Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 1 0 9 8 7
Số người đang truy cập
5 0 4
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Bệnh nhân bị ong bò vẽ đốt có thể bị sốc phản vệ
Điểm tin y tế từ các Báo ngày 5/9 và 6/9 năm 2014

 

Hà Nội mới

Khởi động chương trình “ Chung tay vì tầm vóc Việt”

Tối 4-9, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD-ĐT, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức lễ khởi động chương trình "Chung tay vì tầm vóc Việt" và chính thức công bố "Chương trình sữa học đường cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học". Chương trình có sự đồng hành của Tập đoàn TH và Viện dinh dưỡng quốc gia. Tham dự buổi lễ có Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành. Tại lễ khởi động, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định sự cấp thiết của việc xây dựng đề án chương trình sữa học đường dành cho lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học góp phần nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam. Chương trình "Chung tay vì tầm vóc Việt" nhằm hướng tới một thế hệ trẻ Việt Nam khỏe mạnh về thể chất, trong sáng về tinh thần và phát huy trí tuệ. Đây là hoạt động nhằm cụ thể hóa "Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tại lễ khởi động, Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã trao tặng 1 triệu ly sữa tươi sạch TH School Milk cho đại diện Bộ GD-ĐT để chuyển cho trẻ em thuộc các huyện nghèo và biển đảo.

Quản lý hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo: Muộn còn hơn không

Đã gần hai tuần sau sự việc ba trẻ tử vong trong Chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị hở hàm ếch tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) nhưng nguyên nhân dẫn đến những cái chết thương tâm vẫn chưa được xác định, trách nhiệm thuộc về ai cũng chưa được phân định cụ thể. Chỉ có một điều đã rõ là cơ quan chức năng cần có giải pháp siết chặt công tác quản lý, kiểm soát các hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo.

Những điều chưa rõ và những chuyện đã rõ

Hội đồng chuyên môn đã đưa ra kết luận ban đầu sau khi đánh giá, thảo luận, kiểm tra các quy trình liên quan đến sự việc trên. Tuy nhiên, kết luận ban đầu này chưa làm dư luận hài lòng. Xảy chuyện chết người, tất yếu có ai đó, cơ quan nào đó phải chịu trách nhiệm. Nhưng đó là ai? Trực tiếp đến BV Quân y 87, nơi xảy ra sự việc đau lòng nói trên, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, tai biến y khoa liên quan đến quá trình gây mê, quy trình chuyên môn của Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười (OSCA) còn có thiếu sót. OSCA chưa có quy trình khám tiền phẫu và xét nghiệm tiền phẫu đầy đủ; không có chuyên khoa nhi tham gia vào quá trình khám sàng sọc và chỉ định phẫu thuật; không theo dõi huyết áp trong quá trình gây mê, phẫu thuật; không kịp thời ngừng ngay các hoạt động phẫu thuật khi ca tai biến đầu tiên xảy ra. Mặt khác, công tác tổ chức, phối hợp giữa OSCA với các cơ sở điều trị có chuyên khoa của địa phương chưa được thực hiện chặt chẽ. "Để đưa ra được nguyên nhân chính xác, rõ ràng thì cần phải giám định pháp y và kiểm định thuốc đã sử dụng trong quá trình gây mê, xem xét việc pha hóa chất, thuốc mê có đúng liều lượng hay không… Tuy nhiên, các gia đình có con tử vong đã không khởi kiện, không đồng ý mổ tử thi" nhưng, không cần chờ mổ xẻ, phân tích, khám nghiệm tử thi hay kết luận của Hội đồng chuyên môn về nguyên nhân dẫn đến tử vong thì dư luận cũng có thể đặt vấn đề về trách nhiệm quản lý ngành, quản lý địa bàn cũng như hàng loạt sự khuất tất trong vụ việc này. Trung tâm OSCA được thành lập từ năm 2007, đến nay đã tiến hành tổ chức phẫu thuật nhân đạo cho hơn 2.000 trường hợp ở nhiều tỉnh, thành trong điều kiện chưa được ngành y tế cấp chứng chỉ hành nghề, chỉ có giấy phép nghiên cứu khoa học công nghệ trên lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, phục hồi chức năng, y học trị liệu, phẫu thuật thẩm mỹ và tạo hình do Sở KH&CN Hà Nội cấp. Việc tổ chức "phẫu thuật chui" ấy nói lên điều gì? Theo một chuyên gia trong ngành y tế, không loại trừ khả năng OSCA "núp bóng" tổ chức nghiên cứu khoa học, kêu gọi từ thiện nhưng thực chất lại trực tiếp tổ chức khám, chữa bệnh để thu lợi. Nói vậy là bởi trong thời gian qua, với một số hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo, báo chí từng phản ánh tình trạng "lạm dụng tiền từ thiện". Đã có cơ sở lợi dụng lòng tốt của các nhà hảo tâm, đứng ra kêu gọi tài trợ cho chương trình khám chữa bệnh miễn phí nhưng lại tìm cách thu tiền thuốc của bệnh nhân.

Thiếu quy định hay thiếu trách nhiệm thực thi công vụ?

Hai ngày trước, 3-9, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BYT quy định về điều kiện, thẩm quyền, hồ sơ và thủ tục cho phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện khám chữa bệnh nhân đạo tại Việt Nam, trừ hoạt động do Bộ Quốc phòng và một số hoạt động do Chữ thập đỏ tổ chức. Theo đó, các cơ sở khám chữa bệnh nhân đạo để được cấp giấy phép hoạt động phải đáp ứng đủ điều kiện về quy mô, cơ sở vật chất, tổ chức nhân sự, trang thiết bị y tế tương ứng với hình thức tổ chức quy định, có văn bản chứng minh có nguồn tài chính ổn định bảo đảm cho hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo… Đó được coi là phản ứng kịp thời của ngành y tế, nhưng là động thái diễn ra sau khi tai biến y khoa nặng nề đã xảy ra. Về cơ bản, nhiều người cho rằng, nếu thông tư nói trên được ban hành trước ngày OSCA tổ chức phẫu thuật nhân đạo ở Nha Trang nhưng các bộ phận liên quan không thực hiện quy định thì hậu quả xấu vẫn có thể xảy ra. Bởi vậy, mấu chốt vấn đề nằm ở trách nhiệm thực thi công vụ. Như với "vụ OSCA", "lỗ hổng OSCA", theo ông Lương Ngọc Khuê khẳng định, Bộ Y tế đã có quy định rõ ràng, dù cơ sở thực hiện phẫu thuật ở đâu thì cũng phải nhận được sự cho phép của cơ quan quản lý y tế địa bàn. "Ở sự việc này, chắc vì ông nọ tin tưởng ông kia nên xảy ra sự dễ dãi trong việc thẩm định, cấp phép chăng?". Khám chữa bệnh vì mục đích nhân đạo là việc làm đáng trân trọng, cần được khuyến khích, nhất là trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn có sự hạn chế. Thời gian qua, các tổ chức từ thiện phi chính phủ đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giúp đỡ những trường hợp khó khăn, bệnh tật từng bước ổn định sức khỏe, nâng cao chất lượng sống. Những mái ấm tình thương, những chương trình mổ mắt, mổ tim, mổ sứt môi, hở hàm ếch từ thiện... đã mang đến hạnh phúc cho nhiều em nhỏ. Tuy nhiên, quy trình khám chữa bệnh nhân đạo phải được thực hiện đúng quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn cho người bệnh, tránh tạo kẽ hở cho những cá nhân, tổ chức không đủ năng lực, điều kiện lợi dụng để trục lợi. "Lỗ hổng OSCA" cho thấy chúng ta cần xây dựng khung pháp lý phù hợp, đề ra giải pháp quản lý, giám sát chặt chẽ công tác khám chữa bệnh nhân đạo. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần có phương án hướng dẫn tổ chức từ thiện tuân thủ pháp luật, làm đúng hướng dẫn chuyên môn, phối hợp tốt với các ngành liên quan trong quá trình thực hiện.

Vụ tai nạn giao thông Cai: 1 bệnh nhân nặng xin về, 4 trường hợp chuyển đến BV Việt-Đức

Cuối giờ chiều 4-9, theo tin từ Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Lào Cai, một trong số 2 bệnh nhân rất nặng, tiên lượng xấu (như Báo Hà Nội mới đã đưa tin) là Nguyễn Ngọc Tân (18 tuổi ở Phủ Lý) mặc dù được các bác sĩ BV Việt – Đức, BV Bạch Mai tích cực cứu chữa nhưng do bị tổn thương mất não, chỉ còn tim đập, hoàn toàn thở máy khó qua khỏi nên gia đình đã xin đưa bệnh nhân về quê… Như vậy, hiện tại BV Đa khoa tỉnh Lào Cai chỉ còn 8 bệnh nhân trong vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tại khu vực Sa Pa (Lào Cai) nằm điều trị.

Thực hiện các biện pháp phòng tránh cúm A(H5N6) lây sang người

Ngày 4/9, Cục YTDP đã có công điện gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Trị và Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi đề nghị chỉ đạo triển khai các biện pháp để phòng chống dịch cúm A (H5N6) lây sang người. Cụ thể, Cục Y tế dự phòng yêu cầu Sở Y tế 2 tỉnh trên phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa phương nơi có ổ dịch cúm A(H5N6) tiến hành các biện pháp tiêu trùng khử độc, xử lý triệt để ổ dịch; tăng cường giám sát và lấy mẫu giám sátvirus cúm trên gia cầm tại khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt tại các điểm thu gom, buôn bán gia cầm và chăn nuôi tập trung để phát hiện và xử lý kịp thời ổ dịch phòng tránh lây nhiễm từ gia cầm sang người; tăng cường các hoạt động kiểm soát và xử lý gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập lậu. Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh trên người, đặc biệt nơi có ổ dịch cúm gia cầm; lưu ý đối với các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng hoặc viêm phổi nặng do virus có tiền sử tiếp xúc với gia cầm ốm, chết cần được lấy mẫu bệnh phẩm gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur để xét nghiệm phát hiện cúm A(H5N6) và các loại cúm độc lực cao khác; triển khai kịp thời các biện pháp cách ly, điều trị khi có bệnh nhân mới được phát hiện và các biện pháp phòng chống dịch. Cục Y tế dự phòng cũng yêu cầu tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm A(H5N6) từ gia cầm sang người, vận động người dân hạn chế tiếp xúc với gia cầm ốm, chết và chất thải từ gia cầm; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thông thường; chỉ ăn thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm đã được nấu chín kỹ, không sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Cục yêu cầu trên bởi dịch cúm A(H5N6) trên gia cầm vừa xuất hiện địa bàn một số xã thuộc tỉnh Quảng Trị và tỉnh Quảng Ngãi . Liên quan đến bệnh cúm A(H7N9), Cơ quan Đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR), Cục Y tế dự phòng cho biết, ngày 2/9, Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình và Y tế Trung Quốc thông báo ghi nhận thêm 2 trường hợp nhiễm virus cúm A(H7N9). Đó là 1 phụ nữa 66 tuổi sống tại thành phố Urumqi, Khu tự trị Tân Cương, khởi phát triệu trứng vào ngày 14/7/2014. Bệnh nhân nhập viện vào ngày 17/7/2014 và tử vong vào 3/8/2014. Bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống. Người thứ 2 là nam giới, 53 tuổi, sống tại thành phố Urumqi, Khu tự trị Tân Cương, khởi phát triệu trứng vào ngày 5/8/2014. Bệnh nhân nhập viện vào ngày 9/8/2014. Hiện nay tình trạng bệnh nhân nhẹ. Bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống.

Tiền phong

Những người lính blouse trắng ở Trường Sa

Bộ đội chắc tay súng, ngư dân yên tâm bám biển, bảo vệ vững chắc biển đảo Tổ quốc thời gian qua có phần đóng góp không nhỏ của những người lính mặc blouse trắng, âm thầm làm nhiệm vụ phía sau họ: Bệnh xá đảo Trường Sa…

Lao động

Vụ “ Chống tiêu cực xong, bị mất chức” ở Tây Ninh: Bổ nhiệm giám đốc mới cho Trung tâm Y tế Hòa Thành

Ngày 3.9, Sở Y tế tỉnh Tây Ninh đã chính thức công bố quyết định số 1823/QĐ-SYT, do GĐ Sở Y tế tỉnh Tây Ninh Trần Văn Bé ban hành ngày 29.8.2014, về việc điều động bổ nhiệm giám đốc mới cho Trung tâm y tế (TTYT) Hòa Thành, sau chuỗi thời gian dài đơn vị này xảy ra hàng loạt sai phạm hết sức nghiêm trọng. Theo đó, ông Trần Thế Vui – bác sĩ chuyên khoa cấp 1, trưởng phòng y tế huyện Tân Châu, thuộc UBND huyện Tân Châu, đã được bổ nhiệm làm giám đốc TTYT Hòa Thành, thuộc Sở Y tế tỉnh Tây Ninh,trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 5.9.2014. Như báo Lao Động đã có loạt bài điều tra từ tháng 10.2013 trở lại đây, dược sĩ (DS) Võ Ngọc Trường Sơn – trưởng khoa dược TTYT Hòa Thành – đã đứng đơn tố cáo bà Phạm Thị Hạnh – giám đốc TTYT Hòa Thành và một số cá nhân khác đã lợi dụng quyền hạn để xảy ra nhiều sai phạm trong mua thuốc vượt thầu, ngoài thầu, quá hạn sử dụng… Sau đó, anh Sơn đã bị bà Hạnh giáng chức xuống làm nhân viên… Sau khi báo Lao Động phản ánh, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh phải lập đoàn kiểm tra làm rõ. Kết quả thanh tra toàn diện các sai phạm tại TTYT Hòa Thành đã được công bố gần đây. Dược sĩ Võ Ngọc Trường Sơn đã được phục chức; đồng thời TTYT Hòa Thành phải thu hồi quyết định điều động sai trái đối với 2 nhân viên chống tiêu cực khác là Huỳnh Mỵ Tiên và Đỗ Thị Thanh Vân. Kế đó, UBND tỉnh Tây Ninh đã chỉ đạo Sở Y tế Tây Ninh có biện pháp kỷ luật đối với 15 cán bộ lãnh đạo và nhân viên liên quan đếnsai phạm tại TTYT Hòa Thành. Riêng bà Phạm Thị Hạnh - giám đốc TTYT Hòa Thành , đã bị kỷ luật “giáng chức” xuống làm phó giám đốc.

BV Nhi đồng 2 TPHCM: Thực hiện ca ghép gan thứ 8 cho bệnh nhi

Khoảng 18 giờ chiều nay (4.9) các bác sỹ BV Nhi đồng 2 TPHCM đã tiến hành đóng ổ bụng, kết thúc ca phẫu thuật ghép gan lần thứ 8 cho bệnh nhi tại TPHCM. Ca phẫu thuật kéo dài gần 8 giờ đồng hồ, được thực hiện bởi các bác sỹ của BV Nhi đồng 2 phối hợp với các bác sỹ BV Saint Luc (Vương quốc Bỉ). Bệnh nhi được ghép gan là bé gái 12 tháng tuổi Phan Nguyễn Minh Hân, ở quận 8, TPHCM. Phần gan ghép cho cháu Hân được lấy từ người mẹ. Ca phẫu thuật được bắt đầu vào lúc 9 giờ 30 phút sáng nay. Khoảng 11 giờ 30 phút, một phần gan của người mẹ đã được bóc tách. 15 giờ, sức khỏe của mẹ diễn biến tốt và đã tỉnh táo. Theo các bác sỹ, khoảng sau 2 hoặc 3 tuần nữa, sức khỏe người mẹ có thể hồi phục hoàn toàn Theo Bác sỹ Nguyễn Cẩm Tú, khoa Tiêu hóa BV Nhi Đồng 2 TPHCM, bệnh nhi bị vàng da và teo đường mật. Tuy đã được phẫu thuật Kasai vào lúc 3,5 tháng tuổi nhưng sức khỏe của cháu vẫn không tốt và dẫn đến suy gan giai đoạn cuối. Trước khi được phẫu thuật ghép gan, bệnh nhi có những triệu chứng như vàng da, bụng to, gan lách to, biếng ăn, suy dinh dưỡng, có biến chứng nhiễm trùng đường mật, viêm phổi. Với tình trạng đó, nếu không được phẫu thuật ghép gan kịp thời, bệnh nhi có thể tử vong. Các bác sỹ cho biết, sau khi phẫu thuật, bệnh nhi sẽ được theo dõi chặt chẽ trong vòng 3 tháng và thực hiện các xét nghiệm để đánh giá mức độ thải ghép gan.

Cúm A/H7N9 tái xuất

Ngày 4.9, Ủy ban kế hoạch hóa gia đình và y tế trung Quốc vừa thông báo ghi nhận 2 trường hợp mới nhất nhiễm virus cúm A/H7N9. Người đầu tiên là một phụ nữ sống tại TP Urumqi, Khu tự trị Tân Cương, bắt đầu biểu hiện bệnh từ ngày 14.7. Ngày 17.7, bà nhập viện và nửa tháng sau đã tử vong.Ca thứ 2 là một người đàn ông cũng sống ở TP Urumqi, nhập viện ngày 9.8 sau 4 ngày có biểu hiện bệnh. Tuy nhiên, do tình trạng bệnh nhẹ nên bệnh nhân đang phục hồi. Cả hai người đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống. Như vậy, đến ngày 4.9, đã có 453 trường hợp nhiễm virus cúm A/H7N9 được ghi nhận. Phần lớn các ca bệnh ở Trung Quốc, ngoài ra có 4 ca ở Đài Loan, 10 người ở Hồng Kong và 1 ca ở Malaysia. Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nào. Từ khi cúm A/H7N9 xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 2013 và đầu năm 2014, dịch có xu hướng chững lại từ tháng 4 đến nay. Hai ca bệnh này có thể là dấu hiệu dịch bệnh này đang quay trở lại.

Tuổi trẻ

Tạm dừng mở ngành dược, điều dưỡng và y sĩ

Ngày 4.9, Sở GD-ĐT TP.HCM có công văn gửi hiệu trưởng các trường ĐH-CĐ, TCCN có đào tạo bậc TCCN trực thuộc Sở nhằm chấn chỉnh việc mở ngành đào tạo ở bậc học này. Theo đó, từ năm học 2014- 2015, tạm thời dừng việc đăng ký mở ngành mới đối với các ngành Điều dưỡng, Dược sĩ trung cấp, Y sĩ. Lý do tạm dừng mở các ngành, theo ông Phạm Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT thì: "Nhằm đảm bảo đào tạo đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hạn chế những lãng phí cho các cơ sở đào tạo khi đầu tư trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho mở ngành mới, Sở GD-ĐT chỉ cho phép các đơn vị mở ngành mới theo đúng các quy định về điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ TCCN. Ngành đào tạo đăng ký mở phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy hoạch và chiến lược phát triển của nhà trường, quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương và của ngành; có minh chứng về khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu người học và cơ hội việc làm cho người tốt nghiệp". Riêng ngành Sư phạm mầm non, ngoài những tiêu chí chung, các trường xin mở ngành phải thực hiện theo đúng công văn số 1196/GD ĐT-GDCN của Sở về đảm bảo chất lượng đào tạo ngành Sư phạm mầm non tại các trường chuyên nghiệp trên địa bàn TP.HCM.

Bác tin hàng chục học sinh có nguy cơ nhiễm HIV

Sáng 5-9, lãnh đạo UBND huyện Thọ Xuân và Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa đã bác bỏ thông tin hàng chục học sinh (HS) ở huyện này có nguy cơ nhiễm HIV. Trao đổi với Tuổi Trẻ sáng 5-9 liên quan đến thông tin hàng chục HS tại Trường THCS Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) bị vật nhọn đâm vào người trong lúc chơi đùa, ông Lê Văn Biền - chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân - khẳng định không có chuyện các em HS này bị kim tiêm đâm vào người. Không có chuyện các em HS có nguy cơ bị nhiễm HIV. Theo người dân địa phương, ngày 30-8 khi đi học về các em HS Trường THCS Xuân Thiên kể lại cho bố mẹ nghe việc bị bạn đâm vật nhọn vào người. Có nhiều phụ huynh nghi ngờ rằng vật nhọn đâm vào người các em học sinh là kim tiêm, từ đó gây hoang mang, lo lắng cho người thân HS. Ông Nguyễn Đình Quế - trưởng Phòng GD- ĐT huyện Thọ Xuân - cho biết ngày 30-8 HS Trường THCS Xuân Thiên có tham gia lao động tại trường. Trong lúc lao động một số em chơi đùa dùng que chổi (loại chổi làm bằng xương lá dừa) để chọc vào người các bạn. Không có chuyện các em HS bị đâm kim tiêm vào người như thông tin, dư luận đồn thổi. Vì nhà trường có một em HS bị nhiễm HIV nên làm các phụ huynh HS hoang mang, lo lắng. Ông Lê Văn Biền cho biết thêm để trấn an phụ huynh HS và chấm dứt thông tin không đúng sự thật, ngay sau khi nghe báo cáo tình hình tại Trường THCS Xuân Thiên, Phòng GD- ĐT huyện đã chỉ đạo thuê ôtô đưa phụ huynh và các em HS cùng đến Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa để làm xét nghiệm, kiểm tra. Kết quả là tất cả các em HS đều bình thường. Hiện nay phụ huynh HS đã yên tâm, các em HS đi học bình thường. Một số thông tin không đúng sự thật vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng đã vô tình tạo ra sự kỳ thị đối với một HS có HIV tại trường trên. Ông Lê Trường Sơn - phó giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa - cho biết: “Ngay sau khi nhận được thông tin, trung tâm đã cử cán bộ về huyện Thọ Xuân để tìm hiểu sự việc. Trung tâm tiếp nhận, tư vấn cho các phụ huynh, HS khi đến trung tâm. Bước đầu chúng tôi khẳng định việc các cháu HS bị bạn bè đâm, chọc vật nhọn vào người ở Trường THCS Xuân Thiên không có nguy cơ lây nhiễm HIV. Chúng tôi đã tư vấn cho phụ huynh, HS về các nguy cơ lây nhiễm virút HIV để người dân, HS chủ động phòng tránh". Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, hiện nay tại xã Xuân Thiên có tình trạng phụ huynh và HS luôn e dè, kỳ thị đối với em HS bị nhiễm HIV. Do tâm lý lo lắng con cái bị lây nhiễm HIV nên những ngày qua có 35 HS được phụ huynh đưa đến các cơ sở y tế để khám. Có phụ huynh tự ý mua thuốc phòng ngừa việc lây nhiễm HIV về cho con em uống. “Do không có nguy cơ lây nhiễm HIV nên không thể có phác đồ điều trị cho các cháu. Việc phụ huynh tự ý mua thuốc cho các cháu uống chúng tôi cũng chỉ nghe, nhưng chưa biết được chính xác bác sĩ nào, ở đâu đã kê thuốc cho các cháu uống. Chúng tôi đang tìm hiểu để kịp thời báo cáo Sở Y tế Thanh Hóa…”

An ninh thủ đô

Ngành ngân hàng “tiếp sức” Bệnh viện Nhi Trung ương

Sáng qua 4-9, Bệnh viện Nhi Trung ương đã khánh thành công trình xây dựng mở rộng Khoa Hồi sức cấp cứu và hồi sức ngoại bằng sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Dự án được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí 10 tỷ đồng, số tiền này được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phát động sau vụ dịch sởi diễn ra vào đầu năm và được sự hưởng ứng ủng hộ của Ngân hàng BIDV. Sau khi xây dựng, bệnh viện có thêm 80 giường bệnh phục vụ những bệnh nhân nặng, bệnh nhân hậu phẫu. Đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, vào những thời điểm giao mùa hay dịch sởi vừa qua, bệnh nhân tại khoa Hồi sức tích cực phải nằm ghép đôi, ghép ba. Đặc biệt, số lượng bệnh nhân nhi chờ phẫu thuật tim phải kéo dài 2-3 năm, nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở phẫu thuật và hồi sức không được mở rộng, máy móc, trang thiết bị thiếu thốn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định, ngành ngân hàng luôn quan tâm và thực hiện công tác an sinh xã hội. Trong năm 2015, sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Bệnh viện Nhi Trung ương 15 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe.

Ra mắt câu lạc bộ báo chí truyền thông y tế

Chiều 4-9, Bộ Y tế ra mắt câu lạc bộ báo chí truyền thông y tế với sự tham gia của nhiều phóng viên, nhà báo của các cơ quan báo chí trong lĩnh vực y tế. Chủ nhiệm Câu lạc bộ là bác sĩ Đặng Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, sự ra đời của câu lạc bộ sẽ tạo ra môi trường thân thiện, năng động hơn nữa để những người làm công tác trong ngành y tế và những người làm truyền thông, báo chí về y tế có điều kiện sinh hoạt, trao đổi thông tin, nghiệp vụ, phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền trong lĩnh vực y tế. Qua đó, giúp hoạt động của ngành y tế đến được với công chúng một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác hơn.

Thực hiện thành công ca ghép tim chưa từng gặp trên thế giới

Khoa Phẫu thuật Tim mạch lồng ngực – Bệnh viện Việt Đức vừa phẫu thuật ghép tim thành công cho một ca bệnh hy hữu. Bệnh nhân là chị Phan Thị Tuyến, 27 tuổi (ở TP Yên Bái), bị tim bẩm sinh với quả tim nằm bên phải. Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch lồng ngực – Bệnh viện Việt Đức, người trực tiếp ghép tim cho bệnh nhân Tuyến, ở nước ta đến nay, đã thực hiện ghép tim thành công cho 11 bệnh nhân nhưng đây là lần đầu tiên tiến hành ghép tim cho bệnh nhân có quả tim nằm bên phải lồng ngực. Đây là một ca bệnh kỳ lạ, thậm chí chưa từng được ghi nhận trên y văn thế giới. Hơn nữa, quả tim này lại bị dị tật rất nặng, bất thường như: thất phải đường ra thể đảo gốc động mạch, thông sàn nhĩ thất toàn bộ, tĩnh mạch phổi lạc chỗ hoàn toàn, hẹp rất khít động mạch phổi. Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng rất yếu, suy kiệt, đã trải quanhiều lần điều trị ở khắp các bệnh viện, mấy lần suýt chết, nên việc phẫu thuật càng tiềm ẩn rủi ro. Sau khi có người hiến tim, PGS.TS Nguyễn Hữu Ước cùng các cộng sự đã nghiên cứu rất kỹ bệnh án, lên nhiều phương án khác nhau để chọn ra phương án tối ưu để phẫu thuật được ca bệnh khó này. Vào tháng 6 vừa qua, ca ghép được triển khai. Kíp phẫu thuật ghép tim của Bệnh viện Việt Đức do PGS.TS Nguyễn Hữu Ước dẫn đầu đã thành công trong việc đảo ngược cuống mạch tim của bệnh nhân từ bên phải về bên trái cho đúng với cấu tạo của tim được ghép, sau đó tạo chân đế để hạ quả tim mới vào. Sau ghép vài ngày, quả tim mới đã hoạt động và bơm được máu trong cơ thể người được ghép. Tuy nhiên thận, phổi vẫn không hoạt động. Bệnh viện đã huy động các phương tiện hiện đại nhất để hỗ trợ, điều trị cho bệnh nhân Tuyến. Sau 1 tháng ghép tim, thận đã hoạt động trở lại và sau 3 tháng, bệnh nhân bỏ được máy thở. Hiện tại, bệnh nhân Phan Thị Tuyến vẫn đang tiếp tục điều trị tại khoa Phẫu thuật Tim mạch lồng ngực – Bệnh viện Việt Đức với tình trạng sức khỏe đã tương đối ổn định. Thành công của ca ghép tim này xứng đáng được đánh giá là một kỳ tích của nền y học Việt Nam.

Nông thôn ngày nay

Cấp cứu kịp thời cho một ngư dân bị đau ốm giữa biển

Đến chiều 4.9, sức khỏe của ngư dân Nguyễn Văn Hợp (25 tuổi, thuyền viên tàu BĐ 96926 TS ở huyện Hoài Nhơn, Bình Định) bị ốm nặng giữa biển đã tạm ổn. Trước đó, tối 3.9, tàu BĐ 96926 TS đang đánh bắt hải sản ở vùng biển gần quần đảo Trường Sa, thì anh Hợp bị sốt, co giật, nôn mửa… Ngư dân trên tàu đã liên lạc với hệ thống Đài thông tin duyên hải Việt Nam đề nghị hỗ trợ… Các bác sĩ của Trung tâm Y tế 115 đã hướng dẫn tàu BĐ 96926 TS cho anh Hợp uống thuốc. Sau đó anh Hợp được chuyển sang tàu BĐ 96587 TS để đưa vào đảo Trường Sa Đông.

Sức khỏe & đời sống

Phẫu thuật nội soi thành công bé sơ sinh bị teo môn vị

Bệnh viện Nhi Trung ương vừa phẫu thuật nội soi điều trị thành công bé sơ sinh bị teo môn vị. Đây cũng là trường hợp bệnh nhi sơ sinh thứ 2 mắc bệnh này được cứu sống tại bệnh viện bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Theo hồ sơ bệnh án, đây là một bé trai sinh đủ tháng, cân nặng 2,8 kg. Đến ngày thứ 2 sau sinh, trẻ xuất hiện nôn nhiều sữa sau ăn và được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, các bác sỹ ngoại khoa nhanh chóng xác định trẻ bị teo môn vị và chỉ định mổ cấp cứu bằng phương pháp phẫu thuật nội soi tạo hình lại môn vị. 6 ngày sau phẫu thuật, bé được xuất viện với tình trạng sức khỏe ổn định, không còn biểu hiện nôn trớ sau khi ăn. Đến nay, theo dõi 3 tháng sau mổ, bé phát triển bình thường. Năm 2012, Bệnh viện Nhi Trung ương lần đầu tiên ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị teo môn vị cho bệnh nhi sơ sinh chỉ 8 ngày tuổi, đẻ thiếu tháng, cân nặng thấp (chỉ 2.000gram) kèm bệnh ly thượng bì bọng nước bẩm sinh. Đây cũng là ca bệnh được báo cáo tại Hội nghị phẫu thuật nội soi nhi thế giới (IPEG) năm 2013 và công bố trên tạp chí chuyên ngành quốc tế.

Y tế nỗ lực cứu chữa các nạn nhân

Liên quan đến vụ tai nạn giao thông (TNGT) ngày 1/9 tại Lào Cai làm 12 người chết và hàng chục người bị thương, trong những ngày qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ Y tế có công văn hỏa tốc chỉ đạo ngành y tế Lào Cai và các bệnh viện Trung ương nỗ lực tập trung nhân lực, thuốc men, hậu cần tốt nhất để điều trị, cứu sống các nạn nhân trong vụ tai nạn. Theo báo cáo của tỉnh Lào Cai, trong tổng số 53 người đi trên chuyến xe, có 12 người đã tử vong, 41 người bị thương được sơ cứu, trong đó có 38 người nhập viện điều trị. Theo thông tin mới nhất từ Sở Y tế Lào Cai, hiện nay đã có 20 bệnh nhân ổn định và ra viện; 3 bệnh nhân chuyển viện (theo nguyện vọng của bệnh nhân và gia đình); 10 bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu kịp thời. Hiện tại có 15 bệnh nhân đang được tiếp tục điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai, trong số đó có 6 bệnh nhân nặng và 2 bệnh nhân rất nặng, tiên lượng xấu. Tình trạng của 2 bệnh nhân rất nặng là Nguyễn Hải Ly, 24 tuổi, ở Thanh Xuân - Hà Nội với chẩn đoán: chấn thương sọ não kín, vỡ lách, gãy xương đùi trái, chấn thương cột sống, xương chậu, có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ. Bệnh viện đa khoa tỉnh đã hội chẩn liên viện với Bệnh viện Việt Đức và xử trí mở hộp sọ để giảm áp; bệnh nhân Nguyễn Ngọc Tân, 18 tuổi, ở Phủ Lý - Hà Nam, chẩn đoán: vết thương thấu sọ, đã phẫu thuật giải phóng dị vật, có xuất hiện dấu hiệu của bệnh đái nhạt. Bệnh viện Bạch Mai đã cử 3 chuyên gia hồi sức tích cực và thuốc để điều trị tích cực cho bệnh nhân. Liên tục trong các ngày 3 - 4/9/2014, Ban Giám đốc Sở Y tế Lào Cai đã họp giao ban chuyên môn với Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai và các cán bộ của Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai để nắm tình hình các bệnh nhân trong vụ tai nạn và thống nhất phương án điều trị. Đồng thời giao trách nhiệm cho Ban Giám đốc bệnh viện cùng các cán bộ chuyên môn trực tiếp điều trị và các chuyên gia của Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ và của Bộ Y tế tập trung mọi nhân lực, phương tiện và thuốc điều trị cho các bệnh nhân, hạn chế tối đa tử vong. Theo đó, tiếp tục triển khai các phương án chuyên môn như: hàng ngày thăm buồng bệnh và hội chẩn các bệnh nhân, thống nhất kế hoạch điều trị. Trường hợp có diễn biến phức tạp phải hội chẩn ngay với các giáo sư đầu ngành của BV Việt Đức và BV Bạch Mai. Trường hợp cần thuốc men, hỗ trợ trực tiếp của các chuyên gia phải báo cáo Sở Y tế kịp thời. Với các trường hợp bệnh nhân tử vong, BVĐK tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh bàn giao tử thi cho gia đình đưa về mai táng tại địa phương chu đáo, đúng quy định. Chiều 3/9, đoàn công tác của BV Bạch Mai đã lên đường tới Lào Cai để tiếp tục hỗ trợ ngành y tế Lào Cai khám, điều trị cho các bệnh nhân còn lại. Tham gia đoàn công tác có các giáo sư, bác sĩ về hồi sức cấp cứu, phẫu thuật và mang theo các thiết bị, thuốc men phục vụ cấp cứu và điều trị cho các nạn nhân. Trước đó, ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, đoàn công tác của Bộ Y tế đến Lào Cai chỉ đạo cứu chữa nạn nhân. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu các y, bác sĩ khám sàng lọc, xác định đầy đủ các chấn thương, cố gắng hồi sức tại chỗ, ưu tiên phẫu thuật cho những trường hợp nặng... Bộ Y tế miễn toàn bộ viện phí cho những bệnh nhân trong vụ tai nạn thảm khốc này.

Pháp luật

Hơn 14 giờ ghép gan cứu bệnh nhi

Khoảng 10 giờ đêm 4-9, tức sau hơn 14 giờ gây mê-phẫu thuật, BV Nhi đồng 2 (TP.HCM) đã thực hiện thành công ca ghép gan thứ tám cho bệnh nhi PNMH (một tuổi). Người cho gan là mẹ bé (29 tuổi, ngụ đường Phạm Thế Hiển, phường 6, quận 8). Như vậy, tính đến nay BV Nhi đồng 2 đã ghép được tám ca ghép gan trên trẻ em. 7 giờ 45 phút sáng cùng ngày, hai mẹ con bệnh nhi được đưa vào phòng mổ tiến hành gây mê, sát trùng. 9 giờ 30, các bác sĩ tiến hành cắt phần gan cho từ người mẹ. Đến 2 giờ chiều, phần gan cho từ người mẹ được tách rời, đồng thời bé H. cũng được tiến hành gây mê và chuẩn bị nhận gan… Qua hơn 14 giờ chuẩn bị, gây mê, phẫu thuật cắt-ghép gan, hiện bệnh nhi đã được chuyển ra phòng hồi sức. Theo lãnh đạo BV Nhi đồng 2, bệnh nhi H. bị teo đường mật bẩm sinh, đã được mổ Kasai lúc 3,5 tháng tuổi. Gần đây, bệnh nhi chuyển xơ gan giai đoạn cuối, biến chứng nhiễm trùng đường mật, viêm phổi, suy dinh dưỡng; bụng gan, lách to… Bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật để giữ sự sống.

BV đa khoa tỉnh Thừa Thiên – Huế tiếp nhận công nghệ chữa bệnh mới

Ngày 4-9, ông Nguyễn Đình Khoa, Phó Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết bệnh viện này vừa tiếp nhận ba gói kỹ thuật cao mới từ Bệnh viện Trung ương Huế. Tên gọi của ba công nghệ này là “Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo”, “Phẫu thuật cắt túi mật nội soi” và “Phẫu thuật mổ mở lấy sỏi san hô thận”. Theo ông Khoa, việc tiếp nhận ba gói kỹ thuật cao là giải pháp hiệu quả nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thừa Thiên - Huế, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị y tế đã được đầu tư, đáp ứng và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người bệnh ngay trên địa bàn, cũng như giảm quá tải cho tuyến trung ương.

Phụ nữ

Ghép gan mẹ cho con

BV Nhi Đồng 2 vừa tiến hành ca phẫu thuật ghép gan thứ tám (ảnh) bắt đầu từ 9g30 sáng 4/9, thực hiện trong khoảng 12 tiếng. Ca ghép gan được các bác sĩ BV Nhi Đồng 2 phối hợp các bác sĩ BV Saint Luc (Vương quốc Bỉ) thực hiện. Bệnh nhi được ghép gan là cháu P.N.M.H. (một tuổi, ở Q.8, TP.HCM). Theo bác sĩ Nguyễn Cẩm Tú, khoa Tiêu hóa BV Nhi Đồng 2, cháu H. mắc bệnh teo đường mật và đã được điều trị lúc 3,5 tháng tuổi tại BV Nhi Đồng 2. Cháu H. được chỉ định ghép gan vì trước đó đã được chẩn đoán xơ gan giai đoạn cuối. Nếu không được ghép gan bệnh nhi sẽ bị tử vong sớm. Người cho gan là mẹ ruột của cháu, chị N.H.H. (29 tuổi). Sau ca phẫu thuật, bệnh nhi đã được chuyển ra phòng hồi sức để tiếp tục theo dõi.

Thời báo ngân hàng

Ngành Ngân hàng tài trợ Bệnh viện Nhi Trung ương 10 tỷ đồng

Ngày 4/9/2014, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã tham dự buổi Lễ Khánh thành Khu Hồi sức cấp cứu và Hồi sức ngoại của Bệnh viện Nhi Trung ương (TW). Đây là công trình do NHNN vận động Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tài trợ. Tham dự buổi Lễ còn có Bà Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế; ông Lê Thanh Hải - Giám đốc Bệnh viện Nhi TW và đông đảo cán bộ, bác sỹ công tác tại bệnh viện. Bệnh viện Nhi TW là đơn vị đầu ngành Nhi toàn quốc và là tuyến điều trị cao nhất về Nhi khoa trong cả nước. Hàng năm, bệnh viện thực hiện khám và điều trị cho hàng chục nghìn lượt bệnh nhân, trong đó có nhiều trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo cần chăm sóc toàn diện và cần can thiệp kỹ thuật cao. Bệnh viện hiện cũng đang trong tình trạng chịu nhiều áp lực, khó khăn về việc quá tải khi hàng ngày phải tiếp nhận số lượng lớn các bệnh nhi. Khu Hồi sức cấp cứu và Hồi sức ngoại của BV Nhi TW được hoàn thiện sẽ phục vụ thêm khoảng 100 giường bệnh tiêu chuẩn hỗ trợ cho việc chăm sóc các cháu. Kinh phí để xây dựng Khu Hồi sức cấp cứu và Hồi sức ngoại là 10 tỷ đồng. Phát biểu tại buổi Lễ, Giám đốc BV Nhi TW cho biết: “Sự chung tay ủng hộ của ngành Ngân hàng đối với Bệnh viện Nhi có ý nghĩa vô cùng thiết thực đối với việc nâng cao cơ sở vật chất, tạo điều kiện để bệnh viện chăm sóc các cháu tốt hơn. Đồng thời, đây cũng là nguồn động viên đối với cán bộ, bác sỹ tiếp tục cố gắng làm công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện”. Chung tay chia sẻ với những khó khăn của Bệnh viện, Thống đốc khẳng định: “Ngành Ngân hàng mong đây là món quà có ý nghĩa, trước hết là giúp các bệnh nhi có điều kiện khám chữa tốt hơn, chia sẻ nỗi lo gánh nặng với các gia đình các cháu. Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng cũng mong muốn góp phần tạo điều kiện cho Bệnh viện Nhi nâng cao cơ sở vật chất khám chữa bệnh, phục vụ việc chăm sóc sức khỏe cho các cháu thiếu nhi, giảm bớt gánh nặng cho tập thể bác sỹ của bệnh viện”. Nhân dịp này, Thống đốc NHNN cũng đã trực tiếp hỏi thăm sức khỏe và tặng các phần quà tết Trung thu cho các bệnh nhi đang điều trị tại trung tâm.

Tạp chí tài chính

Khánh thành khu hồi sức cấp cứu và hồi sức ngoại Bệnh viện Nhi TƯ do BIDV tài trợ

Ngày 4/9/2014, tại Hà Nội Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức lễ khánh thành công trình khu hồi sức cấp cứu và hồi sức ngoại. Đây là công trình nằm trong Chương trình An sinh xã hội của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2014 do BIDV tài trợ với tổng kinh phí là 10 tỷ đồng. Tới dự lễ khánh thành có Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế. BV nhi Trung ương là đơn vị đầu ngành và là tuyến điều trị cao nhất về Nhi khoa trong cả nước. Hàng năm, bệnh viện thực hiện khám và điều trị cho hàng chục nghìn lượt bệnh nhân, trong đó có nhiều trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo. Số lượng bệnh nhân khám chữa bệnh lớn, tình trạng bệnh viện bị quá tải, bệnh nhi phải nằm ghép 2 người/giường thường xuyên diễn ra. Để góp phần xã hội hóa công tác Y tế, đặc biệt đối với các tuyến điều trị quan trọng, ngành ngân hàng đã tham gia tài trợxây dựng khu hồi sức cấp cứu và hồi sức ngoại của bệnh viện. Với năng lực điều trị 80 giường và có thể lên tới 120 giường khi cao điểm, hai khu cấp cứu mới được xây dựng đã và sẽgóp phần quan trọng vào việc giảm tình trạng quá tải 100% tại bệnh viện nhi Trung ương vừa qua, đồng thời mang đến một điều kiện cấp cứu và chăm sóc tốt hơn, hiện đại hơn cho các bệnh nhimắc bệnh hiểm nghèo, cần điều kiện chăm sóc đặc biệt như: tim mạch, các bệnh về não, phổi…được chuyển từ tuyến dưới lên. Phát biểu tại buổi lễ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Chăm lo bảo vệ sức khỏe của nhân dân nói chung, các cháu thiếu nhi nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt. Do điều kiện kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn nên rất cần sự chung tay, chung sức của toàn xã hội cùng với nhà nước góp sức vào sự nghiệp này. Chúng ta hết sức chia sẻ với những nỗ lực, những cố gắng nhọc nhằn, vất vả của đội ngũ y bác sỹ. Xuất phát từ tình cảm đó, hệ thống ngân hàng có phát động, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã hưởng ứng và trợ giúp viện nhi Trung ương nâng cấp khoa hồi sức cấp cứu, chăm sóc cho trẻ em. Đây là sự đóng góp nhỏ bé của ngành ngân hàng nói chung, của BIDV nói riêng đối với viện nhi Trung ương, qua đó thể hiện tình cảm của ngành ngân hàng, của BIDV, đối với tập thể y bác sỹ, đồng thời phần nào góp sức thêm, động viên các y bác sỹ trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho trẻ em. Rất mong thời gian tới, năng lực chăm sóc sức khỏe của viện nhi sẽ ngày một nâng cao, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của trẻ em”. Thứ trưởng Bộ y tế đã đánh giá cao sự chia sẻ kịp thời, hữu ích của ngành ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng đối với công tác xã hội hóa ngành Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là việc tài trợ có trọng tâm, trọng điểm vào các đơn vị y tế nhi khoa. Bà Xuyên cũng đề nghị lãnh đạo, các y bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương phát huy cao nhất hiệu quả của món quà đầy ý nghĩa này trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em – thế hệ tương lai của đất nước. Nhân dịp tết Trung thu 2014, Thống đốc NHNN và Thứ trưởng Bộ Y tế đã thăm, động viên và tặng quà cho các bệnh nhi đang điều trị nội trú tại Khu Hồi sức cấp cứu và Hồi sức ngoại của Bệnh viện. Trong bối cảnh kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, hệ thống ngân hàng vẫn cố gắng đóng góp nguồn kinh phí để tài trợ an sinh xã hội cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, Y tế và xóa nhà tạm. BIDV là đơn vị tích cực triển khai các chương trình an sinh xã hộichung củangành ngân hàng, trong đó ưu tiên triển khai nhiều chương trình trong lĩnh vực y tế như: Tài trợ xây dựng viện sản nhi tại Phú Yên; BV Ung bướu Đà Nẵng; BVĐK tỉnh Ninh Thuận, BVĐK tỉnh Bình Thuận và hơn 30 cơ sở y tế tuyến xã, huyện; Tặng nhiều xe cứu thương, thiết bị khám chữa bệnh cho các đơn vị y tế ở các địa phương.

Gia đình xã hội

Cứu sống nạn nhân vỡ gan, thận, cơ hoành và gãy 5 xương sườn

Bác sĩ Trần Văn Minh Tuấn, Khoa Ngoại tổng quát Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP HCM cho biết: Bệnh viện vừa cứu sống bệnh nhân đa chấn thương do ngã từ độ cao bảy mét xuống đất. Đó là anh Nguyễn Trung Đông (32 tuổi, ngụ huyện Củ Chi), làm nghề thợ hồ. Khi vào viện, anh Đông ngất lịm, sau đó lơ mơ, khó thở dữ dội, da niêm tái nhợt, tay chân lạnh đổ mồ hôi, mạch huyết áp không đo được. Tại đây, người bệnh được sơ cứu chống sốc và được cho kiểm tra siêu âm, chụp CT Scan 160 lát cắt. Kết quả chẩn đoán bệnh nhân bị dập vỡ gan phải nặng, vỡ thận phải, vỡ cơ hoành phải, dập vỡ phế nang vùng đáy phổi phải, gãy năm xương sườn, nứt thân đốt sống L1, đang chảy máu đầy ổ bụng. Anh Đông được đặt dẫn lưu kín màng phổi phải để giải quyết trước tình trạng khó thở. Khi mở bụng thấy máu đầy ổ bụng, máu đang tuôn xối xả từ vùng gan vỡ, y bác sĩ khống chế máu chảy bằng cách kẹp tạm thời cuống gan; khi phát hiện gan phải gần như vỡ vụn hoàn toàn, bác sĩ cắt bỏ và khâu cầm máu; với thận phải vỡ nát vụn nhiều mảnh, không thể giữ bảo tồn được, cũng phải cắt thận phải cầm máu đồng thời khâu cơ hoành vỡ. Tổng lượng máu mất khoảng 4500 ml. Tổng lượng máu phải truyền là 12 đơn vị máu. Hiện bệnh nhân đã tỉnh, tiếp xúc tốt. Được biết, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á vừa mới được cắt băng khánh thành vào ngày 2/9 vừa qua. Bệnh viện có tổng diện tích sàn xây dựng 44.500m2, với 26 khoa phòng chức năng. Khoa khám bệnh có 30 phòng khám, năng lực đáp ứng 1.500 lượt bệnh nhân/ngày. Khoa gây mê hồi sức có 9 phòng mổ được đầu tư, trang bị theo tiêu chuẩn quốc tế, theo quy trình 1 chiều. Khoa thận và lọc máu ngoài thận có thể bố trí 22 máy chạy thận nhân tạo, tiếp nhận đến 150 bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Trang thiết bị chẩn đoán được đầu tư chuyên sâu có máy CT Scanner 160 lát cắt, máy cộng hưởng từ 1,5 Tesla, 6 máy siêu âm Doppler màu, 4D thế hệ mới nhất… Tổng vốn đầu tư bệnh viện trên 800 tỷ đồng. Đây là bệnh viện cơ sở hạ tầng cao cấp có thể làm cho bệnh nhân có thu nhập cao hài lòng, nhưng đồng thời có chế độ dành cho người dân có thu nhập trung bình đến thấp có thể an tâm đến khám chữa bệnh. Như giá khám bệnh hiện nay là 20.000 đồng, giá phòng thấp nhất 50.000 đồng/ngày, tương đương giá khám bệnh ở các bệnh viện công lập.

Đời sống pháp luật

Bà lang Thái và thuốc “cải tử hoàn sinh” cứu người từ "cõi chết"

Là người dân tộc Thái, bà sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo của tỉnh Thanh Hóa. Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn bà chưa một lần được đến trường, không biết đọc, viết, quanh năm theo cha lên núi tìm hái lá thuốc. Những năm tháng cực khổ lặn lội, nhờ bản tính chịu khó, bà được người cha truyền cho bài thuốc quý của gia tộc, cứu sống thành công hàng trăm trường hợp uống thuốc diệt cỏ tự vẫn nằm chờ chết.

Bài thuốc bí truyền của gia tộc họ Lò

Thời gian gần đây, trên địa bàn Tây Nguyên rộ lên vị danh y người dân tộc Thái tên Lò Thị Tiếng (thường gọi là bà Thâm cỏ cháy, 52 tuổi, ngụ thôn Đắk Tân, xã Nam Xuân, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông). Bà Tiếng lưu giữ bài thuốc bí truyền có khả năng cải tử hoàn sinh cho những người trót dại uống thuốc diệt cỏ (Paraquat) để tự vẫn. Thậm chí, có nạn nhân bị nhiễm trùng máu nặng, bệnh viện trả về chỉ chờ lo hậu sự bà Tiếng đã cứu sống mà không để lại bất kỳ một di chứng nào. Từ trung tâm TP. Buôn Mê Thuật (tỉnh Đắk Lắk), dưới cái nắng như đổ lửa, chúng tôi vượt quãng đường dài hơn 50km tìm đến diện kiến vị “danh y” này. Lúc này, đã xế chiều nhưng bà Tiếng vẫn đang tất bật với các bệnh nhân của mình. Tiếp chuyện với chúng tôi, ông Vi Văn Hậu (53 tuổi, chồng bà Tiếng) cho biết: “Gia đình tôi là người dân tộc Thái, cuộc sống khó khăn, năm 1997, vợ chồng tôi dắt díu nhau lên vùng đất Tây Nguyên lập nghiệp. Vợ tôi (bà Tiếng- PV) ngay từ khi còn nhỏ đã được cha đẻ truyền cho nhiều bài thuốc từ lá rừng. Trong nhà hễ có người đau, ốm đều tự tay bà ấy hái lá về sắc cho uống vài hôm là khỏi”. Thấy khách có vẻ sốt sắng, ông Hậu liền gọi bà Tiếng lên trực tiếp trò chuyện với chúng tôi. Từ dưới bếp, một người phụ nữ tuổi trung niên, mặc giản dị, trên miệng đang nhai trầu bước tới.Biết chúng tôi là PV đến tìm hiểu bài thuốc cứu người, bà Tiếng vui vẻ nói: “Không có gì là kỳ bí đâu mấy chú ơi, đó cũng chỉ là những loại cỏ cây hoang dại mọc trên rừng. Chẳng qua là mình biết kết hợp chúng lại với nhau đúng cách, nên có chút công hiệu thế thôi. Thú thật, ban đầu tôi cũng không biết bài thuốc bí truyền của cha tôi truyềnthụ lại có thể khắc chế được chất độc trong loại thuốc diệt cỏ (Paraquat)”. Khi chúng tôi hỏi về nguồn gốc các bài thuốc bà đã vận dụng suốt mấy chục năm qua để hành đạo cứu người, bà Tiếng không ngần ngại chia sẻ: “Đây là nghề gia truyền của gia đình, bố tôi là người rất uyên thâm với các loại cây thuốc trên núi. Năm tôi 12 tuổi đã được ông dẫn đi hái lá thuốc và chỉ dạy cho cách pha chế các loại thuốc chữa bệnh khác nhau. Các bệnh như viêm gan, dạ dày, gai cột sống, đại tràng... ông đều chữa khỏi. Kể từ đó, ngày nào tôi cũng theo bố đi chữa bệnh cho những người trong làng. Lâu dần tôi biết được cách nhận diện các loại lá thuốc, biết được công dụng của từng loại để áp dụng chữa đúng bệnh”.

Bí ẩn về bài thuốc cải tử hoàn sinh

Năm 1998, tròn một năm kể từ ngày gia đình bà Tiếng dắt díu nhau vào Tây Nguyên định cư, nhớ lại buổi tối năm 1998, bà Tiếng kể: “Hôm đó, trời mưa như trút nước, đêm khuya trời tối đen, đang ngon giấc tôi giật mình nghe thấy tiếng người đập cửa nhà mình kêu cứu.Hoảng hồn chạy ra mở cửa,tôi nhận ra đó là bà B. nhà hàng xóm, cũng từ Thanh Hóa vào Tây Nguyên lập nghiệp. Bà B. người ướt sũng, khóc lóc nài nỉ tôi cứu con trai bà trót dại uống thuốc cỏ cháy tự vẫn. Mặc dù bao nhiêu năm bốc thuốc chữa bệnh nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ mình lại có thể cứu sống những trường hợp tự tử bằng thuốc cỏ cháy”. “Băn khoăn day dứt trước sự nài nỉ thảm thiết của người đồng hương, tôi đánh liều chạy qua xem sự thể thế nào. Nhìn chàng thanh niên toàn thân tím tái, miệng sùi bọt, co giật đau đớn, quằn quại, tôi nghĩ giờ mình không chữa nó cũng chết. Nghĩ vậy, tôi cứu thử. Vận dụng những kiến thức được người cha truyền thụ, tôi kết hợp năm vị thuốc lại với nhau đem cho nạn nhân uống. Hai ngày sau khi uống thuốc, tình trạng sức khỏe của nạn nhân được cải thiện rõ rệt. Sau một tháng uống thuốc do tự tay tôi bốc, sức khỏe của nạn nhân đã hồi phục, đến nay cuộc sống ổn định, không để lại di chứng”, bà kể tiếp. Nói rồi bà Tiếng không ngần ngại mời chúng tôi xuống thăm những bệnh nhân trót dại uống thuốc diệt cỏ đang được bà chữa trị tại nhà. Bên trong căn nhà gỗ cũ kĩ hiện có khoảng hơn 20 bệnh nhân từ khắp các nơi như Vũng Tàu, Bình Phước, Ninh Thuận... đang nằm điều trị. Bà Tiếng cho biết thêm: Tất cả các bệnh nhân đang nằm tại đây, hầu hết đều uống loại thuốc diệt cỏ có tên là Paraquat nên bị nhiễm độc máu nặng bệnh viện trả về. Tuy nhiên, sau vài ngày uống thuốc, bà khẳng định các bệnh nhân đều đã vượt qua ngưỡng cửa của thần chết. Chúng tôi tìm đến giường bệnh của anh Trịnh Văn S. (SN 1976, ngụ xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước), ca bệnh nhân được xem là nặng nhất để hỏi thăm tình hình sức khỏe. Tại đây, chị Nguyễn Thị Ng., vợ của bệnh nhân S. giọng buồn rầu nói: “Cũng vì cuộc sống khó khăn, làm ăn thất bại, anh S. suy nghĩ quẩn nên đã uống thuốc cỏ tự tử. Khi người nhà phát hiện, đưa vào bệnh viện Đa khoa ở Đồng Xoài chữa trị. Sau khi thăm khám các bác sỹ yêu cầu chuyển gấp lên bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Tuy nhiên, các bác sỹ ở bệnh viện Chợ Rẫy kết luận, bệnh nhân bị nhiễm trùng máu nặng, vô phương cứu chữa, yêu cầu người nhà đưa về chuẩn bị hậu sự. Về được hai hôm, có người mách bảo thử đến nhờ bà Tiếng. Nghĩ còn nước còn tát, gia đình thuê xe đưa anh S. lên đây nhờ bà Tiếng cứu chữa. Đến nay, sau 15 ngày uống thuốc, hiện sức khỏe anh S. đã khá lên rất nhiều, có thể ngồi dậy cử động nhẹ được”. Chia sẻ thêm về bài thuốc bí truyền của mình bà Tiếng tiết lộ: “Đối với những bệnh nhân uống thuốc diệt cỏ, khi đưa đến đây phải có ít nhất hai người nhà túc trực 24/24h, cứ 15 phút lại cho nạn nhân uống thuốc một lần, liên tục nhiều ngày liền mới có kết quả”. Trong suốt bao nhiêu năm qua, với phương thuốc bí truyền của gia tộc, bà Tiếng đã giành lại sự sống cho hàng trăm người từ tay thần chết. Thời gian bệnh nhân điều trị tại nhà của mình, bà Tiếng không lấy bất cứ một loại chi phí nào. Với những trường hợp được bà trị khỏi bệnh, để bày tỏ lòng biết ơn, nhiều người cho bà vài trăm ngàn đồng tiền ăn trầu.

Nhiều người từ khắp nơi tìm đến

Trao đổi với PV, anh Y Noel (dân tộc ê Đê tỉnh Đắk Nông), người được bà Tiếng cứu sống trước đó khẳng định, hiện tại sức khỏe của anh đã hồi phục, có thể lao động bình thường. Nhiều người dân sinh sống xung quanh khu vực cho biết, hàng ngày có rất nhiều người từ khắp các nơi tìm đến nhờ bà Tiếng cứu chữa. Hiện đang lưu trú tại nhà bà hơn 20 người điều trị dài hạn.

Gia nhập hội Lương y của huyện

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Lăng Hồng Lân, Chủ tịch UBND xã Nam Xuân (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) xác nhận: “Có nhiều trường hợp nạn nhân uống thuốc diệt cỏ bị bệnh viện trả về nhưng bà Tiếng vẫn cứu chữa được là có thật. Thời gian tới, UBND xã sẽ hướng dẫn cho bà Tiếng làm các thủ tục cần thiết, gia nhập vào hội Lương y của huyện, tiến hành khám chữa bệnh cứu người”.

NewsZing

Bệnh viện trả phụ xe khách Sao Việt 18 tuổi về quê

Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai đã làm hết sức có thể nhưng bệnh tình nạn nhân Nguyễn Ngọc Tân (18 tuổi) không có chuyển biến. Gia đình đã xin đưa về quê sau hơn 2 ngày điều trị. Trưa 4/9, ông Hoàng Văn Hiếu, Phó giám đốc bệnh viện đa khoa Lào Cai cho hay, đoàn 17 bác sĩ Bạch Mai sau khi từ Hà Nội lên tối 3/9 đã tiến hành kiểm tra, điều trị và đánh giá về các trường hợp gặp nạn đang điều trị. Theo đó, đoàn bác sĩ xét thấy trường hợp của nạn nhân Nguyễn Ngọc Tân (18 tuổi, trú ở Lý Nhân, Hà Nam) rất nguy kịch, khó có thể cứu chữa. Sau khi bàn bạc, gia đình nạn nhân đã xin phép đưa người này về quê. Trước đó, ngày 2/9, bác sĩ Nguyễn Khắc Thành, trưởng khoa Tổ chức hành chính trao đổi với Zing.vn về trường hợp này. Theo đó, nạn nhân Nguyễn Ngọc Tân đã được sơ cứu tại hiện trường với tình trạng bị một cành cây tươi đâm xuyên mắt phải. Ngay sau đó, kíp cấp cứu đã di chuyển nạn nhân gấp về bệnh viện đa khoa tỉnh để tiến hành mổ cùng các trường hợp nặng khác. Ngay trong đêm mùng 1, rạng sáng 2/9, kíp bác sĩ đã tiến hành mổ mắt để điều trị. Bệnh trạng của Tân rất nguy kịch, cành cây này khi đâm vào mắt đã tách làm đôi. Một phần cắm ngược từ mắt lên trán nạn nhân. Phần kia đâm thẳng vào mắt và chọc lên não sát với hộp sọ trên đỉnh đầu. Kíp trực đã làm hết sức cứu chữa. Sau ca mổ, Tân được thở bằng máy và theo dõi nhịp tim sát sao. Cùng ngày 2/9, ông Nguyễn Văn Tính, chú ruột của Tân cho hay Tân mới thi tốt nghiệp cấp 3 nhưng không tham gia thi đại học và đi làm phụ xe khách. Tính đến thời điểm hiện tại, vụ tai nạn xe khách Sao Việt lao xuống vực đã làm 12 người chết, 41 người bị thương, trong đó 29 người bị thương nặng tiếp tục được điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai. Những trường hợp còn lại đã được phân loại đưa về các bệnh viện Nhi, bệnh viện y học cổ truyền Lào Cai. Với số lượng nạn nhân bị thương nặng lớn, tối 3/9, nhóm 17 bác sĩ bệnh viện Bạch Mai đã lên hỗ trợ công tác điều trị cho các nạn nhân theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế.

Đại biểu nhân dân

Ra mắt Câu lạc bộ báo chí truyền thông y tế

Chiều 4/9, Bộ Y tế tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ báo chí truyền thông y tế với sự tham gia của nhiều phóng viên, nhà báo của các cơ quan báo chí trung ương theo dõi lĩnh vực y tế. Câu lạc bộ báo chí truyền thông y tế có chức năng tư vấn, tham mưu giúp Bộ Y tế và Ban giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương triển khai các hoạt động tuyên truyền phòng chống nguy cơ, truyền thông thay đổi hành vi bằng việc sản xuất các ấn phẩm truyền thông như clip, bài báo, thông điệp truyền hình, phóng sự truyền hình. Đồng thời cung cấp thông tin về truyền thông giáo dục sức khỏe cho báo chí, tổ chức thực hiện các hoạt động báo chí và phát triển tổ chức, mạng lưới câu lạc bộ. Đối tượng của Câu lạc bộ là các nhà báo, phóng viên phụ trách lĩnh vực y tế của các cơ quan báo chí; cán bộ, phóng viên thuộc Trung tâm truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương và địa phương; cán bộ y tế đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế có nhu cầu tham gia câu lạc bộ. Thời gian tới, Câu lạc bộ sẽ tổ chức cho phóng viên đi cơ sở viết bài theo chuyên đề; bồi dưỡng, tập huấn công tác chuyên môn cho đội ngũ phóng viên; tổ chức sinh hoạt định kỳ...

Một thế giới

TP.HCM: Nhiều người đến từ quốc gia có dịch Ebola thiếu hợp tác

Nhiều người đến từ vùng dịch Ebola bất hợp tác, bỏ trốn đang gây khó khăn cho việc giám sát về tình hình dịch bệnh này đối với y tế dự phòng địa phương, lãnh đạo các trung tâm y tế dự phòng các quận - huyện đã cho biết như thế tại cuộc họp giao ban với Sở Y tế TP.HCM hôm 3.9. Trong đó, Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM cho biết, hiện địa bàn quận 1 là nơi có số lượng người đến từ vùng dịch Ebola cao nhất TP, với 18 trường hợp nằm trong diện phải giám sát theo dõi trong vòng 21 ngày khi đến Việt Nam, trongđó có 13 trường hợp đến từ Nigeria. Tuy nhiên, theo Trung tâm y tế dự phòng quận 1, hiện y tế địa phương chỉ mới giám sát được 4 trường hợp, còn 14 trường hợp khác không giám sát, theo dõi được. “Phần lớn các trường hợp này sợ theo dõi, giám sát nên đã bỏ trốn khỏi nơi lưu trú trước đó. Nếu dịch bệnh xảy ra thì sẽ rất nguy hiểm”, vị đại diện Trung tâm y tế dự phòng quận 1 tỏ ra lo lắng. Hiện nay, TP.HCM thực hiện việc giám sát, theo dõi những trường hợp đến từ vùng dịch Ebola trong vòng 21 ngày thông qua tờ khai y tế tại cửa khẩu sân bay. Trong tờ khai y tế này sẽ có địa chỉ nơi cư trú, số điện thoại, email và cả những địa chỉ khác sẽ đi đến trong thời gian lưu trú ở Việt Nam. Thế nhưng, nhiều địa phương sau khi nhận được thông tin về tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại… từ Sở Y tế TP và Trung tâm Y tế dự phòng TP đến nơi để giám sát, theo dõi thì không có địa chỉ, cũng như số điện thoại trên. Nhiều trường hợp đến từ vùng dịch Ebola ghi thông tin trong tờ khai y tế là địa chỉ, email, số điện “ma” đang khiến cho các địa phương bất lực trong việc theo dõi, giám sát những trường hợp này. Trước tình hình trên, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP cho biết, sở sẽ có công văn gửi đến Công an TP để phối hợp giải quyết những trường hợp bỏ trốn. Trước mắt ông Hưng đề nghị, các đơn vị y tế tăng cường thông tin truyền thông về tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola, các triệu chứng và thông tin điều trị… ở các khu vực cảng cửa khẩu, cộng đồng dân cư. Bên cạnh việc giám sát, theo dõi ở cộng đồng và kiểm dịch ở các cửa khẩu cảng quốc tế, ngành y tế phải chỉ đạo các cơ sở điều trị đẩy mạnh việc phát hiện sớm ca bệnh. Các cơ sở điều trị phải luôn trong tình trạng sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh, có khu cách ly, phương tiện bảo hộ và vận chuyển bệnh. Hiện nay theo Luật khám chữa bệnh và thông tư khám sức khỏe của Bộ Y tế quy định, những bệnh viện tuyến quận- huyện chưa được khám sức khỏe cho người nước ngoài. Do đó, ông Hưng, cho biết nếu những trường hợp người nước ngoài, nhất là những người đến từ vùng dịch Ebola đến cấp cứu, khám chữa bệnh thì bệnh viện quận – huyện chỉ được cấp cứu rồi chuyển viện ngay. Trong quá trình làm thủ tục chuyển viện cần phải lấy thông tin dịch tễ. Nếu có dấu hiệu mắc vi rút Ebola thì lập tức cách ly ngay.

Cẩn thận với sốt xuất huyết ở người lớn

Theo Bộ Y tế, dịch sốt xuất huyết đã lan ra 42 tỉnh thành với trên 11.520 người mắc và 7 ca tử vong. Ở nhiều tỉnh, số ca mắc bệnh đã tăng cao so với năm trước và nguy cơ sẽ còn tiếp tục, vì diễn biến đang phức tạp, lại đã vào mùa mưa, trong khi ý thức người dân trong phòng, chống bệnh sốt xuất chưa cao, dễ dẫn đến khó kiểm soát bệnh dịch.

Mùa mưa là thời điểm bùng phát dịch sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết thường xuất hiện và gây thành dịch vào các tháng mùa mưa, nhiệt độ trung bình trong tháng cao; ở miền Nam và miền Trung sốt xuất huyết thường xuất hiện quanh năm, còn ở miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11. Bệnh phát triển mạnh nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10. Chu kỳ của dịch SXH khoảng 3-5 năm một lần và năm 2014 nằm trong chu kỳ này. Thường sau một số chu kỳ dịch nhỏ và vừa lại có một chu kỳ dịch lớn xảy ra.

Đối tượng mắc sốt xuất huyết không chỉ là trẻ nhỏ

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch do vi-rút Dengue gây ra. Bệnh truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn Aedes Aegypti. Đối tượng có thể mắc sốt xuất huyết bao gồm cả người lớn lẫn trẻ em tuy nhiên những trường hợp xảy ra tử vong do sốt xuất huyết đa số là rơi vào người lớn. Theo các bác sĩ cho biết, nguyên nhân của các ca tử vong ở người lớn đều là do chủ quan và nhầm lẫn với các triệu chứng của các bệnh lý khác.

Biểu hiện khác biệt giữa người lớn và trẻ nhỏ

Bệnh sốt xuất huyết ở thể nhẹ thường có triệu chứng sốt cao đột ngột 39-40 độ C kéo dài trong 2-7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội vùng trán, đau sau hóc mắt, đau mỏi cơ xương khớp, tiêu chảy, có thể có dấu hiệu phát ban… Tuy nhiên các chuyên gia y tế cho rằng sốt xuất huyết ở người lớn rất khác ở trẻ em. Trẻ em bị sốt xuất huyết có biểu hiện sốc nhiều hơn xuất huyết, tức là ở trẻ em thường có các triệu chứng như: mạch nhanh, nhẹ, huyết áp giảm hoặc không đo được, chi lạnh, bứt rứt… trong khi người lớn thì ngược lại, xuất huyết nhiều hơn sốc và có biểu biện như chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm chỗ tiêm, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, đau bụng, buồn nôn, vật vã, hoang mang…

Biến chứng sốt xuất huyết ở người lớn

Người lớn mắc sốt xuất huyết có nguy cơ tử vong cao hơn trẻ em do chảy máu nhiều, xuất huyết não, suy đa tạng (suy gan, suy thận, trụy tim mạch). Ở nữ giới, khi mắc bệnh lâu ngày sẽ bị xuất huyết âm đạo không trùng với chu kỳ kinh nguyệt và điều đó khiến nhiều người nhầm tưởng mắc bệnh phụ khoa. Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết không được điều trị đúng cách hoặc điều trị muộn có thể gặp phải biến chứng tràn dịch màng phổi, rối loạn nguyên tố đông máu như chảy máu cam dữ dội, rong kinh, xuất huyết đường tiêu hóa... Nhiều ca sốt xuất huyết dẫn tới những biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng và có thể để lại những hậu quả nặng nề sau này hoặc dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Các bác sĩ cho biết người lớn khi đau bụng vùng hạ sườn phải, chóng mặt, đau đầu, tay chân lạnh, vã mồ hôi, tiểu ít trong khi có biểu hiện ói, đi cầu hay tiểu ra máu và vật vã… đều là các dấu hiệu của sốt xuất huyết nên phải nhanh chóng nhập viện điều trị.

Chăm sóc cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết thể nhẹ

Khi người bệnh bị sốt xuất huyết nếu ở trường hợp nhẹ có thể chăm sóc tại nhà: nghỉ ngơi tại nhà, cho uống nhiều nước, uống dung dịch oresol, nước trái cây càng tốt. Cho ăn các món có nước và mềm, dễ tiêu hóa như: cháo, súp, sữa… Hạ sốt với Paracetamol, lau mát khi sốt cao. Theo dõi nếu có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa đến bệnh viện ngay. Tuy nhiên người nhà cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để phân tuyến và hạn chế lên tuyến trên để tránh tình trạng lây nhiễm chéo.

Phòng ngừa sốt xuất huyết

Vì chưa có vắc-xin đặc hiệu, việc duy nhất có thể làm để bảo vệ gia đình là diệt muỗi vằn, trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Nếu đã có nguồn nước sạch, không nên tích trữ nước trong nhà. Nếu có trồng cây trong chậu nước, bạn nên thả vào đó một vài chú cá giúp diệt lăng quăng (bọ gậy). Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số biện pháp kết hợp khác là đốt nhang muỗi, vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi, phát quang bụi rậm và ngủ màn để tránh bị muỗi đốt. Dùng rèm che, mành tẩm hóa chất diệt muỗi che cửa để hạn chế và diệt muỗi tấn công.

Khám phá

Lo ngại virus cúm A/H7N9, Việt Nam nâng mức cảnh báo

Sau khi Trung Quốc có thêm 2 người tử vong do nhiễm virus cúm A/H7N9, Bộ Y tế Việt Nam lo ngại virus cúm A/H7N9 nguy cơ xâm nhập Việt Nam. Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, tính đến 3/9, Trung Quốc ghi nhận 453 trường hợp nhiễm virus cúm A/H7N9 trong đó 175 người tử vong. PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, đến nay Việt Nam vẫn chưa ghi nhận ca mắc. Tuy nhiên, Việt Nam cần nâng mức cảnh báo, phát hiện bệnh nhân nhiễm cúm A/H7N9. Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chủng cúm H7N9 có độc lực khá mạnh, gây tử vong cao, tương đương với virus cúm A/H5N1. Diễn biến trên bệnh nhân nhiễm cúm A/H7N9 tương tự như bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1 với các tổn thương phổi, viêm phổi diễn tiến nhanh chóng, nguy cấp. TS. Kính nhận định, nguy cơ virus cúm "chết người" vào Việt Nam là rất lớn. Nếu không chú ý giám sát tốt vấn đề buôn bán, vận chuyển gia cầm, kiểm dịch y tế đối tại các sân bay, cửa khẩu thì khả năng lây lan có thể xảy ra. Các chuyên gia cảnh báo, virus cúm A/H7N9 nguy hiểm hơn nhiều so với virus cúm A/H1N1 (virus đã từng gây đại dịch ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới). Hiện nay Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế Trung Quốc và các nước vẫn chưa xác định được chính xác nguồn lây của cúm A/H7N9. WHO khuyến cáo, người dân không nên đi đến khu vực giết mổ gia cầm, tránh xa các trại nuôi gia cầm hoặc tránh tiếp xúc với gia cầm sống tại các chợ bán gia cầm, thường xuyên rửa tay với xà phòng, luôn tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm. Những người có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp khi đi du lịch hoặc ngay sau khi trở về từ khu vực đang có dịch bệnh cúm cần nghĩ tới do Cúm A/H7N9 để được khám, chẩn đoán kịp thời.

Tin nóng

Một y tá bị nhiễm Ebola hồi phục sau khi dùng thuốc thử nghiệm

Một y tá người Anh bị nhiễm Ebola trong thời gian làm việc ở Sierra Leone đã hồi phục và xuất viện sau khi dùng thuốc thử nghiệm ZMapp. William Pooley, y tá 29 tuổi làm việc tình nguyện ở Sierra Leone, một trong những quốc gia ở Tây Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch bệnh Ebola. Anh ta đã được máy bay quân sự đưa khỏi Sierra Leone để đến Bệnh viện Royal Free ở thủ đô London (Anh) để điều trị. Theo AFP, sau 10 ngày điều trị với ZMapp, bệnh nhân đã hồi phục. Hai bác sĩ người Mỹ cũng đã dùng ZMapp và hồi phục, nhưng ít nhất 2 người khác nhiễm Ebola dùng loại thuốc thử nghiệm này nhưng tử vong. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 3.9 cho biết trên 1.900 người đã tử vong vì dịch bệnh Ebola đang hoành hành ở các nước Tây Phi.

Gia đình Việt Nam

GĐ BV Việt Đức: 2 bệnh nhân vụ tai nạn ở Lào Cai đang nguy kịch

Hiện nay, trong số các nạn nhân vụ xe khách lao xuống vực ở Sapa, có 2 bệnh nhân rất nặng, tiên lượng rất khó qua khỏi. Đó là ý kiến của PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết – GĐ Bệnh biện Việt Đức (Hà Nội) đơn vị được Bộ Y tế chỉ đạo điều động các chuyên gia, bác sĩ giỏi lên Lào Cai tham gia vào công tác cứu chữa các bệnh nhân trong vụ xe khách lao vào núi tại Sapa. Theo ông Quyết, hai bệnh nhân này bị thương rất nặng, một bệnh nhân bị cây đâm thủng mắt đã được phẫu thuật, một người bị chấn thương não nặng và dập tủy. Tuy bệnh viện đã cố gắng hết sức. Tuy nhiên, tiên lượng hai bệnh nhân này rất khó qua khỏi. Theo đó, bệnh nhân thứ nhất là Nguyễn Hải Ly sinh 24 tuổi (Thanh Xuân - Hà Nội). Chẩn đoán: Chấn thương sọ não kín, vỡ lách, gãy xương đùi trái, chấn thương cột sống, xương chậu, có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ. Bệnh viện đa khoa tỉnh đã hội chẩn liên viện với BV Việt Đức và đã xử trí mở hộp sọ để giảm áp. Hiện tại, tiên lượng rất nặng. Bệnh nhân thứ hai là Nguyễn Ngọc Tân 18 tuổi (Phủ Lý – Hà Nam). Chẩn đoán: Vết thương thấu sọ, đã phẫu thuật giải phóng dị vật, có xuất hiện dấu hiệu của bệnh đái nhạt; Bệnh viện Bạch Mai đã cử 03 chuyên gia hồi sức tích cực và thuốc để điều trị cho bệnh nhân, tiên lượng rất nặng. Về mặt trang thiết bị để đáp ứng cấp cứu tại BVĐK Lào Cai, PGS.TS Quyết đánh giá, BV Lào Cai là một trong số bệnh viện vệ tinh nên được đầu tư rất nhiều các trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra, bác sĩ tại BV này có trình độ chuyên môn cao, được cử lên từ Hà Nội, nên công tác cấp cứu tại bệnh viện hoàn toàn đáp ứng được. Theo thông tin mới nhất từ Bộ Y tế, tính đến 17 giờ ngày 03/9/2014, đã có 20 bệnh nhân ổn định và ra viện; 03 bệnh nhân chuyển viện (theo nguyện vọng của bệnh nhân và gia đình); 10 bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu kịp thời. Hiện nay có 15 bệnh nhân đang được tiếp tục điều trị tại BVĐK Lào Cai. Trước đó, như Gia đình Việt Nam đã đưa tin, chiều tối 1/9, trên địa bàn Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai xảy ra một vụ tai nạn xe khách nghiêm trọng. Xe khách mang biển kiểm soát 29B-085.82 tránh chiếc xe 4 chỗ khiến 12 người tử vong, 41 nạn nhân cấp cứu. Xe khách này thuộc hãng xe Sao Việt, chạy tuyến huyện Sa Pa – Hà Nội.

Kinh tế đô thị

Tiến hành tiêu trùng khử độc, xử lý triệt để ổ dịch cúm A(H5N6)

Đây là nội dung chính của Công điện do Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Trị và Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai tăng cường công tác phòng, chống và sẵn sàng ứng phó dịch bệnh cúm A(H5N6). Theo đó, để tăng cường chủ động thực hiện phòng, chống lây nhiễm cúm A(H5N6) từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng đề nghị, Sở Y tế 2 tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa phương nơi có ổ dịch cúm A(H5N6) tiến hành các biện pháp tiêu trùng khử độc, xử lý triệt để ổ dịch. Tăng cường giám sát và lấy mẫu giám sát virus cúm trên gia cầm tại khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt tại các điểm thu gom, buôn bán gia cầm và chăn nuôi tập trung để phát hiện và xử lý kịp thời ổ dịch phòng tránh lây nhiễm từ gia cầm sang người; tăng cường các hoạt động kiểm soát và xử lý gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập lậu. Giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh trên người, đặc biệt nơi có ổ dịch cúm gia cầm, trong đó lưu ý đối với các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng hoặc viêm phổi nặng do virus có tiền sử tiếp xúc với gia cầm ốm, chết cần được lấy mẫu bệnh phẩm gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur để xét nghiệm phát hiện cúm A(H5N6) và các loại cúm độc lực cao khác. Đồng thời, triển khai kịp thời các biện pháp cách ly, điều trị khi có bệnh nhân mới được phát hiện và các biện pháp phòng chống dịch. Ngoài ra, tuyên truyền, vận động người dân hạn chế tiếp xúc với gia cầm ốm, chết và chất thải từ gia cầm; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thông thường; chỉ ăn thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm đã được nấu chín kỹ, không sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc… để phòng lây nhiễm cúm A(H5N6) từ gia cầm sang người.

Chuyển 4 bệnh nhân trong vụ tai nạn tại Lào Cai lên tuyến trên

Theo thông tin từ Bộ Y tế, 20 giờ tối 4/9, đã có 4 bệnh nhân trong vụ tai nạn xe khách tại Lào Cai được vận chuyển về Hà Nội bằng xe cứu thương của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Lào Cai. Kíp cấp cứu của Bệnh viện Bạch Mai sẽ đi cùng để tiếp tục theo dõi cho 4 bệnh nhân này.

20 bệnh nhân trong vụ tai nạn giao thông tại Lào Cai đã ra viện

Trước đó, ngày 3/9, đoàn công tác của Bệnh viện Bạch Mai, trong đó PGS.TS. Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện làm trưởng đoàn đã có mặt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào cai. Đoàn đã xuống khoa khám lâm sàng cho 16 bệnh nhân đang nằm điều trị tại bệnh viện. Sau 3 tiếng thăm khám cẩn thận cho từng trường hợp, 21h cùng ngày, đoàn đã về hội trường hội chẩn cùng Bệnh viện đa khoa Lào Cai. Với hiện trạng của 8 bệnh nhân nặng, trong đó có 4 bệnh nhân đa chấn thương rất nặng, các chuyên gia quyết định nên để bệnh nhân được điều trị ổn định, khi tình trạng đảm bảo an toàn các chỉ số sinh tồn để có thể vận chuyển về Hà Nội thì sẽ đưa về Hà Nội. PGS.TS. Nguyễn Quốc Anh đánh giá rất cao công tác cấp cứu ban đầu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. TS Quốc Anh cam kết hỗ trợ bằng tất cả nguồn lực để cứu chữa bệnh nhân khi Bệnh viện Lào Cai yêu cầu. Không chỉ hỗ trợ về con người, Bệnh viện Bạch mai còn hỗ trợ về trang thiết bị, máy móc, vật tư tiêu hao.... phục vụ công tác điều trị cho bệnh nhân.

Nhân dân

Những cống hiến thầm lặng vì sức khỏe cộng đồng

Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh vừa được tôn vinh tại Chương trình "Vinh quang Việt Nam" lần thứ 11 năm 2014. Những năm qua, Viện là đơn vị đi đầu trong nghiên cứu khoa học, phòng, chống dịch bệnh một cách thầm lặng; hai lần vinh dự đón nhận phần thưởng cao quý: danh hiệu Anh hùng LLVTND, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới...

Chung sống cùng dịch bệnh

Trò chuyện với PGS,TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, chúng tôi phần nào hiểu thêm nỗi vất vả của đội ngũ bác sĩ, cán bộ nhân viên nơi đây. "Có rất nhiều việc mà Viện đã làm không quản mệt mỏi, hiểm nguy, nhằm bảo đảm sức khỏe nhân dân. Không thể nói hết nỗi gian truân của Viện khi phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết dengue; bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương hàn, nhất là những bệnh HIV/AIDS, SARS, cúm A, viêm não, tay - chân - miệng. Viện là đơn vị phát hiện ra ca nhiễm HIV đầu tiên; là đơn vị giải mã thành công bộ gien hoàn chỉnh vi-rút cúm A/H5N1 gây bệnh trên người"- PGS, TS Phan Trọng Lân tâm sự. Ðể đáp ứng kịp thời các yêu cầu phòng, chống dịch, cán bộ, công nhân viên (CBCNV) của Viện ngày đêm làm việc trong các phòng xét nghiệm và những chuyến công tác tại vùng dịch đằng đẵng, không ít trường hợp khi bước ra khỏi các ổ dịch, CBCNV Viện âm thầm chấp nhận việc người quen xa lánh vì sợ... lây bệnh. Ngược dòng thời gian, nhớ lại, năm 1964, Chi bộ đầu tiên của C4 (đơn vị làm công tác vệ sinh phòng dịch, sản xuất vắc- xin thuộc Ban Dân y miền nam) được thành lập. Từ đó đến năm 1975, Chi bộ đã lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt công tác sản xuất vắc- xin như tả, TAB, đậu mùa... phục vụ bộ đội chủ lực và nhân dân vùng giải phóng; sau đó, tiếp quản Viện Pasteur Sài Gòn. Từ năm 1980, Ðảng bộ Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh được thành lập trực thuộc Ðảng bộ Khối cơ sở Bộ Y tế. Hầu hết cán bộ chủ chốt trong các khoa, phòng và trong công tác nghiên cứu khoa học đều là đảng viên. Nhiều người có học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ. Với dược sĩ Huỳnh Thị Kim Loan, Bí thư Chi bộ 3, Ðảng bộ Viện Pasteur, ấn tượng nhất là công trình hoàn thiện bộ sinh phẩm Mac-Elisa dùng trong chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết dengue. Hàng năm trời, chị và đồng nghiệp "chung sống với muỗi", ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất bộ sinh phẩm Mac-Elisa, cuối cùng công trình đã được duyệt. Thành công đó đã giúp cung ứng kịp thời nguồn sinh phẩm cho Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống sốt xuất huyết ở Việt Nam.

Lương y như từ mẫu

Ðể bảo đảm an toàn sinh học và phát huy việc xét nghiệm tại các địa phương, góp phần giảm tải, chống lây nhiễm đối với tuyến cuối ở TP Hồ Chí Minh, kỹ sư, Phó Viện trưởng Nguyễn Văn Hải tham gia giảng dạy hơn 20 lớp y tế dự phòng ở các tỉnh Sóc Trăng, Ðồng Nai, Tây Ninh, Trà Vinh, Long An, Hậu Giang, Bến Tre. Anh chia sẻ: "Là người công tác trong ngành y, tôi luôn tâm niệm lời Bác Hồ dạy, lương y như từ mẫu. Là đảng viên, mình còn phải tiên phong giúp dân nữa, không thể đợi dân gọi". Những ngày hè nắng nóng xen lẫn mưa dông, để gặp anh Cao Hữu Nghĩa, Trưởng khoa Xét nghiệm sinh học lâm sàng thật khó vì anh rất bận chỉ đạo xử lý nhu cầu xét nghiệm, khám bệnh, tiêm chủng cho hàng nghìn lượt người đang lo lắng trước dịch sởi, tay chân miệng... Tiến sĩ y học tài năng này đã góp phần quan trọng trong xây dựng mô hình phòng khám tiêm chủng đạt chuẩn an toàn tiêm chủng và là mô hình mẫu cho ngành y tế khu vực phía nam. Ðiều hành hoạt động tám phòng xét nghiệm sinh học lâm sàng (LAM) với 100 nhân viên, anh còn dành thời gian giảng dạy tại các trường đại học và hướng dẫn khóa luận, luận án tốt nghiệp cho nhiều học viên trong và ngoài ngành y tế. Anh tâm niệm: "Truyền dạy kiến thức cho thế hệ kế tiếp chính là làm theo lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh".

Sống là để cống hiến

Ðồng chí Lê Ðình Huân, người có nhiều năm tham gia công tác đoàn tại Viện tâm sự: "Không chỉ say mê các hoạt động y tế hay nghiên cứu khoa học, nhiều thầy thuốc trẻ của Viện thường xuyên tham gia hoạt động xã hội, như ủng hộ đồng bào bão lụt, thiên tai, ủng hộ xây nhà tình nghĩa-tình thương. Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ Viện Pasteur thành lập được hơn một năm, nhưng đã tham gia cùng Hội Thầy thuốc trẻ TP Hồ Chí Minh thực hiện nhiều chương trình như hiến máu nhân đạo, trao quà từ thiện cho học sinh nghèo, gia đình chính sách". Ths Phan Tư Nghĩa, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ Viện Pasteur cho biết: "Càng đi, mới càng thấy bà con mình còn nhiều khó khăn, ít được chăm sóc y tế chất lượng. Vì vậy, Câu lạc bộ đã tổ chức 11 đợt khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho gần năm nghìn người; tuyên truyền phòng, chống bệnh truyền nhiễm và phát thuốc tiệt trùng cho gần chín nghìn người; tặng quà hơn hai nghìn hộ nghèo; hiến hàng trăm đơn vị máu...". Theo PGS,TS Phan Trọng Lân, miền nam khí hậu nắng nóng quanh năm, cho nên các bệnh dịch phát triển. Nhiều cán bộ, đảng viên không ngại gian khổ làm tốt công tác phòng, chống dịch. Vừa chăm lo chuyên môn, Ðảng bộ vừa tập trung làm tốt công tác xây dựng Ðảng, phát động phong trào học tập, tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất người cán bộ ngành y theo lời dạy của Bác Hồ. Thông qua đợt kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI về xây dựng Ðảng, kết quả đã có tác động tích cực trong việc rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao của toàn thể CBCNV Viện.

Sẵn sàng ứng phó dịch bệnh cúm A (H5N6)

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có Công điện gửi các Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi chỉ đạo các đơn vị y tế phối hợp cơ quan thú y, chính quyền địa phương nơi có ổ dịch cúm A (H5N6) tiến hành các biện pháp tiêu trùng khử độc, xử lý triệt để ổ dịch; tăng cường giám sát, lấy mẫu giám sát vi-rút cúm trên gia cầm tại khu vực có nguy cơ cao, nhất là tại các điểm thu gom, buôn bán gia cầm và chăn nuôi tập trung tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh trên người; đẩy mạnh tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm A (H5N6) từ gia cầm sang người.

Người lao động

Mẹ lấy gan làm quà sinh nhật con

Cháu bé nhận gan từ mẹ ngay trong ngày sinh nhật 1 tuổi. Đây là ca ghép gan cho bệnh nhi nhỏ tuổi nhất, nhẹ cân nhất, thời gian phẫu thuật kéo dài nhất của Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM Sau một đêm trải qua cuộc đại phẫu ghép gan, sáng 5-9, mẹ con chị Nguyễn Hồng Hải (ngụ TP HCM) đã tỉnh lại. TS-BS Trương Quang Định, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết ca ghép được thực hiện thành công; sức khỏe hai mẹ con ổn định.

Món quà là mạng sống

Không như nhiều đứa trẻ khác, bé Phan Nguyễn Minh Hân (1 tuổi) vừa ra đời đã mắc bệnh teo đường mật và được mổ Kasai lúc 3,5 tháng tuổi. Sau đó, các bác sĩ chỉ định Hân phải được ghép gan vì bé bị xơ gan giai đoạn cuối, nếu không sẽ khó sống được lâu. Theo TS-BS Trương Quang Định, trước khi mổ, bé nặng 7,7 kg, vàng da; bụng, gan, lá lách to. Sau nhiều lần làm các kiểm tra, xét nghiệm, mẹ bé, chị Nguyễn Hồng Hải (29 tuổi), là người có gan phù hợp để ghép. Mất thêm nhiều tháng chuẩn bị, việc phẫu thuật nối ghép gan được tiến hành ngày 4-9 với sự hợp sức của hơn 50 y, bác sĩ của các bệnh viện: Nhi Đồng 2, Đại học Y Dược và Saint Luc (Vương quốc Bỉ). Ngày tiến hành phẫu thuật đặc biệt có ý nghĩa bởi cũng là ngày thôi nôi của bé Hân. Ngày sinh nhật đầu tiên trong đời cũng là ngày bé nhận được món quà ý nghĩa từ mẹ: Một phần lá gan - một phần quan trọng để tiếp tục sự sống. Sáng 4-9, hai mẹ con cùng được đưa vào phòng mổ, các bác sĩ tiến hành 2 việc song song: Vừa lấy gan của mẹ vừa ghép cho con. Phần lá gan hư của bé Hân được cắt bỏ, thay bằng phần gan nặng khoảng 400 g của chị Hải.

Vỡ kịch bản

Dự kiến ca ghép gan diễn ra trong vòng 12 giờ. Tuy nhiên do gặp một trở ngại ngoài ý muốn nên ca phẫu thuật kéo dài đến 15 giờ. Lúc 18 giờ 30 phút, sau nửa ngày cặm cụi với từng đường dao, mũi chỉ, các bác sĩ hoàn thành việc ghép gan và đóng ổ bụng cho bệnh nhi. Tuy nhiên, khi các bác sĩ buông kéo, bé Hân chuyển ra phòng hậu phẫu để siêu âm kiểm tra chức năng lá gan mới thì phát hiện động mạch máu gan của bé bị tắc do chèn ép. Trước tình huống không mong muốn này, bé Hân được đưa trở lại phòng mổ để các bác sĩ mở ổ bụng, khắc phục việc chèn ép mạch máu. Khi mọi việc ổn thỏa thì kim đồng hồ đã chỉ hơn 22 giờ. TS-BS Phan Thị Minh Tâm, Trưởng Khoa Gây mê - Hồi sức Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết trong 8 ca ghép gan được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, đây là ca nhỏ tuổi nhất, nhẹ cân nhất và thời gian phẫu thuật cũng kéo dài nhất. Nói về sự cố ngoài ý muốn khiến việc gây mê kéo dài, bác sĩ Tâm cho biết không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Theo bác sĩ Tâm, trong hàng chục ca ghép tạng trước đó, có ca gây mê còn kéo dài hơn. “Các công đoạn phẫu thuật chúng tôi đã cẩn trọng tuyệt đối, đặc biệt công tác gây mê, phải bảo đảm làm sao bệnh nhi sau phẫu thuật tỉnh lại nhanh nhất” - bác sĩ Tâm nhấn mạnh. Theo bác sĩ Tâm, bé Hân đã tỉnh nhưng phải còn cho thở máy hỗ trợ. Bé sẽ được theo dõi hậu phẫu chặt chẽ trong 3 tháng sau ghép.

Thanh niên

Cứu sống một bệnh nhân nguy kịch do đa chấn thương

Ngày 5.9, bác sĩ Trần Văn Ân, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre) cho biết bệnh viện này vừa cứu sống một bệnh nhân có nguy cơ tử vong do đa chấn thương. Đó là bà Võ Thị Nhiệm (42 tuổi), xã Hòa Lộc, H.Mỏ Cày Bắc (Bến Tre). Bà Nhiệm bị tai nạn giao thông, nhập viện lúc 19 giờ ngày 3.9, trong tình trạng mê man, sốc nặng, huyết áp bằng 0, mạch bằng 0. Chẩn đoán bệnh nhân bị sốc do đa chấn thương trong đó có gãy hở phức tạp xương cẳng tay trái, gãy kín xương đùi trái, chấn thương bụng kín, các bác sĩ đã áp dụng các biện pháp hồi sức chống sốc tích cực cho bệnh nhân trong suốt đêm 3.9. Tiếp đó, sáng 4.9, qua ca mổ kéo dài hơn 4 giờ, gồm mổ cấp cứu bụng kết hợp mổ chấn thương chỉnh hình, các bác sĩ đã xử lý thành công 5 cơ quan bị vỡ trong bụng bệnh nhân gồm dạ dày, gan, đuôi tụy, lách và ruột non; khắc phục tình trạng gãy hở xương cẳng tay trái… giúp bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Hiện bệnh nhân đang dần phục hồi sức khỏe, mạch và huyết áp đã bình thường.

VietnamPlus

Bộ Y tế khởi động Chương trình “Chung tay vì tầm vóc Việt”

Chiều cao của thanh niên Việt Nam hiện nay thấp hơn so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cũng thấp hơn so với chiều cao của thanh niên một số Quốc gia khác trong khu vực. Tối ngày 04/09/2014, tại Hội trường Bộ Quốc Phòng, số 7 Nguyễn Tri Phương – Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài truyền hình Việt nam tổ chức lễ khởi động Chương trình “Chung tay vì tầm vóc Việt” với sự hỗ trợ của Tập đoàn TH True Milk. Theo kết quả của Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010, chiều cao của thanh niên Việt Nam hiện nay thấp hơn so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cũng thấp hơn so với chiều cao của thanh niên một số Quốc gia khác trong khu vực. Tại buổi lễ, phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói, chiều cao, tầm vóc không tỷ lệ thuận với trí tuệ con người, cũng không tỷ lệ thuận với sức mạnh của một quốc gia. Nhưng nếu có chiều cao, có tầm vóc tức là có sức khỏe. Một con người khỏe mạnh mới có thể lập thân, lập nước. Cũng trong lễ khởi động này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định sự cấp thiết của việc xây dựng đề án Chương trình sữa học đường dành cho lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học để góp phần nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam. Đây là một trong những chương trình cụ thể hóa “Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã triển khai chương trình sữa học đường như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và kết quả là chiều cao của trẻ em đã được cải thiện rõ rệt. Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu trên 3.600 trẻ mẫu giáo và tiểu học sử dụng sữa tươi sạch của Tập đoàn TH True Milk bổ sung vi chất với sản phẩm “Sữa tươi sạch tiệt trùng sữa học đường” ở Nghĩa Đàn, Nghệ An do Viện Dinh Dưỡng thực hiện trong 9 tháng, cho thấy suy dinh dưỡng nhẹ cân giảm mạnh khoảng 3%; suy dinh dưỡng thấp còi giảm 1,5%; tình trạng thiếu hụt một số vi chất dinh dưỡng (vitamin A, sắt, kẽm) đều được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, ngay tại Lễ khởi động, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam đã trao tặng 1 triệu ly sữa tươi sạch học đường TH School Milk cho đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo để chuyển tới cho các trẻ em thuộc huyện nghèo 30A và biển đảo.

Quân đội nhân dân

Giảm thủ tục khi vào bệnh viện

Sau một năm triển khai Quyết định số 1313/QĐ-BYT (gọi tắt là Quyết định 1313) của Bộ Y tế hướng dẫn cải tiến quy trình khám bệnh nhằm giảm thủ tục và thời gian chờ đợi của người dân, đã có không ít bệnh viện nhận được sự khen ngợi của người bệnh khi đến bệnh viện.

Rút ngắn quy trình thủ tục

Trước khi ra Quyết định số 1313, Bộ Y tế đã nghiên cứu những nguyên nhân gây nên tình trạng quá tải, ùn ứ bệnh nhân tại các bệnh viện. Theo đó, nguyên nhân cơ bản mà Bộ xác định là tình trạng chờ đợi kéo dài của người bệnh tại các phòng khám, thiếu thông tin hướng dẫn, thiếu bộ phận, người hướng dẫn ban đầu cũng như các bước của quy trình khám bệnh; người bệnh phải tự in sao nhiều giấy tờ trước và trong khi khám bệnh để nộp cho bệnh viện (BHYT, CMND, giấy chuyển viện...). Trong khi đó, nhiều bệnh viện chưa tiến hành phân loại người bệnh theo mức độ ưu tiên về tuổi, tình trạng nặng - nhẹ của bệnh; người bệnh phải tự lấy kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chuyển về cho bác sĩ khám trước khi chẩn đoán bệnh. Quy trình khám bệnh chưa bảo đảm tính liên hoàn, tiện lợi giữa các bộ phận như tiếp đón, khám bệnh, lấy bệnh phẩm xét nghiệm, thăm dò chức năng và chẩn đoán hình ảnh. Đặc biệt, nơi lấy bệnh phẩm xét nghiệm (máu, nước tiểu...) có tần suất sử dụng lớn nhưng lại được đặt ở vị trí xa hoặc khó tìm. Người bệnh phải nộp tiền quá nhiều lần, nhất là đối tượng có BHYT. Ngoài việc phải làm thủ tục nhiêu khê để xác nhận thẻ BHYT, người bệnh dù có thẻ còn phải đóng tiền tạm ứng trước khám và sau mỗi lần được chỉ định xét nghiệm. Bộ Y tế cũng nhận thấy, đã xảy ra tình trạng thiếu sự phối hợp giữa y tế và BHXH trong việc ràng buộc trách nhiệm trước nguy cơ thất thoát viện phí trong trường hợp người bệnh vì chủ quan hoặc khách quan không nộp bù viện phí (người có thẻ BHYT); các biểu mẫu thanh toán giữa bệnh viện với người bệnh, chứng từ giữa bệnh viện với BHXH phải được ký xác nhận bởi quá nhiều đối tượng (trung bình 5 chữ ký/phiếu thanh toán ra viện). Đề cập về hoạt động cải tiến quy trình khám, chữa bệnh tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, GS, TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, cho biết: "Trước đây, người bệnh khi đến khám, chữa bệnh tại Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương phải thực hiện khoảng 9-10 quy trình, người bệnh phải chờ lâu, gây phiền hà trong khi chờ đợi kết quả khám, xét nghiệm. Nay, nhờ thực hiện đồng bộ Quyết định số 1313, quy trình khám bệnh của viện đã rút gọn xuống còn 4-5 bước đối với từng trường hợp bệnh nhân”. Còn tại Bệnh viện K Trung ương, nơi từng được coi là “điểm nóng” về quá tải nhưng đến thời điểm này, khi bệnh viện đưa cơ sở Tân Triều (cơ sở 3) vào hoạt động, đã rút ngắn thời gian khám, làm các xét nghiệm cho người bệnh. PGS, TS Bùi Diệu, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, tại cơ sở điều trị mới, bệnh viện đã giảm được gần 70% số người bệnh nằm ghép giường; quy trình khám bệnh chỉ còn 5 bước thay cho 9-10 bước như trước đây...

Bảo đảm chất lượng khám, chữa bệnh

Trước những ý kiến lo ngại việc rút ngắn quy trình khám, chữa bệnh sẽ khiến bác sĩ dành ít thời gian hơn để khám bệnh và tư vấn cho bệnh nhân, PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) khẳng định: Khi các bệnh viện thực hiện quy trình khám, chữa bệnh liên hoàn, đơn giản hóa thủ tục liên quan đến chi trả viện phí, tránh nộp viện phí nhiều lần... các bác sĩ sẽ có nhiều thời gian dành cho bệnh nhân hơn. TS Trần Quý Tường, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết, Bộ Y tế đã khảo sát sơ bộ 320 bệnh viện (khoảng 25% tổng số bệnh viện trên cả nước) cho thấy, có 62% số bệnh viện tiến hành cải tạo, mở rộng, bố trí thêm buồng khám tại khoa khám bệnh; 470 buồng khám được bổ sung so với thời điểm trước cải tiến; 75% số bệnh viện có tiến hành khảo sát đo lượng thời gian khám bệnh. Đặc biệt, việc cải tiến quy trình khám bệnh đã giảm được thời gian khám bệnh trung bình là 40 phút/người bệnh… TS Trần Quý Tường chia sẻ, những kết quả bước đầu của việc cải tiến quy trình khám, chữa bệnh đã khiến bộ mặt khoa khám bệnh các bệnh viện đã có những thay đổi đáng kể, người bệnh không còn phải chờ đợi lâu. Tại nhiều bệnh viện, người bệnh có thẻ BHYT không phải đóng tiền tạm ứng, không phải nộp tiền quá nhiều lần và cũng không phải tự in sao nhiều giấy tờ như trước. Các bác sĩ cũng có nhiều thời gian thăm khám hơn, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm hạn chế tối đa các thủ tục không cần thiết, giảm bớt phiền hà cho người bệnh, nhất là các thủ tục hành chính liên quan đến BHYT như chuyển viện, tạm ứng, thanh quyết toán BHYT. Đồng thời, sẽ rà soát, sắp xếp lại các quy trình lấy mẫu, vận chuyển và trả kết quả, không ngừng rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh… Thời gian tới, bên cạnh việc tập trung vốn đầu tư để ưu tiên hoàn thành, xây mới cơ sở 2 cho một số bệnh viện quá tải trầm trọng, Bộ Y tế sẽ chú trọng chỉ đạo các cơ sở y tế tăng cường đầu tư thiết bị, nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai các hoạt động khám bệnh; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện cải tiến quy trình khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Đặc biệt, Bộ Y tế đang nghiên cứu rà soát và xây dựng kế hoạch cải tiến và chuẩn hóa quy trình tiếp nhận, xử lý người bệnh cấp cứu, hồi sức; người bệnh phẫu thuật, nhằm giảm tối đa thời gian chờ đợi cho người bệnh.

Infonet

Bị bầy o­ng vò vẽ đốt, bé trai phải nhập viện cấp cứu

Chiều 5-9, bác sĩ Hoàng Ngọc Thành-Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai xác nhận, bệnh viện vừa tiếp nhận một bệnh nhi cấp cứu vì bị o­ng vò vẽ đốt.  Trước đó, vào chiều 3-5-2014, cháu Trần Nhật Huy (5 tuổi, trú tại số nhà 2/7 Trần Quang Diệu, phường Thống Nhất. TP. Pleiku) theo mẹ là chị Phạm Thị Nhung ra chợ phường Thống Nhất bán hàng. Lúc này, Huy và nhóm bạn cùng chơi ở hội trường tổ dân phố. Trong lúc chơi đùa, đám trẻ đã dùng que chọc phá tổ o­ng vò vẽ tại đây. Khi o­ng vỡ tổ, các bé lớn tuổi hơn đã nhanh chân chạy thoát bỏ Huy khóc mếu giữa vòng vây của bầy o­ng. Chị Nhung hay tin đã chạy tới đưa con đi bệnh viện cấp cứu. Theo bác sĩ Thành, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bị sốc phản vệ, khó thở, không đo được huyết áp, tim co bóp kém… “Thông thường, trẻ em bị o­ng vò vẽ đốt cỡ 10 mũi là đã trong tình trạng nguy kịch song điều lạ là bệnh nhi Huy tuy bị đốt trên 20 mũi nhưng mạch vẫn ổn. Những bệnh nhân bị o­ng vò vẽ đốt trong khoảng 1 tuần thường hay bị suy gan, suy thận nên chúng tôi vẫn đang giữ cháu ở lại để tiếp tục theo dõi”- bác sĩ Thành cho biết.

Công an nhân dân

Số người mắc và tử vong do cúm A(H7N9) vẫn tăng

Chiều 4/9, Bộ Y tế đã cho biết những diễn biến mới nhất về tình hình bệnh cúm A(H7N9). Theo đó, ngày 2/9, ngành Y tế Trung Quốc thông báo ghi nhận thêm 2 trường hợp nhiễm virus cúm A(H7N9), đó là một bệnh nhân nữ 66 tuổi sống tại thành phố Urumqi, Khu tự trị Tân Cương, đã nhập viện vào ngày 17/7, và tử vong vào 3/8. Bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống. Bệnh nhân thứ 2 là một nam giới 53 tuổi, cũng ở thành phố Urumqi, Khu tự trị Tân Cương, nhập viện vào ngày 9/8/2014, hiện nay tình trạng bệnh nhân đã giảm. Đây cũng là bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống. Tính đến nay, đã có 453 trường hợp nhiễm virus cúm A (H7N9), gồm cả 4 trường hợp báo cáo từ Đài Loan, 10 trường hợp từ Hồng Kông và 1 trường hợp từ Malaysia, trong đó có 175 trường hợp tử vong. Việt Nam hiện chưa phát hiện trường hợp mắc, nhưng Bộ Y tế khuyến cáo: khả năng bệnh lây nhiễm vào Việt Nam là rất cao, vì thế người dân cần hết sức đề phòng.

 

Ngày 09/09/2014
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích