Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 6 9 3 1 1
Số người đang truy cập
3 4 1
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Ảnh sưu tầm từ internet
Điểm tin y tế từ các báo ngày 8/3 và 9/3 năm 2015

Nữ bác sĩ ở nơi … ai cũng sợ; Cứu sống bé gái sơ sinh bị vứt bỏ bên đường; Nối thành công cánh tay bị chém đứt lìa; VN sẽ sản xuất văc xin 6 trong 1; Cung ứng vaccine phòng bệnh không có gì lo ngại; Niềm vui bất ngờ của nữ kỹ thuật viên “đảm việc nước, giỏi việc nhà”; Bộ Y tế: 6.200 người nhập viện vì đánh nhau là... bình thường!...

An ninh thủ đô

Nữ bác sĩ ở nơi … ai cũng sợ

Không có cảnh chen chúc xếp hàng như ở các bệnh viện khác, Bệnh viện 09 (Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) bình lặng đến độ đôi khi cảm thấy nặng nề. Nhưng đằng sau cái vẻ bình lặng ấy, các bác sĩ, cán bộ y tế ở đây đang phải gánh trở những áp lực vô hình rất lớn. Làm việc ở đây, đối với nam giới đã là một sự dấn thân nguy hiểm, đối với người phụ nữ sự hy sinh ấy càng đáng trân trọng hơn. Ở Bệnh viện 09, có đến 60% cán bộ là nữ.

Cái khó không phải vì sợ lây HIV

Bác sĩ Mai Thị Hường, Phó trưởng khoa phụ trách Khoa Khám bệnh tư vấn và điều trị ngoại trú, Bệnh viện 09 là người đã có thâm niên làm việc tại đây hơn chục năm, ngay từ khi bệnh viện mới sơ khai thành lập. Chị Hường bảo là phụ nữ trước khi bước chân vào môi trường làm việc này đã lường trước những khó khăn nhưng đúng là có làm mới hiểu hết được, không phải chỉ bản thân mình cố gắng là đủ, nó rất cần sự chia sẻ của người thân và đặc biệt là xã hội. Có đến 70-80% bệnh nhân điều trị tại đây là từ các trường, trại chuyển về, họ điều trị HIV nhưng vẫn thường xuyên sử dụng ma túy. Lúc tỉnh táo thì bệnh nhân rất nghe lời, tôn trọng bác sĩ, nhưng đến khi thiếu thuốc, lên cơn nghiện, họ trở nên mất kiểm soát, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho các cán bộ y tế và quan trọng là không thể tuân thủ chỉ đạo của bác sĩ cũng như phác đồ điều trị. “Bệnh viện 09 là bệnh viện dân sự, chỉ điều trị HIV và nhiễm trùng cơ hội chứ không có chức năng cai nghiện, hiện chúng tôi mới đang trong quá trình thành lập một trung tâm điều trị Methadon. Bệnh nhân hết án, hết thời gian cai nghiện bắt buộc khi trở về đã là người tự do, nhiều người quay trở lại con đường nghiện ngập, việc điều trị rất khó khăn. Đa số bệnh nhân bị các bệnh nhiễm trùng cơ hội, nhất là lao, nếu không điều trị đến nơi đến chốn tỷ lệ kháng thuốc rất cao, điều trị khó khăn và nguy cơ tử vong là rất lớn. Bệnh nhân cứ trở ra rồi lại trở vào, lần sau bệnh lại nặng hơn lần trước. Có những năm bệnh nhân chết đến hàng trăm trường hợp, mà đa phần trong số họ ra đi trong sự cô đơn, không có người thân. Mấy năm gần đây, công tác chăm sóc điều trị, can thiệp, tư vấn tốt hơn rất nhiều nên số ca tử vong cũng giảm dần” – bác sĩ Hường tâm sự.

Nguy cơ phơi nhiễm nhiều bệnh truyền nhiễm

Điều dưỡng Nguyễn Thị Nguyệt, Điều dưỡng trưởng của Khoa Khám bệnh là người đã gắn bó với bệnh viện 11 năm, chị chia sẻ: Người ngoài thì nghĩ khi làm việc ở bệnh viện này thì nguy cơ lớn nhất là lây nhiễm HIV, nhưng chưa hẳn là vậy, lo lắng nhất của chúng tôi là phơi nhiễm lao. Đến nay, các cán bộ y tế trong viện cũng có khoảng gần chục người bị phơi nhiễm HIV, riêng với lao thì chỉ trong vòng mấy năm trở lại đây đã có 5-6 người bị nhiễm bệnh. Với bệnh nhân thì riêng năm ngoái đã phát hiện hàng chục trường hợp bị lao kháng đa thuốc, tiếp xúc với những bệnh nhân này, nguy cơ lây nhiễm rất cao. Chị Nguyệt tâm sự: “Mỗi lần có cán bộ bị nhiễm lao là cả viện lại nháo nhác. Bệnh lao việc điều trị rất phức tạp, ít nhất là 6 tháng và với lao siêu kháng thuốc thì việc điều trị có thể kéo dài đến 2 năm, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống. Đối với người phụ nữ thì càng khó khăn, vì họ khó tách khỏi gia đình và con cái”. Chị Nguyễn Thị H, dược sĩ làm việc tại nhà thuốc bệnh viện là một trường hợp đã từng bị nhiễm lao khi mới sinh con được 17 tháng. Đó thực sự là quãng thời gian vô cùng khó khăn với chị, khi phải cách ly chồng con, gia đình trong một khoảng thời gian dài. “Với nam giới thì việc điều trị dễ dàng hơn vì họ độc lập, nhưng với phụ nữ thì rất khó khăn, nhất là những người có con nhỏ như tôi. Cũng may, gia đình tôi hiểu và thông cảm nên tôi cũng đỡ, chứ có người sau khi bị lao đã phải bỏ việc vì sợ”.

Vừa là bác sĩ, vừa là “chuyên gia tâm lý”

Những bệnh nhân điều trị tại đây, phần nhiều là không gia đình, lang thang, nghiện hút, nhiễm HIV chuyển từ các trại, các trung tâm về, họ không còn gì, có người còn nói đùa đầy chua xót rằng đưa họ vào đây cho… gần Văn Điển. Có bệnh nhân các bác sĩ, y tá, điều dưỡng phải mỗi người cho một tí, từ cái bát, đôi đũa, chiếc áo, chiếc chăn, cho tiền mua cơm, mua phở cho họ ăn. Thuốc men thì Nhà nước bao cấp, nhưng chế độ ăn uống cho bệnh nhân thì rất hạn chế, đến nay vẫn chỉ có 10 nghìn đồng/bệnh nhân/ngày. Vì vậy, bệnh viện phải co kéo, xin các nguồn tài trợ, các nhà hảo tâm nấu cháo từ thiện… để bệnh nhân có đủ dinh dưỡng. Về vật chất đã khó khăn, nhưng về tinh thần họ còn phức tạp hơn, hầu hết bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện đều là những người bị AIDS giai đoạn cuối nên tâm lý bất cần, chán sống, lại bị người thân bỏ mặc nên không tuân thủ phác đồ điều trị. Do đó, cùng với việc trị bệnh bằng thuốc, các cán bộ y tế ở đây còn phải dành thời gian ổn định tâm lý, hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc bản thân và tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Có một nguyên tắc đặc biệt ở bệnh viện này là cán bộ y tế phải tuyệt đối tôn trọng, bí mật đời tư người bệnh. “Bệnh nhân đến đây thời gian đầu e ngại, họ không dám tâm sự gì, nhưng sau thời gian tiếp xúc thì họ bắt đầu tin tưởng và hầu như chia sẻ hết, chúng tôi tuyệt đối tôn trọng, tất cả những vấn đề của bệnh nhân sẽ không bao giờ có người thứ 3 biết nếu họ không muốn. Họ vào đây đã là đường cùng rồi, không còn chỗ nào đi nữa, vì vậy nếu mình làm họ mất niềm tin thì họ sẽ không biết bấu víu vào đâu” - BS Hường chia sẻ - “Với bệnh nhân nghiện thì họ đã xác định tâm lý trước, nhưng với những người vô tình phát hiện nhiễm HIV thì tâm lý họ suy sụp hoàn toàn, có người còn có ý định tự tử, vì vậy không thể bằng một vài câu nói của mình mà họ qua được giai đoạn ấy. Chúng tôi phải dành thời gian cả một quá trình để họ hiểu về bệnh, rồi tư vấn cho gia đình bệnh nhân để họ đồng cảm chia sẻ”.

Bác sĩ cũng bị… kỳ thị

Đối với cán bộ làm việc tại Bệnh viện 09, họ không có bất kỳ khoản thu nhập nào từ dịch vụ tăng thêm, chỉ vỏn vẹn có lương và trợ cấp độc hại, vì thế đời sống rất khó khăn. Có đến gần 90% cán bộ vẫn phải thuê nhà. Công việc vất vả, thu nhập thấp đã đành, nhưng các cán bộ y tế ở đây còn đối mặt với một áp lực không nhỏ chính là sự kỳ thị của cộng đồng. “Mấy năm gần đây xã hội cởi mở hơn thì chúng tôi mới dám nói là làm ở bệnh viện điều trị HIV. Khi nghe chúng tôi nói mình công tác tại Bệnh viện 09, có người hiểu, quý, trân trọng, động viên, khích lệ, nhưng cũng có những người ngại tiếp xúc” - bác sĩ Hường kể. Thậm chí trước đây, đã từng có trường hợp nữ cán bộ sắp đến ngày kết hôn, nhưng gia đình nhà chồng biết làm việc ở đây đã quyết định hủy hôn, cô gái sau đó rất sốc và phải xin nghỉ việc. Xã hội còn những nhìn nhận chưa đúng, nhưng niềm vui của các cán bộ y tế ở đây là tình cảm của bệnh nhân dành cho họ. Ở bệnh viện này gần như không có sự biếu xén, quà cáp, nhưng tấm lòng của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân chính là động lực của các cán bộ y tế. Rất nhiều bệnh nhân được điều trị tốt, họ có công ăn việc làm ổn định vẫn thường xuyên gọi điện tâm sự, chia sẻ với bác sĩ, y tá. Bác sĩ Hường kể: “Có người nhà bệnh nhân khi con họ được xuất viện đã nói với chúng tôi rằng, nếu là phóng viên hay nhà văn gì đấy, thì họ sẽ viết một bài ca ngợi các bác. Đó là những động viên rất lớn với chúng tôi”.

Cứu sống bé gái sơ sinh bị vứt bỏ bên đường

Ngày 8-3, các bác sĩ Bệnh viện quận 2, TP.HCM cho biết, vừa cứu sống 1 bé gái sơ sinh bị vứt bỏ bên đường được người dân phát hiện, đưa vào cấp cứu. Theo thông tin ban đầu, 3h rạng sáng 3-3, vợ chồng bà N đến quán bún bò của gia đình ở đường Nguyễn Tuyển, phường Bình Trưng Tây, quận 2, để chuẩn bị cho buổi bán hàng, thì bà N nghe thấy tiếng kêu khóc của trẻ sơ sinh phát ra từ vị trí trước ngôi nhà số 74 đường Nguyễn Truyển. Khi đến gần, bà N phát hiện 1 bé gái sơ sinh vừa chào đời được bọc trong chiếc khăn lớn và dây rốn vẫn còn. Lập tức vợ chồng bà N đưa đứa trẻ vào nhà lau rửa, ủ ấm và trình báo công an phường để cùng đưa đứa trẻ đến bệnh viện quận 2 cấp cứu. Bác sĩ Lý Xuân Sơn của Bệnh viện quận 2 cho biết, khi nhập viện, đứa trẻ sơ sinh trong tình trạng cơ thể tím tái, dây rốn do tự cắt còn chảy máu… Sau 5 ngày được các y bác sĩ tận tình cứu chữa, đến nay sức khỏe cháu bé đã ổn định, cân nặng khoảng 3,4kgvà có thể bú sữa bình thường. Tuy nhiên, do cháu bé có biểu hiện bị vàng da nên bệnh viện đang chiếu đèn điều trị cho bé. Khi hay tin Bệnh viện quận 2 đang điều trị cho 1 cháu bé sơ sinh bị vứt bỏ ở lề đường, có rất nhiều người dân địa phương đã hỗ trợ kinh phí cho cháu bé, đồng thời ngỏ ý với phía bệnh viện và chính quyền địa phương, xin được nhận cháu làm con nuôi. Tuy nhiên Phó chủ tịch UBND phường Bình Trưng Tây, quận 2 cho biết, trước mắt chính quyền sẽ tìm thân nhân của cháu bé. Nếu sau 30 ngày, không có ai đến nhận thì chính quyền sẽ tiến hành các thủ tục cho - nhận con nuôi đối với gia đình nào có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng cháu bé tốt nhất.

Thanh niên

Nối thành công cánh tay bị chém đứt lìa

Ngày 7.3, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3, đóng quân tại Gia Lai) cho biết bệnh nhân Trần Kiều Hưng (37 tuổi, trú tại xã Bờ Y, H.Ngọc Hồi, Kon Tum) đã được các bác sĩ phẫu thuật nối thành công cánh tay phải. Vào tối 6.3, anh Hưng nhập viện trong tình trạng tay phải bị chém đứt lìa, mất máu nhiều. Ban giám đốc Bệnh viện Quân y 211 đã tổ chức hội chẩn và nhanh chóng đưa bệnh nhân Hưng vào phẫu thuật nối lại cánh tay. Sau 4 giờ thực hiện, ca phẫu thuật nối lại cánh tay cho bệnh nhân Hưng đã thành công.

Hà Nội mới

Không nên chờ vaccine dịch vụ

Trước tình trạng thiếu, khan hiếm vaccine dịch vụ đang diễn ra khá trầm trọng, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khẳng định, tình trạng thiếu vaccine chỉ xảy ra với . Vaccine chỉ xảy ra với vaccine dịch vụ còn vaccine tiêm chủng mở rộng vẫn đang được đảm bảo đầy đủ. Do đó, người dân đừng chờ đợi vaccine dịch vụ mà hãy đưa con đi tiêm phòng đúng lịch, đủ mũi trong chương trình tiêm chủng mở rộng để có kháng nguyên phòng bệnh.

Trọn vẹn một niềm tin

Ngày 5-3 là dấu mốc vô cùng quan trọng đối với BVĐK Bãi Cháy (Quảng Ninh) bởi những ca can thiệp tim mạch đầu tiên do các bác sĩ BV thực hiện với sự hỗ trợ của Viện Tim Hà Nội đã thành công tốt đẹp. Niềm vui hiện rõ trên gương mặt của những người thầy thuốc, nỗi âu lo đã vơi bớt trong ánh mắt của những người bệnh. Nhưng có lẽ người vui nhất là PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Tim Hà Nội, vì anh đã tiếp tục biến ước mơ đưa kỹ thuật tiên tiến tới gần hơn với người bệnh của người thầy GS.TS Phạm Gia Khải, cũng như của anh và các đồng nghiệp trở thành hiện thực. Và còn vì bằng việc làm thiết thực này, Viện Tim Hà Nội đã thực hiện hiệu quả chương trình "Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội", để Thủ đô xứng là trái tim của cả nước.

"Câu chuyện" không dang dở

4 giờ sáng 5-3, chúng tôi lên đường đến với 20 bệnh nhân đang chờ được chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về tim mạch bằng các kỹ thuật tiên tiến mà trước đây, nếu muốn họ phải về Hà Nội với những nỗi vất vả ngoài bệnh tật. Quãng đường gần 200km như ngắn lại nhờ những câu chuyện không dứt về nghề, về những việc mà Viện Tim Hà Nội đã triển khai và cả những dự định lớn lao có thể mang lại cuộc "cách mạng" cho hệ thống y tế cơ sở. Nói về công tác chuyển giao kỹ thuật cho BV các tỉnh, PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn tâm sự: Ngày trước, thầy Phạm Gia Khải dạy chúng tôi rằng, nước ta còn nghèo, nếu phát triển y tế theo lộ trình truyền thống thì không biết bao giờ người dân mới được tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến. Bởi thế, phải đi tắt đón đầu. Bằng cách làm này, ngành tim mạch can thiệp của Việt Nam đã sánh vai với khu vực và ngẩng cao đầu với thế giới. Chúng tôi đã ngồi cùng bàn, nói cùng câu chuyện về chuyên môn với các chuyên gia tim mạch nổi tiếng. Nhưng nếu những kỹ thuật tiên tiến mà chúng tôi đã làm chủ ấy chỉ được áp dụng tại các BV trung ương, BV của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, thì "câu chuyện" trên vẫn còn dang dở. Để người bệnh ở các vùng xa, nơi kinh tế xã hội và trình độ y tế chưa thực sự phát triển được chẩn đoán và điều trị bằng trang thiết bị hiện đại, phương pháp điều trị tiên tiến do chính các thầy thuốc địa phương thực hiện, hay như cách nói của PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn là để "câu chuyện" được trọn vẹn, Viện Tim Hà Nội đã mang kỹ thuật can thiệp tim mạch tới hơn 20 BV trên toàn quốc. Quy trình chuyển giao công nghệ được Viện áp dụng thành công là đào tạo nhân lực; tư vấn xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị; cử toàn bộ êkíp tới nơi nhận chuyển giao để "cầm tay chỉ việc" từ đánh giá bệnh nhân, tổ chức phương án triển khai cho đến thực hiện cụ thể trên từng ca bệnh. Đến Trung tâm Can thiệp tim mạch của BV Bãi Cháy, tôi mới hiểu vì sao, không chỉ truyền nghề xong là được coi hoàn thành việc chuyển giao công nghệ. Nếu các khoa, phòng, các bộ phận không được sắp xếp một cách khoa học và hợp lý thì vừa vất vả, vừa mất thời gian cho các cán bộ y tế lẫn người bệnh, cản trở khả năng tương tác giữa các bộ phận, ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc, điều trị thậm chí là tính mạng người bệnh. Nếu không tư vấn mua sắm trang thiết bị cho phù hợp với khả năng điều trị của cơ sở cũng như nhu cầu khám chữa bệnh của người dân thì sẽ lãng phí. Những kinh nghiệm ấy được Viện Tim Hà Nội đúc rút từ quá trình đổi mới thành công đã được truyền lại cho BV tuyến dưới để các đơn vị này không phải trả giá cho những sai lầm. Song quan trọng nhất là phải làm thế nào để các BV không mắc sai sót về chuyên môn, điều sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của bác sĩ, của BV và giảm hiệu quả của công tác chuyển giao kỹ thuật. Để đạt được mục tiêu này, chuẩn bị đội ngũ là khâu quan trọng nhất, tuy nhiên chỉ đào tạo để họ làm chủ được kỹ thuật chưa đủ. PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn ví von: Khi về Hà Nội học, anh chị em mới như một đứa trẻ đang tập bò. Sau thời gian đào tạo, họ đã biết đi, nhưng chưa vững. Nếu để anh em tự đi, có thể vẫn thành công, nhưng nếu có vấp ngã thì cái giá phải trả là uy tín, không chỉ của bản thân người thầy thuốc mà cả của BV. Nhưng quan trọng nhất là sự an toàn tính mạng cho người bệnh. Vì thế, chúng tôi vẫn phải có thời gian "dắt" họ đi, cho đến khi anh em thực sự vững vàng. Thế nên, hôm nay, Viện Tim Hà Nội xuống Bãi Cháy cả một êkíp, từ lãnh đạo, bác sĩ giỏi cho đến y tá, điều dưỡng, để kịp thời ứng phó khi cần thiết. Ý nghĩa, tầm quan trọng của cách làm này, như TS Bùi Văn Quế, Giám đốc BV Đa khoa Bãi Cháy khẳng định: "Các bác sĩ Viện Tim Hà Nội không chỉ chuyển giao về kỹ thuật mà còn mang đến cho chúng tôi chỗ dựa về mặt tinh thần, đặc biệt trong những ca đầu tiên. Niềm tin này rất quan trọng bởi dù chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu cũng khó mà lường trước được những gì sẽ xảy ra. Nhưng có Viện Tim Hà Nội bên cạnh, chúng tôi không lo sẽ bị bất ngờ trước mọi tình huống".

Giảm tải chỉ như "phần nổi của tảng băng chìm"

20 ca đầu tiên thành công, trong đó có 2 ca được đặt sten, đã cho thấy các bác sĩ ở BV Đa khoa Bãi Cháy làm chủ được kỹ thuật can thiệp tim mạch. Chưa đến 2 năm kể từ ngày Giám đốc TS Vũ Văn Quế tìm đến PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn đặt vấn đề hỗ trợ chuyên môn, một BV tuyến tỉnh có một trung tâm can thiệp tim mạch và tự tin vận hành nó thực sự là một kỳ tích. Đây là kết quả của sự quyết tâm của cả hai đơn vị cũng như của tỉnh Quảng Ninh. Thành công này đã mang lại những hiệu quả kinh tế, xã hội không đo đếm được. Sau 15 phút được chuyển vào phòng thông tim, bệnh nhân Trương Thuận Phong, 42 tuổi đã được các bác sĩ tìm ra nguyên nhân khiến anh có những cơn đau ngực, tăng huyết áp. Động mạch phải của anh bị hẹp 30%, song anh chỉ phải điều trị nội khoa, không phải can thiệp. Nằm ở phòng chờ bên cạnh, bệnh nhân Nguyễn Ngọc Dương 50 tuổi vào viện với triệu chứng đau tức ngực trái tỏ ra khá bình tĩnh. Anh cho biết, anh hoàn toàn tin tưởng vào các bác sĩ và cho rằng những bệnh nhân như anh rất may mắn vì không phải ra Hà Nội vẫn được chẩn đoán và điều trị bệnh. Ở đây, người thân đỡ vất vả, BV lại sạch sẽ, thoáng mát, bệnh nhân không phải nằm ghép, bác sĩ thân thiện và tận tình. Chị Nguyễn Thị Đức, ngồi chờ người nhà là bệnh nhân Nguyễn Đình Vinh 54 tuổi bị huyết áp cao, tâm sự: "Bây giờ có Trung tâm Can thiệp tim mạch tại BV tỉnh rồi thì chúng tôi cứ đến đây khám và điều trị bệnh thôi. Chỉ khi nào BV yêu cầu chuyển viện thì chúng tôi mới lên trung ương chứ ở đây thuận lợi nhiều bề, đỡ tốn kém và vơi đi nhiều nỗi vất vả so với việc phải lên Hà Nội". Rõ ràng, không phải vượt tuyến để khám chữa bệnh, đó là mong muốn của đông đảo người bệnh. Họ chỉ đi khi thiếu sự tin tưởng. Vì vậy, việc chuyển giao thành công kỹ thuật chụp mạch vành và can thiệp tim mạch cho BV Đa khoa Bãi Cháy sẽ giúp cho người dân tỉnh Quảng Ninh mà cả các khu vực lân cận không phải vượt tuyến, góp phần giảm tải cho BV tuyến trên. Theo thống kê của BV Đa khoa Bãi Cháy, mỗi ngày có từ 50 đến 60 bệnh nhân mắc những bệnh lý về tim mạch đến khám, trước đây hầu hết phải chuyển viện. Nhưng đó chỉ là "phần nổi" của hiệu quả mà việc chuyển giao kỹ thuật mang lại. Theo TS Bùi Văn Quế, Giám đốc BV, nếu các ca bệnh này được can thiệp tại chỗ thì tỷ lệ sống cao hơn và phục hồi sẽ tốt hơn. Việc các cơ sở y tế tuyến dưới làm chủ được kỹ thuật sẽ đem lại sự công bằng cho người dân. Không những thế nó còn giúp bác sĩ nâng cao trình độ, tay nghề, giúp BV nâng tầm và nhờ đó phục vụ được người bệnh tốt hơn. Ngày khai trương Trung tâm Can thiệp tim mạch BV Đa khoa Bãi Cháy có một bệnh nhân khá đặc biệt, Thiếu tướng Vũ Chí Thực, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh. Trả lời câu hỏi, tại sao ông không lên Hà Nội kiểm tra sức khỏe, Thiếu tướng Vũ Chí Thực giản dị nói rằng, ông tin tưởng vào các bác sĩ ở đây. Bây giờ BV đã được tỉnh đầu tư trang thiết bị, được Viện Tim Hà Nội chuyển giao kỹ thuật một cách bài bản và nghiêm túc, nếu lãnh đạo tỉnh còn khám bệnh vượt tuyến thì người dân làm sao tin vào BV tỉnh. Niềm tin là điều quan trọng nhất đối với cả người bệnh và người thầy thuốc. Với những gì đã chứng kiến trong ngày 5-3 ấy, trong tôi có một niềm tin, rằng hệ thống y tế cơ sở của Việt Nam sẽ dần đổi thay, nhờ những tập thể như Viện Tim Hà Nội, BV Đa khoa Bãi Cháy, nhờ những con người như PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, TS Bùi Văn Quế và đồng nghiệp của các anh.

Nông thôn ngày nay

Cung ứng vaccine phòng bệnh không có gì lo ngại

Gần đây, có nhiều thông tin phản ánh cho rằng năm 2015 tình hình cung ứng vắcxin cho chương trình tiêm chủng dịch vụ rất khan hiếm. Trước luồng ý kiến trên, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược Nguyễn Tất Đạt cho biết, vừa qua, Cục Quản lý Dược có nhận được thông tin từ nhà sản xuất, các vắcxin phối hợp phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do Hib có thay đổi về cơ sở sản xuất nên số lượng và thời gian vắcxin nhập khẩu về Việt Nam có thay đổi so với kế hoạch. Tuy nhiên, điều này không phải là điều quá lo ngại. Theo ông Đạt, bởi thực tế, tại Việt Nam các vắcxin có khả năng phòng bệnh tương tự như các vắcxin trên vẫn đang được tiêm miễn phí cho trẻ trên toàn quốc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Tất cả vắcxin trong chương trình đều được giám sát nghiêm ngặt về chất lượng, đảm bảo an toàn theo đúng tiêu chuẩn. Chiến lược lâu dài của ngành y tế, của Chính phủ là các vắcxin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia bao phủ được tối đa các bệnh nguy hiểm có thể phòng tránh được bằng vắcxin ở trẻ em. Ở Việt Nam, sau hơn 25 năm triển khai, Chương trình tiêm chủng mở rộng đã đem lại hiệu quả rõ rệt, làm thay đổi cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em. Bộ Y tế vẫn tích cực làm đầu mối đề xuất Chính phủ đưa thêm vắcxin vào Chương trình. Cụ thể, năm 2010: thêm vắcxin phòng bệnh do Hib (dưới hình thức vắc xin phối hợp 5 trong 1), năm 2015: thêm vắcxin phòng bệnh do rubella (dưới hình thức vắc xin phối hợp sởi - rubella) và Bộ Y tế đang đề xuất thêm vắcxin phòng bệnh do rota virus, vắcxin phòng bệnh do phế cầu. Tất cả các vắcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng luôn luôn sẵn sàng phục vụ nhân dân. Về vắcxin tiêm dịch vụ, ông Đạt cho hay, cho đến thời điểm này, có 56 vắcxin có số đăng ký còn hiệu lực. Hiện nay, vắcxin dịch vụ được điều tiết do thị trường. Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế chỉ là cơ quan cấp phép chứ không có quyền bắt buộc các công ty phải nhập khẩu vắcxin dịch vụ về. Khác với vắcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng được dự trù hàng năm theo số lượng trẻ em và các chiến dịch tiêm chủng, vắcxin dịch vụ được nhập khẩu và phân phối theo cơ chế thị trường. “Vấn đề khó khăn ở chỗ, vắcxin là một loại sinh phẩm, là một chế phẩm sống, không thể để lâu, không chế biến lại được. Vì vậy, chỉ khi các cơ sở tiêm vắcxin dịch vụ đặt hàng, các doanh nghiệp dược mới đi đặt hàng các hãng dược nước ngoài, và dĩ nhiên, lúc đó, các hãng sản xuất mới bắt tay vào sản xuất. Như vậy độ lùi thời gian giữa lúc nhu cầu rộ lên và vắcxin về đến cơ sở tiêm dịch vụ thông thường phải khoảng 3 tháng. Như vậy sẽ xảy ra hiện tượng khan hiếm cục bộ vắcxin," ông Đạt phân tích.

Tuổi trẻ

VN sẽ sản xuất văc xin 6 trong 1

Lần đầu tiên một dự án lớn kinh phí hàng chục tỉ đồng để sản xuất những văc xin mới ngang tầm thế giới đã được triển khai ở Việt Nam. Ông Đỗ Tuấn Đạt, giám đốc Công ty văcxin và sinh phẩm số 1 Bộ Y tế, nói với Tuổi trẻ về cơ hội này…

70 bệnh nhân nghèo được thay khớp miễn phí

TS.BS Nguyễn Quốc Dũng, phó chủ nhiệm khoa phẫu thuật khớp Bệnh viện trung ương quân đội 108, cho biết trong năm ngày từ ngày 3 đến 7-3, các bác sĩ thuộc Tổ chức Operation Walk Chicago (Mỹ) đã thay khớp miễn phí cho 70 bệnh nhân nghèo của VN. Các bệnh nhân này bị các bệnh lý tại khớp háng và khớp gối đã có di chứng nặng nề: hai khớp hỏng mắt mặt sụn hoặc tiêu sụn đi, khớp hẹp lại, thậm chí dính vào nhau, thoái hóa, biến dạng... Có người còn bị viêm cột sống dính khớp cả hai bên, bị liệt nhiều năm...Việc phẫu thuật ở các bệnh nhân nặng như vậy là một thách thức rất lớn đối với các bác sĩ VN. Vì vậy, không chỉ có người bệnh may mắn được các chuyên gia hàng đầu của Mỹ phẫu thuật thành công, đây còn là cơ hội học hỏi kinh nghiệm cho các chuyên gia VN. Theo TS Nguyễn Quốc Dũng, đây là lần thứ ba Tổ chức Operation Walk của Mỹ tới Bệnh viện T.Ư quân đội 108 mổ miễn phí cho bệnh nhân nghèo VN. Chi phí một ca phẫu thuật thay khớp như vậy tại Mỹ thường từ 30.000-35.000 USD/ khớp. Nếu bệnh nhân VN sang Mỹ mổ chắc chắn phải chi phí cả tỉ đồng. Ngoài phẫu thuật khớp cho bệnh nhân, tại hội thảo khoa học ngày 8-3, các chuyên gia Mỹ cũng chia sẻ những kỹ thuật, quan điểm mới nhất không chỉ về thay khớp, kiểm soát đau mà cả các kỹ thuật về xử lý gãy xương, luyện tập, nhiễm khuẩn sau mổ khớp và phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước cho bệnh nhân.

Trên 5.000 đơn vị máu được hiến tặng nhân “ Lễ hội xuân hồng”

“Lễ hội xuân hồng” lần thứ 7 - ngày hội hiến máu tình nguyện lớn nhất trong năm - đã được Viện Huyết học - truyền máu T.Ư chủ trì tổ chức ngày 8-3 tại Hà Nội. Năm nay, hơn một tuần trước “Lễ hội xuân hồng”, người dân Hà Nội đã hiến tặng trên 8.000 đơn vị máu, riêng trong ngày “chính hội” của lễ hội là ngày 8-3, đã có trên 5.000 đơn vị máu được hiến tặng. Ngoài ra, đã có trên 30 tỉnh thành tổ chức các hoạt động tương tự “Lễ hội xuân hồng” từ tháng 1-2015 đến nay để vận động người tình nguyện hiến tặng máu. Theo viện trưởng Viện Huyết học - truyền máu T.Ư, dịp tết năm nay do nhu cầu sử dụng máu nhóm A và O của người bệnh cần máu tăng vọt, nên các kho dự trữ máu của viện và các đơn vị liên quan đang thiếu nghiêm trọng máu nhóm A và O. Vì vậy, ban tổ chức đã kêu gọi cần 4.000 đơn vị máu nhóm A và O và vận động người tình nguyện có nhóm máu A và O đến hiến tặng tại lễ hội. Sau bảy kỳ tổ chức, ông Trí cho biết đã có trên 120.000 lượt người đăng ký hiến máu trong “Lễ hội xuân hồng”, ban tổ chức cũng đã thu được trên 33.000 đơn vị máu từ người tình nguyện hiến tặng, đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh.

Lao động

Sống khỏe sau khi bị bệnh viện trả về lo “hậu sự”

Ngày 8.3, bác sĩ, trung tá Hồ Văn Bảy, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Quân y 120 Tiền Giang – cho biết, bệnh nhân Nguyễn Văn Đạo (53 tuổi, ngụ xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang ) đã bình phục sau 10 ngày nhập viện do đột quỵ não và viêm phổi…

Bệnh viện Quân y 211- Gia Lai: Nối thành công cánh tay đứt lìa

Ngày 7.3, bác sĩ, trung tá Trần Xuân Lợi – Phó chủ nhiệm khoa Ngoại – Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Quân y 211, Quân đoàn 3, đóng quân tại Gia Lai) cho biết bệnh nhân Trần Kiều Hưng (37 tuổi, trú tại xã Bờ Y, H.Ngọc Hồi, Kon Tum) đã được các bác sĩ phẫu thuật nối thành công cánh tay phải.Vào tối 6.3, anh Hưng nhập viện trong tình trạng tay phải bị chém đứt lìa, mất máu nhiều. Ban giám đốc Bệnh viện Quân y 211 đã tổ chức hội chẩn và nhanh chóng đưa bệnh nhân Hưng vào phẫu thuật nối lại cánh tay. Sau 4 giờ thực hiện, ca phẫu thuật nối lại cánh tay cho bệnh nhân Hưng đã thành công.

Nhân dân

Xuân về với người bệnh nghèo

Vừa qua, hai nhóm thiện nguyện Lá Xanh và Ước Mơ Xanh, đã phối hợp tổ chức chương trình "Xuân yêu thương" trao những phần quà từ thiện tới những người bệnh tại Bệnh viện Phong da liễu Văn Môn (xã Văn Môn, huyện Vũ Thư, Thái Bình). Đến Bệnh viện Phong da liễu Văn Môn, đoàn thiện nguyện Lá Xanh và Ước Mơ Xanh đã tặng ba tạ cá giống để thả tại ao cá của bệnh viện. Cũng trong dịp này, 500 chiếc bánh chưng và 500 chai dầu ăn, 500 phần quà cùng rất nhiều tặng phẩm cũng được trao tặng cho các bệnh nhân trong bệnh viện. Bên cạnh những phần quà, nhóm tình nguyện cũng đã tham gia giao lưu ca nhạc với các bệnh nhân và nhân dân. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng nơi đây vẫn ẩn hiện tiếng cười, niềm vui và niềm tin vào cuộc sống. Cụ Nguyễn Quang Chiêu, 82 tuổi xúc động nói: "Một ngày ở đây đối với chúng tôi thật dài, có các anh, chị về thăm, còn tặng quà, đây là nguồn động viên lớn cho chúng tôi". Tình cảm là một điều rất đặc biệt ở nơi đây và được mọi người chia sẻ với nhau như những người thân trong gia đình. Những người bệnh tại bệnh viện này còn được sống trong sự đùm bọc, nuôi dưỡng bằng tình thương yêu của các cán bộ, bác sĩ tại bệnh viện. Nhờ tình yêu thương, chăm sóc của các bác sĩ mà người bệnh đã có thêm niềm tin vào cuộc sống. Đội ngũ cán bộ, bác sĩ Bệnh viện Phong da liễu Văn Môn luôn sát cánh cùng các bệnh nhân, nâng đỡ họ trong cuộc sống. Chủ tịch Hội Thanh niên Khuyết tật Hà Nội, trưởng nhóm tình nguyện Ước Mơ Xanh Trịnh Công Thanh chia sẻ: "Tặng quà cho người nghèo là hoạt động xã hội vô cùng có ý nghĩa, cần được nhân rộng ở những đơn vị khác. Nhóm Lá Xanh và Ước Mơ Xanh cũng đã nhiều lần cùng đồng hành triển khai tặng quà cho những người bệnh, và chúng tôi mong rằng đây sẽ là hoạt động truyền thống được cả hai nhóm tiếp tục quan tâm thực hiện". Là một trong những hoạt động tình nguyện ý nghĩa nhằm chia sẻ bớt những khó khăn cho người bệnh, mặc dù những phần quà này giá trị tuy không lớn nhưng đó là tình cảm, tâm huyết của nhóm trao gửi tới các người bệnh trong mỗi độ xuân về.

Thời tiết thay đổi, nhiều trẻ em ở Thanh Hóa phải nhập viện

Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 400 đến 500 bệnh nhi, trong đó có hơn 50% số bệnh nhi phải điều trị với các triệu chứng của bệnh viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, ở Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện hiện có rất nhiều người bệnh nội trú điều trị các bệnh: cúm, sốt phát ban, tay chân miệng và thủy đậu. Đáng chú ý, toàn tỉnh Thanh Hóa ghi nhận hơn 70 ca mắc bệnh tay chân miệng, rải rác các ca bệnh sởi, sốt xuất huyết, viêm não vi-rút. Theo các bác sĩ, thời tiết thay đổi, hệ miễn dịch ở trẻ em chưa hoàn chỉnh, cho nên thường gặp vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, các phụ huynh nên chủ động phòng, chống bệnh cho trẻ, sớm phát hiện bệnh để đưa trẻ đến các cơ sở y tế khám, chữa trị kịp thời.

Infonet

Bộ Y tế: 6.200 người nhập viện vì đánh nhau là... bình thường!

Theo đại diện của Bộ Y tế, trung bình trong 9 ngày Tết, mỗi tỉnh xảy ra khoảng gần 100 trường hợp nhập viện vì đánh nhau (khoảng 11 vụ/ngày). Điều này không hề bất thường. Theo đại diện Bộ Y tế, năm nay là lần đầu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, các ngành chức năng đã thống kê các vụ đánh nhau trong dịp tết. Về phía ngành y tế, triển khai chỉ đạo của Thủ tướng, ngay từ trước tết, trong kế hoạch và các chỉ đạo về đảm bảo công tác y tế trong dịp Tết Ất Mùi, lãnh đạo Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh phải thống kê đầy đủ và ghi rõ nguyên nhân đến khám cấp cứu và nhập viện để từ đó có những thống kê cụ thể về các trường hợp nhập viện. Triển khai chỉ đạo của Bộ Y tế, các cơ sở khám chữa bệnh các tuyến trên toàn quốc đã yêu cầu các bộ phận chức năng phải thực hiện đúng yêu cầu của Bộ về thống kê chi tiết, báo cáo chi tiết. Trên cơ sở báo cáo trực tuyến từ 1.000 bệnh viện các tuyến về Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã tổng hợp và có con số 6.207 trường hợp nhập viện vì đánh nhau, trong tổng số 226.068 lượt khám cấp cứu, tai nạn. Nhìn vào con số này có lẽ chúng ta không khỏi ngạc nhiên vì tại sao lại có thể trung bình mỗi ngày có đến gần 800 trường hợp đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh chỉ vì đánh nhau. Tuy nhiên, đây là con số thống kê, báo cáo từ hơn 1.000 cơ sở khám chữa bệnh các tuyến trong cả nước tại 63 tỉnh, thành phố về Bộ Y tế. Làm phép chia 6.207 cho 63 tỉnh thành thì trung bình trong 9 ngày tết, mỗi tỉnh, thành phố xảy ra khoảng gần 100 trường hợp nhập viện vì đánh nhau. Và, nếu chia cụ thể con số gần 100 trường hợp trong 9 ngày thì trung bình mỗi ngày mỗi địa phương chỉ xảy ra khoảng 11 trường hợp nhập viện vì đánh nhau. Do đó, đại diện Bộ Y tế khẳng định không có gì bất thường trong các con số này. Phân tích số liệu khám cấp cứu và nhập viện do đánh nhau từ báo cáo về công tác y tế trong dịp tết của Bộ Y tế từ 2012 đến nay cho thấy, Tết Nguyên đán Giáp Ngọ (2014), báo cáo của khoảng 1.000 bệnh viện gửi về Bộ Y tế có 153,803 trường hợp khám cấp cứu, trong đó 35.771 trường hợp do tai nạn giao thông, 32 trường hợp do pháp nổ và 24 trường hợp do các chất nổ khác, còn lại là 117,976 trường hợp cấp cứu tại các cơ sở y tế vì các nguyên nhân khác nhau. Mặc dù Bộ Y tế không thống kê cụ thể năm 2014 có bao nhiêu trường hợp trong số này nhập viện vì nguyên nhân đánh nhau, nhưng chắc chắn sẽ không thấp hơn Tết Nguyên Đán Quý Tỵ (2013) với 4.737 trường hợp nhập viện vì đánh nhau (số liệu báo cáo của hơn 600 bệnh viện); 3.995 trường hợp nhập viện vì đánh nhau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn (2012) (số liệu báo cáo của 46 Sở Y tế tỉnh, thành phố và 28 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế). Liên quan đến con số hơn 6.207 trường hợp nhập viện, 15 người tử vong vì đánh nhau trong dịp Tết Ất Mùi, trả lời trên báo điện tử vtc.vn, ông Nguyễn Văn Tiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng con số này rất đáng báo động về tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng trong xã hội. Con số này là không bình thường khi xảy ra trong ngày Tết, dịp mà người ta cần nghỉ ngơi vui vẻ. "Ủy ban rất hoan nghênh khi lần đầu tiên Bộ Y tế công khai số người nhập viện vì đánh nhau. Những năm trước đây, chúng ta không có thông tin cụ thể về vấn đề này”.

VietnamPlus

Tình hình cung ứng vắcxin phòng bệnh không có gì lo ngại

Gần đây, có nhiều thông tin phản ánh cho rằng năm 2015 tình hình cung ứng vắcxin cho chương trình tiêm chủng dịch vụ rất khan hiếm. Trước luồng ý kiến trên, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược Nguyễn Tất Đạt cho biết, vừa qua, Cục Quản lý Dược có nhận được thông tin từ nhà sản xuất, các vắcxin phối hợp phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do Hib có thay đổi về cơ sở sản xuất nên số lượng và thời gian vắcxin nhập khẩu về Việt Nam có thay đổi so với kế hoạch. Tuy nhiên, điều này không phải là điều quá lo ngại. Theo ông Đạt, bởi thực tế, tại Việt Nam các vắcxin có khả năng phòng bệnh tương tự như các vắcxin trên vẫn đang được tiêm miễn phí cho trẻ trên toàn quốc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Tất cả vắcxin trong chương trình đều được giám sát nghiêm ngặt về chất lượng, đảm bảo an toàn theo đúng tiêu chuẩn. Chiến lược lâu dài của ngành y tế, của Chính phủ là các vắcxin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia bao phủ được tối đa các bệnh nguy hiểm có thể phòng tránh được bằng vắcxin ở trẻ em. Ở Việt Nam, sau hơn 25 năm triển khai, Chương trình tiêm chủng mở rộng đã đem lại hiệu quả rõ rệt, làm thay đổi cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em. Bộ Y tế vẫn tích cực làm đầu mối đề xuất Chính phủ đưa thêm vắcxin vào Chương trình. Cụ thể, năm 2010: thêm vắcxin phòng bệnh do Hib (dưới hình thức vắc xin phối hợp 5 trong 1), năm 2015: thêm vắcxin phòng bệnh do rubella (dưới hình thức vắc xin phối hợp sởi - rubella) và Bộ Y tế đang đề xuất thêm vắcxin phòng bệnh do rota virus, vắcxin phòng bệnh do phế cầu. Tất cả các vắcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng luôn luôn sẵn sàng phục vụ nhân dân. Về vắcxin tiêm dịch vụ, ông Đạt cho hay, cho đến thời điểm này, có 56 vắcxin có số đăng ký còn hiệu lực. Hiện nay, vắcxin dịch vụ được điều tiết do thị trường. Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế chỉ là cơ quan cấp phép chứ không có quyền bắt buộc các công ty phải nhập khẩu vắcxin dịch vụ về. Khác với vắcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng được dự trù hàng năm theo số lượng trẻ em và các chiến dịch tiêm chủng, vắcxin dịch vụ được nhập khẩu và phân phối theo cơ chế thị trường. “Vấn đề khó khăn ở chỗ, vắcxin là một loại sinh phẩm, là một chế phẩm sống, không thể để lâu, không chế biến lại được. Vì vậy, chỉ khi các cơ sở tiêm vắcxin dịch vụ đặt hàng, các doanh nghiệp dược mới đi đặt hàng các hãng dược nước ngoài, và dĩ nhiên, lúc đó, các hãng sản xuất mới bắt tay vào sản xuất. Như vậy độ lùi thời gian giữa lúc nhu cầu rộ lên và vắcxin về đến cơ sở tiêm dịch vụ thông thường phải khoảng 3 tháng. Như vậy sẽ xảy ra hiện tượng khan hiếm cục bộ vắcxin,". Hiện nay, các công ty sản xuất vắcxin của Việt Nam đã sản xuất và cung ứng được 10/12 loại vắcxin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Thực tế đã chứng minh, không có nhiều quốc gia tại khu vực hay các quốc gia có điều kiện tương đương Việt Nam có thể chủ động được vắcxin như vậy./.

Hải quan

Cục Quản lý Dược lý giải tình trạng khan hiếm vắc xin

Thời gian qua, nhiều cơ sở tiêm chủng dịch vụ ở trong tình trạng khan hiếm vắc xin, nói về thực tế này, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế cho rằng, người dân không nên quá lo lắng. Theo ông Đạt, Bộ Y tế chỉ là cơ quan cấp phép chứ không có quyền bắt buộc các công ty phải NK vắc xin dịch vụ về Việt Nam. Song ông Đạt cũng lý giải: Khác với vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng được dự trù hàng năm theo số lượng trẻ em và các chiến dịch tiêm chủng, vắc xin dịch vụ được NK và phân phối theo cơ chế thị trường. Nghĩa là nhu cầu thị trường quyết định số lượng và chủng loại vắc xin nhập khẩu. “Vấn đề khó khăn ở chỗ, vắc xin là một loại sinh phẩm, nói nôm na là một chế phẩm sống, không thể để lâu, không chế biến lại được. Vì vậy, chỉ khi các cơ sở tiêm vắc xin dịch vụ đặt hàng, các DN dược mới đi đặt hàng các hãng dược nước ngoài, dĩ nhiên, lúc đó, các hãng sản xuất mới bắt tay vào sản xuất. Như vậy độ lùi thời gian giữa lúc nhu cầu rộ lên và vắc xin về đến cơ sở tiêm dịch vụ thông thường phải khoảng 3 tháng. Như vậy sẽ xảy ra hiện tượng khan hiếm cục bộ vắc xin”. Trước nhiều lo ngại của nhân dân về tình trạng khan hiếm vắc xin tổng hợp trong năm 2015, ông Đạt thông tin, thời gian vừa qua Cục Quản lý Dược có nhận được thông tin từ nhà sản xuất, các vắc xin phối hợp phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do Hib có thay đổi về cơ sở sản xuất nên số lượng và thời gian vắc xin nhập khẩu về Việt Nam có thay đổi so với kế hoạch. Tuy nhiên, ông Đạt cho rằng điều này không phải là điều quá lo ngại. Bởi thực tế, tại Việt Nam các loại vắc xin có khả năng phòng bệnh tương tự như các vắc xin trên vẫn đang được tiêm miễn phí cho trẻ trên toàn quốc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Tất cả vắc xin trong chương trình đều được giám sát nghiêm ngặt về chất lượng, đảm bảo an toàn theo đúng tiêu chuẩn.

24h

Tiếp tục nghiên cứu đề xuất cấm bán rượu bia sau 22h

“Với tinh thần cầu thị, lắng nghe, Bộ Y tế sẽ tiếp tục nghiên cứu một cách khách quan, đánh giá tác động của rượu bia”, Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ. Chiều 23.2, Bộ Y tế có báo cáo về tình hình khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán trên cả nước. Theo đó, số bệnh nhân khám cấp cứu do đánh nhau trong dịp Tết là 6.868 trường hợp, trong đó 15 người tử vong. Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 chiều tối 2.3.2015, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - ông Nguyễn Văn Nên cho biết, phần lớn nguyên nhân đánh nhau do rượu. Xung quanh vấnđề này, bên lề buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2, phóng viên có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.

Thưa Thứ trưởng, theo thống kê của Bộ Y tế, phần lớn nguyên nhân đánh nhau nhập viện dịp Tết do bia rượu. Được biết, tại Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia do Bộ Y tế biên soạn có đề xuất cấm bán rượu, bia sau 22h đến 6 giờ sáng hôm sau. Vậy, từ lý do đánh nhau do bia rượu,xin hỏi Thứ trưởng, đề xuất này sẽ được nghiên cứu xem xét như thế nào trong thời gian tới?

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu bia đòi hỏi áp dụng nhiều giải pháp tổng thể mới mang lại hiệu quả chứ không thể chỉ một vài biện pháp riêng lẻ. Cấm bán rượu bia vào một khoảng thời gian trong ngày là một trong các biện pháp hiệu quả hạn chế tính sẵn có của rượu, bia theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Hiện có 68/168 quốc gia (có 9 quốc gia ASEAN) có quy định thời gian cấm bán rượu, bia. Gần đây nhất, ngày 31/1/2015, Singapore đã ban hành luật cấm bán rượu, bia từ sau 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Qua công tác rà soát cho thấy, sử dụng rượu bia trong khoảng thời gian từ sau 22 giờ dễ dẫn tới tình trạng gây mất trật tự an ninh xã hội, vi phạm nếp sống văn minh, mất an toàn giao thông (nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra sau thời gian này), ảnh hưởng đến công việc, năng suất lao động và là một trong những nguyên nhân phạm tội, gây thương tích. Do đó, với trách nhiệm được Chính phủ giao, Bộ Y tế đã nghiên cứu, đề xuất nhiều giải pháp dự kiến quy định trong Lluật, trong đó có quy định trên để đưa ra xin ý kiến rộng rãi. Bên cạnh những ý kiến đồng thuận, còn có những phản hồi, băn khoăn của người dân về tính khả thi.Là những người thầy thuốc, chúng tôi đặt lợi ích sức khỏe của mỗi người dân lên trên hết. Chúng tôi hiểu và thông cảm với nỗi bức xúc của người dân, của dư luận và xác định rõ trách nhiệm phải nghiên cứu, ban hành những quy định phù hợp với lòng dân, với điều kiện kinh tế, văn hóa của người Việt và bảo đảm tính khả thi.

Theo ông, tỷ lệ sử dụng rượu bia ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Lạm dụng rượu bia có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và các vấn đề xã hội, thưa ông?

Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở Việt Nam ngày càng gia tăng nhanh và đang ở mức báo động. Tổng kết năm 2015, ngành rượu bia đạt sản lượng 3,17 tỷ lít bia và khoảng 360 triệu lít rượu. Trong 10 năm qua, tốc độ tiêu thụ bia của người Việt Nam đã tăng hơn 200%, có đến 90% nam giới Việt Nam uống rượu, bia; trong đó, 1/4 trong số này sử dụng rượu bia ở mức độ có hại. Theo thông kê tại Việt Nam, các rối loạn do lạm dụng rượu (14%) là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật ở nam giới, tiếp đến là trầm cảm (11%) và tai nạn giao thông (8%). Khoảng 60% các vụ bạo lực gia đình, gần 30% số vụ gây rối trật tự xã hội và gần 70% vụ tai nạn giao thông là do sử dụng rượu, bia. 15% số giường ở bệnh viện tâm thần là dành cho người nghiện rượu. Đây là những con số đáng báo động. Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia. Trong đó, có các biện pháp hiệu quả như tăng thuế, hạn chế tính sẵn có của rượu, bia (cấm bán tại một số địa điểm và thời gian nhất định, đăng ký, cấp phép…), cấm và hạn chế quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, cấm sử dụng rượu, bia trong thời gian làm việc, cấm lái xe có sử dụng rượu, bia…

Có ý kiến cho rằng, đề xuất cấm bán rượu bia sau 22h đêm đi vào cuộc sống sẽ giảm được số lượng người đánh nhau dịp Tết. Ông nghĩ sao?

Mặc dù các nước đã áp dụng quy định cấm bán rượu bia sau 22h đêm rất hiệu quả nhưng ở Việt Nam, việc tổ chức thực hiện pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật còn có khó khăn nhất định. Với tinh thần cầu thị, lắng nghe, Bộ Y tế sẽ tiếp tục nghiên cứu một cách khách quan, đánh giá tác động của rượu bia. Ngoài ra, Bộ Y tế chỉ đề xuất những quy định thực sự phù hợp kèm theo các biện pháp về tổ chức thực hiện để bảo đảm tính khả thi. Chúng tôi cũng mong người dân cùng ngành y tế vận động, tuyên truyền và giám sát việc chấp hành pháp luật để góp phần phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia vì sức khoẻ nhân dân.

Theo Bộ Y tế, hàng nghìn vụ đánh nhau dịp Tết có nguyên nhân chủ yếu từ sử dụng rượu bia. Vậy thời gian tới, Bộ Y tế có giải pháp gì để phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia?

Bên cạnh biện pháp quan trọng hàng đầu là truyền thông về tác hại của lạm dụng rượu, bia và hướng dẫn người dân sử dụng rượu, bia một cách phù hợp. Bộ Y tế đã và đang triển khai các biện pháp quan trọng khác như bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm đối với rượu, bia. Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Công an kiểm tra chủ động nồng độ cồn trong máu và khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới, nghiêm cấm công chức, viên chức trong ngành sử dụng rượu, bia trong thời gian làm việc… Tuy nhiên, nếu chỉ riêng nỗ lực của ngành y tế thì sẽ khó thực hiện thành công. Bởi vì, lạm dụng rượu bia không chỉ là một vấn đề y tế mà là vấn đề xã hội nên cần những giải pháp tổng thể, lâu dài cần phối hợp liên ngành và sự chung sức của toàn xã hội.

Đại đoàn kết

Các dấu hiệu cảnh báo sự thay đổi của vi rút cúm (08/03/2015)

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa cho biết: Trong vài năm trở lại đây nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã bùng phát tại nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt trong năm 2014 đã ghi nhận sự xuất hiện và tái bùng phát của nhiều chủng cúm mới như H5N1, H7N9, H5H6, H9N2, H5N2, H5N3, và H5N8…, các chủng cúm vi rút cúm có đặc tính biến đổi thường xuyên. Tháng 2-2015, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có đánh giá và nhận định về các dấu hiệu cảnh báo sự thay đổi của vi rút cúm. Kể từ đầu năm 2014, Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã thông báo về 41 vụ dịch do phân typ vi rút H5 và H7 ở chim liên quan đến 7 loại vi rút khác nhau tại 20 quốc gia ở châu Phi, châu Mỹ, châu Á, Úc, châu Âu và Trung Đông. Một vài chủng vi rút mới xuất hiện và lây lan trong các loài chim hoang dã hoặc gia cầm chỉ trong vài năm qua. Một số các dịch bệnh được thông báo cho OIE chỉ có liên quan tới chim hoang dã.3 trường hợp nhiễm cúm H7N9 đầu tiên trên thế giới được ghi nhận tại Trung Quốc vào ngày 31-3-2013. Các điều tra sau này cho thấy những trường hợp này có khởi phát triệu chứng từ giữa tháng hai. Đây là sự kiện đánh dấu lần đầu tiên vi rút cúm H7N9 được phát hiện gây bệnh trên người, gia cầm. Đến nay, nhiều bằng chứng cho thấy vi rút cúm H7N9 không dễ lây lan từ người sang người, mặc dù nó có thể lây truyền từ gia cầm sang người dễ dàng hơn so với vi rút cúm H5N1. Trong một vài chùm ca bệnh nhỏ người ta vẫn chưa loại trừ được khả năng lây truyền hạn chế từ người sang người. Tỷ lệ tử vong là khoảng 36%, tuy nhiên có một số lượng đáng kể các trường hợp nhiễm vi rút mà không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ không bị phát hiện tại cộng đồng. Dịch bệnh vẫn là mối lo ngại đối với sức khỏe con người. Sự gia tăng đột biến về số trường hợp nhiễm cúm H5N1 tại Ai Cập bắt đầu vào tháng 11-2014 và tiếp tục trong tháng 1, 2 năm 2015 là điều đáng quan tâm. Theo FAO, từ 18-1 đến 7-2-2015 Ai Cập đã ghi nhận 76 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 20 trong tổng số 27 tỉnh của nước này. Phần lớn các ổ dịch xảy ra tại các hộ chăn nuôi trong gia đình (66 ổ). Trong năm 2014, có 142 phòng xét nghiệm ở 112 quốc gia trên toàn cầu đã xét nghiệm hơn 1,9 triệu mẫu bệnh phẩm lâm sàng. Bằng cách giám sát chặt chẽ sự biến đổi không ngừng của vi rút, các phòng xét nghiệm này đã hoạt động như là một hệ thống cảnh báo sớm có độ nhạy cao để phát hiện các vi rút cúm có khả năng gây ra đại dịch… WHO và các phòng thí nghiệm cộng tác tiếp tục giúp các nước tăng cường năng lực cảnh báo, giám sát và ứng phó. Một chương trình bảo đảm chất lượng đã được WHO triển khai từ năm 2007 để duy trì khả năng phát hiện vi rút cúm trong phòng xét nghiệm trên toàn cầu trong đó WHO cung cấp miễn phí các vật liệu xét nghiệm cho các nước một lần hoặc hai lần mỗi năm.

Tin tức

Thời tiết thất thường, trẻ ồ ạt đổ bệnh

Sau Tết, thời tiết diễn biến phức tạp, thuận lợi cho vi rút gây bệnh phát triển nên số trẻ mắc các bệnh hô hấp, tiêu hóa, thủy đậu… đều có xu hướng gia tăng ở cả hai miền Nam, Bắc.

Gia tăng bệnh hô hấp, truyền nhiễm

Theo ghi nhận của phóng viên báo Tin Tức tại khu vực phòng dịch vụ Bệnh viện Nhi đồng 2, TP Hồ Chí Minh, số bệnh nhân nhập viện do mắc các bệnh hô hấp và tiêu hóa đã tăng hơn so với dịp trước Tết. Bệnh nhi đông nên nhiều cháu phải nằm ghép 2 bệnh nhi/giường. Chị Thanh Thủy, quận Thủ Đức,có con đang nằm điều trị tại đây, cho biết: “Bé nhà tôi bị tiêu chảy, nhập viện điều trị được 2 ngày. Do thời tiết nóng bức, lại phải nằm chung giường bệnh vì đông bệnh nhi, nên cháu bé quấy khóc và mệt hơn”. Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1, số bệnh nhi nhập viện do mắc bệnh thủy đậu những ngày gần đây cũng có xu hướng tăng, trung bình mỗi ngày bệnh viện điều trị cho 5 - 6 bệnh nhi. BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, chia sẻ: “Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào tháng 3 nhưng năm nay, bệnh này đã bắt đầu tăng cao từ trước Tết. Đa số các bệnh nhi nhập viện do bị nhiễm trùng da và nhiễm trùng máu”. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, tình hình cũng tương tự. Anh Nguyễn Văn Minh (Bình Dương), bố của bé Trúc Linh (6 tuổi ) chia sẻ: “Cuối tuần, cháu Linh bị sốt, sau đó nổi mụn nhọt trên mặt và người, khi đưa đến phòng khám gần nhà thì bác sĩ cho biết bé bị thủy đậu. Mặc dù, đã bôi thuốc nhưng gia đình vẫn muốn đưa bé tới bệnh viện chuyên khoa nhi khám cho yên tâm”. Sau Tết, khoa Dịch vụ 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận nhiều trẻ mắc các bệnh lý về hô hấp và tiêu chảy. Thời gian tới, thời tiết nắng nóng, dự kiến các bệnh lý này sẽ xuất hiện nhiều hơn. Bên cạnh đó, tháng 3 - 4 là cao điểm của dịch bệnh thủy đậu, ngoài biện pháp giữ gìn vệ sinh và tăng cường sức đề kháng thì các bậc cha mẹ cũng cần phải đưa trẻ đi chích ngừa các loại vắcxin ngừa bệnh.Tại Hà Nội, số ca mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa cũng có xu hướng gia tăng. BS Nguyễn Thành Nam, Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, nói: “Thời điểm này, trẻ nhập viện chủ yếu do các bệnh như sốt virút, sốt phát ban, viêm đường hô hấp; rải rác vẫn có các ca tay chân miệng, viêm não, thủy đậu. Bệnh nhi tập trung nhiều ở trẻ dưới 2 tuổi. Có ngày khoa tiếp nhận đến 250 trẻ đến khám; số trẻ điều trị nội trú thường ở mức80 - 100 cháu, trong khi khoa chỉ có 60 giường bệnh nên nhiều bệnh nhi phải nằm ghép”. Thạc sỹ Chu Anh Văn, Điều dưỡng trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, cũng cho biết, số ca mắc các bệnh về hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản… tăng rõ rệt. 88 giường bệnh của khoa Hô hấp luôn kín bệnh nhi, thậm chí nhiều lúc khoa còn phải gửi bệnh nhi sang khoa khác để tránh tình trạng nằm ghép.

Chủ động tiêm phòng vắcxin

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, thời tiết thất thường như hiện nay dễ khiến cơ thể con người phải tiêu tốn nhiều năng lượng, sức đề kháng giảm, những người sức khỏe yếu, trẻ em và người già là những đối tượng không thích nghi kịp rất dễ bị nhiễm bệnh, ốm. Mặt khác, điều kiện môi trường trong khoảng thời gian này cũng rất thuận lợi cho các mầm bệnh (vi khuẩn, virút) phát triển và lây lan, càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh của con người, nhất là với các bệnh như cúm, bệnh đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi), sởi, rubella, tiêu chảy… Với những người mắc các bệnh mãn tính thì đây cũng là thời gian để bệnh dễ tiến triển thành các đợt cấp, nặng hơn nhất là với người già và trẻ em. Từ đầu năm 2015, cả nước đã ghi nhận một số trường mắc bệnh sởi rải rác tại một số tỉnh, thành phố, nhưng không thành ổ dịch tập trung. Tại khu công nghiệp Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương, cũng ghi nhận ổ dịch bệnh rubella. Tại Hà Nội, cũng xuất hiện số trẻ mắc thủy đậu nhưng theo thống kê vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2014. Phần lớn các trường hợp này đều chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vắcxin phòng bệnh. Thời gian tới, để chủ động phòng chống dịch bệnh, nhất là cho trẻ nhỏ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chú trọng tiêm vắcxin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắcxin phòng bệnh như: Sởi, rubella, ho gà…). Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh. Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu… Hạn chế đến những chỗ đông người. Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng. Đảm bảo vệ sinh môi trường và cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày. Khi có các dấu hiệu nghi mắc bệnh truyền nhiễm cần tới ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, khám và xử trí kịp thời.

Dân trí

Không ngại mưa rét, hàng ngàn người tham gia ngày hội hiến máu

Ngày 8/3, tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện TP Hà Nội và Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội tổ chức lễ hội Xuân hồng lần thứ 8 - 2015. Mặc dù thời tiết Hà Nội có mưa phùn và rét nhưng ngay từ sáng sớm, rất đông người dân và sinh viên đến từ các trường đại học đã đến đăng ký hiến máu. Dòng người đổ về sân vận động mỗi lúc một đông. GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, cho biết đây là sự kiện hiến máu lớn nhất trong năm nhằm cung cấp lượng máu phục vụ nhu cầu điều trị, cấp cứu cho người bệnh ngay sau tết Nguyên đán. Với thông điệp “Hiến giọt máu đào - Trao niềm hy vọng”, ông Trí mong muốn mỗi người dành tặng món quà vô giá của mình cho những bệnh nhân, bệnh nhi là nữ, giúp lan tỏa tinh thần nhân ái trong những ngày đầu xuân. “Dịp tết năm nay, lượng máu sử dụng của nhóm O và nhóm A vượt quá lượng máu tiếp nhận được; chính vì thế để đáp ứng kịp thời nhu cầu điều trị cho người bệnh, chúng tôi kêu gọi và khuyến khích những người nhóm O, nhóm A tích cực tham gia hiến máu tại lễ hội năm nay” - ông Trí nói. Lễ hội Xuân hồng được tổ chức từ năm 2008, qua bảy kỳ tổ chức (2008-2014) đã có trên 120.000 lượt người tham gia lễ hội, tổng lượng máu tiếp nhận được là 36.857 đơn vị. PGS-TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, khâm phục và biểu dương sự đóng góp tích cực của các tình nguyện viên, những bạn trẻ không quản ngại khó khăn, miệt mài vận động từng người tham gia hiến máu, góp phần đem lại thành công cho phong trào hiến máu.

Niềm vui bất ngờ của nữ kỹ thuật viên “đảm việc nước, giỏi việc nhà”

Dân trí Đón tôi, tối muộn của 1 ngày mưa rét là nụ cười hiền, ánh mắt ấm áp , gương mặt phúc hậu, khó có thể nghĩ đây là một kỹ thuật viên của Viện Dược liệu từng luôn say sưa với những thử nghiệm đòi hỏi sự chính xác đến khắc nghiệt và có nhiều sáng kiến cải tiến trong công tác chuyên môn.

Kỹ thuật viên duy nhất được trao Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông lần 3

Về hưu đã 10 năm, ngoài những bằng khen về những sáng kiến cải tiến trong công tác chuyên môn, Bằng tác giả sáng chế “Phương pháp điều chế Diosgenin” từ cây Râu Hùm có tác dụng trong bào chế thuốc chống viêm, thấp khớp, xơ gan, cổ trướng (năm 1991) trong nhóm nghiên cứu gồm 4 người; Giấy chứng nhận là đồng tác giả trong cụm công trình: Nghiên cứu chiết xuất Artemisinin từ cây Thanh hao hoa vàng Việt nam và chuyển hóa thành các dẫn chất có hoạt tính mạnh hơn để chữa Sốt rét kháng thuốc được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2003… đã ngả màu thời gian, cựu kỹ thuật viên Đào Hồng Vân dường như không còn nhớ quá rõ về những khó khăn, những trăn trở giai đoạn 1969-2005 ấy. Vậy nên, được có mặt trong sự kiện vinh danh và trao Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông, giải thưởng dành cho cán bộ y tế đã có thành tích xuất sắc trong việc kế thừa và bảo tồn, phát triển y dược cổ truyền Việt Nam thực sự là một bất ngờ với kỹ thuật viên Đào Hồng Vân. Bởi giải thưởng này vốn chỉ dành cho Chủ nhiệm đề tài nhưng với những đóng góp thiết thực và quan trọng của bà trong nhiều công trình nghiên cứu về dược cấp nhà nước, bà xứng đáng được vinh danh. Và tự hào hơn nữa khi bà Đào Hồng Vân là kỹ thuật viên duy nhất trong số 69 cán bộ y tế (là các Giáo sư, PGs, Ts., Dược sĩ, bác sĩ….) được vinh danh ở Lễ trao giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông lần thứ 3 này (giải thưởng được xét tặng 2 năm 1 lần). Vậy là những đồng nghiệp vẫn nhớ tới 1 cựu kỹ thuật viên, ghi nhận sự đóng góp thầm lặng, ghi nhận năng lực chứ không phải bằng cấp của 1 kỹ thuật viên, (bà Hồng Vân chỉ tốt nghiệp Kỹ thuật viên hệ trung cấp chuyên ngành Dược liệu và đã từng không nhận được sự tin tưởng về khả năng khi thực hiện nhiệm vụ bàn giao quy trình chiết xuất hoạt chất cho đối tác, nhưng kết quả cuối cùng vô cùng tốt đẹp – PV) và hết lòng với những định hướng nghiên cứu ban chủ nhiệm đề tài, sự phân công của phụ tách đơn vị thông qua việc thực nghiệm một cách sang tạo,có trách nhiệm để có giải pháp tối ưu trong việc chiết xuất, tinh chế các hoạt chất được chiết xuất từ dược thảo… trong suốt 36 năm ấy. 36 năm được những người thầy hết lòng dìu dắt, sự tin tưởng từ những chuyên gia hàng đầu (trong lĩnh vực thực nghiệm), với lòng say nghề và tâm niệm “trung thực trong khoa học và thực nghiệm luôn đặt lên hàng đầu” đã giúp bà Hồng Vân miệt mài tạo ra các dụng cụ phục vụ thí nghiệm, không ngại tiếp xúc với dung môi, hoá chất độc hại (xăng công nghiệp, các dung môi độc hại…); say sưa lặp đi lặp lại hàng trăm thử nghiệm kéo dài hàng tháng trời trong phòng thí nghiệm Hoá thực vật và để rồi luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã được tin tưởng giao phó. “Đêm ngủ cô vẫn mơ thấy các tinh thể (chiết xuất từ thảo dược)”. Thức dậy sớm là cô lên cơ quan, mở tủ lạnh xem tinh thể đã kết tinh chưa”, cô Hồng Vân nhớ lại.

Chiu chắt lo toan cho chồng, con hết thảy

Đam mê với nghề nghiệp là vậy nhưng bà Hồng Vân cũng toàn tâm toàn ý, hết lòng với gia đình. Ngoài những giờ say sưa làm thí nghiệm, thời gian còn lại cô dành trọn vẹn cho gia đình. Chị Hà Việt Anh, con gái đầu của bà chia sẻ: nhiều bạn bè chị bất ngờ khi biết tin bà đạt giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông bởi họ luôn nhìn nhận bà như một người phụ nữ toàn tâm toàn ý vì gia đình, nội trợ đảm đang để chồng yên tâm công tác (chồng bà là Kĩ sư Hà Đắc Biên, nguyên chuyên viên của vụ Trang Thiết bị y tế - Bộ y tế - nay dù đã nghỉ hưu nhưng vẫn đảm trách công việc Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Thiết bị y tế Việt Nam) và nuôi dạy 2 cô con gái thành đạt giỏi giang (2 con gái của bà đều được học tập tại các trường ĐH danh tiếng ở nước ngoài theo diện học bổng nhà nước, hiện 1 là Thư ký toà soạn Tạp chí Mẹ và Bé, 1 là Phó trưởng Ban Pháp Luật Quốc Tế, Luật so sánh và Quyền con người - Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp…). Vào những năm 80-90 của thế kỷ trước, thời điểm kinh tế khó khăn, dù phải làm thêm nhiều việc để kiếm tiền nuôi các con: làm sữa đậu nành đem giao tới tận nhà những người có yêu cầu để kiếm thêm tiền, lấy dư phẩm từ sữa đậu nành để nuôi lợn, dệt mành trúc,… nhưng vợ chồng bà luôn dành thời gian mỗi tối để quan tâm, chăm sóc việc học hành của con. Chính vì thế mà hai cô con gái của bà luôn là những học sinh xuất sắc, đoạt giải nhất và giải nhì trong các cuộc thi Học sinh Giỏi Tiếng Nga toàn quốc. Bà hiếm khi tự mua gì cho bản thân mình, ngay từ những đồ dùng thông thường là quần áo, giày dép, ai cho gì mặc nấy… nhưng không bao giờ để chồng, con quá thiếu thốn. Từ những năm tháng bao cấp nhọc nhằn bà luôn cố gắng để gia đình có bữa ăn ngon miệng, vui vẻ. Giờ đây khi những khó khăn, lo toan đã lùi lại phía sau thì niềm vui lớn nhất của bà là những bữa cơm gia đình đầm ấm, quây quần bên con cháu vào mỗi dịp cuối tuần: Bà chuẩn bị những món ăn thật ngon theo khẩu vị của các thành viên trong gia đình, chăm chú lắng nghe chồng con tâm sự về công việc và thưởng thức những giai điệu ngọt ngào mà các cháu chơi tặng ông bà trên đàn dương cầm và ghita. Chẳng thế khi bà nói: “Chú giúp cô nhiều khi con cái còn nhỏ. Chú là người định hướng để tạo ra 1 không khí gia đình hạnh phúc” thì ông Hà Đắc Biên lập tức khẳng định: Bà ấy mới chính là “Máy điều hoà không khí của gia đình”. Nghe bố mẹ nói về nhau, chị Việt Anh bày tỏ: “Chị em mình thường tâm sự với nhau: Không biết đến lúc bằng tuổi ông bà mình còn được tình cảm như vậy không?”.Và khi thấy mẹ chia sẻ: “Mừng nhất là mọi việc mình làm đều có kết quả tốt và được ghi nhận. Thực sự cho đến giờ phút này cô chẳng còn mong ước gì hơn”, chị Việt Anh vội đỡ lời: “Mong mẹ sức khoẻ ạ”. Lúc này, chị Việt Anh mới tiết lộ mẹ chị mang trong người bệnh tim bẩm sinh, ốm yếu suốt cả thời trẻ cho đến khi được phẫu thuật cách đây hơn 14 năm tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Rời khỏi căn phòng ấm áp, tràn ngập những tiếng cười hạnh phúc, cầm món quà là 2 chiếc bánh khúc tròn xoe, xinh xắn, thơm phức đến bất ngờ do chính tay bà làm, tôi chợt nhận ra vì sao bà Đào Hồng Vân lại được xã hội và gia đình trân trọng đến thế. Bởi dù đó là việc gì, bà cũng làm với tất cả đam mê và yêu thương.

Vắc xin: Thừa miễn phí, thiếu dịch vụ

Do tâm lý nghi ngại, nhiều gia đình đã đổ xô tới các cơ sở tiêm vắc xin dịch vụ khiến tình trạng thiếu vắc xin dịch vụ diễn ra trầm trọng. Theo khảo sát của Pháp Luật TP.HCM tại các điểm tiêm vắc xin dịch vụ ở Hà Nội, hầu hết các trung tâm đều ở trong tình trạng hết vắc xin. Trong số 37 sản phẩm vắc xin dịch vụ đang được tiêm chủng tại phòng tiêm chủng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, một nửa trong số đó không còn. Đặc biệt, vắc xin 5 trong 1, vắc xin 6 trong 1, vắc xin thủy đậu… luôn trong trình trạng “cháy hàng”. Các trung tâm ở Viện Kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội… cũng đều trong tình trạng như vậy. Tại TPHCM, đến chiều 6/3, Viện Pasteur TP.HCM cũng hết sạch vắc xin dịch vụ “5 trong 1” Pentaxim, kể cả vắc xin dịch vụ 6 trong 1. Các BV phụ sản của TP cùng Trung tâm Dinh dưỡng cũng không còn liều nào!

Khan hiếm vắc xin dịch vụ

Ông Nguyễn Tất Đạt, Cục phó Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), cho biết vừa qua Cục Quản lý dược có nhận được thông tin từ nhà sản xuất các vắc xin phối hợp có thay đổi về cơ sở sản xuất nên số lượng và thời gian vắc xin nhập khẩu về Việt Nam có thay đổi so với kế hoạch. Thêm vào đó, nhu cầu vắc xin trên thế giới cũng tăng cao, các nhà sản xuất không cung cấp đủ cho các nhà phân phối vắc xin để cung ứng đủ cho các điểm tiêm chủng vắc xin dịch vụ. Theo ông Đạt, khác với vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng được dự trù hằng năm theo số lượng trẻ em và các chiến dịch tiêm chủng, vắc xin dịch vụ được nhập khẩu và phân phối theo cơ chế thị trường. Nghĩa là nhu cầu thị trường quyết định số lượng và chủng loại vắc xin nhập khẩu. Vấn đề khó khăn ở chỗ vắc xin là một loại sinh phẩm, nói nôm na là một chế phẩm sống, không thể để lâu, không chế biến lại được. Vì vậy, chỉ khi các cơ sở tiêm vắc xin dịch vụ đặt hàng, các doanh nghiệp dược mới đi đặt hàng cácang dược nước ngoài và dĩ nhiên lúc đó cácang sản xuất mới bắt tay vào sản xuất. “Cục Quản lý dược, Bộ Y tế chỉ là cơ quan cấp phép chứ không có quyền bắt buộc các công ty phải nhập khẩu vắc xin dịch vụ về Việt Nam” – ông Đạt nhấn mạnh. Theo ông Đạt, độ lùi thời gian giữa lúc nhu cầu rộ lên và vắc xin về đến cơ sở tiêm dịch vụ thông thường phải khoảng 3 tháng. Như vậy sẽ xảy ra hiện tượng khan hiếm cục bộ vắc xin. Đại diện một công ty nhập khẩu và cung ứng vắc xin ở Hà Nội cho biết công ty đã lên kế hoạch nhập vắc xin từ giữa năm 2014 nhưng nhà sản xuất không đáp ứng kịp. “Nhanh nhất cũng phải đến tháng 5/2015 mới có khoảng 20.000 liều vắc xin 5 trong 1; còn vắc xin 6 trong 1 có thể phải chờ hai năm nữa”, vị đại diện này nói.

Sợ sự cố với tiêm chủng mở rộng

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thừa nhận nguyên nhân khiến các bà mẹ không mặn mà với chương trình tiêm chủng mở rộng vì lo ngại trẻ phản ứng sau tiêm chủng sau khi có một số sự cố xảy ra, mặc dù sau đó tất cả sự cố đều được chứng minh không phải do vắc xin. Theo đại diện Cục Y tế dự phòng, tất cả loại vắc xin được đưa vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng đều phải qua nhiều bước kiểm định, thử nghiệm lâmang và đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế và an toàn sử dụng. “Phụ huynh không nên lo lắng về chất lượng vắc xin”, ông Phu lưu ý. Thực chất tình trạng ở nước ta hiện nay là vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng thừa, trong khi vắc xin dịch vụ lại thiếu. Theo ông Phu, giám sát dịch bệnh thời gian qua cho thấy phần lớn các trường hợp mắc bệnh sởi, ho gà… là do không được tiêm, hoãn tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi. “Việc cha mẹ không đưa con đi tiêm sớm mà chờ đợi tiêm vắc xin dịch vụ là rất nguy hiểm. Nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước khi được tiêm vắc xin. Để phòng bệnh cho trẻ tốt nhất cần cho trẻ được tiêm đúng lịch hoặc càng sớm càng tốt khi tới tuổi cần phải tiêm. Không nên để trẻ chờ đợi”, ông Phu nói. Ông Phu cho biết Bộ Y tế đã họp với các nhà cung ứng vắc xin trong cả nước, đề nghị các điểm tiêm chủng hướng dẫn cho người dân đưa trẻ đến tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch trong chương trình tiêm chủng mở rộng, không chờ đợi vắc xin dịch vụ, không để trẻ không có vắc xin.

 

Ngày 13/3/2015

 

Ngày 13/03/2015
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích