Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 17/09/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 5 7 8 5 2 1
Số người đang truy cập
1 7 8
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Bản tin cập nhật về ngày thế giới phòng chống HIV và dịch HIV/AIDS trên toàn cầu

Vào ngày 1 tháng 12 năm 2018, WHO sẽ cùng với các đối tác toàn cầu kỷ niệm ngày thế giới phòng chống AIDS ( World AIDS Day) với chủ đề “ Hãy biết được tình trạng của mình”. Đây cũng sẽ là dịp kỷ niệm 30 năm ngày thế giới phòng chống AIDS (WAD30) – một chiến dịch y tế ưu tiên trên toàn cầu lần đầu tiên được phát động bởi WHO vào năm 1988. Các văn phòng khu vực của WHO sẽ tạo ra các thông điệp bổ sung đặc biệt cho khu vực và các vật liệu theo chủ đề toàn cầu.

Sự ủng hộ và truyền thông của WHO nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 2018 nhằm mục đích đạt được các mục tiêu dưới đây:

1. Thúc giục mọi người biết được tình trạng nhiễm HIV của mình thông qua xét nghiệm và tiếp cận tới các dịch vụ dự phòng, điều trị và chăm sóc HIV.

2. Thúc giục những nhà làm chính sách thúc đẩy một chương trình nghị sự “ sức khỏe cho mọi người” về HIV và các dịch vụ y tế liên quan như lao (TB), viêm gan và các bệnh không lây nhiễm.

HIV/AIDS vẫn là một trong những thách thức y tế công cộng nghiêm trọng nhất trên thế giới, đặc biệt ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.
 

Nhờ những tiến bộ gần đây trong việc tiếp cận với thuốc kháng virus (ART) nên những người dương tính với HIV sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, người ta cũng xác định rằng ART ngăn ngừa sự lây truyền HIV tiếp tục. Ước tính có 21,7 triệu người đang được điều trị bằng loại thuốc này trong năm 2017. Tuy nhiên, trên toàn cầu chỉ có 59% trong số 36,9 triệu người đang sống chung với HIV nhận được thuốc ART. Tiến bộ cũng đã đạt được trong phòng ngừa và loại trừ sự lây truyền từ mẹ sang con và giúp người mẹ sống sót. Trong năm 2017, 8 trong số 10 bà mẹ mang thai sống chung với HIV hay 1,1 triệu phụ nữ nhận được các thuốc kháng virus (ARVs).

TCYTTG công bố một loạt các hướng dẫn chính thức và cung cấp sự hỗ trợ tới các quốc gia trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách và các chương trình nhằm cải thiện và mở rộng việc ngăn ngừa, điều trị và chăm sóc Hiv và hỗ trợ các dịch vụ cho những người cần nó. Dữ liệu này cung cấp các con số hiện tại về bệnh này và các cách thức nhằm phòng ngừa và điều trị
 

1. HIV là yếu tố nguy cơ lớn nhất làm phát triển bệnh lao hoạt tính

Trong năm 2016, ước tính có khoảng 1/10.4 triệu người bị lao trên thế giới có HIV dương tính, Cùng năm đó xấp xỉ 370.000 người chết do lao xảy ra ở những người bị nhiễm HIV. Khu vực châu Phi của WHO chiếm tới 86% số ca chết do lao có dương tính HIV.

2. HIV (virus gây suy giảm miễn dịch ở người) gây nhiễm các tế bào của hệ miễn dịch

Nhiễm trùng dẫn đến sự suy giảm dần của hệ miễn dịch, phá vỡ khả năng của cơ thể để chống lại một số bệnh nhiễm trùng và các bệnh khác. AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) đề cập đến giai đoạn nhiễm HIV tiến triển nhất, được xác định bởi sự xuất hiện của bất kỳ trong hơn 20 bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc các bệnh ung thư liên quan.

3.HIV có thể lây truyền theo nhiều cách

HIV có thể lây truyền qua:

-Sự lây truyền giữa mẹ và con trong thai kỳ, khi sinh và cho con bú.

- Quan hệ tình dục không được bảo vệ (âm đạo hoặc hậu môn) hoặc quan hệ tình dục bằng miệng với người bị nhiễm bệnh;

- Truyền máu hoặc các sản phẩm máu bị ô nhiễm hoặc cấy mô bị ô nhiễm;

- Dùng chung các thiết bị tiêm chích bị ô nhiễm (kim tiêm,bơm tiêm) hoặc dụng cụ xăm mình;
-Thông qua việc sử dụng thiết bị phẫu thuật bị ô nhiễm và các dụng cụ sắc bén khác;

4. 36,9 triệu người đang sống chung với HIV trên toàn thế giới

Trên toàn cầu, ước tính có 36,9 triệu người (31,1–43,9 triệu người) đang sống chung với HIV trong năm 2017, và 1,8 triệu (1,3–2,4 triệu) trong số này là trẻ em. Đại đa số những người sống chung với HIV ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Ước tính có khoảng 1,8 triệu người (1,4–2,4 triệu người) mới nhiễm HIV vào năm 2017. Ước tính có khoảng 35 triệu người đã tử vong do các nguyên nhân liên quan đến HIV cho đến nay, bao gồm 940 000 (670 000–1,3 triệu) vào năm 2017.

5.Có nhiều cách để ngăn ngừa lây nhiễm HIV

Các cách chính để ngăn ngừa lây truyền HIV:

-Thực hành các hành vi tình dục an toàn như sử dụng bao cao su;

- Xét nghiệm và điều trị các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV để ngăn ngừa lây truyền;

- Tránh tiêm chích ma túy, hoặc nếu bạn làm như vậy, luôn luôn sử dụng bơm kim tiêm vô trùng;

- Đảm bảo rằng bất kỳ máu hoặc sản phẩm máu nào mà bạn có thể cần đều được xét nghiệm HIV;

-Tiếp cận việc cắt bao quy đầu y tế tự nguyện nếu bạn sống tại một trong 14 quốc gia châu Phi nơi can thiệp này được khuyến khích;

- Nếu bạn bị nhiễm HIV nên dùng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt cho sức khỏe của chính bạn và ngăn ngừa lây nhiễm HIV cho bạn tình o­n bạn hay bạn tình tiêm chích ma túy hay cho con bạn (nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú);

- Sử dụng dự phòng trước phơi nhiễm trước khi tham gia vào hành vi nguy cơ cao; nhu cầu dự phòng sau phơi nhiễm nếu có nguy cơ bạn đã bị phơi nhiễm với nhiễm HIV ở cả cơ sở nghề nghiệp và phi nghề nghiệp.

6. Điều trị thuốc kháng virus kết hợp (ART) ngăn ngừa HIV nhân lên trong cơ thể

Nếu sự sinh sản của HIV dừng lại, thì các tế bào miễn dịch của cơ thể có thể sống lâu hơn và cung cấp cho cơ thể sự bảo vệ khỏi các nhiễm trùng. Hiệu quả điều trị ARV làm giảm tải lượng virus, lượng virus trong cơ thể, làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền virus cho các bạn tình. Nếu bạn tình dương tính với HIV trong một cặp sử dụng thuốc điều trị ARV có hiệu quả thì khả năng lây truyền qua đường tình dục cho bạn tình âm tính HIV có thể giảm tới 96%. Mở rộng tỷ lệ điều trị HIV góp phần tới các nỗ lực phòng ngừa HIV.

7.Tính đến cuối năm 2017, có 21,7 triệu người đã nhận được thuốc ART trên toàn thế giới

Trong số này, gần 20 triệu người sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Trong năm 2016, WHO đã phát hành ấn bản thứ hai của "Hướng dẫn thống nhất về sử dụng thuốc kháng virus để điều trị và phòng ngừa nhiễm HIV." Những hướng dẫn này đưa ra một số khuyến nghị mới, bao gồm khuyến cáo cung cấp ARV suốt đời cho tất cả trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn, bao gồm tất cả phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú bị HIV, bất kể số lượng tế bào CD4 càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán. WHO cũng đã mở rộng các khuyến cáo trước đó để đưa ra dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) cho những người được chọn có nguy cơ nhiễm HIV cao. Các phác đồ điều trị ưu tiên cũng được khuyến cáo

8.Xét nghiệm HIV có thể giúp đảm bảo điều trị cho những người có nhu cầu

Tiếp cận xét nghiệm HIV và thuốc cần được đẩy nhanh đáng kể để đạt mục tiêu chấm dứt AIDS vào năm 2030. Tiếp cận tới xét nghiệm HIV vẫn còn hạn chế, ước tính khoảng 25% người nhiễm HIV hoặc 9,4 triệu người vẫn chưa được chẩn đoán và không biết tình trạng nhiễm trùng của mình. WHO đang khuyến cáo các phương pháp tự xét nghiệm HIV và xác định bạn tình nhằm tăng cường dịch vụ xét nghiệm HIV cho những người không được chẩn đoán.

9.Ước tính có 1,8 triệu trẻ em đang sống chung với HIV

Theo số liệu năm 2017, hầu hết những trẻ em này sống ở vùng cận Saharan châu Phi và bị lây nhiễm do lây truyền từ những người mẹ có HIV dương tính trong thai kỳ, khi sinh con hoặc cho con bú. Gần 110 000 trẻ em (63 000-160 000) đã trở thành người mới nhiễm HIV trong năm 2017 trên toàn cầu.

10. Loại trừ sự lây truyền từ mẹ sang con đang trở thành hiện thực

Việc tiếp cận tới các biện pháp can thiệp phòng ngừa vẫn còn hạn chế ở nhiều nước có thu nhập thấp và trung bình. Nhưng tiến bộ đã được thực hiện ở một số lĩnh vực như dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và giúp cho các bà mẹ sống. Trong năm 2017, 8 trong số 10 phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV - 1,1 triệu phụ nữ - đã nhận được thuốc kháng virus trên toàn thế giới. Trong năm 2015, Cuba là quốc gia đầu tiên được WHO tuyên bố là đã thành công trong việc loại trừ lây truyền HIV và giang mai từ mẹ sang con. Đến cuối năm 2017, 10 quốc gia đã được chứng nhận việc loại trừ HIV từ mẹ sang con.

Ngày 06/12/2018
Ths.Bs.Lê Thạnh
Nguồn: who.int.com
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích