Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 19/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 1 9 7 3 0 8
Số người đang truy cập
2 0 6
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ các báo ngày 2/10 và 3/10 năm 2014

Lao động

Xây dựng qui trình xét nghiệm Ebola tại VN

Tính từ ngày 11.8 đến nay, Việt Nam đã và đang thực hiện giám sát đối với 242 hành khách trở về từ Châu Phi, chủ yếu là 4 nước đang có dịch (Guinea, Liberia, Sierra Leone, Nigeria). Sáng 1.10, tại hội thảo truyền thông phòng chống dịch bệnh Ebola, Cục YTDP cho biết, trong các biện pháp phòng chống virus Ebola, Bộ đang triển khai xây dựng quy trình xét nghiệm virus Ebola tại Việt Nam. Trước tình hình dịch bệnh do virus Ebola diễn biến phức tạp tại Châu Phi, nguy cơ xâm nhập vào nước ta là hoàn toàn có thể. Do nước ta còn khá nhiều công dân đang công tác và làm việc tại các nước Châu Phi, kể cả các nước đang có dịch bệnh do virus Ebola, hành khách đi từ các nước có dịch nhập cảnh vào nước ta cũng khá đông. Cụ thể, tính từ ngày 11.8 đến nay, Việt Nam đã và đang thực hiện giám sát đối với 242 hành khách trở về từ Châu Phi, chủ yếu là 4 nước đang có dịch (Guinea, Liberia, Sierra Leone, Nigeria). Trong số các hành khách này, có đến 40 hành khách có quốc tịch Việt Nam, hiện, ngành y tế đang thực hiện giám sát 52 hành khách tại các địa phương, có190 hành khách đã hết quy trình giám sát. Hiện tại Việt Nam đã có 2 phòng xét nghiệm có khả năng xét nghiệm được virus Ebola tại Viện Pasteur TPHCM và Viện VSDTTW. Tuy nhiên, việc xét nghiệm virus Ebola phải được tuân thủ chặt chẽ theo quy trình xét nghiệm của WHO. Hiện tại, Việt Nam đang thực hiện các quy trình để hoàn thành quy định về sự bất hoạt virus Ebola  và hoàn thiện phòng an toàn sinh học cấp độ 2-3 theo quy định của WHO. Sau khi cây dựng xong quy trình xét nghiệm virus Ebola việc xét nghiệm các ca nghi nhiễm Ebola sẽ được thực hiện trong nước. Thời gian gần đây, một số thông tin cho rằng, virus Ebola có thể lây nhiễm qua đường hô hấp, virus Ebola không lây lan qua đường hô hấp mà chỉ lây qua máu, dịch tiết của người bệnh và động vật nhiễm virus. Bộ Y tế yêu cầu các cơ quan truyền thông nên thông tin rộng rãi, tránh trường hợp người dân hoang mang. Để ngăn chặn dịch Ebola có thể xâm nhập vào Việt Nam, ngoài việc thực hiện các biện pháp giám sát, dự phòng như trước đây Bộ Y tế  sẽ có kế hoạch cụ thể để phối hợp chặt chẽ với ngành công an, giao thông vận tải.

Lo ngại tay chân miệng bùng phát thành dịch

Số ca bệnh tay chân miệng đã đột ngột tăng cao trong tháng 9, có nguy cơ bùng phát thành dịch trong thời gian tới - Giám đốc Trung tâm YTDP TPHCM cho biết trong buổi họp giao ban 24 quận, huyện về tình hình dịch bệnh tại TPHCM sáng 1.10. Thông thường, bệnh tay chân miệng có đợt bùng phát thành đỉnh dịch thứ 2 trong năm vào hai tháng 10 và 11 hàng năm. Tuy nhiên, theo báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng, số ca nhập viện do tay chân miệng trong tháng 9 đã tăng cao so với các tháng trước, cao hơn cùng kì năm 2013. Cụ thể, tháng 8, số ca bệnh tay chân miệng là 519 ca, tháng 9 đã ghi nhận 799 ca mắc bệnh. Các ca bệnh tập trung nhiều ở các huyện Bình Chánh, quận 6, Gò Vấp, Tân Bình. Đặc biệt, tại các quận 8, 6, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh xảy ra tình trạng số ca bệnh tay chân miệng phải nhập viện tăng trên 100% so với tuần tháng trước kéo dài hơn hai tuần. Thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho thấy, trong 8 tháng đầu năm số ca bệnh tay chân miệng phải nhập viện là gần 4.700 ca, tăng 19% so với 3.906 ca cùng kỳ năm 2013. Trong tháng 9, TPHCM cũng đã ghi nhận 1 ca tử vong do ay chân miệng cấp độ IV. BS. Nguyễn Trí Dũng cho rằng, nếu không có các biện pháp chống dịch hiệu quả, trong tháng 10 - 11, tình hình bệnh tay chân miệng có khả năng bộc phát, lan rộng, kéo dài tại một số địa phương của thành phố. Bên cạnh tay chân miệng, số ca bệnh sốt xuất huyết trên toàn TPHCM cũng có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, đây là sự gia tăng theo mùa. Trong tháng 8, số ca bệnh sốt xuất huyết là 835 ca, tháng 9, số ca bệnh đã lên tới 923 ca. Tính trong 8 tháng đầu năm, toàn TPHCM ghi nhận 2571 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 5 ca tử vong.

Chiến dịch tiêm chủng mở rộng vắc xin Sởi – Rubella gặp nhiều “rào cản”

Lần đầu tiên, vaccine Sởi – Rubella (MR) được Bộ Y tế đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) cho trẻ từ 1-14 tuổi. Theo kế hoạch, chương trình sẽ khởi động từ ngày 15.9 đến tháng hết tháng 2.2015 theo 3 đợt. Tuy nhiên, sau khi chương trình được triển khai, một số địa phương cho biết đã gặp phải không ít khó khăn. Tại hội nghị truyền thông về chương trình tiêm chủng mở rộng vắc xin MR do Cục YTDP tổ chức vào sáng 2.10, Viện VSDTTW cho biết, đã có 61 huyện thuộc 15 tỉnh đã triển khai tiêm chủng đợt 1, có 455.221 trẻ trong tổng số 927.456 trẻ được tiêm, đạt 49,1%. Đáng chú ý, có 18.740 trẻ phải hoãn tiêm do đang gặp một số vấn đề sức khỏe. Ngoài ra, ở một số địa phương, việc thống kê số trẻ cần tiêm trở nên khó khăn đối với đối tượng dân nhập cư vãng lai, di chuyển chỗ ở liên tục. Việc tiêm chủng phải thống kê theo số trẻ hiện có chứ không chỉ tính số trẻ có hộ khẩu của địa phương đó. Tại 3 tỉnh Hà Nội, TPHCM, Bình Dương vấn đề thống kê số trẻ cần tiêm rất khó khăn vì đây là những TP lớn, và có sự di dân liên tục. Đợt tiêm chủng đầu tiên không thể không bỏ sót trẻ và địa phương sẽ phải tổ chức tiêm vét trong các đợt sau. Việc TCMR tại trường học phải làm những thủ tục rườm rà là thống kê tỷ lệ đồng thuận của phụ huynh. Theo quy định của Bộ Y tế, nếu tỷ lệ này đạt trên 80% mới được tiến hành. Tiêu biểu, tại TPHCM, Sở Y tế thực hiện chiến dịch TCMR vắc xin MR cho trẻ từ 1-14 tuổi toàn thành phố tại trường học theo 3 đợt. Đợt đầu tiên được tiến hành từ ngày 1.10 đến hết tháng 11.2014 cho đối tượng học sinh THCS. Theo kế hoạch, ngày 1.10, sẽ có 3 điểm tiêm đầu tiên triển khai tại trường THCS Phú Định (Quận 6), trường THCS Đỗ Văn Dậy và trường THCS Lý Chính Thắng (huyện Hóc Môn). Tuy nhiên, chỉ có 2 trường được tiến hành theo kế hoạch, đạt đủ tỷ lệ đồng thuận của phụ huynh là trường THCS Phú Định (90% phụ huynh đồng thuận) và trường THCS Đỗ Văn Dậy (đạt 88%). Trường THCS Lý Chính Thắng phải hoãn lại do tỷ lệ đồng thuận chỉ đạt 68%. Những trường hợp không đạt tỷ lệ đồng thuận, nhân viên y tế sẽ phải truyền thông, giải thích để phụ huynh hiểu. Và khi nào tỷ lệ đồng thuận đạt đúng như quy định mới được tiến hành.

Tuổi trẻ

210 trẻ gặp phản ứng sau tiêm văcxin sởi - rubella

Trong hai ngày 30-9 và 1-10 tại Hà Nội và Nha Trang, Cục YTDP tổ chức hội thảo về chiến dịch tiêm văcxin sởi - rubella cho trẻ em toàn quốc. Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, cho biết đến nay có hơn 368.000 trẻ tại 15 tỉnh thành đã được tiêm văcxin sởi - rubella. Trong đó có 210 ca có phản ứng sốt nhẹ sau tiêm văcxin, không có ca nào bị phản ứng nặng. Theo ông Hiển, tỉ lệ có phản ứng nặng sau tiêm ngừa văcxin sởi - rubella là 1/1 triệu trẻ, bên cạnh đó có các phản ứng nhẹ thường gặp như sưng đau tại vết tiêm, 5-15% có sốt, 2% có phát ban sau tiêm, có trường hợp đau khớp viêm khớp sau tiêm hoặc thậm chí có biến chứng nặng hơn. Do chiến dịch tiêm ngừa văcxin sởi - rubella lần này có tới 23 triệu trẻ trên toàn quốc được tiêm chủng, tổ chức tại nhiều địa bàn như trường học, trạm y tế. Để đảm bảo an toàn, ông Hiển khuyến cáo chỉ định hoãn tiêm với các trẻ có sốt, đồng thời chống chỉ định tiêm ngừa văcxin này với trẻ có bệnh cấp và mãn tính tiến triển, đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, trẻ bị HIV... Ngày 11-10, Bộ Y tế sẽ chính thức phát động triển khai chiến dịch tiêm ngừa văcxin sởi - rubella trên toàn quốc. Tại Hà Nội, trả lời báo chí về tình trạng người dân ở đô thị từ chối văcxin tiêm chủng mở rộng, trong khi sẵn sàng xếp hàng tại các điểm tiêm ngừa dịch vụ chờ văcxin 5 trong 1, 6 trong 1 từ 12g đêm, ông Kohei Toda, chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới tại VN, cho rằng quy trình kiểm định văcxin dịch vụ và văcxin tiêm chủng mở rộng là như nhau. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh không có văcxin nào đảm bảo an toàn 100%. Ông Kohei Toda khuyến cáo nếu trẻ không tiêm ngừa sẽ có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tử vong như vụ dịch sởi vừa qua.

Phẫu thuật trẻ bị phình tâm nhĩ phải hiếm gặp

Vừa qua, đơn vị phẫu thuật tim mạch Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) vừa phẫu thuật một trường hợp bị phình tâm nhĩ phải hiếm gặp. Bệnh nhi nam (7 tuổi, nhà ở Đắk Nông) nhập viện cấp cứu vì khó thở và sốt với chẩn đoán của tuyến cơ sở là viêm phổi, theo dõi có bệnh tim bẩm sinh đi kèm. Siêu âm ban đầu tại phòng cấp cứu cho thấy có một khối dịch rất lớn bao bọc quanh tim bệnh nhi làm nghĩ tới bé bị tràn dịch màng ngoài tim lượng nhiều. Tuy nhiên, sau khi hội chẩn, các bác sĩ nhận thấy bệnh cảnh chèn ép tim cấp của bé không tương ứng với lượng dịch thấy được trên siêu âm nên bé đã được khảo sát kỹ hơn với CT scan ngực. Đúng như băn khoăn của các bác sĩ, trên phim CT scan của bé cho thấy có một tổn thương phình tâm nhĩ phải rất lớn gây chèn ép tim chứ không phải do dịch như siêu âm khảo sát thấy. Bệnh nhi đã được lên lịch phẫu thuật sau đó. Sau khi mở xương ức và màng ngoài tim, các bác sĩ thấy tâm nhĩ phải của tim bé giãn thành một túi phình khổng lồ, chiếm gần trọn trung thất giữa, đè ép phần lớn các cấu trúc còn lại của tim. Các bác sĩ đã hút khoảng 500ml máu từ túi phình, cắt hết các phần bất thường của túi phình và tái tạo lại phần thành tâm nhĩ bình thường cho tim bé. Hai ngày sau mổ, bé tự ngồi dậy được, ăn uống tốt, hết khó thở, các chỉ số huyết động học ổn định, tim trở về nhịp xoang bình thường. Bác sĩ Chìu Kín Hầu và Hồ Văn Anh Dũng, phẫu thuật viên chính, cho biết theo y văn, phình tâm nhĩ ở trẻ lớn và thanh niên là một tổn thương rất hiếm gặp, nguyên nhân vẫn chưa được hiểu rõ, tổn thương được gọi là bẩm sinh nếu không có bất kỳ bệnh tim nào khác đi kèm. Riêng trường hợp này, nếu không được khảo sát kỹ có thể nhầm với tràn dịch màng ngoài tim lượng nhiều, dẫn đến hướng điều trị chọc dẫn lưu. Điều này rất nguy hiểm khi bệnh nhân đang ở phòng cấp cứu, chưa được chuẩn bị kỹ cho một ca mổ tim hở vì phẫu thuật loại bệnh này đòi hỏi phải được tiến hành dưới tuần hoàn ngoài cơ thể mà chỉ một vài bệnh viện có. Ngoài ra, nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng, túi phình có thể tạo huyết khối gây tắc mạch não nếu là túi phình nhĩ trái hoặc thuyên tắc phổi đối với túi phình nhĩ phải.

Tiền phong

Thiêu chết thầy thuốc vì nhờ không được

Cho rằng thầy lang không cứu con mình, người theo học nghề bốc thuốc đổ hai chai xăng thiêu chết người từng dạy. Ngày 1/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai tạm giữ ông Lâm Hoàng Huynh (46 tuổi, ngụ quận 9, TP.HCM) để điều tra về hành vi giết người. Trước đó, sáng 30/9, ông Nguyễn Văn Hai (88 tuổi, ngụ ấp Bến Đình, xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch) đang nằm trong phòng ngủ thì Huynh vào phòng. Vì là chỗ quen biết nên mọi người trong gia đình ông Hai không để ý. Một lúc sau nghe tiếng kêu cứu, mọi người chạy nhìn thấy ông Hai đang quằn quại trong đống lửa.  Tuy nhiên, do lửa bốc quá nhanh nên chỉ sau ít phút toàn thân ông Hai đã bị cháy đen. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) nhưng do vết bỏng quá nặng nên đã tử vong. Tại cơ quan công an, Huynh khai nhận do trước đây đã từng theo ông Hai học nghề bốc thuốc vì vậy nhờ thầy bốc thuốc chữa bệnh cho con gái của mình đang nằm viện. Tuy nhiên, biết bệnh tình của con ông Huynh không chữa được nên ông Hai đã từ chối. Nhiều lần cầu cứu không thành, ông Huynh đã chuẩn bị chai xăng đưa đến nhà đốt ông Hai để trả thù. Vì ông Hai đang bị gãy chân nằm một chỗ nên khi bị đốt đã không thể bỏ chạy.

Công an nhân dân

Ca bệnh Ebola đầu tiên tại Mỹ

Bộ Y tế vừa chính thức thông báo về một ca bệnh nhiễm Ebola đầu tiên tại Mỹ. Ngày 30/9/2014, USCDC xác nhận ca bệnh đầu tiên được xác định mắc bệnh Ebola tại Mỹ. Bệnh nhân từ Liberia đi du lịch tới Dallass và Texas vào ngày 20/9/2014, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng vào ngày 24/9/2014 đã đi khám bệnh tại bệnh viện ở Dallas vào ngày 26/9/2014. Sau khi khám bệnh nhân viên y tế phát hiện bệnh nhân có những triệu chứng giống như triệu chứng của bệnh Ebola và được nhập viện ngày 28/9/2014. Dựa trên tiền sử và những triệu chứng, CDC đã tiến hành cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, kết quả xét nghiệm dương tính với Ebola được công bố vào ngày 30/9/2014. Để chủ động phòng, chống dịch Ebola trong thời gian qua trước khi có ca bệnh đầu tiên này, CDC đã triển khai các biện pháp như tăng cường năng lực giám sát và xét nghiệm để phát hiện các trường hợp bệnh. Xây dựng các hướng dẫn và công cụ cho các sở y tế tiến hành điều tra sức khỏe cộng đồng. Đơn vị này cũng gửi các khuyến nghị về kiểm soát nhiễm khuẩn trong y tế để ngăn chặn bệnh lây lan.

Cai nghiện ma túy bằng châm cứu kết hợp uống thuốc Nam - Bước đột phá tạo nên kỳ tích

Với sự giúp đỡ của Giáo sưNguyễn Tài Thu- Phó Chủ tịch Hội Châm cứu thế giới, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam tập huấn, truyền nghề châm cứu, Bệnh viện Y học cổ truyền TP Đà Nẵng (BV YHCT) đã tạo được tiếng vang trong một số chuyên khoa: châm cứu điều trị phục hồi di chứng tai biến mạch máu não, điều trị và kiểm soát đau cột sống, nhu châm, hỏa long cứu, da liễu, chăm sóc bà mẹ sau sinh, phục hồi chức năng Nhi… Cuối tháng 9 vừa qua, Bệnh viện đã châm cứu điều trị cai nghiện ma túy (ĐTCNMT) thành công cho một trường hợp nghiện nặng, nghiện lâu năm, đã từng tự cai và cai nghiện bằng những phương pháp khác không thành công, thật sự là một kỳ tích, thu hút sự quan tâm của xã hội.

Kỳ tích từ sự linh động, sáng tạo

Tháng 9-2014, Đơn vị châm cứu ĐTCNMT của BV YHCT TP Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động. Ngày 22-9, bệnh nhân đầu tiên đến BV để được ĐTCNMT là Trần Văn A. (1986 quê Quảng Nam). Điện châm điều trị hỗ trợ CNMT là phương pháp không dùng thuốc của YHCT, có tác dụng bồi bổ nguyên khí, điều hòa ngũ tạng, thông khí huyết giúp người bệnh cắt cơn đói MT. Lâu nay, điện châm thường chỉ CNMT cho những trường hợp mới nghiện MT trong thời gian khoảng 2 năm, tỷ lệ thành công mới cao. Song, ca đầu tiên của BV YHCT TP Đà Nẵng lại là con nghiện nặng, thời gian nghiện lâu (chích heroin từ năm 2007 và trước đó cũng đã dùng thuốc lắc, ma túy tổng hợp), bình quân mỗi ngày A. phải chích khoảng 5 liều heroin mới thỏa cơn nghiện. Năm 2010, A. đã được cai nghiện tập trung tại trung tâm, không thành công và A. cũng từng quyết tâm tự cai nghiện ở nhà, nhưng không quá 3 ngày lại thất bại, do A. không chịu nổi những cơn đau đớn khi lên cơn. Không riêng gì A, phần lớn con nghiện đều rất sợ CNMT, bởi trong quá trình cai nghiện, khi lên cơn, bệnh nhân đau đớn, vật vã, thân xác mệt mỏi rã rời, bứt rứt, ngứa ngáy, khó chịu vô cùng… như "dòi bò trong xương"; nhiều người không chịu đựng được sự hành hạ, giày vò khi lên cơn, đã tự làm sát thương bản thân như đập đầu vào tường, cắn tay, chân đến chảy máu, hoặc đáng lo ngại hơn là làm bị thương người thân, y bác sỹ giúp họ cai nghiện. Vì lẽ đó, không ít người đã phải bỏ CNMT giữa chừng, hoặc tái nghiện. Khi tiếp nhận A., một số bác sỹ lo ngại về sự thành công rất thấp vì A. là con nghiện nặng, nghiện lâu năm. Song, với sự quyết tâm thực hiện và sự quan tâm chỉ đạo sát sao quyết liệt của Ban Giám đốc BV, nhất là thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Văn Ánh- Giám đốc BV, lương y Huỳnh Sự (học trò của Giáo sư Nguyễn Tài Thu) cùng một số y, bác sỹ của Đơn vị Châm cứu hỗ trợ ĐTCNMT, BV YHCT TP Đà Nẵng đã tiến hành cai nghiện cho A. Theo phác đồ điện châm điều trị hỗ trợ CNMT của Bộ Y tế, thì bệnh nhân chỉ được châm cứu, nhưng BV đã mạnh dạn, linh động kết hợp điện châm và cho bệnh nhân uống bài thuốc Nam (gồm 14 vịdo Lương y Phan Công Tuấn, Trưởng Đơn vị "Thừa kế ứng dụng thuốc Nam châm cứu" nghiên cứu bào chế), nhằm vừa điện châm cắt cơn, vừa uống thuốc giải độc, an thần, tăng cường sức khỏe cho người cai nghiện. Dự vào chu kỳ lên cơn của A., các bác sỹ đã dự đoán trong vài ngày đầu A. sẽ lên cơn nặng, nên lương y Huỳnh Sự phải ngày đêm túc trực 24/24 giờ bên A. để châm cứu "đón đầu" các cơn nghiện, "chặn" trước những đợt lên cơn của A. kết hợp cho uống thuốc Nam. Nhờ vậy, A. cho biết những đợt lên cơn của A. không vật vã, đau đớn, bứt rứtnhư những lần CNMT trước, mà rất nhẹ nhàng, êm ái, nên A. thấy tự tin, khỏe mạnh, tâm lý thoải mái. Thường thì, CNMT bằng các phương pháp khác, sau 7 ngày người cai vẫn chưa ăn được vì sức khỏe suy giảm, nhưng vừa điện châm, vừa uống thuốc Nam đã giúp A. nhanh chóng hồi phục sức khỏe, sau 3 ngày cắt cơn, A. đã có thể ăn uống, điều trị phục hồi 5 ngày sau, A. gần như hoàn toàn bình phục và sau 7 ngày điều trị, xét nghiệm nước tiểu cho kết quả âm tính. Ngày 30-9, tức sau 8 ngày điều trị, bệnh nhân đã cai nghiện thành công, được xuất viện và được điều trị duy trì chống tái nghiện trong thời gian 1 tháng, mỗi ngày đến BV để châm cứu và uống thuốc 1 lần. Sự thành công đối với ca CNMT đầu tiên là trường hợp khó do bệnh nhân là con nghiện "thâm niên" và nghiện nặng, là bước đột phá tạo nên kỳ tích của BV YHCT TP Đà Nẵng. Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn- Giám đốc Công an TP Đà Nẵng đã kịp thời đến chúc mừng thành công của BV YHCT TP Đà Nẵng và thăm, động viên tinh thần Trần Văn A. đã quyết tâm cai nghiện thành công.

Lương y như từ mẫu

Vì sao tỷ lệ thành công trong CNMT bằng những phương pháp khác lại thấp, tỷ lệ tái nghiện cao? Một số người cai nghiện cho biết, CNMT bằng phương pháp "cai vo" thật sự ám ảnh, là nỗi khiếp sợ của họ. Với phương pháp này, người nghiện bị nhốt lại trong phòng, tự mình đối mặt và chịu đựng sự hành hạ, giày vò mỗi khi lên cơn và sau 10 ngày sẽ tự cắt cơn. Vì thế, họ thật sự khủng hoảng về tinh thần, cạn kiệt về sức khỏe sau những ngày tự chống chọi với các cơn nghiện và để có cảm giác khỏe mạnh hơn sau những ngày đáng sợ ấy, họ rất dễ dùng lại MT. Còn phương pháp CNMT bằng dùng thuốc an thần khi lên cơn để người nghiện ngủ mà quên đi cơn thèm thuốc cũng không hiệu quả với người nghiện vì dùng thuốc an thần kéo dài khiến thần kinh suy nhược, sức khỏe giảm sút và họ cũng rất sớm tái nghiện để chống lại sự mệt mỏi. Nếu 2 phương pháp cai nghiện trên dường như không xem người nghiện là người bệnh, thì CNMT tại BV YHCT TP Đà Nẵng lại quan tâm chăm sóc người nghiện như một bệnh nhân đặc biệt, vì các bác sỹ ở đây luôn xác định hơn bất cứ ca bệnh nào, đối với người CNMT rất cần sự nhiệt huyết, hết lòng vì người bệnh của những "Lương y như từ mẫu". Bởi lẽ, cùng với ý chí quyết tâm cai nghiện, tuân thủ đúng phác đồ điều trị của người nghiện; sự phối hợp chặt chẽ của người nhà, thì sự quan tâm, động viên, giúp đỡ bằng cả tấm lòng của người thầy thuốc là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công CNMT. Trần Văn A. cho biết trong thời gian CNMT, anh được lương y Sự, bác sỹ Ánh- Giám đốc BV và các y, bác sỹ tận tình chăm sóc, kể cả 2-3 giờ sáng, khi A. mệt mỏi cần bác sỹ giúp đỡ là có ngay. Các thầy thuốc còn am hiểu tâm lý của người nghiện MT là rất sợ lạnh, nên để xua đi cảm giác mệt mỏi, ớn lạnh của A., đã dùng Hỏa long cứu, đem lại cảm giác thoải mái, ấm áp cho người cai nghiện. BV luôn tạo điều kiện thuận tiện, thoải mái và thư giãn nhất để người nghiện CNMT hiệu quả nhất.

Chung tay vì "thành phố 5 không"

Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Văn Ánh- Giám đốc BV cho biết, sau thành công của ca bệnh đầu tiên này, BV YHCT TP Đà Nẵng sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư nhân lực và cơ sở vật chất, kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác CNMT. Chung tay cùng xã hội, BV sẽ miễn, giảm viện phí cho người CNMT, để mọi người nghiện đều có cơ hội được CNMT, kể cả việc các bác sỹ BV sẵn sàng "khăn gói" đến Trung tâm Giáo dục- Dạy nghề 05-06 TP Đà Nẵng để CNMT, nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu "không có người nghiện ma túy tại cộng đồng" của "TP 5 không".

Hà Nội mới

Trẻ nhập viện vì các bệnh đường hô hấp tăng cao

Ngày 1-10, tin từ khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, ước tính lượng trẻ nhập viện vì các bệnh đường hô hấp những ngày qua tăng 20-30% so với bình thường.Thậm chí, vào buổi tối nhiều bậc phụ huynh phải xếp hàng để khám cho con. Cả khoa Nhi hiện có 60 giường bệnh, vào thời điểm bình thường có khoảng 90 trẻ điều trị. Tuy nhiên, thời điểm này có đến 136 bệnh nhi nhập viện, do đó, nhiều trẻ đã phải nằm ghép. Tổng số trẻ nằm viện, mắc các bệnh đường hô hấp (viêm phổi, viêm tiểu phế quản...) chiếm hơn 50%. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, năm nào cũng vậy, tháng 9 và tháng 10 là giai đoạn đỉnh điểm của bệnh hô hấp ở trẻ. Nguyên nhân do thời tiết miền Bắc đang chuyển từ thu sang đông; ngày nắng nóng, sáng và đêm se se lạnh. Kiểu thời tiết này khiến sức đề kháng của trẻ giảm, cộng thêm độ ẩm trong không khí tăng khiến số trẻ mắc các bệnh hô hấp cũng gia tăng. Thậm chí, có trẻ vừa điều trị viêm phổi một tuần, chuẩn bị xuất viện lại bị sốt, khám lại đã bị viêm tiểu phế quản phổi. Để phòng bệnh cho trẻ, các bậc phụ huynh chú ý tăng cường dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin để tăng cường sức đề kháng; giữ vệ sinh sạch sẽ... Đặc biệt, khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ, nhất là kháng sinh.

Mít tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe tâm thần Thế giới

Ngày 2/10 tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Hội Tâm thần học Việt Nam, Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe tâm thần Thế giới (10/10) với thông điệp “Hãy chung sống với người bệnh tâm thầnphân liệt”. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan dự và phát biểu tại lễ mít tinh.Phát biểu tại lễ mít tinh, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nêu rõ, sức khỏe tâm thần có vai trò đặc biệt quan trọng trong mục tiêu chiến lược của quốc gia, quyết định chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình, bình an xã hội và sự phồn thịnh của đất nước. Việt Nam luôn xác định bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe tâm thần cho nhân dân là một trong những chính sách ưu tiên nhằm bảo đảm quyền được bảo vệ sức khỏe của mỗi người dân và đảm bảo nguồn lực phát triển của xã hội. Hiện nay, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, hậu quả chất độc Dioxin do chiến tranh để lại cùng những áp lực trong cuộc sống, công việc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần.Trong khi đó, rối loạn trầm cảm lại chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng ngày một tăng ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Đội ngũ thầy thuốc chăm sóc sức khỏe tâm thần hiện còn thiếu vì hoạt động trong lĩnh vực này còn nhiều khó khăn về môi trường và điều kiện làm việc. Sự phối hợp liên ngành trong chăm sóc sức khỏe tâm thần hiện chưa hiệu quả, gánh nặng chỉ thuộc về một số ngành và gia đình người bệnh.Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan bày tỏ mong muốn thông qua mít tinh kỷ niệm Ngày sức khỏe tâm thần thế giới sẽ là dịp để chúng ta thể hiện quyết tâm hơn nữa trong công tác tuyên truyền để thay đổi nhận thức của mọi người dân về sức khỏe tâm thần, là cơ sở giúp Đảng, Nhà nước và ngành Y tế Việt Nam có những chủ trương, chính sách, cơ chế thích hợp hơn nữa trong thời gian tới nhằm bồi dưỡng, đào tạo, khuyến khích đội ngũ y, bác sỹ, các nhà khoa học, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan cùng gia đình để tăng cường quản lý, chăm sóc, điều trị cho người bệnh tâm thần.Nhân dịp này, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan bày tỏ cảm ơn sâu sắc và mong muốn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, hợp tác và ủng hộ của các tổ chức quốc tế đối với Việt Nam trong lĩnh vực tâm thần học nói riêng và y tế nói chung.Theo ông Trần Văn Cường, Chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam, theo nhận định của Tổ chức Y tế thế giới, sức khỏe tâm thần hiện nay có tầm quan trọng thứ tư sau các bệnh tim mạch, ung thư và đái tháo đường. Hiện nay trên thế giới có khoảng 400 triệu người bị một trong các rối loạn tâm thần.Các chuyên gia tâm thần học dự tính, 30 năm nữa mỗi ngày trên thế giới có thêm 2.000 người bị mất trí. Tại nước ta, rối loạn tâm thần vẫn đang chiếm tỷ lệ cao trong nhân dân; vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em đặc biệt là tự kỷ, tăng động, giảm chú ý ngày càng tăng.Theo thống kê của Khoa Tâm thần - Bệnh viện Nhi Trung ương, nếu như năm 2008 chỉ có 450 trẻ có rối loạn tự kỷ đến khám, thì năm 2012 tăng lên 2.200 trẻ. Nguyên nhân của bệnh đến nay y học vẫn chưa khẳng định chắc chắn nhưng có một số yếu tố thường gặp là yếu tố sinh học, yếu tố môi trường. Do đó, vấn đề điều trị còn gặp nhiều khó khăn./.

Bệnh viện Tim Hà Nội: Phẫu thuật thành công cho bé 1 tuổi mắc bệnh tim phức tạp

Ngày 2-10, Bệnh viện Tim Hà Nội đã thông báo kết quả phẫu thuật tim cho bệnh nhi Hoàng Lê Khánh Thy (1 tuổi, ở xóm 6B, Nam Thanh, Nam Đàn, Nghệ An). Theo PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV, đây là trường hợp mắc bệnh tim bẩm sinh nặng, bệnh nhi hoàn toàn không có hệ động mạch liên tim - phổi, bị hở lỗ thông liên thất và hàng loạt các dị tật khác. Ca mổ được đánh giá là vô cùng phức tạp và phải thực hiện ít nhất 2 lần. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, sau khi gom các động mạch dị tật tạo thành hệ động mạch phổi, nhận thấy kích thước đủ để tiến hành sửa toàn bộ quả tim, kíp mổ đã tiến hành phẫu thuật vá lỗ thông liên thất và tạo hệ động mạch phổi cùng van nhân tạo bằng chính màng tim của cháu bé. Sau phẫu thuật, sức khỏe của bé Khánh Thy đã tiến triển rất tốt. Do gia đình bé Khánh Thy rất nghèo, BV đã quyết định phẫu thuật hoàn toàn miễn phí cho bệnh nhi (tổng chi phí hơn 100 triệu đồng). Đây là một trong số 300 trường hợp trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh mà BV Tim Hà Nội tiến hành phẫu thuật miễn phí trong hành trình "Vì một trái tim khỏe" mà BV đang phối hợp với Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam triển khai thực hiện.

Nhân dân

Bệnh gan tăng do lạm dụng rượu, bia

Những thống kê cho thấy số lượng và tỷ lệ người sử dụng rượu, bia ở nước ta có tốc độ tăng nhanh. Ðến năm 2013, tổng lượng bia tiêu thụ đã đạt ba tỷ lít, tăng gấp hơn hai lần so với mười năm trước, trở thành nước tiêu thụ nhiều bia nhất khu vực ASEAN và thứ ba châu Á. Sử dụng quá nhiều rượu, bia đã dẫn đến tình trạng lạm dụng sản phẩm này, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Nếu chúng ta biết sử dụng có chừng mực, nó có lợi cho sức khỏe với 50 ml rượu khai vị hoặc mỗi lần một lon 330 ml bia (không quá ba lần một ngày). Ðáng tiếc tình hình lạm dụng rượu, bia hiện nay lan tràn khắp thế giới và đang trở thành quốc nạn ở nhiều nơi. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) việc lạm dụng đồ uống có cồn là nguyên nhân gây tử vong 2,5 triệu người hằng năm trên toàn thế giới, tương đương chết khoảng 6.000 người trong một ngày. Tại nước ta, tình trạng tiêu thụ rượu, bia tăng quá mức dẫn tới việc lạm dụng sản phẩm này đã và đang gây ra nhiều tác hại cho người sử dụng và cho xã hội. Uống quá nhiều rượu, bia không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người uống mà còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình, gây mất trật tự an ninh xã hội, là nguyên nhân của tình trạng tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc... Một số điều tra cho thấy tỷ lệ lạm dụng rượu, bia từ 5% đến 10% số dân, phần lớn số người lạm dụng rượu, bia ở độ tuổi từ 21 đến 30 tuổi. Một nghiên cứu khác cho thấy có đến 90% số nam giới Việt Nam uống rượu, bia và cứ trong bốn người thì có một người sử dụng rượu, bia ở mức độ có hại, tương đương với sáu cốc bia hơi mỗi ngày. Tình trạng gia tăng lạm dụng rượu, bia kéo theo gia tăng người bị bệnh gan với mức độ từ nhẹ đến nặng và dẫn tới tử vong. Có thể tóm tắt quá trình tác hại lạm dụng rượu, bia (nghiện) như sau: Rượu, bia uống vào chủ yếu hấp thụ tại ống tiêu hóa bằng thẩm thấu. Rượu, bia được xâm nhập nhanh vào máu nhiều nhất là tổ chức của gan sau đó não, phổi... khi hấp thụ vào cơ thể, sẽ được chuyển hóa chủ yếu tại gan (90%), một lượng nhỏ được đào thải qua phổi, nước tiểu, mồ hôi (5% đến 10%). Như vậy ô-xy hóa rượu ở gan đóng vai trò chính. Ðể chuyển hóa rượu có thể có men alcohol deshydrogenase (ADH) sẽ ô-xy hóa rượu để thành acetaldehyd (độc cho gan), chất này được chuyển hóa tiếp để thành acetat (không độc cho gan) nhờ men aldehyt deshydrogenase. Khi lạm dụng rượu, bia quá mức acetaldehyd sẽ tăng lên gấp nhiều lần và xâm nhập vào ty lạp thể, bào tương tế bào gan, gây tổn thương màng tế bào và hoại tử. Ngoài ra, còn một số men hoạt động, trong đó đáng chú ý là men CYD2E1 do cơ chế ô-xy hóa li-pít. Hậu quả gây rối loạn suy thoái toàn bộ hoạt động của gan do lượng mỡ tích tụ trong gan, hoại tử mỡ, tế bào gan phì đại, các ty lạp thể căng phồng biến dạng, hoại tử tế bào hình thành chất tạo keo sinh xơ, các tổ chức xơ và các nốt tái tạo phát triển làm rối loạn cấu trúc của tiểu thùy gan, xơ gan tiến triển. Những người lạm dụng rượu, bia có tới khoảng 90% bị gan nhiễm mỡ, 20% đến 40% bị viêm gan, 10% đến 25% dẫn tới xơ gan. Người bệnh xơ gan có khoảng 3% đến 7% dẫn tới ung thư gan. Ðáng chú ý, bệnh gan do bia, rượu ở giai đoạn gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan giai đoạn nhẹ đều không có triệu chứng rõ rệt; hoặc có các triệu chứng nhẹ nhàng thoáng qua, không cản trở sinh hoạt. Vì vậy người bệnh không để ý, các triệu chứng thường gặp: ăn kém, có lúc mệt mỏi vô cớ, ngủ kém, giấc ngủ không sâu, nước tiểu vàng, có lúc bị chướng hơi, thỉnh thoảng có cảm giác nặng nề vùng hạ sườn phải... Ðến giai đoạn xơ gan nhiều người bệnh mới biết. Phần lớn người bệnh đến bệnh viện đều có biểu hiện hai hội chứng: suy tế bào gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Nhiều trường hợp trong tình trạng phù toàn thân, da vàng mắt vàng, bụng to do báng nước, nôn ra máu, đại tiện ra máu, hôn mê gan và tử vong. Một số người bệnh xơ gan chết do ung thư gan nguyên phát. Hiện nay chúng ta đã có nhiều tiến bộ trong điều trị ung thư gan: Phẫu thuật cắt khối u, dùng nhiệt cao tần, gây tắc mạch hỏa dầu... nhưng kết quả còn hạn chế vì phần nhiều người bệnh đến viện quá muộn, khối u quá to, ung thư đã di căn, do vậy việc điều trị chỉ để kéo dài thời gian sống sót. Tuy mới phát triển trong những năm gần đây, nhưng kỹ thuật ghép gan của các thầy thuốc Việt Nam đã ngang tầm với các nước tiên tiến. Tính đến nay Bệnh viện Hữu nghị Việt Ðức đã thực hiện ghép gan cho 23 người bệnh, người sống lâu nhất bảy năm, số người bệnh sống sau sáu năm là hơn 80%, ngang với con số thống kê của các nước tiên tiến. Theo thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh xơ gan ở nước ta chiếm khoảng 5% số dân, như vậy có khoảng 4,5 triệu người bị xơ gan, tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh xơ gan giai đoạn nhẹ từ 1 đến 2% mỗi năm, nhưng giai đoạn nặng lên tới 20 đến 57%, do vậy tỷ lệ tử vong chung cho xơ gan vào khoảng 4%. Hằng năm chúng ta có hơn 100 nghìn người chết do bệnh gan, trong đó nguyên nhân hàng đầu là do vi-rút viêm gan B và C sau đó là do rượu, bia. Lạm dụng rượu, bia tác hại nghiêm trọng sức khỏe con người mà khoa học y học đã chứng minh có năm loại bệnh liên quan xếp hàng đầu là bệnh gan sau đó bệnh rối loạn tâm thần và hành vi, thoái hóa hệ thần kinh, nhiễm độc, bệnh dạ dày, tụy và tim. Ðể góp phần chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, chúng ta cần quan tâm thực hiện các nội dung: Tăng cường truyền thông về tác hại lạm dụng rượu, bia quá mức; các nhà hoạch định chiến lược về sản xuất rượu, bia, cần cân nhắc giữa lợi nhuận và sức khỏe của cả dân tộc; kết hợp tuyên truyền với một số biện pháp hành chính: cấm học sinh uống bia, rượu; cấm cán bộ, công nhân viên uống rượu, bia vào giờ nghỉ trưa; cấm quảng cáo rượu, bia trên truyền hình báo chí; cấm bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi... Ðưa kinh doanh rượu, bia vào mặt hàng có điều kiện. Vận động người lạm dụng rượu, bia đến cơ sở y tế khám và điều trị để hạn chế tử vong.

"Vì người bệnh, lỗ cũng phải làm"

Chúng tôi gặp và trò chuyện với bà Nguyễn Thị Lựu, vợ ông Trần Văn Triển, 72 tuổi (xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) là người bệnh chạy thận nhân tạo tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La. Bà Lựu bảo: "Nếu không có bệnh viện thì ông ấy chết rồi!". Cách đây năm năm, ông Triển bị suy thận, bao nhiêu tiền bạc ông bà tích cóp đem xuống Bệnh viện Bạch Mai chạy chữa. Hồi ấy, do ông Triển chưa mua bảo hiểm cho nên việc chữa bệnh rất tốn kém. Có lúc ông Triển bảo vợ: "Thôi, để cho tôi chết". Ðúng vào lúc khó khăn chưa biết làm thế nào thì BVĐK Sơn La có máy lọc thận nhân tạo. Từ đó đến nay đã bốn năm, bệnh viện trở thành "ngôi nhà" thứ hai của ông bà. Ðược biết, hằng ngày bà Lựu phải đi nhặt ve chai và làm việc vặt kiếm tiền duy trì cuộc sống. Câu chuyện của bà Nguyễn Thị Lựu và ông Trần Văn Triển chỉ là một trong hàng chục trường hợp người bệnh nghèo, đang phải chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Ða khoa tỉnh Sơn La. Phó Giám đốc BVĐK Sơn La, Thạc sĩ Lò Văn Nhay cho biết: Năm nay, bệnh viện kỷ niệm tròn 60 năm thành lập, mặc dù có bề dày truyền thống nhưng đến nay vẫn chỉ là một bệnh viện quy mô nhỏ với 350 giường bệnh. Trước việc ngày càng nhiều người bệnh bị suy thận, phải lọc thận nhân tạo, nếu chuyển về các cơ sở y tế ở miền xuôi để điều trị thì vô cùng tốn kém cho gia đình người bệnh, Ban Giám đốc bệnh viện đã xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh thực hiện xã hội hóa bằng cách thuê máy lọc thận nhân tạo, nhằm giúp cho người bệnh không phải chuyển lên tuyến trên. Năm 2008, BVĐK tỉnh ký hợp đồng thuê mười máy lọc thận nhân tạo. Nói là xã hội hóa, nhưng toàn bộ tiền thuê máy, vật tư, dịch truyền bệnh viện phải lấy nguồn bảo hiểm để cân đối. Người bệnh nghèo có bảo hiểm y tế chỉ phải trả 5% chi phí, cán bộ có bảo hiểm phải trả 20%. Mấy năm đầu viện phí và bảo hiểm y tế còn cân đối đủ, sau này giá dịch vụ y tế tăng cao, bệnh viện phải lấy từ các nguồn khác để bù cho người bệnh. Mặc dù đã được điều chỉnh nhưng mức viện phí hiện nay vẫn không đủ bù đắp cho hoạt động của đơn vị lọc thận nhân tạo. Nhưng thực tế tại địa phương gần như 100% số người bệnh thuộc diện nghèo, BVĐK Sơn La xác định: Lỗ cũng phải làm, lấy mục tiêu phục vụ người bệnh là trên hết. Trong số 33 người bệnh đang điều trị ở đơn vị lọc thận nhân tạo BVĐK tỉnh Sơn La có đến 18 trường hợp là người dân tộc Thái, Mường, Mông; có 22 người bệnh ở các huyện vùng sâu, vùng xa về đây chạy thận. Dù đã được bảo hiểm y tế chi trả phần lớn chi phí, nhưng mỗi tháng người bệnh nghèo vẫn phải trả khoảng từ 500 nghìn đến một triệu đồng/người. Ðồng thời, một người bệnh bao giờ cũng phải kèm theo một người nhà phục vụ, do vậy người bệnh lọc thận nhân tạo đã nghèo lại càng nghèo, rất cần sự chung tay chăm sóc của cả cộng đồng. Chia sẻ khó khăn với người bệnh, mỗi tuần hai buổi, Hội Chữ thập đỏ của bệnh viện còn tổ chức những bữa ăn miễn phí cho người nghèo. Gia đình nào quá khó khăn được xem xét hỗ trợ thêm 300 nghìn đồng/trường hợp. Trong thời gian tới, nhằm mục đích giảm bớt khó khăn cho người nhà người bệnh, bệnh viện đa khoa tỉnh sẽ xây dựng một khu nhà lưu trú cho người nhà người bệnh nghỉ ngơi. Những người bệnh nghèo lọc thận nhân tạo ở Bệnh viện đa khoa Sơn La đã may mắn có được sự động viên, khích lệ, sự hỗ trợ rất thiết thực từ đội ngũ các y sĩ, bác sĩ và nhân viên phục vụ. Trong cơ chế thị trường hiện nay, những việc làm thiết thực, vì người bệnh nghèo của các thầy thuốc ở BVĐK Sơn La thật đáng trân trọng.

Hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới

Ngày 2-10, Bộ Y tế phối hợp Hội Tâm thần học Việt Nam tổ chức lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới (10-10) và khai mạc Hội nghị Khoa học quốc tế về Tâm thần học. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đến dự và phát biểu ý kiến. WHO nhận định, sức khỏe tâm thần (SKTT) có tầm quan trọng đứng thứ tư sau các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường. Trên thế giới, hiện có khoảng 400 triệu người bị một trong các rối loạn tâm thần. Tại Việt Nam, vấn đề SKTT trẻ em, nhất là bệnh tự kỷ, tăng động giảm chú ý ngày càng gia tăng. Tại Khoa Tâm thần, BV Nhi T.Ư, số người bệnh đến khám tăng từ 450 trẻ năm 2008 lên 2.200 trẻ năm 2012, trong đó rối loạn tự kỷ gặp ở bé trai gấp từ bốn đến sáu lần so với bé gái... Phát biểu ý kiến tại lễ mít-tinh, Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh: Ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới (10-10) và Hội nghị Khoa học quốc tế về Tâm thần học được tổ chức tại Việt Nam, là dịp giúp chúng ta thể hiện sự quyết tâm hơn nữa trong công tác tuyên truyền, nhằm thay đổi nhận thức của mọi người dân về SKTT; trao đổi kinh nghiệm, các giải pháp trong lĩnh vực SKTT. Trên cơ sở đó, giúp Đảng, Nhà nước, ngành y tế có những chủ trương, chính sách, cơ chế phù hợp để bồi dưỡng, đào tạo, khuyến khích đội ngũ y sĩ, bác sĩ, các nhà khoa học; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan và gia đình trong công tác quản lý, chăm sóc, điều trị người bệnh tâm thần ngày một tốt hơn...

Người lao động

Sợ tai biến, chê vắc-xin miễn phí

Do lo ngại, nhiều bà mẹ không muốn cho con tiêm vắc-xin miễn phí nên các điểm tiêm chủng dịch vụ quá tải, trong khi các trạm y tế lại vắng vẻ Một lượng lớn vắc-xin phối hợp “5 trong 1” (ngừa các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ do Hib) và vắc-xin “6 trong 1” (ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ do Hib) đã được phân phối tới các điểm tiêm dịch vụ nhưng việc thiếu vắc-xin tại đây vẫn chưa dừng lại.

“Cháy” vắc-xin dịch vụ

Những ngày qua, tại nhiều điểm tiêm dịch vụ ở Hà Nội, người dân phải xếp hàng dài chờ đợi tiêm vắc- xin “5 trong 1”, “6 trong 1” cho trẻ. Dù mới được chuyển đến vài hôm nhưng ngày 1-10, một số điểm tiêm chủng dịch vụ đã thông báo hết vắc-xin. Anh Trần Thanh Tùng - ở phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội - cho biết để có được “vé” tiêm chủng vắc-xin “6 trong 1” cho con gái, anh đã phải xếp hàng tại một điểm tiêm dịch vụ từ 3 giờ. Trong khi đó, dù có mặt tại điểm tiêm chủng 131 Lò Đúc của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương khá sớm nhưng nhiều phụ huynh thất vọng vì hết số thứ tự. Không chỉ ở Hà Nội, người dân các tỉnh như Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định… cũng kéo về tiêm vắc-xin dịch vụ khiến nhiều điểm ở thủ đô lâm vào tình trạng quá tải. Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, cho biết các điểm tiêm chủng của trung tâm vừa được phân bổ 800 liều vắc-xin “6 trong 1”, triển khai tiêm từ ngày 22-9 nhưng đã hết vèo chỉ sau 2 ngày. Theo ông Cảm, nguyên nhân là do lượng vắc-xin nhập về quá ít so với nhu cầu. “Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã dự trù nhập khoảng 6.000 liều vắc-xin “6 trong 1” nhưng chỉ được 800 liều” - ông cho biết. Theo đại diện Trung tâm VABIOTECH-Care tại Làng Quốc tế Thăng Long, quận Cầu Giấy, cách đây 10 ngày, trung tâm nhận được 1.200 liều vắc-xin “6 trong 1” và mới đây nhận tiếp 2.000 liều vắc-xin “5 trong 1” nhưng “không thấm vào đâu” so với nhu cầu. Hiện giá mỗi mũi vắc-xin dịch vụ khoảng 600.000-750.000 đồng. Nếu tiêm đủ 3 mũi, mỗi trẻ phải mất khoảng 2 triệu đồng.

Vắc-xin miễn phí: Khó yên tâm

Trong khi tiêm vắc-xin dịch vụ đang quá tải, nhiều người lại lắc đầu quầy quậy với cán bộ y tế địa phương đến vận động đưa trẻ đi tiêm chủng miễn phí vắc-xin Quinvaxem. Lý do họ từ chối là do có quá nhiều vụ tai biến sau tiêm vắc-xin miễn phí. “Người dân đã nhận thức được việc phòng bệnh cho trẻ bằng vắc-xin nhưng lại không thể yên tâm với tiêm chủng miễn phí do có nhiều vụ tai biến sau tiêm. Nhiều gia đình sau nhiều lần “canh” hụt vắc-xin dịch vụ mới chấp nhận đưa con đến phường tiêm vắc-xin miễn phí” - một nhân viên y tế cho biết. Bộ Y tế cho rằng hiện tượng “cháy” vắc-xin dịch vụ thời gian qua chỉ là do việc lập dự trù, đặt hàng của một số cơ sở tiêm chủng chưa kịp thời. Về nguyên nhân khan hiếm vắc-xin dịch vụ, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, phân tích: Để đủ vắc-xin cho dịch vụ, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở tiêm chủng với doanh nghiệp nhập khẩu và nhà cung cấp. Thông thường, lượng vắc-xin nhập phải được đặt hàng ít nhất 6 tháng để nhà cung cấp ở nước ngoài lập kế hoạch sản xuất và cung ứng. Sau khi nhập khẩu, vắc-xin còn phải qua kiểm định chất lượng rồi mới cung cấp cho các đơn vị tiêm chủng. Theo GS Hiển, các loại vắc-xin dù nhập khẩu hay sản xuất trong nước đều được Bộ Y tế kiểm tra và bảo đảm an toàn. Kết quả đánh giá nguyên nhân các phản ứng sau tiêm của vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng thời gian qua cho thấy không liên quan đến chất lượng thuốc, chủ yếu là do trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh lý khác sẵn có của trẻ tại thời điểm tiêm chủng. Các địa phương đang triển khai chiến dịch tiêm chủng miễn phí vắc-xin sởi - Rubella cho trẻ 1-14 tuổi cũng chưa ghi nhận trường hợp tai biến sau tiêm chủng, ngoài một tỉ lệ rất thấp trẻ có biểu hiện sốt nhẹ. 

Cơ hội phòng bệnh nhờ vắc-xin miễn phí

TS-BS Kohei Toda, chuyên gia tiêm chủng mở rộng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho rằng phụ huynh có quyền lựa chọn vắc-xin dịch vụ hay vắc-xin miễn phí. Tuy nhiên, với loại miễn phí như vắc-xin sởi - Rubella đang được triển khai thì cha mẹ nên đưa con đi tiêm đầy đủ. Không có vắc-xin nào an toàn 100% nhưng cơ hội phòng chống bệnh tật cho trẻ là rất rõ ràng.

Cứu sống bé trai bị áp xe não gần 2 tháng

Các bác sĩ Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai vừa cứu sống một bé trai 14 tuổi (tỉnh Đắk Lắk) bị ổ áp xe lớn ở não gần 2 tháng Theo y văn thế giới, với những trường hợp như thế này, tiên lượng cứu sống gần như bằng 0. Bệnh viện Bạch Mai, cho biết cháu B.Đ.T 14 tuổi, nặng 24 kg, nhập viện ngày 30-8 trong tình trạng sốt cao, nôn nhiều, đau đầu dữ dội. Sau khi xem các xét nghiệm của cơ sở y tế trước đó, các bác sĩ chẩn đoán cháu bị áp xe não do tim bẩm sinh. Ổ áp xe rất lớn, khoảng 4-5 cm, nên trẻ luôn trong tình trạng sốt cao, nôn liên tục, đau đầu dữ dội. Do sức khỏe của bệnh nhân rất yếu nên các bác sĩ không thể phẫu thuật. Tuy nhiên, việc điều trị nội khoa tiên lượng cũng rất xấu do tình trạng áp xe não đã kéo dài gần 2 tháng, trong khi bình thường nếu bệnh nhân bị áp xe não trên 2 tuần thì khả năng tử vong rất cao. Sau nhiều lần hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định sử dụng phối hợp 3 loại kháng sinh, tính toán liều lượng để tránh ngộ độc cho bệnh nhi. Kết quả, sức khỏe của bệnh nhi đã dần hồi phục. Từ một đứa trẻ nằm co quắp, nay cháu T. đã cười nói, tươi tỉnh và chuẩn bị được xuất viện.

Vnexpress 

Bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết tại TP HCM tăng vọt

Liên tục tăng số ca mắc bệnh trong các tuần cuối tháng 9, tay chân miệng và sốt xuất huyết được Sở Y tế TP HCM cảnh báo có thể bùng phát trong tháng 10. Phát biểu trong cuộc họp giao ban Y tế sáng 1/10, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho biết, cả hai bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết đang có tốc độ tăng ca rất nhanh. Trong đó, đã có 5 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết kể từ đầu năm và 24 quận huyện hiện đều có ca bệnh. So với tháng 8, bệnh sốt xuất huyết tăng "phi mã" trong các tuần của tháng 9. Nhiều quận huyện tăng hơn 100%, trong đó quận 2, Tân Bình, Thủ Đức, Bình Chánh, quận 11 được xem là các điểm nóng về số ca bệnh nhập viện.  Quận 2 dẫn đầu danh sách với 400 ca trong tuần cuối tháng 9, các tuần trước đó quận này cũng có trên 300 người lớn và trẻ em nhập viện. Các quận khác có từ 150 ca trong các tuần. Dựa trên tốc độ ca bệnh đang tăng cùng với thời tiết thường xuyên có mưa, bệnh có thể sẽ bùng phát nếu không được ngăn chặn kịp thời. Biện pháp trước mắt là các địa phương phải tuyên truyền người dân có ý thức diệt lăng quăng xung quanh nhà. Trường hợp sốt kéo dài hơn 2 ngày thì nên đi khám để tránh bệnh trở nặng. Về bệnh tay chân miệng, ngành y tế dự phòng TP HCM cũng cảnh báo đang ở mức báo động khi số ca nhập viện tăng vọt ở tuần cuối tháng 9 và tăng liên tục ở những tuần trước đó. Bệnh này khiến bé gái 8 tháng tuổi ở quận Tân Phú tử vong. Bình Thạnh, Tân Phú, quận 5, quận 10, Bình Chánh và Tân Bình là các quận đang có số ca bệnh cao nhất. Ghi nhận tại các BV Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, mỗi ngày đều có ca bệnh tay chân miệng mới phải nhập viện. Nhiều trường hợp biến chứng co giật phải theo dõi. "Bệnh tay chân miệng đang đi vào đỉnh dịch thứ 2 trong năm và sẽ còn tăng cao trong những tháng tới", ông Dũng cảnh báo. Để ngăn bệnh lây lan, ngoài việc tuyên truyền cho phụ huynh hiểu được cách phòng bệnh cho trẻ (vệ sinh môi trường và những vật dụng trẻ tiếp xúc), y tế dự phòng khi phát hiện ca bệnh cần điều tra dịch tễ để khoanh vùng, không để tạo thành ổ bệnh.

Thanh niên

Số ca bệnh tay chân miệng tăng cao ngay đầu mùa dịch

Hôm nay 1.10, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM Nguyễn Trí Dũng cảnh báo số ca bệnh tay chân miệng(TCM) tại TP.HCM đang tăng cao mặc dù mới ở đầu mùa dịch, nhiều quận/huyện liên tiếp trong 4 tuần có bệnh nhi phải nhập viện. Theo thống kê của Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, tính trong 8 tháng của năm 2014 trên địa bàn thành phố có gần 4.700 ca TCM phải nhập viện, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2013. Đặc biệt, số ca bệnh tăng vọt trong tuần qua. Trong đó, có một bệnh nhi 8 tháng tuổi đã tử vong tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vì mắc TCM nặng (độ 4). Hiện các quận, huyện có số ca mắc TCM cao nhất TP là huyện Bình Chánh, Q.6, Q.Gò Vấp, Q.Tân Bình. Bác sĩ Dũng phân tích nguyên nhân dẫn tới số bệnh nhi TCM gia tăng mạnh là do bệnh đang bước vào thời điểm đỉnh dịch thứ 2 của năm. Bác sĩ Dũng chỉ đạo các trung tâm y tế dự phòng quận, huyện phải lấy những ca TCM nhập viện làm đầu mối để lần ra, kiểm soát các ca bệnh ở xung quanh nhằm bao vây, phòng chống triệt để bệnh lây lan rộng, tránh khả năng dịch bùng phát vào 3 tháng cuối năm. Đồng thời, cũng theo nhận định của Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, số ca sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn TP.HCM cũng đang gia tăng trong tháng qua. Địa bàn có bệnh nhân SXH tăng cao trong tháng 9 là các Q.10, Q.Tân Bình, Q.Thủ Đức và huyện Bình Chánh. Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM yêu cầu các trung tâm y tế dự phòng quận huyện tích cực tuyên truyền cho người dân về y tế cộng đồng, giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, diệt lăng quăng phòng dịch SXH.

Đến năm 2016, TP.HCM không tuyển cán bộ y tế trường học

Đó là dự báo của ông Nguyễn Tài Dũng, Phó phòng Công tác sinh viên - học sinh Sở GD-ĐT TP.HCM trong hội thảo cán bộ y tế trường học tổ chức vào ngày 1.10. Cũng trong hội thảo này, lãnh đạo Sở thông tin hiện nay thành phố đã đáp ứng đủ nhu cầu về đội ngũ nhân sự này ở các trường THPT. Ở những bậc học khác vẫn đang trong quá trình tuyển dụng và cố gắng đến năm 2016 sẽ tuyển đủ.

3 tỉ đồng cho phẫu thuật tim nhân đạo

Sáng 2.10, Bệnh viện (BV) Tim Hà Nội và Công ty CP địa ốc Thăng Long ký kết hợp tác điều trị miễn phí cho bệnh nhân nghèo bị bệnh tim bẩm sinh. Theo đó, Công ty CP địa ốc Thăng Long trao tặng 3 tỉ đồng trong 3 năm cho Quỹ “Vì trái tim khỏe mạnh” của BV Tim Hà Nội. Số tiền này sẽ giúp các bệnh nhân được điều trị miễn phí hoặc hỗ trợ một phần viện phí. Hằng năm tại BV Tim Hà Nội thực hiện khoảng 1.400 ca phẫu thuật tim và hơn 1.000 ca can thiệp tim mạch; số bệnh nhân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn chiếm khoảng 20% số ca bệnh. Cũng trong ngày 2.10, từ nguồn kinh phí do Công ty CP địa ốc Thăng Long tài trợ, Quỹ “Vì trái tim khỏe mạnh” đã trích 100 triệu đồng hỗ trợ phẫu thuật tim cho cháu Hoàng Lê Khánh Thi (H.Nam Đàn, Nghệ An), bệnh nhi bị tim bẩm sinh rất phức tạp. Với sự hỗ trợ tối đa của các bác sĩ công tác tại BV Tim Hà Nội và của Quỹ “Vì trái tim khỏe mạnh”, cháu Thi đã hoàn toàn bình phục sau 3 tuần điều trị, phẫu thuật.

Lương y Phạm Thị Giang, Giám đốc Cơ sở sản xuất thuốc YHCT Bà Giằng: Người thầy thuốc tận tụy vì người bệnh

Không chỉ giỏi về y thuật, bà Giang còn là thầy thuốc có tấm lòng nhân ái. Bà luôn quan tâm chia sẻ với người bệnh, người dân nghèo, người cao tuổi bởi bà tâm niệm chữa bệnh chỉ bằng tay nghề vững vàng thôi chưa đủ mà còn cả cái tâm của một con người. Đây chính là mục đích nghề nghiệp mà lương y Phạm Thị Giang theo đuổi trong suốt hơn 30 năm sống với nghề. Lương y Phạm Thị Giang là con gái thứ hai của bà lang Giằng, hiện là chủ Cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền Bà Giằng. Tiếp nối nghề truyền thống của gia đình, lương y Phạm Thị Giang đã dành nhiều thời gian nghiên cứu học hỏi, phát triển và hoàn thiện thuốc gia truyền để chữa bệnh tốt nhất cho người bệnh. Trong suốt hơn 30 năm qua, bà đã toàn tâm toàn ý nghiên cứu, phát triển nghề thuốc để chữa bệnh cho người dân. Hàng vạn người bệnh trên cả nước đã được bà tự tay chữa khỏi bệnh, trong đó có nhiều bệnh nan y đã được bệnh viện trả về. Bí quyết gia truyền các bài thuốc của Cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền Bà Giằng là sự bào chế công phu và kết hợp tài tình các vị thuốc nam để đem lại hiệu quả chữa bệnh cao và an toàn đối với người sử dụng. Rất nhiều cơ sở dược khác đã sử dụng công thức thuốc của bà Giằng (đã được công bố) để bào chế ra các sản phẩm mang tên khác nhau. Tuy nhiên, ở góc độ người nghiên cứu ra bài thuốc gia truyền thì các sản phẩm của cơ sở sản xuất Bà Giằng mới thực sự giữ được bản sắc riêng. Từ một cơ sở nhỏ sản xuất thuốc thủ công, bà Phạm Thị Giang đã nghiên cứu đầu tư sản xuất thuốc trên dây chuyền hiện đại 5.000 m2, với thiết bị máy móc hiện đại, đồng bộ, đáp ứng các tiêu chuẩn dược phẩm của Bộ Y tế và mở rộng quy mô phân phối sản xuất trên toàn quốc. Tháng 6 vừa qua, Phong tê thấp Bà Giằng được bình chọn giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt 2014” do Cục Quản lý dược, Bộ Y tế tổ chức. Giải thưởng là niềm tự hào của công ty và là sự khích lệ lớn trong hành trình thực hiện cam kết lâu dài với cộng đồng y dược VN.

Đỉa sống ký sinh trong thanh quản bệnh nhi

Ngày 2.10, Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An cho biết các bác sĩ của bệnh viện vừa phẫu thuật, gắp một con đỉa dài hơn 6 cm từ thanh quản của bệnh nhi tên S. (11 tuổi, ngụ xã biên giới Tri Lễ, H.Quế Phong, Nghệ An) nhập viện ngày 1.10 trong tình trạng da xanh tái, mệt mỏi, ho ra máu, khó thở. Khám nội soi, các bác sĩ khoa tai, mũi, họng phát hiện một dị vật bám trong thanh quản bệnh nhi và tiến hành phẫu thuật, gắp ra một con đỉa. Bác sĩ Đinh Xuân Hương, Trưởng khoa Tai, mũi, họng cho biết khả năng con đỉa này chui vào thanh quản cháu S. khi cháu tắm hoặc uống nước ở khe suối rồi sống ký sinh ở đó.

Pháp luật

Hơn 30 ngàn người cao tuổi được khám chữa bệnh miễn phí

Ngày 1-10, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đồng hành cùng Công ty Cổ phần Dược phẩm Nhất Nhất tổ chức lễ tổng kết Hành trình vì sức khỏe người cao tuổi. Anh Trần Văn Thuấn, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, cho biết sau hai tháng tổ chức Hành trình vì sức khỏe người cao tuổi. Chương trình đã khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí, tặng quà cho 32.500 người cao tuổi, các cụ hưu trí gia đình chính sách, các trung tâm bảo trợ xã hội, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn tại 63 tỉnh, TP trên cả nước. Ngoài ra, chương trình cũng mổ mắt miễn phí cho 500 người cao tuổi, tặng quà cho người cao tuổi; khám sàng lọc các bệnh tim mạch, các bệnh chuyên ngành lão khoa cho người cao tuổi; khám sàng lọc phát hiện những người cao tuổi bị bệnh nặng đưa vào danh sách được ghép tạng của chương trình ghép tạng quốc gia… Hành trình có sự tham gia của 3.000 thầy thuốc trẻ, 5.000 đoàn viên thanh niên tình nguyện. Công ty Dược phẩm Nhất Nhất đã đồng hành và tài trợ toàn phần kinh phí cho hành trình đầy ý nghĩa này. Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ghi nhận, biểu dương và chúc mừng Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã tổ chức thành công 60 ngày đêm ý nghĩa chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên quy mô toàn quốc. Ông Nhân đánh giá cao các bác sĩ trẻ đã khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho 32.500  người cao tuổi, thanh niên xung phong, mổ mắt miễn phí cho 500 người cao tuổi trên phạm vi toàn quốc là những thành tích ấn tượng. Ông Nhân cho rằng, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân là một trong những chính sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước, trong đó có việc chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi. Theo thống kê người cao tuổi chiến hơn 10% dân số, vì vậy việc chăm sóc phụng dưỡng người cao tuổi là trách nhiệm của toàn xã hội và cần phải được quan tâm hơn nữa. Ông Nhân đề nghị Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tham mưu nhiều chương trình có ý nghĩa hơn nữa, đóng góp vào công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. “Năm sau Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam nên tiếp tục tổ chức, và có lẽ mỗi năm nên tổ chức một lần, tháng vì sức khỏe người cao tuổi từ 1-9 đến 1-10”- ông Nhân nhấn mạnh. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ Y tế đang tiến hành đề án thành lập các bệnh viện lão khoa, khoa lão khoa trong các bệnh viện, nhằm thực hiện tốt hơn công tác chăn sóc, khám phục vụ người cao tuổi. Bà Tiến cho rằng nước ta đang bước vào giai đoạn già hóa dân số, nhưng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi chưa được quan tâm thiết thực, hiệu quả. “Bộ Y tế hứa sẽ cùng Hội người cao tuổi, các cơ quan thuộc Mặt trận Tổ quốc sẽ chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, con người, chăm sóc tốt nhất cho người cao tuổi” – bà Tiến nói. Cũng tại buổi lễ, Hành trình Vì sức khỏe người cao tuổi đã vinh dự nhận bằng khen của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Bộ Y tế, Trung ương Hội người cao tuổi. Tổ chức kỷ lục Việt Nam cũng xác nhận đây là hành trình khám bệnh và cấp thuốc cho người cao tuổi lớn nhất tại Việt Nam.

Cứu sống cháu bé bị áp xe não

Ngày 1-10, PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai (Hà Nội), cho biết các bác sĩ của BV vừa cứu sống một bé trai bị khối áp xe não gần 5 cm trong hai tháng mà không cần phẫu thuật.  Theo y văn thế giới, nếu bệnh nhân bị áp xe não trên hai tuần thì rất khó chữa, khả năng cứu sống gần như bằng không. BS Dũng cho biết bệnh nhi là cháu Bùi Đăng Tuấn (14 tuổi, ở xã Ea H'leo, huyện Ea H'leo, Đắk Lắk) nhập viện cách đây một tháng trong tình trạng sốt cao, nôn liên tục, đau đầu dữ dội do có ổ áp xe não lớn gần 5 cm. Thông thường với những bệnh nhân có ổ áp xe não quá hai tuần sẽ phải phẫu thuật kết hợp điều trị nội khoa. Tuy nhiên, sau khi hội chẩn các bác sĩ kết luận không thể phẫu thuật vì sức khỏe của Tuấn rất yếu và lại mắc bệnh tim bẩm sinh. “Chúng tôi quyết định điều trị cho cháu Tuấn bằng việc sử dụng phối hợp ba loại kháng sinh. Sau một tháng điều trị, đến nay ổ áp xe của cháu chỉ còn 1 cm và sẽ hết trong một thời gian tới” - BS Dũng cho biết. Tuy nhiên, BS Dũng khuyến cáo gia đình cần cho cháu đi phẫu thuật tim bẩm sinh trong thời gian tới để ngăn bệnh tái phát.

VOV

Giám sát 52 người nhập cảnh Việt Nam từ vùng dịch Ebola

52 đang được theo dõi giám sát y tế tại địa phương do vẫn chưa hết thời gian 21 ngày kể từ thời điểm rời khỏi vùng dịch. Tại Hội thảo truyền thông phòng chống bệnh Ebola được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh trong sáng 1/10, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện tại còn 52 hành khách trở về từ vùng dịch đang được giám sát theo dõi y tế tại địa phương. Từ ngày 11/8 đến nay, Việt Nam đã và đang thực hiện theo dõi giám sát tại địa phương đối với 242 hành khách trở về từ vùng dịch Ebola ở châu Phi, trong đó có hơn 40 người mang quốc tịch Việt Nam. Trong số này, đa số là hành khách trở về từ các nước như Liberia, Nigieria và Senegal. Đã có 190 hành khách hết thời gian theo dõi giám sát và còn 52 hành khách đang được theo dõi giám sát y tế tại địa phương do vẫn chưa hết thời gian 21 ngày kể từ thời điểm rời khỏi vùng dịch. Tính đến nay, tất cả các trường hợp được cách ly tại bệnh viện và được theo dõi giám sát y tế tại địa phương đều nhập cảnh về Việt Nam qua đường cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài. Cục y tế dự phòng nhận định: nguy cơ virus Ebola xâm nhập vào Việt Nam có thể qua các con đường như công dân Việt Nam đi công tác, lao động, học tập trở về từ vùng có dịch; công dân các quốc gia khác từ vùng có dịch nhập cảnh về Việt Nam và người tiếp xúc với động vật chết do nhiễm, nghi nhiễm virus Ebola. Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục y tế dự phòng cho biết: “Cán bộ y tế chăm sóc bệnh nhân nếu không được trang bị bảo hộ thì cũng dễ bị nhiễm và lây lan virus Ebola. Còn về thông tin lây qua đường hô hấp thì do đặc điểm virus Ebola chỉ lây qua đường tiếp xúc trực tiếp nên khả năng này rất ít và rất khó. Người dân nên hạn chế đến vùng có dịch trừ trường hợp thật cần thiết”. Cũng tại hội thảo truyền thông phòng chống bệnh Ebola, Bộ Công an cho biết, có thể áp dụng biện pháp xử lý các trường hợp hành khách khai sai thông tin, gây khó khăn cho công tác theo dõi, quản lý trong trường hợp xuất hiện ca bệnh Ebola tại Việt Nam. Còn trong trường hợp khi dịch lây lan trong cộng đồng, Bộ Công an có thể áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế, hạn chế việc đi lại đối với toàn bộ người dân trong khu vực ổ dịch./.

TP.HCM bắt đầu tiêm ngừa vaccine sởi - rubella

Sáng nay (1/10), thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu triển khai việc tiêm ngừa miễn phí vaccine sởi – rubella cho trẻ từ 1 đến 14 tuổi. Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến có khoảng 1,3 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 14 tuổi được tiêm ngừa vaccine sởi - rubella, trong đó 1,1 triệu trẻ đang trong độ tuổi đi học. Việc tiêm ngừa được thực hiện ở lứa tuổi 11 đến 14 trước tiên, sau đó đến lứa tuổi 8 đến 10 và cuối cùng là lứa tuổi 1 đến 7. Theo kế hoạch, trong ngày hôm nay, việc tiêm ngừa được tiến hành tại 3 trường học, tuy nhiên vì tỷ lệ đồng thuận của phụ huynh trường Trung học cơ sở Lý Chính Thắng (huyện Hóc Môn) chưa đạt 80% như yêu cầu của Bộ Y tế nên việc tiêm ngừa tại nơi này bị hoãn lại. Nguyên nhân của sự chưa đồng thuận là do nhiều học sinh vừa mới chích ngừa mũi sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia và một số phụ huynh lo ngại về việc tiêm ngừa vaccine. Trong ngày hôm nay, việc tiêm ngừa vaccine sởi – rubella được tiến hành đầu tiên tại 2 nơi là trường Trung học cơ sở Đỗ Văn Dậy (huyện Hóc Môn) và trường Trung học cơ sở Phú Định (quận 6). Đây là 2 nơi có tỷ lệ đồng thuận của phụ huynh đạt trên 90%. Tại trường trung học cơ sở Phú Định, việc tiêm ngừa hôm nay được tuân thủ theo đúng quy trình và không có trường hợp nào gặp biến chứng sau tiêm. Bác sĩ Nguyễn Thanh Khê, Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng quận 6 cho biết: “Sáng nay cũng có vài trường hợp hoãn tiêm, đó là các bé bị sốt. Theo quy định của Bộ Y tế, sốt trên 37 độ hoặc là những trường hợp đang dùng thuốc kháng sinh, với những trẻ mới tiêm sởi trong vòng 1 tháng là phải tạm hoãn. Những phụ huynh chưa đồng thuận thì sẽ mời riêng hoặc có giấy hẹn tại trạm y tế để tư vấn thêm”.

Cứu sống bé trai sinh non 28 tuần tuổi, nặng 1kg

Sau một tháng điều trị tích cực, hiện sức khỏe của cháu bé tạm ổn, có thể phát triển như trẻ bình thường. Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk vừa cứu sống một bé trai sinh non 28 tuần tuổi. Đó là con trai của chị H’Ngân M’Jao (dân tộc Ê Đê) ở buôn Rừng Lớn, xã Cư Pơng, huyện Krông Búc. Khi vừa sinh ra, bé chỉ nặng 1kg, bị suy hô hấp nặng, phản xạ kém, phổi bị tổn thương cả hai bên. Sau một tháng điều trị tích cực, nằm giường sưởi, thở xi-páp, dùng kháng sinh phối hợp và chăm sóc bằng biện pháp kangaroo, hiện tình trạng sức khỏe của cháu bé được cải thiện: môi hồng, mạch rõ, thở đều, cân nặng 1,5kg. Bác sĩ Hoàng Ngọc Anh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Nhi và Nhi sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk cho biết sức khỏe của bé tạm ổn, có thể phát triển như trẻ bình thường và được xuất viện./.

Đến năm 2030, mỗi ngày thế giới có thêm 2.000 người bị mất trí

Dự tính đến năm 2030, gần 1/3 dân số thế giới vào độ tuổi 60 (tức là trong vòng 30 năm nữa) trong đó có tỷ lệ sa sút trí tuệ. Sáng nay (2/10), tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức lễ mít tinh ngày Sức khỏe tâm thần thế giới (10/10) với chủ đề “Hãy chung sống với người bệnh tâm thần phân liệt”. Tham dự buổi lễ mít tinh có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng các giáo sư, chuyên gia đầu ngành về tâm thân học đến từ các nước: Nhật Bản, Pháp, Australia, Hoa Kỳ, Canada, Đức, Đài Loan (Trung Quốc) và Campuchia… cùng hơn 300 bác sĩ của 63 tỉnh, thành trong cả nước. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định: sức khỏe tâm thần hiện nay có tầm quan trọng thứ tư sau các bệnh tim mạch, ung thư và đái tháo đường. Đến năm 2020, sức khỏe tâm thần có tầm quan trọng thứ 2 chỉ sau bệnh tim mạch. Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 400 triệu người bị mắc một trong các rối loạn tâm thần. Theo PGS TS Trần Văn Cường, Chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam: Rối loạn tâm thần chiếm tỷ lệ cao trong nhân dân, tỷ lệ bệnh có khác nhau theo từng nhóm tuổi, giới tính và nghề nghiệp, chủng tộc và ở mỗi quốc gia khác nhau. Vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em đặc biệt là tự kỷ, tăng động, giảm chú ý ngày càng gia tăng đáng kể. Theo thống kê của Khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ương, số bệnh nhân đến khám năm 2008 có 450 trẻ; năm 2009 là 950 trẻ; năm 2010 là 1.972 trẻ; năm 2012 là 2.200 trẻ trong đó rối loạn tự kỷ gặp ở trẻ trai nhiều gấp 4 – 6 lần trẻ gái. PGS TS Trần Văn Cường nhấn mạnh: nguyên nhân sinh bệnh đến nay y học vẫn chưa khẳng định chắc chắn, nhưng có một số yếu tố thường găp là do sinh học, môi trường. Do đó, vấn đề điều trị còn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề sức khỏe tâm thần người già (sa sút trí tuệ) cũng là những vấn đề đang được xã hội quan tâm. Dự tính đến năm 2030, gần 1/3 dân số thế giới vào độ tuổi 60 (tức là trong vòng 30 năm nữa) mỗi ngày trên thế giới có thêm 2.000 người bị mất trí. Phát biểu tại buổi lễ mít tinh, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã nhấn mạnh: sức khỏe cho mọi người là mục tiêu chiến lược của tất cả các quốc gia; là thước đo chung của mọi xã hội văn minh, nhân bản. Trong đó, sức khỏe tinh thần có vai trò đặc biệt quan trọng vì “Một thân thể khỏe mạnh chỉ có được trong một tinh thần mạnh khỏe”. Sức khỏe tinh thần quyết định đến chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình, bình an xã hội và sự phồn vinh, thịnh vượng của đất nước. Phó Chủ tịch nước khẳng định: “Việt Nam luôn xác định: bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe tâm thần cho nhân dân là một trong những chính sách ưu tiên nhằm đảm bảo quyền được bảo vệ sức khỏe của mỗi người dân và đảm bảo nguồn lực phát triển xã hội. Đảng, Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của sức khỏe tâm thần trong một nỗ lực chung để nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân”. Theo công bố của WHO năm 2011, tỷ lệ mắc các chứng bệnh tâm thần ở Mỹ chiếm 58% dân số; New Zealand chiếm 47%; Ukraine chiếm 43,1%; Australia chiếm 40,4%; Colombia 37,4%; Lebanon chiếm 36%; Canada chiếm 21,9%; Bắc Kinh chiếm 17,4%; tỷ lệ chung ở các nước châu Âu chiếm 21,2%./.

Thái Lan phát hiện được kháng thể chống Ebola

Các bác sĩ ở bệnh viện Siriraj tại Bangkok cho biết, họ đã phát hiện được một loại kháng thể virus Ebola hoàn toàn mới chưa từng có trên thế giới. Ngày 2/10, Thái Lan tuyên bố đã phát hiện được một loại kháng thể chống Ebola, dịch bệnh đang bùng phát ngoài tầm kiểm soát tại Trung Đông và châu Phi. Các bác sĩ ở bệnh viện Siriraj tại Bangkok cho biết, họ đã nghiên cứu và phát hiện được một loại kháng thể hoàn toàn mới chưa từng có trên thế giới, do có cấu trúc khác hẳn loại kháng thể đã biết trước đây. Các bác sĩ bệnh viện Siriraj thông báo, họ có kế hoạch phát triển kháng thể này ở khỉ và sau đó là người. Loại huyết thanh này có khả năng ngăn chặn vi rút Ebola nhân bản tại các tế bào. Sắp tới, Thái Lan sẽ thông báo kết quả nghiên cứu này tới tổ chức Y tế thế giới và gửi mẫu kháng thể này đi nước ngoài để thử nghiệm với vi rút Ebola./.

Đại đoàn kết

Vắc xin sởi - rubella là vắc xin an toàn

Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Nguyễn Trần Hiển khẳng định như vậy tại Hội thảo truyền thông về chiến dịch tiêm miễn phí vắc xin sởi - rubella cho trẻ từ 1- 14 tuổi do Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) tổ chức sáng qua 30-9. Theo ông Hiển, chiến dịch đã triển khai thí điểm tại 4 huyện thuộc 4 khu vực là Thanh Sơn (Phú Thọ), Phú Vang (Thừa Thiên - Huế), Cư Kuin (Đắk Lắk) và TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) với khoảng 43.000 trẻ em được tiêm phòng. Tại đây các cán bộ y tế đều thực hiện đầy đủ qui trình an toàn tiêm chủng như: Tư vấn, khám sàng lọc, tiêm chủng và theo dõi phản ứng sau tiêm. Đến nay tại các địa phương không có trường hợp tai biến sau tiêm chủng, chỉ có một tỷ lệ rất thấp trẻ có biểu hiện sốt nhẹ và đã hết sốt trong thời gian ngắn. Những năm gần đây, số người mắc rubella tăng cao, để lại nhiều hậu quả nặng nề cùng với dịch sởi khá lớn những tháng đầu năm 2014, khiến nhiều trẻ tử vong và bị di chứng. Nhưng điều đáng lo ngại là biểu hiện của sởi và rubella gần giống nhau, nên khi dịch bùng phát, rất khó chẩn đoán thông thường để có thể phân biệt được sởi và sởi rubella vì những triệu chứng giống nhau. Theo ước tính của Tổ chức Y Tế Thế giới, mỗi năm, Việt Nam có hơn 6.000 người mắc hội chứng rubella bẩm sinh. Đây là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, dễ lan thành dịch. Với phụ nữ mang thai, bệnh rubella hết sức nguy hiểm v́ trẻ sinh ra bị dị tật suốt đời với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, nếu mắc rubella, 90% sẽ bị sảy thai, thai chết lưu, thậm chí, tử vong. Bệnh còn nguy hiểm vì khoảng 50% số trường hợp mắc bệnh không có dấu hiệu điển hình nên nhiều phụ nữ có thai mắc rubella đã không được phát hiện, gây ra những hậu quả nặng nề với cả mẹ và thai nhi. Vì sự nguy hiểm và hậu quả rất nặng nề đó, Chính phủ và Bộ Y tế đặc biệt quan tâm đến việc triển khai thành công chiến dịch tiêm phòng bệnh sởi –rubella. Bộ Y tế cho biết: Trong chiến dịch tiêm chủng với qui mô lớn nhất từ trước tới nay, do Thủ tướng chỉ đạo, lực lượng Công an và Quân đội đã được huy động tham gia tích cực, để cùng các ngành, địa phương huy động các gia đình đưa trẻ đi tiêm phòng. Những trẻ chưa được tiêm do có phản ứng, hoặc đang điều trị tại BV, phải hoãn tiêm, sẽ được y tế cơ sở theo dõi để tổ chức tiêm vét.

Cứu sống bệnh nhi áp xe não hiểm nghèo

Bé trai 14 tuổi Bùi Đăng Tuấn (Đắk Lắk) bị áp xe não gần 2 tháng, điều trị tại Khoa Nhi, BV Bạch Mai từ ngày 30-8. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao, nôn nhiều, đau đầu dữ dội. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, BV Bạch Mai, do ổ áp xe rất lớn, sau khi hội chẩn các bác sĩ kết luận không thể mổ vì sức khỏe của bệnh nhân rất yếu. PGS Dũng quyết định cho bệnh nhân sử dụng kết hợp 3 loại kháng sinh. Đến nay, sau khi thực hiện các phương pháp nội khoa, gần 2 tháng điều trị, Tuấn đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần, được chuyển về nhà bồi dưỡng.

Pháp luật Việt Nam

Hàng trăm trẻ dưới 6 tuổi chưa có thẻ bảo hiểm y tế

Chủ trương cấp phát thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ dưới 6 tuổi được triển khai từ rất lâu, nhưng các nhà quản lý không khỏi giật mình khi phát hiện có tới 700.000 thẻ BHYT bị trùng lặp, sai sót, chậm… Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có hàng trăm trẻ dưới 6 tuổi bị “bỏ sót” quyền lợi…“Bào chữa” cho “sơ suất” trên, đa số các địa phương đổ lỗi cho sự “bận”, nơi thì cho biết tình trạng trùng thẻ là do trẻ đã được cấp ở nơi này rồi nhưng khi theo cha mẹ đến tạm trú tại địa phương khác lại được cấp thẻ khác; nơi thì cho rằng “vì số trẻ trong diện được cấp thẻ ít quá nên đợi thêm để xét và cấp một thể. Và cứ thế, đợi hết lần này đến lần khác…”. “Một chính sách “đẹp” như vậy mà trẻ em không được hưởng trọn vẹn, thật đáng tiếc!” – một cán bộ làm công tác bảo hiểm xã hội ở địa phương thốt lên khi chứng kiến cảnh nhiều tấm thẻ BHYT giờ mới đến được với các em bé. Thực tế, ai cũng biết, cũng nghe về chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, nhưng không phải ai cũng biết nơi nào có thể hỏi, giải tỏa thắc mắc về chủ trương này. Nhưng người ta cũng sẽ dễ dàng cho qua nếu con em mình không bị bệnh nặng, không phải vào bệnh viện. Còn những trường hợp nào từng nếm trải cảnh vào bệnh viện và phải bỏ tiền túi ra khám chữa bệnh cho người thân khi bị bệnh trọng thì mới biết tấm thẻ ấy có giá trị thế nào. Ý thức người dân hạn chế là một phần, nguyên nhân chính của tình trạng này là từ phía chính quyền địa phương. Theo phân cấp thì UBND xã, phường, thị trấn sẽ phải đảm nhiệm việc rà soát đối tượng, cấp phát thẻ…, nhưng họ lại loay hoay không biết làm thế nào vì không có kinh nghiệm và phải ôm đồm quá nhiều việc. Trong khi đó, muốn giải quyết tốt mọi việc thì phải có người, kinh phí.  Tuy nhiên, việc đã đến tay rồi không thể không làm, và thế là mỗi nơi làm một kiểu. Cần thiết phải có một cuộc tổng rà soát về những bất cập trong cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi, phải nghiên cứu và giải quyết vấn đề này, trong đó vai trò và sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương là vô cùng quan trọng – ý kiến của ông Nghiêm Trần Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế. 

Theo dõi THPL tại Bộ Y tế: Chưa nhìn thẳng vào những vấn đề gây bức xúc

Chiều qua 30/9, Thứ trưởng Bộ Tư pháp đã dẫn đầu đoàn kiểm tra công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2014 tại Bộ Y tế. Cùng dự có Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn.

Kết quả theo dõi chưa thường xuyên và đầy đủ

Sau khi điểm lại những kết quả đạt được trong công tác thi hành pháp luật (THPL), Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) Nguyễn Huy Quang cho biết các điều kiện bảo đảm theo dõi THPL còn thiếu và yếu. Vụ Pháp chế chỉ có 18 biên chế trong khi khối lượng công việc nhiều nên chỉ bố trí được một chuyên viên kiêm nhiệm làm công tác này. Tổ chức, bộ máy và đội ngũ công chức làm công tác pháp chế trong ngành còn mỏng, mặc dù Nghị định 55/2011/NĐ-CP đã có hiệu lực nhưng đến nay các quy định tại Nghị định này còn chậm triển khai. Nhiều Sở Y tế chưa thành lập Phòng Pháp chế dẫn đến việc triển khai, thực thi các văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương chưa chuẩn xác, thống nhất. Cán bộ, chuyên viên làm công tác tổng hợp, theo dõi THPL thuộc Bộ và các Sở đều kiêm nhiệm, không có phụ cấp và trình độ không đồng đều nên kết quả theo dõi THPL của các đơn vị chưa được thường xuyên, đầy đủ, một số lãnh đạo các đơn vị chưa quan tâm đến công tác theo dõi THPL. Đặc biệt, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, kinh phí hàng năm bố trí cho công tác pháp chế, trong đó có công tác theo dõi THPL rất ít và thường cấp muộn, gây khó khăn cho công tác theo dõi THPL. Việc kiểm tra, đánh giá, theo dõi tình hình THPL về y tế tại các địa phương hoặc một số vấn đề nóng, nổi cộm trong quá trình thực hiện văn bản quy phạm pháp luật chưa được triển khai; việc đánh giá tính khả thi của văn bản cũng chưa thường xuyên và kịp thời. Tại các Vụ, Cục, Tổng cục, chỉ có Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình bố trí một khoản kinh phí nhỏ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và theo dõi THPL; còn các đơn vị khác thì chủ yếu lồng ghép với các hoạt động chuyên môn khác. Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi THPL (Bộ Tư pháp) Đặng Thanh Sơn nhận định, kết quả thực hiện công tác theo dõi tình hình THPL của Bộ Y tế được nhìn nhận tương đối bao quát. Tuy nhiên, còn thiếu khá nhiều vấn đề nóng thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên sâu của Bộ Y tế, nhất là các hành vi vi phạm pháp luật như trục lợi bảo hiểm y tế, cấp trùng 30 nghìn thẻ bảo hiểm y tế, nhập khẩu trang thiết bị y tế…

Phải đề xuất những giải pháp khắc phục

Đại diện lãnh đạo Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, theo quy định, kinh phí cấp hàng năm chưa có nguồn riêng cho việc kiểm tra, theo dõi tình hình THPL và qua lập dự toán ngân sách năm 2015 nếu cơ quan, đơn vị nào muốn chi ngoài kinh phí hành chính thì phải giải trình được. Do đó, vị đại diện này đề xuất, trong bối cảnh hiện nay, hoạt động kiểm tra, giám sát THPL nên tập trung vào một hoặc một vài lĩnh vực, chứ trải rộng việc theo dõi thì không những khó về kinh phí mà cả nhân lực cũng không đảm đương được. Ông Nguyễn Huy Quang kiến nghị Bộ Tư pháp phối hợp xây dựng văn bản riêng về kinh phí phục vụ cho hoạt động theo dõi THPL nhằm tạo thuận lợi hơn cho việc cấp kinh phí phục vụ công tác này. Ngoài ra, ông Quang đề nghị Bộ Tư pháp kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, hỗ trợ hơn nữa thì công tác theo dõi THPL mới đạt được kết quả như mong đợi, trước mắt phải tăng cường thực thi các biện pháp bảo đảm đã quy định trong Nghị định 59/2010/NĐ-CP về theo dõi tình hình THPL. Đánh giá cao nhận thức của lãnh đạo Bộ, các đơn vị, cán bộ thuộc Bộ Y tế về vị trí, vai trò quan trọng của công tác theo dõi THPL nhưng Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập trong công tác này của Bộ Y tế như đã nêu song chưa có giải pháp khắc phục, chưa có số liệu cụ thể trong công tác theo dõi THPL, thiếu báo cáo tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết.  Phân tích một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, Thứ trưởng Hiền đề nghị lãnh đạo Bộ Y tế quan tâm hơn nữa đối với công tác theo dõi THPL, có giải pháp bố trí nhân lực, kinh phí một cách thích hợp. Ngoài ra, nên lựa chọn theo dõi một số lĩnh vực pháp luật liên quan nhiều đến quyền lợi của người dân và trách nhiệm của Bộ, ngành Y tế như khám bệnh, chữa bệnh, an toàn thực phẩm, dược, bảo hiểm y tế… 

Giao thông vận tải

Ngừng tiếp nhận hồ sơ nhập khẩu thuốc của VN Pharma

Liên quan đến vụ việc bắt giữ Tổng giám đốc Công ty VN Pharma, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa rút toàn bộ số đăng ký thuốc của Công ty Helix Pharmaceuticals (gồm cả thuốc H-Capita Caplet) khỏi danh mục thuốc được lưu hành tại thị trường Việt Nam. Cục Quản lý dược cũng đề nghị Bộ Y tế rút giấy phép hoạt động về thuốc tại Việt Nam của Công ty này. Hiện Cục đã ngừng tiếp nhận hồ sơ nhập khẩu thuốc của Công ty VN Pharma. Trước đó, Tổng giám đốc Công ty VN Pharma Nguyễn Minh Hùng bị bắt để điều tra nghi ngờ làm thuốc nhái, giả mạo nguồn gốc xuất xứ sản phẩm H-Capita Caplet 500mg (hoạt chất Capecitabin, chỉ định điều trị các bệnh ung thư: Vú, dạ dày và đại trực tràng) khai là do Công ty Helix Pharmaceucals Inc, Canada sản xuất đã cung ứng vào nhiều Bệnh viện T.Ư và tuyến tỉnh từ năm 2013 đến nay.

Mỗi năm VN thêm 15.000 ca mắc ung thư vú mới

Theo Bộ Y tế mỗi năm tại VN có 15.000 ca mắc ung thư vú mới, trong đó có 70% ca đến viện khi ở giai đoạn muộn, làm giảm mạnh hiệu quả điều trị.Trong khi đó, nếu được phát hiện sớm, ung thư vú có tỉ lệ điều trị khỏi cao (sống thêm trên 5 năm) và 80% phụ nữ mắc ung thư vú ở các nước phát triển được điều trị khỏi do phát hiện và điều trị bệnh sớm.Hưởng ứng Ngày Phụ nữ VN (20/10), Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư “Ngày mai tươi sáng”, Bộ Y tế đã phát động chiến dịch nhắn tin ủng hộ bệnh nhân nghèo mắc bênh ung thư với cú pháp “UT”gửi 1408 (16.000 đồng/sms); đồng thời, triển khai hoạt động truyền thông “Ung thư vú - biết sớm trị lành” để hướng dẫn chị em có ý thức kiểm tra định kỳ, phát hiện sớm nguy cơ căn bệnh này.

Bệnh viện phải tự lập tổ giải quyết khiếu kiện

Trước thực trạng côn đồ hành hung gây thương tích cho y bác sĩ, Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn khẩn yêu cầu các đơn vị trong ngành khẩn trương bố trí cán bộ trực, lực lượng bảo vệ tại các vị trí theo đúng quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo an ninh trật tự tại các khoa, phòng và trong toàn bệnh viện. Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện thành lập tổ tiếp nhận và chăm sóc người bệnh, trong đó, tổ trưởng có trách nhiệm giải quyết những bức xúc, thắc mắc, khiếu kiện của người nhà bệnh nhân. Đồng thời, các bệnh viện cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ quan công an tăng cường đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho người bệnh và người nhà; thầy thuốc, nhân viên y tế.

Dân trí

Miền Bắc: Mùa “đỉnh điểm” các bệnh hô hấp, trẻ nhập viện tăng vọt

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết số bệnh nhân viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm tiểu phế quản tăng mạnh trong thời điểm này. Quá nửa bệnh nhân đến khám mắc các bệnh lý về hô hấp và tình trạng này còn kéo dài hết tháng 10.

Trẻ tái ốm liên tiếp vì thời tiết

Ngày 1/10, tại khoa Nhi, trong tổng số 136 bệnh nhân đang nằm viện, có rất nhiều bệnh nhi bị viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Tổng số ca khám ngày, khám đêm đều tăng lên khoảng 300 trẻ, trong đó quá nửa bệnh nhân đến khám vì các bệnh lý đường hô hấp. Trước đó, đêm 30/9, tại khoa Nhi số lượng bệnh nhân khám, nhập viện đều tăng vọt. Trong tổng số gần 70 ca khám đêm thì có 25 bệnh nhi phải nhập viện, trong đó số trẻ mặc bệnh hô hấp chiếm quá nửa. Hầu hết các ca bệnh đến khám và nhập viện do bệnh lý hô hấp đều có biểu hiện rõ rệt là hắt hơi, sổ mũi, ho ngày càng tăng, ho nhiều, có đờm, đau họng, viêm phế quản. Ở trẻ nhỏ thì có biểu hiện bỏ bú, khó thở, ho do tắc đờm. Đặc biệt là những trẻ hen phế quản, thời tiết này khiến tình trạng ho, rít vì hen rất nặng nề. Có những bé, cả một mùa hè không phải dùng xịt dự phòng hen, nhưng thời điểm này, dùng liên tục vẫn có cơn ho, rít và hen phế quản cũng bắt đầu tăng mạnh. Ở những trường hợp nhỏ dưới 6 tháng tuổi bệnh cũng diễn tiến nhanh cấp tính và thường phải nằm ở viện lâu hơn vì khó uống thuốc. Chị Nguyễn Duyên (Xã Đàn) cho biết, con trai 3 tuổi của chị vừa dứt đợt điều trị viêm phổi được 5 ngày, chưa kịp đi lớp trở lại thì bé lại đột ngột sốt cao, đi khám lại bé lại buộc phải dùng kháng sinh vì viêm họng mủ. “Nghe bác sĩ giải thích, tôi mới biết con bị nhiễm lạnh. Đêm mát hơn, lại sợ con ốm tối ngủ không dám bật điều hòa mà chỉ bật quạt. Lắm lần tỉnh giấc vì gió lạnh, thấy con cũng nằm thu lu một góc, chân tay giá. Chỉ chưa đầy 1 tuần mà con phải uống 2 đợt kháng sinh”. TS Dũng cho biết, thông thường, số bệnh nhân nội trú chỉ khoảng 90 - 100 trẻ, nhưng đang trong giai đoạn giao mùa, số bệnh nhân hô hấp phải nhập viện tăng lên, khiến bệnh nhân nội trú cũng tăng lên. “Năm nào cũng vậy, tháng 9, tháng 10 là giai đoạn đỉnh điểm của bệnh hô hấp. Trẻ ho, sốt vào viện khám rất nhiều, đặc biệt là sốt vi rút. Chúng tôi phải phân loại trẻ rất kỹ, chỉ những trẻ viêm tiểu phế quản, viêm phổi có suy hô hấp mới chỉ định nhập viện để tránh quá tải, còn các bệnh hô hấp khác đều điều trị ngoại trú. Đáng nói, không ít trường hợp, có trẻ vừa điều trị viêm phổi 1 tuần, đang chuẩn bị xuất viện lại bị sốt, khám lại đã bị viêm tiểu phế quản phổi", TS Dũng nói. Tại BV Nhi trung ương, số trẻ đến khám vì các bệnh lý hô hấp cũng bắt đầu tăng nhanh từ cuối tháng 8. Trong tổng số 2.500 - 3.000 trẻ khám/ngày thì quá nửa là bệnh lý về hô hấp như sốt vi rút, ho, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm trước, lượng bệnh nhân vào khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương hiện tại không tăng, thậm chí giảm chút ít. Theo TS Dũng, nguyên nhân của tình trạng gia tăng mạnh các bệnh lý về đường hô hấp là do thời tiết miền Bắc đang chuyển từ thu sang đông; ngày nóng, sáng và đêm se se lạnh. Kiểu thời tiết này khiến sức đề kháng của trẻ giảm, cộng thêm nồng độ vi khuẩn, vi rút trong không khí tăng lên khiến số trẻ mắc các bệnh hô hấp tăng lên trong thời gian gần đây. Sự thay đổi thời tiết như hiện nay cực “nhạy” với trẻ em. Với nền nhiệt ngày nắng hanh, trong khi sáng sớm và đêm thì trời lạnh, khiến đường hô hấp của trẻ dễ dàng bị vi rút, vi khuẩn tấn công, gây bệnh.

Diễn biến nhanh ở trẻ nhỏ

Vì bệnh lý hô hấp mang tính chu kỳ, tăng đỉnh điểm vào tháng 9 - tháng 10 nên số trẻ nhập viện tăng, bệnh nhi phải nằm ghép. TS Dũng cho biết, để hạn chế trẻ nằm ghép, hiện khoa thực hiện phân loại bệnh nhân ngay từ đầu. Với các bệnh đường hô hấp trên, trẻ chỉ sốt, ho, viêm họng do vi rút thông thường thì được kê đơn điều trị ngoại trú. Chỉ những trẻ có biểu hiện ho, viêm phổi, sốt cao có dấu hiệu suy hô hấp, biến chứng phổi mới nhập viện theo dõi điều trị. Với những bệnh nhi ngoại trú, bác sĩ yêu cầu cha mẹ phải theo dõi sát diễn biến của trẻ, nhất là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh diễn biến bệnh cực kỳ nhanh. Với nhóm tuổi này, các bậc phụ huynh cần chú ý 3 dấu hiệu cơ bản để xác định tình trạng bệnh của bé, kịp thời đưa tới viện. Đó là theo dõi quá trình bú, khi bé ngủ và cách thở của bé. Nếu thấy trẻ bỗng ậm ạch khó chịu, bú ít hơn ngày thường, khóc khi đang bú rồi bé lại có giấc ngủ bất thường (ngủ nhiều hơn bình thường hoặc ít hơn bình thường, quấy khóc) thì cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ. Lúc này, ngoài quan sát cách thở của bé qua cánh mũi (khi thở, hai cánh mũi phập phồng lên xuống rõ ràng), thì nên vén áo lên để quan sát ngực con. Thấy bé thở nhanh, ngực lõm hơn bình thường thì cha mẹ cần đưa con đi khám sớm vì có thể bệnh đã diến biến nặng. Ở trẻ nhỏ, viêm phổi diễn tiến rất nhanh, nên việc phát hiện, đưa con đi khám sớm là vô cùng quan trọng, phòng biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Tuy nhiên, có những trẻ chỉ có một biểu hiện trong ba biểu hiện đó nhưng đã bị viêm phổi. Vì thế, cha mẹ không nên “đợi” có đầy đủ dấu hiệu mới đi khám mà thấy trẻ có bất thường về giấc ngủ, hay thấy thở nhanh thì nên đưa con đi khám sớm nhất. Theo BS Nguyễn Thành Nam, Phó trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai), để phòng bệnh hô hấp trong giai đoạn chuyển mùa cần rất chú ý giữ ấm cho trẻ khi về đêm và gần sáng. Nhiều trẻ chỉ vì bố mẹ quên để quạt đêm rồi ngủ quên, trẻ có thể nhiễm lạnh và mắc bệnh. Ngoài ra, cũng cần có ý thức phòng tránh hiện tượng nhiễm chéo bệnh ngay trong cùng một gia đình. Vì hầu hết các bệnh lý này đều lây qua đường hô hấp, nên khi trong gia đình có người bị hắt hơi, xổ mũi cần có ý thức phòng tránh bằng cách che chắn khi ho, hắt hơi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang… để không lây bệnh sang các thành viên khác. Cho trẻ ăn phong phú, uống đủ nước, chơi ở nơi thoáng mát. Với những vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc cần giặt giũ thường xuyên, phơi phóng khô ráo. Trong phòng ngủ của trẻ cần vệ sinh sạch sẽ, không nên dùng tấm trải sàn. Ngoài ra cũng cần chú ý tới những tủ sách lâu năm trong gia đình (khiến trẻ hít phải bụi, mốc từ sách mà bị viêm mũi dị ứng, lên cơn hen). Đã có rất nhiều trường hợp lên cơn hen cấp tính phải nhập viện sau khi cho trẻ chơi, đọc những quyển sách đó.

Giáo dục Việt Nam

Việt Nam - Mỹ đạt thỏa thuận mới nhằm tăng cường an ninh y tế toàn cầu

Việt Nam đã cam kết chia sẻ trách nhiệm cung cấp an ninh y tế cho thế giới. Nguồn tin từ Sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết, trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) và Bộ Y tế Việt Nam đã ký một thỏa thuận hợp tác mới trong 5 năm nhằm xây dựng một nền tảng mạnh mẽ hơn giúp Việt Nam chuẩn bị tốt hơn cho việc ngăn ngừa, phát hiện, và ứng phó với bệnh dịch. Thỏa thuận hợp tác này sẽ tăng cường quan hệ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật tập trung vào một số lĩnh vực an ninh y tế chủ chốt như trung tâm đáp ứng dịch bệnh khẩn cấp, hệ thống thông tin và phòng xét nghiệm, và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hôm Thứ Sáu, ngày 26 tháng 9 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Y tế và đoàn đại biểu Việt Nam đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh Chương trình nghị sự An ninh Y tế Toàn cầu (GHSA) tại thủ đô Washington cùng với Tổng thống Hoa Kỳ Obama và đại biểu từ 40 quốc gia và các tổ chức quốc tế để cùng cam kết thực hiện Chương trình nghị sự An ninh Y tế Toàn cầu.  Việt Nam đã cam kết chia sẻ trách nhiệm cung cấp an ninh y tế cho thế giới – đi đầu trong lĩnh vực dự  phòng lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người và tiếp tục phát triển trung tâm đáp ứng dịch bệnh khẩn cấp, là nơi điều phối các hoạt động ứng phó của Việt Nam đối với các trường hợp y tế công cộng khẩn cấp. Chương trình nghị sự An ninh Y tế Toàn cầu được khởi xướng vào ngày 13 tháng 2 năm 2014 nhằm hướng đến một thế giới an toàn và được bảo vệ khỏi các mối đe dọa từ bệnh truyền nhiễm và giúp các quốc gia từ khắp nơi trên thế giới tạo ra những cam kết mới, cụ thể và mạnh mẽ, đưa lĩnh vực an ninh y tế toàn cầu lên thành một lĩnh vực ưu tiên đối với các nhà lãnh đạo quốc gia .  Thỏa thuận hợp tác với Việt Nam là một phần trong cam kết của Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ ít nhất 30 quốc gia trong vòng 5 năm đạt được các mục tiêu của Chương trình nghị sự.

Sức khoẻ đời sống

Nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm ngành y tế làm theo lời Bác

Bộ Y tế vừa ban hành Đề án 993-ĐA/BYT kỷ niệm 60 năm ngành y tế làm theo lời Bác. Theo đó, trong thời gian từ tháng 1-3/2015. Bộ Y tế vừa ban hành Đề án 993-ĐA/BYT kỷ niệm 60 năm ngành y tế làm theo lời Bác. Theo đó, trong thời gian từ tháng 1-3/2015, Bộ Y tế sẽ tổ chức các hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành y tế với thông điệp “Mỗi cán bộ y tế là một chiến sĩ thầm lặng hết lòng vì người bệnh”. Các hoạt động chính của ngành trong 2 ngày 26 - 27/2/2015 gồm: Triển lãm thành tựu 60 năm ngành Y tế tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia; Lễ dâng hương, báo công “60 năm ngành y tế làm theo lời Bác” tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Hội nghị tổng kết ngành y tế năm 2014, phương hướng kế hoạch năm 2015; Chủ tịch nước gặp mặt 60 Anh hùng Lao động, Chiến sĩ thi đua toàn quốc ngành y tế; Chương trình giao lưu “Thầy thuốc Việt Nam - 60 năm làm theo lời Bác dạy” và mít tinh kỷ niệm 60 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam; Chương trình truyền hình trực tiếp “Sự hy sinh thầm lặng” của cán bộ y tế; Lễ dâng hương tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông tại Hải Dương...

Ẩn họa từ thực phẩm “ướp” chất phụ gia, bảo quản

Hết cốm lại đến ruốc tẩm hóa chất ngoài danh mục

Ngày 1/10, Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh, TP.HCM phát hiện một cơ sở sản xuất kinh doanh chà bông (ruốc) làm từ thịt gà không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở sản xuất ở địa chỉ F7/1C tổ 3, ấp 6, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh do Đỗ Thị Tân, sinh năm 1984 là chủ cơ sở, đang sản xuất kinh doanh chà bông làm từ thịt gà trong tình trạng rất mất vệ sinh, nguyên liệu để tràn ra sàn nhà trộn lẫn với tạp chất và gia súc thả rông quanh đó, có nhiều ruồi nhặng bu bám. Tiếp tục kiểm tra phát hiện nhiều phụ phẩm gà tươi đã bốc mùi, cùng với nhiều loại phụ gia phục vụ cho việc chế biến chà bông đựng trong bao bì không rõ nguồn gốc. Theo đó, đoàn công tác đã thu giữ tổng cộng 1.102kg thực phẩm (trong đó 817kg chà bông thành phẩm, 250kg chà bông chưa thành phẩm, 20kg tóp mỡ gà, 15kg thịt gà) chưa có giấy chứng nhận kiểm dịch, không hóa đơn chứng từ, sản xuất trong môi trường không đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở này sử dụng phụ gia, hóa chất độc hại cấm dùng để chế biến thực phẩm. Ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng trạm Thú y Bình Chánh, TP.HCM cho biết: Khi tiến hành làm việc với chủ cơ sở, được biết, cơ sở sản xuất này hoạt động không đăng ký giấy phép kinh doanh, không giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, nhân viên làm việc ở đây không được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và không có hồ sơ khám sức khỏe. Cơ sở chế biến chà bông bẩn này hoạt động được khoảng 4 tháng nay, mỗi ngày sản xuất khoảng 100kg chà bông không đảm bảo vệ sinh rồi đem đi giao cho các điểm kinh doanh, quán ăn nhỏ, xe bánh mì trên địa bàn huyện Bình Chánh. Trước đó tại Hà Nội, Đội Quản lý thị trường số 6 (quận Nam Từ Liêm) phối hợp với Cảnh sát môi trường, lực lượng y tế (Hà Nội) tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất cốm của gia đình anh Đỗ Đức Tặng ở làng Mễ Trì Hạ, phát hiện cơ sở này dùng khá nhiều phẩm có màu xanh, vàng để làm màu cho cốm. Theo ông Nguyễn Đình Cường, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 6, sau khi phát hiện số phẩm màu trên, cán bộ Trung tâm Y tế đã test nhanh tại chỗ, kết quả phẩm màu không nằm trong danh mục cho phép, mà là phẩm màu công nghiệp. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản tại chỗ, đội cảnh sát môi trường đã lấy mẫu, niêm phong gửi đi kiểm nghiệm, phân tích mức độ độc hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

Sẽ phạt nặng

Tại cuộc họp báo về Triển lãm nguyên liệu thực phẩm và đồ uống tại khu vực châu Á - Food Ingredients ASIA (Fi ASIA) diễn ra ngày 9/9 tại Hà Nội vừa qua, bà Vũ Thị Trang, Phó Trưởng khoa Chất lượng phụ gia và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia cho biết: Có tới 45,5% chất tạo ngọt được kiểm tra không đảm bảo tiêu chuẩn. Tỷ lệ này là 37,3% với chất chống ôxy hóa, 33,3% với chất tạo xốp và 23,3% với chất điều vị. Cùng với đó, có nhiều sản phẩm thực phẩm tồn đọng những chất phụ gia, bảo quản vượt ngưỡng cho phép nhiều lần. Qua kiểm tra cũng cho thấy rất nhiều cơ sở sản xuất, đặc biệt những cơ sở sản xuất thực phẩm “chui” thường xuyên sử dụng một lượng lớn chất phụ gia, bảo quản ngoài danh mục, không rõ nguồn gốc. Hiện nay, Bộ Y tế đã công bố 23 nhóm phụ gia thực phẩm (PGTP) với hơn 400 chất có trong danh mục được phép sử dụng trong thực phẩm, đi kèm với hướng dẫn về liều lượng và loại thực phẩm phù hợp. Đối với các trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt rất nặng. Theo đó, các trường hợp vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng với cá nhân và 60 - 80 triệu đồng với tổ chức sử dụng PGTP ngoài danh mục. Phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng với cá nhân và từ 80 - 100 triệu đồng với tổ chức sử dụng PGTP không rõ nguồn gốc. Phạt tiền từ 70 - 100 triệu đồng với cá nhân và từ 100 - 120 triệu đồng với tổ chức sử dụng PGTP độc hại.

Quân đội nhân dân

Bệnh viện Quân y 5 tổ chức hội nghị công tác tuyến

Sáng 2-10, Bệnh viện Quân y 5 (Cục Hậu cần, Quân khu 3) tổ chức hội nghị công tác tuyến năm 2014. Tham dự hội nghị có các đại biểu chỉ huy Cục Hậu cần, đại diện chỉ huy, cơ quan quân y của hơn 70 đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn các tỉnh hữu ngạn Sông Hồng và Bắc Thanh Hóa. Theo báo cáo, 9 tháng đầu năm 2014, Bệnh viện Quân y 5 đã cấp cứu, khám, điều trị và thu dung được 71.421 lượt người, trong đó có gần 10% là bệnh nhân quân và chính sách. Tỷ lệ khỏi bệnh sau điều trị đạt 93.74%, tăng 2,28% so với cùng kỳ năm 2013. Đặc biệt, Bệnh viện Quân y 5 đã cấp cứu, điều trị thành công nhiều ca bệnh nặng, khó chẩn đoán, như: Viêm màng não mủ; COPD, nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp, đa chấn thương, chấn thương sọ não và áp dụng nhiều kỹ thuật cao, kỹ thuật tuyến trên trong cấp cứu và điều trị ... tạo được uy tín tốt trong nhân dân. Đại tá, TS Nguyễn Vân Giang, Giám đốc Bệnh viện Quân y 5 cho biết, việc tổ chức hội nghị là dịp để Bệnh viện và các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực hữu ngạn Sông Hồng tìm ra giải pháp sử dụng lực lượng quân y vào thu dung, cấp cứu, điều trị; phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả; cấp cứu do thảm họa thiên tai, sập đổ công trình...

VietnamPlus

Chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella đã triển khai tại 15 tỉnh, thành

Ngày 2/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo truyền thông về chiến dịch tiêm vắcxin sởi-rubella. Tại hội thảo, giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, cho biết tính đến thời điểm này, chiến dịch tiêm vắcxin sởi-rubella được triển khai thực hiện trên 61 huyện thuộc 15 tỉnh, thành trong cả nước, đã có 455.221/927.475 trẻ được tiêm chủng (đạt hơn 49%). Trong quá trình triển khai chiến dịch, có 246 ca phản ứng nhẹ sau tiêm với các biểu hiện sốt nhẹ tự khỏi sau vài ngày (chiếm 0,05%) và chưa ghi nhận trường hợp nào phản ứng nặng sau tiêm. Trong số các trẻ đến tiêm vắcxin sởi-rubella có 18.740 trường hợp hoãn tiêm và chống chỉ định tiêm, do các trẻ này bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong vắcxin, có tình trạng suy chức năng các cơ quan, sốt trên 37,5 độ C hoặc trẻ mới sử dụng các sản phẩm miễn dịch hoặc truyền máu (chiếm 3,9% số đối tượng đến tiêm). Theo giáo sư Nguyễn Trần Hiển, thống kê này tương đồng với thống kê của nhà sản xuất cũng như báo cáo của thử nghiệm lâm sàng về tính an toàn trước khi cấp phép được sử dụng vắcxin sởi-rubella tại Việt Nam, đến thời điểm này có thể nói vắcxin này là an toàn. Để bảo đảm chất lượng tiêm chủng và giảm thiểu phản ứng sau tiêm, giáo sư Nguyễn Trần Hiển nhấn mạnh tới việc khám sàng lọc trước khi tiêm và cần thiết phải có sự hợp tác của phụ huynh trong cung cấp thông tin về tình trạng của trẻ. Tất cả các trường hợp chống chỉ định sẽ được thực hiện tiêm vét để đạt được mục tiêu chiến dịch đề ra. Còn theo phó giáo sư-tiến sỹ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), để chiến dịch triển khai đạt hiệu quả cần chú trọng tới vấn đề quản lý lý đối tượng tiêm, trong đó các địa phương có số dân nhập cư nhiều như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Hà Nội, cần điều tra, khảo sát để tập hợp được tất các đối tượng trẻ từ 1 đến 14 tuổi trên địa bàn chứ không chỉ dựa trên số trẻ có hộ khẩu tại thành phố. Với sự hỗ trợ của Liên minh toàn cầu về vắcxin và tiêm chủng, chiến dịch tiêm vắcxin sởi-rubella miễn phí cho trẻ từ 1 đến 14 tuổi tại Việt Nam được triển khai thực hiện trong cả nước từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015; phấn đấu đạt tỷ lệ trên 95% trẻ trong độ tuổi này được tiêm vắcxin sởi-rubella, đảm bảo chất lượng và an toàn tiêm chủng theo quy định. Chiến dịch này sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm gánh nặng bệnh sởi, rubella và hội chứng rubella bẩm sinh trong cộng đồng./.

Một thế giới

Vắc xin sởi - rubella tiêm rồi, tiêm lại không có hại gì!

Đó là trả lời của GS-TS Nguyễn Trần Hiển – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tế trung ương, trưởng Ban quản lý dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia (TCMR) - về vấn đề đang được nhiều bậc phụ huynh quan tâm trước chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella cho gần 23 triệu trẻ em cả nước. Theo quyết định của Bộ Y tế, “Chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella năm 2014-2015” được tiến hành tiêm theo ba đợt, từ nay đến tháng 2.2015.  Tất cả trẻ em từ 1-14 tuổi đều sẽ được tiêm miễn phí một mũi vắc xin sởi-rubella “không kể tiền sử được tiêm chủng vắc xin sởi hoặc vắc xin sởi-rubella hoặc vắc xin sởi-quai bị-rubella trước đó (ngoại trừ số trẻ đã được tiêm vắc xin sởi-rubella hoặc vắc xin sởi-quai bị-rubella trong thời gian dưới 1 tháng trước ngày tiêm chủng chiến dịch)”. Trong khi đó, theo TS Nguyễn Trần Bắc - Cục phó Cục Y tế dự phòng của Bộ Y tế - thì “cho đến nay Bộ Y tế vẫn chưa thể thống kê được số trẻ đã tiêm các vắc xin phòng sởi-rubella tại các cơ sở tiêm dịch vụ”.  Còn thực tế, sau các đợt xảy ra dịch bệnh vừa qua, có rất nhiều trẻ em ở các nơi đã được gia đình tự cho đi tiêm “vắc xin dịch vụ” phòng bệnh sởi-rubella tại các cơ sở dịch vụ và đến nay đã hơn 1 tháng trở lên. Nhiều phụ huynh băn khoăn, đối với trẻ đã được tiêm vắc xin sởi-rubella theo dịch vụ đến nay đã hơn một tháng trở lên, nếu tiếp tục tiêm thêm một mũi vắc xin sởi-rubella theo chiến dịch tiêm chủng sắp tới thì có “thừa vắc xin” trong cơ thể và có tác hại gì với trẻ được tiêm như thế hay không? GS-TS Nguyễn Trần Hiển đã cho biết, trừ các trường hợp đã được chỉ định không được tiêm theo quy định của Bộ Y tế, còn lại đối với trẻ đã tiêm các vắc xin có phòng sởi-rubella đã được hơn một tháng trở lên sau đó có tiêm thêm một mũi vắc xin sởi-rubella miễn phí trong chiến dịch sắp tới thì “chỉ có lợi là tăng thêm khả năng phòng thủ tối đa cho trẻ, chứ không có hại gì”. Thực tế, theo GS-TS Nguyễn Trần Hiển, trong số hơn 368.000 trẻ tại 15 tỉnh thành đã được tiêm vắc xin sởi-rubella theo chiến dịch vừa qua, có 210 ca có phản ứng sốt nhẹ sau tiêm vắc xin, không có ca nào bị phản ứng nặng. Theo các thầy thuốc, phản ứng sốt nhẹ đó là “chuyện bình thường” khi tiêm vắc xin. Về vắc xin phòng các bệnh sởi và bệnh rubella, theo GS-TS Nguyễn Trần Hiển, hiện nay có các loại vắc xin sởi đơn; rubella đơn; vắc xin phối hợp sởi-rubella hoặc sởi-quai bị-rubella.  Vắc xin được tiêm miễn phí cho trẻ em Việt Nam trong “Chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella năm 2014-2015” là loại vắc xin sởi-rubella đã được sử dụng tại hàng chục nước trên thế giới và theo Bộ Y tế là “có độ an toàn cao”. Đó là vắc xin phối hợp gồm hai kháng nguyên sống, giảm độc lực sởi và rubella, phòng ngừa đồng thời được hai bệnh sởi và bệnh rubella. Vắc xin sởi-rubella kể trên do Viện Serum Institute Ấn Độ sản xuất và là loại vắc xin “hai trong một” được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp chứng nhận đạt chất lượng tiền thẩm định; Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) mua cấp cho Việt Nam và Bộ Y tế đã kiểm định, cấp giấy phép lưu hành tại Việt Nam.  Theo TS Nguyễn Trần Bắc thì hiện nay thế giới đã có tới trên 30 loại vắc xin nhưng Việt Nam chỉ mới đưa được 12 loại vào tiêm chủng cho trẻ em và vắc xin sởi-rubella là loại mới nhất trong danh sách này. Về tính an toàn của vắc xin, theo Bộ Y tế: “Vắc xin sởi-rubella có độ an toàn cao. Tần suất các phản ứng sau tiêm chủng của vắc xin sởi-rubella không có khác biệt so với phản ứng được mô tả riêng cho mỗi vắc xin sởi-rubella”.

Vnmedia

Giám sát 52 người vào Việt Nam từ vùng Ebola

Theo tin từ Bộ Y tế, hiện tại còn 52 hành khách trở về từ vùng dịch Ebo la đang được giám sát theo dõi y tế tại địa phương. Được biết, từ ngày 11/8 đến nay, Việt Nam đã và đang thực hiện theo dõi giám sát tại địa phương đối với 242 hành khách trở về từ vùng dịch Ebola ở châu Phi, trong đó có hơn 40 người mang quốc tịch Việt Nam. Trong số này, đa số là hành khách trở về từ các nước như Liberia, Nigieria và Senegal. Đã có 190 hành khách hết thời gian theo dõi giám sát và còn 52 hành khách đang được theo dõi giám sát y tế tại địa phương do vẫn chưa hết thời gian 21 ngày kể từ thời điểm rời khỏi vùng dịch. Tính đến nay, tất cả các trường hợp được cách ly tại bệnh viện và được theo dõi giám sát y tế tại địa phương đều nhập cảnh về Việt Nam qua đường cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài. Cục y tế dự phòng nhận định: nguy cơ virus Ebola xâm nhập vào Việt Nam có thể qua các con đường như công dân Việt Nam đi công tác, lao động, học tập trở về từ vùng có dịch; công dân các quốc gia khác từ vùng có dịch nhập cảnh về Việt Nam và người tiếp xúc với động vật chết do nhiễm, nghi nhiễm virus Ebola. Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục y tế dự phòng cho biết, cán bộ y tế chăm sóc bệnh nhân nếu không được trang bị bảo hộ thì cũng dễ bị nhiễm và lây lan virus Ebola. Còn về thông tin lây qua đường hô hấp thì do đặc điểm virus Ebola chỉ lây qua đường tiếp xúc trực tiếp nên khả năng này rất ít và rất khó. Vì vậy, người dân nên hạn chế đến vùng có dịch trừ trường hợp thật cần thiết.

Sẽ xử lý hành khách khai sai thông tin về dịch Ebola

Do tâm lý lo sợ bị giám sát, theo dõi về y tế hoặc cách ly nếu có dấu hiệu nghi nhiễm bệnh, nhiều hành khách (cả người nước ngoài và người Việt Nam) nhập cảnh vào Việt Nam từ vùng dịch đã có dấu hiệu khai không đúng thông tin về địa chỉ lưu trú, số điện thoại, địa chỉ mail… Hành vi khai không đúng thông tin về dịch Ebola sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho việc phòng chống sẽ áp dụng các biện pháp xử lý đối với hành khách từ vùng dịch nhập cảnh vào Việt Nam nhưng khai sai các thông tin liên quan. Đồng thời, sẽ siết chặt các hoạt động giám sát đối với hành khách nhập cảnh vào Việt Nam từ vùng đang có dịch Ebola. Theo đó, bản khai Y tế sẽ tiếp tục được tiến hành tại các cửa khẩu trước khi hành khách nhập cảnh. Tuy nhiên, ngành công an sẽ tiến hành giám sát thường xuyên, nếu hành khách khai thông tin sai sự thật về các vấn đề có liên quan từ tình trạng sức khỏe, nơi đến, địa chỉ lưu trú, số điện thoại… gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch sẽ bị áp dụng các biện pháp xử lý tùy mức độ sai phạm.Trong trường hợp phát hiện ca bệnh hoặc dịch Ebola lây lan trong cộng đồng, Bộ công an có thể sẽ áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế, hạn chế việc đi lại đối với toàn bộ người dân trong khu vực ổ dịch.

Mỹ xác nhận trường hợp Ebola đầu tiên

Ngày 30/9/2014, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) xác nhận các bệnh đầu tiên được xác định mắc bệnh Ebola tại Mỹ. Bệnh nhân từ Liberia đi du lịch tới Dallass và Texas vào ngày 20/9/2014, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng vào ngày 24/9/2014 đã đi khám bệnh tại bệnh viện ở Dallas vào ngày 26/9/2014, sau khi khám bệnh nhân viên y tế phát hiện bệnh nhân có những triệu chứng giống như triệu chứng của bệnh Ebola và được nhập viện ngày 28/9/2014. Dựa trên tiền sử và những triệu chứng, CDC đã tiến hành cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, kết quả xét nghiệm dương tính với Ebola được công bố vào ngày 30/9/2014. Để chủ động phòng, chống dịch Ebola trong thời gian qua trước khi có ca bệnh đầu tiên này, CDC đã triển khai các biện pháp như: Tăng cường năng lực giám sát và xét nghiệm để phát hiện các trường hợp bệnh. Xây dựng các hướng dẫn và công cụ cho các sở y tế tiến hành điều tra sức khỏe cộng đồng. Cung cấp các khuyến nghị về kiểm soát nhiễm khuẩn trong y tế để ngăn chặn bệnh lây lan. Cung cấp hướng dẫn cho tổ bay, các đơn vị dịch vụ y tế khẩn cấp tại sân bay và các cán bộ làm việc tại biên giới báo cáo du khách bị ốm tới CDC. Phổ biến thông tin cập nhật lên cho công chúng, du khách quốc tế, và các đối tác y tế công cộng.

Nông nghiệp

Hội thảo về chiến dịch tiêm vắc xin sởi – rubella

Sáng 1/10, tại Viện Pasteur Nha Trang Cục YTDP đã tổ chức hội thảo truyền thông về triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi – rubella cho trẻ từ 1 – 14 tuổi tại khu vực miền Trung -Tây Nguyên trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.  Theo đó các chuyên gia đã giải đáp nhiều thắc mắc của đại biểu tham dự như chất lượng vắc xin, tay nghề và kinh nghiệm của cán bộ tiêm chủng, việc giám sát và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước khi xảy ra sự cố, hay làm cách nào để tất cả các trẻ em ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa đều được tiêm chủng như mọi trẻ em khác ở thành thị… Được biết, tại Khánh Hòa, sau một tuần triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi – rubella cho trẻ từ 1 - 5 tuổi, hiện đã có hơn 6.600 bé được tiêm chủng

VTC

Đừng xem thường khám sức khỏe định kỳ tập thể

Tại Việt Nam, phần lớn người lao động thường coi khám sức khoẻ định kỳ ở cơ quan như một loại "thủ tục" bắt buộc nhưng nếu biết cách tận dụng tốt, người lao động sẽ thu được lợi ích rất lớn từ khám sức khoẻ định kỳ tập thể.

Nên coi là quyền lợi hơn là nghĩa vụ

Khám sức khỏe định kỳ tập thể hay còn gọi là khám định kỳ dành cho các nhân viên của cơ quan, doanh nghiệp, xí nghiệp đã được quy định trong Luật lao động. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và ngay cả người lao động Việt Nam thường có tâm lý coi nhẹ việc này nên thường chỉ khám qua loa mà ít biết rằng, khám định kỳ tập thể lại có ý nghĩa trong việc kiểm soát sức khoẻ của mỗi người. Bởi một gói khám định kỳ dành cho nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp gồm có khám lâm sàng, xét nghiệm, chụp X quang, siêu âm, nội soi,... Trong quá trình khám nếu phát hiện bệnh lý, tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ tư vấn bổ sung hoặc tư vấn gói khám phù hợp. Những xét nghiệm và khám này nếu được thực hiện đúng sẽ cho kết quả phản ánh tổng quát tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Do đó, doanh nghiệp và người lao động nên coi khám sức khỏe định kỳ tập thể là quyền lợi hơn là nghĩa vụ.

Chọn nơi khám tối ưu

Và để tận dụng tối đa “quyền lợi” này cơ quan, doanh nghiệp và người lao động nên lựa chọn nơi cung cấp dịnh vụ khám sức khỏe định kỳ tập thể tối ưu, căn cứ theo các tiêu chí: giá, vị trí khám thuận tiện, quy trình khám khoa học, cơ sở vật chất hiện đại, dịch vụ thân thiện và quan trọng nhất - chất lượng kết quả khám chính xác. Là bệnh viện đa khoa tại Hà Nội, MEDLATEC có cung cấp gói Khám sức khỏe định kỳ tập thể chất lượng cao với chi phí hợp lý. Đội ngũ bác sỹ gồm các Giáo sư, Tiến sỹ đầu ngành cùng dàn máy xét nghiệm hiện đại bậc nhất Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đảm bảo kết quả chẩn đoán và xét nghiệm có độ chính xác cao. Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh các chuyên khoa về Chẩn đoán hình ảnh - thăm dò chức năng, Chuyên khoa lẻ (Tai - Mũi - Họng, Răng - Hàm - Mặt, Mắt), Nhi khoa, Sản khoa,… đối với mọi bệnh nhân. Cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ cũng được bệnh viện chú trọng đầu tư nhằm mang đến cho người tới thăm khám sự thoải mái dễ chịu nhất. Mọi chi tiết, Quý đơn vị doanh nghiệp vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được Trung tâm chăm sóc khách hàng của Bệnh viện MEDLATEC tư vấn cụ thể.

Đại biểu nhân dân

Cách ly, giám sát 242 hành khách nhập cảnh từ vùng dịch Ebola

Bộ Y tế thống kê, từ 11.8 - 1.10, Việt Nam đã cách ly giám sát 242 hành khách nhập cảnh từ vùng dịch Ebola ở châu Phi. Trong đó, có hơn 40 người mang quốc tịch Việt Nam trở về từ các quốc gia có dịch. Đa số hành khách có điểm xuất phát từ các nước như Liberia, Nigeria. Hiện, còn 52 hành khách đang được theo dõi giám sát do vẫn chưa hết thời gian 21 ngày, kể từ thời điểm rời vùng dịch. Tất cả được cách ly tại BV và được theo dõi giám sát y tế tại địa phương.

TP Hồ Chí Minh triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi - rubella

Ngày 1/10, TP Hồ Chí Minh bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm miễn phí vaccine sởi – rubella cho trẻ từ 1 đến 14 tuổi. Việc tiêm chủng được tiến hành tại 2 nơi là trường THCS Đỗ Văn Dậy (huyện Hóc Môn) và trường THCS Phú Định (quận 6). Việc tiêm chủng được tuân thủ theo đúng quy trình như khám sàng lọc trước khi tiêm, trong đó có đo thân nhiệt để xác định có bị sốt hay không, có chống chỉ định tiêm hay không. Sau khi tiêm xong, học sinh được giữ lại 30 phút để theo dõi.  Trong chiến dịch tiêm miễn phí vaccine sởi – rubella tại TP Hồ Chí Minh, dự kiến có khoảng 1,3 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 14 tuổi được tiêm vaccine sởi – rubella; trong đó 1,1 triệu trẻ đang trong độ tuổi đi học. Việc tiêm chủng được thực hiện ở lứa tuổi 11 đến 14 trước tiên, sau đó đến lứa tuổi 8 đến 10 và cuối cùng là lứa tuổi 1 đến 7.

 

Ngày 15/10/2014
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích