Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 4 8 8 0
Số người đang truy cập
7 2
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Ảnh sưu tầm (Nguồn: TTXVN)
Điểm báo về các tin liên quan đến y tế ngày 1/7 và 2/7 năm 2014

Cho trẻ tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đúng lịch; Việt Nam được đánh giá cao về bảo vệ sức khỏe phụ nữ và trẻ em; Sắp chấm dứt tình trạng thiếu vaccine dịch vụ; Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt tại các khu đô thị; Nên chủ động đến chương trình tiêm chủng mở rộng; Phẫu thuật tạo hình thành công cho bệnh nhi bị đứt niệu đạo…

An ninh thủ đô

Cho trẻ tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đúng lịch

Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương, đến ngày 25-6, tại Khoa truyền nhiễm của bệnh viện này đã ghi nhận 36 bệnh nhi nhập viện do viêm não Nhật Bản B, trong đó Hà Nội có 11 ca chiếm 30%; đặc biệt có 6 ca nặng phải thở máy. Bộ Y tế khuyến cáo: để phòng, chống bệnh viêm não Nhật Bản, biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất là cho trẻ tiêm đầy đủ vaccine viêm não Nhật Bản theo đúng lịch. Theo đó, 3 liều cơ bản tiêm cho trẻ là: Mũi đầu tiên lúc trẻ được 1 tuổi, mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 1-2 tuần, mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Ngoài ra, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi; nên dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy...

Việt Nam được đánh giá cao về bảo vệ sức khỏe phụ nữ và trẻ em

Theo thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam là một trong 10 quốc gia trên thế giới đang trong đúng lộ trình thực hiện thành công Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 4 (giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi) và Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 5 (Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ). Đây là đánh giá của Báo cáo toàn cầu về “Những yếu tố thành công đối với sức khỏe phụ nữ và trẻ em – những con đường tiến lên” do Liên minh các Đối tác về Sức khỏe Phụ nữ và Trẻ em, Tổ chức Y tế Thế giới, Ngân hàng Thế giới và các đối tác khác vừa phối hợp khảo sát, điều tra trên toàn cầu. Báo cáo này sẽ được công bố tại Diễn đàn Liên minh các Đối tác về Sức khỏe Phụ nữ và Trẻ em sẽ được tổ chức từ ngày 30-6 và1-7 tới, tại Johannesburg, Nam Phi. Cũng tại Diễn đàn này, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam được lựa chọn là một trong 5 Bộ trưởng Bộ Y tế các nước có thành công nổi bật, được mời chia sẻ kinh nghiệm của quốc gia trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ liên quan đến y tế.

Sắp chấm dứt tình trạng thiếu vaccine dịch vụ

Gần nửa năm nay, tại các điểm tiêm chủng vaccine trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra tình trạng hết hàng hoặc thiếu nhiều loại vaccine dịch vụ như vaccine “5 trong 1”, vaccine thủy đậu… Tuy nhiên, dự kiến ngay đầu tháng 7 này, tình trạng khan hiếm vaccine nói trên sẽ được khắc phục. Như ANTĐ đã phản ánh, chưa năm nào nhu cầu tiêm vaccine dịch vụ tại Hà Nội lại nhiều như năm nay. Tại hầu hết các điểm tiêm chủng trên địa bàn, có những loại vaccine chỉ nhập về vài hôm đã hết, tình trạng khan hiếm, thiếu hoặc hết vaccine dịch vụ diễn ra triền miên, liên tục. Chẳng hạn, tại điểm tiêm chủng dịch vụ thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ở phố Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng), vaccine “6 trong 1” Infanrix Hexa (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B và các bệnh do vi khuẩn Hib) đã hết nhiều tháng nay. Vaccine “5 trong 1” cũng không có để đáp ứng nhu cầu người dân, trong khi vaccine phòng bệnh thủy đậu cũng lúc có, lúc không. Điều này khiến các bậc phụ huynh rất lo ngại và bức xúc khi nhiều lần đưa con đi tiêm chủng mà không được tiêm. Lý giải nguyên nhân về sự thiếu hụt vaccine nói trên, ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược - Bộ Y tế cho rằng, việc thiếu vaccine dịch vụ một phần do công tác lập dự trù, đặt hàng của các cơ sở tiêm chủng chưa sát với nhu cầu thực tế, phần vì tâm lý người dân thấy có dịch bệnh thì đổ xô đi tiêm. Vaccine dịch vụ không nằm trong chương trình dự trù vaccine giống như vaccine tiêm chủng mở rộng, do đó khi nhu cầu tăng đột biến dẫn đến việc nhập khẩu vaccine không đáp ứng kịp. Đồng tình với quan điểm này, đại diện Công ty TNHH một thành viên Vaccine và sinh phẩm số 1 – Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, nhu cầu tiêm vaccine năm 2014 tăng gấp 2 lần so với năm 2013. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu vaccine dịch vụ thời gian qua. Riêng vaccine thủy đậu, trong 6 tháng đầu năm 2014, công ty đã cung ứng ra thị trường khoảng 40.000 liều, tương đương với nhu cầu của cả năm 2013. Thời điểm này, 3 loại vaccine dịch vụ (gồm: thủy đậu, “5 trong 1” và “6 trong 1”) đang thiếu nhiều nhất. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm nói trên sắp được khắc phục. Ông Đỗ Tuấn Đạt, Giám đốc Công ty vaccine và Sinh phẩm số 1 cho biết, hiện vaccine “5 trong 1” tiêm phòng bệnh (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib) đã về đến Việt Nam và đang được kiểm định để có thể đưa ra thị trường ngay trong đầu tháng 7. Ngoài ra, lô hàng hơn 10.000 liều vaccine thủy đậu do công ty nhập khẩu từ Hàn Quốc cũng sẽ về đến Việt Nam, dự kiến trong cuối tháng 7 này. Liên quan đến việc triển khai chiến dịch tiêm phòng vaccine viêm não Nhật Bản trong bối cảnh dịch viêm não Nhật Bản B đang gia tăng mạnh, có dấu hiệu bất thường tại Hà Nội, đại diện Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho biết, thành phố đã hoàn thành 2 đợt tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ sinh từ ngày 1-1-2011 đến 31-5-2013 với tỷ lệ đạt gần 90%. Cụ thể, trong đợt 1 (ngày 20 và 21-6) và đợt 2 (ngày 27 và 28-6), thành phố có 115.482 trẻ trong diện tiêm chủng với tổng số mũi tiêm là 184.122. Những trẻ bị ốm chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine viêm não Nhật Bản sẽ được tiêm vét vào đợt tiêm chủng thường xuyên triển khai từ ngày 3 đến 10-7 tới, nhằm đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đạt 95%.

Hà Nội mới

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt tại các khu đô thị

Chiều 30-6, Bộ Y tế có văn bản gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương yêu cầu thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt tại các khu đô thị. Theo đó, Bộ Y tế đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cần yêu cầu các đơn vị cung cấp nước sạch tự tiến hành công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước thường xuyên theo đúng quy định. Ngoài ra, các địa phương chỉ đạo sở y tế phối hợp với các sở, ban, ngành tiến hành lấy mẫu nước và kiểm tra định kỳ. Mặt khác, các tỉnh cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến đến cộng đồng các biện pháp bảo vệ nguồn nước; xử lý và trữ nước hộ gia đình đúng cách; sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm và gửi báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng nước tại các khu đô thị bằng văn bản về Bộ Y tế trước ngày 10-7.

Nên chủ động đến chương trình tiêm chủng mở rộng

Sau dịch sởi, bệnh tay chân miệng (TCM), thủy đậu, sốt xuất huyết hoành hành và hiện bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe trẻ nhỏ. Trong khi một số loại vắc xin dịch vụ rơi vào tình trạng "cháy hàng", người dân nên chủ động tìm đến chương trình tiêm chủng mở rộng, bảo đảm trẻ được tiêm đủ liều, đúng lịch, tránh nguy cơ bệnh lây lan do "lỗ hổng" tiêm chủng.

Hà Nội đối phó bệnh viêm não Nhật Bản

Đánh giá tình hình dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội, trao đổi với Báo Hànộimới sáng 1-7, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh, cho biết, hiện nay số ca mắc sốt xuất huyết, TCM, thủy đậu… đều giảm so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên số trường hợp mắc VNNB lại tăng. Tính đến thời điểm này, Hà Nội đã ghi nhận 16 trường hợp mắc VNNB rải rác ở 15 quận, huyện (tăng 12 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái), trong đó một trường hợp đã tử vong (huyện Ba Vì). Một số bệnh viện (BV) trên địa bàn Thủ đô hiện vẫn ghi nhận lác đác các trường hợp mắc sởi, TCM, thủy đậu, sốt xuất huyết… nhập viện nhưng không có diễn biến bất thường. Chỉ có số ca mắc viêm não virus, trong đó có VNNB tăng cao. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, bệnh nhi bị viêm não nhập viện có xu hướng tăng trong các tuần gần đây. Khoa Nhi mỗi ngày đều ghi nhận ca mắc viêm não/màng não vào viện, thậm chí có ngày cùng lúc tiếp nhận 2-3 trường hợp, có đêm 4 ca viêm não/màng não nhập viện, đặc biệt có cả trường hợp viêm màng não khi mới 2 tháng tuổi. Bệnh nhân chủ yếu sống tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc như: Nam Định, Hòa Bình, Quảng Ninh, Bắc Giang. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nên nghi ngờ trẻ mắc viêm não khi có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C, có trường hợp không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Thậm chí, tình trạng co giật do viêm não có thể xuất hiện ngay cả khi đã hạ sốt. Theo báo cáo của BV Nhi trung ương, tại đây hiện đã tiếp nhận điều trị 129 trường hợp viêm não virus (chiếm 40% bệnh nhân viêm não virus trên cả nước), trong đó có một trường hợp tử vong. Trong tổng số bệnh nhân mắc viêm não virus, có 46 trường hợp được chẩn đoán xác định là VNNB đến từ 18 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, Hà Nội có số ca mắc nhiều nhất. Kết quả điều tra cho thấy, số trường hợp mắc chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi (chiếm 84,8%), trong đó trẻ dưới một tuổi chiếm 15,2%. Trước tình hình trên, ông Hoàng Đức Hạnh cảnh báo, thời điểm này đang bắt đầu mùa dịch viêm não. Do đó, số ca VNNB chắc chắn sẽ tăng lên trong thời gian tới. Ngay từ bây giờ, ngành y tế Thủ đô đã lên kế hoạch tập trung đối phó dịch bệnh. Từ hôm qua 1-7, Hà Nội triển khai tiêm vắc xin VNNB cho trẻ từ một đến 14 tuổi tại 15 quận, huyện đã có người mắc. Bên cạnh đó, thành phố cũng tiếp tục tổ chức tiêm vét vắc xin VNNB để bảo đảm đạt tỷ lệ hơn 95% trẻ được tiêm VNNB.

Đừng chỉ trông chờ vắc xin dịch vụ

Năm nay, nhiều dịch bệnh xảy ra khiến nhu cầu tiêm vắc xin tăng cao. Từ đầu năm đến nay, một số loại vắc xin dịch vụ liên tục rơi vào tình cảnh "hết hàng". Thời điểm này, 3 loại vắc xin dịch vụ gồm thủy đậu, "5 trong 1" và "6 trong 1" đang thiếu nhiều nhất. Theo Công ty TNHH MTV Văcxin và sinh phẩm số 1 (Bộ Y tế), nhu cầu tiêm vắc xin năm 2014 đã tăng gấp 2 lần so với năm 2013. Riêng với vắc xin thủy đậu, trong 6 tháng đầu năm 2014, công ty đã cung ứng ra thị trường khoảng 40.000 liều, tương đương với nhu cầu của cả năm 2013. Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu nhận định, số trường hợp mắc sởi đã giảm liên tục trong các tuần vừa qua. Hiện tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tổ chức tiêm vét vắc xin sởi đạt trên 90%, tỷ lệ tiêm vét cả nước đạt trên 97%. Ngoài ra, số ca mắc TCM, thủy đậu, sốt xuất huyết cũng có xu hướng giảm trong tuần qua và không ghi nhận ổ dịch tập trung, tuy nhiên hiện cả nước đã có 325 trường hợp mắc viêm não virus tại 31 tỉnh, thành phố, trong đó 5 trường hợp tử vong. Nguyên nhân, thời điểm hiện nay là mùa cao điểm của bệnh viêm não virus, trong đó có VNNB. Bên cạnh đó, mặc dù tiêm chủng VNNB đã đạt tỷ lệ cao nhưng mới tập trung cho trẻ dưới 5 tuổi, đồng thời tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt 100%. Nếu như năm 2013 có 3 tỉnh không tiêm vắc xin VNNB trong chương trình tiêm chủng mở rộng thì từ năm 2014, việc tiêm vắc xin VNNB triển khai trên phạm vi toàn quốc. Hiện Bộ Y tế đang khẩn trương đôn đốc các địa phương triển khai tiêm và tiêm vét vắc xin VNNB để nâng cao tỷ lệ trẻ được tiêm chủng vắc xin này trong cộng đồng. Nếu các bậc phụ huynh cứ trông chờ vắc xin dịch vụ rồi mới đưa trẻ đi tiêm thì thực tế sẽ có một "khoảng trống" đối với nhiều trẻ không được tiêm chủng. Và có thể khiến dịch bệnh bùng phát như đã từng xảy ra với dịch sởi. Để chủ động phòng bệnh, đối với trẻ trong độ tuổi tiêm chủng, nếu chưa có vắc xin dịch vụ thì cha mẹ không nên chờ đợi mà có thể tiêm vắc xin của chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc tiêm vắc xin đơn liều để thay thế. Các vắc xin của chương trình đều được kiểm định chất lượng và 98% điểm tiêm chủng của Bộ Y tế đã đạt chuẩn. Để bảo đảm hiệu lực của vắc xin, các bậc phụ huynh nên đưa con đi tiêm chủng đúng lịch, đúng độ tuổi, đủ liều; nếu thiếu số liều theo quy định của từng loại vắc xin cần đưa trẻ đi tiêm bổ sung càng sớm càng tốt.

Phẫu thuật tạo hình thành công cho bệnh nhi bị đứt niệu đạo

Cháu bé này bị đứt niệu đạo do tai nạn. Sau một thời gian được chữa trị, cháu đã khỏe mạnh trở lại và xuất viện về nhà. Mới đây BV Nhi TƯđã tiếp nhận một bệnh nhân bị đứt niệu đạo đang được điều trị tại bệnh viện huyện. Theo bà Lê Mai, Phòng Kế hoạch tổng hợp-BV Nhi TƯ người nhà bệnh nhân cho biết, ngày 27/1, do đùa nghịch với bạn trên đường đi học về, cháu Vũ V.D, 8 tuổi, không may bị chiếc xe ô tô tải đi ngược chiều cán vào người khiến cháu bị choáng, mất máu, chấn thương nặng như gãy xương cẳng chân, vỡ xương chậu và đứt niệu đạo. Khi được đưa vào bệnh viện đa khoa huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, cháu được các bác sĩ ở đây cấp cứu tình trạng choáng, mất máu sau đó tiến hành phẫu thuật kết hợp xương và mở thông bàng quang dẫn lưu nước tiểu. Sau lần phẫu thuật thứ nhất, phải mất đến 3 tháng để tình trạng sức khỏe của bé D ổn định trước khi bé được chuyển đến bệnh viện Nhi Trung ương để các bác sĩ tiếp tục phẫu phẫu thuật tạo hình niệu đạo.Thạc sĩ, bác sĩ Lê Anh Dũng- người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cho cháu D cho hay, tạo hình niệu đạo sau chấn thương là một kỹ thuật phức tạp vì niệu đạo bị đứt tách rời xa nhau, các tổ chức xơ lấp đầy ở giữa đòi hỏi phẫu thuật viên phải khéo léo bóc tách rõ ràng sau đó mới có thể nối được 2 đầu niệu đạo với nhau. “Với phương pháp này, bệnh nhi sẽ hạn chế được một số biến chứng hậu phẫu như hẹp niệu đạo, tiểu tiện không tự chủ…”.- Thạc sĩ, bác sĩ Lê Anh Dũng nói. Sau 2 tuần sau phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của bé D đã hoàn toàn bình phục. Cháu được rút ống sonde và có thể thực hiện chức năng tiểu tiện qua đường niệu đạo (dương vật). Ngày 1/7, bệnh nhi đã được xuất viện về nhà.

Nhân dân

Bộ trưởng Bộ Y tế: Đột phá thực hiện chính sách bảo hiểm y tế

Tại kỳ họp thứ bảy vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Luật sửa đổi vẫn tiếp tục bảo đảm BHYT là chính sách an sinh xã hội do Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện với sự tham gia của người dân và định hướng tiến tới BHYT toàn dân. Nhân Ngày BHYT (1-7), phóng viên BáoNhân Dâncó cuộc trao đổi ý kiến với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiếnvề những điểm mới cũng như các hoạt động cần thiết để triển khai Luật. Phóng viên: Đề nghị Bộ trưởng cho biết những điểm mới cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều BHYT vừa được Quốc hội (QH) thông qua? Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: So với Luật BHYT hiện hành (ban hành năm 2008), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT lần này có một số điểm quan trọng có tính đột phá mạnh mẽ, vừa từng bước hội nhập quốc tế và thực hiện lộ trình BHYT toàn dân. Một số điểm mới nổi bật là quy định bắt buộc tham gia BHYT, đây là những quy định quan trọng nhằm thúc đẩy thực hiện lộ trình BHYT toàn dân. Đồng thời khuyến khích tham gia BHYT theo hộ gia đình với cơ chế giảm dần mức đóng từ thành viên thứ hai trở đi, đến người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Việc sửa đổi bổ sung Luật lần này quan tâm nhiều đến quyền lợi của người tham gia BHYT, mở rộng phạm vi quyền lợi BHYT và mức hưởng BHYT nhằm giảm gánh nặng chi phí khám, chữa bệnh (KCB), tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế đối với một số đối tượng chính sách, như: bỏ quy định cùng chi trả 5% đối với người nghèo, bảo trợ xã hội, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Bỏ quy định cùng chi trả 20% đối với thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; giảm mức cùng chi trả từ 20% xuống còn 5% với thân nhân khác của người có công và người thuộc hộ gia đình cận nghèo. Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT năm năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn sáu tháng lương cơ sở. Bổ sung quy định quỹ BHYT thanh toán trong các trường hợp: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp...Luật mới cũng quy định mở thông tuyến KCB BHYT, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia BHYT trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế. Theo đó, từ ngày 1-1-2016 sẽ mở thông tuyến KCB BHYT giữa tuyến xã và tuyến huyện trên cùng địa bàn tỉnh. Mở thông tuyến KCB BHYT đến tuyến tỉnh và tuyến trung ương trong phạm vi cả nước đối với người thuộc hộ gia đình nghèo và người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại các xã đảo, huyện đảo. Việc quản lý và sử dụng quỹ BHYT cũng được nêu rõ: Trong giai đoạn hiện nay, do chưa có sự đồng đều về tỷ lệ tham gia BHYT và dịch vụ KCB giữa các tỉnh, nên Luật cho phép các địa phương có kết dư quỹ BHYT được sử dụng 20% để hỗ trợ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng KCB BHYT. Từ ngày 1-1-2021, khi tỷ lệ tham gia BHYT của các địa phương đã ở mức cao, chất lượng dịch vụ y tế đã khá đồng đều sẽ thực hiện quản lý quỹ BHYT theo hướng quản lý tập trung hoàn toàn, thống nhất ở cấp quốc gia để tập trung nguồn lực, điều tiết chung trong phạm vi cả nước, bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu chia sẻ rủi ro giữa các đối tượng. Ngoài những điểm mới quan trọng như trên, Luật bổ sung: Đối tượng thuộc lực lượng quân đội và công an tham gia BHYT; Quy định trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, quy định "Gói dịch vụ y tế cơ bản" do BHYT chi trả; Quy định trách nhiệm UBND cấp xã trong việc lập danh sách các đối tượng trên địa bàn để cấp thẻ BHYT.

Phóng viên: Luật BHYT sửa đổi nêu rõ những người thuộc đối tượng chính sách, người dân ở vùng khó khăn sẽ được hưởng lợi nhiều hơn, vậy các chính sách cụ thể là như thế nào thưa Bộ trưởng?

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT bổ sung quy định: Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được cấp thẻ BHYT miễn phí từ nguồn ngân sách nhà nước. Được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí KCB kể cả chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật. Những đối tượng này được quỹ BHYT thanh toán chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định khi tự đi KCB không đúng tuyến tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện, tuyến tỉnh, tuyến trung ương.

Phóng viên: Việc tham gia BHYT được khẳng định là hình thức bắt buộc. Vậy theo Bộ trưởng, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan cần làm gì để quy định này được cụ thể hóa?

Trước tiên, Bộ Y tế và các ngành liên quan, chính quyền địa phương sẽ tăng cường hoạt động tuyên truyền về: Vai trò và ý nghĩa của BHYT khi đi KCB; nêu rõ những nội dung, quy định mới của Luật (hỗ trợ các đối tượng người nghèo, cận nghèo...). Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 21-NQ/T.Ư ngày 22-11-2012 của Bộ Chính trị "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020"; Đề án "Thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020"... Đồng thời, xử lý nghiêm các vi phạm về BHYT theo các quy định hiện hành; xây dựng chế tài để quy định bắt buộc có tính khả thi cao để người dân có trách nhiệm tham gia BHYT. Tăng cường sự phối hợp liên ngành (Y tế, Bảo hiểm xã hội, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động, Mặt trận Tổ quốc...); đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHYT. Ngành y tế sẽ tập trung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về BHYT; nghiên cứu, lựa chọn các phương thức thanh toán BHYT phù hợp; phối hợp các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện... góp phần thực hiện thành công mục tiêu bao phủ BHYT trên cả ba phương diện về tỷ lệ dân số tham gia BHYT; phạm vi dịch vụ y tế được thụ hưởng và giảm chi trả từ tiền túi của người sử dụng dịch vụ y tế.

Phóng viên: Về phía các cơ sở y tế, cần làm gì để người bệnh có thẻ BHYT được thuận lợi nhất trong quá trình khám, chữa bệnh? Và liệu chính sách mới có khắc phục được tình trạng "miền núi hỗ trợ miền xuôi" trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh?

Về phía các cơ sở KCB cần tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng KCB BHYT, như thực hiện nghiêm Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 10-9-2012 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế và Chương trình 527/CT-BYT ngày 18-6-2009 của Bộ Y tế về nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh. Các đơn vị tự đánh giá chất lượng KCB theo 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện đã ban hành. Các cơ sở KCB tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình KCB BHYT, giảm thời gian chờ đợi, bố trí khoa khám bệnh hợp lý, mở rộng khu khám bệnh, tăng tiện nghi cho bệnh nhân ngồi chờ khi khám bệnh, từng bước giảm tải bệnh viện. Phát huy hiệu quả đường dây nóng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định. Thực hiện tốt Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế. Việc thực hiện các quy định mới của Luật sẽ từng bước khắc phục được tình trạng miền núi hỗ trợ miền xuôi trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh. Theo đó, quyền lợi BHYT của người nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn được nâng lên. Việc không phải cùng chi trả tạo cơ hội tiếp cận cơ sở y tế tốt hơn trước đây trong khi các dự án đầu tư phát triển y tế cơ sở đang được triển khai, phạm vi dịch vụ được mở rộng, kỹ thuật cao được ứng dụng... Phần kết dư được để lại 20% để sử dụng cho các mục đích nâng cao chất lượng KCB người nghèo, nhất là các địa phương khó khăn sẽ được hưởng lợi từ nguồn kinh phí này. Ngành y tế cũng đang tích cực triển khai các đề án Bệnh viện vệ tinh, 1816 để chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ tuyến dưới, người bệnh được KCB ngay từ tuyến dưới không phải chuyển lên tuyến trên.

Hiệu quả bước đầu cai nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex

Mô hình thí điểm cắt cơn, điều trị nghiện ma túy (MT) bằng thuốc Cedemex tại gia đình và cộng đồng được triển khai ở một số địa phương như Thái Nguyên, Hưng Yên… Thông qua mô hình này, tỷ lệ người không sử dụng lại MT sau cai nghiện đạt khá cao so với các phương pháp cai nghiện khác, điều quan trọng là giúp người bệnh tự tin và hòa nhập cộng đồng nhanh hơn.

Không chỉ là giấc mơ

Ngôi nhà mái bằng một tầng, ẩn mình dưới bóng mát của tán cây cổ thụ, làm vơi đi phần nào cái oi nồng, ngột ngạt của ngày hè tháng sáu. Vừa cùng vợ xếp những quả trứng gà vào các ô nhỏ trong chiếc khay nhựa để kịp thời gian cho bạn hàng trên thành phố về lấy, anh Ngô Doãn Chung, xã Cao Ngạn, TP Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) vừa chia sẻ: Hơn hai mươi năm, chìm đắm trong khói thuốc phiện và MT, nó không chỉ lấy đi tuổi thanh xuân, sức khỏe, của cải mà nó đã hơn một lần đưa tôi đến bờ vực đổ vỡ hạnh phúc vợ chồng. Khi tỉnh táo, đủ thuốc thấy ân hận, biết thương vợ, thương con và muốn dừng lại. Nhưng rồi, năm lần, bảy lượt đi cai nghiện ở trung tâm, tự cai ở nhà bằng nhiều phương thức và loại thuốc khác nhau, tất cả vẫn chỉ là con số không, đâu lại vào đấy. Cách đây hơn một năm, được sự giới thiệu của chính quyền địa phương, sự động viên của gia đình tôi tham gia đề án cai nghiện MT tại gia đình và cộng đồng bằng thuốc Cedemex do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB và XH) tỉnh Thái Nguyên thực hiện. Thú thực, sau khi được nghe tư vấn, hướng dẫn quá trình cai nghiện, kể cả khi cầm hộp thuốc trên tay tôi cũng không tin tưởng lắm. Trong thời gian năm ngày đầu tiên điều trị tấn công, khi ấy chỉ thấy cơ thể mệt mỏi, muốn nằm một nơi yên tĩnh, không muốn ai làm phiền. Điều lạ, so với các phương pháp cai nghiện khác, khi cai nghiện bằng thuốc Cedemex không chỉ cắt được cơn, không có biểu hiện thèm thuốc lúc đến “ngưỡng”, nhất là không thấy đau đớn như kiểu có “dòi” bò trong xương, trong tủy như những lần cai nghiện MT trước đây. Anh Ngô Doãn Chung cho biết thêm: Qua sáu tháng điều trị cai nghiện MT bằng thuốc Cedemex, tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị, đến nay sau hơn một năm tôi thấy có đủ sức khỏe để lao động bình thường như bao người khác. Sau khi cai nghiện thành công, tôi đã bàn với vợ vay ngân hàng ba trăm triệu đồng để xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, gà công nghiệp lấy thịt và trứng. Hiện nay, riêng gà đẻ lấy trứng trong chuồng đã có hơn bốn nghìn con, trung bình mỗi ngày cho thu hoạch từ 2.800 đến hơn 3.000 quả. Nếu trừ đi mọi chi phí, riêng việc bán trứng gà gia đình tôi thu nhập từ 25 đến 30 triệu đồng/tháng…Mười năm nghiện MT, bào mòn sức khỏe, kinh tế gia đình ngày càng khó khăn, khiến cho vợ con, gia đình chán nản, cộng đồng xa lánh, kỳ thị, đó là những lời chia sẻ của anh Đoàn Hồng Trung, xã Đình Cao, huyện Phù Cừ (tỉnh Hưng Yên). Anh kể, năm 2013 được Tổ công tác cai nghiện của xã vận động tham gia Chương trình cai nghiện MT tại gia đình và cộng đồng bằng thuốc Cedemex. Sau sáu tháng điều trị liên tục bằng loại thuốc này, ngoài cắt cơn êm dịu, thuốc Cedemex còn loại bỏ nguyên nhân sinh nghiện là thèm MT và tính lệ thuộc tinh thần vào MT. Đồng thời, nhanh chóng phục hồi được các rối loạn chức năng do nghiện MT gây nên, qua đó giúp tôi trở về trạng thái bình thường về tâm lý, bệnh lý, hòa nhập với cộng đồng. Hiện nay, nhờ chăn nuôi, buôn bán, mỗi năm gia đình tôi thu nhập được hơn một trăm triệu đồng. Thời gian tới, tôi sẽ vay tiền ngân hàng để tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi, không chỉ làm đủ ăn, mà phải làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình, để thay đổi cuộc sống.

Chung tay vì người bệnh

Giám đốc Sở LĐ - TB và XH tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thị Hằng cho biết: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 7268/VPCP - KGVX và Công văn số 2555/VPCP - KGVX của Văn phòng Chính phủ, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thí điểm mở rộng mô hình hỗ trợ cắt cơn nghiện MT bằng thuốc Cedemex ở cộng đồng. Năm 2013, UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt kế hoạch phối hợp Viện nghiên cứu Điều trị các bệnh hiểm nghèo thực hiện Đề tài nhánh nghiên cứu triển khai, đánh giá hiệu quả thuốc Cedemex trong hỗ trợ điều trị nghiện MT nhóm Opiates tại cộng đồng và triển khai mô hình thí điểm hỗ trợ “Cắt cơn, điều trị nghiện MT bằng thuốc Cedemex tại gia đình và cộng đồng, giai đoạn 2013- 2015”. Sau hơn một năm triển khai đề án, đã có 356 người nghiện MT ở 77 xã, phường, thị xã trên địa bàn tỉnh tham gia. Tính đến nay, hiện có 284 người bệnh uống thuốc Cedemex duy trì, trong đó có 155 người nghiện ma túy đã sử dụng Cedemex theo đúng hướng dẫn điều trị tấn công năm ngày và điều trị duy trì trong sáu tháng. Kết quả, sau 12 tháng hòa nhập cộng đồng có 117 người chưa sử dụng lại MT, chiếm 75,48% (so với các phương pháp điều trị cai nghiện khác, tỷ lệ chưa sử dụng lại MT chỉ đạt từ 2 đến 5%). Còn lại 129 người bệnh đang sử dụng Cedemex tại gia đình, thời gian chưa đủ sáu tháng, cho nên chưa tiến hành đánh giá. Giám đốc Sở LĐ - TB và XH tỉnh Hưng Yên Lê Hữu Thuận cho rằng: Bên cạnh kết quả bước đầu cai nghiện MT bằng thuốc Cedemex mang lại, thì yếu tố để cai nghiện thành công và không tái nghiện MT trước hết phải có sự quyết tâm cao của người bệnh; sự quan tâm chăm sóc của gia đình và cộng đồng. Các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể cần phải thường xuyên thăm hỏi, động viên; tăng cường trách nhiệm, chất lượng hoạt động của Đội hoạt động xã hội tình nguyện ở cấp xã, phường trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung và công tác vận động, cảm hóa, tư vấn về cai nghiện MT tại gia đình và cộng đồng nói riêng. Đồng thời, tạo điều kiện về việc làm, vay vốn; hướng dẫn người bệnh hòa nhập với cộng đồng, nhất là tạo được môi trường lành mạnh không có MT để người cai nghiện tự tin, yên tâm cai nghiện. Cần có sự hỗ trợ thêm bằng nguồn kinh phí của địa phương đối với người tham gia cai nghiện tại gia đình và cộng đồng bằng thuốc Cedemex, cũng như cần nhân rộng phương pháp điều trị này thời gian tới ở các địa phương, theo Đề án đổi mới công tác cai nghiện MT ở Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…

Nhiều người nhập viện vì bị côn trùng đốt

Hơn một tháng qua, nhiều người dân Hà Nội đã phải đến khám tại các bệnh viện bởi các triệu chứng như sốt cao dài ngày, mệt mỏi, vàng da toàn thân, thậm chí bị biến chứng nhiễm trùng máu, viêm phổi do côn trùng đốt. Thấy con bị sốt, phồng rộp cả cẳng chân trái, chị Nguyễn Huyền Thư (CT6, Chung cư Xa La, quận Hà Đông) liền đưa con đến Bệnh viện (BV) Da liễu T.Ư khám thì được biết, con chị bị nhiễm khuẩn do côn trùng tấn công, khả năng do kiến ba khoang. Cũng ở khu chung cư này, nhiều người dân đã bắt được kiến ba khoang bay vào nhà, kể cả những căn hộ ở tầng 12, 13. Còn ở khu vực Thanh Liệt (Thanh Trì, Hà Nội), đã xuất hiện bọ xít hút máu người, khiến người dân lo lắng, hoang mang. Anh Trần Nam Dương (xã Thanh Liệt) cho biết, lúc đi ngủ anh phát hiện một con bọ xít hút máu bò trên chân, anh dậy kiểm tra trong nhà, tiếp tục phát hiện hai con bọ xít hút máu nữa trên tường nhà. Mặc dù chưa ghi nhận bệnh nhân nhập viện do bọ xít hút máu người đốt, nhưng các chuyên gia môi trường cảnh báo, thời điểm này, nhiều khu vực ở Hà Nội như các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, huyện Thanh Trì đã xuất hiện bọ xít hút máu người, cho nên người dân cần cảnh giác. Ngoài những trường hợp bị kiến ba khoang, bọ xít đốt, tại BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư, từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận hàng chục ca bệnh bị các loài côn trùng khác như mò, ve đốt. Hầu hết bệnh nhân đến từ Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn... và họ đều không biết mình bị côn trùng đốt. Chỉ đến khi sốt kéo dài, người mệt mỏi, vàng da... bệnh nhân mới tới viện khám. Trường hợp bà Phạm Thị N (68 tuổi ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội), sốt liên tiếp một tuần, được chẩn đoán sốt vi-rút, điều trị tuyến dưới không đỡ. BV đa khoa Mỹ Đức đã chuyển bệnh nhân lên BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư. Tại đây, các bác sĩ đã phát hiện bà bị mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính do rickettsia gây nên; trung gian truyền bệnh là ấu trùng mò. Bác sĩ Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp (BV Bệnh Nhiệt đới) T.Ư cho biết, sốt do côn trùng mò, ve đốt không phải là hiện tượng lạ, mà là căn bệnh khá phổ biến trong mùa hè, thường gặp nhất tại các vùng quê có nhiều bụi rậm, là nơi sinh sống của các loài côn trùng mò thuộc họ ve. Côn trùng có nhiều loại, loại gây độc và không gây độc, hầu hết các trường hợp bị côn trùng đốt chỉ xảy ra những phản ứng nhẹ tại chỗ bị đốt như sưng nề đỏ, ngứa và đau. Những biểu hiện này thường tự biến mất trong một vài giờ mà không để lại di chứng. Khoảng 10% trường hợp có phản ứng chung quanh vùng bị đốt với một quầng đỏ lan rộng, ngứa nhiều và đau nhức. Bên cạnh các phản ứng tại chỗ, khoảng từ 1% đến 3% trường hợp, vết đốt của côn trùng có thể gây ra phản ứng toàn thân như nổi mày đay, phù nề mặt, co thắt phế quản, nặng nhất là sốc phản vệ. Nếu không được cấp cứu kịp thời, tính mạng người bị côn trùng đốt có thể nguy hiểm. Do đó, nếu bị côn trùng đốt, cần rửa kỹ vết đốt hay vùng da tiếp xúc với côn trùng ngay bằng xà phòng, chườm đá lạnh năm phút, rồi rửa kỹ lại bằng nước muối. Nếu đau rát nhiều, tổn thương nhiễm trùng, hóa mủ thì nên đến các cơ sở y tế khám bệnh và điều trị, tránh biến chứng. Đối với loại bọ xít hút máu người, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã khuyến cáo người dân thường xuyên vệ sinh nơi ở, sinh hoạt, nhất là những nơi ẩm thấp. Loại bỏ những vật dụng mủn, mục (củi mục, vải mục, rác thải) không sử dụng. Thường xuyên nằm ngủ màn, giắt màn cẩn thận để bọ xít không chui vào...

Hợp tác quốc tế lĩnh vực y sinh và giáo dục

Ngày 30-6, Đại học Quốc gia (ĐHQG) TP Hồ Chí Minh và Đại học California, Los Angeles (UCLA) đã ký kết thỏa thuận hợp tác trên lĩnh vực khoa học y sinh và khoa học giáo dục. Từ năm 2008, các nhà khoa học tại UCLA đã hợp tác ĐHQG TP Hồ Chí Minh xây dựng và phát triển ngành khoa học vật liệu cấu trúc phân tử và na-nô đang được thế giới đặc biệt quan tâm bởi khả năng ứng dụng đa dạng và hiệu quả trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường. UCLA là một trong chín đại học thuộc Hệ thống Đại học California và được xếp hạng thứ 12 trong 200 trường đại học hàng đầu thế giới.

Truyền thống bệnh viện là điểm tựa của chúng tôi

Lãnh đạo, quản lý một bệnh viện có bề dày truyền thống gần 65 năm, Thiếu tướng, PGS, TS Hoàng Mạnh An, Giám đốc Bệnh viện 103 (Học viện Quân y) quan niệm, công tác điều trị phải gắn với nghiên cứu khoa học, không ngừng ứng dụng các kỹ thuật cao vào phục vụ người bệnh; làm bất cứ việc gì cũng luôn nhớ lời Bác Hồ căn dặn, lương y phải như từ mẫu. Bệnh viện 103 là một trong những nơi tiên phong trong ứng dụng các thành tựu tiên tiến của y học: năm 1992 ca ghép thận đầu tiên ở Việt Nam được thực hiện thành công; năm 2004, là ca ghép gan; năm 2010 tiến hành ca ghép tim; và tháng 3 vừa qua, lần đầu ở Việt Nam, bệnh viện thực hiện thành công ca ghép đa tạng (tụy - thận),... Thiếu tướng, PGS, TS, Thầy thuốc Nhân dân Hoàng Mạnh An, Giám đốc Bệnh viện 103, Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước "Nghiên cứu, ứng dụng ghép tụy -thận trên người" (giai đoạn 2013-2015), dẫn tôi đến thăm bệnh nhân Phạm Thái Huyên, người đầu tiên được ghép đa tạng đang nằm điều trị tại viện. Sau hơn ba tháng được ghép tụy - thận, với sự chăm sóc, điều trị tích cực của các bác sĩ và điều dưỡng viên, các chỉ số sức khỏe của bệnh nhân Huyên (quê Sơn La) gần như bình thường. Anh Huyên phấn khởi trò chuyện: nếu không được ghép tạng kịp thời, chắc tôi không còn ở trên đời này nữa, bởi nhiều năm nay tôi vừa bị tiểu đường vừa bị suy thận nặng.

Thật hạnh phúc, chỉ một, hai tuần nữa, tôi sẽ được về với gia đình...".

Theo PGS, TS Hoàng Mạnh An, từ thành công của ca ghép đa tạng này, mở ra triển vọng ghép tạng cho những người bị tiểu đường nặng vì căn bệnh này thường gây biến chứng suy thận; hoặc các trường hợp đã ghép thận nhưng sau đó mắc bệnh tiểu đường. Điều băn khoăn lớn nhất không chỉ với PGS, TS Hoàng Mạnh An mà còn là của chung những người làm công việc ghép tạng là, tuy Luật Ghép tạng đã ban hành cách đây hơn năm năm, nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa hình thành được "ngân hàng" tạng, mà nguyên nhân sâu xa là vướng mắc bởi tư tưởng của phần lớn người dân trong cộng đồng. Điều đó cắt nghĩa vì sao đã hơn 20 năm ra đời ngành ghép tạng nhưng đến nay Việt Nam chỉ mới ghép được khoảng 800 ca thận, riêng ghép gan và tim thì rất ít...PGS, TS Hoàng Mạnh An cho rằng, việc gắn kết giữa đào tạo và điều trị, nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật cao là giải pháp không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân. Hằng năm Bệnh viện 103 triển khai hơn 100 đề tài các cấp, nhằm tiếp cận trình độ y học hiện đại. Vì thế, nhiều kỹ thuật chuyên sâu như phẫu thuật nội soi, vi phẫu, cấy máy tạo nhịp vĩnh cửu, tán sỏi qua da, can thiệp mạch, kỹ thuật ghép tạng... đã trở thành thường quy ở bệnh viện. Bản thân Giám đốc Hoàng Mạnh An, những năm gần đây đã tham gia không ít đề tài khó và phức tạp. Hiện, PGS đang chủ trì đề tài cấp nhà nước "Nghiên cứu, ứng dụng một số biện pháp giải độc không đặc hiệu cho người phơi nhiễm chất độc da cam/đi-ô-xin ở Việt Nam" (2013-2015). Qua việc áp dụng với 40 trường hợp bị phơi nhiễm đi-ô-xin ở Đà Nẵng, bước đầu cho kết quả khả quan. Đây là phương pháp điều trị mới đang được kiểm chứng, đánh giá để trong tương lai gần, áp dụng nhân rộng cho hàng triệu trường hợp nhiễm chất độc da cam/đi-ô-xin trong cả nước. Do mặt trái của cơ chế thị trường, tiêu cực trong khám, chữa bệnh đã len lỏi vào cổng bệnh viện dưới các hình thức khác nhau. Có lần tôi hỏi PGS, TS Hoàng Mạnh An: "Bệnh viện có mạnh tay với các hiện tượng trái với đạo đức nghề y không ?". PGS, TS Hoàng Mạnh An giọng điềm đạm nhưng kiên quyết: "ở một bệnh viện mà mỗi ngày có hàng nghìn lượt người đến khám và điều trị, nói là không có tiêu cực thì chắc không ai tin.

Nhưng Bệnh viện 103 luôn kiên quyết với những trường hợp này.

Từ lâu, bệnh viện ban hành các quy ước về giao tiếp, văn hóa ứng xử với người bệnh; không ngừng cải tiến các thủ tục khám, chữa bệnh để khắc phục kẽ hở có thể phát sinh tiêu cực, đồng thời lập đường dây nóng đến ban giám đốc. Những cán bộ có biểu hiện trái với đạo đức nghề nghiệp, lần đầu bệnh viện nhắc nhở và cho chuyển công việc, lần thứ hai tùy theo mức độ sẽ có hình thức kỷ luật thích đáng và đã có bác sĩ bị đình chỉ công tác sáu tháng liền. Không thể xuê xoa với các vi phạm y đức, bởi phía sau chúng tôi là truyền thống gần 65 năm, là hai lần bệnh viện được phong tặng danh hiệu Anh hùng; bốn bộ môn - khoa cũng đã vinh dự được nhận phần thưởng cao quý như thế. Bởi vậy, phương châm của tập thể thầy thuốc Bệnh viện 103 là: "... phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn, như lời Bác Hồ căn dặn trong bức thư gửi Hội nghị Y tế ngày 27-2-1955.

5 trường hợp tử vong do bệnh viêm não

Theo báo cáo của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tính đến hết ngày 30/6, cả nước ghi nhận 325 trường hợp mắc viêm não virus tại 31 tỉnh, TP, trong đó có 5 trường hợp tử vong. Cụ thể, tại tỉnh Gia Lai có 2 trường hợp tử vong, Điện Biên (1), Bạc Liêu (1) và Hà Nội (1). Các tỉnh, TP có số ca mắc cao là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ngãi, Thái Bình, Sơn La, Bắc Giang, Điện Biên, Gia Lai và Bạc Liêu. Cùng ngày, theo báo cáo của Bệnh viện Nhi T.Ư, đến ngày 30/6, tại đây đã tiếp nhận điều trị 129 trường hợp viêm não virus (chiếm 40% số trường hợp bệnh nhân viêm não virus trên cả nước), trong đó có 1 trường hợp tử vong. Trong tổng số các trường hợp viêm não có 46 trường hợp được chẩn đoán xác định là viêm não Nhật Bản, trong đó, Hà Nội có 15 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản. Kết quả điều tra cho thấy, số trường hợp mắc chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi (chiếm 84,8%), trong đó trẻ dưới 1 tuổi chiếm 15,2%.

Hưởng ứng Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân

Ngày 30-6, tại TP Thái Nguyên, UBND tỉnh Thái Nguyên, Bộ Y tế, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2014 với hơn một nghìn đoàn viên, thanh niên đến từ chín huyện, thành phố, thị xã trong toàn tỉnh. Phong trào "Vệ sinh yêu nước" xuất phát từ bài báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên BáoNhân Dân ngày 2-7-1958, kêu gọi toàn thể người dân tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh phòng bệnh. Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chọn ngày 2-7 hằng năm là Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân. Tại lễ phát động, đoàn viên, thanh niên tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều hoạt động thiết thực và những chỉ tiêu cụ thể như: tổ chức 50 cuộc tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh; thu gom 1.000 m 3 rác thải bảo vệ môi trường; khơi thông 20 km sông, suối, kênh mương nội đồng; tư vấn khám bệnh cho hơn một nghìn đối tượng gia đình chính sách; thành lập 180 đội thanh niên tình nguyện vệ sinh môi trường; hướng dẫn hơn 10 nghìn người dân nông thôn, miền núi sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh viêm não Nhật Bản

Trước tình hình bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) đang bước vào mùa dịch, ngày 30-6, Cục YTDP khuyến cáo đối với người dân cách phòng, chống căn bệnh này. Theo đó, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy; khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Thực hiện nghiêm việc tiêm vắc-xin VNNB đầy đủ, đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Cụ thể, mũi một lúc trẻ được một tuổi; mũi hai sau mũi một từ một đến hai tuần; mũi ba cách mũi hai là một năm. Sau đó cứ ba đến bốn năm tiêm nhắc lại một lần, cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Đồng thời, khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời... Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 319 trường hợp mắc bệnh viêm não vi-rút, trong đó có bốn trường hợp chết.

Tuổi trẻ

Chất lượng bệnh viện công lập cao nhất là 3/5 điểm

Kết quả chấm điểm báo cáo trực tuyến từ các bệnh viện thuộc 53/63 tỉnh thành ở VN cho hay: chất lượng các bệnh viện công lập hiện nay cao nhất là đạt 3/5 điểm, ở mức trung bình. Ông Nguyễn Trọng Khoa, phó cục trưởng Cục QLKCB Bộ Y tế, cho biết như vậy. Theo ông Khoa, đây là kết quả tính điểm dựa trên bộ 83 tiêu chí về đánh giá chất lượng bệnh viện, bắt đầu áp dụng từ năm 2013. Qua gần một năm áp dụng, ông Khoa cho biết các tiêu chí trong nhóm cải tiến chất lượng bệnh viện là đạt điểm thấp nhất, bốn nhóm tiêu chí còn lại về chất lượng chuyên môn, thái độ nhân viên y tế... Tuy không có bệnh viện nào bị xếp ở mức 1, tức mức yếu kém, nhưng chủ yếu các bệnh viện đạt 2-3/5 điểm, mức trung bình. Trong đó nhóm bệnh viện tỉnh và T.Ư có điểm khá hơn bệnh viện tuyến huyện. Ông Khoa cũng cho hay sau gần một năm thực hiện bộ tiêu chí mới, Bộ Y tế dự định bổ sung 20-40 tiêu chí vào bộ tiêu chí này. Trong đó sẽ có thêm các tiêu chí về khả năng ứng phó dịch bệnh, thực hiện an toàn tiêm chủng, cải tiến năng lực điều trị cho trẻ em... Ông Khoa cho rằng lý do cần bổ sung các tiêu chí này là thời gian qua còn nhầm lẫn tiêm chủng tại bệnh viện, khả năng ứng phó với dịch bệnh chưa đồng đều ở các bệnh viện và ngay phía bệnh viện cũng đề nghị bổ sung các tiêu chí này vào bộ tiêu chí về chất lượng bệnh viện.

Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) tới đây sẽ mở rộng phạm vi quyền lợi BHYT và mức hưởng BHYT nhằm giảm gánh nặng chi phí khám chữa bệnh, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế đối với một số đối tượng, nhất là người nghèo và đối tượng chính sách. Đồng thời, cũng sẽ có những cơ chế khuyến khích người dân tham gia BHYT. Đây là những thông tin được TS Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế cho biết nhân Ngày BHYT Việt Nam năm 2014 (1-7). TS Tống Thị Song Hương cho biết: Trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2015 có nhiều quy định rất quan trọng mang tính đột phá mạnh mẽ để khắc phục những hạn chế, bất cập của luật hiện hành và tạo cơ chế pháp lý để thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Trong đó, đáng chú ý là quy định mở rộng phạm vi quyền lợi BHYT và mức hưởng BHYT giảm gánh nặng chi phí khám chữa bệnh, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế đối với một số đối tượng chính sách. Cụ thể, luật đã bỏ quy định cùng chi trả 5% chi phí khám chữa bệnh BHYT đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Bỏ quy định cùng chi trả 20% đối với thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ. Giảm mức cùng chi trả từ 20% xuống còn 5% với thân nhân khác của người có công và người thuộc hộ gia đình cận nghèo. Không chỉ có vậy, luật cũng bổ sung quy định thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở. Bổ sung quy định cụ thể mức hưởng BHYT đối với các trường hợp khám chữa bệnh không đúng tuyến. Bên cạnh đó, Nhà nước và Bộ Y tế cũng có những chính sách đảm bảo cho nhóm đối tượng có thu nhập thấp, đặc biệt là ngư dân, người dân sinh sống tại vùng biển, đảo được hỗ trợ 100% kinh phí để mua thẻ BHYT.

- Phóng viên: Cùng với những quyền lợi trên, chính sách BHYT sửa đổi tới đây sẽ có những quy định như thế nào nhằm khuyến khích người dân tham gia BHYT, thưa vụ trưởng?

Trong Luật BHYT sửa đổi, bổ sung có quy định bắt buộc tham gia BHYT, đây là một điểm mới quan trọng thể hiện quyết tâm chính trị nhằm thúc đẩy thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Theo đó, Nhà nước sử dụng cơ chế hỗ trợ ngân sách trực tiếp cho một bộ phận người dân tham gia BHYT, cũng như cơ chế chính sách về giá dịch vụ y tế để thúc đẩy toàn dân tham gia BHYT. Bên cạnh đó, luật quy định khuyến khích một số đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình với cơ chế giảm dần mức đóng từ thành viên thứ hai trở đi. Theo đó, người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng BHYT lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Quy định này sẽ khắc phục tình trạng cấp trùng thẻ BHYT, hạn chế tình trạng chỉ có người bệnh mới tham gia BHYT, bảo đảm sự chia sẻ ngay trong hộ gia đình.

- Cơ chế, chính sách về khám chữa bệnh BHYT có những thay đổi như thế nào để tạo thuận lợi cho người dân?

Cùng với việc tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và cải cách thủ tục hành chính, quy trình khám chữa bệnh, nhằm giảm phiền hà cho người dân khi khám chữa bệnh thì tới đây Luật BHYT sửa đổi quy định mở thông tuyến khám chữa bệnh BHYT. Đây là quy định rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người tham gia BHYT trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế. Theo đó, từ ngày 1-1-2016, sẽ mở thông tuyến khám chữa bệnh BHYT giữa tuyến xã và tuyến huyện trên cùng địa bàn tỉnh. Mở thông tuyến khám chữa bệnh BHYT đến tuyến tỉnh và tuyến trung ương trong phạm vi cả nước đối với người thuộc hộ gia đình nghèo và người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và người đang sinh sống tại các xã đảo, huyện đảo. Không chỉ có vậy, tới đây Quỹ BHYT sẽ chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng cho người tham gia BHYT khi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại các bệnh viện tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.

- Để thực hiện Luật BHYT sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế đang xây dựng danh mục thuốc BHYT, tuy nhiên nhiều ý kiến lo ngại khi cho rằng danh mục thuốc BHYT mới này lại đang thắt chặt quyền lợi của người tham gia BHYT?

Dự thảo danh mục thuốc được BHYT chi trả dự kiến sẽ bao gồm 836 hoạt chất (tương đương 1.052 loại thuốc) đầy đủ các nhóm bệnh lý. Trong danh mục thuốc BHYT mới này có 41 thuốc hoàn toàn mới được đưa vào đề nghị BHYT thanh toán. Đây đều là các thuốc mới, điều trị các bệnh lý tim mạch, ung thư, xương khớp, có chi phí điều trị cao và có chỉ định khá rộng rãi. Đặc biệt có các loại thuốc mới điều trị ung thư đại tràng, ung thư vú giai đoạn sớm, thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, điều trị vẩy nến có chi phí điều trị lên tới 200 - 800 triệu đồng/năm. So với danh mục hiện hành, danh mục mới đã giảm cả về số lượng hoạt chất và số lượng thuốc được chi trả (danh mục thuốc được BHYT chi trả hiện có 900 hoạt chất với 1.143 thuốc). Các loại thuốc bị loại khỏi danh mục hoặc giảm tỷ lệ chi trả đều là các thuốc mới, chi phí cao nếu để Quỹ BHYT chi trả 100% như trước sẽ khó đảm bảo cân đối quỹ. Tuy nhiên điểm mới của danh mục này là Bộ Y tế đã hướng đến các thuốc có hiệu quả trong điều trị với giá thành phù hợp. Đối với một số thuốc điều trị ung thư, điều trị bệnh khớp đều là các thuốc mới, đắt tiền bị đưa khỏi danh sách hoặc giảm tỷ lệ chi trả từ Quỹ BHYT xuống còn 50%. Theo tôi, việc cắt giảm này không làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân ung thư vì hiện danh mục thuốc BHYT chi trả có đến 57 thuốc điều trị ung thư, đủ đáp ứng yêu cầu điều trị. Bên cạnh đó, danh mục thuốc BHYT mới còn nhằm tăng cường kiểm soát việc lạm dụng thuốc.

Bác sĩ, bệnh nhân và niềm tin vào kháng sinh

Theo ước tính của Ủy ban Kiểm soát phòng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC), mỗi năm có hơn 2 triệu người bị nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc khiến ít nhất 23.000 người tử vong. Trong đó vấn đề kê toa của bác sĩ và những đòi hỏi từ bệnh nhân luôn là yếu tố góp phần lớn về tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn. Số liệu khảo sát từ trang mạng thông tin WebMD và Medscape cho thấy có đến 95% nhân viên y tế thỉnh thoảng có kê toa kháng sinh cho bệnh nhân mà không chắc rằng thuốc thật sự cần thiết. Trong đó, khoảng 53% nhân viên y tế cho rằng việc dùng kháng sinh là cần thiết, 12% gần như luôn kê toa có kháng sinh, còn lại có kê toa kháng sinh nhưng không chắc cần thiết hay không. Kê toa kháng sinh nhiều nhất là bác sĩ cấp cứu và bác sĩ gia đình. Về phía bệnh nhân có đến 21% yêu cầu được dùng kháng sinh. Ngay cả những bệnh nhân có hiểu biết về tình trạng vi khuẩn kháng thuốc thì đa số vẫn nghĩ kháng sinh sẽ giúp việc điều trị hiệu quả và nhanh khỏi bệnh hơn.

Khách nhập cảnh từ vùng dịch cúm Trung Đông phải khai sức khỏe

Từ hôm 1-7, trên 200 hành khách đến/về VN từ chuyến bay QR828 của Hàng không Qatar bắt đầu áp dụng khai sức khỏe trước lúc nhập cảnh. Đây là yêu cầu của Bộ Y tế đối với khách nhập cảnh VN từ chín quốc gia, vùng lãnh thổ Trung Đông, nhằm phát hiện sớm và cách ly, khoanh vùng dịch ngay nếu phát hiện hành khách nghi ngờ nhiễm “cúm Trung Đông” (bệnh Mers - CoV). Ngay ngày đầu tiên áp dụng tờ khai sức khỏe, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã tới kiểm tra tại sân bay quốc tế Nội Bài. Cùng ngày, ông Trần Đắc Phu, cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), xác nhận đã có một bệnh nhi mắc viêm não Nhật Bản tử vong tại Bệnh viện Nhi T.Ư. Đây là bệnh nhi viêm não Nhật Bản tử vong đầu tiên trong mùa dịch năm nay. Theo ông Phu, riêng tại Hà Nội 90% trẻ 1-3 tuổi đã được tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bản B, nhưng Hà Nội đang đề xuất tiêm miễn phí cho trẻ dưới 14 tuổi chưa được tiêm văcxin này tại các xã có nguy cơ lây lan dịch viêm não Nhật Bản cao.

Nhập viện 8 ngày mới biết gãy 4 xương sườn

Ngày 1-7, gia đình ông Phạm Văn Phòng (60 tuổi, ngụ TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) bức xúc phản ảnh việc ông Phòng bị tai nạn giao thông, đau nhức hông phải nên nhập viện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang. Những ngày theo dõi điều trị, các bác sĩ chụp X-quang nhiều lần với kết quả khác nhau và đến ngày thứ tám mới phát hiện ông Phòng bị gãy bốn xương sườn. Theo gia đình, ông Phòng nhập viện ngày 19-6 và chụp X-quang với kết quả không phát hiện bất thường. Thấy bệnh nhân còn đau, ngày 20-6 bác sĩ cho chụp lại X-quang thì phát hiện phổi có dịch. Ngày 23-6, bác sĩ tiếp tục chụp X-quang với kết quả bị gãy xương sườn số 8. Thấy bệnh nhân than đau, ngày 26-6 bác sĩ chụp X-quang lần nữa với kết quả gãy xương sườn (4, 5, 7, 8). Ngày hôm sau, bệnh viện cho ông Phòng xuất viện và gia đình lo lắng nên đưa ông đi khám lại tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM. Kết quả chụp X-quang của bệnh viện này cho thấy ông Phòng bị gãy dãy xương sườn (4, 5, 6, 7). Bác sĩ Huỳnh Lâm Hải, trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang, xác nhận vụ việc như trên và cho biết máy móc cho ra hình ảnh trung thực. Việc xảy ra sai sót là do bệnh nhân đang đau nên tư thế chụp không như mong muốn, kỹ thuật viên làm việc mệt mỏi, các bác sĩ trẻ thiếu kinh nghiệm trong ghi nhận hình ảnh nên đọc kết quả thiếu sót. Bước đầu phía bệnh viện sẽ tổ chức họp giao ban để rút kinh nghiệm toàn cơ quan và sẽ có hướng xử lý sau.

TP.HCM thí điểm phát thuốc Methadone tại trạm y tế phường

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Hứa Ngọc Thuận vừa chỉ đạo triển khai thí điểm mở điểm phát thuốc Methadone tại trạm y tế phường thuộc các quận đã có cơ sở điều trị Methadone Bên cạnh đó, TP sẽ mở cơ sở điều trị Methadone tại bệnh viện của các quận, huyện hiện chưa có cơ sở điều trị Methadone. Hiện nay, trên địa bàn TP có 8 cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Y tế dự phòng các quận 4, 6, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp, Tân Bình và tại Trung tâm Tư vấn và Cai nghiện ma túy trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đang điều trị cho gần 1.600 bệnh nhân. Theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế, đến hết năm 2015, TP.HCM phải hoàn thành chỉ tiêu điều trị bằng thuốc Methadone cho 8.000 bệnh nhân. * UBND TP.HCM vừa có văn bản tiếp tục kiến nghị Bộ Y tế nghiên cứu trình Chính phủ xem xét đưa mặt hàng thuốc shisha bổ sung vào danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh. Cách đây 1 năm, vào tháng 7-2013, TP đã kiến nghị Bộ Y tế về vấn đề này nhưng chưa nhận được phản hồi. Theo nhận định của UBND TP, trong thời gian gần đây, việc hút thuốc shisha đang trở nên phổ biến, được nhiều người, nhất là lứa tuổi thanh, thiếu niên rất ưa thích. Tại TP.HCM việc hút và mua bán thuốc shisha ngày càng phổ biến gây nguy hiểm trong việc lây lan mầm bệnh của các bệnh truyền nhiễm.

Sức khoẻ đời sống

Thực phẩm chức năng quảng cáo trên trời: Chất lượng bằng không!

Nhiều mẫu thực phẩm chức năng (TPCN) được kiểm nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia - Bộ Y tế cho thấy, sự thật về chất lượng của sản phẩm không như nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối công bố, thậm chí có sản phẩm, hoạt chất chính công bố trên nhãn đã cho kết quả kiểm nghiệm bằng 0...

Chỉ tiêu nào cũng không đạt

Trong số 18 mẫu TPCN được Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh gửi đến Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) quốc gia để kiểm nghiệm chất lượng cho thấy có nhiều vấn đề về chất lượng sản phẩm. Trong số này có 8 mẫu hoàn tất kiểm nghiệm và có tới 7/8 mẫu không đạt yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng. Cụ thể, theo ông Vương Trí Dũng - Phó Chi Cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội (đơn vị gửi mẫu kiểm nghiệm) cho biết, mẫu TPCN Complebiol 4 Joints loại hộp 30 viên, số lô 31460, ngày sản xuất: không có, HSD: 12/2016 (do Công ty Cổ phần thế giới khoa học và tự nhiên ở TP.HCM nhập khẩu, phân phối) kết quả kiểm nghiệm của Viện ATVSTP quốc gia cho thấy, hiện hàm lượng glucosamin chỉ đạt 156,6mg/viên (đạt trên 60% so với công bố). Hàm lượng vitamin D3 nhà nhập khẩu công bố 950 UV/viên nhưng thực tế kiểm nghiệm chỉ đạt 6,0 UV/viên, thấp hơn rất nhiều (150 lần) so với hàm lượng công bố. Mẫu TPCN GENKI 9 King’s Secrets, hộp 30 viên, NSX: 10/2013, HSD: 10/2015 hàm lượng chiết xuất sâm cũng không phát hiện trong mẫu sản phẩm. Trước thực trạng này, Chi cục QLTT Hà Nội đã có công văn gửi đồng chí Chi cục trưởng Chi cục QLTT TP.HCM thông báo thông tin về hàng hóa có dấu hiệu vi phạm. Theo đó, trong văn bản do ông Vương Trí Dũng ký, Chi cục QLTT Hà Nội ghi rõ: “Qua thông tin của Cục ATTP - Bộ Y tế về việc trên thị trường xuất hiện một số TPCN kém chất lượng. Chi cục QLTT Hà Nội đã lấy một số mẫu để giám định chất lượng. Qua giám định, bước đầu phát hiện các sản phẩm TPCN Complebiol 4 Joints và TPCN GENKI 9 King’s Secrets không đạt chỉ tiêu về các hoạt chất chính (có dấu hiệu là hàng giả về chất lượng)”. Cũng trong văn bản này, Chi cục QLTT Hà Nội nhấn mạnh do Công ty Cổ phần thế giới khoa học và tự nhiên ở TP.HCM nên đề nghị Chi cục QLTT TP.HCM kiểm tra, xử lý và thông báo kết quả về Chi cục QLTT Hà Nội.

Vi phạm về quảng cáo TPCN là phổ biến

PGS.TS. Phạm Xuân Đà - Viện trưởng Viện kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia cho biết, không chỉ phát hiện các sản phẩm TPCN kém chất lượng mà kết quả kiểm nghiệm cũng phát hiện một số sản phẩm được hỗ trợ sinh lý nam giới lại chứa thành phẩm sildenafil. Đây là dược chất dùng để điều trị chứng bất lực ở nam giới và là một thành phần có trong các loại dược phẩm như viagra. Theo ông Vương Trí Dũng, kết quả kiểm nghiệm này cho thấy tỉ lệ sai phạm về chất lượng TPCN rất cao, nhất là khi sản phẩm được công bố nhập từ Nhật Bản, Mỹ. Những mẫu sản phẩm này được chúng tôi chọn rất ngẫu nhiên trong các nhóm sản phẩm vừa bị Cục ATTP - Bộ Y tế xử phạt hành chính do sai phạm về quảng cáo trước đó. Ông Dũng cũng cho biết, tới đây, lực lượng quản lý thị trường sẽ mở rộng việc lấy mẫu đối với các sản phẩm TPCN trong đó tập trung vào nhóm sản phẩm giảm béo, tăng cường sinh lý và điều trị các bệnh mạn tính. Liên quan đến vấn đề này, TS. Nguyễn Thanh Phong - Phó Cục trưởng Cục ATTP nhấn mạnh, thời gian gần đây, Cục đã xử phạt nhiều doanh nghiệp cố tình quảng cáo thổi phồng công dụng của sản phẩm, khiến nhiều người tưởng nhầm đó là “thần dược” có khả năng chữa bệnh. Đây cũng là sai phạm phổ biến nhất đối với nhóm mặt hàng TPCN. Theo quy định những cụm từ “tối ưu”, “tốt nhất”, “hiệu quả nhất” không được phép xuất hiện trong quảng cáo... vì dễ gây hiểu nhầm về công dụng của TPCN. Thế nhưng trên thực tế mỗi khi đi kiểm tra, cơ quan chức năng không ít lần phải “giật mình” vì những câu quảng cáo phóng đại của một số sản phẩm TPCN. Thống kê từ Thanh tra Cục ATTP cho thấy, từ đầu năm 2014 đến nay, đã có 27 trường hợp bị xử phạt vì quảng cáo quá mức, quảng cáo không phép, vi phạm về chất lượng TPCN, tổng tiền xử phạt hành chính lên tới trên 500 triệu đồng. Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục thu giữ các sản phẩm có dấu hiệu kém chất lượng, tiếp tục làm rõ về chất lượng sản phẩm, vi phạm nhãn mác...

Công an nhân dân

Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia giảm thành công tỉ lệ tử vong bà mẹ và trẻ dưới 5 tuổi

Đó là đánh giá của Liên minh các đối tác về sức khỏe phụ nữ và trẻ em, WHO, Ngân hàng Thế giới, Trường Đại học Johns Hopkins Hoa Kỳ, Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London (Anh) sẽ được công bố tại Diễn đàn Liên minh các đối tác về sức khỏe phụ nữ và trẻ em tổ chức tại Nam Phi từ ngày 30/6 đến 1/7. Tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến là một trong 5 Bộ trưởng các nước có thành công nổi bật, được mời chia sẻ kinh nghiệm trong việc đạt được các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ liên quan đến y tế. Theo đó, 10 năm qua, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi đã giảm nhanh và bền vững, tỷ lệ tử vong mẹ giảm hơn 3 lần. Sự hợp tác giữa chính phủ, xã hội, người dân và các đối tác đa phương đã giúp Việt Nam duy trì bền vững các tiến bộ. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với sự mất cân đối trong tiếp cận dịch vụ y tế giữa các vùng miền; tập trung cải thiện chất lượng và bao phủ các can thiệp chăm sóc trẻ sơ sinh, tăng cường nhận thức của thanh niên về vấn đề sức khỏe sinh sản.

MERS-CoV đã xuất hiện ở 22 quốc gia, 286 người tử vong

Trong tuần qua, số người mắc và tử vong do MERS-CoV tiếp tục gia tăng. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đã có thêm 117 trường hợp nhiễm MERS-CoV, trong đó có 37 trường hợp tử vong. Như vậy, hiện đã có 820 trường hợp nhiễm MERS-CoV tại 22 quốc gia với ít nhất 286 trường hợp tử vong. Tỉ lệ tử vong trong số mắc rất cao. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh được ghi nhận tại Ảrập Xêút. WHO nêu rõ: Độ tuổi trung bình của các trường hợp mắc MERS-CoV là 41 tuổi (từ 3 tháng tuổi đến 89 tuổi), trong đó, chiếm đa số là nam giới (75%). 32 trường hợp không có triệu chứng. Tại Việt Nam, hiện chưa phát hiện trường hợp mắc MERS-CoV, nhưng Bộ Y tế đã triển khai các phương án ngăn chặn dịch tại các cửa khẩu.

Cho trẻ tiêm vắc xin đúng lịch để phòng chống viêm não Nhật Bản

Theo Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế cho biết, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 319 trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút, trong đó có 4 trường hợp tử vong. Tỷ lệ xét nghiệm dương tính với viêm não Nhật Bản trong số viêm não vi rút là khoảng 9%, so với cùng kỳ năm 2013, số mắc giảm 20,1%. Theo báo cáo của của Bệnh viện Nhi Trung ương, đến ngày 25/6, tại Khoa truyền nhiễm - Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghi nhận 36 bệnh nhi nhập viện do viêm não Nhật Bản B, trong đó Hà Nội có 11 ca chiếm 30%; đặc biệt có 6 ca nặng phải thở máy. Bộ Y tế khuyến cáo: Để phòng, chống bệnh viêm não Nhật Bản, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi; nên dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy. Khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Đặc biệt, biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất là cho trẻ tiêm đầy đủ vắc xin viêm não Nhật Bản theo đúng lịch. Theo đó, 3 liều cơ bản tiêm cho trẻ là: Mũi đầu tiên lúc trẻ được 1 tuổi, mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 1-2 tuần, mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền. Bệnh lưu hành quanh năm và gây dịch trong mùa hè, thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi. Lợn và chim là những ổ chứa vi rút viêm não Nhật Bản. Muỗi là trung gian truyền bệnh hút máu động vật có chứa vi rút rồi truyền cho người khi đốt. Muỗi thường đẻ trứng ở ruộng, kênh, mương và hay trú đậu ở các chuồng gia súc như lợn, trâu, bò. Muỗi hoạt động cả ngày lẫn đêm, nhưng hoạt động mạnh từ 18 – 22h. Người mắc bệnh viêm não Nhật Bản thường có biểu hiện như sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương như: Sốt cao từ 38-39 độ C, nhức đầu, buồn nôn và nôn. Khi trẻ mắc bệnh sẽ mất ngủ quấy khóc, vật vã mê sảng hoặc ly bì, co giật, tăng trương lực cơ, rối loạn thần kinh thực vật - da lúc đỏ lúc xám, vã mồ hôi, mạch nhanh.

Lao động

TPHCM: Cứu nữ bác sĩ trẻ sống sót sau vụ tai nạn thảm khốc

Sau 15 ngày tiếp nhận, cứu chữa cho đồng nghiệp, ngày 30.6, Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM cho biết bệnh nhân Nguyễn Thị Hương Thảo (SN 1987, ngụ quận 3, TPHCM – là bác sĩ nội khoa tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TPHCM) đã qua khỏi cơn nguy kịch sau một vụ tai nạn giao thông thảm khốc vào ngày 15.6. Trước đó, khoảng 9h ngày 15.6, chị Thảo chở cha bằng xe máy đi thăm bà nội bị ốm. Khi đến gần cầu Mỹ Thủy (phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2) đã xảy ra va chạm với xe container. Cú va chạm khiến cha chị Thảo tử vong tại chỗ, chị bị bánh xe cán vào thân dưới với rất nhiều thương tích. Chị được chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu với rất nhiều vết thương nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, bệnh viện đã tiến hành hàng loạt các phẫu thuật phức tạp để cứu sống người đồng nghiệp trẻ. Do vết thương nhiều, diễn biến phức tạp nên đã xuất hiện hoại tử mô, xương ở vùng hông, đùi trên cơ thể bệnh nhân. Trước tình hình đó, từ ngày 21 - 30.6, chị Thảo được phẫu thuật cắt lọc mô cơ, loại bỏ mô xương hoại tử. Tình hình sức khỏe của bệnh nhân đã có diễn biến tích cực, nhưng theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, có khả năng các vết thương sẽ để lại nhiều di chứng cho chị Thảo (buộc tháo bỏ xương chậu, hai chân). Nói về khả năng hồi phục của chị Thảo, các bác sĩ cho rằng chị cần phải được điều trị lâu dài trong một tổ chức y tế có chuyên môn cao mới hy vọng phần nào. Tuy vậy, tình hình kinh tế của gia đình chị Thảo rất khó khăn, bố mới mất, việc chữa trị mất số tiền hơn 180 triệu đồng – vượt quá khả năng của gia đình đang lúc khốn khó. “Bản thân chị Thảo mới ra trường, chưa đi làm chính thức nên chế độ cũng hạn chế. Vì vậy, lúc này chị Thảo rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của những tấm lòng thơm thảo để được sống, thực hiện mơ ước chữa bệnh, cứu người của mình” – một bác sĩ thổ lộ.

Bác sĩ…“2 giỏi”

Phòng Điều dưỡng (BVĐK huyện Ba Tri, Bến Tre) có 160 cán bộ, nhân viên; đảm nhận các phần việc: Chăm sóc khách hàng, giám sát quy trình kỹ thuật của điều dưỡng, tiếp nhận bệnh nhân khám trung cao, tư vấn người bệnh khi có yêu cầu. Ở cương vị Trưởng phòng, bác sĩ (BS) Phạm Thị Trang đã hoàn thành tốt vai trò quản lý; kiêm nhiệm Trưởng Ban nữ công CĐCS tại đơn vị. Mới đây, chị vinh dự nhận danh hiệu thầy thuốc ưu tú. Năm 1980, chị tốt nghiệp điều dưỡng (ĐD) sơ cấp, công tác tại Khoa sản (Trung tâm Y tế huyện Ba Tri). Sau đó, chị lần lượt theo học và hoàn thành các lớp ĐD từ trung học đến cử nhân (hệ cao đẳng, hệ đại học) rồi theo học sau đại học. Năm 2013, BS Trang nhận bằng chuyên khoa I ĐD. Từ năm 2006 đến nay, BS Trang được tín nhiệm giữ chức danh Trưởng phòng ĐD (BVĐK huyện ba Tri). Theo BS Trang, nhân viên ĐD là người trực tiếp gần gũi bệnh nhân. Số lượng người bệnh đến điều trị theo chiều hướng tăng, song nhân viên ĐD tăng không đáng kể. Nếu nhân viên ĐD phát ngôn thiếu tế nhị dễ tạo sự phẫn nộ từ phía người bệnh và người nhà của bệnh nhân. Là người thâm niên trong nghề, cộng với vai trò quản lý, BS Trang thường xuyên gần gũi, động viên nhân viên phấn đấu vượt qua áp lực công việc; có thái độ ân cần trong chăm sóc người bệnh. Từ năm 1980 - 1985, BS Trang đã tham gia hoạt động công đoàn (CĐ), làm tổ trưởng. Sau khi hoàn thành các khóa học, chị được tín nhiệm phụ trách Trưởng ban nữ công. Tuy kiêm nhiệm, nhưng BS Trang vẫn dành thời gian tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động nữ công để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của đoàn viên (ĐV) nữ. BS Trang đề xuất lãnh đạo bệnh diện, ban chấp hành (BCH) CĐCS cho tổ chức một số hoạt động ngoài giờ hành chính để thu hút đông đảo ĐV nữ tham gia, tạo “sân chơi” bổ ích. Năm 2013 - 2014, BS Trang cùng BCH CĐCS vận động mạnh thường quân, ĐV đóng góp kinh phí tổ chức các hoạt động vui chơi, khen thưởng cho học sinh giỏi là con của ĐV. BS Trang cho biết, năm nay Ban Giám đốc bệnh viện và BCH CĐCS thống nhất tổ chức cho cán bộ các phòng tham quan du lịch. Mỗi ĐV là nhân viên được hỗ trợ 400.000 đồng, đảm bảo tất cả đều được tham quan du lịch. Hàng ngày, BS Trang thức lúc 4h để dọn dẹp nhà cửa. Vợ chồng BS Trang có 1 con trai, rất hiếu học. Năm học lớp 10, cháu thi đậu vào Trường THPT chuyên Bến Tre (3 năm học chuyên hóa đều đạt học sinh giỏi). Tốt nghiệp lớp 12, cháu thi đậu vào 2 trường Đại học Bách khoa và Đại học Y dược. Hiện cháu đang học năm thứ 6 chuyên ngành BS đa khoa… BS Trang đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở nhiều năm liền.

Công an nhân dân

Hiệu quả từ mô hình cai nghiện ma túy bằng Methadone

Sau 6 năm triển khai, chương trình điều trị cai nghiện ma túy bằng thuốc Methadone đã giúp cải thiện sức khỏe cho nhiều người, góp phần ổn định kinh tế và an ninh trật tự ở nhiều địa phương trên cả nước. Hiện toàn quốc có 92 cơ sở điều trị theo phương pháp này tại 32 tỉnh, thành phố với hơn 17.000 BN. Trong đó, TPHCM có 5 cơ sở với trên 1.400 người tham gia.

Tỷ lệ điều trị thấp

Chương trình được triển khai tại TPHCM từ tháng 4-2008 và mở rộng từ năm 2011 đến nay. Hiện đa số áp dụng theo phương pháp này đã cai nghiện thành công và tái hòa nhập cộng đồng. Tư vấn viên tại các cơ sở điều trị cho biết họ đã chủ động cấp phát thuốc, BN cũng phối hợp và chấp hành tốt quy định về giờ giấc điều trị, giúp hơn 80% người cải thiện sức khỏe... Theo Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS TPHCM, cai nghiện ma túy bằng Methadone đáp ứng được nguyện vọng của người nghiện và cộng đồng. Sau 6 năm triển khai, số nghiện ma túy ở thành phố giảm đáng kể. Các địa phương trên cả nước cũng đang áp dụng mô hình này nhằm góp phần giảm số người nghiện, đồng nghĩa với việc giảm tệ nạn xã hội và sự lây truyền HIV trong cộng đồng. Trên thế giới, điều trị cai nghiện bằng Methadone không phải là giải pháp mới trong hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV (từng được triển khai ở 80 quốc gia, vùng lãnh thổ với hơn 1.000.000 người tham gia). Điều trị theo phương pháp này đã góp phần làm giảm sự lây truyền HIV trong nhóm người nghiện ma túy và từ nhóm này ra cộng đồng. Nghiên cứu của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ tuân thủ điều trị sau 24 tháng là 93%, đặc biệt số tiếp tục sử dụng ma túy sau 24 tháng chỉ còn 15,87% (trước đó là 100%). Những BN tham gia điều trị bằng Methadone thời gian càng dài thì mức độ ổn định về sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống càng cao, đồng thời số vụ vi phạm pháp luật cũng giảm đáng kể. Cụ thể sau hai năm điều trị, nhiều BN tăng từ 10 - 12kg, tỷ lệ có hành vi vi phạm pháp luật giảm từ 40,8% xuống còn 1,34%, số có hành vi ảnh hưởng đến cuộc sống bản thân và gia đình giảm nhanh từ 90,3% còn 2,27%... Đặc biệt, sau 24 tháng điều trị chỉ phát hiện 1 trường hợp nhiễm HIV mới trong tổng số 1.000 BN.

Chi phí thấp

Điều trị bằng Methadone là phương pháp hiệu quả, chi phí rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long cho biết, sử dụng phương pháp này ngoài việc giúp giảm chi phí đối với các gia đình có người nghiện ma túy, sau khi điều trị, người bệnh không phải chịu tác động và chẳng còn bị ám ảnh bởi việc tìm kiếm ma túy nên nếu trước điều trị chỉ có 64,4% BN tìm được việc làm thì sau 24 tháng, con số này đã lên 75,9% và thu nhập cũng tăng dần. Mặt khác, theo kết quả điều tra của 11 tỉnh, thành phố trên cả nước, trước đây trung bình một BN tiêu tốn 230.000 đồng/ngày để mua heroin (khoảng 84 triệu đồng/năm), trong khi đó chi phí điều trị bằng Methadone chỉ khoảng 6-8 triệu đồng/người/năm. Như vậy, với 17.521 người tham gia điều trị tại các tỉnh, thành phố, chương trình đã tiết kiệm được khoảng 1.470 tỷ đồng/năm. Hiện nay, thuốc Methadone sử dụng cho BN đều được nhập khẩu thông qua Chương trình kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Hoa Kỳ về phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR) tại Việt Nam và dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS tài trợ. Tính đến tháng 4-2014, Việt Nam đã nhập khẩu 183.228 lít thuốc Methadone, trong đó sử dụng 123.475 lít; còn lại 59.727 lít đang được bảo quản tại Công ty dược phẩm trung ương I. Dự kiến cuối tháng 9-2014 sẽ nhập thêm 21.000 lít. Tuy nhiên, về lâu dài không thể cứ chờ nguồn tài trợ nên Bộ Y tế cũng đã phê duyệt danh sách 5 doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia sản xuất Methadone phục vụ công tác điều trị cai nghiện giai đoạn 2010-2015. Hiện Việt Nam đã có một công ty dược sản xuất thành công loại thuốc này là Công ty CP dược phẩm Trung ương Vidipha. Việc triển khai điều trị cai nghiện ma túy bằng thuốc Methadone tại Việt Nam bước đầu góp phần tạo sự ổn định về an ninh trật tự cũng như hiệu quả về y tế, cải thiện kinh tế, việc làm, đảm bảo đời sống và đem lại hạnh phúc cho các gia đình... Bộ Y tế đã có kế hoạch mở rộng chương trình, theo đó đến cuối năm 2015 trên toàn quốc sẽ có 182 cơ sở điều trị cho khoảng 39.360 BN.

Bảo vệ pháp luật

BVĐK huyện Kiến Thụy (Hải Phòng): Từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Thời gian qua, BVĐK Kiến Thụy (Hải Phòng) mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm của cấp trên cùng với lòng tâm huyết với nghề của đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, cơ sở y tế này đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận trong công tác khám và chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn. BV Kiến Thụy là BV hạng III có quy mô 150 giường bệnh, gồm 8 khoa, một cơ sở điều trị II ở xã Tú Sơn và 4 phòng chức năng. Tổng số cán bộ và hợp đồng lao động là 175, trong đó có 25 bác sĩ, 10 bác sĩ chuyên khoa cấp 1…, mỗi ngày làm nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho hàng trăm lượt bệnh nhân. Những năm qua, BV Kiến Thụy do chưa được đầu tư đúng mức về cơ sở hạ tầng cũng như trang thiết bị, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc khám, chữa bệnh cho người dân. So với một số bệnh viện tuyến huyện của thành phố Hải Phòng, thì BV Kiến Thụy có cơ sở hạ tầng xuống cấp và cũ nát nhất, một số trang thiết bị lạc hậu và hỏng hóc. Trước thực trạng trên, được sự quan tâm và đầu tư của cấp trên, năm 2012, BV Kiến Thụy đã khởi công xây dựng dãy nhà 3 tầng làm nơi khám bệnh và phòng làm việc chức năng. Theo như dự kiến, BV Kiến Thụy được đầu tư xây dựng dãy nhà khoa phụ sản và khoa cận lâm sàng và một số công trình phụ trợ khác. Bên cạnh đó, còn được đầu tư gần 20 tỷ đồng để trang bị những thiết bị y tế phục vụ việc khám chữa bệnh. Khi những dự án trên hoàn thành BV Kiến Thụy sẽ có diện mạo khang trang hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ y, bác sỹ công tác, cũng như người dân đến khám, chữa bệnh. Đầu tháng 1 năm 2014 vừa qua, dãy nhà 3 tầng làm nơi khám bệnh và phòng làm việc của BV Kiến Thụy đã đi vào sử dụng. Đội ngũ y, bác sỹ Bệnh viện Kiến Thụy và người dân trên địa bàn huyện đã không khỏi vui mừng, vì đây là một công trình đáp ứng niềm mong mỏi của nhân dân huyện Kiến Thụy. Khó khăn về cở sở hạ tầng cũng như trang thiết bị là như vậy, nhưng những năm qua, BV Kiến Thụy luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn, trở thành địa chỉ tin cậy của người bệnh. Cán bộ y, bác sĩ Bệnh viện Kiến Thụy chia sẻ, khắc phục những khó khăn về cơ sở hạ tầng trước mắt, cán bộ nơi đây luôn xác định nhiệm vụ khám chữa bệnh là trọng tậm. Lãnh đạo bệnh viện luôn tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ. Việc giáo dục y đức, quy tắc ứng xử, tâm lý tiếp xúc cho cán bộ, nhân viên luôn được BV thực hiện thường xuyên, bằng việc tổ chức cho 100% cán bộ, nhân viên ký cam kết thực hiện tốt y đức, có quy chế thưởng phạt rõ ràng. BV còn lập đường dây nóng để nhận phản ánh của người bệnh. Nhờ đó, đội ngũ thầy thuốc ở đây luôn được người bệnh hài lòng về tinh thần, thái độ phục vụ. Cùng với việc nâng cao y đức, Bệnh viện cũng chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, nhằm thực hiện tốt các kỹ thuật ngang tuyến và một số kỹ thuật vượt tuyến trong khám chữa bệnh. BV đã cử cán bộ, y, bác sĩ tham gia các khoá học chuyên sâu, thực hiện thuần thục các thao tác, sử dụng tốt các trang thiết bị hiện đại phục vụ trực tiếp cho việc khám, chữa bệnh. Việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển chuyên môn cũng như nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bệnh viện thời gian qua. Bằng nguồn ngân sách hỗ trợ, ngân sách thu từ viện phí, BHYT và ngồn XHH, BV đã sắm được nhiều thiết bị hiện đại, tiên tiến như: hệ thống X.Quang kỹ thuật số; máy siêu âm mầu 3-4D... Bệnh viện cũng đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức đón tiếp bệnh nhân theo số thứ tự, ứng dụng tốt CNTT trong việc tự động phân luồng bệnh nhân, gửi thông tin đến các phòng xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thanh toán viện phí... Qua đó, đã củng cố các quy trình khám, kê đơn, chuyển bệnh nhân… Các chi phí thuốc, vật tư, xét nghiệm, thủ thuật, chi phí khám chữa bệnh của bệnh nhân được tự động hoá, tránh thất thoát; tạo điều kiện nhanh chóng, thuận tiện cho người dân đến khám, chữa bệnh, cũng như việc theo dõi, chỉ đạo của lãnh đạo BV được chính xác và kịp thời hơn; giảm thời gian thủ tục hành chính, dành thời gian cho điều dưỡng, chăm sóc bệnh nhân. Hiện nay, Bệnh viện Kiến Thụy còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng thì đang tiến hành đầu tư xây dựng. Một số công trình đang chờ triển khai để xây mới như: khoa dược, khoa chống nhiễm khuẩn, khu xử lý rác thải y tế và cải tạo hệ thống thoát nước sinh hoạt, nước thải… Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng những kết quả mà BV Kiến Thụy đã đạt trong công tác khám và chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn thật đáng nghi nhận. Thời gian tới, BV Kiến Thụy tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đầu tư các trang, thiết bị hiện đại, để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ của người dân trên địa bàn huyện và khu vực.

Vnexpress

Bệnh viện quá tải không được kê giường dịch vụ

Các cơ sở chỉ được kê giường dịch vụ sau khi đáp ứng số giường theo kế hoạch, đủ tiêu chuẩn chuyên môn và cơ sở vật chất - dự thảo thông tư của Bộ Y tế quy định. Ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, dự thảo thông tư về hoạt động của đơn vị dịch vụ, khám chữa bệnh theo yêu cầu tại các bệnh viện công được xây dựng theo hướng quy định cụ thể điều kiện để các bệnh viện thành lập đơn vị khám, chữa bệnh theo yêu cầu. Các cơ sở chỉ được thực hiện giường dịch vụ khi đáp ứng tiêu chuẩn nhất định về công tác chuyên môn cũng như cơ sở vật chất. Chẳng hạn, chỉ thực hiện giường dịch vụ khi đã đáp ứng diện tích cho số giường theo kế hoạch được giao. Số giường dịch vụ (nếu có) tối đa không quá 10% (hoặc 20%) so với giường kế hoạch. Những bệnh viện quá tải (luôn có từ 10% giường bệnh nằm ghép hai người) thì không được dành diện tích cho các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu. Dự thảo Thông tư đang xin ý kiến của các đơn vị để hoàn thiện và sớm ban hành. Nhiều bệnh viện, đặc biệt là tuyến trên luôn kêu quá tải, bệnh nhân nằm ghép 2-3 người nhưng vẫn kê giường dịch vụ (điều trị theo yêu cầu). Kết quả giám sát của HĐND TP Hà Nội về việc thực hiện xã hội hóa bệnh viện công từ năm 2009 đến nay cũng cho thấy tình trạng này. Các bệnh viện không đầu tư thêm mà kê dày giường để lấy diện tích làm dịch vụ, một số bệnh viện dành 20-30% diện tích cho việc điều trị theo yêu cầu. Tuy vậy, theo ông Nam Liên, hiện chưa có văn bản quy định cụ thể tiêu chuẩn của việc thực hiện giường bệnh dịch vụ. Các đơn vị triển khai giường bệnh dịch vụ là thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định 43 của Chính phủ. Vì vậy, không thể nói làm như vậy là không đúng. "Việc thực hiện giường dịch vụ phần nào đã góp phần làm giảm sự quá tải cho giường bệnh thông thường. Thực tế, rất nhiều bệnh viện đã thu gọn khu vực hành chính, các khoa phòng làm việc của cán bộ, nhân viên để có diện tích kê thêm giường dịch vụ chứ không phải giảm bớt giường bệnh kế hoạch",ông Liên lý giải. Kết quả kiểm tra, khảo sát của Bộ Y tế gần đây cho thấy hầu hết bệnh viện đáp ứng số giường bệnh được giao hàng năm, thậm chí còn kê thêm. Hiện số giường dịch vụ chiếm khoảng 5% tổng giường thực kê và chiếm khoảng 6% tổng giường kế hoạch. Cụ thể, tỷ lệ bệnh viện thuộc Bộ là 11%; bệnh viện ngành gần 7%. Một trong các tồn tại khi triển khai giường dịch vụ là việc bố trí phòng không hợp lý, gây phản cảm. Người dân bức xúc và thiếu thiện cảm khi nhìn nhận vấn đề; cảm giác bị phân biệt đối xử, chưa yên tâm vì sự minh bạch trong khám chữa bệnh. "Việc có một khu vực dịch vụ tách biệt với khu vực công là mong muốn của hầu hết bệnh viện, nhưng cơ sở vật chất, diện tích cũng như con người của các bệnh viện công còn hạn chế nên chưa thể thực hiện ngay. Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ phối hợp với các Bộ, ngành để hướng dẫn thực hiện chủ trương này", ông Nam Liên nói.

Infonet

Hà Nội tăng 20% giá viện phí: Chi tiết bảng giá giường bệnh

UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình đề nghị điều chỉnh tăng phí 1.300 dịch vụ khám chữa bệnh tại cơ sở y tế công lập. Theo đó, mức giá dịch vụ y tế được đề xuất tăng thêm 20% ở tất cả các hạng bệnh viện. Theo đó, đối với bệnh viện hạng I được đề xuất tăng từ mức 80% hiện nay lên 100% mức giá trần; hạng II từ 75% lên 95% và hạng III là các phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh từ 70% lên 90%; tương tự trạm y tế được tăng lên mức 85% giá trần. Cùng đó đề nghị bổ sung thêm 135 dịch vụ kỹ thuật y tế chưa có giá, thực hiện theo Thông tư 04-2012 liên ngành Y tế-Tài chính. Đây là những dịch vụ đã được cơ sở y tế thực hiện nhưng chưa có giá nên cơ quan bảo hiểm chưa có cơ sở để quyết toán. Theo đó, giá một ngày giường bệnh đối với điều trị hồi sức tích cực là 300.000 đồng/ngày; giá một ngày giường bệnh hồi sức cấp cứu là 113.000 đồng (bệnh viện hạng I) và 75.000 đồng (bệnh viện hạng II). Giá giường bệnh nội khoa, ngoại khoa cũng tăng mạnh lên mức cao nhất là 108.000 đồng/ngày. Với trường hợp nằm ghép 2 người/giường thu tối đa 50%, nằm ghép 3 người/giường trở lên thì thu tối đa 30%/người.

Pháp luật

Mang thai hộ: Muốn thương mại hóa không dễ

Trong khi đó việc mang thai hộ chỉ được một lần, mà những trường hợp mang thai hộ thường là con “quý hiếm” và phải mổ lấy thai khi sinh. Nếu một lần thì con sẽ khỏe mạnh, thông minh.. nhưng nếu mang thai nhiều lần và phải mổ nhiều lần như vậy chắc chắn sẽ nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng của cả mẹ lẫn con. Mà bản thân vợ chồng nhờ mang thai hộ cũng không mong muốn đứa con “quý hiếm” của mình sinh ra trong tình trạng như vậy. Về mặt chuyên môn không cho phép làm như vậy. Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, việc mang thai hộ chính thức được pháp luật công nhận. Cùng với mục đích nhân đạo, nhiều người cũng lo ngại vấn nạn "đẻ thuê" sẽ có cơ hội bùng phát. Tuy nhiên, dưới góc nhìn khoa học, PGS, TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y Tế, Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung Ương khẳng định tính cấp thiết của quy định này.

Chỉ được mang thai hộ một lần

Trước đây, chính vì chúng ta cấm mới sinh ra chuyện mang thai hộ một cách lén lút, mà khi làm lén lút thì hậu quả nghiêm trọng hơn là chúng ta hợp pháp hóa nó. Như vậy, một là tốn kém về tiền bạc, hai là vì lén lút người mang thai hộ thiếu sự chăm sóc, hỗ trợ về y tế dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Cho phép "mang thai hộ vì mục đích nhân đạo" là giải pháp mang tính nhân đạo rất lớn, nó giúp cho những cặp vợ chồng hiếm muộn không thể sinh con bằng bất cứ phương pháp nào có thể có con để chăm nuôi, giúp giữ lửa hạnh phúc cho không ít gia đình. Trên thực tế, thời gian qua, không ít vợ chồng phải chia tay vì không có con, hoặc phát sinh những quan hệ “ngoài luồng” để có một đứa con.. Tuy nhiên, để ngăn chặn sự lạm dụng, biến tướng việc mang thai hộ thành thương mại hóa hay đứa trẻ sinh ra trở thành “hàng hóa” trao đổi giữa người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ, thì luật Hôn nhân gia đình sửa đổi chỉ cho phép mang thai hộ giữa người trong gia đình, hoặc được chính quyền địa phương xác nhận người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ có quan hệ họ hàng trong vòng ba đời và mỗi người cũng chỉ được mang thai hộ một lần. Vì là người thân thích trong gia đình thì sẽ không phải vì tiền, mà đó là việc nhân đạo, trên tinh thần tương thân tương ái lẫn nhau, tránh kiện cáo.

Tính pháp lý chặt chẽ hơn

Tuy nhiên, đằng sau sự nhân đạo đó, cũng không loại trừ hiện tượng phụ nữ không thích đẻ mà vẫn muốn có con, hiện tượng nhiều phụ nữ vì những lý do không chính đáng khác mà áp dụng biện pháp này. Sau khi đứa trẻ sinh ra, có thể người mang thai hộ không muốn trao lại cho người nhờ, dẫn đến tranh chấp, kiện tụng. Hoặc muốn có con trong mối quan hệ “ngoài luồng”, tình trạng một số phụ nữ lợi dụng việc này để “kiếm sống” bằng việc mang thai hộ…Từ đó, sẽ dẫn đến tình trạng thương mại hóa, dịch vụ mang thai hộ sẽ không kiểm soát được. Thứ trưởng Bộ y tế, Nguyễn Viết Tiến cho rằng những việc đó khó có thể làm được, bởi về mặt pháp lý quy định rõ cho việc mang thai hộ khá chặt chẽ. Về mặt chuyên môn y học cũng có những quy định và quy trình kiểm tra kỹ lưỡng trước khi quyết định cho phép được mang thai hộ và nhờ mang thai hộ hay không. Khi tiến hành một ca mang thai hộ, cả hai bên sẽ phải làm các thủ tục cần thiết rất nghiêm ngặt tại bệnh viện. Người nhờ mang thai hộ thì phải được xác nhận của ngành y tế chứng minh là người phụ nữ đó không thể mang thai được. Còn người mang thai hộ, cũng phải kiểm tra sức khỏe để đảm bảo đủ điều kiện theo pháp luật quy định. Trước đây luật chưa cho phép thì việc này còn lén lút, nên quyền lợi các bên chưa được đảm bảo, người được nhờ mang thai hộ không có địa vị pháp lý để xác nhận đó là con của mình. Còn sau khi luật có hiệu lực, việc mang thai hộ sẽ được đảm bảo bằng thỏa thuận được pháp luật công nhận giữa hai bên. Nếu xảy ra các tranh chấp, quyền và nghĩa vụ của hai bên sẽ được luật pháp phân xử. Theo Thứ trưởng Tiến, ngoài những điều kể trên thì việc để làm một bộ hồ sơ mang thai hộ cũng không phải đơn giản. Hồ sơ bao gồm rất nhiều loại giấy tờ khác nhau như; giấy đăng ký kết hôn, giấy CMND của 2 người, xác nhận của chính quyền địa phương về các vấn đề liên quan, giấy cam kết, các loại giấy xét nghiệm, kiểm tra của cơ quan y tế… Bộ hồ sơ này sẽ được lưu trong hệ thống máy tính. Đây là cơ sở để khống chế việc mang thai hộ nhiều lần, hay có khả năng sinh con, nhưng vẫn nhờ mang thai hộ.Đồng thời cũng ngăn chặn được tình trạng những trường hợp “ngoài luồng” muốn sinh con ngoài giá thú và “kiếm sống” bằng cách này.

Kỹ thuật y học sẽ phát hiện việc lạm dụng

Việc lạm dụng việc mang thai hộ để thương mại hóa, để làm nghề “kiếm sống” của một số phụ nữ như những trường hợp “đẻ thuê”, PGS, TS Nguyễn Viết Tiến, giám đốc bệnh viên Phụ sản Trung ương, cho biết việc làm như vậy là rất khó và nguy hiểm cho chính bản thân người phụ nữ. Đánh giá về mặt chuyên môn sản khoa, ông Tiến phân tích và cảnh báo: Người phụ nữ càng chửa đẻ nhiều lần nhiều thì càng nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của chính họ và những đứa con do họ sinh ra. Những hậu quả rõ thấy nhất là những đứa trẻ còi cọc, bệnh tật bẩm sinh từ trong bụng mẹ, sức đề kháng kém… Trong khi đó việc mang thai hộ chỉ được một lần, mà những trường hợp mang thai hộ thường là con “quý hiếm”, nếu người phụ nữ mang thai nhiều lần, chắc chắn sẽ nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng của cả mẹ lẫn con. Bản thân vợ chồng nhờ mang thai hộ cũng không mong muốn đứa con “quý hiếm” của mình sinh ra trong tình trạng như vậy. Tiến tới Bộ y tế cũng chỉ cho phép 1 hoặc 2 trung tâm hỗ trợ sinh sản làm việc này nhằm quản lý chặt chẽ hơn. "Luật rất nhân văn như vậy, nhưng đừng lợi dụng để nhằm mục đích thương mại, “kiếm sống”. Những người phụ nữ mà có ý định “kinh doanh” bằng con đường này rất nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe." Thứ trưởng Tiến cảnh báo./.

Giao thông vận tải

Viêm não Nhật Bản B tăng mạnh

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận gần 350 trường hợp mắc bệnh viêm não, trong đó có 4 trường hợp tử vong. Tỷ lệ viêm não Nhật Bản trong số những ca viêm não do virus khoảng 10%. Hà Nội đang trở thành “điểm nóng” về viêm não Nhật Bản B. Ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, đến nay, bệnh viêm não Nhật Bản B đã xuất hiện tại 13 quận, huyện trên địa bàn. Còn theo ông Trần Minh Điển - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư, từ đầu hè đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận 130 ca viêm não Nhật Bản vào điều trị, trong đó số ca bị viêm não Nhật Bản B chiếm tỷ lệ cao bất thường với 36 ca (gần 30%), trong khi tỷ lệ này năm ngoái chỉ là 8%. Và cả 2 ca tử vong vì viêm não Nhật Bản tại Bệnh viện Nhi T.Ư đều có liên quan viêm não Nhật Bản B.

Gia đình xã hội

Bệnh viện Nhi TƯ ứng phó với nguy cơ tăng cao dịch viêm não Nhật Bản

GiadinhNet - Rút kinh nghiệm từ dịch sởi khi phân luồng bệnh nhân không tốt gây quá tải trầm trọng và nhiễm chéo nặng nề nên trước diễn biến hiện tại của bệnh viêm não và viêm não Nhật Bản B, BV Nhi TƯ đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch đáp ứng với bệnh viêm não ngay khi số mắc chưa nhập viện ồ ạt. Theo TS. Trần Minh Điển, Phó Giám đốc BV Nhi TƯ, kế hoạch phân luồng, phân tuyến của bệnh viện đã được dự trù, chuẩn bị. Nếu chỉ có 50-70 bệnh nhân nhập viện thì triển khai kế hoạch khác với khi lượng bệnh nhân tăng lên trên 70 người. Quy trình tiếp nhận người bệnh cũng được triển khai từ phòng khám trở vào và tiếp tục tiến hành phân loại tại khoa cấp cứu, sau đó ca nào xác định viêm não thì chuyển khoa Truyền nhiễm. Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm não và viêm não Nhật Bản B vẫn áp dụng từ quy định từ năm 2006 bằng các xét nghiệm PCR, dịch não tủy và làm sớm trong 24 giờ để phân loại luôn được người bệnh. Đối với khu vực điều trị, các trường hợp mắc sởi đang điều trị được chuyển sang khoa đông y và khoa tâm bệnh nên các vị trí vẫn còn nhiều để thu dung người bệnh viêm não. Hiện nay vẫn còn gần khoảng gần 120 giường để đảm bảo mỗi cháu một giường. Nếu đông hơn nữa thì bệnh viện sẽ dành riêng khoa Truyền nhiễm cho các bệnh nhân viêm não và viêm não Nhật Bản B và đồng thời huy động các đơn vị khác cùng phối hợp với trang thiết bị đầy đủ. TS. Trần Minh Điển cho biết, với tình hình bệnh viêm não và sởi hiện nay thì chỉ cần tăng cường nhân lực về đêm cho khoa Truyền nhiễm để việc chăm sóc được tốt hơn. Bệnh viện đã bổ sung 8 điều dưỡng cho khoa này để 1 điều dưỡng viên có thể chăm sóc cho 2 ca thở máy, tránh việc cán bộ y tế rơi vào tình trạng kiệt sức như đã xảy ra lúc cao điểm dịch sởi cách đây chưa lâu. Về phía Bộ Y tế, Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Cục Y tế dự phòng và Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ đã làm việc với Bệnh viện Nhi TƯ về công tác ghi nhận, giám sát và điều trị bệnh viêm não. Tại buổi làm việc, đại diện Cục quản lý Khám, chữa bệnhđề nghị BV Nhi TƯ tổ chức chăm sóc điều trị tốt cho các bệnh nhân; tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và dinh dưỡng người bệnh. Bệnh viện làm đầu mối tổ chứccác lớp tập huấnnhắc lại hướng dẫn chẩn đoán vàđiều trị bệnh viêm não và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm điều trị cho các tỉnh. Bộ Y tế sẽ có công văn đề nghị các bệnh viện thực hiện đúng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm não theo đúng phân tuyến điều trị, hạn chế người bệnhnhẹ chuyển lên tuyến trên điều trị.

Thời báo ngân hàng

Tiến tới BHYT toàn dân

Kinh nghiệm của các nước đã thực hiện thành công BHYT toàn dân cho thấy, không có quốc gia nào thành công BHYT dựa trên cơ sở tự nguyện. Chỉ áp dụng nguyên tắc bắt buộc mới có thể tiến tới BHYT toàn dân.

Có bệnh mới "nhớ" đến BHYT

Không thể phủ nhận hiện nay chính sách bảo hiểm y tế (BHYT), cũng như vấn đề sử dụng thẻ BHYT trong khám chữa bệnh vẫn còn gặp không ít khó khăn, phiền hà. Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến nhiều người dân không tham gia BHYT cũng một phần do tiếc tiền, mặt khác là vì thu nhập không đủ sống, nên nhiều người dân chỉ mua BHYT khi bị bệnh phải điều trị lâu dài. Chưa kể, nhiều người dân thường có suy nghĩ chủ quan, tưởng mình có sức khỏe rất tốt nên đã không mua BHYT, nhưng đến khi đột ngột bệnh nặng, họ phải nằm viện điều trị với chi phí rất tốn kém. Đối với những gia đình có điều kiện, khi phải thanh toán một khoản viện phí lớn đôi khi còn cảm thấy hối tiếc vì "chót" bỏ qua BHYT, huống chi những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng chi trả, phải chạy đôn chạy đáo hỏi vay mượn tiền để thanh toán viện phí, thì quả thực đó là một gánh nặng. Đã có nhiều trường hợp người bệnh vừa thoát được bệnh tật lại lâm vào cảnh nợ nần "chồng chất" vì viện phí. Trường hợp của chị Nguyễn Thị Hiền (53 tuổi, ở Hưng Yên) là một ví dụ. Lâu nay chị không mua BHYT, bởi chị nghĩ: "Mua làm gì cho tốn tiền, sức khỏe của mình mình biết chứ, có mấy khi ốm đau bệnh tật gì đâu, nếu có cũng chỉ nhức đầu, sổ mũi thông thường, uống vài viên thuốc là khỏi, việc gì phải bỏ mấy trăm nghìn mua BHYT cho phí". Nhưng vừa rồi, chị bỗng dưng bị đau bụng dữ dội, đi viện khám bác sĩ kết luận chị bị sỏi thận, cần phải phẫu thuật để lấy sỏi. Vậy là chỉ tính riêng chi phí cho ca phẫu thuật đã hết đến cả trăm triệu đồng, chưa kể thuốc thang và chi phí ăn ở, đi lại hàng tháng nằm viện. "Giờ nghĩ lại thấy mình dại, mỗi năm cứ bỏ vài trăm nghìn, coi như mua sức khỏe. Nếu không ốm đau bệnh tật thì tốt, còn nếu chẳng may có bị làm sao thì đã có BHYT gánh. Chứ như tôi bây giờ, lại khốn khổ vì tiền viện phí. Gia đình phải "chạy vạy" khắp nơi mới đủ số tiền đó. Không biết đến khi nào tôi mới làm ra số tiền lớn như vậy để đủ trả nợ", chị Hiền tiếc nuối. Cũng sống trong cảnh bệnh tật như chị Hiền, chị Vũ Thị Hạnh (47 tuổi, ở Long Biên, Hà Nội) mắc căn bệnh suy thận mãn tính đã nhiều năm nay. Trước kia, chị Hạnh cũng chưa từng nghĩ đến chuyện mua BHYT để "phòng thân", nhưng sau một năm phát hiện và điều trị căn bệnh này mà chưa kịp mua BHYT, chi phí điều trị lên đến hơn trăm triệu đồng, nên chị nhanh chóng nhờ người mua cho cái thẻ BHYT. Nhờ đó, đến nay chị chỉ phải chi trả mỗi năm khoảng hơn chục triệu. Nhận thấy lợi ích của việc dùng BHYT, để phòng khi những lúc ốm đau, còn nếu không làm sao thì càng tốt.

Chỉ có bắt buộc

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, người dân chưa coi BHYT như là “bùa hộ mệnh” của mình mà chỉ khi ốm đau mới tự nguyện tham gia. “Với mệnh giá như hiện nay, gói dịch vụ y tế của chúng ta khá ưu việt. Đó là quyền lợi mà người dân được hưởng nếu chẳng may ốm đau vì các dịch vụ y tế cơ bản sẽ được BHYT thanh toán”, Bộ trưởng Tiến nhấn mạnh. Có những người lúc khỏe mạnh không bao giờ nghĩ đến việc tham gia BHYT, nhưng khi bị bệnh tật đe dọa lại tìm mọi cách để có được thẻ bảo hiểm. Nhận thức sai lệch này chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực tế hiện nay là hơn 30% người cao tuổi không có bất kỳ một hình thức BHYT nào. Hơn 40% số họ vẫn phải tự chi trả cho việc điều trị và thuốc men cần thiết, tỷ lệ chi trả từ BHYT chỉ chiếm khoảng 15%. Kinh nghiệm của các nước đã thực hiện thành công BHYT toàn dân cho thấy, không có quốc gia nào thành công BHYT dựa trên cơ sở tự nguyện. Chỉ áp dụng nguyên tắc bắt buộc mới có thể tiến tới BHYT toàn dân. Nguyên nhân dẫn đến việc khó đạt được mục tiêu BHYT toàn dân với hình thức tự nguyện còn xuất phát từ chính thực trạng sử dụng quỹ BHYT và cách hành xử của các bệnh viện. Rồi quỹ BHYT chặt chẽ trong từng khoản chi và còn cả những điều chưa minh bạch trong việc thu chi quỹ BHYT... Ngoài ra, cũng phải kể đến những trường hợp khó khăn, những đối tượng thu nhập thấp, đối tượng chính sách. Bởi vậy để thực hiện mục tiêu này, Luật quy định BHYT bắt buộc cùng với quy định giảm mức đóng. Nhà nước hỗ trợ ngân sách hỗ trợ cho một số nhóm đối tượng tham gia BHYT sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình mở rộng đối tượng thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân và đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính khả thi và thúc đẩy thực hiện chính sách BHYT bắt buộc, Nhà nước phải tăng cường hoạt động tuyên truyền vận động các đối tượng, bố trí nguồn lực đảm bảo, nâng cao ý thức, chất lượng khám chữa bệnh, đổi mới phương thức thực hiện chính sách BHYT để vừa khuyến khích, vừa hỗ trợ người dân chủ động tham gia BHYT, nâng cao trách nhiệm an sinh đối với bản thân, gia đình mình và xã hội.

Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh

Đề phòng bốn loại virus gây viêm não

Trước tình hình dịch viêm não tăng cao, ngày 30-6, Cục YTDP khuyến cáo tăng các biện pháp phòng, chống bốn loại virus gây bệnh viêm não. Theo đó, đối với các virus gây bệnh lây qua côn trùng như muỗi, ve đốt cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở để hạn chế nơi trú đậu; dời chuồng gia súc ra xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy; đi ngủ phải mắc màn. Đối với các virus đường ruột, bệnh lây qua đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp, cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng; đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống chín. Đối với các virus lây qua đường hô hấp, cần cách ly người bệnh, sử dụng các biện pháp phòng hộ như đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh. Đối với virus gây bệnh viêm não Nhật Bản, đã có vaccine phòng bệnh, người dân cần thực hiện tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đầy đủ ba mũi để bảo vệ tốt nhất. Nếu tiêm đủ ba mũi khả năng bảo vệ lên đến 95%. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm đến nay cả nước có 280 ca mắc viêm não, đã có bốn trẻ tử vong.

Đại biểu nhân dân

Ngày BHYT Việt Nam 1.7.2014: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, để hiện thực mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân

Ngày 13.6.2014, vừa qua tại Kỳ họp thứ Bảy, QH Khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2008, đánh dấu một bước tiến quan trọng của quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHYT. Bảo đảm thực hiện BHYT thành công, góp phần thực hiện là những mục tiêu, chính sách xã hội lớn về an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Sau hơn 20 năm tổ chức triển khai thực hiện, đặc biệt là từ khi QH ban hành Luật BHYT, chính sách BHYT ở Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng, thực sự đi vào cuộc sống, góp phần tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy KT - XH phát triển và đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Theo đó, số đối tượng tham gia BHYT phát triển nhanh chóng, đặc biệt là những người thuộc diện chính sách xã hội như người nghèo, người dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, người có công với nước, cựu chiến binh, người cao tuổi đã được tham gia BHYT 100%. Diện bao phủ BHYT ở nước ta đã tăng từ 60% năm 2010 lên 65% năm 2011 và đến năm 2013 có trên 61 triệu người tham gia BHYT, đưa diện bao phủ BHYT lên gần 70% dân số cả nước tạo tiền đề vững chắc cho mục tiêu phát triển BHYT bền vững, tiến tới BHYT cho toàn dân. Cùng với sự phát triển nhanh chóng số người tham gia BHYT, nguồn thu quỹ BHYT cũng đã có sự gia tăng đáng kể: năm 2009, trước khi thực hiện Luật BHYT, số thu BHYT đạt 14.400 tỷ đồng, sau một năm thực hiện Luật BHYT, năm 2010 quỹ BHYT đã thu được trên 25 nghìn tỷ đồng, năm 2011 số thu BHYT đạt gần 30 nghìn tỷ đồng và đến năm 2013 đã có số thu trên 46 nghìn tỷ đồng, bảo đảm nguồn tài chính ổn định, kịp thời để thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người dân. Quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng được mở rộng; chất lượng dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh BHYT cũng ngày càng tốt hơn; thủ tục khám, chữa bệnh đã có những bước cải tiến tích cực, mang tính đột phá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT. Cơ quan Bảo hiểm xã hội đã tổ chức ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với trên 2100 cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến huyện đến tuyến Trung ương, trong đó có 424 cơ sở y tế ngoài công lập. Ngoài ra, còn có 9.500 Trạm y tế tuyến xã và tương đương đã tham gia khám, chữa bệnh BHYT chiếm trên 86% số Trạm y tế xã trên toàn quốc. Người bệnh BHYT ngày càng được cung cấp nhiều dịch vụ kỹ thuật hiện đại, sử dụng nhiều loại thuốc mới, thuốc đắt tiền. Năm 2010, quỹ BHYT thanh toán chi phí cho trên 102 triệu lượt người bệnh có thẻ BHYT với chi phí trên 19 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2013 quỹ BHYT đã chi trả cho trên 131 triệu lượt người khám, chữa bệnh BHYT với số chi trên 42 nghìn tỷ đồng, trong đó có hàng chục triệu người nghèo, người có công với nước, người mắc bệnh hiểm nghèo được chữa bệnh, ổn định cuộc sống trong quá trình điều trị. Có được những thành tựu đáng khích lệ nêu trên là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Quốc hội và Chính phủ, sự hỗ trợ có hiệu quả của các bộ, ngành và các địa phương. Tuy đã đạt được một số kết quả nêu trên, trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHYT cũng tồn tại một số hạn chế, bất cập như: ý thức tự giác tham gia BHYT của một bộ phận người dân chưa cao, tính tuân thủ pháp luật về BHYT tại một số doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân còn thấp, tỷ lệ tham gia của nhóm đối tượng này mới đạt 55%. Còn nhiều đơn vị trốn đóng, nợ đóng BHYT cho người lao động. Quy định về điều kiện tham gia BHYT tự nguyện chưa hợp lý dẫn đến tình trạng lựa chọn ngược khi tham gia BHYT, nhiều người chỉ khi mắc bệnh mới tham gia BHYT, làm giảm tính chia sẻ cộng đồng của người dân vừa tạo thêm gánh nặng cho quỹ BHYT. Cơ chế quản lý giá thuốc chữa bệnh chưa đạt hiệu quả như mong muốn; việc đấu thầu thuốc, vật tư y tế còn phân tán, khó kiểm soát, ngay trên địa bàn một tỉnh cũng có hàng chục hội đồng đấu thầu thuốc dẫn đến có sự chênh lệch về giá của cùng một loại thuốc trên cùng địa phương. Việc xây dựng giá dịch vụ y tế mới chưa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Một số địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, thu nhập của người dân còn thấp, quỹ BHYT luôn trong tình trạng bội chi nhưng đa số các dịch vụ được phê duyệt bằng hoặc cao hơn 90% mức giá tối đa của khung giá do liên bộ ban hành. Tình trạng lạm dụng quỹ BHYT vẫn chưa được khắc phục triệt để. Đặc biệt, thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã phát hiện một số cơ sở khám chữa bệnh có biểu hiện rõ nét việc trục lợi quỹ BHYT. Để chính sách BHYT ngày càng hoàn thiện, phục vụ người dân ngày một tốt hơn, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có một số kiến nghị cụ thể như sau: các cấp Đảng và chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến chính sách BHYT, tích cực triển khai kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật BHYT vừa được Quốc hội thông qua, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Luật BHYT đồng bộ trên cả nước ngay từ ngày Luật có hiệu lực thi hành, 01.01.2015. Nghiên cứu rà soát để sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc BHYT, xây dựng gói dịch vụ y tế cơ bản phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam và khả năng thanh toán của quỹ BHYT. Khẩn trương triển khai thực hiện thí điểm đấu thầu thuốc tập trung ở Trung ương và ở cấp tỉnh để từng bước quản lý giá thuốc thống nhất trên cả nước. Xây dựng và ban hành đầy đủ các quy trình chuyên môn, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị chuẩn nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh và kiểm soát chi phí, hạn chế tình trạng lạm dụng dịch vụ khám, chữa bệnh. Tăng cường đầu tư, phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh tuyến cơ sở, đưa khám, chữa bệnh BHYT đến gần dân và bảo đảm quyền lợi người tham gia BHYT Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn cần tiếp tục khắc phục nhưng được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, điều hành của các bộ, ngành và địa phương, tin tưởng rằng chính sách BHYT sẽ ngày càng phát triển bền vững sớm tiến tới BHYT toàn dân theo đúng lộ trình của Đề án BHYT toàn dân.

Thanh niên

Nối thành công bàn tay đứt lìa của cháu bé 7 tuổi

Một cháu bé 7 tuổi ở Quảng Nam bị người chú họ say rượu chém đứt lìa bàn tay trái, vừa được phẫu thật thành công. Chiều 1.7, bác sĩ Phạm Ngọc Ẩn, Giám đốc BVĐK Quảng Nam cho biết ca phẫu thuật nối ghép bàn tay của cháu bé 7 tuổi bị người chú họ say rượu chém đứt lìa đã thành công sau 3 ngày theo dõi, điều trị. Bệnh nhân là cháu Hồ Văn Nghiêm (trú xã Phước Kim, huyện miền núi cao Phước Sơn) mới 7 tuổi. Theo phản ánh của gia đình và bệnh viện, trước đó, chiều 28.6 cháu Nghiêm sang nhà chú họ Hồ Văn Công (chưa rõ tuổi) chơi. Tại đây, cháu bé đã bất ngờ bị Công dùng dao chém đứt lìa bàn tay trái. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, gia đình đã đưa cháu bé đến Trung tâm y tế huyện Phước Sơn chữa trị, nhưng do vết thương quá nghiêm trọng nên đã tiếp tục chuyển xuống thành phố Tam Kỳ để cấp cứu, nối bàn tay tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam ngay trong đêm. Ê kíp phẫu thuật của Bệnh viện đa khoa Quảng Nam đã kịp tiến hành vi phẫu nối động mạnh, tĩnh mạch, xương, gân và truyền 2 đơn vị máu… Sau 3 ngày chữa trị tích cực, đến chiều nay 1.7 bàn tay cháu Nghiêm đã có dấu hiệu hồng, ấm trở lại.

Kiến thức

Quê nghèo đất Ninh Bình tình nguyện hiến tặng kho báu

Kho báu ấy không phải là vàng bạc hay đô la, mà nếu có tiền trăm bạc vạn cũng không mua nổi, đó chính là đôi mắt. Giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay, ấy vậy mà có một làng quê nghèo đã và đang đi đầu trong phong trào hiến tặng giác mạc. Thứ ánh sáng họ tặng cho người mù là một kho báu, nhưng kho báu lớn hơn là ánh sáng từ tâm hồn của những người sống không phải cho riêng mình. Xã Cồn Thoi thuộc huyện Kim Sơn (Ninh Bình) là một xã nghèo ven biển. Người dân chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản. Cuộc sống của họ cũng bấp bênh như thuyền trên sóng nước, thảng hoặc như năm hai vụ lúa chưa đủ ăn. Theo ông Quách Hữu Viến, Phó Chủ tịch UBND xã Cồn Thoi thì cái tên của xã lấy từ chính thực trạng xưa kia. Đó là một cồn cát nổi giữa đại dương. Dần dần, các bãi bồi lấn dần sáp hợp cồn cát ấy với đất liền. Cho đến bây giờ, bãi bồi đã lấn thêm ra biển 3 vòng đê. Xã Cồn Thoi toàn cát với muối mặn nên làm ra hạt gạo là khó. Cụ Quách Thị Hoạt ở xóm 8A cho biết: "Những năm 90 người địa phương còn đói, phải ăn cơm độn sắn hoặc khoai ngứa dành cho lợn. Nói thì không ai tin, nhưng trong nhà có thóc có gạo mà không dám ăn. Một phần vì sợ mất mùa, phần nữa thóc gạo là ngọc thực nên phải dè sẻn. Bây giờ thì khá hơn rồi, nhưng làm ra đồng tiền ở vùng quê khó khăn lắm". Tưởng cái nghèo cái đói sẽ cuốn người Cồn Thoi vào những mơ ước của đồng tiền bát gạo. Nhưng không, mảnh đất này đã đánh dấu một nghĩa cử cao đẹp là hiến mắt cho người mù. Đó cũng là vùng quê đầu tiên của Việt Nam, con người đầu tiên của Việt Nam tự nguyện cho đi ánh sáng của đời mình. Đó là cụ Nguyễn Thị Hoa ở xóm 8A. Năm 2007, việc hiến giác mạc ở nước ta là hoàn toàn xa lạ. Vậy mà khi nghe một thanh niên tên Sự là người cùng xã đến trò chuyện, kể về tình trạng mắt của người chị dâu đang nằm viện Hà Nội thì cụ Hoa bày tỏ sẽ cho mắt nếu bác sĩ lấy ra được. Anh Sự cũng không ngờ là bác sĩ gật đầu bảo y học có thể thực hiện điều đó. Thế nhưng lúc này, gia đình nhà cụ Hoa lại phản đối kịch liệt lắm. Quan niệm chết phải toàn thây đã bám sâu trong tâm trí họ cả ngàn đời nay thì sao có thể đồng ý cho cụ Hoa hiến mắt dễ dàng thế được. Nhưng cụ Hoa vẫn kiên quyết hiến đôi mắt mình đi cho người khác. Cụ lên gặp cha xứ trình bày sự việc. Vị cha xứ ấy thoạt nghe cũng không khỏi lúng túng vì chưa gặp trường hợp nào như vậy. Nhưng hành động cao cả ấy đã được vị cha xứ đồng ý vào tận gia đình khuyên bảo gia đình. Cuối cùng, mọi người đồng ý và để cụ Hoa viết đơn tự nguyện hiến mắt. Ngày cụ Hoa mất, đoàn giáo sư Viện Mắt T.Ư về làng. Sự kiện ấy không chỉ khiến Cồn Thoi nổi tiếng mà bắt đầu từ đây, những kho báu quý giá bắt đầu được hiến tặng cho người mù. TS Phạm Ngọc Đông, Giám đốc Ngân hàng Mắt cho hay, giác mạc là một lớp màng mỏng trong suốt. Việc thu nhận giác mạc chỉ được thực hiện khi người hiến đã qua đời. Quy trình tiến hành rất nhanh, chỉ từ 25 - 30 phút và không làm thay đổi khuôn mặt, mắt của người hiến. Ông Nguyễn Đình Tú, Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ xã Cồn Thoi vui mừng cho biết: "Cho đến nay, địa phương đã có 72 người hiến mắt. Trong khi đó, nước ta mới chỉ có 200 người tham gia hiến giác mạc thì ở Cồn Thoi đã chiếm 1/3 rồi. Chính con gái tôi cũng đã tự nguyện hiến đôi mắt của mình cho người mù lòa".Con gái ông Tú, chị Nguyễn Thị Lan gặp bạo bệnh. Biết mình sẽ không qua khỏi nên đã âm thầm viết đơn hiến giác mạc gửi lên Viện Mắt T.Ư vào năm 2008. Vì sợ gia đình ngăn cản nên chị phải giấu giếm chuyện đó. Đến khi hấp hối trên giường bệnh, chị mới nói điều ấy ra. Ai cũng xúc động về nghĩa cử của người phụ nữ mới 33 tuổi đời nhưng lại có tấm lòng nhân hậu đầy hi sinh như thế. Từ ngày con gái mất, ông Tú tham gia vào hội chữ thập đỏ và kết hợp chặt chẽ với linh mục giáo xứ Cồn Thoi đi tuyên truyền, vận động bà con hiểu về sự quý giá của đôi mắt đối với người mù. "Tôi đã nhiều lần trò chuyện với người mù. Họ bảo rất mong ước được nhìn thấy ánh sáng dù chỉ một lần. Thậm chí, có người còn mơ ước chỉ một lần nhìn thấy hình dáng con gà nó ra làm sao", ông Tú chia sẻ. 72 người ở xã Cồn Thoi là 72 kho báu quý giá với ngân hàng mắt. Trong dịp tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của những người hiến giác mạc tại Ninh Bình vào đầu năm 2014, Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan cùng TS Nguyễn Trọng Nhân, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã về dự biểu dương và cảm ơn những nghĩa cử tuyệt vời ấy. Linh mục chánh xứ Cồn Thoi, cha Đoàn Minh Hải là người giữ ngọn lửa tiếp sức cho phong trào hiến mắt ở địa phương cho hay, để vận động bà con hiến mắt là điều khó không tưởng. Nhưng lòng tốt tiềm ẩn trong mỗi con người dường như là vô biên. Xóm 8A, nơi có số lượng người hiến giác mạc đông nhất là một xóm đạo. Từ cụ Hoa là người đầu tiên hiến mắt, nhờ sự vận động của linh mục Hải nên số lượng giáo dân hiến giác mạc cứ thế tăng dần. Để làm được điều ấy, trong mỗi bài giảng ở nhà thờ, linh mục Hải đã phải vận dụng Kinh Thánh để giải thích về tình yêu thương, sự hi sinh chia sẻ và sự sống đời đời khi con người về với cát bụi. "Cho đi là nhận lại, chúng ta cho đi đôi mắt nhưng sẽ được Thiên Chúa trả công bội hậu khi lìa cõi thế. Mỗi việc làm tốt, mỗi nghĩa cử cao đẹp đều được ghi nhận, là phần thưởng đích thực mà mối mọt không thể đục khoét", linh mục Hải chia sẻ. Đặc biệt, trong mỗi bài giảng, cha Hải chỉ định hướng cho giáo dân chứ không bao giờ áp đặt hoặc bắt buộc ai đó hiến mắt. Trong những buổi "sức dầu bệnh nhân" khi sắp qua đời, bao giờ cha Hải cũng một lần nữa hỏi lại tâm nguyện của người hiến mắt về việc tự nguyện này. Cho đến bây giờ, giáo dân ở Cồn Thoi ai cũng hiểu được tình bác ái trong Kinh Thánh là "xác đất vật hèn" (trở về với tro bụi) nên việc hiến mắt với họ là điều hết sức cần thiết. Cho đến nay, tổng số người ở Cồn Thoi có đơn tự nguyện hiến mắt đã lên tới con số kỷ lục 342 người. Trong đó, 6 người đã được Viện Mắt T.Ư thực hiện trong năm nay.

Phụ nữ

Chữa ung thư bằng tế bào gốc: Hy vọng cho bệnh nhân giai đoạn muộn

Bệnh viện (BV) Trung ương Huế vừa công bố áp dụng thành công phương pháp sử dụng tế bào gốc tự thân trong điều trị ung thư vú và ung thư buồng trứng cho bệnh nhân (BN) Nguyễn Thị S., 52 tuổi ở thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế. Ngày 29/6, PGS-TS Nguyễn Duy Thăng (ảnh), Phó giám đốc BV Trung ương Huế đã chia sẻ với Báo Phụ Nữ về kết quả này.

+ TS có thể thông tin rõ hơn về phương pháp điều trị này?

Xuất phát từ những thất bại trong công tác điều trị cho những bệnh nhân ung thư vú và ung thư buồng trứng giai đoạn muộn (giai đoạn III-IV, nghĩa là đã bị di căn nhiều cơ quan), bản thân tôi đã xây dựng và trình bày đề tài cấp Nhà nước. Hội đồng khoa học đã chấp nhận cho phép BV Trung ương Huế thực hiện đề tài “Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị ung thư vú và ung thư buồng trứng” từ năm 2012 đến nay. BN nữ nói trên bị ung thư buồng trứng hai bên giai đoạn muộn (IIIC) di căn phúc mạc. BN nhập viện từ tháng 12/2012. Ngày 25/6/2014, BV Trung ương Huế đã hoàn tất quy trình ghép tế bào gốc tự thân điều trị ung thư cho BN này. Sau khi phẫu thuật hai lần, BN tiếp tục được hóa trị liều cao dưới sự hỗ trợ bằng phương pháp sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân. Cụ thể, BN được thu thập tế bào của chính mình, bảo quản ở nhiệt độ -196OC, sau đó BV dùng chính tế bào này để ghép cho BN. Trường hợp đầu tiên thành công đã mở ra một hướng mới cho những BN không may mắc bệnh này.

+ Phương pháp mới này có những ưu điểm nào nổi bật so với các phương pháp đang thực hiện ở Việt Nam?

Phương pháp này được áp dụng cho những BN ung thư vú và ung thư buồng trứng đã điều trị thất bại bằng các phương pháp điều trị thường quy hiện nay ở Việt Nam, hoặc BN giai đoạn muộn. BN thuộc tất cả các đối tượng (có hay không có BHYT, BN được các nơi khác chuyển viện vì không thể chữa trị được nữa…) đều có thể đăng ký tham gia phương pháp điều trị này tại BV Trung ương Huế. Có thể nói kết quả ban đầu là quá sức mong đợi của tập thể Ban chủ nhiệm đề tài và của BN Nguyễn Thị S. Hiện BV tiếp tục thực hiện phương pháp trên để điều trị cho hai nữ BN mắc ung thư khác trong tình trạng tương tự với kết quả hết sức khả quan, mở ra triển vọng kéo dài sự sống cho nhiều BN ung thư. Đáng mừng là sức khỏe những BN đang điều trị bằng phương pháp của chúng tôi cho đến nay đều tiến triển khá thuận lợi. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản là BN và người nhà BN phải phối hợp và quyết tâm cao trong quá trình điều trị. Đây cũng là thách thức lớn nhất đối với chúng tôi. Khi chúng tôi và họ cùng quyết tâm chống lại căn bệnh hiểm nghèo này, tin rằng bệnh sẽ bị đẩy lùi. Ê kíp chúng tôi sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho những BV, trung tâm… có đủ điều kiện thực hiện phương pháp này.

Sống mới

Nhiều thuốc đắt tiền bị loại khỏi danh mục bảo hiểm y tế

Bộ Y tế đang xây dựng lại danh mục những thuốc được bảo hiểm y tế chi trả, trong đó một số loại trị ung thư, viêm khớp, viêm gan... không nằm trong danh mục được chi trả 100%. Danh mục này dự kiến gồm 836 hoạt chất (tương đương 1.052 loại thuốc). So với quy định hiện hành (900 hoạt chất với 1.143 thuốc), danh mục mới giảm cả về số lượng hoạt chất và số lượng thuốc được chi trả .Lý giải về sự thay đổi này, bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết, nhiều chuyên gia đánh giá danh mục thuốc được chi trả hiện quá rộng, nhiều thuốc biệt dược, thuốc generic lại rất hạn chế. Do đó, ban soạn thảo đã bỏ nhiều loại thuốc đắt tiền, ngừng đăng ký lưu hành hoặc trùng nhau về hoạt chất, thuốc hỗ trợ điều trị... “Trước đây, chúng ta bổ sung thuốc vào danh mục theo nhu cầu, nay sẽ dựa trên chi phí và hiệu quả điều trị; cân nhắc đến khả năng chi trả của người bệnh cũng như khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế”, bà Song Hương nói. Cũng theo dự thảo, nhiều loại thuốc điều trị ung thư, tim mạch, xương khớp... có chi phí lớn đang được thanh toán 50-100% sẽ được xếp vào nhóm có giới hạn chỉ định. Theo bà Song Hương, việc này khó có thể làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân. Chẳng hạn với bệnh ung thu, danh mục mới chi trả 57 loại thuốc, đủ đáp ứng yêu cầu điều trị thông thường. Các loại bị đưa khỏi danh mục hoặc giảm tỷ lệ chi trả đều là các thuốc mới, chi phí cao (40-100 triệu đồng/tháng điều trị). Nếu để quỹ chi trả 100% như trước sẽ khó đảm bảo cân đối quỹ. Có 41 thuốc hoàn toàn mới được đưa vào danh mục lần này. Đây đều là các thuốc mới, điều trị các bệnh lý tim mạch, ung thư, xương khớp, có chi phí điều trị cao và có chỉ định khá rộng rãi. Đặc biệt, có các loại thuốc mới điều trị ung thư vú, đại tràng giai đoạn sớm; thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có chi phí điều trị lên tới 200-800 triệu đồng/năm, quỹ bảo hiểm chi trả 50% chi phí. Danh mục dự kiến áp dụng vào năm 2015 khi Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi có hiệu lực.

Ngày 03/07/2014
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích