Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 4 5 4 4
Số người đang truy cập
2 7 9
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ các báo ngày 28/4 và 29/4 năm 2015

Sức khoẻ đời sống

Tước chứng chỉ hành nghề bác sĩ Trung Quốc làm bệnh nhân suýt chết

Liên quan đến vụ thủng tử cung do phá thai do bác sĩ Trung Quốc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế (221 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1) thực hiện, Sở Y tế TP HCM ngày 28-4 cho biết vừa có hình thức xử lý sai phạm. Liên quan đến vụ thủng tử cung do phá thai do bác sĩ Trung Quốc tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế (221 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1) thực hiện, Sở Y tế TP HCM ngày 28-4 cho biết vừa có hình thức xử lý sai phạm. Theo đó, Sở Y tế TP HCM đã xử phạt hành chính phòng khám và các cá nhân liên quan với tổng số tiền 155 triệu đồng, đồng thời tước chứng chỉ hành nghề của bà Lian Xing Fang trong thời hạn 9 tháng với hành vi hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được phép. Sở cũng ra quyết định cảnh cáo đối với ông Đinh Khắc Hiếu, bác sĩ phụ trách chuyên môn kỹ thuật của phòng khám, do không thực hiện hết trách nhiệm giám sát hoạt động chuyên môn của phòng khám để xảy ra sai phạm như đã nói. Ngoài bị xử phạt hành chính, Phòng khám Đa khoa Quốc Tế còn bị đưa vào diện giám sát thường xuyên của Thanh tra Sở Y tế. Việc thực hiện thủ thuật gây tai biến này là hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người bệnh, qua vụ việc này, Sở Y tế cũng đề xuất Bộ Y tế sau khi cấp chứng chỉ hành nghề cho người nước ngoài hành nghề trên lãnh thổ Việt Nam, cần có qui định yêu cầu người hành nghề phải được tập huấn, phổ biến các qui định liên quan đến khám chữa bệnh.

Thủ tướng dự lễ khởi công xây dựng Bệnh viện Kiên Giang

Sáng 28/4, UBND tỉnh Kiên Giang đã tổ chức lễ động thổ khởi công xây dựng 3 công trình trọng điểm gồm BVĐK mới tỉnh Kiên Giang, Trường cấp 2-3 Võ Văn Kiệt và Khu đô thị lấn biển Tây Bắc Rạch Giá. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Lê Hồng Anh-Ủy viên Bộ Chính Trị, Thường trực Ban Bí thư, Bộ trưởng Bộ Y tế và lãnh đạo các bộ ngành Trung ương khác tham dự và phát lệnh khởi công các công trình này. Ông Lê Văn Thi-Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, BVĐK mới tỉnh Kiên Giang được khởi công xây dựng tại khu đô thị mới Phú Cường có quy mô 1.200 giường là công trình dân dụng cấp 1, được xây dựng đầu tư mới về cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ hiện đại ngang tầm với bệnh viện khu vực cấp vùng và trong nước. Công trình được xây dựng với quy mô gồm 9 tầng, diện tích xây dựng hơn 17.400 m2, ở tầng sân thượng có bố trí bãi đáp cho máy bay trực thăng. Tổng mức đầu tư cho dự án là 2.929 tỉ đồng, đơn vị tư vấn thiết kế là công ty Azusa Sekkei Nhật Bản. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào năm 2018. BVĐK Kiên Giang là cơ sở khám, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, y học, huấn luyện và đào tạo, hợp tác quốc tế, quản lý y tế. Góp phần từng bước phát triển cụm bệnh viện: đa khoa, ung bướu, sản nhi, đồng bộ và hiện đại có khả năng thực hiện được các kỹ thuật cao, chuyên khoa sâu, nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ngang tầm với các nước trong khu vực, giải quyết vấn đề quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương và TP. HCM. Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh việc khởi công BVĐK Kiên Giang quy mô 1.200 giường bệnh không chỉ là niềm vui lớn của tỉnh Kiên Giang mà còn là niềm vui của ngành Y tế Việt Nam. Bởi Bệnh viện đa khoa cũ hiện nay được xây dựng từ năm 1960 với thiết kế ban đầu là 200 giường bệnh trên diện tích khoảng 3 ha, tương đương với vài trăm ngàn dân, nhưng hiện nay, dân số của tỉnh đã tăng lên 1 triệu tám trăm ngàn người. Qua hơn 55 năm sử dụng bệnh viện đã xuống cấp và quá tải. Một số người dân khi bị bệnh đã phải đi xa hàng trăm để đến Cần Thơ, TP.HCM chữa bệnh. Điều này vừa làm cho người bệnh khó khăn, mệt mỏi vừa gây nên tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Và để BVĐK Kiên Giang có thể thực hiện tốt nhất chức năng của mình trong công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị các đơn vị chức năng  xây dựng bệnh viện đảm bảo đúng như thiết kế thi công và mang tính hội nhập cao, đặc biệt là phần thiết kế công nghệ thông tin để đảm bảo khám chữa bệnh cho những người có thẻ bảo hiểm y tế, những người trong diện chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc, trẻ em dưới 6 tuổi, đồng thời đảm bảo khám chữa bệnh chất lượng cao hội nhập với quốc tế để giảm bớt bệnh nhân chuyển lên tuyến trên được chữa kỹ thuật cao ngay tại tỉnh nhà và cũng có thể không phải đi nước ngoài chữa bệnh. Một vấn đề rất quan trọng là nguồn nhân lực, Bộ trưởng đề nghị UBND, Sở Y tế tỉnh xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực Bộ Y tế sẽ chỉ đạo Đại học Y dược TP HCM, Đại học Y dược Cần Thơ và các đơn vị liên quan giúp tỉnh Kiên Giang đào tạo một đội ngũ cán bộ vừa phổ cập vừa chuyên sâu khi quy mô giường tăng lên và kỹ thuật cao. Về kỹ thuật, theo Bộ trưởng Bộ Y tế, bệnh viện mang tích chất hạng 1 và có quyền mơ tới hạng đặc biệt, nên cần triển khai các kỹ thuật sâu đặc biệt là các kỹ thuật về tim mạch, ung thư, chấn thương chỉnh hình, sản, nhi…Bộ Y tế ủng hộ bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816 và các nguồn lực khác để chuyển giao những kỹ thuật cao nhất cho BVĐK Tiền Giang. Về cơ chế tài chính và quản lý, Bộ trưởng cũng đề nghị Bệnh viện trong thời gian tới sẽ thực hiện tốt các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính và nghị quyết của Quốc hội về đổi mới giá dịch vụ tính đúng tính đủ gắn với lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân và chất lượng khám chữa bệnh. Đồng thời bệnh viện cần tích cực triển khai nội dung về “đổi mới phong cách phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh” mà Bộ Y tế đang chỉ đạo thực hiện.

Bộ trưởng Bộ Y tế biểu dương bác sĩ bảo lãnh nợ viện phí để kịp mổ cứu bệnh nhân nghèo

Bộ trưởng Bộ Y tế vừa gửi thư khen đến bác sĩ Nguyễn Đức Chính, Trưởng Khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - người bác sĩ đã bảo lãnh về thủ tục để bệnh nhân nghèo được mổ cấp cứu kịp thời...Thư khen của Bộ trưởng gửi bác sĩ Nguyễn Đức Chính và tập thể thầy thuốc Bệnh viện Việt Đức ngày 27/4/2015 viết: Từ những thông tin chia sẻ trên báo chí và trang fanpage cá nhân, tôi được biết bác sĩ Nguyễn Đức Chính, Trưởng Khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn, BV Hữu nghị Việt Đức đã bảo lãnh về thủ tục để bệnh nhân Phùng Văn Xuân, ở thôn Bằng Tạ, xã Cẩm Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội được mổ cấp cứu. Bệnh nhân Xuân bị tai nạn nghiêm trọng dẫn đến áp xe trung thất – một thể nhiễm trùng nặng, nếu không được phẫu thuật kịp thời bệnh nhân có thể sẽ bị tử vong nhưng hoàn cảnh gia đình của bệnh nhân rất khó khăn. Sau khi mổ trực tiếp cho anh Xuân, bác sĩ Chính đã kêu gọi bạn bè, đồng nghiệp cùng chung tay đóng góp kinh phí hỗ trợ để bệnh nhân tiếp tục được điều trị, sớm ổn định sức khỏe. Thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến gửi lời khen ngợi và biểu dương tới bác sĩ Nguyễn Đức Chính cùng tập thể y, bác sĩ BV Hữu nghị Việt Đức không chỉ giỏi về chuyên môn còn có tinh thần trách nhiệm, chia sẻ khó khăn với bệnh nhân nghèo, đây thực sự là tấm gương sáng về y đức với truyền thống “Lương y như từ mẫu” của ngành Y tế Việt Nam. Trước đó, trên phương tiên thông tin đại chúng có đưa tin, gia đình không thể xoay tiền để đóng chi phí mổ cho anh Xuân trong khi nếu chậm sẽ mất cơ hội sống, bác sĩ Nguyễn Đức Chính (BV Việt Đức) đã đứng ra bảo lãnh cho gia đình ký nợ với bệnh viện. Anh Phùng Văn Xuân, 42 tuổi, ở thôn Bằng Tạ, xã Cẩm Lĩnh, Ba Vì (Hà Nội), bị ngã xe máy, cổ đập mạnh vào xe. Sau tai nạn, cổ anh Xuân sưng to, đồng thời anh có biểu hiện nói lẫn, không nhớ rõ sự việc vừa xảy ra. Anh được đưa đến bệnh viện địa phương rồi chuyển tới BV Việt Đức (Hà Nội). Đến viện, anh Xuân đã rơi vào tình trạng khó thở, suy hô hấp. Anh được chỉ định mổ cấp cứu vì bị áp xe trung thất - một thể nhiễm trùng nặng, hậu quả của thủng thực quản, nếu không sẽ dẫn tới tử vong. Sau ca mổ, anh tiếp tục phải điều trị hồi sức tích cực suốt gần hai tuần. Bệnh nhân đang có tiến triển tốt dù chậm. Nếu được điều trị tích cực kéo dài, cơ hội sống của người bệnh khá cao. Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình của anh quá khó khăn nên không đủ khả năng giúp anh chống lại tử thần. Bác sĩ Nguyễn Đức Chính, Trưởng khoa phẫu thuật Nhiễm khuẩn, đã đứng ra bảo lãnh cho gia đình ký nợ với bệnh viện để mổ cứu bệnh nhân trước. Sau đó, bác sĩ Chính trực tiếp mổ cho anh Xuân và kêu gọi bạn bè, đồng nghiệp cùng chung tay đóng góp giúp bệnh nhân có đủ chi phí để tiếp tục điều trị. "Nếu được tiếp tục điều trị, bệnh nhân hoàn toàn có khả năng hồi phục nhưng gia đình đã đến mức khánh kiệt, không biết trông vào đâu nên chúng tôi rất mong có thể kêu gọi mọi người giúp đỡ. Anh ấy còn trẻ, còn có cơ hội sống nên thực sự đáng tiếc nếu phải đầu hàng".

Đề xuất quản lý giá thuốc theo cơ chế thị trường

Đây là nguyên tắc quản lý giá thuốc mà Bộ Y tế đề xuất tại dự thảo Luật dược (sửa đổi). Ngoài ra, cần tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật. Bảo đảm công khai, minh bạch giá thuốc khi lưu hành thuốc trên thị trường... Bộ Y tế đề xuất người phát hành quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, cơ sở có thuốc quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo khi nội dung quảng cáo đã được cơ quan quản lý nhà nước về dược xác nhận và phải quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận.

Phân chia trách nhiệm bộ, ngành trong quản lý giá thuốc

Hiện Luật Dược 2005 chỉ giao một Bộ (Bộ Y tế) làm đầu mối mà không phân công nhiệm vụ cụ thể giữa các bộ, ngành trong quản lý giá thuốc làm cho quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn.Vì vậy, tại Dự thảo lần 2 Luật Dược sửa đổi Bộ Y tế đã đề xuất 1 chương quy định về quản lý giá thuốc. Trong đó, Bộ đưa ra các biện pháp quản lý giá thuốc như sau: Đấu thầu theo quy định tại Luật Đấu thầu đối với thuốc mua từ nguồn ngân sách Nhà nước, kinh phí do quỹ bảo hiểm y tế chi trả và các nguồn thu hợp pháp khác của các cơ sở y tế Nhà nước; Kê khai giá đối với thuốc của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu thuốc thuộc Danh mục thuốc do quỹ bảo hiểm y tế chi trả và thuốc mua từ nguồn ngân sách Nhà nước trước khi lưu hành trên thị trường; Đàm phán giá đối với thuốc chỉ có từ một đến hai nhà sản xuất; biệt dược, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền và các trường hợp đặc thù khác; Thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuốc theo quy định của Luật Giá đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc do quỹ bảo hiểm y tế chi trả và thuốc mua từ nguồn ngân sách Nhà nước khi có biến động bất thường về giá hoặc mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế- xã hội; Đặt hàng hoặc giao kế hoạch đối với các thuốc phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia, thuốc phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa và thuốc dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích; Niêm yết giá thuốc tại cơ sở mua, bán thuốc. Bên cạnh đó, tại Dự thảo, Bộ Y tế cũng đề xuất rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về giá thuốc của Bộ Y tế, Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Với Bộ Tài chính, Bộ Y tế đề xuất Bộ Tài chính xây dựng nguyên tắc xác định trường hợp có biến động bất thường về giá thuốc và trường hợp mặt bằng giá thuốc biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế- xã hội, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Quy định nguyên tắc kê khai giá thuốc, giá thanh toán đối với các mặt hàng thuốc do Nhà nước đặt hàng và giao kế hoạch.Triển khai các biện pháp bình ổn giá thuốc theo quy định tại Luật này và Luật Giá. Cung cấp cho Bộ Y tế thông tin về giá nhập khẩu thực tế của thuốc nhập khẩu vào Việt Nam (giá CIF). Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bình ổn giá thuốc. Theo đại diện của Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế, hiện giá thuốc ở Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường bên ngoài với hơn 50% giá trị thuốc thành phẩm và trên 90% nguyên liệu sản xuất thuốc nhập khẩu

Thuốc kê đơn không được quảng cáo cho công chúng dưới mọi hình thức

Cũng tại dự thảo Luật dược (sửa đổi) Bộ Y tế đề xuất: Việc quảng cáo thuốc do cơ sở kinh doanh thuốc hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện và phải tuân theo quy định của pháp luật về quảng cáo. Trước khi quảng cáo, cơ sở có thuốc quảng cáo phải gửi hồ sơ đăng ký nội dung quảng cáo tới cơ quan quản lý nhà nước về dược để xác nhận nội dung quảng cáo. Người phát hành quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, cơ sở có thuốc quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo khi nội dung quảng cáo đã được cơ quan quản lý nhà nước về dược xác nhận và phải quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thuốc theo quy định của pháp luật. Dự thảo nêu rõ, thuốc kê đơn không được quảng cáo cho công chúng dưới mọi hình thức. Thuốc không kê đơn được quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo; trường hợp quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 1- Có số đăng ký tại Việt Nam đang còn hiệu lực; 2- Có hoạt chất thuộc danh mục được quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình do Bộ Y tế ban hành. Luật dược 2005 hiện hành chưa quy định về việc nội dung quảng cáo thuốc cần được cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định trước khi quảng cáo để bảo đảm tính trung thực, chính xác, tránh quảng cáo thuốc quá mức dẫn đến hậu quả không mong muốn cho người sử dụng; đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc.

Ngành y tế đã có bước phát triển toàn diện, mạnh mẽ

Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, ngành y tế đã và đang “chuyển mình” không ngừng nhằm nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Những công việc ấy không phải lúc nào cũng được diễn tả bằng lời để mọi người có thể hiểu và chia sẻ. Trong những kết quả ấn tượng của ngành y tế, việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh (KCB) và giảm quá tải bệnh viện (BV) đã được ngành y tế triển khai tích cực, thực hiện nhiều giải pháp trước mắt cũng như lâu dài, tập trung vào 3 đột phá chiến lược, bao gồm đột phá về cơ sở hạ tầng, về công nghệ, về nhân lực. Nhiều giải pháp như đầu tư thêm giường bệnh, mở rộng quy mô BV từ Trung ương tới địa phương; nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật của BV tuyến dưới; thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn của người hành nghề tại các cơ sở KCB; cải tiến quy trình khám bệnh, đa dạng hóa các mô hình khám bệnh, triển khai thí điểm Đề án Bác sĩ gia đình... đã và đang đóng góp tích cực vào việc giảm tải cho các BV. Cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, tập trung các nguồn vốn đầu tư để hoàn thành một số dự án, hạng mục quan trọng nhằm giảm quá tải bệnh viện, tình trạng quá tải tại nhiều bệnh viện về cơ bản đã được giải quyết như BV K, BV Nội tiết Trung ương đã giảm từ 60 - 70% số giường phải nằm ghép, nay chỉ còn 6 - 7%...; có 58% số BV tuyến Trung ương, 47% số BV tuyến tỉnh đã giảm hẳn tình trạng nằm ghép ở một số khoa đông bệnh nhân; 25% số BV tuyến huyện đã tăng số bệnh nhân và tăng trung bình gần 20% công suất sử dụng giường bệnh. 37,5% số BV vệ tinh đã giảm khoảng 25% số bệnh nhân chuyển tuyến trên điều trị so với năm trước. Để thực sự nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, làm người bệnh hài lòng khi đi KCB, song song với quá trình thực hiện các giải pháp giảm tải BV, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã rất quyết liệt trong việc chỉ đạo ngành dọc tinh giản các thủ tục hành chính, đặc biệt là trong KCB BHYT nhằm giảm bớt thời gian chờ đợi cho người dân. Nhờ cải tiến quy trình khám bệnh, đến cuối năm 2014, thời gian chờ đợi khám lâm sàng đơn thuần cũng như có các chỉ định kèm theo của người bệnh đã giảm được 48,5 phút so với trước, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh và người nhà bệnh nhân, giúp tiết kiệm được hơn 27 triệu ngày công lao động mỗi năm. Bộ Y tế cũng đã rất quyết liệt trong việc thực hiện “giám sát” cán bộ y tế thông qua hệ thống Đường dây nóng ngành y tế. Trong công tác KCB, Bộ Y tế đang chỉ đạo thực hiện tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm đổi mới về mặt quan điểm, nhận thức lấy người bệnh làm trung tâm; đổi mới về quản lý, cải cách thủ tục hành chính; đổi mới về cách làm và đổi mới về phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế để hướng họ tới sự hài lòng của người bệnh. Thực tế, ngành y luôn khắc ghi, học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy: “Lương y như từ mẫu”. Chính vì thế, mặc dù y tế đang phát triển trong nền kinh tế thị trường nhưng ngành y luôn đặt sức khỏe và tính mạng của người bệnh lên cao nhất, coi bệnh nhân là khách hàng nhưng là khách hàng đặc biệt. Vì thế, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, các khách hàng đặc biệt này phải được cấp cứu, chăm sóc, chữa trị kịp thời. Vừa qua, bên cạnh một số tiêu cực vẫn còn tồn tại thì đại đa số các thầy thuốc đang nỗ lực ngày đêm trên khắp mọi miền Tổ quốc, âm thầm cống hiến, hy sinh, gác lại sự riêng tư, không vì quyền lợi cá nhân, thậm chí bất chấp tính mạng để cứu chữa người bệnh. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã gửi thư khen nhiều tấm gương cá nhân, tập thể các y, bác sĩ đã thức trắng đêm, sẵn sàng hiến máu của mình để kịp thời giành lại sự sống cho bệnh nhân. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, các thầy thuốc hãy coi bệnh nhân là khách hàng đặc biệt, được chăm sóc và cứu chữa trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào. Đó là lương tâm và trách nhiệm của những người thầy thuốc. Cùng với niềm vui giảm tải, nâng cao chất lượng KCB, chỉ trong quý I năm 2015, ngành y tế đã đưa vào hoạt động nhiều trung tâm điều trị kỹ thuật cao như: Tòa nhà Kỹ thuật công nghệ cao của BV Việt Đức với 365 giường bệnh, gồm 7 khoa lâm sàng, khu xét nghiệm và 22 phòng mổ hiện đại; Khu nhà Kỹ thuật cao tại BV Thống Nhất với quy mô 200 giường bệnh và phòng khám được đưa vào sử dụng đã nâng số giường điều trị nội trú từ 700 lên 1.200 giường; Khu Điều trị theo yêu cầu và kỹ thuật cao tại BVĐK Tiền Giang,... nhằm tăng cường cơ sở vật chất, từng bước ứng dụng kỹ thuật cao và cung ứng các dịch vụ phục vụ KCB theo yêu cầu, qua đó góp phần giảm thiểu tình trạng quá tải và những khó khăn trong hoạt động của các BV. Thái độ phục vụ người bệnh của các cán bộ y tế cũng được ngành y tế hết sức quan tâm. Chia sẻ về vấn đề này, tại Hội nghị trực tuyến “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” tổ chức ngày 22/4, Bộ trưởng khẳng định: Ngành y tế quyết liệt đổi mới thái độ phục vụ vì người bệnh. Bên cạnh đó, ngành y tế cũng đang nỗ lực triển khai thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, triển khai BHYT toàn dân và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Sự phát triển của ngành y tế được thể hiện rõ nhất khi nhiều năm liên tiếp, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, ngành y tế đã nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều kết quả tích cực, hoàn thành các chỉ tiêu Quốc hội và Chính phủ giao, đặc biệt là chỉ tiêu thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ, góp phần quan trọng cùng các bộ, ngành thực hiện mục tiêu an sinh xã hội, tạo tiền đề hoàn thành kế hoạch 5 năm 2011-2016. Trên chặng đường phát triển, ngành y tế đã hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ quan trọng. Những công việc ấy không phải lúc nào cũng được diễn tả bằng lời để mọi người có thể hiểu và chia sẻ. Có những khó khăn đã được tháo gỡ, có những thách thức còn hiển hiện trước mắt, nhưng tựu trung, sâu thẳm trong con tim, khối óc của mỗi cán bộ ngành y đều đau đáu hướng về nhân dân, niềm khao khát cháy bỏng được dâng hiến tâm sức của mình cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Năm 2014, trong điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, ngân sách bị cắt giảm nhiều nhưng ngành y tế vẫn nỗ lực hoàn thành 2 chỉ tiêu Quốc hội giao, là tỷ lệ giường bệnh trên 1 vạn dân và giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn dưới 15,5%; đồng thời đạt 16/18 chỉ tiêu Chính phủ giao, có 2/18 chỉ tiêu xấp xỉ đạt là: tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi và tỷ lệ dân số tham gia BHYT.

Bộ trưởng Y tế khen ngợi các bác sĩ BV huyện nghèo cứu sống bệnh nhân người Lào

Bộ trưởng Bộ Y tế vừa gửi thư khen các thầy thuốc của BVĐK huyện Sốp Cộp- tỉnh Sơn La đã nỗ lực cứu sống bệnh nhân người Lào nhập viện trong tình trạng nguy kịch....Theo Thư khen của Bộ trưởng , qua các phương tiện thông tin đại chúng Bộ trưởng biết bệnh nhân Lầu A Cha (40 tuổi) - bản Huổi Phúc, xã Mường Sầm, huyện Mường Ét, tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) được đưa vào Bệnh viện đa khoa huyện Sốp Cộp trong tình trạng bất tỉnh, nguy kịch do tai nạn lao động. Sau khi tiến hành làm các thủ tục khám xét hội chẩn, Giám đốc bệnh viện đã tập hợp các y, bác sĩ khẩn trương đi đến quyết định mổ cấp cứu cho bệnh nhân. Sau 14 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần và được ra viện trong niềm vui của tập thể lãnh đạo và các y, bác sĩ của bệnh viện. Trước những nỗ lực cưu sống người bệnh của tập thể y bác sĩ Bệnh viện đa khoa Sốp Cộp, khen Bộ trưởng gửi lời khen ngợi và biểu dương tới tập thể y, bác sĩ BVĐK huyện Sốp Cộp đã vượt qua mọi khó khăn của bệnh viện thuộc 62 huyện nghèo, khẩn trương triển khai các biện pháp tích cực để cứu sống bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch. “Kết quả này không chỉ thể hiện năng lực, trình độ của đội ngũ y bác sĩ y tế cơ sở đang ngày một tiến bộ với đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao hết lòng vì người bệnh mà còn có ý nghĩa quan trọng đóng góp vào tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và Lào”- Thư khen của Bộ trưởng nhấn mạnh. Trước đó, ngày 26.4, công đoàn Y tế tỉnh Sơn La cho biết, BVĐK huyện Sốp Cộp đã vừa cứu sống bệnh nhân Lầu A Cha (40 tuổi) thoát lưỡi hái tử thần. Bệnh nhân Lầu A Cha được đưa vào BVĐK huyện Sốp Cộp trong tình trạng bất tỉnh, nguy kịch do bị tai nạn lao động (chặt cây bị cây đổ đè lên người khiến đa chấn thương vùng ngực, bụng, đầu, mặt, cổ). Bệnh nhân đã được kíp trực và tập thể y, bác sĩ đón tiếp khẩn trương nhiệt tình, trách nhiệm làm các thủ tục khám xét hội chẩn, điều trị hồi sức cấp cứu tích cực (kết quả siêu âm có hình ảnh dịch tự do ổ bụng, do chảy máu nội tạng) trong khi bệnh nhân diễn bệnh ngày càng nặng và nguy kịch... Nếu chuyển bệnh nhân ra BV tỉnh Sơn La qua chặng đường dài 120 km mất hết 4 giờ đồng hỗ nữa tiên lượng bệnh nhân sẽ không qua khỏi. Giám đốc BV Trần Đăng Nguyên đã tập hợp y, bác sĩ trong bệnh viện khẩn trương hội chẩn đi đến quyết định mổ cấp cứu cho nạn nhân tại BVĐK huyện Sốp Cộp. Ca mổ diễn ra đầy cam go khi mổ ổ bụng ra máu đã chảy ngập trong ổ bụng 2.3 lít do dập nát và vỡ lá lách, nên kíp mổ quyết định cắt lá lách để cầm máu. Sau 2 giờ đồng hồ ca mổ đã thành công. Bệnh nhân được đưa về phòng Hồi sức cùng với sự theo dõi chăm sóc và hồi sức tích cực của các y, bác sĩ. Sau 14 ngày bệnh nhân đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần, được ra viện trong niềm vui của tập thể lãnh đạo bệnh viện và các y, bác sĩ. Chủ tịch CĐ Y tế tỉnh Sơn La hoan nghênh tinh thần làm việc, ý thức trách nhiệm trước bệnh nhân của các y sĩ, bác sĩ, những đoàn viên công đoàn bệnh viện trong kíp mổ đã cứu sống bệnh nhân nước bạn trước lưỡi hái tử thần.

Cứu chữa thành công cho thanh niên tự cắt tinh hoàn

Sáng 29- 4, bác sĩ Tạ Quốc Tri, Trưởng Khoa Ngoại thận- Tiết niệu Bệnh viện (BV) Đa khoa TP Cần Thơ, cho biết tình trạng sức khỏe của L.M.D (SN 1990, ngụ xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) - bệnh nhân tự cắt một bên tinh hoàn của mình - đã chuyển biến tốt đẹp sau 4 ngày điều trị. Trưa cùng ngày, bệnh nhân D. đã được xuất viện. Trước đó, D. được người nhà chuyển từ BV Thới Lai lên BV Đa khoa TP Cần Thơ trong tình trạng máu bầm tụ ở vùng bìu do tự cắt tinh hoàn trái và khâu lại bằng chỉ may quần áo. Bệnh nhân luôn tỏ ra đau đớn khi di chuyển. Sau khi rạch bìu lấy khoảng 600 ml máu bầm, ê-kíp phẫu thuật của BV đã xử lý kẹp cầm máu, rửa sạch vết thương và khâu lại vùng bìu cho bệnh nhân D. “Nếu không đến BV điều trị sớm thì chắc chắn tinh hoàn còn lại của bệnh nhân này sẽ bị ảnh hưởng”- một bác sĩ điều trị cho bệnh nhân D., khẳng định. D. cho biết trước đó cảm thấy tinh hoàn của mình có triệu chứng đau, co thắt rất khó chịu nên được vài người bạn thân chỉ dẫn đến nhà một người quen cùng địa phương để… tự xử tinh hoàn. “Những thằng bạn trước đó cũng đã... tự xử nhưng không bị gì nên mình làm theo”- D. cho biết. Cùng ngày, bác sĩ Lê Quang Dũng, Trưởng Khoa Ngoại niệu Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, cho biết nơi đây cũng vừa điều trị thành công một bệnh nhân “tự xử” tinh hoàn của mình, dẫn đến nhiễm trùng do tự khâu vết thương sơ sài. Ngoài ra, cứ khoảng 1-2 tháng, khoa này cũng tiếp nhận và điều trị một bệnh nhân bị vợ cắt “của quý”. "Nếu nạn nhân và "của quý" được đưa vào BV trước 6 giờ thì tỉ lệ nối lại thành công rất cao”- bác sĩ Dũng, cho biết. Cũng theo bác sĩ Dũng, thời gian gần đây, có lẽ do có tìm hiểu thông tin về y khoa nên một số bà vợ hoặc người tình sau khi cắt phăng “của quý” của chồng hoặc người tình thì liền tìm cách bảo quản trong nước đá và mang liền vào BV để chữa trị. Bác sĩ Dũng còn cho biết thêm ngày càng có nhiều bệnh nhân tìm đến khoa để lấy những viên bi ra khỏi “của quý”. Đa phần những bệnh nhân này là những người vừa mới ra tù. Khi đang thụ án, quan niệm của họ là đã có “súng” thì phải có “đạn”. Tuy nhiên, khi trở về gia đình, buộc lòng họ phải lấy “đạn” ra.

Thanh niên

Bệnh viện không được từ chối bệnh nhân ngày nghỉ lễ

Trong các ngày nghỉ lễ dịp 30.4 năm nay, nhiều bệnh viện (BV) cho biết vẫn tăng ca trực khám chữa bệnh cho bệnh nhân (BN). BV Bạch Mai, cho biết nếu chỉ riêng khoa cấp cứu sẽ rất quá tải bởi số BN nặng có thể lên đến 120-130 ca/ngày. Để người bệnh vẫn được khám với chất lượng dịch vụ chu đáo, khoa khám bệnh vẫn có các bàn khám đón tiếp BN; đồng thời tất cả các khoa lâm sàng đều thực hiện khám tại khoa cho BN đến khám chuyên khoa hoặc tái khám. TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV trên cũng cho biết nhiều năm qua, số trẻ được đưa đến khám, cấp cứu thường cao hơn khoảng 20% so với ngày thường, do đó khoa luôn phải chủ động bố trí nhân lực tại chỗ, nhân lực tăng cường trong các tình huống. “Trong các ngày nghỉ lễ thường có xu hướng tăng các ca tiêu chảy rối loạn tiêu hóa, đặc biệt các ca dị ứng sứa biển khi trẻ nhỏ đi nghỉ cùng gia đình”- TS Dũng khuyến cáo. Tại BV Việt Đức, việc trực cấp cứu được chú trọng hơn trong các kỳ nghỉ dài ngày do BN nhập viện tăng cao. Các ca thường gặp là tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, đặc biệt các trường hợp liên quan đến sử dụng rượu bia. Theo TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc BV Việt Đức: “Chúng tôi có các đội trực cấp cứu ngoại viện, là lực lượng phản ứng nhanh, sẵn sàng lên đường trong vòng 20 - 30 phút khi có lệnh điều động trong các tình huống tai nạn, thảm họa với nhiều người bị chấn thương, thương tích trong thành phố và ngoại tỉnh”. Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết thêm không chỉ các BV lên kế hoạch cụ thể về nhân lực, sẵn sàng cấp cứu BN trong kỳ nghỉ, tại Sở Y tế, 5 thành viên trong ban giám đốc trực lãnh đạo 100% trong 6 ngày nghỉ lễ từ 28.4 - 3.5, đảm bảo liên lạc 24/24 giờ hằng ngày. Ngoài ra, còn có các tổ trực chuyên môn, để có giải pháp, chỉ đạo kịp thời khi xảy ra tình huống cần xử trí cùng lúc với nhiều người nhập viện. Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, khẳng định, các BV không được phép từ chối tiếp nhận BN trong các ngày nghỉ lễ. BN và người nhà có thể phản ánh những bức xúc về tinh thần, thái độ, những phiền hà về thủ tục hành chính khi đi khám bệnh qua đường dây nóng được các BV duy trì 24/24 giờ.

18 trẻ nhập viện sau bữa ăn chiều

Sáng 28.4, bác sĩ Trần Văn Dễ, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, cho biết sau thời gian điều trị có 11 trẻ sức khỏe ổn định được bệnh viện cho xuất viện, còn 7 trẻ đang phải tiếp tục theo dõi. Trước đó, sau bữa ăn chiều 27.4, 18 trẻ của Trường mầm non Sao Mai (P.Hưng Lợi, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) phải nhập viện cấp cứu với các triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, mệt lả. Nguyên nhân bước đầu được xác định là bị rối loạn tiêu hóa. Bệnh viện đã truyền dịch, bù nước cho các cháu, đồng thời lấy dịch dạ dày, dịch phân gửi xét nghiệm để xác định nguyên nhân.

Tuổi trẻ

Bé 5 ngày tuổi mang máy tạo nhịp tim vĩnh viễn 

Sáng 27-4, BV Nhi Đồng 2 TP.HCM đã phẫu thuật đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho con bà L.T.M.H., 40 tuổi, ở Đồng Nai, mới 5 ngày tuổi.  Máy tạo nhịp tim vĩnh viễn gồm một điện cực đặt vào tim, còn máy được đặt dưới thành bụng với nhịp tim cố định 120 lần/phút. Sau khi xuất viện, bệnh nhi được theo dõi, tái khám định kỳ tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, các bác sĩ sẽ điều chỉnh nhịp tim tương ứng với độ tuổi của bé. Loại máy này có tuổi thọ khoảng 10 năm, trị giá 49 triệu đồng do bảo hiểm y tế chi trả toàn phần. Những bệnh nhi đặt máy tạo nhịp tim đều không được đi vào những nơi có sóng từ trường mạnh (như phòng chụp MRI). Khi mang thai 24 tuần, bà H. được chẩn đoán thai nhi có block nhĩ thất (rối loạn dẫn truyền từ tâm nhĩ xuống tâm thất). Ngày 22-4, bà H. đã mổ bắt con tại Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM, ngay sau đó con bà được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 đặt máy tạo nhịp tim tạm thời rồi chuyển bé về Bệnh viện Nhi Đồng 2 theo dõi, điều trị tiếp. Sự phối hợp đồng bộ giữa hai bệnh viện Từ Dũ và Nhi Đồng 2 đã được bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao và gửi thư khen ngợi. 

Đi thi bằng xe cứu thương

Hơn 6g, xe của Bệnh viện quận 2 chạy thẳng vào sân trường. Trên xe là hai bác sĩ, một y tá của bệnh viện “tháp tùng” bệnh nhân Huỳnh Công Đức đi thi. Cửa xe cấp cứu mở ra, ba của Đức - ông Huỳnh Công Tiên - bế con vào tận phòng thi. Dù bị vỡ gan độ 2 nhưng bạn Huỳnh Công Đức, học sinh lớp 12A1, vẫn dự thi môn học cuối học kỳ II tại Trường THPT Thủ Thiêm (P.An Phú, Q.2, TP.HCM) vào sáng 27-4 trong sự chăm sóc y tế của các bác sĩ.

Giúp bệnh nhân đi thi

Trong khi Đức cặm cụi làm bài thi thì ngoài cổng trường, hai bác sĩ và một y tá của bệnh viện luôn túc trực. Khi Đức vừa thi xong, xe cấp cứu của bệnh viện chạy lại phía cổng trường đón Đức trở về khoa ngoại Bệnh viện quận 2. Bác sĩ Trần Văn Khanh, giám đốc Bệnh viện quận 2, cho biết lúc 21g50 ngày 24-4, khoa cấp cứu Bệnh viện quận 2 tiếp nhận bệnh nhân Huỳnh Công Đức, 18 tuổi, ở Q.9, bị tai nạn giao thông. Sau khi khám cận lâm sàng và hội chẩn, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị vỡ gan độ 2. Gan của bệnh nhân có xuất huyết nhưng vẫn nằm trong bao gan nên các bác sĩ chỉ điều trị bảo tồn để gan tự cầm máu chứ không can thiệp. Trong những ngày nằm viện điều trị tại Bệnh viện quận 2, Đức luôn bày tỏ mong muốn được đến trường dự thi. Trước mong muốn này của Đức, các bác sĩ đã xem xét tình trạng sức khỏe và quyết định cho Đức đi thi. Do đó, các bác sĩ điều một êkip theo dõi sát và chở bệnh nhân đi thi bằng xe cứu thương của bệnh viện. Trong lúc Đức làm bài thi, xe cứu thương và êkip cấp cứu của bệnh viện túc trực ngay tại trường để nếu Đức có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sẽ chuyển ngay về bệnh viện điều trị.

Sẽ dự thi đại học ngành y

Sau buổi thi, Đức lại trở về khoa ngoại Bệnh viện quận 2. Nằm trên giường bệnh, Đức vui vẻ khoe: “Sáng nay em làm bài khá tốt. Hóa chừng 7-8 điểm. Môn địa lý cũng khá ổn...”. Ông Huỳnh Công Tiên ngồi cạnh đó kể tối 24-4, con trai ông bị tai nạn giao thông trên đường đi học về. Dù bị chấn thương phải nằm viện nhưng Đức luôn mong được tham dự các môn thi. Trước ngày thi, Đức năn nỉ các bác sĩ: “Bác sĩ ơi cho con đi thi nhé”. Qua kiểm tra tình hình sức khỏe của Đức, các bác sĩ đã đồng ý. Đức mừng lắm. Hỏi vì sao không đợi khỏi bệnh rồi thi sau, Đức lắc đầu: “Em muốn đi thi cùng các bạn. Thi học kỳ xong để còn yên tâm ôn thi tốt nghiệp và đại học. Hôm mới bị tai nạn, em lo lắm, sợ bị nặng kéo dài thời gian phải bỏ thi học kỳ, tốt nghiệp, đại học”. Đó là lý do mà từ lúc nhập viện, sau ngày đầu tiên tỉnh tỉnh mê mê, Đức đã nhờ ba mẹ, bạn bè mang tài liệu vào bệnh viện cho mình. “Ban đầu em chỉ nằm ngửa được. Cầm sách, tài liệu lên đọc rất mỏi tay và mỏi cổ nhưng em cố gắng ôn thi” - Đức nhớ lại. Đức nói đợt này sẽ thi đại học ngành y. Ba Đức nói khi con ông bị tai nạn, nhà trường, bệnh viện đều hết lòng quan tâm. “Sáng cháu thi, thầy hiệu trưởng cũng đến tận phòng thi động viên. Giám đốc bệnh viện cũng qua trường thăm cháu”.

Nhà trường hỗ trợ tối đa

Thầy Nguyễn Tiến Hỷ, hiệu trưởng Trường THPT Thủ Thiêm, cho biết: “Trong các kỳ kiểm tra, nếu học sinh không đủ sức khỏe để dự thi (như đau ốm, tai nạn, cảm sốt…) thì làm đơn báo với nhà trường về việc này, trường sẽ tạo điều kiện để học sinh được kiểm tra vào một buổi khác thích hợp chứ không nhất thiết phải cố gắng đi thi khi sức khỏe chưa ổn định. Nhà trường cũng khuyến khích học sinh nghỉ ngơi chờ đến khi đảm bảo sức khỏe rồi mới làm lại bài kiểm tra, nhưng riêng trường hợp này em đã vắng 2/8 môn nên quyết tâm đi thi, gia đình đồng ý và bác sĩ cũng cho biết em đảm bảo sức khỏe để làm bài. Nếu các em cảm thấy đủ sức khỏe và tinh thần để vào phòng thi thì nhà trường cũng hỗ trợ tối đa cho các em".

Bồi thường 2,4 tỉ USD vì thuốc tiểu đường gây ung thư

Tập đoàn dược phẩm Nhật Takeda Pharmaceutical vừa đồng ý bồi thường 2,4 tỉ USD để dàn xếp vụ kiện liên quan đến thuốc chống tiểu đường Actos có khả năng gây bệnh ung thư. Theo AFP, thỏa thuận này sẽ giúp dàn xếp các vụ kiện của 8.000 người sử dụng thuốc Actos từ cuối thập niên 1990 để chữa bệnh tiểu đường type 2. Họ cáo buộc Hãng Takeda không cảnh báo cho người dùng nguy cơ gây bệnh ung thư của thuốc Actos. Tuy nhiên, Takeda vẫn tuyên bố cáo buộc thuốc Actos gây ung thư là không có cơ sở. Năm ngoái, một bồi thẩm đoàn ở bang Louisiana ra lệnh cho Takeda và công ty đối tác Mỹ Eli Lilly bồi thường 9 tỉ USD cho một bệnh nhân khẳng định thuốc Actos khiến ông mắc bệnh ung thư bàng quang. Tuy nhiên một thẩm phán sau đó giảm số tiền bồi thường xuống chỉ còn 36,8 triệu USD. Eli Lilly là đối tác tiếp thị và bán hàng của Takeda cho đến năm 2006. Công ty này tiếp thị và bán thuốc Actos tại nhiều khu vực ở châu Á, châu Âu cũng như Canada và Mexico. Chính phủ một số nước đã cấm lưu hành thuốc Actos. 

Đề phòng trẻ ngạt nước

Chỉ một chút sơ suất, hai đứa trẻ bị ngạt nước, trong đó có một bé nguy cơ để lại di chứng. Bé H.M.T., 26 tháng tuổi, ở huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp, theo ghe của gia đình đi bán tạp hóa dọc sông Tiền, đến Mỹ Tho thì neo ở bến sông. Trong lúc mẹ đang giặt quần áo, bé ngồi kế bên chơi thì lọt tõm xuống sông. Một lúc sau bé mới được cứu lên. Lúc nhập viện bé hôn mê sâu, phải thở máy, đồng tử hai mắt giãn rộng. Nếu bé được cứu sống cũng để lại di chứng thần kinh. Còn bé N.T.N., 16 tháng tuổi, nhà ở Tiền Giang, may mắn hơn. Bé N. được anh trông coi. Một lúc sau mẹ bé N. phát hiện bé bị chúi đầu vào xô nước, bất động. Mẹ bé N. bế con ra khỏi xô rồi xốc nước, thấy con khóc được nên đưa vào bệnh viện. Sau hai ngày điều trị bé N. thoát qua cơn hiểm nghèo. Khi sơ cứu người ngạt nước, nếu nạn nhân bị ngạt nước tại sông, suối, rạch... cần kiểm tra xem có vật gì trong miệng và nhanh chóng lấy ra bằng tay, tiếp đến là hà hơi thổi ngạt. Thổi hai cái có hiệu quả (thổi có hiệu quả là nhìn thấy lồng ngực nạn nhân nhô lên theo nhịp thổi, hoặc thổi năm cái với nhịp bình thường). Nếu nạn nhân ngưng tim thì nhanh chóng ấn tim ngoài lồng ngực. Ấn vào vùng nửa dưới xương ức của nạn nhân, nếu trẻ dưới 1 tuổi dùng hai ngón tay cái ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú khoảng bằng bề ngang một ngón tay, ấn tim năm cái, thổi ngạt một cái. Nếu trẻ trên 1 tuổi và người lớn, dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau ấn vào phía trên mỏm ức khoảng hai lần bề ngang của ngón tay, ấn 15 cái, thổi hai cái.

Nhiều trẻ chấn thương mắt khi đi học

Tại BV Mắt TP.HCM, trung bình mỗi tháng có 30-40 bệnh nhi bị chấn thương mắt nhập viện điều trị, trong đó nhiều trẻ chấn thương khi đi học, đa số trường hợp chấn thương mắt xảy ra ở trẻ dưới 7 tuổi. Các loại chấn thương mắt đe dọa gây giảm thị lực của trẻ phải nhập viện.

Đủ kiểu chấn thương

Ngày 7-4, tại khoa mắt nhi có hai bệnh nhi bị chấn thương mắt khi đi học. Bé H.V.L. (7 tuổi, học sinh Trường tiểu học) bị chấn thương mắt trước đó một ngày do một bạn học cùng lớp đẩy cánh cửa sổ phòng học lúc ra chơi đập vào mắt, gây rách da mi mắt phải nhập viện để phẫu thuật khâu lại. Còn bé T.M.N. (9 tuổi, Đồng Nai, nhập viện ngày 27-3) bị chấn thương mắt do bạn học lấy trái me chọi trúng mắt. Hậu quả là N. bị rách giác mạc, có dị vật nằm trong mắt, gây mủ tiền phòng nên đã được các bác sĩ Bệnh viện Mắt TP.HCM lấy dị vật ra khỏi mắt, khâu giác mạc cấp cứu...BV Mắt TP cũng từng điều trị cho một học sinh tiểu học bị chấn thương mắt do bạn học dùng que xiên cá viên chiên cột dây thun và bắn vào mắt em gây thủng giác mạc. Ghi nhận của khoa mắt nhi cho thấy nguyên nhân gây chấn thương mắt ở học sinh rất đa dạng. Có bé bị thủng mắt do bút, compa hay cây đâm vào mắt, rách mắt do kính vỡ, do đùa giỡn va đập vào cửa lớp, do té ngã đập trúng mắt, chảy máu bên trong mắt do đánh nhau, do bị ná bắn, do trúng nắp chai nước ngọt, do dây ràng đồ, do dao kéo, do chó cắn... Tùy loại chấn thương mắt và mức độ trầm trọng của chấn thương mà sự hồi phục thị lực của trẻ sau chấn thương sẽ khác nhau. Trẻ có thể bị các chấn thương nhẹ như sưng bầm mi, xuất huyết kết mạc, rách da đơn giản, rách kết mạc ít. Với chấn thương nhẹ này trẻ không cần nhập viện theo dõi và ít gây ảnh hưởng thị lực nếu đáp ứng điều trị tốt. Với chấn thương nặng như có vết thương xuyên thấu làm thủng, rách giác mạc, rách củng mạc, hoặc các chấn thương đụng dập nhưng gây chảy máu nhiều bên trong nhãn cầu, trẻ cần nhập viện điều trị vì đe dọa làm giảm hoặc mất thị lực vĩnh viễn. Các trường hợp mất hẳn thị lực ngay như vỡ nhãn cầu phức tạp không thể khâu giữ được mắt thì phải bỏ mắt hoặc mắt bị nhiễm trùng quá nặng do chấn thương không đáp ứng điều trị bảo tồn thì không thể nhìn thấy lại được.

Đi bệnh viện ngay

Khi học sinh bị chấn thương mắt ở trường, thầy cô giáo nên tìm hiểu xem trẻ chấn thương do nguyên nhân gì. Nếu do hóa chất, bụi bẩn rơi vào mắt cần rửa sạch mắt với nước sạch hoặc nước muối sinh lý ngay tại trường rồi băng nhẹ mắt và chuyển đến bệnh viện có chuyên khoa mắt để điều trị. Nếu chấn thương do vật lạ đâm vào mắt thì không nên rút ra mà có thể cắt gọn, băng nhẹ bằng gạc sạch rồi đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa mắt ngay. Nếu nghi ngờ mắt trẻ bị rách hay vỡ thì băng nhẹ bằng gạc sạch, không đè ép lên mắt rồi chuyển ngay đến bệnh viện có chuyên khoa mắt, tránh làm chậm trễ thời gian dẫn đến biến chứng nặng. Về điều trị, bác sĩ Anh Thư cho biết việc điều trị chấn thương mắt phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố: tác nhân gây chấn thương, loại chấn thương, trẻ được sơ cứu hay xử trí gì chưa, thời gian từ lúc xảy ra chấn thương đến lúc được điều trị bao lâu. Cần lưu ý vết thương phải được xử trí và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa mắt, đặc biệt là bác sĩ chuyên khoa mắt nhi. Vì mắt trẻ là mắt đang lớn, chức năng thị giác đang hình thành và phát triển nên sự hồi phục chức năng thị giác của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi, xử trí ban đầu, quá trình điều trị và quan trọng là điều trị nhược thị về lâu dài. Ngoài ra, cần theo dõi và lưu ý các trường hợp nhãn viêm giao cảm xảy ra ở mắt lành còn lại sau khi bị chấn thương xuyên thủng nhãn cầu một mắt.

Phòng chấn thương

“Chấn thương mắt có thể phòng tránh được bằng những phương pháp tương đối đơn giản. Yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng ngừa chấn thương nhãn cầu ở trẻ là tư vấn, giáo dục cách phòng ngừa cho cha mẹ của bé” - bác sĩ Anh Thư hướng dẫn. Cụ thể, cha mẹ không nên cho trẻ chơi đùa với các vật sắc nhọn như dao, kéo, kim, tăm, đinh... Đối với các vật không sắc nhọn như đồ chơi, đũa, thước, cạnh bàn... phụ huynh vẫn cần dạy trẻ cách chơi an toàn với chúng. Với vật dụng là đồ gỗ thì các góc cạnh nên bo tròn để tránh việc trẻ bị té, va đập vào gây đâm thủng mắt. Ngoài ra, gia đình không nên cho trẻ chơi các vật có lực bắn như dây ràng, đạn, cung tên, súng nhựa... Nên dạy trẻ cẩn trọng khi chơi thể thao như đá banh, cầu lông... Đối với các vật nuôi như chó, mèo... gia đình cần giám sát chặt khi trẻ chơi đùa và dạy trẻ biết cách chơi với chúng an toàn. Bên cạnh đó, việc giáo dục trẻ tránh gây ra xung đột dẫn đến đánh nhau với bạn bè cũng rất quan trọng. Ngoài ra, người lớn cần trông coi trẻ nhỏ kỹ lưỡng, giám sát trẻ chặt chẽ để tránh té ngã, quơ tay trúng mắt. Khi trẻ đến trường học, thầy cô và nhà trường nên lưu ý, nhắc nhở, hướng dẫn học sinh lúc chơi đùa không nên xô đẩy nhau để tránh té ngã, va đập vào cửa, cạnh bàn ghế... Giờ ra chơi hay đang học tập không được dùng các vật dụng sắc nhọn, vật có lực bắn kể trên để bắn, chọi hay đâm vào mắt bạn bè, dẫn đến chấn thương mắt cho bạn.

Cẩn trọng sau điều trị chấn thương

Sau khi trẻ xuất viện, cần cho trẻ uống thuốc theo toa bác sĩ cấp, đưa trẻ đi tái khám theo hẹn hoặc khi có bất thường: đau nhức mắt, giảm thị lực, đỏ mắt nhiều hơn. Đặc biệt chú ý phát hiện sớm biến chứng nhãn viêm giao cảm xảy ra ở mắt lành: đột ngột giảm thị lực nhanh chóng, chói sáng, kích thích... Nếu bị chấn thương mà phải làm việc trên máy vi tính, đọc sách... nên có thời gian nghỉ giữa buổi để giảm điều tiết mắt. Cần ăn đầy đủ chất giúp nâng cao sức khỏe, bổ sung các vitamin A, C và E để mau lành vết thương; ăn thức ăn dễ tiêu, trái cây để tránh bị táo bón dẫn đến tăng áp lực ở mắt chấn thương khi đi đại tiện. Do tổn hại thị trường mắt sau chấn thương nên các em cần cẩn trọng khi di chuyển để tránh vấp ngã, hụt chân, va chạm do nhìn không rõ.

VietnamPlus

Công an Hà Nội triệt phá 2 đường dây làm giả giấy xuất, nhập viện

Ngày 28/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC 45), Công an thành phố Hà Nội cho biết đã phá hai đường dây tội phạm chuyên làm giả và mua bán giấy xuất, nhập viện tại các Bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố. Tổng cộng có 7 đối tượng nằm trong các đường dây này đã bị bắt khẩn cấp. Các đối tượng trong đường dây thứ nhất gồm Vũ Văn Đề (sinh năm 1991, ở làng sinh viên Hacinco, quận Thanh Xuân), Dương Văn Mạnh (sinh năm 1991, ở phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân), Nguyễn Thị Thương (sinh năm 1991, trú tại phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm) đều là sinh viên; Đặng Thị Tuyết (sinh năm 1995, trú tại phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy) và Đinh Quang Tùng (sinh năm 1991, trú tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy). Đường dây thứ hai gồm Bùi Thị Thu Hà (sinh năm 1991) và Đinh Thế Nam (sinh năm 1993), là sinh viên, thuê trọ ở phường Mai Động, quận Hoàng Mai (Hà Nội). Cơ quan cảnh sát điều tra cho biết, vừa qua trên mạng xã hội xuất hiện một số đối tượng làm giả và rao bán giấy khám sức khỏe, giấy xuất-nhập viện. Khách có nhu cầu muốn mua các loại giấy tờ trên, chỉ cần bỏ ra từ 100.000-150.000 đồng và sau 24 giờ kể từ khi liên hệ, sẽ có ngay các loại giấy tờ cần thiết của các bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố. Trước tính chất nghiêm trọng của vụ việc, hai lực lượng PC 45 và PC 50 điều tra, làm rõ và ra lệnh bắt khẩn cấp 5 đối tượng chuyên làm giả và tiêu thụ các loại giấy tờ của Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương gồm: Dương Văn Mạnh, Vũ Văn Đề, Nguyễn Thị Thương, Đặng Thị Tuyết, Đinh Quang Tùng. Qua đấu tranh, các đối tượng khai đầu năm 2015, phát hiện nhu cầu khám chữa bệnh tăng và mật độ bệnh nhân các tỉnh về Hà Nội khám chữa bệnh tại các bệnh viện lớn tăng cao, Vũ Văn Đề đã nghĩ cách làm giả giấy khám sức khỏe bằng thủ đoạn photocopy giấy khám sức khỏe của Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương và làm giả con dấu tên bác sỹ, con dấu của bệnh viện, rao bán trên mạng facebook. Đề tự lập trang mạng facebook “Lô đề cao cấp” để rao bán thông tin qua mạng. Khách có nhu cầu đặt mua giấy khám sức khỏe sẽ liên hệ giao dịch trực tiếp với Đề qua số điện thoại di động được đăng trên mạng. Tham gia đắc lực vào hành vi vi phạm này là Dương Văn Mạnh. Mạnh tự lập trang facebook “Giấy khám sức khỏe,” đăng số điện thoại cá nhân lên mạng và rao bán giấy khám sức khỏe giả mua của Đề với giá 50 nghìn đồng/ tờ. Ngoài ra, Mạnh còn tự nghĩ cách làm giả các loại giấy tờ như giấy ra viện, giấy khám sức khỏe và giấy chứng nhận sức khỏe của Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương để rao bán cho khách. Mạnh tự photocopy màu hình con dấu giả Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương vào các loại giấy tờ giả trên, tự tay ký chữ ký của các bác sỹ bệnh viện này vào các cột, mục in trên tài liệu và rao bán với giá từ 15.000-80.0000 đồng/tờ. Trong quá trình khám xét nơi ở của các đối tượng liên quan, cơ quan công an đã phát hiện, thu được một con dấu tên bác sỹ, 217 tài liệu giả gồm các loại giấy tờ ra viện, giấy xin xác nhận, giấy khám sức khỏe, giấy chứng nhận sức khỏe của Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương. Các loại giấy tờ trên đều được làm dạng khống, có sẵn chữ ký và con dấu của các bác sỹ và Bệnh viện Giao thông Vận tải Trung ương. Trong thời gian này, Cơ quan công an phát hiện ra đường dây thứ hai mua bán giấy tờ giả của Bùi Thị Thu Hà và Đinh Thế Nam. Từ tháng 6/2014, Hà và Nam bàn nhau làm giả các loại giấy ra viện, giấy chứng nhận điều trị, sổ khám chữa bệnh của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc. Làm rõ hành vi vi phạm của Hà và Nam, cơ quan công an đã bắt 2 đối tượng này. Khám xét nơi thuê trọ của Hà và Nam, cơ quan công an phát hiện, thu giữ 4 con dấu, trong đó có hai con dấu giả mạo tên các bác sỹ và hai con dấu giả Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc, cùng với 51 tài liệu giả gồm các loại giấy tờ ra viện, giấy xác nhận điều trị, sổ khám bệnh của hai bệnh viện này. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc./. 

Cần Thơ: Nhiều trẻ mầm non cấp cứu vì nghi ngộ độc thức ăn

Tối 27/4, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ tiếp nhận 18 bệnh nhi đến từ Trường mầm non Sao Mai (phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) đến cấp cứu do nghi ngộ độc thức ăn sau bữa ăn chiều. Theo hồ sơ bệnh án, toàn bộ số bệnh nhân này khi nhập viện cấp cứu trong tình trạng nôn, ói, tiêu chảy, thể trạng suy kiệt; tất cả đều là học sinh các khối lớp mầm, chồi, lá của Trường mầm non Sao Mai. Số học sinh này sau bữa ăn chiều thì gặp các triệu chứng trên và được giáo viên và người nhà đưa vào Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cấp cứu. Tối 27/4, có mặt tại Khoa Cấp cứu, bác sỹ Trần Văn Dễ, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cho biết, hiện các bác sỹ của Bệnh viện đang tiến hành truyền dịch, bù nước cho các bệnh nhi, đồng thời đội ngũ y tế của bệnh viện cũng sẽ tiến hành lấy mẫu, xét nghiệm máu, dịch ói, dịch phân để xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn, ói, tiêu chảy… của các cháu. Theo chẩn đoán ban đầu, số bệnh nhi trên nhập viện cấp cứu là do rối loạn tiêu hóa. Hiện ngoài 18 trẻ mà Bệnh viện đã tiếp nhận cấp cứu, tối cùng ngày, bệnh viện tiếp nhận điều trị thêm một số học sinh của Trường mầm non Sao Mai đến cấp cứu với các triệu chứng bệnh tương tự. Cũng trong tối 27/4, Trung tâm Y tế dự phòng Cần Thơ đã đến Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ lấy mẫu bệnh để xác định nguyên nhân sự cố này./.

Nhiều người dân ở ĐBSCL liên tục bị rắn độc cắn do chủ quan

Thời gian qua người dân Đồng bằng sông Cửu Long liên tục bị rắn độc cắn. Trung bình mỗi tháng, Bệnh viện Quân y 121 Cần Thơ tiếp nhận cấp cứu 8 ca nặng do rắn độc cắn, tăng 150% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là rắn lục đuôi đỏ và rắn hổ đất. Bác sỹ Đặng Ngọc Thuyết, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật-Gây mê hồi sức-Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 121 Cần Thơ cho biết, chiều 19/4, khoa tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân Lê Tô Điền (25 tuổi, ngụ phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ) bị rắn hổ cắn. Theo hồ sơ bệnh án, bệnh nhân Điền nhập viện trong tình trạng lơ mơ, tiếp xúc chậm, sập mi mắt, mạch nhanh. Sau khi nhập viện cấp cứu, bệnh nhân Điền bắt đầu hôn mê sâu, rối loạn hô hấp, thở ngáp cá. Khoảng 10 phút sau khi nhập viện, bệnh nhân đã ngưng thở. Lúc này, các bác sỹ tiến hành đặt ống nội khí quản cho bệnh nhân thở máy, kiểm soát về hô hấp, tuần hoàn, giảm đau cho bệnh nhân. Tiếp đó, bệnh nhân được dùng huyết thanh kháng nọc độc rắn. Sau khi được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân hiện đã tỉnh táo và tiếp tục nằm điều trị tại bệnh viện. Một trường hợp khác là bệnh nhân Huỳnh Văn Ngà (49 tuổi, ngụ huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 121 do bị rắn lục đuôi đỏ cắn trong tình trạng choáng, tụt huyết áp, nôn nhiều, bàn chân phải sưng to do bị rắn cắn trúng 4 phát. Lập tức, các bác sỹ khoa Phẫu thuật-Gây mê hồi sức-Cấp cứu của bệnh viện tiến hành cấp cứu cho bệnh nhân. Bệnh nhân được các bác sỹ giảm đau, chống phù nề, truyền 2 đơn vị khối tiểu cầu và huyết thanh kháng nọc độc rắn. Sau cấp cứu, hiện bệnh nhân tỉnh táo và tiếp tục điều trị. Bác sỹ Nguyễn Trung Kiên, Phó khoa Phẫu thuật-Gây mê hồi sức-Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 121 cho biết, đối với 2 trường hợp trên, nếu không được cấp cứu, xử trí kịp thời thì bệnh nhân sẽ tử vong do suy hô hấp, rối loạn đông máu. Bác sỹ Kiên cho biết thêm, thời gian qua bệnh viện tiếp nhận cấp cứu nhiều bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn, khi nhập viên đã ngưng thở, song với nỗ lực của các bác sỹ, các bệnh nhân điều được cứu sống. Hiện hai loại rắn độc phổ biến thường cắn người là rắn hổ đất và rắn lục xanh đuôi đỏ. Nếu bị rắn hổ cắn, nọc độc của nó sẽ gây liệt thần kinh. Người bị rắn cắn mặc dù vẫn tỉnh táo nhưng không thở được, suy hô hấp, dẫn đến tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. Với rắn lục đuôi đỏ (nọc độc hơn rắn lục không có đuôi đỏ) khi bị cắn, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng rối loạn về đông máu, làm sưng nề tại chỗ và chảy máu không cầm được, nếu không được cấp cứu kịp thời bệnh nhân sẽ bị xuất huyết não, xuất huyết ở các cơ quan khác rồi tử vong. Dù đang là mùa khô, mùa có lượng bệnh nhân bị rắn cắn rất ít, nhưng từ đầu năm đến nay Bệnh viện Quân y 121 đã tiếp nhận cấp cứu đến 20 ca. Riêng từ đầu tháng Tư đến nay, số bệnh nhân bị rắn cắn thể nặng nhập viện cấp cứu tăng mạnh; trung bình bệnh viện tiếp nhận cấp cứu từ 1 đến 2 ca mỗi tuần. Riêng trong năm 2014, bệnh viện tiếp nhận 200 ca cấp cứu do rắn cắn, trong đó có 70% số bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Theo bác sỹ Kiên, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sắp bước vào mùa mưa, môi trường thay đổi nên lượng rắn độc sẽ xuất hiện nhiều hơn so với mùa khô. Lý giải điều này, bác sỹ Kiên cho hay, do môi trường thay đổi, thay đổi mắt xích chuỗi thức ăn, vào mùa mưa, mùa lũ nước ngập, loại rắn này sẽ bò vào khu dân cư, cây cối quanh nhà, nên hầu hết người bị cắn là những người làm vườn không trang bị bảo hộ như ủng, găng tay… Để đề phòng rắn độc cắn, các bác sỹ khoa Phẫu thuật-Gây mê hồi sức-Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 121 khuyến cáo, người dân khi ra vườn phải mang ủng, bao tay, phát quang môi trường xung quanh sạch sẽ. Khi phát hiện người bị rắn độc cắn, người dân cần nhanh chóng buộc garô để ngăn chặn chất độc lan rộng khắp cơ thể, vệ sinh sạch sẽ vết cắn, nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế điều trị kịp thời./. 

Dân trí

Mùa nóng, uống nước phải đúng cách

Trời nắng nóng khiến người đi đường lúc nào cũng cảm thấy khát nước và có thể ghé bất cứ chỗ nào để “giải nhiệt” bằng một ly nước mát nào đó. Tuy nhiên, theo các bác sĩ Đông y, nước giải khát bán ngoài đường vừa mất vệ sinh vừa không đảm bảo đúng chất lượng. Mặt khác, việc uống nước giải nhiệt nhiều trong ngày chưa hẳn là tốt.

Bù nước bằng cách nào?

BS Lê Hùng, Chủ tịch Hội Đông y TPHCM, cho biết mùa nắng nóng khi làm việc thân thể thường toát nhiều mồ hôi dẫn đến bị mất nước nên có cảm giác nóng và “khô” người. Cách giải quyết tình trạng này đơn giản nhất là uống nhiều nước để bù lượng nước mất. “Chúng ta chỉ cần uống nước đun sôi để nguội thế là tốt rồi. Trường hợp làm việc trong môi trường nắng nóng nhiều, chơi thể thao nhiều, lượng mồ hôi mất quá nhiều nên cơ thể vừa mất nước vừa mất thêm các chất muối, các chất điện giải... thì nên pha thêm một chút muối trong một ly nước rồi uống, thế là đủ”, BS Hùng khuyên. Còn theo lương y Trần Nam Hoàn, Hội Đông y quận Tân Bình (TP.HCM), nắng nóng làm cho bì phu (da ngoài) nóng, đặc biệt là trẻ con thường nổi rôm sảy. Nước mát trong Đông y có vị cát căn (thường gọi bột sắn dây) có tính năng giải nhiệt ngoài da nên uống vị này rất tốt. Hay có thể uống những vị nước đắng có tính năng tả hỏa, giảm nhiệt trong cơ thể như nước ép khổ qua, chanh, cà chua, dưa leo… cũng rất tốt.

Có thể kết hợp nhiều loại dược thảo

Mùa nắng nóng ngoài vấn đề rất quan trọng là phải uống đủ nước còn có một số nước giải khát có thể giúp bồi bổ và làm mát cơ thể. Thí dụ các loại nước trái cây (cam, chanh, bưởi, mơ, nho, thơm, dưa hấu...) hay một số loại dược thảo mà người dân thường hay sử dụng để chế biến làm nước mát dùng trong mùa nắng: rễ tranh, mía lau, râu bắp, mã đề, hoa cúc, nha đam, artichoke, nhân trần, sa sâm, huyền sâm... Có thể dùng một loại như mía lau hay râu bắp... hay có thể kết hợp hai loại với nhau như mía lau và râu bắp hay rễ tranh, mía lau để nấu nước mát.

Uống nước mát cũng phải vừa đủ

Tuy nhiên, BS Hùng cũng lưu ý uống nước mát cũng nên uống vừa phải vì nó được nấu từ những loại dược thảo. Những loại dược thảo này cũng có tác dụng dược lý của nó như mía lau, râu bắp, rễ tranh, mã đề... ngoài tác dụng làm mát cơ thể còn có tác dụng lợi tiểu. Chính vì vậy nên dùng một ngày khoảng 1-2 ly lớn là đủ (khoảng trên dưới 2 lít/ngày). Một số người uống nhiều và uống lâu dài có thể bị chuột rút và cảm thấy mệt mỏi do mất các chất điện giải. Một số người tạng hàn (lạnh) không nên uống nhiều nước mát vì có thể làm cho cơ thể bị lạnh và bệnh sẽ nặng thêm khi thời tiết chuyển qua mùa lạnh. “Uống nước mát cũng nên uống từ từ để cơ thể nạp và đưa ra bì phu một cách thích hợp. Còn ta uống thật nhiều, một hơi hết một ly lớn thì nguy hiểm vô cùng, đặc biệt là người già yếu và trẻ em ít vận động. Khi ta thấy đi tiểu dễ, tiểu cũng là bài tiết giải nhiệt, nước tiểu trong, nhiều vừa là chúng ta đã sử dụng vừa đủ. Còn tiểu nhiều và nhiều lần bất bình thường là không tốt rồi”, lương y Trần Nam Hoàn cho biết thêm.

Nước sâm ngoài đường khó đạt vệ sinh

Hiện tượng người dân hay ghé những điểm bán nước sâm ngoài đường để uống là khá phổ biến trong mùa này. Nước sâm bán đại trà ngoài đường không thể biết được là loại nước gì, nấu từ dược thảo gì. Độ ngọt của nước sâm này là ngọt tự nhiên hay ngọt do đường và nếu ngọt do đường thì đường tự nhiên hay đường hóa học. Ngoài ra các vật dụng chứa đựng, bảo quản có hợp vệ sinh không, thời gian bảo quản... Tất cả vấn đề trên nếu không tuân thủ những điều kiện vệ sinh tối thiểu thì nước sâm sẽ bị nhiễm khuẩn, ôi thiu và có thể gây bệnh cho người tiêu dùng (chẳng hạn như bệnh đường tiêu hóa). Cũng có thể phối hợp nhiều loại như râu bắp, mía lau, mã đề, rễ tranh, hoa cúc…, mỗi loại khoảng 16-20 g và ba khúc mía lau (nên đập dập trước khi nấu) với khoảng 2 lít nước nấu sôi rồi để nguội là có một loại nước mát rất tốt để dùng hằng ngày.

Vụ nhiều trẻ nôn ói nhập viện: Có thể do ăn bánh mì ngọt

Như Dân trí đã thông tin, chiều 27/4, có 18 bé học tại Trường Mầm non Sao Mai, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ được gia đình đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện nhi đồng Cần Thơ trong đêm 27 đến rạng sáng ngày 28/4, với các triệu chứng ói, tiêu chảy, sốt; nghi bị ngộ độc thực phẩm. Đến 10h sáng ngày 28/4, có thêm 4 trẻ cùng học tại trường này được người thân đưa đến bệnh viện với các triệu chứng tương tự. Tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, phụ huynh cháu Nguyễn Thanh Bình (6 tuổi) cho biết: “Con tôi bị ói tại trường từ chiều hôm qua (sau bữa ăn), các cô giáo gọi điện gia đình đến đưa cháu về. Nguyên đêm qua, cháu ói và tiêu chảy liên tục, uống nước cũng ói ra hết. Gần sáng nay thì cháu phát sốt nên gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu, đang được truyền dịch. Vào đây tôi mới biết có nhiều trẻ khác học cùng trường với con tôi cũng nhập viện điều trị”. Kế bên là cháu Nguyễn Trần Hoàng Gia (6 tuổi), cùng học tại trường Trường Mầm non Sao Mai. Chị Trần Thị Anh Đào (mẹ cháu) nói: “Sau khi đi học về, cháu ói nhiều. Tôi nghĩ cháu bị rối loạn tiêu hóa thông thường nên để ở nhà cho uống thuốc nhưng không hết, tình hình ngày càng nặng hơn. Khi cháu tiêu chảy liên tục, gần sáng thì phát sốt nên sáng sớm nay vợ chồng tôi tức tốc đưa cháu vào cấp cứu”. Nhiều bệnh nhi và phụ huynh của các em cho biết bữa ăn nhẹ ở trường chiều qua (27/4) là bánh mì ngọt; bữa trưa thì ăn cơm với canh bí rợ, trứng luộc, nước tương…Cũng theo bác sĩ Dễ, sau khi nhập viện các cháu được truyền dịch, điều trị xử lý các triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Hiện tại, có một nửa số các cháu nhập viện đêm qua có sức khỏe tiến triển tốt và được xuất viện. Số còn lại tiếp tục theo dõi, điều trị. Riêng một số cháu nặng hơn, bị sốt nhiều đang được theo dõi nhiễm trùng máu”. Theo các y bác sĩ, nhiều khả năng các cháu bị ngộ độc do ăn bánh mì ngọt (bị nhiễm khuẩn) tại trường. Cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở Y tế Cần Thơ đang vào cuộc tìm nguyên nhân dẫn đến vụ việc này…

Một phụ nữ nhập viện do thời trẻ bơm ngực

Một phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú đã phải nhập viện do ngực trái bị sưng to gấp 3 lần ngực phải. Nguyên nhân do thời còn trẻ, chị đi Hồng Kông bơm mỡ nhân tạo, đến khi cho con bú, ngực chị bị nhiễm trùng. Ngày 25/4, Khoa Tạo hình-Thẩm mỹ, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết sức khỏe chị C.T.C. (SN 1979, quê Tây Ninh) đã ổn định, nạn nhân trao đổi tốt và có thể xuất viện trong thời gian tới. Trước đó, ngày 24-/4, chị C. được người nhà đưa đến Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng ngực trái sưng to gấp 3 lần ngực phải, bị áp-xe ngực kèm theo nóng, sốt, đỏ và đau. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã phẫu thuật, hút 3 lít mủ và sữa trong ngực chị C. Chị C. cho biết cách đây 15 năm, chị cùng 5 người bạn đi Hồng Kông du lịch. Sau đó, cả nhóm đến một bệnh viện bơm mỡ nhân tạo với giá 2.500 USD/người. Sau đó, sức khỏe của chị vẫn bình thường, tuy nhiên sau khi sinh đứa con thứ 2 được 2 tháng và đang trong thời kỳ cho con bú thì ngực trái của chị có dấu hiệu bất thường, sưng to và đau. Gia đình đã đưa chị C. đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh theo dõi, tuy nhiên tình hình không khả quan nên chị được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Chị C. chia sẻ: “Nhóm bạn tôi chưa ai có chồng nên hiện giờ họ cũng lo sợ bị biến chứng sau này”. Bác sĩ Đỗ Quang Hùng, Trưởng khoa Tạo hình- Thẩm mỹ, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết: “Khi chất lạ được bơm vào các bộ phận trên cơ thể người bình thường cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu người phụ nữ mang thai và đang trong thời kỳ cho con bú thì chính môi trường sữa sẽ dễ bị nhiễm trùng”. Theo bác sĩ Hùng, tỉ lệ nhiễm trùng sẽ cao gấp 2-3 lần nếu ngực của phụ nữ đang cho con bú có chất lạ như slicon, chất làm đầy, mỡ nhân tạo… thì những chất này sẽ tạo cơ hội cho áp-xe ngực dễ dàng hơn. Bác sĩ Đỗ Quang Hùng khuyến cáo: “Khi bị nhiễm trùng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng huyết và nguy cơ tử vong rất cao. Phụ nữ muốn nâng ngực thì chỉ có cách duy nhất là đặt túi ngực được các tổ chức có uy tín chứng nhận an toàn. Ngoài ra, chị em phụ nữ không nên để những người không phải nhân viên y tế bơm chất lạ vào cơ thể để làm to ngực, mông, mũi, má, cầm…”

Các nước thực hiện “quyền được chết” như thế nào?

Dự thảo đưa Quyền được chết vào ộ luật Dân sự hiện đang gây ra nhiều tranh luận. Vậy quyền được chết hay “cái chết êm ái” được quốc tế nhìn nhận ra sao?

Khái niệm “chết êm ái”

Chết êm ái (euthanasia) được định nghĩa là hành động chấm dứt một cách có cân nhắc cuộc sống của người nào đó để giảm nhẹ đau đớn. Ví dụ bác sĩ cho bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối quá liều thuốc giãn cơ để chấm dứt cuộc sống của người đó sẽ được coi là thực hiện “cái chết êm ái”. Còn tự tử có trợ giúp là hành động hỗ trợ hoặc khuyến khích người khác tự tử một cách có cân nhắc. Ví dụ nếu người thân của bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối thu thập lượng thuốc an thần mạnh trong khi biết rằng người bệnh có ý định uống quá liều thuốc an thần để tự tử thì họ bị coi là trợ giúp tự tử.

Các dạng chết êm ái

Cái chết êm ái được phân loại theo nhiều cách khác nhau, bao gồm: Chết êm ái chủ động:khi một người can thiệp một cách có cân nhắc để chấm dứt cuộc sống của người khác, ví dụ bằng cách tiêm cho họ một liều lớn thuốc an thần. Chết êm ái thụ động:khi một người gây ra cái chết bằng cách từ chối hoặc không dùng cách điều trị cần thiết để duy trì sự sống, ví dụ người bị viêm phổi từ chối dùng kháng sinh. Chết êm ái cũng có thể được phân loại là: Chết êm ái tự chủ:khi một người đưa ra quyết định chết một cách có ý thức và đề nghị được giúp đỡ để làm điều đó. Chết êm ái không tự chủ:khi một người không thể đưa ra sự đồng ý(ví dụ, do họ bị hôn mê hoặc tổn thương não nặng) và người khác đưa ra quyết định thay mặt họ, thường là vì người bệnh trước đó đã thể hiện mong muốn được chấm dứt cuộc sống trong những hoàn cảnh như vậy. Chết êm ái không tự nguyện:khi một người bị giết trái với mong muốn được thể hiện của họ Tùy theo từng trường hợp, chết êm ái tự chủ và không tự chủ có thể bị coi là vô ý gây chết người (khi một người giết một người khác, nhưng hoàn cảnh có thể phần nào bào chữa cho hành động của họ) hoặc giết người. Chết êm ái không tự nguyện luôn bị xem là giết người.

Chấm dứt điều trị

Những người sắp chết có quyền được chăm sóc giảm nhẹ - để giảm đau và các triệu chứng khác – cũng như được hỗ trợ về tâm lý, xã hội và tâm linh. Người đó cũng có quyền có tiếng nói trong các biện pháp điều trị được nhận ở giai đoạn này. Ví dụ, theo luật của Anh, mọi người trưởng thành đều có quyền từ chối điều trị y tế, chừng nào họ còn có đủ năng lực (khả năng sử dụng và hiểu thông tin để đưa ra quyết định). Nếu một người nào đó biết rằng năng lực đồng ý của họ có thể bị ảnh hưởng trong tương lai, người đó có thể thu xếp đưa ra một quyết định từ trước (advance decision) có tính pháp lý. Quyết định này sẽ định ra những thủ thuật và cách điều trị mà người đó đồng ý hay không đồng ý thực hiện. Điều này có nghĩa là nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân không thể tiến hành những thủ thuật hoặc cách điều trị trái với mong muốn của người đó.

Mỗi nước áp dụng “1 cách”

Chết êm ái chủ động hiện chỉ hợp pháp ở Bỉ, Hà Lan và Luxembourg. Theo luật của những nước này, cuộc sống của một người có thể được chấm dứt một cách có cân nhắc bởi bác sĩ hoặc các nhân viên y tế khác. Người được “chết êm ái” thường được nhận một liều thuốc giãn cơ hoặc thuốc ngủ liều cao, gây ra hôn mê và chết. Tuy nhiên, cái chết êm ái chỉ là hợp pháp nếu đáp ứng ba tiêu chuẩn sau: Người đó đã đưa ra yêu cầu chấm dứt cuộc sống một cách chủ động và tự nguyện. Người đó được coi là có đủ năng lực tâm thần để đưa ra quyết định sáng suốt về việc điều trị của mình. Người đó được nhất trí là đang bị đau đớn không thể chịu đựng được và tình trạng không có triển vọng cải thiện. Năng lực là khả năng sử dụng và hiểu thông tin để đưa ra quyết định. Ở một số nước thì qui định của pháp luật ít rõ ràng hơn, với một số hình thức tự tử có trợ giúp và cái chết êm ái thụ động là hợp pháp, nhưng cái chết êm ái chủ động là phạm pháp. Ví dụ, một số loại tự tử có trợ giúp và cái chết êm ái thụ động là hợp pháp ở Thụy Sĩ, Đức, Mexico và 5 bang của Mỹ. Còn tại Anh, cả cái chết êm ái và tự tử có trợ giúp đều là phạm pháp. Tùy theo từng tình huống, cái chết êm ái bị coi là ngộ sát hoặc cố sát và bị trừng phạt theo luật, với khung hình phạt tối đa lên tới tù chung thân. Tự tử có trợ giúp là phạm pháp theo các qui định trong Luật Tự sát (1961) và bị phạt tới 14 năm tù giam..

 

 

Ngày 05/05/2015
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích