Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 7 1 0 7
Số người đang truy cập
3 8 0
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hỏi chuyện bệnh nhân đang chen chúc ngồi chờ khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy (Nguồn ảnh:baodatviet.vn)
Điểm báo về các thông tin liên quan đến y tế ngày 12/7 và 13/7 năm 2014

An ninh thủ đô

Bộ trưởng Bộ Y tế thị sát bệnh viện: Người bệnh đã “dễ thở” hơn

Ngày 11-7, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có buổi kiểm tra, làm việc với BV K TƯ cơ sở Tân Triều và BV Nội tiết TU cơ sở Tứ Hiệp là 2 BV đã từng có thời kỳ quá tải lớn nhất khu vực phía Bắc.

Quá tải đã giảm

Từng bị xếp ở tốp đầu các bệnh viện bị người dân kêu ca nhiều nhất thế nhưng đến nay, sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện K cơ sở 3 tại Tân Triều (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã có nhiều thay đổi. Người bệnh vẫn còn phải nằm ghép nhưng đã thoải mái hơn vì phòng rộng, thoáng, sạch. Sáng 11-7, khi Bộ trưởng Bộ Y tế đến kiểm tra khu vực khám bệnh nhiều bệnh nhân được hỏi đã khen ngợi các biện pháp giảm tải mà BV thực hiện. Giám đốc BV K cho biết, nếu như tại cơ sở 1 của Bệnh viện K ở phố Quán Sứ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trước đây, tình trạng người bệnh phải nằm ghép 3-4 người/ giường rất phổ biến thì từ khi cơ sở 3 tại Tân Triều đi vào hoạt động, tình trạng quá tải đã giảm được khoảng 70%. Tương tự, khi BV Nội tiết đi vào hoạt động từ cuối năm 2012 đến nay, đa số người bệnh đến bệnh viện này đã được nằm mỗi người một giường, buồng bệnh sạch sẽ, một số khoa đã có buồng bệnh có phòng vệ sinh khép kín. Đặc biệt khu vực khám bệnh được bổ sung trang thiết bị (ghế ngồi chờ, quạt, điều hòa, bảng chỉ dẫn…); phòng khám bệnh, bàn khám được tăng thêm. Qua phản ánh từ hệ thống đường dây nóng của bệnh viện cũng như khảo sát của chúng tôi tại bệnh viện khi cùng Bộ trưởng Bộ Y tế đến kiểm tra vào sáng 11-7 cho thấy, thái độ ứng xử của cán bộ, nhân viên y tế ở đây đã được cải thiện đáng kể. Tại cả 2 bệnh viện này, Bộ trưởng Bộ Y tế đều đánh giá rất cao nỗ lực của bệnh viện trong việc giảm tải. “Tôi từng đến thăm cơ sở 1 của BV K, thấy 4 người bệnh được xếp chung một giường, 2 người nằm truyền hoá chất, 2 người ngồi đợi. Chỗ chật chội, bệnh nhân quá đông, chỉ đứng 5-10 phút đã thấy thiếu ôxy trầm trọng. Còn hiện giờ tại cơ sở 3, bệnh nhân dù vẫn còn phải nằm ghép nhưng thoáng, thoải mái hơn, không còn phải ngồi truyền hóa chất nữa”.

Thủ tục phải đơn giản hơn

Tại buổi kiểm tra ở Bệnh viện K cơ sở 3, khi được hỏi về thủ tục khám chữa bệnh có thuận tiện hay không và thái độ phục vụ của nhân viên y tế ra sao, nhiều bệnh nhân đã phản ánh thẳng thắn với báo chí và Bộ trưởng Bộ Y tế về những phiền hà mà họ gặp phải. Bệnh nhân Đỗ Xuân Viên (60 tuổi, ở Thanh Hóa) phàn nàn về việc ông có giấy hẹn của bệnh viện tháng 7 ra điều trị lại nhưng ông phải chờ đợi đến nay đã một tuần rồi mà chưa được nhập viện. “Tôi thấy thủ tục ở bệnh viện khá phiền hà, đề nghị Bộ trưởng chỉ đạo nghiên cứu cải cách hành chính để người bệnh đỡ khổ” – ông Đỗ Xuân Viên nói. Một số bệnh nhân khác cũng phản ánh về việc họ không được thầy thuốc giải thích cặn kẽ về các thủ tục chuyển viện, nhập viện dẫn đến phải chạy đi chạy lại nhiều lần, mất thời gian chờ đợi. Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, mặc dù ngành y tế đang nỗ lực rút ngắn các quy trình khám chữa bệnh để góp phần giảm tải nhưng trên thực tế tại một số bệnh viện lại nảy sinh những quy định “tự phát”, tự vẽ thêm nhiều thủ tục. Điều này khiến người bệnh vừa mất thời gian chờ đợi vừa phát sinh thêm chi phí khác, gây thiệt hại kinh tế. Chẳng hạn như việc một số bệnh viện bắt người bệnh theo diện khám bảo hiểm y tế phải photo giấy chuyển viện và thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh. Những quy định như thế là gây phiền hà và làm phức tạp thêm cho người dân”.

Đường dây nóng đã giúp “trong sạch hóa” thầy thuốc

Qua kiểm tra 2 bệnh viện nói trên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận xét, đường dây nóng đang trở thành công cụ giám sát hữu hiệu. Với việc đẩy mạnh hoạt động của đường dây nóng y tế, Bộ này đang thể hiện rõ quyết tâm “làm mạnh” để “trong sạch hóa” đội ngũ thầy thuốc. Cũng qua các thông tin từ đường dây nóng y tế, Bộ Y tế sẽ kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp, làm mất hình ảnh người thầy thuốc.

Tuổi trẻ

Bệnh tuyến dưới chữa được dứt khoát không chuyển tuyến trên

Ngày 11-7, Bộ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu đoàn công tác đã thăm và kiểm tra giảm quá tải, cải cách hành chính tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều và Bệnh viện Nội tiết cơ sở Tứ Hiệp (Hà Nội). Ông Bùi Diệu, giám đốc Bệnh viện K, cho biết để thực hiện đề án giảm tải, bệnh viện đã đưa cơ sở Tân Triều vào hoạt động với đầy đủ trang thiết bị; rút ngắn thời gian khám, điều trị, rút ngắn thời gian làm các xét nghiệm cận lâm sàng... Hiện nay bệnh viện đã giảm gần 70% số người bệnh nằm ghép giường, quy trình khám chữa bệnh giảm từ 6-7 bước xuống còn năm bước... Tại Bệnh viện Nội tiết, ông Đỗ Trung Thành - phó giám đốc - cho hay bệnh viện đã đạt được một số thành công trong giảm tải như đa số người bệnh được nằm mỗi người một giường, giảm tình trạng nằm ghép. Tỉ lệ giường bệnh có người bệnh nằm ghép/tổng số gường bệnh thực tế là 6-7%, trước đây tỉ lệ này là 20-30%. Thời gian chờ khám trung bình một bệnh nhân từ 2-3 giờ, rút ngắn hơn so với yêu cầu khoảng một giờ. Sau khi nghe các bệnh viện báo cáo, bà Tiến đề nghị để thực hiện giảm tải ở các bệnh viện tuyến trên cần tăng cường các bệnh viện vệ tinh như bệnh viện Nghệ An, Bắc Ninh, Ninh Bình, Lào Cai, Phú Thọ... Các bệnh như ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung bệnh viện tuyến dưới làm được, dứt khoát giải quyết ở tuyến dưới. Nơi nào cảm thấy đông, cảm thấy thiếu máy xạ trị để bớt chuyển lên trên thì dồn tiền mua máy xạ trị. Bà Tiến cho biết sắp tới sẽ lấy chỉ số đánh giá bệnh viện vệ tinh bằng tỉ lệ chuyển bệnh viện từ tuyến dưới lên tuyến trên giảm, nếu không giảm sẽ không công nhận vệ tinh mà ngược lại: hạ bậc.

Gần 16 triệu người chết sớm vì bệnh không lây nhiễm

Bất chấp các tiến bộ của y học cũng như nỗ lực của các nước, tỉ lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm (NDC) như bệnh tim, ung thư, tiểu đường… vẫn gia tăng và ở mức quá cao, theo báo cáo ngày 10-7 của WHO. Báo cáo cho biết mỗi năm có 38 triệu người chết, trong đó có 28 triệu người ở các nước đang phát triển, và gần 16 triệu người chết sớm vì NCD (tức chết trước 70 tuổi). Tính từ năm 2000, số ca tử vong do NCD gia tăng trên phạm vi toàn cầu và ở tất cả khu vực, đa số là ở Đông Nam Á và tây Thái Bình Dương. "Các ca tử vong sớm này phần lớn có thể ngăn ngừa được nếu các chính phủ thực hiện những biện pháp đơn giản để làm giảm các yếu tố nguy cơ gây NCD và xây dựng hệ thống y tế đủ để đối phó với NCD", báo cáo cho biết. Báo cáo cũng nhấn mạnh đến sự cấp thiết của việc tăng cường hành động nhằm chống lại NCD. Báo cáo được công bố tại hội nghị diễn ra hai ngày 10, 11-7 tại trụ sở Liên Hiệp Quốc với sự có mặt của các lãnh đạo thế giới, nhằm xem xét và đánh giá cấp cao về tiến trình chống NCD và hảo luận các biện pháp nhằm giảm thiểu gánh nặng của NCD. Theo tài liệu của WHO, các bệnh không lây nhiễm phổ biến có chung bốn yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá, thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu-bia và chế độ ăn không hợp lý. Bệnh không lây nhiễm có thể được giảm đáng kể với hàng triệu người được cứu sống và những đau đớn do bệnh tật có thể tránh được thông qua giảm thiểu những yếu tố nguy cơ và tăng cường hệ thống y tế, tập trung vào tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu để quản lý và chăm sóc cho người đã mắc NCD. Ở Việt Nam, WHO ước tính năm 2008 có 430.000 tử vong vì NCD, chiếm 75% tổng số tử vong. Trong đó, tử vong do bệnh tim mạch chiếm 40%, ung thư 14%, bệnh đường hô hấp mạn tính 8% và tiểu đường 3%.

Hà Nội mới

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra tình hình giảm tải tại bệnh viện tuyến trung ương

Ngày 11-7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Đề án giảm tải bệnh viện (BV) tại 2 BV lớn trên địa bàn Thủ đô là BV Nội tiết trung ương - cơ sở 2 và BV K - cơ sở 3. Thông tin cho thấy, từ tháng 5-2014, BV K đã chuyển 8 khoa điều trị cùng toàn bộ các phòng chức năng và khoa xét nghiệm từ cơ sở 1 (phố Quán Sứ, Hoàn Kiếm) và cơ sở 2 (Tam Hiệp, Thanh Trì) đến cơ sở 3 (Tân Triều, Thanh Trì). Sau gần 2 tháng hoạt động, BV K - cơ sở 3 tại Tân Triều đã bố trí được 700 giường bệnh, điều trị cho hơn 2.000 bệnh nhân, trong đó thường xuyên có hơn 1.000 bệnh nhân nội trú, góp phần giảm tải 70% cho cơ sở 1 và 2.. Bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 19-11-2012, BV Nội tiết trung ương - cơ sở 2 (Tứ Hiệp) đã thành lập thêm một số khoa mới, tận dụng diện tích để tăng thêm giường bệnh. Hiện nay, chỉ còn 7% số bệnh nhân phải nằm ghép, giảm 10 lần so với trước. Bộ trưởng Bộ Y tế ghi nhận nỗ lực giảm tải và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của 2 cơ sở y tế. Tuy nhiên, Bộ trưởng lưu ý BV K cần tăng cường công tác tư vấn cho bệnh nhân; nhanh chóng hoàn tất thủ tục mua thêm máy xạ trị để rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Với BV Nội tiết trung ương, điều cần là cải thiện thái độ phục vụ, cách ứng xử với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nhằm thay đổi hình ảnh trước kia. Bộ Y tế sẽ tiếp tục xem xét điều chỉnh giá viện phí theo hướng tính đúng, tính đủ và triển khai các giải pháp cần thiết để các BV có thêm điều kiện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Nhập hàng trăm nghìn liều vắc xin tiêm chủng dịch vụ

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có thông báo về việc nhập khẩu một số loại vắc xin phục vụ nhu cầu tiêm chủng dịch vụ. Theo đó, ngày 23-6, Công ty cổ phần (CP) Dược, mỹ phẩm, may và Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và thương mại Hồng Thúy đã nhập khẩu 27 nghìn liều vắc xin "5 trong 1". Dự kiến từ nay đến tháng 9 tới, hai công ty này sẽ nhập thêm 45 nghìn liều vắc xin "5 trong 1". Với vắc xin "6 trong 1", vào ngày 15-8 tới Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn sẽ nhập khẩu 100 nghìn liều. Ngoài ra, Công ty CP Dược liệu trung ương 2 đã nhập về 28.366 liều vắc xin thủy đậu, trong tháng 8 và 9-2014 sẽ nhập thêm 135 nghìn liều nữa. Công ty TNHH một thành viên Vắc xin và sinh phẩm số 1 cũng sẽ nhập khẩu 10 nghìn liều vắc xin thủy đậu vào ngày 15-7. Trước tình hình bệnh viêm não Nhật Bản có diễn biến phức tạp, ngành y tế bảo đảm cung ứng đủ vắc xin tiêm phòng, đáp ứng nhu cầu tiêm chủng mở rộng và tiêm dịch vụ.

Thanh niên

Đưa ra khỏi ngành những nhân viên vi phạm y đức

Ngày 11.7, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến có buổi kiểm tra về công tác giảm tải tại bệnh viện (BV) K T.Ư cơ sở 3 (Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) và BV Nội tiết T.Ư cơ sở 2 (Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội). Đây là hai trong các đơn vị từng đứng đầu về quá tải trong số các BV công trên cả nước. Sau gần 2 tháng chính thức đi vào hoạt động, cơ sở 3 tại Tân Triều hiện có 700 giường bệnh, điều trị cho hơn 2.000 bệnh nhân, trong đó thường xuyên có hơn 1.000 bệnh nhân nội trú, góp phần giảm tải 70% cho cơ sở 1 và 2. Tuy nhiên, tại cơ sở 3 Tân Triều vẫn chưa được trang bị máy xạ trị nên vẫn còn tình trạng người bệnh dồn về cơ sở 1, khiến bệnh nhân xạ trị chưa thuận lợi điều trị. Bộ trưởng Tiến đã nhận được phản ánh của bệnh nhân Đỗ Xuân Viên (ở Thanh Hóa) đề nghị cải cách hành chính để người bệnh đỡ khổ. Bản thân ông được hẹn tái khám nhưng chờ một tuần mà chưa được nhập viện. Tại BV Nội tiết T.Ư cơ sở 2 (Tứ Hiệp) hiện còn 7% số bệnh nhân phải nằm ghép, giảm 10 lần so với trước. Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các BV đơn giản hóa hơn nữa thủ tục hành chính; nhân viên tiếp nhận, hướng dẫn làm hồ sơ khám chữa bệnh phải ký xác nhận để sau này quy rõ trách nhiệm, tránh tình trạng gây phiền hà, nhũng nhiễu với bệnh nhân. Bộ trưởng cũng yêu cầu hai BV tăng cường tiếp nhận thông tin phản ánh của bệnh nhân thông qua đường dây nóng và thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của thầy thuốc với bệnh nhân; kiên quyết xử lý và đưa ra khỏi ngành những cán bộ, nhân viên y tế vi phạm về y đức.

Phẫu thuật tim nội soi

Việc áp dụng thành công kỹ thuật mổ tim có hỗ trợ nội soi đã giúp nâng cao chất lượng điều trị, giảm các biến chứng cho người bệnh. Mới đây, Trung tâm tim mạch - Bệnh viện E (Hà Nội) đã tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị Đ. (35 tuổi quê Vĩnh Phúc) vào viện trong tình trạng cấp cứu phù phổi cấp, khó thở rất nặng, suy tim. Siêu âm tim phát hiện bệnh nhân bị u nhầy nhĩ trái. Khối u lớn di động mạnh, kích thước lớn, bịt kín gần hết lỗ van hai lá. “Với tình trạng này, bệnh nhân có chỉ định mổ cấp cứu. Nếu không được mổ kịp thời khối u vỡ ra gây tắc mạch não, tử vong”, PGS-TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Trung tâm tim mạch cho biết. Bệnh nhân Đ. đã được thực hiện cắt u nhầy qua đường mở ngực với sự hỗ trợ của nội soi. Với phương pháp này, đường mổ nhỏ 4 cm, ít xâm lấn, bệnh nhân sớm bình phục hơn, ít các tai biến, giảm đau, giảm thời gian. “Trước lúc vào viện tôi cảm giác như mình không sống được bao lâu nữa vì phải ngồi để thở, khi nằm xuống là nghẹt thở. Nhưng sau cuộc mổ này tôi thấy mình sống lại”, bệnh nhân Đ. chia sẻ. Với trường hợp này, mặc dù thể trạng rất yếu trước mổ, nhưng sau mổ một tuần bệnh nhân bình phục, đủ điều kiện ra viện. Theo TS Thành, phẫu thuật tim hỗ trợ nội soi hiện đã được áp dụng cho các bệnh lý: cắt u nhầy trong tim, vá thông liên nhĩ, thay van tim. TS Thành cho biết trước đây với trường hợp thay van tim 2 lá cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ phải mổ mở. Với mổ mở, bệnh nhân chịu vết mổ dài (khoảng 20 cm) do bệnh phải cưa xương ức. Sau mổ, xương ức của bệnh nhân được khâu lại bằng chỉ thép. Phẫu thuật mở không chỉ để lại sẹo rất lớn mà người bệnh cũng chịu đau đớn nhiều hơn; thời gian hồi phục lâu, nguy cơ nhiễm trùng cao. Có những trường hợp sau nhiều năm phẫu thuật, chỉ kim loại khâu xương ức bị gỉ hoặc đứt, gây đau tại vùng sẹo mổ. Phương pháp mổ nội soi khắc phục được những hạn chế của mổ mở. Bệnh nhân không phải cưa xương ức, tránh được những biến chứng viêm xương ức và hạn chế mất máu khi mổ. Ngoài ra vết mổ nhỏ hơn rất nhiều (4 - 6 cm); thời gian nằm viện cũng ngắn hơn, khoảng 5 - 7 ngày là được xuất viện. Sau hơn một năm thực hiện, đã có hơn 1.000 ca phẫu thuật tim hỗ trợ nội soi được thực hiện cho kết quả tốt. Tại Trung tâm tim mạch - Bệnh viện E, kỹ thuật này được áp dụng thường quy với phòng mổ riêng biệt.

HIV tái phát sau gần 2 năm biến mất

Các bác sĩ Mỹ vừa phát hiện sự sinh sôi trở lại của HIV ở bệnh nhân được cho là đã hoàn toàn khỏi bệnh. Kết quả xét nghiệm ở bé gái 4 tuổi tại Mississippi, một trong hai ca được cho là chữa khỏi HIV/AIDS, cho thấy sự tái xuất của vi rút chết người trong máu, theo BBC. Đây là một diễn biến đầy bất ngờ, vì bệnh nhân đã hoàn toàn không còn HIV trong lần chẩn đoán hồi tháng 3, dù không được điều trị bằng thuốc trong gần 2 năm. Tin tức mới là một bước lùi trong nỗ lực tìm kiếm các điều trị căn bệnh thế kỷ, với hy vọng có thể trị sạch HIV nếu can thiệp sớm sau khi bệnh nhân chào đời. Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Bệnh Dị ứng và Truyền nhiễm quốc gia của Mỹ, bày tỏ thất vọng trước sự xuất hiện trở lại của HIV ở bệnh nhân được đặt biệt danh là “bé gái Mississippi”. Thuốc chống HIV/AIDS có thể kiểm soát được vi rút trong máu, nhưng HIV có những địa điểm lẩn trốn hết sức hiệu quả, như trong ruột và não. Nếu ngưng điều trị, vi rút lại chui ra khỏi nơi ẩn nấp và bắt đầu "công cuộc" tàn sát bạch cầu.

Hàng ngàn bệnh nhi tim bẩm sinh được phẫu thuật miễn phí

Sáng qua 12.7, Bệnh viện (BV) Tim Tâm Đức (Q.7, TP.HCM) đã long trọng tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng ba. Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2006, BV Tim Tâm Đức đã trở thành niềm hy vọng mới cho hàng ngàn bệnh nhân cần mổ, thông tim, điều trị loạn nhịp, điều trị nội khoa tại TP.HCM và các tỉnh lân cận. Đến năm 2014, BV đã điều trị cho hơn 6.000 lượt ngoại trú, hơn 300.000 lượt nội trú, 20.000 lượt cấp cứu hồi sức tim mạch, phẫu thuật hơn 7.000 trường hợp, trong đó gần 5.000 trẻ em với tỷ lệ thành công đạt 98%. Không chỉ là BV chuyên khoa tim kỹ thuật cao, mổ được hầu hết các bệnh tim mạch, đây còn là nơi tin cậy cho các bệnh nhân nghèo, đặc biệt là trẻ em bị tim bẩm sinh. Trong thời gian qua, BV đã phối hợp với Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM, các tổ chức từ thiện... mổ cho 4.500 bệnh nhi tim bẩm sinh (chiếm 61% tổng số bệnh nhân được mổ tại BV) với tổng số tiền tài trợ lên đến 300 tỉ đồng.

Kiểm soát dược liệu cổ truyền

Sở Y tế TP.HCM ngày 12.7 cho biết nhằm kiểm soát, giám sát chất lượng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, từ nay đến hết tháng 8, Sở sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát một số cơ sở. Theo đó, các thành viên của Sở Y tế sẽ đến làm việc với các viện y dược học dân tộc, các bệnh viện có chuyên khoa y học cổ truyền. Nội dung làm việc tập trung vào công tác khám chữa bệnh bằng đông y, vườn thuốc mẫu; công tác đấu thầu dược liệu. Ngoài ra, Sở cũng sẽ triển khai lấy mẫu dược liệu, vị thuốc cổ truyền ngẫu nhiên tại các cơ sở kinh doanh dược liệu trên địa bàn thành phố, đưa về Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm TP để kiểm tra.

Nhân dân

Tập trung đào tạo, chuyển giao công nghệ cho các bệnh viện tuyến dưới

Ngày 11-7, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng dẫn đầu đã có buổi làm việc tại BV K (cơ sở Tân Triều); BV Nội tiết T.Ư (cơ sở Tứ Hiệp) nhằm đánh giá kết quả thực hiện Đề án giảm quá tải BV. Bộ trưởng Y tế yêu cầu hai bệnh viện nêu trên tiếp tục cải tiến quy trình khám, chữa bệnh; giảm thiểu thời gian khám, điều trị cho người bệnh; phối hợp bảo hiểm xã hội từng bước cải cách thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ, hóa đơn, chứng từ trong thanh toán bảo hiểm y tế; xây dựng nhà lưu trú cho người nhà người bệnh để hướng tới mô hình khép kín trong chăm sóc và điều trị. Các bệnh viện tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện vệ tinh tuyến tỉnh, thành phố, nhất là tập trung đào tạo chuyên khoa một, chuyên khoa hai. Đồng thời, thực hiện tốt việc tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân qua đường dây nóng, cũng như kiên quyết xử lý những cá nhân, tập thể vi phạm các quy định của ngành...

Xác minh, làm rõ trường hợp sản phụ và thai nhi chết ở Thừa Thiên-Huế

Ngày 11-7, Bộ Y tế có công văn yêu cầu Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên - Huế và Bệnh viện T.Ư Huế khẩn trương xác minh trường hợp sản phụ Lê Thị Thu (43 tuổi ở xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế) và thai nhi chết ngày 9-7. Theo phản ánh, sản phụ đến khám thai tại Bệnh viện TP Huế và có lịch hẹn khám lần kế tiếp, nhưng chưa đến ngày hẹn, gia đình đưa chị Thu đến Bệnh viện TP Huế và đề nghị cho chuyển lên tuyến trên do quá ngày sinh, nhưng các bác sĩ ở đây không đồng ý. Sáng 9-7, chị Thu được đưa đến bệnh viện trong tình trạng đau bụng nghi chuyển dạ sinh và chỉ định sinh thường. Sau bốn tiếng trong phòng sinh, người nhà được thông báo phải chuyển lên tuyến trên trong tình trạng xấu. Mặc dù đã được Bệnh viện T.Ư Huế cứu chữa nhiệt tình nhưng đến khoảng 22 giờ cùng ngày, sản phụ và thai nhi đã chết. Gia đình đã yêu cầu cơ quan công an và giám định pháp y tỉnh Thừa Thiên-Huế khám nghiệm tử thi, làm rõ nguyên nhân gây tử vong. Trong khi chờ kết luận chính thức của cơ quan chức năng, Bộ Y tế đề nghị Bệnh viện T.Ư Huế phối hợp Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên-Huế sớm họp hội đồng chuyên môn đánh giá về quá trình tiếp đón, theo dõi, chăm sóc và xử trí của các bệnh viện liên quan cũng như việc chuyển tuyến đối với sản phụ Lê Thị Thu.

Nông thôn ngày nay

70 đoàn bác sĩ quân y về với cộng đồng

Ngày 11.7, đại tá Lê Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Dân vận (Bộ Quốc phòng) cho biết, từ 15.7 đến hết tháng 9.2014, 70 đoàn bác sĩ – chiến sĩ quân đội sẽ đến với các địa phương khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên 63 tỉnh, thành phố để khám chữa bệnh cho đồng bào. Các đoàn sẽ tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí, mổ mắt cho người bị đục thủy tinh thể, mổ tim cho trẻ em nghèo, thăm hỏi tặng quà các gia đình chính sách, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, tặng trang bí y tế cho các cơ sở y tế quân dân y… Theo đại tá Tuấn, ước tính có khoảng 70.000 người dân được thụ hưởng từ các hoạt động của chương trình.

Hà Nội: Hai bệnh viện tuyến T.Ư đã bớt quá tải

Ngày 11-7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đoàn kiểm tra đến làm việc với Bệnh viện K T.Ư cơ sở 3 Tân Triều và Bệnh viện Nội tiết cơ sở Tứ Hiệp (Hà Nội). Đây là 1 trong 2 bệnh viện từng có tình trạng quá tải rất nặng nề, bệnh nhân phải nằm ghép 3-4 người/ giường. Tuy nhiên, cả 2 bệnh viện này đều đã có cải thiện đáng kể. Bệnh viện K Tân Triều hiện đang có 700 giường bệnh, điều trị cho hơn 2.000 bệnh nhân, trong đó thường xuyên có hơn 1.000 bệnh nhân nội trú, giảm tải 70% cho cơ sở 1 và 2. Tuy nhiên, vẫn còn một số bệnh nhân phải nằm ghép 2 người/ giường. Bệnh viện Nội tiết T.Ư đã giảm nằm ghép tới 10 lần so với trước đây, nhưng vẫn còn 7% bệnh nhân phải nằm ghép. Bộ trưởng Y tế yêu cầu hai bệnh viện tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính để giảm phiền hà cho người bệnh.

Pháp luật

Việt Nam đi đầu trong lộ trình thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ

Tại Diễn đàn liên minh các đối tác về sức khỏe phụ nữ và trẻ em diễn ra tại Johannesburg, Nam Phi, Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 quốc gia trên thế giới đang đi đầu trong lộ trình thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về sức khỏe phụ nữ và trẻ em. Diễn đàn liên minh các đối tác về sức khỏe phụ nữ và trẻ em do WHO, Diễn đàn các đối tác về sức khỏe phụ nữ và trẻ em (Partnership's Forum for Materna and Child health) và nước chủ nhà Nam Phi đồng tổ chức vừa diễn ra từ 30/6 - 1/7tại Johanessburg, với mục tiêu tăng cường các nỗ lực trên toàn cầu nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) liên quan đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em, cụ thể là: Giảm tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi; giảm tử vong bà mẹ và tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản. Hội nghị có sự tham gia của hơn 1000 đại biểu đến từ hơn 60 quốc gia trên thế giới, trong đó có các lãnh đạo cấp cao của quốc gia, 27 Bộ trưởng Bộ Y tế của các nước và các bộ ngành liên quan, Tổng Giám đốc WHO, UNFPA, UNICEF, Giám đốc quỹ toàn cầu và các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển trên toàn thế giới. Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến được mời là một trong 5 Bộ trưởng Y tế đã đạt được kết quả ấn tượng trong việc thực hiện MDGs có phần tham luận với chủ đề: “Các yếu tố thành công trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em: Bài học kinh nghiệm từ một số quốc gia thành công trong việc thúc đẩy tiến độ giảm tử vong bà mẹ và trẻ em”. Trong phần tham luận của Việt Nam, Bộ trưởng đã nhấm mạnh đến những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của Việt Nam trong quá trình thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ trong đó có các mục tiêu liên quan đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em, là sự ủng hộ mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ thông qua việc ban hành các chủ trương, chính sách, pháp luật, hỗ trợ bằng các chương tình mục tiêu quốc gia; sự phối hợp chặt chẽ của ngành Y tế với các Bộ, ban, ngành liên quan. Đồng thời tranh thủ hợp tác với các tổ chức quốc tế và xây dựng mạng lưới y tế, nhân viên y tế đến tận thôn, bản. Bằng chứng là trong thời gian qua, Ngành y tế Việt Nam đã triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm tăng cường hệ thống y tế, tăng cường chất lượng dịch vụ, lồng ghép các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu đặc biệt là đối với bà mẹ và trẻ em như: tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng tại cộng đồng,…Tính trong vòng 20 năm, tỷ lệ tử vong bà mẹ giảm hơn 3 lần; tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm hơn 2 lần, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 41% năm 1990 xuống còn 15.3% năm 2013. Bộ trưởng Bộ Y tế tại diễn đàn Phần tham luận của Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam đã được Hội nghị đánh giá cao và Việt Nam được coi là quốc gia điển hình để chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia khác, đặc biệt là với mô hình hợp tác Nam – Nam. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, song Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiểu thách thức, trong đó có sự khác biệt giữa các vùng miền, nhóm dân cư. Chính vì vậy, cần phải nỗ lực hơn nữa để có thể đạt được mục tiêu vào năm 2015, khi quỹ thời gian không còn nhiều. Bên cạnh đó, cần có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính Phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hợp tác đa ngành hiệu quả, chặt chẽ mới có thể đạt được mục tiêu và duy trì thành quả mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua.

Infonet

Hỗ trợ Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng trong khi chờ xác định công - tư

Đến sát giờ bế mạc kỳ họp thứ 10 HĐND TP Đà Nẵng chiều 10/7, tranh luận của các đại biểu về việc UBND TP Đà Nẵng sử dụng ngân sách hỗ trợ Bệnh viện Ung thư mới tạm yên sau phát biểu có tình, có lý của chủ tọa kỳ họp! Tiếp theo phiên thảo luận sáng 9/7 (Infonet đã đưa tin), đến chiều 10/7, các đại biểu HĐND TP Đà Nẵng lại tiếp tục tranh luận khá gay gắt về Tờ trình của UBND TP Đà Nẵng xin chủ trương về cơ chế hỗ trợ, đặt hàng cho Bệnh viện Ung thư (BVUT) Đà Nẵng mà tựu trung vẫn là những vướng mắc khi sử dụng ngân sách để hỗ trợ cho một BV ngoài công lập. Chủ tọa kỳ họp, ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng nêu rõ, BVUT Đà Nẵng trực thuộc Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh TP không phải là BV công nhưng cũng không phải BV tư vì chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền về xác định loại hình. Đây là BV hoạt động phi lợi nhuận nhằm phục vụ bệnh nhân ung thư ở Đà Nẵng, Quảng Nam và miền Trung. Theo báo cáo của UBND TP Đà Nẵng, đến nay tổng ngân sách Nhà nước đầu tư vào BV này là 1.407 tỉ đồng, không kể tiền đất. HĐND TP Đà Nẵng cũng đã có Nghị quyết về sử dụng nguồn thu từ xổ số kiến thiết của TP để đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị cho BVUT. Tuy nhiên sau khi kiểm toán có ý kiến, hiện các ngành chức năng địa phương đang lúng túng về phương thức xử lý việc tiếp tục hỗ trợ cho BV này hoạt động. Ông Trần Thọ cho hay, tập thể Thường trực HĐND TP Đà Nẵng cùng Trưởng các Ban của HĐND TP đã thảo luận, cân nhắc rất kỹ, lắng nghe ý kiến nhiều chiều của ban Kinh tế - Ngân sách, Sở Y tế, Sở Tài chính cũng như lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng. Qua đó xác định, việc thành lập BVUT tại Đà Nẵng là một chủ trương hoàn toàn đúng, rất cần thiết, phù hợp với nguyện vọng của hầu hết người dân TP nói riêng và miền Trung nói chung. Trước đây, người dân Đà Nẵng, Quảng Nam chẳng may mắc bệnh ung thư đều phải “cơm đùm, cơm gói” vào TP.HCM hoặc ra Hà Nội để chạy chữa. Cả dải miền Trung chịu nhiều đau khổ do chiến tranh, thiên tai lại không có BVUT trong khi theo thống kê thì tỉ lệ người bị bệnh ung thư ở khu vực này nhiều hơn các nơi khác. Từ khi BVUT Đà Nẵng ra đời, đi vào hoạt động tháng 1/2013 đến nay, nhiều người dân ở miền Trung bị bệnh ung thư đã đến đây khám chữa bệnh, trong đó có tới 70% bệnh nhân là người Đà Nẵng, Quảng Nam, đỡ tốn kém và phiền hà rất nhiều so với phải đi xa đến hai đầu đất nước. Theo ông Trần Thọ, do BV mới đi vào hoạt động trong những năm đầu, còn rất nhiều khó khăn nên cần phải có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước của TP và cộng đồng doanh nghiệp. Trên thực tế, ngân sách nhà nước cũng đã đầu tư trên 1.400 tỉ đồng và cộng đồng doanh nghiệp từ đó đến nay vẫn tiếp tục hỗ trợ BV này cả về tiền mặt lẫn trang thiết bị. “Thường trực HĐND TP Đà Nẵng thấy rằng, vẫn tiếp tục thực hiện Nghị quyết trước đây của HĐND TP đã thông qua và đang thực hiện về đầu tư xây dựng BVUT. Trong lúc BV còn khó khăn về kinh phí, căn cứ khả năng thu ngân sách của địa phương hàng năm mà UBND TP có hỗ trợ phần nào cho hoạt động của BV!” – ông Trần Thọ nêu. Trước mắt, Thường trực HĐND TP Đà Nẵng đề nghị UBND TP trong năm nay hỗ trợ 20 tỉ đồng để Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh TP và BV chi theo quy định. Việc xác định bao nhiêu giường bệnh và mức chi cho mỗi giường bệnh là bao nhiêu do Hội quyết định. Các ngành chức năng TP có trách nhiệm tư vấn để Hội chi tiêu phù hợp. Đặc biệt ông Trần Thọ nhấn mạnh: “Chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng liên quan phối hợp với BV và Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh TP đề nghị bằng văn bản với cấp có thẩm quyền xác định mô hình hoạt động của BV theo hướng phi lợi nhuận để có cơ chế quản lý phù hợp. Hiện nay Chính phủ đang dự thảo Nghị định về mô hình hợp tác công tư, hy vọng khi được ban hành sẽ rõ vấn đề. Trong khi chờ đợi, UBND TP hoặc cử Sở Tài chính thay mặt cho Ủy ban tham gia Công ty TNHH MTV BVUT Đà Nẵng để quản lý phần vốn ngân sách đưa vào BV này nhằm sử dụng đúng mục đích, phát huy tốt tác dụng”. Trước những phân tích có tình, có lý của ông Trần Thọ, các đại biểu HĐND TP Đà Nẵng đã nhất trí thông qua Tờ trình 5889/TTr-UBND của UBND TP Đà Nẵng về cơ chế hỗ trợ, đặt hàng cho BVUT Đà Nẵng, trước mắt sẽ thực hiện trong 2 năm 2014 – 2015. Kết thúc buổi họp, PV Infonet đã phỏng vấn bác sĩ Phạm Hùng Chiến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng về nhận định của ông đối với quyết định nêu trên của HĐND TP Đà Nẵng. Ông không trả lời trực tiếp mà dẫn nội dung Công văn 6473/BYT-BH của Bộ Y tế về việc giải quyết vướng mắc trong thanh toán BHYT tại BVUT Đà Nẵng do Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyến ký ngày 11/20/2013, trong đó nêu rõ: “Có thể nói BVUT Đà Nẵng là một mô hình BV rất đặc thù, đan xen giữa Nhà nước và tư nhân, hoạt động khám chữa bệnh vì mục đích nhân đạo. Vì vậy, Bộ Y tế đề nghị UBND TP Đà Nẵng xem xét chỉ đạo Sở Y tế chủ trì phối hợp với BHXH TP để tháo gỡ khó khăn của BV và khuyến khích sự tham gia của BV vào việc cung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân miền Trung – Tây Nguyên”. Trước đó, ngày 11/3/2011, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã có công văn số 1212/BYT-KH-TC khẳng định: “BVUT Đà Nẵng do Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng làm chủ đầu tư dự án nhằm kêu gọi nhiều nguồn lực của xã hội đầu tư cho dự án. Đây là một hình thức đầu tư mới, Bộ Y tế ủng hộ và hoan nghênh sự chủ động của UBND TP Đà Nẵng”.

Thịt gà, thịt bò xay, hàu sống - 3 loại thực phẩm "siêu bẩn"

Thật khó tin nhưng một trong những món ăn được coi là "giàu dinh dưỡng" và quen thuộc nhất lại là những món ăn ... bẩn nhất. Dưới đây là 3 món ăn bẩn nhất theo đánh giá của tạp chí sức khỏe Mỹ.

1. Thịt gàThật bất ngờ vì thịt gà, một món ăn tưởng như an toàn và bổ dưỡng thực chất lại đứng đầu bảng những thức ăn "bẩn" nhất tại Mỹ. Theo kiểm tra của Hiệp hội Người tiêu dùng Mỹ tiến hành trên 484 mẫu thịt gà từ các cửa hàng thịt và siêu thị, 42% mẫu thịt gà có chứa khuẩn Campylobacter, 12% mẫu chứa Salmonella. Đây là các loại khuẩn gây ngộ độc và rối loạn tiêu hóa ở người. Các triệu chứng của căn bệnh nhiễm khuẩn campylobacter bao gồm tiêu chảy, đau và quặn thắt ở bụng, sốt và người lờ đờ mệt mỏi.Tuy nhiên, bạn sẽ không thể vì thế mà tẩy chay hoàn toàn món thịt gà. Để hạn chế các vi khuẩn này gây hại, các chuyên gia gần đây lại đưa ra một lời khuyên gây shock nữa: đừng rửa thịt gà khi mua về từ siêu thị để tránh phát tán các loại vi khuẩn, đặc biệt là Campylobacter ra khu vực bếp của bạn. Đồng thời, các món chế biến từ thịt gà phải được chế biến ở nhiệt độ cao, chín kỹ để tránh vi khuẩn gây hại.

2. Thịt bò xayKhi các thanh tra an toàn thực phẩm của Mỹ tiến hành kiểm tra các mẫu thịt bò xay, họ phát hiện ra 53% các mẫu có Clostridium, 30% nhiễm Staphylococcus và vi khuẩn tả.  Đây đều là những nhóm khuẩn gây tiêu chảy ở người, đặc biệt khuẩn Clostridium là loại trực khuẩn cơ hội ký sinh trong ruột rất nguy hiểm. Tuy nhiên, một điểm thú vị là họ đã không hề tìm thấy khuẩn E.coli trong các mẫu thử nói trên. Thịt bò bằm là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn, đặc biệt là các món Âu như hamburger hay spagheti. Cách chống nhiếm khuẩn, không còn giải pháp nào khác, là chế biến thật kỹ và thận trọng khi lựa chọn các khay thịt bò đã được xay sẵn.

3. Hàu sốngNhắc đến hàu sống, hầu hết mọi người nghĩ ngay đến công dụng tuyệt vời của nó đối với "khả năng đàn ông", nhưng đó vẫn chỉ là một tin đồn chưa được kiểm chứng không hơn không kém. Trong khi đó, những hiểm họa từ việc ăn hàu sống lại là điều đã được các nhà khoa học chứng minh. Trong hàu sống, có hàng loạt các loại vi khuẩn nguy hiểm như Campylobacter gây bệnh nhiễm khuẩn Campybacter (hay còn gọi là bệnh nhiễm khuẩn huyết), Vibrio gây viêm ruột, ảnh hưởng từ từ và lâu dài đến sức khỏe con người. 9% hàu tươi bị phát hiện nhiễm khuẩn tả, nhưng đó chưa phải là tất cả, các nhà khoa học của trường Đại học Arizona cho biết 100% hàu sống đều có nhiễm khuẩn E.coli. Tuy nhiên, cách tránh các hiểm họa từ hàu tươi lại khá đơn giản: hãy từ bỏ sở thích ăn hàu sống. Thay vào đó, hàu nướng phomai hay hàu nướng mỡ hành sẽ giúp bạn có một bữa ăn ngon miệng, giàu dinh dưỡng và an toàn hơn nhiều, đặc biệt là đối với trẻ em. (lược dịch từ nguồn tin đăng trên tạp chí Men Health của Mỹ). 

Gia đình xã hội

Giải mã công dụng bài thuốc bí truyền khắc tinh bệnh phong, vảy nến

Đó là bài thuốc có cái tên rất lạ “sát độc hoàn”, được sáng tạo năm 1945 từ một gia đình có truyền thống bốc thuốc cứu người ở Bình Định hiện vẫn được hậu duệ của gia đình ấy sử dụng để cứu chữa bệnh nhân trong một phòng khám nhỏ nằm ở xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Phòng khám ấy từng là điểm đến an toàn của các bệnh nhân phong, chàm, tổ đỉa… với bài thuốc tuy chỉ gồm vỏn vẹn hai dược vị đơn giản nhưng vô cùng hiệu nghiệm.

Bài thuốc từ củ ráy tía

Người sở hữu bài thuốc “sát độc hoàn” nổi tiếng trên là lương y Nguyễn Văn Long (69 tuổi) ở xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Theo đồng nghiệp của lương y Long ở Hội Đông y tỉnh Khánh Hòa thì ông là người đặt nền móng đầu tiên cho sự nghiệp phát triển Đông y trên địa bàn huyện Cam Lâm này. Trong đó “sát độc hoàn” là một trong những bài thuốc quan trọng làm nên tên tuổi của thầy thuốc Nguyễn Văn Long trong suốt mấy chục năm qua. Trò chuyện với chúng tôi, với giọng nói nhẹ nhàng và tình cảm, lương y Long chia sẻ: “Nơi duy nhất tôi làm việc là trạm y tế xã Cam An Nam. Tôi đã chữa trị hiệu quả cho nhiều bệnh nhân bị các bệnh như phong bạc, chàm, vảy nến... Tôi muốn người đời sau biết được bài thuốc này để nó không bị thất truyền và có thể cứu chữa thêm cho nhiều bệnh nhân khác”. Trò chuyện với chúng tôi khi phòng khám của ông không lúc nào ngơi khách đến khám, lương y Long bộc bạch rằng, ông vốn học nghề y gia truyền từ ông bà mình và hành nghề từ năm 1972. Năm 1976, ông bắt đầu công việc tại trạm y tế xã Cam An Nam. Quan sát hồi lâu từng nét chữ chậm rãi trong các phương thuốc của lương y Long, chúng tôi thấy được tính cẩn trọng, kĩ càng của ông trong công việc. Ông bảo rằng, từng thang thuốc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh nên ông đều hết sức chú ý. Khi nhắc đến bài thuốc “sát độc hoàn”, cẩn thận lần giở lại công thức được ghi chép trong quyển “sổ nghề” của mình. Không phải vì ông quên hay không nhớ rõ; ông bảo, khi công bố thông tin phải chính xác. Chúng tôi khá ngạc nhiên khi bài thuốc “sát độc hoàn” chỉ gồm hai vị đơn giản là ráy tía (phần củ) và thổ phục linh (củ cun). Lương y Long cho biết, hai vị này đều dễ kiếm, dễ trồng ở nước ta nhưng công đoạn bào chế và cân đối liều lượng mới là điều quan trọng nhất. “Về sơ chế, thổ phục linh được rửa sạch, cắt bỏ rễ, thái mỏng, phơi khô. Ráy tía phần củ cũng phải được rửa sạch, cắt bỏ rễ con đem thui cho chín, thái mỏng, phơi sấy khô. Sau khi hoàn thành công đoạn sơ chế ban đầu, hai vị thuốc sẽ được cho vào máy nghiền thành bột, bào chế dưới dạng hoàn theo phương pháp thủ công gia truyền”. Phương thức bào chế này nhằm đảm bảo tiện lợi cho người sử dụng. Thông thường một viên “sát độc hoàn” to bằng hạt tiêu. Trẻ em từ 10 tuổi trở lên, nếu mắc bệnh sử dụng 5 -7 viên/lần, người lớn uống 15-20 viên/ lần. Llão lương y làng cho biết: “Đa số người dân ở xã Cam Phước Tây này khi uống thuốc của tôi đều có hiệu quả tích cực. Kể cả căn bệnh lở loét, nếu uống “sát độc hoàn” thì cũng có thể khỏi được”. Theo lương y Long, bài thuốc này được sáng chế năm 1945 tại quê gốc Bình Định của ông. Năm 1972, ông vào Cam An Nam định cư và mang theo nó.

Trăn trở về người kế tục

Ngoài bài thuốc nổi tiếng “sát độc hoàn”, lương y Nguyễn Văn Long còn sở hữu rất nhiều các bài thuốc quý, đặc trị các căn bệnh khác. Đặc biệt, những cây thuốc để chế biến thuốc đều do ông tự tay vun trồng. Vườn thuốc của gia đình ông có diện tích khoảng 200 mét vuông. Hội Đông y tỉnh chọn đây là nơi cung cấp giống dược liệu của tỉnh. Các loại thuốc trong vườn chuyên chữa 7 căn bệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Ông mở phòng thuốc ngay tai nhà và nguồn thảo dược cũng từ chính khu vườn đó. Trong nhiều năm qua, lương y Nguyễn Văn Long đã cố gắng duy trì vườn thuốc để có thể cung cấp đủ dược liệu chữa trị cho bệnh nhân trong vùng, kể cả những lúc kinh tế khó khăn nhất. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 64 vườn thuốc mẫu, riêng Nha Trang có 27 vườn. Vườn thuốc Đông y của lương y Long thuộc hàng tiêu biểu trong khu vực. Vườn thuốc là kết quả của nhiều năm nghiên cứu và sưu tầm, chăm sóc các loại thuốc trong tự nhiên đưa về vườn nhà mình. Với nguồn dược liệu dự trữ này, lương y Long đã góp phần tích cực giảm bớt chi phí trong khám chữa bệnh cho người nghèo bằng phương pháp y học cổ truyền. Đây cũng là vườn thuốc độc đáo trên địa bàn xã. Các phương thuốc thực hiện dựa trên cách bào chế theo phương pháp thủ công gia truyền. “Do đó, chúng tôi tin tưởng thầy thuốc Long vì ông khám chữa bệnh trong vùng này nhiều năm rồi. Hơn nữa, thuốc bào chế dưới dạng hoàn uống rất tiện lợi, không phải sắc qua nhiều nước, vừa mất thời gian chờ đợi lâu lại vừa phải coi sóc kĩ càng”, anh Nam, một nông dân trong vùng chia sẻ. Ngoài khám chữa bệnh tại nhà, hàng tuần lương y Long còn tham gia đều đặn các hoạt động từ thiện do tỉnh tổ chức. Ông cho hay: “Tôi thường tham gia hoạt động khám chữa bệnh từ thiện. Tỉnh hội có việc thì tôi cũng đi cùng để cống hiến sức mình cho sức khỏe của toàn dân vậy. Tôi là thầy thuốc mà!”. Nhiều người dân nơi đây đều nể phục lương y Long bởi mỗi khi có người bệnh cần tới thì bất chấp đêm hôm mưa gió, ông đều đến tận nơi và dùng những bài thuốc tâm đắc của mình giúp đỡ họ. Cũng chính vì thế, trong nhiều trường hợp khẩn cấp, không chỉ người dân trong vùng mà còn nhiều nơi khác vẫn thường tìm đến ông hoặc trạm y tế xã Cam An Nam nhờ cứu giúp. Ông chia sẻ vài kinh nghiệm cấp cứu đơn giản: “Nếu ai đó mắc những triệu chứng như choáng, mệt, ngất xỉu, ói nôn… thì sơ khởi chỉ cần nặn chanh tươi cho uống vài giọt, tỉnh lại rồi phân tách bệnh mà điều trị thì sẽ cứu được bệnh nhân”. Những cách chữa trị đó tuy đơn giản nhưng hiệu quả đã được chứng minh qua thực tế. Người dân trong vùng đều đánh giá rất cao tài năng chữa bệnh của lương y Long. Tuy nhiên, một điều vẫn khiến ông trăn trở là việc truyền lại những bài thuốc đặc biệt này cho người đời sau. Cho đến bây giờ, lương y Long vẫn chưa tìm được người học trò ưng ý, có tấm lòng từ tâm để ông có thể dốc hết tâm huyết tuyền lại bài thuốc. Trò chuyện với chúng tôi, ông khắc khoải: “Giờ tôi cũng đã già, không thể đi đến các vùng sâu vùng xa để cứu chữa cho bà con được nữa. Tôi muốn tìm cho mình một truyền nhân để giao lại những bài thuốc quý này, nhằm cứu chữa cho người đời, vậy nhưng vẫn chưa tìm được ai có đủ cái tâm để tôi tin tưởng. Tôi hy vọng rằng, những bài thuốc của mình sẽ giúp được nhiều người hơn nữa. Như thế tôi mới thỏa lòng”. Ngoài vai trò thầy thuốc, lương y Long còn đảm nhận vai trò là huấn luyện viên dưỡng sinh của xã trong nhiều năm qua. Ông cũng được rất nhiều người kính trọng ở bộ môn này. Môn tập dưỡng sinh giúp chúng ta khỏe mạnh, vui tươi, minh mẫn vì nó có mối liên hệ mật thiết với y học cổ truyền mà còn để tăng cường sức khỏe khi tuổi cao sức yếu. Ngày 25/06, ông Long là lương y đầu tiên hoàn thiện hồ sơ đăng kí tham gia đoàn công tác từ thiện của Tỉnh hội Đông Y Khánh Hòa tại địa bàn huyện Khánh Sơn trong tháng 6 này. Ông luôn nhiệt tình tham gia đầy đủ các hoạt động do hội Đông y tỉnh tổ chức. Lý do khiến ông có thể trở thành lương y phần quan trọng dựa vào tinh thần học tập không mệt mỏi. Ngoài việc tiếp thu kiến thức y học cổ truyền, ông đã vào miền Nam nỗ lực học tập trong thời gian dài để có được chứng nhận y học theo qui định ngành giáo dục. Hy vọng rằng, với sự tâm huyết đó, sắp tới đây ông sẽ tìm được truyền nhân, để những bài thuốc giá trị kia không chỉ nằm trong sách vở ông ghi chép lại mà được mang ra áp dụng ngoài thực tế, cứu chữa cho nhiều bệnh nhận hơn nữa.

Đại biểu nhân dân

Tặng 100 tủ thuốc và tập huấn kỹ năng sơ cứu, cấp cứu cho ngư dân

Ngày 12/7, tại xã Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn (Bình Định), Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã phối hợp với Viện Y học biển, Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Định trao tặng 100 tủ thuốc trị giá trên 200 triệu đồng cho 100 tàu, thuyền ngư dân đánh bắt xa bờ tại các xã Hoài Hương, Tam Quan Nam, Tam Quan Bắc, thị trấn Tam Quan. Mỗi tủ thuốc dành cho ngư dân có một số loại thuốc cơ bản dùng để cấp cứu, điều trị ban đầu một số loại bệnh thông thường hoặc chấn thương. Đây là hoạt động trong chương trình Thầy thuốc trẻ cùng ngư dân bám biển.  Nhân dịp này, Chương trình cũng tổ chức tập huấn kỹ năng sơ cứu, cấp cứu trên biển cho 100 ngư dân, giúp ngư dân có khả năng bảo đảm về sức khỏe, giúp nhau cấp cứu và điều trị khi có tai nạn hoặc đau ốm; đồng thời khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 300 người dân tại các xã, thị trấn nói trên. Hiện có 2.474 tàu thuyền đánh bắt xa bờ tại các khu vực ngư trường thuộc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với hàng chục ngàn lao động nhưng hầu hết ngư dân đều chưa qua tập huấn kỹ năng về y tế như sơ cứu, cấp cứu, vì vậy chương trình này có ý nghĩa rất thiết thực đối với các ngư dân bám biển.

Hơn 350 bệnh nhân nghèo ở nông thôn được mổ mắt miễn phí

Ngày 12/7, tại Bệnh viện huyện Cầu Kè và Bệnh viện huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Trà Vinh và Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng đoàn bác sĩ của Bệnh viện Nguyễn Trãi TP Hồ Chí Minh đã tổ chức mổ mắt miễn phí cho 350 bệnh nhân nghèo. Được biết, toàn bộ kinh phí phẫu thuật, thuốc điều trị cho bệnh nhân hơn 875 triệu đồng do 3 nhà hảo tâm là bà Võ Thị Xuân Lan, Huỳnh Thị Liêm, Nguyễn Thị Tố Châu ở TP Hồ Chí Minh tài trợ. Thực hiện chương trình nhân đạo đem lại ánh sáng cho người nghèo bị mù, trong 2 năm qua tỉnh Trà Vinh đã tiến hành khám sàng lọc cho trên 17.900 lượt người bệnh về mắt, trong đó chủ yếu là người dân ở nông thôn và vùng đồng bào dân tộc Khmer, qua đó phát hiện 1.969 người bị đục thủy tinh thể. Tính đến nay, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh đã vận động mổ mắt miễn phí đem lại ánh sáng cho hơn 2.400 bệnh nhân nghèo.

Gần 5.000 thẻ bảo hiểm y tế cấp trùng phải thu hồi

Đó là số liệu tại báo cáo Bộ Tài chính của UBND tỉnh Tây Ninh về kết quả kiểm tra, rà soát việc cấp thẻ BHYT cho các đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế trên địa bàn. Theo đó, qua đối chiếu, xác minh tỉnh phát hiện năm 2013 ngành bảo hiểm xã hội tỉnh đã cấp trùng 4.731 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng với số tiền (cấp trùng) gần 2,8 tỷ đồng. Đối tượng cấp trùng nhiều nhất là trẻ em dưới 6 tuổi: 2.378 thẻ, kế đến là người nghèo, người dân tộc thiểu số: 716 thẻ, người thuộc hộ diện cận nghèo: 518 thẻ. Theo UBND tỉnh, số tiền cấp thẻ “nhầm” kể trên, Sở Tài chính Tây Ninh đã chuyển cho ngành bảo hiểm xã hội, đang chỉ đạo thu hồi để hoàn trả ngân sách nhà nước. Được biết, hiện tỉnh Tây Ninh có 289.633 người thuộc 12 đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ tiền BHYT với số tiền 115 tỷ 500 triệu đồng/năm.

Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con còn nhiều khó khăn

Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong những giải pháp quan trọng góp phần đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS, với những biện pháp can thiệp tích cực, điều trị dự phòng sớm giúp giảm đáng kể số trẻ bị phơi nhiễm HIV từ mẹ. Tuy nhiên, hiện nay công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS tính đến ngày 31/12/2013, nước ta có 213.431 trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống, trong đó nữ giới chiếm 32,5%; tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai khoảng 0,19%. Như vậy, trung bình mỗi năm, cả nước có khoảng 5.000 phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Theo tính toán của các chuyên gia nếu không có bất kỳ sự can thiệp nào nhằm ngăn chặn sự lây truyền HIV từ mẹ sang con thì tỷ lệ lây truyền này sẽ từ  25 – 30%; tuy nhiên nếu được can thiệp kịp thời và toàn diện thì tỷ lệ này có thể giảm xuống dưới 5%, thậm chí dưới 2%. Thực hiện dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai là vô cùng quan trọng; phụ nữ nhiễm HIV và phụ nữ mang thai nhiễm HIV cần phải biết tình trạng nhiễm HIV của mình bằng cách tiếp cận sớm với tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện để được điều trị kịp thời và con của họ được điều trị và nuôi dưỡng phù hợp. Song, trên thực tế vẫn còn có nhiều phụ nữ mang thai chưa tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Nguyên nhân chủ yếu là do người nhiễm HIV còn thiếu thông tin, kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS nói chung và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nói riêng nên chưa chủ động tìm kiếm dịch vụ. Hay có nhiều trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm HIV vì lo sợ cộng đồng xa lánh, sợ bị phân biệt đối xử nên đã giấu bệnh và chỉ khi gặp khó khăn trong chuyển dạ, phải can thiệp bằng phẫu thuật, cán bộ y tế mới phát hiện tình trạng nhiễm HIV, dẫn đến kết quả không mong muốn là đứa trẻ được sinh ra có nguy cơ cao bị nhiễm HIV từ mẹ. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ y tế tham gia dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con còn mỏng, lại ít được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về dự phòng lây truyền mẹ con - Phó trưởng Phòng Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS Nguyễn Hữu Hải cho biết. Việc quản lý số phụ nữ mang thai nhiễm HIV ở cơ sở chưa chặt chẽ và thiếu tính thống nhất đã dẫn đến số phụ nữ mang thai nhiễm HIV mất dấu cao. Kinh phí hỗ trợ các hoạt động nâng cao chất lượng hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS còn khó khăn, hoạt động dự phòng lây truyền mẹ con chưa được triển khai đến tuyến xã, phường và đầu tư trang thiết bị, thiết lập hệ thống phần mềm cho công tác báo cáo giám sát, quản lý dự phòng lây truyền mẹ con mà còn phải thực hiện lồng ghép nên chưa thực sự đem lại hiệu quả sâu rộng. Dù có vai trò quan trọng, song trong thực tế tỷ lệ điều trị dự phòng sớm từ khi mang thai ở nước ta vẫn còn thấp. Bác sỹ Dương Lan Dung – Tiểu ban Phòng lây truyền mẹ con, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, phác đồ phòng lây truyền mẹ con bắt đầu điều trị từ tuần thai thứ 14, nhưng đa số các cơ sở có tỷ lệ điều trị khi mang thai chỉ chiếm 50%. Ngoài ra, tỷ lệ xét nhiệm HIV cho phụ nữ mang thai trước sinh thấp (khoảng 57,3% vào năm 2012) và muộn (40% phát hiện vào lúc chuyển dạ) cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con. Chưa kể đến, hiện nay dịch vụ phòng lây truyền mẹ con chưa được thực hiện thường quy như là một phần của gói dịch vụ chăm sóc trước sinh và sau sinh ở phần đa các cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản, mà chỉ được thực hiện mang tính dự án. Sinh phẩm xét nghiệm HIV còn thiếu và không có sẵn ở những nơi phụ nữ chăm sóc trước sinh, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, các yếu tố như địa bàn rộng, địa hình phức tạp, dịch vụ dự phòng lây truyền mẹ con ở xa người dân cộng thêm yếu tố hầu hết phụ nữ mang thai nhiễm HIV là người nghèo sống ở nông thôn nên gặp khó khăn trong việc tiếp cận điều trị dự phòng lây truyền mẹ con; sự kỳ thị phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV cũng là rào cản làm cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV khó tiếp cận các dịch vụ và nếu có thì cũng ở giai đoạn muộn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của các chương trình can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con hiện nay. Việc sớm khắc phục những khó khăn trong công tác dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là hết sức quan trọng, để hoạt động này có thể được triển khai rộng rãi và hiệu quả trên phạm vi toàn quốc, tạo cơ hội cho nhiều phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ em sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV được tiếp cận sớm với các dịch vụ điều trị dự phòng lây truyền mẹ con.

Đại đoàn kết

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra bệnh viện từng quá tải nhất cả nước

Hôm qua 11-7, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã có buổi kiểm tra và làm việc với Bệnh viện K Trung ương cơ sở 3 (Tân Triều) và Bệnh viện Nội tiết Trung ương cơ sở 2 (Tứ Hiệp) đánh giá bước đầu kết quả thực hiện Đề án giảm tải bệnh viện. Bộ trưởng yêu cầu bệnh viện K Trung ương cơ sở 3 tiếp tục tăng cường cải tiến quy trình khám chữa bệnh, giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân; chuẩn bị thủ tục để khi được bố trí nguồn vốn trái phiếu Chính phủ thì có thể mua ngay được máy xạ trị, góp phần giảm tải cho cơ sở 1; nếu thiếu vốn cần thực hiện xã hội hóa. Bên cạnh đó, bố trí thêm giường tầng để tránh tình trạng bệnh nhân nằm ghép; xây dựng khu lưu trú cho người nhà bệnh nhân để giảm khó khăn cho người bệnh ở xa. Tiếp tục triển khai các bệnh viện vệ tinh tại các tỉnh, thành phố, trong đó cần tập trung đào tạo, tập huấn chuyển giao kĩ thuật cho tuyến dưới.  Bộ trưởng khen ngợi bệnh viện Nội tiết Trung ương cơ sở 2 đã triển khai các biện pháp đúng hướng dẫn của Bộ Y tế nên giảm tải có hiệu quả cao; chỉ còn 7% số bệnh nhân phải nằm ghép, giảm 10 lần so với trước.

VOV

Lấy khoai tây chiên KFC, bim bim để kiểm nghiệm chất gây ung thư

Bộ Y tế đề nghị lấy ngẫu nhiên 3 mẫu sản phẩm khoai tây chiên và 3 mẫu bim bim đang lưu thông trên thị trường để kiểm nghiệm. Trước thông tin cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu vừa phát hiện một hóa chất có tên là acrylamide gây ung thư được tìm thấy trong bim bim, cà phê, khoai tây chiên, bánh mì nướng bị cháy và một số loại thức ăn nhanh mà trẻ em yêu thích, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đề nghị Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia triển khai gấp việc giám sát phát hiện và quản lý mối nguy này. Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia lấy ngẫu nhiên 3 mẫu sản phẩm khoai tây chiên tại các cơ sở thuộc hệ thống cửa hàng kinh doanh đồ ăn nhanh KFC và 3 mẫu bim bim đang lưu thông trên thị trường. Tại mỗi cơ sở giám sát lấy 1 mẫu sản phẩm để xét nghiệm chất acrylamide và chất polycyclic aromatic hydrocarbons (PAH). Kết quả xét nghiệm phải được báo cáo kết quả về Cục An toàn thực phẩm trước ngày 21/7 tới./.

Chuẩn bị tiêm vaccine phối hợp miễn phí cho trẻ dưới 14 tuổi

Kế hoạch này nhằm chủ động phòng bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi và rubella gây ra. Theo kế hoạch của Bộ Y tế, từ tháng 9/2014 đến tháng 6/2015, ngành y tế sẽ triển khai tiêm vaccine phối hợp sởi và rubella cho toàn bộ trẻ từ 1- 14 tuổi trên toàn quốc. Kế hoạch này nhằm chủ động phòng bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi và rubella gây ra. Sởi có thể bùng phát thành dịch khiến nhiều trẻ tử vong như vụ dịch vừa qua. Còn bệnh rubella ở trẻ thường nhẹ, ít biến chứng nhưng để lại hậu quả nặng nề nếu phụ nữ mang thai mắc phải, gây nguy cơ sảy thai, thai chết lưu và thai nhi đa dị tật. Thực hiện kế hoạch tiêm vaccine phối hợp sởi và rubella cho trẻ dưới 14 tuổi trong thời gian tới, các tỉnh, thành phố sẽ chọn 1 huyện để triển khai tiêm thí điểm và rút kinh nghiệm. Chiến dịch được chia thành 3 đợt: Đợt 1 tiêm từ tháng 9 và tháng 10/2014 cho trẻ 1-5 tuổi. Đợt 2 tiêm từ tháng 11 – 12/2014 cho trẻ 6-10 tuổi. Đợt 3 tiêm vào tháng 1 và tháng 2/2015 đối với trẻ từ 11-14 tuổi.  Bộ Y tế đặt mục tiêu trên 95% số trẻ trong độ tuổi được tiêm vaccine phối hợp để góp phần làm giảm gánh nặng của bệnh rubella, tiến tới đưa nước ta đạt mục tiêu thanh toán bệnh sởi vào năm 2017 và rubella trong tương lai./.

Tắt hy vọng chữa khỏi HIV ở trẻ em?

Em bé nhiễm HIV từ trong bụng mẹ này từng hết dấu hiệu của virus HIV trong một thời gian dài sau khi được điều trị tích cực. Tin từ ngành y tế Mỹ hôm qua (11/7) cho biết, một bé gái ở Mississippi, Mỹ- trường hợp hy hữu từng được cho là đã được chữa khỏi căn bệnh thế kỷ HIV, nay lại tái nhiễm virus trở lại.  Bé gái bị lây nhiễm virus HIV ngay từ khi lọt lòng mẹ vào năm 2010 và được điều trị bằng thuốc chống HIV từ những giờ đầu mới sinh. Trong vòng 30 tiếng đồng hồ đầu đời, bé được điều trị tích cực bằng một hỗn hợp kết hợp ba loại thuốc chống AIDS. Liệu pháp điều trị này sau đó được kéo dài liên tục 18 tháng. Một thời gian ngắn sau khi được xuất viện và ngừng uống thuốc, em bé được đưa trở lại bệnh viện để kiểm tra. Khi đó, các bác sĩ vô cùng ngạc nhiên bởi các xét nghiệm đều cho thấybé gái không còn dấu hiệu gì của virusHIV, và đây là trường hợp hiếm hoi được coi là đã được chữa khỏi khỏi căn bệnh thế kỷ. Tính từ thời điểm được công bố không xuất hiện virus đến tuần trước, em bé này đã ngừng điều trị thuốc được 27 tháng, và trong suốt khoảng thời gian này, mọi xét nghiệm đều chứng tỏ bé hoàn toàn không có virus HIV. Vì vậy, đã có nhiều hy vọng về việc có thể chữa khỏi cho khoảng 250.000 trẻ sơ sinh mỗi năm vì bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, dường như hy vọng đó lại vỡ tan khi virus HIV bắt đầu xuất hiện trở lại trong máu của bé gái vừa nói. Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Các bệnh về truyền nhiễm và dị ứng quốc gia cho biết: “Hiện có rất nhiều câu hỏi xoay quanh trường hợp này. Điều gì đã xảy ra? Tại sao virus này lại tái phát trở lại? Cái gì đã khiến loại virus này bị ức chế trong một thời gian dài như vậy? Chúng ta cần hiểu rõ nó là gì? Có nhiều thứ mà chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu. Đây chỉ là sự khởi đầu của một chặng đường dài trong việc tìm ra phương pháp điều trị căn bệnh thế kỷ này và hy vọng chúng ta có thể chữa khỏi được căn bệnh này”./.

Kinh tế đô thị

Dịch HIV có nguy cơ quay trở lại các khu đô thị

Theo số liệu từ Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tính đến hết tháng 6/2014, số trường hợp nhiễm HIV được báo cáo là hơn 219 nghìn trường hợp; số người nhiễm HIV tử vong là gần 69 nghìn trường hợp. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cảnh báo, dịch HIV diễn biến ngày càng phức tạp, khó kiểm soát và có nguy cơ quay trở lại tại các khu vực đô thị, Tây Nam Bộ, đặc biệt là khu vực miền núi. Trong khi đó, các chương trình phòng, chống HIV chưa được phủ sóng rộng khắp và hiệu quả chưa cao. Cụ thể, chương trình bao cao su, bơm kiêm tiêm mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu; chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone mới đạt 21% và 14% số người nghiện chích có hồ sơ quản lý; điều trị mới đáp ứng được 1/3 số người HIV dương tính.

VTC

Điểm mặt 9 thể viêm não, màng não thường gặp

Điểm mặt 9 thể viêm não, màng não thường gặp và những biện pháp phòng bệnh.

Viêm não Nhật Bản

Là loại viêm não thường gặp nhất ở nước ta. Trẻ em bị bệnh nhiều hơn so với người lớn do chưa có miễn dịch. Thời gian ủ bệnh kéo dài 6 - 16 ngày. Virut viêm não Nhật Bản có thể gây sốt đơn thuần, viêm màng não và viêm não (VMN-VN).  Ở trẻ em, bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng sốt cao, rối loạn tinh thần, có thể có co giật (hội chứng não cấp).  Ở người lớn, bệnh ít cấp tính hơn, bệnh nhân mệt mỏi trong một vài ngày, sau đó xuất hiện sốt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn... Thăm khám lâm sàng có thể phát hiện tình trạng rối loạn tinh thần, các dấu màng não, liệt vận động, các dấu thần kinh bệnh lý. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể có các cơn xoắn vặn chi. Viêm não Nhật Bản là một bệnh nặng. Bệnh nhân có thể tử vong trong giai đoạn cấp của bệnh. Nhiều bệnh nhân có di chứng thần kinh sau giai đoạn cấp, bao gồm rối loạn phát triển trí tuệ, động kinh, liệt vận động...). Phụ nữ có thai mắc viêm não Nhật Bản trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kỳ có thể bị sảy thai.

Viêm màng não do Haemophilus influenzae týp B (Hib)

Hib thường gây viêm màng não mủ ở trẻ em dưới 6 tuổi. Ở người lớn, VMN do Hib thường liên quan tới các ổ nhiễm trùng cận kề màng não như viêm xoang, viêm tai xương chũm, viêm tai giữa hoặc một số bệnh tiềm tàng như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, viêm phổi...  Viêm màng não do Hib có thể đi kèm với các biểu hiện khác của nhiễm trùng toàn thân như viêm phổi, viêm mủ hầu họng, viêm cơ, nhiễm trùng huyết, viêm tủy xương... Biểu hiện lâm sàng của VMN do Hib không có gì đặc biệt so với các VMN khác: sốt, đau đầu, nôn... Dấu hiệu màng não có thể rõ hoặc kín đáo. Tỷ lệ tử vong trong VMN do H. influenzae týp B vào khoảng 5%. Một số bệnh nhân sau khi khỏi bệnh còn có các di chứng thần kinh như giảm thính lực hoặc điếc, chậm nói, não úng thủy.

Viêm màng não do não mô cầu (VNMC)

N. meningitidis là tác nhân gây VMN khá phổ biến. Bệnh lây qua đường hô hấp và dễ lan thành dịch. Trẻ em và người trẻ tuổi là nhóm mắc bệnh nhiều nhất. VNMC thường khởi phát cấp tới tối cấp.  Hầu hết VNMC thường đi kèm với nhiễm khuẩn huyết. Các biểu hiện thường gặp là sốt cao, rét run, đau đầu, nôn, rối loạn tinh thần. Bệnh nhân thường có hội chứng màng não. Dấu hiệu đặc trưng nhất cho VNMC là ban trên da. Ban thường xuất hiện sớm, phân bố rải rác khắp cơ thể, có dạng dát sẩn màu hồng kích thước 2 - 10mm, chấm xuất huyết.  Trong các trường hợp nặng, nhiều vùng da lớn bị xuất huyết và hoại tử. Tình trạng bệnh nhân thường nguy kịch, huyết áp hạ hoặc có thể có sốc, suy đa cơ quan và đông máu nội quản rải rác có thể xảy ra. Nhiễm trùng huyết và VNMC thường có tỷ lệ tử vong cao (10 - 15%), nhất là trong những trường hợp bệnh tối cấp.

Viêm màng não do phế cầu

Phế cầu (S. pneumoniae) là tác nhân gây viêm màng não thường gặp ở người lớn. Bệnh nhân viêm màng não thường có các ổ nhiễm phế cầu kề cận sọ não hoặc ở các cơ quan khác như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm tai xương chũm, viêm xoang, viêm nội tâm mạc...  Nhiễm phế cầu nặng thường gặp ở các bệnh nhân có các bệnh cơ địa như nghiện rượu, suy dinh dưỡng, đái tháo đường, bệnh ác tính, các bệnh suy giảm miễn dịch.

Viêm não - màng não do các Enterovirus

Các virut đường ruột (Enterovirus) xâm nhập vào não từ đường tiêu hóa do ăn phải thức ăn, nước uống có virut gây bệnh. Đối tượng mắc chủ yếu là trẻ dưới 3 tuổi.  Triệu chứng người bệnh sốt nhẹ 38oC, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy. Sau 2 - 3 ngày, xuất hiện co giật, hôn mê và có thể tử vong rất nhanh nếu không điều trị kịp thời. Nếu điều trị kịp thời, bệnh khỏi và không để lại di chứng. Các virut Coxsackie nhóm A và B, virut ECHO thường gây VMN nước trong, có thể kèm theo bại nhẹ. Các biểu hiện thường gặp là sốt, mệt mỏi, đau đầu, nôn, hội chứng màng não.  Bệnh nhân nhiễm một số virut Coxsackie nhóm A và B có thể biểu hiện bằng hội chứng tay-chân-miệng với các nốt phỏng trên niêm mạc miệng, lòng bàn tay và lòng bàn chân.  Một số Enterovirus khác có thể gây đau cơ ngực và cơ bụng, viêm cơ tim. Phát ban dạng dát sẩn có thể gặp, nhất là ở trẻ em. Phần lớn các ca bệnh diễn biến lành tính; liệt thường khỏi hoàn toàn. Một số bệnh nhân có thể tiến triển nặng và tử vong.

Viêm màng não do tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh

Tụ cầu vàng (S. aureus) và trực khuẩn mủ xanh (Ps. aeruginosae) là hai vi khuẩn hàng đầu gây VMN ở những bệnh nhân sau phẫu thuật thần kinh, sau chấn thương sọ não, phẫu thuật dẫn lưu dịch não tủy, viêm nội tâm mạc. Diễn biến VMN do các vi khuẩn này thường nặng, điều trị khó, tỷ lệ tử vong cao.

Biến chứng của quai bị

Là một nguyên nhân VMN-VN khá phổ biến, xuất hiện ở bệnh nhân quai bị, nam mắc nhiều hơn nữ, lứa tuổi dễ mắc VMN do quai bị nhất là trẻ em 5 - 9 tuổi. VMN-VN do quai bị có thể xuất hiện trước, cùng lúc hoặc sau khi sưng các tuyến nước bọt.  Trong một số trường hợp, VMN là biểu hiện duy nhất của bệnh. Các bệnh nhân VN thường sốt rất cao, có rối loạn ý thức, liệt thần kinh sọ não. Những biểu hiện ít gặp hơn là viêm tủy cắt ngang, hội chứng Guillain-Barre... VMN do quai bị thường diễn biến lành tính. Một số tổn thương não - màng não có thể để lại di chứng vĩnh viễn như điếc, não úng thủy.

Viêm não do Herpes simplex

Khởi phát cấp tính với sốt, đau đầu, rối loạn tính cách, rối loạn ngôn ngữ và trí nhớ. Giai đoạn toàn phát, bệnh nhân có rối loạn tri giác, có thể hôn mê, liệt nửa người.

Viêm màng não do lao

Là loại viêm màng não kéo dài (mạn tính) thường gặp nhất. Bệnh thường khởi phát bán cấp hoặc từ từ trong khoảng 1 - 2 tuần với sốt và đau đầu tăng dần. Trên lâm sàng, các dấu màng não thường kín đáo. Liệt các dây thần kinh sọ não là dấu hiệu thường gặp (dây VI, VII, III...). Trong các giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể lú lẫn, hôn mê, liệt các chi.

Biện pháp phòng bệnh

Để phòng chống bệnh viêm não, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, ăn chín uống sôi. Khi đi ngủ, cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong gia đình. Một số dạng viêm não đã có vaccin phòng bệnh, vì vậy, người dân nên tiêm phòng - đây là cách phòng bệnh tốt nhất.  Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương, cần phải đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh

Khổ hơn cuộc tình dang dở!

Vẫn còn nhiều điều nghịch lý ngay vào thời điểm ngành y đang tự hào với nhiều tiến bộ nhảy vọt như bệnh viêm loét dạ dày. Nếu tưởng bệnh nhiêu khê vì cứ yên được ít bữa lại tái phát, nếu nghĩ số bệnh nhân đông đến thế vì thầy thuốc thiếu thuốc thì hố nặng! Ai chưa tin xin ghé qua dược phòng nào đó đếm thử xem có bao nhiêu loại thuốc trị đau bao tử!

Chuyện gì cũng có lý do

Cơ chế bệnh lý của viêm loét dạ dày rõ ràng không phức tạp đến độ hễ vướng bệnh là thua. Chất chua trong dạ dày không dễ chiếm thế thượng phong nếu bao tử đừng trống rỗng, nếu lượng dịch vị không nhiều hơn nhu cầu tiêu hóa và nhất là nếu niêm mạc dạ dày được bọc lót đúng điệu bóng đá phòng ngự, nghĩa là bọc cho kỹ, lót cho kín. Kẹt chính ở chỗ tưởng dễ mà khó. Dưới đây là các nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh trở thành nhiêu khê: Đa số bệnh nhân vì gặp thầy thuốc thuộc trường phái “im lặng là vàng” nên không được thông tin đúng mức về những yếu tố cản trở tiến trình hồi phục của niêm mạc dạ dày, từ chuyện thức khuya cho đến thói quen hút thêm điếu thuốc trước khi ngủ. Bệnh tất nhiên khó lành nếu người bệnh chỉ thụ động uống thuốc! Khỏi dông dài cũng biết tiền mất tật mang do nhiều chuyện nhỏ thay nhau xé ra to!

Vừa ăn uống thất thường, vừa uống bia rượu vô tội vạ sẽ khiến niêm mạc dạ dày trở thành miếng mồi ngon cho nước chua trong bao tử.

Không ít bệnh nhân tuy biết rõ bao tử đang trong cảnh “cá nằm trên thớt” vẫn tiếp tục ăn uống thất thường, lại thêm bia rượu ra vào không kể khiến niêm mạc dạ dày là miếng mồi ngon cho nước chua trong bao tử! Không ít trường hợp bệnh thuyên giảm thấy rõ sau khi “thủ phạm” tập thói quen vừa cữ rượu bia vừa ăn nhiều bữa nhỏ rải đều, thay vì ăn đúng ba bữa đích đáng nhưng với khoảng cách quá xa! Bệnh mới thuyên giảm lại tái phát ngay vào sáng hôm sau vì chất chua bội tăng suốt đêm do gia chủ vì lý do nào đó nhất định đóng vai chính trong phim “nửa đêm chờ sáng”! Vòng luẩn quẩn cứ thế tiếp tục vì nhiều bệnh nhân không được cho thuốc kháng toan trước khi ngủ, lại thêm không tìm được biện pháp thư giãn để trấn an hệ thần kinh giao cảm! Trên thực tế phải nhiều tuần sau khi hết đau thì ổ loét trên niêm mạc dạ dày mới thực sự lành! Nhiều người bệnh vì thế ngưng thuốc quá sớm. Thái độ này tất nhiên hợp lý vì nếu không được giải thích tận tường, mấy ai sẵn sàng mua thuốc uống thêm cho hầu bao mau thủng? Mấy ai vui vì trở lại thầy thuốc nếu đã hết đau?!

Giải pháp không thể chỉ là viên thuốc!

Vết thương nào cũng thế, khó lành một cách tự nhiên. Khó hiểu chỉ ở điểm vết rách lớn ngoài da xem vậy vẫn dễ lành hơn điểm loét chút xíu trên niêm mạc dạ dày. Lý do vì gia chủ thường thiếu công bằng với bao tử! Muốn bít kín vết loét cơ thể phải đủ dưỡng chất để tái tạo niêm mạc. Chữa bệnh dạ dày mà thiếu chất kiến tạo thì vết loét dạ dày thường khi lâu lành hơn vết thương lòng! Một phác đồ điều trị viêm loét dạ dày thiếu hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng dồi dào chất đạm, đặc biệt là chất đạm gốc thực vật, như trong đậu nành, rong biển… trên thực tế là toa thuốc chắc chắn phải dùng nhiều lần vì người bệnh sớm muộn cũng trở lại tìm thầy. Bằng chứng là rất đông bệnh nhân tuy uống đủ thuốc, uống đúng thuốc, thậm chí uống nhiều tháng trời nhưng vết loét vẫn không lành.

Bệnh không lành vì quên người bệnh!

Nói một cách tóm lược, liệu pháp nào trong bệnh viêm loét dạ dày, nếu muốn có tác dụng toàn diện, phải tối thiểu hội đủ bốn yếu tố: Kháng viêm để giảm đau cấp kỳ nhằm trả lại chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Bảo vệ niêm mạc dạ dày để gia tốc tiến trình hồi phục nhằm thu ngắn liệu trình sao cho bệnh nhân sớm trở lại với sinh hoạt thường ngày. Ức chế vi khuẩn Helicobacter để giảm thiểu xác suất tái phát, đồng thời ngăn ngừa hậu quả biến thể ác tính. Thư giãn thần kinh để ổn định quân bình của hệ thần kinh thực vật để dạ dày nhờ đó đừng tiết chất chua trật nhịp với bữa ăn, đừng co thắt không đúng lúc khiến chất chua trào ngược. Được như thế vẫn chưa đủ để làm lành vết loét vì nguyên nhân gây viêm loét dạ dày nhiều khi nằm ngoài tầm tay của nhà điều trị. Thuốc nào có thể làm lành vết loét nếu người bệnh tự khoét rộng ổ viêm bằng nỗi lo buồn triền miên, bằng cuộc sống căng thẳng, bằng tham vọng sân si ngày và đêm?! Cho dù đúng thầy đúng thuốc, niêm mạc dạ dày vẫn khó hồi phục nếu thiếu nhân tố quyết định: Nhận thức của cả đôi bên, của người bệnh và thầy thuốc. Ngày nào người bệnh chưa nhận thức được mối nguy của căn bệnh, ngày nào thầy thuốc chỉ tập trung vào vết loét mà quên người bệnh như một tổng thể cá biệt, ngày đó nhà điều trị cho dù có sẵn trong tay cả lố thuốc đời mới hàng hiệu vẫn khó lòng trị dứt căn bệnh. Bớt bệnh khác xa lành bệnh! Chính vì thế mà y khoa khác xa y thuật. Cuộc tình dang dở rồi cũng có ngày phôi pha. Vết loét dạ dày coi vậy mà khó lành hơn vì thường khi người “nuôi bệnh” chính là bệnh nhân!

Phụ nữ

Những chuyện ở bệnh viện

Niềm vui sướng hay buồn tủi của người già tùy thuộc nhiều vào mức độ hiếu thảo của con cháu. Người già cần lắm ở con cái sự quan tâm, chăm sóc, cần lắm nụ cười, lời nói dịu dàng... Những chuyện sau xảy ra tại Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM)…

“Thiệt mệt!”

Khi bác sĩ hỏi hồ sơ bệnh án, người đàn ông trạc 45 tuổi quay sang mẹ mình, giọng gắt gỏng: “Quên đem rồi hả? Thiệt tình, có bao nhiêu đó mà cũng quên!”. “Bác sĩ ơi, tui ở dưới Vĩnh Long lên TP.HCM dự đám cưới đứa cháu, không đem theo hồ sơ khám bệnh cũ. Thôi, nhờ bác sĩ làm lại hết giùm tui” - bà cụ nhăn nhó trả lời. Bác sĩ hỏi đau ở đâu, bà chỉ khắp cơ thể, bác sĩ khám đến đâu, bà kêu la đến đó. Người đàn ông lại cáu: “Đau thì cũng phải biết đau chỗ nào, nói đau cả người ai biết đâu mà lần”. Không giấu được vẻ phật ý, bà cụ quay sang, trầm giọng: “Thằng tư chưa già, hổng biết đâu. Má đau lắm!”. Do phải làm xét nghiệm, chụp X-quang… số tiền phải đóng lên đến trên một triệu đồng, cầm tiền trong tay, đếm như xé, anh ta vò đầu bứt tai: thiếu tiền, rồi đứng phắt dậy bước ra ngoài gọi điện thoại, bà cụ suýt ngã vì đột ngột mất chỗ dựa. Anh con trai hét qua điện thoại: “Mày đem tiền tới bệnh viện lẹ lên. Đưa tiền thì đưa nhiều nhiều, đưa vầy sao đủ đóng?... Có giỏi thì chở bả đi đi. Sợ đi mất tiền lời một buổi bán hả?... Bả quên đem hồ sơ cũ nè… Thiệt mệt!”. Bà cụ xếp lại mớ đồ đạc lỉnh kỉnh mang theo, tiếng túi xốp sột soạt không át nổi tiếng thở dài của bà.

Lơ đãng

Chai truyền dịch cạn. Máu từ cánh tay bệnh nhân chảy ngược vào ống dẫn. Người nuôi bệnh ở giường bên cạnh nhắc, cậu thanh niên vẫn không nghe. Khi được khều tay, cậu ta mới hết hồn, buông điện thoại. Chăm bà ngoại gãy chân mà cậu ta cứ bấm điện thoại suốt, bác sĩ gọi không nghe. Đôi mắt cậu luôn dán vào điện thoại, đọc được gì vui, cậu khoái chí, rúc rích cười, dù lúc ấy bà ngoại rên rỉ, oằn người trên giường vì đau nhức. Bà thường nhắm mắt, ai cũng nghĩ là bà ngủ. Một lần, người nuôi bệnh ở giường bên cạnh thấy khóe mắt bà ươn ướt, vài giọt nhỏ thấm xuống chiếc gối nhàu nhĩ.

Cụ già lãng tai

Bà tên Cẩm, ngụ Q.7, bị thoái hóa cột sống và nhiều bệnh về xương khớp. Tôi biết khá nhiều thông tin về bà vì lúc khai bệnh với bác sĩ, bà nói oang oang, cả phòng đều nghe. Ở tuổi 76, bà khá yếu, chân đi không vững, mắt mờ, đặc biệt là bà rất lãng tai. Hướng dẫn thủ tục khám, đóng tiền, lấy thuốc cho bà, bác sĩ, y tá vã mồ hôi. Vậy mà, sau khi vất vả chen lấn được vào đám đông để đóng tiền, bà lại để qua lượt vì không nghe gọi tên mình, may có bệnh nhân khác giúp đỡ. Đến kho phát thuốc bảo hiểm y tế, bà ngồi trên băng ghế, chờ mãi. Ngạc nhiên khi thấy bà vẫn chưa lãnh được thuốc, tôi tiến lại gần hỏi như quát: “Có phải bác tên Cẩm, ở Q.7 không? Họ mời bác đến lãnh thuốc nãy giờ rồi đó!”. Lãnh thuốc xong, chẳng hiểu sao bà nấn ná lại, chưa về ngay. Biết bà lãng tai, tôi không tiện hỏi thăm, nào ngờ, bà tiến lại ngồi sát tôi, rồi chậm rãi kể: “Tôi có hai đứa con. Chúng đều thành đạt, có gia đình. Chúng đòi đưa tôi đi khám bệnh, ngặt nỗi tôi thấy phiền phức, tội nghiệp chúng quá. Việc cơ quan đã quá nhiều, còn lo cho con nhỏ, còn phải lo cho mẹ già thì khổ lắm! Ngày tôi đi khám thì chúng phải đi làm. Nếu đi với tôi, chúng phải xin nghỉ việc. Mà đâu phải ngày nào cũng xin nghỉ được. Tôi già, bệnh suốt, chẳng lẽ bắt con phải nghỉ việc hoài? Chúng lo tiền đã là nặng lắm rồi. Lúc trước chúng có nhờ người giúp việc dẫn tôi đi khám nhưng người giúp việc khai bệnh không đúng, bác sĩ cho thuốc uống không đỡ bệnh. Thôi thì, tôi tự đi, chậm nhưng cũng xong”. Bà lê bước ra cổng bệnh viện bắt xe buýt. Có tiếng xe nẹt pô ở phía bà khiến tôi giật thót.

Mày râu đột nhập nhà vệ sinh nữ?

Bước vào nhà vệ sinh, nhiều phụ nữ hết hồn khi thấy một người đàn ông. Nhưng rồi tất cả cười xòa khi nghe anh phân trần: “Xin lỗi các chị, má tui đang đi vệ sinh. Má bị băng bột chân nên không đi một mình được, tui phải theo dìu má”. Đứng lấp ló trước cửa phòng vệ sinh, người đàn ông ấy không giấu được vẻ âu lo. Nghe tiếng lộc cộc bên trong, người đàn ông vồn vã hỏi: “Có sao hôn má? Đi được hôn má? Má chuyền áo khoác, cây nạng ra con cầm phụ cho. Coi chừng trơn té đó!”.

Pháp luật xã hội

Ẩn họa từ “bệnh viện vỉa hè”

Vỉa hè luôn có đủ âm thanh của xe cộ và bụi bặm ô nhiễm. Nhưng vỉa hè cũng là chốn mưu sinh của biết bao người với cách nghĩ: Có người mua ắt có kẻ bán. Vì thế, cùng với những hàng ăn ngay cạnh bãi rác, những con tôm, con cá được bày bán trong những chiếc rổ, rá con con, những gánh rau vừa hái ở vườn, vỉa hè còn dành cho những người đánh giày, những chị bán trái cây, những anh xe thồ đợi khách… và cả những “bệnh viện vỉa hè”.

Tràn lan và công khai

Không khó để tìm một “bệnh viện vỉa hè” ở Hà Nội, tại các chợ lớn như: Thành Công, Thanh Xuân, Khương Trung có rất nhiều người chuyên bán các loại lá xông giải cảm và đương nhiên người bán cũng kiêm luôn việc chẩn trị, tư vấn đủ loại bệnh! Hầu hết mọi người đều biết vài bài thuốc Nam đơn giản như: Các loại lá có tinh dầu (ổi, sả, mãng cầu, hương nhu…) để xông giải cảm; hoa đại, lá lốt… trị các bệnh thông dụng như bị lỵ amip; nghệ chữa đau lỗ tai, rễ tranh lợi tiểu. Hàng ngàn kinh nghiệm chữa bệnh bằng thuốc Nam lưu truyền trong dân gian bỗng trở thành “kiến thức” kinh doanh của đội ngũ “bác sĩ vỉa hè” ở các góc chợ. Một vài người bị một căn bệnh khó trị, hoặc do điều kiện kinh tế khó khăn, lập tức ra chợ mua thuốc Nam theo cách “hỏi miệng”: “Tôi bị đau lưng, có loại thuốc nào trị được không?” hay “Chị ơi, có thứ cây gì trị mất ngủ không?”… Tôi bảo đảm là tất cả “phòng mạch” ngoài trời kia với các bà, các chị ngồi chen cùng hàng rau, hàng gia dụng, bên cạnh đống rác, bên chỗ giữ xe đều chưa hề biết gì về y thuật, chỉ có kinh nghiệm thu gom các loại lá cỏ và bán ra để kiếm lời mưu sinh. Vậy mà khi khách có nhu cầu, họ vẫn chỉ dẫn cặn kẽ nên mua loại rễ này, lá kia với giá chừng 10 - 20 nghìn đồng, rồi cũng hướng dẫn y như nhà thuốc Đông y “chính hiệu”: Sao vàng, hạ thổ, sắc 3 chén nước lấy 1 chén, uống ngày 2 lần sau bữa ăn. Quan sát các “bệnh viện vỉa hè” này mới thấy, có rất nhiều loại cây cỏ được mọi người hái đem tới bán. Gần như loại gì gọi là “thuốc” đều được thu mua: Củ môn ngứa, trái dừa nước, rễ tranh, cây hà thủ ô, trái nhàu… rồi còn rất nhiều loại mà chỉ có người bán mới phân biệt nổi là cây gì. Nếu kiểm lại trong y học dân gian thì các loại rau cỏ đều có thể chữa bệnh như: Ăn ớt trị bệnh mất ngủ, ăn nghệ vàng làm đẹp da, mau lành vết thương, chữa ung thư; bông đu đủ đực trị bệnh huyết trắng… Những bài học sơ đẳng về y học dân gian như thế đã được quy thành tiền tại các “bệnh viện vỉa hè”. Nhưng nhìn cách lưu trữ và chế biến “thuốc” mới thấy thật nguy hiểm. Lá cây mua về chất thành đống, bó bằng dây lạt, chẳng phân biệt chủng loại, nhiều khi trong bó lá có lẫn các loại cỏ dại và biết đâu không lộn vào đấy các loại cỏ độc? Nhiều khi bán ế, cây cỏ héo khô lẫn lộn vào nhau thành đống. Do không có mặt bằng chính thức, nên các “phòng khám” này luôn di chuyển và chung đụng lẫn lộn với các loại hàng hóa khác. Việc “sống chung” như thế không thể bảo đảm sự tinh khiết cho cây thuốc. Thậm chí, người mua còn chứng kiến các loại rễ, củ, cây ấy được phơi bên đống rác, ngay trên miệng cống, bên hè đường. Có lần, tôi còn chứng kiến một con chó “tè” lên nong phơi thuốc, hay một bà bán hàng ăn bất chợt tạt nước vào miệng cống làm ướt cả rổ thuốc đang phơi.

Hiểm họa khôn lường

Với nguồn dược liệu nhập, chỉ có những nhà buôn lớn mới thực hiện việc kiểm nghiệm, bảo quản đúng quy trình khoa học, số còn lại dường như bỏ ngỏ chuyện này. Riêng về nguồn dược liệu trong nước, ngoài số rất ít khai thác từ thiên nhiên, còn lại chủ yếu được trồng ở vùng chuyên canh. Tuy nhiên, điều lo ngại là tại một số vùng chuyên trồng cây thuốc hiện nay, người dân đã trồng thuốc theo quy trình như đối với cây công nghiệp, tức là cũng dùng các loại thuốc trừ sâu, phân hữu cơ, phân hóa học… Một nghiên cứu của thạc sĩ Nguyễn Huy Văn cùng các cộng sự ở Viện Nghiên cứu dược liệu tại Hà Nội cho thấy, ngoài việc sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, nhiều gia đình ở làng trồng thuốc nổi tiếng Nghĩa Trai, Ninh Hiệp (ven Hà Nội) còn có thói quen sấy thuốc bằng diêm sinh với lượng rất lớn. Nghiên cứu này cũng ghi nhận, hiện tượng người dân vùng này ho ra máu là chuyện bình thường. Quá trình vận chuyển và bảo quản cũng ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu. Nhiều nhà buôn vì ham lời nên thường tích trữ dược liệu vào mùa thu hoạch để tung ra vào lúc hàng khan hiếm mặc dù cơ sở không đủ điều kiện để bảo quản dẫn đến tình trạng dược liệu bị ẩm mốc vẫn được bán ra thị trường. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, khi thuốc bị nấm mốc sẽ phát sinh ra các loại độc tố có thể gây ung thư và nhiều loại bệnh nguy hiểm. Những độc tố này sẽ không hề bị mất đi kể cả sau khi sao, sắc ở nhiệt độ cao. Không những thế, để dược liệu lưu trữ lâu, nhiều người đã tẩm vào sản phẩm các hóa chất độc hại. Ví như vị nhục thung dung, vị dược liệu trước đây rất khó bảo quản, nhưng vài năm gần đây có thể để cả năm cũng không mốc do người bán đã dùng sulfua kẽm, loại hóa chất vô cùng độc hại, để phủ lên bề mặt. Theo đó, chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định hoặc tham khảo ý kiến của các lương y, bác sĩ. Khi mua các loại thuốc cao đơn hoàn tán nên chọn loại có bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ của thuốc, thành phần thuốc cũng như những chỉ định và tác dụng phụ, không nên tự ý “kê đơn chọn thuốc điều trị” theo kiểu ra vỉa hè mua cây thuốc.

Soha

Sự thật khủng khiếp về sữa bò lâu nay vẫn bị che giấu

Những thông tin sau sẽ thật khó chấp nhận cho những ai vẫn đang là tín đồ trung thành của các sản phẩm sữa có nguồn gốc động vật (điển hình là sữa bò)... Hơn 40 năm qua, ngành công nghiệp sản xuất bơ sữa đã đổ hàng nghìn tỷ đô la vào những chiến dịch quảng cáo để mê hoặc, dụ dỗ và gây hoảng sợ để người tiêu dùng phải sử dụng sản phẩm của họ. Bàn tay phù thuỷ của họ đã vững vàng nắm chặt việc am hiểu về sự ảnh hưởng hơn cả các tổ chức giáo dục, viện dưỡng lão, bệnh viện, và các phòng khám; tràn lan ra khắp các tạp chí, sách vở, và quảng cáo với  những thông tin thiếu chính xác để quảng bá cho ngành công nghiệp của họ. Sau nhiều năm bị qua mắt và lôi kéo, chúng ta đều cho rằng  các sản phẩm bơ sữa đều là những sản phẩm tự nhiên và là một phần của việc ăn kiêng của con người. Tuy nhiên, điều này lại khác xa sự thật. Trong quá trình mang thai, mức độ nội tiết tố của một cô bò cái có thể tăng vọt  hơn 30 lần cao hơn khi nó không mang thai. Bởi vì ngày nay những nhà máy sản xuất bơ sữa liên tục bơm sữa từ những cô bò cái  để tăng lợi nhuận, mức hóc-môn cao hơn bình thường  (cả việc sản xuất tự nhiên và tạo ra bởi các xí nghiệp nông sản) được tìm thấy trong sữa bò, điều này tình cờ lại tai hại dẫn tới hàm lượng chất béo cao; một nhân tố quan trọng đã làm tăng trầm trọng mức độ nội tiết tố nữ ở con người. Khi trẻ em được cho uống thức uống hóc-môn lừa bịp rằng đó là một loại thuốc tiên thần kỳ tốt cho sức khoẻ, cơ thể chưa phát triển của chúng sẽ tràn ngập bởi một lượng lớn sữa chứa nội tiết tố nữ, dẫn tới việc phát triển sớm ở tuổi dậy thì. Thêm vào đó, điều này dẫn tới việc trẻ em sử dụng những liều thuốc kháng sinh như một cách chữa bệnh trong mỗi ly sữa. Những bầu vú của một cô bò có thể trở nên căng phồng thiếu tự nhiên khi bị ép buộc sản xuất thêm hàng nghìn ga-long sữa mỗi năm, làm cho những bầu vú đó bị kéo lê trên mặt đất. Hầu hết những bầu sữa đó đã bị kéo lê trên sàn bê tông đầy rẫy những vi khuẩn và phân. Điều này sẽ truyền bệnh cho bầu vú của các cô bò cái, gây nhiễm trùng (viêm vú), và là một trong những lý do kháng sinh thườngđã  được áp dụng cho bò sữa. Một thành phần nguy hiểm nữa trong sữa bò là sự tăng trưởng của nhân tố isulin 1 (IGF-1). Khi con người tiêu thụ hóc-môn này, mức độ IGF-1 của họ cũng sẽ tăng lên, giống như sự ảnh hưởng “sinh trưởng” của những con bò sữa. Thật không may nếu một khi các tế bào ung thư ví hoặc các tế bào ung thư tuyến tiền liệt tiếp xúc với IGF-1, chúng sẽ sinh sô nảy nở như cỏ dại và dẫn đến gây bệnh ở mức báo động. Một điều bất ngờ nữa là những thông tin quan trọng này lại không bao giờ có trong các văn bản và tài liệu khi quảng cáo về sữa. Kể từ lúc khai sơ, rất nhiều nền văn hoá đã phát triển mà không cần một giot sữa nào. Làm thế nào mà người dân bản địa ở Hawai lại có thể tồn tại mà không sử dụng sữa bò trước sự xuất hiện của gia súc vào năm 1973? Tương tự người Mexico bản địa cũng đã tồn tại trước khi gia súc xuất hiện vào năm 1521? Nhiều người trên thế giới chưa bao giờ nhìn thấy một chú bò sữa một mình uống sữa mà nó tiết ra. Phần lớn người dân trên thế giới đã phát triển khỏe mạnh  mà không cần uống sữa bò trong một thời gian dài vô tận. Việc tiêu thụ sữa bò là một điều không tự nhiên, và không có một loài động vật nào trong tự nhiên (ngoại trừ loài người) lại đi uống sữa của một loài động vật khác một cách tự nhiên. Những chú hưu cao cổ sẽ không cho những chú dê uống sữa của mình, hay cũng như những chú ngựa sẽ không chăm sóc, nuôi nấng những chú heo, thậm chí sự tưởng tượng  về những việc này được xem là lố bịch. Những bác sỹ y khoa hàng đầu như tiến sĩ Benjamin Spock ( một tác giả có tầm ảnh hưởng và có số lượng sách bán chạy nhất về vấn đề nuôi dạy con trẻ và tiến sỹ Jay Gordon là những người ủng hộ mạnh mẽ nhất về vấn đề không sử dụng các sản phẩm bơ sữa cho trẻ em. Hiệp hội uỷ ban bác sĩ chịu trách nhiệm về y khoa (PCRM), một tổ chức phi lợi nhuận mà các thành viên bao gồm 150,000 chuyên gia sức khoẻ, đã rất kịch liệt về việc tiêu thụ sữa bò.

Người Pháp có lịch sử uống sữa cả ngàn năm, sữa là thức ăn truyền thống của người Pháp, nên bộ gen của họ thích nghi với với việc uống sữa. Với người Pháp, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa như là linh hồn, là niềm tự hào của người Pháp. Trong khi đó nghiên cứu cho thấy người Mỹ gốc Phi uống sữa thì bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt ở nam giới. Bởi vì bộ gên của họ hấp thụ Canxi quá tốt và hấp thụ quá nhiều lượng Canxi vào cơ thể. Ở Trung Quốc nghiên cứu cho thấy khi cho trẻ uống sữa thì bé gái dậy thì sớm, dẫn đến sao nhãng chuyện học hành. Việc bà bầu uống sữa làm cho thai nhi phát triển to một cách không cần thiết, vì buộc phải sinh mổ, đỡ đau trước mắt nhưng khổ cho mẹ về sau. Nên nói chi thì nói, sữa không phải là thức ăn truyền thống của người Việt Nam và mình không ủng hộ quan điểm cho bà bầu và trẻ uống sữa.

Chị Đào Thị Hằng - Thạc sỹ tại Australia

Khi tạp chí dinh dưỡng làm một cuộc khảo sát ở tất cả các trung tâm y tế uy tín, và đã được công nhận vào năm 2006, về chương trình đào tạo dinh dưỡng của họ. Từ việc nghiên cứu trên 106 trường, tạp chí đã phát hiện, trung bình các sinh viên y khoa được giáo dục về vấn đề dinh dưỡng trong khoảng gần 24 tiếng. Một số thì không. Kết luận của họ là lượng thời gian các sinh viên được giáo dục về các vấn đề dinh dưỡng là không đủ. Đó chỉ là sự nói giảm nói tránh. Một người thợ cắt tóc sẽ được đào tạo nhiều lần trườc khi có thể cắt tóc một cách chuyên nghiệp cho các khách hàng của họ, tuy nhiên các bậc cha mẹ thì lại đang dựa vào những lời khuyên từ những người không có một chút kiến thức gì về vấn đề dinh dưỡng. Những trường y khoa bị ảnh hưởng khá lớn bởi các xí nghiệp kinh doanh mông nghiệp. Kinh doanh nông nghiệp tiếp tục nhắm đến mục tiêu là các văn phòng bác sĩ nhi khoa với các chiến dịch quảng bá tiếp thị được thiết kế để thúc đẩy những tư tưởng lôi cuốn của họ, do đó thật khó để ngạc nhiên khi các bác sĩ nhi khoa không được cho biết về những mối nguy hiểm mà sữa bò mang lại. Mong muốn nhận được những tư vần ý nghĩa về dinh dưỡng một cách khách quan trong một môi trường đã bị ảnh hưởng vởi nhận thức về sữa và những lợi ích của các xí nghiệp kinh doanh nông nghiệp, điều này dẫn đến các lời khuyên có thể dễ dàng đoán trước về việc sử dụng các sản phẩm từ sữa bất chấp cái giá phải trả là sức khoẻ của người tiêu dùng. May mắn thay, các bậc cha mẹ đang dần thức tỉnh trước sự thật về các sản phẩm làm từ sữa và họ đang tìm kiếm những lựa chọn thay thế tốt hơn cho sức khoẻ. Gạo, hạnh nhân, cây gai dầu, và sữa làm từ dừa là những lựa chọn tốt cho nhiều trẻ em và cả người lớn. Những sản phẩm này có thể dễ dàng sử dụng kết hợp với ngũ cốc lúa mạch,  yến mạch hoặc súp kem. Một trong những công thức ưa thích của tôi để thúc đẩy sự hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ em (và cả người lớn) là sử dụng các loại hạt hoặc sữa gạo trong các loại sinh tố; thêm vào các chất tạo ngọt tươi, nước ép hoa quả và rau từ cải xoăn, rau bina hoặc lá bắp cải, và xay chúng để có một thức uống ngon miệng. Lá rau xanh là nguồn dinh dưỡng cung cấp các chất khoáng tốt hơn các thực phẩm làm từ sữa. Cái chất hỗ trợ việc ăn kiêng  tìm thấy trong trái cây, rau củ, lúc mạch, và các loại đậu cũng trợ giúp việc loại bỏ nội tiết tố nữ ra khỏi cơ thể. Nhiều loại rau xanh chứa không chỉ một lượng lớn chất can-xi, mà còn là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong việc hình thành sức khoẻ của xương, như ma-gie, Bo, và vitamin C. việc thường xuyên hoạt động cũng rất quan trọng cho xương và cũng là một lý do nữa có thể làm cho các đứa trẻ rời khỏi ghế và vui chơi. Các sản phẩm bơ sữa nên được sử dụng với sự ý thức và cảnh giác cao, và thông tin về mức độ nguy hiểm của chúng nên được sẵn sàng cung cấp một cách chính xác. Là cha mẹ, chúng ta có trách nhiệm tìm hiểu và giáo dục bản thân về sự lực chọn thực phẩm cho con trẻ. Những đứa trẻ hoàn toàn dựa vào chúng ta trong việc đảm bảo lợi ích tốt nhất cho chúng. Giúp đỡ con trẻ tránh sử dụng các sản phẩm bơ sữa là một trong những hành động mang đầy tình yêu, chăm sóc và trách nhiệm nhất mà một người mẹ, người cha có thể làm cho con của họ, bản thân họ và để xây dựng một thế giới khoẻ mạnh, tươi xanh hơn.

 

Ngày 14/07/2014
Ban biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích