Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 7 4 1 8
Số người đang truy cập
9 8 7
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ ngày 19/8 đến ngày 20/8 năm 2017

Tiền phong

Liên thông kết quả xét nghiệm: Chưa phát huy hiệu quả

Ngày 18/8, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, việc liên thông kết quả xét nghiệm giữa 38 bệnh viện tuyến trung ương chưa phát huy hiệu quả như mong muốn. Căn cứ vào 65 loại xét nghiệm liên thông mà Bộ Y tế quy định, bệnh viện Bạch Mai đã chọn ra những kết quả có chỉ số ổn định để liên thông với đơn vị có chất lượng tương đương. Ví dụ như vi khuẩn bệnh lao, nhóm máu, chức năng gan, thận sẽ không phải xét nghiệm lại vì ít biến đổi.

Nhưng trên thực tế trong xét nghiệm có đến hàng trăm chỉ số, trong đó có những chỉ số thay đổi theo ngày. Thêm nữa trong quá trình thực hiện, quyền chỉ định xét nghiệm thuộc về bác sĩ dựa trên tình trạng cụ thể của người bệnh, vì thế cho đến thời điểm này chưa thực sự tiết kiệm được thời gian và chi phí cho người bệnh.

TS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Có bệnh nhân buổi sáng làm xét nghiệm men gan ở Bệnh viện Thanh Nhàn nhưng chiều sang Bệnh viện Bạch Mai bác sĩ vẫn yêu cầu xét nghiệm lại. Bệnh nhân cũng thắc mắc nhưng kết quả cho ra hoàn toàn khác nhau. Điều này không phải do chất lượng xét nghiệm khác nhau mà bệnh tình bệnh nhân nặng thêm. Trong trường hợp này vẫn cần làm xét nghiệm để tiên lượng bệnh và có hướng điều trị”.

Bác sĩ Tuấn Anh, Trưởng khoa Hóa sinh (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, trong tổng số xét nghiệm bệnh viện vẫn làm, số lượng được phép liên thông đạt tỷ lệ ít. Không phải xét nghiệm nào cũng liên thông được. Việc giảm chi phí, thời gian cho người bệnh không phải là tất cả, điều quan trọng là từ xét nghiệm chính xác để có hướng điều trị cho bệnh nhân. Tuỳ thuộc vào tình trạng người bệnh bác sĩ ra quyết định có phải làm lại xét nghiệm không.

Tuy nhiên theo các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, việc liên thông này rất quan trọng vì cái đích là hướng đến sự chuẩn hóa hệ thống xét nghiệm của các bệnh viện. TS Dương Đức Hùng cho biết thêm, liên thông xét nghiệm cũng là cách hướng đến lưu trữ hồ sơ sức khỏe toàn diện của mọi người.

Trước đó, theo quy định của Bộ Y tế, từ ngày 1/8, 38 bệnh viện tuyến trung ương chính thức liên thông kết quả xét nghiệm. Theo đó, cơ sở khám chữa bệnh (KCB) này công nhận và sử dụng kết quả xét nghiệm của cơ sở KCB khác trong trường hợp xét nghiệm đó có giá trị sử dụng về thời gian và tình trạng người bệnh.

Bộ Y tế nhận định, việc liên thông kết quả xét nghiệm sẽ giúp người bệnh tiết kiệm cả về tiền bạc lẫn thời gian, nhất là giảm bớt phiền hà, vất vả do phải thực hiện nhiều xét nghiệm khi đi KCB. Đây được đánh giá là một chủ trương đúng đắn, vừa đảm bảo chất lượng KCB, vừa đảm bảo quyền lợi người bệnh trong bối cảnh nhiều bệnh viện và đơn vị xã hội hóa về trang thiết bị đã cấu kết với nhau để “rút hầu bao” bệnh nhân và bảo hiểm y tế bằng việc lạm dụng chỉ định xét nghiệm.

Theo GS.TS Phạm Minh Thông, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, khi đã liên thông kết quả xét nghiệm rồi thì cũng không phải cứ kết quả của tuyến dưới chuyển lên tuyến trung ương là không cần làm lại, mà phải căn cứ vào thực tế của người bệnh để chỉ định làm xét nghiệm lại, hoặc sử dụng kết quả của bệnh viện tuyến dưới. Chỉ nên coi có việc lạm dụng là khi tuyến trên cho làm lại toàn bộ các xét nghiệm của tuyến dưới.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý KCB (Bộ Y tế), đến nay đã có 50 phòng xét nghiệm thuộc gần 40 bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh đạt tiêu chuẩn ISO 15189. Bộ Y tế cũng đã xây dựng các tiêu chí 3 loại xét nghiệm: hóa sinh, huyết học và vi sinh (mỗi xét nghiệm có 20 - 30 chỉ số) thực hiện liên thông xét nghiệm. Đây là cơ sở để các bệnh viện công nhận và sử dụng kết quả xét nghiệm của nhau. Khi xét nghiệm có độ tin cậy, không phải làm lại sẽ tránh được lãng phí cho cả cơ sở y tế lẫn người dân.

Trên thực tế, tình trạng các bệnh viện không công nhận kết quả xét nghiệm của nhau khiến bệnh nhân phải xét nghiệm nhiều lần đã gây mất thời gian và tốn kém tiền của. Các bệnh viện cho rằng, việc phải xét nghiệm lại là điều mà các bác sĩ không muốn nhưng buộc phải thực hiện. Lý do là nhiều năm qua việc liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện vẫn chưa được thực hiện.

Vẫn theo ông Khuê, chất lượng xét nghiệm giữa các cơ sở điều trị và giữa các tuyến điều trị hiện nay nhìn chung chưa đồng đều. Ở các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh, chất lượng xét nghiệm thường tốt hơn, còn ở các bệnh viện tuyến dưới vẫn hạn chế.

Theo lộ trình, đến năm 2020 thực hiện liên thông xét nghiệm đối với các bệnh viện trong cùng một địa bàn tỉnh, thành phố. Đến năm 2025, liên thông xét nghiệm ở tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc

Hà Nội có 12 nơi báo động đỏ về sốt xuất huyết

Thành phố Hà Nội cảnh báo vùng dịch sốt xuất huyết bằng 3 cấp độ với 3 màu: đỏ, cam và vàng. Trong đó có tới 12 quận, huyện ở mức báo động đỏ và 5 quận, huyện ở cấp độ thứ 2.

Theo đó, 12 quận, huyện có dịch bệnh sốt xuất huyết ở mức báo động đỏ là: Thanh Oai, Thường Tín, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Trì và Thanh Xuân.

5 quận, huyện có mức cảnh báo cấp 2 là: Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Hoài Đức, Hoàn Kiếm và Long Biên. Các quận, huyện còn lại ở mức cảnh báo cấp 3.

Theo Sở Y tế Hà Nội, đến ngày 17/8, toàn thành phố ghi nhận gần 17.400 bệnh nhân sốt xuất huyết, trong đó 7 trường hợp tử vong. Trong số hơn 2.000 ổ dịch sốt xuất huyết, đến nay, thành phố mới khống chế được hơn một nửa. Những ngày gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô có xu hướng giảm nhẹ. Cụ thể, ngày 14/8 có hơn 3.000 bệnh nhân, từ ngày 15/8 - 17/8, mỗi ngày phát hiện trên, dưới 2.600 bệnh nhân. Tuy nhiên, thời tiết mưa, nắng xen kẽ như hiện nay đang tạo điều kiện cho muỗi vằn đẻ trứng, bọ gậy phát triển, vì thế tình hình dịch sốt xuất huyết sẽ còn diễn biến phức tạp.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết tại Thủ đô, sáng 20/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dự kiến đi kiểm tra công tác chống dịch tại quận Tây Hồ. Đây là một trong 12 quận, huyện có dịch sốt xuất huyết đang ở mức báo động đỏ của thành phố Hà Nội

Sài Gòn giải phóng

Hà Nội căng mình dập dịch sốt xuất huyết

Số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội từ đầu năm đến nay đã lên tới trên 17.365 trường hợp với 7 ca tử vong.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận trên 90.626 trường hợp sốt xuất huyết (SXH) với 24 trường hợp tử vong. Trong đó, số trường hợp nhập viện là 76.846 người, so với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc tăng 67,8%, số ca tử vong tăng 7 trường hợp.

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca mắc SXH trên địa bàn thủ đô từ đầu năm đến nay đã lên tới trên 17.365 trường hợp với 7 ca tử vong.

Trong 3 tuần gần đây, số ca mắc mới SXH ở Hà Nội luôn ở mức trên 3.400 bệnh nhân, số nhập viện dao động từ 2.600 - 3.100 bệnh nhân. Trong 10 năm trở lại đây, số người mắc SXH Hà Nội đang ở mức cao nhất.

Qua giám sát tại Hà Nội có 12 quận/huyện có dịch SXH ở mức “báo động đỏ” gồm: Đống Đa, Hoàng Mai, Thanh Oai, Thường Tín, Ba Đình, Cầu Giấy, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Trì, Thanh Xuân.

Trước tình hình dịch SXH trên địa bàn Hà Nội vẫn rất căng thẳng, nóng bỏng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu Sở Y tế Hà Nội tập trung chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện tốt việc phân loại bệnh nhân, giảm tình trạng quá tải, hạn chế thấp nhất tử vong do SXH.

Đồng thời tăng cường tập huấn, hỗ trợ điều trị cho các bệnh viện tuyến dưới, các trạm y tế trên địa bàn TP, chú trọng điều trị ngoại trú bệnh nhân SXH.

Đặc biệt, Bộ trưởng yêu cầu Hà Nội cần lập bản đồ dịch tễ để chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi đảm bảo đầy đủ và thuận tiện cho việc kiểm tra, rà soát, phun lần sau.

Đội phun dịch cần có chuyên gia hướng dẫn, đảm bảo đầu phun, máy móc, kỹ thuật phun thuốc diệt muỗi phải chính xác. Các chiến dịch phun diệt muỗi phải lặp lại liên tiếp 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần. Cùng với đó, Hà Nội cũng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông để người dân hiểu rõ các biện pháp phòng chống muỗi.

PGS. TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận không dưới 1.000 trường hợp SXH. Khu điều trị dã chiến tại hội trường sẽ trở thành phòng khám cho bệnh nhân ngoại trú, điều trị ban ngày, buổi tối về nhà.

Đây cũng là giải pháp để giảm tải bệnh nhân. Trong khi đó, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn bình quân mỗi ngày tiếp nhận trên 400 bệnh nhân SXH, bệnh viện cũng đã lập riêng biệt khu tái khám và điều trị ban ngày cho bệnh nhân, nhằm giúp bệnh nhân tái khám được khám, lấy máu xét nghiệm, truyền dịch tại chỗ

Công an nhân dân

Hàng ngàn cặp vợ chồng hiếm muộn khóc òa vì hạnh phúc

Chỉ sau 5 năm thành lập, Khoa Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện (BV) chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã điều trị cho hàng nghìn cặp vợ chồng thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON).

Đặc biệt, tỷ lệ thành công của BV cao tương đương với tỷ lệ của các trung tâm TTTON lớn trong nước và quốc tế, trong đó có nhiều trường hợp rất khó, tưởng chừng như vô vọng.

Vì thế, nhân 5 năm thành lập Khoa Hỗ trợ sinh sản và đánh dấu cột mốc 20 năm Bộ Y tế cho phép thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (19-8-1997 – 19-8-2017), ngày 19-8 Bệnh viện (BV) đã tổ chức hội thảo “Ươm mầm hạnh phúc 2017 để các chuyên gia trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản chia sẻ nhiều kinh nghiệm” trong lĩnh vực này nhằm tiếp tục mang đến niềm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn.

GS.TS. Trần Thị Phương Mai – một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản đã cập nhật “Các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện nay”, tổng quát những tiến bộ y học trong việc điều trị vô sinh, hiếm muộn.

Sau 20 năm được Bộ Y tế cho phép thực hiện TTTON, ngày càng có nhiều kỹ thuật mới được các trung tâm hỗ trợ sinh sản trên cả nước áp dụng, giúp hàng chục ngàn cặp vợ chồng không may bị vô sinh, hiếm muộn sớm thực hiện mơ ước làm cha, làm mẹ.

Trong đó, trữ lạnh và rã đông phôi là một trong những kỹ thuật giúp đưa lĩnh vực hỗ trợ sinh sản lên một bước tiến mới mà BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã áp dụng thành công. Việc trữ lạnh và rã đông phôi sẽ giúp trữ lại những phôi dư có chất lượng tốt của bệnh nhân, tránh được sự lãng phí, tiết kiệm chi phí cho lần điều trị sau và đặc biệt là giảm được gánh nặng về thể chất và tâm lý cho bệnh nhân do quá trình kích thích buồng trứng mang lại.

Nhờ những kỹ thuật tiến bộ trong hỗ trợ sinh sản, cùng với đầu tư trang thiết bị, máy móc và áp dụng công nghệ mới trong nuôi phôi hiện đại, BV đã giúp cho gia đình chị Trương Thị Hà và anh Lê Văn Năm (Thanh Hóa) có niềm hạnh phúc bất ngờ.

Cả hai vợ chồng đều bị liệt nửa người, tưởng chừng không thể có con, nhưng sau những nỗ lực rất lớn của gia đình anh chị, cùng sự giúp sức của các bác sĩ, họ đã có được một bé trai. Hay như trường hợp của gia đình chị Nguyễn Thanh Thủy, anh Nguyễn Tuấn Anh đã 6 lần làm TTTON tại các nơi khác bằng phương pháp xin tinh trùng nhưng không thành công, chỉ đến khi đến BV này mới thành công và sinh con bằng chính tinh trùng của chồng.

Một trường hợp đặc biệt khác là gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hiền, anh Đặng Hồng Thanh bị bất thường nhiễm sắc thể nhưng cuối cùng cũng có được 1 bé trai và 1 bé gái.

Cũng tại hội thảo và lễ kỷ niệm 5 năm thành lập, BV đã trao hơn 60 gói hỗ trợ trị giá từ 2 triệu đến 60 triệu đồng cho các cặp vợ chồng, đồng thời, dành tặng món quà 5 triệu đồng/ca cho tất cả các cặp vợ chồng đến khám mới trong 2 tuần qua có nhu cầu thực hiện TTTON.

Cụ bà bị đau bụng, nhập viện phát hiện nhồi máu cơ tim

Thông tin được biết vào chiều 19-8, từ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (BVXA) -TP. HCM. Cụ bà L.H.T. (77 tuổi, ngụ tại Củ Chi) nhập viện với triệu chứng đau bụng, tụt huyết áp; người nhà khi đưa vào BVXA với ý nghĩ cho rằng cụ chỉ bị bệnh tiêu hoá! Song, qua các xét nghiệm các bác sĩ đã tìm ra bệnh nhồi máu cơ tim cấp, cứu sống kịp thời bệnh nhân.

Đêm ngày 18-8, khi cụ bà L.H.T được người nhà đưa vào BVXA với triệu chứng: au bụng, ói mửa, chân tay lạnh, tụt huyết áp. Người nhà cho hay, triệu chứng bệnh kéo dài từ trưa cùng ngày, tới chiều tối, tình trạng đau bụng nôn mửa, mệt mỏi của bà T. càng lúc càng nặng. Tới khuya thì cụ bà đã đau bụng dữ dội, ói nhiều, mệt lả người. Gia đình hốt hoảng đưa đến BVXA để cấp cứu.

Tại Khoa Cấp Cứu, kết quả điện tim với dấu hiệu bất thường đã được các bác sĩ chú ý ngay.

Khoa Cấp cứu đã mời các bác sĩ Khoa Can Thiệp Tim Mạch nhanh chóng hội chẩn và xác định bệnh nhân bị "nhồi máu cơ tim vùng sau dưới", có biến chứng rối loạn nhịp chậm và block nhĩ thất.

Bệnh nhân đã được chụp mạch vành, can thiệp cấp cứu với sự hỗ trợ của hệ thống máy chụp mạch máu kỹ thuật số xóa nền (DSA). Tại đây, bệnh nhân cũng được đặt máy tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch nhằm giúp cho nhịp tim được ổn định và nhằm nâng huyết áp.

Trong quá trình can thiệp, hình ảnh chụp cận mạch vành cho thấy, bệnh nhân bị hẹp nặng mạch vành bên trái và tắc hoàn toàn động mạch vành bên phải tại vị trí xuất phát. Ê kip các bác sĩ đã nhanh chóng  tiến hành nong động mạch vành và mở thông động mạch vành ở vị trí tắc, khôi phục dòng chảy bình thường.

Ngay sau can thiệp, điện tim đã cải thiện, nhịp tim bệnh nhân trở về nhịp xoang bình thường và huyết áp ổn định. Chiều 19-8, bệnh nhân đã hoàn toàn ổn định.

Qua trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo, ở những gia đình đang chăm sóc người già, người bệnh lớn tuổi và đặc biệt là kèm theo bệnh lý tim mạch khi có những biểu hiện đau bụng thì phải hết sức cảnh giác. Nên đến khám tại các bệnh viện lớn có đầy đủ chuyên khoa và trang thiết bị hiện đại, nhằm phát hiện và can thiệp kịp thời nhồi máu cơ tim nếu có.

Những bệnh cảnh như trường hợp cụ bà L.H.T trên đây được coi là một trong những dấu hiệu điển hình của "nhồi máu cơ tim vùng sau dưới", có thể gây ra biến chứng sốc tim, rối loạn nhịp chậm mà nhiều người chủ quan là bệnh lý đường tiêu hóa. Việc xử lý can thiệp, điều trị chậm trễ có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề, thậm chí là người bệnh tử vong.

 Đà Nẵng lần đầu tiên đào tạo ngành điều dưỡng chuẩn quốc tế

Với chương trình đào tạo chuẩn quốc tế được công nhận này, các sinh sẽ vừa được nhận bằng Cử nhân điều dưỡng bậc đại học, vừa được nhận chứng chỉ nghiệp vụ điều dưỡng đã được công nhận tại CHLB Đức.

Chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành điều dưỡng do Tập đoàn Leonardis (CHLB Đức) và Đại học Đông Á Đà Nẵng hợp tác theo tiêu chuẩn Đức và cung cấp trang thiết bị y tế tiên tiến phục vụ công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tại Việt Nam và đặc biệt là cung cấp nguồn nhân lực ngành điều dưỡng có trình độ đạt chuẩn quốc tế cho các tỉnh khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Được biết, ở giai đoạn đầu của hợp tác chiến lược này, được bắt đầu ngay sau khi ký kết hợp tác, các chuyên gia của hai bên tiến hành so sánh, chuyển đổi tiến tới công nhận chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng của Đại học Đông Á tại CHLB Đức, làm tiền đề cho việc chuẩn hóa chương trình và đưa vào đào tạo điều dưỡng mang tính quốc tế ngay tại ĐH Đông Á, Việt Nam.

Đồng thời, sinh viên còn được đào tạo đến thông thạo tiếng Đức ở trình độ B2 để sẵn sàng đáp ứng với yêu cầu làm việc tại Đức ngay khi ra trường.

Với chương trình chuẩn quốc tế được công nhận này, sinh viên Đại học Đông Á khi ra trường sẽ vừa được nhận bằng Cử nhân điều dưỡng bậc đại học của Đại học Đông Á vừa được nhận chứng chỉ nghiệp vụ điều dưỡng đã được công nhận tại CHLB Đức.

Bên cạnh đó, hai bên cũng thống nhất việc trao đổi giảng viên hàng năm để nâng cao nghiệp vụ, năng lực điều dưỡng tại các bệnh viện đối tác của Leonardis tại Đức từ 2018. Đợt đầu tiên sẽ bắt đầu vào tháng 1/2018 với 2 giảng viên điều dưỡng của Đại học Đông Á tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ điều dưỡng nâng cao này. 

 Dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội đang chững, nhưng còn nhiều lo ngại

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Y tế và UBND TP Hà Nội trong việc “hạ nhiệt” dịch sốt xuất huyết (SXH) trên đặc biệt Thủ đô, mấy ngày gần đây, số người mắc SXH ở Hà Nội đã chững lại.

Theo Sở Y tế Hà Nội, đến nay, Hà Nội có khoảng 17.400 ca mắc SXH, nhiều nhất trong 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, số người mắc đang giảm: ngày 14-8 có 3.076 người mắc bệnh, ngày 15-8 đã giảm xuống 2.635 người và đến ngày 17-8 còn 2.575 người...

Trong tuần qua, hàng loạt giải pháp dập dịch đã được triển khai đồng loạt trên toàn TP Hà Nội. Các quận, huyện đã thành lập 26.038 đội xung kích diệt bọ gậy với hơn 63.000 người tham gia, đã kiểm tra dụng cụ chứa nước của hơn 1,34 triệu hộ gia đình, chiếm 73% số hộ dân; đã xử lý hơn 400.000 dụng cụ chứa nước có bọ gậy, thả hơn 40.000 con cá. Tuy nhiên, các đoàn kiểm tra của Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội vẫn cho rằng hoạt động của các đội xung kích chưa hiệu quả.

Với 19 máy phun thuốc diệt muỗi công suất lớn được các tỉnh hỗ trợ, cùng các máy phun và hóa chất do Bộ Y tế cung cấp, ngành y tế Hà Nội đã triển khai lịch phun hóa chất diệt muỗi cả ngày và đêm ở các địa bàn, nên hiện đã phun được hơn 24.000 hộ dân trong vùng có dịch; 67% số cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu vực công cộng được phun thuốc diệt muỗi.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã tiến hành giám sát véc-tơ truyền bệnh SXH tại một số phường trọng điểm và cho thấy mật độ muỗi ở Hà Nội đã giảm. Tuy nhiên, việc kiểm tra ở một số khu vực, nhất là các khu chung cư cũ, nơi người dân trồng nhiều rau trên các tầng thượng, đều cho thấy hầu hết các chậu trồng rau chứa nước đều có bọ gậy.

Trong khi đó, theo các chuyên gia, trứng của muỗi vằn có thể bám trên bề mặt các vật dụng chứa nước mà không có nước rất lâu. Khi có nước mưa và nắng lên, chúng phát triển thành bọ gậy, phát triển thành lứa muỗi mới và tiếp tục đốt người. Một con muỗi cái nhiễm virus gây SXH thì lứa muỗi mới cũng mang virus này, là nguyên nhân khiến dịch lan nhanh.

Theo ông Trần Vũ Phong -Trưởng khoa Côn trùng và Động vật y học (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), mật độ muỗi có dấu hiệu giảm sau khi phun hóa chất nhưng các ổ bọ gậy vẫn còn nhiều và rất khó tìm; có gần 97% dụng cụ chứa nước đọng ở các nghĩa trang có chứa ổ bọ gậy. Đây là nguy cơ khiến cho việc khống chế dịch SXH ở Hà Nội còn khó khăn.

Hiện, Hà Nội có 12 quận, huyện đang ở mức báo động đỏ (tập trung khoảng 90% số bệnh nhân của toàn TP) là Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hà Đông, Thanh Trì, Ba Đình, Nam Từ Liêm, Thanh Oai, Thường Tín và Hoàn Kiếm; năm quận, huyện ở mức báo động màu da cam và 13 quận, huyện màu vàng (có ít bệnh nhân mắc). Điều lo ngại là các vùng dịch tễ chắc chắn sẽ có biến động, khi một số quận, huyện từ vùng dịch tễ màu vàng có thể trở thành vùng báo động đỏ.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, dịch đang có xu hướng chững lại, nhưng thời gian tới số ca mắc SXH ở Hà Nội có thể tiếp tục gia tăng do thời tiết ẩm, mưa nhiều. Vì vậy, Hà Nội cần có cách làm tổng thể hơn, vì riêng ngành y tế không thể giải quyết được hết.

Ngày 19-8, Cục Y tế Dự phòng tiếp tục khuyến cáo các bệnh nhân SXH điều trị tại nhà cần ngủ màn để phòng bệnh cho người khác, nhằm hạn chế dịch bệnh.

Theo đó, khả năng truyền virus sang người lành được thực hiện khi muỗi hút máu bệnh nhân trong thời kỳ nhiễm virus huyết. Nhiễm virus huyết có thể có 6 -18 giờ trước khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Như vậy bệnh nhân là nguồn lây ngay trước thời kỳ sốt và cho đến khi hết sốt, trung bình là 6 -7 ngày.

Nguồn bệnh SXH là người mang virus dengue, đặc biệt là những người mắc bệnh ở thể nhẹ, hoặc người nhiễm virus mà không phát bệnh đóng một vai trò quan trọng trong việc lây lan dịch bệnh, vì những người này vẫn đi lại được, nên họ có thể virus từ vùng này sang vùng khác.

Với đặc tính hút máu và làm lan truyền vi rút dengue để gây bệnh cho người của muỗi, không chỉ có người lành phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân, mà để phòng bệnh cho người lành, một biện pháp rất quan trọng là người bệnh SXH điều trị tại nhà cần ngủ màn, mặc quần áo dài tay… để tránh muỗi đốt làm lây truyền bệnh cho người khác.

 Hà Nội sẽ xử lý tổ chức, cá nhân không phối hợp phòng chống sốt xuất huyết

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu Bí thư, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Thành ủy, UBND TP về công tác phòng, chống dịch SXH trên địa bàn.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị cùng vào cuộc, trong đó huy động thêm lực lượng bộ đội, công an tham gia chống dịch.

Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ chức và tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở cần tiếp tục thực hiện nghiêm Văn bản chỉ đạo của Thành ủy, Chỉ thị của UBND TP về việc tăng cường các biện pháp phòng chống SXH; xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong thời gian tới. Bí thư, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Thành ủy, UBND TP về công tác phòng, chống dịch SXH trên địa bàn.

Đặc biệt, phải kiên quyết xử lý các cá nhân, tổ chức không hợp tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Để việc xử lý này đạt hiệu quả, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đề nghị Bộ tư lệnh Quân khu Thủ đô, CATP Hà Nội chỉ đạo các đơn vị bố trí lực lượng tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống dịch SXH tại địa phương đóng quân.

Ổ dịch sốt xuất huyết từ những dòng kênh ô nhiễm

Nước đen kịt, ô nhiễm, nguy cơ bùng phát các ổ dịch sốt xuất huyết (SXH) luôn tiềm ẩn - đó là thực trạng đã và đang đi kèm với nhiều con kênh, mương trên địa bàn thành phố hiện nay.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của cơ quan chức năng thành phố, hiện số ca mắc SXH đã vượt ngưỡng 14 ngàn trường hợp. Trong số này cũng đã có những trường hợp bị tử vong do bệnh nặng, không được cấp cứu kịp thời.

Thực tế dịch bệnh hoành hành là thế, song khi nhìn vào những gì đã và đang xuất hiện kèm với nhiều con kênh, mương ô nhiễm trên địa bàn hiện nay, nỗi lo bùng phát ổ dịch luôn hiện hữu. Chiều 17-8, chúng tôi đến con ngõ 105 Thụy Khuê (quận Tây Hồ). Chảy qua con ngõ nhỏ này là con mương Thụy Khuê đen kịt, mặt nước nhiều vị trí lềnh bềnh rác thải sinh hoạt.

Dọc hai bờ mương là vô số ống nước xả thải của các hộ dân sinh sống trên địa bàn. Mương nước ô nhiễm, mưa lớn gây ẩm thấp, do vậy ruồi, muỗi không ngừng bủa vây cuộc sống của người dân nơi đây. Nguy cơ phát sinh dịch bệnh SXH từ con mương ô nhiễm này theo đó luôn rình rập xảy ra.

Phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm là một trong những địa bàn đang “nóng” bởi dịch SXH. Thống kê của UBND phường Cổ Nhuế 1 cho thấy, trong đợt dịch vừa qua đã có 43 ca mắc SXH. Nguy cơ dịch bệnh SXH phát sinh trên diện rộng luôn tiềm ẩn nhất là khi những con mương chảy qua địa bàn đang bị ô nhiễm. Sáng 18-8, có mặt tại ngõ 581 Phạm Văn Đồng, đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh con mương với dòng nước chảy đen kịt.

Hình ảnh dòng nước đen kịt, rác, phế thải bủa vây khiến ruồi, muỗi sinh sản, đe dọa lây lan dịch bệnh, trong đó có dịch SXH cũng xuất hiện ở con mương trong ngõ 145 đường Cổ Nhuế (phường Cổ Nhuế 2 – quận Bắc Từ Liêm), ngõ 115 Trần Cung (phường Nghĩa Tân – quận Cầu Giấy)…

Hiện tại, dịch SXH đang hoành hành. Số ca mắc SXH trên địa bàn thành phố không ngừng gia tăng. Các quận, huyện đang khẩn trương triển khai hàng loạt biện pháp nhằm khống chế, dập dịch, ổn định cuộc sống người dân. Băng rôn, khẩu hiệu phòng chống dịch bệnh SXH được các địa phương căng, tuyên truyền một cách sâu rộng tới người dân.

Ông Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch UBND phường Cổ Nhuế 2 cho biết, là địa bàn có 46 trường hợp mắc bệnh SXH, nguy cơ lây lan dịch bệnh trên diện rộng luôn tiềm ẩn xảy ra nên cùng với công tác tuyên truyền, tổ chức ký cam kết cho các hộ dân về phòng, chống dịch SXH, UBND phường đã chủ động thành lập ở mỗi tổ dân phố từ 1-2 đội xung kích có nhiệm vụ dọn dẹp, vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, nhất là tại khu vực có kênh, mương, đồng ruộng…

Trở lại ổ dịch SXH rình rập từ những con kênh, mương đen qua địa bàn phường Cổ Nhuế 1, trao đổi với PV Báo CAND, ông Chu Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND phường Cổ Nhuế 1 cũng cho rằng, con mương có độ dài gần 400m qua địa bàn là một trong những vị trí được UBND phường xác định là trọng điểm trong việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh SXH.

Phường có hơn 2,4 vạn dân, trong đó có hơn 20 hộ sống ven con mương này, thế nên thời gian qua, UBND phường đã cắt cử các đội xung kích (gồm 3-5 thành viên) trực tiếp xuống địa bàn tổ chức ký cam kết, tuyên truyền người dân (bao gồm các hộ sống ven con mương) chủ động phòng, ngừa dịch bệnh SXH phát sinh như: diệt muỗi, đi ngủ phải mắc màn, mặc quần dài phòng muỗi đốt ban ngày, đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, lật úp các dụng cụ không chứa nước…

Cũng theo ông Chu Việt Dũng, UBND phường đã lên phương án và tới đây sẽ tăng cường tổ chức phun thuốc khử muỗi, diệt bọ gậy đối với trên 12km đường, ngõ, trong đó tập trung vào các khu vực có mương nước đen đi qua địa bàn

Ám ảnh vì sốt xuất huyết, nhiều người không mắc vẫn xin nhập viện

Theo báo cáo của Sở Y tế Hải Phòng, đến ngày 17-8, trên địa bàn thành phố đã có 209 ca sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 68 trường hợp dương tính với virus Dengue. Tuy nhiên, Giám đốc Sở Y tế Phạm Thu Xanh cho biết, đó là con số thống kê được từ các bệnh viện và trung tâm y tế. Số người mắc SXH tại cộng đồng có thể cao hơn rất nhiều.

Hiện nay chỉ trừ huyện đảo Bạch Long Vỹ, 14/15 quận, huyện Hải Phòng đều đã xuất hiện ổ dịch, với tổng số 67 ổ dịch tại 53 xã, phường. Quận Lê Chân có số người mắc cao nhất, lên đến 30 trường hợp, rất may không có ai tử vong vì SXH.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp hiện đang trong tình trạng quá tải do số người bị SXH nhập viện ngày càng tăng. Khoa Bệnh nhiệt đới tiếp nhận khoảng 13-15 ca SXH mỗi ngày, số giường bệnh chật kín. Còn tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, tính đến nay đã có 4 ca SXH nhập viện điều trị, trong đó 3 ca đã xuất viện.

Giám đốc Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng Bùi Văn Chiến cho biết, số bệnh nhân đến khám vì sốt rất đông, do lo lắng về dịch bệnh SXH. Bởi vậy, khoa khám bệnh đa khoa hằng ngày luôn trong tình trạng quá tải.

Đáng chú ý, một số người bệnh không có dấu hiệu SXH nhưng vẫn yêu cầu nhập viện để theo dõi khiến cường độ làm việc của bệnh viện càng tăng cao.

Việc vận động bệnh nhân nhẹ điều trị ở tuyến dưới hoặc theo dõi ở nhà khi chưa có biểu hiện SXH ở thời điểm khám tại bệnh viện gặp khó khăn. Đó cũng là tình trạng tương tự tại một số bệnh viện hạng I khác của thành phố như: Bệnh viện Kiến An và Bệnh viện Hữu nghị Việt-Tiệp.

Việc tập trung nhiều người bệnh mắc SXH ở cùng một tuyến điều trị không chỉ gây quá tải mà còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Bởi vậy, bà Phạm Thu Xanh chỉ đạo các bệnh viện cũng như các trung tâm y tế cần nhanh chóng có giải pháp phân bố khoa phòng, tuân thủ nguyên tắc cách ly các bệnh nhân SXH.

“Bệnh viện tuyến trên phải có sự sàng lọc, phân loại người bệnh để chuyển về tuyến dưới điều trị, hạn chế quá tải cho các bệnh viện tuyến trên để các bệnh viện này tập trung điều trị cho các ca bệnh nặng, không để xảy ra tai biến” – bà Xanh lưu ý các cơ sở y tế

Nhân dân; Thanh niên; An ninh Thủ đô; Gia đình & Xã hội

Dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội có xu hướng chững lại

Sáng 18-8, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý chủ trì cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh, nhằm tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn thành phố. Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn, sau một tuần ra quân triển khai quyết liệt các giải pháp dập dịch, trong mấy ngày gần đây, số người mắc SXH ở Hà Nội có xu hướng chững lại

Pháp luật TP. Hồ Chí Minh

Trẻ mắc động kinh ngang mức thế giới

Nếu trẻ động kinh lâu sẽ thường gặp phải các rối loạn về tâm thần như rối loạn tăng động, tự kỷ, trầm cảm, lo âu…So với những năm trước, tỉ lệ trẻ mắc động kinh hiện nay cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hiện các BV nhi đa phần chỉ có thể điều trị bằng thuốc mà chưa thể phẫu thuật đạt hiệu quả. Điều này gây khó khăn rất lớn không chỉ cho bác sĩ mà còn cho người bệnh.

Chiếm 0,5% các loại bệnh

Con tám tuổi cũng là tám năm chị Võ Thị Liên (ngụ quận 6, TP.HCM) vất vả, bỏ toàn bộ công việc chỉ để ở nhà cùng cậu con trai kháu khỉnh chiến đấu với căn bệnh động kinh. Chị Liên cho hay từ khi con trai chị tròn bốn tháng, cháu bắt đầu có những cơn co giật từ độ 3-20 giây sau đó dừng. Đến khi con được một tuổi, những cơn co giật biểu hiện ngày một rõ rệt hơn.

“Đến BV bác sĩ có nói bé mắc chứng động kinh toàn thể, kê thuốc rồi dặn dò cho về. Dù gia đình có điều trị nhưng cũng do chủ quan, hay lơ là nên cháu thường bị quên thuốc. Có lần thấy cả tuần cháu không co giật gì nên nhà tôi cho cháu ngưng thuốc, ai ngờ hôm sau cháu phải trị lại. Nay nó tám tuổi nhưng chỉ chơi một mình, không dám ra ngoài và đi học thì càng không thể” - chị Liên tâm sự.

Khoa Cấp cứu BV Nhi đồng 1 mỗi ngày tiếp nhận trên dưới 10 trường hợp các bé nhập viện trong tình trạng sốt, sốt cao dẫn đến co giật. Trong 10 trẻ co giật có ba trẻ xuất phát từ động kinh bẩm sinh, phần còn lại là do ảnh hưởng từ sốt cao, từ các bệnh lý liên quan đến não như viêm não siêu vi, viêm não Nhật Bản…

Theo phân tích từ ThS-BS Nguyễn Kiến Minh, Phó khoa Nhiễm thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM, hiện nay tỉ lệ động kinh của Việt Nam đã bằng với tỉ lệ động kinh trên thế giới, tức chiếm 0,5% những loại bệnh. Và số lượng trẻ mắc động kinh hiện nay đang tăng lên khá nhiều, một phần nguyên nhân là do tỉ lệ cứu sống các em bé sinh non, sinh ngạt, các bé bị xuất huyết não, viêm não của chúng ta ngày một nhiều hơn trước. Mà những em bé mắc các bệnh và có tật này chính là những bé dễ bị tăng động hơn rất nhiều những em bé thông thường.

Bên cạnh đó, số lượng trẻ mắc động kinh chúng ta chưa thể giải quyết triệt để, một số trẻ do điều trị không đúng cách, dùng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ dẫn đến kháng thuốc. Trong khi chúng ta không thể can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật giải quyết triệt để vì ở Việt Nam điều kiện phẫu thuật còn rất hạn chế và không toàn diện. “Tôi đã chứng kiến khá nhiều cái kết đáng tiếc của các bé mắc động kinh, những hậu quả đó nếu cha mẹ chú ý hơn thì con trẻ đã có một tương lai hoàn toàn khác” - BS Minh nói.

Khó khăn trong điều trị

Cũng theo BS Minh, số liệu thực tế hiện nay cho thấy khoảng 20% trẻ em bị động kinh sẽ có khuyết tật về trí tuệ, các cơn động kinh diễn ra càng nhiều thì mức độ ảnh hưởng càng cao. Nếu trẻ động kinh lâu sẽ thường gặp phải các rối loạn về tâm thần như rối loạn tăng động, tự kỷ, trầm cảm, lo âu… Đây chính là nguyên nhân gây cản trở học tập và hòa nhập với người thân, bạn bè và những người xung quanh.

“Mặc dù biết mức độ nguy hiểm như vậy nhưng có nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu về động kinh của trẻ. Họ vẫn còn sai lầm khi cho con trẻ sử dụng những bài thuốc dân gian, sử dụng cách điều trị truyền thống hay tôi vẫn nghe nói về các loại thực phẩm chức năng điều trị động kinh không có hiệu quả. Một phần khác lại buông tay quá sớm với động kinh, họ cho rằng đây là bệnh di truyền, không thể cứu vãn được. Thế nhưng sự thật trẻ bị động kinh nếu phát hiện sớm, điều trị đúng cách thì có thể giải quyết dứt điểm trong vòng hai năm” - BS Minh nói.

Qua đây BS Minh cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh nên chú ý khi thấy con mình bất ngờ co cứng, co giật toàn thân, trẻ đột ngột ngã xuống đất trong vòng từ 30 giây đến ba phút có thể kèm theo mắt trợn ngược, sùi bọt mép… mà trước đó trẻ không sốt, không đau ốm gì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế và miêu tả chính xác hành động của con cho bác sĩ. Đồng thời kết hợp với xét nghiệm điện não đồ thường hoặc điện não đồ video, làm một số xét nghiệm thăm dò hình ảnh như chụp cộng hưởng từ (MRI)… để tìm nguyên nhân.

“Khi trẻ có mắc động kinh, cha mẹ nên cho con uống thuốc đều đặn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Thêm thời gian chăm sóc, trao đổi, nói chuyện với con trẻ để các bé không mắc các triệu chứng kèm theo gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé” - BS Minh khuyến cáo.

Nguy hiểm khi cho trẻ ngậm muỗng, uống chanh khi sốt dẫn đến co giật

Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu co giật, lần đầu cha mẹ nên quan sát nhưng đến lần thứ hai, thứ ba cần liên hệ cơ sở y tế để kiểm tra. Cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ cắn các vật quá cứng như đũa, ngón tay, chỉ nên cho trẻ ngậm vật mềm, giúp trẻ nằm nghiêng để đàm nhớt có thể chảy ra ngoài tránh nghẹt thở. Bên cạnh đó, không thọc tay vào cổ trẻ, không vắt chanh hay bất cứ thứ gì vào cổ họng trẻ vì sẽ không có tác dụng gì, đôi lúc làm phản tác dụng, ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

Đồng thời khi trẻ có các biểu hiện sốt, cha mẹ nên quản lý cơn sốt thật kỹ lưỡng. Nếu trẻ sốt cao quá 39,5 độ C cần đưa trẻ đến BV để tránh các ảnh hưởng đến não, gây di chứng về sau

An ninh Thủ đô

Hà Nội tổng lực dập dịch sốt xuất huyết

Trong những ngày qua, Hà Nội liên tục tổ chức chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi trên diện rộng từ vùng lõi trung tâm dịch ra ngoài. Toàn bộ lực lượng tham gia tăng cường phun thuốc diệt muỗi ở 2 quận Đống Đa, Hoàng Mai, sau đó sang các quận lân cận như Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông và một số đơn vị khác...

Hà Nội chuẩn bị xây dựng bệnh viện riêng cho người cao tuổi

Sở Y tế Hà Nội vừa lấy ý kiến đóng góp hoàn thiện Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2017 – 2025, trong đó có việc xây dựng bệnh viện cho người cao tuổi ở Thủ đô. Đại diện Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội cho biết, trước khi xây dựng dự thảo Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2017 – 2025, Chi cục này đã có cuộc khảo sát nhanh về tình hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại 584 xã, phường của thành phố.

Trên cơ sở đó, đề án được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2017 – 2020) tập trung vào chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng, lập hồ sơ quản lý sức khỏe người cao tuổi tại các trạm y tế. Đặc biệt, trong giai đoạn này, tức từ nay đến 2020, thành phố sẽ tập trung vào việc xây dựng bệnh viện cho người cao tuổi (bệnh viện lão khoa), mở rộng thêm khoa lão tại các bệnh viện, đào tạo bác sĩ chuyên về lão khoa; xây dựng trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi…

Còn giai đoạn 2 (2021 – 2025) sẽ lựa chọn đẩy mạnh và nhận rộng các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đã triển khai có hiệu quả trong giai đoạn 1. Tổng kinh phí chi cho đề án là trên 150 tỷ đồng, trong đó khoảng 30% là kinh phí xã hội hóa.

Góp ý vào việc xây dựng bệnh viện lão khoa của Hà Nội, GS.TS Phạm Thắng, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, việc Hà Nội thành lập Bệnh viện lão khoa là rất cần thiết nhưng cần xem xét quy mô lớn nhỏ cụ thể ra sao để tránh lãng phí. Bên cạnh đó, trong đề án phải ghi rõ bệnh viện nào phải thành lập khoa Lão, bệnh viện nào chỉ cần có một số giường dành cho lão khoa… để tránh chồng chéo.

“Không nên xây nhà dưỡng lão một cách đại trà, cần tìm những ưu đãi để kêu gọi doanh nghiệp tham gia xã hội hóa vào vấn đề này. Trong quá trình triển khai, nếu Hà Nội gặp vướng mắc trong đào tạo nguồn nhân lực, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cam kết sẽ giúp đỡ” – GS.TS Phạm Thắng khẳng định.

Về mục tiêu, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, với việc triển khai Đề án kể trên, Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 có 90% người cao tuổi ở Thủ đô có khả năng tự chăm sóc, được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe. Đồng thời ít nhất 85% người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trở lên/năm và được lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe tại trạm y tế tuyến xã

 Báo Điện tử Bộ Y tế (moh.gov.vn)

Tăng cường công tác truyền thông phòng chống Sốt xuất huyết

Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại cuộc họp khẩn về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành Thành phố Hà Nội chiều ngày 17/8/2017 tại Bộ Y tế.

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 90.626 trường hợp mắc SXH, 24 trường hợp tử vong. Trong đó số trường hợp nhập viện là 76.846 trường hợp. So với cùng kỳ năm 2016 (54.003/17) số mắc tăng 67,8%, số tử vong tăng 7 trường hợp.

Báo cáo tại cuộc họp về tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn Thành phố ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: tính đến ngày 16-8-2017, số ca mắc SXH tại Hà Nội đã lên đến 17.365 người, trong đó có 7 người tử vong. Nếu tính theo số mắc tuyệt đối, Hà Nội đứng thứ 2 cả nước sau TP Hồ Chí Minh; tính số mắc trên 100.000 dân thì Hà Nội đứng thứ 3 trong cả nước. Trong tuần qua Hà Nội ghi nhận 3.440 trường hợp mắc SXH, so với tuần trước số mắc giảm 7 trường hợp, có xu hướng chững lại. Số bệnh nhân đang điều trị nội trú tại bệnh viện 2.588. Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội ông Hoàng Đức Hạnh cũng cho biết thêm: Bộ Y tế cũng đã cấp thêm cho Hà Nội 30 máy phun đeo vai và 300 lít hóa chất Hantox-200. Ngoài ra Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái còn đưa cả bác sĩ và cán bộ kỹ thuật tăng cường cho Thủ đô chống dịch. Trong ngày 16-8, mặc dù trời có mưa nhưng Sở Y tế Hà Nội vẫn tiếp tục triển khai phun thuốc diệt muỗi trên địa bàn 21 quận, huyện. Việc phun thuốc diệt muỗi diễn ra từ nay đến hết tháng 8 tại các ổ dịch trọng điểm và 100% các bệnh viện, trạm y tế, phòng khám, trường học, chợ, khu lán trọ công trình.

Đến thời điểm hiện tại, Bộ Y tế đã tăng cường 6 đội cơ động của 2 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Sốt rét – Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương giám sát, hỗ trợ kỹ thuật, đặc biệt trong phun hóa chất và giám sát véc tơ; thành lập 26.038 đội xung kích với 63.119 người tại 4.638 tổ dân phố tại 584/584 xã phường của Hà Nội; xử lý 2.112 ổ dịch tổ chức 90 chiến dịch phun hóa chất diện rộng và hơn 1.000 chiến dịch vệ sinh môi diệt bọ gậy.

Tại cuộc họp các đại biểu đã cùng thảo luận các vấn đề trong điều trị cũng như dự phòng như: việc phân loại bệnh nhân, giảm tình trạng quá tải, hạn chế thấp nhất tử vong, tăng cường tập huấn, hỗ trợ điều trị cho các bệnh viện tuyến dưới, các trạm y tế trên địa bàn thành phố, chú trọng điều trị ngoại trú, huy động nhiều lực lượng chống SXH.

Phát biểu kết luận tại cuộc họp Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay hiệu quả phun muỗi tại cộng đồng và gia đình đã làm cho mật độ muỗi giảm rõ rệt. Tuy nhiên để việc phòng chống hiệu quả, Bộ trưởng đề nghị công tác truyền thông đi trước 1 bước, tập trung tuyên truyền về ổ chứa muỗi, lăng quăng; dấu hiệu của bệnh và khi mắc bệnh thì nên điều trị thế nào… Bộ trưởng giao Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương bắt một số loài muỗi để phân lập muỗi; Cục Y tế dự phòng phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Sốt rét – Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương tăng cường tập huấn cho tuyến dưới về dịch tễ học thực địa; Cục Quản lý Khám chữa bệnh và BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương tổ chức tập huấn lại về những vấn đề liên quan đến điều trị cả người lớn và trẻ em. Trong trường hợp cần thiết thì cho nhập viện và không để bệnh nhân nằm ghép, tránh lây chéo bệnh viện đồng thời cần tuyên truyền người dân tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà.

Đối với công tác phòng chống SXH trên địa bàn TP. Hà Nội, Bộ trưởng đề nghị Sở Y tế Hà Nội cần tiếp tục phun thuốc diệt trên diện rộng ở bệnh viện, trường học, khu đất trống, công trường xây dựng... đồng thời Hà Nội cần quyết tâm hơn nữa trong việc phun hóa chất trên diện rộng bằng máy công suất lớn trên xe ô tô, kết hợp máy đeo vai vào từng nhà dân. Bên cạnh đó tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân việc thực hiện chiến dịch diệt bọ gậy, phòng chống sốt xuất huyết bằng cách lật úp tất cả các dụng cụ chứa nước.

Hội nghị tổng kết Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ

Ngày 18/8/2017 tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Tham dự Hội nghị có PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế; ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; lãnh đạo các Vụ, Cục (Bộ Y tế); Sở Y tế, bệnh viện, trạm y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ được thực hiện tại 06 tỉnh Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) và Bộ Y tế trong vòng 06 năm (2010 – 2016) với mục tiêu hỗ trợ hệ thống y tế tại 06 tỉnh Bắc Trung Bộ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và y tế dự phòng, đặc biệt là ở tuyến huyện, đồng thời tăng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân có khó khăn về kinh tế, góp phần nâng cao sức khỏe của nhân dân trong vùng. Cụ thể, dự án hỗ trợ thông qua cung cấp trang thiết bị y tế, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế, đầu tư cơ sở hạ tầng cho trung tâm y tế/ trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện và tăng cường năng lực quản lý; triển khai tốt các chính sách bảo hiểm y tế cho người cận nghèo, giúp người cận nghèo tăng cường khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế có chất lượng, góp phần đảm bảo sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong 06 năm triển khai tất cả các hoạt động như hỗ trợ BHYT cho người cận nghèo, mua sắm trang thiết bị, tuyển chọn tư vấn, xây dựng cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực… đã được triển khai thực hiện đồng bộ ở cả tuyến Trung ương và địa phương theo đúng kế hoạch. Tính đến thời điểm kết thúc dự án, 100% khối lượng công việc đã được hoàn thành và tỷ lệ giải ngân đạt 99% vốn vay WB.

Phát biểu tại hội nghị, PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế ghi nhận và chúc mừng dự án đã đạt được những kết quả thành công, vượt cả mục tiêu đầu ra, được WB cũng như các Bộ/ngành liên quan đánh giá cao trong các đợt đánh giá. Kết quả của dự án vẫn được các địa phương duy trì và mở rộng, người cận nghèo vẫn được hỗ trợ mua thẻ BHYT sau khi dự án kết thúc, các trang thiết bị do dự án đầu tư đang được các cơ sở y tế sử dụng có hiệu quả, các cán bộ y tế được đào tạo đang tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng Bắc Trung Bộ.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trao bằng khen cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong triển khai  dự án Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung Bộ.

 Thành phố Hà Nội giao ban Ban chỉ đạo phòng dịch ở người

Sáng ngày 18/8/2017 tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh ở người của Thành phố Hà Nội đã họp giao ban với các quận huyện, sở ngành liên quan để tiếp tục chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH).

Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý; cùng đại diện Lãnh đạo các Vụ/Cục/Viện của Bộ Y tế;  đại diện các Sở/Ban/Ngành, lãnh đạo UBND các Quận, huyện trên địa bàn Thành phố.

Báo cáo tại cuộc họp ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: tính đến ngày 17/8, Hà Nội đã ghi nhận 17.365 bệnh nhân mắc SXH, 7 trường hợp tử vong. Từ đầu năm đến nay thành phố đã ghi nhận 2.112 ổ dịch SXH nhưng đến nay 1.468 ổ dịch đã được khống chế, ổ dịch qua 14 ngày không xuất hiện bệnh nhân mắc mới chiếm 69,5%, bà hầy hết là các ổ dịch nhỏ chiếm 80%, 15% ổ dịch có 3-5 bệnh nhân, chỉ có 107 ổ dịch từ 6 bệnh nhân trở lên. Những ngày gần đây trên địa bàn thành phố Hà Nội số ca mắc SXH mới đã có xu hướng giảm cụ thể, ngày 14-8 có 3.076 bệnh nhân, ngày 15-8 có 2.635 bệnh nhân, ngày 16-8 có 2.588 bệnh nhân, ngày 17-8 có 2.575 bệnh nhân. Tuy nhiên trước diễn biến bất thường của thời tiết tạo điều kiện cho lăng quăng phát triển Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhận định thời gian tới diễn biến dịch vẫn còn rất phức tạp.

Tại cuộc giao ban đại diện UBND các quận của TP. Hà Nội đã báo cáo những thuận lợi, khó khăn và những kết quả đã đạt được về công tác phòng chống dịch SXH trên địa bàn quận mình. Tuy nhiên các quận đều gặp khó khăn trong quá trình phun thuốc diệt muỗi cũng như trong công tác tuyên truyền vận động đến người dân chủ động trong công tác phòng chống dịch SXH. Có thể kể đến như: Người dân còn ngại, không hợp tác khi cán bộ vào nhà phun thuốc, thêm vào đó là dân số đông, có hàng nghìn nhà trọ, hàng trăm bãi rác, nhiều khu đất trống, công trường xây dựng lớn và các quận huyện khi triển khai công tác phòng chống dịch còn thiếu thuốc, máy phun...

Trước những diễn biến của thời tiết này rất phù hợp cho lăng quăng phát triển, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long rất quan ngại. Thứ trưởng đề nghị UBND TP Hà Nội cần có biện pháp tổng thể huy động các cấp, ngành coi đây là trách nhiệm của mình cùng tham gia phòng chống dịch SXH cũng như cần sử dụng các biệt pháp để diệt lăng quăng; khi năm học mới sắp đến các em học sinh đi học thời tiết mưa nhiều thuận lợi cho muỗi phát triển, Thứ trưởng đề nghị ngành Giáo dục thành phố cần chủ động, quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng chống dịch bệnh trong trường học; ngành xây dựng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tại các công trường xây dựng; đội thanh niên tình nguyện, đoàn thanh niên cần tăng cường ra quân mạnh mẽ tại khắp các phố phường trong thành phố, tuyên truyền cho người dân cũng như dọn dẹp những nơi có nguy cơ là ổ dịch; trong công tác tuyên truyền Thứ trưởng đề nghị Sở Thông tin và truyền thông thành phố cần tuyên truyền cho người dân chủ động hơn trong công tác phòng chống dịch, diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy. ..Đồng thời Sở Y tế Hà Nội cần chỉ đạo các bệnh viện trực thuộc tăng cường tập huấn điều trị, hạ nhiệt điều trị từ tuyến bệnh viện cơ sở, tránh việc nằm ghép, quá tải bệnh viện..Thứ trưởng cũng đề nghị UBND TP Hà Nội tăng cường mua máy phun bù nhiệt; Chủ tịch UBND các quận huyện cần quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn mình phụ trách. Những kiến nghị của UBND Thành phố Bộ Y tế sẽ tiếp tục hỗ trợ các Thành phố trong công tác phòng chống dịch. Thứ trưởng mong rằng với sự quyết tâm của các cấp ngành liên quan trong thời gian tới công tác phòng chống dịch trên địa bàn sẽ đạt được kết quả mong đợi.

Tiếp thu ý kiến của Thứ trưởng Bộ Y tế đồng chí Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cảm ơn sự quan tâm của Bộ Y tế đối với công tác phòng chống dịch của TP trong thời gian qua. Đồng thời đề nghị trong thời gian tới các Sở/Ngành đơn vị tiếp tục thực hiện các giải pháp phòng chống dịch, đặc biệt cần phải vào cuộc quyết liệt hơn. Đồng chí Phó chủ tịch nhấn mạnh: Với những tổ chức, cá nhân vi phạm không hợp tác hỗ trợ chính quyền, lãnh đạo thành phố giao các địa phương phối hợp cùng lực lượng công an thống kê, lập biên bản và xử lý hành chính theo quy định.

 Hội thảo Quốc tế về thúc đẩy Chăm sóc trẻ sơ sinh thiết yếu

Từ ngày 14 – 17/8/2017, tại Đà Nẵng, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo quốc tế 2 năm lần thứ 2 về thúc đẩy tiến bộ trong Chăm sóc trẻ sơ sinh thiết yếu (EENC).

Tham dự Hội thảo về phía Việt Nam có: GS. TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế; Lãnh đạo Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế); đại diện Lãnh đạo một số Bệnh viện Sản nhi đầu ngành như Bệnh viện Phụ sản TW, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Sản – Nhi Đà Nẵng… Về phía quốc tế có sự tham dự của Thứ trưởng và cán bộ cấp cao y tế các nước Campuchia, Trung Quốc, Lào, Mông Cổ, Philippine, Quần đảo Solomon, Papua New Guinea; các tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)…

Phát biểu tại hội nghị, GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam nhấn mạnh: Việt Nam đã có nhiều nỗ lực triển khai chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em (SKBMTE) nói chung, trẻ sơ sinh nói riêng, tử vong mẹ và tử vong trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm đáng kể. Việt Nam vinh dự được WHO, UNICEF chọn là quốc gia đăng cai tổ chức hội thảo quốc tế thúc đẩy tiến bộ EENC. Đây là những nội dung rất quan trọng nhằm hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc vào năm 2030. Hội thảo cũng là dịp để các quốc gia, các Tổ chức quốc tế chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp nguồn lực, thúc đẩy hơn nữa các hoạt động EENC.

Đến nay, EENC đã được áp dụng tại 16 quốc gia. Trên 30.000 cán bộ y tế đã được tập huấn tại 2.522 cơ sở y tế – đạt gần đến con số 4 triệu trẻ sơ sinh được chăm sóc tốt hơn. Trong hội nghị khu vực này, các thứ trưởng đến từ 8 quốc gia được ưu tiên lựa chọn sẽ cùng nhau khắc phục các rào cản để việc triển khai nhân rộng nhanh chóng công tác chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (EENC), đặc biệt là ở các nhóm dân cư dễ bị tổn thương trong khu vực.

Thanh niên

Phát hiện mới về muỗi gây sốt xuất huyết khiến các nhà khoa học ngạc nhiên

“Chúng tôi rất ngạc nhiên khi giám sát thấy có muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết mà không thấy ổ bọ gậy. Thực tế, chúng đã có những chỗ ở mới, rất kín đáo”

Đó là nhận xét của TS Trần Vũ Phong, Trưởng khoa Côn trùng và động vật y học (Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Bộ Y tế). Là người có nhiều năm tham gia thực hiện giám sát về muỗi và côn trùng, TS Phong cho biết: “Chúng tôi cũng cố gắng tìm hiểu vì sao tại các ổ dịch sốt xuất huyết có muỗi truyền bệnh mà không thấy ổ bọ gậy. Cuối cùng, khi lật các tủ lạnh ra thì thấy các khay chứa nước đọng dưới tủ lạnh trong các gia đình có rất nhiều ổ bọ gậy. Thực tế cho thấy muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết ngày càng khôn hơn, tinh ranh hơn. Có những ổ bọ gậy mà bình thường chúng ta không thể ngờ tới. Loài muỗi này đã tìm đến những nơi mà con người không phát hiện ra được để đẻ trứng. Đây là một khó khăn rất lớn trong phòng chống sốt xuất huyết”, chuyên gia này nhận xét.

Để phun hóa chất diệt muỗi vằn, các nhà chuyên môn đã phải lên những giờ "vàng" khi chúng đi “ăn” để tiêu diệt. Trong đó, giờ hoạt động cao điểm của muỗi vằn là lúc sáng sớm và chiều tối.

Đặc biệt, theo các chuyên gia, muỗi vằn rất thích hút máu người và thường sống ở trong nhà, gần người. Chỉ con cái mới hút máu để có “dưỡng chất” cho trứng phát triển. Trong nhà, muỗi vằn thích trú ngụ ở những nơi tối, trên quần áo sẫm màu, quần áo mặc dở trên mắc chứ không đậu trên vách tường.

 “Muỗi vằn rất tinh, chúng cảm nhận được người rất nhanh, sà vào đốt ngay khi chúng ta vừa bước vào nhà. Khi thức dậy ra khỏi màn thì chúng cũng đã kịp nhao đến”, TS Vũ Sinh Nam, chuyên gia của Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư, người có hàng chục năm nghiên cứu về các loài muỗi, cho hay.

TS Nam lưu ý, trứng của muỗi vằn có thể bám trên bề mặt các vật dụng chứa nước và chịu khát rất lâu. Khi có nước mưa xuống và nắng lên, chúng lập tức phát triển thành những ổ bọ gậy, trưởng thành lứa muỗi mới và tìm đốt người. Một con muỗi cái nhiễm vi rút dengue gây sốt xuất huyết thì trứng, bọ gậy và lứa muỗi mới cũng mang vi rút này, tiếp tục đốt người, truyền vi rút gây bệnh khiến dịch lan nhanh.

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, cho biết ngành y tế đang tiến hành phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng toàn thành phố Hà Nội từ nay đến hết tháng 8. Đây là chiến dịch lớn, huy động nhiều lực lượng tham gia, trong đó có cả bộ đội và dân phòng. Tuy nhiên, việc phun thuốc diệt muỗi sẽ không thể dập dịch hoàn toàn nếu vẫn tồn tại các ổ lăng quăng/bọ gậy trong các hộ gia đình.

Lao động

Ít kết quả xét nghiệm được liên thông sau gần 1 tháng triển khai

Việc liên thông kết quả xét nghiệm thực hiện tại các bệnh viện (BV) tuyến trung ương đã được thực hiện từ 1.8 tại 38 BV. Tuy nhiên, sau gần 1 tháng triển khai, chỉ một số ít xét nghiệm được liên thông.

Không phải xét nghiệm nào cũng được liên thông

Mỗi năm BV Bạch Mai (Hà Nội) thực hiện hàng triệu xét nghiệm các loại. Từ 1.8, cùng với 37 BV tuyến trung ương, BV Bạch Mai cũng thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm. Do thời gian thực hiện còn ít nên chưa đánh giá được kết quả, tuy nhiên số xét nghiệm được liên thông không nhiều.

Lý giải điều này sau gần 1 tháng thực hiện, TS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp (BV Bạch Mai) cho rằng: Theo nguyên tắc, việc liên thông chỉ áp dụng cho một số xét nghiệm, kết quả có giá trị trong một thời gian nhất định. BV chỉ công nhận kết quả xét nghiệm của BV khác có chất lượng tương đương hoặc cao hơn. Quyền chỉ định xét nghiệm vẫn là của bác sĩ nếu thấy cần thiết.

“Chỉ đơn cử, có bệnh nhân buổi sáng làm xét nghiệm men gan ở BV Thành Nhàn nhưng chiều sang BV Bạch Mai bác sĩ vẫn yêu cầu xét nghiệm lại. Bệnh nhân cũng thắc mắc nhưng kết quả cho ra hoàn toàn khác nhau. Điều này không phải do chất lượng xét nghiệm khác nhau mà bệnh tình bệnh nhân nặng thêm. Trong trường hợp này, bệnh nhân vẫn cần làm xét nghiệm để tiên lượng bệnh và có hướng điều trị”- TS Hùng lấy ví dụ.

Bác sĩ Tuấn Anh, Trưởng khoa hoá sinh (BV Bạch Mai) cũng cho rằng: Liên thông nhưng đảm bảo chất lượng điều trị của bệnh nhân. Trong tổng số xét nghiệm BV vẫn làm, số lượng được phép liên thông đạt tỷ lệ ít. Không phải xét nghiệm nào cũng liên thông được.

Việc giảm chi phí, thời gian cho người bệnh không phải là tất cả, điều quan trọng là từ xét nghiệm chính xác để có hướng điều trị cho bệnh nhân. Tuỳ thuộc vào tình trạng người bệnh, bác sĩ ra quyết định có phải làm lại xét nghiệm không.

Liên thông xét nghiệm – bước đệm quản lý bệnh nhân liên tuyến

“Nói như vậy không có nghĩa các BV từ chối xét nghiệm của bệnh nhân ở BV cùng hạng hay tuyến dưới. Xét nghiệm bất kỳ cơ sở nào cũng quan trọng. Đó là tài liệu tham khảo, để nhân viên y tế hiểu hơn về tiền sử bệnh của bệnh nhân”, TS Hùng nói.

Từ việc liên thông kết quả xét nghiệm, thời gian tới, các BV sẽ quản lý bệnh nhân theo hệ thống. Mỗi bệnh nhân sẽ có mã riêng. Khi mã bệnh nhân nhập vào hệ thống, các BV có thể theo dõi tất cả dữ liệu của bệnh nhân, trong đó có cả xét nghiệm. Điều này tiết kiệm chi phí, thời gian cho người bệnh. Bên cạnh đó, hạn chế tình trạng lạm dụng khám chữa bệnh để rút BHYT.

Hiện nay, chất lượng xét nghiệm giữa các cơ sở điều trị và giữa các tuyến điều trị chưa đồng đều. Kết quả thường tốt hơn ở các BV tuyến trung ương và tuyến tỉnh, hạn chế ở tuyến dưới. Cũng vì thế, tình trạng các BV không công nhận kết quả xét nghiệm của nhau khiến bệnh nhân phải xét nghiệm nhiều lần đã gây mất thời gian và tốn kém tiền của.

Theo lộ trình, chậm nhất đến năm 2018, kết quả xét nghiệm  sẽ liên thông đối với các phòng xét nghiệm thuộc BV hạng đặc biệt, hạng 1 và tương đương. Đến năm 2020, liên thông với các phòng xét nghiệm có cùng mức chất lượng trong phạm vi quản lý thuộc mỗi tỉnh, thành. Năm 2025 sẽ liên thông trên phạm vi toàn quốc.

Cả nước hiện có 38 BV tuyến trung ương, 492 bệnh viện tuyến tỉnh, 645 BV huyện và 31 BV ngành. Bước đầu Bộ Y tế thí điểm thực hiện tại 38 BV trung ương, chọn mỗi chuyên ngành 2-3 xét nghiệm được liên thông, sau đó từng bước mở rộng, xây dựng các danh mục xét nghiệm.

Chiến đấu với sốt xuất huyết: Thày thuốc và người nhà bệnh nhân đã nhiều đêm không ngủ

Sốt xuất huyết - đã và đang là cuộc chiến căng thẳng của các thày thuốc và người nhà các bệnh nhân nặng. Những lắng lo, mệt mỏi, gắng gượng in hằn bởi những đêm không ngủ... PV Lao Động đã ghi nhận một đêm cùng với những bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

Hơn 11h đêm tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, các y bác sĩ vẫn tất bật thăm khám cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Chưa bao giờ dịch sốt xuất huyết lại bùng phát mạnh và có những diễn biến phức tạp như năm nay. Số ca mắc bệnh tăng cao đã gây nên nhiều áp lực cho các bệnh viện, gia đình bệnh nhân và toàn xã hội. Đêm muộn, bác sĩ Trần Văn Kiên – Khoa hồi sức tích cực bệnh viện Nhiệt đới Trung ương vẫn miệt mài theo dõi từng bệnh nhân tại khoa. Theo bác sĩ Kiên, các bệnh nhân ở khoa này hầu hết có những biến chứng nguy hiểm, do đó cần phải theo dõi sát sao. Thông thường ca trực của bác sĩ Kiên đến 22h đêm, nhưng trong những ngày này khi số ca mắc bệnh tăng cao, bác sĩ cũng như nhiều đồng nghiệp của mình nhiều đêm phải thức đến 2,3h sáng. Thậm chí với những ca nặng thì các anh phải thức đến sáng. Người nhà anh Kỳ Dương nằm điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhiệt đới trung ương đã 1 tháng nay với biến chứng viêm màng não. Cẩn thận chăm sóc, thay khăn mát, cặp nhiệt độ cho người thân, anh Dương chia sẻ với PV những vất vả khi chăm sóc người nhà mắc sốt xuất huyết. Anh Dương luôn túc trực bên cạnh bệnh nhân và đôi khi động viên nhau bằng những cái siết tay thật chặt. Người mắc bệnh nằm điều trị, người không mắc bệnh căng thẳng lo lắng không rời mắt khỏi người bệnh. Có khi là nguyên một đêm trắng. Tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, nhiều người nhà tranh thủ chợp mắt lấy lại sức sau những ngày đồng hành cùng người thân chống lại căn bệnh sốt xuất huyết đang hoành hành. Xúc từng thìa cháo để mong người bệnh chóng qua khỏi để được về nhà...... Nỗi mong mỏi duy nhất là người thân qua cơn bạo bệnh.

Nhân dân

Hà Nội: Chủ tịch các quận, huyện, thị xã trực tiếp chịu trách nhiệm về phòng, chống sốt xuất huyết

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng vừa ký ban hành Thông báo số 866-TB/TU thông báo kết luận hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng đối với công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn thành phố năm 2017.

Thông báo nêu rõ, thời gian qua, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố có diễn biến phức tạp, số người mắc bệnh tăng cao so với cùng kỳ các năm trước và đã có bẩy trường hợp tử vong. Một số địa bàn có số người mắc bệnh cao là quận Đống Đa, Hoàng Mai… Thành ủy, UBND thành phố đã chủ động lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, huy động các cấp, ngành từ thành phố đến cơ sở tập trung nhiệm vụ phòng chống dịch SXH. Công tác phòng, chống dịch SXH trên địa bàn bước đầu có kết quả, số ca mắc mới có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên, tình hình bệnh SXH dự báo vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, xuất hiện nhiều yếu tố làm cho dịch có thể tiếp tục bùng phát mạnh trong thời gian tới.

Để chủ động ngăn chặn, kiềm chế, không để dịch bệnh SXH lan rộng trên địa bàn thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội từ Thành phố đến cơ sở cần tiếp tục thực hiện nghiêm Văn bản chỉ đạo số 698-CV/TU ngày 31-7-2017 của Thành ủy, Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 11-7-2017 của UBND Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố; đồng thời, tập trung thực hiện tốt sáu nhiệm vụ chủ yếu sau:

Một là, cấp ủy, chính quyền, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội các cấp phải xác định công tác phòng, chống dịch SXH là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong thời gian tới; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động mọi lực lượng, triển khai quyết liệt các giải pháp tối ưu trong công tác phòng, chống dịch. Các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Thành ủy, UBND thành phố về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

Hai là, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh SXH bằng nhiều hình thức, phổ biến kiến thức để nhân dân nhận thức đúng và tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống SXH cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Ban Tuyên giáo Thành ủy chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan về công tác tuyên truyền, thông tin một cách kịp thời, chính xác diễn biến dịch bệnh, các hoạt động phòng, chống dịch của thành phố.

Ba là, các cấp ủy, chính quyền chủ động phối hợp MTTQ, tổ chức chính trị xã hội các cấp thực hiện các đợt cao điểm vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi trên diện rộng theo kế hoạch của thành phố. Tổ chức tốt hoạt động của các đội phòng, chống dịch cơ động; đội xung kích diệt bọ gậy tại các xã, phường, thị trấn. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống SXH tại địa phương. Kiên quyết xử lý các cá nhân, tổ chức không hợp tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô, Công an Thành phố chỉ đạo các đơn vị bố trí lực lượng tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống dịch SXH tại địa phương đóng quân.

Bốn là, Sở Y tế theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, chỉ đạo, phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ dịch; hướng dẫn các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố tổ chức các điều kiện tốt nhất để điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết, theo đúng phác đồ điều trị. Kịp thời tổng hợp tình hình, số lượng bệnh nhân để có giải pháp phân tuyến điều trị, chuyển bệnh nhân nhẹ về tuyến y tế cơ sở, nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Năm là, Ban cán sự đảng UBND Thành phố tiếp tục tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh. Bố trí đủ nguồn lực thực hiện hỗ trợ đối với các bệnh viện, cán bộ y tế, các lực lượng tham gia công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Thường xuyên báo cáo kết quả với Ban Thường vụ Thành ủy.

Sáu là, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy phụ trách địa bàn chủ động theo dõi, kiểm tra, đôn đốc địa phương được phân công phụ trách trong công tác tổ chức thực hiện phòng, chống dịch SXH.

 Bệnh viện "dã chiến" sẵn sàng cho điều trị sốt xuất huyết

Không chỉ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các bệnh viện khác như Trung ương Quân đội 108, Xanh-Pôn... đều có những khu vực “dã chiến” để khám và điều trị riêng cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (SXH).

Từ ngày 7-8, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã lập thêm phòng điều trị dã chiến với 20 giường bệnh tại hội trường bệnh viện, nhằm giảm tải tình trạng quá đông bệnh nhân tới khám hàng ngày.

Theo PGS, TS Nguyễn Văn Kính - Giám đốc BV, có những ngày quá tải, BV tiếp nhận 1.000 lượt khám của bệnh nhân SXH. Vì có những bệnh nhân, phải thường xuyên đến làm xét nghiệm máu trong ba ngày liên tiếp, hoặc có những ca không tin tưởng cơ sở y tế khác, đi tái khám nhiều lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe khi mắc SXH.

Vì thế, phòng điều trị dã chiến tại hội trường sẽ trở thành phòng khám cho bệnh nhân ngoại trú, điều trị ban ngày rồi buổi tối về nhà. Đây cũng là phương pháp để giảm tải bệnh nhân không nhất thiết phải nằm viện điều trị nội trú, tránh lây chéo, phải nằm ghép, nằm giường xếp...

Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cũng thành lập riêng biệt khu tái khám và điều trị ban ngày cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Bình quân mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận trên 400 bệnh nhân sốt, trong đó có hơn 1/4 số bệnh nhân được chẩn đoán là sốt xuất huyết. Trung bình, mỗi ngày có khoảng hơn 100 bệnh nhân đã bị sốt xuất huyết đến tái khám hàng ngày.

Vì thế, bệnh nhân tại đây được phân loại, bệnh nhân nặng được nhập viện điều trị nội trú. Những ca mắc sốt xuất huyết nhẹ hơn sẽ được cho điều trị ngoại trú, hẹn tái khám hằng ngày để xem chỉ số xét nghiệm máu. Do đó, khu tái khám và điều trị ban ngày cho bệnh nhân sốt xuất huyết được mở thêm để đáp ứng nhu cầu điều trị ngoại trú cho các bệnh nhân.

Ths Nguyễn Văn Thường, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Xanh-Pôn cho biết: “Việc thành lập riêng một khu tái khám và điều trị ban ngày cho bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ giúp các bệnh nhân tái khám sẽ được khám và lấy máu xét nghiệm tại chỗ, truyền dịch tại chỗ, giảm thiểu thời gian lưu chuyển của bệnh nhân, giảm lượng ùn tắc cho bệnh nhân đến khám và chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa Xanh-Pôn”.

Từ đầu năm đến nay bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho hơn 1.600 bệnh nhân sốt xuất huyết. Để đáp ứng yêu cầu khám và điều trị cho bệnh nhân, bệnh viện đã đầu tư mua thêm giường bệnh, đảm bảo đủ cơ số thuốc, trang thiết bị vật tư y tế, tăng cường nhân lực cho các khoa điều trị. Đồng thời chủ động phân loại bệnh nhân theo từng mức độ nặng, nhẹ để có phác đồ điều trị thích hợp.

Những ngày qua, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có hàng trăm bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh sốt xuất huyết/ngày. Cao điểm, có ngày bệnh viện tiếp nhận tới gần 400 bệnh nhân có biểu hiện sốt xuất huyết đến khám, chủ yếu là bệnh nhân ở Hà Nội. Do quá tải, Bệnh viện chỉ có thể tiếp nhận vài chục bệnh nhân trong số đó vào điều trị nội trú. Đây là những trường hợp có dấu hiệu cảnh báo nguy cơ biến chứng và đều ở ngày thứ 3 trở đi kể từ khi mắc sốt xuất huyết.

Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, khu điều trị dã chiến sốt xuất huyết nhằm góp phần chống quả tải bệnh nhân sốt xuất huyết cũng được thành lập từ ngày 12-8. Khu điều trị này có 40 giường bệnh, dự kiến mỗi ngày sẽ tiếp nhận, điều trị cho 200 bệnh nhân ở Hà Nội đến điều trị ngoại trú.

Để giảm tải cho các bệnh viện công, hiện nay, nhiều cơ sở y tế tư nhân cũng rất mạnh dạn đưa ra những chương trình ưu đãi khám và điều trị sốt xuất huyết. Với đội ngũ 15 bác sĩ, Bệnh viện đa khoa quốc tế Bắc Hà cho biết có thể đáp ứng điều trị cho khoảng 50 bệnh nhân nội trú. Đặc biệt, Bắc Hà đang có ưu đãi như miễn phí xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu cho người bệnh đến khám sốt xuất huyết. Với những ca phải điều trị nội trú, bệnh viện sẽ giảm 20% chi phí giường bệnh điều trị.

Theo báo cáo mới nhất của Sở Y tế Hà Nội, đến nay có hơn 15.300 ca mắc sốt xuất huyết, 24 trường hợp tử vong. Toàn TP đã ra quân diệt lăng quăng, bọ gậy, phun thuốc muỗi trên diện rộng để khống chế dịch. Tuy nhiên với diễn biến bất thường của thời tiết cùng sự gia tăng sinh viên đổ về thủ đô nhập học những ngày tới sẽ là một thách thức với ngành y tế trong việc khống chế số ca mắc mới sốt xuất huyết và dập tắt dịch.

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam đào tạo điều dưỡng chất lượng cao

Ngày 19-8, Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Viện nghiên cứu Phúc lợi xã hội tổng hợp SYASOUKEN (Nhật Bản) tổ chức lễ khai trương Trung tâm đào tại điều dưỡng Hoa Anh Đào 175.

Đến dự có ông Kawaue Junichi – Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh, bà Trần Thị Giáng Hương – Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Y tế và ông Bùi Ngọc Hải – Trưởng phòng Quân huấn, Cục Quân y, Bộ Quốc phòng.

Thiếu tướng – PGS – thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Hồng Sơn – giám đốc Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) cho biết: “Trung tâm đào tạo điều dưỡng Hoa Anh Đào 175, là trung tâm được trang bị hệ thống trang thiết bị hiện đại, có nhiều đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác đào tạo, huấn luyện điều dưỡng với quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn Nhật Bản nhằm mục đích nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ điều dưỡng của BV Quân Y 175, điều dưỡng các BV tuyến quân đội phía Nam và hướng tới là cho điều dưỡng các cơ sở y tế trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và vùng lân cận”.

Ông Kawaue Junichi – Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh đang được điều dưỡng của Trung tâm hướng dẫn trải nghiệm mô hình.

Cùng với đó, Trung tâm sẽ hỗ trợ huấn luyện và đào tạo kỹ năng chăm sóc người cao tuổi cho đội ngũ chăm sóc tại BV, tiến tới chuẩn bị đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao phục vụ cho hai bệnh viện quy mô và hiện đại trong tương lai là Viện chấn thương chỉnh hình (500 giường) và Bệnh viện Đa khoa 175 (1000 giường), đặc biệt là Viện Dưỡng lão tiêu chuẩn Nhật Bản tại Việt Nam trong khuôn viên Bệnh viện Quân y 175.

Theo thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn, đây là mô hình liên kết rất mới của Viện Nghiên cứu Phúc lợi xã hội Syasouken Nhật Bản với một đơn vị quân đội. Bên cạnh sự kiện này, thì Bệnh viện Quân y 175 còn kết hợp với một đơn vị quan đội Nhật Bản để đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình. Đại diện Bệnh viện Quân y 175 cũng đã tri ân sự hỗ trợ của Chính phủ hai nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh cũng như các đơn vị khác.

Tuổi trẻ

Miếng dán chống say xe gây loạn thần?

Khi dán miếng dán này, thuốc sẽ ngấm vào máu làm trẻ bị ảo giác. Lúc đó, trẻ nhìn thấy người này thành người khác, la hét, có những hành động bất thường.

Mới đây, một bé gái 9 tuổi ngụ ở huyện Hóc Môn (TP.HCM) được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 nhập viện trong tình trạng cháu cứ bò lồm cồm, miệng la hét.

Người nhà kể cháu đạt học sinh giỏi nên gia đình thưởng cho cháu một chuyến đi chơi ở trung tâm TP.HCM. Lo cháu bị say xe nên trước khi lên ôtô, người nhà ra nhà thuốc mua một miếng cao dán chống say tàu xe. Nào ngờ mới dán được một lúc, bé đã có triệu chứng như trên.

Mùa hè tăng số trẻ mắc

Tại khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, bé gái này được bác sĩ chẩn đoán bị loạn thần do trước đó đã dùng miếng cao dán chống say tàu xe. Vậy là thay vì được đi chơi, bé phải nằm viện điều trị trong hai ngày rưỡi.

Trước khi điều trị cho trường hợp này, các bác sĩ trong khoa cũng gặp một trường hợp nhỏ tuổi hơn, khoảng 5 tuổi, bị loạn thần do dùng miếng cao dán chống say tàu xe. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết các bác sĩ đã gặp một số trường hợp trẻ em bị loạn thần do trước đó đã được phụ huynh dán cho miếng cao chống say tàu xe.

Bác sĩ Khanh cho hay mùa hè trẻ được đi chơi xa nhiều hơn, số lượng các bé dán cao nhiều hơn, do đó những trường hợp bị loạn thần do dán miếng chống say xe nhập viện cũng nhiều hơn.

Trẻ nhạy cảm dễ bị ảo giác khi dán

Theo bác sĩ Khanh, khi trẻ dán miếng cao, có hai khả năng xảy ra. Một là trẻ sẽ lừ đừ nên người nhà tưởng trẻ vẫn còn say xe, có thể kéo dài đến 3 ngày. Hai là trẻ sẽ bò lồm cồm, la hét, giống như viêm não nên các bậc cha mẹ rất sợ và đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Nên chống say tàu xe bằng các biện pháp dân gian là ý kiến của nhiều bác sĩ. Theo bác sĩ Khanh, say xe là chuyện bình thường, tùy theo trẻ em hoặc người lớn có độ nhạy cảm khác nhau có thể bị ói khác nhau. Giải quyết “không ói” có rất nhiều phương pháp như phương pháp dân gian, phương pháp dùng thuốc, nhưng tuyệt đối có một số thuốc không được tự dùng cho trẻ em như miếng dán chống say xe này.

Các bác sĩ nhấn mạnh trẻ em dưới 2 tuổi không được dùng loại thuốc nào để chống say tàu xe. Còn trẻ 2 tuổi trở lên có thể dùng những loại thuốc cho ngủ dần để bớt say xe, nhưng trong trường hợp cần lắm mới nên sử dụng. Về nguyên tắc, các nước khác không cho sử dụng miếng dán này dành cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Ngoài ra, có thể dùng những phương pháp dân gian, như đừng ăn no quá hoặc đói quá khi lên xe, đừng bàn việc trẻ bị say khi trẻ lên xe. Trước khi đi xe mà ba mẹ cứ nhắc trẻ hoài: “Con ráng đừng ói nha” là trẻ sẽ bị ói. Cho trẻ ngồi ở ghế ít bị xóc, không có gió lùa, cho trẻ nhìn xung quanh chứ đừng nhìn một điểm, cho ngậm gừng... để trẻ bớt bị say xe.

Con đường… dược liệu

Đường lên Bắc Hà, một huyện còn hoang sơ của tỉnh Lào Cai nhưng có khí hậu mát mẻ không kém gì Sa Pa mùa này rất đẹp.

Hai bên đường, những rừng sa mộc nối tiếp nhau. Vài năm gần đây, Bắc Hà không chỉ trồng ngô, lúa mà còn trồng nhiều dược liệu, những đan sâm, đương quy, cát cánh, tam thất… Tất cả đều theo tiêu chuẩn GACP của WHO (tiêu chuẩn thực hành tốt trồng và thu hái dược liệu theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới) theo hợp đồng thu mua của Công ty Cổ phần Traphaco.

Trồng cây theo hợp đồng

Đang mùa trồng đương quy, cả gia đình anh Ma Seo Vần ở xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà ở cả ngoài khoảnh vườn rộng khoảng 7000m2. Theo anh Vần, trước đây mảnh vườn này gia đình anh trồng ngô, thu hoạch mỗi năm không quá 15 triệu đồng. Từ ba năm trước, gia đình bắt đầu trồng Actiso và đương quy tùy mùa, theo hợp đồng với Công ty Traphaco.

Theo anh Vần, trồng đương quy có cái khó là lúc cây còn nhỏ thì cỏ lên rất nhiều, trồng dược liệu sạch nên phải làm cỏ thủ công khá vất vả. Đương quy ít sâu bệnh, nhưng mùa này nếu mưa nhiều thì có thể có nấm và úng. “Đây là năm thứ hai chúng tôi trồng đương quy, mùa làm nương thì đi nương, khi nào vườn đương quy có cỏ thì lại về làm, cuối mỗi mùa đương quy thu được chừng 60 triệu đồng, gấp 4 lần so với trồng ngô”- anh Vần cho biết.

Chỉ một ngôi nhà sàn mới ở phía xa xa, anh Vần vui vẻ cho biết đây là kết quả của ba mùa trồng Actiso. Ở gần nhà anh đã có 4 gia đình chuyển sang trồng dược liệu, tất cả đều đã có đời sống tốt hơn hẳn so với trước. “Làm xong nhà rồi chúng tôi sẽ để dành tiền bán dược liệu cho con đi học, phòng khi ốm đau, chữa bệnh và mua sắm thêm đồ đạc”- anh Vần nói.

Ước mơ phủ xanh đồi trọc bằng dược liệu

Nếu nói chuyện với ông Nguyễn Huy Văn, PGĐ Công ty Cổ phần Traphaco về dược liệu, ông Văn có thể nói say sưa nhiều giờ, thậm chí nói nhiều ngày. Năm 2016, Traphaco đã ký hợp đồng với huyện Bắc Hà bao tiêu sản phẩm 12 ha actiso, 15 ha đương quy, 2 ha đan sâm, chưa kể số cát cánh, tam thất cũng đang được trồng ở vùng đất này. Theo ông Văn, Bắc Hà và Sa Pa là 2 huyện trọng điểm trồng các loại cây dược liệu có củ của công ty, như đương quy, bạch truật, mộc hương, xuyên khung, đan sâm…

“Lùng Phình cao 1300 m so với mực nước biển, khí hậu không khác với Sa Pa. Mỗi năm Công ty chúng tôi sử dụng khoảng 100 loại dược liệu với số lượng trên dưới 4000 tấn, 90% trong số này là nuôi trồng và thu hái trong nước, các sản phẩm chủ lực của chúng tôi đều sử dụng nguyên liệu là dược liệu trong nước” - ông Văn cho biết.

Theo ông Văn, VN có trên 4000 loài cây có thể sử dụng làm thuốc, chiến lược của công ty là phát triển chuỗi sản phẩm xanh chăm sóc sức khỏe, với chất lượng hoàn hảo, sạch từ khâu trồng, thu hái, chế biến và tạo giá trị riêng biệt. “Dòng sản phẩm riêng biệt của VN có thể cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập theo tôi chỉ có sản phẩm từ dược liệu. Trọng tâm của Traphaco là sân nhà, sản xuất thuốc thật tốt cho người Việt sử dụng và minh chứng một điều thuốc Việt hoàn toàn cạnh tranh được với thuốc ngoại” - ông Văn chia sẻ.

Điều ông Văn và tập thể Traphaco đang mong mỏi là phủ xanh đồi trọc bằng các rừng cây dược liệu, và từ đó xóa nghèo, làm giàu cho bà con vùng cao. Theo bà Nguyễn Thị Huê, GĐ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Bắc Hà, trước đây người dân Bắc Hà chỉ trồng được lúa, ngô một vụ/năm, đời sống rất khó khăn và nhiều người phải đi lao động chui ở Trung Quốc. Từ khi có thêm cây dược liệu, riêng Lùng Phình đã có mấy chục người không phải đi lao động chui. Nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng dược liệu, bà Huê cho biết cánh đồng được theo dõi bằng camera để đảm bảo được trồng và thu hái theo đúng tiêu chuẩn.

Ông Đinh Văn Mỵ, chuyên gia về dược liệu, cho hay dược liệu sản xuất theo quy trình nông nghiệp hữu cơ có các yêu cầu như tuyệt đối không sử dụng hóa chất diệt cỏ, bón bằng phân hữu cơ (phân chuồng hoặc phân xanh ủ hoai) và phân NPK hữu cơ theo liều lượng hợp lý. Sau mấy mùa dược liệu, những người như anh Vần đã nắm rất chắc những yêu cầu này. Những ngày mới đã đến ở vùng đất Bắc Hà giàu tiềm năng nhưng vừa được đánh thức. Có lẽ chẳng bao lâu nữa ở Bắc Hà sẽ có những triệu phú, tỷ phú về dược liệu.

Điều trị thành công cho bệnh nhân vẹo cột sống do sẹo co rút

Chiều 18-8, bệnh viện Trưng Vương ( TP.HCM) cho biết vừa phẫu thuật và điều trị thành công cho bệnh nhân cong vẹo cột sống 85 độ do sẹo co rút.

Ca phẫu thuật do PGS.TS Võ Văn Thành cùng các bác sĩ đơn vị cột sống và khoa chấn thương chỉnh hình, bệnh viện Trung Vương thực hiện.

Bệnh nhân là em N.L.H.Ph ( 20 tuổi, sinh viên trường đại học kinh tế TP.HCM) bị vẹo và cong cột sống  đã 20 năm. Ph. bị đau lưng và không thể ngồi được lâu. Các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị còng và vẹo cột sống cực nặng.

Sau 4 tháng tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành hai lần phẫu thuật để nắn chỉnh cột sống cho Ph.. Ca mổ đầu tiên,  giải phóng lối trước, giảm độ vẹo từ 85 độ xuống còn 50 độ. Sau 10 ngày mổ lần thứ hai, nắn chỉnh phía sau và đặt dụng cụ ốc chân cung, đặt xương ghép và hàn xương.

Hiện nay, Ph. đã ngồi được lâu hơn. Theo các bác sĩ, khoảng sau 6 tháng, Ph. sẽ sinh hoạt bình thường.

PGS Thành cho biết đây là trường hợp hiếm gặp, bệnh này gọi là vẹo cột sống do sẹo co rút. Sẹo co rút làm cơ thể phát triển không đối xứng, ảnh hưởng đến cột sống.

Theo PGS Thành, có nhiều nguyên nhân vẹo cột sống, trong đó có vẹo cột sống vô căn, bẩm sinh và do các hội chứng khác nhau. Vẹo cột sống vô căn chiếm tỉ lệ  nhiều nhất. Khi vẹo cột sống để lâu, độ cong vẹo càng cao thì phẫu thuật càng khó.

Bà Tôn Thị Bạch Lan - mẹ Ph. cho biết Ph. khi sinh ra có vết sẹo ở lưng, dần dần da chỗ vết sẹo không dãn ra và bị hoại tử. Năm 6 tuổi, cột sống bắt đầu cong dần.

Đến năm học lớp 3, Ph. đã được mổ đặt túi giãn da nhưng không thay đổi được tình hình. Năm 14 tuổi bắt đầu thấy cột sống cong nhiều hơn.

Gia đình đã đưa em đi chữa trị tại nhiều bệnh viện ở TP.HCM, Hà Nội và Singapore nhưng tình trạng không được cải thiện. Nhiều bệnh viện đã từ chối điều trị vì trường hợp của Ph.  quá nặng.

Một bệnh nhân khác là anh N.T.H ( 30 tuổi) cũng bị cong cột sống nặng vừa được phẫu thuật. Anh H. bị viêm tuỷ cắt ngang, liệt 2 chân từ khi 4 tuổi, ngồi xe lăn đã 20 năm, nhưng chỉ ngồi được dưới 30 phút là phải nằm. Nguyện vọng của anh H là có thể ngồi đươc để đi bán vé số.

Các bác sĩ cho biết bệnh nhân bị viêm tủy cắt ngang, cơ yếu, không giữ lưng được nên càng lớn càng còng nhiều. Trong ca mổ, các bác sĩ đã nắn chỉnh giải phóng những vùng còng nặng nhất và hàn xương cho bệnh nhân.

Sau khi phẫu thuật, cải thiện tình trạng còng tốt. Do liệt 2 chân từ nhỏ, sức cơ không có nên không thể đứng nhưng sẽ ngồi được lâu hơn.

Hà Nội mới

Huy động mọi lực lượng phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Đây là chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở. Nội dung chỉ đạo thể hiện trong Thông báo số 866-TB/TU vừa được Thành ủy Hà Nội ban hành.

Theo đó, ngày 18-8, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã họp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố năm 2017. Sau khi nghe Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh thành phố báo cáo tình hình dịch sốt xuất huyết và công tác phòng, chống dịch và các ý kiến phát biểu tại hội nghị, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội thống nhất nhận định: Thời gian qua, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố có diễn biến phức tạp, số người mắc bệnh tăng cao so với cùng kỳ các năm trước và đã ghi nhận 7 trường hợp tử vong. Một số địa bàn có số người mắc bệnh cao là quận Đống Đa, Hoàng Mai…

Thành ủy, UBND thành phố đã chủ động lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, huy động các cấp, ngành từ thành phố đến cơ sở tập trung nhiệm vụ phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Thành ủy, UBND thành phố đã ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo; trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại các địa bàn trọng điểm. Các cấp, ngành, địa phương đã tích cực vào cuộc, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống sốt xuất huyết, tăng cường các biện pháp vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi. Ngành Y tế thành phố đã làm tốt công tác phối hợp với các bệnh viện trung ương, kịp thời động viên đội ngũ cán bộ, bác sỹ, nhân viên y tế nỗ lực, cố gắng trong công tác cứu chữa, điều trị bệnh nhân; phát hiện và xử lý các ổ dịch, nắm chắc tổng số ổ dịch, số ổ dịch đang hoạt động, đẩy mạnh các chương trình cấp phát thiết bị y tế, đồ dùng gia dụng phòng chống dịch bệnh; huy động các nguồn lực trong phòng, chữa bệnh sốt xuất huyết.Với các giải pháp quyết liệt, đồng bộ nói trên, công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn bước đầu có kết quả, số ca mắc mới có dấu hiệu chững lại.

Tuy nhiên, tình hình bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố dự báo vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, xuất hiện nhiều yếu tố làm cho dịch có thể tiếp tục bùng phát mạnh trong thời gian tới. Đó là: Thời tiết đang giữa mùa mưa tạo điều kiện cho muỗi truyền bệnh sinh sản, phát triển; ô nhiễm môi trường nhất là tại các khu vực công cộng, công trường, khu nhà trọ chưa được kiểm soát, xử lý chặt chẽ; số lượng người tăng mạnh khi sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn bước vào năm học mới…

Để chủ động ngăn chặn, kiềm chế, không để dịch bệnh sốt xuất huyết lan rộng trên địa bàn thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở cần tiếp tục thực hiện nghiêm Văn bản chỉ đạo số 698-CV/TU ngày 31-7-2017 của Thành ủy, Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 11-7-2017 của UBND thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố.

Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo, thời gian tới, các cấp, các ngành tập trung thực hiện tốt 6 nhiệm vụ chủ yếu. Trong đó, cấp ủy, chính quyền, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội các cấp phải xác định công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong thời gian tới; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động mọi lực lượng, triển khai quyết liệt các giải pháp tối ưu trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Thành ủy, UBND thành phố về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.Các cấp, các ngành có trách nhiệm đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết bằng nhiều hình thức, phổ biến kiến thức để nhân dân nhận thức đúng và tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Ban Tuyên giáo Thành ủy chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan về công tác tuyên truyền, thông tin một cách kịp thời, chính xác diễn biến dịch bệnh, các hoạt động phòng, chống dịch của thành phố.Các cấp ủy, chính quyền chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội các cấp thực hiện các đợt cao điểm vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi trên diện rộng theo kế hoạch của thành phố đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Các địa phương phải tổ chức tốt hoạt động của các đội phòng, chống dịch cơ động; đội xung kích diệt bọ gậy tại các xã, phường, thị trấn; đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn. Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu cấp ủy, chính quyền địa phương kiên quyết xử lý các cá nhân, tổ chức không hợp tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Bộ tư lệnh Quân khu Thủ đô, Công an thành phố chỉ đạo các đơn vị bố trí lực lượng tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại địa phương đóng quân.

Sở Y tế theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, chỉ đạo, phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ dịch; hướng dẫn các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố tổ chức các điều kiện tốt nhất để điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết, theo đúng phác đồ điều trị. Kịp thời tổng hợp tình hình, số lượng bệnh nhân để có giải pháp phân tuyến điều trị, chuyển bệnh nhân nhẹ về tuyến y tế cơ sở, nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.Ban cán sự Đảng UBND thành phố tiếp tục tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh; bố trí đủ nguồn lực thực hiện hỗ trợ đối với các bệnh viện, cán bộ y tế, các lực lượng tham gia công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết; thường xuyên báo cáo kết quả với Ban Thường vụ Thành ủy.Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy phụ trách địa bàn chủ động theo dõi, kiểm tra, đôn đốc địa phương được phân công phụ trách trong công tác tổ chức thực hiện phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Nơi nào quyết liệt, nơi đó khống chế được dịch bệnh

Ngày 19-8, các đoàn kiểm tra của thành phố tiếp tục kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại một số quận, huyện: Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Long Biên, Phúc Thọ… Qua kiểm tra cho thấy, nơi nào chính quyền cơ sở vào cuộc quyết liệt, huy động mọi lực lượng tham gia chống dịch thì nơi đó dịch bệnh được khống chế.

Vẫn nặng tính hình thức

Tại buổi kiểm tra trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, quận Cầu Giấy ngày 19-8, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý bày tỏ lo lắng trước việc phun thuốc diệt muỗi, diệt bọ gậy tại các khu nhà trọ, các công trường xây dựng vẫn chưa triệt để. Đây là một trong những nguyên nhân khiến dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh.

Thống kê đến ngày 18-8, quận Cầu Giấy đã ghi nhận 1.075 ca sốt xuất huyết tại 8 phường. Dù đã triển khai các biện pháp nhưng công tác phòng, chống dịch trên địa bàn quận vẫn gặp nhiều khó khăn. Theo Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Trịnh Thị Dung, do tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều khu đất trống, nhiều khu đang giải phóng mặt bằng và thi công các công trình xây dựng, cùng với gần 8 vạn sinh viên, người thuê trọ trên địa bàn khiến nguy cơ dịch lây lan và bùng phát mạnh ở quận. Trong khi đó, nhận thức của người dân về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh còn hạn chế, chưa tự giác thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy…

Tương tự, trên địa bàn quận Nam Từ Liêm cũng ghi nhận 730 ca mắc sốt xuất huyết với 37 ổ dịch, tập trung chủ yếu tại 2 phường Mễ Trì (250 ca) và Trung Văn (227 ca). Lý giải vì sao số ca mắc sốt xuất huyết chủ yếu tập trung tại 2 phường trên, ông Trần Thanh Long, Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm cho biết là do sự biến động dân cư ở 2 phường rất lớn, số hộ thuê trọ nhiều hơn cả cư dân địa phương. Ban ngày, các hộ thuê trọ đi làm xa, tối, đêm mới về nhà. Vì vậy, việc quản lý dân cư, hướng dẫn phòng, chống dịch gặp khó khăn. Trong khi đó, hoạt động của một số đội xung kích diệt bọ gậy “đi từng ngõ, gõ từng nhà” chưa thật hiệu quả...

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cũng thừa nhận, việc tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy nhiều nơi vẫn còn nặng tính hình thức. Dù cả quận Nam Từ Liêm và Cầu Giấy đã vào cuộc nhưng hiệu quả đem lại chưa cao. Và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, ngoài việc thời tiết không ủng hộ, khu vực tập trung nhiều người thuê trọ… cũng có một phần nguyên nhân đến từ công tác triển khai thực hiện. Nếu đội xung kích chỉ lập ra theo kiểu “cho có” mà không hoạt động hiệu quả sẽ không giải quyết tận gốc vấn đề.

“Hiện nay, mỗi đội xung kích chỉ có 2 thành viên, trong đó chủ yếu là cựu chiến binh, phụ nữ lớn tuổi. Như vậy, rất khó để yêu cầu họ đi kiểm tra liên tục nhiều nhà (từ 30 đến 50 nhà), từ tầng này lên tầng khác. Vì vậy, các quận, huyện nên có lực lượng dân phòng, quân đội tham gia vào đội xung kích. Đội này phải “chà đi sát lại” từng hộ gia đình và phải làm thật nghiêm túc thì mới có thể dập được dịch”, ông Hoàng Đức Hạnh nhấn mạnh.

Khó mấy cũng phải làm thật tốt

Cùng ngày, tại buổi kiểm tra trên địa bàn quận Long Biên, Đoàn kiểm tra do Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung làm Trưởng đoàn đánh giá cao sự vào cuộc của UBND quận Long Biên trong công tác chống dịch sốt xuất huyết. Cụ thể, chính quyền đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, triển khai có đồng bộ và thực hiện nghiêm túc Văn bản chỉ đạo số 698-CV/TU ngày 31-7-2017 của Thành ủy, Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 11-7-2017 của UBND thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn.

Đồng thời, quận duy trì thực hiện tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy 1 lần/tuần ở các cơ quan, đơn vị, trường học vào chiều thứ sáu và ở cộng đồng vào sáng thứ bảy hằng tuần. Nhờ đó, dịch sốt xuất huyết trên địa bàn được khống chế. Hiện toàn quận mới ghi nhận hơn 100 bệnh nhân. “Nếu nơi nào cũng làm tốt như quận Long Biên chắc chắn dịch sốt xuất huyết sẽ được đẩy lùi”, ông Trần Văn Chung nhấn mạnh.

Phụ trách Đoàn kiểm tra tại huyện Phúc Thọ - nơi ghi nhận hơn 200 trường hợp mắc sốt xuất huyết, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Dung cũng ghi nhận sự vào cuộc tích cực, có trách nhiệm của chính quyền nơi đây. Phúc Thọ hiện cũng là một trong những địa phương “mạnh tay”, chi hơn 3 tỷ đồng cho công tác chống dịch sốt xuất huyết.

“Kiểm tra các trường học, hộ dân trên địa bàn xã Tam Hiệp, từng người dân và học sinh được hỏi về các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết đều trả lời rõ ràng tên loại muỗi gây bệnh, nơi bọ gậy sinh trưởng và phát triển… Thậm chí, các em học sinh còn trở thành những tuyên truyền viên tích cực ngay tại chính gia đình mình”, ông Nguyễn Văn Dung cho biết.

Qua kiểm tra trên thực tế, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý nêu rõ: “Công tác chống dịch dù khó khăn đến mấy, chúng ta cũng phải cố gắng hoàn thành thật tốt và thành phố luôn đồng hành, chia sẻ, tạo mọi điều kiện, cơ chế để các quận, huyện, thị xã có đủ nguồn lực dập dịch sốt xuất huyết trong thời gian sớm nhất”.

Phó Chủ tịch Ngô Văn Quý cũng nhấn mạnh đến 3 nội dung mà các quận, huyện, thị xã cần tập trung triển khai quyết liệt, đó là: Việc phun thuốc diệt muỗi phải được triển khai dứt điểm tại các khu vực trọng điểm, diệt triệt để bọ gậy và tích cực tổng vệ sinh môi trường ngay trong tuần tới, trước khi học sinh nhập học

Người Lao động

Ổ dịch sốt xuất huyết đầu tiên ở Thanh Hóa

Ổ dịch sốt xuất huyết đầu tiên của Thanh Hóa có dấu hiệu bùng phát tại xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia.

Ngày 19/8, ông Hà Đình Ngư, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hóa cho biết, tính từ đầu tháng 8 đến nay xã Hải Bình có 14 người bị sốt xuất huyết. Điều tra dịch tễ cho thấy bệnh nhân đầu tiên đang học tập tại Hà Nội về quê đã mang theo mầm bệnh, khi muỗi đốt đã lây sang người thân trong gia đình, từ đó xuất hiện thêm nhiều bệnh nhân khác tại xã. Giám sát véc tơ truyền bệnh tại khu vực này có các chỉ số vượt ngưỡng cho phép.Cũng theo Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hóa, hiện nay bệnh sốt xuất huyết diễn biến rất phức tạp trên địa bàn. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, tỉnh này có gần 600 bệnh nhân sốt xuất huyết ngoại lai, hơn 90 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nội tỉnh.

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hóa đã phun hóa chất diệt muỗi chủ động ở 31 xã với hơn 56.000 hộ gia đình. Bên cạnh đó, lực lượng y tế dự phòng phun hóa chất phòng chống dịch bệnh đợt hai ở 9 trong 12 xã có bệnh nhân sốt xuất huyết.Ngành Y tế dự phòng khuyến cáo người dân chủ động, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết như diệt muỗi, làm vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, nằm màn…

   

Ngày 24/08/2017
Ban Biên tập Website
(Sưu tầm từ các báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích