Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 3 0 6 5
Số người đang truy cập
6 0 2
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ ngày 15/8 đến ngày 16/8 năm 2017

Hà Nội diệt muỗi từ tâm dịch sốt xuất huyết; Buông lỏng quản lý cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ; Chấn động ngành y: dược sĩ công trốn việc; Vướng mắc trong thực hiện bảo hiểm y tế;  Số người mắc sốt xuất huyết chưa có dấu hiệu giảm; Tập trung 19 máy phun công suất lớn dập dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội;  Hà Nội: Không công bố dịch SXH, nửa đêm lọ mọ đi diệt muỗi; TPHCM: Phụ huynh lại lo sốt vó vì tay chân miệng

An ninh thủ đô

Hà Nội diệt muỗi từ tâm dịch sốt xuất huyết

Đến ngày 14-8, có 19 tỉnh, thành phố lân cận cho Hà Nội mượn máy phun hóa chất công suất lớn để sử dụng vào chiến dịch diệt muỗi phòng chống sốt xuất huyết (SXH). Từ rạng sáng 14-8, Sở Y tế Hà Nội đã huy động nhân lực y tế, bao gồm cả lực lượng quân y để tổ chức các đội, đồng loạt ra quân triển khai chiến dịch phun hóa chất diện rộng ở nhiều quận…

Phun thuốc cả ngày lẫn đêm

6h sáng 14-8, tại quận Đống Đa, Trung tâm Y tế Dự phòng (TTYTDP) Hà Nội, Trung tâm Y tế quận đã huy động 40 máy phun đeo vai, một máy phun mù nóng, một máy phun công suất lớn đặt trên ô tô tỏa ra các đường, ngõ, hộ dân, cơ quan, trường học… để phun hóa chất diệt muỗi.

Trong buổi sáng, các tổ phun hóa chất bao gồm cán bộ y tế dự phòng, lực lượng quân y được huy động, đã đến từng khu dân cư trên đường Nguyễn Chí Thanh, khu nhà trọ sinh viên, một nghĩa trang trong khu dân cư trên địa bàn quận Đống Đa… Ước tính, các lực lượng đã phun thuốc diệt muỗi khu trú tại 4.100 hộ dân trên địa bàn quận.

Tại các quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Đông, huyện Thanh Trì, việc phun thuốc diệt muỗi sẽ diễn ra từ 14 đến 17-8, tập trung tại các khu chợ, trường học, công trường xây dựng, bãi đất trống… 

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc TTYTDP Hà Nội cho biết, chiến dịch phun thuốc diệt muỗi diện rộng phòng SXH sẽ diễn ra từ nay đến hết tháng 8 với hình thức phun cuốn chiếu, từ vùng lõi dịch ra vùng ngoài. Lộ trình cụ thể sẽ tập trung phun thuốc diệt muỗi ở 2 quận Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng trước, sau đó tổ chức phun sang các quận lân cận như Thanh Xuân, Hà Đông, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm… Đến sáng 14-8, Hà Nội đã huy động 11 máy phun thuốc với vòi phun khổng lồ hay còn gọi “vòi rồng” (gồm 2 máy của Hà Nội và 9 máy mượn của các địa phương lân cận), chủ yếu vào ban đêm.

“Với công suất lớn, những chiếc máy này có thể phun xa tới chục mét, phù hợp ở những khu đất bỏ hoang, bãi đất trống, công trường xây dựng. “Vòi rồng” có góc nghiêng 45 độ để thuốc có thể vươn tới các mái nhà thấp, điểm đọng nước trên cao. Mọi công thức đã được tính toán kỹ lưỡng để khi phun đạt hiệu quả cao nhất”, ông Nguyễn Nhật Cảm cho biết.

Đặc biệt, sáng 14-8, đã có thêm 10 tỉnh khác đồng ý cho Hà Nội mượn máy phun thuốc diệt muỗi công suất lớn để diệt muỗi phòng SXH gồm: Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Thái Nguyên. Như vậy, Hà Nội sẽ huy động được tới 21 máy phun “vòi rồng” (Hà Nội có 2 máy, 19 máy mượn từ 19 tỉnh) trong chiến dịch dập dịch SXH. Ngoài ra, vào ban ngày, 150 đội phun cơ động khác sẽ đi phun hóa chất tới tận các hộ dân, từng ngõ ngách, bằng máy phun áp lực nhỏ, máy đeo vai.

Thêm 3.500 ca mắc mới

Báo cáo cập nhật tình hình dịch SXH trên địa bàn Hà Nội đến ngày 14-8 cho thấy, chỉ trong 1 tuần qua (từ 6-8 đến 13-8) toàn thành phố đã ghi nhận thêm 3.578 trường hợp mắc SXH mới. Đây cũng là tuần ghi nhận số ca mắc SXH cao nhất từ đầu năm đến nay, cho thấy dịch SXH vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp.

Các quận nội thành như Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Trì vẫn là nơi có số mắc mới trong tuần cao nhất. Tích lũy từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có hơn 15.300 ca mắc SXH, trong đó có 7 trường hợp tử vong. Không riêng Hà Nội, tình hình dịch bệnh SXH cũng đang có chiều hướng tăng nhanh tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Đến ngày 14-8, số liệu cập nhật từ Bộ Y tế cho thấy, cả nước đã ghi nhận trên 80.000 trường hợp mắc SXH (tăng 30% so với cùng kỳ năm 2016), trong đó có 24 trường hợp tử vong.

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, thời tiết mưa nhiều là điều kiện lý tưởng cho muỗi sinh sôi nảy nở, trong khi việc phun thuốc diệt muỗi không thể dập dịch SXH hoàn toàn nếu vẫn tồn tại các ổ lăng quăng, bọ gậy trong các hộ gia đình. Hóa chất diệt muỗi sau khi phun chỉ có tác dụng diệt muỗi trưởng thành trong 3-5 ngày, sau đó các ổ bọ gậy sẽ tiếp tục phát triển thành muỗi truyền bệnh và gây dịch trong cộng đồng. Do vậy, cùng với việc huy động tổng lực phun hóa chất diệt muỗi, điều quan trọng nhất trong phòng chống SXH là người dân phải chủ động diệt lăng quăng bằng cách lật úp hoặc che đậy kín các dụng cụ chứa nước trong gia đình.

Sài Gòn Giải phóng

Buông lỏng quản lý cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ

Thời gian qua, các vụ tử vong do phẫu thuật thẩm mỹ chui, vượt danh mục cấp phép liên tiếp xảy ra, đã gióng hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý trong lĩnh vực này…

Làm đẹp vượt phép

Mới đây, ông Edward Hartley (54 tuổi, quốc tịch Mỹ) đã tử vong sau khi cắt mỡ thừa vùng lưng, hông tại Thẩm mỹ viện (TMV) Việt Thành trên đường Sư Vạn Hạnh (quận10, TPHCM). Cơ sở này đã thực hiện một kỹ thuật ngoài danh mục cho phép. Một vụ việc khác cũng gây xôn xao dư luận đang được Sở Y tế TPHCM phối hợp các lực lượng chức năng điều tra làm rõ: Một thai phụ 22 tuổi (tạm trú huyện Hóc Môn) bị tử vong sau gần một tháng phẫu thuật nâng ngực tại Bệnh viện (BV) Đa khoa Vạn Hạnh (quận 10). Khi được cấp cứu tại BV Nhân dân 115, các bác sĩ cho biết bệnh nhân tử vong do nhiễm trùng hậu phẫu. 

Đây là 2 trường hợp tử vong gần nhất đến từ các hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ, khiến dư luận không khỏi lo lắng. Theo PGS-TS Đỗ Quang Hùng, Trưởng khoa Tạo hình thẩm mỹ của BV Chợ Rẫy, hút mỡ bụng là kỹ thuật khó nhất trong phẫu thuật thẩm mỹ. Nhân viên y tế phải trải qua 54 tháng đào tạo chuyên khoa mới được phép thực hiện ca mổ; phẫu thuật nâng ngực cũng tương tự, cần phải gây mê nội khí quản, kiểm tra, thực hiện nhiều xét nghiệm quan trọng… Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều bác sĩ vẫn thực hiện những kỹ thuật khó nói trên, dù chưa có chứng chỉ hành nghề và chuyên môn đúng quy định.

“Trong chứng chỉ hành nghề ghi rất rõ danh mục kỹ thuật nằm ở vị trí nào, phạm vi hoạt động chỗ nào. Muốn hành nghề thì phải chứng minh được đã đi thực hành ít nhất là 30 ca mổ ngực, 30 ca hút mỡ bụng thì mới được. Không phải cứ có chứng chỉ một chuyên ngành thì cũng đi phẫu thuật chuyên ngành khác được”, bác sĩ Hùng nhấn mạnh. 

Hiện nay, trên địa bàn TPHCM, các phòng khám đa khoa, TMV xuất hiện ngày càng dày đặc, đã tạo áp lực không nhỏ đối với ngành y tế.

Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM, sau khi cấp phép hoạt động cho các đơn vị, chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ, Sở Y tế sẽ thực hiện hậu kiểm. Tuy nhiên, cái khó trong công tác thanh tra là trước khi đi phải thông báo bằng văn bản cho các cơ sở này, theo Luật Doanh nghiệp. Trừ khi phát hiện có hành vi vi phạm hoặc nhận được phản ánh, tố cáo, lập đoàn thanh tra đột xuất thì mới vào được đơn vị.

“Việc phát hiện các phòng khám thực hiện kỹ thuật ngoài danh mục được cấp phép là không dễ dàng thực hiện trong một sớm một chiều. Nếu các đơn vị này cố tình đối phó thì rất khó để có thể phát hiện sai phạm”, bà Mai cho biết.

Quản lý chưa nghiêm 

Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động các TMV, địa phương là đơn vị trực tiếp thực hiện đối với các cơ sở trên địa bàn. Tuy nhiên, hoạt động của ngành y tế địa phương đang tồn tại nhiều bất cập khi lực lượng chuyên trách quá mỏng, việc thanh tra, kiểm tra gặp khá nhiều khó khăn.

Bác sĩ Nguyễn Văn Nguyên, Phó Trưởng phòng Y tế quận10 - địa bàn vừa xảy ra 2 ca tử vong nói trên, cho rằng do lực lượng mỏng nên vấn đề quản lý địa bàn chủ yếu thông qua hệ thống y tế cơ sở và sự hỗ trợ của chính quyền phường. Thời gian tới, Phòng Y tế quận 10 sẽ phối hợp UBND các phường tăng cường rà soát nắm lại tình hình hoạt động của các cơ sở thẩm mỹ, cũng như việc quảng cáo quá chức năng cho phép để ngăn chặn và xử lý vi phạm. 

Còn theo luật sư Phạm Hoài Nam, Giám đốc điều hành Hãng Luật Bến Nghé Sài Gòn, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc vượt quá phạm vi cấp phép sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu - 40 triệu đồng (trừ trường hợp cấp cứu). Các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ mà không có giấy phép hoặc vượt ngoài phạm vi được cấp phép hoạt động có thể bị phạt đến 70 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động. Ngoài ra, còn phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bồi đắp tinh thần cho người thiệt hại. Tuy nhiên, mức chế tài này dường như chưa đủ sức răn đe các cơ sở sai phạm. Vì vậy, ngoài việc tăng cường giám sát, đào tạo tập huấn, tuyên truyền về tuân thủ quy định pháp luật cho các cơ sở TMV, spa, các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, thì việc gia tăng mức phạt, hình phạt là điều cần thiết.

Hiện nay, hoạt động của các TMV có tình trạng đồng - thau lẫn lộn, bát nháo. Người dân thì lại dễ dàng tin vào quảng cáo, không biết rằng việc mở những cơ sở này rất dễ. Người kinh doanh chỉ cần đến phòng kinh tế quận, huyện đăng ký và trong vòng 24 giờ sẽ được cấp phép; vốn điều lệ chỉ vài chục triệu đồng; không phải thẩm định cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn… Sau đó, nhiều cơ sở dạng này không dừng lại ở việc chăm sóc, làm đẹp da, mà tự ý thực hiện mổ xẻ cơ thể khách hàng, gây ra những tai biến để lại hậu quả nghiêm trọng, khó phục hồi.

PGS-TS ĐỖ QUANG HÙNG 

Người lao động

Chấn động ngành y: dược sĩ công trốn việc

Một dược sĩ trạm y tế xã Mỹ Quý Tây (Long An) đã tự ý bỏ giờ công, về nhà bán thuốc vừa được Bộ trưởng Bộ Y tế phát hiện ngày 14-8.

Vụ việc xảy ra tại Trạm Y tế xã Mỹ Quý Tây (huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) và được phát hiện tại thời điểm đoàn công tác Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đi "mục sở thị"’ sáng 14-8; liên quan về đề nghị của trạm xin nâng lên thành trạm y tế khu vực.

Theo ông Phạm Văn Đấu, Trưởng Trạm Y tế xã Mỹ Quý Tây, hiện nay dân số tại xã là 13.000 người, do vị trí tiếp giáp biên giới nên người dân Campuchia đến khám ngày càng đông. Trạm hiện có 10 y bác sĩ, trong đó có 3 bác sĩ được tăng cường từ tuyến huyện luân phiên hằng ngày hỗ trợ chuyên môn. Do nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, đặc biệt vùng biên giới nên cần mở rộng phạm vi khám chữa bệnh cho người dân.

Qua kiểm tra ban đầu, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng với năng lực hiện có, trạm y tế này chưa đủ năng lực trong khám chữa bệnh, đặc biệt là điều trị. Hỏi về việc cấp phát thuốc,  lãnh đạo ngành y tế cũng bất ngờ khi cán bộ phụ trách nhà thuốc đã không có mặt trong giờ làm việc mà về nhà để bán thuốc tại nhà thuốc riêng.

Bộ trưởng cho rằng việc bỏ giờ công là không chấp nhận và cần cân nhắc lại vì tiềm lực hiện tại trạm vẫn chưa đáp ứng.

Thông tin với đoàn công tác, chiều cùng ngày, bà Võ Thị Dễ, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An, cho biết hiện đang tồn tại một bất cập mà ngành y tế tỉnh chưa có giải pháp tháo gỡ là tình trạng nhân lực và vượt tuyến, lạm dụng BHYT.

Hiện trong số hơn 900 bác sĩ toàn tỉnh Long An có 54% là hệ liên thông. Năm 2016, quỹ BHYT sử dụng hơn 1.000 tỉ đồng nhưng thanh toán chi phí khám chữa bệnh tại tỉnh chỉ 473 tỉ đồng (chiếm 47%), số chi phí còn lại thanh toán cho bệnh nhân ngoại tỉnh.

Nhân dân

Vướng mắc trong thực hiện bảo hiểm y tế

Sau hơn hai năm thực hiện Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố… đến nay, tỷ lệ tham gia BHYT đã tăng từ 71,3% (năm 2014) lên 82,1% số dân. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn những vướng mắc cần tiếp tục hoàn thiện.

Còn nhiều khó khăn, vướng mắc

Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận vẫn còn một số vướng mắc, nhất là việc mở rộng độ bao phủ BHYT. Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, trong năm 2016 vẫn có 32 địa phương chưa đạt chỉ tiêu về bao phủ BHYT theo Quyết định số 1167/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, một số địa phương còn thiếu nhiều như: Hậu Giang (-14,3%), Lâm Ðồng (-10,7%), Quảng Bình (-9,9%), Vĩnh Long (-8%), Ðồng Tháp (-7,4%), Hưng Yên (-3,6%). Tỷ lệ tham gia BHYT của người thuộc hộ gia đình làm nông lâm ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình, nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình vẫn còn thấp, nhất là các đối tượng lao động tự do, buôn bán nhỏ.

Về quy định tham gia BHYT theo hộ gia đình, theo Khoản 5 Ðiều 12, Khoản 3 Ðiều 13, Khoản 6 Ðiều 15 thì tất cả các thành viên thuộc hộ gia đình tham gia BHYT cùng một thời điểm theo phương thức thông qua đại diện hộ gia đình thì mới được phát thẻ BHYT (trừ các đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Ðiều 12). Trong quá trình thực hiện phát sinh một số bất cập. Ðó là, khi một (hoặc một số thành viên) trong hộ gia đình không tham gia BHYT thì những thành viên còn lại dù muốn tham gia BHYT cũng sẽ không được tham gia.

Việc thực hiện bắt buộc đối với nhóm đối tượng là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng hưởng lương tại nước ngoài tham gia BHYT, người nước ngoài đang sinh sống và kết hôn với người Việt Nam rất khó thực hiện, khó quản lý, chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng.

Theo Khoản 3 Ðiều 22 của Luật quy định người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh (KCB) không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng và với tỷ lệ tương ứng là 40%, 60%, 70%. Như vậy, chỉ khi người tham gia BHYT đi KCB không đúng tuyến tại các bệnh viện mới được hưởng quyền lợi BHYT. Nhưng trên thực tế, hệ thống các cơ sở KCB rất đa dạng, ngoài bệnh viện còn có các viện, các trung tâm y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện. Vì vậy, quy định này gây khó khăn trong triển khai và ảnh hưởng tới quyền lợi của người tham gia BHYT. Ðáng chú ý, chính sách "thông tuyến" KCB góp phần tăng tiếp cận dịch vụ y tế, bảo đảm quyền lợi người tham gia BHYT, nhất là người nghèo, người dân tộc thiểu số… được KCB. Tuy nhiên một số người lợi dụng "thông tuyến" để đi khám nhiều lần trong ngày, trong tháng tại nhiều cơ sở y tế. Có trường hợp bị phát hiện, phải trả lại tiền cho cơ quan BHXH; một số cơ sở KCB thu hút người bệnh nhằm lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT bị cơ quan BHXH thu hồi về quỹ…

Hiệu quả đầu tư nguồn lực cho y tế cơ sở cũng bị hạn chế, số lượt người KCB tại trạm y tế xã giảm, trong khi trạm y tế được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như nhân lực. Như vậy hiệu quả bị hạn chế, trong khi tại tuyến huyện, việc đầu tư nguồn lực chưa đáp ứng được nhu cầu, có nơi quá tải, chất lượng KCB chưa được như mong muốn. Việc thông tuyến KCB BHYT cũng có nguy cơ phá vỡ cơ chế chuyển tuyến của ngành y tế. Do đó, chính sách thông tuyến cần được nghiên cứu, đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp. Việc quy định "thông tuyến" trong địa bàn tỉnh cũng gây khó khăn trong thực hiện, khó giải thích cho người dân…

Ðánh giá toàn diện, điều chỉnh quy định của Luật

Theo báo cáo của Bộ Y tế, qua 25 năm thực hiện chính sách pháp luật về BHYT, nhất là sau hơn hai năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, Việt Nam đạt được kết quả tích cực về BHYT. Chất lượng KCB BHYT ngày càng cải thiện, người dân được tiếp cận dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đại. Quỹ BHYT đang trở thành nguồn tài chính cơ bản phục vụ cho hoạt động của bệnh viện. Chính sách BHYT đã bảo đảm nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa người tham gia BHYT, đồng thời cũng đảm nhận nhiều chính sách phúc lợi xã hội khác.

Tuy nhiên, lộ trình tiến tới BHYT toàn dân và xây dựng nền y tế công bằng, hiệu quả và phát triển cho thấy còn một số khó khăn, vướng mắc. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật BHYT; nghiên cứu xây dựng quy chế chi trả từ nguồn quỹ BHYT cho hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu; xây dựng hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân, thẻ y tế thông minh, hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử quốc gia… Ðặc biệt, cần có giải pháp mở rộng bao phủ BHYT cho các nhóm đối tượng. Trong đó, cần nghiên cứu, tổ chức triển khai việc tham gia BHYT cho đối tượng lao động tự do, buôn bán nhỏ di cư từ vùng nông thôn lên thành phố lớn mà chưa đăng ký tạm trú. Bảo đảm ngân sách cho việc mua và hỗ trợ mua thẻ BHYT cho đối tượng chính sách xã hội, trước mắt tập trung hỗ trợ 30% mức đóng BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo…

Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng KCB BHYT; tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính y tế, đổi mới phương thức thanh toán, bảo đảm cân đối thu - chi quỹ BHYT, quản lý và sử dụng quỹ BHYT có hiệu quả; phấn đấu giảm tỷ lệ chi tiêu y tế trực tiếp từ tiền của hộ gia đình xuống dưới 40% vào năm 2020…

Cùng với đó, cần tăng cường giám sát việc chấp hành Luật BHYT, giám sát thực hiện cấp thẻ BHYT cho đối tượng người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, người đang sinh sống tại các xã đảo, huyện đảo. Sửa đổi Luật Khám, chữa bệnh, cần quan tâm đến phân tuyến cơ sở KCB theo hướng phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, phân hạng bệnh viện công lập và tư nhân. Ðánh giá việc thực hiện Luật BHYT để sửa đổi các quy định liên quan đến đối tượng và cách thức tham gia BHYT, đến quyền lợi BHYT, quản lý sử dụng quỹ BHYT.

Theo báo cáo Bộ Y tế, ước tính đến hết năm 2017, quỹ dự phòng KCB BHYT là 22.844 tỷ đồng, dự báo Quỹ BHYT vẫn có khả năng cân đối được đến hết năm 2018, sau năm 2018 sẽ xem xét điều chỉnh mức đóng cho phù hợp (theo Luật BHYT quy định tối đa 6%, hiện nay mức đóng bằng 4,5% tiền lương, mức lương cơ sở…)

354.000 là tổng số hộ gia đình được tiếp cận với các dịch vụ y tế tốt hơn thông qua dự án xóa đói giảm nghèo ở khu vực miền núi phía bắc.

 Số người mắc sốt xuất huyết chưa có dấu hiệu giảm

PGS, TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pa-xtơ TP Hồ Chí Minh cho biết, tại các tỉnh, thành phố phía nam mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng đến nay tình hình sốt xuất huyết (SXH) vẫn diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu giảm số ca mắc. Nguyên nhân là do các địa phương mới chú trọng đến biện pháp điều trị hay dập dịch bằng cách phun hóa chất ở những nơi có nhiều muỗi mà không quan tâm vận động người dân diệt loăng quăng.

Theo điều tra của Viện Pa-xtơ TP Hồ Chí Minh, tại một địa phương sau khi được phun hóa chất diệt muỗi nhưng chỉ số loăng quăng, bọ gậy (chỉ số BI) vẫn vượt mức ngưỡng an toàn.

Các chuyên gia cho rằng, nếu chỉ tuyên truyền vận động người dân bằng các thông báo trong các buổi họp dân phố hay thông báo qua hệ thống loa truyền thanh sẽ không hiệu quả mà cần phải đi từng ngõ, gõ từng nhà để vận động từng người dân tham gia. Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương Huỳnh Thanh Hà cho biết, qua các đợt kiểm tra, giám sát, hầu hết người dân đều có kiến thức về phòng, chống dịch bệnh SXH nhưng ý thức, hành vi phòng, chống dịch của một bộ phận người dân còn hạn chế. Một số hộ dân chưa tự giác thực hiện các hoạt động giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà ở, ngủ màn, đổ bỏ các vật dụng phế thải chứa nước… Do đó, các ổ chứa loăng quăng trên địa bàn còn rất nhiều và số người mắc SXH vẫn còn gia tăng.

Theo Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nam, dịch SXH trên địa bàn tỉnh này vẫn diễn biến phức tạp, số người mắc bệnh tiếp tục tăng. Tính đến ngày 14-8, toàn tỉnh có 225 người mắc SXH. Hiện, Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam có 50 người bệnh nằm điều trị, trong khi đó cả khoa chỉ có 25 giường bệnh. Bệnh viện đã phải huy động giường từ các khoa khác và cho những trường hợp tương đối ổn định xuất viện, tiếp tục điều trị tại nhà. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch SXH các cấp của tỉnh Hà Nam đang tập trung công tác kiểm tra, chỉ đạo các hoạt động phòng, chống dịch tại địa phương; tổ chức trực chống dịch suốt 24 giờ tại các đơn vị; giám sát điều tra, xử lý các ổ dịch và các trường hợp tản phát; tổ chức tuyên truyền người dân tổng vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt muỗi tại vùng xảy ra dịch và vùng có nguy cơ cao, chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch.

* Sở Y tế Hà Nội cho biết, bắt đầu từ ngày 14-8, ngành y tế Hà Nội triển khai phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống bệnh SXH trên diện rộng tại các quận, huyện có số người mắc SXH cao. Ngay trong sáng 14-8, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, Trung tâm Y tế quận Đống Đa đã huy động hơn 40 máy phun hóa chất các loại để tiến hành phun thuốc diệt muỗi tại các hộ gia đình, cơ quan, trường học, khu vực công cộng trên địa bàn. Trong đợt này, 19 tỉnh, thành phố đã hỗ trợ ngành y tế Hà Nội các máy phun hóa chất (ULV) công suất lớn để cấp cho các đơn vị y tế quận, huyện; Bộ Y tế hỗ trợ 30 máy phun ULV đeo vai và 300 lít hóa chất Hantox-200.

Theo Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm, đợt phun hóa chất diệt muỗi diện rộng lần này sẽ được tiến hành bằng hình thức “cuốn chiếu”. Trước mắt, sẽ tập trung phun hóa chất trên địa bàn các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Thanh Xuân, Hà Đông… Bên cạnh việc phun hóa chất diệt muỗi, ngành y tế Hà Nội đề nghị người dân tham gia tích cực hơn trong chiến dịch diệt bọ gậy, thu gom phế liệu, các vật dụng chứa nước để bọ gậy không có chỗ trú ngụ, sinh sôi và phát triển tại gia đình và cộng đồng mà các địa phương đang triển khai.

Lao động

Tập trung 19 máy phun công suất lớn dập dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội

Chiều 14/8, theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), để hỗ trợ Hà Nội phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế đã cấp cho Hà Nội 30 máy phun ULV đeo vai và 300 lít hóa chất Hantox-200.

Bộ Y tế đã chỉ đạo Trung tâm y tế Dự phòng, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh các tỉnh, thành phố hỗ trợ Hà Nội máy phun hóa chất công suất cao để thực hiện phun hóa chất diện rộng dập dịch sốt xuất huyết.

Cho đến thời điểm này có 19 tỉnh đã hỗ trợ 19 máy phun công suất lớn cho Hà Nội.

Đó là các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang.

Trong ngày 12-13/8, đã có 7 máy được bàn giao cho Trung tâm y tế Dự phòng Hà Nội, 12 máy được các tỉnh, thành phố giao vào ngày 14/8.

Riêng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái ngoài việc hỗ trợ máy phun, đã tích cực hỗ trợ cả nhân lực bao gồm bác sỹ và cán bộ kỹ thuật.

7 máy phun vừa tiếp nhận đã được Trung tâm y tế Dự phòng Dự phòng Hà Nội giao cho quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và Thanh Trì.

Ngay trong đêm 13/8 và rạng sáng ngày 14/8, cơ quan chức năng đã sử dụng các máy phun công suất lớn này tại xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì; phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai; phường Vĩnh Tuy, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; phường Láng Thượng, quận Đống Đa.

Ngày 14/8, Trung tâm y tế Dự phòng Dự phòng Hà Nội và Trung tâm y tế quận Đống Đa tiến hành phun diện rộng ở phường Láng Thượng với khoảng 40 máy phun ULV đeo vai kết hợp với máy phun ULV cỡ lớn đặt trên ôtô.

Theo kế hoạch, các quận, huyện khác vẫn tiếp tục phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát./.

Hà Nội: Không công bố dịch SXH, nửa đêm lọ mọ đi diệt muỗi

 “Trên lạnh, dưới nóng”

Ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - khẳng định: Bệnh SXH lưu hành quanh năm nên Hà Nội luôn chủ động, sẵn sàng trong việc phòng chống SXH. Các ban ngành đã có chỉ thị, chỉ đạo việc phòng, chống dịch SXH ngay từ đầu năm.

Dường như các biện pháp chưa hiệu quả khiến bệnh SXH gia tăng từng ngày. Hà Nội trở thành địa phương có ca mắc SXH cao, đứng thứ 5 trong cả nước có số ca mắc cao nhất tính theo tỷ lệ mắc bệnh/100.000 dân.

Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cũng khẳng định: Hà Nội đã huy động mọi nguồn lực cho phòng, chống bệnh SXH. Cụ thể, Thành uỷ Hà Nội đã có chỉ đạo, UBND TP.Hà Nội đã có chỉ thị, các đoàn thể, cơ sở y tế đã vào cuộc. Kinh phí cho công tác phòng, chống SXH đã lên tới gần 20 tỷ đồng, các địa phương cũng trích ngân sách cho công tác phòng, chống SXH.

Cả 2 yếu tố để công bố dịch bệnh là công khai dịch bệnh và huy động nguồn lực, Hà Nội đã làm quyết liệt và đầy đủ. Tuy nhiên, do tình hình SXH hiện nay đang diễn biến phức tạp nên các đơn vị liên quan đang theo dõi chặt chẽ. Trong tình hình cụ thể, Hà Nội sẽ cân nhắc và đề xuất việc công bố dịch SXH sao cho phù hợp.

Trên thực tế, bệnh SXH vẫn không có xu hướng giảm mà còn tăng lên, buộc Hà Nội phải thực hiện tổng lực chiến dịch diệt muỗi bắt đầu từ sáng 14.8. Để hỗ trợ Hà Nội phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế đã cấp cho Hà Nội 30 máy phun ULV đeo vai và 300 lít hóa chất Hantox-200.

Tổng lực diệt muỗi, bọ gậy

Bộ Y tế đã chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh các tỉnh, thành phố hỗ trợ Hà Nội máy phun hóa chất công suất cao để thực hiện phun hóa chất diện rộng dập SXH.

Đã có 19 tỉnh, thành phố hỗ trợ 19 máy phun công suất lớn cho Hà Nội là Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang.

Ngay trong sáng 14.8, chiến dịch phun thuốc diệt muỗi đã được tiến hành tại xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì): phường Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai); phường Vĩnh Tuy, ĐH Xây dựng, ĐH Bách Khoa và ĐH Kinh tế quốc dân (quận Hai Bà Trưng) và khu vực phường Láng Thượng (quận Đống Đa).

Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội tiến hành phun diện rộng ở phường Láng Thượng với khoảng 40 máy phun ULV đeo vai kết hợp với máy phun ULV cỡ lớn đặt trên ôtô. Còn tại các quận, huyện khác vẫn tiếp tục triển khai thực hiện phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

TS Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội - cho biết, chúng ta cần phải tuyên truyền sâu rộng hơn nữa để người dân hiểu bản chất của phòng chống dịch. Đó là việc diệt bọ gây, giữ vệ sinh mới là giải pháp căn cơ. Phun hóa chất chỉ là giải pháp diệt muỗi trưởng thành mang mầm bệnh ngay tại thời điểm đó. Hiện nay phương pháp phun chủ yếu là phun khí dung, chỉ tồn tại và tiêu diệt được 2-3 tiếng. “Trong trường hợp ngày hôm trước phun hóa chất, nhưng ngày hôm sau vẫn phát hiện loại muỗi truyền bệnh SXH thì chứng tỏ ở đó có ổ bọ gậy và chúng đã nở ra thành muỗi. Như vậy là xử lý chưa triệt để. Biện pháp bền vững, triệt để và lâu dài nhất là phải diệt bọ gậy thường xuyên, liên tục trong tuần ở trong gia đình, các công trường xây dựng, bãi đất trống, cơ quan trường học…” TS Cảm nói.

 TPHCM: Phụ huynh lại lo sốt vó vì tay chân miệng

Trong khi các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 đang tất tả vì quá tải bệnh sốt xuất huyết thì cùng lúc đó, bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ bắt đầu vào mùa. Không ít bé bị nặng phải thở máy.

Ghi nhận tại khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, nhiều trẻ phải nhập viện điều trị bệnh tay chân miệng. Đa phần là các bệnh nhi đến từ tỉnh, thành lân cận.

Đang chăm con gái 13 tháng tuổi tại đây, chị Đoàn Kim Thái (ở Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết: “Trẻ con trong xóm bị tay chân miệng hết trơn. Con gái tôi bị sốt 7 ngày và phải nhập Bệnh viện huyện Cai Lậy. Tuy nhiên, đêm hôm trước, bé có biểu hiện giật mình nên gia đình sợ hãi xin chuyển viện cho con lên TPHCM điều trị”.

Chị Thanh Hương (ở Đồng Nai) đang chăm con trai 3 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cũng cho biết: “Gần nhà có mấy bé bị bệnh. Bé sốt 3 ngày và phồng rộp ở miệng, không chịu ăn uống gì nên tôi phải cho nhập viện ngay”.

BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 - cho biết, hiện tại khoa đang có hơn 50 trẻ điều trị bệnh tay chân miệng. Bình thường, số trẻ tay chân miệng ở khoa chỉ khoảng 20 bé. Tuy nhiên, đa phần các ca nhẹ đều được bác sĩ chỉ định chăm sóc ở nhà để tránh lây lan. Trong số trẻ bị tay chân miệng phải điều trị nội trú luôn có 2-3 trẻ bị tay chân miệng độ 3, cá biệt đã có trẻ bị nặng phải thở máy: “So với năm trước, số ca bệnh chưa tăng cao nhưng đang chuẩn bị vào mùa cao điểm nên chắc chắn số ca mắc sẽ tiếp tục tăng. Có thể kéo dài tới tháng 11” - BS Trương Hữu Khanh nhận định.

BS Khanh lưu ý, nếu trẻ sốt cao quá 2 ngày, nôn ói, giật mình, yếu tay chân, da nổi nốt thì cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị tay chân miệng thường nặng hơn trẻ lớn. Các triệu chứng của tay chân miệng thường bắt đầu bằng sốt, biếng ăn, đau họng, và mệt mỏi. Một hoặc hai ngày sau khi bắt đầu sốt, những vết lở loét có thể xuất hiện trong miệng. Những vết đốm đỏ mọng nước bắt đầu nổi dạng ban trên da ở tay và chân, có thể cả trên đầu gối, khuỷu tay và mông bé. Phát ban này có thể có mủ nhưng thường sẽ không bị ngứa.

BS Khanh khuyến cáo, với những nốt ban trên người trẻ, không nên bôi hay xức bất kỳ loại thuốc gì, vẫn vệ sinh tắm rửa cho trẻ bình thường. Với những nốt loét trong miệng khiến trẻ đau thì có thể dùng vài loại thuốc để rơ miệng cho trẻ. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc rơ miệng có thành phần thuốc tê. Điều này rất nguy hiểm cho trẻ, đặc biệt với trẻ dưới 3 tuổi vì không kiểm soát được lượng thuốc tê.

Số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho thấy, số ca tay chân miệng tích lũy đến tuần 31 là 2.821 ca, riêng tuần 31 có 168 ca, tăng 11%.

Tuổi trẻ

Sẽ thả muỗi trừ sốt xuất huyết ra ngoại thành Nha Trang

Ngày 15-8, UBND tỉnh Khánh Hòa đã thống nhất di chuyển thả muỗi Wolbachia thuộc dự án “Hướng tới loại trực sốt xuất huyết tại VN” ra ngoại thành thuộc xã Vĩnh Lương (phía Bắc TP Nha Trang), thay vì trong nội thành như dự định ban đầu. Ông Lê Đức Vinh - chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết nguyên nhân di dời việc thả muỗi là vì tại cuộc họp với Ban quản lý dự án mới đây, thường trực UBND tỉnh thấy dự án có tồn tại nhiều vấn đề.

Theo đó, sau khi kết thúc ở đảo Trí Nguyên mãi đến tháng 5-2017, Cục Khoa học công nghệ và đào tạo của Bộ Y tế mới có văn bản đánh giá hiệu quả.

“Ngoài ra, đề tài lúc đầu triển khai ngoài đảo Trí Nguyên, có điều kiện dân số, khí hậu, phạm vi hoàn toàn khác ở đất liền nên khi triển khai ở Nha Trang cần nghiên cứu kỹ lại” - ông Vinh đề nghị.

Như Tuổi Trẻ đã đưa tin, theo kế hoạch, từ tháng 3-2017 sẽ thả lần lượt khoảng 1 triệu đến gần 1,4 triệu con muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia (vi khuẩn nội bào Wolbachia được xác định có khả năng ức chế được sự phát triển của virút Dengue trong muỗi vằn tự nhiên đang truyền bệnh sốt xuất huyết và Zika) tại bốn phường nội thành Nha Trang là Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Vĩnh Trường và Phước Long.

Đó là các địa bàn có 56.000 dân cư thuộc 12.600 hộ đang sinh sống. UBND tỉnh Khánh Hòa chưa chấp thuận kế hoạch này vì chứng cứ khoa học để thả thử nghiệm chưa thuyết phục

Học sinh mẩn ngứa, cay mắt nghi do thuốc diệt muỗi 

Ngày 15-8, đã có 7 em trong số hơn chục em học sinh Trường THCS Quang Trung, Q.Đống Đa, Hà Nội có dấu hiệu mẩn ngứa, cay mắt đến lớp trở lại. Trước đó, các em mắc triệu chứng trên được trường cho nghỉ học. Phía nhà trường cho biết vào chiều thứ sáu (11-8) có phun hóa chất diệt muỗi toàn trường, đến thứ hai (14-8) thì hơn10 em học sinh ở lớp 7G2 và 9A4 có triệu chứng ngứa tay, cay mắt, nghi do va quệt với lượng hóa chất diệt muỗi hôm trước còn lưu lại trên tường.

Đại diện nhà trường cũng cho biết sau khi xảy ra vụ việc, trường đã thông báo cho đơn vị phun thuốc. Đơn vị phun thuốc đã cử chuyên gia cùng bác sĩ hướng dẫn cho học sinh dùng nước muối tra mắt, dùng đá lạnh chườm vào những vị trí bị ngứa.

Ông Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, cho biết hóa chất diệt muỗi có thể gây dị ứng cho nhiều trường hợp. Hầu hết các trường hợp đều nhẹ, sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì ít nhất sau khi phun thuốc khoảng 2-3 tiếng phải mở cửa phòng, lau chùi bề mặt bàn ghế, sàn nhà, phòng học để phòng tránh tốt nhất tác dụng phụ của thuốc

Bệnh tay chân miệng tăng đột biến ở Đồng Nai

Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng Đồng Nai, tính đến 10-8, toàn tỉnh ghi nhận 4.700 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng mạnh hơn 50% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong đó có 1.970 ca điều trị nội trú, còn lại điều trị ngoại trú.

Trong số các địa phương, TP Biên Hòa là khu vực ghi nhận bệnh tay chân miệng nhiều nhất. Cụ thể, chỉ riêng tháng 7, toàn TP có gần 600 ca mắc bệnh tay chân miệng, nâng tổng số từ đầu năm đến nay gần 1.400 ca (tăng 164% so với cùng kỳ năm 2016).

Bác sĩ Lê Văn Giai - trưởng khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai - cho biết bệnh tay chân miệng bắt đầu tăng từ cuối tháng 6 và kéo dài đến nay. Hiện trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận 60-80 ca bị bệnh tay chân miệng nhập viện điều trị, tăng 4-5 lần so với các tháng đầu năm và cùng kỳ năm 2016.

Cũng theo bác sĩ Giai, đỉnh dịch tay chân miệng ở khu vực phía Nam thường rơi vào thời điểm tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 12, còn từ tháng 6 đến tháng 8 số lượng bệnh tay chân miệng không nhiều.

“Tuy nhiên, năm nay bệnh lại tăng đột biến từ cuối tháng 6 đến nay và diễn biến hết sức phức tạp. Theo tình hình này thì các tháng cuối năm dự báo dịch tay chân miệng có thể còn tăng cao” - bác sĩ Giai cho biết

 Ngành hàng không tham gia phòng sốt xuất huyết

Trước diễn biến phức tạp về sốt xuất huyết tại nhiều quốc gia, Cục Hàng không Việt Nam cho biết đã có chỉ thị về việc tăng cường phòng, chống dịch.

Cục Hàng không VN yêu cầu các đơn vị, cơ quan trực thuộc ngành hàng không đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch SXH đến toàn thể cán bộ, công chức, người lao động trong các cơ quan đơn vị và hành khách đi máy bay nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống dịch.

Đơn vị trực thuộc Cục Hàng không VN phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức hoạt động vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy (loăng quăng), xử lý các dụng cụ chứa nước để không có chỗ cho muỗi đẻ trứng, bọ gậy phát triển.

Tuyên truyền, vận động toàn thể cán bộ công nhân viên chức phát hiện các triệu chứng của bệnh dịch đến cơ sở y tế sớm để được chuẩn đoán, điều trị kịp thời.

Các Cảng vụ hàng không cần chủ động, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan triển khai tốt việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với từng người, phương tiện nhằm sớm phát hiện những trường hợp nghi mắc sốt xuất huyết để có phương án xử lý kịp thời tránh lây lan trên diện rộng.

Trung tâm y tế hàng không và các cơ sở y tế tại đơn vị cần phối hợp với cơ sở y tế trên địa bàn sẵn sàng thuốc, phương tiện cấp cứu, điều trị khi cần thiết…

19 tỉnh thành cho Hà Nội mượn máy phun diệt muỗi công suất lớn

Bộ Y tế đã điều phối các tỉnh thành cho Hà Nội mượn máy phun diệt muỗi công suất lớn để chống dịch. Đến thời điểm này đã có 19 tỉnh thành cho Hà Nội mượn máy, 7 máy trong số này đã được bàn giao cho 4 quận huyện dịch nóng nhất là Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và Thanh Trì, để triển khai phun diệt muỗi luôn từ ngày 14-8.

Để hỗ trợ Hà Nội chống dịch, Bộ Y tế cũng cấp thêm cho Hà Nội 30 máy phun đeo vai và 300 lít hoá chất.

Trong ngày hôm nay (14-8) cơ quan chức năng ở Hà Nội đã tiến hành phun diệt muỗi bằng 40 máy phun đeo vai kết hợp với máy phun cỡ lớn đặt trên ôtô tại phường Láng Thượng, quận Đống Đa.

Tính đến ngày 14-8, Hà Nội đã ghi nhận 16.000 ca mắc sốt xuất huyết, 7 người đã tử vong, vượt  năm có số mắc cao nhất trong 10 năm trở lại đây ở Hà Nội.

Riêng trong tuần vừa qua ước tính có 2.600 - 3.200 người mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội đã đi khám và 10-15% trong số này phải nhập viện điều trị nội trú.

 Sức khỏe & Đời sống

Y tế APEC 2017: Sức khỏe cộng đồng hướng tới phát triển bền vững

“Cải cách tài chính y tế vì sức khỏe cộng đồng hướng tới phát triển bền vững” là chủ đề chính của cuộc họp cao cấp lần thứ 7 về Y tế và Kinh tế Tại Hội nghị lần thứ 3 các quan chức cao cấp APEC (SOM 3).

Với chú đề “Cải cách tài chính y tế vì sức khỏe cộng đồng hướng tới phát triển bền vững”, cuộc họp cao cấp lần thứ 7 về Y tế và Kinh tế tập trung thảo luận các nội dung như: đo lường hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực y tế; lộ trình vì một châu Á – Thái Bình Dương khoẻ mạnh đến năm 2020, và đối thoại chính sách về tăng cường sức khỏe người cao tuổi và phòng chống các bệnh không lây nhiễm, lao và lao đa kháng thuốc; xác định chính sách phù hợp với xây dựng tài chính y tế bền vững cho sức khỏe cộng đồng, tiến tới bao phủ sức khỏe cộng đồng…

Hội thảo diễn ra ngày 14 và 15/8/2017, tại TP.HCM (ảnh), nhằm chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ 3 các quan chức cao cấp APEC (SOM 3) sẽ diễn ra vào nửa cuối tháng 8/2017, tại TP.HCM. Hội thảo có sự tham dự của đại diện của Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới  - WHO, Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA tại Việt Nam, Ủy ban Nhân dân TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM, các bệnh viện…

Theo PGS.TS. Trần Thị Giáng Hương – Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, cuộc hội thảo tham vấn kỹ thuật này để đảm bảo các nội dung và chương trình nghị sự của Cuộc họp lần thứ hai Nhóm công tác y tế và các cuộc họp liên quan khác của APEC được thảo luận, thống nhất và được đưa vào trong chương trình nghị sự APEC 2017.

Tại Hội nghị lần thứ 3 các quan chức cao cấp APEC (SOM 3), trong đó trọng tâm là Cuộc họp cao cấp APEC  lần thứ 7 về y tế và kinh tế sẽ diễn ra từ  23 -24/8 với nhiều Bộ trưởng Y tế của nhiều nền kinh tế APEC tham dự. Bộ Yế được giao chủ trì 7 cuộc họp về y tế.

Bộ trưởng Bộ Y tế làm việc tại Long An: Thực hiện nhiều giải pháp để giảm bệnh nhân vượt tuyến điều trị

Ngày 14.8, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế cùng đoàn công tác Bộ Y tế đã đi kiểm tra và làm việc tại Trạm Y tế xã Mỹ Quý Tây huyện Đức Huệ, Bệnh viện Đa khoa Long An và làm việc với Uỷ ban Nhân dân tỉnh Long An.

Mạng lưới y tế công lập trong tỉnh Long An hiện có 32 đơn vị trực thuộc Sở Y tế, trong đó tuyến tỉnh có 7 bệnh viện; tuyến huyện gồm 15 trung tâm Y tế; tuyến xã có 4 phòng khám đa khoa khu vực và 192 trạm y tế. Y tế tư nhân hiện tỉnh có 2 bệnh viện đa khoa, 13 phòng khám đa khoa tư nhân, hơn 400 cơ sở hành nghề y và số cơ sở hành nghề dược 1.873.

Bà Võ Thị Dễ - Phó Giám đốc Sở Y tế Long An cho biết, ngành y tế tỉnh Long An hiện đang tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Thực hiện hiệu quả đề án bệnh viện vệ tinh.Triển khai nhiều kỹ thuật mới tại bệnh viện Đa khoa Long An như thay khớp nhân tạo, phẫu thuật chấn thương sọ não, đặt máy tạo nhịp tim, phẫu thuật nội soi nhiều chuyên khoa. Tại một số trung tâm y tế đã thực hiện phẫu thuật nội soi, phẫu thuật phaco. Triển khai đặt máy chạy thận nhân tạo Bệnh viện Đa khoa Long An, 3 bệnh viện Đa khoa khu vực và Trung tâm y tế huyện Bến Lức…Toàn ngành y tế đã nỗ lực để nâng cao chất lượng các mặt công tác phục vụ sức khỏe người dân.

Theo bà Võ Thị Dễ bên cạnh đó ngành y tế tỉnh Long An cũng đang phải đương đầu với nhiều khó khăn thách thức như tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp có khả năng bùng phát; khi công nghiệp phát triển nhiều nên vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Long An tiếp giáp TP.HCM nên bệnh nhân vượt tuyến nhiều đã ảnh hưởng đến quỹ BHYT, bác sĩ dịch chuyển về TP.HCM nên dẫn đến thiếu bác sĩ.

Về tình trạng bệnh nhân vượt tuyến lên TP.HCM điều trị, bà Võ Thị Dễ nói rõ, Long An tiếp giáp TP.HCM nên bệnh nhân có BHYT vượt tuyến lên TP.HCM điều trị để được thanh toán 50% chi phí khi điều trị nội trú, ảnh hưởng nhiều đến quỹ BHYT. Cụ thể, chi phí điều trị của số bệnh nhân khám chữa bệnh nội tỉnh trong năm 2016 chỉ là 473 tỷ đồng trong khi chi phí điều trị của số bệnh nhân khám chữa bệnh ngoại tỉnh lên đến 519 tỷ đồng (chiếm 52%). Bà Dễ nhấn mạnh,với tỷ lệ bệnh nhân vượt tuyến nhiều, ảnh hưởng đến quỹ BHYT như hiện nay, sắp tới nếu một số các cơ sở y tế trong tỉnh tự chủ tài chính sẽ gặp nhiều khó khăn. Ông Võ Công Luận, giám đốc Bệnh viện Đa khoa Long An thừa nhận các cơ sở y tế tại Long An vẫn có khoảng cách với các cơ sở y tế tại TP. HCM về các kỹ thuật cao. Hiện người bệnh tại Long An có niềm tin và xu hướng tự vượt tuyến lên các cơ sở y tế TP. HCM điều trị.

Về việc thiếu bác sĩ, bà Võ Thị Dễ còn cho biết thêm hiện nay tỉnh tuyển được bác sĩ hệ chính quy rất khó khăn do bác sĩ cũng chuyển dịch về TP.HCM nhiều. Hiện trong tỉnh có 923 bác sĩ nhưng có đến hơn 50% số bác sĩ này chỉ được đào tạo liên thông.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, để người bệnh của tỉnh Long An không đổ dồn lên TP. HCM khám bệnh, các bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh viện huyện phải tự nâng cao trình độ khám chữa bệnh. Ngành y tế tích cực thực hiện hiệu quả Đề án bệnh viện vệ tinh. Ngoài ra, tỉnh cần làm đề án để thu hút cán bộ chất lượng cao

Pháp luật TP HCM

Huy động bộ đội phun hóa chất diệt muỗi

Hà Nội đã huy động cả lực lượng bộ đội, dân phòng tham gia chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi trên diện rộng tại nhiều quận.

Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng, Hà Nội đã huy động cả lực lượng bộ đội, dân phòng tham gia chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi trên diện rộng tại nhiều quận.

Ghi nhận tại  Phố Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm vào chiều nay (15-8), việc triển khai phun hóa chất diệt muỗi được thực hiện tích cực. Theo đúng quy trình, khi phun thuốc, nhân viên đi đến từng nhà để phát thông báo trước cho người dân.

Tất cả, từ người già đến trẻ nhỏ đều được ra ngoài để đảm bảo sức khỏe, trước và trong quá trình phun hóa chất diệt muỗi. Được biết, cho đến hôm nay, Hà Nội đã huy động máy phun thuốc diệt muỗi 'vòi rồng' từ 19 tỉnh, thành phố lân cận, huy động 40 máy phun đeo vai... tham gia chiến dịch diệt muỗi lần này.

Một số hộ dân, cho trẻ nhỏ di tản khỏi khu vực phun hóa chất diệt muỗi để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều người già, thanh niên phải lấy khăn, khẩu trang để bịt mũi khi lực lượng chức năng phun hóa chất bên trong.

Một đại diện của Trung tâm y tế Dự phòng Hà Nội cho hay: hiện nay Hà Nội đang thực hiện phun hóa chất trên diện rộng theo hình thức 'cuốn chiếu' phun từ điểm có dịch đến các vùng lân cận.

Cũng theo đại diện Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, việc phun hóa chất chỉ có tác dụng diệt muỗi trưởng thành, những con đang mang mầm bệnh, bên cạnh đó còn cần thực hiện cả phương pháp diệt bọ gậy mới thực sự hiệu quả. Hiện tại đội xung kích ở các xã, phường đang đến từng nhà để tuyên truyền nhân dân, đồng thời rà soát, thực hiện các biện pháp triệt để để diệt bọ gậy.

Trước đó, theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội về tình hình dịch bệnh từ ngày 6-8 đến 13-8 đã ghi nhận 3.578 trường hợp sốt xuất huyết. Các đơn vị có số ghi nhận cao trong tuần là Đống Đa (498), Hoàng Mai (460), Hai Bà Trưng (360), tiếp đó là Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hà Đông , Ba Đình , Thanh Trì, Nam Từ Liêm, Thanh Oai. Hoàn Kiếm (101).

Hiện tại cả nước đã ghi nhận trên 80.000 trường hợp mắc, 24 tử vong, số mắc tăng trên 30% so với cùng kỳ năm 2016. Tại Hà Nội, số mắc tập trung chủ yếu ở một số quận nội thành như Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng... Thời tiết hiện nay là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh sốt xuất huyết phát triển.

Ghi nhận tại bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, nhiều người bị sốt xuất huyết của Hà Nội và các tỉnh lân cận đổ về điều trị. Do quá tải, nên giường đã được kê thêm cho các bệnh nhân tại hành lang.

Trước tình hình trên, Sở Y tế Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành tăng cường triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết theo chỉ đạo của Bộ Y tế và UBND Thành phố.

Báo Chính phủ (baochinhphu.vn)

Đấu thầu thuốc BHYT để giảm chi phí khám bệnh

Tổ chức đấu thầu tập trung thuốc dùng trong lĩnh vực bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách mới quan trọng của Chính phủ trong tiết giảm chi phí khám chữa bệnh, nâng cao tính bền vững của quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH).

Phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ đã có cuộc trao đổi với TS. Phạm Lương Sơn, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, cơ quan được giao xây dựng kế hoạch và triển khai chính sách này trong thời gian tới.

Thưa ông, thực hiện Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 7/7/2016 của Chính phủ thí điểm giao BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện thí điểm đấu thầu tập trung thuốc dùng trong lĩnh vực BHYT, không thuộc danh mục 5 hoạt chất đấu thầu tập trung quốc gia do Bộ Y tế tổ chức đấu thầu. Đến nay BHXH đã triển khai công tác này như thế nào?

Ông Phạm Lương Sơn:  Việc đấu thầu tập trung thuốc dùng trong lĩnh vực  BHYT là chính sách đúng đắn của Chính phủ nhằm tiết giảm chi phí của người bệnh, sử dụng hiệu quả quỹ BHYT và cũng góp phần bảo đảm kiểm soát chặt chẽ giá khám chữa bệnh nói riêng và chỉ số giá tiêu dung nói chung.

Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 59/NQ-CP của Chính phủ, ngày 19/7/2016, BHXH Việt Nam đã tổ chức họp đề xuất với Bộ Tài chính, Bộ Y tế thống nhất nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn Danh mục thuốc đấu thầu tập trung do BHXH Việt Nam thực hiện (không trùng với danh mục thuốc do Bộ Y tế thực hiện), đồng thời cũng đề nghị Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia do BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện.

Qua các lần họp và trao đổi trong quá trình phối hợp thực hiện, BHXH Việt Nam đã cân nhắc đề nghị của Bộ Y tế về số lượng mặt hàng trong Danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia tương ứng với số lượng Danh mục do Bộ Y tế thực hiện chỉ có 5 loại hoạt chất (theo Thông tư số 09/2016/TT-BYT về danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc đấu thầu tập trung, danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá) để đảm bảo khả thi, phù hợp với tính chất thí điểm và khả năng của đơn vị mua sắm tập trung của BHXH Việt Nam, không để ảnh hưởng tới cung ứng thuốc cho người bệnh.

Đồng thời, để đảm bảo sớm triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, BHXH Việt Nam đã thống nhất với Bộ Y tế về danh mục thuốc đấu thầu tập trung do BHXH Việt Nam thực hiện 6 loại thuốc, tương ứng với khoảng 147 loại thuốc thương mại thuộc các nhóm.

Đến ngày 10/7/2017, Bộ Y tế đã gửi công văn thống nhất với BHXH Việt Nam về Danh mục thuốc đấu thầu tập trung do BHXH thực hiện gồm 6 loại thuốc.

Tới khi nào thì chính sách này sẽ chính thức được thực hiện thí điểm, thưa ông?

Ông Phạm Lương Sơn: BHXH Việt Nam đã ban hành quyết định giao Trung tâm giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía bắc thực hiện nhiệm vụ là đơn vị mua sắm tập trung quốc gia thuốc thuộc lĩnh vực bảo hiểm y tế; chủ động hướng dẫn BHXH các địa phương phối hợp với Sở Y tế để tập hợp nhu cầu sử dụng thuốc làm căn cứ xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu (KHLCNT) theo quy định.

Đến ngày 10/8/2017 đã có 57 địa phương gửi kế hoạch sử dụng về Trung tâm Giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến khu vực phía bắc để tổng hợp. Một số địa phương, do Sở Y tế còn chờ ý kiến chính thức của Bộ Y tế mới thực hiện, một số địa phương xây dựng kế hoạch sử dụng chưa phù hợp phải điều chỉnh, vì vậy dự kiến việc xây dựng KHLCNT sẽ hoàn thành và trình thẩm định trước 30/8/2017; KHLCNT được thẩm định và trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam phê duyệt theo quy định trước 30/9/2017.

BHXH Việt Nam sẽ tổ chức thực hiện và hoàn thành quy trình đấu thầu, thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và ký thỏa thuận khung trước ngày 30/11/2017. Các cơ sở KCB hoàn thành việc bảo lãnh dự thầu, thương thảo hợp đồng và ký hợp đồng trước 31/12/2017. Thực hiện mua sắm theo KHLCNT từ 1/1/2018.

Việc thực hiện đấu thầu thuốc tập trung sẽ đo đếm được lợi ích cho quỹ BHYT như thế nào, ông có thể nói rõ hơn?

Ông Phạm Lương Sơn:  Chi phí thuốc BHYT các năm trước khi thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư 37 thông thường chiếm từ 55-60% tổng chi phí KCB BHYT, những năm gần đây tỷ lệ chi cho thuốc có giảm trong cơ cấu chi phí. Năm 2016, tổng chi thuốc KCB BHYT là trên 32 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 43% tổng chi KCB BHYT), trong đó: Thuốc tân dược: 28.862 tỷ đồng, chiếm 81% tổng chi phí thuốc; thuốc chế phẩm y học cổ truyền 2.230 tỷ, bằng 7% tổng chi thuốc; vị thuốc y học cổ truyền là 810 tỷ đồng, bằng 2,6% tổng chi thuốc.

Về chi phí vật tư y tế thì đang không ngừng gia tăng qua các năm. Năm 2013 chi 1.738, 8 tỷ đồng/Tổng chi KCB là 45.000 tỷ đồng (bằng 3,9 %) và tới năm 2016 là hơn 4.870 tỷ đồng, chiếm 6,4% tổng chi KCB. 6 tháng đầu năm 2017 có mức chi là 2.641 tỷ đồng, bằng 6,77 % tổng chi KCB.

Với việc Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc đấu thầu tập trung do BHXH Việt Nam thực hiện (6 thuốc, tương ứng với khoảng 147 thuốc thương mại thuộc các nhóm, có giá trị sử dụng năm 2016 là gần 1.000 tỷ đồng), chắc chắn sẽ góp phần tiết giảm chi phí KCB cho người dân.

Trong đấu thầu thuốc tập trung có tính đến mua sắm sử dụng thuốc biệt dược gốc (BDG) đã hết thời hạn bảo hộ và có thuốc Generic tương tự nhóm 1?

Ông Phạm Lương Sơn: Kinh nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới và trong khu vực cho thấy việc quy định các chế tài nhằm kiểm soát việc sử dụng và điều chỉnh giá các loại BDG, đặc biệt là các thuốc BDG đã hết hạn bảo hộ là một giải pháp quan trọng để giảm chi phí điều trị và tăng cường hiệu quả sử dụng của quỹ BHYT.

Ở nước ta hiện có 1.200 mặt hàng thuốc BDG, bằng 5% tổng số mặt hàng thuốc trên thị trường, chi phí thanh toán là 8.162 tỷ đồng, bằng gần 25% tổng chi thuốc. Trong khi đó chi cho các loại thuốc Generic là 20.700 tỷ đồng, bằng 56% tổng chi thuốc. Nguyên nhân cơ bản là các loại thuốc BDG được đấu thầu ở một nhóm riêng, tạo sự độc quyền. Đồng thời, không có cơ chế để kiểm soát giá đối với các loại thuốc này. Giá thuốc BDG (kể cả BDG hết hạn bảo hộ) được bán với 1 giá thống nhất và không thay đổi sau nhiều năm, thậm chí hàng chục năm và chỉ phụ thuộc vào sự kê khai giá của các hãng cung cấp thuốc, trong khi Việt Nam chưa có quy định yêu cầu giảm giá BDG theo thời gian như một số quốc gia khác trên thế giới đã thực hiện.

Theo công bố của Bộ Y tế, đã có 101 thuốc BDG hết hạn bản quyền đã có thuốc Generic nhóm 1 có tác dụng điều trị tương tự có thể thay thế. Tổng chi phí của 101 thuốc BDG hết hạn bản quyền này là 2.024 tỷ đồng, nếu giảm giá về giá trúng thầu trung bình của thuốc Generic nhóm 1 tương ứng, sẽ tiết kiệm được trên 500 tỷ đồng (khoảng 25%).

Ngoài ra, BHXH Việt Nam thống kê tiếp, có 39 loại thuốc BDG hết hạn bản quyền đã có 1 số đăng ký thuốc Generic nhóm 1 có thể  thay thế;  37 loại thuốc BDG hết hạn bản quyền đã có 2 số đăng ký thuốc generic nhóm 1 có thể thay thế. Tổng chi phí của 76 loại thuốc BDG đã có 1 đến 2 số đăng ký thuốc Generic nhóm 1 có thể thay thế nêu trên là 811 tỷ đồng, nếu giảm giá về giá trúng thầu trung bình của nhóm 1 tương ứng, sẽ tiết kiệm được 199 tỷ đồng.

Quan điểm của BHXH là nên tính tới việc mua sắm BDG trong đấu thầu tập trung thuốc thuộc danh mục chi trả BHYT và đề nghị Bộ Y tế sớm ban hành thông tư hướng dẫn mua sắm, sử dụng thuốc biệt dược gốc đã hết bản quyền theo chỉ đạo của Chính phủ.

BHXH Việt Nam nhận thấy còn khó khăn gì khi triển khai thí điểm đấu thầu tập trung thuốc trong danh mục chi trả của BHYT và có những kiến nghị gì?

Ông Phạm Lương Sơn: Chúng tôi thấy rằng pháp luật chưa có chế tài để xử lý đối với các cơ sở KCB không mua đúng số lượng đã xây dựng (yêu cầu tối thiểu là 80% theo quy định tại Thông tư số 11/TT-BYT) hoặc việc xử lý đối với các cơ sở KCB thanh toán không đúng thời hạn tiền thuốc trả cho các nhà thầu theo hợp đồng.

Bên cạnh đó, quan điểm về lựa chọn danh mục thuốc đấu thầu của các đơn vị còn khác nhau. Năng lực kinh nghiệm của các nhà thầu còn hạn chế, khó đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư như gói thầu có quy mô quá lớn (ước tính mỗi loại thuốc khoảng 300-500 tỷ đồng), phạm vi cung cấp thuốc rất rộng, đến toàn bộ cơ sở KCB trên cả nước (khoảng 2.500 cơ sở); có thể phải cung cấp nhiều đợt trong tháng để đáp ứng nhu cầu điều trị, không để xảy ra thiếu thuốc...

Chúng tôi kiến nghị Chính phủ giao BHXH Việt Nam lựa chọn danh mục đấu thầu tập trung gồm cả các thuốc ít số đăng ký lưu hành để đảm bảo thuốc được kiểm soát giá, để có cơ sở kịp thời triển khai theo đúng kế hoạch, lộ trình. Cho phép BHXH các địa phương tạm ứng kinh phí mua thuốc của các cơ sở KCB để trả các công ty trúng thầu trong trường hợp cơ sở KCB vi phạm hợp đồng. Cho phép triển khai thí điểm và  hướng dẫn thực hiện cơ chế đặt hàng đóng gói bao bì quy cách lớn đối với các loại thuốc viên (nén, nang, nhộng,...) thay vì đóng vỉ để tiết kiệm chi phí.

BHXH Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ: Y tế, Tài chính, KH&ĐT thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh việc đấu thầu thuốc, vật tư y tế tại các địa phương có giá trúng thầu cao bất hợp lý. Đối với các loại vật tư y tế có giá trúng thầu cao bất hợp lý, thương thảo với các Nhà thầu để giảm giá về mức hợp lý gần với giá trúng thầu của địa phương có giá thấp nhất. Đề nghị BHXHVN được tham gia vào quá trình tổ chức đấu thầu vật tư y tế để tiết giảm chi phí khám chữa bệnh, nâng cao hiệu quả sử dụng và khả năng cân đối của quỹ BHYT.

Ngày 21/08/2017
Ban Biên tập Website
(Sưu tầm từ các báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích