Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 23/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 9 7 5 0 5
Số người đang truy cập
5 4 5
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm báo về các thông tin liên quan đến y tế ngày 3/7 năm 2014

Nhân dân

Hơn 90% số hộ sinh ở Việt Nam có trình độ trung cấp

Ngày 2-7, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) công bố Tình trạng Hộ sinh thế giới năm 2014, với chủ đề "Giải pháp toàn diện - Quyền của phụ nữ về sức khỏe". Báo cáo nêu rõ, các phát hiện ở 73 quốc gia cho thấy, công tác hộ sinh vẫn còn nhiều thiếu hụt về số lượng và năng lực theo quy định; các hành lang pháp lý đối với nghề hộ sinh chưa đầy đủ... Do vậy, năm 2013 vẫn còn 289 nghìn phụ nữ chết trong thời gian mang thai hoặc trong khi sinh đẻ; gần ba triệu trẻ sơ sinh qua đời trong tháng đầu sau sinh và có tới 2,6 triệu ca thai chết lưu. Tại Việt Nam, có tổng số 24 nghìn hộ sinh có trình độ sơ cấp trở lên đang công tác từ tuyến T.Ư đến tuyến xã, phường. Tuy nhiên, số lượng hộ sinh mới chỉ đáp ứng 83% nhu cầu của người dân trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn... Ðáng chú ý, chỉ có 7% số hộ sinh đạt tiêu chuẩn tối thiểu của Liên đoàn hộ sinh quốc tế (ICM) về thời gian đào tạo, vì có đến hơn 90% hộ sinh có trình độ trung cấp...

Hỗ trợ người dân sinh sống trên đảo 66 tỷ đồng mua thẻ bảo hiểm y tế

Ngày 2-7, phát biểu tại buổi Tọa đàm "Y tế Biển đảo - Phát triển bền vững, hiệu quả" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, Thứ trưởng Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết: Việc cấp thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) cho cư dân trên các đảo mới đạt 60% số dân, thấp hơn so với trung bình của cả nước là 69%. Ðể giải quyết việc cấp thẻ BHYT cho toàn bộ cư dân trên đảo, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đang sinh sống và làm việc trên các đảo, xã đảo khi đi khám, chữa bệnh, bảo đảm phù hợp các quy định của pháp luật về BHYT, Bộ Y tế đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc T.Ư, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc triển khai cấp thẻ BHYT cho cư dân trên đảo trong thời gian tới. Từ nay đến cuối năm 2014, Bộ Y tế sẽ phối hợp các bộ, ngành xây dựng Quy định bổ sung ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 66 tỷ đồng mua thẻ BHYT cho người dân đang sinh sống trên các xã đảo, huyện đảo...

Ðề nghị dừng hoạt động Trạm cấp nước Mỹ Ðình

Ngày 2-7, Bộ Y tế có buổi làm việc với UBND thành phố Hà Nội về tăng cường công tác quản lý chất lượng nước trên địa bàn. Bộ Y tế đã công bố kết quả xét nghiệm nước tại 16 nhà máy nước và bảy trạm cấp nước trên địa bàn Hà Nội; chất lượng nước cấp sau đồng hồ tại một số hộ gia đình tại sáu quận nội thành với tổng số 196 mẫu. Kết quả cho thấy vẫn có một số mẫu nước không đạt các chỉ tiêu chất lượng theo QCVN 01:2009/BYT... trong đó, nước tại trạm cấp nước Mỹ Ðình có nồng độ Asen cao hơn ngưỡng cho phép. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đề nghị dừng hoạt động Trạm cấp nước Mỹ Ðình (thuộc Công ty TNHH MTV dịch vụ nhà ở và khu đô thị) cho đến khi bảo đảm nồng độ Asen trong nước cấp phù hợp với Quy chuẩn quốc gia. Ðồng thời yêu cầu Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội sớm có phương án cấp nước bổ sung cho các hộ gia đình trong thời gian Trạm cấp nước Mỹ Ðình dừng hoạt động.

Nối thành công bàn tay của cháu bé bị đứt lìa

Ngày 2-7, thông tin từ Bệnh viện Ða khoa Quảng Nam cho biết, đơn vị này vừa thực hiện nối ghép thành công bàn tay bị đứt lìa của cháu bé bảy tuổi. Ðêm 28-6, cháu Hồ Văn Nghiêm (trú xã Phước Kim, huyện Phước Sơn, Quảng Nam) được Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn chuyển xuống Bệnh viện Ða khoa Quảng Nam trong tình trạng một bàn tay bị đứt lìa. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành vi phẫu nối động mạch, tĩnh mạch, xương, gân và truyền hai đơn vị máu... Sau bốn ngày điều trị, sức khỏe của cháu Nghiêm đã phục hồi tốt, bàn tay hồng, ấm trở lại...

Việt Nam là một trong 73 nước thiếu hụt trầm trọng lực lượng hộ sinh quốc gia

NDĐT- Đây con số được đưa ra tại Lễ công bố tình trạng hộ sinh thế giới 2014, do Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) phối hợp Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội vào sáng 2-7. Theo báo cáo, 73 quốc gia, tập trung tại Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh chỉ có 43% tổng số hộ sinh, y tá, bác sĩ trên toàn thế giới. Thực trạng này dẫn đến 96% tổng số ca tử vong của mẹ, 91% thai chết lưu và 93% tổng số ca sơ sinh tử vong trên toàn cầu. Báo cáo cũng kêu gọi các quốc gia nên sớm đầu tư phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo cho cán bộ hộ sinh nhằm thu hẹp khoảng trống đang tồn tại. Theo ông Arthur Erken, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam: “Đầu tư cho nhân lực y tế, đặc biệt cho cán bộ hộ sinh là một trong những đầu tư đúng đắn nhất mà mỗi quốc gia có thể thực hiện. Bởi các hộ sinh có vai trò quan trọng trong việc đạt được Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ số 4 về giảm thiểu số trẻ tử vong và số 5 về cải thiện sức khỏe bà mẹ và tiếp cận phổ cập dịch vụ sức khỏe sinh sản”. Nếu được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế cũng như được làm việc trong hệ thống y tế hoàn thiện, nữ hộ sinh có thể cung cấp 87% công tác chăm sóc y tế cần thiết cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, đồng thời giảm 2/3 số ca tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh. Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: "Tại Việt Nam, tỷ lệ mẹ, sơ sinh tử vong tại 62 huyện nghèo nhất nước, tập trung tại khu vực miền núi, dân tộc, vùng sâu, xa cao gấp từ 3-4 lần so với mặt bằng chung cả nước. Tình trạng mẹ sinh con tại nhà, không được cán bộ y tế qua đào tạo đỡ còn khá phổ biến. Ngoài ra, các dịch vụ khác của chăm sóc sức khỏe sinh sản còn chưa đạt yêu cầu". Với cam kết thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ vào năm 2015, Bộ Y tế đã có nhiều chính sách công nhận nghề hộ sinh là một nghề độc lập. Điều này tăng cường vị thế và vai trò của hộ sinh trong cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho người dân Việt Nam. Bộ Y tế cũng đã phê duyệt năng lực hộ sinh Việt Nam, các hướng dẫn và chương trình đào tạo hộ sinh đảm bảo đầy đủ các cấp 2,3 năm. Hiện, Bộ Y tế cũng đang xây dựng chương trình bốn năm cử nhân và các chương trình đào tạo liên tục cho hộ sinh và các cán bộ y tế tham gia công tác chăm sóc hộ sinh nhằm đạt được năng lực của người đỡ đẻ có kỹ năng. Cũng như các hướng dẫn, tiêu chuẩn kỹ thuật, cấp giấy phép hành nghề trong điều kiện hiện có tại Việt Nam. Báo cáo năm 2014 cũng đưa ra các khuyến nghị giúp thu hẹp khoảng trống và bảo đảm rất cả các phụ nữ được tiếp tục với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sinh sản, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Mỗi năm có khoảng 300 nghìn phụ nữ trong quá trình mang thai và sinh đẻ, thực hiện các khuyến nghị trong báo cáo sẽ giúp ngăn chặn các thảm họa và không còn phụ nữ chết trong khi sinh ra những đứa con của mình.

Công an nhân dân

Viêm não Nhật Bản bùng phát ở nhiều địa phương: Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất

Cho đến nay, chỉ riêng ở Bệnh viện Nhi TW đã có 130 bệnh nhân bị viêm não virus, trong đó, 46 trường hợp đã xác định là viêm não Nhật Bản (VNNB) với 1 trường hợp tử vong. Bệnh VNNB đã có mặt tại 18 tỉnh, thành, riêng ở Hà Nội hiện có số mắc cao nhất. Nguy cơ bệnh VNNB tăng cao là hoàn toàn có cơ sở, vì bây giờ mới bắt đầu mùa dịch và đỉnh dịch vẫn đang ở phía trước. Để cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về việc phòng, tránh căn bệnh này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi đối với PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục YTDP Bộ Y tế…

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ nghi vấn “nhân bản xét nghiệm”

Mới đây, Bộ Y tế đã nhận được thông tin: bệnh nhân Kiều Thị Ngân (đội 2, xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội) phản ánh về việc trước khi sinh, chị Ngân có xét nghiệm máu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không đúng với kết quả xét nghiệm máu của Viện Huyết học truyền máu Trung ương trước đó. Vì vậy, gia đình chị Ngân bức xúc, nghi ngờ Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất làm xét nghiệm máu theo kiểu“nhân bản xét nghiệm”. Ngày 30/6, Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc yêu cầu Sở Y tế Hà Nội làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra thông tin và đề xuất lãnh đạo Bộ các biện pháp chấn chỉnh tình trạng nói trên. Bộ Y tế nêu rõ thời hạn Sở Y tế Hà Nội phải trả lời là trước 4/7/2014

Tuổi trẻ

Cứu sản phụ mang thai 8 tháng tự đâm vào bụng

Ngày 2-7, Khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa Long An cho biết sản phụ T.T.N.D (26 tuổi, ngụ huyện Châu Thành, Long An) tự đâm vào bụng đã được cấp cứu kịp thời và tình hình tương đối ổn định, không còn nguy hiểm đến tính mạng. Theo các bác sĩ, chị D. đang mang thai tháng thứ 8 và đã tự đâm vào bụng với vết đâm rất sâu, gây xổ ruột nhưng chỉ ảnh hưởng đến dạ con của sản phụ, không gây nguy hiểm đến thai nhi. Theo người nhà của chị D., tối 30-6 chị D. cãi nhau với chồng vì cho rằng anh này đi nhậu nhiều và bỏ bê vợ con, không chịu làm. Trong lúc cãi cự, chị D. dùng dao đâm thẳng vào bụng của mình hai nhát.

Nối thành công bàn tay em bé chị chú chém đứt lìa

Sáng 2-7, Bệnh viện (BV) Đa khoa Quảng Nam cho biết đã thực hiện thành công ca nối ghép bàn tay trái bị đứt lìa của cháu Hồ Văn Nghiêm (7 tuổi, trú xã Phước Kim, huyện Phước Sơn, Quảng Nam). Thông tin ban đầu, chiều 28-6, cháu Nghiêm qua nhà chú họ của mình là Hồ Văn Công (trú xã Phước Kim) chơi. Do uống rượu say trước đó nên Công đã dùng dao chém vào tay cháu Nghiêm khiến bàn tay trái bị đứt lìa. Khuya cùng ngày, gia đình cháu Nghiêm đã chuyển cháu đến BV Đa khoa Quảng Nam cấp cứu. Tại đây, các bác sỹ đã tiến hành phẫu phuật nối động mạch, tĩnh mạch, xương, gân… Theo các bác sĩ BV Đa khoa Quảng Nam cho biết, sau 3 ngày điều trị, đến nay bàn tay cháu Nghiêm đã hồng, ấm trở lại, sức khỏe của cháu cũng đã ổn định. Vụ việc đang được công an huyện Phước Sơn điều tra.

Sức khoẻ đời sống

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

Tại Diễn đàn liên minh các đối tác về sức khỏe phụ nữ và trẻ em diễn ra tại Johannesburg, Nam Phi từ ngày 30.6-1.7, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được lựa chọn là một trong 5 Bộ trưởng Bộ Y tế các nước có thành công nổi bật, được mời chia sẻ kinh nghiệm của quốc gia trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ liên quan đến y tế. “Việt Nam là một trong 10 quốc gia trên thế giớiđang trong đúng lộ trình thực hiện thành công Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 4 (giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi) và Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 5 (Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ)” – đó là đánh giá của Báo cáo toàn cầu về “Những yếu tố thành công đối với sức khỏe phụ nữ và trẻ em – những con đường tiến lên” do Liên minh các Đối tác về Sức khỏe Phụ nữ và Trẻ em, Tổ chức Y tế Thế giới, Ngân hàng Thế giới, Trường Đại học Johns Hopkins Hoa Kỳ, Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London, Vương quốc Anh và các đối tác khác vừa phối hợp tiến hành khảo sát và điều tra trên toàn cầu. Báo cáo này được công bố tại Diễn đàn. Đây là một diễn đàn đối thoại toàn cầu cấp cao, với sự tham dự của hơn 800 đại biểu đến từ các nơi trên thế giới, bao gồm Bộ trưởng Bộ Y tế các nước, các quan chức chính phủ, các nhà tài trợ, các viện hàn lâm, các tổ chức quốc tế, các cơ quan hợp tác song phương và đa phương…với mục tiêu nhằm chia sẻ các kinh nghiệm và bài học, tìm ra các cách thức và con đường đi để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ mà thế giới sẽ phải hoàn thành vào năm 2015, đảm bảo một tương lai khỏe mạnh cho phụ nữ và trẻ em trên toàn thế giới sau năm 2015. Tại Diễn đàn này, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻkinh nghiệm hợp tác đa ngành thông qua Chiến lược quốc gia và các kế hoạch hành động liên ngành về dinh dưỡng, bao gồm cả dinh dưỡng bà mẹ, dinh dưỡng trẻ em, an toàn thực phẩm, nước sạch và vệ sinh môi trường, cũng như giải quyết các thách thức trong hợp tác đa ngành và giữa các đối tác khác nhau để thực hiện hiệu quả các Chiến lược và chương trình dinh dưỡng, sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Theo báo cáo trên, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, dưới 5 tuổi và giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ. Việt Nam đang tiến tới thực hiện thành công Mục tiêu số 4, trong khi đã hoàn thành Mục tiêu 5a (giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ) và đạt nhiều tiến bộ tích cực để có thể hoàn thành Mục tiêu 5b trước năm 2015 (bao phủ tiếp cận toàn dân đối với sức khỏe sinh sản). Trong vòng 10 năm qua, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi đã giảm nhanh và bền vững. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi/10.000 trẻ đẻ sống đã giảm từ 58 năm 1990 xuống còn 23,2 năm 2012 và dự kiến đạt 19,3 vào năm. Trong khi đó, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi/10.000 trẻ đẻ sống cũng giảm từ 44,4 năm 1990 xuống còn 15,4 năm 2012 và ước đạt 14,8 vào năm 2015. Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm hơn 3 lần từ 233/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 1990 xuống còn 68/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2010, song cần nỗ lực lớn để đạt được mục tiêu là 58,3/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2015 theo MDGs. Lộ trình đúng hướng , thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam, đặc biệt là Mục tiêu số 4 và 5 của Việt Nam được lý giải bởi một loạt các chiến lược mang tính đột phá trong y tế, các phối hợp đa ngành hiệu quả và các tiến bộ về thể chế. Theo ghi nhận và đánh giá của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã thể hiện thành công các cam kết mạnh mẽ trong việc giảm tử vong bà mẹ và trẻ em. Sự hợp tác giữa chính phủ, xã hội, người dân và các đối tác đa phương, cũng như sự tập trung theo hướng tiếp cận dựa vào cộng đồng đã giúp Việt Nam duy trì bền vững các tiến bộ. Mặc dù vậy, Việt Nam cũng cần phải tiến hành các bước đi tiếp theo nhằm đảm bảo các tiến bộ đồng đều giữa các vùng dân cư, cũng như giảm tỷ lệ mất cân đối trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em do những rào cản về địa lý và tài chính gây ra, cải thiện chất lượng và bao phủ các can thiệp chăm sóc trẻ sơ sinh và tăng cường nhận thức của thanh niên về các vấn đề sức khỏe sinh sản.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật ở một bệnh viện tuyến huyện

Trong chuyến công tác và làm việc tại Bệnh viện đa khoa huyện Quang Bình, Hà Giang, đoàn công tác chúng tôi có dịp thăm quan thực tế 1 vòng quanh các khoa, phòng của bệnh viện mới thấy hết được sự sáng tạo của bệnh viện trong việc khám, điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân. Khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Bệnh viện đã có nhiều sáng kiến mới cải thiện cơ sở vật, xây mới, cơi nới, chuyển đổi mục đích sử dụng, đưa các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào khám, điều trị cho bệnh nhân đạt kết quả tốt nhất. Nằm ở phía đông trung tâm huyện, trên tổng diện tích 18.526 m2, Bệnh viện Đa khoa huyện Quang Bình có 5 nhà 2 tầng, 1 nhà 3 tầng, 2 nhà cấp 4. Bệnh viện đã quan tâm mua sắm trang thiết bị mới, xây mới, cơi nới đảm bảo cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác khám và điều trị. Theo kế hoạch ban đầu: bệnh viện có 125 giường bệnh trong đó: bệnh viện huyện có 100 giường, Phòng khám đa khoa Xuân Giang 25 giường nhưng do số lượng bệnh nhân nội trú tại bệnh viện thường quá tải, nên tập thể Ban lãnh đạo bệnh viện đã nhất trí xin thêm kinh phí của huyện và bỏ 1 phần kinh phí chi thường xuyên của đơn vị ra để tôn tạo, cơi nới phía hành lang đằng sau các phòng bệnh và kê thêm giường cho bệnh nhân yên tâm điều trị. Vì vậy, số giường bệnh thực tế hiện nay tại bệnh viện huyện tăng lên 158 giường, trong đó, bệnh viện huyện có 138 giường; phòng khám đa khoa Xuân Giang là 20 giường. Với 14 khoa phòng, trong đó có 13 khoa lâm sàng như: khoa khám bệnh, khoa cấp cứu- Hồi sức tích cực- chống độc; khoa Nội tổng hợp; Khoa Ngoại tổng hợp; Khoa phẫu thuật- gây mê hồi sức; Khoa Nhi; Khoa Phụ sản; Khoa Y học cổ truyền; Khoa xét nghiệm- Cận lâm sàng; Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn; Khoa Dược; Vật tư Thiết bị Y tế; Khoa Dinh dưỡng; Liên chuyên khoa Tai-Mũi-Họng, Răng – Hàm mặt, Mắt. Có 4 phòng chức năng như; Phòng Tổ chức hành chính; Kế hoạch Tổng hợp; Điều dưỡng; Tài chính – Kế toán. Có 1 phòng khám đa khoa khu vực Xuân Giang Toàn bệnh viện có 142 cán bộ, trong đó có 1 Thạc sỹ, 3 Bác sỹ chuyên khoa I, 14 bác sỹ đa khoa, 3 cử nhân điều dưỡng, 36 điều dưỡng viên, 35 y sỹ, 2 dược sỹ đại học,...tất cả các cán bộ, y bác sỹ ở đây đều có trình độ chuyên môn từ Trung cấp trở lên, được bỗi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, không ngừng học hỏi, nâng cao tay nghề. Vì vậy, trong thời gian qua, bệnh viện không chỉ được lãnh đạo ngành đánh giá là bệnh viện huyện có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại nhất trong 10 huyện hiện nay mà còn là bệnh viện có đông bệnh nhân nhưng ít bệnh nhân phải chuyển tuyến nhất. Ngoài việc đầu tư, trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác chuyên môn chẩn đoán và điều trị gồm: máy Siêu âm, X-quang, điện tim, máy sinh hóa, huyết học, máy thở, nội soi dạ dày thực quản, nội soi Tai mũi họng và 1 xe cứu thương…bệnh viện còn sáng tạo ra 3 dàn chiếu bằng bóng điện hỗ trợ điều trị bệnh vàng da cho trẻ sơ sinh không những tiếp kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo đủ lượng ánh sáng điều trị bệnh vàng da ở trẻ. Từ những máy móc, trang thiết bị hiện đại sẵn có, cộng với sự quan tâm, chăm sóc, hết lòng vì người bệnh, trong năm 2013, bệnh viện đã khám, chữa bệnh cho 23.296 lượt bệnh nhân. Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2014, Bệnh viện đã khám, chữa bệnh cho gần 11.413 lượt người, số bệnh nhân điều trị nội trú là 4.685 lượt người, số ca phẫu thuật là 406 ca, thủ thuật là 4.349 ca, số bệnh nhân phải chuyển tuyến là 341 ca giảm 222 ca so với cùng kỳ năm 2013. Trung bình mỗi ngày bệnh viện khám điều trị cho 64 lượt người bệnh. Với những trang thiết bị hiện đại, cộng với đội ngũ y bác sỹ có trình độ, chuyên môn, tâm huyết với nghề, việc xây dựng các phòng mổ, phòng vô khuẩn, phòng thủ thuật đạt tiêu chuẩn nên Bệnh viện Đa khoa huyện Quang Bình đã được các y, bác sỹ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện chuyển giao kỹ thuật mổ cắt tử cung qua đường dưới và kỹ thuật mổ nội soi tuyến tiền liệt thành công. Theo bác sỹ Trần Đức Quý – Giám đốc Sở Y tế cho biết: “Vừa qua, Tôi và một số bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Tỉnh đã trực tiếp chuyển giao cho các bác sỹ của Bệnh viện Đa khoa huyện Quang Bình kỹ thuật mổ cắt tử cung qua đường dưới và kỹ thuật mổ nội soi tuyến tiền liệt. Đây là những kỹ thuật mổ được ứng dụng rộng rãi tại các bệnh viện lớn, đồi hỏi phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm, chuyên môn cao. Với các phương pháp mổ mới này, không để lại sẹo mà bệnh nhân phục hồi nhanh có thế ra viện trong vòng 2 đến 3 ngày. Ngay trong đợt chuyển giao kỹ thuật, chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật cho 04 ca bệnh. Từ đó, là cơ hội để các bác sỹ của Bệnh viện đa khoa huyện Quang Bình được tiếp cận, học tập, trao đổi những kinh nghiệm cũng như kỹ thuật mới trong lĩnh vực mổ nội soi. Qua đó, sẽ giúp cho người bệnh trên địa bàn toàn huyện có cơ hội được điều trị kỹ thuật cao, giảm được chi phí và thời gian đi lại cho người bệnh; Đồng thời nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại bệnh viện, giúp giảm tải cho bệnh viện tuyến trên…” Không chỉ tiếp thu có hiệu quả việc chuyển giao kỹ thuật mới, các y bác sỹ bệnh viện Đa khoa huyện Quang Bình đã mổ thành công 32 ca mổ khó các loại như: Mổ nội soi Tai mũi họng, mổ màng nhĩ, U tuyến giáp, phẫu thuật gép nối xương cẳng tay, xương bánh chè, cắt tử cung qua đường dưới, mổ nội soi tuyến tiền liệt…Theo bác sỹ Phạm Mạnh Công –Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Quang Bình xác định: “Hoạt động khám chữa bệnh là nhiệm vụ chính trị trọng tâm chính vì vậy mà Bệnh viện thường xuyên tổ chức, quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan phải nêu cao tinh thần trách nhiệm " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Thực hiện tốt 12 điều y đức, quy tắc ứng xử của cán bộ trong toàn Bệnh viện. Với mục tiêu: “Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc người bệnh vì mục tiêu sự hài lòng của người bệnh và bảo đảm mục tiêu cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh công bằng, chất lượng và người bệnh được hưởng dịch vụ khám chữa tốt hơn” với phương châm của bệnh viện:“Coi bệnh nhân là khách hàng phải chăm sóc tận tình, chu đáo – Tạo sự yêu mến, tin tưởng của người bệnh đối với thầy thuốc” nhờ vậy mà người bệnh và gia đình người bệnh đã đặt niềm tin vào bệnh viện…” Có thể nói: Do làm tốt ngay từ “khâu” tiếp đón, hướng dẫn và phân loại người bệnh, không để xảy ra tình trạng người bệnh ùn tắc hoặc chờ đợi quá lâu, bệnh viện thường xuyên duy trì 03 bàn khám hoặc tăng cường cán bộ khám khi số lượng người bệnh quá đông. Đồng thời, triển khai, quán triệt tại các buổi giao ban, hội nghị, duy trì, thực hiện hoạt động của ban chỉ đạo Quy chế dân chủ, Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong bệnh viện đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và thái độ, hành vi ứng xử của cán bộ, viên chức y tế việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, góp phần năng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Bệnh viện, xây dựng cơ quan, đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh, không ngừng phát triển. Duy trì tốt việc trực cấp cứu, thường xuyên kiểm tra, theo dõi, thăm hỏi tình hình sức khỏe người bệnh được gia đình và người bệnh đánh giá cao. Theo bệnh nhân Ma Thị Mỷ 70 tuổi xã Nà Khương huyện Quang Bình cho biết: “Tôi mổ cắt tử cung qua đường dưới, trong thời gian nằm điều trị ở đây thì thấy các y bác sỹ ở đây rất nhiệt tình, chu đáo, thường xuyên thăm hỏi bệnh tình, việc chuẩn đoán bệnh chính xác nên Tôi được mổ kịp thời không có sẹo. Tôi và gia đình rất hài lòng với thái độ, cách ứng xử của cán bộ bệnh viện”. Ngoài ra, bệnh viện còn chú trọng đến việc nâng cấp các trang thiết bị y tế, thuốc men theo đúng dự trù, chất lượng đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu thuốc cho người bệnh, niêm yết công khai bảng giá thuốc, tên thuốc, các dịch vụ chăm sóc nếu có. Hàng tháng, cán bộ dược đến các khoa lâm sàng theo dõi, kiểm tra việc sử dụng thuốc, kiểm tra thuốc tủ trực các khoa. Hàng tuần Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện sinh hoạt đều đặn vào các buổi họp giao ban nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm trong sai sót chỉ định thuốc. Xây dựng danh mục thuốc, hóa chất, vật tư y tế phù hợp với mô hình và điều kiện của Bệnh viện, chuẩn bị đầy đủ nguồn thuốc và dụng cụ cần thiết để phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh. Để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân, Bệnh viện tiếp tục mua sắm giường bệnh, đảm bảo thuốc, vật tư, trang thiết bị mới phục vụ cho công tác điều trị, phát triển kỹ thuật mới như: Nội soi mũi xoang, kết hợp xương, phẫu thuật cắt tử cung bán phần và toàn phần. Đồng thời Bệnh viện tiếp tục quan tâm việc đào tạo chuyên khoa sâu, tiến tới thành lập kho Giải phẫu bệnh, Khoa Da liễu; Mời các chuyên gia, chuyên ngành sâu từ tuyến Tỉnh, TW về nhằm nâng cao chất lượng điều trị đồng thời tạo điều kiện để bệnh nhân được điều trị tại chỗ; Cùng với kết quả đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2014 bệnh viện tiếp tục củng cố 2 khoa mới thành lập là khoa Liên chuyên khoa và Gây mê hồi sức; Duy trì thu dung bệnh nhân nội trú trung bình 130 bệnh nhân và khám kê đơn 50 bệnh nhân ngoại trú/ngày. Cải thiện được môi trường làm việc và môi trường cảnh quan bệnh viện; Tinh thần phục vụ người bệnh của đại đa số cán bộ công chức tận tình, chu đáo, tạo được sự yêu mến, tin tưởng của người bệnh đối với thầy thuốc. Đem đến hiệu quả điều trị và lòng tin đối với bệnh nhân khi đến với bệnh viện đa khoa Quang Bình. Trước sự tận tâm, tận lực hết lòng vì người bệnh của đội ngũ cán bộ Y, Bác sỹ và cán bộ nhân viên phục vụ. Vì vậy BV đã trở thành địa chỉ tin cậy cho người dân khi đến khám, điều trị tại bệnh viện. Đồng thời, tập thể cán bộ, y bác sỹ còn phấn đấu đưa Bệnh viện trung tâm đạt tiêu chuẩn BV hạng III tiến tới phấn đấu Bệnh viện đạt tiêu chuẩn BV hạng II, phấn đấu từng bước xây dựng Bệnh viện đạt tiêu chuẩn theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng BV của Bộ Y tế./.

Khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng chống bệnh viêm não virut

Hiện nay, bệnh viêm não virut đang vào mùa, theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, đối với viêm não virut, do hiện nay không có vaccin phòng bệnh đặc hiệu. Do đó, để phòng bệnh hiệu quả người dân cần tuân thủ các khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng về các biện pháp phòng bệnh chung cho bệnh viêm não virut như sau: 1. Đối với các virut gây bệnh lây qua côn trùng tiết túc như muỗi, ve... đốt, người dân cần: Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên rời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy. Khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình; không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt. 2. Đối với các virut đường ruột, bệnh lây qua đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp, cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện vệ sinh ăn chín, uống chín. 3. Đối với các chủng virut gây bệnh lây qua đường hô hấp, thực hiện tốt việc cách ly người bệnh cũng như hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh và sử dụng các biện pháp phòng hộ như đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh. 4. Đối với virut gây bệnh viêm não Nhật Bản đã có vaccin phòng bệnh, thực hiện tiêm vaccin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm 1 mũi vaccin thì không có hiệu lực bảo vệ, nếu tiêm đủ 2 mũi vaccin hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%, tiêm đủ 3 mũi vaccin hiệu lực bảo vệ đạt 90-95% trong khoảng 3 năm, do đó, trẻ em cần tiêm chủng với 3 liều cơ bản như sau: Mũi 1: lúc trẻ được 1 tuổi; Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; Mũi 3: cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Trả kết quả xét nghiệm nhầm tại BV Thạch Thất: Do sai sót hành chính

BVĐK huyện Thạch Thất, Hà Nội khẳng định việc chị Kiều Thị Ngân xét nghiệm nhóm máu 0+ nhưngkhi nhận phiếu trả kết quả lại là nhóm máu B, chỉ là do sai sót trong thủ tục hành chính! Ngày 2/7/2014, Giám đốc BVĐK huyện Thạch Thất cho PV Báo SK&ĐS biết, trường hợp chị Kiều Thị Ngân 24 tuổi ở xã Dị Nâu, huyện Thạch Thất, Hà Nội không có chuyện nhầm lẫn phân loại nhóm máu. Sau khi nhận được thông tin, lãnh đạo bệnh viện đã chỉ đạo các khoa, phòng có liên quan cùng khoa Xét nghiệm-Chẩn đoán hình ảnh kiểm tra, rà soát, qui trình khám bệnh của bệnh nhân Kiều Thị Ngân. Theo đó, ngày 19/6/2014 chị Ngân đến BVĐK huyện Thạch Thất khám thai. Sau khi khám thai chị được bác sĩ phòng khám sản chỉ định làm các xét nghiệm, trong đó có chỉ định phân loại nhóm máu. Sau khi làm kĩ thuật phân loại nhóm máu, kết quả chị Ngân mang nhóm máu O+ và được lưu vào sổ kết quả tại khoa Xét nghiệm - chẩn đoán hình ảnh. Trong khi phiếu trả kết quả cho bệnh nhân Ngân thì đóng dấu nhóm máu B. “Sự nhầm lẫn này do sơ xuất về thủ tục hành chính”, ông Sơn nói. BVĐK huyện Thạch Thất đã nghiêm túc nhận thấy khuyết điểm, tiếp thu ý kiến đóng góp, xây dựng của dư luận và khắc phục thiếu sót.Bệnh viện đã chỉ đạo khoa Xét nghiệm - chẩn đoán hình ảnh và kĩ thuật viên làm xét nghiệm viết bản tường trình, kiểm điểm để đơn vị thành lập Hội đồng kỷ luật và có hình thức kỷ luật trong thời gian gần nhất.

Ưu tiên, tập trung cao độ phòng chống dịch bệnh

Tại buổi họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh diễn ra cuối giờ chiều ngày 2/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị công tác phòng chống dịch bệnh hiện nay phải được coi là một trong những hoạt động ưu tiên trong hệ thống y tế. Đặc biệt, hệ thống dự phòng cần tập trung cao độ phòng chống các bệnh như tay chân miệng, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản Theo báo cáo của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 33.133 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; trong đó có 2 trường hợp tử vong tại tỉnh Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu . So với cùng kỳ năm 2013, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng cả nước giảm 5,6%. Tuýp vi rút gây bệnh lưu hành là EV 71 (57,6%) và các EV khác. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2014, sốt xuất huyết vẫn lưu hành ở mức cao tại nhiều quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước ghi nhận 11.520 trường hợp mắc tại 42 tỉnh, thành phố. Trong đó có 7 trường hợp tử vong tại Thành phố Hồ Chí Minh (3 trường hợp), Bình Dương (1 trường hợp), Cà Mau (1 trường hợp), Bình Phước (1 trường hợp) và Phú Yên (1 trường hợp). So với cùng kỳ năm 2013, số trường hợp mắc giảm 47,4%. Về bệnh viêm não vi rút, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 334 trường hợp mắc rải rác tại 31 tỉnh, thành phố; trong đó có 5 trường hợp tử vong. Trong 5 trường hợp tử vong chỉ có 1 trường hợp được chẩn đoán là viêm não Nhật Bản. So với cùng kỳ năm 2013, số mắc giảm 14,2%. Tuy nhiên, để đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh viêm não nói chung, viêm não Nhật Bản nói riêng, ngày 30.6, Bộ Y tế đã thành lập 5 đoàn kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống bệnh viêm não. MERS-Cov diễn biến phức tạp và liên tục bổ sung các trường hợp mắc mới, tử vong. Chính vì vậy, bệnh có nhiều nguy cơ xâm nhập vào nước ta qua khách du lịch và khách nhập cảnh tại khu vực Trung Đông. Bên cạnh đó, các bệnh truyền nhiễm khác đều có số mắc giảm so với cùng kỳ năm 2013 và không ghi nhận ổ dịch tập trung. Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh cúm A(H7N9) và chưa ghi nhận trường hợp MERS-Cov. Riêng với cúm A(H5N1), từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 2 trường hợp tử vong tại Bình Phước và Đồng Tháp. Các trường hợp này đều có tiền sử tiếp xúc, giết mổ gia cầm bị bệnh. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng nhấn mạnh, trước nguy cơ bệnh viêm đường hô hấp cấp tính tại vùng Trung Đông (MERS-Cov) có thể xâm nhập vào Việt Nam, ngành y tế đã chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh; đồng thời triển khai áp dụng tờ khai y tế đối với người nhập cảnh đến từ 9 quốc gia vùng Trung Đông tại 3 sân bay quốc tế (Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng). Đặc biệt, đoàn kiểm tra của Bộ Y tế đã đến kiểm tra công tác kiểm dịch quốc tế và triển khai áp dụng tờ khai y tế đối với người nhập cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Do đó, Thứ trưởng Long yêu cầu, hệ thống điều trị rà soát tất cả các hướng dẫn điều trị các loại bệnh để kịp thời cập nhật, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Các bệnh viện tập trung phân tuyến điều trị để tránh lây nhiễm chéo. Đồng thời, tăng cường truyền thông trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng chống dịch bệnh… Tháng 9/2014: tiêm vắc xin Sởi -Rubella cho trẻ từ 1 đến 14 tuổi. Thời gian tới, ngành y tế tiếp tục hoàn chỉnh kế hoạch phòng chống dịch; đẩy mạnh và tăng tỷ lệ tiêm vắc xin trong dự án tiêm chủng mở rộng; chuẩn bị triển khai kế hoạch tiêm vắc xin Sởi-Rubella cho trẻ từ 1 đến 14 tuổi (dự kiến vào tháng 9/2014). Đồng thời, Bộ Y tế tiếp tục tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo, hỗ trợ công tác phòng chống dịch tại các tỉnh, thành phố trọng điểm; thường xuyên theo dõi, rà soát các trang thiết bị, thuốc, vật tư, hóa chất phục vụ công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh...

Yêu cầu Bệnh viện Nhi TW làm rõ việc điều dưỡng tiêm nhầm thuốc cho bệnh nhi

Ngay sau khi bài báo "Điều dưỡng Bệnh viện Nhi liên tiếp tiêm nhầm thuốc còn phủi tay coi thường bệnh nhân?" đăng trên báo điện tử Phunutoday.vn ngày 2/7, Cục quản lý khám chữa bệnh đã ra công văn khẩn yêu cầu Bệnh viện nhi làm rõ sự việc. Theo nội dung bài báo, một điều dưỡng của khoa Ung bướu, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiêm nhầm thuốc kháng sinh cho 2 cháu bé đang nằm điều trị tại khoa, và lần thứ 2, điều dưỡng này lại tiêm nhầm hóa chất cho 2 bệnh nhi với nhau. Mặc dù Trưởng khoa ung bướu Bệnh viện Nhi TS Bùi Ngọc Lan đã lên tiếng giải thích cho gia đình bệnh nhân và phóng viên viết bài nhưng Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế vẫn yêu cầu Giám đốc bệnh viện Nhi xem xét làm rõ sự việc, và báo cáo về Cục quản lý khám chữa bệnh trước ngày 8/7/2014. Việc Cục quản lý khám chữa bệnh nhanh chóng phản hồi bài báo chứng tỏ tinh thần trách nhiệm, trấn chỉnh thái độ làm việc thiếu nghiêm túc, trách nhiệm ở một số cán bộ y tế vì những cán bộ y tế luôn cần thận trọng trong công tác nghiệp vụ bởi nó liên quan đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Viêm não là một bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao

Theo Cục Y tế dự phòng, đến nay đã ghi nhận 325 trường hợp mắc viêm não virus ở 31 tỉnh, TP trong đó có năm trường hợp tử vong. PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) trả lời một số câu hỏi về bệnh viêm não virus và viêm não Nhật Bản.

Xin ông cho biết các biểu hiện của bệnh và nguyên nhân nào gây bệnh viêm não virus?

Biểu hiện chính của bệnh là có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê... Căn nguyên gây viêm não thường là các Arbovirus (trong đó có virus viêm não Nhật Bản), virus herpes, các virus đường ruột (như EV71 gây bệnh tay chân miệng), sởi, quai bị... Do các triệu chứng lâm sàng rất khó phân biệt giữa các chủng virus do đó việc chẩn đoán nguyên nhân phải thông qua việc xét nghiệm xác định virus.

Bệnh viêm não Nhật Bản có nguy hiểm không và có biểu hiện như thế nào?

Bệnh viêm não Nhật Bản chỉ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm não virus ở nước ta, bệnh do virus viêm não Nhật Bản gây ra. Bệnh làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Trước năm 1997, nguyên nhân gây viêm não virus chủ yếu là virus viêm não Nhật Bản (chiếm tới 61,3%), hiện nay viêm não Nhật Bản chiếm khoảng 10 đến 15% trong tổng số các trường hợp mắc bệnh viêm não virus. Động vật nhiễm virus là nguồn truyền nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản cho người. Nguồn truyền nhiễm trong thiên nhiên là các loài chim, và một số loài bò sát. Nguồn truyền nhiễm ở súc vật gần người quan trọng nhất là lợn do dễ bị nhiễm virus và được chăn nuôi ở nhiều hộ gia đình. Ngoài ra một số gia súc khác như trâu, bò, dê, cừu cũng có thể là ổ chứa của virus. Bệnh thường có biểu hiện rất cấp tính bao gồm sốt cao đột ngột, nhức đầu, nôn mửa; rối loạn tinh thần ở các mức độ khác nhau: vật vã mê sảng hoặc ly bì, lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, cử động bất thường hoặc bị liệt. Tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10% - 20%.

Chúng ta nên làm thế nào để phòng các loại bệnh viêm não virus?

Đối với các Arbovirus, bệnh lây qua côn trùng tiết túc như muỗi, ve … đốt, việc quan trọng nhất là hạn chế các nguy cơ bị côn trùng, muối đốt khi sinh hoạt hoặc làm việc ngoài trời thông qua việc mặc áo quần phủ kín tay, chân như mạc áo dài tay, mang tất cùng với việc sử dụng các chất xua đuổi côn trùng, nằm màn khi ngủ. Để hạn chế sự phát triển của muỗi gây bệnh, chúng ta cần phải thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, làm thông thoáng cống rãnh, đậy kỹ các vật dụng chứa nước, loại bỏ các dụng cụ thừa có khả năng đọng nước nhằm giảm thiểu nơi cư ngụ cũng như nơi đẻ trứng của muỗi kết hợp với phun hóa chất diệt muỗi ở những nơi có mật độ muỗi cao. Đối với các chủng virus như herpes, sởi, quai bị,… bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp, chúng ta cần phải cách ly người bệnh cũng như hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, sử dụng các biện pháp phòng hộ như đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh. Trong số các chủng virus này, một số chủng virus gây bệnh đã có vắc xin phòng bệnh như sởi, quai bị, chúng ta cần phải chủ động tiêm vắc-xin để phòng bệnh và những biến chứng viêm não của các bệnh này. Đối với các virus đường ruột, bệnh lây qua đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp, việc vệ sinh cá nhân là yếu tố quan trọng hàng đầu do hiện chưa có vaccine phòng bệnh đặc hiệu, trong đó việc rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, vệ sinh ăn chín, uống chín là những biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả. Đối với virus gây bệnh viêm não Nhật Bản đã có vắc-xin phòng bệnh, thực hiện tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm một mũi vắc-xin thì không có hiệu lực bảo vệ, nếu tiêm đủ hai mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%, tiêm đủ ba mũi hiệu lực bảo vệ đạt 90-95% trong khoảng ba năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Những người nào và lứa tuổi bao nhiêu có nguy cơ mắc bệnh VNNB?

Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus VNNB đều có thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh VNNB chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh do chưa từng được tiêm chủng trước dây và có thể bị nhiễm virus khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh VNNB.

Khi đi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản nên chú ý có thể gặp những tác dụng phụ nào?

Cũng như các vắc-xin khác khi tiêm vắc-xin VNNB có một tỷ lệ nhất định có tác dụng phụ. Tại chỗ tiêm có thể bị đau, sưng, đỏ, thường gặp ở 5-10% người được tiêm. Một số ít có phản ứng toàn thân như sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Các phản ứng phụ nêu trên xuất hiện khoảng vài giờ sau khi tiêm và thường tự hết sau 1-2 ngày. Ngoài ra có một tỷ lệ vô cùng nhỏ (khoảng 1/1 triệu mũi tiêm) có thể gặp choáng (sốc phản vệ) sau khi tiêm trong vòng vài giờ, cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để xử trí cấp cứu.

Cộng đồng và người dân cần làm gì để phòng các bệnh mùa hè và bệnh VNNB?

Các bậc phụ huynh cần chủ động đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch tất cả các loại vắc-xin trong đó có vắc-xin VNNB, bởi vì vắc-xin chính là biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất, hiệu quả nhất và chỉ có tỷ lệ tiêm chủng cao mới có khả năng bảo vệ được cá nhân và cộng đồng trước các dịch bệnh nguy hiểm trong đó có VNNB. Thường xuyên giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ; chủ động thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt loăng quăng bọ gậy tại hộ gia đình. Vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc xa nhà. Khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thì cần đến ngay các có sở y tế gần nhất để được khám, hướng dẫn và phòng lây nhiễm cho người khác. Toàn thể người dân và cộng đồng cùng chung tay thực hiện và phối hợp thật tốt với ngành y tế trong tất cả các hoạt động phòng chống dịch bệnh được triển khai tại hộ gia đình cũng như tại cồng đồng.

Thanh niên

Điều trị miễn phí cho bố thuyền phó tàu cảnh sát biển 2013

Báo Thanh Niên số ra ngày 28.6 đã đăng bài Mái ấm cho gia đình những người lính biển phản ánh hoàn cảnh gia đình khó khăn của trung úy Trần Văn Hiếu (thuyền phó tàu CSB 2013, Vùng Cảnh sát biển 2, đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc tại Hoàng Sa, TP.Đà Nẵng) ở xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng, TP.Hải Phòng. Trong đó có nêu bố của anh Hiếu là ông Trần Văn Thường (58 tuổi, nguyên là bộ đội phục viên), cách đây 4 năm bị mù do viêm loét giác mạc. Ngay sau đó, ĐHY Hải Phòng đã cử bác sĩ chuyên khoa mắt về thăm khám và đưa ra phương án hỗ trợ toàn bộ chi phí điều trị mắt cho ông Thường. Sáng 30.6, gia đình đã đưa ông Thường đến khám và nhập viện điều trị tại BVĐHY Hải Phòng. Sau khi hội chẩn, bác sĩ Nguyễn Văn Được, Đây là trường hợp tăng nhãn áp mạn tính kéo dài gây cho bệnh nhân đau nhức liên tục và là biến chứng của tình trạng viêm giác mạc tái diễn tiến triển trong 4 năm qua. Bác sĩ Được cho biết Khoa Mắt, BVĐHY Hải Phòng, sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí điều trị, ăn ở trong thời gian ông Thường nhập viện điều trị. Chiều nay (2.7), ông Thường sẽ được phẫu thuật.

Vnexpress

Cứu nghìn mạng sống nhờ những người mang dòng máu hiếm

Đang ăn cơm trưa, Phạm Tuấn Minh (Hà Nội) nhận tin báo có bé sơ sinh cần truyền máu hiếm ORh-. 20 phút sau, cậu đã có mặt ở bệnh viện tiếp máu cho bé. Tuấn Minh, 24 tuổi, là một trong hơn 200 thành viên của câu lạc bộ Nhóm máu hiếm khu vực phía Bắc. Ngày 4/6, Minh đang ăn cơm thì nhận được điện thoại của gia đình chị Phạm Thị Quỳnh Nga. Chị Nga vừa sinh con, cậu bé bị vàng da huyết tán phải truyền máu ORh-. Đây là nhóm máu hiếm, ngân hàng máu của bệnh viện không dự trữ, gia đình cầu cứu đến CLB máu hiếm. Ngay khi nhận điện thoại, Tuấn Minh vội vã đến Bệnh viện Nhi trung ương cứu con chị Nga. Vì ORh- là nhóm máu hiếm, lường trước trường hợp không đủ máu truyền cho con chị Nga, các bác sĩ đã phân tích nhóm máu hai mẹ con, và tìm được một loại máu khác thích hợp để truyền cho bé. Sau ba lần thay máu, cậu bé đã qua cơn nguy kịch. "Khi đến viện các bác sĩ cho biết không cần nhóm máu ORh- nữa, nhưng em vẫn hiến máu của mình cho bé, đề phòng lúc cần dùng đến", Tuấn Minh cho biết. Ngày 23/4, câu lạc bộ Nhóm máu hiếm cũng giúp anh Đạt (26 tuổi) ở Hòa Bình bị tai nạn xe, phải cắt một bên chân. Sau ca mổ đầu, anh Đạt phải tiếp tục mổ đốt sống cổ, song vì mang máu hiếm nên việc tìm kiếm nguồn máu rất khó khăn. Tình hình rất gấp gáp, vợ anh Đạt đã liên hệ đến câu lạc bộ máu hiếm nhờ giúp đỡ. Anh Nguyễn Văn Sáng (23 tuổi) lập tức có mặt ở bệnh viện giúp bệnh nhân. Gần một tháng sau, anh Đạt đã xuất viện. Sáng cho biết, thời điểm đó sức khỏe anh tốt, đã cách 3 tháng so với lần hiến máu trước nên xung phong đi cứu người. Không chỉ anh, nhiều thành viên khác trong câu lạc bộ chỉ cần đủ điều kiện đều không tiếc cho đi giọt máu của mình. "Mình phát hiện mang máu âm năm 2007. Lúc đó, mẹ bị ốm phải truyền máu, nhưng vì máu âm nên bệnh viện không dự trữ. Ngay khi thông báo, cả dòng họ mình kéo đến viện xét nghiệm, và không ngờ họ ngoại nhà mình có nhiều người mang máu hiếm đến vậy. Tất cả nhóm máu âm nhà mình đều có", Sáng cho biết. Trải qua 7 năm thành lập, câu lạc bộ đã cứu sống được hàng chục trường hợp khỏi tay tử thần. Dù công việc bận rộn nhưng chị Phượng, 43 tuổi, luôn có mặt khi có trường hợp cấp cứu cần chị. Một buổi sáng mùa hè năm 2009, chị nhận được điện thoại đến Bệnh viện Việt - Pháp vì có người cần gấp nhóm máu BRh-. Trời mưa nặng hạt, đường ngập, chiếc xe cấp cứu chở chị và 4 người cùng nhóm máu vừa đi vừa thử máu. Những người trước không được chọn, chỉ mình chị Phượng cho được máu. "Lúc đó, tôi thoáng thấy mặt mũi những thành viên câu lạc bộ ai cũng mệt mỏi, thất vọng vì mất công đến mà không giúp được người bệnh. Cho máu xong, tôi vội vã ra về tiếp tục công việc mà không biết máu mình cho ai, bị bệnh gì, người ta ở đâu, sức khỏe như thế nào", chị nhớ lại. Chị Phượng phát hiện mình mang máu âm khi mang thai con thứ 3 vào năm 2007. Thời điểm đó, các cơ sở y tế thường chỉ xét nghiệm hệ máu ABO, không xét nghiệm hệ âm dương, nên thông tin rất mù mờ. Những người không hiểu biết còn khuyên chị bỏ con. Chị tìm hiểu thêm thông tin để biết về nhóm máu này và chủ động tham gia vào câu lạc bộ máu hiếm để có thể cứu người và cứu mình. Những phụ nữ mang máu âm dễ bị bất đồng nhóm máu với con, dẫn đến những tình trạng nguy hiểm cho cả mẹ và con sau khi sinh. May mắn, chị Phượng không gặp nguy hiểm trong các lần sinh nở.Không chỉ giúp mọi người, các thành viên trong nhóm còn giúp đỡ lẫn nhau, phổ biến nhất là giúp các trường hợp sinh con. Chị Hồng Khang (35 tuổi, Hà Nội) chia sẻ, lần chị sinh con thứ 2 biết mình mang máu âm đã chủ động tham gia câu lạc bộ để được bảo vệ. Suốt thời gian mang thai cứ một tháng một lần chị đến Viện Huyết học kiểm tra kháng thể, rất may đến khi đẻ vẫn không phát hiện có kháng thể trong người. Đề phòng trường hợp cần truyền máu khi sinh, chị Khang đã liên hệ được một người nhóm máu BRh-, là lái xe đường dài. Hôm chị sinh là sáng sớm, trời mưa như trút nước. Cậu thanh niên chạy xe từ Hải Dương lên bệnh viện, nơi chị Khang sinh. "Hôm đó, tôi túc trực bên ngoài phòng mổ thì thấy cậu ấy đến, người tả tơi ướt đầm đìa. Tôi xúc động, ôm chầm lấy cậu ấy khóc", chồng chị Khang chia sẻ thêm. Rất may, chị Khang bị mất máu nhiều nhưng chưa cần truyền thêm. Theo chị Đỗ Thùy Dung (30 tuổi), câu lạc bộ Nhóm máu hiếm phía Bắc ra đời đầu năm 2007, trực thuộc Viện Huyết học Truyền máu trung ương. Ngày đầu thành lập, câu lạc bộ chỉ có 19 người, đến nay đã có hơn 200 thành viên. Thông thường, những thành viên trong câu lạc bộ máu hiếm được khuyên không cho máu trong các đợt vận động hiến máu, dành cho các trường hợp khẩn cấp, như khi có bệnh nhân ung thư máu, sản phụ băng huyết, các bệnh nhân mổ, sốt xuất huyết hay bệnh nhân bị tai nạn. Đến nay chị Dung đã có khoảng 20 lần hiến máu. Nhiều lần chị phải bỏ dở công việc hay ra khỏi nhà lúc nửa đêm để tiếp máu cho bệnh nhân. Có trường hợp sản phụ bị mất máu, gia đình gần như đã tuyệt vọng thì nhóm đến và cứu được mẹ cho đứa trẻ vừa sinh. Đến nay, khoa học phát hiện có nhiều hệ nhóm máu nhưng quan trọng nhất là 2 hệ nhóm máu ABO và hệ Rh (Rh+ và Rh-). Ở Việt Nam, có tới 99,96% số người thuộc nhóm máu Rh+ (hoặc O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỷ lệ giảm dần), nhưng chỉ có 0,04%-0,07% số người thuộc nhóm máu Rh- (hoặc O- hoặc B- hoặc A- hoặc AB-). Những người có nhóm máu Rh- ở Việt Nam thuộc cộng đồng người có nhóm máu hiếm. Nhóm máu hiếm chỉ là một đặc tính di truyền, giống như màu da, màu tóc… không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Phụ nữ có nhóm máu hiếm vẫn sinh con bình thường nếu điều trị đúng phác đồ. Không như với các nhóm máu khác, chỉ có những người có cùng nhóm máu hiếm Rh- mới có thể truyền cho nhau. Nếu truyền nhầm nhóm máu Rh+, người bệnh sẽ bị tan máu, suy thận, trụy tim mạch và có thể tử vong. Ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới, máu hiếm có thể để trữ được 10 năm, nhưng Việt Nam chưa thể thực hiện được kỹ thuật ấy. Bởi vậy, khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam đều có các câu lạc bộ máu hiếm để truyền máu trong những trường hợp khẩn cấp.

Hà Nội đề xuất miễn phí vắcxin viêm não Nhật Bản cho trẻ

Trong số bệnh nhân viêm não Nhật Bản từ 18 địa phương chuyển về Viện Nhi Trung ương có tới một phần ba là trẻ em tại Hà Nội. Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay một tuần qua đã ghi nhận thêm 10 bé bị viêm não Nhật Bản, nâng tổng số ca tiếp nhận đến ngày 30/6 lên 46, bệnh nhân đến từ 18 tỉnh, thành miền Bắc. Hà Nội có tỷ lệ mắc cao nhất với 15 em, tiếp đó là Hải Dương với 5 ca bệnh, các tỉnh khác 1-3 trường hợp. Nhóm bệnh nhi dưới 15 tuổi chiếm gần 85%; còn lại là dưới một tuổi. Báo cáo của bệnh viện cho hay, từ đầu năm đến cả nước có 5 trường hợp tử vong vì viêm não virus, trong đó có một ca do viêm não Nhật Bản. Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, ngành y tế Hà Nội đang đề xuất sẽ mở rộng diện tiêm chủng miễn phí vắcxin viêm não Nhật Bản cho trẻ em tới 14 tuổi. Đây được cho là đề xuất hợp lý vì bệnh chủ yếu gặp ở trẻ dưới 15 tuổi. Vì không đủ vắcxin nên Chương trình tiêm chủng mở rộng mới chỉ áp dụng cho trẻ 1-5 tuổi là nhóm nguy cơ mắc và biến chứng cao nhất. Tuy nhiên, theo ông Phu việc mở rộng diện tiêm miễn phí chỉ có thể triển khai ở những xã có nguy cơ cao, chứ không bao phủ được cả Hà Nội. Trong tháng 6, Hà Nội đã tiến hành hai vòng tiêm cho trẻ từ 1-3 tuổi với tổng số gần 170.000 mũi tiêm. Đợt tiêm vét tiếp theo sẽ gộp vào ngày tiêm thường xuyên 4-5/7. "Người lớn cũng có nguy cơ mắc do chưa từng được tiêm chủng và có thể bị nhiễm khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng bệnh", tiến sĩ Phu cảnh báo. Cơ quan y tế khuyến cáo, cha mẹ cũng cần lưu ý nếu chỉ tiêm một mũi vắcxin thì không có hiệu lực bảo vệ. Để đạt hiệu quả bảo vệ 90-95%, trong 3 năm trẻ cần được tiêm đủ 3 mũi. Vắcxin viêm não Nhật Bản được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1997. Hàng năm có khoảng một triệu trẻ dưới 5 tuổi được tiêm chủng. Bệnh do muỗi truyền, có thể gây ra biến chứng như suy hô hấp, co giật, viêm phổi... Ước tính, khoảng 30% bệnh nhân nhập viện tử vong; khoảng 1/3-1/2 trường hợp sống song bị các di chứng thần kinh nặng nề.

Viêm não Nhật Bản vào đỉnh dịch

Tháng 7 là thời điểm đỉnh của dịch viêm não Nhật Bản. Từ đầu mùa đến nay, BV Nhi TƯ ghi nhận 46 ca bệnh, trong đó Hà Nội nhiều nhất với 15 ca, một người tử vong. Cả nước hiện ghi nhận 325 trường hợp mắc viêm não virus tại 31 tỉnh, thành phố, có 5 ca tử vong. Ước tính số ca viêm não Nhật Bản chiếm 10-15% trong đó. Theo báo cáo của BV Nhi TƯ, 46 ca viêm não Nhật Bản xuất phát từ 18 tỉnh, thành miền Bắc, trong đó nhiều nhất là Hà Nội rồi đến Hải Dương. Số mắc chủ yếu ở trẻ dưới 15, trẻ dưới 1 tuổi chiếm khoảng 15%. Viêm não Nhật Bản là bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10-20%. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng mùa dịch là vào các tháng hè và đỉnh điểm là tháng 6-8. Biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất là tiêm văcxin. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm một mũi thì không có hiệu lực bảo vệ, tiêm 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%. Tiêm đủ 3 mũi, hiệu lực bảo vệ đạt 90-95% trong khoảng 3 năm. Vì thế, theo tiến sĩ Phu, trẻ cần tiêm chủng với 3 liều cơ bản như sau: Mũi 1 lúc được 1 tuổi; Mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; Mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm văcxin viêm não Nhật Bản thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản, trong đó mũi 1 cần tiêm càng sớm càng tốt. Thời gian cách tiêm các mũi khác tương tự như trên. Khi tiêm văcxin viêm não Nhật Bản cũng có một tỷ lệ nhất định có tác dụng phụ. Cụ thể, tại chỗ tiêm có thể bị đau, sưng đỏ, một số ít có phản ứng toàn thân như sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Các phản ứng phụ nêu trên xuất hiện khoảng vài giờ sau khi tiêm và thường tự hết sau 1-2 ngày. Ngoài ra có một tỷ lệ vô cùng nhỏ (khoảng 1/1 triệu mũi tiêm) có thể gặp choáng (sốc phản vệ) sau khi tiêm trong vòng vài giờ, cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để xử trí cấp cứu. VNNB là bệnh do muỗi truyền. Muỗi hút máu động bị vật nhiễm virus (thường là từ lợn), sau đó đốt người và truyền bệnh cho người. Vì thế, ngoài tiêm văcxin, người dân cần chú ý vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu, rời chuồng gia súc xa nhà. Nên ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt. Hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi. Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vào ngày 4-5/7, Hà Nội sẽ triển khai tiêm vét văcxin viêm não Nhật Bản cho các trẻ còn lại chưa được tiêm trong 2 đợt vừa qua. Hiện nay văcxin này trong chương trình tiêm chủng mở rộng mới áp dụng cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi, là nhóm trẻ có nguy cơ mắc và biến chứng cao nhất.

Người lao động

Khám chữa bệnh cho đồng bào thiểu số

Khoa Nội thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy vừa tổ chức đợt khám chữa bệnh cho khoảng 800 người dân tộc thiểu số S’tiêng, Mạ tại xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra, đoàn bác sĩ còn tặng 300 phần quà gồm đường, sữa, mì gói, dầu ăn, mùng… cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đây là chương trình được các bác sĩ Khoa Nội thần kinh tổ chức hằng năm. Kinh phí được các y - bác sĩ đóng góp và vận động thêm các mạnh thường quân.

Phụ nữ

Đà Nẵng: Tặng hơn 37 tỷ đồng cho BV ung thư

Ngày 2/7, Ngân hàng Liên Việt đã tài trợ cho BV Ung thư Đà Nẵng 37,275 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Bá Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Chủ tịch Hội Phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng - đơn vị chủ quản của BV Ung thư: toàn bộ số tiền sẽ được dùng cho việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là máy xạ trị để phục vụ tốt hơn trong việc điều trị bệnh cho người nghèo các tỉnh thành miền Trung. Năm 2013, BV Ung thư đã miễn giảm viện phí cho trên 1.000 người nghèo với số tiền gần 800 triệu đồng, trong đó thành phố Đà Nẵng có 595 BN và tỉnh Quảng Nam 464 BN.

TP.Hồ Chí Minh: Yêu cầu các bệnh viện triển khai hoạt động “phản ứng nhanh”

Nhằm hạn chế những nguy cơ tai biến có thể xảy ra cho người bệnh, vừa qua, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản yêu cầu các bệnh viện trên địa bàn xây dựng các hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng an toàn người bệnh lên mức cao nhất. Sở khuyến nghị các BV thành lập Ban an toàn người bệnh (thuộc Hội đồng Quản lý chất lượng bệnh viện) gồm đại diện các khoa phòng liên quan đến quy trình chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh. Nhiệm vụ của ban này là triển khai các hoạt động chủ động giám sát các sự cố liên quan đến người bệnh để giám sát, phân tích nguyên nhân từ đó có những giải pháp cải tiến hoặc chấn chỉnh. Sở cũng khuyến cáo các bệnh viện triển khai các hoạt động “phản ứng nhanh” tại cơ sở. Hoạt động phản ứng nhanh” là quy trình phối hợp cấp cứu khẩn cấp giữa các khoa phòng có liên quan, nhằm kịp thời xử trí những trường hợp có nguy cơ tử vong cao, bệnh lý nặng, phức tạp đòi hỏi nhiều chuyên khoa phải tham gia khi có những trường hợp bệnh nhân nội trú đột ngột trở nặng, đe dọa tính mạng.

Quân đội nhân dân

Thiếu hụt trầm trọng nhân lực hộ sinh ở các nước nghèo

Đây là thông tin đưa ra tại Lễ công bố báo cáo tình trạng Hộ sinh thế giới năm 2014 với chủ đề “Giải pháp toàn diện - Quyền của phụ nữ về sức khỏe” được Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức sáng 2-7 tại Hà Nội. Cụ thể, Báo cáo cung cấp thông tin cơ sở về thực trạng công tác hộ sinh trên thế giới năm 2014 với mục đích nhằm hỗ trợ đối thoại chính sách giữa Chính phủ và các đối tác; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về y tế; xác định những tiến bộ đạt được kể từ khi công bố báo cáo năm 2011 và tạo cơ sở cho hoạt động của giai đoạn sau 2015. Bản báo cáo đã được công bố tại Hội nghị của Liên minh Hộ sinh quốc tế tổ chức định kỳ 3 năm tại Praha, Cộng hòa Séc ngày 3-6 vừa qua. Số liệu thống kê của Báo cáo cho thấy, năm 2013 vẫn còn 289.000 phụ nữ tử vong trong thời gian mang thai hoặc trong khi sinh đẻ, gần 3 triệu trẻ sơ sinh qua đời trong vòng tháng đầu sau sinh và có tới 2,6 triệu ca thai chết lưu. Đại đa số các ca tử vong này (chiếm trên 92%) xảy ra tại 73 quốc gia ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ La-tinh, bao gồm cả Việt Nam. Tại 73 nước này, chỉ có 4 nước có nguồn nhân lực hộ sinh đủ khả năng đáp ứng toàn diện nhu cầu về 46 loại can thiệp sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh thiết yếu; công tác hộ sinh vẫn còn thiếu hụt về số lượng và năng lực; các hành lang pháp lý đối với nghề hộ sinh chưa đầy đủ, chưa có quy định rõ ràng trong việc bảo đảm để người hộ sinh có thể làm chủ và được giao quyền tự chủ trong việc vận hành các mô hình chăm sóc do hộ sinh thực hiện và các can thiệp kỹ thuật, sử dụng thuốc nhằm cứu sống bà mẹ và trẻ sơ sinh. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, cho biết: Ở nước ta hiện nay còn có sự khác biệt rất lớn về tình trạng sức khỏe nhân dân ở các vùng miền. Tử vong mẹ, tử vong sơ sinh ở 62 huyện nghèo nhất nước, ở khu vực miền núi, dân tộc và vùng khó khăn cao gấp 3 đến 4 lần so với số liệu chung của cả nước. Tình trạng đẻ tại nhà, đẻ không được cán bộ y tế đã qua đào tạo đỡ còn khá phổ biến ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, chất lượng một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và làm mẹ an toàn vẫn chưa đạt yêu cầu. Do đó, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh, nghề hộ sinh, người hộ sinh và công tác hộ sinh có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh ở Việt Nam. Nếu được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế và làm việc trong hệ thống y tế hoàn thiện, đội ngũ hộ sinh có thể cung cấp đến 87% dịch vụ công tác chăm sóc y tế cần thiết cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, đồng thời ngăn chặn tới 2/3 số ca tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh. Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam, ông Arthur Erken, khẳng định, đầu tư cho nhân lực y tế, đặc biệt cho cán bộ hộ sinh là một trong những sự đầu tư đúng đắn nhất mà một quốc gia có thể thực hiện. Khi các điều dưỡng và hộ sinh được đào tạo bài bản, được trao quyền và được hỗ trợ sẽ góp phần đáng kể vào cứu sống tính mạng con người, các bà mẹ, trẻ sơ sinh, cũng như cải thiện được kinh tế và xã hội của cả quốc gia. Đây là chiến lược chi phí hiệu quả về y tế. Ông Arthur Erken khẳng đinh, UNFPA tại Việt Nam cam kết hỗ trợ Chính phủ và người dân Việt Nam để bảo đảm rằng, việc phổ cập y tế, bao gồm sức khỏe tình dục và sinh sản sẽ trở thành hiện thực. Thông qua hợp tác và cùng nhau làm việc, tôi tin rằng không có mục tiêu nào là quá khó để đạt được.

Vietnamplus

Vẫn còn hơn 500 xã vùng sâu, vùng xa chưa có nữ hộ sinh

Theo thông tin từ Vụ Sức khỏe bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế), thực trạng công tác hộ sinh ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn khi còn 5% trạm y tế xã (517 xã) ở vùng sâu, vùng xa chưa có hộ sinh. Thông tin trên được đưa ra trong buổi báo cáo tình trạng hộ sinh thế giới năm 2014: “Giải pháp toàn diện: Quyền của phụ nữ về sức khỏe” đã được Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) và Bộ Y tế công bố sáng 2/7 tại Hà Nội. Báo cáo đã chỉ ra việc thiếu hụt trầm trọng lực lượng hộ sinh tại 73 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay trên toàn quốc, lực lượng hộ sinh chưa đủ và phân bố không đồng đều theo dân số và vùng miền. Trên toàn quốc tỷ lệ hộ sinh trên 10.000 dân là 3,5 người (mức thấp). Phát biểu tại buổi công bố, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến khẳng định, hiện nay vai trò của nữ hộ sinh chưa được phát huy mạnh mẽ và cần có những chủ trương, chính sách để phát huy hơn nữa. Báo cáo phân tích tính công bằng trong việc thực hiện các MDGs liên quan đến lĩnh vực y tế do Bộ Y tế và các tổ chức Liên Hợp Quốc thực hiện năm 2012 cũng cho thấy hiện còn có sự khác biệt rất lớn về tình trạng sức khỏe nhân dân ở các vùng, miền và các nhóm dân cư như khu vực thành thị với nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo khó khăn. Tỷ lệ tử vong bà mẹ, tử vong sơ sinh ở những khu vực miền núi, vùng khó khăn cao gấp 3-4 lần so với số liệu cung của quốc gia. Tình trạng sinh đẻ tại nhà không được cán bộ y tế đã qua đào tạo hỗ trợ còn khá phổ biến ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Ông Arthur Erken, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho hay, kể từ lần đầu tiên công bố Báo cáo tình trạng hộ sinh thế giới năm 2011, Việt Nam đã có những tiến bộ rất ấn tượng trong việc đạt được các MDGs và đã thành công trong việc đạt được hầu hết các mục tiêu đó. Trong lĩnh vực CSSKSS nói riêng, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc tăng cường các dịch vụ làm mẹ an toàn và chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, báo cáo cũng kêu gọi các quốc gia nên sớm đầu tư phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo cho các cán bộ hộ sinh nhằm thu hẹp khoảng trống đang tồn tại. Để khắc phục tình trạng thiếu hộ sinh trên, Thời gian tới Bộ Y tế sẽ cam kết xem xét và nỗ lực sử dụng các nguồn lực và năng lực của hệ thống y tế quốc gia để áp dụng những khuyến nghị đưa ra trong bản báo cáo nhằm nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của nghề hộ sinh, cải thiện chất lượng CSSKSS/.

Kỷ luật 2 nhân viên y tế vụ nghi "nhân bản" xét nghiệm máu

Liên quan đến thông tin nghi ngờ về việc “nhân bản” kết quả xét nghiệm máu tại BVĐK Thạch Thất (Hà Nội), ngày 2/7, Giám đốc BVĐK Thạch Thất Vũ Bá Sơn cho biết, BV đã báo cáo kết quả họp Hội đồng kỷ luật đối với những cán bộ nhân viên y tế vi phạm. Tuy nhiên, BV cũng khẳng định sai phạm của BV trong việc chị Ngân xét nghiệm nhóm máu O+ nhưng khi nhận phiếu kết quả lại là nhóm máu B là do sai sót trong thủ tục hành chính. Trước đó, bệnh nhân Kiều Thị Ngân phản ánh việc chị đến BVĐK Thạch Thất làm xét nghiệm máu trước khi sinh nhưng kết quả xét nghiệm nhóm máu của chị lại không đúng với kết quả xét nghiệm mà chị đã thực hiện tại Viện Huyết học-Truyền máu TƯ trước đó. Điều này khiến chị và gia đình bức xúc và nghi ngờ BVĐK Thạch Thất làm xét nghiệm máu theo kiểu “nhân bản xét nghiệm”. Bộ Y tế đã đề nghị Sở Y tế Hà Nội làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra thông tin nghi ngờ nói trên, báo cáo kết quả về Bộ Y tế trước ngày 4/7. Ngày 2/7, bệnh viện đã có Công văn số 640/HCTC - BVTT báo cáo với Sở Y tế kết quả Họp hội đồng kỷ luật đối với các viên chức sai phạm trong quy trình làm xét nghiệm ngày 19/6/2014 đối với bệnh nhân Kiều Thị Ngân, 24 tuổi tại thôn Dị Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội, tại BVĐK Thạch Thất. Theo đó, sau khi nhân được thông tin trên, bệnh viện đã tiến hành kiểm tra, xác minh và thành lập Hội đồng kỷ luật để áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với các viên chức sai phạm trong quy trình làm xét nghiệm cho bệnh nhân Ngân. Sự việc được xác minh như sau: Ngày 19/6, chị Ngân đến BVĐK Thạch Thất khám thai. Sau khi khám thai chị được bác sĩ phòng khám sản chỉ định làm các xét nghiệm, trong đó có chỉ định phân loại nhóm máu. Sau khi làm kỹ thuật phân loại nhóm máu, kết quả chị Ngân mang nhóm máu O+ và được lưu vào sổ kết quả tại khoa Xét nghiệm - chẩn đoán hình ảnh. Trong khi phiếu trả kết quả cho bệnh nhân Ngân thì đóng dấu nhóm máu B. Theo BVĐK Thạch Thất, sự nhẫm lẫn này là do sơ xuất về thủ tục hành chính... BVĐK Thạch Thất đã nghiêm túc nhận thấy khuyết điểm, tiếp thu ý kiến đóng góp, xây dựng của dư luận và khắc phục thiếu sót. Kết quả sau khi họp Hội đồng kỷ luật, BV đã áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo, chuyển công tác bà Vũ Thị Yến và hình thức khiển trách đối với bà Phạm Thị Thanh Hương đã để xảy ra sai phạm trên. Đối với bác sỹ Chu Hồng Thành, Trưởng khoa xét nghiệm-Chẩn đoán hình ảnh và kỹ thuật viên Y - Nguyễn Thị Như Quỳnh đã kiểm điểm nghiêm khắc về trách nhiệm quản lý của khoa được phân công phụ trách./.

Malaysia thành lập lực lượng đặc nhiệm chống sốt xuất huyết

Thủ tướng Malaysia Najib Razak ngày 1/7 cho biết, Chính phủ nước này đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm để giải quyết sự gia tăng số ca mắc bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc thời gian gần đây. Lực lượng đặc nhiệm do Phó Thủ tướng Muhyiddin Yassin đứng đầu sẽ bao gồm các bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Nhà ở và Chính quyền địa phương, Bộ Công trình và các quan chức Hội đồng địa phương. Lực lượng đặc nhiệm cũng sẽ hợp tác với các chính quyền tiểu bang, chính quyền địa phương cũng như các cơ quan liên quan nhằm kiềm chế sự gia tăng các ca sốt xuất huyết, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả hơn trong cả nước. Theo Bộ Y tế Malaysia, số người mắc bệnh sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay tăng 248% với hơn 42.200 trường hợp và số ca tử vong tăng 228%. Tính đến ngày 21/6, đã có 82 người chết vì bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc, so với 25 trường hợp tử vong được ghi nhận trong cùng kỳ năm ngoái. Bộ trưởng Bộ Y tế - tiến sỹ S. Subramaniam cho biết, sở dĩ số ca sốt xuất huyết tăng cao hơn trong năm nay do sự thay đổi biến thể virus sốt xuất huyết và rất ít người sẽ có khả năng miễn dịch được với các tuýp huyết thanh của virus đã bị biến đổi. Nhiễm sốt xuất huyết là do bốn chủng virus liên quan chặt chẽ với bệnh, cụ thể là tuýp huyết thanh DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Loại huyết thanh DEN-2, được phát hiện vào giữa năm ngoái, gây tác động độc hại hơn. Ông kêu gọi các bộ ngành tham gia phòng chống bệnh sốt xuất huyết và khuyên người dân giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, sử dụng thuốc chống muỗi để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết./.

Biên phòng

Cứ hai phút có một phụ nữ tử vong trong thời gian mang thai và sinh con

Thông tin này được đưa ra tại Lễ công bố Báo cáo tình trạng hộ sinh thế giới: “Giải pháp toàn diện. Quyền của phụ nữ về sức khỏe”năm 2014 do Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam và Bộ Y tế tổ chức sáng 2-7 tại Hà Nội. Báo cáo nêu bật các số liệu mới nhất từ 73 quốc gia - các quốc gia này chiếm hơn 95% số ca tử vong bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em trên toàn thế giới. Báo cáo cũng chỉ ra việc thiếu hụt trầm trọng lực lượng hộ sinh tại 73 quốc gia, trong đó có Việt Nam - nơi đang cần dịch vụ y tế này nhất. Theo báo cáo, năm 2013 trên thế giới vẫn còn 289.000 phụ nữ tử vong trong thời gian mang thai hoặc trong khi đẻ, gần 3 triệu trẻ sơ sinh qua đời tỏng vòng tháng đầu sau sinh và có tới 2,6 triệu ca thai chết lưu. Đại đa số các ca tử vong này (hơn 92%) xảy ra ở 73 nước có thu nhập thấp và trung bình bao gồm cả Việt Nam. Điều đáng nói là hầu hết các ca tử vong này có thể phòng tránh được. Tình trạng này chủ yếu là do nhiều phụ nữ đặc biệt là những phụ nữ nghèo và phụ nữ sống ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sản khoa có chất lượng. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng: “Vai trò của hộ sinh và công tác hộ sinh là cực kỳ quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh ở Việt Nam. Đội ngũ cán bộ hộ sinh, một lực lượng chính trong những người đỡ đẻ có kỹ năng, thành thạo về chuyên môn, có nhiệt huyết và được trợ giúp là chìa khóa then chốt cho giảm thành công tử vong mẹ và trẻ sơ sinh và đạt được các mục tiêu Thiên niên kỷ số 4 (giảm thiểu số trẻ tử vong) và số 5 (cải thiện sức khỏe bà mẹ và tiếp cận phổ cập đến dịch vụ sức khỏe sinh sản). Nếu được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế và làm việc tronghệ thống y tế hoàn thiện, họ có thể cung cấp đến 87% công tác chăm sóc y tế cần thiết cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, đồng thời giảm tới 2/3 số ca tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh. 73 quốc gia được nghiên cứu trong báo cáo đã có sự giảm biến tích cực số ca tử vong mẹ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều quốc gia còn cần phải giải quyết vấn đề thiếu hụt nghiêm trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe thai sản. Hiện nay, chỉ có 22% của các nước có đủ cán bộ hộ sinh để có thể cung cấp các can thiệp cứu sống con người nhằm đáp ứng nhu cầu của bà mẹ và trẻ em, trong khi đó hơn 78% các quốc gia thiếu nghiêm trọng các dịch vụ chăm sóc SKSS bà mẹ và trẻ em thích hợp. Khi dân số tăng lên, sự thiếu hụt về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng dành cho chăm sóc y tế cũng sẽ tăng lên, trừ phi chúng ta có những hành động ngay từ bây giờ. Ông Arthur Erken, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh: “Đầu tư cho nhân lực y tế, đặc biệt cho cán bộ hộ sinh là một trong những sự đầu tư đúng đắn nhất mà một quốc gia có thể thực hiện. Khi các điều dưỡng và hộ sinh được đào tạo bài bản, được trao quyền và được hỗ trợ, họ sẽ góp phần đáng kể vào cứu sống tính mạng con người, các bà mẹ, trẻ sơ sinh, cũng như cải thiện được kinh tế và xã hội của cả quốc gia. Đây là một chiến lược chi phí hiệu quả về y tế”.

24h

Chính thức áp dụng tờ khai y tế tại sân bay

Từ ngày 1/7, Bộ Y tế áp dụng tờ khai y tế đối với người nhập cảnh đến từ các nước Trung Đông tại sân bay Nội Bài. Trước số ca mắc và tử vong do Mers-Cov Bộ Y tế đã chính thức áp dụng tờ khai y tế đối với du khách đến từ các nước Trung Đông tại sân bay. Ông Nguyễn Tiến Hòa, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế Hà Nội cho biết, mỗi ngày có 1 chuyến bay từ Qatar về sân bay Nội Bài (Hà Nội), trước đó, chuyến bay dừng lại ở Băng Kok (Thái Lan) nên ngoài khách từ khu vực Trung Đông có thể có cả khách châu Âu và khách Thái Lan. Tất cả hành khách trên chuyến bay này đều phải hoàn thành tờ khai y tế trước khi nhập cảnh tại sân bay Nội Bài. Tại sân bay, Trung tâm sẽ kiểm tra thân nhiệt của các hành khách. Nếu phát hiện hành khách có thân nhiệt cao, Trung tâm thực hiện cách ly để theo dõi, đồng thời để khách nghỉ ngơi, sau đó sẽ kiểm tra lại thân nhiệt. Nếuhành khách vẫn sốt cao, Trung tâm khai thác thêm thông tin, đặc biệt nếu nghi ngờ sẽ báo ngay các bộ phận liên quan cùng phối hợp để xử lý theo đúng quy trình. Có thể chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Bắc Thăng Long, ca nặng có thể đưa vào BV Bạch Mai và BV Nhiệt đới TƯ. Để thực hiện tờ khai y tế được hiệu quả, thuận lợi nhất mà không gây phiền hà cho hành khách,cũng cho biết, Trung tâm đã trao đổi với hãng hàng không Qatar để tuyên truyền cho hành khách hiểu và cùng hợp tác. Bệnh Mers-Cov rất nguy hiểm. Tính đến cuối tháng 6/2014, toàn thế giới đã ghi nhận 820 người mắc Mers-có, trong đó 286 người đã tử vong ( chiếm 34,9%) đến từ 22 quốc gia thuộc vùng Trung Đông. Điều đáng ngại là tốc độ gia tăng MERS-CoV tăng nhanh trong năm 2014 và nguồn lây được thấy rõ hơn từ người sang người.“Vì vậy, tất cả phải chuẩn bị phương án đối phó khi MERS-CoV vào VN và hiện VN đang ứng phó ở cấp độ 1 (khi chưa phát hiện ca Mers-cov nào)”, Thứ trưởng Long nhấn mạnh. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, cần phải giải thích và tạo điều kiện tốt nhất để hành khách hiểu và hợp tác, tránh việc áp dụng tờ khai này gây ùn tắc, phiền hà cho hành khách. Đồng thời phải tiếp tục kiểm tra thân nhiệt của hành khách đến từ 9 quốc gia khu vực Trung Đông vì việc phát hiện ca bệnh đầu tiên tại cửa khẩu là rất quan trọng. Trước mắt, Bộ Y tế sẽ áp dụng tờ khai y tế đối với hành khách đến từ 9 quốc gia thuộc khu vực Trung Đông (có tỷ lệ người mắc và tử vong do Mers-cov nhiều nhất). Nếu có vấn đề liên quan, Bộ sẽ mở rộng hành khách cần kiểm tra, đồng thời sẽ chủ động được tình huống về vận chuyển, cách ly những khách nghi ngờ hoặc mắc bệnh.

Chính phủ

Tăng cường phòng chống bệnh Dại

Các địa phương trên cả nước đang triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường nhận thức của nhân dân để đẩy lùi bệnh Dại ở người và ở động vật. Hiện nay, bệnh Dại được WHO vào hạng thứ 12 trong các bệnh truyền nhiễm gây tử vong. Đặc biệt, mùa hè nguy cơ mắc dại và truyền bệnh sang người ở các vật nuôi là rất cao. Theo thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trong những năm gần đây, bệnh Dại đã xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước. Trong 5 tháng đầu năm 2014 cả nước đã có hơn 160 nghìn người bị chó cắn, phải đi điều trị dự phòng và đã có gần 30 người tử vong tại 16 tỉnh, thành phố. Nguyên nhân chủ yếu là do đàn chó nuôi không được tiêm phòng bệnh Dại triệt để, nhiều nơi tiêm phòng đạt tỷ lệ rất thấp; hiện tượng chó nuôi thả rông, không được quản lý vẫn còn phổ biến ở nhiều địa phương; người bị chó cắn không đến cơ sở y tế để tiêm phòng, bị phát bệnh Dại và tử vong. Để khắc phục được những nguyên nhân trên, các địa phương đã triển khai nhiều biện pháp. Cụ thể, tỉnh Long An đã chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống bệnh Dại ở động vật đã quy định nhằm đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng trên 80% so với tổng đàn. Đồng thời, tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan truyền thông tuyên truyền cho nhân dân giám sát phát hiện các trường hợp chó, mèo động vật khác nghi mắc bệnh Dại báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y để xử lý kịp thời; không nuôi chó thả rông, khi đưa chó ra nơi công cộng phải có dây xích, đeo rọ mõm và có người dắt; khi có người bị chó cắn đến ngay cơ sở y tế để xử lý vết thương và tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại... Tỉnh Lạng Sơn cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nâng cao chất lượng và tỷ lệ tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo; yêu cầu thực hiện xử lý triệt để các ổ dịch dại xảy ra trên đàn chó, mèo. Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở y tế triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh dại trên người; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống bệnh dại... Tỉnh Quảng Bình ngặn chặn triệt để việc nhập lậu chó, mèo qua biên giới và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương củng cố hệ thống báo cáo dịch nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống bệnh Dại trên động vật. Vừa qua, tỉnh Khánh Hòa cũng đã tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông phòng chống bệnh dại đến tất cả y tế thôn bản của các huyện, thị xã, thành phố, các dấu hiệu nhận biết chó nghi mắc bệnh dại và các biện pháp xử trí trường hợp khi bị chó, mèo cắn. Rà soát, xem xét, tăng cường các điểm tiêm vắc xin phòng dại; đảm bảo ít nhất mỗi huyện, thị xã, thành phố có một điểm tiêm, đáp ứng đủ nhu cầu tiêm vắc xin phòng dại của người dân trên địa bàn... Tỉnh Điện Biên cũng dành hơn 1 tỷ đồng để mua vaccine dại, trong đó tiêm miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách; mở rộng các điểm tiêm phòng để người dân tiếp cận được với vắc xin phòng dại nhanh nhất.

VTV

Đã có 5 trường hợp tử vong do viêm não virus

Theo Cục YTDP, Bộ Y tế, tính đến cuối tháng 6, cả nước ghi nhận 325 trường hợp mắc viêm não virus tại 31 tỉnh, thành phố, trong đó có 5 trường hợp tử vong. Số ca mắc viêm não virus tập trung đa số ở Miền Bắc với 65%. Các trường hợp mắc bệnh chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi (chiếm gần 85%). Tuy nhiên, các ca mắc có tính chất rải rác, không xuất hiện ổ dịch tập trung. Hiện nay, bệnh viêm não virus chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và mới chỉ có viêm não Nhật Bản là có vaccine phòng bệnh. Mùa hè là mùa cao điểm của bệnh viêm não virus, do đó người dân cần vệ sinh môi trường nơi ở, ngủ mắc màn và tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đầy đủ.

Nông nghiệp

Bệnh nhi mắc viêm não virus tăng

Theo cảnh báo của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) chiều ngày 1/7, khi dịch sởi vừa tạm lắng thì lại gia tăng bệnh nhi mắc viêm não virus. Hiện cả nước đã có 325 trường hợp mắc viêm não virus tại 31 tỉnh, thành phố, trong đó có 5 trường hợp tử vong. Cụ thể, tại tỉnh Gia Lai có 2 trường hợp tử vong, Điện Biên (1), Bạc Liêu (1) và Hà Nội (1). Địa phương có số bệnh nhân mắc viêm não virus cao nhất là TP.HCM, Hà Nội, Quảng Ngãi, Thái Bình, Sơn La, Bắc Giang, Điện Biên, Gia Lai và Bạc Liêu. Để hạn chế bệnh lan nhanh, từ ngày 3-10/7, những trẻ bị ốm chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vắc - xin phòng viêm não Nhật Bản sẽ được tiêm vét tại tất cả cơ sở y tế địa phương. Cũng liên quan đến bệnh trên, báo cáo chiều cùng ngày từ Bệnh viện Nhi T.Ư, bệnh viện đã tiếp nhận điều trị 129 trường hợp viêm não virus (chiếm 40% số trường hợp bệnh nhân viêm não virus trên cả nước), trong đó có 1 trường hợp tử vong. Trong tổng số các trường hợp viêm não có 46 trường hợp được chẩn đoán xác định là viêm não Nhật Bản, trong đó Hà Nội có 15 trường hợp. Kết quả điều tra cho thấy, số trường hợp mắc chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi (chiếm 84,8%), trong đó trẻ dưới 1 tuổi chiếm 15,2%.

Tin tức

Đã có 325 ca mắc, 1 ca tử vong do viêm não

Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, đến ngày 30/6, cả nước ghi nhận 325 ca viêm não vi rút tại 31 tỉnh, thành phố, trong đó có 5 ca tử vong ở tỉnh Gia Lai (2 ca), Điện Biên (1), Bạc Liêu (1) và Hà Nội (1). Khu vực miền Bắc có số mắc chiếm 65,8% số ca viêm não cả nước, miền Trung 12,3%, miền Nam 17,5% và Tây Nguyên là 4,4%. Các tỉnh, thành phố có số mắc cao là TPHồ Chí Minh (44), TP Hà Nội (37), Quảng Ngãi (37), Thái Bình (28), Sơn La (24)… Các ca bệnh xuất hiện rải rác tại các địa phương, không có ổ dịch tập trung. Riêng Bệnh viện Nhi Trung ương đến nay đã tiếp nhận điều trị 129 ca viêm não vi rút (chiếm 40% số bệnh nhân viêm não vi rút trên cả nước), 1 ca tử vong; trong đó, có 46 ca được chẩn đoán xác định là viêm não Nhật Bản tại 18 tỉnh, thành phố, nhưng tập trung nhiều ở Hà Nội (15 ca, trong đó 1ca tử vong), Hải Dương (5 ca), các tỉnh khác ghi nhận từ 1 - 3 ca. Kết quả điều tra cho thấy số ca mắc chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi, tương đương 84,8%; trong đó, trẻ dưới 1 tuổi chiếm 15,2%. Viêm nãovi rút là bệnh nguy hiểm do nhiều loại vi rút gây nên; trong đó, vi rút viêm não Nhật Bản là một trong những tác nhân gây bệnh. Biểu hiện chính của bệnh là sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương. Trẻ em dưới 15 tuổi là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng mùa dịch là vào các tháng mùa hè và đỉnh điểm là các tháng 6, 7, 8. Vậy nên, các chuyên gia y tế nhận định, thời gian tới là mùa cao điểm của bệnh viêm não vi rút, trong đó có viêm não Nhật Bản. Để chủ động phòng chống bệnh viêm não vi rút, UBND các tỉnh, thành phố cần tăng cường sự chỉ đạo chính quyền các cấp, huy động sự tham gia của các ban ngành, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội trong công tác phòng chống dịch bệnh; tăng cường đầu tư cho các hoạt động phòng chống dịch bệnh. “Về phía ngành y tế sẽ tiếp tục thực hiện tốt việc giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, kịp thời khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch; tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân để hạn chế di chứng và tử vong đồng thời chống lây chéo trong các cơ sở điều trị. Tổ chức tốt việc tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng để đạt tỷ lệ cao và đảm bảo an toàn tiêm chủng. Đảm bảo đầy đủ thuốc, vắc xin và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác phòng chống dịch và điều trị bệnh nhân”, ông Trần Đắc Phu cho biết. Cũng theo ông Trần Đắc Phu, hiện nay, bệnh viêm não vi rút chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và mới chỉ có viêm não Nhật Bản là có vắc xin phòng bệnh. Do đó, người dân cần chủ động tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch. Nếu chỉ tiêm 1 mũi vắc xin thì không có hiệu lực bảo vệ, nếu tiêm đủ 2 mũi vắc xin hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%, tiêm đủ 3 mũi vắc xin hiệu lực bảo vệ đạt 90 - 95% trong khoảng 3 năm. Bởi vậy, trẻ em cần tiêm chủng với 3 liều cơ bản như sau: Mũi 1lúc trẻ được 1 tuổi; mũi 2sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; mũi 3cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Đất Việt

Nghi "nhân bản xét nghiệm máu": Bệnh viện giải thích ghi nhầm

Kết quả xét nghiệm là nhóm máu O, tuy nhiên do sơ suất kỹ thuật viên đã đóng dấu là B. Chiều 2/7, trả lời báo Đất Việt ông Vũ Bá Sơn - Giám đốc BV Đa khoa huyện Thạch Thất cho biết. Thông tin cụ thể cho hay, chị Kiều Thị N (ở Thạch Thất) đến BV Đa khoa huyện Thạch Thất xét nghiệm máu, kết quả máu chị N thuộc nhóm B. Trong khi đó, kết quả xét nghiệm của Viện Huyết học truyền máu Trung ương và BV Đa khoa huyện Đan Phượng (Hà Nội) cho máu của chị N thuộc nhóm O. Giải thích việc này, ông Sơn cho biết ngay khi nhận được thông tin bệnh viện đã họp hội đồng và tìm hiểu rõ vụ việc. Qua tìm hiểu, bệnh viện kết luận vụ nhầm kết quả là có, nguyên nhân là do các nhân viên kỹ thuật sơ suất, tắc trách trong quá trình trả kết quả. "Chúng tôi đã kiểm tra và kết quả xét nghiệm tại phía bệnh viện là nhóm máu O chứ không phải là nhóm máu B hay A. Tuy nhiên, do sơ suất trong quá trình trả lời kết quả kỹ thuật viên đã đóng dấu là nhóm máu B", ông Sơn cho biết. Theo ông Sơn, khi có kết luận như vậy, bệnh viện đã xử lý ngay những cán bộ, bác sĩ có liên quan. Theo đó, nhân viên kỹ thuật đã bị kỷ luật theo hình thức khiển trách vì không ký nháy vào phiếu trả kết quả xét nghiệm. Đối với cán bộ đóng dấu trả kết quả nhầm dã không kiểm tra kỹ trước khi đóng dấu dẫn tới hậu quả đã bị cảnh cáo, chuyển công tác. Như vậy, tới thời điểm hiện tại đã có 2 kỹ thuật viên bị xem xét kỷ luật, một là khiển trách và một trường hợp bị cảnh cáo, điều chuyển công tác khác. Tuy nhiên, danh tính của 2 nhân viên này không được vị giám đốc bệnh viện tiết lộ. Liên quan tới vụ việc, trưởng phòng chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện cũng phải kiểm điểm sâu sắc. "Tôi khẳng định, 100% không thể có chuyện nhân bản xét nghiệm máu như báo chí phản ánh, vì kết quả xét nghiệm máu liên quan chặt chẽ tới quá trình truyền máu cho bệnh nhân. Nếu có một sai sót nhỏ bệnh nhân sẽ tử vong ngay tức khắc. Do đó, không thể có chuyện nhân bản xét nghiệm máu ở bệnh viện", ông Sơn khẳng định. Cũng trong chiều cũng ngày, bà Lưu Thị Liên - Phó GĐ Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngay khi nhận được văn bản của Bộ Y tế, yêu cầu Sở Y tế TP.Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra thông tin Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất (Hà Nội) làm xét nghiệm máu theo kiểu “nhân bản xét nghiệm”. "Sở đã cử một đoàn thanh tra về làm việc trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất (Hà Nội). Tuy nhiên, vẫn chưa có kết quả", bà Liên cho biết. Được biết, thai phụ N đang mang thai tháng thứ 9. Chị N đến bệnh viện làm xét nghiệm để chuẩn bị cho kỳ sinh nở. Nhưng sau đó chị N đã đăng ký sinh tại BV Đa khoa huyện Đan Phượng (Hà Nội) và phát hiện có sự nhầm lẫn như trên. Sau khi xảy ra sự việc, phía bệnh viện cũng đã tiếp xúc với người nhà chị N, nhưng hiện tại gia đình chị N chưa có ý kiến chính thức về việc này. "Chúng tôi có hẹn gặp bệnh nhân, tuy nhiên vào ngày chủ nhật bệnh nhân đang nằm viện nên chưa có ý kiến gì. Hơn nữa, cũng chưa có vấn đề gì nghiêm trọng", ông Sơn cho biết thêm.

VTC News

BV Nhi TW: 129 trẻ bị viêm não vi rút đến điều trị

Đến ngày 30/6/2014, BV Nhi TƯ đã tiếp nhận điều trị 129 trường hợp viêm não vi rút (chiếm 40% số trường hợp bệnh nhân viêm não vi rút trên cả nước), 01 trường hợp tử vong. Viêm não vi rút là bệnh nguy hiểm do nhiều loại vi rút gây nên trong đó vi rút viêm não Nhật Bản là một trong những tác nhân gây bệnh này. Biểu hiện chính của bệnh là sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương. Trẻ em dưới 15 tuổi là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng mùa dịch là vào các tháng mùa hè và đỉnh điểm là các tháng 6, 7, 8. Trong năm 2014, theo báo cáo của các tỉnh, thành phố đến ngày 30/6/2014, cả nước ghi nhận 325 trường hợp mắc viêm não vi rút tại 31 tỉnh, thành phố, có 05 trường hợp tử vong tỉnh Gia Lai (02), Điện Biên (01), Bạc Liêu (01) và Hà Nội (01). So với cùng kỳ năm 2013 (379/11) số mắc năm 2014 giảm 14,2%, tử vong giảm 54,5%. Khu vực miền Bắc có số mắc chiếm 65,8%, miền Trung 12,3%, miền Nam 17,5% và Tây Nguyên 4,4% các trường hợp mắc. Các tỉnh, thành phố có số mắc cao là TP. HCM (44 trường hợp), thành phố Hà Nội (37 trường hợp), Quảng Ngãi (37 trường hợp), Thái Bình (28 trường hợp), Sơn La (24 trường hợp), Bắc Giang (20 trường hợp), Điện Biên (18 trường hợp), Gia Lai (14 trường hợp) và Bạc Liêu (12 trường hợp). Các trường hợp mắc có tính chất rải rác, không có ổ dịch tập trung. Trong đó, có 46 trường hợp được chẩn đoán xác định là viêm não Nhật Bản từ 18 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc trong đó Hà Nội (15 trường hợp, 01 trường hợp tử vong), Hải Dương (5 trường hợp), các tỉnh khác ghi nhận từ 1-3 trường hợp. Kết quả điều tra cho thấy số trường hợp mắc chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi chiếm 84,8% trong đó trẻ dưới 1 tuổi chiếm 15,2%. Hiện nay, bệnh viêm não vi rút chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và mới chỉ có viêm não Nhật Bản là có vắc xin phòng bệnh. Vắc xin VNNB đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1997. Đến năm 2013 đã triển khai tại 580 huyện của 60 tỉnh, thành phố và năm 2014 triển khai tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước. Hàng năm có khoảng 1 triệu trẻ dưới 5 tuổi được tiêm chủng.

Vietnamnet

Hà Nội đề xuất tiêm vắc-xin viêm não NB cho trẻ dưới 14 tuổi

Đã có 5 ca tử vong vì viêm não virus, 1 tuần qua có thêm 10 bệnh nhân dương tính với bệnh viêm não Nhật Bản. Hà Nội đề xuất tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản miễn phí cho trẻ dưới 14 tuổi. Ông Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tính tới ngày 30/6 , viêm não virus xảy ra tại 31 tỉnh, thành phố với 325 ca mắc và 5 trường hợp tử vong tại tỉnh Gia Lai (02), Điện Biên (01), Bạc Liêu (01) và Hà Nội (01). Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương, đến ngày 30/6/2014, bệnh viện đã tiếp nhận điều trị 129 trường hợp viêm não vi rút (chiếm 40% số trường hợp bệnh nhân viêm não vi rút trên cả nước), 1 trường hợp tử vong. Trong số 129 ca mắc viêm não virus có 46 trường hợp được chẩn đoán xác định là viêm não Nhật Bản (chiếm tỉ lệ 35% - cao hơn hẳn tỉ lệ trung bình 10-15% của các năm trước). Số bệnh nhân viêm não Nhật Bản đến từ 18 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, trong đó Hà Nội nhiều nhất với 15 trường hợp, 1 trường hợp tử vong, Hải Dương (5 trường hợp), các tỉnh khác ghi nhận từ 1-3 trường hợp. Kết quả điều tra cho thấy số trường hợp mắc chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi chiếm 84,8% trong đó trẻ dưới 1 tuổi chiếm 15,2%. Ông Phu cho biết hiện Hà Nội đang đề xuất sẽ mở rộng diện tiêm chủng vắc xin viêm não Nhật Bản miễn phí cho trẻ em dưới 14 tuổi. Trong tháng 6, Hà Nội đã tiến hành 2 vòng tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản miễn phí cho trẻ từ 1-3 tuổi với tổng gần 170.000 mũi tiêm. Đợt tiêm vét vắc xin viêm não Nhật Bản tiếp theo sẽ gộp vào ngày tiêm thường xuyên (4-5/7) tới đây. Hiện nay, bệnh viêm não vi rút chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và mới chỉ có viêm não Nhật Bản là có vắc xin phòng bệnh. Vắc xin viêm não Nhật Bản đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1997. Đến năm 2013 đã triển khai tại 580 huyện của 60 tỉnh, thành phố và năm 2014 triển khai tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước. Hàng năm có khoảng 1 triệu trẻ dưới 5 tuổi được tiêm chủng. Hỏi - đáp về bệnh Viêm não vi rút và viêm não Nhật Bản PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng trả lời một số câu hỏi về bệnh bệnh Viêm não vi rút và viêm não Nhật Bản:

1. Các biểu hiện của bệnh và nguyên nhân nào gây bệnh viêm não vi rút?

Về triệu chứng của bệnh viêm não vi rút là một tình trạng bệnh nguy hiểm do nhiều loại vi rút gây nên thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao. Biểu hiện chính của bệnh là có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê... Người già và trẻ em là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh nặng, biến chứng và tử vong. Về nguyên nhân tại nước ta, các căn nguyên gây viêm não thường là các vi rút arbo (trong đó có vi rút viêm não Nhật Bản), vi rút herpes, các vi rút đường ruột (như EV 71 gây bệnh tay chân miệng), sởi, quai bị và các vi rút khác mà ta chưa biết rõ, ...

2. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm não vi rút trong đó có bệnh viêm não Nhật Bản vậy bệnh viêm não Nhật Bản là gì?

Bệnh VNNB là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do vi rút VNNB gây ra. Bệnh làm tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh VNNB không lây trực tiếp từ người sang người. Bệnh được truyền sang người qua muỗi đốt. Muỗi hút máu động bị vật nhiễm vi rút (thường là từ lợn) rồi từ đó lại đốt người và truyền bệnh cho người. Muỗi truyền bệnh VNNB được gọi là véc tơ truyền bệnh. Ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, tiếp xúc gần gũi với người bệnh không làm lây bệnh. Bệnh VNNB có thể xảy ra quanh năm nhưng mùa dịch thường bắt đầu vào các tháng mùa hè, đỉnh dịch vào các tháng 5, 6, 7.

3. Bệnh viêm não Nhật Bản có nguy hiểm không và có biểu hiện như thế nào?

Bệnh thường có biểu hiện rất cấp tính bao gồm sốt cao đột ngột, nhức đầu, nôn mửa; rối loạn tinh thần ở các mức độ khác nhau: vật vã mê sảng hoặc ly bì, lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, cử động bất thường hoặc bị liệt. Tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 10% - 20%. Các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Philippin, vùng viễn đông Liên bang Nga hàng năm đều có dịch bệnh VNNB với số người mắc khá cao. Hầu hết các nước này có nhiệt độ cao vào mùa hè và mưa nhiều thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Chim di trú và tập quán chăn nuôi lợn theo hộ gia đình còn phổ biến đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu hành virut VNNB trong tự nhiên, từ đó dẫn đến tình trạng lưu hành bệnh VNNB ở người.

4. Ở Việt Nam bệnh VNNB xuất hiện từ khi nào và lưu hành ở những vùng nào?

Ở Việt Nam, bệnh VNNB được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1952. Bệnh VNNB lưu hành trong cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc. Các ổ dịch phần lớn tập trung ở những vùng trồng nhiều lúa nước kết hợp với chăn nuôi lợn hoặc vùng trung du bán sơn địa có trồng nhiều hoa quả và nuôi lợn.

5. Nguồn truyền nhiễm của bệnh VNNB là gì?

Động vật nhiễm vi rút có vai trò là nguồn truyền nhiễm bệnh VNNB cho người. Nguồn truyền nhiễm trong thiên nhiên là các loài chim, và một số loài bò sát. Nguồn truyền nhiễm ở súc vật gần người quan trọng nhất là lợn do dễ bị nhiễm vi rút và được chăn nuôi ở nhiều hộ gia đình. Ngoài ra một số gia súc khác như trâu, bò, dê, cừu cũng có thể là ổ chứa của vi rút.

6. Biện pháp phòng bệnh VNNB như thế nào?

Bệnh VNNB đã có vắc xin phòng bệnh nên việc tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh quan trọng, hiệu quả và khả thi nhất. Ngoài tiêm vắc xin, các biện pháp sau đây cũng góp phần phòng bệnh cho cộng đồng, bao gồm: Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc xa nhà. Ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi. Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

7. Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản được thực hiện như thế nào?

Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: Tiêm 3 liều cơ bản theo lịch tiêm của chương trình TCMR.Mũi 1: lúc trẻ đủ 1 tuổi. Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần. Mũi 3: sau mũi 2 là một năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vắc xin VNNB thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản: Mũi 1: càng sớm càng tốt. Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần. Mũi 3: sau mũi 2 là một năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Vắc xin viêm não Nhật Bản đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1997, ban đầu ở một số tỉnh, thành phố nguy cơ cao và hàng năm mở rộng dần ra các địa phương khác. Đến năm 2013 đã triển khai tại 580 huyện của 60 tỉnh, thành phố và năm 2014 triển khai tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện nay vắc xin viêm não Nhật Bản trong chương trình tiêm chủng mở rộng mới chỉ áp dụng cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi là nhóm trẻ có nguy cơ mắc và biến chứng cao nhất.

8. Khi đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản nên chú ý có thể gặp những tác dụng phụ nào?

Cũng như các vắc xin khác khi tiêm Vắc xin VNNB có một tỷ lệ nhất định có tác dụng phụ, bao gồm: Tại chỗ tiêm: có thể bị đau, sưng, đỏ, thường gặp ở 5-10% người được tiêm. Một số ít có phản ứng toàn thân như sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Các phản ứng phụ nêu trên xuất hiện khoảng vài giờ sau khi tiêm và thường tự hết sau 1-2 ngày. Ngoài ra có một tỷ lệ vô cùng nhỏ (khoảng 1 /1 triệu mũi tiêm) có thể gặp choáng (sốc phản vệ) sau khi tiêm trong vòng vài giờ, cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để xử trí cấp cứu.

9. Cộng đồng và người dân cần làm gì để phòng các bệnh mùa hè và bệnh VNNB?

Chủ động đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch tất cả các loại vắc xin trong đó có vắc xin VNNB, bởi vì vắc xin chính là biện phấp phòng bệnh quan trọng nhất, hiệu quả nhất và chỉ có tỷ lệ tiêm chủng cao mới có khả năng bảo vệ được cá nhân và cộng đồng trước các dịch bệnh nguy hiểm trong đó có VNNB. Thường xuyên giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ; chủ động thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt loăng quăng bọ gậy tại hộ gia đình. Vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc xa nhà. Khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thì cần đến ngay các có sở y tế gần nhất để được khám, hướng dẫn và phòng lây nhiễm cho người khác. Toàn thể người dân và cộng đồng cùng chung tay thực hiện và phối hợp thật tốt với ngành y tế trong tất cả các hoạt động phòng chống dịch bệnh được triển khai tại hộ gia đình cũng như tại cồng đồng.

VOH

Sau một tháng áp giá viện phí mới: Còn đó những nỗi lo

TPHCM đã chính thức tăng giá viện phí trên 2.000 dịch vụ khám chữa bệnh hơn 1 tháng qua, gọi là tăng giá nhưng theo cách tính mới sẽ có khoảng 25% dịch vụ sẽ có mức giá bằng hoặc thấp hơn giá cũ. Nhiều bệnh viện đang nỗ lực thay đổi diện mạo nhằm đưa chất lượng khám chữa bệnh đi lên nhưng vẫn còn đó nhiều nỗi lo. Trên thực tế, các địa phương khác đã lần lượt thực hiện Thông tư 04 cách đây 2 năm nhưng đến nay TPHCM mới triển khai. Theo đó, Sở Y tế đã yêu cầu các bệnh viện phải công khai bảng giá các dịch vụ khám chữa bệnh, không được thu thêm từ người bệnh các chi phí vì đã được tính trong cơ cấu giá và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo quan sát của chúng tôi, khá nhiều bệnh viện đã thực hiện việc dán thông báo triển khai thông tư liên tịch 04 của Bộ Y tế nhưng vẫn còn một số bệnh viện chỉ dán thông báo mà chưa niêm yết bảng giá mới để người dân được biết. Một số nội dung đáng chú ý trong thông tư này là giá tiền khám bệnh so với trước đây đã tăng gấp 5 lần. Chẳng hạn như đối với bệnh viện hạng 2, thông tư cũ quy định tiền khám bệnh là 3.000 đồng thì nay mức giá mới là 15.000 đồng. Khung giá tiền giường cũng được điều chỉnh cho phù hợp, giá cao nhất hiện nay là 335.000 đồng trong khi giá cũ là 120.000 đồng, nếu như giường bệnh có 2 người nằm ghép thì bệnh viện chỉ được thu tối đa không quá 50%. Cũng theo thông tư, hơn 70% các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm đã tăng gấp 5 lần. Tại TPHCM để giảm áp lực cho người dân trong tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn thì việc điều chỉnh viện thực hiện theo lộ trình 3 năm, từ ngày 1/6/2014 tăng giá 65%-75% đối với 477 dịch vụ khám, kiểm tra sức khỏe, giá giường bệnh, các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm. Ngày 1/6/2015 sẽ lên mức 85% và đến ngày 1/6/2016 sẽ là 100% theo quy định. Chính việc áp khung này nên có một số dịch vụ sẽ có giá thấp hơn thực tế từ trước, ví dụ như thận nhân tạo 100% khung giá là 460.000 đồng, khi áp mức phê duyệt thì giảm còn 345.000 đồng trong khi mức giá theo Thông tư 03 trước khi được điều chỉnh là là 400.000 đồng.Một số bệnh viện tỏ ý băn khoăn về việc phải bù lỗ khi thực hiện những kỹ thuật này. Ông Huỳnh Công Hùng, Trưởng Ban Văn hóa Xã hội - Hội đồng Nhân dân Thành phố cho rằng, các bệnh viện phải tự cân đối vì số lượng dịch vụ phải bù lỗ không nhiều: "Có một số dịch vụ thấp hơn so với trước đây, mỗi đơn vị tùy theo hạng của bệnh viện loại 1, 2, hay 3 mà phải tự cân đối nguồn thu, một số loại dịch vụ không nằm trong danh mục thì phải có hướng dẫn của Bộ Y tế". Một điều mà người dân luôn băn khoăn chính là việc tăng viện phí có song hành với chất lượng dịch vụ hay không? Đến bệnh viện Nhân dân Gia Định ngày giữa tuần, đã gần trưa nhưng số lượng bệnh nhân chờ đến lượt vẫn rất đông ở cả khu dịch vụ lẫn bảo hiểm y tế. Chị Thái Vân Anh ở quận Phú Nhuận, thở dài cho biết, chị đến đây từ lúc 7 giờ 30 phút, sợ khu khám bảo hiểm y tế đông người nên chị bốc số ở khu dịch vụ, không ngờ vẫn phải chờ lâu quá, đến giờ mà chị vẫn chưa làm đủ các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ, không biết bao giờ mới xong. Ngay bên cạnh chị Vân Anh là chị Nguyễn Ngọc Nguyên đang mang thai ở tháng thứ 8 kể rằng: Chị vào bệnh viện vào lúc 8 giờ nhưng phải 2 tiếng đồng hồ sau chị mới được vào phòng khám, gương mặt chị Nguyên tỏ vẻ mệt mỏi vì phải chờ đợi. Cả chị Vân Anh và chị Ngọc Nguyên đều ủng hộ việc tăng viện phí, nhưng theo đó đòi hỏi chất lượng phục vụ cũng cầncó sự thay đổi: "Thứ nhất là bệnh nhân đông mà người gõ máy thu tiền thì lại ít, những người ở tỉnh thường lên khám buổi sáng, đáng lẽ như vậy thì phải tăng người thanh toán tiền, cả trăm người chờ đợi dài dằng dặc như vậy, từ xưa đến giờ vẫn vậy thôi, bác sĩ thì tùy nếu gặp đúng người khám thì tốt còn không thì nói qua loa đại khái rồi cho toa. Theo như mình nghĩ, tăng viện phí phải song hành với chất lượng mà mình nhận được". - "Tôi thấy nếu tăng giá mà phục vụ tốt thì không nói, trong khi tôi thấy vẫn vậy, đôi khi thấy bực bội". Tại Bệnh viện Ung Bướu, lượng người chờ đợi rất đông, dù theo thông tin từ ban giám đốc, số lượng bàn khám đã tăng lên gấp đôi. Khi được hỏi về việc cải thiện chất lượng khám chữa bệnh, bác sĩ Lê Hoàng Minh, Giám đốc bệnh viện cho rằng, đây là một quá trình lâu dài, chủ trương tăng viện phí thực hiện 1 tháng nhưng bệnh viện chưa thể triển khai hết được do có quá nhiều thay đổi. Giảm tải, nâng cao chất lượng phục vụ phải đi đôi với cơ sở hạ tầng, nhưng với thời gian ngắn như thế, nên bệnh viện chưa thể trích được từ nguồn tăng viện phí để đầu tư thêm máy móc đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân. Ông Minh nêu một ví dụ cụ thể, bệnh viện có 6 máy siêu âm nhưng 2 máy đang hư hỏng thì làm sao có thể phục vụ nhanh nhu cầu của bệnh nhân, cố gắng sắp tới sẽ trang bị thêm. "Cố gắng bắt đầu từ ngày 1/7 giá viện phí thống nhất giá mới phải có sự chuyển tiếp, một số dịch vụ bị thấp hơn mình cũng phải chịu thôi, theo lộ trình 3 năm thì đến 2016 giá dịch vụ sẽ tăng đầy đủ. Bệnh viện Ung Bướu đã tăng gấp đôi số bàn khám bệnh từ 16 lên 30 bàn. Bệnh viện tăng chất lượng điều trị không phải từ ngày 1/6 khi tăng viện phí mà điều này đã được thực hiện từ trước đó và sau này, chẳng hạn như nâng cao y đức tay nghề khám chữa bệnh cũng như các trang thiết bị y tế". Cũng đồng ý kiến với ông Lê Hoàng Minh, bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Duy Tài, Phó giám đốc Bệnh viện Quận 2 chia sẻ: "Tất nhiên cũng có những cải thiện, tăng giá viện phí là chúng ta cải thiện bộ mặt quá trình nâng cao hình ảnh uy tín cũng như thay đổi để phục vụ bệnh nhân ngày một tốt hơn thì đó là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của bệnh viện để thu hút bệnh nhân. Thật sự ra khi tăng giá viện phí cũng có lợi cho bệnh viện, đòi hỏi bệnh viện phải có cung cách phục vụ cao hơn trước đây". Có thể thấy hiện nay rất nhiều cơ sở y tế đã cố gắng cải thiện bộ mặt, tạo sự tin tưởng, an tâm cho bệnh nhân bằng cách tăng số bàn khám bệnh. Bên cạnh đó, để giảm bớt áp lực, nhiều bệnh viện đã nới rộng diện tích, trang bị màn hình, camera, máy vi tính cho khu vực khám bệnh, trang bị nâng cấp phần mềm; tăng thời gian khám bệnh của bác sĩ bằng cách khám từ 6 giờ sáng thậm chí là không nghỉ trưa. Sở Y tế cũng đã chọn Bệnh viện Bình Thạnh thí điểm quy trình khám bệnh khép kín một chiều. Mỗi khu khám bố trí đầy đủ các phòng từ phát số, khám bệnh, kê đơn, lấy máu xét nghiệm, siêu âm, đo điện tim, truyền dịch, đóng tiền, nhận thuốc... Ngoài ra còn bố trí nhân viên tiếp đón, hướng dẫn người bệnh tận tình chu đáo từ khâu đón tiếp, làm thủ tục khám bệnh. Tuy nhiên sự thay đổi này vẫn chưa đều khắp, nhất là khi tăng giá viện phí thì bệnh nhân luôn đòi hỏi họ phải được phục vụ tốt hơn. Bài toán này xem racần phải có thời gian để tìm lời giải.

Đại biểu nhân dân

Hà Nội đề nghị tăng 20% giá viện phí

Ủy ban nhân dân TP Hà Nội vừa trình Hội đồng nhân dân thành phố đề nghị điều chỉnh tăng phí 1.300 dịch vụ khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế công lập. Theo đó, mức giá dịch vụ y tế được đề xuất tăng thêm 20% ở tất cả các hạng bệnh viện. Đối với bệnh viện hạng I được đề xuất tăng từ mức 80% hiện nay lên 100% mức giá trần; hạng II từ 75% lên 95% và hạng III là các phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh từ 70% lên 90%; tương tự trạm y tế được tăng lên mức 85% giá trần. Đồng thời đề nghị bổ sung thêm 135 dịch vụ kỹ thuật y tế chưa có giá, thực hiện theo Thông tư 04/2012 liên ngành Y tế - Tài chính. Đây là những dịch vụ đã được cơ sở y tế thực hiện nhưng chưa có giá nên cơ quan BHYT chưa có cơ sở để quyết toán.

Bộ Y tế khuyến cáo bốn loại virus có nguy cơ gây viêm não

Trước tình hình dịch viêm não bùng phát tại nhiều địa phương, Bộ Y tế vừa có khuyến cáo tăng các biện pháp phòng, chống bốn loại virus có nguy cơ cao gây bệnh viêm não là virus gây bệnh lây qua côn trùng, virus lây qua đường tiêu hóa, virus lây qua đường hô hấp, virus gây bệnh viêm não Nhật Bản. Theo đó, đối với các virus gây bệnh qua côn trùng như muỗi, ve cần thực hiện vệ sinh môi trường, nhà ở để hạn chế nơi trú đậu, loại bỏ các ổ bọ gậy, ngủ phải mắc màn. Đối với các virus lây bệnh qua đường tiêu hóa cần thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện ăn uống chín. Đối với các virus lây qua đường hô hấp, cần cách ly người bệnh, sử dụng các biện pháp phòng hộ như đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh. Đối với virus gây bệnh viêm não Nhật Bản phải tiêm vaccine phòng bệnh đủ ba mũi.

Sài Gòn giải phóng

WHO: 759 ca nhiễm Ebola, 467 ca tử vong

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 2-7 đã công bố số liệu mới nhất về dịch Ebola. Theo đó, tính đến thời điểm này, có 759 người đã nhiễm virus Ebola, trong đó 467 người đã tử vong ở Guinea, Sierra Leone và Liberia. Theo WHO, có thể con số thực tế cao hơn con số trên rất nhiều vì ở nhiều khu vực, người dân không có điều kiện tiếp cận với các cơ sở y tế. Ông Bart Janssens, Giám đốc hoạt động của Tổ chức Bác sĩ không biên giới nói với AP rằng: “Dịch bệnh này hoàn toàn mất kiểm soát”. Ebola là một trong những virus gây chết người nhiều nhất với tỷ lệ tử vong lên đến 90% trong số những người bị nhiễm. Ebola xuất hiện ở người đầu tiên vào năm 1976. Đến nay đã có 18 đợt bùng phát virus này và hiện vẫn chưa có vaccine và phương pháp điều trị.

 

Ngày 05/07/2014
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích