Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 8 8 9 2
Số người đang truy cập
1 0 3 4
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ các báo ngày 03/10 và 04/10 năm 2017

Sức khỏe, dân số là chủ đề quan trọng của Hội nghị Trung ương 6; Đồng Nai khẩn trương chống dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng; Nhập thêm 63.000 liều vaccine 5 trong 1 Pentaxim ; Giá thuốc vẫn “loạn”; Thành phố Hồ Chí Minh: Người không có bảo hiểm y tế “méo mặt” vì tăng viện phí; Dịch sốt xuất huyết có dấu hiệu giảm song chớ có lơ là; Thịt lợn “trầm cảm”

Tuổi trẻ

Sức khỏe, dân số là chủ đề quan trọng của Hội nghị Trung ương 6

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gợi mở, nhấn mạnh một số vấn đề để Trung ương quan tâm trong quá trình thảo luận, xem xét, quyết định, trong đó có những vấn đề tác động trực tiếp đến đời sống nhân dân.

Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII khai mạc sáng nay 4-10 sẽ thảo luận, cho ý kiến về một loạt vấn đề kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách, bộ máy và đời sống quan trọng.

Trong 5 vấn đề được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gợi mở, nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc, sức khỏe và dân số là 2 vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh. 

Vận dụng cơ chế thị trường trong chăm sóc sức khỏe nhân dân 

Trung ương Đảng nhận định đây là vấn đề quan trọng đặc biệt. Trên cơ sở các nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành trung ương Đảng về sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, công tác này thời gian qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Việt Nam được quốc tế đánh giá là điểm sáng về thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã bộc lộ không ít yếu kém, khuyết điểm, để xảy ra một số sự việc, sự cố gây bức xúc xã hội.

Tại hội nghị này, Trung ương sẽ bàn và ra nghị quyết xác định quan điểm, mục tiêu và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để làm tốt hơn nữa công tác này. Tổng bí thư chỉ rõ, cần khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự hưởng ứng tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn dân; vai trò chủ đạo của các bệnh viện, cơ sở y tế công lập; ý nghĩa, tầm quan trọng của việc vận dụng đúng đắn cơ chế thị trường để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân gắn với bảo đảm định hướng XHCN...

"Cần kết hợp tốt hơn nữa giữa phòng bệnh và chữa bệnh; giữa chăm sóc và bảo vệ; giữa đông y và tây y; giữa y tế cơ sở với y tế các tuyến trên; giữa đầu tư ngân sách nhà nước với tăng cường tự chủ, xã hội hóa; giữa y tế toàn dân với đào tạo các bác sĩ, chuyên gia giỏi, đầu ngành...", Tổng bí thư nói.

Có nên duy trì chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2 con

Trung ương nhận định trong 25 năm qua, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, với trọng tâm là mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2 con, đã đạt những kết quả, thành tựu nhưng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, cũng như phát sinh những vấn đề mới cần kịp thời có định hướng xử lý.

Đó là mức sinh giữa các vùng còn có sự chênh lệch đáng kể. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng và ngày càng lan rộng. Nước ta đang bước vào thời kỳ "già hóa dân số", đứng trước nguy cơ "chưa giàu đã già", bỏ lỡ cơ hội của "thời kỳ dân số vàng". 

Quản lý dân số, quản lý di cư, nhất là di cư tự do cũng còn nhiều bất cập. Chất lượng dân số, nhất là chiều cao và thể lực chậm được cải thiện. Tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn xảy ra ở một số vùng dân tộc ít người; tỉ lệ người bị khuyết tật trong dân số còn cao...

Đề nghị Trung ương đi sâu thảo luận vấn đề này, Tổng bí thư gợi mở: Chuyển trọng tâm từ chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển; chuyển trọng tâm từ giảm tăng dân số thông qua việc thực hiện triệt để, đồng loạt chính sách mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2 con sang kiểm soát quy mô, nâng cao chất lượng dân số bằng chính sách duy trì mức sinh thay thế. 

Tổng bí thư đặc biệt lưu ý tính khả thi, phù hợp của mục tiêu lựa chọn và các chính sách, biện pháp đã đề ra, đặc biệt là phương án lựa chọn về quy mô dân số và các chính sách bảo đảm giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về dân số như: Duy trì mức sinh thay thế; đưa tỉ lệ giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng tốt nhất điều kiện cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; quản lý tốt di cư, nhất là di cư tự do; nâng cao chất lượng dân số...

Đồng Nai khẩn trương chống dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng

Ngày 3-10, Sở Y tế Đồng Nai cho biết vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng trên địa bàn tỉnh.

Theo Sở Y tế Đồng Nai, tính đến ngày 25-9, toàn tỉnh ghi nhận 4.348 ca mắc bệnh sốt xuất huyết. Trong đó, 3.918 ca nội trú (tăng 44% so với cùng kỳ 2016), 430 ca ngoại trú, có 8/11 huyện, thị, thành có số ca bệnh sốt xuất huyết tăng so với cùng kỳ, 3 ca tử vong. 

Cùng thời gian trên, Đồng Nai ghi nhận tổng cộng 6.914 ca mắc bệnh tay chân miệng. Trong đó, 4.167 ca điều trị ngoại trú, 2.747 ca điều trị nội trú (tăng 62% so với cùng kỳ). TP Biên Hòa, huyện Trảng Bom và huyện Vĩnh Cửu là ba địa phương có số ca mắc tay chân miệng nhiều nhất, tổng ba địa phương chiếm trên 60% của toàn tỉnh.

Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng diễn biến phức tạp, số ca mắc bệnh vẫn tiếp tục gia tăng, Sở Y tế Đồng Nai đã chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng Đồng Nai cùng các trung tâm y tế tuyến huyện tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh để phát hiện sớm các trường hợp bệnh, xử trí kịp thời và triệt để các ổ dịch, không để dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng bùng phát và lan rộng. 

Đồng thời, tiếp tục thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường kết hợp phun hóa chất diện rộng hàng tuần tại các địa phương có nguy cơ bùng phát dịch; tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tại các địa phương để có chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời.

Bên cạnh đó, Sở Y tế Đồng Nai cũng chỉ đạo các bệnh viện tuyến tỉnh, khu vực và các trung tâm y tế huyện chủ động trong kế hoạch điều trị để sẵn sàng thu dung và điều trị bệnh nhân trong mọi tình huống. Bố trí nhân lực đầy đủ, phù hợp để tiếp nhận bệnh nhân và hỗ trợ tuyến dưới khi có yêu cầu, đảm bảo phân loại mức độ bệnh đúng để theo dõi sát, xử trí nhanh và chính xác.

Sài Gòn giải phóng

Nhập thêm 63.000 liều vaccine 5 trong 1 Pentaxim

Chiều 3-10, theo thông tin từ Văn phòng đại diện công ty Sanofi Pasteur tại Việt Nam, công ty đã nhập khẩu 63.000 liều vaccine 5 trong 1 Pentaxim cho toàn quốc và hiện đã được phân phối đến hầu hết các điểm tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn TPHCM.

Sắp tới, công ty cũng sẽ tiếp tục nhập khẩu vaccine 6 trong 1 là Infanrix Hexa. Với nguồn cung như hiện nay, phụ huynh có thể an tâm đưa trẻ đến tiêm chủng các loại vaccine dịch vụ theo nhu cầu.

Theo Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM, cho dù là tiêm vaccine thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng hay vaccine dịch vụ, các bậc phụ huynh cần tiếp tục phối hợp tốt với nhân viên y tế, cần chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình khi đi tiêm vaccine như đang ốm, sốt hoặc tiền sử dị ứng hay phản ứng mạnh với những lần tiêm chủng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, sưng đau lan rộng tại vị trí tiêm hoặc có bất thường gì khác.

Giá thuốc vẫn “loạn”

Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định 54/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược, trong đó có yêu cầu về việc các cơ sở kinh doanh dược không được bán buôn, bán lẻ thuốc cao hơn mức giá kê khai, kê khai lại được công bố. Tuy nhiên, sau 3 tháng có hiệu lực (bắt đầu từ 1-7), thị trường dược phẩm ở TPHCM vẫn còn tình trạng “mỗi nơi một giá”.

Trông mặt bắt… giá

Theo quy định của Bộ Y tế, từ 1-7, lợi nhuận bán lẻ thuốc không quá 2% - 15%. Giá thuốc bán lẻ tại các cơ sở khám chữa bệnh cũng phải bán theo cách tính cụ thể. Tuy nhiên, dù 3 tháng đã trôi qua kể từ khi Nghị định 54 có hiệu lực, giá thuốc trên thị trường vẫn “loạn”, nhiều bệnh nhân vẫn đang khổ sở vì phải mua thuốc điều trị với mức giá cao. Điều đáng nói là trong cùng một chủng loại, một nhà sản xuất và trên cùng một địa bàn, giá thuốc ở mỗi đơn vị lại tính giá khác nhau.

Tại cửa hàng thuốc tư nhân Đăng Nguyên (quận 12, TPHCM), thuốc Kaciflox do Công ty cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa sản xuất có giá bán lẻ 26.800 đồng/viên; còn tại nhà thuốc trên đường Lũy Bán Bích (quận Tân Phú), loại thuốc này có giá 26.000 đồng/viên. Trong khi đó, theo kê khai giá thuốc nhập khẩu tại Cục Quản lý dược ngày 14-7, thuốc này chỉ có giá 25.000 đồng/viên. Một loại thuốc khác là Vasartim Plus 160:25 có giá bán lẻ 10.500 đồng/viên, trong khi giá kê khai là 7.500 đồng/viên. Thuốc nước Ho bổ phế 125ml của Công ty cổ phần Dược vật tư y tế Nghệ An có giá 30.000 đồng/l, trong khi giá kê khai của Cục Quản lý dược là 17.500 đồng/lọ.

Tại một nhà thuốc khác trên đường Hai Bà Trưng (quận 3), thuốc Doroxim 500mg bán với giá 7.500 đồng/viên, chênh lệch 1.020 đồng/viên so với giá của Bộ Y tế (6.580 đồng/viên). Thuốc giảm đau hạ sốt, chống viêm là Dofoscar (chứa hoạt chất calcitriol 0,25mcg) có giá bán lẻ là 38.000 đồng/vỉ, trong khi giá của Bộ Y tế là 35.000 đồng/vỉ.

Không chỉ tại các nhà thuốc ở khu dân cư mới có sự khác thường về giá như vậy, giá thuốc còn “nhảy múa” chóng mặt tại các nhà thuốc gần bệnh viện.

Cụ thể, khi phóng viên hỏi mua thuốc Ravonol ở một hiệu thuốc nằm trên đường Nơ Trang Long gần Bệnh viện Nhân dân Gia Định và Bệnh viện Ung bướu TPHCM, nhân viên nhà thuốc báo giá 6.000 đồng/viên - cao gấp 3 lần so với cửa hàng khác trên đường Nguyễn Oanh (quận Gò Vấp) bán giá 2.000 đồng/viên. Trong khi đó, giá kê khai tại Bộ Y tế thì chưa đến 1.000 đồng/viên. Nhân viên bán hàng khẳng định thuốc có giá cao hơn vì đó là thuốc nhập ngoại, trong khi thuốc này được sản xuất tại Công ty cổ phẩn Dược phẩm Trường Thọ (Hà Nội). 

Người bệnh thiệt đủ đường

Theo Tổ chức Y tế thế giới, mức chi tiêu cho chữa bệnh của người Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao trên thế giới (khoảng 43%) và chi phí cho tiền thuốc chiếm đến 60% trong số tổng chi phí khám chữa bệnh. Vấn đề loạn giá thuốc đang trở nên nóng hơn bao giờ hết, vượt ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng, khiến người bệnh luôn là người phải chịu nhiều thiệt thòi.

Mặc dù quy định về việc bắt buộc niêm yết giá tại cửa hàng thuốc đã có từ lâu, nhưng theo Thạc sĩ - dược sĩ Đỗ Văn Dũng, Trưởng phòng Nghiệp vụ dược Sở Y tế TPHCM, từ trước đến nay, cơ quan chức năng hầu như chỉ quản lý giá thuốc bán ra tại các hệ thống nhà thuốc trong khuôn viên bệnh viện theo Thông tư 15 của Bộ Y tế. Tức là mua thuốc vào theo giá trúng thầu và được công bố trên Cổng thông tin điện tử Cục Quản lý dược, khi bán ra chỉ được lãi tối đa 2% - 15%. Còn giá bán lẻ ở các nhà thuốc thì theo… quy luật cạnh tranh của thị trường, dẫn đến tình trạng mỗi cửa hàng có giá bán khác nhau. 

Để hạn chế việc “kê khai” tùy ý, mỗi nơi một giá, theo dược sĩ  Đỗ Văn Dũng, sắp tới ngành y tế TPHCM sẽ thường xuyên tổ chức kiểm tra, yêu cầu các cơ sở kinh doanh dược thực hiện đầy đủ quy định về kê khai, kê khai lại giá thuốc, không được bán buôn, bán lẻ thuốc cao hơn mức giá kê khai, kê khai lại được công bố. Bên cạnh đó, nhà thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc tây cũng chịu trách nhiệm niêm yết giá bán lẻ từng loại thuốc tại cơ sở kinh doanh…

“Chính phủ và ngành y tế quyết liệt “làm sạch” thị trường dược phẩm bằng các biện pháp quản lý. Người dân cần góp sức với việc lên án, tẩy chay những hành vi móc túi người bệnh bằng cách đẩy giá thuốc, vừa đảm bảo lợi ích kinh tế của mình, vừa giúp Nghị định 54 được thi hành triệt để”, ông Dũng nhấn mạnh

Lao động

Thành phố Hồ Chí Minh: Người không có bảo hiểm y tế “méo mặt” vì tăng viện phí

Ngày 2.10, nhiều người dân không có bảo hiểm y tế (BHYT) đến khám bệnh tại các bệnh viện công lập ở TPHCM đã bất ngờ vì giá viện phí mới cao hơn hẳn so với trước đây, nhất là giá giường bệnh. Theo lộ trình tăng viện phí, bắt đầu từ ngày 1.10, những bệnh viện công lập chưa tự chủ tài chính của TPHCM sẽ áp dụng giá viện phí mới theo Thông tư 02/2017 của Bộ Y tế đối với người không có BHYT.

Đến bệnh viện mới “ngã ngửa” vì tăng giá

Đến Bệnh viện Ung Bướu TPHCM từ rất sớm, chị Nguyễn Thị Lan (ở huyện Củ Chi, TPHCM) bất ngờ vì giá khám và siêu âm cao hơn lần khám trước: “Tôi không biết thông tin tăng giá viện phí cho đến khi đi đóng tiền và đọc thông báo của bệnh viện. Thấy chi phí tăng lên kha khá. Do lần trước đi siêu âm đóng 200.000 đồng mà giờ lên 260.000 đồng”.

Đối với các bệnh nhân điều trị ung thư, một số phương pháp điều trị đặc biệt có chi phí rất cao, ví dụ như xạ phẫu bằng Cyber Knife là hơn 20 triệu đồng, xạ phẫu bằng Gamma Knife hơn 28 triệu đồng, xạ trị bằng X Knife hơn 28 triệu đồng… Nếu không có BHYT thanh toán, số tiền này đối với người dân là một chi phí quá lớn. Thậm chí, nhiều người kinh tế không vững sẽ khó mà trả nổi.

Tại các bệnh viện tuyến quận - huyện, nhiều bệnh nhân cũng không hề biết giá viện phí sẽ tăng từ ngày 1.10 đối với người không có BHYT. Hầu hết, các bệnh viện đã dán thông báo và niêm yết giá các danh mục khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, giá xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh tại các khoa khám bệnh. Nhưng theo bệnh nhân thì họ chỉ… mới dán.

Đang ngồi đợi khám tại Bệnh viện quận Phú Nhuận, anh Ngô Đào Hoài Tấn (ở quận 8, TPHCM) cho biết, giá khám bệnh của anh là 31.000 đồng, chưa kể chi phí xét nghiệm, mua thuốc: “Tôi cũng không để ý lắm về giá khám bệnh, chỉ biết bệnh viện tăng viện phí vì thấy có dán thông báo. Chắc sẽ tăng đáng kể, đó là thiệt thòi của người không có BHYT. Mình đành chịu”.

Anh Tấn cho biết, trước đó, anh có tham gia BHYT khi còn là sinh viên. Tuy nhiên, thời gian anh ra trường và đợi có việc làm, anh không tham gia BHYT nữa và nghĩ là sẽ tiếp tục tham gia khi làm việc cho một Cty nào đó. Đúng lúc đợi, thì anh thấy sức khỏe hơi bất thường và cần đi khám bệnh.

Tại Bệnh viện quận 9, chị Đặng Thanh Đào (ở quận 9, TPHCM) tỏ ra lo lắng: “Mẹ tôi bị ngất xỉu vì suy nhược cơ thể, phải đưa gấp vào bệnh viện cấp cứu. Gia đình chưa kịp mua BHYT cho bà thì bà đột ngột đổ bệnh. Tôi hơi lo lắng, vì nếu bệnh sơ sơ nằm vài ba ngày thì đỡ chứ bệnh nặng, phải điều trị lâu dài thì sẽ rất tốn kém”.

Sau khi đọc bảng thông báo tăng viện phí, anh Nguyễn Văn Liêm (ở quận 9, TPHCM) đang đi khám bệnh tỏ ra bức xúc: “Không thấy bênh viện dán thông báo trước. Lẽ ra phải báo trước ngày nào tăng viện phí để người dân biết. Hoặc là nhà nước phải thông báo cho người dân trên điện thoại chứ đến nơi mới biết tăng giá thì không lẽ… đi về”. Anh Liêm cho rằng mình “quá xui” vì BHYT Cty vừa hết hạn, đang chờ cấp mới. Trong khi đó, anh cần đi khám sớm để xin giấy chuyển viện lên tuyến trên mổ khối u. Nếu biết thông tin giá viện phí tăng đối với người không có thẻ bảo hiểm anh sẽ chờ cấp BHYT mới rồi mới đi khám.

Có “dọa” được người không có BHYT?

Tính đến ngày 1.10, tại tất cả các bệnh viện công lập tuyến quận, huyện, bệnh viện trực thuộc TPHCM, người đi khám, chữa bệnh không có BHYT phải thanh toán 100% mức tối đa khung giá dịch vụ khám chữa bệnh. Cụ thể, phí khám bệnh hiện nay tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 của TPHCM đang là 20.000 đồng sẽ tăng lên 39.000 đồng, bệnh viện hạng 2 từ 15.000 tăng lên 35.000 đồng, bệnh viện hạng 3 từ 10.000 đồng tăng lên 31.000 đồng, bệnh viện hạng 4 từ 7.000 đồng lên 29.000 đồng.

Đáng chú ý, ngoài giá viện phí, chi phí giường bệnh cũng tăng cao từ 50.000 đồng lên đến hơn 150.000 đồng/giường/ngày. Một số phẫu thuật thường quy cũng tăng cao như phẫu thuật lấy thai lần đầu chỉ đóng 2 triệu đồng thì nay tăng lên hơn 2,6 triệu đồng; phẫu thuật tim các loại tăng số tiền đóng từ 7 triệu đồng lên hơn 16,5 triệu đồng tại bệnh viện hạng 1. Có thể thấy một điều rõ ràng, chi phí này tác động lớn đối với người dân không có BHYT mà đột ngột đổ bệnh.

Bà Lưu Thị Thanh Huyền - Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội TPHCM - cho biết, tính tới thời điểm này, TPHCM vẫn còn 20% dân số chưa tham gia BHYT. Đây sẽ là nhóm chịu tác động mạnh nhất của đợt tăng giá viện phí lần này. Theo bà, việc tăng viện phí sẽ “kích thích” được người dân tham gia BHYT. Với giá viện phí mới, không kể gì người nghèo, người có thu nhập cao mà không có BHYT cũng sẽ phải “rát mặt” vì bỏ ra một số tiền lớn khi gặp rủi ro. Mục tiêu của BHXH TPHCM, cuối năm 2017, thành phố phải đạt trên 87% dân số tham gia BHYT và năm 2020, tỉ lệ này phải trên 90%.

Theo bà Huyền, đối với 20% dân số TPHCM chưa tham gia BHYT, có nhiều chính sách để người dân tham gia. Với các nhóm học sinh, sinh viên, người nghèo, người lớn tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi đã được cấp BHYT hoặc hỗ trợ giá. Với người lao động thì bắt buộc Cty phải đóng tiền mua BHYT cho họ. Riêng những người lao động tự do, không có mối quan hệ lao động vẫn có thể tham gia BHYT theo hộ gia đình. Và nếu người lao động tự do là người nhập cư có thể tham gia BHYT chỉ với giấy đăng ký tạm trú

Dịch sốt xuất huyết có dấu hiệu giảm song chớ có lơ là

7 tuần gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội liên tục giảm. Tuy nhiên, thời tiết diễn biến thuận lợi như hiện nay chính là điều kiện để muỗi phát triển.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 25.9 đến ngày 1.10, Hà Nội có 1.228 trường hợp (giảm 376 trường hợp so với tuần trước). Tính đến thời điểm này, toàn Hà Nội có 31.572 trường hợp mắc bệnh, 7 trường hợp tử vong. Hiện còn 1.100 bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện.

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết liên tục giảm trong 7 tuần gần đây nhưng với diễn biến thời tiết hiện nay vẫn là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển.

Theo chu kỳ, sốt xuất huyết có thể xuất hiện đỉnh dịch thứ 2 trong tháng 10, 11.2017. Do đó, nếu không duy trì các biện pháp phòng, chống dịch mạnh hơn dịch sốt xuất huyết nhiều khả năng bùng phát. 

PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế) -  cho biết, hiện tại cả nước đã ghi nhận 137.997 trường hợp mắc bệnh, 30 người tử vong. Mặc dù bệnh sốt xuất huyết  tạm thời khống chế nhưng trước diễn biến thời tiết như hiện nay, nắng nóng, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển thì nguy cơ dịch sốt xuất huyết vẫn có thể diễn biến phức tạp, số mắc gia tăng nếu chủ quan trong công tác phòng, chống dịch. Ngành y tế cũng như các bộ, ngành liên quan không được chủ quan với dịch bệnh, cần tiếp tục triển khai các biện pháp quyết liệt hơn nữa trong phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.

Tiền phong

Thịt lợn “trầm cảm”

Đó là loại thịt lợn bị tiêm thuốc an thần đang gây sốc cho toàn xã hội. Theo các bác sĩ, với loại thịt này ăn ít thì rối loạn tiêu hóa hoặc lơ mơ buồn ngủ, ăn nhiều và lâu dài sẽ bị trầm cảm thậm chí bị mục xương, ung thư tủy, giảm hồng cầu…Nguy hiểm, âm thầm “giết người không dao” như vậy, ấy thế mà lò mổ Xuyên Á lớn nhất TPHCM, nơi cung cấp 50% lượng thịt lợn cho thành phố 10 triệu dân, lại bơm thuốc an thần cho lợn trước khi giết mổ. Mỗi đêm, trung bình lò mổ này giết mổ 5.000 con, vào đêm 28/9 vừa qua lực lượng cảnh sát môi trường của Bộ Công an sau cả tháng trời mật phục đã bắt quả tang gần 4.000 con lợn bị tiêm thuốc đang ngủ li bì chờ “hóa kiếp”. Một câu hỏi giật mình đặt ra, lò mổ này đã tiêm thuốc an thần vào lợn từ bao giờ? Có bao nhiêu người dân TPHCM đã xơi phải loại thịt lợn độc hại này, trong bao lâu? Thiệt hại về sức khỏe ai đền bù, ai chịu trách nhiệm?

Mức độ vi phạm nghiêm trọng như vậy, tiêm hóa chất độc hại vào một nửa số lượng thịt lợn tiêu thụ của cả thành phố 10 triệu dân, đầu độc người tiêu dùng dã man là thế, nhưng mức phạt chỉ nhẹ như lông hồng: 30-35 triệu đồng mỗi trường hợp, lại còn “ưu ái” cho nuôi nhốt gần 4.000 con lợn đang ngủ li bì để chờ thải thuốc. Nhẹ tới mức, Trưởng Ban quản lý ATTP Phạm Khánh Phong Lan ví như “gãi ngứa”, “không bõ công cảnh sát mật phục cả tháng trời”! Trước kiến nghị quyết liệt của bà tân trưởng Ban, hôm qua UBND TPHCM đã đồng ý tiêu hủy toàn bộ số lợn nói trên.

Đáng chú ý, TPHCM là tỉnh thành đầu tiên trên cả nước hợp nhất chức năng của 3 sở, theo luật ATTP, vào một Ban quản lý ATTP  duy nhất từ mấy tháng nay để tránh tình trạng “cha chung không ai khóc” như thực tế bấy lâu nay. Thế nhưng, qua sự việc nêu trên, vẫn thấy một “lỗ hổng” to tướng chưa được lấp, đó là việc quản lý giết mổ vẫn thuộc Sở NN&PTNT (Chi cục Thú y), 17 cán bộ thú y liên quan đang phải giải trình về vụ việc. Chẳng lẽ, có tới 4.000 con lợn bị tiêm thuốc mà lực lượng thú y không hề hay biết, họ bị “bịt mắt” bằng cách nào vậy?

Chỉ tính riêng miếng thịt lợn, đã hứng chịu đủ loại hóa chất do những kẻ kinh doanh bất lương đưa vào. Từ thuốc tăng trọng tới chất tạo nạc, kháng sinh…, nay lại tới thuốc an thần. Nỗi bất an, nguy cơ bị đầu độc từ chính mâm cơm mỗi gia đình thật ám ảnh. Nếu không trừng trị nghiêm tới mức những kẻ bất lương không dám hoặc không còn cơ hội tái phạm về ATTP, nếu không truy trách nhiệm đến cùng các cán bộ thú y liên quan vụ việc chấn động này, vấn nạn ATTP tại thành phố 10 triệu dân nói riêng và cả nước nói chung vẫn nhức nhối khôn nguôi.

Thịt lợn gây… trầm cảm, chuyện tưởng như đùa mà có thật. Có bao nhiêu cán bộ làm công tác ATTP đang làm ngơ, đang “trầm cảm” trước vấn nạn nhức nhối này?

Thanh niên

Vắc xin dịch vụ ‘5 trong 1’ đã có trở lại

Chiều nay (3.10), Sở Y tế TP.HCM cho biết vắc xin dịch vụ ‘5 trong 1’ Pentaxim đã có mặt trở lại tại thị trường Việt Nam.Theo thông tin từ Văn phòng đại diện công ty Sanofi Pasteur Việt Nam, số lượng vắc xin nhập khẩu là 63.000 liều cho toàn quốc. Tại TP.HCM, hiện số vắc xin này đã được phân phối đến hầu hết các điểm tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn.Được biết, trong thời gian tới, vắc xin dịch vụ “6 trong 1” Infanrix Hexa sẽ tiếp tục được nhập khẩu.Với nguồn cung như hiện nay, phụ huynh có thể an tâm đưa trẻ đến tiêm chủng các loại vắc xin dịch vụ theo nhu cầu.

Trước đó, vào khoảng trung tuần tháng 9, theo phản ánh của nhiều phụ huynh và xác nhận của các cơ sở tiêm chủng lớn tại TP.HCM, vắc xin dịch vụ “5 trong 1” Pentaxim đã hết. Việc tạm “đứt hàng” vắc xin này khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Sở Y tế TP.HCM cũng khuyến cáo, cho dù là tiêm vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ, các bậc phụ huynh đều cần phối hợp tốt với nhân viên y tế như chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình khi đi tiêm vắc xin (như đang ốm, sốt hoặc có tiền sử dị ứng, phản ứng mạnh với những lần tiêm chủng trước hay không). Đồng thời, theo dõi trẻ sau tiêm phát hiện bất thường để báo ngay cơ sở y tế xử trí: như sốt cao, quấy khóc kéo dài, sưng đau lan rộng tại vị trí tiêm hoặc có bất thường gì khác.

Tiêu hủy toàn bộ, dừng hoạt động cơ sở giết mổ

Sáng 2.10, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đã ký công văn khẩn gửi Sở Tư pháp, Sở Công thương, Sở NN-PTNT, Ban An toàn thực phẩm (ATTP), Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh ATTP TP.HCM, chỉ đạo thực hiện các biện pháp xử lý 3.750 con heo bị tiêm thuốc an thần tại cơ sở giết mổ Xuyên Á (H.Củ Chi) vào đêm 28.9. Căn cứ quy định Nhà nước và yêu cầu đảm bảo sức khỏe người dân thành phố, UBND TP.HCM yêu cầu Sở NN-PTNT phối hợp với đoàn thanh tra khẩn trương tiêu hủy toàn bộ heo xác định bị tiêm thuốc an thần, không để nuôi nhốt chờ đào thải thuốc rồi đưa vào giết mổ, vì không đảm bảo ATTP, nguy cơ tồn dư thuốc và nguy cơ bệnh lở mồm long móng trong quá trình lưu giữ.

Yêu cầu Sở NN-PTNT và Ban ATTP TP.HCM công khai danh sách 13 thương lái (chủ lò) vi phạm và có biện pháp kiểm soát chặt sản phẩm thịt heo từ nguồn các thương lái trên khi vào địa bàn TP.HCM trong thời gian tới.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cũng yêu cầu Sở NN-PTNT tham mưu hình thức xử phạt và tạm dừng hoạt động cơ sở giết mổ Xuyên Á để chấn chỉnh theo định hướng cơ sở giết mổ tập trung hiện đại của TP.HCM.

Bên cạnh đó, UBND TP.HCM cũng giao Sở Tư pháp nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị bổ sung quy định các mức xử phạt nghiêm khắc vi phạm hành chính đối với hành vi trên. Sở Công thương có biện pháp bình ổn thị trường, không để tình trạng khan hiếm, nâng giá thịt heo trong thời gian cơ sở giết mổ Xuyên Á tạm dừng hoạt động

An ninh thủ đô

Hà Nội: Sốt xuất huyết giảm tuần thứ 7 liên tiếp, bệnh tay chân miệng đang tăng

Ngày 2-10, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ 25-9 đến 1-10), toàn thành phố ghi nhận 1.228 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), giảm 376 ca so với tuần trước đó và là tuần thứ 7 liên tiếp ghi nhận số ca mắc mới SXH giảm. Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, so với tuần cao điểm (từ 6-8 đến 13-8) thì số ca mắc SXH ghi nhận tại Hà Nội trong tuần qua giảm mạnh tới 2.341 trường hợp. Hầu hết các quận/huyện đều có số ca mắc mới SXH giảm. Tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố ghi nhận tổng cộng 31.572 trường hợp mắc SXH, 7 trường hợp tử vong. Hiện có 30.472 bệnh nhân đã khỏi (chiếm 96,5%), chỉ còn 1.100 bệnh nhân SXH vẫn đang điều trị tại các bệnh viện. 93% số ổ dịch trên địa bàn thành phố đã được khống chế (qua 14 ngày không xuất hiện thêm bệnh nhân mới), chỉ còn 327 ổ dịch đang hoạt động. Tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố ghi nhận tổng cộng 31.572 trường hợp mắc SXH, 7 trường hợp tử vong. Hiện có 30.472 bệnh nhân đã khỏi (chiếm 96,5%), chỉ còn 1.100 bệnh nhân SXH vẫn đang điều trị tại các bệnh viện. 93% số ổ dịch trên địa bàn thành phố đã được khống chế (qua 14 ngày không xuất hiện thêm bệnh nhân mới), chỉ còn 327 ổ dịch đang hoạt động.

Trong khi dịch SXH tiếp tục giảm thì trong tuần qua, tại Hà Nội ghi nhận 89 trường hợp mắc tay chân miệng. Ông Hoàng Đức Hạnh cho biết, bệnh tay chân miệng tại Hà Nội có xu hướng gia tăng trong 2 tuần gần đây, đặc biệt trong các nhà trẻ mẫu giáo.

Cũng trong tuần qua, tại Hà Nội ghi nhận 1 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản tại xã Xuân Canh (huyện Đông Anh), 3 trường hợp mắc sốt phát ban dạng sởi

Hà Nội mới

Khắc phục lạm dụng Quỹ khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế: Vẫn thiếu giải pháp hữu hiệu

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2017, Quỹ Bảo hiểm y tế sẽ bội chi khoảng 10 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, tình trạng lạm dụng, trục lợi Quỹ Bảo hiểm y tế, một trong những nguyên nhân dẫn tới bội chi quỹ vẫn diễn ra, đòi hỏi Bảo hiểm xã hội Việt Nam cùng các cơ quan liên quan phải có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn.

Ảnh hưởng đến quyền lợi bệnh nhân

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) đã chi cho khám, chữa bệnh hơn 41 nghìn tỷ đồng, chiếm 59,5% quỹ được sử dụng trong năm 2017. Tới tháng 9-2017, có địa phương đã sử dụng tới 90% Quỹ khám, chữa bệnh BHYT của cả năm. Cả nước chỉ có 4 tỉnh, thành phố có khả năng cân đối được quỹ là: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Đây là những địa phương có số người tham gia BHYT cao, sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh BHYT tốt. Theo bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, nguyên nhân dẫn tới tình trạng bội chi, trước hết là do liên quan tới chính sách như: Việc thông tuyến khám, chữa bệnh; tăng giá dịch vụ khám, chữa bệnh theo Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC và việc chưa phân hạng bệnh viện tư nhân, khiến các bệnh viện đồng loạt xuống hạng để được khám, chữa bệnh thông tuyến… Từ đầu năm 2017 đến nay, thông qua Hệ thống thông tin giám định BHYT liên thông dữ liệu với các cơ sở khám, chữa bệnh, BHXH Việt Nam đã ghi nhận và công bố nhiều biểu hiện lạm dụng Quỹ khám, chữa bệnh BHYT. Chỉ riêng 7 tháng đầu năm, hệ thống đã từ chối thanh toán chi phí của hơn 15 triệu hồ sơ, chiếm tỷ lệ 17,3% tổng số hồ sơ đề nghị. Ngoài lý do mang tính kỹ thuật (một lượng lớn hồ sơ bị từ chối là vì nhiều địa phương chưa thực hiện tốt việc chuẩn hóa thông tin danh mục thuốc, dịch vụ và vật tư y tế), nhiều biểu hiện lạm dụng quỹ đã được phát hiện. 

Theo ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc, hệ thống đã phát hiện những vấn đề bất thường: Một người sử dụng thẻ BHYT đi khám nhiều lần trong ngày, nhiều ngày trong nhiều tháng; các cơ sở khám, chữa bệnh đưa ra những chỉ định quá mức cần thiết, kéo dài ngày nằm viện, chia nhỏ các dịch vụ trong quy trình phẫu thuật để nhận thanh toán thêm; thanh toán thuốc, vật tư y tế đã kết cấu trong giá phẫu thuật… Hệ thống cũng cho thấy, một số cơ sở y tế trong một quý sử dụng hàng tỷ đồng tiền thuốc bổ trợ và đa số bệnh nhân được chỉ định những thuốc này khi tới khám. Đặc biệt, không hiếm nơi có bác sĩ khám cho hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày, thời gian mỗi ca khám chỉ vài ba phút, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bệnh nhân khám, chữa bệnh BHYT.

Sớm ban hành hệ thống tiêu chuẩn

Những thông tin về tình trạng lạm dụng, trục lợi Quỹ khám, chữa bệnh BHYT liên tục diễn ra, khiến dư luận băn khoăn: Liệu có phải các giải pháp kiểm soát, ngăn chặn tình trạng trên vẫn chưa đủ mạnh? Ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT khẳng định, sau khi BHXH Việt Nam thực hiện nhiều giải pháp, nhất là nhờ công tác kiểm tra và ứng dụng phần mềm giám sát, việc kiểm soát Quỹ khám, chữa bệnh BHYT đã có những chuyển biến tích cực, chi phí đã giảm phần nào. “Qua thống kê, chi phí khám, chữa bệnh BHYT những tháng vừa qua không tăng nhiều, chỉ từ 3 đến 5%. Trong khi như mọi năm, tỷ lệ này là rất lớn, vì liên quan tới thời gian nghỉ hè. Các cơ sở khám, chữa bệnh cũng đã có ý thức tốt hơn” - ông Lê Văn Phúc cho biết thêm.

Mặc dù đã có dấu hiệu đáng mừng, song tình trạng trục lợi Quỹ khám, chữa bệnh BHYT vẫn diễn ra hết sức phức tạp, khó giải quyết trong thời gian trước mắt. Theo ông Dương Tuấn Đức, điều này xuất phát từ một số bất cập trong cơ chế, chính sách hiện nay. Đó là mặt trái của chính sách thông tuyến khám, chữa bệnh BHYT, khiến các cơ sở tìm mọi cách lôi kéo bệnh nhân; rồi việc duy trì chi trả chi phí khám, chữa bệnh BHYT theo phí dịch vụ, các cơ sở y tế dễ lạm dụng theo hướng càng tăng thêm chỉ định y tế, càng được chi trả nhiều. Ngoài ra, lỗ hổng cũng đến từ mặt trái của chủ trương xã hội hóa, dẫn đến tình trạng: Cơ sở khám, chữa bệnh bỏ không máy móc do ngân sách đầu tư, chỉ thực hiện bằng máy xã hội hóa để thu được nhiều hơn. Ông Dương Tuấn Đức đề xuất, cần thay thế phương thức thanh toán theo phí dịch vụ bằng các phương thức chi trả theo chẩn đoán, định suất hoặc khoán tổng ngân sách để tăng tính chủ động và tiết kiệm trong sử dụng kinh phí.

Đề cập tới giải pháp mang lại hiệu quả trong kiểm soát tình trạng lạm dụng quỹ, ông Lê Văn Phúc nhấn mạnh tới công tác kiểm tra và sử dụng phần mềm giám sát. Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến phát hiện bất thường ở các cơ sở khám, chữa bệnh đã báo ngay cho BHXH các địa phương biết để giám sát. Những bất thường này có thể là điều trị nội trú đối với mã bệnh điều trị ngoại trú, hay kéo dài ngày điều trị. 

Tuy nhiên, có một thực tế, khi xử lý các trường hợp nghi ngờ việc chỉ định lạm dụng quỹ, nhiều bác sĩ không “tâm phục, khẩu phục”, lý giải rằng: “Bác sĩ là người biết rõ nhất phải điều trị thế nào cho phù hợp với bệnh nhân”. Về vấn đề này, ông Dương Tuấn Đức thừa nhận, các giám định viên của BHXH không thể so sánh được với các y, bác sĩ trong việc chỉ định dịch vụ y tế, kê đơn thuốc. Bởi vậy, Bộ Y tế cần sớm ban hành một hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí để làm cơ sở cho việc so sánh, đối chiếu các tiêu chuẩn, định mức trong khám, chữa bệnh BHYT. Thiếu vắng hệ thống này, tình trạng lạm dụng, trục lợi Quỹ khám, chữa bệnh BHYT khó có thể được khắc phục

Người Lao động

Nội soi thành công ca dị tật phổi hiếm gặp

Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM) vừa phẫu thuật nội soi thành công cho một bệnh nhi mắc dị tật ở phổi hiếm gặp.Chiều 2-10, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho hay nơi đây lần đầu tiên phẫu thuật nội soi thành công cho một trường hợp bị dị tật bẩm sinh ở phổi hiếm gặp. Bệnh nhi là bé gái N.M.A (2 tuổi).

Bé A. nhập viện trong tình trạng có lồng ngực lõm nặng, bị viêm phổi thường xuyên, là yếu tố dễ gây nhầm lẫn gây viêm phổi do hô hấp kém.

Sau thăm khám, chẩn đoán, chụp phim CT-scan ngực, các bác sĩ đã phát hiện một thương tổn phổi biệt trí nằm trong thùy dưới phổi phải. Đây là dị tật bẩm sinh tương đối hiếm gặp và là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phổi tái diễn của bé.

Các bác sĩ đã phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt bỏ thùy dưới phổi phải chứa mô phổi biệt trí cho bệnh nhi. Mặc dù gặp khó khăn hơn dự kiến do tình trạng viêm nhiễm gây chảy máu nhiều nhưng nhờ đã chuẩn bị kỹ các phương án mổ và sự phối hợp nhịp nhàng cả ê kíp, các bác sĩ đã cắt hoàn toàn được thùy phổi bệnh.

Theo Ths-BS Vũ Trường Nhân - Phó Khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 2, trưởng nhóm thực hiện ca mổ này - bé A. bị bệnh phổi biệt trí, còn gọi là phổi biệt lập - nghĩa là bị một khối mô phổi không có chức năng hô hấp được cấp máu riêng bởi mạch máu xuất phát từ động mạch chủ.

Bệnh này được chia làm 2 loại: Phổi biệt trí trong thùy phổi lành (chiếm 80%) và phổi biệt trí ngoài thùy phổi.

Phẫu thuật cắt thùy phổi chứa mô phổi biệt trí ở trẻ em sẽ khó hơn cắt thùy phổi bệnh lý thông thường vì phải kiểm soát các mạch máu từ động mạch chủ (mạch máu lớn nhất của cơ thể), chỉ cần sơ suất sẽ khiến bệnh nhi vô cùng nguy hiểm vì mất máu nhiều chỉ trong vài giây.

Trước đây, để phẫu thuật những ca như thế này, bác sĩ phải mở banh ngực, cắt nhiều cơ thành ngực, thậm chí cắt luôn xương sườn nên để lại cho bệnh nhi nhiều đau đớn sau mổ, sẹo lớn, mất thẩm mỹ và gây biến dạng lồng ngực.

Phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt thùy phổi đã hạn chế những khiếm khuyết nêu trên và hiện được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Tuy vậy, dù mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhi nhưng độ khó của phẫu thuật nội soi cũng như gây mê lại tăng lên rất nhiều lần so với kỹ thuật mổ mở thông thường.

Công an Nhân dân

Liên thông kết quả xét nghiệm chưa nhiều: Vì an toàn người bệnh

Việc liên thông kết quả xét nghiệm ở 37 BV tuyến Trung ương được thực hiện từ 1-8, nhưng không phải như nhiều người nghĩ là cứ các kết quả xét nghiệm của bệnh viện (BV) trước là BV sau phải công nhận hết. Cho dù chưa có thống kê chính thức về số kết quả xét nghiệm liên thông, nhưng theo đại diện một số BV thì con số này không nhiều.

Điều này cũng dễ hiểu khi đây mới chỉ là bước đầu của quá trình liên thông, trong khi chất lượng nhân lực, chất lượng phòng xét nghiệm ở các BV chưa đồng đều, đặc biệt là các bác sĩ ở BV tuyến cuối phải chịu trách nhiệm về quyết định điều trị của mình.  GS. Trần Bình Giang- Giám đốc BV Việt Đức cho biết, là BV chuyên khoa tuyến cuối, bệnh nhân từ các nơi chuyển về nhiều, nên từ trước đến nay BV vẫn công nhận kết quả xét nghiệm của BV khác, để giảm tối đa chi phí và thời gian cho người bệnh. Vì thế, xét nghiệm nào sử dụng được, BV vẫn sử dụng, như xét nghiệm nhóm máu, HIV hay kết quả nội soi, giải phẫu bệnh lý của những BV có phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189 như BV Bạch Mai, BV 108 vv… Việc Bộ Y tế có quy định về liên thông với danh mục 65 xét nghiệm là đúng và BV hoàn toàn ủng hộ.

Tuy nhiên, việc liên thông có mục đích trước hết là đảm bảo điều trị cho người bệnh tốt nhất, hơn nữa, danh mục liên thông ghi rõ tùy thuộc vào diễn biến của người bệnh, tức là trao cho bác sĩ quyền quyết định cuối cùng. Với những bệnh nhân cấp cứu do chảy máu dạ dày hoặc chấn thương vỡ gan, thì các xét nghiệm phải được tính bằng phút. Có khi xét nghiệm trước, hồng cầu của bệnh nhân là 3 triệu, nhưng 5 phút sau xét nghiệm đã chỉ còn 2 triệu, vì thế, nếu cứ máy móc sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân. Việc theo dõi các kết quả xét nghiệm rất quan trọng.

Nếu mổ phiên, bệnh nhân chờ xếp hàng mổ cũng chỉ chấp nhận kết quả xét nghiệm trong 2 tuần là phải làm lại, vì trong 2 tuần đó cơ thể đã thay đổi. Còn với cấp cứu, hồi sức tích cực, thì việc theo dõi kết quả xét nghiệm thậm chí chỉ còn 15 phút/lần, tùy quyết định của bác sĩ khi đánh giá tình trạng bệnh nhân. Điều này cực kỳ quan trọng để đưa ra quyết định điều trị đúng.

Nhấn mạnh chủ trương liên thông để giảm chi phí cho người bệnh là rất tốt, nhưng GS. Trần Bình Giang cũng cho rằng, để liên thông giữa các BV được thì các phòng xét nghiệm phải chuẩn hóa, đảm bảo 2 tiêu chí: nội kiểm và ngoại kiểm. Các cơ sở y tế sẽ dựa trên những yếu tố này để chấp nhận kết quả xét nghiệm của nhau, đồng thời sẽ không còn tình trạng chấp nhận kết quả dựa theo niềm tin như trước nữa.

Có chung quan điểm này, PGS. Lê Hữu Doanh-Phó Giám đốc BV Da liễu Trung ương cũng chia sẻ: Việc chấp nhận kết quả xét nghiệm của các đơn vị khác giúp cho việc khám chữa bệnh (KCB) của BV nhanh hơn. Nhưng không phải 100% xét nghiệm được chấp nhận, mà nhiều khi các bác sĩ cho xét nghiệm thêm vì việc chẩn đoán chuyên khoa da liễu cần xét nghiệm sâu hơn.

Theo TS. Dương Đức Hùng -Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (BV Bạch Mai), danh mục liên thông do Bộ Y tế quy định là những xét nghiệm ít bị thay đổi, nhưng vẫn có thời gian bảo lưu nhất định. Có những chỉ số thường xuyên thay đổi theo diễn biến tình trạng bệnh như công thức máu, men gan, thậm chí xét nghiệm nhóm máu vẫn phải làm lại trong trường hợp phải truyền máu để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

 BV chỉ công nhận kết quả xét nghiệm của BV khác có chất lượng tương đương trở lên. Điều này là cần thiết trong bối cảnh chất lượng các phòng xét nghiệm chưa đồng đều nên sai số có thể xảy ra. Vì vậy, các bác sĩ phải dựa vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân để đưa ra quyết định phù hợp, đảm bảo tính mạng và quyền lợi của người bệnh.

TS. Dương Đức Hùng cũng lưu ý rằng, không nên mặc định việc liên thông chỉ để tiết kiệm chi phí KCB cho người dân, mà quan trọng hơn cả là phải đảm bảo quyền lợi tối đa cho người dân về điều trị. TS. Hùng cũng cho rằng, muốn liên thông kết quả xét nghiệm thì các phòng xét nghiệm phải đạt chuẩn chung.

Theo TS. Nguyễn Xuân Hiền - Phó Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh (BV Bạch Mai), Khoa vẫn dùng kết quả xét nghiệm của tuyến dưới để giảm chi phí và thời gian cho một số bệnh nhân. Nhưng cũng tùy theo tiến triển của =bệnh nhân để quyết định chụp lại nhằm chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Trả lời câu hỏi của PV Báo CAND về việc trao quyền cho bác sĩ quyết định có công nhận kết quả xét nghiệm lại hay không, liệu có xảy ra tình trạng lạm dụng xét nghiệm, TS. Nguyễn Xuân Hiền khẳng định: Đành rằng vẫn có những “còn sâu làm rầu nồi canh”, nhưng tôi tin là 99% bác sĩ đều có tâm và vì người bệnh.

TS. Bùi Tuấn Anh  - Trưởng khoa hoá sinh (BV Bạch Mai) cho biết số lượng được phép liên thông đạt tỷ lệ ít, vì không phải xét nghiệm nào cũng liên thông được.

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê -Cục trưởng Cục Quản lý KCB (Bộ Y tế) cũng cho biết, việc liên thông kết quả xét nghiệm để tạo thuận lợi cho người bệnh và bác sĩ, nhưng không phải 100% kết quả xét nghiệm đều liên thông. Bộ Y tế đã ban hành danh mục những xét nghiệm nào được phép liên thông và việc liên thông cũng chỉ có giá trị trong thời hạn nhất định. Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ quyết định cuối cùng thuộc về bác sĩ.

Điều này cũng dễ hiểu khi đây mới chỉ là bước đầu của quá trình liên thông, trong khi chất lượng nhân lực, chất lượng phòng xét nghiệm ở các BV chưa đồng đều, đặc biệt là các bác sĩ ở BV tuyến cuối phải chịu trách nhiệm về quyết định điều trị của mình. 

GS. Trần Bình Giang- Giám đốc BV Việt Đức cho biết, là BV chuyên khoa tuyến cuối, bệnh nhân từ các nơi chuyển về nhiều, nên từ trước đến nay BV vẫn công nhận kết quả xét nghiệm của BV khác, để giảm tối đa chi phí và thời gian cho người bệnh. Vì thế, xét nghiệm nào sử dụng được, BV vẫn sử dụng, như xét nghiệm nhóm máu, HIV hay kết quả nội soi, giải phẫu bệnh lý của những BV có phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189 như BV Bạch Mai, BV 108 vv… Việc Bộ Y tế có quy định về liên thông với danh mục 65 xét nghiệm là đúng và BV hoàn toàn ủng hộ.

Tuy nhiên, việc liên thông có mục đích trước hết là đảm bảo điều trị cho người bệnh tốt nhất, hơn nữa, danh mục liên thông ghi rõ tùy thuộc vào diễn biến của người bệnh, tức là trao cho bác sĩ quyền quyết định cuối cùng. Với những bệnh nhân cấp cứu do chảy máu dạ dày hoặc chấn thương vỡ gan, thì các xét nghiệm phải được tính bằng phút. Có khi xét nghiệm trước, hồng cầu của bệnh nhân là 3 triệu, nhưng 5 phút sau xét nghiệm đã chỉ còn 2 triệu, vì thế, nếu cứ máy móc sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân. Việc theo dõi các kết quả xét nghiệm rất quan trọng. Nếu mổ phiên, bệnh nhân chờ xếp hàng mổ cũng chỉ chấp nhận kết quả xét nghiệm trong 2 tuần là phải làm lại, vì trong 2 tuần đó cơ thể đã thay đổi. Còn với cấp cứu, hồi sức tích cực, thì việc theo dõi kết quả xét nghiệm thậm chí chỉ còn 15 phút/lần, tùy quyết định của bác sĩ khi đánh giá tình trạng bệnh nhân. Điều này cực kỳ quan trọng để đưa ra quyết định điều trị đúng.

Nhấn mạnh chủ trương liên thông để giảm chi phí cho người bệnh là rất tốt, nhưng GS. Trần Bình Giang cũng cho rằng, để liên thông giữa các BV được thì các phòng xét nghiệm phải chuẩn hóa, đảm bảo 2 tiêu chí: nội kiểm và ngoại kiểm. Các cơ sở y tế sẽ dựa trên những yếu tố này để chấp nhận kết quả xét nghiệm của nhau, đồng thời sẽ không còn tình trạng chấp nhận kết quả dựa theo niềm tin như trước nữa.

Có chung quan điểm này, PGS. Lê Hữu Doanh-Phó Giám đốc BV Da liễu Trung ương cũng chia sẻ: Việc chấp nhận kết quả xét nghiệm của các đơn vị khác giúp cho việc khám chữa bệnh (KCB) của BV nhanh hơn. Nhưng không phải 100% xét nghiệm được chấp nhận, mà nhiều khi các bác sĩ cho xét nghiệm thêm vì việc chẩn đoán chuyên khoa da liễu cần xét nghiệm sâu hơn.

Theo TS. Dương Đức Hùng -Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (BV Bạch Mai), danh mục liên thông do Bộ Y tế quy định là những xét nghiệm ít bị thay đổi, nhưng vẫn có thời gian bảo lưu nhất định. Có những chỉ số thường xuyên thay đổi theo diễn biến tình trạng bệnh như công thức máu, men gan, thậm chí xét nghiệm nhóm máu vẫn phải làm lại trong trường hợp phải truyền máu để đảm bảo an toàn cho người bệnh. BV chỉ công nhận kết quả xét nghiệm của BV khác có chất lượng tương đương trở lên. Điều này là cần thiết trong bối cảnh chất lượng các phòng xét nghiệm chưa đồng đều nên sai số có thể xảy ra. Vì vậy, các bác sĩ phải dựa vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân để đưa ra quyết định phù hợp, đảm bảo tính mạng và quyền lợi của người bệnh.

TS. Dương Đức Hùng cũng lưu ý rằng, không nên mặc định việc liên thông chỉ để tiết kiệm chi phí KCB cho người dân, mà quan trọng hơn cả là phải đảm bảo quyền lợi tối đa cho người dân về điều trị. TS. Hùng cũng cho rằng, muốn liên thông kết quả xét nghiệm thì các phòng xét nghiệm phải đạt chuẩn chung.

Theo TS. Nguyễn Xuân Hiền - Phó Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh (BV Bạch Mai), Khoa vẫn dùng kết quả xét nghiệm của tuyến dưới để giảm chi phí và thời gian cho một số bệnh nhân. Nhưng cũng tùy theo tiến triển của =bệnh nhân để quyết định chụp lại nhằm chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Trảlời câu hỏi của PV Báo CAND về việc trao quyền cho bác sĩ quyết định có công nhận kết quả xét nghiệm lại hay không, liệu có xảy ra tình trạng lạm dụng xét nghiệm, TS. Nguyễn Xuân Hiền khẳng định: Đành rằng vẫn có những “còn sâu làm rầu nồi canh”, nhưng tôi tin là 99% bác sĩ đều có tâm và vì người bệnh.

TS. Bùi Tuấn Anh  - Trưởng khoa hoá sinh (BV Bạch Mai) cho biết số lượng được phép liên thông đạt tỷ lệ ít, vì không phải xét nghiệm nào cũng liên thông được.

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê -Cục trưởng Cục Quản lý KCB (Bộ Y tế) cũng cho biết, việc liên thông kết quả xét nghiệm để tạo thuận lợi cho người bệnh và bác sĩ, nhưng không phải 100% kết quả xét nghiệm đều liên thông. Bộ Y tế đã ban hành danh mục những xét nghiệm nào được phép liên thông và việc liên thông cũng chỉ có giá trị trong thời hạn nhất định. Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ quyết định cuối cùng thuộc về bác sĩ.

Danh mục liên thông kết quả xét nghiệm của Bộ Y tế gồm 3 nhóm: huyết học, hóa sinh và vi sinh. Nhóm huyết học có 22 xét nghiệm có thể dùng lại, nhóm vi sinh có 26 xét nghiệm, nhóm hóa sinh có 17 xét nghiệm. Danh mục đều ghi rõ thời gian tối đa có thể dùng lại xét nghiệm từ 1-7 ngày. Một số xét nghiệm, thời gian xét nghiệm còn hiệu lực để dùng lại tùy thuộc vào diễn biến lâm sàng của người bệnh. Riêng xét nghiệm định lượng HbA1c có thời hạn tối đa 60 ngày, nhưng trong một số trường hợp cụ thể tùy thuộc vào bệnh lý và diễn biến lâm sàng của người bệnh.

Pháp luật TP. Hồ Chí Minh

Tăng viện phí với người không có thẻ BHYT: Lo!

Ngày đầu áp dụng viện phí mới đối với người không có thẻ BHYT: Nhiều người chưa biết thông tin, biết rồi thì lo lắng...

Sáng 2-10, người dân tại TP.HCM đi khám chữa bệnh ở tất cả cơ sở công lập trên địa bàn không có BHYT đã phải trả một mức viện phí mới tăng hơn so với trước đây. Bởi theo quy định, từ ngày 1-10, tất cả bệnh viện (BV), cơ sở y tế công trên địa bàn TP đồng loạt áp dụng giá viện phí mới dành cho người không có thẻ BHYT theo Thông tư 02/2017 của Bộ Y tế.

Ngơ ngác trước thông tin tăng viện phí

Ghi nhận tại một số BV trên địa bàn TP.HCM, việc khám chữa bệnh vẫn diễn ra bình thường. Theo khảo sát của PV, các BV đã có sự chuẩn bị về việc áp dụng viện phí mới cho người không có thẻ BHYT bằng cách điều chỉnh giá dịch vụ thanh toán viện phí như BV quận 9, BV quận Tân Bình. Riêng BV Ung bướu chuẩn bị kỹ lưỡng hơn bằng cách treo băng rôn, khẩu hiệu để người dân nắm thông tin. Tuy nhiên, ghi nhận tại các BV, nhiều người dân vẫn chưa nắm được thông tin này.

So với các BV chuyên khoa, số người không có BHYT khám chữa bệnh ở các BV quận ít hơn, chiếm khoảng 20%. Tuy nhiên, ngay tại các BV tuyến quận, nhiều người vẫn chưa biết thông tin viện phí tăng đối với người không có BHYT.

Anh Nguyễn Văn Liêm, ngụ quận 9, cho biết BHYT của công ty hết hạn, hôm nay anh đi khám để xin giấy chuyển viện lên tuyến trên mổ khối u. Nếu biết thông tin hôm nay giá viện phí tăng đối với người không có thẻ BHYT, anh sẽ chờ mấy hôm nữa có thẻ rồi đi khám. Anh góp ý: “BV nên dán băng rôn hoặc đăng thông tin trên website để người dân biết mà tính toán”.

Giá tăng: Bệnh nhân lo lắng

Chị Nguyễn Thị Lan, bệnh nhân đi khám ở BV Ung bướu, lo lắng: “Siêu âm lúc trước có 200.000 mà giờ đã lên 260.000 đồng. Bệnh nào không biết chứ bệnh ung thư thì điều trị lâu dài lắm”. Theo chị Lan, một số phương pháp điều trị đặc biệt bệnh ung thư có chi phí rất cao như xạ phẫu bằng Cyber Knife là hơn 20 triệu đồng; xạ phẫu bằng Gamma Knife: hơn 28 triệu đồng; xạ trị bằng X Knife: hơn 28 triệu đồng… Nếu người dân không được BHYT thanh toán sẽ không kéo dài được quá trình điều trị.

Tại BV quận Tân Bình, chị Bùi Thị Dâng thẫn thờ vì liên tục đóng tiền viện phí quá cao khi chưa làm được thẻ BHYT. Chị Dâng cho biết hai vợ chồng bị sốt xuất huyết cả tuần nay, chồng chị còn đang nằm điều trị ở BV. Chi phí chữa bệnh cho hai vợ chồng ngốn hết gần chục triệu đồng. Chưa kể, hai tháng trước, chị vừa sinh con, tiền nằm bệnh viện cũng tốn hơn 6 triệu đồng. Chị Dâng cho hay rất muốn làm thẻ BHYT để được miễn, giảm tiền viện phí nhưng chưa được chủ nhà trọ cho làm giấy đăng ký tạm trú, tạm vắng nên không mua được.

BV công tự chủ tài chính

Theo Thông tư 02/2017 của Bộ Y tế, mức phí khám bệnh cho người không có BHYT ước tính tăng 30%-35%.

Nguyên do, giá khám chữa bệnh BHYT và không BHYT tại các cơ sở y tế công lập của TP.HCM đều đã cộng tiền lương, đồng nghĩa là tiền lương của bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế chuyển từ ngân sách chi trả qua người bệnh chi trả. Các BV công lập sẽ không còn nhận ngân sách cấp cho chi thường xuyên, thay vào đó là từ nguồn thu viện phí

Sức khỏe & Đời sống

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng, sản phẩm dinh dưỡng

TS. Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế đề xuất quản lý chặt việc cấp phép thực phẩm chức năng, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ và sẽ có hội đồng khoa học đánh giá bởi đây là những sản phẩm tác động đến sức khỏe người tiêu dùng…

Sản phẩm thực phẩm sau 3 lần kiểm tra đạt, miễn kiểm tra từ lần thứ 4

Theo TS. Nguyễn Thanh Phong, việc góp ý sửa Nghị định 38 hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật An toàn thực phẩm, nội dung được bàn thảo nhiều là kiểm tra chuyên ngành và công bố thực phẩm. Hiện có ba Bộ cùng quản lý lĩnh vực an toàn thực phẩm là Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương. Trong đó, Bộ NN&PTNT quản lý 19 nhóm mặt hàng, Bộ Công Thương 8 nhóm. Bộ Y tế chịu trách nhiệm 6 nhóm gồm thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Theo Nghị định 38 hướng dẫn chi tiết quy định Luật An toàn thực phẩm, quy định các sản phẩm thực phẩm khi nhập về Việt Nam đều phải có thông báo đạt chất lượng mới được thông quan. Bộ Y tế, Bộ Công Thương đã chỉ định 15 đơn vị phục vụ việc kiểm tra chuyên ngành này, trong đó có 3 đơn vị của Bộ Khoa học Công nghệ, 2 đơn vị thuộc công ty cổ phần theo chủ trương xã hội hóa của Chính phủ. Tuy nhiên, thực tế kiểm tra trong năm 2016 cho thấy, số lô hàng chỉ kiểm tra hồ sơ chiếm trên 90% số lô hàng phải kiểm tra nhập về. Vì thế, lãnh đạo Bộ Y tế giao ban soạn thảo đề xuất sửa nghị định theo hướng, với những sản phẩm thực phẩm sau 3 lần kiểm tra đạt, lần 4 miễn kiểm tra. Chủ trương này cần được sự đồng tình Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, vì số nhóm hàng Bộ Y tế quản lý chỉ là 6 nhóm.

Ban soạn thảo cũng tham mưu lãnh đạo Bộ đề xuất Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương tiếp quản quản lý các sản phẩm thuộc 2 Bộ quản lý. Việc này sẽ giúp giảm tải cho ngành y tế trên 70%.

Cũng theo ông Phong, khi đã thông thoáng về thủ tục cho doanh nghiệp thì bắt buộc phải tăng cường hậu kiểm để đảm bảo an toàn. Chúng tôi đề nghị các Bộ tăng cường nguồn lực cho hậu kiểm. Đặc biệt, cần phải sửa Nghị định 178 xử phạt trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Theo đó, sẽ cần phải tăng mức phạt, thậm chí rút giấy phép và xử lý hình sự các vi phạm về an toàn thực phẩm.

Sẽ có Hội đồng khoa học đánh giá khách quan về chất lượng sản phẩm

Bà Trần Việt Nga - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết thêm, Ban soạn thảo đề xuất, những thực phẩm thông thường như bánh kẹo, nước giải khát, nước uống đóng chai, nước uống thiên nhiên, sản phẩm đóng hộp… doanh nghiệp tự công bố chất lượng. Điều kiện là mức giới hạn an toàn về kim loại nặng, nấm men, nấm mốc, vi sinh, chỉ tiêu thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm… phải tuân thủ theo quy định. Hồ sơ công bố gửi đến cơ quan quản lý. Dự kiến sau bảy ngày làm việc nếu cơ quan quản lý không có ý kiến thì doanh nghiệp tự sản xuất kinh doanh. Cơ quan quản lý hậu kiểm để kiểm tra công bố của doanh nghiệp có đúng thực tế sản xuất, nếu vi phạm sẽ xử lý nghiêm. Hồ sơ công bố cũng đơn giản hơn, thời gian công bố rút ngắn so với trước.

Với 6 nhóm ngành hàng thuộc quản lý của Bộ Y tế, Bộ sẽ phân cấp cho các địa phương thực hiện việc cấp phép, công bố với nhóm phụ gia thực phẩm, bao bì thực phẩm, nước uống đóng chai. Bộ quản lý các mặt hàng thực phẩm chức năng, sản phẩm dinh dưỡng.

“Theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế, Ban soạn thảo đề xuất tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp và vẫn phải làm để đảm bảo sức khỏe của người dân. Do đó, với nhóm hàng trên, chúng tôi đề xuất cần phải có Hội đồng khoa học duyệt và đưa ra ý kiến mang tính chất khách quan, dứt khoát không thể dựa vào tài liệu để đánh giá, cấp phép bởi đây là những sản phẩm tác động đến sức khỏe người tiêu dùng. Cơ quan quản lý là người đưa ra quyết định cấp phép trên ý kiến của Hội đồng khoa học chứ không nhìn trên hồ sơ để đánh giá”- TS. Nguyễn Thanh Phong cho biết.

Được biết, hiện cả nước có hơn 10.000 sản phẩm thực phẩm chức năng, mỗi năm thêm vài nghìn sản phẩm mới. Do đó, nếu không quản lý quyết liệt sẽ rất khó khăn.

Đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Dự kiến 2017, Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) trong năm bị bội chi. Tuy nhiên, do có Quỹ dự phòng nên Quỹ BHYT vẫn bảo đảm đủ chi cho khám chữa bệnh BHYT ít nhất đến hết năm 2019. Do đó, mọi quyền lợi của người tham gia BHYT luôn được đảm bảo.

Thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, ước đến 30/9/2017, số người tham gia BHYT trên cả nước là 79,08 triệu người, đạt tỉ lệ bao phủ 84,9% dân số. Trong 9 tháng đầu năm, toàn ngành đã thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT cho 124,11 triệu lượt người, tăng 19,3 triệu lượt người (18,5%) so với cùng kỳ năm 2016. Đến hết tháng 9/2017, số chi khám chữa bệnh BHYT 64.200 tỉ đồng.

Về tình hình thực hiện chính sách BHYT, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT Lê Văn Phúc cho biết, nhằm hạn chế tình trạng trục lợi Quỹ BHYT, thời gian qua, cơ quan BHXH thực hiện đồng bộ các giải pháp như: tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát, cử đoàn công tác xuống kiểm tra, hướng dẫn tại địa phương… Việc ứng dụng Hệ thống thông tin giám định BHYT rất hiệu quả, khi phát hiện chi phí bất thường phải rà soát ngay, có trường hợp kéo dài ngày điều trị và chỉ định không đúng quy định thì phải xử lý ngay.

Ông Phúc cũng cho biết thêm, về vấn đề giao dự toán chi, trong nửa đầu năm 2017, BHXH Việt Nam giao dự toán cho các địa phương trong khám, chữa bệnh, gắn trách nhiệm cơ sở khám, chữa bệnh BHYT. Trong 9 tháng đầu năm, đã có 8 tỉnh sử dụng hết số quỹ giao dự toán của địa phương đó. BHXH Việt Nam đã yêu cầu các địa phương thẩm định kinh phí vượt trần, vượt quỹ, báo cáo BHXH Việt Nam để xem xét thanh toán và cấp ứng kinh phí. BHXH Việt Nam sẽ kiểm soát chặt chẽ những cơ sở vượt trần, vượt quỹ không đúng quy định.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu cũng cho biết, ngành BHXH đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có biện pháp thanh toán Quỹ BHYT đúng và đủ cho người bệnh và khẳng định khi người tham gia BHYT đến các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc để khám, nếu bác sĩ chỉ đúng bệnh, đúng thuốc thì không một ai có quyền từ chối quyền lợi của người bệnh. BHXH Việt Nam luôn đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT.

Về thông tin liên quan đến một số tỉnh đã sử dụng hết Quỹ BHYT trong năm và dự kiến năm 2017, Quỹ BHYT sẽ bội chi, theo ông Lê Văn Khảm - Vụ trưởng Vụ BHYT- Bộ Y tế, Quỹ BHYT là quỹ ngắn hạn, cân đối thu chi trong năm. Khi thiết kế chính sách đã có quy định dành tối thiểu 5% số thu BHYT để dự phòng. Trong năm 2016 và dự kiến 2017, Quỹ BHYT trong năm bị bội chi. Tuy nhiên, do có Quỹ dự phòng nên Quỹ BHYT vẫn bảo đảm đủ chi cho KCB BHYT đến hết năm 2019.

Đối với vấn đề bội chi Quỹ BHYT có nhiều nguyên nhân: Một là, mức đóng BHYT từ năm 2008 đến nay không thay đổi. Hai là, giá dịch vụ y tế đã được điều chỉnh… làm chi phí tăng - đây là nguyên nhân chủ yếu. Ba là, do quy định “thông tuyến” dẫn đến tình trạng người bệnh đi khám nhiều lần tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh trong cùng 1 ngày. Thứ tư là có tình trạng người bệnh đi khám để lấy thuốc. Thứ 5 là chỉ định dịch vụ kỹ thuật vượt mức cần thiết - chỉ định người bệnh vào điều trị nội trú khi chưa cần thiết, kéo dài ngày điều trị.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ Y tế đã phối hợp với BHXH tăng cường thanh tra, kiểm tra để xử lý các trường hợp lạm dụng Quỹ BHYT; ban hành quy trình chuyên môn, quy trình kỹ thuật hướng dẫn điều trị làm căn cứ để thầy thuốc chỉ định đúng, cơ quan giám định bảo hiểm có căn cứ để giám định, ngăn chặn tình trạng lạm dụng BHYT.

Đảm bảo cân đối Quỹ BHYT là nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước. Việc của bệnh viện là phải chỉ định hợp lý, hiệu quả. Việc của cơ quan BHXH là chi đúng, chi đủ. Người bệnh vẫn được đảm bảo quyền lợi theo đúng quy định khi đi khám chữa bệnh bằng BHYT.

Ngày 06/10/2017
Ban biên tập Website
(Sưu tầm từ các báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích