Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 6 5 4 5 2
Số người đang truy cập
4 7 4
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Kiểm nghiệm hàng nông sản Trung Quốc nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế Lạng Sơn.(Nguồn cafef.vn)
Điểm tin y tế từ các báo ngày 11/9 và 12/9 năm 2014

Mở rộng lấy mẫu kiểm nghiệm trái cây nhập khẩu; Khánh thành Trung tâm Y học hạt nhân và xạ trị lớn nhất miền Trung; Khảo sát sức khỏe người dân ‘thị trấn hít thở... xi măng’; Bệnh nhân bị đau mắt đỏ tăng nhanh; VN có thêm Trung tâm y học hạt nhân và xạ trị ; Hãy để “phong bì” thành chuyện quá khứ…

Thanh niên

Mở rộng lấy mẫu kiểm nghiệm trái cây nhập khẩu

Ngày 10.9, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia - Bộ Y tế, cho biết trong tuần sẽ có kết quả xét nghiệm đối với các mẫu quả nhập khẩu lấy tại Lạng Sơn ngày 9.9. Sau Lạng Sơn, Cục sẽ lấy mẫu quả nhập khẩu tại Lào Cai, Hà Nội và một số địa phương khác để kiểm nghiệm. Việc kiểm nghiệm sẽ chú trọng tìm hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư; các chất cấm sử dụng, các chất sử dụng có giới hạn. Các hóa chất cấm sử dụng hoặc sử dụng quá mức cho phép, tồn dư lâu trong cơ thể có thể gây độc cho thần kinh, độc cho tế bào, gây ung thư.

Khánh thành Trung tâm Y học hạt nhân và xạ trị lớn nhất miền Trung

Đây là trung tâm lớn thứ ba trên cả nước, sau trung tâm tại Hà Nội và TP.HCM, với hệ thống trang thiết bị hiện đại, có thể đảm đương, xử lý, điều trị những ca bệnh khó về tim mạch, thần kinh, nội tiết... Đặc biệt là phát hiện ung thư sớm. Những trang thiết bị được trang bị tại trung tâm gồm: hệ thống sản xuất dược phóng xạ, hệ hống chụp PET và PET/CT, cùng nhiều thiết bị lâm sàng khác. Hệ thống sản xuất dược phóng xạ của trung tâm, ngoài đảm đương việc sản xuất dược phóng xạ cho hệ thống chụp, điều trị PET và PET/CT của bệnh viện, còn có thể cung ứng cho nhiều máy PET/CT trong thành phố, khu vực miền Trung và cả TP.HCM, Hà Nội. Trung tâm được xây dựng, hình thành sau 7 năm; từ cơ sở vật chất ban đầu do tổ chức Đông Tây Hội Ngộ hỗ trợ tổng vốn 4 triệu USD; trang thiết bị của trung tâm là 12 triệu USD, trong đó 10 triệu USD là vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc và 2 triệu USD là vốn đối ứng. Trong thời gian đầu, trung tâm đã tiến hành chụp, phát hiện bệnh sớm miễn phí cho nhiều bệnh nhân nghèo. Được biết, mỗi ca chụp máy PET/CT của trung tâm chỉ 16 triệu đồng (chưa kể chi phí bảo hiểm thanh toán), thấp hơn nhiều so với các trung tâm khác.

Khảo sát sức khỏe người dân ‘thị trấn hít thở... xi măng’

Liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường do các nhà máy xi măng gây ra tại thị trấn Kiên Lương (H.Kiên Lương, Kiên Giang), ngày 9.9 bác sĩ Lê Hoàng Anh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang, cho biết Sở sẽ đề xuất UBND tỉnh Kiên Giang cho thực hiện đề tài khảo sát sức khỏe người dân bị ảnh hưởng bởi khói bụi xi măng như thế nào. Theo bác sĩ Lê Hoàng Anh, tình trạng ô nhiễm môi trường do khói bụi xi măng tại thị trấn Kiên Lương chỉ bằng cảm quan cũng có thể thấy chắc chắn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Đầu tiên là bệnh đường hô hấp, tai, mũi, họng. Ngoài ra, nếu người dân sử dụng nước mưa cũng có thể ảnh hưởng đến đường ruột... “Tuy nhiên, để đánh giá được những ảnh hưởng của khói bụi đến sức khỏe người dân thế nào thì cần phải có một nghiên cứu, khảo sát đàng hoàng. Qua kết quả khảo sát, Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh có hướng xử lý bảo vệ sức khỏe người dân. Đương nhiên, trong quá trình khảo sát, Sở sẽ thống kê và phân tích những bệnh tật liên quan đến ô nhiễm như thế nào, bao gồm cả những căn bệnh hiểm nghèo”, bác sĩ Anh nói. Chiều cùng ngày, ông Trần Chí Viễn, Phó giám đốc Sở TN-MT tỉnh Kiên Giang, cho biết ngay sau khi có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, Sở đã yêu cầu Chi cục Bảo vệ môi trường và Thanh tra Sở lập kế hoạch kiểm tra đột xuất các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở H.Kiên Lương. “Hiện chúng tôi đang chờ văn bản chính thức từ UBND tỉnh để phê duyệt kế hoạch kiểm tra và triển khai theo đúng quy định pháp luật”.

Bệnh nhân bị đau mắt đỏ tăng nhanh

Ngày 11.9, Bệnh viện (BV) Mắt T.Ư cho biết mỗi ngày khoảng 300 - 400 bệnh nhân đến khám do viêm kết mạc (đau mắt đỏ), tăng gấp 3 - 4 lần trong vòng một tuần qua. Theo PGS Đỗ Như Hơn, Giám đốc BV Mắt T.Ư, đau mắt đỏ thường gia tăng vào các tháng 8 - 9 hằng năm sau đợt nắng nóng có mưa ẩm. Bệnh thường điều trị trung bình 7 - 10 ngày, do đó bệnh nhân cần theo đơn của thầy thuốc chuyên khoa, không tự ý mua thuốc do có  thể gây biến chứng nặng, bội nhiễm viêm loét giác mạc; không dùng chung thuốc nhỏ mắt, nước muối nhỏ mắt để tránh lây lan; không đắp các loại lá vào mắt như lá trầu, lá dâu không đảm bảo vệ sinh làm tăng nguy cơ bội nhiễm… Hiện tại, BV vẫn đảm bảo nguồn thuốc cung ứng cho bệnh nhân. Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, vi rút gây bệnh đau mắt đỏ lây nhiễm qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt. Bệnh dễ lây lan, nhiễm vi rút  qua cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, đồ dùng cá nhân của người bệnh…

Tuổi trẻ

VN có thêm Trung tâm y học hạt nhân và xạ trị

Sáng nay 10-9, Bệnh viện Đà Nẵng đã chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng Trung tâm khu vực miền Trung về y học hạt nhân và xạ trị. Đây là trung tâm khu vực miền Trung được Chính phủ phê duyệt và xây dựng bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Hàn Quốc và nguồn viện trợ của tổ chức Đông Tây hội ngộ. Bác sĩ Trần Ngọc Thạch, giám đốc bệnh viện Đà Nẵng cho biết trung tâm này sẽ ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất của hệ thống chụp PET/CT cà SPECT/CT của GE Mỹ, với một đơn vị sản xuất dược phóng xạ độc lập (hệ thống Cyclotron) công nghệ Hàn Quốc. Trung tâm này với các kỹ thuật hiện đại sẽ chẩn đoán sớm ung thư, bệnh lý tim mạch và thần kinh…Việc đưa vào sử dụng trung tâm về y học hạt nhân và xạ trị sẽ giúp hàng ngàn bệnh nhân ở miền Trung không phải tốn chi phí đến TP HCM và Hà Nội để chữa trị như trước đây. Cũng theo bệnh viện này thì mức giá chụp 1 ca bệnh khoảng 16 triệu đồng, trong khi đó tại TP HCM và Hà Nội khoảng 28 triệu và ở nước ngoài khoảng 3.000USD. Cũng theo bác sĩ Thạch thì đây là chiếc máy thứ 7 trên toàn quốc và chiếc máy thứ 3 tại Việt Nam có khả năng sản xuất dược phóng xạ độc lập. Trong khi đó các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới có khoảng 30-40 máy. Được biết tổng số vốn đầu tư cho dự án này là 12 triệu USD, trong đó nguồn vốn ODA của chính phủ Hàn Quốc cho vay là 10 triệu USD, vốn đối ứng từ phía Việt Nam là 2 triệu USD.

Hãy để “phong bì” thành chuyện quá khứ

Chúng tôi giới thiệu một ý kiến trong số những chia sẻ của bạn đọc về câu chuyện “Có nên “phong bì” cảm ơn bác sĩ?” (Tuổi Trẻ ngày 9-9).Lâu nay, khi nói đến đội ngũ nhân viên y tế, người dân đều có suy nghĩ gần như mặc định cứ đến bệnh viện là phải có “phong bì” lót tay cho y, bác sĩ. Bởi theo họ, khi có “phong bì” thì người bệnh sẽ được chăm sóc, đối xử tốt hơn và ngược lại, nếu người nhà bệnh nhân không “biết điều” thì chỉ được thăm khám qua loa, thậm chí bị nhân viên y tế cố tình gây khó khăn, đau đớn. Mới đây, chị dâu tôi không may bị ngã, lún mất mấy đốt sống lưng phải phẫu thuật ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Cũng như suy nghĩ của nhiều người, trước khi chị tôi mổ, gia đình đã đặt vấn đề “bồi dưỡng” cho các y bác sĩ vì nghĩ rằng “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Tuy nhiên, vị bác sĩ chịu trách nhiệm phẫu thuật chính cho chị tôi đã gạt đi và nói “cứ lo chăm sóc người nhà thật tốt đi”. Không đưa được “phong bì” trước khi mổ nên gia đình chị tôi không khỏi lo lắng, nhưng mọi người thật sự như trút được gánh nặng khi ca mổ thành công như mong đợi và chị tôi vẫn được chăm sóc tận tình. Tôi nghĩ với nhận thức ngày càng cao của người dân, với sự phát triển không ngừng của các loại hình dịch vụ y tế, cùng với thực tế ngành y tế nhiều lần đưa ra để mổ xẻ và chấn chỉnh tình trạng “phong bì” thì hiện tượng này nên trở thành chuyện quá khứ. Điều này sẽ rất tốt vì nếu cứ tiếp tục còn nạn “phong bì” với ý nghĩ người nhà của mình sẽ được đối xử, thăm khám tốt hơn, còn không sẽ bị “phân biệt đối xử”, thì khi có sự cố không may xảy ra đối với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân thường quy kết cho đó là sự vô trách nhiệm của y bác sĩ để rồi có hành động quá khích như chửi bới, lên án, hành hung y bác sĩ hoặc đập phá cơ sở khám chữa bệnh. Thật ra, việc một sự cố đáng tiếc xảy ra trong khám chữa bệnh có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ sự tắc trách của y, bác sĩ nhưng thường chiếm tỉ lệ rất thấp, bởi “an toàn cho bệnh nhân cũng là an toàn cho mình” như lời bạn tôi - một bác sĩ đang công tác tại một bệnh viện tuyến huyện - khẳng định.

“Phong bì” không phải là lời cảm ơn

Cũng có ý kiến trái chiều, nhưng số đông bạn đọc chia sẻ câu chuyện “Có nên “phong bì” cảm ơn bác sĩ?” đồng ý nên đoạn tuyệt với việc đưa “phong bì” để ngành y lấy lại niềm tin của người bệnh.

Tôi đã không đưa phong bì!

Tôi vừa ra viện sau một đợt điều trị khá dài ở hai bệnh viện tại TP.HCM. Từ ngày về hưu, tôi cũng nghe nói nhiều đến trình trạng tiêu cực trong ngành y tế. Vì vậy khi phải vào viện, dù là vào Bệnh viện Thống Nhất ở khoa điều trị cán bộ cao cấp, tôi cũng băn khoăn về chuyện có phong bì bồi dưỡng cho bác sĩ không. Sau hơn hai tuần được bác sĩ và các điều dưỡng của khoa ngày đêm tận tình cứu chữa, chăm sóc, tôi rất cảm động. Không chỉ với riêng tôi mà với nhiều bệnh nhân nặng, có nhiều đêm các bác sĩ, điều dưỡng phải thức trắng để cấp cứu, chăm sóc như người ruột thịt. Hôm chuyển sang Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, tôi thấy các bác sĩ, điều dưỡng vất vả nên nói người nhà bồi dưỡng “phong bì” nhưng các bác sĩ dứt khoát không nhận. Sang Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, là bệnh viện chuyên khoa phổi (không còn chế độ cho cán bộ cao cấp nữa), tôi nghĩ chắc phải “phong bì”! Nhưng bác sĩ Vũ Xuân Viện, chủ nhiệm khoa A5, với thái độ rất chân tình nói với tôi rằng: “Chú cứ yên tâm, cháu đã nhận chú về đây là phải có trách nhiệm với chú, bên này tuy điều kiện không bằng Thống Nhất nhưng chúng cháu sẽ cố gắng hết mức. Chú cứ yên tâm điều trị không phải băn khoăn gì cả...”. Thú thật lúc đầu tôi cũng định nói người nhà đưa “phong bì” cho bác sĩ, nhưng sau khi bác sĩ Viện nói vậy, niềm tin của tôi vào bác sĩ, vào bệnh viện tăng gấp bội nên tôi quyết định không đưa phong bì nữa. Cho đến hôm nay tôi đã ra viện được hơn 10 ngày, nhưng hầu như ngày nào bác sĩ Viện cũng gọi điện hỏi thăm tình hình sức khỏe của tôi. Tôi vô cùng cảm động và tin rằng những tấm gương y đức như vậy không còn là cá biệt. Thiết nghĩ các bệnh viện cũng nên có phong trào “không nhận phong bì của bệnh nhân” để ngành y tế lấy lại niềm tin của xã hội, của nhân dân.

Chỉ cần một giỏ hoa nhỏ

Bệnh viện Nguyễn Trãi luôn quan tâm và thường xuyên nhắc nhở cán bộ - công nhân viên nâng cao y đức, chất lượng phục vụ người bệnh, đặc biệt là thái độ giao tiếp ứng xử với người bệnh phải luôn ân cần, tận tình, chu đáo. Khi có phản ảnh, góp ý của người bệnh, sự việc sẽ được đưa ra họp giao ban để lấy ý kiến đóng góp và có biện pháp chấn chỉnh ngay. Đối với các y, bác sĩ, không có hạnh phúc nào bằng khi thấy bệnh nhân của mình khỏe mạnh, xuất viện trở về nhà. Lời cảm ơn và khen ngợi của bệnh nhân là món quà quý giá, là niềm vui, là sự động viên tinh thần cho cán bộ công nhân viên bệnh viện làm việc tốt hơn nữa... Tâm lý của người bệnh, thân nhân khi đến bệnh viện thường lo lắng nên hay có suy nghĩ phải đưa “phong bì” cho y, bác sĩ để được quan tâm chăm sóc, điều trị. Việc đưa “phong bì” như vậy giống như mua chuộc thầy thuốc. Còn việc đưa “phong bì” sau khi điều trị xong cũng không phải là lời cảm ơn chân tình. Đối với thầy thuốc, lời cảm ơn của người bệnh không thể trao bằng phong bì tiền hay quà cáp. Tôi nghĩ một giỏ hoa nhỏ được người bệnh gửi tặng y, bác sĩ vào ngày nghề nghiệp (Ngày thầy thuốc VN 27-2 - PV) còn ý nghĩa và hạnh phúc hơn nhiều.

An ninh Thủ đô

Chủ động phòng dịch đau mắt đỏ

Sở Y tế Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố hiện đã xuất hiện và đang có dấu hiệu gia tăng bệnh nhân mắc bệnh viêm kết mạc cấp (bệnh đau mắt đỏ), có khả năng phát triển thành dịch.Để chủ động điều trị và dự phòng bệnh này lây lan, Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi các cơ sở y tế công lập, ngoài công lập trực thuộc Sở tăng cường bàn khám, nhân lực, thuốc men… phục vụ khám và điều trị bệnh. Tư vấn cho bệnh nhân các biện pháp phòng bệnh, ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Sở Y tế yêu cầu tăng cường công tác chống nhiễm khuẩn, phòng lây chéo dịch bệnh trong các bệnh viện; các Trung tâm Y tế quận/ huyện trên địa bàn giám sát chặt tình hình, diễn biến các ổ dịch đau mắt đỏ, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường học.

Hà Nội mới

Bước chuyển mạnh mẽ cả về lượng và chất

Đồng hành cùng Thủ đô trong suốt chặng đường 60 năm sau ngày giải phóng (10-10-1954), thấm nhuần lời dặn của Bác Hồ kính yêu, y tế Hà Nội không ngừng phấn đấu, không ngừng học tập, tu dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ "chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân" mà Đảng và Nhà nước, nhân dân tin cậy giao phó. Như Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nói, những chiến sĩ áo trắng thầm lặng hiểu rằng, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho mọi người là nghề cao quý, là niềm vinh dự to lớn nhưng cũng đầy trách nhiệm.

Cố gắng "tròn vai"

Nhớ lại những ngày đầu tháng 10-1954 lịch sử, hòa chung niềm hân hoan của người dân Thủ đô trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, những người thầy thuốc khi đó nhận thức rõ vinh dự cũng như trách nhiệm khi tiếp quản một mạng lưới y tế còn nghèo nàn, lạc hậu. 60 năm qua, lớp lớp cán bộ y bác sĩ đã cố gắng học tập nâng cao trình độ, rèn luyện y đức, y thuật, xây dựng y tế Thủ đô đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước, tiếp tục đi đầu trong nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu y học mới để rồi chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày một nâng cao, trở thành địa chỉ tin cậy của người bệnh. Ở bất kỳ chuyên khoa nào, hệ thống các bệnh viện (BV) trên địa bàn Hà Nội đều cố gắng "làm tròn vai". Nhìn lại chặng đường đã qua có thể khẳng định rằng, diện mạo ngành y tế Hà Nội đã thực sự có những bước chuyển mình mạnh mẽ cả về lượng và chất. Sự "thay da đổi thịt" ấy được nhìn nhận từ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế đến đào tạo nhân lực, phát triển các kỹ thuật cao... Hiện nay, hầu hết BV, từ tuyến thành phố cho đến tuyến quận, huyện của Hà Nội đều được đầu tư cải tạo và xây mới khá khang trang, hiện đại. Nơi nào cũng có các tòa nhà 5-7 tầng trở lên, mạng lưới y tế, "phủ sóng" đến cả tuyến cơ sở, 100% các trạm y tế xã, phường đều có bác sĩ. Với trang thiết bị hiện đại, cơ bản các cơ sở y tế có thể đem đến các điều kiện chẩn đoán và điều trị tốt nhất cho người bệnh. Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2014, các BV đa khoa, chuyên khoa của Thủ đô đã thực hiện thành công một số kỹ thuật mới như: Mổ nội soi tiêu hóa, tiết niệu, nội soi can thiệp tim mạch tại BV Tim, ghép thận tại BV Đa khoa Xanh Pôn, xạ trị điều trị ung thư tại BV Ung bướu, kỹ thuật phẫu thuật nội soi tại BV tuyến huyện… Một vài năm trở lại đây, Hà Nội đã chú trọng đầu tư vào các BV chuyên khoa để người dân Thủ đô được tiếp cận các phương pháp điều trị hiện đại. Đơn cử, mới đây, BV Ung bướu Hà Nội ứng dụng thành công phương pháp xạ trị gia tốc, giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư. Tương tự, BV Phổi Hà Nội không ngừng ứng dụng kỹ thuật cao, kỹ thuật hiện đại như: Thực hiện phẫu thuật cắt thùy phổi, giải phóng những ổ cặn, đám quánh, đám dính ở màng phổi, phẫu thuật nội soi tràn khí màng phổi và một số phẫu thuật xử trí lao xương khớp... BV cũng tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác xét nghiệm cận lâm sàng, vi sinh như: Máy xét nghiệm nhanh vi khuẩn lao Mgit - Bactec, GeneXpert, Real-time PCR, Cellscope.

 

Hà Nội kiểm tra cơ sở thẩm mỹ sử dụng phương pháp căng da mặt bằng chỉ vàng

Ngày 10-9, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội bắt đầu triển khai đợt thanh, kiểm tra phương pháp làm đẹp căng da mặt bằng chỉ vàng tại các thẩm mỹ viện trên địa bàn. Kiểm tra đột xuất cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ Bạch Dương (ở số 4 Quán Thánh, quận Ba Đình), cho thấy cơ sở không sử dụng phương pháp căng da mặt bằng chỉ vàng. Trao đổi với phóng viên Hànộimới, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường cho biết, gần đây trên một số báo có đưa tin về việc thận trọng khi sử dụng phương pháp căng da mặt bằng chỉ vàng. Trong tháng 8 vừa qua, khi trực tiếp kiểm tra tại BV Thẩm mỹ Á - Âu (đường Thủ Khoa Huân, quận 1, TP Hồ Chí Minh), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị chấn chỉnh việc căng da bằng chỉ vàng mà BV đã quảng cáo và đang thực hiện khi chưa được Bộ Y tế cho phép. Hiệu quả của phương pháp này hoàn toàn chưa được Bộ Y tế kiểm định. Chính vì vậy, từ nay cho đến hết tuần này, thanh tra Sở Y tế sẽ tiến hành thanh, kiểm tra tại một số thẩm mỹ viện để thẩm định xem phương pháp này có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không, từ đó đưa ra biện pháp xử lý, đồng thời cảnh báo đến người dân.

Quả lê để 5 tháng không hỏng: Khó kiểm nghiệm được hóa chất

Đó là nhận định của Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm khi nói về việc kiểm nghiệm các loại hóa chất trong quả lê để 5 tháng không bị hỏng. Thời gian gần đây, việc sử dụng hóa chất để bảo quan lác loại quả cũng như thực phẩm vẫn luân là câu chuyện thu hút được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Bởi, vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Tuy các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp xử lý, nhưng hiện tượng này vẫn xảy ra thường xuyên. Liên quan đến vấn đề này, các chuyên gia y tế cũng thừa nhận, nhiều loại táo, lê… để hàng tháng trời vẫn không bị hỏng. Thực tế gần nhất đó chính là việc quả lê để suốt 5 tháng trời vẫn không có dấu hiệu bị hỏng. Trước sự việc trên Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã tiến hành thử nghiệm để tìm các chất “lạ” trong quả lê. Ông Phạm Xuân Đà, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, bước đầu thử nghiệm cho thấy có nhiều chất lạ trong hoa quả, tuy nhiên Viện vẫn chưa thể định danh đó là chất gì. Ông Đà lý giải, công tác kiểm soát chất bảo quản rất khó, hiện có rất nhiều loại mới, nhiều chất chưa định danh được, khó kiểm soát dư lượng. Nhiều hóa chất lạ rất khó phát hiện, thậm chí không tìm thấy trong quá trình kiểm nghiệm. Hiện nay có 2.000 loại hóa chất bảo quản nhưng Viện mới chỉ kiểm nghiệm được 600 loại. Tới đây, Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm sẽ lấy thêm nhiều mẫu trái cây nhập khẩu để kiểm nghiệm hóa chất bảo quản. Cũng liên quan đến vấn đề này, ngày 9/9 Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong buổi làm việc với tỉnh Lạng Sơn cũng rất băn khoăn trong công tác kiểm soát chất lượng các loại quả nhập khẩu, chủ yếu qua cửa khẩu Tân Thanh. Đồng thời, Bộ trưởng Y tế đề nghị Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm phối hợp với các chi cục an toàn thưc phẩm lấy các mẫu quả ở chợ đầu mối, bán lẻ ngẫu nhiên để kiểm nghiệm.

Nhân dân

Mở rộng bảo hiểm y tế cho khu vực phi chính thức

Tại Hội nghị Bộ trưởng Y tế các nước ASEAN + 3 (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc) diễn ra từ ngày 15 đến 19-9 tại Hà Nội, Bộ Y tế nước ta với tư cách chủ nhà, sẽ tổ chức bốn hội nghị bên lề về các vấn đề đang thu hút sự quan tâm của các nước. Một trong những hội nghị bên lề là việc mở rộng bảo hiểm y tế (BHYT) ở khu vực phi chính thức. Tính đến nay, cả nước có hơn 70% số dân tham gia BHYT, đạt ngưỡng mục tiêu "ít nhất có 70% dân số tham gia BHYT vào năm 2015" theo Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và đến 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. BHYT đã tạo cơ hội cho việc tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh kịp thời khi người bệnh có nhu cầu ở tất cả tuyến y tế và là nguồn tài chính quan trọng cho sự phát triển của hệ thống y tế cả về quy mô và chất lượng dịch vụ. Hằng năm, có hơn trăm triệu lượt người có thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh (năm 2011 có khoảng 114 triệu lượt, năm 2012 có khoảng 121 triệu lượt và năm 2013 ước có 130 triệu lượt người). Trong điều kiện quỹ BHYT còn nhiều khó khăn về khả năng cân đối thu - chi, nhưng quyền lợi về khám, chữa bệnh BHYT khá toàn diện. Nhiều loại dịch vụ kỹ thuật, công nghệ y học hiện đại có chi phí lớn, vật tư y tế thay thế, thuốc thế hệ mới sử dụng trong khám, chữa bệnh thuộc danh mục do quỹ BHYT chi trả, bảo đảm cho người bệnh có thẻ BHYT có cơ hội được khám, điều trị kịp thời và hiệu quả. BHYT đã góp phần vào việc giảm đáng kể tỷ lệ chi tiêu trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc y tế trong những năm gần đây, hướng đến mục tiêu giảm tỷ lệ chi này xuống dưới 40% vào năm 2020. Tuy nhiên, để thực hiện BHYT toàn dân thì một trong những thách thức lớn hiện nay là độ bao phủ đối với nhóm đối tượng ở khu vực phi chính thức. Nói về khu vực phi chính thức, nếu xét trên phương diện lao động và kinh tế thì đây là đối tượng lao động không dựa trên các hợp đồng lao động, không có mối liên hệ mang tính pháp lý giữa người lao động với người sử dụng lao động và không thực hiện các quy định về bảo hiểm xã hội. Thực tế cho thấy, trong khu vực lao động phi chính thức, một bộ phận người lao động có trình độ học vấn thấp, thực hiện các lao động đơn giản, nặng nhọc với thu nhập thấp, không ổn định, trong đó phụ nữ chiếm tỷ lệ đáng kể. Nhiều người không có điều kiện tích lũy tài chính, dễ bị ảnh hưởng bởi vòng luẩn quẩn của đói nghèo - bệnh tật. Tuy nhiên việc tham gia BHYT đối với nhóm này gặp khó khăn do thiếu thông tin và chưa có hiểu biết về BHYT; do hạn chế về khả năng đóng góp và chưa có cơ chế tham gia BHYT phù hợp. Trong lĩnh vực BHYT, việc xem đối tượng ở khu vực phi chính thức không chỉ gồm nhóm người lao động không hưởng lương từ quan hệ lao động theo quy định của pháp luật, người không có chế độ bảo hiểm xã hội mà còn có nhóm người khó khăn trong việc đóng góp tài chính cho việc tham gia BHYT. Một số nhóm đối tượng trong số này đã được hưởng chính sách hỗ trợ toàn bộ mức đóng BHYT như người nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn, người trên 80 tuổi, trẻ em dưới sáu tuổi... Việt Nam đã có những bước chuyển rất quan trọng trong thiết kế các chính sách về BHYT đối với nhóm đối tượng thuộc khu vực phi chính thức thông qua Luật BHYT năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung luật BHYT năm 2014 trên cơ sở cân nhắc các yếu tố liên quan sự phân bố lao động, đặc điểm lao động, đặc điểm kinh tế xã hội và cả những đặc trưng văn hóa. Theo đó, cùng với quy định bắt buộc tham gia BHYT và lựa chọn BHYT theo hình thức hộ gia đình, có sự hỗ trợ về mức đóng là một cơ chế phù hợp để tiến tới BHYT toàn dân, nhất là đối với người thuộc khu vực phi chính thức. Về vấn đề này, cho đến thời điểm hiện tại, đã có bảy nước trong ASEAN + 3 đạt bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, trong đó sáu nước đã có các khung pháp lý và chính trị để đạt được điều này. Thách thức lớn nhất hiện nay đối với các nước như Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Phi-li-pin là sự tham gia của nhóm phi chính thức, nhóm chiếm tỷ lệ đáng kể trong dân số và có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, họ cũng như những người khác có nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế. Vì vậy, đòi hỏi chính phủ các nước cần tiếp tục cố gắng tìm ra giải pháp thích hợp để bao phủ đối tượng này. Trong kỳ họp Bộ trưởng Y tế các nước ASEAN + 3, bài học kinh nghiệm của mỗi nước sẽ được thảo luận để tìm ra những giải pháp thích hợp cho việc bao phủ BHYT ở nhóm đối tượng này, bao gồm cả việc kêu gọi sự hợp tác giữa các nước thành viên trong thúc đẩy bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân dựa trên cơ chế BHYT.

Đời sống pháp luật

Hơn 30 nghệ sĩ tình nguyện "Gắn kết yêu thương" vì bệnh nhân nghèo

Do Nhà văn hóa Thanh Niên phối hợp với Trung tâm công tác xã hội Thanh Niên TP.HCM và Gạo Hoa Lúa tổ chức, hoạt động xã hội tình nguyện chủ đề "Gắn kết yêu thương"lần 2 với sự tham gia của đông đảo các nghệ sĩ diễn ra tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định vào chiều ngày 12/9. Nhằm mang đến cho các gia đình bệnh nhân và bệnh nhân nghèo đang khám chữa bệnh ở các bệnh viện lớn tại TP.HCM những bữa cơm chất lượng, giàu tình yêu thương, các nghệ sĩ sẽ trực tiếp nấu ăn và giao lưu văn nghệ để động viên các bệnh nhân vượt qua khó khăn, bệnh tật. Tùy theo điều kiện của từng nghệ sĩ, mỗi chương trình, nghệ sĩ đều tham gia đóng góp vật chất đồng thời kêu gọi bạn bè, người thân, nhà hảo tâm khác cùng chung tay đóng góp cho quỹ "Gắn kết yêu thương" để giúp đỡ tiền trực tiếp cho những bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt hiểm nghèo tại bệnh viện. Mỗi bệnh nhân khó khăn được nhận 2.000.000 Đồng. 100 phần quà là những vật dụng cần thiết như sữa, khăn… được nhóm từ thiện Ba Huân trao cho các bệnh nhân nghèo. Được biết, để đảm bảo an toàn vệ sinh, nguồn thực phẩm được ê kip tổ chức chọn từ Co.op Mart, trứng gia cầm Ba Huân và gạo Hoa Lúa.3 đầu bếp chuyên nghiệp của Trường dạy nấu ăn Mint Culinary hỗ trợ, hướng dẫn các nghệ sĩ nấu mỗi bữa 3 món ăn và 1 món tráng miệng mỗi kỳ. Chương trình “Gắn kết yêu thương” ngày 12/9 có sự tham gia của trên 30 văn nghệ sỹ được đông đảo khán giả yêu mến thuộc nhiều lĩnh vực: NSUT Bạch Tuyết, NSUT Phượng Loan, NSUT Hữu Quốc, Xuân Hương, Quyền Linh, Vân Anh, Ngọc Lan, Hạnh Thuý, Tăng Bảo Quyên, Thu Trang, Tiết Cương, Phi Thanh Vân, Phùng Ngọc Huy, Võ Minh Lâm, Tiểu Bảo Quốc, Hải Lý…, các ca sĩ Ưng Hoàng Phúc, Thuý Uyên, Don Nguyễn, Huỳnh Lợi, Mỹ Hạnh, Bùi Caroon, Tống Hạo Nhiên, nhóm Mắt Ngọc, nhóm Go o­n, Tánh Linh…Chương trình còn có sự góp mặt của khá nhiều MC: Quỳnh Hoa, Quốc Bình, Anh Quân, Thuý Hạnh, Duy Hải và Bá Niên

Người cao tuổi

Tỉnh Phú Yên: Khám chữa mắt cho người cao tuổi

Thực hiện Chương trình “Mắt sáng cho NCT” năm 2014, từ ngày 20/8/ đến 5/9, Ban đại diện Hội NCT tỉnh Phú Yên đã vận động các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm trong tỉnh cùng phối hợp với Bệnh viện Mắt tỉnh Phú Yên tổ chức khám mắt, cấp thuốc miễn phí cho 1.203 NCT của 7 huyện, TP trong tỉnh, chỉ định mổ mắt 382 NCT, tổng số tiền hơn 160 triệu đồng. Tiếp đó, sáng ngày 7/9 Hội NCT tỉnh phối hợp với Hội Thầy thuốc trẻ, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh, Công ty Dược phẩm Nhất Nhất (Hà Nội) tổ chức hành trình vì sức khỏe NCT, khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp 550 cơ số thuốc miễn phí và trao 550 suất quà cho NCT, gia đình chính sách ở 6 xã, phường, thị trấn thuộc thị xã Sông Cầu, huyện Tuy An, tổng số tiền hơn 550 triệu đồng.

Tỉnh Tuyên Quang: Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe NCT

Từ đầu năm đến nay, phong trào thi đua “Tuổi cao-Gương sáng” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được đẩy mạnh, gắn với phong trào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Các cấp Hội NCT tỉnh Tuyên Quang khám, tư vấn và cấp phát thuốc miễn phí cho 8.500 lượt NCT; xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 45 hộ gia đình NCT, với số tiền hơn 1,2 tỉ đồng. Hưởng ứng “Hành trình vì sức khỏe NCT năm 2014”, Ban Thư kí Ủy ban Hội LHTN Việt Nam Tuyên Quang tổ chức “Hành trình vì sức khỏe NCT” năm 2014 tại xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn. Đoàn tình nguyện khám bệnh, tư vấn, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà 478 NCT trị giá hơn 100 triệu đồng. “Hành trình vì sức khỏe NCT” mang lại hiệu ứng xã hội tốt đẹp, ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần CSSK NCT.

Đại đoàn kết

Bộ Y tế khuyến cáo: Đã bị đau mắt đỏ vẫn có thể nhiễm lại

Ngày 9-9, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh. Cục khẳng địnhđau mắt đỏ có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều vi rút. Bệnh có thể lây lan do cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của nguời bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt... Đặc biệt, thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng cũng là một trong những nguyên nhân lây bệnh. Bộ Y tế khuyến cáo khi không có dịch, người dân thường xuyên đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch; dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt; giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày; đặc biệt không dùng tay dụi mắt. Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết: Tại bệnh viện, mỗi ngày trung bình có khoảng 1.740 bệnh nhân đến khám, trong đó có khoảng 168 trường hợp bị đau mắt đỏ. Số trường hợp mắc bệnh đau mắt đỏ giảm hơn so với cùng kỳ năm trước. Năm nay, lượng bệnh nhân đến khám ít hơn, bệnh không nặng và số trường hợp biến chứng không nhiều. Khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ, cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc; không tự ý mua thuốc nhỏ mắt; không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác. Đặc biệt, không đắp các loại lá vào mắt như lá trầu, lá dâu... Bệnh nhân khi đau mắt đỏ nên đeo kính và khẩu trang; rửa tay với xà phòng thường xuyên sau khi tiếp xúc với dịch tiết ở mắt, không để dịch tiết của mắt phát tán ra ngoài. Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay dử và nước mắt chảy ra, làm tương tự đối với người lớn; tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh và ngủ riêng. Những trẻ bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến những nơi đông người trong thời gian bị bệnh. Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Tốt nhất nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị đúng cách.

Lạng Sơn sẵn sàng chống dịch

Theo tin từ Bộ Y tế, hôm qua 9-9, đoàn công tác do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh (PCD) và an toàn thực phẩm (ATTP) tại tỉnh Lạng Sơn. Đoàn đến kiểm tra tại Cửa khẩu Hữu Nghị Quan, Khu cách ly Đồng Đăng, Chợ kinh doanh gia cầm Giếng Vuông… là những nơi có nhiều nguy cơ lây nhiễm các loại dịch bệnh do vi rút Ebola, cúm A(H5N1), A(H7N9), A(H1N1), tả… Trong 8 tháng qua Lạng Sơn không có ca tử vong do dịch bệnh, không có vụ dịch lớn, nguy hiểm xảy ra. Tuy nhiên, một số bệnh truyền nhiễm rải rác tại một số địa phương gia tăng, có số mắc cao hơn cùng kỳ năm 2013 như Sốt phát ban/nghi sởi với 168 ca mắc; Rubella với 35 ca mắc (24 ca/cùng kỳ 2013); Bệnh do vi rút Andeno với 48 ca (29 ca/ cùng kỳ 2013)... 9 tháng đầu tỉnh không có vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra nhưng thực phẩm (TP) không rõ nguồn gốc khó kiểm soát. Các dịch vụ chế biến thực phẩm lưu động (các tiệc cưới, hỏi, lễ hội…) đang diễn ra phức tạp là nguy cơ tiềm ẩn ngộ độc thực phẩm cao. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đối với công tác phòng chống dịch nói chung và ngành y tế nói riêng. Đoàn công tác ghi nhận tỉnh đã củng cố tốt mạng lưới PCD tại khu thu dung điều trị cách ly tại Phòng khám Đa khoa khu vực Đồng Đăng và các khoa truyền nhiễm tại 11 BV đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện; chỉ đạo các đơn vị kiểm tra việc đảm bảo thuốc, trang thiết bị, vật tư, hoá chất và các điều kiện cần thiết khác đáp ứng cho công tác phòng, chống dịch khi xảy ra. Toàn tỉnh đã tổ chức được 20 lớp tập huấn về giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút Ebola cho 997 lượt cán bộ đơn vị và tuyến dưới, có công văn chỉ đạo phòng chống dịch. Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế (KDYTQT) Lạng Sơn đã bố trí 4 máy đo thân nhiệt từ xa bằng tia hồng ngoại đặt tại 3 cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Cốc Nam và Ga Đồng Đăng. Tại tất cả các cửa khẩu còn lại đều được trang bị máy đo nhiệt độ qua tai để kịp thời phát hiện hành khách có biểu hiện sốt, nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm. Tổ chức khám, cách ly và xử lý y tế theo quy định. Từ ngày 1-8 đến 2-9-2014 đã kiểm tra thân nhiệt cho hơn 65.000 khách nhập cảnh. Chưa phát hiện trường hợp nào có biểu hiện sốt, nghi ngờ mắc bệnh phải cách ly và xử lý y tế. Tại các cửa khẩu, hoạt động kiểm tra liên ngành nhiều năm nay đã chặn đứng tình trạng gà nhập lậu, từng hoành hành trong nhiều năm trước đây. Các lô hàng thực phẩm, nhất là hoa quả nhập khẩu qua kiểm tra không có dấu hiệu mất an toàn thực phẩm. Bộ trưởng lưu ý cần tăng cường giám sát chặt chẽ đối với người nhập cảnh vào nước ta, đặc biệt chú ý khách nhập cảnh từ vùng có ca bệnh, thực hiện việc kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh do vi rút Ebola cũng như các trường hợp nghi ngờ nhiễm cúm tại khu vực cửa khẩu. Trung tâm KDYTQT Lạng Sơn cần phối hợp chặt chẽ với Viện VSDTTƯ thực hiện Chương trình giám sát trọng điểm bệnh dịch hạch tại Cửa khẩu Quốc tế Tân Thanh và Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị; phối hợp với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu trong kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhập khẩu động vật qua biên giới. Bộ trưởng cũng đề nghị tỉnh xây tường bao đối với khu vực chợ Giếng Vuông, xây dựng hệ thống thoát nước để đảm bảo vệ sinh, quy hoạch khu giết mổ riêng, cách ly với các khu buôn bán thực phẩm khác. Tỉnh cần mở thêm đường tại cửa khẩu kiểm dịch y tế Quốc tế để phân rõ lối đi dành cho người, hàng hóa và gia cầm đi riêng. Lạng Sơn cần chú ý đến chiến dịch tiêm chủng theo đúng quy trình, tránh sai sót ngoài mong muốn.

Vietnamnet

Bộ Y tế: Sẽ dừng thu tiền thang máy bệnh viện

Bộ Y tế cho hay sẽ có văn bản đề nghị các bệnh viện không thu tiền vệ sinh và tiền đi thang máy, thay vào đó phải tính toán đề xuất chi phí trong giá dịch vụ y tế, làm cơ sở để BHYT thanh toán. Sau khi VietNamNet phản ánh tình trạng một số bệnh viện thu tiền dịch vụ thang máy, tiền đi vệ sinh trong bài Bệnh viện công tận thu cả tiền điều hòa, toilet, Bộ Y tế vừa có văn bản trả lời báo. Cụ thể, ngày 22/8/2014, Bộ Y tế đã ký công văn gửi một số bệnh viện trực thuộc Bộ và một số Sở Y tế (có các bệnh viện được nêu trong bài), đề nghị khẩn trương kiểm tra, báo cáo sự việc. Về việc thu tiền đi vệ sinh, theo giải trình với Bộ, thì các bệnh viện không thu tiền tại khu vệ sinh thuộc các buồng bệnh và khu vực khám bệnh. Tuy nhiên, một vài bệnh viện cho rằng do nằm ở khu vực có nhiều đối tượng là khách vãng lai qua lại (như Bệnh viện Răng hàm Mặt TƯ Hà Nội, Bệnh viện Phụ sản TƯ), mặc dù không phải bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nhưng nhiều trường hợp vẫn vào bệnh viện đi vệ sinh. Do đó, họ buộc phải tổ chức một số buồng vệ sinh có thu phí, mức thu theo quy định của thành phố. Số tiền này bồi dưỡng cho người làm vệ sinh hoặc nộp vào nguồn thu chung của bệnh viện để thuê người quét dọn. Đối với việc thu tiền đi thang máy, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên thừa nhận có thu của người đến thăm với mức 1.000 đồng/người/lượt để trả tiền điện và hỗ trợ sửa chữa, duy trì hoạt động của thang máy. Trong khi đó, Bộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện thu giá dịch vụ theo quy định tại Thông tư 04 thì không được thu tiền đối với người nhà vào thăm nuôi người bệnh dưới các hình thức như tiền áo vàng, tiền quần áo người nhà bệnh nhân và các khoản thu thêm không đúng quy định (Công văn số 2210 ngày 16/4/2012; Công văn số 8026 ngày 22/11/2012... ). Tuy nhiên, Bộ Y tế cho hay Bộ sẽ có văn bản đề nghị không thực hiện việc thu tiền vệ sinh và thu tiền thang máy. Các bệnh viện phải tính toán đề xuất chi phí trong giá dịch vụ y tế để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở để BHYT (bảo hiểm y tế) thanh toán cho người có thẻ. Riêng với việc bệnh viện thu tiền điều hòa tại Phòng khám, Bộ Y tế cho biết, hiện có 2 loại phòng khám: phòng có điều hòa và phòng không có điều hòa. Việc trang bị điều hòa ở phòng khám nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời bảo vệ các trang thiết bị của phòng khám. Khi phê duyệt giá dịch vụ khám bệnh, các bộ và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã thống nhất, đối với các phòng khám có trang bị điều hòa thì phải tính thêm chi phí chạy điều hòa, gồm tiền điện, tiền duy tu bảo dưỡng... nên giá khám bệnh tại các phòng khám có điều hòa cao hơn các phòng khám không có điều hòa (cùng trong một bệnh viện), nhưng không nhiều, thông thường từ 1.000-2.000 đồng. Hiện trên 70% dân số đã có BHYT, nếu không tính chi phí này trong giá dịch vụ thì người có thẻ không được sử dụng phòng khám có điều hòa. Vì thế, nếu phòng khám có điều hòa, thì các chi phí này cũng được BHYT thanh toán, chứ không phải là thu tiền ngồi điều hòa.

Thời báo kinh tế Sài Gòn

Đặc phái viên LHQ: dịch Ebola lây lan “theo cấp số nhân”

Kể từ khi bùng phát vào tháng 2-2014 đến ngày 6-9, dịch Ebola đã khiến 2.288 người thiệt mạng trong tổng số 4.269 ca được xác nhận nhiễm hoặc nghi nhiễm và tiếp tục lan rộng. Theo thống kê mới nhất công bố ngày 9-9 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 47% bệnh nhân mắc Ebola đã ca tử vong và 49% ca nhiễm hoặc nghi nhiễm mới xuất hiện trong vòng ba tuần, tính đến ngày 6-9, cho thấy xu hướng lây lan nhanh của dịch. Điều khiến người ta lo ngại là WHO cảnh báo các phương pháp kiểm soát dịch bệnh truyền thống đã mất hiệu quả với virus Ebola. Ngày 9-9, WHO yêu cầu các tổ chức y tế lớn có những nỗ lực lớn hơn để kiểm soát dịch Ebola. Tính đến ngày 6-9, Nigeria có 8 người chết trong số 21 ca nhiễm Ebola; trong khi Senegal xác nhận một ca nhiễm Ebola mới. Tỷ lệ tử vong do Ebola cao nhất ở Liberia với hơn 1.200 trường hợp. Việc tránh tiếp xúc với bệnh nhân hoặc đeo thiết bị bảo vệ có vẻ không đạt được hiệu quả mong muốn tại Liberia – theo WHO. Nguyên nhân của tình trạng trên vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng có thể do tập tục mai táng chạm vào tử thi và việc ăn uống ở gần tử thi của người dân Liberia. Bên cạnh đó, hệ thống y tế Liberia hoang tàn sau cuộc nội chiến, Liberia chỉ có một bác sỹ cho 100.000 dân. Ngoài ra, Liberia cũng thiếu giường bệnh để chữa trị cho bệnh nhân Ebola, nhất là ở thủ đô Monrovia, nhiều người bị đuổi về nhà và lây lan virus. WHO kêu gọi các cơ quan chống dịch ở Liberia tăng cường nỗ lực gấp ba, bốn lần. Phát biểu trước HĐBA LHQ ngày hôm qua 9-9, Bộ trưởng Quốc phòng Liberia Brownie Samukai nói Liberia đang đối mặt “mối đe dọa nghiêm trọng” đối với sự tồn vong của quốc gia khi dịch Ebola “lan nhanh như cháy rừng” và không có dấu hiệu suy giảm. Ông Samukai cho biết các cơ sở hạ tầng, khả năng hậu cần, chuyên môn nghiệp vụ và nguồn tài chính của nước này không còn đủ để đối phó hiệu quả với dịch Ebola; đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế phản ứng mạnh mẽ hơn để chống lại thảm họa này. Trước đó vào ngày 8-9, WHO cảnh báo Liberia có khả năng xảy ra hàng ngàn trường hợp nhiễm bệnh mới trong vài tuần tới. Đặc phái viên LHQ tại Liberia, bà Karin Landgren, cho biết chỉ tính riêng ngày 8-9, ít nhất 160 nhân viên y tế Liberia đã bị nhiễm bệnh và một nửa trong số họ đã chết. Bà Landgren mô tả sự lây lan của dịch Ebola là “theo cấp số nhân” và cảnh báo các báo cáo về trường hợp nhiễm bệnh và tử vong ở Liberia đều thấp hơn so với thực tế. Ngày 9-9, Tổng Thư ký LHQ Ban ki-moon cho biết sẽ chủ trì phiên họp bàn về phản ứng quốc tế trước tình hình dịch Ebola bên lề phiên họp của Đại hội đồng LHQ vào tháng này. Quân đội Anh cho biết sẽ xây một trung tâm điều trị 50 giường bệnh ở gần thủ đô Freetown, Sierra Leone; trong khi Mỹ thông báo sẽ triển khai xây một bệnh viện dã chiến 25 giường bệnh có chi phí 22 triệu đôla Mỹ ở Liberia.

Đầu tháng 10, chích ngừa sởi - rubella miễn phí cho trẻ

Ngày 11-9, ông Nguyễn Chí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, cho biết TPHCM sẽ tiêm chủng theo chương trình quốc gia sởi - rubella cho trẻ từ 1 đến 14 tuổi vào đầu tháng 10-2014 tới. Thời gian tiêm chủng sẽ kéo dài trong 6 tháng, với tổng kinh phí 7,2 tỉ đồng cho khoảng 1,3 triệu trẻ. Chương trình được chia làm ba đợt: đợt 1 dành cho trẻ từ 11 đến 14 tuổi (bắt đầu từ tháng 10 đến hết tháng 11-2014); đợt  2 dành cho trẻ từ 6 đến 10 tuổi (bắt đầu từ tháng 12-2014 đến cuối tháng 1-2015) và đợt 3 sẽ dành cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi (bắt đầu từ đầu tháng 2-2015 đến cuối tháng 3-2015). Trong số khoảng 1,3 triệu trẻ cần tiêm chủng sởi – rubella kể trên thì có khoảng 1,1 trẻ đang trong độ tuổi đi học. Trạm y tế xã – phường sẽ phối hợp với các trường học để tổ chức tiêm cho các em ngay tại trường. Để an toàn trước và sau chích ngừa, Sở Y tế TPHCM yêu cầu các địa phương lập các đoàn kiểm tra, giám sát trước, trong thời gian tiêm chủng.

Tin tức

Ngăn chặn bệnh đau mắt đỏ lây lan

Từ đầu tháng 9/2014, tại Bệnh viện Mắt Hà Nội, Bệnh viện Mắt Trung ương, số bệnh nhân bị viêm kết mạc cấp (gọi là đau mắt đỏ) đến khám tăng đáng kể so với những ngày thường, trung bình mỗi ngày khoảng 60-70 lượt bệnh nhân. Còn tại Bệnh viện Mắt Hà Nội, bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám và điều trị gần đây bắt đầu tăng. Theo bác sỹ Trịnh Bích Ngọc, Phó giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội, đây là thời điểm bệnh viêm kết mạc cấp hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ gia tăng mạnh nhưng năm nay bệnh xuất hiện sớm hơn so với mọi năm. Theo chu kỳ dịch thì bệnh đau mắt đỏ thường xuất hiện quanh năm nhưng có dấu hiệu tăng mạnh trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 10. Tùy theo sự thay đổi thời tiết các năm, dịch đau mắt đỏ có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn. Năm nay số bệnh nhân đau mắt đỏ có dấu hiệu tăng từ đầu tháng 9. Trước tình hình bệnh đau mắt đỏ đã xuất hiện và có khả năng phát triển thành dịch, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các đơn vị trong ngành khẩn trương tăng cường công tác điều trị và dự phòng lây lan bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn thành phố. Theo đó, Sở yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã tăng cường bàn khám, nhân lực, trang thiết bị, thuốc… phục vụ khám, điều trị phòng bệnh đau mắt đỏ. Tư vấn cho người bệnh và người nhà bệnh nhân các biện pháp phòng bệnh, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, tránh lây chéo trong các cơ sở khám chữa bệnh; giám sát chặt chẽ tình hình, diễn biến ổ dịch đau mắt đỏ trên địa bàn quản lý, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường học để báo cáo kịp thời và xử lý theo quy định. Các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố phải báo cáo thường xuyên số liệu bệnh nhân đau mắt đỏ về Sở Y tế. Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Hà Nội chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí; các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã tăng cường công tác tuyên truyền trong cộng đồng về các biện pháp phòng, chống bệnh đau mắt đỏ và cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng. Trong khi đó tại Hà Nam, bác sĩ Trịnh Minh Phương, Phó Giám đốc Bệnh viện mắt tỉnh Hà Nam cho biết: Để chủ động kiểm soát bệnh đau mắt đỏ, bệnh viện đã thành lập các tổ công tác gồm 2 bác sĩ và 4 y tá trực tiếp xuống các cơ sở y tế tuyến huyện, xã phổ biến kiến thức, hướng dẫn cho người dân cách phòng tránh, các dấu hiệu và phương pháp điều trị bệnh đau mắt đỏ. Nếu có bệnh nhân nặng, các tổ công tác này sẽ thu dung để đưa lên tuyến trên điều trị kịp thời, tránh để bệnh lây lan ra cộng đồng. Bệnh viện đã chuẩn bị cơ số thuốc để điều trị bệnh đau mắt đỏ cho người dân trong trường hợp dịch bệnh bùng phát. Theo thống kê của Bệnh viện mắt tỉnh Hà Nam, từ đầu tháng 9 đến nay, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận gần 200 bệnh nhân đến khám và điều trị, trong đó tỷ lệ người mắc bệnh đau mắt đỏ chiếm khoảng 8-10%, đến nay chưa xuất hiện bệnh nhân nặng và biến chứng. Trên thực tế, số người bị đau mắt đỏ trên địa bàn cao hơn số liệu thống kê của bệnh viện bởi nhiều người đã tự ý mua thuốc điều trị tại nhà, hoặc khám tại các phòng khám tư nhân. Bác sĩ Phương khuyến cáo khi bị đau mắt đỏ, bệnh nhân nên đến các cơ sở chuyên khoa mắt để khám và điều trị kịp thời, không được tự ý điều trị hoặc đắp mắt bằng lá trầu không vì sẽ gây biến chứng, làm giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa. Người bị đau mắt đỏ cần hạn chế đến nơi công cộng để tránh lây bệnh cho những người xung quanh. Để phòng tránh mắc bệnh đau mắt đỏ, người dân nên chú ý vệ sinh tại chỗ như rửa tay bằng xà phòng, không dụi mắt, không dùng chung dụng cụ sinh hoạt cá nhân. Bên cạnh đó, người dân cũng cần chú ý tăng cường dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Vnmedia

Lấy mẫu trái cây Trung Quốc kiểm nghiệm chất bảo quản

Bộ Y tế cho biết, trong chuyến công tác tại tỉnh Lạng Sơn hôm 9/9, Bộ Y tế đã lấy 15 mẫu trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc gồm: táo đỏ, lê và dưa hấu để kiểm nghiệm hóa chất bảo quản. Bộ Y tế sẽ sớm làm việc với cơ quan chức năng Trung Quốc để đề nghị cung cấp danh mục hóa chất được sử dụng, phương pháp thử xác định tồn dư hóa chất. Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng yêu cầu lấy thêm nhiều mẫu trái cây tại chợ đầu mối, chợ dân sinh ở Hà Nội và các địa phương khác để kiểm nghiệm. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm này nhằm để đánh giá toàn diện về chất bảo quản và hóa chất bảo vệ thực vật trong trái cây nhập khẩu, hàm lượng hóa chấtcó gây nguy hại đến sức khỏe người dùng hay không. Theo ông Phạm Xuân Đà, viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, hiện đã có trên 2.000 loại hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng, nhưng Việt Nam mới kiểm nghiệm được 600 chất. Thực tế, hóa chất bảo quản nhiều vô vàn nhưng phải có chất thử, phương pháp thử mới phát hiện được. Nếu phương pháp thử khác đi thì không phát hiện hóa chất đó là gì. Riêng tại tỉnh Lạng Sơn, theo số liệu của UBND tỉnh, 8 tháng năm 2014, đã có 235.000 tấn củ, quả các loại nhập khẩu chính ngạch từ Trung Quốc (như: bưởi, cà chua, dưa hấu, dưa vàng, khai môn, lê, mận, nấm, nho, rau xanh các loại, quýt, táo...) qua các cửa khẩu của tỉnh.

Tiền phong

Hóa chất bảo quản lạ trong hoa quả nhập từ Trung Quốc: Bó tay?

Ngày 9/9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã kiểm tra công tác kiểm dịch y tế biên giới, kinh doanh gia cầm và kiểm tra công tác quản lý hoa quả nhập khẩu tại thành phố Lạng Sơn. Vấn đề được Bộ trưởng quan tâm nhất là tình trạng hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Hiện nay trên thị trường có khoảng 2.000 loại hóa chất bảo quản hoa quả nhưng cơ quan chức năng mới chỉ kiểm nghiệm được 600 loại. Ông Hoàng Đình Hoàng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn cho biết, cần thiết phải nâng cao năng lực xét nghiệm cho tỉnh mang tầm khu vực, quốc gia để có phản ứng nhanh trước việc hoa quả được bảo quản bằng nhiều loại hóa chất lạ. Theo ông Hoàng, có như vậy sẽ giúp ngăn chặn cho cả nước vì Lạng Sơn là cửa ngõ nhập hoa quả từ Trung Quốc. Được biết hiện nay việc đình chỉ hay xử phạt thu giữ hoa quả không đảm bảo chất lượng gặp nhiều khó khăn. Ông Phạm Xuân Đà, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay kiểm soát chất bảo quản rất khó, có nhiều hóa chất mới, một số Viện đã có thể kiểm nghiệm được, nhưng có nhiều chất chưa định danh được, khó kiểm soát dư lượng. Các đơn vị thường xuyên lấy mẫu kiểm nghiệm nhưng hầu như không phát hiện được. Đồng tình với ý kiến của ông Đà, ông Lý Kim Soi, Giám đốc Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế Lạng Sơn cho biết, cách đây 3-4 năm Sở Y tế tỉnh từng lấy mẫu trái cây Trung Quốc kiểm nghiệm nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Đoàn công tác Bộ Y tế đã lấy 15 mẫu trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc để kiểm nghiệm hóa chất bảo quản. Bộ trưởng yêu cầu Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm cần phối hợp với các chi cục an toàn thực phẩm lấy các mẫu quả ở chợ đầu mối, bán lẻ ngẫu nhiên để kiểm nghiệm tìm nguyên nhân vì sao táo, lê để lâu mà không hỏng. Cùng với đó, Bộ trưởng cũng yêu cầu Cục An toàn Thực phẩm làm việc với Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc đề nghị cung cấp danh sách hóa chất bảo quản được sử dụng, ngưỡng an toàn… đối với rau củ quả ở Trung Quốc. Từ đó, cơ quan kiểm nghiệm Việt Nam có cơ sở tìm kiếm các hóa chất không được phép sử dụng hay vượt ngưỡng cho phép.

Tăng cường phòng dịch tại biên giới

Tỉnh Lạng Sơn chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh do virus Ebola; cúm A/H7N9, A/H5N1 và A/H5N6 trên người. Tuy nhiên căn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, nguy cơ dịch bệnh do virus Ebola, cúm A/H7N9 có thể xâm nhập vào Lạng Sơn, cũng như khả năng lây nhiễm cúm A/H5N1, A/H5N6 từ gia cầm sang người tại đây rất cao. Lạng Sơn có biên giới giáp Trung Quốc là nơi có nhiều ổ dịch cúm trên gia cầm, có nhiều trường hợp mắc và chết do dịch cúm A/H7N9, thường xuyên có người nhập cảnh từ vùng có dịch bệnh về; tình trạng buôn lậu gia cầm diễn ra thường xuyên xảy ra; vẫn xảy ra dịch cúm trên đàn gia cầm, tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, việc quản lý mua bán, giết mổ, sử dụng gia cầm ốm, chết còn nhiều khó khăn; ý thức của người dân về phòng, chống dịch bệnh còn hạn chế, do tâm lý còn chủ quan... Để chủ động phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan, bùng phát thành dịch và hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu củng cố khu thu dung điều trị cách ly tại phòng khám đa khoa khu vực Đồng Đăng và các khoa truyền nhiễm tại 11 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện. Các đơn vị kiểm tra việc đảm bảo thuốc, trang thiết bị, vật tư, hoá chất và các điều kiện cần thiết khác đáp ứng cho công tác phòng, chống dịch khi xảy ra. Đồng thời, xây dựng kế hoạch bổ sung thuốc men, hoá chất, vật tư y tế, trang thiết bị phòng dịch và trang bị phòng hộ từ nguồn ngân sách phòng chống dịch hàng năm được cấp. Cần tăng cường giám sát chặt chẽ đối với người nhập cảnh vào Việt Nam, từ vùng đang có dịch hạch thể phổi; Trung tâm kiểm dịch YTQT Lạng Sơn cần phối hợp chặt chẽ với Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư thực hiện Chương trình giám sát trọng điểm bệnh dịch hạch tại Cửa khẩu Quốc tế Tân Thanh và Hữu Nghị.

Công khai cơ sở vi phạm về phụ gia thực phẩm

“Kết quả thanh kiểm tra về phụ gia thực phẩm trên cả nước sẽ được tập hợp và công bố vào cuối năm nay (những cơ sở vi phạm) trên các phương tiện thông tin đại chúng”- ông Nguyễn Văn Nhiên, Trưởng phòng Công tác Thanh tra, Cục ATTP cho biết, ngày 9/9. Tại hội thảo giới thiệu về triển lãm Food Ingredients Asia (triển lãm lớn nhất về nguyên liệu thực phẩm và đồ uống khu vực châu Á diễn ra vào tháng 10 tới tại Indonesia) hôm qua tại Hà Nội, ông Nhiên cho biết: Bộ Y tế đã công bố kế hoạch tổng kiểm tra tất cả các tỉnh thành từ hồi tháng 7. Riêng Bộ Y tế sẽ lập 4 đoàn thanh kiểm tra, ở 3 miền Bắc-Trung-Nam và Tây Nguyên. Theo ông Nhiên, có khoảng 400 phụ gia thực phẩm, với 23 nhóm nằm trong danh mục cho phép. Tuy nhiên, hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm vi phạm, nhất là về ghi nhãn mác, chất lượng.

Sức khỏe & Đời sống

Phối hợp giám sát việc chấp hành luật của các cơ sở y tế tư nhân

Chiều 10/9, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ sở y tế tư nhân giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Bộ Y tế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Tổng hội Y học Việt Nam, Hội Dược học Việt Nam. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; cùng đại diện lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Tổng hội Y học Việt Nam, Hội Dược học Việt Nam dự và ký kết Chương trình phối hợp. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh Chương trình ký kết phối hợp nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của nhân dân tại các cơ sở y tế tư nhân, đồng thời phát huy vai trò của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Y tế và các tổ chức thành viên trong việc giám sát các cơ sở khám, chữa bệnh, nhà thuốc tư nhân về việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Theo Chương trình ký kết, trong thời gian tới, các bên sẽ tập trung vào những nội dung như giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về các điều kiện hành nghề của cơ sở y tế tư nhân; giá dịch vụ y tế, giá thuốc; chất lượng dịch vụ, chất lượng thuốc của các cơ sở; rà soát, đề xuất hoàn thiện và nâng cao chất lượng, tính khả thi của các chính sách, pháp luật về quản lý các cơ sở tư nhân; lựa chọn địa bàn, đối tượng và xây dựng mô hình điểm về phối hợp giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ sở y tế tư nhân giữa các bên. Các bên cũng tổ chức thông tin, tuyên tuyền, phổ biến kịp thời những quy định của pháp luật về quản lý các cơ sở y tế tư nhân; trong đó tập trung vào các đối tượng là người trực tiếp tham gia khám, chữa bệnh, kinh doanh thuốc tại các cơ sở y tế tư nhân... Năm 2014, các bên sẽ hoàn thành tài liệu tuyên truyền, tập huấn, giám sát thí điểm tại thành phố Hà Nội và tỉnh Hải Dương để sơ kết, rút kinh nghiệm triển khai trên diện rộng vào những năm sau. Chương trình phối hợp giám sát nhằm phát huy vai trò của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Y tế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Tổng hội Y học Việt Nam, Hội Dược học Việt Nam trong việc hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý đối với những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc khám, chữa bệnh, kinh doanh mặt hàng thuốc; đồng thời, có cơ sở để biểu dương những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và nhân rộng mô hình tiêu biểu. Mặt khác, thông qua hoạt động giám sát, phát hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách, quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với các cơ sở y tế tư nhân cho phù hợp, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và sự đồng thuận xã hội./

Cách ly 3 hành khách về từ vùng dịch Ebola

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP.HCM) vừa tiếp nhận cách ly theo dõi thêm ba hành khách trở về từ vùng dịch Ebola. Trưa nay 11.9, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, xác nhận đang cách ly ba hành khách nhập cảnh về Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất vào tối qua. Cả ba đều là người Việt Nam (nam giới), lao động ở Liberia về nước. Qua máy quét kiểm tra thân nhiệt từ xa của sân bay Tân Sơn Nhất, ba người bị phát hiện sốt nhẹ. Kèm theo yếu tố dịch tễ là về từ nước đang có dịch bệnh Ebola nên cả ba hành khách đã được Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế tại sân bay Tân Sơn Nhất xử lý cách ly và chuyển về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Qua cách ly theo dõi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới từ tối qua đến nay, bác sĩ Châu cho biết, cả ba người trở về từ vùng dịch không còn biểu hiện sốt. Vì vậy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã lập danh sách, báo cáo tình hình cho Bộ Y tế, đề nghị theo dõi trong 24 gờ, nếu sức khỏe các hành khách không có biểu hiện sốt hay bất thường thì sẽ cho xuất viện, theo dõi tại nhà. Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, chưa có ca bệnh Ebola nào được phát hiện tại Việt Nam.

Nghề y - Bàn tay vàng, trí tuệ và lòng nhân hậu

Phát biểu chào mừng các em sinh viên trong ngày lễ khai giảng, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao thành tích phấn đấu, nỗ lực của thầy và trò Trường đại học Y Hà Nội, đồng thời nhấn mạnh việc tiếp tục phát huy những thành tích, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục chuyên môn và y đức. Đối với các em sinh viên mới nhập học, Bộ trưởng nhấn mạnh, kỳ thi đại học các tân sinh viên vừa vượt qua là một thử thách lớn nhưng trước mắt còn có những thử thách khác khó khăn hơn rất nhiều. Các em sinh viên hãy vững tin và cần luôn cố gắng trau dồi kiến thức, kỹ năng để trở thành những thầy thuốc giỏi, thực hiện ý tưởng cao đẹp là chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đây là một vinh dự lớn nhưng cũng đòi hỏi các em phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa. Bộ trưởng đề nghị nhà trường xem xét việc đào tạo nhân lực quản trị bệnh viện để vừa tạo lập nhân lực quản lý bệnh viện có trình độ chuyên nghiệp cao, vừa quản lý được hiệu quả. Cũng trong dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã trao phần quà của mình là chiếc ống nghe tặng các thủ khoa đầu vào của trường, trong đó có em Lê Bá Tùng (29,5 điểm) và các em sinh viên có thành tích học tập xuất sắc trong năm học 2013 - 2014. Đồng thời, Bộ trưởng cũng đã trao học bổng cho 12 em sinh viên là các thủ khoa đầu vào, sinh viên đạt danh hiệu thủ khoa năm học của Trường đại học Y Hà Nội với tổng số tiền là 65 triệu đồng từ nguồn kinh phí của báo Sức khỏe&Đời sống cùng Tập đoàn Amway tài trợ. Ngay sau lễ khai giảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có buổi tọa đàm cùng những sinh viên thủ khoa và các học viên đang theo học các khóa đào tạo bác sĩ nội trú tại trường. Tại buổi tọa đàm, GS .TS. Tạ Thành Văn - Phó hiệu trưởng Trường đại học Y Hà Nội đã báo cáo tóm tắt về quá trình đào tạo hệ bác sĩ nội trú - niềm tự hào không chỉ của nhà trường mà còn là tự hào của nền y tế cách mạng. Theo đó, nhà trường đã đào tạo được 38 khóa bác sĩ nội trú với số bác sĩ được đào tạo là 1.703 người. Với truyền thống của trường, những thế hệ bác sĩ nội trú đã đóng góp không nhỏ trong hệ thống y tế cả nước. Nhiều thế hệ bác sĩ nội trú đã trưởng thành và hiện đang nắm giữ các chức vụ quan trọng tại Bộ Y tế và các bệnh viện đầu ngành trong cả nước. Chia sẻ với các em sinh viên xuất sắc cùng các học viên bác sĩ nội trú đang theo học tại trường, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến - cựu bác sĩ nội trú đã động viên các em sinh viên học tập, khắc phục khó khăn, rèn đức, luyện tài. Không chỉ giỏi về chuyên môn mà cần phải trau dồi thật tốt ngoại ngữ để hội nhập nhanh với tiến bộ của y tế thế giới. Bộ trưởng nhắn nhủ: Bác sĩ nội trú nói riêng và sinh viên đã, đang theo học tại Trường đại học Y nói chung cần phải có bàn tay vàng - trí tuệ và lòng nhân hậu. Ngày 10/9/2014, Trường đại học Y Hà Nội đã tổ chức lễ khai giảng năm học 2014 - 2015. Đến dự, chung vui với các thầy cô và các em sinh viên có GS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Ủy viên BCH TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế, cùng lãnh đạo các cục, vụ, viện thuộc Bộ Y tế. PGS.TS. Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng nhà trường trong bài phát biểu của mình đã ôn lại thành tích, truyền thống lâu đời hào hùng của trường trong 113 năm qua. Trường đại học Y Hà Nội là trường đại học y hàng đầu, lâu đời nhất Việt Nam, không ngừng phấn đấu vì sức khỏe con người, luôn nỗ lực vươn tới đỉnh cao trong đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, là nơi cung cấp chuyên gia cao cấp cho ngành y tế. PGS.TS. Nguyễn Đức Hinh nhắn nhủ: “Nghề y là nghề đặc biệt, bởi làm nhiệm vụ chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Vì vậy các em sinh viên cần phải cố gắng học tập và rèn luyện. Đồng thời về phía nhà trường, giáo dục y đức - đạo đức nghề y là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, xuyên suốt của nhà trường”.  

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác cai nghiện ma túy

Ngày 10-9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban quốc gia Phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm đã họp với các bộ, ngành về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính về công tác cai nghiện và một số vấn đề về chương trình phòng chống ma túy, mại dâm, HIV, AIDS. Hai vấn đề được tập trung chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả của công tác cai nghiện ma túy là về chính sách và kinh phí. Về chính sách, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện, ban hành văn bản pháp lý hướng dẫn thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy; tổ chức cai nghiện tại cộng đồng, gia đình; xử lý hành chính tại xã, phường, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc...Các thông tư, văn bản hướng dẫn đảm bảo tính khả thi, thông suốt, quy trách nhiệm cụ thể từng ngành, từng cơ quan trong quá trình thực hiện công tác cai nghiện, ngay từ cấp cơ sở.  Phó Thủ tướng chỉ đạo các Bộ Y tế, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội phải ban hành ngay thông tư, văn bản hướng dẫn liên quan đến quy định khung giá dịch vụ điều trị Methadone; đẩy mạnh chương trình điều trị bằng Methadone. Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone được triển khai thí điểm ở nước ta từ tháng 4-2008 tại TP Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh và đến nay đã được nhân rộng ra 32 tỉnh, thành phố với 92 cơ sở. Tuy nhiên, theo báo cáo tại cuộc họp, số người nghiện được điều trị bằng Methadone hiện tại mới đạt gần 20.000 người trong khi mục tiêu đến cuối năm 2015 con số này phải là 80.000 trường hợp. Các địa phương phản ánh việc mở các điểm điều trị Methadone tại cơ sở đang gặp khó khăn do thiếu nguồn thuốc, thiếu nhân lực vận hành. Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Nguyễn Hoàng Long cho biết, hiện nay nguồn thuốc Methadone đáp ứng được nhu cầu điều trị cho 34.000 người và khẳng định, ngành Y tế có thể đảm bảo được nguồn cung ứng thuốc phục vụ mục tiêu điều trị 80.000 người nghiện bằng Methadone. Về kinh phí, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính cân đối nguồn ngân sách Trung ương và địa phương dành cho công tác cai nghiện ma túy; bảo đảm đủ kinh phí cho chương trình điều trị bằng Methadone. Cần huy động tốt hơn nguồn lực xã hội, theo đúng các quy định, thủ tục, Phó Thủ tướng lưu ý. Báo cáo của Thường trực Ủy ban quốc gia cho thấy nhiều địa phương gặp khó khăn khi thực hiện quy trình xác định, đưa người nghiện ma túy vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc, tổ chức cai nghiện tại cộng đồng, quản lý sau cai. Những vướng mắc này là một trong nhiều nguyên nhân khiến tình hình nghiện ma túy diễn biến phức tạp. Đáng lưu ý, tình trạng nghiện ma túy tổng hợp có xu hướng gia tăng, trong khi các cơ quan chức năng chưa có hướng dẫn cụ thể về xác định người nghiện  ma túy tổng hợp và phác đồ điều trị nghiện ma túy tổng hợp.

Công an nhân dân

Bệnh viện Nội tiết Trung Ương đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì

Chiều 11/9, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương đã tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì. Ngày 16/8/1969, Bệnh viện Nội tiết được thành lập trong lúc đất nước chiến tranh, điều kiện kinh tế, xã hội còn muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, cơ sở vật chất chưa có, cán bộ được Bộ Y tế đưa về bệnh viện công tác lúc đầu chỉ có 7 người. Với chừng ấy cán bộ vừa thành lập, xây dựng đơn vị, vừa bắt tay vào công việc chuyên môn, mặt khác vẫn phải lo thường trực với mọi hiểm họa, đánh phá của máy bay giặc Mỹ. Từ khi thành lập cho đến những năm đầu của thập kỷ 90, bệnh viện chủ yếu làm công tác phòng bệnh bướu cổ trên phạm vi toàn quốc. Bệnh viện đã tham mưu cho Bộ Y tế xây dựng một chiến lược phòng chống bướu cổ toàn quốc được Nhà nước xếp vào 1 trong 10 chương trình quốc gia trọng điểm của cả nước. Năm 2005, Việt Nam công bố thanh toán tình trạng thiếu hụt I- ốt ở phạm vi Quốc Gia. Tới nay, bệnh viện có 2 cơ sở: cơ sở 1 tại Tứ Hiệp, Thanh Trì (ngoại thành Hà Nội) với 2 bloc nhà 7 tầng và 9 tầng cùng các công trình phụ trợ, dịch vụ đầy đủ tiện nghi với 500 giường tiếp nhận bệnh nhân và cơ sở 2 ở Thái Thịnh, Đống Đa (Hà Nội) là nơi tiếp nhận và điều trị ban ngày cho những bệnh nhân ngoại trú cùng với Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến. Hiện bệnh viện có 38 khoa lâm sàng và cận lâm sàng cùng các phòng chức năng với 552 cán bộ nhân viên. Tại Lễ kỷ niệm, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì cho Bệnh viện và hai Huân chương Lao động hạng Ba cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Đây là phần thưởng ghi nhận những cống hiến và thành tích xuất sắc trong công tác những năm qua của các thế hệ y bác sĩ cán bộ nhân viên của Bệnh viện Nội tiết Trung Ương.

Cần làm rõ sai phạm trong quản lý thuốc ở Tây Ninh”: Kỷ luật hàng loạt cán bộ sai phạm

Qua phản ánh của Báo Công an TPHCM về hàng loạt sai phạm ở Trung tâm Y tế Hòa Thành (TTYTHT) gây thất thoát ngân sách và ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo UBND tỉnh Tây Ninh thanh tra toàn diện TTYTHT, xử lý đúng người, đúng tội, lấy lại niềm tin trong nhân dân.

Bổ nhiệm giám đốc mới

Ngày 3-9-2014, ông Trần Văn Bé - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tây Ninh - chủ trì cuộc họp, công bố quyết định bổ nhiệm Giám đốc TTYTHT theo quyết định số 1823/QĐ-SYT ngày 29-8-2014, cho ông Trần Thế Vui. Trước đó, ông Vui là bác sĩ Chuyên khoa cấp I, Trưởng phòng Y tế huyện Tân Châu thuộc UBND huyện Tân Châu. Báo Công an TPHCM đã phản ánh tình trạng TTYTHT mua nhiều loại thuốc ngoài thầu, vượt thầu gây thất thoát hàng tỷ đồng và bán thuốc hết hạn sử dụng đến người bệnh. Sau khi Sở Y tế vào cuộc, đã chỉ rõ những cá nhân vi phạm. Do dược sĩ trung học Phan Công Luận mới ra trường, chưa có kinh nghiệm chuyên môn cũng như quản lý thuốc, thiếu kiểm tra... đã dẫn đến việc để thuốc hết hạn sử dụng trong kho. Tuy nhiên, cách xử lý ở TTYTHT chẳng giống ai, khi những người trực tiếp “cầm trịch” trong hàng loạt sai phạm như: nguyên Giám đốc Phạm Thị Hạnh, Phó giám đốc điều trị Trần Minh Tuấn, thủ kho dược Phan Công Luận, dược sĩ Mai Chí Cường chỉ bị xử lý nhẹ nhàng bằng hình thức kiểm điểm. Riêng Trưởng khoa Dược Võ Ngọc Trường Sơn - người tố cáo, vạch trần hàng loạt những sai phạm của TTYTHT, thì bị “tạm thời giáng chức” theo công văn 25/SYT-TCCB ngày 7-1-2014, khiến dư luận bức xúc. Sau đó, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức thanh tra toàn diện TTYTHT. Từ chỉ đạo trên, ngày 21-8-2014 Sở Y tế tỉnh Tây Ninh đã ra quyết định xử lý kỷ luật đối với bà Hạnh - Giám đốc TTYTHT, “giáng chức” xuống Phó giám đốc TTYTHT. Ngoài ra, Sở Y tế còn công bố hình thức kỷ luật đối với 14 cán bộ, công chức, viên chức khác tại TTYTHT, do liên đới tới các sai phạm xảy ra thời gian qua. Đồng thời, sở đã khôi phục chức vụ Trưởng khoa Dược TTYTHT cho dược sĩ Sơn.

Thêm khuất tất trong điều động cán bộ

Dược sĩ Huỳnh Thị Mỵ Tiên bức xúc: “Ngày 1-8-2006, tôi được Sở Y tế xét tuyển viên chức theo nguyện vọng là về khoa Dược TTYTHT. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà bà Hạnh, nguyên giám đốc trung tâm trước đó, lại phân công tôi làm ở khoa Khám bệnh, đến ngày 31-3-2007 thì chuyển tôi về khoa Y tế dự phòng. Ngày 5-7-2014, mẹ tôi là bà Nguyễn Thị Sảnh có đến trung tâm khám và nhận phải thuốc hết hạn dùng, tôi lập tức điện cho chị Đỗ Thị Thanh Vân, người trực tiếp phát thuốc cho mẹ tôi. Sau đó, tôi biết được còn có 27 bệnh nhân khác cũng nhận phải lô thuốc Ensidol 300mg hết hạn dùng. Sợ ảnh hưởng sức khỏe thêm nhiều bệnh nhân khác, tôi và chị Vân lập tức phản ánh lên giám đốc trung tâm. Kết quả là ngày 22-8-2013, chúng tôi nhận quyết định số 140 và 141/QĐ-TTYT ép buộc về công tác tại Trạm Y tế xã Trường Tây”. Trong đợt thanh tra toàn diện TTYTHT, Sở Y tế Tây Ninh có quyết định số 156 và 158/QĐ-TTYT, ngày 29-7-2014 về việc thu hồi hai quyết định điều động cán bộ viên chức đối với dược sĩ Tiên và dược sĩ Vân với lý do: “Quyết định quy phạm theo nội dung tại điểm 1 - phần II - kết luận nội dung xác minh tại kết luận 1627/KL-UBND ngày 11-7-2014 của UBND tỉnh Tây Ninh, về kết luận nội dung tố cáo đối với TTYTHT”. “Tôi cứ ngỡ sau khi thu hồi quyết định điều động cán bộ đối với tôi và chị Vân, chúng tôi sẽ được xem xét lại để về công tác tại TTYTHT theo đúng chuyên môn được đào tạo. Đến ngày 28-8-2014, chúng tôi lại nhận được công văn của UBND tỉnh đề nghị chúng tôi... làm đơn xin chuyển công tác về Trạm Y tế xã Trường Tây. Tôi rất hoang mang, không lẽ chỉ vì đứng ra tố cáo những sai phạm để TTYTHT kịp thời chấn chỉnh, không phát thuốc hết hạn dùng với người bệnh, mà lập tức bị trù dập, chuyển đi nơi khác. Công việc ở tuyến xã thực sự không phù hợp với năng lực của chúng tôi, vì ở đây mỗi ngày chỉ có vài toa thuốc”, dược sĩ Tiên ngao ngán.

Gia đình & Xã hội

Cứu sống bé trai bị vỡ lách

Ngày 11-9, BV Nhi TƯ (Hà Nội), cho biết vừa cứu sống bệnh nhi NTT (sáu tuổi ở Hà Nội) bị té từ lan can cao khoảng 1,5 m xuống đất dẫn đến vỡ lá lách. Bệnh nhi nhập viện ngày 10-9 trong tình trạng vô cùng nguy kịch, bị giãn đồng tử, chân tay lạnh, mạch và huyết áp không đo được, lúc tỉnh lúc mê, đau bụng dữ dội, nôn nhiều, bụng chướng. TS Phạm Duy Hiền, phó trưởng khoa Ngoại, BV Nhi Trung ương, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết: Các trường hợp vỡ tạng đặc nói chung và vỡ lá lách nói riêng được tiếp nhận tại Viện những năm gần đây đều được điều trị bảo tồn (không cần phẫu thuật). Tuy nhiên trường hợp của cháu T. khá đặc biệt. Sau khi siêu âm và chụp CT scan, các BS xác định cháu bị vỡ cuống lách, gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng. Bệnh nhi được hồi sức, truyền máu (700ml), truyền dịch (1000ml), tuy nhiên huyết động vẫn không ổn định. Bệnh nhi đã được mổ cấp cứu ngay để bảo toàn tính mạng. Trong quá trình phẫu thuật, các BS chỉ cắt nửa cực trên của lách và vẫn giữ lại nửa cực dưới. “Đây là một kỹ thuật rất khó, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có tay nghề cao, nhất là trong trong điều kiện lách vỡ và máu tụ xung quanh” – BS Hiền nói. Theo BS Hiền, hiện tại, cháu bé đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn được tiếp tục theo dõi. BS Hiền khuyến cáo, các bậc phụ huynh cũng như các thầy cô giáo cần chú ý để mắt đến trẻ, dù là lứa tuổi mầm non, mẫu giáo hay các em học sinh lớn hơn. Cần làm rào chắn, xây lan can với độ cao thích hợp để đảm bảo an toàn cho các cháu. Trong trường hợp trẻ bị té ngã, xuất hiện chấn thương vùng bụng, nôn nhiều, hôn mê hay trẻ tỉnh nhưng sau đó xuất hiện hôn mê, đều cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để siêu âm, kiểm tra, tránh các hậu quả đáng tiếc.

Giáo dục Việt Nam

Việt Nam chưa phát hiện có dầu ăn bẩn từ Đài Loan

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho biết, hiện không có các sản phẩm dầu ăn và các sản phẩm từ dầu ăn của tập đoàn Chang Guann ở Việt Nam. Thông tin về việc tập đoàn Chang Guann - công ty sản xuất dầu ăn hàng đầu của Đài Loan sản xuất và kinh doanh dầu ăn được tái chế từ váng dầu cống rãnh và rác thải nhà bếp được xem là vết đen lớn, gây rúng động ngành sản xuất thực phẩm. Sau khi nhân được thông tin, Cục An toàn thực phẩm Việt Nam đã tiến hành rà soát danh sách các sản phẩm dầu ăn và các sản phẩm từ dầu ăn của Đài Loan được công bố để nhập khẩu vào Việt Nam. Kết quả rà soát cho thấy, hiện tập đoàn Chang Guann không có sản phẩm nào đã công bố được nhập khẩu vào Việt Nam. Đồng thời, Cục An toàn thực phẩm đã gửi công văn yêu cầu Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội và Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm của Đài Loan kiểm tra và cung cấp thông tin liên quan Trước đó, cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Đài Loan ngày 7/9 khẳng định có 933 nhà hàng, tiệm bánh và nhà máy thực phẩm, trong đó có 397 cơ sở tại Đài Bắc, đã sử dụng loại dầu ăn bẩn do Chang Guann Co., cung cấp. Các nhà điều tra phát hiện, trong vòng 6 tháng tính từ tháng 2 đến nay, Chang Guann đã mua 243 tấn dầu ăn bẩn – được thu gom từ các nồi, chảo và thiết bị lọc tách dầu khỏi nước thải nhà bếp – từ Kuo và pha trộn với mỡ lợn để bán cho người tiêu dùng khắp Đài Loan. Tổng cộng có tới 782 tấn dầu ăn bẩn đã được sản xuất. Chang Guann đã lên tiếng xin lỗi nhưng khẳng định họ không biết đó là dầu tái chế. Nhà chức trách Đài Loan đang tiếp tục ra lệnh thu hồi toàn bộ dầu ăn hiệu Chuan Tung của tập đoàn Chang Guann, bất chấp có những loại dầu mang nhãn hiệu này đã được kiểm định an toàn, do quan ngại “dầu bẩn”. Cùng lúc, tại Hồng Kong nhiều nhà hàng cũng đã loại bỏ ra khỏi thực đơn những loại bánh bị nghi dùng “dầu bẩn” của tập đoàn Chang Guann chế biến.

VOV

Kỷ niệm 45 năm thành lập Bệnh viện Nội Tiết Trung ương

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tới dự và trao Huân chương lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước cho Bệnh viện. Chiều nay (11/9), tại Hà Nội, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tổ chức kỷ niệm 45 năm thành lập và đón nhận huân chương lao động hạng Nhì. Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tới dự. Trải qua 45 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã làm chủ được khoa học công nghệ, thực hiện có hiệu quả 2 chương trình mục tiêu quốc gia là phòng chống bệnh đái tháo đường và phòng chống các rối loạn do thiếu hụt i-ốt; áp dụng thành công kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp; xây dựng được hệ thống mạng lưới chuyên ngành nội tiết và rối loạn chuyển hóa tại 63 tỉnh thành phố. Từ một bệnh viện thuộc diện quá tải nhất cả nước, hơn một năm qua bệnh viện thực hiện tốt quyết định 1313 của Bộ Y tế về đổi mới quy trình khám bệnh và sử dụng hiệu quả cơ sở 2 nên đã góp phần giảm số bệnh nhân phải nằm ghép xuống còn 7%. Thời gian tới bệnh viện thành lập 7 trung tâm kỹ thuật cao, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới để phục vụ điều trị bệnh nhân. Ghi nhận những thành tích bệnh viện đạt được, thay mặt lãnh đạo Đảng Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã trao Huân chương lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước cho bệnh viện. Nhân dịp này, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đi thăm và tặng quà một số bệnh nhân khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương; đồng thời động viên đội ngũ y bác sĩ đoàn kết, xây dựng hình ảnh “bệnh viện thân thiện”./.

Hải quan

Hội nghị Bộ trưởng Bộ Y tế ASEAN lần thứ 12 diễn ra tại Hà Nội

Ngày 11-9, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức buổi họp báo quốc tế giới thiệu về hội nghị Bộ trưởng Bộ Y tế ASEAN lần thứ 12, với chủ đề “Sức khỏe tốt hơn cho cộng đồng ASEAN sau năm 2015”. Năm 2014, lần đầu tiên, hội nghị Bộ trưởng Bộ Y tế ASEAN được tổ chức tại Việt Nam và sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 15-9 đến ngày 19-9 ở Hà Nội. Hội nghị lần này có sự tham gia của đại biểu quốc tế 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Ngoài ra, còn có sự tham gia của đại biểu Liên hợp quốc, WHO, UNICEF, UNFPA, WB, ADB... và Ban thư ký ASEAN, trong đó có Tổng thư ký ASEAN.  Hội nghị Bộ trưởng Bộ Y tế ASEAN lần thứ 12 sẽ tập trung thảo luận, giải quyết các vấn đề y tế nổi bật và nóng bỏng trong khu vực như: Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao phủ bảo hiểm y tế, tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao, phòng chống các bệnh không lây nhiễm và bệnh truyền nhiễm mới nổi... với mục tiêu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong khu vực. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: “Hội nghị là dịp để ngành Y tế Việt Nam quảng bá hình và chia sẻ những thành tựu trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân như: Xây dựng mạng lưới y tế cơ sở, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và bà mẹ, phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi và thực hiện bao phủ, mở rộng bảo hiểm y tế toàn dân”.

Quân đội nhân dân

Tăng cường phối hợp giám sát cơ sở y tế tư nhân

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (TƯMTTQ) Việt Nam, Bộ Y tế, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Tổng Hội Y học Việt Nam, Hội Dược học Việt Nam vừa tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ sở y tế tư nhân. Theo đó, đối tượng giám sát là cơ sở y tế tư nhân bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh, nhà thuốc tư nhân, bệnh viện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, bác sĩ gia đình, phòng chẩn trị y học cổ truyền. Tại lễ ký kết, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban TƯMTTQ Việt Namcho biết: Lễ ký kết là một hoạt động thiết thực đối với người dân. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng về công tác khám chữa bệnh, Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam đã bàn với Bộ Y tế, Tổng Hội Y học Việt Nam, Hội Dược học Việt Nam về việc làm thế nào để MTTQ phát huy vai trò của các tổ chức thành viên tham gia giám sát việc tuân thủ pháp luật trong việc khám sức khỏe cho người dân. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu, từ nay đến cuối năm 2014 sẽ hoàn thành kế hoạch thí điểm về giám sát hành nghề y tế tư nhân tại Hà Nội, Hải Dương để làm cơ sở, tiền đề cho những năm sau.

Chính phủ

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN

Từ ngày 15-19/9 tới, lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN sẽ được tổ chức tại Việt Nam. Đây là diễn đàn cấp cao nhất về y tế trong khu vực Đông Nam Á được tổ chức 2 năm một lần. Hội nghị sẽ có khoảng 200 đại biểu tham dự, gồm các đại biểu đến từ 10 quốc gia trong khu vực ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, do Bộ trưởng Bộ Y tế các nước làm trưởng đoàn… và Tổng Thư ký ASEAN, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của tổ chức WHO, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Quỹ Dân số Liên hợp quốc. Đây là lần thứ 12, Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN được tổ chức. Hội nghị năm nay có chủ đề “Sức khỏe tốt hơn cho cộng đồng ASEAN sau năm 2015”, sẽ tập trung vào thỏa thuận, giải quyết các vấn đề y tế nổi bật của khu vực, tăng cường hợp tác với các đối tác ngoại khối như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản với mục tiêu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong khu vực… Các phiên họp toàn thể trong khuôn khổ ASEAN+3 (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) và ASEAN+1 (Trung Quốc) tập trung vào các nội dung như tăng cường sức khỏe ban đầu trong phòng chống các bệnh không lây nhiễm, hợp tác đa ngành trong phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi. Hội nghị còn có 4 cuộc họp bên lề với các đối tác phát triển nhằm tranh thủ sự hợp tác của các đối tác cho các hoạt động chung của khu vực và của Việt Nam. Chủ đề của các cuộc họp bên lề là những nội dung ưu tiên do các nhóm công tác chuyên môn của ASEAN đề xuất, gồm: Tài chính bền vững cho phòng chống HIV/AIDS ở các nước ASEAN, phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi, mở rộng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế cho nhóm đối tượng không chính thức, già hóa dân số và các biện pháp ứng phó. Tại buổi họp báo quốc tế Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 12 do Bộ Y tế tổ chức ngày 11/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, mục đích của Hội nghị nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm của các nước ASEAN trong phòng chống các bệnh không lây nhiễm và các bệnh mới nổi; đồng thời tăng cường chăm sức khỏe ban đầu cho người dân và hướng tới bao phủ y tế toàn dân. Hội nghị cũng là cơ hội để nước chủ nhà Việt Nam nâng cao vị thế, uy tín trong khu vực và khẳng định được vai trò trong ASEAN, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, đồng thời là dịp quảng bá hình ảnh và chia sẻ những thành tựu của ngành Y tế Việt Nam trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân với bạn bè quốc tế. Đồng thời cũng là dịp để tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế, cùng nỗ lực xây dựng một cộng đồng ASEAN lấy con người làm trung tâm và có trách nhiệm với xã hội, nhằm xây dựng tình đoàn kết, thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN.

Lao động

Ngày càng nhiều người nước ngoài “đổ” vào Việt Nam chữa bệnh

Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại buổi họp báo quốc tế chiều nay (11.9), trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 12. Tại buổi họp báo, bên cạnh việc cung cấp một số thông tin quan trọng trước thềm Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đã trả lời các câu hỏi liên quan của các hãng thông tấn, báo chí trong và ngoài nước. Trước câu hỏi của phóng viên về việc nhiều người Việt ra nước ngoài chữa bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, để khắc phục tình trạng trên, Bộ Y tế đã có những kế hoạch rất cụ thể để nâng cao kế hoạch khám chữa bệnh, diện bao phủ của bảo hiểm y tế, đầu tư cho những trung tâm khám chữa bệnh chuyên sâu. Ông Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: “Hiện nay có một thông tin đáng mừng là không chỉ người Việt Nam ra khám và chữa bệnh ở nước ngoài mà ngược lại, ngày càng nhiều người nước ngoài vào Việt Nam để chữa bệnh. Chúng tôi cũng hy vọng trong tương lai, việc khám bệnh bằng hình thức du lịch hay thu hút những người ở các nước lân cận vào Việt Nam chữa bệnh sẽ khả thi”. Cùng với đó, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay, môi trường hoạt động y tế của Việt Nam rất cởi mở, chào đón tất cả các chuyên gia, kể cả những người có kinh nghiệm, kiến thức, trình độ và bác sĩ hay những nhà nghiên cứu nước ngoài đến Việt Nam… miễn  là đúng luật pháp, quy định của Việt Nam về khám, chữa bệnh. Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN là Diễn đàn y tế cấp cao của khu vực Đông Nam Á được tổ chức 2 năm một lần theo nguyên tắc luân phiên. Năm 2014, lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN được tổ chức tại Việt Nam từ 15-19.9.2014. Hội nghị lần này có sự tham dự gia của 200 đại biểu quốc tế, trong đó, đáng chú ý là sự hiện diện của Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc; Giám đốc WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) khu vực WPRO (Tây Thái Bình Dương) và SEAPRO (Đông và Nam Á) với vai trò quan sát tại các phiên họp chính.Với chủ đề "Sức khỏe tốt hơn cho Cộng đồng ASEAN sau năm 2015", Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 12 sẽ tập trung vào thảo luận, giải quyết các vấn đề y tế nổi bật của khu vực, nghe báo cáo thực hiện hoạt động của các Nhóm công tác chuyên ngành trong khuôn khổ Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hoá ASEAN, tăng cường hợp tác với các đối tác ngoại khối như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản với mục tiêu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong khu vực. Ngoài ra, Hội nghị sẽ có 4 cuộc họp bên lề với các đối tác phát triển nhằm tranh thủ sự hợp tác của các đối tác cho các hoạt động chung của khu vực và của Việt Nam. 

Petrotimes

TP HCM).Cách ly ba hành khách về từ vùng dịch Ebola

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM vừa tiếp nhận cách ly, theo dõi 3 hành khách từ Liberia về Việt Nam để giám sát dịch Ebola. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM, cả 3 hành khách này đều là nam giới, người Việt Nam, là lao động xuất khẩu ở Liberia về nước. Tối ngày 10/9, khi nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất thì 3 hành khách có triệu chứng sốt, cộng với yếu tố dịch tễ là về từ nước đang có dịch Ebola nên đã được Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế TP HCM thực hiện cách ly và chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM theo dõi. Đến nay, cả ba hành khách này đều đã hết sốt. Vì vậy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM đã báo cáo tình hình cho Bộ Y tế, đề nghị sẽ giám sát tại bệnh viện trong 24 giờ nếu sức khoẻ các hành khách vẫn bình thường thì cho xuất viện về theo dõi tại cộng đồng. Theo thông tin từ Bộ Y tế, tình hình dịch Ebola trên thế giới vẫn diến biến phức tạp, tính đến ngày 28/8 thế giới ghi nhận 3.069 trường hợp nhiễm virus ebola, trong đó có 1.552 trường hợp tử vong. Cụ thể, Guinea (647 ca mắc, 430 tử vong); Liberia (1.378 ca mắc, 694 tử vong); Nigeria (17 ca mắc, 6 tử vong) và Sierra Leone (1.026 ca mắc, 422 tử vong). Đặc biệt, ngày 27/8, Bộ Y tế Guinea thông báo mất tích 1 trường hợp đang trong thời kỳ theo dõi do có tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm vi rút Ebola. Cơ quan giám sát dịch tễ nước này đã thông báo với nhà chức trách Senegal rằng trường hợp này đã đi đến Dakar, Senegal.

Công lý

Vụ tuồn thiết bị y tế hết “đát” vào Việt Nam: Khởi tố các lãnh đạo công ty

Bằng thủ đoạn khai báo nhập thiết bị y tế mới 100%, các đối tượng đã nhập toàn bộ máy móc thiết bị y tế hết “đát” vào Việt Nam, sau đó đưa vào các bệnh viện tuyến huyện, các cơ sở y tế để sử dụng trong việc khám, xét nghiệm cho bệnh nhân. Ngày 10/9, Cơ quan điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố 3 bị can, gồm: Trần Thị Ánh Hồng, (26 tuổi, trú tại khu đô thị Nam Trung Yên, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội), Giám đốc Công ty TNHH kỹ thuật thiết bị Y tế Bảo Trân và Nguyễn Xuân Tưởng, (SN 1973 trú tại tổ 9, phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội), Phó giám đốc Công ty Bảo Trân về tội “buôn lậu”. Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng tiến hành khởi tố bị can cho tại ngoại đối với bị can Lê Văn Điệp, (SN 1971, trú tại phường 10 quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh), Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên kỹ thuật thương mại xuất nhập khẩu Khải Anh về tội “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. Cơ quan chức năng xác định, Lê Văn Điệp đã chuyển hơn 493 triệu đồng cho lãnh đạo công ty Bảo Trân để đặt cọc mua 2 máy siêu âm đã qua sử dụng nhưng chưa nhận được hàng. Hành vi của bị can Điệp là tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Trước đó, ngày 18/12/2013, nguồn tin cho biết, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc - Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Nội Bài đã khám phá một đường dây chuyên nhập khẩu các thiết bị y tế đã hết hạn sử dụng từ nước ngoài về Việt Nam. Theo kết quả giám định ban đầu, toàn bộ số thiết bị y tế này được Công ty Bảo Trân nhập khẩu gồm máy soi dạ dày, máy scan phim X Quang và các phụ kiện đi kèm có xuất xứ từ Nhật Bản, Trung Quốc, Mexico đã bị thải loại do không còn giá trị sử dụng. Cơ quan chức năng khẳng định việc nhập các thiết bị y tế đã hết “đát” vào Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng Nghị định 12 của Chính phủ về nhập khẩu các thiết bị nằm trong danh mục cấm và Thông tư 24/2011- TT/BYT của Bộ y tế quy định về các điều kiện nhập khẩu thiết bị y tế.

Pháp luật Tp HCM

Cảnh báo phản ứng có hại của ba loại thuốc

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, TP và các bệnh viện yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến tính an toàn và các phản ứng có hại của thuốc có chứa Domperidone, Diacerein và Metoclopramide. Theo Cục Quản lý dược, có bằng chứng cho thấy việc sử dụng Domperidone làm tăng nguy cơ loạn nhịp thất nghiêm trọng và đột tử do tim mạch. Nguy cơ này cao hơn ở bệnh nhân trên 60 tuổi, bệnh nhân dùng liều hằng ngày lớn hơn 30 mg. Thuốc chứa Diacerein có nguy cơ gây tiêu chảy nghiêm trọng, độc tính trên gan. Thuốc chứa Metoclopramide có thể gây ra nguy cơ thần kinh cao (biểu hiện bằng run, cử động bất thường của đầu và cổ…, đặc biệt trên trẻ em).

 Cứu sống bé trai sáu tuổi bị té lan can vỡ lá lách

Ngày 11-9, BV Nhi Trung ương (Hà Nội), cho biết vừa cứu sống bệnh nhi NTT (sáu tuổi ở Hà Nội) bị té từ lan can cao khoảng 1,5 m xuống đất dẫn đến vỡ lá lách. Bệnh nhi nhập viện ngày 10-9 trong tình trạng vô cùng nguy kịch, bị giãn đồng tử, chân tay lạnh, mạch và huyết áp không đo được, lúc tỉnh lúc mê, đau bụng dữ dội, nôn nhiều, bụng chướng. TS Phạm Duy Hiền, phó trưởng khoa Ngoại, BV Nhi Trung ương, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết: Các trường hợp vỡ tạng đặc nói chung và vỡ lá lách nói riêng được tiếp nhận tại Viện những năm gần đây đều được điều trị bảo tồn (không cần phẫu thuật). Tuy nhiên trường hợp của cháu T. khá đặc biệt. Sau khi siêu âm và chụp CT scan, các BS xác định cháu bị vỡ cuống lách, gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng. Bệnh nhi được hồi sức, truyền máu (700ml), truyền dịch (1000ml), tuy nhiên huyết động vẫn không ổn định. Bệnh nhi đã được mổ cấp cứu ngay để bảo toàn tính mạng. Trong quá trình phẫu thuật, các BS chỉ cắt nửa cực trên của lách và vẫn giữ lại nửa cực dưới. “Đây là một kỹ thuật rất khó, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có tay nghề cao, nhất là trong trong điều kiện lách vỡ và máu tụ xung quanh” – BS Hiền nói. Theo BS Hiền, hiện tại, cháu bé đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn được tiếp tục theo dõi. BS Hiền khuyến cáo, các bậc phụ huynh cũng như các thầy cô giáo cần chú ý để mắt đến trẻ, dù là lứa tuổi mầm non, mẫu giáo hay các em học sinh lớn hơn. Cần làm rào chắn, xây lan can với độ cao thích hợp để đảm bảo an toàn cho các cháu. Trong trường hợp trẻ bị té ngã, xuất hiện chấn thương vùng bụng, nôn nhiều, hôn mê hay trẻ tỉnh nhưng sau đó xuất hiện hôn mê, đều cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để siêu âm, kiểm tra, tránh các hậu quả đáng tiếc. 

Ngày 15/09/2014
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích