Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 19/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 1 9 7 6 2 3
Số người đang truy cập
3 5 5
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ các báo ngày 17/10 và 18/10 năm 2014

An ninh thủ đô

Bộ trưởng Bộ Y tế thị sát chất lượng y tế miền núi phía Bắc

Trong các ngày từ 15 đến 17-10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên và chủ trì hội nghị nâng cao chất lượng y tế khu vực miền núi phía Bắc. Sáng 16-10, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn công tác của Bộ, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam đã tới khảo sát tình hình y tế tại huyện Mường Nhé - huyện xa nhất của Điện Biên và cũng là địa danh ngã 3 biên giới có đường biên giáp 2 nước Lào, Trung Quốc. Tại đây, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao những nỗ lực của chính quyền, ngành y tế địa phương trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, chủ yếu là các dân tộc thiểu số như Mông, Thái, Hà Nhì…, đồng thời ghi nhận những khó khăn mà hệ thống y tế ở đây đang gặp phải, đặc biệt là vấn đề thiếu nhân lực. Đoàn đã đến thăm và trao quà cho Trạm y tế xã Nậm Kè, trực tiếp vào bản thăm một số hộ dân, tặng quà một số bệnh nhi đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện. Cũng tại Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé, Bộ Y tế đã bàn giao cho Trung tâm một bác sĩ trẻ vừa tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội đăng ký lên công tác trong thời hạn 3 năm theo đề án luân chuyển bác sĩ về 62 huyện nghèo do Bộ phát động. Trong ngày 16-10, đoàn công tác Bệnh viện Nhi Trung ương, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cũng đã tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, tặng quà cho 600 người bệnh tại Mường Nhé. 

Tháo gỡ khó khăn trong cấp phép điều trị bằng methadone

Sáng 16-10, Ủy ban Quốc gia về phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND TP Hà Nội. Đoàn công tác cũng đã tới kiểm tra cơ sở điều trị methadone trên địa bàn thành phố. Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướngVũ Đức Đam chỉ đạo, Bộ Y tế cần làm việc ngay với UBND TP Hà Nội để tháo gỡ những khó khăn trong khâu cấp phép điều trị bằng methadone. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo Bệnh viện Tâm thần Trung ương thống kê, tổng hợp các biểu hiện lâm sàng khi sử dụng ma túy tổng hợp, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. “TP Hà Nội cần mở các chuyên trang, chuyên mục trên các loại hình truyền thông để cảnh báo về tác hại của các loại ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo. Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, công tác phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm luôn được UBND TP nhận thức là công tác lâu dài, trọng tâm, cấp bách. Các tiêu chí về lĩnh vực này đã được mở rộng tới từng khu dân cư, tổ dân phố. UBND TP Hà Nội luôn quan tâm dành nguồn lực để phục vụ đấu tranh phòng ngừa cũng như khắc phục hậu quả xã hội do ma túy gây ra.

Hà Nội mới 

Hà Nội: Khám sàng lọc ung thư cho hơn 51 nghìn phụ nữ

Chiều 16-10, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã chủ trì hội nghị tổng kết dự án "Tầm soát, phát hiện sớm ung thư vú (UTV), ung thư cổ tử cung (UTCTC) của phụ nữ trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2012-2014" - do Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Nội chủ trì thực hiện. Sau 3 năm thực hiện, dự án đã được triển khai tại 180 xã, thị trấn và 20 đơn vị có đông cán bộ nữ với hơn 51 nghìn phụ nữ trong độ tuổi 35-55 được khám tầm soát (vượt 2,3% kế hoạch). Ngoài ra, dự án đã cấp thuốc miễn phí cho chị em với tổng kinh phí 500 triệu đồng, đồng thời trang bị cho Bệnh viện (BV) Ung bướu Hà Nội vật tư, dụng cụ phục vụ công tác xét nghiệm tế bào… với tổng trị giá 1,54 tỷ đồng. Trong giai đoạn tiếp theo (năm 2015-2017), dự án tiến tới mục tiêu nâng cao năng lực cho mạng lưới y tế cơ sở và các BV về tầm soát, phát hiện sớm UTV, UTCTC và tổ chức khám sàng lọc cho 70 nghìn phụ nữ tuổi từ 35 đến 60 tại các xã, phường. Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh, UBND TP Hà Nội sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển dự án với sự thay đổi phù hợp, mở rộng tỷ lệ xã, phường, huyện tham gia, chú trọng hỗ trợ chị em phụ nữ ở các vùng nông thôn, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cùng ngày, tại hội thảo quốc gia phòng chống ung thư lần thứ 17, do Bộ Y tế và Hội Ung thư Việt Nam phối hợp tổ chức, thông tin cho biết, mỗi năm nước ta phát hiện thêm khoảng 150.000 người mắc bệnh ung thư và có từ 85.000 đến 115.000 người tử vong vì căn bệnh này.

Vận động gây quỹ hỗ trợ trẻ em có HIV/AIDS

Chiều 17/10, tại Sở Y tế Hà Nội, Ban Vận động tài chính Quỹ hỗ trợ, phòng chống dịch bệnh nguy hiểm HIV/AIDS (Ban Vận động) tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động vận động tài chính quỹ trong 9 tháng đầu năm 2014 và triển khai sự kiện “Vòng tay nhân ái” năm 2014…

Nhân dân

Mỗi năm, Việt Nam phát hiện từ 130 đến 160 nghìn trường hợp mới mắc ung thư

Ngày 16-10, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp Hội Ung thư Việt Nam, Bệnh viện K, tổ chức Hội thảo Quốc gia phòng, chống ung thư lần thứ 17. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 14,1 triệu người mới mắc ung thư và 8,2 triệu người chết vì căn bệnh này, trong đó hai phần ba là ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có từ 130 đến 160 nghìn trường hợp mới mắc, trong đó có khoảng 85 đến 115 nghìn người chết do ung thư. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của WHO, 40% ung thư có thể dự phòng; 30% được chữa khỏi khi phát hiện sớm và điều trị kịp thời; 30% số người bệnh có thể kéo dài thời gian sống nhờ các biện pháp can thiệp trong điều trị... Tại hội nghị, có gần 60 báo cáo khoa học, công trình nghiên cứu được trình bày, tập trung vào một số chuyên ngành như ung thư vú, phụ khoa, nội tiết; ung thư phổi, lồng ngực; ung thư tiêu hóa; cận lâm sàng, điều dưỡng và phương pháp chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế và cộng đồng...

Sẽ đấu thầu bổ sung thuốc điều trị bệnh

Nhằm làm rõ nghi vấn của dư luận về chất lượng của các mặt hàng thuốc được sản xuất và nhập khẩu từ các nước thuộc châu Á cũng như nghi vấn về công tác đấu thầu thuốc, ngày 16-10, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh báo cáo Bộ Y tế và UBND thành phố Hồ Chí Minh về công tác đấu thầu thuốc. Theo Sở Y tế, việc sở lập kế hoạch mua sắm các mặt hàng thuốc cần thiết cho nhu cầu điều trị (chủ yếu là thuốc hiếm, đặc trị, cấp cứu...) hoàn toàn phù hợp với quy định hiện hành về mua sắm thuốc cho các cơ sở y tế công lập. Tuy nhiên, do một số thuốc chưa có số đăng ký nhập khẩu (dù hoàn toàn đáp ứng yêu cầu điều trị của các cơ sở y tế trên địa bàn) của các doanh nghiệp tham dự thầu cung ứng thuốc cho cơ sở y tế là chưa đúng về thủ tục hành chính. Nhằm bảo đảm thực hiện đúng quy định đấu thầu thuốc, Sở Y tế đã hủy kết quả đấu thầu của các mặt hàng này và sẽ tổng hợp nhu cầu từ các cơ sở điều trị để lập dự trù gửi các doanh nghiệp cung ứng; đề nghị các đơn vị lên kế hoạch nhập khẩu; đề nghị Bộ Y tế xem xét, giải quyết theo quy định.

Nhiều chính sách hỗ trợ y tế Điện Biên

Chiều 16-10, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bộ Y tế đã đưa ra một số giải pháp cụ thể để hỗ trợ y tế tỉnh Điện Biên trong thời gian tới. Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị tỉnh Điện Biên cần quy hoạch sắp xếp lại hệ thống trạm y tế và phòng khám đa khoa khu vực nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào; sớm xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực cho các cơ sở y tế trên địa bàn...Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ hỗ trợ đầu tư xây dựng năm trạm y tế xã cho Điện Biện để đạt chuẩn quốc gia; hỗ trợ toàn bộ trang thiết bị y tế thiết yếu cho Bệnh viện huyện Nậm Pồ; tiếp tục triển khai các đề án hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ cho ngành y tế Điện Biên... Sáng cùng ngày, Bộ trưởng Y tế cùng Đoàn công tác, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Bệnh viện Nhi T.Ư đi khảo sát tình hình y tế tại huyện Mường Nhé; phát động Chương trình "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì cộng đồng" thực hiện khám bệnh, cấp phát thuốc và tặng quà miễn phí cho 600 người dân tại huyện Mường Nhé.

WHO tăng cường hỗ trợ châu Phi đối phó dịch E-bô-la

Theo TTXVN và các nguồn tin nước ngoài, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang gia tăng nỗ lực giúp các nước châu Phi đối phó dịch do vi-rút E-bô-la đến nay đã khiến hơn 4.500 người chết. Giám đốc phụ trách mạng lưới cảnh báo và ứng phó toàn cầu của WHO, bà I.Nút-tan cho biết, các nỗ lực hỗ trợ hiện tập trung tới các nước Ghi-nê Bít-xao, Xê-nê-gan, Ma-li và Cốt Ði-voa, những nước giáp biên giới với khu vực tâm dịch ở Tây Phi. 11 nước châu Phi khác cũng được nhận hỗ trợ của WHO để ngăn chặn vi-rút E-bô-la lây lan. WHO cũng cảnh báo, tình hình dịch tại các quốc gia vùng dịch ở Tây Phi tiếp tục diễn biến phức tạp, phải mất nhiều tháng nữa mới có thể khống chế dịch. * Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma ngày 16-10 cũng đã ký sắc lệnh cho phép Bộ Quốc phòng thành lập lực lượng dự bị tham gia chiến dịch hỗ trợ các nước Tây Phi chống dịch E-bô-la. Lực lượng này làm nhiệm vụ hỗ trợ xây dựng các trung tâm điều trị đặc biệt và tập huấn cho nhân viên y tế địa phương. Lầu năm góc trước đó công bố kế hoạch triển khai 3.200 binh sĩ tới Li-bê-ri-a và Xê-nê-gan trợ giúp hậu cần cho chiến dịch đối phó dịch E-bô-la. Trong khi đó, QH Mỹ hối thúc Nhà trắng ban hành lệnh cấm nhập cảnh Mỹ đối với khách du lịch từ các nước Tây Phi. Một số nghị sĩ còn yêu cầu cấm các chuyến bay từ các nước vùng dịch ở châu Phi. * Giáo sư P.Pi-ốt, thuộc trường Y học nhiệt đới Luân Ðôn (Anh), một trong những người phát hiện vi-rút E-bô-la lần đầu năm 1976, cảnh báo rằng dịch E-bô-la có nguy cơ vượt kiểm soát tại ba nước vùng dịch và sẽ không thể khống chế dịch lây lan, đe dọa trực tiếp 15 nước khác ở châu Phi, nếu thế giới không phát triển được vắc-xin chống vi-rút này. Cảnh báo này cũng phù hợp nhận định của WHO rằng, dịch E-bô-la có nguy cơ cao từ vùng dịch tràn sang những vùng lãnh thổ mới.

Lao động

Ý kiến trái chiều trong dự thảo luật về máu và tế bào gốc

Lần đầu tiên, các hoạt động liên quan đến máu và tế báo gốc sẽ được đưa vào luật “về máu và tế bào gốc”. Ngày 16-10, Bộ Y tế đã tổ chức buổi họp trao đổi và đóng góp ý kiến về dự thảo Luật máu và tế bào gốc. Trong đó, luật sẽ điều chỉnh quy định cụ thể về việc truyền, tiếp nhận, lưu trữ và sử dụng máu cũng như tế bào gốc. Ths Đỗ Trung Hưng – Phó vụ Trưởng Vụ Pháp chế cho biết, hiện nay nước ta chưa có những quy định cụ thể, trực tiếp về máu và tế bào gốc. Trong khi đó, hoạt động truyền máu và nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong ngành y đã và đang diễn ra và có chiều hướng phát triển. Việc tạo ra một hành lang pháp lý phù hợp cho những hoạt động này là điều cần thiết. Như vậy, trong Luật này sẽ bổ sung những quy định về hoạt động truyền và sử dụng máu. Trong đó, sẽ quy định rõ cơ sở được quyền vận động hiến máu, cơ sở tổ chức truyền/hiến máu và cơ sở được điều phối và cung ứng máu.

Hà Giang: 9 người mắc bệnh than do ăn thịt gia súc chết

Ngày 16.10, PGS. TS. Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Cục đã nhận được báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Giang từ ngày 17-9 đến nay đã ghi nhận chín trường hợp mắc bệnh than thể da, chưa có ca nào tử vong tại xã Niêm Tòng, huyện Mèo Vạc. Các bệnh nhân đều sử dụng thực phẩm từ gia súc mắc bệnh đã chết, tại địa phương trên cũng đã xác định có bệnh nhiệt thán trên gia súc…

Tiền phong

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo làm rõ vụ giấy khám sức khỏe cho người chết

Trả lời câu hỏi của phóng viên Tiền phong ngày 16/10, liên quan việc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Quảng Trạch “nhân bản” giấy khám sức khỏe cho cả người đã chết (xem trên Tiền phong số ra ngày 16/10/20140, ông Trần Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh này đang chỉ đạo Sở Y tế báo cáo nội dung sự việc…

Đình chỉ giám đốc bệnh viện cản trở phóng viên tác nghiệp

 Trước thông tin Giám đốc BV Đa khoa huyện Lương Tài cản trở tác nghiệp của các cơ quan báo chí tham gia phản ánh công tác cứu chữa bệnh nhân ngộ độc thực phẩm đang được cấp cứu tại bệnh viện này, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chỉ đạo Sở Y tế Bắc Ninh tạm đình chỉ công tác đối với Giám đốc BV Đa khoa huyện Lương Tài và báo cáo UBND tỉnh Bắc Ninh về vụ việc trên… Theo đó, sáng 15/10, hàng trăm công nhân may Cty TNHH Một thành viên May DHA Bắc Ninh (trụ sở tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) nhập viện trong tình trạng đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, nghi ngộ độc thực phẩm. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), Sở Y tế Bắc Ninh, BV Đa khoa huyện Lương Tài đã có mặt tại nơi xảy ra ngộ độc thực phẩm để tìm hiểu nguyên nhân và chỉ đạo công tác cứu chữa

WHO: Mỗi tuần có thể thêm 10.000 ca nhiễm Ebola

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cảnh báo, số ca nhiễm mới mỗi tuần có thể tăng tới 10.000 người trong vòng hai tháng tới với tỷ lệ tử vong tới 70%, báo Anh Daily Mail ngày 15/10 đưa tin. Thông tin trên do Trợ lý Tổng thư ký WHO Bruce Aylward đưa ra trong một cuộc họp báo. Ông Aylward nhận định, tỷ lệ tử vong sẽ rất cao và WHO vẫn tập trung nỗ lực vào việc cách ly người nhiễm bệnh, đồng thời hỗ trợ điều trị sớm nhất có thể. Bác sĩ Aylward nhấn mạnh, nếu không nỗ lực đối phó cuộc khủng hoảng Ebola trong vòng 60 ngày tới, rất nhiều người sẽ chết. Ông Aylward cho biết, 4 tuần qua có khoảng 1.000 ca nhiễm Ebola mới mỗi tuần. Mục tiêu WHO nhắm đến là cách ly được 70% trường hợp nhiễm bệnh trong vòng 2 tháng tới. Theo WHO, số ca tử vong vì Ebola đã tăng lên 4.447 người, hầu hết tại Tây Phi và số ca nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm lên tới 8.914 người. Sierra Leone, Guinea và Liberia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ông Aylward nói WHO hết sức lo ngại thực trạng Ebola vẫn tiếp tục lây lan tại 3 thành phố thủ đô gồm Freetown, Conakry và Monrovia. Tuy nhiên, ông lưu ý, tại một số khu vực, bệnh dịch có xu hướng thuyên giảm. Ông Aylward cho hay, WHO sẽ vẫn tập trung nỗ lực điều trị bệnh nhân Ebola, trong bối cảnh hệ thống y tế tại Tây Phi sụp đổ vì nhu cầu điều trị tăng cao. “Thật kinh khủng khi phải nói rằng, chúng tôi chỉ tới đó để cách ly người bệnh”, ông nói. Những biện pháp mới như trao dụng cụ bảo vệ cho các gia đình hoặc lập các cơ sở lâm sàng cơ bản (không điều trị nhiều) đang là một ưu tiên của WHO. Tổ chức Bác sĩ Không biên giới cho biết, họ có 16 nhân viên nhiễm Ebola và 9 người trong số đó đã tử vong. Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Nam Phi, lãnh đạo Bác sĩ Không biên giới tại Nam Phi Sharon Ekambaram cho hay, các nhân viên y tế không nhận được sự hỗ trợ thích đáng từ cộng đồng quốc tế. Bà Ekambaram nói họ không thể cải thiện được tình hình tại các nước có dịch Ebola hoành hành nếu không được giúp đỡ. Bác sĩ Juli Switala (đang làm việc cho một tổ chức cứu trợ quốc tế vừa trở về từ Sierra Leone) nói rằng, số người chết vì Ebola rõ ràng được thống kê chưa đầy đủ, bởi lẽ nhiều gia đình che giấu người nhà nhiễm bệnh và họ chết dần chết mòn. Giám đốc Hiệp hội Y tá Quốc gia Mỹ Rose Ann DeMoro vừa chỉ trích phản ứng của các bệnh viện Mỹ trước cuộc khủng hoảng Ebola. Bà DeMoro cho rằng, những nguyên tắc an toàn do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đặt ra đã không được bệnh viện Dallas tuân thủ trong quá trình điều trị cho bệnh nhân Thomas Eric Duncan - người đầu tiên tử vong vì Ebola tại Mỹ hồi tuần trước. “Các y tá của chúng tôi đã không được bảo vệ, họ cũng không được chuẩn bị để đối phó Ebola hay bất kỳ đại dịch nào khác. Quy trình an toàn không được thiết lập tại Dallas, cũng như bất cứ nơi nào ở Mỹ”, bà DeMoro nói. CDC cho biết sẽ tăng cường huấn luyện các nhân viên y tế, tập trung vào thiết bị bảo hộ cá nhân cho y tá, sau khi giới chức Mỹ xác nhận nữ y tá người Mỹ gốc Việt Nina Pham làm việc tại bệnh viện Dallas bị lây nhiễm, sau khi chăm sóc bệnh nhân Duncan. Cơ quan này cũng phái một nhóm chuyên gia tới giúp Dallas và một nhóm 16 người khác giám sát các y tá từng tiếp xúc Duncan. Ngoài Nina Pham, còn 76 người khác tham gia quá trình điều trị Duncan. Giám đốc CDC Thomas Frieden ngày 14/10 thừa nhận, có gì đó sai sót “rõ ràng” trong trường hợp này và cho biết quy trình điều trị Ebola đã được cải thiện sau vụ việc. Ngày 15/10, cơ quan y tế bang Texas thông báo, nhân viên y tế thứ hai của bệnh viện Dallas từng chăm sóc bệnh nhân Duncan có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Ebola. Người này bị phát hiện sốt hôm 14/10 và ngay lập tức bị cách ly tại bệnh viện.

Nông thôn ngày nay

Kêu gọi hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo

Chiều 16-10, Bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế), cho biết, tính đến hết năm 2013, cả nước có gần 62 triệu người tham gia BHYT tương đương 69% dân số. Hiện các hộ cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ 70% mệnh giá thẻ BHYT. Ngoài ra, đã có 17 tỉnh hỗ trợ them 30% cho hộ cận nghèo (miễn phí hoàn toàn), 7 tỉnh hỗ trợ thêm từ 15-25%, 7 tỉnh hỗ trợ them 5-10%. Tuy nhiên, số người cận nghèo có thẻ BHYT vẫn rất thấp, chỉ đạt 38,8% (hơn 2,2 triệu trong số gần 5,8 triệu người cận nghèo)…

Tin tức

Triển khai chiến dịch tiêm vắcxin sởi – rubella

Từ ngày 18/10, Hà Nội bắt đầu triển khai tiêm vắcxin sởi - rubella cho tất cả trẻ dưới 14 tuổi trên địa bàn. Mục tiêu đặt ra là đạt tỷ lệ tiêm chủng trên 95% để tạo miễn dịch cho cộng đồng, tránh tình trạng dịch bệnh tái diễn và bùng phát như dịp đầu năm vừa qua. Để thực hiện tốt chiến dịch này, ngành y tế Hà Nội đã có những chuẩn bị tích cực để bảo đảm sàng lọc, tiêm chủng an toàn và hiệu quả. Trường THCS Lê Quý Đôn (Cầu Giấy, Hà Nội) được chọn là trường thực hiện thí điểm đầu tiên trong lễ phát động chiến dịch tiêm chủng vắcxin sởi - rubella. Toàn trường có 41 lớp học, với hơn 2.000 học sinh, đều nằm trong diện tiêm chủng vắcxin lần này. Tiêm chủng vắcxin sởi - rubella tại trường THCS Lê Quý Đôn, Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Thu Trang. Khi nghe cô giáo phổ biến mình sẽ được tiêm chủng vắcxin sởi - rubella tại trường, em Vũ Hương Trang (học sinh lớp 7K, trường THCS Lê Quý Đôn) khá lo lắng, vì từ bé em đã sợ kim tiêm. Nhưng khi được cô giáo và các cán bộ y tế phường hướng dẫn, động viên, thì em đã tự tin hơn và khi tiêm em hoàn toàn yên tâm và bình tĩnh. Tất cả trẻ em từ 1 - 14 tuổi thuộc đối tượng con của lao động nhập cư hay theo bố mẹ lên Hà Nội làm ăn thời vụ đều nằm trong diện tiêm chủng vắcxin sởi - rubella của Hà Nội, chiến dịch tiêm chủng này không phân biệt hộ khẩu. Trước khi thực hiện tiêm, các cán bộ y tế đã xuống trường, cùng thầy cô tuyên truyền cho các em hiểu lợi ích của việc tiêm chủng vắcxin sởi - rubella, để các em có thể tuyên truyền cho chính cha mẹ mình và phát phiếu điều tra thông tin về gia đình. Cha mẹ học sinh sẽ điền các thông tin liên quan, trên cơ sở đó, cán bộ y tế sẽ có sự sàng lọc các đối tượng trong diện tiêm chủng. Theo hướng dẫn của các cán bộ y tế, trường bố trí 3 phòng để phục vụ cho việc tiêm chủng. Các em học sinh được bố trí ngồi chờ tại phòng chờ độc lập dưới sự quản lý của giáo viên chủ nhiệm, sau đó sang phòng khám phân loại - chỉ định tiêm, phòng tiêm và theo dõi sau tiêm. Chính vì có sự chuẩn bị kỹ càng trong từng khâu nên hầu hết các em học sinh đều chuẩn bị tâm lý rất tốt và việc tiêm chủng diễn ra rất thuận lợi. “Sau khi tiêm chủng xong, các em sẽ được theo dõi 30 phút sau tiêm tại phòng theo dõi. Chúng tôi bố trí cán bộ y tế khám lại cho từng em và có giáo viên quản lý, theo dõi xem các em có biểu hiện gì khác lạ không. Trước khi trường tiến hành tiêm, tất cả các giáo viên của trường đã được tập huấn kỹ năng chuyên môn để tuyên truyền cho các em và nhận biết những dấu hiệu bất thường của trẻ sau tiêm để thông báo với các cán bộ y tế”, cô Nguyễn Thị Mai Lan, Hiệu trưởng nhà trường cho biết. Cũng theo bà Lan, để bảo đảm an toàn, mỗi buổi tiêm sẽ không quá 100 học sinh và tất cả học sinh của trường sẽ được bố trí tiêm theo từng khối lớp học. Và trong những buổi tiêm đầu tiên trong đợt tiêm chủng vắcxin sởi - rubella này, các học sinh sau khi tiêm đều an toàn, không ghi nhận trường hợp nào có dấu hiệu bất thường. Bệnh sởi, rubella là hai bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm bởi số người mắc bệnh lớn, tỷ lệ tử vong cao cũng như để lại di chứng nặng nề cho người bệnh sau khi mắc. Từ cuối năm 2013 đến tháng 6/2014, tại Hà Nội đã có 1.677 ca mắc bệnh sởi và có 14 trường hợp tử vong. Cùng với đó, có nhiều trẻ em sinh ra bị dị tật bẩm sinh như điếc, đục thủy tinh thể... do bà mẹ bị nhiễm rubella trong thời kỳ mang thai. Do đó, việc phòng chống bệnh sởi - rubella là một trong những vấn đề cấp thiết mà ngành y tế Hà Nội đặt ra. Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho biết: “Để chuẩn bị cho đợt tiêm sởi - rubella với số đối tượng tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay, quy mô rộng và thời gian kéo dài, ngành y tế Hà Nội đã tham mưu cho UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch chi tiết, cụ thể triển khai đến UBND 30 quận, huyện và 584 xã phường, tập huấn cho tất cả mạng lưới cán bộ y tế từ thành phố đến xã phường để bảo đảm tiêm chủng an toàn, chất lượng, hiệu quả. Đồng thời tăng cường tuyên truyền đến người dân để biết thông tin và đưa con em mình đến tiêm”. Với đối tượng trẻ từ 1 - 5 tuổi, chính quyền cấp xã, phường huy động tổ dân phố và cộng tác viên đi rà soát đối tượng trẻ trong diện tiêm chủng. Trên cơ sở đó, nắm được lượng trẻ trong diện tiêm chủng, sẽ viết giấy mời gia đình đưa trẻ ra trạm y tế tiêm vào thời gian tiêm chủng. Đối với trẻ từ 6 - 14 tuổi, các cán bộ y tế sẽ xuống từng trường, cùng thầy cô tuyên truyền và phát phiếu điều tra thông tin về gia đình, trên cơ sở đó sẽ có sự sàng lọc các đối tượng trong diện tiêm chủng. Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ triển khai ba đợt tiêm chủng cho 1,5 triệu trẻ. Đợt 1 từ ngày 18 - 30/10, tất cả 584 xã phường, quận, huyện sẽ đồng loạt triển khai chiến dịch tiêm sởi - rubella cho trẻ từ 1 - 5 tuổi tại các trạm y tế. Để bảo đảm tiêm chủng an toàn hiệu quả, đối với đợt 1 sẽ chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 18 - 25/10/2014, thí điểm tiêm cho trẻ từ 1 - 5 tuổi tại 4 quận và 6 huyện đại diện cho tất cả các khu vực của thành phố Hà Nội, bao gồm quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hà Đông, huyện Thanh Trì, Đông Anh, Thường Tín, Phú Xuyên, Thạch Thất và Phúc Thọ. Giai đoạn 2 từ 27 - 31/10/2014 sẽ triển khai 20 quận, huyện còn lại. Đợt 2, sẽ tiêm cho trẻ từ 6 - 10 tuổi (học sinh tiểu học) vào tháng 12/2014 và đợt 3 tiêm cho trẻ từ 11 - 14 tuổi (học sinh THCS) vào cuối tháng 1/2015 tại các trường học. Cũng theo ông Cảm, số vắcxin dành cho chiến dịch này được bảo quản với trang thiết bị chuyên dụng đầy đủ và bảo đảm an toàn, hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng. “Còn đối với những phản ứng sau tiêm chủng, chúng tôi đã có quá trình khám sàng lọc kỹ lưỡng trước khi tiêm và theo dõi 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm và có hướng dẫn cho giáo viên, gia đình theo dõi các cháu trong vòng 24 - 48 giờ, nếu có bất kể dấu hiệu bất thường nào như sốt cao trên 39 độ, co giật, khó thở... thì liên hệ với cán bộ y tế để được tư vấn và hướng dẫn cách xử trí, bảo đảm an toàn cho các cháu”, ông Cảm cho biết. Để thực hiện chiến dịch này, Hà Nội đã huy động cán bộ y tế tại 584 xã phường và tất cả cán bộ tiêm chủng y tế từ thành phố xuống xã phường với khoảng 6.000 nhân viên để tham gia tiêm chủng.

 Thanh niên 

Theo dõi sức khỏe người về từ các nước vùng dịch Ebola trong 21 ngày

 Ngày 15.10 Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có công văn khẩn gửi chủ tịch UBND các tỉnh, TP đề nghị tăng cường phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola. Giám sát y tế cửa khẩu nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm xâm nhập - Ảnh: Ngọc Thắng Sở Y tế các địa phương cần thực hiện giám sát chặt chẽ người nhập cảnh từ các quốc gia vùng dịch châu Phi, cần theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe đối với những người nhập cảnh từ các nước vùng dịch bệnh do vi rút Ebola cư trú trên địa bàn tỉnh, TP trong vòng 21 ngày; trang bị đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân đối với nhân viên y tế; các đơn vị y tế cần sẵn sàng hành động đáp ứng với tình huống 2 (có ca bệnh Ebola xâm nhập). Theo WHO đến ngày 14.10 đã ghi nhận 8.471 trường hợp mắc, trong đó 4.076 tử vong do Ebola; 241/426 nhân viên y tế mắc bệnh đã tử vong.

 Báo điện tử Chính phủ

Mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế

Gửi ý kiến đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, cử tri một số địa phương phản ánh những bất cập trong việc khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế và đề nghị Bộ Y tế có các giải pháp cơ bản, hiệu quả hơn trong thực hiện cải cách y tế. Theo phản ánh của cử tri các địa phương An Giang, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Lâm Đồng, Long An, Ninh Thuận, Tiền Giang, Tây Ninh, Sóc Trăng… hiện nay, quyền lợi của người khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) chưa được bảo đảm. Người bệnh chỉ nhận được thuốc giá rẻ, giá thuốc BHYT cao hơn bên ngoài, cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) thiếu thuốc và phương tiện kỹ thuật; còn có sự phân biệt đối xử giữa người có BHYT với người khám theo hình thức dịch vụ, nhiều thủ tục gây khó khăn cho người bệnh… Đồng thời, mức chi trả của người sử dụng thẻ BHYT còn cao trong khi bị hạn chế chọn nơi KCB hoặc KCB vượt tuyến… Cử tri đề nghị Bộ Y tế cần có các giải pháp cơ bản và hiệu quả hơn trong thực hiện cải cách y tế, nhất là đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động KCB BHYT, cụ thể như: Tăng danh mục thuốc BHYT, tiến đến việc thực hiện BHYT theo loại bệnh điều trị, cải thiện thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ ngành y; quan tâm, định hướng nâng cấp chất lượng KCB cho các bệnh viện cấp huyện, khu vực và trạm y tế xã, phường.

Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời cử tri các địa phương như sau:

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở KCB thực hiện nhiều hoạt động nhằm cải cách thủ tục hành chính, cải cách quy trình KCB, giảm phiền hà cho người bệnh, giảm thời gian chờ đợi không cần thiết trong khám bệnh, như: Tổ chức quán triệt, triển khai các văn bản hướng dẫn về BHYT cho toàn thể cán bộ nhân viên của đơn vị. Thủ trưởng các đơn vị tổ chức rà soát thủ tục KCB BHYT, bố trí hệ thống đăng ký và nơi khám bệnh một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Cải tiến quy trình, thủ tục hành chính, bổ sung bảng chỉ dẫn các khoa phòng, bảng hướng dẫn thủ tục KCB, cung cấp thông tin về KCB BHYT. Đồng thời, tăng cường tin học hoá trong quản lý KCB BHYT; không phân biệt người bệnh tự trả viện phí và người bệnh BHYT. Công khai bảng giá viện phí theo quy định, công khai, minh bạch các khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả hay được quỹ BHYT thanh toán. Đặc biệt, sau khi Thông tư số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/2/2012 của liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 10/9/2012, giao trách nhiệm cụ thể cho Giám đốc Sở Y tế, giám đốc các bệnh viện trong việc nâng cao chất lượng KCB gắn với điều chỉnh giá viện phí. Đối với cán bộ y tế gây khó khăn với gia đình người bệnh, Bộ Y tế đã tái thiết lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của “Đường dây nóng Ngành Y tế” trực 24/24 giờ theo số điện thoại Tổng đài 19009095, đồng thời cũng yêu cầu các bệnh viện tái thiết lập “đường dây nóng bệnh viện” kèm số điện thoại của giám đốc đơn vị. Các số điện thoại đường dây nóng được dán tại nơi người bệnh dễ thấy và Bệnh viện phải phân công người thường trực 24/24 giờ. Theo quy định của Luật BHYT, người tham gia BHYT có quyền lựa chọn một cơ sở y tế để đăng ký KCB ban đầu và khi đi KCB đúng nơi đăng ký ban đầu sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT. Trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn, người bệnh vẫn được chuyển lên tuyến trên theo quy định về chuyên môn của Bộ Y tế, quy định về đăng ký KCB BHYT ban đầu và chuyển tuyến KCB tại Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế. Việc phân tuyến chuyên môn, kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh đã được Bộ Y tế quy định theo 4 cấp, dựa trên địa giới hành chính, phạm vi quản lý, khả năng chuyên môn và thực trạng về cơ sở vật chất. Việc đăng ký cơ sở KCB ban đầu và phải đến KCB tại cơ sở đăng ký (trừ trường hợp cấp cứu) là cần thiết và phù hợp vì sẽ giúp cho việc quản lý các đối tượng người bệnh tại mỗi cơ sở. Sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực của cơ sở y tế tuyến dưới, thuận lợi cho người bệnh. Duy trì tuyến điều trị, giảm chi phí không cần thiết và giảm tải cho các cơ sở KCB tuyến trên. Để bảo đảm quyền lợi của người bệnh trong trường hợp cấp cứu, tai nạn ngoài địa phương, Điều 28 Luật BHYT đã quy định: Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ quy định trước khi ra viện để được hưởng quyền lợi về BHYT. Ý kiến của cử tri đề nghị người tham gia BHYT được chuyển tuyến trực tiếp từ tuyến xã lên tuyến tỉnh và cho phép người có thẻ BHYT được KCB tại bất cứ cơ sở khám, chữa bệnh nào vẫn được thanh toán BHYT... là chưa phù hợp với quy định hiện hành của Luật BHYT, vừa gây khó khăn cho cơ quan quản lý vừa làm quá tải các bệnh viện tuyến trên, dẫn tới tình trạng lãng phí đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực cho tuyến dưới. Bộ Y tế tiếp thu ý kiến và trước mắt Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT đã sửa đổi quy định này như sau: Từ ngày 1/1/2016, người tham gia BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định của Luật. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám KCB không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương và có mức hưởng theo quy định của Luật. Hiện nay, Bộ Y tế đang tập trung triển khai các Đềán: Bác sĩ gia đình, bệnh viện vệ tinh, đồng thời chỉ đạo nâng cấp và bổ sung các trang thiết bị, nâng cao chất lượng KCB, chuyển giao các dịch vụ kỹ thuật cho đội ngũ y bác sĩ tuyến dưới, đểđáp ứng nhu cầu KCB, đảm bảo công bằng đối với người tham gia BHYT. Bộ Y tế cũng đang nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 10/2009/TT-BYT hướng dẫn đăng ký KCB BHYT và chuyển tuyến KCB BHYT. Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư phân tuyến kỹ thuật, trong đó có bổ sung việc chuyển vượt tuyến bệnh nhân nặng mà các dịch vụ của tuyến trên liền kề không đáp ứng được hoặc chuyển vượt tuyến đối với bệnh nhân mắc bệnh chuyên khoa mà bệnh viện tuyến trên liền kề không có khoa điều trị để đáp ứng nhu cầu KCB và bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT.

Sẽ bổ sung danh mục thuốc được Quỹ BHYT thanh toán

Về danh mục thuốc BHYT: Danh mục thuốc BHYT hiện đang sử dụng bao gồm 900 hoạt chất thuốc tân dược với 1.143 hợp chất, 57 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu (ban hành kèm theo thông tư số 31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011), 127 chế phẩm y học cổ truyền và 300 vị thuốc y học cổ truyền (ban hành kèm theo Thông tư số 12/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010). Có thể nói, Việt Nam là một trong số ít các nước trên thế giới có một danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng của người tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm cả các thuốc đặc trị, thuốc chi phí điều trị lớn như thuốc điều trị ung thư, chống thải ghép. Trong những năm qua, với mục tiêu mở rộng Danh mục thuốc, đáp ứng ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn nhu cầu sử dụng thuốc của người bệnh có thẻ BHYT, đặc biệt đối với người bệnh thuộc diện khó khăn, Danh mục thuốc đã liên tục được rà soát, sửa đổi, bổ sung (7 lần từ năm 2001 đến nay). Hiện tại, Bộ Y tế đang tiến hành rà soát, sửa đổi Danh mục thuốc tân dược và thuốc y học cổ truyền được Quỹ BHYT thanh toán theo hướng mở rộng số lượng thuốc được sử dụng cho các bệnh viện tuyến dưới, bổ sung các thuốc cần thiết cho nhu cầu điều trị kể cả các thuốc đắt tiền, đồng thời xem xét loại bỏ các thuốc có chi phí điều trị lớn mà hiệu quảđiều trị không rõ ràng nhằm xây dựng Danh mục thuốc phù hợp với thực tế, đáp ứng nhu cầu điều trị và khả năng chi trả của Quỹ BHYT. Về cơ sở vật chất cho phòng khám, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 về việc ban hành Hướng dẫn quy trình khám bệnh tại Khoa khám bệnh của Bệnh viện. Quyết định cũng chỉ rõ một trong các giải pháp nhằm cải tiến quy trình khám bệnh tại bệnh viện là cải tạo cơ sở hạ tầng khoa khám bệnh. Tổ chức nhiều điểm hướng dẫn người bệnh đến khám làm thủ tục và khám bệnh theo đúng quy trình. Bộ Y tế cũng chỉ đạo các đơn vị đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất của các cơ sở y tế sau khi đã thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 26/2/2012 của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính về ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở KCB của Nhà nước.

 VietnamPlus  

Công cuộc phòng chống HIV: Không còn thời gian để uổng phí

Báo cáo “Vận động để đảm bảo tài chính bền vững cho HIV/AIDS ở các quốc gia ASEAN” của bà Nafsiah Mboi - Chủ tịch Qũy toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, lao và sốt rét - cho thấy đầu tư trong nước của Việt Nam cho phòng chống HIV/AIDS chỉ đứng thứ 7 trong tổng số 10 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vớitỷ trọng 17% trong tổng kinh phí phòng chống HIV/AIDS. Theo bản báo cáo trên, đứng đầu là Singapore và Brunei với tỷ trọng đầu tư trong nước chiếm 100%, tiếp đến là Malaysia với 97%, Thái Lan với 85%, Philippinesvới 51%, Indonesia là 42% trong tổng kinh phí phòng chống HIV/AIDS. Trong khi đó, các yếu tố lây nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam đang biến đổi phức tạp, khó kiểm soát với việc xuất hiện các yếu tố lây nhiễm mới như ma túy tổng hợp, mại dâm nam, tình dục đồng giới nam… Vì vậy, theo các chuyên gia trong nước và quốc tế, Việt Nam cần có những chiến lược và giải pháp kịp thời. Tiến sỹ Kristan Schoultz, Giám đốc Quốc gia, UNAIDS Việt Nam (Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về AIDS) nhận định, Việt Nam đang ở vào một thời khắc cực kỳ quan trọng để tiếp tục đối đầu thành công với dịch HIV/AID. Nhiều thành tựu to lớn đã có được trong 25 năm phòng chống HIV/AIDS đang bị đe dọa nghiêm trọng do tình trạng thay đổi không ổn định xung quanh vấn đề tài chính. “Song, Việt Nam đặt quyết tâm đạt được mục tiêu toàn cầu về Kết thúc dịch AIDS vào 2030 thì hơn bao giờ, ngay lúc này chúng ta phải chuyển hướng!” Theo bà Kristan Schoultz, phân tích từ Khung đầu tư chiến lược tại Việt Nam đã cho thấy, trong thời gian vừa qua, mới chỉ có một phần nhỏ ngân sách dự phòng lây nhiễm HIV được phân bổ cho các chương trình dành cho những người tiêm chích ma túy, người bán dâm và nam quan hệ tình dục đồng giới - cho dù đây là những nhóm chiếm hơn một nửa tổng số các ca nhiễm mới. Vị Giám đốc Quốc gia UNAIDS Việt Nam chỉ rõ, khung đầu tư chiến lược cũng cho thấy độ bao phủ của các dịch vụ phòng chống HIV hiện nay chưa tương xứng với phân bố số các ca nhiễm. Ở một số vùng, số lượng người sống với HIV sẽ cao hơn và có nhu cầu nhiều hơn về các dịch vụ này, nhưng các dịch vụ vẫn chưa được cung cấp đủ. Trước thách thức Việt Nam bị thiếu nguồn kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS trầm trọng trong thời gian tới, bà Kristan Schoultz cho rằng điều quan trọng là Việt Nam cần hành động khẩn cấp để thay đổi tình trạng này, sử dụng những bằng chứng thực tiễn đã có để đưa ra các quyết định đầu tư mang tính chiến lược hơn, để thu được nhiều giá trị lớn hơn từ những đồng vốn bỏ ra đầu tư cho phòng chống HIV/AIDS. “Việc làm này cũng rất quan trọng, tương đương với việc tìm các phương án để gia tăng ngân sách trong nước nhằm đảm bảo duy trì ứng phó lâu dài phòng chống HIV/AIDS. Và thực sự đã đến lúc, chúng ta không còn thời gian để uổng phí,” vị Giám đốc Quốc gia UNAIDS Việt Nam cho hay. Ở một góc độ khác, ông Steve Kraus - Giám đốc UNAIDS Khu vực châu Á-Thái Bình Dương phân tích, nghiên cứu đã chỉ ra rằng dịch HIV/AIDS trong khu vực chỉ tập trung ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao, nhưng số liệu gần đây cho thấy chỉ có khoảng 8% tổng số chi tiêu cho phòng chống AIDS là dành cho dự phòng lây nhiễm HIV trong các nhóm hành vi nguy cơ cao. “Chúng ta không đầu tư một cách có chiến lược, chúng ta không tối đa hóa hiệu quả của đồng tiền ít ỏi chúng ta đang có. Chúng ta phải tính toán chiến lược hơn để thu được kết quả từ những đồng vốn bỏ ra này,” ông Steve Kraus nhấn mạnh. Ông Steve Kraus cho rằng các nước ASEAN có thể coi thời khắc phải thắt lưng buộc bụng này là một cơ hội, tạo ra nhiều biện pháp hiệu quả hơn nữa cho các chi phí đã bỏ ra việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Lồng ghép các dịch vụ phòng chống HIV vào các dịch vụ chăm sóc bà mẹ-trẻ em, dịch vụ phòng chống lao và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác có thẻ giúp chúng ta hoàn thành được mục tiêu đề ra Trong hội thảo mang tên “Tài chính bền vững cho phòng chống HIV/AIDS tại các nước ASEAN trong Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 12 vừa diễn ra trong tháng Chín tại Hà Nội, tham luận đầu tư chiến lược nhằm kết thúc đại dịch AIDS tại Thái Lan được rất nhiều nước đánh giá cao và học hỏi. Tại buổi hội thảo, đại diện Trung tâm Quản lý AIDS quốc gia của Bộ Y tế Thái Lan đã đưa ra các phương pháp phân tích logic về việc đầu tư hiệu quả và khung đầu tư chiến lược của Thái Lan để kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030. Thái Lan hạn chế các nguồn lực cho dự phòng và phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn lực bên ngoài, đặc biệt tiến hành các can thiệp cho nhóm dễ bị tổn thương. Theo đó, Thái Lan tập trung vào các biện pháp đầu tư chủ yếu gồm: gia tăng tư vấn xét nghiệm HIV để đạt được diện bao phủ 90% ở các nhóm có hành vi nguy cơ cao. Đó là các nhóm như quan hệ đồng tính nam, mại dâm, tiêm chích ma túy. Tiếp theo đó là chiến lược điều trị ARV sớm cho tất cả người nhiễm HIV và kế tiếp là việc duy trì bệnh nhân điều trị và tuân thủ điều trị. Đặc biệt, Thái Lan đang thực hiện chiến lược chuyển đổi từ khống chế bệnh dịch sang kết thúc dịch AIDS bằng cách vận động để tất cả mọi người đều được khuyến khích biết về tình trạng HIV, bình thường hóa HIV như các vấn đề khác đồng thời tạo môi trường chính sách và các cơ chế thuận lợi tăng cường thông tin chiến lược và quản lý. Nói về kế hoạch đầu tư chiến lược, ông Prasada Rao - Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên Hợp quốc về phòng chống AIDS tại châu Á-Thái Bình Dương nhận định các nước ASEAN và Việt Nam cần có kế hoạch về chuyển đổi tài chính chi tiêu. Theo ông Prasada Rao, đối với trường hợp các nước thu nhập thấp, con đường đi tới sẽ là tăng cường sử dụng các nguồn lực của quốc gia, các nước có thể xây dựng “kế hoạch chuyển đổi tài chính chi tiêu.” Để cuộc chiến phòng chống HIV của các nước thành công, các nguồn lực phải hướng trực tiếp tới các cộng đồng – nơi con virus này đang hoành hành – chứ không phải rải ra toàn quốc. Ông Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS cho biết, sau năm 2015 có thể không còn chương trình mục tiêu quốc gia riêng cho phòng, chống HIV/AIDS, nhưng Nhà nước cần có cơ chế tài chính mới để tiếp tục đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS, như thông qua chi thường xuyên hoặc các hình thức đầu tư phù hợp khác. Hiện nay, Bộ Y tế đang xây dựng hai đề án trình trình Thủ tướng Chính phủ xem xét để đảm bảo điều trị ARV cho người nhiễm HIV và đảm bảo thuốc Methadone trong điều trị cho những người nghiện các chất dạng thuốc phiện. Đặc biệt, để bớt gánh nặng chi trả cho bệnh nhân HIV thì bảo hiểm y tế trong thời gian tới sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong phòng, chống HIV/AIDS, nhất là trong chi trả các chi phí điều trị ARV, điều trị nhiễm trùng cơ hội và các xét nghiệm liên quan đến HIV/AIDS…; huy động sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước cho phòng, chống HIV/AIDS…Ông Long cũng cho hay, Bộ Y tế cũng đang tiếp tục kêu gọi các nguồn lực từ các nhà tài trợ quốc tế; thuyết phục các nhà tài trợ để kéo dài thêm thời gian tài trợ cho Việt Nam đến khi ngân sách trong nước đảm bảo cho phòng, chống HIV/AIDS. Bên cạnh các nhà tài trợ hiện đang hỗ trợ, tiếp tục vận động thêm các nhà tài trợ mới như ASEAN và các đối tác như APEC... Theo đại diện của Bộ Y tế, bên cạnh huy động các nguồn lực cần phải sử dụng các nguồn tài chính hiện có một cách hiệu quả nhất bằng cách tập trung nguồn lực vào các địa bàn trọng điểm về HIV/AIDS để tăng hiệu quả hoạt động./.

 Bình Dương: Gần 100 công nhân cấp cứu trong tình trạng co cứng

Các nữ công nhân nằm cấp cứu tại Phòng khám đa khoa Hưởng Phúc, thị xã Thuận An. (Ảnh: Dương Chí Tưởng/Vietnam+) Liên tiếp trong ba ngày từ 15 đến 17/10, nhiều công nhân Công ty Kỳ Phong (chuyên sản xuất túi xách, vali) có trụ sở ở Khu công nghiệp Việt Hương, thị xã Thuận An (Bình Dương) có triệu chứng khó thở, tụt canxi, tay chân co cứng cơ… Tình trạng trên khiến gần 100 công nhân phải vào bệnh viện cấp cứu. Một công nhân cho biết, lúc đầu nghi là do ngộ độc thức ăn, tuy nhiên tại nhà máy của Công ty Kỳ Phong có ba xưởng sản xuất, các công nhân cùng ăn suất ăn như nhau nhưng chỉ có công nhân ở xưởng 2 là có hiện tượng khó thở. Một số công nhân cho biết thêm tại các xưởng làm việc của Công ty Kỳ Phong khá nóng, nhất là khu xưởng 2 rất nóng nực và có mùi rất khó chịu nhưng chỗ thông gió lại ít. Phòng khám đa khoa Hưởng Phúc (phường Thuận Giao, thị xã Thuận An) 3 ngày qua đã tiếp nhận 62 công nhân đến khám. Một số công nhân khác đã được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Hoàn Hảo để điều trị. Bác sỹ Nguyễn Hữu Dư, phụ trách Khoa khám bệnh (Phòng khám Hưởng Phúc) cho biết phần lớn các công nhân nhập viện trong tình trạng khó thở, thở nhanh, co cứng cơ tay chân và chảy máu mũi. Những triệu chứng trên không liên quan đến đường tiêu hóa, do đó đây không phải là một vụ ngộ độc thực phẩm. Qua khám lâm sàng, chẩn đoán ban đầu từ các triệu chứng như khó thở, co cứng cơ, chảy máu mũi thì có khả năng công nhân bị ngộ độc khí hay một loại gì khác nhưng chưa xác định rõ nguyên nhân. Có những công nhân đã khỏe lại, được xuất viện nhưng đến ngày hôm sau thì lại tái phát triệu chứng tương tự nên buộc phải nhập viện trở lại. Hiện các công nhân bị nặng phải thở ôxy truyền đường và xử lý hạ canxi bằng cung cấp canxi qua đường chích và cho uống thuốc giải độc... Đến 17 giờ ngày 17/10, phần lớn số công nhân đã khỏe lại và ra viện, hiện còn gần 10 công nhân nằm điều trị tại Phòng khám Hưởng Phúc và Bệnh viện đa khoa Hoàn Hảo. Nhận được tin hàng loạt công nhân nhập viện, chiều 17/10, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương đã kiểm tra bếp ăn tập thể tại Công ty Kỳ Phong. Công ty Kỳ Phong thuê một đơn vị bên ngoài cung cấp suất ăn công nghiệp. Khu vực ăn của công nhân nước đọng thành vũng, rác bừa bãi mất vệ sinh. Nhà ăn chỉ che chắn sơ sài. Đoàn công tác của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã lập biên bản về điều kiện mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn tập thể của Công ty Kỳ Phong. Bà Lê Thị Kim Loan, Phó trưởng phòng quản lý ngộ độc - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương cho biết, xác minh ban đầu, các công nhân nhập viện không liên quan đến bữa ăn hay đường tiêu hóa. Kết quả kiểm tra xét nghiệm cho thấy phần lớn các ca bệnh nhận nhập viện là do khó thở, bị hạ đường huyết, tụt canxi… Hiện vụ việc tiếp tục được điều tra làm rõ./.

 

Thêm nhiều trường hợp nghi nhiễm Ebola ở Tây Ban Nha

Ngày 16/10, Tây Ban Nha có tới 4 bệnh nhân nhập viện với những triệu chứng nghi nhiễm Ebola. Ca đầu tiên được đưa tới bệnh viện Carlos III ở thủ đô Madrid, nơi nữ y tá Teresa Romero đang được điều trị Ebola, là một hành khách quốc tịch Nigeria, tới Madrid trên một chuyến bay từ Paris (Pháp), có biểu hiện sốt, đau đầu, lạnh và toát mồ hôi. Các hành khách và phi hành đoàn cùng chuyến bay (gồm 163 người) đã được phép rời máy bay sau khi để lại thông tin chi tiết và được hướng dẫn liên lạc với bệnh viện trong trường hợp bị sốt. Hai trường hợp khác cũng được đưa tới bệnh viện Carlos III với các triệu chứng nghi nhiễm Ebola. Một trong số đó là bệnh nhân được vận chuyển trên chiếc xe cứu thương đã chở nữ y tá Romero trước đó. Chiếc xe trên đã không được trang bị đặc biệt để tránh sự lây lan của virus nguy hiểm này, thậm chí trong khoảng 12 giờ sau đó đã có thêm 7 người khác được vận chuyển trên xe khi xe chưa được khử trùng. Người còn lại là một nhà truyền giáo làm việc cùng tổ chức "San Juan de Dios" với nhà truyền giáo Tây Ban Nha Manuel Garcia Viejo, đã qua đời hồi tháng Chín vì Ebola. Nhà truyền giáo này trở về từ Liberia hôm 14/10 và được đưa tới bệnh viện Carlos III khi có triệu chứng sốt. Trường hợp thứ tư trở về từ Sierra Leone 8 ngày trước đã được đưa tới bệnh viện ở Tenerife trong diện cách ly đặc biệt khi có biểu hiện sốt. Trong khi đó, các bác sĩ cho biết tình hình nữ y tá Romero đang có những tiến triển khả quan sau 17 ngày điều trị. Lượng virus trong cơ thể cô giảm dần, các cơ quan nội tạng có dấu hiệu hồi phục, hệ miễn dịch hoạt động mạnh hơn./.

 

Công an nhân dân

Phát hiện nhiều doanh nghiệp nhập lậu thiết bị y tế cũ

Theo quy định, các trang thiết bị y tế nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam phải mới 100%. Đây là vấn đề rất quan trọng vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe, sinh mạng của con người. Thế nhưng thời gian gần đây, một số doanh nghiệp đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để nhập lậu thiết bi y tế cũ về Việt Nam. Ngày 17/10, cơ quan CSĐT, Bộ Công an cho biết, đến thời điểm này, đã phát hiện 4 công ty nhập khẩu kiểu trên gồm 2 vụ xảy ra tại Công ty TNHH TM&KD Thiết bị y tế Bảo Trân; Công ty TNHH Y tế Nam Việt; Công ty TNHH Nam Việt DBB; trong đó đã k[ỉ tố bị can đối với các đối tượng phạm tội trong 2 vụ xảy ra tại Công ty A.N.N.A và Công ty Bảo Trân…

 

Pháp luật

Công khai thông tin bệnh nhân nằm viện

Đó là đề nghị của Sở Y tế TP.HCM đối với các bệnh viện trực thuộc trên địa bàn TP mới đây.  Theo Sở Y tế TP.HCM, các bệnh viện cần xây dựng và hoàn thiện trang thông tin điện tử của bệnh viện, trong đó tăng cường công khai thông tin về hoạt động khám, chữa bệnh tại khoa khám bệnh như ngày giờ khám của từng chuyên khoa, giá viện phí... Đặc biệt, khuyến khích bệnh viện triển khai ứng dụng công nghệ thông tin giúp người bệnh có thể tra cứu thông tin về người thân đang nằm viện. Theo TS-BS Thượng, ứng dụng công nghệ thông tin là một công cụ không thể thiếu trong hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện nhằm cải tiến quy trình và thủ tục khám, chữa bệnh, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, đặc biệt tại khoa khám bệnh…

Bình Dương: Hàng trăm công nhân nhập viện nghi hít khí độc

Chiều 17-10, Chi cục ATVSTP tỉnh Bình Dương kiểm tra đột xuất tại Công ty May Kỳ Phong (chuyên may túi xách, tại phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, Bình Dương) vì hàng chục công nhân liên tục nhập viện khi đang làm việc. Tại phòng khám Hưởng Phúc, bác sĩ cho biết phòng khám này đã tiếp nhận, điều trị cho 62 công nhân của Công ty Kỳ Phong bị ngộ độc. Ngoài phòng khám Hưởng Phúc, nhiều công nhân khác còn được chuyển đến phòng khám Hoàn Hảo (Thuận An). Theo bác sĩ của phòng khám Hưởng Phúc, các công nhân nghi bị ngộ độc khí. Ngoài triệu chứng khó thở, một số công nhân còn bị chảy máu cam. Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết Sở sẽ cử đơn vị chuyên môn đến Công ty Kỳ Phong làm rõ vụ ngộ độc này.

Tuổi trẻ

VN tập huấn phác đồ điều trị Ebola ở cả ba miền

Trong hai tháng qua, có 270 người từ các nước vùng dịch Tây Phi nhập cảnh VN, chủ yếu qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất. Chiều 17-10, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp với Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan để rà soát các phương án chống dịch xâm nhập vào VN. Công tác phòng chống dịch Ebola tại VN trở lại tích cực hơn so với thời gian một tháng vừa qua trước những diễn biến xấu trên thế giới.  Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong hai tháng qua đã có 270 người từ các nước vùng dịch Tây Phi nhập cảnh VN, chủ yếu trong đó là từ Nigeria nhập cảnh VN qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất. Các quốc gia có dịch ở châu Phi còn lại như Sierra Leone, Liberia, Congo, Guinea và Senegal hầu như không có công dân đến VN, theo Cục Y tế dự phòng, một phần là VN ít có quan hệ thương mại, kinh doanh và người lao động làm việc với các nước này. Hiện tại khai tờ khai sức khỏe và theo dõi thân nhiệt hành khách nhập cảnh là phương pháp giám sát phát hiện bệnh Ebola chính. Tuy nhiên Cục Y tế dự phòng cho biết trong các vụ dịch truyền nhiễm trước, cơ sở y tế thường là nơi phát hiện bệnh nhân đầu tiên. Theo ông Trần Đắc Phu - cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã triển khai tập huấn phác đồ chẩn đoán, phòng và điều trị Ebola ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam cho cán bộ y tế. Riêng khách nhập cảnh VN từ các nước vùng dịch châu Phi qua đường bộ thì các cửa khẩu lớn như Hữu Nghị (Lạng Sơn) đều đã có máy đo thân nhiệt từ xa để phát hiện, cách ly hành khách nếu có trường hợp nghi vấn. Ông Phu cũng cho biết hiện tất cả bệnh viện được giao nhiệm vụ điều trị bệnh nhân Ebola đều đã được cung cấp đủ phương tiện phòng hộ cho cán bộ y tế.

Báo động nguy cơ Ebola cho 800 hành khách

Ngày 17-10, hãng hàng không Mỹ Frontier Airlines đã báo động cho 800 hành khách từng đi chiếc máy bay chở nữ y tá bị nhiễm vi rút Ebola để cảnh báo nguy cơ lây nhiễm. Theo CNN, bác sĩ Chris Braden thuộc Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) thừa nhận nữ y tá Amber Vinson thuộc bệnh viện Texas Health Presbyterian có thể đã phát các triệu chứng bệnh Ebola từ ngày 10 hoặc 11-10. Cô Vinson đáp máy bay từ Cleveland (Ohio) đi Texas ngày 13-10. Do đó, có khả năng cô Vinson sẽ làm lây lan vi rút Ebola trên máy bay. Sau chuyến bay hôm 13-10, chiếc máy bay của hãng Frontier Airlines từng chở cô Vinson còn bay thêm năm chuyến nữa trước khi ngừng bay và được tẩy trùng. Do đó, CDC cho biết cần phải thông báo về trường hợp của cô Vinson cho 800 hành khách đã có mặt trên những chuyến bay này. Dù vậy, CDC cũng khẳng định nguy cơ lây nhiễm vi rút trên máy bay là thấp bởi cô Vinson không nôn mửa hay chảy máu khi bay. Frontier Airlines đã gửi thông báo khẩn cấp tới 800 hành khách. Hãng hàng không này cũng đã cách ly sáu nhân viên hàng không trên chuyến bay của cô Vinson trong 21 ngày. Ngoài ra, CDC cũng cách ly 12 người từng tiếp xúc với cô Vinson ở Cleveland. Cũng trong hôm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ một nhân viên y tế khác của bệnh viện Texas Health Presbyterian, từng tiếp xúc với bệnh nhân Ebola, hiện đang đi nghỉ dưỡng trên một du thuyền ở nước ngoài. Nhân viên này đã tự cách ly bản thân trong cabin. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đang tìm cách đưa du thuyền này tới Mỹ để theo dõi tình hình. Theo CDC, tình trạng của y tá Vinson đang ổn định dù cô bị sốt. Nữ y tá Nina Phạm vẫn đang phục hồi tốt và hiện đang được chữa trị ở Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) tại Atlanta. Hiện vi rút Ebola đã sát hại 4.500 người, chủ yếu ở Tây Phi.

Tổ quốc

Bộ VHTTDL khuyến cáo tăng cường phòng chống dịch Ebola

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Công văn khẩn số 3691/BC-BVHTTDLyêu cầu các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành, Hiệp hội du lịch và các doanh nghiệp du lịch trên toàn quốc tăng cường các hoạt động phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola.Theo thông tin từ Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola tiếp tục diễn biến gia tăng. Tính đến ngày 14/10/2014 ghi nhận 8.471 trường hợp mắc, trong đó 4.076 tử vong, đặc biệt đã ghi nhận 426 nhân viên y tế mắc, trong đó 241 người tử vong. Trong 3 tuần qua số mắc mới và tử vong tăng gần gấp đôi so với trước đó. Hiện đã có sự lan truyền tại các quốc gia ngoài khu vực Châu Phi. Ngày 15/10/2014 Bộ Y tế đã có công văn khẩn số 7218/BYT-DP gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành yêu cầu tăng cường các hoạt động phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola. Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, nhằm tích cực ngăn ngừa việc lây nhiễm vi rút Ebola qua đường du lịch, đảm bảo sức khỏe của khách du lịch và cộng động, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành, Hiệp hội du lịch và các doanh nghiệp du lịch trên toàn quốc tăng cường các hoạt động phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh Ebola theo tinh thần Công điện số 1392/CĐ-TTg ngày 09/8/2014 của Thủ tướng P, Công điện số 2682/CĐ-BVHTTDL ngày 11/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Kế hoạch số 2692/KH-BVHTTDL ngày 12/8/2014 về phòng, chống bệnh do vi rút Ebola trong ngành Du lịch. Bộ yêu cầu Sở VHTTDL các tỉnh/thành tăng cường phối hợp với Sở Y tế, Sở Công an và đơn vị có liên quan tham gia công tác giám sát và theo dõi tình hình sức khỏe đối với khách du lịch nhập cảnh lưu trú tại các khách sạn, cơ sở lưu trú trên địa bàn trong thời gian 21 ngày tính từ ngày rời các nước vùng dịch theo quy định. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tuyệt đối không tổ chức đưa, đón khách du lịch đến từ các khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Ebola theo khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế. Đối với các trường hợp phát hiện khách du lịch đến từ các nước vùng dịch, doanh nghiệp cần thông báo ngay cho các cơ quan y tế địa phương và các cơ quan chức năng trên địa bàn để kịp thời có biện pháp theo dõi tình hình sức khỏe của khách du lịch trong vòng 21 ngày theo quy định của Bộ Y tế. Các đơn vị cần tăng cường nhận thức của cán bộ, nhân viên đối với dịch bệnh Ebola, có biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân, bổ sung các trang bị phòng hộ cá nhân đối với cán bộ nhân viên tiếp xúc với khách du lịch đến từ vùng dịch (nếu có). Các cơ sở lưu trú cần có kế hoạch thành lập khu vực cách ly trong trường hợp cần thiết để theo dõi khách du lịch đến từ vùng dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan y tế. Công văn cũng nêu cầu các đơn vị tăng cường công tác truyền thông trong toàn ngành Du lịch về tình hình dịch bệnh Ebola và có báo cáo cụ thể về (qua Tổng cục Du lịch) nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường về dịch bệnh liên quan đến khách du lịch để có những giải pháp kịp thời đảm bảo sức khỏe, an toàn cho du khách và người lao động./.

Phụ nữ

Chịu đau suốt thai kỳ để giữ tính mạng cho con

BVĐK TP. Cần Thơ và BV Phụ sản TP. Cần Thơ vừa phối hợp điều trị thành công một ca bệnh hiếm gặp. Bệnh nhân là chị Nguyễn Thị Bé B., sinh năm 1989, cư ngụ P.An Hòa, Q.Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, vừa mang thai, vừa mang khối u lớn đến 3kg trong bụng. Chị B. mang thai 15 tuần thì bị đau bụng, không ăn uống được đã đến một BV ở TP. Cần Thơ thăm khám. Tại đây, các bác sĩ phát hiện chị có một khối u đang bị hoại tử, tuy nhiên không ảnh hưởng đến bào thai. Vợ chồng chị quyết định tiếp tục giữ thai và tiến hành phẫu thuật nội soi cắt khối u. Tuy nhiên, không lâu sau, khối u tái phát, gia đình đưa chị lên BV ở TP.HCM khám và làm tiểu phẫu áp xe vết thương. Xuất viện, chị B. thường xuyên đau bụng, nơi vết thương sưng tấy, ra mủ và đau nhức. Mặc dù bị khối u hành hạ, không ăn ngủ được nhưng chị B. vẫn cố giữ bào thai đến tuần thứ 34. Ngày 28/9, tại BV Phụ sản TP. Cần Thơ, chị được chỉ định chấm dứt thai kỳ và một bé gái nặng 2,3kg ra đời, sức khỏe tốt. Ngày 6/10, chị B. được chuyển từ BV Phụ sản TP. Cần Thơ sang BVĐK Cần Thơ. Kết quả chẩn đoán lâm sàng cho thấy chị bị một khối u hạ vị to đang hoại tử, xâm lấn thành bụng trái, lòi ra ngoài khỏi thành bụng. Ngày 13/10 chị được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u. Trong quá trình phẫu thuật, kíp mổ phát hiện chị có khối u mạc treo ruột khoảng 3kg, xâm lấn đại tràng, ruột non, thành bụng trái và tử cung. Hiện sức khỏe chị B. đã ổn định, cháu bé phát triển tốt.

Bóng đen Ebola bao phủ Texas

Thêm một nữ y tá của Bệnh viện (BV) Cơ đốc Texas được xác nhận là bệnh nhân (BN) thứ hai bị lây nhiễm Ebola trên đất Mỹ. Những thông tin tiêu cực về dịch Ebola dồn dập đổ về Texas đang gây hoang mang cho người dân Mỹ và cả thế giới. Thị trường tài chính Mỹ ngay lập tức có phản ứng từ tâm lý bi quan của các nhà đầu tư. Hàng loạt chỉ số chứng khoán chính của Mỹ như Dow Jones, Standard&Poor’s 500 và Nasdaq Composite sụt giảm. Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hủy hàng loạt chuyến thăm các bang nhằm gây quỹ cho đảng Dân chủ, để họp bàn với các cơ quan chức năng nhằm đối phó với dịch bệnh. Nữ y tá thứ hai nhiễm Ebola được xác nhận là Amber Vinson, 29 tuổi. Điều đáng lo ngại là trước khi được xác nhận nhiễm Ebola một ngày, Amber đã có mặt trên chuyến bay của hãng hàng không Frontier Airlines, bay từ thành phố Cleveland, bang Ohio, đến thành phố Dallas của bang Texas. Nhiều khả năng cô bị lây nhiễm Ebola từ Thomas Eric Duncan, người đầu tiên chết vì Ebola ở Mỹ sau khi lây virus này từ Liberia. Cô và đồng nghiệp của mình là nữ y tá gốc Việt Nina Phạm đã trực tiếp chăm sóc Duncan. Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) Tom Frieden nói: “Lẽ ra cô Amber Vinson không nên rời Dallas và cũng không nên có mặt trên chuyến bay sau đó trở về nơi này. Điều này vô cùng nguy hiểm vì cô đã tiếp xúc với BN nhiễm Ebola cách đó không lâu. Hơn nữa, đồng nghiệp cô là Nina Phạm đã được xét nghiệm dương tính với Ebola trước đó. Không ai ngăn cô ấy lại, dường như mọi người còn quá chủ quan”. Trước khi đón chuyến bay về Dallas, chính Amber đã chủ động gọi cho CDC để báo rằng mình đang sốt nhẹ, nhưng nhân viên tiếp điện thoại đã không yêu cầu cô hoãn chuyến bay. Theo thông báo từ nhân viên sân bay thì họ đã chấp hành khuyến cáo của CDC là lưu ý các đối tượng hành khách từ Tây Phi có nhiệt độ từ 380C trở lên, cao hơn nhiệt độ của Amber ở sân bay khi ấy (37,50C). Đây là lý do họ đã để lọt Amber. Ông Tom Frieden cho biết, nhân viên CDC đang cố gắng liên lạc với 132 hành khách có mặt cùng Amber trên chuyến bay đến Dallas để theo dõi tình trạng sức khỏe của họ. Khả năng những người này nhiễm Ebola là rất thấp, nhưng việc kiểm tra vẫn phải được tiến hành. Ông Tom Frieden còn cho biết, không chỉ những hành khách này, mà còn phải theo dõi sức khỏe của những người đã tiếp xúc với Amber sau thời gian cô chăm sóc Duncan và cả những người có mặt cùng cô trên chuyến bay ngày 10/10 từ Dallas đi Cleveland. Trường hợp của hai nữ y tá Nina Phạm và Amber đã khiến giới chuyên môn và dư luận đặt câu hỏi về khả năng ứng phó với dịch bệnh Ebola của BV Cơ đốc Texas. Lẽ ra BN Duncan phải được chuyển đến những BV lớn hơn, có điều kiện trang thiết bị tốt hơn để chữa trị. Tuy nhiên, bác sĩ David Weber, chuyên gia nghiên cứu dịch bệnh tại BV Bắc Carolina lập luận: “Nếu BN Duncan được chuyển đến BV tốt hơn thì cũng chỉ có thể hạn chế tối đa rủi ro đối với nhân viên y tế, không thể nói có thể hạn chế được hoàn toàn nguy cơ lây bệnh”. WHO tuyên bố dịch Ebola đang ở tình trạng không kiểm soát được, với 4.447 người chết trong tổng số 8.914 ca lây nhiễm. Điều được ưu tiên hiện nay của ngành y tế thế giới là tìm ra vaccine phòng ngừa Ebola. Giáo sư Erica Ollmann Saphire, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở California (Mỹ), đã phát động một chiến dịch, kêu gọi các nhà khoa học chung tay nghiên cứu các biện pháp đối phó với Ebola, thông qua trang mạng https://www.crowdrise.com/CUREEBOLA để cập nhật những thông tin chuyên môn của căn bệnh này. Đây cũng là nơi nhận quyên góp từ bất cứ ai muốn góp phần trong nỗ lực đẩy lùi dịch Ebola. Trong khi đó, nhà sáng lập mạng xã hội Facebook Mark Zuckerberg và vợ là Priscilla Chan tuyên bố hiến 25 triệu USD cho quỹ CDC để ngăn dịch bệnh Ebola. Mới đây, Bộ trưởng Y tế Liên bang Nga Veronika Skvortsova cho biết có thể đưa vào sử dụng ba loại vaccine phòng Ebola sớm nhất trong sáu tháng tới.

Khám phá

Giám đốc BV chửi bới PV: Vì sợ mất hình ảnh đẹp

Ông Nguyễn Hạnh Chung, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh cho biết lý do Giám đốc Bệnh viện Lương Tài chửi bới phóng viên vì “muốn hình ảnh bệnh viện đẹp”. Trao đổi với phóng viên sáng 17/10, ông Nguyễn Hạnh Chung, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh cho biết, tối 14/10, hơn 300 công nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn tại bếp tập thể của Công ty TNHH MTV DHA đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.  Sau đó những bệnh nhân này được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Lương Tài.   Từ sáng sớm ngày 15/10, Giám đốc Bệnh viện Lương Tài - ông Phạm Văn Phan - tham gia cấp cứu bệnh nhân ngộ độc. Trưa cùng ngày, ông Phan tiếp khách, trong bữa cơm ông có uống một chén rượu. Ngay sau đó, khi trở lại bệnh viện, thấy một số phóng viên đang quay phim cảnh bệnh nhân nằm la liệt dưới sàn nhà, hành lang, bịt lối đi... ông Phan lên tiếng đề nghị phóng viên không quay cảnh này với lý do xấu hình ảnh bệnh viện. Hơn nữa, người dân nhìn thấy những hình ảnh không đẹp này sẽ hoang mang. hai bên lời qua tiếng lại, ông Phan nổi nóng và có hành động cản trở phóng viên tác nghiệp, đe dọa hành hung, xúc phạm với thái độ, cử trỉ, hành vi, phát ngôn phản cảm, thiếu văn hóa. Hành vi của ông Phạm Văn Phan diễn ra trước sự chứng kiến của nhiều bệnh nhân, người nhà và cán bộ nhân viên y tế. Trong lúc đó, ông Phan có biểu hiện say rượu. Giám đốc Sở Y tế cho rằng, hành động của ông Phạm Văn Phan đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp, tác phong của người cán bộ nhất là với cương vị và trách nhiệm của người đứng đầu trong hoàn cảnh cần tập trung điều trị cho bệnh nhân. Ông Chung nói: " Lý do ông Phan nổi nóng bởi muốn giữ hình ảnh đẹp của bệnh viện". Ông Chung cũng cho biết, hành động này là chuyện buồn của ngành y tế tỉnh. Bản thân ông Chung là người đứng đầu Sở cũng đáng tiếc khi xảy ra sự việc này. Giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh cho biết thêm, tỉnh đã có quyết định đình chỉ 15 ngày đối với ông Phạm Văn Phan để xem xét, xử lý kỷ luật. Trong thời gian này, ông Nguyễn Đình Tâm, Phó Giám đốc Sở Y tế sẽ phụ trách các công việc thay ông Phan. Hiện tại, Sở Y tế Bắc Ninh đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc kiểm điểm, đề xuất hình thức kỷ luật nghiêm minh đối với Giám đốc Bệnh viện Lương Tài. Theo lời của Giám đốc Sở Y tế, trước khi làm bác sĩ, ông Phan từng tham gia chiến đấu trong quân đội. Hiện ông là thương binh hạng ¾. Ông Phan có chuyên môn tốt, tính tình thẳng thắn, cương trực. Giám đốc Sở cũng cho biết, tối ngày 16/10, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh đã có báo cáo gửi Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thực hiện ý kiến của Bộ trưởng về sự việc cản trở phóng viên tác nghiệp. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu Sở Y tế Bắc Ninh tạm đình chỉ công tác đối với Giám đốc BVĐK Lương Tài. Bộ trưởng đề nghị cử Phó giám đốc BV thay thế điều hành, chỉ đạo cấp cứu và điều trị kịp thời cho các bệnh nhân.

Vietnamnet

Ebola tiếp tục tăng mạnh, hơn 4.500 người đã chết

Số người chết vì Ebola đang tiếp tục tăng mạnh, lên con số 4.542 người chết. Tại 3 nước Tây Phi: Guinea, Liberia, Sierra Leone 21 ngày qua số mắc và tử vong tăng gấp đôi so với trước đó. Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số mắc và tử vong do Ebola được ghi nhận tại 6 quốc gia châu Phi, xác định 3 trường hợp Ebola tại Mỹ và 1 trường hợp xác định Ebola tại Tây Ban Nha. Tích lũy từ tháng 12/2013 đến ngày 16/10/2014, thế giới đã ghi nhận 9.066 trường hợp mắc, trong đó 4.542 trường hợp tử vong. Báo cáo đã ghi nhận 435 trường hợp là cán bộ y tế mắc bệnh, trong đó có 244 trường hợp tử vong. Dịch bệnh do vi rút Ebola đã lây lan tới các quốc gia ngoài châu Phi là Mỹ và Tây Ban Nha. Về trường hợp nhân viên y tế thứ 2 nhiễm Ebola tại Mỹ, WHO cho biết nhân viên y tế này đã được xét nghiệm xác định dương tính với vi rút Ebola. Nhân viên này là người đã chăm sóc cho bệnh nhân từ châu Phi tới Mỹ phát bệnh do vi rút Ebola và tử vong ngày 08/10/2014 vừa qua. Vi rút Ebola lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết cơ thể người bệnh hoặc tiếp xúc với đồ vật bị đã nhiễm trước đó như kim tiêm, vật dụng của người bệnh. Bệnh không lây truyền trước khi triệu chứng sốt khởi phát. 

Ngày 24/10/2014
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích