Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 6 2 7 4
Số người đang truy cập
3 0 4
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ các báo ngày 24/3 và 25/3 năm 2015

Lao động

Bên cạnh những bác sĩ là những... bác sĩ

Bộ trưởng Bộ Y tế đã chính thức yêu cầu Bệnh viện K cắt hợp đồng với nữ điều dưỡng bị người nhà bệnh nhân tố “vòi” tiền trong đoạn clip được tung lên mạng. “Nhà tôi có bảo hiểm tử tế. Nghỉ hưu tử tế. Tôi đi xin các người à! Sao lại đưa tôi ra phòng riêng bảo muốn lấy kết quả nhanh thì đưa 200.000 đồng nếu không thì 10 ngày sau mới được lấy… Chúng tôi đi hàng trăm kilômét tới đây, bệnh tật đã khổ chết người. Các người làm ăn thế à! Lương y như từ mẫu thế à!”. Đây là những gì mà người nhà bệnh nhân - vô cùng phẫn nộ - nói trên clip. Và nỗi bức xúc của chị, chỉ ngay sau đó, trở thành nỗi bức xúc chung của dư luận xã hội khi đoạn clip được đưa lên mạng. Ngoài việc yêu cầu cắt hợp đồng, Bộ trưởng cũng đề nghị Giám đốc BV K rà soát, chấn chỉnh quy chế hoạt động, quy trình khám - chữa bệnh; công khai minh bạch các khoản thu của người bệnh; thực hiện xử lý nghiêm theo quy định tại thông tư số 07. Có thể, vẫn còn có ý kiến cho rằng chỉ là hiểu lầm! Hoặc như giải thích từ phía bệnh viện là nữ y tá chỉ nói “muốn làm kết quả nhanh, thì phải mất 200.000 đưa ra ngoài mà làm”, chứ không phải “trả 200.000 đồng thì có kết quả ngay”. Nhưng rõ ràng, người dân, dư luận xã hội còn sẵn lòng tin hơn, rằng một người phụ nữ thôn dã đi cả trăm cây số đưa chồng “bệnh tật đã khổ chết người” xuống, chẳng có lý do gì để dựng chuyện hay vu cáo. Định kiến đối với ngành y - được chứng thực bằng vô vàn thực tế - không phải một sớm một chiều để dễ dàng xóa bỏ. Nhưng trong cái rủi có cái may. Cách thức - khẳng định là hoàn toàn nghiêm túc - của Bộ Y tế trong sự vụ đang cho thấy những điểm tích cực trong việc xây dựng lại hình ảnh “lương y như từ mẫu”. Cũng hôm trước, câu chuyện bác sĩ trẻ Nguyễn Văn Hiếu ở BV Nhi T.Ư giành lại sự sống cho một sinh linh bé nhỏ ngay trong tay tử thần đã gây ra một tình cảm xúc động và thán phục. Bác sĩ Hiếu, từng tình nguyện tham gia dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ về công tác tại vùng cao”. Và sau khóa đào tạo nâng cao chuyên môn 18 tháng tại Bệnh viện Nhi T.Ư, anh sẽ tới công tác trong vòng 3 năm tại Mường Nhé - một huyện vùng sâu rất nghèo khó. Để người dân thực sự tin rằng bên cạnh những thầy thuốc vòi tiền còn có những người thầy thuốc tận tâm, có lẽ, việc xử lý nghiêm khắc đối với những sai phạm phải trở thành một tiền lệ trong ngành, cũng như cần nhiều thêm những bác sĩ Hiếu - nhiệt huyết và sẵn sàng cống hiến!

Chăm sóc y tế hiệu quả nhất, nhân bản nhất là ngay từ cơ sở

Trong các ngày 24 và 25.3, tại tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ diễn ra hội nghị quốc tế “Tăng cường y tế cơ sở cho chăm sóc sức khỏe ban đầu, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân”. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đại diện các Tổ chức quốc tế WHO, Euro pean Union, The World Bank tham dự hội nghị.

Có 9 khó khăn, thách thức

Những năm qua, y tế cơ sở (YTCS) tại nước ta đã bao phủ rộng khắp ở tất cả các địa phương. Nhờ có mạng lưới YTCS, hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và chăm sóc sức khỏe ban đầu (SKBĐ) nói riêng đã được triển khai thường xuyên, rộng khắp. Chăm sóc sức khỏe ban đầu (SKBĐ) bao gồm các hoạt động chủ yếu như dịch vụ phòng bệnh, khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng, y học cổ truyền…Các hoạt động này được lồng ghép thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia. Nhờ hoạt động chăm sóc SKBĐ, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế công nhận là điểm sáng trong thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về y tế như: tuổi thọ trung bình, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm tỉ lệ tử vong mẹ…Việt Nam cũng là 1 trong 10 quốc gia được quốc tế đánh giá có tốc độ giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh nhanh nhất. Bên cạnh đó, hoạt động khám chữa bệnh chiến tới 70% tổng số khám, chữa bệnh BHYT.Tuy nhiên, YTCS ở nước ta đang bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nêu 9 điểm: Mô hình bệnh tật thay đổi theo hướng gia tăng nhanh chóng gánh nặng các bệnh không lây nhiễm, tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp. Trong khi khả năng đáp ứng về dịch vụ y tế còn hạn chế, lạc hậu; Chênh lệch về chỉ số sức khỏe giữa các cùng ngày càng cao; Hệ thống YTCS cồng kềnh, thiếu cơ sở vật chất, nhân lực chồng chéo trong quản lý; Chất lượng nguồn nhân lực y tế  nhiều nơi chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng;Đầu tư cho YTCS về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu; Chất lượng YTCS chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của người dân, dẫn đến tình trạng vượt tuyến gây quá tải cho bệnh viên tuyến trên; Các mô hình quản lý và chăm sóc bệnh nhân tại cộng đồng chưa được đầu tư; Nhận thức của lãnh đạo và chính quyền về YTCS, chăm sóc SKBĐ còn hạn chế; Cơ chế tài chính cho YTCS chưa được xác định rõ ràng làm hạn chế tính năng động, tự chủ cho y tế tuyền cơ sở.Vì những lý do đó, Bộ Y tế đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức hội nghị về “Tăng cường y tế cơ sở cho chăm sóc sức khỏe ban đầu, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân” với mục đích thảo luận và lấy ý kiến các chuyên gia quốc tế giàu kinh nghiệm, các viện nghiên cứu, lãnh đạo các vụ, cục, thanh tra, văn phòng các bộ, ban ngành trung ương, Bộ Y tế… để đưa ra các giải pháp đột phá, khả thi và hiệu quả cho việc xây dựng y tế cơ sở về các mặt: nhân lực, cơ sở hạ tầng, cơ chế tài chính, chính sách thu hút và đãi ngộ cán bộ nhằm đẩy mạnh việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, hướng tới bao phủ sức khỏe toàn dân, tiến tới xây dựng một nền y tế công bằng, hiệu quả và phát triển.

Bắt đầu từ vùng sâu, vùng xa

Phát biểu tại hội nghị, ông Takeshi Kasai - Giám đốc Quản lý chương trình VP WHO khu vực Tây Á Thái Bình Dương khẳng định Việt Nam đã và đang có những cải cách về YTCS. Nhưng so với nhu cầu của người dân, hiện tại tuyến YTCS vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh. Ông Takeshi Kasai đề xuất: “Để phát triển được mạng lưới YTCS, Việt Nam cần đổi mới bắt đầu ở vùng sâu vùng xa và phải dựa vào nhu cầu của người dân. Đổi mới YTCS cần gắn với việc thiết kế toàn bộ hệ thống y tế”. Ông Takeshi Kasai cũng cam kết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các hoạt động này tại Việt Nam”.Chia sẻ về những kinh nghiệm qua 4 thập kỷ và hành trình tiếp tục của Thái Lan, Tiến sĩ Suwit Wibulpolprasert – chuyên gia cao cấp Bộ Y tế Thái Lan cho biết, ở đất nước Thái Lan, trạm y tế không cần quá nhiều bác sĩ. Nhưng ở trạm y tế luôn có đội ngũ tình nguyên viên. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng chú trọng kêu gọi bác sĩ đi công tác ở miền núi…Chương trình cải cách y tế của Thổ Nhĩ Kỳ cũng được Giáo sư, tiến sĩ Recep Akdag – Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ trình bày tại hội nghị. Trong đó, yếu tố quan trọng bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân  đối với Thổ Nhĩ Kỳ là tăng cường chăm sóc SKBĐ. Kể từ năm 2003, Thổ Nhĩ Kỳ đã thiết kế và triển khai những cải cách hệ thống y tế rộng khắp, góp phần giảm đáng kể bất bình đẳng trong tài chính y tế, tiếp cận dịch vụ và kết quả điều trị.Xác định việc xây dựng và phát triển YTCS cùng với nội dung chăm sóc SKBĐ là hoạt động mang tính chiến lược của Y tế Việt Nam, Giáo sư TSKH Phạm Mạnh Hùng – Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam chia sẻ: Công việc này có ý nghĩa vô cùng to lớn về mặt chăm sóc sức khỏe, làm cho người dân dễ tiếp cận dịch vụ y tế, phát hiện bệnh tật sớm và xử lý kịp thời.Bên cạnh đó, xây dựng và phát triển YTCS còn mang ý nghĩa chính trị về nhiều mặt. “Chúng tôi thiết nghĩ, việc ra đời một văn bản của lãnh đạo cao cấp Đảng và Nhà nước về gắn kết và xây dựng, phát triển YTCS với nội dung chăm sóc SKBĐ trong tình hình hiện nay là một nhu cầu tất yếu” - Giáo sư TSKH Phạm Mạnh Hùng, nói.Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị lãnh đạo ngành y tế, các địa phương quan tâm hớn nữa đến YTCS. Vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế toàn dân. Bao phủ bảo hiểm y tế để đảm bảo tài chính cho việc chăm soc y tế, phục vụ nhân dân. Phó Thủ tướng nhấn mạnh đến việc ngành y tế phải tạo được sự hài lòng của bệnh nhân, niềm tin của nhân dân. Chăm sóc y tế hiệu quả nhất, nhân bản nhất là ngay từ cơ sở.

Sức khỏe & Đời sống

Cứu sống bé gái 2 tháng tuổi bị sặc sữa

Toàn thân bé tím tái mềm nhũn. Nhận định cháu đã ngừng thở, bác sĩ Hiếu nhanh chóng đặt bé lên tay và hồi sức tim phổi theo đúng nguyên tắc cấp cứu: chỉnh tư thế, ép tim và bế cháu bé vào khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh tìm sự trợ giúp. Thao tác 30 giây của người bác sĩ trẻ đã kịp thời đưa bé gái thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Bé gái may mắn thoát chết trong gang tấc là cháu Phan Thị Hiền, một tháng rưỡi tuổi, ở Hòa Bình. Khi được đưa vào khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh, bé Hiền đã được các bác sĩ tại đây sơ cứu cơ bản bằng ép tim, bóp bóng qua mặt nạ và hút ra rất nhiều đờm dãi. Sau một phút can thiệp, trẻ bắt đầu khóc, da dẻ dần hồng hào trở lại.

Tiếp tục tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở

Nhờ có mạng lưới y tế cơ sở, hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung và chăm sóc sức khỏe ban đầu nói riêng đã được triển khai thường xuyên, rộng khắp.

“Nhờ có mạng lưới y tế cơ sở, hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung và chăm sóc sức khỏe ban đầu nói riêng đã được triển khai thường xuyên, rộng khắp. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được cung cấp đến tất cả mọi người dân, kể cả khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, biên giới, hải đảo” - đây là nhấn mạnh của PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế tại Hội nghị tăng cường y tế cơ sở cho chăm sóc sức khỏe ban đầu, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân diễn ra tại TP. Huế từ ngày 24 - 25/3.

Y tế cơ sở đã được các tổ chức quốc tế và các nước đánh giá cao

Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, y tế cơ sở (YTCS) là nền tảng, là xương sống của hệ thống y tế Việt Nam. Mạng lưới y tế cơ sở bao gồm y tế tuyến huyện và tuyến xã là tuyến y tế gần dân nhất, bảo đảm cho người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội. “Nhờ có mạng lưới y tế cơ sở, hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung và chăm sóc sức khỏe ban đầu nói riêng đã được triển khai thường xuyên, rộng khắp. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được cung cấp đến tất cả mọi người dân, kể cả khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, biên giới, hải đảo” - đây là nhấn mạnh của PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế tại Hội nghị tăng cường y tế cơ sở cho chăm sóc sức khỏe ban đầu, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân diễn ra tại TP. Huế từ ngày 24 - 25/3.

Y tế cơ sở đã được các tổ chức quốc tế và các nước đánh giá cao

Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, y tế cơ sở (YTCS) là nền tảng, là xương sống của hệ thống y tế Việt Nam. Mạng lưới y tế cơ sở bao gồm y tế tuyến huyện và tuyến xã là tuyến y tế gần dân nhất, bảo đảm cho người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hoan nghênh Bộ Y tế lần đầu tiên phối hợp với các tổ chức quốc tế WHO, European Union, The World Bank đã tổ chức Hội nghị về tăng cường YTCS hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Phó Thủ tướng cho rằng, ngành y tế Việt Nam mặc dù vẫn còn nhiều điều để cố gắng hơn nữa, tuy nhiên so với các nước có cùng chung mức thu nhập, ngành y tế Việt Nam đã có những tiến bộ đáng ghi nhận. Không chỉ về mạng lưới bao phủ chăm sóc sức khỏe nhân dân mà ở nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên gia của Việt Nam được thế giới đánh giá cao. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác y tế nói chung, y tế cơ sở nói riêng của Việt Nam vẫn còn có những tồn tại, bất cập. Việc đổi mới YTCS ở Việt Nam, vấn đề chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến xã phải được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, việc xác định vị trí của YTCS và bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh tuyến cơ sở rất quan trọng, cần phải được chuẩn hóa và đánh giá công khai. Chúng ta phải coi bác sĩ dự phòng không khác gì bác sĩ kỹ thuật cao, do đó đào tạo phải sát với thực tiễn, đồng thời cũng không nên có suy nghĩ bác sĩ làm ở tuyến xã, tuyến cơ sở là bác sĩ “hạng 2” và tuyến xã có chất lượng kém hơn tuyến Trung ương. Theo Phó Thủ tướng, chúng ta đã có chế độ tốt cho bác sĩ vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo... nhưng tới đây cần phải có chính sách đãi ngộ tốt hơn cho đội ngũ này. Để làm được những việc trên, phải tiến hành xem xét lại rất căn bản cơ chế tài chính và đầu tư cho y tế cơ sở trong cơ cấu đầu tư của toàn ngành y tế. Thế nhưng muốn làm được điều này, phải đẩy nhanh hơn nữa tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân. “Chúng ta không thể có hệ thống y tế tốt nếu chúng ta không có hệ thống BHYT toàn dân” - Phó Thủ tướng cũng lưu ý, cần tăng cường đầu tư cho YTCS, tuy nhiên trong điều kiện hạn chế về ngân sách cần tránh đầu tư dàn trải. Làm được điều này không chỉ giảm tải BV mà còn làm cho người dân tin tưởng vào bác sĩ cơ sở, bởi đây là cán bộ y tế gần dân nhất. Lắng nghe những khuyến nghị, đề nghị của các diễn giả, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, chúng tôi sẽ xem xét, cái gì phù hợp để nghiên cứu trong khi xây dựng chính sách cho người dân. Trong quá trình đó có những khó khăn, tuy nhiên cái gì có lợi cho nhân dân trong chăm sóc sức khỏe thì chúng ta đều cố gắng làm. Phó Thủ tướng cũng đề nghị lãnh đạo các bộ ngành, các địa phương bằng tấm lòng hết sức quan tâm đến sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là YTCS, bởi đây không chỉ là giải pháp hữu hiệu nhất, tiết kiệm nhất mà là công việc nhân văn nhất trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Thực hư vụ việc bác sĩ từ chối mổ dịch vụ cho một bệnh nhân

Liên quan đến việc một số tờ báo đăng thông tin “Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ chối một ca mổ dịch vụ mà bệnh nhân là người viết báo” khiến dư luận xôn xao. Thực hư việc này như thế nào? Chúng tôi xin cung cấp thông tin ban đầu để bạn đọc được rõ. Chiều 24/3, phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Vũ Bá Quyết - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW để làm rõ vấn đề này. Ưu tiên bệnh nhân cấp cứu trước - đó là ý kiến của PGS.TS. Vũ Bá Quyết, Giám đốc BV Phụ sản TW. Theo giải thích của ông Quyết, bệnh nhân đến đây khám hầu hết là những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý nặng. PGS.TS. Quyết cho rằng: “Có trường hợp bệnh nhân này đến khám tại bệnh viện và được chẩn đoán là u nang buồng trứng. Đây là ca bệnh đến khám bình thường chứ không hề là ca cấp cứu như thông tin trên một số tờ báo”. Theo BS. Quyết, trong trường hợp bệnh nhân đến cấp cứu, không chỉ Bệnh viện Phụ sản TW mà tất cả các bệnh viện không bao giờ được cho bệnh nhân về. PGS.TS. Vũ Bá Quyết cho biết thêm: “Ở cương vị là người quản lý nên thời gian rất ít, tôi sẽ ưu tiên mổ cho những trường hợp nặng, cấp cứu. Nếu bệnh nhân nào cũng yêu cầu tôi mổ mà bệnh tình không phải ở mức nguy hiểm thì tôi không thể giải quyết hết. Chưa bao giờ, bác sĩ nhất là với riêng tôi cho phép mình được từ chối bệnh nhân cấp cứu. Thậm chí, những ca khó tại bệnh viện này tôi luôn mổ ca khó nhất để đảm bảo an toàn cho người bệnh”, ông Quyết nói. Trước đó, trên một số tờ báo có đăng tải thông tin, GĐ Bệnh Phụ sản TW từ chối mổ cho bệnh nhân vì bệnh nhân là người viết báo. Lý do bài báo đưa ra là do bác sĩ sợ nhà báo. Liên quan đến vụ việc trên, PGS.TS. Vũ Bá Quyết chia sẻ, khẳng định: Tôi có từ chối không mổ cho bệnh nhân này, bởi thời gian này tôi rất bận và đã kín lịch mổ cho đến ngày 10/4. Thậm chí, tôi còn giới thiệu cho bệnh nhân này là nếu có thẻ bảo hiểm y tế có thể vào đăng ký mổ BHYT, còn nếu muốn mổ dịch vụ thì có thể đăng ký ở tầng 1 nhà D. Không có chuyện tôi từ chối mổ cho bệnh nhân này vì bệnh nhân này là người viết báo. Về việc này tôi đã tư vấn, giải thích nhưng bệnh nhân không thông cảm. PGS. Quyết nói: Tôi không hề đẩy bệnh nhân ra khỏi phòng, không hề phân biệt đối xử với bệnh nhân, cũng như chưa bao giờ nghiên cứu lý lịch của bệnh nhân..., như thông tin mà một số tờ báo đăng tải. Ông Quyết cho biết, ngày 23/3, bệnh nhân Trang mua hóa đơn vào Phòng khám dịch vụ địa chỉ 56 Hai Bà Trưng. Sau khi bệnh nhân Trang được tôi khám, chẩn đoán bị u nang buồng trứng và chỉ định mổ nội soi, nhân viên phòng khám có tư vấn cho chị Trang có thể khám theo bảo hiểm hoặc khám điều trị theo yêu cầu. Sau khi được tư vấn xong, bệnh nhân quyết định muốn mổ theo yêu cầu và muốn nhờ chính tôi mổ. Tuy nhiên, qua thăm khám, tôi chẩn đoán u nang của bệnh nhân chưa phải ở tình trạng cấp cứu và không đe dọa đến tính mạng, hơn nữa, có rất nhiều ca khó và có nhiều ca cấp cứu đột xuất nên tôi không thể sắp xếp lịch mổ cho chị Trang. Buổi tối cùng ngày, chị Trang gọi cho tôi và trình bày: Cháu là bệnh nhân Trang, sáng nay bác khám cho cháu. Cháu muốn nhờ bác mổ cho cháu. Cháu là phóng viên thường trú tại miền Trung của một tờ báo ở Hà Nội. Tôi trả lời chị Trang: Như tôi đã tư vấn cho chị sáng nay, tôi rất bận, có nhiều ca khó và trường hợp cấp cứu đã đặt lịch của tôi. Hơn nữa, trường hợp của chị không phải là trường hợp cấp cứu. Vì vậy, tôi không thể xếp lịch mổ cho chị. Nếu tôi mổ cho chị thì đồng nghĩa với việc nhiều trường hợp bệnh nhân nặng và ca cấp cứu khó sẽ bị đe dọa tính mạng do không được can thiệp kịp thời. Sau cuộc trao đổi đó, chị Trang tắt máy. Ngay sau đó trên một tờ báo đăng tải thông tin: “Bác sĩ từ chối mổ vì biết bệnh nhân là người viết báo”. Tôi hoàn toàn bất ngờ về điều này. Để bảo đảm thông tin khách quan, trung thực, chúng tôi liên hệ với người xưng tên Trang theo số điện thoại 098503xxxx (do bệnh viện cung cấp) hỏi về vụ việc này.Phía đầu dây bên kia đổ chuông sau bấm tắt. Chúng tôi tiếp tục gọi lại thì máy tắt hẳn nguồn. Vậy sự thật của vụ việc này là gì; bác sĩ có quyền từ chối bệnh nhân mổ dịch vụ hay không?... Chúng tôi tiếp tục thông tin tới bạn đọc trên số báo sau.

Tuổi trẻ

Bộ Y tế yêu cầu cắt hợp đồng y tá phiền nhiễu bệnh nhân

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã có cuộc họp với Bệnh viện K, yêu cầu ngừng hợp đồng với nhân viên gây phiền nhiễu với bệnh nhân. Trước đó, ngày 18-3, nhân viên Nguyễn Thị Lan (Khoa nội soi) đã trao đổi không rõ ràng với người nhà bệnh nhân Vũ Đình Linh, 48 tuổi, khiến người nhà bệnh nhân hiểu rằng muốn lấy kết quả nội soi nhanh phải đưa 200.000 đồng, nếu không phải chờ 10 ngày. Vụ việc được quay clip và đưa lên mạng internet khiến người dân bất bình. Trước vụ việc này, thứ trưởng Xuyên đã yêu cầu bệnh viện kỷ luật cán bộ y tế nếu xét thấy hành vi là đúng người đúng tội, trước mắt tạm đình chỉ công tác với nhân viên Lan. Theo Bệnh viện K, bà Lan là y tá bệnh viện này và hiện đã được nghỉ chế độ, đang làm việc tại bệnh viện theo diện hợp đồng. Bà Xuyên cũng yêu cầu bệnh viện K bố trí quy trình khám chữa bệnh, biểu giá dịch vụ ở những nơi dễ thấy. Theo ông Ngô Công Toàn, Phó giám đốcBệnh viện K, thời gian chờ lấy kết quả nội soi ở Bệnh viện K là 4 ngày, nếu bệnh nhân muốn kết quả nhanh thì có thể ra các cơ sở tư nhân ở bên ngoài làm, nhưng do y tá Lan giải thích không rõ nên người nhà đã hiểu lầm. Ông Toàn cũng yêu cầu nhân viên bệnh viện không được nói đến vấn đề chi phí khi trao đổi, tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà.

Tặng phòng khám nha khoa cho huyện An Lão

Ngày 23-3, Thành đoàn TP.HCM, BV Răng-Hàm-Mặt Trung ương TP.HCM và BV Chợ Rẫy TP.HCM phối hợp với Tỉnh đoàn Bình Định tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho 700 người thuộc diện chính sách, nghèo... tại huyện An Lão (Bình Định). Tổng kinh phí khám, chữa bệnh hơn 70 triệu đồng do các đơn vị tổ chức và nhà hảo tâm hỗ trợ.Dịp này BV Răng-Hàm-Mặt Trung ương TP.HCM đã tặng Trung tâm Y tế huyện An Lão một phòng Nha khoa có tổng trị giá 200 triệu đồng, trong đó có nhiều dụng cụ, thiết bị y tế cần thiết phục vụ cho việc khám, phẫu thuật, điều trị chuyên khoa về răng. Kinh phí hỗ trợ cho phòng nha khoa này được trích từ nguồn Chương trình chỉ đạo tuyến và đóng góp của cán bộ, công nhân viên chức BV.Đây là chương trình hoạt động của tuổi trẻ chào mừng kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM, kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định và giải phóng hoàn toàn miền Nam. thống nhất đất nước.

Thanh tra, kiểm tra 170 cơ sở y tế về bảo hiểm y tế

Theo kế hoạch, đợt thanh tra, kiểm tra năm 2015 được tiến hành đối với khoảng 170 cơ sở y tế về công tác bảo hiểm y tế Ngày 23-3, Sở Y tế TP.HCM cho biết Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội TP.HCM đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong năm 2015 đối với khoảng 170 cơ sở y tế trên.Theo kế hoạch, đợt 1 (tháng 5, 6-2015) sẽ thanh tra, kiểm tra 100 phòng khám đa khoa và bệnh viện tư nhân có ký hợp đồng khám chữa bệnh.Nội dung thanh tra về các quy định: lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc; quản lý thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật... Đợt 2 (tháng 11-2015) thanh tra khoảng 70 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế quản lý và các bệnh viện quận huyện.* Cũng theo Sở Y tế TP, ba năm qua quỹ BHYT tại TP.HCM đã tích lũy kết dư gần 1.900 tỉ đồng. Trong đó năm 2012 kết dư hơn 247 tỉ, năm 2013 kết dư gần 749 tỉ và năm 2014 ước kết dư 900 tỉ đồng.

Tiền phong

Hợp tác quân y Việt - Mỹ

Sáng 23/3, tại Bệnh viện Quân y 175 (TPHCM), đoàn chuyên gia, bác sĩ quân y thuộc lực lượng không quân Mỹ tập huấn cho các bác sĩ các đơn vị quân đội từ Quân khu 5 và bác sĩ dân sự thuộc các địa phương duyên hải từ Đà Nẵng trở vào. Khoảng 100 bác sĩ tham dự khóa tập huấn từ 23 đến 26/3.Trưởng nhóm hợp tác trao đổi phía Mỹ, đồng thời là diễn giả chính chuyên đề “Ứng phó tai nạn do vật liệu nổ và chấn thương” là đại tá John Wightman, Giám đốc Chương trình Bảo vệ, nghiên cứu con người đến từ Căn cứ không quân Wright Patterson. Đây là một phần chương trình hợp tác quân y “Thiên thần Thái Bình Dương 2015” giữa Quân đội Mỹ và Quân đội Việt Nam.

Đề nghị làm rõ vụ chặn xe chở thi thể ở BV Việt Đức

Ngày 24/3, Cục quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị Bệnh viện Việt Đức khẩn trương xác minh thông tin mà báo Tiền Phong phản ánh. Đồng thời xem xét vai trò, trách nhiệm của bộ phận an ninh bệnh viện và có báo cáo gửi về Cục trước ngày 1/4.Sau khi báo điện tử Tiền Phong có bài viết với tiêu đề “Hà Nội: Côn đồ chặn xe chở thi thể ra khỏi bệnh viện”, phản ánh việc một số đối tượng ngăn cản xe chở thi thể cháu Trần Cao Sang, 5 tuổi (quê Nghệ An) để đòi tiền “lệ phí” tại cổng bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.Ngày 24/3, Cục quản lý khám, chữa bệnh đề nghị Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức khẩn trương xác minh thông tin nêu trong bài báo và xem xét vai trò, trách nhiệm của bộ phận an ninh bệnh viện.Cục Quản lý khám, chữa bệnh cũng đề nghị phía bệnh viện Việt Đức tăng cường phối hợp với các lực lượng an ninh trên địa bàn để trong việc đảm bảo an toàn cho người bệnh, người nhà người bệnh tại khuôn viên bệnh viện.  Đồng thời, gửi báo cáo về Cục về sự việc đêm 23/4 trước ngày 1/4 để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ.

Hà Nội mới

Ngày thế giới phòng, chống lao 24-3: Không để bệnh lao trở thành gánh nặng

Việt Nam hiện vẫn đứng thứ 12 trong số 22 nước có người mắc bệnh lao cao và đứng thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc. Với khẩu hiệu "Quyết tâm thực hiện thắng lợi chiến lược quốc gia phòng chống lao", ngày Thế giới phòng, chống lao 24-3 ngành y tế Thủ đô tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu đặt ra trong chiến lược quốc gia, tiến tới đẩy lùi bệnh lao.

Giảm số mắc và tử vong

Đánh giá kết quả một năm triển khai chiến lược quốc gia phòng, chống lao trên địa bàn thành phố, Giám đốc Bệnh viện (BV) Phổi Hà Nội Phạm Hữu Thường cho biết, thành công lớn nhất phải kể đến là việc đã giảm được 2,6% số bệnh nhân mới mắc lao mỗi năm và giảm 4,4% số chết do lao mỗi năm (giai đoạn 1990 - 2010). Để tiếp tục thực hiện được các mục tiêu của chương trình, từ năm 2014, chương trình chống lao (CTCL) Hà Nội đã mở rộng việc khám sàng lọc bệnh lao tại các BV đa khoa tham gia mạng lưới khám phát hiện, điều trị và quản lý bệnh lao. Đơn cử như tại BV Xanh Pôn, BV Đống Đa trong năm qua đã khám và xét nghiệm đờm cho 572 người nghi lao, chẩn đoán và chuyển về các tuyến điều trị 68 bệnh nhân lao các thể. Còn tại các BV: Hà Đông, Mỹ Đức, Thanh Oai, Ba Vì, Sơn Tây, Đan Phượng, Thạch Thất, Chương Mỹ và Quốc Oai đã thực hiện mô hình xét nghiệm chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh lao. Nhờ sự tham gia của các BV đã góp phần tăng lượng người nghi lao được khám phát hiện sớm và kịp thời chẩn đoán bệnh lao đưa vào điều trị theo chương trình. Thành công nữa là, trong năm qua việc thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 tại thành phố, đồng thời kiện toàn mạng lưới phòng, chống lao tại các tuyến góp phần mang lại nhiều hiệu quả. Cụ thể, củng cố và tăng cường cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, tủ an toàn sinh học cho các cơ sở y tế từ thành phố đến tuyến quận, huyện trong việc tham gia phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh lao. Nhờ đó, tất cả các cơ sở xét nghiệm từ thành phố đến 30 quận, huyện đều được tổ chức trang bị hợp lý, bảo đảm kỹ thuật và an toàn cho kỹ thuật viên. CTCL thành phố đã hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác phòng, chống lao năm 2014, đưa màng lưới CTCL tại 30 quận, huyện đi vào hoạt động nền nếp, hiệu quả. Năm 2014 đã khám cho 92.801 người nghi lao tại các tuyến (đạt 128,9% chỉ tiêu năm).Từ năm 2014, CTCL TP Hà Nội đã áp dụng việc xét nghiệm đờm phát hiện 2 mẫu cho người nghi lao (thay thế cho việc xét nghiệm 3 mẫu cho người nghi lao trước đây) đã tạo nhiều thuận lợi cho người bệnh, đồng thời đẩy nhanh việc hoàn thiện quy trình xét nghiệm phát hiện 2 mẫu đờm mới. Nhằm phát hiện sớm bệnh nhân lao, bệnh nhân lao kháng thuốc, CTCL TP Hà Nội còn áp dụng kỹ thuật GeneXpert hiện đại, chẩn đoán sớm và chính xác cho bệnh nhân lao, nâng cao lượng người bệnh được chẩn đoán tại các tuyến. Còn với việc điều trị bệnh nhân lao kháng thuốc, từ năm 2011 đã triển khai mô hình quản lý điều trị từ tuyến thành phố và giám sát điều trị trực tiếp tại tuyến xã, phường (giám sát trực tiếp từng liều thuốc 6 ngày/tuần trong cả liệu trình điều trị), hỗ trợ bệnh nhân 100% thuốc điều trị lao kháng thuốc, các xét nghiệm hỗ trợ... Ông Phạm Hữu Thường cho biết, mặc dù phần lớn bệnh nhân có nhiều triệu chứng phức tạp, thời gian điều trị kéo dài (ít nhất 19 tháng) xong sau 3 năm triển khai đã có nhiều bệnh nhân khỏi và hoàn thành điều trị, tiên lượng khả quan.

Tăng cường khám chủ động

Trong năm qua, kinh phí dành cho CTCL từ trung ương bị cắt giảm so với năm 2013. Dù vậy, CTCL của thành phố vẫn nỗ lực tổ chức thực hiện nhiều hoạt động thiết thực. Trong đó có việc xây dựng, đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động truyền thông phòng, chống bệnh lao phù hợp với đặc thù của người dân sinh sống ở các vùng xa trung tâm thành phố, người dân di cư, người nhiễm HIV… để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và chủ động tiếp cận sử dụng dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao do ngành y tế Hà Nội cung cấp. Năm qua, toàn thành phố đã xét nghiệm phát hiện cho 31.079 người nghi lao đến khám (109,1% chỉ tiêu năm), trong đó có kết quả dương tính 1.865 người. BV Phổi Hà Nội, Trung tâm Phòng, chống lao và bệnh phổi Hà Đông đã tổ chức nhiều đợt khám phát hiện chủ động tại các Trung tâm GDLĐXH của thành phố, trại giam, trại tạm giam; một số quận, huyện, nhằm nâng cao tỷ lệ người dân thành phố được khám phát hiện bệnh lao. Mặt khác, triển khai giám sát trọng điểm đối với các huyện xa trung tâm Hà Nội, khó khăn trong hoạt động chống lao. Để tăng cường năng lực CTCL các tuyến, ông Phạm Hữu Thường cho rằng, việc phải làm trước mắt là cải thiện điều kiện làm việc tại các tuyến. Ngoài ra, Sở Y tế Hà Nội cần xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho CTCL, tập trung vào việc tuyển dụng và giữ cán bộ trẻ, đáp ứng nhu cầu triển khai các chương trình hoạt động. Mặt khác, tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ mới tuyển dụng và cán bộ đang công tác trong CTCL, bảo đảm 100% cán bộ làm công tác phòng, chống lao từ tuyến quận, huyện trở lên được đào tạo về các hoạt động công tác phòng, chống bệnh lao; 100% cán bộ chuyên trách xã được cập nhật nâng cao kiến thức hàng năm. Bệnh lao đang trở thành gánh nặng đối với cộng đồng xã hội, do vậy, theo ông Phạm Hữu Thường, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời người mắc lao càng có ý nghĩa quan trọng. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác tích cực với các đơn vị y tế để thực hiện hiệu quả hoạt động khám sàng lọc bệnh nhân lao.

Không phải trường hợp cấp cứu, bác sĩ có quyền từ chối mổ dịch vụ

Sau khi có thông tin phản ánh bệnh nhân tên Trang (ở Hà Tĩnh) bị bác sĩ Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện (BV) Phụ sản trung ương từ chối mổ vì bệnh nhân là người viết báo, chiều 24-3, bác sĩ Vũ Bá Quyết đã trả lời báo chí về sự việc này. Theo đó, sự việc xảy ra vào chiều 20-3, khi bệnh nhân đến khám tại phòng khám theo yêu cầu của BV Phụ sản trung ương (56 Hai Bà Trưng, Hà Nội). Khi khám xong, bác sĩ Quyết chẩn đoán bệnh nhân bị u xơ tử cung, đồng thời chỉ định, bệnh nhân cần phẫu thuật nội soi bóc tách u. Trao đổi với phóng viên Báo Hà Nội mới, bác sĩ Vũ Bá Quyết cho biết: "Sau khi khám và chẩn đoán bệnh, tôi đã tư vấn cho bệnh nhân mổ theo bảo hiểm y tế ở tầng 1 nhà G của BV để tiết kiệm chi phí. Còn nếu bệnh nhân muốn mổ dịch vụ thì vào khám tại tầng 1 nhà D khoa Điều trị theo yêu cầu của BV. Sau đó, bệnh nhân Trang có yêu cầu tôi mổ thì tôi nói rằng, tôi rất bận và đề nghị vào hai hệ thống do tôi giới thiệu thì được các bác sĩ khác mổ. Tối cùng ngày, bệnh nhân gọi điện thoại cho tôi nhờ mổ. Tôi tiếp tục giải thích với bệnh nhân về lý do công việc làm quản lý nên rất bận. Thêm vào đó, rất nhiều bệnh nhân nặng hơn, chờ cấp cứu và họ đang cần tôi hơn". Được biết, lịch mổ của bác sĩ Vũ Bá Quyết đã kín đến ngày 10-4. Bác sĩ Vũ Bá Quyết khẳng định, là bác sĩ không ai có quyền từ chối mổ cấp cứu. Với trường hợp này, ông từ chối là vì bệnh nhân đến khám dịch vụ và xin mổ tự nguyện yêu cầu. Hơn nữa, khối u của bệnh nhân là u xơ cũng không phải trường hợp cấp cứu. "Nếu ai cũng yêu cầu tôi thực hiện ca mổ thì làm sao tôi có đủ sức, nhất là khi còn phải gánh vác trách nhiệm quản lý ở một BV lớn như BV Phụ sản trung ương. Đó là chưa nói đến độ an toàn cho người bệnh khi bác sĩ phải thực hiện quá nhiều ca mổ trong một thời gian", bác sĩ Vũ Bá Quyết phân tích. Ông cũng khẳng định, ông đã từ chối mổ trước khi biết bệnh nhân là người viết báo, không như thông tin cho rằng, sau khi đã xem hồ sơ bệnh nhân và biết bệnh nhân là phóng viên ông mới từ chối phẫu thuật. Tại cuộc gặp gỡ báo chí, bác sĩ Vũ Bá Quyết cũng thẳng thắn chia sẻ một trong những lý do khiến ông từ chối mổ là ông sợ bị "đặt bẫy". Bởi vì cách đây ít lâu, cũng có người ở Hà Tĩnh giả làm bệnh nhân mời ông mổ dịch vụ ngoài giờ tại một BV tư, sau đó đưa thông tin lên báo nói là ông mổ với chi phí quá cao. Cùng ngày, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Nguyễn Trọng Khoa đã ký văn bản gửi BV Phụ sản trung ương và đề nghị lãnh đạo BV nhanh chóng xem xét xác minh và giải trình về nội dung phản ánh về sự việc nêu trên, đồng thời gửi báo cáo về Bộ Y tế trước ngày 27-3.

Cả nước có hơn 11.000 trạm y tế xã

Sáng 24/3, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ngân hàng thế giới (WB) và Liên minh châu Âu (EU) tổ chức hội nghị “Tăng cường y tế cơ sơ cho chăm sóc sức khỏe ban đầu hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân” tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tới dự và chỉ đạo hội nghị.Bộ Y tế cho biết, hơn 300 đại biểu đến từ các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, các địa phương; các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức xã hội và hội nghề nghiệp; đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các chuyên gia quốc tế của WHO, WB, EU và một số nước có nhiều kinh nghiệm trong phát triển y tế cơ sở, thực hiện thành công mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân đã tham dự hội nghị. Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Y tế cơ sở là nền tảng, là xương sống của hệ thống y tế Việt Nam. Mạng lưới y tế cơ sở bao gồm y tế tuyến huyện và tuyến xã là tuyến y tế gần dân nhất, bảo đảm cho người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội. Toàn quốc có hơn 11.000 trạm y tế xã với hàng trăm ngàn cán bộ y tế công tác; có 622 bệnh viện tuyến huyện với tổng số 68.959 giường bệnh; 651 phòng khám đa khoa khu vực với 6.752 giường bệnh. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được cung cấp đến tất cả mọi người dân, kể cả khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, biên giới, hải đảo.Tuy nhiên, hiện y tế cơ sở còn nhiều tồn tại, khó khăn, thách thức như: Mô hình bệnh tật thay đổi theo hướng gia tăng nhanh chóng gánh nặng các bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích, đan xen với bệnh nhiễm trùng; tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, mang tính toàn cầu; vấn đề kiểm soát yếu tố nguy ảnh hưởng đến sức khỏe còn gặp nhiều khó khăn (như ngộ độc thực phẩm, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội), trong khi khả năng đáp ứng về dịch vụ y tế còn hạn chế, đặc biệt là ở y tế cơ sở; chênh lệch về chỉ số sức khỏe giữa các vùng ngày càng cao…Phát biểu tại hội nghị, ông Takeshi Kasai, Giám đốc lĩnh vực kế hoạch và quản lý, Văn phòng WHO Khu vực Tây Thái Bình dương nhấn mạnh: Việt Nam là một trong những cộng đồng dân số có sức khỏe tốt nhất tại khu vực, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực y tế nhờ mạng lưới y tế cơ sở mạnh... Đổi mới mạng lưới y tế cơ sở không phải là một quá trình tách biệt mà cần phải đi cùng với việc thiết kế toàn bộ hệ thống y tế cơ sở và Tổ chức Y tế thế giới cam kết tiếp tục hỗ trợ cho lĩnh vực này tại Việt Nam.Ông Franz Jessen, Đại sứ - Trưởng phái đoàn EU cho rằng, với vai trò là đối tác quan trọng của Việt Nam, EU đánh giá cao những thành tựu y tế của Việt Nam, đặc biệt là y tế cơ sở đạt được những thành tựu y tế rất ấn tượng, tin tưởng trong tương lai triển vọng của y tế Việt Nam rất lạc quan do có sự lãnh đạo của Chính phủ, sự nỗ lực của toàn ngành y tế.Hội nghị là dấu mốc quan trọng để đánh giá kết quả đạt được trong chăm sóc sức khỏe toàn dân tại Việt Nam…Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục xây dựng Đề án Quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở Việt Nam, tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm: Xác định vai trò, phạm vi của mạng lưới y tế cơ sở và mối quan hệ giữa y tế cơ sở và hệ thống bác sĩ gia đình; xác định những dịch vụ kỹ thuật được cung cấp tại tuyến y tế cơ sở đồng thời chuẩn hóa và có hệ thống đánh giá nghiêm ngặt các dịch vụ kỹ thuật này; Đào tạo, chú trọng nâng cao năng lực cho cán bộ y tế cơ sở làm việc tại cộng đồng; nghiên cứu, đề xuất chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp cho cán bộ y tế cơ sở trên toàn quốc….Chiều nay, hội nghị có 3 phiên họp nhóm và tập trung vào những nội dung về cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến y tế cơ sở; tổ chức và phát triển nhân lực cho y tế cơ sở; tài chính và đầu tư cho y tế cơ sở.

An ninh Thủ đô

Bác sĩ Trường Sa cứu kịp thời ngư dân bị nạn

Đến hôm nay (23.3), các y bác sĩ bệnh xá đảo Phan Vinh (Trường Sa, Khánh Hòa) cho biết bệnh nhân Lê Tắng Sanh (55 tuổi, quê xã Bình Chánh, Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã qua cơn nguy hiểm và dần hồi phục. Trước đó, bệnh nhân Sanh là ngư dân trên tàu Qng 95138 TS đang đánh bắt cá ở Trường Sa. Bệnh nhân bị đau dữ dội khắp ổ bụng, tăng nhu động ruột, gan, lách; sốt cao, buồn nôn và nôn khan liên tục từ 4 ngày trước đó. Bệnh xá đảo Phan Vinh đã tổ chức cấp cứu, hồi sức tích cực, hội chẩn và chuẩn bị sẵn sàng phẫu thuật khi có chỉ định. Bước đầu chẩn đoán bệnh nhân bị viêm tụy cấp dẫn tới bán tắc ruột do bã thức ăn. Bệnh xá đã truyền dịch, giảm tiết đặt ống thông dạ dày, thông tiểu và tiêm kháng sinh.Theo phác đồ điều trị, khoảng 5 ngày thì bệnh nhân có thể ổn định và xuất viện

VnMedia

Sẽ công nhận kết quả giữa các bệnh viện cùng hạng

Tại hội nghị Tăng cường năng lực quản lý chất lượng xét nghiệm do Bộ Y tế vừa tổ chức, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên nhấn mạnh chất lượng xét nghiệm gắn liền với chất lượng chẩn đoán, điều trị, tiên lượng bệnh, phòng bệnh qua đó gắn liền với chất lượng dịch vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết, Bộ Y tế đang xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó có Quy chuẩn về phòng xét nghiệm, và có lộ trình để tất cả các phòng xét nghiệm cận lâm sàng phải đạt quy định này. Bộ từng bước xây dựng hệ thống phòng xét nghiệm tham chiếu để tham gia thực hiện việc ngoại kiểm tra nhằm bảo đảm chất lượng của các phòng xét nghiệm, khẳng định chất lượng xét nghiệm của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cũng cho biết, thời gian vừa qua Bộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện phải hướng dẫn và yêu cầu bác sỹ khi chỉ định xét nghiệm, chiếu chụp phải rà soát những kết quả xét nghiệm bệnh nhân đã có, nếu có thể sử dụng được thì không cần làm lại.Với những xét nghiệm đắt tiền, nếu buộc phải chỉ định làm lại thì cần tư vấn giải thích, tránh gây bức xúc cho người bệnh. Đối với các bệnh viện cùng hạng phải có quy trình nội kiểm, ngoại kiểm chuẩn mực để chấp nhận kết quả xét nghiệm của nhau, tránh tình trạng một số bệnh viện cùng hạng, thậm chí nằm sát nhau nhưng khi bệnh nhân từ nơi này chuyển sang nơi kia vẫn phải làm lại xét nghiệm, Thứ trưởng Xuyên nhấn mạnh. Trước đó, tại Hội nghị tổng kết ngành Y tế, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Y tế đưa ra giải pháp để các bệnh viện công nhận kết quả xét nghiệm lẫn nhau. Bởi hiện người bệnh đi khám chữa bệnh, nhưng mỗi lần chuyển tuyến thì phải làm lại hàng loạt các xét nghiệm gây mất thời gian, tốn kém và bức xúc cho người bệnh.

Nhiều khó khăn

Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế cho biết, hiện cả nước có 3 trung tâm kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm, nhưng với số lượng lớn các bệnh viện trên cả nước, việc kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm vẫn còn là điều khá khó khăn. Bên cạnh đó, ông Khoa cũng thừa nhận, hiện trong công quản lý chất lượng xét nghiệm vẫn tồn tại nhiều khó khăn như nhận thức của lãnh đạo các cơ sở y tế còn hạn chế, chưa đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng của công tác xét nghiệm, chưa nhận thức được xét nghiệm là khâu rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác khám chữa bệnh tại cơ sở mình nên còn hạn chế trong đầu tư phát triển để nâng cao chất lượng. Ông Nguyễn Trọng Khoa còn nhấn mạnh hiện nay việc trang bị máy móc phục vụ cho công tác xét nghiệm ở các cơ sở y tế còn khá manh mún, chưa nói về số lượng chưa phong phú mà hiện phần lớn trang thiết bị đã khá cũ kỳ. Cùng quan điểm, ông Nguyễn Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế - Bộ Y tế cho biết: Thời gian qua, ở một số cơ sở y tế xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến việc trang thiết bị y tế chưa đảm bảo chất lượng khiến cho người bệnh bất an. Trách nhiệm này trước hết thuộc về người đứng đầu các đơn vị. Cũng theo ông Tuấn, một trong những bất cập trong quản lý xét nghiệm y khoa hiện nay là chất lượng trang thiết bị, máy móc xét nghiệm chưa được kiểm tra thường xuyên; người phụ trách phòng xét nghiệm ở tuyến tỉnh trở xuống cũng như cơ sở y tế tư nhân còn yếu về năng lực và trình độ chuyên môn...

Pháp luật & Xã hội

Gia tăng số người mắc bệnh hen

Thống kê gần đây cho thấy tại Việt Nam hiện nay tỷ lệ người bị bệnh hen phế quản chiếm gần 4% dân số. Trên toàn quốc có khoảng 3,5 triệu người bị hen phế quản. Số ca mắc đang có chiều hướng gia tăng do tình trạng hút thuốc lá và ô nhiễm môi trường. Bệnh hen gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho người bệnh. Tỷ lệ tử vong cao mặc dù đã có thuốc đặc trị hiệu quả. Hiện mới chỉ có 5% bệnh nhân hen được kiểm soát triệt để, gần 20% số bệnh nhân hen được kiểm soát tốt. Điều đáng nói là bệnh hen có thể hoàn toàn kiểm soát được và bệnh nhân sẽ có cuộc sống bình thường nếu được điều trị, kiểm soát tốt nhưng hiểu biết của người bệnh và một bộ phận nhân viên y tế chưa cao. Nhằm cung cấp những kiến thức về bệnh cũng như giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng bệnh của mình, hưởng ứng ngày Hen toàn cầu ngày 25-4 tới, Bệnh viện Bạch Mai sẽ tổ chức khám và tư vấn miễn phí hen phế quản cho người dân khu vực Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Các bác sỹ của Trung tâm Dị ứng-Miễn dịch lâm sàng, Trung tâm Hô hấp và khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khám nội khoa, đo lưu lượng đỉnh kế, đo chức năng hô hấp và phát thuốc miễn phí cho các đối tượng mới được chẩn đoán mắc hen phế quản. Các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên đi khám khi có các dấu hiệu khó thở, ho, khạc đờm; thở khò khè, cò cử; nặng ngực; khó thở về đêm; khó thở khi thay đổi thời tiết; bản thân hoặc gia đình có người mắc bệnh dị ứng, viêm mũi dị ứng.

Thời báo kinh tế Sài Gòn

Cúm A/H1N1 đã được xem như cúm mùa

Trước sự kiện Viện Pasteur TPHCM công bố 33 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 tại huyện Đạ Pal, tỉnh Lâm Đồng vào ngày 22-3, nhiều người lo lắng rằng liệu cúm này có quay trở lại như đại dịch năm 2009 hay không? Tuy nhiên, về mặt chuyên môn, các bác sĩ đều cho rằng cúm A/H1N1 hiện nay đã là một dạng cúm thường như cúm A/H3N2. BS. Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM, cho rằng cúm A/H1N1 hiện lưu hành như một cúm mùa thông thường nhưng người dân không nên chủ quan. Tổ chức Y tế Thế giới đã coi cúm A/H1N1 là cúm mùa và áp dụng các hoạt động giám sát, phòng chống như cúm mùa. Chủng virus cúm H1N1 đang lưu hành vẫn là chủng cúm đã gây đại dịch vào năm 2009 và cũng như các chủng trên thế giới, chưa có sự biến đổi về kháng nguyên độc lực và khả năng gây bệnh. Đặc tính của các chủng cúm thường (H3N2, H1N1) là lây qua đường hô hấp và lây trực tiếp từ người sang người rất nhanh thông qua việc tiếp xúc với người đang mang mầm bệnh hoặc gián tiếp qua đồ vật có chất xúc tiết của người bệnh. So với H3N2, cúm A/H1N1 nguy hiểm hơn vì dễ lây từ người sang người. Đa phần các ca nhiễm cúm là nhẹ, tự khỏi bệnh nhưng vẫn có tỷ lệ tử vong nhất định. Nguy cơ tử vong cao hơn ở người già, trẻ em, thai phụ hoặc người mắc bệnh mãn tính. BS. Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết trong những năm gần đây thuốc chích ngừa cúm thường cũng đã chứa thành phần kháng vi rút cúm A/H1N1 rồi. Do đó, để tránh nhiễm bệnh, gia đình nên đưa trẻ đi chích ngừa cúm. Cục Y tế dự phòng cũng cảnh báo, cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp, dễ lây lan, nguyên nhân chủ yếu do các chủng virus cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B gây nên. Bệnh được ghi nhận quanh năm ở nước ta và nhiều hơn vào mùa đông xuân. Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng; và tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.Cho dù cúm A/H1N1 đã được xem như cúm mùa thôgn thường, chủng loại virus này lại đang gây tử vong khá cao, và đang diễn ra phức tạp tại Ấn Độ. Bộ Y tế Ấn Độ cũng vừa thông báo, từ tháng 12-2014 đến nay nước này đã ghi nhận hơn 22.000 ca mắc cúm A/H1N1 đại dịch, khiến gần 1.200 người chết chủ yếu do đến viện muộn, trên nền bệnh mãn tính. Dịch cúm A/H1N1 được ghi nhận tại 13 bang của Ấn Độ. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phần lớn bệnh nhân trong độ tuổi 15-50 tuổi, chỉ có 4% là trẻ em, nhiều trường hợp tử vong do có bệnh mãn tính kèm theo. Phần lớn bệnh nhân đến viện điều trị muộn làm cho bệnh cảnh nặng thêm.

Phụ nữ

BV Trung ương Huế đưa máy gia tốc cao cấp vào điều trị ung thư

Sáng 23/3, BV Trung ương Huế đã chính thức đưa máy gia tốc cao cấp đa mức năng lượng Axesse Elekta vào điều trị ung thư cho bệnh nhân. Theo giáo sư – tiến sĩ Bùi Đức Phú, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện này là cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam đưa vào sử dụng loại máy Axesse Elekta hiện đại nhất trong điều trị ung thư hiện có trên thế giới. Máy Axesse Elekta có 4 tính năng vượt trội, tích hợp các đặc điểm của các máy xạ trị trước đây, đồng thời thực hiện được những kỹ thuật mà các máy ra đời trước không thực hiện được. Máy có nhiều mức năng lượng khác nhau để đáp ứng từng loại khối u; có kèm theo hệ thống CT Scan kiểm soát được hình ảnh thực của các khối u, trong trường hợp các hình ảnh trùng nhau và cho ảnh thực thì máy mới hoạt động xạ trị; có hệ thống rô bốt Hexapod hiệu chỉnh vị trí giường bệnh nhân theo 6 hướng (lên xuống, ra vào, trái phải, xoay, nghiêng và dốc); giúp xác định vị trí bệnh nhân thích hợp để dòng tia đến khối u gần nhất, hiệu quả nhất; các hệ thống phần mềm xử lý hình ảnh tập trung, nối kết hết toàn bộ hệ thống chẩn đoán hình ảnh trước đây của bệnh nhân, sau đó tích hợp vào trong máy để lập trình điều trị. Chính vì những tính năng đó, các thầy thuốc có thể sử dụng các kỹ thuật hiện đại trong xạ trị như xạ trị điều biến liều, xạ trị điều biến thể tích và phẫu thuật xạ trị định vị với những khối u nhỏ dưới 3 mm nằm sâu trong não, lồng ngực, xương chậu… mà không gây thương tổn cho các cơ quan xung quanh. Với việc đưa máy gia tốc đa mức năng lượng Axesse Elekta vào sử dụng cùng với các phẫu thuật ngoại khoa, xạ trị hiện đại, phác đồ điều trị về hóa trị tiên tiến… Bệnh viện Trung ương Huế bắt đầu đuổi kịp các trung tâm điều trị ung thư trên thế giới về mặt trang thiết bị. Được biết máy Axesse Elekta là một trong những thiết bị thuộc hệ thống điều trị ung thư hiện đại do dự án ODA của Chính phủ Áo tài trợ với trị giá 6 triệu USD.

Kiến Thức

Bộ Y tế tặng thẻ BHYT cho người hiến tạng

Bộ Y tế vừa tặng Kỷ niệm chương và thẻ BHYT cho 403 người hiến tạng phía Nam, tại buổi lễ vinh danh mới đây. Tại Việt Nam, các ca ghép tạng được thực hiện từ năm 1992 tại Học viện Quân y và Bệnh viện Chợ Rẫy. Từ năm 2010, việc ghép tạng có bước phát triển khi tiến hành ghép gan và thận từ người cho chết não. Sau 23 năm, cả nước đã thực hiện ghép thận cho 1.200 trường hợp. Trong đó, ghép gan 30 trường hợp, 10 trường hợp được ghép tim và một trường hợp được ghép thận-tụy. Riêng khu vực phía Nam, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện 115 và Bệnh viện Nhi đồng 2, đã ghép được 456 ca thận và 11 ca gan. Ai từng gặp anh Nguyễn Đình Hữu (Quận Bình Thạnh, TP HCM) bây giờ sẽ rất khó để nhận ra cách đây 4 năm, người đàn ông này từng bị suy thận nặng, hàng tuần phải đi chạy thận tới 3 lần. Cuộc sống gia đình cũng không mấy khá giả, sau mỗi lần chạy thận, sức khỏe anh sa sút, cuộc sống bấp bênh. Đó cũng là thời gian vợ anh đang mang thai đứa con đầu lòng. Không muốn vợ và gia đình lo lắng, anh đã âm thầm chịu đựng và yêu cầu các bác sĩ không được nói chuyện bệnh tật của mình cho người thân. Vì vậy, bản thân anh luôn mong muốn mình được ghép thận và phép màu đó đã xảy ra đối với anh Hữu. “Khi nhận được thông tin được ghép thận, tôi vui lắm nhưng khi biết được người cho thận đã mất thì cảm thấy rất hụt hẫng. Dù không biết người đó là ai, nhưng trong lòng tôi luôn biết ơn người đó rất nhiều”, anh Hữu chia sẻ. Ca ghép thận thành công, cuộc sống của anh Hữu bước sang một trang mới. Rất may mắn là thận ghép phù hợp nên sức khỏe của anh khá ổn định, sinh hoạt như bình thường. Ngay sau 2 năm ghép thận, gia đình anh đón thêm một thành viên mới - một bé trai kháu khỉnh, đáng yêu. Giờ đây, anh Hữu đã có thể làm được những công việc mà trước đây cứ nghĩ là không thể được. Chương trình ghép tạng không thể thành công nếu không có sự hy sinh tự nguyện của những người hiến tạng. Họ đã chia sẻ sự sống của mình cho những người thân và cho cả những người không quen biết trong xã hội. Người hiến tặng phủ tạng được lãnh đạo Bộ Y Tế, Ban Giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy vinh danh, tặng thẻ bảo hiểm y tế và kỷ niệm chương tại buổi lễ. Trong số những người hiến tạng và đăng kí hiến tạng, về dự lễ vinh danh mới đây, có không ít những gương mặt trẻ. Như trường hợp một cô gái sinh năm 1988 hiện đang là nghiên cứu sinh ở Trung tâm nghiên cứu văn hóa Việt - Nhật không chỉ sẵn sàng hiến tạng mà đã đăng ký hiến toàn bộ cơ thể, phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, sau khi qua đời. Bản thân là một người kinh doanh, thế nhưng anh V.H.Thắng (50 tuổi, quận Gò Vấp, TP HCM) cũng không ngần ngại khi đăng ký tham gia hiến tạng. Anh Thắng chia sẻ: “Cách đây khoảng 6 tháng, trong khi xem một bản tin về chương trình ghép tạng ở TP HCM tôi thực sự xúc động và cảm thấy đó là một nghĩa cử rất nhân văn. Ngay sau đó, tôi đã liên hệ với số điện thoại đường dây nóng của Trung tâm ghép tạng ở Bệnh viện Chợ Rẫy để làm các thủ tục đăng ký ghép tạng và đã được cấp thẻ Đăng ký ghép tạng. Bản thân tôi khá may mắn khi có cơ thể đều lành lặn, đầy đủ trong khi đó có rất nhiều người không may mắn như vậy. Tôi chỉ mong muốn chẳng may khi mình mất đi thì có một cơ hội để cho những người khác có thể sống tiếp. Gia đình tôi khi biết chuyện cũng đều ủng hộ việc làm này. Tôi cũng mong rằng có nhiều người thay đổi suy nghĩ của mình để có thể tạo cơ hội cho nhiều người khác được sống tốt hơn”. Tại buổi lễ, lãnh đạo Bộ Y tế và lãnh đạo các bệnh viện đã bày tỏ sự biết ơn đối với những người đã hiến tạng và đăng kí hiến tạng khu vực phía Nam trong 23 năm qua. Những người này, hoặc có mối quan hệ với người nhận hoặc không nhưng họ vẫn quyết định dành tặng một phần cơ thể của mình nhằm nối dài sự sống cho người khác. Đây là hành động, nghĩa cử cao đẹp cần được xã hội ghi nhận. Cũng tại buổi lễ vinh danh , Bộ Y tế đã tặng Kỷ niệm chương và thẻ BHYT cho 403 người hiến tạng phía Nam tại Lễ vinh danh những người hiến tạng nhân đạo và vận động hiến tạng nhân đạo.

Đại đoàn kết

Sẵn sàng công tác y tế phục vụ IPU

Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới IPU 132 diễn ra trong 5 ngày từ 28-3 đến 1-4 là sự kiện chính trị, đối ngoại quan trọng. Để sự kiện diễn ra thành công, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, Phó Trưởng Tiểu ban An ninh - Y tế IPU 132 cho biết, khoảng 300 cán bộ y tế trực tiếp tham gia công tác đảm bảo y tế và thường trực cấp cứu phục vụ IPU 132. Hiện Bộ Y tế đã phân công các BV và cán bộ phụ trách các điểm trực cấp cứu phục vụ Đại hội. Bộ Y tế cũng đã lên phương án cụ thể, chặt chẽ để xử trí các trường hợp đặc biệt như cấp cứu thảm họa, ngộ độc hóa chất, thực phẩm hoặc có trường hợp chuyển bệnh nhân đi điều trị ở nước ngoài…

Nới lỏng quy định mua bảo hiểm y tế

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Bảo hiểm xã hội VN đề nghị phân tách từng đối tượng mua thẻ BHYT, tránh bắt buộc các đối tượng mua BHYT tự nguyện phải mua cho tất cả các thành viên trong một gia đình. Từ đầu năm 2015, nhiều người mua bảo hiểm y tế tự nguyện phải ngậm ngùi ra về vì chính sách mới quy định mua BHYT theo hộ gia đình là phải mua cho tất cả các thành viên. Có trường hợp như chị Phạm Thị Thùy, trú tại thôn Hoàng Mai (xã Đồng Thái, An Dương, TP.Hải Phòng): Thẻ BHYT tự nguyện của mẹ chị ngày 31-3 hết hạn. Đầu tháng 2, chị thu xếp thời gian làm thủ tục nối BHYT cho mẹ nhưng được cán bộ giải thích áp dụng luật mới bắt buộc phải mua cả gia đình. Nếu có 1 người không tham gia thì các thành viên khác có tên trong sổ hộ khẩu cũng không được mua. Theo sổ hộ khẩu, gia đình chị có 6 người, trong đó có chị và 1 người em đang trong thời gian làm thủ tục đóng BHYT tại cơ quan. Theo quy định mới, người nào trong hộ khẩu chưa có BHYT hoặc do trục trặc chưa nhận được thẻ phải có xác nhận của bảo hiểm nơi người đó được cấp. Năm nay, bố mẹ chị sức khỏe có phần giảm sút, cần có BHYT tự nguyện để "hộ thân” nên chị bỏ qua phần xác nhận của bảo hiểm, mà mua đủ theo khẩu để được nhận thẻ sớm. "Như vậy tôi và em tôi phải mua 2 lần BHYT, chỉ vì muốn nối thẻ cho bố mẹ ”- chị Thùy nói. Trước mắt, do chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn nên đối với những trường hợp đã tham gia bảo hiểm tại cơ quan, Bộ Y tế đề nghị: Chỉ cần xin xác nhận của cơ quan bảo hiểm nơi cấp cho người lao động tại doanh nghiệp, cơ quan là có thể xuất trình và thực hiện việc mua BHYT cho người thân khác trong gia đình.

Thanh niên

WHO khuyến cáo tiêm ngừa cho trẻ đầy đủ các loại trong chương trình quốc gia

Ngày 24.3, Văn phòng WHO tại Việt Nam phát đi thông báo của WHO cho biết trong 25 năm qua, vắc xin đã bảo vệ 6,7 triệu trẻ em Việt Nam và ngăn ngừa 42.000 trường hợp trẻ tử vong trước các bệnh dịch như bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt.Theo WHO, Trong những tháng vừa qua, WHO cùng với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế VN trong việc giám sát chiến dịch tiêm vắc xin sởi và rubella cho trẻ em từ 1 đến 14 tuổi - thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (miễn phí).Tất cả các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam đều được cung cấp miễn phí, không có tình trạng thiếu nguồn cung, tại tất cả các trung tâm y tế trên toàn quốc.Việc giám sát cũng cho thấy không phải tất cả các bậc cha mẹ, người giám hộ trẻ đều đưa trẻ đi tiêm chủng.WHO cho rằng, việc đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch và tuân thủ lịch trình tiêm chủng quốc gia là rất quan trọng.“Việc trì hoãn đưa trẻ đi tiêm chủng hoặc không tuân thủ lịch tiêm chủng của chương trình tiêm chủng mở rộng, các bậc phụ huynh đã đặt con mình và cộng đồng vào nguy cơ mắc bệnh”, theo WHO.WHO cho biết thêm, WHO và UNICEF hỗ trợ hệ thống quản lý vắc xin quốc gia trong việc rà soát kết quả thử nghiệm lâm sàng, quy trình sản xuất, cơ sở sản xuất và kiểm tra chất lượng vắc xin theo lô...

VTV

Một năm dịch Ebola hoành hành khắp Tây Phi

Hơn 1 năm kể từ ngày dịch Ebola hoành hành trên khắp Tây Phi, các quốc gia nơi đây vẫn đang nỗ lực để giảm bớt những mối đe dọa dịch bệnh tái bùng phát. Đã hơn 1 năm kể từ ngày dịch Ebola hoành hành trên khắp Tây Phi, tuy nhiên, cho tới nay các quốc gia và các cơ quan vẫn đang phải nỗ lực không ngừng để ngăn chặn và giảm bớt những mối đe dọa dịch bệnh tái bùng phát. Mặc dù số lượng các trường hợp nhiễm mới đã giảm mạnh ở Sierra Leone, Guinea và Liberia trong những tuần gần đây song các quốc gia này vẫn đang phải đối phó với tác động không nhỏ. Ngân hàng thế giới sẽ mất đi khoảng 1,6 tỷ USD trong năm nay do dịch Ebola. Đây cũng là dịch bệnh được cho là tồi tệ nhất trong lịch sử, khiến hơn 10.200 người thiệt mạng. Mới đây nhất, Liberia xác nhận một người phụ nữ nước này dương tính với virus Ebola, sau khi Liberia thông báo không còn ca nhiễm nào trong suốt 20 ngày qua tại quốc gia này. Theo quy định của WHO, một quốc gia chỉ được xác nhận là đã hoàn toàn hết dịch Ebola nếu không có trường hợp nhiễm mới nào trong vòng 42 ngày.

Tăng cường y tế cơ sở cho chăm sóc sức khỏe ban đầu

Hội nghị quốc tế "Tăng cường y tế cơ sở cho chăm sóc sức khỏe ban đầu hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân" sẽ diễn ra từ 24-25/3, tại TP Huế. Đây là hoạt động do Bộ Y tế phối hợp với WHO, WB và EU tổ chức. Hội nghị sẽ chia sẻ về kinh nghiệm quốc tế trong phát triển y tế cơ sở, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân ở Việt Nam. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao; mô hình bệnh tật thay đổi với bệnh không lây nhiễm, tại nạn, thương tích ngày càng tăng; các dịch bệnh mới nổi diễn biến phức tạp; tình trạng già hóa dân số… sẽ là thách thức đối với ngành y tế Việt Nam thời gian tới. Hiện nay, mạng lưới y tế cơ sở của Việt Nam đảm bảo được khoảng 70% nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tại tuyến cơ sở.

Mạng lưới y tế cơ sở đảm bảo 70% nhu cầu

Hiện mạng lưới y tế cơ sở Việt Nam đã đảm bảo 70% nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tại tuyến cơ sở và là xương sống của hệ thống y tế Việt Nam.Thông tin trên là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Hội nghị "Tăng cường y tế cơ sở cho chăm sóc sức khỏe ban đầu, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân" do Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới, Ngân hàng Thế giới và Liên minh châu Âu tổ chức hôm nay (24/3) tại thành phố Huế. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tới dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Chất lượng Việt

Tiêm vacxin phòng sốt vàng da, một phụ nữ tử vong

Tiêm chủng vacxin là việc cần thiết nhằm phòng tránh các bệnh nguy hiểm trong đó có bệnh sốt vàng da. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học đã phát hiện một trường hợp tử vong ngay sau khi tiêm vacxin phòng sốt vàng da. Theo một nghiên cứu được công bố trên báo Livescience, một phụ nữ tại vùng Oregon sau khi tiêm vacxin phòng bệnh sốt vàng da, sau đó đã có phản ứng dữ dội, dẫn đến tử vong. Báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng chốngbệnh tật cho biết, bệnh nhân này đến tiêm vacxin phòng bệnh vìcó kế hoạch đi du lịch vùng Nam Mỹ. Tuy nhiên, sau 6 ngày tiêm phòng, cô ấy đã phải gọi cấp cứu khẩn cấp vì các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, và khó thở xảy ra liên tục. Sau khi nhập viện khoảng 10 tiếng, bệnh tình trở nên nặng hơn, các bác sĩ đã phải đặt máy thở. Sau 3 ngày chữa trị, nhịp tim thường xuyên bị rối loạn và mắc chứng suy thận, cô ấy đã không qua khỏi. Khám nghiệm tử thi cho thấy bệnh nhân có một khối u trong tuyến ức (cơ quan miễn dịch trung tâm), không được chẩn đoán từ trước. Khối u có thể là nguyên nhân dẫn đếnphản ứng nghiêm trọng khi tiêm vacxin phòng bệnh sốt vàng da. Virus sốt vàng da cũng đã được tìm thấy trong máu và các bộ phận quan trọng khác trong cơ thể. Các bác sĩ kết luận rằng người phụ nữ này đã tử vong do mắc bệnh viscerotropic (Yel-AVD) có liên quan đến virus sốt vàng da, đây là một phản ứng nghiêm trọng với vắc-xin sốt vàng trong đó virus được nhân lên ngoài tầm kiểm soát. Phản ứng này rất hiếm khi xảy ra,với một triệu liều vắc-xin được phân phối, có khoảng bốn trường hợp mắc chứng Yel-AVD. Những người có nguy cơ mắc hội chứng Yel-AVD trong độ tuổi từ 60 trở lên hay những người mắc các bệnh liên quan đến tuyến ức.Nếu được chuẩn đoán là mắc ung thư tuyến ức , điều quan trọng là không được phép tiêm vacxin phòng sốt vàng da.Tuy nhiên, trước đó vẫn chưa có bất kì khuyến cáo nào liên quan đến việcloại bỏ tiêm chủng sốt vàng da khi mắc bệnh ung thưtuyến ức. Virus sốt vàng da được lây truyền bởi muỗi, và thường xuất hiện ở khu vực nhiệt đới của Nam Mỹ và châu Phi. Bệnh có các triệu chứng như sốt nhẹ, và mắcviêm gan nghiêm trọng. Khoảng 20 đến 50 phần trăm các trường hợp mắc căn bệnh này đều có nguy cơ tử vong. Tiêm chủng vacxin ngừa bệnh sốt vàng da được khuyến khích cho những người sống trong hoặc du lịch đến vùng nhiệt đới Nam Mỹ hay châu Phi cận Sahara. Các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo rằng, khi đi du lịch đến vùng có dịch bệnh nguy hiểm bùng pháttheo mùa hay trong suốt quá trình đi lại từ vùng lãnh thổ nước này đến nước khác nên tiêm chủng vacxin sốt vàng da để hạn chế sự lây bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe.

Nhân dân

Phát hiện, điều trị cho hơn 102 nghìn người mắc bệnh lao

Trong buổi họp báo tại Hà Nội ngày 24-3, nhân Ngày thế giới chống lao 24-3, PGS,TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao quốc gia cho biết, năm 2014, cả nước phát hiện và điều trị cho 102.070 người bệnh lao, giúp hàng chục nghìn người tránh được nguy cơ tử vong vì căn bệnh này (theo WHO, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tỷ lệ người bệnh lao tử vong lên đến 32%). Số người bệnh lao phổi AFB (+) mới phát hiện là 49.844 trường hợp; tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới đạt 89,9%, vượt mục tiêu đề ra là hơn 85%. Năm 2015, Chương trình Chống lao quốc gia tiếp tục bám sát tám nhóm giải pháp đã đề ra trong Chiến lược quốc gia phòng, chống lao định hướng 2015 và sau 2015. Phấn đấu giảm tỷ lệ số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống 187/100 nghìn dân; giảm số người chết do bệnh lao xuống dưới tỷ lệ 18/100 nghìn dân; khống chế số người mắc bệnh lao kháng đa thuốc dưới 5% tổng số người mắc lao mới phát hiện. * Hưởng ứng Ngày Thế giới chống bệnh lao ngày 24- 3, Bệnh viện Phổi Hà Nội tổ chức mít-tinh và đón nhận Huân chương Ðộc lập hạng ba. Theo báo cáo, hằng năm trên địa bàn TP Hà Nội phát hiện được khoảng 4.800 người bệnh lao các thể, trong đó có 2.400 người bệnh lao phổi AFP(+). Tỷ lệ người bệnh điều trị khỏi theo chiến lược DOTS, đạt 99,9%... Nhân dịp này, Bệnh viện Phổi Hà Nội được Ðảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Ðộc lập hạng ba, vì đã có nhiều thành tích trong công tác điều trị và chăm sóc người bệnh lao trên địa bàn. * Chiều cùng ngày, BV Lao và Bệnh Phổi T.Ư tổ chức giao lưu trực tuyến về công tác phòng, chống lao tại Việt Nam. Tại buổi giao lưu, Ban tổ chức đã nhận được gần 300 câu hỏi của người dân trên mọi miền đất nước. Các câu hỏi của người dân chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực như kiến thức về phòng, điều trị bệnh lao; cơ chế độ chính sách về bảo hiểm y tế đối với người bệnh lao; quyền lợi của người bệnh khi tham gia chương trình chống lao tại cộng đồng... Tất cả các thắc mắc của người dân đã được các chuyên gia trả lời thấu đáo...

Bàn giải pháp tăng cường y tế cơ sở

Ngày 24-3, tại TP Huế (Thừa Thiên - Huế), Bộ Y tế phối hợp Tổ chức Y tế thế giới, Ngân hàng thế giới, Liên minh châu Âu tổ chức hội nghị quốc tế tăng cường y tế cơ sở cho chăm sóc sức khỏe ban đầu, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.Dự hội nghị, có Phó Thủ tướng Vũ Ðức Ðam, đại diện các bộ, ngành địa phương, các tổ chức quốc tế và nhiều nước có hệ thống y tế cơ sở phát triển.Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, mạng lưới y tế cơ sở (YTCS) hiện có 622 bệnh viện tuyến huyện với tổng số 68.959 giường bệnh; 651 phòng khám đa khoa khu vực với 6.752 giường bệnh; 11.105 trạm y tế xã. 73,5% số trạm y tế xã có bác sĩ làm việc; 96,4% số trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; 73,4% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010 với hàng trăm nghìn cán bộ đang công tác tại đây... Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực ở nhiều nơi còn hạn chế; việc thu hút cán bộ y tế có trình độ chuyên môn giỏi còn gặp khó khăn; đầu tư cơ sở hạ tầng và trang, thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu...Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Ðức Ðam đánh giá cao việc Bộ Y tế phối hợp các đối tác lần đầu tiên tổ chức hội nghị về tăng cường YTCS hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Phó Thủ tướng đề nghị các ngành liên quan và các địa phương tập trung đánh giá lại những cơ chế, chính sách đã, đang đầu tư cho YTCS trên tinh thần có kế thừa, có phát triển trong tiến trình đổi mới cả nền y tế. Những thảo luận, kinh nghiệm chia sẻ tại hội nghị là tiền đề để Bộ Y tế tiếp tục xây dựng đề án quy hoạch mạng lưới YTCS, trong đó cần tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm: xác định vai trò, phạm vi của mạng lưới YTCS; xác định những dịch vụ, kỹ thuật được cung cấp tại tuyến YTCS, đồng thời chuẩn hóa và có hệ thống đánh giá nghiêm ngặt các dịch vụ kỹ thuật này.Bên cạnh việc tiếp tục đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ YTCS, cần nghiên cứu, đề xuất chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp cho cán bộ YTCS; đề xuất cơ chế tài chính cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho tuyến cơ sở. Thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân, bảo đảm cho người bệnh được chữa trị, chăm sóc bằng những nguồn lực tốt nhất nhưng với mức chi phí phải trả thấp nhất. Tiếp tục đầu tư toàn diện cho YTCS theo hướng ứng dụng khoa học và công nghệ trong chăm sóc sức khỏe; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho tuyến dưới qua hình thức bệnh viện vệ tinh, tuyến trên hỗ trợ tuyến dưới... Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành và chính quyền địa phương quan tâm đầu tư cho YTCS, đồng thời tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế như là phương thức tốt nhất cho chăm sóc sức khỏe ban đầu...

Chủ động nâng cao chất lượng dân số về thể chất

Ngày 24-3, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo Đại biểu dân cử với chính sách, pháp luật về Dân số và chăn sóc sức khoẻ sinh sản bảo đảm phát triển bền vững.Trong 30 năm đổi mới của Đảng và nhà nước, chính sách, chiến lược dân số, kế hoạch hoá gia đình đã có định hướng rõ ràng và là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đất nước. Chính sách dân số ngày càng gắn chặt với phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp nguyện vọng của nhân dân, từ tập trung vào giảm sinh chuyển sang sang chính sách dân số toàn diện, khuyến khích sự tự nguyện của người dân.Các tham luận tại hội thảo tập trung vào đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm sinh trong thời gian qua, kiến nghị và giải pháp; Thực trạng công tác kế hoạch hoá gia đình hiện nay tại các địa phương; Bài học kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về thực hiện chính sách giảm sinh và kiến nghị đối với Việt Nam.Theo ông Nguyễn Văn Tân, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), Bộ Y tế, về đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm sinh trong thời gian qua: Tại một số địa phương chưa đạt mức sinh thay thế, thậm chí còn ở mức cao, mức sinh biến động khó lường. Hiện nay, cả nước đã duy trì được mức sinh thay thế, nhưng số con trung bình trên một phụ nữ vẫn ở mức 2,09 (năm 2006 là 2,1 con). Mặt khác, mức sinh còn rất khác biệt giữa các vùng, miền, tỉnh, thành phố. Ngoài ra, mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn ở mức cao; Vấn đề già hoá dân số; Chất lượng dân số thấp.Nguyên nhân của những tồn tại trên là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo của nhiều cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa được quan tâm, có nơi gần như “khoán trắng” cho cơ quan chuyên trách làm công tác DS-KHHGĐ; Công tác tổ chức bộ máy cán bộ có sự biến động và không ổn định từ Trung ương đến cơ sở; Cở sở vật chất của các cơ sở y tế địa phương tuy đã được nâng cấp nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình chất lượng cao... Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nam Định cho rằng: từ thực trạng công tác dân số của địa phương, cần tập trung về quy mô dân số tiếp tục kiếm soát mức sinh, sinh con thứ ba trở lên; Về cơ cấu giảm điểm tỷ số giới tính khi sinh; Về chất lượng dân số triển khai hiệu quả các mô hình nâng cao chất lượng dân số và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản KHHGĐ.Ông Kiên khẳng định: Để triển khai hiệu quả chương trình thì công tác lãnh đạo, tổ chức và quản lý là giải pháp tiên quyết; Truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi và cing cấp dịch vụ sức khoẻ sinh sản KHHGĐ là giải pháp cơ bản; Việc bổ sung hoàn thiện văn bản chính sách, phù hợp, xã hội hoá, phối hợp liên ngành tài chính, hậu cần, đào tạo nghiên cứu là giải pháp điều kiện quan trọng.Tại hội thảo, các đại biểu cũng đưa ra một số kiến nghị cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng chính quyền đối với công tác DS-KHHGĐ; Giữ nguyên đội ngũ cộng tác viên dân số và tăng thù lao cho họ để bảo đảm quản lý và thực hiện có hiệu quả chương trình; Bổ sung kinh phí tăng cường công tác truyền thông giáo dục và các hoạt động nâng cao dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản KHHGĐ...Hội thảo đã đưa ra mục tiêu của công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình trong thời gian tới là chủ động nâng cao chất lượng dân số về thể chất, khống chế tốc độ tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh; Duy trì mức sinh thấp hợp lý đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.  

Gia đình & xã hội

Vượt “cửa tử” nhờ kỹ thuật hỗ trợ tim phổi nhân tạo

Bệnh nhân Đỗ Thị Lượng, 57 tuổi, Hà Nội đã thoát chết nhờ được cứu chữa bằng kỹ thuật hỗ trợ tim phổi nhân tạo (ECMO). Ngày 24/3, BV Bạch Mai tổ chức lễ tiễn ra viện cho bệnh nhân Đỗ Thị Lượng, bị suy hấp cấp tiến triển, nguy cơ tử vong cao, song đã được các bác sĩ BV Bạch Mai cứu chữa bằng kỹ thuật hỗ trợ tim phổi nhân tạo (ECMO). Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, giảm tiểu cầu vô căn, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch kéo dài. Trước đó, ngày 10/2, bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao, suy hô hấp được gia đình cho nhập viện. Chẩn đoán ban đầu cho thấy bệnh nhân mắc viêm phổi nặng biến chứng suy hô hấp cấp tiến triển, không thể đáp ứng với các phương pháp điều trị tích cực thông thường, có nguy cơ tử vong cao. Trước thể trạng của bệnh nhân, các bác sỹ đã tiến hành hội chẩn toàn viện. Hội đồng chuyên môn quyết phải sử dụng “vũ khí cuối cùng”, đó là ECMO để cứu sống người bệnh. ECMO là tên viết tắt của phương pháp “oxy hóa qua màng ngoài cơ thể” là phương pháp sử dụng tuần hoàn và trao đổi ôxy bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng sống ở các bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng…

Vietnamnet

Dân số già hóa kéo theo nhiều bệnh mãn tĩnh

Dân số Việt Nam đang già hóa kéo theo các gánh nặng về bệnh tật mãn tính, không lây nhiễm, tuy nhiên mạng lưới y tế tuyến cơ sở của Việt Nam chỉ chủ yếu xử lý các tình huống cấp tính.Đó chính là tồn tại, thách thức được nhấn mạnh trong Hội nghị Tăng cường y tế cơ sở cho chăm sóc sức khỏe ban đầu do Bộ Y tế tổ chức tại Huế, diễn ra vào ngày 24 - 25/3.

Y tế cơ sở vẫn còn nhiều chồng chéo

Theo Bộ Trưởng Bộ Y tế mô hình bệnh tật tại Việt Nam đang thay đổi, tuổi thọ dân số tăng cao kéo theo các loại hình bệnh tật mới nổi, không lây nhiễm, mãn tính, thương tích…Trong khi đó, mạng lưới y tế cơ sở của ta vẫn còn quá nhiều đầu mối ở tuyến huyện, gây chồng chéo về nhân lực.Ngoài ra, chất lượng tại các cơ sở y tế ban đầu chưa cao do không thu hút được nguồn nhân lực bởi chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng. Cơ chế tài chính y tế huyện, xã chưa rõ ràng, làm hạn chế về mọi mặt.“Điều đáng nói, nhận thức ở các cấp còn hạn chế, chưa quan tâm đúng mức đến y tế cơ sở. Đầu tư cho y tế cơ sở vùng sâu, xa, biên giới, hải đảo chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân”, Bộ trưởng Tiến nhận định.Những hạn chế ở tuyến y tế cơ sở đã dẫn tới sự chênh lệch chỉ số sức khỏe giữa các vùng ngày càng cao. Bệnh nhân vượt tuyến gây quá tải cho các bệnh viện tuyến trên (tới 60% trường hợp vượt tuyến là không cần thiết).

Dân số già hóa kéo theo gánh nặng bệnh tật

Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cũng cho rằng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng đa dạng, tốc độ già hóa của dân Việt đang tăng rất nhanh là thách thức lớn đối với ngành y.Từ đó, phải có nhìn nhận đúng đắn về vai trò quan trọng của y tế cơ sở để có sự đầu tư tương xứng.Ông Tuấn nhấn mạnh: “Chúng ta không thể nhìn vào một trạm y tế xã ít bệnh nhân và nói trạm y tế chẳng làm gì mà quên rằng có những trạm y tế xã mỗi ngày khám tới hàng trăm ca bệnh”.Theo ông Takeshi, Giám đốc Quản lý Chương trình VP WHO (tổ chức y tế thế giới) khu vực Tây Á Thái Bình Dương, tuổi thọ trug bình của dân Việt Nam tăng lên 8 năm kể từ năm 1980 đến nay.Khi bắt đầu già hóa mỗi cá nhân sẽ bị cùng lúc nhiều bệnh lý mãn tính. Y tế tuyến cơ sở Việt Nam chủ yếu chỉ xử lý các tình huống cấp tính, chưa đáp ứng, quản lý được những bệnh mãn tính. Trong khi đó, Việt Nam lại đầu tư nhiều cho bệnh viện mà ít đầu tư cho mạng lưới y tế cơ sở.“Cán bộ y tế cơ sở chỉ tập trung vào các chương trình có ngân sách, họ chưa thực sự chú trọng những dịch vụ hướng tới cộng đồng. Điều này không chỉ riêng Việt Nam mà còn xảy ra tại nhiều quốc gia khác”, đại diện WHO nói.Để giải quyết các tồn tại về y tế cơ sở hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, Bộ trưởng Y tế cho rằng, cần có các cơ chế về tài chính, sự nối kết từ tuyến tỉnh, tuyến Trung ương với các ngành kinh tế xã hội khác.Trạm y tế ở vùng miền núi, địa hình hiểm trở phải được quan tâm, đầu tư nhiều hơn các trạm y tế ở đô thị.Còn theo Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn: “Không phải ngay lập tức nhân lực tại y tế cơ sở giỏi ngay được. Phải hỗ trợ bằng cách đưa bác sĩ về trạm y tế xã. Mỗi năm bác sĩ ở trạm y tế xã phải trực ở bệnh viện tuyến trên 1 tháng thì chuyên môn mới khá lên được. Ngoài ra còn phải mở rộng phạm vi khám chữa bệnh, danh mục thuốc, đẩy mạnh mô hình bác sĩ gia đình”.Y tế tuyến cơ sở là y tế thôn bản, xã, phường, quận, huyện. Tại Việt Nam, mạng lưới y tế tuyến cơ sở cấp xã bắt đầu hình thành từ năm 1949. Điều đó cho thấy Việt Nam rất chú trọng hướng tới y tế toàn dân (đặc biệt từ năm 2008 đến nay).Tới thời điểm này, Việt Nam đã có hơn 11 ngàn trạm y tế, hơn 100 ngàn nhân viên y tế thôn bản hoạt động…Năm 2014, tỷ lệ bao phủ, toàn dân tham gia bảo hiểm y tế là 71,6 %. Rất nhiều mô hình y tế cơ sở hoạt động thí điểm, đem lại kết quả đáng mừng.Đơn cử, vừa qua trong lần kiểm tra tại Bệnh viện Quận Bình Thạnh TP.HCM, Bộ Y tế ghi nhận dù là cơ sở y tế tuyến quận nhưng số lượng bệnh nhân tin tưởng, đăng ký thẻ bảo hiểm y tế rất đông, tương đương với bệnh viện tuyến tỉnh.Hoạt động theo mô hình tự chủ không sử dụng ngân sách nên Bệnh viện Quận Bình Thạnh hiểu phải đẩy mạnh về dịch vụ khám chữa bệnh, bệnh nhân tới khám được một bác sĩ theo dõi, điều trị từ đầu đến cuối.

Pháp luật Tp Hồ Chí Minh

Sẽ dẹp nạn bán nhân sâm bát nháo

Nhân sâm các loại hiện được bán tràn lan với giá hàng triệu đồng một ký sâm tươi, chục triệu đồng một ký sâm khô mà “chất” sâm ra sao thì không biết!Người bán sâm không nói, người mua sâm cũng không hỏi, rốt cuộc mua nhân sâm mà không biết trong đó có thực là có chất “sâm” hay không!

Mù mờ thông tin

Lên mạng tìm thông tin cửa hàng bán sâm thì vô số trang web, cửa hàng rao bán sâm tươi, sâm khô. Chúng tôi đến một cửa hàng sâm trên đường Nguyễn Trãi (quận 1, TP.HCM). Tại đây, nhân viên bán sâm cho xem một cái khay, trên có đặt bốn củ sâm tươi, giá 3,4 triệu đồng/kg loại bốn củ sâm/kg. Củ tươi căng, sờ mát lạnh nhưng chẳng biết có phải nhân sâm không, loại gì, xuất xứ ra sao, công ty nào trồng, đơn vị nào nhập khẩu. Hỏi nhân viên: “Không có bao bì, tem nhãn gì hết hả anh, vậy sao biết sâm này nhập khẩu từ Hàn Quốc? Mua về biếu trơ trơ vậy coi sao được!”. Anh nhân viên trấn an: “Nhập khẩu đây là nhập xách tay nên hàng không có giấy tờ nhập đâu, sâm tươi đều xách tay vậy chị ạ! Em lấy cho chị cái hộp bỏ vào là đẹp ngay!”.Không an tâm chút nào về những cái củ tươi rói như... củ cải trắng bán ngoài chợ, tôi lại hỏi tiếp về các sản phẩm sâm đóng gói, đóng hộp. Có loại hồng sâm khô trong hộp thiếc, 300 g, giá 2,4 triệu đồng. Vỏ hộp ghi chữ Hàn, được dán thêm một nhãn phụ tiếng Việt ghi xuất xứ, tên công ty nhập khẩu, số giấy chứng nhận tiêu chuẩn nhưng không có thông tin về thành phần sâm trong sản phẩm. Phần thông tin định lượng (bằng tiếng Hàn kết hợp tiếng Anh) trên vỏ thiếc cũng chỉ ghi năng lượng, độ ẩm mà thôi.Nhân viên bán hàng giới thiệu một loại sâm khô khác, 200 g đến 4 triệu đồng, giải thích rằng sâm khô này mắc tiền hơn vì đây là sâm núi mọc tự nhiên, còn sâm rẻ hơn là sâm trồng! Tuy nhiên, “sâm núi” khô đắt tiền này chỉ bọc trong một bao nylon trơn trong suốt, không có bao bì gì thêm bên ngoài, không rõ nhãn hiệu, đơn vị nhập khẩu, thành phần... Thật hoang mang khi không có một chữ nào về sản phẩm, không biết là cái que gì sấy khô đang nằm trong bao để bỏ hàng triệu đồng ra mua!Một cửa hàng sâm trên đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 3, TP.HCM) cũng bán đủ loại sâm. Ở đây có nhiều kiểu hộp sâm khô với đủ loại giá. Người bán giải thích hộp 150 g nhưng củ to, chỉ cần sáu củ đã nặng 150 g thì giá cũng khoảng 2,5 triệu đồng, bằng loại hộp 300 g mà chứa đến 40 củ nhỏ xíu. Tuy nhiên, dù với giá nào thì trên hộp cũng chỉ có vài thông tin sơ sài, không rõ hàm lượng “sâm” trong các củ to, củ nhỏ này ra sao, khác nhau thế nào!

Phải ghi rõ “chất”

Hiện vẫn có một số doanh nghiệp (DN) kinh doanh củ sâm tươi, sâm khô, sản phẩm chế biến từ sâm... có đăng ký chất lượng cụ thể với Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm. Trong dữ liệu của Cục thì có khoảng 500 sản phẩm sâm được các DN đăng ký, chủ yếu là xuất xứ Hàn Quốc. Trong số này chỉ có khoảng 20% sản phẩm... có ghi rõ hàm lượng sâm (ginsenoside), ví dụ một sản phẩm sâm thái lát có hàm lượng ginsenoside là 4 mg/g đến 7,5 mg/g (0,4%, 0,75% trong sản phẩm) trong khi với sản phẩm cao sâm, tỉ lệ hàm lượng này giảm 10 lần, chỉ khoảng 0,4 mg/g (0,04%), với các loại nước sâm, trà sâm, sâm mật o­ng... thì giảm hơn nữa, có loại đăng ký với tỉ lệ ginsenoside là 0,1 mg/g (0,01%)...Theo Luật An toàn thực phẩm thì thực phẩm phải được công bố hợp quy. Tuy nhiên, quy định hiện hành không yêu cầu các loại nhân sâm, sản phẩm từ nhân sâm phải công bố rõ hàm lượng sâm (ginsenosid) mà chỉ cần công bố các hàm lượng cơ bản. Trong khi đó người tiêu dùng rất quan tâm việc hàm lượng sâm trong sản phẩm như thế nào, liệu củ sâm có bị chiết tách hết phần “chất”, chỉ bán “xác sâm” cho người tiêu dùng hay không.Mới đây, Bộ Y tế soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật cho sâm. Theo đó, DN, cá nhân nhập khẩu, sản xuất các sản phẩm từ nhân sâm phải công bố hợp quy, đăng ký hợp quy với Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn theo đúng nội dung đã công bố. Người kinh doanh chỉ được phép nhập khẩu, sản xuất, buôn bán sau khi hoàn tất đăng ký hợp quy nói trên.Theo dự thảo này thì sản phẩm từ nhân sâm phải có màu sắc, mùi, vị của thành phần nhân sâm (ginsenosid) đặc trưng và không có tạp chất ngoại lai; sản phẩm cũng phải đáp ứng chỉ tiêu về độ ẩm, tro, dung môi... Đặc biệt DN phải công bố rõ định lượng ginsenosid - nhân sâm trong sản phẩm, hàm lượng này không có định mức bắt buộc.

Giấy chứng nhận: Tra cứu mới tá hỏa

Một số cửa hàng bán sâm giới thiệu mình có giấy chứng nhận chất lượng của Bộ Y tế. Dựa trên các hình ảnh quảng cáo này, chúng tôi tra cứu sản phẩm bằng trang web của Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) mới tá hỏa khi kết quả tra cứu hoặc không có hay có thì lại không khớp gì với các giấy được quảng cáo.Cụ thể, một trang web quảng cáo bán nhân sâm đưa hình giấy chứng nhận có số 53xx/2012/... cho sản phẩm củ hồng sâm Hàn Quốc nhưng tra cứu trên hệ thống thì số giấy chứng nhận này cấp cho một loại phụ gia thực phẩm xuất xứ Đức.Trong một cửa hàng bán sâm có bày hộp sâm khô, dán nhãn phụ tiếng Việt quảng cáo rằng sản phẩm này có giấy chứng nhận chất lượng số xx799/... nhưng tra cứu trên hệ thống thì không có giấy phép mang số trên.Người tiêu dùng có thể sử dụng công cụ tra cứu tại website của Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm để tra cứu giấy chứng nhận:http://tracuusanpham.vfa.gov.vn.

Y tế cơ sở phải tạo niềm tin trong dân

“Chính phủ sẽ bàn, xem xét trên tinh thần điều gì cần thiết vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của nhân dân thì dù khó cũng phải làm.Quan trọng nhất là làm sao y tế cơ sở nói riêng và y tế nói chung nhận được niềm tin của nhân dân” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tại hội nghị Tăng cường y tế cơ sở cho chăm sóc sức khỏe ban đầu, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân ngày 24-3.Phó Thủ tướng đề nghị ngành y tế phải xác định rõ phạm vi hoạt động của y tế cơ sở, mối quan hệ với y tế tuyến trên, những dịch vụ được phép làm. Từ đó xác định yêu cầu đào tạo, đầu tư cho y tế cơ sở.Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết đến nay cả nước có gần 11.000 trạm y tế xã với hàng trăm ngàn cán bộ y tế công tác. Mạng lưới y tế cơ sở đã đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tại cơ sở.

Hậu Giang: Gần 177.000 trẻ em được tiêm vaccine sởi-rubella

Ngày 24-3, tin từ Sở Y tế tỉnh Hậu Giang cho biết, qua thực hiện chiến dịch  tiêm vắc sin sởi – rubella  trên địa bàn tỉnh đã có gần 177.000 trẻ em từ 1 đến 14 tuổi được tiêm chủng tiêm vắc sin sởi – rubella  đạt tỷ lệ trên 98%. Bên cạnh đó, bệnh tay chân miệng có 99 ca mắc và đã có 1 ca tử vong. Ngành Y tế cho biết thời gian tới tiếp tục tăng cường công tác tiêm chủng thường xuyên, tiến hành kiểm tra, giám sát ca bệnh, điều trị và xử lý kịp thời, không để dịch lây lan ra cộng đồng và bệnh nặng dẫn đến tử vong.Trước đó, ngày 23-3, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang có công văn chỉ đạo các Sở, ngành và địa phương tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh và bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm sau Tết và trong mùa lễ hội 2015. Theo đó, chủ tịch tỉnh Hậu Giang giao Sở Y tế tăng cường giám sát các trường hợp mắc bệnh lây qua đường hô hấp như bệnh sởi, ho gà, thủy đậu, đặc biệt là bệnh cúm gia cầm lây từ người sang người tại cộng đồng, các cơ sở khám chữa bện. Kịp thời lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán, xác định tác nhân gây bệnh, triển khai xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh xâm nhập và lây lan ra cộng đồng...

Người đàn ông suy gan, suy thận cùng quẫn nhảy lầu tự tử

Nguyên nhân khiến nam bệnh nhân nhảy lầu tự tử tại BV Bạch Mai (Hà Nội) có thể là do bệnh nhân mắc bệnh nặng, gia đình lại quá nghèo.Sáng 24-3, ông Mai Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, BV Bạch Mai, cho biết sụ việc xảy ra vào khoảng 15h30 chiều qua (23-3). Thời điểm xảy ra vụ việc các cán bộ đang họp thì nghe nói có người rơi từ tầng năm xuống. Nạn nhân là nam, sinh năm 1973, quê ở Nam Định, nhập viện hôm 22-3, đang được điều trị tại Khoa Thận – Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai.Ngay sau khi có thông tin, phía bệnh viện đã tiếp cận hiện trường, cũng như nhân chứng sự việc. Ông Hùng cho biết nạn nhân không phải gặp tai nạn mà nạn nhân đã có ý định tự tử từ trước. Nguyên nhân dẫn đến vụ tự tử có thể là do bệnh nhân lâm vào bước đường cùng và không có lối thoát, vì nạn nhân bị suy thận, suy gan giai đoạn cuối đồng thời vào bệnh viện điều trị đã nhiều lần. Trong khi đó gia đình lại hoàn cảnh khó khăn.“Bệnh nhân nhập viện điều trị không có chuyện bác sĩ mắng mỏ gì. Cũng không thể nào mà bệnh nhân tự ngã, có lẽ là bệnh nhân nghĩ quẩn”- ông Hùng nhận định.Được biết, ngay sau khi xảy ra vụ việc, Bệnh viện Bạch Mai đã nhanh chóng đưa nạn nhân vào khoa cấp cứu nhưng không kịp. Cùng ngày phía bệnh viện đã bàn phối hợp với cơ quan chức năng bàn giao thi thể của nạn nhân cho gia đình.Cũng trong sáng nay, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị Bệnh viện Bạch Mai khẩn trương xác minh và tìm hiểu rõ nguyên nhân vụ việc. Đồng thời, cũng yêu cầu bệnh viện gửi báo cáo chi tiết sự việc trên về cục ngay trong ngày để báo cáo lãnh đạo bộ.Trước đó, tại Bệnh viện Bạch Mai đã xảy ra vụ nhảy lầu tự tử khiến các bác sĩ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hết sức bất ngờ. Được biết, khi nhảy lầu tự tử bệnh nhân vẫn còn cả dây truyền trên người.

Quân đội nhân dân

Việt Nam đăng cai Hội nghị thương mại và kỹ thuật thường niên của APMEN

Ngày 24-3, tại Hà Nội, Mạng lưới loại trừ bệnh sốt rét châu Á - Thái Bình Dương (APMEN) phối hợp với Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung ương (Bộ Y tế) tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị  thương mại và kỹ thuật thường niên của APMEN lần thứ 7 được tổ chức từ ngày 24 đến 27-3 tại Hội An, Quảng Nam. Bộ Y tế đăng cai tổ chức Hội nghị này với sự tham gia của 110 đại biểu của 17 quốc gia thành viên của APMEN có chung mục tiêu là loại trừ bệnh sốt rét.Tại Hội nghị APMEN lần thứ 7, các quốc gia thành viên sẽ chia sẻ những phát hiện mới từ các nghiên cứu trong can thiệp phòng, chống sốt rét để cùng nhau xem xét và thảo luận. Những phát hiện này sẽ là một trong những cơ sở, bằng chứng trong công cuộc xóa bỏ căn bệnh sốt rét. Đặc biệt, các quốc gia thành viên cũng sẽ quan tâm bàn thảo về vấn đề kháng thuốc artemisinin - một loại thuốc điều trị tuyến đầu cho bệnh sốt rét, với trường hợp kháng thuốc đầu tiên được phát hiện tại khu vực tiểu vùng sông Mê Kông. Bên cạnh đó, các bên cũng chia sẻ về việc duy trì cam kết chính trị và cam kết tài chính để loại trừ sốt rét.Tại buổi họp báo, PGS, TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung ương (Bộ Y tế) cho biết, so với năm 2000, số ca mắc sốt rét năm 2014 ở Việt Nam đã giảm được hơn 90%  và số người chết do sốt rét giảm hơn 95%. Cũng trong năm 2014, chỉ có 6 người chết do sốt rét và không có trận dịch nào được ghi nhận trên toàn quốc. Theo PGS, TS Trần Thanh Dương, ghi nhận bước tiến đạt được trong thập kỷ qua trong việc giảm tỷ lệ chết và mắc sốt rét, mục tiêu của chương trình sốt rét quốc gia ở Việt Nam đã chuyển từ phòng, chống sang phòng, chống và loại trừ. Tuy nhiên, từ khi sốt rét kháng thuốc artemisinin được phát hiện ở tiểu vùng Sông Mê Kông, nó trở thành một thách thức lớn cho những cố gắng phòng, chống và loại trừ sốt rét ở khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Nó đe dọa đến những thành tựu mà chương trình đã đạt được trong suốt thập kỷ qua, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.

Y tế cơ sở là xương sống của hệ thống y tế Việt Nam

Ngày 24-3, tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế và Bộ Y tế lần đầu tiên phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Hội nghị “Tăng cường y tế cơ sở cho chăm sóc sức khỏe ban đầu hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân”. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tham dự hội nghị.Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Y tế cơ sở là nền tảng, là xương sống của hệ thống y tế Việt Nam. Mạng lưới y tế cơ sở bao gồm y tế tuyến huyện và tuyến xã, là tuyến y tế gần dân nhất, bảo đảm cho người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội. Đến nay, đội ngũ cán bộ y tế cơ sở còn bao gồm cả "cô đỡ thôn bản" và cộng tác viên y tế. Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục xây dựng Đề án Quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở Việt Nam. Các bộ, ngành và chính quyền địa phương quan tâm đầu tư cho y tế cơ sở, đồng thời tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế như là một phương thức tốt nhất cho chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Người lao động

Y tế cơ sở: Nhiều nhưng yếu

Nhân lực thiếu, trình độ thấp, cách tổ chức chồng chéo... là những nguyên nhân khiến hệ thống y tế cơ sở còn yếu, chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dânNgày 24-3, tại TP Huế, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức hội nghị quốc tế “Tăng cường y tế cơ sở cho chăm sóc sức khỏe ban đầu, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân”. Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, đại diện WHO, Ngân hàng Thế giới (WB), Liên minh châu Âu (EU).

Tổ chức cồng kềnh, chồng chéo

Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có gần 11.000 trạm y tế xã với hàng trăm ngàn cán bộ y tế, được các tổ chức quốc tế và các nước đánh gia cao. Nhân lực y tế cơ sở năm 2010 của Việt Nam đã tăng 36% so với năm 2000; tại tuyến huyện tăng 44%, tuyến xã tăng 11%. Hiện trạm y tế xã có bác sĩ chiếm 76%, có nhà hộ sinh chiếm 92,6%; 100% thôn bản có nhân viên y tế hoạt động. Tỉ lệ khám chữa bệnh ngoại trú tuyến huyện đạt 47%, nội trú trên 30%.Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định y tế cơ sở bao gồm tuyến huyện, xã là xương sống của hệ thống y tế Việt Nam. Đây là tuyến y tế gần dân nhất, bảo đảm cho người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp nhất, góp phần thực hiện công bằng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội.Bộ trưởng nhấn mạnh: “Nhờ có mạng lưới y tế cơ sở mà hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung và chăm sóc sức khỏe ban đầu nói riêng đã được triển khai thường xuyên, rộng khắp. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được cung cấp đến tất cả người dân, kể cả khu vực miền núi, biên giới, hải đảo”.Tuy nhiên, bà Tiến cũng khẳng định y tế cơ sở còn nhiều khó khăn, thách thức như khả năng đáp ứng về dịch vụ y tế còn hạn chế trong bối cảnh các bệnh không lây nhiễm tăng nhanh, tai nạn thương tích, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Cách tổ chức còn cồng kềnh, quá nhiều đầu mối ở tuyến huyện; thiếu thốn về cơ sở vật chất, nhân lực và chồng chéo trong quản lý. Chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở ở nhiều nơi chưa đáp ứng nhu cầu, việc thu hút các cán bộ y tế có trình độ chuyên môn giỏi về công tác tại tuyến cơ sở còn gặp khó khăn do chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng. “Chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của người dân dẫn đến tình trạng vượt tuyến gây quá tải các bệnh viện tuyến cuối” - bà Tiến nhấn mạnh.Ông Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, khẳng định nội dung chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho tuyến y tế cơ sở không còn phù hợp và cần được điều chỉnh để đáp ứng với nhu cầu. Đồng thời cần mở rộng phạm vi khám chữa bệnh tại tuyến huyện và tuyến xã, triển khai mô hình bác sĩ gia đình.

Cần mô hình phù hợp từng vùng

Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, cho rằng nên xây dựng mạng lưới y tế cơ sở bám sát các cụm dân cư sao cho mọi người dân khi ốm đau đều có thể được khám, điều trị ban đầu ngay tại nơi cư trú.Về nhân lực, theo ông Hùng, cần có nhiều mô hình đào tạo khác nhau phù hợp với từng khu vực. Theo đó, ở miền núi hiện vẫn rất cần đào tạo y sĩ nhưng ở đồng bằng, đô thị thì nên nghĩ đến việc mở rộng mô hình bác sĩ gia đình. “Cần nhanh chóng xác định loại hình bác sĩ gia đình cũng như chức năng, nhiệm vụ và chương trình đào tạo. Phải chống tư tưởng cho rằng bác sĩ gia đình là những người không cần chuyên sâu hoặc không giỏi về tay nghề. Phải xem bác sĩ gia đình là sự tổng hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức, lòng say mê nghề nghiệp và kinh nghiệm mới có thể phát hiện bệnh tật sớm ở cộng đồng” - ông Hùng nhấn mạnh.PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, đề xuất nên đổi mới hệ thống y tế cơ sở, trong đó cần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh với nòng cốt là cung ứng dịch vụ y tế tuyến huyện. Cần duy trì phòng khám đa khoa tại vùng sâu, còn tại tuyến xã nên sắp xếp theo 2 hướng: tăng cường bác sĩ, cung ứng khám chữa bệnh tại vùng sâu, vùng xa; thu hẹp hoạt động khám chữa bệnh tại khu vực thành thị, gần bệnh viện. Bên cạnh đó cần hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới, tạo điều kiện cho bác sĩ tuyến xã thực hành ở bệnh viện huyện.Ông Takeshi Kasai, Giám đốc quản lý các chương trình của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, cho rằng Việt Nam nên chuyển mạnh hơn nữa theo hướng tiếp cận lấy con người làm trung tâm để tổ chức dịch vụ y tế dựa trên nhu cầu của người dân, xác định gói dịch vụ tiêu chuẩn và tập trung y tế cơ sở ở vùng sâu, vùng xa.

“Không cần bác sĩ tuyến xã”

Đó là ý kiến của ông Suwit Wibulpolprasert, chuyên gia cao cấp Bộ Y tế Thái Lan cho biết tại nước này, tuyến y tế cơ sở xã không sử dụng bác sĩ, thay vào đó họ đào tạo các y tá đủ trình độ để khám chữa bệnh ban đầu; đồng thời huy động các bác sĩ tuyến trên về xã để chuyển giao kỹ thuật, giúp nâng cao trình độ cho nhân viên y tế ở đây. Bên cạnh đó, ngành y tế Thái Lan còn huy động hàng trăm ngàn tình nguyện viên để chăm sóc sức khỏe cho người dân ngay tại gia đình.

Đừng chủ quan với cúm A/H1N1

Cúm A/H1N1 hiện lưu hành như một cúm mùa thông thường nhưng người dân không nên chủ quan vì bệnh lây lan nhanhTừ ngày 14-3 đến nay, tại xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng có 33 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1. Trước nguy cơ cúm này bùng phát, Bộ Y tế đã đưa ra biện pháp đối phó, khuyến cáo người dân đề phòng.

Lây lan nhanh

Ngay khi nhận được thông tin về ổ cúm A/H1N1 xuất hiện tại địa phương trên, Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng triển khai các biện pháp xử lý, không để lan rộng. Trong khi đó, Viện Pasteur TP HCM cũng đã cử đoàn công tác trực tiếp phối hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ công tác điều tra, xác minh, xử lý.Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), xác nhận ca bệnh đầu tiên là một bé gái 9 tuổi, học lớp 4B Trường Tiểu học Xuân Thành (xã Đạ Pal) với các triệu chứng sốt, ho, nhức đầu, sổ mũi. Các trường hợp nhiễm sau đó cũng có biểu hiện tương tự. Trước đó, tại các điểm giám sát trọng điểm vẫn ghi nhận rải rác các ca nhiễm cúm A/H1N1. Ông Phu cho rằng chủng virus cúm này được xếp vào nhóm virus cúm mùa thông thường nhưng người dân không được chủ quan vì khả năng lây lan nhanh.Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, cho biết thời gian qua, nơi đây tiếp nhận rải rác các ca bệnh nặng do nhiễm cúm mùa A/H1N1, trong đó một số ca đã tử vong. Gần đây nhất, một bệnh nhân nam hơn 60 tuổi ở Thái Bình, nhập viện trong tình trạng sốt, ho, khó thở, tổn thương phổi, phải thở máy. Đến ngày 22-3, bệnh diễn biến nặng, không có khả năng cứu chữa nên gia đình đã xin đưa bệnh nhân về.

Dễ bùng phát dịch

Qua phân tích các trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 ở Lâm Đồng, ông Trần Đắc Phu nhận định chủng virus cúm này hiện chưa có sự biến đổi về kháng nguyên để tạo thành một chủng virus mới có độc lực cao hơn. Triệu chứng bệnh thường là hắt hơi, sổ mũi, ho khan, đau họng, đau mỏi người. Tuy nhiên, với một số nhóm có nguy cơ cao như người già trên 65 tuổi, trẻ nhỏ, thai phụ, người mắc bệnh mạn tính nếu nhiễm cúm này thì bệnh tình dễ nặng lên. Điểm đáng lưu ý của các chủng virus cúm mùa nói chung là đặc tính lây lan nhanh và có thể lây từ người sang người. Chính vì thế, virus A/H1N1 từng gây ra đại dịch trên toàn thế giới vào năm 2009.Theo bác sĩ Cấp, đa phần các ca nhiễm cúm mùa là nhẹ, tự khỏi nhưng vẫn có tỉ lệ tử vong nhất định, người dân cũng không nên chủ quan. Trên thực tế, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vẫn ghi nhận các ca bệnh cúm nặng rơi vào những thanh niên, người có thể trạng tốt. Với những người có cơ địa mẫn cảm, khi bị nhiễm virus A/H1N1, bệnh dễ tiến triển nhanh, gây suy hô hấp, suy đa phủ tạng và tử vong.GS-TS Trịnh Quân Huấn, chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế, cũng lưu ý cúm A/H1N1 lây lan mạnh và có thể tấn công mọi đối tượng. Với đặc tính lan truyền theo đường hô hấp và lây trực tiếp từ người sang người, virus này lây rất nhanh thông qua việc tiếp xúc với người đang mang mầm bệnh hoặc gián tiếp qua đồ vật có chất xúc tiết của người bệnh. Ở những nơi tập trung đông người như trường học, chợ búa…, bệnh rất dễ lây lan, bùng phát thành dịch.

Nên tiêm chủng để phòng bệnh

Theo Bộ Y tế, tỉ lệ tử vong của cúm A/H1N1 từ 0%-4%, tương đương với các loại cúm mùa khác. Để phòng bệnh, người dân nên đến các điểm tiêm chủng tiêm phòng vắc-xin có thành phần kháng virus cúm A/H1N1. Thông thường, sau 1 tháng được tiêm vắc-xin, cơ thể sẽ có miễn dịch chống lại virus cúm. Tuy nhiên, do virus cúm mùa biến đổi liên tục nên vắc-xin cúm phải tiêm nhắc lại hằng năm.

Hải quan

73% ca tử vong do bệnh không lây nhiễm

Ngày 24-3, tại Diễn đàn đối thoại về “Mối tương tác giữa bệnh không truyền nhiễm, truyền nhiễm và bệnh liên quan đến môi trường", Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia hiện đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép.Gánh nặng bệnh tật kép mà Thứ trưởng Xuyên nhấn mạnh ở đây chính là hệ thống các bệnh truyền nhiễm, không truyền nhiễm đang có diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh chóng, đang là mối lo của cả hệ thống y tế.Thống kê cho thấy, có đến 73% ca tử vong có liên quan đến các bệnh không truyền nhiễm, đứng đầu là các bệnh tim mạch, ung thư và mỗi năm có hàng chục ngàn trường hợp tử vong từ bệnh không truyền nhiễm. Trong đó, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, ung thư gan và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bốn nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trong tổng số hơn 150.000 ca tử vong mỗi năm.Với các bệnh truyền nhiễm, hiện Việt Nam cũng đang phải đối phó với nhiều dịch bệnh trong nước như sởi, sốt xuất huyết, lao, cúm mùa... Bên cạnh đó, nguy cơ rình rập của các loại vi rút như Ebola, cúm A/H7N9...

Tin tức

Đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực để phát triển y tế cơ sở

Trong hai ngày 24 - 25/3, tại thành phố Huế, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới, Liên minh châu Âu và Ngân hàng thế giới tổ chức Hội nghị quốc tế "Tăng cường y tế cơ sở cho chăm sóc sức khỏe ban đầu hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân". Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam dự và chỉ đạo hội nghị. Phát biểu khai mạc tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, hiện cả nước đã có gần 11.000 trạm y tế xã với hàng trăm ngàn cán bộ y tế công tác. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được cung cấp đến tất cả mọi người dân, kể cả khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, biên giới, hải đảo. Tuy nhiên hệ thống y tế cơ sở vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức về sự chênh lệch chỉ số sức khỏe giữa các vùng ngày càng cao. Chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở ở nhiều nơi chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Đầu tư cho y tế cơ sở cả về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo....Tại hội nghị, các đại biểu cùng nhau thảo luận và đưa ra giải pháp đột phá, hiệu quả cho việc xây dựng y tế cơ sở về các mặt: nhân lực, cơ sở hạ tầng, cơ chế tài chính, chính sách thu hút và đãi ngộ cán bộ nhằm đẩy mạnh việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, hướng tới bao phủ sức khỏe toàn dân, tiến tới xây dựng một nền y tế công bằng, hiệu quả và phát triển. Bên cạnh đó các đại biểu quốc tế đến từ Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ... đã chia sẻ những kinh nghiệm trong cải cách y tế, củng cố và tăng cường mạng lưới y tế cơ sở; tăng cường sự gắn kết của cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu...Ông Takeshi Kasai - Giám đốc Quản lý chương trình, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Á Thái Bình Dương cho rằng: Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực y tế nhờ mạng lưới y tế cơ sở mạnh. Tuy nhiên tình hình liên quan đến y tế đang thay đổi như già hóa dân số, nhu cầu đa dạng và yêu cầu đối với dịch vụ y tế của người dân cao hơn vì vậy cần thiết phải có hệ thống y tế mới.Theo ông Takeshi Kasai, việc đổi mới mạng lưới y tế cơ sở không phải là một quá trình tách biệt mà cần phải đi cùng với việc thiết kế toàn hệ hệ thống y tế. Thay đổi cách tiếp cận, lấy con người làm trọng tâm, tổ chức dịch vụ y tế dựa trên nhu cầu của người dân, trong đó chú trọng vào vùng sâu, vùng xa vùng khó tiếp cận; tăng cường công tác dự phòng và tuyên truyền sức khỏe; đẩy mạnh triển khai kế hoạch, các hành động chiến lược đảm bảo nguồn nước sạch, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, nền y tế của nước ta đã có nhiều tiến bộ, không chỉ mạng lưới y tế bao phủ đến nhân dân, đến từng thôn, bản mà ngay trong lĩnh vực kỹ thuật cao, y tế chuyên sâu chúng ta cũng có những thành tựu đáng kể.Tuy nhiên nền y tế nói chung và y tế cơ sở, đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa còn nhiều bất cập. Vì vậy, ngành y tế cần tiếp tục xây dựng, đổi mới các chính sách để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Việc đổi mới phải dựa trên nguyên tắc căn bản xây dựng nền y tế dân tộc, khoa học và đại chúng.Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đề nghị các cấp Bộ, ngành, địa phương cần tích cực tham gia vào các chương trình chung của Bộ Y tế để nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của y tế cơ sở; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất y tế, đào tạo nguồn nhân lực cho tuyến cơ sở, đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Các địa phương tiếp tục nghiên cứu để xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp với những cán bộ công tác tại tuyến y tế cơ sở; thúc đẩy việc luân chuyển cán bộ để tạo cơ hội nắm bắt thực tiễn, học tập và phát triển tay nghề. Các địa phương đẩy mạnh lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân, bao phủ sức khỏe toàn dân, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho mọi tầng lớp nhân dân, bảo đảm công bằng trong chăm sóc sức khỏe.

Tăng cường năng lực chẩn đoán và điều trị u lympho ác tính

Sáng 24/3, tại Viện Huyết học- truyền máu Trung ương (Hà Nội), dự án “Tăng cường năng lực chuẩn đoán và điều trị u lympho ác tính (các ung thư có nguồn gốc từ hệ bạch huyết) tại Việt Nam” đã chính thức ra mắt. Dự án do Viện Huyết học- truyền máu Trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh và Văn phòng đại diện Hoffmann- La Roche tại Việt Nam, phối hợp thực hiện; với mục tiêu đào tạo, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị u lympho của các bệnh viện tuyến trước,qua đó tăng cường năng lực chăm sóc bệnh nhân u lympho cho toàn bộ hệ thống y tế của Việt Nam.Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS.BS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện huyết Học- truyền máu Trung ương khẳng định: U lympho ác tính là cụm từ chung để chỉ các ung thư có nguồn gốc từ hệ bạch huyết là hệ thống có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật và các nhiễm trùng từ bên ngoài. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh lý này đã tiến những bước dài, giúp cải thiện đáng kể cuộc sống của bệnh nhân. Ở nước ta, ước tính mỗi năm có gần 2.700 trường hợp mới mắc bệnh u lym-phô với đủ mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ và có chiều hướng gia tăng. Nhằm tối ưu hóa kết quả chăm sóc bệnh nhân u lympho, bên cạnh các nỗ lực tiếp cận và áp dụng các phương pháp điều trị mới tại các trung tâm đầu ngành, Việt Nam cần thêm nhiều bác sĩ có trình độ cao phân bố rộng khắp nhằm đáp ứng được nhu cầu chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân u lympho trên cả nước".Đại diện Văn phòng đại diện Hoffmann- La Roche tại Việt Nam, bà Inge Kusama, trưởng đại diện, khẳng định: Văn phòng đại diện Hoffmann- La Roche tại Việt Nam đồng hành cùng Viện Huyết học- truyền máu Trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh trong nỗ lực nâng cao mặt bằng chung của việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý u lympho ác tính, nhằm góp phần giảm tải ở các bệnh viện tuyến trên vốn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Đồng thời, dự án cũng mong góp sức vào việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam.Năm 2014, dự án đã khởi động với 2 đợt tập huấn tại các trung tâm y tế quốc tế dành cho các cán bộ chủ chốt của các bệnh viện. Trong năm 2015, dự án sẽ tiếp tục với các hoạt động: Tổ chức các khóa đào tạo trong và ngoài nước nhằm bồi dưỡng nhóm chuyên gia nòng cốt; tổ chức các khóa đào tạo tại chỗ cho các bệnh viện tuyến trước; thành lập các phòng xét nghiệm tham chiếu; xúc tiến hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu.

Báo điện tử Chính phủ

Để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tốt hơn

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giao Bộ Y tế tiếp tục kiện toàn và thành lập khoa Lão khoa trong các bệnh viện; phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ngày càng tốt hơn.Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có các biện pháp khuyến khích, nhân rộng các loại hình sinh hoạt, mô hình câu lạc bộ giúp người cao tuổi rèn luyện, nâng cao sức khỏe và tinh thần; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện giảm giá vé theo quy định và khuyến khích thực hiện các biện pháp ưu tiên khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người cao tuổi được tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy hoạch và từng bước triển khai mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội theo hướng mở rộng, tăng cường xã hội hóa; đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xã hội về lợi ích của các cơ sở này đối với cá nhân người cao tuổi, gia đình và xã hội và phát huy vai trò người cao tuổi.Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức có liên quan rà soát chế độ, chính sách liên quan đến người cao tuổi để đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời.Phó Thủ tướng giao Ủy ban Dân tộc đẩy mạnh triển khai kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật vùng dân tộc thiểu số và miền núi gắn với tuyên truyền chính sách về người cao tuổi; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách người cao tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa phương và tham mưu sửa đổi kịp thời các chính sách dân tộc gắn với chính sách đối với người cao tuổi.Phó Thủ tướng đề nghị Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam nghiên cứu, trình các cấp có thẩm quyền về “Tháng hành động vì người cao tuổi”; trên cơ sở đó, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện.Đồng thời tích cực hướng dẫn, đôn đốc việc nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau của người cao tuổi, các mô hình chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi (NCT) hiệu quả tại cộng đồng dựa vào nguồn lực xã hội hóa.Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện cả nước có hơn 9,4 triệu NCT, chiếm 10,45% dân số. Công tác NCT được triển khai, thực hiện khẩn trương, đều khắp ở các bộ, ngành, cơ quan, địa phương.Qua kiểm tra cho thấy 100% NCT đủ điều kiện hưởng trợ cấp đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định. Đến nay cả nước có gần 2,8 triệu NCT đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; hơn 1,5 triệu NCT hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, trong đó có gần 1,4 triệu người từ 80 tuổi trở lên và hơn 95.000 người cô đơn, không nơi nương tựa.Công tác chăm sóc sức khỏe cho NCT tiếp tục được quan tâm. Cả nước đã có 49/63 tỉnh, thành phố thành lập khoa Lão khoa trong bệnh viện đa khoa cấp tỉnh; 270 khoa khám bệnh có buồng riêng hoặc bố trí bàn khám riêng cho NCT; gần 5.600 giường điều trị nội trú ưu tiên cho NCT; hơn 2,3 triệu NCT được khám sức khỏe định kỳ…Các tỉnh, thành phố đã chủ động triển khai thực hiện Luật Người cao tuổi và các chính sách đối với NCT. Một số tỉnh thực hiện tốt mô hình thể dục, dưỡng sinh, văn hóa, văn nghệ, mô hình chăm sóc, phát huy vai trò NCT, mô hình “Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau” đem lại kết quả thiết thực cho NCT và cộng đồng như các tỉnh: Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hải Dương, Quảng Bình, Hà Tĩnh… Các cấp Hội NCT đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, “Tuổi cao-gương sáng” với những hoạt động thiết thực, phát huy vai trò của NCT trong nhiều lĩnh vực, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, khuyến học khuyến tài…

Bảo vệ pháp luật

Hơn 2.500 trẻ đã được tiêm vaccine Quinvaxem tại điểm tiêm dịch vụ

Hiện đã có thêm hơn 2.500 trẻ đã được tiêm vaccine Quinvaxem đảm bảo an toàn tại các điểm tiêm dịch vụ.Kết quả trên có được sau hơn một tuần Bộ Y tế thực hiện chỉ đạo về việc tiêm vaccine miễn phí trong Chương trình tiêm chủng mở rộng tại 40 điểm tiêm chủng dịch vụ trong cả nước, tập trung chủ yếu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.Đây là quyết tâm của Bộ Y tế để tăng khả năng tiếp cận vaccine phòng bệnh cho trẻ, đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong bối cảnh vaccine dịch vụ đang khan hiếm.

Vnexpress

TP HCM đấu thầu hơn 9.100 tỷ đồng thuốc y tế

Để có nguồn thuốc cho các cơ sở y tế công, trong năm nay Sở Y tế TP HCM tổ chức đầu thầu rộng rãi với tổng số tiền hơn 9.100 tỷ đồng.UBND TP HCM vừa phê duyệt cho Sở Y tế làm chủ đầu tư, tổ chức đấu thầu mua sắm tập trung thuốc y tế cho các cơ sở y tế công lập trong năm nay. Nguồn vốn được sử dụng từ ngân sách nhà nước, thu viện phí, quỹ bảo hiểm y tế...Gói thầu thứ nhất dành cho thuốc theo tên biệt dược có giá trị khoảng 3.790 tỷ đồng. Gói còn lại là các loại thuốc theo tên generic, giá trị hơn 5.340 tỷ đồng.UBND thành phố giao Giám đốc Sở Y tế chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu; chỉ đạo Trung tâm mua sắm hàng hóa và tài sản công ngành y tế Thành phố tổ chức thực hiện công tác đấu thầu theo đúng các quy định hiện hành.TP HCM hiện có 31 bệnh viện do Sở Y tế quản lý và 23 bệnh viện trực thuộc các quận, huyện. Theo Sở Y tế thành phố, thời gian qua do việc đấu thầu giá thuốc được tiến hành riêng lẻ tại các bệnh viện nên giá thuốc mỗi nơi mỗi khác, tạo ra sự chênh lệch bất hợp lý. Từ nay, việc đấu thầu cung cấp thuốc tập trung sẽ giúp giá thuốc cung cấp cho các bệnh viện được thống nhất và dự kiến sẽ giảm 20-30%.Liên quan đến việc này, tại buổi làm việc với Bộ trưởng Y tế hồi tháng 8/2014, Phó chủ tịch UBND TP HCM khẳng định "không có chuyện tiêu cực theo kiểu lợi ích nhóm trong đấu thầu". Đồng thời, nếu không tổ chức đấu thầu thuốc tập trung người dân sẽ chịu thiệt thòi vì phải mua thuốc với giá cao. Trong một thời gian ngắn giá thuốc giảm hẳn, làm lợi được hơn 1.300 tỷ đồng. Trên thực tế đã có 4.000 mặt hàng thuốc tân dược tham gia đấu thầu.Bộ trưởng hoan nghênh việc đấu thầu thuốc tập trung, kế hoạch đấu thầu thiết bị y tế của thành phố và cho biết Bộ cũng chuẩn bị đấu giá quốc gia về giá thuốc.

Bác sĩ lên Facebook kêu gọi giúp bệnh nhân chạy đua với tử thần

Thương nữ bệnh nhân bị suy gan, suy thận, gia đình quá túng quẫn, bác sĩ Phạm Thế Thạch ở khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai, kêu gọi cộng đồng giúp sức cứu chị.Bệnh nhân là chị Vi Thị Ăm, 36 tuổi, dân tộc Thái, quê Bản Chạy, xã Nậm Mằn, huyện Sông Mã, Sơn La. Khi chị Ăm có thai 12 tuần tuổi thì hai chân bị sưng. Chị Ăm khám tại một bệnh viện huyện và các bác sĩ chẩn đoán chị bị suy thận. Điều trị tại BV huyện một tuần thì gia đình đưa chị về nhà uống nước lá rừng vì không còn tiền.Càng uống nước lá, tình trạng bệnh của chị Am càng xấu đi. Chị lên bệnh viện tỉnh chữa trị, sau đó chuyển đến BV Bạch Mai cấp cứu trong tình trạng vàng da, phù nặng. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán chị bị suy gan, suy thận, chảy máu tiêu hóa và chỉ định tiến hành lọc máu thận, thở máy và sử dụng kháng sinh.Hiện tình trạng sức khỏe của chị vẫn rất nguy kịch. Tình trạng rối loạn đông máu vẫn tiếp diễn. Chiều 23/3, chị Ăm bị sẩy thai, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực đã mời các bác sĩ sản khoa thăm khám và làm thủ thuật hút thai lưu cho chị ngay tại phòng bệnh."Chúng tôi đang cùng bệnh nhân chạy đua từng phút với tử thần. Giờ chỉ lo nhất trường hợp chảy máu não. Chị Ăm khá tỉnh táo và các dấu hiệu khác cho thấy chị vẫn còn cơ hội sống nên chúng tôi không thể bỏ cuộc, dù gia đình đã xin đưa bệnh nhân về", bác sĩ Thạch chia sẻ.Bác sĩ cho biết gia đình chị Ăm chưa có tiền nộp viện phí, khoa Hồi sức tích cực vẫn tạo điều kiện điều trị cho chị như tất cả bệnh nhân khác. Chi phí lọc máu cho chị mấy ngày nay đều được lấy từ nguồn kinh phí hỗ trợ của khoa.Theo bác sĩ, mỗi ngày chị Ăm phải lọc máu do thận không đào thải được, chi phí ngót nghét 20 triệu đồng. Gia đình chị là hộ nghèo, có bảo hiểm y tế nhưng nhiều khoản và vật tư đắt tiền không được bảo hiểm thanh toán hết. Số tiền còn lại phải trang trải là vô cùng lớn với hoàn cảnh túng quẫn hiện tại.Anh Vi Văn Ẩn, chồng chị Ăm kể, vợ chồng anh làm nông, có hai con nhỏ, bình thường đã phải chật vật lo cái ăn. Khi vợ đi viện, anh bán cả ao và vườn cùng vài đồ dùng trong gia đình cũng chỉ vỏn vẹn được 7 triệu đồng. Số tiền này anh đã dùng để lo cho vợ khi ở bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh, tới khi đến Bệnh viện Bạch Mai thì không còn đồng nào nộp viện phí. Vì hết tiền, nhiều lần anh Ân đã xin đưa vợ về chờ chết nhưng các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực luôn động viên anh cố gắng để chị ở lại điều trị, hy vọng còn cơ hội cứu sống. Mấy ngày nay, bữa ăn của anh cũng được các y bác sĩ trong khoa giúp cho. Mong muốn giúp bệnh nhân có thêm nguồn hỗ trợ để tiếp tục chống chọi với bệnh tật, bác sĩ Phạm Thế Thạch đã lên Facebook cá nhân kêu gọi mọi người trợ giúp cho bệnh nhân Vi Thị Ăm. Sau 3 ngày bài đăng trên trang cá nhân, đã có rất nhiều bạn bè của anh, rồi bạn của bạn... góp sức ủng hộ bệnh nhân, với số tiền hiện được 31 triệu đồng. "Chúng tôi không nỡ để bệnh nhân về nhà chờ chết khi thấy họ vẫn còn cơ hội cứu chữa. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình và hy vọng mọi người sẽ chung tay cứu người phụ nữ này. Chị còn có hai đứa con ở quê nhà. Cũng vì mẹ đi viện nên đứa con lớn của chị đã phải nghỉ học, ở nhà lo cho em".

 

 

 

Ngày 02/04/2015
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích