Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 9 0 4 8
Số người đang truy cập
1 3 4
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Ảnh sưu tầm từ internet
Điểm tin y tế từ các báo ngày 22/11 và 23/11 năm 2014

Bệnh nhân trở về từ vùng phát dịch Ebola đã xuất viện; Cả nước có hơn 22.000 bệnh nhân tham gia điều trị bằng methadone; Điều trị nghiện ma túy bằng Methadone: Cần giảm bớt các thủ tục đang là rào cản; Tổ chức Y tế thế giới tăng mức độ sẵn sàng ứng phó dịch bệnh Ebola; Nhân viên y tế không được thông tin sữa bột tốt hơn sữa mẹ; Nên khám tại nhà cho bệnh nhân nặng…

Công an nhân dân

Bệnh nhân trở về từ vùng phát dịch Ebola đã xuất viện

Trưa 21/11, bệnh nhân Chu Văn Chung, (26 tuổi, quê Thanh Hóa - người trở về từ Cộng hòa Guinea - khu vực bùng phát dịch Ebola) đã được xuất viện sau 21 ngày theo dõi, điều trị theo phác đồ ký sinh trùng sốt rét. Bác sỹ Phạm Ngọc Hàm, Trưởng khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, cho biết: Sau khi xét nghiệm máu bệnh nhân Chung âm tính với vi rút Ebola, dương tính với ký sinh trùng sốt rét, bệnh nhân được theo dõi, điều trị theo phác đồ sốt rét và đến nay sức khỏe bình phục hoàn toàn nên cho xuất viện. Do hoàn cảnh gia đình anh Chung khó khăn, một số nhà hảo tâm đã hỗ trợ chi trả 2/3 viện phí của bệnh nhân này. Anh Chung cũng được Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng hỗ trợ chi phí vé tàu, xe để bệnh nhân về Thanh Hóa. Ngày 30/10/2014, anh Chung nhập cảnh từ Guinea về Việt Nam qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất. Khi nhập cảnh, anh Chung đã thực hiện khai báo y tế và không có biểu hiện sốt. Anh Chung đáp máy bay đi Đà Nẵng vào ngày 31/10/2014, ngày 1/11/2014 có biểu hiện sốt cao (40 độ C) và đến Bệnh viện Hoàn Mỹ khám. Tại đây, các bác sỹ phát hiện bệnh nhân có tiền sử đi từ vùng dịch Ebola trở về nên đã được chuyển ngay tới Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng để tiến thành cách ly để tầm soát phòng chống dịch Ebola. Sau khi gửi mẫu xét nghiệm ra Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) qua lần 3 lần xét nghiệm máu đều cho kết quả âm tính với vi rút Ebola, dương tính với vi rút ký sinh trùng sốt rét.

Cả nước có hơn 22.000 bệnh nhân tham gia điều trị bằng methadone

Theo Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long cho biết, đến ngày 15/11/2014, cả nước đã có 38 tỉnh, thành phố triển khai chương trình Methadone với 122 cơ sở điều trị và hơn 22.000 bệnh nhân tham gia điều trị. Nguyên nhân của việc chậm triển khai điều trị thay thế chủ yếu là do cấp uỷ, chính quyền ở nhiều địa phương còn thiếu sự quan tâm, đầu tư, huy động nguồn lực... Vì vậy, thời gian tới Việt Nam cần tăng cường công tác truyền thông về chương trình, huy động sự tham gia của các tổ chức dân sự xã hội và mạng lưới đồng đẳng; từng bước xã hội hóa để có nguồn kinh phí chi trả cho cán bộ hợp đồng; rà soát và đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính từ việc đưa người vào điều trị đến quy trình quản lý, uống thuốc sao cho thuận tiện... Đặc biệt, chương trình Methadone dự kiến sẽ thu 10.000 đồng/người/ngày để chi cho tiền nước, cốc uống nước, điện, vệ sinh môi trường, chi cho cán bộ hợp đồng...Được biết, Methadone là một loại thuốc tổng hợp, đồng vận với chất dạng thuốc phiện - nghĩa là có tác dụng tương tự như các chất dạng thuốc phiện như morphin, heroin - nhưng có thời gian tác dụng kép dài hơn. Methadone được sản xuất với mục đích ban đầu là làm thuốc giảm đau trong chiến tranh Thế giới thứ II. Năm 1964, tại New York, bác sỹ Marie Nyswander và Vincent Dole, khi điều trị cho những người nghiện heroin và đã phát hiện Methadone giúp những người bệnh này ngừng sử dụng heroin và hầu như không bị tăng liều khi sử dụng trong một thời gian dài. Từ đó liệu pháp điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone ra đời

Điều trị nghiện ma túy bằng Methadone: Cần giảm bớt các thủ tục đang là rào cản

Ngày 31/10, Thủ tướng đã có Chỉ thị số 32 “Đẩy mạnh điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone”, nhấn mạnh việc đẩy mạnh triển khai điều trị thay thế trong cả nước. Tuy nhiên, kết quả công tác cai nghiện hiệu quả chưa cao, khi đến nay mới có 38/63 tỉnh, thành triển khai điều trị Methadone cho 21.613 người nghiện ma túy, đạt 27% so với mục tiêu điều trị cho 80.000 người vào cuối năm 2015, chiếm 12% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Tại Hội thảo “Cộng đồng với chương trình Methadone” tổ chức tại Hà Nội ngày 20/11, ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết: Cho đến nay, chưa có phương pháp nào có hiệu quả như Methadone, khi giảm đáng kể việc sử dụng ma túy, có ích cho họ, gia đình và cả xã hội. Điều trị Methadone giúp nâng cao sức khỏe, tăng thể trọng, giảm lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu khác, tránh tử vong do sốc ma túy. Bên cạnh đó, việc điều trị còn tạo sức lao động, có việc làm, có thu nhập và không phải chi tiền mua ma túy bất hợp pháp. Về mặt xã hội, việc điều trị Methadone sẽ làm giảm tệ nạn xã hội, giảm các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy, giảm xung đột gia đình, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử. Tỉ lệ tiêm chích giảm từ 87% trước điều trị xuống 52,9% sau 1 năm và còn 42,4% sau 2 năm điều trị Methadone. Tỉ lệ bệnh nhân tự đánh giá chất lượng cuộc sống “tốt” và “rất tốt” tăng từ 16% trước điều trị lên 50% sau 2 năm. Bà Hoàng Thu Hiền, thành viên tổ chuyên gia của Ủy ban Quốc gia về phòng, chống AIDS, phòng chống ma túy, mại dâm (UBQG về phòng, chống AIDS PCMTMD) cho rằng: Người nghiện ma túy cần được coi là người bệnh, không phân biệt bệnh nhân thường và bệnh nhân đặc biệt. Việc cai nghiện ở Trung tâm 06 được chỉ ra là không hiệu quả. Chi phí của Hải Phòng và Sơn La ở Trung tâm cai nghiện bắt buộc là trên 20 triệu/người, nhưng cai nghiện bằng Methadone chi phí thấp hơn nhiều. Không thể gọi là tái nghiện khi chưa chữa được cho người nghiện. Theo Thông tư mới, việc thành lập các trung tâm điều trị Methadone nhiều phức tạp, chưa phù hợp, khi chính ngành Y tế là nơi đưa ra các quy định nhưng còn lúng túng. Theo Mạng lưới của người sử dụng ma túy tại Việt Nam (VNPUD) thì, 90% người sử dụng ma túy và gia đình của họ mong muốn được tiếp cận chương trình điều trị Methadone. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, việc điều trị Methadone hiện vẫn còn nhiều rào cản: Các thủ tục, quy định đăng ký khiến người sử dụng ma túy sợ lộ danh tính, lo chưa điều trị đã bị đưa đi trung tâm cai nghiện bắt buộc, sợ mất việc làm nếu công khai tình trạng điều trị, sợ bị kỳ thị. Vì thế, để tăng số người được điều trị Mathadone, cần đơn giản các thủ tục, như chỉ cần có hộ khẩu và xác nhận của người phụ trách khu vực dân cư; có thể khởi liều ngay khi đăng ký. Nên có các điểm uống Methadone tại phường, xã, để người sử dụng ma túy dễ tiếp cận. Một điều rất quan trọng là kỹ năng làm việc, thái độ thân thiện, không kỳ thị của nhân viên y tế với người sử dụng ma túy. Bên cạnh đó cần bảo mật thông tin cá nhân của người điều trị, cũng như hỗ trợ người sử dụng ma túy không có giấy tờ tùy được tiếp cận với Methadone. Các tổ chức NGO đang hỗ trợ người nghiện có thể xác nhận, bảo lãnh để họ tham gia điều trị.Luật gia Trịnh Thị Lê Trâm, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS đề nghị: Cùng với việc đơn giản hóa các thủ tục cho người nghiện được điều trị Methadone, các địa phương cần triển khai nhiều hơn các cơ sở điều trị để người nghiện được tiếp cận. Nên quy định chỉ cần có CMND là được điều trị Methadone và có thể xã hội hóa việc điều trị. Cần coi người nghiện là bệnh nhân để điều trị hiệu quả. Kết quả của hội thảo sẽ được gửi Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, UBQG về phòng, chống AIDS PCMTMD,  Bộ Y Tế, Bộ LĐ-TB&XH, nhằm tháo gỡ các khó khăn của chương trình Methadone, đóng góp quan trọng vào việc triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

Tổ chức Y tế thế giới tăng mức độ sẵn sàng ứng phó dịch bệnh Ebola

Dịch bệnh do virus Ebola tiếp tục hoành hành, khiến số người mắc vẫn gia tăng và con số hiện đã lên tới 15.211 trường hợp, trong đó 5.469 trường hợp tử vong. Đây là thông tin được Bộ Y tế cho biết vào chiều 20/11. 3 nước Tây Phi đứng đầu danh sách có số người mắc và tử vong là: Liberia vẫn là nước có số người mắc cao nhất với 7.069 trường hợp mắc, 2.964 trường hợp tử vong, tiếp theo là Sierra Leone: có 6.073 trường hợp mắc, 1.250 trường hợp tử vong, Guinea: 1.971 trường hợp mắc, 1.192 trường hợp tử vong. Tổ chức Y tế thế giới hiện đang cùng đối tác hỗ trợ Mali tăng mức độ sẵn sàng ứng phó dịch bệnh Ebola, mở rộng giám sát những người tiếp xúc với ca bệnh và kiểm soát biên giới với Guinea

Nhân viên y tế không được thông tin sữa bột tốt hơn sữa mẹ

Việc nhiều sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ được quảng cáo quá mức dẫn đến tình trạng nhiều bà mẹ hiểu lầm về vai trò của sản phẩm dinh dưỡng tốt hơn sữa mẹ, dẫn đến tình trạng nhiều trẻ suy dinh dưỡng trầm trọng do không được nuôi bằng sữa mẹ, đồng thời, tác động xấu đến kinh tế - xã hội. Vì thế, Bộ Y tế đang chuẩn bị triển khai thực hiện Nghị định Quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo, vừa được Chính phủ ban hành. Đại diện của Bộ Y tế cho biết, các qui định mới sẽ có hiệu lực từ 1/3/2015, với những qui định chặt chẽ, nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, trên cơ sở khuyến khích và bảo vệ việc nuôi con bằng sữa mẹ, thay vì để cho sản phẩm dinh dưỡng “hoành hành”. TS. Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết: Nhằm tránh hiểu lầm cho các bà mẹ, tới đây, nhãn thức ăn bổ sung dùng cho trẻ nhỏ phải ghi rõ dòng chữ: “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi” và "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ". Đối với sản phẩm bình bú, nhãn phải có chữ in dòng chữ khuyến cáo: "Việc sử dụng bình bú có thể làm cho trẻ bỏ bú mẹ và có nguy cơ bị tiêu chảy", tên và địa chỉ chính xác của cơ sở sản xuất, cơ sở phân phối.

Tuổi trẻ

Nên khám tại nhà cho bệnh nhân nặng

Tiếp câu chuyện “Lĩnh thuốc bảo hiểm y tế: Bệnh liệt người vẫn phải đến viện”, chúng tôi giới thiệu các ý kiến bàn giải pháp giúp giảm vất vả cho người bệnh.

Quy định cứng nhắc

Phía bảo hiểm quy định việc bệnh nhân phải trực tiếp đến lĩnh thuốc để đề phòng trường hợp trục lợi thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) đem bán ra bên ngoài. Cũng có tình huống bệnh nhân đã mất rồi nhưng người nhà vẫn dùng thẻ bảo hiểm của bệnh nhân để lĩnh thuốc và đem bán...Tuy nhiên, quy định này theo tôi là cứng nhắc, rất bất cập và vất vả cho những bệnh nhân bị liệt nặng, không thể đi lại, phải ngồi xe lăn nhưng tháng nào cũng phải đến tận nơi để lĩnh thuốc. Ðể giải quyết vấn đề này, bác sĩ phải “linh hoạt hơn” trong việc điều trị và kê đơn thuốc cho từng trường hợp cụ thể. Ðối với bệnh nhân liệt không thể đi lại được, có thể kê đơn thuốc kéo dài trong vòng vài tháng, hoặc kê đơn thuốc định kỳ theo tháng nhưng người nhà có thể đến lấy thuốc sau đó giữ lại phần vỏ thuốc, bên cạnh đó yêu cầu bệnh nhân phải đến tái khám sau vài tháng dùng thuốc để đề phòng tình trạng trục lợi thuốc bảo hiểm y tế bán ra ngoài.

* Ông NGHIÊM TRẦN DŨNG (phó giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị):

Nên nới thời gian tái khám

Những bệnh viện như bệnh viện chúng tôi thì đặc thù là có nhiều bệnh nhân nặng, đi lại khó khăn. Nếu yêu cầu bệnh nhân nặng, liệt người phải khám hằng tháng mới được kê đơn thì khó cho bệnh nhân, nhưng nếu kê đơn dài quá mà không khám, kiểm tra lại tiến triển sau thời gian điều trị thì cũng rất nguy hiểm. Bệnh viện chúng tôi chưa có phản ảnh từ bệnh nhân về những khó khăn của người liệt khi phải đi lĩnh thuốc hằng tháng. Khi tôi còn làm việc tại Bộ Y tế (ông Dũng từng là phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế - PV) thì câu chuyện như thế này chưa được phản ảnh như một vấn đề cần thay đổi trong luật. Luật đã quy định việc chẩn đoán bệnh, chỉ định điều trị phải dựa trên kết quả khám lâm sàng, nhưng đối với những trường hợp bệnh nhân bị liệt, đi lại quá khó khăn cũng rất nên nới thời gian yêu cầu tái khám ra 2-3 tháng/lần, thay vì một tháng như hiện nay. Tuy nhiên, điều đó phải được thực hiện trên tinh thần không được lạm dụng, và việc cho phép cũng phải thực hiện từ một giai đoạn cụ thể nào đó. Kê đơn thuốc cho bệnh nhân cũng không kê thời gian dài quá vì sẽ nguy hiểm cho bệnh nhân.

* Bác sĩ PHAN VĂN NGHIỆM (phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP.HCM):

Bệnh nhân liệt nên được khám tại nhà

Hiện nay số bệnh nhân bị đau nhiều, liệt... khó khăn khi đến bệnh viện khám bệnh ở TP.HCM là rất lớn. Bệnh viện nào cũng gặp những bệnh nhân này dù ít hay nhiều và khi thân nhân người bệnh kể về tình trạng bệnh, việc bệnh nhân khó khăn trong đi lại, bệnh viện đều phải linh động giải quyết. Tuy nhiên đây chỉ là cách giải quyết tình thế vì bệnh viện cũng có nguy cơ bị BHYT không thanh toán thuốc do bệnh nhân vắng mặt khi khám bệnh. Vả lại, bác sĩ cũng cần được khám bệnh nhân trước khi kê toa thuốc vì diễn biến của người bệnh thay đổi. Theo tôi, cách giải quyết thấu đáo nhất cho những bệnh nhân không đi lại được như bị đau nhiều, liệt... là bệnh viện nên tổ chức một đội ngũ bác sĩ đến khám tại nhà cho những bệnh nhân này. Xu hướng khám bệnh tại nhà sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới khi xã hội ngày càng phát triển. Hiện Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đang chuẩn bị tổ chức đưa bác sĩ đến tận nhà bệnh nhân khám bệnh. Bệnh viện cũng đang thương lượng với Bảo hiểm xã hội xem Bảo hiểm xã hội có thanh toán chi phí khám chữa bệnh, thuốc cho những bệnh nhân như khi họ đến bệnh viện khám bệnh hay không.

* Bác sĩ PHẠM HỮU QUỐC (giám đốc Bệnh viện Q.Gò Vấp, TP.HCM):

Khám bệnh tại nhà có thu phí

Khi về làm giám đốc Bệnh viện Q.Gò Vấp, tôi đã nhìn thấy những khó khăn mà bệnh nhân bị liệt, đau yếu phải đến bệnh viện khám bệnh. Tuy nhiên, bệnh viện cũng không thể làm cách nào khác vì BHYT không cho phép bệnh viện cấp thuốc khi vắng mặt bệnh nhân và Luật khám chữa bệnh cũng không cho phép bác sĩ kê toa khi không có mặt bệnh nhân. Hai tháng sau khi nhận nhiệm vụ mới, tôi đã làm công văn gửi Bảo hiểm xã hội TP xin phép được đưa bác sĩ của bệnh viện đến nhà những bệnh nhân này khám bệnh, đề nghị BHYT thanh toán chi phí khám bệnh và thuốc cho bệnh nhân và đã được Bảo hiểm xã hội TP đồng ý. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện, chúng tôi gặp những khó khăn nhất định như trong khi bệnh viện thiếu bác sĩ khám bệnh thì một bác sĩ đến tận nhà bệnh nhân khám bệnh mỗi ngày chỉ khám được 2-3 bệnh nhân. Mấy tháng sau, bệnh viện phải thay đổi bằng cách cho những bác sĩ gia đình đến tận nhà khám cho bệnh nhân và có thu phí với giá khám bệnh cho bệnh nhân trong quận là 200.000 đồng và bệnh nhân ngoài quận là 300.000 đồng. Từ ngày thu phí, chỉ có một số bệnh nhân đăng ký khám tại nhà.

Cứu sống người bị điện giật ngưng tim

Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê sâu, ngưng thở, có vết bỏng đỏ vùng hông trái. Sau 30 phút cấp cứu, bệnh nhân có nhịp tim trở lại. Ngày 21-11, bác sĩ Nguyễn Minh Nghiêm - trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, sau gần 6 ngày được ê kíp y bác sĩ cấp cứu và hồi sức tích cực, nạn nhân bị điện giật hôn mê, ngưng tim nay đã tỉnh táo và “sống” lại. Anh Nguyễn Bá Khang (31 tuổi, ở phường An Khánh, quận Ninh Kiều, Cần Thơ) được đưa đến bệnh viện cấp cứu do bị điện giật, tình trạng hôn mê sâu, ngưng thở, có vết bỏng đỏ vùng hông trái. Các y bác sĩ đã đặt nội khí quản và bóp bóng qua nội khí quản, nhấn tim ngoài lồng ngực, truyền dịch… Thấy bệnh nhân xuất hiện rung thất, ê kíp đã tiến hành sốc điện kết hợp xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Sau 30 phút cấp cứu, bệnh nhân có nhịp tim trở lại, và được cho thở máy.

CH Congo thoát virút Ebola

Ngày 21-11, WHO xác nhận virút Ebola đã không còn tồn tại ở CH Congo. Tại châu Âu, dịch cúm gia cầm vẫn đang tiếp tục lây lan. Tổng cộng 42 ngày đã trôi qua kể từ trường hợp lây nhiễm mới nhất tại quốc gia này. Theo AFP, WHO lên tiếng ca ngợi chiến dịch chống Ebola mạnh mẽ của Chính phủ CH Congo, bao gồm việc chỉ đạo quyết liệt và điều phối hiệu quả các biện pháp phòng chống. WHO cho biết Chính phủ CH Congo đã triển khai nhanh các nhóm chuyên gia tới vùng có dịch, giám sát chặt chẽ người tiếp xúc với bệnh nhân Ebola và tổ chức chôn cất nạn nhân một cách an toàn. Chủng virút Ebola xuất hiện ở CH Congo khác với chủng virút hoành hành tại Tây Phi. Dịch Ebola ở CH Congo bắt đầu từ tháng 8 tại tỉnh Equateur thuộc miền tây bắc đất nước này. Tổng cộng 66 người nhiễm bệnh và 49 người đã thiệt mạng. Chủng virút Ebola đang tàn phá Guinea, Liberia và Sierra Leone gây đợt dịch đầu tiên vào năm 1976 ở chính khu vực là CH Congo ngày nay. Đợt dịch đó đã cướp đi sinh mạng của 280 người. Tên virút Ebola được lấy từ tên sông Ebola ở CH Congo. Hiện tại, virút Ebola đã sát hại hơn 5.400 người ở Tây Phi.

Tại châu Âu, dịch cúm gia cầm vẫn đang tiếp tục lây lan.

Theo Reuters, trong hôm qua và hôm nay Hà Lan phát hiện thêm ổ dịch ở hai trang trại gia cầm, một ở Ter Aar, gần nơi xuất hiện virút cúm gia cầm H5N8 độc lực cao. Trang trại thứ hai ở Kamperveen, cách hai ổ dịch ban đầu khoảng 100km. Nhà chức trách cho biết sẽ tiêu hủy 10.000 con gà và tẩy trùng toàn bộ hai trang trại. Trước đó hơn 150.000 gia cầm đã bị tiêu hủy ở trang trại tại Hekendorp, ổ dịch đầu tiên.

Chữa lành ung thư buồng trứng bằng tế bào gốc

Ngày 21-11, BVTW Huế tổ chức lễ chúc mừng bệnh nhân ung thư buồng trứng thứ hai được điều trị thành công bằng phương pháp sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thăng - phó giám đốc BVTW Huế, tháng 12-2013 bà Trần Thị Thu được đưa vào cấp cứu, chẩn đoán bị ung thư buồng trứng giai đoạn muộn (3-4), di căn nhiều cơ quan. Sau đó, các bác sĩ đã điều trị bằng hóa trị liều cao dưới sự hỗ trợ bằng phương pháp sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân. Ngày 21-11, bệnh nhân Thu đã hoàn toàn bình phục và được xuất viện. Trước đó, bà Nguyễn Thị Sau (52 tuổi, trú thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) bị ung thư buồng trứng giai đoạn muộn được điều trị bằng phương pháp sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân đã bình phục và xuất viện ngày 25-6-2014. Ông Thăng cho biết Bệnh viện Trung ương Huế đang tiếp tục áp dụng phương pháp này để điều trị cho những bệnh nhân ung thư vú giai đoạn muộn.

Ngày nào cũng có bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn

PGS.TS.BS Trần Quang Bính, Trưởng khoa bệnh Nhiệt đới, BV Chợ Rẫy TP.HCM cho biết gần như ngày nào cũng có người bị rắn lục đuôi đỏ cắn chuyển đến BV Chợ Rẫy. Những người bị rắn lục đôi đỏ cắn khi họ đang lao động, đang đi học, hoặc do đi bắt rắn... Những người dân bị rắn lục đuôi đỏ cắn ở H.Củ Chi, Q.Thủ Đức (TP.HCM) và ở các tỉnh như Tây Ninh, Long An, Đồng Nai… chuyển lên BV Chợ Rẫy, hầu hết đều được cứu sống. Theo PGS Bính, cách phòng bệnh tốt nhất là người dân đừng để bị rắn cắn. Rắn lục đuôi đỏ thường bám ở trên cây và trên mặt cỏ, do vậy khi người dân đi vào vùng cây cỏ cần có cái cây khua động để rắn chạy đi. Còn những công nhân, nông dân làm ở những vùng có khả năng dễ bị rắn cắn thì nên mang ủng để tránh những con rắn nằm ở dưới đất. Những người thích đi bắt rắn để ngâm rượu cũng nên bỏ ý thích này. Người bị rắn cắn sẽ rất hốt hoảng, lo sợ nên việc đầu tiên cần làm là phải trấn an người bị rắn cắn yên tâm trước, sau đó cần rửa ngay vết thương bị rắn cắn với nước sạch và xà bông. Tiếp đó, là dùng băng ép nhẹ, chứ không dùng garô thắt vào rất nguy hiểm vì làm chân tay rất dễ bị thiếu máu, có thể phải đoạn chi. Cuối cùng, đưa ngay người bị rắn cắn đến cơ sở y tế để được chích huyết thanh kháng nọc rắn.

An ninh thủ đô

Điều trị thành công cho bệnh nhân 4 lần thay van tim

Bác sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng Đơn vị phẫu thuật tim mạch - Viện Tim mạch quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, bệnh nhân Nguyễn Thế Đức (25 tuổi, ở Mê Linh, Hà Nội) vừa xuất viện khỏe mạnh sau hơn 1 tháng được thay van tim vào vị trí mới.  Đây là một ca bệnh đặc biệt vì trước đó bệnh nhân Đức đã trải qua 3 lần phẫu thuật thay van tim nhân tạo (lần đầu vào năm 2008). Do bệnh nhân bị hội chứng tự miễn hiếm gặp nên chỉ một thời gian ngắn sau khi thay van tim, van tim mới tự bong khỏi vị trí phẫu thuật khiến bệnh nhân lại phải thay van mới. 

Nhân dân

Điều trị ung thư bằng tế bào gốc tạo máu

Chiều 21-11, Bệnh viện T.Ư Huế (Thừa Thiên - Huế) tổ chức mừng thành công người bệnh ung thư thứ hai ra viện sau khi điều trị bằng phương pháp sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân. Đó là chị Trần Thị Thu (49 tuổi), trú tại phường Kim Long (TP Huế), bị ung thư buồng trứng giai đoạn muộn. Hiện, chị Thu đã hoàn toàn bình phục. Đây là kết quả của đề tài "Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị ung thư vú và ung thư buồng trứng" cấp nhà nước độc lập do Bệnh viện T.Ư Huế triển khai. Hiện bệnh viện đang tiếp tục thực hiện phương pháp này để điều trị cho mười trường hợp mắc các bệnh ung thư khác với kết quả khả quan.

Triển khai thành công nhiều kỹ thuật hiện đại trong điều trị bỏng

Ngày 21-11, trao đổi với đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí, Thiếu tướng, PGS, TS Nguyễn Gia Tiến, Giám đốc Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác cho biết, thời gian qua, viện đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật hiện đại trong điều trị bỏng cũng như tạo hình, thẩm mỹ. Tiêu biểu như: tạo các vạt da lớn có nối mạch vi phẫu; chuyển các vạt da tại chỗ và từ xa; căng giãn da; tạo vạt da siêu mỏng...; nuôi cấy thành công tế bào gốc, với các sản phẩm, chế phẩm từ công nghệ tế bào như: tấm nguyên sợi bào da hồng đồng loại nuôi cấy; màng dây rốn, mô mỡ... Trung bình mỗi năm, viện điều trị cho từ 6.000 đến 6.500 người bệnh đến từ hơn 50 tỉnh, thành phố và các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tăng bao phủ bảo hiểm y tế

Chi phí y tế gia tăng đang tác động không nhỏ tới đời sống người dân. Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ KHTC, Bộ Y tế chia sẻ về các giải pháp tác động nhằm giảm gánh nặng này.

- Thưa ông, vì sao chi phí y tế ở nước ta tăng rất nhanh trong những năm gần đây?

Chi phí y tế ở Việt Nam nói riêng và các nước nói chung ngày càng cao vì dịch vụ y tế đang ngày càng trở nên đắt đỏ hơn. Tổ chức Y tế thế giới đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, khi các quốc gia giàu có hơn thì chi y tế chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong thu nhập quốc dân. Thu nhập tăng làm nhu cầu được chăm sóc của người dân tăng, vì vậy chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe dần dần thay thế chi tiêu về thực phẩm và trở thành hạng mục chi tiêu lớn nhất của người dân. Mô hình bệnh tật ở nước ta đang chuyển dịch mạnh từ các bệnh lây nhiễm, chiếm gần 60% tổng số mắc vào những năm 1980-1990 xuống còn 17% vào năm 2012, sang các bệnh không lây nhiễm, năm 2012 đã lên tới 62%. Chi phí điều trị bệnh không lây cao hơn nhiều lần so với bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra còn các yếu tố khác làm gia tăng chi phí y tế như tuổi thọ trung bình tăng, kỹ thuật y tế ngày càng phát triển, nhiều trang thiết bị mới, thuốc mới đưa vào sử dụng, hiệu quả và chất lượng cao hơn song cũng đòi hỏi chi phí vận hành lớn, phòng chống dịch, đặc biệt dịch lạ, nguy hiểm, dịch mới nổi như E-bô-la, cúm A H1N1, cúm A H5N1, SARS...

- Theo ông, đâu là "mấu chốt" để giảm chi phí y tế?

Để giảm chi cho y tế, việc cần thiết là nâng cao hiệu quả phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, làm tốt công tác tiêm chủng; tăng cường y tế cơ sở, khám chữa bệnh, chăm sóc các bệnh mạn tính tại y tế xã, bệnh viện huyện; chống lạm dụng thuốc, trang thiết bị, vật tư, kỹ thuật; thông qua việc đấu thầu, đàm phán giảm giá thuốc, thực hiện cơ chế chi trả, thanh toán BHYT hợp lý, từng bước thực hiện đánh giá công nghệ y tế và hiệu quả chi phí trong việc thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thuốc mới.

- Cụ thể, ngành y tế đã có những giải pháp nào để giảm tác động của chi phí y tế cao tới người dân?

Nhằm giảm tác động của việc gia tăng chi phí y tế tới người dân, ngành Y tế đang thực hiện một loạt giải pháp hướng tới "bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân", trong đó có các yếu tố như nâng tỷ lệ chi phí y tế được BHYT chi trả, giảm rủi ro về tài chính như tăng chi ngân sách nhà nước, thực hiện BHYT toàn dân, mở rộng mạng lưới y tế, mở rộng gói dịch vụ, tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng, quy hoạch các đơn vị y tế theo hướng tinh giản đầu mối, sử dụng hiệu quả nguồn lực nhằm giảm chi phí hoạt động, giảm chi phí dịch vụ cung cấp. Về chuyên môn, công tác y tế dự phòng được đẩy mạnh với các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, tăng cường y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu, triển khai các hoạt động nhằm giảm thiểu tác động của các yếu tố nguy cơ đến sức khỏe như: môi trường sống, phong tục tập quán, cung cấp nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, phòng chống tác hại thuốc lá, rượu bia... Ngoài ra cơ quan y tế cũng xây dựng các chính sách bảo vệ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo và chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo, những người làm nghề nông, lâm, ngư, diêm nghiệp... thông qua việc cấp hoặc hỗ trợ mệnh giá BHYT, thành lập quỹ khám chữa bệnh ở các tỉnh để hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại cho bệnh nhân nghèo điều trị tại cơ sở y tế và hỗ trợ một phần chi phí đồng chi trả, không thuộc phạm vi BHYT thanh toán.

Giảm gánh nặng chi phí y tế cho dân

Đang có một nghịch lý đáng báo động, khi mà tỷ lệ chi từ ngân sách nhà nước cho y tế tăng nhanh trong những năm gần đây, nhưng mức chi từ tiền túi của các hộ gia đình vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi khiến cho nhiều hộ gia đình rơi vào nghèo đói ngay khi có người đau ốm.

Chi phí y tế tăng "phi mã"

Trong những năm gần đây, mức chi từ ngân sách nhà nước cho y tế đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cách đây sáu năm, vào năm 2008 ngân sách nhà nước chi cho y tế chỉ chiếm 4,92% tổng chi thì đến những năm gần đây, tỷ lệ này là 8,28%. Theo Báo cáo về thực trạng hệ thống y tế Việt Nam, mức tăng chi của ngân sách nhà nước chủ yếu để dành cho y tế dự phòng, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng y tế bằng các dự án như: nâng cấp hệ thống y tế cấp huyện, tỉnh và trung ương. Ngoài ra, mức tăng chi này còn do tăng chi bảo hiểm y tế (BHYT). Cùng với việc tăng chi từ ngân sách nhà nước, tỷ lệ chi trả từ tiền túi của người dân cho các dịch vụ y tế vẫn đang "cao ngất ngưởng" so với nhiều nước trong khu vực. Cụ thể, theo số liệu từ Tài khoản y tế quốc gia, nếu năm 2004, tính trung bình mỗi hộ gia đình phải chi 126,4 nghìn đồng mỗi tháng cho y tế thì đến năm 2010 số tiền này đã tăng lên gần gấp đôi là 243 nghìn đồng và theo xu hướng tiếp tục tăng trong những năm gần đây. So với nhiều nước có cùng điều kiện kinh tế trong khu vực thì hệ thống y tế nước ta đang kém ưu thế hơn. Thí dụ như tỷ lệ chi từ tiền túi các hộ gia đình ở Thái-lan chi phí cho y tế khoảng 13,1%, In-đô-nê-xi-a khoảng 45%, Ma-lai-xi-a khoảng 35% và trung bình chung của toàn thế giới khoảng xấp xỉ 20%. WHO đã từng khuyến cáo, để bảo đảm cho sự an toàn đối với chi tiêu gia đình thì tỷ lệ chi cho các dịch vụ y tế chỉ nên chiếm khoảng 20% đến 30% tổng chi. Điều đáng lưu ý là việc tăng chi cho y tế có nguyên nhân không nhỏ từ sự lãng phí. Tới thời điểm này chưa có nghiên cứu tổng thể về mức độ lãng phí như thế nào, tuy nhiên Báo cáo về thực trạng hệ thống y tế ở Việt Nam do Bộ Y tế thực hiện đã thừa nhận, có nhiều sự không hợp lý dẫn đến gia tăng chi phí không cần thiết. Đó là việc sử dụng thuốc biệt dược độc quyền thay vì thuốc thông thường, sử dụng quá nhiều thuốc, chỉ định kháng sinh tràn lan, chỉ định quá nhiều xét nghiệm, không công nhận kết quả xét nghiệm, chẩn đoán giữa các cơ sở y tế... Việc thanh toán giá khám, chữa bệnh, tiền thuốc chủ yếu theo giá dịch vụ trong khi thiếu cơ chế kiểm soát số lượng và giá cả dịch vụ, bao gồm cả thuốc, dẫn đến leo thang chi phí.

Người dân bị nghèo hóa

Chi phí y tế gia tăng sẽ làm nghèo hóa người dân và tạo nên những lỗ hổng lớn trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội ở nước ta. WHO đã định nghĩa khi chi phí từ tiền túi của hộ gia đình bằng hoặc lớn hơn 40% khả năng chi trả của hộ gia đình (là phần thu nhập còn lại của hộ gia đình sau khi đã chi cho lương thực thực phẩm) thì đó là chi phí y tế thảm họa. Tỷ lệ và số lượng các hộ gia đình ở nước ta đang phải chịu chi phí y tế thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế là tương đối cao. Mặc dù số lượng các hộ gia đình này đang giảm đi nhưng vẫn còn ở mức cao. Cụ thể, số hộ gia đình chịu mức chi phí y tế thảm họa vào năm 2010 khoảng 862.661 hộ. Số lượng các hộ gia đình bị nghèo hóa do chi phí y tế khoảng 563.785 hộ vào năm 2010. Tỷ lệ chi phí từ tiền túi của hộ gia đình so với tổng chi cho y tế càng lớn thì khả năng chia sẻ rủi ro về tài chính càng ít và người nghèo càng khó tiếp cận với các dịch vụ y tế. Như vậy, tính công bằng của hệ thống y tế càng thấp, người dân tiếp cận được với các dịch vụ y tế xuất phát chủ yếu từ khả năng chi trả hơn là nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Chi phí từ tiền túi cho y tế làm cho hộ gia đình phải cắt giảm các khoản chi cần thiết khác như chi cho lương thực, thực phẩm, quần áo, nhu yếu phẩm, chi cho giáo dục... Điều đáng lưu ý, mức chi phí thảm họa được các nhà nghiên cứu tính toán vẫn chưa bao gồm các chi phí trực tiếp không cho điều trị như tiền đi lại, ăn, ở cho bệnh nhân và người nhà và các khoản chi không chính thức (quà biếu, "phong bì"...) trong khi đó cũng thật sự là các khoản chi lớn đối với nhiều hộ gia đình. Một phát hiện đáng lưu ý khác của WHO là chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế vẫn xảy ra ở các hộ gia đình có các thành viên có BHYT. Thực tế này cho thấy tác động bảo vệ tài chính của BHYT chưa được như mong đợi.

Người dân cần "lưới đỡ"

Tới thời điểm hiện nay, nhiều giải pháp đang được đưa ra và thực hiện để tăng hiệu quả sử dụng các nguồn chi cho y tế và giảm gánh nặng lên vai người dân. Đó là chiến lược hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân với mục tiêu tăng độ phủ của BHYT từ 60% vào năm 2010 lên 80% vào năm 2020. Luật Bảo hiểm y tế được Quốc hội thông qua mở thêm diện BHYT bắt buộc đối với một số nhóm người trong xã hội và tăng hỗ trợ mức đóng cho các hộ gia đình cận nghèo, những nhóm người trong cùng một gia đình tham gia... Thực hiện chiến lược BHYT toàn dân đang được kỳ vọng là sẽ tạo ra "lưới đỡ" tốt cho người dân đối với các dịch vụ y tế và thông qua đó, giảm dần tỷ lệ chi trả của người dân với các dịch vụ này. Tuy nhiên trong thực tế, BHYT chỉ thực hiện được mục tiêu đó nếu sự lãng phí từ các khoản chi cho y tế được cải thiện bằng các giải pháp quyết liệt như: các bệnh viện thừa nhận kết quả xét nghiệm của nhau để hạn chế lạm thu, kiểm soát tốt việc kê đơn của bác sĩ, kiểm soát tốt giá thuốc trên thị trường... Ngoài ra, chất lượng dịch vụ đối với những người khám, chữa bệnh bằng BHYT cũng cần được cải thiện mạnh mẽ hơn để thúc đẩy người dân mua thẻ và dùng thẻ này khám, chữa bệnh, thay vì phải tìm mọi cách để bỏ tiền túi ra chi trả các dịch vụ. Vẫn còn quá nhiều khó khăn trong thiết kế và thực hiện các giải pháp giảm nhẹ gánh nặng của chi phí y tế đối với người dân. Nhưng trong khi chờ đợi những tác động tích cực của các chính sách mang tầm vĩ mô thì vẫn có thể cải thiện thực trạng trên bằng những giải pháp mang tính chuyên môn của ngành y tế. Vấn đề là các giải pháp đó có được thực hiện quyết liệt hay không mà thôi. Chi phí từ tiền túi của hộ gia đình ở nước ta đang chiếm khoảng hơn 50% tổng chi của toàn xã hội cho các dịch vụ y tế. Thực hiện chiến lược BHYT toàn dân sẽ tạo ra "lưới đỡ" tốt đối với các dịch vụ y tế và thông qua đó, giảm dần tỷ lệ chi trả của người dân với các dịch vụ này.

Trạm y tế đảo Nam Yết mổ thành công viêm ruột thừa cấp

Các bác sĩ trên đảo Nam Yết (thuộc quần đảo Trường Sa) vừa thông báo tin vui, trạm y tế đảo Nam Yết vừa mổ cấp cứu thành công một ca bệnh viêm ruột thừa vào ngày 18-11 vừa qua. Bệnh nhân là chiến sĩ Võ Trung Hiếu, sinh năm 1993, đang làm nhiệm vụ trên đảo. Sau khi được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp giờ thứ 21, tập thể y bác sĩ của trạm y tế quyết định mổ cấp cứu. Bác sĩ Lê Tiến Dũng cho biết: “Sau gần một tiếng, với tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ y bác sĩ ở đây, bệnh nhân đã được cắt ruột thừa và chuyển về phòng điều trị an toàn. Đến 18 giờ, ngày 19-11, bệnh nhân đã ăn cháo và vận động nhẹ…”.Theo Ðại úy, bác sĩ Lâm Văn Lệnh, Trạm trưởng trạm y tế đảo Nam Yết, ngoài việc khám, chữa các bệnh thông thường cho quân và dân trên đảo, đội ngũ y, bác sĩ của trạm còn chăm sóc sức khỏe và cấp cứu thành công nhiều ngư dân bị viêm ruột thừa cấp, gãy xương, bỏng, bị cá đâm, hội chứng giảm áp do lặn sâu... ngay tại đảo. Các trạm y tế ở Trường Sa đều đã được quan tâm đầu tư phòng phẫu thuật, các thiết bị chẩn đoán và điều trị như: máy siêu âm, máy chụp X-quang, máy điện tim... Hiện nay, các cơ sở y tế trên quần đảo Trường Sa cũng mong muốn được đầu tư thêm các trang, thiết bị hiện đại hơn để hỗ trợ tích cực công tác khám, chữa bệnh.

Giao thông vận tải

Cai nghiện bằng methadone phải trả 10.000 đồng/ngày

Ngày 20/11, tại hội thảo “Cộng đồng với việc thực hiện chương trình methadone”, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long cho biết, đến ngày 15/11/2014, cả nước đã có 38 tỉnh, thành phố triển khai chương trình methadone với 122 cơ sở điều trị và hơn 22 nghìn bệnh nhân tham gia điều trị. Để chương trình điều trị, cai nghiện cho bệnh nhân bằng methadone phát huy hiệu quả, ông Nguyễn Hoàng Long đề xuất thu 10 nghìn đồng/ngày/bệnh nhân. Số tiền này dùng chi cho tiền nước, cốc uống nước, điện, vệ sinh môi trường, chi cho cán bộ hợp đồng... Đồng thời, cũng cần tăng cường công tác truyền thông về chương trình, huy động sự tham gia của các tổ chức dân sự xã hội và mạng lưới đồng đẳng,  rà soát và đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính từ việc đưa người vào điều trị đến quy trình quản lý, uống thuốc...

Gia đình xã hội

Mắc liên cầu lợn vì ăn thịt chưa nấu kỹ

Bệnh liên cầu lợn được ghi nhận rải rác tất cả các tháng trong năm. Nguyên nhân mắc bệnh có thể do ăn tiết canh, thịt chưa nấu kỹ hoặc tiếp xúc nguồn lây bệnh. Để tăng cường công tác phòng chống, Bộ Y tế đã ban hành quyết định giám sát và phòng chống căn bệnh này.

Bệnh có ở cả chó, mèo

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Khoa Điều trị tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết: Tính từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 60 ca bệnh. Những trường hợp mắc liên cầu lợn thường phải điều trị kéo dài, thông thường khoảng 3-4 tuần. Có trường hợp nặng phải điều trị đến 2 tháng. Một số trường hợp bị nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng có thể đối mặt với tử vong. Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, liên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn liên cầu lợn lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ lợn mắc bệnh. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng nhưng hay gặp nhất là hai thể viêm màng não và sốc nhiễm khuẩn. Thể viêm màng não thường kèm theo giảm thính lực, có thể gây điếc không hồi phục. Ở thể sốc nhiễm khuẩn, bệnh nhân thường có phát ban xuất huyết thành từng đám lan tỏa kèm theo rối loạn đông máu nội mạch rải rác dễ tiến triển nhanh thành suy đa phủ tạng, tỷ lệ tử vong từ 5-20%, nếu khỏi thì thời gian hồi phục thường kéo dài. Bệnh thường xảy ra dưới dạng các trường hợp tản phát, tuy nhiên cũng có thể gây thành những vụ dịch trên động vật và người. Lợn nhiễm bệnh có thể không phát bệnh hoặc gây các chứng viêm nhiễm nhẹ đến viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp nhiễm trùng, viêm phế quản phổi, viêm màng trong tim, viêm não, sẩy thai và các ổ áp xe… gây chết ở lợn. Khi lợn bị mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (hay còn gọi là bệnh tai xanh), vi khuẩn bệnh có thể phát triển mạnh hơn và làm tăng nguy cơ lây bệnh sang người. Các ổ dịch liên cầu lợn ở người thường liên quan đến việc bùng phát các ổ dịch tai xanh ở lợn. Vi khuẩn bệnh có sức đề kháng kém, dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn thông thường như xà phòng, cloramin, nước javen, nước vôi, nhiệt độ trên 600C và ánh sáng mặt trời. Nước xà phòng nồng độ 1/500 có thể diệt vi khuẩn trong vòng 1 phút. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể tồn tại lâu trong phân lợn ở nhiệt độ 00C trên 100 ngày, khoảng 10 ngày ở 90C, 8 ngày ở 22 - 250C, vi khuẩn này có thể sống trong xác lợn chết trong 6 tuần ở điều kiện nhiệt độ 400C, đây cũng có thể là nguồn lây nhiễm cho người. Lợn là ổ chứa chủ yếu, ngoài ra vi khuẩn bệnh cũng được phát hiện ở các động vật khác như trâu, bò, ngựa, cừu, dê, chó, mèo, chim...

Cần bỏ thói quen ăn đồ sống

Để phòng chống bệnh liên cầu lợn, ngày 7/11, Bộ Y tế đã ban hành quyết định kèm theo bản hướng dẫn và giám sát. Theo bản hướng dẫn này, thời gian ủ bệnh của liên cầu lợn trung bình từ khi phơi nhiễm đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên khoảng 2 ngày (dao động từ 3 giờ đến 14 ngày). Người bị nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn thường do tiếp xúc trực tiếp (chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển) hoặc sử dụng các sản phẩm từ lợn như tiết canh, thịt, nội tạng của lợn ốm, chết, lợn mang vi khuẩn chưa được nấu chín. Vi khuẩn xâm nhập qua các vùng tổn thương hở trên da hoặc niêm mạc, khu trú và phát triển tại chỗ, qua hạch bạch huyết vào máu và gây bệnh cho nhiều cơ quan, phủ tạng. Cho tới nay chưa ghi nhận sự lây truyền từ người sang người. Mọi người đều có thể cảm nhiễm với vi khuẩn liên cầu lợn. Đặc biệt những người làm việc ở trại chăn nuôi lợn, người giết mổ gia súc có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Người dân cần sử dụng các phương tiện phòng hộ như găng tay, ủng, kính bảo vệ mắt; rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc, giết mổ, chế biến thịt lợn, đặc biệt khi phải xử lý lợn mắc bệnh hoặc lợn chết. Khi có vết thương hở hoặc có các vùng da bị tổn thương không nên giết mổ lợn hoặc chế biến thịt lợn tươi sống; hoặc nếu có thì cần băng kín vết thương trước khi tiếp xúc và dùng chất khử trùng sau khi làm việc. Dùng xà phòng sạch rửa sạch sẽ các đồ dùng chăm sóc, giết mổ hay dụng cụ nhà bếp ngay sau khi sử dụng. Thực hiện tốt vệ sinh thú y, đảm bảo môi trường khu vực chăn nuôi lợn và các loại gia súc sạch sẽ, thoáng khí, ủ phân để diệt mầm bệnh; không mua bán, vận chuyển lợn nhiễm bệnh từ các khu vực có lưu hành bệnh tới khu vực khác. Người khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao đột ngột và có tiền sử chăm sóc, giết mổ lợn mắc bệnh, chết hoặc ăn sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh cần phải đến khám ngay tại các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Bộ Y tế đề nghị, để chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống, cần tập trung tuyên truyền cho nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao như người chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ lợn, bán thịt lợn tươi, sống và những người nội trợ trực tiếp chế biến sản phẩm tươi, sống từ lợn...Không giết mổ hay tiêu thụ lợn mắc bệnh, lợn chết. Thực hiện vệ sinh ăn uống, không ăn thịt hoặc phủ tạng lợn chưa nấu kỹ; không ăn tiết canh lợn và các loại thịt, sản phẩm tái, sống được chế biến từ lợn không đảm bảo an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng chỉ nên mua thịt lợn đã được cơ quan thú y kiểm dịch.

Kinh tế đô thị

Hoàng Phương quốc gia phòng chống HIV/AIDS

Theo kế hoạch UBND TP Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ Y tế tổ chức mít tinh diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng chống AIDS năm 2014 vào 7h sáng, ngày 30/11/2014, tại Cung Thi đấu thể thao Quần Ngựa. Mục tiêu của lễ mít tinh nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân về dự phòng lây nhiễm HIV, tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, giảm kỳ thị phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS, đồng thời tạo ra phong trào quần chúng sâu rộng, sự đồng tâm hợp lực của cả hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS. Mít tinh sẽ có khoảng 3.000 người bao gồm đại biểu trung ương, thành phố, các tỉnh bạn và đông đảo lực lượng đoàn viên thanh niên, phụ nữ. UBND TP giao Sở Y tế là cơ quan chủ trì tham mưu toàn diện các nhiệm vụ phối hợp của Thành phố với Bộ Y tế thống nhất về thời gian, địa điểm tập kết và bố trí các phương tiện tham gia, chuẩn bị hậu cần cho các hoạt động, đảm bảo cho buổi lễ. Theo số liệu thống kê của Sở Y tế Hà Nội, tính đến ngày 30/6 các trường hợp nhiễm HIV/AIDS phát hiện là hơn 21.210, tổng số bệnh nhân AIDS hiện đang còn sống là hơn 5.290 người, số bệnh nhân nhiễm HIV đã tử vong do AIDS là gần 3.860. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS trên 100.000 dân là: 292 người/100.000 dân. Hiện địa bàn phân bố dịch là 100% quận/huyện trên địa bàn TP Hà Nội có người nhiễm HIV, 91,7% (536/584) xã/phường phát hiện người nhiễm HIV.

Giảm thủ tục, tăng truyền thông cai nghiện bằng Methadone

Cai nghiện bằng Methadone được chứng minh là tiết kiệm, an toàn cho người nghiện, hạn chế tái nghiện và lây nhiễm HIV. Song mặc dù được phát thuốc và điều trị miễn phí, người nghiện vẫn e dè, thậm chí ngại tiếp cận với phương pháp cai nghiện này. Đó là bất cập được chỉ ra tại hội thảo “Cộng đồng với việc thực hiện chương trình Methadone” diễn ra sáng 20/11 tại Hà Nội.

Ngại làm hồ sơ, lỡ cả cuộc đời

Cai nghiện ma túy bằng Methadone được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay, bởi người nghiện phục hồi sức khỏe, vẫn có khả năng lao động, lại tránh được lây nhiễm HIV. Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Nguyễn Hoàng Long cho biết, khoảng 95% người nghiện thành công với phương pháp này. Hiện nước ta đã có 38 tỉnh, TP triển khai cai nghiện bằng Methadone với 122 cơ sở, điều trị cho 22.159 bệnh nhân. Mục tiêu đến năm 2015 sẽ điều trị Methadone cho 80.000 người nghiện. Thế nhưng, dù được phát thuốc và điều trị miễn phí, nhiều người nghiện vẫn e dè tiếp cận với các cơ sở điều trị Methadone. Nguyên nhân là do thủ tục hành chính đưa người nghiện vào điều trị Methadone chưa thuận lợi, trong đó có việc người nghiện phải có xác nhận của chính quyền địa phương là không thuộc đối tượng phải đưa đi cai nghiện bắt buộc. Anh Trần Minh Thắng – thành viên Ban điều hành người nghiện ma túy chia sẻ: “Cũng là người nghiện, bản thân tôi đã không dưới 20 lần cai nghiện tại nhà nhưng không hiệu quả. Chỉ khi dùng Methadone tôi mới không còn thèm heroin. Tuy nhiên, nhiều người nghiện vì ngại lộ diện, không muốn đến địa phương xin xác nhận hộ khẩu thường trú và không thuộc đối tượng đi cai bắt buộc nên đã… lỡ cả cuộc đời. Mặt khác, việc đăng ký cai nghiện bằng Methadone ở một số địa phương vẫn còn nhiều bất cập. Có nơi vì ít người đăng ký nên phải chờ tới 4 tháng mới được duyệt hồ sơ và uống thuốc. Trong khoảng thời gian này, có người đã ra đi. Và nhiều địa phương chưa có cơ sở điều trị bằng Methadone nên người nghiện chưa tiếp cận được với phương pháp này”. Trong khi đó, một người nghiện khác đang làm hồ sơ xin cai nghiện bằng Methadone cho biết: “Tôi đang làm hồ sơ xin đi cai bằng Methadone nhưng vẫn chưa xong. Khi đến UBND phường xin xác nhận, họ bảo sang xin công an, đến công an lại bảo họ không có thẩm quyền. Đến Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng để kiểm tra là có bị nghiện không họ lại đưa sang Bệnh viện Thanh Nhàn để kiểm tra phổi, lao, máu, gan, HIV, đo huyết áp…”.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính

Về vấn đề triển khai chậm việc cai nghiện bằng Methadone ở các địa phương, các chuyên gia chỉ ra nguyên nhân là do cả nước còn 17 tỉnh, TP vẫn chưa phê duyệt kế hoạch triển khai cai nghiện bằng Methadone. Nhiều nơi lại không phân bổ đủ nguồn lực để thực hiện, mà trông chờ vào kinh phí của T.Ư và dự án viện trợ. Ngoài ra, ở nhiều nơi, cán bộ chủ yếu là kiêm nhiệm, không đủ thiết bị, cơ sở vật chất để điều trị. Một khó khăn khác là chi phí vận hành, tiền thuốc, lương cho nhân viên của các cơ sở cai nghiện bằng Methadone chủ yếu dựa vào nguồn viện trợ nước ngoài, nhưng các nguồn viện trợ này đang bị cắt giảm mạnh. Đưa ra giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc cai nghiện bằng Methadone, Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long cho rằng: “Cần tăng cường công tác truyền thông về chương trình, đặc biệt là huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội và mạng lưới người nghiện đang được điều trị Methadone vận động người nghiện đi cai. Đồng thời, rà soát và đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính, từ đưa người vào điều trị đến quy trình quản lý, uống thuốc sao cho đơn giản, thuận tiện. Chúng ta có thể xây dựng và triển khai mô hình “Điểm cấp phát thuốc” tại các trạm y tế xã, nhất là khu vực miền núi để thuận tiện cho người nghiện đến uống thuốc hàng ngày. Về lâu dài, để đảm bảo kinh phí, ngoài nguồn viện trợ và ngân sách Nhà nước, chúng ta cần đẩy mạnh xã hội hóa. Nhưng hơn hết, người nghiện phải chủ động tìm đến các cơ sở điều trị Methadone và thực hiện nghiêm các quy định”. Về mặt pháp lý, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS Trịnh Thị Lê Trâm gợi ý: “Nên xem xét cho phép người nghiện không có nơi cư trú ổn định được đăng ký điều trị Methadone bằng Chứng minh Nhân dân. Đối với người đang điều trị nghiện Methadone ở cộng đồng bị đưa vào các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, trại tạm giam, trại giam thì được cơ sở đang điều trị gửi phiếu chuyển gửi đến người phụ trách y tế của cơ sở đó. Đề nghị Nhà nước xem xét để có thể đưa việc điều trị Methadone vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc”.

Nhiều hệ lụy từ rượu, bia

Kể từ năm 2010 đến nay, Việt Nam luôn nằm trong top các nước có tăng trưởng tiêu thụ rượu, bia cao nhất thế giới. Việc lạm dụng rượu, bia đang là nỗi lo chung của toàn xã hội vì để lại quá nhiều hệ lụy về sức khỏe cũng như trật tự an toàn xã hội.

Gia tăng gánh nặng bệnh tật

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, từ năm 2010 đến nay, mức tiêu thụ bình quân đầu người tại Việt Nam từ 15 tuổi trở lên là 6,6 lít rượu nguyên chất/năm, cao hơn mức trung bình của thế giới. Tiêu thụ bia ở Việt Nam hiện đạt mức 3 tỷ lít/năm. Đáng chú ý, trong số nam giới uống rượu, bia thì có 1/4 số người uống ở mức có hại và tuổi bắt đầu uống có xu hướng trẻ hóa. Việc lạm dụng đồ uống có cồn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ cộng đồng và trật tự an toàn xã hội, là nguyên nhân đứng thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu và còn là nguyên nhân của nhiều bệnh không lây nhiễm nguy hiểm như ung thư, tim mạch, xơ gan và các rối loạn tâm thần… Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông và 11% số người tử vong do tai nạn đều liên quan đến rượu, bia. Đặc biệt, TNGT thường xảy ra trong khoảng thời gian từ 18 - 24 giờ. Kết quả khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiến hành trên hơn 18.000 nạn nhân nhập viện do TNGT tại Việt Nam cho thấy, 36% số người lái xe máy có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép, 66,8% số lái xe ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện. Ngoài ra, lạm dụng rượu, bia là nguyên nhân của 70% số vụ bạo lực gia đình, trong đó có bạo lực tình dục.

Tuyên truyền mạnh, xử lý nghiêm

Nhằm phòng ngừa và giảm tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác đối với sức khỏe cộng đồng, trật tự an toàn xã hội, Thủ tướng CP đã ký Quyết định số 244/QĐ-TTg về chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020. Theo đó, giảm mức gia tăng tỷ lệ tiêu thụ rượu bình quân/người trưởng thành (15 tuổi trở lên)/năm quy đổi theo rượu nguyên chất từ 12,1% giai đoạn 2007 - 2010 xuống còn 10% giai đoạn 2013 - 2016 và 6,5% giai đoạn 2017 - 2020. Mục tiêu đến năm 2016, 30% số người nghiện rượu, bia và đồ uống có cồn khác được sàng lọc phát hiện sớm, 25% số người nghiện rượu, bia và đồ uống có cồn khác được tư vấn, điều trị cai nghiện và chống tái nghiện tại cộng đồng, 20% số người nghiện rượu, bia và đồ uống có cồn khác được điều trị bệnh mãn tính phát sinh có liên quan đến rượu, bia và đồ uống có cồn khác; đến năm 2020, tỷ lệ tương ứng là 50%, 40% và 30%. Để triển khai quyết định này của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn. Theo GS Sally Caswell - chuyên gia của WHO tại Việt Nam, kinh nghiệm của nhiều quốc gia đã cho thấy tầm quan trọng và sự hiệu quả của việc xây dựng và thực thi các chính sách kiểm soát sự sẵn có của đồ uống có cồn (quy định điểm bán, giờ bán và cấp phép), chính sách về thuế và chính sách kiểm soát quảng cáo, khuyến mại rượu, bia và đồ uống có cồn khác. Ngoài ra, để triển khai hiệu quả việc lạm dụng rượu, bia, nhiều chuyên gia khẳng định, các ngành chức năng cần tăng cường tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn việc tiếp cận, sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác của người dưới 18 tuổi; Có những biện pháp để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người làm việc trong các lực lượng vũ trang không sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn trước và trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, trong bữa ăn giữa hai buổi trong ngày làm việc và ngày trực. Bên cạnh đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn.

Người lao động

Bị nhiễm thuốc diệt cỏ, mặt bê con giống trẻ sơ sinh

Rất đông người dân kéo đến nhà anh Nguyễn Hồng Sơn (thôn Phú Hòa, xã Trà Phú, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi) để xem một con bê con có hình dáng kỳ quái, mặt giống trẻ sơ sinh. Theo lời ông Nguyễn Hồng Sơn, vào tối 20-11, con bò mẹ do gia đình ông nuôi sinh con, không mở bọc. Gia đình thấy vậy xé bọc ra và thấy bê con bên trong đã chết. Thế nhưng, khi nhìn thấy hình dáng con bê con, cả gia đình ông Sơn vô cùng hoảng sợ vì mặt bê con khá giống trẻ sơ sinh. Qua quan sát của chúng tôi, đây là con bê đực, nặng khoảng 10 kg, mõm bị thụt lại, hai chân trước rất ngắn, thụt vào trong…  Theo người dân địa phương, có thể trong lúc mang thai, bò mẹ đã ăn lá kéo non của người dân địa phương trồng có phun thuốc diệt cỏ nên bị nhiễm độc, dẫn đến bê non có hình dạng trên.

Bác sĩ Việt “xuất khẩu” kỹ thuật mổ nội soi

Chi phí rẻ, hiệu quả điều trị và thẩm mỹ cao, kỹ thuật mổ tuyến giáp “Dr Lương” đã thu hút nhiều bác sĩ của những nước có nền y tế tiên tiến khăn gói đến Việt Nam học hỏi PGS-TS Trần Ngọc Lương, Bệnh viện Nội tiết trung ương, được mệnh danh là một trong những bàn tay vàng của ngành y tế Việt Nam. Công trình “Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị một số bệnh lý tuyến giáp” của ông vừa được vinh danh trong lễ trao giải Nhân tài Đất Việt 2014.

Nhờ tình yêu phụ nữ

Từ nhiều năm trước, phương pháp này đã được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ bởi chi phí rẻ, bệnh nhân nhanh phục hồi, không để lại sẹo. Họ gọi nó là “kỹ thuật Dr Lương”. “Bệnh lý tuyến giáp thường gặp ở phụ nữ. Chứng kiến bệnh nhân thiếu tự ti, mặc cảm với vết sẹo dài ở cổ sau khi phẫu thuật, tôi tự hỏi tại sao lại không áp dụng kỹ thuật mổ nội soi trong việc điều trị các bệnh tuyến giáp”. Đầu năm 2003, với những kinh nghiệm và kiến thức sẵn có, bác sĩ Lương đã sáng tạo phương pháp nội soi tuyến giáp theo cách riêng của mình. “Tôi cũng trải qua nhiều giai đoạn phải trăn trở, suy nghĩ, thậm chí chịu cả những thị phi của đời thường... nhưng rồi với “tình yêu với phụ nữ” đã giúp tôi vượt qua mọi cản trở” - TS Lương hóm hỉnh kể. Khi quyết định thực hiện kỹ thuật này chỉ dám chọn bệnh nhân có đường kính bướu cổ 2-3 cm. “Ca mổ đầu tiên kéo dài tới 3 giờ nhưng bù lại kết quả thành công ngoài mong đợi. Thay vì vết sẹo dài 8-12 cm ở chân cổ, phẫu thuật bằng nội soi chỉ còn 2 vết sẹo nhỏ 1 cm ở nách và ngực, thời gian nằm viện giảm, chỉ còn 2-3 ngày. Nhìn người bệnh khỏe mạnh, sung sướng vì không có sẹo, tôi và các đồng nghiệp như được tiếp thêm sức mạnh, tiếp tục nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật để mở rộng chỉ định mổ”.

Giảm 20 lần chi phí

Cho đến nay, đã có hơn 3.500 ca bệnh về tuyến giáp được phẫu thuật thành công với kỹ thuật này. Không chỉ đem lại những kết quả tuyệt vời về mặt điều trị, phương pháp này cũng khiến bạn bè, đồng nghiệp quốc tế vô cùng ấn tượng bởi chi phí rất rẻ, khoảng 400 USD so với thế giới (từ 7.000-10.000 USD). Để làm được điều này, bác sĩ Lương đã nghiên cứu rất kỹ những tài liệu của nhiều tác giả trên thế giới rồi có những cải tiến sao cho hiệu quả cao nhất mà chi phí thấp nhất. Chẳng hạn, với đường mổ, nhiều nước sử dụng kỹ thuật rạch một số vết ngắn ở cổ để đưa ống kính nội soi vào. Cách này sẽ tạo ra các vết sẹo ở cổ. Trong khi đó, bác sĩ Lương đã sử dụng đường nách - ngực nên vết rạch da thường biến mất sau vài tháng. Trên thế giới, người ta sử dụng robot để phẫu thuật nội soi tuyến giáp với chi phí tới cả chục ngàn USD và thời gian mỗi ca kéo dài đến 2 giờ. Trong khi đó, “kỹ thuật Dr Lương” không dùng robot mà dùng chính tay nghề của bác sĩ nên chi phí giảm đáng kể và thời gian phẫu thuật chỉ 30 phút. Cũng chính vì ưu điểm nổi bật này mà kỹ thuật mổ tuyến giáp mang tên bác sĩ Lương không chỉ được chuyển giao cho nhiều bệnh viện trong nước mà đã “xuất khẩu” sang nhiều quốc gia có nền y học phát triển. Danh sách các bác sĩ, giáo sư ở một số nước như Úc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Bồ Đào Nha... đăng ký đến Bệnh viện Nội tiết trung ương học, chuyển giao kỹ thuật ngày càng dài. Trong mắt những người “khăn gói” sang Việt Nam học hỏi kinh nghiệm nội soi tuyến giáp thì “kỹ thuật Dr Lương” là số 1. Vì thế, trong quá trình điều trị, không ít trường hợp bệnh nhân sang Singapore phẫu thuật nội soi tuyến giáp đã được chính bác sĩ ở đây giới.

News Zing

Cứu bé trai suýt chết vì ăn quả dại ven biển

Các bác sĩ khoa Nhi, BV Bạch Mai vừa cứu sống một bé trai 9 tuổi sau khi ăn quả dại đã bị nổi bọng, trợt loét da, trợt loét các lỗ tự nhiên trên cơ thể khiến trẻ vô cùng đau đớn. Người nhà bệnh nhân cho biết, trước khi nhập viện 4 ngày, trên đường đi học về bé Nguyễn Sanh Tín, 9 tuổi (xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có ăn một quả lạ mọc dại ven biển, màu đen, chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay, không rõ là loại quả gì. Đến tối về nhà Tín kêu đau đầu, gia đình đã cho cháu cho uống thuốc cảm nhưng không đỡ. Sáng hôm sau ngủ mặt mũi bé đã sưng vù, sốt, nổi bọng nước toàn thân và được gia đình đưa vào bệnh viện huyện Kỳ Anh 2 ngày không đỡ. Sau đó, bệnh nhi tiếp tục được chuyển lên BVĐK Hà Tĩnh. ThS.BS Nguyễn Thành Nam, Phó trưởng khoa Nhi cho biết, bệnh nhi Tín được chuyển từ BVĐK Hà Tĩnh ra khoa Nhi hôm 3/11 trong tình trạng sốt nhẹ, trẻ tỉnh, nổi bọng nước toàn thân, có nhiều nốt vỡ, trợt da loét các lỗ tự nhiên như miệng, mắt, hậu môn, đầu miệng sáo. Bệnh nhi được chẩn đoán hội chứng Steven Johnson, do ngộ độc với quả dại. Đây là hội chứng dị ứng với các chất lạ, thường là sau khi uống thuốc hoặc ăn uống những thứ lạ khiến cơ thể bị di ứng. BS. Phạm Văn Hưng tại khoa Nhi cho biết: "Tại thời điểm nhập viện, trên da bệnh nhi nổi những bọng nước dị ứng, loét các hốc tự nhiên rất trầm trọng. Các vết loét, bọng nước này làm cho bệnh nhân sẽ bị rối loạn nước, điện giải, mất huyết tương. Thêm nữa, vì loét hốc tự nhiên không ăn uống được, vấn đề chăm sóc nhiễm trùng, bệnh nhân dễ bị bội nhiễm có thể gây nhiễm khuẩn huyết. Vì thế, khoa Nhi đã hội chẩn với Da liễu, chống nhiễm khuẩn, khoa Mắt để điều trị cho bệnh nhi". Theo các bác sĩ, cơ thể dị ứng với chất lạ có thể gây nhiều biến chứng, bệnh lý nguy hiểm. Như với bệnh nhi này, trẻ cho biết chỉ ăn duy nhất một quả rất nhỏ nhưng tình trạng dị ứng do hội chứng Steven Johnson gây ra rất nặng nề. Bệnh nhân phải trải qua gần 15 ngày nằm viện truyền dịch, kháng sinh, corticoid toàn thân, thuốc kháng histamine... tình trạng mới dần cải thiện. Do đó với những loại quả lạ, mọc dại tuyệt đối không nên ăn. Ngay cả với những món ăn lạ, chưa từng ăn cũng cần cẩn trọng, đặc biệt ở những người có cơ địa dị ứng.

Bệnh nhân nghi nhiễm Ebola xuất viện sau 21 ngày theo dõi

Sau 21 ngày ở bệnh viện để các bác sĩ theo dõi, điều trị, bệnh nhân dương tính với sốt rét trở về từ vùng có dịch Ebola đã được xuất viện. Trưa 21/11, anh Chu Văn Chung (26 tuổi, quê Thanh Hóa, người trở về từ khu vực có dịch Ebola tại châu Phi) đã được xuất viện sau 21 ngày theo dõi, điều trị theo phác đồ ký sinh trùng sốt rét. Bác sĩ Phạm Ngọc Hàm - Trưởng khoa Y học nhiệt đới, bệnh viện Đà Nẵng - cho biết sau khi xét nghiệm máu, bệnh nhân Chu Văn Chung âm tính với virus Ebola, dương tính với ký sinh trùng sốt rét. Anh Chung sau đó được theo dõi, điều trị theo phác đồ sốt rét của Bộ Y tế. “Chỉ sau một tuần nhập viện, bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo, hết sốt, không còn đau đầu. Chúng tôi cũng đã tiến hành chẩn đoán lần cuối và kết luận sức khỏe anh Chung đã hoàn toàn bình phục, các chỉ số thân nhiệt ổn định. Bệnh nhân được về với gia đình từ hôm nay", bác sĩ Hàm nói. Theo lãnh đạo bệnh viện Đà Nẵng, vì hoàn cảnh gia đình bệnh nhân khó khăn, nên 2/3 viện phí của anh Chung đã được các nhà hảo tâm hỗ trợ. Bệnh viện sẽ hỗ trợ chi phí vé tàu, xe để bệnh nhân về quê. Ông Chu Hồng Minh (63 tuổi, bố anh Chung) cho biết mọi người trong gia đình rất vui mừng khi biết tin con trai xuất viện sau 21 ngày điều trị. Ông cũng gửi lời cảm ơn tới các y, bác sĩ bệnh viện Đà Nẵng đã tận tình chăm sóc Chung trong thời gian qua. Trước đó, vào 30/10, Chung từ Guinea (nơi đang có virus Ebola hoành hành) nhập cảnh về Việt Nam trên chuyến bay QR 964 qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất. Khi nhập cảnh, Chung đã thực hiện khai báo y tế và không có biểu hiện sốt. Ngày 31/10, anh đáp máy bay ra Đà Nẵng thăm bạn. Nhưng đến 1/11, Chung có biểu hiện sốt cao (hơn 40 độ) nên đến bệnh viện Hoàn Mỹ khám.  Tại đây, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân mới từ vùng có dịch Ebola về nước nên đã chuyển tới BVĐK Đà Nẵng theo quy định của Sở Y tế. Sau 3 lần xét nghiệm, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) kết luận Chung dương tính với virus ký sinh trùng sốt rét chứ không nhiễm virus Ebola như nghi vấn.

Hà Nội mới

Cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh

Trong hơn một thập kỷ qua, khoa học đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực chăm sóc trẻ sơ sinh; tuy nhiên tình trạng hạ thân nhiệt và ngạt thở vẫn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và bệnh tật (điển hình như bệnh mù lòa) cho trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận các giải pháp công nghệ tiên tiến với chi phí hợp lý, GE Healthcare - doanh nghiệp 18 tỉ đô la Mỹ của tập đoàn General Electric, vừa giới thiệu các thiết bị giúp duy trì sự sống và cải thiện quá trình phát triển của trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế tuyến dưới. Mặc dù thế giới đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc giải quyết tình trạng tử vong ở bà mẹ và trẻ em, nhiều rủi ro vẫn có thể xảy ra cho trẻ sơ sinh trong khoảng thời gian đầu tiên của cuộc đời. Trong tổng số 139 triệu trẻ em được sinh ra hàng năm trên thế giới, 4 triệu trẻ tử vong trong tháng đầu tiên, 3 triệu trẻ tử vong trong tuần đầu tiên và 1 triệu trẻ không thể vượt qua ngày đầu tiên của cuộc đời. Tại Việt Nam, mỗi năm có gần 12.000 trẻ sơ sinh tử vong trong quá trình sinh nở hoặc ngay trong ngày đầu sau sinh. Tại các quốc gia đang phát triển, nơi có 90% trẻ em được sinh ra trên toàn thế giới, máy thở, giường sưởi ấm và lồng ấp là các thiết bị cứu sinh vô cùng quan trọng. “Đổi mới khoa học công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh hiện đang rất cao ở Việt Nam và trên thế giới. GE Healthcare luôn đi đầu trong việc mang tới các giải pháp công nghệ dễ tiếp cận này” - Bà Deborah Mayor, Tổng giám đốc khối Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh của GE Healthcare Châu Á Thái Bình Dương chia sẻ. “Sinh non, hạ thân nhiệt, ngạt hơi, thiếu tuần hoàn oxy và vàng da là một vài trong số những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tử vong và dị tật cho trẻ sơ sinh. Những trường hợp tử vong và dị tật trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời có thể được can thiệp nếu như trẻ được tiếp cận với cáccông nghệ hiện đại như thiết bị hồi sức, giườngsưởi ấm, máy thở hoặc các thiết bị sử dụng phương pháp điều trị bằng ánh sáng”. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong và bệnh tật cho trẻ sơ sinh là hạ thân nhiệt, khi nhiệt độ cơ thể của trẻ giảm xuống dưới 35oC. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, gần 20 triệu trẻ sơ sinh nhẹ cân được sinh ra mỗi năm, phần lớn tại các nước đang phát triển, rất dễ bị hạ thân nhiệt do lớp mỡ dưới da không đủ dày. Giường sưởi ấm Lullaby Warmer Prime là một thiết bị đáng tin cậy có thể hỗ trợ quá trình điều hòa thân nhiệt cho trẻ sơ sinh tại các trung tâm y tế tuyến cơ sở, thậm chí tại các vùng sâu vùng xa. Bằng cách duy trì nhiệt độ cơ thể thống nhất và ổn định, Lullaby Warmer Prime giúp cứu sống sinh mạng quý giá của trẻ sơ sinh. Lullaby Warmer Prime được thiết kế để hoạt động trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Hệ thống này có thể vận hành mà không cần máy ổn áp,chịu được biến động điện ápcao khá phổ biến ở các vùng nông thôn của Việt Nam (lên tới 380V), đồng thời giúp tiết kiệm lượng điện năng tiêu thụ (chỉ cần khoảng 154W điện để vận hành máy). Phút đầu tiên sau sinh là khoảng thời gian quan trọng nhất đối với trẻ sơ sinh. Các bệnh viện cần chuẩn bị sẵn sàng thiết bị cho các trường hợp khẩn cấp như ngạt thở do tắc nghẽn đường hô hấp. Trên toàn cầu, khoảng một phần tư số ca tử vong ở trẻ sơ sinh là do ngạt thở. Lullaby Resus Prime và Lullaby Resus Plus là những thiết bị hồi sức ngạt sau sinh cung cấp oxy cho trẻ. Hai thiết bị này có thể được vận hành bởi các y bác sỹ ở bất kỳ trình độ kỹ năng nào và là hệ thống nhỏ gọn có khả năng cứu sinh ngay tại giường bệnh. Trên thế giới, ít nhất 50% trẻ em được sinh ra tại các cơ sở y tế có nguồn lực hạn chế hoặc khó tiếp cận tới các thiết bị chăm sóc chất lượng. Tại Việt Nam nói riêng, tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong ở khu vực nông thôn cao hơn 50% so với khu vực thành thị. Lullaby của GE Healthcare là cácsản phẩm chăm sóc trẻ sơ sinh đã được phát triển tại Ấn Độ với sự giúp đỡ và đóng góp của các chuyên gia chăm sóc sức khỏetuyến đầu.

Infonet

TP.HCM: 6 cơ sở có thể xét nghiệm, sàng lọc và khẳng định virus HIV

Tại TP.HCM, mạng lưới xét nghiệm hiện có khoảng 1000 cơ sở đang hoạt động, nhưng chỉ có khoảng 6 cơ sở có thể vừa xét nghiệm, sàng lọc và khẳng định. Ngày 21/11, trong buổi nói chuyện về "không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS - Hướng tới kết thúc đại dịch HIV/AIDS", TS-BS Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế Công cộng TP.HCM, cho biết như vậy. Trước đây, để đảm bảo tính chính xác, bảo đảm trước khi ban hành "án tử" cho người nhiễm HIV/AIDS, việc công bố kết quả xét nghiệm cần được sàng lọc và khẳng định bởi các cơ sở xét nghiệm uy tín. Trong tình hình hiện tại, thế giới hiện đang hướng tới kết thúc đại dịch HIV/AIDS, mục tiêu 3 không của thế giới là: Không người nhiễm mới, không kỳ thị phân biệt đối xử, không chết do AIDS. Theo đó, HIV/AIDS dần dần sẽ tiến tới bệnh mãn tính được kiểm soát như cao huyết áp, tiểu đường. Người dân cần được khuyến khích xét nghiệm sớm, phát hiện sớm và điều trị sớm, nhất là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao như ma tuý, mại dâm, nam giới quan hệ tình dục đồng giới. Do đó, hệ thống xét nghiệm HIV cần phải được tăng thêm cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV (sàng lọc và khẳng định). Tại TP.HCM, nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện vào năm 2013, cho thấy 10 người được điều trị sớm bằng thuốc kháng vi-rút ARV, sẽ cắt giảm được 9 nguồn lây.  Tuy nhiên, một nghiên cứu khác trên 596 bệnh nhân AIDS tại TP.HCM đang điều trị ARV, khoảng 90% bệnh nhân đã không còn là nguồn lây trong cộng đồng. ARV (thuốc kháng HIV) cho điều trị và dự phòng là vũ khí mạnh mẽ để hướng đến kết thúc đại dịch HIV. Khi điều trị dự phòng sớm, tải lượng Vi-rút xuống dưới ngưỡng phát hiện (<50con/ml máu). Người nhiễm HIV nếu có số tải lượng dưới 400 con/ml sẽ không có nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Hơn thế nữa, người nhiễm HIV được điều trị ARV sớm sẽ giúp giảm 96% nguy cơ lây nhiễm HIV cho bạn tình. Để giúp mục tiêu "3 không", ngay khi có kết quả xét nghiệm, cán bộ y tế cần hướng dẫn người nhiễm đăng ký điều trị ngay. Đối với thai phụ, thực hiện điều trị sớm và suốt đời. Do nguồn tài trợ quốc tế trong điều trị HIV/AIDS cho Việt Nam đang bị cắt giảm, nên việc điều trị vừa được triển khai vừa thu phí một phần. Bên cạnh việc, điều trị dự phòng cho người sau phơi nhiễm, hiện nay chủ yếu dự phòng cho nhóm nhân viên y tế - cán bộ lực lượng vũ trang. Còn đối với người dân nếu có hành vi nguy cơ (như bị đạp kim, đứt tay...) chưa được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Điều đó có thể dẫn tới người dân tự ý điều trị, dễ dẫn đến khả năng kháng thuốc ARV. Theo BS. Trường Giang, ngành y tế nên xây dựng những cơ chế, hoặc chính sách hướng dẫn người dân thực hiện các bước lập hồ sơ, xét nghiệm để được điều trị dự phòng. Khoảng 20-30 ngàn đang điều trị ARV tại TP.HCM. Để xác định bệnh nhân có kháng thuốc hay không, nếu sau 1 năm, xét nghiệm máu trên 10Lĩnh 00 người (TP.HCM 10%), từ đó có thể xem xét thay đổi thuốc hoặc thay đổi phác đồ. 

Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh

‘Không kỳ thị, phân biệt đối xử người nhiễm HIV/AIDS’

Đó là chủ đề của Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 vừa được UBND TP.HCM phê duyệt. Nội dung chủ yếu của tháng hành động là truyền thông vận động thay đổi hành vi nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vì AIDS là bệnh mạn tính có thể kiểm soát được. Theo kế hoạch, từ đây đến ngày 5-12 sẽ diễn ra nhiều hoạt động, như tổ chức hội thi phòng, chống HIV/AIDS dành cho cán bộ, nhân viên ngành y tế; tổ chức diễn đàn giáo dục viên đồng đẳng toàn thành; thăm và tặng quà cho các bệnh nhân AIDS. Dịch HIV vẫn đang ở mức cao trong các nhóm đối tượng tiêm chích ma túy, mại dâm, nam có quan hệ tình dục đồng giới… và có xu hướng tăng. Việc kiểm soát lây nhiễm HIV trong cộng đồng tiếp tục là một trong những mục tiêu ưu tiên của TP.HCM để hướng đến kết thúc đại dịch vào năm 2030.

Thực phẩm chức năng: Hiểu thế nào cho đúng?

Đó là nhận định của PGS-TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng (TPCN) tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương mở rộng Hiệp TPCN Việt Nam ngày 22-11. Theo ông Đáng, lợi dụng sự buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng trong thời gian qua, nhiều công ty quảng cáo quá mức công dụng của sản phẩm khiến người tiêu dùng lầm tưởng TPCN có tác dụng như thuốc và có thể thay thế thuốc chữa bệnh trong quá trình điều trị. “Hiện nay có hai chiều hướng trái ngược là tin tưởng một cách thái quá, biến TPCN thành “thần dược” và khiến cộng đồng hiểu sai về TPCN. Chiều hướng còn lại là tẩy chay, “nói không” một cách tuyệt đối với TPCN, khiến nhiều người bỏ lỡ cơ hội phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cho mình” – ông Đáng cho biết. Ông Đáng cũng cho biết sự bắt tay chặt chẽ giữa Bộ Y tế và Bộ Thông tin và truyền thông trong việc rà soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quảng cáo TPCN đã góp phần làm sạch những “con sâu” của ngành TPCN. Không chỉ những các công ty sản xuất, kinh doanh TPCN bị phạt mà cả những cơ quan thông tin đại chúng cũng chịu trách nhiệm khi không kiểm soát kỹ giấy phép quảng cáo TPCN trước khi đăng tải. Theo ông Đáng, TPCN có tác dụng rất lớn trong hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe người bệnh nếu hiểu đúng, làm đúng và sử dụng đúng. Vì vậy ông Đáng mong muốn thời gian tới bác sĩ điều trị sẽ là người tư vấn trực tiếp cho người bệnh và cộng đồng sử dụng TPCN kết hợp với thuốc điều trị để hỗ trợ điều trị bệnh hoặc phòng ngừa bệnh tái phát. Theo nhiều chuyên gia thì quản lý TPCN đang là một vấn đề nóng ở Việt Nam. Mặc dù, Luật An toàn thực phẩm với những quy định về TPCN đã được ban hành, nhưng thông tư hướng dẫn vẫn “tắc”. Về vấn đề này, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), thừa nhận việc ban hành thông tư hướng dẫn quản lý về TPCN có chậm bởi các cơ quan quản lý muốn làm “chắc”. Có những vấn đề vẫn chưa tìm được tiếng nói chung do vậy các nhà làm luật cần thêm thời gian bàn thảo kỹ lưỡng và khách quan nhất. Đặc biệt là vấn đề có nên để bác sĩ kê đơn TPCN hay không. “Nếu quy định TPCN cần phải kê đơn sẽ nảy sinh mâu thuẫn. Kê chung với thuốc hay kê riêng. Trong trường hợp kê chung với thuốc thì người dân có thể sẽ bị lợi dụng (không biết là thuốc hay TPCN). Nếu kê riêng thành đơn khác thì lại rắc rối. Vì thế Luật An toàn thực phẩm quy định,TPCN không cần phải kê đơn nhưng phải có tư vấn của bác sĩ, thầy thuốc”- ông Trung cho biết. Tuy nhiên, theo ông Trung điều này lại nảy sinh tiêu cực bác sĩ sẽ như trình dược viên bán thuốc, vì vậy cần phải bàn bạc để đưa ra giải pháp khách quan nhất.

Ban hành bộ tiêu chuẩn thực hành tốt

Ông Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam, cho biết Hiệp hội TPCN đã xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất TPCN (GMP-HS) nhằm đảm bảo kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm TPCN xuyên suốt cả quá trình sản xuất, đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm thực sự chất lượng. GPM-HS là một trong ba tiêu chuẩn bắt buộc đối với các công ty nghiên cứu, sản xuất TPCN. Đó là GACP (Thực hành tốt nông nghiệp và thu hái với cây thảo dược TPCN); GMP (Thực hành tốt sản xuất TPCN) và GLP (Thực hành tốt vận chuyển TPCN). Đáp ứng được 3 tiêu chuẩn này sẽ giúp các sản phẩm TPCN do Việt Nam sản xuất tìm được thị trường tại các quốc gia ASEAN và vươn tầm ra thế giới. Tại đây, ông Trần Đáng đã chính thức trao chứng nhận Thực hành tốt sản xuất TPCN (GMP-HS) cho Công ty CP Đầu tư & sản xuất Âu Cơ (Hà Nội). Đây là đơn vị thứ hai được Hiệp hội TPCN Việt Nam trao chứng nhận này.

Thanh niên

Thêm một bệnh nhân ung thư được điều trị thành công bằng phương pháp cấy tế bào gốc

Ngày 21.11, Bệnh viện T.Ư Huế đã tổ chức báo cáo kết quả thành công ca điều trị thứ hai bệnh nhân ung thư buồng trứng bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc. Bệnh nhân là chị Trần Thị Thu (48 tuổi, trú tại P.Kim Long, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) nhập viện ngày 11.12.2013 với triệu chứng bụng căng to, mệt, khó thở. Sau khi tiến hành các xét nghiệm, bệnh nhân được phát hiện ung thư buồng trứng giai đoạn muộn, tiên lượng khó phẫu thuật. Ban chủ nhiệm đề tài nhà nước về “Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tự thân trong điều trị ung thư vú và ung thư buồng trứng” của Bệnh viện T.Ư Huế đã quyết định thực hiện phương pháp điều trị hóa chất liều cao kết hợp với cấy ghép tế bào gốc. Bệnh nhân được thu thập tế bào gốc tại Trung tâm huyết học truyền máu Bệnh viện T.Ư Huế, sau đó điều trị hóa chất liều cao bằng phương pháp nhắm trúng đích. Sau khi bệnh trạng diễn tiến đến giai đoạn suy tủy nặng sẽ được tiến hành cấy ghép tế bào gốc trở lại. Kết quả, sau hơn một năm điều trị, đến nay chị Thu đã hoàn toàn lui bệnh, các chỉ số sức khỏe đều diễn tiến tốt. PGS.TS Nguyễn Duy Thăng, Phó giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế, chủ nhiệm đề tài, cho biết có được kết quả thành công này là nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều khoa chuyên môn của bệnh viện, bên cạnh đó còn nhờ vào điều kiện kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại của Bệnh viện T.Ư Huế mới có thể thực hiện được phương pháp điều trị này. “Trước đó, nhiều thế hệ giáo sư, bác sĩ bậc thầy của chúng tôi cũng rất trăn trở nhưng chưa làm được vì điều kiện không cho phép” - PGS Thăng nói. Trước đó, vào tháng 3.2014, ca điều trị ung thư bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc đầu tiên cũng đã được thực hiện thành công tại Bệnh viện T.Ư Huế cho bệnh nhân Lê Thị S., ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Hiện tại, sức khỏe của chị S. tốt.

VietnamPlus

Lập trung tâm chuyển giao công nghệ điều trị nghiện ở TP.HCM

Ngày 21/11, tại trường Đại học Y Dược Tp. HCM, Dự án xây dựng Trung tâm chuyển giao công nghệ điều trị nghiện chất và HIV chính thức được khởi động. Dự án do trường Đại học Y Dược thành phố phối hợp với Đại học Y Hà Nội và Đại học California (Hoa Kỳ) thực hiện với sự tài trợ của Chương trình Cứu trợ khẩn cấp AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ thông qua Cục Quản lý lạm dụng chất gây nghiện và sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ. Trung tâm chuyển giao công nghệ điều trị nghiện chất và HIV có nhiệm vụ thực hiện các nghiên cứu nhằm phát hiện các phương thức điều trị các chất gây nghiện như morphine, heroine, methamphetamin, rượu, ectasy... Trung tâm cũng hợp tác với các chuyên gia trong và ngoài nước mở các khóa huấn luyện về điều trị nghiện chất và thực hành điều trị cho bệnh nhân nghiện tại các cơ sở điều trị nghiện chất trong nước. Theo tiến sỹ Đỗ Văn Dũng, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, những người nghiện không chỉ bị ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn dễ có nguy cơ lây truyền bệnh HIV, chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng xung quanh cũng bị ảnh hưởng. Do đó, việc dùng biện pháp y học trong điều trị nghiện chất là một trong những ưu tiên của y học Việt Nam hiện nay, nhất là khi đại dịch AIDS đang rất phổ biến. Từ đó, ngành y tế bắt đầu xây dựng những nghiên cứu, điều trị nghiện chất mang tính chất đặc thù của Việt Nam. Những nghiên cứu do Trung tâm kết hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước sẽ góp phần vào việc phát triển khoa học y học về nghiện chất; góp phần nâng cao năng lực cho các cán bộ trong lĩnh vực điều trị nghiện chất, kết nối giữa các cơ sở điều trị với cơ sở đào tạo. Điều này đang được kỳ vọng sẽ góp phần vào việc thực hiện chính sách của Nhà nước và Bộ Y tế tăng cường điều trị những bệnh nhân bị nghiện thuốc dạng thuốc phiện với methadone nhằm giảm bớt nguy cơ lây nhiễm HIV tại cộng đồng, giảm các tệ nạn xã hội gây ra do người nghiện. Dự án xây dựng Trung tâm chuyển giao công nghệ điều trị nghiện chất và HIV kéo dài trong ba năm. Trước đó, Trung tâm đầu tiên nghiên cứu chuyển giao điều trị chất gây nghiện ở Việt Nam được thành lập tại trường Đại học Y Hà Nội vào năm 2011./.

Chi phí cho thuốc men trên toàn cầu sẽ vượt mốc 1.000 tỷ USD

Theo một nghiên cứu của Viện Thông tin Y tế IMS, chi phí cho thuốc men trên toàn cầu trong năm 2014 sẽ vượt mốc 1.000 tỷ USD, chủ yếu do các loại thuốc mới của Mỹ như thuốc Sovaldi dùng trong điều trị viêm gan C hay các loại thuốc chữa ung thư có giá đến cả nghìn USD, trong khi các loại thuốc cùng dòng rẻ hơn chậm được tung ra thị trường. Cụ thể, số tiền được chi trong năm 2014 sẽ lên đến 1.060 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2013. IMS ước tính con số này sẽ tăng lên 1.300 tỷ USD vào năm 2018, do những loại thuốc mới mang tính đột phá được bào chế. Mức chi tại Mỹ chiếm khoảng 1/3 trong tổng chi phí trên toàn cầu và ước tăng 11,7% trong năm nay, trước khi giảm xuống 5% trong năm tới. Trong vài năm tới, chi phí cho thuốc chữa viêm gan C sẽ lên đến 100 tỷ USD, trong khi số tiền chi cho thuốc chữa ung thư cũng ở mức tương tự và cho thuốc tiểu đường là 78 tỷ USD. Các nhà sản xuất thuốc đang chịu sức ép trước việc giá thuốc của Mỹ cao, đặc biệt là giá thuốc Sovaldi lên đến 1.000 USD mỗi viên. Các văn phòng Medicaid bang và các công ty bảo hiểm tư nhân cho rằng giá thuốc quá cao để có thể chấp nhận được, trong khi các hãng dược phẩm cho là hợp lý do chi phí phát sinh cho việc bào chế các loại thuốc, trong đó nhiều loại không mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất. Những con số mà IMS đưa ra chưa tính đến các khoản tiền được hoàn lại, giảm giá và chiết khấu, đặc biệt là tại Mỹ. Nếu tính đến các khoản này, mức chi trong năm nay sẽ giảm khoảng 60-80 tỷ USD. Trong giai đoạn 2009-2013, ước tính số tiền được hoàn lại là 63 tỷ USD./.

Bác sỹ Cuba nhiễm virus Ebola được đưa đến Thụy Sĩ để điều trị

Tối 20/11 theo giờ địa phương, một bác sỹ trong đội y tế Cuba bị nhiễm virus Ebola ở Tây Phi đã đến Geneva để điều trị. Bác sỹ khoa nội Felix Baez, 43 tuổi, là bệnh nhân Ebola đầu tiên được điều trị ở Geneva, Thụy Sĩ. Bác sỹ có nhiệm vụ hỗ trợ chống dịch Ebola tại Sierra Leone đã có triệu chứng sốt cao hôm Chủ Nhật (16/11), và được xét nghiệm dương tính với virus Ebola một ngày sau đó. Bệnh nhân đã được đưa bằng xe cứu thương đến Bệnh viện Trương Đại học Geneva với sự hộ tống của cảnh sát. Ông Felix Baez là một trong số 165 chuyên gia y tế Cuba được cử đến Sierra Leone để giúp chống lại loại virus chết người Ebola, cho đến nay đã cướp đi sinh mạng của 5.450 người tại 8 quốc gia châu Phi. Ông Felix Baez đã được nằm trong một căn phòng đặc biệt được chuẩn bị tại một tòa nhà được tách biệt khỏi phần còn lại của bệnh viện và sẽ được chuyên gia về bệnh truyền nhiễm điều trị. Bệnh viện Geneva hiện đang thử nghiệm vắcxin tiềm tàng có khă năng chống lại Ebola trên các tình nguyện viên. BV có một truyền thống lâu đời trong việc điều trị bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết tương tự như Ebola, bao gồm cả virus Marburg. Bác sỹ Jacques-André Romand của bang Geneva cho biết không có rủi ro nào cho người dân Thụy Sỹ. Lây truyền của virus Ebola tại Sierra Leone vẫn còn "dữ dội và phổ biến, chiếm khoảng 70% của 732 trường hợp mới ghi nhận trong tuần tính đến ngày 10/11." WHO đã quyết định chuyển ông Baez về bệnh viện của Trường Đại học Geneva để điều trị. Theo số liệu được WHO công bố hồi tuần trước, đã có 5.177 ca tử vong vì dịch bệnh Ebola ở nhiều nước. Ông Baez là một trong số 256 bác sỹ và y tá Cuba đang hỗ trợ điều trị bệnh nhân Ebola ở Tây Phi. Chính phủ Cuba nhấn mạnh, đội ngũ y tế nước này luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu trợ. Việc Cuba gửi nhân viên y tế đến Tây Phi để hỗ trợ các nước chống dịch được cộng đồng quốc tế đánh giá cao./.

Ai Cập tiếp tục có thêm ca tử vong liên quan đến cúm gia cầm

Theo phóng viên TTXVN tại Ai Cập, nước này vừa ghi nhận thêm một trường hợp tử vong do nhiễm cúm A/H5N1. Đây là nạn nhân thứ tư kể từ đầu năm đến nay kể từ sau trường hợp đầu tiên được xác nhận hồi tháng Sáu và là trường hợp tử vong thứ ba do cúm gia cầm chỉ trong vòng ba ngày. Thông báo của Bộ Y tế Ai Cập cho biết ca tử vong mới nhất là một phụ nữ 30 tuổi, làm công việc nội trợ, đã tử vong hôm 19/11 tại tỉnh miền Nam Minya. Các bác sỹ khẳng định cô bị nhiễm virus từ gia cầm chết và nhập viện quá muộn trong tình trạng tình trạng sức khỏe suy kiệt, bị viêm phổi nặng dẫn đến ngừng hô hấp. Các ca nhiễm cúm A/H5N1 ở gia cầm và người được phát hiện lần đầu tiên ở Ai Cập vào đầu năm 2006. Chủng virus này đã biến thành đại dịch vào năm 2008, buộc chính quyền phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp như tiêu hủy hàng loạt và tiến hành tiêm chủng cho đàn gia cầm. Cho tới nay, có 180 người dân nước này bị nhiễm cúm gia cầm, trong đó 67 người đã thiệt mạng (chiếm 37% số ca nhiễm). Chỉ tính riêng từ đầu năm, Ai Cập đã phát hiện tám ca nhiễm cúm gia cầm, trong đó có bốn trường hợp tử vong. Hai ca tử vong mới nhất được xác nhận hôm 17 và 18/11 vừa qua tại tỉnh Minya và tỉnh Assiut kế bên. Theo một thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố cuối tháng Sáu, Ai Cập là quốc gia đứng thứ hai sau Indonesia về số ca nhiễm virus cúm A/H5N1 ở người. Hiện ước tính có khoảng 2 triệu lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm ở nước này./.

Roche Diagnostics cam kết chăm lo sức khỏe cho phụ nữ

Từ ngày 20-22/1, tại Hội nghị châu Á-Thái Bình Dương về phụ khoa, vô sinh và siêu âm (COGI) lần thứ 6, Roche Diagnostics Việt Nam đã giới thiệu các giải pháp chẩn đoán tiên tiến trong lãnh vực xét nghiệm phát hiện HPV giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung cũng như xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán tiền sản giật ở thai phụ và hội chứng Down. Trước đó một tuần, Roche Việt Nam cũng đã phối hợp với các chuyên gia từ các bệnh viện đa khoa, bệnh viện phụ sản đầu ngành như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Hùng Vương tổ chức hội thảo khoa học sức khỏe sinh sản lần thứ V cho gần 200 chuyên gia, cán bộ y tế đang công tác trong ngành cùng thảo luận sôi nổi về các tiến bộ trong chẩn đoán tiền sản giật và vai trò của xét nghiệm sFlt-1 và PlGF.
Ứng dụng xét nghiệm sFlt-1 và PlGF trên hệ thống cobas của Roche cũng đã được nghiên cứu và báo cáo ở Việt Nam bởi tiến sỹ Nguyễn Chính Nghĩa, Phó Khoa Sinh hóa, Bệnh viện Bạch Mai. Tiến sỹ Nghĩa cho biết: “Nghiên cứu cho thấy hai dấu ấn sinh học là sFlt-1 và PlGF và xem xét tỷ số sFlt-1/PlGF ở tam cá nguyệt thứ 2 có thể giúp chẩn đoán và dự báo tiền sản giật. Bên cạnh đó, hai dấu ấn sinh học này cũng rất có giá trị trong chẩn đoán phân biệt tiền sản giật ở những thai phụ mắc một số bệnh nội khoa từ trước lúc mang thai, có triệu chứng tương tự tiền sản giật (tăng huyết áp, Lupus ban đỏ hệ thống, viêm cầu thận, hội chứng thận hư…). Việc này rất quan trọng trong việc góp phần giảm tỷ lệ tử vong mẹ và thai nhi do tiền sản giật gây ra.” Với những hoạt động này, một lần nữa Roche thực hiện cam kết của mình trong việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ, thai phụ tại Việt Nam. “Phụ nữ đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, xã hội của chúng ta. Vì vậy, việc góp phần chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, thai phụ là một phần trong cam kết và nhiệm vụ của chúng tôi. Roche Diagnostics cam kết luôn phối hợp với các cơ quan chức năng, cán bộ y tế nhằm đem đến cho phụ nữ Việt Nam những cơ hội tiếp cận với kỹ thuật y khoa hiện đại, các giải pháp sàng lọc, chẩn đoán tiên tiến, giúp phụ nữ được chăm lo sức khỏe một cách tốt nhất,”./.

Vietnamnet

Đột phá mới trong điều trị và phòng chống HIV

Người nhiễm HIV được điều trị, sẽ giảm tới 96% nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình. Đây là một công bố khiến “cuộc chơi” thay đổi…

Giảm nguy cơ lây nhiễm 96%

Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM cho biết trong buổi sinh hoạt phòng chống HIV ngày 21/11. Thế giới đã công bố công trình nghiên cứu trên hơn 1000 cặp bạn tình. Những người bị nhiễm HIV sau khi điều trị cho thấy kết quả kinh ngạc, bạn tình của họ gần như an toàn tuyệt đối (giảm nguy cơ lây nhiễm tới 96%). Tương tự, tại TP.HCM, Chương trình phòng chống HIV đã khảo sát tải lượng vi-rút trên 217 người nhiễm chưa điều trị bằng ARV (thuốc kháng HIV). Kết quả thể hiện 10% có tải lượng vi rút dưới 1000 con/ml máu. Tải lượng vi rút trung bình của nhóm có CD4 dưới mức 350 (một loại bạch cầu tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch) cho thấy có tới 182.000 con vi rút HIV/ml máu, và ở nhóm có mức CD4 có khoảng 40.000 con vi rút HIV/1ml máu. Điều đó có nghĩa nguy cơ lây nhiễm HIV của những người này rất cao, lên tới trên 90%. Thế nhưng sau khi điều trị bằng ARV, cứ 10 người nhiễm cắt giảm được 9 nguồn lây. Từ những đột phá mới vừa nêu, bác sĩ Giang khẳng định kế hoạch phòng chống HIV phải thay đổi hoàn toàn. “Trước đây chúng ta chỉ điều trị cho người nhiễm HIV với mục đích kéo dài cuộc sống, thì nay điều trị là để phòng tránh lây nhiễm cho cả cộng đồng. Một người nhiễm HIV được điều trị tốt, số vi rút HIV trong máu có thể giảm xuống dưới ngưỡng 50 con/ml máu. Ở ngưỡng này xét nghiệm không tìm thấy được.”.

Đưa test nhanh vào xét nghiệm HIV

Tư duy theo kiểu bệnh nhân tới giai đoạn muộn mới điều trị, hay chỉ điều trị cho phụ nữ mang thai đến lúc sinh con rồi ngưng...cần thay đổi. Những phụ nữ có thai nhiễm HIV điều trị ARV trong lúc mang thai nhưng sinh con xong vẫn cần tiếp tục điều trị suốt đời để tránh nguy cơ lây nhiễm cho chồng và những đứa con kế tiếp của cô ta. Xét nghiệm HIV phải đại trà, thường quy hơn. Giờ đây nhận giấy xét nghiệm dương tính HIV không còn là án tử như trước nữa. Bệnh nhân HIV như mắc một căn bệnh mãn tính, sống còn lâu hơn người bị ung thư, tim mạch và tiểu đường. Xét nghiệm HIV không nhất thiết cứ phải lấy máu. Có thể xét nghiệm nước bọt giống như que thử thai…Kết quả test nhanh cho độ chính xác lên tới 99%. Nếu vẫn chưa chắc thì bệnh nhân sẽ làm 3 test nhanh của 3 hãng khác nhau. Nếu cả 3 đều dương tính thì không thể trượt được. Cái này thế giới đã làm, Việt Nam cần ứng dụng. Toàn TP.HCM hiện nay chỉ có 6 cơ sở xét nghiệm HIV được công nhận, trong khi mạng lưới xét nghiệm có tới 1000 cơ sở. Nếu ứng dụng những test nhanh thì trạm y tế phường/xã, trung tâm khám tiền hôn nhân cũng xét nghiệm HIV được. “Sau khi nghiên cứu bệnh nhân được điều trị ARV có thể giảm tới 96% nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình thì Thái Lan đã nhìn ra và tuyên bố sẽ chấm dứt đại dịch thế kỷ này vào năm 2030. Việt Nam còn nhiều khó khăn nhưng TP.HCM cũng hướng tới mốc 2030 để không còn ca nhiễm HIV mới. Muốn làm vậy phải phát hiện người nhiễm HIV thật sớm rồi cho họ điều trị luôn.”. Để đề án phòng chống HIV này thành công, rào cản lớn nhất là kinh phí. Kinh phí là vấn đề nan giải khi các nguồn viện trợ từ quốc tế cũng như ngân sách cho chương trình phòng/chống HIV tại Việt Nam mỗi ngày một giảm. Do đó, giải pháp hay nhất là sẽ vừa miễn phí, vừa thu phí. Những bệnh nhân nhiễm HIV ở giai đoạn nặng sẽ được điều trị miễn phí, còn những người bị nhẹ, sau khi test dương tính muốn điều trị luôn vì lợi ích cho bản thân, tránh lây nhiễm cho vợ con ngành y tế sẽ tính phí nhưng ở mức thấp. Chương trình phòng chống HIV cũng hướng tới thành lập các cơ sở điều trị ARV dự phòng cho người dân bị phơi nhiễm. Các nhân viên y tế khi bị phơi nhiễm HIV được uống ARV trong vòng 1 tháng để không mắc bệnh nhưng chưa có nơi nào chuyên điều trị dự phòng như vậy.

The Saigon Times

Cảnh báo nhân sâm Kianpi Pil bán chui ở VN

Thuốc có chứa Nhân sâm Kianpi Pil được rao bán tại Việt Nam Ngày 21-11, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, từ ngày 01-01-2012 đến nay, Cục này chưa hề cấp chứng nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho sản phẩm nhân sâm Kianpi Pil. Như vậy, toàn bộ sản phẩm nhân sân Kianpi Pil đang rao bán trên mạng ở Việt Nam là "bán chui". Loại nhân sâm dạng viên được các trang mạng Việt Nam rao bán có nguồn gốc từ Trung Quốc, được quảng cáo có tác dụng hỗ trợ cơ thể mạnh mẽ, giúp ăn ngon, bổ sung tăng cân ban đầu. Nhân sâm Kianpi Pil được bán với nhiều giá khác nhau; có nơi rao bán 5,5 đô la Mỹ/lọ (tương đương 117.000 đồng); có nơi bán tới 17,5 - 18,8 đô la/lọ. Trước đó, theo cảnh báo của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (ngày 19-11-2014) được đăng tải trên một số báo, nhân sâm Kianpi Pil có chứa dexamethasone, corticosteroid và cyproheptadine, thuốc kháng sinh histamin không được khai báo. Các chất này thường được sử dụng để điều trị tình trạng viêm; còn cyproheptadine, một kháng histamin (được dùng theo đơn) để điều trị dị ứng theo mùa. Corticosteroid có thể làm giảm khả năng chống lại bệnh nhiễm trùng, làm cho nồng độ đường trong máu cao, tổn thương cơ bắp và các vấn đề về tâm thần. Khi corticoid được dùng trong một thời gian dài hoặc với liều cao, có thể ức chế hoạt động của tuyến thượng thận và gây ra triệu chứng cai khi ngừng thuốc đột ngột. Thuốc kháng sinh histamin có thể gây ra buồn ngủ và ảnh hưởng đến sự tỉnh táo tinh thần. Ngoài ra, các thành phần thuốc không được công bố trong nhân sâm Kianpi Pil có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi kết hợp với các thuốc khác.

Đại đoàn kết

Phá rào cản cho Chương trình cai nghiện dùng Methadone

Cho đến nay, số người tham gia Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone mới chỉ khoảng 22.000 người, đạt 27% so với mục tiêu đề ra là 80.000 người vào cuối năm 2015 và mới triển khai ở 38/63 tỉnh, thành cả nước. Đâu là những rào cản khiến người nghiện ma túy khó tiếp cận Chương trình? Cán bộ y tế gặp khó khăn gì trong việc mở rộng chương trình này? Hội thảo "Cộng đồng với việc thực hiện Chương trình Methadone” diễn ra hôm qua 20-11, do Liên hiệp Các hội KH&KT VN (VUSTA), Quỹ Toàn cầu Phòng chống HIV/AIDS tổ chức phần nào cho lời giải đáp. Theo TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, nguyên nhân của thực trạng trên là do ý thức chấp hành của các địa phương chưa cao. Người thực hiện còn có tâm tư như thu nhập thấp, áp lực cao. Ông Trần Mạnh Thắng, đại diện cho những người sử dụng ma tuý tỉnh Điện Biên cho rằng: So với cai nghiện tập trung, Chương trình Methadone có nhiều ưu việt hơn. Người sử dụng ma tuý có điều kiện cải thiện cuộc sống đáng kể. Tuy nhiên, rào cản là người nghiện sợ lộ danh tính dẫn đến mất việc ở cơ quan, thủ tục xét duyệt khó khăn, rườm rà, kéo dài thời gian chờ đợi... Đồng quan điểm trên, một người nghiện khác tại Hà Nội kể lại một "mê hồn trận” tại địa phương buộc người nghiện phải đi lòng vòng hết cơ quan này sang cơ quan khác, làm đủ mọi xét  nghiệm để xin xác nhận hồ sơ dùng Methadone. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã hội thuộc Văn phòng Quốc hội, cần phải "thông cảm” cho thủ tục này để có thể có cơ sở quản lý người nghiện. "Chúng ta không thể thay quy định này được đâu”- ông khẳng định. Trong khi ông Thắng cho hay, ông từng đi nước ngoài, ở đó thủ tục dành cho người dùng Methadone rất đơn giản, chỉ cần người nghiện đến các trung tâm đăng ký. Một vấn đề khác được đặt ra là làm thế nào để xã hội hoá công tác này trong khi Thông tư 12 của Bộ Y tế quy định cơ sở cai nghiện nhất thiết phải có biên chế 10 nhân lực, rất cồng kềnh và tốn kém. Luật Phòng chống ma tuý coi người sử dụng ma tuý là người bệnh. Theo ông Trần Tiến Đức, chuyên gia độc lập, từng là Giám đốc Dự án Policy của USAID, chúng ta cần chăm sóc, đối xử với họ với tâm thế khác, chứ không phải như hiện nay cứ mãi bắt buộc cai nghiện tại các trung tâm 06. "Một năm Trung tâm 06 Đức Hạnh – TPHCM tiêu tốn hết 27 tỷ đồng mà có đến 90% người tái nghiện sau 2 mãn hạn 2 năm điều trị ở đây. Chúng ta có đến gần 100 trung tâm 06. Nếu dùng số tiền này dùng cho điều trị Methadone thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều”- ông Đức nhấn mạnh. Trong bối cảnh nguồn tài trợ cấp thuốc Methadone miễn phí sẽ bị cắt bắt đầu từ năm 2016 mà bệnh nhân có thể phải thanh toán thêm tiền thuốc, việc chuyển dịch đầu tư từ các trung tâm 06 sang cấp thuốc Methadone có thể là một giải pháp khá hữu hiệu- theo ông Đức.

WHO cảnh báo số ca tử vong do Ebola đã lên tới 5.420 người

Theo số liệu của WHO công bố ngày 19-11, từ cuối tháng 12-2013 tới nay đã có tới 5.420 người tử vong trong tổng số 15.145 ca nhiễm virus Ebola ở 8 quốc gia.  Điều này cho thấy dịch bệnh vẫn tiếp tục "lây lan mạnh trên diện rộng”, đặc biệt là ở Siera Leone. Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết kể từ thời điểm bùng phát dịch, gần một nửa lực lượng lao động ở Liberia không có việc làm.  Hiện WB tiếp tục kêu gọi huy động 1 tỷ USD để giúp các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất đối phó dịch, cũng như hồi phục nền kinh tế địa phương. Hai nước đã được công bố thoát dịch là Nigeria và Senegal tiếp tục không ghi nhận ca nhiễm mới nào trong thời gian qua. 

Đà Nẵng: Bệnh nhân nghi nhiễm virus Ebola xuất viện

Sau 3 tuần được theo dõi và điều trị tích cựctại Bệnh viện Đà Nẵng, sáng 21-11, bệnh nhân Chu Văn Chung quê ở tỉnh Thanh Hóa, người nghi nhiễm virus Ebola đã khỏe mạnh và xuất viện. Sau 4 lần xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus Ebola, Bệnh viện Đà Nẵng đã gỡ bỏ lệnh cách ly và tiếp tục điều trị theo phác đồ điều trị bệnh sốt rét. Bệnh nhân Chu Văn Chung cho hay, lúc mới nhập viện và bị cách ly điều trị do nghi nhiễm virus Ebola, anh rất hoang mang lo lắng. Tuy nhiên, được sự động viên của các y, bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng và sự vào cuộc nhanh chóng của ngành Y tế, anh cảm thấy rất yên tâm.

Phụ nữ

Thế giới chạy đua thử nghiệm thuốc trị Ebola

Các nhà khoa học đang chạy đua phát triển các vắc-xin trong bối cảnh dịch Ebola tiếp tục lan rộng ở Tây Phi - tuy phần nào lắng dịu tại Liberia, nhưng đang tăng độ nóng ở Mali. Mali ghi nhận ba ca tử vong mới của những người lây nhiễm virus từ một bệnh nhân là lãnh tụ Hồi giáo Guinea chết vì căn bệnh này. Người thứ tư, một bác sĩ tại phòng khám ở thủ đô Bamako, nơi vị giáo sĩ chết, đang được chăm sóc đặc biệt, và hơn 250 người tiếp xúc với ông ta đang được giám sát y tế.Đối tượng chính được các nhà khoa học dồn sức nghiên cứu là vắc-xin chống virus Ebola chủng Zaire, loại virus đang hoành hành dữ dội ở các nước Tây Phi. Gần 200 người đã tiếp nhận vắc-xin thử nghiệm do Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH) và hãng dược của Anh GlaxoSmithKline (GSK) phát triển. Các thử nghiệm ở giai đoạn một nhắm đến kiểm tra sự an toàn của vắc-xin, chứ chưa tập trung vào hiệu quả của thuốc. Đầu tuần, những người tham gia (trong đó có các tình nguyện viên người Mỹ, Mali, Thụy Sĩ và Anh), đã được thử nghiệm và dữ liệu thu được cho thấy vắc-xin có thể bước sang giai đoạn hai: đánh giá an toàn và xem xét hiệu quả. Loại vắc-xin chứa virus gây cảm lạnh đối với tinh tinh, cùng với một gen duy nhất từ virus Ebola, được các nhà khoa học hy vọng sẽ giúp cơ thể phát triển kháng thể miễn dịch đối với Ebola. Các nhà khoa học muốn tìm hiểu, nhân viên y tế Mali có phản ứng miễn dịch thế nào khi họ dùng vắc-xin này, và so sánh với các đối tượng thử nghiệm khác ở Anh và Thụy Sĩ. “Nếu vắc-xin này được chứng minh là có tác dụng, nó có thể giúp thay đổi động năng của dịch bệnh Ebola bằng cách ngăn chặn virus lây truyền cho nhân viên y tế, những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất”, tiến sĩ Myron Levine, Giám đốc Trung tâm Phát triển vắc-xin tại Khoa Y Đại học Maryland (Mỹ) cho biết. Trong khi đó, một vắc-xin Ebola khác được NewLink Genetics nghiên cứu và bào chế cũng được thử nghiệm lâm sàng. Các bác sĩ đang theo dõi hệ thống miễn dịch của khoảng 40 người để xem cách họ phản ứng với một protein Ebola trong vắc-xin. Các phương thức điều trị khác, bao gồm huyết tương lấy từ máu bệnh nhân Ebola đã phục hồi và thuốc ZMapp thí nghiệm, dự kiến thử nghiệm vào cuối năm 2014, theo một báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới. “Chúng tôi không biết các vắc-xin hiệu quả đến mức nào và tác dụng phụ ra sao, nhưng chúng tôi sẽ nhận được một số kết quả khi bước vào năm mới”, tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y khoa Vanderbilt ở Nashville, bang Tennessee (Mỹ) cho biết.

Người cao tuổi

Bài học rút ra từ đại dịch Ebola

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tính đến ngày 9/11, thế giới đã ghi nhận hơn 14.000 trường hợp mắc bệnh do vi-rút Ebola, trong đó có 5.160 người đã tử vong. Ổ bệnh xuất phát từ ba nước Tây Phi là Ghi-nê, Li-bê-ri-a và Xi-ê-ra Lê-ôn. Bệnh đã lây lan sang một số nước, trong đó có Mỹ, Tây Ban Nha… Ban đầu, bệnh lây từ động vật hoang dã, từ đười ươi, hắc tinh tinh sang người, nay thì từ người sang người. Số người nhiễm bệnh và tử vong tăng theo cấp số nhân và hiện chưa có thuốc đặc trị. Mỹ đã cảnh báo Ebola có nguy cơ trở thành đại dịch AIDS thứ 2. WHO nâng cấp báo động đỏ vi-rút Ebola trên phạm vi toàn cầu. Nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp khẩn cấp phòng ngừa sự lây lan đại dịch Ebola. Tại các cửa khẩu trên bộ, sân bay, bến cảng đã lắp đặt các dụng cụ đo thân nhiệt và tiến hành biện pháp kiểm tra và cách li những người nghi hoặc phát hiện có triệu chứng nhiễm bệnh. Nhưng về mặt nhận thức, nhiều người chưa hiểu rõ về đại dịch Ebola nên có phần chủ quan, coi thường. Có người cho rằng Ebola khó thâm nhập vào Việt Nam vì địa lí xa cách hoặc Việt Nam ít có quan hệ với các nước Tây Phi. Theo Bộ Ngoại giao, ở các nước Tây Phi vẫn có một số cộng đồng người Việt sinh sống. Việc về nước của những người này là một nhu cầu tất yếu. Tuy đến nay chưa phát hiện có người nhiễm vi-rút Ebola đến Việt Nam nhưng hằng ngày vẫn có những người khách từ Châu Phi đến Việt Nam. Cho nên đánh giá thấp nguy cơ của đại dịch Ebola là một sai lầm. Theo các nhà nghiên cứu, dịch bệnh Ebola phát sinh từ năm 1966, khi một nhóm trẻ của một ngôi làng phía Bắc Gabon phát hiện có một con hắc tinh tinh chết trong rừng. Nhóm trẻ đem xác hắc tinh tinh về làng. Người ta làm thịt con vật và cả dân làng đều được ăn thịt con vật đó. Một thời gian không lâu sau đó đã có 21 người bị chết mà không hiểu rõ nguyên nhân. Đó là ngôi làng biệt lập trong vùng, không ai chú ý đến sự kiện này. Cách đó không lâu, ở một nơi khác người ta lại phát hiện thấy xác của 13 con hắc tinh tinh chết trên bờ sông trong rừng, không hiểu rõ nguyên nhân. Con sông có tên Ebola nên người ta lấy tên con sông đặt cho căn bệnh. Đến năm 2000, các nhà thám hiểm nhận thấy từ 90 đến 95% hắc tinh tinh trong vùng biến mất. Còn số người chết vì bệnh Ebola lây lan nhanh chóng. Các nhà khoa học cho biết, vi-rút Ebola lẫn trong nước tiểu, nước giải, nước bọt, nước mắt, trong các chất dịch nôn mửa của con người, kể cả trong tinh trùng người. Do thiếu hiểu biết, những người chăm sóc bệnh nhân không biết cách phòng hộ và không có dụng cụ bảo hộ, cộng thêm các hủ tục khi ma chay, chôn cất, vi rút Ebola càng có dịp lây lan nhanh chóng. Có những nơi người nhiễm bệnh Ebola kiệt sức bị bỏ mặc nằm giữa đường làng hoặc bên bìa rừng cho đến khi chết mà không có người chôn cất. Ebola trở thành đại dịch là như vậy. Ebola nay trở thành mối đe dọa lớn đối với loài người. Nhưng nó bắt đầu bằng một hành động dại dột là dùng súc vật đã chết làm thực phẩm. Thật rùng mình khi ở Việt Nam vẫn còn những gia đình, những người dùng gà, vịt, ngan, chó, lợn, trâu, bò chết vì dịch bệnh làm thực phẩm hoặc đem ra chợ bán cho người khác. Bộ Y tế và các Bộ có liên quan có thể rút ra nhiều bài học quản lí về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật hoang dã và có các biện pháp tiêu hủy con vật bị dịch bệnh. Chớ nên xem thường! Bài học rút ra từ đại dịch bệnh Ebola là cần đẩy mạnh hơn nữa việc thông tin giúp người dân bỏ thói quen dùng gia cầm, súc vật chết vì dịch bệnh làm thực phẩm hoặc vứt xác bừa bãi con vật đã chết ra môi trường. Làm được điều này hẳn là khó. Nhưng nếu làm được sẽ tiết kiệm được nhiều tiền của và bảo đảm an toàn cho mạng sống cho con người hơn là để khi dịch bệnh xảy ra rồi mới lo đối phó.

Hà Nội mới

Cần mô hình mới để lấp dần những khoảng trống của y tế Việt Nam hiện nay

Sau ba tháng được ghép tế bào gốc và cũng mới chỉ qua hai lần ghép tại Bệnh viện (BV) Đa khoa quốc tế Vinmec, nụ cười rạng rỡ đã trở lại trên gương mặt còn xanh xao của cháu Nguyễn Lê Nhật Lam (7 tuổi, ở huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh). Khi phóng viên đến chúc mừng và phỏng vấn, GS.TS, AHLĐ, TTND Nguyễn Thanh Liêm chia sẻ: Vinmec là mô hình y tế rất mới ở nước ta, không chỉ cho tôi điều kiện để tiếp tục cống hiến cho y học nước nhà, góp phần đem lại hạnh phúc cho các gia đình bệnh nhân mà mô hình này còn góp phần lấp dần những khoảng trống của hệ thống y tế Việt Nam hiện nay. Xem clip ghi hình tiến trình điều trị của Nhật Lam, thực sự tôi rất khâm phục các thầy thuốc. Có lẽ, gia đình của cháu không bao giờ có thể tin được, con gái họ có ngày hôm nay…Nhật Lam bị một loại virus tấn công vào hệ thần kinh trung ương sau một trận sốt cao cách đây một năm, trước đó cháu hoàn toàn bình thường. Tình trạng bệnh ngày càng nặng, chân tay teo, thường xuyên phải dùng thuốc chống động kinh và giãn cơ cháu mới có thể ngủ được. Sau 6 tháng bị căn bệnh hành hạ, cháu chỉ còn da bọc xương, không nói, không ngồi, không cử động được. Gia đình đã đưa cháu đi rất nhiều nơi để chữa trị nhưng không hiệu quả. Tháng 7-2014 vừa qua, cháu đã được ghép tế bào gốc tại BV Đa khoa quốc tế Vinmec. Nhật Lam vừa được ghép lần thứ 2 vào cuối tháng 10-2014. Sau ba tháng nữa, các bác sĩ sẽ tiếp tục đánh giá những tiến triển của bệnh nhân, nhưng hiện nay, cháu đã dần phục hồi, đã ngồi được, cầm nắm được, thậm chí cũng đã bắt đầu tập đi với sự hỗ trợ của các bác sĩ BV.

Một BV ngoài công lập mà đầu tư phát triển công nghệ tiên tiến như tế bào gốc, hẳn đó là lý do hấp dẫn để ông đến với Vinmec sau khi hoàn thành nhiệm vụ quản lý ở BV Nhi trung ương?

- Đó đúng là một lý do quan trọng. Khi hết tuổi quản lý, tôi vẫn có thể tiếp tục làm việc tại BV Nhi theo quy định của Nhà nước đối với GS. Tuy nhiên, với cơ chế của Vinmec, tôi biết rất rõ rằng sẽ thuận lợi hơn để triển khai các ý tưởng nghiên cứu, đặc biệt về những lĩnh vực mới ở Việt Nam như tế bào gốc. Nhưng không phải cơ sở y tế ngoài công lập nào cũng có quan niệm giống như các nhà đầu tư của Vinmec khi sẵn sàng chưa đặt lợi ích kinh tế mà trước hết phải đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Tôi cũng thấy rõ sự chân tình, mong muốn cầu người hiền tài về xây dựng Tập đoàn Vingroup nói chung, BV Vinmec nói riêng ở chủ đầu tư. Và vì thế, như chị thấy đấy, tôi làm giám đốc một cơ sở y tế quy mô không hề nhỏ, với 500 giường, có cơ sở vật chất và trang thiết bị ngang tầm khu vực. Chính điều này sẽ giúp tôi có thể tiếp tục theo đuổi những công trình nghiên cứu y khoa, về những công nghệ mới để giúp cứu sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều bệnh nhân.

- Hàng chục năm làm giám đốc BV công đầu ngành, hai năm làm giám đốc BV tư, vị trí nào mệt hơn, thưa ông?

- Mọi so sánh đều là khập khiễng, nhưng khi nhận lời về Vinmec, dù đã nghĩ nhiều về những khó khăn, nhưng thực sự tôi không lường được hết những điều đang chờ đón mình.

- Với một người trưởng thành từ bác sĩ, trở thành một tên tuổi được thế giới biết đến, như cách một nhà báo đã viết về ông, có gì còn "khó khăn không lường trước" được! Vả lại, ở Vinmec, tôi thấy mọi thứ đều rất thuận lợi đến mức gần như hoàn hảo, chỉ cần có trình độ và tấm lòng.

- Về điều kiện để bác sĩ hành nghề thì đúng là ở Vinmec quá hoàn hảo so với các cơ sở y tế của Việt Nam. Nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị chỉ cần có tiền là có, còn yếu tố con người thì không chỉ có thế, dù ở đây chế độ đãi ngộ tương đối cao. Nhưng cán bộ nói chung, cán bộ y tế nói riêng, vẫn còn tâm lý phân biệt công - tư. Người ta không thích làm BV tư, nhất là những ai đã "ấm chỗ" ở BV công vì họ lo không biết liệu rằng BV có tồn tại và phát triển được không. Làm việc ở BV công có vẻ vẫn được xã hội trọng vọng hơn. Chưa kể, làm ở BV tư, đòi hỏi rất cao ở tinh thần, thái độ, mà đây là điểm yếu trong đào tạo và hành nghề bác sĩ của y tế Việt Nam hiện nay, dễ dẫn đến việc mắc lỗi và bị phạt. Thế cho nên, vào thời điểm cách đây hai năm, khoa Sản mới chỉ có 5 bác sĩ, dù bây giờ đây là đơn vị phát triển mạnh nhất của Vinmec.

- Có một bệnh nhân của Vinmec kể với tôi rằng, ông ấy từng đi điều trị ở nước ngoài và điều mà ông ấy "gặp" lại được khi đến đây chính là người bệnh thực sự được đối xử tử tế. Khi được tiêm truyền, có lẽ do tâm lý, bệnh nhân này cảm thấy khó chịu và huyết áp tăng. Nhận thấy điều đó, điều dưỡng viên đã điều chỉnh tốc độ bơm thuốc chậm nhất đến mức có thể để ông ấy thấy dễ chịu với một thái độ vui vẻ và thấu hiểu người bệnh. Theo như đánh giá của nhiều bệnh nhân đã từng điều trị ở đây, điều mà họ hài lòng nhất có lẽ chính là tinh thần, thái độ phục vụ, thứ khó có thể kiếm tìm ở những cơ sở y tế công lập luôn trong tình trạng quá tải. Có được điều này hẳn không dễ, thưa ông?

- Bác sĩ, y tá, hộ lý ở đây chịu áp lực rất lớn về tinh thần, thái độ phục vụ. Áp lực này không đến từ câu chuyện quá tải mà bởi bệnh nhân vào đây họ có tâm lý của người mua dịch vụ chất lượng cao. Cũng như trường hợp mà chị vừa nói, rất nhiều bệnh nhân trước từng đi điều trị ở nước ngoài nay lựa chọn Vinmec vì chi phí chỉ bằng 1/4 đi Singapore, Thái Lan, nhưng chất lượng lại không thua kém. Với nhiều người, nhất là bệnh nhân mắc các bệnh nan y như ung thư, điều trị tại Vinmec họ còn được gần gia đình. Ông nằm viện thì sáng bà, chiều con cháu vào thăm, bè bạn đến chia sẻ. Sự nâng đỡ về tinh thần này, cảm giác không bị cô đơn ấy, thực sự rất quan trọng đối với bệnh nhân, nhất là người bị bệnh nặng. Đi nước ngoài thì làm sao có được điều đó. Với chi phí phải bỏ ra, người bệnh cũng yêu cầu rất cao ở BV, nhất là về việc chăm sóc, thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên. Đa số bệnh nhân đòi hỏi đúng, nhưng cũng không phải không có những người không giới hạn được quyền lợi của mình đến đâu, cũng có người do không hiểu thấu đáo nên có những "thắc mắc" mà chúng tôi không biết giải thích thế nào. Ví dụ, bệnh nhi bị ho, sốt, chỉ cần nghe phổi bác sĩ cũng có thể chẩn đoán là viêm phổi và có thể kê đơn phù hợp. Nhưng có người thắc mắc sao không thấy chụp chiếu, không thấy xét nghiệm máu đã kê đơn. Lại có người, bác sĩ cẩn thận cho chụp X-quang, xét nghiệm máu thì lại bảo "vẽ" ra để thu thêm tiền. Những áp lực kiểu này có lẽ không có ở BV công. Nhân viên bị áp lực thì tất nhiên người quản lý cũng bị áp lực theo.

- Ngoài áp lực từ người bệnh và việc xây dựng thương hiệu, GS có chịu áp lực vô hình nào khác từ nhà đầu tư, việc dễ gây nên cảnh "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" giữa giám đốc chuyên môn và người bỏ tiền xây dựng BV?

- Ý nhà báo muốn đề cập chuyện lợi nhuận? Về vấn đề này chúng tôi có chịu áp lực nhưng không gay gắt bởi nhà đầu tư Vinmec là người có tầm nhìn xa và có tâm. Đã là nhà đầu tư thì phải tính đến lợi nhuận, nhưng ở đây lợi nhuận không được coi là ưu tiên đầu tiên và duy nhất. Chúng tôi có được quyền tự chủ tương đối về chuyên môn. Thêm nữa, không giống như giám đốc BV công, phải lo từ A đến Z, ở đây, có sự phân cấp, ví dụ như có bộ phận chuyên lo quản lý tòa nhà, chúng tôi chỉ cần có yêu cầu là được đáp ứng; các mối quan hệ cũng có bộ phận riêng chăm sóc. Tất nhiên, chúng tôi cũng chịu nhiều áp lực về hiệu quả hoạt động, yêu cầu đổi mới và nâng cấp liên tục tiêu chuẩn dịch vụ, chất lượng khám chữa bệnh của BV.

- Vậy theo GS, mô hình nào hiệu quả hơn, công lập hay tư nhân?

- Mỗi mô hình có những thế mạnh riêng. Nhưng những việc mà Vinmec làm được dù chỉ sau hơn 3 năm đi vào hoạt động cũng đã chứng minh rằng, nếu có cơ chế phù hợp thì Việt Nam có thể xây dựng những BV có trình độ tương đương khu vực. Vinmec đã xây dựng nên một mô hình về y tế tư nhân trong hệ thống y tế Việt Nam và là một mô hình kiểu mẫu về chất lượng phục vụ. Sự ra đời và kết quả hoạt động của mô hình này còn tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống y tế của nước ta, góp phần lấp dần những khoảng trống trong hệ thống y tế hiện hành, để từ đó góp phần nâng cao chất lượng khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

- Với việc trở thành sự lựa chọn của nhiều người bệnh vốn trước thường đi nước ngoài chữa bệnh và cả bệnh nhân là người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, Vinmec còn đang phải cạnh tranh với các BV trong khu vực, thưa GS. Điều này cũng là một áp lực lớn?

- Đúng là hiện Vinmec đã là một cơ sở y tế ngang tầm khu vực. Ở đây có khả năng giải quyết các bệnh phức tạp nhất của các chuyên khoa như mổ tim hở, can thiệp mạch máu, nội soi tiên tiến… BV cũng đã và đang nghiên cứu ứng dụng điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc để điều trị một số bệnh như thoái hóa khớp, liệt cột sống, bệnh về neuron thần kinh, tắc đường mật bẩm sinh. Hiện labo về tế bào gốc của Vinmec hiện đại nhất Việt Nam và không thua kém các nước trong khu vực và chúng tôi phấn đấu trong tương lai sẽ trở thành một trung tâm tế bào gốc mạnh nhất nước ta. Ở đây cũng đã có trung tâm về công nghệ gen thực hiện các xét nghiệm di truyền phân tử, di truyền tế bào… có thể chẩn đoán trước sinh các bất thường về số lượng và chất lượng nhiễm sắc thể, bệnh lý di truyền phân tử. Trung tâm này cũng có thể phát hiện gen gây ung thư trên một số bệnh, sàng lọc gen ung thư ở gia đình có yếu tố di truyền giúp việc lựa chọn một phác đồ điều trị hóa chất tối ưu. Ứng dụng này cũng cho phép sàng lọc phôi trước khi chuyển vào buồng tử cung trong thụ tinh ống nghiệm, tránh dị tật bẩm sinh. Ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn Vinmec cũng đã thu thập, lưu trữ hàng trăm mẫu tế bào gốc máu cuống rốn theo yêu cầu của sản phụ, gia đình hoặc tự nguyện hiến. Các mẫu tế bào gốc này được xử lý và lưu trữ trên hệ thống tự động tiên tiến. Đây sẽ là nguồn "chất liệu" quý giá phục vụ hiệu quả chăm sóc sức khỏe sau này cho các gia đình đã lưu trữ và cộng đồng nói chung. Một trung tâm hỗ trợ sinh sản đồng bộ nhất cũng đã được thành lập. Vì là một bộ phận của một BV đa khoa cho nên trung tâm này được hỗ trợ của các chuyên khoa khác, từ công nghệ gen, tế bào gốc, hồi sức, nhi, sơ sinh. Dịch vụ chăm sóc trước sinh ở đây đặc biệt được chú trọng. Nhiều lớp tiền sản được tổ chức giúp các bà mẹ tương lai những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho quá trình mang thai, sinh và sau sinh. BV đã mời một chuyên gia người Đức giám sát chất lượng dịch vụ, tham gia đào tạo nữ hộ sinh một số kỹ thuật mới như đứng hay quỳ để sinh, giúp đỡ các bà mẹ có thể sinh thường, hạn chế thấp nhất tỷ lệ sinh bằng phương pháp mổ. Về chất lượng phục vụ, Vinmec đã đủ tự tin để sắp tới đăng ký chứng chỉ JCI, là bộ tiêu chuẩn chất lượng của Mỹ cấp cho các BV trên toàn cầu. Và kết quả là số bệnh nhân đến BV năm thứ 3 tăng gấp 3 lần so với năm đầu, so với năm thứ 2 thì gấp 2 lần.

- GS có nghĩ, sẽ đến lúc, Vinmec sẽ sử dụng hết công suất giường bệnh? Khi đó, BV sẽ giải quyết vấn đề nhân lực thế nào?

- Vinmec đã đáp ứng một phần phân khúc thị trường dịch vụ y tế dành cho những người có thu nhập cao. Trước đây, muốn mất tiền để được chăm sóc y tế cho đáng với chi phí bỏ ra, họ phải đi nước ngoài, thì nay, họ có thể đến Vinmec. Với sự phát triển kinh tế của Việt Nam và với "tham vọng" đón nhận BV nước ngoài đến đây điều trị, việc sử dụng hết công suất 500 giường bệnh là mục tiêu của nhà đầu tư và đội ngũ cán bộ y tế. Về nguồn nhân lực, hiện nay số lượng bác sĩ về đây làm việc đã có cải thiện đáng kể. Không chỉ có lực lượng đã nghỉ hưu ở BV công mà có nhiều người đang trong độ chín nghề nghiệp làm việc ở đây, bởi họ đã có niềm tin vào tương lai của mô hình này. Bên cạnh đó, Vinmec thực hiện "liên thông chuyên môn", cộng tác chặt chẽ với những bác sĩ đầu ngành trong và ngoài nước để chữa bệnh cho bệnh nhân theo yêu cầu. Tuy nhiên, để giải quyết căn cơ vấn đề nguồn nhân lực, Vinmec đang xúc tiến việc xây dựng một cơ sở đào tạo về y khoa. Đây không chỉ là nơi cung cấp nhân lực cho Vinmec mà mong muốn của nhà đầu tư cũng như của những người làm chuyên môn ở đây còn là xây dựng một mô hình đào tạo y khoa phù hợp với mô hình chung của thế giới, khắc phục những điểm yếu trong đào tạo hiện nay của chúng ta, đặc biệt là khắc phục các phương pháp đào tạo lạc hậu.

- Xin cảm ơn GS, và mong ông cùng Vinmec sẽ tiếp tục đưa những tiến bộ khoa học về y khoa vào việc chẩn đoán, điều trị cho người bệnh.

Quân đội nhân dân

Học viện Quân y khám, cấp thuốc miễn phí cho người dân xã Sóc Hà

Ngày 22-11, HVQY tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho bà con xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Ngay từ sáng sớm, người dân trong xã đã tập trung rất đông về trụ sở UBND xã, nơi Học viện Quân y tổ chức khám, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí. Phát biểu khai mạc, Thiếu tướng, PGS, TS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện cho biết: Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn”, tăng cường xây dựng mối đoàn kết gắn bó, nêu cao phẩm chất, truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", tham gia phong trào hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", đóng góp xây dựng quỹ "Đền ơn đáp nghĩa", hằng năm Học viện thường xuyên tổ chức nhiều đoàn cán bộ, bác sĩ đi khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho đồng bào ở một số địa phương còn gặp nhiều khó khăn, như: Sơn La, Lạng Sơn, Lai Châu... Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 25 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân, Học viện Quân y đã phát động phong trào thi đua sôi nổi trong toàn Học viện, tổ chức tốt các hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa". Tính từ đầu năm đến tháng 11, Học viện đã tổ chức gần 30 đoàn với 600 lượt cán bộ, bác sĩ, khám, tư vấn sức khoẻ và cấp thuốc cho trên 21 ngàn lượt người; xây tặng 5 nhà tình nghĩa trong đó tại huyện Hà Quảng là 4 nhà, riêng xã Sóc Hà 2 nhà. Sau lễ khai mạc nhanh, ngắn gọn, ý nghĩa, công tác khám, tư vấn sức khỏe đã được tiến hành một cách tập trung, trách nhiệm. Tính đến cuối giờ sáng, đã có 700 người dân được khám, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí.

Qua đường dây nóng, Bộ Y tế cách chức 7 lãnh đạo khoa, khiển trách 122 cán bộ

Một trong những giải pháp quyết liệt của ngành y tế nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và giải tỏa ngay những bức xúc của người dân khi đi khám bệnh tại các cơ sở y tế công lập là thiết lập “đường dây nóng 24/24”. Đi vào hoạt động từ tháng 11-2013, đến nay bình quân mỗi ngày đường dây nóng của Bộ Y tế nhận gần 50 cuộc gọi, trong đó khoảng 50% phản ánh về công tác khám chữa bệnh mà đa phần bức xúc với thái độ của cán bộ, nhân viên y tế. Qua đó, ngành y tế đã xử lý kiên quyết bằng hình thức cách chức 7 lãnh đạo khoa, chuyển công tác 18 cán bộ, khiển trách 122 cán bộ, cắt thi đua 100 trường hợp. Ngoài ra, đường dây nóng cũng đã nhận được 35 cuộc gọi đề nghị khen thưởng các bác sĩ hết lòng vì bệnh nhân.

Lao động

Lương y họ Lương nối xương, đả khớp cứu người

Cách đây hàng trăm năm, dòng họ Lương ở thôn Phú Hòa (xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) đã làm nghề nối xương, chữa bong gân, trật đả và các bệnh xương khớp. Điều đáng nói là chỉ với đôi bàn tay, các truyền nhân nhà họ Lương có thể cảm nhận được vết thương và chữa trị với chỉ vài động tác. Qua nhiều thế hệ, đến nay, họ vẫn trân trọng cái nghiệp cha ông truyền lại, sống với tâm nguyện hành thiện cứu người.

Chữa bệnh bằng tay không

Hai truyền nhân của nghề “nối xương, đả khớp” trong dòng họ Lương nổi tiếng ở đất Phú Yên là lương y Lương Cờ (76 tuổi) và lương y Lương Văn Trong (64 tuổi). Nói đến lương y Lương Cờ, người dân thôn Phú Hòa gọi ông với cái tên trìu mến là “thầy Sáu”. Gọi vậy là vì lương y Lương Cờ là con trai thứ 6 của thầy Lương Dung (1900 - 1973) - vị lương y một thời nức tiếng đất này. Đã ngoài tuổi thất thập, thầy Sáu có gương mặt phúc hậu, đầu tóc bạc phơ nhưng ánh mắt còn tinh anh, dáng người khỏe khoắn. Đang chăm chú với ván cờ nhưng khi thấy một người phụ nữ tìm đến chữa bệnh, ông vội vàng đón tiếp. Đó là chị Nguyễn Thị Kim Cúc (39 tuổi, ở TP.Tuy Hòa). Chị Cúc cho biết, 4 tháng trước chị bị té cầu thang, đau ở vai trái. Dù xương khớp không hề có dấu hiệu tổn thương nhưng mỗi lần vận động chị thường đau nhức. Vai đau ê ẩm, nhưng khi đi chụp X-quang thì không tìm ra được nguyên nhân. Thầy Sáu nghe xong, gật gù rồi mỉm cười, như đã biết được tình trạng bệnh. Thầy Sáu chỉ lên chiếc phản, bảo chị Cúc ngồi đó, hoàn toàn thả lỏng người. Còn ông đứng bên cạnh, một tay ấn vào vai một tay nắm chỏ tay chị giơ lên cao rồi gập ra sau. Giữ nguyên tư thế, vị lương y dùng đôi bàn tay xoa bóp như để sắp lại gân cơ. Sau vài động tác trông khá đơn giản, thầy Sáu đã thực hiện xong việc chữa trị. Chị Cúc ban đầu khá đau đớn nhưng sau đó thử vận động thì không còn thấy đau nhức nữa. Thầy Sáu cho biết, chị Cúc không hề bị chấn thương xương khớp gì mà là bị lệch gân. Nói rồi, lương y mang ra một hộp cao thuốc gia truyền có tác dụng đặc trị bệnh trật đả. Ông tỉ mỉ bôi thuốc ra tấm băng rồi gói lại cẩn thận để chị Cúc mang về nhà buộc lên chỗ đau. “Chỉ riêng trong ngày hôm nay, tính cả chị Cúc thì đã có 6 người tìm đến nhà nhờ tôi chữa trị. Người thì trặc tay, người trặc chân, trường hợp nặng là gãy xương, chấn thương xương. Ngoại trừ một số người bị quá nặng, đa số các trường hợp tôi đều chữa được cả. Tính đến nay, tôi đã chữa bệnh cho hàng nghìn người rồi. Người ta đến thì tôi chữa và ghi lại tên tuổi địa chỉ vào sổ, còn cụ thể họ bị thế nào thì ở tuổi này tôi không thể nhớ rõ”.

Ba thế hệ cùng làm nghề gia truyền

Thầy Sáu cho biết, nghề sửa trật đả của dòng họ Lương đã bước sang đời thứ 5, khởi nguyên từ đời ông cố. Ngày thầy Sáu 15 tuổi đã được cha là cụ Lương Dung dạy nghề. Ban đầu, ông phải chăm chỉ học lý thuyết căn bản về cơ thể học qua sách vở và sự chỉ dạy của cha. Khi đã nhuần nhuyễn kiến thức sách vở, ông được cha chở đi theo mỗi khi chữa bệnh. Khi cha ngồi nắn sửa xương khớp cho bệnh nhân, thầy Sáu ngồi chăm chú theo dõi, học từng động tác. Sau khi theo cha ngược xuôi khắp trong ngoài tỉnh, năm 18 tuổi, thầy Sáu đã lĩnh ngộ hết những tuyệt kỹ chữa bệnh bằng tay không. Nổi tiếng không kém thầy Sáu là lương y Lương Văn Trong (thường được gọi là Ba Trong), con người anh trai cả của thầy Sáu (gọi thầy Sáu là chú). Ông Ba Trong theo ông nội học nghề từ năm 13 tuổi, đến 21 tuổi thì hành nghề. Vốn còn sức khỏe hơn chú, thầy Ba Trong vừa chữa bệnh ở nhà vừa đi khắp nơi cứu người. Hằng ngày, vào khoảng 14h30, thầy Ba Trong lại có mặt ở vỉa hè cạnh Nhà văn hóa Diên Hồng (đường Lê Trung Kiên, TP.Tuy Hòa) để chữa bệnh. Lúc chúng tôi tìm đến, thầy Ba Trong đang băng vết thương cho một người phụ nữ bị gãy ngón chân từ 10 ngày trước. Cũng như người chú, đôi tay thầy Ba Trong lúc nhẹ nhàng tỉ mỉ, lúc thoăn thắt nhưng chính xác đến từng động tác. Cách chữa bệnh của hai vị lương y giống nhau hoàn toàn. Với những tai nạn gây trật khớp, bong gân, họ chỉ cần vài động tác nắn bóp đơn giản trong vài ba phút là xong. Đáng nói, hai người có thể chữa trị được hầu hết những trường hợp gãy xương, ở nhiều mức độ khác nhau. Đó là các trường hợp gãy xương tứ chi ở mọi vị trí, gãy sườn, chồng sườn, gãy xương vai (xương đòn), trật cổ, trật quai hàm... “Những trường hợp khó sửa nhất như vỡ khung xương chậu, gãy xương sườn, gãy xương đùi..., tôi đều có thể sửa được. Thậm chí, những trường hợp gãy nát xương nhưng không vỡ thịt, không chảy máu thì vẫn sửa tốt”, thầy Ba Trong khẳng định. Cho đến nay, 3 người con của thầy Sáu Cờ là các anh Lương Công Thiện, Lương Văn Chương và Lương Văn Nhàn và 1 người con của thầy Ba Trong là anh Lương Văn Đính đều là những hậu duệ nối nghiệp của dòng họ. Mỗi người mỗi tính cách, mỗi kinh nghiệm khác nhau, nhưng điểm chung ở họ là lòng yêu nghề và cái tâm trong sáng, hết lòng vì người bệnh. Nghề chữa bệnh với họ, vượt lên trên mục đích công việc áo cơm, cốt lõi là giữ gìn nghề thuốc quý báu và cứu người.

Những đôi tay thần diệu

Nói về bí quyết của nghề “tay không nối xương”, thầy Sáu cho biết, ngoài phương thuốc đặc biệt của ông bà để lại, điều căn bản nhất là kỹ thuật. “Đôi tay của chúng tôi khi chạm vào điểm chấn thương, chỉ cần vuốt nhẹ, ấn nhẹ là biết nó gãy, nó nứt, nó trật, lệch thế nào. Tiếp đó, phải biết các thế đặc biệt để không phải dùng nhiều sức, vừa khó khăn cho người sửa, vừa gây đau đớn cho nạn nhân, vừa có thể khiến độ chuẩn xác không cao mà vẫn đưa xương bị trật, gãy về vị trí ban đầu. Nói có vẻ đơn giản nhưng để làm tốt những kỹ thuật đó thì phải học cả đời. Như tôi giờ vẫn còn phải rút kinh nghiệm”, thầy Sáu nói. Hai lương y khuyên rằng, những người bị nạn không may bị gãy xương thì nên tìm đến họ càng sớm càng tốt, nếu có bản chụp X-quang chỗ xương nứt gãy thì việc chữa trị càng chuẩn xác và mau lành hơn. Trong vòng 10 ngày kể từ khi bị nạn thì chữa vẫn tốt, thậm chí ngay cả khi bó bột xong mà xương chưa chuẩn lắm thì họ vẫn có cách “nắn” lại. Thầy Ba Trong tâm sự: “Điều trị gãy xương theo tây y là rất khoa học, việc bó bột cố định nơi gãy xương tốt hơn và các bác sĩ rất giỏi trong trường hợp vết thương hở rộng, phải mổ sắp lại. Tuy nhiên, khi bó bột thì vết thương phải cố định trong hàng tháng, trong khi chúng tôi cứ năm bảy hôm là thay thuốc mới, kiểm tra lại vết thương để điều chỉnh kịp thời”. Cả hai lương y Lương Cờ, Lương Văn Trong đều cho rằng, một trong những “bí quyết” giúp các ông thành công và được yêu mến đó chính là tấm lòng, là cái tâm của người thầy thuốc. Không chỉ chữa tại gia, họ còn được thân nhân người bệnh ở khắp nơi trong tỉnh, cả ở các tỉnh lân cận cũng tìm đến để chữa trị. Chi phí không nhiều, từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng tùy dùng thuốc ngắn hay dài. Những trường hợp bong gân, trật khớp thông thường mà không phải dùng thuốc thì thường là miễn phí. Lương y Lê Huy Kông - Chủ tịch Hội Đông y huyện Đông Hòa - tâm sự: “Nghề sửa trật đả của dòng họ Lương được coi là một cách chữa trị độc đáo. Hiệu quả chữa trị bằng phương pháp này rất cao, lại thẩm mỹ, rẻ tiền, ít gây trở ngại trong sinh hoạt cho bệnh nhân. Nhờ phương pháp chữa trị độc đáo trên cùng với đạo đức tốt và có nhiều đóng góp cho hội, lương y Lương Cờ đã được Bộ Y tế tặng Huy chương Vì sức khỏe nhân dân năm 2003, còn lương y Lương Văn Trong thì nhận nhiều bằng khen, giấy khen của Trung ương Hội, tỉnh Hội, huyện Hội Đông y”.

Một thế giới

Tấm lòng vàng của vị bác sĩ quốc tế

Ôm cô bé Trúc Duy vào lòng, bằng cái nhìn trìu mến, bác sĩ Rafael David Gottenger xúc động: “Bác yêu con, bác nhớ con nhiều lắm”. Cô bé lớp 8 chỉ biết bẽn lẽn cười, ánh mắt sáng bừng... trước tấm lòng vàng của vị bác sĩ quốc tế Trong ký ức của cô gái nhỏ, bác Rafael như ông Bụt trong những câu chuyện cổ tích mang đến cho mình chiếc xe đạp, những món đồ chơi xinh xinh, một tấm lòng vàng của vị bác sĩ quốc tế. Đó là lần gặp lại của họ sau 5 năm đằng đẵng... Quãng thời gian 5 năm đủ biến cô bé Trúc Duy 9 tuổi ngày nào còn bé bỏng trong vòng tay ông bác sĩ, nay nhổ giò cao lớn và ra dáng thiếu nữ. Vết mổ trên môi Duy đã lành từ lâu và từ đó một nụ cười chúm chím đáng yêu bung nở. Cơ duyên từ chương trình phẫu thuật mổ môi hàm ếch năm 2009 tại Cần Thơ, kỷ niệm 20 năm Operation Smile ở Việt Nam đã kết nối 2 con người ở hai phương trời xa lạ ấy. Trúc Duy 5 năm trước bị hở hàm ếch hai bên rất nặng, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Mẹ bỏ đi khi hai chị em Duy còn nhỏ xíu, người cha lên thành phố làm "thợ đụng", gặp gì làm nấy để gửi tiền về nuôi hai chị em ăn học. Căn nhà lá giữa cánh đồng chẳng có vật gì đáng giá nay càng quạnh quẽ bởi sự thiếu vắng người mẹ. Cô Tư trở thành người mẹ thứ hai, chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho hai cô cháu gái. Thiếu mẹ, cha dẫn em đi 3 lần mổ môi từ thiện đều không thành. Vì thương con nhịn đói, cha đã cho em ăn phút cuối nên phải hoãn mổ. Cô Tư bảo: “Thôi anh Hai để em dắt nó đi mổ chứ anh đi hoài không được em thấy sốt ruột chịu không nổi”. Hai cô cháu khăn gói dắt nhau đi từ Sóc Trăng đến Cần Thơ tìm kiếm một nụ cười để cô bé tự tin đến trường. Bác sĩ Rafael chú ý ngay đến cô bé Trúc Duy với vết hở nặng đi cùng người cô đến với chương trình phẫu thuật. Riêng cô Tư vẫn nhớ như in, bác sĩ Rafael dành sự quan tâm đặc biệt cho cô bé, luôn miệng nhận Duy là con gái mình khiến mọi người đi cùng đợt không tránh khỏi ghen tỵ. Động lòng trước câu chuyện gia cảnh của Trúc Duy, bác sĩ Rafael ôm cô bé gầy gò, và nghĩ mình phải làm một điều gì đó ý nghĩa cho cuộc gặp gỡ giữa họ. Rafael đứng bàn mổ cho Trúc Duy, mua cho cô bé chiếc xe đạp mà cô bé ngày đêm hằng mơ ước và cho tiền taxi để hai cô cháu về đến tận nhà. Cả gia đình Duy Trúc rất cảm kích trước tấm lòng vàng của vị bác sĩ quốc tế. Một tuần sau chuyến phẫu thuật ở Cần Thơ, ông cùng bạn bè vượt gần trăm cây số về Sóc Trăng. Ngồi giữa căn nhà lá, nơi mà cả nhà Duy đang nương náu qua nắng mưa, Rafael quyết định tài trợ cho Trúc Duy khoản tiền một năm đi học. Số tiền này đến với cô bé lúc cả gia đình cần nó nhất. Ông khuyến khích cô bé học tiếng Anh, cô bé ngoéo tay hứa lúc gặp lại sẽ chào ông bằng tiếng Anh. Đúng 5 năm sau, giữa hành lang bệnh viện đa khoa An Giang, cô bé bẽn lẽn cảm ơn ông bác sĩ tốt bụng: “Thank you!”. Hiện tại, Trúc Duy đang theo học lớp 8A1, THCS Mỹ Phước A, Mỹ Tú, Sóc Trăng. Em thích học Toán và ước mơ trở thành cô giáo. Cô Tư ngắm nhìn đứa cháu đang tuổi ăn tuổi lớn, cười buồn: “Ráng cho cháu học nhưng nhà nghèo sợ hông nuôi nổi cháu học thành cô giáo rồi”. Ngày ngày hai cô cháu đan giỏ thuê kiếm thêm tiền trang trải, cô bé lớp 8 bàn tay chai sần vì vuốt nan nay đã làm nhanh nhẹn hơn cô. Mỗi chiếc giỏ đan hoàn thành được trả công 18 ngàn đồng, mỗi ngày 2 cô cháu tranh thủ kiếm thêm 30 ngàn. Món tiền nhỏ này được chắt chiu dành cho việc ăn học, sinh hoạt của mấy cô cháu. Vị bác sĩ với sự tận tâm với bệnh nhân không chỉ trên bàn mổ mà đã nhìn ra những câu chuyện đằng sau mỗi nụ cười còn chưa vẹn tròn ấy và làm cho nó tròn trịa hơn một chút. Tấm lòng trắc ẩn của vị bác sĩ quốc tế là điều bao năm nay gia đình cô Tư biết ơn vô cùng. Tên ông luôn được nhắc tới trong những bữa cơm gia đình, những dịp hiếm hoi cả nhà đoàn tụ với sự hàm ơn sâu sắc. Một năm sau phẫu thuật, gia đình Duy chuyển nhà, mảnh đất nơi căn nhà lá gia đình cất lên bị đòi lại nên phải chuyển đi. Mọi người đều mất liên lạc nhiều năm và phải hỏi nhiều nơi mới gặp lại cô bé ở chương trình kỷ niệm 25 Phẫu thuật nụ cười Việt Nam. Trúc Duy được phẫu thuật sửa sẹo môi vào ngày 20.11.2014 và sức khỏe đã ổn định, em có thể xuất viện sớm để về đi học. Âu cũng là cái kết tròn trịa cho một câu chuyện đẹp về tấm lòng giữa bác sĩ quốc tế và trẻ em Việt.

Tin tức

Cần cải tiến quy trình khám chữa bệnh

Hướng tới BHYT toàn dân và người tham gia BHYT thực sự được hưởng quyền lợi, tháng 4/2013, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 1313, yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh phải giảm thủ tục, quy trình, rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh. Mặc dù đã có nhiều thay đổi, nhưng nhìn chung vẫn chưa có cải tiến đáng để. Để đơn giản hơn quy trình, bệnh viện Quận 2 đã cắt giảm nhiều thủ tục, như không cần bản sao chứng minh nhân dân, thẻ BHYT, đồng thời tăng số bàn khám lên 30 bàn... Từ đó, kéo giảm thời gian chờ khám xuống còn khoảng 1 giờ nếu khám lâm sàng và nếu thực hiện các xét nghiệm chỉ mất hơn 2 giờ. Còn tại bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, nếu như trước đây bệnh nhân phải trải qua 12 khâu làm thủ tục hành chính như: Lấy số thứ tự, nộp thẻ BHYT, đóng tiền khám, lấy số phòng khám bệnh, đóng tiền cho các xét nghiệm, đi xét nghiệm... hiện cũng đã giảm bớt. Theo bác sỹ Lê Thanh Chiến, Giám đốc bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, để đơn giản hóa thủ tục hành chính, bệnh viện đã cải tiến nhiều thủ tục như triển khai đặt lịch hẹn qua điện thoại, web; kết quả xét nghiệm, chẩn đoán được trả trực tiếp về buồng khám (qua mạng internet hoặc qua hệ thống chuyển trực tiếp của bệnh viện); ứng dụng phần mềm tương tác thuốc và kết hợp ngân hàng phát hành thẻ thông minh để thanh toán viện phí... Còn theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược, bệnh viện đã cải thiện một số thủ tục như mã vạch hóa thông tin bệnh nhân để không phải tốn thời gian ghi lại và bệnh nhân tái khám không phải chờ... Trong buổi khảo sát vừa qua của Bộ Y tế về công tác khám chữa bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho rằng, bên cạnh việc các bệnh viện cải tiến quy trình khám chữa bệnh thì cơ quan BHXH cũng cần xem xét lại thủ tục giấy tờ để giảm phiền hà cho bệnh nhân khám BHYT. Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban thực hiện chính sách BHYT - Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cho biết, BHXH Việt Nam vừa ban hành quyết định cắt giảm bớt các thủ tục hành chính liên quan đến khám chữa bệnh bằng BHYT. Theo đó, đã bỏ quy định phải có bản sao y giấy chuyển viện của tuyến dưới, hoặc ghi số giấy chuyển viện của tuyến dưới khi người bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh; bỏ yêu cầu xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh nơi tiếp nhận bệnh nhân trong các trường hợp được hưởng chi phí vận chuyển... Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam cũng đã phối hợp với Bộ Y tế hoàn thiện Thông tư quy định việc chuyển tuyến và đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Chẳng hạn như quy định cụ thể danh mục các loại bệnh được sử dụng giấy hẹn khám lại trong thời gian một năm; quy định cụ thể việc người bệnh được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT khi đi khám chữa bệnh mà được các bác sỹ phát hiện thêm các bệnh khác trong quá trình điều trị sẽ không phải xin lại giấy chuyển tuyến từ cơ sở khám chữa bệnh ban đầu...

VTC

Thuê người giả danh Thứ trưởng Bộ Y tế lừa đảo hơn 6 tỷ đồng

Ngày 20/11, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an thành phố Hà Nội đã ra lệnh bắt khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối tượng Vương Thúy Nga ở Hoàng Mai, Hà Nội để điều tra về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Công thương

Phát huy hiệu quả xã hội hóa y tế

Ngành y tế Đồng Nai đã có những bước chuyển mình bắt nhịp với tốc độ phát triển kinh tế- xã hội ngày càng cao của tỉnh. Hệ thống y tế tư nhân đã góp phần quan trọng vào công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Trong 3 năm gần đây, mỗi năm có trên dưới 10 công trình y tế mới và hoàn chỉnh được đưa vào sử dụng. Xã hội hóa y tế tại Đồng Nai đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân CôngThương - Chủ trương phát triển xã hội hóa y tế của tỉnh được thực hiện khá hiệu quả. Các cơ sở y tế công lập đã huy động trên 200 tỷ đồng đầu tư mua sắm trang thiết bị kỹ thuật cao. Một số công trình có quy mô lớn và hiện đại như Bệnh viện đa khoa Đồng Nai mới, Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh đang được tập trung đầu tư. Hiện toàn tỉnh có gần 3.000 cơ sở y tế tư nhân đang hoạt động, trong đó có 5 bệnh viện, 32 phòng khám đa khoa; các công trình đang thi công như: Bệnh viện đa khoa Đồng Nai giai đoạn 2, với quy mô 700 giường, vốn đầu tư trên 1.200 tỷ đồng, được thực hiện theo hình thức cổ phần hóa. Bệnh viện ShingMark do Công ty Cổ phần Bệnh viện Shing Mark Việt Nam đầu tư, quy mô 1.500 giường, tổng vốn đầu tư 200 triệu USD. Từ năm 2011 đến nay, tỉnh đã có 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế và 95% trạm y tế có bác sĩ, tuyến y tế cơ sở đã thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Chất lượng khám, chữa bệnh từng bước được nâng lên, hàng năm đã có 15- 20% số người mắc bệnh trên địa bàn tỉnh được khám và điều trị tại các trạm y tế. Toàn tỉnh có 2 BV hạng I, 5 bệnh viện hạng II, số giường bệnh đạt 24,5 giường bệnh/vạn dân; toàn ngành y tế có 9.135 người, đạt 34 cán bộ y tế (CBYT)/vạn dân, trong đó có trên 1.750 bác sỹ (BS), đạt 6,5 BS/vạn dân. Hầu hết các trung tâm y tế huyện có khoảng 10 BS/trung tâm. Các bệnh viện tuyến huyện có khoảng 20 BS/bệnh viện. Hai bệnh viện đa khoa tỉnh có trên 200 BS/bệnh viện. Tỷ lệ BS/vạn dân của tỉnh đã đạt mức trung bình khá so với các tỉnh. Chất lượng đội ngũ cán bộ y tế từng bước được nâng cao, số nhân viên y tế có trình độ đại học và sau đại học chiếm 25% tổng số. Những năm qua, nhằm đẩy mạnh đào tạo CBYT, Đồng Nai đã liên kết với các trường đại học y dược trong cả nước. Năm 2014, ngành y tế đã hoàn thiện đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế cho Bệnh viện đa khoa Đồng Nai để chuẩn bị nhân lực cho bệnh viện mới; đồng thời, xây dựng đề án thu hút sinh viên y, dược về tỉnh công tác sau khi tốt nghiệp. Mục tiêu đến năm 2015, ông Huỳnh Minh Hoàn- Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai- cho biết, ngành y tế của tỉnh đang từng bước hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng hiện đại, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Tỉnh tiếp tục huy động các nguồn vốn nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, cơ bản hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ y tế theo hướng hiện đại; đẩy mạnh công tác đào tạo và thu hút CBYT, nhất là các chuyên gia giỏi; phấn đấu đạt 7 BS/vạn dân, 100% trạm y tế có BS, ưu tiên đào tạo đội ngũ CBYT trình độ cao; phát triển hệ thống khám, chữa bệnh và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; phấn đấu đạt 26 giường bệnh /vạn dân; tăng cường triển khai các kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị; đẩy nhanh tiến độ thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, phấn đấu trên 70% dân số tham gia BHYT.

Soha

Hai nguyên nhân dẫn đến ung thư Việt Nam nhiều nhất thế giới

Theo kết quả khảo sát năm 2011, tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với Lào, Philipines, Thái Lan và các nước trong khu vực Báo cáo của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam mới đưa ra gần đây cho thấy, mỗi năm, số bệnh nhân mới mắc ung thư ở Việt Nam là 150.000 người, trong đó có 75.000 người tử vong, con số này có xu hướng tăng trong những năm tiếp theo. Số thống kê tại Bệnh viện K: 5 năm trước, mỗi ngày phòng khám bệnh viện tiếp nhận khoảng 700-800 bệnh nhân thì nay con số tăng vọt lên hơn 1.000 bệnh nhân. Như vậy, số lượng bệnh nhân ung thư vào bệnh viện mỗi năm tăng 10-20%. Với ung thư vú thì Hà Nội và TP.HCM có tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất với tỷ lệ 30/100.000 người tại Hà Nội và 20/100.000 người tại TP.HCM. Ung thư vú hiện đang trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng. Hiện tại, cả nước có từ 240.000 – 250.000 người mắc bệnh ung thư. Trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, ung thư gan, ung thư vú và cổ tử cung. Cũng theo kết quả khảo sát năm 2011, tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày tại Việt Nam cao gấp 5 lần so với Lào, Philipines, Thái Lan và các nước trong khu vực. Theo GS.TS Mai Trọng Khoa, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ở Việt Nam, “dẫn đầu” là 15 loại bệnh ung thư thường gặp gồm ung thư phổi, vú, đại trực tràng, dạ dày, gan, tiền liệt tuyến, thực quản, tử cung… "Tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở TP Hồ Chí Minh cao gấp 6 lần Hà Nội. Nhưng ung thư vú ở Hà Nội lại cao gấp rưỡi TP Hồ Chí Minh. Nam giới ở TP Hồ Chí Minh mắc ung thư gan nhiều, nam giới ở Hà Nội mắc ung thư phổi nhiều hơn hẳn. Đây cũng là hai thành phố có số bệnh nhân ung thư thuộc hàng cao nhất toàn quốc. Theo thống kê, cứ 10 phụ nữ Việt thí có 1 người mắc ung thư vú. Phần lớn người bệnh khi đến viện đã ở giai đoạn khó chữa trị, tỷ lệ tử vong khoảng 40 - 50%. Ung thư vú là bệnh được ngành y tế nhận định có tỷ lệ tử vong cao sau ung thư phổi, dạ dày và gan", ông Khoa nói. Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo bệnh viện K cho biết, có những thời điểm, bệnh viện đã phải phục vụ số lượng bệnh nhân lên tới gần 300% so với năng lực hiện có của đơn vị. "Thực tế đó dẫn đến tình trạng quá tải là điều không thể tránh khỏi", vị lãnh đạo này cho hay.

Nguyên nhân từ chính thực phẩm ăn hàng ngày

Trước đó, trao đổi với chúng tôi, các chuyên gia của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư cho rằng, nguyên nhân gây bệnh thì có nhiều, song chủ yếu là do nguồn nước ô nhiễm và nguồn thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại. Theo các chuyên gia, ung thư chính là những tế bào bị đột biến, có khả năng sinh sôi nảy nở một cách vô độ những dòng tế bào không tuân theo quy luật, sự kiểm soát của cơ thể, đồng thời còn tạo ra những khối u ác tính. Nguyên nhân khiến cho tế bào đột biến, 80% là do môi trường bên ngoài tác động vào, tự đột biến thì rất thấp, chỉ chiếm 10%.Còn theo ông Hà Văn Tiêu, Phó Chủ tịch Hội Đông Y Hà Nội thì sự “tấn công” từ bên ngoài tới nhân tế bào, nguy hiểm nhất chính là thực phẩm và môi trường sống như nguồn nước, không khí… "Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không bảo đảm, cụ thể bị nhiễm hóa chất có thể gây ngộ độc lập tức nhưng nếu tích tụ lâu dài trong cơ thể, đến một lúc nào đó, đủ lượng sẽ gây đột biến tế bào. Nếu đột biến nhẹ, tế bào có thể tự điều chỉnh. Nhưng bị đi bị lại nhiều lần, tế bào sẽ mất khả năng điều chỉnh trở thành tế bào đột biến ác tính", lương y Hà Văn Tiêu, Phó chủ tịch Hội Đông Y Hà Nội nhấn mạnh. Ngoài ra, theo các bác sỹ Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai), cách chế biến hay thói quen trong sinh hoạt ăn uống cũng vô tình tạo ra chất gây ung thư như nướng, rán cháy thực phẩm, muối, ủ thực phẩm lên men, ăn nhiều mỡ, thịt động vật…Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên, để có thể ngăn ngừa sự xâm lấn, chúng ta không tiếp xúc hoặc giảm tối đa những yếu tố tiếp xúc với các tác nhân có nguy cơ cao dẫn đến ung thư như: không hút thuốc lá, rượu bia quá nhiều và cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong bữa ăn cần tăng cường hoa quả, rau xanh, giảm và điều chỉnh lượng đạm phù hợp cũng như hạn chế tối đa sử dụng mỡ động vật và thay vào đó là các loại dầu thực vật có lợi cho sức khoẻ. Ngoài ra, có thể tiêm vắc xin phòng viêm gan B để phòng ung thư gan, vắc xin chống nhiễm HPV phòng ung thư cổ tử cung... Đặc biệt, lối sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng; dừng ở hai con vì sinh đẻ nhiều sẽ gây nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung đồng thời phải có chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý, khoa học sẽ là những giải pháp ngăn ngừa rất hữu hiệu...

Ngày 26/11/2014
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích