Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 18/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 4 7 6 7 1
Số người đang truy cập
8 6
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Ảnh sưu tầm từ internet
Điểm tin y tế từ các báo ngày 28/1 và 29/1 năm 2015

3.000 đoàn viên thanh niên Tổng cục Chính trị CAND sẽ tham gia Ngày hội hiến máu; Nhiều trường hợp nhập viện do khí độc; Tăng cường chống hàng giả trong lĩnh vực y tế; Nhiều trẻ nguy kịch vì mắc ho gà; Không để tăng giá thuốc đột biến trong dịp Tết; Hà Nội khai chương 2 cơ sở điều trị bằng methadone; TP.HCM: Số vụ ngộ độc, vi phạm quy định an toàn vệ sinh thực phẩm tăng cao…

Công an Nhân dân

3.000 đoàn viên thanh niên Tổng cục Chính trị CAND sẽ tham gia Ngày hội hiến máu

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng, Đoàn Thanh niên Tổng cục Chính trị CAND tổ chức Ngày hội hiến máu “Giọt máu hồng tình nguyện - Vì cuộc sống bình yên” và Chương trình giao lưu nghệ thuật “Mừng Đảng 85 mùa xuân”. Chương trình được tổ chức từ 8h đến 17h ngày 30/1/2015 tại trụ sở Bộ Công an, số 47 Phạm Văn Đồng. Ngoài các hoạt động vận động hiến máu và hiến máu, sẽ có triển lãm, thi chụp hình, vẽ tranh và các hoạt động tuyên truyền về phong trào hiến máu tình nguyện và ngày hội hiến máu. Đại uý Phạm Văn Đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Tổng cục Chính trị CAND cho biết, chương trình nhằm góp phần khắc phục tình trạng đặc biệt khan hiếm máu phục vụ cấp cứu, điều trị cho cán bộ, chiến sỹ lực lượng CAND và nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán 2015. Dự kiến số lượng đoàn viên thanh niên Tổng cục Chính trị CAND tham gia hiến máu là 3.000 người. Chương trình giao lưu nghệ thuật diễn ra từ 16-17h30 cùng ngày sẽ được ghi hình phát sóng trên Truyền hình CAND.

Thanh niên

Nhiều trường hợp nhập viện do khí độc

Ngày 27.1, TS Nguyễn Kim Sơn, phụ trách Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trong vòng 2 tuần qua đã tiếp nhận 6 trường hợp nhập viện do ngộ độc khí từ lò đốt than và khí thải của máy nổ. Trung tâm chống độc vẫn đang điều trị cho 3 bệnh nhân là công nhân của một công ty sản xuất gạch men tại Cẩm Giàng, Hải Dương. Cả ba nạn nhân nhập viện ngày 24.1 trong tình trạng hôn mê, vật vã do hít phải khí thải từ lò than được đốt để nung gạch dẫn đến ngộ độc. Trước đó, ngày 15 và 19.1, trung tâm cũng tiếp nhận 3 nạn nhân tại Thanh Chương, Nghệ An bị ngộ độc khí thải của máy nổ khi hát karaoke.

An ninh Thủ đô

Tăng cường chống hàng giả trong lĩnh vực y tế

Ngày 27-1, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị Tổng cục Hải quan và UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp, tăng cường phòng chống, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng trong lĩnh vực y tế. Trong đó, cần ưu tiên nguồn lực tập trung kiểm tra, giám sát, đấu tranh phát hiện đối với các nhóm mặt hàng như mỹ phẩm, hương liệu thực phẩm, thực phẩm chức năng nhập khẩu giả. Bộ Y tế cũng đề nghị Tổng cục Hải quan sớm thông tin kịp thời về nhóm mặt hàng thuộc lĩnh vực y tế có tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả cao để Bộ chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động phối hợp triển khai công tác đấu tranh, phòng chống.

Nhiều trẻ nguy kịch vì mắc ho gà

BV Nhi Trung ương thời gian gần đây tiếp nhận nhiều trẻ nhỏ mắc bệnh ho gà vào khám, trong đó có nhiều trẻ ở tình trạng nặng, nguy kịch. Hiện nay, khoa Truyền nhiễm của bệnh viện vẫn đang điều trị cho 8 bệnh nhi có biểu hiện mắc bệnh ho gà, tất cả các bé đều không được tiêm đầy đủ vaccine phòng bệnh trước đó. TS Lê Hồng Hanh, Phó Trưởng khoa Hô hấp - BV Nhi Trung ương cho biết, ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dễ lây lan qua đường hô hấp khi trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh. Đáng chú ý, trong thời gian đầu mắc bệnh, triệu chứng ho gà rất giống với bệnh cảm thông thường nên nhiều gia đình có tâm lý chủ quan. Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, biện pháp phòng bệnh ho gà hiệu quả nhất là tiêm vaccine. 

Không để tăng giá thuốc đột biến trong dịp Tết

Cục QLD-Bộ Y tế vừa yêu cầu các đơn vị y tế, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thuốc đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Theo đó, các địa phương cần chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ thuốc, đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Cùng đó, phải phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường  thanh tra, triển khai các biện pháp quản lý để tránh tình trạng tăng giá thuốc đột biến vào dịp nghỉ lễ kéo dài và khi bùng phát dịch bệnh.

Hà Nội mới

Hà Nội khai chương 2 cơ sở điều trị bằng methadone

Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức khai trương cơ sở điều trị nghiện bằng Methadone tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS và Bệnh viện 09. Đây là 2 trong số 11 cơ sở thuộc chương trình điều trị các chất dạng thuốc gây nghiện bằng Methadone trong năm 2015, nâng tổng số các cơ sở điều trị Methadone lên 17, phục vụ 8.500 bệnh nhân trên địa bàn thành phố. Được triển khai từ năm 2009, chương trình đã giúp bệnh nhân thay đổi hành vi trong dự phòng lây nhiễm HIV, tăng thể trạng sức khỏe, giảm sử dụng heroin, giảm hành vi tội phạm do người nghiện gây ra.

TP.HCM: Số vụ ngộ độc, vi phạm quy định an toàn vệ sinh thực phẩm tăng cao

Chiều 27-1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành cùng lãnh đạo TP Hồ Chí Minh về ATVSTP trên địa bàn thành phố. Theo UBND thành phố, trong năm 2014, trên địa bàn có 3 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể với tổng số 412 người mắc (so với năm 2013 tăng 2 vụ và tăng 228 người mắc). Đối với công tác quản lý chất lượng thức ăn đường phố, thành phố hiện có hơn 20.000 cơ sở, tăng 22% so với cùng kỳ. Thế nhưng, qua kết quả kiểm tra hơn 16.000 cơ sở, có đến hơn 8.000 cơ sở vi phạm, tăng hơn 15% so với năm ngoái. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cùng các sở, ngành liên quan tiếp tục theo dõi, giám sát và mở rộng thanh tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm; đồng thời, phối hợp với các đơn vị truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền về ATVSTP tới mọi người dân. Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2015, Phó Thủ tướng đề nghị thành phố mở rộng triển khai các mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP; triển khai có hiệu quả mô hình quản lý thực phẩm theo "chuỗi thực phẩm an toàn".

Luân phiên cán bộ y tế về bệnh viện tuyến dưới: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Cuối tuần qua, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Quyết định số 14/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 18/2014 của Bộ Y tế về việc cử người hành nghề đi luân phiên có thời hạn. Việc triển khai đề án luân phiên cán bộ y tế giúp rút ngắn khoảng cách về trình độ nhân lực cũng như chất lượng khám chữa bệnh giữa BV tuyến dưới và BV tuyến trên.

Hiệu quả đã rõ

Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo và phân công các BV tuyến thành phố cử cán bộ y tế đến từng BV tuyến quận, huyện nhằm hỗ trợ công tác khám chữa bệnh và triển khai kỹ thuật chuyên môn, giúp BV quận, huyện có thể tiếp nhận điều trị ca khó. Việc luân phiên còn giúp hạn chế tình trạng bệnh nhân vượt tuyến giảm tải cho BV tuyến trên. Thời gian gần đây, công tác luân phiên cán bộ y tế đã giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở các BV quận, huyện. Từng bị đánh giá là BV hạng 3 yếu nhất trong tuyến BV huyện của Thủ đô, sau khi nhận được sự hỗ trợ của BV Đa khoa Xanh Pôn và BV Phụ sản Hà Nội, hiện nay, BV Đa khoa Phúc Thọ đã vươn lên vị trí dẫn đầu. Phó Giám đốc BV Đa khoa Phúc Thọ Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, 6 tháng trở về trước, BV có quy mô 180 giường nhưng tại 2 khoa Ngoại và Sản chỉ thực hiện được từ 3 đến 5 ca khám bệnh/ngày; mỗi tháng chỉ có chừng 3-5 bệnh nhân điều trị nội trú và 3-7 ca đẻ. Thời điểm đó, BV chưa triển khai được kỹ thuật cao do "khát" bác sĩ có trình độ và điều đó khiến người dân không yên tâm khi khám chữa bệnh tại đây. Kể từ ngày 1-7-2014, BV Phụ sản Hà Nội đã cử 2 bác sĩ sản khoa, 1 bác sĩ gây mê hồi sức, 1 nữ hộ sinh, 1 kỹ thuật viên và 1 điều dưỡng hồi sức sơ sinh đến BV Đa khoa Phúc Thọ. Các y, bác sĩ này trực tiếp tham gia cấp cứu, khám và quản lý thai nghén, khám phụ khoa và sàng lọc ung thư phụ khoa bước đầu, phẫu thuật mổ đẻ, phẫu thuật phụ khoa, thực hiện kỹ thuật chăm sóc và hồi sức sơ sinh ban đầu. BV Đa khoa Xanh Pôn cũng cử 1 bác sĩ phẫu thuật ngoại khoa, 1 bác sĩ gây mê hồi sức đảm nhiệm việc thực hiện các kỹ thuật như khám, phân loại bệnh nhân, điều trị, phẫu thuật ngoại khoa, tổ chức các buổi khám bệnh "Ngày thứ bảy Xanh Pôn tại BV Đa khoa huyện Phúc Thọ". Nhờ có sự hỗ trợ này, lượng bệnh nhân đến BV Đa khoa Phúc Thọ khám tăng lên 40-50 lượt/ngày (gấp 10 lần so với trước); số ca đẻ tại BV cũng tăng lên 120-150 ca/tháng - khoảng 50% số ca sinh đẻ của toàn huyện. Ngoài ra, trung bình mỗi tháng BV Đa khoa Phúc Thọ thực hiện được 60-70 ca mổ ngoại và sản khoa. Đây là điều mà từ trước đến nay lãnh đạo BV chưa bao giờ nghĩ sẽ đạt được. Là đơn vị trực tiếp hỗ trợ về chuyên môn và chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội Nguyễn Duy Ánh nhận xét: "Cơ sở y tế tuyến dưới rất thiếu bác sĩ chuyên khoa, do đó, chúng tôi đã quyết định hỗ trợ giúp đỡ nâng cao khả năng chuyên môn thông qua hình thức "cầm tay chỉ việc". Nhờ những lần được trực tiếp quan sát bác sĩ BV tuyến trên làm việc nên hiện tại, bác sĩ tại BV Phúc Thọ đã thực hiện được những ca khó, bảo đảm áp dụng kỹ thuật khó hơn. "Các BV tuyến trên xuống BV tuyến dưới không chỉ để giúp họ trong một khoảng thời gian nhất định. Điều mà chúng tôi hướng tới là sau khi mình rút đi, cơ sở sẽ tiếp thu và triển khai có hiệu quả kỹ thuật mà BV tuyến trên đã chuyển giao cho họ".

Cần có phương án luân phiên phù hợp

Theo kế hoạch của Sở Y tế Hà Nội, năm nay, toàn ngành sẽ có 25 đơn vị cử cán bộ y tế đi luân phiên hỗ trợ tuyến dưới (tổng cộng 144 người, gồm 107 bác sĩ, 14 kỹ thuật viên, 4 cử nhân điều dưỡng và 19 điều dưỡng, hộ sinh viên). Tổng số cơ sở tuyến dưới được tiếp nhận người hành nghề đến hỗ trợ là 39 đơn vị, trong đó có 22 BV, 14 trung tâm y tế và 3 trạm y tế xã. Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khẳng định, mục tiêu cuối cùng của kế hoạch này là nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của ngành y tế Thủ đô nói chung và tuyến y tế cơ sở nói riêng, bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa vốn đang thiếu cán bộ y tế. "Khi thực hiện tốt kế hoạch này, bệnh nhân không phải lên tuyến trên khám chữa bệnh. Điều đó sẽ giảm áp lực cho BV tuyến trên, giảm áp lực cho chính các bác sĩ, tạo điều kiện cho họ được chăm sóc bệnh nhân tốt hơn, hạn chế sai sót chuyên môn". Việc thực hiện luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh đã khẳng định tính đúng đắn của một chủ trương quan trọng. Vấn đề đặt ra hiện nay là tổ chức rút kinh nghiệm từ những "mô hình luân phiên" hiệu quả, đánh giá chính xác "sự thiếu, sự yếu" của cơ sở y tế tuyến dưới nhằm có phương án nhân sự luân phiên phù hợp.

Gia đình & Xã hội

Thêm chế độ thai sản cho người mang thai hộ

“Từ 1/1/2016, chế độ về thai sản, ốm đau sẽ được cải thiện có lợi cho người lao động hơn: Nam giới được nghỉ tối thiểu 5 ngày khi vợ đẻ, nữ giới mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản, nữ giới chỉ cần đóng 3 tháng BHXH có thể được hưởng chế độ thai sản…”. Đó là ý kiến của bà Trần Thị Thúy Nga - Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) - trong buổi Tọa đàm thông tin mới về Luật Bảo hiểm Xã hội sửa đổi năm 2014, được Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hôm 26/1 tại Hà Nội.Về chế độ thai sản, vị đại diện Vụ Bảo hiểm Xã hội cho biết, Luật BHXH sửa đổi năm 2014 đã điều chỉnh thời gian hưởng thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi phù hợp với Bộ luật Lao động năm 2012. Lao động nam được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con với thời gian tối thiểu 5 ngày. Nếu vợ mổ đẻ thì chồng được nghỉ 7 ngày. Trường hợp vợ sinh nhiều con, chồng được nghỉ thêm 3 ngày đối với mỗi người con.“Điều này phù hợp với những đôi vợ chồng trẻ ở riêng biệt, đặc biệt là những vợ chồng công nhân ở các khu công nghiệp. Khi mọi thứ trong cuộc sống đều phải tự túc và ít có sự hỗ trợ của người thân nơi quê xa” - bà Trần Thị Thúy Nga cho biết.Một quy định mới của Luật BHXH năm 2014 được các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao. Trường hợp lao động nữ khó mang thai và phải nghỉ việc để dưỡng thai (theo chỉ định của bác sĩ) chỉ cần có thời gian đóng BHXH 3 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh là được hưởng chế độ thai sản.Trong khi đó, quy định của Luật BHXH năm 2006 chỉ cho phép lao động nữ phải đóng đủ BHXH 6 tháng trong vòng 12 tháng mới được hưởng chế độ thai sản.

Nông thôn Ngày nay

Bắt buộc mua thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

Ngày 26.1, ông Phạm Lương Sơn – Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội Việt Nam khẳng định, từ ngày 1.1.2015, theo Luật BHYT sửa đổi, người dân muốn mua thẻ BHYT phải đăng ký mua theo hộ. Theo ông Sơn, BHYT là loại hình bảo hiểm “lúc khỏe mua thẻ để tích lũy cho lúc ốm”, nhưng từ trước đến nay, đa số người dân Việt Nam đều “lựa chọn ngược”: Đợi đến lúc ốm hoặc ốm nặng mới đi mua thẻ BHYT. “Vừa bỏ vài trăm bạc đã tiêu tốn hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu chi phí khám chữa bệnh. Thử hỏi nếu ai cũng như vậy thì Quỹ BHYT lấy gì để chi trả?”- ông Sơn bức xúc. Nói về những khó khăn của người dân khi phải bỏ hàng triệu đồng mua thẻ cho cả gia đình, ông Sơn giải thích: Nhà nước đã có các phương án để hỗ trợ gia đình nghèo, khó khăn, chia thành nhiều loại đối tượng để hỗ trợ tiền mua thẻ BHYT. Hiện có tới 13 nhóm đối tượng được cấp thẻ miễn phí như: trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, thân nhân người có công, cán bộ xã, phường nghỉ hưu…Ngoài ra còn có 3 nhóm đối tượng được hỗ trợ một phần như người cận nghèo được hỗ trợ 70% tiền mua thẻ, thậm chí nhiều tỉnh còn chi thêm ngân sách để hỗ trợ thêm 10-30% còn lại; hỗ trợ 50% cho đối tượng học sinh, sinh viên; nông, ngư, diêm dân có mức thu nhập trung bình cũng được hỗ trợ 30%... “Một gia đình sẽ có rất nhiều loại đối tượng đã được hỗ trợ, số người phải tự mua thẻ BHYT cũng không nhiều, nay lại còn được “chiết khấu” theo số lượng người mua, người thứ 2 chỉ phải trả 70% số tiền mua thẻ BHYT so với người thứ nhất, người thứ 3 còn 50%, thứ 4 còn 40%... ” – ông Sơn giải thích thêm. Đối với những khó khăn về thủ tục hành chính khi hộ gia đình có người tạm vắng, không thống nhất được việc mua thẻ trong gia đình, ông Sơn cho biết, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ có hướng dẫn cụ thể hoặc có công văn yêu cầu sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng.

Nhân dân

Bàn biện pháp tăng cường y tế cho các tỉnh Tây Nguyên

Ngày 27-1, tại TP Buôn Ma Thuột, Bộ Y tế phối hợp Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, UBND tỉnh Ðác Lắc tổ chức Hội nghị tăng cường công tác y tế ở Tây Nguyên. Hội nghị tập trung thảo luận tình hình thực tế và đưa ra một số khuyến nghị cụ thể đối với công tác y tế ở Tây Nguyên trong thời gian tới. Theo đó, các tỉnh trong khu vực cần ưu tiên và sử dụng hiệu quả hơn nữa những nguồn đầu tư cho y tế cơ sở; tập trung đầu tư cho các bệnh viện tuyến trên, trong đó tập trung vào các lĩnh vực chuyên sâu, kỹ thuật cao để người bệnh được tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng. Ðưa chỉ tiêu người dân tham gia bảo hiểm y tế vào nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; tiếp tục mua và hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách, người nghèo, cận nghèo. Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực và bổ sung cán bộ bằng hình thức luân chuyển cán bộ, đưa bác sĩ trẻ về công tác tại tuyến y tế cơ sở, tại các vùng khó khăn...

Kiến Thức

Cứu sản phụ hôn mê sâu do băng huyết

BVĐK Nghệ An vừa cứu sống sản phụ trong tình trạng đờ tử cung, băng huyết, hôn mê sâu... sau sinh tên là Võ Thị Hoàng, 36 tuổi, quê Nghi Kiều, Nghi Lộc, Nghệ An. Được chuyển từ BVĐK huyện Nghi Lộc lên Bệnh viện đa khoa Nghệ An. Thời điểm nhập viện, sản phụ Hoàng vừa sinh con. Bệnh nhân đang trong tình trạng bị hôn mê sâu, đồng tử giãn, huyết áp không đo được, nhịp tim rời rạc, da niêm mạc nhợt, huyết tươi âm đạo ra nhiều, có nguy cơ tử vong rất cao. Ngay lập tức, các bác sĩ khám và kết luận đây là một trường hợp bị băng huyết nặng, phải gây mê hồi sức và lập tức mổ cấp cứu mới hy vọng đảm bảo được tính mạng. Ca mổ đã lập tức được thực hiện để cứu bệnh nhân này. Ca mổ diễn ra khá thành công. Tuy nhiên, sau khi sản phụ được chuyển về khoa HS Ngoại lại có dấu hiệu rối loạn đông máu, bệnh tình diễn biến phức tạp. BV tiếp tục theo dõi và phải truyền hơn 6 lít máu được truyền cho sản phụ Hoàng. Ngày 27/1, sản phụ đã dần hồi tỉnh, được chuyển về khoa Sản tiếp tục theo dõi. Sức khỏe sản phụ này, đã dần hồi phục, ăn uống, ngủ nghỉ bình thường, vết mổ tốt, các chỉ số máu, sinh hóa đã dần trở lại bình thường.

Đại đoàn kết

Lo cho bác sĩ

Gần đây, nhất là những ngày đầu năm 2015 này, ngành y tế đã phát đi những thông điệp khẳng định quyết tâm giảm tải bệnh viện, với việc 13 bệnh viện lớn ký cam kết sẽ không để bệnh nhân phải nằm ghép. Sắp tới 25 đơn vị trực thuộc Bộ Y tế sẽ ký cam kết này. Với người bệnh và xã hội nói chung, cùng với giảm tải thì an toàn bệnh viện rất đáng quan tâm, khi tình trạng mất an ninh bệnh viện diễn ra ngày càng nhiều. Nhưng đây lại là lĩnh vực còn khá tù mù thông tin.

Ghép tạng cứu người: Cầu cao, cung thấp

Nước ta có tới vài chục nghìn người bị suy gan, tim, thận giai đoạn cuối đang cần ghép tạng để duy trì cuộc sống, song chưa thực hiện được do nguồn tạng quá khan hiếm. Không ít bệnh nhân đã ra đi trong sự chờ đợi mỏi mòn. Vì mục đích nhân đạo, vận động hiến tạng từ người chết não, ngưng tim, cần làm rộng khắp để có nhiều hơn người bệnh được cứu.

Suy thận có thể lọc máu, nhưng…

Trung tâm tư vấn và điều phối hiến, ghép tạng (Bộ Y tế) đặt tại BV Hữu nghị Việt - Đức (Hà Nội) thành lập từ hơn 5 năm qua đã ghép thành công nhiều ca ghép gan, tim, thận đem đến cho người bệnh một cuộc sống mới. Các bác sĩ nước ta đã hoàn toàn làm chủ được tất cả các kỹ thuật ghép tạng phức tạp nhất. Cả nước có 13 trung tâm ghép tạng. Nếu tính từ khi VN thực hiện ca ghép thận đầu tiên năm 1992 đến nay, các bác sĩ trong nước đã thực hiện khoảng 1.000 ca ghép thận, 46 ca ghép gan và 12 ca ghép tim. Một người được ghép đa tạng cùng lúc cả thận và tụy. Hơn 1.400 người đã được ghép giác mạc. Tuy nhiên so với hàng chục ngàn người nước ta suy thận và nhiều người bệnh cần mô và tạng để được cứu sống, thì mới có quá ít bệnh nhân có cơ hội được cứu sống và thay đổi cuộc sống nhờ ghép tạng, do nguồn hiến tạng quá ít ỏi. BV Việt Đức hiện có nhiều bệnh nhân suy gan, suy tim, suy thận giai đoạn cuối đang nằm chờ ghép tạng nhưng không có nguồn tạng để ghép cho bệnh nhân. "Nếu suy tim và suy gan giai đoan cuối cần tạng để ghép mà không có thì chết, còn suy thận có thể chờ lọc máu, nhưng thời gian đó cũng không kéo dài và bệnh nhân cũng đón một kết cục rất xấu”. Đây là một thực tế không chỉ xảy ra ở BV Việt Đức mà còn xảy ra ở rất nhiều BV hiện nay. Với người suy thận bắt buộc phải lọc thận một tuần lọc 3 buổi. Tất nhiên thời gian ngày càng nặng hơn vì còn suy tim và các bệnh về máu như viêm gan. Còn suy gan giai đoạn cuối ở VN cũng đã có máy lọc nhưng rất tốn kém và không kéo dài được lâu. Người suy tim chỉ điều trị bằng thuốc và thời gian sống cũng chỉ đếm từng ngày.

Một người qua đời có thể cứu 6 người

Để giúp người bệnh tránh được những cái chết đã được báo trước, vấn đề cấp bách hiện nay là phải có đủ nguồn tạng để cấy ghép cho bệnh nhân. Để làm được điều này rất cần sự giúp đỡ, sẻ chia của cộng đồng xã hội, sao cho câu chuyện cung - cầu cho hiến mô tạng và ghép tạng đừng quá lệch, cung đừng quá thấp khi cầu quá cao. Như BV Việt Đức một năm có trên 1.500 người chết não, nhưng 4 năm vừa rồi mới xin được 23 trường hợp hiến tạng - đã ghép được 9 tim và 23 gan. Kết quả đều rất tốt, tương đương với các nước tiên tiến trên thế giới chứ không chỉ với các nước trong khu vực. GS Quyết cho biết thêm, trong 23 trường hợp xin được, có gia đình có hai người ra đi trong ba năm, đã hiến tạng để ghép được cho hai người có tim, hai người có gan và bốn người có thận của 2 anh em. Một người chết não có thể giúp 2 người được ghép thận, 2 người được ghép giác mạc, 1 người được ghép tim, 1 người được ghép gan. Như vậy là một người mất đi hiến tạng cứu mạng sống và đem lại ánh sáng cho 6 người, theo GS Quyết. Những ca ghép thận đầu tiên ở nước ta đến nay vẫn còn sống, nghĩa là được hơn 20 năm. Còn ghép gan cho người lớn từ năm 2007 đến nay, bệnh nhân vẫn khỏe mạnh làm việc bình thường. Ghép tim có trường hợp ghép đến nay được 3 năm sức khỏe rất tốt. Rõ ràng những ca ghép tạng từ người chết não hiến tặng thời gian qua đã mở ra một hướng đi hết sức đúng đắn, đem lại lợi ích và ý nghĩa xã hội. Song theo GS Quyết, "6 tháng gần đây chúng tôi chưa xin được trường hợp nào cho do chết não. Có lẽ do việc tuyên truyền để bà con hiểu về việc chết não chưa được đầy đủ chu đáo, người dân cần hiểu hết ý nghĩa nhân văn của việc hiến tặng này”. Chết não là bệnh nhân đã chết mà không bao giờ có thể hồi sinh lại. Chỉ có điều khi chết não rồi, có thể tim, gan thận còn có tế bào còn hoạt động và bác sĩ phải hồi sức tế bào cho đến sau 13 tiếng, nếu được phép mới lấy tạng đó, tuân thủ nghiêm ngặt quy định của thế giới cũng như của VN, đã được Quốc hội và Bộ Y tế, Bộ Tư pháp cho phép, cũng như ý nghĩa tâm linh theo truyền thống của người VN.

Cứu một người phúc đẳng hà sa

Hiến tạng là nghĩa cử rất cao đẹp, như ta đã biết, cứu một người phúc đẳng hà sa. Hơn lúc nào hết, để chuyển đổi nhận thức là vấn đề không chỉ của ngành y tế mà truyền thông và các đoàn thể cần chung tay vào cuộc vận động, mới có đủ nguồn tạng hiến vì sự sống con người. Rất nhiều người trên thế giới hiểu rõ phần mềm của người khi qua đời sẽ tiêu hủy ngay, phần cốt mới giữ lại. Hiểu được điều này để khi mất hiến một phần tạng là điều rất đáng quý. Chính vì thế tin báo chí đưa tuần qua về chị Phạm Thị Thu Hương ngoài 40 tuổi sống ở phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc có tâm nguyện được hiến thân mình cho y học sau khi qua đời, gây rất nhiều cảm kích cho xã hội. Chị Hương vốn là cô giáo dạy lý trường THPT Văn Yên nay là THPT Chu Văn An, Yên Bái, mắc căn bệnh khớp dạng thấp hệ tự miễn 15 năm nay, nên chị phải bỏ nghề giáo yêu thích, sống chung với bệnh tật cuộc sống rất khó khăn. Một phụ nữ mắc bệnh trọng mà vẫn nghĩ tới đồng loại với tấm lòng cao cả như vậy thật quý và đáng trân trọng.

Tuổi trẻ

Nhiều thực phẩm chức năng sai nhãn mác, quảng cáo quá mức

Ngày 26-1, phó chánh thanh tra Bộ Y tế - dẫn đầu đoàn kiểm tra đột xuất của Bộ Y tế tới trung tâm kinh doanh thuốc tại tòa nhà Hapulico, Hà Nội. Qua kiểm tra ba quầy của ba công ty: TNHH sản xuất và thương mại Quả Táo Vàng, TNHH A Giao Đông A, cổ phần phát triển công nghệ Hoàng Dương, đoàn đã phát hiện gần 40 thực phẩm chức năng vi phạm về nhãn mác như không có nhãn phụ tiếng Việt hoặc có nhưng sai quy định, quảng cáo không đúng quy định... Theo ông Nguyễn Văn Nhiên, đáng chú ý trong số này có sản phẩm thực phẩm chức năng Schiff Glucosamin loại 1.800 và 1.500mg, bày bán tại quầy của Công ty Quả Táo Vàng không có tên nhà nhập khẩu trên nhãn mác, tờ hướng dẫn sử dụng ghi sản phẩm này “có tác dụng chữa mọi bệnh về thoái hóa xương khớp”, thậm chí điều trị được cả chứng tăng cholesterol! Ông Nhiên cho biết đã giao đơn vị chức năng lấy mẫu tất cả sản phẩm có vi phạm nhãn mác để kiểm tra chất lượng do một số sản phẩm có dấu hiệu là hàng giả. Đợt thanh tra đột xuất chuyên đề về thực phẩm chức năng này kéo dài 20 ngày. Trước đó, hôm 24-1, cảnh sát môi trường, cơ quan chống buôn lậu và thanh tra Bộ Y tế cũng đã phối hợp phát hiện 10 tấn collagen và thực phẩm chức năng giả.

VietnamPlus

Cấp 2.000 liều vắcxin sởi-Ruebella dập ổ dịch ở tỉnh Bình Dương

Vừa qua, Bộ Y tế đã ghi nhận một số trường hợp mắc Rubella tại Công ty WANEK, Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Trước tình hình trên, ngành y tế đã cấp phát khoảng 2.000 liều vắcxin sởi-Rubella và đầy đủ vật tư tiêm chủng cho địa phương để tiến hành tiêm chủng chống dịch Rubella tại Bình Dương. Cục Y TDP đã chỉ đạo Viện Pasteur Tp. HCM phối hợp cùng Sở Y tế tỉnh Bình Dương, Trung tâm YTDP tỉnh Bình Dương tiến hành điều tra dịch tễ xác định đây là ổ dịch rubella khu trú tại công ty WANEK và đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Các biện pháp đã được triển khai như: cách ly người bệnh, theo dõi người tiếp xúc, khuyến cáo các biện pháp vệ sinh cá nhân, môi trường. Ngoài ra có kế hoạch triển khai tiêm vắcxin sởi-Rubella cho công nhân của công ty dự kiến triển khai vào ngày 28/1 tại công ty WANEK. Viện Pasteur Tp. HCM huy động các bác sỹ, điều dưỡng có kinh nghiệm phối hợp Trung tâm YTDP tỉnh Bình Dương, huyện Bến Cát. Bác sỹ chuyên khoa sản của Trung tâm CSSK sinh sản tỉnh Bình Dương sẽ đảm nhiệm việc tư vấn về thử tình trạng mang thai của công nhân nữ. Các đơn vị y tế sẽ tổ chức 10 bàn tiêm chủng để tiêm cho toàn bộ nhân viên của công ty loại trừ những người mắc bệnh, phụ nữ mang thai, người có chống chỉ định, dự kiến khoảng 1.500 người. Trước khi tiêm các công nhân nữ sẽ được tư vấn và thử test xác định tình trạng mang thai, chỉ tiêm cho nữ công nhân không có thai. Nhân viên y tế cũng sẽ tư vấn nữ công nhân không nên có thai trong vòng 3 tháng sau tiêm vắcxin. Các nhân viên y tế trực tiếp khám điều trị bệnh nhân tại các bệnh viện trong khu vực. Cục YTDP đề nghị các cán bộ, công nhân Công ty WANEK khu công nghiệp Mỹ Phước, tình Bình Dương hãy tham gia tiêm chủng phòng bệnh cho chính mình và cộng đồng./

Lo ngại khuẩn, Sri Lanka ra lệnh cấm nhập khẩu táo từ Mỹ

Ngày 26/1, Bộ Y tế Sri Lanka cho biết chính phủ nước này đã chỉ thị tất cả các nhà nhập khẩu táo cũng như các cửa hàng bán trái cây tại nước này loại bỏ toàn bộ táo nhập khẩu từ Mỹ do lo ngại trái cây này bị nhiễm vi khuẩn Listeria Monocytogenes. Theo Bộ Y tế Sri Lanka, các thanh tra y tế của Hội đồng thành phố Colombo đã kiểm tra tất cả các quầy bán trái cây trong nước nhằm xác định xem các sản phẩm có bị nhiễm vi khuẩn nói trên không. Cuối tuần trước, Cục Quản lý Thực phẩm thuộc Bộ Y tế Sri Lanka đã thông báo cấm bán táo nhập có xuất xứ từ Mỹ sau khi nhà chức trách Mỹ thông báo về tình trạng nhiễm khuẩn Listeria Monocytogenes. Hiện, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cùng với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ cũng như chính quyền các bang và các địa phương ở Mỹ đang điều tra về tình trạng nhiễm khuẩn Listeria liên quan đến loại táo caramel đóng gói bán sẵn tại Mỹ. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, tính đến ngày 9/1, đã có 32 trường hợp nhiễm khuẩn Listeria được ghi nhận tại 11 bang ở nước này, trong đó 31 ca nhập viện và ít nhất ba người đã tử vong./.

Việt Nam ưu tiên hàng đầu phòng chống bệnh không lây nhiễm

Đại diện Cục YTDP cho biết, trong thời gian tới công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm là một ưu tiên hàng đầu ở Việt Nam. Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo tăng cường phối hợp truyền thông về công tác y tế dự phòng do Bộ Y tế tổ chức sáng 28/1 tại Hà Nội. Hội thảo nhấn mạnh, bệnh không lây nhiễm đang là rào cản chủ yếu đối với việc giảm đói nghèo và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm tạo ra một gánh nặng lớn khi đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật tại Việt Nam. Theo đánh giá của Bộ Y tế, Việt Nam đang phải giải quyết gánh nặng bệnh tật kép gồm bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm. Thực tế cho thấy, trong khi các bệnh truyền nhiễm mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của các dịch bệnh mới nổi nguy hiểm và sự quay trở lại của một số dịch bệnh trước đây đã được khống chế thì Việt Nam lại phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm. Đólà các bệnh như ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. Gánh nặng của bệnh không lây nhiễm đang chiếm tới trên 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong toàn quốc. Số người mắc bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng hiện nay rất lớn và ngày càng gia tăng. Ước tính hiện tại Việt Nam có khoảng 12,5 triệu người mắc tăng huyết áp, 2,5 triệu người bị bệnh đái tháo đường, trên 2 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Theo số liệu thống kê gần đây nhất của các bệnh viện lớn trên toàn quốc, ước tính, năm 2012, cả nước có 520.000 ca tử vong các loại, trong đó hơn 379.000 ca tử vong là do các bệnh không lây nhiễm; tức là cứ 10 người tử vong thì có 7 người chết do các bệnh không lây nhiễm (chủ yếu là các bệnh: tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...). Các yếu tố nguy cơ gây bệnh không lây nhiễm ở mức cao và đang gia tăng ở Việt Nam là do tỷ lệ hút thuốc lá cao, lạm dụng rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý và ít hoạt động thể lực. Vì vậy, trước thực trạng trên ngành y tế đã xây dựng Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm để định hướng để tăng cường hiệu quả hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm theo hướng toàn diện, lồng ghép, dựa vào cộng đồng và huy động sự tham gia chủ động của các bộ, ngành. Mục tiêu của chiến lược nhằm khống chế tốc độ gia tăng tiến tới làm giảm tỷ lệ người mắc bệnh tại cộng đồng, hạn chế tàn tật và tử vong sớm do mắc các bệnh không lây nhiễm. Bệnh không lây nhiễm hay còn gọi là bệnh mạn tính, bệnh của hành vi lối sống là các bệnh không lây truyền, phát triển và tiến triển chậm trong nhiều năm, thường là bắt đầu từ tuổi trẻ. Bệnh này đòi hỏi việc điều trị phải có hệ thống, lâu dài, thậm chí cả cuộc đời. Có nhiều bệnh không lây nhiễm khác nhau, tuy nhiên hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam đang ưu tiên phòng chống các bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, ung thư và các bệnh hô hấp mạn tính. Những bệnh trên có tỷ lệ mắc cao và là nguyên nhân chủ yếu gây tàn tật và tử vong ở người trưởng thành.

Chương trình sản phẩm quốc gia vắcxin phòng bệnh cho người

Ngày 28/1 Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ đã chứng kiến lễ ký kết hợp đồng thực hiện dự án khoa học công nghệ sản phẩm quốc gia vắcxin phòng bệnh cho người giữa Văn phòng Chương trình sản phẩm quốc gia vắcxin phòng bệnh cho người với 4 đơn vị chủ trì thực hiện dự án. Lễ ký kết do Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế, sở y tế các địa phương, các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vắcxin… Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng nhấn mạnh, buổi lễ đánh dấu sự khởi đầu của thời kỳ khẳng định vắcxin phòng bệnh cho con người là sản phẩm thương hiệu quốc gia. Chương trình tiêm chủng mở rộng được đánh giá là một trong những chương trình thành công nhất. Đặc biệt, đến nay Việt Nam đã tự sản xuất 10/11 loại vắcxin và không những chủ động nguồn cung cấp vắcxin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng trong nước và đang chuẩn bị xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Chương trình sản phẩm quốc gia vắcxin phòng bệnh cho người hướng tới mục tiêu hoàn toàn chủ động được công nghệ tạo chủng và bộ chủng giống vắcxin để có thể sản xuất với quy mô công nghiệp phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng, sản xuất khi có dịch bệnh đối với các loại bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, viêm não mô cầu, tiêu chảy do virus Rota, viêm não Nhật Bản, cúm mùa, thương hàn, bệnh dại, viêm gan A và một số dịch bệnh nguy hiểm khác. Việt Nam sẽ làm chủ các công nghệ sản xuất vắcxin ở quy mô công nghiệp, thương mại hóa được 7 dạng vắcxin với các công nghệ tiên tiến; đồng thời nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của các đơn vị trong nước đối với nghiên cứu, sản xuất, kiểm định, kiểm soát chất lượng vắcxin phòng bệnh cho người. Đến năm 2020, sản xuất và thương mại hóa được ít nhất 7 loại vắcxin quan trọng phòng bệnh cho người như vắcxin đa giá, vắcxin rota, viêm não Nhật Bản, cúm mùa, thương hàn, dại và viêm gan A tại Việt Nam, đáp ứng đủ yêu cầu chương trình tiêm chủng mở rộng trong nước, thay thế vắcxin nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu vắcxin ra một số nước trong khu vực và thế giới. Chương trình sản phẩm quốc gia vắcxin phòng bệnh cho người đượctriển khai theo chỉ đạo của TTCP tại Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2012 về Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 với chính sách đặc biệt để phát triển sản phẩm quốc gia, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu ra khu vực và thế giới. Dịp này, 4 đơn vị nghiên cứu, sản xuất vắcxin tại Việt Nam gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vắcxin và sinh phẩm số 1, Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắcxin và sinh phẩm y tế, Viện vắcxin và sinh phẩm y tế và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vắcxin Pasteur Đà Lạt đã trưng bày, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của đơn vị./.

Dân trí

Bộ Y tế cảnh báo về nạn buôn lậu đồ mỹ phẩm, thực phẩm chức năng

Thời gian gần đây, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng trong lĩnh vực y tế diễn biến phức tạp. Trong đó, phổ biến nhất là nhóm mặt hàng mỹ phẩm, hương liệu thực phẩm, thực phẩm chức năng... Những mặt hàng trên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sản xuất kinh doanh, môi trường cạnh tranh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Vừa qua, ngày 23/1, lực lượng liên ngành gồm Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) phối hợp với tổ công tác đặc biệt 113 (Tổng cục Cảnh sát) và Ban chỉ đạo 389 Hà Nội đã tạm giữ một xe tải chở hơn 7 tấn mỹ phẩm và hương liệu phụ gia thực phẩm không hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Tiếp đó, ngày 24/1, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (PC 49) - Công an Hà Nội cũng đã tiến hành thu giữ 12 tấn thực phẩm chức năng giả gồm: sữa o­ng chúa, nhau thai cừu, collagen, glucosamin, Ginkgo, tảo Nhật, dầu cá, trà giảm béo, tỏi đen... Trước tình hình trên, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các đơn vị: Ủy ban Nhân dân các tỉnh, Tổng Cục Hải quan về việc tăng cường công tác phối hợp chỉ đạo trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015. Bộ Y tế đề nghị Tổng cục Hải quan, Ủy ban Nhân dân các tỉnh chỉ đạo Ban chỉ đạo 389 tỉnh và Chi Cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp với Chi Cục Hải quan, Sở Công thương, Sở Y tế và các đơn vị có liên quan tập trung, tăng cường công tác đấu tranh phòng chống, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực y tế. Các đơn vị trên cần đặc biệt ưu tiên các nguồn lực để tập trung kiểm tra, giám sát, đấu tranh phát hiện đối với các nhóm mặt hàng như mỹ phẩm, hương liệu thực phẩm, thực phẩm chức năng có nhu cầu trao đổi cung-cầu lớn trên thị trường hiện nay. Bộ Y tế đề nghị Tổng Cục Hải quan sớm thông tin kịp thời về nhóm mặt hàng thuộc lĩnh vực y tế có tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả cao để Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động có các biện pháp xử lý kịp thời.

Zing News

Bị cắt bỏ tinh hoàn vì chủ quan

Mới đây, BV Bình Dân TP HCM tiếp nhận và phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn bị hoại tử cho bệnh nhân N.V.K. (42 tuổi, ngụ tại Đồng Nai). Trước đó, anh K. đi tiểu buốt gắt, tinh hoàn trái sưng, nóng, kèm theo sốt, ớn lạnh. Tuy nhiên, anh K. nghĩ không có gì nghiêm trọng nên tự đi mua thuốc uống. Một tuần sau, anh cảm thấy bệnh trở nên nặng hơn nên đến Bệnh viện Bình Dân để được khám. Các bác sĩ qua chẩn đoán cho thấy, tinh hoàn trái của anh K. bị viêm nặng đến độ hoại tử, bắt buộc phải phẫu thuật để điều trị. Trước đó, anh Đ.M.T. (29 tuổi, ở Thủ Đức, TP HCM) cũng do chủ quan, tự dùng thuốc điều trị nên bị cắt bỏ một tinh hoàn. Đây là trường hợp khá hy hữu: anh T. là thợ mộc, trong khi đang cưa gỗ, không may khúc gỗ văng vào bộ hạ khiến anh cảm thấy đau nhói. Anh T. nghĩ đây là tai nạn đơn giản chỉ mua thuốc giảm đau để uống. Tuy nhiên, 2 ngày sau, anh cảm thấy đau hơn nên đến BV Bình Dân. Hậu quả: do đến bệnh viện muộn nên tinh hoàn của anh T. bị hoại tử, phải cắt bỏ. Nghiêm trọng hơn, có bệnh nhân phải cắt bỏ cả hai tinh hoàn vì hoại tử. Bệnh nhân N. (Cà Mau) nhập viện trong tình trạng bìu sưng to, than đau nhiều. Chẩn đoán hình ảnh cho thấy cả hai tinh hoàn đã hoại tử, phía trên, dây treo tinh hoàn (có mạch máu) bị xoắn nhiều vòng đành phải mổ cắt bỏ cả hai tinh hoàn cho anh N. Dây treo tinh hoàn bị xoắn khiến máu không thể đến nuôi bộ phận này. Bệnh nhân cho biết, anh bắt đầu thấy đau ở một bên bìu, sau đó lan tỏa cả hai bên. Anh tự mua thuốc giảm đau uống nhưng 3 ngày không khỏi, đến ngày thứ 4 mới đến BV Bình Dân. Các bệnh nhân bị bể tinh do chấn thương trong sinh hoạt, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, hay xoắn tinh hoàn... nhưng thường hay chủ quan đến bác sĩ chuyên khoa muộn khiến tinh hoàn đã bị hoại tử, phải cắt bỏ. Điều nguy hiểm là sau nhiều giờ tinh trùng tiếp xúc với máu, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt và tìm diệt không chỉ tinh trùng của bên chấn thương mà cả bên lành làm tinh trùng của cả hai tinh hoàn đều yếu, dẫn đến vô sinh... Các trường hợp nói trên cần đi khám ngay lập tức để điều trị bảo tồn tinh hoàn nếu có thể.

Tiền phong

Chủ Nhật Đỏ nhận giải thưởng quốc gia: Tiếp sức trên hành trình gieo mầm sống

Sáu năm trước, Chủ Nhật Đỏ khởi đầu hành trình vào một ngày giáp Tết Nguyên đán. Sáu năm trôi qua, ngày hội hiến máu do Tiền Phong khởi xướng có tên Chủ Nhật Đỏ đã làm thay đổi nhận thức của hàng triệu trái tim giúp họ vượt qua được những ngại ngần, định kiến để sẵn sàng cho đi giọt máu hồng. 100 đơn vị máu thu được từ những tình nguyện viên khi ngày Chủ Nhật Đỏ lần đầu được phát động, có lẽ còn quá ít so với hàng vạn người bệnh đang chờ những giọt máu để hồi sinh. Nhưng những năm sau đó, Chủ Nhật Đỏ đã làm được điều kỳ diệu, sự lớn mạnh của chương trình khiến nhiều người ví von “cậu bé vụt thành Thánh Gióng”. Gói gọn chương trình ở Hà Nội trong những năm trước đó, từ năm 2013, Chủ Nhật Đỏ vươn đến Thái Nguyên, với số lượng máu thu gom được từ 1-2 nghìn đơn vị. Năm 2014, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Chủ Nhật Đỏ khi cùng lúc ban tổ chức nhân rộng ra ở 10 tỉnh, thành với 15 điểm tiếp nhận máu trong cả nước. Lượng máu thu được hơn 10 nghìn đơn vị, vượt gần 100% chỉ tiêu đưa ra. Hơn 10 nghìn đơn vị máu, cũng đồng nghĩa có hàng trăm nghìn người bệnh đang ngày đêm chống chọi với bệnh tật, với thiếu máu... được tiếp thêm sức mạnh. “Tấm lòng con người Việt Nam thơm thảo, dễ dàng chia sẻ bát cơm, manh áo. Nhưng để mũi kim sắc lạnh chọc qua da thịt rút đi những giọt máu quý báu thì không phải ai cũng dám hay sẵn lòng”, nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Trưởng Ban tổ chức Chủ Nhật Đỏ, chia sẻ. Theo nhà báo Lê Xuân Sơn, vì nhiều người không biết bệnh nhân trên cả nước đang cần một lượng máu lớn. Nhiều người vì quan niệm “tinh cha, huyết mẹ” không thể cho đi và đi kèm đó lànỗi lo bệnh tật... khiến họ ngại ngùng. Vượt qua định kiến, theo thời gian, Chủ Nhật Đỏ lớn mạnh, quy tụ hàng vạn người tham gia.

Tiếp tục gieo mầm sự sống

Sự lớn mạnh của Chủ Nhật Đỏ, theo nhà báo Lê Xuân Sơn, trước hết là kết quả, sự hun đúc của tình yêu thương và chia sẻ đến tận cùng với những người bệnh. Đó cũng là kết quả đến từ sự đồng hành của những đơn vị tài trợ, sự tuyên truyền không mệt mỏi của các tuyên truyền viên, các nhà tổ chức, những văn nghệ sĩ và những người làm báo... Sức lan tỏa cùng những đóng góp của chương trình Chủ Nhật Đỏ đã nhận được ghi nhận xứng đáng. Tại lễ trao giải thưởng tình nguyện quốc gia 2014 diễn ra tối 18/1, tại TPHCM, chương trình “Hiến máu tình nguyện Chủ Nhật Đỏ” của báo Tiền Phong đã vinh dự nhận được giải thưởng cao quý này. Anh Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cho biết, Chủ Nhật Đỏ thực sự là hoạt động tình nguyện mang ý nghĩa nhân văn cao cả mà báo Tiền Phong phối hợp thực hiện. “Hiến máu cứu người là nghĩa cử cao đẹp. Cuộc sống là cho đi và nhận lại. Khi chúng ta cho đi những giọt máu quý giá, chúng ta sẽ nhận lại nhiều điều tốt đẹp. Hy vọng Chủ Nhật Đỏ sẽ lớn mạnh hơn, phát triển sâu rộng hơn để tập hợp nhiều hơn nữa những giọt máu hồng chia sẻ đến với những người bệnh đang cần máu”- anh Nguyễn Đắc Vinh chia sẻ. “Những giọt máu hồng hôm nay rời huyết quản/ Là để xua đi nỗi đau, xua đi những bạo bệnh/ Là để hồi sinh những cuộc đời”- Nhà báo Lê Xuân Sơn đã chia sẻ như vậy như một lời tri ân đến những người đã cùng với Tiền Phong chia sẻ đi giọt máu của mình trong 6 năm qua và truyền đến cho người bệnh sự sống, tình yêu thương vô bờ bến.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Chủ Nhật Đỏ cần được nhân rộng, lan tỏa cái đẹp

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ đơn vị máu dự trữ trên đầu dân ở Việt Nam còn thấp. Vì thế, tôi đánh giá rất cao việc báo Tiền Phong triển khai sáng kiến ngày Chủ Nhật Đỏ để phát động hoạt động hiến máu tình nguyện. Cứ mỗi dịp Tết đến, Xuân về, tình trạng thiếu máu dự trữ tại các cơ sở y tế lại càng nghiêm trọng. Tôi được biết, năm nay là lần thứ 7 báo Tiền Phong tổ chức sự kiện cao đẹp vì cộng đồng này. Đặc biệt hơn, sự kiện này đã lan tỏa ra khỏi Hà Nội đến với gần 20 tỉnh, thành phố trên cả nước, qua đó góp phần huy động hàng trăm ngàn đơn vị máu để giúp cho nhiều bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở y tế có cơ hội khỏe mạnh hơn trở về sum vầy bên gia đình trong những ngày Tết cổ truyền. Cuộc sống luôn cân bằng giữa “cho” và “nhận”. Chính vì vậy, tôi tin tưởng các bạn sinh viên và những người tình nguyện đi hiến những giọt máu đào quý báu, sẽ nhận lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống này. Tôi cũng mong chương trình Chủ Nhật Đỏ, mang đậm ý nghĩa sự hy sinh, trách nhiệm xã hội của mỗi người, cũng như triết lý sống cao đẹp của người Việt Nam sẽ ngày càng được nhân rộng để có nhiều đóng góp tích cực trong việc huy động hiến những giọt máu quý giá cho bệnh nhân, và trở thành nét đẹp nhân ái vì cộng đồng của mỗi người dân. Chúc mừng báo Tiền Phong được trao Giải thưởng Tình nguyện quốc gia vì thành quả nhiều năm nỗ lực tổ chức, vận động đông đảo người dân tham gia chương trình hiến máu tình nguyện Chủ Nhật Đỏ. Nhân dịp này, tôi thay mặt các bệnh nhân gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiền Phong và những người hiến máu tình nguyện trong chương trình Chủ Nhật Đỏ.

Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận: Một môi trường đặc biệt để giáo dục học sinh, sinh viên

Chủ Nhật Đỏ do báo Tiền Phong tổ chức là sự kiện có ý nghĩa lớn lao. Ngoài việc huy động được số lượng máu ngày càng tăng để góp phần cứu sống người bệnh, sự kiện này đã kết nối cộng đồng, đặc biệt sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong một hành động mang tính tình nguyện và nhân ái cao. Sự kiện này cũng góp phần giáo dục học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên về tình cảm, trách nhiệm đối với cộng đồng và khơi gợi được tiềm năng của họ trong một ngày hội có ý nghĩa đặc biệt. Chúc Chủ Nhật Đỏ ngày càng lớn mạnh. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng: Cảm ơn vì đã tặng phần quý giá nhất cho đồng bào Máu là phần quý giá nhất trong mỗi người. Đem tặng phần quý giá nhất đó để cứu sống những người không may gặp bệnh tật hiểm nghèo, trong đó có người bị tai nạn giao thông là hành động cao thượng, nhân văn. Hình ảnh dòng máu từ trái tim người này được cho đi hòa quyện, lưu giữ trong cơ thể đồng bào mình thể hiện sự kết nối giữa trái tim và trái tim, giữa mỗi người với cộng đồng của mình. Chương trình hiến máu nhân đạo mang tên Chủ Nhật Đỏ do báo Tiền Phong khởi xướng và tổ chức đúng dịp Tết, thời điểm tai nạn giao thông tăng cao, nguồn máu khan hiếm là hoạt động kịp thời, thiết thực. Chính vì ý nghĩa tốt đẹp đó, những năm qua, Ủy ban ATGT quốc gia luôn đồng hành cùng báo Tiền Phong thực hiện chương trình này.

Lo ngại dịch bệnh tay chân miệng gia tăng

Theo tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong 2 tuần đầu năm 2015, cả nước đã ghi nhận 1.551 trường hợp mắc tay chân miệng (TCM), trong đó có 1 trường hợp tử vong (số mắc giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2014). Kết quả xét nghiệm mới nhất với các mẫu bệnh phẩm do Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh thực hiện cho thấy, virus gây bệnh TCM (EV71) chưa có biến đổi về độc lực. Tuy nhiên, tại mỗi vùng, miền, có sự khác biệt về sự lưu hành chủng virus gây bệnh TCM. Tại phía Bắc, phần lớn ca bệnh do virus Coxsackie gây ra; còn tại phía Nam, nguyên nhân gây bệnh TCM chủ yếu do virus EV71 và những ca bệnh thường nặng hơn. Cũng theo Cục Y tế dự phòng, có nguy cơ trong năm 2015 dịch bệnh TCM sẽ gia tăng do rơi vào chu kỳ dịch (3-5 năm/lần).

Sức khỏe & Đời sống

Sẽ lần lượt công bố bệnh viện không nằm ghép

“Tới đây sẽ lần lượt công bố danh sách những BV không nằm ghép cho nhân dân biết. Những BV nào có đủ cơ sở vật chất mà vẫn để nằm ghép và khu khám bệnh nhếch nhác, sẽ không để Giám đốc điều hành mà sẽ để cho Phó Giám đốc khác thay thế điềuhành” - Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khi chủ trì hội nghị với các BV tuyến TW, các BV tuyến cuối của một số địa phương, nhằm tiến tới việc các BV cam kết không để người bệnh nội trú nằm ghép diễn ra tại Bộ Y tế cuối tuần qua.

Lập rào cản chuyên môn để sàng lọc bệnh nhân

Báo cáo tại cuộc họp, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế cho biết, tính đến ngày 10/1/2015 đã có 18 BV tuyến TW không còn tình trạng quá tải, nằm ghép khu vực nội trú như BV Lão khoa, BV Nội tiết TW, BV Nhi TW, BV Răng Hàm Mặt TW; BV Tai Mũi Họng TW, BV K cơ sở Tân Triều...Ngoài ra, một số BV trước đây có nhiều khoa nằm ghép nay đã giảm như BV Bạch Mai còn 12 khoa nằm ghép; BV Chợ Rẫy còn 18 khoa; BVĐK TW Huế còn 6 khoa... Một số BV còn tình trạng nằm ghép quá tải, cục bộ nhưng chỉ trong vòng từ 24 giờ đến 48 giờ đã được cải thiện. Tại cuộc họp, PGS.TS. Lê Thanh Hải - Giám đốc BV Nhi TW đưa ra một số kinh nghiệm trong việc thực hiện giảm tải tại BV. Theo đó, đối với BV Nhi TW, trước đây tỷ lệ nằm ghép trên 130%. Đặc biệt, tại Khoa Hô hấp, bệnh nhi phải nằm ghép 3, ghép 4, cao điểm đến 6 cháu nằm một giường. Trước thực trạng này, BV Nhi đã đưa ra hàng loạt giải pháp cải cách thủ tục hành chính, nâng số bàn khám, giảm thời gian xét nghiệm từ 4 tiếng xuống còn 2 tiếng... Bên cạnh đó, BV đã lập một “rào cản” chuyên môn để sàng lọc, khống chế lượng bệnh nhân nhập viện, đảm bảo lúc nào cũng chỉ có khoảng 1.500 bệnh nhân nội trú dù lượng vào viện khám mỗi ngày rất lớn. Những trường hợp bệnh nhẹ đều được khám và tư vấn điều trị ngoại trú. BV cũng tổ chức mô hình “giường bệnh chăm sóc ban ngày” nhằm phục vụ những trường hợp nặng hơn một chút nhưng chưa đến mức rất nặng hoặc cần theo dõi thêm diễn biến bệnh. Các trường hợp này sẽ được nằm điều trị, theo dõi trong ngày, trung bình khoảng 5 - 6 giờ trước khi bác sĩ ra quyết định cho nhập viện hay điều trị ngoại trú, thay vì chỉ định cho nhập viện ồ ạt như trước. Ngoài ra, BV cũngtổ chức phân tán bớt bệnh nhân từ các khoa quá tải này sang các khoa khác một cách linh hoạt...

Vai trò của BV vệ tinh, phòng khám gia đình và sự linh hoạt của giám đốc BV

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến bày tỏ, với người khỏe mạnh như chúng ta mà nằm ghép 2 người còn không chịu nổi, thì người vừa ốm, sốt lại phải nằm ghép là không thể chấp nhận được, do đó, yêu cầu các BV phải tập trung vào việc giảm tải BV. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho rằng, để giảm tải, chỉ các BV tuyến TW không thể làm được, nếu các BV tuyến dưới vẫn chuyển bệnh nhân lên. Kinh nghiệm giảm tải ở nước ngoài là phải có hệ thống BV vệ tinh, phòng khám bác sĩ gia đình và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong KCB mới giảm được ở tuyến TW. Do đó, các BV tuyến TW muốn giảm tải được, bên cạnh cần tăng số giường bệnh, thì vai trò của hệ thống BV vệ tinh rất lớn. “Các BV Bạch Mai, BV Ung bướu muốn giảm tải thì các BV vệ tinh ở Ninh Bình, Phú Thọ, Nghệ An, Lai Châu, Lào Cai, Hòa Bình phải tăng khả năng để không chuyển tuyến. Các BV vệ tinh phải giảm chuyển tuyến mới được. Trên thực tế, BV tuyến tỉnh nhiều kỹ thuật có thể làm tốt như tuyến TW, vấn đề là chuyển giao tốt, giường, phòng ốc, chăm sóc tốt...” - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn chứng. Bộ trưởng cũng khẳng định, điều đặc biệt quan trọng để giảm tải chính là những giải pháp của BV, trong đó năng lực kỹ thuật và giải pháp của Giám đốc BV, với việc đưa các bác sĩ giỏi ra phòng khám, lọc bệnh kỹ hơn và kiên quyết không nhận bệnh nhân nếu chưa đến mức phải để tuyến trên điều trị. Theo PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, để giảm tình trạng nằm ghép tại các khu nội trú, Bộ Y tế đã yêu cầu các BV thực hiện nghiêm chế độ báo cáo trực tuyến hàng tuần về tình trạng quá tải, nằm ghép; số lượng trung bình bệnh nhân trong một bàn khám,... đồng thời đưa các chỉ số liên quan đến giám sát tình trạng nằm ghép trong nội dung giao ban hàng ngày của từng khoa... Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ sớm ban hành danh mục các chỉ số đánh giá, giám sát thường quy và đột xuất; thành lập các đoàn giám sát, kiểm tra; áp dụng chế độ khen thưởng, khiển trách kịp thời đối với các tập thể thực hiện tốt, chưa tốt công tác giảm tải BV.

VOV

Cần kiểm soát chặt nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng

Sự thổi phồng quá đáng về tác dụng của thực phẩm chức năng khiến người tiêu dùng nhầm lẫn đây là thuốc chữa bệnh. Nhiều ý kiến tại Hội thảo Thực phẩm chức năng dưới góc độ quản lý, sản xuất, tiêu dùng, đảm bảo sức khỏe và kiểm nghiệm, do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức sáng nay (28/1) cho rằng: các bộ ngành nên phối hợp để kiểm soát các quảng cáo liên quan đến thực phẩm chức năng. Việt Nam hiện có gần 10.000 sản phẩm thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, sự thổi phồng quá đáng về tác dụng của thực phẩm chức năng trên các phương tiện truyền thông đã khiến người tiêu dùng nhầm lẫn đây là thuốc chữa bệnh. Hình thức quảng cáo, bán hàng đa cấp của những cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng gây khó khăn cho công tác quản lý, giám sát. Việc xét nghiệm xác định các hoạt chất trong thực phẩm chức năng cũng còn hạn chế. Tại Thành phố HồChí Minh, trong thời gian qua, cơ quan chức năng phát hiện nhiều vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm. Trong đó, 35% các sai phạm là chưa thực hiện đúng nội dung ghi nhãn so với hồ sơ công bố, 17% chưa thực hiện công bố hợp quy phù hợp quy định an toàn thực phẩm, 17% chưa thực hiện đúng nội dung quảng cáo thực phẩm. Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Bộ Y tế phải phối hợp chặt với Bộ Thông tin và truyền thông để ban hành Thông tư liên tịch kiểm soát các nội dung đăng tin cũng như là hậu kiểm đến các phương tiện truyền thông đại chúng. Đặc biệt là các nội dung quảng cáo đăng lên internet, phải phối hợp xử lý nhịp nhàng để có tính răn đe để giải quyết vấn đề quảng cáo thổi phồng và bùng nổ”./.

Lao động

Bình Dương: Tiêm vắc xin cho 1.600 công nhân tại ổ dịch Rubella

Sáng 28.1, Viện Pasteur TPHCM phối hợp Sở Y tế Bình Dương cùng Trung tâm y tế dự phòng và Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Dương triển khai tiêm vắc xin miễn phí phòng ngừa bệnh Rubella đang bùng phát tại công ty Wanek (vốn đầu tư nước ngoài chuyên sản xuất bàn ghế gia dụng tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 3, thị xã Bến Cát, Bình Dương). Theo đó, ngành y tế Bình Dương được sự chỉ đạo của Bộ Y tế đã triển khai 2.000 liều vắc xin và dự kiến tiêm hoàn thành trong ngày hôm nay. Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM, bệnh Rubella đang lan truyền tại Cty Wanek trở thành ổ dịch có nguy cơ bùng phát lan rộng trong KCN Mỹ Phước 3. Do đó, Viện đang nỗ lực, huy động hàng chục y bác sỹ tiến hành tiêm phòng vắc xin cho công nhân; đồng thời tư vấn cho các công nhân đang mang thai có biện pháp phòng tránh. Bác sĩ Phan Trọng Lân cho biết, bệnh Rubella không gây nguy hiểm, nhưng rất có hại cho phụ nữ mang thai nếu không may mắc bệnh. Do đó, tốt nhất là công ty tổ chức cho các công nhân đang mang thai cần có khu sản xuất riêng ngồi cách xa nhau 5 mét và không tập trung tại khu ăn uống để đề phòng lây lan, nhiễm bệnh Rubella. Hiện tại số công nhân tại Cty Wanek lên đến gần 1.600 người, trong đó có trên 600 công nhân nữ. Trong số này, có rất nhiều công nhân nữ đang mang thai. Để tránh hoang man, lo lắng trong công nhân, Ban giám đốc Công ty Wanek đã thông báo đến toàn thể công nhân các biện pháp phòng ngừa; đồng thời tổ chức tốt hơn các khu vực sản xuất, ăn uống. Theo Sở Y tế Bình Dương, tính đến chiều ngày 27.1, đã ghi nhận 151 trường hợp là công nhân của Cty Wanek nghi mắc các triệu chứng về bệnh Rubella; trong đó đã gửi mẫu 29 ca cho Viện Pasteur xét nghiệm thì có khoảng 20 trường hợp dương tính với bệnh Rubella.

Hải quan

Cục trưởng Cục YTDP- Bộ Y tế:Dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp

Nhiều dịch bệnh nguy hiểm đang có nguy cơ quay trở lại như sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết… đòi hỏi ngành Y tế phải chuẩn bị sẵn sàng đối phó. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế. Với lo ngại dịch sởi quay trở lại, ngành Y tế đã có biện pháp gì để đối phó, tránh để xảy ra tình trạng đau lòng hơn 300 trẻ tử vong do sởi trong năm 2014, thưa ông? Hiện rất khó tiên đoán tình hình dịch bệnh trong năm nay, đặc biệt là dịch sởi vì vậy để phòng chống bệnh chúng ta cần phải triển khai tất cả các biện pháp. Hiện, Bộ Y tế đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella lớn nhất từ trước đến nay cho hơn 14 triệu trẻ. Đây là một trong những biện pháp dự phòng để chuẩn bị trước cho chu kỳ dịch vào mùa Đông- Xuân. Bên cạnh đó, trước thực tế hiện dịch sởi đang hoành hoành ở một số tỉnh của Trung Quốc, Lào, hiện Bộ Y tế yêu cầu toàn bộ các tỉnh miền núi giáp Lào, Trung Quốc tiến hành tiêm vắc xin sởi-rubella đồng bộ cho trẻ 1-14 tuổi để đảm bảo tạo hành lang chắn. Hiện, tiêm vắc xin là cách phòng bệnh sởi hiệu quả cho trẻ. Ngoài sởi thì tay chân miệng, sốt xuất huyết và nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác vẫn đe dọa cuộc sống của người dân, vậy trong năm 2015, ngành Y tế sẽ tập trung vào những mũi nhọn nào trong phòng dịch? Hiện dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường; các bệnh dịch mới phát sinh, bệnh nguy hiểm cũng có thể xảy ra. Dịch bệnh Ebola ở châu Phi chưa khống chế được; dịch cúm trên gia cầm và trên người đang bùng phát ở nhiều nơi. Tổ chức Y tế thế giới cũng đang cảnh báo sự quay trở lại của một số bệnh dịch cũ đã lưu hành như lao, sốt rét, HIV. Ở Việt Nam, bệnh dịch lưu hành có nguy cơ bùng phát mạnh nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời như sốt xuất huyết, tay chân miệng… Do đó, công tác phòng chống dịch cần phải thực hiện một cách chủ động, tích cực và hiệu quả. Trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh có từ bên ngoài có thể xâm nhập vào nước ta bất kỳ lúc nào. Hiện nay dịch bệnh từ các quốc gia xa xôi nhất có thể theo người nhập cảnh, hàng hóa, phương tiện vào Việt Nam trong vòng 24 giờ. Vậy nên tôi cho rằng, trong phòng dịch, việc giám sát chặt chẽ dịch bệnh, nắm bắt thông tin kịp thời, phát hiện ca bệnh đầu tiên tiến hành điều tra, khoanh vùng và xử lý ngay để dịch không lan ra diện rộng trên cơ sở có hệ thống giám sát và triển khai các hoạt động phòng chống dịch có đầy đủ năng lực là biện pháp tối quan trọng. Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả để phòng dịch, nhưng hiện tình trạng khan hiếm vắc xin dịch vụ diễn ra khá trầm trọng. Ông có ý kiến gì về việc này? Về việc khan hiểm vắc xin dịch vụ, đó là thực tế đang diễn ra khi nhu cầu của nhân dân đột ngột tăng lên, cơ sở tiêm vắc xin dịch vụ chưa cung ứng kịp. Tuy nhiên tôi cho rằng, người dân nên tin tưởng vào vắc xin của chương trình tiêm chủng mở rộng vì chất lượng đã được kiểm định chặt chẽ, không nên vì một vài trường hợp tai biến mà bỏ rơi tiêm chủng mở rộng. Người dân nên đi tiêm vắc xin bất kể thời điểm nào, đặc biệt khi cơ thể khỏe mạnh khả năng tạo miễn dịch của cơ thể sẽ tốt hơn. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi tiêm vắc xin có thể gây dị ứng hay phản ứng phụ với thành phần của thuốc, tuy tỷ lệ rất ít. Vì vậy, sau khi tiêm vắc xin, bệnh nhân được khuyến cáo theo dõi ít nhất 30 phút tại nơi mình tiêm để đề phòng biến chứng. Việc tư vấn trước khi tiêm vắc xin là hết sức quan trọng và cần thiết.

Infonet

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Chúng ta đang nuôi bệnh hằng ngày”

Chiều 27/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã làm việc với UBND TPHCM về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Liêm cho biết, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm luôn được UBND TP quan tâm và chỉ đạo sâu sát, thường xuyên triển khai các hoạt động như tuyên truyền giáo dục, giám sát lấy mẫu, quản lý thức ăn đường phố… Qua kiểm tra, thành phố đã phát hiện 8.062 cơ sở thức ăn đường phố vi phạm. Đặc biệt, kiểm tra công tác phòng chống dịch cúm gia cầm tại 2.481 trường hợp thì có đến 2.273 trường hợp vi phạm, buộc phải tiêu hủy hàng nghìn con gia cầm sống, thịt, trứng gia cầm… Đã có 42/300 mẫu thịt gia súc, gia cầm có nguồn gốc từ các tỉnh có lượng tồn dư kháng sinh sulfadimidine, tetracycline vượt ngưỡng cho phép; 807/3.677 mẫu thịt tại các cơ sở giết mổ, điểm kinh doanh, nhà hàng, quán ăn, siêu thị… chưa đạt các chỉ tiêu về vi sinh (salmonella, vi khuẩn hiếu khí, E.coli)… Trong năm 2014, thành phố có 3 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể với tổng số 412 người mắc, nguyên nhân chủ yếu do điều kiện chế biến chưa hoàn thiện, do phương tiện, thời gian vận chuyển và thời gian từ lúc nấu đến lúc ăn kéo dài khiến thức ăn dễ nhiễm vi sinh… Trước kiến nghị của UBND TPHCM về việc Bộ Y tế cần ban hành quy định phải tách biệt kinh doanh phụ gia thực phẩm với kinh doanh hóa chất công nghiệp; người kinh doanh phụ gia phải có trình độ nhất định về chuyên môn để có thể hướng dẫn người sử dụng, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, Bộ đã có Thông tư 16 quy định về điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm với các quy định rõ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, người sản xuất, người kinh doanh… Tuy nhiên, ông Phong thừa nhận, ngành y tế chỉ có thể cấm không được dùng phụ gia công nghiệp (như hàn the…) vào chế biến thực phẩm chứ không thể cấm người kinh doanh không được bán cả phụ gia công nghiệp và phụ gia thực phẩm. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế cần rà soát và làm việc lại với TPHCM về vấn đề này. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đề xuất nên thành lập 3 phòng thí nghiệm tại 3 chợ đầu mối của TPHCM để làm xét nghiệm đa dư lượng nhằm nâng cao ý thức của cả người bán và người mua. Đồng thời phải chấn chỉnh việc giết mổ và bán lẻ thịt gia súc, gia cầm, loại bỏ toàn bộ các bàn bán thịt bằng gỗ tại các chợ. Bên cạnh đó, cần tăng cường hướng dẫn nông dân dùng đúng, dùng đủ thuốc bảo vệ thực vật, không được lạm dụng, tiến tới toàn bộ các loại thực phẩm đều phải đạt tiêu chuẩn VietGap. Trước thực trạng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh trong thực phẩm, Phó Thủ tướng nhắc nhở: “Chúng ta không thể hài lòng vì tỉ lệ người ngộ độc thấp, bởi dù có thể không ngộ độc nhưng hàng ngày chất độc vẫn đang ngấm vào cơ thể, chúng ta đang nuôi bệnh. Nếu không làm tốt thì chi phí cho công tác điều trị bệnh sau này sẽ rất lớn”. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, tăng cường, mở rộng kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, đặt máy xét nghiệm tại các chợ đầu mối là ảnh hưởng đến cả hệ thống dân sinh nên không thể cực đoan, thành phố cần phải làm từng bước theo lộ trình, bắt đầu từ rau củ quả, thịt tươi sống nhập về từ các tỉnh thành khác. Việc này phải làm trên tinh thần không chỉ để đảm bảo an toàn cho người dân khi sử dụng thực phẩm, không gây khó cho bà con nông dân mà giúp nông dân quen dần với cách làm mới, theo tiêu chuẩn mới.

Báo điện tử Chính phủ

Cấp 2.000 liều vaccine sởi-ruebella để chống dịch tại Bình Dương

Ngay sau khi phát hiện ở Bình Dương xuất hiện ổ dịch rubella, Bộ Y tế đã cấp phát khoảng 2.000 liều vaccine sởi-ruebella cùng vật tư tiêm chủng để y tế tỉnh này tiến hành tiêm chủng chống dịch. Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tại Công ty WANEK (KCN Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) đã xuất hiện ổ dịch bệnh rubella với 29 trường hợp xét nghiệm dương tính. Báo cáo của Viện Pasteur TPHCM cho thấy, từ ngày 2-23/1, tại Công ty WANEK đã ghi nhận 138 trường hợp nghi mắc bệnh rubella, trong đó đã có 29 trường hợp xét nghiệm dương tính với rubella. Ngay sau khi phát hiện ở Bình Dương xuất hiện ổ dịch rubella, Bộ Y tế đã cấp phát khoảng 2.000 liều vaccine sởi-ruebella cùng vật tư tiêm chủng để y tế tỉnh này tiến hành tiêm chủng chống dịch. Cùng với việc cấp phát 2.000 liều vaccine, Cục Y tế dự phòng cũng đã chỉ đạo Viện Pasteur TPHCM phối hợp cùng Sở Y tế tỉnh Bình Dương, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Dương tiến hành điều tra dịch tễ xác định đây là ổ dịch rubella khu trú tại Công ty WANEK (KCN Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) và đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Hôm nay (28/1), ngành Y tế sẽ triển khai tiêm vaccine sởi-rbellacho công nhân của Công ty WANEK; cùng với đó tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như: Cách ly người bệnh, theo dõi người tiếp xúc, khuyến cáo các biện pháp vệ sinh cá nhân, môi trường. Viện Pasteur TPHCM cũng huy động các bác sỹ, điều dưỡng có kinh nghiệm phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Dương, huyện Bến Cát. Bác sỹ chuyên khoa sản của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Dương sẽ đảm nhiệm việc tư vấn về thử test tình trạng mang thai của công nhân nữ. Các đơn vị y tế sẽ tổ chức 10 bàn tiêm chủng để tiêm cho khoảng 1.500 nhân viên của công ty, trừ những người mắc bệnh, phụ nữ mang thai, người có chống chỉ định. Trước khi tiêm các công nhân nữ sẽ được tư vấn và thử test xác định tình trạng mang thai, chỉ tiêm cho nữ công nhân không có thai. Nhân viên y tế cũng sẽ tư vấn nữ công nhân không nên có thai trong vòng 3 tháng sau tiêm vaccine. Các nhân viên y tế trực tiếp khám điều trị bệnh nhân tại các bệnh viện trong khu vực. Cục Y tế dự phòng đề nghị các cán bộ, công nhân Công ty WANEK hãy tham gia tiêm chủng phòng bệnh cho chính mình và cộng đồng. Để phòng bệnh rubella, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện tốt các nội dung sau: 1. Phòng bệnh đặc hiệu bằng tiêm vaccinerubella đơn giá hoặc phối hợp vắcxin vaccine sởi-rubella, sởi-quai bị-rubella đầy đủ và đúng lịch; phụ nữ nên tiêm phòng trước khi có thai ít nhất 3 tháng, khi đã mang thai thì không nên tiêm. 2. Bệnh rubella rất dễ lây, hạn chế tiếp xúc với các trường hợp nghi mắc bệnh. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. 3. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng hàng ngày. Đảm bảo nhà ở thông thoáng, sạch sẽ. 4. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.

Việt Nam tiến tới xuất khẩu vaccine

Việt Nam đã sản xuất được 10/11 loại vaccine dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Bộ Y tế đặt mục tiêu, đến năm 2020, sẽ có ít nhất 7 loại vaccine được xuất khẩu. Tại Lễ khởi động chương trình sản phẩm quốc gia vaccine phòng bệnh cho người, tổ chức ngày 28/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, với việc sản xuất được 10/11 loại vaccine (trừ vaccine 5 trong 1) cung cấp cho chương trình tiêm chủng mở rộng, Việt Nam là một trong những quốc gia tự chủ được nguồn vaccine ngay từ những năm thập niên 80. Để chuyển hóa các thành tựu khoa học trong lĩnh vực vaccine thành hàng hóa có giá trị thương mại cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường và xuất khẩu, Bộ Y tế đã đề xuất phát triển sản phẩm quốc gia vaccine phòng bệnh cho người và đã được Chính phủ chấp thuận. Theo mục tiêu của Chương trình sản phẩm quốc gia vaccine phòng bệnh cho người, đến năm 2020, nước ta sẽ sản xuất và thương mại hóa được ít nhất 7 loại vaccine quan trọng phòng bệnh cho người (vaccine đa giá, vaccine Rota, viêm não Nhật Bản, cúm mùa, thương hàn, dại và viêm gan A) tại Việt Nam, đáp ứng đủ yêu cầu chương trình tiêm chủng mở rộng trong nước, thay thế vaccine nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu vaccine ra một số nước trong khu vực và thế giới. “Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu vaccine sởi và cúm. Hiện, vaccine cúm do chúng ta sản xuất đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối và sẽ sớm làm thủ tục lưu hành. Đặc biệt, với việc xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP tại Khánh Hòa, Việt Nam sẽ có một trong 12 nhà máy cung ứng vaccine cúm trên toàn cầu”, Bộ trưởng Tiến chia sẻ. Tại buổi lễ, 8 đề tài, dự án khoa học công nghệ sản phẩm quốc gia vaccine phòng bệnh cho người đã được ký hợp đồng triển khai với tổng kinh phí đầu tư khoảng 100 tỷ đồng. Trong năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu được vaccine viêm não Nhật Bản Jevax sang Ấn Độ và năm 2015, dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng thị trường sang 3-4 quốc gia khác. Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đang đặt hàng Việt Nam sản xuất vaccine sởi để xuất khẩu. Phát triển sản xuất vaccine trong nước cũng được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển của ngành Dược Việt Nam. Mục tiêu đến năm 2020, vaccine sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu tiêm chủng dịch vụ.

Nguy cơ cúm A/H7N9 xâm nhập nước ta

Theo Cục trưởng Cục YTDP số ca mắc cúm A/H7N9 ghi nhận nhiều nhất ở nước này vào các tháng 1-4; tỷ lệ tử vong khoảng 40%. Hiện, một số tỉnh ở Trung Quốc có ổ dịch tiếp tục xuất hiện những ca bệnh mới. Đặc biệt, dịch bắt đầu xuất hiện ở một số tỉnh gần Việt Nam, (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc có 111 trường hợp mắc). Đây là địa bàn có số người Việt Nam đi du lịch, giao lưu thương mại và trao đổi hàng hóa lớn, nên nguy cơ dịch cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam là rất lớn. TS Trần Đắc Phu cho biết, mặc dù Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 ở trên người và gia cầm. Tuy nhiên, chủng virus này lưu hành trên các đàn gia cầm nhưng không có biểu hiện triệu chứng nên rất khó trong việc phát hiện nguồn bệnh và kiểm soát dịch bệnh trên gia cầm. “Cho đến nay, việc phát hiện nguồn bệnh chủ yếu vẫn dựa vào mẫu bệnh phẩm được lấy từ môi trường tại các chợ buôn bán gia cầm sống. Trong khi tại Trung Quốc cũng như Việt Nam đang là thời điểm mùa đông – xuân rất thuận lợi cho sự phát triển của virus cúm. Chính vì vậy, các hoạt động vận chuyển, giết mổ gia cầm và di chuyển của người dân trong dịp Tết và trong các hoạt động lễ hội sắp tới sẽ dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh”, ông Phu lý giải. Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng nhận định việc lây nhiễm các chủng cúm từ phía Bắc, phía Tây Nam Campuchia vào nước ta là hoàn toàn có thể. Đặc biệt là sự thay đổi và sự tái tổ hợp của các loại virus cúm, nhất là trên gia cầm hết sức phức tạp, liên tục có biến đổi. Tại cuộc họp ban chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người, tổ chức chiều 28/1, Thứtrưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, tình hình dịch cúm hiện nay rất khó tiên đoán, trong đó, cảnh báo nhất là virus cúm A H7N9. Thứ trưởng Long đề nghị các bộ, ngành cần tăng cường giám sát tại cộng đồng, trong bệnh viện; tất cả các trường hợp có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp nặng đều phải được lấy mẫu giám sát phát hiện chủng cúm để kịp thời cách ly và điều trị hiệu quả. Đồng thời, ngành y tế cần tăng cường phối hợp liên ngành, đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về các biện pháp phòng chống bệnh cúm. Hệ thống điều trị chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, đặc biệt là tổ chức tập huấn cho các cán bộ y tế về điều trị và xử lý khi có ca bệnh nghi ngờ...

Vietnamnet

Việt Nam sẽ xuất khẩu 7 loại vắc xin trong 5 năm tới

Theo mục tiêu chương trình Sản phẩm quốc gia vắc xin phòng bệnh chongười, Bộ Y tế đặt mục tiêu từ nay đến 2020, Việt Nam có ít nhất 7 loại vắc xin được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Sáng 28/1, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ khởi động Chương trình sản phẩm quốc gia vắc xin phòng bệnh cho người theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình pháttriển sản phẩm Quốc gia đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu của chương trình là tiến tới chủ động hoàn toàn công nghệ tạo chủng và bộ chủng vắc xin để có thể sản xuất với quy mô công nghiệp, đáp ứng nhu cầu chương trình tiêm chủng mở rộng, thay thế vắc xin nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu vắc xin ra một số nước trong khu vực và thế giới. Kế hoạch từ nay đến 2020, Việt Nam có ít nhất 7 dạng vắc xin gồm: Vắc xin đa giá, vắc xin Rota, viêm não Nhật Bản, cúm mùa, thương hàn, dại và viêm gan A được xuất khẩu ra quốc tế. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, hiện Việt Nam đã sản xuất được 10/11 loại vắc xin cung cấp cho chương trình tiêm chủng mở rộng, là một trong những quốc gia tự chủ được nguồn vắc xin ngay từ những năm thập niên 80. "Ngành sản xuất vắc xin là ưu tiên hàng đầu để tiến tới nội địa hóa, thực hiện chương trình "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam". Trong tương lai, công nghệ sản xuất vắc xin phải là một trong những công nghệ tiên tiến, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu", Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh. Hiện tại Việt Nam đã xây dựng được nhà máy sản xuất vắc xin tại Khánh Hòa đạt tiêu chuẩn GMP. Đây là 1 trong 12 nhà máy sản xuất vắc xin cung ứng trên toàn thế giới. Trong năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu được vắc xin viêm não Nhật Bản Jevax sang Ấn Độ và trong 2015 sẽ tiếp tục mở rộng thị trường ra 3-4 quốc gia nữa. Ngoài ra, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đang đặt hàng, yêu cầu Việt Nam sản xuất vắc xin sởi để xuất khẩu.

Kinh tế đô thị

Giám sát chặt các trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại cộng đồng

Sáng 28/1, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương phòng, chống dịch bệnh sởi. Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị cần giám sát chặt chẽ các trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại cộng đồng và tại các cơ sở khám chữa bệnh để phát hiện sớm các trường hợp mắc sởi, kịp thời cấp cứu, điều trị bệnh nhân, triển khai xử lý ổ dịch triệt để, hạn chế đến mức thấp nhất số mắc và tử vong. Chỉ đạo việc thực hiện tiêm vaccine sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng định kỳ hàng tháng, đảm bảo tất cả các trẻ em khi đủ 9 tháng tuổi được tiêm ngay vaccine sởi, tránh tình trạng bị mắc bệnh sởi do tiêm vaccine muộn, đồng thời tiếp tục tổ chức tốt chiến dịch tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ em từ 1 đến 14 tuổi, đạt tỷ lệ trên 95% ở quy mô xã, phường. Đối với các bệnh viện cần tổ chức tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế việc chuyển bệnh nhân trong khả năng điều trị để tránh lây nhiễm bệnh sởi; thực hiện tốt việc phân luồng khám bệnh, thiết lập khu vực riêng khám, điều trị, cấp cứu bệnh nhân sởi; thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện; thường xuyên hướng dẫn người chăm sóc trẻ thực hiện các biện pháp phòng bệnh để hạn chế lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Các địa phương rà soát trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, dự trù kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để đáp ứng kịp thời cho công tác phòng chống dịch bệnh.

Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh

Dịch cúm diễn biến phức tạp, khó tiên đoán

“Diễn biến tình hình dịch cúm khá phức tạp và khó tiên đoán. Chính vì vậy, khả năng lây nhiễm dịch cúm vào nước ta là hoàn toàn có thể, đặc biệt là cúm A/H7N9". Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, nhấn mạnh tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh chiều nay (28-1) như trên. Ông Long cho biết tình hình dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc diễn biến phức tạp, dịch có xu hướng gia tăng trong những dịp đầu năm. Dịch xuất hiện ở một số tỉnh gần Việt Nam, cụ thể là tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) với 111 trường hợp bị mắc. Đây là địa bàn có số người Việt Nam đi du lịch, giao lưu thương mại và trao đổi hàng hóa lớn. Nguy cơ dịch cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam là rất lớn. Trước tình hình trên, ông Long đề nghị cần tăng cường giám sát tại cộng đồng, trong bệnh viện. Tất cả các trường hợp có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp nặng đều phải được lấy mẫu giám sát phát hiện chủng cúm để kịp thời cách ly và điều trị hiệu quả. Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 ở trên người và trên gia cầm. Tuy nhiên, vi rút cúm A/H7N9 lưu hành ở các đàn gia cầm nhưng không có biểu hiện triệu chứng nên rất khó trong việc phát hiện nguồn bệnh và kiểm soát dịch bệnh trên gia cầm. “Hiện đang là thời điểm mùa đông – xuân rất thuận lợi cho sự phát triển và lan rộng của virus cúm. Ngoài ra, các hoạt động vận chuyển, giết mổ gia cầm và di chuyển của người dân trong dịp tết và trong các hoạt động lễ hội cũng dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh” – ông Phu lo ngại. Theo Bộ Y tế, năm 2015, Việt Nam chưa ghi nhận trường hớp mắc mới bệnh cúm A/H5N1, A/H5N8 và cúm A/H5N2 trên cả gia cầm và người. Tuy vậy trong năm 2014 đã ghi nhận các ổ dịch cúm A/H5N6 trên gia cầm tại một số tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi. Phú Thọ, Bắc Giang, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam. Kết quả xét nghiệm bằng giải trình tự gen của các mẫu virus cúm A/H5N6 phát hiện ở Việt Nam thấy có sự tương đồng đến 99% với chủng virus cúm A/H5N6 gây bệnh trên người tại Trung Quốc.

Ngày 05/02/2015
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích