Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 1 6 1 2 2
Số người đang truy cập
1 6
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ ngày 29/7 đến ngày 31/7 năm 2017

Nhân dân, Sức khỏe & Đời sống

Cứu 10 người ngộ độc do ăn nấm

Trưa ngày 29-7, 10 người dân ở bản Cắm, xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong (Nghệ An) vào rừng hái nấm ăn. Sau đó cả 10 người biọ ngộ độc với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, chóng mặt. Các nạn nhân đã đưa đi cấp cứu tại Trạm y tế xã Cắm Muộn, sau đó chuyển lên Bệnh viện đa khoa huyện Quế Phong. Tại đây, các y, bác sĩ đã cấp cứu, thực hiện các biện pháp giải độc. Đến chiều 30-7, các nạn nhân đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe đang bình phục dần và chuẩn bị làm thủ tục xuất viện

Nhân dân

Vận động người dân tích cực phòng, chống sốt xuất huyết

Chiều 28-7, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam có buổi kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết (SXH) tại công trường xây dựng, hộ gia đình trên địa bàn phường Láng Thượng (quận Đống Đa) và làm việc với UBND thành phố Hà Nội về công tác phòng, chống SXH trên địa bàn.

Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng đề nghị UBND thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong triển khai các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi tại các nơi có dịch và cả những nơi chưa có dịch. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động mọi người dân trên địa bàn tham gia diệt bọ gậy (loăng quăng); không chỉ thông qua các chiến dịch, mà phải thực hiện thường xuyên, liên tục, nhất là tại chính các gia đình. Chính quyền các xã, phường, quận, huyện cần coi việc vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy tại các khu vực công cộng là nhiệm vụ chính của mình, bằng việc huy động các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng thanh niên, sinh viên tình nguyện tham gia. Đồng thời, xử lý nghiêm chủ công trường xây dựng, các tổ chức, cá nhân không tuân thủ quy định về phòng, chống dịch, kể cả những địa phương chưa có dịch SXH…

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu ngành y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để, không để dịch bùng phát, lan rộng; tổ chức điều trị kịp thời cho những người mắc SXH. UBND các cấp cần chủ động và huy động các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch bệnh.

* Ngày 28-7, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, từ ngày 1-8, Bệnh viện Nhi đồng thành phố chính thức đưa khu điều trị nội trú vào hoạt động. Trong giai đoạn đầu sẽ có các khoa: Hồi sức tích cực, Hồi sức sơ sinh, Hô hấp, Tiêu hóa, Nội tổng quát và đặc biệt là Khoa Nhiễm với 50 giường bệnh sẽ tiếp nhận điều trị bệnh nhi mắc bệnh SXH có chỉ định nhập viện.

* Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Nam Định, số người mắc SXH trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng đột biến. Tính đến ngày 27-7, có 451 người mắc bệnh. Tại TP Nam Định đã xuất hiện bốn ổ dịch, với nơi có số mắc cao nhất lên đến 51 người. Sở Y tế tỉnh đang tích cực tiến hành phun hóa chất diệt muỗi chủ động trên diện rộng tại các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch; duy trì đội cơ động chống dịch các tuyến; lên phương án giảm tải cho bệnh viện tuyến trên khi có dịch bùng phát. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân đậy kín các vật dụng trữ nước để ngăn chặn sự sinh sản của muỗi vằn, vật trung gian truyền bệnh.  

Hầu hết số trạm y tế ở Tây Nguyên có bác sĩ

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, gần 89% số trạm y tế ở các tỉnh Tây Nguyên đã có bác sĩ. Tất cả các trạm y tế tại hai tỉnh Đác Lắc và Kon Tum có bác sĩ làm việc. Một số tỉnh đã áp dụng chế độ, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thu hút bác sĩ về công tác tại trạm y tế xã, nhất là xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tại Đác Lắc, chính sách ưu đãi với bác sĩ về xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được áp dụng, mức trợ cấp lần đầu bằng 15 lần so mức lương cơ sở; trợ cấp bằng 10 lần đối với bác sĩ công tác ở trạm y tế các xã còn lại. Hằng tháng, bác sĩ công tác tại trạm y tế xã thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn được hỗ trợ thêm hệ số 0,3 và 0,25 mức lương cơ sở cho bác sĩ công tác ở trạm y tế xã, phường còn lại. Tỉnh Đác Lắc cũng hỗ trợ nhân viên y tế thôn, buôn ở các xã đặc biệt khó khăn, với mức phụ cấp bằng 0,5 lần so với mức lương cơ sở...

Ngoài việc thực hiện tốt công tác cử tuyển, cử đội ngũ y tá, y sĩ đi học chuyên tu, các tỉnh Tây Nguyên phối hợp các trường đại học y, dược tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ y, bác sĩ công tác tại các trạm y tế xã, phường, góp phần phục vụ tốt yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào. Tuy nhiên, các tỉnh Tây Nguyên chưa có chính sách ưu đãi đủ mạnh để thu hút bác sĩ mới ra trường, hoặc bác sĩ ở các địa phương khác có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm về công tác ở các trạm y tế xã, phường. Nhiều trạm y tế xã, phường còn thiếu trang thiết bị y tế, do vậy, môi trường làm việc, chuyên môn nghiệp vụ của bác sĩ còn hạn chế.

* Tỉnh Cà Mau đã có nhiều giải pháp chỉ đạo quyết liệt nhằm tạo đột phá trong cải cách hành chính. Tỉnh chú trọng thực hiện toàn diện về mặt thể chế, thủ tục hành chính và cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông"; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách hành chính công và hiện đại hóa hành chính; tiếp tục rà soát, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và bổ sung định mức biên chế, chỉ tiêu hợp đồng lao động; thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tỉnh cũng chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện Đề án vị trí việc làm đơn vị sự nghiệp công lập; ưu tiên đầu tư kinh phí cho việc nâng cấp, sửa chữa hoặc xây dựng mới phòng làm việc, mua sắm trang thiết bị cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đối với cấp xã… Đồng thời, tỉnh đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu trong tham mưu, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh; tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan tư pháp, đội ngũ công chức pháp chế của các cơ quan, đơn vị trong việc đề nghị ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các cơ quan, đơn vị.

Sáu tháng đầu năm, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn của nhiều cơ quan, đơn vị đạt 100%; tỷ lệ văn bản đến, đi và cán bộ, công chức sử dụng phần mềm văn phòng điện tử thường xuyên của đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện đạt hơn 97%. Nhiều cơ quan, đơn vị thực hiện tốt việc xin lỗi tổ chức, cá nhân khi giải quyết hồ sơ bị trễ hạn. Từ đó mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đã tăng lên. Phần lớn đơn vị triển khai thực hiện tốt cơ chế tự chủ về biên chế, kinh phí theo quy định, góp phần tiết kiệm, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.

Tiền phong

Dịch sốt xuất huyết bùng phát ở Thủ đô, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Tôi rất sốt ruột”

Chiều 28/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đi thị sát tại một số điểm nóng về dịch sốt xuất huyết (SXH) của quận Đống Đa, nơi có nhiều ổ dịch nhất Hà Nội.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đích thân vục nước kiểm tra bọ gậy, loăng quăng trong bể nước tại một công trường xây dựng ở phường Láng Thượng, thuộc quận Đống Đa, Hà Nội, chiều 28/7.

Đoàn chọn điểm thị sát đầu tiên là công trường xây dựng tòa nhà căn hộ cao cấp Hồng Kông Tower ở 243 Đê La Thành. Phó Thủ tướng xuống thẳng khu vực hầm công trường, nơi cách đây chưa lâu các công nhân sinh hoạt. Khu hầm ẩm thấp, tối tăm, nền nhà đọng nước,bọ gậy và muỗi rất nhiều, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đặt câu hỏi: “Trước khi xuống đây có ai tưởng tượng nổi công nhân lại sống như thế này ngay giữa vùng dịch SXH không”.

Báo cáo với Phó Thủ tướng, đại diện Trung tâm Y tế quận Đống Đa cho biết, trước đó khi kiểm tra tại đây thấy mật độ bọ gậy dày đặc, rất nhiều muỗi, là môi trường lý tưởng để lây truyền, bùng phát SXH đã yêu cầu các công nhân phải chuyển lên trên sân công trường để sinh sống nhằm phòng tránh SXH, đồng thời rắc vôi bột, phun hóa chất diệt muỗi, khử bọ gậy. Tại khu vực sinh hoạt mới của công nhân ở phía trên tòa nhà, ông Đam trực tiếp trèo lên bể chứa nước của công trường để kiểm tra.

Đoàn kiểm tra còn phát hiện rất nhiều ổ loăng quăng trên đường đi vào khu trọ ở phố Chùa Láng. Điều kiện vệ sinh của khu nhà trọ cũng rất hạn chế, đông người ngoại tỉnh thuê ở.

Đây là khu vực thuộc phường đang bùng phát dịch SXH với tỷ lệ bệnh nhân cao thứ 4-5 của toàn quận Đống Đa nhưng trò chuyện với Phó Thủ tướng và Bộ trưởng, một người dân cho hay không biết dịch đang bùng phát tại nơi mình ở. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định các lán trại, vật dụng phế thải nhiều nên chống dịch hiện khó khăn hơn trước.

Trực tiếp vào kiểm tra tại một phòng trọ khoảng 8m2 với 5 người sinh sống ở khu trọ trên phố Chùa Láng, đoàn thị sát ghi nhận trong phòng không để nước đọng lưu cữu qua ngày, không có ổ chứa loăng quăng, bọ gậy.

 “Tôi thấy sốt ruột vì không có biện pháp kiên quyết thì dịch sẽ phát triển nữa. Hà Nội mà trở thành vấn đề để mọi người quan tâm vì bùng phát dịch thì rất không nên”. 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã hỏi từng thành viên trong hộ gia đình này những hiểu biết về phòng bệnh SXH. Bà Vũ Thị T (70 tuổi) cho biết: “Tôi từ Nam Định lên đây trông cháu nhỏ cho con. Ở Nam Định, tôi được chính quyền, cán bộ y tế tuyên truyền phải diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách lật úp các vật dụng chứa nước, nên ra Hà Nội tôi áp dụng ngay để phòng bệnh SXH”.

Phó Thủ tướng sốt ruột vì dịch sốt xuất huyết bùng phát giữa thủ đô - ảnh 1 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trò chuyện với công nhân dưới tầng hầm tòa nhà Hồng Kông Tower ở số 243 Đê La Thành, quận Đống Đa,   Hà Nội, chiều 28/7.

Phát biểu tại cuộc họp với UBND quận Đống Đa và Bộ Y tế sau khi thị sát, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thừa nhận: “Tôi thấy sốt ruột vì không có biện pháp kiên quyết thì dịch sẽ phát triển nữa. Hà Nội mà trở thành vấn đề để mọi người quan tâm vì bùng phát dịch thì rất không nên, tôi rất sốt ruột.

Quan trọng nhất hiện nay là 2 giải pháp. Thứ nhất là y tế dự phòng mà mọi người cùng phải tham gia, chính quyền phải làm bền vững. Về phía người dân vẫn còn nhiều người coi nhẹ dịch bệnh hoặc đi làm suốt nên không thể vào nhà phun hoá chất diệt muỗi”. Phó Thủ tướng khẳng định, ngoài vận động cần kiên quyết xử lý một cách quyết liệt.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến nay, thành phố có gần 8.000 ca mắc SXH, đứng thứ 2 cả nước nếu tính theo số tuyệt đối, đứng thứ 19 cả nước tính theo tỷ lệ %. Hiện còn gần 900 bệnh nhân đang điều trị.

Bệnh nhân xuất hiện tại 30/30 quận, huyện, thị xã với 70% số phường. Đã ghi nhận 4 ca tử vong tại phường Trung Liệt (Đống Đa), phường Giáp Bát (Hoàng Mai); phường Cống Vị (Ba Đình), phường Quang Trung (Hà Đông).

Theo TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, các năm trước, Hà Nội lưu hành hai type virus Dengue là D1, D2, hiện nay đã phát hiện thêm type D4, vì vậy nguy cơ sẽ làm tăng số trường hợp mắc bệnh. Qua kiểm tra còn thấy ổ bọ gậy xuất hiện ở khu vực nghĩa trang, đình chùa. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định: “Quan trọng là truyền thông đại chúng và truyền thông y tế. 

Để “hạ hỏa” các phường có nhiều người mắc SXH, phải phun muỗi sau đó diệt loăng quăng trong 2 tuần. Diệt muỗi phải lật úp vật dụng có thể chứa nước từ chiếc lá đến các dụng cụ khác. Kinh nghiệm triển khai tại miền Nam cho thấy sau 1 chiến dịch diệt loăng quăng thì dịch hạ nhiệt hẳn. Diệt thuốc chỉ là một phần, quan trọng là diệt loăng quăng. Ngoài chính người dân thì các đoàn thể như thanh niên tình nguyện, các hội ban ngành phải vào cuộc”.

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) nhận định: “Hiện nay dịch diễn biến phức tạp và khó chống hơn trước nhiều do có nhiều lán trại, nhiều nơi chứa nước đọng. 

Muốn phun thuốc diệt muỗi cũng khó khăn hơn do nhiều nhà cao tầng, chậu cây cảnh là nơi chứa nước thuận lợi cho muỗi sinh sản. Phải tập trung giảm người mắc thì mới giảm được số tử vong”. Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng  cho biết năm nay nhuận 2 tháng 6 âm lịch, thời gian nóng kéo dài nên dịch sẽ lâu hơn.

Phó Thủ tướng thông tin: “Tôi làm việc với Tổ chức Y tế thế giới thì được biết Việt Nam thuộc tỷ lệ mắc SXH và tử vong thấp nhất khu vực. Tuy nhiên gần như năm nào cũng rộ lên dịch bệnh này. Điều kiện tự nhiên làm dịch bệnh bùng phát không phải là không lường được nhưng phải giải quyết quyết liệt”.

Kết luận tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay: “Đi thực tế để thấy các biện pháp phòng chống không có gì mới nhưng phải làm mạnh. Giải pháp tốt nhất là diệt loăng quăng bọ gậy. Vận động thành việc thường xuyên để hạn chế dịch bệnh, thành ý thức của người dânvà cộng đồng.

Hà Nội có số người dân vãng lai nhiều, công trường xây dựng nhiều thì phải đưa việc vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, loăng quăng thành việc thường xuyên để phòng bệnh. Chúng ta có hệ thống đoàn thể từ địa phương đến trung ương phải vận động để phòng dịch. Tôi đi kiểm tra tại Hà Nội nhưng thực chất muốn đề cập đến các tỉnh cũng có nhiều công trình xây dựng phải nghiêm với các chủ đầu tư, tuyên truyền nhiều rồi giờ phải xử nghiêm. Dù không có dịch cũng phải làm nghiêm để phòng ngừa”.

Sài Gòn giải phóng

Xử nghiêm các trường hợp bất hợp tác phòng chống dịch SXH

Chiều 28-7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn công tác đã bất ngờ kiểm tra tình hình phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH) tại quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là địa bàn “nóng” về tình hình dịch SXH của thủ đô.

Tại quận Đống Đa, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Y tế cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra là khu công trường xây dựng tòa nhà căn hộ cao cấp ở 243 Đê La Thành, ngay cạnh Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội. Tại đây, Phó Thủ tướng đã yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng quận Đống Đa phải phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra việc phòng chống dịch tại các công trường xây dựng trên địa bàn và đẩy mạnh tuyên truyền người dân không để nước ứ đọng, ngủ màn để tránh bị muỗi đốt. Sau đó, đoàn công tác tiếp tục đến kiểm tra một khu nhà trọ của công nhân, sinh viên ở ngõ 112 phố Chùa Láng. Đồng thời tìm hiểu về việc phòng chống dịch SXH của một số hộ dân trên địa bàn.

Ngay sau khi đi thị sát, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã làm việc với UBND TP Hà Nội, Sở Y tế và quận Đống Đa về công tác phòng chống dịch SXH trên địa bàn. Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ sự lo lắng dù dịch SXH đang bùng phát trên địa bàn Hà Nội nhưng nhiều người dân vẫn lơ là trong việc phòng chống. Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế, UBND TP Hà Nội cùng các cơ quan chức năng cần làm tốt hơn công tác phòng chống dịch nhằm ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan, bùng phát mạnh. Đồng thời đẩy mạnh truyền thông để người dân tuân thủ các khuyến cáo về phòng chống dịch của ngành y tế. Từ thực tế kiểm tra, Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh tại tất các các công trường xây dựng trong cả nước và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lơ là, chủ quan trong việc phòng chống dịch SXH.

Theo ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, đến nay tại Hà Nội đã ghi nhận gần 8.000 người mắc SXH với 4 trường hợp tử vong. Qua điều tra, số dụng cụ chứa nước là nơi muỗi vằn đẻ trứng tăng lên hàng năm. Đáng lo ngại là nhiều hộ gia đình khi lực lượng phòng chống dịch đến phun thuốc diệt muỗi thì đi vắng hoặc không hợp tác.

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra phòng, chống sốt xuất huyết tại TPHCM

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, phải đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân có nhận thức đúng về phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Hôm nay (29/7), Đoàn công tác Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại TP HCM. Đoàn đã kiểm tra thực tế tại phường Hiệp Thành, đây là phường có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất tại Quận 12. Từ đầu năm đến nay, phường có 197 ca bệnh, trong đó có một trường hợp tử vong. Ở đây, một số hộ dân đã tiến hành các biện pháp phòng tránh như lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng; bỏ muối vào bình hoa, nuôi cá 7 màu diệt lăng quăng… Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vật dụng phế thải như: ly nhựa, vỏ hộp cơm… có nước, chứa lăng quăng không được thu dọn.

Theo Sở Y tế TP HCM, 18/24 quận, huyện có số ca bệnh tăng so với cùng kỳ năm 2016, trong đó huyện Cần Giờ và Quận 12 tăng cao hơn 100%. Hiện quận Bình Tân có số ca bệnh ca và tỷ lệ mắc/100.000 dân cao nhất thành phố.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng: cùng với sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, viêm gan, viêm não nhật Bản... cũng đang lưu hành. TP HCM phải tập trung công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là sốt xuất huyết để bảo vệ sức khỏe cho người do đang có nhiều ca mắc bệnh; đồng thời đảm bảo cho các sự kiện trong khuôn khổ hội nghị APEC tại TP HCM sắp được tổ chức tại nước ta. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân có nhận thức đúng về phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Muốn phòng bệnh hiệu quả, nhiệm vụ trọng tâm là diệt lăng quăng và muỗi, từ đó mới có thể khống chế dịch bệnh, giảm số ca mắc và khi có dịch bệnh phải phun thuốc diệt muỗi cho đúng cách.

Đối với công tác điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân lớn tuổi mắc sốt xuất huyết cũng đã tăng nên công tác tập huấn điều trị bệnh cho y tế tuyến dưới cũng phải tập trung vào cả đối tượng lớn tuổi, đồng thời phải lọc bệnh để phân tuyến điều trị, dứt khoát không để bệnh nhân sốt xuất huyết phải nằm ghép, nằm ngoài hành lang.

Kiểm soát chặt bệnh sốt xuất huyết trước thềm Hội nghị APEC

Sáng 29-7, Đoàn công tác Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã có buổi kiểm tra thực địa công tác phòng chống sốt xuất huyết (SXH) tại quận 12, TPHCM. Đây là "điểm nóng" về số ca bệnh SXH tăng cao của TPHCM trong những tháng gần đây.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND quận 12 Trịnh Thị Mỹ Lan cho biết, trong 7 tháng đầu năm quận 12 ghi nhận 883 ca SXH, tăng 116,3% so với cùng kỳ năm 2016 và hiện tại Bệnh viện Quận 12 đang điều trị cho 27 trường hợp SXH (15 ca nhi và 12 ca người lớn). Bệnh xảy ra nhiều nhất tại các phường: Hiệp Thành, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp.

Lý giải về việc số ca SXH không ngừng tăng trên địa bàn quận, bà Trịnh Thị Mỹ Lan cho rằng, do nhận thức của một số hộ dân còn chủ quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Đội tuyên truyền phòng chống dịch bệnh đến hướng dẫn và cùng dọn các dụng cụ chứa nước không dùng, lật úp các dụng cụ chứa nước không cần thiết để loại bỏ lăng quăng nhưng sau đó đâu lại vào đấy, người dân vẫn chủ quan, và trông chờ, không tự thực hiện những việc này trong những lần tiếp theo.

Theo báo cáo của ngành Y tế TP, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP có gần 11.200 ca SXH  tăng 24% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó có 4 ca tử vong. Có 18/24 quận, huyện có số ca bệnh tăng so với cùng kỳ năm 2016, trong đó huyện Cần Giờ và Quận 12 tăng cao hơn 100%.

Trước thực trạng bệnh SXH có diễn biến phức tạp và bất thường, dự kiến còn kéo dài, ngành Y tế TP đã đưa nhiều chiến dịch truyền thông, nhằm nâng cao vai trò, ý thức của người dân trong việc phòng chống dịch, huy động mọi người, mọi tầng lớp diệt lăng quăng, không cho lăng quăng phát triển…

Bên cạnh đó, công tác xử phạt những trường hợp cố tình không thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh cũng được đẩy mạnh.

Cụ thể,trong 6 tháng đầu năm, 10/24 quận, huyện đã tiến hành xử phạt 75 trường hợp, trong đó quận Thủ Đức có 21 trường hợp, Hóc Môn có 13 trường hợp, Bình Thạnh có 12 trường hợp, Quận 12 có 4 trường hợp,…

Đánh giá cao nỗ lực của TPHCM trong việc phòng chống dịch bệnh SXH, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, cùng với SXH hiện các dịch bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, viêm gan, viêm não nhật Bản... cũng đang lưu hành khá phổ biến tại TPHCM.

Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu TP cần phải tập trung, quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng chống dịch bệnh, trong đó có SXH để bảo vệ sức khỏe cho người dân, đồng thời đảm bảo cho các sự kiện trong khuôn khổ hội nghị APEC sắp diễn ra tại TPHCM.

“Để phòng chống tốt dịch bệnh SXH, công tác truyền thông phải đi đầu để người dân có nhận thức đúng về phòng chống dịch bệnh. Nhiệm vụ quan trọng là phòng bệnh trước. Muốn vậy, phải diệt lăng quăng và muỗi, cái gốc là diệt lăng quăng mới có thể khống chế dịch bệnh, giảm số ca mắc và khi có dịch bệnh phải phun thuốc diệt muỗi cho đúng cách”- Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.

Song song đó, cần đẩy mạnh công tác tập huấn điều trị bệnh cho y tế tuyến dưới, đồng thời phải lọc bệnh để phân tuyến điều trị, dứt khoát không để bệnh nhân SXH phải nằm ghép, nằm ngoài hàng lang.

Nhằm đáp ứng đủ giường bệnh để điều trị cho bệnh nhi mắc SXH, Sở Y tế TPHCM cho biết, bắt đầu từ ngày 1-8, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố sẽ chính thức đưa khu điều trị nội trú vào hoạt động và ưu tiên dành tất cả 50 giường bệnh của khoa Nhiễm để tiếp nhận điều trị bệnh nhi mắc bệnh SXH có chỉ định nhập viện, bao gồm cả người dân của các quận, huyện cư trú gần bệnh viện và tiếp nhận các trường hợp SXH nặng do các tuyến chuyển đến.

Bệnh uốn ván gia tăng trở lại: Người dân vẫn lơ là

Bệnh uốn ván tưởng như đã được thanh toán hoàn toàn, nhưng mấy năm trở lại đây, tình trạng người dân mắc loại bệnh truyền nhiễm này lại đang gia tăng, có những địa phương bùng phát mạnh.

Mắc uốn ván mà ngỡ bị tai biến

Đang khỏe mạnh, ông Nguyễn Thành Hiến (86 tuổi, ngụ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) bỗng dưng bị cứng hàm, không nói, không ăn uống được, chân tay co quắp lại. Nghi ngờ bị tai biến mạch máu não, gia đình đưa ông vào Bệnh viện mạch An Giang. Các bác sĩ không xác định được mắc bệnh gì nên chuyển ông sang Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang. Tại đây, ông Hiến được chẩn đoán là nhiễm uốn ván và được chuyển thẳng lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM trong sự lo lắng của cả gia đình - không hiểu vì sao mà ông lại mắc bệnh này. Lúc này ông Hiến mới nhớ ra cách đây không lâu, ông bị xước tay do cọ vào tường xi măng.

Còn ông Nguyễn Văn Bàn (60 tuổi, ngụ tỉnh Bình Thuận) vẫn không quên chuyện mình đã “chết đi sống lại” vì mắc uốn ván. Sau khi bị chiếc búa đập trúng tay gây chảy máu, nghĩ đơn giản, ông Bàn mua thuốc kháng viêm về uống. Không ngờ 7 ngày sau, ông bắt đầu có triệu chứng cứng hàm, lưỡi bị cong lên, không nói chuyện, không ăn uống được. Tưởng bị tai biến, ông được gia đình đưa đi châm cứu và điều trị bằng thuốc nam tại một thầy lang gần nhà. Tuy nhiên, bệnh tình chẳng những không thuyên giảm mà còn nặng thêm. Quá lo sợ, gia đình quyết định đưa ông vào TPHCM để điều trị.

“Vào đây nghe các bác sĩ nói tôi mới biết là mình bị mắc uốn ván, chứ từ trước đến nay không thấy ai bị bệnh và cũng không nghe nói đến bệnh này”, ông Bàn cho hay.

Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, trong 6 tháng đầu năm 2017, bệnh viện này tiếp nhận 160 ca bệnh uốn ván ở người lớn và 2 ca bệnh uốn ván sơ sinh. Trung bình, mỗi ngày có từ 10 - 15 bệnh nhân nhập viện do uốn ván. Hiện Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc đang điều trị cho 13 bệnh nhân uốn ván ở thể nặng, còn Khoa Nhiễm D thì điều trị gần 40 ca bệnh đang trong giai đoạn phục hồi.

Bác sĩ Dương Bích Thủy, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, cho biết người mắc bệnh uốn ván khởi đầu thường bị cứng hàm, không há mồm được, ăn uống khó khăn. Do triệu chứng cứng hàm nên người dân thường hay nghĩ đến bị sâu răng, sái trật khớp hàm, có khi nghĩ là tai biến mạch máu não, mà không nghĩ đến uốn ván. Do tự chẩn đoán sai nên người dân đa phần tìm đến sai địa chỉ, như các chuyên khoa tai mũi họng, nội thần kinh, vì vậy thường không phát hiện sớm về bệnh.

“Một số bệnh nhân khi đến với chúng tôi đã ở trong tình trạng bệnh nặng, hàm cứng không nói được, gồng giật, dọa ngưng thở”, bác sĩ Dương Bích Thủy cho biết.

Khi xác định bệnh nhân mắc uốn ván, cần ngay lập tức mở đường thở, đặt ống thở để hỗ trợ người bệnh, sau đó sử dụng các thuốc chống co giật để bệnh nhân nằm im, rồi sử dụng thuốc diệt vi trùng uốn ván.

Cần chủ động phòng ngừa

Nhận định về mức độ nguy hiểm của bệnh uốn ván, bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, cho biết uốn ván có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh, nhất là những bệnh nhân lớn tuổi mà lại có sẵn bệnh nền. Ví dụ, bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu cơ tim, khi vi trùng uốn ván xâm nhập, gây nên rối loạn thần kinh giật thì nhịp tim cũng tăng lên, bệnh nhân sẽ bị nhồi máu cơ tim và tử vong.

Bệnh nhân mắc uốn ván có thể phải điều trị trong thời gian dài, có khi 1 - 2 tháng, gây tốn kém chi phí. Ngoài ra, những tổn thất về sức khỏe, tinh thần “hậu uốn ván” khiến nhiều người bệnh rơi vào khó khăn, chưa kể năng suất lao động sau này sẽ bị ảnh hưởng lớn do tình trạng cứng cơ, co giật gây nên. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh. Hiện vaccine phòng ngừa uốn ván cho trẻ nhỏ đã được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, vì thế tỷ lệ trẻ nhỏ mắc uốn ván đã giảm hẳn. Tuy nhiên, vẫn còn số lượng lớn những người trong độ tuổi lao động hoặc người lớn tuổi do không được chích ngừa đầy đủ lúc nhỏ, hoặc không chích nhắc lại đủ số mũi, thì dễ mắc uốn ván hơn. Tại Khoa Nhiễm D, 100% bệnh nhân nhập viện điều trị uốn ván đều chưa được chích ngừa uốn ván trước đó. Thậm chí, một số người dân dù chưa từng chích ngừa uốn ván nhưng khi bị vết thương ở tay, chân vẫn chủ quan không chích ngừa, khiến nguy cơ nhiễm bệnh càng tăng cao.

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn trong số ca mắc bệnh uốn ván, do thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nhiều yếu tố nguy cơ như dễ bị các vết thương hở, bị vật nhọn đâm vào người, trong khi trước đó chưa được chích ngừa phòng bệnh. Vì vậy, người dân cần chích ngừa chủ động trước, không chỉ đối với bệnh uốn ván mà cả các loại bệnh truyền nhiễm khác. Khi bị thương bởi vật nhọn, va quẹt gây nên vết thương hở, người dân nên đi chích ngừa uốn ván để ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh.

Hà Nội mới

Đông Nam Á - điểm nóng của dịch sốt xuất huyết

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp hạng sốt xuất huyết là một trong những loại bệnh do virus lây truyền qua muỗi gây ra có mức độ ảnh hưởng và tốc độ lây lan nhanh nhất thế giới, với sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh trên toàn cầu cao gấp 30 lần chỉ trong vòng 50 năm qua. Ước tính hơn 2,5 tỷ người (tương đương khoảng 30% dân số thế giới) có nguy cơ nhiễm bệnh. Mỗi năm, có khoảng 390 triệu người mắc bệnh, trong đó có 500.000 người mắc sốt xuất huyết Dengue - một dạng bệnh nghiêm trọng hơn - gây ra 25.000 ca tử vong hằng năm. Tỷ lệ mắc mới sốt xuất huyết cũng tăng đột biến trong những thập kỷ gần đây. Không chỉ gia tăng về số lượng ca bệnh, dịch bệnh còn mở rộng phạm vi về mặt địa lý. Trong khi chỉ có 9 nước phải đối mặt với những đợt dịch nghiêm trọng trước năm 1970, đến nay sốt xuất huyết đã xuất hiện tại hơn 100 quốc gia ở Châu Phi, Châu Mỹ, Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Trong số đó, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong danh sách 30 nước và vùng lãnh thổ có số ca nhiễm sốt xuất huyết Dengue cao nhất thế giới, có tới 9 quốc gia tại khu vực Đông Nam Á, lần lượt là Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Campuchia, Myanmar, Lào, Singapore. Sốt xuất huyết Dengue cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em tại khu vực, cao hơn so với tỷ lệ tử vong do sốt rét. Tiến sĩ Mohammad Jamsheed, chuyên gia tư vấn của WHO về các bệnh nhiệt đới tại Đông Nam Á cho biết, 60% người mắc sốt xuất huyết Dengue mang mầm bệnh có nguy cơ lây lan nhưng không biểu hiện triệu chứng rõ rệt. Cũng theo WHO, nguyên nhân chính gây tử vong do sốt xuất huyết tại khu vực là do bệnh nhân nhập viện quá muộn, khi bệnh đã diễn biến xấu và thường bị nhầm lẫn với sốt thông thường. Tỷ lệ này càng tăng cao tại vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, khu vực không có sẵn các trang thiết bị hỗ trợ điều trị bệnh. Cái chết của nam diễn viên nổi tiếng Thái Lan Tridsadee Sahawong (37 tuổi) sau 2 tháng hôn mê vì sốt xuất huyết vào năm 2016 là hồi chuông cảnh tỉnh đối với cộng đồng khi bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tại Lào, số ca nhiễm sốt xuất huyết Dengue đã đạt tới mức kỷ lục trong năm nay, đặc biệt là ở thủ đô Viêng Chăn. Trong khi đó, tại Việt Nam, gần 50.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue đã được phát hiện kể từ đầu năm 2017, trong đó TP Hồ Chí Minh được coi là điểm nóng. Bên cạnh những tác động về sức khỏe, tốn kém chi phí điều trị, sốt xuất huyết còn ảnh hưởng tới sự phát triển chung của khu vực, trong đó ngành Du lịch Đông Nam Á đang đứng trước thách thức không nhỏ. Các du khách tỏ ra lo ngại trước nhiều điểm du lịch nổi tiếng nằm tại các vùng rừng núi, ẩm thấp, hay không có các biện pháp phòng chống muỗi hiệu quả. Đại học Y tế Công cộng Pittsburgh (Mỹ) cho biết, độ ẩm và nhiệt độ cao, điều kiện sống còn nhiều hạn chế và nhận thức chưa đúng về mức độ nguy hiểm của sốt xuất huyết đã tạo điều kiện cho dịch bệnh lan rộng và khó kiểm soát tại Đông Nam Á, nhất là trong chu kỳ El Nino được dự báo bắt đầu vào tháng 7 hoặc tháng 8 năm nay và kéo dài đến hết năm. Nếu các mô hình dự báo cho thấy bệnh có nguy cơ bùng phát, các chính phủ cần sớm bắt đầu chiến dịch nâng cao nhận thức của người dân, vệ sinh môi trường sống, khoanh vùng và dập dịch để ngăn ngừa virus lây lan.

Sức khỏe & Đời sống

Bộ trưởng Y tế thị sát phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Ngày 29.7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) tại KP.4, P.Hiệp Thành Q.12, TP.HCM (ảnh) - nơi có số ca SXH cao nhất quận (197 ca tính từ đầu năm đến nay) và Bệnh viện Q.12 là nơi đang điều trị cho 27 ca bệnh SXH, trong đó có 15 ca trẻ em. 6 giờ 30 ngày 26.7, chiếc xe xuất phát từ Viện Pasteur TP.HCM đưa các chuyên gia về côn trùng, dịch tễ cùng 2 ba lô chứa trang thiết bị bắt muỗi, lăng quăng trực chỉ TX.Dĩ An (Bình Dương) để bắt "đại gia" gây bệnh sốt xuất huyết - muỗi vằn Aedes aegypti.

Bà Trịnh Thị Mỹ Lan, Phó chủ tịch UBND Q.12, cho biết tính đến thời điểm hiện tại, Q.12 có 833 ca SXH, tăng 116% so cùng kỳ năm 2016 (385 ca), đặc biệt trong tháng 6 số ca tăng đột biến so với tháng 5. Theo Sở Y tế TP, từ đầu năm đến nay TP đã có 11.195 ca mắc SXH, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2016 (9.051). Đáng lưu ý, có 4 ca tử vong, tăng 3 ca so với cùng kỳ năm 2016. Cần Giờ là địa bàn có số ca mắc cao nhất, tăng 119%, tiếp theo là Q.12, Hóc Môn, Bình Tân…

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo phải đổi mới phương thức truyền thông, đó là hướng dẫn người dân tìm diệt nguồn gây bệnh là ổ lăng quăng, diệt muỗi SXH… chứ không nói làm sạch môi trường chung chung. Về điều trị, dứt khoát không để người dân nằm ghép, nằm hành lang. Phải phân tuyến, lọc bệnh để điều trị. Tập huấn, đặc biệt tập huấn nhiều hơn về điều trị cho người lớn mắc bệnh SXH, vì người lớn hiện mắc nhiều.

Phóng chống dịch sốt xuất huyết gia tăng: đẩy mạnh truyền thông, điều trị kịp thời

Trước diễn biến gia tăng của dịch sốt xuất huyết, cuối tuần qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã bất ngờ thị sát, kiểm tra trực tiếp tại các ổ dịch sốt xuất huyết (SXH) trọng điểm trên địa bàn quận Đống Đa (Hà Nội) và tại Quận 12 (TP.HCM)… Liên quan đến dịch bẹnh SXH, trước đó Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu tăng cường phòng chống dịch bệnh SXH…

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong phòng chống dịch sốt xuất huyết

Trước diễn biến gia tăng của dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội, 15h chiều ngày 28/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã bất ngờ thị sát, kiểm tra trực tiếp tại 2 ổ dịch sốt xuất huyết (SXH) trọng điểm trên địa bàn quận Đống Đa (Hà Nội).

Công nhân sinh sống dưới hầm ẩm thấp, ứ nước đọng

Địa điểm đầu tiên, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Y tế cùng đoàn công tác đến kiểm tra là Khu công trường xây dựng tòa nhà căn hộ cao cấp Hồng Kông Tower ở 243 Đê La Thành, ngay cạnh Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội. Tại đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế đã xuống thẳng tầng hầm công trường, là nơi công nhân xây dựng công trường này đang ăn ở, sinh hoạt.

Báo cáo với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Y tế, đại diện Trung tâm Y tế quận Đống Đa cho biết, trước đó khi kiểm tra tại tầng hầm này, do tầng hầm ẩm thấp, đọng nhiều vũng nước nên mật độ bọ gậy dày đặc, rất nhiều muỗi, là môi trường lý tưởng để lây truyền, bùng phát SXH. Vì thế, ngành y tế đã yêu cầu các công nhân phải chuyển lên trên sân công trường để sinh sống nhằm phòng tránh SXH, đồng thời rắc vôi bột, phun hóa chất diệt muỗi, khử bọ gậy tại tầng hầm tòa nhà.

Kiểm tra phía trên tòa nhà, khu lán mà công nhân thi công công trường mới chuyển từ dưới hầm tòa nhà lên sinh sống, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trèo lên kiểm tra bể chứa chứa nước sinh hoạt của công nhân.

Tại đây, Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu trung tâm y tế dự phòng Quận Đống Đa phải phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra việc phòng chống dịch tại các công trường xây dựng trên địa bàn và đẩy mạnh tuyên truyền người dân không để nước ứ đọng, ngủ màn để tránh bị muỗi đốt.

Tiếp sau đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn công tác tiếp tục đến kiểm tra một khu nhà trọ của công nhân, sinh viên ở ngõ 112 chùa Láng. Trên đường vào khu nhà trọ này, khi qua khu nghĩa trang của phường Láng Thượng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Y tế đã trực tiếp đổ nước ứ đọng trong lọ cắm hoa trên một số khu mộ.

Tại khu nhà trọ rất đông người ngoại tỉnh thuê ở, điều kiện vệ sinh còn rất hạn chế, xong nói chuyện với Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Y tế, một hộ dân đang thuê trọ ở đây cho biết, bà ở Nam Định lên Hà Nội trông cháu cho vợ chồng con trai và thường xuyên được nghe tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Khi được hỏi có biết nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là gì không, bà đã trả lời Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Y tế là do con muỗi gây ra. Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Y tế đã vào kiểm tra trực tiếp khu vực chứa nước sinh hoạt và khu bếp của gia đình, tuy nhiên không phát hiện có nước ứ đọng dù diện tích của phòng trọ này chỉ gần 20m2 và có 5 người đang sinh sống.

Nhiều hộ gia đình ở Hà Nội chưa hợp tác trong phòng chống dịch

Ngay sau khi đi thị sát trực tiếp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã làm việc với UBND TP Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội và quận Đống Đa về công tác phòng chống dịch SXH trên địa bàn.

Báo cáo tại buổi làm việc, TS Nguyễn Khắc Hiền- Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong 10 năm trở lại đây dịch sốt xuất huyết Dengue (SXHD) tại Hà Nội tăng cao vào năm 2009 với 16.090 ca mắc, 4 tử vong; năm 2015 với 15.412 ca mắc; còn lại trung bình mỗi năm ghi nhận từ 5.000 đến 6.000 trường hợp mắc.

Riêng năm năm 2017, tính đến hiện tại, theo số mắc tuyệt đối, Hà Nội đứng thứ 2 cả nước. Đến nay tại Hà Nội ghi nhận gần 8.000 bệnh nhân mắc SXHD (trong đó gần 90% bệnh nhân đã khỏi bệnh, hiện còn 879 trường hợp đang điều trị), 4 trường hợp tử vong.

“Hàng năm số mắc ghi nhận rải rác từ đầu năm và thường bắt đầu gia tăng từ tháng 7, tháng 8, sau đó tăng mạnh trong tháng 9 và tháng 10, đỉnh dịch thường rơi vào tháng 11. Tuy nhiên năm 2017, tại Hà Nội, dịch SXH đến sớm từ đầu tháng 5 và gia tăng nhanh trong các tháng 6 và tháng 7”-  Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nói.

Cũng tại buổi làm việc, TS Nguyễn Khắc Hiền cho hay, tuy Hà Nội đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch, nhưng cho đến thời điểm hiện tại dịch bệnh vẫn gia tăng và ghi nhận các trường hợp tử vong do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Qua điều tra, số dụng cụ chứa nước là nơi muỗi vằn đẻ trứng tăng lên hàng năm, hiện nay có tới 14 loại chủ yếu là ở các bể xi măng chứa nước không có nắp chiếm trên 40%, tiếp đó là các xô, thùng chậu, chậu cảnh và phế liệu, phế thải, chậu hoa cảnh…tăng 3 loại so với năm 2016.

Ông Hiền cũng bày tỏ lo ngại khi các năm trước tại Hà Nội chỉ ghi nhận hai tuýp gây bệnh là D1 và D2, hiện nay đã phát hiện thêm tuýp D vì vậy nguy cơ sẽ làm tăng số trường hợp mắc bệnh.

“Một trong những khó khăn của Hà Nội trong phòng chống dịch SXH hiện nay là diệt bọ gậy. Trước đây, ngành y tế chỉ tập trung tiêu diệt bọ gậy ở các hộ gia đình nay thì mở rộng tất cả các bãi đất trống, nghĩa trang, đình chùa- cốc nến thắp hết vứt ra, lá cây to rụng xuống mưa liên tục đều có thể là ổ chứa… Nhiều hộ gia đình khi đến phun thì đi vắng hoặc không hợp tác”- ông Hiền nói.

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch trong dân cư và tại các công trường xây dựng

Phát biểu mở đầu buổi làm việc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ, tôi thấy sốt ruột vì không có biện pháp kiên quyết thì dịch sẽ phát triển nữa.Giữa Hà Nội mà trở thành vấn đề để mọi người quan tâm vì bùng phát dịch thì rất không nên.“Quan trọng nhất hiện nay là 2 giải pháp là y tế dự phòng mà mọi người cùng phải tham gia.Chính quyền phải làm bền vững.Về phía người dân vẫn còn nhiều người coi nhẹ dịch bệnh hoặc đi làm suốt nên không thể vào nhà phun hoá chất diệt muỗi"- Phó Thủ tướng nói.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao về mặt chuyên môn Hà Nội làm rất quyết liệt để phòng chống dịch.Bộ trưởng cũng nhấn mạnh về vai trò của công tác truyền thông trong phòng chống dịch SXH.Truyền thông phải đa dạng, đặc biệt đẩy mạnh trên hệ thống loa phường và tuyên truyền đúng về con muỗi gây bệnh SXH.

“Quan trọng là truyền thông đại chúng và truyền thông y tế. Để “hạ hoả” các phường mắc tăng cao phải phun muỗi hạ hoả sau đó diệt loăng quăng trong 2 tuần. Hoạt động khác là diệt côn trùng.Diệt muỗi phải lật úp vật dụng có thể chứa nước từ chiếc lá đến các dụng cụ khác.Sau 1 chiến dịch diệt loăng quăng thì dịch hạ hẳn vì đã làm trong miền Nam. Diệt thuốc chỉ là một phần, quan trọng là diệt loăng quăng”- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói

Về công tác điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị Hà Nội thực hiện nghiêm việc phân tuyến điều trị. Theo Bộ trưởng, Bệnh viện Đống Đa là bệnh viện đầu ngành của Hà Nội về phòng chống bệnh truyền nhiễm, do đó chỉ nhận các trường hợp bệnh nhân nặng và phân tuyến điều trị cho các bệnh viện tuyến dưới, để tránh gây quá tải không cần thiết..

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng cho biết, tôi làm việc với Tổ chức Y tế thế giới thì họ đánh giá Việt Nam thuộc tỷ lệ mắc SXH và tỷ lệ tử vong thấp nhất khu vực, điều này cho thấy chúng ta làm công tác dự phòng bệnh tốt và điều trị cũng tốt. Tuy nhiên do nhiều yếu tổ tác nhân khác nhau nên vẫn có những dịch bệnh bùng phát. Do đó chúng ta cần làm tốt công tác phòng chống dịch để tránh dịch bệnh lây lan, bùng phát mạnh.

Về dịch bệnh SXH, do hiện nay do chưa có vắc xin nên việc phòng bệnh chính vẫn là do ý thức của người dân trong diệt loăng quăng, bọ gậy và loại bỏ tác nhân tồn tại của loăng quăng, bọ gậy. Do đó, cần đẩy mạnh truyền thông để người dân tuân thủ các khuyến cáo về phòng chống dịch “Chúng ta có hệ thống đoàn thể từ trung ương đến địa phương nên cần huy động tập thể để phòng chống dịch hiệu quả và bền vững”- Phó Thủ tướng nói. Cũng theo Phó Thủ tướng, vai trò của công tác điều trị rất quan trọng, vì thế ngay từ tuyến y tế cơ sở và các tuyến trên cần thực hiện theo đúng chỉ đạo chuyên môn về điều trị dịch bệnh này, đồng thời hướng dẫn người dân để họ tránh dùng thuốc không đúng.

Từ thực tiễn kiểm tra công trình xây dựng ở Hà Nội, Phó Thủ tướng yêu cầu cần tập trung, đẩy mạnh tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh tại tất các các công trường xây dựng trong cả nước và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. “ Việc tuyên truyền nhiều rồi giờ phải xử nghiêm. Kể cả những nơi chưa có dịch cũng phải kiểm tra các công trình xây dựng để phòng ngừa”- phó Thủ tướng nói

Pháp luật TP HCM

Hơn 1 triệu người chết/năm vì "kẻ giết người thầm lặng"

Nhân ngày Viêm gan thế giới và hưởng ứng chiến dịch chung tay phòng chống căn bệnh Viêm gan siêu vi C, ngày 29-7 Hội Gan Mật Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức ngày hội chạy bộ và tư vấn sức khỏe “Yêu lá gan của bạn” tại khu vực Nguyễn Khắc Viện, Phú Mỹ Hưng, quận 7, TPHCM.

Từ kết quả Bộ Y tế khảo sát cho thấy, trong 2 năm trở lại đây số lượng người nhiễm virus viêm gan siêu vi C tại Việt Nam lên đến hơn 3 triệu người, trong đó số ca dẫn đến ung thư gan và gây tử vong lên đến 40%.

Viêm gan siêu vi C được ví như một “kẻ giết người thầm lặng” vì không có dấu hiệu rõ ràng nhưng lại vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Đáng lo ngại hơn, chính nhận thức thấp của người dân về bệnh và tâm lý chủ quan trong việc chăm sóc sức khỏe đã khiến số lượng người mắc bệnh viêm gan siêu vi C gia tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây, kéo theo nhiều gánh nặng cho xã hội và nền y tế Việt Nam.

Theo TS.BS Đinh Quý Lan – Chủ tịch Hội Gan Mật Việt Nam, viêm gan siêu vi C là căn bệnh vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của đa số người dân, cũng như, đa số mọi người vẫn còn có rất nhiều những ngộ nhận, những hiểu lầm về căn bệnh trầm kha này, khiến cho số người mắc mới mỗi năm vẫn tăng cao, cũng như phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh viêm gan C vẫn chưa có đủ thông tin để tiếp nhận đầy đủ các liệu trình điều trị tốt nhất cho bản thân.

“Tính trên thế giới, mỗi năm có gần 1,3 triệu người tử vong do virus viêm gan B và C và con số này đang có xu hướng gia tăng rất nhanh. Nguyên nhân một phần là do căn bệnh này chưa có vacxin phòng ngừa, đồng thời triệu chứng bệnh không thể xác định nếu như không khám định kỳ, tầm soát thường xuyên. Do đó, người bệnh đến BV chủ yếu khi bệnh đã vào giai đoạn cuối, rất khó chữa trị” – BS Lan nói.

Cũng theo TS Quý Lan, viêm gan siêu vi C đang có xu hướng tăng trên thế giới, chủ yếu lây qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn, nhổ răng không đảm bảo.. Người chết do viêm gan B, C ngang với người chết do HIV và bệnh Lao cộng lại. Do đó VGSVC đang ở mức báo động trên thế giới và cần sự chung tay của cả cộng đồng để đẩy lùi.

Trong khuôn khổ chương trình “Yêu lá gan của bạn”, trong sáng 29-7 đã có hơn 400 người đã cùng hòa mình vào các hoạt động như chạy bộ 2.5km nâng cao tinh thần rèn luyện sức khỏe, trò chơi vận động thú vị để cùng Hội Gan Mật Việt Nam lan tỏa thông điệp khuyến khích lối sống khỏe mạnh, chủ động quan tâm việc tầm soát, phòng chống  và điều trị sớm bệnh VGSV C.

Tại buổi tư vấn, các bác sĩ đã đưa ra nhiều thông tin bổ ích về bệnh viêm gan siêu vi C, những khó khăn mà các bệnh nhân đang gặp phải cũng như tầm quan trọng của việc xét nghiệm, theo dõi và khám chữa bệnh theo đúng phác đồ của bác sĩ. Thông qua buổi tư vấn, người tham dự có thể trang bị cho bản thân và người thân của mình những kiến thức y khoa thường thức về căn bệnh mạn tính kéo dài với những biến chứng hết sức âm thầm nhưng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe, đó chính là bệnh viêm gan siêu vi C.

Chương trình diễn ra còn có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ như Hoàng Bách, Bích Phương, Quang Đăng. Với vai trò là đại sứ của chiến dịch “Yêu Lá Gan Của Bạn”, Thúy Hạnh chia sẻ “Chúng ta đã quen với việc “phải bệnh mới khám bác sỹ” chứ hiếm khi đi khám bệnh tổng quát hay tầm soát bệnh như lời các bác sỹ vẫn khuyên. Đó chính là lí do khiến cho những căn bệnh mạn tính như VGSV C phát triển thầm lặng và càng trở nên trầm trọng, nguy hiểm đối với sức khỏe, một khi phát hiện ra thì đã muộn hoặc thực sự quá muộn. Tôi hy vọng sau ngày hôm nay, những ai vẫn chưa quan tâm đến sức khỏe của bản thân hãy chủ động tham gia tầm soát và tích cực phòng chống bệnh trước khi quá muộn” – ca sĩ Thúy Hạnh nói.

Tuổi trẻ

Nhiễm khuẩn ở phòng khám, bệnh viện

Chỉ trong gần 3 tháng qua, đã có trên 50 trẻ dưới 15 tuổi, trong đó cháu nhỏ nhất mới 6,5 tháng tuổi ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên, đều mắc một chứng bệnh lây qua đường tình dục: bệnh sùi mào gà.

Theo các bác sĩ, với nhiều loại bệnh, khi điều trị cho các cháu, nếu y bác sĩ sử dụng chung găng tay khi thăm khám cho nhiều trẻ hoặc dùng chung dụng cụ y tế chưa được tiệt khuẩn thì rất dễ bị lây nhiễm. Và nguy cơ lây bệnh không chỉ ở các phòng khám, mà ngay cả bệnh viện. Có nhiều căn bệnh lây qua đường hô hấp, lây qua tiếp xúc...

Càng đông, càng lây

Vụ dịch sởi năm 2014 làm gần 150 trẻ em tử vong là một điển hình của tình trạng lây lan bệnh dịch trong bệnh viện. Lật lại vụ việc cho thấy riêng ngày 17-4-2014, tại Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội) có 33 bệnh nhi được chuyển từ các khoa khác đến điều trị sởi do bị lây từ mầm bệnh trong bệnh viện, cao hơn 6 lần so với trẻ mắc sởi từ cộng đồng vào viện cùng ngày (5 trẻ).

Theo ông Nguyễn Trọng Khoa - phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, các bệnh lây qua đường hô hấp như sởi, cúm, lao là những bệnh dễ lây nhất. Bệnh lây qua tiếp xúc như viêm gan, HIV, các bệnh nhiễm khuẩn thông thường cũng có thể lây lan nếu dùng chung một đôi găng tay cho nhiều người bệnh, mà một trong số đó có mầm bệnh.

“Càng đông người bệnh càng nguy cơ cao, nguyên tắc là mỗi khi chạm vào người bệnh, đặc biệt là người bệnh nặng đều phải rửa tay”- ông Khoa cho hay.

Dùng một đôi găng tay khám vài người

Các khảo sát nhỏ gần đây cho thấy khoảng 1/3 nhân viên y tế không rửa tay trước khi chăm sóc người bệnh. Trong số nhân viên có tuân thủ yêu cầu rửa tay, bác sĩ lại là nhóm ít tuân thủ nhất. Một chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai cho biết quy trình thăm khám cho mỗi người bệnh cần một đôi găng tay, nhưng có tình trạng bác sĩ khám vài người bệnh mới thay một đôi.

“Khi bác sĩ đã đeo găng tay thì về bản chất họ không ngại chạm vào các chỗ bẩn, và nếu bàn tay đeo đôi găng bẩn đó thăm khám cho người bệnh khác thì vô tình bàn tay bác sĩ đã đưa vi khuẩn từ người này sang người kia, làm lây lan bệnh” - chuyên gia này cho hay.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, BS Dương Đức Hùng - trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) - nhận xét khu vực công lập sẽ đảm bảo yêu cầu về chống nhiễm khuẩn tốt hơn các phòng khám tư, do đầu tư thiết bị chống nhiễm khuẩn tốt hơn.

Ông Hùng cho hay hiện đã có đơn vị phẫu thuật tim mạch thuộc Viện Tim mạch quốc gia thuộc Bệnh viện Bạch Mai sử dụng hoàn toàn áo dùng một lần trong phòng mổ, do lo ngại máu người bệnh HIV hay viêm gan B dính vào áo vải có thể giặt không sạch, có nguy cơ nhiễm khuẩn sang người bệnh.

"Ngay cả ống nghe treo ở giường bệnh cũng đánh số giường nào ống nghe ấy, vì khi đặt ống nghe lên ngực người bệnh khác thì có thể mang vi khuẩn từ người bệnh đã dùng trước đó, trong khi bệnh nhân có vết mổ trên ngực" - BS Hùng nói.

Sống thấp thỏm trong vùng dịch sốt xuất huyết

Đang trong giai đoạn đỉnh bùng nổ dịch, nhiều nơi ở Hà Nội đã ghi nhận tình trạng tập thể cả gia đình, cả xóm bị sốt xuất huyết.

Sống thấp thỏm trong vùng dịch sốt xuất huyết

Bà Hoàng Thị Kim Xuyến, tổ trưởng tổ dân phố 5E, P. Liễu Giai, Q. Ba Đình (Hà Nội) kể năm nào ở tổ dân phố này cũng có người bị sốt xuất huyết (SXH) nhưng chưa khi nào dịch lại nghiêm trọng như lần này.

Cách tốt nhất phòng tránh sốt xuất huyết vẫn là vệ sinh, tiêu diệt môi trường sống của muỗi, lăng quăng, ngăn ngừa muỗi sinh sản và thực hiện các biện pháp dự phòng khác như ngủ màn kể cả ban ngày, mặc quần áo dài... để phòng tránh muỗi đốt...

Cả gia đình cùng mắc bệnh

Theo bà Xuyến, từ tháng 5 đến nay đã có khoảng 50 ca bị sốt xuất huyết trên khoảng 225 hộ dân trong địa bàn bà quản lý. Trong số này, đã có không ít gia đình có từ 2 - 3 người mắc bệnh. Điển hình là ngách 113/189 Hoàng Hoa Thám, tính từ đầu tháng 7 đến nay, hầu như nhà nào cũng có người mắc SXH.

Theo bà Xuyến, từ tháng 5 khi phát hiện ca mắc SXH đầu tiên bà đã báo ngay lên y tế phường để xử lý ổ dịch, nhưng việc phun diệt muỗi không đồng loạt.Khi phun diệt muỗi, xử lý xong ở ngách này thì ngách khác lại phát hiện ca mắc bệnh mới.

Sau nhiều lần phun lẻ tẻ từng ổ dịch và hai đợt phun thuốc diệt muỗi tổng lực kết hợp với vệ sinh diệt lăng quăng, tình hình SXH tại đây có vẻ lắng lại khi trong vòng hai ba ngày gần đây không phát hiện ca mới. Tuy nhiên, bà Xuyến vẫn bày tỏ sự lo lắng SXH có thể quay trở lại khi người dân không có ý thức phòng chống muỗi, như ngủ mắc màn, vệ sinh nơi ở, diệt lăng quăng...

Chị H. ở ngõ 189 Hoàng Hoa Thám (P.Liễu Giai) chia sẻ gia đình chị vừa trải qua giai đoạn "kinh hoàng" khi cả ba mẹ con đều bị SXH. Đầu tuần trước, chị mắc bệnh phải nằm viện, hai con nhỏ phải nhờ hàng xóm trông nom. Rồi trong khi chị H. chưa ra viện thì hai đứa con cũng nhập viện điều trị SXH.

Tại thôn Văn Nội, P.Phú Lương (Q.Hà Đông), hàng trăm hộ dân đang sống trong bất an vì dịch SXH bao trùm khắp cả phường. Phường này có 22 tổ thì hầu hết các tổ đều có người bị SXH. Trong đó các tổ 3, 5,11, 12, 19 có số lượng người bị SXH khá lớn.

Ghi nhận chung cho đến nay, tất cả 28 bệnh viện ở nội thành Hà Nội đều có người bị SXH đến điều trị. Nhiều bệnh viện đang trong tình trạng quá tải căng thẳng, bệnh nhân SXH phải nằm ghép chung giường như Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Hà Đông...

Đừng lạm dụng thuốc xịt muỗi

Suốt mấy ngày gần đây nghe những thông tin về dịch SXH nguy hiểm với nhiều ca mắc và biến chứng nặng, thậm chí tử vong, bà Tám ở Thanh Trì (Hà Nội) rất lo lắng cho hai đứa cháu nhỏ của mình.

"Chúng tôi vẫn làm vệ sinh, diệt lăng quăng, ngủ mắc màn, phun thuốc diệt muỗi... theo như khuyến cáo của ngành y tế nhưng vẫn thấy có muỗi xuất hiện trong nhà nên không an tâm. Tôi rất muốn phun thuốc xịt muỗi để dự phòng SXH nhưng phường chỉ phun thuốc khi có ổ dịch, trong khi tôi không dám mua thuốc bên ngoài về tự phun vì sợ không đảm bảo chất lượng" - bà Tám nói.

Không cân nhắc như bà Tám, nhiều gia đình ở Hà Nội đã chủ động mua thuốc về xịt muỗi để dự phòng, thậm chí nhiều hộ gia đình rủ nhau mua thuốc về cùng phun xịt đuổi muỗi nên dịch vụ phun diệt muỗi tại nhà đang nở rộ. Nhiều người đi đến tận ngõ ngách trong các khu phố để chào mời phun diệt muỗi với giá trên dưới 100.000 đồng/ lít sản phẩm.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, cho biết việc phun thuốc diệt muỗi khi phát hiện ổ dịch SXH như hiện nay được xem như biện pháp khẩn cấp, không có ý nghĩa dự phòng. Thuốc phun ở ổ dịch chỉ có tác dụng từ 1 - 2 ngày, sau đó muỗi vẫn có thể phát triển bình thường. Ông Cảm khuyến cáo việc người dân mua thuốc xịt muỗi về tự phun dự phòng là không nên, vì làm như vậy bà con luôn phải sống trong môi trường có hóa chất. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc phun xịt muỗi còn có nguy cơ làm muỗi kháng thuốc.

TP.HCM: số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết giảm nhẹ

Mặc dù vậy nhưng một lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM khuyến cáo bệnh nhân mắc SXH sẽ tiếp tục tăng nếu không có những biện pháp phòng chống dịch tích cực.Ghi nhận ngày 28-7, tại khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2 có 58 trẻ mắc SXH đang nằm điều trị, trong khi ngày cao điểm trước đó lên đến 80 trẻ. Số trẻ nằm điều trị mỗi ngày tại khoa này trong tháng 7 cao gần gấp đôi so với tháng 6.

Bác sĩ Đỗ Châu Việt, trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết từ đầu tháng 7 đến nay đã có hai cháu bé mắc SXH tử vong tại bệnh viện (một bé 11 tháng tuổi ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM và một bé ở Đồng Nai). Theo bác sĩ Việt, điều trị cho trẻ dưới 1 tuổi gặp nhiều khó khăn và trẻ ở độ tuổi càng nhỏ càng dễ có nguy cơ tử vong hơn do sức đề kháng của trẻ còn kém. Trong 58 ca SXH đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, có 5 trường hợp nặng, 7 trường hợp cảnh báo (có nguy cơ nặng). Bác sĩ Lê Bích Liên, phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, cũng cho biết từ đầu năm đến nay có hai bệnh nhi mắc SXH tử vong tại bệnh viện này. Ngày 28-7 có 86 bệnh nhi mắc SXH đang nằm điều trị tại bệnh viện. Số ca mắc SXH trong tháng 7 đến bệnh viện tăng 126% so với tháng 6. Đáng chú ý là năm nay số bệnh nhi mắc SXH đến bệnh viện có nhiều ca nặng hơn những năm trước, với tỉ lệ bệnh nhân nặng chiếm khoảng 30%.

Theo số liệu mới nhất của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, từ đầu năm đến ngày 20-7, TP có 10.652 ca mắc SXH nhập viện, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2016 (8.814 ca). So với những tuần trước, số lượng bệnh nhân mắc SXH có giảm nhẹ...

 Chủ tịch tỉnh, thành chịu trách nhiệm phòng chống dịch sốt xuất huyết

Đây là yêu cầu trong công điện của Thủ tướng Chính phủ trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành.Nội dung công điện cho biết dịch bệnh SXH đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia. Việt Nam nằm trong khu vực lưu hành và chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh SXH.

Tính từ đầu năm 2017 đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 58.000 trường hợp mắc SXH, trong đó có hơn 49.000 trường hợp nhập viện và 17 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016, số nhập viện tăng trên 11%, số tử vong tăng 3 trường hợp.Nhiều tỉnh, thành phố có số mắc cao và dịch bệnh đang có nguy cơ lan rộng, đặc biệt là TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Trà Vinh, Cà Mau, Tây Ninh, Sóc Trăng, Tiền Giang, Nam Định.

Để chủ động ngăn chặn không để dịch bệnh SXH lan rộng, kéo dài, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các UBND tỉnh thành chỉ đạo quyết liệt việc phòng chống dịch, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về công tác phòng chống dịch trên địa bàn.Các tỉnh thành kiểm tra và giám sát thường xuyên các điểm nguy cơ dịch bệnh, xử phạt các tổ chức, các nhân không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Thủ tướng giao Bộ Y tế chỉ đạo hướng dẫn phát hiện, xử lý ổ dịch, đảm bảo đủ phương tiện, thuốc, vật tư cấp cứu cho người bệnh, giảm tối đa tử vong.

Thanh niên

Dịch cúm gia cầm H1N1 bùng phát tại Myanmar

Ít nhất 3 người đã tử vong vì cúm H1N1 tại Myanmar, theo Reuters ngày 27.7.Giới chức y tế nước này cho biết trong số các nạn nhân có hai bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa Yangon ở thành phố Yangon. Các cuộc xét nghiệm cho thấy hai người này đều mắc vi rút H1N1.

Trường hợp còn lại xảy ra ở bang Chin, miền tây Myanmar. Bộ Y tế Myanmar xác nhận có ít nhất 13 người khác cũng nhiễm vi rút H1N1 tại nước này, bao gồm 3 người đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Yangon và 10 người điều trị tại các cơ sở y tế ở thị trấn Matupi thuộc bang Chin. Chính phủ Myanmar kêu gọi công chúng không nên hoang mang vì dịch cúm này xảy ra hằng năm, đồng thời khuyến cáo mọi người thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên với xà phòng và tránh tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Dứt khoát không để bệnh nhân sốt xuất huyết phải nằm ghép

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cùng với sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng, viêm gan, viêm não Nhật Bản... cũng đang lưu hành. TP Hồ Chí Minh là địa phương có nhiều ca SXH, vì vậy phải tập trung công tác phòng chống dịch bệnh.

"Hiện tỷ lệ bệnh nhân bị SXH là người lớn cũng đã tăng nên công tác tập huấn điều trị cho y tế tuyến dưới cũng phải tập trung vào cả đối tượng lớn tuổi; đồng thời phải lọc bệnh để phân tuyến điều trị, dứt khoát không để bệnh nhân SXH phải nằm ghép, nằm ngoài hành lang", Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhấn mạnh trong buổi đi kiểm tra công tác phòng chống SXH tại TP Hồ Chí Minh ngày 29/7.

Tại buổi làm việc với Đoàn kiểm tra của Bộ Y tế về công tác phòng chống dịch SXH, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, cho biết để hạn chế chuyển bệnh lên tuyến trên, bệnh viện Nhi Đồng 1 đã thực hiện hướng dẫn chuyên môn, chuẩn đoán bệnh từ xa; đồng thời nâng cao năng lực y tế tuyến dưới trong điều trị SXH. Bên cạnh đó, trong tháng 8 tới, bệnh viện Nhi Đồng Thành phố sẽ đưa vào điều trị nội trú giảm tải cho bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi đồng 2 trong điều trị SXH với 50 giường bệnh.

Đoàn kiểm tra của Bộ Y tế đã đi kiểm tra thực tế tại phường Hiệp Thành (quận 12), đây là phường có số ca bệnh SXH cao nhất tại quận 12 với gần 200 ca SXH từ đầu năm đến nay. Qua công tác kiểm tra, đoàn ghi nhận một số hộ dân đã quan tâm đến việc phòng chống dịch bệnh như lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng; nuôi cá 7 màu diệt lăng quăng... thế nhưng, vẫn tồn tại một số vật

sử dụng phế thải quanh khu vực nhà dân như ly nhựa, vỏ hộp cơm... có nước chứa lăng quăng không được thu dọn.

Phó Chủ tịch UBND quận 12 Trịnh Thị Mỹ Lan cho biết, quận đã chỉ đạo các phường phải duy trì thường xuyên công tác truyền thông, giám sát dịch bệnh. Quận cũng kết hợp hoạt động mùa hè xanh để huy động thanh niên tình nguyện dọn dẹp vệ sinh môi trường trên địa bàn và tuyên truyền công tác phòng chống dịch bệnh cho người dân.

Bên cạnh đó, bà Lan cũng cho rằng, khó khăn hiện nay là nhận thức của một số hộ dân còn chủ quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Có khi đội tuyên truyền phòng chống dịch bệnh đến hướng dẫn và cùng dọn các dụng cụ chứa nước không dùng, lật úp các dụng cụ chứa nước không cần thiết để loại bỏ lăng quăng nhưng sau đó người dân vẫn chủ quan, không tự thực hiện những việc này.

Theo báo cáo của UBND quận 12, trong 7 tháng đầu năm, quận ghi nhận 883 ca SXH, tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2016 là 116,3%. Ca bệnh được ghi nhận nhiều nhất tại các phường Hiệp Thành, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp. Hiện tại bệnh viện quận 12 đang điều trị 27 ca SXH, trong đó có 15 ca bệnh nhi và 12 ca người lớn.

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay, thành phố có gần 11.200 ca SXH; tăng 24% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó có 4 ca tử vong. Có 18/24 quận, huyện có số ca bệnh tăng so với cùng kỳ năm 2016, trong đó huyện Cần Giờ và quận 12 tăng cao hơn 100%. Hiện quận Bình Tân có số ca bệnh và tỷ lệ mắc/100.000 dân cao nhất thành phố.

Tại buổi làm việc với ngành y tế TP Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, để phòng chống tốt dịch bệnh SXH, công tác truyền thông phải đi đầu để người dân có nhận thức đúng về phòng chống dịch bệnh. Nhiệm vụ quan trọng là phòng bệnh trước. Muốn vậy, phải diệt lăng quăng và muỗi, cái gốc là diệt lăng quăng mới có thể khống chế dịch bệnh, giảm số ca mắc và khi có dịch bệnh phải phun thuốc diệt muỗi cho đúng cách.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, muỗi gây ra bệnh SXH thường sống những nơi đọng nước mưa, nước sạch vì vậy thông điệp tuyên truyền cho người dân phải đi thẳng vào các biện pháp là lật úp tất cả các dụng cụ chứa nước không cần thiết như bình hoa, hộp nhựa, các dụng cụ chứa nước; thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà…

Gia tăng bệnh nhân đái tháo đường, tăng cường đào tạo bác sĩ nội tiết

Tỷ lệ bệnh đái tháo đường tại Việt Nam đã tăng gấp đôi so với những năm 2000, số lượng bác sĩ nội tiết hiện không đủ để điều trị; đòi hỏi phải tăng cường cán bộ y tế nhằm kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân.

Theo Giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Thái Hồng Quang, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam (VADE): Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Việt Nam là một trong những nước có người mắc ĐTĐ cao nhất thế giới, với tỷ lệ bệnh nhân chiếm khoảng 5,4% dân số, nghĩa là có 5 triệu người Việt Nam hiện mắc ĐTĐ. Tỷ lệ này đã tăng gấp đôi so với đầu những năm 2000.

Tỷ lệ người bị bệnh nhưng chưa được chẩn đoán còn rất cao, chiếm 50%. Có đến hơn 50% bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ tại nước ta không nhận thức được tình trạng bệnh của mình. Họ vẫn sống chung với bệnh trong cộng đồng.

Trong 50% số người được chẩn đoán và điều trị thì có đến 50% số người có biến chứng về ĐTĐ đó là biến chứng nhiều về tim mạch, tổn thương mắt…

Giáo sư Quang cho biết hiện số lượng bác sĩ nội tiết không đủ để điều trị số lượng lớn bệnh nhân ĐTĐ, việc kiểm soát tăng đường huyết trong bệnh viện không chỉ được thực hiện ở các khoa nội tiết chuyên về điều trị đái tháo đường mà cần được áp dụng ở tất cả các khoa điều trị khác.

Vì vậy, “trước thực trạng này, nhằm phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời theo từng giai đoạn cho bệnh nhân, cần có sự chuẩn hóa trong các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ, không chỉ cho các bác sĩ chuyên khoa nội tiết, mà cả các bác sĩ đa khoa. Vì vậy, cần thiết thường xuyên tăng cường cập nhật kiến thức chẩn đoán và điều trị cho đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là kiến thức chuyên sâu trong việc kiểm soát tăng đường huyết nội viện và ngoại viện”, Giáo sư Quang chia sẻ.

Ngày 29.7, Chương trình Đào tạo quốc tế chuyên sâu về ĐTĐ (iSTEP-D) giai đoạn 2017-2018 đã khai giảng khóa đào tạo về kiểm soát tăng đường huyết nội viện với sự tham gia của các bác sĩ chuyên khoa nội tiết. Chương trình iSTEP-D do Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ (ADA), Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam (VADE) và công ty Sanofi phối hợp thực hiện.

Chương trình iSTEP-D giai đoạn 2017-2018 tổ chức các lớp đào tạo dành cho 600 bác sĩ. Dự kiến sẽ có 8 khóa đào tạo trên toàn quốc về hai chủ đề chính là quản lý tăng đường huyết nội viện và quản lý tăng đường huyết ngoại viện. Chương trình có 4 trung tâm đào tạo gồm: Trường đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và Bệnh viện Nội tiết Trung Ương (Hà Nội).

Được biết, giai đoạn 2014-2016, chương trình iSTEP-D đã có 30 khóa đào tạo với sự tham gia của 1.500 bác sĩ từ 270 bệnh viện khắp toàn quốc.

Phòng tiểu đường thể 1 bằng vắc xin

Sau nhiều năm điều chế và hoàn thiện, một mẫu vắc xin có thể ngăn chặn tiểu đường thể 1 ở trẻ em đã sẵn sàng bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trong năm sau.

Ước tính hiện có từ 20 - 40 triệu người trên thế giới phải sống với tiểu đường thể 1. Suốt hơn 2 thập niên nghiên cứu, nhóm chuyên gia do Đại học Tampere (Phần Lan) dẫn đầu đã tìm được chứng cứ xác thực cho thấy có sự liên quan giữa một dạng vi rút gọi là coxsackievirus B1 (CVB1) với phản ứng tự miễn khiến cơ thể phá hủy tế bào ở tụy tạng, theo báo cáo trên chuyên san Vaccine. Tiểu đường thể 1, không phải dạng thể 2 do lối sống không lành mạnh tác động, là sự suy giảm năng lực sản sinh insulin, loại được tế bào cơ thể sử dụng để hấp thu đường glucose từ máu. Tình trạng thất thoát insulin như trên là kết quả đến từ quá trình tế bào tụy tạng gọi là tế bào beta bị chính hệ miễn dịch phá hủy, thường diễn ra trong vài năm đầu của đời sống.

Đến nay vẫn chưa rõ tại sao cơ thể lại xác định tế bào beta là ngoại lai. Sau quá trình nghiên cứu dài hơi, nhà vi trùng học Heikki Hyöty của Đại học Tampere đã đưa ra một trong số nhiều lý do: đó chính là nhiễm enterovirus, nhóm siêu vi thuộc họ Picornaviridae. Enterovirus là vi rút gây bệnh sốt bại liệt, cũng như các bệnh tay, chân, miệng, viêm màng não, viêm cơ tim. Lâu nay giới chuyên gia đã đặt nghi vấn về mối quan hệ giữa nhóm siêu vi này với tiểu đường, nhưng phải mất không ít thời gian để xác định các “nghi phạm” chủ chốt. Vào năm 2014, chuyên gia Hyöty và đồng sự đã sử dụng kết quả thu được từ hai cuộc nghiên cứu về trẻ em Phần Lan mắc tiểu đường thể 1 để chứng minh có ít nhất một trong 6 vi rút thuộc nhóm CVB có liên quan đến tình trạng bệnh.

Enterovirus phổ biến một cách đáng ngạc nhiên ở trẻ sơ sinh, với số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) phát hiện có khoảng 1/4 trong số 444 ca tại Mỹ vào năm 2007 là do CVB1 gây ra. Và đối với một số trẻ, đây có thể là sự khởi đầu của một căn bệnh kéo dài cả đời và vô phương chữa trị. “Dựa trên dữ liệu đã thu được, chưa đến 5% số trẻ nhiễm CVB1 phát tiểu đường thể 1”, theo báo cáo của Phần Lan vào năm 2014. Điều này có nghĩa là mỗi năm sẽ có hàng trăm trẻ trên toàn cầu mắc chứng bệnh khó trị chỉ vì nhiễm vi rút. Nếu những thành viên khác của nhóm CVB cũng góp phần vào chứng tự miễn đối với tế bào beta, con số bệnh nhân có thể cao hơn nhiều. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ như khi thử nghiệm ở chuột, vắc xin mới có thể chặn đứng nguy cơ này.

Trong giai đoạn kế tiếp, kéo dài khoảng 8 năm, vắc xin sẽ được dùng thử trên người lớn khỏe mạnh để lọc ra các biến chứng có thể. Người được tiêm chủng vắc xin cũng có thể giảm nguy cơ nhiễm những dòng enterovirus khác, thủ phạm gây ra cảm mạo, viêm cơ tim, màng não và viêm tai.

Ngày 02/08/2017
Ban Biên tập Website
(Sưu tầm từ các báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích