Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 3 1 0 1
Số người đang truy cập
4 5 3
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Ảnh sưu tầm
Điểm tin y tế ngày 13/9 và 14/9 năm 2014

Tháo gỡ mọi vướng mắc, thúc đẩy sản xuất vắc-xin trong nước; Bệnh viện Sản nhi Phú Yên nhận gói tài trợ thiết bị y tế 15 tỷ đồng; Điều trị miễn phí cho tất cả nạn nhân vụ tai nạn ôtô ở Lào Cai; 3 bệnh viện được phép thực hiện hỗ trợ y tế cho người mang thai hộ; Tốc độ gia tăng nhanh của dịch bệnh Ebola; Bài học của ngành Y

Nhân dân

Tháo gỡ mọi vướng mắc, thúc đẩy sản xuất vắc-xin trong nước

Sáng 12-9, Phó Thủ tướng Vũ Ðức Ðam làm việc với lãnh đạo Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan về tình hình sản xuất và quản lý vắc-xin trong nước. Theo báo cáo, hiện Việt Nam có bốn cơ sở sản xuất vắc-xin (SXVX), cung ứng 10/12 loại vắc-xin sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) như: Viêm gan B, viêm gan A, viêm não Nhật Bản, vắc-xin tả uống, sởi, bại liệt uống, bạch hầu - uốn ván - ho gà,... Vắc-xin của Việt Nam được WHO đánh giá cao về chất lượng, góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, các cơ sở SXVX đang rất khó khăn khi phần lớn sản phẩm là vắc-xin đơn giá (phòng một bệnh), chưa thể làm vắc-xin phối hợp "bốn trong một" hay "năm trong một", vốn là loại được tổ chức quốc tế tài trợ cho Chương trình TCMR. Dây chuyền sản xuất nhiều loại vắc-xin đơn giá của Việt Nam đang khai thác ở mức 5 đến 50% công suất thiết kế do đặt hàng từ Chương trình TCMR giảm mạnh, chỉ có ít dây chuyền đạt công suất hơn 95%... Các đại biểu đã thảo luận biện pháp tháo gỡ vướng mắc cho vắc-xin nội về thị trường tiêu thụ và điều chỉnh nguyên tắc tính giá vắc-xin hợp lý hơn. Ðại diện các đơn vị SXVX khẳng định, nếu bảo đảm được thị trường, được tăng giá bán vắc-xin thì có thể chủ động vay vốn đầu tư, với lãi suất ưu đãi, để nâng cấp dây chuyền, mở rộng sản xuất, nghiên cứu sản phẩm mới. Bộ Y tế cho rằng, cần đánh giá toàn bộ các đơn vị SXVX về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, năng lực chuyên môn, nhu cầu thực tế... để có kế hoạch đầu tư, lộ trình phát triển tổng thể, bền vững. Phát biểu ý kiến tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Ðức Ðam yêu cầu các bộ, ngành cần tháo gỡ nhanh những vướng mắc về cơ chế, chính sách cho các đơn vị SXVX, đồng thời từng đơn vị phải mạnh dạn thay đổi tư duy, chủ động tìm nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu sản phẩm mới, đáp ứng yêu cầu thị trường và xuất khẩu. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà SXVX trong nước được vay vốn ưu đãi với sự bảo lãnh của Chính phủ để đầu tư nâng cấp và đầu tư mới một số hạng mục của các cơ sở SXVX; khẩn trương phân bổ vốn cho các dự án nghiên cứu vắc-xin thuộc chương trình phát triển sản phẩm quốc gia. Bộ Y tế khẩn trương hoàn thành đề án tái cơ cấu các đơn vị SXVX; nghiên cứu việc xây dựng cơ sở nghiên cứu, SXVX đồng bộ, hiện đại ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc...

Bệnh viện Sản nhi Phú Yên nhận gói tài trợ thiết bị y tế 15 tỷ đồng

Chiều ngày 12-9, Sở Y tế Phú Yên và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức lễ bàn giao gói tài trợ mua sắm thiết bị y tế cho Bệnh viện Sản nhi Phú Yên. Đồng chí Đào Tấn Lộc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên đến dự. Gói thiết bị y tế có giá trị 15 tỷ đồng, là hoạt động nằm trong Chương trình An sinh xã hội của ngành ngân hàng Việt Nam do BIDV tài trợ. Với hệ thống 30 máy móc, các trang thiết bị được hỗ trợ là những thiết bị có cấu hình, tính năng kỹ thuật mới, hiện đại như: Bộ nạo VA bằng kỹ thuật coblation kết hợp nội soi qua đường mũi; máy thở cấp cứu; máy miễn dịch tự động; máy phân tích tế bào máu… được đầu tư mua sắm tại chương trình lần này, sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực điều trị cho Bệnh viện Sản nhi Phú Yên. Bệnh viện Sản nhi Phú Yên được thành lập hơn hai năm qua, với qui mô 200 giường bệnh, hoạt động trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế thiếu thốn, luôn trong tình trạng quá tải. Chương trình hỗ trợ của BIDV sẽ góp phần quan trọng mang đến cơ sở vật chất, môi trường chăm sóc, điều trị tốt hơn, hiện đại hơn cho các bệnh nhân sản và nhi cần điều kiện chăm sóc tốt tại các huyện, thị của tỉnh Phú Yên và một số tỉnh lân cận. Theo bà Lê Thị Kim Khuyên - Ủy viên Hội đồng quản trị BIDV, thời gian qua BIDV đã tích cực triển khai các chương trình an sinh xã hội chung của ngành ngân hàng, trong đó ưu tiên triển khai nhiều chương trình ý nghĩa trong lĩnh vực y tế như: Tài trợ trang thiết bị Bệnh viện Sản Nhi Phú Yên; Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng; Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận và hơn 30 cơ sở y tế tuyến xã, huyện; Tặng nhiều xe cứu thương, thiết bị khám chữa bệnh cho các đơn vị y tế ở các địa phương. Đối với tỉnh Phú Yên, trong nhiều năm qua, BIDV đã tham gia tích cực chủ trương chia sẻ cùng cộng đồng, chung tay chăm lo công tác an sinh xã hội. Tổng giá trị các phần quà bằng tiền và hiện vật BIDV đã tài trợ trong năm 2013 hơn 28 tỷ đồng; trong đó, có gói tài trợ mua sắm trang thiết bị y tế Bệnh viện Sản nhi với số tiền cam kết 15 tỷ đồng; góp phần thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa lĩnh vực y tế của Đảng và Nhà nước.

Điều trị miễn phí cho tất cả nạn nhân vụ tai nạn ôtô ở Lào Cai

Chiều 12/9, Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi Sở Y tế Lào Cai, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 về việc thực hiện miễn phí cho người bệnh cấp cứu và điều trị trong vụ tai nạn xe khách thảm khốc ngày 1/9 tại tỉnh Lào Cai. Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), vừa qua theo sự phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng có nêu trường hợp bị tai nạn trong vụ đổ xe tại Bát Xát, Lào Cai vào cấp cứu và điều trị tại các bệnh viện không được miễn phí theo như ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế trong cuộc họp với Sở Y tế tỉnh Lào Cai ngày 2/9. Cụ thể, theo văn bản của Bộ Y tế, mấy ngày gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, một nạn nhân trong vụ tai nạn trên theo phản ánh đến nay các nạn nhân không được miễn phí vì không có công văn hướng dẫn, Sở Y tế Lào Cai không đồng ý, bệnh viện không làm được nên các gia đình vẫn phải đi thanh toán viện phí. Ông Cao Hưng Thái - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, cho đến thời điểm hiện nay, qua báo cáo của Sở Y tế Lào Cai, cả ba bệnh viện của Sở Y tế tỉnh Lao Cai gồm Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện sản nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền đã thực hiện miễn phí cho 100% người bệnh. 

Công an nhân dân

3 bệnh viện được phép thực hiện hỗ trợ y tế cho người mang thai hộ

Đó là các BV Phụ sản Trung ương, BV Trung ương Huế và BV Từ Dũ (TP Hồ Chí Minh). Đây là một nội dung được Bộ Y tế họp ngày 12/9 và thống nhất đưa vào dự thảo Nghị định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, thay thế Nghị định số 12/2003/NĐ-CP và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Điều 95, Luật Hôn nhân Gia đình, trình Chính phủ trong thời gian tới. Theo Bộ Y tế, nhiều khả năng Nghị định này sẽ được Chính phủ ban hành vào cuối năm 2014 để có hiệu lực thi hành từ 1/1/2015. Hiện cả nước đã có 20 cơ sở y tế được Bộ Y tế cho phép thụ tinh người trong ống nghiệm. Một số BV đã và đang xúc tiến ký hợp đồng với các BV nói trên để trở thành đối tác trong việc hỗ trợ mang thai hộ sau này. Tất nhiên việc hợp tác này phải được Bộ Y tế thẩm định về điều kiện hành nghề trước khi tiến hành.

Tốc độ gia tăng nhanh của dịch bệnh Ebola

Đến 11/9 số người mắc Ebola đang tăng lên tới 4.293 trường hợp mắc, đã có 2.296 tử vong tại 5 quốc gia vùng Tây Phi, trong đó tại Guine, Liberia và Sierra Leone dịch bệnh đang tiếp tục lây lan mạnh. Có ngày, có thêm 200 người mắc mới. Ngoài ra tại Congo đã ghi nhận 58 trường hợp mắc bệnh do virus Ebola, trong đó có 31 trường hợp tử vong. Lo ngại về dịch bệnh Ebola vào Việt Nam càng có cơ sở, một số người nhập cảnh vào nước ta từ vùng có dịch Ebola đã bất hợp tác, gây khó khăn cho việc giám sát tình hình dịch bệnh này ở địa phương. Có địa phương, tới 18 trường hợp trong diện phải giám sát y tế, trong đó, 13 trường hợp đến từ Nigeria, song y tế địa phương chỉ giám sát được 4 trường hợp, do đa phần đã bỏ trốn. Theo qui định những trường hợp đến từ vùng dịch Ebola đều phải khai báo y tế khi nhập cảnh, để giám sát y tế trong vòng 21 ngày. Trong tờ khai y tế có địa chỉ cư trú, điện thoại, email và các địa chỉ sẽ đi, đến trong thời gian lưu trú ở Việt Nam. Thế nhưng, ở nhiều nơi, khi nhân viên y tế đến tìm gặp người như trong địa chỉ đã ghi ở tờ khai y tế, thì không có địa chỉ, cũng như số điện thoại đó, khiến cho y tế địa phương không thể theo dõi, giám sát được các trường hợp cần giám sát. Nếu không may, họ đã mang mầm bệnh trong người thì nguy cơ dịch bệnh là khôn lường. Ngành Y tế cần tăng cường hơn nữa tuyên truyền để người dân hiểu về mối nguy hiểm của bệnh Ebola, tự giác hợp tác với ngành Y tế, như trường hợp một nam giới về từ Liberia, bị sốt và tự uống thuốc hạ sốt trước khi nhập cảnh, nên máy đo thân nhiệt tại sân bay Tân Sơn Nhất không phát hiện được, nhưng anh đã khai báo y tế và tự đến BV xin cách ly vì sợ mình bị nhiễm Ebola. Bệnh do virus Ebola là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, thuộc nhóm A, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao tới 90%, nhưng lại không lây qua đường hô hấp. Vì thế, nếu cộng đồng có kiến thức cơ bản về đường lây truyền và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống đã khuyến cáo thì vẫn có thể ngăn chặn, kiểm soát được nguy cơ bùng phát dịch. Sự tự giác phối hợp với ngành Y tế của các công dân từ vùng dịch đến Việt Nam là rất cần thiết, để bảo vệ tính mạng không chỉ cho bản thân họ, mà còn người thân, gia đình, bạn bè, cũng như cộng đồng. Ngành Y tế cũng cần chuẩn bị sẵn khả năng phối hợp với lực lượng Công an để cưỡng chế cách ly khi cần thiết, như phương án đã được đặt ra tại cuộc họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Ebola tại Hà Nội.

Tuổi trẻ

Bài học của ngành Y

Đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến - người được Bộ Y tế giao phụ trách lĩnh vực ghép tạng. Ông Tiến nói: Lĩnh vực ghép tạng ở VN đi sau thế giới rất nhiều nên khi triển khai giai đoạn đầu có va vấp này va vấp khác. Để xảy ra tình trạng mua bán thận như báo phản ánh cũng là một va vấp. Ở Trung Quốc cũng có chuyện mua bán thận như vậy, mặc dù tôi theo dõi thấy luật của họ khá chặt chẽ. Không phải vì va vấp ấy mà mình chùng bước về khoa học, nhưng cũng phải giải quyết thật rốt ráo để vẫn có đường cứu người cần ghép thận, nhưng không để có hại cho người vì kém hiểu biết mà bán quả thận mình đi. Xu hướng của thế giới ghép tim, gan, thận... chủ yếu là từ người hiến đã chết não, vạn bất đắc dĩ mới xin từ người thân của mình. Nhưng có người vì thời gian chờ tạng hiến từ người chết não quá lâu và có thể qua đời, trường hợp ấy có thể xin từ người thân, người hiến tặng để chia sẻ cuộc sống, chính sách hiện hành cũng chấp nhận việc hiến tặng tự nguyện ấy.

Thấy bất thường phải kiểm tra ngay

* Trong quá trình viết loạt bài đường dây buôn thận, chúng tôi nhận thấy việc hiến tặng tạng ở đây không phải là tự nguyện mà lừa mua từ người thiếu hiểu biết, cả bác sĩ cũng dính dáng đến việc len lỏi các cửa thủ tục để mua bán thận trót lọt. Ông có biết tình trạng này?

- Bây giờ còn trong quá trình xác minh, nói các bác sĩ không dính dáng cũng chưa đúng, mà nói họ tham gia nhận tiền cũng chưa có cơ sở kết luận. Tôi cho lỗi của bác sĩ là không đủ nghiệp vụ để xác minh có phải là tự nguyện hiến tặng tạng hay không, trong khi đường dây buôn thận chủ động chuẩn bị những hồ sơ để qua mặt, len lỏi vào. Một lỗi nữa là lẽ ra khi thấy có bất thường mình phải kiểm tra, xác minh ngay, xem bất thường ở đâu, xem lại hệ thống chuyên môn của mình. Vì sao ở Hà Nội, TP.HCM bất ngờ có nhiều người đến ghép tạng như vậy, mà ở Hà Nội, TP.HCM có nhiều trung tâm vì sao họ không làm, lại đến Huế? Đây là một bài học, phải nhớ để thắt chặt hơn nữa các chính sách đã có, nếu không việc ghép thận vốn là nhân đạo có thể có những chuyện vô đạo đức trong đó.

* Có nhiều ý kiến cho rằng Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người đã có gần 10 năm nay nhưng do quy định không chặt chẽ, cho phép người hiến - nhận tạng có thể biết nhau và hiến - nhận không cần qua trung tâm điều phối khiến xảy ra mua bán tạng. Ông có thấy những điểm chưa chặt chẽ ấy?

- Nhiều năm làm bác sĩ lâm sàng, tôi vẫn cho là bác sĩ mổ xẻ, điều trị dễ hơn những người làm ghép tạng, vì ghép tạng cần yếu tố luật pháp chặt chẽ trong quá trình cho - nhận tạng mà các bác sĩ không có những nghiệp vụ này. Ở Trung tâm Điều phối hiến ghép tạng quốc gia, Bộ Y tế đã cử một vụ phó Vụ Pháp chế làm phó giám đốc trung tâm. Nhưng tôi muốn nhắc lại ghép tạng vẫn là lĩnh vực mới và khi bắt đầu, giai đoạn đầu có thể có chuyện này chuyện nọ phải khắc phục. Còn việc không để người hiến - nhận tạng không được biết nhau thì không phải bắt buộc. Ở nước ngoài cũng như thế, họ vẫn biết người nhận tạng hiến là ai chứ làm sao có thể bắt người có hành vi đẹp đẽ là hiến tạng không được biết về người nhận được.

Không dung túng cho hành vi phi pháp 

* Như ông nói đây là bài học, vậy ông cho điểm nào cần phải khắc phục đầu tiên?

- Khâu xét duyệt hồ sơ cần phải thắt chặt hơn, người đặt bút ký phải thận trọng hơn bởi đây là vấn đề rất lớn. Chúng tôi sẽ yêu cầu các bên cung cấp chứng minh nhân dân, với người hiến tặng tạng đã có vợ/chồng thì cần có chữ ký chấp thuận của vợ/chồng, có đăng ký kết hôn của hai người... Hồ sơ hiện hành có những điểm còn dễ dàng, vì sao lại dễ dàng là vì ít người hiến tạng quá, nếu có một ca hiến tạng là lấy làm mừng, sợ rằng nếu bắt bẻ thì không ai hiến nữa.  Thế giới cũng như VN, nhu cầu được ghép tạng bao giờ cũng lớn hơn số lượng tạng hiến tặng, VN thì tạng hiến tặng còn ít ỏi hơn nữa. Lợi dụng chuyện này, những đường dây buôn bán thận đã len lỏi vào, lợi dụng những khoảng trống pháp luật để kiếm lợi. Một điểm cần khắc phục nữa là vận động để có tạng hiến tặng từ những người bị tai nạn chết não, nếu nguồn tạng hiến tăng lên, cung - cầu cân bằng thì những đường dây như thế này cũng không còn đất làm ăn nữa.

* Có những thông tin từ đường dây và người bán thận cho biết có sự tiếp tay của bác sĩ, các ông có nên mời công an vào cuộc để xác minh vì câu chuyện này liên quan trực tiếp đến một bệnh viện trực thuộc bộ là Bệnh viện T.Ư Huế?

- Cái đó tôi chưa đề cập đến và sẽ có những biện pháp để xác minh, bây giờ tôi nói không có chuyện bác sĩ liên quan mà sau xác minh lại có hoặc ngược lại đều không được. Ghép tạng là một lĩnh vực chuyên môn rất cao, không phải dễ mà đào tạo được những người tham gia ghép được tim, gan, thận, giác mạc..., nên chúng tôi xác định xác minh, điều tra thận trọng, không dung túng cho hành vi phi pháp nhưng cũng không để các thầy thuốc chùn bước, ngại ngần khi triển khai kỹ thuật mới.

* VN đã có Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người gần 10 năm và đã có Trung tâm Điều phối quốc gia gần hai năm, hoạt động ghép tạng đã được triển khai từ đầu những năm 1990 nhưng đi rất chậm, như ông nói mới là bước đầu, giai đoạn đầu. Vì sao lại chậm trễ thế?

- Tiếng là có luật và triển khai ghép tạng đã hơn 20 năm, kỹ thuật ghép ở VN cũng đang ngày càng thuần thục, nhưng vấn đề là không có người hiến tạng để ghép. Các bác sĩ giống như các đầu bếp nấu ăn rất ngon nhưng gia đình không có ai mang thực phẩm về, nên lĩnh vực ghép tạng ở VN vẫn còn mới và đang ở giai đoạn đầu phát triển.

Nguy cơ virút Ebola lây lan qua không khí

Tính đến ngày 12-9, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đã có 4.784 ca nhiễm Ebola, trong đó 2.400 trường hợp tử vong. Nguy cơ càng đáng ngại hơn với những cảnh báo của các chuyên gia về biến thể có thể lây nhiễm qua không khí. Tại thời điểm này, Ebola vẫn đang là loại virút lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch cơ thể như máu hay nước bọt. Nhưng một số chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ lo ngại loại virút nguy hiểm này rất có thể biến đổi và thâm nhập cơ thể con người từ cơn ho hay hắt hơi của người bệnh.

Nguy cơ nhỏ, nhưng...

Theo CNN, bác sĩ Michael Osterholm, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và chính sách của Đại học Minnesota, nhận định: “Đó là mối lo ngại lớn nhất trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng suốt 40 năm qua của tôi. Tôi không thể hình dung nổi có điều gì đó - ngay cả với virút HIV - sẽ hủy diệt thế giới khủng khiếp hơn việc virút Ebola có thể lây nhiễm qua không khí”. Mặc dù cũng như các chuyên gia khác, bác sĩ Osterholm khẳng định nguy cơ này tương đối nhỏ, nhưng với tốc độ lây lan như hiện nay, ông cảnh báo khả năng đó cũng gia tăng. Bởi lẽ cứ mỗi khi có một người mới nhiễm Ebola, virút này lại có cơ hội biến đổi và phát triển thêm các đặc tính mới. Bác sĩ Osterholm gọi đó là hiện tượng “biến đổi gen may rủi”. Nhiều loại biến thể không đáng ngại, nhưng một số trong đó có thể làm thay đổi cách thức hoạt động của virút này trong cơ thể người. Nói một cách dễ hiểu, bác sĩ C. J. Peters ví von: “Hãy tưởng tượng mỗi lần bạn sao chép một bài luận và thay đổi một hoặc hai từ. Cuối cùng nó sẽ làm thay đổi ý nghĩa toàn bộ bài văn”. Với những gì đã và đang diễn ra, tờ New York Times dẫn cảnh báo của giới khoa học Mỹ cho rằng dịch bệnh Ebola sẽ còn kéo dài 12-18 tháng nữa và tác động tới hàng trăm ngàn người trước khi được kiểm soát.

Huy động nhân lực

Theo ước tính của WHO, cần có thêm 500 chuyên gia y tế và khoảng 1.000 bác sĩ, y tá địa phương để ngăn chặn hiệu quả hơn sự lây lan chết người của virút Ebola tại Tây Phi. WHO và Tổ chức Thầy thuốc không biên giới mỗi đơn vị sẽ cử khoảng 200 chuyên gia y tế thế giới tới vùng dịch và WHO dự phòng hơn 300 người nữa. Trong lúc đó, Mỹ cũng đã cử khoảng 100 nhân viên y tế và Liên minh châu Phi cũng cam kết sẽ hỗ trợ hơn 100 người nữa. Trong tuần này, quân đội Mỹ sẽ xây dựng bệnh viện dã chiến trị giá 22 triệu USD với 25 giường bệnh tại Liberia để chăm sóc các nhân viên y tế và người bệnh. Pháp nói sẽ đưa 20 chuyên gia về thảm họa sinh học tới Guinea và Anh cũng xây dựng và duy trì hoạt động của bệnh viện 60 giường tại Sierra Leone. Một tín hiệu vui cho khu vực Tây Phi là Cuba vừa tuyên bố gửi đến Sierra Leone (nơi có hơn 500 người tử vong vì Ebola) một đoàn gồm 62 bác sĩ và 103 y tá. Đây là đoàn cứu trợ y tế lớn nhất từ trước đến nay của Cuba và các nhân viên y tế sẽ lưu lại làm việc trong sáu tháng. Sự hỗ trợ nhân lực là cấp thiết và quan trọng vì trong số các nạn nhân tử vong vì Ebola, có tới 15% là các cán bộ, nhân viên y tế. Chỉ tính riêng Sierra Leone, từ lúc bắt đầu đại dịch đã có hơn 30 nhân viên y tế tử vong. Thậm chí một số nơi, giới y tế đã đình công hoặc từ chối chăm sóc bệnh nhân Ebola vì e sợ nguy hiểm. Trong tuần sau, theo tuyên bố từ Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama sẽ chủ trì một cuộc làm việc liên quan đến việc phòng chống dịch Ebola. Mỹ cũng tuyên bố sẽ huấn luyện cho lực lượng quân đội Liberia cách thức cách ly các khu vực dân cư bị nhiễm dịch.

Quy mô đào tạo SV y tăng nhanh, chất lượng không theo kịp

Quy mô đào tạo ở các trường y tăng nhanh, đội ngũ giảng viên, điều kiện, phương tiện giảng dạy chưa theo kịp, từ đó tạo ra các thế hệ SV thiếu chuyên nghiệp.Đó là vấn đề được GS.TS Phạm Thị Minh Đức - Phó chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam đặt ra tại Hội thảo “Tăng cường tính chuyên nghiệp trong thực hành nghề y” được Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ngày 13-9.Cũng tại hội thảo, vấn đề “y đức, y nghiệp”, tính chuyên nghiệp trong thực hành y học ở Việt Nam đã được nhiều đại biểu công tác tại các hội nghề nghiệp, bệnh viện đề cập và xem là cấp bách cần làm ngay.Theo GS Đức, tính chuyên nghiệp của nghề y thể hiện qua 4 nguyên lý: có lòng vị tha - đặt lợi ích của bệnh nhân trên lợi ích thầy thuốc; duy trì năng lực chuyên môn qua việc cập nhật kiến thức thường xuyên; tự điều chỉnh bằng cách tự kiểm soát bản thân và đồng nghiệp để tránh sai sót; có trách nhiệm với xã hội, tham gia các hoạt động vì lợi ích cộng đồng. Lý thuyết là vậy, nhưng theo bà, có rất nhiều thách thức để làm được 4 nguyên lý này, trong đó quan trọng nhất là thu nhập của nhân viên y tế ở bệnh viện công còn thấp, trong khi nhân viên ở bệnh viện công thường xuyên đối mặt với quá tải, phải lo kiếm sống thêm, hay môi trường làm việc thiếu điều kiện… Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Cần Thơ nhấn mạnh: "cần quan tâm đào tạo tính chuyên nghiệp cho sinh viên ngành y ngay tại nhà trường, trong đó nhấn mạnh nội dung giao tiếp với bệnh nhân, hiểu tâm lý bệnh nhân, phải có thông tin 2 chiều giữa người bệnh và nhân viên y tế để giảm bức xúc". Hệ thống “quản lý chất lượng và an toàn người bệnh” của bệnh viện cũng được nhắc đến, cần thiết phải có hệ thống đánh giá chung để khi có những sự cố, tai biến xảy ra với bệnh nhân thì có đánh giá một cách hệ thống, xác định nguyên nhân và rút kinh nghiệm. GS.TS Trần Quỵ - Ủy viên thường vụ Tổng hội Y học Việt Nam đánh giá: chúng ta hiện nay chưa có nghiên cứu một cách hệ thống đối với trường hợp có sai sót, tai biến. Cách tiếp cận chủ yếu là cá nhân bác sĩ hay bệnh viện tự giải quyết, và các trường hợp này thường xuất hiện trên các mặt báo. Bài học đúc kết sau đó của cả hệ thống y tế là gì, ít được đề cập…

An ninh thủ đô

Rà soát đường dây mua bán thận trong bệnh viện

Ngày 12-9, Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế có công văn khẩn gửi các đơn vị ghép tạng đề nghị rà soát các hoạt động về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể con người. Theo đó, thời gian gần đây xuất hiện một số luồng thông tin phản ánh về việc mua bán thận, đường dây mua bán thận, cò mồi ghép thận… trong và quanh các bệnh viện. Do đó, Cục Quản lý khám chữa bệnh yêu cầu các đơn vị ghép tạng nghiêm túc, khẩn trương tiến hành rà soát các hoạt động hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra vi phạm. Đặc biệt, phải chú trọng giám sát, phát hiện những biểu hiện tiêu cực, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này (kể cả trong và ngoài khuôn viên đơn vị) để kịp thời giải quyết theo thẩm quyền.

Dùng thuốc nhuận tràng để giảm cân - lợi bất cập hại

Hiện nay, người ta hay chế thuốc xổ loại kích thích thường là dẫn chất anthraquinon lấy từ thực vật dùng cả trong Tây y lẫn Đông y hoặc thuốc là hóa chất tổng hợp: bisacodyl, danthrone, cascara, boldo, bourdain, sené (phan tả diệp), rhubarbe (đại hoàng), aloes (lô hội)… có nhiều tác dụng phụ, dùng lâu dài rất có hại.

Nguy hiểm khi dùng thuốc nhuận tràng

Có thuốc nhiều độc tính hiện nay không dùng nữa như: dầu thầu dầu (castor oil, có chứa chất độc), phenolphthalein (vì gây ung thư khi thử trên chuột) và các chế phẩm làm cho xổ bán trôi nổi hiện nay vẫn có thể chứa các chất độc hại này. Người dùng thuốc xổ để giảm cân thường dùng các thuốc trị táo bón vừa kể có tác dụng kích thích niêm mạc ruột làm tăng nhu động ruột nên xổ rất mạnh.  Thuốc nhuận tràng được người dùng uống giảm cân chủ yếu là 2 loại: thuốc nhuận tràng thẩm thấu và các thuốc kích thích nhu động. Người dùng thường uống sau bữa ăn tối để muốn loại bỏ tất cả những gì trong ruột một cách nhanh chóng. Tuy nhiên sự thật là khi thức ăn đến ruột già, cơ thể đã hấp thụ gần hết các dưỡng chất trong thực phẩm. Bởi sự hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra trong ruột non. Thuốc nhuận tràng làm việc trên ruột già. Nó ngăn chặn ruột già hấp thụ các khoáng chất cần thiết và nước. Mục đích của giảm cân là loại bỏ lượng calo dư thừa chứ không phải nước và khoáng chất nên thuốc nhuận tràng không nên dùng vào mục đích này. Hiện tượng được cho là giảm cân sau khi uống thuốc nhuận tràng chỉ là mất các loại muối khoáng và nước, nó sẽ được bù lại khi uống nước. Không chỉ không làm giảm cân mà thuốc nhuận tràng còn có nhiều tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, mất nước, chảy máu trực tràng. Sử dụng thường xuyên, lâu dài có thể dẫn đến tổn thương đường tiêu hóa, không thể hồi phục. Người bệnh phải lệ thuộc thuốc, nếu không dùng thuốc sẽ mắc táo bón mạn tính nghiêm trọng và đau đớn trong thời gian dài. Kết quả là làm mất khoáng chất thiết yếu và chất béo của cơ thể dẫn đến xương yếu. 

Thực phẩm chức năng giảm cân cũng nguy hiểm

Hiện nay, trên thị trường bày bán rất nhiều loại thực phẩm chức năng (TPCN) dạng viên, bột, cao, sâm, nước, trà… dùng để giảm cân. Không ít người vì muốn giảm cân nhanh chóng, dễ dàng nên sẵn sàng bỏ ra hàng  triệu đồng mua sử dụng. Tuy nhiên nhiều người sau khi dùng đã phải nhập viện vì mệt mỏi, và sau khi ngưng sử dụng thì cân nặng tăng trở lại như cũ, thậm chí tăng nhiều hơn. Hiện nay trên thế giới đã cảnh báo  nhiều loại TPCN giảm cân có chứa thuốc chống béo phì, loại thuốc nguy hiểm đã bị cấm (như fenfluramine) hoặc chứa thuốc Đông y có thể gây tai biến là ma hoàng (ephedra), phải hết sức thận trọng xem xét kỹ tác dụng giảm cảm giác đói, gây chán ăn như thế nào, có thể thuộc loại nguy hiểm hay không. Muốn giảm cân chị em phụ nữ cần đặc biệt lưu ý, thông thường béo phì là do ăn uống quá thừa chất dinh dưỡng nhưng lại không có sự vận động thích hợp để tiêu hao năng lượng, năng lượng mỡ thừa biến thành mỡ gây béo phì. Vì vậy, để giảm cân phải đồng thời tác động đến 2 yếu tố: chế độ dinh dưỡng thích hợp (ăn kiêng) và chế độ tập luyện thể dục thích hợp. 

Lần đầu triển khai phẫu thuật tim ít xâm lấn

Ngày 12-9, Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện E công bố đã thực hiện thành công phương pháp phẫu thuật tim vá lỗ thông liên thất ít xâm lấn. Đây là kỹ thuật lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam. PGS.TS Lê Ngọc Thành, Phó Giám đốc Bệnh viện E - Giám đốc Trung tâm Tim mạch cho biết, nếu phẫu thuật tim hở vá thông liên thất theo phương pháp kinh điển như hiện nay, bệnh nhân sẽ phải cưa toàn bộ xương ức với đường mổ dài, từ hõm ức tới mũi ức khoảng 15-20cm với người lớn, 8-10cm với trẻ nhỏ và phải thiết lập tuần hoàn ngoài cơ thể trung tâm. Do bị xấm lấn nhiều, nên kỹ thuật mổ hở này thường có những bất cập như chảy máu, nhiễm trùng xương ức, sẹo xấu, thời gian nằm viện, phục hồi sức khoẻ kéo dài từ 15-20 ngày. Tuy nhiên, với phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ ít xâm lấn, các bác sĩ chỉ mở một phần xương ức phía thấp, đường rạch da ngắn khoảng 6cm với người lớn, 3-4cm với trẻ nhỏ, có sự trợ giúp của các phương tiện trong phẫu thuật nội soi. Nhờ vậy, ít gây sang chấn cho người bệnh, đỡ đau sau mổ, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, thời gian xuất viện rút ngắn đến 2/3 và đảm bảo thẩm mỹ, nhất là với các bé gái. Hiện tại, đã có 6 bệnh nhân đầu tiên được thực hiện kỹ thuật này.

Nông thôn ngày nay

3 trẻ sơ sinh tử vong do bệnh lý

Chiều 12/9, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã đưa ra kết luận sau khi cử đoàn cán bộ lên Trung tâm y tế huyện Phước Sơn để kiểm tra vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong trong cùng một ca trực. Trong đó, con của sản phụ Hồ Thị Tiểu Điệp (17 tuổi, xã Phước Năng, Phước Sơn) tử vong do mẹ sinh non, nhiễm trùng ối. Bé trai sau khi sinh được 32 tuần tuổi, nặng 1,6 kg, bị dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa, nhiễm trùng sơ sinh. Còn con của sản phụ Hồ Thị Phơ (17 tuổi, xã Phước Kim) tử vong do ngạt nặng sau sinh và nhiễm trùng sơ sinh. Nguyên nhân được cho là sản phụ bị tiền sản giật, nhiễm trùng ối. Đối với bé gái là con của Hồ Thị Íp (17 tuổi, xã Phước Thành), khi vào viện được chẩn đoán thai lần 2 ngôi đầu, đủ tháng, chuyển dạ. Lúc 23h45 ngày 4/9, sinh thường bé nặng 2,8 kg. Lúc sinh ghi nhận nước ối xanh, bẩn, lượng ít. Ngay lúc sau sinh trẻ khóc to, bú được, mẹ và con được chuyển về phòng hậu sản để theo dõi nhưng đến 6h ngày 5/9 thì bé ngưng tim, ngưng thở, tím tái. Bé đã được hồi sức và hồng trở lại nhưng vẫn thở yếu và bú kém. Khi xử trí cấp cứu, ê kíp trực phát hiện sữa trào ra từ mũi, miệng của trẻ. Trung tâm Y tế huyện đã tổ chức hội chẩn và kết luận, theo dõi viêm phổi nghi do sặc sữa, chỉ định cho chuyển viện. Trong lúc làm thủ tục chuyển viện thì trẻ đột ngột khó thở trở lại, tím tái và ngừng thở. Đã được tích cực hồi sức nhưng đến 8h30 cùng ngày, trẻ tử vong. Trường hợp này, Sở Y tế kết luận, bé tử vong do nhiễm trùng ối. Đây là yếu tố làm trẻ bị sặc sữa đưa đến tình trạng suy hô hấp, tuần hoàn không hồi phục.

Thực hiện kĩ thuật mổ tim mới ở Việt Nam

Ngày 12- 9, Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện E) công bố đã thực hiện thành công phương pháp phẫu thuật tim vá lỗ thông liên thất ít xâm lấn. Đây là kỹ thuật lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam. Sáu trường hợp được phẫu thuật trong đợt này có độ tuổi từ ba đến 18, có chẩn đoán thông liên thất, tăng áp lực động mạch phổi… Kết quả sau mổ, người bệnh đều hồi phục nhanh, không gặp biến chứng và có thể ra viện sau năm đến bảy ngày. PGS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Trung tâm Tim mạch cho biết, phương pháp phẫu thuật tim ít xâm lấn là hướng đi mới trong lĩnh vực phẫu thuật tim mạch. Từ đầu năm 2000, các trung tâm phẫu thuật lớn về tim mạch trên thế giới như ở các nước: Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản… đã từng bước triển khai kỹ thuật này trong xu thế phát triển của phẫu thuật nói chung và phẫu thuật tim hở nói riêng. Việc triển khai thành công phẫu thuật tim hở ít xâm lấn qua đường mở ngực phải có nội soi hỗ trợ trong vá thông liên nhĩ, thay van, sửa van hai lá, cắt u nhầy nhĩ trái… đã tạo tiền đề cho việc triển khai kỹ thuật tim hở ít xâm lấn vá thông liện thất. PGS.TS Lê Ngọc Thành cũng cho biết thêm, phẫu thuật tim hở vá thông liên thất kinh điển, người bệnh phải cưa toàn bộ xương ức với đường mổ dài, từ hõm ức tới mũi ức khoảng từ 15 đến 20 cm đối với người lớn và từ tám đến 10 cm với trẻ nhỏ. Do bị xấm lấn nhiều, nên kỹ thuật mổ hở này thường có những bất cập như: chảy máu, nhiễm trùng xương ức, sẹo xấu, thời gian nằm viện, phục hồi sức khoẻ kéo dài. Trong khi đó, với phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn các bác sĩ chỉ mở một phần xương ức phía thấp, đường rạch da ngắn khoảng 6 cm với người lớn, ba đến bốn cm với trẻ nhỏ với sự trợ giúp của các phương tiện trong phẫu thuật nội soi. Ưu điểm của phương pháp này ít gây sang chấn cho người bệnh, đỡ đau sau mổ, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng vết mổ và rất thẩm mĩ nhất là với các bé gái. Điểm mới mà các bác sĩ Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E thực hiện là thiết lập tuần hoàn ngoài cơ thể lựa chọn đường truyền ngược dòng. Phương pháp này không tác động đến động mạch chủ nên an toàn cho người bệnh. Hiện tại trung tâm tim mạch Bệnh viện E triển khai thường quy phương pháp phẫu thuật tim vá lỗ thông liên thất ít xâm lấn với nhiều loại bệnh lý tim bẩm sinh cũng như bệnh van tim mắc phải.

24h

Niềm vui nhân đôi của người mẹ hiến gan cho con

Trong khi sự sống chỉ còn tính theo từng ngày, cháu Hân đã được mổ ghép gan trước sinh nhật một ngày. Tối 5/9/2014, nằm trên giường bệnh, chị H. (29 tuổi) giọng yếu ớt: “Nghe bác sĩ nói ca mổ ghép gan cho con tôi đã thành công. Tôi thấy vui vô cùng”. Chị nghẹn ngào, cách đây đúng một năm, vợ chồng chị vui mừng khi sinh hạ được một đứa con và đặt tên cho bé là Phan Nguyễn Minh Hân. Hàng ngày, chị chăm chút cho con thật cẩn thận. Thấy con khỏe mạnh, chị rất vui. Thế nhưng, khi bé được khoảng 3 tháng tuổi thì thường xuyên đau yếu. Chị đưa cháu đến bệnh viện chữa trị nhưng những cơn ốm vẫn không khỏi. Khi cháu vừa tròn 3,5 tháng, chị chết điếng khi bác sĩ thông báo Hân bị mắc bệnh teo đường mật bẩm sinh. Khi mới nghe tin con bệnh, chị khóc suốt ngày đêm, thương con còn quá nhỏ đã phải gánh chịu trên mình căn bệnh hiểm nghèo. Chị lại càng đau khổ khi chỉ một thời gian sau đó, bệnh của bé chuyển thành xơ gan giai đoạn cuối, nhiễm trùng đường mật, viêm phổi. Vì căn bệnh quái ác này, cháu Hân ngày càng gầy yếu. Mặc dù tròn một tuổi nhưng cháu chỉ nặng 7,7 kg. “Thấy con như vậy, lòng tôi xót không thể nào tả xiết. Nhiều khi, tôi nguyện cầu, có thể chuyển bệnh từ con sang cho mình”, chị nói. Cách đây không lâu, chị đưa con đến bệnh viện Nhi Đồng 2 để khám. Các bác sĩ ở đây cho biết, trước, đã mổ 7 trẻ bị bệnh tương tự. Qua khám bệnh, bác sĩ cũng cho hay, nếu không ghép gan, cuộc sống của cháu chỉ tính theo từng ngày. Cuối cùng, bệnh viện Nhi Đồng 2 quyết định hợp tác với các bác sĩ bệnh viện Saint Lue (Vương Quốc Bỉ) để ghép gan cho cháu Hân bằng kỹ thuật dẫn lưu mật từ gan. Chị H. tự nguyện xét nghiệm và điều may mắn là gan của chị thích hợp với con. Ca phẫu thuật bắt đầu từ 9 giờ 30 sáng ngày 4/9/2014 và kéo dài trong vòng 15 tiếng. Một bác sĩ tham gia ca mổ cho hay, vì cháu Hân quá nhỏ, mạch máu quá bé nên khi thao tác vi phẫu rất khó khăn. Khi ổ bụng đã được đóng lại, nhưng kiểm tra thì một số mạch máu bị tắt. Ngay lập tức, ekip mổ chấp nhận mở ổ bụng để điều chỉnh. Hiện nay, sức khỏe của cháu Hân lẫn chị H. đã ổn định. Chị H. sẽ được nằm viện để theo dõi chừng một tuần đến 10 ngày. Riêng cháu Hân đang được chăm sóc kỹ lưỡng tại Khoa hồi sức và sẽ được theo dõi ở bệnh viện trong vòng 1 tháng. Sau đó, nếu tình hình tốt đẹp, cháu sẽ được cho về nhà nhưng 3 tháng phải tái khám một lần. “Tôi biết, con tôi là ca ghép gan cho trẻ nhẹ cân nhất và nhỏ tuổi nhất tại Việt Nam từ trước đến nay. Cháu quá nhỏ nên khi phẫu thuật gặp phải rất nhiều thứ khó khăn. Tuy nhiên, mọi chuyện đã qua. Giờ đây, tôi chỉ mong sức khỏe của cháu ngày càng tốt hơn. Ngày cháu mổ cũng là trước ngày sinh nhật cháu tròn một tuổi. Đây được xem là niềm vui nhân đôi”, người mẹ rơi nước mắt chia sẻ.

Ngã lan can, bé trai 6 tuổi nguy kịch do vỡ lá lách

Cháu Nguyễn Tài Trung (6 tuổi, ở Hà Nội) bị ngã lan can, giãn đồng tử, chân tay lạnh, mạch và huyết áp không đo được. TS. Phạm Duy Hiền, Phó trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bé Trung nhập viện ngày 10/9 trong tình trạng nguy kịch do vỡ lá lách. Trước đó, vào 9h30 phút sáng cùng ngày, do đùa nghịch với bạn, cháu Tài bị ngã từ lan can cao khoảng 1,5m xuống đất. Sau khi ngã cháu Trung bị ngất, hôn mê, đau bụng dữ dội, nôn nhiều, bụng chướng. Thấy vậy, gia đình lập tức gọi xe cấp cứu đưa cháu vào viện. Rất may các bác sĩ khoa Ngoại bệnh viện Nhi Trung ương đã kịp thời phẫu thuật cắt bỏ một phần lá lách bị vỡ, giúp cháu bé thoát hiểm. Theo TS. Phạm Duy Hiền, các trường hợp vỡ tạng đặc nói chung và vỡ lách nói riêng được tiếp nhận tại viện những năm gần đây đều không cần phẫu thuật. Bác sĩ Hiền cho biết, trường hợp của cháu Trung khá đặc biệt. Sau khi siêu âm và chụp CT scan, các bác sĩ xác định cháu bị vỡ cuống lách, gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng. Bệnh nhi được hồi sức, truyền máu (700ml), truyền dịch (1000ml), tuy nhiên huyết động vẫn không ổn định. Kinh nghiệm cho thấy trường hợp này cần mổ cấp cứu ngay để bảo toàn tính mạng cho trẻ. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ chỉ cắt nửa cực trên của lách và vẫn giữ lại nửa cực dưới. Bác sĩ Hiển đánh giá, đây là một kỹ thuật rất khó, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có tay nghề cao, nhất là trong trong điều kiện lách vỡ và máu tụ xung quanh như ở bệnh nhân Trung. Hiện tại, cháu bé đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn được tiếp tục theo dõi. Bác sỹ Hiền khuyến cáo, các bậc phụ huynh cũng như các thầy cô giáo cần chú ý để mắt đến trẻ, dù là lứa tuổi mầm non, mẫu giáo hay các em học sinh lớn hơn. Cần làm rào chắn, xây lan can với độ cao thích hợp để đảm bảo an toàn cho các cháu. Trong trường hợp trẻ bị té ngã, xuất hiện chấn thương vùng bụng, nôn nhiều, hôn mê hay trẻ tỉnh nhưng sau đó xuất hiện hôn mê, đều cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để siêu âm, kiểm tra, tránh các hậu quả đáng tiếc. Trẻ bị chấn thương lách nặng nề có thể cảm thấy choáng váng, mê sảng, toàn thân nhợt nhạt, mạch yếu, thậm chí là ngất. Tất cả những dấu hiệu này gợi ý về tình trạng chảy máu bên trong gây hạ huyết áp. Siêu âm và chụp CT giúp xác định chẩn đoán. Trước kia, trẻ bị chấn thương lách thường được phẫu thuật cắt bỏ lách. Khoảng 30 năm gần đây, các bác sĩ nhận ra rằng hơn 90% trẻ chấn thương lách có thể liền vết thương mà không cần phẫu thuật. Bảo tồn lách giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với các bệnh nhiễm trùng. Đôi khi, nếu trẻ rơi vào tình trạng sốc hay nếu máu không tự ngừng chảy, bác sĩ sẽ phẫu thuật để sửa chữa hay cắt bỏ lách. Để vết thương mau lành, trẻ cần nằm yên trên giường bệnh cho tới khi máu ngừng chảy, sau đó phải hạn chế tham gia thể thao hay các hoạt động mạnh để tránh bị chấn thương lách trở lại.

Đà Nẵng chi ngân sách khắc phục "sai lầm" của Bộ Y tế

Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Trần Thọ chỉ đạo UBND TP ra quyết định bổ sung bộ tim phổi nhân tạo vào danh mục chi trả bảo hiểm y tế để tạm khắc phục "sai lầm" từ Thông tư 27 của Bộ Y tế. Báo cáo khi ông Trần Thọ đến thăm, làm việc với lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng (BVĐN) ngày 11/9, BS-CKII Trần Ngọc Thạnh, Giám đốc BVĐN cho hay, lâu nay BHYT vẫn chi trả bộ tim phổi nhân tạo (dụng cụ dùng một lần cho các trường hợp trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh hoặc các bệnh lý tim mạch phải hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể khi tiến hành đưa tim ra ngoài để phẫu thuật, trị giá 11 triệu đồng/bộ). "Bỗng dưng Bộ Y tế ra Thông tư 27 không có bộ tim phổi nhân tạo này trong danh mục nên từ tháng 11/2013 đến nay BHYT không chi trả nữa. Đây là một sai lầm của Thông tư 27. Bộ Y tế không đưa vào danh mục thì BHYT không chi trả. Đó là nguyên tắc. Lâu nay người bệnh được thanh toán BHYT cái này, bây giờ thì không được thanh toán mà họ phải mua nên rất bức xúc. BVĐN đã phải trình lên nhiều cấp để người bệnh được hưởng quyền lợi này” - BS-CKII Trần Ngọc Thạnh nói. Sau khi hỏi và được Giám đốc Bảo hiểm Xã hội TP Đinh Văn Hiệp trả lời “UBND TP có thể quyết định được”, ông Trần Thọ chỉ đạo các ngành Tài chính, KH-ĐT và Y tế làm văn bản trình UBND TP Đà Nẵng ra ngay quyết định bổ sung bộ tim phổi nhân tạo vào danh mục thanh toán BHYT (bằng ngân sách TP) để giải quyết cho bệnh nhân trên địa bàn trong khi chờ Bộ Y tế rà soát, bổ sung các danh mục cần thiết, vì đây là vấn đề bức xúc. Trước Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, Giám đốc BVĐN Trần Ngọc Thạnh, Giám đốc Sở Y tế Phạm Hùng Chiến và Giám đốc Bảo hiểm Xã hội TP Đinh Văn Hiệp, ông Trần Thọ tuyên bố “nói công khai, danh chính ngôn thuận”: “Phục vụ cho bệnh nhân BHYT phải hết sức chu đáo. Bệnh nhân BHYT đã nghèo rồi, khó khăn rồi mà mình cân đong đo đếm quá là không được. Phải lấy lợi ích phục vụ cho người bệnh làm trọng, làm đầu. Nếu chi phí khám chữa bệnh BHYT vượt trần mà đúng quy định thì BHYT phải chi trả sòng phẳng cho BV, quyết toán cuối năm không thiếu một xu”. Ông Trần Thọ yêu cầu các bác sĩ ở BV không ngần ngại chuyện vượt trần khi kê toa, cho thuốc, làm các xét nghiệm y tế. Phải cho thuốc có chất lượng, làm các xét nghiệm hợp lý, đảm bảo chữa cho bệnh nhân mau khỏi bệnh nhất. Đừng vì sợ vượt trần, sợ BHYT qua kiểm tra, không thanh toán mà cho thuốc vừa vừa, thuốc dổm dổm, sợ tốn kém mà không cho làm các xét nghiệm lẽ ra phải làm khiến bệnh nhân thay vì điều trị 10 ngày phải kéo dài cả tháng. “Mình sợ tốn một tí nhưng bệnh nhân rất khổ. Như thế là chúng ta chưa lấy bệnh nhân làm đối tượng chính để chăm sóc, phục vụ. Người ta nói “lương y như từ mẫu”. “Mẫu” là ở chỗ đó, cho thuốc tốt tốt tí. Mà như BHYT cho biết, nhờ BV đấu giá công khai theo quy chế nên thuốc trong danh mục BHYT không thiếu thì phải cho. Người nghèo khó, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc càng phải quan tâm đặc biệt hơn vì họ đến BV thì chỉ “trăm sự nhờ thầy, thầy cho thuốc gì em uống thuốc nấy”!” – ông Trần Thọ nêu rõ. Ông đề nghị: “Anh Hiệp (ông Đinh Văn Hiệp, Giám đốc BHXH Đà Nẵng - PV) phải hết sức thoáng cái này. Ta kiểm tra xác suất mà thấy hợp tình, hợp lý thì mạnh tay giải quyết cho BV. Bởi vì cả ngàn người mua BHYT nhưng đâu phải cả ngàn người đau ốm hết đâu. Chỉ có ít người thôi, thì ta lấy tiền của người không đau để lo cho người đau. Khi nào báo động đỏ thủng quỹ BHYT quá rồi thì báo cáo lãnh đạo TP, chứ phục vụ cho bệnh nhân BHYT là phải phục vụ đến nơi đến chốn!”.

Sẽ thành lập Trung tâm Tim mạch tại Bệnh viện Đà Nẵng

Đó là quyết định được ông Trần Thọ đưa ra tại buổi làm việc với lãnh đạo BVĐN sáng 11/9. Tại buổi làm việc, BS-CKII Trần Ngọc Thạnh cho hay, hiện BVĐN đã thực hiện được 72,78% kỹ thuật của tuyến TƯ và 76,89% kỹ thuật của tuyến tỉnh, TP. Với việc đầu tư mạnh trang thiết bị và đào tạo nhân lực, BV đã phát triển nhiều kỹ thuật mới, làm chủ và triển khai có hiệu quả nhiều kỹ thuật cao, chuyên sâu, giúp người bệnh không phải đi xa để chữa bệnh, giảm chi phí, giảm phiền hà. Trong đó, đáng chú ý là phẫu thuật – can thiệp các bệnh lý tim mạch, đặc biệt gần đây là phẫu thuật cho các cháu sơ sinh, trẻ nhỏ có trọng lượng bằng hoặc dưới 4kg, can thiệp cho các trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi dưới 2kg, kỹ thuật thay động mạch chủ qua da trong trường hợp hẹp khít động mạch chủ, can thiệp bằng sten graft cho các trường hợp bị phình bóc tách động mạch chủ, can thiệp mạch não trong trường hợp dị dạng hay phình mạch não... “Nếu năm 2009 BVĐN thực hiện 571 ca phẫu thuật – cạn thiệp tim mạch thì năm 2013 đã thực hiện 1.696 ca và 6 tháng đầu năm 2014 thực hiện 972 ca. Với sự phát triển mạnh mẽ của các kỹ thuật phẫu thuật can thiệp tim mạch này đã và đang đặt nền nóng để BVĐN tiến tới xây dựng Trung tâm Tim mạch” – BS-CKII Trần Ngọc Thạnh nhấn mạnh. Từ đó, BVĐN đã kiến nghị lãnh đạo TP đầu tư xây dựng Trung tâm Tim mạch để phát triển chuyên sâu về tim mạch. Dự kiến cần 80 tỉ đồng xây khu nhà 6 tầng, trong đó có nhà xe thông minh (ngầm), khu vực xử lý chất thải và khu vực chuyên môn như trung tâm chẩn đoán, phòng can thiệp, phòng mổm phòng hồi sức sau mổ, khoa Nội Tim mạch, khoa Ngoại phẫu thuật – can thiệp tim mạch... Trên tinh thần “vừa có trước mắt vừa có lâu dài, vừa tính toán quy hoạch phát triển của BVĐN”, ông Trần Thọ đồng ý chủ trương hình thành Trung tâm Tim mạch tại BV này, giao lãnh đạo BVĐN lập đề án, các Sở Y tế, Xây dựng, KH-ĐT đôn đốc. “Hoặc xây dựng tại địa điểm BVĐN hiện nay, làm tầng hầm và nâng chiều cao, hoặc phương án khác rồi chọn phương án khả thi. Phải có một Trung tâm Tim mạch cho bài bản hơn, kinh phí thì làm đề án rồi tính toán nhưng tinh thần chung là đồng ý chủ trương” – ông Trần Thọ nói.

Thuốc tiêm ngừa thai mới dành cho đàn ông

Nhóm nghiên cứu thuộc một quỹ hội phi lợi nhuận Mỹ đang xúc tiến thử nghiệm dạng thuốc được đàn ông sử dụng giúp ngừa thai cho bạn tình. Thuốc Vasagel dạng keo polymer hydrogel được tiêm vào ống dẫn tinh nhằm ngăn dòng chảy của tinh dịch vào dương vật nên đạt được hiệu quả ngừa thai. Nhóm nghiên cứu thuộc Parsemus Foundation cho biết họ hy vọng đây là giải pháp y khoa rẻ tiền, có hiệu quả lâu dài và khi cần thiết có thể thay dổi ý muốn không ngừa thai nữa. Họ giải thích rằng biện pháp này có hiệu quả tương đương phẫu thuật cắt ống dẫn tinh nhưng đơn giản, an toàn và ít xâm lấn. Parsemus Foundation cho biết dạng Vasagel có thể được thương mại hóa trong 3 năm tới với giá tương đương một chiếc TV màn hình phẳng và được họ dự định thử nghiệm lâm sàng trên người vào năm tới. Nhóm nghiên cứu đã tiêm Vasagel cho 3 con khỉ đầu chó đực, cho chúng sống chung với 10 đến 15 khỉ đầu chó cái. Kết quả cho thấy trong 6 tháng, không có khỉ cái nào mang thai. Thông tin tiếp theo về hiệu quả của thuốc này sẽ được Parsemus Foundation thông báo thêm vào cuối năm nay. Người phát ngôn của Parsemus Foundation nói: “Chúng tôi mong muốn sớm đưa Vasagel ra thị trường nhưng mọi thử nghiệm về hiệu quả và an toàn phải được hoàn tất”. Trong khi Parsemus Foundation chưa tiết lộ hiệu quả ngừa thai của Vasagel kéo dài bao lâu, một nhóm nghiên cứu khác thông báo dạng thuốc có cách hoạt động tương tự mang tên RISUG nhưng có tác dụng trong 10 năm đang được nghiên cứu phát triển. Một nhóm nhà khoa học Anh tại Học viện King College London cũng đang nghiên cứu bào chế một loại thuốc vừa có tác dụng ngừa thai vừa có tác dụng ngăn lây nhiễm HIV trong vòng 24 giờ dùng cho đàn ông khi có ý định quan hệ tình dục.

Người Lao động

Căng mình phòng chống virus cúm

Virus cúm A/H5N6 có thể phát tán bởi lượng gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc đang tràn vào Việt Nam qua khu vực biên giới các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn Tuy chưa ghi nhận ca nhiễm cúm A/H5N6 trên người nhưng “bản đồ” cúm A/H5N6 đang mở rộng ở nhiều địa phương trong thời điểm tình trạng buôn lậu gia cầm thường xuyên xảy ra, đã làm tăng nguy cơ lây lan và đe dọa sức khỏe người dân.

Bắt giữ hàng chục tấn gia cầm lậu

Theo báo cáo của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), hiện cả nước có 2 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị và xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Dù các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn nhưng gia cầm của Trung Quốc vẫn tràn qua biên giới và xâm nhập nước ta. Mới đây nhất, rạng sáng 11-9, tại bãi đất trống thuộc Km 8 - Quốc lộ 4B, địa phận thôn Hợp Tân, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, lực lượng chức năng đã bất ngờ tập kích bắt giữ 30 lồng nhựa chứa 3.915 con gà giống nhập lậu. Trước đó, ngày 5-9, tại khu vực xã Quảng Nghĩa, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Đội Kiểm soát chống buôn lậu thuộc Trạm Kiểm soát liên hợp Km 15 - Bến tàu Dân Tiến cũng đã phát hiện 7.500 con gà giống nhập lậu. Thống kê của Chi cục Thú y tỉnh Lạng Sơn cho thấy từ đầu năm đến nay, cơ quan này đã tổ chức 202 vụ tiêu hủy hơn 16 tấn gà Trung Quốc thải loại, 685 kg gà thương phẩm, gần 139.000 con gà giống và hơn 162.000 con vịt giống. Đặc biệt, trong tháng 7 và 8, số lượng gia cầm giống nhập lậu bị cơ quan chức năng bắt giữ tăng đột biến. Hiện đang là thời điểm người chăn nuôi vào đàn để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ gia cầm giống khá lớn. Vì vậy, gia cầm giống lậu từ Trung Quốc đang tràn về Việt Nam. Ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y, cho biết vấn đề nhập lậu gia cầm từ Trung Quốc, nhất là gia cầm (vịt, gà, ngan) giống, đang có dấu hiệu tăng trở lại. Đây là điều nguy hiểm, đặc biệt là trong bối cảnh trong nước đang căng mình để phòng chống các loại virus cúm gia cầm như A/H5N6, A/H7N9 có khả năng gây chết người đã xảy ra ở Trung Quốc.

Giám sát chặt người nhập cảnh

Để đối phó với dịch cúm A/H5N6, Bộ NN-PTNT đã gửi công văn khẩn đến các địa phương, đặc biệt là các tỉnh biên giới phía Bắc, yêu cầu tăng cường các biện pháp kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm để phát hiện kịp thời các ổ dịch cúm A/H5N6. Theo Bộ NN-PTNT, ngoài Lạng Sơn và Hà Tĩnh thì kết quả giải trình tự gien các mẫu cúm gia cầm phát hiện ở Lào Cai, Quảng Trị và Quảng Ngãi cho thấy tỉ lệ tương đồng trên 99% so với chủng virus đã gây tử vong ở người tại tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc. Bộ NN-PTNT nhận định virus cúm A/H5N6 xâm nhập Việt Nam có liên quan đến hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm không rõ nguồn gốc, nhập lậu và chưa qua kiểm dịch. Mới đây, qua kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh ở tỉnh Lạng Sơn, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng bày tỏ lo ngại khi chợ Giếng Vuông - kinh doanh giết mổ gia cầm lớn nhất tỉnh Lạng Sơn - vẫn chưa được quy hoạch thành khu giết mổ riêng, cách ly với các khu buôn bán thực phẩm khác. Theo các tiểu thương kinh doanh gia cầm sống tại chợ Giếng Vuông, số gia cầm tại chợ đều có nguồn gốc từ Bắc Giang hoặc “gà nuôi trong làng”. Tuy nhiên, khi được hỏi làm thế nào để phân biệt được “gà ta” và gà Trung Quốc thì họ cho rằng rất khó nhận diện. PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho rằng dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa đưa ra khuyến cáo hạn chế việc đi lại và giao lưu thương mại nhưng đã có khuyến cáo khách du lịch đến khu vực có ổ dịch không nên tiếp xúc với gia cầm và đến các chợ bán gia cầm sống. Đồng thời, WHO cũng đang tiếp tục theo dõi sự biến chủng của virus cúm gia cầm lây bệnh sang người và nguy cơ của sự biến chủng lây truyền từ người sang người. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến lưu ý phòng chống dịch tại các cửa khẩu, cần củng cố khu thu dung điều trị cách ly tại phòng khám đa khoa khu vực. Để ngăn dịch từ biên giới, cần giám sát chặt chẽ  người nhập cảnh, thực hiện việc kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh do virus Ebola và cúm gia cầm. 

Vietnamplus

Nạn nhân vụ tai nạn ôtô ở Lào Cai không được điều trị miễn phí

Chiều 12/9, Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi Sở Y tế Lào Cai, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 về việc thực hiện miễn phí cho người bệnh cấp cứu và điều trị trong vụ tai nạn xe khách thảm khốc ngày 1/9 tại tỉnh Lào Cai. Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), vừa qua theo sự phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng có nêu trường hợp bị tai nạn trong vụ đổ xe tại Bát Xát, Lào Cai vào cấp cứu và điều trị tại các bệnh viện không được miễn phí theo như ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế trong cuộc họp với Sở Y tế tỉnh Lào Cai ngày 2/9. Cụ thể, theo văn bản của Bộ Y tế, mấy ngày gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, một nạn nhân trong vụ tai nạn trên theo phản ánh đến nay các nạn nhân không được miễn phí vì không có công văn hướng dẫn, Sở Y tế Lào Cai không đồng ý, bệnh viện không làm được nên các gia đình vẫn phải đi thanh toán viện phí. Ông Cao Hưng Thái - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, cho đến thời điểm hiện nay, qua báo cáo của Sở Y tế Lào Cai, cả ba bệnh viện của Sở Y tế tỉnh Lao Cai gồm Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện sản nhi, Bệnh viện Y học cổ truyền đã thực hiện miễn phí cho 100% người bệnh.  Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, theo báo cáo của Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cho biết có 13 người bệnh chuyển về bệnh viện, trong đó có 2 trường hợp xin chuyển về Bệnh viện Quân đội 108 (theo đề nghị của gia đình), còn lại 11 người bệnh, 5 đã xuất viện, hiện còn 6 người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã miễn phí cho tất cả các bệnh nhân, trong đó có 2 người bệnh xin điều trị tại phòng theo yêu cầu, gia đình tự nguyện đóng phần chi phí theo yêu cầu. Trước thông tin trên, Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu các bệnh viện tham gia cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong vụ tai nạn nói trên được thực hiện miễn phí cho người bệnh theo đúng chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế. Các bệnh viện khẩn trương tổ chức kiểm tra, rà soát, báo cáo về Cục Quản lý Khám chữa bệnh trước ngày 16/9./.

Who xác nhận số ca tử vong do Ebola lên tới 2.400 người

Số ca tử vong trong đợt bùng phát dịch Ebola hiện nay đã vượt qua con số 2.400 người. Tính đến hiện tại, tổng số trường hợp được xác nhận nhiễm chủng virus chết người này đã là 4.784 người. Phát biểu ngày 12/9 trong cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Y tế Cuba Roberto Morales Ojeda, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Margaret Chan cảnh báo tình hình dịch bệnh diễn biến nguy hiểm đòi hỏi phản ứng nhanh và mạnh mẽ hơn nữa từ cộng đồng quốc tế. Tại ba quốc gia ảnh hưởng nặng nhất bởi Ebola bao gồm Liberia, Guinea và Sierra Leone, số ca mắc bệnh đang vượt quá khả năng tiếp nhận của ngành y tế. Bà Chan cho biết để ngăn chặn sự lan rộng của Ebola tại Tây Phi, khu vực này cần thêm khoảng 500 chuyên gia y tế và 1.000 bác sỹ cùng y tá. Đặc biệt, tại Liberia, nơi dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng nhất, các hoạt động điều trị đang gặp nhiều khó khăn do thiếu thốn trong dịch vụ y tế.  Báo cáo từ các nhân viên y tế tại Liberia cho biết các trường hợp nhiễm bệnh mới đang gia tăng và vượt quá khả năng của đội ngũ y tế. Số liệu của cơ quan y tế LHQ cho biết hiện số ca nhiễm Ebola tại Liberia đã lên tới 2.300 người, trong đó 1.200 trường hợp tử vong. WHO dự báo tình hình dịch bệnh tại khu vực nhiều khả năng sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ "cấp số mũ". Đáp lại lời kêu gọi của WHO, Cuba cam kết sẽ gửi tới Sierra Leone 165 bác sỹ và y tá. Ông Ojeda cho biết bắt đầu từ tuần đầu tiên của tháng 10 tới, 62 bác sỹ và 103 y tá sẽ tới Sierra Leone trong vòng 6 tháng để tham gia hỗ trợ hoạt động cứu chữa bệnh. Bà Chan hoan nghênh hành động cao đẹp của Cuba, nhấn mạnh đây là đóng góp lớn nhất trong cuộc chiến chống dịch bệnh tính tới thời điểm hiện tại./.

Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh

Vụ lật xe ở Lào Cai: Bộ Y tế khẳng định miễn toàn bộ viện phí

Trước phản ánh của một nạn nhân trong vụ tai nạn xe khách ngày 1-9 ở Lào Cai đến nay các nạn nhân không được miễn viện phí vì không có công văn hướng dẫn, Sở Y tế Lào Cai không đồng ý, bệnh viện không làm được nên các gia đình phải đi thanh toán tiền viện phí. Trao đổi với Pháp luật TP.HCM, ông Cao Hưng Thái, Cục phó Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), khẳng định ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu tập trung cứu chữa nạn nhân, miễn toàn bộ chi phí điều trị cho các bệnh nhân, cấp các suất ăn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Ông Thái khẳng định, ba BV của tỉnh Lào Cai là BV Đa khoa tỉnh, BV Sản nhi, BV Y học cổ truyền đã thực hiện miễn viện phí cho 100 người bệnh. GS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc BV Việt Đức (Hà Nội), cho biết có 13 người bệnh chuyển về BV, trong đó có hai người xin chuyển về BV Quân đội 108 theo đề nghị của gia đình, còn lại 11 người điều trị tại đây. Đến nay đã có năm người đã xuất viện, hiện còn sáu người bệnh đang điều trị tại BV. Ông Quyết cũng khẳng định miễn tất cả viện phí cho bệnh nhân. Ngoài ra, có hai người bệnh xin điều trị tại phòng theo yêu cầu, gia đình tự nguyện đóng phần chi phí theo yêu cầu. Ông Quyết khẳng định các bác sĩ sẽ điều trị cho bệnh nhân bình phục hẳn chứ không phải vì chuyện miễn phí mà làm nửa vời. Khẳng định với Pháp luật TP.HCM, bác sĩ Hoàng Văn Hiếu, Phó Giám đốc BV Đa khoa Lào Cai, nói tất cả các bệnh nhân của vụ tai nạn xe khách đều không phải đóng bất cứ khoản viện phí nào. Riêng trường hợp anh Phạm Công Trình (Tam Hiệp, Ninh Bình) bị thương nhẹ nhất, nên xin xuất viện đưa người thân đi cùng đã mất về quê an táng. Anh Trình bị thương ở cổ, bác sĩ yêu cầu nẹp cổ nhưng lúc đó BV không có nên bác sĩ bảo ra quầy dịch vụ ngoài BV mua. “Ngoài tiền cái nẹp cổ anh Trình không phải trả bất cứ khoản tiền nào. Về các khoản hỗ trợ của các ban ngành, đến chiều tối 2-9 mới đến được với các nạn nhân, khi đó anh Trình không có ở BV do đưa người thân bị mất về quê nên chưa nhận được" - ông Hiếu cho biết. Như Pháp luật TP.HCM phản ánh, ngày 1-9, chiếc xe khách giường nằm của hãng xe Sao Việt chạy từ Sa Pa về Hà Nội đã rơi xuống vực. Vụ tai nạn làm 14 người chết, trong đó 11 người chết tại chỗ.

Ông Sáu xe ôm chữa bệnh cho dân nghèo

Ở tuổi 50, ngoài thời gian chạy xe ôm, ông Sáu đăng ký học nghề y để khám bệnh và châm cứu từ thiện cho người nghèo. Mỗi tuần vào các ngày thứ Hai, Tư, Sáu, Phòng khám từ thiện y học cổ truyền Long Hoa, quận 7 luôn đông người đến khám, chữa bệnh. Trong số đó có rất nhiều người đăng ký để được thầy Sáu châm cứu mặc dù phải chờ đợi lâu.

Học nghề y ở tuổi 50

“Thầy Sáu mát tay lắm, châm cứu cho tôi nay được gần một năm rồi. Bệnh thì khá hơn mà tôi vẫn chưa có gì để hậu tạ cho thầy” - ông Phan Văn Lạc, 80 tuổi, ngụ phường Phú Mỹ, quận 7 bị thoái hóa đốt sống cổ cho biết. Thầy Sáu tên thật là Nguyễn Văn Sáu, năm nay đã 68 tuổi, nhà ở tận xã Hưng Long, huyện Bình Chánh nhưng luôn miệt mài vượt gần 30 cây số để đến phòng khám đã được 10 năm nay. Thù lao mỗi tháng cho người thầy thuốc già này chỉ hơn 400.000 đồng tiền phụ cấp xăng xe. Con ông Sáu đã có việc làm ổn định nhiều lần khuyên cha ở nhà tịnh dưỡng cho khỏe, ông liền gạt đi: “Cha phải thực hiện tâm nguyện của ông nội để lại!”. Cha ông Sáu cũng là một lương y từng mở cơ sở khám, chữa bệnh, châm cứu miễn phí cho bà con nghèo ở Cần Giuộc, Long An. Ông Sáu từng là một chân phụ việc đắc lực cho cha nên cũng có chút ít kiến thức y học. Cha ông nhiều lần căn dặn: “Nếu con theo nghề của cha, con phải ráng làm từ thiện để cứu những người khó khăn”. Nhưng cuộc sống cơm áo gạo tiền đưa đẩy, ông Sáu đã không theo nghiệp của cha lúc còn trẻ. Trong quãng đời nhọc nhằn mưu sinh, chưa giây phút nào ông Sáu từ bỏ tâm nguyện của cha và cũng là của chính ông. Ngoài thời gian chạy xe ôm, buôn bán trái cây, mua bán ve chai, ông Sáu đăng ký nhiều khóa học ở Viện Y dược học dân tộc khi đã ngoài 50 tuổi. Hằng đêm ông chong đèn học khi đã quá 10 giờ khuya. Sau ba năm, ông cũng lấy được chứng chỉ trung cấp lương y đa khoa. Sau đó, ông đăng ký làm việc ở Phòng khám từ thiện Cô Năm, huyện Nhà Bè. Khi Phòng khám Cô Năm giải thể, ông tiếp tục đăng ký làm ở Phòng khám từ thiện Long Hoa. Năm 2006, ông đăng ký học tiếp khóa bồi dưỡng lương y do Trường Trung học Y tế Đồng Nai tổ chức. Sáng đi chiều về trên quãng đường hơn 50 cây số trong hơn một năm rưỡi không làm ông Sáu nản lòng. “Học để biết tất cả huyệt cũng đã mất hơn một năm mà còn quên tới quên lui. Nhưng hành nghề y là đụng đến tính mạng con người nên không thể coi thường được. Nếu có tâm mà không có kỹ năng thì đành bó tay thôi!” - ông tâm sự.

May mà có thầy Sáu!

Ngoài thời gian làm việc ở Long Hoa, ông Sáu còn trực tiếp đến nhà người bệnh nặng, không đi lại được để châm cứu, bất kể đó là ngày lễ hay mưa to gió lớn, đêm hôm khuya khoắt. Ngày 2-9, vừa gặp ông, bà Trương Thị Ảnh (ở chân cầu Phước Long, quận 7, bị thoát vị đĩa đệm, lao xương dẫn đến mù lòa) ngạc nhiên nói: “Tôi tưởng lễ thầy phải nghỉ chứ. Ai ngờ thầy cũng tới”. Ông Sáu từ tốn nói: “Tôi nghỉ thì thương mấy người bệnh nặng, ăn nằm tại chỗ. Bệnh của bà mà được châm cứu thường xuyên sẽ nhanh khỏi lắm!”. Con gái bà Ảnh cho biết: “Gia đình đưa bà đi bệnh viện tới lui giờ đã cạn tiền rồi. May nhờ có thầy Sáu chịu khó đến tận nhà châm cứu, không đặt vấn đề tiền bạc nên chúng tôi cũng yên tâm”. Còn đối với ông Sáu, thù lao to lớn nhất dành cho ông không phải những bằng khen của các ban ngành đã trao tặng mà chính là sự tiến triển của người bệnh. Buổi trưa, ông ghé lại quán cơm bình dân ăn vội đĩa cơm rồi rong ruổi đi tiếp, mặc trời nắng chang chang. Động lực mỗi ngày để ông bền bỉ thực hiện di nguyện của người cha đã khuất là chứng kiến những bệnh nhân nghèo của mình có sức khỏe tốt dần lên. Ông Sáu kể: “Bữa trước có hai vợ chồng cùng là công nhân khu chế xuất, trên đường đi làm về thì gặp tai nạn, chồng chết còn vợ đang mang thai may mắn sống sót. Nhưng khi đứa nhỏ này ra đời thì cô vợ bị tai biến luôn. Cô vợ ở với bà mẹ chồng già và hai đứa em chồng bị thiểu năng, nhìn mà đứt ruột, không có điều kiện để đưa đi bệnh viện chữa nên nhờ tôi tới nhà. Châm cứu được hai tháng thì cô đi đứng được làm tôi mừng quá chứ không thì tội nghiệp cho đứa nhỏ”.

Báo điện tử Chính phủ

Tháo gỡ nhanh vướng mắc trong sản xuất vắc xin

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các Bộ ngành tháo gỡ nhanh những vướng mắc về cơ chế, chính sách cho các đơn vị sản xuất vắc xin, đồng thời từng đơn vị sản xuất vắc xin phải mạnh dạn thay đổi tư duy, chủ động tìm nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu thị trường và xuất khẩu. Sáng 12/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với lãnh đạo Bộ Y tế, các Bộ ngành liên quan về tình hình sản xuất và quản lý vắc xin trong nước. Hiện Việt Nam có 4 cơ sở sản xuất vắc xin, cung ứng được 10/12 loại vắc xin sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) như: Viêm gan B, viêm gan A, viêm não Nhật Bản, vắc xin tả uống, sởi, bại liệt uống, bạch hầu-uốn ván-ho gà,…Vắc xin của Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá cao về chất lượng,  góp phần quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất vắc xin đang rất khó khăn khi phần lớn sản phẩm là vắc xin đơn giá (phòng 1 bệnh), chưa thể làm vắc xin phối hợp “4 trong 1” hay “5 trong 1”,  vốn là loại được tổ chức quốc tế tài trợ cho Chương trình TCMR.Dây chuyền sản xuất nhiều loại vắc xin đơn giá của Việt Nam đang khai thác ở mức 5-50% công suất thiết kế do đặt hàng từ Chương trình TCMR giảm mạnh, chỉ có ít dây chuyền đạt công suất trên 95% (như: Viêm não Nhật Bản, viêm gan B r-Hbvac). Chưa kể, giá vắc xin trong nước thấp hơn nhiều lần so với vắc xin nhập khẩu để tài trợ cho Chương trình TCMR và sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ.Giá bán thấp, thị trường sụt giảm khiến nhiều đơn vị sản xuất vắc xin trong nước không đủ nguồn lực đầu tư, nâng cấp dây chuyền sản xuất; nghiên cứu các sản phẩm mới; đào tạo, phát triển nhân lực…Trong cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận biện pháp tháo gỡ vướng mắc cho vắc xin nội về thị trường tiêu thụ và điều chỉnh nguyên tắc tính giá vắc xin hợp lý hơn.Đại diện các đơn vị sản xuất vắc xin khẳng định nếu đảm bảo được thị trường, được tăng giá bán vắc xin thì có thể chủ động vay vốn đầu tư, với lãi suất ưu đãi, để nâng cấp dây chuyền, mở rộng sản xuất, nghiên cứu sản phẩm mới…Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng cần đánh giá toàn bộ các đơn vị sản xuất vắc xin về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, năng lực chuyên môn, nhu cầu thực tế… để có kế hoạch đầu tư, lộ trình phát triển tổng thể, bền vững.“Với việc hoàn thiện đầy đủ 6 chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước về vắc xin và sinh phẩm (NRA), các cơ sở sản xuất vắc xin của Việt Nam cũng phải nâng cấp theo các tiêu chuẩn mới để có thể lưu hành sản phẩm tại Việt Nam, được sử dụng trong Chương trình TCMR hay xuất khẩu”, ông Long nói.Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các Bộ ngành tháo gỡ nhanh những vướng mắc về cơ chế, chính sách cho các đơn vị sản xuất vắc xin, đồng thời từng đơn vị sản xuất vắc xin phải mạnh dạn thay đổi tư duy, chủ động tìm nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu thị trường và xuất khẩu. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính và Bộ KHCN tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất vắc xin trong nước được vay vốn ưu đãi với sự bảo lãnh của Chính phủ để đầu tư nâng cấp và đầu tư mới một số hạng mục của các cơ sở sản xuất vắc xin; khẩn trương phân bổ vốn cho các dự án nghiên cứu vắc xin thuộc chương trình phát triển sản phẩm quốc gia.Bộ Y tế khẩn trương hoàn thành đề án tái cơ cấu các đơn vị sản xuất vắc xin; nghiên cứu việc xây dựng cơ sở nghiên cứu, sản xuất vắc xin đồng bộ, hiện đại ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc…

Gia đình & xã hội

Thái Bình đi đầu trong cả nước về trừ bệnh phong

Kiến Xương và Quỳnh Phụ đã được công nhận là 2 huyện đầu tiên của tỉnh Thái Bình và toàn quốc đạt tiêu chí loại đạt tiêu chí loại trừ bệnh phong cấp huyện theo Thông tư số 17 của Bộ Y tế. Ngày 10/9/2014, Sở y tế Thái Bình tổ chức Hội nghị công bố kết quả kiểm tra loại trừ bệnh phong theo Thông tư số 17/2013/TT-BYT ngày 6/6/2013 của Bộ Y tế. Tham dự hội nghị có PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, đồng chí Cao Thị Hải, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, PGS.TS. Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình phòng chống phong quốc gia cùng đại diện bệnh viện, trung tâm da liễu của 18 tỉnh, lãnh đạo của 8 huyện, thành phố thuộc tỉnh Thái Bình. Báo cáo kết quả tại Hội nghị, BS. Bùi Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Da liễu của tỉnh cho biết, sau 2 ngày làm việc của Hội đồng kiểm tra công nhận loại trừ bệnh phong cấp huyện của tỉnh, 2 huyện Kiến Xương và Quỳnh Phụ đã đạt tiêu chí loại trừ bệnh phong cấp huyện theo Thông tư số 17 của Bộ Y tế. PGS.TS. Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, Chủ nhiệm dự án phòng chống phong quốc gia cho biết, đây là 2 huyện đầu tiên trên toàn quốc đạt tiêu chí loại trừ bệnh phong ở cấp huyện. Trước đây, năm 1983, tỉnh Thái Bình là tỉnh đầu tiên áp dụng đa hoá trị liệu của Tổ chức Y tế Thế giới và đã đạt kết quả khả quan. Nhờ áp dụng chiến lược thanh toán phong từng vùng và áp dụng đa hoá trị liệu, Thái Bình là tỉnh đầu tiên đạt tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong cấp tỉnh vào năm 1995 theo Tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới và Thái Bình cũng là tỉnh đầu tiên được công nhận loại trừ bệnh phong tuyến tỉnh năm 2004 theo 4 tiêu chuẩn của Việt Nam, mà hiện nay 11 tỉnh chưa đạt. Về loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện có tiêu chuẩn khó đạt hơn quy mô cấp tỉnh, đó là tiêu chí 4, tiêu chí về nhà ở và quan hệ xã hội của người bị bệnh phong. Sở dĩ Thái Bình làm tốt Chương trình này là do sự đồng thuận cao của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự nỗ lực của ngành y tế và thông tin truyền thông, giáo dục sức khỏe, giảng dạy bệnh phong trong nhà trường, huy động nguồn lực xã hội hóa cho công tác phòng chống phong rất tốt. Phát biểu tại  hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao những nỗ lực của các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp tỉnh Thái Bình cùng với sự tham mưu, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế và chuyên ngành phòng chống phong và da liễu của tỉnh đối với công tác loại trừ  bệnh phong. Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên chỉ đạo, Ngành y tế tỉnh Thái Bình tiếp tục hoàn thành kế hoạch loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện năm 2015 theo kế hoạch đã được phê duyệt, đồng thời hai huyện Kiến Xương và Quỳnh Phụ đã đạt được tiêu chuẩn loại trừ năm 2014 không được chủ quan, lơ là hoạt động phòng chống bệnh phong vì bệnh phong hiện nay chưa có vacxin phòng bệnh và tỷ lệ lưu hành ở 1 số khu vực trong nước vẫn ở mức độ cao nhất là khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Nam trung Bộ va Nam Bộ. Hiện nay, trên toàn quốc vẫn còn 11 tỉnh/thành phố chưa đạt được tiêu chuẩn loại trừ phong tuyến tỉnh/thành phố. Theo Thông tư số 17/2013/TT-BYT ngày 6/6/2013 của Bộ Y tế, để đạt được loại trừ bệnh phong tuyến huyện, phải đạt 4 tiêu chí (1) Tỷ lệ lưu hành bệnh phong dưới 0,2/10.000 dân (2) 100% người bệnh phong khuyết tật được chăm sóc khuyết tật và phục hồi chức năng (3) 100% người bệnh phong được hoà nhập cộng đồng và không có sự phân biệt đối xử, kỳ thị người bệnh phong (4) 100% người bệnh phong nghèo có khuyết tật đặc biệt nặng hoặc khuyết tật nặng có nhà ở. Trong 4 tiêu chí trên, tiêu chí người bệnh phong có nhà ở là một tiêu chí đặc biệt có ý nghĩa, thể hiện tính nhân văn sâu sắc và sự tham gia vào cuộc của các cấp uỷ, lãnh đạo và toàn dân tham gia.

Nghẹt thở cứu bé trai bị liệt nửa người chỉ sau một đêm thức dậy

Vừa qua, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận một trường hợp vô cùng hy hữu. Bệnh nhân là cháu Đào Thế Anh, vốn khỏe mạnh bình thường nhưng bị liệt nửa người chỉ sau một đêm...

Đang khỏe mạnh bỗng dưng bị bệnh

Theo gia đình, hiện tại cháu Anh đã xuất viện và sức khỏe đã ổn định khoảng 80%. Thế Anh hiện đã có thể đi lại bình thường nhưng do sức khỏe còn yếu nên gia đình muốn cho cháu tiếp tục tĩnh dưỡng. Nói rõ hơn về căn nguyên khiến Thế Anh mắc bệnh, chị Vũ Thị Hương (mẹ cháu Anh) tâm sự: “Tôi lập gia đình và theo chồng về Ninh Bình sống từ năm 2000. Một năm sau thì tôi sinh cháu Thế Anh. Đến giờ, tôi vẫn không hiểu vì sao cháu lại bị liệt sau một đêm như vậy. Từ lúc sinh ra đến giờ, mọi sinh hoạt của cháu đều hoàn toàn bình thường”. Nói về quá trình mang thai bé Anh, chị Hương chia sẻ: “Ngay cả khi mang bầu cháu thì tôi cũng không thèm loại thức ăn gì quái gở để sau này phát di chứng. Thức ăn hàng ngày của tôi chỉ là thịt, cá và rau quả tươi. Gia đình chồng rất yêu thương và chăm sóc tôi. Khi sinh ra, cháu nặng 3.3 kg. Thế Anh rất ngoan và ít khi mắc bệnh. Thi thoảng, cháu bị ốm sốt là do mọc răng hay thời tiết thay đổi nhưng chỉ uống thuốc mấy ngày là khỏi”. Về chế độ sinh hoạt của Thế Anh, mẹ cháu bé cho biết: “Hàng ngày ngoài học trên lớp, cháu thường xuyên chơi thể thao vào mỗi buổi chiều. Về ăn uống thì Thế Anh khá kén ăn nên cơ thể hơi gầy. Cháu thường thích ăn thịt nướng, cá rán hay trứng rán. Tuy nhiên, Thế Anh ăn rất ít rau, loại canh cháu thường ăn là canh bí hoặc dấm cá. Ngoài ra thì gia đình ăn gì, cháu ăn nấy chứ không đòi hỏi”. Nhớ lại ngày Thế Anh bất ngờ bị liệt, chị Hương cho hay: “Đêm 5/7, cháu ngủ cùng cùng giường với tôi. Đến khoảng 5h30, cháu tỉnh giấc và bảo mẹ bật quạt. Lúc này, cháu nói mê sảng nhưng nghe giọng thì đã lạc tiếng rồi. Thấy vậy, tôi cứ nghĩ con ngái ngủ nên không mấy để ý. Thế nhưng đến 6h sáng, cháu có biểu hiện khó thở, người mềm nhũn, chân tay tê cứng. Lúc đó, mọi người nói gì cháu vẫn nghe thấy nhưng không thể trả lời”.

Chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời

Chị Hương bảo: “Thấy cháu như vậy, tôi vô cùng hoang mang và lo lắng không biết cháu bị sao. Sau vài phút định thần, tôi đã gọi mọi người trong gia đình đến giúp đỡ. Ngay lập tức, chúng tôi đưa cháu vào Bệnh viện Ninh Bình cấp cứu. Đến bệnh viện, Thế Anh đã ở trong tình trạng hôn mê, đồng tử hai bên hơi giãn, gần như liệt toàn thân, khó thở”. Tại đây, các bác sĩ đã phải đặt nội khí quản thở máy cho bé và tiến hành cấp cứu. Qua thăm khám, bác sĩ kết luận bé Anh bị nhược cơ cấp tính. Nhưng sau đó, các bác sĩ phát hiện có vết bầm tím ở mắt cá chân trái của bé nên nghi ngờ bị rắn cắn và ngay lập tức bé được chuyển lên Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Tại Trung tâm Chống độc, các bác sĩ tiến hành làm các xét nghiệm nhưng không thấy có dấu hiệu của rắn cắn, cũng không tìm ra chính xác là bệnh gì, kể cả dịch não tủy cũng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên bệnh nhân bị liệt, đàm dãi không nuốt, khó khăn trong việc ăn uống. Vì vậy, các bác sĩ tại trung tâm này đã chuyển Thế Anh sang khoa Nhi cùng ngày 5/7. PGS-TS.Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Khi bệnh nhi nhập khoa, qua sự thăm khám kỹ lưỡng, chúng tôi đã loại trừ khả năng bé bị rắn cắn bởi Thế Anh không có rối loạn đông máu và triệu chứng khác kèm theo. Sau 2 ngày theo dõi, tiến hành hội chẩn chúng tôi đưa ra kết luận, bệnh nhi bị hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh cấp tính khiến trẻ bị viêm tủy sống. Trẻ bị viêm tủy sống khiến các cơ chân, tay liệt “siêu tốc”. Rất may, hội chứng viêm mới chỉ lan đến cổ chứ chưa lên đến não. Ngay lập tức, cháu được các bác sĩ điều trị hỗ trợ, đặt ống nội khí quản thở máy đồng thời lọc máu liên tục và truyền tĩnh mạch gamma globulin. Điều quan trọng là trong 3 ngày đầu mắc bệnh, nếu được sử dụng thuốc sẽ hồi phục tốt. Nếu để muộn hơn thì vẫn thuốc đó nhưng quá trình hồi phục sẽ rất chậm, nguy cơ để lại di chứng là khá cao. Chúng tôi dự đoán, bệnh nhân phải điều trị từ 5 đến 6 tháng. Tuy nhiên sau 25 ngày điều trị tích cực, cháu đã đi lại bình thường và được chúng tôi cho xuất viện”. Theo TS Dũng, trường hợp này là một ca khó chẩn đoán. “Ra chỉ định điều trị thời điểm này là điều cực kì quan trọng. Tôi muốn nhấn mạnh, dù hiện nay kỹ thuật hiện đại nhưng vẫn không thể bỏ qua các kỹ năng thăm khám, kỹ năng hỏi bệnh, theo dõi chi tiết tỉ mỉ để có quyết định chính xác. Thật ra lúc chẩn đoán bệnh, chúng tôi vẫn chưa đủ bằng chứng để khẳng định bé bị viêm đa rễ dây thần kinh cấp. Nhưng qua kinh nghiệm điều trị nhiều năm, tôi đã phải nhanh chóng đưa ra phán đoán và điều trị kịp thời cho bệnh nhân. Bởi nếu đợi đến khi có đủ bằng chứng bệnh thì lúc ấy sẽ không còn cứu chữa được nữa và bệnh nhi có thể liệt vĩnh viễn”, bác sĩ Dũng chia sẻ. Nói về bệnh mà cháu Thế Anh mắc phải, bác sĩ Dũng cho hay, viêm đa rễ dây thần kinh thường xảy ra với người từ 5 tuổi trở lên. Khoa đã từng tiếp nhận những ca tương tự. Nhưng những ca trước không quá khó khăn bởi bệnh liệt lan lên từ từ, hôm nay liệt chân, ngày mai lên đến bụng, thường thời gian phát bệnh ít nhất từ 1 đến 3 tuần. Với diễn biến thông thường như vậy, một năm bệnh viện cũng gặp 1 đến 2 ca. Tuy nhiên trường hợp bệnh nhân diễn biến đột ngột như cậu bé này là lần đầu tiên mà bác sĩ Dũng gặp. Những bệnh nhân bị bệnh này khi vào bệnh viện đều phải thở máy, ít thì từ 1-2 tuần, nhiều thì một tháng, thậm chí cả năm. Sau khi rút ống nội khí quản, trẻ thường phải tập phục hồi chức năng, có trường hợp không khỏi phải dùng xe lăn. Vì thế, trường hợp cháu Thế Anh điều trị khỏi hoàn toàn trong thời gian 25 ngày là sự thành công ngoài sức tưởng tượng của các bác sĩ. Theo bác sĩ Dũng, nguyên nhân của bệnh viêm đa rễ dây thần kinh thường do nhiễm hậu siêu vi trùng. Tức là bệnh xuất hiện sau 1 đến 3 tuần của giai đoạn nhiễm virus herpes hoặc sởi, hồng ban, thuỷ đậu, quai bị, đôi khi yếu tố khởi bệnh sau tiêm chủng hoặc phẫu thuật. Trường hợp cháu thế Anh thì trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, không có bất cứ bệnh nào trong những bệnh trên nên vẫn chưa thể truy ra được nguyên nhân mắc bệnh chính xác. “Thật ra, bệnh này thường xảy ra đột ngột trên cơ thể một người khỏe mạnh nên rất khó phòng tránh. Cơ chế của bệnh này thường do cơ thể tự tạo ra kháng thể chống lại dây thần kinh, dẫn đến viêm cấp dây thần kinh và liệt dần. Để điều trị phải truyền một loại thuốc trung hòa các kháng thể mà cơ thể tự sinh ra”, bác sĩ Dũng phân tích.

Bài thuốc quý của đồng bào Xơ Đăng ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của tiểu đường

Thừa hưởng bài thuốc quý trị tiểu đường ông nội truyền lại, ông Trần Đình Tuấn (SN 1962, ở thôn An Lạc 1, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đã cứu chữa thành công cho hàng trăm ca bệnh. Bài thuốc này xuất phát từ đồng bào dân tộc Xơ Đăng, gồm những thảo dược quý hiếm từ núi rừng Tây Nguyên. Theo thời gian, nguồn thảo dược dần khan hiếm, ông Tuấn lại mày mò tìm kiếm các vị thuốc thay thế có công dụng tương tự để bài thuốc không bị thất truyền.

Cơ duyên với bài thuốc quý

Vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ông Trần Đình Tuấn sống trong vòng tay bảo bọc, che chở của ông bà nội. Lớn lên ở mảnh đất nghèo khó và nhiều bom đạn của chiến tranh nhưng ông Tuấn vẫn cố gắng học lấy cái chữ để làm gương cho con cháu đời sau. Năm 1990, ông Tuấn theo ông nội (cụ Trần Phước – SN 1920) đi làm thợ mộc ở các tỉnh Tây Nguyên kiếm tiền phụ giúp gia đình. “Đợt xẻ gỗ làm nhà rông cho đồng bào Xơ Đăng tại làng Cúc (tỉnh Gia Lai), ông nội tôi phát hiện bị tiểu ngọt (tiểu đường) nên người yếu đi hẳn. Thấy vậy, già làng ở đó đã lên rừng hái lá, sắc thuốc cho ông uống. Chẳng biết những loại cây rừng ấy là gì nhưng hơn hai tháng sau, bệnh tình của ông tôi thuyên giảm rõ rệt”, ông Tuấn nhớ lại. Để trả ơn cứu mạng của đồng bào Xơ Đăng, hai ông cháu nhất quyết không lấy tiền công làm nhà. Cảm mến sự thật thà, chăm chỉ của hai ông cháu, già làng đã truyền lại nguyên gốc bài thuốc trị chứng tiểu ra đường. Sau này khi về quê, cụ Phước nhiều lần tái phát bệnh đều tự hái thuốc chữa trị. Năm 2005, ông Tuấn được ông nội truyền lại công thức bài thuốc. Biết ông nội rất tâm huyết với bài thuốc Nam này nên ông ra sức miệt mài học hỏi, lên rừng hái thuốc, chọn cây, phơi sao, ghi nhớ kỹ liều lượng. Năm 2008, ông bắt đầu theo nghề bốc thuốc và chỉ chữa tiểu đường, lúc đầu là chữa cho bà con lối xóm, rồi đến nhân dân trong xã, huyện. Thuốc uống giảm bệnh, tiếng lành đồn xa nên bệnh nhân từ các huyện trong tỉnh cũng nườm nượp kéo về. Không những thế, nhiều người ở tận TP.HCM, Hà Nội, Đà Lạt, Kiên Giang… cũng tìm đến ông nhờ chữa bệnh. Đến nay, thuốc của ông Tuấn đã chữa khỏi bệnh cho hàng trăm bệnh nhân trong và ngoài tỉnh. Những năm gần đây, nhiều bệnh nhân tìm đến nhờ chữa trị nhưng số lượng thảo dược trong nhà có hạn nên ông không giúp được nhiều. Nhìn người bệnh lặn lội hàng trăm cây số đến nơi nhưng lại về tay không, ông vô cùng áy náy. Vậy là, ông lại lặn lội lên rừng tìm thuốc. Ông cho biết: “Bài thuốc của đồng bào Xơ Đăng độc đáo là ở những vị thuốc và cách kết hợp chúng. Công thức thì từ lâu tôi đã khắc ghi trong lòng. Cái khó là những cây thuốc ấy chỉ có ở những vùng núi cao Tây nguyên, muốn tìm kiếm không dễ chút nào. Tôi thường lặn lội lên tận vùng núi giáp ranh Bình Định - Gia Lai tìm kiếm nhưng cũng không được nhiều. Trong quá trình tìm hiểu về Đông y, tôi nhận thấy rằng, bệnh tật trời sinh, cây cỏ cũng trời sinh, nên phải lấy cây mà trị bệnh. Tôi đã học được bài thuốc thì chữa bệnh cứu người phải là cái nghiệp, dù khó khăn đến mấy cũng không được để thất truyền bài thuốc quý”.

Bệnh thuyên giảm sau nửa năm dùng thuốc

Ông Tuấn cho biết, bài thuốc trị tiểu đường của đồng bào Xơ Đăng có gần chục vị, trong đó phân nửa là thảo dược lấy từ Tây Nguyên với các tên gọi theo tiếng dân tộc. Vài năm gần đây, các loại thảo dược này ngày càng khan hiếm. Để duy trì được công việc chữa bệnh cứu người, ông Tuấn phải ngược xuôi lên Tây Nguyên tìm thuốc. Ông lên các bản làng nhờ đồng bào đi tìm và gửi xuống rồi trả tiền công cho họ. Hiện tại công việc vận chuyển thuốc được con gái của ông hiện đang sống tại Gia Lai phụ giúp. Nhận thấy việc tìm thuốc như vậy khiến công việc trở nên bị động, ông Tuấn nghĩ tới việc tìm kiếm các thảo dược thay thế. Các vị thuốc này chẳng những phải có ở miền xuôi mà yêu cầu bắt buộc phải có công dụng tương tự các thảo dược trên cao nguyên. Để làm được điều này, ông Tuấn đã phải ròng rã tìm kiếm cả năm trời. “Có loại cây thuốc chỉ có đặc điểm gần giống thôi nên sau khi lấy về nhà tôi phải sơ chế kĩ, bảo quản trong điều kiện thích hợp thì mới phát huy cái lợi và loại bỏ cái hại của vị thuốc…”, ông Tuấn cho biết. Sau khi lấy thảo dược về, ông Tuấn trực tiếp sơ chế từng loại cây, rễ. Tùy vào thể trạng, tình trạng bệnh mỗi bệnh nhân mà ông có cách pha trộn thuốc theo nhiều tỷ lệ khác nhau. Tuy có sự thay đổi dược vị, liều lượng nhưng bài thuốc trị tiểu đường của ông gồm chủ yếu một số vị sau: Dây khổ qua rừng (mướp đắng): Cả dây và lá thái thành đoạn, khoảng 15g. Cây bồ ngót: Cả cành và lá thái thành lát mỏng, khoảng 20g. Dây xấu hổ (trinh nữ): Cả cành lá và rễ thái thành đoạn, khoảng 15g. Lá lốt: Cả cành và lá, thái thành đoạn, khoảng 10g. Dây lạc tiên: Cả cành lá và rễ thái thành đoạn, khoảng 20. Dây lưỡi đồng: Cả cành lá và rễ thái thành đoạn, khoảng 20g. Tất cả đều được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, trộn đều, cho vào 4 chén (bát) nước giếng, đun sôi nhỏ lửa còn lại 1 chén, uống 1 lần vào buổi sáng trước khi ăn. Nước 2 cho vào 3 chén nước, đun sôi nhỏ lửa còn lại 0,8 chén, uống vào buổi trưa trước khi ăn. Nước 3 cho vào 2 chén nước, đun sôi nhỏ lửa còn lại 0,6 chén, uống vào buổi tối trước khi ăn. Cụ thể với những bệnh nhân sức khỏe yếu, ông Tuấn cho nhiều vị thuốc có công dụng bồi bổ. Với những người mạnh khỏe thì có thể cho thêm nhiều vị thuốc trị bệnh. “Bài thuốc này làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu, cải thiện thể trạng cho người bệnh và ngăn ngừa những biến chứng do tiểu đường gây ra. Đồng thời, nó giúp đào thải độc tố trong tuyến tụy, cung cấp những dưỡng chất bổ sung cho tuyến tụy giúp tuyến tụy được hồi phục và hoạt động trở lại bình thường Tác dụng hạ đường huyết của các vị thuốc chỉ có giới hạn, tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có cách dùng thuốc thích hợp. Vì đặc điểm căn bệnh, bệnh nhân thông thường phải mất đến nửa năm dùng thuốc mới có dấu hiệu thuyên giảm. Trong quá trình dùng thuốc người bệnh kiêng ăn uống đồ ngọt và phải thường xuyên theo dõi nồng độ đường trong máu để điều chỉnh phù hợp”, ông Tuấn cho biết. Về bài thuốc trị tiểu đường của ông Tuấn, lương y Phó Hữu Đức, Chủ tịch Hội Đông y Cầu Giấy (Hội Đông y Hà Nội) cho biết: “Bài thuốc này có một số vị có tác dụng trong việc điều trị tiểu đường. Trong đó, tác dụng mạnh nhất là dây khổ qua rừng. Đây là loại cây mọc tự nhiên ở nhiều vùng rừng núi nước ta. Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc. Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các gốc tự do là nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, bệnh tiểu đường...; có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Cây bồ ngót cũng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Nam điều trị đái tháo đường. Còn các vị còn lại như lá lốt, dây mắc cỡ, dây lạc tiên… có tính hàn, giải độc, tiêu viêm. Có lẽ ông Tuấn sử dụng các vị thuốc này để điều trị các biến chứng cho bệnh nhân tiểu đường”. 

Người đưa tin

Cách xử lý khi dịch đau mắt đỏ bùng phát ở Hà Nội

Theotin tứctừTTXVN, những ngày qua, khoa khám bệnh, Bệnh viện Mắt trung ương liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám mắt dođau mắt đỏvới triệu chứng đỏ mắt 2 bên, sưng tấy và nhiều dử mắt. Theo thống kê của Bệnh viện mắt Trung ương, số lượng bệnh nhân đến khám đau mắt đỏ tăng một cách đột biến, chiếm 30% trong tổng số gần 1500 trường hợp đến khám tại bệnh viện. Tốc độ đau mắt đỏ lây lan rất nhanh, đặc biệt là những người tronggia đìnhdo khó tránh khỏi khi sống chung với người bệnh. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cũng khẳng định đến nay vẫn chưa có vắcxin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu nên những người bị đau mắt rồi vẫn có thể bị nhiễm lại. Đặc biệt các bác sỹ cũng lưu ý các bậc phụ huynh cần chú ý nâng cao thể trạng cho trẻ nhỏ bởi do trẻ có kháng thể yếu, nếu bị nhiễm virus đau mắt đỏ sẽ rất dễ bị mắc các bệnh kết hợp. Bác sĩ Hoàng Cương, khoa Khám bệnh – Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, so với năm ngoái, dịch đau mắt đỏ tại Hà Nội năm nay đến muộn nhưng tốc độ lây lan lại có phần nhanh hơn. Hiện tại, số bệnh nhân đến khám đau mắt đỏ tại bệnh viện này rất đông. Lý giải về tình trạng này, bác sĩ Hoàng Cương cho biết, thông thường từ tháng 7 tới tháng 10 hàng năm là thời gian dịch đau mắt đỏ có xu hướng gia tăng do thay đổi thời tiết. Năm ngoái, dịch đau mắt đỏ ở Hà Nội bùng phát vào khoảng cuối tháng 8. Năm nay, dịch bùng phát muộn hơn nhưng tốc độ lây lan nhanh hơn. Do đây là bệnh rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, qua hơi thở và nước bọt, qua quan hệ vợ chồng… nên khi trong gia đình có người mắc bệnh thì nguy cơ lây ra những người còn lại rất lớn. Một điểm đặc biệt với dịch đau mắt đỏ đang xảy ra tại Hà Nội, là các bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương tiếp nhận khá nhiều trường hợp bị đau mắt đỏ kéo dài tới hơn 10 ngày, trong khi nếu được điều trị đúng cách thì chỉ 7 ngày bệnh sẽ khỏi. Bác sĩ Hoàng Cương cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do người bệnh trước khi đi khám đã tự dùng các loại thuốc điều trị không theo chỉ định của bác sĩ, hoặc dùng thuốc nhưng không chú ý tới các khâu vệ sinh mắt, khiến tình trạng bệnh nặng hơn, thậm chí dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Trước tình trạng dịch đau mắt đỏ đang lây lan với tốc độ rất nhanh tại Hà Nội, Bộ Y tế khuyến cáo, khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại. Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn. Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt. Tra thuốc theo hướng dẫn. Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác. Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu...  

Người cao tuổi

Tiêm vắc-xin sởi và rubella miễn phí cho 23 triệu trẻ em trên cả nước

Đây là mục tiêu được Bộ Y tế đặt ra trong chiến dịch tiêm miễn phí vắc-xin sởi và rubella cho 23 triệu trẻ em từ 1 đến 14 tuổi trên cả nước, từ tháng 9/2014 tới tháng 2/2015, được triển khai làm 3 đợt. Đợt đầu tiên sẽ được thực hiện trong tháng 9 và 10/2014 cho trẻ có độ tuổi từ 1 đến 5. Đợt 2 sẽ diễn ra trong tháng 11 và 12/2014 cho trẻ từ 6 đến 10 tuổi và đợt 3 diễn ra vào tháng 1 và 2/2015 cho trẻ từ 11 đến 14 tuổi. Chiến dịch được triển khai tới tất cả các điểm tiêm chủng tại trạm y tế xã, phường và trường học trong cả nước. Nguồn vắc-xin được sử dụng cho chiến dịch tiêm chủng sởi và rubella lần này do Tổ chức Liên minh toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng (GAVI), UNICEF viện trợ, với kinh phí trên 36 triệu USD. Đáng chú ý, loại vắc-xin sởi, rubella đưa vào tiêm chủng trong chiến dịch được sản xuất ở Ấn Độ đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kiểm định và thử nghiệm lâm sàng và được sử dụng ở 39 quốc gia trên thế giới, cho kết quả an toàn. Cùng với đó, Viện Kiểm định vắc-xin và sinh phẩm, Bộ Y tế cũng đã kiểm định chất lượng của trên 5 triệu liều vắc-xin bảo đảm an toàn. Đây là chiến dịch tiêm miễn phí vắc-xin sởi và rubella lớn nhất từ trước tới nay, do đó lãnh đạo Bộ Y tế yêu cầu Chương trình quốc gia tiêm chủng mở rộng và các địa phương phải đặt mục tiêu an toàn lên cao nhất.

Dân Trí

Lần đầu tiên “vá tim” không cần "bổ" dọc xương ức

Ngày 12/9, PGS.TS Lê Ngọc Thành, Phó Giám đốc BV E, Giám đốc Trung tâm Tim mạch cho biết, BV đã thực hiện thành công 6 ca phẫu thuật tim vá lỗ thông liên thất ít xâm lấn. Đây là kỹ thuật lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam. 6 bệnh nhân đầu tiên, trong đó bệnh nhân nhỏ tuổi nhất mới 3 tuổi, bệnh nhân lớn tuổi nhất là 18 tuổi đã được phẫu thuật tim vá lỗ thông liên thất bằng phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ ít xâm lấn. Kết quả sau mổ các bệnh nhân đều hồi phục nhanh, không gặp biến chứng và có thể ra viện sau 5-7 ngày. “Nếu chỉ xét về thẩm mỹ, so với phẫu thuật tim hở vá thông liên thất kinh điển, bệnh nhân sẽ phải cưa toàn bộ xương ức với đường mổ dài, từ hõm ức tới mũi ức khoảng 15 – 20cm với người lớn, 8 - 10cm thì kỹ thuật này đã thể hiện ưu điểm nổi bật. Theo đó, với phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ ít xâm lấn các bác sỹ chỉ mở một phần xương ức phía thấp, đường rạch da ngắn khoảng 6cm với người lớn, 3 - 4cm với trẻ nhỏ với sự trợ giúp của các phương tiện trong phẫu thuật nội soi”, BS Thành nói. Không chỉ về thẩm mỹ, phương pháp nội soi ít xâm lấn còn mang lại an toàn hơn cho người bệnh, trong khi hiệu quả điều trị tương đương. Như với phẫu thuật kinh điển, kỹ thuật mổ hở này thường có những bất cập như: chảy máu, nhiễm trùng xương ức, sẹo xấu, thời gian nằm viện, phục hồi sức khoẻ kéo dài từ 15 - 20 ngày. Trong khi đó, tnội soi ít sâm lấn với đường mổ nhỏ, ít gây sang chấn cho người bệnh, đỡ đau sau mổ, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng vết mổ và rất thẩm mỹ nhất là với các bé gái. “Phương pháp mới này khắc phục hoàn toàn nhược điểm về thẩm mỹ của phương pháp mổ kinh điển, không để lại vết đen dọc dài tím đen như con rết giữa ngực”, GS Đặng Hanh Đệ phân tích. Theo TS Thành, phẫu thuật tim ít xâm lấn là hướng đi mới trong lĩnh vực phẫu thuật tim mạch. Từ đầu năm 2000, các trung tâm phẫu thuật lớn về tim mạch trên thế giới như ở các nước: Mỹ, Đức, Pháp, Nhật… đã từng bước triển khai kỹ thuật phẫu thuật tim vá lỗ thông liên thất ít xâm lấn trong xu thế phát triển của phẫu thuật nói chung và phẫu thuật tim hở nói riêng. TS Thành cũng hy vọng, sau khi BV E tiến hành thành công kỹ thuật này, nhiều cơ sở phẫu thuật tim mạch đủ điều kiện trong cả nước cũng có thể triển khai để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Nhập viện cấp cứu vì chơi đèn trung thu

Tin từ khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang ngày 11/9 cho biết, đang điều trị cho cháu Đào Quang Tiên (9 tuổi), học sinh lớp 4D trường tiểu học thị trấn Tân Hiệp (Kiên Giang). Cháu Tiên nhập viện trong tình trạng bị phỏng nặng, mức độ I-II, vùng mặt cháy sém phải tiến hành ghép da thẩm mỹ. Trước đó, vào khoảng 21 giờ tối 8/9, sau khi cháu Tiên cùng một nhóm bạn rước đèn trung thu tự chế dài gần 1m, có gắn bình ắc-quy, hai bên treo khoảng 10 quả bóng bay. Đang chơi thì bỗng nhiên đèn phát nổ gây bỏng cho cháu Tiên. Bác sĩ Lê Văn Út - khoa cấp cứu nhận định: khả năng bình ắc-quy trong đèn lồng chập điện khiến những quả bóng bay bơm đầy các loại khí dễ cháy phát nổ.

Hoại tử chân vì “chữa mẹo” vết phỏng pô xe

Sáng 11/9, BV Cấp cứu Trưng Vương tiếp nhận ông N. (SN 1962) nhập viện trong tình trạng vùng cổ bàn chân trái bị hoại tử một mảng lớn. Bệnh nhân cho biết cách đây khoảng 2 tuần, ông vô tình bị phỏng vì pô xe máy, vết thương không khỏi. Cách đây vài ngày, thấy vết thương mưng mủ nên ông lấy sáp nến nóng nhỏ vào với hy vọng tống mủ ra nhưng tình trạng lại nghiêm trọng thêm nên phải vào bệnh viện. BS Nguyễn Xuân Thiện, Khoa Bỏng - Tạo hình thẩm mỹ, nơi đang điều trị cho bệnh nhân, phân tích: “Vết phỏng pô xe thường là phỏng sâu vì độ nóng của pô xe rất cao nhưng nhiều người không biết, tự điều trị nên mãi không khỏi. Ngoài ra, việc dùng những cách chăm sóc thiếu khoa học như dùng sáp nến nóng nhỏ trực tiếp lên vết thương chỉ làm tình trạng phỏng nặng thêm và tăng nguy cơ nhiễm trùng”. Các bác sĩ đã tiến hành các xét nghiệm và mổ cấp cứu cho bệnh nhân ngay bởi theo đánh giá, vết thương đã bị nhiễm trùng nặng, hoại tử một vùng rất lớn và nếu việc cắt lọc chậm trễ có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, nguy hiểm đến tính mạng. Sau mổ, bệnh nhân sẽ được điều trị tiếp tục bằng kháng sinh mạnh để chống nhiễm trùng.

Bệnh viện lên tiếng việc “soi tươi tế bào âm đạo” cho… đàn ông!

Ông Nam đi khám nam khoa, bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm soi tươi tế bào âm đạo. Nghi bệnh viện làm sai, ông Nam đâm đơn kiến nghị lên Sở Y tế Hà Nội. Thấy vùng kín xuất hiện vết xước đã nhiều ngày nhưng chưa khỏi, ngày 12/8, ông Nam (trú tại Long Biên, Hà Nội) đến BV chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để khám nam khoa. Tại đây, ông Nam được các bác sĩ thăm khám, yêu cầu ra thanh toán và được nhân viên ở đây chỉ định đi xét nghiệm tại phòng 202 của BV.  Theo hướng dẫn đó, ông Nam tìm đến phòng 202 để được các bác sĩ xét nghiệm. Sau khi xét nghiệm xong, ông Nam ngồi đợi lấy kết quả. Đến 10h30, một nhân viên đưa cho ông Nam phiếu xét nghiệm và được hướng dẫn quay trở lại phòng khám ban đầu. Đọc phiếu xét nghiệm, ông Nam tá hỏa khi thấy phần chỉ định xét nghiệm ghi rõ: Soi tươi: tế bào âm đạo, trực khuẩn, nấm…  Ông Nam cho biết rất ngạc nhiên vì ông là nam mà tại sao lại “soi tươi: tế bào âm đạo”?!. ông Nam đem thắc mắc này đến phòng ban đầu và gặp bác sĩ. Sau khi ông Nam đọc xong thì có một nhân viên nữ ngồi cùng bàn ở đó viết lại phiếu xét nghiệm khác, đưa cho nam bác sĩ khám lúc đầu cho ông Nam ký và bảo ông Nam đi cùng lên phòng xét nghiệm (phòng 202) để xét nghiệm lại. Tại đây, ông Nam đưa ra thắc mắc và đề nghị trả lại phiếu xét nghiệm đó và ra về. Ông Nam bức xúc: “Nếu chỉ định đó là “soi tươi: niệu đạo, dương vật” thì còn chấp nhận được, còn “soi tươi: tế bào âm đạo” là hoàn toàn khác nhau. Tôi là nam tại sao lại chỉ định đi “soi tươi: tế bào âm đạo. Có hay không việc “nhân bản” kết quả xét nghiệm? Có hay không việc lợi dụng xét nghiệm để làm những xét nghiệm không cần thiết để thu tiền của bệnh nhân”. “Nếu quá trình xét nghiệm của bệnh viện là đúng thì tại sao cô nhân viên đó lại phải viết lại phiếu xét nghiệm khác để tôi xét nghiệm lại? Chính điều này khiến tôi nghi ngờ năng lực của nhân viên và năng lực của BV này? Chỉ định xét nghiệm đó là đúng hay sai theo phác đồ điều trị của ngành y tế? Quyền lợi của tôi được giải quyết như thế nào?” ông Nam nói.  Sau đó ông Nam đến một BV khác để khám. Tại đây, các bác sĩ cho biết, tổn thương vùng kín của ông Nam là một vết xước nhỏ, kết quả xét nghiệm cũng không có dấu hiệu bất thường và kê đơn thuốc điều trị. Sau 2 ngày uống thuốc, tổn thương vùng kín của ông Nam đã khỏi.  Ngay sau đó, ông Nam đã gửi đơn kiến nghị về quá trình khám chữa bệnh của ông tại BV chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đến Sở Y tế Hà Nội.

 Bệnh viện lên tiếng

 Trao đổi với phóng viên VOV.VN, TS.BS Lê Vương Văn Vệ - Giám đốc BV chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, ngày 12/8, ông Nam đến khám bệnh tại phòng khám của bệnh viện. Tại phòng khám, ông Nam cho biết có quan hệ tình dục, sau đó ở vùng da quy đầu dương vật xuất hiện vết loét. Chính vì vậy, bác sĩ chỉ định cho ông Nam làm xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm chuyên khoa sâu như soi tươi tế bào âm đạo để phát hiện tế bào âm đạo sau quan hệ tình dục như bệnh nhân kể hay khôg. BV làm đúng chuyên môn cần thiết. “Soi tươi: tế bào âm đạo” là một thuật ngữ của ngành y tế và đây là một xét nghiệm hoàn toàn bình thường đối với nam giới khi họ quan hệ tình dục với phụ nữ. Bởi làm xét nghiệm soi tươi tế bào âm đạo mới phát hiện ra nấm men, trùng roi và mới nhận định được mật độ tế bào âm đạo. Sau khi có kết quả, nếu có bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bác sĩ sẽ khuyên bạn gái của người đàn ông đó đến kiểm tra sức khỏe. “Vết loét như thế rất dễ bị giang mai. Vì bệnh giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Chính vì vậy, sau khi quan hệ tình dục, người ta thường soi xem bên trong có những cái gì. Ví dụ soi dịch âm đạo, soi tươi có gì trong đó không, có nấm, có vi khuẩn, có lượng cầu… hay không. Ở nam giới người ta lấy dịch giãn quy đầu, dịch nhiều đạm… không phải nung cấy mà soi tươi luôn. Soi tươi để tìm thấy nhiều thứ, trong đó có tế bào âm đạo, có tế bào lộc, có trùng roi, tạp khuẩn. Khi soi tươi nếu có tế bào âm đạo chứng tỏ là có quan hệ tình dục. Trường hợp của anh Nam trong quá trình soi tươi sinh dục, kết quả của soi tươi cho thấy có tế bào âm đạo (+), trực khuẩn (+), tạp khuẩn (+), nấm (-), Trichomonas (-)”. Với kết quả xét nghiệm và thương tổn vùng kín của bệnh nhân Nam như vậy, bác sĩ nghi ngờ ông Nam mắc vi khuẩn giang mai. Ngay sau đó, bệnh viện đã gọi điện mời bệnh nhân quay lại để bác sĩ giải thích nhưng ông Nam từ chối. Ông Vệ cho biết đã nhắn tin khuyên bệnh nhân nên đến bệnh viện kiểm tra sớm nhưng phía bệnh nhân không hợp tác. Đối với bệnh giang mai, ông Vệ cho biết, có thể sau 1 tuần biểu hiện của giang mai sẽ không còn ở bên ngoài. Vi khuẩn giang mai sẽ vào trong cơ thể và tấn công các cơ quan nội tạng khác, nguy hiểm nhất là tấn công hệ thần kinh trung ương. Đây là biến chứng nguy hiểm của vi khuẩn giang mai nếu bệnh nhân không được chữa trị kịp thời. Sau khi nhận được đơn thư của ông Nam ngày 26/8, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đề nghị bệnh viện báo cáo chi tiết toàn bộ quy trình khám bệnh chỉ định xét nghiệm và dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh nhân Nam tại bệnh viện. Sở Y tế Hà Nội giao đơn của ông Nam cho Giám đốc Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội xem xét giải quyết trả lời người có đơn, đồng thời có văn bản báo cáo Sở Y tế Hà Nội, Thanh tra Sở trước ngày 15/9/2014.

Khám Phá

Liberia: Dân hối hả bắt taxi chạy trốn dịch Ebola

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 12/9 cho biết, số ca nhiễm virus Ebola mới tại Tây Phi đang gia tăng nhanh hơn so với khả năng đối phó của các cán bộ y tế. Tại thủ đô Liberia, những chiếc taxi hối hả chở các gia đình đi di tản nhằm tìm một nơi nào đó an toàn, có thể giúp họ chữa trị căn bệnh đang tràn ngập khắp thành phố. Trong tuyên bố ngày 12/9, bà Margaret Chan, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: “Tại 3 quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Ebola là Guinea, Liberia và Siera Leone, số ca nhiễm bệnh mới đang gia tăng một cách nhanh chóng đã khiến các trung tâm chữa trị quá tải. Chỉ tính riêng tại Liberia, trong ngày hôm nay, đã không còn một giường nào còn trống tại các trung tâm điều trị Ebola.” Tính tới thời điểm hiện tại đã có ít nhất 2.400 ca tử vong tại Guinea, Liberia và Sierra Leone, nơi được coi là “tâm bão” của Ebola. Số còn lại rải rác tại các quốc gia láng giềng như Nigeria và Senegal. Trước sự bùng phát của dịch Ebola, trong tuần này, quỹ “Bill and Melinda Gates” đã tuyên bố sẽ hỗ trợ 50 triệu USD trong chiến dịch chống lại dịch bệnh Ebola tại Tây Phi. Theo đó, số tiền này sẽ được sử dụng để giúp các tổ chức viện trợ quốc tế và các chính phủ “mua vật tư cần thiết và mở rộng quy mô hoạt động khẩn cấp tại các quốc gia bị ảnh hưởng.” Đây được xem là đợt bùng phát mạnh mẽ nhất của dịch Ebola trong lịch sử. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào đầu tuần này cho biết tốc độ lây lan của loại virus này không có dấu hiệu chậm lại. Theo WHO: “Số lượng ca nhiễm mới tăng theo cấp số nhân”. WHO đã gọi tình trạng hiện giờ là “khẩn cấp nghiêm trọng với sức ảnh hưởng tới loài ngoài lớn chưa từng có.” Tại thủ đô Liberia, những chiếc taxi hối hả chở các gia đình đi di tản nhằm tìm một nơi nào đó an toàn, có thể giúp họ chữa trị căn bệnh đang tràn ngập khắp thành phố. Một nhóm Liên Hợp Quốc cho biết: “Ngay sau khi một cơ sở điều trị Ebola mới được mở, lập tức nơi này sẽ tràn ngập các bệnh nhân.” Nhằm giảm gánh nặng cho hệ thống y tế vốn đã quá tải tại Tây Phi, Mỹ mới đây tuyên bố sẽ gửi thêm 10 triệu USD vào các quỹ bổ sung, ngoài khoản 100 triệu USD mà Washington đã hỗ trợ nhằm đối phó với đại dịch này. Trong khi đó USAID cũng tuyên bố sẽ hỗ trợ thêm 75 triệu USD trong các quỹ phụ. Các quỹ mới bổ sung nay sẽ thanh toán tiền vận chuyển và cung cấp thêm 100 nhân viên y tế tới các khu vực đang bị dịch bệnh hoành hành. Bên cạnh đó, WHO và các tổ chức phi lợi nhuận hiện đang kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ trong trận chiến chống lại Ebola. Trước đó, Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã cung cấp thêm 130.000 trang thiết bị bảo vệ các nhân, 50.000 bộ dụng cụ vệ sinh và 1.000 giường bệnh. Cơ quan này cũng lập một trang web mà tại đây các y tá, bác sĩ có thể đăng ký để tham gia vào việc giúp đỡ các quốc gia Tây Phi. Vào cuối tuần trước, trong phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định việc ngăn chặn dịch bệnh Ebola  là “ưu tiên hàng đầu của an ninh quốc gia”. Ông Obama nhấn mạnh: “Nếu chúng ta không ngăn chặn ngay từ bây giờ, dịch bệnh này sẽ không chỉ lây lan nhanh chóng ở châu Phi mà còn ở những nơi khác trên thế giới. Loại virus này có thể biến đổi và trở nên dễ dàng lây lan hơn. Nó có thể trở thành một mối nguy hiểm nghiêm trọng với nước Mỹ.”

Thanh niên

VN chưa ghi nhận ca bệnh do vi rút đường ruột EV-D68

Ngày 13.9, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết theo thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật Mỹ (USCDC), tại Mỹ hiện đã phát hiện các ca bệnh do vi rút đường ruột D68 (EV-D68), trong đó: 19 trường hợp trong tổng số 22 mẫu xét nghiệm lấy từ các bệnh nhân ở Kansas và 11 trong tổng số 14 mẫu xét nghiệm tại Chicago. EV-D68 được phát hiện lần đầu tiên tại California. Vi rút có thể lây truyền từ người sang người khi người nhiễm vi rút ho, hắt hơi hay khi người lành tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm vi rút này. Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu cho biết đến thời điểm này, Cục Y tế dự phòng chưa có cảnh báo về nguy cơ xâm nhập vi rút này vào VN. Trong nước hiện lưu hành chủ yếu vi rút đường ruột EV-71 gây bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ, chưa từng ghi nhận ca bệnh do vi rút EV-D68.

Ong đốt 1 người chết, 1 người cấp cứu

Chiều 13.9, trong lúc đi làm rẫy, ông Trịnh Là (52 tuổi) cùng con trai là Trịnh Đăng Văn (26 tuổi, trú tại xã Nam Yang, H.Đắc Đoa, Gia Lai) đã bị o­ng đốt phải nhập viện. Ông Là bị o­ng đốt cả trăm vết và tử nạn trên đường đi cấp cứu, còn anh Văn đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Gia Lai. Theo nhiều người dân ở khu vực này thì cha con ông Là đã bị o­ng dèo, một loại o­ng rất dữ và có độc đốt.

Phẫu thuật cứu cháu bé hai tháng tuổi mắc "thai trong thai"

Ngày 13-9, Bệnh viện T.Ư Huế cho biết, các bác sĩ của Khoa Ngoại Nhi - Cấp cứu bụng vừa phẫu thuật thành công, cứu sống một bệnh nhi hai tháng tuổi mang căn bệnh cực kỳ hiếm gặp: "thai trong thai". Bệnh nhi được cứu sống là Huỳnh Võ Văn Ngh (ở huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi). Cháu bé nhập viện trong tình trạng thiếu máu, khó thở, nhiễm trùng, sốt cao. Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng nghi một khối u lớn trong ổ bụng, gây nên hiện tượng thiếu máu và tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc. Các bác sĩ quyết định phẫu thuật và đã phát hiện một thai lớn ký sinh trong bụng cháu bé. Sau hơn hai giờ thực hiện, các phẫu thuật viên phải bóc tách rất cẩn thận (vì thai ký sinh lớn, chèn ép lên động tĩnh mạch mạc treo tràng trên) để bảo tồn ruột và tránh các tai biến khác. Khối thai có kích thước 20 x 7 x 5 cm, nặng khoảng 1 kg, bao gồm cả tay chân, cột sống, một phần gan, toàn bộ ruột, kể cả ruột thừa. Theo các bác sĩ tại Bệnh viện T.Ư Huế, "thai trong thai" là hiện tượng hiếm gặp trên thế giới, xảy ra với tỷ lệ 1/500.000. Ở Việt Nam chỉ vài trường hợp được báo cáo. Hầu hết các trường hợp "thai trong thai" đều chết khi còn ở trong.

VN đã thực hiện hàng ngàn ca ghép tạng thành công

Ngày 13.9, Bệnh viện Việt Đức tổ chức hội thảo khoa học về ghép gan, với sự tham dự của các chuyên gia trong nước và quốc tế. Thông tin tại hội thảo cho biết VN thực hiện ca ghép tạng đầu tiên năm 1992 (là bệnh nhân được ghép thận tại Học viện Quân y), đến nay cả nước đã có 13 trung tâm ghép tạng. Ca ghép gan và tim đầu tiên cũng được thực hiện tại Học viện Quân y năm 2004 và 2010. Trường hợp ghép thận lâu nhất là bệnh nhân nam hiện đang sống và làm việc với quả thận ghép trong 21 năm qua. Đặc biệt, ca ghép gan đầu tiên (năm 2004) là bé Nguyễn Thị Diệp, 9 tuổi, sức khỏe ổn định cho đến nay và hiện là sinh viên năm thứ nhất của Trường trung cấp Quân y. Sau hơn 20 năm kể từ ca ghép tạng đầu tiên trên người được thực hiện tại VN, các chuyên gia trong nước đã thực hiện 1.000 ca ghép thận, 46 ca ghép gan và 11 ca ghép tim; 1 người được ghép đa tạng cùng lúc cả thận và tụy; 1.400 người được ghép giác mạc. Nhiều trường hợp đã sống thêm nhiều năm sau khi được ghép tạng từ người hiến tình nguyện còn sống và người hiến chết não. Bệnh viện Việt Đức đang đứng đầu cả nước về ghép tim với 7 trường hợp thành công do tiếp nhận được tạng hiến từ người cho bị chết não. TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, cho biết trên cả nước, do nguồn tạng hiến còn rất ít ỏi nên số bệnh nhân được ghép còn thấp so với nhu cầu thực tế mặc dù các chuyên gia ghép tạng của VN đã hoàn toàn làm chủ về kỹ thuật, công tác tổ chức; điều kiện trang thiết bị và thuốc cũng đã đáp ứng cho các phẫu thuật ghép tạng. Theo Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, ghép tạng là phương pháp điều trị cuối cùng và hiệu quả cho người bệnh suy tạng giai đoạn cuối. Nhu cầu ghép tạng hiện rất lớn, chỉ riêng ghép thận đã có khoảng 6.000 người được chỉ định ghép, ngoài ra có hàng trăm ca chỉ định ghép gan, tim.

Phát hiện gần 1 tạ thịt chó thối trong quán nhậu

Sáng 13.9, trao đổi với Thanh Niên o­nline, ông Dương Hồng Lam, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), cho biết đã lập biên bản xử phạt một chủ quán thịt chó số tiền 4,2 triệu đồng vì vi phạm an toànvệ sinh thực phẩm. Trước đó, vào ngày 9.9, qua kiểm tra bất ngờ quán nhậu thịt chó tại Chợ Sơn do ông Lê Ngọc Mão làm chủ (khối 7, thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê), đoàn kiểm tra liên nghành về công tác an toàn vệ sinh thực phẩm huyện Hương Khê đã phát hiện 94 kg thịt chó bốc mùi hôi thối, được chủ quán để trong tủ lạnh. Theo lời khai của ông Mão, số thịt chó này được ông thu mua từ một số người dân trên địa bàn về, tích trữ lại trong tủ lạnh để bán dần cho khách đến mua hoặc nhậu tại quán. Ông Lam cho biết thêm, ngoài xử phạt hành chính, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản tịch thu, buộc tiêu hủy toàn bộ thịt chó không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hà Nội mới

Nhu cầu ghép tạng hiện rất lớn nhưng thiếu nguồn

Ngày 13-9, tại Hà Nội, Bệnh viện (BV) Việt-Đức tổ chức hội thảo khoa học về ghép gan. Tại hội thảo, theo ước tính của các chuyên gia nước ngoài, với quy mô dân số trên 90 triệu và mức tiêu thụ rượu, bia gia tăng như hiện nay nên ước tính Việt Nam có khoảng 12% người nhiễm virus viêm gan B và C, do đó, nhu cầu ghép gan có khả năng tăng lên đến 900 ca mỗi năm. Không riêng ghép gan, nhu cầu ghép thận, tim trên cả nước cũng đang rất lớn. Tuy nhiên, theo Giám đốc BV Việt-Đức Nguyễn Tiến Quyết, do nguồn tạng hiến ít ỏi nên số bệnh nhân được ghép còn rất thấp so với nhu cầu thực tế, cho dù các chuyên gia ghép tạng của Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ về kỹ thuật...Năm 1992, ca ghép thận cũng là ca ghép tạng đầu tiên của nước ta được thực hiện tại Học viện Quân y. Đến thời điểm này, cả nước đã có 13 trung tâm y tế đủ điều kiện ghép tạng. Hiện các chuyên gia trong nước đã thực hiện 1.000 ca ghép thận, 46 ca ghép gan và 11 ca ghép tim; 1 người được ghép đa tạng cùng lúc, cả thận và tụy; 1.400 người được ghép giác mạc...

Yêu cầu miễn phí điều trị cho các nạn nhân vụ TNGT nghiêm trọng ở Lào Cai

Sáng 13-9, trao đổi với phóng viên Hànộimới, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Cao Hưng Thái cho biết, mấy ngày gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin anh Phạm Công Trình (ở Tam Hiệp, Ninh Bình) - nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng ở khu vực SaPa (Lào Cai) phản ánh không được điều trị miễn phí như ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế vì không có công văn hướng dẫn, Sở Y tế địa phương không đồng ý, bệnh viện (BV) không quyết định được nên gia đình vẫn phải thanh toán viện phí.Trước thông tin trên, Cục Quản lý khám, chữa bệnh yêu cầu các BV tham gia cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong vụ tai nạn nói trên được thực hiện miễn phí cho người bệnh theo đúng chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế ngày 2-9. Qua báo cáo, 3 BV của Sở Y tế tỉnh Lao Cai, gồm: BV Đa khoa tỉnh, BV Sản nhi, BV Y học cổ truyền đều đã thực hiện miễn phí 100% cho người bệnh. Tương tự, 13 bệnh nhân được chuyển đến điều trị tại BV Việt - Đức cũng được điều trị miễn phí. Riêng với trường hợp anh Phạm Công Trình phải đóng viện phí tại BV Đa khoa tỉnh Ninh Bình, Bộ Y tế sẽ xem xét, tìm hiểu thông tin cụ thể về trường hợp này. Hiện tại Cục Quản lý khám chữa bệnh đang chờ báo cáo từ phía BV Đa khoa Lào Cai về việc tiếp nhận bệnh nhân này với tổn thương ra sao và BV Đa khoa tỉnh Ninh Bình tiếp quản bệnh nhân này như thế nào... (?). Ngày 15-9, Cục Quản lý khám chữa bệnh sẽ có văn bản trả lời cụ thể về trường hợp này.

Tin tức

Dịch đau mắt đỏ lan rộng

Gần 2 tuần trở lại đây, số lượng bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ tại các cơ sở y tế tăng mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế vẫn nhận định: Năm nay, bệnh xuất hiện muộn và ít rầm rộ hơn so với năm 2013.

Bệnh dễ lây nhiễm

Trưa 12/9, đưa cô con gái Hà Phương đi khám mắt ở BV Mắt Trung ương, chị Nguyễn Ái Huyền, Định Công, Hà Nội vẫn chưa thể bỏ cặp kính đen vì bản thân cũng bị đau mắt cả tuần nay. Chị Huyền cho biết: “Cạnh nhà tôi có người hàng xóm bị đau mắt đỏ, cháu lớn sang chơi về mắc bệnh rồi lây cho mẹ, sau đó thì cháu út cũng bị lây. Như mọi lần bị đau mắt đỏ, tôi tự mua thuốc TOBREX và thuốc nhỏ mắt sinh lý về để tra cho con và bản thân, nhưng không hiểu sao hơn 1 tuần rồi mà cháu bé vẫn kêu nhức mắt”. Không riêng gì mẹ con chị Huyền, vào BV Mắt Trung ương hay ra đường vào những ngày này, thường dễ bắt gặp nhiều người phải đeo kính đen do đau mắt đỏ. Các chuyên gia y tế khẳng định, lượng bệnh nhân đau mắt trên thực tế lớn hơn nhiều so với các số liệu thống kê tại BV, bởi nhiều người đã chọn cách tự chữa hoặc đi khám bác sĩ tư. Theo Ths.BS Hoàng Cương, Phó Ban Thông tin tuyên truyền, BV Mắt Trung ương, trong các đợt dịch đau mắt đỏ, tình trạng cả gia đình đều mắc bệnh vẫn thường xảy ra, thậm chí dịch còn xảy ra ở nhiều lớp học, cơ quan xí nghiệp. Đau mắt đỏ là một bệnh dễ lây nhiễm, thường lây sau khi tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, nước mắt người bệnh. Hoặc cũng có thể lây do cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như: Tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của nguời bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt… Bệnh có thể lây từ trước khi bệnh nhân bị đỏ mắt, thời gian ủ bệnh là khoảng 10 ngày sau khi tiếp xúc với virút. Vấn đề cần lưu ý là đến nay chưa có vắcxin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh. “Bệnh thường lành tính và khỏi bệnh sau 7 - 10 ngày nhưng cũng có thể dẫn đến các biến chứng như: Viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu... có thể gây sẹo, giảm thị lực hoặc mù lòa. Đến nay, một số bà mẹ vẫn tự ý điều trị bằng cách nhỏ chanh, nhỏ sữa vào mắt trẻ hoặc xông các lá thuốc chưa được kiểm chứng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Đơn cử, lá thuốc có tinh dầu như trầu không sẽ làm tăng nặng triệu chứng, nặng hơn có thể gây bỏng mắt”, BS Hoàng Cương khuyến cáo.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Tuy số lượng bệnh nhân đau mắt đỏ tăng hơn so với những tháng trước đây nhưng theo PTS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế: “Tình hình bệnh đau mắt đỏ đến nay vẫn chưa có dấu hiệu bất thường hoặc đến mức cần báo động. Nguy cơ khan hiếm thuốc nhỏ mắt như năm 2013 cũng khó có thể xảy ra. Đau mắt đỏ thường gây dịch quy mô nhỏ, dễ lây lan nên gần như đã xảy ra hàng năm”. Đồng tình với quan điểm này, BS Hoàng Cương khẳng định: “Kinh nghiệm cho thấy bệnh nhân sẽ giảm dần và gần như không xuất hiện nữa khi có đợt gió mùa đông bắc đầu tiên tràn về”. Tuy vậy, nhưng các chuyên gia nhãn khoa vẫn khuyến cáo người dân cần chủ động phòng bệnh. Bệnh đau mắt đỏ có thể lây truyền mạnh ở những nơi tập trung đông người, nhất là tại các trường học, cơ quan, xí nghiệp. “Trẻ khi phát hiện đau mắt đỏ cần được nghỉ học 5 - 7 ngày. Hệ thống Y tế học đường cần bảo đảm trẻ phải được rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay chuyên dụng, sát trùng vật dụng chung hay sử dụng như: Các tay nắm cửa, nút bấm thang máy... Trong gia đình, cần cách ly người bệnh với người xung quanh, nói chuyện với bệnh nhân ở cự ly trên 80 cm, tránh bắt tay ôm hôn…”, BS Hoàng Cương cho biết. Để phòng tránh căn bệnh này, Bộ Y tế cũng đặc biệt khuyến cáo người dân cần rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Rửa mắt ít nhất 3 lần/ngày bằng nước muối sinh lý. Không dùng chung thuốc nhỏ mắt và đồ đạc với người đau mắt. Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt và đến những nơi đông người, đặc biệt nơi có nhiều mầm bệnh như BV. Đồng thời, hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm và đi bơi.

Đại đoàn kết

Hội nghị khoa học về các bệnh xương khớp (12/09/2014)

Ngày 11-9, BV Bạch Mai (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị khoa học về các bệnh xương khớp và kỷ niệm 45 năm thành lập Khoa Xương khớp của Bệnh viện (1969 - 2014).Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường biểu dương thành tích đã đạt được của Khoa và BV Bạch Mai,  đề nghị Khoa cần đề xuất nâng cấp trang thiết bị và kỹ thuật hiện đại phục vụ khám bệnh và điều trị; định hướng phát triển các mũi nhọn chuyên môn, nâng cao chất lượng khám, chăm sóc và điều trị, phấn đấu trở thành đơn vị chuyên ngành sâu ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực. Tập thể Khoa Xương khớp và 2 cá nhân đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. 5 cá nhân trong Khoa được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Mẫu bánh phở có chứa Formol

Kết quả lấy 22 mẫu thực phẩm là nem chua, xúc xích, hủ tiếu, bún tươi, bánh canh, bánh phở được lấy tại các điểm kinh doanh ở các chợ của 5 quận tại TP.HCM trong tháng 8 vừa qua, Chi cục ATVSTP TP này vừa cho biết, vẫn có 1 mẫu bánh phở có chứa chất bảo quản Formol – là chất bảo quản có khả năng gây ung thư khi vào cơ thể con người, không có trong danh mục các hóa chất, phụ gia được phép sử dụng của Bộ Y tế và 1 mẫu hủ tiếu chứa chất bảo quản Natri benzoate gấp 1,1 lần mức giới hạn cho phép. Chi cục đã phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan xử lý vụ việc theo thẩm quyền, đồng thời tuyên truyền, khuyến cáo các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm nâng cao ý thức trách nhiệm, nhanh chóng khắc phục những tồn tại, giảm nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, sức khỏe cho người tiêu dùng.

Rà soát hoạt động hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người

Hôm qua 12-9, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế có công văn số 977 gửi các đơn vị ghép tạng trên cả nước về việc rà soát các hoạt động về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người. Gần đây một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh việc mua bán thận, đường dây buôn bán thận, cò mồi ghép thận… và những vấn đề liên quan. Cục yêu cầu các đơn vị nghiêm túc tiến hành rà soát các hoạt động hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm. Phát hiện những tiêu cực, vi phạm pháp luật trong và ngoài đơn vị trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người để kịp thời giải quyết theo thẩm quyền hoặc chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương giải quyết các vi phạm theo quy định của pháp luật. Các đơn vị phải báo cáo kết quả kiểm tra về Cục Quản lý Khám chữa bệnh trước ngày 20-9 để Cục tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ.

VTC

'3 trẻ sơ sinh tử vong’: Sở Y tế Quảng Nam báo cáo gì?

Ngày 12/9, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã có văn bản báo cáo Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế về trường hợp '3 trẻ sơ sinh tử vong' ở Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn .Theo đó, sau khi tiến hành làm việc với Hội đồng chuyên môn, các phòng ban liên quan, Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn, Sở Y tế Quảng Nam đã có kết luận về 3 trường hợp tử vong này. Về nguyên nhân dẫn đến tử vong của 3 trẻ sơ sinh, kết luận của Sở Y tế Quảng Nam không khác kết luận trước đó của Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn. Trường hợp bé trai con chị Hồ Thị Tiểu Điệp (17 tuổi, trú thôn 3, xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, Quảng Nam) bị tử vong do mẹ sinh non, nhiễm trùng ối, đa ối; con bị ngạt nặng sau sinh kèm sinh non tháng, tuổi thai 32 tuần tuổi, trọng lượng 1600gr, dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa, nhiễm trùng sơ sinh dẫn đến trụy hô gấp tuần hoàn không hồi phục và tử vong. Đối với bé trai con sản phụ Hồ Thị Phơ (trú thôn Trà Văn A, xã Phước Kim, Phước Sơn, Quảng Nam): Sản phụ Phơ sinh thường, tiền sản giật, sốc nhiễm trùng gram; trẻ bị ngạt sau sinh, nhiễm trùng sơ sinh dẫn đến trụy hô hấp, tuần hoàn không hồi phục và tử vong. Trường hợp bé gái con của chị Hồ Thị Íp (17 tuổi, trú thôn 1A, xã Phước Thành, huyện Phước Sơn, Quảng Nam): Mẹ sinh thường, nhiễm trùng ối; con nhiễm trùng sơ sinh kèm sặc sữa, suy hô hấp tuần hoàn không phục hồi dẫn đến tử vong. Như vậy, ngoài trường hợp của sản phụ Hồ Thị Tiểu Điệp bị sinh non thì 2 trường hợp còn lại đều sinh thường, thai đủ tháng, nhưng bị nhiễm trùng dẫn đến suy hô hấp và dẫn đến tử vong. Về công tác tổ chức điều trị, chămsóc bệnh nhân, Sở Y tế Quảng Nam kết luận các sản phụ đều được đón tiếptại bộ phận phòng khám và chuyển vào khoa sản kịp thời. Tại khoa sản đãtổ chức thăm khám, theo dõi, chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh đảm bảotheo đúng hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản hiệnhành. “Cán bộ, viên chức củaKhoa Sản đều thực hiện tốt. Hiện các bệnh nhân và người nhà bệnh nhânđều phản ánh những ghi nhận về sự tận tình, tích cực của cán bộ kíp trựctrong chăm sóc, xử lý cấp cứu cho sản phụ và trẻ sơ sinh. Không có ýkiến thắc mắc gì từ phía người nhà của các trường hợp trẻ sơ sinh tửvong”, văn bản của Sở Y tế ghi rõ.

Vnexpress

Chuyển mùa, nhiều trẻ nhỏ bị viêm tiểu phế quản

Cháu Vũ Thủy Thanh (20 tháng tuổi, ở Hà Nội) được gia đình đưa tới bệnh viện vì sốt cao và suy hô hấp nặng. Cháu khò khè và ho có đờm từ gần một tháng trước. Khi đó, gia đình tự mua thuốc và khí dung cho cháu tại nhà nhưng cứ đỡ được vài ngày, các triệu chứng trên lại tái phát. Ngày 7/9, bé sốt ly bì không hạ, gia đình mới đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Cháu được chẩn đoán mắc bệnh viêm tiểu phế quản thể nặng, suy hô hấp. Một trường hợp khác cũng bị viêm tiểu phế quản đang điều trị tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi trung ương là cháu Phạm Anh Minh (9 tháng tuổi, ở Hà Nội). Bé có các triệu chứng ho nhiều, ngạt mũi, cứ ăn vào là nôn trớ. Mẹ vào các trang diễn đàn để tìm hiểu và nhờ tư vấn của các mẹ có con nhỏ khác trên mạng, đồng thời tự mua thuốc về cho bé uống. Mấy ngày liền uống thuốc con không đỡ, thậm chí bỏ ăn, không chịu bú, chị mới tá hỏa đưa vào bệnh viện. Các bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm tiểu phế quản, suy hô hấp độ 2. Phó trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, mỗi ngày khoa tiếp nhận 20-30 trẻ vào điều trị, 50-60% trong số đó mắc viêm tiểu phế quản. Phòng khám ngoại trú chuyên khoa hô hấp của bệnh viện cũng tiếp nhận 70-100 bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp mỗi ngày, trong đó 40-50 trẻ bị viêm tiểu phế quản hoặc viêm tiểu phế quản có kèm bội nhiễm. Bác sĩ Hanh nhấn mạnh, viêm tiểu phế quản là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính các phế quản cỡ nhỏ và trung bình do virus gây nên. Bệnh xảy ra quanh năm, rất hay gặp và dễ mắc lại ở trẻ nhỏ trong 2 năm đầu đời. Phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời sẽ cho kết quả tốt, trái lại chẩn đoán muộn có thể khiến bệnh tình nặng lên, gây biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, thậm chí là tử vong.

Quân đội nhân dân

Triển khai chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất tại Việt Nam

Từ ngày 15-9, Bộ Y tế sẽ triển khai chiến dịch tiêm miễn phí vắc-xin Sởi-Rubella cho 23 triệu trẻ từ 1 đến 14 tuổi trên cả nước với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Trước ngày triển khai chiến dịch này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có cuộc đối thoại vớiPGS, TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) .

Phóng viên (PV):Xin ông cho biết, việc tiêm vắc-xin Sởi-Rubella có hiệu quả như thế nào?

PGS, TS Trần Đắc Phu: Bệnh Sởi và Rubella hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tiêm vắc-xin Sởi-Rubella là cách duy nhất phòng bệnh chủ động và hiệu quả. Vắc-xin phối hợp Sởi-Rubella giúp bảo vệ đồng thời cho trẻ em khỏi mắc hai bệnh Sởi và Rubella, và phòng hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ em. Hiệu quả bảo vệ của vắc-xin là 95%. Cũng như các vắc-xin khác, tiêm vắc-xin Sởi-Rubella không có hiệu quả phòng bệnh tuyệt đối 100%. Đáp ứng miễn dịch còn tùy thuộc vào tuổi tiêm vắc-xin, loại vắc-xin, đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khỏe của từng người, chất lượng vắc-xin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng.

PV: Thưa ông, hiện nay vắc-xin Sởi-Rubella được triển khai trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) như thế nào?

PGS, TS Trần Đắc Phu: Vắc-xin Sởi đã được triển khai trong chương trình TCMR trên phạm vi toàn quốc từ năm 1985 cho trẻ lúc 9 tháng tuổi. Lịch tiêm mũi thứ hai vắc-xin Sởi được triển khai từ năm 2006. Dự án TCMR sẽ triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin phối hợp Sởi-Rubella cho toàn bộ trẻ từ 1 đến 14 tuổi tại tất cả xã/phường trên toàn quốc từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2015. Mục tiêu của chiến dịch nhằm tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh Sởi và Rubella, hướng tới mục tiêu loại trừ bệnh Sởi, khống chế bệnh Rubella và hội chứng Rubella bẩm sinh. Sau chiến dịch, vắc-xin Sởi đơn và vắc-xin phối hợp Sởi-Rubella sẽ tiếp tục được triển khai tiêm chủng theo lịch trong TCMR các năm tiếp theo.

PV: Lịch tiêm vắc-xin Sởi và vắc-xin Sởi-Rubella trong chương trình TCMR ở Việt Nam hiện nay?

PGS, TS Trần Đắc Phu: Trong tiêm chủng thường xuyên, đối với vắc-xin Sởi, tiêm mũi thứ nhất cho trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi. Còn trong chiến dịch tiêm vắc-xin Sởi-Rubella năm 2014 - 2015 thì tất cả trẻ em từ 1 đến 14 tuổi được tiêm một mũi vắc-xin phối hợp Sởi-Rubella.

PV:Tại sao phải tiêm hai liều vắc-xin Sởi, thưa ông?

PGS, TS Trần Đắc Phu: Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, nếu tiêm vắc-xin Sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm vắc-xin có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch do các yếu tố như còn tồn lưu miễn dịch thụ động do mẹ truyền, hay hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh... Việc tiêm mũi thứ hai vắc-xin Sởi lúc 18 tháng tuổi là cơ hội để tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc trẻ bị bỏ sót chưa được tiêm vắc-xin Sởi, từ đó giúp tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên hơn 95%. Đối với vắc-xin Rubella, hầu hết các nước trên thế giới thường dùng vắc-xin Rubella phối hợp với vắc-xin Sởi, vắc-xin Quai bị.

PV:Thưa ông, việc tiêm vắc-xin Sởi-Rubella cho phụ nữ mang thai sẽ có ảnh hưởng gì?

PGS, TS Trần Đắc Phu: Không nên dùng vắc-xin Sởi-Rubella cho phụ nữ mang thai vì đây là vắc-xin sống, giảm độc lực. Theo Tổ chức Y tế thế giới, việc thận trọng tránh tiêm vắc-xin Rubella cho phụ nữ có thai là để phòng ngừa nguy cơ gây dị tật thai nhi theo lý thuyết mặc dù nguy cơ này chưa được chứng minh. Tuy nhiên, trên thực tế không ghi nhận tiêm vắc-xin Sởi-Rubella trong khi mang thai gây sảy thai. Không ghi nhận trường hợp hội chứng Rubella bẩm sinh đối với hơn 1000 trường hợp phụ nữ mang thai vô tình được tiêm vắc-xin Rubella trong thời gian đầu thai kỳ. Do đó, nên tiêm vắc-xin trước khi có kế hoạch mang thai ít nhất từ một tháng trở lên.

PV: Có thể tiêm vắc-xin Sởi-Rubella đồng thời với các vắc-xin khác không?

PGS, TS Trần Đắc Phu: Vắc-xin Sởi-Rubella an toàn và hiệu quả khi tiêm chủng đồng thời với vắc-xin Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván (DPT); Bạch hầu - Uốn ván (DT hoặc Td); Lao, Bại liệt (OPV hoặc IPV); Hib, viêm gan B, vitamin A. Tuy nhiên, không được tiêm đồng thời hai mũi vắc-xin khác nhau vào cùng một vị trí.

PV:Câu hỏi cuối cùng, ông có thể cho biết các bà mẹ cần làm gì khi đưa trẻ đi tiêm vắc-xin Sởi-Rubella?

PGS, TS Trần Đắc Phu: Các bà mẹ cần cho trẻ ăn no trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng. Chủ động thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như: Trẻ đang mắc bệnh, đang điều trị, có dị tật bẩm sinh, tiền sử sinh non, tiền sử dị ứng, đặc biệt có các phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước như sốt cao, phát ban, sưng nề vùng tiêm... Hỏi cán bộ y tế về loại vắc-xin được tiêm chủng lần này, những phản ứng có thể gặp và hướng dẫn theo dõi, chăm sóc trẻ sau tiêm chủng. Cho trẻ ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra. Tiếp tục theo dõi và chăm sóc tại nhà trong vòng 24 giờ sau tiêm chủng để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe như sốt, dị ứng nổi mề đay, phát ban... Nếu trẻ sốt, cần phải cặp nhiệt độ và theo dõi sát, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế. Không được đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao (từ 39 độ C), co giật, khó thở, tím tái, phát ban.... hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài hơn một ngày. Nếu cha mẹ không yên tâm về sức khỏe của con mình sau khi tiêm chủng có thể trực tiếp đến trạm y tế xã, phường để được tư vấn thêm về cách chăm sóc trẻ.

PV:Xin cảm ơn ông!

Lao động

Thanh Hóa: Người bệnh không muốn... vượt tuyến

“Để bệnh nhân tốn kém, chấp nhận vất vả ùn ùn kéo lên tuyến trên gây nên cảnh quá tải trước hết do lỗi tuyến dưới”-đó là quan điểm của bác sĩ (BS) chuyên khoa II Lê Minh Sứ - Giám đốc BV Nội tiết Thanh Hóa. Theo BS Lê Minh Sứ, người dân nghèo phải vượt tuyến vì họ chưa tin vào tuyến dưới. “Để làm cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tin thì nói hay đến mấy cũng không níu kéo được mà phải làm, làm một cách bền bỉ với quyết tâm cao mới được” – BS Sứ nói.

Khi người bệnh yên tâm… ở lại

Ông Lê Đình Nấng (Quảng Lưu, Quảng Xương, Thanh Hóa) là một người chủ quan với sức khỏe. Một thời gian dài ông thấy trong người mệt mỏi, ốm yếu, sút cân nhanh nhưng ông cũng chỉ cho đó là do… thời tiết và tuổi già nên không đi khám bệnh. Đến khi không gượng được nữa, đi khám mới tá hỏa ông bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Con cái chuẩn bị đưa ông ra Hà Nội chữa trị. Nhưng do sức khỏe quá yếu, đành đưa ông vào BV Nội tiết Thanh Hóa với suy nghĩ: Tạm chữa trị rồi đưa ra Hà Nội. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn được các y, BS chăm sóc, chữa trị nay chỉ số đường huyết đã ổn định, sức khỏe của ông đã trở lại bình thường. Ông phấn khởi tâm sự: “Nhờ có BV thuốc men chữa trị tốt, khi ra viện các BS còn hướng dẫn tận tình, chu đáo và giờ đây ông đã biết được bệnh của mình để theo dõi và tiếp tục điều trị ổn định lâu dài”. Anh Lê Đình Quang – con trai cả ông Nấng đang sinh sống ở Hà Nội chia sẻ: “Tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy chất lượng khám chữa bệnh ở đây không thua kém gì ở Hà Nội mà còn có cái hơn là đỡ chật chội, bức xúc và mệt mỏi với nhiều tệ nạn so với một số BV tuyến trên. Từ nay tôi yên tâm để bố chữa trị ở đây”. Ngoài trường hợp ông Nấng nhiều bệnh nhân từ khắp các nơi khác trong tỉnh bị bệnh tiểu đường, bệnh basedow nặng đã đến với BV và được chữa trị kịp thời đạt kết quả tốt. Nhiều người trong số họ đến với BV cũng với tâm lý ban đầu là đến khám xem sao và chủ yếu để làm thủ tục bảo hiểm đúng tuyến. Tuy nhiên, khi đã điều trị ở đây thì “chả tội gì đi đâu cho tốn kém” như lời bà Hoàng Thị Ngân – một bệnh nhân đang điều trị, nói. Có thể nói niềm tin yêu của bệnh nhân đối với BV Nội tiết Thanh Hóa ngày càng được khẳng định, chính vì lẽ đó mà bệnh nhân đến khám và điều trị ngày một tăng nhanh, nhiều bệnh nhân trước đây vượt tuyến ra BV Trung ương để chữa trị nay đã yên tâm điều trị tại BV Nội tiết tỉnh.

Bệnh viện cũng phải biết cảm ơn bệnh nhân

Trao đổi với PV,Thầy thuốc Ưu tú, BSCK 2 Lê Minh Sứ nói: “Để có được cái gật đầu ở lại chữa trị của bệnh nhân không phải dễ đâu”. Theo BS Sứ, thời gian qua, BV liên tục phát triển nhanh về quy mô, cơ sở vật chất. Hiện nay BV đã có quy mô trên 150 giường bệnh và cơ ngơi khám, điều trị đã được xây dựng với hai khu nhà cao tầng có đầy đủ các khu hành chính, khám bệnh, điều trị nội trú... khá khang trang, hiện đại... Đặc biệt, BV đã được đầu tư nhiều trang thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại như các loại thiết bị, máy xét nghiệm sinh hóa tự động của Nhật Bản có thông số 600 xét nghiệm/giờ, máy huyết học đa thông số; hệ thống máy X- quang tăng sáng; máy siêu âm màu 4D; máy miễn dịch huỳnh quang tự động; máy điện tim; máy đo mật độ xương; hệ thống phòng mổ với các trang thiết bị hiện đại... từng bước đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Tuy nhiên, “máy móc nhiều, hiện đại nhưng không có BS, cán bộ có đủ tâm, đủ tài thì cũng chẳng ý nghĩa gì” – BS Sứ nói. Bởi vậy, công tác chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên luôn được lãnh đạo BV quan tâm.BV đã cử nhiều BS đi đào tạo CK 1, CK 2, thạc sĩ... Hầu hết các cán bộ, nhân viên trong BV đều tham gia nghiên cứu khoa học, đã có nhiều đề tài cấp ngành, cấp tỉnh với tính thực tiễn cao, tạo ra phong trào thi đua sôi nổi trong cán bộ, nhân viên và góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Trong những năm gần đây, mỗi năm bệnh viện đã khám, thực hiện xét nghiệm sinh hóa cho hàng trăm ngàn lượt người, điều trị nội, ngoại trú trên 70.000 lượt bệnh nhân. Đáng chú ý là nhiều kỹ thuật mới tiên tiến đã được thực hiện hiệu quả như thực hiện một số kỹ thuật cao trong phẫu thuật, xét nghiệm. Nhiều bệnh nhân nặng, yêu cầu phẫu thuật phức tạp đã không phải chuyển đi các BV trung ương như trước. Nói về thành quả có được ngày hôm nay, BS Lê Minh Sứ không nhận đó là công lao của mình. “Tôi chỉ góp phần rất nhỏ thôi, đó là công lao của tập thể cán bộ y – BS toàn bệnh viện và đặc biệt là công của… bệnh nhân đấy chứ!” – bác sĩ Sứ vui vẻ. “BS, BV muốn được cảm ơn thì trước hết phải biết trân trọng, cảm ơn bệnh nhân và người nhà của họ trước đã. Có được sự tin yêu, ủng hộ của bệnh nhân quan trọng lắm!” – BS Lê Minh Sứ nói.

Ngày 17/09/2014
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích