Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 6 8 0 1
Số người đang truy cập
6 3 7
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
ZMapp là loại thuốc đang được thí nghiệm để phòng tránh dịch bệnh Ebola
Điểm tin y tế từ các Báo ngày 11/8 và 12/8 năm 2014

Thanh niên

Nhiều bệnh nhân nguy kịch vì bị rắn lục đuôi đỏ cắn

Ngày 10.8, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc (ICU), BVĐKT.Ư Cần Thơ, cho biết gần đây số lượng bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn nhập viện tăng bất thường. Chỉ riêng 2 tháng qua, đã có khoảng 10 trường hợp nguy kịch do bị loài rắn trên cắn nhập viện điều trị tại ICU, chưa kể nhiều trường hợp nhẹ điều trị tại khoa tiêu hóa. Rắn lục đuôi đỏ cắn gây rối loạn đông máu, hạ tiểu cầu, sưng, phù nề và xuất huyết nặng nếu không cấp cứu kịp thời có nguy cơ tử vong cao.

Lịch sử hoành hành của Ebola

Đợt dịch Ebola nghiêm trọng nhất từ trước đến nay hiện hoành hành ở Tây Phi, vốn không phải khu vực truyền thống của loại vi rút này. Ebolavirus là một chi vi rút ARN sợi đơn thuộc họ Filoviridae (vi rút hình sợi). Chi vi rút này được phát hiện lần đầu vào tháng 9.1976 tại Zaire (hiện là CHDC Congo), gần sông Ebola nên được đặt tên theo tên dòng sông. Theo tờ Le Figaro, dịch Ebola khi ấy đã làm 280 người tử vong trong số 318 người bị lây nhiễm. Đến nay, các nhà khoa học đã xác định được 5 loài Ebolavirus: Ebolavirus Zaire (EBOV), Ebolavirus Sudan (SUDV), Ebolavirus Bundibugyo (BDBV), Ebolavirus Reston (RESTV) và Ebolavirus Tai Forest (TAFV). Trong số này, EBOV, SUDV và BDBV là những tác nhân chính gây bệnh Ebola ở người. Từ năm 1976 - 2012, các đợt dịch Ebola chủ yếu tập trung ở các quốc gia Trung và Đông Phi như CHDC Congo, Sudan, Gabon, Uganda và Congo. Chính vì vậy, việc Ebola bùng phát ở Tây Phi khiến các chuyên gia đặc biệt lo ngại. Trường hợp mắc bệnh đầu tiên của đợt dịch được ghi nhận tại những khu dân cư sống ven rừng ở đông nam Guinea vào tháng 12.2013, sau đó lan dọc theo khu vực biên giới giữa nước này với Liberia trước khi tiến đến thủ đô Conakry, vốn cách điểm khởi phát dịch 650 km. Chính phủ Guinea chính thức công bố dịch Ebola vào tháng 3 vừa qua, sau đó đến lượt các nước lân cận. Tình hình lên đến mức báo động khi có bệnh nhân đầu tiên tử vong ở Lagos, thành phố 20 triệu dân của Nigeria. Nếu không khống chế tốt mà để dịch bùng phát tại đây thì hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm trọng. Vật chủ biết bay: Làm sao vi rút Ebola có thể hoành hành ở khu vực cách xa vùng hoạt động “truyền thống” của chúng đến thế? Theo bài viết của các chuyên gia Mỹ và Canada trên chuyên san PloS Neglected Tropical Diseases, hoạt động thương mại giữa các nước Trung Phi với Guinea không thường xuyên lắm. Ngoài ra, vùng Guéckédou - nơi khởi phát dịch vốn kề cận rừng và khá biệt lập với những thành phố lớn của Guinea hay những quốc gia lân cận. Như vậy, khả năng lây lan ban đầu do người di chuyển từ vùng này đến vùng khác là không cao. Hiện các chuyên gia đang tập trung sự chú ý vào dơi. Sau gần 4 thập niên được phát hiện, nguồn gốc của vi rút Ebola vẫn là một bí ẩn. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu cho thấy dơi là vật chủ tự nhiên của vi rút này, đồng thời là nghi can số 1 trong việc phát tán dịch đến Tây Phi. Cụ thể, ở 3 loài dơi ăn quả Hypsignathus monstrosus, Epomops franqueti và Myonycteris torquata, các nhà khoa học đã phát hiện kháng thể chống lại vi rút Ebola. Điều này giải thích vì sao chúng bị nhiễm Ebolavirus Zaire mà không phát bệnh. Địa bàn sinh sống của 3 loài nói trên trải rộng khắp khu vực châu Phi hạ Sahara. Ngoài ra, một nghiên cứu khác trên chuyên san Microbiology and Immunology còn đề cập việc kháng thể chống vi rút Ebola được tìm thấy ở loài dơi ăn quả Eidolon-helvum. Loài này sống theo bầy đàn lớn có khi lên đến 5 - 10 triệu con ở những nước như Angola, Bờ Biển Ngà, Uganda, Nigeria… Chúng có thể di cư đến những vùng cách nơi sống ban đầu 2.500 km. Nhiều khả năng vi rút Ebola lây từ dơi sang người là do bệnh nhân ăn phải những loại trái cây có dính nước bọt hoặc nước tiểu của dơi nhiễm siêu vi. Vi rút này vốn chủ yếu lây lan do tiếp xúc với chất lỏng hoặc chất nhầy sinh học của bệnh nhân hoặc vật chủ. Một điểm đáng chú ý khác là nghiên cứu mới đây của Viện Sức khỏe và Nghiên cứu y học quốc gia Pháp cho thấy chỉ cần một đột biến gây ảnh hưởng đến cấu trúc proteine VP24 của vi rút Ebola sẽ giúp chúng thích nghi với vật chủ mới. Như vậy, ngoài dơi, siêu vi này có thể “du lịch” khắp nơi nhờ những loại động vật khác. Việc phát hiện kháng thể chống vi rút Ebola ở một số bệnh nhân người Madagascar hoặc xác định được loài Ebolavirus Reston (phát hiện ở khỉ, heo, chưa phát hiện ở người) tại Philippines cũng cho thấy trên thực tế vi rút Ebola từng xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, chứ không chỉ “quanh quẩn” ở Trung và Đông Phi. Thời điểm giao mùa: Ca bệnh Ebola đầu tiên trong đợt dịch lần này được phát hiện tại Guinea vào tháng 12.2013, tức thời điểm bắt đầu mùa khô. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học trước đây cho thấy vi rút Ebola thường “làm mưa làm gió” vào những lúc giao mùa và đặc biệt là sau những đợt khô hạn kéo dài, theo tạp chí Sciences et Avenir. Nguyên do là thời tiết khắc nghiệt làm lương thực khan hiếm, một trái cây có thể bị “chia sẻ” bởi nhiều động vật, khiến khả năng lây lan loại vi rút này tăng cao. Ngay trước khi dịch bùng phát, Guinea đã trải qua một đợt hạn hán kéo dài, vốn là hậu quả của nạn phá rừng nghiêm trọng từ nhiều thập niên qua. Mặt khác, Guinea, Sierra Leone và Liberia đang gặp khủng hoảng kinh tế. Người dân bị đe dọa bởi đói nghèo phải vào rừng nhiều hơn để săn bắn, nhặt củi... làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh từ động vật. Những thói quen và điều kiện xã hội của người dân ở Tây Phi làm bệnh lây nhanh từ người sang người: ngại đến bệnh viện nên chữa bệnh tại nhà; đi thăm, chăm sóc người bệnh hoặc dự tang lễ ở xa rồi mang mầm bệnh về địa phương; không kiêng cữ tình dục khi mang bệnh; làm vệ sinh cho người vừa qua đời mà không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn; tay thường bị trầy hoặc lở nhẹ do rửa bằng nước javel để phòng bệnh tả; nguồn nước ô nhiễm... Hệ thống vệ sinh y tế không đảm bảo các điều kiện vô trùng, thuốc men trong lúc chưa có thuốc đặc trị cho bệnh Ebola cũng khiến dịch trở nên khó kiểm soát.

15 công dân Việt Nam đang ở quốc gia có dịch Ebola

Theo thông tin mới nhất từ phòng lãnh sự quán (Bộ Ngoại giao), hiện có 15 công dân Việt Nam đang ở vùng tâm dịch. Trao đổi với các cơ quan liên ngành trong cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Ebola chiều ngày 11/8, Phó Trưởng phòng Lãnh sự cho biết, hiện tại ở Nigeria, một trong 4 quốc gia đang chịu nhiều tổn thất do dịch bệnh Ebola gây nên, đang có 15 công dân Việt Nam sinh sống. Trong đó, có 5 công dân ở ngoài vùng dịch và 10 công dân ở trong vùng dịch. Tuy nhiên, theo báo cáo của cơ quan sứ quán Việt Nam tại Nigieria, trong số 10 công dân đang ở trong vùng dịch, chưa có trường hợp nào có biểu hiệu mắc bệnh Ebola. Riêng ở 3 quốc gia còn lại, hiện Bộ Ngoại giao đã có công điện đến các đại sứ quán hướng dẫn cho các công dân Việt Nam sinh sống tại đây phải tích cực chủ động phòng chống dịch. Đồng thời, yêu cầu các Đại sứ quán cập nhật số công dân đang sinh sống ở các quốc gia có dịch này báo cáo về Bộ và nếu có các trường hợp bất thường cũng phải có báo cáo kịp thời. Đánh giá về sự việc trên, Bộ Y tế yêu cầu phải theo dõi sát sao các trường hợp đang sinh sống ở những nước có dịch, từ đó có hướng điều trị, chăm sóc cũng như cách li với cộng đồng tránh tình trạng lây lan. Các cơ quan Bộ ngành khác trong đó có Du lịch, Lao động Thương binh và Xã hội và giao thông vận tải cũng phải chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh. Theo báo cáo của ngành Du lịch, dịch bệnh Ebola ít nhiều có ảnh hưởng đến ngành du lịch trong thời điểm này. Tuy nhiên, theo thống kê của ngành, hiện không có du khách ở Việt Nam sang các nước Tây Phi, số người sang khu vực này chủ yếu là đối tượng xuất khẩu lao động. Ngược lại, số lượng khách du lịch ở Tây Phi đến Việt Nam cũng rất ít, chủ yếu là những trường hợp quá cảng, đi qua Việt Nam để sang Thái Lan hoặc một số nước khác trong khu vực. Đánh giá trong cuộc họp Ban phòng chống dịch bệnh Ebola đều cho rằng, dịch Ebola là một loại dịch bệnh hết sức nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm và tỷ lệ tử vong cao. Vì thế, Chính phủ yêu cầu tất cả bộ ngành liên quan phải quyết tâm ngăn chặn dịch xâm nhập vào Việt Nam. Trong trường hợp có dịch vào Việt Nam, Bộ Y tế phải phối hợp với các bộ ngành liên quan lên phương án đối phó nhằm ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng.

Điều tra vụ mua bán trứng phụ nữ

Ngày 11.8, Công an TX.Thuận An (Bình Dương) cho biết đang tạm giữ hình sự Nguyễn Thị Phương Thảo (32 tuổi, ngụ TP.HCM) để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ; đồng thời mở rộng điều tra hành vi môi giới mua bán trứng phụ nữ.

Môi giới người bán - người mua

Trước đó, khoảng 11 giờ ngày 7.8, tại một quán cà phê ở KP.Đông, P.Vĩnh Phú (TX.Thuận An) xảy ra vụ cãi vã đòi lại số tiền 20 triệu đồng do giao dịch mua trứng phụ nữ bất thành giữa Thảo và chị N.T.D.M (18 tuổi, quê Hậu Giang, tạm trú Bình Dương). Khi Công an TX.Thuận An có mặt giải quyết thì bị Thảo chửi bới, chống đối. Tại trụ sở công an, chị M. khai nhận, trước đó qua mối quan hệ quen biết, Thảo đề nghị M. bán trứng cho một cặp vợ chồng hiếm muộn ở TP.HCM. M. đồng ý và nhận số tiền 20 triệu đồng từ Thảo. Tuy nhiên, khi nghe quy trình muốn lấy trứng thì phải đến bệnh viện tiêm thuốc kích thích cho rụng trứng nên M. đổi ý vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngày 7.8, M. gặp Thảo để trả lại tiền nhưng Thảo vẫn cố gắng thuyết phục để bán trứng. Do không thuyết phục được M., nên đã xảy ra cãi vã. Theo điều tra của công an, Thảo đã từng thực hiện hàng chục vụ môi giới mua bán trứng phụ nữ trong một thời gian dài. Mỗi vụ mua bán thành công, Thảo nhận được số tiền từ 2 - 3 triệu đồng và có thể nhiều hơn nữa tùy từng điều kiện của người mua. Chiều 11.8, đại diện Sở Y tế Bình Dương cho biết hành vi môi giới, mua bán trứng phụ nữ (tế bào trứng, hay còn gọi là noãn) là vi phạm điều 11 luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác năm 2006. "Việc lấy noãn, tinh trùng phải được thực hiện bởi các cơ quan y tế và hoàn toàn tự nguyện hiến, tặng của các bên", đại diện Sở Y tế Bình Dương nói.

Chưa có ngân hàng trứng

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường - Tổng thư ký Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TP.HCM, cho biết: “Nhu cầu chị em phụ nữ cần trứng để điều trị hiếm muộn vô sinh là có thật. Tuy nhiên, lâu nay chúng ta chưa có ngân hàng trứng giống như ngân hàng tinh trùng (đã được thành lập từ rất lâu). Chị em phụ nữ cần trứng để chữa vô sinh thì tự họ liên lạc tìm người cho trứng, và phần lớn nguồn trứng cho là từ chị, em gái trong gia đình, dòng họ, người thân quen. Cũng có những trường hợp không có người thân, hoặc người thân không đủ điều kiện cho trứng, buộc bệnh nhân phải tìm nguồn trứng từ bên ngoài, và trong quá trình tìm kiếm có thể họ sẽ gặp một số trường hợp “cò” bán trứng. Cũng có một số chị em không tìm được nguồn trứng đành chịu”. Tương tự, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Sương, Phó trưởng khoa Hiếm muộn Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, TP.HCM cũng cho biết: “Bệnh nhân điều trị hiếm muộn, vô sinh nếu cần đến trứng thì tự tìm. Có những trường hợp làm một số thủ tục, hồ sơ điều trị vô sinh rồi nhưng sau đó không tìm được người cho trứng. Do vậy, nếu có ngân hàng trứng thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cặp vợ chồng điều trị vô sinh khi họ cần đến trứng”.

Sống chung với kho thuốc độc

Hai kho thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ở các thôn Chánh Nam, xã Xuân Thọ 1, TX.Sông Cầu và thôn Ngọc Phong, xã Bình Kiến, TP.Tuy Hòa (Phú Yên) đã bị bỏ hoang hơn 20 năm nhưng chưa được xử lý nên người dân ở xung quanh sống trong nỗi phập phồng, lo lắng. Nguy hiểm hơn, kho thuốc BVTV ở thôn Chánh Nam lại nằm trong khuôn viên Trường THCS Đoàn Thị Điểm. Trường có khoảng 500 học sinh đang theo học tại đây, trong đó có 3 phòng học chỉ cách kho thuốc chừng 10 m. Thầy Nguyễn Phi Phùng, Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thị Điểm, lo lắng: “Hằng ngày, các em đến trường nhưng lại học trong điều kiện môi trường thế này, khiến tôi lo lắng cho sức khỏe của các em. Chúng tôi mong các cơ quan chức năng sớm xử lý, trả lại môi trường an toàn cho trường”. Theo người dân, kho thuốc BVTV ở chôn Chánh Nam là của HTX Nông nghiệp Xuân Thọ 1 bỏ hoang từ năm 2001. Vào thời điểm bỏ hoang, trong kho vẫn còn hơn 73 kg thuốc Wofatox đựng trong thùng phuy sắt chưa được xử lý. Do lâu ngày nên thùng phuy bị hoen gỉ, thuốc độc chảy ra ngoài thấm vào nền nhà và đất. Trước thực tế này, năm 2003 các sở, ngành và địa phương liên quan đã tiến hành kiểm tra, xác định mức độ ô nhiễm môi trường tại khu vực kho thuốc này nên đã đề nghị UBND tỉnh xử lý. Cũng chung số phận, kho thuốc ở thôn Ngọc Phong cũng đã bị bỏ hoang khá lâu. Bà Đỗ Thị Hương, nhà ở gần kho thuốc bức xúc: “Mỗi khi gió thổi mạnh, hắt mùi hôi rất khó chịu. Hơn 20 hộ dân sống quanh đây rất lo lắng vì không biết kho thuốc này ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao. Hôm đoàn cán bộ tỉnh đến đào móng nền nhà lên, mùi hôi nồng nặc rất khó chịu. Họ lấy mẫu đất, mẫu nước về để kiểm tra, nhưng đến giờ vẫn chưa thấy xử lý”. Kho thuốc này cũng chỉ nằm cách một trường tiểu học ở thôn Ngọc Phong chừng 10 m. Trước bức xúc của người dân, UBND tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo UBND TP.Tuy Hòa và TX.Sông Cầu phải hoàn tất việc xử lý hai kho thuốc gây ô nhiễm tại thôn Ngọc Phong và thôn Chánh Nam trong tháng 8 này. Thế nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì từ các cơ quan chức năng?

Lao động

Chặn dịch Ebola ngay từ biên giới

Trước tình hình bệnh dịch Ebola lan rộng khắp thế giới, ngày 9.8 Thủ tướng Chính phủ ra công điện yêu cầu các bộ/ngành, UBND các tỉnh/TP phối hợp chặt chẽ trong việc giám sát tại cửa khẩu, phát hiện sớm những trường hợp lây nhiễm, có phương án cách ly triệt để, kịp thời. Chuẩn bị cơ số thuốc, vật tư, giường bệnh sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân. Bộ Tài chính cần đảm bảo nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch...

Bệnh nhân mắc Ebola có những biểu hiện gì?

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do virus Ebola được Bộ Y tế ban hành ngày 8.8, biểu hiện bệnh do virus Ebola gồm: Sốt cấp tính; đau đầu, đau mỏi cơ; nôn/buồn nôn; tiêu chảy; đau bụng; viêm kết mạc. Người bệnh sẽ bị phát ban, ban đầu ban nhú đỏ sẫm màu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban rát, sần có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh… Ngoài ra, bệnh kèm theo các biểu hiện xuất huyết như: Đi ngoài phân đen, chảy máu nơi tiêm truyền, ho máu, chảy máu chân răng, chảy máu âm đạo… Những dấu hiệu này khá giống với sốt xuất huyết Dengue, sốt rét có biến chứng, nhiễm khuẩn huyết... nên rất dễ nhầm lẫn. Thời gian ủ bệnh Ebola trung bình là 2-21 ngày. Bệnh do virus Ebola là một bệnh nhiễm trùng nặng, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 90%. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với mô, máu và dịch cơ thể của động vật hoặc người nhiễm bệnh, có thể bùng phát thành dịch. Virus có thể lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp thông qua vết thương da, hoặc niêm mạc với máu, chất tiết và dịch cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người bị nhiễm. Người cũng có thể mắc Ebola do tiếp xúc với các dụng cụ hoặc đồ vật của bệnh nhân bị nhiễm như quần áo, chăn, kim tiêm đã sử dụng. Bệnh hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu, mà chủ yếu điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng. Nếu sốt trên 38oC, có thể hạ nhiệt bằng paracetamol với liều lượng 10-15mg/kg cân nặng, mỗi liều cách nhau từ 4-6 giờ. Đặc biệt, tránh dùng các thuốc như diclofenac, ibupropen… vì làm rối loạn đông máu. Nếu bị mất máu thì cần được truyền máu và các chế phẩm từ máu. Các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi làm xét nghiệm PCR. Đặc biệt, lưu ý phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, vì Ebola gây nguy cơ sẩy thai/đẻ non, chảy máu sau sinh rất cao ở phụ nữ có thai. Ebola có thể truyền qua sữa mẹ, nên khi nghi ngờ mẹ bị nhiễm bệnh, mẹ và trẻ cần được nhập viện và cách ly cho đến khi loại trừ nhiễm bệnh. Mẹ nên ngừng cho con bú. Bệnh nhân trong quá trình điều trị, cần xét nghiệm âm tính 2 lần liên tiếp, làm cách nhau tối thiểu 48h mới được chuyển ra khỏi khu vực cách ly để tiếp tục chăm sóc.

Những đối tượng có nguy cơ nhiễm virus Ebola

Các chuyên gia cảnh báo, những đối tượng có nguy cơ nhiễm virus Ebola, đó là thợ săn, người sống trong rừng có tiếp xúc với động vật ốm hoặc chết (tinh tinh, vượn người, khỉ rừng, linh dương, nhím, dơi ăn quả…). Là thành viên gia đình hoặc những người có tiếp xúc gần với người bị bệnh. Nhân viên lễ tang, người có tiếp xúc trực tiếp với thi thể bệnh nhân, nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân. Trước tình hình dịch Ebola lan nhanh, ngày 8.8 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố về tình trạng khẩn cấp đối với dịch. WHO yêu cầu đối với các quốc gia đang có dịch bệnh: Người đứng đầu quốc gia cần tuyên bố tình trạng khẩn cấp, kích hoạt cơ chế quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp quốc gia. Không để người nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh đi ra nước ngoài, trừ những trường hợp cần sơ tán và rút công dân về nước. Giám sát sàng lọc tất cả các hành khách tại các sân bay quốc tế, bến cảng và các cửa khẩu đường bộ chính, để kịp thời phát hiện các trường hợp nghi ngờ. Đối với các trường hợp đã xác định lây nhiễm virus Ebola, cần được cách ly và điều trị kịp thời và không cho phép đi lại đến khi xác định âm tính với virus Ebola sau 2 lần xét nghiệm. Đối với các trường hợp tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh cũng cần được giám sát hằng ngày và hạn chế đi lại trong nước và quốc tế trong vòng 21 ngày. Đối với các quốc gia chưa có bệnh nhân: Không áp đặt việc cấm đi lại và giao thương quốc tế, tuy nhiên, quốc gia cần đưa ra những khuyến cáo để người dân chủ động phòng, chống lây nhiễm bệnh. Trước khi đi đến vùng có dịch, vùng có nguy cơ, người dân và du khách cần được cung cấp các thông tin liên quan tới dịch bệnh và các biện pháp phòng hộ, nhằm giảm nguy cơ phơi nhiễm. Cần có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện và khả năng để phát hiện sớm, điều tra và quản lý những trường hợp nhiễm virus Ebola, đưa công dân đã bị phơi nhiễm với virus Ebola từ các quốc gia có dịch bệnh về nước.

Chặn dịch Ebola ngay từ biên giới

Trước tình hình bệnh dịch Ebola lan rộng khắp thế giới, ngày 9.8 Thủ tướng Chính phủ ra công điện yêu cầu các bộ/ngành, UBND các tỉnh/TP phối hợp chặt chẽ trong việc giám sát tại cửa khẩu, phát hiện sớm những trường hợp lây nhiễm, có phương án cách ly triệt để, kịp thời. Chuẩn bị cơ số thuốc, vật tư, giường bệnh sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân. Bộ Tài chính cần đảm bảo nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch... Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do virus Ebola được Bộ Y tế ban hành ngày 8.8, biểu hiện bệnh do virus Ebola gồm: Sốt cấp tính; đau đầu, đau mỏi cơ; nôn/buồn nôn; tiêu chảy; đau bụng; viêm kết mạc. Người bệnh sẽ bị phát ban, ban đầu ban nhú đỏ sẫm màu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban rát, sần có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh… Ngoài ra, bệnh kèm theo các biểu hiện xuất huyết như: Đi ngoài phân đen, chảy máu nơi tiêm truyền, ho máu, chảy máu chân răng, chảy máu âm đạo… Những dấu hiệu này khá giống với sốt xuất huyết Dengue, sốt rét có biến chứng, nhiễm khuẩn huyết... nên rất dễ nhầm lẫn. Các thiết bị hiện đại kiểm tra thân nhiệt để phát hiện, phòng chống dịch bệnh được triển khai ở các sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Thời gian ủ bệnh Ebola trung bình là 2-21 ngày. Bệnh do virus Ebola là một bệnh nhiễm trùng nặng, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 90%. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với mô, máu và dịch cơ thể của động vật hoặc người nhiễm bệnh, có thể bùng phát thành dịch. Virus có thể lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp thông qua vết thương da, hoặc niêm mạc với máu, chất tiết và dịch cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người bị nhiễm. Người cũng có thể mắc Ebola do tiếp xúc với các dụng cụ hoặc đồ vật của bệnh nhân bị nhiễm như quần áo, chăn, kim tiêm đã sử dụng. Bệnh hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu, mà chủ yếu điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng. Nếu sốt trên 38oC, có thể hạ nhiệt bằng paracetamol với liều lượng 10-15mg/kg cân nặng, mỗi liều cách nhau từ 4-6 giờ. Đặc biệt, tránh dùng các thuốc như diclofenac, ibupropen… vì làm rối loạn đông máu. Nếu bị mất máu thì cần được truyền máu và các chế phẩm từ máu. Các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi làm xét nghiệm PCR. Đặc biệt, lưu ý phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, vì Ebola gây nguy cơ sẩy thai/đẻ non, chảy máu sau sinh rất cao ở phụ nữ có thai. Ebola có thể truyền qua sữa mẹ, nên khi nghi ngờ mẹ bị nhiễm bệnh, mẹ và trẻ cần được nhập viện và cách ly cho đến khi loại trừ nhiễm bệnh. Mẹ nên ngừng cho con bú. Bệnh nhân trong quá trình điều trị, cần xét nghiệm âm tính 2 lần liên tiếp, làm cách nhau tối thiểu 48h mới được chuyển ra khỏi khu vực cách ly để tiếp tục chăm sóc. Các chuyên gia cảnh báo, những đối tượng có nguy cơ nhiễm virus Ebola, đó là thợ săn, người sống trong rừng có tiếp xúc với động vật ốm hoặc chết (tinh tinh, vượn người, khỉ rừng, linh dương, nhím, dơi ăn quả…). Là thành viên gia đình hoặc những người có tiếp xúc gần với người bị bệnh. Nhân viên lễ tang, người có tiếp xúc trực tiếp với thi thể bệnh nhân, nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân. Trước tình hình dịch Ebola lan nhanh, ngày 8.8 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố về tình trạng khẩn cấp đối với dịch. WHO yêu cầu đối với các quốc gia đang có dịch bệnh: Người đứng đầu quốc gia cần tuyên bố tình trạng khẩn cấp, kích hoạt cơ chế quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp quốc gia. Không để người nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh đi ra nước ngoài, trừ những trường hợp cần sơ tán và rút công dân về nước. Giám sát sàng lọc tất cả các hành khách tại các sân bay quốc tế, bến cảng và các cửa khẩu đường bộ chính, để kịp thời phát hiện các trường hợp nghi ngờ. Đối với các trường hợp đã xác định lây nhiễm virus Ebola, cần được cách ly và điều trị kịp thời và không cho phép đi lại đến khi xác định âm tính với virus Ebola sau 2 lần xét nghiệm. Đối với các trường hợp tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh cũng cần được giám sát hằng ngày và hạn chế đi lại trong nước và quốc tế trong vòng 21 ngày. Đối với các quốc gia chưa có bệnh nhân: Không áp đặt việc cấm đi lại và giao thương quốc tế, tuy nhiên, quốc gia cần đưa ra những khuyến cáo để người dân chủ động phòng, chống lây nhiễm bệnh. Trước khi đi đến vùng có dịch, vùng có nguy cơ, người dân và du khách cần được cung cấp các thông tin liên quan tới dịch bệnh và các biện pháp phòng hộ, nhằm giảm nguy cơ phơi nhiễm. Cần có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện và khả năng để phát hiện sớm, điều tra và quản lý những trường hợp nhiễm virus Ebola, đưa công dân đã bị phơi nhiễm với virus Ebola từ các quốc gia có dịch bệnh về nước.

Đến năm 2015 mới có vaccine ngừa Ebola

Tổ chức Y tế thế giới WHO cho biết, hiện vẫn chưa có thuốc trị hoặc vaccine ngừa virus Ebola, nhưng nhiều khả năng sẽ có một loại vaccine đang được gấp rút thử nghiệm và sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2015. Bà Marie-Paule Kieny, Phó tổng giám đốc WHO nói rằng, việc có vaccine phòng Ebola trong năm 2015 "là thực tế". Đồng nghiệp của bà, ông Jean-Marie Okwo Bele, người phụ trách nghiên cứu vaccine của WHO cho hay, tập đoàn dược phẩm khổng lồ của Anh GlaxoSmithKline dường như đã chuẩn bị thử nghiệm một loại vaccine ngừa Ebola vào tháng 9 tới. Ông cũng bày tỏ sự lạc quan về việc vaccine sẽ sớm được đưa ra thị trường, đồng thời hy vọng rằng đến năm 2015, thế giới sẽ có vaccine phòng ngừa loại virus chết người này. Tuy nhiên, ông thừa nhận, bất kỳ một loại vaccine nào gấp rút đưa ra thị trường để giúp ngăn đại dịch sẽ không được thử nghiệm kỹ lưỡng như những loại vaccine và thuốc khác. Tờ Telegraph dẫn lời Phó Tổng giám đốc WHO Marie Paule Kieny nói rằng, các quy định về chất lượng nhiều khả năng sẽ được hạ thấp nhằm cho phép vaccine sớm được đưa ra thị trường, sau khi được thử nghiệm trên một nhóm ít người và trên các động vật linh trưởng khác cho kết quả an toàn. Bà Kieny cho hay, hiện WHO đang tiếp xúc với một số nhà sản xuất để tạo điều kiện đẩy nhanh việc phát triển vaccine. Điều quan trọng là phải đẩy nhanh thủ tục cấp phép cho thử nghiệm tại các nước Châu Phi - bà Kieny nói. Theo RFI, hiện một số dược phẩm trị Ebola đang được nghiên cứu và thực nghiệm trên động vật, nhưng chưa được sử dụng cho người. Cuối tháng 7.2014, lần đầu tiên dung dịch ZMapp do hãng bào chế Mapp Biopharmaceutical sản xuất, được dùng để điều trị hai người Mỹ bị nhiễm virus, đã cho kết quả khả quan. Theo Viện nghiên cứu y học Mỹ về các bệnh truyền nhiễm (USAMRIID), liệu pháp này đã được sử dụng thành công với các con khỉ thực nghiệm, với hiệu suất 100%, nếu được dùng sau khi khỉ bị nhiễm virus một giờ. Tỷ lệ khỏi bệnh là 43% đối với khỉ nhiễm virus sau 104 đến 120 giờ, tức là sau khi đã xuất hiện các triệu chứng bệnh. Theo hãng bào chế nói trên, thuốc còn phải trải qua một số thử nghiệm trước khi đưa vào sử dụng đại trà cho người. Tuy nhiên, giới chuyên gia y tế hàng đầu của Mỹ nhận định rằng, loại huyết thanh ZMapp rất khó để sản xuất trên quy mô lớn, và hiện việc điều chế loại vaccine này rất khó khăn. Guinea đã đóng cửa biên giới với Sierra Leone để đề phòng dịch Ebola lây truyền. Virus chết người tiếp tục lây lan từ tâm chấn Sierra Leon sang các nước láng giềng, trong đó có Guinea, Liberia và Nigeria. Nigeria và Liberia đều tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong tuần trước. Chính phủ các nước Tây Phi khác đang cố gắng để kiềm chế dịch bùng phát. Zambia cấm nhập cảnh hoặc kiểm soát chặt chẽ những người đến từ những nước có dịch Ebola. Mỹ và Anh hoan nghênh những nỗ lực của WHO và tuyên bố sẽ tăng viện trợ để trợ giúp các nước Tây Phi chống dịch. Hiện chưa có trường hợp nào ở Châu Á bị xác nhận là nhiễm virus Ebola. Tuy nhiên, các nước Châu Á cũng đang cấp tập thực hiện nhiều biện pháp phòng dịch, như kiểm soát thân nhiệt hành khách ở sân bay, khuyến cáo công dân cân nhắc đi tới các khu vực bị nhiễm dịch. Thái Lan đang theo dõi chặt chẽ 21 du khách đến từ Sierra Leone, Liberia và Guinea, nhưng chưa có kế hoạch cách ly những người này. Philippines cũng kiểm tra sát sao tình hình sức khỏe của 7 công nhân vừa trở về từ Sierra Leone. Philippines có gần 3.500 người đang làm việc tại các quốc gia Tây Phi bị dịch Ebola tấn công, bao gồm các nước như Guinea, Sierra Leone và Liberia. Giới chức Philippines cho hay, cần phải chờ hết thời gian ủ bệnh khoảng 30 ngày, tức là đến ngày 28.8 mới có thể nói 7 lao động vừa trở về từ Tây Phi có bị nhiễm virus Ebola hay không. Hiện tại, chưa người nào có bất kỳ triệu chứng nào nhiễm bệnh. Ấn Độ cũng có gần 45.000 lao động ở các nước Tây Phi đang có dịch, và đang tăng cường giám sát những người trở về. Trong khi đó, dịch Ebola đã lan đến Châu Âu. Một linh mục người Tây Ban Nha đã trở thành người Châu Âu đầu tiên nhiễm loại virus chết người Ebola, ông được đưa về trong lồng cách ly đặc biệt bằng nhựa tổng hợp để ngăn ngừa virus phát tán. Tại Bỉ, một người nghi ngờ nhiễm virus Ebola đã được đưa vào bệnh viện. Tuy nhiên, theo Ủy viên Châu Âu về Y tế, Tonio Borg, nguy cơ dịch lan sang Châu Âu là "hết sức thấp", và nhiều nước Châu Âu hiện vẫn chưa ra biện pháp nào.

Nông thôn ngày nay

Lập Trung tâm đáp ứng dịch bệnh quốc gia

Từ ngày 11.8, Trung tâm Đáp ứng dịch bệnh quốc gia đặt tại Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) chính thức đi vào hoạt động. Trung tâm được sự hỗ trợ của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, là nơi tiếp nhận và chia sẻ thông tin về dịch bệnh giữa Việt Nam và quốc tế. Hệ thống thiết bị tại trung tâm cho phép nắm bắt về diễn biến dịch bệnh 24/24 giờ tại các điểm nóng về dịch bệnh ngoài quốc gia, để có các giải pháp ứng phó. Ngày 11.8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đi kiểm tra công tác kiểm dịch y tế tại cửa khẩu Nội Bài để phát hiện và xử lý với các trường hợp nghi nhiễm Ebola.

Hà Nội mới

Tổ chức ngày hội “Vì một trái tim khỏe”

Sáng ngày 10/8, Bệnh viện Tim Hà Nội tổ chức Ngày hội "Vì một trái tim khỏe", đồng thời khám và tư vấn miễn phí cho hơn 300 bệnh nhân trên địa bàn Thủ đô. PSG.TS Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, cả nước hiện có khoảng 11 - 13 triệu người mắc các bệnh lý tim mạch. Có đến 1/3 số người tử vong ở Việt Nam liên quan đến các bệnh lý tim mạch. Xuất phát từ thực tế đó, Ngày hội "Vì một trái tim khỏe" nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của cả cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em, người dân nghèo không may mắn mắc bệnh tim bẩm sinh, các bệnh lý về tim mạch giúp mang lại cho mọi người một trái tim khỏe mạnh, ổn định cuộc sống; đồng thời, kết nối các nguồn lực xã hội gây quỹ tài trợ các chi phí phẫu thuật tim, điều trị các bệnh lý về tim mạch...

Rối loạn tâm thần gia tăng: Ngăn chặn bằng cách nào?

Liên tiếp trong thời gian gần đây, tại nhiều địa phương đã xảy ra những vụ thảm sát đau lòng do người tâm thần gây ra và nạn nhân không ai khác lại chính là những người thân trong gia đình họ. Trên thực tế, khi nói đến tâm thần, hầu hết nghĩ rằng, đó là người mắc bệnh điên, khùng nhưng thực tế còn có các dạng rối loạn tâm thần khác do nghiện rượu, nghiện game, rồi rối loạn cảm xúc, trầm cảm, rối loạn lo âu... Việc quản lý, ngăn chặn, kiểm soát những đối tượng này cần được đặt ra như một vấn đề cấp bách.

Tâm thần - bệnh của xã hội hiện đại

Tâm thần là một bệnh xã hội đang có xu hướng gia tăng trong cuộc sống hiện đại. Theo đánh giá của giới chuyên gia, một số bệnh lý tâm thần đang có chiều hướng tăng, như rối loạn trầm cảm, nghiện (nghiện các chất, nghiện game và internet); rối loạn có liên quan đến stress và dạng cơ thể, rối loạn tự kỷ ở trẻ em… Có khoảng 14,9% dân số Việt Nam mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp, trong đó phổ biến là tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, mất trí, chậm phát triển tâm thần, nghiện rượu, ma túy, rối loạn hành vi thanh thiếu niên. Giám đốc BV Tâm thần trung ương I, Trưởng ban Điều hành dự án phòng, chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng (Bộ Y tế) cho biết, những năm gần đây, bệnh tâm thần gia tăng xuất phát từ những sang chấn tâm lý rất bình thường, như: Mất ngủ, ăn kém ngon miệng, giảm hứng thú, giảm giao tiếp, cảm giác uể oải mệt mỏi, giảm khả năng suy nghĩ, giảm trí nhớ, tâm lý bất an, có một số hành vi không phù hợp… Tình trạng mất ngủ kéo dài hay suy nghĩ mông lung cũng là một dạng rối loạn sức khỏe tâm thần (SKTT) khá phổ biến. Để khảo sát một cách kỹ càng về tỷ lệ dân số mắc bệnh liên quan đến SKTT thì phải dựa trên 300 mã bệnh tâm thần thường gặp. Tuy nhiên, do không có điều kiện về kinh phí nên con số thống kê tại Việt Nam được đưa ra mới chỉ là nghiên cứu trên 10 rối loạn thường gặp với hơn 100 mã bệnh, còn gần 200 mã bệnh vẫn chưa có điều kiện khảo sát. Theo báo cáo của các nước như Pháp, Mỹ… số lượng người có nguy cơ mắc bệnh tâm thần khá cao, lên đến 59%; ở các nước phát triển khác cũng lên tới 50% dân số. Nguyên nhân gia tăng các hiện tượng này do con người ngày càng phải đối mặt với nhiều áp lực trong cuộc sống, công việc, học hành căng thẳng, những biến đổi trong đời sống cá nhân, khi xã hội phát triển thì tác động từ mặt trái của các trào lưu càng nhiều. Ðáng nói ở chỗ, những bệnh lý tâm thần này lại thường không được chú ý. Ngay tại BV Tâm thần trung ương I, qua theo dõi những bệnh nhân tâm thần nhập viện, các bác sĩ nhận thấy: Chỉ khi bệnh nhân có những triệu chứng nặng nề được biểu hiện qua hành vi mạnh, tấn công hoặc dùng bạo lực với những người xung quanh thì người nhà mới đưa bệnh nhân đến BV điều trị. Theo các chuyên gia tâm lý, rối loạn tâm thần là những bất thường của hoạt động tâm lý, với các biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Nhẹ thì mất ngủ, ăn kém ngon miệng, giảm hứng thú, giảm giao tiếp, cảm giác uể oải mệt mỏi, không thích hoạt động, giảm khả năng suy nghĩ, trí nhớ, bất an, có một số hành vi không phù hợp. Nặng thì kích động, quá vui hay quá buồn chán, bất động, có ý tưởng chán sống, hành vi hoang tưởng... Đáng nói là hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh tâm thần ngày càng nhiều và nhiều vụ án do người tâm thần gây ra với mức độ ngày càng nguy hiểm. Đơn cử như vụ án đau lòng xảy ra tại thôn Ngoại Đàm (xã Phượng Hoàng, Thanh Hà, Hải Dương) khiến 4 người trong một gia đình thiệt mạng mà hung thủ chính là con, cháu, em của các nạn nhân. "Thông thường trước khi người tâm thần có những hành vi dã man thì họ đã có những biểu hiện của bệnh, nhưng có thể người thân không nhận ra hoặc không muốn nhìn nhận sự khác thường ấy là biểu hiện của bệnh tâm thần".

Sự thiếu hiểu biết của cộng đồng

Trong khi bệnh tâm thần ngày một gia tăng thì những hiểu biết về căn bệnh này trong cộng đồng còn quá yếu. Hiện tại, BV Tâm thần trung ương I tiếp nhận điều trị cho hơn 700 bệnh nhân, trong số đó rất nhiều người đã được tư vấn về những triệu chứng mắc phải ở giai đoạn trước bệnh nhưng do sự chủ quan và cho rằng không cần thiết, để rồi khi quay lại điều trị thì bệnh đã nặng nên hiệu quả điều trị giảm, khả năng tái phát cao. Theo Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), hiện mô hình chăm sóc SKTT tại cộng đồng mới chỉ quản lý những người tâm thần phân liệt và động kinh chứ chưa quan tâm đến các rối loạn tâm thần khác, đặc biệt là trầm cảm, rối loạn hành vi, tâm thần do nghiện chất… Trong khi việc phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh phát sinh cần phải có sự tham gia của cả cộng đồng. Nếu người thân trong gia đình quan tâm thì dễ dàng nhận biết các biểu hiện khác lạ của người tâm thần khi bệnh tái phát, sau đó phối hợp với các ban, ngành và toàn xã hội để cùng quản lý, kiểm soát đối tượng trên. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng, ngành y tế đang phải đối mặt với áp lực từ các bệnh không lây nhiễm, trong đó có các bệnh về SKTT. Tuy nhiên, hiện Việt Nam chỉ có gần 1 bác sĩ chuyên khoa tâm thần/100.000 dân, so với trung bình thế giới là 3 bác sĩ chuyên khoa tâm thần/100.000 dân. Việc thiếu hụt cán bộ y tế chuyên ngành tâm thần đã khiến công tác chăm sóc, quản lý và điều trị bệnh nhân gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, Việt Nam nằm trong số các quốc gia chưa có luật về SKTT và hệ thống dịch vụ chăm sóc SKTT hiện nay chưa phát triển toàn diện. Dự án BV SKTT cộng đồng hiện đang tập trung vào bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm. Trong đó, các dịch vụ cung cấp cho người bệnh chủ yếu là điều trị bằng hóa dược, chưa phát triển đúng mức dịch vụ hỗ trợ tâm lý và phục hồi chức năng cho người bệnh. Đặc biệt, còn thiếu chiến lược tổng thể, toàn diện về chăm sóc SKTT. Vì vậy, việc xây dựng chiến lược quốc gia về SKTT nhằm đưa ra các định hướng phát triển hệ thống chăm sóc SKTT một cách toàn diện là việc làm cần thiết. Bên cạnh đó, cần có cơ sở lập kế hoạch phát triển nguồn lực; phát triển các dịch vụ y tế và bảo trợ xã hội, hướng tới xây dựng hệ thống luật pháp đầy đủ, mạnh mẽ về SKTT…

Không để dịch Ebola xâm nhập

Trước những diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh Ebola tại 4 quốc gia Tây Phi, sáng 11-8, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã trực tiếp kiểm tra công tác kiểm dịch y tế quốc tế tại cửa khẩu quốc tế sân bay Nội Bài. Chiều cùng ngày, Bộ Y tế cũng đã tổ chức họp với các bộ, ngành về công tác triển khai phòng, chống dịch bệnh Ebola. Theo nhận định của các chuyên gia, Ebola là dịch bệnh tối nguy hiểm với khả năng lây lan rộng. Do đó, ngay tại thời điểm này, Việt Nam tập trung mọi giải pháp, quyết tâm không để dịch bệnh xâm nhập.

Giám sát chặt chẽ khách nhập cảnh

Tại cửa khẩu quốc tế Nội Bài, trung bình mỗi ngày tiếp nhận từ 50 đến 60 chuyến bay quốc tế, tương ứng với khoảng 6.000-7.000 khách quốc tế nhập cảnh. Tại đây, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế đã thành lập 2 phòng cách ly tại Nhà ga T1 với các trang thiết bị cấp cứu cần thiết, bảo đảm 2 máy giám sát thân nhiệt từ xa hoạt động tốt và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thực hiện tờ khai y tế đối với những hành khách đến từ vùng có dịch. Trung tâm cũng đã phối hợp với Cảng vụ hàng không miền Bắc và Công an cửa khẩu Nội Bài áp dụng tờ khai y tế đối với chuyến bay đầu tiên trở về từ Ai Cập. Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Hà Nội Lê Đức Thọ cho biết, để bảo đảm giám sát 100% hành khách các chuyến bay đến từ vùng có dịch, tại đây đã bố trí trực 3 ca/24 giờ, mỗi kíp gồm có 4 cán bộ y tế. Các khách đi về từ vùng có dịch sẽ được giám sát y tế trong vòng 21 ngày. Mặt khác, Đội y tế khẩn nguy cũng đã được thành lập với phương tiện vận chuyển, nhân lực thiết bị phòng hộ đặt tại sân bay Nội Bài để ứng phó, hỗ trợ kịp thời cho lực lượng y tế trực thường xuyên trong tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền, trở ngại lớn trong công tác kiểm dịch tại cửa khẩu là do sân bay Nội Bài cũng như các cảng hàng không khác không có đường bay thẳng từ Châu Phi về nên việc tổ chức giám sát người đến từ vùng có dịch rất khó khăn. Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo giám sát tất cả những hành khách đến từ Châu Phi rải rác tại tất cả các chuyến bay quốc tế đến thông qua hộ chiếu của hành khách. Tại sân bay sẽ phân loại hành khách, nếu khách đến các khu dân cư trong cộng đồng thì danh sách sẽ được báo đến trung tâm y tế các quận, huyện. Nếu khách về khách sạn, nhà nghỉ thì chúng tôi cử người phối hợp với chính quyền địa phương đến giám sát. Sở Y tế Hà Nội đã bố trí 6 bệnh viện, gồm: Bắc Thăng Long, Hà Đông, Đống Đa, Thanh Nhàn, Đức Giang và Việt - Pháp có Khoa Truyền nhiễm để tiếp nhận, cách ly khi có các ca nghi nhiễm. Sau khi kiểm tra công tác kiểm dịch y tế tại sân bay Nội Bài, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh, không chỉ giám sát chặt hành khách nhập cảnh, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Hà Nội cần phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu tăng cường tuyên truyền giám sát hàng hóa nhập khẩu từ vùng có dịch. Không chỉ tăng cường việc giám sát dịch bệnh xâm nhập tại cửa khẩu quốc tế Nội Bài, ngay trong thành phố, Sở Y tế phối hợp Sở VH-TT&DL tập huấn, truyền thông phòng chống dịch Ebola đến các cơ sở nhà nghỉ, khách sạn trong thành phố. Bởi trên địa bàn thành phố hiện có 1.700 nhà nghỉ, khách sạn, là khu vực lưu trú lớn khách trong và ngoài nước.

Rút cán bộ làm việc tại vùng dịch về nước

Hiện tại Mỹ đã ghi nhận 3 trường hợp công dân làm việc và nhiễm bệnh tại Sierra Leone. Mặc dù, cho đến nay, Châu Á và Việt Nam chưa phát hiện trường hợp mắc bệnh do virus Ebola, tuy nhiên nguy cơ lây lan dịch bệnh thông qua các đối tượng là khách du lịch, người làm việc, học tập và lao động nhập cảnh trở về từ khu vực Châu Phi là hoàn toàn có thể. Bộ Y tế đề nghị Bộ Ngoại giao không cử cán bộ đi đến vùng đang có dịch bệnh trong trường hợp không cần thiết cũng như xem xét việc rút các cán bộ đang làm việc tại 4 nước Tây Phi về nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trước tình hình trên, Bộ Ngoại giao đã thực hiện tuyên truyền về tình hình dịch bệnh Ebola cho Việt kiều tại các nước trong vùng dịch. Hiện Nigeria là một trong 4 nước ở Tây Phi đang có diễn biến bất thường, khó kiểm soát về dịch Ebola. Tại đây, hiện có 15 công dân Việt Nam đang sinh sống, trong đó 10 công dân ngoài vùng dịch, 5 công dân trong vùng dịch. Đến thời điểm này, chưa có công dân Việt Nam có triệu chứng của bệnh Ebola. Bộ Ngoại giao đang phối hợp chặt với các cơ quan Nigeria tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh và có phương án ứng phó khẩn cấp khi cần thiết. Với quyết tâm bằng mọi biện pháp không để dịch bệnh xâm nhập vào nước ta, bên cạnh việc giám sát hành khách nhập cảnh bằng đường hàng không, các ngành chức năng cần chú trọng giám sát các trường hợp đi, về từ vùng có dịch nhập cảnh qua đường bộ, đường thủy. Mặt khác, Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ NN&PTNT tăng cường giám sát việc nhập các vật nuôi, sản phẩm về từ vùng có dịch. Bởi vì WHO đã cảnh báo virus Ebola trong tự nhiên tồn tại trên các động vật hoang dã như tinh tinh, dơi ăn quả, nhím, lợn rừng...

Những “anh hùng” áo trắng

Khác với không khí tất bật, ồn ào, chen chúc đến ngột ngạt thường thấy tại các bệnh viện, khuôn viên Bệnh viện 09 gợi cho người ta một cảm giác tĩnh lặng và bình yên. Nhưng ít ai biết rằng, phía sau vẻ bình yên ấy là sự hy sinh, nỗi nhọc nhằn của những người làm nghề thầy thuốc. Làm việc trong một môi trường nguy hiểm, thường xuyên đối mặt với "tử thần", chịu đủ mọi áp lực trong công việc, cuộc sống... nhưng các y, bác sĩ ở Bệnh viện 09 vẫn ngày đêm miệt mài, tận tâm với công việc chăm sóc những bệnh nhân đặc biệt: Người "có H"! Họ thực sự là những "anh hùng" áo trắng... Đã 14 năm trôi qua nhưng bác sĩ Hoàng Hải Hà - Khoa Nội - BV 09 vẫn chưa thôi ám ảnh khi nhớ về "tai nạn nghề nghiệp" kinh hoàng, một bước ngoặt khiến anh quyết định gắn bó đời mình với bệnh nhân HIV/AIDS. Đó là một buổi tối định mệnh vào năm 2001, khi anh đang là nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân, phụ trách mảng bệnh nhân HIV/AIDS. Hôm đó, vừa xong bữa tối, anh Hà nhận được điện thoại của lãnh đạo Trung tâm, yêu cầu phải đến ngay trụ sở Công an phường Hạ Đình để làm xét nghiệm nhanh cho một đối tượng nghi nhiễm HIV/AIDS. Chỉ kịp khoác bộ quần áo lên người, anh vội vã đi ngay. Đến nơi mới biết, tối hôm đó công an phường tổ chức đợt truy quét tội phạm lớn. Trong số những đối tượng bị đưa về trụ sở, có một đối tượng tên T. nghi bị nhiễm HIV. Không chút đắn đo, anh Hà tiến hành chọc ven, lấy máu của đối tượng làm xét nghiệm nhanh. Chỉ sau ít phút, kết quả xét nghiệm cho thấy đối tượng T. dương tính với virus HIV/AIDS. Thông báo của anh Hà khiến những người có mặt lặng đi. Nét lo lắng hiện rõ trên nét mặt từng chiến sĩ. T. là đối tượng hung hãn. Trước khi bị dẫn giải về trụ sở, hắn giằng co, chống đối quyết liệt khiến các chiến sĩ công an phải làm việc khá vất vả. Không ai dám chắc trong lúc giằng co với đối tượng, khả năng bị phơi nhiễm HIV không xảy ra? Giữa lúc không khí đang chùng xuống, T. bất ngờ chồm qua mặt bàn, cầm chiếc xi lanh chứa đầy máu chọc thẳng vào tay bác sĩ Hà. Tình huống quá bất ngờ khiến không ai kịp phản ứng. Chỉ trong tích tắc, 2/3 lượng máu nhiễm HIV của đối tượng đã nằm gọn trong cơ thể bác sĩ Hà. Bằng bản lĩnh nghề nghiệp, anh thực hiện ngay các biện pháp y tế và sử dụng thuốc chống phơi nhiễm theo đúng quy trình... Sau tai nạn kinh hoàng đó là chuỗi ngày dài đằng đẵng người bác sĩ sống trong tâm trạng không lối thoát. Sức khỏe, tinh thần suy sụp khiến anh gầy rộc. Cảm giác mình sẽ chết bất cứ lúc nào ám ảnh anh ngay cả trong giấc ngủ. "Thời điểm đó tôi mới lập gia đình được ít lâu. Con trai mới tròn 1 tuổi. Những lúc ngắm con say sưa trong giấc ngủ, nghĩ rằng mình sẽ ra đi mà không được ở bên chăm sóc, nhìn thấy con khôn lớn, tôi thấy tuyệt vọng vô cùng..." - anh Hà tâm sự. Nhưng nỗi đau lớn nhất của anh Hà chính là những ánh mắt kỳ thị, sự ghẻ lạnh của nhiều bạn bè, đồng nghiệp. Kể từ khi biết anh bị phơi nhiễm HIV, nhiều đồng nghiệp lảng tránh, không dám ngồi cạnh. Có người tỏ ra ý tứ hơn khi vui vẻ nhận từ tay anh điếu thuốc, nhưng kín đáo quay đi ngắt bỏ phần đầu lọc... Tất cả những điều đó khiến anh Hà lâm vào trạng thái trầm cảm. Những lúc tuyệt vọng nhất, anh lặng lẽ ngồi viết di chúc. May mắn cho anh, trong những tháng ngày đen tối ấy, những người thân trong gia đình luôn sát cánh, yêu thương anh với tất cả tấm lòng. Bố, mẹ và vợ anh đều công tác trong ngành y, hơn ai hết, họ hiểu nỗi đau của anh. Nhiều đêm hai vợ chồng thức trắng tâm sự, chị động viên anh vững vàng tiếp tục công tác để quên đi nỗi sợ. Một năm trôi qua, sau nhiều lần xét nghiệm đều cho kết quả âm tính, bác sĩ Hà mới dám tin mình đã may mắn vượt qua "lưỡi hái tử thần". Đó cũng là lúc anh quyết định chuyển sang BV 09, gắn bó đời mình với những bệnh nhân nhiễm HIV. Điều dưỡng viên Trần Thị Thúy lại quyết định chọn BV 09 như một sự trải nghiệm để vượt qua chính mình. Tốt nghiệp Trung cấp y Ninh Bình, năm 2006, Thúy tình nguyện xin "đầu quân" vào BV 09. Chỉ một thời gian ngắn, những khó khăn trong công việc và sự kỳ thị của xã hội về căn bệnh thế kỷ khiến Thúy không khỏi thất vọng. "Mỗi khi gặp lại bạn bè cũ, ai cũng vồ vập hỏi han về gia đình, công việc một cách hào hứng. Nhưng khi biết em làm việc tại BV 09 thì tất cả đều lảng đi, nỗi e sợ hiện rõ trên nét mặt...". Rất may, chồng Thúy công tác trong ngành công an nên rất hiểu và cảm thông với công việc của vợ. Được chồng và các đồng nghiệp động viên, Thúy có thêm động lực để gắn bó với nghề. Nhưng không phải ai cũng may mắn được gia đình và bạn đời cảm thông, chia sẻ như trường hợp của bác sĩ Hà, điều dưỡng Thúy... Có những y, bác sĩ công tác tại BV nhiều năm nhưng giấu nhẹm cả chồng con, gia đình về nơi làm việc. Có bác sĩ sau khi bị phơi nhiễm từ bệnh nhân, không chịu nổi áp lực đã làm đơn xin chuyển sang BV khác...

…và những nỗi ám ảnh

Làm việc trong một môi trường "đặc biệt" như BV 09, nhiều y, bác sĩ vượt qua được nỗi sợ phơi nhiễm căn bệnh chết người thì lại bị ám ảnh bởi những câu chuyện quá đỗi đau lòng trong quá trình khám, chữa bệnh. Đó là trường hợp một bệnh nhân được người nhà đưa vào BV cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, cầu bàng quang căng cứng, bí tiểu... Cả kíp trực phải làm việc cật lực trong 4 giờ đồng hồ để giành giật bệnh nhân khỏi lưỡi hái tử thần. Khi bệnh nhân qua cơn nguy kịch, bác sĩ mới thở phào quay về phòng nghỉ giải lao. Còn chưa kịp ăn xong bát mỳ tôm "không người lái" đã nghe tiếng y tá gọi thất thanh, chạy vội đến phòng cấp cứu đã thấy bệnh nhân trong tình trạng "ngáp cá". Chỉ một cái liếc mắt, bác sĩ hiểu ngay bệnh nhân vừa được chính người nhà trực tiếp chích thuốc vào cánh tay... "Cảm giác mất bệnh nhân ngay trước mắt mình vì chính sự thiếu hiểu biết của người nhà khiến tôi thấy bất lực. Kết cục bi thảm đó đeo đuổi tôi đến tận bây giờ...". Lần khác, một bệnh nhân được người đi đường đưa vào Khoa Hồi sức cấp cứu BV 09 trong tình trạng "sốc thuốc" nặng. Trong người bệnh nhân chỉ có duy nhất chiếc chứng minh thư nhân dân ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ nhà riêng tại Cao Bằng. Không nỡ để bệnh nhân ra đi trong cô quạnh, các y, bác sĩ tìm mọi cách liên hệ với tổng đài, nhờ công an xã đi tìm gặp bằng được người thân. Khi người nhà xuống đến nơi, chỉ ít phút sau bệnh nhân trút hơi thở cuối cùng... Theo bác sĩ Trần Quốc Tuấn - Giám đốc BV 09, khó khăn lớn nhất của các y, bác sĩ tại đây là trên 90% bệnh nhân đang điều trị HIV nhưng vẫn thường xuyên sử dụng ma túy. Lúc tỉnh táo các bệnh nhân thường rất nghe lời, nhưng những khi thiếu thuốc, lên cơn nghiện, họ lập tức trở thành mối nguy lớn cho các y, bác sĩ. Không ít trường hợp nhân viên y tế đi thăm khám đúng vào lúc bệnh nhân đang lên cơn "đói" thuốc, hung hăng đánh chửi y, bác sĩ thậm tệ... Nhưng khi qua cơn nghiện, chính họ lại chủ động sang tìm bác sĩ, điều dưỡng viên để xin lỗi. Bác sĩ Hà tâm sự, chính trong khoảng thời gian bị phơi nhiễm HIV, anh mới hiểu tâm lý của một người mang trong mình "án tử". Chỉ khi ở trong hoàn cảnh đó, anh chợt nhận ra nhiều điều mình từng nói với bệnh nhân trước kia chỉ là sáo rỗng, giáo điều. Anh quyết định thay đổi phương pháp điều trị với bệnh nhân. Hầu hết bệnh nhân nội trú tại BV 09 đều là những người bị AIDS giai đoạn cuối nên tâm lý bất cần, chán sống. Nhiều bệnh nhân nặng bị gia đình bỏ mặc, chán nản nên không tuân thủ phác đồ điều trị. Do đó, cùng với việc trị bệnh bằng thuốc, bác sĩ Hà đặc biệt chú trọng đi sâu vào ổn định tâm lý, hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc bản thân và tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Chia sẻ những khó khăn, rủi ro trong công việc, bác sĩ Trần Quốc Tuấn cho biết, cán bộ y tế làm việc trong môi trường 100% bệnh nhân đều nhiễm HIV, nguy cơ phơi nhiễm bệnh, đặc biệt là những bệnh về đường hô hấp là rất lớn. Chỉ một sơ suất nhỏ trong quy trình thăm khám cũng có thể lây bệnh từ bệnh nhân. Công việc vất vả, lại chịu áp lực lớn từ sự kỳ thị của cộng đồng, nhưng mức thu nhập của các nhân viên y tế tại BV 09 được coi là "thấp nhất trong các BV". Hoạt động dựa trên 100% vốn ngân sách nhà nước, điểm ưu việt của BV 09 là bệnh nhân khi đến khám, chữa bệnh không phải chi trả bất cứ khoản tiền gì, từ giường bệnh, thuốc men, xét nghiệm... Trường hợp bệnh nhân tử vong tại BV cũng được hỗ trợ về chi phí mai táng. Nhưng cũng vì được "bao cấp" hoàn toàn mà BV không có bất kỳ khoản thu nhập nào từ dịch vụ tăng thêm, đời sống của các nhân viên y tế chỉ trông vào đồng lương ít ỏi theo quy định của Nhà nước. Khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần khiến nhiều nhân viên y tế từ chối về làm việc tại BV. Từ năm 2010 đến nay, đã có 3 bác sĩ và điều dưỡng xin chuyển sang BV khác, trong khi BV không tuyển thêm được bác sĩ nào. "Để lấp dần khoảng trống do thiếu hụt đội ngũ bác sĩ, mấy năm nay chúng tôi đã thực hiện đào tạo tại chỗ, trung bình mỗi năm BV có 2 y sĩ được cử đi đào tạo liên thông. Dù vất vả, khó khăn chất chồng nhưng chúng tôi vẫn giữ lòng nhiệt huyết với nghề và sự tận tâm với bệnh nhân HIV/AIDS..."

Tuổi trẻ

Cứu sống 1 người bị vỡ vụn gan, nát thận

Lúc 16g20 ngày 9-8 các bác sĩ bệnh viện đa khoa Xuyên Á TP.HCM đã phẫu thuật cứu sống anh N.T.Đ., 32 tuổi, ở huyện Củ Chi, TP.HCM, bị đa chấn thương rất nặng. Đó là thông tin được ThS.BS Trần Văn Minh Tuấn, khoa ngoại tổng quát Bệnh viện đa khoa Xuyên Á TP.HCM cho biết. Anh Đ. là thợ hồ, khi đang đứng trên giàn giáo cách mặt đất khoảng 7m thì sơ ý té xuống đất và ngất lịm. Anh Đ. nhập viện trong tình trạng vật vã, lơ mơ, khó thở dữ dội, da niêm tái nhợt, mạch huyết áp không đo được... Kết quả chẩn đoán anh bị giập vỡ gan P (phải) nặng, vỡ thận P, vỡ cơ hoành P, giập vỡ phế nang vùng đáy phổi P, gãy năm xương sườn, nứt thân đốt sống... Ngay lập tức anh Đ. được phẫu thuật, đặt dẫn lưu kín màng phổi P, đồng thời được khống chế chảy máu vùng gan vỡ bằng cách kẹp tạm thời cuống gan. Gan P gần như vỡ vụn hoàn toàn nên được cắt bỏ, thận P bị vỡ nát vụn nhiều mảnh nên cũng phải cắt, đồng thời tiến hành khâu cơ hoành vỡ. Sau khi phẫu thuật anh Đ. đã tỉnh, tiếp xúc tốt.

Sẽ có vác xin chống virus Ebola vào năm 2015

Hôm qua 9-8, WHO cho biết các chuyên gia y tế sẽ sớm thử nghiệm vác xin chống virus Ebola và đưa ra thị trường vào năm 2015. Theo AFP, chuyên gia WHO Jean-Marie Okwo Bele phụ trách mảng vác xin cho biết hãng dược Anh GlaxoSmithKline sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vác xin chống virus Ebola vào tháng tới. “Kể từ khi đại dịch xảy ra, chúng tôi đã áp dụng quy trình khẩn cấp. Do đó có thể hi vọng vác xin chống virus Ebola sẽ có mặt vào năm 2015”, chuyên gia Bele cho biết. Phó tổng giám đốc WHO Marie-Paule Kieny cảnh báo vác xin chống Ebola nào cũng sẽ không được được kiểm tra và thử nghiệm một cách kỹ càng trước khi được đưa ra thị trường như các loại vác xin khác. WHO sẽ phải hạ các tiêu chuẩn thử nghiệm để cho phép vác xin chống virus Ebola. Ví dụ loại vác xin này chỉ cần cho kết quả tốt ở một nhóm nhỏ người trải qua thử nghiệm là sẽ được tung ra thị trường để đối phó với đại dịch ở Tây Phi. Dù vậy bà Kieny cho biết sẽ phải thử nghiệm vác xin một cách cẩn trọng hết mức có thể nhằm ngăn chặn nguy cơ sử dụng thuốc có nhiều tác dụng không thể lường trước. “Nếu chúng ta sử dụng một cách mù quáng thì sẽ không xác định được vác xin có tác dụng hay không”, bà Kieny cảnh báo. Hiện các hãng dược đang thử nghiệm một số vác xin chống Ebola. Trong đó loại thuốc ZMapp của hãngMappBiopharmaceutical đã cho thấy những kết quả tích cực. Năm 2009, WHO bị chỉ trích đã ”đi đêm” với các hãng dược, giúp các công ty này kiếm lợi lớn từ bán vác xin chống virus cúm heo. Tuy nhiên bà Kieny khẳng định lần này WHO thà bị mang tiếng vì hành vi xung đột lợi ích hơn là bị chỉ trích vì không làm gì. Đến nay, đại dịch Ebola đã cướp đi sinh mạng của gần 1.000 người ở Tây Phi.

Chặn Ebola: Guinea đóng biên giới, Zambia cấm dân đi Tây Phi

Chính phủ Guinea ngày 9-8 thông báo đóng cửa biên giới với Liberia và Sierra Leone để hạn chế virút Ebola lây lan. Aboubacar Sidiki Diakité - một quan chức y tế cấp cao của Guinea, cho biết việc đóng cửa biên giới có thể ảnh hưởng đến việc đi lại của các nhân viên y tế quốc tế và các đối tác. Cũng theo ông Diakité, tâm điểm của dịch Ebola hiện đang chuyển từ Guinea sang các nước láng giềng, nơi các trường hợp mắc bệnh mới được ghi nhận hàng tuần, thậm chí hàng ngày. Trong khi đó, một quan chức Guinea làm việc cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói việc đóng cửa biên giới “không phải là giải pháp tốt” và trái với quy định vệ sinh quốc tế của WHO. Tại Zambia, chính phủ ngày 9-8 cũng ra thông báo cấm người dân đi đến các quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi dịch Ebola, đồng thời hạn chế nhập cảnh đối với người dân từ các quốc gia này. “Tất cả những người đến từ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi Ebola sẽ bị hạn chế nhập cảnh vào Zambia cho đến khi có thông báo mới", một tuyên bố đăng trên trang web của Bộ Y tế Zambia viết, Tân Hoa Xã trích đăng. Tuyên bố cũng nêu rõ "tất cả công dân Zambia trở về từ các khu vực bị ảnh hưởng bởi Ebola sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng và kiểm dịch”. Tính đến 8-8, dịch bệnh do virút Ebola đã cướp đi mạng sống của 961 người, đa số ở Guinea, Liberia và Sierra Leone.

30 sản phẩm sữa nằm trong danh mục quản lý giá

Ngày 11-8, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), đã có văn bản giải trình cụ thể gửi Cục Quản lý Giá, Bộ Tài Chính về việc minh định đâu là sản phẩm sữa. Theo văn bản này thì cả 30 sản phẩm mà Cục Quản lý Giá gửi sang đều là sữa và đều thuộc phạm vi điều chỉnh giá theo Thông tư số 30/2013/TT-BYT ngày 4-10-2013 (Danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá như yêu cầu của Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính). Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết: sau khi Cục An toàn thực phẩm gửi văn bản trả lời thì có nhiều ý kiến thắc mắc. Cục ATTP và Cục Quản lý giá đã họp với nhau và đi đến thống nhất tất cả các 30 sản phẩm đó (Cục Quản lý Giá gửi sang – PV) đều là sữa. “Có sự vênh nhau như vậy là do hai bên chưa hiểu yêu cầu của nhau. Chúng tôi đã ngồi lại và thống nhất vấn đề này. Tất cả các sản phẩm đã là sữa thì dù thay đổi tên gọi thì vẫn là sữa” – ông Trung khẳng định. Trước đó, Cục Quản lý Giá có văn bản gửi Cục An toàn thực phẩm về việc phối hợp minh định trong số 30 sản phẩm đâu là sữa để áp mức bình ổn giá sữa dành cho trẻ dưới 6 tuổi. Ngày 15-7 Cục An toàn thực phẩm có văn bản trả lời, trong đó nói rõ trong số 30 sản phẩm có 12/30 sản phẩm là sữa nằm trong danh mục bình ổn giá. Theo Cục ATTP, sau khi rà soát lại hồ sơ của 18 sản phẩm còn lại thì đều là sữa và nằm trong danh mục sữa phải thực hiện bình ổn giá theo quy định. Cục An toàn thực phẩm dẫn chứng: sản phẩm nhãn hiệu “Dielac Pedia 1+ HT” với quy cách đóng gói 900g và 400g, tên sản phẩm trong giấy Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm là “Thực phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ từ 1-3 tuổi - Dielac Pedia” (hộp thiếc). Và sản phẩm nhãn hiệu “I am kid vani” với quy cách đóng gói 350g và 660g, tên trong giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm là “Sản phẩm dinh dưỡng I am mother Kid”. “Vì có sự khác biệt giữa tên gọi và giấy chứng nhận nên Cục An toàn thực phẩm cần có thời gian rà soát hồ sơ để tránh nhầm lẫn” – đơn vị này lý giải. Ngoài ra theo Cục An toàn thực phẩm, có một số sản phẩm cùng tên gọi nhưng có hai quy cách đóng gói khác nhau, trong văn bản gửi Cục Quản lý Giá thì lại gộp chung tên gọi làm một sản phẩm, vì vậy dẫn đến có sản phẩm Cục Quản lý giá lại cho rằng không thuộc danh mục sữa. Trao đổi với Pháp luật TP. HCM, ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm giải thích, dù nó là sản phẩm dinh dưỡng, công thức, hay thực phẩm bổ sung, nhưng trong thành phần có sữa dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi là phải áp giá. “Doanh nghiệp có quyền đặt tên, tuy nhiên nếu chỉ dựa vào tên thì không chặt chẽ, doanh nghiệp cũng thay đổi được hàm lượng cho nên phải dựa vào thành phần mới là chuẩn nhất. Vừa rồi Bộ Tài chính đưa ra tên danh mục và hàm lượng đã là cố gắng nhưng về lâu dài cần phải đưa vào thành phần và đối tượng sử dụng”.

Vnexpress

Bộ Y tế ban hành phác đồ điều trị bệnh Ebola

Biểu hiện bệnh do virus Ebola gồm: sốt, đau đầu, đau mỏi cơ, nôn/buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, phát ban, xuất huyết… Những dấu hiệu này khá giống với với sốt xuất huyết Dengue, sốt rét có biến chứng, nhiễm khuẩn huyết. Trước tình hình dịch bệnh Ebola tại 4 nước Tây Phi tiếp tục diễn biến phức tạp, Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do virus Ebola- không cần thông qua Hội đồng chuyên môn của Bộ. Thay vào đó, Hội đồng có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, cập nhật phù hợp với tình hình dịch bệnh. Thời gian ủ bệnh Ebola trung bình là 2-21 ngày. Các triệu chứng thường gặp gồm: sốt, đau đầu, đau mỏi cơ, nôn/buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, viêm kết mạc, phát ban. Ngoài ra, bệnh kèm theo các biểu hiện xuất huyết như: đi ngoài phân đen, chảy máu nơi tiêm truyền, ho máu, chảy máu chân răng, chảy máu âm đạo… Đồng thời, bác sĩ cũng cần phân biệt bệnh Ebola với sốt xuất huyết Dengue, nhiễm trùng huyết do não mô cầu, nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn, sốt rét có biến chứng… Bệnh hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng. Chẳng hạn nếu sốt trên 38 độ C có thể hạ nhiệt bằng paracetamol với liều lượng 10-15mg/kg cân nặng mỗi liều cách nhau từ 4-6 giờ. Đặc biệt tránh dùng các thuốc như diclofenac, ibupropen… vì làm nặng rối loạn đông máu. Nếu bị mất máu thì cần được truyền máu và các chế phẩm từ máu. Các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi làm xét nghiệm PCR. Đặc biệt, lưu ý phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú. Thai phụ nhiễm virus Ebola có nguy cơ sảy thai, đẻ non, chảy máu sau sinh rất cao. Virus này cũng truyền qua sữa mẹ. Vì thế, khi nghi ngờ bị nhiễm bệnh, người mẹ nên ngừng cho con bú; cả mẹ và trẻ cần được nhập viện và cách ly cho đến khi loại trừ bệnh. Bệnh nhân được xuất viện sau 3 ngày không sốt và không có các dấu hiệu gợi ý có sự đào thải virus ra môi trường như: đi ngoài phân lỏng, ho, chảy máu… Các triệu chứng lâm sàng cải thiện tốt, tình trạng bệnh nhân ổn định, có thể tự thực hiện các hoạt động thường ngày. Kết quả xét nghiệm PCR với virus âm tính. Trước đó, ngày 9/8 Thủ tướng có công điện khẩn gửi các Bộ, ngành quyết liệt phòng chống bệnh do virus Ebola. WHO)cũng công bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu với dịch Ebola. Các chuyên gia WHO nhận định nguy cơ dịch lây lan quốc tế là đặc biệt nghiêm trọng do độc lực cao của virus; sự biến đổi liên tục các mô hình lây truyền dịch bệnh trong cộng đồng và các cơ sở y tế; hệ thống y tế yếu của một số quốc gia bị ảnh hưởng bởi virus này. Dịch hiện lưu hành tại 4 quốc gia Tây Phi gồm: Guinea, Nigeria, Sierra Leone và Liberia với con số tử vong gần 1.000. người. Guinea đã quyết định đóng cửa biên giới với 2 nước Sierra Leone và Liberia. Nigeria- quốc gia đông dân nhất châu Phi cũng đã thông báo tình trạng khẩn cấp sau khi có 7 ca mắc, 2 tử vong. Bệnh do virus Ebola là một bệnh nhiễm trùng nặng, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 90%. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với mô, máu và dịch cơ thể của động vật hoặc người nhiễm bệnh, có thể bùng phát thành dịch. Virus có thể lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp thông qua vết thương da hoặc niêm mạc với máu, chất tiết và dịch cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người bị nhiễm. Người cũng có thể mắc Ebola do tiếp xúc với các dụng cụ hoặc đồ vật của bệnh nhân bị nhiễm như quần áo, chăn, kim tiêm đã sử dụng.

Công an nhân dân

Tập trung tối đa ngăn chặn dịch Ebola vào Việt Nam

Bộ Y tế cho biết: Tại 4 quốc gia Tây Phi, đến ngày 9/8, đã có 1.779 trường hợp mắc, trong đó có 961 người tử vong. Những ngày qua, một số nguồn tin đăng tải về việc Philippines đã có 7 công nhân trở về từ Siera Leone (nước có dịch Ebola) đã xuất hiện những triệu chứng như người bị nhiễm virus Ebola. Bộ Y tế Việt Nam đặc biệt lưu tâm đến thông tin trên và đã đề nghị Cơ quan đầu mối Y tế quốc tế (IHR) của WHO xác nhận. Nhưng đến ngày 8/8/2014, Việt Nam chưa nhận được thông tin chính thức từ WHO xác nhận việc 7 công nhân Philippines có bị nhiễm virus Ebola hay không. Ngay sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra tuyên bố về tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với dịch bệnh Ebola, ngày 9/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp khẩn cấp với các bộ, ngành để nghe báo cáo diễn biến dịch bệnh và chỉ đạo các biện pháp ngăn chặn dịch. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Bệnh do virus Ebola là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thuộc nhóm A, có khả năng lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Đặc biệt, hiện vẫn chưa có vaccine phòng bệnh cũng như phương pháp điều trị đặc hiệu. Song, dịch bệnh có thể khống chế nếu phát hiện sớm, cách ly, theo dõi và giám sát người tiếp xúc gần với người mắc bệnh và thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn. Căn cứ vào tình hình và đặc điểm của bệnh, dịch có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam, cũng như có khả năng bùng phát thành dịch lớn, nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống. Dù hiện nay, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp mắc Ebola, song nguy cơ lây lan dịch bệnh là hoàn toàn có thể, thông qua con đường du lịch, người làm việc, học tập, lao động ở các nước đang có dịch bệnh trở về vv… Bộ Y tế đã triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn dịch bệnh: Kế hoạch phòng chống, ứng phó kịp thời; đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành tăng cường giám sát phòng, chống bệnh Ebola; yêu cầu áp dụng tờ khai y tế với khách nhập cảnh từ vùng dịch ở tất cả các cửa khẩu quốc tế; ngày 9/8 ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do virus Ebola vv… Trước tốc độ tăng nhanh về cả số người mắc và tử vong do Ebola, Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND các địa phương và các bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai ngay các biện pháp phòng, chống bệnh Ebola; chỉ đạo Bộ Ngoại giao thông báo các cơ quan, tổ chức hạn chế cử cán bộ đi đến vùng đang có dịch; cơ quan ngoại giao ở nước có dịch bệnh kịp thời thông tin về tình hình diễn biến dịch bệnh, tình hình sức khỏe của công dân Việt Nam ở nước sở tại; Bộ TT&TT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế chỉ đạo công tác tuyên truyền, giám sát và phòng chống dịch tại cửa khẩu… Sau khi nghe báo cáo về diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo: Mục tiêu cao nhất là bảo vệ an toàn tính mạng cho người dân, do đó, ngành y tế và các bộ, ngành liên quan, các địa phương phải khẩn trương thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh. Mục tiêu là không để lây lan dịch bệnh vào Việt Nam, nhưng phương án xấu nếu dịch bệnh xảy ra, phải chuẩn bị sẵn sàng, chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch ứng phó hiệu quả nhất. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế phải phối hợp chặt chẽ với WHO để nắm chắc và thông báo kịp thời diễn biến, tính chất nguy hại của dịch bệnh để toàn dân biết; thông tin đầy đủ về cơ chế, đường lây lan dịch và các biện pháp phòng chống; mỗi người dânphải có ý thức tự bảo vệ mình trước dịch bệnh, hiểu về dịch bệnh để chủ động phòng ngừa. Bộ Y tế cần chủ động xây dựng kế hoạch, phương án, có hướng dẫn rõ trong ngành về điều trị bệnh nếu xảy ra dịch; phát hiện những trường hợp nghi ngờ phải có biện pháp giám sát, xét nghiệm, xác định, cách ly, khoanh vùng, điều trị… Các bộ, ngành hữu quan tập trung trang bị thiết bị máy móc giám sát y tế ở tất cả các cửa khẩu, nếu phát hiện có dấu hiệu, có nghi ngờ về dịch bệnh phải cương quyết cách ly; có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao, Bộ VH,TT&DL có biện pháp hạn chế công dân di du lịch, làm việc ở các nước có dịch bệnh. Công tác thông tin, tuyên truyền về dịch bệnh phải kịp thời, song cũng phải bình tĩnh, tránh gây hoang mang trong nhân dân.

Tin tức

Ga-na báo động đỏ với dịch bệnh E-bô-la

* Ghi-nê đóng cửa biên giới với Li-bê-ri-a và Xi-ê-ra Lê-on

Theo Roi-tơ 9-8, Bộ Y tế Ga-na đã công bố "báo động đỏ" đối với dịch E-bô-la. Tuyên bố cho biết, một số ngư dân Gana đánh bắt tại vùng biển gần biên giới Li-bê-ri-a đã trở về nhà với triệu chứng nhiễm vi-rút Ebô-la. Trong khi đó, nhân viên y tế nước này đang xét nghiệm mẫu máu của một người đàn ông chết vì bị sốt cao và chảy máu mũi sau khi người này trở về từ Buốc- Ki-na Pha-xô. Bộ Y tế Ga-na kêu gọi người dân không tắm ở bể bơi công cộng và tiến hành các biện pháp giữ vệ sinh sạch sẽ, đồng thời kêu gọi những người có triệu chứng nghi mắc bệnh gọi điện tới đường dây nóng để được hỗ trợ nhanh chóng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến ngày 10-8, vi-rút E-bô-la đã làm gần 1.000 người chết, chủ yếu tại bốn quốc gia Tây Phi là Ni-giê-ri-a, Xi-ê-ra Lê-on, Ghi-nê và Li-bê-ri-a.* Ngày 9-8, Ghi-nê thông báo đóng cửa biên giới trên bộ với hai nước láng giềng Li-bê-ri-a và Xi-ê-ra Lê-on trong nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi-rút E-bô-la. * Cùng ngày, tại Xi-ê-ra Lê-on, chính phủ nước này đã triển khai hơn 1.500 binh sĩ để thực hiện các biện pháp cách ly tại những khu vực có vi-rút E-bô-la. Bộ trưởng Quốc phòng Xi-ê-ra Lê-on P.Côn-tê cho biết, một nửa số binh sĩ trên sẽ được điều đến Kê-nê-ma và Cai-lahun, hai huyện ở miền đông, chịu ảnh hưởng nặng nhất của dịch bệnh này và đã được cách ly ngày 7-8 vừa qua. Số binh sĩ còn lại sẽ tập trung vào khu vực miền tây, gồm cả thủ đô Phri-tao và miền bắc. * Ngày 9-8, Tổng thống Li-bê-ri-a E.Sơ-líp đã có lời xin lỗi và bày tỏ sự thương tiếc sâu sắc trước con số tử vong cao của các nhân viên y tế nước này khi họ quên mình để ngăn chặn bệnh dịch E-bô-la. Đến nay, tại Li-bê-ri-a đã có ít nhất ba bác sĩ và 32 nhân viên y tế chết trong khi cứu chữa các bệnh nhân bị nhiễm vi-rút E-bô-la. Tổng thống E.Sơ-líp cam kết trích khoản ngân sách lên tới 18 triệu USD cho cuộc chiến chống bệnh E-bô-la ở Li-bê-ri-a. Trong đó, một phần sẽ được trao cho các nhân viên y tế để giúp họ nhận được các khoản tiền bảo hiểm và tiền tuất. Một phần sẽ được dùng để trang bị thêm xe cứu thương và lập thêm các trung tâm điều trị bệnh do vi-rút E-bô-la.

Ấn Độ tăng cường biện pháp phòng dịch Ebola

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Ấn Độ đã đặt các sân bay trong tình trạng báo động cao từ ngày 9/8 sau khi Tổ chức y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp do dịch Ebola bùng phát tại các nước Tây Phi. Tất cả những hành khách đường không đến Ấn Độ từ 4 nước bùng phát dịch Ebola gồm Guinea, Liberia, Sierra Leone và Nigeria sẽ phải điền giấy khai báo địa điểm xuất phát, thời gian lưu lại ở những nước có dịch, triệu chứng sức khỏe cùng những thông tin quan trọng khác. Bộ Y tế Ấn Độ yêu cầu tất cả các hãng hàng không chỉ thị cho nhân viên phát các bản khai trên máy bay cho hành khách trong diện nói trên, giống như các bản khai thông thường dành cho người nhập cảnh. Bộ trưởng Y tế Harsh Vardhan cho biết Chính phủ Ấn Độ đã bắt đầu triển khai các biện pháp theo dõi phòng dịch từ trước khi WHO ra tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, ông Vardhan khuyên người dân không nên hoang mang vì nguy cơ bùng phát dịch Ebola tại Ấn Độ thấp. Dù chưa có trường hợp nhiễm Ebola nào được ghi nhận tại Ấn Độ, nhưng là một nước đông dân, quốc gia này cần có các biện pháp phòng ngừa triệt để. Ngày 10/8, Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình quốc gia Trung Quốc cho biết sẽ cử 3 nhóm chuyên gia cùng các trang thiết bị y tế tới 3 nước bùng phát dịch Ebola gồm Guinea, Liberia và Sierra Leone nhằm góp phần ngăn chặn dịch bệnh. Ngoài hỗ trợ lực lượng y tế nước sở tại, các nhóm chuyên gia cũng giúp các công dân Trung Quốc tại địa phương tăng cường biện pháp kiểm soát và chống dịch. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc cử phái bộ y tế sang nước khác nhằm đối phó với dịch bệnh. Trước đó, Bắc Kinh cũng thông báo viện trợ 4,9 triệu USD cho 3 nước có dịch Ebola bùng phát mạnh nhất ở Tây Phi để hỗ trợ đối phó dịch bệnh. Trong một diễn biến khác, ngày 10/8, Trung tâm Y tế dự phòng Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) cho biết một du khách đến từ Nigeria đang bị nghi nhiễm loại virus nguy hiểm Ebola. Người đàn ông 31 tuổi này nhập cảnh vào Hong Kong ngày 7/8 và sau đó xuất hiện hiện tượng nôn mửa và tiêu chảy - 2 triệu chứng chính của bệnh Ebola. Nếu được xác nhận, đây là trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên tại châu Á. Trong khi đó, một người đàn ông 51 tuổi quốc tịch Romania hiện cũng trong diện nghi vấn bị nhiễm virus Ebola. Theo Viện nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm Romania, bệnh nhân trên đến từ Ploiesti, cách thủ đô Bucharest khoảng 70 km về phía Bắc, vừa trở về nước sau chuyến công tác tới Nigeria hôm 25/7. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như sốt, nôn mửa, và tiêu chảy. Bộ Y tế Romania cho biết đã cách ly bệnh nhân nói trên và đang tiến hành xét nghiệm với virus Ebola. Theo WHO, từ tháng 3/2014 đến nay đã có 1.711 trường hợp nhiễm virus Ebola với hơn 930 ca tử vong tại Nigeria, Sierra Leon, Guinea và Liberia. Ebola là dịch bệnh nguy hiểm và đến nay vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa và thuốc chữa trị. Triệu chứng của bệnh là sốt đột ngột, đau cơ, nôn mửa, tiếp đó bị chảy máu trong và ngoài dẫn tới tử vong.

Vietnamnet

Các cú sốc từ bê bối đẻ thuê ở Thái Lan

Với hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh, giấc mơ có một đứa con thường chỉ có thể thực hiện được ở những nơi như Thái Lan hoặc Ấn Độ. Có nhiều phụ nữ trẻ sẵn lòng giúp họ làm việc này, tức là trở thành những người đẻ thuê.Trong bức ảnh chụp ngày 3/8/2014, sản phụ người Thái là Pattaramon Chanbua, 21 tuổi, chụp cùng với Gammy – cậu bé 9 tháng tuổi sinh ra bị hội chứng Đao tại bệnh viện Sri Racha, tỉnh Chonburi, miền nam Thái Lan. Cặp vợ chồng nhờ Chanbua mang thai hộ đã mang em bé sinh đôi còn lại về Australia, bỏ mặc Gammy và người mẹ đẻ thuê. Hãng tin AP cho biết, hầu như việc mặc cả bao giờ cũng vừa lòng các bên, trừ khi có điều gì đó xảy ra không như mong đợi. Trường hợp một cặp vợ chồng người Australia bị cáo buộc bỏ rơi đứa trẻ và người mẹ đẻ thuê người Thái Lan – vì phát hiện ra đứa trẻ mắc hội chứng Đao -đã soi rọi những mảng tối trong lĩnh vực kinh doanh phần lớn còn chưa kiểm soát được ở Thái Lan.Trên thực tế, người mẹ đẻ thuê mang trong mình hai đứa trẻ sinh đôi. Nhưng cặp vợ chồng người Australia (bố mẹ về mặt sinh học) chỉ muốn nuôi đứa bé khỏe mạnh, và bỏ rơi cậu bé tóc vàng, mắt xanh còn lại. Đứa trẻ không may mắn mắc bệnh Đao, kèm với điều kiện bẩm sinh về tim không tốt. Sự việc đã làm cả thế giới bàng hoàng. Cũng như nhiều cặp vợ chồng khác, những người Australia này chọn Thái Lan để thuê đẻ vì nhiều lý do, chi phí thấp, vấn đề luật pháp đỡ phức tạp hơn.Luật sư Nandana Indananda cho biết khách hàng chính tại Thái Lan là các cặp vợ chồng người Hong Kong, Đài Loan, Australia – nơi mà việc đẻ thuê còn bị cấm. Cùng với đó, tại đây có vô vàn phụ nữ nghèo khó sẵn sàng sinh con hộ để lấy tiền, và đầy rẫy bác sĩ có các kỹ năng chuyên khoa sản hạng giỏi. Tương tự như Thái Lan, Ấn Độ cũng trở thành một trung tâm đẻ mướn với giá rẻ nhờ các bác sĩ tài ba, hạ tầng y tế và quá đông những phụ nữ nghèo sẵn sàng nhận tiền để nuôi bào thai cho người khác. Mỗi ca mang thai hộ từ A tới Z được trả với mức giá trung bình là 18.000 USD cho tới 30.000 USD. Trong đó, chi phí trả cho người nhận đẻ thuê từ 5.000-7.000 USD. Chi phí mang thai hộ ở Thái Lan và Ấn Độ rẻ hơn so với ở Mỹ hoặc các nước khác. Ở châu Á, chi phí này nói chung vào khoảng 60.000-70.000 USD, bao gồm vé máy bay đi lại và chi phí ăn ở. Tại Mỹ, chi phí vào khoảng 150.000 USD. Năm 2001, Ấn Độ đã hợp thức hóa việc mang thai hộ vì mục đích thương mại, nhưng vẫn có một hệ thống các quy định để kiểm soát ngành công nghiệp mang lại 1 tỉ USD mỗi năm. Tuy vậy, những quy định vẫn là chưa đủ để kiểm soát hình thức sinh con hộ, nên dẫn tới những vụ lạm dụng. “Trong nhiều trường hợp, nếu bị hư thai các thai phụ gặp phải tình trạng tay trắng”-Giám đốc Nghiên cứu Xã hội tại New Delhi là Ranjana Kumari cho biết. “Thực tế, các đại lý sẽ đổ tội cho các thai phụ này vì đã không giữ được đứa bé”.Manasi Mishra-tác giả của hai báo cáo về tình trạng đẻ mướn tại Ấn Độ - nói về việc nhiều phụ nữ bị lừa đảo hoặc chia tiền không như hứa hẹn ban đầu. Với số tiền đáng ra được trả, đó đồng nghĩa với một ngôi nhà mới, hoặc tương lai học hành tử tế hơn cho con cái, vì khoản đó lớn hơn nhiều số tiền mà họ có thể tích góp trong 10 năm. Một phụ nữ bán hàng ăn người Thái là Pattaramon Chanbua, 21 tuổi, cho biết ‘ngành công nghiệp này có mảng tối của nó’. Cô từng mang thai hộ, và không được trả đủ số tiền 9.300 USD như hứa hẹn. Còn về phía các cặp vợ chồng phải viện tới dịch vụ này, câu chuyện với họ cũng không hề dễ dàng. Thậm chí như vợ chồng Kylie và Cameron Yong, dù đạt được ước nguyện có được những đứa con mình hằng mong muốn, nhưng họ cũng phải trải qua rất nhiều khó khăn.“Tôi không nghĩ là mọi người hiểu cảm giác khi bạn không thể có được một gia đình đúng nghĩa, việc có được đứa con khó khăn tới nhường nào. Chúng tôi phải lận đận suốt 12 năm ròng” – Kylie nói. “Tôi nghĩ mọi người cho là việc này dễ dàng trải qua – nhưng thực tế không phải vậy”.

WHO gửi thư cho Thủ tướng kiến nghị cấm amiăng

“Cần phải hành động kịp thời để ngăn chặn việc tiếp tục sử dụng amiăng trong vật liệu xây dựng và cấm hoàn toàn tất cả các loại amiăng để bảo vệ cuộc sống, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững và đảm bảo sự ổn định xã hội của Việt Nam”, đại diện WHO và ILO viết. Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Khu vực Tây Thái Bình Dương và Đại diện Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã viết thư gửi cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để bày tỏ những lo lắng về việc tiếp tục sử dụng amiăng trắng trong vật liệu xây dựng tại Việt Nam. amiăng trắng, ung thư, tấm lợp, fibro ximăng, sản xuất, WHO, gửi thư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Bức thư có tiêu đề Bệnh tật liên quan tới amiăng và những lo ngại về việc tiếp tục sử dụng amiăng trong vật liệu xây dựng và các sản phẩm khác tại Việt Nam do Tiến sĩ Sin Young-soo, Giám đốc WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương và ông Yoshiteru Uramoto, Giám đốc khu vực ILO Khu vực Châu Á Thái Bình Dương ký tên ngày 5/8. Trong bức thư của mình, đại diện WHO và ILO sau khi nói về những lý do cần phải cấm hoàn toàn việc sử dụng amiăng đã kiến nghị Việt Nam không tiếp tục sử dụng amiăng trắng sau 2020 và sớm xây dựng lộ trình để loại bỏ việc sử dụng amiăng. WHO và ILO cũng hứa sẽ tiếp tục hỗ trợ về mặt kỹ thuật để loại bỏ bệnh tật liên quan tới amiăng tại Việt Nam.

VietNamNet xin trích dịch nội dung chính của bức thư này:

Chúng tôi viết thưnày để thẳng thắn bày tỏ sự lo lắng của mình về việc tiếp tục sử dụng amiăng trắng trong vật liệu xây dựng và các sản phẩm khác tại Việt Nam, một vấn đề quan trọng có liên quan tới nhiều bộ ngành khác nhau. Amiăng trắng là nguyên nhân gây ra ung thư phổi, ung thư trung biểu mô, bệnh phổi amiăng, ung thư vòm họng và ung thư buồng trứng. Mỗi năm 107 ngàn người chết do các bệnh liên quan tới amiăng và 1,5 triệu người khác phải sống chung với khuyết tật do các bệnh liên quan tới amiăng. Amiăng được coi là chất gây ung thư nghề nghiệp độc hại nhất với hơn một nửa số ca tử vong do ung thư nghề nghiệp. Việt Nam là nước tiêu thụ amiăng lớn thứ 10 thế giới về số lượng và đứng thứ 7 về bình quân lượng amiăng tiêu thụ trên đầu người. Tại Việt Nam, amiăng được sử dụng trong việc sản xuất tấm lợp amiăng xi măng (tấm lợp fibro ximăng), phanh ô tô, xe máy, vật liệu cách nhiệt trên tàu, các lò hơi và các ứng dụng khác. Chính phủ Việt Nam từ lâu đã nhận ra sự độc hại của amiăng và đã cấm sử dụng các loại amiăng thuộc nhóm amphibole từ năm 1998. Tuy nhiên, việc sử dụng amiăng trắng vẫn tiếp tục và có dấu hiệu tăng cao những năm gần đây, kể từ khi kế hoạch giảm dần và tiến đến cấm hoàn toàn amiăng trong vật liệu xây dựng vào năm 2004 được lui tới năm 2010 và sau đó là tới năm 2020. Điều đáng nói hơn nữa là có khả năng việc sử dụng amiăng trong vật liệu xây dựng sẽ kéo dài tới năm 2030 theo kiến nghị của dự thảo Quy hoạch Quốc gia về Phát triển Vật liệu xây dựng. amiăng trắng, ung thư, tấm lợp, fibro ximăng, sản xuất, WHO, gửi thư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

WHO và ILO khuyến cáo cấm toàn bộ các loại amiăng như biện pháp hiệu quả nhất nhằm loại trừ bệnh tật liên quan tới amiăng vì những lý do sau: Lý do sức khỏe cộng đồng: Các bằng chứng tiếp tục cho thấy rằng, các quốc gia đang gánh chịu bệnh tật liên quan tới amiăng tỉ lệ với việc tiêu thụ amiăng của quốc gia đó. Điều này một lần nữa khẳng định rằng, gánh nặng bệnh tật liên quan tới amiăng tại các quốc gia (đang phát triển) là bắt nguồn từ sự phục thuộc quá lớn vào amiăng trong những thập niên trước đó, bất kể những cố gắng để “sử dụng an toàn” amiăng. Việt Nam đã ghi nhận những trường hợp ung thư trung biểu mô. Chúng tôi đề nghị Việt Nam không trì hoãn các quyết định xa hơn để chờ tìm thêm các trường hợp khác. Các bằng chứng quốc tế về việc amiăng trắng là nguyên nhân dẫn tới các bệnh ung thư đã được chứng minh rõ ràng bởi Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC). Lý do kinh tế: Các sản phẩm chứa amiăng có “giá rẻ” thường được viện dẫn như là lý do để tiếp tục sử dụng amiăng, đặc biệt là trong việc cung cấp các tấm lợp giá rẻ cho người nghèo. Tuy nhiên, yếu tố “giá rẻ” cần phải được cân nhắc trong mối tương quan với những chi phí bồi thường cho các công nhân làm việc trong ngành công nghiệp amiăng do mắc các bệnh liên quan tới amiăng. Bên cạnh đó, cũng phải tính đến những khoản chi phí cho rất nhiều người, đặc biệt là những người nghèo đang phải sống trong những căn nhà sử dụng các tấm lợp độc hại. Những chi phí cho việc dỡ bỏ các vật liệu có chứa amiăng được chứng minh là rất lớnlà nguyên nhân trì hoãn việc cấm amiăng ở nhiều quốc gia. Đã có những vật liệu thay thế amiăng được sản xuất ở quy mô công nghiệp tại Việt Nam. Công nghệ sản xuất các tấm lợp không amiăng được phát triển tại Việt Nam là một cơ hội cho giải quyết việc làm tại địa phương và cơ hội để Việt Nam xác lập vị trí trong ngành công nghiệp xanh tại khu vực. Tăng cường việc sản xuất các sản phẩm này cũng sẽ làm giảm giá của các tấm lợp không amiăng bao gồm cả việc phục vụ cho những người nghèo. An ninh xã hội là một nguyên nhân nữa để thông qua việc cấm hoàn toàn amiăng. Kinh nghiệm tại các quốc gia phát triển cho thấy, nhiều vụ náo động và các vụ kiện cá nhân chống lại chính phủ do chính phủ đã không bảo vệ sức khỏe cộng đồng do chấp thuận việc tiếp tục sử dụng amiăng. Cần phải hành động kịp thời để ngăn chặn việc tiếp tục sử dụng amiăng làm vật liệu xây dựng và cấm hoàn toàn tất cả các loại amiăng để bảo vệ cuộc sống, hỗ trợ phát tăng trưởng kinh tế bền vứng và đảm bảo sự ổn định xã hội của Việt Nam. Chúng tôi khuyến nghị Việt Nam không tiếp tục sử dụng amiăng trắng sau 2020 và sớm xây dựng lộ trình để loại bỏ việc sử dụng amiăng tại Việt Nam. Chúng ta biết rằng đã có rất nhiều tín hiệu từ các chính phủ. Đó là điều kiện công nghệ và tài chính khả thi để nhiều nhà máy có thể chuyển sang loại vật liệu và công nghệ an toàn hơn đồng thời gia tăng cơ hội xuất khẩu. Đã có hơn 50 quốc gia đã cấm hoàn toàn việc sử dụng amiăng. Chúng tôi tin rằng một quyết định như vậy sẽ góp phần rất lớn vào việc bảo vệ sức khỏe cho hàng ngàn công nhân và hàng triệu người khác có nguy cơ bị phơi nhiễm trong tương lai từ các sản phẩm chứa amiăng cũng như nguy cơ bệnh tật liên quan tới amiăng. Sức khỏe là giá trị đáng quý nhất mà mỗi con người sở hưu và một cộng đồng khỏe mạnh chính là nền tảng chắc chắn cho sự phát triển. Hiểu rõ điều này, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực và đầu tư rất lớn vào việc bảo vệ sức khỏe cho người dân. Quyết định cấm tất cả các loại amiăng sẽ góp phần tăng cường sức khỏe cho toàn bộ người dân Việt Nam. WHO và ILO sẽ tiếp tục hỗ trợ về mặt kỹ thuật để loại bỏ bệnh tật liên quan tới amiăng tại Việt Nam.

An ninh thủ đô

Bộ Công an triển khai công tác phòng, chống bệnh do vi rút Ebola

Sáng nay 11-8, tại Hà Nội, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương trong toàn quốc triển khai các hoạt động  phòng, chống bệnh do vi rút Ebola.  Theo thông báo của WHO về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola là một trong những dịch bệnh đang bùng phát và có nguy cơ gây tử vong rất lớn; WHO đã ra mức báo động trên toàn thế giới. Đứng trước nguy cơ dịch bệnh này có thể xâm nhập vào đất nước Việt Nam, ngày 9-8-2014, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp với các Bộ, ban, ngành để triển khai các giải pháp cấp bách phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu những tác hại do dịch bệnh này gây ra. Chiều cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ đã có  công điện Hỏa tốc số 1392/CĐ - TTg gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ và cơ quan ban ngành chỉ đạo về việc phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola; trong đó giao nhiệm vụ cho Bộ Công an phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác giám sát phòng chống dịch bệnh tại các cửa khẩu, có phương án bố trí phương tiện vận chuyển, chuẩn bị trang thiết bị và địa điểm khám sàng lọc, cách ly y tế tạm thời đối với các trường hợp có dấu hiệu nhiễm vi rút Ebola. Quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Công điện chỉ đạo của Thủ tướng, ngày 11-8-2014 Bộ trưởng Trần Đại Quang đã ban hành Công điện Hỏa tốc số 1196/ĐK/HT1 gửi Thủ trưởng các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, các đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai các biện pháp thực hiện Tại hội nghị trực tuyến sáng nay, Thiếu tướng, GS.TS Phạm Quang Cử, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật, Bộ Công an đã khái quát lại tình hình dịch bệnh; nhận định tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola gây ra và khả năng lây lan; các hoạt động phòng chống dịch triển khai trong lực lượng CAND, đồng thời kiến nghị, đề xuất lãnh đạo Bộ quan tâm và chỉ đạo. Tại phần thảo luận về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ebola, đại diện lãnh đạo các Tổng cục, Công an tỉnh, thành phố đã đưa ra các biện pháp, phối hợp với các Bộ, ban, ngành đối phó với dịch bệnh do vi rút Ebola gây ra. Về tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola và khả năng lây lan vào Việt Nam, Bộ Y tế đã nhận định dịch bệnh do vi rút Ebola là bệnh có tốc độ lây lan nhanh và có tỉ lệ tử vong cao. Cho đến nay, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh do vi rút Ebola. Tuy nhiên, nguy cơ có thể lây lan dịch bệnh thông qua các đối tượng là khách du lịch, người làm việc, học tập, lao động nhập cảnh trở về từ khu vực Châu Phi và công tác phòng chống dịch sẽ gặp một số khó khăn. Để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Công điện của Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo Bộ yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung như kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch nguy hiểm và mới nổi của đơn vị, xây dựng triển khai thực hiện kế hoạch hành động phòng, chống bệnh do vi rút Ebola của đơn vị, địa phương; trên cơ sở quán triệt kế hoạch hành động của Bộ. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến từng cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên , cũng như các can phạm, phạm nhân, trại viên ở các trại tạm giam, trại giam Bộ Công an quản lý, để nâng cao hiểu biết về tác nhân gây bệnh, đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh do vi rút Ebola, từ đó chấp hành đúng các quy định về phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn nhân dân nơi đóng quân chủ động phòng chống dịch, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng; đồng thời sẵn sàng tham gia thực hiện các biện pháp khẩn cấp để khống chế, bao vây, dập tắt dịch, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu hàng không, đường bộ, đường thủy, đặc biệt là từ các quốc gia vùng dịch bệnh để kịp thời phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, cách ly theo dõi theo quy định. Các cơ sở y tế Công an nhân dân có kế hoạch cụ thể chi tiết phòng chống dịch, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế, nhân lực sẵn sàng đáp ứng cho công tác điều trị và phòng, chống dịch; chuẩn bị khu điều trị cách ly cho việc điều trị bệnh nhân. Tổng cục An ninh I chỉ đạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh và các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các bộ, ban, ngành liên quan tăng cường quản lý, kiểm soát, cách ly người xuất nhập cảnh theo chỉ đạo của Chính phủ trong thời gian xảy ra dịch bệnh. Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật hướng dẫn y tế trong toàn Ngành chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện phòng, chống dịch tại các cơ sở của Công an và tham gia với cộng đồng chuẩn bị thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao phục vụ cho công tác phòng, chống dịch theo kế hoạch. Cục Tài chính đảm bảo kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh theo các quy định của Nhà nước và Bộ Công an. Công an các đơn vị, địa phương thường xuyên, kịp thời báo cáo Bộ những thông tin về tình hình dịch bệnh, các hoạt động phòng, chống bệnh Ebola, những khó khăn vướng mắc và kiến nghị, đề xuất (qua Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật  và Văn phòng Bộ) để lãnh đạo Bộ chỉ đạo.

Sự quả cảm của một bác sĩ người Mỹ nhiễm virus Ebola

“Tôi đã từng nắm chặt bàn tay của bệnh nhân, đã tận mắt chứng kiến nỗi sợ hãi tột cùng của họ khi virus Ebola dần chiếm đoạt sinh mạng của người bệnh”, nhân viên y tế người Mỹ đầu tiên nhiễm virus Ebola trong quá trình cứu chữa người dân vùng dịch ở Liberia kể lại. Dù được giới truyền thông mô tả như một người hùng nhưng Kent Brantly nói rằng ông chỉ làm công việc bình thường như bất kỳ bác sĩ nào.

Đối mặt với nguy cơ cao

Ngày 2-8, một chiếc máy bay tư nhân được thiết kế để vận chuyển bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm đưa nhân viên y tế người Mỹ nhiễm virus Ebola đầu tiên về nước. Sau khi máy bay hạ cánh tại căn cứ phòng không Dobbins, xe cứu thương của BV Đại học Emory (Atlanta, Mỹ) với đoàn nhân viên an ninh hộ tống đã có mặt để đưa bệnh nhân tới khu cách ly đặc biệt của bệnh viện. Lần này BV Đại học Emory tiếp nhận ca bệnh đặc biệt thu hút sự quan tâm của giới truyền thông nước Mỹ. Đó là trường hợp của Kent Brantly, bác sĩ 33 tuổi, người Mỹ đầu tiên nhiễm virus Ebola. BV Đại học Emory là một trong 4 bệnh viện có khu phòng bệnh cách ly trang bị hiện đại nhất nước Mỹ. Khu này được xây dựng từ hàng chục năm trước nhằm chăm sóc cho các nhân viên y tế liên bang đã tiếp xúc với vi khuẩn nguy hiểm trên thế giới. Mùa hè năm ngoái, bác sĩ Kent Brantly cùng gia đình tham gia một chương trình viện trợ y tế trong thời gian 2 năm tại Liberia, do Hiệp hội Cứu trợ Samaritan ở Thủ đô Monrovia phát động. Mặc dù đã chuẩn bị tinh thần đối mặt với các khó khăn khi chuyển đến châu Phi nhưng có những điều nguy hiểm mà ông Brantly không thể dự liệu. Cùng thời gian này, loại virus được cho là nguy hiểm nhất đã quét qua nhiều nước Tây Phi, tạo ra dịch bệnh nghiêm trọng với quy mô chưa từng có. Dịch Ebola bùng phát vào ngày  22-3-2014 ở vùng rừng phía Nam Guinea, giết chết 59 người. Chỉ sau 5 ngày, virus Ebola đã lan tới Thủ đô của Guinea, đến ngày 31-3, Ebola đã xuất hiện ở Liberia. Theo báo cáo của WHO tỷ lệ tử vong do virus Ebola gây ra lên tới 90% (trong khi đó tỷ lệ chết do dịch SARS bùng nổ vào năm 2000-2003 chưa tới 10%), cho đến nay giới y học vẫn chưa tìm ra loại thuốc phòng ngừa hoặc chữa trị. Ban đầu, bác sỹ Kent Brantly đến Liberia làm bác sĩ đa khoa tại một BV do tổ chức truyền giáo thuộc giáo hội Kito ở Thủ đô Monrovia, Liberia quản lý. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người bệnh nhiễm Ebola được đưa tới BV nơi ông làm. Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch, Hiệp hội Cứu trợ Samaritan đã chỉ định ông Kent Brantly làm trưởng nhóm đặc trách chữa trị cho các bệnh nhân Ebola. Khoảng giữa tháng 7, ông Brantly đã xuất hiện những triệu chứng nhiễm loại virus chết người này trong khi cách đó vài ngày, vợ và hai con ông về Mỹ dự đám cưới. 

Không bao giờ hối tiếc

Ngay khi nhận thấy một số triệu chứng nhiễm virus, ông Brantly đã tự cách ly trong 3 ngày. Sau ông Brantly, bà Nancy Whitebol, 60 tuổi, một nhân viên y tế người Mỹ tại Liberia cũng nhiễm virus Ebola. Chỉ vài giờ trước  khi biết tin được đưa về nước, bác sỹ Brantly đã nhường lọ thuốc điều trị thử nghiệm duy nhất cho bà Writebol. Trong khi đó, ông thử chọn cho mình liệu pháp truyền máu từ một cậu bé 14 tuổi người Liberia. Đây là cậu bé nhiễm Ebola được chính ông điều trị và hiện đã qua khỏi. Truyền máu từ những người sống sót sang cho bệnh nhân nhiễm Ebola là phương pháp điều trị đang được thử nghiệm trong đợt dịch này. Việc đưa nhân viên y tế Mỹ bị nhiễm Ebola từ châu Phi về nước chữa trị đã khiến nhiều người lo ngại dịch bệnh bùng phát tại Mỹ. Tuy nhiên, sau 2 tuần điều trị, ngày 8-8, bác sĩ Kent Brantly đã gửi thông điệp đầu tiên nói rằng ông cảm thấy khỏe hơn từng ngày và muốn cảm ơn những người đã cầu nguyện cho sự hồi phục của ông và bà Nancy Whitebol, cũng như người dân Liberia và Tây Phi. Ông Kent Brantly tốt nghiệp chuyên ngành y tại Viện y học Indiana. Việc bác sỹ Brantly từ bỏ cuộc sống ổn định và tiện nghi tại các đô thị lớn để tình nguyện đến vùng đất nghèo khó châu Phi khiến nhiều người ngạc nhiên, nhưng không khó lý giải khi ngay từ thời sinh viên, vào dịp hè Brantly đã đăng ký thực tập tại Kenya, Uganda, Honduras, Nicaragua, Tanzania và Haiti. Cũng trong chuyến đi ngắn ngày đó, ông gặp được ý trung nhân là vợ mình bây giờ. Hai người xác định sẽ đi chung con đường là vừa đi truyền giáo, vừa giúp đỡ người dân tại những khu vực không có điều kiện về y tế. Trong thông báo đầu tiên sau khi được đưa về Mỹ và chữa trị trong khu cách ly, bác sỹ Brantly cho biết không bao giờ hối tiếc trước những gì đã xảy ra đối với bản thân, bởi giúp đỡ người dân nghèo khó là lý tưởng của cuộc đời ông. 

Nhân dân

Hà Nội chính thức áp dụng khung viện phí mới

Ngày 10-8, Sở Y tế Hà Nội cho biết: Bắt đầu từ ngày 10-8, TP Hà Nội chính thức áp dụng khung giá viện phí mới theo Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND, đối với hơn 1.300 dịch vụ y tế và bổ sung thêm 135 dịch vụ kỹ thuật y tế trong các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) của Nhà nước trên địa bàn thành phố. Sự điều chỉnh lần này sẽ tăng 20% viện phí và chưa vượt khung, nhằm tạo điều kiện công bằng trong KCB cho người bệnh; nâng cao chất lượng KCB và từng bước bảo đảm nguồn thu chi của các cơ sở KCB công lập của thành phố... Theo quy định, sau khi trừ tất cả các chi phí (gồm thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất, khử khuẩn, cải tạo nâng cấp, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị), nguồn kinh phí này sẽ chia thành bốn quỹ, trong đó buộc phải trích 15% tái đầu tư cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, bảo dưỡng trang, thiết bị trong cơ sở y tế để nâng cao chất lượng KCB cho nhân dân...

Triển khai ngay các hoạt động ngăn chặn dịch bệnh do vi-rút E-bô-la

Chiều 11- 8, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh nguy hiểm đã có cuộc họp với các bộ, ngành liên quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh do vi-rút E-bô-la. Theo báo cáo của Bộ Y tế, trên thế giới đã ghi nhận 1.779 trường hợp mắc bệnh do vi-rút E-bô-la, trong đó có 961 trường hợp chết tại bốn nước khu vực Tây Phi: gồm Ghi-nê, Li-bê-ri-a, Xi-ê-ra Lê-on và Ni-giê-ri-a. Dịch bệnh do vi-rút E-bô-la có tốc độ lây lan nhanh và có tỷ lệ tử vong cao (có thể lên tới 90%). Đến nay, đã có hơn 200 cán bộ y tế mắc bệnh do vi-rút E-bô-la. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá, đây là vụ dịch lớn nhất của căn bệnh này trong gần 40 năm qua và tổ chức này đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp, cần được cộng đồng quốc tế quan tâm và được ưu tiên triển khai hoạt động phòng, chống ở cả cấp quốc gia và quốc tế. Đến thời điểm này, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh do vi-rút E-bô-la, nhưng Bộ Y tế nhận định nguy cơ dịch lây lan và xâm nhập vào thông qua các đối tượng là khách du lịch, người làm việc, học tập và lao động nhập cảnh trở về từ khu vực châu Phi là hoàn toàn có thể xảy ra. Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện về việc phòng, chống dịch bệnh do vi-rút E-bô-la. Bộ Y tế ban hành Kế hoạch hành động phòng, chống bệnh do vi-rút E-bô-la tại Việt Nam; Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh do vi-rút E-bô-la; Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do vi-rút E-bô-la... Đồng thời, phối hợp các bộ, ngành liên quan để tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân về phòng, chống lây nhiễm bệnh. Các bộ, ngành liên quan cũng đã có những hoạt động để ngăn chặn dịch xâm nhập vào nước ta. Các địa phương, nhất là các tỉnh, thành phố có các cửa khẩu quốc tế cần tăng cường hoạt động giám sát những người nhập cảnh từ các nước có dịch hoặc đi qua nước có dịch nhập cảnh vào Việt Nam... Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao, hiện có 15 người Việt Nam sinh sống, làm việc tại Ni-giê-ri-a, trong đó có mười người trong khu vực có dịch nhưng sức khỏe hiện vẫn bình thường. Bộ Ngoại giao đã có công điện gửi đến cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước trong khu vực thông báo tình hình dịch và yêu cầu có những hướng dẫn công dân sinh sống tại các nước này phòng chống dịch. Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng cho biết đã tạm dừng đưa khách đến vùng dịch, theo dõi thông tin của Bộ Y tế để giám sát khách du lịch; đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn có biện pháp phòng chống dịch, tránh lây lan nhưng vẫn bảo đảm hoạt động của ngành và sức khỏe của khách cũng như người lao động làm việc trong ngành...Hiện nay, Việt Nam đang trong tình huống một (chưa ghi nhận người mắc bệnh), tuy nhiên trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh do vi-rút E-bô-la, Bộ Y tế đã triển khai một số hoạt động của tình huống hai (ghi nhận các ca bệnh xâm nhập) như đặt các máy đo thân nhiệt từ xa tại các sân bay quốc tế; thực hiện tờ khai y tế tại các cửa khẩu đường hàng không, đường thủy, đường bộ; chủ động giám sát tại cộng đồng và các cơ sở y tế đối với các trường hợp ốm chưa rõ nguyên nhân; tổ chức giám sát trọng điểm tại một số bệnh viện... Bộ Y tế cũng đã giao năm bệnh viện đầu ngành là: Bệnh nhiệt đới T.Ư, T.Ư Huế, Đa khoa Đà Nẵng, Đa khoa Khánh Hòa, Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, Đa khoa T.Ư Cần Thơ tổ chức khu vực cách ly để tiếp nhận các trường hợp nghi ngờ để điều trị và kiểm soát, hạn chế lây lan và tử vong. Bộ Y tế đã đề nghị các bộ, ngành không đưa người Việt Nam đi lao động ở các nước đang có dịch, không đưa người Việt Nam đi du lịch đến vùng có dịch và không đưa khách du lịch từ vùng dịch vào Việt Nam. Phát biểu ý kiến kết luận tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ Bộ Y tế triển khai ngay các hoạt động cần thiết trong phòng, chống dịch bệnh do vi-rút E-bô-la. Tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành đi kiểm tra hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại một số đơn vị có liên quan và các cửa khẩu; rà soát về nhân lực, thuốc, trang thiết bị để đáp ứng công tác phòng, chống dịch khi xảy ra; mua sắm, bổ sung trang thiết bị, phương tiện phòng hộ, thuốc, hóa chất bảo đảm đủ cho công tác phòng, chống dịch. Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở các nước đang có dịch bệnh cung cấp thông tin kịp thời về diễn biến tình hình dịch cho Bộ Y tế. Bộ Y tế cũng đề nghị các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức hạn chế thấp nhất việc cử người đến các nước khu vực Tây Phi. Trong trường hợp cần thiết phải cử đi thì thực hiện tốt các khuyến cáo của ngành y tế để phòng bệnh cho bản thân. Việt Nam không hạn chế công dân các nước đến Việt Nam, nhưng khi nhập cảnh phải thông báo để các cơ quan chức năng nắm rõ, nếu đến từ các nước Tây Phi hoặc đi qua các nước này phải thực hiện khai tờ khai y tế để các hoạt động giám sát phù hợp. Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các đơn vị quản lý và doanh nghiệp lữ hành trong thời điểm này không nên đưa người Việt Nam đi du lịch đến các nước đang có dịch, cũng như đưa người từ vùng dịch đến Việt Nam du lịch... UBND các tỉnh, thành phố sớm xây dựng và phê duyệt kế hoạch hành động phòng, chống bệnh do vi-rút E-bô-la trên địa bàn mình và triển khai các tình huống phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh...* Sáng cùng ngày, Bộ Y tế phối hợp UBND thành phố Hà Nội đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh do vi-rút E-bô-la tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế Hà Nội, hiện nay trung tâm đã thành lập các kịp trực 24/24 giờ; thực hiện giám sát 100% các chuyến bay quốc tế đến Hà Nội và áp dụng tờ khai y tế đối với hành khách đi, đến từ vùng có dịch bệnh hoặc đi qua các nước có dịch. Tổ chức tập huấn phòng, chống dịch bệnh do vi-rút E-bô-la cho 15 đơn vị thành viên và 26 hãng hàng không có đại diện hoạt động tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài... Hiện Trung tâm đã bố trí hai máy kiểm tra thân nhiệt từ xa; hai phòng cách ly, sàng lọc với các trang, thiết bị cấp cứu cần thiết; dự trữ các trang thiết bị phòng hộ cá nhân như: khẩu trang, trang phục bảo hộ; kính nhựa, ủng cao-su, găng tay, hóa chất khử khuẩn... Bên cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội cũng đã thiết lập năm bệnh viện gồm Hà Đông, Đống Đa, Thanh Nhàn, Bắc Thăng Long và Đức Giang, là những bệnh viện có Khoa Truyền nhiễm được trang bị đầy đủ các trang, thiết bị hiện đại để kịp thời điều trị và cách ly người bệnh nghi nhiễm bệnh do vi-rút E-bô-la trên địa bàn. Bộ Y tế đề nghị UBND thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Hà Nội phối hợp chặt chẽ các đơn vị chức năng tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, triển khai áp dụng tờ khai y tế đối với người nhập cảnh vào Việt Nam. Đối tượng phải khai báo y tế cần được giám sát trong vòng 21 ngày. * Ngày 11- 8, Bộ Y tế cũng chính thức kích hoạt Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng, chống dịch bệnh (Văn phòng EOC). Theo đó, văn phòng có nhiệm vụ làm đầu mối tiếp nhận, tổng hợp, phân tích và chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh khẩn cấp từ các bộ, ngành, chính quyền địa phương và cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước, quốc tế phục vụ cho việc tổ chức phòng, chống dịch bệnh khẩn cấp. Đồng thời, điều phối các đội chống dịch cơ động, các đội cấp cứu lưu động hoặc các cán bộ y tế từ các đơn vị y tế dự phòng, cơ sở khám, chữa bệnh và các lực lượng có liên quan tham gia vào các hoạt động này...

Phần thưởng lớn nhất là sự tin yêu của nhân dân

Từ cương vị là giám đốc trung tâm y tế huyện, đến lãnh đạo, quản lý bệnh viện lớn nhất của tỉnh, rồi những năm gần đây, giữ trọng trách Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang, nơi địa đầu Tổ quốc, Thầy thuốc Nhân dân, bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Đức Quý đã vinh dự được nhận nhiều phần thưởng cao quý, trong đó phần thưởng lớn nhất là sự hài lòng và tin yêu của nhân dân...Bởi với anh, làm gì cũng luôn ghi nhớ lời căn dặn của Bác Hồ "Lương y phải như từ mẫu". Tiếp chúng tôi sau khi vừa thực hiện một ca mổ nội soi cắt tá tụy tại bệnh viện đa khoa tỉnh, Thầy thuốc Nhân dân, bác sĩ chuyên khoa 2, Giám đốc Sở Y tế Hà Giang Trần Đức Quý chia sẻ: "Tôi vốn là bác sĩ ngoại khoa, cho nên hằng tuần dù bận mấy cũng phải tham gia mổ một vài ca khó. Vả lại, y học bây giờ nhiều kỹ thuật, công nghệ mới, mình không tiếp cận và cập nhật thì lạc hậu nhanh lắm. Cũng may, khoảng hơn năm năm trở lại đây, tôi cùng một số anh em bác sĩ tuyến tỉnh đã thực hiện được các kỹ thuật mổ khó, như lấy sỏi ống mật chủ, cắt khối tá tụy, kỹ thuật nội soi tán sỏi niệu quản, phẫu thuật đường ngang trong sản khoa, thay thủy tinh thể bằng kỹ thuật pha-cô"... Nói rồi, anh nhớ lại kỷ niệm cách đây hơn 20 năm, khi vừa tốt nghiệp Trường đại học Y Thái Nguyên, sinh viên trẻ Trần Đức Quý vai mang balô, lặn lội hai ngày đường lên nhận công tác ở huyện Yên Minh, Hà Giang, cách nhà 270 km. Nơi anh nhận việc là Trung tâm y tế huyện, với cơ ngơi là hai dãy nhà cấp bốn lụp xụp, chưa có điện; thêm anh nữa thì cả huyện Yên Minh mới có hai bác sĩ. Mô hình trung tâm y tế huyện ngày ấy là vừa khám, chữa bệnh tại bệnh viện, vừa phải làm công tác phòng, chống dịch bệnh. Cho nên những năm 1991 - 1993, trong điều kiện thiếu thốn trăm bề, bác sĩ trẻ Trần Đức Quý, ngoài công việc khám, chữa bệnh, đã cùng đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm y tế huyện tỏa về các xã, nhất là vùng cao, vùng sâu để dập dịch. Không thể nào quên những chuyến đi bộ cả ngày đường về các xã cách trung tâm huyện hơn 40 km, vai vác dụng cụ vật tư, chân đạp mưa ngàn, gió núi để ngăn chặn các trận dịch sốt rét gây tử vong nhiều người lúc bấy giờ... Mười năm gắn bó với huyện Yên Minh, bác sĩ Trần Đức Quý để lại ấn tượng cho bà con nơi đây là hình ảnh một thầy thuốc trẻ đầy tâm huyết và xốc vác trong công việc; nhất là thời kỳ bảy năm làm Giám đốc Trung tâm y tế huyện, anh đã cùng đội ngũ thầy thuốc ở đây khắc phục tám xã "trắng" về y tế và dập hàng trăm vụ dịch sốt rét, tiêu chảy, bảo vệ sức khỏe đồng bào các dân tộc vùng cao này. Sau đó anh được điều động về làm Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang. Ngày về "tiếp quản", trong tay anh là một bệnh viện tuyến cao nhất của tỉnh nhưng cơ sở vật chất đã xuống cấp, trang thiết bị chỉ có máy siêu âm đen trắng, máy X-quang đời cũ; còn cán bộ các khoa lâm sàng trong tình trạng chắp vá, thiếu thốn. Ở một địa bàn mà điều kiện tự nhiên phần lớn là núi đá, bữa ăn của người dân phổ biến vẫn là ngô, sắn nhiều hơn cơm gạo; trong khi dịch bệnh luôn luôn rình rập, đã thôi thúc bác sĩ Trần Đức Quý tìm mọi cách cải thiện và nâng cao các dịch vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tấm gương các bậc thầy của nền y học nước nhà như Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ giỏi về y thuật, sáng y đức đã trở thành động lực động viên, cổ vũ bác sĩ Trần Đức Quý không ngừng học tập, sáng tạo. Hết chuyên khoa 1, rồi hoàn thành chuyên khoa 2 tại các trung tâm y khoa hàng đầu cả nước, anh trở thành một trong những bác sĩ đầu tiên của các tỉnh miền núi phía bắc đưa kỹ thuật cao phẫu thuật nội soi về phục vụ người dân địa phương. Thiếu máy móc, thiết bị hiện đại thì tìm cách liên kết, hợp đồng với bên ngoài theo phương thức xã hội hóa. Ban đầu là phẫu thuật nội soi ba lỗ cho các mặt bệnh tổ hệ tiêu hóa, đến năm 2012, dưới sự dẫn dắt của bác sĩ Trần Đức Quý, các thầy thuốc khoa ngoại, Bệnh viện đa khoa Hà Giang đã thực hiện được phẫu thuật nội soi một lỗ và áp dụng cho nhiều mặt bệnh khác nhau. Noi theo Giám đốc Trần Đức Quý, đội ngũ thầy thuốc ở đây đã dành thời gian đi học tập nâng cao trình độ để đến bây giờ, BVĐK Hà Giang đã có hơn 60% số bác sĩ có trình độ sau đại học, trong đó có hàng chục người là bác sĩ chuyên khoa 2 và thạc sĩ. Điều đó không những góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, giảm tải cho tuyến trên mà thiết thực hơn là đưa dịch vụ y tế chất lượng cao về gần dân, giúp người bệnh đỡ phải chuyển lên các tuyến trên, tiết kiệm được chi phí và thời gian. Hơn sáu năm làm giám đốc BVĐK tỉnh, có uy tín chuyên môn và năng lực quản lý,. Vốn là người từng lăn lộn trong thực tiễn, cho nên hơn ai hết anh hiểu được muốn giảm áp lực cho tuyến trên thì trước hết phải tháo gỡ khó khăn cho tuyến dưới. Vì thế, từ năm 2009, cùng với tập thể cán bộ quản lý Sở Y tế, đề xuất với tỉnh đầu tư nguồn lực, củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tỉnh. Nhờ đó đến năm 2013, 100% số trạm y tế của tỉnh Hà Giang được nâng cấp và xây dựng kiên cố, trong đó hơn 97% số xã trong tỉnh đạt chuẩn quốc gia. Ở tuyến trên, một số bệnh viện khu vực liên huyện, hay các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh như Lao và bệnh phổi, Y dược học cổ truyền, Điều dưỡng và phục hồi chức năng... được đầu tư xây dựng nhằm góp phần không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đồng bào các dân tộc nơi địa đầu Tổ quốc. anh đã được tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Huân chương Lao động hạng nhì, và danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân (năm 2010) khi anh vừa tròn 44 tuổi... Trò chuyện với anh, tôi hiểu để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, với người thầy thuốc không phải là cái gì to tát, cao xa, mà trước hết là thái độ đối với người bệnh "đến đón tiếp niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo". Âu đó cũng là liều thuốc làm cho người bệnh mát dạ, mát lòng. Tôi hỏi vui: "Anh có định phấn đấu đạt danh hiệu gì cao hơn nữa" ? Anh cười, nhẹ nhàng: "Với tôi, phần thưởng lớn nhất là sự hài lòng và tin yêu của nhân dân".

Tiền phong

Kịch bản ứng phó dịch Ebola

Chiều 11/8, Bộ Y tế họp ban chỉ đạo phòng chống dịch nhằm ngăn ngừa dịch bệnh virus Ebola xâm nhập vào Việt Nam. bắt đầu từ ngày 11/8, tất cả các cửa khẩu đã áp dụng tờ khai y tế, kể cả đường không, bộ, thủy. Hiện có 10 công dân Việt Nam sống ở vùng có dịch tại Nigeria.

6 bệnh viện lớn sẵn sàng

Việc giám sát khách nhập cảnh thông qua sử dụng máy theo dõi thân nhiệt từ xa. Trường hợp tại cửa khẩu phát hiện hành khách có triệu chứng Ebola, cán bộ kiểm dịch sẽ đưa ngay vào khu cách ly để theo dõi. Bộ Y tế đang phối hợp với WHO và các tổ chức quốc tế khác chủ động triển khai giám sát các tác nhân gây bệnh mới cũng như phân tích sự lưu hành của các tác nhân gây bệnh khác tại Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Y tế đã kích hoạt Văn phòng Đáp ứng khẩn cấp (EOC) để có thể kết nối và hỗ trợ các địa phương trong trường hợp khẩn cấp. Đây là văn phòng được WHO và Hoa Kỳ (CDC) giúp đỡ thành lập, làm đầu mối tiếp nhận, tổng hợp, phân tích và chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh khẩn cấp từ các bộ, ngành, chính quyền địa phương, cá nhân trong nước, phục vụ cho việc tổ chức phòng, chống dịch bệnh khẩn cấp. Văn phòng này có các trách nhiệm tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi của Bộ Y tế, phối hợp với các đơn vị liên quan huy động phòng chống dịch bệnh khẩn cấp. Cần mua thêm hóa chất khử khuẩn để sử dụng cho nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân. Cùng với đó ngành y tế có kế hoạch mua khẩn cấp 10.000 bộ trang phục phòng hộ cá nhân để phát cho những đối tượng nguy cơ cao khi làm nhiệm vụ. Tùy theo diễn biến giai đoạn của dịch, Bộ Y tế sẽ có chuẩn bị phù hợp. Hiện đã có phương án đặt ra khi có trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu, sẽ được chuyển về cơ sở cách ly có điều kiện tốt nhất để điều trị và kiểm soát ngay. Tại cộng đồng, người dân thực hiện cách ly tại nhà nếu chưa biểu hiện bệnh mà chỉ đi từ vùng dịch về. Khi có trường hợp nghi ngờ trước mắt sẽ được chuyển về cách ly tại những cơ sở có điều kiện tốt nhất. Cụ thể, tại Hà Nội, bệnh nhân sẽ đưa vào thẳng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư.  Tại miền Trung là vào Bệnh viện T.Ư Huế, Đà Nẵng; Khánh Hòa.Miền Nam là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM và Bệnh viện Đa khoa T.Ư Cần Thơ. Các trường hợp nghi ngờ được phát hiện tại cửa khẩu nào thì chuyển về khu điều trị cách ly tại bệnh viện đa khoa của tỉnh đó. Bộ Y tế đã xây dựng Đề án tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, khống chế lây nhiễm trong các bệnh viện, tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến. Bộ Y tế yêu cầu tất cả nhân viên y tế phải ứng xử như thể đã có bệnh nhân.

Cùng vào cuộc

Phó trưởng phòng Quan hệ lãnh sự, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cho biết Bộ đã có công điện gửi đến cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước Nigeria, Maroc, Guinea, Siriea Leone thông báo tình hình dịch. Đồng thời yêu cầu hướng dẫn công dân sinh sống tại các nước này phòng chống dịch; báo cáo số lượng người Việt Nam đang sinh sống tại đây. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo trong trường hợp diễn biến xấu có thể rút nhân viên ngoại giao về nước. Đại diện Bộ VHTT&DL cho biết Bộ này xác định đây là dịch bệnh nguy hiểm nên đã có văn bản chỉ đạo các Sở Y tế và doanh nghiệp yêu cầu dừng đưa người đến các vùng dịch, quan tâm đến sức khỏe của khách du lịch và người lao động. Theo Bộ VHTT&DL, lượng khách du lịch Việt Nam sang Tây Phi không có, chủ yếu là lao động. Khách du lịch từ Tây Phi vào Việt Nam cũng hầu như không có, chỉ có khách đi qua, như Thái Lan, đây được coi là nguy cơ lây lan vì thị trường du lịch Thái Lan đông đúc. Phía Bộ LĐ-TB&XH cũng cho hay có văn bản yêu cầu không đưa lao động sang vùng có dịch, yêu cầu các doanh nghiệp nhắc nhở lao động trong vùng có dịch có biện pháp phòng ngừa, khi có dấu hiệu báo ngay với chủ sử dụng để có biện pháp phòng ngừa. Trong trường hợp khẩn cấp sẽ có chỉ đạo kịp thời theo yêu cầu của Bộ Y tế.  Đại diện WHO đánh giá cao Chính phủ Việt Nam đã có hành động kịp thời trong cuộc chiến chống dịch Ebola như xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, hướng dẫn các bộ, ban, ngành và có các hành động kịp thời. WHO và CDC (Mỹ) cam kết đồng hành cùng ngành y tế Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống bệnh Ebola.

Khám phá

Bộ Y tế bác tin virus Ebola lan sang châu Á

Bộ Y tế chưa có thông tin virus Ebola lan sang châu Á cũng như 21 du khách đến Thái Lan nhiễm virus Ebola. Trao đổi với phóng viên,Cục YTDP cho biết, tính đến hết ngày 10/8, thế giới ghi nhận 1779 trường hợp nhiễm virus Ebola, trong đó có 961 trường hợp tử vong tại 4 nước vùng TâyPhi. Đặc biệt, WHO đã ghi nhận trên 200 cán bộ y tế đã lây nhiễm virus này. Trước thông tin 21 du khách đến Thái Lan nhiễm virus Ebola,Bộ Y tế chưa nhận được thông tin bất kỳ người nào thuộc khu vực châu Á nhiễm virus Ebola. Bộ Y tế đã chủ động ban hành kế hoạch ứng phó với dịch bệnh do virus Ebola với 3 tình huống trong đó khâu giám sát rất quan trọng. “Khâu giám sát ở tất cả các cửa khẩu và cộng đồng rất quan trọng. Theo đó, việc kiểm soát này sẽ được thực hiện quyết liệt và nghiêm ngặtdo tỷ lệ mắc và tử vong do virus Ebola đang cao từng ngày, tử vong nhiều và nhanh”. Trong khâu giám sát, không chỉ giám sát những người có triệu chứng nghi nhiễm virus Ebola mà cần phải giám sát với những người có chung chuyến bay hoặc tiếp xúc với người đó. Hiện nay, hệ thống xét nghiệm của Việt Nam đáp ứng được các xét nghiệm nghi nhiễm virus Ebola. Một số tổ chức quốc tế cũng đã hứa sẽ giúp Việt Nam trong vấn đề này. Bộ Y tế vừa thành lập Văn phòng Đáp ứng khẩn cấp (EOC). Văn phòng này sẽ tiếp nhận, tổng hợp, xác định, phân tích thông tin về tình hình dịch bệnh và các hoạt động đáp ứng từ các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; tổ chức đánh giá nguy cơ của dịch bệnh và thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày, tuần, tháng theo quy định. Đây là văn phòng được WHO và CDC Hoa Kỳ giúp đỡ thành lập, làm đầu mối tiếp nhận, tổng hợp, phân tích và chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh khẩn cấp từ các Bộ, ngành, chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước, quốc tế phục vụ cho việc tổ chức phòng, chống dịch bệnh khẩn cấp. Văn phòng này có các trách nhiệm tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi của Bộ Y tế. Văn phòng phối hợp với các đơn vị liên quan huy động, điều phối các đội chống dịch cơ động, các đội cấp cứu lưu động hoặc các cán bộ viên chức y tế từ các đơn vị y tế dự phòng, cơ sở khám, chữa bệnh và các lực lượng có liên quan tham gia vào các hoạt động đáp ứng, phòng chống dịch bệnh khẩn cấp. Văn phòng sẽ xây dựng kế hoạch, theo dõi, điều phối hoạt động giữa các Tiểu ban thuộc Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi của Bộ Y tế để tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp đáp ứng thích hợp trong các tình huống dịch bệnh khẩn cấp. “Chúng tôi sẽ phối hợp với các đơn vị và tổ chức có liên quan huy động các nguồn lực trong nước, ngoài nước và thực hiện hợp tác quốc tế trong công tác đáp ứng, phòng chống dịch bệnh; tổ chức thực hiện các đề án, dự án trong lĩnh vực đáp ứng, phòng chống dịch bệnh khẩn cấp được phân công”. Chiều nay, Bộ Y tế sẽ tổ chức họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi để chủ động đối phó với dịch bệnh sốt xuất huyết Ebola. Trước đó, WHO đã công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Tại Việt Nam, mặc dù chưa ghi nhận ca bệnh nào nhưng Bộ Y tế cũng nhìn nhận, đây là bệnh dịch rất nguy hiểm không được chủ quan, người dân nên bình tĩnh, không hoang mang, lo lắng quá mức

Virus Ebola có dấu hiệu tấn công châu Á

Ngày 10/8, chính quyền Hong Kong cho biết họ đang cách ly một người đàn ông Nigeria sau khi ông này đến Hong Kong và có các triệu chứng của người nhiễm virus Ebola vốn đang hoành hành ở Tây Phi, cướp đi sinh mạng của gần 1000 người. Chính quyền Hong Kong cho biết ngay sau khi người đàn ông trên có các dấu hiệu phát bệnh, họ đã ngay lập tức cho cách ly mặc dù kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy ông này âm tính với virus Ebola. Người phát ngôn chính quyền Hong Kong cho biết: “Trong một tháng qua, ông này không có tiền sử tiếp xúc với người hay động vật nhiễm bệnh và không tới các cơ sở y tế. Hiện ông này đang trong tình trạng ổn định”. Người đàn ông 32 tuổi này đến từ Lagos, thành phố đông đúc nhất ở Nigeria, quá cảnh qua Dubai và được đưa đến BV ở Hong Kong trong tình trạng nôn mửa, tiêu chảy. Vốn là một thành phố vô cùng đông đúc với 7 triệu dân, Hong Kong hiện đang cảnh giác cao độ với sự lây lan nhanh chóng của virus Ebola sau khi dịch SARS cướp đi sinh mạng của gần 300 người tại thành phố này cách đây 11 năm. Hôm 30/7, chính quyền Hong Kong tuyên bố họ sẽ cách ly toàn bộ du khách đến từ các khu vực nhiễm Ebola có các triệu chứng của bệnh như sốt, nôn mửa, tiêu chảy để đề phòng đại dịch xâm nhập vào thành phố. Trong một diễn biến khác, hôm qua (10/8), Trung Quốc tuyên bố họ đã chuẩn bị 80 tấn trang thiết bị y tế chống Ebola để viện trợ cho các quốc gia đang xảy ra dịch ở Tây Phi. Một chiếc máy bay Boeing 747 đã chở những trang thiết bị này tới Liberia, Sierra Leone và Guinea vào ngày hôm qua để góp phần chống lại đại dịch. Số trang thiết bị này chủ yếu là quần áo bảo hộ, chất khử trùng, cặp nhiệt độ và một số loại thuốc. WHO đã tuyên bố đại dịch Ebola tình trạng khẩn cấp quốc tế bởi các quốc gia Tây Phi không thể tự mình đối phó được với tình trạng lây lan nhanh chóng của virus Ebola ở những thành phố đông đúc, nghèo đói của mình.

VTV

10 Bộ, ngành tham gia họp phiên đầu tiên của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Ebola

Chiều nay (11/8), tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch, Bộ Y tế nhận định, dịch bệnh Ebola hoàn toàn có thể xâm nhập vào Việt Nam. Cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo 10 bộ, ngành liên quan. 10 Bộ, ngành tham gia họp phiên đầu tiên của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Ebola Cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch vào chiều 11/8. Tại buổi họp, các Bộ cho biết, đã xây dựng kế hoạch phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh Ebola xâm nhập vào Việt Nam. Bộ Ngoại giao cho biết, đã có công điện gửi sứ quán các nước có dịch để lập danh sách công dân Việt Nam. Nếu dịch diễn biến xấu thì cần rút hết nhân viên ngoại giao tại các vùng dịch về nước. Khuyến cáo người dân hạn chế đi lại và hạn chế đến vùng dịch. Bộ NN&PTNT cho biết, qua kiểm tra không có đơn vị nào nhập khẩu tinh tinh, khỉ và nhím từ châu Phi về Việt Nam. Đây là những động vật mang mầm bệnh. Hiện Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chuyên môn, xây dựng phác đồ điều trị và rà soát lại nhân lực, trang thiết bị đáp ứng công tác phòng chống dịch. Bộ Y tế cho biết, hiện Việt Nam có hai phòng xét nghiệm an toàn sinh học 3, có đủ khả năng thực hiện các xét nghiệm phát hiện virus Ebola, tuy nhiên cần được sự giúp đỡ của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ CDC để trong việc tăng cường năng lực xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm. Bộ Y tế Việt Nam mong muốn WHO cung cấp mẫu bệnh phẩm đã được bất hoạt để các chuyên gia Việt Nam có thể nghiên cứu. Hiện bệnh Ebola chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc đặc trị, trong khi đó tỷ lệ tử vong lên tới 90% và có khả năng lây lan nhanh. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, vấn đề đối với các nước là cần phải biết đường lây nhiễm của bệnh Ebola như thế nào, tránh gây hoang mang. Trong sáng nay, Bộ Y tế và UBND Thành phố Hà Nội đã kiểm tra việc giám sát người nhập cảnh từ vùng dịch và thực hiện tờ khai y tế tại Sân bay quốc tế Nội Bài. Đối với những người về từ vùng dịch sau khi thực hiện tờ khai hải quan, tờ khai y tế sẽ được lập danh sách gửi về Trung tâm y tế dự phòng để giám sát tại cộng đồng trong vòng 21 ngày. Hiện Hà Nội đã tăng cường thêm hai máy kiểm tra thân nhiệt để đảm bảo hoạt động kiểm soát liên tục và an toàn cho kiểm dịch viên.

Người đưa tin

Bộ cấm, thuốc bột pha tiêm vẫn bán công khai

Mặc dù bộ Y tế đã có thông báo đến sở Y tế các tỉnh, thành phố, bệnh viện trên cả nước dừng sử dụng ba loại thuốc bột pha tiêm, vì những tác hại của nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân, nhưng hiện vẫn có một số nhà thuốc ngang nhiên bán sản phẩm này. Theo thông báo của cục Quản lý Dược, ba loại thuốc bột pha tiêm bị yêu cầu dừng sử dụng đó là: Thuốc bột pha tiêm Koftazide (ceftazidime 1g), SĐK: VN - 8638-09, do công ty M/S Kopran Ltd, India sản xuất, thuốc bột pha tiêm Klocedim (ceftazidime 1gr), SĐK: VN-5367-08, do công ty Klona S.R.L, Argentina sản xuất, thuốc bột pha tiêm Samtoxim (cefotaxim 1 gr), SĐK: VN-5452-08, do công ty M/S Samrudh Pharmaceuticals Pvt. Ltd India sản xuất. Đây là quyết định được cục Quản lý Dược thuộc bộ Y tế đưa ra, sau khi có thông báo từ trung tâm Thông tin thuốc, và theo dõi phản ứng có hạicủa thuốc (DI&ADR). Những thuốc này có hại với người dùng, gây sốc phản vệ, tức ngực, khó thở, tím tái, lạnh chân tay, co cứng người, sốt cao, co giật... Theo tìm hiểu của PV, hiện thông báo này đã được phát đi rộng rãi trên địa bàn cả nước, nhưng mộtsố nhà thuốc vẫn ngang nhiên bán. Để làm rõ thông tin trên, PV đã thâm nhập thực tế tại nhiều điểm bán thuốc tây trên địa bàn TP.HCM. Cụ thể nhà thuốc M.X. trên đường Hồng Bàng (quận 6). Tại đây, người bán sẵn sàng cung cấp sản phẩm này khi có đơn thuốc, bác sỹ. Khi PV hỏi về thuốc bột pha tiêm Klocedim, một nam nhân viên cho biết: "Đây là thuốc bột để tiêm chứ không phải thuốc uống. Do đó, phải hết sức thận trọng khi bán, chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho người mua nhưng phải được sự kê đơn của bác sỹ, vì nếu sự cố xảy ra chúng tôi vẫn phải chịu trách nhiệm". Ghi nhận của PV tại nhiều cửa hàng bán thuốc tây y cho thấy, hầu hết người bán thuốc đều tư vấn cho người mua về ba loại thuốc bột pha tiêm Klocedim, Samtoxim, Koftazide là những loại hàng hiếm. Chị H., một nhân viên tại nhà thuốc tư nhân trên đường Thuận Kiều (quận 5) cho biết: "Từ trước đến nay chúng tôi chưa bán thuốc này bao giờ, có thể đây là những loại thuốc được bác sỹ chuyên dùng cho bệnh nhân trong các bệnh viện. Người dân cũng ít tìm mua thuốc này, thường thì họ mua thuốc bột pha uống, còn pha tiêm chúng tôi chưa gặp bao giờ. Nếu bác sỹ kê đơn thì chị nên đến gặp trực tiếp bác sỹ hỏi mua cho chắc. Vì những loại này thường được dùng trong các nhà thuốc lớn tại các bệnh viện". Nhiều chủ cửa hàng thuốc tây cho biết, ba loại thuốc bột pha tiêm bị cấm dùng là một loại thuốc kháng sinh giúp chống lại một số vi rút trên cơ thể bệnh nhân. Chỉ những bác sỹ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân của mình mới có quyền quyết định có nên hay không nên tiêm cho bệnh nhân. Nhiều trường hợp bệnh nhân do sức đề kháng yếu nên khi tiêm những loại thuốc này vào thường bị dị ứng thuốc, gây sốc phản vệ, nhiều hiện tượng đi kèm như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, co giật... thậm chí tử vong ngay sau đó nếu không được cấp cứu kịp thời. Đây là loại thuốc bột pha tiêm gây nhiều biến chứng có hại cho bệnh nhân. Do đó, việc nhận hàng về bán là điều nhiều cửa hàng thuốc tây e ngại. Đối diện bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) có hàng loạt nhà thuốc tây bán thuốc theo đơn và không theo đơn cho người dân. Khi hỏi mua chai thuốc bột pha tiêm Klocedim, PV được nhân viên đưa cho một lọ thuốc bột có khối lượng 1gr. Nhân viên này giải thích, đây là thuốc để bác sỹ dùng pha tiêm cho bệnh nhân chứ không phải để uống. Nhân viên này cho biết giá một lọ thuốc bột pha tiêm Klocedim có giá 42 ngàn đồng. Nếu bộ Y tế đã có thông báo không được dùng những loại thuốc bột pha tiêm như trên mà người dân vẫn mua dùng thì rất nguy hiểm. Bởi vì trước khi ra thông báo, bộ Y tế đã có nghiên cứu về những mức độ ảnh hưởng của thuốc đến bệnh nhân. Và khi đã có thông báo của bộ Y tế, nếu nhà thuốc, bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh nào còn sử dụng thuốc đã bị thông báo ngưng dùng, thì cơ quan chức năng có quyền thu hồi và xử lý theo quy định. Còn theo Trưởng phòng Quản lý Dược tỉnh Kon Tum, hiện những cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh vẫn tuân thủ theo quy định của bộ Y tế. Những loại thuốc bột pha tiêm bị cấm dùng, phòng Quản lý Dược tỉnh sẽ tăng cường thanh kiểm tra những cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở bán thuốc... để người dân an tâm. "Thời gian tới, phòng Quản lý Dược tỉnh Kon Tum sẽ hoàn tất thủ tục hồ sơ về trường hợp của một bệnh nhân chết do sốc phản vệ, sau khi cắt amidal để có kết luận chính thức. Sẽ có cuộc họp hội đồngthuộc sở Y tế xác định rõ nguyên nhân bệnh nhân chết do sốc phản vệ. Từ đó, phía quản lý dược chúng tôi sẽ có kết luận về những loại thuốc đã điều trị cho bệnh nhân, trên cơ sở thuốc có nguồn gốc chất lượng và có được bảo quản tốt hay không. Dự kiến chúng tôi sẽ có kết quả cuối cùng vào tháng 8/2014. Còn quy trình khám chữa bệnh có đúng kỹ thuật hay không thì phải chờ kết luậntừ sở Y tế tỉnh Kon Tum".

Phụ nữ

Kiểm soát chặt vắc-xin Quinvaxem tồn kho

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa gửi công văn đến Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia yêu cầu Ban quản lý dự án tiêm chủng mở rộng các khu vực (thuộc các Viện Pasteur, Viện Vệ sinh dịch tễ) thành lập các đoàn kiểm tra kho bảo quản vắc-xin của các tỉnh/thành. Đặc biệt, đối với việc kiểm tra tình trạng bảo quản chất lượng vắc-xin Quinvaxem có số đăng ký QLVX-0604-12 đang tạm ngừng sử dụng bảo quản tại kho của các tỉnh/thành phải có Sở Y tế địa phương tham gia. Trước đó, ngày 4/5/2013, Cục Quản lý dược đã có công văn yêu cầu các cơ sở y tế trong cả nước ngừng sử dụng ngay vắc-xin Quinvaxem có số đăng ký QLVX-0604-12 của chương trình tiêm chủng mở rộng do Công ty Berna Biotech Korea Corporation sản xuất.

Uống máu con nưa, 11 người nhập viện

Sau khi ăn thịt và uống máu của con nưa (một loại giống như trăn, phân bố nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên), 11 người trong 3 gia đình là anh em họ hàng với nhau (ở huyện Krong Buk, tỉnh Đắk Lắk) đều bị ngộ độc, trong đó có 6 người bị ngộ độc rất nặng. Sáu bệnh nhân bị ngộ độc nặng gồm 3 trẻ nhỏ và 3 người đàn ông rơi vào tình trạng sốt cao, mê sảng, đau tức vùng ngực, tim đập nhanh và bị nôn ói liên tục… đã được chuyển xuống Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM điều trị. Ngày 11/8, bác sĩ Nguyễn Ngọc Vinh, Trưởng khoa Nội A Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết: kết quả xét nghiệm cho thấy, các bệnh nhân này có men gan tăng cao nhưng may mắn là thận chưa bị ảnh hưởng. Các bệnh nhân cũng không bị suy hô hấp hay tim tái cơ thể, hiện đang được điều trị triệu chứng vì đây là loại độc chưa có huyết thanh điều trị. Trong số 6 người nhập viện, vẫn còn đến 4 bệnh nhân đang sốt cao, khó hạ. Theo lời các bệnh nhân, họ mua con nưa này từ một người quen với giá 1,5 triệu đồng vì nhầm tưởng đó là con trăn. Sau khi ăn thịt, ăn bộ lòng và uống rượu có pha máu nưa, 10 ngày sau, 11 người đều có triệu chứng ngộ độc.

Đại đoàn kết

Bệnh viện đa khoa Cần Thơ tiếp nhận thành công kỹ thuật can thiệp tim mạch

Cuối tuần qua, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ tổ chức lễ chuyển giao kỹ thuật can thiệp tim mạch từ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh). Tính từ ngày 15-5-2013 đến nay, được sự hướng dẫn của PGS.TS Võ Thành Nhân và đội ngũ thầy thuốc của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) đã thực hiện thủ thuật cho 380 lượt bệnh nhân trong đó chụp mạch vành 213 bệnh nhân và can thiệp đặt stent mạch vành 167 ca trong đó có 19 ca cấp cứu. Kết quả can thiệp thành công đạt 95,9%, chỉ có 4,1 % thất bại. Với việc được chuyển giao kỹ thuật can thiệp tim mạch, BVĐKTƯCT tự đảm nhận 12 kỹ thuật tim mạch can thiệp.

Bảo vệ pháp luật

Đấu thầu tập trung cung ứng thuốc: Bệnh viện, nhà sản xuất "đau đầu"

Giá thuốc ở các bệnh viện giảm 20-30% từ khi Bộ Y tế, Bộ Tài chính thực hiện Thông tư liên bộ số 01 ngày 19/01/2012. Nhìn bề ngoài thì Thông tư này đem đến niềm vui bởi nó tránh được rào cản đội giá… nhưng cũng là nỗi lo, niềm trăn trở cho nỗ lực nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện và chất lượng của những nhà sản xuất thuốc. Thông tư 01 liên bộ Y tế -Tài chính quy định việc cung ứng thuốc vào các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập phải được tiến hành theo cách thức đấu thầu tập trung. Cụ thể, các cơ sở điều trị không được quyền mua thuốc trực tiếp qua nhà sản xuất mà buộc phải thương thảo, ký kết hợp đồng cung ứng thuốc với đơn vị đã trúng thầu. Việc hạn chế quyền tự chủ trong lĩnh vực cung ứng thuốc chữa bệnh làm nảy sinh hàng loạt hệ lụy không chỉ cho các bệnh viện, nhà sản xuất thuốc mà còn cho cả người bệnh. Quá trình thực hiện việc mua thuốc qua các đơn vị trúng thầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, thời gian phục vụ bệnh nhân. Lãnh đạo của một bệnh viện tư nhân cho biết, trước đây bệnh viện của ông có thể mua thuốc tại các cơ sở có tư cách pháp nhân về dược với giá 9 đồng nhưng nay lại phải đi mua của “ông trúng thầu” với giá là 10 đồng. Đấu thầu nào mà chẳng có ăn chia % trong đó, quy định này đang khiến cho bệnh viên tư nhân vốn đã khổ rồi nay lại phải “oằn lưng” đi nuôi mấy “ông nhà thầu” này. Dù phải “cắn răng” mua thuốc giá cao nhưng việc mua thuốc vẫn không hề dễ dàng. Quy định này bắt ép chúng tôi phải mua thuốc ở đơn vị trúng thầu. Nhưng khi tới liên hệ mua thuốc thì hầu hết các cơ sở này trả lời không có thuốc. Thực ra, có phải họ hết thuốc đâu mà là do lúc tham gia đấu thầu họ bỏ giá thấp để được trúng. Nay trúng rồi, họ lại không muốn bán cho tụi tôi giá như vậy. Theo Bộ Y tế, năm 2013, chi phí tiền thuốc đã tăng lên khoảng 1,7 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu thuốc đã vượt 1,37 tỷ USD. Tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam và thuốc ngoại nhập của bệnh viện các tuyến vào năm 2013 là gần 20.000 tỷ đồng. Chi phí tiền thuốc của người bệnh tăng từ 17 USD/năm vào năm 2007 đã lên tới gần 30 USD/năm trong năm 2013. Vấn đề đấu thầu thuốc vào các cơ sở y tế cả công lập và ngoài công lập dường như là vấn đề “nhạy cảm”, nên không một ai muốn lộ danh tính của mình bởi nếu lộ sẽ khó được xem xét khi chấm thầu. Trưởng khoa dược tại một bệnh viện huyện đề nghị giấu tên cho biết: Tình trạng nhiều loại thuốc giá rẻ, không đảm bảo chất lượng trúng thầu khiến bệnh viện điều trị không hiệu quả và bệnh nhân chịu nhiều thiệt thòi. Nhiều thuốc có trong danh mục nhưng khi bệnh viện yêu cầu thì đơn vị trúng thầu lại chưa có cung ứng. Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm. Thế nhưng, đấu thầu thuốc tập trung lại đang khiến cho hàng loạt doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nướclao đao. Khi tham gia đấu thầu tập trung, nếu trúng thầu thì doanh nghiệp dược sẽ phải cung ứng thuốc cho cả nước. Với dây chuyền sản xuất hiện có, khi phải cung ứng một lượng thuốc tăng từ 60 - 200%, doanh nghiệp sẽ không đủ khả năng. Mặt khác, khi tham gia đấu thầu, doanh nghiệp sẽ phải cam kết giữ ổn định mức giá. Nhưng trên thực tế, nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất dược trong nước chủ yếu nhập từ nước ngoài, với 90% nguyên liệu phải nhập khẩu thì khi giá nguyên liệu biến động sẽ khó tránh khỏi tình trạng doanh nghiệp trúng thầu bị đơn vị cung cấp nguyên liệu “hét giá” và nguy cơ phá sản của doanh nghiệp dược có thể xảy ra. Một doanh nghiệp cung ứng thuốc bị “khai tử” cũng đồng nghĩa với việc cung ứng mặt hàng thuốc trúng thầu của doanh nghiệp đó ngưng trệ hoàn toàn trên thị trường. Lo sợ bị phá sản, nhiều doanh nghiệp dược chẳng còn cách nào khác là “kêu cứu” lên Chính phủ, Bộ Y tế để mong được tháo gỡ. Trong văn bản phát đi mới đây, Hiệp hội doanh nghiệp Dược Việt Nam đại diện cho các nhà sản xuất dược trong nước kiến nghị: Đề nghị Bộ Y tế có hướng dẫn liên quan tới lĩnh vực đấu thầu thuốc nhằm tránh tình trạng hiện nay: các doanh nghiệp sản xuất thuốc càng đầu tư lớn theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP, PIC-GMP, đổi mới kỹ thuật công nghệ càng gặp khó khăn trong đấu thầu cung ứng thuốc cho các cơ sở điều trị.

Infonet

Hà Nội huy động 6 bệnh viện điều trị bệnh nhân Ebola

Nếu xuất hiện xuất hiện bệnh nhân nhiễm virus Ebola, sau khi được cách li, sơ cứu sẽ đưa thẳng bệnh nhân đến 6 bệnh viện gần nhất nằm rải rác trên địa bàn thủ đô để điều trị. 6 BV sẽ nhận nhiệm vụ điều trị bệnh nhân nhiễm Ebola là: BV Bắc Thăng Long, Đống Đa, Hà Đông, Đức Giang, Thanh Nhàn, BV Việt Pháp. Theo GĐ Trung tâm KDYTQT Hà Nội Lê Đức Thọ: Các tàu bay, hành khách nhập cảnh vào Cảng HKQT Nội Bài, đặc biệt từ vùng, quốc gia đang có dịch được giám sát chặt chẽ. Hành khách có biểu hiện nghi nhiễm trên tàu bay hoặc phát hiện qua máy đo thân nhiệt được chuyển vào phòng cách li số 1 và số 2 tại khu cách ly quốc tế đến để phân loại, sơ cứu ban đầu. Trong trường hợp có từ 1-3 người nước ngoài nhiễm bệnh thì vận chuyển về bệnh viện Việt Pháp. Phó Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội đã chỉ đạo các quận, huyện phải lên phương án sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh, chỉ rõ trách nhiệm của từng sở ngành. Hà Nội là vùng nhạy cảm vì mỗi ngày có khoảng 7.000 du khách đi từ 50 - 60 chuyến bay tới Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, do vậy phải kiểm soát chặt chẽ ngay từ cửa khẩu. Lãnh đạo Hà Nội cũng cho biết, hiện thành phố đã chuẩn bị đầy đủ máy móc và nhân lực để ứng phó với trường hợp có dịch bệnh.

Ngày 14/08/2014
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích