Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 1 0 3 9 5
Số người đang truy cập
1 6 3
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Ảnh sưu tầm từ internet
Điểm tin y tế từ các báo ngày 4/3 và 5/3 năm 2015

Xác minh thông tin từ chối tiếp nhận bệnh nhân do... cam kết không để nằm ghép; Cần tối thiểu 4.000 đơn vị máu nhóm O và A; WHO kêu gọi đẩy mạnh tiêm chủng ngăn chặn bùng phát dịch sởi; Thực phẩm o­nline tiềm ẩn nhiều nguy hại; Ghi nhận 3 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết…

An ninh Thủ đô

Xác minh thông tin từ chối tiếp nhận bệnh nhân do... cam kết không để nằm ghép

Trước thông tin một số bệnh viện (BV) vì ký cam kết "không nằm ghép" với Bộ Y tế nên từ chối tiếp nhận người bệnh, khiến người bệnh phải đến khám, chữa bệnh tại BV Bạch Mai, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê đã ký công văn số 193/KCB- QLCL gửi BV Bạch Mai đề nghị đơn vị này rà soát tình trạng chuyển tuyến tại các BV cam kết không nằm ghép.

Theo đó, Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu BV Bạch Mai nêu rõ tên những BV không thực hiện theo đúng quy chế chuyển tuyến của Bộ Y tế đã ban hành và báo cáo sự việc này về Cục trong ngày 5-3. Được biết, từ đầu năm 2015 đến nay, toàn quốc đã có 16 BV tuyến trung ương cam kết không để bệnh nhân nằm ghép giường khi điều trị nội trú.

Cần tối thiểu 4.000 đơn vị máu nhóm O và A

Ngày 4-3, GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cho biết, Lễ hội Xuân Hồng lần thứ tám 2015 sẽ được khai mạc vào Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, tại Hà Nội.

Với thông điệp “Hiến giọt máu đào-Trao niềm hy vọng”, lễ hội năm nay dự kiến tiếp nhận được 8.000 đơn vị máu. Tại ngày chính hội 8-3, dự kiến tiếp nhận được 5.000 đơn vị máu, trong đó cần tối thiểu 4.000 đơn vị nhóm O và nhóm A. Theo ông Nguyễn Anh Trí, dịp Tết vừa qua, lượng máu sử dụng của nhóm O và nhóm A vượt quá lượng máu tiếp nhận được nên đây là 2 nhóm máu đang khan hiếm nhất.

Hà Nội mới

WHO kêu gọi đẩy mạnh tiêm chủng ngăn chặn bùng phát dịch sởi

Chiều 3-3, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đưa ra thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trước tình hình dịch sởi đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt đang có nguy cơ bùng phát mạnh tại Châu Âu.

Báo cáo số liệu dịch bệnh sởi gần đây cho thấy, dịch sởi tiếp tục xảy ra tại Châu Âu do nhiều người không có miễn dịch hoặc miễn dịch kém với virus sởi, đặc biệt gia tăng số lượng cha mẹ từ chối tiêm chủng vắc xin cho trẻ hoặc gặp phải rào cản trong việc tiếp cận vắc xin. Để ngăn chặn dịch sởi bùng phát, Văn phòng WHO khu vực Châu Âu đã xây dựng kế hoạch hành động tiêm sởi mới cho khu vực này dựa trên kế hoạch hành động tiêm chủng vắc xin toàn cầu.

Thực phẩm o­nline tiềm ẩn nhiều nguy hại

Do lo ngại về tình trạng mất an toàn thực phẩm, người tiêu dùng tìm đến các cơ sở kinh doanh thức ăn truyền thống theo hộ gia đình trên mạng xã hội tạo ra một trào lưu tiêu thụ thực phẩm "nhà tự làm". Nhưng liệu sản phẩm này có bảo đảm vệ sinh an toàn? Đây vẫn còn là một ẩn số đối với thực khách, khi ngành chức năng chưa vào cuộc kiểm tra.

Tiêu thụ thực phẩm "tự sản xuất" trên facebook

Đến giờ ăn nhưng chị Nguyễn Thị Thương, nhân viên văn phòng tại quận 1, TP Hồ Chí Minh không muốn rời bàn làm việc. Chị quyết định lên mạng facebook của một người quen để đặt một phần bún đậu mắm tôm cho bữa trưa. Và sau 30 phút một phần bún đậu đã có trên bàn làm việc của chị. Chị Thương cho biết: "Món bún này có tiếng, bạn bè dùng nhiều trên facebook nên tôi hoàn toàn tin tưởng về chất lượng". Không riêng chị Thương mà ngày càng nhiều bạn trẻ sử dụng thực phẩm o­nline trên facebook hay các trang web trực tuyến. Chúng tôi thấy các trang lập lên để bán hàng thực phẩm chiếm số lượng đông đảo.

Truy cập vào trang facebook có tên Thức ăn đêm, chúng tôi ghi nhận trang này cung cấp hơn 30 món ăn gồm cơm chiên, bún xào, mì xào và các món ăn kèm như cá sốt, gà chiên đều gán thông điệp "nhà tự làm". Khách hàng chỉ việc để lại tin nhắn để đặt hàng ăn. Dù mới thành lập cuối năm 2014, nhà hàng o­nline này có hơn 2.000 người theo dõi và chủ facebook liên tục khoe số lượng khách đặt hàng hơn 300 suất ăn mỗi ngày. Không chỉ khoe thực phẩm tự chế biến mà trang facebook còn cho thông tin nguồn rau tự trồng, thịt, cá thì đặt mua ở địa chỉ tin cậy để thuyết phục người dùng lựa chọn. Thực phẩm o­nline mang đến người tiêu dùng sự tin tưởng và tiện lợi nhưng về độ an toàn vệ sinh thì chưa có một cơ quan nào đứng ra kiểm chứng. Do đó, nhiều trường hợp khách hàng đã phải vỡ lẽ vì mua thức ăn o­nline. Hơn 2 tháng ăn sáng bằng món bún thịt nướng đặt trên facebook, anh Huỳnh Văn Tâm ở quận 2, TP Hồ Chí Minh mới có dịp trực tiếp đến cơ sở chế biến để đặt vấn đề phân phối hàng cho quán cà phê anh quản lý. Nhưng khi dò theo địa điểm nhà cung cấp anh Tâm mới vỡ lẽ "Bún được nấu ngay trong chung cư cũ kỹ, ẩm thấp. Từng hộp bún bị đặt dưới nền nhà, nắp hộp mở bung mà không hề có gì che chắn, xung quanh thì ruồi con đậu, con bay. Lúc đó mình mới sợ, bỏ hẳn hàng ăn o­nline".

Theo chuyên gia ẩm thực Võ Quốc -Tổng Biên tập Tạp chí Món ngon thì việc sản xuất thực phẩm theo quy mô nhỏ hộ gia đình vẫn có thể bảo đảm được vấn đề vệ sinh. Tuy nhiên, khi sản xuất với số lượng lớn để cung cấp cho khách hàng thì đây là mối nguy cơ tiềm ẩn mất ATVSTP. Ông Võ Quốc phân tích: Cuốn 50 chả giò bán chỉ mất khoảng 1 tiếng thì lượng thịt sống, đồ trộn trong nhiệt độ thường vẫn tươi. Nhưng khi cuốn 100 cuốn, 200 cuốn, 300 cuốn phục vụ khách thì thời gian phải mất tới 1 buổi mà sản xuất ở nhiệt độ thường thì không bảo đảm được an toàn vệ sinh. Trường hợp này bếp phải có máy lạnh, nhiệt độ phòng phải đạt tối thiểu 17-18oC".

Việc thực phẩm không được kiểm định nhưng vẫn bán tràn lan trên mạng gây ra không ít lo ngại cho người tiêu dùng. Ông Huỳnh Lê Thái Hòa - Chi cục trưởng Chi cục VSATTP TP Hồ Chí Minh nhận định, nhóm thức ăn o­nline được xếp vào nhóm thức ăn trôi nổi không nguồn gốc trên thị trường. Nhóm thức ăn này tiềm ẩn những nguy cơ về mặt vệ sinh, vật lý. Đầu tiên, thực phẩm có khả năng nhiễm vi sinh do quá trình chế biến không đủ điều kiện theo quy định, nên bị nhiễm từ môi trường bên ngoài vào. Ngoài ra, thực phẩm nhiễm hóa chất, sử dụng các hóa chất không nằm trong danh mục Bộ Y tế cho phép, hoặc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Cơ quan nào sẽ kiểm tra, xử lý

Trào lưu bán thực phẩm o­nline du nhập ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh từ nhiều năm nay, nhưng cho đến thời điểm này các cơ sở kinh doanh o­nline chưa trải qua bất kỳ cuộc kiểm tra nào về vấn đề an toàn thực phẩm. Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Phó Chi cục trưởng Chi cục VSATTP TP Hồ Chí Minh cho biết: Việc quản lý thực phẩm o­nline liên quan đến hai sở, thứ nhất thuộc về Sở Thông tin truyền thông, thứ 2 là thuộc Sở Công thương về vấn đề kinh doanh và quản lý chất lượng hàng hóa theo Thông tư liên tịch 13 cũng như quy định của pháp luật giao cho ngành công thương quản lý về thị trường.
Theo quy định mới nhất của Bộ Công thương, từ ngày 20-1-2015 mọi hoạt động kinh doanh qua mạng sẽ phải kê khai thông tin và đóng thuế. Do đó, cơ sở kinh doanh phải cung cấp thông tin gồm: Tên, trụ sở thương nhân, tổ chức hoặc tên, địa chỉ thường trú cá nhân cùng các chứng thực đăng ký kinh doanh của cá nhân. Tuy nhiên, do nhiều trở ngại trong việc xác định các cơ sở kinh doanh o­nline nên cho đến thời điểm này, Sở Công thương vẫn chưa thể triển khai việc quản lý kinh doanh qua mạng nói chung và quản lý kinh doanh thực phẩm trên mạng facebook nói riêng.

Theo quan điểm của Chi cục trưởng Chi cục VSATTP TP Hồ Chí Minh Huỳnh Lê Thái Hòa, để bảo đảm được an toàn thực phẩm hằng ngày người tiêu dùng cần phải tự bảo vệ mình. "Họ nên thay đổi thói quen tiêu dùng, học cách chọn những sản phẩm có nhãn mác đầy đủ được sản xuất ở những cơ sở có thương hiệu lâu năm. Các sản phẩm này phải được bày bán ở nơi có đủ điều kiện bảo quản như siêu thị, cửa hàng tiện ích. Có như vậy mới bảo đảm vấn đề VSATTP" - ông Huỳnh Lê Thái Hòa nhấn mạnh. Cũng vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Thị Hoa - Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện quốc tế Thành Đô khuyến cáo người tiêu dùng khi lựa chọn thực phẩm o­nline cần phải biết quy trình bảo quản và vận chuyển thức ăn an toàn. Sản phẩm có thông tin thành phần dinh dưỡng và chất bảo quản, hạn sử dụng rõ ràng. Cuối cùng mới theo những thông tin trên thị trường và tự mình kiểm chứng.

Ghi nhận 3 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết

Ngày 3-3, theo tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 5.263 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 38 tỉnh, thành phố; trong đó, có 3 trường hợp tử vong (tại Đồng Tháp, Đồng Nai và Long An).
So với cùng kỳ năm 2014, số mắc tăng 27,1% và số tử vong tăng 2 trường hợp. Riêng trong tháng 2-2015, số ca mắc SXH trên cả nước là 3.640 trường hợp với 2 trường hợp tử vong. Hiện bệnh SXH lưu hành phổ biến ở cả miền Bắc, Trung, Nam và khu vực Tây Nguyên, kể cả ở khu vực thành thị và nông thôn. Điều đáng lo ngại là cho đến nay, bệnh SXH vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, thời điểm mùa đông - xuân thường ghi nhận số ca mắc SXH cao nhất trong năm.
Để phòng bệnh, người dân cần lưu ý đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thường xuyên diệt loăng quăng, bọ gậy, thau rửa dụng cụ chứa nước; mặt khác, loại bỏ các phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa…

6 người chết vì ngộ độc thực phẩm

Thông tin từ Bộ Y tế ngày 3-3 cho biết, trong tháng 2-2015, cả nước đã xảy ra 8 vụ ngộ độc thực phẩm làm 143 người mắc, 138 người nhập viện và 1 trường hợp tử vong.

Trong đó, 1 vụ do nguyên nhân vi sinh vật, 5 vụ do yếu tố tự nhiên, 1 vụ do hóa chất và 1 vụ hiện chưa xác định được nguyên nhân gây ngộ độc. Từ ngày 17-12-2014 đến nay, toàn quốc đã xảy ra 13 vụ ngộ độc thực phẩm với 462 người mắc, 454 người phải nhập viện và 6 trường hợp tử vong. Cũng theo Bộ Y tế, dù đã qua Tết Nguyên đán song số vụ ngộ độc thực phẩm có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do đang mùa lễ hội. Vì vậy, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm.

Sức khỏe & Đời sống

Dâng hương tưởng niệm Danh y Hải Thượng Lãn Ông và Thiền sư Tuệ Tĩnh

Sáng 3/3 (tức ngày 13 tháng Giêng), PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế cùng các đồng chí lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo các vụ, cục trực thuộc Bộ Y tế, BV Y học cổ truyền, Trường ĐH Y học cổ truyền... đã đến dâng hương tại Y Miếu.

Cùng ngày, đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên làm trưởng đoàn đã đến dâng hương tưởng niệm 224 năm ngày mất Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại xã Liêu Xá - huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Danh y Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác, sinh ngày 12/11 năm Canh Ngọ (1720), mất ngày rằm tháng Giêng năm Tân Hợi (1791), nguyên quán ở phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Lúc sinh thời, cụ khiêm nhường tự đặt hiệu cho mình là Lãn Ông, người đời sau gắn ghép tên hiệu này với nguyên quán của cụ thành Hải Thượng Lãn Ông. Cuộc đời của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là hình ảnh cao đẹp của người thầy thuốc với kiến thức uyên thâm, với tinh thần trách nhiệm cao cả, đức hy sinh nhẫn nại, tận tâm, lòng yêu thương người bệnh vô bờ bến. Ông xứng đáng là người dựng “ngọn cờ đỏ thắm” trong nền y học nước nhà, là tấm gương sáng về y đức - y đạo - y thuật cho muôn đời noi theo.

Cùng ngày, đoàn công tác của Bộ Y tế đã đến dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh Cẩm Văn. Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh đã xây dựng nền móng cho y học nước nhà với truyền thống chữa bệnh bằng thuốc Nam theo phương châm “Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt”.

Trong lòng mỗi người dân đều ghi ơn những người thầy thuốc

Tối 27/2, Bộ Y tế đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2015), đồng thời đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất do Nhà nước trao tặng.

Đến dự buổi lễ có: UV BCT, Chủ tịch Ủy ban TWMTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; UV BCT, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các vị khách mời quốc tế, các Anh hùng Lao động, Chiến sĩ thi đua toàn quốc và các y, bác sĩ tiêu biểu đại diện cho hơn 40 vạn cán bộ y tế trong cả nước.

Trong giờ phút đầy ý nghĩa của buổi lễ, các đại biểu cùng nhớ về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, người cách đây 60 năm đã viết thư gửi Hội nghị cán bộ y tế với những lời dặn dò chứa đựng triết lý sâu xa và tấm lòng nhân ái bao la; tưởng nhớ với lòng tự hào và quyết tâm phấn đấu noi gương những thầy thuốc mà tên tuổi, sự nghiệp, nhân cách còn sáng mãi như các GS.BS. Phạm Ngọc Thạch, Hồ Ðắc Di, Ðặng Văn Ngữ, Trần Hữu Tước, Tôn Thất Tùng, Tôn Thất Bách, Ðặng Văn Chung, Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm...

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gửi tới những người thầy thuốc của nhân dân lời chúc mừng tốt đẹp nhất cùng tình cảm thân thiết, quý trọng và lòng biết ơn sâu sắc. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong 60 năm qua, ngành y tế đất nước ta đã có bước phát triển toàn diện, mạnh mẽ. Ngành y tế không chỉ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân mà còn có đóng góp ngày càng tích cực vào sự phát triển của y học thế giới, góp phần ngày càng quan trọng chung tay giải quyết những vấn đề toàn cầu liên quan tới sức khỏe con người. Những đóng góp to lớn đó không chỉ được ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước mà ý nghĩa hơn hết là trong lòng mỗi người dân đều ghi ơn những người thầy thuốc không quản khó khăn, gian khổ; không màng danh lợi, đã giúp bản thân mình, người thân của mình phòng tránh, vượt qua bệnh tật; gìn giữ tài sản đặc biệt của con người: sức khỏe.

Bày tỏ sự kỳ vọng và tin tưởng vào các thầy thuốc, cán bộ, nhân viên ngành y tế, Phó Thủ tướng đề nghị toàn thể cán bộ, nhân viên ngành y tế tiếp tục phấn đấu để phát huy tối đa tiềm lực, khắc phục hiệu quả những bất cập, hoàn thành tốt sứ mạng chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe của nhân dân, đồng thời xây dựng cho được một nền y tế Việt Nam khoa học, dân tộc, đại chúng. Phó Thủ tướng cũng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị, các tổ chức xã hội, tôn giáo và toàn thể nhân dân ủng hộ, chung tay để ngành y tế hoàn thành sứ mạng rất đỗi vinh quang và cũng hết sức nặng nề của mình, xây dựng cho được một nền y tế Việt Nam dân tộc, khoa học, đại chúng như lời Bác Hồ căn dặn; có vị trí và đóng góp ngày càng quan trọng trong nền y học thế giới.

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao Huân chương Độc lập hạng Nhất, phần thưởng cao quý dành cho những cống hiến của đội ngũ những người thầy thuốc Việt Nam.

Thay mặt lãnh đạo Bộ Y tế, UV TW Đảng, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo đối với ngành y tế. Bộ trưởng cũng gửi lời tri ân tới những người thầy thuốc Việt Nam và toàn thể cán bộ ngành y tế qua các thời kỳ về những đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành y tế.

Trước đó, sáng ngày 27/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gặp mặt thân mật đoàn đại biểu các Anh hùng lao động, Chiến sĩ thi đua toàn quốc và các thầy thuốc tiêu biểu.

Cũng trong sáng 27/2, Bộ Y tế đã long trọng tổ chức Lễ báo công “60 năm ngành y tế làm theo lời Bác” tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiếp đó, tại Trường ĐH Dược Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức lễ khai trương Phòng truyền thống ngành y tế.

Tuổi trẻ

Cứu sống nam thanh niên bị dây thép cắt đứt cổ

Ngày 3-3, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết vừa cứu sống nạn nhân A Tâm (SN 1996, dân tộc Chăm, ngụ Tây Ninh) bị dây thép cắt đứt thực quản, khí quản khi lưu thông bằng xe máy trong vườn cao su.

Trước đó, ngày 26-2, một người bạn chở anh Tâm đi tắt qua vườn cao su trên địa bàn Tây Ninh. Xe đang lưu thông, người cầm lái phát hiện một sợi dây phơi đồ bằng thép do công nhân rừng cao su giăng ngang nên đã nhanh chóng né kịp.

Anh Tâm ngồi phía sau bị sợi thép cắt vào cổ ngã xuống đường. Sau đó, anh cảm thấy khó thở nên được người nhà chuyển thẳng đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Sau đó, nạn nhân được các bác sĩ Khoa Tai Mũi Họng mổ khâu thực quản, nối khí quản, đặt ống nuôi ăn.

Hiện sức khỏe anh Tâm đã ổn định, các bác sĩ đang theo dõi dây thần kinh điều khiển giọng nói có bị đứt hay không. Theo quan sát, nạn nhân đã tỉnh táo, cử động và được truyền dịch dinh dưỡng.

Nông thôn ngày nay

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Phải thực hiện được chủ trương bảo hiểm y tế toàn dân

Ngày 4.3.2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp về tình hình triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm y tế và “Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020”. Theo báo cáo, đến cuối tháng 2.2015 đã có 45/63 tỉnh, TP xây dựng và ban hành kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo tổ chức triển khai Luật Bảo hiểm y tế. Kết quả triển khai Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, đến hết năm 2014 đã đạt tỷ lệ bao phủ 71,6% dân số, vượt mục tiêu 70% mà Đề án đề ra đến năm 2015, chưa đạt mục tiêu Quốc hội giao là 75%. Quỹ bảo hiểm y tế đã thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh đối với nhiều đối tượng.

Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế có tỷ lệ thấp, nhất là đối tượng cận nghèo (mới tham gia 40%, khoảng 2,5 triệu người);hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống dưới trung bình; người lao động thuộc doanh nghiệp tư nhân và nhóm đối tượng tham gia tự nguyện…Tại hội nghị, một số ý kiến đề nghị đưa chỉ tiêu bảo hiểm y tế trở thành chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; các địa phương hỗ trợ 30% mức đóng còn lại để bao phủ bảo hiểm y tế cho 100% người thuộc hộ cận nghèo; khẩn trương ban hành hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với lực lượng vũ trang; tuyên truyền, vận động học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế…

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Cùng với chất lượng công tác khám chữa bệnh ngày càng được nâng lên, người dân được thụ hưởng các dịch vụ y tế chất lượng cao, Thủ tướng cho rằng những kết quả đạt được đã góp phần thiết thực vào công tác giảm nghèo, phát triển bền vững; đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội. “Người bệnh được khám chữa bệnh và khi có bệnh hiểm nghèo được hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao nhất, đây là mục tiêu mà chúng ta đang hướng tới” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ. Đồng thời, yêu cầu thời gian tới phải đẩy mạnh, làm tốt hơn nữa chủ trương thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, ra sức khắc phục những hạn chế. Phấn đấu nâng cao hơn nữa chất lượng công tác khám chữa bệnh, bảo đảm cho người tham gia bảo hiểm y tế được thụ hưởng các dịch vụ y tế chất lượng cao và chi phí của người bệnh giảm.

Lao động

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tuyến dưới

Chiều 4.3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nghe lãnh đạo Bộ Y tế báo cáo kết quả bước đầu Đề án giảm quá tải bệnh viện với nhiều chuyển biến tích cực, đồng thời quyết tâm phấn đấu cơ bản chấm dứt tình trạng nằm ghép trong bệnh viện ngay trong năm nay.

Sau 2 năm triển khai Đề án giảm quá tải bệnh viện, ngành Y tế đã đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp và mở rộng các tuyến bệnh viện tăng thêm gần 39.000 giường bệnh, trong đó có trên 15.000 giường bệnh từ các bệnh viện xây mới. Đồng thời, mở thêm trên 5.000 bàn khám bệnh gắn với tăng cường công tác quản lý và nâng cao toàn diện chất lượng bệnh viện; thành lập 14 bệnh viện hạt nhân và 46 bệnh viện vệ tinh; đẩy mạnh triển khai đề án bác sĩ gia đình, tăng cường hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cùng nhiều biện pháp thiết thực nâng cao y đức trong khám, chữa bệnh...

Tình trạng quá tải tại khu vực điều trị nội trú đến nay đã được cải thiện đáng kể. Theo đó, 58% tổng số bệnh viện tuyến trung ương trước đây có tình trạng nằm ghép đã và đang có xu hướng giảm số khoa có tình trạng này và nhiều bệnh viện đã có thể ký kết không còn tình trạng nằm ghép trong bệnh viện. Tuyến tỉnh cũng có tới 47% bệnh viện đang có xu hướng giảm tỷ lệ số khoa có nằm ghép trên giường bệnh.

Nhiều bệnh viện tuyến Trung ương cũng đang giảm công suất sử dụng giường bệnh và ngược lại 1/4 số bệnh viện tuyến huyện lại đang có xu hướng tăng công suất sử dụng giường bệnh…

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của ngành y tế trong hai năm qua đã đề cao trách nhiệm, tích cực triển khai Đề án giảm quá tải bệnh viện, nhất là tăng thêm số giường bệnh, bằng các biện pháp tổng hợp giảm tỉ lệ chuyển tuyến, nhiều bệnh viện đã giảm tình trạng nằm ghép chung trên giường bệnh…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Vẫn còn quá tải bệnh viện ở một số nơi. Cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm quá tải một cách căn bản, vừa giảm quá tải tại các bệnh viện tuyến cuối, đi liền với đảm bảo và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến dưới. Giảm quá tải mà chỉ bằng biện pháp hành chính, không đi liền với nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở các tuyến thì không đạt yêu cầu. Bởi người bệnh lên tuyến trên để tìm thầy giỏi, nơi có kỹ thuật chuyên sâu để chữa khỏi bệnh mới gây quá tải. Vì vậy, mục tiêu giảm quá tải phải đi liền với nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến dưới…”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục tăng thêm số giường bệnh tại các bệnh viện tuyến Trung ương chuyên khoa nhi, ung bướu, sản, chấn thương chỉnh hình và tim mạch. Thủ tướng khẳng định, Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi, cho vay ưu đãi với lãi suất thấp và cơ chế thu viện phí để khuyến khích đẩy mạnh đầu tư xây dựng các bệnh viện tuyến Trung ương đã được phê duyệt.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu Bộ Y tế và các địa phương dứt khoát phải tiếp tục phát triển mạnh hơn các bệnh viện hạt nhân, bệnh viện vệ tinh, khoa vệ tinh gắn với thực hiện đồng bộ các biện pháp như tăng cường hoạt động đào tạo tại chỗ, đưa bác sĩ về cơ sở, tăng thêm bàn khám bệnh, đẩy mạnh triển khai đề án bác sĩ gia đình, hoàn thiện mạng lưới y tế xã trong cả nước, đồng thời tiếp tục tập trung cải cách thủ tục hành chính gắn với nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Thanh niên

Bộ trưởng và fanpage

Việc Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, thành viên đầu tiên của Chính phủ công khai trang cá nhân trên mạng xã hội Facebook đã nhận được mối quan tâm của nhiều người. Chỉ trong ba ngày đầu đã có trăm ngàn like phần nào nói lên điều đó.

Đối với nước ngoài thì chuyện này không có gì gọi là lạ, nhưng ở nước ta, đây là việc “gây ngạc nhiên”, Bộ trưởng chưa viết gì nhiều nhưng nhiều like có thể là vì thế.

Hầu như chúng ta quên mất, chính khách cũng là một con người, ngoài công việc thì họ là một công dân như bao công dân khác. Họ cũng có thể mặc áo pull, quần jeans, đi giày thể thao, phóng mô tô, lái xe hơi, đi câu cá... Hình ảnh này chúng ta cũng thường thấy ở các nguyên thủ, chính khách quốc gia khác rồi. Và vì thế, chính khách (trong trường hợp này là Bộ trưởng Bộ Y tế) hoàn toàn có thể gia nhập cộng đồng mạng như những công dân khác.

Điều đáng nói ở đây chính là lằn ranh giữa hai tư cách: bộ trưởng và công dân.

Fanpage có tên là “Bộ trưởng Bộ Y tế”, chủ nhân là PGS-TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế nước CHXHCN VN, vì thế có thể hiểu, đây là một Facebook đăng tải, tiếp nhận ý kiến phản ánh bạn đọc của bà Kim Tiến với tư cách là bộ trưởng nhiều hơn là với tư cách cá nhân.

Bộ trưởng dùng mạng xã hội để đọc, để tiếp nhận phản ánh, để trả lời bạn đọc (dù dưới hình thức nào) thì cũng là một điều đáng mừng. Mừng là bộ trưởng đã gần người dân hơn, nghe người dân nói nhiều hơn, về một phương diện nào đó thì thấy thân thiện hơn.

Chúng tôi ủng hộ bộ trưởng nhưng nói thật lòng cũng lo cho bộ trưởng. Bởi chúng ta đều biết, Facebook và mạng xã hội nói chung có thể ví như một cái chợ với vô số người mua bán thuộc các tầng lớp khác nhau, không ít người vì nó mà “cháy nhà”. Bởi vì không ai ngăn được người khác nghĩ gì, viết gì, nhất là đối với những người cực đoan, thiển cận hoặc ác ý… Lúc đó, không chỉ làm bộ trưởng phiền mà còn ảnh hưởng đến gia đình, con cái…

Mở fanpage không khó, duy trì nó, xây dựng nó thành một địa chỉ tin cậy mới là chuyện khó. Bộ trưởng thì nhiều công việc, ai cũng biết, và chúng tôi mong bộ trưởng (hoặc người phụ giúp) chăm lo cho ngôi nhà “ảo mà thực” này. Đó là một phần hình ảnh của bộ trưởng trong mắt người dân.

Y tế là ngành liên quan đến tuyệt đại đa số người dân, người dân cũng có nhiều tâm tư muốn giãi bày, không gì nhanh bằng mạng xã hội, nói như ngôn ngữ dân mạng “ngay và luôn”. Chúng tôi hiểu, bộ trưởng mở trang này là vì khát vọng làm một điều gì đó cho dân và (dù phản ánh việc gì, thế nào) đây cũng là nơi người dân gửi niềm hy vọng vào bộ trưởng.

Cư dân mạng có câu cửa miệng nhại tựa một bộ phim: “Quá nhanh, quá nguy hiểm”. Tin rằng bộ trưởng có bản lĩnh để vượt qua “nguy hiểm”, duy trì fanpage thành địa chỉ tin cậy.

Cứu sống sản phụ bị nhau cài răng lược hiếm gặp

Chiều 4.3, bác sĩ Nguyễn Quang Hùng, Trưởng Khoa sản Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh (Đắk Lắk) cho biết, sản phụ Nguyễn Thị Phương (41 tuổi, ngụ phường Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) và bé gái mới sinh đã bình phục, được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện này.

Theo bác sĩ Hùng, chị Phương nhập viện chiều 1.3 trong tình trạng khó sinh, mất sức. Qua kiểm tra chẩn đoán sản phụ mang thai tuần 38, nhau thai cài răng lược che phủ cổ tử cung, xuyên thủng cơ tử cung, bám vào bàng quang. Ngoài ra, chị Phương còn bị giảm tiểu cầu vô căn, trước đó đã hai lần sinh mổ.

Ngày 3.3, các bác sĩ Khoa Sản và Khoa Ngoại của bệnh viện này đã tiến hành phẫu thuật, cứu sống thai nhi, cắt bỏ tử cung, cầm máu, truyền máu, dịch, tiểu cầu cho bệnh nhân.

Theo bác sĩ Phan Trọng Nhơn, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh, trường hợp này nếu không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thì rất nguy hiểm cho sản phụ và cả thai nhi.

Dân trí

Thủ tướng: Giảm tải bệnh viện – Không làm kiểu chạy theo thành tích!

Chiều 4/3/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Bộ Y tế nhằm đánh giá kết quả thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020 và chỉ đạo các biện pháp tiếp tục thực hiện Đề án này trong thời gian tới.

Tham dự cuộc họp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo các bộ, ngành liên quan.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, sau 2 năm triển khai Đề án giảm quá tải bệnh viện, ngành y tế đã đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp và mở rộng các tuyến bệnh viện, tăng thêm gần 39.000 giường bệnh, trong đó có trên 15.000 giường bệnh từ các bệnh viện xây mới; đồng thời mở thêm trên 5.000 bàn khám bệnh gắn với tăng cường công tác quản lý và nâng cao toàn diện chất lượng bệnh viện. Ngành thành lập được 14 bệnh viện hạt nhân và 46 bệnh viện vệ tinh; đẩy mạnh triển khai đề án bác sỹ gia đình, tăng cường hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cùng nhiều biện pháp khác.

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, tình trạng quá tải tại khu vực điều trị nội trú đến nay đã được cải thiện đáng kể. 58% tổng số bệnh viện tuyến trung ương trước đây có tình trạng nằm ghép đã và đang có xu hướng giảm số khoa có tình trạng này và nhiều bệnh viện cam kết không còn tình trạng nằm ghép. Tuyến tỉnh cũng có tới 47% bệnh viện đang có xu hướng giảm tỷ lệ số khoa có nằm ghép trên giường bệnh.

Cùng với giảm tỷ lệ chuyển tuyến, quy trình, thời gian khám bệnh cũng giảm mạnh, góp phần cải thiện ngày càng rõ tình trạng quá tải tại khu vực khám bệnh. Nhiều bệnh viện tuyến trung ương cũng đang giảm công suất sử dụng giường bênh và ngược lại ¼ số bệnh viện tuyến huyện lại đang có xu hướng tăng công suất sử dụng giường bệnh.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, chăm lo. Từ năm 2008 đến nay, không kể đầu tư của khu vực tư nhân, Nhà nước đã dành nguồn lực hơn 120 ngàn tỷ đồng đầu tư cho lĩnh vực y tế.

Cùng với nỗ lực của toàn ngành, y tế nước nhà đã đạt được nhiều thành tựu lớn, quan trọng. Hệ thống các cơ sở y tế được xây dựng đồng bộ từ xã, phường đến huyện, tỉnh, Trung ương và hình thành nhiều cơ sơ y tế chuyên sâu; công tác đào tạo, nghiên cứu, áp dụng công nghệ kỹ thuật cao được đẩy mạnh giúp không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của nhân dân.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao nỗ lực của ngành y tế trong việc thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện. Sau 2 năm triển khai đồng bộ các biện pháp chống quá tải, với việc tăng thêm gần 39.000 giường bệnh, trong đó có trên 15.000 giường từ các bệnh viện xây mới; thực hiện các nỗ lực chuyển giao kỹ thuật cao và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh viện tuyến dưới… đã góp phần giảm quá tải bệnh viện hơn 30%, nhất là ở các bệnh viện tuyến trung ương.

Mục tiêu kép – Giảm tải kèm nâng cao chất lượng

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ngành y tế tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm căn bản tình trạng quá tải bệnh viện gắn với không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến dưới. Thủ tướng lưu ý ngành y tế không chạy theo thành tích giảm quá tải, không giảm quá tải hành chính.

“Phải quán triệt trong ngành là giảm quá tải phải đồng thời đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Đây là mục tiêu kép, nếu không đạt được thì giảm quá tải cũng không có ý nghĩa” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

Với tinh thần này, Thủ tướng đề nghị trước hết Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan chỉ đạo thúc đẩy việc hoàn thành xây dựng các bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối đã được phê duyệt và bố trí vốn, trong đó có 3 bệnh viện đã khởi công là Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2, Bệnh viện Việt Đức cơ sở hai và Bệnh viện Nhi thành phố Hồ Chí Minh cơ sở hai.

Thủ tướng cũng nhắc việc thúc đẩy để sớm khởi công các bệnh viện Ung bướu và Bệnh viện chấn thương chỉnh hình ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Y tế lên kế hoạch các bệnh viện cần xây dựng trong giai đoạn 2016-2020 để Chính phủ tính toán bố trí nguồn vốn ngân sách; đồng thời có các cơ chế để huy động nguồn lực để đầu tư.

“Nếu chỉ chờ ngân sách thì không biết bao giờ mới xong và cũng sẽ khó có được bệnh viện có chất lượng cao. Cần phải tính toán, bệnh viện nào cam kết tự chủ Chính phủ sẽ cho vay ưu đãi, thậm chí vay không lãi để đầu tư và cho phép điều chỉnh nhanh giá dịch vụ y tế” - Thủ tướng cam kết.

Một giải pháp mang tính quyết định được Thủ tướng nhấn mạnh là để vừa giảm quá tải bệnh viện, vừa nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Bộ Y tế giao nhiệm vụ cho các bệnh viện tuyến trên chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến dưới. Thủ tướng đánh giá cao việc vừa qua đã có hàng ngàn kỹ thuật được chuyển giao song cũng bày tỏ không hài lòng vì mới chỉ có 38 tỉnh, thành phố thực hiện chuyển giao kỹ thuật, xây dựng mô hình bệnh viện vệ tinh, khoa vệ tinh.

“Tôi sẽ có Chỉ thị để nhắc nhở về việc này. Đây là trách nhiệm, là yêu cầu bắt buộc. Không có lý do gì mà người dân không được tiếp cận những dịch vụ và kỹ thuật khám chữa bệnh chất lượng cao mà chúng ta đã có” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ.

Cuối cùng, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp khác, như mô hình bác sỹ gia đình; phát triển, mở rộng các phòng khám; hoàn thiện mạng lưới y tế xã; cải cách thủ tục hành chính, công nhận kết quả xét nghiệm của nhau; phân loại chất lượng bệnh viện; tiếp tục rà soát, kiến nghị và bổ sung các cơ chế, chính sách, giải pháp mới để giảm quá tải bệnh viện và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.

Thủ tướng cũng đồng ý việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế gắn với thực hiện tự chủ của các bệnh viện; từ đó giảm cấp ngân sách chi thường xuyên cho các cơ sở y tế và dùng khoản kinh phí này để hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, đối tượng chính sách.

Tiền phong

Bộ trưởng Bộ Y tế nói về trải nghiệm Facebook

Là thành viên Chính phủ đầu tiên công khai trang cá nhân trên mạng xã hội Facebook, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, đã có nhiều ý kiến rất hay, rất xác đáng, sâu sắc, chân thành và chia sẻ hết sức đời thường, tâm tư của những cán bộ y tế cơ sở.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ: Bộ trưởng cũng là công dân, cũng có những nhu cầu cá nhân, cũng muốn lắng nghe và chia sẻ. Bản thân tôi cũng rất muốn được kết nối với bạn bè, với mọi người để cùng nhau nói về công việc, về cuộc sống hay đề cập những vấn đề kinh tế, xã hội cùng quan tâm. Khi tham gia mạng xã hội, tôi có thể trò chuyện, “chát” với bạn bè, với những người chưa quen. Các cuộc trò chuyện đó sẽ giúp tôi nắm bắt được những chia sẻ, góp ý về chính sách, chủ trương, những đề xuất biện pháp, giải pháp với mong muốn dịch vụ y tế và công tác chăm sóc sức khỏe được tốt hơn. Bên cạnh đó, qua mạng xã hội tôi cũng nhận được những ý kiến đóng góp, hoặc phàn nàn, bức xúc về dịch vụ y tế, nhất là khám bảo hiểm y tế...

Gần như mọi vấn đề liên quan đến y tế, sức khỏe đều được đề cập qua mạng xã hội. Bởi vậy tôi cố gắng phản hồi thông tin theo nhóm vấn đề. Lắng nghe, chia sẻ và được chia sẻ cũng là một trong những niềm vui ngoài công việc hằng ngày

* Làm sao Bộ trưởng có thể chia sẻ hết được với lượng lớn thông tin “dội” về mỗi ngày?

- Không phải lúc nào cũng có thể trả lời riêng với từng người, nhưng tôi cố gắng có những thông tin trả lời chung cho từng nhóm. Có vụ việc trao đổi ngay, trực tiếp với cá nhân, nhưng cũng có vụ việc cần thêm thời gian kiểm tra lại. Quan điểm và thâm tâm tôi mong muốn làm sao những thắc mắc, phản ánh của người dân sẽ được phản hồi sớm nhất. Tùy tình huống tôi sẽ hướng dẫn cho họ vào trang web của Bộ Y tế để được giải đáp nếu đó là các quy định đã được thể hiện trong các văn bản. Cũng có những vấn đề được tập hợp lại chuyển các cục, vụ chức năng trả lời rồi đăng trên trang web của Bộ Y tế. Do đó, các giải đáp thắc mắc không chỉ chuyển tải trên https://www.facebook.com/botruongboyte.vn mà nhiều vấn đề đã được đăng tải tại địa chỉ: www.moh.gov.vn, đến với số đông người hơn, bởi không phải ai cũng tham gia mạng xã hội.

* Qua mạng xã hội, cảm nhận của Bộ trưởng như thế nào về cuộc sống bên ngoài văn phòng, sau những giờ bận bịu với công việc của người đứng đầu ngành y tế?

- Tôi thấy thực sự thú vị! Qua mạng xã hội, cũng có những ý kiến người dân chưa thật đúng về ngành y tế, là do chưa hiểu đầy đủ vấn đề, khi đó tôi cũng kịp thời lắng nghe và chia sẻ. Nhưng quả thực có nhiều ý kiến rất hay, rất xác đáng, sâu sắc, chân thành. Tôi cũng gặp được những chia sẻ hết sức đời thường và tâm tư của những cán bộ y tế cơ sở…

Có những điều mình chưa làm được ngay trong ngày một ngày hai nhưng chia sẻ được với nhau thì cũng giúp cho một số khúc mắc có thể dễ chấp nhận hơn.

* Bộ trưởng dành cho fanpage vào lúc nào khi mà công việc đã “ngốn” quá nhiều thời gian?

- Tôi trực tiếp cập nhật mạng xã hội hằng ngày. Việc này phải hết sức tranh thủ thời gian, chẳng hạn như khi ngồi trên ô tô đến cuộc họp, trên đường đi công tác; hoặc sau 23 giờ khi công việc đã tạm gác lại. Hiện tại fanpage có hơn 5.000 kết nối, lượng thông tin phản ánh đến rất nhiều, lượng thông tin cần phản hồi cũng lớn. Có những thông tin đưa ra nhận được 400 - 500 like.

Có người đang truyền dịch ở trạm y tế cũng yêu cầu giải đáp điều trị như vậy có đúng hay không; có những thắc mắc về vắc xin khan hiếm cũng được chuyển đến... Gần như mọi vấn đề liên quan đến y tế, sức khỏe đều được đề cập qua mạng xã hội. Bởi vậy tôi cố gắng phản hồi thông tin theo nhóm vấn đề. Lắng nghe, chia sẻ và được chia sẻ cũng là một trong những niềm vui ngoài công việc hằng ngày.

Người lao động

Ca bệnh chuyên gia Mỹ “nhát tay”, Việt Nam mổ thành công

Dù bị các chuyên gia Mỹ từ chối phẫu thuật do lo sợ nguy hiểm tính mạng khi đặt nội khí quản gây mê để mổ nhưng bệnh nhân đã được các bác sĩ Việt Nam phẫu thuật thành công.

Ngày 4-3, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Sài Gòn - ITO cho biết nơi đây vừa phẫu thuật thành công hai ca bệnh hiếm gặp do bất thường về cấu trúc giải phẫu ở đường thở. Đó là bà T.T.H (69 tuổi, Việt kiều Mỹ) bị gãy cột sống và ông T.N.D (47 tuổi, ngụ Hà Nội) bị hoại tử chỏm xương đùi, viêm dính đa khớp.

Cách đây 10 năm, bà H. bị trượt chân gãy cột sống. Tại Mỹ, trong quá trình gây mê chuẩn bị phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân không mở miệng được (cứng hàm) không thể đặt được nội khí quản nên ca mổ hoãn ngay lập tức. Bệnh nhân chỉ được bơm xi măng y khoa để cố định tổn thương cột sống. Qua lần phẫu thuật đó, bệnh nhân được gửi thư cảnh báo những khó khăn của mình khi phẫu thuật về sau.

Khi Việt Nam ăn Tết, trong lúc khom người kéo thùng đá lạnh, bà H. không may gãy cột sống lần 2. Tại ITO, các bác sĩ gặp nhiều khó khăn trong việc đặt nội khí quản để phẫu thuật, như đặt đèn soi vào thanh quản nhưng không thấy được nắp thanh quản, dây thanh quản…, các bác sĩ buộc phải đặt ống thở trong lúc bệnh nhân còn tỉnh. Đây là một quyết định táo bạo vì lâu nay các bác sĩ chưa thực hiện đặt mò ống đường thở như thế này. Sau khi đặt ống thành công, bệnh nhân được phẫu thuật cố định tổn thương cột sống thành công sau 3 giờ 30 phút.

Đối với bệnh nhân D. bị hoại tử chỏm xương đùi hai bên, cong lưng, cứng hàm, cứng cổ do viêm dính các đốt sống cổ, buộc phải thay khớp háng nhưng cũng gặp khó khăn trong việc đặt nội khí quản để phẫu thuật. Các bác sĩ cũng đặt nội khí quản bằng ống thông dẻo này đồng thời phẫu thuật thành công thay hai khớp háng cho bệnh nhân sau 2 giờ 30 phút.

Theo PGS-BS Lê Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng khoa học ITO, trong phẫu thuật công tác gây mê là cực kỳ quan trọng, quyết định thành công một ca mổ. Bất thường đường thở ở hai ca bệnh trên là hiếm gặp. Việc gây mê thành công hai ca bệnh này giúp các bác sĩ Việt Nam tự tin tay nghề hơn trong công tác gây mê để phẫu thuật.

Petrotimes

Điều tra vụ mẹ con sản phụ tử vong ở Tiền Giang

Ngày 4/3, Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an đã vào cuộc để điều tra làm rõ cái chết của mẹ con sản phụ tử vong tại Bệnh viện tỉnh Tiền Giang.

Thông tin ban đầu, đêm 22/2, sản phụ Nguyễn Thị Yến Linh (SN 1985, ngụ Tiền Giang) chuyển dạ, được gia đình đưa vào Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang để sinh con lần thứ 3. Qua thăm khám, bác sĩ xác định tình trạng sức khỏe của chị Linh ổn định nên cho sinh thường.

Trưa hôm sau, sản phụ vào phòng sinh. Đến 15h40 cổ tử cung mở trọn, ối vỡ nhưng chị Linh rặn nhiều lần vẫn không sinh được. Mười phút sau, kíp trực cho sản phụ sinh hút, bé trai nặng 3,3 kg ra đời và được chuyển đến Khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang nhưng đã tử vong.

Sau đó, chị Linh than mệt, mạch nhẹ khó bắt lúc 16h30 ngày 23/2 (sau sinh hơn nửa giờ). Lúc này huyết áp tụt, bác sĩ đưa vào phòng mổ để can thiệp phẫu thuật cầm máu, cắt tử cung vì xuất huyết nội, vỡ tử cung, khó cầm máu. Đến 21h30 cùng ngày, chị Linh được chuyển lên Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM).

Đêm 24/2, sản phụ được chuyển sang Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM) với chẩn đoán sốc mất máu, rối loạn đông máu do băng huyết sau sinh, có biến chứng suy đa cơ quan. Nơi đây áp dụng các kỹ thuật cao nhất như huyết tương đông lạnh, thay thế huyết tương, lọc máu liên tục… nhưng chị Linh không qua khỏi.

Bệnh án thể hiện, chị Linh tử vong vì sốc không hồi phục, băng huyết sau sinh, hậu phẫu cắt tử cung. Sản phụ 30 tuổi này còn bị thắt động mạch hạ vị, suy đa phủ tạng và rối loạn đông máu.

Báo cáo của Sở Y tế Tiền Giang xác định chị Linh bị xuất huyết nội do vỡ mặt sau tử cung diễn biến nhanh, phức tạp, khó phát hiện.

Khan hiếm một số loại vắc-xin dịch vụ

Trước khuyến cáo của Cục Y tế Dự phòng năm 2015, nguồn vắc xin dịch vụ sẽ trở nên khan hiếm nên rất nhiều bà mẹ nuôi con nhỏ lo lắng. Tuy nhiên, Cục Y tế Dự phòng đã trả lời chính thức, đối với vắc-xin tiêm chủng chỉ thiếu một số loại nhất định chứ không phải tất cả các loại.

Cục Y tế Dự phòng cho biết chỉ có những loại như vắc-xin 6 trong 1 (bao gồm phòng các bệnh bạch hầu; ho gà; uốn ván; bại liệt; viêm gan B; viêm màng não mủ, viêm phổi do vi khuẩn Hib), 5 trong 1 (Penxatim), thủy đậu, hay vắc xin dại mới thiếu. Còn những vắc-xin khác vẫn đủ để cung ứng cho người có nhu cầu. Nguyên do dẫn đến sự khó khăn này là bản thân các nhà sản xuất, thay đổi công nghệ, nhu cầu tăng lên... nên dù có đặt hàng vẫn không được đáp ứng đủ.

Để giải quyết vấn đề này, theo TS Trần Đắc Phu, Bộ Y tế đang yêu cầu các công ty báo cáo kế hoạch lộ trình cung cấp vắc xin đến 2016 để trên cơ sở đó chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh phải căn cứ vào số lượng vắc-xin nhập vào để cung cấp cho một số điểm tiêm nhất định chứ không thể cung cấp tràn lan. Bởi nếu cung cấp tràn lan sẽ rất nguy hiểm nếu xảy ra trường hợp trẻ tiêm được mũi 1 nhưng mũi 2,3 lại không có. Như vậy, việc tiêm phòng không hiệu quả.

Ông Phu cũng khuyến cáo: trong trường hợp đến lịch tiêm chủng, mà vẫn chưa có vắc xin dịch vụ thì các bà mẹ nuôi con nhỏ không nên trì hoãn tiêm ngừa mà phải đưa trẻ đi tiêm theo chương trình Tiêm chủng mở rộng để bảo đảm lịch tiêm. Các vắc-xin do chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia cung cấp cũng được kiểm định, đảm bảo an toàn và chất lượng.

Ngoài ra, ông Phu cũng nhấn mạnh: “Việc tiêm vắc-xin phòng bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng không chỉ là tự nguyện mà còn được quy định bắt buộc (theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm). Nếu trẻ không được tiêm vắc-xin phòng bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đồng thời khi trẻ mắc bệnh là nguồn lây nhiễm trong cộng đồng”.

VOV

Phẫu thuật gấp đưa thai nhi 8 tháng tuổi ra khỏi bụng mẹ sau tai nạn

Sau khi bị tai nạn, sản phụ được người dân đưa đi cấp cứu và được các bác sỹ nhanh tróng phẫu thuật cứu bé trai 8 tháng tuổi ra khỏi bụng mẹ.

Chiều 4/3, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An cho biết, các y - bác sĩ đang nỗ lực cấp cứu cho 2 mẹ con sản phụ Nguyễn Thị Thương (27 tuổi, trú tại xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) sau một vụ tai nạn giao thông hết sức nghiêm trọng.

Trước đó, vào khoảng 16h ngày 3/3/2015, chị Thương (đang mang bầu tháng thứ 8) điều khiển xe máy trên đường đi làm từ Khu công nghiệp Bắc Vinh trở về nhà.

Khi chạy đến đoạn thuộc xã Nghi Vạn (Nghi Lộc) thì chị bị chiếc xe ô tô 4 chỗ (chưa rõ người điều khiển) chạy với tốc độ rất nhanh bất ngờ tông phải.

Cú đâm mạnh khiến chị Thương và xe máy bị đẩy xa khoảng 10m, đầu chị đập mạnh xuống đường, ngất lịm.

Phát hiện sự việc, người dân địa phương đã kịp đưa chị Thương đến vào Bệnh viện đa khoa Nghệ An cấp cứu. Tại đây, khi nhìn thấy sự việc, các bác sỹ Bệnh viện đa khoa Nghệ An đã tiến hành đưa vào phòng mổ, mổ gấp. Sau một thời gian ngắn, ca phẫu thuật thành công và lấy được bé trai 3,2kg ra khỏi bụng mẹ an toàn.

Riêng chị Thương còn bị vỡ xương chậu và được điều trị tại phòng riêng, đứa con mới chào đời cũng được chăm sóc riêng. Đến chiều tối 4/3, cả hai mẹ con sản phụ Thương đã cơ bản qua cơn nguy kịch, tuy nhiên do vết thương quá nặng nên chị Thương có nhiều khả năng phải chuyển đi Hà Nội.

Được biết, chị đang mang thai đứa con đầu. Hiện chị đang làm công nhân tại khu công nghiệp Bắc Vinh./.

Tin tức

Đưa vào hoạt động khu điều trị bệnh phong hơn 28 tỷ đồng

Ngày 4/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Da Liễu đã phối hợp với tổ chức Ordre de Malte của Pháp (OMF) tổ chức lễ khánh thành khu điều trị bệnh phong với tổng kinh phí đầu tư 28 tỷ đồng từ ngân sách thành phố.

Khu điều trị bệnh phong mới được xây dựng trên diện tích gần 1.600m2 được thiết kế với 3 tầng và đầy đủ các phòng chức năng: Phòng khám, phòng mổ, phòng phục hồi chức năng, phòng chăm sóc da…

Phát biểu tại buổi lễ, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh khu điều trị mới này đánh dấu thành tựu hợp tác trong 25 năm qua giữa bệnh viện và OMF; đồng thời góp phần cải thiện việc phòng và chống bệnh phong của quốc gia, cũng như giúp Bệnh viện Da Liễu đảm đương tốt hơn vai trò là Trung tâm tham vấn bệnh phong khu vực Đông Nam Á.

Sự kiện này cũng đánh dấu sự hợp tác 25 năm qua giữa Bệnh viện Da Liễu và OHFOM (một tổ chức phi chính phủ của Pháp hoạt động trong lĩnh vực y tế). Trong những năm qua, OHFOM đã đào tạo các bác sĩ phẫu thuật, vật lý trị liệu, y tá phòng mổ cho Bệnh viện Da Liễu, cũng như phẫu thuật cho hàng trăm bệnh nhân phong tại bệnh viện này. Tại Việt Nam, OHFOM cũng đã giúp phát triển mạng lưới phẫu thuật phong, trung tâm tư vấn, chăm sóc tàn tật, đào tạo cho các tỉnh miền Trung.

Trong những năm qua, bên cạnh điều trị cho bệnh nhân trong nước, Bệnh viện Da Liễu cũng thường phối hợp với OMF tổ chức việc phẫu thuật lưu động tại các đất nước láng giềng như Lào và Campuchia, cũng như chuyển giao các kỹ thuật y tế cho nước bạn. Bệnh viện Da Liễu cũng là nơi thường xuyên tiếp nhận các thực tập sinh của Pháp trong lĩnh vực này.

Để tôn vinh những người đã có nhiều đóng góp cho sự hợp tác giữa Việt Nam và Pháp trong lĩnh vực này, tổ chức OMF đã trao tặng Giấy khen và Huy chương của hội cho 5 bác sĩ của Bệnh viện Da Liễu. Phó Giám đốc Sở Y tế thay mặt UBND thành phố đã trao tặng Bằng khen cho 4 chuyên gia Pháp, trong đó có ông Yann Baggio, Chủ tịch OMF.

VnMedia

Cảnh báo bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 5.200 trường hợp mắc sốt xuyết tại 38 tỉnh thành trong đó có 3 ca tử vong.

So với cùng thời kỳ năm ngoái, số người mắc sốt xuất huyết tăng 27%, số tử vong tăng 2 ca. Riêng trong tháng 2, cả nước ghi nhận 3.640 ca trong đó có 3 trường hợp tử vong tại Đồng Nai và Long An.

Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết do chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là diệt muỗi.

Cũng theo Bộ Y tế, thời tiết như hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho một số dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh, đặc biệt là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa như: sởi, rubella, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, tiêu chảy do virus rota, sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng (TCM)...

Thống kê trong tháng 2/2015, trên cả nước không ghi nhận ca mắc mới cúm A/H5N1 nhưng ghi nhận gần 3.800 trường hợp TCM, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại tỉnh Hậu Giang. Như vậy, tích lũy từ đầu năm 2015, cả nước ghi nhận hơn 5.300 trường hợp mắc TCM với 2 trường hợp tử vong tại tỉnh Đồng Tháp và Hậu Giang. So với cùng kỳ năm 2014, số mắc TCM trên cả nước giảm 11,1 % nhưng số tử vong lại tăng 1 trường hợp. Đáng lưu ý, số ca mắc SXH hiện đang gia tăng trong khi cho đến nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, để phòng bệnh, người dân cần lưu ý đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thường xuyên diệt loăng quăng, bọ gậy; thau rửa dụng cụ chứa nước. Mặt khác, loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa… Trong tháng 3 này, Cục Y tế dự phòng tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế để có chỉ đạo kịp thời, không để dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam đặc biệt là bệnh Ebola, MERS-CoV, cúm A/H7N9 và không để các dịch bệnh trong nước như: TCM, SXH, sởi… bùng phát, đồng thời tổ chức đoàn đi kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại các tỉnh, thành phố trọng điểm.

Các mức độ của bệnh sốt xuất huyết

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo bệnh sốt xuất huyết xảy ra gồm 3 mức độ khác nhau là sốt xuất huyết, sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết nặng.

Sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo gồm các triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết đã nêu trên và kèm theo các dấu hiệu cảnh báo như vật vã, lừ đừ, li bì. Bệnh nhân có triệu chứng đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan, gan to trên 2cm; nôn nhiều, xuất huyết niêm mạc, đi tiểu ít. Xét nghiệm cận lâm sàng thấy dung tích hồng cầu (hematocrite) tăng cao và tiểu cầu giảm nhanh chóng. Nếu người bệnh có những dấu hiệu cảnh báo trên phải theo dõi sát mạch, huyết áp, số lượng nước tiểu, làm xét nghiệm dung tích hồng cầu, tiểu cầu và có chỉ định truyền dịch kịp thời.

Sốt xuất huyết nặng xảy ra khi người bệnh có một trong các biểu hiện thoát huyết tương nặng dẫn đến tình trạng sốc giảm thể tích hay còn gọi là sốc sốt xuất huyết, có ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều; có dấu hiệu xuất huyết nặng và suy tạng.

Sốc sốt xuất huyết có biểu hiện suy tuần hoàn cấp, thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh với các triệu chứng như vật vã, bứt rứt hoặc li bì; lạnh đầu chi, da lạnh ẩm; mạch nhanh, nhỏ, huyết áp kẹt, hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu bằng hoặc dưới 20mmHg, tụt huyết áp hay không đo được huyết áp; đi tiểu ít. Sốc sốt xuất huyết lại được chia làm 2 mức độ để điều trị bù dịch gồm sốc sốt xuất huyết có dấu hiệu như suy tuần hoàn, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp kẹt hoặc tụt; kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã, li bì và sốc sốt xuất huyết nặng có dấu hiệu sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được. Cần chú ý trong quá trình theo dõi diễn biến, bệnh có thể chuyển từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng; vì vậy khi thăm khám phải phân độ lâm sàng để tiên lượng bệnh và có định hướng xử trí phù hợp.

Xuất huyết nặng được biểu hiện triệu chứng chảy máu cam nặng nên cần nhét gạc vào vách mũi để cầm máu, bị rong kinh nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng; thường kèm theo tình trạng sốc nặng, giảm tiểu cầu, thiếu ôxy mô và toan chuyển hóa, có thể dẫn đến suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch nặng. Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các thuốc kháng viêm như acetylsalicylic acid (aspirin); ibuprofen hoặc dùng thuốc corticoid; bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày, tá tràng, viêm gan mạn tính.

Suy tạng nặng được biểu hiện các dấu hiệu suy gan cấp, men gan AST, ALT có thể bằng hoặc dưới 1.000U/L; suy thận cấp; rối loạn tri giác trong sốt xuất huyết thể não. Có thể viêm cơ tim, suy tim hoặc suy chức năng các cơ quan khác.

 

 

Ngày 10/03/2015
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích