|
ASEAN Dengue Day 2018, 15 June |
Thông điệp nhân ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết Dengue:Hãy cùng chung tay chống lại bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm virus do muỗi gây ra với bệnh cảnh giống như bệnh cúm có khả năng phát triển thành các biến chứng nghiêm trọng đặc trưng bởi suy hô hấp, chảy máu nặng và suy giảm chức năng cơ quan.Trong 5 thập kỷ qua, số ca mắc SXH toàn cầu đã tăng gấp 30 lần và trở thành gánh nặng đối với dân số, hệ thống y tế và kinh tế của hầu hết các quốc gia vùng nhiệt đới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm toàn thế giới có 3,9 tỉ người ở 128 quốc gia có nguy cơ bị nhiễm virus sốt xuất huyết, 390 triệu người nhiễm, 96 triệu người bệnh nặng và hàng năm ước tính có khoảng 500.000 người bị sốt xuất huyết nặng cần phải nhập viện và 2,5% trong số này tử vong. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm 75% gánh nặng toàn cầu do bệnh sốt xuất huyết gây ra. Người ta ước tính gánh nặng kinh tế của bệnh sốt xuất huyết ở các nước Đông Nam Á tính theo chi phí đầu người hàng năm là 1,65 đô la Mỹ.Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương nhận định : “Sốt xuất huyết Dengue ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kinh tế và toàn xã hội, buộc chúng ta phải chia sẻ trách nhiệm về nó. Cá nhân, cộng đồng, tổ chức tư nhân cũng như cơ quan nhà nước cần chung tay hành động chống lại bệnh sốt xuất huyết”. Hình 2. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về phòng chống dịch sốt xuất huyết năm 2018
Tại Việt Nam, theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2018 là 20.522 ca với 4 ca tử vong tại các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Khánh Hòa và Cà Mau. Mặc dầu số ca sốt xuất huyết giảm 41,4% so với cùng kỳ năm 2017 nhưng nguy cơ bùng phát dịch bệnh này vẫn rất lớn. Để chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết ngay từ đầu năm 2018, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị với 63 tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành nhằm triển khai và tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết năm 2018, xây dựng tài liệu hướng dẫn phòng chống sốt xuất huyết tại cộng đồng dành cho cán bộ y tế cơ sở. Bộ Y tế cũng đã yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường tổ chức các hoạt động hưởng ứng cao điểm ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết (15/6) cao điểm trong tháng 6/2018.. Tại Quảng Trị, tính đến tháng 5/2018 toàn tỉnh ghi nhận 17ca sốt xuất huyết tại 6 huyện, thị xã gồm Hải Lăng, Thị xã Quảng Trị, Triệu Phong , Gio Linh , Vĩnh Linh, Hướng Hóa giảm 37,43% so với cùng kỳ năm 2017.Tuy nhiên, bệnh sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp, khó lường vì bên cạnh môi trường sống, tập quán sinh hoạt của cộng đồng, ý thức tự phòng bệnh của người dân chưa cao nên việc phơi nhiễm với muỗi diễn ra thường xuyên; bên cạnh đó hiện nay đang bắt đầu vào mùa mưa nên đây là điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh sinh sản và phát triển mạnh, nếu không tích cực chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, nguy cơ phát triển nhanh các ổ dịch bệnh dẫn đến bùng phát dịch là rất cao. Do bệnh không có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phòng chống bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất vẫn là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Thông điệp “ Không có bọ gậy không có sốt xuất huyết” cần phải được phổ biến và nhân rộng trong cộng đồng thông qua các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là học sinh, sinh viên trong lứa tuổi học đường bằng cách tham gia các chiến dịch diệt lăng quăng và đến tận hộ gia đình tuyên truyền giáo dục sức khỏe. Họ có thể mang các thông điệp này về cho chamẹ và hàng xóm. Học sinh, sinh viên có thể bắt đầu bằng cách làm vệ sinh trường lớp, ở xung quanh nhà mình và trong nhà. Vận động các tổ chức, ban ngành, đoàn thể cùng tham gia như Hội chữ thập đỏ, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và động viên các cộng tác viên tình nguyện ở thôn, bản,xóm, khóm, ấp để cùng đẩy mạnh hoạt động phòng chống cho mình và cho cộng đồng để người dân hiểu biết về bệnh tật và tự tìm kiếm các biện pháp bảo vệ cho bản thân và gia đình bằng cách:Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt ấu trùng vào bát nước kê chân chạn.Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Hình 3
Hình 4
Để bệnh sốt xuất huyết trở thành một bệnh thông thường, không còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và tiến tới loại trừ theo lộ trình đã đề ra, bên cạnh sự chủ động triển khai và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết của ngành y tế rất cần lấm sự chung tay, đồng lòng và sự vào cuộc của cộng đồng.
|