Tuần lễ tiêm chủng trên thế giới, 24-30 tháng 4 năm 2018
Tiêm chủng đã cứu được hàng triệu mạng sống và được công nhận rộng rãi là một trong những can thiệp sức khoẻ thành công nhất và chi phí hiệu quả nhất trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn hơn 19 triệu trẻ em chưa được chủng ngừa trên thế giới, làm cho trẻ có nguy cơ cao bị những căn bệnh truyền nhiễm có thể gây tử vong. Trong số những trẻ em này, 1/10 trẻ em chưa bao giờ nhận được bất kỳ loại vaccine nào và phần lớn trong số này chưa bao giờ tiếp cận được với hệ thống y tế. Tuần lễ Tiêm chủng trên thế giới được tổ chức trong tuần cuối cùng của tháng 4 hàng năm nhằm nhấn mạnh hành động tập thể cần thiết để đảm bảo rằng mọi người đều được bảo vệ tránh các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine. Chủ đề năm nay: '"Protected Together, VaccinesWork”(cùng nhau bảo vệ - hiệu quả của vaccine)", khuyến khích mọi người ở mọi cấp độ - từ các nhà tài trợ đến công chúng, tiếp tục những nỗ lực nhằm gia tăng độ bao phủ vaccine vì lợi ích lớn hơn. Để làm được điều này, các chính phủ phải đầu tư vào các nỗ lực tiêm chủng, những người ủng hộ phải tạo ra các loại vaccine như một sự ưu tiên, và mọi người phải nhận được các loại vaccine và gia đình họ được chủng ngừa. Mục tiêu chiến dịch 2018Mục tiêu của Tuần lễ tiêm chủng thế giới năm 2018 là kêu gọi có các hành động lớn hơn về tiêm chủng trên khắp thế giới, đặc biệt chú trọng vào việc nhấn mạnh vai trò mà mọi người có thể đóng góp trong nỗ lực này, từ các nhà tài trợ tới các cá nhân. Như một phần của chiến dịch 2018, TCYTTG và các đối tác nhằm mục đích: -Nhấn mạnh tầm quan trọng của tiêm chủng và những lỗ hỏng vẫn tồn tại trong mức độ bao phủ trên toàn cầu; -Nhấn mạnh giá trị của vaccine đến các quốc gia nhận tài trợ và tầm quan trọng của việc đầu tư vào các nỗ lực tiêm chủng; -Làm nổi bật những cách mà mọi người - từ các nhà tài trợ cho tới các cá nhân - có thể làm và phải thúc đẩy tiến bộ về vaccine. Tiến bộ hướng tới thập kỷ vaccineKế hoạch hành động vaccine toàn cầu (GVAP) - đã được 194 quốc gia thành viên của Đại Hội đồng Y tế thế giới thông qua vào tháng 5 năm 2012 nhằm mục đích ngăn ngừa hàng triệu người chết vì các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine vào năm 2020 thông qua việc tiếp cận phổ cập đến tiêm chủng. Mặc dù đã có những cải tiến ở từng quốc gia và tỷ lệ sử dụng các loại vaccine mới gia tăng, nhưng tất cả các mục tiêu của GVAP về loại trừ bệnh tật, bao gồm sởi, rubella, uốn ván ở bà mẹ và trẻ sơ sinh đều bị chậm trễ. Để tất cả mọi người ở mọi nơi để tồn tại và phát triển mạnh khỏe, các nước cần có những nỗ lực phối hợp hơn nữa nhằm đạt được các mục tiêu GVAP vào năm 2020. Ngoài ra, những quốc gia đã đạt được hoặc tạo ra được những tiến bộ hướng tới việc đạt được các mục tiêu phải hành động để duy trì những nỗ lực đó theo thời gian để không một sống mà không nhận được các loại vaccine cứu mạng sống. Tại sao vấn đề tiêm chủng lại quan trọng hơn bao giờ hếtMở rộng việc tiếp cận tiêm chủng là rất quan trọng để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững. Việc tiêm chủng định kỳ là nền tảng quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu và bảo hiểm y tế toàn dân- nó cung cấp một điểm tiếp xúc cho chăm sóc sức khoẻ ngay từ đầu cuộc đời và cung cấp cho trẻ em cơ hội sống khỏe mạnh ngay từ đầu. Tiêm chủng cũng là một chiến lược cơ bản trong việc đạt được các ưu tiên khác về sức khoẻ từ việc kiểm soát viêm gan do virus tới việc kiềm chế kháng thuốc kháng sinh, tạo nền tảng cho sức khoẻ vị thành niên và cải thiện việc chăm sóc trước và sau sinh.
|