Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 19/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 1 9 9 7 0 1
Số người đang truy cập
1 0 5 7
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ các báo ngày 19/10 và 20/10 năm 2014

An ninh Thủ đô

Thiếu vắc xin tiêm dịch vụ vì… chê vắc xin miễn phí

Kể từ đầu năm 2014 đến nay, không chỉ trên báo chí trong nước mà trên internet, hàng loạt những tin bài mà trong đó đa phần là những lời kêu ca phàn nàn về tình trạng thiếu các loại văc xin tiêm ngừa cho trẻ em tại các điểm tiêm vắc xin dịch vụ. Những loại vắc xin tổng hợp 5/1, 6/1 đang có độ hot chưa từng có. Dân Hà Nội, dân TP Hồ Chí Minh đã đành, dân các tỉnh, vùng sâu vùng xa cũng bồng bế con nhỏ, mai phục mấy ngày ở các bệnh viện, các trung tâm y tế dự phòng ở thành phố chờ tiêm ngừa bằng được. Nhiều người sốt ruột quá, mua vé máy bay, đưa con cháu sang Thái Lan, sang Singapore tiêm vắc xin...Đã có rất nhiều lời kêu ca dành cho Bộ Y tế về việc để thiếu vắc xin, để cho trẻ phải chờ đợi, nhiều người đã thốt lên, chờ đợi đến phát bệnh để được tiêm ngừa bệnh. Trách nhiệm của ai và tại sao? Những câu hỏi cứ xoay vòng và quả thật cũng đã có quá nhiều câu trả lời, chỉ là không đâu vào đâu. Trong khi các đại diện của Bộ Y tế khẳng định lượng vắc xin 5/1, 6/1 có đủ phục vụ nhu cầu thì tại các điểm tiêm dịch vụ như Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội hoặc Bệnh viện FV TP Hồ Chí Minh lại khẳng định ngược lại: lượng vắc xin được cung cấp không đủ để thỏa mãn nhu cầu tiêm phòng. Nhìn nhận nó như thế nào?

Vắc xin và sự khủng bố của tai biến

Mấy năm trước, không mấy ai nghĩ đến tiêm chủng dịch vụ mà hầu hết trẻ em đều được tiêm chủng miễn phí trong chương trình mục tiêu Tiêm chủng mở rộng. Chương trình này được các tổ chức quốc tế giúp đỡ cùng khoản chi đáng kể của ngân sách giúp cho trẻ tiêm chủng ngăn ngừa 11 bệnh phổ biến. Nhờ chương trình này, hàng triệu trẻ em đã được cứu sống qua các kỳ dịch bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, từ năm 2012, một loạt các trường hợp tai biến do tiêm vắc xin miễn phí đã gây xôn xao dư luận và đỉnh điểm là trường hợp 3 trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin do y tá tiêm nhầm thuốc đã gây ra một đợt công kích nhằm vào chương trình Tiêm chủng mở rộng trên báo chí, trong dư luận. Không chỉ soi vào quy trình tiêm chủng mà nhiều bài báo còn đặt vấn đề về chất lượng vắc xin, quy trình nhập khẩu, sản xuất, bảo quản vắc xin... Cơn bão dư luận đã tạo ra một tâm lý e ngại, không muốn cho trẻ em đi tiêm chủng miễn phí. Và cùng với tâm lý đó, thị trường tiêm vắc xin dịch vụ, vốn đã manh nha từ trước với những loại vắc xin ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng đã phát triển rầm rộ với các vắc xin có trong danh mục các vắc xin của chương trình tiêm chủng mở rộng. Đặc biệt, các loại vắc xin tổng hợp 5/1 (phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, và viêm màng não mủ/viêm phổi do Hib) và 6/1 (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và viêm màng não mủ/viêm phổi do Hib). Nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện tiêm dịch vụ bởi không chỉ do ngại mà còn do cả tốn phí (dù chỉ trên 600 ngàn một liều vắc xin). Hậu quả lớn đã xảy ra vào tháng 4/2014, khi dịch sởi hoành hành dữ dội trên nền trẻ em chưa đến độ tuổi tiêm phòng sởi và trẻ em không tiêm phòng sởi. Hàng trăm trẻ em đã bị tử vong. Đến lúc đó, các bà các mẹ lại hốt hoảng, bằng mọi cách kéo trẻ đi tiêm, dĩ nhiên, tiện nhất là đi tiêm dịch vụ. Trước cơn sóng hàng trăm nghìn trẻ em kéo nhau đến các cơ sở dịch vụ để tiêm vắc xin đã đẩy các cơ sở dịch vụ này đến chỗ quá tải. Quá tải về năng lực tiêm chủng, quá tải về điều kiện vật chất của cơ sở, quá tải về nhân lực và quan trọng hơn là thiếu vắc xin, dẫu là thiếu cục bộ. Lập tức tình trạng chen chúc, chờ đợi lấy số, chờ đợi tiêm vắc xin lại tràn ngập các trang báo.  

Cơ chế nhập khẩu và phân phối các loại vắc xin dịch vụ

Khác với vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng được dự trù hàng năm theo số lượng trẻ em và các chiến dịch tiêm chủng, vắc xin dịch vụ được nhập khẩu và phân phối theo cơ chế thị trường. Nghĩa là nhu cầu thị trường quyết định số lượng và chủng loại vắc xin nhập khẩu. Đơn vị cấp phép nhập khẩu là Bộ Y tế. Theo khẳng định và theo điều tra, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu cho các doanh nghiệp dược rất dễ dàng. Vấn đề khó khăn ở chỗ, như trên đã nói, vắc xin là một loại sinh phẩm, nói nôm na là một chế phẩm sống, không thể để lâu, không chế biến lại được. Nhập về mà không bán được thì chỉ còn nước đổ đi. Vì vậy, chỉ khi các cơ sở tiêm vắc xin dịch vụ đặt hàng, các doanh nghiệp dược mới đi đặt hàng các hãng dược nước ngoài, và dĩ nhiên, lúc đó, các hãng sản xuất mới bắt tay vào sản xuất. Như vậy độ lùi thời gian giữa lúc nhu cầu rộ lên và vắc xin về đến cơ sở tiêm dịch vụ thông thường phải khoảng 3 tháng. Trong khoảng thời gian đó, vá chằng vá đụp, các doanh nghiệp dược cũng có thể nhập khẩu được một ít và sẽ diễn ra cảnh phân phối vắc xin. Bác sĩ Nguyễn Thị Bích (Trung tâm Dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng, Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư) cho biết: “Từ quý 1/2014, trung tâm đã dự trù 30.000 – 40.000 liều vắc xin 5/1 và 6/1, nhưng những loại vắc xin này, các doanh nghiệp nhập khẩu chỉ có thể cung cấp từng đợt số lượng ít, tạo ra tình trạng khan hiếm tạm thời khiến cho nhiều người phải chờ đợi, kêu ca. Tuy nhiên từ cuối quý 2/2014, lượng vắc xin đăng kí đã về rất nhiều, số lượng đã lên đến gần 5000 liều đủ đáp ứng cho mọi nhu cầu”. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng người dân xếp hàng để tiêm vắc xin dịch vụ cho con thường xuyên xảy ra tại các điểm tiêm chủng dịch vụ là năng lực tiêm vắc xin của các cơ sở dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu tăng đột biến trong thời gian qua, Có thể ví dụ tại một Trung tâm y tế dự phòng quận, mỗi buổi chỉ có thể tiêm cho 50 cháu, nhưng vào lúc cao điểm có lúc trên 300 cháu đợi tiêm. Tại Viện VSDT TƯ, trước đây chỉ có 1-2 bàn tiêm vắc xin dịch vụ, sau tăng lên đến 10 bàn và cao điểm lên đến 12 bàn vẫn không phục vụ hết nhu cầu. Trong khi quy trình tiêm vắc xin sau những tai biến đã chặt chẽ hơn nhiều, các trẻ trước khi tiêm phải được khám sàng lọc, phải cân nhắc nhiều dữ liệu mới được tiêm. Trả lời câu hỏi của báo An ninh Thủ đô, ngày 14/10, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, cho biết, trong quý 2/2014, hàng chục vạn liều vắc xin 5/1 và 6/1 đã được cung cấp cho các cở sở tiêm vắc xin dịch vụ trong cả nước. Hiện nay tại kho của các công ty nhập khẩu còn tồn trên 140.000 liều vắc xin dịch vụ 5/1 và 6/1 chờ đợi phục vụ nhu cầu thị trường.  Mặc dù nhu cầu còn lớn, nhưng hiện nay với lượng vắc xin nhập về, một tâm lý lo lắng đang có thật của các doanh nghiệp dược, đó là lỡ ra, bỗng lại có một chuyện gì xảy ra, các mẹ lại không cho con đi tiêm dịch vụ nữa thì... lỗ to.

Đừng bỏ rơi vắc xin miễn phí

Sự lên ngôi tại các thành phố, đô thị của vắc xin dịch vụ cũng làm cho hệ thống y tế có sự quan ngại. Đã có tình trạng phụ huynh từ chối không cho trẻ tiêm vắc xin miễn phí trong chương trình Tiêm chủng mở rộng mà chạy theo tiêm vắc xin dịch vụ. Tại TP.HCM, lượng phụ huynh đưa con đi tiêm vắc xin miễn phí trong chương trình tiêm chủng quốc gia ở TP.HCM những ngày đầu tháng 10/2014 thấp hơn tới 3 lần so với tiêm vắc xin dịch vụ. Tại BV Từ Dũ có 2 phòng chuyên tiêm vắc xin dịch vụ và một phòng tiêm vắc xin miễn phí. Khu vực tiêm vắc xin miễn phí vắng tanh, còn nơi tiêm vắc xin dịch vụ cho tới gần 4 giờ chiều vẫn nườm nượp phụ huynh bế con xếp hàng. Tính trong tháng 9 vừa qua, trung bình mỗi ngày BV có 200 bé tới tiêm vắc xin dịch vụ và chưa tới 70 bé tiêm vắc xin miễn phí. Rất ít các bà mẹ biết rằng các mũi tiêm dịch vụ 5/1 hay 6/1 chỉ phòng được 5,6 bệnh trong khi đó chương trình tiêm chủng mở rộng đã tổ chức tiêm vắc xin miễn phí phòng 11 bệnh. Nghĩa là tiêm dịch vụ hoàn toàn không ngừa được nhiều bệnh hơn các trẻ tiêm chủng đều đặn trong các đợt tiêm chủng của chương trình TCMR đồng nghĩa với việ các trẻ tiêm dịch vụ muốn phòng các bệnh nguy hiểm khi tiêm vắc xin dịch vụ xong vẫn còn phải tiêm vắc xin miễn phí những loại vắc xin còn thiếu, mà mấy mẹ đã biết thiếu cái loại nào. Tiêm vắc xin dịch vụ vẫn hoàn toàn có thể xảy ra tai biến như vắc xin miễn phí. Tại Trung Quốc, trong năm nay, đã xảy ra hàng chục tai biến trong khi tiêm các loại vắc xin 5/1, 6/1. Trong Hội thảo về tiêm chủng vắc xin sởi - rubella diễn ra sáng 30-9 tại Hà Nội, khi trao đổi với báo chí, ông Kohei Toda, chuyên gia về vắc xin của WHO tại Việt Nam cho biết hiện nay cả vắc xin dịch vụ lẫn vắc xin tiêm chủng miễn phí đều có quy trình kiểm định như nhau và “không có loại vắc xin nào là an toàn 100%”. Trong 29 năm thực hiện Chương trình TCMR, tỷ lệ mắc bệnh của nhiều bệnh nhiễm trùng có vắc xin dự phòng đã giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần. Chúng ta đã thanh toán được bệnh đậu mùa vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước, bại liệt vào năm 2000, loại trừ được uốn ván sơ sinh vào  năm 2005 và đang tiến tới loại trừ sởi và khống chế viêm gan B trong vài năm tới. Tỷ lệ mắc các bệnh thuộc tiêm chủng trên 100.000 dân nếu so sánh năm 2012 với năm 1984 thấy: Bệnh Bạch hầu giảm 585 lần, Ho gà giảm 937 lần, Uốn ván sơ sinh giảm 59 lần, Sởi giảm 573 lần. Ước tính đã dự phòng cho 6,7 triệu trẻ khỏi mắc bệnh và 43.000 trẻ khỏi bị tử vong do các bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, và sởi, góp phần đạt được mục tiêu thứ tư của thiên niên kỷ là giảm hai phần ba tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn 1990-2015. Mỗi mũi tiêm dịch vụ tại thời điểm này có giá 650 ngàn đến 750 ngàn đồng và nếu để thay thế toàn bộ các loại vắc xin của TCMR các trẻ em phải tiêm đủ 3 mũi với tổng số tiền chi trên 2 triệu đồng. Đó là con số không nhỏ, nếu tính tới số lượng hàng chục triệu trẻ em nước ta. Vì vậy, xin đừng lãng quên Chương trình tiêm chủng mở rộng. Hãy để cho trẻ tham gia chương trình tiêm chủng miễn phí tại các cơ sở y tế.

Hà Nội: Hơn 25.000 trẻ đã được tiêm vaccine sởi - rubella

Ngày 19-10, Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) Hà Nội đã có báo cáo về ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng mở rộng vaccine sởi – rubella trên địa bàn thành phố. Theo đó, trong ngày ra quân chiến dịch (18-10), Hà Nội đã triển khai tiêm cho trẻ từ 1-5 tuổi tại 10 quận, huyện… Đợt tiêm đầu tiên này kéo dài đến hết ngày 25-10 với khoảng hơn 134.000 trẻ trong diện tiêm sởi – rubella, sau đó sẽ triển khai tiêm đại trà trên toàn thành phố.

Lao động

Mất cân bằng giới tính khi sinh:Việt Nam sẽ "nhập khẩu" cô dâu

Sẽ có khoảng 2,4 - 4 triệu thanh niên Việt Nam không kiếm được đối tác để cưới làm vợ do tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh quá nghiêm trọng. Tình trạng mất cân bằng giới tính đang gia tăng mạnh. Nếu vấn đề này không được giải quyết triệt để thì chỉ trong thời gian ngắn, nước ta sẽ dư thừa 2,3 - 4,3 triệu thanh niên nam. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã đưa ra cảnh báo trên tại buổi họp báo về mất cân bằng giới tính khi sinh Nhân ngày Quốc tế Trẻ em gái (11/10) diễn ra sáng 23/9 tại Hà Nội. “Có những lúc chúng tôi giật mình khi đi kiểm tra một số xã, đặc biệt các tỉnh thành đồng bằng sông Hồng, có xã lên đến gần 150 trẻ trai/100 trẻ gái lúc ra đời. Mất cân bằng giới tính khi sinh lộ quá rõ, đáng báo động. Khoa học kỹ thuật ở miền Nam phát triển không kém miền Bắc, thậm chí một số mặt còn vượt nhưng mất cân bằng giới tính khi sinh chủ yếu ở miền Bắc, đặc biệt là ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến lo lắng. Tỷ lệ nữ trong xã hội khoảng 53-52%; nam giới 47-48% được duy trì ổn định trong thời gian dài tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong vòng 14 năm qua, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh tăng dần từ 105, 106, 120 bé trai trên 100 bé gái. Dự báo, với tốc độ gia tăng như hiện nay tình trạng này chưa có dấu hiệu chững lại mà còn tăng mạnh trong thời gian tới. Một trong những nguyên nhân được đưa ra để lý giải điều này là khoa học kỹ thuật phát triển đã cho phép con ngườilựa chọn giới tínhthai nhi mặc dù đây là việc làm đã bị pháp luật nghiêm cấm. Cho đến nay, cơ quan chức năng mới xử lý được 4 trường hợp cung cấp dịch vụ siêu âm chẩn đoán giới tính khi sinh: 2 ở Hưng Yên và 2 ở Kiên Giang. Còn biện pháp "căn cơ", tức thay đổi tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, thì lại chưa mang lại cải thiện nào rõ rệt. Trên thế giới, Trung Quốc, Đài Loan hay Hàn Quốc cũng là những minh chứng về hậu quả của tình trạng mất cân bằng giới tính khi họ phải “nhập khẩu” cô dâu. Thách thức củaViệt Namlà làm sao thực hiện nghiêm việc cấm lựa chọn giới tính khi sinh và phá thai vì lựa chọn giới tính, và quan trọng nhất là thay đổi tư tưởng trọng nam khinh nữ.

Phẫu thuật tim ở Việt Nam đang bước lên đẳng cấp mới

Thời gian gần đây, kỹ thuật phẫu thuật tim của các bác sĩ Việt Nam đã được nâng lên một đẳng cấp mới. Nhiều ca bệnh tim khó, tưởng chừng như phải “bó tay” song đã được các bác sĩ đã hóa giải nhờ ứng dụng những kỹ thuật mới tiên tiến trên thế giới. Những thành công mới trong lĩnh vực tim mạch cũng khẳng định thêm những “bàn tay vàng” của ngành y.

Chỉ 1 lần phẫu thuật xử lý nhiều bệnh lý tim bẩm sinh

Các bác sĩ (BS) của Bệnh viện (BV) Tim Hà Nội mới đây đã phẫu thuật thành công ca bệnh tim bẩm sinh phức tạp cho bé Hoàng Lê Khánh Thy (1 tuổi, ngụ ở xóm 6B, Nam Thanh, Nam Đàn, Nghệ An). Khi vào viện, bé Thy trong tình trạng sức khỏe rất yếu do bệnh tim bẩm sinh phức tạp: Các buồng tim thông nhau, thông liên thất, teo phổi, không có động mạch phổi; quai động mạch chủ quay trái… PGS-TS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc BV Tim Hà Nội - cho biết, đây là một trong những ca bệnh tim bẩm sinh phức tạp, tỉ lệ rủi ro cao. Chúng tôi dự kiến mổ hai lần để gom các nhánh tuần hoàn lại sau đó sẽ sửa chữa các lỗi, “vá” các buồng thông trong tim. Nhưng trong quá trình phẫu thuật, các BS thấy có thể thực hiện sửa được tất cả các dị tật ngay trong một lần mổ và đã nỗ lực tối đa. Nhờ đó, tình trạng bệnh lý phức tạp đã được sửa chữa ngay trong một lần phẫu thuật. Sau ca mổ thành công, thời gian hồi sức, chăm sóc sau phẫu thuật cũng vô cùng khó khăn. Các BS, điều dưỡng đã phải theo dõi, chăm sóc bé rất tận tình, đến nay bé Thy đã bình phục hoàn toàn. BV Nhi Trung ương cũng vừa phẫu thuật cứu sống bé Bùi Quỳnh Như (11 tháng tuổi, Hải Phòng) bị bệnh tim bẩm sinh không có động mạch phổi phải. Đây là bất thường rất hiếm gặp trong các bệnh lý về tim mạch. Bé Như từ khi mới sinh đã bị những đợt viêm phổi kéo dài, lặp đi lặp lại. Khi 6 tháng tuổi, cháu lên cân chậm và xuất hiện các cơn tím tái khi khóc. Khi đến BV Nhi Trung ương, thấy bé môi tím bất thường, các BS đã tiến hành siêu âm tim và phát hiện áp lực động mạch phổi tăng mạnh. Thông tim chụp mạch thì phát hiện nguyên nhân của tình trạng này là do trẻ không có động mạch phổi phải. BS Trần Kinh Trang -Trưởng khoa Tim mạch, BV Nhi TƯ - cho biết, bé Như do không có động mạch phổi phải. Vì thế mà trẻ bị khó thở, dần dần xuất hiện suy tim, nếu không được điều trị trẻ có thể tử vong bất kỳ lúc nào. Sau khi hội chẩn và xem xét kỹ lưỡng kết quả xét nghiệm, các BS đã quyết định mổ cấp cứu để tạo hình động mạch phổi phải. Các BS đã dùng màng ngoài tim cuộn lại thành ống để nối động mạch phổi chung với phần di tích của động mạch phổi phải ở xa. Việc dùng màng ngoài tim làm ống nối là sáng kiến độc đáo bởi màng ngoài tim có độ chun giãn cao và lớn lên cùng cơ thể, giúp tránh phải phẫu thuật lại để thay ống khi trẻ lớn lên. Hơn nữa, ống làm từ vật liệu của cơ thể sẽ không bị thải ghép. Tuy nhiên, để tạo hình thành công đòi hỏi phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm và tay nghề cao. Sau hơn 3 giờ phẫu thuật, ca mổ thành công ngoài mong đợi. Hiện tình trạng sức khỏe bé Như đã ổn định.

Lần đầu tiên ghép tim cho người có trái tim bên phải

Một ca ghép tim được cho là "kỳ lạ" đầu tiên đã được kíp phẫu thuật của Khoa Phẫu thuật tim mạch - BV Việt Đức thực hiện thành công. Bệnh nhân (BN) đặc biệt này là chị Phan Thị Tuyến (27 tuổi, ở TP.Yên Bái) bị bệnh tim bẩm sinh và quả tim lại nằm bên phải, hội tụ các dị tật nặng. Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Ước -Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch lồng ngực - BV Việt Đức, người trực tiếp ghép tim cho BN Tuyến, đây là lần đầu tiên tiến hành ghép tim cho BN có quả tim nằm bên phải lồng ngực. Đây là một ca bệnh kỳ lạ, thậm chí chưa từng được ghi nhận trên thế giới. Hơn nữa, quả tim này lại bị dị tật rất nặng, bất thường như: Thất phải đường ra thể đảo gốc động mạch, thông sàn nhĩ thất toàn bộ, tĩnh mạch phối lạc chỗ hoàn toàn, hẹp rất khít động mạch phổi. Tình trạng sức khỏe của BN cũng rất yếu, suy kiệt, đã trải qua nhiều lần điều trị ở khắp các BV, mấy lần suýt chết, nên việc phẫu thuật càng tiềm ẩn rủi ro. Sau khi có người hiến tim, PGS.TS Nguyễn Hữu Ước cùng các cộng sự đã nghiên cứu rất kỹ, chọn ra phương án tối ưu để phẫu thuật được ca bệnh khó này. Kíp phẫu thuật ghép tim của BV Việt Đức đã thành công trong việc đảo ngược cuống mạch tim của BN từ bên phải về bên trái cho đúng với cấu tạo của tim được ghép, sau đó tạo chân đế để hạ quả tim mới vào. Sau ghép vài ngày, quả tim mới đã hoạt động và bơm được máu trong cơ thể. Tuy nhiên thận, phổi vẫn không hoạt động. BV đã huy động các phương tiện hiện đại nhất để hỗ trợ, điều trị cho BN. Sau 1 tháng ghép tim, thận đã hoạt động trở lại và sau 3 tháng, BN bỏ được máy thở. Hiện BN vẫn đang tiếp tục điều trị tại khoa Phẫu thuật Tim mạch lồng ngực với tình trạng sức khỏe tương đối ổn định. Thành công của ca ghép tim này xứng đáng được đánh giá là một kỳ tích của nền y học Việt Nam.

Mổ tim chỉ đơn giản là kẹp và rạch da

Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam và Singapore vừa tiến hành can thiệp “mitral clip” - kẹp sửa van hai lá (1 trong 4 van tim) để sửa chữa làm giảm mức độ hở van mà không cần phải tiến hành phẫu thuật mở tim. Đây là ca bệnh đầu tiên được áp dụng kỹ thuật này tại Việt Nam. Kẹp sửa van hai lá là một kỹ thuật phức tạp đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Kỹ thuật này đòi hỏi sự kết hợp của đơn vị can thiệp tim mạch để lái dụng cụ kẹp van dưới sự hướng dẫn của kỹ thuật siêu âm tim qua thực quản sử dụng đầu dò 3D - dựng hình buồng tim trong không gian. Không chỉ tránh cho BN phải chịu một cuộc phẫu thuật mở tim mà kỹ thuật mới này còn giúp cho quá trình phục hồi của BN được nhanh hơn và rõ ràng hơn. Kết quả sau can thiệp cho thấy, tình trạng hở van tim đã giảm đáng kể, người bệnh tỉnh táo và đang trong giai đoạn hồi phục. PGS.TS. Đỗ Doãn Lợi - Phó Giám đốc BV Bạch Mai, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam - cho biết, đây là một trong những bước tiến quan trọng của Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam nhằm ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để cứu chữa BN tim mạch.Thành công bước đầu này hứa hẹn sẽ mang lại cho BN thêm nhiều lợi ích hơn nữa nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật được ứng dụng trong y học. Hi vọng trong tương lai gần, kỹ thuật này sẽ được ứng dụng rộng rãi hơn nữa tại Việt Nam. Trung tâm Tim mạch - BV E cũng vừa phẫu thuật tim vá lỗ thông liên thất thành công cho 6 BN bằng phương pháp phẫu thuật nội soi thẩm mỹ ít xâm lấn. Sau phẫu thuật, các BN đều hồi phục nhanh, không gặp biến chứng và có thể ra viện sau 5-7 ngày. Trung tâm Tim mạch BV E đã hướng tới một kỹ thuật phẫu thuật tim ít xâm lấn mà các trung tâm phẫu thuật lớn về tim mạch trên thế giới đang áp dụng. Nói về ưu điểm của kỹ thuật mới này, PGS-TS Lê Ngọc Thành - Giám đốc Trung tâm Tim mạch BV E - cho biết: Nếu làm phẫu thuật tim hở vá thông liên thất kinh điển, BN sẽ phải cưa toàn bộ xương ức với đường mổ dài, từ hõm ức tới mũi ức khoảng 15 - 20cm với người lớn, 8 - 10cm với trẻ nhỏ. Còn với phương pháp phẫu thuật nội soi thẩm mỹ ít xâm lấn, các BS chỉ mở một phần xương ức phía thấp, đường rạch da ngắn khoảng 6cm với người lớn, 3 - 4cm với trẻ nhỏ. Với kỹ thuật mới cùng sự trợ giúp của các phương tiện hiện đại trong phẫu thuật nội soi, người bệnh sẽ ít bị sang chấn, đỡ đau sau mổ, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng vết mổ và rất thẩm mỹ, nhất là với các bé gái, phụ nữ.

Báo Lao Động tổ chức Ngày hội tư vấn sức khỏe – pháp luật cho 1.000 công nhân nữ

Sáng 19.10, Báo Lao Động phối hợp với LĐLĐ tỉnh Đồng Nai, CĐ Cty Teakwang Vina tổ chức chương trình phổ biến kiến thức pháp luật và giao lưu - tư vấn sức khỏe cho 1.000 LĐ nữ của Cty Teakwang Vina tại Cty Teakwang Vina (KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai). Thời gian gần đây, số trường hợp bạo hành gia đình, bạo hành trẻ em xảy ra khá nhiều tại các gia đình trẻ. Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát mới đây của Trung ương Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, tại một số KCN chỉ có 10,2% số người được hỏi nhận thức đúng về quan hệ tình dục an toàn. Điều đáng ngại là hầu hết lao động tại các KCN ít được tiếp cận kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản và các kỹ năng phòng ngừa bệnh tật, phòng tránh bạo lực trong gia đình… nên nhiều phụ nữ phải gánh chịu những hậu quả nguy hiểm. Chương trình giao lưu, tư vấn kiến thức pháp luật và chăm sóc sức khỏe trên được thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ Hỗ trợ sáng kiến tư pháp (JIFF) và Tổng cục Dân số & Kế hoạch hóa gia đình. Đối tượng được phổ biến kiến thức và tư vấn chăm sóc sức khỏe là các lao động nữ trong độ tuổi từ 20-40 tuổi. Chủ đề buổi giao lưu, tư vấn là phổ biến pháp luật “Phòng tránh bạo lực gia đình, bạo lực trẻ em” và giao lưu tư vấn sức khỏe “Sàng lọc sơ sinh và trước sinh”. Buổi giao lưu có sự tham gia của Bác sĩ chuyên khoa sản Phạm Thị Lệ Hằng – BVĐK Đồng Nai - với bài tham luận và tư vấn trực tiếp về chăm sóc sức khỏe sinh sản; chuyên gia tâm lý - thạc sỹ tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt và Luật sư Vũ Mạnh Hà – Trung tâm tư vấn pháp luật CĐ tỉnh Đồng Nai tư vấn về các vấn đề dân sự, hôn nhân gia đình... Ngoài ra, chương trình còn có các hoạt động như đố vui kiến thức có thưởng, chương trình bốc thăm trúng thưởng, giải đáp thắc mắc về tình yêu – hôn nhân – gia đình, và các bác sĩ chuyên khoa tưvấn sức khỏe trực tiếp riêng từng trường hợp.

Bác sĩ chuyên khoa sản Phạm Thị Lệ Hằng – BVĐK Đồng Nai: Cần đi khám thai định kỳ

Bác sĩ Phạm Thị Lệ Hằng đã tư vấn cho chị em công nhân các kỹ năng, kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sinh sản. Theo bác sĩ Hằng, trước khi mang thai, cần phải khám những bệnh nội khoa, tìm ra bệnh mãn tính để có hướng điều trị. Khi mang thai cần biết bệnh liên quan trong thời gian mang thai rất nguy hiểm, như bệnh rubella cần phải đi chính ngừa, tránh khả năng dị tật thai, trẻ có thể bị mù hoặc mắc các bệnh lý tim mạch khác. Sản phụ không chích ngừa viêm gan B, khi sinh ra con  sẽ không được bú mẹ, khả năng lây nhiễm của mẹ cho bé rất cao. Những bà mẹ bị các bệnh viêm nhiễm, nhiễm HIV... cần làm các xét nghiệm để khi mang thai khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con tỷ lệ thấp đi, con sinh ra được an toàn. Phụ nữ uống axit folic trước khi mang thai khoảng 2-3 tháng sẽ ngăn ngừa bệnh về thần kinh cho trẻ. Cần phải tới các bệnh viện lớn để được tư vấn đầy đủ, để các bác sĩ xem con có bị mắc các căn bệnh di truyền hay không. Bác sĩ Hằng cũng khuyên các nữ công nhân có thai nên kám thai 3 lần trong suốt thai kỳ: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối. Đối với công nhân bận rộn thì chỉ cần như vậy là đủ. Đối với những phụ nữ mang thai lần đầu thì cần chích ngừa 2 mũi uốn ván cho con. Siêu âm mà không khám thai là thiếu sót. Khám thai thường xuyên sẽ phát hiện được những bệnh lý… Nên nuôi con bằng sữa mẹ.

Chuyên gia tâm lý - thạc sỹ tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chăm sóc tinh thần  Ý tưởng Việt: Tự làm chủ cuộc đời mình

Tư vấn cho chị em công nhân, chuyên gia tâm lý - thạc sỹ tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Hạnh chia sẻ: Để người phụ nữ “sưởi ấm” hạnh phúc cho gia đình. Phụ nữ cần phải biết chăm lo cho bản thân, có ý tưởng dành riêng cho bản thân mình. Phải biết ăn diện một chút, biết sexy một chút. Phụ nữ cũng cần đưa ra chính kiến của mình. Không để tình trạng bị chồng đánh đập, rồi nín nhìn theo kiểu “mỗi cây, mỗi hoa, mỗi  nhà, mỗi cảnh”. Thạc sỹ tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Hạnh nhấn mạnh: Tôi có một lời khuyên cho chị em: Bản thân chúng ta là phụ nữ chúng ta chỉ sống cuộc đời duy nhất bởi vậy mình tự tìm cho mình một cuộc sống tốt, đừng để phụ thuộc vào người khác.

Luật sư Vũ Mạnh Hà – Trung tâm tư vấn pháp luật CĐ tỉnh Đồng Nai: Có quyền yêu cầu không tiếp xúc với vợ/chồng có hành vi bạo lực gia đình:

Nói về hiện trạng và cách phòng tránh bạo lực gia đình, bạo lực trẻ em, luật sư Vũ Mạnh Hà cho biết: Các hành vi bạo lực gia đình gồm có một số nhóm hành vi. Nhóm 1: liên quan tới thể xác, tính mạng sức khỏe, đánh đập đe dọa giết; Nhóm 2 là liên quan tới tinh thần: Chửi bởi, lắng mạ; Nhóm 3: Cưỡng hiếp tình dục; Nhóm 4: Liên quan tới kinh tế: Vợ quản lý tiền lương của chồng, yêu cầu chồng phải có mức lương cao hơn thực tế… Hậu quả dễ dẫn tới ly dị; Nhóm 5: Tảo hôn, kết hôn, cưỡng bức kết hôn, cưỡng bức ly hôn, cản trở hôn nhân tiếp bộ…Theo luật sư Vũ Mạnh Hà, khi xảy ra bạo lực gia đình về nguyên tắc có 2 cách: Đối với cá nhân, khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình, báo cho cơ quan công an địa phương hoặc báo chính quyền địa phương và chính quyền đoàn thể. Và các cơ quan này sẽ có các biện pháp xử lý, quan trọng nhất là các biện pháp hòa giải từ gia đình tới cơ sở, UBND phường, xã… Ngoài ra, có biện pháp cực kỳ quan trọng và hữu hiệu là cấm tiếp xúc. Có quyền làm đơn yêu cầu Chủ tịch UBND xã, phường hoặc tòa án thực hiện biện pháp cấm tiếp xúc. Nếu vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000-30 triệu đồng.

Thành lập 4 đội phản ứng nhanh phòng, chống dịch Ebola

Tại buổi làm việc với Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới Trung ương về công tác phòng, chống dịch bệnh Ebola và chỉ đạo cuộc họp tại Văn Phòng đáp ứng khẩn cấp (EOC) sáng 19.10, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu tất cả các cơ sở y tế cần nâng cao mức độ cảnh giác và mức độ đáp ứng cao hơn nữa đối với dịch bệnh Ebola. Thành lập 4 đội phản ứng nhanh ở cấp quốc gia, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các quận, huyện sẽ thành lập một đội phản ứng nhanh trên cơ sở kiện toàn lại đội phòng, chống dịch bệnh đã có tại địa phương để tăng cường khả năng ứng phó. Trong tuần tới, Bộ Y tế sẽ tổ chức diễn tập quy mô tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Những BV được giao nhiệm vụ ở miền Trung, miền Nam, xây dựng kế hoạch diễn tập với các tình huống giả định cụ thể. Qua rà soát cho thấy, về cơ bản Việt Nam đã đáp ứng sớm và đầy đủ các quy trình của WHO phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.  Tại buổi làm việc, đại diện của WHO và các tổ chức quốc tế cho biết, các nghiên cứu mới nhất cho thấy virus Ebola chưa có biến đổi gene và độc lực, cũng như chưa có cơ sở khoa học, chưa có bằng chứng rõ ràng về việc thay đổi đường lây truyền của virus Ebola.  Theo báo cáo của TS Nguyễn Văn Kinh, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương: BV đã sẵn sàng cho việc tiếp nhận, điều trị và phòng, chống lây nhiễm virus Ebola. Hiện BV đã xây dựng phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2+, tuân thủ theo đúng các hướng dẫn của WHO và các tổ chức quốc tế để có thể thực hiện xét nghiệm bất hoạt virus.  Trong tuần tới phòng xét nghiệm của bệnh viện sẽ được Bộ Y tế và WHO thẩm định để đạt điều kiện xét nghiệm virus Ebola.

Nhân dân

Anh, Mỹ cảnh báo Ebola có thể trở thành đại họa

Giới chức Anh và Mỹ đã đưa ra những cảnh báo khắc nghiệt rằng cộng đồng quốc tế sẽ phải chịu trách nhiệm về tổn thất nhân mạng lớn ở Tây Phi và mối đe dọa lớn hơn trên khắp thế giới nếu không tăng cường hỗ trợ về y tế và tài chính giải quyết cuộc khủng hoảng Ebola.Cùng với việc WHO thừa nhận đã không xử lý tốt dịch Ebola trong giai đoạn đầu bùng phát ở Tây Phi, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh thất bại trong việc đối phó sẽ biến Ebola thành "một đại họa như HIV hay bệnh bại liệt" và kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới cung cấp thêm tài chính, máy bay trực thăng và các trung tâm điều trị linh hoạt trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đến nay mới chỉ đáp ứng 30% mức 1 tỷ USD mà LHQ đề ra cho nỗ lực hỗ trợ chống dịch Ebola.Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron gửi thư tới Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Herman Van Rompuy kêu gọi các nhà lãnh đạo Châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh tuần tới nhất trí viện trợ thêm 1 tỉ euro (1,3 tỷ USD) và cử 2.000 nhân viên y tế châu Âu sang Tây Phi trong tháng 11 tới nhằm giúp các nước trong vùng dịch. Cảnh báo của các nhà lãnh đạo Anh, Mỹ được đưa ra sau khi Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cho biết, LHQ mới chỉ nhận được 376 triệu USD, tương đương 1/3 số tiền mà LHQ đang kêu gọi đóng góp cho nỗ lực ngăn chặn dịch Ebola.

Hơn 8,5 triệu liều vaccine sởi - rubella cho trẻ khu vực phía nam

Sáng ngày 19-10, tại TP Vĩnh Long, Cục Y tế dự phòng, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Vĩnh Long dã phối hợp tổ chức phát động chiến dịch tiêm chủng mở rộng vaccine sởi - rubella ở khu vực phía nam. Theo đó, chiến dịch sẽ dành 8.535.000 liều vaccine sởi - rubella cho 7.421.000 trẻ từ 1 đến 14 thuộc 20 tỉnh khu vực phía nam. Thời gian triển khai chiến dịch được triển khai trong ba đợt chính. Đợt một (tháng 9, 10-2014) tiêm cho nhóm trẻ từ một đến năm tuổi. Đợt hai, (tháng 11, 12-2014) dành cho nhóm trẻ sáu đến mười tuổi. Đợt ba (tháng 1,2-2015) dành cho nhóm trẻ từ 11 đến 15 tuổi. Phát biểu tại lễ phát động, bà Nguyễn Minh Hằng, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục quan tâm, đầu tư hơn nữa về nhân lực, vật lực, tài lực cho công tác y tế dự phòng, công tác tiêm chủng để phối hợp với Bộ Y tế thực hiện chiến dịch thành công, với mục tiêu tỷ lệ đặt ra 95% trẻ từ 1 đến 14 tuổi được tiêm vaccine sởi - rubella trong chiến dịch tiêm chủng mở rộng này.

Thanh niên

Ung thư trẻ hóa

Mỗi giờ trôi qua, bình quân ở VN có gần 9 người chết vìung thư. Đáng sợ hơn khi căn bệnh ác tính này xảy ra ngày càng nhiều ở những người còn rất trẻ. Tại Hội thảo quốc gia phòng chống ung  thư diễn ra trong hai ngày 16 - 17.10 ở Hà Nội, số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố cho thấy mỗi năm trên thế giới có khoảng 12,7 triệu người mắc mới và trên 7,6 triệu người chết vì bệnh ung thư. Riêng ở VN mỗi năm có 150.000 người mắc mới và trên 75.000 người chết. Nghĩa là cứ một ngày trôi qua thì chúng ta mất đi hơn 208 người, mỗi giờ trôi qua chúng ta mất gần 9 người vì căn bệnh ác tính này. Cũng tại hội thảo, các đại biểu cho biết nhiều loại ung thư đã tăng 2 - 4 lần so với 10 năm trước. Điều đáng nói là có đến khoảng 50% người mắc bệnh ở VN không điều trị kịp thời, trong đó phần nhiều do hoàn cảnh khó khăn.

Mới lập gia đình đã ung thư

Bác sĩ (BS) Lê Thanh Đức, Trưởng khoa nội 5 của Bệnh viện (BV) K T.Ư (Hà Nội), đánh giá: “Trước đây, một số bệnh ung thư ít gặp ở người trẻ như ung thư vú thì nay đã gặp nhiều hơn. Khái niệm trẻ hóa với loại ung thư ở người lớn là các trường hợp mắc trước 35 tuổi, nếu mắc ung thư trước 30 được coi là rất trẻ”. Tại Khoa nội 5 đang điều trị một số ca ung thư vú ở phụ nữ trẻ. Bệnh nhân Phan Thị H., 32 tuổi, làm nghề may ở TX.Sơn Tây, Hà Nội, cho biết đầu năm 2014, giai đoạn đang cho con bú thì chị phát hiện có khối u bên ngực trái. Chị đi khám tại BV K T.Ư và được chẩn đoán là ung thư vú. Khối u lúc này đã phát triển to, kích thước 5 x 7 cm. Trong gia đình chị H. có ông nội từng mắc và chết do ung thư. Còn bệnh nhân Nguyễn Thu A. (35 tuổi, ở Hải Phòng) kể: “3 tháng trước khi nhập viện tôi phát hiện ở ngực phải có khối u bé bằng hạt đỗ. Đi khám tại BV địa phương, BS hút dịch xét nghiệm, sau đó kết luận lành tính và cho uống thuốc điều trị, theo dõi sau 3 tháng khám lại. Nhưng chỉ 2 tháng sau khi khám đã xuất hiện khối u thứ hai cạnh khối u trước, kích thước to hơn nên lập tức lên BV K khám”. Các  xét nghiệm chẩn đoán tại BV K đã xác định chị A. mắc ung thư vú. “Gia đình, người thân không có ai mắc ung thư, nhưng có lẽ do tôi làm ruộng, nhiều năm tham gia phun thuốc trừ sâu nên bị ung thư do nhiễm hóa chất lâu ngày”, chị A. lo lắng. BS Đức cho rằng khoảng 10 - 15 năm trước, mỗi năm chỉ gặp 2 - 3 ca ung thư vú ở lứa tuổi 30 - 35, nhưng thời gian gần đây tăng lên khoảng 20 ca/năm, có những trường hợp trước 25 tuổi. “Chúng tôi đã gặp bệnh nhân nữ ung thư vú mới 22 tuổi, vừa lập gia đình. Trước khi được phát hiện, bệnh nhân có điều kiện sống, làm việc bình thường. Ung thư vú ở người trẻ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống do phải trì hoãn sinh nở, ảnh hưởng sức lao động, do đó họ cũng bị tác động tâm lý nặng nề hơn”, BS Đức nói. Tại BV K T.Ư, ung thư cổ tử cung cũng đã gặp ở phụ nữ trẻ hơn. Nếu trước đây thường gặp sau 45 tuổi thì nay đã gặp ở những người ở tuổi 40, thậm chí có trường hợp trước 30 tuổi. Ung thư lưỡi là thể ít gặp và bệnh nhân thường trung tuổi, nhưng những năm gần đây đã gặp nhiều ở người trẻ tuổi và số ca mắc cũng gia tăng. Đáng lưu ý, nếu trước đây ung thư lưỡi thấy có liên quan yếu tố nguy cơ cao như ăn trầu lâu năm, thì trên các bệnh nhân trẻ gần đây không thấy yếu tố này. Tại TP.HCM, nghiên cứu của BV Ung bướu TP trong 5 năm trở lại đây cũng cho thấy ở nhóm tuổi 25 - 34 ung thư tuyến giáp là một trong những loại gặp nhiều ở cả hai giới. Cũng trong nhóm tuổi này, ung thư đại trực tràng, ung thư gan bắt đầu xuất hiện ở nam; ung thư vú là bệnh gặp nhiều nhất ở nữ. Từ 35 tuổi, ung thư vú tăng nhanh ở nữ và đạt mức cao nhất ở nhóm 55 - 59 tuổi, sau đó giảm dần; ung thư cổ tử cung cũng tăng nhanh từ tuổi 35 trở đi và đạt mức cao nhất từ 60 - 64 tuổi, sau đó giảm dần. Còn đại trực tràng, phổi, dạ dày và gan (ở cả hai giới) thì thường tăng nhanh từ tuổi 40 về sau.

Vú, phổi, gan, dạ dày... đều không thoát

Nghiên cứu của BV Ung bướu TP.HCM cho thấy, 5 bệnh ung thư gặp hàng đầu ở nữ là vú, cổ tử cung, đại trực tràng, phổi và tuyến giáp; còn 5 bệnh ung thư gặp nhiều ở nam là phổi, gan, đại trực tràng, dạ dày và vòm hầu. Trong số 15.232 trường hợp ung thư ở nam giới được khảo sát cho thấy 5 loại ung thư gặp nhiều đã chiếm hơn 57% tổng các loại ung thư; còn trong số 17.894 trường hợp ung thư ở nữ thì 5 loại ung thư gặp nhiều chiếm gần 62%. Theo BS Phạm Xuân Dũng, Phó giám đốc BV Ung bướu TP.HCM, tính chung cả nước hiện nay, ung thư gặp nhiều ở nữ vẫn là vú và cổ tử cung; còn ở nam chiếm hàng đầu vẫn là gan và phổi. Tại VN ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ hai trong số các loại ung thư về phụ khoa, mỗi năm có khoảng 5.100 ca mắc mới với 2.400 phụ nữ tử vong... “Ung thư vú đã gặp nhiều hơn ở phụ nữ trẻ, mặc dù bệnh nhân ở tuổi trung niên vẫn chiếm đa số. Bên cạnh các yếu tố như sinh nở sớm hoặc quá muộn, có kinh sớm, không cho con bú, thì xu hướng ăn nhiều chất béo, tình trạng béo phì cũng liên quan đến ung thư vú”, Theo các BS, nhiều trường hợp ung thư diễn biến thầm lặng, khó phát hiện như ung thư gan, phổi... Vì vậy, việc khám, tầm soát bệnh định kỳ sẽ giúp phát hiện rất nhiều trường hợp bệnh. “Nếu nói về tầm soát ung thư nói chung, thì mốc lứa tuổi cần chú ý tầm soát là từ 40 tuổi trở đi. Ngoài 50 tuổi, với phái nam thì lưu ý về tầm soát ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, với những người mà trong gia đình có bố, mẹ, hoặc anh, chị, em mắc ung thư thì nên tầm soát từ khi 30 - 35 tuổi. Với ung thư vú, dễ tầm soát qua khám và siêu âm hay chụp nhũ ảnh. Chị em mỗi lần tắm, hay chăm sóc bầu ngực qua sờ nắn cũng có thể phát hiện khối u bất thường ở vú, khi đó cần đi khám ngay”. Trước xu hướng các bệnh nhân mắc ung thư vú đang ở lứa tuổi trẻ hơn, khuyến cáo khám sàng lọc cũng được thay đổi. Trước đây, các BS khuyến cáo phụ nữ từ 30 tuổi nên thường xuyên tự khám để phát hiện sớm ung thư vú, nhưng hiện nay khuyến cáo này đã hướng đến phụ nữ trẻ hơn 5 năm, tức từ sau 25 tuổi nên quan tâm khám, sàng lọc ung thư vú. Còn với ung thư thường gặp khác là cổ tử cung, việc xét nghiệm tầm soát bệnh không phức tạp. Sàng lọc thường quy lâu nay là dùng xét nghiệm PAP, dùng một que gòn phết lên cổ tử cung lấy dịch rồi phết lên lam kính để tìm bệnh. Bên cạnh đó còn có thêm xét nghiệm HPV DNA, khi thấy bất thường sẽ tiếp tục soi cổ tử cung. BS Dũng khuyến cáo, khi có một trong số các triệu chứng báo động sau đây cần đến BV có chuyên khoa ung thư để được tư vấn và thăm khám: có sự thay đổi thói quen của ruột và bọng đái; có một chỗ bị lở loét mà không lành; chảy máu hoặc tiết dịch (ứa nước, ứa chất nhờn hoặc máu) bất thường; phát hiện một chỗ dày lên hoặc một cục u ở vú hoặc ở nơi nào đó trong cơ thể; đột nhiên ăn uống không tiêu hoặc nuốt khó; ho dai dẳng hoặc khàn tiếng kéo dài; tại cổ tử cung có những biểu hiện như chồi, sùi, loét, dễ chảy máu, tiết dịch hôi...

Ngày hội hồng' phòng bệnh ung thư vú

Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10 và hưởng ứng chương trình phòng chống bệnh ung thư vú, ngày 18.10, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế) phối hợp cùng các đơn vị tổ chức chương trình đi bộ và đạp xe với tên gọi Ngày hội hồng tại Hồ Bán Nguyệt, Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP.HCM). Tổng cộng có hơn 4.100 người thuộc nhiều thành phần, đơn vị tham gia đạp xe, đi bộ. Ngoài ra, tại chương trình còn tổ chức tư vấn, thăm khám, tầm soát miễn phí ung thư vú cho chị em phụ nữ, do các bác sĩ của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM thực hiện. Chương trình này nằm trong dự án “Vì phụ nữ, vì ngày mai”, do Bộ Y tế phối hợp cùng các đơn vị thực hiện từ năm 2013 kéo dài đến năm 2015 trên cả nước, nhằm giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh ung thư vú, giúp phòng chống căn bệnh này. Cùng với việc tuyên truyền kiến thức, dự án “Vì phụ nữ, vì ngày mai”, còn phối hợp với các bệnh viện chuyên khoa ung thư trên cả nước khám và tầm soát miễn phí cho phụ nữ ở 5 thành phố (Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ). Tại chương trình, đại diện Bộ Y tế cho biết ung thư vú là bệnh rất thường gặp, và gây tử vong đứng thứ hai trong các bệnh ung thư ở phụ nữ. Mỗi năm thế giới có khoảng 1,7 triệu ca mắc mới ung thư vú và 52.000 ca tử vong do bệnh ung thư vú. Tại Việt Nam, mỗi năm phát hiện khoảng 15.000 người mắc mới ung thư vú.

Làm rõ vụ bác sĩ từ chối cấp cứu, bệnh nhân tử vong

Cuối tuần vừa qua, một video clip xuất hiện trên internet với nội dung cho rằng bác sĩ Phòng khám đa khoa Bà Điểm (H,Hóc Môn, TP HCM) từ chối cấp cứu cho một người bệnh, vì lý do không có người nhà đi cùng. Người này đã tử vong sau khi chuyển đến một bệnh viện khác…

Báo điện tử Chính phủ

Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về phòng chống dịch bệnh Ebola

Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đối với các bộ, ngành, trong cuộc họp chiều 17/10, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Ebola trên thế giới. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tính đến ngày 16/10, thế giới đã ghi nhận 9.066 trường hợp mắc Ebola, trong đó 4.542 người đã tử vong. Đã xuất hiện tình trạng lây nhiễm virus Ebola ngoài khu vực các nước Tây Phi như Mỹ và Tây Ban Nha. Các nghiên cứu mới nhất cho thấy virus Ebola chưa có biến đổi gene, độc lực cũng như phương thức lây truyền, tuy nhiên, khả năng lây nhiễm cao hơn so với dự đoán ban đầu. Do vậy, cần nâng cao mức độ cảnh giác trong phòng chống lây nhiễm virus này. Hiện nay, Bộ Y tế phối hợp cùng Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc, chặt chẽ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Ebola theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1392/CĐ-TTg ngày 9/8/2014. Cụ thể, tại các cửa khẩu, ngành Y tế thực hiện việc sàng lọc thân nhiệt đối với hành khách nhập cảnh, tiến hành cách ly, điều trị kịp thời những trường hợp có thân nhiệt cao bất thường; áp dụng tờ khai y tế đối với hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế; giám sát tại cộng đồng đối với những trường hợp nhập cảnh từ các nước có dịch bệnh Ebola… “Bên cạnh khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Bộ Y tế đánh giá hoàn toàn có khả năng xuất hiện bệnh nhân nhiễm Ebolatại Việt Nam. Do đó, ngoài những biện pháp thực hiện theo tình huống 1 (chưa có ca bệnh), ngành Y tế cũng đã có một số hoạt động chuẩn bị theo tình huống 2 (có ca bệnh) như: Tăng cường giám sát, phối hợp với Bộ Công an theo dõi, có biện pháp liên lạc với những hành khách đến từ các nước có dịch bệnh Ebola khi chưa qua 21 ngày, yêu cầu khai báo định kỳ về sức khỏe cho cơ quan y tế; triển khai tập huấn phác đồ chẩn đoán, phòng và điều trị Ebola ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam cho cán bộ y tế”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết. Bộ Y tế đã phối hợp với WHO tiến hành thẩm định 4 phòng xét nghiệm virus Ebola; xây dựng các khu cách ly điều trị bệnh nhân Ebola tại TPHCM và Hà Nội. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư, hóa chất phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh Ebola. Các bộ ngành khác như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải, Bộ LĐTB&XH và từng địa phương đã tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ, công việc trong phạm vi quản lý: Thành lập Ban chỉ đạo; có văn bản chỉ đạo cụ thể các đơn vị trực thuộc trong công tác phòng, chống dịch bệnh Ebola. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Ebola, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương phải tập trung thực hiện các biện pháp ngăn ngừa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời hết sức chủ động xử lý khi phát hiện ca bệnh Ebola tại Việt Nam. Cùng với các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Ebola tại cửa khẩu, Bộ Công an và Bộ Y tế phối hợp giám sát đầy đủ những trường hợp nhập cảnh từ các nước có dịch Ebola với những yêu cầu cụ thể và thông tin định kỳ; liên hệ chặt chẽ với cơ sở lưu trú. Bộ Ngoại giao chủ động trao đổi với các quốc gia có dịch bệnh Ebola, phối hợp với Bộ Y tế có biện pháp bảo vệ sức khỏe người Việt Nam đang học tập, lao động, công tác tại vùng có dịch bệnh lưu hành. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo các cơ quan báo chí đưa tin kịp thời, đầy đủ về diễn biến tình hình dịch bệnh Ebola để người dân hiểu, chủ động phòng chống theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Khám phá

GĐ bệnh viện ân hận vì đã cản trở PV tác nghiệp

Sau 2 ngày bị đình chỉ vì say rượu và cản trở phóng viên tác nghiệp, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lương Tài (Bắc Ninh) cho biết, ông rất ân hận và gửi xin lỗi. Chiều 17/10, có mặt tại nhà ông Phạm Văn Phan - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lương Tài (Bắc Ninh) sau 2 ngày bị đình chỉ công tác, ông cho biết, ông rất ân hận và xin lỗi phóng viên. Mong báo chí và nhân dân thông cảm. Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lương Tài vừa khóc vừa phân trần về hành vi cản trở phóng viên tác nghiệp: "Tôi quá nóng nảy nên dẫn tới những hành động không đúng chuẩn mực. Tôi đã sai. Tôi thành thực xin lỗi và mong phóng viên cùng mọi người thông cảm”. Ông Phạm Văn Phan cho biết thêm, đây là vụ ngộ độc tập thể lớn nhất từ trước tới nay tại huyện Lương Tài. Nhân viên y tế cũng áp lực, lo sợ bệnh nhân tử vong. “Khi thăm khám cho bệnh nhân tôi gặp một số phóng viên. Lúc đó căng thẳng, cuống quýt nên tôi mời phóng viên ra ngoài để nhân viên y tế tập trung cứu chữa bệnh nhân”, ông Phan phân trần. Ông Phạm Văn Phan khẳng định, thời điểm cấp cứu bệnh nhân ông không chửi bới hay đe dọa phóng viên mà những lời lẽ đó là ông đang hướng đến 4 người em con ông cậu. “Áp lực công việc, bệnh nhân quá đông, vận chuyển thuốc lên tầng 2 không có lối đi. Thời điểm đó lại có 4 đứa em con ông cậu của tôi cũng làm ở công ty may DHA đó. Người nhà lằng nhằng gọi, tôi mới quát “đập chết” chúng mày và đuổi chúng nó ra khỏi. Sự việc xong, tôi còn nói với 4 đứa em là từ nay không có anh em gì hết. Tôi không hướng tới nhóm phóng viên”, ông Phan nói thêm. Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lương Tài cho biết, nếu không xảy ra vụ việc, ông đã được bằng khen vì có thành tích phân luồng, điều trị đúng phác đồ cho hàng trăm bệnh nhân. Ông Phan phủ nhận bữa cơm trưa 15/10 ông không uống rượu bởi theo chỉ đạo của vị Phó Chủ tịch huyện là ăn nhanh để còn về chăm sóc bệnh nhân. Chia sẻ với phóng viên, ông Phan nói: “Từ lúc nhận quyết định đình chỉ công tác, nhiều bạn bè đồng nghiệp cũng đã gọi điện để động viên. Có đồng nghiệp đến nhà tôi khóc, chia sẻ với cá nhân tôi”. Ông Phan nói tiếp: “Mấy chục năm qua, sau khi rời quân ngũ, tôi đã nỗ lực cống hiến hết mình vì người bệnh”. Trước đó, tối ngày 16/10, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh đã có báo cáo gửi Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thực hiện ý kiến của bộ trưởng về sự việc cản trở phóng viên tác nghiệp. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu Sở Y tế Bắc Ninh tạm đình chỉ công tác đối với Giám đốc BV đa khoa huyện Lương Tài. Bộ Y tế đề nghị cử Phó giám đốc Bệnh viện thay thế điều hành, chỉ đạo cấp cứu và điều trị kịp thời cho các bệnh nhân. Như tin đã đưa tối 14/10, hơn 300 công nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn tại bếp tập thể của Công ty TNHH MTV DHA đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Những bệnh nhân này được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Lương Tài. Được biết, từ sáng sớm ngày 15/10, Giám đốc Bệnh viện Lương Tài, ông Phạm Văn Phan tham gia cấp cứu bệnh nhân ngộ độc. Trưa cùng ngày, ông Phan tiếp khách, trong bữa cơm ông có uống một chén rượu. Ngay sau đó, khi trở lại bệnh viện, ông thấy một số phóng viên đang quay phim cảnh bệnh nhân nằm la liệt. Ông Phan nổi nóng và cản trở phóng viên tác nghiệp, đe dọa hành hung. Với hành động xúc phạm với thái độ, cử trỉ, hành vi, phát ngôn phản cảm, thiếu văn hóa, ông Phan bị đình chỉ công tác 15 ngày.

Công an nhân dân

Phát hiện nhiều doanh nghiệp nhập lậu thiết bị y tế cũ

Theo quy định, các trang thiết bị y tế nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam phải mới 100%. Đây là vấn đề rất quan trọng vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe, sinh mạng của con người. Thế nhưng, thời gian gần đây, một số doanh nghiệp đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để nhập lậu thiết bị y tế cũ (đã qua sử dụng) về Việt Nam. Ngày 17-10, cơ quan CSĐT- Bộ Công an cho biết, đến thời điểm này, đã phát hiện 4 công ty nhập khẩu kiểu trên gồm 2 vụ xảy ra tại Công ty TNHH TM&KD Thiết bị y tế A.N.N.A (Công ty A.N.N.A); Công ty TNHH Kỹ thuật thiết bị y tế Bảo Trân (Công ty Bảo Trân); Công ty NTHH Y tế Nam Việt; Công ty TNHH Nam Việt DBB; trong đó đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với các đối tượng phạm tội trong 2 vụ xảy ra tại Công ty A.N.N.A và Công ty Bảo Trân.

Nhập lậu máy cũ, khi bị phát hiện thì dùng thủ đoạn “nhầm hàng”

Cuối năm 2013, Phạm Hồng Anh - Giám đốc Công ty A.N.N.A đăng ký mở tờ khai Hải quan điện tử số 23068/NKD01 nhập khẩu Máy phân tích sinh hóa tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Nội Bài. Sau đó, Nguyễn Huy Hiếu được ủy quyền đến nhận lô hàng trên. Khi Hiếu lấy hàng ra khỏi khu vực kiểm hóa của Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài thì bị lực lượng Hải quan kiểm tra thủ công 100% lô hàng. Qua đó, cơ quan chức năng đã phát hiện hai kiện hàng, vỏ kiện là bìa carton màu nâu, tổng trọng lượng 690kg, bên trong đựng máy phân tích sinh hóa Hitachi Model 917 (xuất xứ Nhật Bản) và các phụ kiện kèm theo có nhiều dấu hiệu nghi vấn nên đã dừng việc làm thủ tục hải quan. Chiều cùng ngày, với sự có mặt và chứng kiến của Phạm Hồng Anh và Nguyễn Huy Hiếu, lực lượng Hải quan đã cùng các giám định viên thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacontrol tiến hành kiểm tra thực tế lô hàng. Kết quả sơ bộ cho thấy: Máy phân tích sinh hóa Hitachi Model 917 và thiết bị đi kèm không đóng trong thùng xốp. Không có tài liệu mô tả sản phẩm, hướng dẫn sử dụng cho máu cũng như từng thiết bị đi kèm. Nắp nhựa màu đen của máy có nhiều vết xước, khay để mẫu (1 chiếc) và khay để hóa chất (2 chiếc) bằng nhựa đã bị ô xy hóa, ngả màu, nghi vấn cả máy phân tích sinh hóa và thiết bị đi kèm đã qua sử dụng. Sau đó, Công ty Vinacontrol Hà Nội có Chứng thư giám định, kết luận chiếc máy phân tích sinh hóa và phụ kiện đi kèm Hitachi Model 917, số sản xuất 1020-6 mà Công ty A.N.N.A nhập khẩu là hàng đã qua sử dụng. Căn cứ vào các tài liệu và chứng cứ thu thập được, Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan đã ra quyết định khởi tố vụ án buôn lậu đối với Công ty A.N.N.A Để lấp liếm sai phạm này, sau đó, Giám đốc Phạm Hồng Anh đã có công văn gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Nội Bài, kèm theo thư của Công ty FAMECO - Cộng hòa Pháp, trong đó giải thích là có sự… nhầm lẫn khi gửi hàng. Sau khi nhận hồ sơ vụ việc, cơ quan CSĐT - Bộ Công an (Văn phòng cơ quan CSĐT- C44 thuộc Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm) đã tiến hành điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ về hành vi sai phạm của các đối tượng tại Công ty A.N.N.A. Cơ quan CSĐT đã xác định các đời máy phân tích sinh hóa Hitachi Model 704, 717, 904, 911, 917 đã ngừng sản xuất từ nhiều năm nay và Công ty FAMECO - Pháp là công ty chuyên tân trang, làm mới các máy phân tích sinh hóa đã qua sử dụng. Vì thế, không thể có máy phân tích sinh hóa Hitachi Model 911, 917 sản xuất năm 2012, 2013 như Đơn xin nhập khẩu trang thiết bị y tế ngày 20/4/2013 của Công ty A.N.N.A và Giấy phép số 2905/BYT-TB-CT ngày 20/5/2013 của Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế - Bộ Y tế. Cơ quan điều tra cũng xác định việc Công ty A.N.N.A và Công ty FAMECO - Pháp có văn bản cho rằng đã gửi nhầm hàng là không có căn cứ. Bởi theo quy định của Nghị định số 97/2007/NĐ-CP và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP của Chính phủ thì “việc gửi nhầm hàng phải được thông báo bằng văn bản và được cơ quan Hải quan chấp nhận trước thời điểm kiểm tra thực tế”. Hơn nữa, số sản xuất trên Giấy chứng nhận xuất xứ cấp kèm theo Hợp đồng ngoại mua bán giữa Công ty FAMECO với Công ty A.N.N.A hoàn toàn trùng khớp với số sản xuất kiểm tra thực tế trên chiếc máy phân tích sinh hóa bị phát hiện và tạm giữ tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Như vậy không thể có sự nhầm lẫn ở đây. Đây chỉ là thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, bởi nếu được Hải quan cho thông quan thì không sao, nếu không được thông quan thì khai là gửi nhầm hàng. Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ thu thập được, cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Phạm Hồng Anh, Giám đốc Công ty A.N.N.A. Các quyết định và lệnh nói trên đã được Viện KSND tối cao phê chuẩn. Ngoài vụ nhập khẩu máy phân tích sinh hóa vi phạm kể trên, cơ quan điều tra cũng đã xác định, từ năm 2007 đến năm 2013, Công ty A.N.N.A đã nhập tổng cộng 53 máy phân tích sinh hóa Hitachi các loại (chiếc cuối cùng bị thu giữ). Hiện cơ quan điều tra đang tiếp tục xác minh về các máy nhập khẩu trên, nhưng với cung cách làm ăn của Công ty A.N.N.A, chúng ta có quyền đặt nghi ngờ về chất lượng của các máy họ đã từng nhập khẩu về và tung ra thị trường?

Khai một đằng, nhập về một nẻo

Công ty thứ 2 bị phát hiện, điều tra về hành vi nhập lậu thiết bị y tế làCông ty Bảo Trân, địa chỉ số 19 ngõ 218/2 Trần Duy Hưng (Cầu Giấy, Hà Nội) do bà Trần Thị Ánh Hồng làm Giám đốc, ông Nguyễn Xuân Tưởng làm Phó Giám đốc. Cũng cuối năm 2013, đại diện Công ty Bảo Trân làm thủ tục nhập khẩu lô hàng trang thiết bị theo tờ khai Hải quan số 20455 mở tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Theo khai báo của doanh nghiệp thì lô hàng trên là hàng mới 100%, bao gồm: Máy xét nghiệm sinh hóa tự động model Biolyzer không có bộ điều khiển, hãng sản xuất: Anlyticon, xuất xứ: Đức; Máy xét nghiệm sinh hóa tự động model Hitachi 911 không có bộ điều khiển, hãng sản xuất Diamond, xuất xứ: Mỹ, trị giá lô hàng theo doanh nghiệp khai báo là hơn 470 triệu đồng. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế lô hàng, lực lượng Hải quan đã phát hiện hàng hóa trong lô hàng trên đã qua sử dụng. Đồng thời, các mặt hàng cũng hoàn toàn không đúng với khai báo, gồm: 2 Hệ thống nội soi dạ dày ống mềm video của hãng sản xuất FTS và Olympus; máy in phim XQuang khô; máy scan film Xquang và một số phụ kiện đi kèm. Toàn bộ các thiết bị y tế trên đã qua sử dụng. Qua xác minh, cơ quan chức năng còn phát hiện một số lô hàng của Công ty Bảo Trân nhập khẩu trước đây cũng đều là thiết bị y tế đã qua sử dụng. Kiểm tra các chứng từ nhập khẩu các lô hàng trước đây của công ty, phát hiện hợp đồng, invoice có dấu hiệu cắt dán, photocoppy. Căn cứ các kết quả xác minh ban đầu, Cục Điều tra chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội buôn lậu, sau đó chuyển hồ sơ sang C44. Ngày 17/10, trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Cục C44 cho biết, với các tài liệu, chứng cứ thu thập được, cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với 2 đối tượng Trần Thị Ánh Hồng và Nguyễn Xuân Tưởng về tội buôn lậu.

Cảnh báo ô mai có chất tạo ngọt Cyclamate quá giới hạn

Ngày 17/10, Cục ATTP (Bộ Y tế) cho biết: Trước một số thông tin phản ảnh về việc ô mai có hàm lượng chất tạo ngọt Cyclamate vượt quá mức cho phép, Cục ATTP đã chỉ đạo một số địa phương lấy mẫu kiểm tra, trong đó, có tỉnh Nam Định. Việc kiểm tra đột xuất đã được tiến hành tại 2 quầy hàng kinh doanh ô mai ở chợ Văn Miếu - thành phố Nam Định. Tại đây, các cơ quan chức năng đã lấy mẫu ngẫu nhiên 3 sản phẩm (ô mai đào ngọt, ô mai dâu, ô mai gừng). Qua kiểm tra xác định: 1/3 mẫu ô mai được sản xuất tại cơ sở sản xuất và thương mại Hùng Việt (Võng La, Đông Anh, Hà Nội); 2/3 mẫu ô mai được chủ cơ sở khai báo lấy từ chợ Mỹ Tho - TP Nam Định, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Tất cả các mẫu ô mai đều không ghi ngày sản xuất trên bao bì. Đoàn kiểm tra đã gửi 3 mẫu ô mai nói trên đến Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia để kiểm nghiệm chỉ tiêu chất tạo ngọt Cyclamate. Cục ATTP khuyến cáo các cơ sở kinh doanh thực phẩm nâng cao ý thức trách nhiệm với việc kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng, đồng thời, người tiêu dùng cũng không nên sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc

Mỗi năm nước ta có thêm 150.000 người mắc bệnh ung thư

Mỗi năm, nước ta có thêm khoảng 150.000 người mắc bệnh ung thư và từ 85.000 đến 115.000 người tử vong vì căn bệnh này. Đó là thông tin được đề cập tại Hội thảo quốc gia phòng chống ung thư lần thứ 17, do Bộ Y tế và Hội ung thư Việt Nam tổ chức ngày 16/10, tại Hà Nội. PGS.TS Nguyễn Việt Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh vấn đề phòng bệnh ung thư là rất quan trọng, vì nếu để phát bệnh, phải đầu tư chữa chạy rất tốn kém mà kết quả thu được không mấy khả quan. Ở Việt Nam, số lượng người mắc ung thư có nhiều tại một số tỉnh, thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Hải Phòng, Huế… Tình hình bệnh ung thư trên thế giới cũng ngày càng đáng báo động, với khoảng 14,1 triệu người mới mắc ung thư và trên 8,2 triệu người tử vong vì căn bệnh này mỗi năm, trong đó, 2/3 thuộc các nước đang phát triển. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 40% bị bệnh ung thư có thể phòng được, 30% có thể kéo dài sự sống cũng như có thể cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ can thiệp các biện pháp điều trị. Các chuyên gia thống nhất: với nhiều kỹ thuật mới áp dụng, nên bệnh ung thư nếu được phát hiện sớm, thì khả năng điều trị thành công là hoàn toàn có thể. Vì thế, việc sàng lọc, phát hiện sớm bệnh ung thư rất quan trọng

Phụ nữ

9 người mắc bệnh than do ăn thực phẩm chế biến từ động vật chết vì bệnh

Ngày 16/10, Cục YTDP, Bộ Y tế đã gửi công văn cho Sở y tế 18 tỉnh, thành khu vực miền núi phía Bắc yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống bệnh than (một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do trực khuẩn than Bacillus anthrasis). Bệnh thường xảy ra đối với những người có liên quan đến công việc chăn nuôi và giết thịt động vật ăn cỏ, ở những công nhân chế biến da, lông thú; những nhân viên thú y... do tiếp xúc với xác của động vật chết vì mắc bệnh than, do hít phải bào tử vi khuẩn, ăn phải thịt động vật bị nhiễm khuẩn. Hầu hết các trường hợp xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiếp xúc. Bệnh than có các biểu hiện thể bệnh da, thể phổi và thể ruột rồi vào máu gây nhiễm trùng huyết và tổn thương não. Tỷ lệ tử vong bệnh than thể da nếu không được điều trị khoảng 20%. Được biết, những năm gần đây, tại một số tỉnh thành miền núi phía Bắc đã ghi nhận rải rác một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh than. Đặc biệt trong khoảng một tháng vừa qua, tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã ghi nhận tới chín trường hợp người dân mắc bệnh than do ăn phải thực phẩm được chế biến từ động vật nhiễm bệnh, bị chết. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường giám sát, khẩn trương có biện pháp phòng chống căn bệnh này. Người dân không nên tiếp xúc trực tiếp, sử dụng thực phẩm chế biến từ gia súc chết do bệnh.

Giáo dục

Các tỉnh miền núi phía Bắc được đầu tư thêm 107 tỷ đồng từ Bộ Y tế

Thấu hiểu những khó khăn về y tế của đồng bào miền núi phía Bắc, Bộ Y tế dự định trích hơn 100 tỷ đồng từ chương trình mục tiêu thiên niên kỷ cho miền núi... Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, đoàn y tế đã có dịp đi thăm hầu như tất cả các tỉnh miền núi phía Bắc và thấy rằng y tế miền núi phía Bắc gặp nhiều khó khăn. Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của đồng bào dân tộc khó khăn, từ nhà đến nơi khám chữa bệnh xa xôi, tạo nên sự không công bằng giữa vùng núi và đô thị. Trong thời gian qua, số bác sĩ về bệnh viện tỉnh, huyện tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, những bác sĩ có tay nghề về công tác tại vùng núi phía Bắc còn khiêm tốn so với thành thị, đồng bằng. Rồi môi trường, thói quen, tập quán tại đây cũng tạo nên khó khăn cho công tác y tế, công trình vệ sinh không đảm bảo, cầu tiêu không đạt vệ sinh hoặc không có cầu tiêu. Tỷ lệ tử vong bà mẹ, tử vong trẻ dưới 5 tuổi, trẻ suy dinh dưỡng cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Bộ trưởng cho biết, trong đợt khảo sát tại huyện Mường Nhé, 70% người dân cho biết đẻ tại nhà, do người nhà tự đỡ đẻ. Do đó, trong thời gian sắp tới, Bộ Y tế sẽ tập trung thực hiện các giải pháp đặc thù để tăng cường chất lượng dịch vụ y tế cho các tỉnh trong khu vực miền núi phía Bắc như hỗ trợ mỗi tỉnh xây dựng năm trạm y tế đạt chuẩn quốc gia cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; tập trung phát triển y tế xã, y tế thôn bản... Tới đây Bộ Y tế sẽ cố gắng huy động các nguồn viện trợ không hoàn lại để tăng cường đầu tư cho hệ thống y tế cơ sở ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đẩy mạnh tiến trình chuẩn hóa trạm y tế. Bộ Y tế sẽ có những hỗ trợ hiệu quả, thiết thực để đạt các mục tiêu thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em; giảm tỷ lệ tử vong đối với trẻ sơ sinh, trẻ dưới 5 tuổi. Đặc biệt, Bộ Y tế quyết định sẽ trích 107 tỷ đồng từ chương trình mục tiêu thiên niên kỷ về y tế cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Bộ Y tế sẽ thực hiện các giải pháp từ đào tạo đến luân phiên cán bộ tuyến trên về hỗ trợ tuyến dưới, trong đó có dự án đưa bác sĩ trẻ tình nguyện lên vùng cao, vùng khó khăn,.. Bộ trưởng tái khẳng định chủ trương cuả Đảng và Nhà nước với công tác y tế là Công bằng - Hiệu quả - Chất lượng và Phát triển với mục tiêu hàng đầu là rút ngắn khoảng cách chất lượng dịch vụ giữa đồng bằng và khu vực miền núi.

Tuổi trẻ

Sức khỏe bé sơ sinh bị bệnh hiếm gặp tiến triển tốt

Ngày 18-10, bác sĩ Đào Trung Hiếu - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 - cho biết sau mười ngày phẫu thuật, sức khỏe của bé trai (15 ngày tuổi, quê Đồng Tháp) đã diễn tiến rất tốt. Các vết mổ khô tốt, bé uống được sữa, đi tiêu bình thường qua đường hậu môn tạm. Theo bác sĩ Trung Hiếu, khoảng ba tháng sau bé sẽ được phẫu thuật tạo hình hậu mô, tạo hình đường tiểu cho dài thêm nữa và phẫu thuật khối u cột sống (cột sống của bé bị nứt làm đôi)… Như Tuổi Trẻ ngày 8 và 9-10 đã thông tin, lần mổ đầu tiên các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã phẫu thuật tạo hình bàng quang bị lộn ngược cho bé bằng cách khâu úp lại bàng quang, tạo hình đường niệu để dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài; phẫu thuật tách đường tiêu hóa (ruột bị lộn ngược và lộ ra ngoài) ra khỏi đường tiết niệu, sinh dục và cho đi thành một đường riêng để tạm thời thải phân ra bên hông. Niệu đạo của bé cũng được tạo hình lại và một phần dương vật đã được chỉnh sửa; xương mu (bị hở 6 cm) được phẫu thuật đóng kín; bàng quang tạo hình xong được đưa vào trong ổ bụng; thành bụng được tạo hình liền lại với nhau và rốn được phục hồi cho đẹp trở lại.

Cai nghiện tại cộng đồng: hiệu quả thấp

Sau một năm rưỡi triển khai đề án “Thí điểm điều trị lệ thuộc ma túy tại cộng đồng giai đoạn 2012-2015” tại TP.HCM, chỉ có 204 người nghiện tham gia cai nghiện theo đề án này. Sáng 17-10, Trung tâm tư vấn và cai nghiện ma túy (thuộc Sở LĐTBXH TP.HCM) - đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện mô hình cai nghiện tại cộng đồng - tổ chức sơ kết sau 18 tháng triển khai đề án.

Bị ép cai tự nguyện

Theo báo cáo, có khoảng 563 lượt người đến tìm hiểu về chương trình nhưng chỉ có 204 bệnh nhân đến điều trị và 2,8% trong số này hoàn thành chương trình trong thời gian quy định ba tháng. Với tiêu chí tự nguyện - người nghiện tự đăng ký điều trị, tự chọn thời gian, phương thức điều trị và tự chi trả, đa số bệnh nhân đều chọn khung thời gian ngắn nhất từ 1-15 ngày (44,3%) và từ 15 ngày đến dưới ba tháng, nhưng tỉ lệ bệnh nhân về trước thời hạn điều trị chiếm tới 43,9%. Số người chọn khung thời gian cai nghiện ba tháng trở lên chỉ khoảng 12 người. Nguyên nhân của tình trạng ít người tham gia và lại bỏ dở điều trị hầu hết là do gia đình ép buộc hoặc phải có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Họ không có quyết tâm cai nghiện, không có tinh thần tự nguyện. Tâm lý của người nghiện không được ổn định, cá biệt có người biểu hiện “đại bàng”, “đại ca”, không hợp tác với nhân viên tư vấn và nhân viên quản lý hỗ trợ điều trị. Tại buổi sơ kết, ông Nguyễn Văn Minh - phó giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM - cho rằng tình trạng người nghiện bị cha mẹ buộc đưa đến, hay chính quyền địa phương đưa đến là không đúng tinh thần tự nguyện. Những trường hợp này trung tâm phải từ chối tiếp nhận. Ông Minh lo ngại nếu làm không đúng, không làm đầy đủ mô hình tự nguyện thì “không khéo lại giống cai nghiện tập trung, cai nghiện dịch vụ”.

27-30% người nghiện là tội phạm

Công tác theo dõi, quản lý sau cai của chương trình cũng không thực hiện tốt khi hầu hết bệnh nhân đều không muốn thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú. Theo ông Nguyễn Văn Minh, bệnh nhân tham gia chương trình không đồng ý chuyển gửi về địa phương là không đúng. “Nếu người bệnh muốn như vậy thì giới thiệu qua trung tâm dịch vụ, còn nếu điều trị tại đây thì phải kết nối với cộng đồng” - ông Minh nhấn mạnh. Ông Minh cho rằng một trong những điểm khác biệt của mô hình cai nghiện tự nguyện là không chỉ điều trị cai nghiện mà phải có chính sách chăm sóc, hỗ trợ sau cai, đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Đây là yếu tố quyết định để người nghiện tái hòa nhập cộng đồng và không tái nghiện. Nhưng hiện nay công tác này còn đang bỏ ngỏ, người nghiện chỉ đơn thuần được dùng thuốc, tư vấn tại chỗ. Sau khi về địa phương không có hoạt động hỗ trợ, nên không duy trì được kết quả cai nghiện. Tại buổi sơ kết, ông Nguyễn Xuân Lập - cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội cho rằng quan trọng nhất là ý chí và công ăn việc làm sau khi người nghiện trở về địa phương. Nếu “quăng” họ trở về môi trường có những người nghiện khác, không công ăn việc làm thì tái nghiện là tất yếu. Ông Lập cũng tỏ ra băn khoăn về hiệu quả của mô hình cai nghiện tự nguyện. “Mô hình này hiện nay chưa thành công và sẽ gặp nhiều khó khăn bởi đặc điểm người nghiện còn manh động và liên quan đến nhiều loại tội phạm khác. Theo thống kê, hiện cả nước có hơn 204.000 người nghiện, trong đó 27-30% số người nghiện là tội phạm. Điều đáng buồn là đến 67% số người nghiện đang trong độ tuổi lao động. Lẽ ra họ phải là lực lượng lao động chính làm ra của cải cho xã hội thì họ lại sa vào tệ nạn xã hội” - ông Lập nhận định. Tuy nhiên, theo ông Lập, mỗi mô hình có tính chất khác nhau. Đối với những “người nghiện thân thiện”, là cán bộ, sinh viên bị lừa lọc, lôi kéo chẳng may nghiện ngập, nếu quản chế tập trung là làm hại cả cuộc đời họ. Với họ, mô hình cai nghiện tự nguyện là một lối thoát.

Bệnh than lây qua trâu bò xuất hiện trở lại

Cục Y tế Dự phòng vừa có văn bản gửi 18 tỉnh thành phố phía Bắc, bao gồm cả Hà Nội, đề nghị cảnh giác với bệnh than trên người. Theo đó, từ cuối tháng 9 đến nay tại Mèo Vạc, Hà Giang đã xuất hiện chín bệnh nhân mắc bệnh than thể da. Tất cả các bệnh nhân đều đã ăn thịt gia súc bị chết tại địa phương. Cùng thời điểm này tại Mèo Vạc đã xuất hiện bệnh nhiệt thán trên trâu bò…

Hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho 60.000 phụ nữ

Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (BHYT) Tống Thị Song Hương cho biết nhân chương trình “Chung tay vì sức khỏe phụ nữ” diễn ra tối 20-10, đã có các tổ chức và cá nhân hảo tâm đăng ký hỗ trợ 12 tỉ đồng để mua thẻ BHYT cho khoảng 60.000 phụ nữ là người cận nghèo…

Bảo vệ pháp luật

Cứu sống bệnh nhân đa chấn thương nặng

Bệnh viện đa khoa khu vực Định Quán vừa cứu sống bệnh nhân Lê Xuân Hải (62 tuổi, quê huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) bị đa chấn thương nặng do tai nạn giao thông xảy ra vào sáng 12-10. Theo bác sĩ Tạ Quang Trí, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Định Quán (người trực tiếp phẫu thuật), bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, đa chấn thương nặng, như: dập phổi, thoát vị hoành do vỡ cơ hoành, vỡ gan, dập rách túi mật, vỡ ruột non, vỡ bàng quang... Xác định nếu không xử lý nhanh bệnh nhân có thể tử vong nên bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật ngay. Sau 3 giờ phẫu thuật, bệnh nhân qua cơn nguy kịch, sức khỏe ổn định với các biểu hiện, như: mạch, huyết áp ổn định; chức năng phổi, gan, thận… trong giới hạn bình thường. Hiện bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực Định Quán.

Hà Nội mới

Vận động gây quỹ hỗ trợ trẻ em có HIV/AIDS

Chiều 17-10, tại Sở Y tế Hà Nội, Ban Vận động tài chính Quỹ hỗ trợ, phòng chống dịch bệnh nguy hiểm HIV/AIDS (Ban vận động) tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động vận động tài chính quỹ trong 9 tháng đầu năm 2014 và triển khai sự kiện "Vòng tay nhân ái" năm 2014. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, dịch HIV/AIDS vẫn đang diễn biến phức tạp. Tại Hà Nội, tỷ lệ nhiễm HIV là 292 người nhiễm/100.000 dân. Hiện nay, số người nhiễm HIV còn sống là 24.100 người, số chuyển sang giai đoạn AIDS là 8.876 người. Đa số người nhiễm HIV, nhất là trẻ em đều gặp khó khăn trong cuộc sống, cần có sự hỗ trợ của xã hội. Tính từ đầu năm đến tháng 8-2014, Ban vận động đã huy động được các cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ hơn 590 triệu đồng. Số tiền đó đã góp phần hỗ trợ cho người có HIV trong những dịp lễ, Tết, nhất là trong việc khám chữa bệnh, chăm sóc dinh dưỡng, tạo việc làm. Vào tối 4-12 tới, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, Ban vận động sẽ tổ chức chương trình "Vòng tay nhân ái" nhằm tiếp tục gây quỹ hỗ trợ trẻ em nhiễm HIV, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV và người nhiễm HIV/AIDS có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày hội tư vấn và cung cấp kiến thức về sức khỏe

Ngày 18/10/2014, tại tòa nhà Keangnam HN, công ty Prudential VN, thông qua Quỹ Prudence tổ chức ngày hội “Sống khỏe cùng Prudential” cho gần 200 khách hàng và người dân khu vực nội thành Hà Nội. Cũng với chủ đề này, từ ngày 18 đến 26/10/2004, Prudential cũng tổ chức các chương trình phục vụ cho hơn 500 khách hàng và người dân tại các huyện Thanh Oai, Quốc Oai, Sóc Sơn và quận Long Biên. Trong các buổi hội thảo, Tiến sĩ_Bác sĩ Lê Xuân Dương – Bệnh viện TW Quân đội 108 và Bác sĩ Đỗ Duy Dương- Bênh viện Đa khoa huyện Quốc Oai đã cung cấp cho khách hàng những kiến thức sức khỏe thông qua các chủ đề như: “Quản lý sức khỏe cá nhân” và “ Cách phát hiện sớm và phòng tránh các bệnh hiểm nghèo”… Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hơn 120 sự kiện “Sống khỏe cùng Prudential” được tổ chức trên toàn quốc trong suốt 7 tháng, đánh dấu 15 năm hoạt động thành công của Prudential tại Việt Nam, như một lời tri ân sâu sắc đến khách hàng và cộng đồng. Prudential là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hàng đầu Việt Nam, luôn chú trọng đến các hoạt động hỗ trợ công đồng thông qua Quỹ Prudence. Quỹ hoạt động trên 3 lĩnh vực chính: Giáo Dục, Sống khỏe và Hỗ trợ cộng đồng trong giai đoạn 2011 – 2015 và đã có rất nhiều đóng góp tích cực vào các chương trình, hoạt động công đồng trên toàn quốc. Nhờ những đóng góp tích cực đó, đầu năm 2014, Prudential vinh dự đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ ghi nhận những thành tích trong công tác từ thiện xã hội.

Yêu cầu các bệnh viện diễn tập tình huống tiếp nhận bệnh nhân Ebola

Sáng 19-10, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã kiểm tra công tác đáp ứng điều trị khi có ca bệnh Ebola tại Bệnh viện (BV) Nhiệt đới TƯ, nơi vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân nghi có liên quan đến bệnh Ebola… Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị các BV được phân công tiếp nhận khi có ca bệnh Ebola phải nâng mức cảnh giác ngay trong tuần này. Thêm vào đó, các BV phải thực hiện diễn tập tình huống tiếp nhận ca bệnh Ebola, bao gồm thực hiện các quy trình về chống nhiễm khuẩn, cách ly, điều trị và mở rộng vùng cách ly, thiết lập BV dã chiến trong tình huống có nhiều bệnh nhân.

Quỹ Unilever Việt Nam: 10 tỷ đồng/năm CSSK và nâng cao ý thức vệ sinh cộng đồng

Sáng 19-10, tại Trường Tiểu học Nam Viêm, xã Nam Viên, tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Y tế, Hội LHTN Việt Nam cùng Quỹ Unilever Việt Nam, nhãn hàng Lifebouy đã tổ chức mit tinh Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng 2014… Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cũng đã khởi động “Hành trình nhân ái”, tổ chức khám chữa bệnh cho 300 người dân có hoàn cảnh khó khăn tại Vĩnh Phúc.

Phát động chiến dịch tiêm vắc xin sởi – rubella tại khu vực phía Nam

Ngày 19-10, tại TP Vĩnh Long, Cục Y tế dự phòng ( Bộ Y tế), Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Vĩnh Long phối hợp tổ chức phát động chiến dịch tiêm chủng mở rộng vắc xin sởi – rubella ở khu vực phía nam. Theo Cục Y tế dự phòng, sẽ có hơn 7,5 triệu trẻ em từ 1 đến 14 tuổi tại 20 tỉnh, thành phố thuộc khu vực này được tiêm phòng vắc xin phối hợp sởi – rubella…

Nữ y tá dũng cảm

Liên tục những ngày qua, hình ảnh nữ y tá 26 tuổi người Mỹ gốc Việt, Nina Pham được nhiều phương tiện thông tin đại chúng trên thế giới đăng tải.Tên tuổi của cô trở nên nổi tiếng không chỉ vì đây là ca nhiễm Ebola thứ hai xảy ra ở bên ngoài "điểm nóng" Tây Phi, mà còn vì sự dũng cảm, lạc quan yêu đời, yêu nghề… của Nina Pham khi phải giành giật sự sống từ loại virus nguy hiểm này.Nina Pham sinh ra và lớn lên trong một gia đình người Việt ở thành phố Fort Worth, bang Texas (Mỹ). Cô tốt nghiệp bằng cử nhân điều dưỡng tại Đại học Công giáo bang Texas ở Fort Worth năm 2010, sau đó được Hội đồng Điều dưỡng bang Texas cấp giấy phép hành nghề y tá. Ngày 1-8-2014, Nina Pham đã được Hiệp hội Y tá chăm sóc đặc biệt Mỹ cấp chứng chỉ "Y tá chăm sóc đặc biệt" - có nhiệm vụ phụ trách chăm sóc cho những bệnh nhân có các vấn đề đe dọa tính mạng, dễ tổn thương. Để nhận được chứng chỉ này, y tá phải có tối thiểu 44 tuần chăm sóc trực tiếp một bệnh nhân ốm nặng. Tối 10-10-2014, Nina Pham tự lái xe đến Bệnh viện Texas Health Presbyterian - nơi cô làm việc - sau khi nhận thấy mình bị sốt nhẹ và đã được cách ly khoảng 90 phút sau đó. Nina Pham là một trong số ít nhất 48 người đã trực tiếp hoặc gián tiếp chữa trị cho bệnh nhân Thomas Eric Duncan - người Liberia bị nhiễm virus Ebola và đã tử vong tại Bệnh viện Texas Health Presbyterian vào ngày 8-10. Với tinh thần lạc quan, lòng tận tụy yêu nghề, nữ y tá 26 tuổi gốc Việt này được nhiều bạn bè và đồng nghiệp yêu quý. Cô Jennifer Joseph, một đồng môn khóa dưới của Nina Pham cho biết, cô gái gốc Việt này là người nắm rất vững những kỹ thuật điều dưỡng. Cô luôn sẵn lòng hướng dẫn nghiệp vụ cho người khác một cách tỉ mỉ và trách nhiệm. Jennifer khẳng định, dù cô và Nina Pham không làm việc cùng bệnh viện nhưng họ vẫn thường trao đổi kinh nghiệm với nhau. Jennifer tin rằng người đồng môn của mình sẽ nhanh chóng hồi phục nhờ sự chăm sóc của các bác sĩ tại Bệnh viện Texas Health Presbyterian. Giám đốc Cơ quan Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ Tom Frieden khi thông tin với báo giới cũng thốt lên rằng: "Nina Pham là một y tá dũng cảm, không màng nguy hiểm đã dấn thân làm điều gì đó tốt cho xã hội". Nina Pham hiện đã được chuyển từ bệnh viện Texas Health Presbyterian, nơi cô làm việc, đến Viện Y tế quốc gia (NIH) ở bang Maryland. Trước đó, khi còn nằm ở khu cách ly tại Texas Health Presbyterian, cô thường thảo luận kế hoạch điều trị cho mình với các bác sĩ và giữ liên lạc với bạn bè, người thân qua tin nhắn và email. Trong tuyên bố mới đây Nina Pham cho biết: "Tôi đang rất ổn và tôi muốn cảm ơn tới mọi người đã cầu chúc những điều tốt đẹp cho tôi. Tôi may mắn khi được gia đình và bạn bè động viên cùng sự chăm sóc của đội ngũ bác sĩ, y tá tốt nhất thế giới tại Bệnh viện Texas Health Presbyterian". Những ngày qua, hàng nghìn nhân viên y tế Mỹ đã tham gia các chiến dịch ủng hộ nữ y tá Nina Pham trên các trang mạng xã hội. Chân dung của Nina Pham cùng chú chó cưng 1 năm tuổi tên Bentley được đăng tải rất nhiều trên báo chí cũng như các trang mạng xã hội. Đêm 14-10, hàng trăm sinh viên và giáo viên Đại học Công giáo Texas, ngôi trường Nina Pham từng theo học, cùng nhau thắp nến cầu nguyện cho nữ y tá gốc Việt được bạn bè ví như một "người hùng". Bạn bè và người thân của nữ y tá gốc Việt nhận xét, Nina Pham tận tâm với công việc, bất chấp bản thân mình và xứng đáng là người anh hùng. Các chi phí điều trị sẽ do bảo hiểm chi trả và không trở thành gánh nặng đối với gia đình Nina Pham, bởi bạn bè của cô đã thiết lập một trang web: http://www.gofundme.com/fsqtbo nhằm giúp gây quỹ chi trả cho các chi phí điều trị cho cô.

Doanh nhân Sài Gòn

Hội thảo khoa học “Dầu cá và sức khỏe”

Viện dinh dưỡng Quốc gia - Bộ Y tế vừa phối hợp với Tập đoàn Sao Mai An Giang tổ chức hội thảo khoa học “Dầu cá và sức khỏe”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của rất nhiều diễn giả là những nhà nghiên cứu khoa học, các chuyên gia dinh dưỡng, các bác sĩ, cán bộ y tế, nhà quản lý và các doanh nhân. Tại hội thảo, Viện dinh dưỡng Quốc gia nêu lên thực trạng thiếu dinh dưỡng của người Việt Nam trong khẩu phần ăn và kế hoạch bổ sung vi chất vào dầu ăn cũng như những lợi ích của dầu cá đối với sức khỏe con người. Viện dinh dưỡng Quốc gia cũng công bố kết quả kiểm tra chất lượng và tính chấp nhận của sản phẩm dầu cá Ranee. Đây là dòng sản phẩm dầu ăn được chiết xuất từ cá do Tập đoàn Sao Mai An Giang sản xuất, được phân phối độc quyền bởi Công ty CP Dầu cá Châu Á.

Đầu tư

Người Việt mất 2 tỷ USD mỗi năm ra nước ngoài chữa bệnh

Bệnh viện công quá tải, thái độ phục vụ thì hách dịch, nạn phong bì nhũng nhiễu bệnh nhân, trong khi bệnh viện tư chưa có nhiều, đa phần quy mô nhỏ, năng lực khám chữa bệnh chưa thực sự tốt. Đó là lý do mà nhiều nhà giàu ở Việt Nam ra nước ngoài chữa bệnh. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, riêng năm ngoái, khoảng 40.000 người Việt đã chi 2 tỷ USD cho việc đi khám chữa bệnh ở nước ngoài. Một bệnh nhân vừa đi chữa bệnh ở Singapore về tâm sự: Bên đó đắt nhưng mà “xắt ra miếng”, phòng bệnh sạch sẽ, vô trùng, chế độ ăn uống có sự chỉ định của bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng. Người nhà không phải thăm nuôi, hớt hải lo bữa ăn cho người bệnh. Lúc nào thích thì đến thăm, mọi việc có bệnh viện lo hết, vào đấy là không phải nghĩ gì nữa. Nhất là không có cảnh một người đi viện, người nhà nhếch nhác lên chăm sóc, bỏ cả công ăn việc làm, nằm vạ vật hành lang vỉa hè. Chưa kể tiêu chuẩn phòng bệnh bên đó hiện đại tiện nghi. Việc đi khám, xét nghiệm có y tá đến tận phòng đưa đi, chứ không như bên ta, người nhà “chạy hùng hục” mang bệnh nhân hết khoa nọ tới khoa kia để làm xét nghiệm. Mà cái dễ chịu nhất là không phải chuẩn bị phong bì dúi tay bác sỹ để “mua” sự tử tế. Thà rằng chi phí một cục, nhưng được phục vụ tận tình chu đáo, hiệu quả, chất lượng, còn hơn là cứ phải tiền nong lắt nhắt như thế. Mất đồng tiền mà vẫn phải nịnh nọt hèn hèn. Tình trạng ở các bệnh viện tư của Việt Nam hiện nay tuy có đỡ hơn nhưng cũng bị rất nhiều bệnh nhân phàn nàn. Mà cái phàn nàn nhất vẫn là y đức. Một người quen của tôi đi khám bệnh ở một Trung tâm y tế chất lượng cao trên đường Điện Biên Phủ kể: Chị bị rối loạn tiền đình, vào đến nơi họ bắt đi xét nghiệm nào điện tâm đồ, điện não đồ, xét nghiệm máu, lại cả nước tiểu, chiếu chụp lung tung… riêng tiền chiếu chụp mất 3-4 triệu bạc. Rồi họ kê cho một lô thuốc, mua ngay trong bệnh viện, đem ra mấy hiệu thuốc bên ngoài thì thuốc ở đây đắt hơn từ 15-30%. Thắc mắc thì họ giải thích là thuốc của họ xịn, thuốc bên ngoài là thuốc nhái. Mất tiền mà tức như bò đá. Đó là lý do nhiều người có điều kiện sẵn sàng chi tiền ra nước ngoài chữa bệnh chứ nhất quyết không thèm chữa trong nước. Một khoản ngoại tệ khá lớn chui vào túi người nước ngoài mà không thấy ngành y tế Việt Nam có giải pháp gì. Nắm bắt được nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao của người Việt, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã “để mắt” đến thị trường khám chữa bệnh của Việt Nam và đang xúc tiến đầu tư những dự án bệnh viện lớn. Các nhà đầu tư ngay trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia cũng đã tiến hành nghiên cứu thị trường này của Việt Nam. Hiện BV Bumrungrad từ Thái Lan, Tập đoàn Lippo từ Indonesia, Tập đoàn IHH Healthcare của Malaysia đang khảo sát ở Hà Nội. "Chúng tôi đang tìm kiếm cơ hội ở VN, nơi rất có tiềm năng",. Công ty này đang muốn mở dịch vụ tư vấn và quản lý trong lĩnh vực CSSK ở Việt Nam. "Nếu chúng ta ước tính 10% dân số có khả năng chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân, ở Việt Nam con số này tương đương 9 triệu người".

Gia đình & xã hội

Những trẻ nào không được tiêm vắc xin sởi - rubella?

Đối tượng đã tiêm vắc xin sởi hoặc sởi - quai bị - rubella trong vòng 1 tháng, trẻ đã tiêm từ 2 mũi sởi và 1 mũi rubella trở lên hoặc trẻ có vấn đề về sức khỏe, bệnh lý sẽ không phải tiêm vắc xin sởi – rubella. GĐ Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cho biết, hôm nay (18/10) Hà Nội bắt đầu triển khai tiêm vắc xin sởi – rubella đợt 1 trên địa bàn thành phố. Theo đó, đợt 1 chiến dịch tiêm vắc xin sởi – rubella sẽ được tiến hành tiêm theo 2 giai đoạn, giai đoạn 1 giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 18/10, thực hiện tiêm tại 4 quận và 6 huyện trên địa bàn thành phố, trong đó có Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên, Thanh Trì, Thường Tín, Đông Anh …Giai đoạn 2 sẽ bắt đầu tiêm từ ngày 27/10 cho 20 quận, huyện còn lại trên địa bàn. Theo thống kê, trong chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi – rubella trong chương trình tiêm chủng mở rộng lần này, Hà Nội có khoảng 1,5 triệu trẻ em nằm trong diện tiêm chủng và được chia thành 3 đợt. Theo dự tính, đợt 2 và đợt 3 sẽ được tiến hành tiêm tại các trường học trên địa bàn thành phố. Đợt 2, tổ chức tiêm tại các trường tiểu học theo từng lớp, dự kiến từ ngày 1/12 đến 18/12/2014 cho trẻ 6-10 tuổi (sinh từ 1/1/2004 - 31/12/2008). Đợt 3, tổ chức vào tháng 1/2015 tại các trường trung học cơ sở cho trẻ 11-14 tuổi (sinh từ 1/1/2000 - 31/12/2003). Theo ghi nhận của phóng viên Gia đình Việt Nam, tính đến chiều 17/10 mọi công tác chuẩn bị cho chiến dịch tiêm chủng tại các quận, huyện được tiêm trong đợt 1 đã hoàn tất về các khẩu: rà soát đối tượng, chuẩn bị nhân lực, bảo quản vắc xin… Trao đổi với Gia đình Việt Nam, ông Nguyễn Văn Học, PCT UBND xã Hòa Bình (Thường Tín – Hà Nội) cho biết, địa phương đã thực hiện rà soát xong các đối tượng thuộc diện tiêm chủng đợt 1. Theo đó, đối tượng tiêm chủng đợt này trên địa bàn xã gồm có trẻ từ 1 đến 5 tuổi và các trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi không đi học. “Đối với, các đối tượng không được miễn tiêm chủng hoặc không đủ điều kiện tiêm chúng tôi cũng đã tiến hành rà soát tiền sử tiêm chủng. Đối với các cháu đã tiêm chủng vắc xin sởi hoặc sởi-quai bị-rubella trong vòng 1 tháng tính đến ngày tổ chức chiến dịch và những trẻ bị sốt, bệnh lý chưa đủ điều kiện tiêm sẽ không phải tiêm trong đợt này”, ông Học cho biết. Về công tác chuẩn bị cho chiến dịch tiêm chủng, ông Học chia sẻ: “Chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ nhân lực và vật lực để sẵn sàng triển khai tiêm chủng, các y, bác sĩ tham gia tiêm chủng đều được tập huấn đầy đủ. Ngoài ra, còn có 2 đội trực cấp cứu do trung tâm YTDP huyện và BV huyện thường trực, sẵn sàng ứng phó khi có trường hợp có biển hiện sốc phản vệ sảy ra khi tiêm”. Riêng về vấn đề trẻ vãng lai trên địa bàn xã, ông Học cho biết: “Chúng tôi sẽ tiêm cho tất cả các trẻ đang có mặt trên địa bàn xã, không phân biệt trẻ có hộ khẩu thường trú hay không có hộ khẩu, như vậy mới không bỏ sót đối tượng”. Còn tại các quận trong nội thành, công tác chuẩn bị tiêm chủng cũng đã được hoàn tất đến ngày 17/10. Theo ghi nhận của phóng viên, sáng 18/10 tại Trung tâm Y tế phường trên địa bàn các quận trong kế hoạch tiêm chủng đợt 1, số lượng phụ huynh đưa trẻ đến tiêm khá đầy đủ và đúng quy định. Các nhân viên y tế tại địa phương tuân thủ đúng quy trình về tiêm chủng, mỗi buổi tiêm chủng không quá 100 trẻ, tiến hành tiếp nhận, khám sàng lọc và theo dõi sau tiêm 30 phút. Không chỉ có vậy, nhiều xã phường còn tiến hành liên hệ với phụ huynh trong vòng 24 - 48 tiếng nhằm theo dõi trẻ “từ xa” sau khi được tiêm chủng, nhằm đảm bảo sự an toàn tối đa cho trẻ.

Có tủ thuốc,chúng tôi như được tiếp thêm sức mạnh"

Tiếp theo chương trình trao tủ thuốc cho ngư dân bám biển tại Hà Tĩnh, trong 2 ngày 16-17/10, đoàn công tác của Báo Gia đình và Xã hội, cùng các bác sĩ, điều dưỡng Viện Y học biển Việt Nam đã tới Nghệ An) và Thanh Hóa để trao tủ thuốc cho 100 chủ tàu cá đánh bắt xa bờ tại các tỉnh này. 8 giờ sáng mới bắt đầu, nhưng từ 7 giờ 30, hội trường Trung tâm Y tế huyện Quỳnh Lưu gần như đã kín chỗ. Hầu hết là chị em phụ nữ - vợ của các ngư dân được nhận tủ thuốc đợt này.  Theo nhiều ngư dân có kinh nghiệm tại huyện vùng biển này, mùa này như mọi năm đang là mùa bão, anh em đi biển hầu như ở bờ hết, nhưng năm nay số cơn bão ít hơn hẳn, biển ít động nên ngư dân tranh thủ dong tàu ra khơi đánh bắt. Trò chuyện với phóng viên GiadinhNet, bác Trần Huy Nghĩa (54 tuổi, thôn Thọ Đồng, xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) – người đã có kinh nghiệm gần 40 năm đi biển cho biết: Gần cả đời đi biển, bác cũng như những ngư dân khác của Quỳnh Lưu, Hoàng Mai hay Diễn Châu đã chứng kiến rất nhiều tai nạn lao động khi đi biển. Tuy nhiên, mỗi chuyến ra khơi, ngư dân cùng lắm chỉ mang những vật dụng, thuốc thiết yếu đơn sơ nhất, như thuốc cảm, thuốc đau bụng, dầu gió… để bảo vệ sức khỏe của mình. "Có tủ thuốc, lại được hướng dẫn sử dụng, chúng tôi như được tiếp thêm sức mạnh để bám biển" -  ngư dân Trần Huy Nghĩa xúc động bày tỏ. Cũng vì lý do đó, nhiều ngư dân tâm sự: Có rất nhiều những sự cố thương tâm xảy ra khi đi biển. Có người lúc kéo lưới bị dây cuốn vào tay, nhẹ thì chảy máu, đứt ngón tay; nặng thì dây, sào đập vào người, nát ngực, cụt chân, thương tật cả đời, có cả tử vong… Mỗi lần có người bị thương nặng, cả tàu sẽ phải trở về đất liền, nơi gần với địa điểm đánh bắt để cấp cứu. Thiệt hại kinh tế mỗi lần như vậy là rất lớn. Tại đợt trao tặng tủ thuốc này, có 50 chủ tàu cá, chủ phương tiện đánh bắt xa bờ xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa được nhận tủ thuốc. Tại tỉnh Nghệ An, 50 chủ tàu cá thuộc 2 huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu và thị xã Hoàng Mai được nhận tủ thuốc. Tại các buổi trao tặng tủ thuốc, ông Lưu Đình Cừ, Chánh Văn phòng Sở Y tế tỉnh Nghệ An và đại diện lãnh đạo Sở Y tế Thanh Hóa đã trân trọng cảm ơn và đánh giá cao sáng kiến Chương trình “Cùng ngư dân bám biển” của Báo GĐ&XH.  Đại diện lãnh đạo Sở Y tế các tỉnh cũng cho biết sẽ chỉ đạo Trạm Y tế, Trung tâm Y tế các huyện, xã có ngư dân được nhận tủ thuốc đợt này, tập huấn lại cách sử dụng thuốc và dụng cụ y tế cho ngư dân. “Tủ thuốc trao tặng giúp bà con cấp cứu ban đầu trên biển, là sự quan tâm của đất liền, của mọi cấp, mọi ngành giành cho ngư dân ta. Thuốc, dụng cụ cấp cứu sẽ vơi đi sau thời gian sử dụng, nhưng quan trọng hơn, là việc trang bị tủ thuốc lần này là cách để bà con huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai – 3 địa phương được nhận tủ thuốc lần này - tạo được thói quen, ý thức chuẩn bị và sử dụng dụng cụ cấp cứu đúng cách cho những chuyến đi biển sau này”.

Nông thôn ngày nay

Bộ Y tế yêu cầu: Xác minh về công ty bán dầu sang Đài Loan

Đại diện Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa cho biết, sau khi nhận được thông tin từ phía Đài Loan, Bộ Y tế đã rà soát và xác định Công ty TNHH Đại Hạnh Phúc (Việt Nam) xuất khẩu dầu cho Công ty Dầu công nghiệp Đỉnh Tân (Ting Hsin Oil and Fat industrial Co – Đài Loan). Cục An toàn thực phẩm đã có công văn gửi Bộ Công Thương và Bộ NNPTNT để thông báo, đề nghị xem xét xác minh thông tin và có phương án giải quyết sự việc nêu trên.

Quân đội nhân dân

Bệnh viện Quân y 105 ghép nối thành công ngón chân lên ngón tay bị đứt rời

Bệnh viện Quân y 105 đã ghép nối thành công một ngón chân vào ngón tay bị đứt lìa cho bệnh nhân là thông tin được Đại tá Đỗ Quang Mão, Chính ủy Bệnh viện Quân y 105 cho biết vào chiều 19-10. Theo Đại tá Đỗ Quang Mão, bệnh nhân Nguyễn Công Hiền (55 tuổi, ở thôn Đông, xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) được đưa vào Khoa Khám chữa bệnh nhân dân của Bệnh viện Quân y 105 vào cuối buổi chiều ngày 1-10, trong tình trạng bị cưa máy cắt cụt mất ngón cái và ngón trỏ của bàn tay trái; mỏm cụt tại chỏm hai đốt bàn tay chảy nhiều máu, da niêm mạc hồng nhợt. Kíp trực do bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Duy Trung, Chủ nhiệm Khoa Khám chữa bệnh nhân dân làm kíp trưởng, đã tiến hành mổ cấp cứu và dự phòng chống sốc, chỉ định mổ, chuẩn bị đầu trung tâm để chờ trồng lại hai ngón tay. Tuy nhiên, hai giờ sau người nhà bệnh nhân cho biết không thể tìm thấy hai ngón tay bị đứt. Bác sĩ Trung đã quyết định tạm thời đóng mỏm cụt, khâu da thưa, mối dài, chuyển sang phương án mổ chuyển ngón thứ hai của bàn chân phải lên ghép nối để phục hồi ngón tay cái bị đứt, giúp bệnh nhân có thể lao động sau này. Sau đó, kíp mổ đã khâu nối mạch máu, dây thần kinh, gân cơ từ ngón thứ hai của bàn chân phải với mỏm cụt ngón cái của bàn tay trái. Việc khâu nối, kết xương ở những trường hợp này rất phức tạp, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Sau hơn 10 giờ tiến hành phẫu thuật, kíp mổ đã ghép nối thành công. Đến nay, sức khỏe và ngón tay được nối của bệnh nhân phục hồi tốt, ngón tay chuyển hồng ấm và hồi lưu mao mạch rõ, vết mổ đã liền sẹo; bệnh nhân và gia đình rất hài lòng. Được biết, năm 2013, Bác sĩ Đỗ Duy Trung cùng các đồng nghiệp tại Bệnh viện Quân y 105 cũng đã phẫu thuật thành công nối liền hai ngón tay bị đứt lìa (chỉ còn dính một ít da) cho ông Nguyễn Tuấn Lan (sinh năm 1964, thường trú tại xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội).

Sức khoẻ đời sống

Người giám đốc nhiều… lo

Một lần tham dự lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp với người bệnh tại Hà Nội, ông Đồng thấm thía câu nói của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: “Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người, nhưng cũng không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y nếu thiếu đạo đức“. Ông mang theo lời giáo huấn này hàng ngày để vừa tự răn mình vừa truyền đạt đến đội ngũ thầy thuốc Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh. Không chỉ đồng nghiệp mà ngay cảbệnh nhân, dù điều trị thời gian dài hay ngắn qua tiếp xúc với ông đều khâm phục vị giám đốc này ở lòng nhiệt huyết yêu nghề, sự tận tụy với công việc hết mực. Dường như chưa bao giờ Giám đốc Nguyễn Viết Đồng có một giấc ngủ ngon, kể cả việc ngồi ăn cơm đầm ấm cùng vợ con cũng thật hiếm hoi. Ông Đồng thường đi sớm về muộn, bởi bệnh nhân cứ “lần lượt theo nhau suốt tối ngày” buộc ông phải điều hành công việc bắt đầu từ mệnh lệnh trái tim. Tôi gặp ông trong một buổi sáng, giữa bộn bề của công việc trong đợt khám sức khỏe cho công nhân Khu công nghiệp Vũng Áng. Nhìn dáng ông cao, gầy mảnh khảnh, tất bật đi giữa các buồng khám, vừa chỉ đạo cán bộ, vừa hỏi han công nhân, vừa là người hướng dẫn kiêm đón tiếp. Tôi mạo muội: Việc này đâu cần đến Phó Giám đốc Sở kiêm Giám đốc bệnh viện hả anh? Ông nhìn tôi như sững lại, thoáng có vẻ không hài lòng rồi như chợt hiểu ra, ông cười xòa, bàn tay chắc chắn thô ráp, vỗ lên vai tôi như người anh bảo ban đứa em, chất giọng đặc sệt Hà Tĩnh quê mình: “Không được đâu chú. Những lúc như này cần lắm sự chỉ đạo và có mặt của nhà quản lý”. Trở lại phòng làm việc của Giám đốc Nguyễn Viết Đồng, tôi bất ngờ khi thấy căn phòng quá nhỏ bé so với cương vị ông đang đảm trách. Trong phòng vừa vặn đủ kê bàn làm việc và bộ bàn ghế để tiếp khách, ngoài ra không có gì hơn. Lại thấy các bác sĩ và bệnh nhân đến trình bệnh án, đơn từ đứng ngoài hành lang hết lượt này tới lượt khác. Người thông báo và trình bày giải pháp điều trị với ông về ca cấp cứu bệnh nhân mới, xin chuyển lên tuyến trên; người trình khoản thu viện phí... Ông Đồng giải quyết việc gì nhanh gọn và dứt điểm việc ấy, đã trở thành thói quen hàng ngày. Có lần một bác sĩ bảo ông: “Thủ trưởng nên cải tạo phòng lại cho rộng rãi đàng hoàng, bàn ghế đắt tiền nó mới tạo được vị thế của một đơn vị lớn”. Ông Đồng cười và bảo: “Phòng to bàn đẹp làm gì khi người bệnh có lúc còn phải nằm chung giường, nhân viên đời sống còn vất vả. Hạnh phúc nhất của tôi là đội ngũ thầy thuốc làm hài lòng người bệnh”. Đã có những lần ông tâm sự rất chân thành với một bằng hữu: “Làm thủ trưởng mà cứ ra oai và bao giờ cũng cứ tính đến lợi ích cá nhân thì đừng làm. Đối với những người như thế dầu là thủ trưởng nhưng cán bộ nhân viên sẽ không khâm phục và sớm muộn cũng sẽ bị ngã ngựa trên đường danh vọng...”. Là một bác sĩ được đào tạo chính quy từ Trường đại học Y khoa Hà Nội, trưởng thành từ Khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh, Giám đốc Nguyễn Viết Đồng đã học được nhiều kinh nghiệm quý ở các bậc đàn anh đi trước. Ông thường tâm niệm rằng, khiêm tốn và giản dị mới tạo được mối tổng hòa trong quan hệ xã hội. Nghề thầy thuốc là “nghề làm dâu trăm họ”, cố gắng để trở thành người “dâu hiền” trong sự đòi hỏi ngày càng khắt khe của người bệnh đâu phải là chuyện dễ. Ngay từ lúc được đề bạt làm giám đốc bệnh viện, ông Đồng đã tiến hành một cuộc cách mạng “chấn chỉnh về y đức và nâng cao trách nhiệm phục vụ người bệnh”. Vì “những “lỗ hổng” ông Đồng nhìn thấy từ lâu đó là lối làm việc tắc trách của không ít y bác sĩ, hiện tượng tiêu cực vòi tiền bệnh nhân ở một số khoa, làm việc theo kiểu “chân trong chân ngoài”, tư tưởng bảo thủ, tự ti và thủ tiêu đấu tranh để che giấu khuyết điểm. Không nóng vội và cũng không duy ý chí, với nguyên tắc tập trung dân chủ, Giám đốc Nguyễn Viết Đồng đã tổ chức nhiều cuộc họp từ Đảng bộ, công đoàn, từ các khoa phòng đến đơn vị. Qua nhiều ý kiến thảo luận sôi nổi của cán bộ công nhân viên về thực trạng của đơn vị mình, cùng với những quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp đã có từ lời răn dạy của danh y Hải Thượng Lãn Ông, đến mọi nghị quyết, quy chế cụ thể đã được ban hành từ Bộ Y tế, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hà Tĩnh... để cùng nhau xây dựng một quy chuẩn về đạo đức và nhiệm vụ của cán bộ công nhân viên phải thực hiện nghiêm túc nơi công sở. Điều bệnh nhân thường hay phàn nàn nhất cũng là điều ông Đồng suy nghĩ sẽ thực hiện sớm nhất đó là phong cách ứng xử. Ông khuyên cán bộ mình: “Phải thấy được hình ảnh khi người bệnh ốm đau, nội tâm dằn vặt tìm thấy nụ cười của bác sĩ trực tiếp chăm sóc mình. Nụ cười đối với bệnh nhân bằng “mười thang thuốc bổ” còn đối với thầy thuốc là nhịp cầu đón bệnh nhân”. Nói đi đôi với làm, ông Đồng siết chặt kỷ cương nền nếp bắt đầu từ các khoa phòng. Hàng ngày, trong các cuộc giao ban, ông thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn kịp thời những thiếu sót tồn tại trong quá trình chăm sóc điều trị bệnh nhân. Để giữ nghiêm tính kỷ luật, ông giao nhiệm vụ cho các khoa, phòng phải theo dõi sát cán bộ bằng sổ sách, bảng chấm công, bằng những mặt ưu, mặt khuyết hàng ngày. Ai có thành tích tốt được biểu dương kịp thời, ai vi phạm kỷ luật cũng bị xử lý tùy theo mức độ nặng nhẹ. Nếu trong khoa mình có nhân viên tái phạm khuyết điểm đều phải chịu trách nhiệm. Một cách kiểm tra, giám sát đội ngũ thầy thuốc của mình khá hay nữa là ông thiết lập đường dây nóng, khi nhận được nguồn tin từ phía người bệnh phản ánh, ông Đồng đích thân trực tiếp kiểm tra để làm rõ thực hư. Chưa hết, ông Đồng còn nhập vai “người bệnh” để làm những chuyến vi hành trong những đêm mưa gió, khuya khoắt kiểm tra cán bộ mình có nghiêm túc với phiên trực không? Sau những lần như thế, ông đưa ra trước tập thể một giải pháp: thay đổi cửa sổ hệ thống kính mờ để bệnh nhân thấy được người ở phòng trực. Sáng kiến này được tập thể đồng tình cao và các kíp trực không để bệnh nhân phàn nàn nữa. Bước sang công việc giám đốc bệnh viện lớn của Hà Tĩnh, ông Nguyễn Viết Đồng đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của một bệnh viện. Bệnh nhân hài lòng khi đơn vị tạo ra được môi trường thân thiện trong giao tiếp. Những người bệnh đến điều trị nội trú đều được quan tâm chu đáo hơn. Người bệnh khi đến khám, phòng đợi có ghế cho bệnh nhân ngồi xem tivi. Thủ tục khám đều được số hóa điện tử, cải tiến quy trình khám nhanh nhất, lựa chọn nhân viên ứng xử tốt nhất. Khi uy tín bệnh viện ngày càng cao thì áp lực bệnh nhân ngày càng lớn, để tạo được sức hút với người bệnh, Giám đốc Nguyễn Viết Đồng cùng tập thể đã xây dựng thành công phòng khám tự nguyện. Với dịch vụ tự nguyện tuy ra đời có muộn hơn so với các tỉnh thành, nhưng chính dịch vụ đã có nhiều tiện ích, dân có quyền lựa chọn người khám, đỡ phải đi xa tốn kém. Đối với Giám đốc Nguyễn Viết Đồng, mục tiêu điều trị bệnh nhân có hiệu quả và chăm sóc bệnh nhân chu đáo là vấn đề cốt tử. Ông Đồng thường xuyên có nỗi lo thường trực, lo từ việc cung ứng thuốc cho bệnh nhân, lo nguồn máu cấp cứu cho bệnh nhân lúc cần. Ông lo chỉ đạo cải tiến chất lượng các món ăn trong dịch vụ bếp, đến cả sáng kiến làm 2 nhà máy giặt (có máy bơm tự động và đầy đủ thau chậu cho bệnh nhân giặt giũ), làm một nhà phơi để bệnh nhân phơi quần áo. Những sáng kiến tưởng như nhỏ này lại hết sức thiết thực cho những người đang điều trị. Lãnh đạo tỉnh tín nhiệm, ông Đồng được bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Giám đốc bệnh viện tỉnh. Công việc nhiều hơn. Trách nhiệm lớn hơn. Giờ ông không chỉ đứng mũi chịu sào lo toan chuyện của bệnh viện mà còn phải đảm trách công việc của người quản lý trong ngành. Đi cơ sở nhiều hơn, nắm bắt tâm tư của cán bộ tuyến dưới càng làm dày thêm vốn sống và kinh nghiệm, bồi đắp kỹ năng quản lý cho ông. Nhiều người nhận xét rằng ông Nguyễn Viết Đồng là con người dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Ông là người tiên phong trong đổi mới, nhưng sự đổi mới của ông dựa trên cơ sở khoa học và ông đã “cân, đong, đo, đếm” rất kỹ, có sự tham mưu của những người có trí tuệ và đạo đức. Thành tích của ông không chỉ dừng lại ở việc đổi mới phong cách quản lý, đổi mới cơ sở vật chất bệnh viện mà ai gần gũi với ông mới hiểu thêm ông là con người ham học, ham đọc, ham tìm tòi và không bao giờ chịu thỏa mãn với những gì mình làm được. Tuy công việc bận túi bụi, nhưng ông đã trực tiếp thực hiện nghiên cứu 5 đề tài khoa học, những đề tài này đều có tác dụng thiết thực trong việc ứng dụng lâm sàng, nâng cao chất lượng điều trị. Hiện nay ông đang là chủ nhiệm nghiên cứu một đề tài cấp tỉnh. Chính nhờ bệnh viện có bước “đột phá” trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, ông đã tạo được lòng tin đối với các đồng chí lãnh đạo từ Bộ Y tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng các ngành hữu quan ủng hộ đơn vị “mạnh” về cơ sở vật chất, “vững” về chuyên môn. Các trang thiết bị y tế cũ kỹ, lạc hậu được thay thế dần bằng những trang thiết bị hiện đại, nên khai thác được công suất tối đa. Năm 2013, bệnh viện đã triển khai được 14 kỹ thuật mới, trong đó có nhiều kỹ thuật chuyên sâu như: thay máu sơ sinh, đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn, nội soi khớp gối, dẫn lưu não thất, đo huyết áp động mạch xâm nhập liên tục, nút mạch, đẻ không đau, giảm đau sau mổ bằng phương pháp gây tê tủy sống. Từ nghiêm túc trong làm việc, mẫu mực trong sinh hoạt, Giám đốc Nguyễn Viết Đồng đã tạo nên động lực để đồng nghiệp xóa được tư tưởng bảo thủ, không ngừng học hỏi, rèn luyện về nghiệp vụ chuyên môn. Chính ông cũng đã nhận thấy: Muốn bệnh viện tạo được uy tín lớn, càng phải có nhiều thầy thuốc giỏi tay nghề. Hàng năm ông đã lên kế hoạch để tất cả các khoa phòng đều có người đi học, lớp học ngắn hạn, lớp dài hạn tại các trường đại học y khoa có thương hiệu lớn trong nước. Người nào hoàn cảnh khó khăn được đơn vị giúp đỡ thêm về kinh phí, nhờ đó bệnh viện hiện đã có 12 tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II, 58 thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I. Câu chuyện của chúng tôi thường xuyên bị đứt đoạn giữa chừng bởi những cuộc điện thoại và làm việc chớp nhoáng của cán bộ. Rồi cũng đến lúc phải chào tạm biệt ông giám đốc nhiều lo này để ra về. Thế mà, ra đến cửa rồi, bắt tay tạm biệt nhưng ông vẫn cứ cố níu lại để chia sẻ nỗi lo làm sao để cán bộ y tế của tỉnh yên tâm sống được với nghề, cùng ở lại xây dựng y tế Hà Tĩnh được dân tin, dân yêu hơn nữa...!

VietnamPlus

Phát động chiến dịch tiêm vắcxin sởi-Rubella khu vực phía Nam

Ngày 19/10, tại Vĩnh Long, Cục Y tế Dự Phòng-Bộ Y tế, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long tổ chức phát động chiến dịch tiêm vắcxin sởi-Rubella cho trẻ em từ 1-14 tuổi ở 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, phấn đấu cùng cả nước loại trừ bệnh sởi-Rubella vào năm 2017. Theo thạc sỹ Nguyễn Minh Hằng, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng-Bộ Y tế, đây là hoạt động của dự án “Triển khai vắc xin sởi-Rubella trong tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2013-2015” do Liên minh toàn cầu về vắcxin và tiêm chủng (GAVI) tài trợ. Tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam có trên 7,5 triệu trẻ em trong nhóm tuổi tiêm phòng sởi-Rubella. Mục tiêu của chiến dịch là phấn đấu có trên 95% trẻ em trong diện tiêm chủng được tiêm vắc xin sởi-Rubella trên quy mô xã, phường, thị trấn; đảm bảo chất lượng và an toàn tiêm chủng. Chiến dịch này góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh sởi- Rubella và hội chứng Rubella bẩm sinh trong cộng đồng. Để chiến dịch triển khai có hiệu quả cao trên diện rộng, Cục Y tế dự phòng đã yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với các ngành chức năng, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật, đảm bảo việc tiêm chủng an toàn, chất lượng. Các phụ huynh cần quán triệt việc “phòng bệnh hơn chữa bệnh,” chủ động, tích cực đưa con em mình đi tiêm phòng đầy đủ để được phòng bệnh một cách tốt nhất. Riêng tỉnh Vĩnh Long có khoảng 217.000 trẻ em từ 1-14 tuổi trên địa bàn tỉnh sẽ được tiêm chủng vắcxin phòng bệnh sởi và Rubella, với mục tiêu trên 95% trẻ được tiêm vắc xin sởi-Rubella trong chiến dịch, đảm bảo an toàn và chất lượng tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế, không bỏ sót trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ sau khi được tiêm chủng. Kinh phí thực hiện hơn 1,8 tỷ đồng; trong đó, Tổ chức Liên minh Toàn cầu về vắcxin và tiêm chủng (GAVI) tài trợ hơn 1,1 tỷ đồng và ngân sách tỉnh hơn 675 triệu đồng./.

Nâng cao nhận thức cho bà mẹ mang thai để kỳ vượt cạn thành công

Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, trong các yếu tố quyết định sự phát triển của trẻ em, có 20% phụ thuộc vào gen, 80% còn lại phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Giai đoạn thai kỳ và 24 tháng đầu đời được xem là "thời kỳ vàng" của sự tăng trưởng vượt trội về thể chất và não bộ, có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển lâu dài của trẻ. Chính vì lẽ đó, những người làm mẹ cần phải được chăm sóc, “đãi ngộ” một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học. Yếu tố dinh dưỡng là rất cần thiết cho thai kỳ có một khởi đầu khỏe mạnh và vượt cạn thành công cho cuộc đời về sau. Đây là một trong những nội dung chính được thảo luận tại hội thảo tiền sản với chủ đề “Thai kỳ khỏe mạnh và vượt cạn thành công,” do Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng phối hợp với Tập đoàn Danone Dumex tổ chức trong ngày hôm nay (19/10), tại thành phố cảng Hải Phòng. Chia sẻ tại hội thảo, bác sỹ Vũ Văn Tâm, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng cho rằng làm mẹ là một hành trình vô cùng thiêng liêng và hạnh phúc trong suốt cuộc đời người phụ nữ. Nhưng giai đoạn này cũng là giai đoạn các bà mẹ có nhiều lo lắng, nhất là trong lần đầu mang thai. Chính vì thế, việc khám thai định kỳ, chăm sóc thai kỳ một cách khoa học không chỉ mang lại sức khỏe cho người mẹ, mà còn đảm bảo sự phát triển về thể chất và trí tuệ cho bé suốt cuộc đời. Theo kinh nghiệm của bác sỹ Tâm, trong suốt quá trình người phụ nữ mang thai, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, nếu ăn uống không hợp lý dẫn đến tăng cân quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe của thai nhi. “Tốt nhất, các bà mẹ đang mang thai cần tạo lập chế độ ăn uống điều độ, vệ sinh thực phẩm, tránh đồ ngọt, tăng cường uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa để tăng canxi cũng như uống đầy đủ viên sắt hoặc vitamin cho thai phụ. Bên cạnh đó, các thay đổi tình cảm, tâm lý nhất thiết cần được chia sẻ với người thân để đảm bảo các mẹ có sức khỏe tâm lý vững vàng đón chờ cuộc sinh và chăm sóc em bé,” bác sỹ Tâm khuyến cáo. Tham dự và chia sẻ tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến khẳng định, Chính phủ, Bộ Y tế luôn đánh giá cao các sáng kiến ủng hộ và đồng hành vì mục tiêu “Cho bé khỏe mạnh ngay từ giai đoạn mang thai” nhằm tạo dựng nguồn sức khỏe dồi dào cho con người Việt Nam trong điều kiện phát triển hiện nay. Cùng với sự phát triển ngày càng cao của đời sống kinh tế - xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe con người cũng được gia tăng. Và phụ nữ mang thai hiện cũng nhận được sự quan tâm của đông đảo xã hội. Yêu cầu đặt ra hiện nay là phụ nữ mang thai cũng cần phải có kiến thức, kỹ năng đầy đủ trong chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ ngay từ trong bào thai được phát triển tốt. Tại hội thảo, các thai phụ đã được cung cấp các thông tin, kiến thức, và kinh nghiệm cần thiết để chăm sóc thai kỳ và nuôi dưỡng con trong những tháng đầu đời, tạo nền tảng giúp trẻ phát triển toàn diện về sau. Ngoài ra, các thai phụ cũng đã được các bác sỹ khám và tiếp cận với những giải pháp dinh dưỡng tối ưu cho cả mẹ và bé từ Tập đoàn Danone Dumex./. Theo WHO tỉ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là 1,73%. Như vậy, mỗi năm thế giới có khoảng 8 triệu trẻ chào đời với một dị tật bẩm sinh. Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1.500.000 em bé sinh ra, trong đó có 1.400 - 1.800 trẻ có nguy cơ bị bệnh Down; 200 đến 250 trẻ bị hội chứng Ewards; 1.000 đến 1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh; 300 đến 400 trẻ bị suy giáp bẩm sinh; 15.000 đến 30.000 trẻ bị thiếu men G6PD; 200 đến 600 trẻ bị tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh; 2.200 trẻ bị Thalassemia (tan máu bẩm sinh) và các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác.

Việt Nam chuẩn bị diễn tập quy mô đối phó với dịch bệnh Ebola

Sáng 19/10, kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh Ebola tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các cơ sở y tế cần nâng cao mức độ cảnh giác và mức độ đáp ứng cao hơn nữa đối với dịch bệnh Ebola. Trong những ngày vừa qua, dịch bệnh Ebola vẫn diễn biến phức tạp, tuy nhiên việc 3 y tá đang làm việc trong các cơ sở y tế của Tây Ban Nha và Mỹ bị nhiễm virus Ebola khi chăm sóc người bệnh là một sự cố về y tế công cộng, buộc tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam phải xem xét, kiểm tra và rà soát lại các biện pháp phòng, chống lây nhiễm virus Ebola để rút ra các bài học kinh nghiệm. Phát biểu chỉ đạo tại buổi kiểm tra, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế ghi nhận công tác chuẩn bị ứng phó với dịch bệnh Ebola của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và yêu cầu tất cả các cơ sở y tế cần nâng cao mức độ cảnh giác và mức độ đáp ứng cao hơn nữa đối với dịch bệnh Ebola. Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết Bộ đã thành lập 4 đội phản ứng nhanh ở cấp quốc gia đồng thời các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các quận, huyện sẽ thành lập một đội phản ứng nhanh trên cơ sở kiện toàn lại đội phòng, chống dịch bệnh đã có tại địa phương để tăng cường khả năng ứng phó. Thứ trưởng yêu cầu Cục Quản lý Khám, chữa bệnh kiểm tra, chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trong toàn quốc rà soát lại kế hoạch phòng, chống dịch do virus Ebola và tiếp tục tập huấn, cập nhật những kiến thức, những kinh nghiệm của thế giới để tăng cường cho các cán bộ y tế các hướng dẫn, chẩn đoán bệnh do virus Ebola đã được Bộ Y tế ban hành.

Đại biểu nhân dân

Phát động chiến dịch tiêm vắc xin sởi Rubela khu vực phía Nam

Ngày 19/10, tại Vĩnh Long, Cục YTDP, Viện Pasteur TP HCM phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức phát động chiến dịch tiêm vắc xin sởi Rubela cho trẻ em từ 1 - 14 tuổi ở 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, phấn đấu cùng cả nước loại trừ bệnh sởi rubenla vào năm 2017. Đây là hoạt động của dự án Triển khai vaccine sởi  Rubenla trong tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2013 - 2015 do Liên minh toàn cầu về aắccine và tiêm chủng (GAVI) tài trợ. Mục tiêu của chiến dịch là phấn đấu có trên 95% trẻ em trong diện tiêm chủng được tiêm vaccine sởi - Ru benla trên quy mô xã, phường, thị trấn; đảm bảo chất lượng và an toàn tiêm chủng. Chiến dịch này góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh sởi - Rubenla và hội chứng Rubenla bẩm sinh trong cộng đồng.  Để chiến dịch triển khai có hiệu quả cao trên diện rộng, Cục YTDP đã yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với các ngành chức năng, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật, đảm bảo việc tiêm chủng an toàn, chất lượng. Các phụ huynh cần quán triệt việc “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chủ động, tích cực đưa con em mình đi tiêm phòng đầy đủ để được phòng bệnh một cách tốt nhất.

Năm 2015 phải xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Sau hơn 10 năm thực hiện Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Phần lớn các cơ sở ô nhiễm đã được xử lý triệt để, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN - MT), sau hơn 10 năm thực hiện Quyết định 64/2003 của Thủ tướng Chính phủ, đã có 367/439 cơ sở phải xử lý ô nhiễm triệt để giai đoạn 1 đạt 83,6%. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cũng đã tiến hành rà soát, đánh giá lại mức độ gây ô nhiễm đối với 3.856 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong số đó, chỉ còn 376 cơ sở đang phải tiến hành các biện pháp gây ô nhiễm triệt để. TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai địa phương dẫn đầu cả nước về thực hiện Quyết định 64. Nếu như TP Hồ Chí Minh đã di dời 1.261/1.402 cơ sở gây ô nhiễm thì Hà Nội cũng chỉ còn dưới 10% cơ sở gây ô nhiễm.  Điều đáng nói, bên cạnh những địa phương sớm cán đích 64 thì vẫn còn một số địa phương chậm triển khai thực hiện, thậm chí nể nang, nhẹ tay trong xử phạt. Có 3 địa phương là Đắk Nông, Hà Nam và Hưng Yên chưa có cơ sở nào được chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để. Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Bùi Cách Tuyến thừa nhận, qua kết quả thanh tra thực hiện Quyết định 64 và sau này là Quyết định 1788 của Thủ tướng Chính phủ cho thấy, một số địa phương chưa quan tâm thực hiện, chưa tổ chức tuyên truyền, phổ biến kế hoạch tới các cơ sở, nhiều cơ quan không nắm rõ được trách nhiệm và nội dung cần triển khai thực hiện xử lý triệt để đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do địa phương quản lý… Theo các chuyên gia môi trường, nguyên nhân là do một số bộ, ngành, địa phương còn chậm vào cuộc, thiếu quyết liệt trong xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc phạm vi trách nhiệm, đặc biệt khi áp dụng các biện pháp tạm đình chỉ hoặc cấm hoạt động theo quy định của pháp luật; chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng kinh phí trong xử lý ô nhiễm môi trường của các cơ sở thuộc đối tượng hoạt động phục vụ mục đích công ích, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu. Một bộ phận cơ sở gây ô nhiễm còn có biểu hiện ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân về cơ chế, chính sách hỗ trợ cơ sở thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường đã ban hành, nhưng triển khai chậm. Đơn cử như Nghị định về hỗ trợ, ưu đãi hoạt động bảo vệ môi trường, nhưng đến nay vẫn còn một số nội dung chưa được thực hiện. Hay ngân sách 1% môi trường hàng năm, ngân sách dành cho Chương trình mục tiêu Quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường còn chậm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ xử lý ô nhiễm chưa phù hợp, lúng túng trong việc tìm kiếm công nghệ…Trước thực trạng trên, tại cuộc họp về triển khai kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 diễn ra mới đây, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1788/QĐ-TTg thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ đối với công tác bảo vệ môi trường, loại bỏ các điểm nóng về ô nhiễm môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Phó thủ tướng yêu cầu Bộ TN - MT, các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm các cơ sở có hành vi vi phạm, kể cả việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoặc cấm hoạt động của cơ sở theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo, buộc cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong thời gian xử lý ô nhiễm triệt để; thực hiện tốt việc rà soát, phát hiện và bổ sung kịp thời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vào danh mục phải xử lý ô nhiễm triệt để, bảo đảm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải được xử lý công bằng, nghiêm minh. Bên cạnh đó, Bộ TN - MT nhanh chóng hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định gắn trách nhiệm của lãnh đạo bộ, ngành, địa phương và người đứng đầu các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc phạm vi quản lý. Cuối năm 2015, phải xử lý triệt để, dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Theo Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, tập trung xử lý triệt để 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gồm: 284 cơ sở sản xuất kinh doanh, 52 bãi rác, 84 bệnh viện, 15 kho thuốc bảo vệ thực vật, 3 khu tồn lưu chất độc hóa học và 1 kho bom do chiến tranh để lại. Giai đoạn 2, trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm việc xử lý của giai đoạn 1, tiến hành đồng bộ các biện pháp, tiếp tục xử lý triệt để 3.856 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn lại và các cơ sở mới phát sinh. Đồng thời Quyết định 64 cũng nêu rõ việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường được thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm sự phát triển bền vững. Việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải được tiến hành một cách kiên quyết và phù hợp với thực tế từng địa phương, từng ngành, từng cơ sở; bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động theo pháp luật hiện hành…

Chưa có độc hại cho môi trường, nhưng không thể chủ quan

Tuần qua, một sự kiện làm nóng dư luận cử tri cả nước đó là vụ vỡ đập hồ chứa thải quặng tại nhà máy tuyển quặng Bauxite - Nhôm Lâm Đồng. Nguyên nhân dẫn tới sự cố này do đâu, mức độ ảnh hưởng đến người dân thế nào,

- Xin Tổng cục trưởng cho biết nguyên nhân về sự cố vỡ đập hồ chứa thải quặng tại nhà máy tuyển quặng Bauxite - Nhôm Lâm Đồng?

Theo báo cáo của chính quyền địa phương và đại diện công ty Nhôm Lâm Đồng (Vinacomin), nguyên nhân sự cố được cho là do mưa lớn trong nhiều ngày, lượng nước trong hồ thải quặng số 5 không thoát kịp. Ngay sau khi sự cố tràn bùn đất đỏ tại mỏ Bauxite - Nhôm Lâm Đồng xảy ra, lãnh đạo Bộ TN - MT đã chỉ đạo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản cùng các cơ quan liên quan cử đoàn kiểm tra đến để xác minh sự cố. Bộ TN - MT yêu cầu đối với địa phương có sự cố là phải khắc phục toàn bộ những rủi ro để bảo đảm môi trường đời sống của người dân xung quanh, bảo đảm cơ sở hạ tầng hoạt động. Lượng bùn bị tràn ra ngoài và đổ xuống cuối hồ Cai Bảng ước khoảng 5.000m3, không gây thiệt hại về người và thiết bị. Đây là loại bùn rửa quặng thải ra (độ pH khoảng 6 - 7), không có hóa chất, không gây độc hại cho môi trường và con người.

- Có ý kiến cho rằng, để xảy ra sự cố tràn bùn đỏ là do buông lỏng quản lý trong công tác khai thác khoáng sản, đặc biệt là chất lượng các hồ chứa, Tổng cục trưởng đánh giá thế nào về vấn đề này?

Như tôi đã trao đổi, sự cố này là do mưa lớn nhiều ngày, lượng nước tích tụ tại hồ không kịp thoát dẫn đến sự cố. Sự cố này không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới cũng đã xảy ra rất nhiều. Ngay cả ở các nước hiện đại như Hoa Kỳ thì vẫn để xảy ra sự cố do thiên nhiên. Vì vậy, không thể căn cứ vào hiện tượng để quy kết cho lỗi quản lý hay tắc trách của địa phương.

- Vậy Bộ TN và MT có những giải pháp gì để tránh những sự cố như vừa rồi, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra ở các địa phương trong thời gian tới, thưa Tổng cục trưởng?

Yêu cầu đầu tiên của Bộ TN và MT đối với các địa phương có công trình là phải luôn luôn kiểm tra an toàn đập nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro. Bên cạnh đó, chúng tôi đã và đang tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt nghiêm đối với các doanh nghiệp nếu vi phạm. Cụ thể, năm 2014 chúng tôi tiến hành thanh tra, kiểm tra khoảng 14 tỉnh với gần 300 doanh nghiệp. Phấn đấu mỗi năm phải kiểm tra được hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản để có những phương án kịp thời chấn chỉnh, tránh xảy ra các sự cố đáng tiếc như vừa rồi.

- Xin cám ơn Tổng cục trưởng!

Tin tức 

Tăng cường năng lực kiểm soát, phòng ngừa Ebola

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh do vi rút Ebola trên thế giới và nguy cơ lây lan dịch bệnh sang các nước, các khu vực rất phức tạp, ngày 19/10, Văn Phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh (EOC) về Ebola, Bộ Y tế đã tổ chức họp khẩn. Tham dự cuộc họp có đại diện các Vụ, Cục, các đơn vị thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch thuộc Bộ Y tế và đại diện từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa kỳ (CDC). Tại cuộc họp, các thành viên đã thông tin và nhận định về tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola diễn biến hết sức phức tạp nguy cơ lây lan giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ là rất cao. Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới, dịch bệnh do vi rút Ebola tiếp tục gia tăng cả về số mắc và số tử vong tại các quốc gia Tây phi. Hiện nay, dịch bệnh Ebola cũng đã ghi nhận ở các quốc gia khác như: tại Tây Ban Nha ghi nhận 1 trường hợp mắc; tại Mỹ ghi nhận 3 trường hợp mắc, trong đó đã có 1 trường hợp tử vong. Tích lũy từ tháng 12/2013 đến ngày 19/10/2014, thế giới đã ghi nhận 9.284 trường hợp mắc, trong đó 4.604 trường hợp tử vong. Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chỉ đạo các thành viên Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh rà soát các hoạt động, kế hoạch chuẩn bị ứng phó dịch bệnh do vi rút Ebola theo bảng kiểm của Tổ chức y tế Thế giới khuyến cáo và khẩn trương xây dựng hoàn thiện kế hoạch đáp ứng trong thời gian tới. Theo đó, ngành y tế thiết lập đội phản ứng nhanh các cấp từ Trung ương, khu vục và tỉnh; rà soát cơ chế phối hợp của các cơ quan liên quan; xây dựng clip về phòng chống Ebola cho cán bộ y tế; tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng về phòng chống bệnh do vi rút Ebola; tăng cường năng lực kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm bệnh Ebola tại các cơ sở y tế. Trong trường hợp có ca bệnh Ebola xảy ra, ngành y tế tiến hành các hoạt động cách ly, chẩn đoán xác định ca bệnh trên cơ sở các phòng xét nghiệm hiện có; sau khi thẩm định giao cho 4 viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur khu vực và Bệnh viện nhiệt đới thực hiện công tác xét nghiệm... Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ triển khai diễn tập, thực hành việc cách ly, thu dung bệnh và điều trị bệnh nhân; xây dựng quy trình bảo hộ cá nhân về phòng chống Ebola cho cán bộ y tế về phòng lây nhiễm. Về giám sát tại các cửa khẩu, ngành y tế phối hợp với các ngành liên quan đặc biệt lưu ý giám sát chặt chẽ phát hiện ca bệnh đầu tiên nếu có vào Việt Nam; sẵn sàng bố trí các phương tiện chuyên dụng vận chuyển bệnh nhân nhiễm Ebola trường hợp nghi có ca bệnh… Trước đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã kiểm tra công tác sẵn sàng ứng phó, giám sát và phát hiện sớm ca bệnh, tiếp nhận, cách ly và điều trị bệnh nhân nếu có theo đúng quy trình tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Đến nay, Bệnh viện đã thiết lập 2 phòng cách ly riêng bệnh nhân, dự trữ thuốc, hóa chất, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, nhân viên của bệnh viện; đồng thời tổ chức diễn tập thu dung, điều trị bệnh nhân Ebola tại bệnh viện, sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân Ebola; củng cố phòng xét nghiệm Ebola với đội ngũ cán bộ xét nghiệm và các trang thiết bị đủ năng lực và đảm bảo an toàn sinh học. Qua rà soát cho thấy, về cơ bản Việt Nam đã đáp ứng sớm và đầy đủ các quy trình đáp ứng của Tổ chức Y tế Thế giới phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.

"Sức mạnh" của những hành động nhỏ

Sân trường Tiểu học Nam Viêm (xã Nam Viêm, Vĩnh Phúc) sáng 19/10 thật sự sôi động. Những lời ca, tiếng hát, những điệu nhảy tập thể của cả ngàn học sinh, thanh niên tình nguyện với động tác mô phỏng 6 bước rửa tay bằng xà phòng; câu khẩu hiệu „Vì một Việt Nam khỏe mạnh“ cùng những cánh tay nhỏ xíu như lá lúa của các em giơ cao với quyết tâm sẽ „rửa tay bằng xà phòng“ mỗi ngày để tự phòng chống các dịch bệnh... Tất cả đã tạo nên một ngày hội vô cùng có ý nghĩa, nhân kỷ niệm Ngày Thế giới rửa tay bằng xà phòng (15/10), do Bộ Y tế, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Quỹ Unilever Việt Nam và nhãn hàng Lifebuoy (thuộc Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam), Hội thày thuốc trẻ Việt Nam... phối hợp tổ chức. Không còn là không gian rộng và sáng của Triển lãm Giảng Võ (Hà Nội), không phải những gương mặt sáng bừng của những em nhỏ thành phố phổng phao. Dù đã chỉnh tề trong đồng phục áo trắng- váy kẻ (nữ), áo trắng- quần trắng (nam), dù đã được diện những đôi dép đẹp nhất, dù đã được làm „tươi sáng“ hơn với những chiếc mũ đỏ của Lifebuoy phát cho từng em nhỏ; nhưng vẻ lam lũ vẫn không để giấu đi trên những gương mặt nhỏ bé, có phần khá nhỏ bé so với lứa tuổi của các em trường tiểu học Nam Viêm; khiến nhiều người trong chúng tôi cảm thấy một chút xót xa...  Cách Hà Nội 30km thôi nhưng cuộc sống của các em vẫn còn nhiều khó khăn lắm, khó khăn chung như cuộc sống của những người dân nơi đây. Chẳng thế mà, nghe tin có đoàn bác sĩ tình nguyện của Hội Thày thuốc trẻ về khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho người của xã, từ sớm đã thấy rất đông những chị, những bác, những bà... đến xếp hàng chờ khám. Kể cả những người không thuộc diện hộ nghèo cũng tới mạnh dạn xin khám bệnh, dù chỉ là được đo huyết áp, nghe tim, phổi... bởi không mấy khi có cơ hội gặp „bác sĩ trung ương“ về. Và đường làng, đường xã thì vẫn rất gập ghềnh, ít thấy bê tông, mà nhiều sỏi đá. Những căn nhà cũng nho nhỏ và khiêm tốn thôi. Trong cái không gian ấy, mới thật sự thấy ý nghĩa của chương trình „Rửa tay bằng xà phòng“, thấy cần thiết phải đưa chương trình về với những vùng khó khăn như vậy. Nơi mà nhiều khi vì mưu sinh cuộc sống, cũng vì „điều kiện không cho phép“, nên người dân, nhất là người lớn, cũng ít có điều kiện quan tâm tới trẻ em, ít nghĩ tới việc giúp các em phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm có thể mắc phải như nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, tay- chân- miệng, cúm A (H5N1, H1N1)- những căn bệnh đều có thể ảnh hưởng tới tính mạng của các em. Trong khi trên thực tế, chỉ cần một hành động rửa tay bằng xà phòng đúng cách hàng ngày cũng đã giúp mỗi em nhỏ có thể tự phòng chống được dịch bệnh, đồng thời giúp phòng chống dịch bệnh chung cho cả cộng đồng. Theo WHO rửa tay với xà phòng có ý nghĩa rất lớn trong phòng chống dịch bệnh. chỉ một động tác rửa tay sạch bằng xà phòng có thể giảm đến 35% nguy cơ lây truyền bệnh tiêu chảy và phòng chống nhiều bệnh khác như nhiễm khuẩn đường hô hấp, sởi, tay - chân - miệng, cúm A (H5N1, H1N1),SARS… Nếu rửa tay bằng xà phòng đúng cách mỗi ngày, đồng thời biết cách làm sạch môi trường xung quanh trẻ như đồ chơi, chỗ ở... sẽ có thể phòng được 80% các bệnh dịch. Vì lý do đó, từ năm 2008, Liên Hiệp Quốc đã ấn định ngày 15/10 hằng năm là Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng, nhằm thúc đẩy nhận thức của toàn xã hội về việc giữ gìn tay sạch để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa dịch bệnh. Còn tại Việt Nam, hưởng ứng „Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng“ cũng đã trở thành hoạt động thường niên của Quỹ Unilever Việt Nam và nhãn hàng Lifebuoy từ năm 2008 đến nay, trong khuôn khổ dự án “Rửa tay với xà phòng vì một Việt Nam khỏe mạnh”, nhằm kêu gọi sự chung sức của toàn xã hội trong việc nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân để phòng ngừa dịch bệnh. Năm nay, hoạt động này còn mang một ý nghĩa lớn hơn nữa. Trong ngày lễ mít tinh, hai đại diện của “Biệt đội tay sạch Lifebuoy” là Quang Anh và Thu Hà đến từ chương trình Giọng hát Việt nhí đã giới thiệu „Bộ bí kíp Biệt đội tay sạch“ – bộ giáo cụ đầu tiên tại Việt Nam về rửa tay với xà phòng. Được xem là sản phẩm mang tính giải trí và giáo dục cao, „Bộ bí kíp Biệt đội tay sạch“ bao gồm nước rửa tay diệt khuẩn Lifebuoy, cẩm nanghoạt hình hướng dẫn rửa tay sinh động, thước kẻ 3D và vòng tay cam kết rửa tay với xà phòng. Bộ bí kíp khiến việc rửa tay với xà phòng trở nên thú vị hơn bao giờ hết, hỗ trợ cha mẹ trong việc tạo thói quen tốt giúp nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh truyền nhiễm cho trẻ nhỏ. Giá bán của là 45.000 đồng.  “Với mỗi Bộ bí kíp được bán ra tại http://biet-doi-tay-sach.muare.vn/từ ngày 15/10/2014 đến 15/11/2014, Lifebuoy sẽ ủng hộ 2 bánh xà phòng cho “Hành trình nhân ái” khám chữa bệnh miễn phí của Hội Thầy thuốc trẻ và chương trình xây dựng“Nhà bán trú cho em” của Trung ương Đoàn, góp phần cải thiện đời sống cho người dân và trẻ em nông thôn Việt Nam. Dự kiến qua các hoạt động này, Biệt đội tay sạch Lifebuoy sẽ đóng góp khoảng 200.000 bánh xà phòng cho các trẻ em nông thôn Việt Nam, cũng như góp phần tuyên truyền hành động rửa tay đúng cách với xà phòng cho hơn 100.000 người dân tại gần 50 tỉnh, thành cả nước“, đại diện nhãn hàng Lifebuoy - Công ty TNHH Unilever Việt Nam, bà Đào Tuyết Mai, Phó chủ tịch Unilever Việt Nam.  Cũng theo bà Đào Tuyết Mai, Unilever rất tự hào vì dự án “Rửa tay với xà phòng vì một Việt Nam khỏe mạnh” hợp tác với Bộ y tế đã tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần nâng cao ý thức vệ sinh để gìn giữ sức khỏe của mỗi người dân. „Trong tương lai, dự án này sẽ tiếp tục được Lifebuoy duy trì và nhân rộng, vì sức khỏe trẻ em nông thôn Việt Nam và vì sự phát triển bền vững của Việt Nam”.

VOV

Việt Nam nâng mức đáp ứng với dịch bệnh Ebola

Bộ Y tế yêu cầu tất cả các cơ sở y tế nâng cao mức độ cảnh giác và mức độ đáp ứng cao hơn nữa đối với dịch bệnh Ebola Các cơ sở y tế cần nâng cao cảnh giác và nâng mức độ đáp ứng cao hơn nữa đối với dịch bệnh Ebola có nguy cơ xâm nhập nước ta; đó là yêu cầu của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại buổi kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh này tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 19/10. Tham gia đoàn kiểm tra có đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam. Mặc dù Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh Ebola, nhưng qua kiểm tra cho thấy, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã sẵn sàng cho việc tiếp nhận, điều trị và phòng, chống lây nhiễm dịch bệnh này. Bệnh viện đã xây dựng được phác đồ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Ebola; xây dựng kế hoạch phòng, chống và đã thành lập đội cấp cứu ngoại viện. Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, bệnh viện đã được trang bị trang phục phòng hộ chuẩn cho nhân viên và chuẩn bị tiếp nhận 1.000 bộ trang phục chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới; đồng thời trang bị được buồng cách ly áp lực âm tại chỗ và di động để bảo vệ tối đa an toàn khi điều trị người bệnh. Trong tuần tới, phòng xét nghiệm của bệnh viện sẽ được Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới thẩm định để công nhận đủ điều kiện xét nghiệm virus Ebola. Nhân buổi kiểm tra tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu tất cả các cơ sở y tế cần nâng cao mức độ cảnh giác và mức độ đáp ứng cao hơn nữa đối với dịch bệnh Ebola. Thành lập 4 đội phản ứng nhanh ở cấp quốc gia. Ngoài ra các tỉnh, thành phố và các quận, huyện sẽ thành lập các đội phản ứng nhanh trên cơ sở kiện toàn lại đội phòng, chống dịch bệnh đã có tại địa phương để tăng cường khả năng ứng phó. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng chỉ đạo Cục Quản lý Khám chữa bệnh chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trong toàn quốc rà soát lại kế hoạch phòng, chống dịch do viruts Ebola và tiếp tục tập huấn cập nhật những kiến thức, những kinh nghiệm của thế giới để tăng cường cho các cán bộ y tế. Đồng thời tổ chức diễn tập phòng chống dịch bệnh này trong tuần tới. Cũng tại buổi kiểm tra, đại diện của WHO cho biết, các nghiên cứu mới nhất cho thấy virus Ebola chưa có biến đổi gene và độc lực, cũng như chưa có cơ sở khoa học cũng như bằng chứng rõ ràng về việc thay đổi đường lây truyền của virus này. Mặc dù những ngày qua bệnh Ebola tăng nhanh chóng cả về số ca mắc và số ca tử vong tại các nước Tây Phi và gần đây có các nhiễm bệnh ở Tây Ban Nha, ở Mỹ. Tuy nhiên thế giới vừa ghi nhận nước Senegal đã chấm dứt dịch bệnh Ebola và nếu ngày mai (20/10), nước Nigeria vẫn không có trường hợp nhiễm mới Ebola thì đây sẽ là quốc gia thứ 2 được công nhận chấm dứt dịch bệnh này./.

Vietnamnet 

Việt Nam nâng cao mức độ cảnh giác, đáp ứng với Ebola

Trước diễn biến phức tạp của dịch Ebola, Bộ Y tế Việt Nam yêu cầu các cơ sở y tế cần nâng cao mức độ cảnh giác và mức độ đáp ứng cao hơn nữa đối với dịch bệnh nguy hiểm này. Sáng 19/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có buổi kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh Ebola tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Trong những ngày vừa qua dịch bệnh Ebola vẫn diễn biến phức tạp, việc 3 y tá đang làm việc trong các cơ sở y tế của Tây Ban Nha và Mỹ bị nhiễm virut Ebola khi chăm sóc người bệnh là một sự cố về y tế công cộng, buộc tất cả các quốc gia trên Thế giới phải xem xét, kiểm tra và rà soát lại các biện pháp phòng, chống lây nhiễm viruts Ebola để rút ra các bài học kinh nghiệm. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ hiện đã sẵn sàng cho việc tiếp nhận, điều trị và phòng, chống lây nhiễm viruts Ebola (tập huấn, xây dựng phác đồ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, thành lập ban chỉ đạo chống dịch, …)

2 tháng, 270 hành khách Tây Phi nhập cảnh VN

Tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam  chiều 17/10 về các phương án chống dịch xâm nhập vào Việt Nam, Bộ Y tế cho biết trong 2 tháng qua đã có 270 người từ các nước vùng dịch Tây Phi nhập cảnh vào Việt Nam, chủ yếu qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất.  Hiện các sân bay vẫn áp dụng tờ khai sức khỏe và theo dõi thân nhiệt hành khách nhập cảnh để giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh. Bệnh viện cũng đã xây dựng phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2+. Trong tuần tới phòng xét nghiệm của bệnh viện sẽ được Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới thẩm định để đạt điều kiện xét nghiệm viruts Ebola. Tại buổi kiểm tra, đại diện của WHO và các tổ chức quốc tế cho biết các nghiên cứu mới nhất cho thấy viruts Ebola chưa có biến đổi gene và độc lực, cũng như chưa có cơ sở khoa học, chưa có bằng chứng rõ ràng về việc thay đổi đường lây truyền của viruts Ebola. Bộ Y tế yêu cầu tất cả các cơ sở y tế cần nâng cao mức độ cảnh giác và mức độ đáp ứng cao hơn nữa đối với dịch bệnh Ebola, thành lập 4 đội phản ứng nhanh ở cấp quốc gia, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các quận, huyện sẽ thành lập một đội phản ứng nhanh trên cơ sở kiện toàn lại đội phòng, chống dịch bệnh đã có tại địa phương để tăng cường khả năng ứng phó. Ngành Y tế sẽ xây dựng các kế hoạch diễn tập với các tình huống giả định cụ thể, mời các bệnh viện tuyến dưới về kiến tập, mời các tổ chức quốc tế đến kiểm tra, xem đã đáp ứng được yêu cầu chưa. Bên cạnh đó, các bệnh viện phải rà soát lại các trang phục bảo hộ theo các tiêu chuẩn của WHO, các thuốc và trang thiết bị y tế khác. Đồng thời xem lại toàn bộ các quy trình về xử lý chất thải y tế của bệnh nhân, mẫu bệnh phẩm, vệ sinh buồng bệnh…

Senegal được công nhận chấm dứt dịch Ebola

Mặc dù những ngày qua bệnh Ebola tăng nhanh chóng cả về số ca mắc và số ca tử vong tại các nước Tây Phi và gần đây có các nhiễm bệnh ở Tây Ban Nha, ở Mỹ, tuy nhiên thứ 6 tuần trước, qua theo dõi 2 chu kỳ của bệnh Ebola (42 ngày) Senegal không phát hiện có ca nhiễm mới, Tổ chức Y tế thế giới đã ra thông báo Senegal được công nhận là quốc gia chấm dứt dịch bệnh Ebola, đến ngày 20/10, nếu Nigeria vẫn không có ca nhiễm mới thì Nigeria sẽ là quốc gia thứ 2 được WHO công nhận chấm dứt dịch bệnh Ebola.

Pháp luật

48 trẻ em một bản nhiễm sởi đã xuất viện

Toàn bộ 48 trẻ em bị dịch sởi ở bản Piềng Cọc, xã Mai Sơn (huyện Tương Dương, Nghệ An) sáng 19-10 đã khỏi bệnh, rời bệnh viện (BV) dã chiến ở xã Mai Sơn trở về nhà. Ông Trần Văn Công, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tương Dương, cho biết tuy BV dã chiến đã hủy bỏ nhưng các y, bác sĩ vẫn ở lại xã Mai Sơn để theo dõi thêm tình hình. Dự kiến từ hôm nay (20-10), điểm Trường Mầm non Mai Sơn sẽ tiếp tục dạy học trở lại. Như Pháp Luật TP.HCM đã đưa tin, từ ngày 8-10, dịch sởi bùng phát tại bản Piềng Cọc khiến cháu Và Bá Nù (18 tháng tuổi) tử vong. Sau đó dịch sởi lây lan nhanh, trong tổng số 127 trẻ em ở bản Piềng Cọc thì đã có tới 48 trẻ em bị bệnh này. Trước tình hình trên, UBND huyện Tương Dương đã tiến hành phiên họp khẩn cấp và thành lập BV dã chiến tại bản Piềng Cọc để điều trị bệnh nhân và dập dịch. Điểm trường mầm non ở bản Piềng Cọc phải ngừng hoạt động để lấy năm phòng học làm nơi chữa bệnh cho các em.

Anh báo động gánh nặng y tế vì rượu bia

Mỗi năm Cơ quan Dịch vụ y tế Quốc gia Anh thuộc Bộ Y tế Anh tiếp nhận và chữa trị cho gần 10 triệu người Anh có các vấn đề sức khỏe liên quan uống thức uống có cồn. Đây là số liệu tổ chức từ thiện Alcohol Concern (Anh, hoạt động nhằm giảm tác hại của thức uống có cồn lên sức khỏe dân Anh) và Công ty dược Lundbeck Ltd. (Anh) thu thập trong thời điểm 2012-2013 và công bố tuần rồi. Các vấn đề sức khỏe này liên quan uống thức uống có cồn này chủ yếu là tai nạn giao thông và các biến chứng phải cấp cứu do rượu (chiếm 60%) và các bệnh trạng lâu dài do rượu gây ra, trong đó có các bệnh ung thư. Theo Alcohol Concern, đây là một gánh nặng quá lớn và đã tới mức khó chấp nhận với Cơ quan Dịch vụ y tế Quốc gia Anh khi cơ quan này phải chi 2,8 tỉ bảng Anh (hơn 94.909 tỉ đồng VN) từ 2012 đến 2013 cho điều trị, mà chi phí cũng như việc điều trị này hoàn toàn có thể tránh được. Cơ quan Y tế công cộng Anh thuộc Bộ Y tế Anh kêu gọi chính phủ tăng giá bán thức uống có cồn để giảm lượng tiêu thụ.

 

 

Ngày 25/10/2014
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích