Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 19/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 0 7 8 1 0
Số người đang truy cập
3 0 4
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ các báo ngày 21/10 và 22/10 năm 2014

Lao động

VN xét nghiệm được virus Ebola

Ngày trong ngày 20-10, Bộ y tế sẽ có quyết định thành lập bốn đội “phản ứng nhanh” để phòng chống dịch Ebola.  Ngày 20-10, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia, thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết như trên. Bốn đội phản ứng nhanh đặt tại bốn khu vực miền bắc, miền trung, miền nam và Tây Nguyên, đáp ứng chống dịch kịp thời tại từng khu vực khi phát hiện ca bệnh tại VN. Theo báo cáo của Cục YTDP thời gian qua đã có 277 người từ vùng dịch Ebola nhập cảnh VN. Trong đó có trên 240 người nhập cảnh qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất, còn lại là qua cửa khẩu sân bay Nội Bài và cảng ở Vũng Tàu. Hiện còn gần 30 người trong này phải tiếp tục giám sát tại cộng đồng. Bộ Y tế cho biết cho đến nay VN đủ khả năng xét nghiệm Ebola trong nước, trong đó phòng xét nghiệm Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư, Viện Pasteur TP.HCM, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư và Bệnh viện nhiệt đới TP.HCM đều có đủ khả năng xét nghiệm Ebola.

Trưởng phòng Y tế huyện bị đánh nứt sọ não tại nhà riêng

Ngày 20.10, ông Võ Văn Tập, Chủ tịch UBND huyện Ea H'leo (Đắk Lắk) cho biết Công an huyện đang điều tra, làm rõ việc bà Dương Thị Duyên (48 tuổi), Trưởng phòng Y tế huyện bị hành hung. Trước đó, khoảng 19 giờ ngày 19.10, một người đàn ông đến nhà bà Duyên ở tổ dân phố 2, thị trấn Ea Đrăng, huyện Ea H'leo để hỏi thăm bà rồi dùng gậy đánh liên tiếp vào đầu, mặt khiến bà Duyên ngã xuống bất tỉnh. Giám đốc BVĐK huyện Ea H’leo, cho biết bà Duyên được người nhà đưa vào cấp cứu lúc 19 giờ 15 phút ngày 19.10. Qua chẩn đoán, bệnh viện xác định bà Duyên bị một vết thương dài 10 cm trên đỉnh đầu làm nứt sọ não, gãy 2 răng cửa hàm trên, toạc môi dưới. Hiện bà Duyên đã qua cơn nguy kịch, đang được tiếp tục theo dõi điều trị tại bệnh viện. Cũng theo ông Võ Văn Tập, việc bà Duyên bị hành hung nhiều khả năng liên quan đến việc gần đây Phòng Y tế huyện Ea H'leo tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử phạt nhiều cơ sở khám chữa bệnh, nhà thuốc tư nhân vi phạm, các cơ sở ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hà Nội mới

Nâng cao cảnh giác, chủ động đối phó dịch bệnh Ebola

Trước diễn biến tình hình dịch bệnh Ebola ngày càng phức tạp, ngày 20-10, Bộ Y tế tổ chức họp trực tuyến tại hai điểm cầu Hà Nội và TP HCM nhằm nâng cao khả năng đối phó với dịch bệnh nguy hiểm này. Tại đây, đại diện WHO cho rằng, ngay cả những nước có nền y tế hiện đại như Mỹ và Tây Ban Nha cũng xảy ra tình trạng lây nhiễm. Điều quan trọng cần làm là phải có quy trình rõ ràng, xử lý tốt việc cách ly, điều trị, chống nhiễm khuẩn, sử dụng phương tiện phòng hộ… bảo đảm an toàn. Theo báo cáo của WHO, từ tháng 9 tới nay, số người mắc và tử vong do Ebola tiếp tục tăng cao. Tính đến ngày 18-10, thế giới đã ghi nhận hơn 9.200 trường hợp mắc Ebola, trong đó có hơn 4.600 trường hợp tử vong. WHO dự báo số người tử vong do dịch bệnh nguy hiểm này có thể tăng lên 10.000 người nếu không có các biện pháp kiểm soát triệt để. Điều đáng nói là trong tổng số ca mắc Ebola cũng đã ghi nhận 431 trường hợp là cán bộ y tế, trong đó có 247 trường hợp tử vong. Hai quốc gia ngoài Châu Phi là Mỹ và Tây Ban Nha có trường hợp nhiễm bệnh đều là nhân viên y tế từng tham gia chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân Ebola. Cụ thể, Mỹ có 3 trường hợp mắc và Tây Ban Nha ghi nhận 1 trường hợp. Trước tình hình trên, đại diện Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho rằng, ngoài việc giám sát chặt chẽ các ca mắc bệnh xâm nhập từ cửa khẩu thì việc tập huấn xử lý tình huống khi có bệnh nhân Ebola cho các nhân viên y tế là điều vô cùng quan trọng. Sắp tới, Việt Nam sẽ tổ chức diễn tập ứng phó với Ebola tại BV Bệnh Nhiệt đới trung ương; BV trung ương Huế và BV Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh. "Việc tập huấn cần đưa ra những tình huống cụ thể để thử thách khả năng ứng phó với ca bệnh của các BV trên thực tế. Mặt khác, các BV cũng đặc biệt lưu ý đến vấn đề chống nhiễm khuẩn, nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh của nhân viên y tế. Bởi vì chỉ cần một thao tác không đúng với quy trình chuyên môn kỹ thuật thì mức độ lây lan của dịch bệnh không thể lường trước được", đại diện CDC nhấn mạnh. Tại điểm cầu Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, đã thành lập 5 đội phản ứng nhanh với dịch Ebola và 2 đường dây nóng tư vấn về các biện pháp phòng, chống Ebola, đồng thời tổ chức giám sát 24/24h tại cửa khẩu sân bay Nội Bài. Thời gian tới, tại mỗi quận, huyện cũng sẽ thành lập một đội phản ứng nhanh, đáp ứng công tác phòng, chống dịch Ebola. Hà Nội cũng đã tổ chức nhiều đợt tập huấn sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế. Hiện ngành y tế Thủ đô đã chuẩn bị 20 tấn Cloramin B để khử khuẩn, 400 bộ quần áo bảo hộ phòng dịch, tới đây sẽ tăng cường thêm 400 bộ. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay trong việc phòng, chống dịch Ebola xâm nhập đó chính là địa chỉ lưu trú của các hành khách từ vùng dịch về Việt Nam không ổn định, khiến việc giám sát tại cộng đồng gặp khó khăn. Mặt khác, trong các BV tham gia tiếp nhận, thu dung bệnh nhân cần phải có quy trình xử lý ca bệnh cụ thể hơn. Thậm chí, kể cả những phương pháp xét nghiệm cơ bản đơn giản như thử máu thì lấy máu như thế nào để tránh lây nhiễm. Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương Nguyễn Trần Hiển cho biết, Viện đang biên soạn quy trình chẩn đoán Ebola để sẵn sàng ứng phó với mẫu bệnh phẩm nghi ngờ Ebola, tránh lây nhiễm trong cơ sở y tế và cộng đồng. Hiện Viện đã chuẩn bị 200 test chẩn đoán Ebola do Nhật Bản hỗ trợ. Ngoài ra, nước ta cũng đã có 4 phòng xét nghiệm đáp ứng đầy đủ điều kiện chẩn đoán Ebola. Chuyên gia về các dịch bệnh truyền nhiễm của WHO tại Việt Nam Masayo Kato đánh giá cao sự chuẩn bị sẵn sàng đối phó với dịch Ebola của nước ta. Cho đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào có biểu hiện các triệu chứng nghi nhiễm virus Ebola. Chuyên gia Masayo Kato cũng thông báo, theo các nghiên cứu mới đây, virus Ebola chưa có biến đổi gen và độc lực cũng như chưa có bằng chứng về việc virus này lây truyền qua không khí. Thời gian tới, WHO sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này. Hiện dịch bệnh Ebola được thế giới đánh giá là khẩn cấp và nghiêm trọng. Do đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, dù WHO đưa ra khuyến cáo Ebola không lây qua đường không khí nhưng trước tỷ lệ mắc và tử vong của dịch bệnh rất cao, thậm chí ngay cả quốc gia có nền y tế hiện đại như Mỹ cũng có ca bệnh thì việc lây nhiễm dịch bệnh này vào Việt Nam là hoàn toàn có thể. Chính vì vậy, Thứ trưởng đề nghị ngành y tế và các bộ, ngành liên quan nâng cao mức độ cảnh giác hơn nữa đối với dịch bệnh Ebola, đồng thời cập nhật, bổ sung các khuyến cáo của WHO sao cho phù hợp với tình hình dịch bệnh và địa phương. Mặt khác, tất cả đơn vị y tế rà soát cẩn trọng và chi tiết các hoạt động chuyên môn, trang thiết bị, nhất là phải lưu ý đến quy trình phòng hộ, chống nhiễm khuẩn trong cơ sở y tế, xử lý chất thải của bệnh nhân, mẫu bệnh phẩm, vệ sinh buồng bệnh.

Yêu cầu kiểm tra việc thu hồi thuốc không đạt chất lượng như Báo Hà nội mới phản ánh

Cục QLD đề nghị Sở Y tế Hà Nội kiểm tra, xác minh ngay các nội dung phản ánh nêu trên của Báo Hànộimới, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Mặt khác, thông báo, cung cấp kết quả kiểm tra, xử lý vụ việc nêu trên, các quy định và tình hình công tác quản lý chất lượng thuốc, công tác thu hồi thuốc không đạt chất lượng để Báo Hànộimới thông tin tới độc giả được biết. Sở Y tế báo cáo kết quả thực hiện về Cục Quản lý dược trước ngày 25-10 để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế. Trên Báo Hànộimới số ra ngày 20-10 đã đăng bài viết với tiêu đề "Thuốc kém chất lượng: Thu hồi… trên giấy", ngày 21-10, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế Hà Nội. Theo văn bản trên, qua nội dung phản ánh của bài báo, mặc dù Cục Quản lý dược và Sở Y tế Hà Nội đã có các thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi các thuốc không đạt chất lượng (như: thuốc Euroseafox và Cefaclor) nhưng một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố vẫn tiếp tục bán các sản phẩm này mà không có sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng.

Sức khỏe & Đời sống

Truy bắt hung thủ chém trọng thương Trưởng phòng Y tế huyện

Ngày 20/10, Trưởng Công an huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk, cho biết Cơ quan Công an đang tích cực điều tra, truy bắt hung thủ chém trọng thương bà Dương Thị Duyên (sinh năm 1967, trú tại tổ dân phố 2, thị trấn Ea Đrăng), Trưởng phòng Y tế huyện vào tối 19/10. Theo thông tin ban đầu, vào tối 19/10, bà Duyên đang ngồi chơi trước cửa nhà thì có một thanh niên lạ mặt bước vào hỏi: "Chị có phải chị Duyên không?" Sau khi được bà Duyên trả lời là đúng, ngay lập tức đối tượng rút trong người ra một con dao chém liên tiếp vào đầu và mặt. Sự việc diễn ra bất ngờ, khiến nạn nhân không kịp phản ứng và gục ngay trước cửa nhà. Nạn nhân được người thân nhanh chóng đưa đi cấp cứu tại BVĐK huyện trong tình trạng nguy kịch. Nạn nhân Dương Thị Duyên được đưa vào cấp cứu tại Khoa Ngoại vào lúc 19 giờ 15 phút, trong tình trạng bị nhiều vết chém ở đầu và mặt, thương tích khoảng 12%. Nhờ được cấp cứu kịp thời, bà Duyên đã qua cơn nguy kịch. Thông tin từ người thân, trước thời điểm bị chém, bà Duyên cùng đoàn kiểm tra liên ngành của huyện đi kiểm tra, nhắc nhở, xử phạt một số cơ sở vi phạm về hành nghề y tư nhân trên địa bàn và bị hiềm khích. Hung thủ và nguyên nhân vụ việc đang được Công an huyện Ea H’leo tiếp tục truy bắt, điều tra làm rõ./. 

Tình hình KT-XH có chuyển biến - Sức khỏe người dân được cải thiện

Tình hình kinh tế - xã hội, một trong những nội dung thu hút được sự quan tâm lớn không chỉ trong nghị trường, mà cả đông đảo đồng bào, cử tri cả nước đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII. Theo báo cáo, giữa bối cảnh chung còn muôn vàn khó khăn, thách thức, tình hình kinh tế xã hội nước ta đang có những chuyển biến tích cực, trong đó có lĩnh vực y tế.

Sức khỏe người dân Việt Nam có những cải thiện rõ rệt

Liên quan đến công tác y tế, báo cáo của Chính phủ khẳng định công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, sức khỏe của người dân Việt Nam có những cải thiện rõ rệt. Cụ thể: tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 15% (chỉ tiêu Quốc hội là 15,5%); số giường bệnh/10.000 dân đạt 23 giường (chỉ tiêu Quốc hội là 22,5 giường); tuổi thọ bình quân dự kiến năm 2014 đạt trên 73 tuổi; . . . Bên cạnh đó, công tác y tế dự phòng được đặc biệt quan tâm, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tăng cường giám sát tại các cửa khẩu nhằm phát hiện các trường hợp dịch bệnh xâm nhập, dập dịch kịp thời, giảm thiểu việc lây truyền các dịch bệnh nguy hiểm. Đối với dịch bệnh Ebola: Bộ Y tế đã thường xuyên tổ chức họp trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi, trong đó nhấn mạnh, chú trọng đến phòng, chống dịch Ebola; tổ chức tập huấn hướng dẫn giám sát, chẩn đoán, điều trị và các biện pháp phòng chống dịch bệnh Ebola tại khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam; . . . Ngoài ra, trong thời gian qua đã có nhiều bệnh viện được tiếp tục đầu tư xây mới và nâng cấp mở rộng, riêng tuyến Trung ương tăng thêm 1.200 giường bệnh. Tình trạng quá tải ở nhiều bệnh viện được cải thiện; giá dịch vụ y tế từng bước được điều chỉnh theo lộ trình. Tích cực cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian chờ đợi khám và chữa bệnh; xử lý kịp thời nhiều phản ánh của người bệnh thông qua đường dây nóng; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt khoảng 72%. Bên cạnh đó, công tác phát triển y tế biển đảo được chú trọng; khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập. Công tác quản lý giá, chất lượng thuốc chữa bệnh và kiểm tra các cơ sở y tế được tăng cường. . .

Lo lắng việc sử dụng bội chi để bù đắp chi thường xuyên

Trình bày trước Quốc hội báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014, nhiệm vụ năm 2015, chúng ta thực hiện nhiệm vụ năm 2014 trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp, kinh tế phục hồi chậm hơn dự báo, xung đột xảy ra ở nhiều nơi, nhất là diễn biến trên biển Đông hết sức căng thẳng. Khó khăn, thách thức rất lớn, song với sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, đồng bào cả nước và cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục có bước phục hồi, chuyển biến tích cực nhất trong vòng 3 năm qua. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2014, lạm phát đã được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định hơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước: quý I đạt 5,09%, quý II đạt 5,25%, quý III đạt 6,19%, tính chung 9 tháng đạt 5,62%, cao hơn cùng kỳ 2 năm trước; cả năm 2014 ước đạt 5,8%. Đặc biệt, thu ngân sách Nhà nước tăng 17,2% so với cùng kỳ, ước thu cả năm vượt 10,6% dự toán. Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia vẫn trong giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội. Các chương trình phát triển văn hóa xã hội, an sinh xã hội, giảm nghèo được quan tâm hơn. Bên cạnh những dấu hiệu khởi sắc, Việc tái cơ cấu kinh tế còn chậm; môi trường đầu tư kinh doanh và năng lực cạnh tranh cải thiện chưa nhiều; nợ xấu còn cao trong khi việc xử lý chưa hiệu quả như kỳ vọng; kết quả giảm nghèo chưa bền vững; việc thực hiện các giải pháp phòng chống tham nhũng nhiều nơi chưa hiệu quả. . . Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại như kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế chưa vững chắc; bội chi ngân sách còn cao; nợ công tăng nhanh. . . Những khó khăn, tồn tại này càng được chỉ ra rõ hơn trong Báo cáo thẩm tra về kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, kế hoạch năm 2015 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu phân tích: “Trong năm 2014, cân đối ngân sách Nhà nước rất khó khăn, đã phải sử dụng hết các tiềm lực tài chính công; huy động nguồn trái phiếu Chính phủ ở mức cao và cả việc sử dụng bội chi để bù đắp chi thường xuyên. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội năm nay mà sẽ không đủ vốn để đầu tư, bố trí phục vụ tăng trưởng cho các năm tiếp theo”. Trước thực trạng này, Chính phủ sẽ nỗ lực phấn đấu để thực hiện nhiệm vụ của năm 2014 đạt kết quả cao nhất. Năm 2015, nhiệm vụ đặt ra rất nặng nề, Chính phủ mong muốn nhận được sự ủng hộ, giám sát của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân và đồng chí, đồng bào cùng đoàn kết nhất trí, quyết tâm hoàn thành thắng lợi kế hoạch đề ra.

Gia đình & Xã hội 

Hãy để bé trai, bé gái được sinh theo quy luật tự nhiên

Tối 21/10, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đã phối hợp cùng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Chung tay giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh”. Đây là sự kiện tổng kết Chiến dịch cùng tên diễn ra từ ngày 23/9.

Chiến dịch giàu tính nhân văn

Chiến dịch truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (GTKS) được khởi động từ ngày 23/9 năm nay. Tại buổi họp báo phát động Chiến dịch này (ngày 23/9), các chuyên gia đã nhận định: Mất cân bằng GTKS đang là mối quan ngại ngày càng tăng tại một số quốc gia châu Á- nơi có tới 117 triệu phụ nữ và trẻ em gái được báo cáo “mất tích”. Tại Việt Nam, tỉ số GTKS (số trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái-PV) đang gia tăng một cách nhanh chóng và phức tạp dù chúng ta đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn. Theo các số liệu, tỉ số GTKS của nước ta có xu hướng tăng cao từ năm 2008, đến năm 2013 là 113,8 trẻ trai/100 trẻ gái và chưa có dấu hiệu dừng lại. PGS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế đã bày tỏ sự lo lắng: Nếu không có các giải pháp triệt để, đến giữa thế kỷ này (khoảng năm 2050), Việt Nam sẽ “dư thừa” khoảng 2,3 – 4,3 triệu nam giới đến tuổi trưởng thành, không có cơ hội lấy vợ là người Việt Nam. Nhiều bằng chứng ở châu Á cũng như ở Việt Nam cho thấy, mất cân bằng GTKS chủ yếu do định kiến giới, ưa thích con trai và xem thường giá trị trẻ em gái đã ăn sâu bám rễ trong quan niệm của một bộ phận người dân. Quan niệm đó “bắt nhịp” với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong việc lựa chọn giới tính thai nhi, đã và đang góp phần làm gia tăng tình trạng mất cân bằng GTKS hiện nay…Để giải quyết vấn đề này, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về mất cân bằng GTKS, về vai trò, giá trị của phụ nữ và trẻ em gái, thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới là rất quan trọng. Chính vì vậy, Tổng cục DS - KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Bộ, ngành, đoàn thể và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã phát động Tháng truyền thông về mất cân bằng GTKS. Chương trình giao lưu nghệ thuật “Chung tay giải quyết mất cân bằng GTKS” (tối 21/10) là điểm nhấn ấn tượng của Chiến dịch này.

Cần sự chung sức của cả xã hội

Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải tăng cường hơn nữa cơ chế phối hợp liên ngành và thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức xã hội, bao gồm cả những nỗ lực nhằm giải quyết phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái - nguyên nhân chính dẫn đến việc lựa chọn giới tính trước khi sinh. Để giải quyết triệt để được tình trạng này, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, truyền thông, giáo dục vẫn là mũi nhọn hàng đầu. Các biện pháp can thiệp về kỹ thuật như cấm siêu âm chẩn đoán giới tính, cấm phá thai lựa chọn giới tính... tính khả thi không cao. Trong suốt gần một tháng diễn ra chuỗi sự kiện Chiến dịch truyền thông về mất cân bằng GTKS, rất nhiều hoạt động đã diễn ra sôi nổi tại Trung ương và địa phương do Tổng cục DS-KHHGĐ, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam. Chuỗi các sự kiện nằm trong Chiến dịch truyền thông với nhiều hình thức như: Hội thảo, tọa đàm, mít tinh diễu hành tại Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh… góp thêm sức mạnh truyền thông nhằm thay đổi nhận thức cho cộng đồng về vấn đề đang rất nóng bỏng này, kêu gọi hãy để các bé trai, bé gái được sinh ra theo quy luật tự nhiên, vì lợi ích của thế hệ tương lai, vì chất lượng nguồn nhân lực Việt. Đây cũng là dịp để hàng triệu người dân Việt cùng nhìn nhận và hiểu rõ hơn về nguyên nhân gốc rễ, hậu quả và cùng chung tay giải quyết vấn đề mất cân bằng GTKS ở nước ta. Điều đó sẽ góp phần xây dựng một quy mô dân số hợp lý, cơ cấu dân số hài hòa, thúc đẩy sự phát triển phồn vinh của đất nước, vì chất lượng nguồn nhân lực Việt. Nhiều chuyên gia về giới, dân số đã khẳng định, khi phụ nữ và các em gái được tiếp cận với chăm sóc y tế, giáo dục, cơ hội việc làm một cách bình đẳng như nam giới thì họ sẽ có thể phát triển tốt và làm được những gì mà nam giới và trẻ em trai được mong đợi cần phải làm. Thậm chí, nữ giới còn làm tốt hơn.

Hiến tạng để sẻ chia sự sống- Nhận thức và vai trò của thanh niên

Nhằm tăng cường nhận thức cho thanh niên, sinh viên về việc xem hành vi hiến mô, bộ phận cơ thể người là một nghĩa cử cao đẹp của lòng nhân ái. Sáng 20/10, Trung ương Hội LHTN VN, Trung tâm tình nguyện Quốc gia phối hợp với Bộ Y tế, Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người tổ chức giao lưu, đối thoại với chủ đề “Hiến tạng để sẻ chia sự sống- Nhận thức và vai trò của thanh niên”. Những năm qua, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, đặc biệt là các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, hiểm nghèo do các mô, bộ phận cơ thể bị suy giảm chức năng và không phục hồi được như hỏng giác mạc, suy thận, suy gan… Đại diện lãnh đạo Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho biết: Nhu cầu ghép mô, bộ phận cơ thể hiện nay ở nước ta là rất lớn. Theo thống kê của ngành y tế, trong năm 2013, cả nước có khoảng 6000 người bị suy thận mạn cần được ghép thận và có trên 5000 người đang chờ được ghép giác mạc. Cùng với đó là hơn 1500 người có chỉ định ghép gan chỉ riêng khu vực Hà Nội. Tuy nhiên, hầu hết người dân và cộng đồng chưa tích cực tham gia hiến, tặng do quan điểm hiến tặng còn hạn chế. Trong khuôn khổ chương trình, anh Vũ Minh Lý- Giám đốc Trung tâm Tình nguyện Quốc gia đã phát động Cuộc thi sáng tác tác phẩm cổ động tuyên truyền “Hiến tạng để chia sẻ sự sống”. Cuộc thi nhằm tăng cường nhận thức và hiểu biết cho thanh niên, sinh viên về việc hiến mô, hiến tạng từ đó phát huy thanh niên, sinh viên hiểu và xung kích, tình nguyện cùng chia sẻ sự sống với người khác. Đối tượng tham gia cuộc thi là các bạn Đoàn viên, thanh niên, sinh viên và học sinh, thiếu nhi trên toàn quốc. Với thể loại là áp phích cổ động hoặc vẽ tranh, cuộc thi tập trung vào nội dung: tuyên truyền nâng cao nhận thức về hiến, tặng, cung cấp mô, bộ phận cơ thể người trong việc cứu chữa bệnh nhân nan y, nghiên cứu y học; xây dựng khẩu hiệu, thông điệp và hành động hiến mô, hiến tạng trong đối tượng thanh niên và tuyên truyền tới cộng đồng…Tác phẩm dự thi phải là tác phẩm mới, chưa sử dụng, chưa được công bố hay tham gia bất kỳ cuộc thi nào trước đó. Không hạn chế màu sắc và hình thức thể hiện. BTC sẽ chọn ra tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải gồm: 1 giải nhất trị giá 3.000.000 đồng; 2 giải nhì mỗi giải trị giá 2.000.000 đồng; 3 giải ba mỗi giải trị giá 1.000.000 đồng và giải khuyến khích 500.000 đồng. Bài dự thi ghi rõ: Tác phẩm dự thi Cuộc  thi sáng tác tác phẩm tuyên truyền về hiến mô, hiến tạng với chủ đề  “Hiến tạng để sẻ chia sự sống” gửi về Trung tâm tình nguyện quốc gia (64 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Thời gian nhận tác phẩm từ ngày 20-10 đến hết ngày 1-12-2014. Dự kiến, lễ trao giải tổ chức vào ngày 15-12-2014.

Việt Nam có 4 nơi đủ khả năng xét nghiệm xác định virus Ebola

Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu cho biết, hiện nay, Việt Nam đã có 4 địa điểm đủ khả năng xét nghiệm xác định virus Ebola. Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo trực tuyến phòng chống dịch bệnh Ebola do Bộ Y tế tổ chức sáng 20/10 giữa hai điểm cầu Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, ông Phu cho biết, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình xét nghiệm sàng lọc virus Ebola dựa trên các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa kỳ (CDC).
Hiện nay, Bộ Y tế đã tiến hành thẩm định phòng xét nghiệm của các Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Tới nay, có 4 phòng xét nghiệm của viện, bệnh viện nói trên đã có thể tiến hành xét nghiệm xác định Ebola.Để công tác xét nghiệm được an toàn, Cục Y tế Dự phòng yêu cầu các Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh chủ động hợp tác với các phòng xét nghiệm đã được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận để nâng cao năng lực, trợ giúp kỹ thuật cũng như hỗ trợ cung cấp các sinh phẩm chẩn đoán tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, các đơn vị trên có trách nhiệm hỗ trợ cho phòng xét nghiệm của các địa phương trong việc lấy mẫu, vận chuyển mẫu theo đúng quy định của Bộ Y tế đối với bệnh do virus Ebola.Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tình hình dịch bệnh do virus Ebola hiện nay tiếp tục diễn biến rất phức tạp; số trường hợp mắc bệnh và tử vong tiếp tục gia tăng.Tính đến ngày 17/10, trên toàn thế giới đã ghi nhận 9.284 trường hợp mắc bệnh Ebola, trong đó 4.604 tử vong tại các quốc gia.Trong ba tuần qua số mắc mới và tử vong tăng gần gấp đôi đặc biệt lại tại ba quốc gia Guinea, Liberia, Serra Leone. Hiện đã ghi nhận sự lan truyền dịch bệnh sang các quốc gia ngoài khu vực châu Phi, cụ thể: tại Mỹ ghi nhận 2 trường hợp mắc bệnh, Tây Ban Nha ghi nhận 1 trường hợp. Cả ba trường hợp trên đều là nhân viên y tế và bị lây nhiễm tại cơ sở y tế trong quá trình chăm sóc bệnh nhân Ebola tại bệnh viện. Cho đến nay, số nhân viên y tế mắc bệnh Ebola lên tới 431 người và 244 người đã tử vong. Bộ Y tế nhận định dịch bệnh do virus Ebola là bệnh có tốc độ lây lan nhanh và có tỷ lệ tử vong cao (tỷ lệ tử vong hiện tại là 50%), WHO đã công bố dịch bệnh Ebola tại Tây Phi là tình trạng khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế, dịch bệnh đã lan truyền ra ngoài khu vực châu Phi.Cho đến nay, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh do virus Ebola, tuy nhiên nguy cơ lây lan dịch bệnh thông qua hành khách nhập cảnh trở về từ các quốc gia đang có dịch bệnh vào Việt Nam là có thể.Phát biểu tại buổi họp đại diện Bộ ngoại giao cho biết, đại sứ quán Việt Nam ở các nước Tây Phi, cơ quan đại diện luôn luôn theo dõi nắm tình hình dịch bệnh gửi báo cáo kịp thời về ban chỉ đạo. Hiện nay số lượng người Việt ở các nước có dịch bệnh Ebola không nhiều, chưa có ai bị lây nhiễm.Về công tác giám sát tình hình sức khỏe hành khách nhập cảnh từ các nước vùng dịch châu Phi, theo thông tin từ Bộ Y tế, từ ngày 11/8 đến ngày 17/10, đã có 277 hành khách từ các quốc gia đang có dịch bệnh Ebola được giám sát, kiểm tra và lập danh sách theo dõi sức khỏe (Nội Bài: 26 người; Tân Sơn Nhất: 242 người; Cảng biển Vũng Tàu: 9 người).Cục Y tế Dự phòng đã lập và gửi danh sách 277 hành khách này cho các đơn vị y tế dự phòng địa phương có người đến lưu trú để quản lý và theo dõi sức khỏe. Trong đó có 248 người đã qua 21 ngày và 29 người chưa qua 21 ngày cần tiếp tục giám sát tại cộng đồng.Có 47 người Việt Nam nhập cảnh về từ 4 nước vùng dịch: Liberia (33), Senegal (6), Nigeria (7), Guinea (1). Hiện còn 5 công dân Việt Nam chưa qua 21 ngày đang được theo dõi, giám sát sức khỏe tại Hải Phòng (3), Hà Nội (1), Thái Bình (1).Cục Y tế Dự phòng đã gửi email tới tất cả các hành khách đến từ vùng dịch nhập cảnh Việt Nam trong vòng 21 ngày để khuyến cáo các biện pháp dự phòng bệnh Ebola cũng như các thông tin liên lạc với cơ quan y tế khi cần thiết.Sắp tới, Bộ Y tế sẽ tổ chức diễn tập tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế, BV Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh về thu dung, cách ly, điều trị, chăm sóc bệnh nhân ngay trong tháng 10/2014. Phát biểu tại buổi họp ban chỉ đạo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị các đơn vị liên quan nâng cao hơn nữa khả năng đáp ứng các tình huống có thể xảy ra, rà soát lại tất cả các hoạt động chuyên môn, vấn đề trang thiết bị, quy trình xử lý, phòng hộ, tránh tâm lý chủ quan, có thể nghi ngờ mà lại không phát hiện sớm… Cục Quản lý Khám chữa bệnh song song chỉ đạo tập huấn ba trung tâm điều trị tiến hành diễn tập, xử lý tình huống khi có 1 bệnh nhân, 2 bệnh nhân, nhiều bệnh nhân thì như thế nào và quy trình mắc, xử lý dịch tiết máu.../.

Dân trí

Đà Nẵng: Bệnh thủy đậu, sởi và viêm não do vi rút tăng

Theo Trung tâm y tế dự phòng Đà Nẵng, trong 9 tháng qua, số ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng ở trên địa bàn thành phố giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó số người mắc bệnh thủy đậu, sởi và viêm não do vi rút tăng. Cụ thể, có 11 ca theo dõi viêm não vi rút (trong đó 1 ca xét nghiệm dương tính), 677 ca sốt phát ban nghi sởi (trong đó 369 ca xét nghiệm dương tính) và hơn 1.400 ca thủy đậu. Đối với bệnh Ebola, tại Đà Nẵng có 1 trường hợp từ Liberia về trú phường Thọ Quang (quận Sơn Trà) vào ngày 4/9. Đến nay, qua theo dõi, tư vấn và giám sát cho thấy sức khỏe của người này hoàn toàn bình thường. Chiến dịch tiêm vắc xin bổ sung, vừa qua Trung tâm y tế dự phòng đã tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi (gồm 4.220 trẻ) và tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 1-5 tuổi (gồm 63.238 trẻ), đạt tỷ lệ 95% so với kế hoạch, không có trường hợp phản ứng nặng sau tiêm. Hiện Trung tâm đang triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi (210.000 trẻ) từ tháng 10/2014 đến 2/2015. Theo bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Đà Nẵng, chiến dịch này tiêm tại tất cả các trạm y tế xã phường. Các Trung tâm y tế quận, huyện cũng tăng cường khối điều trị sang khối dự phòng trong thời gian triển khai chiến dịch. Ngành y tế cũng chỉ đạo Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường công tác truyền thông về lợi ích về công tác tiêm chủng này để người dân đưa con mình đi tham gia đầy đủ.

Cần Thơ: Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có u nặng 3kg đẩy lệch dạ dày

Chiều 21/10 bác sĩ La Văn Phú, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có khối u nang giả tụy phức tạp nặng gần 3kg.Ngày 12/10 bệnh nhân Đỗ Thị Thảo (60 tuổi) ở Vĩnh Thạnh- Cần Thơ nhập viện trong tình trạng đau bụng nhiều, sốt, mệt mỏi… Tại đây bệnh nhân được siêu âm, chụp CT, bác sĩ chẩn đoán bà Thảo bị khối u nang giả tụy.Sau đó bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật, phát hiện khối u nằm sau phúc mạc, phía bờ cong nhỏ dạ dày, kích thước 25x20cm chèn ép đẩy lệch dạ dày sang bên trái làm cho bệnh nhân sinh hoạt, ăn uống rất khó khăn. “Trong quá trình phẫu thuật, thấy khối u to dính vào nhiều cấu trúc giải phẫu quan trọng như dạ dày, tụy, cuống gan, tĩnh mạch lách… để phẫu thuật bóc tách khối u đòi hỏi phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm”, bác sĩ Phú nói.Chiều cùng ngày tiếp xúc với PV, bệnh nhân Thảo cho biết, cách đây hơn một năm bà bị đau bụng dữ dội nên được người nhà đưa đến một bệnh viện lớn ở TPHCM và các bác sĩ ở đó 2 lần nội soi dạ dày dẫn lưu trong nhưng đều thất bại và khối u ngày càng lớn, đến 12/10 thì nhập viện Đa khoa TP Cần Thơ cấp cứu.Hiện tại sức khỏe bệnh nhân tiến triển, vết mổ khô, có thể xuất viện trong vài ngày tới.

TPHCM: Khám miễn phí các bệnh ung thư, gan mật, tim mạch

Với sự tham gia chuyên môn của GS Nguyễn Chấn Hùng, TS Đặng Hùng Vân,… người dân sẽ được thăm khám miễn phí các bệnh ưng thư, tim mạch, gan mật, tiểu đường trong thời gian từ nay đến cuối năm 2014.Thông tin trên vừa được GS.TS Lê Hoàng Ninh, Viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM cho biết ngày 21/10. Theo đó, đây là chương trình hướng đến cộng đồng với quy mô lớn nhằm góp phần chăm sóc sức khỏe, dự phòng điều trị sớm các bệnh mạn tính không lây cho người dân khu vực phía Nam.Trung tâm Phòng chống Chấn thương và Các bệnh không lây (104 Huỳnh Văn Bánh, phường 15, quận Phú Nhuận) sẽ kết hợp với các bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ, bệnh viện Bệnh nhiệt đới triển khai đợt tầm soát miễn phí các bệnh mạnh tính như tim mạch, gan mật, ung thư, tiểu đường. Thời gian triển khai bắt đầu nay đến cuối năm 2014.Ngoài được khám bệnh bởi các chuyên gia như GS Nguyễn Chấn Hùng (ung thư), TS Đặng Hùng Vân (gan mật)…, người dân còn được hưởng các dịch vụ miễn phí bao gồm: Khám bệnh tổng quát và tư vấn sức khỏe, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe trọn đời, tầm soát ung thư cổ tử cung, đo chức năng thông khí phổi (nhằm phát hiện COPD), xét nghiệm virus viêm gan B (HBsAg), xét nghiệm chức năng gan, định lượng đường trong máu, đo điện tim, đo loãng xương.

Tin tức

Ngăn chặn tình trạng dư thừa đàn ông

Xu hướng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) vẫn đang gia tăng ở mức báo động. Nguyên nhân chủ yếu là do tư tưởng trọng nam, khinh nữ từ bao đời nay. "Nếu không có giải pháp hữu hiệu thì trong vòng 15 - 35 năm nữa, Việt Nam sẽ dư thừa 2,3 - 4,3 triệu đàn ông”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến khuyến cáo.Ước muốn thâm căn: Tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) là số bé trai trên 100 bé gái được sinh ra, còn sống trong cùng một thời gian và trên một địa bàn nhất định. Ở mức bình thường,TSGTKS là 105 trẻ trai/100 trẻ gái hoặc dao động trong khoảng 104 - 106/100; nhưng tại Việt Nam, từ năm 2006, ngành y tế đã phải lên tiếng báo động vì con số này đã đạt ngưỡng 109,8/100. Từ đó đến nay, Bộ Y tế cũng đã triển khai nhiều hoạt động nhằm can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS), nhất là tại những tỉnh, thành phố có TSGTKS cao.Ấy thế nhưng, gần đây, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến đã rất lo lắng cho biết: “MCBGTKS lộ diện rất rõ và đang ở mức báo động: Năm 2013, TSGTKS đã ở mức 113,8 bé trai/100 bé gái. Đáng báo động hơn cả là xu hướng này vẫn ngày một tăng. Chúng tôi đã giật mình sửng sốt vì kết quả kiểm tra cho thấy, TSGTKS tại một số địa phương rất cao, đặc biệt các xã thuộc các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng, có nơi lên đến gần 150 trai/100 trẻ gái. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng vì có thể dẫn đến các hệ lụy: Nam giới khó lấy được vợ, tan vỡ cấu trúc gia đình, bất bình đẳng giới, gia tăng tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em…”.Theo Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, giúp biết được giới tính của thai nhi, không phải là lý do chính dẫn đến tình trạng MCBGTKS. Nguyên nhân quan trọng nằm ở tâm lý, ước muốn thâm căn phải có con trai từ bao đời nay của người dân Việt Nam. Vậy nên, hiện tại, dù đã chấp nhận chuẩn mực “mỗi gia đình chỉ có từ 1- 2 con” nhưng ai cũng muốn phải có ít nhất 1 con trai, vì cho rằng con trai rất quan trọng trong việc nối tiếp dòng họ, thờ cúng tổ tiên và chăm sóc cha mẹ khi về già.“Để giải quyết tận gốc vấn đề MCBGTKS thì các ban ngành, các cấp chính quyền cần vào cuộc. Đặc biệt, cần chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thay đổi dần quan niệm “trọng nam, khinh nữ” trong cộng đồng và cũng để chính các cán bộ lãnh đạo trở thành tấm gương cho quần chúng. Thực tế, có nhiều đồng chí ủy viên thường vụ ở cấp tỉnh đã tìm đủ mọi cách như gửi vợ đi chỗ khác để sinh bằng được con thứ 3 là con trai”. Ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng Cục trưởng, Phụ trách Tổng Cục DS - KHHGĐ, Bộ Y tế.Đánh giá về những giải pháp khống chế TSGTKS trong 2 - 3 năm gần đây, đại diện Bộ Y tế cho rằng tuy đã đạt một số hiệu quả nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Các biện pháp can thiệp mới chỉ chú trọng về kỹ thuật, cấm siêu âm chẩn đoán giới tính, cấm phá thai lựa chọn giới tính..., là những giải pháp có tính khả thi không cao. Trong khi vấn đề căn cơ là phải tập trung tuyên truyền, thay đổi tư tưởng coi trọng nam giới đã ăn sâu trong cộng đồng.Đồng tình với quan điểm này, ông Arthur Erken, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam khẳng định: “Hiện tượng lựa chọn giới tính thai nhi trước khi sinh ở Việt Nam trở nên nghiêm trọng hơn bởi các giá trị truyền thống gia trưởng trong gia đình”.“Bên cạnh đó, mặc dù đã có lệnh cấm chính thức về lựa chọn giới tính thai nhi, nhưng các dịch vụ siêu âm và nạo thai vẫn tiếp tục được sử dụng sai mục đích. Việc giám sát các phòng khám y tế tư nhân và bệnh viện đã không được thực hiện đầy đủ và các biện pháp xử phạt hiện nay dường như không đủ mạnh để hạn chế nạo thai lựa chọn giới tính. Nhu cầu về chẩn đoán tiền sản để xác định giới tính thai nhi đã dẫn tới việc bùng phát các cơ sở y tế tư nhân, khuyến khích khách hàng và các cán bộ y tế bỏ qua các quy định của pháp luật”.Tập trung nâng cao vị thế của nữ giới: Theo ông Arthur Erken, Việt Nam cần thiết phải có các chương trình giáo dục trẻ em gái và trẻ em trai về bình đẳng giới. Cũng cần thiết phải làm việc cùng với giáo viên để thúc đẩy tuyên truyền bình đẳng giới từ chương trình giáo dục mẫu giáo cho đến trung học. “Cải thiện luật pháp và chính sách hiện nay cũng như tăng cường thực thi pháp luật một cách hiệu quả giúp thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái hiện nay là một vấn đề then chốt. Cần lưu ý, đây không phải là công việc của một cá nhân hay cơ quan đơn lẻ. Tất cả các bên liên quan cũng cần phải xây dựng trách nhiệm giải trình để bảo đảm các cam kết được thực hiện hiệu quả”, ông Arthur Erken nhấn mạnh.Là đơn vị “chủ trì” trong việc xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt động khống chế tình trạng MCBGTKS, đại diện Tổng Cục DS - KHHGĐ cho biết, Bộ Y tế đã xây dựng Đề án kiểm soát MCBGTKS cho giai đoạn từ nay đến năm 2020. Trọng tâm của Đề án là tập trung xây dựng và hoàn thiện mô hình can thiệp tổng hợp, đồng bộ cả về lãnh đạo, chỉ đạo, truyền thông vận động thay đổi hành vi, thanh tra xử lý vi phạm và thực hiện các chính sách hỗ trợ trẻ em gái triển khai tại các tỉnh, thành phố có tình trạng MCBGTKS, trước hết là các tỉnh MCBGTKS trầm trọng nhất. Đề án đã được các ngành thẩm định và đã trình Thủ tướng Chính phủ.Thời gian tới, ngành y tế sẽ tiếp tục đẩy mạnh truyền thông giáo dục và vận động nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi liên quan đến MCBGTKS nhằm cung cấp thông tin cập nhật về tình trạng, nguyên nhân, hệ lụy của MCBGTKS. “Chúng tôi sẽ đẩy mạnh các hoạt động nhằm tăng cường thực thi và hoàn thiện hệ thống pháp luật về các nội dung liên quan đến giới tính khi sinh; đưa các nội dung về giới tính khi sinh thành một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình xây dựng Luật Dân số. Triển khai có hiệu quả đề án Can thiệp giảm thiểu MCBGTKS tại 43 tỉnh/thành phố…”.

Tuổi trẻ

Hy vọng mới cho bệnh nhân bị tổn thương tuỷ sống

Lần đầu tiên, một bệnh nhân bị liệt do chấn thương tuỷ sống có thể đi lại, sau khi được cấy ghép tế bào thần kinh khứu giác ở mũi vào cột tuỷ sống.Darek Fidyka, 38 tuổi người Bungary bị liệt từ ngực trở xuống, do chấn thương tuỷ sống vào năm 2010. Sau 19 tháng điều trị bằng phương pháp cấy ghép tế bào thần kinh khứu giác ở mũi của chính mình, anh dần hồi phục, có thể tự đi lại với bộ khung ở chân và có chút cảm giác ở đôi chân.Tình trạng bệnh tình của Fidyka tiếp tục cải thiện hơn dự đoán. Fidyka cũng là người đầu tiên thực hiện phương pháp điều trị mới này. Kỹ thuật cấy ghép tế bào khứu giác vào cột tuỷ sống của bệnh nhân đã tạo nên bước đột phá lớn trong y khoa, xây dựng “cây cầu thần kinh” giữa hai cột sống tổn thương."Chúng tôi tin rằng kỹ thuật này sẽ tạo ra sự đột phá, tiếp tục phát triển, mang lại sự hy vọng cho những bệnh nhân bị liệt do tổn thương tuỷ sống." - Geoffrey Raisman, giáo sư tại Viện thần kinh học thuộc Đại học College London (UCL) cũng là người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.Raisman, một chuyên gia chấn thương cột sống tại UCL, cùng bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện Đại học Wroclaw, Ba Lan đã loại bỏ một trong những hành khứu giác, có chức năng cảm nhận mùi, sau đó cấy tế bào khứu giác (OECs) và nguyên bào sợi thần kinh khứu giác (ONFs) của bệnh nhân vào khu vực tổn thương.OECs là một loại tế bào được tìm thấy ở hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên. Cùng với o­nFs, chúng làm cho các bó sợi thần kinh chạy từ niêm mạc mũi đến các hành khứu giác.“Khi các sợi thần kinh “vận chuyển” mùi bị hỏng, chúng được thay thế bởi các sợi thần kinh mới, nhập trở lại thành các hành khứu giác. OECs tái mở bề mặt các hành khứu giác cho các sợi thần kinh mới nhập vào đó.” - các nhà nghiên cứu giải thích thêm.Raisman và nhóm của ông hiện lên kế hoạch dùng kỹ thuật này để điều trị cho 3-5 bệnh nhân trong thời gian tới.

Người đưa tin

Tách thành công cặp song sinh dính liền bụng

Sau 4 tháng chuẩn bị và hơn 3 giờ phẫu thuật, hôm 20/10, cặp song sinh trai dính nhau ở Yên Bái đã được tách rời thành công tại BV Nhi Trung ương.GS.TS Lê Thanh Hải – Giám đốc BV Nhi Trung ương cho biết, hiện tại, hai bé vẫn đang được chăm sóc đặc biệt tại khoa Hồi sức Ngoại, tuy nhiên qua theo dõi các thông số, dấu hiệu sinh tồn của hai cháu hoàn toàn ổn định.Theo đánh giá của TS.BS Bùi Đức Hậu, phụ trách khoa Ngoại, BV Nhi Trung ương, việc tách rời cặp song sinh dính nhau diễn ra khá suôn sẻ và thuận lợi, do đã được chuẩn bị chu đáo từ trước. Trẻ dính nhau phần một phần xương ức, nhu mô gan và một phần thành bụng. Rất may cặp song sinh không chung đường mật và hệ thống mạch máu. Sau tách, hai cháu được phẫu thuật tạo hình đóng lại cả cân cơ và da. Như vậy, theo bước đầu đánh giá, ca mổ đã thành công, tuy nhiên vẫn cần chờ thêm kết quả điều trị hồi sức sau mổ.Trước đó, ngày 19/2, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cặp song sinh đã chào đời bằng phương pháp sinh mổ với phần bụng dính liền. Khi sinh, tổng cân nặng hai cháu đạt 6kg. Trong thời gian mang thai, khi đi siêu âm, người mẹ đã được bác sĩ chẩn đoán là song thai dính nhau. Đã có sự chuẩn bị trước nên sau khi sinh, hai bé được chuyển ngay tới bệnh viện Nhi Trung ương.Nói về ca phẫu thuật, TS. Phạm Duy Hiền, phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, kiêm phó trưởng khoa Ngoại cho biết, đã có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng và thận trọng trong suốt 4 tháng. Từ khâu chẩn đoán, hồi sức trước mổ, hồi sức sau mổ đều được các bác sĩ hội chẩn, cân nhắc và phối hợp nhịp nhàng.Theo chẩn đoán bằng hình ảnh ban đầu tại BV Việt Xô, kết quả cho thấy hai cháu có tim riêng, túi mật và đường ruột riêng, chỉ chung nhau bao gan và nhu mô gan. Tuy nhiên, do trẻ còn quá nhỏ nhưng diện tích khoang bụng dính nhau tương đối lớn (khoảng 10% cơ thể), vạt da che phủ còn thiếu, nếu phẫu thuật ngay sẽ có nguy cơ mắc hội chứng khoang ổ bụng do áp lực tăng đột ngột, khiến trẻ không thở được, gây nguy hiểm tới tính mạng.Theo TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc BV, sau khi tiến hành hội chẩn, ngày 7/5, các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật đặt túi giãn da sao cho trẻ đủ da và cân cơ để có thể che phủ được thành bụng, kèm theo đó là những chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng, chống nhiễm trùng.“Sau 4 tháng chuẩn bị, đánh giá lại kết quả trẻ không có tổn thương, không mắc dị tật bẩm sinh, đặc biệt là khu vực đặt túi giãn da đã đủ và an toàn, chúng tôi mới quyết định chỉ định tách” – TS Điển cho biết.Hiện hai bé đang được chăm sóc tại khoa Hồi sức Ngoại. Nếu không có gì bất thường, dự kiến 7-10 ngày sau trẻ có thể ra viện.Đây là cặp song sinh dính nhau thứ 6 mà BV Nhi Trung ương đã tách rời thành công từ năm 2003 đến nay. 

Vnexpress

Ca mổ mạo hiểm đầu tiên trên đất đảo của vị bác sĩ dân yêu

Lấy bàn sinh làm bàn mổ, dụng cụ phẫu thuật hấp trên bếp dầu thô sơ, dưới ánh đèn măng xông, bác sĩ Lĩnh thực hiện ca cắt ruột thừa đầu tiên trên đảo Phú Quý. Bác sĩ Bùi Đình Lĩnh gắn bó với Trung tâm Quân dân y Phú Quý (nay là Bệnh viện Quân dân y Phú Quý, tỉnh Bình Thuận) từ năm 1987. Nơi đây đã trở thành là ngôi nhà thứ hai thân thiết đối với ông. Một ngày của bác sĩ bắt đầu với việc đi thăm từng bệnh nhân, hỏi han triệu chứng, động viên, thăm khám dù có bận bịu với cương vị quản lý đến đâu chăng nữa. Ở mỗi nơi ông đến, bệnh nhân cười tươi, chào hỏi thân tình như gặp một người thân trong nhà. Tốt nghiệp trường Y tỉnh Thái Bình năm 1986, bác sĩ Lĩnh vào Thuận Hải (nay tách thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận) tìm cơ hội làm việc. Thời điểm sau đổi mới nhiều khó khăn, có một đợt tăng cường cán bộ ra huyện đảo Phú Quý công tác, bác sĩ Lĩnh xung phong đi. “Lúc đấy tự nguyện ra đảo với tất cả sự say mê muốn dấn thân của tuổi trẻ, tôi cũng chẳng hình dung ra điều kiện thiếu thốn tới mức ấy”, bác sĩ nhớ lại.Huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) những năm ấy cái gì cũng thiếu. Đường sá trên đảo chưa có, bốn bề toàn cát trắng. Hai năm ăn uống kham khổ do thức ăn trên đảo khan hiếm, bác sĩ Lĩnh sụt cân từ 56 kg xuống còn 47 kg.Trong trí nhớ của ông, bệnh viện Phú Quý ngày ấy không có gì hơn một bệnh xá xã bây giờ. Khu đất rộng hoang sơ với ngôi nhà cấp 4 rộng 300 m2, trong đó một dãy dành cho công tác điều trị bệnh nhân, một nơi làm chỗ ở cho y bác sĩ, nhân viên. Máy móc chẳng có gì ngoài những thứ rất căn bản như ống nghe, nhiệt kế, dụng cụ khám tai, mũi, họng. Những ca bệnh nặng phải chuyển bằng tàu thuyền vào thành phố Phan Thiết để chạy chữa, cấp cứu. Khoảng cách từ đảo vào đất liền 56 hải lý là mất cả ngày tàu lênh đênh trên biển. Vô đến bờ, nhiều lúc bệnh tình bệnh nhân chẳng thể cứu chữa được nữa.Trên đảo có hai mùa gió là mùa bấc và mùa gió nam. Mùa gió bấc là đợt cao điểm của các bệnh đường hô hấp. Mùa gió nam kéo dài từ tháng chạp đến ra giêng, là mùa bội thu cá tôm nhưng đồng thời ngư dân dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa như đại tràng, ruột thừa… Nguy cơ bùng phát thành dịch rất cao.Để phòng ngừa bệnh, khi ấy bác sĩ Lĩnh cùng nhân viên trung tâm xuống từng hộ ngư dân tuyên truyền người dân ăn chín, uống sôi. Việc gõ cửa từng nhà dân bước đầu có hiệu quả, nhiều người dân đã ý thức trong giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe hơn. Tuy nhiên trang thiết bị trên đảo vẫn chưa đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật tại chỗ điều trị bệnh cho bà con. “Nếu trên đảo không thể phẫu thuật, bệnh nhân chuyển viện xa thiệt mạng, vậy bác sĩ trên đảo còn có bao nhiêu ý nghĩa?”.Suy nghĩ ấy làm bác sĩ Lĩnh không yên, ông quyết liều một phen với những ca bệnh nặng.Bà Thanh Xuân, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ huyện Phú Quý kể lại, bà con trên đảo ngày trước không tin đau ruột thừa thì có thể mổ và chữa khỏi bằng phẫu thuật. Ngư dân đi biển đánh bắt xa bờ về có khi chết ngay trên ghe vì đau ruột thừa. Họ bảo đó là “bị cò mồi bắt” và thuê thầy về cúng, càng cúng bệnh tình càng nặng. Điện trên đảo lúc ấy chưa có, phải dùng đèn măng xông. Cán bộ, nhân viên cũng chưa có kinh nghiệm với ca phẫu thuật nào. Cộng dồn tất cả những thách thức đó, bác sĩ Lĩnh thực hiện ca mổ đầu tiên vào năm 1987.Năm đó, một phụ nữ từ xã Long Hải được chuyển đến viện trong tình trạng đau bụng quằn quại đã mấy ngày liền, đã mấy ngày lập đàn cúng mà không thuyên giảm. Thời điểm đó gió bấc mạnh cấp 6 nên không thuyền gỗ nào dám mạo hiểm đưa bệnh nhân vào đất liền. Bác sĩ Lĩnh quyết định mổ tại chỗ cho bệnh nhân.Đèn măng xông được huy động, bàn mổ cũng là bàn sinh duy nhất trong bệnh viện bấy giờ. Bác sĩ Lĩnh vừa là bác sĩ phẫu thuật vừa tự tay chuẩn bị bàn mổ, hấp dụng cụ. Dụng cụ mổ được hấp thô sơ trong một bếp dầu.Trên đảo lúc ấy chưa có y bác sĩ nào có kinh nghiệm cho việc phẫu thuật. Bác sĩ Lĩnh hướng dẫn tỉ mỉ cho những nhân viên y tế tham gia ê kíp mổ từng bước nhỏ của quá trình phẫu thuật, gây mê. Thuốc thang, vật dụng thiếu thốn nên ông chọn biện pháp gây mê tĩnh mạch. Ca mổ thành công. Người phụ nữ được cứu sống trong gang tấc. Đó cũng là lúc bác sĩ Lĩnh làm bà con ngư dân trên đảo tin rằng ruột thừa có thể chữa trị được bằng phẫu thuật. “Hữu xạ tự nhiên hương”, ngày càng nhiều người bệnh tìm đến bác sĩ để mổ ổ bụng thay vì lập đàn, tìm thầy giải bệnh. Có những ngư dân lênh đênh trên biển đánh bắt trở bệnh đột ngột, chịu đau cả tuần lễ để về đảo, lên bàn mổ và được cứu sống. “Nhiều hôm tôi thức mổ tới nửa đêm. Mùa gió chướng, bệnh hô hấp bùng phát, khám tới 6-7h tối là thường, còn bệnh nhân chờ là còn khám. Đó là quãng thời gian hăng say với nghề, chẳng biết mệt mỏi là gì”, vị bác sĩ kể.Hết 3 năm sinh sống và làm việc trên đảo, bác sĩ Lĩnh định xin về đất liền để tiện chăm sóc cho gia đình có cha mẹ già, vợ và hai con nhỏ vẫn đang ở Thái Bình.Sở Y tế đã duyệt quyết định cho bác sĩ Lĩnh về đất liền. Thế nhưng quyết định ấy chẳng có sức nặng bằng bức tâm thư dài hơn 10 trang giấy kẻ ngang chật ken chữ ký của người dân được gửi từ đảo Phú Quý để xin ông ở lại với dân. Vị bác sĩ chia sẻ: “Ngày đầu đặt chân lên đảo, tôi nghĩ chỉ làm 3 năm rồi về quê với gia đình, nhưng chính tình cảm của bà con ngư dân đã giữ tôi ở lại nơi đây gần hết cuộc đời”.Vừa chăm sóc sức khỏe cho hàng chục nghìn dân đảo Phú Quý, bác sĩ Bùi Đình Lĩnh tiếp tục học thêm và tốt nghiệp thạc sĩ ngành Y tế công cộng năm 2008. Cấp trên có ý định giữ ông lại làm công tác giảng dạy ở trường cao đẳng Y tế Bình Thuận. Ông cũng muốn thử sức với vai trò mới nhưng những bức tâm thư của dân đảo lại làm vị bác sĩ năm nay 57 tuổi mủi lòng. Ông lại tiếp tục cống hiến những năm tháng đời mình cho mảnh đất đầu sóng ngọn gió này.Những ngày giữa tháng 10, bác sĩ Lĩnh chân bước thoăn thoắt, háo hức giới thiệu những máy móc mới tinh vừa cập đảo. Những thiết bị này để trang bị cho bệnh viện khang trang 100 giường bệnh mà ông từng mơ ước cho người dân đảo. Giấc mơ này nay đã thành hiện thực.

Pháp luật Tp.Hồ Chí Minh

Sáu triệu thẻ BHYT cho phụ nữ cận nghèo

Bộ Y tế và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam vừa phát động chương trình Chung tay vì sức khỏe phụ nữ. Chương trình kêu gọi cộng đồng hỗ trợ mua thẻ BHYT (mỗi thẻ trị giá 200.000 đồng) cho hơn sáu triệu phụ nữ cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết nhận thức chung của phụ nữ về tự chăm sóc sức khỏe còn hạn chế. Do vậy khi có vấn đề về sức khỏe, nhất là khi mắc bệnh nặng, họ ít có cơ hội, điều kiện chăm sóc sức khỏe.“Thống kê cho thấy riêng năm 2010, cả nước có gần 55.000 phụ nữ mắc các bệnh ung thư cần được chăm sóc và chữa trị. Nhiều bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Thế nhưng không phải ai cũng có điều kiện để khám sàng lọc và điều trị từ đầu. Vì vậy với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, BHYT là cứu cánh khi có người thân mắc bệnh”. Theo Bộ Y tế, hiện cả nước có 69% dân số tham gia BHYT. Tuy nhiên, những gia đình cận nghèo mặc dù đã được Nhà nước hỗ trợ tới 70% nhưng tỉ lệ tham gia BHYT chỉ đạt 35%. Phần lớn hộ cận nghèo không đủ khả năng về tài chính để đóng 30% mức phí còn lại (khoảng 200.000 đồng/người/năm). Bộ Y tế cho biết chương trình đã nhận được hơn 21 tỉ đồng để mua thẻ BHYT (khoảng 100.000 thẻ BHYT) cho phụ nữ thuộc hộ cận nghèo.

TP.HCM: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong trường học

Sở GD&ĐT TP.HCM chiều 21-10 đã gửi văn bản yêu cầu các trường học trên địa bàn TP tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như sởi, đau mắt đỏ, tay-chân-miệng và sốt xuất huyết…Các trường học, nhất là trường có tổ chức bán trú hoặc nội trú phải tăng cường vệ sinh môi trường, bếp ăn, căn tin, lối đi lại. Các khu vực vệ sinh phải có vòi nước rửa tay, đủ nước sạch, xà phòng; các phòng ốc phải được mở cửa thoáng mát, xung quanh không có nước tù đọng gây sản sinh lăng quăng... Ngoài ra nhà trường phải truyền thông, kêu gọi phụ huynh, giáo viên, công nhân viên và toàn học sinh trong trường cùng nâng cao nhận thức giữ gìn vệ sinh hằng ngày để phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh đó phải phối hợp với các đơn vị y tế trên địa bàn để ứng phó kịp thời khi có vấn đề phát sinh.

Vietnam Plus

Quan tâm hỗ trợ tâm lý, sức khỏe người dân sau thảm họa

Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho hay, hiện nay, sự quan tâm, hiểu biết của cộng đồng nói chung và cán bộ y tế, cán bộ xã nói riêng về công tác hỗ trợ tâm lý, sức khỏe tinh thần cho người dân sau thiên tai, thảm họa vẫn còn hạn chế. Tại hội thảo tham vấn tài liệu đánh giá nhu cầu và hỗ trợ tâm lý, sức khỏe tâm thần sau thảm họa sử dụng cho cán bộ y tế cơ sở và vận động chính sách hỗ trợ tổ chức sáng 21/10 ở Hà Nội, ông Khuê chỉ rõ, trong khi thế giới có nhiều can thiệp hỗ trợ tâm lý, sức khỏe tâm thần cho các nạn nhân của thảm họa được thực hiện thì Việt Nam lại có rất ít hướng dẫn về vấn đề này, đặc biệt là đối với các cán bộ y tế - người trực tiếp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Chính vì vậy, tài liệu hướng dẫn đánh giá nhu cầu và hỗ trợ tâm lý, sức khỏe tâm thần sau thảm họa sử dụng cho cán bộ y tế cơ sở đang được soạn thảo là một bước quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân chịu ảnh hưởng của thảm họa. Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có số lượng thảm họa tự nhiên và số người bị ảnh hưởng bởi thảm họa tự nhiên cao trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, mỗi năm Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 5-7 cơn bão, mưa lớn gây lũ lụt thường xuyên tại nhiều tỉnh. Bên cạnh thảm họa tự nhiên, các loại thảm họa khác như sập công trình xây dựng, sập hầm lò, sập cầu, tai nạn giao thông… cũng gây thiệt hại lớn đến sức khỏe và người dân bị ảnh hưởng. Theo nhiều nghiên cứu, sau sang chấn nói chung, thảm họa nói riêng, với những người bị ảnh hưởng xuất hiện các rối loạn tâm thần sẽ xuất hiện tại các thời điểm khác nhau như rối loạn tâm lý, sau đó xuất hiện các thay đổi hành vi như lạm dụng rượu, thuốc. Một hai tuần sau đó bắt đầu xuất hiện các biểu hiện trầm cảm… và có khoảng 10% người có biểu hiện rối loạn tâm thần nặng hơn cần được hỗ trợ. Đại diện của WHO tại Việt Nam cho biết, Việt Nam có 70% dân số phải chịu rủi ro từ nhiều mối nguy hiểm do thiên tai, thảm họa như: bão, lũ lụt, sạt lở đất, cháy, hạn hán... Trung bình mỗi năm có từ 500-700 ca tử vong và hàng ngàn người khác bị ảnh hưởng do thiên tai. Trong khi đó, nguy cơ ảnh hưởng lâu dài của thảm họa đối với sức khỏe cộng đồng vẫn ở mức cao. Hiện nay, ngành y tế vẫn chưa có hướng dẫn chính thức về hỗ trợ tâm lý và sức khỏe tâm thần sau thảm họa. Đặc biệt, tại Việt Nam có rất ít những nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì vậy, theo ông Hiếu, Việt Nam cần phân tích và biên soạn những tài liệu phù hợp để có những hướng dẫn thích hợp nhất với bối cảnh nhằm hướng dẫn, hỗ trợ tâm lý và sức khỏe tâm thần sau thảm họa. Như các nghiên cứu, đánh giá đã chỉ ra rằng con người chịu sự ảnh hưởng nhất định về tâm lý sau thảm họa, thiên tai. Chính những điều đó đã ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế của họ và gia đình và khẳng định nhu cầu khá bức thiết về hỗ trợ tâm lý và sức khỏe tâm thần của người dân là chịu ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa các tình huống khẩn cấp. Nhiều nghiên cứu đánh giá trong lĩnh vực này cần được tiếp tục triển khai thêm để thu thập các bằng chứng khoa học hỗ trợ xây dựng chính sách và các can thiệp một cách hiệu quả và bền vững. Hiện tại, việc soạn thảo cuốn tài liệu mới chỉ dừng ở mức độ phục vụ cho việc sử dụng cho các cán bộ y tế xã và y tế thôn bản. Vì vậy, vị đại diện của Cục Quản lý Khám chữa bệnh hy vọng trong thời gian sắp tới sẽ có những hỗ trợ để phát triển tài liệu hướng dẫn cho các cán bộ tuyến cao hơn, các hướng dẫn phối hợp liên ngành, giúp cho việc hỗ trợ tâm lý và sức khỏe tâm thần cho những người chịu ảnh hưởng của thảm họa nói riêng và sức khỏe của người dân nói chung./.

Diễn đàn doanh nghiệp

Khai trương bệnh viện tư nhân lớn nhất Thanh Hóa

Bệnh viện ACA – bệnh viện tư nhân hiện đại nhất Thanh Hóa với quy mô 200 giường bệnh vừa được khai trương tại Thị xã Bỉm Sơn. Với quy mô 200 giường bệnh, trang thiết bị, máy móc y tế hiện đại được nhập khẩu từ các nước có nền khoa học công nghệ phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ…, bệnh viện Đa khoa ACA là bệnh viện tư nhân lớn nhất tại Thanh Hóa vừa được khai trương vào ngày 19/10 tại địa chỉ số 315B – QL1A, phường Phú Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bệnh viện được Bộ Y tế phân tuyến chuyên môn kỹ thuật được phép thực hiện 2089 kỹ thuật chuyên môn, trong đó, thế mạnh đặc biệt của ACA là sản khoa, chữa các bệnh về hiếm muộn, vô sinh… do đội ngũ bác sỹ, chuyên gia cao cấp thực hiện. Bệnh viện gồm 3 toàn nhà cao tầng hiện đại nằm trên vị trí đắc địa với tổng diện tích 02ha, sát mặt đường quốc lộ, ở trung tâm Thị xã Bỉm Sơn. Đây là bệnh viện được thành lập nhờ chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước, do ba thành viên sáng lập nên. Chủ tịch HĐQT BVĐK ACA, ông Nguyễn Hữu Cần cho biết: bệnh viện gồm 60 cán bộ, bác sỹ chuyên khoa và đa khoa, trong đó có 02 PGS – TS, 30 bác sỹ, thạc sỹ… có kinh nghiệm, chuyên môn sâu trực tiếp khám chữa bệnh cho các bệnh nhân. ACA có thế mạnh đặc biệt ở sản khoa, chữa trị về các bệnh hiếm muộn con, vô sinh… do những chuyên gia hàng đầu đảm nhiệm. Bản thân Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Hữu Cần cũng là một bác sỹ có tên tuổi trong “làng” sản khoa Việt Nam, người đã mang lạ hạnh phúc cho rất nhiều gia đình bị hiếm muộn, vô sinh…Ông Bùi Huy Hùng, Phó Bí thư – Chủ tịch Thị xã Bỉm Sơn cho biết: “Sự kiện này đã được người dân Thị xã Bỉm Sơn chờ đón từ rất lâu, bởi nó đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng khám chữa bệnh, chăm lo sức khỏe của đông đảo người dân không chỉ trong TX Bỉm Sơn mà còn nhiều huyện lân cận. Ba thành viên sáng lập đã đầu tư một khoản tiền rất lớn để Bệnh viện ACA được ra đời – đó trước hết xuất phát từ tâm nguyện tốt đẹp, vì quê hương, vì bệnh nhân phục vụ. Đây là một trong những sự kiện lớn được cả Bỉm Sơn đón chờ”. Tại lễ khai trương, PGĐ Sở Y tế Thanh Hóa, ông Phạm Ngọc Thơm đã trao Quyết định 1713 của Bộ Y tế cho Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Đa khoa ACA - Thạc sỹ, Bác sỹ Nguyễn Hữu Cần.

 

Ngày 28/10/2014
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích