Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 1 8 5 5
Số người đang truy cập
2 5 0
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế kiểm tra, giám sát việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella cho trẻ em từ 1-14 tuổi tại tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.(ảnh:suckhoedoisong.vn)
Điểm tin y tế từ các báo ngày 29/10 và 30/10 năm 2014

Sức khỏe & Đời sống

Bổ sung hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do virut Ebola

Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế đã yêu cầu hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm tiếp tục rà soát và bổ sung hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do virut Ebola. PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế đã yêu cầu hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm tiếp tục rà soát và bổ sung hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do virut Ebola. Bên cạnh đó, Bộ yêu cầu lên kịch bản chi tiết phương án diễn tập đối phó với bệnh Ebola. Kịch bản này phải thể hiện rõ phương án từ tiếp đón, cách ly, lấy mẫu, bảo hộ, chống nhiễm khuẩn... đến khi bệnh nhân ra viện, thậm chí trong tình huống xấu là tử vong. Thời điểm này, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm bệnh Ebola, chẩn đoán xác định ca bệnh, cách ly tránh lây lan được đặt lên hàng đầu. Được biết, dự kiến đầu tháng 11/2014, buổi diễn tập đối phó với bệnh Ebola sẽ diễn ra tại BV Bệnh Nhiệt đới TW, sau đó sẽ rút kinh nghiệm để tiếp tục diễn tập tại ba BV tại Hà Nội, Huế và TP.HCM.

Hơn 600 người nhập viện trong tháng 10 vì ngộ độc thực phẩm

Ngày 28/10, Bộ Y tế cho biết, trong tháng 10/2014, cả nước xảy ra 9 vụ ngộ độc thực phẩm làm 726 người mắc, 628 người nhập viện và 1 trường hợp tử vong. Ngày 28/10, Bộ Y tế cho biết, trong tháng 10/2014, cả nước xảy ra 9 vụ ngộ độc thực phẩm làm 726 người mắc, 628 người nhập viện và 1 trường hợp tử vong. Về căn nguyên của các vụ ngộ độc, Bộ Y tế cho biết có 5/9 vụ xảy ra do vi sinh vật, 2/9 vụ xảy ra do độc tố tự nhiên, còn 2/9 vụ chưa xác định được nguyên nhân. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, toàn quốc đã xảy ra 109 vụ ngộ độc thực phẩm với 3.797 người mắc, 3.041 người đi viện và 20 trường hợp tử vong. Liên quan đến công tác đảm bảo ATVSTP, Cục ATTP - Bộ Y tế cho biết, trong tháng 11/2014, Cục sẽ  tiếp tục tăng cường triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra biện pháp bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm...

Cần nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương

Ngày 28/10, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, đợt 1 của Chiến dịch tiêm chủng vaccin sởi - Rubella đã tổ chức tại 56/63 tỉnh, thành phố, có 4.739.164 trẻ từ 1 - 14 tuổi đã được tiêm. Ngày 28/10, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, đợt 1 của Chiến dịch tiêm chủng vaccin sởi - Rubella đã tổ chức tại 56/63 tỉnh, thành phố, có 4.739.164 trẻ từ 1 - 14 tuổi đã được tiêm. Liên quan đến chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn này, trong buổi kiểm tra, giám sát việc triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccin sởi - Rubella tại tỉnh Quảng Nam ngày 27/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương cùng sự vào cuộc tích cực của Ban chỉ đạo chiến dịch các cấp...

Chưa ghi nhận phản ứng nặng sau tiêm vaccin sởi - Rubella

Theo nhận định của Cục Y tế dự phòng, kết quả bước đầu của Chiến dịch tiêm vaccin sởi - Rubella đạt yêu cầu theo tiến độ đề ra, thậm chí một số địa phương đã đẩy tiến độ nhanh hơn so với dự kiến. Qua kết quả khám sàng lọc trong quá trình tiêm, có 166.855 trường hợp hoãn tiêm trong đợt tiêm chủng này sẽ được các địa phương tổ chức tiêm vét trong thời gian triển khai chiến dịch. Qua số lượng lớn trẻ em được tiêm ở trên, chỉ có một số ít trẻ em có biểu hiện sốt nhẹ hoặc nhức đầu do tâm lý lo lắng, không xảy ra bất kỳ trường hợp phản ứng nặng sau tiêm nào, cho thấy vaccin đảm bảo an toàn. Về “sự cố” tiêm nhầm vaccin sởi - Rubella thành nước cất tại Trường mầm non Sao Mai (phường 3, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp) cho 60 cháu vừa xảy ra, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - TS. Trần Đắc Phu cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin trên, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh đã xuống Đồng Tháp kiểm tra và giải quyết sự việc. Tại buổi làm việc này, Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp thừa nhận có thiếu sót trong chiến dịch tiêm chủng vaccin sởi - Rubella tại Trường mầm non Sao Mai. Theo đó, cán bộ tiêm chủng do yếu tay nghề nên khi lấy vaccin để tiêm, nhìn thấy các ống dung dịch hồi chỉnh (không để ý các lọ vaccin nằm ở đáy phích) lại lầm tưởng các ống này là loại vaccin mới. Vì thế, cán bộ này đã tiêm nước hồi chỉnh mà không có vaccin. Khi cán bộ giám sát phát hiện thiếu sót thì đã tiêm được 6 ống cho 60 cháu. Ngay sau đó, số cháu trên đã được tiêm vaccin sởi - Rubella dưới sự giám sát của các phòng chuyên môn của Sở Y tế. Hiện tại, lãnh đạo TTYT TP. Cao Lãnh đã chỉ đạo đình chỉ công tác tiêm vaccin và điều chuyển công tác khác với cán bộ mắc thiếu sót trên. Theo TS. Trần Đắc Phu, đây là sự việc lần đầu tiên xảy ra trong Chiến dịch tiêm chủng vaccin sởi - Rubella quy mô lớn trên toàn quốc. Tuy nhiên, hiện sức khỏe các cháu được tiêm tốt, không có bất thường nào.

Đảm bảo chỉ những cán bộ có kỹ thuật mới được tham gia tiêm chủng

Để tránh các sai sót có thể xảy ra trong quá trình thực hiện Chiến dịch tiêm vaccin sởi - Rubella, ngày 27/10, Cục Y tế dự phòng có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện tiêm chủng phải tuân thủ đúng hướng dẫn, tổ chức Chiến dịch tiêm vaccin sởi - Rubella, quy trình tiêm chủng an toàn; tổ chức ngay việc tập huấn bổ sung cho các cán bộ y tế, đảm bảo chỉ những cán bộ được tập huấn, có kỹ thuật thuần thục mới được tham gia tiêm chủng. Đồng thời, Cục Y tế dự phòng cũng yêu cầu các địa phương cần tổ chức các điểm tiêm chủng hợp lý, cử cán bộ đến các cơ sở y tế để giám sát, hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật trong việc thực hiện tiêm chủng an toàn và xử lý các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng kịp thời. Cục Y tế dự phòng yêu cầu phối hợp với nhà trường, các cấp chính quyền tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh tích cực đưa con em đi tiêm chủng vaccin sởi - Rubella, tổ chức tốt các buổi tiêm chủng, cung cấp thông tin cần thiết, đầy đủ về Chiến dịch tiêm vaccin sởi - Rubella, những lợi ích của việc tiêm chủng phòng bệnh sởi - Rubella và giải thích kịp thời cho các bậc phụ huynh về các phản ứng sau tiêm chủng có thể xảy ra, để các bậc cha mẹ yên tâm tiếp tục hưởng ứng đưa con em đi tiêm chủng. Liên quan đến Chiến dịch tiêm vaccin sởi - Rubella, qua kiểm tra thực tế tại Quảng Nam, đoàn kiểm tra của Bộ Y tế đã đề nghị, để các đợt tiêm đảm bảo tốt hơn, trong mặt sau của Giấy mời tiêm chủng cần hướng dẫn gia đình đưa con đi tiêm ghi đầy đủ tình trạng sức khỏe của trẻ để tạo điều kiện thuận lợi cho khám sàng lọc được nhanh hơn, chính xác hơn, giảm phản ứng sau tiêm. Bên cạnh đó, cần quản lý chặt hơn các trẻ trong độ tuổi tiêm chủng, có kế hoạch tiêm vét các trẻ trong độ tuổi tiêm chủng, đặc biệt chú ý tới các trẻ vãng lai, không có hộ khẩu tại địa phương để đảm bảo mọi trẻ em đều được tiêm chủng. Tiếp tục tăng cường giám sát, tập huấn về chiến dịch để đảm bảo cán bộ y tế thực hiện đúng quy trình tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

An ninh thủ đô

Hà Nội triển khai tiêm vaccine sởi-rubella diện rộng

 Ngày 28-10, Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) Hà Nội cho biết, trong ngày đầu tiên triển khai tiêm vaccine sởi-rubella diện rộng trên toàn địa bàn thành phố, đã có hơn 54.000 trẻ từ 1-5 tuổi được tiêm an toàn, đạt 20,5%. Trước đó, qua tiêm thí điểm tại 10 quận, huyện của thành phố từ ngày 15 đến 25-10, đã có hơn 117.000 trẻ được tiêm (đạt 86,2%), không có trường hợp nào gặp phản ứng phụ nặng sau tiêm. Ước tính trong chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi-rubella, toàn thành phố có 1,5 triệu trẻ từ 1-14 tuổi được tiêm vaccine này. Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, TTYTDP Hà Nội đã thành lập 15 đoàn kiểm tra trước và trong suốt chiến dịch tiêm chủng.

Vẫn ghi nhận rải rác bệnh nhân sốt xuất huyết

Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 20 đến 26-10), toàn thành phố ghi nhận mới 110 trường hợp mắc sốt xuất huyết.  Tuy số mắc giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng hiện tại vẫn ghi nhận rải rác tại hầu hết các quận, huyện, thị xã, nhiều nhất là quận Đống Đa với 19/21 phường đã có bệnh nhân. Sở Y tế Hà Nội nhận định, hiện nay vẫn đang là thời điểm dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát, do đó các quận, huyện vẫn cần tiếp tục tập trung quyết liệt các biện pháp phòng chống như  tổ chức vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và phun hóa chất diện rộng tại các phường, xã có nguy cơ cao. 

Công an nhân dân

Cứu sống bệnh nhi nhiễm trùng huyết do vi khuẩn kháng thuốc

Các bác sỹ vừa điều trị thành công một bệnh nhi bị nhiễm trùng huyết nặng do nhiễm vi khuẩn tụ cầu kháng thuốc chưa từng gặp từ trước đến nay. Bệnh nhân là cháu Nguyễn Văn Linh, 12 tuổi ở Phúc Thượng, Phúc Thọ, Hà Nội, nhập Bệnh viện Bạch Mai ngày 14/9 trong tình trạng sốt cao, rét run, mạch nhanh, hạ huyết áp, suy hô hấp, tổn thương phổi, khớp và cơ. Các bác sỹ khoa Nhi - Bệnh viện bạch Mai chẩn đoán, bệnh nhi này bị nhiễm trùng huyết do vi khuẩn tụ cầu. Sau đó đã cho bệnh nhân thở máy và sử dụng lần lượt 2 trong số 3 loại kháng sinh hiện có tại Việt Nam để tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu nhưng không có kết quả, dù loại thuốc thế hệ thứ 2 là Vancomycin ít ghi nhận trường hợp kháng thuốc. Khi tiến hành các xét nghiệm ngoài cơ thể lại không thấy tình trạng vi khuẩn tụ cầu kháng thuốc. Mặc dù vậy, các bác sỹ vẫn khẳng định bệnh nhân nhiễm vi khuẩn tụ cầu kháng thuốc và đã quyết định cho bệnh nhân sử dụng loại kháng sinh thế hệ thứ 3 là Linezolid thì thấy có hiệu quả. Tuy nhiên, lúc đó bệnh nhân đã bị biến chứng phổi, tràn khí và mủ ra ngoài màng phổi làm tăng thêm tình trạng khó thở; các bác sỹ phải phẫu thuật dẫn khí và mủ từ màng phổi ra ngoài. Sau 1 tháng rưỡi điều trị, đến nay, bệnh nhân đã hồi phục gần như bình thường. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi- Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Qua đây chúng tôi xin thông báo là hiện tình hình kháng thuốc rất nguy hiểm. Bình thường theo y văn thì chúng ta chỉ gặp những kháng thuốc chủ yếu trong bệnh viện, những vi trùng lây ở trong bệnh viện kháng thuốc dữ dội thì chúng ta đã nói nhiều rồi. Nhưng đây là ca đầu tiên nhiễm trùng huyết tụ cầu biến chứng tràn mủ, tràn khí màng phổi mà lại mắc từ nhà và vi trùng kháng thuốc như thế này”. Theo các bác sỹ khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai, đường lây truyền vi khuẩn tụ cầu vào máu của bệnh nhi là xâm nhập qua vết thương ở chân. Loại vi khuẩn tụ cầu này thường xuất hiện ở môi trường và trên da người. Việc điều trị khá đơn giản, nhưng nếu là vi khuẩn tụ cầu kháng thuốc thì bệnh sẽ tiến triển nặng, có thể tử vong và việc điều trị rất khó khăn, kéo dài. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo: “Để phòng bệnh, tôi khuyến cáo tất cả nhiễm trùng ngoài ra cũng rất nguy hiểm, chứ chúng ta đừng coi thường mụn nhọt hoặc những xây xước ngoài da. Có nhiều bệnh nhân thì tự khỏi, nhưng cũng nhiều bệnh nhân giống như bệnh nhân này từ da vào máu rất nhanh trong vòng có vài ba ngày thôi là rất nặng, nhất là trẻ con. Bên cạnh đó là đừng có lạm dụng kháng sinh; cứ hơi sốt lại tự mua kháng sinh cho uống, ho một cái lại cho uống kháng sinh là rất nguy hiểm”./.

Bộ Y tế kiểm tra chiến dịch tiêm vaccine sởi - rubella tại Quảng Nam

Ngày 27-10, đoàn công tác Bộ Y tế do GS.TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn vừa có đợt kiểm tra chiến dịch tiêm vaccine sởi – rubella cho trẻ từ 1–14 tuổi tại Quảng Nam và công tác quản lý chất thải y tế và hoạt động của Dự án hỗ trợ y tế vùng duyên hải Nam Trung Bộ - ADB. Báo cáo tại cuộc họp, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, Chiến dịch sởi – rubella trẻ từ 1-14 tuổi được triển khai từ ngày 19-9-2014 đến 24-10-2014 đã được triển khai theo hình thức cuốn chiếu từng đợt, từng thôn, bản cho 352.252 trẻ, chia làm 3 đợt. Số ca phản ứng nhẹ là 115 trường hợp, không có phản ứng nghiêm trọng xảy ra. 9 tháng đầu năm 2014, công tác phòng chống dịch đã được tăng cường, đã tổ chức tuyên truyền cho người dân chủ động phòng chống dịch bệnh, tập huấn phòng chống dịch bệnh Ebola cho gần 100 cán bộ y tế tuyến huyện. Tình hình khám chữa bệnh nội trú của các bệnh viện tuyến tỉnh đạt trên 80% kế hoạch, công suất sử dụng giường bệnh đạt 120-130%. Các bệnh viện tuyến huyện đạt yêu cầu chỉ tiêu kế hoạch đề ra, hầu hết các bệnh viện tại các tuyến không xảy ra sai sót lớn về chuyên môn. Các hoạt động khác như dược, ATVSTP, DS-KHHGĐ, sốt rét, lao, tâm thần, HIV/AIDS... thực hiện theo đúng kế hoạch và đạt mục tiêu đề ra. Về tình hình thực hiện  dự án hỗ trợ y tế vùng duyên hải Nam Trung Bộ, tỉnh Quảng Nam cho biết, với nguồn vốn thụ hưởng dự án do ADB tài trợ là 226 tỷ đồng (trong đó, vốn ADB là 205 tỷ đồng, vốn đối ứng địa phương là 21 tỷ đồng), tỉnh đã đầu tư mới 4 công trình: Bệnh viện Đa khoa H. Bắc Trà My, Bệnh viện Đa khoa H. Đông Giang, Trung tâm Y tế Dự phòng H. Điện Bàn và Khu Kỹ thuật Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam với tổng kinh phí 97,9 tỷ đồng; đầu tư xây dựng, bảo dưỡng 6 công trình, hạng mục với tổng kinh phí 6,9 tỷ đồng. Từ năm 2010-2014, tỉnh Quảng Nam đã đào tạo được 3.982 học viên tham dự các khóa đào tạo y tế, trong đó cán bộ nữ tham gia đào tạo chiếm 38,8%, dân tộc thiểu số chiếm 25,9%, y tế thôn bản chiếm 59%... Kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thanh Long đánh giá cao sự nỗ lực của tỉnh trong công tác chăm sóc sức khỏe. Công tác tiêm chuẩn thực hiện khá tốt, đạt chỉ tiêu, tuy nhiên tiêm vaccine viêm gan B còn rất thấp, tỉnh cần lưu ý địa bàn Nam Trà My về phòng chống sốt rét. Tỷ lệ bác sĩ trên dân của tỉnh vẫn  còn thấp so với toàn quốc. Với dự án hỗ trợ y tế vùng duyên hải Nam Trung Bộ, tỉnh đã phát huy hiệu quả của dự án và trong thời gian tới, cần quan tâm duy tu, bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị y tế và nơi khám chữa bệnh mà dự án đã đầu tư. Về xử lý chất thải y tế, cần thực hiện triệt để theo Quyết định 1788 của Chính phủ...

Tặng 50 triệu đồng mổ tim cho bé gái nghèo người Dao

Biết thông tin cháu Phàn Mẩy Phàn, 6 tuổi, người dân tộc Dao hoàn cảnh gia đình khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo, song vẫn hiếu học, ngày 28-10, ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT VietinBank cùng đại diện doanh nghiệp đã tới thăm hỏi, tặng 50 triệu đồng để hỗ trợ phẫu thuật tim cho cháu. Cá nhân ông Thắng đã tặng cháu 5 triệu đồng để cháu bồi dưỡng sức khỏe chuẩn bị cho lần phẫu thuật tới, dự kiến tiến hành vào ngày 31/10…

Trao tặng máy thở cho Bệnh viện Nhi đồng II

Ngày 29-10, Tổ chức Julie Ferne Memorial hợp tác với Quỹ Tài trợ VinaCapital (VCF) vừa trao tặng máy thở cho BV Nhi Đồng II, TP. HCM. Máy thở Newport E360T là thiết bị y khoa đầu tiên được Julie Ferne Memorial Trust trao tặng cho Bệnh viện Nhi Đồng II và đảm bảo những thiết bị cấp cứu thiết yếu này sẽ được sử dụng và bảo trì đúng cách. Bên cạnh đó, VCF sẽ hỗ trợ Julie Ferne Memorial Trust trong việc kiểm tra và đánh giá việc sử dụng máy thở. Cả hai sẽ làm việc chặt chẽ với nhân viên bệnh viện để đánh giá công việc theo những tiêu chuẩn đã được đặt ra dựa vào kinh nghiệm của VCF trong việc quản lý những dự án chăm sóc sức khỏe ở khắp Việt Nam.

Kiểm tra công tác khám, chữa bệnh và xử lý rác thải y tế tại Đà Nẵng

Chiều 28-10, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long dẫn đầu đã kiểm tra công tác khám, chữa bệnh và xử lý rác thải y tế tại Đà Nẵng. Theo báo cáo của Sở Y tế TP, TTYT quận, huyện đã thực hiện tốt công tác thu dung điều trị bệnh nhân theo phân tuyến, phát triển công tác xã hội hóa nhằm hiện đại hóa trang thiết bị, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng điều trị cho người bệnh, góp phần giảm tải cho tuyến trên…Tính đến ngày 30-6, tỷ lệ tham gia BHYT toàn dân trên địa bàn TP đạt 91%.Ngành Y tế đã tổ chức tập huấn phòng chống dịch bệnh Ebola cho các cán bộ y tế tuyến quận, huyện, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh Ebola tại sân bay quốc tế Đà Nẵng, cửa khẩu cảng. Triển khai tốt chiến dịch tiêm vaccine sởi - rubella cho trẻ từ 1 - 10 tuổi và đã tiêm đợt 1 cho 71.000 trẻ trong độ tuổi đạt 96%. Bệnh sốt xuất huyết, chân tay miệng giảm 90% so với năm 2013... Nhằm từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thành phố kiến nghị Bộ Y tế xem xét hỗ trợ xây dựng các công trình xử lý rác thải y tế; thành lập Trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm khu vực miền Trung - Tây Nguyên tại Đà Nẵng; hỗ trợ thành phố đầu tư mở rộng và mua sắm các trang thiết bị y tế khám chữa bệnh cho một số bệnh viện, nhất là các bệnh viện tuyến xã, phường; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực y, bác sỹ, đặc biệt là các y, bác sỹ trẻ... Qua kiểm tra thực tế và báo cáo của ngành, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá cao kết quả công tác khám chữa bệnh tại thành phố thời gian qua. Để thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long lưu ý Đà Nẵng cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về dịch bệnh đến với nhân dân; chú trọng hơn nữa công tác tiêm vaccine dự phòng. Đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh Ebola, đặc biệt chú trọng giám sát tại sân bay quốc tế Đà Nẵng và cửa khẩu cảng Tiên Sa...

Thanh niên

Nối dương vật cho bệnh nhân tự cắt lìa

Chiều nay 28.10, bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM, cho biết vừa cứu được “cậu nhỏ” của một bệnh nhân tự cắt lìa. Bệnh nhân N.V.V (29 tuổi, ngụ tỉnh Tây Ninh), được đưa đến Bệnh viện Bình Dân cấp cứu vào khoảng 3 giờ sáng 27.10, trong tình trạng “của quý” bị đứt lìa tận gốc. Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, đêm 27.10, nghe tiếng anh V. rên là không ngủ được, người nhà chạy qua xem thì thấy dưới sàn đầy máu và “cậu nhỏ” của bệnh nhân đã lìa khỏi chủ. Bệnh nhân và “cậu nhỏ” ngay lập tức được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu. Sau bốn giờ phẫu thuật, bác sĩ đã khâu nối thành công bộ phận bị cắt rời của bệnh nhân. Theo bác sĩ Dũng, hiện bệnh nhân đã ổn định sức khỏe, “cậu nhỏ” sau khi được nối liền với chủ đang phục hồi, các mạch máu lưu thông trở lại. Được biết, bệnh nhân có tiền sử bệnh tâm thần. Bác sĩ Dũng cho biết, Bệnh viện Bình Dân đôi khi vẫn tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân tâm thần thể hoang tưởng tự cắt đứt “của quý” của mình.

Dân Trí

Người đem tiếng cười trẻ thơ cho nhiều gia đình hiếm muộn

Với những bài thuốc Đông y quý báu, lương y – Bác sĩ Nguyễn Phú Lâm, Chủ tịch Hội Đông y huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long đã điều trị “mát tay” giúp hàng trăm cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn thỏa mong ước làm cha, làm mẹ.

“Mát tay” trị vô sinh

Chị Phạm Thanh Quyên, khu dân cư vượt lũ, thuộc phường 8, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long kể, chồng chị là con trai duy nhất nên áp lực sinh con nối dõi nặng nề. Hai vợ chồng cưới nhau được 8 năm, nhiều lần bị hư thai. Nguyên nhân được xác định do tinh trùng của chồng chị yếu. Mong muốn sinh con, vợ chồng chị đi thụ tinh ống nghiệm 2 lần tốn kém hơn 200 triệu đồng, thất bại vẫn hoàn thất bại, áp lực tâm lý luôn đè nặng. Vô tình được người quen mách nước, vợ chồng chị Quyên đem theo hy vọng đến gặp bác sĩ Lâm. Sau khi xem các kết quả xét nghiệm Tây y, bác sĩ Lâm nhận lời chạy chữa. Chồng chị được bác sĩ bốc cho thang thuốc ngâm rượu có tác dụng bổ thận, sinh tinh. “Bởi chồng tôi thường đi công tác vắng nhà, những ngày uống thuốc của bác sĩ Lâm, tôi cứ nghĩ chồng đi vắng suốt thì khó mà có con. Không ngờ, sau một tháng, vợ chồng tôi vui mừng đón nhận tin vui”, chị Quyên nói. Anh Nguyễn Văn Quang (đường Bàu Bàng, phường 13, quận Tân Bình, TPHCM) cho biết, bản thân bị tinh trùng yếu, dị dạng và khả năng di chuyển kém. Vợ anh có “chu kỳ” không đều (40-45 ngày mới có). Cưới nhau nhiều năm không có con, chữa trị nhiều nơi thậm chí thụ tinh ống nghiệm 4 lần vẫn không thành công. Ngày đến bác sĩ Lâm chạy chữa, anh Quang còn thách đố: “Thầy chữa khỏi cho vợ chồng tôi có con, tôi sẽ cõng thầy qua cầu Mỹ Thuận tạ ơn”. Vậy là, vợ chồng anh Quang vỡ òa hạnh phúc khi có được tin vui, sinh được một bé trai gần 1 tuổi. Trường hợp đặc biệt khác là chuyện hiếm muộn của cặp vợ chồng Phan Văn Hòa-Nguyễn Thị Ngọc Duyên (ấp An Hòa A, xã Chánh An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long). Chị Duyên vốn bị nhân xơ kích cỡ đến 60cm (lớn hơn tử cung). Bác sĩ Tây y khám và kết luận nếu không phẫu thuật bóc nhân xơ thì không thể có con. Vì khả năng tài chính hạn hẹp, chưa thể tiến hành phẫu thuật. Trong thời gian này, vợ chồng anh Hòa tìm đến bác sĩ Lâm nhờ điều trị. “Sau khi uống thuốc của bác Lâm 3 tháng, nhân xơ teo nhỏ lại vợ chồng tôi rất vui. Hạnh phúc vỡ òa khi đó tôi lại có tin vui”, chị Duyên nói. Bế con trai hơn 2 tuổi trên tay, chị phấn khởi kể lại.Trước đó, vào năm 2005, đồng cảm với cảnh vô sinh của vợ chồng người con của hàng xóm, lương y Lâm bắt tay nghiền ngẫm, tìm cách chữa trị vô sinh. Nỗ lực không ngừng nghỉ đã đem lại những trái ngọt thành công. Từ ca vô sinh của con người hàng xóm được chưa khỏi, tính đến nay, lương y miền Tây đã giúp gần 300 cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn sinh được con.

Bật mí về những bài thuốc độc đáo

Theo lương y - Bác sĩ Nguyễn Phú Lâm, trong điều trị vô sinh thường gặp nhiều biến chứng như viêm, teo tinh hoàn ở nam giới. Những trường hợp này khả năng sinh tinh thường yếu, nhiều người có số lượng tinh trùng bằng không. Quan điểm của Đông y, nguyên nhân khiến đàn ông mất khả năng hoặc khả năng sinh tinh yếu, thiếu là do tạng thận hư yếu, bởi thận tàng chứa tinh của ngũ tạng và là cội rễ để sinh tinh. Hải Thượng Lãn Ông Y tổ có truyền lại, trị vô sinh nam chủ về tinh, nữ chủ huyết. Nam bệnh cần bổ thận làm cốt, nữ nhân điều kinh làm đầu, lại thêm những phép bổ khí, hành khí, thấu suốt thì có thể thụ thai được. Lương y Lâm chia sẻ về “bí quyết” thành công nằm ở những bài thuốc Đông y độc đáo nghiên cứu, ứng dụng. Điều trị vô sinh nam, lương y Lâm thường dùng những bài thuốc sau: Bài 1 thường dùng ngâm rượu gồm: “200g Nhục thung dung, Thục địa 100g, kỷ tử 50g, huỳnh tinh 100g, sinh địa 50g, dâm dương hoắc 50g, hắc táo nhân 40g, quy đầu 50g, xuyên khung 30g, cam cúc hoa 30g, cốt toái bổ 40g, xuyên ngưu tất 40g, xuyên tục đoạn 40g, nhân sâm 40g, hoàng kỳ 50g, phòng đảng sâm 50g, đỗ trọng 50g, đơn sâm 40g, trần bì 20g, đại táo 30 quả, lộc giác giao 40g, lộc nhung 20g”. Bởi lẽ, Nhục thung dung, Huỳnh tinh, Kỷ tử có tác dụng bổ thận sinh tinh, lộc nhung, lộc giác giao bổ tinh huyết, nhân sâm, hoàng kỳ bổ khí…bài thuốc điều trị hiệu quả các chứng rối loạn cương dương, liệt dương, yếu sinh lý…các vị thuốc tương bổ hỗ trợ bổ thận cường dương, sinh tinh tăng số lượng, chất lượng tinh trùng. Bài thứ 2 gồm: “Hoàng kỳ 400g, Thạch hộc 24g, Nhân sâm 200g, Đương quy 240g, Thỏ ty tử 200g, Nhục thung dung 200g, Mạch Môn 160g, Hoài sơn 160g, Đỗ trọng 160g, Sơn thù 160g, Kỷ tử 160g, Tỏa dương 160g, Sa uyển tật lê 160g, Xuyên tục đoạn 120g, Xuyên ba kích 120g, Ngũ vị tử 80g, Hồ lô ba 640g, Hồ đào nhục 480g, cật dê 12 cái, cật heo 12 cái”. Bài thuốc có tác dụng kích thích sinh tinh, dưỡng tinh khí, tăng cường sinh lực cho nam nhân. Đồng thời hai bài thuốc trên tùy bệnh trạng bệnh nhân, có thể kết hợp với bài: Cố bản thập bổ hoàn của Y tổ để bổ thận, cường tinh. Với vô sinh nữ, ngoài việc chú trọng điều trị các chứng đau lưng, bụng trướng, nóng xương, lạnh nửa người dưới, gầy yếu…ở phụ nữ để cải thiện sức khỏe, làm nền tảng điều trị vô sinh cho bệnh nhân, lương y-bác sĩ Lâm dùng hai bài thuốc Cổ phương: Lục vị hoàn gia đương quy, Bát trân gia giảm một cách sáng tạo để trị vô sinh nữ. Cụ thể, với bài Lục vị hoàn, ngoài 6 vị chính: “Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả”, ông bốc thêm vị Đương quy. Bài Bát trân gồm 6 vị của bài Lục vị hoàn, cộng thêm 2 vị: Nhục quế, Phụ tử. Đặc biệt bài thuốc này được dùng gia giảm liều lượng, hoặc bổ khuyết thêm vị thuốc khác một cách linh hoạt tùy bệnh tình từng bệnh nhân. Gần chục năm điều trị vô sinh, hiếm muộn bằng những bài thuốc và tấm lòng đồng cảm với người bệnh, bác sĩ Lâm đã điều trị khỏi nhiều ca vô sinh khó, như vô sinh nam do di chứng quai bị, tinh hoàn teo một bên. Cá biệt có trường hợp không có tinh trùng. Điển hình cho kết quả này là cặp vợ chồng một giáo viên ở xã Chánh Hội, huyện Mang Thít (tỉnh Vĩnh Long) sinh được con sau 6 năm hiếm muộn. Người chồng thủa nhỏ bị quai bị để lại di chứng, trưởng thành anh này không có tinh trùng. Được bác sĩ Lâm điều trị, gn 2 năm trước, vợ chồng giáo viên trên đã sinh được một bé gái trong sự sung sướngầ khôn tả. “Điều trị vô sinh theo cổ phương quan trọng nhất là gia giảm linh hoạt các vị thuốc để phát huy tinh túy của bài thuốc. Lương y Nguyễn Phú Lâm đã làm được điều đó. Anh đã điều trị thành công cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn. Theo tôi nghĩ, lương y Lâm nên xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học, để phát huy hơn nữa nhưng giá trị của các bài thuốc quý”, ông Nguyễn Phương Trình, Phó Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Vĩnh Long bày tỏ. Bác sĩ Chuyên khoa II, Huỳnh Tấn Vũ (Khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TPHCM) nhận định: “Trước khi điều trị, hay nhận điều trị bác sĩ Lâm thường yêu cầu vợ chồng bệnh nhân đến bệnh viện lớn làm các xét nghiệm Tây y để biết chính xác nguyên nhân vô sinh, hiếm muộn. Trên cơ sở đó, bác sĩ Lâm kết hợp hài hòa các bài thuốc Đông y để điều trị hiệu quả. Đó là một cách làm mới có tính sáng tạo tôi cho rằng đúng đắn”. “Những vị thuốc trong các bài thuốc kể trên, đều là những vị có tác dụng tương trợ nhau điều trị vô sinh hiếm muộn. Quan trọng bậc nhất là nhục thung dung, và nhân sâm. Cả hai vị thuốc này đều có trong những bài thuốc của bác sĩ Lâm”, bác sĩ Vũ nói.

Bé gái 18 tháng tím tái, suy hô hấp vì nuốt viên đạn nhựa

Chơi khẩu súng nhựa của anh, bé gái 18 tháng tuổi (Hà Nội) nuốt chửng viên đạn nhựa và chỉ đến khi bé đột nhiên tím tái toàn thân, khó thở, bác sĩ gắp ra dị vật là viên đạn nhựa, gia đình mới ngỡ ngàng biết con bị hóc. ThS Lê Thị Lan Anh, khoa Nhi BV Bạch Mai, cho biết, theo lời kể của gia đình, khoảng 3h chiều cùng ngày, bệnh nhi đang chơi bỗng ho sặc sụa một cơn rồi hết. Tiền sử trước đó hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên đến 7h tối cùng ngày bé thỉng thoảng có ho từng cơn. 10 phút trước khi đến viện, bé không ho nhưng người tím tái, khó thở nhiều nên gia đình vội đưa bé đến viện. Nghe người nhà kể diễn biến, các bác sĩ nghĩ nhiều đến khả năng bé bị hóc dị vật. Kiểm tra phổi thấy thông khí phổi trái giảm, soi kiểm tra thanh môn, họng thì không phát hiện dị vật nhưng nghĩ nhiều đến khả năng này nên bệnh nhân ngay lập tức được làm thủ thuật Hemich (tống dị vật ra ngoài), nhưng bệnh nhân vẫn tím tái. BS Nguyễn Công Khắc, khoa Nhi, BV Bạch Mai, cho biết, trước tình trạng bệnh nhân khó thở, kích thích tăng lên, các bác sĩ đã đặt nội khí quản, hội chẩn qua điện thoại với Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương và chuyển bệnh nhân sang đây. Đúng như chẩn đoán, sau khi gây mê nội soi, các bác sĩ bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương đã gắp dị vật là đầu đạn nhựa đen có chiều dài hơn 2cm, là nguyên nhân khiến bé tím tái, khó thở do án ngữ đường thở. Sau khi được chuyển về khoa Nhi thở máy ổn định, sáng nay (28/10) bệnh nhi đã hoàn toàn khỏe mạnh, được rút nội khí quản. Các bác sĩ cảnh báo, hóc dị vật là tai nạn thường gặp ở trẻ. Cá biệt, có những trường hợp hóc dị vật bỏ quên, có những biểu hiện khó thở, khò khè… gần giống bệnh viêm phổi, hen phế quản. Do bệnh nhân hóc dị vật ở dạng “hội chứng xâm nhập thoáng qua”, khi vừa bị hóc, trẻ khó thở, tím tái, hốt hoảng, khóc thét nhưng sau đó dị vật trôi xuống khí quản, phế quản thì giảm hoặc hết triệu chứng. Sau đó, trẻ sẽ khó chịu, có cảm giác khó thở, ho dai dẳng… do dị vật nằm trong thực quản ép vào thanh quản, khí quản. Bệnh nhi này có biểu hiện tím tái ngay sau đó nên được phát hiện sớm. Thực tế có những trường hợp hóc dị đường thở bị bỏ quên (sau khi hóc, trẻ chỉ khó thở, khóc thét một lúc khi dị vật trôi qua lại thấy dễ chịu) đến cả vài tháng, thậm chí vài năm mới được phát hiện sau khi chữa đi chữa lại các biểu hiện hen, khò khè, khó thở như một bệnh lý. Cha mẹ cần lưu ý, khi trẻ bị hóc dị vật, tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, tránh nguy cơ làm dị vật vào sâu hơn, hay có thể làm trầy xước vùng họng, gây phù nề khiến trẻ khó thở hơn. Cách phòng ngừa hữu hiệu nhất là tuyệt đối tránh để trẻ chơi với các đồ chơi nhỏ, dễ vỡ; tiền xu, hạt vòng, đeo các loại trang sức có chi tiết trang trí nhỏ, không ăn các loại trái cây có hạt.

Một trẻ thập tử nhất sinh vì nhiễm tụ cầu vàng qua vết xước nhỏ

Ngứa toàn thân, nhất là hai cẳng chân sau đợt sốt, không kìm được, bệnh nhi đã gãi trầy xước dọc hai cẳng chân... Không ngờ, qua những vết xước nhỏ này, vi trùng tụ cầu kháng thuốc xâm nhập khiến cậu bé phải trải qua 45 ngày thập tử nhất sinh... Ngày 27/10, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, bệnh nhi Nguyễn Văn Linh đã thoát khỏi tình trạng thập tử nhất sinh sau gần 45 ngày điều trị. BS Trương Văn Quý, khoa Nhi (BV Bạch Mai), cho biết, ngày 14/9 bệnh nhi Nguyễn Văn Linh (12 tuổi,Phúc Thượng, Phúc Thọ, Hà Nội)được chuyển đến khoa Nhi trong tình trạng nghi nhiễm trùng huyết bởi trẻ sốt cao liên tục, khó thở, huyết áp tụt, có biểu hiện sốc nhiễm khuẩn. Trước khi được chuyển viện 3 ngày, bệnh nhân sốt cao, được y tế tuyến dưới chẩn đoán sốt vi rút. Tuy nhiên sau 3 ngày bệnh, cháu bé có biểu hiện ngứa, nổi ban toàn thân, đau khớp háng và sốt cao liên tục nên đã được chuyển viện. "Câu hỏi được đặt ra là vi khuẩn xâm nhập vào đường nào? Nhiễm vi khuẩn gì? Đây là một vấn đề không dễ ở y tế tuyến dưới. Khi thăm khám toàn thân, những vết xước da rất nhỏ, đã liền xẹo ở hai cẳng chân cháu bé khiến chúng tôi rất chú ý. Nhiều khả năng, vi khuẩn tụ cầu vàng đã xâm nhập qua những vết xước này gây tình trạng nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi", TS Dũng nói. Với kinh nghiệm điều trị, các bác sĩ nhận định khả năng nhiễm khuẩn đường huyết vào từ da lớn nhất là tụ cầu vàng. Vì thế, không đợi kết quả cấy máu, các bác sĩ đã quyết định dùng kháng sinh theo kinh nghiệm, bởi chậm giờ nào, tình trạng bệnh nhân nguy hiểm thêm giờ ấy, do đã có biểu hiện sốc nhiễm khuẩn, tràn khí màng phổi làm bệnh nhân càng suy hô hấp, khó thở phải vào thở máy. Kết quả cấy máu sau đó cũng khẳng định chẩn đoán này, bệnh nhân nhiễm trùng máu do tụ cầu vàng. Vậy nhưng kể từ khi quyết định chọn kháng sinh chữa tụ cầu thế hệ 2 (do tình trạng bệnh rất nặng, bệnh nhân tổn thương phổi, cơ) điều trị nhưng sau 3-5 ngày trẻ vẫn sốt cao, các bác sĩ phải đổi kháng sinh thế hệ 3, loại thuốc cuối cùng dùng điều trị tụ cầu vàng. "Thế nhưng chưa kịp dùng thuốc, bệnh nhân đã bị biến chứng phổi: tràn khí màng phổi, làm bệnh nhân càng suy hô hấp trầm trọng. Bệnh nhân phải mở phổi trái đặt dẫn lưu hút khí và mủ. Kết hợp với kháng sinh điều trị, tình trạng bệnh nhân dần cải thiện", TS Dũng cho biết. Chiến lược điều trị đã đúng nhưng phải cả tháng sau tình trạng bệnh nhân mới dần ổn định. Đến nay, hai phổi bệnh nhân đã gần như bình thường. Bệnh nhân đượccho tập thở giúp phục hồi chức năng của phổingay tại viện và có thể xuất viện vài ngày tới. Theo TS Dũng, với những trường hợp tụ cầu vàng kháng thuốc gây biến chứng nặng chữa không đơn giản. Hơn 10 năm qua ông mới gặp lại một trường hợp diễn biến nặng như vậy. Bởi ở các bệnh nhân thông thường, tổn thương mụn, mủ ngoài da rất dễ dàng cho chẩn đoán và tụ cầu không kháng thuốc điều trị rất hiệu quả. Với ca bệnh này, mắc từ cộng đồng mà bị tụ cầu kháng thuốc là một điều rất đáng cảnh báo cho tình trạng lạm dụng kháng sinh như hiện nay. Nếu cứ dùng thuốc kháng sinh bừa bãi thì không chỉ người thường xuyên dùng kháng sinh mà người ít dùng cũng bị ảnh hưởng. Chữa vi khuẩn tụ cầu hiện chỉ có 3 nhóm kháng sinh, không có nhiều thuốc để chữatrị. Nếu đến nhóm thứ 3 cũng bị kháng thuốc, điều trị bệnh nhân sẽ rất gian nan, tốn kém (do phải kết hợp kháng sinh, thời gian điều trị lâu, gây độc nhiều hơn cho bệnh nhân) thậm chí người bệnh không thể qua khỏi vì không đáp ứng điều trị. “Những vết xước, tổn thương da tuy nhỏ nhưng đôi khi rất nguy hiểm. Bởi bình thường, vi khuẩn tụ cầu vàng cư trú trên da nhưng không gây bệnh. Nhưng nếu có các vết xước, mụn trên người, cơ thể có sức đề kháng yếu, vi khuẩn tụ cầu có thể xâm nhập và gây bệnh nhiễm trùng máu”, TS Dũng cảnh báo. Vì thế, không nên coi thường các tổn thương ngoài da. Khi có bệnh về da liễu, cần mặc thoáng, sạch sẽ, bôi thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ đề phòng nhiễm trùng. “Cũng cần lưu ý, trước khi bôi phải rửa tay thật sạch với xà phòng, đề phòng vi khuẩn có trong “bàn tay bẩn” có thể xâm nhập qua các vết tổn thương từ da vào máu, gây nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm. Khi tổn thương trên da có hiện tượng bội nhiễm, tấy đỏ, nổi mủ, trẻ có sốt… cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi, điều trị vì có thể đó là những dấu hiệu viêm da bội nhiễm, cần có bác sĩ chỉ định thuốc phòng bội nhiễm nguy hiểm”, BS Trương Văn Quý cho biết.

VOV

Bé sơ sinh văng khỏi bụng mẹ được miễn viện phí

Hiện tại, sức khỏe của em bé đã tương đối ổn, tuy nhiên các bác sĩ đang nghi ngờ bé có dấu hiệu bị dập tim. Liên quan đến vụ tai nạn thương tâm tại tỉnh An Giang làm sản phụ tử vong tại chỗ, bé sơ sinh rơi ra từ bụng mẹ được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1, sáng nay (28/10), Bệnh viện đã đề nghị Bảo hiểm xã hội TP HCM chi trả Bảo hiểm y tế và không phải đóng viện phí. Chiều cùng ngày, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Huyền, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố xác nhận: bé sơ sinh này vẫn được chi trả theo Bảo hiểm y tế. Hiện tại, sức khỏe của em bé đã tương đối ổn, trong một hoặc hai ngày tới sẽ cai máy thở cho bé. Vụ tai nạn khiến cẳng chân phải của bé sơ sinh bị dập nát nên Bệnh viện Nhi đồng 1 phải tiến hành đoạn chi cắt bỏ khớp gối. Các bác sĩ còn nghi ngờ bé có dấu hiệu bị dập tim. Trường hợp thương tâm này đã nhận được nhiều sự trợ giúp từ các nhà hảo tâm. Bác sĩ Trần Thị Tuyết Mai, Trưởng phòng Trợ giúp xã hội Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết đã nhận được trên 120 triệu đồng và 850 USD trợ giúp cho cháu bé và sẽ lập tài khoản lưu giữ số tiền sau này trao cho gia đình cháu bé./.

Tuổi trẻ

Tháng 11 sẽ tiêm lại cho 60 trẻ bị tiêm nhầm nước cất

 Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Trần Đắc Phu cho biết như vậy vào ngày 28-10. Ông Phu cho biết Bộ Y tế đã giao Sở Y tế Đồng Tháp rà soát lại toàn bộ chiến dịch tiêm chủng sởi - rubella tại tỉnh này, tập huấn lại cán bộ tiêm chủng sau sự cố tiêm nhầm nước cất.  Cũng theo ông Phu, sau hơn một tháng triển khai chiến dịch tiêm ngừa sởi - rubella, đã có 53/63 tỉnh thành triển khai tiêm ngừa, trên 4,7 triệu cháu được tiêm chủng. Tỷ lệ có phản ứng nhẹ sau tiêm là 0,05% (biểu hiện chủ yếu là đau vết tiêm, sưng đỏ tại chỗ tiêm, sốt nhẹ sau tiêm). Đến nay chưa có biến chứng nặng sau tiêm. Về nghi vấn giấu thông tin về nhầm lẫn tiêm chủng trong chiến dịch này, ông Phu cho biết cho đến nay mới có duy nhất trường hợp nhầm lẫn với 60 trẻ tại Đồng Tháp.

Pháp luật TP.HCM

Gần 167.000 trẻ phải hoãn tiêm vaccine sởi, rubella

“Sau hơn một tháng triển khai Chiến dịch tiêm vaccine sởi – rubella, chiến dịch đã được tổ chức tại 56/63 tỉnh, thành phố trong đợt 1. Kết quả bước đầu của chiến dịch đã có 4,7 triệu trẻ từ 1-14 tuổi được tiêm vaccine phối hợp này”. Ngày 28-10, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết như trên. Theo ông Phu, qua kết quả khám sàng lọc trong quá trình tiêm có 166.855 trường hợp hoãn tiêm trong đợt tiêm chủng này sẽ được các địa phương tổ chức tiêm vét trong thời gian triển khai chiến dịch. Ông Phu cho biết trong số 4,7 triệu trẻ được tiêm chỉ có một số ít trẻ em có biểu hiện sốt nhẹ hoặc nhức đầu do tâm lý lo lắng, không xảy ra bất kỳ trường hợp phản ứng nặng sau tiêm nào. Điều này cho thấy vaccine đảm bảo an toàn. Trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp đề nghị các đơn vị thực hiện việc cung ứng vaccine kịp thời, tăng cường các hoạt động chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, giám sát để các cơ sở y tế, các điểm tiêm chủng thực hiện nghiêm túc đúng các quy định, quy trình, hướng dẫn của Bộ Y tế về việc tiêm an toàn, hiệu quả cũng như tăng cường các hoạt động truyền thông, vận động người dân để đưa trẻ em đi tiêm chủng đạt tỷ lệ cao.

Tiếp xúc với trường hợp nghi nhiễm Ebola phải thận trọng hơn

Ngày 29-10, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã đến kiểm tra các biện pháp chống dịch Ebola tại sân bay quốc tế Đà Nẵng. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu các đơn vị tại đây nâng cao cảnh giác, sàng lọc thân nhiệt kỹ lưỡng đối với các chuyến bay xuất phát từ vùng dịch. “Bài học về nhân viên y tế của Mỹ bị lây nhiễm Ebola khiến chúng ta phải cẩn thận hơn khi tiếp cận với các trường hợp nghi nhiễm bệnh. Các nhân viên phải học cách sử dụng đồ bảo hộ như thế nào cho hợp lý… Sắp tới, Bộ Y tế sẽ đưa ra một clip dạy về cách sử dụng đồ phòng hộ ngăn ngừa nhiễm bệnh Ebola” - ông Long nói. Theo Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Đà Nẵng, hai cửa khẩu sân bay và cảng biển Đà Nẵng đã được lắp đặt bốn camera giám sát thân nhiệt của hành khách. Hôm 22-8 vừa qua, tại sân bay Đà Nẵng phát hiện một trường hợp hành khách quốc tế bị sốt cao. Bộ phận chống dịch đã vận hành quy trình phòng dịch, cách ly trường hợp này. Kết quả kiểm tra sau đó cho biết người này không bị nhiễm Ebola.

Tư vấn trước mổ: quyền của người bệnh

Tai biến và biến chứng trong y khoa là điều có thể xảy ra. Phần lớn các vụ kiện cáo hay xảy ra sau một cuộc phẫu thuật thất bại và bệnh nhân than phiền đã không được tư vấn trước mổ đầy đủ. Lỗi thông thường trong các cuộc khiếu kiện này hay được quy kết là do bác sĩ không tư vấn kỹ. Nhưng có rất nhiều trường hợp chúng tôi nhận được lời nhờ gửi gắm bác sĩ của bệnh nhân trước khi mổ và nhờ hỏi giúp các vấn đề trước khi mổ.  Khi chúng tôi hỏi: “Sao không hỏi trực tiếp bác sĩ phẫu thuật mà phải nhờ qua người thứ ba?”, phần lớn câu trả lời của người bệnh là sợ bác sĩ la, bác sĩ không nói, sợ bác sĩ không có thời gian trả lời vì công việc quá nhiều. Một số khi ngồi đối diện với bác sĩ lại quên mất không biết phải hỏi gì...

Mổ là chuyện hệ trọng, nhiều rủi ro

Là bác sĩ, tôi thấy thực tế nói trên là vấn đề lớn cần giải quyết để hạn chế các tranh chấp y khoa giữa bệnh nhân và bác sĩ. Đứng về phía bệnh nhân, chúng ta có quyền đặt các câu hỏi trước khi quyết định tham gia điều trị cùng bác sĩ, nhất là trước khi phẫu thuật vì mổ là chuyện hệ trọng và có nhiều rủi ro. Trừ những trường hợp mổ cấp cứu khẩn cấp để cứu nguy tính mạng, phần lớn cuộc phẫu thuật đều có thể trì hoãn được. Tư vấn trước mổ là quyền của bệnh nhân.  Thế thì bệnh nhân cần biết thông tin gì về cuộc mổ sắp đến? Trước hết là hỏi xem bác sĩ chẩn đoán bệnh của mình là gì? Có bao nhiêu phương án điều trị căn bệnh này? Nếu phẫu thuật là phương án tối ưu thì cuộc phẫu thuật sẽ làm gì, trong bao lâu? Thời gian nằm viện? Các tai biến và biến chứng có thể xảy ra, cách xử trí khi chúng xảy ra như thế nào? Những câu hỏi khác cũng rất quan trọng, nhất là ở Việt Nam là chi phí ước chừng cho cuộc mổ bao nhiêu? Sau mổ có cần người nuôi bệnh? Thời gian tự sinh hoạt sau mổ bao lâu? Có một thực tế là đa số chúng ta đều tránh nói về tai biến và biến chứng xảy ra trong và sau cuộc mổ. Với bác sĩ, nhiều người ngại nói là do sợ bệnh nhân hoang mang không dám đi mổ. Với bệnh nhân, đa số không nhắc đến chuyện này là do không dám đối mặt với thực tế vì bệnh nhân hay đòi hỏi bác sĩ phải cam kết kết quả tốt 100%. Chúng ta phải chấp nhận một thực tế là không có kết quả tốt 100% cho tất cả các cuộc phẫu thuật, mà luôn có một tỉ lệ nhất định bị tai biến hay biến chứng. Người ta chỉ có thể giảm thiểu tới mức thấp nhất nguy cơ mà thôi.

Tư vấn để tạo niềm tin giữa hai bên

Khi người bệnh hiểu rõ các tai biến và biến chứng có thể xảy ra thì việc tích cực tham gia cùng bác sĩ điều trị các tai biến này sẽ trở nên thuận lợi hơn và có thể khắc phục được chúng. Nếu không nhớ hết các điều cần hỏi, bệnh nhân có thể ghi ra giấy để hỏi khi được tư vấn, tránh trường hợp sau cuộc tư vấn lại thấy thiếu vài câu và trở lại hỏi bác sĩ nhiều lần. Không ít trường hợp khi chúng tôi tư vấn xong cho một bệnh nhân, đến lượt người khác thì bệnh nhân đầu quay lại mở cửa phòng hỏi vài câu, sau đó tiếp tục vài lần như thế làm ảnh hưởng đến cuộc tư vấn sau. Đối với bác sĩ, chúng ta cần thực hiện tốt việc tư vấn mọi vấn đề trước, trong và sau mổ cho bệnh nhân. Việc này đem lại lợi ích cho cả đôi bên nhằm tránh các khiếu kiện. Nếu thời gian quá eo hẹp, chúng ta có thể soạn các bài tư vấn in sẵn cho từng loại bệnh để cung cấp cho bệnh nhân. Chúng ta nên để bệnh nhân tự quyết định việc phẫu thuật hay không, tránh trường hợp mình quyết định thay cho bệnh nhân khi họ còn hoàn toàn tỉnh táo và cuộc phẫu thuật không phải là quá khẩn cấp. Mỗi khoa nên có phòng tư vấn cho bệnh nhân, có thể ghi âm hay không tùy trang bị của mỗi bệnh viện. Theo tôi, tư vấn là quyền của mỗi bác sĩ. Quyền là vì nếu thực hiện cuộc tư vấn, chúng ta có thể phát hiện những lo lắng, yêu cầu quá sức của bệnh nhân để từ đó có quyền từ chối phẫu thuật chương trình nếu không thể đáp ứng các nhu cầu quá sức này. Tóm lại, việc tư vấn cho bệnh nhân trước mổ hết sức quan trọng nhằm tạo tâm lý thoải mái cho cả bệnh nhân lẫn bác sĩ. Việc tư vấn giúp cả hai bên đều chuẩn bị kỹ càng cho cuộc mổ từ tâm lý đến tiền bạc, trang thiết bị. Tư vấn kỹ sẽ hạn chế việc khiếu kiện khi biến chứng xảy ra, tạo niềm tin giữa bác sĩ và bệnh nhân.

Chuyện riêng tư của bệnh nhân

Một vấn đề nữa mà bệnh nhân và người nhà cần biết là các thông tin về bệnh tật là riêng tư giữa bệnh nhân và thầy thuốc, bệnh nhân có quyền cho người thân nghe hay không. Tương tự, bác sĩ có quyền từ chối cung cấp thông tin bệnh tật cho thân nhân người bệnh nếu bệnh nhân là người hoàn toàn tỉnh táo và đủ tuổi để quyết định về việc làm của mình hoặc nếu bệnh nhân không chỉ định người thân nào sẽ được phép biết thông tin về bệnh tật của mình. Không ít trường hợp chúng tôi đã tư vấn cho bệnh nhân, sau đó nhận được sự yêu cầu của một người tự xưng là thân nhân của người bệnh muốn được biết rõ tình trạng bệnh tật của bệnh nhân. Người này có thể là bà con họ hàng của bệnh nhân. Thiết nghĩ luật cần làm rõ định nghĩa thân nhân người bệnh là những ai và muốn biết thông tin về bệnh tật người bệnh có cần phải có sự cho phép của bệnh nhân hay không...

Gia đình & xã hội

Việt Nam cân nhắc sử dụng thuốc chống cúm điều trị Ebola

Holdings của Nhật Bản mới đây đã công bố kế hoạch sản xuất thuốc chống cúm Avigan nhằm điều trị bệnh Ebola đang hành hoành trên thế giới. Mới đây, tập đoàn Fujifilm Holdings của Nhật Bản đã công bố kế hoạch đẩy mạnh sản xuất thuốc chống cúm Avigan nhằm điều trị bệnh Ebola sau khi một bệnh nhân nhiễm Ebola ở Tây Ban Nha phục hồi sức khỏe sau khi uống loại thuốc này. Trước thông tin trên, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, sẽ cân nhắc việc nhập khẩu loại thuốc này. “Chúng tôi sẽ quan tâm đến loại thuốc này trong kỳ họp Hội đồng chuyên môn tới của Bộ và sẽ cân nhắc xem có nên nhập thuốc này hay không”, ông Khoa nói. “Trong trường hợp khẩn cấp khi dịch bệnh xảy ra, theo nguyên tắc, nếu mức độ tử vong vượt quá 50% như đã và đang xảy ra đối với dịch do Ebola trên thế giới, có thể chúng tôi vẫn cho phép sử dụng thuốc này điều trị người bệnh mà không chờ thông qua Hội đồng đạo đức y khoa. Tất cả vì người người bệnh”, ông Khoa cho biết. Cũng liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Kính, GĐ BV Nhiệt đới TƯ, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn về bệnh truyền nhiễm (Bộ Y tế) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Y tế vẫn chưa có phản ứng gì. Bởi vậy, ông Kính cho hay, hiện tại chúng ta vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dovi rút Ebolagây ra theo khuyến cáo của WHO với phác đồ điều trị đã hướng dẫn. Trong đó, đặc biệt phải chú trọng các biện pháp phòng hộ cho nhân viên y tế cũng như cộng đồng theo quy trình, quy phạm đã được tập huấn để ngăn chặn lây lan nếu dịch xảy ra. Còn đối với thuốc Avigan hiện nay nên dùng để tham khảo. Theo Fujifilm, các thử nghiệm lâm sàng đối với loại thuốc này trong điều trị Ebola sẽ được tiến hành tại Guinea vào giữa tháng 11 tới. Được biết, thuốc Avigan đã được phê duyệt tại Nhật Bản vào tháng 3 năm nay để chữa trị cảm cúm và số lượng thuốc lưu trữ vào khoảng 20.000 liều. Theo các nhà sản xuất thuốc, họ có đủ nguyên liệu để sản xuất hơn 300.000 liều. Liên quan đến dịch bệnh Ebola, theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tính từ tháng 12/2013 đến ngày 25/10/2014, thế giới đã ghi nhận 10.208 trường hợp mắc tại 9 quốc gia, trong đó 4.971trường hợp tử vong. Trong đó, Guinea: 1.553 trường hợp mắc, trong đó có 926 trường hợp tử vong; Liberia: 4.665 trường hợp mắc, 2.705 trường hợp tử vong; Sierra Leone: 3.896 trường hợp mắc, 1.281trường hợp tử vong; Mali: 01 trường hợp mắc, 01 trường hợp tử vong; Nigeria: 20 trường hợp mắc, 08 trường hợp tử vong; Senegal: 01 trường hợp mắc, 0 trường hợp tử vong; D.R.Congo: 67 trường hợp mắc, 49 trường hợp tử vong; Mỹ: 04 trường hợp mắc, 01 trường hợp tử vong; Tây Ban Nha: 01 trường hợp mắc, 0 trường hợp tử vong Trong tổng số trường hợp mắc Ebola có 458 trường hợp là cán bộ y tế, trong đó có 252 trường hợp tử vong.

Lao động

Gần 4,9 triệu trẻ em đã tiêm vaccine sởi - rubella

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính đến hết ngày 27.10 đã có 58/63 tỉnh, thành phố tổ chức triển khai đợt 1 chiến dịch tiêm vaccinesởi – rubella với hơn 4.855.000 trẻ trong độ tuổi đã được tiêm chủng, đạt tiến độ theo yêu cầu. Qua số lượng lớn trẻ được tiêm, chỉ có một số ít có biểu hiện sốt nhẹ hoặc nhức đầu do tâm lý lo lắng, không xảy ra bất kỳ trường hợp phản ứng nặng sau tiêm… 

Nhân dân

Các địa phương tích cực triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin sởi - rubella

Với sự vào cuộc tích cực của các địa phương, tính đến thời điểm này, chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella cho trẻ trong độ tuổi từ một đến 14 đã được triển khai tại 58 tỉnh, thành phố, với tổng số hơn 4,8 triệu trẻ. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu hơn 95% số trẻ trong độ tuổi được tiêm vắc-xin sởi - rubella, ngành y tế cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân đưa con em mình đi tiêm chủng đầy đủ. Nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, giao thông đi lại ở tỉnh Sóc Trăng hết sức khó khăn, trong khi đó, người dân sống trên địa bàn chủ yếu là người dân tộc Khmer, cho nên còn nhiều bất đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán. Xuất phát từ những khó khăn nêu trên, cũng như rút kinh nghiệm từ các chiến dịch được triển khai trước đây, do vậy trong chiến dịch tiêm vắc-xin sởi - rubella lần này, ngành y tế Sóc Trăng xác định công tác tuyên truyền, vận động là yếu tố quyết định thành công của chiến dịch. Các cán bộ y tế, cộng tác viên được chọn tham dự các lớp tập huấn về chuyên môn, kỹ năng truyền thông, tiêu chí đầu tiên phải là người địa phương, thông thạo tiếng Khmer để thuận tiện cho việc tuyên truyền, vận động người dân đưa con em đi tiêm chủng. Nhằm khắc phục việc đi lại khó khăn, cán bộ y tế, tuyên truyền viên thuê xe ôm, dùng thuyền, ghe tới tận các hộ gia đình để vận động, thống kê đối tượng trẻ trong độ tuổi tiêm chủng; tổ chức các điểm tiêm phù hợp, thuận lợi cho bà con đưa con em mình đi tiêm chủng. Khác với tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bình Dương luôn phải đối mặt vấn đề di biến động dân cư, vì hiện nay trên địa bàn tỉnh có gần 30 khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động thu hút khoảng 850 nghìn lao động trên mọi miền của đất nước. Do vậy, theo Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Bình Dương Lương Thị Hồng Lê: Công tác điều tra, thống kê trẻ trong độ tuổi tiêm chủng gặp nhiều khó khăn do các gia đình làm công nhân thường hay thay đổi chỗ ở, nơi làm việc. Ðể khắc phục khó khăn nêu trên, Ban chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng mở rộng Bình Dương đã yêu cầu tăng cường các khâu tiếp cận gửi thư mời; tuyên truyền ý nghĩa, tính quan trọng của chương trình tiêm chủng mang lại đối với sức khỏe của trẻ em, nhất là đối với đối tượng vãng lai trên địa bàn. Tại điểm tiêm Phòng khám đa khoa Mỹ Phước (thị xã Bến Cát), phóng viên Báo Nhân Dân có mặt, ghi nhận được 207 trẻ không nằm trong danh sách điều tra đã được đưa đến đây tiêm, số trẻ này sau khi tiêm đều được cán bộ y tế ghi chép thông tin đầy đủ và thông báo về nơi các đối tượng cư trú để các cán bộ y tế cơ sở tiếp tục theo dõi sau tiêm. Tại tỉnh Thanh Hóa, chiến dịch tiêm vắc-xin sởi - rubella đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của UBND tỉnh, các ban, ngành, đoàn thể, nhất là ngành giáo dục, bộ đội biên phòng đối với các khu vực vùng biên giới, nơi có điều kiện đi lại rất khó khăn. Do vậy, ngay từ những ngày đầu của chiến dịch, các đồng chí lãnh đạo của tỉnh thường xuyên có mặt tại các điểm tiêm để trực tiếp giám sát và tháo gỡ những vấn đề phát sinh trong quá trình tiêm chủng; chỉ đạo các đơn vị có liên quan hỗ trợ ngành y tế các nguồn lực cần thiết để bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ hơn 95% ở quy mô xã, phường và không bỏ sót đối tượng. Tính đến nay, toàn tỉnh đã triển khai tiêm cho hơn 219 nghìn trẻ trong độ tuổi (đạt tỷ lệ 87,3% kế hoạch tiêm chủng đợt một) và dự kiến hoàn thành mục tiêu trước ngày 31-10. Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Ðắc Phu cho biết: Nhằm tăng cường an toàn, chất lượng, hiệu quả trong triển khai thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella, Bộ Y tế, Ban chỉ đạo chiến dịch T.Ư, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát tại một số tỉnh, thành phố trọng điểm trong việc triển khai chiến dịch. Kết quả kiểm tra, giám sát cho thấy, các tỉnh, thành phố đã thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh sởi và rubella trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2014-2015. Bên cạnh đó, sau một số sự cố xảy ra trong chiến dịch tiêm vắc-xin sởi - rubella, Bộ Y tế có văn bản yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện tiêm chủng phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn tổ chức chiến dịch tiêm vắc-xin sởi - rubella; quy trình tiêm chủng an toàn mà bộ đã ban hành. Tổ chức ngay việc tập huấn bổ sung cho các cán bộ y tế, bảo đảm chỉ những cán bộ được tập huấn, có kỹ thuật thuần thục mới được tham gia tiêm chủng. Tổ chức các điểm tiêm chủng một cách hợp lý, cử cán bộ đến các cơ sở y tế để giám sát, hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật trong việc thực hiện tiêm chủng an toàn và xử lý các trường hợp phản ứng sau tiêm kịp thời... Ðể đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin sởi - rubella (đợt một) ở các địa phương, cũng như chuẩn bị triển khai giai đoạn hai, giai đoạn ba của chiến dịch được tốt hơn, thời gian tới, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố khẩn trương tiến hành sơ kết, đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai chiến dịch vừa qua để cho các đợt tiêm chủng tiếp theo được triển khai một cách an toàn, hiệu quả hơn. Tiến hành rà soát lại toàn bộ các nguồn lực phục vụ cho việc triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin sởi - rubella từ trang thiết bị, vật tư, dây chuyền lạnh cho đến nhân lực để triển khai. Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương, các đơn vị y tế tăng cường đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, giám sát cho các cán bộ thực hiện tiêm chủng, có phương án bố trí nhân lực, củng cố bổ sung các cán bộ tiêm chủng có kinh nghiệm. Ðẩy mạnh công tác truyền thông, vận động để nhân dân đưa con em chưa được tiêm chủng hoặc bị trì hoãn tiêm đi tiêm chủng đầy đủ; tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát của tuyến trên với tuyến dưới, tổ chức đoàn kiểm tra chéo giữa các địa phương trên địa bàn để bảo đảm và nâng cao chất lượng kiểm tra; đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị, địa phương học hỏi kinh nghiệm trong việc triển khai chiến dịch trên địa bàn mình phụ trách...

Ứng dụng phẫu thuật nội soi bằng rô-bốt

Lần đầu ở nước ta, Bệnh viện Nhi T.Ư đã ứng dụng công nghệ phẫu thuật nội soi bằng rô-bốt vào điều trị các bệnh lý phức tạp cho trẻ em. Phương pháp nêu trên rất hiệu quả nhưng giá dịch vụ còn cao, nhất là đối với các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn. Ðiều đó đặt ra vấn đề, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách bảo hiểm y tế phù hợp nhằm hỗ trợ các đối tượng này trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Tranh thủ cuối giờ làm việc, TS Phạm Duy Hiền, Phó Chủ nhiệm khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi T.Ư giới thiệu cho chúng tôi về một số hình ảnh trong ca mổ bằng rô-bốt (thiết bị mua từ Mỹ về) mà anh vừa thực hiện trong thời gian gần đây. Trong tháng 9 vừa qua, TS Phạm Duy Hiền đã phẫu thuật bằng rô-bốt cho ba bệnh nhi là: Bùi Quốc Bảo (một tuổi), Hoàng Phương Nhung (tám tuổi) và Nguyễn Quang Tùng (bốn tuổi). Các trường hợp này đều mắc bệnh lý nang ống mật chủ (tức ống mật chủ giãn thành nang mà không có bít tắc cơ học ở phần cuối ống mật chủ). Ðây là một trong các ca phẫu thuật phức tạp ở người bệnh nhỏ tuổi. Anh cũng giảng giải cho tôi hiểu phần nào về công nghệ phẫu thuật nội soi bằng rô-bốt ở Việt Nam. Theo TS Hiền, ban đầu công nghệ này được ứng dụng phẫu thuật cho người lớn ở Mỹ vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Từng bước được cải tiến, đầu năm 2000, phẫu thuật bằng rô-bốt được ứng dụng cho các bệnh nhân nhỏ tuổi. Ðến nay, rô-bốt phẫu thuật đã phát triển đến thế hệ thứ tư, với bốn cánh tay thao tác, đầu ca-mê-ra thông minh, và góc phẫu thuật rộng 580 độ (trên hình ảnh 3D). Phẫu thuật nội soi rô-bốt là kỹ thuật đặc biệt, nhờ có hình ảnh không gian ba chiều mà phẫu thuật viên có thể quan sát sâu hơn, chính xác hơn so với hình ảnh không gian hai chiều của phẫu thuật nội soi quy ước. Nhờ các khớp di động linh hoạt mà rô-bốt thực hiện tốt các động tác quay ngược cổ tay 180 độ (động tác này người thường hay thiết bị mổ nội soi quy ước không thực hiện được), nhất là khả năng luồn sâu vào các phần nhỏ nhất của cơ thể một cách dễ dàng và chính xác. Cũng theo TS Phạm Duy Hiền, phẫu thuật bằng rô-bốt giúp phẫu thuật viên đỡ tốn sức hơn mổ nội soi kinh điển. Bởi người bác sĩ chỉ cần ngồi điều khiển mà không phải đứng, các thao tác chủ yếu thông qua hai khớp cổ tay nên phẫu thuật viên không phải thay đổi tư thế khi phải bóc tách hoặc khâu nối ở vùng khó khăn. Những ưu điểm này giúp các phẫu thuật viên không mắc phải các bệnh lệch vẹo cột sống, đau khớp vai mạn tính... Ðược sự quan tâm đầu tư của Nhà nước đúng dịp Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-2014), nhân dịp khai trương Trung tâm Phẫu thuật nhi khoa, Bệnh viện Nhi T.Ư, lần đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng công nghệ phẫu thuật bằng rô-bốt vào sử dụng. Từ đó đến nay, đã có 33 trường hợp người bệnh nhỏ tuổi được cứu sống bằng rô-bốt phẫu thuật. Theo PGS, TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư, do chủ động cử các bác sĩ đi đào tạo ở nước ngoài trong việc sử dụng rô-bốt để phẫu thuật nên khi được trang bị các thiết bị hiện đại là các phẫu thuật viên có thể sử dụng được ngay. Hệ thống rô-bốt phẫu thuật này có thể thực hiện ở khá nhiều mặt bệnh như u nang ống mật chủ, phình đại tràng bẩm sinh, teo đường mật, thận - tiết niệu, sản phụ khoa, chỉnh sửa van tim... cho cả trẻ em và người lớn. Ưu việt của phương pháp phẫu thuật này là vị trí phẫu thuật ít bị xâm lấn, độ sang chấn không đáng kể, và ít chảy máu nên người bệnh phục hồi nhanh. Ðã có hơn 30 trường hợp được phẫu thuật nhưng không có ca nào bị nhiễm trùng hay biến chứng. Do khả năng kết nối với máy tính của thiết bị rô-bốt, vì vậy có thể thực hiện phẫu thuật từ xa mà phẫu thuật viên không phải trực tiếp có mặt tại "hiện trường". Ðiều này mở ra khả năng ứng dụng lớn (khi có điều kiện tài chính) trong phẫu thuật điều trị cho các trường hợp có nhu cầu ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, hay một khu vực bị thảm họa thiên tai.... Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm ở nước ta có hàng chục nghìn trường hợp bị u nang ống mật chủ, teo đường mật bẩm sinh, thận ứ nước, các bệnh lý về tiêu hóa, tiết niệu... Việc đưa công nghệ phẫu thuật nội soi bằng rô-bốt vào ứng dụng nhằm điều trị các chứng bệnh hiểm nghèo cho trẻ em, là cơ hội tạo điều kiện cho các cháu được thụ hưởng những thành tựu khoa học trong y học hiện đại. Tuy nhiên, do thiết bị này còn hiếm lại đắt tiền, cho nên giá thành một ca phẫu thuật bằng rô-bốt còn cao từ 50 đến 80 triệu đồng (mặc dù hơn 30 trường hợp mổ vừa qua, bệnh viện thu mức phí như một ca mổ nội soi quy ước), trong khi phần lớn bệnh nhi ở địa bàn nông thôn, miền núi và gặp hoàn cảnh khó khăn. Bởi vậy, Nhà nước cần có chính sách bảo hiểm y tế phù hợp cho các đối tượng điều trị bằng phương pháp phẫu thuật bằng rô-bốt để số trường hợp được tiếp cận dịch vụ kỹ thuật cao này ngày càng nhiều hơn. Mặt khác, có cơ chế liên kết giữa Bệnh viện Nhi T.Ư với các cơ sở y tế khác trong việc điều trị bằng rô-bốt (áp dụng cho cả các bệnh lý người lớn), nhằm khai thác công suất của thiết bị đắt tiền. Ðồng thời tránh cho người bệnh phải ra nước ngoài, tốn kém, chi phí gấp hàng chục lần so với phẫu thuật điều trị trong nước. Tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học từ hoạt động của rô-bốt phẫu thuật, tìm nguồn tài chính từ xã hội hóa để bảo trì, bảo dưỡng và "nuôi" thiết bị đặc biệt này cũng là điều phải tính đến nhằm không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; là cách san sẻ chi phí cho các trường hợp con trẻ mắc bệnh hiểm nghèo nhưng còn lắm khó khăn.

Chủ động giám sát hành khách nhập cảnh ngay tại cửa khẩu

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trong buổi kiểm tra công tác kiểm dịch y tế quốc tế tại Sân bay Đà Nẵng sáng 29-10. Theo đó, các Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế cần chủ động phối hợp công an cửa khẩu, cảng vụ để có thông tin về hành khách quốc tế đến từ vùng có dịch chuẩn bị nhập cảnh, có phương án tăng cường kiểm tra, giám sát chặt về y tế khi những hành khách đó nhập cảnh. Hiện nay, dịch bệnh Ebola vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, để chủ động ngăn chặn dịch bệnh Ebola xâm nhập vào Việt Nam, Bộ Y tế đã tăng cường kiểm tra, giám sát y tế tại các cửa khẩu quốc tế. Giám đốc Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế Đà Nẵng Phạm Trúc Lâm cho biết, ngay khi nhận được Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định của Bộ Y tế, Đà Nẵng đã xây dựng kế hoạch, họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, áp dụng tờ khai y tế đối với những người đến từ vùng dịch Ebola. Hằng ngày Trung tâm tổ chức ba ca trực để bảo đảm có mặt 24/24 giờ tại các chốt trực, mỗi ca có đầy đủ các thành phần chuyên môn để đáp ứng mọi hoạt động phòng, chống dịch: Lãnh đạo, y bác sĩ, nhân viên xử lý y tế, hậu cần. Tại Đà Nẵng thực hiện giám sát thân nhiệt của tất cả hành khách nhập cảnh bằng hai máy đo thân nhiệt từ xa được bố trí tại sân bay quốc tế Đà Nẵng và Cảng Đà Nẵng. Để tăng cường hiệu quả sàng lọc, Trung tâm đã phối hợp lực lượng công an cửa khẩu, bộ đội biên phòng trong việc rà soát hộ chiếu của tất cả những người nhập cảnh và yêu cầu các hãng hàng không hỗ trợ bằng cách thông báo trên các chuyến bay từ quốc tế đến Đà Nẵng để những người nhập cảnh biết và chủ động khai báo y tế khi đến cửa khẩu. Trung tâm cũng đã bố trí phòng cách ly, khám sàng lọc đối với các ca bệnh nghi ngờ, trong vòng 7 phút sau khi phát hiện sẽ được chuyển về khu cách ly y tế của thành phố. Ngoài ra Trung tâm cũng thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các thông tin về dịch bệnh Ebola, đặt các poster, cung cấp các tờ rơi về phòng, chống Ebola cho hành khách nhập cảnh. Đến nay, sân bay Đà Nẵng đã thực hiện đầy đủ quy trình của Bộ Y tế trong giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh Ebola cho hành khách nhập cảnh. Tuy nhiên để tăng cường, chủ động hơn nữa trong phòng, chống dịch bệnh Ebola, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng yêu cầu Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế, Sở Y tế, cảng vụ hàng không Đà Nẵng và các cơ quan liên quan rà soát các hoạt động, quy trình kiểm tra, giám sát thân nhiệt, theo dõi, cách ly y tế tại cửa khẩu, tại các cơ sở y tế, tại cộng đồng. Tăng cường tập huấn, diễn tập theo các phương án, tình huống phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra.

Giao thông vận tải 

Bộ Y tế: Sân bay Đà Nẵng kiểm soát chặt dịch Ebola

Ngày 29/10, đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu đã đến kiểm tra công tác triển khai y tế dự phòng tại sân bay quốc tế Đà Nẵng. Sau khi đi kiểm tra tất cả các khu vực nhà ga, phòng chờ quốc nội và quốc tế tại nhà ga hành khách, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định, công tác y tế dự phòng của thành phố Đà Nẵng nói chung và tại cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng nói riêng thời gian qua đã có nhiều khởi sắc, kiểm tra kiểm soát chặt chẽ quy trình phát hiện dịch Ebola với tất cả hành khách đến và đi. Dịch Ebola không đơn thuần là vấn đề sức khỏe mà nó liên quan đến tất cả các lĩnh vực. “Chúng ta đang kiểm soát chặt được dịch bệnh nhưng cần phải lưu ý thêm rằng, quy trình hành khách nhập cảnh, đầu tiên là phải giám sát thân nhiệt. Nếu chuyến bay đó có hành khách xuất phát từ Tây Phi thì phải nâng cao cảnh giác hơn, phải sàng lọc thân nhiệt thật kỹ. Công an cửa khẩu rất quan trọng, phải kiểm tra hộ chiếu, khai tờ khai cụ thể; nếu có thân nhiệt cao hơn phải có biện pháp cách ly. Những trang thiết bị y tế để phát hiện dịch bệnh ngay tại cửa khẩu không có, chỉ có sử dụng cơ bản trang thiết bị phòng hộ, dung dịch và chất sát khuẩn. Vì vậy, một điều hết sức đơn giản nhưng các lực lượng trực tiếp tại sân bay phải thường xuyên chú trọng là luôn luôn rửa tay bằng xà bông”, Thứ trưởng nói. Thứ trưởng đã yêu cầu Sở Y tế Đà Nẵng phải trang bị đầy đủ dung dịch sát khuẩn nhanh cho sân bay, thường xuyên trao đổi thông tin, đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho CBCNV cho Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế TP Đà Nẵng tại cửa khẩu. Hiện, tại sân bay Đà Nẵng có 70 chuyến/ ngày, cao điểm có đến 150 chuyến/ngày, trong đó các chuyến bay quốc tế chiếm ¼.  Đây là 1 thách thức cũng không hề nhỏ cho các cán bộ y tế trong vấn đề kiểm dịch tại của khẩu sân bay này. Vì vậy, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long giao Sở Y tế Đà Nẵng phải tổ chức tập huấn cho tất cả nhân viên và các cơ quan chức năng làm việc trực tiếp tại Sân bay Đà Nẵng trong công tác phòng chống dịch, nâng cao cảnh giác, hạn chế người bệnh (nếu có) di chuyển trong khu vực sân bay.

Thời báo Sài Gòn 

Đã có hơn 4,7 triệu trẻ được tiêm vaccine sởi-rubella

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, sau hơn một tháng thực hiện tiêm vaccine sởi-rubella trong chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2014-2015, đã có hơn 4,7 triệu trẻ em được chích ngừa miễn phí các bệnh này tại 56 trong số 63 tỉnh, thành phố. Đây là kết quả đợt 1 của chiến dịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 14 tuổi. Qua khám sàng lọc trong quá trình tổ chức tiêm chủng đã có 166.855 trường hợp hoãn tiêm do có những biểu hiện sốt nhẹ, nhức đầu, do tâm lý lo lắng khi bắt đầu tiêm. Các trẻ này sẽ được các địa phương tổ chức tiêm vét trong thời gian tới. Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết trong chiến dịch chích ngừa sởi đợt 1 vừa qua không xảy ra bất kỳ trường hợp phản ứng nặng sau tiêm nào. Bộ Y tế sẽ tiếp tục triển khai chích ngừa nhằm đảm bảo khoảng 23 triệu trẻ em trong độ tuổi 1-14 tuổi tại hơn 11.000 xã, phường và thị trấn trên cả nước được tiêm vaccine sởi-rubella đầy đủ.

TPHCM: người dân vẫn phải chờ cả buổi để được khám bệnh

Sở Y tế TPHCM đã khảo sát và ghi nhận tình hình thực tế tại các bệnh viện nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác khám, chữa bệnh. Kết quả cho thấy, dù thủ tục hành chính giảm đi, nhưng người dân vẫn phải chờ rất lâu để được khám bệnh, có khi phải chờ cả ngày. Từ thực tế tại các bệnh viện, Sở Y tế TPHCM cho biết, nếu như trước đây bệnh nhân phải làm từ 8 đến 10 thủ tục khám chữa bệnh, thậm chí có bệnh viện là 12 thủ tục, giấy tờ các loại thì nay nhiều bệnh viện đã giảm xuống còn 4 đến 6 thủ tục. Thời gian chờ khám bệnh cũng giảm nhưng chưa đáng kể. Trước đây, bệnh nhân phải chờ khám từ 4 đến 6 tiếng đồng hồ, thậm chí có nơi từ 8 đến 10 giờ; nay đã có nhiều cơ sở y tế giảm xuống còn 120 phút. Sở Y tế cũng cho rằng, đây là bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, hạn chế phiền hà cho người dân và ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực của đội ngũ y bác sĩ tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, nhiều nơi như các Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, Hùng Vương, Phụ sản MêKông và Viện Tim thành phố vẫn chưa tích cực trong việc giảm thủ tục và thời gian khám bệnh cho người dân. Người dân đến khám, chữa bệnh ở các bệnh viện này vẫn phải chờ từ 4 đến 6 giờ với rất nhiều thủ tục rườm rà, không cần thiết. TPHCM có 27 bệnh viện khu vực và 24 bệnh viện tuyến quận huyện nhưng chỉ có 10 bệnh viện giảm thủ tục, giảm thời gian khám chữa bệnh và giảm phiền hà cho dân. Phần lớn các bệnh viện đều bị người dân kêu ca, phàn nàn về thái độ lẫn cung cách phục vụ của nhân viên y tế. Tại các bệnh viện quận 3, 5, Tân Bình, Thủ Đức… người dân phải thực hiện từ 10 đến 12 bước thủ tục và phải chờ từ 6 đến 7 giờ. Có nơi, thủ tục xét nghiệm phải qua đến 3, 4 bước thủ tục chờ đợi rất mất thời gian. Chỉ riêng thủ tục đóng viện phí, có bệnh nhân phải chờ đến cả tiếng đồng hồ.

ICTpress 

Thi phóng sự truyền hình “Y tế Việt Nam - 60 năm làm theo lời Bác dạy”

Thực hiện cuộc vận động làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành Y (27/2/1955 - 27/2/2015), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức cuộc thi phóng sự truyền hình “Y tế Việt Nam - 60 năm làm theo lời Bác dạy”. Cuộc thi nhằm chia sẻ những khó khăn vất vả của đội ngũ y, bác sĩ đang ngày đêm miệt mài với công việc chăm lo sức khỏe của cộng đồng, đồng thời cũng tôn vinh và động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Y thêm yêu Ngành, yêu nghề, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong ngành, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Để cuộc thi đạt kết quả tốt, Hội nhà báo Việt Nam đề nghị các cơ quan báo chí, các cấp Hội nhà báo, các nhà báo, các hội viên nhà báo Việt Nam, các cộng tác viên, thông tin viên các cơ quan thông tấn, báo chí hưởng ứng tham gia cuộc thi phóng sự trên truyền hình hình “Y tế Việt Nam - 60 năm làm theo lời Bác dạy”. Cuộc thi cũng khuyến khích tất cả công dân Việt Nam sinh sống và làm việc tại Việt Nam và nước ngoài cũng như người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam đều có thể tham gia dự thi. Tác phẩm dự thi phải đảm bảo tính chân thực, sâu sắc, ghi lại diễn biến những câu chuyện, những tấm gương (cá nhân hoặc tập thể) điển hình đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân và chưa tham gia bất kỳ cuộc thi nào. Thời gian gửi bài dự thi bắt đầu từ 10/9/2014 đến 25/12/2014 và gửi về Ban Tổ chức cuộc thi theo địa chỉ:Vụ Truyền thông và Thi đua, Khen thưởng - Bộ Y tế, 138A, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Nếu gửi qua bưu điện sẽ tính ngày gửi theo dấu bưu điện trên địa chỉ nơi gửi. Cơ cấu giải thưởng bao gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và các giải Khuyến khích. Qua cuộc thi, ban giám khảo cũng sẽ chọn các tác phẩm tiêu biểu để tuyên truyền sâu rộng trên hệ thống đài truyền hình từ trung ương đến địa phương trong cả nước. Lễ trao giải dự kiến sẽ được truyền hình trực tiếp vào trung tuần tháng 2/2015 nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành Y tế.

 

Ngày 05/11/2014
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích