Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 3 6 2 2
Số người đang truy cập
1 4 2
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điêm tin y tế từ ngày 26/7 đến ngày 28/7 năm 2017

Tiền phong

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp vụ hàng loạt trẻ sùi mào gà ở Hưng Yên

Chiều 27/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp với Bộ Y tế và UBND tỉnh Hưng Yên nghe báo cáo tình hình các trường hợp trẻ mắc bệnh sùi mào gà tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Một cán bộ ngành y tế cho biết, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo tập trung điều trị tốt nhất cho các trẻ bị sùi mào gà tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên và không để gia đình các cháu tốn kinh phí.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm theo pháp luật. Tuy nhiên, trả lời Tiền Phong về việc Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm theo pháp luật là như thế nào, vị cán bộ này từ chối thông tin chi tiết vì liên quan tới khối nội chính.

Hiện Bộ Y tế đã giao cho Bệnh viện Da liễu T.Ư phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư và các bệnh viện liên quan tổ chức đánh giá toàn diện về mặt khoa học, dịch tễ và các mặt cận lâm sàng.

Theo thông tin cập nhật từ Bệnh viện Da liễu T.Ư, từ đầu năm đến nay đã có 80 trẻ ở Hưng Yên đến khám và điều trị bệnh sùi mào gà. Hiện, bệnh viện vẫn đang tiếp tục điều trị miễn phí cho trẻ mắc sùi mào gà trên địa bàn huyện Khoái Châu, Hưng Yên đến hết năm 2017.

Đồng thời, phối hợp cùng các chuyên gia và các đơn vị liên quan trong việc điều tra, truy tìm căn nguyên gây bệnh sùi mào gà ở trẻ. Các chuyên gia sẽ xây dựng bộ câu hỏi điều tra cộng đồng. Bệnh viện sẽ dựa vào mẫu bệnh phẩm đang lưu để kiểm tra về virus và giá trị gene, từ đó làm căn cứ xác định nguyên nhân gây sùi mào gà xem có phải từ một nguồn lây hay không.

Trước đó, tại cuộc họp lần thứ nhất của Hội đồng chuyên môn, các chuyên gia đã đi đến thống nhất sẽ điều tra dịch tễ toàn huyện Khoái Châu sau sự gia tăng bất thường của rất nhiều trẻ mắc bệnh sùi mào gà trên địa bàn này.

Trẻ mắc bệnh sùi mào gà nếu được chữa trị dứt điểm sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như tình dục sau này. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị đúng phác đồ, bệnh sẽ tái phát, đặc biệt có thể tiến triển sang ung thư và khả năng sinh sản sau này.

PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu T.Ư cho biết, điều trị bệnh sùi mào gà, bắt buộc phải tới cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị, tùy theo mức độ tổn thương, vị trí tổn thương, tuổi của người mắc mà có phương pháp điều trị khác nhau như bôi thuốc, xịt hoặc áp nitơ, sử dụng laser, đốt điện hoặc phẫu thuật cắt bỏ tổn thương.

Bùng phát dịch sốt xuất huyết: “Cháy hàng” chống muỗi

Dịch sốt xuất huyết bùng phát và còn diễn biến phức tạp, ngay lập tức dịch vụ bán thuốc diệt muỗi và sản phẩm chống muỗi đua nhau mọc lên như nấm, đặc biệt tại Hà Nội và TPHCM. Nhiều khách hàng phải đặt lịch trước 3 ngày mới được cửa hàng bố trí người đến phun thuốc diệt muỗi. Tuy nhiên, chất lượng và độ an toàn của các loại thuốc này đến đâu, hiện vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Đủ loại thuốc diệt muỗi nhập ngoại

Dịch sốt xuất huyết (SXH) lan rộng ở Hà Nội đang là nỗi lo cho nhiều người dân Thủ đô, người dân đang tìm mọi cách để diệt muỗi, phòng chống dịch. Anh Tạ Tiến Hùng (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) cho biết, anh vừa bỏ ra gần 2 triệu đồng để xịt thuốc diệt muỗi cho toàn bộ căn nhà 3 tầng của gia đình. Theo anh Hùng, trước đó cán bộ y tế phường có đến xịt thuốc nhưng sau 1, 2 tuần vẫn thấy có muỗi. “Do nhà có trẻ em nên tôi mua thuốc ngoại và thuê người đến xịt cho đảm bảo”, anh Hùng nói.

Theo khảo sát của PV, tại các tuyến phố như Đê La Thành, Trường Chinh, Minh Khai… đều có các cửa hàng bán thuốc diệt muỗi, diệt mối. Anh Duật (chủ cửa hàng trên phố Minh Khai) cho biết, thời điểm hiện tại, bán và phun thuốc diệt muỗi là doanh thu chính của cửa hàng. Doanh thu mỗi ngày riêng với dòng thuốc diệt muỗi trên dưới 10 triệu đồng. Những dòng rẻ nhất có gói Fedona 10SC, gói pha được với 1 lít nước, giá 15 ngàn đồng/gói. Cho đến những loại đắt như Permethrin 50EC (nhập từ Anh quốc) có giá 1,5 triệu đồng/1 lít. Tính thêm công thợ đi phun là 300 ngàn đồng/ngày.

Tại cửa hàng S.P trên phố Đê La Thành, chủ cửa hàng giới thiệu với PV hàng loạt sản phẩm diệt muỗi, từ liên doanh đến các loại nhập từ Đức, Bỉ, Anh… Ở đây còn có thêm gói bảo hành trong vòng 3 tháng, đảm bảo không còn côn trùng. Tuy nhiên, chủ cửa hàng cho biết, hiện nay thợ đều đã kín lịch. “Nếu muốn phun thuốc anh chọn thuốc rồi đặt tiền, 3 ngày nữa sẽ có thợ qua nhà phun thuốc cho anh”, chủ cửa hàng nói.

Đối với những gia đình có trẻ nhỏ, phụ huynh thường trang bị thêm cho các em đủ loại “vũ khí” chống muỗi. Trên thị trường hiện nay các sản phẩm chống muỗi hết sức đa dạng. Các sản phẩm đều được người bán quảng cáo có xuất xứ Hàn Quốc, Nhật Bản, tuy nhiên công dụng thì vẫn chưa được khẳng định. Theo nhiều khách hàng, các loại vòng tay hay huy hiệu đuổi muỗi quảng cáo rất tốt nhưng đến khi dùng trẻ em vẫn bị muỗi đốt như thường. Do đó, đa phần người dân vẫn chọn dịch vụ phun thuốc muỗi tại nhà, kết hợp thêm các lọ xịt để phòng chống dịch SXH đang lan rộng hiện nay.

Đủ cách diệt muỗi

Theo các chuyên gia y tế dự báo, SXH sẽ còn lan rộng trong những tháng tới, ngay lập tức các bà mẹ “bỉm sữa” tại TPHCM đã rỉ tai nhau những cách thức phòng chống muỗi. Ăn theo SXH, các dịch vụ diệt muỗi, sản phẩm chống muỗi tại TPHCM cũng thi nhau nở rộ.

Chỉ cần gõ cụm từ “phun thuốc xịt muỗi” trên Google là có cả chục công ty quảng bá thuốc nhập ngoại, không độc hại và công hiệu sau phun từ 3-6 tháng… để hấp dẫn khách hàng. Tại tiệm Hùng (H. Bình Chánh) chuyên bán nhang xông muỗi nay cũng kiêm thêm dịch vụ phun thuốc diệt muỗi tận nhà. Ông Huỳnh Văn Thành, chủ tiệm, bảo mấy ngày này không đủ người phục vụ khách. Ông kể, lo lắng muỗi gây bệnh SXH cho người nhà, trẻ em, rất nhiều gia đình yêu cầu chúng tôi đến tận nhà để phun thuốc diệt muỗi. Trong đó, đa số đều đặt lịch vào những ngày cuối tuần nên quá tải.

Trẻ em luôn là đối tượng được lo lắng hơn cả trước nguy cơ dịch SXH. Trên các trang mạng xã hội, các bà mẹ bỉm sữa bày nhau đủ cách pha chế thuốc xịt muỗi từ vỏ chanh, bưởi; xông nhà bằng sả… Các cửa hàng điện máy cũng không bỏ qua cơ hội khi giới thiệu hàng loạt máy lạnh có chức năng đuổi muỗi.

Các cửa hàng kinh doanh sản phẩm dành cho mẹ và bé cũng liên tục gửi tin nhắn qua điện thoại, facebook để tiếp thị từ nhang đuổi muỗi, vợt muỗi, bình xịt muỗi, đến máy đuổi muỗi, đèn diệt muỗi, vòng tay đuổi muỗi, kem xua muỗi, miếng dán đuổi muỗi, túi treo chống muỗi… Sản phẩm đều được giới thiệu hàng nhập, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhưng có giá khá rẻ.

Vòng đeo tay đuổi muỗi chỉ từ 8.000 - 30.000 đồng/vòng; combo 10 bộ dán đuổi muỗi gồm 60 miếng chỉ có 65.000 đồng; máy đuổi muỗi giá 100.000 đồng/SP, một lọ hương liệu có giá 60.000 đồng dùng đến hai tháng. Những chiếc túi treo đuổi muỗi có nhiều mức giá khác nhau như loại 60 ngày có giá 150.000đ – 160.000đ/túi, loại 180 ngày có giá 200.000đ – 220.000đ/túi và loại 360 ngày có giá trên 300.000 đồng/túi. Ngoài ra, còn có đèn diệt muỗi bằng tia cực tím, đèn bẫy và diệt muỗi có giá tầm 200.000đ – 300.000đ/cái

Cẩn trọng với dịch vụ diệt muỗi tại nhà

Ông Hà Tấn Dũng, Trưởng phòng Ký sinh trùng côn trùng (Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội) cho biết, dù là phun thuốc muỗi theo hình thức dịch vụ hay phun theo chương trình miễn phí của hệ thống y tế dự phòng thì thuốc đều cần có sự kiểm định và cấp phép của Bộ Y tế.

Theo ông Dũng, hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc diệt muỗi được bán tràn lan và quảng cáo khắp nơi. Tuy nhiên người dân cần lưu ý, có những loại được phép sử dụng trong môi trường cho người, nhưng có những loại thuốc dùng cho nông nghiệp, không tốt cho sức khoẻ con người.

Bác sĩ Dũng cũng cảnh báo, trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc diệt muỗi không nhãn mác, không bao bì ghi nguồn gốc sản phẩm. Trước kia, Bộ Y tế từng có quy định về việc những cơ sở phun hoá chất diệt côn trùng phải được phép của Bộ Y tế và được cấp chứng chỉ hành nghề, tập huấn chuyên môn nên việc thực hiện phun hoá chất được kiểm soát. Tuy nhiên từ năm 2001, khi các hộ kinh doanh chỉ cần có giấy phép kinh doanh là được thực hiện phun hoá chất thì thị trường này rất khó kiểm soát.

Theo ông Dũng, thông thường hoá chất diệt muỗi có tác dụng khoảng 6 tháng, tuy nhiên tại Hà Nội, tác dụng của hoá chất chỉ từ 2-3 tháng. Nguyên nhân là do muỗi ở Hà Nội bị kháng thuốc khá nhiều do thị trường này những năm qua loạn các sản phẩm diệt muỗi, môi trường phức tạp và thuận lợi cho muỗi gây bệnh phát triển.

Theo TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, trong mùa bệnh SXH phát triển, biện pháp phun hóa chất không gian thường được ngành y tế dự phòng áp dụng để diệt muỗi truyền bệnh.

Hoá chất này diệt muỗi truyền bệnh SXH đang bay trong không trung và bám đậu ở các nơi khác với yêu cầu đạt ngay hiệu quả. Biện pháp này được thực hiện khi dịch bệnh SXH đang lan tràn hoặc mật độ hoạt động của muỗi truyền bệnh trở thành một vấn đề nan giải. Do hiệu lực của hóa chất diệt muỗi truyền bệnh không tồn lưu kéo dài nên trong thực tế, cần phải phun lặp lại vài lần.

Coi chừng tác dụng ngược

Trong vòng một tháng qua, gia đình chị Nguyễn Thị Phượng (Q. Bình Tân) đã thuê thợ phun thuốc nhà mình hai lần, thế nhưng chỉ sau một vài ngày, nhà vẫn có muỗi và lại còn nhiều hơn trước. TS Hoàng Minh Nam - khoa Hóa trường ĐH Bách khoa TPHCM cho rằng, có thể là do muỗi đã kháng thuốc.

Theo TS Nam, việc phun thuốc trừ muỗi tại gia hiện nay chỉ có tác dụng tiêu diệt muỗi có trong môi trường tại thời điểm phun. Sau một thời gian nhất định, thuốc bay hơi và hết tác dụng. Nơi nào quảng cáo thuốc diệt được muỗi trong thời gian dài là không đúng. Việc phun thuốc cũng cần tránh lạm dụng trong thời gian dài sẽ dẫn tới tình trạng muỗi kháng thuốc.

“Khi sử dụng các sản phẩm diệt, ngừa muỗi cần phải hết sức lưu ý và cẩn thận. Vì trong đó thường có hóa chất Tetramethrin, D-Phenothrin, Pemerthrin… là chất diệt côn trùng và có tác dụng cả trên người. Những chất này chứa clo hoặc phốt pho tác động lên hệ thần kinh, gây ra một số chứng bệnh như ngứa, tê, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, thậm chí là co giật, thay đổi ý thức, tăng huyết áp.

Hệ nội tiết cũng chịu ảnh hưởng nếu nhiễm phải các loại hóa chất này, đặc biệt là nội tiết sinh dục với những biểu hiện như dậy thì sớm, gây hiếm muộn, vô sinh, tăng nguy cơ gây ung thư. Người tiêu dùng cũng đừng tin vào quảng cáo vì đó chỉ là chiêu bán hàng. Mua bất kỳ sản phẩm nào cũng phải căn cứ vào nhãn mác, chứng nhận của cơ quan chức năng in trên bao bì” - TS Nam khuyến cáo.

BS Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM khuyến cáo: “Nếu người dân cứ chăm chăm tin vào lời quảng cáo những sản phẩm diệt, chống muỗi là hoàn toàn sai lầm. Tất cả các sản phẩm đều chỉ phát huy tác dụng trong một giai đoạn nào đó, chứ không thể công hiệu lâu dài.

Đó là chưa kể các sản phẩm liên quan đến hóa chất đều có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, theo tôi, chúng ta phải tìm được ổ muỗi trong gia đình xuất phát từ đâu, chỉ cần không để nước tù đọng thì muỗi sẽ không có nơi sinh sôi, phát triển. Người dân cũng phải ý thức trong việc phát quang cây cỏ, bụi rậm, không để cho muỗi có chỗ trú ngụ, sinh sản thì sẽ không còn SXH” - ông Dũng nhấn mạnh

Hà Nội có gần 1.000 ổ dịch sốt xuất huyết

Hai tuần gần đây, khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện E, Hà Nội) trung bình mỗi ngày khám cho hơn 80 trường hợp mắc SXH, trong đó có từ 25-30 trường hợp phải nhập viện. Bác sĩ Nguyễn Văn Hạnh, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới cho biết, cao điểm ngày 24/7, số ca SXH điều trị tại khoa lên đến 80 người. Bệnh nhân B.T.L (29 tuổi, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội) nhập viện ngày 22/7 trong tình trạng sốt cao, xuất huyết dưới da, đau cơ khớp. Bệnh nhân có SXH bội nhiễm. 

Hiện khoa đang theo dõi và điều trị cho 66 bệnh nhân mắc SXH. So với những đợt dịch của các năm trước, số lượng bệnh nhân mắc SXH năm nay có thể tăng gấp 2-3 lần. Bác sĩ Hạnh cho biết, qua điều trị thực tế cho thấy, các tình trạng biến chứng của bệnh nhân SXH gồm ho ra máu, xuất huyết âm đạo trước chu kỳ, đi ngoài phân đen, men gan tăng cao (phụ thuộc vào thể SXH nặng hay nhẹ)…

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến nay, ngành y tế Hà Nội đã ghi nhận 984 ổ dịch thì đến thời điểm hiện tại đã có 789 ổ dịch được khống chế. Những quận huyện Hà Nội có tỷ lệ người mắc SXH cao như Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Cầu Giấy, Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Xuân, Ba Đình, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Oai…

PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, biện pháp phòng chống SXH chủ động, hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng và diệt bọ gậy. Tuy nhiên, ông Phu nhận định:  “Người dân đang rất chủ quan với bệnh, luôn cảm thấy đơn giản, vô can. Nhưng nếu bị SXH, bạn có thể tốn hàng triệu đồng điều trị. Có người đã tốn gần 30 triệu viện phí vì điều trị SXH, thậm chí số tiền còn lớn hơn nếu như xuất huyết não, xuất huyết nội tạng. Đã có 17 người tử vong vì căn bệnh mà nhiều người vẫn chủ quan này”.

Tại Phòng Nhiễm khuẩn tổng hợp (Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận một số bệnh nhân là sản phụ, có thai hoặc sau sinh mắc bệnh này. TS. Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa cho biết, nếu thai phụ bị SXH thì cả mẹ và thai nhi đều có thể bị đe dọa đến tính mạng vì bệnh khó điều trị hơn so với người bình thường.

Phụ nữ mang thai những tháng đầu bị SXH có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu. Đặc biệt, tình trạng tiểu cầu hạ có thể dẫn đến đẻ non và gây ra các biến chứng nặng như chảy máu khó cầm, rau bong non, tiền sản giật… dễ gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi.

Sai lầm trong điều trị sốt xuất huyết khiến bệnh nặng hơn

Đã có 7 trường hợp tử vong do SXH gây nên sau khi vào điều trị tại BV Nhi đồng 1 TPHCM và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, từ đầu năm đến nay. Thông tin được TS- BS Nguyễn Minh Tuấn- Trưởng khoa SXH BV Nhi đồng 1 cho biết chiều qua.

Trong đó,  bệnh viện Nhi Đồng 1 có 3 trẻ em tử vong, bệnh viện Nhiệt đới TPHCM có 4 ca tử vong với biến chứng dẫn đến sốc nặng, suy đa tạng… Tình trạng sốt xuất huyết có thiên hướng tăng ở người lớn và bác sĩ cho rằng nhiều sai lầm khi điều trị tại nhà dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn.

TS.BS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Sốt xuất huyết, bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM cho biết, trong tháng 6 – 7 vừa qua, số ca sốt xuất huyết nhập viện tăng cao (khoảng 80-90 ca/tuần) gấp gần 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng ca bị biến chứng cũng tăng cao, trung bình từ 8-10 ca/tuần.

Tính từ đầu năm đến nay, bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhập gần 2.000 ca sốt xuất huyết. Ghi nhận trong ngày 25/7, có đến 110 bệnh nhi đang được điều trị tại đây, trong đó có 9 ca nặng, có dấu hiệu bị sốc.

Bác sĩ Tuấn cho biết việc phụ huynh tuỳ tiện dùng thuốc hạ sốt cho trẻ gây mất khả năng phát hiện sốt xuất huyết; một số loại thuốc hạ sốt quá mạnh có thể gây xuất huyết tiêu hoá, tổn thương gan. “Tránh ăn những đồ ăn có màu nâu, đen để khi bệnh nhân ói có thể phán đoán được xuất huyết tiêu hoá…”- bác sĩ Tuấn khuyên

An ninh Thủ đô, Hà Nội mới

Căng thẳng với gần 1.000 ổ dịch sốt xuất huyết

Ngày 25-7, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh TP Hà Nội đã họp khẩn cấp bàn biện pháp phòng, chống dịch SXH trong bối cảnh dịch đang tiếp tục gia tăng, lan rộng. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý nhấn mạnh, bằng mọi biện pháp phải ngăn chặn không để dịch kéo dài, lan rộng.

Nhiều hộ dân không hợp tác

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn thành phố ghi nhận 6.699 bệnh nhân mắc SXH, đứng thứ ba cả nước về số mắc (sau TP.HCM và Đà Nẵng).

Đến nay, hầu hết bệnh nhân mắc SXH đã được điều trị khỏi và ra viện, hiện còn khoảng 700 trường hợp (chiếm 10%) đang điều trị tại các bệnh viện. Cũng từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận tới 984 ổ dịch SXH nhưng nhờ khoanh vùng và xử lý kịp thời nên đã có 789 ổ dịch được khống chế (qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới), chiếm 80%.

Tính đến ngày 21-7, thành phố đã thực hiện 531 chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy; 56 chiến dịch phun hóa chất diện rộng và 36 lượt phun bằng máy phun cỡ lớn trên ô tô vào ban đêm tại các xã,  phường trọng điểm có nhiều bệnh nhân, với tổng cộng 53.429 hộ gia đình đã được phun hóa chất và xử lý, đạt 86%.

Đáng chú ý, trong các chiến dịch phun hóa chất kể trên, vẫn còn có 5% số hộ gia đình không đồng ý phun và 9% số hộ gia đình đi vắng. Đấy là chưa kể việc xử lý chưa triệt để với một số khu vực đất trống, khu đất xen kẹt, công trường. Cùng đó, một số người dân còn chủ quan, lơ là xem thường bệnh SXH, chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dịch…

Cho rằng tình trạng này chính là một rào cản trong công tác phòng chống dịch bệnh hiện nay, bà Phạm Thị Hòa, Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông cho rằng, dù lực lượng chính quyền, các hội đoàn thể có vào cuộc tích cực đến mấy thì cũng không ngăn được dịch SXH nếu người dân không vào cuộc, không có ý thức phòng chống. Chỉ khi mỗi người dân, mỗi gia đình có ý thức tự phòng chống cho mình thì mới góp phần hạn chế được tình hình dịch SXH.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cũng nhấn mạnh, phòng chống dịch SXH không phải chỉ tập trung tại những điểm nóng, những nơi có ổ dịch mà lại để hổng nhưng nơi chưa phát sinh dịch. Vậy nên, việc phòng chống phải thường xuyên, liên tục, không lơ là ở tất cả các địa bàn. Đối với những cơ quan, xí nghiệp, công trình xây dựng chưa làm tốt công tác phòng dịch, không hợp tác với ngành chức năng thì cần xử lý nghiêm để làm gương.

Đề xuất tăng kinh phí, lập đội chống dịch ở cấp xã

Bàn về các giải pháp cần tăng cường để phòng chống dịch SXH trong bối cảnh dịch này vẫn đang gia tăng, đại diện Trung tâm Y tế quận Đống Đa - địa bàn chiếm tới 21% tổng số ca mắc SXH toàn thành phố cho biết, hiện quận đang triển khai hệ thống cộng tác viên, đi kiểm tra việc diệt bọ gậy từng hộ gia đình.

Ngoài ra, các phường cũng lập danh sách các hộ có phòng thuê trọ, các đơn vị, xí nghiệp, công trường xây dựng để kiểm soát công tác phòng chống dịch. Còn ông Khuất Văn Sơn - Giám đốc Trung tâm y tế huyện Thanh Trì đề xuất thành phố cho phép thành lập đội chống dịch bệnh tại các xã và xin cơ chế về kinh phí để đội này hoạt động có hiệu quả… 

Trước tình hình trên, chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13 của UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống SXH.

Trong đó, Sở Y tế cần tiếp tục phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã triển khai quyết liệt, có hiệu quả các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gây, phun hóa chất diệt muỗi; đồng thời chỉ đạo hệ thống y tế giám sát phát hiện sớm ca bệnh, đảm bảo cơ số thuốc, nhân lực, giường bệnh để tiếp nhận và điều trị bệnh nhân SXH, hạn chế thấp nhất số tử vong.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cũng yêu cầu Sở Y tế tổng hợp trình UBND TP nhu cầu trang thiết bị, hóa chất, kinh phí để thành phố xem xét bổ sung đảm bảo nguồn kinh phí cho phòng chống dịch phù hợp, không để thiếu kinh phí phòng chống dịch. Đặc biệt, chính quyền địa phương các cấp cần vào cuộc mạnh mẽ hơn, xử phạt nghiêm các cá nhân, đơn vị không hợp tác phòng chống dịch SXH, quyết không để dịch kéo dài, lan rộng

Sức khỏe & Đời sống

Tập trung toàn lực để phòng và cứu chữa bệnh nhân sốt xuất huyết

Đây là cảnh báo của Bộ Y tế tại Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh diễn ra chiều 24/7 tại 2 điểm cầu Hà Nội và TP.HCM. Tại hội nghị này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu các bệnh viện phải sàng lọc, phân loại bệnh nhân, nhẹ chuyển tuyến dưới, giữ lại ca nặng tập trung cứu chữa...

Gần 60.000 ca mắc SXH, 17 trường hợp tử vong

Thông tin tại hội nghị cho biết, dịch SXH đang bùng phát một cách mạnh mẽ trên địa bàn cả nước ta, đặc biệt là ở Hà Nội và một số tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM. Hiện tại, cả nước ghi nhận gần 60.000 ca mắc, trong đó có 17 người tử vong do SXH. Số mắc tăng 9,7% so với cùng kỳ của năm 2016. Mùa mưa là mùa của bệnh SXH, dịch xuất hiện quanh năm ở miền Nam, đặc biệt là Tây Nam Bộ, miền Bắc năm nay dịch đến sớm hơn. Tại miền Bắc, bệnh gặp ở người lớn nhiều hơn, trong khi ở phía Nam trẻ em mắc nhiều hơn.

PGS.TS. Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng thông tin, hiện nay ở miền Bắc số bệnh nhân chỉ tập trung tại Hà Nội với tỷ lệ 53,7/100.000 dân. Trong đó Đà Nẵng là 473/100.000 dân, TP.HCM là 137,5/100.000 dân. Trung bình cả nước số mắc là 48/100.000 dân.

Tại Hà Nội, ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện nay số mắc đã tăng lên gần 7.000 ca, gấp 6-7 lần so với cùng kỳ, trong đó có 3 ca tử vong. Hiện 28 BVĐK của Hà Nội đều có bệnh nhân SXH vào điều trị. Trong đó, BVĐK Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Đống Đa có lượng bệnh nhân đông nhất.

PGS.TS. Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur, TP.HCM nhận định, thời tiết mùa mưa xen lẫn mùa khô đang tạo điều kiện cho côn trùng gia tăng. Bệnh SXH năm nay có sự gia tăng týp D2 (týp phổ biến những năm qua là D1, D4). Như vậy, những người chưa có miễn dịch sẽ gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.

PGS.TS. Trần Đắc Phu dự báo, trong những tháng cuối năm 2017, dịch SXH vẫn diễn biến phức tạp do hiện đang bước vào mùa dịch, cùng đó mùa nóng kéo dài nhuận 2 tháng 6 âm lịch cũng là nguyên nhân khiến dịch SXH gia tăng.

Muỗi gây bệnh SXH đốt nhiều nhất vào buổi sáng

Trước sự gia tăng của dịch bệnh SXH, một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội xảy ra tình trạng nằm ghép 2 người một giường như Bạch Mai, Bệnh Nhiệt đới TW... Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tỏ ra khá gay gắt trước tình trạng này.

Nhắc lại bài học kinh nghiệm sâu sắc từ dịch sởi năm 2014, Bộ trưởng lưu ý các bệnh viện không phải bệnh nhân nào đến cũng nhận. Bệnh nhân vào viện thì phải tiếp đón tử tế; phân loại, lọc bệnh, trường hợp nhẹ chuyển tuyến dưới - chỉ hạ sốt, theo dõi, tập trung cấp cứu các ca nặng. Đồng thời Bộ trưởng cũng yêu cầu bệnh viện tuyến cuối tập huấn nhanh tất cả các bệnh viện, thực hiện nghiêm phác đồ điều trị, luôn sẵn sàng cơ chế thuốc...

“Không được để quá tải bệnh viện, không được nằm ghép. Việc nằm ghép cũng dễ làm lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Khi số lượng bệnh nhân quá lớn thì điều dưỡng, bác sĩ không thể đủ sức theo dõi. Tôi rất sốt ruột nên phải tổ chức cuộc họp này”, Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, kinh nghiệm điều trị SXH tại khu vực miền Nam cho thấy từ con số hàng trăm ca tử vong do SXH nay ca tử vong đã giảm xuống hai con số. Điều này đạt được do sự phân loại bệnh nhân. Không thể để bệnh nhân SXH độ 1-2 nằm lẫn độ 3-4 sẽ khó trong việc giám sát, phát hiện nguy cơ biến chứng vì quá tải.

Giải thích tình trạng này, TS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cho biết, từ đầu năm đến nay BV tiếp nhận khám hơn 7.000 bệnh nhân SXH, số nhập viện chỉ hơn 700. BV tiến hành sàng lọc bệnh nhân, cho nhập viện theo dõi những người vào ngày thứ 3 của bệnh, có dấu hiệu cảnh báo nguy cơ biến chứng... “Bệnh nhân vào viện được khám sàng lọc, phân loại, 3 xe cấp cứu của bệnh viện được huy động liên tục vận chuyển bệnh nhân để giảm tải. Tuy nhiên, có trường hợp nhẹ bác sĩ tư vấn cho về nhà theo dõi thì bệnh nhân vác gậy đuổi, thậm chí dọa về nhà có vấn đề gì thì sẽ kiện bệnh viện”, TS. Kính nói.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, hiện nay bệnh SXH chưa có vắc-xin phòng bệnh, thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phòng bệnh là quan trọng nhất. SXH là bệnh do muỗi vằn Aedes aegypti truyền bệnh. Đặc điểm của loại muỗi này là thích đẻ nước sạch - nước mưa, nước đọng, phát triển rất nhanh. Loại muỗi này cũng đốt vào ban ngày, chủ yếu 8-10h sáng, loại muỗi đốt vào buổi tối là muỗi truyền sốt rét, viêm não. Do đó Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường các giải pháp dự phòng, đánh giá đầy đủ các yếu tố nguy cơ của dịch, kịp thời xử lý những ổ dịch nhỏ, không để SXH lây lan trên diện rộng. Việc truyền thông cần có giải pháp trọng điểm, không truyền thông theo kiểu “hô khẩu hiệu”.

Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế lưu ý, ngoài những dịch bệnh thường gặp, các địa phương cần theo dõi sát các bệnh viêm não Nhật Bản, viêm não mô cầu và nhiều bệnh viêm não khác. Bộ trưởng  cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ cấp đầy đủ cơ số thuốc đảm bảo vệ sinh môi trường, diệt côn trùng, vắc-xin phòng bệnh cho những tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi mưa bão, đồng thời kêu gọi cộng đồng trong mùa mưa bão cần thực hiện triệt để phương châm ăn chín, uống chín, tăng cường diệt ruồi, diệt muỗi, côn trùng, chủ động vệ sinh môi trường để hạn chế tối đa sự tác động từ môi trường bị ô nhiễm

Đời sống và Pháp luật

Viện E: Trung bình 80 người mắc sốt xuất huyết khám mỗi ngày

Trung bình mỗi ngày khoa Bệnh Nhiệt đới, bệnh viện E khám cho hơn 80 người dân mắc sốt xuất huyết.

2 tuần trở lại đây, các điều dưỡng, bác sĩ ở khoa Bệnh Nhiệt đới – Bệnh viện E phải căng mình để khám chữa bệnh cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết gia tăng đột biến. Trung bình mỗi ngày khoa Bệnh Nhiệt đới khám cho hơn 80 người dân mắc sốt xuất huyết, trong đó có từ 25-30 trường hợp phải nhập viện theo dõi, điều trị để giảm nguy cơ biến chứng, gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

7h sáng ngày 25/7, toàn bộ nguồn nhân lực của khoa Bệnh Nhiệt đới đều tập trung vào khám chữa bệnh và điều trị cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Theo BSCKII Nguyễn Văn Hạnh – trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, cách đây 3 tháng đã có bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nhập viện, nhưng mấy ngày gần đây, cao điểm ngày 24/7. Người mắc sốt xuất huyết điều trị tại khoa Bệnh nhiệt đới lên đến 80 người.

Đối với những bệnh nhân đã được điều trị ổn định, các bác sĩ ở khoa Bệnh Nhiệt đới đã cho 40 bệnh nhân xuất ra viện. Nhưng ngay đêm hôm đó, rạng sáng ngày 25/7 lại có thêm 25 bệnh nhân mắc mới phải nhập viện điều trị. Theo BS Hạnh, tính đến nay, khoa đang theo dõi và điều trị cho 66 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.

Mặc dù số lượng bệnh nhân đông nhưng do chủ động phòng chống dịch, kê thêm giường xếp cho bệnh nhân tại các phòng bệnh, hạn chế tình trạng bệnh nhân nằm ghép. So với những đợt dịch của các năm trước, số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết năm nay có thể tăng gấp 2-3 lần nhưng tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh nặng và biến chứng lại không nhiều.

Qua điều trị thực tế, các bác sĩ ở khoa Bệnh nhiệt đới gặp các tình trạng biến chứng của bệnh nhân sốt xuất huyết như ho ra máu, xuất huyết âm đạo trước chu kỳ, đi ngoài phân đen, men gan tăng cao (phụ thuộc vào thể sốt xuất huyết nặng hay nhẹ)… Vì thế, trước những diễn biến khó lường của bệnh sốt xuất huyết, BS Hạnh khuyến cáo, mọi người nếu thấy sốt cao đột ngột phải vào viện ngay. Bởi phát hiện sớm sẽ có cơ hội điều trị dự phòng sớm để giảm nguy cơ xuất huyết do bệnh diễn biến rất nhanh, khi bị xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa…

BS Vũ Mạnh Cường – Phó khoa Bệnh Nhiệt đới, những cảnh báo của ngành y tế về dịch sốt xuất huyết đã khiến người dân có ý thức hơn trong việc đi khám và điều trị sớm khi mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ làm cho các bệnh viện quá tải.

Sau khi khám, chẩn đoán bệnh, các bác sĩ ở khoa Bệnh Nhiệt đới sẽ sàng lọc đối với những bệnh nhân mắc thể bệnh nhẹ, có thể cấp đơn và giải thích hướng điều trị ngoại trú cho bệnh nhân. Nhưng đối với những bệnh nhân nặng, xuất hiện đau đầu, sốt cao, tiểu cầu giảm, bạch cầu giảm, có nhiều nốt xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng sẽ được chỉ định vào viện theo dõi.

Theo các bác sĩ ở khoa Bệnh nhiệt đới, bệnh nhân khám và điều trị ở khoa Bệnh Nhiệt đới tập trung chủ yếu ở phường Mai Dịch, Dịch Vọng, Cầu Diễn (quận Cầu Giấy), Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm (Hà Nội)… Bệnh nhân B.T.L (29 tuổi, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội) nhập viện ngày 22/7 trong tình trạng sốt cao, xuất huyết dưới da, đau cơ khớp.

Các bác sĩ cho bệnh nhân tiến hành công thức máu cho bệnh nhân thấy, lượng tiểu cầu giảm chỉ còn 46G/L (trong khi chỉ số bình thường là từ 150 – 500G/L), nghi ngờ bệnh nhân sốt xuất huyết, bác sĩ chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm dengue dương tính. Bệnh nhân có sốt xuất bội nhiễm.

Khai thác tiền sử mắc bệnh của bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết trong khi tại cơ quan đã có người mắc căn bệnh này. Nằm trên giường bệnh, bệnh nhân N.T.N (41 tuổi, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, bệnh nhân nhập viện ngày 24/7, trong tình trạng sốt cao kéo dài 5 ngày, đầu đau nhức, khớp xương nhức mỏi, hốc mắt đau…

Các xét nghiệm của bệnh nhân dương tính với sốt xuất huyết dengue. Theo bệnh nhân N, ở nhà có một người em cũng bị mắc sốt xuất huyết. Trước đây, bệnh nhân cũng đã từng mắc bệnh nhưng không biết mắc sốt xuất huyết type nào. Mặc dù, ở nhà có người mắc bệnh nhưng mọi người trong gia đình chủ quan ngủ không mắc màn nên bị muỗi đốt đã bị nhiễm bệnh cùng nhau.

Theo BS Hạnh, hiện sốt xuất huyết chưa có vắc – xin phòng bệnh. Việc chữa bệnh theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế như dùng thuốc hạ sốt, bù điện giải, các bác sĩ đưa thêm thuốc ức chế virus tăng phục hồi men gan cho thấy hiệu quả tốt trong điều trị cho bệnh nhân.

Theo khuyến cáo Bộ Y tế, bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc-xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Ðể tích cực phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp sau:

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy.

- Thay rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

- Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ... Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

- Khi bị sốt, đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Pháp luật TP HCM

60.000 ca SXH: Báo động tử vong và biến chứng nặng

Toàn quốc hiện có hơn 60.000 ca nhiễm sốt xuất huyết, trong đó 17 trường hợp tử vong. Riêng BV Nhi đồng 1 TP.HCM đã có ba bệnh nhi tử do sốc nặng, suy đa tạng, xuất huyết tiêu hóa.

Ngày 25-7, TS-BS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Sốt xuất huyết (SXH), Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết tình trạng bệnh nhân mắc SXH tăng đột biến trong những ngày qua dù đây chỉ mới là giữa mùa mưa.

Cụ thể, tính từ đầu năm đến nay đã có gần 2.000 ca SXH nhập viện tại BV Nhi đồng 1. Trong 110 ca đang điều trị tại BV, chỉ có chín ca sốc. Bệnh nhân nằm khá đông khiến BV rơi vào tình trạng quá tải, trong đó bệnh nhân ở các tỉnh chiếm 45%.

“Nếu những tháng trước chỉ 30-40 ca thì nay đã có 80-90 ca SXH nhập viện trong một tuần. So với cùng kỳ tháng 7 năm ngoái tăng gần gấp đôi, số ca sốc cũng tăng cao. Có trường hợp cả 3-4 người trong gia đình cùng mắc bệnh” - BS Tuấn chia sẻ.

Cũng theo BS Tuấn, tình trạng quá tải tăng cao nhưng tâm lý người dân vẫn còn rất chủ quan. Một số khác thường lo sợ quá mức nên đưa con thẳng đến tuyến trên gây khó khăn cho việc điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân quá đông cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ lây nhiễm chéo rất cao, một số bé nặng phải điều trị lâu dài đều bị giảm tiểu cầu và rối loạn đông máu, nặng hơn là dẫn đến sốc SXH. “Triệu chứng sốc ở trẻ là lừ đừ, mệt mỏi, bứt rứt, tay chân lạnh, tụt huyết áp. Nếu chậm trễ điều trị sẽ không đo được huyết áp. Trẻ bị SXH dễ thấy nhất là xuất huyết ngoài da, chảy máu răng, máu mũi, với bé gái có thể xuất huyết âm đạo. Nặng hơn bệnh nhân có thể bị suy đa cơ quan, suy hô hấp, tổn thương não” - BS Tuấn nói.

Số liệu thống kê cho thấy toàn quốc hiện có 60.000 ca nhiễm SXH, trong đó tử vong 17 ca. Riêng ở BV Nhi đồng 1, từ đầu năm đã có ba trường hợp tử vong. Các ca này đều biến chứng suy đa cơ quan. Có trường hợp do cha mẹ chủ quan nên khi đến BV bệnh nhi đã sốc rất nặng, xuất huyết tiêu hóa. Cạnh đó, có những trường hợp đến rất sớm nhưng vẫn không cứu được bởi trẻ có những bệnh mạn tính hay có vấn đề về tiểu cầu. “Đến sớm chỉ có thể hạn chế thấp nhất tỉ lệ tử vong. Cách tốt nhất là phòng bệnh sớm, chăm sóc chu đáo và theo dõi kỹ càng cho trẻ” - BS Tuấn khuyến cáo.

BS Tuấn cũng chỉ ra một số sai lầm trong điều trị SXH tại nhà mà nhiều người thường mắc phải. Có thể kể đến như tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt. Nếu thuốc quá liều hay quá mạnh có thể gây xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan. Một số bệnh nhân ăn uống kém nhưng người nhà đã vội truyền dịch khiến cơ thể phù nề, sau dẫn đến suy hô hấp. “Những sai lầm khác trong điều trị như thói quen cạo gió cắt lễ có thể gây xuất huyết nặng hơn và thậm chí tử vong. Một số phụ huynh lau mát cho bé khi sốt bằng nước lạnh, chà chanh hoặc thậm chí dùng rượu nhưng điều này có thể làm tổn thương những vết xuất huyết ở da bé. Có người khi thấy bé hạ sốt tưởng đã hết nên ngưng điều trị nhưng đó có thể là dấu hiệu nặng hơn nếu bé chỉ giảm sốt mà lừ đừ nhiều hơn, ói nhiều hơn. Thay vì vậy, người nhà nên cho bệnh nhân uống nước nhiều, ăn những thức ăn lỏng như cháo, súp, sữa để chóng lấy lại năng lượng. Chỉ những trường hợp bệnh nhân đau bụng nhiều, có dấu hiệu đông máu mới cho truyền dịch, song phải theo dõi sát sao tại BV để phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra" - BS Tuấn hướng dẫn.

Lao động thủ đô

Biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết: Vẫn là xử lý từ cộng đồng

Dịch sốt xuất huyết (SXH) taị Hà Nội năm nay đến sớm và diễn biến phức tạp, theo nhận định trong thời gian tới số ca mắc SHX trên địa bàn TP có thể tiếp tục gia tăng. Hiện chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu dịch bệnh này, các biện pháp phòng chống vẫn là xử lý tại cộng đồng như giệt muỗi, bọ gậy, ngủ màn… 

Đó là thông tin được PGS- TS Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh thông tin tại buổi giao ban báo chí do Ban tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội tổ chức chiều 25/7.

Theo ông Hoàng Đức Hạnh, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 58.888 trường hợp mắc SXH, 17 trường hợp tử vong. Số nhập viện tăng trên 12,6% so với cùng kỳ năm 2016. Tại Hà Nội tính từ ngày 1/1//2017 đến nay ghi nhận 6.699 bệnh nhân mắc SXH (trong đó gần 90% bệnh nhân đã khỏi bệnh), 3 trường hợp tử vong, trong đó 1 trường hợp tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa và 2 trường hợp tại phường Giáp Bát quận Hoàng Mai và phường Cống Vị, Ba Đình. Tính theo số mắc tuyệt đối: Hà Nội đứng thứ 3 cả nước (sau TP.HCM và Bình Dương). Các đơn vị có số mắc cộng dồn cao là Đống Đa (1.407), Hoàng Mai (134), Hai Bà Trưng (508), Thanh Trì (472), Thanh Xuân (420), Hà Đông (406).

Cũng theo ông Hoàng Đức Hạnh, trước tình hình dịch SXH có diễn biến phức tạp mặc dù dịch vẫn trong tầm kiểm soát song ngành Y tế Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp tăng cường công tác phòng chống dịch. Đặc biệt Sở y tế đã tham mưu chính quyền các cấp huy động lực lượng tham gia hoạt động diệt bọ gậy chống dịch SXH tại các quận, huyện trọng điểm. Đồng thời chủ động triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy.

Đến ngày 21/7/2017 đã thực hiện trên 531 chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy tại các nơi có ổ dịch đang hoạt động với kết quả 405.214 hộ gia đình được kiểm tra; 60.308 ổ bọ gậy được loại bỏ; 53.429 hộ gia đình đã được phun hoá chất xử lý đạt tỉ lệ 86%. Huy động 5.886 lượt cán bộ y tế, chính quyền các cấp, tổ dân phố, cộng tác viên tham gia chống dịch…

Cũng chính nhờ phát hiện và điều trị sớm nên hiện nay hầu hết số bệnh nhân mắc SXH đã được điều trị khỏi và ra viện. Hiện chỉ còn khoảng 700 trường hợp (chiếm 10%) đang điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn TP. “Bệnh nhân SXH xuất hiện tại 30/30 quận, huyện, thị xã, 411 xã, phường, thị trấn (chiếm 70% số xã, phường), tuy nhiên hiện tại chỉ còn 236 (40,4%) xã, phường, thị trấn có bệnh nhân, mắc mới trong 1 tuần gần đây. Cũng nhờ khoanh vùng xử lý kịp thời nên từ đầu năm đến nay ghi nhận 984 ổ dịch thì đến thời điểm hiện tại đã có 789 ổ dịch được khống chế, ông Hạnh chia sẻ.

Tuy đã triển khai quyết liệt, động bộ các giải pháp nhưng ông Hạnh cũng khẳng định: Hiện tại, dịch bệnh vẫn gia tăng và ghi nhận các trường hợp tử vong. Nguyên nhân được ông Hạnh đưa ra do SXH là bệnh đang gia tăng trên phạm vi toàn cầu. Do khí hậu- năm nay mùa hè đến sớm ở miền Bắc, nhiệt đô cao hơn các năm trước dẫn đến các véc tơ truyền bệnh SXH phát triển mạnh. Đồng thời do điều kiện vệ sinh môi trường hạn chế, một số khu vực thiếu nước sạch, người dân phải tích trữ nước để sinh hoạt. Nhiều khu vực bãi đất trống, tiếp giáp, xen kẹt, khu nhà chưa có người ở, công trường xây dựng chứa nước...tạo điều kiện cho muỗi vằn truyền bệnh sinh sản.

Đặc biệt tác nhân gây bệnh SXH là vi rút Dengue có 4 tuýt là D1, D2, D3, D4. Tại Hà Nội các năm trươc chỉ ghi nhận hai tuýt gây bệnh là D1 và D2, hiện nay đã phát hiện tuýt D4 vì vậy nguy cơ sẽ làm tăng số trường hợp mắc bệnh. Cũng theo ông Hạnh, hiện nay Việt Nam chưa có vắc xin vầ thuốc điều trị đặc hiệu bệnh SXH, các biện pháp phòng chống vẫn là xử lý tại cộng đồng. Trong khi đó ý thức tự phòng bệnh của người dân chưa cao, mặc dù được tuyên truyền hướng dẫn nhưng một số còn chủ quan, xem thường bệnh SXH, chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Do đó trong thời gian tới, ông Hạnh cho biết, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp tăng cường chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Ngành Y tế tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp chuyên môn kỹ thuật như giám sát điều tra xử lý ổ dịch tại cộng đồng, thực hiện sớm công tác điều tra xử lý ổ dịch tại cộng đồng. Thực hiện sớm công tác cấp cứu điều trị cho người bệnh sốt xuất huyết để hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong…Cùng với đó theo ông Hạnh, cần cương quyết xử lý, xử phạt các cá nhân đơn vị, tập thể không hợp tác trong phòng chống dịch...

Dân trí

Hà Nội căng thẳng với gần 1.000 ổ dịch sốt xuất huyết

Theo nhận định của của PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện paster TP Hồ Chí Minh, sốt xuất huyết (SXH) ngay từ đầu năm đã gia tăng và tình trạng này sẽ kéo dài đến năm 2018 bởi sự bất thường của thời tiết, chủng lưu hành và chu kỳ dịch.

Sốt xuất huyết còn gia tăng đến 2018

Tại cuộc họp khẩn chiều 24/7 của Bộ Y tế, PGS Lân cho biết, dự báo dịch chu kỳ, năm nay có xu hướng dịch tăng cao vì mưa đến sớm, SXH D2 chiếm trội với biểu hiện bệnh nặng nhiều hơn (có 4 type virút gây SXH, Dengue 1 đến Dengue 4 viết tắt là D1, D2, D3, D4).

Theo PGS Lân, chu kỳ qua theo dõi nhiều năm qua không có sự ổn định, vì sự đô thị hoá, thời tiết. Tuy nhiên kết quả theo dõi cho thấy cứ 10 năm 1 lần có đỉnh cao của dịch SXH. Đó là các năm 1998, năm 2008 và dự báo trong 2 năm 2017 – 2018 sẽ có đỉnh cao.

Cùng quan điểm này, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế dự báo trong những tháng cuối năm 2017, đầu năm 2018 dự báo dịch SXH vẫn diễn biến phức tạp do hiện đang bước vào mùa dịch, cùng đó mùa nóng kéo dài nhuận 2 tháng 6 âm lịch cũng là nguyên nhân khiến dịch SXH gia tăng.

Từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 58.246 trường hợp mắc, 17 trường hợp tử vong. Số mắc tăng 9,7% so với cùng kỳ của năm 2016. Riêng tại Hà Nội, tính đến thời điểm này có tới 6.699 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết , tính theo số mắc tuyệt đối, Hà Nội đứng thứ 3 cả nước, sau TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Trong đó, lứa tuổi mắc SXH chủ yếu từ 15- 35 tuổi.

Dù số ca SXH của miền Bắc tăng nhanh, nhưng tỉ lệ mắc là 11.03/100.000 dân, Hà Nội là 52/100.000 dân trong khi miền Nam tỉ lệ mắc là 72,87/100.000 dân.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng dịch SXH tăng cao là do thời tiết thay đổi, mùa hè đến sớm ở miền Bắc và mùa mưa đến sớm ở miền Nam. Trong khi đó nhiệt độ trung bình tại hầu hết các khu vực cao hơn những năm trước, dẫn đến mầm bệnh phát triển mạnh.

Hà Nội: Gần 1.000 ổ dịch SXH

Ông Hoàng Đức Hạnh Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 17-7 đến 23-7), Hà Nội ghi nhận gần 1.400 trường hợp mắc SXH. Đã có thêm hai trường hợp tử vong trong tuần qua. 95% bệnh nhân SXH của Hà Nội là ở các tỉnh nội thành như Đống Đa (1.407 người), Hoàng Mai (1.344 người), Hai Bà Trưng (508 người), Thanh Trì (427 người), Thanh Xuân (420 người), Hà Đông (406 người).

Từ đầu năm đến nay, ngành y tế Hà Nội đã ghi nhận 984 ổ dịch thì đến thời điểm hiện tại đã có 789 ổ dịch được khống chế.

Lý giải nguyên nhân dịch bệnh diễn biến phức tạp, Sở Y tế Hà Nội cho rằng, sốt xuất huyết là bệnh đang có xu hướng gia tăng trên toàn cầu. Hà Nội là thành phố có dân số đông, tốc độ đô thị hóa cao, nhiều dân ngoại tỉnh đến làm ăn và sinh sống trên địa bàn.

Trong số bệnh nhân SXH thì có đến 40% bệnh nhân là học sinh sinh viên và lao động ngoại tỉnh; Điều kiện vệ sinh môi trường hạn chế, mật độ dân cư cao, một số khu vực thiếu nước sạch, người dân phải tích trữ nước để sinh hoạt. Nhiều khu vực bãi đất trống, tiếp giáp, xen kẹt, khu nhà chưa có người ở, công trường xây dựng chứa nước... tạo điều kiện cho muỗi vằn truyền bệnh sinh sản.

Qua điều tra, số dụng cụ chứa nước là nơi muỗi vằn đẻ trứng tăng lên hàng năm, hiện nay có tới 14 loại chủ yếu là ở các bể xi măng chứa nước không có nắp chiếm trên 40%, tiếp đó là các xô, thùng chậu, chậu cảnh và phế liệu, phế thải, chậu hoa cảnh…

Dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội năm nay đến sớm và diễn biến phức tạp, theo nhận định trong thời gian tới số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố có thể tiếp tục gia tăng, do thời tiết mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, muỗi phát triển mạnh. Các biện pháp phòng bệnh hiện nay chủ yếu là giám sát phát hiện người bệnh, tuyên truyền, tổ chức diệt muỗi và diệt bọ gậy.

Phân loại bệnh nhân, không đổ xô lên tuyến Trung ương

Tại Hội nghị trực tuyến, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo cần có sự phân loại bệnh nhân ngay từ phòng khám, chỉ bệnh nhân SXH đủ tiêu chuẩn nặng mới được nhập viện tuyến Trung ương điều trị, còn phải chuyển ngược về BV thành phố, BV huyện vì với bệnh nhân nhẹ chỉ hạ sốt, theo dõi điều trị theo phác đồ.

Theo Bộ trưởng, việc đổ xô lên tuyến trung ương gây nên quá tải không cần thiết. Bệnh nhân đông không đủ bác sĩ, điều dưỡng sẽ dễ tai biến, tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân nặng”.

PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, từ đầu mùa tới nay, trong 5.000 bệnh nhân đến viện khám vì SXH, số nhập viện 873 trường hợp. Nhập viện chưa đến 10% tổng số khám, bệnh viện đã lọc hết mức. Có nhiều bệnh nhân bức xúc đòi vào viện, bác sĩ không cho vào, đe dọa “tính sổ” với bệnh viện nếu có vấn đề

Theo đó, tiêu chuẩn để bệnh nhân được nhập vào BV Bệnh nhiệt đới Trung ương là sốt ngày thứ 3, có dấu hiệu xuất huyết. Trong tổng số nhập viện thì 10% có sốc, 20% có dấu hiệu cảnh báo. Phải điều trị rất tích cực mới giảm tử vong, với thời gian điều trị trung bình là 3,5 ngày, bệnh nhân hết sốc, ổn định là chuyển tuyến dưới.

Cảnh báo nguy cơ tái phát đột quỵ rất cao trong 5 năm đầu

 Nghiên cứu của Canada đã phát hiện ra rằng nguy cơ đột quỵ lần 2 hay đột quỵ não nhẹ là rất đáng kể trong ít nhất 5 năm đầu sau lần đột quỵ đầu tiên. “Chúng tôi thấy rằng ngay cả những người sống sót, không có biến chứng nào sau đột quỵ thì họ vẫn có nguy cơ không thể trở lại bình thường được”, nhà nghiên cứu Jodi Edwards, nghiên cứu sinh của TT Khoa học sức khỏe (Toronto) nói.

Kết luận trên dựa trên nghiên cứu dữ liệu của hơn 26.300 trường hợp bị đột quỵ và đột quỵ thoáng qua đã sống sót và không có biến chứng (phù não, khó nuốt, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu...) trong 90 ngày sau khi xuất viện.Các bệnh nhân đều điều trị đột quỵ tại các trung tâm đột quỵ ở o­ntario giai đoạn 2003 - 2013. Các nhà nghiên cứu đã so sánh họ với gần 264.000 người khỏe mạnh có sự tương đồng về độ tuổi, giới tính và vùng miền.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy nguy cơ tái phát đột quỵ hay nhồi máu cơ tim ở những người từng đột quỵ cao hơn rõ rệt trong một thời gian dài so với nhóm khỏe mạnh.Cụ thể, 1 năm sau đột quỵ, khoảng 10% bệnh nhân tử vong và một số khác đột quỵ hay nhồi máu cơ tim phải cần đến sự chăm sóc kéo dài.

3 năm sau, số lượng tăng lên 1/4 và 5 năm sau, tỉ lệ này là gần 36%.Theo Edwards, các bệnh nhân vẫn sẽ có nguy cơ đột quỵ lần 2 sau năm đầu tiên cao gấp 7 lần và nguy cơ này vẫn ở mức cao trong 5 năm tiếp theo.

“Những việc mà những người từng sống sót sau đột quỵ cần phải làm để giảm thấp nguy cơ một cơn đột quỵ khác là tiếp tục quản lý chặt các yếu tố nguy cơ, trong đó có huyết áp cao”, cô Edwards cho biết.Ngoài ra cần xem xét các yếu tố như rung tâm nhĩ và quản lý các hành vi như ngừng hút thuốc lá và tăng hoạt động thể chất", Edwards nói.

Trong 3 tháng đầu sau đột quỵ hay đột quỵ nhẹ, còn gọi đột quỵ não thoáng qua (TIA) là thời điểm của nguy cơ tái phát 1 cơn đột quỵ não hay nhồi máu cơ tim. Nhưng hút thuốc hay các lối sống thiếu lành mạnh khác có thể làm tăng nguy cơ này theo thời gian.Mặc dù việc tiếp tục chăm sóc sau đột quỵ là cần thiết nhưng thực tế chúng ta lại ít chú ý điều này.

Một chuyên gia đột quỵ Mỹ, nhà thần kinh học TS Anand Patel, cho biết: “Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ như mạch máu để phòng ngừa tái phát đột quỵ”.Báo cáo được đăng tải ngày 24/7 trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada.

Chỉ đạo xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng, trục lợi bảo hiểm y tế

 “Tỉnh nghiêm cấm mọi hình thức lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế. Thủ trưởng các cơ sở khám, chữa bệnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế xảy ra tại đơn vị mình quản lý”, Chủ tịch tỉnh Cà Mau chỉ đạo rõ trong thực hiện chính sách bảo hiểm y tế.

UBND tỉnh Cà Mau vừa có văn bản do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hồng Quân ký gửi các Sở, ngành địa phương chỉ đạo tăng cường thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh này.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, hiện nay, trên địa bàn tỉnh tình hình vượt trần, vượt Quỹ khám, chữa bệnh BHYT là rất cao.

Lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau cho biết, có những nguyên nhân khách quan vượt quỹ như do tăng giá dịch vụ y tế; thông tuyến khám, chữa bệnh tuyến huyện;…; còn nguyên nhân chủ quan là do một số cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện các hình thức thu hút người có thẻ BHYT đến khám nhưng không vì mục đích điều trị; chỉ định các dịch vụ kỹ thuật cận lâm sàng cao hơn nhiều lần so với bình quân của cả nước;…

Trước thực trạng nêu trên, để quản lý, sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh BHYT hiệu quả, đúng quy định và phòng, chống lạm dụng, trục lợi, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu Sở Y tế tỉnh này chỉ đạo các cơ sở y tế chấp hành nghiêm các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về chuyên môn, định mức kinh tế kỹ thuật, thời gian khám bệnh, thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng,…

Các cơ sở y tế cần sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả vì quyền lợi chính đáng của người bệnh, hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc hỗ trợ không có tác dụng điều trị.

Thực hiện nghiêm công tác đấu thầu thuốc, vật tư y tế theo quy định; hạn chế tối đa việc lựa chọn thuốc có hàm lượng lạ, dạng bào chế, dạng phối hợp ít cạnh tranh giá cao, thuốc hỗ trợ không vì mục đích điều trị vào kế hoạch đấu thầu thuốc; cần thống nhất với Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh danh mục thuốc, vật tư y tế ngay từ giai đoạn xây dựng kế hoạch đấu thầu.

Chủ tịch tỉnh đề nghị BHXH tỉnh phối hợp với Sở Y tế tổ chức kiểm tra những cơ sở y tế có chi phí khám, chữa bệnh BHYT gia tăng bất thường. Nếu phát hiện tình trạng lạm dụng, trục lợi Quỹ khám, chữa bệnh BHYT, bội chi quá lớn do nguyên nhân chủ quan mà không có các giải pháp kiểm soát, thì kiến nghị UBND tỉnh xem xét đối với những trường hợp vượt quá thẩm quyền.

Yêu cầu Sở Lao động - Thương binh & Xã hội phối hợp với các cơ quan, địa phương triển khai lập danh sách phát hành thẻ BHYT cho các đối tượng đảm bảo đạt 100% theo quy định; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, nếu để xảy ra tình trạng đối tượng chính sách phải sử dụng các dịch vụ y tế mà không có thẻ BHYT.

Chủ tịch tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị vi phạm pháp luật về nghĩa vụ đóng, chiếm dụng tiền BHYT của người lao động và các hành vi lạm dụng, trục lợi Quỹ khám, chữa bệnh BHYT.

Hà Nội mới

Bao giờ “dẹp loạn” giá thuốc?

Việc loạn giá thuốc đã được đưa ra bàn thảo từ lâu, tuy nhiên trên thực tế việc quản lý chưa đạt yêu cầu. Để trị "bệnh" này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược. Với những quy định cụ thể về các biện pháp quản lý giá thuốc, sau gần một tháng Nghị định có hiệu lực, giá thuốc vẫn "mỗi nơi mỗi kiểu" và giá bán lẻ cao hơn nhiều so với quy định. Xem ra, việc "dẹp loạn" giá thuốc vẫn là câu hỏi khó trả lời...

Mỗi nơi mỗi giá 

Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược, Bộ Y tế Nguyễn Tất Đạt, Nghị định 54/2017/NĐ-CP (hiệu lực từ ngày 1-7) đã quy định về các biện pháp quản lý giá thuốc. Cụ thể, cơ sở kinh doanh dược không được bán thuốc khi chưa có giá kê khai, kê khai lại được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế do chính cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia công, cơ sở nhập khẩu thuốc đó kê khai, kê khai lại. Cơ sở kinh doanh dược không được bán buôn, bán lẻ thuốc cao hơn mức giá kê khai, kê khai lại được công bố và lợi nhuận bán lẻ chỉ từ 2 đến 15%. 

Thế nhưng, theo khảo sát của phóng viên Báo Hànộimới, tại mỗi cửa hàng, quầy thuốc người bán lại đưa ra nhiều mức giá khác nhau, thậm chí chênh lệch nhiều lần. Dù các cơ sở kinh doanh thuốc đã niêm yết và bán đúng giá công khai, nhưng mức giá này lại cao hơn nhiều lần so với quy định. Trong khi đó, thuốc là mặt hàng đặc trưng mà người bệnh khó có thể hoặc không thể mặc cả. Vì vậy, dù giá cao nhưng để bảo đảm tính mạng, người bệnh vẫn phải chấp nhận mua. Và khi thuốc trên thị trường rơi vào cảnh loạn giá, người chịu thiệt không ai khác là bệnh nhân.

Khảo sát tại 4 quầy thuốc quanh khu vực Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (quận Long Biên), thuốc Fugacar có 3 giá bán khác nhau, trung bình 17.000 đồng/viên, cao nhất lên tới 19.000 đồng/viên. Theo giá kê khai tại Cục Quản lý dược ngày 30-6, loại thuốc này có giá 13.700 đồng/viên. Như vậy, theo quy định giá bán lẻ chỉ được bán 14.659 đồng/viên. Tương tự, trên phố Ngọc Lâm (quận Long Biên), tại cửa hàng thuốc dược sĩ Đào Thị Lam, một lọ thuốc “Bổ phế chỉ khái lộ” của Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà được bán với giá 25.000 đồng, còn cửa hàng thuốc Phúc Hải lại bán với giá 22.000 đồng/lọ. Trong khi đó, giá kê khai loại thuốc này tại Cục Quản lý dược ngày 14-7 là 12.000 đồng và theo quy định, giá bán lẻ chỉ vào khoảng 13.200 đồng.

Chị Lê Thu Huyền (ở Khu đô thị Văn Phú, quận Hà Đông) than phiền, chồng chị được bác sĩ kê đơn thuốc Diflazon (150mg) điều trị nấm dạ dày. Theo chỉ định, loại thuốc này phải uống 1 viên/ngày và uống liên tục trong vòng 3 tháng/đợt điều trị. Trong đợt điều trị đầu tiên, chị Huyền mua tại hiệu thuốc gần nhà với giá 75.000 đồng/viên. Sau đó, chị tìm đến cửa hàng thuốc trên phố Quốc Tử Giám (quận Đống Đa) mua chỉ với giá 65.000 đồng/viên. “Mỗi viên thuốc chênh nhau 10.000 đồng. Như vậy, mỗi đợt điều trị kéo dài 3 tháng, người bệnh bị “móc túi” số tiền lên đến 900.000 đồng” - chị Huyền nói.

Tăng cường kiểm tra giá thuốc 

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ chi tiêu của người Việt Nam cho chữa bệnh là 43%, chiếm tỷ lệ khá cao trên thế giới và chi phí tiền thuốc chiếm khoảng 60% chi phí điều trị. Do đó, kiểm soát giá thuốc có ý nghĩa quan trọng trong giảm chi phí điều trị. Đề cập đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 11/2016/TT-BYT ngày 11-5-2016 quy định về giá thuốc đấu thầu. Theo đó, danh mục giá thuốc được phân ra 3 loại: Thuốc trong bệnh viện công lập dùng qua bảo hiểm chi trả; các quầy thuốc trong bệnh viện công lập và quầy thuốc bán lẻ ngoài bệnh viện. Đối với quầy thuốc trong bệnh viện, Bộ Y tế đã thành lập trung tâm đấu thầu thuốc tập trung để đưa ra giá tham chiếu, cao nhất và thấp nhất sử dụng trên toàn quốc. Hiện tại, Bộ Y tế quản lý khá tốt khu vực quầy thuốc này. 

Đối với quầy thuốc bán lẻ ngoài bệnh viện, người dân có thể mua thuốc ở bất kỳ đâu mà không cần có đơn của bác sĩ, khiến tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh gia tăng cao như hiện nay. Việc này người đứng đầu ngành Y tế đã nhận trách nhiệm và cố gắng chấn chỉnh trong thời gian tới. Về việc giá giữa các quầy thuốc bán lẻ khác nhau là do quy luật thị trường. Dựa trên giá kê khai được Cục Quản lý dược công bố công khai trên website của ngành, người tiêu dùng có thể chọn quầy thuốc có giá bán phù hợp. Tuy nhiên, nhìn nhận từ thực tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, giá thuốc bán lẻ chênh lệch quá nhiều, cần phải được quản lý tốt hơn. Một số loại thuốc có giá cao, thường tập trung ở nhóm biệt dược, do vấn đề bản quyền. Hiện tại, có gần 700 biệt dược có bản quyền, Bộ Y tế sẽ nắm bắt nhu cầu và tổ chức đàm phán giá với đối tác cung cấp. Bộ Y tế cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương để tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý các cơ sở bán thuốc vi phạm về giá theo quy định. Hy vọng, với việc ra đời của hàng loạt các văn bản, các quy định, cộng với sự vào cuộc mạnh mẽ của cơ quan quản lý, thời gian tới, thị trường thuốc tân dược sẽ được “dẹp loạn”, đi vào nền nếp

Nhân dân

Kiên quyết xử lý nghiêm sai phạm trong vụ hàng loạt cháu bé mắc sùi mào gà

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) khẳng định, cần phải có đủ "chứng, lý" thì mới có thể đưa ra kết luận vụ việc hàng loạt bé trai mắc sùi mào gà tại Hưng Yên. Tuy nhiên, quan điểm của lãnh đạo Bộ Y tế là kiên quyết không “dung túng cho những sai phạm”.

Liên quan đến vụ hơn 70 cháu bé tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên bị mắc bệnh sùi mào gà do có can thiệp y tế điều trị hẹp bao quy đầu ở một phòng khám tư của bà Hoàng Thị Hiền, ngày 24-7, Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế tỉnh Hưng Yên cùng các chuyên gia đến từ Bệnh viện Da liễu Trung ương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã họp xác định nguyên nhân.

Hội đồng chuyên môn thống nhất giao Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hưng Yên phối hợp Trung tâm Y tế huyện Khoái Châu điều tra dịch tễ học bệnh sùi mào gà tại 25 xã thuộc huyện Khoái Châu. Khi có kết quả điều tra dịch tễ, Hội đồng chuyên môn sẽ cùng các chuyên gia xác định nguyên nhân, tìm phương hướng xử lý.

Với quan điểm chỉ đạo rất sát sao, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, ngay sau khi được báo cáo về sự bất thường này, Bộ Y tế đã chỉ đạo cho Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và các cơ quan chức năng như Bệnh viện Da liễu T.Ư, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư và các chuyên gia đầu ngành phối hợp hết sức chặt chẽ với Sở Y tế Hưng Yên điều tra dịch tễ về hiện tượng y tế công cộng làm hàng chục trẻ sùi mào gà ở Khoái Châu và đặc biệt quan tâm tới tất cả người bệnh.

Theo đó, Cục đã chỉ đạo cho Bệnh viện Da liễu T.Ư xuống Hưng Yên giúp về mặt chuyên môn để sớm tìm được nguyên nhân. Đồng thời, Bệnh viện Da liễu T.Ư cũng được chỉ đạo tạo mọi nguồn lực, tiến hành điều trị miễn phí cho các bệnh nhi mắc sùi mào gà tại Khoái Châu, Hưng Yên.

Đánh giá cao công tác phối hợp và điều trị của BV Da liễu T.Ư, Cục trưởng Lương Ngọc Khuê cho biết, BV đã rất nỗ lực hỗ trợ về mặt chuyên môn cho Sở Y tế Hưng Yên, tìm hiểu tất cả người bệnh ở Hưng Yên để có thể điều trị kịp thời cho các cháu. Ngoài việc tiến hành khám, sàng lọc tại địa phương, các trường hợp nặng đều được chuyển tuyến lên Bệnh viện Da liễu T.Ư, Bệnh viện Nhi T.Ư và các bệnh viện chuyên khoa.

“Bộ Y tế đã giao cho Bệnh viện Da liễu T.Ư phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ và các bệnh viện liên quan tổ chức đánh giá một cách toàn diện về mặt khoa học, dịch tễ và các mặt cận lâm sàng. Chúng tôi sẽ xem xét về nguồn lây ở khu vực Khoái Châu, Hưng Yên; kiểm tra, xét nghiệm những người trong gia đình các cháu mắc bệnh; kiểm tra đối với bản thân y sĩ Hoàng Thị Hiền; kiểm tra những dụng cụ hành nghề, cũng như các yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới trong việc lây truyền căn bệnh này” – Cục trưởng Lương Ngọc Khuê nói.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là cơ quan chuyên điều tra dịch tễ sẽ làm đầu mối cho quá trình điều tra này. Việc điều tra sẽ làm rõ tại sao lại có nhiều trẻ đi xử lý chít hẹp bao quy đầu như vậy? Nguồn lây khiến trẻ nhiễm sùi mào gà từ đâu? Các cơ chế lây nhiễm ra sao? Việc giúp đỡ, điều trị bệnh nhi bị sùi mào gà để các em không bị ảnh hưởng về sức khỏe sau này sẽ thực hiện thế nào?

“Việc điều tra dịch tễ còn phải phụ thuộc vào diễn biến thực tế, nên chúng tôi sẽ cố gắng trong thời gian nhanh nhất có kết quả để công bố với công luận” - Cục trưởng Y tế Dự phòng nói.

Về hướng xử lý tiếp theo đối với y sĩ Hiền, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết: "Về khía cạnh cơ quan chuyên môn, đối với cán bộ y tế, chúng ta phải thực sự nhìn nhận nghiêm túc những vi phạm về chuyên môn của cán bộ y tế. Tôi cho rằng phải nhìn vào nhiều khía cạnh như việc thực hiện đúng chuyên môn hay không; thực hiện các chỉ định trong hay vượt quá phạm vi của mình; đặc biệt là trong quản lý, cấp phép cũng như việc thực thi của người thầy thuốc".

Trong khi chờ đợi kết quả điều tra dịch tễ học trên 25 xã tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên, Sở Y tế Hưng Yên đã đình chỉ hoạt động phòng khám của y sĩ Hiền; đình chỉ công tác của y sĩ Hiền; đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Hưng Yên vào cuộc để sớm có những biện pháp hành chính và biện pháp chuyên môn đối với vụ việc này.

"Chúng tôi phải căn cứ vào Luật khám bệnh, chữa bệnh; căn cứ vào các báo cáo, lời khai; xem xét cụ thể các hoạt động tại phòng khám của y sĩ Hoàng Thị Hiền và cần có sự phối hợp làm rõ của ngành y tế, cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan liên quan để khi có đủ "chứng, lý" mới có thể đưa ra kết luận. Chắc chắn, Bộ Y tế không dung túng cho những sai phạm này" – ông Lương Ngọc Khuê khẳng định.

Hiện nay, Bộ Y tế chỉ đạo rất cụ thể với hai bệnh viện tuyến trên trong công tác phối hợp để truyền thông cho người dân. Theo đó, Bệnh viện Da liễu T.Ư được giao trách nhiệm tuyên truyền để người dân hiểu thêm về căn bệnh sùi mào gà, về triệu chứng bệnh, cách phòng ngừa... Bộ giao cho Bệnh viện Nhi T.Ư tuyên truyền về vấn đề chít hẹp bao quy đầu ở trẻ em như khi nào cần phải đưa đến cơ sở y tế; gia đình nên phối hợp với cơ sở y tế như thế nào trong điều trị bệnh...

Cục trưởng Y tế dự phòng khuyến cáo người dân khi đi khám bệnh sùi mào gà nói riêng và khám bệnh nói chung, phải chọn cơ sở y tế bảo đảm chất lượng, uy tín, được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động. Bên cạnh đó, các địa phương cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý, thanh kiểm tra các cơ sở y tế, không để tiếp tục xảy ra tình trạng như ở Khoái Châu khi đi khám, chữa bệnh theo kiểu “truyền mồm” tại phòng khám chưa được cấp phép.

PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu T.Ư cho biết, hiện Sở Y tế Hưng Yên đã mời chuyên gia xây dựng bộ câu hỏi điều tra cộng đồng. Bệnh viện sẽ dựa vào mẫu bệnh phẩm đang lưu để kiểm tra về vi rút và giá trị gen, từ đó làm căn cứ xác định nguyên nhân gây sùi mào gà xem có phải từ một nguồn lây.

Sài Gòn giải phóng

Cứu sống bệnh nhân Campuchia bị Lupus ban đỏ hệ thống

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa cứu sống bệnh nhân quốc tịch Campuchia bị Lupus ban đỏ hệ thống kèm nhiễm trùng dịch báng do tụ cầu...

Chiều 27-7, bệnh viện Chợ Rẫy thông tin vừa cứu sống bệnh nhân quốc tịch Campuchia bị Lupus ban đỏ hệ thống kèm nhiễm trùng dịch báng do tụ cầu, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng trên van động mạch chủ do tụ cầu, biến chứng hở van động mạch chủ, áp xe gốc động mạch chủ và áp xe thành trước động mạch chủ.

Bệnh nhân là ông Chum Chetra (31 tuổi, quốc tịch Campuchia) nhập viện tại Bệnh viện 115 trong tình trạng đau bụng âm ỉ kèm sốt nhẹ, chẩn đoán mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống và được chuyển đến Bệnh viện chợ Rẫy vào ngày 10-7. Tại đây, qua quá trình thăm khám các bác sĩ  Bệnh viện Chợ Rẫy kết luận bệnh nhân bị nhiễm trùng dịch báng do tụ cầu Staphylococcus aureus đa kháng, kết quả xét nghiệm chẩn đoán Lupus dương tính, sùi osler trên van động mạch chủ gây biến chứng hở van động mạch chủ 1.5/4, áp xe gốc và thành trước động mạch chủ,...

Ngay lập tức, 4 khoa của Bệnh viện bao gồm khoa Nội khớp, bệnh Nhiệt đới, Nội tim mạch, Hồi sức phẫu thuật tim đã hội chẩn và đưa ra kết luận cần phải sử dụng kháng sinh mạnh và kháng nấm và tiến hành phẫu thuật tim ngay lập tức.

Sau gần 6 giờ phẫu thuật thay van động mạch chủ cơ học, thay động mạch chủ đoạn lên và cắm lại 2 lỗ vành, đặt hệ thống tim phổi nhân tạo (ECMO) và 7 ngày điều trị bệnh nhân đã hồi phục, chức năng các cơ quan cải thiện. Hiện bệnh nhân đã tỉnh táo, ăn uống tốt, đang trong quá trình theo dõi và điều trị.

Theo Bác sĩ CK II Nguyễn Thái An-Trưởng khoa Hồi sức phẫu thuật tim, Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn mạn tính, không rõ nguyên nhân, gây tổn thương hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể và trong trường hợp nặng, có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Ở người mắc Lupus ban đỏ hệ thống, hệ miễn dịch không giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ, gây bệnh mà quay ra chống lại cơ thể bằng cách sinh ra các kháng thể chống lại các tế bào của hầu hết các cơ quan. Người bệnh có thể bị tổn thương nội tạng như: tràn dịch màng tim, viêm cơ tim; tràn dịch màng phổi, viêm phổi; viêm cầu thận; co giật, rối loạn tâm thần; thiếu máu, xuất huyết…

Ngày 02/08/2017
Ban Biên tập Website
(Sưu tầm từ các báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích