Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 23/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 9 8 4 9 4
Số người đang truy cập
5 2 1
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ các báo ngày 21/9 và 22/9 năm 2017

Lần đầu tiên đấu thầu tập trung 22 loại thuốc; Mờ ám thuốc vào bệnh viện từ công ty “ma”?; Đấu thầu thuốc tập trung cấp Quốc gia: Người dân được hưởng lợi thuốc chất lượng, giá tốt; Báo động tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam; Siết chặt việc cấp Chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ; Một triệu USD tài trợ chương trình Vì lá phổi khỏe; Từ năm 2020, bán kháng sinh phải có đơn thuốc

Tiền phong

Lần đầu tiên đấu thầu tập trung 22 loại thuốc

Hiện Bộ Y tế đang tiến hành đấu thầu thuốc tập trung, cấp quốc gia, nhằm giảm giá thuốc đấu thầu từ 10 - 15%, theo chỉ đạo của Chính phủ. Các gói thầu thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia lần đầu tiên gồm 5 gói thầu với 22 loại thuốc.

Mới đây, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia, Bộ Y tế đã mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật của các nhà thầu tham dự 5 gói thầu của gói thầu thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia.

Trong quá trình phát hành hồ sơ mời thầu có 32 công ty tham gia mua hồ sơ mời thầu cho 5 gói. Tính đến thời điểm đóng thầu (9h30 ngày 2/8/2017) đã có 26 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu với 82 hồ sơ dự thầu nộp đúng thời gian và địa điểm thuộc 5 gói thầu trên. Đây là gói thầu mua sắm tập trung đầu tiên của Bộ Y tế được mở thầu sau khi Trung tâm mua sắm thuốc tập trung quốc gia đi vào hoạt động cách đây ít lâu. Ngày 25/8 vừa qua Trung tâm đã xét về giá cho gói thầu được đấu thầu tập trung lần đầu tiên. Dự kiến kết quả trúng thầu này sẽ được Bộ Y tế sớm công bố.

Ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia khẳng định, không có chuyện đấu thầu tập trung dẫn đến việc mua thuốc rẻ, kém chất lượng. Theo ông Dũng, nhà thầu cung cấp thuốc phải đáp ứng đủ năng lực kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính. Điểm kỹ thuật đánh giá trên thang điểm 100 (70% chất lượng; 30% đóng gói, bảo quản, giao hàng). Thuốc đạt điểm kỹ thuật 80/100 mới được bước vào vòng đánh giá tài chính tiếp theo. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất (kỹ thuật và giá) sẽ được đánh giá lựa chọn trúng thầu, trong đó, yếu tố giá chiếm tỷ lệ 70%, kỹ thuật chiếm 30%.

Được biết, gói thầu mua sắm lần đầu này gồm 22 loại thuốc (5 biệt dược và 17 thuốc generic) thuộc 5 hoạt chất. Gói thầu tập trung đầu tiên có giá trị trong vòng 2 năm (2018-2019) nhưng ngay sau khi công bố chính thức, các bệnh viện có thể áp dụng ngay giá trúng thầu mới, bằng cách Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia ký hợp đồng với nhà thầu và bệnh viện gọi hàng, thanh toán tiền trên cơ sở giá trúng thầu. Số lượng thuốc sẽ được tổng hợp từ nhu cầu của tất cả các tỉnh, thành và các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế. Đáng chú ý, ba loại biệt dược gốc trước đây chưa bao giờ giảm giá thì lần này giảm 12%, tương đương gần 80 tỷ đồng so với năm 2016. Rất nhiều mặt hàng giá chỉ bằng một nửa so với trước khi đấu thầu tập trung.

Trung tâm mua sắp thuốc Quốc gia đã và sẽ tổ chức đấu thầu tập trung các thuốc thiết yếu, thông dụng, được dùng nhiều trong các bệnh viện lớn trên toàn quốc. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng sẽ tiến hành đàm phán lại về giá với các nhà cung cấp thuốc biệt dược giá cao và đang bị độc quyền của các hãng thuốc nước ngoài. Trung tâm mua sắm tập trung thuốc quốc gia cũng sẽ giữ vai trò điều phối thuốc trong quá trình thực hiện cung ứng thuốc của các hãng dược. Theo ông Dũng, mua sắm tập trung là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.

Tiếp tục đề xuất mở rộng danh mục đấu thầu thuốc tập trung

Ông Lê Thành Công, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, thực tế thời gian qua việc xác định nhu cầu thuốc của các cơ sở khám chữa bệnh khó sát với tình hình thực tế do nhu cầu biến động. Chính vì vậy, bước đầu, Bộ Y tế tính toán chỉ đấu thầu tập trung cấp quốc gia 5 hoạt chất theo quy định của Thông tư 09. Trường hợp, xảy ra tình trạng thiếu do cơ sở y tế lập kế hoạch chưa sát thực tế thì có thể mua bổ sung thêm theo quy định của luật đấu thầu không vượt quá 120%. Trên cơ sở đấu thầu 5 hoạt chất này, Bộ Y tế sẽ tiếp tục đề xuất mở rộng danh mục. Với các thuốc khác ngoài danh mục này, hiện nay các địa phương, các cơ sở y tế vẫn thực hiện theo quy định hiện hành

Mờ ám thuốc vào bệnh viện từ công ty “ma”?

Có ít nhất 6 bệnh viện tại TPHCM đã trúng thầu các loại thuốc của Công ty Health 2000 Inc Canada, nơi đang được điều tra với nghi vấn là công ty dược phẩm “ma” trong vụ án VN Pharma.

Trùng hợp kỳ lạ

Khi vụ án buôn lậu thuốc giả của Công ty CP dược phẩm VN Pharma xảy ra, cơ quan điều tra đã phát hiện một con dấu mang tên Công ty Health 2000 Inc của Canada. Sự trùng hợp là trước đó, nhóm VN Pharma cũng đã dùng một con dấu giả mang tên Công ty Helix Canada, một công ty dược “ma” được VN Pharma dùng để nhập thuốc Capita giả về Việt Nam, trúng thầu vào bệnh viện.

Trước khi phát hiện con dấu của Công ty Health 2000 Inc Canada vào năm 2014, 3 mặt hàng thuốc của công ty này sản xuất là H2K Levofloxacin 500mg/100ml, H2K Ciprofloxacin 200mg/100ml và MGP Axinex-1000mg đã trúng thầu vào ít nhất 6 bệnh viện tại TPHCM và nhiều bệnh viện trên toàn quốc. Cũng trong năm 2014, Cục Quản lý dược đã nhanh chóng rút giấy phép nhập khẩu của Health 2000 Inc, đồng thời đình chỉ lưu hành các loại thuốc của công ty này. Cho đến nay, cơ quan chức năng vẫn đang điều tra chân tướng của Công ty Health 2000 Inc Canada để xem liệu đây có phải là công ty “ma” như VN Pharma đã từng làm với công ty “ma” Helix để nhập khẩu thuốc ung thư giả?!

Theo tài liệu mà Tiền Phong có được, từ năm 2011-2013 nhiều loại thuốc của Health 2000 Inc Canada đã trúng thầu vào bệnh viện và đã điều trị cho nhiều bệnh nhân. Tại Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương ở TPHCM, thống kê sơ bộ cho thấy thời điểm trên họ đã sử dụng một số thuốc của Health 2000 Inc từ đơn vị cung cấp là Công ty CP dược phẩm Trung ương 2 và Công ty TNHH MTV dược phẩm Vimedimex. Điều đáng nói, có hai loại thuốc H2K Levofloxacin 500mg/100ml và H2K Ciprofloxacin 200mg/100ml trùng tên với thuốc mà Công ty VN Pharma đã trúng thầu vào bệnh viện trước khi ông Nguyễn Minh Hùng- chủ tịch công ty này bị bắt.

Lãnh đạo Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương xác nhận họ trúng thầu 3 loại thuốc của Công ty Health 2000 Inc Canada gồm: H2K Levofloxacin 500mg/100ml, H2K Ciprofloxacin 200mg/100ml và MGP Axinex-1000mg. Người đứng đầu bệnh viện cho biết từ năm 2011-2013, nơi đây sử dụng 27.640 lọ, trong đó 8.040 lọ Ciprofloxacin 200mg/100ml và 19.600 lọ H2K Levofloxacin 2500mg/100ml. “Quá trình sử dụng không ghi nhận tác dụng ngoài ý muốn của thuốc. Tuy nhiên, sau khi có công văn của Cục Quản lý dược về việc ngừng sử dụng, nhập khẩu các mặt hàng của Công ty Health 2000 Inc Canada, bệnh viện chúng tôi đã không có mặt hàng nào liên quan đến công ty này”- lãnh đạo bệnh viện cho hay.

 Theo tìm hiểu, nhiều loại thuốc của Health 2000 Inc Canada như H2K Levofloxacin 500mg/100ml và Ciprofloxacin 200mg/100ml giống nhau về tên nhưng có số đăng ký khác nhau so với số đăng ký của hai loại thuốc như trên trong vụ án Công ty CP VN Pharma. Đáng nói là tất cả các loại thuốc này đều do Công ty có tên Health 2000 Inc Canada sản xuất. Theo công văn số 19727/QLD-KD ngày 13/11/2014 của Cục Quản lý Dược về việc tạm ngừng nhập khẩu thuốc do Công ty Health 2000 Inc sản xuất hoặc cung cấp thì địa chỉ của công ty này là 70 Beaver Creek Road #30, Richmond Hill, o­ntario, Canada. Trong khi đó, theo hồ sơ thầu của Công ty Health 2000 Inc có thuốc trúng vào 6 bệnh viện thì trụ sở là 70 Beaver Creek Road #30, Richmond Hill, o­n, L4B3B2- Canada. Đây là sự trùng hợp kỳ lạ.

Đang điều tra

Liên quan đến nghi vấn Công ty Health 2000 Inc Canada là “công ty ma”, trao đổi với Tiền Phongdược sĩ Đỗ Văn Dũng - Trưởng phòng Nghiệp vụ dược thuộc Sở Y tế TPHCM cho rằng, để xác định Công ty Health 2000 Inc Canada có phải là “ma” hay không cần xác định hồ sơ pháp nhân của công ty khi xin giấy phép nhập khẩu và số đăng ký thuốc lưu hành tại Việt Nam.

Hiện các cơ quan chức năng đang tiến hành thanh tra việc cấp phép nhập khẩu và số đăng ký thuốc của Cục Quản lý Dược, nên theo ông Dũng cần chờ kết luận thanh tra. “Sở Y tế không có đầy đủ các thông tin về Công ty Health 2000 Inc Canada. Từ năm 2011-2013, các bệnh viện tại TPHCM tiến hành đấu thầu mua thuốc riêng lẻ tại từng bệnh viện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Nhà thầu là các công ty dược của Việt Nam phân phối thuốc cho Công ty Health 2000 Inc Canada nộp hồ sơ dự thầu trực tiếp cho các bệnh viện” - dược sĩ Dũng nói.

Từ các báo cáo của bệnh viện gửi về Sở Y tế TPHCM, hiện có 3/57 bệnh viện do ngành y tế thành phố quản lý trúng thầu và có sử dụng thuốc trúng thầu của Công ty Health 2000 Inc. Ba bệnh viện đó gồm Bệnh viện Trưng Vương trúng thầu 9 mặt hàng, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trúng thầu 3 mặt hàng và Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi trúng thầu 1 mặt hàng. Riêng 3 bệnh viện: Phạm Ngọc Thạch, Nhân dân Gia Định và An Bình, mỗi bệnh viện trúng thầu 1 mặt hàng nhưng không sử dụng thuốc. Đại diện Sở Y tế cũng cho biết, từ năm 2011 đến nay, Sở không nhận được phản ánh nào của 3 bệnh viện trúng thầu thuốc Health 2000 Inc Canada về chất lượng thuốc, cũng như các phản ứng bất lợi của thuốc xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc.

Theo Sở Y tế TPHCM, thuốc của Hãng Health 2000 Inc phân phối vào bệnh viện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi. Việc tổ chức đấu thầu tại các bệnh viện tuân thủ theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Thuốc dự thầu được xét theo nhiều tiêu chí: năng lực kinh nghiệm nhà thầu, thuốc có giấy phép lưu hành, tiêu chí kỹ thuật thuốc, tiêu chí giá thuốc… Thuốc trúng thầu là thuốc đạt tiêu chí chất lượng, kỹ thuật và có giá thấp nhất trong cùng nhóm kỹ thuật. “Thuốc của hãng Health 2000 Inc Canada trúng thầu ở các bệnh viện, tất nhiên được nhà thầu cung ứng và bệnh viện sử dụng cho bệnh nhân. Trong quá trình sử dụng nếu có vấn đề về chất lượng thuốc, bệnh viện phải ngừng sử dụng và báo cáo về Sở Y tế để có hướng xử lý” - dược sĩ Dũng nói

Gia đình & Xã hội

Đấu thầu thuốc tập trung cấp Quốc gia: Người dân được hưởng lợi thuốc chất lượng, giá tốt

Theo đánh giá ban đầu của các chuyên gia, việc đấu thầu thuốc theo hình thức tập trung cấp quốc gia sẽ giúp lựa chọn ra các sản phẩm thuốc có chất lượng tốt, giá tốt, tiết kiệm chi ngân sách, giảm giá mua, giảm chi phí thực hiện các thủ tục liên quan đến đấu thầu. Việc đấu thầu cũng đem lại sự minh bạch, khách quan và lợi ích cho người dân.

Đầu tháng 8/2017, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia đã mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật của các nhà thầu tham dự 5 gói thầu của gói thầu thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia. Các gói thầu thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia lần này gồm 5 gói thầu, trong đó gói thầu 1: Mua biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị; 4 gói khác mua thuốc thuộc danh mục phân theo 4 vùng kinh tế (miền Bắc, vùng trung du và miền núi phía Bắc, miền Trung và khu vực Tây Nguyên, miền Nam). Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia cho biết, gói thầu mua sắm lần đầu này gồm 22 loại thuốc (5 biệt dược và 17 thuốc generic) thuộc 5 hoạt chất điều trị ung thư.

Ông Lê Thành Công, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính (Bộ Y tế) cho hay, danh mục đấu thầu tập trung được xây dựng dựa trên tư vấn của Hội đồng tư vấn quốc gia về đấu thầu thuốc, với các tiêu chí như: Có tỷ trọng sử dụng lớn về giá trị và số lượng tại các cơ sở y tế; Thuốc nhiều số đăng ký lưu hành tại Việt Nam theo dạng bào chế, nhà sản xuất; thuốc điều trị các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tiểu đường... Chính phủ giao Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tổ chức đấu thầu tập trung các thuốc nằm trong danh mục đấu thầu tập trung theo Thông tư 09. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ nghiên cứu, tiếp tục mở rộng danh mục đấu thầu tập trung quốc gia này. Ông Nguyễn Trí Dũng cũng cho biết, gói thầu tập trung đầu tiên kể trên có giá trị trong vòng 2 năm (từ ngày 1/1/2018 đến hết năm 2019). Nhưng ngay sau khi công bố chính thức, các bệnh viện có thể áp dụng ngay giá trúng thầu mới, bằng cách Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia ký hợp đồng với nhà thầu và bệnh viện gọi hàng, thanh toán tiền trên cơ sở giá trúng thầu.

Về việc dự trù các thuốc tại mỗi bệnh viện đa số thường khó sát với thực tế khi nhu cầu thuốc biến động trong cả năm. Với các thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, các cơ sở khám chữa bệnh có thể mua bổ sung như thế nào? Ông Lê Thành Công cho biết, thực tế thời gian qua, việc xác định nhu cầu thuốc của các cơ sở khám chữa bệnh khó sát với tình hình thực tế do nhu cầu biến động. Vì vậy, bước đầu Bộ Y tế tính toán chỉ đấu thầu tập trung cấp quốc gia 5 hoạt chất theo quy định của Thông tư 09. Trường hợp xảy ra tình trạng thiếu do cơ sở y tế lập kế hoạch chưa sát thực tế thì có thể mua bổ sung thêm theo quy định của luật đấu thầu không vượt quá 120%. Trên cơ sở đấu thầu 5 hoạt chất này, Bộ Y tế sẽ tiếp tục đề xuất mở rộng danh mục. “Với các thuốc khác ngoài danh mục này, hiện nay các địa phương, các cơ sở y tế vẫn thực hiện theo quy định hiện hành”, ông Lê Thành Công nói.

Lý giải việc cần tiến hành thực hiện đấu thầu thuốc theo hình thức tập trung cấp quốc gia, ông Đỗ Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, việc triển khai mua sắm đấu thầu thuốc tập trung là thực hiện quy định của luật, nghị định về đấu thầu thuốc. Theo đó, việc đấu thầu thuốc tập trung cấp quốc gia sẽ mang lại những lợi ích thiết thực như: Việc triển khai thành công mua sắm tập trung thuốc ở cấp quốc gia sẽ giúp khắc phục các bất cập khi tổ chức các gói thầu riêng lẻ như thời gian qua, chi phí tổ chức đấu thầu. Đồng thời, sẽ giúp giảm giá thuốc trúng thầu trên phương diện quy mô kinh tế, do gói thầu có số lượng lớn và thời gian hợp đồng dài hơn, giúp các nhà thầu tiết kiệm được các chi phí và hoạch định được kế hoạch sản xuất, cung ứng tốt hơn. Điều này cũng giúp cho người bệnh được hưởng lợi qua việc giảm chi phí tiền thuốc.

Với các nhà thầu, đấu thầu thuốc tập trung quốc gia, họ sẽ không phải tốn thời gian, nhân lực và chi phí để tham gia hàng trăm gói thầu trên cả nước. Đồng thời số lượng thuốc đấu thầu tập trung lớn, thời gian hợp đồng dài hơn so với đấu thầu riêng lẻ, nhà thầu có được kế hoạch sản xuất, cung ứng dài hạn, do đó sẽ có nhiều cơ hội để giảm giá. Còn với các cơ sở y tế, việc mua sắm thông qua đơn vị mua sắm tập trung sẽ giúp các cơ sở y tế trên cả nước không phải tổ chức đấu thầu riêng lẻ, qua đó giúp giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu.

Ông Nguyễn Trí Dũng nhận định, đấu thầu thuốc tập trung quốc gia sẽ giúp đơn vị mua sắm tập trung tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, đồng thời góp phần tăng hiệu quả kinh tế, giảm giá thuốc trúng thầu do mua sắm với số lượng lớn. Bên cạnh đó, hình thức đấu thầu này cũng sẽ khắc phục cơ bản tình trạng chênh lệch giá giữa các cơ sở y tế, các tỉnh.

Ông Đỗ Văn Đông cho biết thêm: “Tất cả những yếu tố này giúp người bệnh được hưởng lợi thông qua việc giảm tiền thuốc, góp phần quan trọng vào việc giảm giá gói chữa bệnh, bởi hiện tiền thuốc đang chiếm tỷ trọng cao. Theo đó, Quỹ Bảo hiểm Y tế cũng giảm bớt nguồn tài chính chi cho chi phí thuốc để quan tâm cho các chi phí khác hiện đang thiếu nguồn”

Công an Nhân dân

Báo động tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam

“Việc sử dụng kháng sinh không đúng của con người như dùng không đủ liều, quá liều, không phù hợp với căn nguyên gây bệnh…và lạm dụng kháng sinh trong y tế, trong nông nghiệp, là một trong nhiều nguyên nhân làm gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Chi phí y tế, tác động kinh tế, xã hội cũng như gánh nặng bệnh tật và tử vong do kháng thuốc ngày càng tăng.”

Đây thông tin được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra tại hội nghị sơ kết giai đoạn 1 Kế hoạch Hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc, do Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại Hà Nội ngày 21-9.

Báo cáo toàn cầu về kháng thuốc năm 2014 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được tổng hợp từ 114 quốc gia cũng chỉ ra: Người bệnh phải nằm viện lâu hơn và tỷ lệ tử vong tăng lên ở tất cả các nhóm tuổi.

Tại châu Âu, số ngày nằm viện tăng 2,5 triệu ngày, tỷ lệ tử vong 25.000 người/năm, Thái Lan  tăng hơn 3,2 triệu ngày nằm viện và tử vong 38.000 người/năm, ở Mỹ khoảng 2 triệu người mắc bệnh nhiễm khuẩn và tử vong 23.000 người/năm.

Điều này tác động đến kinh tế, xã hội hết sức to lớn (ở Mỹ chi phí trực tiếp hơn 20 tỷ đô la/năm và chi phí gián tiếp hơn 30 tỷ đô la/năm) đặc biệt ở các nước nghèo, kém phát triển.

Ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết: Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. Vấn đề kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam ngày càng trầm trọng với nhiều vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh.

Tình trạng kháng thuốc kháng sinh gây tác động lớn đến nền kinh tế, sự phát triển chung của xã hội.

Một cuộc khảo sát ở nhiều nước cho thấy khoảng 1/4 số bệnh nhân được dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng cấp tính tại cộng đồng không tuân thủ đầy đủ liệu trình. Nhiều người dùng liều thấp hơn hoặc chỉ dùng trong thời gian ngắn không đủ liệu trình. Mà việc tự ý sử dụng thuốc sẽ gây ra nhiều tác hại bề bệnh tật, tăng tỷ lệ nhập viện, tử vong...

Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do việc lạm dụng kháng sinh kéo dài trong điều trị, lạm dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt.... tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc. Bên cạnh đó là do chủ sở hữu nhà thuốc muốn tăng doanh thu.

Người dân có thói quen tự mua thuốc, không khám bệnh để tránh sự phiền hà, tốn kém...cũng dẫn tới khó quản lý, kiểm soát, hậu kiểm với việc bán thuốc phải kê đơn.

Vì thế, hiện có tới 90% số kháng sinh được bán không cần kê đơn. Trong đó, chiếm 88% ở thành thị, 91% ở nông thôn. Kháng sinh chiếm 13,4% ở thành thị và 18,7% ở nông thôn trong tổng số doanh thu của cơ sở bán lẻ thuốc.

Theo ông Lương Ngọc Khuê, trong khi việc quản lý kê đơn nội trú được kiểm soát khá chặt chẽ bằng việc áp dụng kê đơn điện tử, giảm nhiều sai sót nhưng việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú vẫn chưa tốt.

Vì thế vẫn còn tình trạng kê đơn theo tên thương mại đối với trường hợp thuốc không có nhiều hoạt chất. Nội dung ghi hướng dẫn sử dụng thuốc còn sai sót, chưa đầy đủ về hàm lượng, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng; thông tin bệnh nhân chưa đầy đủ.

Việt Nam đã có nhiều văn bản quy định về bán thuốc kê đơn, trong đó các hành vi bán lẻ thuốc mà không có đơn thuốc đã bị nghiêm cấm, nhưng việc thực hiện của các cơ sở bán thuốc chưa nghiêm. Công tác hậu kiểm còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt cũng còn nhẹ, không tác động được đến tình trạng bán thuốc không kê đơn. Ví dụ như, hành vi bán lẻ loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn thuốc bị xử phạt từ 200.000-500.000 đồng; hành vi kê đơn thuốc không ghi đầy đủ, rõ ràng, không chính xác trong đơn chỉ bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng.

 Nhận thức được hậu quả của việc kháng thuốc kháng sinh, Việt Nam đã là một trong 6 nước đầu tiên ở châu Á Thái Bình Dương  xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2013-2020. Sau 4 năm triển khai, công tác phòng, chống kháng thuốc đã có kết quả bước đầu. Việt Nam được WHO đánh giá cao về nỗ lực và đóng góp cho công cuộc phòng, chống kháng thuốc.

Kháng thuốc kháng sinh sẽ khiến việc điều trị không kết quả

Tuy nhiên, ông Lương Ngọc Khuê cho biết, ngành y tế vẫn đang nỗ lực trong phòng chống kháng thuốc để công tác điều trị đạt hiệu quả cao. Theo Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020 do Bộ Y tế phê duyệt ngày 7-9 vừa qua, đến năm 2020, việc bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc ở 100% quầy thuốc, nhà thuốc. Đề án này nhằm tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú và bán thuốc kê đơn, trong đó tập trung kiểm soát kê đơn kháng sinh và bán thuốc kháng sinh.

Để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc trong chăn nuôi, đại diện Bộ NN&PTNT cho biết Bộ này cũng đã ban hành lộ trình cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi với các quy định: Không sử dụng kháng sinh trong thức ăn thủy sản; kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam và theo đơn của bác sỹ thú y có chứng chỉ hành nghề.

Chỉ được phép sử dụng tối đa 2 loại kháng sinh trong một sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng phải có bác sỹ thú y có chứng chỉ hành nghề. Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải ghi rõ tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngưng sử dụng trên bao bì hoặc tài liệu kèm theo.

Nhân dân

Siết chặt việc cấp Chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ

Chỉ được đào tạo chuyên môn sâu về tạo hình thẩm mỹ một vài bộ phận cơ thể nhưng lại được cấp Chứng chỉ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ (PTTHTM) toàn bộ, cho thấy thời gian để đào tạo bác sĩ PTTHTM là “quá ngắn” - đó là những “bất cập” đã được các nhà quản lý và các chuyên gia đầu ngành về phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM) chỉ rõ.

* Bài 1: Nỗi lo từ sự "nở rộ" của ngành phẫu thuật thẩm mỹ

Bác sĩ “biết một” nhưng lại “mổ mười”

Hiện nay, việc cấp chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ cho bác sĩ hành nghề được quy định khá chung chung. TS Phạm Trình Quốc Khanh, Trưởng khoa Bỏng, Tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Trưng Vương, Phó Chủ tịch Hội phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ TP Hồ Chí Minh cho biết, tại TP Hồ Chí Minh, vấn đề cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ qua đào tạo phẫu thuật thẩm mỹ vẫn chung chung. Khi đã được cấp chứng chỉ phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ có thể được phẫu thuật thẩm mỹ “từ đầu đến chân”.

Cho đây là một bất cập lớn, bởi theo TS Quốc Khanh, nhiều bác sĩ chỉ chuyên sâu về một hoặc một vài bộ phận trên cơ thể chứ không thể làm được tất cả. “Chúng tôi đang kiến nghị, tiến tới, khi cấp chứng chỉ, ngành Y tế nên cấp chứng chỉ chuyên sâu cụ thể từng vùng trên cơ thể, tránh tình trạng có những người có chứng chỉ làm được mắt với mũi mà lại nhận cả những ca làm ngực hay bụng” - ông Khanh chia sẻ.

Một thực tế hiện nay cũng gây ra sự lo lắng cho chính những nhà quản lý đã được Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà chỉ ra, đó là việc theo quy định khám chữa bệnh, người hành nghề được cấp chứng chỉ toàn quốc. Thời gian qua, Sở Y tế Hà Nội cũng nhận được nhiều hồ sơ của các địa phương gửi về xin cấp giấy phép hành nghề và theo đúng luật phải công nhận và thực hiện đăng ký hành nghề cho họ. Tuy nhiên, tay nghề của các bác sĩ này cũng khiến các nhà quản lý nghi ngại và rất thận trọng khi cấp giấy phép hành nghề.

“Sở Y tế Hà Nội cũng nhận được nhiều hồ sơ của các địa phương gửi về xin cấp Giấy phép hành nghề và chúng tôi phải rất thận trọng thẩm định hồ sơ, đồng thời tiến hành hậu kiểm phát hiện hành vi vi phạm” - bà Hà khẳng định.

Bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) nhận định, hiện nay có bác sĩ chỉ được học chuyên khoa phẫu thuật chỉnh hình hoặc bác sĩ ngoại học định hướng Chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ 18 tháng đã được cấp chứng chỉ hành nghề.

Quá dễ để chỉ 18 tháng có Chứng chỉ hành nghề!

Việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với ngành PTTHTM hiện nay đang gây ra rất nhiều tranh cãi. Một trong những nguyên nhân chính hiện nay dẫn đến “thị trường” phẫu thuật thẩm mỹ “vận hành” thiếu lành mạnh chính là việc được cấp phép một đằng, quảng cáo và làm một nẻo; trong khi trang thiết bị, đội ngũ y, bác sĩ thiếu thốn không đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt, là tình trạng làm vượt quá lĩnh vực được cấp phép.

Theo quy trình cấp phép hiện tại, học viên sau khi được học định hướng chuyên khoa tại các cơ sở đào tạo sẽ trải qua 18 tháng thực hành để được cấp phép hành nghề. TS Phạm Trình Quốc Khanh cho rằng, thời gian 18 tháng là quá ít để đáp ứng điều kiện được cấp phép. Thực tế cho thấy trong 18 tháng thực hành, chắc chắn các học viên không thể kinh qua để có kinh nghiệm xử lý phẫu thuật thẩm mỹ ở tất cả các vùng trên cơ thể con người. Vì thế, ngoài yêu cầu cần có về chứng chỉ cơ bản thì bác sĩ thực hiện PTTHTM phải có chứng chỉ vùng (mặt, chi thể, ngực…) thì mới được thực hiện PTTHTM.

“Tôi cho rằng, học định hướng chuyên khoa 18 tháng thì người học mới chỉ biết về ngành. Dùng định hướng chuyên khoa để cấp hành nghề là chưa đầy đủ. Do vậy, chúng tôi đã ngồi lại với nhau và cho rằng ít nhất chương trình đào tạo phải là ba năm và trong chương trình đào tạo phải có phần phẫu thuật thẩm mỹ” - PGS, TS Lê Hành bày tỏ quan điểm trong một buổi tọa đàm gần đây nhất về phẫu thuật thẩm mỹ tại Hà Nội.

Đồng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Tài Sơn cho biết, nước ngoài đào tạo phẫu thuật viên mất khá nhiều thời gian, từ 10-14 năm, trong khi ở Việt Nam, khi ra trường, chỉ cần qua chuyên khoa định hướng là đã có thể hành nghề.

Vì thế, trong quá trình cấp Chứng chỉ hành nghề, nhiều ý kiến cho rằng nên tăng cường mở các khóa đào tạo ngắn hạn chuyên sâu về mắt, mũi, bụng… trong thời gian 1-3 tháng. Các bác sĩ đã có chứng chỉ khi cảm thấy chưa đạt yêu cầu vẫn tiếp tục có thể đào tạo lại, đào tạo tiếp. Sau 3 năm hoặc 5 năm có thể xét lại Chứng chỉ hành nghề.

Siết chặt việc cấp Chứng chỉ hành nghề

PGS.TS Nguyễn Tài Sơn bày tỏ, với sự phát triển phẫu thuật thẩm mỹ tại Việt Nam, hy vọng Bộ Y tế sớm có quy chế về phạm vi hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ để có công cụ cho các cơ quan có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc hành nghề và cũng là quy định để phẫu thuật viên biết hành nghề ra sao. Có như vậy mới nâng cao chất lượng phục vụ cho những người có nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ.

Một bất cập hiện nay trong việc quản lý, đó là những lĩnh vực liên quan tới TPTHTM do Bộ Y tế quản lý, nhưng các thẩm mỹ viện, spa thực hiện các hoạt động kinh doanh đơn thuần về làm đẹp lại thuộc Bộ Công thương quản. Nhiều thẩm mỹ viện quảng bá trá hình, ngầm thực hiện các dịch vụ làm đẹp có can thiệp xâm lấn trong khi chưa được cấp phép, gây nhiều hậu quả nhưng cơ quan quản lý không thể kiểm soát chặt.

Đại diện Bộ Y tế, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - bà Trần Thị Trang cũng cho biết, tới đây Bộ Y tế sẽ ban hành bổ sung các văn bản quy định rõ về các văn bằng chứng chỉ, cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo,… để bảo đảm học đi đôi với hành và xuyên suốt quá trình từ học đến hành như thế nào.

“Về phạm vi chuyên môn thì học chuyên ngành gì và đi thực hành phạm vi nào, học ngành gì thì được thực hành phẫu thuật gì. Về tổ chức thực hiện sẽ có những giao thoa, nên cần có sự phối hợp Sở Y tế và Sở Công thương để phát hiện vấn đề, hướng dẫn và xử lý vấn đề một cách nhanh và chặt chẽ nhất” - bà Trang ý kiến.

Nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong việc tuyên truyền, giám sát và quản lý của các cơ quan truyền thông, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội bày tỏ, tới đây rất mong sự phối hợp giữa các cơ quan truyền thông với cơ quan quản lý nhà nước trong việc phát hiện sai phạm trong lĩnh vực PTTHTM.

“Khi phát hiện hành vi vi phạm thì gọi ngay tới Sở Y tế, chúng tôi sẽ thanh kiểm tra giám sát. Nếu thực sự cơ sở có sai phạm thì sẽ đăng tải trên các phương tiện truyền thông để tuyên truyền cho người dân. Chúng tôi tiến tới cũng sẽ công khai những cơ sở sai phạm trên website của Sở để người dân biết” - bà Trần Thị Nhị Hà cho biết.

Một triệu USD tài trợ chương trình Vì lá phổi khỏe

Nhằm góp phần nâng cao nhận thức người dân đối với bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), Tập đoàn dược và dược phẩm sinh học đa quốc gia (Anh - Thụy Điển) AstraZeneca tài trợ một triệu USD để xây dựng 150 phòng khám, quản lý ngoại trú cho các bệnh nhân. Đây là cam kết được đưa ra tại buổi công bố chương trình Vì lá phổi khỏe từ năm 2017-2020.

Chiều 21-9, tại Đà Nẵng, Tập đoàn dược và dược phẩm sinh học đa quốc gia (Anh - Thụy Điển) AstraZeneca, phối hợp Tổng hội Y học Việt Nam, Hội Hô hấp Việt Nam và Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam tổ chức công bố chương trình Vì lá phổi khỏe từ năm 2017-2020. Đây là sự kiện song hành cùng Hội nghị Khoa học thường niên Hội Hô hấp Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng, từ ngày 22 đến 23-9.

Theo thống kê, bệnh hen đang ảnh hưởng đến 315 triệu người trên toàn thế giới, hơn 107 triệu người khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang sống với bệnh hen. Bệnh hen gây ra hơn 346 nghìn ca tử vong và 13,8 triệu người sống với bệnh tật mỗi năm.

Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh hen chiếm 4,1% dân số, trong đó, trẻ em từ 12-13 tuổi có tỷ lệ hen suyễn cao nhất châu Á; Tỷ lệ bệnh COPD mức trung bình đến nặng ở bệnh nhân trên 35 tuổi cũng đang cao nhất khu vực và có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ bệnh COPD ở người 40 tuổi được thống kê chiếm 4,2% dân số, trong đó, tỷ lệ ở nam là 7,1%, nữ là 1,9%. Trong 4,1% dân số, tỷ lệ COPD tại miền bắc là 5,7%, miền trung là 4,6% và miền nam là 1,9%.

Ngoài thuốc lá và nhiên liệu sinh học, ô nhiễm môi trường và đặc biệt là bệnh lao phổi đã góp phần làm tăng các yếu tố nguy cơ COPD tại Việt Nam.

GS, TS Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam cho biết, bệnh hen và COPD nói riêng, các bệnh hô hấp nói chung vẫn chưa được chú trọng đúng mức tại Việt Nam. Tỷ lệ bệnh hen tại Việt Nam chiếm 4,1% dân số, tuy nhiên chỉ có 29,1% bệnh nhân hen dùng thuốc điều trị duy trì và 39,7% bệnh nhân được kiểm soát hen tốt.

Chương trình Vì lá phổi khỏe sẽ tài trợ một triệu USD thành lập 150 phòng quản lý hen và COPD ngoại trú trên cả nước. Các phòng khám này sẽ hỗ trợ năng lực chuyên sâu về khám, chữa bệnh nhằm nâng cao chất lượng quản lý bệnh hen và COPD, giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh một cách tốt nhất, góp phần làm giảm số ca mắc, tàn tật và tử vong do hen và COPD, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, góp phần làm giảm gánh nặng kinh tế y tế tại Việt Nam.

Từ năm 2020, bán kháng sinh phải có đơn thuốc

Hiện nay, 90% số thuốc kháng sinh được bán tại Việt Nam không cần kê đơn, gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho việc kháng kháng sinh tại Việt Nam. Với việc siết chặt quản lý việc kê đơn thuốc kháng sinh, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh “Đến năm 2020, Việt Nam đạt 100% bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc tại quầy thuốc, nhà thuốc”.

Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020 được Bộ Y tế phê duyệt ngày 7-9 vừa qua, nhằm tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú và bán thuốc kê đơn, trong đó tập trung kiểm soát kê đơn kháng sinh và bán thuốc kháng sinh.

90% số thuốc kháng sinh được bán không cần kê đơn

Tại Việt Nam, phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn, chiếm 88% ở thành thị, 91% ở nông thôn. Kháng sinh đóng góp 13,4% ở thành thị và 18,7% ở nông thôn trong tổng số doanh thu của cơ sở bán lẻ thuốc.

Cục trưởng Lương Ngọc Khuê cho biết “Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, đó là tình trạng lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin, kê quá nhiều thuốc cho một đơn thuốc. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng kháng thuốc kháng sinh”.

Một cuộc khảo sát bệnh nhân ở 11 quốc gia trên toàn thế giới cho thấy 22,3% số bệnh nhân được dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trung cấp tính tại cộng đồng thừa nhận không tuân thủ đầy đủ liệu trình. Nhiều bệnh nhân dùng liều thấp hơn hoặc chỉ dùng trong thời gian ngắn ba ngày thay vì năm ngày. Việc tự ý sử dụng thuốc sẽ gây ra nhiều tác hại về bệnh tật, tăng tỷ lệ nhập viện, tử vong...

Theo Cục trưởng Khuê, hiện nay việc quản lý kê đơn nội trú được kiểm soát khá chặt chẽ. Hầu hết các bệnh viện áp dụng kê đơn điện tử, giảm nhiều sai sót trong việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú. Tuy nhiên, việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú vẫn còn tình trạng kê đơn theo tên thương mại đối với trường hợp thuốc không có nhiều hoạt chất. Nội dung ghi hướng dẫn sử dụng thuốc còn sai sót, chưa đầy đủ về hàm lượng, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng; thông tin bệnh nhân chưa đầy đủ.

Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cũng đang trong tình trạng cảnh báo về việc chưa tuân thủ đầy đủ quy chế kê đơn thuốc ngoại trú. Theo nghiên cứu của Sanchez (năm 2013) ở Tây Ban Nha, có tới 1.127 lỗi kê đơn đã xảy ra trong tổng số 42.000 đơn thuốc, trong đó phổ biến nhất là lỗi đơn không đọc được, chiếm 26,2%.

Vấn đề kháng kháng sinh ở Việt Nam đang ngày càng trầm trọng với nhiều vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra, là do việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, kéo dài, lạm dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt.... tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc.

Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan là do chủ sở hữu nhà thuốc muốn tối đa hóa doanh thu. Người dân có thói quen tự ý mua thuốc, không khám bệnh để tránh sự phiền hà, tốn kém...cũng dẫn tới khó quản lý, kiểm soát, hậu kiểm với việc bán thuốc phải kê đơn.

Kiểm soát chặt việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú

Việt Nam đã có nhiều văn bản quy định về bán thuốc kê đơn, trong đó các hành vi bán lẻ thuốc mà không có đơn thuốc đã bị nghiêm cấm, nhưng việc chấp hành và thực hiện của các cơ sở bán thuốc chưa nghiêm. Công tác hậu kiểm còn nhiều hạn chế do số lượng nhà thuốc quá lớn, lực lượng quản lý còn mỏng.

Hiện nay, chế tài xử phạt cũng còn nhẹ, không có giá trị dẹp được tình trạng bán thuốc không kê đơn. Thí dụ như, hành vi bán lẻ loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn thuốc bị xử phạt từ 200.000-500.000 đồng; hành vi kê đơn thuốc không ghi đầy đủ, rõ ràng, không chính xác trong đơn chỉ bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng.

Theo nội dung Đề án, từ năm 2020, sẽ tăng tỷ lệ tuân thủ việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú. Theo đó, 100% kê đơn thuốc đủ nội dung theo quy định của Bộ Y tế về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập, bệnh viện tư nhân và 80% đối với cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân khác. Đồng thời, kê đơn thuốc tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về quản lý và sử dụng kháng sinh trong các bệnh lý nhiễm trùng đạt 90% đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập, bệnh viện tư nhân và 70% đối với cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân khác.

“Đến năm 2020, Việt Nam phải đạt 100% bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc tại quầy thuốc, nhà thuốc” - Cục trưởng Khuê nhấn mạnh.

Như vậy, Đề án này sẽ tăng cường kiểm soát việc kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn sẽ góp phần giảm tỷ lệ kê đơn thuốc không đúng quy định, giảm tỷ lệ mua thuốc kháng sinh mà không có đơn thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc thông qua việc nâng cao được nhận thức của người dân về lợi ích mang lại khi đi khám, chữa bệnh.

Trước câu hỏi, Bộ Y tế quản lý với việc kê đơn tại các bệnh viện và kê đơn ngoại trú như thế nào, Cục trưởng Lương Ngọc Khuê cho biết, hiện nay, việc kiểm soát tại các bệnh viện đã khá chặt chẽ. Bệnh viện thực hiện kê đơn thuốc theo đúng chỉ định, quy định, quy chế kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú do Bộ Y tế ban hành; quy chế Hội đồng thuốc điều trị hàng tuần sẽ xem xét bệnh án, đơn thuốc của các thầy thuốc xem có đúng hay không. Bên cạnh đó, các bệnh viện cũng tiến hành củng cố hệ thống vi sinh, xem xét loại vi khuẩn và loại kháng sinh sử dụng đó có phù hợp hay không. Đồng thời, bệnh viện cũng tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh trong bệnh viện, bảo đảm yếu tố vệ sinh và vô trùng.

Về kê đơn ngoại trú, Cục trưởng Khuê nhấn mạnh: “Người tiêu dùng phải trở thành người tiêu dùng thông minh. Với khẩu hiệu, kháng kháng sinh là hiểm họa, nếu chúng ta đi mua thuốc tràn lan ngoài cửa hàng, tự mình làm cho mình kháng thuốc thì tương lai sẽ không có thuốc chữa”.

Bên cạnh đó, các quầy thuốc, nhà thuốc tới đây sẽ phải thực hiện quản lý mua bán, sử dụng thuốc bằng máy tính, một mặt để bảo đảm không chỉ bán thuốc khi có đơn mà còn bảo đảm nguồn thuốc chất lượng để người tiêu dùng được sử dụng thuốc có chất lượng, không quá hạn, công khai minh bạch về giá cả.

“Khi quản lý được việc bán thuốc theo đơn, cơ quan quản lý sẽ biết đơn thuốc đó được kê ở bệnh viện nào, thuốc gì để xem xét và xử lý theo Nghị định 176 Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế” - Cục trưởng Khuê cho hay.

Lao động

Mua kháng sinh ở Việt Nam dễ như… mua rau

Tình trạng mua bán, sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan tại Việt Nam vẫn ở mức cao. Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn, tỷ lệ này ở thành thị là 88% và 91% ở nông thôn.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị Sơ kết giai đoạn I thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc do Bộ Y tế tổ chức vào ngày 21.9.

Các ý kiến tham dự hội nghị thừa nhận: Trên thị trường, ai cũng có thể mua kháng sinh mà không cần đơn. Người Việt vẫn tồn tại tư duy có bệnh ra hiệu thuốc mua kháng sinh uống vài ngày không đỡ mới tính tiếp, mà đỡ rồi thì khỏi đi bác sĩ.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), việc sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện nghiêm ngặt hơn. Tuy nhiên, bệnh viện tuyến huyện, tỉnh có tỷ lệ sử dụng kháng sinh cao chủ yếu vì ở tuyến này chưa có kháng sinh đồ, bác sĩ thường điều trị bao vây bằng nhiều loại thuốc, nhiều loại kháng sinh khác nhau.

PGS.TS Trần Minh Điển – Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương cho biết: "Trong nghiên cứu sàng lọc các bệnh nhân nhập viện mà chúng tôi có cấy phân, có đến 30% các em bé có vi khuẩn kháng thuốc trong phân khi nhập viện. Ngoài các lý do liên quan đến vấn đề môi trường, thức ăn nước uống có tồn tại dư lượng kháng sinh nhất định thì còn có một thực tế là rất nhiều trẻ được các ông bố bà mẹ tự ra hiệu thuốc mua thuốc điều trị, với liều lượng kháng sinh không hợp lý".

“Hiện nay, rất nhiều bệnh nhi chuyển lên chỗ chúng tôi đã có nhiễm khuẩn từ tuyến dưới, nên ở tại BV Nhi Trung ương có tình trạng vi khuẩn kháng thuốc ngay tại BV", PGS.TS Trần Minh Điển lo lắng.

Nhiều ý kiến cho rằng, ngoài nguyên nhân chưa có kháng sinh đồ, việc bác sĩ kê nhiều kháng sinh còn do chất lượng thuốc kháng sinh chưa tốt, do kinh nghiệm của bác sĩ, do tâm lý và cả… lợi ích nhóm khi kê đơn.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, để khắc phục tình trạng bán thuốc không theo đơn đang phổ biến hiện nay, Bộ Y tế sẽ thí điểm giám sát bằng hệ thống camera tại nhà thuốc và đưa tiêu chí bán thuốc kháng sinh theo đơn vào tiêu chuẩn nhà thuốc đạt Thực hành tốt (GPP).

Thuốc kháng sinh ra đời từ những năm đầu của thập kỷ 40, là bước ngoặt lớn trong lịch sử y học nhân loại, giúp cứu sống hàng triệu người mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, do quá trình chọn lọc tự nhiên của vi khuẩn cũng như việc sử dụng kháng sinh không đúng của con người như dùng không đủ liều, quá liều kháng sinh, không phù hợp với căn nguyên gây bệnh,…và lạm dụng kháng sinh trong y tế, trong nông nghiệp đã làm làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, kháng thuốc hiện không còn là vấn đề của mỗi quốc gia mà là của toàn cầu. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng kháng sinh.

73 học sinh nhập viện trong đêm sau bữa tối tại Sa Pa

Sau bữa tối, hàng chục học sinh ở trường bán trú tại huyện Sa Pa có biểu hiện ngộ độc thực phẩm, rất may được cấp cứu kịp thời nên không có sự cố đáng tiếc nào.

Ngày 21.9, ông Vũ Hùng Dũng - Chủ tịch UBND huyện Sa Pa (Lào Cai) - xác nhận, 73 học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở xã Hầu Thào, huyện Sa Pa phải nhập viện sau khi ăn bữa tối với biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm.

Trước đó, khoảng 20h30 ngày 20.9, sau bữa cơm bán trú ăn tại trường, 73 học sinh có dấu hiệu đau đầu, buồn nôn và đau bụng. Ngay sau đó, nhà trường khẩn trương thuê xe đưa các em đến Bệnh viện Đa khoa huyện Sa Pa. Các bác sĩ đã kiểm tra và điều trị cho các em, trong đó 21 em bị nhẹ đã được cho về ngay trong đêm.

Ông Phạm Văn Thinh - Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Đa khoa huyện Sa Pa – cho biết, sức khoẻ các học sinh đã ổn định. Chiều 21.9, 40 em học sinh khác đã được xuất viện. 12 em đang tiếp tục được điều trị tại bệnh viên. Các học sinh hết triệu chứng đau đầu, buồn nôn, đau bụng đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Pa cùng nhà trường làm thủ tục để về trường, tiếp tục học tập, một số em khác phải ở lại để tiếp tục theo dõi.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai đã kiểm tra việc thực hiện công tác bán trú của trường này và lấy mẫu thức ăn gửi về Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để xét nghiệm.

Bà Nguyễn Thanh Vân - Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lào Cai – cho biết, do học sinh có biểu hiện đau đầu nên dự đoán nguyên nhân có thể do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trong rau ngót và cà chua tại bữa ăn của học sinh.

Việt Nam nằm trong 42 nước có tỷ lệ trẻ sinh non cao nhất thế giới

Báo cáo của Bộ Y Tế cũng cho thấy tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi vẫn rất cao. Trong đó, sinh non là nguyên nhân chính gây ra hơn 75% ca tử vong dưới 1 tuổi.

Theo các chuyên gia nhi khoa, da trẻ sơ sinh vốn rất nhạy cảm, mỏng manh hơn 20% đến 30% so với da người lớn và thậm chí còn mỏng hơn nếu sinh thiếu tháng. Ở trẻ sinh non, chức năng “lá chắn” của da thường xuyên bị rối loạn, gây gia tăng sự mất nước và sự hấp thụ hóa chất từ bên ngoài.

Bảo vệ làn da mỏng manh này là chìa khóa then chốt giúp hồi phục thể trạng và giúp bé dần thích nghi để tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, da cũng chính là bộ phận dễ lây nhiễm và kích ứng nhất, đặc biệt là phần mông của trẻ. Vì vậy, việc chăm sóc da cho trẻ sinh non vô cùng quan trọng.

Với sứ mệnh cùng chung tay chăm sóc làn da cho trẻ em Việt Nam, Pampers thuộc công ty P&G Việt Nam đã trao tặng gần 320.000 miếng tã dành cho trẻ sơ sinh tại 8 bệnh viện sản nhi hàng đầu cả nước.

Trong đó, Pampers đặc biệt dành tặng gần 100.000 miếng tã sinh non nhằm hỗ trợ các bé thiếu tháng trong thời gian khó khăn đầu tiên lúc mới chào đời.

Chương trình tặng tã cho trẻ sơ sinh đã được triển khai từ tháng 4.2017 và sẽ tiếp tục được thực hiện đến tháng 12.2017 trên tinh thần hỗ trợ cho trẻ sơ sinh tại 8 bệnh viện sản nhi hàng đầu tại Việt Nam.

Người Lao động

Tầm soát ung thư miễn phí cho người dân cả nước

Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM phối hợp với Bộ Y tế tổ chức khám, tầm soát miễn phí nhiều loại bệnh ung thư cho người dân trên cả nước.

Ngày 21-9, PGS-TS-BS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống và phát hiện sớm bệnh ung thư, bệnh viện phối hợp với Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng (Bộ Y Tế) tổ chức chương trình "Sàng lọc và phát hiện sớm một số bệnh ung thư" dành cho người dân trên cả nước. Các bệnh cụ thể là ung thư vú, cổ tử cung và đại trực tràng. Người dân sẽ có cơ hội được khám, tư vấn, xét nghiệm tầm soát miễn phí nhằm phát hiện sớm nguy cơ ung thư. Thời gian vào lúc 13h00 các ngày thứ Bảy, bắt đầu từ 23-9, 30-9 và 7-10, tại sảnh A, tầng trệt, Bệnh viện Đại học Y Dược, 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5- TP HCM.

Theo giới chuyên môn, ung thư vú là loại ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ Việt Nam và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Hiện nay, ước tính mỗi năm cả nước có trên 11.000 ca mới mắc và khoảng 4.500 ca tử vong do ung thư vú; về ung thư cổ tử cung ở nữ giới, cứ 2 - 3 phút có một người chết vì bệnh này. Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ 2 về mức độ phổ biến với khoảng 5.100 ca mắc mới và 2.400 ca tử vong hằng năm, trong khi đó ung thư đại trực tràng là một trong 10 loại ung thư thường gặp với tỉ lệ tử vong đứng hàng thứ 5 ở cả hai giới. Tuy nhiên, tỉ lệ phát hiện ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm rất thấp, chỉ từ 5,3% - 17,2%. Đa số người bệnh đến khám khi ung thư đã tiến triển, di căn đến hạch hay di căn xa, nên tiên lượng thường xấu, thời gian gian sống trên 5 năm chỉ đạt 18% - 85%, tùy giai đoạn. Tầm soát là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để giảm nguy cơ mắc bệnh, can thiệp sớm.

Người dân quan tâm có thể đăng ký theo các số điện thoại: 028 3952 5449 – 028 3952 5350 – 028 3952 5142 – 028 3952 5364.

Sài Gòn giải phóng

Trẻ em Việt Nam lứa tuổi từ 12-13 có tỷ lệ hen suyễn cao nhất châu Á

Ngoài ra, tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở dân số 40 tuổi được thống kê chiếm 4,2% dân số, trong đó ở nam là 7,1% và nữ 1,9%

Chiều 21-9, tại Đà Nẵng, Cục quản lý khám chữa bệnh VN, Hội Hô hấp Việt Nam (VNRS) và Hội Lao và Bệnh phổi Việt Nam (VATLD) công bố chương trình "Vì một lá phổi khỏe" để đồng hành và cùng đạt được những mục tiêu của “Chương trình quốc gia về bệnh suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” do Bộ Y tế đề ra.

Chương trình nhằm nâng cao chất lượng quản lý bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đồng thời giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh một cách tốt nhất, góp phần làm giảm số ca mắc, tàn tật và tử vong

Tại buổi họp báo, GS. TS Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam cho biết: “Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở dân số 40 tuổi được thống kê chiếm 4,2% dân số, trong đó ở nam là 7,1% và nữ 1,9%.

Ngoài thuốc lá và nhiên liệu sinh học, ô nhiễm môi trường và đặc biệt là bệnh lao phổi góp phần làm tăng các yếu tố nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Hiện nay trẻ em lứa tuổi từ 12-13 có tỷ lệ hen suyễn cao nhất châu Á, tỷ lệ mắc bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mức trung bình đến nặng ở bệnh nhân trên 35 tuổi cũng đang cao nhất khu vực và con số này đang có xu hướng gia tăng.

Chương trình "Vì một lá phổi khỏe" đóng vai trò như công tác tập trung vào bệnh nhân và nhắm đến mục tiêu tăng sự nhận thức và cung cấp điều trị cho các bệnh nhân suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”.

Tuổi trẻ

Thanh tra việc tự chủ tài chính, quản lý xây dựng của Bộ Y tế

Sáng nay 21-9, Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra tại Bộ Y tế.

Theo nội dung quyết định thanh tra, Thanh tra Chính phủ sẽ thực hiện thanh tra trách nhiệm của Bộ Y tế và các đơn vị trực thuộc, liên quan trong việc thực hiện tự chủ tài chính. 

Nhiệm vụ thứ hai của cuộc thanh tra này là việc quản lý xây dựng 2 bệnh viện trọng điểm theo đề án 125 gồm Bệnh viện Nhi đồng TPHCM và Bệnh viện 175 (Viện Chấn thương chỉnh hình).

Cuộc thanh tra kéo dài trong 70 ngày làm việc, do ông Phan Thanh Long, thanh tra viên cao cấp, phó vụ trưởng vụ 3 làm trưởng đoàn.

Thời kỳ được thanh tra xem xét là 2013-2016, tuỳ tình hình có thể mở rộng về thời gian.

Trong thời gian kể trên, Bộ Y tế đã chủ trì xây dựng 5 bệnh viện trọng điểm, trong đó có 2 ở Hà Nam và 3 ở TP.HCM.

Bên cạnh đó có nhiều thông tin đã được xác thực về vi phạm trong tự chủ tài chính thông qua xã hội hoá y tế, tăng chỉ định dịch vụ và thiết bị y tế xã hội hoá trong bệnh viện công kiểu "lợi ích nhóm", gây nhiều bức xúc cho người dân.

Phát biểu tại buổi công bố quyết định thanh tra, ông Đặng Công Huẩn - phó tổng Thanh tra Chính phủ - đề nghị lãnh đạo Bộ Y tế chỉ đạo các cơ quan thuộc đối tượng bị thanh tra và những cơ quan có trách nhiệm phối hợp, cung cấp tài liệu, thông tin liên cho đoàn thanh tra.

Đồng thời, Bộ Y tế cần phân công người làm đầu mối, tạo điều kiện cho đoàn thanh tra liên hệ với các cơ quan chuyên môn của bộ không mất nhiều thời gian và đảm bảo thực hiện thanh tra theo đúng kế hoạch.

Ông Huẩn cũng yêu cầu các thành viên đoàn thanh tra chấp hành nghiêm túc việc phát ngôn và bảo mật, thực thi các nhiệm vụ và thực hiệm nghiêm kế hoạch thanh tra.

Được biết ông Nguyễn Minh Mẫn, quyền vụ trưởng Vụ III Thanh tra Chính phủ được giao nhiệm vụ chỉ đạo đoàn thanh tra tại Bộ Y tế. Trước đó Thanh tra Chính phủ đã có kết luận kiểm tra việc phát ngôn của ông Mẫn tại cuộc công bố quyết định thanh tra tại ĐH Quốc gia TP.HCM. 

Theo đó Thanh tra Chính phủ yêu cầu ông Mẫn phải xin lỗi vì đã có phát ngôn không đúng về hoạt động báo chí. Tuy nhiên ông Mẫn khẳng định không làm gì sai nên không thực hiện việc xin lỗi.

Liên quan đến chỉ đạo của Thủ tướng yêu cầu Thanh tra Chính phủ thanh tra việc cấp giấy đăng ký lưu hànhthuốc và việc trúng thầu cung cấp thuốc của VN Pharma, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ o­nline, Thanh tra Chính phủ đã thành lập đoàn thanh tra và dự kiến công bố quyết định thanh tra vào tuần sau.

Làm sao để bác sĩ không che giấu sự cố y khoa?

Do e ngại, sợ bị kỷ luật, sợ đồng nghiệp ghét... nên nhiều bác sĩ và nhân viên y tế đã che giấu các sự cố trong y khoa. Và điều này đã làm cho “quản lý sự cố” là việc làm khó khăn nhất trong quản lý chất lượng tại các bệnh viện

Câu chuyện "quản lý sự cố" trong bệnh viện đã được các bác sĩ bàn thảo, góp ý rất sôi nổi tại diễn đàn "Quản lý chất lượng và an toàn người bệnh", vào sáng 20-9 tại Bệnh viện Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Sợ báo cáo sự cố

Bác sĩ Nguyễn Thế Toàn (Bệnh viện Phong - da liễu trung ương Quy Hòa) cho biết bệnh viện này mới triển khai việc báo cáo sự cố y khoa được một năm nay và nhận được bảy báo cáo sự cố y khoa. Bác sĩ Toàn nhìn nhận thẳng, việc báo cáo sự cố y khoa gặp nhiều khó khăn vì có sự bao che cho nhau, sợ liên lụy đến bản thân, sợ ảnh hưởng đến thu nhập.

Theo bác sĩ Phan Thị Hằng - phó giám đốc Bệnh viện phụ sản Hùng Vương, TP.HCM, từ tháng 7-2014 Bệnh viện Hùng Vương đã triển khai việc báo cáo sự cố bằng hai hình thức "tự nguyện" và "bắt buộc". 

< iframe id=ifvideoinpage style="BORDER-TOP-WIDTH: 0in; BORDER-LEFT-WIDTH: 0in; BORDER-BOTTOM-WIDTH: 0in; WIDTH: 598px; HEIGHT: 337px; BORDER-RIGHT-WIDTH: 0in" src="http://media.adnetwork.vn/assets/player/jwp722/videoinpage-player-jwp722.html?flash=false&volume=30&autoStart=false&skipAd=7&tag=http%3A%2F%2Fdelivery.adnetwork.vn%2F247%2Fxmlvideoad%2Fwid_1303805351%2Fzid_1422870313%2Ftype_inline%2Feff_vidinpage%2Fcb_25930%2Fw_598%2Fh_337%2Fpurl_aHR0cDovL3R1b2l0cmUudm4vbGFtLXNhby1kZS1iYWMtc2kta2hvbmctY2hlLWRhdS1zdS1jby15LWtob2EtMjAxNzA5MjEwODEyMTIyMzguaHRt&media_path=http%3A%2F%2Fmedia.adnetwork.vn%2Fassets%2F&w=598&h=337" frameBorder=0 scrolling=no allowfullscreen="">< /iframe>Thế nhưng, trong hai năm đầu, mỗi tháng bệnh viện này chỉ nhận được dưới tám báo cáo tự nguyện. Đi tìm nguyên nhân thì thấy rằng, sở dĩ các báo cáo sự cố tự nguyện thấp là do e ngại, sợ bị kỷ luật, sợ đồng nghiệp ghét và có báo cáo cũng không được xử lý.

"Các bác sĩ, những người liên quan rất sợ báo cáo sự cố y khoa. Thậm chí khi có sự cố xảy ra, có lãnh đạo khoa nói rằng đó không phải là sự cố. Mọi người ngại báo cáo sự cố bởi văn hóa an toàn", một bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên cho biết.

Nếu cứ làm theo tư duy cũ thì việc báo cáo sự cố y khoa sẽ không phát huy tác dụng. Điều quan trọng của báo cáo sự cố chính là lãnh đạo bệnh viện phải dùng báo cáo đó, sử dụng dữ liệu đó để vận hành, quản lý bệnh viện tốt hơn. Bác sĩ Phan Anh Phong (phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Nam)

Chuyển từ "che giấu" sang tự giác

"Quản lý sự cố trong bệnh viện là công việc khó khăn. Phải làm sao để chuyển từ văn hóa "che giấu" sang sự tự giác của chính các bác sĩ, người liên quan trong bệnh viện? Đồng thời, phải làm sao để người dân - bệnh nhân hiểu và đánh giá cao những bệnh viện nào dám nhìn thẳng vào "sự cố" để có những cải tiến và nâng cao chất lượng?", một bác sĩ của Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế đặt vấn đề.

Chia sẻ kinh nghiệm tại bệnh viện của mình, bác sĩ Phan Thị Hằng cho biết từ tháng 7-2016, Bệnh viện Hùng Vương thay đổi cách báo cáo, đó là áp dụng theo mô hình của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Và từ đó đến tháng 8-2017, con số báo cáo sự cố cả tự nguyện và bắt buộc tăng lên từ 40 - 65%. 

"Việc phân tích và giải quyết sự cố rất quan trọng. Bệnh viện đã bố trí một nhân viên chuyên trách về báo cáo sự cố và 90% sự cố được giải quyết ngay tại cuộc họp giao ban của ban giám đốc" - bác sĩ Hằng cho biết.

Trả lời thắc mắc là liệu có sự e ngại nếu bệnh viện báo cáo sự cố quá nhiều thì sẽ không hay, làm mất uy tín của bệnh viện, bác sĩ Hằng khẳng định: "Không phải báo cáo sự cố nhiều là uy tín của bệnh viện giảm đi và mất an toàn".

Đồng quan điểm này, một bác sĩ người nước ngoài của Bệnh viện Hạnh Phúc cũng nói: "Việc báo cáo sự cố, tìm ra nguyên nhân của sự cố chính là điều có lợi cho bác sĩ". 

Bác sĩ Tôn Thanh Trà - Bệnh viện Chợ Rẫy - bổ sung: "Lỗi của cá nhân thường là có liên quan đến lỗi hệ thống trong bệnh viện. Do đó, chúng ta cần khắc phục lỗi hệ thống thì sẽ khắc phục được những sự cố y khoa".

Một nữ bác sĩ lâm sàng của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng nói thẳng, tùy theo quan điểm của giám đốc bệnh viện nhìn nhận về sự cố y khoa mà bác sĩ hoặc là sẽ tự báo cáo hoặc là giấu đi sự cố. 

Bác sĩ Trần Nguyễn Như Anh - phó trưởng phòng quản lý chất lượng Bệnh viện Từ Dũ - khẳng định: "Quan trọng nhất là mọi người phải có niềm tin với nhau, giúp đỡ nhau trong công việc, cùng làm chứ không phải là soi mói lẫn nhau".

Bệnh viện miền Nam cải tiến chất lượng tốt hơn

Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh, trong ba năm triển khai thí điểm đánh giá cải tiến chất lượng theo tiêu chí của Bộ Y tế, có nhiều bệnh viện lớn "chuyển mình" áp dụng bộ tiêu chí để cải tiến chất lượng nhưng cũng có bệnh viện chưa thay đổi tư duy về vai trò của bệnh viện, nhân viên y tế trong tình hình mới.

Đáng chú ý, các bệnh viện ở miền Nam có những bước tiến rõ rệt so với miền Trung và miền Bắc.

Thanh niên

Kháng sinh kém chất lượng làm tăng nguy cơ tử vong

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại Hội nghịCổng thông tin điện tử Bộ Y tế

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết do quá trình chọn lọc tự nhiên của vi khuẩn cũng như việc sử dụng kháng sinh không đúng của con người đã làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh

Tại hội nghị của Bộ Y tế sơ kết giai đoạn 1 thực hiện kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc vào ngày 21.9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết do quá trình chọn lọc tự nhiên của vi khuẩn cũng như việc sử dụng kháng sinh không đúng của con người đã làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh. PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết thêm kháng kháng sinh làm tăng chi phí y tế, tăng nguy cơ tử vong.

Để khắc phục, Bộ Y tế sẽ thí điểm giám sát bằng hệ thống camera tại nhà thuốc và đưa tiêu chí bán kháng sinh theo đơn vào tiêu chuẩn nhà thuốc đạt thực hành tốt (GPP).

Nhiễm trùng kháng thuốc đang gia tăng, đe dọa sức khỏe con người

Theo một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các loại thuốc kháng sinh hiện đang trong giai đoạn phát triển lâm sàng không đủ hiệu quả để chống lại mối đe dọa ngày càng tăng về kháng thuốc kháng sinh.

Theo WHO, hầu hết các loại thuốc hiện đang trong giai đoạn lâm sàng đều là những loại kháng sinh hiện có được cải tiến và chỉ là những giải pháp ngắn hạn. Tuy nhiên, có rất ít lựa chọn để điều trị hiệu quả. Nhiễm trùng kháng thuốc đang gia tăng là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe, bao gồm bệnh lao kháng thuốc (TB), giết chết khoảng 250.000 người mỗi năm.

Cũng theo báo cáo, cũng có rất ít kháng sinh đường uống đang được sản xuất. Tuy nhiên, đây là những thuốc thiết yếu để điều trị các bệnh nhiễm trùng bên ngoài bệnh viện hoặc tại các nơi hạn chế nguồn lực.

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc của WTO, cho biết: "Kháng kháng sinh là một tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu và sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sự tiến bộ của y học hiện đại".

Ông Ghebreyesus cho biết thêm: "Cần đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu và phát triển các loại thuốc kháng kháng sinh bao gồm cả bệnh lao, nếu không chúng ta sẽ phải quay lại thời gian khi người ta lo sợ nhiễm trùng thông thường và có nguy cơ bị tử vong do phẫu thuật".

Bên cạnh bệnh lao kháng thuốc, WHO cũng xác định được 12 loại mầm bệnh ưu tiên, bao gồm các bệnh nhiễm trùng thông thường như viêm phổi hoặc nhiễm trùng đường tiểu, ngày càng kháng thuốc kháng sinh hiện có và đang khẩn trương cần được điều trị mới.

Trong số 51 loại thuốc kháng sinh và sinh học mới phát hiện, chỉ có 8 loại thuốc được WTO xếp loại là phương pháp điều trị sáng tạo sẽ làm tăng giá trị điều trị cho thuốc kháng sinh hiện nay.

"Các công ty dược phẩm và các nhà nghiên cứu phải khẩn trương tập trung vào các loại thuốc kháng sinh mới chống lại một số loại nhiễm trùng cực kỳ nghiêm trọng có thể giết chết bệnh nhân trong vài ngày", Suzanne Hill, Giám đốc Phòng Thuốc thiết yếu của WTO, cho biết.

 

Ngày 26/09/2017
Ban biên tập Website
(sưu tầm từ các báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích