Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 2 7 1 3 3
Số người đang truy cập
3 2 4
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm báo về các thông tin liên quan đến y tế ngày 16/7 và 17/7 năm 2014

An ninh Thủ đô

Phẫu thuật não úng thủy thành công cho bệnh nhi mới 18 ngày tuổi

Đây là trường hợp sơ sinh nhỏ tuổi nhất ở Việt Nam mắc bệnh này, được cứu sống bằng kỹ thuật vi phẫu thần kinh tại BV Nhi Trung ương. BV Nhi Trung ương cho biết, ngày 4/6 vừa qua, các bác sĩ tại bệnh viện đã phẫu thuật thành công cháu N.Đ.K, 18 ngày tuổi, bị não úng thủy với khối u lớn vùng hố sau của não. Cháu K là trường hợp bệnh nhi sơ sinh nhỏ tuổi nhất ở Việt Nam mắc bệnh này được cứu sống bằng kỹ thuật vi phẫu thần kinh tại BV Nhi Trung ương. Theo mẹ bệnh nhi, sau sinh khoảng 2 tuần, bé N.Đ.K đã được gia đình đưa đi khám tại bệnh viện Nhi Hải Phòng khi thấy những biểu hiện bất thường của cháu ngày một rõ rệt: vòng đầu to nhanh 41 cm, thóp phồng và nôn liên tục. Hình ảnh CT sọ não của bé K tại BV Nhi Hải Phòng cho thấy, cháu bị giãn hệ thống não thất. Các bác sĩ ở đây kết luận trẻ bị não úng thủy (một tình trạng dư thừa quá mức dịch não tủy) và lập tức chuyển cháu lên bệnh viện tuyến trung ương để tiếp tục được điều trị chuyên sâu. Tại BV Nhi Trung ương, sau khi phẫu thuật cấp cứu đặt van não thất ổ bụng cho cháu K, các bác sĩ khoa Ngoại-Thần kinh lại phát hiện bệnh nhi có một khối u quái với kích thước lớn hơn 5cm vùng hố sau của não. Ngày 4/6, cháu được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt khối u. Sau ca đại phẫu kéo dài 6 giờ đồng hồ và gần 1 tuần được chăm sóc hậu phẫu tích cực tại khoa Hồi sức ngoại, đến ngày 4/7, bệnh nhi đã hoàn toàn tỉnh táo, bú mẹ tốt. Hình ảnh sọ não trên phim chụp cho thấy khối u đã hoàn toàn biến mất. Đến ngày 6/7, với tình trạng sức khỏe ổn định, cháu K đã được ra viện.Phó trưởng khoa Thần Kinh, là người trực tiếp phẫu thuật cho bé K cho biết, u não là khối u đặc phổ biến nhất ở trẻ em, trong đó u vùng hố sau chiếm khoảng 70% số ca bệnh. Việc phẫu thuật cho cháu K là trường hợp phức tạp vì được thực hiện trên bệnh nhi sơ sinh rất nhỏ tuổi, cân nặng thấp với khối u quá lớn. Đó là chưa kể, việc bóc tách để lấy toàn bộ khối u cũng không dễ dàng. Tuy có kích thước nhỏ nhưng vùng hố sau của não xung quanh u có nhiều chức năng quan trọng, đòi hỏi phẫu thuật viên phải thao tác vô cùng khéo léo để tránh gây ra tổn thương mô não ở vùng này nhằm hạn chế tối đa khả năng bệnh nhi tử vong hay chịu những di chứng sau phẫu thuật. Cháu K là trường hợp bệnh nhi có u quái lớn nhưng may mắn đây là khối u chưa trưởng thành nên không phải điều trị hóa chất và tia xạ. Nhờ được phát hiện bệnh từ rất sớm, can thiệp bằng kỹ thuật hiện đại nên cháu có khả năng bình phục nhanh. Thạc sĩ, bác sĩ Thắng cho biết thêm, trước đây, khi kỹ thuật vi phẫu thần kinh chưa ra đời, khoảng 50% bệnh nhi tử vong do sinh thiết hoặc phẫu thuật lấy u vùng hố sau. Tuy nhiên, từ khi ứng dụng phương pháp mới, việc loại bỏ khối u trở nên dễ dàng hơn, nhờ đó, các bệnh nhi mắc bệnh tránh được những biến chứng nặng nề, có cơ hội phát triển như những trẻ bình thường khác.

Tỷ lệ tiêm vaccine viêm gan B sơ sinh thấp kỷ lục

Vài năm gần đây, số trẻ được tiêm vaccine viêm gan B mũi sơ sinh (tiêm ngay 24 giờ đầu sau sinh) ở nước ta khoảng 55-60%, thế nhưng từ đầu năm 2014 đến nay, tỷ lệ này giảm mạnh xuống chỉ còn khoảng 20%. Đây là thực trạng rất đáng báo động. Cụ thể, năm 2011, tỷ lệ tiêm vaccine viêm gan B mũi sơ sinh trên cả nước đạt 55%. Năm 2012 tỷ lệ này tăng mạnh lên 75% nhưng đến năm 2013 lại giảm xuống còn 56%. Theo đánh giá của các chuyên gia Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia thì nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm tỷ lệ trẻ tiêm vaccine viêm gan B mũi sơ sinh trong năm 2013 so với năm 2012 là do tâm lý có phần hoang mang, lo lắng của người dân sau khi xảy ra vụ việc 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vaccine viêm gan B tại BVĐK huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) vào tháng 7-2013. Điều nguy hiểm hơn là mặc dù đến nay, nguyên nhân khiến 3 trẻ tử vong nói trên đã được xác định chính thức không phải do vaccine (mà do sơ suất của nhân viên y tế tiêm nhầm loại vaccine), thế nhưng tỷ lệ trẻ tiêm vaccine viêm gan B mũi sơ sinh vẫn chưa tăng trở lại mà thậm chí còn thấp đi. Tính từ đầu năm 2014 đến nay, tỷ lệ trẻ được tiêm loại vaccine này trên cả nước đã xuống thấp đến mức kỷ lục, chỉ còn khoảng 20%.  Trao đổi với báo chí về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - Chủ nhiệm Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia chia sẻ, đây thực sự là mối lo lắng rất lớn. Với tỷ lệ tiêm chủng thấp như vậy khó có thể giúp khống chế được tình trạng nhiễm virus viêm gan B ở trẻ em, kéo theo đó tỷ lệ xơ gan, ung thư gan chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Đối nghịch với tình trạng đáng lo ngại về việc bỏ qua vaccine nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng nói trên thì hiện nay người dân lại có xu hướng đổ xô đưa con em đi tiêm chủng vaccine dịch vụ. Tình trạng này càng tăng vọt vào thời điểm đầu năm nay sau khi trên địa bàn Hà Nội và nhiều địa phương xảy ra dịch sởi, thủy đậu với diễn biến bất thường và hết sức phức tạp. Cũng vì thế, thời gian qua tại Hà Nội và nhiều thành phố lớn khác đã xảy ra tình trạng khan hiếm vaccine dịch vụ, nhiều loại vaccine dịch vụ như “5 trong 1”, “6 trong 1”, cúm mùa, thủy đậu rơi vào cảnh hết hàng kéo dài nhiều tháng liền, đến thời điểm này vẫn chưa được khắc phục triệt để. GS.TS Nguyễn Trần Hiển cho biết, việc người dân đi tiêm vaccine dịch vụ nhiều hơn cũng là một tín hiệu đáng mừng, nó cho thấy người dân đã nhận thức được tốt hơn về tầm quan trọng của tiêm vaccine trong dự phòng chủ động các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, GS Nguyễn Trần Hiển nhấn mạnh, việc tiêm vaccine phải được thực hiện trước khi mùa dịch xảy ra, chứ không phải có dịch mới đi tiêm. Mặt khác, người dân cũng hoàn toàn có thể tin tưởng vào các vaccine miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia chứ không nhất thiết phải tiêm dịch vụ. Thực tế cho thấy, chất lượng của 11 vaccine nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia ở nước ta hiện nay hoàn toàn đảm bảo, thậm chí không hề thua kém gì so với chất lượng các vaccine dịch vụ cùng loại. Ngành y tế cũng đang và sẽ cố gắng với tinh thần trách nhiệm của mình để đảm bảo tiêm vaccine là an toàn và hiệu quả. )

Cấp giấy khám sức khỏe “khống” sẽ bị xử lý nghiêm

Trước thông tin tại một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tình trạng khám và cấp giấy khám sức khỏe không đúng quy định, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu GĐ sở y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện trực thuộc bộ và y tế của các bộ, ngành tăng cường kiểm tra việc khám và cấp giấy khám sức khỏe, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động khám sức khỏe cho người lao động VN đi làm ở nước ngoài, khám sức khỏe lái xe, đi làm, đi học... tại các cơ sở khám chữa bệnh. Người đứng đầu các cơ sở y tế sớm phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp cố ý làm trái quy định về cấp giấy khám sức khỏe.

Sức khỏe & Đời sống

Y tế các tỉnh ven biển chủ động phòng chống bão Rammasun

Theo bản tin phát vào hồi 9h sáng ngay 15/7 của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TW, bão Rammasun (tên do Thái Lan đề cử) ngày càng mạnh thêm và dự báo có khả năng ảnh hưởng đến phía bắc quần đảo Hoàng Sa và các tỉnh Bắc bộ đến Bắc Trung bộ. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ đêm ngày 15/7, vùng biển phía Đông Biển Đông, có gió mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh. Về phía ngành y tế, để chủ động trong công tác phòng chống mưa bão của cơn bão Rammasun, Bộ Y tế đã có công điện số 747/CĐ-BYT gửi Sở Y tế các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa- Vũng Tàu yêu cầu bám sát tình hình mưa bão, chủ động lên phương án phòng chống bão trong các cơ sở y tế trực thuộc. Phát huy phương châm 4 tại chỗ, đối phó kịp thời, chính xác, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra. Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị chủ động sẵn sàng về nguồn nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão và tổ chức trực ban, trực cấp cứu, sẵn sàng thu dung và cấp cứu cho nạn nhân bị ảnh hưởng do mưa bão… Các đội cấp cứu cơ động luôn trong tình trạng sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới… Về phía các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Trung Bộ, Bộ Y tế yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, trang thiết bị, phương tiện và phân công các đội y tế cơ động để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khi cần.

Thông tin về chất ung thư trong đồ ăn chế biến sẵn: Xử lý đúng cách để ngừa hậu họa

Trước thông tin cảnh báo của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) về việc vừa phát hiện một hóa chất có tên là acrylamide gây ung thư được tìm thấy trong bim bim, cà phê, khoai tây chiên, bánh mì nướng bị cháy, khoai tây chiên giòn và một số loại thức ăn nhanh của trẻ em, Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế đã yêu cầu cơ quan chức năng chuyên về kiểm nghiệm ATVSTP lấy mẫu một số sản phẩm để kiểm nghiệm.

Mẫu kiểm nghiệm là sản phẩm đang lưu thông trên thị trường

Theo TS. Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, Cục đã yêu cầu Viện Kiểm nghiệm thực phẩm quốc gia lấy ngẫu nhiên 3 mẫu sản phẩm khoai tây chiên tại các cửa hàng bán thức ăn nhanh và 3 mẫu sản phẩm bim bim đang lưu thông trên thị trường. Mỗi cơ sở giám sát lấy 1 mẫu để kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất acrylamide và chất polycyclic aromatic hydrocarbons (PAH). Ông Trung cũng cho biết, đã yêu cầu Viện Kiểm nghiệm thực phẩm quốc gia báo cáo kết quả về Cục ATTP trước ngày 21/7/2014. Theo ghi nhận của phóng viên báo SK&ĐS, khoai tây chiên, bim bim là một trong những thực phẩm được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là các bạn trẻ, trẻ em. Tại một số cửa hàng bán đồ ăn nhanh ở Ngã tư Kim Mã - Núi Trúc; Huỳnh Thúc Kháng - Nguyễn Chí Thanh; Cầu Giấy; Láng Hạ... vẫn rất đông bạn trẻ lựa chọn khoai tây chiên ăn kèm với thực phẩm khác. Bạn Nhật Minh (SV năm thứ 2 - ĐH Ngoại thương) cho biết, em và các bạn thường ăn gà rán với khai tây chiên vì đây là món khoái khẩu. Khi được hỏi có biết thông tin về việc cơ quan chức năng cho biết đã phát hiện hóa chất gây ung thư có trong khoai tây chiên thì Minh hồn nhiên hỏi lại tôi “có thông tin này à chị?”. Còn với bim bim thì đây vẫn là sản phẩm được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn cho con em mình sử dụng. Bà Lan (khu Nam Trung Yên, Cầu Giấy) cho biết, cháu bà thích ăn bim bim nên gia đình bà thường mua sẵn cả túi to từ 12-15 gói về để sẵn trong nhà, lúc nào cháu đòi ăn là có ngay đỡ phải đi mua lẻ.

Cần hạn chế đồ ăn chiên, nướng

Thông tin từ Cục An toàn thực phẩm ngày 15/7 cho biết, acrylamide là hợp chất được tạo ra một cách tự nhiên khi thức ăn giàu carbonhydrate và tinh bột được chiên, rán, nướng ở nhiệt độ cao từ 170 - 180oC). Vai trò và cơ chế của acrylamide gây ra ung thư vẫn chưa có bằng chứng khoa học. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng, việc tiếp xúc nhiều với acrylamide khiến cơ thể đổ mồ hôi, đi tiểu không kiểm soát, buồn nôn, đau mỏi cơ... Năm 2010, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc của Mỹ và Ủy ban Chuyên gia về phụ gia thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã coi đây là mối lo ngại cho sức khỏe cộng đồng. Năm 2013, Ủy ban Các tiêu chuẩn thực phẩm của Anh phát hiện mức acrylamide tăng cao trong thực phẩm chiên, bim bim, khoai tây chiên, bánh quy gừng và bột ngũ cốc ăn sáng. Tại Mỹ, Cơ quan bảo vệ môi trường đã có quy định áp dụng cho các loại nước uống chứa acrylamide. PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, từ trước đến nay, các chuyên gia thực phẩm đều khuyến cáo sản phẩm thực phẩm chiên làm gia tăng nguy cơ phát triển ung thư, đặc biệt là khi chúng chứa các loại dầu hydro hóa - chất béo transfat. Hóa chất acrylamide cũng sản sinh ra khi chúng ta chiên kỹ hoặc chiên đi chiên lại nhiều lần. Do đó, người dân cũng hạn chế sử dụng các đồ ăn chiên hay nướng ở nhiệt độ cao từ 150 - 2500C. Tuy nhiên, ông Thịnh cũng cho rằng, người dân không nên quá hoang mang trước thông tin này vì kết quả kiểm nghiệm chính thức còn đang chờ cơ quan chức năng thực hiện. Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, hiện nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể gì về những tác hại đến sức khỏe khi cho trẻ ăn nhiều bim bim. Nhưng theo BS. Dũng, chỉ bằng quan sát thì dễ thấy việc trẻ ăn nhiều bim bim sẽ giảm ăn trong bữa ăn chính. Nhìn trong bảng thành phần thì thấy hàm lượng muối trong bim bim khá cao. Khi trẻ ăn bim bim sẽ khát nước và uống nhiều nước luôn có cảm giác no không thèm ăn. Đây được xem là một nguyên nhân gây biếng ăn ở nhiều trẻ nhỏ. Sử dụng nhiều bim bim, trẻ dẫn đến hiện tượng thừa muối khiến thận phải làm việc quá tải, ảnh hưởng tới chức năng bài tiết và tăng nguy cơ suy thận. Do đó, các bậc cha mẹ nên hạn chế cho con ăn bim bim.

Khuyến cáo mới nhất về dịch truyền HES

Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các công ty đăng ký, sản xuất thuốc lưu hành tại Việt Nam cập nhật những thông tin dược lý đối với dịch truyền hydroxyethyl starch (HES). Không sử dụng dịch truyền HES cho bệnh nhân nhiễm trùng huyết Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thuốc, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố cập nhật cho các đơn vị khám chữa bệnh, các đơn vị kinh doanh dược phẩm trên địa bàn biết các thông tin khuyến cáo mới nhất liên quan đến dịch truyền HES gồm: Không sử dụng dịch truyền HES cho bệnh nhân nhiễm trùng huyết, tổn thương do bỏng hoặc bệnh nhân nặng do nguy cơ tổn thương thận và tử vong liên quan đến việc sử dụng dịch truyền HES trên những đối tượng bệnh nhân này. Cũng theo Cục Quản lý Dược, hiện còn thiếu các thông tin về độ an toàn dài hạn của dịch truyền HES sử dụng trên bệnh nhân chấn thương và phẫu thuật. Do đó, cán bộ y tế cần thận trọng đánh giá hiệu quả/nguy cơ khi xét đến độ an toàn dài hạn và cân nhắc những lựa chọn điều trị sẵn có khác khi sử dụng dịch truyền HES trên các đối tượng bệnh nhân này. Ngoài ra, cần tiến hành thêm các nghiên cứu về hiệu quả và độ an toàn của dịch truyền HES trên bệnh nhân chấn thương và phẫu thuật lựa chọn. Nên sử dụng dịch truyền HES với liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể. Trong quá trình điều trị, cần liên tục theo dõi huyết động của bệnh nhân để có thể ngưng dịch truyền ngay sau khi huyết động đạt được mục tiêu. Cục Quản lý Dược cũng nêu rõ, dịch truyền HES chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng bệnh nhân: suy thận hoặc bệnh nhân sử dụng các liệu pháp thay thế thận. Ngừng dịch truyền HES ngay khi có các dấu hiệu tổn thương thận đầu tiên. Các bệnh nhân đã được điều trị bằng dịch truyền HES cần được theo dõi chức năng thận trong thời gian ít nhất là 90 ngày sau khi dùng thuốc. Ngừng sử dụng dịch truyền HES ngay khi có dấu hiệu rối loạn đông máu. Trong trường hợp vẫn tiếp tục sử dụng dịch truyền này, cần theo dõi chặt chẽ các chỉ số đông máu của bệnh nhân. Trước ngày 30/9, các công ty đăng ký phải cập nhật những khuyến cáo mới về dịch truyền HES trong hướng dẫn sử dụng thuốc Về phía các công ty đăng ký, sản xuất thuốc, Cục Quản lý Dược nhấn mạnh, cần phải bổ sung, cập nhật các thông tin liên quan đến chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và cách dùng, tác dụng phụ không mong muốn, cảnh báo và thận trọng khi sử dụng dịch truyền HES vào tờ hướng dẫn sử dụng thuốc từ nay đến hết ngày 30/9/2014. Chỉ xem xét hồ sơ đăng ký thuốc của các công ty liên quan đến dịch truyền HES khi đã bổ sung các thông tin khuyến cáo của Cục vào hồ sơ liên quan. Theo đó, các nội dung cần phải bổ sung, thay đổi liên quan đến dịch truyền HES là: Về chỉ định: Chỉ sử dụng dịch truyền HES trong trường hợp điều trị giảm thể tích tuần hoàn do mất máu khẩn cấp khi các dịch truyền đơn thuần không cho hiệu quả đầy đủ. Liều dùng và cách dùng: Dịch truyền HES được sử dụng giới hạn để phục hồi thể tích tuần hoàn ban đầu cho bệnh nhân với thời gian sử dụng không quá 24h; trong vòng 10-20ml dịch truyền đầu, thuốc truyền chậm và theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh nhân để phát hiện sớm các dấu hiệu của phản ứng dạng phản vệ; Liều dùng tối đa của 6% HES (130/0,40) 6% HES (130/0,42) là <30ml/kg/ngày (đối với các chế phẩm HES khác, liều dùng tối đa cần được tính toán tương ứng). Chống chỉ định: Dịch truyền HES không dùng trong các trường hợp: Quá mẫn cảm với dược chất hoặc tá dược trong thành phần chế phẩm; Nhiễm trùng huyết; Bỏng; Suy thận hoặc liệu pháp thay thế thận; Xuất huyết não hoặc xuất huyết nội sọ; Bệnh nhân tại các khoa điều trị tích cực; thừa nước; phù phổi; mất nước; tăng kali huyết; tăng natri huyết hoặc clo huyết, suy giảm chức năng gan nghiêm trọng; bệnh nhân ghép tạng; suy tim sung huyết; rối loạn đông máu nghiêm trọng Cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng: Thận trọng, cân nhắc khi chỉ định dịch truyền HES để bồi phụ dịch cho bệnh nhân và tiến hành theo dõi huyết động thường xuyên để kiểm soát liều dùng và thể tích dịch của bệnh nhân; tránh tình trạng tăng thể tích dịch quá mức do quá liều hoặc truyền quá nhanh. Liều dùng cần được điều chỉnh cẩn thận, đặc biệt trên những bệnh nhân có vấn đề về phổi và tim - tuần hoàn; Tránh pha loãng máu nghiêm trọng khi dùng liều cao dịch truyền HES trên bệnh nhân giảm thể tích tuần hoàn; Không khuyến cáo sử dụng dịch truyền HES trên bệnh nhân phẫu thuật tim hở cần đặt tuần hoàn ngoài cơ thể do nguy cơ chảy máu quá mức...

Lao động

Chữa khỏi não úng thủy cho bé 18 ngày tuổi bằng kỹ thuật vi phẫu

Bệnh viện (BV) Nhi TƯ vừa phẫu thuật thành công bằng kỹ thuật vi phẫu cho em bé bị não úng thủy nhỏ nhất từ trước tới nay. Đó là bé N.Đ.K (18 ngày tuổi), có khối u lớn vùng hố sau của não. Sau sinh 2 tuần, khi thấy con có những biểu hiện bất thường ngày càng rõ rệt, vòng đầu to nhanh, thóp phồng và nôn liên tục, gia đình đã đưa bé tới BV Nhi Hải Phòng. Hình ảnh CT sọ não cho thấy bé bị giãn hệ thống não thất, các BS kết luận bệnh não úng thủy và lập tức chuyển cháu lên BV Nhi TƯ. Tại đây, sau khi phẫu thuật cấp cứu đặt van não thất ổ bụng cho cháu, khoa Ngoại - Thần kinh lại phát hiện bệnh nhi có một khối u quái với kích thước lớn hơn 5cm vùng hố sau của não nên đã tiến hành phẫu thuật cắt khối u. Đến nay, bé đã hoàn toàn tỉnh táo, bú mẹ tốt. Hình ảnh sọ não trên phim chụp cho thấy khối u đã hoàn toàn biến mất. U não là khối u đặc phổ biến nhất ở trẻ em, trong đó u vùng hố sau chiếm khoảng 70% số ca bệnh. BS Lê Nam Thắng- Phó trưởng khoa Thần kinh, người trực tiếp phẫu thuật cho bé - cho hay: “Đây là một trường hợp phức tạp vì được thực hiện trên bệnh nhi sơ sinh rất nhỏ tuổi, cân nặng thấp với khối u quá lớn. Thêm vào đó, việc bóc tách để lấy toàn bộ khối u cũng không dễ dàng. Tuy có kích thước nhỏ nhưng vùng hố sau của não xung quanh u có nhiều chức năng quan trọng, đòi hỏi phẫu thuật viên phải thao tác vô cùng khéo léo để tránh gây ra tổn thương mô não ở vùng này nhằm hạn chế tối đa khả năng bệnh nhi tử vong hay chịu những di chứng sau phẫu thuật. Bác sĩ Thắng cũng cho biết: Trước kia, khi chưa có kỹ thuật vi phẫu thần kinh, khoảng 50% bệnh nhi bị não úng thủy tử vong do sinh thiết hoặc phẫu thuật lấy u vùng hố sau. Từ khi ứng dụng phương pháp mới, việc loại bỏ khối u trở nên dễ dàng hơn, tránh được những biến chứng nặng nề cho trẻ. Cháu K. là trường hợp bệnh nhi có u quái lớn, nhưng may mắn khối u chưa trưởng thành nên không phải điều trị hóa chất và tia xạ. Nhờ được phát hiện bệnh từ rất sớm, can thiệp bằng kỹ thuật hiện đại nên bé đã bình phục nhanh và vừa được ra viện trong sự vui mừng của gia đình và BV.

Hàng trăm mẫu tế bào gốc máu cuống rốn được lưu trữ miễn phí

Từ 2 tháng qua, từ khi BV Phụ sản Hà Nội và Viện Huyết học truyền máu (HH & TM) TƯ phối hợp xây dựng ngân hàng tế bào gốc máu cuống rốn, đã có hàng trăm mẫu được lấy và lưu trữ miễn phí (ảnh). Phần lớn bà mẹ khỏe mạnh và đủ điều kiện đều sẵn sàng cho việc làm mang lại lợi ích lâu dài cho chính các bé sau này và cộng đồng.

Các tiêu chuẩn bắt buộc để được lưu trữ

Những điều kiện để một mẫu tế bào máu cuống rốn được lưu trữ là: Bà mẹ không mắc một trong các bệnh truyền nhiễm lậu, giang mai, viêm gan B, viêm gan C, HIV... tiểu đường, huyết áp, ung thư, bệnh về miễn dịch, khi sinh con không sốt, không bị nhiễm trùng. Chỉ số về thể tích hồng cầu (biết được ở tuần thứ 36 khi xét nghiệm làm hồ sơ sinh) đạt trên 80g/l. Thể tích máu cuống rốn khi lấy được phải đạt mức 160-280mg. Vì vậy, theo kinh nghiệm của các BS, hộ lý khoa Đẻ D3 - BV Phụ sản Hà Nội, những bà mẹ sinh con đạt xấp xỉ 3,5kg hoặc hơn; dây rau cuống rốn căng, có chiều dài trung bình 40-60cm thì có khả năng lấy được mẫu tế bào gốc đạt tiêu chuẩn hơn. Chính vì thế, hơn 2 tháng qua, chỉ có hơn 100 mẫu máu cuống rốn - tương đương 2/3 số mẫu lấy được đủ tiêu chuẩn để đưa về Viện HH & TM TƯ xử lý quy trình tiếp theo. Hiện nay, khi sản phụ lên bàn đẻ, các nữ hộ sinh sẽ tư vấn cho sản phụ về việc lưu trữ tế bào gốc cuống rốn. Theo nữ hộ sinh Ngô Thị Vui (Khoa Đẻ, BV Phụ sản Hà Nội) - người đã trực tiếp tư vấn cho rất nhiều trường hợp: “Phần lớn các bà mẹ đều hiểu và sẵn sàng tham gia, bởi việc lấy máu cuống rốn sau sinh an toàn cho cả mẹ và em bé. Sau khi bé được cắt rốn và đưa vào chăm sóc, việc lấy máu cuống rốn mới được thực hiện. Trước đó, dây rốn được coi như một loại rác thải y tế, nay có thể được tách chiết và đưa vào lưu trữ, để sau này có thể sử dụng như một liệu pháp nhiều căn bệnh về máu, tim, khớp như các ứng dụng hiện nay một số BV đã thực hiện”.

Sau này sử dụng thì có phải trả phí?

BS Mai Trọng Hưng - Trưởng khoa D3 - rất mong các bà mẹ tiếp tục hợp tác, bởi: “Đây là nguồn tế bào gốc an toàn, không có tế bào dị nguyên và được đánh giá là cơ sở cho phương pháp chữa bệnh ưu tú trong tương lai. Việc lấy và lưu trữ lại không gây đau đớn cho người được lấy, như khi lấy trong tủy xương hay thậm chí trong máu. Hiện tại, 60 bác sĩ, nữ hộ sinh làm việc tại Khoa đều đã được đào tạo về phương thức tư vấn và cách lấy máu cuống rốn. Tuy nhiên, hiện mỗi ngày, Viện HH & TM TƯ mới chỉ có thể xử lý 4-6 mẫu máu cuống rốn/ngày nên BV Phụ sản Hà Nội cũng mới chỉ dừng lại ở con số này.” Theo Th. S Trần Ngọc Quế - GĐ Ngân hàng Tế bào gốc (TBG), Viện HH & TM TƯ: “Các mẫu cuống rốn này về đến Viện HH & TM TƯ tiếp tục được đo số lượng tế bào có nhân (bạch cầu), kiểm tra xem có bệnh lý huyết sắc tố (thalassemia..) hay không rồi mới đưa vào tiếp tục xử lý, tách chiết và lưu trữ đông lạnh ở nhiệt độ âm 196 độ C. Các mẫu được đưa vào lưu trữ đều được thông báo với bà mẹ để sau này, nếu họ cần dùng, có thể liên hệ với ngân hàng TBG. Hiện Viện HH & TM TƯ chưa thu phí với việc lưu trữ này. Người sử dụng chỉ phải chi trả các chi phí kỹ thuật. Hiện nay là giai đoạn tích lũy cho ngân hàng TBG máu cuống rốn. Dự kiến, năm đầu tiên, ngân hàng sẽ lưu trữ được 500 mẫu và hàng năm tăng lên 1.000-1.500 mẫu, duy trì đều đặn đến mức trữ đạt 5.000 mẫu. Lúc đó “tài khoản” ngân hàng TBG máu cuống rốn được coi là cân bằng, thời gian sau tiếp tục bổ sung”.

Hà Nội mới

Phẫu thuật não úng thủy thành công cho bệnh nhi mới 18 ngày tuổi

Đây là trường hợp sơ sinh nhỏ tuổi nhất ở Việt Nam mắc bệnh này, được cứu sống bằng kỹ thuật vi phẫu thần kinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, ngày 4/6 vừa qua, các bác sĩ tại bệnh viện đã phẫu thuật thành công cháu N.Đ.K, 18 ngày tuổi, bị não úng thủy với khối u lớn vùng hố sau của não. Cháu K là trường hợp bệnh nhi sơ sinh nhỏ tuổi nhất ở Việt Nam mắc bệnh này được cứu sống bằng kỹ thuật vi phẫu thần kinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Theo mẹ bệnh nhi, sau sinh khoảng 2 tuần, bé N.Đ.K đã được gia đình đưa đi khám tại bệnh viện Nhi Hải Phòng khi thấy những biểu hiện bất thường của cháu ngày một rõ rệt: vòng đầu to nhanh 41 cm, thóp phồng và nôn liên tục. Hình ảnh CT sọ não của bé K tại bệnh viện Nhi Hải Phòng cho thấy, cháu bị giãn hệ thống não thất. Các bác sĩ ở đây kết luận trẻ bị não úng thủy (một tình trạng dư thừa quá mức dịch não tủy) và lập tức chuyển cháu lên bệnh viện tuyến trung ương để tiếp tục được điều trị chuyên sâu. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi phẫu thuật cấp cứu đặt van não thất ổ bụng cho cháu K, các bác sĩ khoa Ngoại-Thần kinh lại phát hiện bệnh nhi có một khối u quái với kích thước lớn hơn 5cm vùng hố sau của não. Ngày 4/6, cháu được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt khối u. Sau ca đại phẫu kéo dài 6 giờ đồng hồ và gần 1 tuần được chăm sóc hậu phẫu tích cực tại khoa Hồi sức ngoại, đến ngày 4/7, bệnh nhi đã hoàn toàn tỉnh táo, bú mẹ tốt. Hình ảnh sọ não trên phim chụp cho thấy khối u đã hoàn toàn biến mất. Đến ngày 6/7, với tình trạng sức khỏe ổn định, cháu K đã được ra viện. Thạc sĩ, bác sĩ Lê Nam Thắng-Phó trưởng khoa Thần Kinh, là người trực tiếp phẫu thuật cho bé K cho biết, u não là khối u đặc phổ biến nhất ở trẻ em, trong đó u vùng hố sau chiếm khoảng 70% số ca bệnh. Việc phẫu thuật cho cháu K là trường hợp phức tạp vì được thực hiện trên bệnh nhi sơ sinh rất nhỏ tuổi, cân nặng thấp với khối u quá lớn. Đó là chưa kể, việc bóc tách để lấy toàn bộ khối u cũng không dễ dàng. Tuy có kích thước nhỏ nhưng vùng hố sau của não xung quanh u có nhiều chức năng quan trọng, đòi hỏi phẫu thuật viên phải thao tác vô cùng khéo léo để tránh gây ra tổn thương mô não ở vùng này nhằm hạn chế tối đa khả năng bệnh nhi tử vong hay chịu những di chứng sau phẫu thuật. Cháu K là trường hợp bệnh nhi có u quái lớn nhưng may mắn đây là khối u chưa trưởng thành nên không phải điều trị hóa chất và tia xạ. Nhờ được phát hiện bệnh từ rất sớm, can thiệp bằng kỹ thuật hiện đại nên cháu có khả năng bình phục nhanh. Thạc sĩ, bác sĩ Thắng cho biết thêm, trước đây, khi kỹ thuật vi phẫu thần kinh chưa ra đời, khoảng 50% bệnh nhi tử vong do sinh thiết hoặc phẫu thuật lấy u vùng hố sau. Tuy nhiên, từ khi ứng dụng phương pháp mới, việc loại bỏ khối u trở nên dễ dàng hơn, nhờ đó, các bệnh nhi mắc bệnh tránh được những biến chứng nặng nề, có cơ hội phát triển như những trẻ bình thường khác.

Phát động cuộc thi xây dựng thông điệp phòng, chống dịch bệnh và tiêm chủng mở rộng

Sáng 16-7, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức lễ phát động cuộc thi xây dựng thông điệp phòng, chống dịch bệnh và tiêm chủng mở rộng. Cuộc thi nhằm kêu gọi sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng tham gia xây dựng thông điệp phòng, chống dịch bệnh và tiêm chủng mở rộng. Qua đó, góp phần xây dựng bộ thông điệp chuẩn về công tác phòng, chống dịch bệnh và tiêm chủng mở rộng, làm cơ sở để xây dựng các sản phẩm truyền thông để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia công tác phòng chống dịch bệnh. Sáu chủ đề chính được BTC đưa ra bao gồm: tiêm chủng mở rộng, phòng chống bệnh tay chân miệng, phòng chống viêm não Nhật Bản. Cuộc thi sẽ hướng vào ba thể loại chính gồm thông điệp bằng lời viết, tranh áp-phích cổ động thiết kế dạng đồ họa (mỗi thông điệp viết không quá 30 từ, thông điệp được chuyển tải qua TV spot - thiết kế dạng sản phẩm video (không quá hai phút), thông điệp được chuyển tải qua radio spot - thiết kế dạng sản phẩm audio (không quá 1,5 phút). Tác phẩm dự thi phải có thông điệp rõ ràng, đúng chủ đề, không vi phạm các quy định của pháp luật, không liên quan đến các vấn đề chính trị, tôn giáo… Tác phẩm phải chưa tham dự bất kỳ cuộc thi nào trước đó. Bài dự thi không được sử dụng hình ảnh nhãn hiệu của các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng, hình ảnh công ty dược phẩm cũng như các nội dung, hình ảnh mang tính thương mại khác. Đối tượng tham dự là tất cả công dân Việt Nam hiện sống và làm việc tại Việt Nam và nước ngoài cũng như người mang quốc tịch nước ngoài đang sinh sống ở Việt Nam. Tác phẩm dự thi được đăng tải ngay và cập nhật thường xuyên trên trang web thông tin của cuộc thi: http://www.thongdiepsuckhoe.com.vn. Về cơ cấu giải thưởng, mỗi một thể loại có một giải đặc biệt, một giải nhất, hai giải nhì, ba giải ba và năm giải khuyến khích. Giải đặc biệt cao nhất trị giá 20 triệu đồng và thấp nhất là giải khuyến khích trị giá 2 triệu đồng. Thời gian nhận tác phẩm dự thi bắt đầu từ ngày 16-7 đến hết ngày 30-9-2014. Các thông điệp xuất sắc sẽ được trao tại Lễ công bố và trao giải thưởng dự kiến tổ chức vào giữa tháng 10-2014.

Sẽ triển khai phần mềm quản lý đối tượng tiêm chủng

Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thời gian tới, ngoài 11 loại vắc xin hiện có, chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ đưa thêm một số loại vắc xin như: Uống phòng rotavirus (gây tiêu chảy) và HPV phòng ung thư cổ tử cung… để đáp ứng nhu cầu phòng bệnh của người dân. Bắt đầu từ tháng 9-2014 đến tháng 6-2015, ngành y tế triển khai tiêm vắc xin phối hợp sởi - rubella cho toàn bộ trẻ từ 14 tuổi trở xuống trên toàn quốc. Chiến dịch này được chia thành 3 đợt: Đợt 1 tiêm cho trẻ 1-5 tuổi vào tháng 9 đến tháng 10-2014; đợt 2 dành cho trẻ 6-10 tuổi vào tháng 11 và tháng 12-2014; đợt 3 tiêm cho trẻ 11-14 tuổi vào tháng 1 và tháng 2-2015. Biện pháp hữu hiệu phòng, chống dịch bệnh hiện nay vẫn là bảo đảm tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch. Thời gian tới, ngành y tế sẽ triển khai phần mềm quản lý đối tượng tiêm chủng, kiểm soát xem trẻ được tiêm chủng hay chưa, nhằm bảo đảm tỷ lệ tiêm luôn đạt hơn 95%.

Vnmedia

Hôm nay 15/7: Triển khai mô hình bác sĩ gia tại 8 tỉnh, thành phố

Bắt đầu từ 15/7, mô hình bác sĩ gia đình được thí điểm triển khai tại 8 tỉnh, TP là Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Thái Nguyên, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa và Tiền Giang. Phòng khám bác sỹ gia đình cũng được phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Bác sĩ gia đình hoàn toàn khác với bác sĩ đến khám tại nhà. Khám tại nhà chỉ là đến khám và đi về (mang tính nhất thời) còn bác sĩ gia đình là mô hình chăm sóc sức khỏe lâu dài, liên tục, có tính cộng đồng cao bởi họ còn có nhiệm vụ tham gia hướng dẫn phòng bệnh, phát hiện sớm bệnh cũng như kiểm soát bệnh mạn tính. Phòng khám bác sĩ gia đình có thể thuộc tư nhân hoặc cơ sở y tế công lập. Nếu phòng khám là của cơ sở công lập thì giá dịch vụ khám, chữa bệnh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Phòng khám của tư nhân thì được quyền quyết định giá nhưng phải niêm yết công khai. Bác sỹ gia đình có nhiệm vụ quản lý sức khỏe toàn diện, liên tục, lồng ghép và phối hợp cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng; khám sàng lọc, phát hiện sớm các loại bệnh tật; cấp cứu, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng với phạm vi chuyên môn được phép đồng thời được tư vấn sức khỏe, phòng bệnh, phòng chống các hành vi nguy cơ đối với sức khỏe nhằm nâng cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng với phạm vi hành nghề được ghi trong chứng chỉ hành nghề. Đề án bác sỹ gia đình là một trong những hoạt động mà Bộ Y tế kỳ vọng giúp giảm tải tại các bệnh viện. Hệ thống phòng khám này cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Bộ Y tế chuẩn bị đối phó với bão Rammasun

Bộ Y tế vừa có công điện hỏa tốc gửi Sở Y tế các tỉnh thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa-Vũng Tàu triển khai các công tác y tế như thuốc, trang thiết bị nhằm ứng phó với bão Rammasun. Chiều 15/7, Bộ Y tế vừa có công điện hỏa tốc gửi Sở Y tế các tỉnh thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa-Vũng Tàu về việc triển khai các công tác y tế như thuốc, trang thiết bị nhằm ứng phó với bão Rammasun. Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, bão Rammasun là cơn bão mạnh, di chuyển nhanh và có diễn biến phức tạp. Hồi 13 giờ ngày 15/7, vị trí tâm bão Rammasun ở vào khoảng 12,9 độ Vĩ Bắc; 124,7 độ Kinh Đông, trên bờ biển phía Đông miền Trung Philippin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16. Dự báo trong 24 giờ tới bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 13 giờ ngày 16/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc; 120,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam đảo Lu Dông (Philippin). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15. Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km. Đến 13 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 115,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 380km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 14, cấp 15. Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ gần sáng mai (16/7), vùng biển phía Đông Biển Đông, có gió mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh. Trước tình hình bão Rammasun cấp 12 trực hướng Biển Đông, biển động rất mạnh, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh thành phố theo dự báo bị ảnh hưởng của vùng mưa, bão cần chủ động theo dõi sát tình hình diễn biến của mưa, bão kéo dài để có các phương án ứng phó với diễn biến bất thường của mưa, bão. Các đơn vị trên cần chủ động sẵn sàng về nguồn nhân lực, vật tư cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tổ chức trực ban, trực cấp cứu và sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa bão gây ra. Đặc biệt, các đội cấp cứu cơ động luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng cứu cho tuyến dưới khi có lệnh. Các đơn vị y tế trực thuộc Bộ như Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, Bệnh viện Việt Nam-CuBa Đồng Hới, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cần chuẩn bị sẵn các cơ số thuốc, thiết bị và phương tiện, phân công các đội y tế cơ động sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra. Bên cạnh đó, sở y tế các tỉnh và các đơn vị tổ chức trực ban cần theo dõi chặt chẽ, cập nhật thông tin và gửi báo cáo nhanh về dự trữ thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế, rà soát lại số lượng, hạn sử dụng cơ số thuốc phòng chống lụt bão và đề xuất yêu cầu cho kịp thời.

Thực hư chất trong bim bim gây ung thư

Trong thời gian vừa qua, trên một số phương tiện truyền thông có đưa thông tin cảnh báo của Cơ quan An toàn thực châu Âu (EFSA) về việc phát hiện một hóa chất có tên là acrylamide gây ung thư được tìm thấy trong bim bim, cà phê, khoai tây chiên, bánh mì nướng bị cháy và một số loại thức ăn nhanh của trẻ em gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Cục An toàn thực phẩm cho biết, chất Acrylamide là hợp chất được tạo ra một cách tự nhiên khi thức ăn giàu carbonhydrate và tinh bột được chiên, rán, nướng ở nhiệt độ cao (từ 170 – 180 độ C). Năm 2010, Tổ chức Nông Lương Liên hợp của Mỹ và Ủy ban Chuyên gia về phụ gia thực phẩm của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng đã đề cập đến acrymilade như một quan ngại chính thức cho sức khỏe cộng đồng. Năm 2013, Ủy ban Các tiêu chuẩn thực phẩm của Anh (FSA) từng phát hiện mức acrylamide tăng cao trong các thực phẩm chiên, bim bim khoai tây, khoai tây chiên, bánh quy gừng và bột ngũ cốc ăn sáng. Tại Mỹ, Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) đã có quy định áp dụng cho các loại nước uống chứa acrylamide. Vai trò và cơ chế của acrylamide gây ra ung thư vẫn chưa có bằng chứng khoa học. Các chuyên gia y tế cho rằng việc tiếp xúc nhiều với acrylamide khiến cơ thể đổ mồ hôi, đi tiểu không kiểm soát, buồn nôn, đau mỏi cơ…Biện pháp hữu hiệu để dự phòng acrylamide sinh ra trong thực phẩm chính là xử lý đúng cách những sản phẩm thực phẩm chứa tinh bột. Ví dụ như: ngâm khoai tây trong nước ít nhất 30 phút trước khi chiên; chia thành nhiều lát nhỏ khi nướng bánh mì; thực phẩm không nên rán hoặc nướng lại nhiều lần, hạn chế dùng dầu đã qua sử dụng để rán, chiên thức ăn quá lâu; khi chế biến thức ăn từ tinh bột và đường tránh quá lửa làm cho nhiệt độ quá cao trong thời gian dài...

Thanh niên

Bệnh viện Từ Dũ hỗ trợ điều trị vợ cảnh sát biển

Ban giám đốc BV Từ Dũ (TP.HCM) vừa gửi công văn đến Báo Thanh Niên cho biết đã hỗ trợ toàn bộ chi phí điều trị cho chị Lê Thị Tuyết Nga, 44 tuổi, vợ trung tá Lê Trọng Phổ (Vùng Cảnh sát biển 2) nhập viện điều trị từ ngày 7 - 14.7.2014. Chị Nga bị bệnh, đã trải qua 6 lần mổ, đợt điều trị này Bệnh viện Từ Dũ tiếp tục làm các xét nghiệm và tiến hành đợt mổ thứ 7 vào ngày 9.7. Hiện sức khỏe chị đã ổn định và xuất viện chiều 14.7. Thông qua Báo Thanh Niên, Bệnh viện Từ Dũ nhờ chuyển lời đến trung tá Lê Trọng Phổ cùng các cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền biển đảo hãy tin tưởng ở tập thể y - bác sĩ của bệnh viện nói riêng, trách nhiệm và tình cảm của nhân dân TP.HCM nói chung đối với thân nhân của những người lính đang tham gia bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Trước đó, chiều 8.7.2014, đại diện Báo Thanh Niên đã đến Bệnh viện Từ Dũ thăm và trao 50 triệu đồng do bạn đọc báo hỗ trợ chị Nga điều trị bệnh.

Thí điểm mô hình bác sĩ gia đình trên 8 tỉnh, thành

Bắt đầu từ hôm nay 15.7, mô hình bác sĩ gia đình sẽ được thí điểm tại 8 tỉnh, thành phố trên cả nước. Theo Thông tư số 16/2014/TT-BYT hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình của Bộ Y tế, 8 tỉnh, thành phố triển khai thí điểm gồm có: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Thái Nguyên, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa và Tiền Giang. Theo đó, bác sĩ gia đình phải là người được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình. Bác sĩ gia đình có nhiệm vụ quản lý sức khỏe toàn diện, liên tục, lồng ghép và phối hợp cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng... Thông tư cũng quy định phòng khám bác sĩ gia đình phải có hồ sơ quản lý toàn diện về sức khỏe của cá nhân, hộ gia đình. Đồng thời, có trách nhiệm giữ bí mật thông tin cá nhân của người đăng ký quản lý sức khỏe theo quy định của pháp luật. Mô hình bác sĩ gia đình đã được TP.HCM áp dụng trước đó, từ năm 2013, với sự phối hợp giữa Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch với các bệnh viện quận 2, 10 và Gò Vấp. Mô hình bác sĩ gia đình được ngành y tế đặt ra mục tiêu quan trọng là việc khám, điều trị và quản lý sức khỏe người dân mang tính hệ thống, liên tục.

Tặng máy thở

Ngày 16/7, tại Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng, tổ chức Từ trái tim đến trái tim (Cộng hòa Liên bang Đức) đã tặng máy thở dành cho bệnh nhi sơ sinh. Tiến sỹ Irène Lejeune, Chủ tịch tổ chức Từ trái tim đến trái tim cho biết máy thở nhằm hỗ trợ tạm thời cho hệ hô hấp và giúp bơm khí ôxy vào mạch máu, giảm thiểu số ca trẻ sơ sinh tử vong và hạn chế biến chứng nguy hại lâu dài tới sức khỏe của trẻ sơ sinh. Theo bác sỹ Trần Đình Vinh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng, việc hỗ trợ máy thở dành cho trẻ sơ sinh sẽ giúp cứu sống hàng trăm trẻ mỗi năm. Nhân dịp này, các bác sỹ của tổ chức Từ trái tim đến trái tim đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chăm sóc bệnh nhi với các y, bác sỹ Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng thông qua khóa đào tạo hướng dẫn lâm sàng và điều trị bệnh lý tim mạch trẻ em. Hàng năm, tại Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng có gần 15.000 trẻ em chào đời, 40.000 trẻ em thăm khám điều trị nội trú, 100.000 trẻ em điều trị ngoại trú, trong đó 30% là trẻ em đến từ các địa phương khác./.

Vất vả như... đưa con đi tiêm ngừa vắc xin

Chưa bao giờ Trung tâm TTYTDP TP.Đà Nẵng lại trong tình trạng quá tải đột biến người đưa con đi tiêm ngừa vắc xin như những ngày gần đây. Sáng 16.7, mặc dù không phải ngày nghỉ cuối tuần, nhưng rất nhiều người xin nghỉ việc để đưa con đến TTYTDP TP.Đà Nẵng từ 5 giờ30. Đến 9 giờ, nhiều người vẫn phải chờ vì trước mình còn cả mấy chục lượt. Theo bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc TTYTDP TP.Đà Nẵng, sau khi nghe tại Đà Nẵng có 10 ca nghi viêm não do virus, trong đó có 1 ca dương tính với viêm não Nhật Bản, người dân lo lắng đã cấp tập đưa con đi chích vắc xin ngừa bệnh này. Hiện tượng quá tải tiêm ngừa viêm não Nhật Bản xảy ra gần 10 ngày nay, bất kể ngày trong tuần hay cuối tuần, đều quá tải cao độ. “Mỗi buổi TTYTDP chỉ có thể đáp ứng 200 lượt chích, vừa để đảm bảo việc theo dõi cho mỗi trường hợp sau chích, vừa chỉ có lực lượng cán bộ y tế đủ để phục vụ chừng ấy lượt. Nhưng nhiều phụ huynh đưa con đi, nhưng đến nơi thì nhận được thông báo hết số, thì phản ứng rất tiêu cực, họ thậm chí mắng chửi cả cán bộ y tế không thương tiếc, mặc dù chúng tôi đang phải làm việc cật lực”.

VTC

Trà C2 Ô Long ngang nhiên dối trá về chất lượng

Không chỉ lừa dối về nguồn gốc, trà xanh C2 Ô Long hoa hồng còn bị cho là ngang nhiên dối trá khi quảng cáo "được ủ và đóng chai trong cùng 1 ngày". Ở bài trước, các chuyên gia đã phân tích sự dối trá của trà Ô Long C2trong đoạn video clip liên tục trên truyền hình trong ngày qua. Cụ thể, nội dung đoạn clip quảng cáo sản phẩm Trà xanh C2 Ô Long hoa hồng của công ty TNHH URC Việt Nam thuộc tập đoàn URC (Universal Robina Corporation) nêu: "Chuyên gia trà C2 khám phá bí quyết tạo nên trà Ô Long đích thực, từ những búp trà Ô Long tươi ngon Thái Nguyên được lên men cẩn thận để lưu giữ hàm lượng polypenol, giúp hạn chế hấp thu chất béo, được ủ và đóng chai trong cùng một ngày, tạo nên C2 Ô Long Hoa hồng cho bạn sức khỏe căng tràn”. Tuy nhiên, theo tài liệu về quy trình chế biến trà Ô Long do Tiến sỹ Nguyễn Hữu Tài – Chủ tịch Hiệp hội chè Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc – Tổng công ty chè Việt Nam cung cấp cho PV VTC News, thời gian để từ búp tươi trà Ô Long trở thành sản phẩm hoàn thiện phải qua rất nhiều công đoạn, phải mất tới 36 tiếng và với khoảng 4,5 kg trà tươi sẽ cho ra 1 kg thành phẩm. Ngoài ra, theo clip quảng cáo về Trà xanh Ô Long hoa hồng thì “những búp trà Ô Long tươi ngon Thái Nguyên được lên men cẩn thận để lưu giữ hàm lượng polypenol”. Song, theo Tiến sỹ Tài, phương pháp lên men của trà Ô Long là “lên men một nửa để giữ được nhiều chất có lợi cho sức khỏe”. Quy trình chế biến trà Ô Long được Tiến sỹ Tài cung cấp như sau: Búp trà tươi sau khi được hái sẽ được để nắng héo ở nhiệt độ 25 – 30 độ C và thời gian 30 – 45 phút. Trà búp tươi được phơi héo bằng cách rải mỏng trên vải bạt, có giàn che bên trên để hạn chế nắng gắt. Chỉ dùng ánh nắng mặt trời như vậy để tăng nhanh quá trình thoát hơi nước trong búp trà, làm mất tính bán thấm của màng tế bào, tăng hàm lượng các thành phần hoá học trong tế bào, tạo điều kiện cho các phản ứng sinh hóa diễn ra từ từ, làm tăng hoạt động của enzyme, đặc biệt là hàm lượng cathechin, thúc đẩy quá trình oxy hoá để lên men tự nhiên. Sau đó, trà được sấy nhẹ và vo tròn để cho phần lớn các cấu trúc tế bào vẫn giữ nguyên vẹn. Qua quá trình chế biến công phu, tinh tế như vậy, trong trà Ô Long giữ được gần 400 hoạt chất, được xếp làm 13 nhóm như chất đường, protein, tinh dầu, acid amin (có đến 17 acid amin), các sắc tố (caroten, xanthophin), các acid hữu cơ, các chất khoáng vô cơ (Fe, P, K, Ca, ...), các vitamin (A, B1, B2, B6, B12, C, ..…), các glucoside, các enzym và tanin (15-30%),… Sau nắng héo, trà sẽ chuyển sang giai đoạn làm “mát héo” ở nhiệt độ 20 – 22 độ C và thời gian từ 30 – 45 phút. Ở giai đoạn này búp chè sẽ được đưa vào phòng, rải mỏng đều trên nong, đồng thời đảo trộn để tiếp tục quá trình thoát hơi nước, làm dập các tế bào, xúc tiến quá trình lên men, thời gian 12 giờ. Sau đó, búp chè sẽ được quay thơm (rũ hương) trong 15 - 30 phút và tiến hành lên men trong thời gian từ 3 – 3,5 giờ. Sau khi lên men, sẽ tiến hành xào diệt men, vò chuông, sấy dẻo, tạo hình trong khoảng 12 giờ. Cuối cùng là sấy khô khoảng 2 giờ đồng hồ, sau đó phân loại, đóng gói và đem sản phẩm đi bảo quản trong kho lạnh. “Muốn có được sản phẩm trà Ô Long ngon, mỗi một công đoạn chế biến đều phải tuân theo quy trình nghiêm ngặt cả về nhiệt độ lẫn thời gian”, ông Tài nhấn mạnh. Như vậy, để có 1 sản phẩm trà Ô Long hoàn thiện, thơm ngon, các công đoạn làm sẽ mất khoảng 36 tiếng. Trà xanh C2 Ô Long hoa hồng còn có thêm công đoạn pha chế và đóng chai. Vì vậy, việc quảng cáo “ủ và đóng chai trong cùng một ngày” của trà xanh C2 Ô Long hoa hồng đã đặt ra nghi vấn về chất lượng của sản phẩm. Bởi lẽ trà Ô Long đòi hỏi cao về nguyên liệu cũng như quy trình sản xuất. Theo các chuyên gia về chè, hiện Việt Nam vẫn chưa có dây chuyền để sản xuất được loại chè này, nên thiết bị, dây chuyền sản xuất và công nghệ đều phải nhập từ nước ngoài về.

Khám phá

Bộ Y tế chủ trương giảm giá thuốc gia công trong nước

Một số loại thuốc cho bệnh nhân suy thận mãn được đóng gói, dán nhãn, gia công tại Việt Nam đều giảm khoảng 30% giá thành. Đó là thông tin đại diện Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đưa ra vào sáng nay, 15/7. Thực hiện theo Quyết định số 68/QĐ-TTG ngày 10/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Bộ Y tế đã có công văn số 4024/BYT-QLD hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư 23/2013-TT-BYT hướng dẫn hoạt động gia công thuốc tại Việt Nam. Theo đó, Bộ Y tế sẽ ưu tiên các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư sản xuất trong nước, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc hoặc sản xuất gia công trọn gói quá trình sản xuất thuốc tại cơ sở sản xuất thuốc Việt Nam. Đối với các cơ sở sản xuất nước ngoài gia công một hoặc một số công đoạn tại Việt Nam, Bộ Y tế sẽ ưu tiên các loại thuốc được sản xuất ở các cơ sở đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP; thuốc biệt dược gốc do Bộ Y tế công bố; thuốc có dạng bào chế đặc biệt trong nước chưa sản xuất được, hoặc có ít cơ sở trong nước sản xuất được (dưới 3 cơ sở). Đối với vắc xin, huyết thanh chứa kháng thể…, sẽ ưu tiên các vắc xin, huyết thanh… được sản xuất tại các cơ sở đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU, GMP, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiền đánh giá đạt yêu cầu. Việc cho phép gia công một hoặc một số công đoạn đối với thuốc, vắc xin, huyết thanh chứa kháng thể… tại Việt Nam, sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước từng bước tiếp cận các công nghệ sản xuất thuốc mới, tránh độc quyền đối với các thuốc sản xuất trong nước có ít số đăng ký, tăng nguồn cung và đảm bảo quyền lợi của người dân. Đồng thời tăng cường sản xuất và sử dụng thuốc trong nước. Điều này được chứng minh qua công tác đấu thầu thuốc của các cơ sở y tế đối với vắc xin viêm gan B, Bộ Y tế đã cho đóng gói, dán nhãn tại Công ty Vabiotec, đến nay công ty đã chuyển giao công nghệ hoàn toàn tại Việt Nam, một năm cung ứng 1,2 triệu liều, đáp ứng đầy đủ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Với thuốc có hoạt chất Erythropoetin, hàm lượng 2000IU, chỉ định điều trị thiếu máu liên quan đến bệnh nhân suy thận mãn, trước đây giá trúng thầu cao nhất là 219.000 đồng, nhưng khi Bộ Y tế cho đóng gói, dán nhãn, gia công một số công đoạn tại Việt Nam, giá cạnh tranh đã giảm còn 175.000 đồng (giảm khoảng 30%). Chủ trương này của Bộ Y tế nhằm tăng chất lượng thuốc, giảm giá thành, mang lại quyền lợi cho người dân.

Mẹ con sản phụ tử vong ở Huế: Do bệnh lý?

Theo nhận định, đánh giá ban đầu của hội đồng chuyên môn, nguyên nhân mẹ con sản phụ Lê Thị Thu tử vong có thể do thuyên tắc ối. Sáng 16/7, ông Bùi Minh Bảo, Chánh Văn phòng Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết, Sở Y tế phối hợp với Bệnh viện Trung ương Huế nghiên cứu hồ sơ bệnh án liên quan đến cái chết của mẹ con sản phụ Lê Thị Thu (43 tuổi, thôn Dạ Khê, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế) hôm 9/7 vừa qua. Theo ông Bùi Minh Bảo, qua thảo luận, làm việc trực tiếp các bác sĩ kíp trực Bệnh viện thành phố Huế, Hội đồng chuyên môn Sở Y tế Thừa Thiên-Huế và Bệnh viện Trung ương Huế đã đưa ra đánh giá ban đầu, nguyên nhân sản phụ Lê Thị Thu tử vong có thể do thuyên tắc ối. "Thuyên tắc ối được giới y khoa coi là một thảm họa sản khoa, xảy ra đột ngột không có triệu chứng báo trước vào thời điểm chuyển dạ hoặc ngay lập tức sau sinh, rất khó tiên lượng. Tuy nhiên đây chỉ là đánh giá ban đầu. Hiện nay, các đơn vị liên quan đang hoàn tất các kết luận cuối cùng để đưa ra nguyên nhân cụ thể báo cáo với Bộ Y tế, người nhà nạn nhân và công luận được biết", ông Bảo cho biết thêm. Như đã thông tin, sáng 10/7, người nhà sản phụ Lê Thị Thu kéo đến Bệnh viện thành phố Huế yêu cầu làm rõ trách nhiệm và nguyên nhân dẫn đến cái chết đột ngột của hai mẹ con bà Thu. Người nhà nạn nhân cho biết, ngày 4/7, bà Thu 43 tuổi, trú thôn Dạ Khê, Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế đến Bệnh viện thành phố Huế (thuộc Sở Y tế Thừa Thiên-Huế) khám thai chuẩn bị sinh, được bác sĩ ở đây khám và hẹn ngày 9/7 đến nhập viện. Ngày 7/7, gia đình bà Thu trở lại Bệnh viện thành phố Huế khám và xin chuyển lên Bệnh viện Trung ương Huế (thuộc Bộ Y tế) để chờ sinh vì thai quá ngày dự sinh, nhưng bác sĩ không đồng ý và tiếp tục hẹn đến ngày 9/7 nhập viện. Sáng 9/7, bà Thu nhập viện Bệnh viện thành phố Huế, đến khoảng 9h đau bụng nên bệnh viện chuyển vào phòng sinh và chỉ định sinh thường. Nhưng đến khoảng 13h30 cùng ngày, bác sĩ thông báo sản phụ Thu nguy kịch phải chuyển lên Bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu. Khi được chuyển đến khoa sản Bệnh viện Trung ương Huế, sản phụ Lê Thị Thu đã hôn mê sâu, tim đập yếu, không có mạch, xuất huyết âm đạo và miệng. Nhập viện được khoảng 5 phút thì tim ngưng đập nên bác sĩ phải đánh sốc điện để lấy lại nhịp tim, tuy nhiên nhịp tim sản phụ đập trở lại nhưng rất yếu, nghi chết não. Thai nhi đã chết lưu trong bụng mẹ. Đến khoảng 22h ngày 9/7, sản phụ tử vong. sáng 10/7 thi thể sản phụ Lê Thị Thu và thai nhi đã được người thân đưa về nhà lo hậu sự. Trước thông tin báo chí nêu, ngày 11/7, Bộ Y tế đã gửi công văn yêu cầu Bệnh viện Trung ương Huế và Sở Y tế Thừa Thiên - Huế làm rõ và báo cáo về trường hợp hai mẹ con sản phụ Lê Thị Thu tử vong.

Sài Gòn giải phóng

Không được phép quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng công thức follow-up formula

Chiều 15-7, trong khuôn khổ phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), nhằm giải thích rõ Khoản 4 Điều 7 của Luật Quảng cáo về các loại sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em, ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên – Nhi đồng (VHGD-TNTN-NĐ) của Quốc hội cho biết, hiện nay trên thị trường có hai loại sản phẩm dinh dưỡng công thức là infant formula và follow-up formula. Hai loại sản phẩm này đều có dạng lỏng hoặc dạng bột được chế biến từ sữa bò hoặc sữa động vật khác với các thành phần thích hợp. Trong đó, khái niệm dễ gây nhầm lần là sản phẩm follow-up formula. Sản phẩm này được Bộ Y tế cấp phép cho các công ty sữa ghi nhãn mác là thức ăn bổ sung và hiện nay đang được quảng cáo tràn lan kèm theo hình ảnh trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khiến cho các bà mẹ dễ nhầm lẫn lựa chọn thay vì cho con bú sữa mẹ sau 6 tháng đầu đời và lâu hơn, trong khi thành phần và công thức của nó không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng để có thể thay thế sữa mẹ. Các chuyên gia của Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) lo ngại rằng sẽ có nhiều nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu để sản phẩm này được phép quảng cáo. Để thống nhất quản lý thị trường quảng cáo sữa và nhất quán với mục tiêu khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ của Nhà nước Việt Nam, Thường trực Ủy ban VHGD-TNTN-NĐ cơ bản nhất trí với quan điểm của Chính phủ xác định sản phẩm dinh dưỡng công thức follow-up formula sử dụng thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi không phải thức ăn bổ sung (thức ăn dặm) và do đó không được phép quảng cáo. Tuy nhiên, việc giải thích sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ trong Dự thảo Nghị định của Chính phủ chỉ liệt kê 2 loại sản phẩm dinh dưỡng công thức cụ thể (infant formula và follow-up formula) là chưa đủ. Trong tương lai, những loại sản phẩm dinh dưỡng công thức mới cho trẻ dưới 24 tháng tuổi có thể được các công ty sữa đưa ra thị trường sẽ không nằm trong đối tượng bị Luật Quảng cáo điều chỉnh. Do vậy, Thường trực Ủy ban đề nghị Chính phủ nghiên cứu đề xuất cách giải thích phù hợp, tránh việc phải tiếp tục bổ sung văn bản giải thích pháp luật khi có những sản phẩm mới phát sinh.

Đoàn công tác xã hội Hội Chữ thập đỏ TPHCM: Vì sức khỏe người cao tuổi ở nông thôn

Ngày 12-7, đoàn công tác xã hội của Hội Chữ thập đỏ TPHCM phối hợp Hội Nạn nhân chất độc da cam, Hội Người cao tuổi, UBND, Trạm Y tế xã Trung Hòa đã tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí hơn 200 người cao tuổi tại xã Trung Hòa (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) và một số bà con ở xã Hòa Phú (huyện Châu Thành, tỉnh Long An).

Ấm cúng phòng khám di động

Lên đường lúc mờ sáng đến gần 7 giờngày 12-7, đoàn y bác sĩ Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp (thành viên Hội Chữ thập đỏ TPHCM) đã có mặt tại nhà ông Trần Văn Sách (Tám Sách, cán bộ hưu trí ở ấp Trung Thạnh, xã Trung Hòa), nơi được chọn tổ chức khám bệnh. Lúc này, đã có nhiều cụ ông, cụ bà ngồi chờ sẵn trong khoảng sân rộng trước nhà ông Tám Sách, bởi khi nghe tin, các cụ rất mừng, dậy từ sớm, nhờ con cháu chở đến để được khám bệnh. Dịp này, đoàn công tác cũng gởi tặng các cụ phần quà gồm mì gói, nước tương, đường, bột ngọt và dầu ăn. Buổi khám bệnh từ thiện diễn ra trong không khí ấm cúng, đầy tình cảm. Thật cảm động khi chứng kiến hình ảnh những cụ ông, cụ bà từ 5 ấp trong xã Trung Hòa và xã Hòa Phú giáp ranh đến khám bệnh, cùng hình ảnh các y bác sĩ và cơ quan chức năng địa phương tận tình phục vụ bà con. Các cụ được kiểm tra huyết áp, thăm khám mắt, kiểm tra cơ, xương… Không có các thiết bị siêu âm chuyên dùng, nhưng với kinh nghiệm chuyên môn khám tổng quát, các bác sĩ đã định bệnh và cấp thuốc cho các cụ dùng từ 5 đến 10 ngày, chủ yếu là thuốc bổ vì đa số các cụ bị đau nhức xương khớp do tuổi già, sức yếu. Tuổi cao và phải chờ khám, nhưng các cụ rất vui vẻ, trò chuyện rôm rả trong khi chờ đến lượt. Các cụ lớn tuổi và sức yếu hơn được ưu tiên khám trước. Cụ bà Huỳnh Thị Ba (87 tuổi, ở ấp Trung Lợi, xã Trung Hòa) bị đau chân 7 năm nay, đi chữa ở nhiều bệnh viện nhưng chưa khỏi. Nghe có đoàn y bác sĩ từ thiện về khám bệnh miễn phí, cụ rất vui vì được mời đến khám. Ngồi chờ nhận thuốc, cụ xúc động: “Không ngờ ở đây lại được các bác sĩ từ thành phố đến khám chu đáo và tận tình quá. Họ hỏi han ân cần, thân thiện, còn cho thuốc bổ để uống nữa. Thời tiết hiện thất thường, có thuốc tốt, uống chắc đỡ mấy ngày này”. Cụ ông Lê Văn Quang (78 tuổi, cũng ở ấp Trung Lợi), tự đạp xe hơn 3km đến kiểm tra sức khỏe. Cụ Quang cho biết, hàng ngày vẫn đều đặn tập thể dục, nghe tin có đoàn khám bệnh từ thiện, cụ muốn kiểm tra sức khỏe để an tâm sống vui khỏe cùng con cháu.

Nồng ấm những tấm lòng

Ông Lê Văn Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Hòa, cho biết đây là lần đầu tiên địa phương chọn điểm tổ chức khám bệnh từ thiện tại nhà một cán bộ hưu trí. Sau khi nghỉ hưu, từ TPHCM ông Tám Sách về đây góp sức giúp bà con trong xã nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc tổ chức các buổi họp mặt thân mật người cao tuổi, kết nối các chương trình từ thiện xã hội, tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí… Mong muốn của ông Sách là tạo nhịp cầu nối, góp phần cùng địa phương giúp các gia đình chính sách và dân nghèo có thêm điều kiện chăm sóc sức khỏe, ổn định cuộc sống. Đồng cảm và chia sẻ những khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe bà con vùng xa, nhiều mạnh thường quân cùng tháp tùng với đoàn trong chuyến đi này. Trong đó, có chị Nguyễn Thị Mỹ Dung (ở quận 10) và gia đình bà Trần Thị Thu Nga (ở quận 2, TPHCM). Gia đình bà Thu Nga đã rất xúc động và cho biết sẽ tiếp tục cùng bạn bè vận động đóng góp nhiều hơn các hoạt động chăm lo sức khỏe bà con nông dân nghèo ở các vùng sâu vùng xa. Bà Trần Thị Hoài Thanh, Phó phòng Tổ chức, Bí thư Đoàn Thanh niên Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp TPHCM, đơn vị thực hiện khám bệnh từ thiện đợt này, cho biết: “Đây là đợt phối hợp khám chữa bệnh đầu tiên của bệnh viện với Hội Chữ thập đỏ TPHCM trong năm nay. Anh chị em trong đơn vị rất thích tham gia khám bệnh từ thiện vì có điều kiện gần gũi bà con, nhất là bà con nông dân nghèo và người cao tuổi, những người rất cần sự chăm sóc sức khỏe. Hoạt động này rất có ý nghĩa đối với các y bác sĩ nên trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục tham gia các chương trình nhân đạo này”.

30 năm chữa bệnh miễn phí

Từng chết đi sống lại trong trận chiến ở biên giới Tây - Nam giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, thương binh 4/4 Võ Văn Tâm (ấp Trung Đông 2, xã Thới Tam Thôn, Hóc Môn, TPHCM) trở về quê hương chuyên làm châm cứu, bấm huyệt cứu người. Trong suốt 30 năm chữa bệnh, ông làm hoàn toàn miễn phí; nếu ai có lòng, ông cũng chỉ lấy vài chục ngàn đồng tiền bông, gạc. Ông tâm niệm: Người khác cứu mình thoát chết, nay mình cứu người khác chữa bệnh để giảm bớt gánh nặng xã hội.

Lương y như từ mẫu

7 giờ sáng, ngôi nhà của lương y Võ Văn Tâm đã chật kín người bệnh đến nhờ ông thăm khám. Bà Bùi Thị Phải, vợ lương y Võ Văn Tâm, cho biết, ông bắt đầu khám bệnh từ 6 giờ sáng đến khi hết khách, có khi đến 10 giờ, 11 giờ, thậm chí 12 giờ đêm. Có nhiều hôm, mới 4 giờ sáng đã có người bệnh đến ngồi chờ ở cổng. Hôm chúng tôi đến cũng gặp nhiều người bệnh như thế. Ông Tâm thức giấc, đoán biết là người ở tỉnh xa nên bật đèn và mời khách vào nhà khám bệnh. Đó là một thanh niên 35 tuổi, quê Sóc Trăng, bị thoát vị đĩa đệm. Gia đình đã đưa anh đi khám ở Bệnh viện Chợ Rẫy và được chỉ định mổ. Thế nhưng gia cảnh quá khó khăn, không đủ tiền nên phải đưa anh về quê chữa chạy bằng thuốc nam. Được một người trong xóm giới thiệu lương y Võ Văn Tâm có tâm chữa bệnh, lại miễn phí cho gia đình khó khăn nên cả nhà dắt díu nhau lên tìm ông với hy vọng được cứu chữa... Với cái tâm chữa bệnh cứu người, ông Tâm đã điều trị nhiều bệnh nhân nghèo thoát khỏi bệnh tật. Có người bị tai nạn lao động khi đi làm thợ hồ, điều trị ở bệnh viện một thời gian không còn tiền chạy chữa, thuê xe ba rác chở lên tìm ông. Thương người bệnh nặng, ông đã ra tận xe để khám và điều trị. Một thời gian sau, người đó đã có thể đi làm trở lại. Có người khi đến phải nhờ người bồng bế, sau thời gian chạy chữa đã chập chững đi lại. Chị Nguyễn Thị Lan (quận Tân Bình) khoe: “Tôi theo điều trị ở lương y Tâm được 4 tháng, trước đây tay trái đau nhức nên tôi không làm gì được, giờ thì đã có thể tự chạy xe máy và làm việc bình thường”. Theo bác sĩ BV Hòa Hảo, chị Lan bị hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ, chị đã đi điều trị rất nhiều nơi, kể cả đông tây y kết hợp nhưng vẫn không khỏi. Được người bạn giới thiệu ông Tâm, chị đến chữa trị và không ngờ khỏi bệnh. “Tôi rất quý cái tâm chữa bệnh của lương y. Có hôm tôi đến vào giờ trưa, định chờ khám đầu giờ chiều nhưng ông không nghỉ trưa mà khám luôn cho tôi và những bệnh nhân khác”, chị Lan nói. Dù ông Tâm có để bảng thông báo giờ nghỉ trưa, thế nhưng bấy lâu nay, ông chỉ dành 20 phút để ăn cơm rồi lại tiếp tục khám: “Để bà con chờ, tôi không chịu được. Họ tìm đến mình, tức là họ đang rất cần mình giúp thế nên tôi phải tranh thủ”.

Khi duyên đã kết

Danh tiếng về tài chữa bệnh của người thương binh, lương y Võ Văn Tâm đã được nhiều người truyền đi. Vì vậy người bệnh đến tìm ông ngày càng nhiều. Trung bình mỗi ngày ông khám gần 80-100 người. Dù bệnh nhân đông, lại không phát số thứ tự nhưng tuyệt nhiên không có sự tranh giành khám lộn xộn. Ai đến trước sẽ khám trước, ai bệnh nặng, người già, trẻ nhỏ được mọi người ưu tiên. Và hầu hết ai cũng được khám trong ngày. Chỉ với đôi tay của mình, ông lần tìm các mạch thần kinh và bấm huyệt đạo. Nhìn là thế, nhưng để học thì không phải ai cũng làm được. Ông cho biết, mình đến với nghề y là một cơ duyên. Còn nhớ khi bị thương tại chiến trường Campuchia, ông được một nhà sư cứu chữa nên thoát chết. Trong 4 tháng trị thương, ông được sư thầy truyền lại những bài thuốc quý với lời dặn phải chữa bệnh cứu người. Nhớ ơn sư thầy và vì lòng từ tâm, khi về lại quê nhà, dù gia cảnh khó khăn, vừa làm rẫy, chăn nuôi, hay phải làm thuê ông vẫn phát tâm chữa bệnh cho người khó khăn vào những buổi chiều tối. Rồi sau đó, dành hẳn thời gian cho công việc mà ông xem là duyên số này. Không chỉ dừng lại ở những gì học được từ sư thầy, ông tìm hiểu thêm các sách y học để nâng cao tay nghề. Rồi như cơ duyên của ông là phải làm nghề y để hành hiệp cứu người, vì vậy mà một sư thầy ở quận Thủ Đức trong một lần gặp gỡ, đã quyết định truyền dạy cho ông về các mạch thần kinh. Nhờ đó, giờ đây ngoài các bệnh thông thường bong gân, trật khớp, viêm cơ… ông đã điều trị thành công các bệnh khó như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, hạch huyết hầu, Zona thần kinh…

Phụ nữ

TP.HCM cứu 200 trẻ khỏi lây nhiễm HIV từ mẹ mỗi năm

Mỗi năm, các cơ sở y tế của TP.HCM phát hiện từ 500 đến 700 thai phụ nhiễm HIV, đưa vào điều trị dự phòng và cứu từ 150 đến 200 trẻ khỏi bị lây nhiễm HIV từ mẹ. Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM cho biết hàng năm, thành phố tổ chức chương trình tham vấn xét nghiệm cho trên 100.000 thai phụ và phát hiện từ 500 đến 700 thai phụ nhiễm HIV, từ đó đưa vào điều trị dự phòng và cứu từ 150 đến 200 trẻ khỏi bị lây nhiễm HIV từ mẹ. Hiện nay, tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con ở TP.HCM duy trì ở mức 3%, con số này khi chưa có các biện pháp can thiệp là 25 - 30%. Hiện nay, trên địa bàn TP.HCM có 56 cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc thai sản trên toàn thành phố, trong đó có 17 cơ sở cung cấp dịch vụ trọn gói bao gồm tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai cho đến khi sinh; cấp thuốc ARV dự phòng lây truyền từ mẹ sang con cho thai phụ nhiễm HIV và thai nhi; tư vấn nuôi con và cung cấp sữa công thức thay thế sữa mẹ cho trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV.

Hành trình đỏ 2014 đến Bình Định: nhận hơn 1.000 đơn vị máu

Sáng 15/7, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh Bình Định (TP Quy Nhơn) đã diễn ra ngày hội “Hành trình đỏ 2014 - Kết nối dòng máu Việt”. Từ sáng sớm, hàng ngàn người đã tập trung về Nhà văn hóa lao động tỉnh đăng ký hiến máu tình nguyện (HMTN), hưởng ứng Hành trình đỏ - hành trình hiến máu xuyên Việt lần thứ 2 năm 2014 dừng chân tại Bình Định. Kết thúc đợt HMTN, BTC thu được 758 đơn vị máu. Trước đó, ngày 14/7 chào mừng đoàn hành trình đỏ, chương trình “Giọt hồng đất võ” tổ chức tại huyện Tây Sơn (Bình Định) thu hút đông đảo người dân tham gia HMTN, thu về 407 đơn vị máu. Hơn 1.165 đơn vị máu (chỉ tiêu 1000 đơn vị máu) thu được trong chuyến “Hành trình đỏ 2014 - Kết nối dòng máu Việt” lần này sẽ được chuyển về Trung tâm Huyết học và truyền máu tỉnh Bình Định phục vụ nhu cầu máu cứu người cho những lúc khẩn cấp. Ngoài việc tổ chức vận động HMTN, Đoàn Hành trình đỏ Trung ương và Ban tổ chức Hành trình đỏ tỉnh Bình Định tổ chức diễu hành, tuyên truyền về việc HMTN và bệnh tan máu bẩm sinh.

Cấp cứu thành công bệnh nhi 18 ngày tuổi bị não úng thủy

Ngày 15/7, bác sĩ (BS) Lê Nam Thắng, Phó trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương cho biết: bệnh nhi (BN) N.Đ.K., 18 ngày tuổi, bị não úng thủy với khối u lớn vùng hố sau của não đã được BV Nhi Trung ương cứu sống bằng kỹ thuật vi phẫu thần kinh. Theo người nhà BN, sau sinh khoảng hai tuần bé N.Đ.K. có biểu hiện bất thường như vòng đầu to nhanh, thóp phồng và nôn liên tục. Được đưa đến khám tại BV Nhi Hải Phòng, các BS chẩn đoán BN bị não úng thủy và chuyển cháu lên BV Nhi Trung ương. Tại đây, BN được phẫu thuật cấp cứu đặt van não thất ổ bụng. Tuy nhiên, quá trình điều trị các BS phát hiện BN có một khối u quái với kích thước lớn hơn 5cm vùng hố sau của não. Các BS chỉ định phẫu thuật cắt khối u. BS Lê Nam Thắng cho biết, đây là một trường hợp phức tạp vì BN còn quá nhỏ, cân nặng thấp với khối u quá lớn. Thêm vào đó, quá trình bóc tách để lấy toàn bộ khối u cũng không dễ dàng. Tuy có kích thước nhỏ nhưng vùng hố sau của não xung quanh u có nhiều chức năng quan trọng, đòi hỏi phẫu thuật viên phải thao tác vô cùng khéo léo để tránh gây ra tổn thương mô não ở vùng này nhằm hạn chế tối đa khả năng BN tử vong hay chịu những di chứng. Sau ca phẫu thuật kéo dài sáu giờ và gần một tuần được chăm sóc tích cực, BN đã hoàn toàn tỉnh táo, bú mẹ tốt.

Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh

Tử vong vì vi khuẩn “ăn thịt người”

Ngày 15-7, Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), cho biết từ năm 2012 tới nay bệnh viện tiếp nhận hơn 11 trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn Aeromonas Hydrophila (còn gọi là vi khuẩn “ăn thịt người”), trong đó có bảy trường hợp tử vong. Mới đây nhất, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân NHV (45 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng, suy thận, rối loạn đông máu nặng; hai cẳng chân, bàn và cẳng tay phải sưng nề và hoại tử. Theo gia đình, trước đó bệnh nhân bị o­ng đốt vào mu bàn tay phải và đã rửa vết thương dưới mương nước bẩn. Bệnh nhân được chuyển tới BV Bệnh nhiệt đới Trung ương để điều trị nhưng đã tử vong. BS Cấp cho biết vi khuẩn Aeromonas Hydrophila có thể gây hoại tử cơ. Nó có thể phá hủy da, chất béo và các mô bao phủ cơ trong một thời gian rất ngắn nên còn được gọi là vi khuẩn “ăn thịt người”. “Tỉ lệ tử vong do bệnh nhiễm trùng này rất cao do suy tạng”.

Tiền phong

Tiêm miễn phí vắc-xin sởi-Rubella cho trẻ em

Ngày 14/7, Bộ Y tế cho biết, từ tháng 9/2014 đến tháng 6/2015, ngành y tế sẽ triển khai tiêm vắc-xin phối hợp Sởi-Rubella cho trẻ em từ 14 tuổi trở xuống trên toàn quốc. Các tỉnh, thành sẽ chọn một huyện triển khai tiêm thí điểm và rút kinh nghiệm. Chiến dịch được chia thành 3 đợt: Đợt 1 tiêm cho trẻ 1-5 tuổi vào tháng 9 và 10/2014; đợt 2 cho trẻ 6-10 tuổi vào tháng 11 và 12/2014; đợt 3 tiêm cho trẻ 11-14 tuổi vào tháng 1 và 2/2015. Vùng sâu, vùng nguy cơ cao và địa bàn đi lại khó khăn, khó tiếp cận có thể tiêm chủng đồng thời trong cùng một đợt, triển khai theo phương thức cuốn chiếu từ trường học, trạm y tế đến thôn bản. Bộ Y tế cho hay, chiến dịch đặt mục tiêu trên 95% trẻ được tiêm.

Thiệt mạng vì mồi nhậu kinh dị

Nhiều người dân vô tư ăn nhậu các loại thịt động vật sống, uống rượu huyết động vật với quan niệm trị được một số bệnh mà không hề lo rằng điều này là nguyên nhân gây các bệnh về não dẫn đến bại liệt, điếc, có thể cướp đi mạng sống bất cứ lúc nào. Mỗi năm, khoa Nhiễm Việt - Anh, Bệnh viện Nhiệt Đới TPHCM tiếp nhận hàng chục ca nhiễm kí sinh trùng vì ăn ốc sên, ốc bươu tái chanh, nướng và tiết canh heo. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hoàng Mai, đa số bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rất nặng. Đã có một số người chết vì bị viêm màng não, nhiều người bị bại liệt phải sống đời sống thực vật suốt đời và có những người bị liên cầu lợn khi được điều trị khỏi bệnh thì vẫn bị di chứng gây bệnh điếc vĩnh viễn.

Sống thực vật vì ốc sên

Bác sĩ Mai cho biết, thời gian gần đây, khoa Nhiễm Việt - Anh tiếp nhận hai bệnh nhân ở quận Gò Vấp, TPHCM nhập viện với triệu chứng hôn mê sâu do nhậu với ốc sên sống và một trong hai bệnh nhân phải sống đời sống thực vật vĩnh viễn. Sau khi ăn nhậu với ốc sên một ngày thì cả hai có các triệu chứng đau bụng, nôn ói và nhức đầu. Đi khám ở một số bệnh viện thì các bác sĩ cho rằng bị đau dạ dày và uống thuốc một tuần nhưng không khỏi. Khi phát hiện bị viêm màng não do ăn ốc sên thì hai bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu, co giật. Sau quá trình điều trị dài ngày, một người may mắn khỏi bệnh, người còn lại phải sống đời sống thực vật. Đầu tháng 7/2014, một bé trai 9 tuổi ngụ quận 8, TPHCM nhập viện Nhiệt Đới với triệu chứng nôn ói, sốt cao và đau đầu dữ dội, sau khi xét nghiệm, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị nhiễm kí sinh trùng trong ốc sên tấn công não gây bệnh viêm màng não do trước đó bệnh nhân này cùng một số người bạn đi bắt ốc sên về nướng ăn.

Mất mạng vì nhộng ve sầu

Không chỉ ăn ốc sên, nhiều người còn săn nhộng ve sầu về làm mồi nhậu khiến không ít người bị ngộ độc dẫn đến tử vong do bị nhiễm một loài nấm trên nhộng ve. Nhiều người vẫn chưa quên vụ 4 bệnh nhân từ Bà Rịa -Vũng Tàu có biểu hiện ngộ độc được chuyển cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM trong tình trạng mê man, co giật vì nhậu nhộng ve chiên giòn, giữa năm 2013. Các bác sĩ xác định bốn bệnh nhân bị nhiễm một loại nấm từ thân nhộng ve sầu. Sau khi cấp cứu kịp thời, bốn bệnh nhân được chuyển sang khoa Nhiệt Đới, Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị. Đầu tháng 6/2014 một người dân ngụ tỉnh Bình Phước đã tử vong vì uống rượu với mồi nhậu là hơn chục nhộng ve sầu chiên với hai bạn nhậu. Sau khi kết thúc cuộc nhậu khoảng hơn một giờ thì mọi người phát hiện cả ba nạn nhân nằm mê man nên đưa đi bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, sau đó một trong ba người không qua khỏi do nhiễm độc quá nặng. Mặc dù đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc do ăn nhộng ve sầu nhưng theo quan sát của PV tại khu vực làng đại học quốc gia TPHCM, cứ vào khoảng 19 giờ tối là có rất nhiều sinh viên dùng đèn pin đi soi bắt nhộng ve từ các gốc cây, bụi rậm về nhậu, đặc biệt là khu vực ĐH Nông Lâm, hồ đá và trước Đại học Thể Dục Thể Thao. “Ba năm nay cứ đến mùa hè là tôi và mấy đứa bạn đi soi nhộng ve về chiên ăn mà có ai bị sao đâu. Nhộng ve chiên ăn rất thơm và bùi, đặc biệt là làm mồi nhậu rất tốt” - một sinh viên ĐH Nông Lâm nói. Theo một bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy, các trường hợp bị ngộ độc sau khi nhậu nhộng ve sầu là do một loài nấm sống kí sinh trên nhộng ve gây ra. Không chỉ nhộng ve mà các loài côn trùng sống dưới đất thường bị các loài kí sinh trùng, nấm độc bám vào nên rất nguy hiểm. Khi ăn phải loại nấm này, bệnh nhân thường có các biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nếu bị nặng sẽ dẫn đến hôn mê sâu.

Không có tác dụng chữa bệnh

Theo các bác sĩ, đa số bệnh nhân bị viêm màng não do ăn ốc sên cho biết bị bệnh đau khớp, nghe nói ăn ốc sên sẽ bù đắp chất nhờn cho khớp nên bắt ăn để trị bệnh Bác sĩ Nguyễn Thị Hoàng Mai, khoa Nhiễm Việt - Anh, Bệnh viện Nhiệt Đới TPHCM cho biết, chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả trị bệnh của ốc sên. Ngoài ra, sau khi ăn các loại ốc như ốc sên, ốc bươu vàng chưa qua nấu chín rất dễ nhiễm loài kí sinh trùng tấn công não có tên khoa học Angiostrongylus cantonensis, gây viêm màng não, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và dẫn đến các triệu chứng nặng nề, có thể tử vong hoặc vẫn phải sống đời sống thực vật sau khi cứu sống. Bác sĩ Mai nói thêm, nhiều dân nhậu có quan niệm phải ăn tái mới ngon, luộc chín quá mất ngọt nên thường làm tái chanh để nhậu hoặc cho rằng rượu có thể diệt được các loại vi khuẩn trong thức ăn còn sống nên chủ quan. Thực tế chanh và rượu không có khả năng diệt được vi khuẩn trên. Không chỉ nhộng ve mà các loài côn trùng sống dưới đất thường bị các loài kí sinh trùng, nấm độc bám vào nên rất nguy hiểm. Khi ăn phải loại nấm này, bệnh nhân thường có các biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nếu bị nặng sẽ dẫn đến hôn mê sâu.

Có thể thanh toán AIDS vào năm 2030

Theo báo cáo mới nhất của Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), thế giới có thể kiểm soát, thanh toán được đại dịch AIDS vào năm 2030, vì số ca nhiễm mới và tử vong do bệnh này đang giảm mạnh. Thế giới hiện có 35 triệu người có HIV. Năm 2013, số ca nhiễm mới là 2,1 triệu, giảm 38% so với năm 2001. Ba năm qua, số ca tử vong liên quan AIDS đã giảm 1/5. Báo cáo của UNAIDS viết: “Thành quả đạt được trong 5 năm qua nhiều hơn 23 năm trước đó”.  Tuy nhiên, TS Jennifer Cohn công tác tại tổ chức Bác sĩ không biên giới, nói: “Điều trị HIV cho gần 12 triệu người ở các nước đang phát triển là một thành tựu đáng kể, nhưng hơn một nửa số người cần điều trị vẫn chưa được cứu chữa”. Ở Nigeria, tỷ lệ không được điều trị lên tới 80%.

Kinh tế đô thị

Tăng cường quản lý tiêm chủng dịch vụ tại Hà Nội

Sở Y tế Hà Nội đề nghị Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo triển khai thực hiện tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để người dân sử dụng vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, trường hợp xảy ra tình trạng thiếu vaccine dịch vụ phải giải thích rõ cho người dân... Sở Y tế Hà Nội đã gửi yêu cầu tới các Trung tâm Y tế dựng phòng TP, các quận, huyện, thị xã, các cơ sở tiêm chủng ngoài công lập, bệnh viện đa khoa, bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trung tâm truyền thông-Giáo dục Sức khỏe về việc tăng cường quản lý tiêm chủng dịch vụ. Theo đó, hiện nay nhu cầu của người dân về tiêm chủng dịch vụ có xu hướng gia tăng, tình trạng thiếu vaccine xảy ra ở một số nơi, công tác quản lý đối tượng còn gặp nhiều khó khăn. Thực hiện công văn số 4101/BYT-DP ngày 27/6/2014 của Bộ Y tế về việc tăng cường quản lý tiêm chủng dịch vụ, Sở Y tế đề nghị Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung như sau: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để người dân sử dụng vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Trường hợp xảy ra tình trạng thiếu vaccine dịch vụ phải giải thích rõ cho người dân, cung cấp thông tin về các vaccine tương tự trong tiêm chủng mở rộng để người dân lựa chọn. Căn cứ vào tình hình dịch bệnh, nhu cầu của địa phương để hợp đồng với các nhà cung cấp đảm bảo cung ứng đầy đủ vaccine dịch vụ phục vụ người dân đúng quy định. Thực hiện việc niêm yết và quản lý giá tiêm chủng dịch vụ theo các quy định hiện hành. Triển khai các hoạt động quản lý đối tượng tiêm chủng dịch vụ. Cụ thể, cơ sở tiêm chủng dịch vụ cấp, ghi sổ theo dõi tiêm chủng đầy đủ theo quy định tại Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 và Quyết định số 1731/QĐ-BYT ngày 16/5/2014 của Bộ Y tế cho các đối tượng tiêm chủng; Lập danh sách các đối tượng thuộc diện tiêm chủng mơ rộng sử dụng vaccine của tiêm chủng dịch vụ. Đối với các đối tượng tiêm chủng có hộ khẩu thường trú tại tỉnh khác thì thống kê danh sách theo tỉnh, hàng tháng báo cáo Trung tâm Y tế dự phòng thành phố. Đối với các đối tượng tiêm chủng có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội thì thống kê danh sách theo từng quận, huyện, thị xã, hàng tháng báo cáo Trung tâm Y tế dự phòng thành phố. Trung tâm YTDP hàng tháng, tổng hợp danh sách đối tượng tiêm chủng dịch vụ đê quản lý và báo cáo Sở Y tế; Gửi danh sách các trường hợp có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh khác cho Trung tâm Y tế dựng phòng của tỉnh đó; Gửi danh sách các trường hợp có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội cho Trung tâm Y tế từng quận, huyện, thị xã.

Công an Nhân dân

Nỗ lực cứu chữa các chiến sĩ bị thương trong vụ máy bay trực thăng rơi

Ngày 9/7, Bộ Y tế đã có thông báo nhanh về tình hình cấp cứu các nạn nhân vụ tai nạn máy bay quân sự tại Thạch Thất, Hà Nội và tiên lượng tình hình sức khỏe các bệnh nhân. Hiện tại còn 3 bệnh nhân rất nặng đang được tiếp tục cứu chữa tích cực. Các bác sĩ đều tiên lượng tình trạng các bệnh nhân rất khó khăn, do bệnh lý quá nặng, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, biến chứng nặng giai đoạn sau sốc: ARDS, suy thận, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng, không đủ nguồn da che phủ. Vì thế Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác đã kiến nghị được bổ sung xe cứu thương hiện đại có trang bị máy thở di động, monitor... để đáp ứng yêu cầu cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân bỏng hàng loạt; đầu tư xây dựng phòng sạch, vô khuẩn, áp lực dương; cho nhập các thuốc điều trị đặc hiệu tại chỗ vết bỏng: Mafenid, Flamacerium, các vật liệu thay thế da... nhằm nâng cao chất lượng điều trị bệnh nhân bỏng, nhất là các bệnh nhân nặng và rất nặng. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trực tiếp chỉ đạo lãnh đạo Trung tâm Chống độc - BV Bạch Mai, BV Việt Đức và Viện Bỏng Quốc gia tổ chức hội chẩn liên viện vào sáng 9/7, để đưa ra các phương án điều trị tốt nhất cho 3 chiến sĩ. Bộ trưởng cũng yêu cầu Viện Bỏng huy động tối đa nguồn lực để cứu sống các chiến sĩ, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, huyết tương...

Phát hiện 7.000 ống thuốc kháng sinh không rõ nguồn gốc tại phòng khám đa khoa

Tại cơ quan điều tra, chủ hàng là người nước ngoài khai nhận, lô hàng là thuốc và trang thiết bị y tế, trong đó có 5 loại thuốc kháng sinh, trên bao bì ghi chữ Trung Quốc. Khoảng 11h ngày 17-6, đội 6 – Phòng Cảnh sát môi trường, CATP Hà Nội, phối hợp cùng Công an xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì), Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Thanh Trì, kiểm tra Phòng khám đa khoa tại địa chỉ 168 (đường Ngọc Hồi). Tại thời điểm kiểm tra, tổ công tác phát hiện hai xe ba bánh đang bốc hàng từ trên xe vào phòng chờ của phòng khám. Lái xe và chủ lô hàng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số hàng trên.  Tổ công tác đã lập biên bản tạm giữ 20 lô hàng vừa chuyển vào Phòng khám đa khoa 168 về trụ sở Phòng Cảnh sát môi trường để điều tra làm rõ. Tại cơ quan điều tra, chủ hàng là người nước ngoài khai nhận, lô hàng là thuốc và trang thiết bị y tế, trong đó có 5 loại thuốc kháng sinh, trên bao bì ghi chữ Trung Quốc. Tuy nhiên, chủ hàng không xuất trình được hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số hàng. Qua kiểm đếm, cơ quan điều tra xác định lô hàng trên gồm có 7.000 ống, lọ thuốc kháng sinh, một bộ máy vi tính và một máy đốt chữa phụ khoa. Một cán bộ điều tra thuộc Đội 6, Phòng Cảnh sát môi trường cho biết, căn cứ việc chủ hàng không xuất trình được hóa đơn chứng từ liên quan đến lô hàng có thể xác định số thuốc và thiết bị y tế tổ công tác phát hiện chưa quan kiểm định y tế. Phòng Cảnh sát môi trường đang phối hợp với Sở Y tế TP Hà Nội xác minh chất lượng số hàng trên, để có căn cứ xử lý trước pháp luật.

Công bố “Tiêu chuẩn chất lượng xử trí đột quỵ áp dụng thí điểm bệnh viện ở Việt Nam”

Trong hai ngày 16-17/7, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, Hội Khoa học kinh tế Y tế, Viện quốc tế Nike (Vương quốc Anh) đã họp công bố “Tiêu chuẩn chất lượng về xử trí đột quỵ áp dụng thí điểm trong bệnh viện ở Việt Nam” và bàn các biện pháp triển khai thực hiện bộ tiêu chuẩn này tại các bệnh viện trong cả nước. Theo đó, “Tiêu chuẩn chất lượng về xử trí đột quỵ áp dụng thí điểm trong bệnh viện ở Việt Nam” sẽ được triển khai ở tất cả các bệnh viện, từ tuyến huyện đến các bệnh viện chuyên khoa trung ương, bao gồm cả bệnh viện tư nhân. Bộ "Tiêu chuẩn chất lượng về xử trí đột quỵ áp dụng thí điểm trong bệnh viện ở Việt Nam” gồm 15 tiêu chuẩn, chia làm hai nhóm: Tiêu chuẩn chất lượng ở cấp độ nhà lâm sàng và Tiêu chuẩn chất lượng ở cấp độ dịch vụ. Bộ tiêu chuẩn khẳng định, người bị đột quỵ và người có cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua cần được chăm sóc y tế bởi nhân viên y tế được huấn luyện về xử trí đột quỵ não. Người bệnh bị nghi đột quỵ được chụp sọ não trong vòng 1 giờ sau khi tới bệnh viện nếu tình trạng cần phải chỉ định chụp sọ não ngay, hoặc trong vòng 24 giờ nếu không cần phải chỉ định chụp sọ não ngay. Người bệnh sau đột quỵ cần được kê thuốc để giảm nguy cơ đột quỵ sau này. Bộ Tiêu chuẩn cũng khuyến cáo cán bộ chăm sóc cấp cứu cần có khả năng đánh giá đột quỵ và cơn thiếu mãu náo cục bộ thoáng qua, biết xử trí sơ bộ những trường hợp cấp cứu này… Bộ Tiêu chuẩn chất lượng là khởi đầu cho lộ trình của chiến lược quốc gia về cải tiến chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, hướng tới cung cấp dịch vụ điều trị và chăm sóc tốt nhất cho mọi người bệnh đột quỵ và tiến tới mở rộng ra các bệnh lý khác có gánh nặng về bệnh tật sau này

Nông thôn Ngày nay

Kinh hoàng vi khuẩn “ăn thịt người”

Da bị thâm tím từng mảng, phồng rộp thượng bì thành phỏng nước, sưng nề phần mềm dưới da và hoại tử dần dần… Đây là diễn tiến kinh hoàng của nhiều bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Aeromonas Hydrophila (AH) - loại vi khuẩn được gọi là “ăn thịt người”.

Lội nước bẩn nhiễm bệnh

Từ năm 2012 đến nay, BV Bệnh nhiệt đới T.Ư đã tiếp nhận hàng chục bệnh nhân với các triệu chứng bị sốt, sưng nề các chi, hoại tử da, mô mềm dưới da. Quá trình hoại tử diễn tiến rất nhanh, chủ yếu là chân và tay. Bệnh nhân cũng nhanh chóng rơi vào tình trạng rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng, sốc nhiễm trùng. Đã có tới 7 bệnh nhân tử vong. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy nhiều bệnh nhân nhiễm vi khuẩn AH. Gần đây nhất, ngày 10.7, bệnh nhân N.H.V (45 tuổi, trú tại ngoại thành Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng, rối loạn đông máu. Hai cẳng chân, bàn và cẳng tay phải bị sưng nề, hoại tử. Người nhà cho biết, trước đó 3 ngày, bệnh nhân bị o­ng đốt vào mu bàn tay phải, sau đó anh này đã rửa vết thương ở mương nước bẩn. Hôm sau, bàn tay bị sưng nề và bệnh nhân sốt nhẹ. Tuy nhiên, đến ngày thứ 2 thì bị đau nhức dữ dội ở bắp chân và khớp gối, rồi tiếp tục sưng to, da chuyển màu xanh tím và có dấu hiệu hoại tử phải đưa lên BV Bệnh nhiệt đới T.Ư điều trị. Một bệnh nhân khác (35 tuổi, Bắc Giang) cũng bị hoại tử toàn bộ cẳng chân, sưng nề và hoại tử nhiều bộ phận trên cơ thể. Trước đó, bệnh nhân bị vết xước ở bàn chân. Do không đau nên anh vẫn đi lội mương nước bẩn. Ngay sau đó anh bị sốt và xuất hiện các hiện tượng tấy đỏ, tím tái các chi. Bệnh viện đã cố gắng điều trị nhưng bệnh nhân không thoát sốc. Xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị nhiễm khuẩn AH. Phó trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư) cho biết, các ca bệnh này có biểu hiện lâm sàng giống bệnh nhiễm vi khuẩn AH. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào kết quả xét nghiệm cũng cho thấy hiện diện của vi khuẩn AH do một số ca đến viện muộn, đã điều trị kháng sinh.

Cẩn thận với vết thương sưng tấy

 Nếu bạn thấy vết thương bỗng nhiên đau, sưng nề, sốt và gai rét, buồn nôn và nôn, tiêu chảy thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị. Không chủ quan tiếp xúc vết thương vào nước bẩn, dù chỉ là vết xước nhỏ”. Theo GS-TS Phùng Đắc Cam - chuyên gia Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, vi khuẩn sống phổ biến trong môi trường tự nhiên ở ao hồ. Chúng xâm nhập qua cơ thể người rồi đi vào đường máu, sinh độc làm tổn thương tế bào và các tổ chức cơ thể khác. khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bạch Mai, admin diễn đàn bacsinoitru cho biết: “AH còn được gọi là “vi khuẩn ăn thịt”. Nó có thể phá hủy da, chất béo và các mô bao phủ cơ trong một thời gian rất ngắn. Nếu bệnh nặng có thể gây hoại tử cả cơ và cơ quan tạng”.  Theo bác sĩ Chính, vi khuẩn có thể nhiễm cả ở những người khỏe. Tuy nhiên, đa số các trường hợp là do hệ miễn dịch suy yếu, gặp các bệnh mãn tính; những người có vết đứt tay trên da; mới mắc bệnh thủy đậu hoặc nhiễm các virus khác gây phát ban; sử dụng thuốc steroid làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Đó là lý do khiến nhiều người bị xước chân, đứt tay sau đó vẫn tiếp xúc với nước bẩn nên bị nhiễm vi khuẩn AH. Còn theo bác sĩ Cấp, vi khuẩn AH dễ bị tiêu diệt bằng kháng sinh, tuy nhiên, diễn tiến của bệnh rất nhanh, chỉ sau 2-3 ngày, bệnh nhân bị hoại tử da trên diện rộng, dẫn đến sốc nhiễm trùng, suy đa phủ tạng, nhiễm trùng đường huyết nên tỷ lệ tử vong rất lớn. Quá trình điều trị bệnh rất tốn kém do phải thở máy, lọc máu dài ngày. Nếu được cứu sống bệnh nhân cũng phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật cắt bỏ da hoại tử, cấy ghép da mới.)

Khám sàng lọc miễn phí phát hiện hội chứng ngừng thở khi ngủ

Ngày 16/8, BV Bạch Mai sẽ tổ chức chương trình khám sàng lọc phát hiện và tư vấn miễn phí hội chứng ngừng thở khi ngủ. Theo nghiên cứu tại BV Chợ Rẫy từ 1/1/2008 đến 1/6/2010, trong số 263 bệnh nhân đến khám vì những biểu hiện bệnh lý hô hấp có liên quan đến giấc ngủ (độ tuổi trung bình từ 14-50 tuổi), thì tỷ lệ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ chiếm 87%, trong đó > 50% bệnh nhân có bệnh lý tim mạch kèm theo. Theo các chuyên gia về hô hấp, hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, giảm trí nhớ, mất tập trung... Nhằm phát hiện sớm những bệnh nhân mắc hội chứng ngừng thở trong ngủ, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị hiệu quả các rối loạn giấc ngủ, Trung tâm Hô hấp - BV Bạch Mai tổ chức khám sàng lọc phát hiện và tư vấn miễn phí hội chứng ngừng thở khi ngủ. Người dân tới khám sẽ được khám và tư vấn miễn phí về cách phòng tránh yếu tố nguy cơ và các phương pháp điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ. Đối với những trường hợp nghi có bệnh cần phải đo đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ để chẩn đoán xác định, bệnh nhân sẽ được hẹn lịch đo đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ tại Trung tâm. Trong khuôn khổ các hoạt động hướng về cộng đồng, Trung tâm Hô hấp-BV Bạch Mai sẽ hỗ trợ bệnh nhân 80% chi phí đo đa ký. Thời gian khám: Từ 8 giờ sáng đến 12 giờ, thứ 7 ngày 16/8, tại Hội trường lớn, Tầng 2, nhà Nhật, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Người dân có thể đăng ký khám và hẹn thời gian khám qua số điện thoại: (04) 3.629 1207, 0972 46 3203; hoặcEmail:duanbenhphoi@gmail.com.

VTV

Nguy cơ bùng phát bệnh viêm não Nhật Bản ở phía Nam

Trong khi bệnh viêm não Nhật Bản đang vào mùa và vào đỉnh dịch ở khu vực phía Bắc thì ở phía Nam, dịch vẫn chỉ xảy ra rải rác ở vài nơi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, bệnh viêm não Nhật Bản ở phía Nam vẫn có thể bùng phát thành dịch nếu không phòng ngừa và kiểm soát tốt các ca bệnh. Theo ghi nhận của phóng viên VTV, trong những tuần trở lại đây, số ca bệnh viêm não Nhật Bản phải nhập viện điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM luôn dao động trên dưới 10 ca và đã có trường hợp tử vong. 50% số ca nhập viện điều trị đều để lại những di chứng suốt đời cho trẻ. Trước tình trạng các tỉnh xung quanh đã có trẻ nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản, TP.HCM lại đang bước vào mùa mưa - thời điểm thuận lợi để phát sinh muỗi, ngành y tế thành phố xác định bốn quận, huyện có nguy cơ mắc bệnh cao là: Quận 9, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi và huyện Bình Chánh. Vì vậy, thành phố sẽ tổ chức tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đại trà tại 24 quận, huyện. Tuy nhiên, theo cơ quan chức năng, giải pháp phòng chống hữu hiệu nhất vẫn nằm ở ý thức người dân, cụ thể là ngủ màn, vệ sinh nhà cửa và tiêm vaccine cho trẻ.

Đại đoàn kết

Sức khỏe giả

Chuyện thật như đùa, mua giấy khám sức khỏe dễ như mua rau một lần nữa đang khiến dư luận dậy sóng. Tuần này nhiều phương tiện thông tin đại chúng nói có sách mách có chứng, chỉ tận tay, day tận trán việc mua bán các loại giấy chứng nhận sức khỏe khống diễn ra tràn lan, giao dịch dễ dàng, nhanh chóng. Chiều 14-7, Bộ Y tế có công văn yêu cầu giám đốc sở y tế các tỉnh, thành phố, giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ và y tế của các Bộ ngành tăng cường thanh, kiểm tra việc khám sức khỏe, cấp giấy khám sức khỏe tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Lưu ý người đứng đầu các cơ sở trên cần cùng với báo chí, chính quyền và lực lượng công an địa phương ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp cố ý làm trái quy định. Thực ra, hơn chục năm nay luôn có một "thị trường” giấy chứng nhận khám sức khỏe khống - ghi đầy đủ các chỉ số, chỉ chừa một số mục như họ, tên, địa chỉ... để người mua tự điền vào. Khác nhau chỉ là giá cả, cách tiếp thị. Nếu hơn 5 năm trước giá mỗi giấy khám sức khỏe khống khoảng 35 – 40 ngàn đồng, thì nay đã tăng gấp đôi, 70 đến 100 ngàn tùy loại. Các chiêu cò mồi, "bảo hành” chuyên nghiệp hơn. Chào bán công khai ngay cổng BV, trong quán nước, trên mạng… Chỉ cần gõ google "mua giấy khám sức khỏe” sẽ có vô khối lời chào mời, có điện thoại liên lạc hẳn hoi, không những vậy còn giải thích cặn kẽ và "thân mật”: "Chị mình làm phòng hành chính ở bệnh viện nên mình nhận làm nhanh Giấy khám sức khoẻ của bệnh viện TW cho ai có nhu cầu nộp hồ sơ xin đi học, đi làm, làm BHXH… Nhận chuyển hàng đến tận nơi trong ngày ở Hà Nội...- Mình sinh năm 85, biết cho dễ xưng hô nhé (!)”. So sánh, giá cả đi khám sức khỏe thực tế mất từ 200-300 ngàn mà chờ chực khổ sở vất vả, nhiều người chọn cách mua khống cho nhanh và rẻ. Thị trường vì vậy cứ thế sôi động hơn chứ không teo tóp đi, bất chấp các cơ quan chức năng nhiều lần vào cuộc truy bắt… Tháng 5 vừa qua, cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Du (Bắc Ninh) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 2 đối tượng làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức, trong đó có giấy khám sức khỏe, giấy chứng nhận sức khỏe giả. Đối tượng đã khai ra "mánh” của chúng là khi photo giấy chứng nhận sức khỏe, giấy khám sức khỏe thật đã scan các loại giấy tờ trên vào máy, sau đó in ra dùng bút xóa tên, tuổi, địa chỉ, sau đó lại scan một lần nữa lưu vào máy tính, khi ai có nhu cầu thì bán. Giá bán, loại đơn 70 ngàn đ/chiếc và loại đôi (tờ đúp) 70 đến 100 ngàn đ/ chiếc. Những "thú tội” này giải thích băn khoăn của nhiều người cầm tờ giấy khám sức khỏe mua được, không biết cách nào những kẻ bán giấy khám khống có được dấu đỏ và cả chữ ký của các bác sĩ, nó là thật hay giả? Nhưng giả - thật rất khó biết chắc, khi mà kết quả xét nghiệm còn bị chính thầy thuốc "nhân bản”. Những chuyện không mới đó, chiêu trò lừa gạt liên quan đến sức khỏe đó, một khi được báo chí điểm mặt trở lại những ngày tháng 7 này đã hiện nguyên hình mọi ẩn họa. Tưởng đơn giản làm, mua một tờ giấy chứng nhận giả miễn "cho qua” một thủ tục, hoàn toàn không đơn giản vậy. Cung cấp "sức khỏe giả” cho những người làm nghề dịch vụ cần sức khỏe tốt như lái xe chẳng hạn, liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng con người thì đích danh những kẻ tham gia đường dây làm "giả sức khỏe” đã tiếp tay cho án mạng và hơn thế. Riêng tháng 5 vừa qua, chỉ TP. Hà Nội đã xảy ra 184 vụ tai nạn giao thông làm 55 người chết, bị thương 163 người. Con số đó tăng 37 vụ, 16 người chết, 32 người bị thương so với tháng trước đó. Theo Trung tá Phạm Văn Hậu, Phó Phòng CSGT CATP, tai nạn giao thông ngoại thành Hà Nội tiếp tục là vấn đề đáng báo động. Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phát hiện hơn 400 trường hợp dương tính với ma túy và 1.387 trường hợp không đủ sức khỏe để lái xe kinh doanh vận tải, khi khám sức khỏe cho 127.058 lái xe ở 59 tỉnh. Nhìn cả nước, những con số lái xe đủ điều kiện sức khỏe hoặc âm tính với chất gây nghiện, ma túy ở các đơn vị, địa phương hoặc là rất nhiều con số khác về sức khỏe của nhiều ngành nghề có phản ánh đúng thực chất hay không, nếu chỉ căn cứ giấy khám sức khỏe? Rất khó để trả lời. Sẽ cần một cuộc kiểm tra vô cùng lớn và tốn kém để có thể xác minh trong hàng triệu hồ sơ việc làm có cỡ triệu hay cỡ vạn giấy khám sức khỏe giả. Song có lẽ không ai trong chúng ta có chắc câu trả lời về hậu họa do sức khỏe giả gây ra, không thể tính đếm được khi đó là sinh mạng của bao người. Bản thân thị trường hàng giả quá đa dạng chủng loại lâu nay đã không được xử lý đến nơi đến chốn. Và sẽ nguy hại biết bao nếu cái thứ được gắn với nhân thân ấy, cái sức khỏe vốn quý gắn cả với tính mạng, danh dự mỗi người ấy cũng bị coi nhẹ, đánh tráo, làm loạn ngầm một thị trường lao động lành mạnh. Vấn đề quan trọng ở đây là, cho dù có một thị trường bằng cấp giả hay giấy kiểm tra sức khỏe giả đều do có cung nên có cầu. Ở đây là chuyện người mua "chủ trương” mua đồ giả, biết là đồ giả mà vẫn mua chứ không có chuyện bị lừa đảo gì. Nói nặng ra thì từ đây là đầu mối của cả dây tiêu cực làm giấy khám sức khỏe giả. Vì vậy, cơ quan chức năng nếu xử lý, phạt "cung” thì phải phạt nặng cả "cầu” mới thay đổi được tâm lý của nhiều người phó thác toàn bộ "sự nghiệp giả dối sức khỏe” của mình cho xã hội, tiếp tay cho việc đi lừa bao tổ chức, cá nhân mà như vẫn vô can. Ai bảo lừa sức khỏe không có những cú lừa ác hiểm ngang… thần chết?

Ưu tiên làm thuốc nội

Bộ Y tế vừa ban hành công văn 4024/BYT-QLD hướng dẫn thực hiện Thông tư 23/2013/TT-BYT hướng dẫn hoạt động gia công thuốc tại Việt Nam. Theo đó, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiến hành đầu tư, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc hoặc gia công thuốc toàn bộ tại VN. Riêng đối với sản xuất, gia công hoặc một số công đoạn sản xuất thuốc, vắc xin, huyết thanh chứa kháng thể, sinh phẩm điều trị do cơ sở nước ngoài đặt sản xuất, gia công tại Việt Nam, Bộ Y tế ưu tiên các cơ sở sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP, biệt dược gốc hoặc thuốc điều trị tương đương với biệt dược gốc, thuốc danh mục hiếm do Bộ Y tế ban hành, thuốc có dạng bào chế đặc biệt trong nước chưa sản xuất được hoặc có ít (dưới 3) cơ sở sản xuất được. Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược Nguyễn Tất Đạt, việc ưu tiên này giúp các doanh nghiệp trong nước từng bước tiếp cận với công nghệ thuốc mới.

Vietnamnet

Chờ tin ung thư: Dân cạch khoai tây chiên, bim bim

Tuy chưa có kết quả chính thức, nhưng thông tin Bộ Y tế tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm khoai tây chiên, bim bim để truy tìm chất gây ung thư khiến người dân hoang mang, lo lắng. Một số người cân nhắc có nên từ bỏ món ăn khoái khẩu này. Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu vừa phát hiện hóa chất acrylamide có thể gây ung thư được tìm thấy trong bim bim, cà phê, khoai tây chiên, bánh mì nướng bị cháy và một số loại thức ăn nhanh mà trẻ em yêu thích, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Để chủ động giám sát, phát hiện và quản lý mối nguy này, Cục ATTP (Bộ Y tế) đề nghị Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia triển khai gấp việc lấy ngẫu nhiên 3 mẫu sản phẩm khoai tây chiên tại các cửa hàng thuộc hệ thống của KFC và 3 mẫu sản phẩm bim bim đang lưu thông trên thị trường. Cục An toàn thực phẩm cho hay đến ngày 21/7 mới có kết quả kiểm nghiệm, song, thông tin trên khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Chị Đinh Thị Tuyến Lan ở khu đô thị Đại Thanh (Hà Nội) chia sẻ: “Hai đứa con nhà chị nghiện món khoai tây chiên, cuối tuần nào cả nhà cũng kéo nhau đi ăn, đến lúc về nhiều khi còn mua cả một bịch khoai tây chiên to để các con ăn dần. Tuần nào bận, chị tranh thủ chiên khoai ở nhà cho các con”. “Giờ thấy thông tin khoai tây chiên có chứa chất gây ung thư mà chị lo quá. Các con ăn nhiều như vậy không biết có sao không”, chị Lan nói. Tương tự, trên các diễn đàn, mạng xã hội, không ít các ông bố bà mẹ cũng tỏ ra lo lắng trước thông tin khoai tây, bim bim có chất gây ung thư. Thành viên có nickname mebap... chia sẻ trên một diễn đàn: “Trời ơi, hoảng quá. Khoai tây chiên thì tuần nào cũng ăn, cả nhà ngăn ngấu ăn nghiến như chết đói 3 ngày. Còn bim bim thì mỗi ngày cậu con trai 5 tuổi của mình cũng oánh chén hết 2-3 gói loại to là chuyện thường”. Thành viên này sợ hãi nói rằng từ nay sẽ cai dần hai món khoái khẩu trên. Trong khi đó, một số bạn trẻ vẫn vô tư ăn vì sở thích không thể từ bỏ ngay được. Mai Phương (Tôn Thất Tùng, Đống Đa) cho biết dường như bị nghiện món khoai tây chiên và bim bim như món ăn vặt hàng ngày. Khi nghe tin xấu về nguy có ảnh hưởng tới sức khỏe, giờ Phương vừa ăn vừa run. Thực tế, theo ghi nhận của PV, các chủ nhà hàng chuyên bán đồ ăn nhanh và ăn vặt o­nline cho biết người dân đang khá hoang mang trước thông tin trên. Lượng khoai tây chiên bán ra và được khách đặt hàng hai hôm nay giảm đáng kể. Ngày thường, khoảng 100 khách đặt hàng thì nay chỉ còn 70-80 khách.

Lời khuyên không mới: Ăn ít đồ ăn nhanh

Trao đổi với PV, PGS TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội), cho hay rất nhiều người lo lắng gọi điện hỏi ông về những tác động đến sức khỏe khi ăn món khoai tây chiên, bim bim. Theo ông Thịnh, trên thực tế, acrylamide được tạo ra khi đường và một số axít amin thành phần chính của protein có trong các thực phẩm tự nhiên bị nóng lên trong quá trình nướng bánh. Loại hóa chất có hại này thường có trong các loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, các sản phẩm từ khoai tây hoặc đồ nướng như bánh mì. Hàm lượng acrylamide trong các loại thực phẩm này tăng lên khi nhiệt độ tăng và thời gian nấu nướng kéo dài. Khi chế biến các loại thực phẩm, chỉ cần để ở nhiệt độ cao như chiên trong nhiệt độ 150 độ C thì các protein có trong tự nhiên có thể tự chuyển hóa thành acrymide. Trước thông tin gây nhiều hoang mang, ông Thịnh khuyên người tiêu dùng cần bình tĩnh chờ kết quả kiểm nghiệm cụ thể và có thói quen trong nấu nướng tránh biến thực phẩm thành thuốc độc, hại sức khỏe. Nên hạn chế sử dụng các đồ ăn chiên hay nướng ở nhiệt độ cao từ 150-250 độ C. Còn theo bác sĩ Bùi Thị Xuân (Bệnh viện K Trung Ương), những người hay ăn thực phẩm chiên qua dầu mỡ có nguy cơ ung thu cao hơn người bình thường, đặc biệt là đối với thực phẩm chiên đi chiên lại nhiều lần. Bác sĩ Xuân giải thích, mỗi lần chiên lại, những phần thực phẩm còn dư ở mỡ sẽ tiếp tục bị chiên lại ở nhiệt độ cao, tích tụ nhiều độc tố không tốt cho sức khỏe. Đối với các món ăn tại các hệ thống cửa hàng kinh doanh đồ ăn nhanh, bác sỹ Xuân nhận định, các món ăn tại đây tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Bởi, người tiêu dùng khó có thể biết thực phẩm xuất xứ từ đâu, chất bảo quản như thế nào, chế biến từ bao giờ, có dùng dầu chiên nhiều lần không... Ngoài ra, chất bảo quản trong thực phẩm sẽ đọng lại trong dầu mỡ gây nhiều tác hại cho sức khỏe con người. Bác sỹ Xuân cho rằng, người tiêu dùng nên hạn chế tối đa việc ăn uống ngoài hàng, đặc biệt tại các hàng ăn nhanh để tránh gây hại cho sức khỏe.

Bảo vệ pháp luật

Loạn... Đông dược

Đã qua rồi cái thời tiếp thị kiểu Sơn Đông Mãi Võ với những màn trình diễn võ thuật ấn tượng, thuốc Đông y ngày nay do bác sĩ kê toa theo từng trường hợp cụ thể. Nhưng vì sao vẫn tồn tại tình trạng “Ngộ độc Đông dược”?

Nỗi lo mang tên “Đông dược”

Trước thông tin cơ quan chức năng “bó tay” về tình trạng thuốc Đông dược bị làm giả, kém chất lượng, bị nhuộm màu hoặc trộn chất độc, nhiễm kim loại nặng hoặc tách chiết gần hết hoạt chất trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, phóng viên báo BVPL dạo quanh con đường Hải Thượng Lãn Ông (TP.HCM) để tìm hiểu thực hư. Con phố đầy rẫy những gian hàng bán thuốc Đông y. Mỗi gian hàng có từ vài trăm đến hàng nghìn vị thuốc Đông y các loại, nhiều nhất vẫn là thuốc Bắc, thuốc Nam và thực phẩm chức năng. Hầu như những vị thuốc này đều đựng trong những bao nilông thủ công đủ kích cỡ, không nhãn mác, không hạn sử dụng cũng như không rõ nguồn gốc xuất xứ, trong đó, có cả những loại “hàng cao cấp” như: sâm Hoa Kỳ, sâm Canada, Lão Sâm, Tâm Thất... được đựng trong hũ nhỏ không được niêm phong hoặc đựng trong những bao bì nhiều màu sắc, in bằng tiếng nước ngoài, không có bất kỳ thông tin về chất lượng, liều dùng, hạn sử dụng... bằng tiếng Việt. Một người bán hàng cho biết, trước khi về đến những phố thuốc Đông - Nam dược lớn như thế này, thậm chí chuyển về các kho thuốc tại các bệnh viện, đông dược được trung chuyển qua những làng thuốc sau khi nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo thông tin từ cơ quan chức năng, việc quản lý dược liệu ở những làng thuốc này còn nhiều sai phạm, như: phơi dược liệu trên vỉa hè, lối đi, dược liệu để trong bao không ghi tên, kho thuốc chưa thông thoáng... Vì thế, thuốc có độ ẩm không đạt, mốc hoặc sắp mốc, hoa lẫn lá, thuốc lẫn tạp chất, bị nhầm lẫn khi dùng về công dụng và loài. Nguy hiểm hơn nữa là tình trạng thuốc giả như Thỏ ty tử lẫn ximăng để tăng trọng lượng, hồng hoa được nhuộm màu bằng chất độc hại rhodamine B có khả năng gây ung thư, hoài sơn bị làm giả bằng củ sắn (củ mì) và bạch linh có trộn muối carbonat. Sau khi nhập khẩu, tới tay các cơ sở làm dịch vụ trung chuyển, việc sơ chế, thái, sao tẩm dược liệu được tiến hành rất thô sơ, không hề theo quy trình kỹ thuật mà chủ yếu làm theo… kinh nghiệm gia truyền. Được biết, hầu hết các vị thuốc được chế biến sẵn đều cần đến chất bảo quản, có thể là chất chống nấm mốc, giữ độ mềm của thuốc hoặc đơn giản hơn là giữ màu. Điều đáng lo ngại là hầu hết các hoá chất này đều không có nguồn gốc, tên gọi, được bày bán tại chợ Kim Biên (Q.5, TP.HCM) với giá ‘’bèo bọt’’, số lượng không hạn chế. Mặt khác, theo bác sĩ Phan Quốc Linh, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn thì còn có rất nhiều loại Đông dược được trộn với những hoạt chất tân dược như: paracetamol, aspirin, indomethacin, aluminium-hydroxyl do một số cơ sở Đông y phối trộn vào để tăng nhanh hiệu quả điều trị nhất thời, tạo uy tín cho một số cơ sở Đông y. Hậu quả là người sử dụng dù tạm thời giảm bệnh 1 lại dính thêm bệnh 2, thậm chí có thể tử vong vì bệnh 2. Giới chuyên môn cho rằng, “về mặt nguyên tắc, đã gọi là thuốc, bất kể Tân dược hay Đông dược thì đều có thể xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn”. Theo bác sĩ Lê Minh Luật, giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM thì Đông dược có thể dẫn tới ngộ độc vì nhiều lý do đa dạng và hết sức phức tạp, vì đó thường là một hỗn hợp gồm rất nhiều chất khác nhau nên rất khó xác định dị nguyên cụ thể. Hãy tham khảo các nguyên do sau đây: Do chất lượng thuốc không bảo đảm vì trồng trọt chăm bón quá nhiều hóa chất có hại, bảo quản không tốt (dùng quá nhiều lưu huỳnh...), bào chế sai quy cách hoặc bị nhiễm vi sinh vật có hại, đặc biệt là các loại nấm mốc dễ gây dị ứng; Do nhầm lẫn dược liệu khi thu hái, mua bán và sử dụng; Do bệnh nhân bị dị ứng một hoặc nhiều chất có trong thành phần của thuốc vì yếu tố cơ địa; Do tự ý hoặc do thầy thuốc chỉ định, bệnh nhân dùng quá liều một loại Đông dược mà trong thành phần có một hoặc nhiều vị có độc; Do trình độ hoặc do khám bệnh không kỹ, thầy thuốc đã kê đơn cho bệnh nhân dùng loại Đông dược mà lẽ ra phản chỉ định đối với người bệnh. Do bệnh nhân không tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc về cách sắc, cách uống, liều lượng và quy trình điều trị; Do người bệnh được dùng phối hợp quá nhiều loại thuốc, trong đó có cả tân dược và Đông dược, nên dẫn đến sự tương tác và sản sinh những chất có hại cho cơ thể...

Quản lý lỏng lẻo, người tiêu dùng lãnh đủ

Các sản phẩm Đông y được ưa chuộng hiện nay thiên về quảng cáo thương mại xa sự thật nên giá bị đẩy lên rất cao. Đồng ý là nguyên liệu để làm Đông dược rất quý, hiếm tạo nên giá thành cao nhưng đa phần do thị trường Đông dược bị chi phối theo kiểu kinh doanh bán hàng đa cấp và đặc biệt còn có nhiều người tiêu dùng tin vào khả năng trị bách bệnh của thuốc trôi nổi. Đã có tình trạng lừa tiền, thậm chí hăm dọa để bán thuốc “thần dược” cho hành khách tại các bến xe từ TP.HCM về các tỉnh miền Tây. Thật ra đó chỉ là thuốc Đông y thông dụng giá chỉ vài ngàn/vỉ được rao bán với giá vài trăm ngàn. Thậm chí có chiêu hứa hẹn hoàn tiền nếu uống hết thuốc mà không hết bệnh. “Phải có niềm tin thì uống vào sẽ khỏi bệnh”, người bán “truyền giảng” như vậy. Trên thực tế thì trong Đông y, có những bài thuốc hay chữa trị bệnh hiểm nghèo, nhưng đó phải là bài thuốc thực sự gia truyền, được đúc kết qua nhiều đời và phải được kê đơn minh bạch bởi những người có chuyên môn kinh nghiệm. Nhu cầu chữa bệnh bằng y học cổ truyền ngày càng lớn trong khi việc quản lý lại lỏng lẻo nên lương y “dỏm” xuất hiện nhiều. Nhiều người không phải là lương y chính thống, học lỏm vài nơi rồi tự phong là thầy thuốc Đông y chữa bách bệnh. Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Y học cổ truyền Việt Nam): “Thuốc Đông dược rất ít khi dùng đơn phương, chỉ trừ nhân sâm, thường phải phối hợp các vị thuốc với nhau gọi là phối ngũ. Bài thuốc phải có đủ “quân, thần, tá, sứ”, trong đó quân là vị thuốc chữa bệnh chính; thần là vị thuốc chữa bệnh phụ. Các dược liệu khi dùng chung sẽ sinh ra phản ứng có lợi, hoặc có hại - phản nhau. Phản nhau ý nói, nếu dùng chung sẽ gây ra phản ứng độc hại, rất nguy hiểm. Chẳng hạn, vị thuốc cam thảo phản với các vị: cam toại, hải tảo, nguyên hoa... Ngoài ra, còn có 18 vị thuốc hút nhau - kỵ nhau, nếu dùng chung trong một bài thuốc sẽ gây ra ngộ độc, chẳng hạn, nhân sâm kỵ ngũ linh chi, đinh hương kỵ uất kim, nga tiên kỵ tam lăng... Lưu ý, một số vị thuốc không được dùng cho phụ nữ có thai như: ba đậu, khiên ngưu, đại kích, manh trùng; một số dược liệu có tính chất hành huyết, phá huyết, phá kết - làm hư thai như: hương phụ, hồng hoa, phụ tử, đào nhân”. Ông còn cho biết thêm: “Có thể ngộ độc khi sử dụng một số dược liệu có độc tính cao như: mã tiền, phụ tử, ngô công (con rít), toàn yết (bò cạp). Đây là những vị thuốc rất hay trong Đông y, nhưng lại rất độc, vì thế phải có chuyên môn, bào chế đúng cách và tùy theo bệnh tình thì mới được sử dụng, nếu không sẽ rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, có những loại Đông dược kiêng với một số thực phẩm, nếu dùng chung có thể gây ngộ độc (nôn ói, tiêu chảy...), hay dị ứng”.

Tin tức

Rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân

Sau một năm thực hiện Quyết định số 1313/QĐ-BYT về hướng dẫn qui trình khám bệnh tại bệnh viện, ngành y tế đã có nhiều đổi mới về thủ tục hành chính, thời gian chờ đợi; đặc biệt là tại khoa khám bệnh của các BV bước đầu đã giảm phiền hà và thời gian chờ đợi cho người dân.

"Lòng vòng" qui trình khám bệnh - đâu là nguyên nhân?

Tiến sỹ Nguyễn Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Trực tiếp thị sát tại các bệnh viện cho thấy tình trạng "lòng vòng" trong qui trình khám bệnh, người bệnh phải thực hiện nhiều bước, làm nhiều thủ tục trước khi được vào khám, kéo dài thời gian chờ đợi không cần thiết của người bệnh (trung bình 12 - 15 bước). Tại các khoa khám bệnh, người bệnh phải chờ đợi, chen lấn khi làm thủ tục và thường phải chờ đợi từ 6 - 10 tiếng mới đến lượt vào khám, thậm chí chờ lâu mà không có thông tin đến lượt được vào khám bệnh. Những bệnh đơn thuần không yêu cầu nhiều xét nghiệm hiện đại cũng phải mất cả ngày. Trước thực trạng trên, Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát đánh giá qui trình khám bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh và xác định nguyên nhân cơ bản của tình trạng chờ đợi kéo dài của người bệnh. Qua đó cho thấy các nguyên nhân chính là: Thiếu thông tin hướng dẫn, thiếu bộ phận, người hướng dẫn ban đầu cũng như các bước của qui trình khám bệnh; người bệnh phải tự photocopy nhiều giấy tờ trước và trong khi khám bệnh để nộp cho bệnh viện (như: bảo hiểm y tế, chứng minh nhân dân, giấy chuyển viện...). Bệnh viện chưa tiến hành phân loại người bệnh theo mức độ ưu tiên về tuổi, tình trạng nặng - nhẹ của bệnh; người bệnh phải tự lấy kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chuyển về cho bác sỹ khám trước khi chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó, qui trình khám bệnh không bảo đảm tính liên hoàn, tiện lợi giữa các bộ phận (tiếp đón, khám bệnh, lấy bệnh phẩm xét nghiệm, thăm dò chức năng và chẩn đoán hình ảnh; đặc biệt là nơi lấy bệnh phẩm xét nghiệm (máu, nước tiểu...) có tần suất sử dụng lớn nhưng lại được đặt ở vị trí xa hoặc khó tìm. Người bệnh phải nộp tiền quá nhiều lần, đặc biệt là đối tượng có bảo hiểm y tế. Ngoài việc phải làm thủ tục xác nhận thẻ bảo hiểm y tế, giữ thẻ nhưng vẫn phải đóng tiền tạm ứng trước khám và lẻ tẻ trong khi khám, sau mỗi lần được chỉ định xét nghiệm. Thiếu sự phối hợp giữa y tế và bảo hiểm xã hội trong việc ràng buộc trách nhiệm trước nguy cơ thất thoát viện phí trong trường hợp người bệnh vì chủ quan hoặc khách quan không nộp bù viện phí (người có thẻ bảo hiểm y tế); các biểu mẫu thanh toán giữa bệnh viện với người bệnh, chứng từ giữa bệnh viện với bảo hiểm xã hội phải được ký xác nhận bởi quá nhiều đối tượng (5 chữ ký/phiếu thanh toán ra viện).

Qui trình khám bệnh đã giảm trung bình 40 phút/người bệnh

Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1313/QĐ-BYT về hướng dẫn qui trình khám bệnh tại bệnh viện nhằm thống nhất qui trình khám bệnh của các bệnh viện; hướng dẫn thủ tục trong khám bệnh, rút ngắn thời gian chờ, tránh gây phiền hà và tăng sự hài lòng của người bệnh, đặc biệt đối với người bệnh bảo hiểm y tế; đồng thời giúp người bệnh biết rõ qui trình để cùng phối hợp với bệnh viện trong quá trình khám bệnh. Nội dung cải tiến tập trung vào một số nội dung như: Thống nhất qui trình khám bệnh tại tất cả các bệnh viện đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế và người bệnh khám chữa bệnh theo yêu cầu (qui trình cơ bản gồm 4 - 8 bước tùy theo tính chất của bệnh và yêu cầu của bác sỹ đối với các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán). Cắt giảm một số thủ tục hành chính như: Bệnh viện phải photocopy giấy tờ cần thiết thay vì yêu cầu người bệnh phải tự photocopy; người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế không phải đóng tiền tạm ứng (trừ trường hợp người bệnh đề nghị được khám chữa bệnh theo yêu cầu); bệnh viện phải bố trí người tiếp đón, chỉ dẫn kèm theo công khai qui trình khám bệnh, bảng giá viện phí ở nơi dễ quan sát. Sau khi làm xét nghiệm người bệnh không phải chờ để tự lấy kết quả xét nghiệm (trừ kết quả chẩn đoán hình ảnh); cắt giảm 2/5 chữ ký trong phiếu thanh toán viện phí khi ra viện. Đồng thời, bệnh viện tăng số bàn khám để giảm số lượng khám trên mỗi bàn, giúp bác sỹ có thể tăng thời gian khám, tư vấn cho người bệnh... Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Sau 1 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1313/QĐ-BYT về hướng dẫn qui trình khám bệnh tại bệnh viện, ngành y tế đã đổi mới nhiều thủ tục hành chính như rút ngắn thời gian chờ đợi, mở thêm nhiều phòng khám, giảm bớt thủ tục hành chính, đặc biệt ở khoa khám chữa bệnh, tránh phiền hà cho người bệnh, khuyến khích người tham gia bảo hiểm y tế. Tiến sỹ Nguyễn Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Bộ Y tế đã khảo sát sơ bộ 320 bệnh viện (khoảng 25% tổng số bệnh viện trên cả nước) cho thấy 62% số bệnh viện tiến hành cải tạo, mở rộng, bố trí thêm buồng khám tại khoa khám bệnh; 470 buồng khám được bổ sung so với thời điểm trước cải tiến; 75% số bệnh viện có tiến hành khảo sát đo lượng thời gian khám bệnh. Đặc biệt, việc cải tiến qui trình khám bệnh đã giảm được thời gian khám bệnh trung bình là 40 phút/người bệnh. Thời gian tới, ngành y tế tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm hạn chế tối đa các thủ tục không cần thiết, giảm bớt phiền hà cho người bệnh; đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan đến bảo hiểm y tế (chuyển viện, tạm ứng, thanh quyết toán bảo hiểm y tế); rà soát, sắp xếp lại các qui trình lấy mẫu, vận chuyển và trả kết quả, tiếp tục rút ngắn thời gian chờ đợi cho bệnh nhân; đồng thời đầu tư thiết bị và nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai các hoạt động khám bệnh; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện cải tiến qui trình khám chữa bệnh. Bộ Y tế đang nghiên cứu rà soát và xây dựng kế hoạch cải tiến, chuẩn hoá qui trình tiếp nhận, xử lý đối với các ca cấp cứu, hồi sức, phẫu thuật, nhằm giảm tối đa thời gian chờ - thời gian "vàng" của người bệnh trước khi được cấp cứu, hồi sức và phẫu thuật.

Nông nghiệp

BVĐK Đồng Nai phối hợp làm từ thiện

Bệnh viện đa khoa Đồng Nai vừa phối hợp với BV Trường Canh (Đài Loan) tổ chức khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho hàng trăm người nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tại TP.Biên Hòa, các huyện Định Quán và Nhơn Trạch. TS.BS Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc BVĐK Đồng Nai cho biết, BV Trường Canh nổi tiếng trên thế giới về chuyên khoa ghép gan, khớp và chữa trị các bệnh lí về tim mạch, sản phụ… Được biết, ngoài việc khám chữa bệnh cho người nghèo, công nhân tại các KCN có hoàn cảnh khó khăn, BV Trường Canh còn ký thỏa thuận hợp tác nhiều chuyên khoa với BVĐK Đồng Nai, trong đó có việc đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho các y, bác sỹ.

Chuẩn bị các đội y tế cơ động đối phó bão Rammasun

Chiều 15/7, Bộ Y tế có công điện khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa- Vũng Tàu về việc triển khai các công tác y tế như thuốc, trang thiết bị nhằm ứng phó với bão Rammasun. Theo Bộ Y tế, bão Rammasun cấp 12 trực hướng Biển Đông, dự báo có nhiều vùng bị ảnh hưởng của mưa, bão kéo dài. Vì vậy, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị y tế trực thuộc Bộ như Bệnh viện (BV) Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), BV Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình), BV đa khoa Trung ương Huế (TT- Huế), BV C Đà Nẵng và BV đa khoa Trung ương Quảng Nam cần chuẩn bị sẵn các cơ số thuốc, thiết bị và phương tiện, phân công các đội y tế cơ động luôn trong trạng thái sẵn sàng hỗ trợ, ứng cứu cho các địa phương khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra. Bên cạnh đó, Sở Y tế các tỉnh và các đơn vị tổ chức trực ban cần theo dõi chặt chẽ, cập nhật thông tin và gửi báo cáo nhanh về dự trữ thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế, rà soát lại số lượng, hạn sử dụng cơ số thuốc phòng chống lụt bão...

Bác sỹ gia đình khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT

Từ ngày 15/7, có 8 tỉnh, thành phố sẽ áp dụng mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) dành cho người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Đó là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Thái Nguyên, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa và Tiền Giang. Đây là nội dung được quy định tại Thông tư Hướng dẫn thí điểm về BSGĐ và phòng khám BSGĐ do Bộ Y tế vừa ban hành với mục đích tăng cường chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng và giảm tải bệnh viện, Theo Bộ Y tế, BSGĐ có nhiệm vụ quản lý sức khỏe toàn diện, liên tục cho cá nhân, hộ gia đình. Nhóm đối tượng này cũng được BSGĐ sàng lọc, phát hiện sớm các loại bệnh tật; cấp cứu, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, tư vấn về sức khỏe, phòng bệnh… Về phòng khám BSGĐ, Bộ Y tế cũng quy định rõ, đó có thể là phòng khám tư nhân độc lập do cá nhân BSGĐ thành lập và đăng ký hoạt động. Về giá khám chữa bệnh, nếu phòng khám là của cơ sở công lập thì giá do cơ quan nhà nước phê duyệt. Nếu là đơn vị tư nhân thì được quyền quyết định giá nhưng phải niêm yết công khai.

Gia đình xã hội

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.

Cần thay đổi các mô hình chồng chéo hiện nay

Buổi tọa đàm có sự tham gia của PGS.TS Trần Thị Trung Chiến - nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, TS Nguyễn Bá Thủy – nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cùng các đồng chí nguyên là lãnh đạo ngành Dân số qua các thời kỳ. Tham dự tọa đàm còn có các đồng chí lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch tài chính Bộ Y tế; Lãnh đạo Sở Y tế và Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang… Bà Vũ Thị Minh Hạnh – Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược y tế cho biết, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 37/2014/NĐ-CP (về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu Viện tiến hành hoạt động lấy ý kiến của các đơn vị liên quan từ tuyến Trung ương đến tỉnh, huyện, xã về mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện, nhằm cung cấp bằng chứng cho việc xây dựng Thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định 37. Theo khảo sát, hiện nay trên cả nước có tới 4 mô hình và 5 cơ chế quản lý khác nhau trong công tác DS-KHHGĐ ở cấp huyện và xã. Điều này đã dẫn đến công tác DS-KHHGĐ có sự chồng chéo, hoạt động không hiệu quả nên đã nhận được rất nhiều ý kiến bức xúc của các địa phương. Các ý kiến do Viện Chiến lược và Chính sách y tế thu thập từ lãnh đạo UBND tỉnh, huyện, Chi cục DS-KHHGĐ và cán bộ dân số cho thấy, có tới 96,3% cho rằng công tác dân số do Phòng Y tế quản lý là không phù hợp, cần thay đổi mô hình. Hầu hết đều mong muốn mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện để có được sự lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư của cấp ủy và chính quyền địa phương đối với công tác DS-KHHGĐ ở tuyến huyện. Đặc biệt, đa số cán bộ DS-KHHGĐ được hỏi đều mong muốn là viên chức làm công tác DS-KHHGĐ trực thuộc Trung tâm DS-KHHGĐ, được biệt phái làm việc tại xã.

 Mô hình phù hợp và hiệu quả nhất

Qua khảo sát của Viện Chiến lược và Chính sách y tế vừa thực hiện, số đông cán bộ lãnh đạo của các cơ quan có liên quan tại tuyến tỉnh, tuyến huyện và cán bộ DS-KHHGĐ đã phản ánh lý do đề xuất mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện. Các ý kiến đều cho rằng, lợi thế lớn nhất của việc này là Trung tâm DS-KHHGĐ được Đảng ủy, HĐND, UBND trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, thuận lợi hơn trong phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, được quan tâm đầu tư kinh phí, dễ dàng trong lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện và thuận lợi hơn trong hướng dẫn UBND xã và kêu gọi sự đầu tư kinh phí của UBND xã. Ông Bùi Thế Bừng – Phó Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang, nơi triển khai mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện cho biết: Sau 1 năm Bắc Giang triển khai mô hình này thì trách nhiệm trong chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ của UBND huyện quyết liệt và hiệu quả hơn. Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo UBND huyện đều cho rằng đây là công việc của huyện, chủ động đầu tư cho công tác dân số. Sau 1 năm triển khai, công tác dân số đã giải quyết được bất cập rất lớn khi trước đây cán bộ dân số làm việc ở trạm y tế xã gần như bỏ hết công việc dân số mà chỉ làm việc của y tế. Cùng chia sẻ về vấn đề này, ôngNguyễn Đức Lộc – Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hưng Yên cho biết, ở tuyến huyện hiện nay đã thống nhất rất cao với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện. Tuy nhiên, điều băn khoăn nhất là làm thế nào để đưa cán bộ dân số trở thành viên chức của Trung tâm Dân số, để họ yên tâm công tác. Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đều khẳng định: Mô hình tổ chức là điều kiện tiên quyết quyết định sự thành bại của từng lĩnh vực hoạt động, tạo dựng tư duy hoạt động thống nhất trong toàn mạng lưới và được thiết kế linh hoạt để thích ứng được với những biến đổi trong thực tế. Chính vì vậy, việc dựa trên bằng chứng để xây dựng mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ phù hợp, hiệu quả là một phương pháp khoa học và đúng đắn. TS Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ nhất trí với kết quả khảo sát do Viện Chiến lược và Chính sách y tế đưa ra. Trong bối cảnh nguồn lực của Chương trình Mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ ngày càng hạn hẹp trong những năm gần đây và đặc biệt là công tác dân số đã và đang có sự chuyển hướng mạnh mẽ đòi hỏi những giải pháp nâng cao chất lượng dân số, các chuyên gia đều nhất trí: Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, biệt phái làm việc tại xã là mô hình phù hợp và hiệu quả nhất. Theo bà Vũ Thị Minh Hạnh, sau buổi tọa đàm, Viện Chiến lược và Chính sách y tế sẽ hoàn thiện báo cáo cung cấp bằng chứng cho việc đề xuất mô hình vào ngày 25/7 để trình Bộ trưởng Bộ Y tế.

Vnexpress

TP HCM thí điểm xã hội hóa điều trị sớm cho người nhiễm HIV

Đề án điều trị sớm cho người nhiễm HIV bằng thuốc theo phương thức xã hội hóa sẽ được TP HCM thực hiện từ năm 2015, mang lại cơ hội sống thọ cho người bệnh. TP HCM điều trị miễn phí cả đời cho thai phụ nhiễm HIV. Hiện việc điều trị bằng ARV miễn phí chỉ được áp dụng cho người có tình trạng tế bào miễn dịch lympho T-CD4 trong máu ở mức 350 tế bào/mm3 (ở người bình thường, lượng tế bào miễn dịch CD4 khoảng 2.000/mm3; khi nhiễm HIV, lượng tế bào này ngày càng giảm). Theo đề án, từ năm 2015, chỉ cần biết nhiễm bệnh, bất kể T-CD4 ở mức bao nhiêu, bệnh nhân vẫn có thể được điều trị và phải trả phí. Theo dự kiến, kinh phí điều trị cho mỗi bệnh nhân nhiễm HIV (tùy theo mức độ bệnh), sẽ từ 11,8 triệu đồng đến 24 triệu đồng cho một năm và phải điều trị suốt đời. Trong đó, thành phố có chế độ miễn giảm tiền điều trị cho khoảng 20% bệnh nhân thuộc diện hộ nghèo. Cũng theo đề án, việc khám và cung cấp phác đồ điều trị sẽ được thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh tại TP HCM. Người bệnh sau đó có thể đến các nhà thuốc để mua thuốc và trở lại bệnh viện tái khám theo hẹn (mỗi tháng một lần). Theo ông Lương Quốc Bình, Phó phòng Truyền thông và huy động cộng đồng, Ủy ban phòng chống HIV/AIDS TP HCM, hiện HIV đã được xem là bệnh mạn tính có thể kiểm soát. Chỉ cần xét nghiệm và phát hiện bệnh sớm, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc và có thể sống đến vài chục năm. Trong khi nhiều người mắc bệnh ung thư, thời gian sống khi phát hiện bệnh đến lúc suy kiệt có thể chỉ trong vài năm. Thống kê mới nhất cho thấy, TP HCM hiện xác định được khoảng 48.000 bệnh nhân nhiễm HIV và số người được điều trị là 23.800. Tất cả bệnh nhân đều ở tình trạng bệnh nặng và có tình trạng tế bào miễn dịch lympho T-CD4 trong máu ở mức 350 tế bào/mm3. Việc điều trị là miễn phí và nguồn kinh phí do các tổ chức nước ngoài tài trợ, song chương trình tài trợ sẽ bị cắt giảm từ năm 2015 và chấm dứt vào năm 2018. Hiện rào cản khiến người bệnh không dám đi kiểm tra và điều trị sớm vẫn là do sợ bị kỳ thị khi phát hiện bệnh và không có kinh phí điều trị. Các tính toán cho thấy, lượng người nhiễm HIV còn sống trong cộng đồng có thể lớn hơn gấp 4 lần số lượng đã được xác định nhiễm bệnh. Việc điều trị sớm bằng thuốc ngoài việc đảm bảo sức khỏe cho người bệnh còn giúp giảm việc lây bệnh trong cộng đồng và góp phần vào quyết tâm kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030. Hiện ARV đã được Bộ Y tế đưa vào danh sách thuốc cần được thanh toán bảo hiểm nhưng vẫn chưa được phía bảo hiểm duyệt đưa vào danh mục thuốc được bảo hiểm chi trả. Bệnh nhân HIV được mua bảo hiểm y tế như những người khác, tuy nhiên chỉ được bảo hiểm thanh toán khi chữa những bệnh nhiễm trùng cơ hội do AIDS gây ra.

Hải quan

Xây dựng các thông điệp phòng, chống dịch bệnh và tiêm chủng mở rộng

Ngày 16-7 tại Hà Nội, Bộ Y tế đã phát động cuộc thi “Xây dựng các thông điệp phòng, chống dịch bệnh và tiêm chủng mở rộng" nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với công tác phòng, chống dịch và tiêm chủng mở rộng. Cuộc thi có 6 chủ đề chính bao gồm: Tiêm chủng mở rộng, phòng chống tay chân miệng, phòng chống sốt xuất huyết, phòng chống dịch sởi, phòng chống dịch bệnh, phòng chống viêm não Nhật Bản. Cuộc thi sẽ góp phần không nhỏ trong việc mang lại tiếng nói của mỗi người dân và toàn xã hội. Đối tượng tham dự cuộc thi là tất cả công dân Việt Nam hiện sống và làm việc ở Việt Nam và nước ngoài và người mang quốc tịch nước ngoài đang sinh sống ở Việt Nam. Phát biểu tại Lễ phát động cuộc thi, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long- Trưởng Ban chỉ đạo cuộc thi cho biết: “Công tác phòng chống dịch bệnh tiêm chủng mở rộng vẫn còn nhiều khó khăn, một số dịch bệnh có xu hướng gia tăng như: Bệnh tay chân miệng, bệnh sốt xuất huyết, bệnh sởi, viêm não Nhật Bản... Cuộc thi được tổ chức nhằm góp phần chủ động phòng chống dịch bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất số người mắc bệnh.

Dân Việt

TP.HCM: Đưa y tế thành ngành dịch vụ chất lượng cao

Thống kê của ngành y tế TP.HCM cho thấy, hiện nay mỗi năm ngành y tế thành phố khám và điều trị cho khoảng 30 triệu lượt bệnh nhân nhưng đa số dồn vào các bệnh viện (BV) lớn, BV tuyến cuối dẫn đến tình trạng quá tải ở nhiều BV. Chính vì vậy, thời gian qua ngành y tế TP.HCM đã triển khai nhiều biện pháp để “kéo dãn” tình trạng quá tải như xây dựng thêm nhiều BV mới tại các cửa ngõ (BV quận Bình Tân, BV huyện Củ Chi, BV quận Tân Phú); cải tạo, nâng cấp và mở rộng các BV quận Thủ Đức, quận 2… Bên cạnh đó, thành phố cũng trích ngân sách hàng trăm tỷ đồng phân cấp cho các trạm y tế xã, phường mua trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác khám chữa bệnh. Ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, ngành y tế cũng tổ chức cho bác sĩ ở BV tuyến thành phố tập huấn cho nhân viên y tế tuyến dưới về công tác khám chữa bệnh ban đầu, xử lý tại chỗ các ca bệnh nặng, biến chứng. Ngành cũng cho bác sĩ tuyến trên luân phiên công tác có thời hạn tại BV quận huyện, phường xã, hỗ trợ chuyên môn và chuyển giao kỹ thuật… Đặc biệt, để triển khai giảm tải có hiệu quả, ngành y tế đã đẩy mạnh phát triển hệ thống bác sĩ gia đình của các BV quận huyện và trạm y tế. Nhờ đó đã đạt được nhiều kết quả khả quan với 117.217 lượt khám (113.993 lượt tại các BV quận huyện và 3.224 lượt tại các trạm y tế). Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Tấn Bỉnh-Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, khẳng định: “Nếu khoảng 70% bệnh nhân hiện nay chuyển về điều trị tại tuyến y tế cơ sở thì sẽ giảm tải được rất nhiều cho BV tuyến cuối. Một khi vấn đề quá tải BV được giải quyết, các bác sĩ BV tuyến cuối sẽ có đủ sức lực, thời gian nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân”.

4.200 tỷ đồng phát triển y tế đến 2020

Với những mục tiêu trên, ngay trong 6 tháng đầu năm 2014, hoạt động giảm tải của ngành y tế TP.HCM đã gặt hái được nhiều kết quả khả quan như: Cử biệt phái 59 bác sĩ BV tuyến thành phố đến làm việc tại 12 BV tuyến quận, huyện với thời gian công tác từ 1 - 3 năm; tổ chức 117 lớp tập huấn, đào tạo cho 667 lượt học viên và đã chuyển giao 39 kỹ thuật. Đặc biệt, triển khai khám, chữa bệnh 50.149 lượt bệnh nhân trong đó phẫu thuật tại chỗ cho 1.045 bệnh nhân không cần phải chuyển viện. Các BV quận, huyện đã thực hiện được một số kỹ thuật như: Mổ bắt con, mổ thai ngoài tử cung, phẫu thuật viêm ruột thừa cấp, phẫu thuật búi trĩ bằng Longo, phẫu thuật dò hậu môn, gãy xương đòn... mà không cần sự can thiệp của BV tuyến trên. Để phát triển ngành y tế TP.HCM trở thành 1 trong 9 ngành dịch vụ chất lượng cao, mới đây UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 1865/QĐ-UBND phê duyệt đề án quy hoạch phát triển ngành đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Theo đó, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ở giai đoạn 1 phải đạt 14.961 bác sĩ, 7.181 dược sĩ, 24.938 điều dưỡng và ở giai đoạn 2 đạt 21.984 bác sĩ, 8.244 dược sĩ, 32.976 điều dưỡng. Ông Huỳnh Công Hùng-Trưởng ban Văn hóa Xã hội, HĐND TP.HCM, cho rằng đề án quy hoạch phát triển y tế phải gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trong đó, yêu cầu cấp thiết là thực hiện giảm quá tải BV, đảm bảo phát triển nguồn nhân lực có y đức, tận tụy phục vụ người bệnh, đủ yêu cầu về số lượng, chất lượng. Ngoài ra phải xây dựng mạng lưới y tế rộng khắp từ tuyến cơ sở đến thành phố mang tính chuyên sâu, phát triển mạng lưới vận chuyển cấp cứu chuyên nghiệp, góp phần thực hiện hiệu quả việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân.

Afamily

Vui tay bắt ốc sên để ăn: 1 người chết, 1 người sống thực vật

Viện nhiệt đới TP HCM vừa tiếp nhận một số trường hợp mắc bệnh viêm màng não do ký sinh trùng mà nguyên nhân do người bệnh ăn ốc sên.

Nguy kịch đến tử vong vì ốc sên

Mới đây, em L.H.Đ (9 tuổi, ngụ Q.8, TP.HCM) đã bị viêm màng não do ký sinh trùng ngụ trong ốc sên tấn công và đang được điều trị tại bệnh viện Nhiệt Đới tại TP HCM. Nguyên nhân là do trước đó, Đ. bắt ốc sên (có người còn gọi là ốc ma) bò gần nhà nướng ăn. Đ. vào viện trong tình trạng sốt cao liên tục, nôn ói, đau đầu dữ dội... Kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhi này nhiễm ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis - một loại ký sinh trùng ngụ trong ốc sên. Được biết đây không phải là lần đầu tiên bênh viện Nhiệt Đới TP HCM tiếp nhận trường hợp nhập viện trong trình trạng nguy kịch do ăn ốc sên. Trước đó, bé H (8 tuổi, ngụ Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) cũng bị viêm màng não do ăn ốc sên nướng sơ sài. Theo lời kể của gia đình, ở ao gần nhà có nhiều ốc nên H. lội xuống bắt ốc lên nướng ăn. Hai ngày sau, bé H. có biểu hiện sốt, nhức đầu, được người nhà đưa đến khám tại nhiều cơ sở y tế nhưng không phát hiện ra bệnh. Sau đó, bé H được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM. Một trường hợp khác nhiễm ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis phải sống thực vật một thời gian dài là bệnh nhân L.T.Đ - sinh viên một trường kỹ thuật trú tại Tiền Giang. Trước đó, Đ. cùng bạn ngồi nhậu, thấy ốc sên bò ngoài sân nên bắt vào nướng. Sau khi nhậu xong, cả hai đã bị ký sinh trùng tấn công lên não gây hôn mê. Bạn của Đ. may mắn đã bình phục. Còn Đ. vốn là thanh niên cao to sau khi bị bệnh, Đ. trở nên xanh xao, mắt lờ đờ, không nhận ra người thân của mình và sống đời sống thực vật. Trường hợp tử vong được kể đến như trường hợp nữ bệnh nhân T.T.N. (47 tuổi, ngụ H.Châu Đốc, tỉnh An Giang). Bà tử vong sau 10 ngày nhập viện. Bà T.T.N mắc bệnh đau dạ dày, nghe người quen chỉ cách ăn ốc sên để trị bệnh này. Sau mấy ngày ăn ốc sên, bệnh nhân này bị đau đầu dữ dội, từ từ rơi vào hôn mê và mất cả tri giác. Kết quả xét nghiệm cho thấy bà bị nhiễm KST từ ốc sên.

Vì sao ốc sên có thể gây mất mạng

Đánh giá chung từ các bệnh viện, bệnh nhân viêm màng não thường nhập viện với 2 nguyên nhân chủ yếu là ăn ốc sên để chữa bệnh và dùng ốc sên làm thực phẩm (thường là làm mồi nhậu). Theo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, Angiostrongylus cantonensis là loại giun tròn sống ký sinh ở động mạch phổi của chuột, trứng giun theo phân chuột ra ngoài sống ký sinh trên các loại ốc trên cạn và dưới nước, hoặc cua tôm, biến thành ấu trùng giai đoạn 3. Người bị nhiễm khi ăn phải ốc, cua, tôm nấu không chín hoặc ăn phải rau sống bị con sên Limace có chứa ấu trùng bò lên, ấu trùng có thể bám vào lá rau. Khi vào đến ruột non, ấu trùng sẽ đi xuyên qua thành ruột vào máu, thường đi lên màng não gây bệnh cảnh viêm màng não nước trong. Ngoài ra, ấu trùng còn chui vào ổ mắt, nằm lại trong dịch tiền phòng ở nhãn cầu gây tăng áp lực nhãn cầu, mù mắt. Bệnh viêm màng não nước trong hay xảy ra ở bệnh nhân có tiền sử ăn nhậu thuỷ sản sống như ốc bươu, ốc sên, ốc trên cạn, cua, tôm… hoặc ăn rau sống. Ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đa số bệnh nhân khi nhập viện thường khai rằng đã ăn ốc bươu tái chanh hoặc ốc bươu nấu không chín trong các bữa nhậu.

 

Ngày 18/07/2014
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích