Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 5 6 8 9
Số người đang truy cập
3 8 8
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
(ảnh sưu tầm)
Điểm báo về các thông tin liên quan đến y tế từ ngày 15/3 đến 18/3 năm 2014

Bác sỹ pháp y với nghiệp vụ buộc “thi thể biết nói”; TP.HCM: Bệnh sởi và thủy đậu gia tăng; TP.HCM: Bệnh sởi và thủy đậu gia tăng; Không phân biệt bệnh viện công, bệnh viện tư; Hai vụ ngộ độc nấm xảy ra trong 5 ngày: Một nạn nhân tử vong, 9 trường hợp nguy kịch; Nâng cao nhận thức để can thiệp hiệu quả

Công an nhân dân

Bác sỹ pháp y với nghiệp vụ buộc “thi thể biết nói”

Những người được xã hội xếp vào một trong những nghề cao quý, nghề trị bệnh cứu người. Mấy ai biết rằng, nghề ấy còn có những con người luôn âm thầm lặng lẽ với công việc nặng nề: “mổ tử thi” để người chết “biết nói” để giải oan cho người vô tội… Họ là những bác sĩ pháp y trong lực lượng Công an. Và, chúng tôi đã tới Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Nam Định, để gặp những người như thế. Thượng tá Nguyễn Thành Nam (Trưởng phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Nam Định vẫn mặc chiếc áo blouse trắng, mặt lấm tấm mồ hôi. Anh bảo, cả đêm qua đơn vị đi xuống cơ sở mới về. Bây giờ đang tiếp tục giám định các mẫu vật thu được từ hiện trường vụ án. Những chiến sĩ Công an ở bộ phận pháp y, thuộc Phòng Kỹ thuật hình sự luôn có những chuyến công tác đột xuất, bất ngờ như thế. Án xảy ra là họ có mặt bất kể lúc nào, nắng cũng như mưa, ngày cũng như đêm. Đội trưởng Đội Pháp y, Thiếu tá Đỗ Duy Hòa cho biết, sau khi tốt nghiệp Đại học Y khoa, cũng như nhiều sinh viên y khoa khác, anh có biết bao ước mơ bay bổng của một bác sĩ trẻ về nghề trị bệnh cứu người. Nhìn gương mặt hạnh phúc của những bệnh nhân được cứu sống sẽ là niềm hạnh phúc vô bờ của người thầy thuốc… Thế nhưng, anh đã tình nguyện trở thành một bác sĩ pháp y, công tác tại Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Nam Định, đến nay đã được 7 năm. Nhớ những ngày đầu, phải trải qua biết bao khó khăn chỉ có người trong cuộc mới thấu hiểu. Do đặc thù công việc, nhiều đêm đang say giấc nồng bên vợ con, nhận được lệnh là tung chăn ấm lên đường. Có đêm phải vượt qua 50km xuống vùng ven biển để thực hiện khám nghiệm ngay một vụ án mạng vừa mới xảy ra… Công việc của bác sĩ pháp y là thế. Nhớ lại vụ án đã từng xảy ra tại một xã nghèo ở huyện Xuân Trường, một phụ nữ tử vong. Người bị nghi là gây ra cái chết không bình thường này chính là chồng của nạn nhân. Gia đình hai bên mâu thuẫn, xâu xé lẫn nhau. Bác sĩ pháp y đã phải vào cuộc, mổ tử thi để xác định nguyên nhân gây nên cái chết của người phụ nữ này… Đó là một buổi sáng như thường ngày, chị Trần Thị N. vẫn mang thịt lợn ra chợ bán, nhưng hôm nay sắc mặt chị không vui. Chị đã thổ lộ với bạn hàng, hồi sáng vừa cãi nhau với chồng và chồng chị đã tát cho chị mấy cái đến giờ vẫn đau… Chuyện tưởng chỉ có thế, vì ở làng quê, chuyện chồng “bạt tai” vợ mấy cái cũng thường xảy ra. Vừa kể xong câu chuyện thì chị N. bỗng kêu nhức đầu rồi… ngất xỉu. Bà con lập ức đưa chị N. đi cấp cứu nhưng chị đã tắt thở trên đường đi. Tin chị N. bị chồng tát chết đã loan khắp làng trên xã dưới. Người bất ngờ và lo sợ nhất vẫn là anh H. (chồng chị N.). Bị gia đình bên vợ dọa sẽ “thanh toán” nên anh đến thú nhận tại cơ quan Công an trong nỗi sợ hãi: “Các anh ơi, hôm đó em nóng tính lỡ tay tát nhà em có 1 cái thôi, sao lại xảy ra cơ sự thế này”… Các bác sĩ pháp y đã vào cuộc, tìm sự thật đã gây nên cái chết của chị N. Công tác giải phẫu tử thi đã được tiến hành ngay. Cẩn trọng, tỉ mỉ, các bác sĩ đã phát hiện một lượng chất lỏng màu đen trong phổi của nạn nhân, một số vỏ trấu găm vào phế quản. Xem xét kỹ lưỡng những vật thể này, bác sĩ pháp y đã vén bức màn bí mật về cái chết của chị N.. Sáng ấy, sau khi bị chồng tát, chị N. đã chạy ra sau nhà, vì tâm lý bức xúc chị đã trượt chân và ngã. Vô tình một lượng nước bẩn có lẫn cả vỏ trấu ở cạnh chuồng lợn đã bị chị hít phải sặc vào phổi và phế quản. Nước bẩn đã gây ngộ độc, vỏ trấu đã găm chặt vào phế quản sau mỗi lần hô hấp dẫn đến tử vong. Và, cơ quan điều tra cũng phát hiện bộ quần áo bẩn chị N. thay ra sau khi bị ngã tại nhà tắm của gia đình (vội đi chợ sớm nên chị chưa kịp giặt). Vậy là nỗi nghi ngờ chồng sát hại vợ đã được giải tỏa. Từ đó, gia đình hai bên không còn mâu thuẫn và sự hiểu lầm đáng sợ. Cũng với những kết quả chính xác, kịp thời… các giám định viên pháp y đã giúp cơ quan điều tra Công an tỉnh Nam Định nhanh chóng làm sáng tỏ nhiều vụ án nghiêm trọng. Thủ phạm gây án khó có thể trốn thoát nhờ công tác giám định pháp y. Các giám định viên đã cung cấp những chứng cứ dựa trên kết quả khoa học, những dấu vết và chứng cứ biết nói ấy khiến kẻ phạm tội không thể chối cãi. Những kết luận của giám định pháp y sẽ là cơ sở để lần tìm manh mối phá án. Thiếu tá Đỗ Duy Hòa cho biết, mổ tử thi là công việc gian khổ, nơi mổ thường là hiện trường xảy ra vụ án, nơi đồng không mông quạnh hoặc nơi thủ phạm cất giấu thi thể nạn nhân. Có khi đã bị thối rữa lâu ngày, bốc mùi hôi thối nồng nặc… Và, không ít lần còn gặp phải sự phản ứng dữ dội của những người thân trong gia đình người xấu số. Công việc của các bác sĩ pháp y vừa khó, vừa gian khổ mà cuộc sống cũng rất đạm bạc. Biết được điều ấy nên nhiều bác sĩ không chọn nghề này, việc tuyển dụng vào đội ngũ này rất khó. Hiện nay, ở Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Nam Định có 3 bác sĩ (2 người là giám định viên, 1 người chưa được công nhận là giám định viên), 5 trợ lý. Trong 2 giám định viên thì 1 người tuổi đã cao sức khỏe yếu và chuẩn bị nghỉ hưu. Mọi công việc nặng nhọc đều do Thiếu tá Đỗ Duy Hòa đảm nhiệm. Việc chăm lo gia đình, con cái anh đều phó thác cho người vợ hiền là giáo viên. Anh Hòa bộc bạch, đối với nghề giám định pháp y, những ám ảnh tâm lý mới là gánh nặng. Nhưng rồi, thời gian trôi qua, họ cũng quen với công việc vất vả và gắn bó với nhiệm vụ nặng nề này… Chỉ trong 5 năm, các bác sĩ pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an Nam Định đã làm được một khối lượng công việc khổng lồ: giám định tử thi cho hơn 1.000 trường hợp. Các anh chia sẻ, sau những nhọc nhằn của nghề giám định là niềm hạnh phúc đã góp một phần sức lực nhỏ bé vào việc truy tìm và xét xử những tên tội phạm, để cuộc sống mãi bình yên.

TP.HCM: Bệnh sởi và thủy đậu gia tăng

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, số ca mắc sởi và thủy đậu trên địa bàn đang tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Từ đầu năm 2014 đến nay, thành phố có 214 ca thủy đậu, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 138 ca. Bệnh sởi cũng có số ca mắc cao hơn năm trước là 242 ca và các ca mắc sởi vẫn đang tiếp tục tăng cao. Thông thường, bệnh thủy đậu (dân gian thường gọi là trái rạ) sẽ xuất hiện 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Bệnh khởi phát đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước ở mặt, chi sau đó lan nhanh ra toàn thân chỉ trong 12 - 24 giờ. Mụn nước có đường kính từ 1 - 3 mm, chứa dịch trong. Trường hợp nặng, mụn nước sẽ to hơn hoặc khi bị nhiễm trùng, mụn sẽ có màu đục do chứa mủ. Khi mắc bệnh, trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn; ở người lớn thì thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm (Bệnh viện Nhi đồng 1): “Người lớn nếu chưa từng bị thủy đậu cộng với không có miễn dịch từ chích ngừa một lúc nào đó, đến mùa, nếu tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu thì khả năng sẽ mắc bệnh”. Biến chứng nhiều nhất của thủy đậu chính là nhiễm trùng nốt rạ, độ nặng có thể làm nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng sâu sẽ để lại sẹo. Thủy đậu có vắc-xin ngừa. Người lớn và trẻ nhỏ đều cần phải được tiêm ngừa để phòng tránh. Thủy đậu nếu chăm sóc tốt sẽ tự khỏi. Chính vì vậy, việc chăm sóc da cho người bị thủy đậu rất quan trọng. Bệnh sởi hay còn gọi ban đỏ là bệnh truyền nhiễm có tính lây truyền cao, chủ yếu qua đường hô hấp như nước bọt, hắt hơi, sổ mũi hoặc hít phải mầm bệnh từ môi trường. Trẻ em và người lớn đều có thể mắc sởi, đặc biệt là những người chưa được chủng ngừa đầy đủ bằng vắc-xin phòng sởi. Bệnh có thể biến chứng nặng như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản... hoặc mù do khô loét giác mạc vì thiếu vitamin A, thậm chí viêm não, viêm cơ tim có thể dẫn đến tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng. Cũng như bệnh thủy đậu, bệnh sởi có thể phòng tránh nếu như được tiêm ngừa đầy đủ... Khi trẻ mắc bệnh, cần cách ly trẻ ở nhà, không nên đưa trẻ đến trường nhằm tránh lây lan. Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng thành phố - cho biết, thành phố đã có ca đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết và não mô cầu. Bộ Y tế đã đồng ý cho riêng TPHCM được mở rộng độ tuổi, địa điểm và thời điểm tiêm phòng. Trong chiến dịch tiêm cuối tuần này, toàn thành phố sẽ tiêm cho cả trẻ từ 2 - 3 tuổi (theo quy định chung cả nước thì chỉ tiêm phòng sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi đến 2 tuổi), có thể tiêm ngay tại trường mầm non. Ngày tiêm cũng được linh động hơn và kéo dài trong hai tháng. UBND thành phố vừa chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với UBND các quận huyện, phường xã, thị trấn thống kê danh sách trẻ dưới 2 tuổi chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ hai mũi vắc-xin sởi theo quy định, các đối tượng có nguy cơ cao trong ổ dịch sởi cần được tiêm vắc-xin chống dịch theo chỉ định... Cục Y tế dự phòng bảo đảm có đủ vắc-xin cho việc mở rộng tiêm phòng sởi của TPHCM.

Hà Nội mới

Không phân biệt bệnh viện công, bệnh viện tư

Ngày 14-3, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội nghị tăng cường phối hợp giữa bệnh viện (BV) nhà nước và BV tư nhân nhằm thực hiện đề án giảm tải BV của Thủ tướng Chính phủ ở khu vực các tỉnh phía Bắc. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 năm qua, BV tư nhân tăng gấp 4 lần, từ 40 BV năm 2004, đến nay có 170 BV (chiếm 11%). Mặc dù hệ thống BV tư đều được đầu tư với cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ nhưng tỷ lệ khám, chữa bệnh vẫn thấp, công suất sử dụng giường bệnh chỉ chiếm 40-60% với gần 4% lượt khám BHYT. Vì vậy, việc khối BV nhà nước và tư nhân cùng "bắt tay" hợp tác sẽ góp phần giảm tải, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Quan điểm của Bộ Y tế là không phân biệt công - tư, coi hai khối luôn bình đẳng, ở đâu cũng là nơi phục vụ bệnh nhân.

Hai vụ ngộ độc nấm xảy ra trong 5 ngày: Một nạn nhân tử vong, 9 trường hợp nguy kịch

Chiều 14-3, theo tin từ Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), dù được cấp cứu bằng các biện pháp hiện đại nhất nhưng do bệnh tiến triển quá nặng nên cháu Lý Minh Khôi (13 tuổi), nạn nhân trong vụ ngộ độc nấm bao gồm 5 người của hai gia đình ở xóm Vang, xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Báo Hànộimới đưa tin trong số báo ra ngày 11-3) đã tử vong. Hiện 4 bệnh nhân còn lại, có 3 người vẫn đang trong tình trạng nguy kịch, phải lọc máu, thay huyết tương hằng ngày và chưa tiên lượng được tình hình. Ngoài ra, ngày 13-3, Trung tâm Chống độc tiếp nhận thêm 5 trường hợp ngộ độc nấm khác ở xóm Cao Biền, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Các triệu chứng đều giống như nhóm bệnh nhân trước là nôn mửa, tiêu chảy, các xét nghiệm cho thấy bắt đầu có sự phá hủy gan. Loại nấm những nạn nhân này ăn cũng là nấm trắng, cùng loại nấm gây ra 5 ca ngộ độc trước đó. Hiện nay, các bác sĩ đang theo dõi sát diễn tiến sức khỏe của 9 bệnh nhân trên và áp dụng biện pháp điều trị tốt nhất hiện có. Như vậy, chỉ trong 5 ngày, tại huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên) đã xảy ra hai vụ ngộ độc nấm với 10 nạn nhân bị ngộ độc, trong đó một người tử vong.

Nâng cao nhận thức để can thiệp hiệu quả

Một căn bệnh lạ với những dấu hiệu không dễ nhận diện đã cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ sơ sinh, giờ đây đã được các bác sĩ Bệnh viện (BV) Nhi trung ương "điểm mặt, chỉ tên", đó là rối loạn chuyển hóa bẩm sinh (RLCHBS). Dù được nghiên cứu từ lâu trên thế giới nhưng theo PGS.TS Lưu Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế), nhóm bệnh này hiện còn rất mới và chưa được quan tâm nhiều tại Việt Nam. Thường thì bệnh nhân được phát hiện muộn, khả năng phục hồi kém và cũng chỉ đạt 7-8%, còn trên 90% là bị bỏ sót tại cộng đồng.

Nguy cơ tử vong ngay sau sinh

Theo hồ sơ sức khỏe năm 2013 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), RLCHBS được xếp trong số bệnh bất thường bẩm sinh và bệnh di truyền. Trên thế giới, căn bệnh này đã được nghiên cứu trong hơn 100 năm với tỷ lệ mắc chung là 1/2.000 trẻ. Ngành y nước ta mới tiếp cận bệnh này trong khoảng 10 năm trở lại đây và hiện chỉ có BV Nhi trung ương sàng lọc, chẩn đoán và điều trị căn bệnh này. Theo số liệu tổng kết của BV Nhi trung ương (từ tháng 11-2004 đến tháng 10-2013), kết quả xét nghiệm sàng lọc 1.709 trường hợp (chưa có triệu chứng lâm sàng nhưng có nguy cơ cao) cho thấy 160 trẻ (gần 10%) mắc RLCHBS. Đặc biệt, trong 160 bệnh nhân nói trên, có 23 trường hợp RLCHBS khác nhau của axit hữu cơ, axit amin, axit béo, thiếu hụt chu trình urea. Bác sĩ Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền của BV nhận xét, RLCHBS là nhóm bệnh di truyền do tổn thương gen đặc hiệu dẫn tới tắc nghẽn con đường chuyển hóa cần thiết của cơ thể. Bệnh có 3 nhóm chính, gồm rối loạn chuyển hóa đường, đạm và chất béo. Từ 3 nhóm này có thể phát sinh hơn 1.000 bệnh khác nhau. Khi còn trong bụng mẹ, các chất dinh dưỡng mà trẻ tiếp nhận đều được cơ thể mẹ chuyển hóa giúp. Đến khi chào đời và bú sữa, các chất này khi vào cơ thể trẻ mang bệnh sẽ không được chuyển hóa mà ứ lại. "Ở thể nặng, bệnh khiến trẻ tử vong ngay sau sinh; thể nhẹ thì có thể dẫn tới thiếu hụt sản phẩm cần thiết và ứ đọng các chất chuyển hóa, gây tổn thương một hoặc nhiều cơ quan trong cơ thể, dẫn đến sự kém phát triển tâm thần vận động". - bác sĩ Vũ Chí Dũng cho biết.

Chẩn đoán và điều trị sớm - Cơ hội phát triển bình thường cho trẻ

Tuy nhiên, khi tiếp cận, các bác sĩ thường gặp khó khăn do các triệu chứng của bệnh không điển hình, dễ nhầm với các bệnh khác. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Khánh, chuyên gia điều trị RLCHBS cho rằng, có khoảng 50% bệnh nhân mắc RLCHBS có biểu hiện giống suy hô hấp, 50% giống nhiễm trùng huyết, tiêu chảy cấp, thần kinh, co giật… Với những trường hợp như vậy, phải tiến hành xét nghiệm máu, đo nồng độ ammoniac máu… Có trường hợp mẹ không có dấu hiệu tiền sử sản khoa, con sinh đủ tháng, bụ bẫm nhưng sau khi sinh khoảng 2-3 ngày thì trẻ đột ngột bỏ bú, vàng da, ngưng thở, nếu không thể giải thích được bằng các nguyên nhân thông thường thì các bác sĩ cần nghĩ ngay đến RLCHBS. Tại BV Nhi trung ương, RLCHBS chiếm 20 đến 30% số trẻ sơ sinh được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do các triệu chứng không đặc hiệu (bỏ bú, co giật, hôn mê, suy hô hấp…). Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, các trẻ mắc RLCHBS có thể được cứu sống và phát triển bình thường. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong hoặc chịu di chứng thần kinh vĩnh viễn, bị tàn tật và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. PGS.TS Lưu Thị Hồng kể về những trường hợp rất thương tâm, như gia đình chị N.T.C. (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) có 2 người con đã mất khi mới sinh được 2-3 ngày. Người con thứ 3 - cháu N.V.Đ cũng có biểu hiện sau sinh giống như 2 người anh của mình, nhưng may mắn được cấp cứu và điều trị kịp thời. Sau đó, cháu Đ đã được các bác sĩ chỉ định một chế độ ăn ít đạm, cung cấp sữa đặc biệt dành cho trẻ bị RLCHBS và sử dụng thuốc để duy trì hàm lượng ammoniac trong máu bình thường. Nhờ đó, đến nay, bé Đ đã hơn 1 tuổi và phát triển bình thường, nhanh nhẹn. Tương tự, cháu L.M.A. (ở Thanh Hóa) mắc RLCHBS khi 7 tháng tuổi, thường xuyên bị nôn và hôn mê. Nhờ được phát hiện và điều trị kịp thời, đến nay, cháu A đã 3 tuổi và mạnh khỏe như bao đứa trẻ bình thường khác. Mới đây, Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế), BV Nhi trung ương và Công ty TNHH Mead Johnson Nutrition Việt Nam đã cùng ký dự án "Nâng cao nhận thức về sàng lọc, chẩn đoán và điều trị một số RLCHBS (giai đoạn 2014-2018)". Dự án chủ yếu tập trung vào hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về bệnh RLCHBS cho đội ngũ cán bộ y tế và cộng đồng. Trong 5 năm thực hiện, dự án sẽ tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ y tế cả nước về các mô hình can thiệp hiệu quả đối với bệnh RLCHBS. "Đến thời điểm này, cần có sự chung tay của tất cả các bên liên quan để giành lại sự sống cho từng trẻ nhỏ, nhằm giảm nhẹ những nỗi đau, mất mát cho nhiều gia đình", PGS.TS Lưu Thị Hồng chia sẻ.

Các điểm tiêm chủng sắp được bổ sung vắc xin phòng thủy đậu

Như Báo Hànộimới đã đưa tin về tình trạng nhiều điểm tiêm chủng hết vắc xin tiêm phòng bệnh thủy đậu, ngày 16-3, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) thông báo đã nhập khẩu gần 80.000 liều vắc xin phòng thủy đậu. Sau khi Viện Kiểm định quốc gia về vắc xin và sinh phẩm y tế kiểm định độ an toàn, số lượng vắc xin này sẽ được chuyển đến các điểm tiêm chủng trên cả nước. Cục Quản lý dược cũng đề nghị các cơ sở tiêm chủng tiếp tục đánh giá nhu cầu vắc xin thủy đậu, gửi dự trù để tiếp tục cho nhập khẩu. Theo các chuyên gia y tế, bệnh thủy đậu đang gia tăng tại một số địa phương, như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Khánh Hòa, Đà Nẵng… với mức độ lây lan nhanh qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Tuy nhiên, Việt Nam đang bị động ở khâu phòng bệnh vì tất cả vắc xin ngừa thủy đậu đều được nhập khẩu. Hiện, 2 loại vắc xin thủy đậu được sử dụng phổ biến ở các điểm tiêm chủng dịch vụ có xuất xứ từ Bỉ và Nhật Bản.

Tuổi trẻ

Cần mở rộng thanh toán BHYT tại cơ sở y tế tư nhân

Đây là đề nghị của đại diện các bệnh viện tư nhân tại hội nghị phối hợp y tế công tư để giảm tải BV khu vực phía Bắc, do Bộ Y tế tổ chức ngày 14-3 ở Hà Nội. Theo ông Phạm Lương Sơn - trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế Bảo hiểm xã hội VN, trong số trên 2.600 cơ sở y tế đã ký hợp đồng khám bệnh bảo hiểm y tế, mới có trên 500 cơ sở tư nhân. Bộ Y tế chưa có bộ tiêu chí đánh giá và phân loại hạng bệnh viện, cơ sở y tế tư nên Bảo hiểm xã hội gặp nhiều khó khăn trong việc áp mức viện phí chi trả cho cơ sở y tế để thanh toán cho bệnh nhân.

Khám mắt miễn phí 500 người cao tuổi

Sáng 15-3, hàng trăm người cao tuổi trên địa bàn TP.HCM đã đến Nhà thi đấu Nguyễn Du, Q.1 để được khám mắt miễn phí. Đây là chương trình do Trung tâm mắt kĩ thuật cao bệnh viện 30-4 phối hợp với Hội người cao tuổi Q.1 tổ chức. Người cao tuổi đến đây sẽ được đo, chụp khúc xạ mắt và kiểm tra các triệu chứng bệnh liên quan đến mắt. Bà Nguyễn Thị Lài (70 tuổi, ngụ Q.1) cho biết mắt bà càng ngày càng yếu dần và nhìn không rõ, khó phân biệt màu sắc. Đến đây khám thì mới phát hiện bị đục thủy tinh thể. Sắp tới bà sẽ phẫu thuật để tầm nhìn được tốt hơn. Theo các bác sĩ, trong đợt khám mắt này đa số người cao tuổi mắc các bệnh như : đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt do biến chứng của bệnh tiểu đường. Dự kiến trong ngày hôm nay chương trình sẽ khám mắt cho khoảng 500 người cao tuổi. Đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa và thiết thực của Trung tâm mắt kĩ thuật cao bệnh viện 30-4 dành cho người dân thành phố.

Cần mở rộng thanh toán BHYT tại cơ sở y tế tư nhân

Đây là đề nghị của đại diện các BV tư nhân tại hội nghị phối hợp y tế công tư để giảm tải bệnh viện khu vực phía Bắc, do Bộ Y tế tổ chức ngày 14-3 ở Hà Nội. Theo ông Phạm Lương Sơn - trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế Bảo hiểm xã hội VN, trong số trên 2.600 cơ sở y tế đã ký hợp đồng khám bệnh bảo hiểm y tế, mới có trên 500 cơ sở tư nhân. Bộ Y tế chưa có bộ tiêu chí đánh giá và phân loại hạng bệnh viện, cơ sở y tế tư nên Bảo hiểm xã hội gặp nhiều khó khăn trong việc áp mức viện phí chi trả cho cơ sở y tế để thanh toán cho bệnh nhân.

Thu hồi trên 4,3 tỷ đồng do cấp trùng thẻ BHYT

Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký quyết định thu hồi trên 4,3 tỷ đồng do cấp trùng thẻ BHYT cho các đối tượng sử dụng ngân sách địa phương đảm bảo trong 02 năm 2011, 2012 nộp vào ngân sách nhà nước tỉnh. Cụ thể, thu từ việc cấp trùng cho các đối tượng là cựu chiến binh và thanh niên xung phong trên 11,6 triệu đồng, người hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội trên 368,5 triệu đồng, người nghèo và người dân tộc thiểu số đang sống ở vùng đặc biệt khó khăn trên 2,1 tỷ đồng, trẻ em dưới 6 tuổi trên 1,85 tỷ đồng.

Cắt u quái nặng 1,9kg ở trẻ sơ sinh

Các bác sĩ khoa ngoại ung bướu Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM phối hợp cùng bác sĩ Corbally Martin (Ireland) đã phẫu thuật thành công một trường hợp u quái khổng lồ vùng cùng cụt ở một bé trai sơ sinh 5 ngày tuổi. Bà L.T.H.D., mẹ bé, cho hay có siêu âm tiền sản và phát hiện u lúc thai 6 tháng, vì vậy đã quyết định sinh mổ chủ động. Sau sinh, bé nhanh chóng được chuyển viện sang Bệnh viện Nhi Đồng 2 với tình trạng có một khối u to kích thước 25x8x13cm ở vùng cùng cụt, to gần bằng 2/3 người bé. Lúc nhập viện, bé có tình trạng suy hô hấp nhẹ, vàng da, chóp u bắt đầu có hiện tượng loét. Bé nhanh chóng được điều trị chống nhiễm trùng, chiếu đèn điều trị vàng da và lên lịch mổ cắt u. Trước mổ, chụp CT scan cho thấy đây là dạng u quái bên trong chứa nhiều thành phần: mô đặc, mô mỡ, nang dịch... và được nuôi bởi nhiều nhánh mạch máu xuất phát từ động mạch đùi hai bên. Do đó, ca mổ kéo dài hơn dự kiến nhưng cuối cùng các bác sĩ đã cắt được trọn vẹn khối u (nặng 1,9kg) và không gây mất quá nhiều máu cho bé. Hiện hậu phẫu bé tiến triển tốt, ổn định, bú được và lên ký, vết mổ khô, chức năng đi cầu không bị ảnh hưởng. Bác sĩ Nguyễn Trần Việt Tánh, thay mặt kíp mổ và gây mê, cho hay bé quá nhỏ mà u quá to nên việc chuẩn bị trước phẫu thuật và gây mê cho bé khá khó khăn, ngoài ra việc phẫu thuật sao cho bảo tồn được các chức năng sinh lý vùng hậu môn cho bé mới là quan trọng nhất. Bác sĩ cho biết thêm u quái cùng cụt là dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ với tỉ lệ khoảng 1/35.000-40.000 trẻ sinh sống, tỉ lệ nữ so với nam 4:1. Nguyên nhân gây dị tật này đến nay vẫn chưa rõ, phần lớn y kiến cho rằng do bất thường trong quá trình hình thành phôi thai. Yếu tố gen hay di truyền không được ghi nhận và có vẻ không ảnh hưởng đến quá trình thai kỳ lần sau. Phần lớn các trường hợp u là lành tính và trẻ gần như phục hồi hoàn toàn sau phẫu thuật. Tuy nhiên, do u quá lớn sẽ đưa đến các biến chứng như loét u, chảy máu u, lấy một phần chất dinh dưỡng nuôi cơ thể nên bé thường còi cọc, suy dinh dưỡng. Phẫu thuật là phương pháp giải quyết bệnh. Do đó, các bậc cha mẹ có con chẳng may bị dị tật này nên đưa con khám và chữa trị sớm.

Khai trương phòng khám mắt thân thiện

Ngày 17-3, Bệnh viện Mắt T.Ư và Tổ chức Orbis đã ký thỏa thuận hỗ trợ hệ thống chăm sóc mắt cho trẻ em, triển khai tại Bệnh viện Mắt T.Ư. Theo ông Nguyễn Xuân Tịnh - phó trưởng khoa mắt trẻ em (Bệnh viện Mắt T.Ư), dự án này trị giá gần 1,2 triệu USD, thực hiện từ năm 2014-2017, tập trung cải thiện hệ thống dịch vụ chăm sóc mắt cho trẻ em, chuẩn hóa chương trình đào tạo nhãn nhi ở VN cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế... Mục tiêu là sau năm 2020, hệ thống chăm sóc mắt tại Bệnh viện Mắt T.Ư đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong khuôn khổ dự án trên, dịp này Bệnh viện Mắt T.Ư đã khai trương một phòng khám mắt thân thiện với trẻ em nằm trong Trung tâm mắt trẻ em. Phòng khám đã được đầu tư thiết bị khám và chăm sóc mắt hiện đại, có đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo kỹ năng giao tiếp thân thiện với trẻ. Trong những năm 2000, nhiều kỹ thuật điều trị mắt cho trẻ em chưa được triển khai, nhưng hiện VN đã làm chủ được nhiều kỹ thuật khó, trong đó có kỹ thuật cắt dịch kính điều trị bệnh võng mạc cho trẻ em sinh non.

Thêm văcxin thủy đậu được nhập về VN

Cục Quản lý dược vừa thông báo đã có thêm 20.000 liều văcxin ngừa thủy đậu được nhập khẩu về VN, bên cạnh gần 78.000 liều nhập khẩu khẩn cấp đã về VN trước đó. Số văcxin này đã hoàn tất kiểm định độ an toàn và đang chờ kiểm tra tính sinh miễn dịch trước khi cung cấp ra thị trường. Trả lời lý do văcxin thủy đậu đã thiếu từ tháng 10-2013 đến nay nhưng việc cho nhập khẩu bổ sung quá chậm trễ, Cục Quản lý dược cho rằng dịch thủy đậu diễn biến thất thường dẫn đến dự trù của cơ sở kinh doanh văcxin chưa sát thực tế, gây khó khăn cho việc đảm bảo cung ứng văcxin thời gian qua, một phần do công tác điều phối nhập khẩu còn chậm trễ.

14 người Nga tử vong vì uống rượu giả

Các nhà điều tra Liên bang Nga cho biết ít nhất 14 người tại một ngôi làng miền Viễn Đông nước này đã thiệt mạng vì ngộ độc methanol sau khi uống nhầm rượu giả, theo StarTribune ngày 17-3. Các quan chức tại khu vực Krasnokamensk tin rằng rượu giả này nhập khẩu từ Trung Quốc, nơi chỉ cách ngôi làng này khoảng 1 giờ lái ôtô. CTV News dẫn lời của Ủy ban điều tra Liên bang Nga cho biết cơ quan chức năng hiện tạm giữ cư dân Krasny Velikan (49 tuổi) vì tình nghi ông này bán rượu giả cho các nạn nhân. Nhiều năm qua chính quyền Matxcơva đã phải chiến đấu một cách vô vọng trong cuộc chiến chống mua bán rượu giả và hiện nay hầu hết các hoạt động mua bán này diễn ra trực tuyến nên rất khó nắm bắt. Đầu tháng này giá rượu vodka tại Nga đã tăng lên 199 ruble (khoảng 5,4 USD). Các chuyên gia cũng bày tỏ sự lo lắng về việc giá rượu tăng tại Nga có thể khiến nhiều người dân nước này quay sang tiêu thụ rượu lậu.

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ ống nghe và bàn tay bác sĩ

Theo kết quả khảo sát vừa được thực hiện bởi các chuyên gia của Chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn và Trung tâm hợp tác với WHO về an toàn bệnh nhân thuộc Bệnh viện Đại học Geneva, Thụy Sĩ, ống nghe và các đầu ngón tay của bác sĩ khám bệnh có chứa rất nhiều vi khuẩn. Để so sánh mức độ ô nhiễm của bàn tay và ống nghe của bác sĩ và khám phá những nguy cơ lây nhiễm chéo vi khuẩn thông qua việc sử dụng ống nghe, người ta đã tiến hành một nghiên cứu từ ngày 1-1-2009 đến 31-5-2009 liên quan đến 83 bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đại học Geneva, Thụy Sĩ. Các nhà nghiên cứu đã mang găng tay vô trùng, sử dụng ống nghe tiệt trùng để khám bệnh cho 33 bệnh nhân. Kỹ thuật vi sinh tiêu chuẩn được sử dụng để xác định số lượng vi khuẩn lây nhiễm ở bàn tay và ở ống nghe khảo sát. Kết quả ghi nhận được cho thấy màng của ống nghe chứa tổng số vi khuẩn hiếu khí ít hơn các đầu ngón tay có mang găng, nhưng nhiều hơn đáng kể so với lượng vi khuẩn có mặt ở lòng và mu bàn tay. Việc khảo sát tương tự đã được thực hiện đối với 50 bệnh nhân khác bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng kháng methicillin (methicillin-resistant Staphylococcus aureus - MRSA). Các bác sĩ rửa tay sạch và sát khuẩn bàn tay, sử dụng ống nghe tiệt trùng trong mỗi lần khám bệnh thì dụng cụ không bị dính MRSA từ 12 bệnh nhân. Tuy nhiên, khi khảo sát 38 bệnh nhân còn lại, ngón tay các bác sĩ và màng ống nghe đã bị lây nhiễm số lượng MRSA tương tự và nhiều hơn đáng kể so với lòng và mu bàn tay hoặc dây ống nghe. Những dữ liệu này đã xác nhận mối liên quan giữa hệ vi khuẩn của ống nghe và sự nhiễm trùng bệnh viện, cho thấy đầu ống nghe của bác sĩ khám bệnh có thể trở thành một ổ lây nhiễm bệnh như các đầu ngón tay của bác sĩ trong các khảo sát.

Lao động

Sứ mệnh thiêng liêng của những người chuyển, trao ánh sáng

Tiếng chuông điện thoại lúc 1h đêm khiến anh Nguyễn Hữu Hoàng - PGĐ Ngân hàng Mắt (NHM), BV Mắt T.Ư - bừng tỉnh giấc. Phía bên kia đầu dây là bác Nguyễn Đình Tú - Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Cồn Thoi (huyện Kim Sơn, Ninh Bình). Anh Hoàng vơ vội chiếc áo rét, cho kịp chuyến xe xuống Ninh Bình lấy giác mạc của một người hiến vừa qua đời.

Vượt qua thử thách áp lực tâm lý

Chiếc xe ôtô đưa kíp kỹ thuật viên của NHM tới nơi ở của người hiến giác mạc hôm đó là bác V.T.H (64 tuổi, ở xóm 7, xã Cồn Thoi) cũng đã hơn 4h sáng. 7 năm qua, từ khi cụ bà Nguyễn Thị Hoa - người dân xứ đạo này trở thành người đầu tiên hiến giác mạc - thì Cồn Thoi cũng trở thành quê hương của phong trào hiến tặng giác mạc. Đây là ca hiến giác mạc thứ 155 được NHM thu nhận ở đây. Trước lúc mất, bác H đã có di nguyện được hiến giác mạc, nhưng vẫn không thể bỏ qua thủ tục làm biên bản thu nhận giác mạc giữa NHM với phía gia đình. Với rất nhiều người, quan điểm chết phải toàn thây vẫn là một tiềm thức ăn sâu chưa dễ vượt qua. Vì thế, chỉ cần 1 người thân còn có ý kiến phản đối thì công việc sẽ không thể tiến hành. Thắp nén nhang cho người quá cố, kíp kỹ thuật xin phép gia đình bắt tay ngay lấy giác mạc để kịp thời gian, không quá 8 tiếng đồng hồ. Ngoài thân nhân của người qua đời, thường còn có xóm giềng tới để tận mắt xem chuyện lấy giác mạc có kinh khủng lắm không. Nhất cử, nhất động của người kỹ thuật viên, từ lúc chuẩn bị trang phục, đeo găng tay, khẩu trang và lấy dụng cụ, nhất là thao tác bóc tách lớp giác mạc trên đôi mắt người hiến đều được hàng chục con mắt đổ dồn và gần như nín thở theo. Nếu tâm lý không vững, các kỹ thuật viên NHM không dễ vượt qua áp lực này. Giác mạc - lớp màng mỏng có đường kính xấp xỉ 1cm - khi được lấy ra phải không bị co kéo, nhăn nhúm, gấp nếp trước khi đưa vào bảo quản trong lọ dung dịch. Do đó, công việc này yêu cầu sự chính xác và tỉ mẩn, nếu mọi nỗ lực từ lúc các cộng tác viên chữ thập đỏ tư vấn để gia đình và người đồng ý hiến giác mạc trước khi qua đời, êkíp kỹ thuật viên NHM di chuyển hàng trăm cây số… đều uổng phí. Nguyễn Hữu Hoàng được đào tạo chính quy ở Ấn Độ, và trở thành kỹ thuật viên đầu tiên lấy giác mạc của NHM, đến giờ vẫn cảm nhận được rõ áp lực đó. Lẽ thường, khi giác mạc đầu tiên được lấy suôn sẻ, sự quan tâm tò mò của người dân sẽ vơi bớt đi. Nhiều người thở phào: “Hóa ra chỉ lấy màng mỏng thế thôi à, đâu phải là lấy cả mắt. Thế thì tôi cũng hiến được”, đám đông cũng thưa dần. Khi đó, giác mạc thứ 2 sẽ lấy được nhanh hơn. Với kinh nghiệm thao tác trên hàng trăm trường hợp, thời gian để để lấy của anh Hoàng chỉ chưa đầy 30 phút. Việc lấy giác mạc của bác H đã diễn ra thuận lợi vì các thành viên gia đình không ai có ý kiến ngược lại. Thêm nữa, đôi mắt của người quá cố không quá nhỏ và quá sâu nên dễ thao tác hơn. Với nhiều trường hợp, giường nằm ở vị trí thấp, người kỹ thuật viên cúi và tập trung thao tác hơn nửa giờ đồng hồ, khi xong việc cũng đã mỏi vai cổ rất lâu.

Sự ký thác thiêng liêng

Khi đôi giác mạc đã được bảo quản an toàn trong dung dịch, trời mới bắt đầu sáng. Họ ở lại trò chuyện, chia sẻ cùng gia đình, rồi lại vội vã trở về Hà Nội để kịp thời đưa giác mạc vào bảo quản. Nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy người hiến không bị mắc các bệnh truyền nhiễm như: HIV, viêm gan B, viêm gan C, bệnh dại… giác mạc sẽ được đưa vào xử lý, chờ ghép cho những bệnh nhân đang mong chờ tìm lại ánh sáng. 7 năm qua, Nguyễn Hữu Hoàng và 2 đồng nghiệp không biết bao nhiêu lần nghe cùng một câu hỏi: “Liệu làm như thế, có bị ám ảnh”. Song việc lấy giác mạc của người qua đời và ghép cho một người bệnh đang cần, anh Hoàng tự ví von mình là người nhận sự ký thác thiêng liêng của những người đã khuất chuyển trao lại ánh sáng cho những người khác. Và với người đang được lấy giác mạc, anh Hoàng cũng luôn nhìn thấy đó như là một bệnh nhân đang nằm ngủ, cần thao tác khéo léo để tránh cho người bệnh đau đớn. Thực hiện thiện nguyện của một con người có nghĩa cử cao đẹp, luôn quan niệm như thế nên anh Hoàng chưa một lần thấy mộng mị hay điều gì tương tự. Là kỹ thuật viên của NHM - đó là nghề và với các cán bộ của ngân hàng này, đó cũng là nghiệp. Công việc đã rèn cho anh Hoàng sự cẩn thận, thâm trầm hơn nhiều so với những ngày đầu tiên. Thậm chí, ngay cả khi vui bạn bè, anh Hoàng cũng dặn mình không được quá chén. Bởi khi có điện thoại báo có người qua đời hiến giác mạc, họ đều phải lên đường ngay, bất cứ thời gian nào đêm hay ngày, thời tiết tốt hay xấu. Một hình ảnh thiếu thiện cảm của cán bộ NHM trong thời khắc quan trọng của gia đình đang tang gia chắc chắn sẽ là một điểm trừ trong con mắt người dân. Mỗi người hiến giác mạc là có thêm cơ hội sáng mắt cho 2 người. Trong khi đó, vận động được một người hiến giác mạc là kết quả xây đắp từng ngày, từng tháng qua nhiều năm của biết bao người tâm huyết. Phong trào hiến tặng giác mạc đã được gây dựng từ xứ đạo Cồn Thoi suốt 7 năm qua, với gần 300 giác mạc được hiến ở đây, chiếm 70% số lượng giác mạc được hiến trong cả nước. Ngoài Kim Sơn, đã có một số giác mạc được người dân ở rải rác các tỉnh/TP Hà Nội, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bắc Ninh hiến tặng. Nhưng để gây dựng và duy trì được nghĩa cử hiến giác mạc đông đảo như ở Kim Sơn không dễ dàng, nếu không có sự tham gia của chính quyền địa phương, Hội chữ thập đỏ, các cha xứ tâm huyết với phong trào nhân đạo và chính người dân nơi đây. Năm 2013, NHM đã lấy được giác mạc từ 40 người hiến, vượt qua “giới hạn” 36 ca hiến/năm trong rất nhiều năm trước đó. Thế mà, chỉ trong 2 tháng đầu năm nay, đã có 15 ca hiến giác mạc. Ai cũng hy vọng đó là những dấu hiệu khởi sắc của một năm mà NHM sẽ “giàu có”. Tủ bảo quản giác mạc sẽ có nhiều “vốn” hơn. Có như thế, danh sách chờ đợi hơn 1.000 người có chỉ định ghép giác mạc mới có thể rút ngắn nhanh hơn... Tuy nhiên, đến nay cả trong nam và ngoài bắc hiện chỉ có 3 người như anh Hoàng ở NHM - BV Mắt T.Ư, 1 người ở NHM thuộc Quỹ bảo trợ bệnh nhân nghèo TPHCM thực hiện công việc “người truyền trao ánh sáng”. Họ là những người thực hiện sứ mệnh thiêng liêng, mang những tấm lòng thiện nguyện của những con người đầy tình yêu thương nhân thế dù ra đi vẫn muốn sẻ chia cả đôi mắt - hạt ngọc ánh sáng - lại cho thế gian, giúp bừng dậy ánh sáng cho những kiếp người đang mông lung trong bóng tối, đã được chuyển trao trọn vẹn…

Đất việt

100% bệnh viện đều có ‘bóng’ tội phạm

Ngành y tế thừa nhận, hiện 100% BV trên cả nước đều xảy ra tình trạng mất an ninh. Nỗi niềm thầy thuốc trước nạn côn đồ trong bệnh viện. Côn đồ rình rập, an ninh bệnh viện lỏng lẻo. Khoảng một năm trở lại đây, đã có hàng chục vụ tội phạm trộm cắp, lừa đảo, giả danh bắt cóc trẻ em hay hành hung bác sĩ xảy ra tại các BV công lập gây bức xúc dư luận. Với ba nhóm hình thức tội phạm chính là: trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; cò mồi, giả danh bắt cóc trẻ em; gây rối phá hoại tài sản công cộng. Trong đó, bức xúc nhất là tình trạng bắt cóc trẻ em.

Thực trạng báo động

Mới đây, lực lượng bảo vệ BV Bạch Mai (Hà Nội) bắt quả tang Vũ Quốc Bảo (31 tuổi, ở Can Lộc, Hà Tĩnh) giả danh bác sĩ của BV Bạch Mai, vào tận Khoa Chẩn đoán hình ảnh của BV để lừa đảo khám rồi thu tiền của người bệnh. Sau khi điều tra, bước đầu, Công an đã xác định được Bảo đã tiến hành hơn 20 vụ lừa đảo ở nhiều BV. Cuối tháng 11/2013, BV Chợ Rẫy TP.HCM cũng đã bắt được Thái Thanh Phú (26 tuổi, trú tại quận 4, TP.HCM) giả danh bác sĩ vào xem bệnh án để thực hiện ý đồ xấu. Theo BV Chợ Rẫy, đây là trường hợp giả danh nhân viên y tế lần thứ hai được phát hiện trong năm 2013. Trước đó, đã có một số trường hợp mạo danh Công an, bác sĩ, y tá, nhà sư... trà trộn vào với mục đích xấu. Một vụ gây chấn động dư luận là vụ Trần Tuấn Khương đã "cắt chân" chị gái ruột là Trần Thanh Dung (51 tuổi, trú khu tập thể Thành Công) tại Khoa Phẫu thuật thần kinh, BV Xanh - Pôn (Hà Nội) vào sáng sớm 2/1. Không chỉ các bệnh nhân, các thầy thuốc làm việc trong các BV cũng là những người dễ chịu ảnh hưởng của an ninh BV. Các bác sĩ, nhân viên Khoa Cấp cứu Bệnh viện (BV) Nhân dân Gia Định vẫn chưa hết bàng hoàng sau khi bị nhóm côn đồ tấn công vào rạng sáng 23/9/2013. Đang cấp cứu cho các bệnh nhân thì bất ngờ một đám đông khoảng 30 người cầm gậy gộc, mã tấu kéo vào bệnh viện đòi “tính sổ”, đòi “nợ máu” một bệnh nhân đang điều trị tại đây vì cho rằng bệnh nhân này đã gây ra cái chết cho người nhà của họ. Sự việc trên khiến các nhân viên y tế bị vạ lây, nhóm “côn đồ” đòi “xử” luôn các nhân viên y tế vì cho rằng họ nhận tiền của bệnh nhân này nên đã bao che. Không chỉ lừa tiền bạc, gây tổn thương về sức khỏe người bệnh, một loại tội phạm mới xuất hiện và để lại những hậu quả khôn lường cho cả các bệnh nhân lẫn uy tín của các bệnh viện là bắt cóc trẻ em. Ở một nơi coi là đầy niềm hạnh phúc, vì là BV nơi các em bé chào đời, nhưng thực tế cũng đầy nguy hiểm rình rập. Vụ bắt cóc trẻ sơ sinh đầu tiên xảy ra vào tháng 11/2011, tại BV Phụ sản Trung ương đã làm rúng động dư luận cả nước khi Nguyễn Thị Lệ (29 tuổi, ở Bắc Giang) chỉ với thủ đoạn mặc áo blouse trắng để giả danh bác sĩ, rồi vào tận phòng của sản phụ Trần Thị Thơm để bắt cóc bé trai. Vụ việc thiết nghĩ đã đủ cảnh báo cho các BV trong vấn đề bảo vệ an ninh, nhưng chỉ gần 1 năm sau, ngày 26/8/2012, tại BV Phụ sản Thái Bình lại xảy ra một vụ bắt cóc trẻ sơ sinh cũng với thủ đoạn na ná: Kẻ gian mặc áo blouse, giả nhân viên y tế để "đưa cháu đi tắm". Và rồi, do không thoát được nên tội phạm đã để cháu bé giấu trong túi du lịch vứt ở cầu thang máy tầng 3 của BV. Những tưởng an ninh BV sẽ được siết chặt hơn sau các cú sốc không chỉ với gia đình các nạn nhân, mà với toàn xã hội. Thế nhưng, ngày 9/1/2014, thêm một vụ bắt cóc bé sơ sinh xảy ra. Lần này là tại Khoa sản BV quận 7, TP.HCM. Mới đây nhất, ngày 14/3, Phòng Cảnh sát Điều tra về Trật tự Xã hội (PC 45) Công an TP.HCM cho biết, đã phối hợp với Công an quận 7 tóm gọn băng nhóm buôn bán trẻ sơ sinh. Từ tháng 6/2013 đến đầu năm 2014, nhóm này đã mua bán trót lọt 20 trẻ sơ sinh (Đất Việt đã thông tin).

Dễ “bắt mạch” nhưng khó “điều trị”

Theo các chuyên gia y tế, tình trạng trên dễ “bắt mạch” nhưng khó “điều trị”. Do quá tải dẫn đến tình trạng lộn xộn trong bệnh viện, quy trình tiếp nhận bệnh nhân còn bất cập. Rồi ngay cả nhân viên y tế trong cùng bệnh viện cũng không biết hết nhau, chưa kể một lượng lớn sinh viên thực tập cũng mặc áo nhân viên. Đây là cơ hội cho kẻ gian giả danh bác sĩ, y tá trà trộn để lừa đảo người nhà, bệnh nhân. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Dung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, các thủ đoạn của tội phạm không khó nhận biết nhưng ngăn chặn triệt để thì không dễ. Bởi theo ông Dung, bệnh viện như một xã hội thu nhỏ: Ngoài cổng bệnh viện có các đối tượng cò mồi, trông giữ xe tự do, hàng quán... “chặt chém” khách. Trong bệnh viện, kẻ xấu trà trộn giả làm người nhà vào thăm bệnh nhân trộm cắp tài sản. Giang hồ thanh toán nhau cũng đưa vào bệnh viện cấp cứu, thậm chí gây rối loạn, dọa nạt nhân viên y tế. Tuy nhiên, dù bao biện bằng bất cứ lý do nào đi nữa, thì để xảy ra những hiện tượng bắt cóc hay bạo lực, hành hung trong bệnh viện cũng là vấn đề đáng báo động. Trách nhiệm đó thuộc về nhân viên, bác sĩ và bệnh viện. Nếu họ thực sự tâm huyết, sát sao với bệnh nhân của mình, quản lý bệnh viện chặt chẽ khoa học sẽ không có những hiện tượng đáng lo ngại đó xảy ra trong một môi trường mà người dân đang tìm đến sự sống và bình yên.

Điều 120. Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em: 1. Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Vì động cơ đê hèn; d) Đối với nhiều trẻ em; đ) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; e) Để đưa ra nước ngoài;

g) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo; h) Để sử dụng vào mục đích mại dâm; i) Tái phạm nguy hiểm; k) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến năm năm.

Thanh niên

Lợi ích nhóm làm tăng quá tải bệnh viện

Hội nghị về tăng cường phối hợp giữa BV công với BV tư nhân thực hiện đề án giảm tải BV của Thủ tướng Chính phủ khu vực phía bắc đã được Bộ Y tế tổ chức sáng 14.3 tại Hà Nội. Theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, khu vực BV tư, công suất giường bệnh trung bình chỉ đạt 40 - 60%, trong khi đó BV công là 90 - 110%. Quá tải ở BV công làm ảnh hưởng chất lượng điều trị, bệnh nhân chờ đợi mệt mỏi. Nhiều ý kiến từ khu vực BV tư cho rằng, có rào cản vô hình nhưng rất bền vững, đó là các BV công dù quá tải nhưng cũng rất không muốn chuyển bệnh nhân vì không muốn mất “khách hàng” vì nghĩ đó là chia sẻ lợi ích.“Đúng là có “rào cản ngầm” đang tồn tại nơi này nơi khác, BV này với BVkhác, BV công với BV tư nhưng Bộ Y tế sẽ có chính sách quyết liệt giảm tải BV công vì quyền lợi của người bệnh”, ông Lương Ngọc Khuê nói. Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chế độ bảo hiểm y tế(BHYT), bảo hiểm xã hội VN cho biết, rất khuyến khích y tế tư nhân đủ điều kiện ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT. Hàng chục ngàn thẻ BHYT đã đăng ký khám chữa bệnh tại phòng khám, BV tư nhân và số này ngày càng tăng. Ông Sơn đề nghị: “Bộ Y tế cần có tiêu chí xếp hạng BV tư. Xếp hạng BV quyết định mức giá dịch vụ, danh mục thuốc được BHYT thanh toán, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người bệnh”. Chủ trì hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ, BV tư nhân khó khăn về thương hiệu vì họ ra đời sau. Giá dịch vụ y tư nhân cao hơn vì phải tính đúng, tính đủ vì phải lo trả lương cho nhân viên, lo tiền thuê đất đai mặt bằng, đầu tư ban đầu. Y tế tư nhân hạn chế về phát triển kỹ thuật, trang thiết bị. Bộ sẽ có cơ chế để các BV công đầu ngành chuyển giao kỹ thuật cho BV tư. “Tới đây một số BV công sẽ thí điểm viện phí tính đúng, tính đủ 100% chi phí như BV tư. Đặc biệt, các BV công sẽ phải vay vốn mua máy, tự quản lý vận hành, hạn chế việc phối hợp với tư nhân đặt máy chia chác lợi nhuận”.

Bệnh viện không bỏ mặc bệnh nhân cho đến chết

Ngày 14.3, người nhà bệnh nhân Bùi Hữu Hòa (65 tuổi, ngụ tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng) đã yêu cầu các cơ quan chức năng sớm xác minh làm rõ nguyên nhân tử vong của ông Hòa. Theo bà Huỳnh Thị Kim Chi (62 tuổi, vợ ông Hòa), ngày 3.3, ông Hòa mắc bệnh với triệu chứng khó thở nên được người nhà chuyển vào Bệnh viện 30 tháng 4 tỉnh Sóc Trăng điều trị. Tại đây, qua xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán ông Hòa bị bệnh phổi mãn tính và cần nhập viện điều trị dài ngày. Đến khoảng 10 giờ ngày 12.3, sau khi được bác sĩ tiêm thuốc Cefotaxim để điều trị viêm phổi, chỉ 5 phút sau, ông Hòa có triệu chứng nôn ói, khó thở, chảy nước dãi. Ngay lập tức người nhà ông Hòa yêu cầu kíp trực đến giường bệnh kiểm tra sức khỏe ông Hòa. Các y, bác sĩ bệnh viện, trong đó có cả ban giám đốc bênh viện đã nhanh chóng, tích cực cấp cứu bệnh nhân bằng mọi biện pháp. Tuy nhiên, đến khoảng 11 giờ 30 phút ngày 12.3, ông Hòa tử vong. Ngày 14.3, trao đổi với phóng viên Thanh Niên o­nline về trường hợp tử vong của ông Hòa, bác sĩ Trần Thành Tuấn, Giám đốc Bệnh viện 30 tháng 4 tỉnh Sóc Trăng, cho biết về nguyên nhân tử vong của ông Hòa đang chờ kết luận chính thức của các cơ quan chức năng. Về kíp trực của các y, bác sĩ, bước đầu qua kiểm tra, bệnh viện xác định đã làm đúng trách nhiệm, hết sức mình để điều trị và cứu chữa bệnh nhân. Theo ông Tuấn, ngay sau khi sự việc xảy ra, ban giám đốc bệnh viện đã báo cáo nhanh đến Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng và gửi mẫu thuốc Cefotaxim qua Trung tâm kiểm nghiệm của tỉnh Sóc Trăng để xác định chất lượng của thuốc. Ngoài ra, bệnh viện cũng báo cáo về Trung tâm phản ứng có hại của thuốc (ADR) đặt tại TP.HCM, đồng thời phối hợp với Công an tỉnh Sóc Trăng tiến hành mổ tử thi, lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm. Ông Tuấn cũng khẳng định thông tin cho rằng bệnh viện bỏ mặc ông Hòa cho đến chết là hoàn toàn sai lệch. Các y, bác sĩ của bệnh viện đã cư xử và chăm sóc tốt bệnh nhân Hòa trong nhiều ngày nhập viện điều trị.

10 tỉnh, thành có ca bệnh sán lá phổi

Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư, kết quả điều tra mới nhất cho thấy 10 tỉnh thành ghi nhận có ca bệnh sán lá phổi là: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn, Hòa Bình, Nghệ An, Phú Thọ, Tuyên Quang. Bệnh do loài sán hình bầu dục, to bằng hạt cà phê ký sinh trong phổi hoặc màng phổi. Sán lá phổi tạo nên những ổ áp xe gây ho ra máu hoặc tràn dịch màng phổi. Đôi khi sán ký sinh ở nơi khác như phúc mạc, dưới da, tinh hoàn, đặc biệt ở não, gây các triệu chứng về thần kinh như co giật, động kinh, nhức đầu, liệt... Loài sán này có thể sống rất lâu, từ 6-16 năm. Các chuyên gia lưu ý sán lá phổi có thể bị chẩn đoán nhầm là lao phổi. Bệnh sán lá phổi có thể điều trị trung bình trong hai ngày nhưng nếu chẩn đoán nhầm lao thì nhiều bệnh nhân phải điều trị lâu dài. Hiện loài ấu trùng sán lá phổi được tìm thấy trong vật chủ trung gian là cua đá. Cách tránh nhiễm bệnh là không ăn cua đá (cua suối) chưa nấu chín dưới mọi hình thức như mắm cua, uống nước cua sống, nướng tái...

Trao xe lăn cho người khuyết tật

Sáng qua 14.3, Hội đồng hương Điện Bàn tại TP.HCM phối hợp với gia đình ông Trương Đình Thương và đoàn bác sĩ, lương y Phòng khám Dược Vương (TP.HCM) trao tặng 28 xe lăn do Hàn Quốc sản xuất với tổng trị giá 70 triệu đồng cho Hội Người khuyết tật H.Điện Bàn (Quảng Nam). Ngay trong sáng 14.3, 28 người khuyết tật ở các xã thuộc H.Điện Bàn đã nhận xe lăn.

Cứu sống nam sinh lớp 10 bị đâm thủng tim

Khi nam sinh lớp 10 cùng nhóm bạn ngồi ăn gà rán tại siêu thị bất ngờ bị một thanh niên đến kẹp cổ, đâm dao thủng tim. May mắn, bác sĩ BV Đa khoa Phú Yên đã phẫu thuật thành công, cứu sống em. Đến 16g 30 ngày 16-3, ca mổ cấp cứu một bệnh nhân bị đâm thủng tim do bác sĩ Phạm Hà Bắc và bác sĩ Nguyễn Văn Ánh thực hiện cùng ê kíp của Bệnh viện Đa khoa Phú Yên mới kết thúc. Bệnh nhân được mổ thành công là Nguyễn Thành Đạt (17 tuổi, học sinh lớp 10A5 Trường THPT Trần Phú huyện Tuy An, Phú Yên). Theo bác sĩ Bắc, nạn nhân được đưa vào cấp cứu trong tình trạng bị dao đâm trúng tim, gây thủng thất phải làm mất nhiều máu, nguy cơ tử vong rất cao. Theo các bạn của bệnh nhân, khoảng14g cùng ngày, Đạt và nhóm bạn đi Siêu thị CoopMart Tuy Hòa mua một số đồ dùng để chuẩn bị diễn văn nghệ. Khi vào ăn gà rán tại đây, Đạt bất ngờ bị một thanh niên đến kẹp cổ và đâm dao vào ngực. Hiện vụ việc đang được Công an TP Tuy Hòa điều tra.

Sài Gòn giải phóng

Bệnh gì cũng phẫu thuật

Suốt cả tháng trời mũi nghẹt cứng, khó thở, nên tôi đi gặp bác sĩ chuyên trị tai mũi họng. Bà bác sĩ ngó sơ mũi tôi rồi phán ngay: “Polyp mũi xoang đầy nhóc rồi, phải mổ nha”. Tôi chưa kịp ú ớ gì thì bà tiếp luôn: “19 triệu đồng, không đau gì hết, qua mổ liền rồi về liền”. Hoảng quá tôi thoái lui, bảo rằng không có sẵn tiền. Đến nơi khác khám, bác sĩ bảo tôi đi chụp CT. Trong khi ngồi đợi kết quả CT, tôi nói chuyện với những người khác cùng bị polyp mũi xoang, mới hay ai cũng đã phải mổ lại 2 - 3 lần. Có người mới mổ 6 tháng đã bị lại, lâu nhất là một ông 3 năm nhưng ông này mổ lần này là lần 2. Một anh tức tưởi kể: “Mấy ổng nói tui bị polyp mũi xoang, phải mổ. Lần trước mổ hết hơn 21 triệu đồng, uống thuốc, xịt thuốc suốt mấy tháng trời mỗi tháng hơn 1 triệu đồng nữa. Vậy mà chưa đầy 6 tháng, mũi tui không thở được, mấy ổng nói polyp tái phát rồi, phải mổ lại nữa. Tôi phải bán đất đai để trị bệnh vẫn không hết”. Một bà than: “Lúc mổ không đau mà về nhà y như ai lấy dao cắt mũi mình vậy. Lại còn phải nhịn thở, thở bằng miệng suốt hơn 3 ngày, khó chịu vô cùng. Khi lên rút hai miếng mút mũi ra máu phun đau xé ruột xé gan, tháng sau vẫn ra máu. Bị tới bị lui như vầy hoài không khỏi”. Khi xem kết quả CT, bác sĩ phán ngay: “Polyp làm nghẹt mũi. Mổ!”. Tôi năn nỉ: “Cho thuốc xẹp polyp đi bác sĩ, vẫn còn thở, còn ngửi mùi được mà!”. Qua nội soi, ông bác sĩ khác hăm liền: “Cắt cục thịt thừa trong mũi mới mong sống nổi. Giá 19 triệu đồng, số điện thoại bác sĩ mổ nè, tôi gọi giới thiệu bác sĩ mổ giúp cho”. Về nhà tôi gọi điện thoại, email xin ý kiến tư vấn của các bác sĩ quen biết trong nước và cả ở nước ngoài và được cung cấp thông tin rất đầy đủ. Theo đó, polyp mũi xoang là hệ quả của một sự thoái hóa phù nề nhiều chỗ của niêm mạc mũi có bản chất viêm mạn tính. Polyp mũi xoang là u lành tính, thường gặp nhất ở vùng mũi xoang, hiện diện trên hơn 25% bệnh nhân bị suyễn, viêm mũi và viêm mũi xoang mạn tính. Polyp mũi có căn gốc 99% từ viêm mũi, vì vậy muốn triệt để trừ polyp mũi, phải tận diệt gốc là viêm mũi. Bước đầu tiên, dùng thuốc xịt mũi để giảm viêm. Cách điều trị này có thể thu nhỏ các khối u hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. Nếu không hiệu quả, bác sĩ có thể kê thuốc uống, kết hợp với thuốc xịt mũi hoặc tiêm. Tránh mổ ngay từ đầu (trừ trường hợp polyp đã bịt kín hai hốc mũi không còn thở được), vì sau khi cắt polyp mà viêm mũi vẫn còn thì sớm muộn polyp cũng sẽ tái phát. Do vậy, tất cả các ý kiến tư vấn đều khẳng định: “Khoan mổ! Uống thuốc coi sao rồi hẵng tính”. Mừng quá, tôi uống thuốc kháng sinh, kháng viêm cực mạnh, do chị dâu tôi cũng là bác sĩ kê toa. Chỉ hơn 2 ngày tôi thở bình thường, ngủ không hề nghẹt mũi. Hơn một tuần thì mũi tôi bình thường, đi chụp CT ở một bệnh viện uy tín thì thấy polyp biến mất.Từ kinh nghiệm bản thân, tôi xin nhắn với mọi người: Khi bị nghẹt thở và chụp CT thấy có polyp mũi, hãy tìm tới bác sĩ có lương tâm, họ sẽ cho toa kháng viêm, kháng sinh, thuốc xịt mũi, rửa mũi cực mạnh. Thường thì bạn sẽ hết ngay sau 7 đến 10 ngày, nhưng cũng đừng vội mừng, bạn phải đi xét nghiệm máu, thử dị ứng da xem mình bị dị ứng gì, rồi tùy bệnh mà tuyệt đối không để viêm mũi tái phát. Thực tế có những bác sĩ vô lương tâm đang xem bệnh polyp mũi của bệnh nhân là cơ hội để tha hồ trục lợi. Họ có nghĩ tới nỗi đau đớn khổ sở, túng thiếu của người bệnh hay không, sao nỡ lòng nào ép phẫu thuật? Tại sao với một bệnh lý có thể uống thuốc thuyên giảm rồi từ từ điều trị, mà cứ đè bệnh nhân ra mổ? Đừng cố ý làm tình làm tội bệnh nhân như vậy.

Giá mổ polyp mũi khoảng 20 triệu đồng là căn cứ vào đâu? Theo các bác sĩ trong ngành cho hay, phẫu thuật polyp mũi cực kỳ đơn giản, mất chưa đầy 10 phút, trang thiết bị không hề tốn kém, nên tính mức giá như vậy là “chặt chém” người bệnh.

Cứu sống trẻ bị sốt xuất huyết cô đặc máu

Ngày 14-3, theo tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM, các y bác sĩ vừa cứu sống một bệnh nhi bị sốt xuất huyết rất nặng. Trước đó 1 tuần, bệnh nhi N.H.Tr. 10 tuổi (ngụ quận Bình Tân, TPHCM) nhập viện trong tình trạng mạch không bắt được, huyết áp không đo được. Bệnh nhi Tr. sốt sang ngày thứ tư, ói ra máu lợn cợn nâu. Qua xét nghiệm khẩn, máu của bệnh nhi bị cô đặc nặng với dung tích hồng cầu 55% (bình thường 38%-42%). Dù được điều trị theo phác đồ, nhưng bệnh diễn tiến phức tạp: sốc kéo dài, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, phải truyền huyết tương đông lạnh, kết tủa lạnh, tiểu cầu đậm đặc để cầm máu. Đặc biệt, bệnh nhi có biểu hiện suy hô hấp do tràn dịch màng bụng và màng phổi lượng nhiều gây chèn ép khó thở. Được các y bác sĩ tích cực điều trị, hiện sức khỏe bệnh nhi được cải thiện dần.

Phẫu thuật mắt miễn phí cho 200 bệnh nhân nghèo

Chiều 16-3, Công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life (Nhật Bản) phối hợp cùng Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TPHCM và Bệnh viện Đa khoa Minh Thiện (Quảng Nam) tiến hành đợt khám và mổ mắt miễn phí cho 200 bệnh nhân nghèo bị đục thủy tinh thể trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life tài trợ chương trình này, với số tiền hơn 300 triệu đồng đã góp phần mang lại ánh sáng cho hơn 450 bệnh nhân nghèo trên khắp cả nước. Tại Quảng Nam có khoảng 200 bệnh nhân nghèo bị đục thủy tinh thể được mổ mắt miễn phí trong đợt này.

Khám miễn phí bệnh thoái hóa hoàng điểm do tuổi già

Theo TS-BS Trần Thị Phương Thu, Chủ tịch Hội Nhãn khoa TPHCM, Giám đốc Bệnh viện Mắt KTC Phương Nam, bệnh thoái hóa hoàng điểm ở người già là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa ở những người trên 60 tuổi. Theo ước tính, có đến 80% bệnh nhân không được phát hiện bệnh kịp thời và tần suất của bệnh sẽ tăng gấp 3 lần trong 25 năm tới. Ở những nước phát triển, ngày càng gia tăng tỷ lệ hút thuốc, thừa cân, tăng huyết áp, đái tháo đường và uống rượu nhiều là những yếu tố nguy cơ cho bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già xuất hiện. Từ nay đến 31-3, Bệnh viện Mắt KTC Phương Nam (số 360 Điện Biên Phủ, phường 11, quận 10, TPHCM) tổ chức chương trình khám và tầm soát miễn phí cho 600 bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già. Bệnh nhân có nhu cầu đăng ký: 54456360 - 0979797279 (cô Tuyết, cô Hằng). Bệnh viện còn miễn phí cho 100 bệnh nhân có chỉ định làm OCT (chụp hình đáy mắt).

Dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế: “Siết” vượt tuyến

Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) đang được các bộ, ngành và các cơ quan chức năng lấy ý kiến để đi đến thống nhất trình Quốc hội sắp tới. Nhưng để tránh tình trạng quá tải cho tuyến trên, nội dung dự thảo đã thu hẹp quyền lợi của người bệnh vượt tuyến, trái tuyến. Tuy nhiên, bù lại là mở rộng quyền lợi, hỗ trợ cho các diện chính sách để tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Vượt tuyến: Không thanh toán: Theo nội dung dự thảo, việc sửa đổi bổ sung Luật BHYT tập trung sửa đổi, bổ sung về nhóm đối tượng, hình thức tham gia BHYT theo hộ gia đình; tạm ứng, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT; quản lý và sử dụng quỹ BHYT… Đặc biệt, theo bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế), việc sửa đổi làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của các bên liên quan; củng cố và nâng cao vai trò quản lý nhà nước về BHYT; bảo đảm hài hòa quyền lợi và trách nhiệm giữa 3 bên: người bệnh, cơ sở cung ứng dịch vụ và khả năng chi trả của quỹ BHYT, góp phần giảm gánh nặng chi phí y tế trực tiếp từ tiền túi của cá nhân, hộ gia đình. Điều đáng nói, theo Vụ Bảo hiểm y tế, việc điều chỉnh sửa đổi Luật BHYT đồng hành với các đề án của Bộ Y tế, trong đó có đề án giảm tải bệnh viện. Do đó, dự thảo luật lần này sẽ thu hẹp quyền lợi của bệnh nhân vượt tuyến, trái tuyến. Theo thống kê của Cục Quản lý khám chữa bệnh, sau 4 năm thực hiện Luật BHYT thanh toán cho bệnh nhân trái tuyến, tình trạng vượt tuyến tăng nhanh: từ 3 triệu lượt (2010) lên 9,5 triệu lượt (2011) và 11,6 triệu lượt (2012). “Do người bệnh nhẹ cũng đổ xô lên tuyến trên để khám chữa bệnh khiến nhiều bệnh viện quá tải. Thậm chí chỉ bị hắt hơi, sổ mũi cũng xin lên tuyến trên. Trong khi qua các đề án hỗ trợ của Bộ Y tế, nhiều cơ sở y tế tuyến dưới đã được nâng cấp”, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh nhìn nhận. Theo quy định hiện nay, bệnh nhân nội trú khám chữa bệnh vượt tuyến, trái tuyến được thanh toán 30% ở tuyến trung ương, 50% ở tuyến tỉnh và 70% ở tuyến huyện. Còn bệnh nhân ngoại trú cũng được thanh toán 30% ở tuyến trung ương. Trong khi đó, tình trạng bệnh nhân khám chữa bệnh ngoại trú đang là gánh nặng cho các bệnh viện tuyến trên, gây áp lực quá tải rất lớn. Vì vậy, điểm mới nổi bật trong dự thảo sửa đổi Luật BHYT là giảm mức thanh toán cho diện bệnh nhân ngoại trú chỉ còn 20% thay vì 30% như hiện hành. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì mức giảm thanh toán cho bệnh nhân ngoại trú xuống còn 20% vẫn chưa giúp giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Lý do là với mức thanh toán này chưa tạo ra áp lực tài chính với người bệnh. Trong khi rất nhiều bệnh đơn thuần các cơ sở tuyến dưới chữa được lại vắng bệnh nhân, tạo ra sự lãng phí. Do đó, nội dung dự thảo sửa đổi Luật BHYT cũng đưa ra một phương án khác là không thanh toán với trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến. Đây được xem là một giải pháp quyết liệt nhằm hạn chế tối đa quá tải tuyến trên, nhưng cũng là đòi hỏi thiết thực cơ sở y tế tuyến dưới phải được “nâng cấp” để tránh thiệt thòi cho người bệnh nhưng cũng tạo niềm tin cho người bệnh. Tăng hỗ trợ diện chính sách: Theo dự thảo, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với mọi đối tượng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì lợi ích, lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Thế nhưng, trong điều kiện hiện nay, nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì nhiều đối tượng khó lòng tham gia BHYT. Theo Luật BHYT hiện hành, người bệnh nghèo vẫn đồng chi trả 5% chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên, thực tế mức sống của người nghèo nước ta hiện nay quá thấp, không có khả năng chi trả khám bệnh, chữa bệnh, kể cả mức thấp nhất 5% trong tổng số tiền chi trả viện phí. Hơn nữa, thực tế người nghèo chủ yếu sống tập trung ở vùng sâu, vùng xa rất khó tiếp cận được các dịch vụ y tế. Mỗi lần ốm đau thì tiền tàu xe, ăn nghỉ để đến cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc trung ương chưa chắc đã đủ nên việc quy định 5% đồng chi trả đối với người nghèo để hạn chế lạm dụng Quỹ Bảo hiểm y tế là chưa thuyết phục. Cho nên, nhiều ý kiến cho rằng đối với người nghèo cần được hỗ trợ thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh thay vì 95% như hiện nay. Theo bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT, dự thảo cũng đã đưa ra chính sách hỗ trợ người thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số được quỹ BHYT thanh toán 100% thay vì 95% như hiện nay; đối tượng thuộc hộ cận nghèo hưởng BHYT cũng tăng từ 80% lên 95%. Ngoài ra người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ bản, thân nhân của người có công cũng sẽ được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh thay vì mức hưởng 80% như hiện nay… Hiện cả nước mới khoảng 70% dân số (khoảng 63 triệu người) tham gia BHYT, trong đó chủ yếu đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, riêng người có công, hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được ngân sách hỗ trợ... Trong khi số người mua BHYT tự nguyện còn rất hạn chế và thông thường đến khi có bệnh hoặc bị bệnh mạn tính mới chịu mua gây thâm lạm quỹ BHYT. Do đó, để tiến tới BHYT toàn dân, cần có chính sách khuyến khích cụ thể, nhất là chính sách BHYT theo hộ gia đình. Bên cạnh bảo đảm quyền lợi khám chữa bệnh, cũng cần có giải pháp để nâng cao dịch vụ cho người bệnh BHYT chứ không thể phân biệt đối xử như tại một số BV công.

Infonet

Ngộ độc nấm Thái Nguyên: 2 người chết, 8 người nguy kịch

Trong 4 ngày gần đây, trên địa bàn huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) đã xảy ra liên tiếp hai vụ ngộ độc nấm khiến 10 người nhập viện, trong đó có 2 nạn nhân đã tử vong. Theo thông tin từ trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, đơn vị này lại mới tiếp nhận cấp cứu thêm 5 bệnh nhân ở xóm Cao Biền, xã Phú Thượng (Võ Nhai- Thái Nguyên ) do ngộ độc nấm. Đây là vụ ngộ độc nấm thứ hai liên tiếp xảy ra trên địa bàn huyện Võ Nhai trong 4 ngày từ ngày mùng 8/3 đến ngày 12/3. “Cháu Lý Minh Khôi đã tử vong. Sáng ngày 13/3 gia đình đã làm các thủ tục đưa cháu về quê an táng. Rạng sáng ngày 14, bà Vũ Thị Hồi cũng đã tử vong”, theo thông tin từ Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai cho biết. 5 bệnh nhân bị ngộ độc nấm sống cùng trong một gia đình ở xóm Cao Bền, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên). Cụ thể, ông Đặng Hữu Thuận (35 tuổi), bà Triệu Thị Hòa (34 tuổi - vợ ông Thuận), cháu Đặng Phúc Quý (14 tuổi - con ông Thuận), cháu Đặng Phúc An (12 tuổi - con ông Thuận) và anh Triệu Văn Thọ, 31 tuổi, em trai bà Hòa cùng trú tại xóm Cao Biền, xã Phú Thượng (Võ Nhai). Trước đó, khoảng 8 giờ sáng ngày 12/3, con trai ông Thuận là Đặng Phúc Quý đi lấy nấm rừng về nấu và cả gia đình cùng ăn. Khoảng 7 tiếng sau khi ăn nấm, cả 5 người trong gia đình bị đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, đi ngoài phân lỏng. Do ở xa, nên chỉ có anh Thọ đi bộ đến bệnh viện huyện Võ Nhai để khám. Sau khi tiếp nhận người bị ngộ độc đầu tiên, chi cục an toàn thực phẩm, bệnh viện, chính quyền địa phương và người thân đã đưa những người bị ngộ độc đi cấp cứu tại bệnh viện huyện Võ Nhai. Các bác sĩ tại Bệnh viện huyện Võ Nhai đã sơ cứu và chuyển 5 bệnh nhân tới Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Tại đây, các bác sĩ đã truyền dịch, xử trí chống độc, tuy nhiên không có dấu hiệu chuyển biến tốt. Bệnh viện tiếp tục chuyển cả 5 bệnh nhân về Bệnh viện Bạch Mai để điều trị lúc 9 giờ 30 phút ngày 13/3. Các nạn nhân vẫn được các bác sĩ Trung tâm Chống độc – BV Bạch Mai theo dõi sát sao, tuy nhiên các triệu chứng nôn mửa vẫn chưa dứt. Theo đánh giá, ngộ độc nấm rất nguy hiểm, có thể gây tử vong cao do men gan tăng dẫn đến nhiều biến chứng khác. TS - bác sĩ Nguyễn Kim Sơn- Phó Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, loại nấm các bệnh nhân ăn được gọi là nấm tán trắng. Thịt nấm mềm, màu trắng, mùi thơm dịu, gần giống nấm thường vì thế nhiều người nghĩ không phải nấm độc. Thực tế, nấm này ăn rất ngọt nhưng độc tính cao, tác dụng chậm. Như vụ ngộ độc trên, sau một ngày ăn phải nấm độc các bệnh nhân mới có biểu hiện.

Bảo vệ pháp luật

Thu hồi thực phẩm chức năng Trung Quốc

Gần đây, Bộ Y Tế Hồng Kông tiến hành thu hồi thực phẩm chức năng chức năng hỗ trợ giảm tạm thời các triệu chứng của bệnh trĩ xuất xứ Trung Quốc. Bộ y tế Hồng Kông (DH) chỉ thị cho chủ sở hữu giấy phép đăng kí độc quyền y học Trung Quốc(PCM) "AA" Zhi De Xiao , Công Ty TNHH M & A chuyên cung cấp thảo dược (M & A), thu hồi lô sản phẩm của công ty (số lô: 1498), vì Ban Quản Lí Thị Trường của Bộ phát hiện, thuốc chứa một lượng nhỏ thuốc Tây indomethacin không có trong thành phẩm. Điều tra sơ bộ cho thấy, M & A đã nhập khẩu lô hàng trên từ đại lục, tiến hành đóng gói rồi xuất khẩu sang Campuchia và Canada. Theo mác sản phẩm ghi trên bao bì trong từng gói sản phẩm, thuốc được chỉ định hỗ trợ làm giảm tạm thời triệu chứng của bệnh trĩ. M & A đã thiết lập đường dây nóng (2601 5715) nhằm giải đáp các thắc mắc liên quan. Bộ Y Tế đang tiến hành thanh tra và giám sát chặt chẽ việc thu hồi sản phẩm. Cho đến nay, Bộ chưa nhận được báo cáo nào liên quan đến tác dụng phụ khi sử dụng thuốc của PCM. Phát ngôn viên của Bộ Y Tế cho hay: “Indomethacin là một loại thuốc chống viêm không chứa steroidal, có tác dụng giảm đau và kháng viêm. Thuốc có thể gây tác dụng phụ, như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, loét dạ dày và suy thận.” Phát ngôn viên còn nhấn mạnh: “Sau khi kết thúc điều tra, Bộ sẽ xin ý kiến từ Sở Tư Pháp, có thể liên quan đến vấn đề Pháp Lệnh Độc Dược , về việc buôn bán trái phép hoặc sử hữu chất độc hại, cũng như các dược phẩm chưa qua đăng kí.Mức hình phạt cao nhất cho mỗi lần vi phạm là 100.000 đôla và 2 năm tù giam. Bộ Y Tế cũng sẽ đưa sự việc này ra thảo luận tại Hội Đồng Y Học Trung Quốc của Hồng Kông để có hình thức kỉ luật thích đáng.”

Kinh tế đô thị

Thực hiện phẫu thuật chuyển ngón chân lên làm ngón tay cái

Sáng 13/3, các phẫu thuật viên đến từ Hoa kỳ đã trực tiếp chuyển giao kỹ thuật vi phẫu chuyển ngón cho các bác sĩ bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Kỹ thuật này đã được chuyển giao cho các phẫu thuật viên khoa Phẫu thuật tạo hình của bệnh viện đa khoa Xanh Pôn thông qua ca phẫu thuật chuyển ngón chân lên làm ngón tay cái ở bệnh nhân Nguyễn Văn Nam, 25 tuổi tại huyện Sóc Sơn. Theo các bác sĩ, kỹ thuật vi phẫu chuyển ngón là một trong những kỹ thuật khó chỉ có một số bệnh viện lớn có thể thực hiện được, đòi hỏi đội ngũ y, bác sĩ phải có tay nghề cao, sự tỉ mỉ trong phẫu thuật và sự phối hợp nhuần nhuyễn trong kíp mổ... Khó khăn nhất của kíp mổ là kỹ thuật nối các mạch máu và tuần hoàn thần kinh trên đầu ngón chân của bệnh nhân để sau đó, ngón chân thực hiện chức năng vận động như ngón tay cái. Sau khoảng 5 ngày phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được xuất viện và có thể luyện tập phục hồi ngón tay cái.

“An toàn thực phẩm thức ăn đường phố”

Đây là chủ đề của “Tháng hành động vì chất lượng vệ, sinh an toàn thực phẩm” năm 2014 do Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) đưa ra. Thời gian triển khai từ ngày 15/4 đến 15/5, phạm vi trên cả nước. Theo đó, việc tổ chức “Tháng hành động” với 2 hoạt động chính gồm: Chiến dịch truyền thông bảo đảm ATTP và chiến dịch thanh tra, kiểm tra liên ngành việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh ATTP. Qua đó, nhân rộng những mô hình điểm về ATTP, phát huy những ưu điểm, đồng thời hạn chế những nhược điểm, nguy cơ tiềm ẩn do thức ăn đường phố có thể mang đến. Tháng hành động sẽ được triển khai từ Trung ương đến các địa phương. Tại Trung ương, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh ATTP, Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện. Về phía các địa phương do Sở Y tế phối hợp với các sở, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội… triển khai thực hiện. Mục tiêu của Tháng hành động là nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở các cấp. Ban quản lý lễ hội, Ban quản lý khu công nghiệp, người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) đối với thức ăn đường phố. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, chợ đầu mối, đặc biệt là các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn đường phố. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP thức ăn đường phố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phấn đấu 100% cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố ký cam kết chấp hành đầy đủ các quy định về bảo đảm ATTP trong Tháng hành động. Giảm 10% số vụ ngộ độc thực phẩm do sử dụng thức ăn đường phố trong “Tháng hành động” so với cùng kỳ năm 2013. Ngoài các hoạt động thường xuyên nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh ATTP, Tháng hành động năm nay sẽ là đợt cao điểm đẩy mạnh các hoạt động vì chất lượng vệ sinh ATTP và chủ động ngăn ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm do sử dụng thức ăn đường phố. Bên cạnh đó là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của UBND các cấp, Ban quản lý các khu công nghiệp, Ban quản lý Lễ hội, trách nhiệm của cộng đồng, gồm của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng đối với công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh ATTP.

Không bỏ sót trẻ trong độ tuổi tiêm sởi

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu cho biết, mục tiêu của Kế hoạch triển khai tiêm vaccine phòng chống dịch sởi và tiêm vét vaccine sởi năm 2014 là đảm bảo không bỏ sót trẻ từ 9 tháng - 2 tuổi được tiêm đủ mũi vaccine sởi theo lịch tiêm chủng. Hiện, Bộ Y tế đang tăng cường truyền thông về chiến dịch tiêm vét vaccine sởi nhằm vận động phụ huynh đưa trẻ đi tiêm bù để phòng bệnh thông qua các hoạt động cộng đồng tại địa phương, các phương tiện truyền thông của ngành y tế và cơ quan thông tấn báo chí.

Đại đoàn kết

Bình Định: Khám và mổ mắt miễn phí cho bệnh nhân nghèo (14/03/2014)

Theo bác sỹ Nguyễn Thanh Triết, Giám đốc Bệnh viện Mắt Bình Định cho biết từ ngày 10 đến 23-3, bệnh viện tổ chức chương trình "Khám bệnh và mổ mắt miễn phí cho những bệnh nhân nghèo bị đục thủy tinh thể.” Cụ thể, từ ngày 10 đến 20-3, bệnh viện tiến hành khám mắt miễn phí cho các bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế thuộc đối tượng nghèo, cận nghèo và các bệnh nhân cao tuổi (trên 80 tuổi). Trong 3 ngày còn lại, từ 20 đến 23-3 bệnh viện sẽ triển khai phẫu thuật đục thủy tinh thể miễn phí cho 100 bệnh nhân trong các diện nêu trên. Hoạt động ý nghĩa này nhằm góp phần chia sẻ khó khăn và mang lại ánh sáng cho nhiều người nghèo.

Quảng Ninh: Xét nghiệm được virus H7N9 (14/03/2014)

Bác sĩ Ninh Văn Chủ, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh cho biết, đầu tháng 3-2014, Trung tâm đã được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương công nhận là 1 trong 3 đơn vị trong toàn quốc xét nghiệm được virus H7N9. Theo bác sĩ Chủ thì 3 đơn vị được công nhận đủ điều kiện xét nghiệm được chủng virus H7N9 là: Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur TP. HCM và Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Ninh. Như vậy, Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Ninh là đơn vị tuyến tỉnh đầu tiên được chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm virus H7N9 trong toàn quốc. Việc thực hiện được xét nghiệm phát hiện vi rút H7N9 sẽ góp phần giúp tỉnh Quảng Ninh chủ động trong công tác phòng chống dịch, đặc biệt là bệnh cúm A H7N9 hiện nay

BV Xanh Pôn tiếp nhận kỹ thuật vi phẫu chuyển ngón (15/03/2014)

Theo PGS.TS. Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình BV Xanh Pôn, kỹ thuật vi phẫu chuyển ngón là một trong những kỹ thuật khó chỉ có một số BV lớn có thể thực hiện, cần đội ngũ y, bác sĩ phải có tay nghề cao và sự phối hợp kíp mổ tốt... Ngày 13-3 kỹ thuật vi phẫu chuyển ngón được phẫu thuật viên Hoa Kỳ trực tiếp chuyển giao cho các phẫu thuật viên khoa Phẫu thuật tạo hình BV đa khoa Xanh Pôn, qua ca phẫu thuật chuyển ngón chân lên làm ngón tay cái ở bệnh nhân Nguyễn Văn Nam, 25 tuổi tại huyện Sóc Sơn. TS Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế đã đến thăm và động viên kíp phẫu thuật. Sau khoảng 5 ngày phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được xuất viện và có thể luyện tập phục hồi ngón tay cái. Tới đây BV sẽ đưa kỹ thuật vi phẫu chuyển ngón trở thành kỹ thuật thường quy phục vụ người dân.

Phẫu thuật nội soi thành công bệnh nhân đầu tiên bị đa Polyp (15/03/2014)

Ngày 14-3, bác sĩ chuyên khoa II- Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ, La Văn Phú cho biết: Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ cùng với ê kíp bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) đã thành công trong ca phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ đại trực tràng của bệnh nhân Đồng Minh Tiến, 30 tuổi, ở xã Mỹ Thuận, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long Tiến và nối hồi tràng với ống dẫn hậu môn. Trước đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng xuất huyết tiêu hóa dưới hậu môn, máu chảy nhiều, gây thiếu máu mức độ nặng. Ca phẫu thuật thành công với thời gian hơn 4 giờ 30 phút. Đây là ca đầu tiên được cắt toàn bộ đại trực tràng qua nội soi và cũng là ca bệnh đa Polyp (nhiều khối u nhỏ) đầu tiên ở BVĐK TP Cần Thơ.

Phối hợp Y tế công - tư: Phải chấp nhận cạnh tranh

Sau hơn chục năm thực hiện xã hội hóa y tế, khối BV tư nhân đã có nhiều phát triển đáng ghi nhận và đang được đánh giá là một trong những giải pháp hữu hiệu để giảm tải BV công lập. Vấn đề này được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến rất quan tâm tại hội nghị "Tăng cường phối hợp giữa BV Nhà nước và BV tư nhân thực hiện đề án giảm tải BV của Thủ tướng Chính phủ, khu vực phía Bắc” diễn ra tại một trong 170 BV tư nhân nước ta, BV Vinmec (Hà Nội). Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nêu vấn đề: Thực chất hiện nay các đơn vị y tế các khối trong và ngoài công lập đang hoạt động ra sao? Mỗi khối có những thuận lợi, khó khăn gì? Họ có thể phối hợp với nhau hay không? Nếu được thì nên phối hợp như thế nào để vừa giúp nhau cùng phát triển vừa giảm bớt quá tải trong hệ thống bệnh viện hiện nay? Bộ trưởng nhấn mạnh: "Nói đến quyền lợi cho người bệnh trước hết phải quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể giảm tải BV”. Các ý kiến từ phía đại diện các BV tư đề nghị Bộ Y tế tạo cơ chế cho các BS, chuyên gia của BV công lập được phép sang hành nghề khám chữa bệnh tại các BV tư nhân, tránh phải làm việc "lén lút” như hiện nay. Từ BV tư nhân Hợp Lực (Thanh Hóa), Giám đốc Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hội BV tư nhân tỉnh Thanh Hóa một mặt kêu gọi lãnh đạo các BV công lập mạnh dạn "chia sẻ” bệnh nhân BHYT cho mình, một mặt kêu gọi ngành BHXH cần xóa bỏ cơ chế cấp giấy chuyển viện khi người bệnh lựa chọn khám chữa bệnh theo thẻ BHYT. Như vậy, BV tư nhân mới có cơ hội được bình đẳng thực sự so với các BV công lập - ông Đệ nhấn mạnh. PGS.TS Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc BV Bạch Mai đóng góp ý kiến: "Các BV tư nhân cũng như chúng tôi muốn có bệnh nhân phải lấy được niềm tin từ họ, chứ không nên đòi hỏi từ Bộ hay bất kỳ cơ quan nhà nước nào mệnh lệnh hành chính. Bệnh nhân đến với chúng ta không phải chỉ vì ta có điều kiện ăn, ở tốt mà vì muốn được ta cứu mạng sống cho họ”. Ông lấy ví dụ Vinmec, một cơ sở y tế tư nhân được gọi là mô hình BV – khách sạn 5 sao nhưng BV này chỉ phát triển thực sự như hiện nay từ khi có ông Nguyễn Thanh Liêm về đây làm giám đốc. "Tôi không bao giờ làm giấy chuyển viện cho BV tư nhân nào khác ngoài BV Vinmec. Nhưng ngay cả đến với Vinmec, muốn chuyển viện cho bệnh nhân chúng tôi cũng phải được sự đồng ý của họ”. Tự nguyện, bình đẳng cạnh tranh cùng có lợi, vì chất lượng phục vụ là những từ được các đại biểu nhắc đến nhiều nhất. "Nguyên tắc mà chúng ta cần hướng tới trong sự phối hợp này là vì sự hài lòng của người bệnh”. Bộ trưởng Tiến cụ thể hóa nhận định này bằng cách lấy ví dụ có những phòng mạch tư tại TP. HCM tồn tại từ bao nhiêu năm nay, chỉ có bác sĩ thôi mà vẫn thu hút rất nhiều bệnh nhân. Vậy mà có không ít những phòng mạch được mở ra với giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ vẫn không có bệnh nhân. Ở đây, có vấn đề phục vụ thế nào, marketing thế nào? Trong bối cảnh giá dịch vụ y tế công lập mặc dù đã được nâng lên nhưng vẫn chưa được tính đúng, tính đủ, có đại biểu cho rằng vì thế mà BV tư nhân không cạnh tranh được. Bộ trưởng Tiến cắt nghĩa: Mặc dù có nghị quyết của Quốc hội yêu cầu ngành y tế đến năm 2018 phải tính đúng, tính đủ mọi chi phí vào giá thành dịch vụ nhưng ngành hiện đang bị nhiều áp lực từ yêu cầu ổn định kinh tế vĩ mô. 70% bệnh nhân nghèo đang trông chờ vào BHYT và kể cả số không nghèo cũng vậy. Chúng ta đang tiến tới BHYT toàn dân nên việc tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế đang là xu hướng rất có lợi cho người dân cũng như giảm nhẹ áp lực cạnh tranh cho khối y tế tư nhân, nhưng chắc chắn việc này không thể nóng vội. Bộ trưởng Tiến cũng quan tâm nhiều đến vai trò "cầu nối” của Bộ Y tế và các đơn vị hữu quan trong việc phối hợp này. "Tuy nhiên, sự ráp nối này cũng phải trên cơ sở tự nguyện và nỗ lực của các bên”.

Vnmedia

Lần đầu có sách về HIV bằng tiếng Việt

Ngày 12/3, Hội Y khoa lâm sàng HIV/AIDS Việt Nam đã cho ra mắt cuốn sách “HIV là gì?”. Đây là lần đầu tiên cuốn sách về HIV được biên dịch và xuất bản bằng tiếng Việt. PGS. TS. Bùi Vũ Huy - Phó Chủ tịch Hội Y khoa lâm sàng HIV/AIDS cho biết, cuốn sách “HIV là gì?” là tài liệu tham khảo hữu dụng cho cán bộ làm công tác chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. Cuốn sách cập nhật những thông tin mới nhất về các biểu hiện cận lâm sàng, lâm sàng, biệt dược… trong chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS. Sách được phát hành dưới các hình thức như in, điện tử và trên website của Hội nhằm phổ biến rộng rãi tới nhân viên y tế tại xã, phường, thôn, bản. Cuốn sách ''HIV là gì?'' do Hội Y khoa Australia xuất bản và đã được dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau. Mục tiêu xuất bản cuốn sách là tăng cường nhận thức của nhân viên y tế và giúp họ làm quen với các biểu hiện lâm sàng bệnh lý liên quan đến virut gây suy giảm miễn dịch ở người nhiễm HIV, từ đó có thể nhận biết được các trường hợp nghi nhiễm HIV để chỉ định xét nghiệm phù hợp. Cuốn sách gồm 15 chương cung cấp những lý thuyết cơ bản về HIV/AIDS với nhiều minh chứng sinh động trên cơ sở các ca lâm sàng thực tế về bệnh nhiễm trùng cơ hội hay gặp ở người nhiễm HIV/AIDS cũng như chẩn đoán HIV và tư vấn xét nghiệm cho người nhiễm HIV như bệnh lý thần kinh liên quan đến HIV, bệnh lý huyết học liên quan đến HIV, nhiễm HIV ở trẻ em, bệnh lý mắt liên quan đến HIV...

Triển khai tháng hành động vì chất lượng an toàn thực phẩm

Từ 15/4/2014 đến 15/5/2014, Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2014 với chủ đề: “An toàn thực phẩm thức ăn đường phố” sẽ được triển khai trên phạm vi cả nước. Theo Cục ATTP (Bộ Y tế), thực hiện Chỉ thị số 08/1999/CT - TTg ngày 15 tháng 4 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, vì vậy, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm Trung ương đã ban hành Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2014. Trong tháng hành động sẽ có 2 hoạt động chính được triển khai là: chiến dịch truyền thông bảo đảm an toàn thực phẩm và chiến dịch thanh tra, kiểm tra liên ngành việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Cũng theo Cục An toàn thực phẩm, hiện kinh doanh thức ăn đường phố là loại hình doanh khá phổ biến ở Việt Nam. Lợi ích của thức ăn đường phố là thuận tiện cho người tiêu dùng, giá rẻ, chủng loại thức ăn đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu ăn nhanh, uống nhanh, tiết kiệm nhiều thời gian cho người tiêu dùng, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Tuy nhiên, thức ăn đường phố cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cao như không đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nguyên liệu không được lựa chọn kỹ, nơi bán hàng gần khu công cộng... nên dễ bị ô nhiễm, có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Để các tổ chức, cá nhân biết và tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm, tiếp tục nhân rộng các mô hình điểm về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố trên cả nước... Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP Trung ương đã tổ chức triển khai Tháng hành động vì chất lượng VSATTP năm 2014 với chủ đề: “An toàn thực phẩm thức ăn đường phố”.

Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh

Cứu chữa bệnh nhân bị nhiều dị vật cắm vào hai mắt

Ngày 13/3, Bệnh viện Mắt TP.HCM tiếp nhận bệnh nhân L.Th.T. (25 tuổi, ngụ huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) bị rất nhiều dị vật cắm vào hai mắt. Trước đó, bệnh nhân này dùng thuốc nổ để phá đá và bị rất nhiều mảnh đất, đá văng vào mắt. Bệnh nhân được gây tê, gắp dị vật ở bề mặt giác mạc, dù vậy vẫn còn sót nhiều mẩu đá nhỏ. Bước đầu, thị lực của anh T. đã cải thiện.

Bé gái hai đầu với hy vọng sống mong manh

Một bé gái có hai đầu đã chào đời tại Bệnh viện Cygnus JK Hindu ở TP Sonipat, Haryana, Bắc Ấn Độ hôm 12-3. Bé có hai đầu, hai cổ, hai xương sống nhưng chỉ có một thân mình. Đứa trẻ sinh mổ, nặng 3,4 kg, có hai đầu, hai cổ, hai xương sống nhưng chỉ có một thân mình. Bé chưa được đặt tên, đang được chăm sóc đặc biệt ở phòng cấp cứu nhưng hy vọng sống sót rất mong manh. Các nhà khoa học cho biết đây là trường hợp song sinh dính liền rất hiếm, trẻ có hai đầu nhưng chỉ một thân nên giới khoa học không thể tách rời. Bác sĩ phụ trách ca phẫu thuật này là Shikha Malik nhận định: “Cha mẹ đứa trẻ rất buồn và chúng tôi giúp gia đình họ theo cách tốt nhất mà chúng tôi có thể làm được”. Sản phụ Urmila, 32 tuổi và chồng là Subhash không có tiền để siêu âm trong thời gian mang thai nên đứa trẻ có hai đầu là điều bất ngờ đối với họ và thầy thuốc. Bác sĩ Malik nói: “Chúng tôi chỉ biết trường hợp song sinh dính nhau này qua siêu âm hai tuần trước đây và lúc đó đã quá muộn để có quyết định can thiệp nào khác”. Các nhà khoa học cho biết trường hợp này là song sinh dính liền rất hiếm gặp có tên khoa học là dicephalic parapagus. Vì trẻ có hai đầu nhưng chỉ một thân nên giới khoa học không thể tách rời.

Một đêm ở trạm y tế xã

Họ phải làm việc luôn tay, sơ cứu nhiều ca đâm chém, đau bụng... mà còn phải “canh me” kẻo bị truy đuổi. Chưa kể, họ còn bị chửi mắng chỉ vì không phát số thứ tự tiêm vaccine từ sớm. Tôi đi công tác và tình cờ ghé qua Trạm Y tế xã Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh, TP.HCM). Bất ngờ là cảm nhận đầu tiên khi bước chân vào trạm y tế này, bởi trước mắt tôi tấm cửa chính vỡ toang, dán keo nham nhở. Nhìn vẻ ngạc nhiên của khách, vị bác sĩ trực chỉ thêm ba chỗ kính vỡ: Kính trong phòng cấp cứu và hai cửa sổ (!). Đó là hậu quả của nhiều tháng dừng tiêm vaccine Quinvaxem, khi tiêm lại, mỗi ngày chỉ tiêm 100 mũi nhưng bà con thì ùn ùn kéo đến lấy số, người không lấy được số vây trạm y tế đập phá. Chưa kể ngày lễ hay cuối tuần, thanh niên ăn nhậu choảng nhau gây thương tích hoặc tai nạn giao thông đưa vào sơ cứu rồi họ rượt nhân viên y tế, đập phá đồ đạc… Đêm 15-3, rạng sáng 16-3, phóng viên Pháp Luật TP.HCM đã ghi nhận thực tế đêm trực tại trạm y tế xã này.

Hỏi số thứ tự tiêm vaccine từ khuya hôm trước!

20 giờ 45 phút, tôi đến Trạm Y tế xã Vĩnh Lộc A mà không hẹn trước. Tại đây có ba nhân viên trực gồm một bảo vệ và hai cán bộ phụ trách chuyên môn sơ cấp cứu. Không khí trong trạm tĩnh lặng dù bên ngoài có nhiều hàng quán ăn uống, nhậu nhẹt...21 giờ 25 phút, một người đàn ông da đen đúa, nồng nặc mùi rượu tiến vào hỏi bảo vệ: Ngày mai Chủ nhật có tiêm vaccine không. (vaccine sởi và Quinvaxem). 10 phút sau, một người khác vào hỏi có phát số tiêm vaccine không. Chốc chốc anh bảo vệ Hoàng A Dũng lại phải lặp lại câu trả lời: Sẽ tiêm và phát số thứ tự vào lúc 8 giờ sáng. “Dán thông báo nhiều nơi là sẽ phát số thứ tự và tiêm vào lúc 8 giờ sáng vậy chứ mới 4-5 giờ sáng họ đã kéo đến đùng đùng” - bảo vệ Dũng cho biết. 21 giờ 55 phút: Khi chúng tôi đang trò chuyện thì ngoài cửa một chiếc xe máy chở ba chạy vào. Hai phụ nữ hối hả dìu một người vào phòng cấp cứu trong trạng thái bất động, người co cứng. Nữ hộ sinh trực Như Quỳnh và điều dưỡng Mộng Thường nhanh chóng cho bệnh nhân thở ôxy qua đường mũi. Sau khi đo huyết áp và nghe nhịp tim, cán bộ y tế cho biết bệnh nhân không bị gì nặng, chỉ tụt canxi do xúc động mạnh. Bệnh nhân là chị LTBH (40 tuổi), nhà gần trạm y tế. Hai phụ nữ đi cùng cho biết chị H. có chồng làm xây dựng ở xa, vừa về và đi vào trưa nay. Chính vì vậy chị buồn, khóc, mệt và xỉu. Mặc dù được hai người hàng xóm dỗ dành, an ủi nhưng chị ta kiên quyết không uống thuốc. Nhưng cuối cùng chị cũng chịu uống khi hàng xóm nói chị phải về cùng ba con nhỏ đang ở nhà đợi. Viện phí bao gồm thuốc không có BHYT mà chị bệnh nhân phải trả là 70.000 đồng. 22 giờ 30 phút: Thêm một người đàn ông chở vợ con đậu xe trước trạm bước vào hỏi việc lấy số thứ tự tiêm vaccine cho ngày mai. 20 phút sau lại có người vào hỏi giờ giấc lấy số thứ tự tiêm vaccine (!). Theo lời bảo vệ Dũng, trước đây trạm quy định phát số thứ tự tiêm vaccine lúc 5 giờ sáng nhưng mới 2-3 giờ, người dân đã tụ tập đập cửa đùng đùng không cho ai ngủ. Người được số thì không nói gì, người chưa được thì họ chửi cha mắng mẹ nhưng mình chỉ cúi mặt mà nghe. Dù cố thanh minh là mỗi ngày chỉ phát 100 số, mọi người hãy về nhà, mai tới nhưng họ không chịu, có khi tràn vào đòi đánh nhân viên. Do vậy, ở đây đóng cửa chính và phát số qua cửa sổ. Những người không được số đập vỡ luôn các cửa kính! 23 giờ: Người đi đường đã bắt đầu thưa thớt. Ba nhân viên trực trạm chuẩn bị ngả lưng nghỉ ngơi chờ cấp cứu. Cửa chính trạm được đóng lại phòng kẻ gian (không đóng cổng). Theo bảo vệ Dũng, ban đêm trạm thường cấp cứu những trường hợp bị tai nạn, đánh nhau, đau bụng… Có trường hợp “đối thủ” của người bị cấp cứu xách mã tấu lòng vòng xung quanh trạm nên phải điện thoại công an xã đến hỗ trợ.

Trăm dâu đổ đầu trạm y tế

1 giờ sáng 16-3, cửa kính trạm y tế kêu ầm ầm. Khi bảo vệ Dũng mở cửa, ba thanh niên dìu bạn mình vào bên trong. Bệnh nhân cho biết mình mài inox, vô tình trượt tay vào máy mài nên bị cắt. Bệnh nhân đã đến phòng khám tư lúc chiều, được cho thuốc uống nhưng về đau nhức, ngủ không được, cánh tay nhấc không lên. “Bác sĩ cho em thuốc cho đỡ đau, em đau quá” - bệnh nhân than vãn. Sau khi xem xét vết thương, nhân viên y tế đề nghị bệnh nhân đến bệnh viện chụp X-quang để biết rõ tình trạng, phòng khi bệnh nhân bị cắt trúng xương. Sau khi nhóm thanh niên rời đi, gà đã bắt đầu gáy lần thứ nhất báo sáng. 3 giờ 19 phút: “Bác bảo vệ ơi!”. Kèm theo đó là tiếng giật cửa kính ầm ầm của 2-3 người dân đến… xin số thứ tự tiêm vaccine. Ít phút sau, khoảng 20-30 người khác cũng đến. Họ lấp ló tìm bảo vệ ở các cửa sổ, cửa chính. Một vài người vòng ra sau, đến hai cửa hậu bên hông trạm kéo cửa gọi í ới. Người đàn ông đến đầu tiên và gọi bảo vệ “nhiệt tình” nhất nản chí lên xe bỏ về. “Trời ơi! Khổ lắm, có phát số không thì nói cho biết” - một người gào lên. 5 giờ: Bảo vệ Dũng sau nhiều giờ có vẻ chịu đựng theo thói quen đã bước ra thông báo là 8 giờ sáng mới bắt đầu phát số thứ tự. Hàng chục con người lầm bầm kéo nhau ra về. Nhưng chỉ vài phút sau lại có người đến tiếp tục đập cửa. “Mình đã dán thông báo nhiều nơi ngoài cổng, chẳng lẽ mỗi người đến gõ cửa mình phải dậy giải thích một lần!” - bảo vệ Dũng giải thích. 6 giờ sáng: Bảo vệ Dũng mở cửa chính, 4-5 chị đã ngồi sẵn tràn vào hỏi giờ phát số thứ tự tiêm vaccine. Tôi thấy người đàn ông gọi bảo vệ “nhiệt tình” nhất vào lúc rạng sáng cũng đã có mặt. Anh cho biết mình lo cho đứa con khoảng 18 tháng tuổi chưa tiêm mũi vaccine sởi nào. Lúc chín tháng bé bệnh không tiêm được, những lần sau đó thì hết vaccine nên lần này anh phải tranh thủ đến lấy số thứ tự. Nếu để trễ qua đợt này thì phải chờ tháng sau trong khi đang mùa dịch sởi. 7-8 giờ sáng: Những người đã lấy số tiêm vaccine từ hôm qua đã đưa con em đến khám, tiêm vaccine. Những người đợi từ rạng sáng cũng đã cầm trên tay tấm phiếu tiêm và yên tâm ra về (lịch tiêm kéo dài đến ngày 21-22 tháng 3). Một cán bộ trạm y tế tâm sự, số trẻ tiêm vaccine mỗi đợt tại trạm là khoảng gần 1.000 em, thuộc diện đông nhất TP nên nhân viên y tế ở đây rất cực trong khi còn phải lo những chương trình y tế khác. Có khi phải tiêm đến nửa tháng mới hết đợt nên không làm được gì ngoài tiêm chủng…

Đời sống

Phát hiện ca rò mạch máu thế giới hiếm gặp

Xuất huyết tiêu hóa ồ ạt, người đàn bà 60 tuổi ở Đăk Lăk vừa được xác định do mắc chứng rò mạch máu gan bẩm sinh, toàn thế giới chưa đến 100 ca. Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP HCM) trong tình trạng xuất huyết tiêu hóa liên tục. Trước đó bà đi khám ở các bệnh viện và được chẩn đoán xơ gan gây giãn tĩnh mạch ở thực quản. Trong tình trạng nguy cấp bởi bệnh nhân có thể tử vong do mất máu, các bác sĩ lập tức cầm máu nhiều lần qua nội soi dạ dày từ miệng xuống và tiếp tục truy lại cho chính xác nguyên nhân gây chảy máu. “Mãi đến khi mạch máu được tái tạo bằng hình ảnh 3D chúng tôi mới xác định bệnh nhân không phải bị chảy máu do xơ gan dẫn đến giãn và vỡ mạch máu gan như chẩn đoán trước đó. Mà hình ảnh cho thấy tình trạng chảy máu là do một chỗ rò bẩm sinh của động mạch gan. Đây là bệnh rất hiếm gặp”, thạc sĩ - bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, Phó khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết. Sau khi phát hiện được vị trí chảy máu, bệnh nhân được các bác sĩ đưa dụng cụ theo mạch máu từ đùi lên đến đường rò ở động mạch gan để bơm xi măng sinh học vào bít lại. “Ngay sau khi điều trị, tình trạng xuất huyết tiêu hóa của người bệnh lập tức cải thiện. Kiểm tra hình ảnh mới nhất cũng cho thấy chỗ rò mạch máu đã hoàn toàn không còn dấu hiệu tái phát”, ông Phương cho biết. Theo bác sĩ Phương, giãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày là biến chứng rất thường gặp ở bệnh nhân bị bệnh xơ gan. Vì lúc này gan đã bị chai cứng lại làm cho áp suất trong tĩnh mạch cửa ở gan tăng rất cao. Riêng giãn tĩnh mạch thực quản và dạ dày do rò bẩm sinh động mạch gan vào tĩnh mạch cửa ở gan là một bệnh lý rất hiếm gặp. Trên thế giới, số ca được báo cáo không vượt quá 100.

Sức khoẻ đời sống

Đức tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tăng cường hệ thống Y tế tuyến tỉnh năm 2014

Trong 2 ngày 13-14.3, Bộ Y tế và Chương trình Y tế của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Việt - Đức (GIZ) tổ chức khởi động Dự án "Tăng cường hệ thống y tế tuyến tỉnh giai đoạn 2" (năm 2013 -2015), với tổng số kinh phí hơn 5,6 triệu Euro, trong đó có 5,1 triệu Euro từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Đức. Đây là dự án được ủy quyền và tài trợ bởi Bộ Hợp tác Kinh tế & Phát triển Liên bang Đức (BMZ) và được Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức thực hiện bắt đầu từ năm 2009.

Nâng cao chất lượng cho các bệnh viện tuyến tỉnh

Năm 2013, Đức đã cử 160 chuyên gia, giảng viên đến các bệnh viện tuyến tỉnh tại 5 tỉnh Thái Bình, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên, giúp cải thiện các kỹ năng quản lý cho bệnh viện, bao gồm cả nâng cao chất lượng hồ sơ bệnh nhân ở các phòng khám. Tỉ lệ hồ sơ bệnh nhân đáp ứng các tiêu chuẩn tăng từ 50% đến 80%. Dự án đã triển khai tại năm tỉnh: Thái Bình, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên. Theo đó, đến năm 2015, có 50% số cán bộ quản lý chủ chốt của các bệnh viện và Sở Y tế tham gia vào các hoạt động nâng cao năng lực; ít nhất 80% số cán bộ y tế thực hiện thành công các quy trình chẩn đoán kỹ thuật lâm sàng; 100% số đội ngũ cán bộ y tế ở các cơ sở được lựa chọn có khả năng thực hiện các biện pháp sàng lọc ung thư tử cung và điều trị dự phòng theo hướng dẫn quốc gia. Trong giai đoạn từ 2013-2015, chương trình hướng tới tăng cường năng lực cho các Sở Y tế và các đơn vị y tế phân cấp trong việc quản lý y tế hiệu quả về chi phí, cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng dựa trên nhu cầu, tập trung vào các dịch vụ dự phòng và điều trị cho phụ nữ ở các khu vực có 17-36% dân số nằm trong diện nghèo. TS. Trần Quý Tường, Giám đốc Quốc gia Chương trình Y tế khẳng định: “Bằng việc hỗ trợ các tuyến theo phân cấp trong hệ thống y tế tại năm trong số các tỉnh nghèo nhất của Việt Nam, chương trình Y tế đã đóng góp vào công tác giảm tải cho các bệnh viên tuyến trung ương và góp phần cải thiện dịch vụ y tế ở tuyến tỉnh và huyện”.

Nỗ lực hạn chế sai sót trong y khoa

Trong khuôn khổ dự án, Giz cùng sát cánh với các cán bộ y tế tuyến tỉnh Việt Nam về việc nhận thức và hạn chế các sai sót trong quá trình khám chữa bệnh. Thống kê cho thấy các sai sót trong y khoa chiếm khoảng 3% trên tổng số các bệnh nhân được điều trị. Điều này đòi hỏi các cán bộ y tế phải luôn quản lý rủi ro và báo cáo kịp thời các trường hợp tai biến để có thể khám chữa kịp thời. Những rào cản lớn nhất cản trở việc khắc phục và hạn chế các sai sót và tai biến trong y khoa là sự báo cáo chậm trễ của các nhân viên y tế và sự thiếu trách nhiệm khi thừa nhận những bất cẩn của một số y bác sĩ hiện nay. Mặc dù sai sót trong quá trình khám chữa bệnh là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên việc giúp cán bộ y tế ý thức rõ trách nhiệm báo cáo đầy đủ những vấn đề vướng mắc và xây dựng kĩ năng quản lý phòng chống rủi ro là điều tiên quyết hạn chế tối đa vấn đề này.

Nghề y không phải là một phương tiện thương mại

Sau khi thi đỗ tú tài phần hai, ban A năm 1969, tôi có 1 năm học để lấy chứng chỉ dự bị y khoa do Trường đại học Khoa học cấp, tôi nộp đơn và thi đỗ vào Trường đại học Y khoa Huế (nay là Trường đại học Y dược Huế). Đất nước được giải phóng, tôi đang học năm thứ năm, sau đó tiếp tục học thêm 2 năm nữa và ra trường để nhận nhiệm vụ công tác. Mặc dù được đào tạo bác sĩ đa khoa nhưng bản thân lại ưa thích ngành ngoại sản nên đã cố gắng sắp xếp thời gian học hỏi, thực hành nhiều với sự dạy bảo của các thầy chuyên khoa mà tôi rất quý trọng như thầy Lê Xuân Công, Đỗ Như Đài, Nguyễn Văn Tự, Lê Viết Kiểu... Tuy vậy, khi ra trường, tôi không được bố trí công tác tại hệ điều trị, khám chữa bệnh mà được tổ chức phân công nhận nhiệm vụ tại hệ y tế dự phòng; chuyên ngành phòng chống bệnh sốt rét, các bệnh ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh tại một viện nghiên cứu mới thành lập ở Quy Nhơn. Theo quan niệm cũ, một người thi đỗ vào trường y là niềm hãnh diện lớn lao của ông bà, cha mẹ, anh chị em và cả họ hàng “nhất y nhì dược”. Bác sĩ là những người có trí thức, có địa vị xã hội được tôn vinh, quý trọng; sẽ có sự giàu sang, phú quý, vợ đẹp, con ngoan, nhà lầu, xe hơi, cuộc sống ấm no, đầy đủ... do nghề nghiệp mang lại. Quan niệm này làm cho xã hội và người vào học ở trường y nghĩ rằng đã là bác sĩ thì phải giàu có, không chấp nhận làm nghề bác sĩ mà phải chịu cảnh khó khăn, nghèo khổ. Để xã hội hóa công tác y tế, Nhà nước đã cho phép hành nghề y dược tư nhân, các bác sĩ có thể mở phòng khám chữa bệnh ngoài giờ để tăng thêm thu nhập chính đáng ngoài đồng tiền lương được Nhà nước chi trả còn hạn chế. Tuy nhiên, phòng khám chữa bệnh ngoài giờ có phải bác sĩ nào cũng có thể mở được đâu vì bắt buộc phải có đủ các điều kiện cần thiết. Hơn nữa, phòng khám chữa bệnh ngoài giờ chủ yếu do các bác sĩ hệ điều trị thực hiện, còn bác sĩ hệ dự phòng sẽ gặp khá nhiều hạn chế, khó triển khai được. Đây là một vấn đề khác biệt, chênh lệch của các đồng nghiệp giữa hai hệ này nên sinh viên y khoa thường chọn học các ngành thuộc hệ điều trị nhiều hơn là ngành y tế dự phòng. Khi vào năm thứ nhất trường y, tôi và các bạn cùng lớp đã được thầy Bùi Duy Tâm - nguyên Khoa trưởng (bây giờ gọi là hiệu trưởng) lên lớp ngay từ buổi học đầu với nội dung gần giống như “tiên học lễ, hậu học văn”. Lời tuyên thệ của người thầy thuốc khi ra trường phải được sinh viên năm thứ nhất học thuộc lòng mặc dù nội dung này được đọc lại sau đó 6 năm trong buổi lễ tốt nghiệp. Đã mấy chục năm qua nhưng tôi vẫn còn nhớ và thấy thấm thía nội dung thứ nhất trong 5 nội dung của lời tuyên thệ là “Coi nghề thầy thuốc mà tôi đã tự chọn như là một con đường cứu người giúp đời chứ không xem như một phương tiện thương mại” từ ngày đầu mới bước vào cổng trường y. Như vậy, vấn đề y đức bắt đầu được giáo dục, rèn luyện từ đây sau khi tôi được học tập, trang bị hiểu biết những điều cơ bản của đạo đức con người từ môn học đức dục và công dân giáo dục hồi còn học ở bậc tiểu học. Cho đến ngày nghỉ công tác theo chế độ quy định, nhìn lại cả một quá trình làm việc; nhìn lại bạn bè, đồng nghiệp, anh chị em..., tôi vẫn giữ được nếp người thầy thuốc. Tôi không có phòng khám chữa bệnh ngoài giờ vì không có duyên cơ, không xem nghề thầy thuốc là một phương tiện thương mại vì bản thân là bác sĩ của ngành y tế cộng đồng, không cứu chữa trực tiếp cho một vài bệnh nhân nhưng đã phòng bệnh được cho rất nhiều người, đặc biệt là người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng cao, miền núi. Một số bạn bè, đồng nghiệp với nhà cao, cửa rộng, ôtô, xe máy sang trọng... Mặc dù tôi không bằng họ nhưng vẫn hãnh diện và lương tâm thanh thản. Vẫn biết rằng một cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất luôn là nguyện vọng chính đáng không của riêng ai. Vật chất luôn là điều kiện giúp cho mỗi người yên tâm công tác, cống hiến nhiều hơn nhưng không nên có nó bằng mọi giá, không nên sử dụng nghề y như một phương tiện thương mại.Ngành y tế đã ban hành quy định 12 điều y đức, quy tắc ứng xử... nhưng có lẽ điều cốt lõi nhất phải xuất phát từ lời thề của người thầy thuốc khi ra trường. Ngoài lời thề Hippocrates là y tổ của thế giới, các điều căn dặn của Hải Thượng Lãn Ông là y tổ của Việt Nam; nên chăng các bác sĩ ra trường tại nước ta cần phải có một lời tuyên thệ riêng khi tốt nghiệp vì đó là một lời thề danh dự, có giá trị thiêng liêng và đạo đức đối với xã hội ta đang sống.

Nơi quá tải, nơi... khắc khoải

Tại một hội nghị do Bộ Y tế tổ chức mới đây, xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng bệnh viện công nên chuyển bớt bệnh nhân sang bệnh viện tư để giảm quá tải, hoặc cần cho phép bệnh viện tư được thanh toán bảo hiểm y tế bằng mức của bệnh viện công để hút bệnh nhân… Thực tế là, trong khi các bệnh viện công đều đang quá tải thì bệnh viện tư nhân lại rất khó khăn.

Khoảng cách mênh mông

Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, 10 năm qua, số bệnh viện tư nhân đã tăng gấp 4 lần (từ 40 bệnh viện năm 2004 lên 170 bệnh viện năm 2014). So với bệnh viện công, các bệnh viện tư được tổ chức hiện đại, bài bản, khang trang, sạch đẹp hơn nhưng vì chi phí khám chữa bệnh cao hơn nên lượng bệnh nhân ít. Trong khi các bệnh viện công lập đều quá tải trầm trọng, công suất sử dụng giường bệnh trung bình trên 110% thì ở khối bệnh viện tư nhân mới chỉ sử dụng được khoảng hơn 50%. Nếu như quá tải ở bệnh viện công khiến chất lượng điều trị giảm thì bệnh viện tư đang phải tìm mọi cách để cạnh tranh, lôi kéo khách hàng. Cũng vì thế, tại hội nghị tăng cường phối hợp giữa bệnh viện nhà nước và bệnh viện tư nhân vừa diễn ra, ông Nguyễn Văn Đệ, Giám đốc Bệnh viện Hợp Lực (Thanh Hóa – bệnh viện tư nhân) nêu ý kiến, tình trạng quá tải ở bệnh viện công sẽ được giải quyết hiệu quả nếu cho phép bệnh viện công chuyển bớt bệnh nhân sang bệnh viện tư. Tuy nhiên, ngay cả khi Bộ Y tế cho phép thực hiện chủ trương này thì cũng khó triển khai được trong thực tế. “Không có bệnh viện công nào muốn chuyển bệnh nhân sang bệnh viện tư vì điều này liên quan trực tiếp đến lợi ích của bệnh viện, liên quan đến vấn đề nguồn thu cho ngân sách địa phương. Thậm chí, nhiều bệnh viện công còn đang muốn quá tải để có lý do xin đầu tư mở rộng, nâng cấp, mua sắm thiết bị” – ông Nguyễn Văn Đệ phân tích. Ông Nguyễn Văn Đệ cho biết thêm, theo tìm hiểu của ông thì trong số 170 bệnh viện tư nhân hiện nay có đến 50% số bệnh viện “đã chết hoặc đang ngắc ngoải”. Cụthể như tỉnh Thanh Hóa có 7 bệnh viện tư thì hiện chỉ duy nhất Bệnh viện Hợp Lực đang hoạt động, 6 bệnh viện còn lại rất khó khăn, có bệnh viện sắp vỡ nợ nhưng chưa dám công bố. Đồng tình với nhận định này, ông Vũ Thế Hùng, Tổng Giám đốc BV Đa khoa Tràng An (Hà Nội) cho rằng, bệnh viện tư đang không được đối xử công bằng với bệnh viện công khiến cho việc thu hút bệnh nhân vốn đã khó lại càng khó khăn hơn. Ông Hùng phân tích, trong khi bệnh nhân đến bệnh viện công được thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) lên tới 80% thì các bệnh viện tư nhân chỉ được thanh toán cho người bệnh có thẻ BHYT với mức 30%.

Quan trọng nhất là thương hiệu

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục QLKCB cho rằng, việc chuyển người bệnh từ hệ thống bệnh viện công sang bệnh viện tư không đơn giản. Bản thân đa số người bệnh cũng không muốn chuyển từ bệnh viện công sang bệnh viện tư bởi rào cản rất lớn về chi phí. Thời điểm này, viện phí ở y tế công lập mới chỉ tính 3/7 yếu tố, chưa kể hệ thống cơ sở hạ tầng cũng được bao cấp nên giá dịch vụ thấp, trong khi các bệnh viện tư nhân hoạt động theo luật doanh nghiệp và đương nhiên giá dịch vụ phải cao hơn. Thực tế hiện nay chỉ những người bệnh có điều kiện kinh tế khá trở lên mới đến điều trị tại bệnh viện tư. Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai thẳng thắn cho rằng, bệnh viện công hay bệnh viện tư muốn đông bệnh nhân thì điều quan trọng nhất vẫn phải lấy được niềm tin của bệnh nhân. Ngay trong hệ thống bệnh viện công ở Hà Nội cũng có những bệnh viện không có bệnh nhân, có bệnh viện phải nằm ghép 3-4 người/giường nhưng bệnh nhân vẫn kiên quyết ký cam kết xin nhập viện. Ông Nguyễn Quốc Anh cho rằng, mọi người bệnh khi vào bệnh viện thì chăm sóc sức khỏe, sinh mạng là số 1, điều kiện ăn ở sinh hoạt chỉ là phụ. Càng không thể dùng mệnh lệnh hành chính mà yêu cầu chuyển bệnh nhân ra bệnh viện tư được. Ông Nguyễn Quốc Anh kiến nghị, muốn phối hợp giữa bệnh viện công và bệnh viện tư tốt hơn cần phải phối hợp đồng bộ từ việc xây dựng cơ chế hoạt động khám chữa bệnh, điều chỉnh hợp lý mức giá viện phí, cơ chế thanh toán BHYT phù hợp và quan trọng nhất là chỉ có thể phối hợp trên cơ sở đảm bảo an toàn và hài lòng cho bệnh nhân. Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, tới đây Bộ sẽ tiến hành phân hạng bệnh viện tư nhân dựa vào năng lực, những bệnh viện tư nhân đủ điều kiện có thể trở thành bệnh viện hạng đặc biệt. Bộ Y tế cũng sẽ xem xét để các bệnh viện công đầu ngành chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tư. Đặc biệt, một số bệnh viện công sẽ thí điểm viện phí tính đúng, tính đủ 100% như bệnh viện tư, tự trang trải các chi phí. Bộ trưởng khẳng định sẽ hoàn chỉnh hàng lang pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi nhất để hệ thống bệnh viện công, tư phát triển đồng đều và bình đẳng.

Phối hợp giữa bệnh viện công - bệnh viện tư: Luôn đặt lợi ích của người bệnh lên trên

Phát biểu tại Hội nghị tăng cường phối hợp giữa bệnh viện (BV) nhà nước và BV tư nhân thực hiện Đề án giảm tải BV khu vực các tỉnh phía Bắc do Bộ Y tế tổ chức cuối tuần qua, GS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, quan điểm của Bộ Y tế là không phân biệt công - tư, coi hai khối luôn bình đẳng, ở đâu cũng là nơi phục vụ bệnh nhân. Bộ Y tế cũng sẽ làm “cầu nối” để điều tiết giữa hai khối BV trong mối quan hệ hợp tác này, mục đích cuối cùng là giảm tải BV, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh... Liên quan đến vấn đề này,phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống đã trao đổi với lãnh đạo một số BV về việc làm thế nào để tăng cường khả năng phối hợp giữa BV công và BV tư để giảm tải BV công và tránh lãng phí. “Chúng tôi biết, BV tư rất mong mỏi được Bộ Y tế cho một mệnh lệnh hành chính yêu cầu BV công chuyển bệnh nhân sang BV tư, nhưng tôi tin chắc mệnh lệnh đó sẽ thất bại”. Lý giải về điều này, ông Quốc Anh cho rằng, muốn thu hút bệnh nhân trước hết BV phải lấy được niềm tin của người bệnh. Bệnh nhân vào BV là để chữa bệnh chứ không phải vào để được nằm điều hòa, máy lạnh. Tất nhiên có thì tốt, nhưng quan trọng vẫn là hiệu quả điều trị. Do đó, nếu có các chuyên gia đầu ngành làm việc tại các BV tư thì các BV tư sẽ thu hút rất đông bệnh nhân, đó là do nhân lực thu hút bệnh nhân. Để có một cơ chế phát triển tốt hơn nữa cho hệ thống y tế công lập và tư nhân, Bộ Y tế cần khuyến khích phát triển hợp tác chuyên môn giữa BV công và BV tư để tận dụng công suất, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại; có cơ chế, chính sách mở cho phép bác sĩ từ công lập sang BV tư khám, điều trị cho bệnh nhân khi được mời hoặc tham gia làm việc ngoài giờ tại các BV tư. Đồng thời cho phép chuyển BHYT và bệnh nhân từ các BV công sang BV tư để khám, điều trị theo nhu cầu của khách hàng; cấp phép hoạt động cho các chuyên gia, bác sĩ người nước ngoài đến khám và điều trị cho người bệnh tại các BV tư... Các BV công luôn trong tình trạng quá tải, trong khi BV tư không sử dụng hết công suất giường bệnh, do đó cần có giải pháp để chuyển bệnh nhân điều trị các bệnh đơn giản về cơ sở y tế tư nhân để tiếp tục điều trị nhằm tránh lãng phí giường bệnh và góp phần giảm tải cho BV công. Đồng thời, nhà nước cũng cần có các giải pháp để khuyến khích bác sĩ trẻ có thêm cơ hội làm việc, gắn bó lâu dài với các BV tư nhân. Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Hiện nay, quá tải tại BV công lập đang là vấn đề gây bức xúc nhất cho người dân, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Trước thực trạng này, Bộ Y tế đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giảm tải bệnh viện. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Y tế tập trung vào một số giải pháp như: tăng số lượng giường bệnh; thiết lập BV vệ tinh; xây dựng mạng lưới bác sĩ gia đình, phòng khám đa khoa; nâng cao chất lượng y tế cơ sở và chuyển giao công nghệ tiên tiến... Tại hội nghị, theo PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, hiện toàn quốc có 1.200 BV, trong đó có 170 BV tư nhân, chỉ chiếm 11%. Trong vòng 10 năm, số BV tăng gần 1,5 lần và số giường bệnh tăng gần 2 lần, từ 126.893 năm 2004 lên 215.000 giường bệnh năm 2013. Tỷ lệ giường bệnh của BV tư chiếm 4,2%. Thống kê năm 2013 cho thấy, cả nước có gần 114,5 triệu lượt khám ngoại trú, gần 11,2 triệu lượt nội trú, gần 2,4 triệu ca phẫu thuật. Trong đó, tỷ lệ khám chữa bệnh của BV tư rất thấp, chiếm 6,7% điều trị ngoại trú, 5,7% nội trú và 10,7% phẫu thuật. BV tư phục vụ chưa tới 4% trên tổng số hơn 73,4 triệu lượt khám BHYT ngoại trú và hơn 7,8 triệu lượt nội trú. “Mặc dù nhiều BV tư có cơ sở vật chất khang trang, máy móc thiết bị hiện đại, nhưng tỷ lệ bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại các BV tư rất thấp. Có tới 56,9% BV tư nhân có công suất sử dụng giường bệnh dưới 60%, gần 22% còn lại có công suất chỉ đạt từ 60 - 85%” - ông Khuê nhấn mạnh. Trước phần lớn ý kiến tại hội nghị cho rằng, Nhà nước, Bộ Y tế cần có cơ chế, quy định hành lang pháp lý rõ ràng để BV công - BV tư phối hợp với nhau được nhiều hơn, thuận lợi hơn; tận dụng, khai thác nguồn nhân lực có sẵn ở các BV công với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại ở BV tư trên tinh thần đem lại lợi ích cho người bệnh, giảm tải BV công. Nhấn mạnh việc phối hợp giữa các BV công lập vàBV tư là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và góp phần giảm tải ở các BV công, tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá, hiện nay việc hợp tác giữa hai hệ thống BV công - BV tư còn những vướng mắc về cơ chế tài chính, giờ giấc, việc hợp tác đầu tư... Do đó, vấn đề lớn nhất trong việc phối hợp giữa công và tư là phân chia lợi ích thế nào cho hợp lý... Về vấn đề chuyên môn trong mối quan hệ phối hợp giữa BV công và BV tư, Bộ trưởng cũng gợi ý, các BV công - BV tư cần chọn ra những chuyên khoa để hợp tác, đặc biệt những chuyên khoa mà BV công luôn quá tải hiện nay như: ung bướu, tim mạch, sản, nhi, chấn thương chỉnh hình...

Gia đình xã hội

Bí quyết thành công của chủ nhân giải thưởng Kovalevskaia

“Giải thưởng Kovalevskaia và sự thành công trong nghiên cứu khoa học của tôi ngày hôm nay luôn có sự đóng góp rất lớn của các đồng nghiệp và hơn hết là hình bóng rất lớn của gia đình”, Bí quyết thành công của chủ nhân giải thưởng Kovalevskaia

Tiết kiệm hàng chục tỉ cho nhà nước mỗi năm

Đã qua những giây phút xúc động khi đứng trên bục nhận giải thưởng, nhưng khi trò chuyện, trong ánh mắt của nhà khoa học này vẫn ánh lên niềm tự hào bởi những cống hiến không mệt mỏi hàng chục năm qua của mình và các đồng nghiệp đã được vinh danh. Với công trình khoa học cấp Nhà nước mang mã số KC.10.03/06-10 “Đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vaccine Rotavin-M1 sống giảm độc lực phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em Việt Nam”, chị và các đồng nghiệp đã đưa Việt Nam trở thành nước thứ 2 của châu Á (sau Trung Quốc) và là 1 trong 4 nước trên thế giới tự sản xuất được vaccine Rota với công nghệ cập nhật quốc tế. Nói về sự ra đời của Rotavin-M1, PGS.TS Lê Thị Luân cho biết, chị bắt đầu nghiên cứu từ năm 1998, khi đó chị vừa bảo vệ thành công luận án tiến sỹ. Đây là thời điểm mà các chuyên gia của WHO có chương trình giám sát bệnh mùa đông tại Việt Nam. Năm đó, ở Việt Nam, rất nhiều trẻ em nhập viện do nhiễm virus Rota gây tiêu chảy. Tuy nhiên, do việc dùng kháng sinh để điều trị không có kết quả nên các chuyên gia của WHO đã đưa Việt Nam vào một trong những nước thành viên giám sát virus trong 3 năm. “May mắn, tôi được lãnh đạo Trung tâm tin tưởng chọn tham gia. Họ đề nghị các chuyên gia đưa ra ý tưởng làm thế nào để có vaccine ngừa tiêu chảy tốt nhất. Đây cũng là lý do tôi đề xuất đề tài nghiên cứu vaccine Rota cho trẻ”, PGS.TS Lê Thị Luân cho biết. Việc nghiên cứu và được ứng dụng thành công vaccine Rotavin-M1 trong thực tế đã đem lại niềm vui cho trẻ em và tiết kiệm hàng chục tỉ đồng cho Việt Nam mỗi năm. Giảm 5.300 đến 6.800 ca tử vong hàng năm ở trẻ dưới 5 tuổi, giảm đến 820.000 lượt thăm khám của trẻ và giảm 122.000 đến 140.000 lần trẻ phải nhập viện do virus Rota. Như vậy, đã tiết kiệm được 5,3 triệu USD, trong đó 3,1 triệu cho chí phí trực tiếp, 685.000 cho chi phí không thuộc lĩnh vực y tế và 1,5 triệu USD cho chi phí gián tiếp để điều trị bệnh tiêu chảy do virus Rota ở nước ta.

Thành công có hình bóng rất lớn của gia đình

Trước đây, chồng chị - một Kiểm sát viên cao cấp của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao là một người rất bận rộn, “nhưng việc nhà anh lo hết để tôi tập trung vào chuyên môn và nghiên cứu khoa học. Từ chăm sóc, dạy dỗ các con đến những việc trong gia đình, anh không để tôi phải bận lòng. Năm 2001, anh bị mắc một chứng bệnh hiếm có trên thế giới, sau 2 năm điều trị, chạy chữa thuốc thang rất nhiều nơi nhưng anh không qua khỏi”, PGS.TS Lê Thị Luân xúc động nói. Chồng mất khi công việc nghiên cứu vẫn còn bộn bề và chưa có kết quả, hai con của chị, một bắt đầu vào cấp 2, một bắt đầu vào cấp 3 càng khiến chị thêm khó khăn hơn. “Lúc đó tôi suy sụp tinh thần lắm. Các con lại đang ở thời điểm rất cần sự quan tâm, chăm sóc nên tôi phải gần 1 năm sau mới lấy lại được thăng bằng. Cũng may, gia đình bên nhà chồng, đã luôn bên tôi và các con để động viên, chăm sóc, cho tôi sự thành công ngày hôm nay”, chị Luân tâm sự. “Với nam giới, việc nghiên cứu khoa học có thể không vướng bận nhiều đến chuyện gia đình, nhưng với nữ giới thì dù làm gì vẫn phải chu toàn tất cả. Trước đây, khi còn chồng bên cạnh, tôi yên tâm tập trung vào công việc, chuyện dạy dỗ chăm sóc con anh hỗ trợ rất nhiều nhưng khi chồng mất, sau 1 năm, tôi phải sắp xếp lại toàn bộ kế hoạch để không bị, xáo trộn trong cuộc sống”, PGS.TS Lê Thị Luân cho biết. Nói về thành công của Việt Nam trong việc tự nghiên cứu và sản xuất vaccine Rota để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em, PGS.TS Lê Thị Luân cho biết, cái được lớn nhất khi tự sản xuất vaccine này là thành tựu của ngành y học dự phòng, để đưa ra một sản phẩm, phòng bệnh cho một loại bệnh rất phổ biến ở trẻ em; cái thứ hai là giúp Việt Nam chủ động phòng bệnh với giá thành giảm đi rất nhiều so với vaccine nhập ngoại; thứ ba là mục tiêu tiêm chủng mở rộng và đưa vào sử dụng miễn phí. Trong suốt 24 năm công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vaccine và sinh phẩm Y tế, mặc dù cùng một lúc đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ nhưng PGS.TS Lê Thị Luân luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đến nay, PGS.TS Lê Thị Luân đã được tặng Bằng khen và danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ; 4 Bằng khen của các bộ, ngành; 2 Bằng lao động sáng tạo trong phong trào thi đua yêu nước; Cúp vàng tại Hội chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam... Đặc biệt, ngày 8/3 vừa qua, PGS.TS Lê Thị Luân đã vinh dự được nhận Giải thưởng Kovalevskaia năm 2013, một giải thưởng lớn do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao tặng. Nhưng trên hết, ở góc độ của một người phụ nữ, chị vẫn tự hào khi nhiều năm liền được tặng danh hiệu “Giỏi việc nước-Đảm việc nhà”. “Làm nghiên cứu khoa học không phải lúc nào cũng là máy tính, kính hiển vi và ống nghiệm. Đối với tôi, thời gian vẫn rất cơ động, vẫn dành được những khoảng thời gian để chăm lo và bên gia đình”, PGS.TS Lê Thị Luân tâm sự.

Báo điện tử Chính phủ

An ninh bệnh viện quan trọng như khám chữa bệnh

- Bộ Y tế đã đưa nội dung bảo đảm an ninh trật tự BV vào 1/83 tiêu chí về đánh giá chất lượng BV. Điều này có nghĩa là ngành Y tế coi nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế quan trọng không kém công tác bảo đảm chất lượng, chuyên môn khám chữa bệnh. Tại Hội thảo "An ninh bệnh viện - Thực trạng và giải pháp" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức mới đây, mô hình đảm bảo an ninh trật tự của BV Đa khoa Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) được nêu như một ví dụ điển hình làm tốt công tác này.

Các giải pháp thực tế

Ông Phạm Văn Dũng, Giám đốc BV Thống Nhất cho biết, do BV nằm trên tuyến Quốc lộ 1A huyết mạch, lưu lượng xe lưu thông hướng Bắc-Nam lớn, nên tình trạng TNGT thường xuyên xảy ra trên tuyến đường này. Có những vụ tai nạn làm chết và bị thương nhiều người đều đưa vào BV cấp cứu; tình trạng mâu thuẫn cá nhân do say rượu, hút chích, tranh giành làm ăn… dẫn đến xô xát, thương tích phải nhập viện cũng ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, do địa bàn rộng, việc xây dựng các khoa, phòng dàn trải, lực lượng bảo vệ còn mỏng nên đã xảy ra nhiều vụtrộm cắp tài sản trong BV. Trước thực trạng đó, BV đã xây dựng phương án bảo vệ. Cụthể, BV đã ký hợp đồng với công ty bảo vệ chuyên nghiệp để bảo vệ các vị trí xung yếu (cổng ra vào, phòng cấp cứu, nơi đăng ký khám bệnh, cấp thuốc, đóng viện phí…). Mỗi ngày, các tổ tuần tra của BV thường xuyên hoạt động 24/24h; thực hiện việc đăng ký số lượng thân nhân bệnh nhân ở lại BV qua đêm. BV cũng đã đầu tư hệ thống camera tại tất cả các khoa phòng, các vị trí xung yếu (110 điểm). Tại bãi giữ xe, BV đã đầu tư phiếu giữ xe thông minh, vì vậy hiện nay không còn xảy ra tình trạng mất xe. BV đã thành lập đường dây nóng và phối hợp chặt chẽ với Công an phường Tân Biên, Công an TP. Biên Hòa, Cảnh sát 113, PA 83 xây dựng các phương án nhằm xử lý kịp thời, nhanh chóng các trường hợp ẩu đả, đuổi đánh nhân viên y tế… Cán bộ, nhân viên BV thường xuyên được nhắc nhở về ý thức bảo vệ an ninh trật tự là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, với tinh thần mỗi cán bộ công nhân viên chức là một bảo vệ viên… Do đó, tình hình được cải thiện nhiều. Ở Hà Nội, nhiều BV cũng đã và đang triển khai thực hiện các biện pháp tăng cường an ninh. Ví dụ, tại BV Xanh Pôn, sau khi xảy ra vụ cưa chân bệnh nhân ngay tại phòng bệnh, BV đã tăng cường lực lượng bảo vệ và đội ngũ vệ sỹ chốt tất cả các cửa chính. BV Phụ sản Hà Nội luôn có 16 bảo vệ/ca ngày; 8 bảo vệ/ca đêm ở tất cả 30 khoa, phòng… để kịp thời can thiệp, ngăn chặn các nguy cơ mất an ninh trật tự có thể xảy ra. Nhiều BV cũng đã cảnh báo người bệnh đề phòng trộm cắp, cò mồi bằng cách ghi biển báo, đọc loa phát thanh, dán ảnh những đối tượng trộm cắp từng bị xử lý để người bệnh biết… Đối với BV Phụ sản Trung ương, sau sự cố trẻ sơ sinh bị bắt cóc, BV cũng đã rà soát, thắt thặt các quy trình kiểm tra nhập, xuất viện. TS Vũ Bá Quyết, Giám đốc BV Phụ sản Trung ương, cho biết, trước khi đưa trẻ rời khỏi BV, các gia đình đều phải trải qua 2 cửa kiểm tra. Với trường hợp người ngồi trên ô tô đi ra cổng, thì từ xe của Giám đốc BV đến các xe taxi đều phải mở kính để nhân viên bảo vệ kiểm soát. BV cũng đã lắp 25 camera tại vị trí nhạy cảm, đặc biệt là Khoa Sơ sinh.

Khó khăn nhưng không thể không làm

Mặc dù thời gian gần đây tình hình an ninh trật tự của BV Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) đã được cải thiện đáng kể, song theo ông Phạm Văn Dũng, công tác đảm bảo an ninh trật tự tại BV cũng còn những khó khăn như: Lực lượng bảo vệ được trang bị các phương tiện hỗtrợ thô sơ, không xử lý được các trường hợp cấp bách tại chỗ, khi lực lượng công an đến hiện trường thì nhiều trường hợp mọi việc đã xảy ra… Sự phối hợp giữa BV và các cơ quan chức năng đôi lúc chưa kịp thời, phản ứng của ngành Công an trong một sốvụ việc còn chậm… Tuy nhiên, đây là việc không thể không làm. Ông Vũ Bá Quyết (BV Phụ sản Trung ương) cho biết, vì BV luôn trong tình trạng quá tải, nên việc kiểm soát an ninh có những thời điểm rất khó khăn, nhất là vào giờ người nhà thăm nom và chăm sóc bệnh nhân. Vì vậy, BV đã tăng cường tuyên truyền cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân luôn phải cảnh giác với người lạ, kể cả với người mặc áo nhân viên BV nhưng có những hành vi bất thường. Thực tế, hiện nay hầu hết các BV chủ yếu chú trọng công tác chuyên môn mà chưa thực sự quan tâm đúng mức công tác đảm bảo an ninh, thậm chí, nhiều nơi “mất bò mới lo làm chuồng”. Mặt khác, nguồn kinh phí để thực hiện một số giải pháp đảm bảo an ninh BV như ký hợp đồng bảo vệ chuyên nghiệp, thuê các đội vệ sỹ… đều do các BV tự chi trả nên vấn đề bảo đảm an ninh cũng khiến BV gặp khó khăn. Có thể nói các BV đã thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo an ninh BV. Tuy nhiên, các giải pháp đó sẽ không đạt hiệu quả cao nếu không nhận được sự phối hợp từ các cơ quan chức năng và nhận thức của người dân. Tuy nhiên, để các BV tập trung nhiều hơn nữa cho công tác đảm bảo an ninh BV,Bộ Y tế đã đưa nội dung về an ninh trật tự BV vào 1 trong 83 tiêu chí về đánh giá chất lượng BV. Điều này có nghĩa là ngành Y tế coi nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho người bệnh và viên y tế không kém so với công tác đảm bảo chất lượng, chuyên môn khám chữa bệnh. Từ đó, các BV sẽ có động lực để tích cực tìm ra nhiều giải pháp căn cơ và hiệu quả hơn nữa nhằm bảo đảm an ninh, an toàn BV.

Bộ Y tế quy định quy tắc ứng xử của y, bác sĩ

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 07/2014/TT-BYT quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế (công chức, viên chức y tế). Trong đó nêu rõ quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Theo Thông tư, công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện nghiêm túc 12 Điều y đức ban hành kèm theo Quyết định số 2088/QĐ-BYT ngày 6/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Thông tư nêu rõ những việc phải làm của các công chức, viên chức này đối với người đến khám bệnh. Cụ thể: 1- Niềm nở đón tiếp, tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết; 2- Sơ bộ phân loại người bệnh, sắp xếp khám bệnh theo thứ tự và đối tượng ưu tiên theo quy định; 3- Bảo đảm kín đáo, tôn trọng người bệnh khi khám bệnh; thông báo và giải thích tình hình sức khỏe hay tình trạng bệnh cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh biết; 4- Khám bệnh, chỉ định xét nghiệm, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh và khả năng chi trả của người bệnh; 5- Hướng dẫn, dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh về sử dụng thuốc theo đơn, chế độ chăm sóc, theo dõi diễn biến bệnh và hẹn khám lại khi cần thiết đối với người bệnh điều trị ngoại trú; 6- Hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục nhập viện khi có chỉ định. Bên cạnh đó, đối với người bệnh điều trị nội trú, công chức, viên chức y tế cần: Khẩn trương tiếp đón, bố trí giường cho người bệnh, hướng dẫn và giải thích nội quy, quy định của bệnh viện và của khoa; thăm khám, tìm hiểu, phát hiện những diễn biến bất thường và giải quyết những thắc mắc của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh; tư vấn giáo dục sức khỏe và hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh thực hiện chế độ điều trị và chăm sóc; giải quyết khẩn trương các yêu cầu chuyên môn; có mặt kịp thời khi người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh yêu cầu. Đối với người bệnh có chỉ định phẫu thuật, phải thông báo, giải thích trước cho người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh về tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật, khả năng rủi ro có thể xảy ra và thực hiện đầy đủ công tác chuẩn bị theo quy định. Phải giải thích rõ lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh khi phải hoãn hoặc tạm ngừng phẫu thuật.

Không lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi

Đối với người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến, công chức, viên chức y tế phải phải khẩn trương thực hiện các thủ tục cho người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến theo quy định; thông báo và dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh những điều cần thực hiện sau khi ra viện. Trường hợp chuyển tuyến cần giải thích lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh. Đồng thời, phải công khai chi tiết từng khoản chi phí trong phiếu thanh toán giá dịch vụ y tế mà người bệnh phải thanh toán; giải thích đầy đủ khi người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh có yêu cầu; tiếp thu ý kiến góp ý của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh khi người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến. Đặc biệt, Thông tư nêu rõ, công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám, chữa bệnh không được lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; không được gây khó khăn, thờ ơ đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh và tuyệt đối không được có hành động không tuân thủ quy chế chuyên môn khi thi hành nhiệm vụ.

An ninh thủ đô

Nâng cấp các bệnh viện y học cổ truyền

Theo thông tin từBộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống Bệnh viện Y học cổ truyền toàn quốc giai đoạn 2014 - 2025”. Theo đó, có 24 bệnh viện y học cổ truyền sẽ được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn từ năm 2014 – 2015. Đối với địa phương có dân số dưới 1 triệu dân thì bệnh viện y học cổ truyền cấp tỉnh sẽ được đầu tư với quy mô từ 100 - 150 giường bệnh; địa phương có dân số từ 1 triệu đến dưới 2 triệu dân thì quy mô bệnh viện từ 150 - 250 giường bệnh; địa phương có dân số từ 2 triệu dân trở lên thì quy mô bệnh viện từ 250 - 350 giường bệnh.

Gặp bác sĩ duy nhất trên thế giới tự tiêm vi khuẩn hủi vào người

Bác sĩ Trần Hữu Ngoạn là người đầu tiên và duy nhất trên thế giới đã tự tiêm vi khuẩn bệnh phong vào người mình để chứng minh cho mọi người biết rằng, nếu hiểu bệnh, bệnh sẽ không lây và có thể chữa khỏi. Nửa thế kỷ sống gần gũi và cứu chữa người bệnh phong, từng là Giám đốc Bệnh viện Phong - Da liễu Quy Hòa (Bình Định); Bệnh viện Phong - Da liễu Quỳnh Lập (Nghệ An), cả cuộc đời sống cùng người hủi, thế nhưng người bác sĩ ấy đã không nhận bất cứ một tặng thưởng, hay một bằng khen nào

Muốn chữa bệnh cho những người khổ nhất

Đến các bệnh viên đang điều trị cho người bệnh phong, nói đến bác sĩ Trần Hữu Ngoạn thì nhiều người biết bởi tầm ảnh hưởng của rất lớn của ông đối với họ. Y đức và sự tận tâm cống hiến cho công việc của ông làm cho nhiều người nể phục. Ông là người gốc làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Cha mẹ không có cơ may học hành, không thể hướng nghiệp gì con. Từ nhỏ Ngoạn đã chịu khổ và nhận thấy ở đời còn quá nhiều người cơ cực. Những số phận, những bệnh nhân nghèo ở một vùng ngoại thành Thủ đô đã ám ảnh suốt tuổi thơ Ngoạn. Học hết phổ thông, Hữu Ngoạn nộp đơn xin vào ĐHY Hà Nội với hy vọng sẽ làm bác sĩ cứu chữa cho người nghèo, mặc cho người nhà khuyên can vì ngành y rất vất vả. Năm 1961, ông lập gia đình với cô giáo Phạm Thị Yến, người gốc Hà Nội. Cưới nhau chưa đầy hai tháng thì ông Ngoạn khoác ba lô vào trại phong Quỳnh Lập (huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An) trước sự ngỡ ngàng và can ngăn của nhiều người thân và bạn bè. Bà Yến kể: “Khi ông ấy còn đang học và chưa cưới tôi, ông ấy đã nói là mình sẽ đi theo và chữa trị cho những người bệnh nghèo khổ nhất. Lúc đó, người bệnh phong có lẽ là khổ nhất rồi nên ông đã vào trại phong Quỳnh Lập. Ai nói thì ông ấy bảo: tôi có đi tìm vinh quang cho mình đâu. Tôi là vợ, cũng ủng hộ cho những việc làm, quyết định của chồng thôi” Quỳnh Lập là một trại phong lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ, với hơn 2.600 bệnh nhân. Cách đây hơn 40 năm, người mắc bệnh phong rất nhiều và bị xã hội khinh miệt. Coi là kẻ cùi, hủi, không ai muốn tiếp xúc với họ, kể cả người thân. Thậm chí đến khi chết nhiều người còn không được chôn ở nghĩa địa của làng, thế nên những người bị bệnh phong thường phải bỏ làng đi biệt xứ. Nhiều người biết mình bị bệnh, đã tự tử ngay khi ra khỏi phòng khám. Bác sĩ Ngoạn đọc được nỗi khổ đau của những người bệnh bị xã hội xa lánh, gia đình ruồng rẫy ấy nên ông đã hy sinh hạnh phúc bản thân, bỏ lại người vợ trẻ để đi chăm sóc, tìm cách cứu chữa cho bệnh nhân phong.

Sống cùng người hủi

Làm việc ở trại Quỳnh Lập từ năm 1962 đến 1968, Trần Hữu Ngoạn vẫn chỉ là một bác sĩ bình thường, chưa đảm nhiệm chức vụ gì lớn lao. Nhưng điều làm bác sĩ trẻ day dứt nhất vẫn là nỗi sợ hãi, đề phòng vô lý của chính những nhân viên có trách nhiệm chăm sóc người bệnh. Khu làm việc ở cách bệnh nhân hơn 2,5km. Đi thăm bệnh phải mặc quần áo hấp. Thư từ của bệnh nhân gửi ra ngoài phải đóng dấu “đã hấp chín”.Trong khi sách vở ngành y thì từ lâu đã khẳng định: bệnh phong rất khó lây và tỉ lệ lây do tiếp xúc vợ chồng suốt đời cũng chỉ là 2%. Các thứ thuốc đặc trị cho bệnh phong cũng đã chứng tỏ hiệu nghiệm từ lâu. Bức xúc trước thái độ ấy, bác sĩ Ngoạn lấy lý do vì yếu mệt không đi xa được, ông đã chuyển phòng ở vào khu bệnh nhân. Ở đó, bác sĩ Ngoạn không mặc quần áo cách ly, không đi găng tay và thản nhiên làm việc. Từ năm 1968 đến năm tháng 4-1974, bác sĩ Ngoạn về Hà Nội, công tác tại Khoa Phong - Da liễu (Bệnh viện Bạch Mai). Thời gian này, ông có điều kiện nghiên cứu sách vở, tìm hiểu thêm về bệnh phong. Sau đó, ông lại được cử vào trại phong Quỳnh Lập (sau này đổi tên thành Bệnh viên Phong - Da liễu Quỳnh Lập) làm Giám đốc. Trở lại chốn cũ, tất cả chỉ còn là những đống đổ nát tan hoang vì bom đạn Mỹ tàn phá. Hơn 200 bệnh nhân chết, chỉ còn lại ít người trong túp lều tranh lụp xụp. Không nhà cửa, nhiều người sợ hãi chạy vào các hang núi sống như người rừng. Tất cả phải làm lại từ đầu. Vừa xây nhà, ông vừa phải đi đến từng hang núi tìm và đưa bệnh nhân về điều trị. Khi đó, ông quyết định làm một cuộc cách mạng trong trại, cũng là cuộc đột phá trong toàn ngành: rời khu làm việc vào sát khu bệnh, sử dụng tất cả những bệnh nhân đã điều trị tốt ở lại làm việc. Tại trại Quỳnh Lập, điều này vẫn được áp dụng cho đến ngày nay. Tiêm vi khuẩn vào người Tháng 10 năm 1984 bác sĩ Ngoạn có dịp ghé thăm Bệnh Viện Da Liễu Nha Trang. Trong đó có vài giường chứa bệnh phong. Nhân viên y tế có thái độ phân biệt rõ rệt với bệnh nhân, ông giải thích nhưng nhân viên không tin, ông bèn nói: “Các cô cậu có muốn tôi tiêm trực tiếp trực khuẩn Hansen vào mình tớ không?” Họ nói: “Được vậy thì thuyết phục chúng em ngàn lần hơn các tài liệu y khoa”. Cuộc thí nghiệm được bắt đầu với sự chứng kiến của Giám đốc Viện Pasteur Nha Trang, tiến sĩ vi trùng học Nguyễn Thị Thế Trâm và nhiều bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện. Bác sĩ Ngoạn đã lấy 200 milligram u phong ở dái tai của người bệnh, và từ những vết lở loét trên cơ thể bệnh nhân, được sự kiểm tra của các nhà khoa học chuyên môn có mặt. Bệnh phẩm sau khi được nghiền nát, hòa với nước muối sinh lý, lọc lấy phần có đủ trực khuẩn có thể gây bệnh. Bác sĩ Ngoạn đã đưa vào cơ thể mình hàng tỷ trực khuẩn bằng nhiều đường: nhỏ vào mũi, uống và tiêm vào hai khuỷu tay và hai dái tai là những nơi trực khuẩn này dễ phát triển. Ông dũng cảm làm điều đó chỉ vì tin vào mình, tin vào kiến thức của nhân loại và đồng thời cũng chứng minh là bệnh phong không lây nhiễm và qua đó đánh tan mặc cảm cho bệnh nhân và để xã hội lại gần hơn với họ. Với sự kiện này, bác sĩ Ngoạn đã chiếm lòng mọi người, đặc biệt các bệnh nhân. Ông cũng thể hiện mình là người lần đầu tiên dũng cảm đưa vi khuẩn bệnh phong vào người mình.

Giữa đời nghe sóng hát đau

Năm 1984, bác sĩ Ngoạn được điều vào Quy Nhơn, làm Giám đốc Bệnh viên Phong - Da liễu Quy Hòa. Tại đây, ông cũng rất đau lòng khi chứng kiến nhiều bệnh nhân đau đớn, từng phần da thịt cứ bị rụng dần khỏi cơ thể. Nhiều người trong số đó bị gia đình xa lánh, đồng loại ghẻ lạnh. Giữa một vùng biển đẹp, gió bao la hào phóng, thiên nhiên ưu đãi ban cho khí hậu mát mẻ. Thế nhưng, ở nơi cảnh đẹp nên thơ ấy, lại có những tiếng rên, tiếng khóc than và cả những thân phận không may mắn mắc bệnh đã từng chán chường, không thiết sống. Ngoài việc cứu chữa, ông còn luôn ở gần động viên, an ủi, tạo mọi điều kiện để người bệnh sống tốt, an tâm điều trị. Vốn là người lãng mạn, rất yêu nghệ thuật, lại có tư tưởng thoáng, nên bác sĩ Ngoạn đã nảy ra ý tưởng xây dựng khu vườn tượng với khoảng 40 bức tượng ghi lại chân dung các danh nhân y học trên thế giới. Ở nhiều công trình của trại phong bên bờ biển, ông Ngoạn cũng cho thiết kế rất nhiều hình đàn violon. Đặc biệt, ông cũng xây dựng một sân khấu để thúc đẩy đời sống văn nghệ cho cán bộ trại và người bệnh. Đối diện với sân khấu còn có một cây violon được thiết kế bằng... xi măng ở tư thế nằm ngửa, đủ để cho hơn chục người khiêu vũ trên mặt đàn. Ông bảo: “Tôi không phải là kiến trúc sư, nhưng tôi là một người yêu nghệ thuật. Ngày trẻ tôi có chơi violong và guitar, sau này bận nhiều việc quá nên tôi phải tạm gác niềm đam mê của đó của mình. Với tôi, y học không những là khoa học, mà còn là cả một nghệ thuật”. Nhiều lần, khi đối diện với sóng biển, bác sĩ Ngoạn lại nhớ những năm tháng gắn bó với trại phong Quỳnh Lập. Ở đó cũng có gió, có sóng biển rì rào, có cảnh đẹp nên thơ. Nhưng ở đó lại tập trung những phận người bất hạnh, kém may mắn. Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã viết một vở kịch “Loài hoa bất tử”, lấy nguyên mẫu nhân vật là bác sĩ Trần Hữu Ngoạn. Vở kịch ca ngợi tinh thần dũng cảm, kiên cường của một bác sĩ, đã tuyên chiến với vi khuẩn Hansen và cách mà ông đã sống với bệnh nhân phong như thế nào. Ông đã sống, đã cống hiến như một bông hoa tỏa hương thơm ngát, và ngoài biển khơi là những con sóng quặn đau. Sau này, càng nghĩ, ông càng thương người bệnh và muốn làm được nhiều việc có ích cho họ hơn. Đó cũng là lý do để sau này, khi nghỉ hưu (năm 1999), bác sĩ Ngoạn đã cùng vợ tiếp tục hành trình làm từ thiện, giúp đỡ những người bệnh phong.

Một đời thanh bạch

Bác sĩ Ngoạn được người đời “phong” cho rất nhiều biệt hiệu. Nào là “Bác sĩ điên khùng”, “Bác sĩ thích dây với hủi”, “Người của người bất hạnh”, “Người của lòng nhân ái”, “Người “xúc cảm với bệnh nhân phong”... Hơn 30 năm sống với bệnh nhân phong, hầu như xa gia đình, bác sĩ Ngoạn cứ lặng lẽ, lặng lẽ và tỏa hương cho đời. Nhiều bạn bè khoa học có tầm cỡ cũng khuyên ông nên xin về với vợ con để họ bớt bị thiệt thòi, nhưng ông không nỡ bỏ bệnh nhân. Thế nhưng, ông là người thanh bạch, không màng danh lợi, không nghĩ đến một điều gì có lợi cho mình. Mọi bằng khen, giấy khen, bổng lộc ông đều không nhận. Ông bảo vợ: “Anh cống hiến cho y học, cho bệnh nhân, chẳng phải vì những bổng lộc mà làm”. Tháng 8 năm 1995, Liên Hiệp Bệnh Viện Phong Quốc Tế (International Leprosy Union) của Ấn Độ bầu chọn bác sĩ Ngoạn để trao giải thưởng quốc Tế Ghandi. Nhưng ông cũng một mực chối từ...

Chờ được vaccine thì hết dịch?

Theo thông cáo mới nhất của Cục QLD-Bộ Y tế, trong gần 98.000 liều vaccine phòng thủy đậu được Cục phê duyệt nhập khẩn cấp, hiện đã có 20.000 liều về nước. Thời gian tới, số vaccine này sẽ được phân phối đến các điểm tiêm chủng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm vaccine phòng bệnh của nhân dân. Ông Nguyễn Tất Đạt, Phó Cục trưởng Cục QLD cho biết, trước tình hình dịch thủy đậu gia tăng mạnh những tháng đầu năm nay, trong khi tất cả các điểm tiêm chủng đều đã hết vaccine, Cục Quản lý dược đã cho phép nhập khẩu 77.800 liều vaccine thủy đậu theo hình thức giấy phép nhập khẩu chưa có số đăng ký. Số vaccine này đang được nhà sản xuất khẩn trương kiểm tra chặt chẽ chất lượng và an toàn trước khi xuất xưởng, đồng thời khi về Việt Nam sẽ được Viện Kiểm định Quốc gia về vaccine và sinh phẩm y tế kiểm định theo quy định. Ngoài 77.800 liều nói trên còn có 20.000 liều vaccine thủy đậu khác có số đăng ký và được Cục Quản lý dược cấp phép nhập khẩn cấp. Hiện 20.000 liều này đã về Việt Nam. Viện Kiểm định Quốc gia về vaccine và sinh phẩm y tế đang khẩn trương kiểm định chất lượng từng lô thuốc để đảm bảo an toàn, hiệu quả trước khi đưa ra sử dụng. Ông Nguyễn Tất Đạt cho biết, với vaccine, sau nhập khẩu phải mất khoảng thời gian kiểm định dài hơn so với các mặt hàng tân dược. Cụ thể, vaccine sẽ phải được kiểm định về độ an toàn trên động vật thí nghiệm và một số trường hợp kiểm định tính sinh miễn dịch, nếu tất cả đều đảm bảo thì mới có thể đưa ra thị trường để cung ứng tới bệnh nhân. Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết, thông thường thời gian kiểm định vaccine theo quy trình nói trên phải mất ít nhất 1 đến 2 tuần. Hiện tại, qua tổng hợp nhu cầu tiêm vaccine thủy đậu ở Hà Nội thì số lượng vaccine thủy đậu cần nhập về không lớn lắm. Khi vaccine thủy đậu được kiểm định xong, Trung tâm YTDP Hà Nội sẽ nhanh chóng phân phối vaccine về các điểm tiêm chủng để đáp ứng nhanh nhất nhu cầu tiêm chủng của nhân dân. Do đây là vaccine dịch vụ nên số lượng người đến tiêm vaccine thủy đậu trong thời gian tới nhiều hay ít, tăng hay giảm khó đoán được. Theo phân tích của một chuyên gia y tế dự phòng, sớm nhất cũng phải 1-2 tuần nữa thì vaccine phòng thủy đậu mới có thể được phân phối đến các điểm tiêm chủng. Trong khi đó, thủy đậu là bệnh cấp tính bùng phát mạnh vào mùa đông xuân và thông thường khi bước vào tháng 4 hàng năm dịch sẽ tự giảm dần rồi hết. Điều đó cũng có nghĩa, thời gian tới khi 98.000 liều vaccine thủy đậu được đưa ra thị trường, việc tiêm chủng chủ yếu chỉ nhằm đáp ứng phòng bệnh trong các vụ dịch sau. Nói về trách nhiệm của cơ quan quản lý trong việc để xảy ra tình trạng thiếu vaccine thủy đậu kéo dài nhiều tháng qua, thông cáo của Cục QLD lý giải, vaccine phòng bệnh thủy đậu được cung cấp theo nhu cầu của thị trường, việc đảm bảo cung ứng vaccine này do dự trù của các cơ sở tiêm phòng dịch vụ, cơ sở khám bệnh và chữa bệnh theo nhu cầu thị trường để đặt hàng các đơn vị kinh doanh, nhập khẩu vaccine cung ứng. Ông Nguyễn Tất Đạt cũng lý giải thêm, bệnh thủy đậu đôi khi diễn biến thất thường dẫn đến việc dự trù của các cơ sở kinh doanh chưa sát với thực tế, gây khó khăn trong việc đảm bảo cung ứng vaccine như thời gian vừa qua. Hiện tại, ngoài vaccine thủy đậu, nhiều loại vaccine dịch vụ khác như cúm, cúm A/H7N9, sởi, rubella… cũng đang thiếu. Cục QLD đã chỉ đạo và thông tin cho các doanh nghiệp để chủ động đặt hàng các loại vaccine này. Hiện 6.590 liều vaccine phối hợp “5 trong 1” đã được các đơn vị nhập khẩu về nước.

Gia tăng bệnh nhân cúm A/H1N1 biến chứng nặng

Ngày 16-3, khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận 2 ca mắc cúm A/H1N1 trong tình trạng nặng, bị biến chứng khó thở, suy hô hấp, tổn thương hai bên phổi. Trường hợp thứ nhất là một phụ nữ (26 tuổi, ở Thanh Hóa), trường hợp thứ hai cũng là một bệnh nhân nữ (67 tuổi, Hưng Yên) và cả 2 đều nhập viện ở ngày thứ 6 của bệnh. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, từ tháng 2 đến nay, lượng bệnh nhân đến khám vì cúm A/H1N1 gia tăng, trong đó có 6 ca biến chứng nặng. Đặc biệt, có những chùm ca bệnh 5-6 người trong một nhà cùng mắc. Thời tiết ẩm ướt hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm phát triển, gây bệnh nguy hiểm. Vì thế người dân cần chủ động phòng bệnh. Khi mắc cúm không được chủ quan mà cần theo dõi, nếu thấy sốt cao kéo dài, khó thở cần đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Người đồng hành

Sơ cứu ngộ độc nấm

Ngộ độc nấm thường xảy ra vào mùa Xuân Hè, tập trung tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thuộc một số tỉnh khu vực Miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên, nơi có tập quán thu hái và sử dụng nấm tự nhiên để làm thực phẩm. Ngộ độc do ăn nấm độc thường có tỷ lệ người mắc cao, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của người ăn, điển hình ngày 9/3/2014 tại Thái Nguyên đã xảy ra vụ ngộ độc do sử dụng nấm tán trắng làm 5 người đồng bào dân tộc Dao mắc. Theo Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai, ngộ độc nấm độc chỉ xảy ra khi ăn các nấm mọc hoang dại, thường vào mùa xuân và hè và ở các vùng rừng núi. Loại nấm độc nhất là nấm lục (hay nấm độc xanh đen), có hình thức hấp dẫn nhất, ngộ độc nặng nề, diễn biến ngộ độc không thể lường trước được và là nguyên nhân tử vong của hầu hết các trường hợp ngộ độc nấm xảy ra hàng năm ở nước ta. Với loại biểu hiện ngộ độc sớm, thường biểu hiện sau ăn 30 phút đến 2 giờ, tối đa là 6 giờ, tuỳ thuộc vào loại nấm. Với loại biểu hiện ngộ độc muộn, thường xuất hiện sau khi ăn 6 - 40 giờ (trung bình 12 giờ), hầu hết các trường hợp do nấm lục (nấm độc xanh đen, tên khoa học là Amanita phalloides). Để tiến hành sơ cứu, trong vòng vài giờ sau ăn nấm (tốt nhất trong giờ đầu tiên) nếu bệnh nhân là người trên 2 tuổi, tỉnh táo, chưa nôn nhiều thì nên cho bệnh nhân uống nước và gây nôn. Cho người bệnh uống than hoạt, liều 1gam/kg cân nặng người bệnh. Ngoài ra, người bị nhiễm độc cần uống đủ nước, tốt nhất là dùng oresol sau đó nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu người bệnh hôn mê, co giật cần cho người bệnh nằm nghiêng. Nếu người bệnh thở yếu, ngừng thở, cần hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện cấp cứu có tại chỗ. Một điều cần lưu ý là bệnh nhân không nên tự về nhà trong 1 - 2 ngày đầu kể cả khi các biểu hiện ngộ độc ban đầu đã hết. Ngộ độc nấm loại biểu hiện muộn cần được điều trị tại các cơ sở y tế có phương tiện hồi sức tích cực tốt.

Vnexpress

Bé gái có tim bên phải được phẫu thuật

Giáo sư người Pháp và cộng sự đã thực hiện thành công ca phẫu thuật chỉnh hình lại bàn tay và bàn chân cho một bé gái bị đa dị tật bẩm sinh. Ca phẫu thuật miễn phí kéo dài trong ba tiếng thực hiện ngày 13/3 tại BV Hữu nghị Việt Nam Cu Ba-Đồng Hới đã tạo hình bàn chân tay bình thường cho bé gái Phan Thùy Nhi (14 tháng tuổi). Êkíp bác sĩ phẫu thuật gồm giáo sư René D. Esser (đến từ Bệnh viện Polyclinique du Ternois - Paris, Pháp cùng các bác sĩ Bệnh viện nhân dân 115, TP HCM và BV Hữu nghị Việt Nam Cu Ba-Đồng Hới. Bé bị mẹ bỏ rơi khi sinh ra, trong mình mang nhiều dị tật bẩm sinh như tim, gan, lách nằm bên phải, bàn chân, bàn tay dị dạng phức tạp… Đội ngũ y, bác sĩ BV Hữu nghị Việt Nam Cu Ba-Đồng Hới đã đóng góp tiền và sữa để chăm sóc bé. Cái tên Phan Thùy Nhi cũng là do nhân viên bệnh viện đặt. Giáo sư René D. Esser cho biết, hay tin về hoàn cảnh đặc biệt của Thùy Nhi, ông đã chuyển các trang thiết bị phẫu thuật từ Pháp sang Việt Nam để chỉnh hình cho bé. "Hy vọng trong tương lai cháu sẽ hoạt động được như những người bình thường để hòa nhập vào cộng đồng”, giáo sư René D. Esser nói. Sau phẫu thuật, Thùy Nhi tiếp tục được vật lý trị liệu và chăm sóc tại BV, sức khỏe đã ổn định.

Xây dựng

Bình Phước: Bệnh viện tư đầu tiên tham gia khám chữa bệnh sử dụng Thẻ Bảo hiểm y tế

Theo thông tin từ Ban Giám đốc BVĐK tư nhân Thánh Tâm Bình Phước thì ngày 10/5/2013, tại BV đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng khám chữa bệnh cho người có bảo hiểm y tế (BHYT) giữa Cty TNHH MTV BVĐK tư nhân Thánh Tâm với Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Phước. Theo đó, Bệnh viện đa khoa tư nhân Thánh Tâm được Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Phước đồng ý cho triển khai khám bệnh, khám,chữa bệnh cho người có bảo hiểm y tế tương đương tuyến hạng II của BV công lập. Bệnh viện đa khoa tư nhân Thánh Tâm cam kết đảm bảo khám, chữa bệnh cho tất cả mọi người dân có thẻ bảo hiểm y tế trong tỉnh và ngoài tỉnh.bên cạnh đó Bệnh viện cũng cam kết luôn đáp ứng đầy đủ thuốc men và vật tư y tế cho bệnh nhân theo đúng quy định. Đây là Bệnh viện đa khoa tư nhân đầu tiên tại tỉnh Bình Phước tham gia khám chữa bệnh cho người có bảo hiểm y tế, tạo thêm nhiều cơ hội cho bệnh nhân trong tỉnh cũng như bệnh nhân vùng Tây Nguyên khi chuyển bệnh tới đây. Theo ông Thái Văn Công, Chủ tịch Hội đồng quản trị Bệnh viện đa khoa tư nhân Thánh Tâm, BV được đầu tư và xây dựng hoàn toàn mới trên tổng diện tích 6 ha, với số giường bệnh dự kiến lên đến 700 giường và được chia thành 3 giai đoạn xây dựng. Hiện tại, bệnh viện đã hoàn thành và đi vào hoạt động giai đoạn 1 với 100 giường bệnh. Bệnh viện được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị hiện đại như máy chụp MRI, máy chụp CT scan, hệ thống siêu âm 4D, siêu ấm Dopple tim màu. Bệnh viện cũng có đội ngũ y, bác sĩ trình độ đại học, sau đại học nhiều năm kinh nghiệm. Theo báo cáo của Bệnh viện, sau gần 2 năm đi vào hoạt động, BV đã tiếp nhận 100 ngàn lượt người khám và chữa bệnh, hơn 22 ngàn lượt bệnh nhân điều trị nội trú, phẫu thuật 2.530 ca, chạy thận nhân tạo 197 trường hợp, tiếp nhận và cấp cứu 5.700 bệnh nhân. Đáng chú ý nhất là Bệnh viện đã cấp cứu nhiều ca bệnh nặng thành công như cấp cứu ngừng tim, các ca suy hô hấp cấp nặng, tai biến mạch máu não... Từ đó có thể tin rằng sự hợp tác và phối hợp tốt giữa BHXH tỉnh Bình Phước với BVĐK tư Thánh Tâm sẽ đảm bảo tốt về quyền lợi của người tham gia BHYT trong việc chăm sóc sức khỏe, khám và điều trị bệnh, góp phần thực hiện ngày càng tốt hơn chính sách an sinh xã hội tại địa phương.

Dân việt

Thái Nguyên: Thêm 5 người ngộ độc nấm

Ngày 13.3, BVĐK T.Ư Thái Nguyên đã tiếp nhận 5 người ở xóm Cao Biền, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai với các triệu chứng bị ngộ độc. Đó là 4 người trong một gia đình: Vợ chồng ông Đặng Hữu Thuận-bà Triệu Thị Hòa cùng 2 con trai Đặng Phúc Quý, Đặng Phúc An, anh Triệu Văn Thọ là em trai bà Triệu Thị Hòa. Theo người nhà bệnh nhân, sáng 12.3, anh Quý lấy nấm rừng về nấu cho gia đình ăn sáng và cả 5 người ăn đều bị ngộ độc. Do tình trạng diễn biến phức tạp, 5 bệnh nhân được chuyển về khoa Chống độc của BV Bạch Mai để điều trị.

Quân đội nhân dân

Tưởng niệm Ngày viên tịch của Đại danh y – Thiền sư Tuệ Tĩnh

Chiều 15-3 tại chùa Yên Tử (Quảng Ninh), Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ tưởng niệm Ngày viên tịch của Đại danh y – Thiền sư Tuệ Tĩnh. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh tư tưởng “Nam dược trị Nam nhân” phát triển ngành y dược cổ truyền, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Đại danh y – Thiền sư Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, biệt hiệu là Hồng Nghĩa, pháp hiệu Tuệ Tĩnh, sinh ở làng Nghĩa Phú, xã Tuệ Tĩnh, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Danh y – Thiền sư Tuệ Tĩnh đã xây dựng nền móng của y học nước nhà với truyền thống chữa bệnh bằng thuốc nam, theo phương châm “thuốc nam Việt chữa người nam Việt”. Ông đã gây dựng phong trào trồng thuốc ở gia đình, vườn đền, chùa và thu trữ theo thời vụ để có sẵn thuốc chữa bệnh kịp thời với một mạng lưới khám chữa bệnh miễn phí tại 24 Chùa. Ông cũng đã thu thập những bài thuốc dân gian, các vị thuốc nam, viết sách và truyền bá y học. Truyền thống của Tuệ Tĩnh đã được đời sau thừa kế và phát huy rạng rỡ trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển y học dân tộc. Nhân dân đã lập đền thờ ông với tên “Đền thánh thuốc nam” ở quê hương thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ; đền bia ở thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn; miếu Nghè ở chùa Giám, xã Tân Sơn, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương. Ngoài ra ông còn được thờ là Thành hoàng ở xã Yên Lư, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, hiện nay, cả nước có 64 bệnh viện y học cổ truyền, trên 80% bệnh viện tuyến tỉnh có khoa y học cổ truyền, gần 90% bệnh viện đa khoa tuyến huyện có khoa hoặc tổ y học cổ truyền và gần 80% trạm y tế xã, phường, thị trấn có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Tỷ lệ người bệnh được khám và điều trị bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại đạt khoảng 30% tổng số người bệnh đến khám và điều trị hằng năm. Nhân dịp này, Bộ Y tế phát động phong trào học tập y đức, y đạo, y thuật của các bậc danh y tiền bối; phát triển môi trường nuôi trồng và ứng dụng y học cổ tuyền trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

VOV

Gần 80.000 liều vaccine thủy đậu đã nhập về Việt Nam

Bộ Y tế cho biết, Viện Kiểm định quốc gia về vaccine và sinh phẩm y tế đang kiểm định độ an toàn của từng lô vaccine thủy đậu vừa được nhập về. Dự kiến, vaccine thủy đậu sẽ được chuyển về các điểm tiêm chủng trong tuần tới. Như vậy, sau gần 5 tháng thiếu vaccine thủy đậu ở các tỉnh phía Nam và ba tháng đối với các tỉnh phía Bắc, các điểm tiêm chủng mới có lại vaccine này. Ngoài vaccine thủy đậu, hiện nhiều cơ sở tiêm chủng trong nước đã hết vaccine 5 trong 1, 6 trong 1 dịch vụ, vaccine ngừa cúm mùa... nhưng chưa có công ty nào được cấp phép nhập khẩu.

Nhân dân

Khai trương trung tâm chẩn đoán hình ảnh cộng hưởng từ

(15-3), phòng khám Vietlife - MRI Hà Nội chính thức đưa vào hoạt động hệ thống cộng hưởng từ Essensa 1.5T Tim + Dot. Đây là phòng khám tư nhân đầu tiên tại Hà Nội ứng dụng công nghệ hiện đại này. Phát biểu tại buổi lễ, BS Nguyễn Thị Dụ, nguyên Giám đốc Trung tâm chống độc Bạch Mai cho biết, với công nghệ này những bệnh nhân bị u máu, đột quỵ, ung thư, khớp... sẽ được chẩn đoán hình ảnh nhanh nhất, tạo cơ hội cho bác sĩ điều trị đúng hướng, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục. Thiết bị cộng hưởng từ Essenza 1.5T Tim + Dot với ứng dụng lâm sàng toàn diện, chụp được các bộ phận trong đó có những bộ phận phức tạp như chụp bụng, chụp tiêu khung, chụp vú, chụp tầm soát ung thư toàn thân, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý sọ não - hàm mặt, cột sống, cơ xương khớp, tim mạch... Công nghệ Tim (ma trận tạo ảnh toàn bộ) đã đặt ra những tiêu chuẩn trong việc chụp cộng hưởng từ, giúp mang lại chất lượng hình ảnh tuyệt hảo, thời gian chụp nhanh và tăng độ tỷ số tín hiệu trên nhiễu. Trong khi đó công nghệ Dot giúp thiết bị cộng hưởng 1.5T hoạt động hiệu quả hơn và dễ sử dụng, cho phép người sử dụng cá biệt hóa và tự động hóa từng ca chụp trên từng bệnh nhân. BS Nguyễn Ánh Vân, giám đốc phòng khám Vietlife - MRI cho biết: "Trong những ca bệnh lý phức tạp, phòng khám có thể hội chẩn trực tuyến với các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh của BV Bạch Mai (Hà Nội), BV Nguyễn Tri Phương (TP Hồ Chí Minh). Chúng tôi tin tưởng rằng thiết bị này sẽ mang lại dải ứng dụng thăm khám rộng khắp, đồng thời có thể cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho bệnh nhân ở bất kỳ tình huống nào". Trong bối cảnh phần lớn các bệnh viện công đang quá tải, thời gian chờ khám và làm xét nghiệm chụp, chiếu kéo dài thì phòng khám Vietlife có thể bảo đảm được việc trả kết quả chẩn đoán nhanh trong vòng 15 đến 30 phút.

Ứng dụng hệ thống cộng hưởng từ hiện đại

Ngày 15-3, phòng khám Vietlife - MRI Hà Nội chính thức đưa vào hoạt động hệ thống cộng hưởng từ Essensa 1.5T Tim + Dot. Đây là phòng khám tư nhân đầu tiên tại Hà Nội ứng dụng công nghệ hiện đại này. Thiết bị cộng hưởng từ Essenza 1.5T Tim + Dot với ứng dụng lâm sàng toàn diện, chụp được các bộ phận trong đó có những bộ phận phức tạp như chụp bụng, chụp tiêu khung, chụp vú, chụp tầm soát ung thư toàn thân, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý sọ não - hàm mặt, cột sống, cơ xương khớp, tim mạch...

Khám, chữa bệnh miễn phí cho nhân dân huyện đảo Bạch Long Vĩ

Hơn 150 lượt bà con ngư dân trên đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) được khám, cấp thuốc và điều trị bệnh miễn phí. Đây là kết quả của chương trình Hành trình tuổi trẻ Hải Phòng vì biển đảo quê hương” do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trường đại học Y Dược Hải Phòng và Đoàn Thanh niên Công an TP Hải Phòng phối hợp với Bệnh viện đa khoa huyện Bạch Long Vĩ thực hiện. Trong hai ngày 15 và 16-3, toàn bộ các thành viên trong Liên đội TNXP, cán bộ, chiến sĩ công an và bà con nhân dân trên huyện đảo Bạch Long Vĩ được các giáo sư, bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Trường đại học Y Dược Hải Phòng và Bệnh viện đa khoa Bạch Long Vĩ thăm khám, cấp thuốc và điều trị miễn phí - một trong những hoạt động thiết thực hưởng ứng Tháng Thanh niên do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động. Hơn 100 lượt người dân trên đảo được thăm khám nội khoa. Trong đó, các bác sĩ đã phát hiện, điều trị tại chỗ, tư vấn điều trị cho nhiều ca bệnh: tăng huyết áp, viêm mũi, họng, thoái hóa, cơ xương khớp, bệnh viêm dạ dày, tá tràng, suy nhược thần kinh...; 55 phụ nữ trên đảo được siêu âm, thăm khám chuyên khoa, phát hiện và điều trị cho bảy ca mắc bệnh về sỏi mật, thận; bốn ca mắc bệnh về gan nhiễm mỡ, nhiều ca viêm nhiễm phần phụ… Nhân dịp này, Đoàn công tác cũng trao tặng Bệnh viện đa khoa huyện đảo Bạch Long Vĩ nhiều loại thuốc kháng sinh, thuốc bổ, tủ sách y khoa, máy in... phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân và bà con ngư dân trên huyện đảo. Đồng thời, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trường đại học Y Dược Hải Phòng cũng cam kết hỗ trợ lâu dài cho y tế biển đảo như: đào tạo nâng cao nguồn nhân lực cho bệnh viện đa khoa huyện Bạch Long Vĩ, nhất là các chuyên khoa mũi nhọn (miễn dịch, dị ứng, cấp cứu y học biển...) và đưa chương trình khám chữa bệnh tình nguyện tại huyện đảo Bạch Long Vĩ vào chương trình hoạt động hằng năm.

Bộ Y tế quy định quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế (công chức, viên chức y tế). Theo đó, công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám chữa bệnh phải thực hiện nghiêm túc 12 Ðiều y đức, đồng thời phải thực hiện tốt các quy định cụ thể đối với người đến khám bệnh; đối với người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến; công khai chi tiết từng khoản chi phí trong phiếu thanh toán giá dịch vụ y tế mà người bệnh phải thanh toán... Thông tư nêu rõ, công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám chữa bệnh không được lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong quá trình khám chữa bệnh; không được gây khó khăn, thờ ơ đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh và tuyệt đối không được có hành động không tuân thủ quy chế chuyên môn khi thi hành nhiệm vụ.

Khám phá

Cứu sống bệnh nhân bị đâm thủng tim

Bệnh viện Nhân dân 115 - TP HCM ngày 16/3 cho biết vừa phẫu thuật cứu sống bệnh nhân L.Đ.N (35 tuổi, ngụ quận 7, TP HCM) bị đâm thủng tim. Trước đó, ngày 14/3, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cơ thể có vết thương xuyên thấu ngực trái, nhợt nhạt, khó thở, tụt huyết áp, có dấu hiệu sốc mất máu. Các bác sĩ tiến hành mổ cấp cứu vá lỗ thủng tâm thất phải, dẫn lưu khoang màng phổi trái và truyền máu... cứu bệnh nhân. Hiện anh N. qua giai đoạn nguy kịch, đã tỉnh và đang được theo dõi tại Khoa Lồng ngực - Mạch máu. Theo người nhà bệnh nhân, anh N. có bất đồng với một người sống cùng khu dân cư và bị đâm bằng kéo sau cuộc to tiếng tại nhà anh. Sau khi bị đâm, anh N. choáng váng chạy ra ngoài kêu cứu, được sơ cứu tại địa phương rồi chuyển ngay đến Bệnh viện Nhân dân 115. PGS-BS Cao Văn Thịnh, Trưởng Khoa Lồng ngực - Mạch máu Bệnh viện Nhân dân 115, cho biết vết thương tim và mạch máu luôn là thách thức lớn trong cấp cứu ngoại khoa. Thời gian từ lúc bị tổn thương đến khi người bệnh được cấp cứu là tối cần thiết, nhiều trường hợp đã tử vong trên đường vận chuyển. Khoảng 1 tháng nay, tại đây đã tiếp nhận xử trí 3 ca vết thương tim với những lý do khác nhau.

Tiền phong

Nghệ An: Taxi nhốn nháo sân bệnh viện Nhi

Xe taxi Mai Linh vô tư đậu trong khuôn viên Bệnh viện Nhi Nghệ An (TP Vinh), choán hết diện tích sân bãi của bệnh viện, khiến các phương tiện của người nhà bệnh nhân phải đậu ngoài vỉa hè, gây ùn tắc giao thông. Hằng ngày, Bệnh viện Nhi Nghệ An tiếp nhận hàng trăm lượt bệnh nhi đến khám, chữa bệnh. Lượng các phương tiện người nhà bệnh nhi đi theo không nhỏ. Tuy nhiên, hầu hết chỉ có thể dừng ở cổng bệnh viện để đưa người bệnh vào thăm khám, có những trường hợp buộc phải theo con nhỏ đành làm liều đậu xe bên lề đường, trước cổng bệnh viện khiến giao thông hằng ngày ùn tắc trầm trọng. Anh Nguyễn Văn Khởi (quê Hà Tĩnh) bức xúc: “Chẳng thà khuôn viên BV hết chỗ đậu xe chúng tôi đành tìm nơi khác đằng này hầu như toàn bộ khuôn viên trong bệnh viện chỉ dành cho xe của cán bộ, công nhân viên và taxi Mai Linh. Cảnh tượng này không chỉ mình tôi, hầu hết người có xe đều cảm thấy bức bối, đến lối đi lại cũng chật chội vì xe Mai Linh chạy đi chạy lại gây nhốn nháo ở sân bệnh viện”. Theo bảo vệ BV Nhi Nghệ An, chuyện tắc đường trước cửa BV kéo dài hàng giờ là ngoài tầm kiểm soát. “Chúng tôi chỉ cho phép xe taxi Mai Linh ra vào bệnh viện theo chỉ đạo, ngoài ra tất cả các phương tiện xe ô tô, xe máy khác nếu còn chỗ trống mới được phép gửi, người nhà bệnh nhân tự tìm chỗ gửi vì khuôn viên BV có hạn”, một bảo vệ nói. Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Phạm Văn Diệu, Phó Giám đốc BV Nhi Nghệ An, nói: “Theo nguyên tắc, bệnh viện không được phép hợp đồng với hãng Mai Linh cho xe taxi thành lập bến bãi trong khuôn viên BV. Tuy nhiên, xét theo những cái lợi cho bệnh nhân, chúng tôi đã ký hợp đồng với hãng taxi Mai Linh 4 năm nay, cho phép hãng này có bến bãi trong khuôn viên BV và chỉ dừng ở mức 4 xe đậu thường trực tại đây”. Được biết, mỗi tháng BV Nhi Nghệ An thu của taxi Mai Linh 7 triệu đồng tiền thuê bến bãi trong khuôn viên.

Người đưa tin

Thu hồi thuốc gây nguy hiểm cho người sử dụng

Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Mỹ (FDA) cho biết Dr. Reddy's Laboratories Ltd - hãng dược phẩm sản xuất thuốc đang thu hồi khoảng 58.656 lọ thuốc lansoprazole chốngợ nóng tại Mỹ do nhiễm khuẩn. Đợt thu hồi này được xét vào lệnh thu “hồi cấp II”, có nghĩa sản phẩm lỗi có thể gây hậu quả nghiêm trọng hoặc dẫn đến tử vong. Giữa lúc đợt thu hồi này đang được tiến hành FDA lại tiếp tục đưa ra thông báo sản xuất thuốc Ấn Độ gặp phải một loạt các vấn đề về chất lượng sản phẩm.Trong báo cáo hàng tuần, Cơ Quan Quản Lý Mỹ ra lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa từ nhà máy sản xuất Sun Pharmaceutical Industries Karkhadi tại Gujarat. Mới tuần trước, Cục Quản Lý Dược Phẩm và Thực Phẩm Mỹ cho hay, sản phẩm do nhà máy Sun Pharma và Ranbaxy Laboratories sản xuất cũngđang bị thu hồi. Hành động tự nguyện thu hồi lansoprazole của hãng Dr. Reddy làm lùi ngày phát hành loại thuốc viên nang, thuốc gốccủa hãng dược phẩm Novartis Thụy Sĩ- thuốc Prevacid 24 HR, sẽ bắt đầu vào ngày 3/1/2014. Đợt thu hồi này được xét vào lệnh thu “hồi cấp II”, có nghĩa sản phẩm lỗi có thể gây hậu quả nghiêm trọng hoặc dẫn đến tử vong. Thu hồi 3 thuốc trầm cảm do bị lẫn thuốc tim mạch. Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) cho biết việc thu hồi 3 loại thuốc của 2 hãng dược lớn. Việc thu hồi được áp dụng cho: - Một lô lọ 30 viên nang Effexor XR 150 milligram giải phóng kéo dài, - Một lô lọ 90 viên nang Effexor XR 150 milligram giải phóng kéo dài, - Một lô lọ 90 viên nang Greenstone venlafaxine HC1 150 milligram giải phóng kéo dài. Các số lô thuốc Pfizer là V130142 và V130140, và có hạn sử dụng là tháng 10/2015. Số lô Greenstone là V130014, hạn sử dụng tháng 8/2015. Việc thu hồi diễn ra sau khi một dược sỹ phát hiện thấy trong lọ thuốc chống trầm cảm Effexor XR có chứa một viên nang thuốc Tikosyn 0,25 milligram (dofetilide), thường được dùng để điều trị rối loạn nhịp tim. Việc vô ý uống nhầm Tikosyn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí chết người. FDA Mỹ khuyến cáo các nhà thuốc cần ngừng ngay việc bán những lô thuốc đang bị thu hồi và thong báo cho những người đã mua thuốc. Những bệnh nhân đã mua cần liên hệ với bác sĩ và/hoặc trả lại cho nhà thuốc. Bệnh nhân được kê đơn Effexor XR/Venlafaxine HCl mà cho rằng mình đã uống nhầm thuốc Tikosyn cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc bệnh viện. Họ cần tự theo dõi những dấu hiệu của nhịp tim bất thường và đến ngay cơ sở y tế nếu cảm thấy chóng ngất, chóng mặt hoặc nhịp tim nhanh. Indomethacin là một loại thuốc chống viêm không chứa steroidal, có tác dụng giảm đau và kháng viêm. Thuốc có thể gây tác dụng phụ, như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, loét dạ dày và suy thận Thu hồi thực phẩm chức năng Trung Quốc: Gần đây, Bộ Y Tế Hồng Kông tiến hành thu hồi thực phẩm chức năng chức năng hỗ trợ giảm tạm thời các triệu chứng của bệnh trĩ xuất xứ Trung Quốc. Bộ y tế Hồng Kông (DH) chỉ thị cho chủ sở hữu giấy phép đăng kí độc quyền y học Trung Quốc(PCM) "AA" Zhi De Xiao , Công Ty TNHH M & A chuyên cung cấp thảo dược (M & A), thu hồi lô sản phẩm của công ty (số lô: 1498), vì Ban Quản Lí Thị Trường của Bộ phát hiện, thuốc chứa một lượng nhỏ thuốc Tây indomethacin không có trong thành phẩm. Điều tra sơ bộ cho thấy, M & A đã nhập khẩu lô hàng trên từ đại lục, tiến hành đóng gói rồi xuất khẩu sang Campuchia và Canada. Theo mác sản phẩm ghi trên bao bì trong từng gói sản phẩm, thuốc được chỉ định hỗ trợ làm giảm tạm thời triệu chứng của bệnh trĩ. M & A đã thiết lập đường dây nóng (2601 5715) nhằm giải đáp các thắc mắc liên quan. Bộ Y Tế đang tiến hành thanh tra và giám sát chặt chẽ việc thu hồi sản phẩm. Cho đến nay, Bộ chưa nhận được báo cáo nào liên quan đến tác dụng phụ khi sử dụng thuốc của PCM. Phát ngôn viên của Bộ Y Tế cho hay: “Indomethacin là một loại thuốc chống viêm không chứa steroidal, có tác dụng giảm đau và kháng viêm. Thuốc có thể gây tác dụng phụ, như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, loét dạ dày và suy thận.” Phát ngôn viên còn nhấn mạnh: “Sau khi kết thúc điều tra, Bộ sẽ xin ý kiến từ Sở Tư Pháp, có thể liên quan đến vấn đề Pháp Lệnh Độc Dược , về việc buôn bán trái phép hoặc sử hữu chất độc hại, cũng như các dược phẩm chưa qua đăng kí. Mức hình phạt cao nhất cho mỗi lần vi phạm là 100.000 đôla và 2 năm tù giam. Bộ Y Tế cũng sẽ đưa sự việc này ra thảo luận tại Hội Đồng Y Học Trung Quốc của Hồng Kông để có hình thức kỉ luật thích đáng.”

Vietnamnet

Lưu trữ máu cuống rốn - bảo hiểm sinh học trọn đời

Trước đây, chỉ các gia đình khá giả mới “mơ” đến lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho con dự phòng điều trị các bệnh hiểm nghèo. Nay xu hướng này trở nên phổ biến. Điều trị khoảng trên 70 loại bệnh với tế bào gốc: Ngay từ khi mới mang bầu, vợ chồng chị Lan (28 tuổi, Hà Nội) đã được bố chồng nhắc nhở việc tìm hiểu lưu máu cuống rốn cho con. Ban đầu, anh chị không mặn mà nhưng chiều bố mẹ nên anh chị bảo nhau đi tham khảo, tư vấn. Đến nay, chỉ còn 2 tháng nữa là đến ngày sinh, anh chị đang hoàn thảnh thủ tục lưu máu cuống rốn cho con tại một bệnh viện đa khoa lớn ở Hà Nội.Với chi phí thu thập và lưu trữ ban đầu 25 triệu và phí lưu trữ dao động từ 3,5 triệu/năm đến 50 triệu/17 năm, mức phí tương đương hoặc rẻ hơn phí bảo hiểm thông thường, xu hướng lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn đang ngày càng trở nên phổ biến. Theo PGS. TS. Bạch Khánh Hòa, GĐ Trung tâm Tế bào gốc Vinmec, “Tế bào gốc từ máu cuống rốn có thể được sử dụng để chữa nhiều bệnh hiểm nghèo cho chính bản thân em bé, cho người thân trong gia đình, và thậm chí cho những người trong cộng đồng không may mắc bệnh. Vì thế, lưu giữ máu cuống rốn được coi như một loại bảo hiểm sinh học trọn đời, là một biện pháp bảo đảm tương lai sức khoẻ cho con bạn và gia đình bạn.” Hiện nay, tế bào gốc máu cuống rốn đã được dùng để điều trị khoảng trên 70 loại bệnh trong đó có nhiều loại bệnh lý của hệ tạo máu, những bệnh lý rối loạn miễn dịch di truyền. Như: ung thư máu, u tủy, suy tủy, U lympho, Thalassemia (huyết tán), bệnh tiểu cầu, ly thượng bì… Thậm chí, đang trong thời kỳ nghiên cứu các khả năng chữa được nhiều bệnh khác như tự kỷ, tiểu đường, alzheimer, parkinson, bại não, đột quỵ. Theo PGS.TS Hòa, các điều kiện lưu máu cuống rốn bao gồm tiền sử gia đình khỏe mạnh, không có người thân mắc các bệnh di truyền như down hay các bệnh về máu khác như thalassemia (huyết tán), ung thư máu, u tủy. Nếu gia đình có người mắc, sản phụ cần được tư vấn và làm xét nghiệm chẩn đoán trước sinh. Tại BVĐK Quốc tế Vinmec, các xét nghiệm chẩn đoán trước sinh được hỗ trợ hiệu quả nhờ Trung tâm Công nghệ Gen Vinmec. Trước khi sinh, mẹ của em bé lưu máu cuống rốn phải thực hiện một số xét nghiệm như HIV, viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV), giang mai, CMV… Nếu mắc các bệnh này thì không thể lưu máu cuống rốn được. Việt Nam có ngân hàng Máu cuống rốn thứ 5: Khai trương ngày 11/3/2014, Ngân hàng Máu cuống rốn BVĐK Quốc tế Vinmec có khả năng lưu trữ tới 3600 mẫu trên mỗi hệ thống lưu trữ tự động, do các chuyên gia công nghệ sinh học được đào tạo bài bản trong và ngoài nước thục hiện. Ngân hàng Máu cuống rốn Vinmec là Ngân hàng máu cuống rốn thứ 5 tại Việt Nam và là Ngân hàng Máu cuống rốn đầu tiên tại Việt Nam có chu trình lấy máu cuống rốn khép kín với những thiết bị hiện đại, chăm sóc toàn diện từ thời kỳ thai sản, thu thập, lữu trữ, nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị. Thực tế, việc thu thập máu cuống rốn chỉ diễn ra trong vòng 2-5 phút sau khi sinh. Trong khi thời gian sinh đẻ tự nhiên không thể xác định chính xác tuyệt đối dẫn tới việc thu thập đôi khi thiếu sự chủ động và có thể sản phụ đã sinh mà không kịp lấy mẫu. Nhờ chu trình khép kín, rủi ro này sẽ được hạn chế tối đa nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng Tế bào gốc và phòng mổ, phòng đẻ Vinmec, tạo sự chủ động nhất trong việc thu thập mẫu máu cuống rốn. Tại Vinmec, tế bào gốc từ máu cuống rốn được lưu trữ bởi hệ thống công nghệ tiên tiến nhất thế giới BioArchive của hãng Thermogenesis với hệ thống quản lý tối ưu, giúp chất lượng tế bào gốc máu cuống rốn được bảo quản tốt nhất trong môi trường Ni-tơ lỏng trong thời gian tối đa 18-20 năm. Các thông số chất lượng mẫu tế bào gốc được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn FDA - tiêu chuẩn hàng đầu thế giới được các ngân hàng máu cuống rốn uy tín sử dụng.

Ngày 27/03/2014
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích