong chính quyền, cơ quan chức năng sớm tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng bàn chân đen như mực Tàu sau khi lội ruộng và hướng dẫn biện pháp ngăn ngừa. Hiện nay dù hoang mang nhưng chúng tôi vẫn phải lội ruộng hằng ngày để chuẩn bị gieo trồng mùa lúa sắp tới”, ông Võ Văn Thành (60 tuổi, nông dân ở phường Cát Lái, quận 2, TPHCM) nói.

Chà xát chanh vẫn không hết

Dẫn chúng tôi ra một cánh đồng lúa khá lớn thuộc địa phận phường Thạnh Mỹ Lợi (quận 2), ông Thành kể: “Tôi làm ruộng hơn 30 năm tại khu vực cánh đồng Tràm này. Mấy chục năm nay lội ruộng nhưng chân chỉ nhiễm chút ít nước phèn, kỳ cọ một chút là sạch. Thế nhưng từ đầu năm 2015 đến nay, lội ruộng chưa tới nửa tiếng, các ngón chân đen như dính mực Tàu, ngứa ngáy. Dùng xà bông, chanh tươi… chà mạnh cũng không ra”. Ông Thành cho biết thế và nói: “Nếu lội ruộng lâu, cả bàn chân đen thui. Lúc đầu tôi nghĩ có lẽ do rơm rạ lâu ngày phân hủy nên có hiện tượng trên. Thế nhưng nhiều thửa ruộng gần đó lội cả buổi vẫn không bị”. Quan sát nước trên đồng ruộng, chúng tôi thấy nước có màu đen và bốc mùi khó chịu. Khi lội, mặt nước xuất hiện nhiều bọt trắng như nước xà bông. Theo ông Thành, hiện tượng nước trong cánh đồng Tràm này chuyển sang đen và bốc mùi đã hơn hai năm nay.

Rêu nhớt nổi lềnh bềnh

Tại đây ông Dũng (38 tuổi, phường Thạnh Mỹ Lợi) đưa hai bàn chân đen thui cho chúng tôi xem rồi cười: “Nhiều lúc ra đường ai thấy cũng hỏi bàn chân tôi sao để đen như mực Tàu vậy. Tôi chẳng biết giải thích sao”. Dắt chúng tôi tới một đám ruộng khác, ông Dũng chỉ nhiều đám rêu xanh trơn như dính nhớt. “Trời mát thì rêu nhớt xanh nằm dưới nước nhưng khi nắng nóng chúng nổi lều bều gây ngứa”. Ông Dũng cho biết bà con mua sunfat đồng để diệt những đám rêu này nhưng vẫn không hết. “Nhà nông chúng tôi thực sự lo lắng trước hiện tượng này nhưng hổng biết kêu ai”.

“Nghi can”: Nước sông bị ô nhiễm

Theo quan sát của chúng tôi, đồng ruộng ở khu vực cánh đồng Tràm rất rộng, chia ra nhiều thửa nhỏ. Những thửa ruộng này nằm dọc con đường dẫn lên cầu Phú Mỹ (nối quận 2 và quận 7). Bên kia đường dẫn có vài nhà máy. Khi chưa làm đường dẫn lên cầu Phú Mỹ thì nước ruộng không đen, cũng chẳng hôi. Vài năm gần đây nhiều thửa ruộng mới xuất hiện hiện tượng trên. “Có điều lạ là không phải thửa ruộng nào cũng xảy ra tình trạng chân đen thui sau khi lội. Nếu bị ô nhiễm từ cùng nguồn nước thì tất cả thửa ruộng đều bị, đằng này thửa bị thửa không”. Nước ruộng được dẫn từ nhánh nhỏ của sông Sài Gòn. Nhiều lần nước của nhánh sông này có váng dầu, hôi thối do ô nhiễm. “Tôi nghi những thửa ruộng gây hiện tượng chân đen là do nước sông ô nhiễm. Nếu không có biện pháp ngăn chặn thì nông dân chúng tôi đành phải bỏ ruộng thôi”.

Sẽ nhanh chóng làm rõ

Trước hiện tượng lạ này, chúng tôi đã tìm gặp Trung tâm BVSKLĐ và môi trường TPHCM nhận định ngón chân bị đen khi lội ruộng trong khoảng thời gian ngắn chứng tỏ nguồn nước bị ô nhiễm rất nặng. Tuy nhiên, cần phân tích rõ mới biết nước bị ô nhiễm do hóa chất gì, từ đó mới có biện pháp ngăn ngừa. ThS Quách An Bình, Phó Trưởng khoa Thực phẩm-Môi trường và Điều dưỡng Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, cũng có cùng nhận định. Ông Bình đề nghị cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc, xác định rõ nguồn nước thải từ nhà máy, xí nghiệp nào để ngăn chặn. Tuần tới sẽ phối hợp cơ quan chức năng và ngành môi trường TPHCM nhanh chóng làm rõ nguyên nhân xảy ra hiện tượng trên để bảo vệ sức khỏe cho bà con.

Nhiều trẻ mắc bệnh “đặc trưng” của mùa du lịch

Sau kỳ nghỉ lễ kéo dài, sự thay đổi môi trường khi về quê, đi du lịch, thay đổi thói quen ăn uống, đi chơi khi nắng nóng, ngâm mình lâu trong hồ bơi... khiến nhiều trẻ em đổ bệnh... Trong những ngày trực, bác sĩ phải căng mình khám vì quá tải. Trong ngày trực 3/5, các bác sĩ khoa Nhi BV Bạch Mai đã phải đảm nhiệm việc khám cho 130-140 trẻ (giảm khoảng 50% so với ngày thường), với khoảng 10 - 15 ca phải nhập viện. Cùng với khám bệnh, kíp trực cũng phải đảm nhiệm việc điều trị cho khoảng 150 trẻ đang điều trị nội trú trong khoa. “Các bệnh nhi đến khám chủ yếu vẫn là các mặt bệnh thông thường như viêm phổi, viêm đường hô hấp, sốt, viêm phế quản phổi và  đặc biệt là ghi nhận các ca bệnh “đặc trưng” của mùa du lịch: tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do thức ăn; dị ứng, viêm da tiếp xúc do côn trùng đốt. Có bệnh nhi 2 tuổi tôi vừa khám buổi sáng, sau một chiều ngâm trong nước hồ bơi ngoài trời đến 2 tiếng, tối bé hâm hấp sốt, ho gia đình phải cấp tốc kết thúc kì nghỉ trở về Hà Nội ngay trong đêm, sáng sớm đưa vào viện khám bé bị viêm phổi. Có bệnh nhi thì mẩn đỏ hết người do côn trùng đốt”, Tại BV Nhi trung ương, dù ngày nghỉ lễ nhưng số trẻ đến khám vẫn xấp xỉ ngày thường, với khoảng 1.200-1.500  bệnh nhân mỗi ngày. Trong đó chủ yếu là trẻ mắc bệnh tiêu chảy, sốt cao, co giật và các bệnh hô hấp, nhiều trường hợp được chỉ định nhập viện, truyền nước. Các bác sĩ lưu ý, trẻ đi chơi xa, thay đổi về môi trường, thức ăn hoặc thời tiết nắng nóng, không thuận lợi khiến cơ thể mệt mỏi dễ ốm, sốt, viêm mũi họng, bội nhiễm viêm phế quản, phổi. Đặc biệt là nguy cơ rối loạn tiêu hóa vì thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, do bận rộn nên không để ý kỹ việc bảo quản đồ ăn cho trẻ. Có trường hợp bệnh nhi về quê chơi, bà pha sữa nhưng bé mải chơi không chịu ăn nên để nguyên cốc sữa lên bàn. Đến khi bé đói, chẳng kịp nhìn đồng hồ xem sữa đã pha lâu chưa, vội cho bé uống sau đó xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa. “Khi hỏi kỹ, thì cốc sữa tưởng là “vừa mới pha” đã để trong môi trường ngoài trời nắng nóng đến 2 tiếng đồng hồ. Điều này là không nên bởi sữa rất dễ bị ô nhiễm khi để trong môi trường tự nhiên và khi uống trẻ dễ bị đau bụng”, một bác sĩ trực cho biết. Nhận thức của người dân về tình trạng sức khỏe của trẻ ngày càng tăng lên nên phần lớn các trường hợp đến khám đều kịp thời, không ghi nhận nhiều ca nặng do trì hoãn khám. Nhiều trường hợp khi trở về Hà Nội đã cho con vào viện khám lại sau khi được khám, điều trị ở tuyến cơ sở. Tuy nhiên cũng có một số ca nặng do trì hoãn khám. Ngoài các trường hợp viêm phổi, sốt cao phải nhập viện các trường hợp rối loạn tiêu hóa, dị ứng do côn trùng đốt đều được các bác sĩ hướng dẫn dùng oresol, thuốc bôi dị ứng theo dõi tại nhà. Thời điểm mùa hè đã đến, bố mẹ phải rất chú ý khâu vệ sinh ăn uống cho trẻ để phòng nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa. Thức ăn cho trẻ khi chế biến xong nên ăn ngay, không để lâu ở môi trường ngoài trời. Nếu muốn bảo quản cần đóng hộp để ngăn mát tủ lạnh và khi cho trẻ ăn thì phải nấu chín kỹ lại. Chỉ một sự bất cẩn không chú ý trẻ có thể ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm với trẻ em.

Khám, tư vấn miễn phí bệnh lý đái dầm

Đái dầm là một rối loạn của hệ tiết niệu thường gặp ở trẻ. Tình trạng đái dầm không ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất nhưng sẽ tác động xấu đến tâm lý của nhóm trẻ trên 10 tuổi, vì thế các bé cần sự hỗ trợ của chuyên gia y tế. PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết: Đái dầm là một rối loạn của hệ tiết niệu, biểu hiện dưới hình thức nước tiểu được bài xuất bất thường, không theo ý muốn, xảy ra khi ngủ hoặc khi thức, vào ban ngày hoặc ban đêm. Phần lớn tình trạng đái dầm không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển bình thường của trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng đái dầm vẫn tiếp tục tiếp diễn, đặc biệt ở những trẻ trên 10 tuổi, sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của trẻ. Các bé sẽ là tâm điểm chú ý của bạn bè, bị chê cười, mất tự tin, căng thẳng, buồn rầu và mặc cảm. Lâu ngày, tâm tính của trẻ sẽ trở nên bất thường, trầm cảm, tự ti, khó hòa nhập với cộng đồng. Nếu không sớm được điều trị, trẻ sẽ bị ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tâm lý của trẻ sau này. Để cộng đồng hiểu đúng và đủ về tác hại cũng như các phương pháp điều trị tình trạng đái dầm, phân khoa Niệu Thận, Bệnh viện Đại học Y Dược sẽ tổ chức “Chương trình tư vấn và khám miễn phí bệnh lý đái dầm” vào lúc 8h, ngày 10/5/2015 tại giảng đường A (lầu 4 số 215 Hồng Bàng, quận 5, TPHCM). Bạn đọc quan tâm có thể liên hệ qua số điện thoại (08) 54.051.010 - 39.525.356. 

Khi dụng cụ tránh thai “hết đát”

Không chỉ gây ra những tình huống khóc dở, mếu dở, vòng tránh thai, que cấy tránh thai quá hạn chưa được thay hay lấy ra còn có thể gây biến chứng cho chủ nhân Ngồi đợi ở Khoa Kế hoạch gia đình Bệnh viện (BV) Từ Dũ, người phụ nữ khoảng 50 tuổi không giấu được nét mặt lo âu, e ngại. Trong vai một bệnh nhân, chúng tôi bắt chuyện, chị mới thổ lộ: “Không giấu gì cô, tôi đến đây để... bỏ thai. Ngại con cháu nói ra nói vào, tôi đi làm một mình”.

Khổ vì chiếc vòng “đi lạc”

Chị cho biết đã ly dị chồng 8 năm nay, hiện đang sống với người bạn trai cùng tuổi nhưng không đăng ký kết hôn. Tuy các con luôn ủng hộ mẹ tìm một bờ vai nương tựa nhưng riêng vấn đề này, chị thấy... kỳ cục quá. Người phụ nữ cho biết mình đã đặt vòng tránh thai cách đây 16 năm sau khi sinh con trai út nhưng bây giờ cái vòng đã “hết đát”. Một phụ nữ khác có nickname Nguyenhong..., 47 tuổi, tâm sự trên một diễn đàn rằng chiếc vòng tránh thai đã khiến chị một phen hốt hoảng. Chị cho biết đã đặt vòng 14 năm, ngay sau khi sinh con thứ hai. Cách đây không lâu, thấy người bạn cùng tuổi dính bầu do cái vòng quá hạn 7 năm, lại nhớ mang máng bác sĩ (BS) nói loại vòng mình mang chỉ có tác dụng 8 năm, chị hốt hoảng đến BV thay. Tuy nhiên, khi đến BV, các BS chẳng thấy vòng đâu. Đến khi bệnh nhân quả quyết có đặt, các BS mới chụp phim, siêu âm và phát hiện chiếc vòng “đi lạc” khá sâu trong cơ thể. Việc lấy vòng ra đương nhiên rất phức tạp. Những dụng cụ tránh thai quá hạn còn gây không ít rắc rối khác khi bị gãy, vỡ hay lạc vào các vị trí khác của cơ thể. Năm 2014, BV quận Bình Tân đã cấp cứu một phụ nữ 59 tuổi bị hoại tử ruột vì chiếc vòng tránh thai bị bỏ quên 32 năm. Bệnh nhân N.T.P nhập viện vì đau bụng dữ dội, nghi tắc ruột. Kết quả kiểm tra cho thấy chiếc vòng đã lạc vào tận ổ bụng, siết ruột non, gây tắc nghẽn máu đến nuôi ruột. BV Phụ sản Quốc tế Sài Gòn, cho biết bà cũng từng gặp không ít trường hợp vòng tránh thai quá hạn sử dụng gãy, biến dạng, đi lạc, xuyên vào cơ tử cung... và bệnh nhân chỉ đến lấy ra khi bắt đầu cảm thấy đau. Một biện pháp tránh thai dạng cấy khác là que cấy tránh thai, thoạt nghe tưởng an toàn hơn nhưng thực tế cũng khiến không ít người khổ sở. Do que được cấy dưới da (vùng mặt trong cánh tay) nên hầu như không “đi lạc” gây tổn thương nhưng phụ nữ dễ dàng mang thai ngoài ý muốn nếu đã đến hạn mà quên thay que mới.

Mãn kinh vẫn phải đi lấy vòng

Theo BS Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản TP HCM, dụng cụ tránh thai cấy vào cơ thể dù sao vẫn là một dị vật, không nên để quá hạn hoặc không tái khám đúng hạn. Một sai lầm khác phụ nữ thường gặp là để dụng cụ trong cơ thể khi bước qua tuổi mãn kinh do không sợ mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, theo BS Thông, ngay cả trong thời gian còn hạn sử dụng, chị em vẫn phải tái khám theo lịch của BS, nhất là trong tháng đầu sau cấy. Những năm sau, có thể giảm tần suất tái khám nhưng nếu có biểu hiện lạ như bỗng dưng đau bụng, khó chịu, rong kinh, trễ kinh..., bệnh nhân nên đến BV kiểm tra ngay. Các dụng cụ tránh thai dạng cấy vào cơ thể (vòng hoặc que cấy) thường có thời hạn sử dụng khá lâu, tính bằng năm (3, 5, 8, 10 năm...). Phụ nữ khi quyết định sử dụng những dụng cụ này nên chú ý số năm sao cho phù hợp với thời gian mà mình muốn tạm không có con cũng như thay dụng cụ mới khi hết hạn dùng.

Cứ vận động thoải mái!

Trái với nhiều phụ nữ thường “bỏ quên” dụng cụ tránh thai trong cơ thể, nhiều người khác lại quá lo lắng, không dám vận động mạnh vì sợ dụng cụ gãy, vỡ, rơi... Theo BS Nguyễn Ngọc Thông, nỗi lo này không cần thiết vì các dụng cụ thường vẫn bảo đảm nằm an toàn trong cơ thể, miễn chưa “quá đát”. Phụ nữ hoàn toàn có thể làm mọi việc bình thường, thậm chí tập thể thao với cường độ nặng khi sử dụng các dụng cụ tránh thai này. Chỉ nên lưu ý trong tuần lễ đầu cấy que, phụ nữ nên hạn chế vận động mạnh để dụng cụ được ổn định. Sau đó, chị em cứ yên tâm bởi loại que mềm dẻo này luôn được cấy ở vị trí ít va chạm.

Sài Gòn giải phóng

Quảng cáo thuốc phải được cơ quan quản lý thẩm định

Đây là đề xuất đáng chú ý của Bộ Y tế trong dự thảo Luật Dược sửa đổi nhằm khắc phục những bất cập của Luật Dược 2005 hiện hành. Theo đó, Bộ Y tế đề xuất việc quảng cáo thuốc do cơ sở kinh doanh thuốc hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện và phải tuân theo quy định của pháp luật về quảng cáo. Trước khi quảng cáo, cơ sở có thuốc quảng cáo phải gửi hồ sơ đăng ký nội dung quảng cáo tới cơ quan quản lý nhà nước về dược để xác nhận nội dung quảng cáo. Người phát hành quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, cơ sở có thuốc quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo khi nội dung quảng cáo đã được cơ quan quản lý nhà nước về dược xác nhận và phải quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thuốc theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, dự thảo Luật Dược sửa đổi nêu rõ, thuốc kê đơn không được quảng cáo cho công chúng dưới mọi hình thức. Thuốc không kê đơn được quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo, trường hợp quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: có số đăng ký tại Việt Nam đang còn hiệu lực; có hoạt chất thuộc danh mục được quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình do Bộ Y tế ban hành. Được biết, Luật Dược 2005 hiện hành chưa quy định về việc nội dung quảng cáo thuốc cần được cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định trước khi quảng cáo để bảo đảm tính trung thực, chính xác, tránh quảng cáo thuốc quá mức dẫn đến hậu quả không mong muốn cho người sử dụng.

Dân Việt

Tự mua thuốc cai nghiện Methadone: Mất tiền vẫn nghiện

Chương trình cai nghiện bằng Methadone của Bộ Y tế mới đáp ứng được khoảng 13% số người nghiện có hồ sơ quản lý. Đánh vào tâm lý “cần nhưng không có”, nhiều cá nhân quảng cáo bán Methadone trên mạng Internet với số lượng không hạn chế. Tuy nhiên thực tế mất tiền vẫn nghiện, bởi thuốc giả và uống không đúng phác đồ.

Suýt chết vì tự cai nghiện

“Tôi cũng là 1 con nghiện ma túy nhiều năm, nhờ bạn bè chỉ mua loại thuốc Methadone này về uống nên đã đoạn tuyệt hẳn với ma túy rất dễ dàng… Nếu bạn nào cần mua thuốc cai nghiện ma túy th́ liên hệ số: 012044xxxxx tôi sẽ bán Methadone với giá rẻ cho các bạn”. Đây là một trong vô số lời quảng cáo bán Methadone trên mạng. Ông Trần Duy Hà (Hà Nội) đã nghiện heroin 7 năm nay, nhiều lần cai nghiện nhưng không thành công. Ông nghe tin Bộ Y tế có chương trình cai nghiện bằng Methadone rất hiệu quả nên cũng đã đăng ký. Tuy nhiên nghe cán bộ nói ông chưa đủ điều kiện tham gia. Nghe bạn bè mách trên mạng cũng bán nhiều Methadone, ông liền mua về dùng thử. Uống được 2 tháng ông vẫn lên cơn nghiện. Một số “anh em” so sánh với thuốc mà họ đang được uống tại trung tâm cai nghiện bảo rằng thuốc ông mua hình dáng và màu sắc rất dại, có thể là đồ giả. Đến lúc đi tìm người bán thì họ đã cao chạy xa bay. Ông Nguyễn Chí Dũng (Bắc Giang) thì may mắn hơn khi mua được 1 lọ Methadone thật. Người bán cũng tự khai “là con nghiện” nên tư vấn cho ông uống 2 viên mỗi ngày. Tuy nhiên ông Dũng lại muốn “nhanh cai nghiện” liền uống gấp rút 6 viên/ngày. Uống được 3 ngày, ông Dũng thấy chân tay run lẩy bẩy, nói lắp, nôn ọe. Đi bệnh viện điều trị, các bác sĩ cho biết do dùng Methadone quá liều nên ông Dũng đã bị ngộ độc thuốc, suýt nguy hiểm đến tính mạng.

Thuốc độc không bán

TS Trần Hữu Bình-Trưởng phòng Điều trị nghiện chất (Viện Sức khỏe tâm thần T.Ư) cho biết, ông là người đã giúp Bộ Y tế xây dựng chương trình, nội dung về điều trị nghiện heroin bằng Methadone. Theo TS Bình, Methadone không phải thuốc chữa cai nghiện mà thực chất cũng là một dạng ma túy. Việc dùng Methadone để thay thế heroin là để dần dần loại trừ các triệu chứng vật vã khi lên cơn nghiện, ổn định cơn thèm ma túy. Đồng thời giúp sức khỏe của người nghiện được cải thiện hơn, giảm hành động phạm pháp và giảm nguy cơ dùng chung bơm kim tiêm. Sau một thời gian thay thế heroin, Methadone sẽ được ngừng dùng và gây hội chứng cai thuốc nhẹ nhàng mà người nghiện chấp nhận được. “Là một dạng ma túy nên Methadone được kiểm soát chặt chẽ, không có bán trên thị trường. Do đó, nếu có ai đó quảng cáo bán Methadone thì rất có thể đó là thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, không đảm bảo về chất lượng. Đây cũng là hành vi phạm pháp”- TS Bình khẳng định. Bác sĩ Nguyễn Thanh Cường (Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm Liên Hợp Quốc) tại Việt Nam cũng cho biết, vì là ma túy nên việc sử dụng Methadone thay thế heroin phải được bác sĩ đào tạo chuyên sâu chỉ định, kê đơn, hướng dẫn liều dùng, cách dùng hợp lý. “Việc kê đơn dựa trên thời gian sử dụng heroin cũng như tình trạng sức khỏe của người nghiện chứ không phải uống tùy ý”. Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, Methadone thuộc danh mục chất ma túy dùng hạn chế, được cơ quan có thẩm quyền quản lý rất chặt chẽ. “Những người nghiện cũng tuyệt đối không được tự ý mua Methadone trôi nổi trên thị trường, tự ý sử dụng không có kê đơn, hướng dẫn của bác sĩ”. TS Bình cho biết, nếu như sử dụng quá liều Methadone, người nghiện có thể bị ngộ độc thuốc, gây ra những cơn run rẩy, nôn, lẫn trí, ngủ gật, có triệu chứng thiếu oxy máu khiến da tái, môi và móng tay thâm tím, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Lao động

Vì sao người bệnh không mặn mà với bệnh viện tư?

Theo báo cáo mới đây của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), trong 10 năm qua số lượng bệnh viện (BV) tư nhân tăng hơn 4 lần, từ 40 lên 170 BV. Thế nhưng, tỉ lệ bệnh nhân (BN) đến khám tại các BV tư lại rất thấp, chiếm chưa đến 10% tổng số BN đến điều trị nội, ngoại trú hằng năm của cả nước. Công suất sử dụng giường bệnh chỉ khoảng 40 - 60%. Vì sao người bệnh không mặn mà với BV tư?

Kỳ 1: Bệnh nhân chết vì trình độ của bác sĩ tư

Đầu năm nay, dư luận rất quan tâm đến vụ cháu bé 1 tuổi ở Hà Nội tử vong do sai sót chuyên môn của các bác sĩ BV đa khoa H.N. ở Hà Nội. Trước đó, năm 2012 dư luận chấn động vụ bệnh nhân M.T.K qua đời sau mổ viêm ruột thừa tại BV V ở TPHCM. Điều đó khiến dư luận không khỏi lo lắng, dù rằng, BV tư góp phần giảm tải cho BV công và cũng không ít BV tư đầu tư cơ sở vật chất và chuyên môn cao.

Trẻ viêm phổi chẩn đoán viêm mũi họng cấp

Cháu N.V.L (1 tuổi, ở quận Ba Đình - Hà Nội) có cả quá trình điều trị kéo dài tại BV H.N với vài lần nhập viện, ra viện với chẩn đoán viêm phế quản. Đến sáng 19.2 (mùng 1 tết), cháu sốt 38,5 độ và nổi mẩn đỏ, gia đình lại cho cháu nhập viện điều trị. Lúc này, các BS chẩn đoán cháu bị bệnh viêm mũi họng cấp, sốt và theo dõi phát ban. 3 ngày sau, cháu vẫn liên tục sốt cao, nhưng các BS khẳng định phổi của cháu vẫn ổn. Trưa cùng ngày, gia đình thấy cháu thở nhanh, rút lõm lồng ngực, lúc này các BS mới kết luận là cháu bị viêm phổi. Gia đình yêu cầu chuyển sang BV Nhi T.Ư, khoảng 13 tiếng sau cháu bé đã tử vong. Nguyên nhân tử vong là do viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng và sốc nhiễm trùng. Với một loạt các triệu chứng bệnh nặng như vậy nhưng BV H.N. điều trị thời gian dài lại không phát hiện ra, cho thấy trình độ của BS ở đây quá non kém. Mẹ cháu bé rất bức xức nói: “Nếu con tôi được tiên lượng chính xác, nếu BV này nhận thấy không đủ khả năng chuyên môn mà cho con tôi chuyển viện sớm thì chắc chắn con tôi vẫn sống…”. Sau vụ việc trên, một số bà mẹ đã từng cho con đến chữa bệnh tại BV H.N. đã lên các trang mạng xã hội “tố”. Một chị phàn nàn: “Con bị viêm họng đến khám, BS của BV H.N kê thuốc toàn kháng sinh nặng như Zinat và Zithomax, cho con uống mà xót hết cả ruột!”. Một bà mẹ khác cho rằng: “Chuyên môn ở BV H.N không cao. Con em bị viêm amidan, BS xem họng không thấy, bắt phải làm nội soi tai mũi họng…”.

Mổ ruột thừa cũng chết

Năm 2012, dư luận rúng động vụ bệnh nhân M.T.K (bố của một nữ diễn viên tên tuổi) qua đời sau mổ viêm ruột thừa tại BV V ở TPHCM. Gia đình ông M.T.K gửi đơn tố cáo đi khắp nơi, cho rằng sự tắc trách, kém chuyên môn, chậm xử trí của các BS ở BV V đã khiến BN tử vong. Hội đồng khoa học Sở Y tế TPHCM kết luận nguyên nhân tử vong của ông K là sốc không hồi phục do xuất huyết nội sau phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa, BN có bệnh tim mạch với nguy cơ cao và di chứng mạch máu não đang điều trị thuốc kháng đông. Sở Y tế TPHCM cũng khẳng định BS ở BV này không chẩn đoán và xử lý kịp thời tình trạng xuất huyết nội nên đã khiến BN tử vong. Ngay sau vụ lùm xùm, đã có thêm 2 gia đình có BN tử vong cùng lên tiếng “tố” sự yếu kém của các bác sĩ BV này. Đó là bệnh nhân N.T.C và N.T.N đều đã tử vong khi điều trị mổ gãy xương đùi. Một BN được truyền 18,5 lít dịch nhưng chỉ lấy dịch thải 6,5 lít khiến bị tràn dịch màng phổi, biến chứng gây nhiễm trùng phổi dẫn đến tử vong. Còn người nhà bệnh nhân N (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho hay, do BV đã không theo dõi kỹ diễn biến các bệnh lý kèm theo của bà N gồm tiểu đường, huyết áp, men gan cao... đã dẫn đến tử vong sau khi phẫu thuật. Những vụ việc tử vong tại hai BV tư trên đã phần nào phản ánh thực lực chung của nhiều BV tư hiện nay. Dù rằng, không ít BV tư mời được các chuyên gia đầu ngành tham gia khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia này chỉ khám theo giờ và họ cũng chỉ là chuyên gia trong một lĩnh vực hẹp, trong khi nhiều BV tư là BV đa khoa. Do đó, lỗ hổng về chuyên môn càng lớn vì thiếu BS cho các chuyên khoa, còn về chuyên môn nhìn chung là các BS… ít kinh nghiệm. Thực tế không ít BN gặp tai biến, thậm chí tử vong do lỗi của các BS của BV tư song gia đình họ đã không chọn cách khởi kiện hay thông tin cho báo chí vì họ được các BV này tìm mọi cách để “thỏa thuận”. Ví dụ, anh N.V.H - bố của cháu N.V.L. kể trên - từng thông tin với báo chí rằng: “BV H.N đã gọi điện thỏa thuận việc cháu L tử vong bằng tiền”. Sau đó, anh H đã chủ động rút đơn rút đơn khiếu nại. Và đại diện BV H.N cũng thừa nhận: “Chúng tôi làm việc với gia đình cháu L và đề nghị rút đơn...”.

Giao thông

Có nên đưa “quyền được chết” vào luật?

Quyền được chết không thể trao một cách tùy tiện, bừa bãi, bởi nếu quy định không khéo thì sẽ dễ bị lợi dụng, xâm phạm đến quyền sống của con người. Đó là quan điểm của các ĐBQH, luật sư khi trao đổi với PV Báo Giao thông về đề xuất đưa quyền được chết vào Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Trước đó, trong bản góp ý dự thảo luật trình lãnh đạo Bộ cho ý kiến, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) đề xuất bổ sung quyền được chết, hay quyền an tử, cái chết nhân đạo. TS. Nguyễn Huy Quang (Vụ trýởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế): Con ngýời cần có quyền ðýợc chết. Mỗi người đều có quyền được sống thì họ cũng phải có “quyền được chết” trong những trường hợp đặc biệt như mắc bệnh nan y, sống thực vật, những người bệnh ung thư giai đoạn cuối đau đớn đến tột cùng về thể xác, sang chấn đến tận cùng về tinh thần…Ở nước ta, quyền con người được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Bộ luật Dân sự cũng đưa ra quyền được sống, quyền được bảo đảm an toàn về sức khoẻ và tính mạng của mỗi người. Đây là những quyền nhân thân cơ bản, không ai có quyền tước đi mạng sống của người khác ngoại trừ chính bản thân họ. Dự thảo đưa “quyền được chết” vào Bộ luật Dân sự (sửa đổi) do Bộ Y tế đề xuất lần này là đảm bảo quyền nhân thân của mỗi con người, tức là bác sĩ không có quyền gì cả, chỉ người bệnh mới có quyền quyết định cái chết của chính mình trong lúc họ đang hoàn toàn tỉnh táo. Những trường hợp áp dụng “quyền được chết” là những trường hợp xét thấy không thể cứu chữa được nữa, không còn cơ hội sống nào, và do chính người bệnh đề đạt khi bản thân họ đủ nhận thức, đủ hành vi dân sự thì mới được xem xét, chứ không có chuyện người nhà có thể đề đạt về việc này được. Vì vậy, sẽ không phải lo ngại đến chuyện có người lợi dụng quyền này, hay việc con cái lợi dụng để “giết” cha mẹ nhằm thừa hưởng tài sản hay quyền thừa kế… Vấn đề bây giờ chỉ là chờ để xin ý kiến của Quốc hội. Nếu Quốc hội thông qua, chắc chắn cũng sẽ phải có những quy định ràng buộc cụ thể, chi tiết chứ không có chuyện tạo ra sơ hở để người ta lạm dụng được.

BQH Ngô Văn Minh (Thường trực Ủy ban Pháp luật): Dễ nảy sinh phức tạp

Hiện nay, trên thế giới mới chỉ có vài ba nước áp dụng “quyền được chết” và cũng phải tranh cãi rất nhiều năm họ mới có thể đưa được quyền này vào luật nên nếu áp dụng ở Việt Nam cũng chưa phù hợp vì dễ nảy sinh nhiều khía cạnh phức tạp. Hơn nữa, “quyền được chết” lại hoàn toàn không phù hợp với đạo đức và truyền thống văn hóa của người Việt Nam. bởi nếu theo quan điểm truyền thống của người Việt Nam, kể cả khi bản thân người bị bệnh muốn chấm dứt cuộc sống thì với tâm lý “còn nước còn tát”, những người thân trong gia đình họ cũng sẽ không bao giờ đồng ý và muốn có chuyện đó xảy ra. Vì thế, không nên đưa ra một quy định trái với đạo đức văn hóa của dân tộc, và cũng không nên làm xáo trộn xã hội.

ĐBQH Nguyễn Thị Khá (Ủy viên chuyên trách Ủy ban Các vấn đề Xã hội): Không nên nóng vội, cần xin ý kiến

Trong những trường hợp người bệnh không có khả năng hồi phục, tình trạng đã quá xấu thì bản thân nhiều người cũng muốn chấm dứt những đau đớn về thân xác mà họ đang phải chịu đựng. Tuy nhiên, nếu đưa quyền này vào luật thì phải quy định rất chặt chẽ chứ không thể để kẽ hở, tạo sự lạm dụng được. Cụ thể, phải quy định rõ trường hợp nào thì áp dụng “quyền được chết”, ai có quyền đề đạt, phải qua sự thẩm định của các hội đồng khoa học, y học, luật học… như thế nào? Tôi đã từng chứng kiến một vài trường hợp không còn khả năng hồi phục và bản thân họ cũng không còn thiết sống nữa, về mặt lương tâm mà nói, nhiều khi để họ chết thì sẽ là điều tốt hơn cho họ. Tuy nhiên, theo tôi đây chưa phải thời điểm cần thiết để đưa quyền này vào luật. Chúng ta không nên nóng vội mà cần có quá trình đưa ra và xin ý kiến của nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu(Phó Chủ tịch Hội Luật giaTP HCM): Không thể vì e ngại mà không đưa vào luật

Theo tôi, “quyền được chết” là quyền nhân thân cần được bổ sung vào Dự thảo của Bộ luật Dân sự (sửa đổi) lần này. “Quyền được chết” là quyền của con người trong việc tự quyết định chấm dứt cuộc sống của mình một cách có nhận thức. “Quyền được chết” về bản chất là quyền nhân thân gắn với mỗi cá nhân. Tuy nhiên, đứng về góc độ pháp lý, “quyền được chết” không thể được trao một cách tùy tiện, bừa bãi. bởi lẽ đây là một quyền mang tính chất nhạy cảm, nếu chúng ta quy định không khéo thì sẽ dễ bị lợi dụng, xâm phạm đến quyền sống của con người. Song không thể chỉ vì e ngại như vậy mà chúng ta loại bỏ quyền này. Đối với một số đối tượng đặc thù như người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, hoặc những bệnh nan y không thể chữa trị, họ bị bệnh tật giày vò, đau đớn, nên chúng ta công nhận quyền này được coi là sự nhân đạo đối với họ.

Luật sư Trần Đình Triển (Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân): Không kín kẽ sẽ bị lạm dụng

Đề xuất đưa “quyền được chết” vào luật xuất phát từ những thực tiễn của cuộc sống, vì trong thực tiễn cũng có những người bị bệnh nan y, tàn tật, nhiễm chất độc, khiến họ gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống, kéo theo gánh nặng cho gia đình họ… Cũng có những người mong muốn sớm kết thúc cuộc sống của mình để chấm dứt nỗi đau thể xác họ đang phải mang, đỡ vất vả cho gia đình… Điều đó cho thấy đề xuất của Bộ Y tế có những căn cứ thực tiễn. Nhưng theo tôi, việc đưa ra đề xuất này lại phải căn cứ vào thông lệ chung của quốc tế, để xem các nước trên thế giới xử sự như thế nào trong những trường hợp đó, mà hiện nay theo tôi biết thì có rất ít nước áp dụng “quyền được chết”. Bên cạnh đó, căn cứ vào truyền thống của dân tộc Việt Nam, vốn là một dân tộc có bề dày truyền thống về đạo đức, nếu đưa ra “quyền được chết” thì sẽ không phù hợp, chưa kể, với mỗi luật lệ đưa ra, nếu không kín kẽ thì đều có thể bị lợi dụng.

Đời sống pháp luật

Quý bà dính bẫy "thần dược" mỹ phẩm tế bào gốc

Không tiếc tiền để phục hồi sắc đẹp, mong trẻ hóa làn da nhưng nhiều người đã ăn quả đắng từ “thần dược” mỹ phẩm tế bào gốc, tiền mất tật mang chỉ vì tin vào quảng cáo trên trời.

Loạn công nghệ, nguồn gốc và giá

Tìm hiểu PV được biết, trung bình giá một lần làm đẹp bằng tế bào gốc từ 800 nghìn – 9 triệu đồng, mỗi đợt trị liệu kéo dài trong khoảng 10 lần. Nhưng tại thẩm mỹ viện T., quá trình trị liệu bằng tế bào gốc chỉ trong một lần duy nhất với hai giờ đồng hồ. Gói dịch vụ 5 triệu đồng được bảo hành bốn lần, gói 9 triệu đồng được bảo hành sáu lần. Còn tại thẩm mỹ viện K., quá trình trị liệu sẽ làm 10 lần với giá từ 9,6 – 21 triệu đồng. Một nhân viên thẩm mỹ viện tư vấn: “Chỉ cần trị liệu một lần trong hai tiếng rưỡi thì da sẽ trắng, xoá được cả sẹo lõm và tái tạo da tươi mới như da em bé”. Nhiều người chọn cách tự mua dụng cụ y khoa về nhà để làm đẹp cho an toàn. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp hay.Chị Nguyễn Thanh Ngọc (Hà Nội) chưa hết bàng hoàng, bức xúc khi nhớ lại lần đến thẩm mỹ viện B. để điều trị da bằng tế bào gốc. Chị kể, khi đến thẩm mỹ viện, tận mắt thấy nơi đây dùng chung một cây kim lăn cho các khách hàng, chị ớn lạnh. Nghi ngại chất lượng dịch vụ nên chị không cho nhân viên lăn cây kim còn ròng ròng nước lên mặt mình, đồng thời đề nghị cho xem loại tế bào gốc sẽ bôi. “Họ đưa cho tôi xem mấy sản phẩm sẽ dùng, trong đó không có chữ stem cell (tế bào gốc) nào cả. Hỏi thì nhân viên không giải thích được nên tôi không làm và đề nghị hoàn tiền nhưng không được”, chị Ngọc bức xúc. PV tìm đến cửa hàng dụng cụ y tế hỏi mua kim lăn và tế bào gốc, nhân viên giới thiệu các loại có giá từ 300.000 đến hơn 500.000 đồng. Sau đó, nhân viên này bán cho chúng tôi kim lăn có kim dài 2mm. Đọc hướng dẫn trên hộp sản phẩm thấy ghi chỉ được tự dùng tại nhà kim từ 0,3mm trở xuống, trên 0,5mm phải dùng ở các cơ sở y tế và các cơ sở vật lý trị liệu. Với sản phẩm tế bào gốc, ngoài loại Juvian của Việt Nam có giá 595.000 đồng thì người bán đưa ra loại Chinjuifa Rekeni của Pháp giá 750.000 đồng/lọ 8ml. Theo giới thiệu, tinh chất tế bào gốc Rekeni được chiết xuất từ nhau cừu, hiệu quả sẽ thấy sau một tuần sử dụng và mua bao nhiêu cũng có. Trên hộp đựng và cả sản phẩm đều không thấy ghi nhà nhập khẩu, số công bố mỹ phẩm, tem nhập khẩu… chỉ ghi nơi sản xuất là công ty Chinjuifa, Đài Loan. Ông Thạch Ngọc Anh, giám đốc kinh doanh và huấn luyện công ty FNC – công ty chuyên bán mỹ phẩm tế bào gốc sản xuất tại Việt Nam cho biết: “Công ty có nhiều loại sản phẩm giá chênh lệch nhau tuỳ theo nồng độ đậm đặc của dung dịch, giá từ 42.500 đồng đến 2,5 triệu đồng/ống 1ml. Hiện nay, giá sản phẩm trong nước rẻ hơn nhập khẩu từ 2 – 3 lần do tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển và sản xuất. Cuống dây rốn là rác thải y tế, không phải tốn phí”. Cũng theo ông Ngọc Anh, sản phẩm ở đây được bác sỹ Thắng (TS. Phan Toàn Thắng, ĐHQG Singapore) chiết xuất tách bỏ nhân tế bào gốc từ màng dây rốn tạo thành dịch nuôi cấy tế bào. Dung dịch này bôi lên sẽ kích thích tế bào gốc dưới da phát triển, đẩy lùi sẹo, rỗ do mụn và tái tạo da. Còn tại thẩm mỹ viện X.T, sau khi xem làn da mặt còn đầy sẹo lõm do mụn của chúng tôi, một nhân viên tư vấn cho biết, chi phí là 2 triệu đồng/lần điều trị và phải ít nhất sáu lần mới đạt. Cô cũng tư vấn nên mua bộ sản phẩm kim lăn và tế bào gốc chiết xuất từ quả táo với giá 4,45 triệu đồng ở đây về dùng sẽ lợi hơn!

Lạm dụng “tế bào gốc” – chuốc hại vào thân

Trao đổi với PV, TS. Vũ Mạnh Hùng, Phó Giám đốc bệnh viện Da liễu Hà Nội chia sẻ, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa hay quy ước chính thức nào về mỹ phẩm tế bào gốc. Vì thế, trên các kênh thông tin đại chúng thường coi bất kỳ mỹ phẩm nào có liên quan (trực tiếp hay gián tiếp) đến tế bào gốc (của da người hoặc bất kỳ từ nguồn nào) đều là mỹ phẩm tế bào gốc. Thậm chí, có người coi mỹ phẩm tế bào gốc như một “khái niệm” chỉ cần sản phẩm mỹ phẩm nào đó khiến người tiêu dùng liên tưởng đến tế bào gốc (qua thành phần, qua tác dụng hay chỉ qua từ ngữ có trên nhãn mác) đều được coi là mỹ phẩm tế bào gốc. Khi sử dụng mỹ phẩm từ công nghệ tế bào gốc yêu cầu da phải hoàn toàn không có bệnh. Tuyệt đối không sử dụng cho da bị mụn hoặc dị ứng. Những loại tinh chất tế bào gốc được sử dụng dưới dạng tiêm còn đòi hỏi những yêu cầu ngặt nghèo. Thuốc tiêm dễ gây phản ứng toàn thân (sốc phản vệ) hay tại chỗ khi cơ thể không dung nạp thuốc.Sau nhiều ứng dụng và lâm sàng trên các bệnh nhân có dùng sản phẩm mỹ phẩm dạng dung dịch chiết xuất từ màng dây cuống rốn, chúng tôi nhận định, không phải ai cũng thích hợp với phương pháp làm đẹp này. Người dùng phải chú ý đến mục đích sử dụng, đúng chỉ định tế bào gốc và căn cứ theo tình trạng da (tế bào gốc có tác dụng làm tươi da, căng da nhưng không xoá hoàn toàn được vết nhăn, làm đầy sẹo lõm, trắng da). Nên sử dụng đúng thời gian chỉ định để đạt hiệu quả. Hạn chế sử dụng công nghệ khác tương tác gây ảnh hưởng ngược lại lên tế bào gốc. Ngoài ra, ông Hùng khuyến cáo, chị em cần đặc biệt cảnh giác với những sản phẩm không rõ nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ trôi nổi trên thị trường. Trong mỹ phẩm giả thường trộn thêm thành phần chứa chất Corticoid. Chất này làm mỏng, bào mòn da nên ban đầu người dùng có cảm giác da mịn màng, sáng bóng. Nhưng chỉ sau khoảng một tháng sử dụng, tác dụng phụ của việc sử dụng chất này mới phát tác, gây teo da, viêm da dị ứng với những dấu hiệu, nổi mẩn, mụn đỏ và ngứa. Nếu dùng lâu còn có thể gây suy thận, gan…

Giá trị “trên trời”

Bác sỹ Lê Thái Vân Thanh, giảng viên bộ môn Da liễu trường ĐH Y dược TP.HCM cho biết, nhiều nơi đã quảng cáo quá mức về công dụng của phương pháp này như điều trị được 90% sẹo lõm, rạn da, nám, thâm… Thực chất, lăn kim là một trong các biện pháp cày xới lại da tạo các vết thương nhỏ li ti để da tự tái tạo với sự hỗ trợ của mỹ phẩm. Hiệu quả phụ thuộc kỹ thuật lăn, cơ địa người lăn và sản phẩm bôi sau lăn. Nếu đạt tối đa ba yếu tố này thì có hiệu quả hơn 50% trong trị sẹo nhưng không hiệu quả với nám hay nhăn da. Kim lăn loại tốt chỉ dùng được năm lần và không dùng chung. Mỗi lần dùng xong phải vô trùng đúng cách. “Lăn kim bán trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc, không biết làm bằng chất liệu có an toàn cho da hay không, mọi người không nên tự ý làm” – bác sỹ Thanh khuyến cáo.

Nhiều quảng cáo lập lờ

Ths. Phan Kim Ngọc, Trưởng phòng thí nghiệm tế bào gốc trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) đưa quan điểm, người ta mặc nhiên chỉ dùng từ “tế bào gốc” cho người. Do vậy trong quảng cáo phải nói rõ mỹ phẩm chỉ là ứng dụng công nghệ tế bào gốc và có chứa sản phẩm của tế bào gốc. Với điều trị da có xâm lấn như phương pháp lăn kim bôi mỹ phẩm, Nhà nước kiểm soát quy trình y đức, quy trình kỹ thuật và chất lượng sản phẩm sử dụng. Người làm chuyên môn phải được đào tạo và cấp giấy hành nghề, kim lăn phải được bộ Y tế kiểm định và cấp phép, quy trình làm phải cụ thể và mỹ phẩm dùng phải rõ bản chất.

Người đưa tin

Chuyện vị Lương y bỏ quê lên núi trị bệnh cho người nghèo

Với nhiều người dân huyện Ea Súp, Đắk Lắk, lương y-bác sĩ Phan Thành Nguyên thực sự là “vị cứu tinh” của họ bởi với tấm lòng lương y như từ mẫu, nhiều năm nay ông đã cứu hàng trăm mạng người...

Lương y bỏ quê lên núi chữa bệnh cho người nghèo

Bác sĩ - Lương y Phan Thành Nguyên sinh năm 1940, quê ở Châu Thành, An Giang. Lên 6 tuổi, ông theo một người thầy thuốc trong làng sang Thái Lan học văn hóa đồng thời học thêm về đông y. Đến năm 18 tuổi, ông vào Đại học Y khoa Sài Gòn chuyên khoa ngoại tổng quát. Tốt nghiệp xong ông lại học thêm y học cổ truyền dân tộc. Năm 1961, ông xin vào làm cho một phòng khám nhân đạo ở An Giang, bắt đầu sự nghiệp từ thiện của mình. Mỗi ngày, lương y Phan Thành Nguyên khám bệnh phát thuốc cho khoảng 100 người và tất cả đều miễn phí. Hàng ngày từ sáng sớm, tại phòng khám từ thiện của ông có cả trăm người từ khắp các tỉnh thành trong cả nước tìm đến khám bệnh. Vào thứ bảy, chủ nhật, ông thường dành thời gian đi rừng lấy thuốc nên không khám bệnh, nhưng vẫn có nhiều người tìm đến, kiếm chỗ tá túc đợi đến ngày khám. Theo Hội Đông y huyện Ea Súp, bác sĩ - lương y Phan Thành Nguyên biết khoảng 900 vị thuốc chữa bệnh, trong đó ông chọn lấy 150 vị để bào chế chữa các bệnh như viêm gan, xơ gan, viêm xoang, gan, máu nhiễm mỡ, viêm đường tiết niệu, thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, tai biến, hành tá tràng, sỏi thận, tiểu đường, thận ứ nước... Những vị thuốc được ông dùng nhiều như kiêm mai, nhàu, sừng trâu, nhân trần, đỗ trọng, hoa thiên lý trinh, bình bát, chòi mòi, muồng cua, bồ công anh... và được ông mua ở An Giang, TPHCM, một số loại thì ông lên rừng hái về sao chế. Từ khi mở phòng khám từ thiện cho đến nay, lương y Phan Thành Nguyên đã chữa khỏi bệnh, giảm bệnh cho khá nhiều người, trong đó không ít bệnh nhân đã bị bệnh viện trả về. Thoát khỏi lưỡi hái tử thần, anh Nguyễn Thanh Nhất trú tại thôn 6, xã Cư Ma Lanh, thỉnh thoảng vẫn đến thăm ân nhân của mình. Anh Nhất kể năm 2009 anh bị xơ gan, bụng chướng to, đến bệnh viện điều trị một tuần thì bệnh viện trả về. Về nhà anh nằm một chỗ, sức khỏe suy kiệt, người nhà xác định tư tưởng lo hậu sự cho anh. Khi bác sĩ Nguyên đến khám rồi đưa cho anh mấy thang thuốc bảo rằng thang đầu tiên sẽ là thang quyết định anh có qua được không, rồi tự tay đi sắc thuốc nói anh Nhất phải uống bằng hết chén thuốc đầu tiên. Sau khi uống xong chén thuốc đầu tiên khoảng 10 phút thì anh Nhất nôn ra máu, toàn máu bầm đen. Vợ con anh thấy vậy khóc lóc ầm lên nghĩ anh không qua khỏi, nhưng bác sĩ Nguyên lại thở phào, bảo máu độc ra được thì việc điều trị sẽ thuận lợi. Anh Nhất sau đó vẫn uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ Nguyên thì 5 ngày sau anh bắt đầu thèm cơm, 7 ngày sau ăn được cơm và một tháng sau anh gần như bình phục. Để chắc chắn anh đến bệnh viện khám thì được kết luận hoàn toàn khỏe mạnh. Hay như trường hợp của anh Y Jiêm Kdrai (xã Ea K’Tur, huyện Cư Kuin) đượcgia đình đưa về sống đời sống thực vật sau khi tai biến, nằm phòng cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk 2 tháng. Sau 3 tháng uống thuốc của thầy Nguyên, anh Y Jiêm đã bập bẹ tập nói, tự cầm thìa xúc cơm ăn được.

Trọn nghĩa lương y

Tuy nhiên khá nhiều người thấy bất ngờ khi bác sĩ Nguyên không phải là chủ nhân của Phòng khám từ thiện này. Năm 2008, ông Lư Văn Chiêu - chủ DNTN Phát Đạt ở xã Chư Ma Lanh, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) bị ung thư tuyến tiền liệt, chạy chữa khắp nơi, uống đủ loại thuốc không thuyên giảm. Một lần về quê ở tỉnh An Giang, ông Chiêu nghe nói lương y Phan Thành Nguyên từng cứu mạng nhiều người nên tìm đến. Sau một thời gian uống thuốc, sức khỏe ông Chiêu tiến triển tốt, sau đó khỏi bệnh một cách kỳ diệu. Nghĩ mình từ cõi chết trở về, ông Chiêu cùng vợ là bà Nguyễn Thị Tìa phát tâm làm việc thiện, mở phòng khám từ thiện ở huyện Ea Súp và mời lương y Phan Thành Nguyên đến chữa bệnh miễn phí. Kể từ đó cho đến nay, bác sĩ-lương y Phan Thành Nguyên vẫn gắn bó với phòng khám, với những bệnh nhân để giúp họ vượt qua nỗi đau bệnh tật. Được biết vợ và các con ông hiện ở An Giang, nhưng ông vẫn gắn bó với nơi đây, ông bảo: “Người dân ở đây còn nghèo khổ, thiếu thốn quá, mắc bệnh mà không có tiền chữa trị nên tôi muốn ở lại giúp. Vợ con tôi luôn ủng hộ, động viên nên tôi rất yên tâm làm việc”. Với việc làm nhân nghĩa của mình, lương y Phan Thành Nguyên đã nhận được sự ủng hộ của khá nhiều tổ chức từ thiện và mới đây một phòng khám nhân đạo y học cổ truyền đã được khai trương tại số 60 đường Hai Bà Trưng, tổ 10, phường Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa, Đắk Nông. Đây là phòng khám y học cổ truyền đầu tiên tại Đắk Nông và phòng khám này do bác sĩ, lương y Phan Thành Nguyên phụ trách. Mọi hoạt động khám chữa bệnh, bốc thuốc tại phòng khám đều miễn phí. Phòng khám hoạt động từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần (thứ 7, chủ nhật nghỉ). Buổi sáng, phòng khám bắt đầu khám bệnh, bốc thuốc vào lúc 7h – 11h và buổi chiều bắt đầu từ lúc 13h đến 17h. Tham dự lễ khai trương phòng khám nhân đạo y học cổ truyền, bà Nguyễn Thị Thanh Hương-Phó giám đốc Sở Y tế Đắk Nông cho biết, đây là phòng khám nhân đạo đầu tiên và duy nhất tại Đắk Nông. Bà cũng nhấn mạnh rằng, phòng khám nhân đạo này sẽ giúp bà con tiếp cận và sử dụng cây thuốc Nam vào việc điều trị bệnh. Điều này sẽ giúp bệnh nhân giảm chi phí điều trị bệnh cũng như có thể tận dụng lợi thế của Đông y vào điều trị những bệnh mà Tây y chưa thể can thiệp và chữa trị dứt điểm. Bà mong muốn bác sỹ - lương y Phan Thành Nguyên sẽ gắn bó lâu dài với tỉnh Đắk Nông để góp phần chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn tỉnh, nhất là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Vì tinh thần làm việc cũng như những đóng góp trong thời gian qua, bác sỹ - lương y Nguyên đã nhận được rất nhiều bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế, Ban chấp hành Trung ương Đông y Việt Nam, Ban chấp hành Hội Đông y tỉnh, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Với lương y Nguyên, ông luôn cố gắng để chữa được nhiều bệnh cho càng nhiều người càng tốt, để được trọn nghĩa với hai chữ “lương y”.

Sức khoẻ đời sống

Hơn 1 tấn thịt gà hư thối bị bắt giữ

Khoảng 5 giờ 15 sáng nay (2-5), Trạm Kiểm dịch động vật (KDĐV) Thủ Đức (phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM) đã bắt một chiếc xe tải nhẹ, thùng lửng mang BKS 60C - 158.82, chở hơn 1 tấn thịt gà (nguyên con) hư thối, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Chủ xe tải là Nguyễn Viết Dũng (sinh năm 1970, quê Hưng Yên) đang ngụ ở huyện Long Thành, Đồng Nai. Theo biên bản làm việc, chủ xe khai rằng số hàng trên được nhận chở thuê từ một địa điểm ở gần cầu Thái Thiện (Long Thành, Đồng Nai) và sẽ đến giao hàng cho một địa điểm ở ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Khi xe đến trạm KDĐV Thủ Đức thì bị cơ quan chức năng giữ lại. Chủ xe bị lập biên bản xử phạt vì vận chuyển sản phẩm động vật không có giấy kiểm dịch, bằng phương tiện không chuyên dùng. Tổng số tiền phạt là 4.750.000 ngàn đồng. Chủ xe đồng ý chịu xử phạt và đã xin tiêu huỷ toàn bộ số thịt gà nói trên. Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Ngọc Chí, Trưởng trạm KDĐV Thủ Đức) cho biết: “Trong tuần nghỉ lễ 30-4 (từ 20-4 đến 1-5), Trạm phối hợp với Đội CSGT Rạch Chiếc, đội Quản lý thị trường Thủ Đức, Thanh niên xung phong kiểm tra tuyến quốc lộ 1A đã phát hiện, xử lý 13 trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y với tổng số tiền phạt là 36.500.000 đồng. Cũng theo ông Chí, trong tuần Trạm đã xử lý vi phạm hành chính nhiều vụ thịt bò, heo, gà, heo tộc, và cả trứng gia cầm…

Cúm chết người lây lan nhanh

Hiện cúm A/H5N6 vẫn được đánh giá là chủng nguy hiểm, có thể lây sang người với tỉ lệ tử vong cao, trong khi bản đồ virus cúm A/H5N6 tiếp tục mở rộng ở nhiều địa phương. Theo Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), giữa tháng 8-2014, lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận chủng virus cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm ở 2 tỉnh Lạng Sơn và Hà Tĩnh. Từ đó đến nay, danh sách các địa phương có dịch cúm này tiếp tục mở rộng ra Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Bắc Giang, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Ninh Bình...

Cần giám sát chặt virus cúm A/H5N6

Cách đây vài ngày, lại thêm ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 được ghi nhận ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Kết quả giải trình tự gien của các mẫu virus cúm A/H5N6 cho thấy chúng tương đồng trên 99% so với chủng rirus cúm A/H5N6 gây tử vong trên người tại Tứ Xuyên - Trung Quốc trước đó. Các triệu chứng lâm sàng của cúm A/H5N6 tương đối giống cúm gia cầm khác như H5N1, chỉ qua xét nghiệm mới có kết luận chính xác chủng virus gây bệnh. Hiện vắc-xin ngừa cúm gia cầm có tác dụng bảo hộ tốt với virus cúm A/H5N6 và nước ta có thể chủ động nguồn vắc-xin để phòng chống dịch. Tuy nhiên, các địa phương không nên chủ quan bởi virus cúm có thể lây lan qua chim hoang dã nên rất khó kiểm soát. Virus cúm A/H5N6 từng được phát hiện ở vịt trời và chim hoang dã tại Thụy Điển, Đức, Mỹ, Đài Loan. Trường hợp tử vong tại Trung Quốc được ghi nhận là ca bệnh duy nhất mắc cúm A/H5N6 ở người cho đến nay. Hiện nay, nguy cơ bùng phát dịch cúm và lây lan sang người là rất cao. “Việc người dân di chuyển liên tục trong dịp lễ, nghỉ hè, cùng tập quán chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ là cơ hội thuận lợi để cúm gia cầm lây lan, bùng phát. Dù chưa ghi nhận ca bệnh gia cầm trên người nhưng không thể chủ quan bởi cho đến nay, đường lây lan và mức độ nguy hiểm của cúm A/H5N6 vẫn tương đương với H5N1, trong khi chúng ta chưa miễn dịch với virus cúm. WHO cảnh báo virus A/H5N6 là chủng có độc lực cao nên cần giám sát chặt”.

Đang tồn tại nhiều virus độc lực cao

Việt Nam là một trong những nước đang lưu hành các chủng virus cúm mạnh mẽ như H1N1, H3N2, H5N1, H7N9, H5N6, H9N2, H5N3, H5N8… Kết quả giám sát trên người của Viện VSDT trung ương và Viện Pasteur TP HCM cho thấy trong những tháng đầu năm nay, virus cúm A/H3 là chủng lưu hành chủ yếu (chiếm 77,8%), tiếp đó là virus cúm A/H1N1 và cúm B. Hằng năm, Việt Nam ghi nhận khoảng 1,5-1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, chủ yếu do các chủng virus cúm mùa H3N2, H1N1 và cúm B. “Virus cúm luôn song hành với con người cùng sự tồn tại của gia cầm và các loài chim hoang dã. Các nhà khoa học giải thích sự gia tăng gần đây của virus gây bệnh mới nổi như một dấu hiệu cho thấy virus cúm đang nhanh chóng trao đổi vật liệu di truyền để tạo thành chủng mới. Tuy nhiên, may mắn là chưa phát hiện chủng virus cúm mới cũng như sự đột biến làm tăng độc tính hay gây kháng thuốc ở các chủng virus cúm lưu hành trên người tại Việt Nam”. Các chuyên gia dịch tễ cũng cảnh báo các chủng virus cúm sẽ còn tiếp tục lây lan, biến đổi và tái tổ hợp thành các chủng mới. Theo WHO, sự xuất hiện liên tục các chủng virus cúm mới và đặc tính biến đổi thường xuyên của chúng là rất đáng quan tâm. Trong đó, virus cúm A/H5 là mối đe dọa rõ ràng nhất cho sức khỏe con người. Virus cúm H5N1 độc lực cao là nguyên nhân gây ra dịch bệnh trên gia cầm ở châu Á từ năm 2003 và vẫn đang gây dịch tại nhiều quốc gia. Ngoài ra, trong 2 năm qua, cơ quan chức năng còn phát hiện các chủng virus cúm H5N2, H5N3, H5N6 và H5N8 ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Lưu ý biểu hiện của virus cúm A/H5N6 giống cúm A/H5N1. Do vậy, ở những vùng có gia cầm chết, người nào bị ho, sốt cao, tức ngực, đau đầu, nhức mỏi… nên đến cơ sở y tế khám chữa bệnh. Theo Cục YTDP, phần lớn trường hợp nhiễm virus có tiền sử phơi nhiễm với gia cầm sống hoặc sống trong môi trường bị ô nhiễm. Có những trường hợp nhiễm cúm, bệnh cảnh diễn biến nặng, thậm chí tử vong nhanh nhưng cũng có người mang virus nhưng không có biểu hiện bệnh. Việc người lành mang trùng là rất nguy hiểm cho cộng đồng vì họ có thể phát tán mầm bệnh trong quá trình giao tiếp, di chuyển… “Trong những ngày nghỉ lễ vừa qua, Bộ Y tế vẫn yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca bệnh, ổ dịch… Các trung tâm giám sát cúm trọng điểm quốc gia phải liên tục theo dõi để cảnh báo kịp thời khi bệnh cúm có diễn biến bất thường”.

144 nhóm virus cúm A đe dọa con người

Virus cúm có 3 type A, B, C, trong đó type A thường xuyên có sự biến đổi và có thể tạo thành các chủng virus độc lực cao, nguy cơ lây lan nhanh và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Với 16 loại kháng nguyên H và 9 kháng nguyên N có thể tái tổ hợp, tạo ra 144 nhóm virus cúm gia cầm khác nhau. Trong khi đó, đến nay, virus cúm A mới chỉ phát hiện được khoảng 15 chủng, như H1N1, H2N2, H3N2, H5N1, H7N9, H5N6, H9N2, H5N2, H5N3, H5N8, H5N1...

Gặp lại những đứa trẻ thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 30/4/1998, tại Bệnh viên Từ Dũ, 3 đứa trẻ đầu tiên được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đã cất tiếng khóc chào đời. Một sự kiện trong ngành sản khoa Việt Nam cách đây gần 20 năm nhưng đến nay vẫn không ngừng mang đến niềm hạnh phúc cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Thành công này không chỉ đánh dấu một bước ngoặt lớn và mở ra một bước tiến mới với lĩnh vực hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam mà còn mang đến niềm hy vọng và cơ hội cho hành trình đi tìm con của các cặp vợ chồng. Và trong gần 20 năm qua, hàng chục nghìn trẻ đã được chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. 

Ngày 08/05/2015
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích