Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 8 5 3 1
Số người đang truy cập
1 3 9
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ các báo ngày 08/7 và 09/7 năm 2017

Tiền phong

Cả gia đình mắc bệnh, 1 người tử vong vì cúm mùa

Ngày 7/7, BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM xác nhận trên địa bàn thành phố vừa có 1 trường hợp tử vong do nhiễm cúm mùa.

Sau chuyến du lịch từ Phú Quốc trở về, cả gia đình 4 người (gồm hai vợ chồng và hai con nhỏ, ngụ tại quận Tân Phú, TPHCM) đều có biểu hiện ho, sốt, đau bụng. Dù nhập viện tại BV Nhân Dân 115 để điều trị, do tình trạng bệnh quá nặng người phụ nữ 38 tuổi đã tử vong.

Theo kết quả xét nghiệm của BV, cả gia đình bệnh nhân bị nhiễm cúm mùa, đây là một bệnh khá lành tính. Nhưng do trước đó, người bệnh có tiền sử bị nhiễm trùng đường hô hấp, dẫn đến rơi vào tình trạng bệnh nặng.

 Sài Gòn giải phóng

Giá 126 loại thuốc trúng thầu cao bất thường

Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh Bình Định đã phát hiện 126 loại thuốc tại địa phương có mức giá cao hơn giá thuốc trúng thầu so với các tỉnh, thành khác từ 10% trở lên. Nhiều loại thuốc có giá cao hơn tới 40%.

BHXH Việt Nam đã yêu cầu BHXH Bình Định gửi công văn lên Sở Y tế tỉnh này đề nghị thương lượng, điều chỉnh giá thuốc với các nhà thầu cho đúng quy định, tương đồng so với các địa phương khác.

Theo báo cáo cụ thể của BHXH Bình Định, tháng 6-2017, Giám đốc Sở Y tế Bình Định đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi, loại thuốc generic thuộc dự toán mua sắm thuốc cung cấp tập trung cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh từ quý II/2017 đến hết quý I/2018. Tuy nhiên, qua rà soát, BHXH Bình Định đã phát hiện một số loại thuốc có giá trị trúng thầu cao bất thường so với các địa phương khác.

Thông tin từ lãnh đạo Sở Y tế Bình Định, tỉnh đã có hẳn một đơn vị mua thuốc tập trung do UBND tỉnh lập ra để thực hiện việc đấu thầu thuốc. Trong đó có Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư, đặc biệt BHXH tỉnh là đơn vị tham gia từ đầu đến cuối… Sở Y tế chỉ thông qua khâu thẩm định.

Ông Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế Bình Định, cho biết: BHXH tỉnh đã rà soát, đối chiếu giá thuốc trúng thầu chỉ với một đơn vị, và tại thời điểm cách đây đã 6 tháng. Trong 126 loại thuốc đó, có 124 mặt hàng lấy giá tham khảo từ cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam để lập giá kế hoạch. Quan trọng nhất là việc lập giá kế hoạch, chúng tôi làm hoàn toàn ổn. Chúng tôi đã xem xét tổng giá trị gói thầu khi trúng thầu thì giá trúng thầu tổng mặt hàng so với tổng giá trị kế hoạch đã giảm xuống 22%.

Cũng theo ông Hùng, Sở Y tế Bình Định đã làm văn bản giải trình lên UBND tỉnh về thông tin giá thuốc cao bất ngờ so với các địa phương khác.

Nói về việc có giá thuốc tăng đến 40%, ông Hùng giải thích: “Căn cứ vào việc lập giá kế hoạch do BHXH Việt Nam lập ra, được công bố rộng rãi thì khi phê duyệt chúng tôi thông qua giá kế hoạch đó hoàn toàn đúng pháp luật. Nói về mặt tổng thể, hiện nay, vẫn chưa có một đơn vị nào, không có một quy định nào để so sánh với giá thuốc toàn quốc. BHXH tỉnh đã phát hiện kịp thời vấn đề này để kịp thời thương lượng với nhà thầu điều chỉnh lại giá thành…”.

Trước đó, Sở Y tế Bình Định đã phát hành văn bản về việc giá thuốc cao bất thường, gửi đến 18 nhà thầu. Hiện có 7 nhà thầu đồng ý giảm giá 40/95 mặt hàng, tỷ lệ giảm từ 2 - 37%; có 8 nhà thầu không đồng ý giảm giá 31 mặt hàng. 3 nhà thầu còn lại vẫn chưa có văn bản trả lời Sở Y tế.

Dịch hantavirus ở Mỹ

Theo các quan chức y tế Mỹ, 5 người đã bị bệnh hantavirus lây lan từ chuột ở bang Washington kể từ tháng 2. Ðến nay, đã có 3 người chết.

Ðây được xem là trận dịch tồi tệ nhất ở bang này trong vòng 18 năm qua. Bệnh này lây từ chuột sang người, thông qua tiếp xúc với nước tiểu, phân, nước bọt hoặc vật liệu làm tổ của loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh hoặc hít phải bụi nhiễm virus.

Virus không lây từ người sang người. Triệu chứng giống cúm như sốt, ớn lạnh, đau cơ, sau đó viêm hô hấp. Bệnh phát ra sau 1 đến 3 tuần nhiễm virus.

Dịch hantavirus lớn nhất xảy ra vào năm 2012, khi 10 người khách từ Vườn quốc gia Yosemite ở California mắc bệnh, 3 trong số họ đã chết, dẫn đến cảnh báo trên toàn thế giới.

Nỗi ám ảnh của ngành y

Làm nhiệm vụ cứu người nhưng nhiều y sĩ, bác sĩ lại bị chính bệnh nhân và người nhà hành hung trọng thương, thậm chí là mất mạng.

Giờ đây, thay vì chỉ lo chữa trị cho bệnh nhân, các cán bộ, nhân viên y tế còn nơm nớp lo sợ, canh cánh đề phòng vì có thể bị hành hung bất kỳ lúc nào…

Bác sĩ ăn đòn như… cơm bữa

Những vụ hành hung cán bộ, nhân viên y tế ngay tại bệnh viện (BV) xảy ra liên tục trong thời gian qua đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất an ninh, an toàn trong BV. Tại BV Thể thao Việt Nam, 2 đối tượng (trong đó, có 1 người là bố của bệnh nhi đang điều trị tại BV) đánh bác sĩ ngay ngoài cổng, sau đó lôi vào trong BV và tiếp tục hành hung, bắt bác sĩ phải quỳ xuống xin lỗi. Một trường hợp khác, tại BV Đa khoa Thạch Thất (Hà Nội), người nhà bệnh nhân đã đánh bác sĩ Lê Quang Dương bị chấn thương sọ não. Tiếp đó là vụ một sinh viên y khoa thực tập tại BV Đa khoa Thái Nguyên bị hăm dọa và hành hung. Gần đây nhất, vào cuối tháng 6-2017, trong lúc đang làm nhiệm vụ tại bãi gửi xe của BV Sản - Nhi Nghệ An, ông L.M H. bất ngờ bị một người đàn ông cầm dao đuổi đánh và đâm nhiều nhát, khiến ông H. bất tỉnh tại chỗ. Người dân và bảo vệ BV đã khống chế đối tượng, đưa ông H. đi cấp cứu, nhưng do vết thương quá nặng, ông H. đã tử vong.

"Bệnh viện phải là đơn vị chủ động đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tính mạng cho cán bộ, nhân viên y tế, khu cấp cứu phải bố trí lực lượng bảo vệ giỏi và được trang bị những dụng cụ cần thiết (roi điện, lưới tung…), để khi xảy ra sự cố thì có thể bắt đối tượng một cách nhanh chóng mà không gây thương tích. Bên cạnh đó, đội ngũ bảo vệ cần được tập huấn thường xuyên. Khi có sự cố gây mất trật tự, bác sĩ chỉ cần ấn nút, các bảo vệ có bộ đàm liên lạc với nhau, tập hợp nhanh chóng, xử lý ngay tại chỗ và báo cho công an địa phương phối hợp xử lý" 

Mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể về các vụ hành hung y bác sĩ, nhưng theo thông tin trên các báo đài, chỉ tính những sự việc gây tổn thương nặng đối với tính mạng của người bị hại, từ năm 2010 đến nay, cả nước đã có trên 22 vụ, trong đó 1 bác sĩ bị hành hung đến tử vong. Chia sẻ về những câu chuyện đắng cay trong nghề, Tiến sĩ Võ Xuân Sơn, bác sĩ từng làm việc tại Khoa Ngoại thần kinh BV Chợ Rẫy, kể lại khi ông còn công tác ở BV Chợ Rẫy, các bác sĩ cấp cứu và ngoại thần kinh hàng ngày đều gặp những tình huống bệnh nhân hành hung, lăng mạ bác sĩ vô căn cứ; từ hành động đạp, đấm đá, phun nước miếng cho đến nắm áo, xé áo… “Túi áo blouse trắng của chúng tôi sau mỗi đêm trực nếu không rách thì cũng bị dơ, do bệnh nhân nắm trúng khi khám cho họ. Còn việc nghe người bệnh chửi rủa thì thường xuyên và là… chuyện nhỏ”, Tiến sĩ Võ Xuân Sơn chua chát nhớ lại.

Còn theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Phó giám đốc BV Từ Dũ, Khoa Sản là nơi mà các y bác sĩ phải chịu nhiều áp lực. Đối với thai phụ, mặc dù có thể tầm soát nhưng cũng không thể dự đoán hết được những biến chứng y khoa sẽ xảy ra. Vì vậy, một số trường hợp dù bác sĩ thực hiện đúng quy trình nhưng vẫn xảy ra tai biến, bị người nhà sản phụ đòi hành hung hoặc chửi rủa xúc phạm danh dự. “Chính điều này tạo nên áp lực lớn đối với người thầy thuốc. Khi tai biến y khoa xảy ra, có những bác sĩ bị đe dọa, bị ám ảnh tới mức không dám đi làm, phải sau một thời gian mới ổn định tâm lý, quay trở lại công việc”, bác sĩ Mỹ Nhi tâm sự. 

Cơ chế nào bảo vệ nhân viên y tế?

Theo bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi, việc thành lập hội nghề nghiệp trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ là bảo vệ quyền lợi chính đáng của những người hành nghề y, các tai biến y khoa sẽ được xem xét cụ thể hơn. Từ đó, có thể giảm thiểu những hạn chế về việc hành hung, lăng mạ các y bác sĩ. “Hội sẽ xem xét sự cố thuộc về lỗi y khoa hay là tai biến y khoa không mong đợi. Người bệnh và thân nhân sẽ cảm thấy minh bạch hơn khi câu trả lời được đưa ra từ hiệp hội, không có điều gì che giấu cả”.

Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu ý kiến của ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu về chống bạo hành nhân viên y tế, đồng ý bổ sung Điều 134 Bộ luật Hình sự về tình tiết tăng nặng đối với những trường hợp hành hung người đang chăm sóc sức khỏe cho mình. Việc thông qua bổ sung điều luật này đã nhận được sự ủng hộ của dư luận, đặc biệt là những người làm nghề y. Đây sẽ là cơ sở, là khung pháp lý đầu tiên giúp cho những người hoạt động trong lĩnh vực y tế cảm thấy được bảo vệ, có một môi trường làm việc an toàn. Tuy nhiên, luật pháp cũng nên quy định xử lý đối với người nhà bệnh nhân có hành vi hành hung bác sĩ.

Nông thôn Ngày nay

Không mua bảo hiểm y tế, dân nghèo thêm “đau” khi bệnh tật

Những năm trước, việc thuyết phục người dân miền núi mua bảo hiểm y tế (BHYT) là rất khó khăn. “Nhưng giờ đây hầu hết dân trong bản đều mua thẻ BHYT bởi tấm thẻ được coi là bảo bối trong lúc bệnh tật” – ông Quàng Văn Phóng – Trưởng bản Hụm, xã Chiềng Xôm, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La cho biết.

Càng tiết kiệm càng... xót ruột

Xã Chiềng Xôm là một địa bàn còn nhiều khó khăn của TP. Sơn La. Đây là nơi cư trú của hàng nghìn hộ gia đình dân tộc Thái, hầu hết đều làm nông nghiệp nên tiền bạc phải tính toán từng đồng. Bởi thế việc có tham gia “mua BHYT hay không mua” ở đây cũng được cân đong đo đếm cẩn thận.

Chúng tôi hiểu rằng không tham gia BHYT thì có thể thiệt hại sẽ lớn hơn nhiều. Người nghèo như chúng tôi, khi cần vay mượn rất khó khăn. Trong khi, bệnh tật có chờ được đến khi có tiền mới chữa đâu”.

 Anh Quàng Văn Phấn ở bản Hụm vẫn chưa hết xót xa bởi số tiền anh phải tự bỏ ra chi trả chữa trị vết thương do tai nạn lao động lên tới hơn 20 triệu đồng từ hơn nửa năm trước. Anh Phấn kể: “Trước Tết Nguyên đán vừa qua, do bất cẩn trong lao động, tôi bị lưỡi máy cưa cắt vào bàn tay trái. Cả 5 ngón tay đều bị thương, có ngón bị đứt gân, ngón thì đứt thấu xương, mất rất nhiều máu. Khi vào bệnh viện, do tôi không có thẻ BHYT nên gia đình đưa ra cơ sở y tế tư nhân làm dịch vụ, nối lại gân, xương. Tuy vết thương lành nhưng cái tết đó cả nhà đều ảm đảm vì không có tiền ăn tết”. Số tiền hơn 20 triệu đồng đó, anh Phấn dành dụm để mua lấy đôi bò, giờ đã đổ hết vào chữa bệnh.

Còn chị Đèo Thị Diên, (dân bản Hụm) thì không quên được câu chuyện sinh nở trong hoàn cảnh khó khăn: “Tôi sinh con đầu lòng khi chưa mua BHYT nên cũng tốn kém không ít tiền của. Miếng ăn phải tính từng bữa; cái áo, cái tã cho con không dám mua nhưng vẫn phải chi viện phí những khoản tiền rất lớn mà lẽ ra tôi có thể được BHYT chi trả. Khi ấy mới hiểu là không nên tiết kiệm khoản tiền mua BHYT”.

Mua tấm thẻ BHYT “lận lưng”

Những “cú sốc” về khoản tiền chi phí khám, chữa bệnh đã giúp gia đình anh Phấn, chị Diên ở bản Hụm đi đến quyết định tham gia BHYT. “Tôi không chỉ mua BHYT cho mình mà còn mua cho cả chồng, con và người thân. Tuy tốn kém lúc ban đầu nhưng chúng tôi hiểu rằng không tham gia BHYT thì có thể thiệt hại sẽ lớn hơn nhiều. Người nghèo như chúng tôi, khi cần vay mượn rất khó khăn. Trong khi bệnh tật có chờ được đến khi có tiền mới chữa đâu” – chị Diên nói.

Đưa những tấm thẻ BHYT còn mới tinh cho chúng tôi xem, bà Lò Thị Uôn (bản Hụm), cho biết, nhà bà có 8 khẩu, trong đó 4 người nằm trong diện được nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí (người già, trẻ em dưới 6 tuổi). 4 người còn lại đều đã tham gia BHYT từ 4 năm trước. “Con người bằng xương, bằng thịt chứ không phải sắt đá nên không thể tránh khỏi những lúc ốm đau, bệnh tật. Con nhà nông như chúng tôi quanh năm vất vả ruộng, nương, nắng gió nên ốm đau là không thể tránh khỏi. Khi ấy, thẻ BHYT sẽ đỡ gánh nặng tiền bạc cho mình. Ở đây, nhiều người nếu không có BHYT thì đã về với tổ tiên bởi người nghèo lấy đâu ra tiền mà chữa trị những bệnh nặng” - bà Uôn chia sẻ.

Ông Quàng Văn Phóng – Trưởng bản Hụm, cho biết bản có 140 hộ đồng bào dân tộc Thái, với hơn 500 khẩu. Đến nay, tỷ lệ người có BHYT chiếm hơn 70% dân số của bản, trong đó nhiều người tham gia BHYT tự nguyện. Cách đây mấy năm, việc vận động bà con dân bản mua BHYT rất khó khăn. Ban quản lý bản đã đến từng hộ tuyên truyền, giải thích về mục đích, ý nghĩa cũng như quyền lợi của người tham gia BHYT tự nguyện, sẽ giảm được chi phí khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập.

“Mưa dầm thấm lâu, nhiều hộ gia đình đã tự giác tham gia BHYT cho tất cả thành viên trong nhà. Bản sẽ tiếp tục vận động và tìm cách hỗ trợ những hộ khó khăn để hết năm 2017 này, 100% người dân có thẻ BHYT”- ông Phóng vui mừng cho biết.

Thanh niên

Nguy cơ bùng phát bệnh dại ở Malaysia

Chính quyền Malaysia đang nỗ lực ngăn chặn bùng phát dịch sau khi phát hiện 2 ca tử vong vì bệnh dại đầu tiên ở nước này trong vòng 2 thập niên qua.

Theo AFP, bé gái 6 tuổi và em trai 4 tuổi tử vong vào ngày 4.7 vì nhiễm vi rút bệnh dại tại bang Sarawak trên đảo Borneo. Đây là 2 trong số 3 trường hợp được xác định nhiễm bệnh dại trong thời điểm hiện nay ở nước này.

AFP dẫn lời ông Sim Kui Hian, quan chức chính quyền bang Sarawak, cho biết: “Hai đứa bé bị chết não và cha mẹ đồng ý rút máy thở. Bệnh nhân còn lại vẫn đang trong tình trạng nguy kịch”.

Theo Bộ Y tế Malaysia, đây là lần đầu tiên ghi nhận trường hợp tử vong vì bệnh dại trong vòng 20 năm qua và cơ quan y tế địa phương đang tiến hành kiểm tra hơn 6.000 người tại 19 ngôi làng ở Sarawak.

Bộ Y tế cũng ra lệnh tiêm chủng ngừa bệnh dại cho tất cả chó nuôi ở Sarawak, đồng thời áp dụng nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

Tăng viện phí với người không có bảo hiểm y tế tại TP.HCM

Ngày 7.7, Sở Y tế TP.HCM cho biết HĐND TP đã thông qua tờ trình quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh (KCB) không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) trong các cơ sở KCB công lập thuộc ngành y tế TP.

Theo đó, từ ngày 1.8.2017 sẽ áp dụng tại các đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư. Từ ngày 1.10.2017 sẽ áp dụng đối với các đơn vị đảm bảo một phần chi thường xuyên hoặc do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

Về mức giá thu, thực hiện mức tối đa khung giá dịch vụ KCB không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT, gồm chi phí trực tiếp (thuốc, hóa chất, dịch truyền, vật tư y tế, điện, nước, duy tu bảo dưỡng...) và tiền lương (tiền lương ngạch bậc, chức vụ; các khoản phụ cấp, đóng góp; phụ cấp thường trực, phẫu thuật, thủ thuật).

 Những điều cần biết về bệnh dại

Nhận biết nguồn lây, tiêm dự phòng, xử trí đúng cách khi bị vật nghi dại cắn... các động tác kết hợp sẽ giúp bạn phòng bệnh dại hiệu quả.

Tiêm phòng không thể đảm bảo 100%

Mới đây, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) tiếp nhận bé trai 3 tuổi, bị dại nghi lây từ vật nuôi trong nhà (chó, mèo), tuy nhiên vật nuôi không thấy biểu hiện dại. Đây cũng là câu hỏi mà nhiều gia đình băn khoăn: Có khi nào chó, mèo không có biểu hiện gì là mắc bệnh, nhưng vẫn trở thành nguồn lây dại sang người?

Về vấn đề này, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết thông thường thời kỳ lây truyền bệnh dại ở chó nhà là từ 3 - 7 ngày trước khi chết, và trong khoảng thời gian từ 1 - 3 ngày trước khi có biểu hiện dại thì vi rút dại đã thải ra đến tuyến nước bọt của con vật. Vì vậy, nếu bị cắn trong giai đoạn này vẫn có thể mắc bệnh, mặc dù tại thời điểm bị cắn thấy chó vẫn bình thường.

Về câu hỏi nếu cho chó, mèo tiêm phòng dại thì có thể ngừa bệnh tuyệt đối? Các chuyên gia khẳng định là không thể. “Cho đến nay vẫn chưa có loại vắc xin nào (kể cả vắc xin cho người) đạt hiệu quả bảo vệ 100% số đối tượng được tiêm phòng. Do đó, khi bị chó, mèo cắn vẫn nên được tư vấn bởi nhân viên y tế để có xử trí phù hợp”, ông Phu cho hay.

Nhanh chóng xử trí vết thương

PGS-TS Trần Đắc Phu lưu ý, khi bị con vật nghi mắc bệnh dại cắn, cần sơ cứu rửa ngay vết thương bằng cách: xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong vòng 15 phút với nước và xà phòng, sau đó sát trùng lại bằng cồn hoặc cồn i ốt để giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Tiếp theo, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị dự phòng bệnh dại bằng huyết thanh và vắc xin dại. Nếu được xử lý tất cả các vết thương bằng huyết thanh kháng dại và tiêm vắc xin dại ngay trong ngày bị cắn sẽ cho kết quả tốt nhất.

Dấu hiệu và triệu chứng

Theo Chương trình phòng chống bệnh dại quốc gia, người mắc bệnh dại có các dấu hiệu và triệu chứng như: đau hoặc ngứa ở vết cắn (trên 80% các trường hợp); sốt, mệt mỏi, đau đầu; sợ nước; sợ tiếng ồn, ánh sáng hoặc gió; tức giận, bứt rứt và trầm cảm; tăng động...

Ở giai đoạn sau, chỉ thoáng nhìn thấy hình ảnh nước đã có thể gây co thắt ở cổ và họng. Thời gian bị bệnh thường là 2 - 3 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 5 - 6 ngày hoặc dài hơn nếu được chăm sóc tích cực. Tuy nhiên, hiện chưa có phương pháp điều trị đặc biệt nào một khi đã phát bệnh. Hầu như không thể làm được gì ngoài việc giữ cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái, giảm đau đớn và lo lắng bồn chồn.

Để phần nào ngừa bệnh, có thể tiêm dự phòng cho những người có nguy cơ bị nhiễm vi rút dại do công việc hoặc nghề nghiệp như: cán bộ thú y, kiểm lâm, nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với vi rút dại, người làm nghề chế biến thực phẩm động vật...

Ký kết hợp tác thực hiện chiến lược dân số, sức khỏe sinh sản

Ngày 7.7, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ, TP.HCM) tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày Dân số thế giới (11.7) và triển khai kế hoạch thực hiện

Dịp này, Chi cục Dân số - KHHGĐ TP ký kết hợp tác với Công ty TNHH Thai Nakorn Pantana VN để thực hiện chiến lược trên.

Chiến lược nhằm truyền thông, lồng ghép cung cấp các dịch vụ, phương tiện chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ, nâng cao chất lượng dân số... Ông Supachai Verapuchong - Tổng giám đốc Công ty TNHH Thai Nakorn Pantana VN, cho biết công ty hợp tác với Chi cục Dân số - KHHGĐ TP.HCM, nhằm chung tay cùng TP chăm sóc sức khỏe cộng đồng, công tác dân số.

Nhân viên y tế dễ mắc 5 nhóm bệnh này

Theo Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế), có 5 nhóm bệnh mà nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm trong quá trình làm việc.

Các nhóm bệnh mà nhân viên y tế có nguy cơ bị nhiễm bệnh trong quá trình điều trị chăm sóc bệnh nhân gồm: bệnh nghề nghiệp do các yếu tố vi sinh vật (vi rút, vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm); các yếu tố vật lý (các chất phóng xạ, bức xạ hồng ngoại, bức xạ tử ngoại, tiếng ồn…); bệnh do các yếu tố hóa học (thuốc, hóa chất tiệt trùng, hóa chất trong phòng xét nghiệm…

Ngoài ra, nhân viên y tế cũng có thể mắc các bệnh do các yếu tố hóa lý, bụi: bụi trong vải, quần áo, ga; các yếu tố ecgonomi (áp lực và cường độ lao động cao, tư thế lao động). Bên cạnh đó, nhân viên y tế cũng dễ mắc các bệnh do yếu tố tổ chức lao động không hợp lý, do căng thẳng trong công việc như: khám, cấp cứu, chăm sóc và điều trị bệnh nhân liên tục, phải làm ca, trực đêm; các công việc đòi hỏi sự tập trung, áp lực và tránh nhiệm cao, tư thế lao động không thoải mái…dẫn đến stress trong công việc, các bệnh cơ xương khớp xuất hiện.

Trong số các nhóm bệnh nghề nghiệp thì nhóm bệnh do yếu tố vi sinh vật là mắc nhiều nhất trong nhân viên y tế, do những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, tiếp xúc với máu và các chế phẩm của máu, dịch tiết bị nhiễm bệnh (nước bọt, đờm dãi, mủ, nước tiểu, phân) thông qua các hoạt động khám, điều trị, làm các xét nghiệm, thí nghiệm động vật, sản xuất vắc xin,…

Hiện nay, môi trường sống ngày càng ô nhiễm, thực phẩm bẩn tràn lan, nguy cơ bệnh tật đang trở thành vấn nạn khiến nhiều người lo lắng, đối mặt hằng ngày.

Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường cũng cho biết, các công việc hoặc khoa/phòng có thể mắc: khoa chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV; khoa truyền nhiễm; khoa lao và các bệnh phổi; hồi sức cấp cứu, khám bệnh; khoa thuộc hệ ngoại (khoa ngoại, chấn thương, sản, tai mũi họng, mắt); giải phẫu bệnh; xét nghiệm sinh hóa, huyết học, tế bào, vi sinh vật; công việc phải tiếp xúc với các ổ dịch (nhân viên y tế đi vào làm việc tại vùng dịch; nhân viên tẩy trùng, tẩy uế các ổ dịch; nhân viên thu gom và xử lý chất thải y tế…).

Đáng lưu ý, một khảo sát do Viện này thực hiện tại một số bệnh viện đa khoa/chuyên khoa tuyến T.Ư và bệnh viện đa khoa/chuyên khoa tuyến tỉnh/thành cho thấy: nhiều bệnh viện không thuờng xuyên khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho nhân viên y tế. Có bệnh viện không có hồ sơ sức khỏe người lao động. Cán bộ phụ trách y tế trong bệnh viện hầu hết kiêm nhiệm và thường xuyên thay đổi nên công tác chăm sóc sức khỏe của nhân viên y tế chưa quan tâm; nhiều bệnh viện không thực hiện khám bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế.

Pháp luật TP. Hồ Chí Minh

Hô hào anti vaccine: Tội ác!

Từ năm 2012, tuần lễ cuối tháng 4 hằng năm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn là Tuần lễ chích ngừa thế giới (World Immunisation Week) để nâng cao nhận thức con người về tiêm ngừa. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tiêm ngừa đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em.

Điều đáng sợ nhất sau việc những trang mạng xã hội đưa ra rất nhiều chứng cứ không thuyết phục, mang tính cá nhân kêu gọi người dân anti vaccine là nhận thức của người đọc các thông tin này. Đã có rất nhiều comment kiểu: “Trước giờ rất tin vaccine, giờ mới biết nó tai hại. Giã từ vaccine”, “Té ra chích vaccine chỉ tổ làm mau chết”…

Nhiều chuyên gia y tế, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực nhiễm nhi, phòng chống dịch đã lên tiếng phản bác trào lưu nguy hiểm này.

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi đồng 1, TP.HCM: Cực đoan, mù quáng

Nếu tôi chế ra được vaccine, tôi sẽ chế ra vaccine chữa tất cả các bệnh, ngăn bệnh từ gốc ban đầu để không còn trẻ phải bị biến chứng, tử vong như bây giờ nữa. Chính từ thực tế số trẻ con mắc một loại bệnh nào đó quá nhiều, căn bệnh để lại quá nhiều biến chứng, dị tật, các nhà khoa học mới bắt tay nghiên cứu vaccine phòng ngừa.

Để sản xuất ra một loại vaccine mới người ta phải bỏ ra thời gian rất lâu nghiên cứu, tốn biết bao nhiêu là công sức. Không những thế, để cho một loại vaccine ra đời phải tốn hàng ngàn tỉ đồng. Họ đã thử nghiệm với nhiều khía cạnh, nếu không hợp họ sẵn sàng rút lại để nghiên cứu tiếp, áp lực của hội đồng y đức rất cao. Do đó, một loại vaccine ra đời, tồn tại từ năm này qua năm khác là cả một thành tựu, một công trình nghiên cứu, không nên chỉ vì một cá thể nhỏ, một nguyên nhân chưa chính xác mà mang nó ra phản đối, lôi kéo người khác không sử dụng. Điều này là tội ác!

Với sức mạnh của mạng xã hội hiện nay, hội anti vaccine đang lôi kéo rất nhanh những người chưa có lập trường vững vàng, những người đang lăn tăn quanh câu chuyện tai biến và tác dụng phụ của chủng ngừa.

Hầu hết những người lên tiếng mạnh mẽ chống lại vaccine đều có điểm giống nhau, họ có người thân trong gia đình, có con cái bị khiếm khuyết gì đó. Thông thường khiếm khuyết mang tính bẩm sinh nhưng họ lại cho rằng suốt thời gian trẻ thơ, thứ con họ tiếp xúc nhiều nhất là vaccine, từ đó họ đổ lỗi hoàn toàn cho vaccine. Hoặc những trường hợp có con tử vong sau tiêm vaccine, nguyên nhân chính là do cơ địa của mỗi trẻ, điều này chỉ mang tính cá thể, cần có thời gian tìm hiểu nguyên nhân xác đáng. Thế nhưng từ đó họ lại kêu gọi, cực đoan tìm nhiều thông tin nghi ngờ với vaccine để đưa lên mạng tạo ra hiệu ứng riêng cho họ, tiếp đó là lôi kéo cộng đồng.

Anti vaccine sẽ rất nguy hiểm, hậu quả không thể hiện ngay thời điểm phản đối vaccine mà sau một thời gian thì cộng đồng mới thấy hậu quả. Bằng chứng là năm 2014, dịch sởi quay lại và bùng phát rất nhanh. Khi đó có một số tai biến xảy ra khiến người dân lo lắng, sợ hãi và dừng tiêm vaccine cho con mình, vì thế khi dịch sởi quay lại ngành y tế gặp khó khăn, người dân phải trả giá bằng mạng sống.

Lưu ý thêm là trào lưu anti vaccine hiện nay nguy hiểm hơn trước, họ phản đối có chủ đích và có người hướng người dân theo nguồn thông tin sai lầm.

PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế: “Hắt hủi” vaccine, dịch bệnh quay lại ngay!

Thực tế đã cho thấy các dịch bệnh như ho gà, sốt bại liệt, bạch hầu ngày xưa rất nhiều nhưng sau khi có vaccine, các dịch bệnh này tại Việt Nam đã giảm hẳn, thậm chí xóa sổ được. Một thời bệnh bạch hầu gần như đã bị đưa vào lãng quên và nhiều người đã chủ quan, không chú ý tiêm loại vaccine này. Kết quả là gì? Dịch bệnh đã lên tiếng, đầu tiên là ổ dịch bạch hầu tại Bình Phước, sau đó là bốn trẻ bị bạch hầu khu vực phía Bắc.

Câu chuyện trên cho thấy vaccine quan trọng như thế nào. Anti vaccine là trào lưu sai lầm, cần loại bỏ lối nghĩ này. Hãy thử vào khoa nhiễm các BV nhi, nhìn các bệnh nhi nằm bất động vì cha mẹ quên tiêm hay không quan tâm tiêm vaccine cho con mới thấy được hậu quả lớn thế nào.

Bộ Y tế luôn mong muốn người Việt Nam và trẻ em đều được tiêm vaccine, nhất là trẻ dưới hai tuổi phải được tiêm đúng lịch. Ngoài tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng, Bộ vẫn khuyến khích cộng đồng tiêm thêm các mũi dịch vụ cho con em.

PGS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM: Hãy chỉ tin các bằng chứng khoa học!

Tất cả vaccine ra đời đều có hệ thống báo cáo đầy đủ, được WHO kiểm duyệt, vì vậy nhà sản xuất chắc chắn không dám để sản phẩm không đạt chất lượng ra ngoài cộng đồng.

Chúng ta có thể thông cảm cho những người có con tiêm vaccine xong gặp những sự cố trùng hợp. Họ rất muốn biết rằng nguyên nhân con họ bị sự cố nhưng nguyên nhân thực sự lại không dễ tìm và không hề đơn giản. Do đó, họ đưa ra lý do tất cả là tại vaccine để tâm lý ổn định. Nhưng hành động hùa nhau phản đối gây tác động tâm lý đến cộng đồng là không đúng.

Vaccine bảo vệ cho cả một cộng đồng, khi ai cũng có miễn dịch thì dịch bệnh sẽ được hạn chế ở mức thấp nhất. Nếu chúng ta không coi trọng vaccine, dịch bệnh sẽ bùng lên rất nhanh. Trước những hội nhóm lên tiếng chống đối vaccine, chúng ta không có quyền ngăn cản hay xử lý họ nhưng chúng ta có quyền phản biện, đưa ra những chứng cứ có sức thuyết phục để bác bỏ luận điểm chưa đúng.

Người dân tốt nhất nên tin vào cơ quan y tế, đặt niềm tin vào khoa học chứ đừng tin vào số đông. Nơi nào có bằng chứng khoa học rõ ràng thì hãy nghe nơi đó.

Bùng phát bệnh vì không tiêm vaccine

Theo WHO, nhờ tỉ lệ tiêm chủng vaccine sởi tăng hằng năm kể từ đầu thế kỷ đến nay, ước tính đã có 17,1 triệu người được cứu sống khỏi bệnh sởi.

Tuy nhiên, các dữ liệu mới được công bố của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Hoa Kỳ (CDC), WHO, UNICEF, Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) cho thấy sự gia tăng tỉ lệ tiêm chủng vaccine sởi trên toàn cầu gần đây đã có xu hướng chững lại. Các chiến dịch tiêm phòng sởi thường kỳ đã cứu được khoảng 20,3 triệu trẻ em từ năm 2000 đến 2015. Trong năm 2015, khoảng 20 triệu trẻ bỏ lỡ tiêm ngừa sởi và ước tính khoảng 134.000 trẻ đã chết vì căn bệnh này.

Tại Anh, năm 1974, tranh cãi về các phản ứng phụ của vaccine khiến việc tiêm chủng bị tạm dừng, kết quả dịch bệnh đã xảy ra trên 100.000 trẻ, gây ra cái chết cho 31 trẻ. Năm 1975, tại Nhật, khi tạm ngưng tiêm vaccine ho gà toàn tế bào để điều tra trường hợp tử vong, dịch bệnh đã xảy ra trên 13.000 trẻ, trong đó 113 trẻ tử vong.

Gần đây, dịch sởi tại Mỹ, dịch bạch hầu tại Lào bùng phát cũng vì nguyên nhân phụ huynh chủ quan không đưa trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh.

Anti vaccine: Trào lưu nguy hiểm!

Lập Facebook kêu gọi anti vaccine, comment xúi giục, nghi ngờ vaccine… đang rộ trên mạng xã hội. Trong khi đó, nhiều đứa trẻ bị virus tàn phá cuộc đời chỉ vì không được tiêm ngừa.

Chỉ cần gõ Google từ khóa “anti vaccine” sẽ cho ra rất nhiều ý kiến, kể cả trang Facebook kêu gọi chống tiêm vaccine. Các ý kiến còn dẫn cả các ca tử vong sau tiêm để đổ tội cho vaccine. Đáng lo nhất là nhiều người đã đọc và comment kiểu: “Trước nay tin tưởng vaccine, giờ mới biết nó nguy hiểm thế” (?).

Sống thực vật cả đời

Sáng 6-7, những tiếng tút tút của máy thở, thiết bị y tế vang lên giữa không gian yên tĩnh tại khoa Nhiễm thần kinh, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) bao trùm tuổi thơ của những đứa trẻ 7-8 tuổi, thậm chí có em chỉ mới tám tháng tuổi. Các em đến từ nhiều tỉnh khác nhau, xuất thân từ nhiều hoàn cảnh nhưng giờ tất cả đều nằm bất động như nhau. Thay vì chạy nhảy với bạn bè, được đến trường đi học, bây giờ các em chỉ có thể điều khiển đôi mắt vô hồn của mình, ngơ ngác nhìn mọi người. Các em đã hoàn toàn mất trí nhớ, sống đời sống thực vật vì di chứng của viêm não Nhật Bản, viêm não siêu vi, ho gà…

Hơn một năm ăn ở tại BV Nhi đồng 1 để chăm con gái bị di chứng viêm não, chị TNL (ngụ Mỹ Tho, Tiền Giang) sống như một robot lập trình. Mỗi sáng dậy chị trở người cho đứa con gái bảy tuổi, vệ sinh cá nhân, chờ điều dưỡng cho thuốc. Rồi chị ngồi nói chuyện với con, kể cho con nghe những câu chuyện cổ tích lặp đi lặp lại, tự tay mình tạo buộc những kiểu tóc mới nhất trên giường bệnh mà không biết đến bao giờ cô bé mới có thể nói lời cảm ơn mẹ.

“Bác sĩ chẩn đoán con tôi bị viêm não Nhật Bản đã hơn một năm, khi đưa con đến bệnh viện cháu đã mê man bất tỉnh. Bác sĩ nói không chữa được vì cháu đã bị biến chứng, phải phụ thuộc máy thở và có thể phải sống đời sống thực vật suốt đời. Trước đó tôi không hề biết gì về bệnh viêm não Nhật Bản, bản thân cũng không biết khi cháu còn nhỏ đã được tiêm vaccine này chưa. Khi bác sĩ hỏi tôi cũng ngơ ngác. Có lẽ ngày xưa tôi đã không cho cháu tiêm nên giờ mới ra nông nỗi này” - chị L. ân hận.

Cũng rơi vào trường hợp của người mẹ trên, chị NTP, mẹ của bé NNP, sống tại Bà Rịa-Vũng Tàu, cứ dằn vặt mình khi nhìn con gái mất hoàn toàn tri giác do viêm não siêu vi. Chị P. kể thời điểm tiêm vaccine cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), gia đình đã nghe khá nhiều thông tin không tốt về vaccine và bắt đầu do dự. “Tôi đã quyết định không cho bé tiêm vaccine. Nhưng sau năm năm khỏe mạnh, thời điểm chuẩn bị nhận giấy khen mẫu giáo để vô lớp 1 thì con bé đổ bệnh. Mọi chuyện đến nhanh lắm, bé nóng sốt, mê man rồi nói mê nói sảng liên tục. Gia đình đưa bé lên BV Nhi đồng 1, qua chụp CT, làm xét nghiệm… Các bác sĩ nói con tôi mắc viêm não siêu vi, virus đã tấn công lên não và để lại di chứng viêm thần kinh trung ương khiến bé vô thức, hay nói sảng, như một đứa trẻ mới sinh. Suốt thời gian nằm ở bệnh viện bé khóc cả ngày cả đêm, không còn nhận ra bất kỳ ai trong gia đình. Một tuần sau, gia đình đành đưa bé về nhà và chấp nhận thực tế là con gái sẽ không thể đi học được, trở thành người đứa trẻ không có tương lai. Từ nay con tôi sẽ mãi sống như vậy mà không thể đến lớp, vui chơi như bao đứa trẻ khác nữa” - chị P. khóc.

“Ước gì có thể làm lại”

“Ước gì tôi được làm lại”, “Nếu quay lại mấy năm trước thì tôi sẽ cho con tiêm vaccine đầy đủ”. Đó là những hối hận muộn màng của những người cha, người mẹ có con mắc bệnh tại bệnh viện. Có người từng không biết, có người từng cho là vaccine không quan trọng và có rất nhiều người đã từng do dự.

Tại khoa Nhiễm, BV Nhi đồng 2, hình ảnh người mẹ HTH (Gia Nghĩa, Đắk Nông) liên tục tự trách mình, hao gầy vì bệnh tật của đứa con trai 12 tuổi khiến người khác đau xót. Con trai chị bị động kinh, yếu tay chân vì viêm màng não đã hơn sáu tháng nay. Từ ngày con mắc bệnh, chị H. không dám rời khỏi con vì sợ xảy ra chuyện nguy hiểm.

“Cháu thường xuyên lên cơn động kinh, mỗi lần cháu lên cơn là vợ chồng tôi như đứt từng khúc ruột, có lúc tôi đã nghĩ quẩn, muốn tìm đến cái chết cho nhẹ. Là do tôi cứng nhắc không nghe lời mọi người, bỏ qua việc tiêm vaccine viêm não cho cháu. Ngày đó tôi nghĩ nó không quan trọng, sợ con bị tai biến nên không cho cháu đi tiêm, bây giờ hối hận quá rồi, không biết làm gì bù đắp cho tuổi thơ của thằng bé” - mắt chị H. ngấn nước.

Trên trang Facebook cá nhân, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM, đã bức xúc: “Không có vaccine thì trẻ em chết nhiều và tàn tật cả đời nhiều, bị đậu mùa rổ mặt cả đời tuổi trẻ, sốt bại liệt teo hẳn một chân cả đời. Nếu tự anti vaccine cho một bé, một gia đình nhỏ thì chỉ tội cho bé. Nếu anti vaccine kiểu nhóm, kiểu hùa thì có tội với một thế hệ”.

Ung thư, chuyện không ai giống ai!

Câu hỏi thực tế là làm sao cầm chân ung thư trong vòng kiểm soát, để nếu chưa bệnh thì phòng tránh, nếu đã bệnh thì ngăn ngừa di căn thừa nước đục thả câu. Dưới góc nhìn bi quan của nhiều người, ung thư là chuyện may rủi trời kêu ai nấy dạ. Sai vì trong cùng bối cảnh sinh hoạt không hẳn ai cũng bị mắc bệnh như nhau. Bên cạnh yếu tố di truyền, cơ tạng, các căn bệnh đòn bẩy như viêm gan, loét dạ dày…, ung thư tuy là chuyện không của riêng ai nhưng rõ ràng là chuyện không ai giống ai.

Diệt ung thư mới nửa đường điều trị

May cho người bệnh là thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu diệt tế bào ung thư, cho dù nhiều khi người bệnh lăn quay trước khi khối u chịu chết, là các nhà nghiên cứu đã phát hiện hoạt chất “kháng ung thư” trong nhiều cây thuốc với công năng “2 trong 1”, vừa hưng phấn hoạt tính của thực bào và bạch cầu trên đường truy sát tế bào ung thư, vừa lột trần tế bào ung thư vốn khéo léo ngụy trang để hệ miễn dịch sớm nhận diện đâu là bạn đâu là thù. Không lạ gì nếu nhân sâm, linh chi, lộc nhung, bán chi liên… đã từ lâu có mặt trong danh sách các chất chống ung thư của tổ chức FDA, Hoa Kỳ. Đi xa hơn nữa, càng lúc càng có nhiều nhà điều trị kết hợp hoạt chất sinh học, từ sinh tố D bước qua khoáng tố vi lượng như selen, kẽm, crôm cho đến men bromalin trong thơm, papain trong đu đủ… cho trong phác đồ hậu hóa-xạ trị vì tác dụng chống thiếu máu, rụng tóc, nhược cơ, tăng kháng thể… đã được xác minh qua nghiên cứu lâm sàng theo tiêu chí khách quan và thực nghiệm.

Bệnh khó thắng trong hiệp một

Hiệu quả của liệu pháp chống ung thư, từ thao tác ngoại khoa bước qua hóa trị cho đến xạ trị, rõ ràng đã hơn xa rất nhiều nhờ tiến bộ nhảy vọt trong kỹ thuật chẩn đoán và phương tiện điều trị. Nếu trong vài thập niên trước đây mục tiêu điều trị hầu như chỉ là chữa cháy cầm canh, còn nước còn tát, ít nhiều may rủi thì thầy thuốc hiện nay không còn thất thế khi phải đối đầu với ung bướu ác tính. Trong nhiều trường hợp, nếu được phát hiện sớm, càng sớm càng tốt, không quá nhiêu khê để cầm chân ung thư. Nói một cách lạc quan hơn, ung thư không còn là căn bệnh khiến bệnh nhân phải sớm thất vọng, thầy thuốc phải bẽ bàng khi bắt tay vào việc. Khác với quan điểm sớm muộn cũng thua, thống kê của ngành y trong thập niên gần đây cho thấy tỉ lệ sống còn sau khi được điều trị bằng liệu pháp đặc hiệu đang và sẽ tiếp tục được cải thiện.

Điều đáng nói là tỉ lệ tử vong vì ung thư rõ ràng không đồng nhất nếu so sánh nơi này với nơi khác. Con số trường hợp đau buồn tất nhiên tùy thuộc mức độ bệnh lý trước đó, loại ung bướu, cơ tạng của bệnh nhân khi phát hiện bệnh cũng như kinh nghiệm điều trị của thầy thuốc. Bên cạnh đó, yếu tố quyết định chính là liệu pháp hỗ trợ trong giai đoạn hậu ung thư.

Nhờ nhiều công trình thống kê kéo dài hàng chục năm với cả trăm ngàn đối tượng, có thể khẳng định bệnh nhân không chỉ sống còn, sống lâu mà sống với chất lượng cuộc sống như mong muốn, nếu nạn nhân, sau khi qua cơn cấp bách, được tiếp tục theo dõi định kỳ để thầy thuốc can thiệp đúng lúc. Hay hơn nữa nếu bệnh nhân được hỗ trợ sức đề kháng bằng hoạt chất sinh học có công năng bảo vệ cấu trúc của tế bào trước tia tử ngoại trong ánh nắng gay gắt, trước độc chất sinh ung thư trong phụ gia của thực phẩm công nghệ, trong môi trường ô nhiễm vì khói thuốc lá, khói xăng dầu, chất thải kỹ nghệ…

Khéo hơn nhiều nếu dược liệu thiên nhiên thuộc nhóm “phòng ngừa ung thư” được kết hợp trong phác đồ điều trị đặc hiệu, càng sớm càng tốt, để vừa nâng đỡ tổng trạng của người bệnh, vừa giới hạn phản ứng phụ khó tránh của hóa-xạ trị. Kết quả nghiên cứu đối chứng ở Đức, nơi chắc chắn không thiếu thuốc hóa chất đặc hiệu, cho thấy điều trị ung thư kết hợp với hoạt chất sinh học có hiệu quả nhanh hơn và thời gian trị liệu ngắn hơn. Đáng nói là tỉ lệ di căn trong giai đoạn hậu ung thư rõ ràng thấp hơn.

Chuyển bại thành thắng trong hiệp hai

Trận chiến chống ung thư không thể ngày một ngày hai. Sức đề kháng của người bệnh, ngay cả trong trường hợp chữa chạy hiệu quả, khó tránh không bị xói mòn vì bệnh, vì sợ bệnh, vì phản ứng phụ của thuốc, vì tác hại khó tránh của hóa trị. Giai đoạn hậu ung thư vì thế là thời điểm vô cùng nhạy cảm không chỉ vì đòn đánh nguội, đánh lén của tế bào ác tính. Đó là cơ hội để nhiều bệnh chứng nghiêm trọng khác thừa nước đục thả câu vì sức kháng bệnh của nạn nhân chẳng khác nào ngọn đèn leo lét trước gió. Đó chính là lý do tại sao thầy thuốc coi trọng quan điểm điều trị toàn diện đang đặt mục tiêu tăng cường sức đề kháng trong giai đoạn hậu ung thư ngang hàng với liệu pháp đặc hiệu để vừa bọc lót các cơ quan trọng yếu về mặt giải độc như lá gan, trái thận, khung ruột vừa mài nhọn sức đề kháng, thay vì phó mặc may rủi cho định mệnh.

Phòng ngừa ung thư có điểm tương đồng với kinh tế. Tất nhiên thuận tiện nếu có được ngoại viện. Nhưng khéo hơn nhiều nếu khỏe nhờ nội lực. Cho dù ung thư có trăm mưu ngàn chước vẫn có thể ngăn chặn căn bệnh này nếu biết cách tận dụng sức bật của hệ thống phòng vệ bằng cách tiếp hơi đúng lúc. Vỏ quýt dù mỏng thế nào vẫn là quá dày nếu móng tay không đủ nhọn.

Tuổi trẻ

Chữa thành công cho cô gái bị hội chứng Budd Chiari nặng

Các giáo sư bác sĩ người Nhật, người Hàn Quốc và các bác sĩ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định vừa phối hợp điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng Budd Chiari ở thể nặng.

Ngày 7-7, ThS.BS Nguyễn Đình Luân, trưởng đơn vị X-quang can thiệp khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, cho biết các giáo sư bác sĩ người Nhật, người Hàn Quốc và các bác sĩ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định phối hợp can thiệp tạo luồng thông để điều trị cho chị T.T.M., 21 tuổi, ngụ ở Quảng Trị, bị hội chứng Budd Chiari nặng (trong gan bị tắc các tĩnh mạch) vào ngày 5-7 vừa qua.

Qua những hình ảnh chụp cắt lớp, tĩnh mạch gan bị tắc chỗ đổ vào tĩnh mạch lớn về tim của người bệnh đã được các bác sĩ tạo đường hầm bằng cách đâm trực tiếp xuyên qua gan theo con đường nội mạch, giúp tái thông lại chỗ tắc, nhằm giúp gan hoạt động bình thường trở lại.

Theo ThS.BS Đình Luân, hội chứng Budd Chiari có tiên lượng nặng được chia làm nhiều thể, trong đó thể tối cấp là cấp đưa đến suy gan nhanh chóng.

Theo y văn, tiến triển xơ gan xảy ra từ 3 tháng đến 3 năm kể từ khi có dấu hiệu lâm sàng, điều trị thường khó khăn bao gồm ghép gan hoặc điều trị can thiệp nội mạch, và ngay cả khi được điều trị thì chỉ có 50% người bệnh được cứu sống.

Người mắc hội chứng này có những biểu hiện như vàng da, bụng trướng, gan, lách to.

Hiện nay, các bệnh viện tại Việt Nam chưa thể điều trị cho những trường hợp mắc hội chứng Budd Chiari ở thể nặng như chị M., nên việc phối hợp và học hỏi kinh nghiệm với các chuyên gia hàng đầu trên thế giới hi vọng mở ra hướng điều trị cho những người mắc bệnh này.

Tiền Giang sẽ có bệnh viện 1.000 giường bệnh 

Chính phủ vừa phê duyệt Dự án Bệnh viện đa khoa Tiền Giang mới với quy mô 1.000 giường, cao 10 tầng, có tổng kinh phí xây dựng 2.300 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2020-2021.

Ông Trần Thanh Thảo, Giám đốc Sở Y tế Tiền Giang, cho biết trong tổng số vốn 2.300 tỷ đồng của Dự án Bệnh viện đa khoa Tiền Giang vừa được phê duyệt thì nguồn vốn từ ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ 1.750 tỉ đồng, phần còn lại là từ ngân sách địa phương. 

Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm tỉnh Tiền Giang sẽ hoàn tất các thủ tục cần thiết để đầu năm 2018 sẽ khởi công dự án.

Thời gian hoàn thành của dự án có quy mô nhóm C này dự kiến sẽ vào năm 2020 hoặc 2021. 

Vị trí xây dựng bệnh viện đa khoa mới nằm trên Quốc lộ 1, đoạn qua xã Phước Thạnh, thành phố Mỹ Tho, cách ngã tư Đồng Tâm (đoạn rẽ vào đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương) khoảng 400m về hướng ngã ba Trung Lương.

Cũng theo ông Trần Thanh Thảo, ngoài công trình bệnh viện đa khoa 1.000 giường (10 tầng), tại khu vực này còn có các bệnh viện khác như Chấn thương chỉnh hình, Mắt, Trung tâm giám định y khoa…

Khi bệnh viện mới hoàn thành, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm hiện tại sẽ chuyển thành Trung tâm điều trị kỹ thuật cao của tỉnh Tiền Giang.

Nhân dân

Hưởng ứng Ngày Dân số thế giới (11-7): Nâng cao vị thế con người và chú trọng sức khỏe phụ nữ

Hưởng ứng Ngày Dân số thế giới năm nay, Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) lựa chọn chủ đề “Kế hoạch hóa gia đình: nâng cao vị thế con người và phát triển đất nước phồn vinh”. Theo UNFPA, ý nghĩa của chủ đề là trao quyền cho phụ nữ thông qua việc thực hiện đầy đủ các quyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục.

Đầu tư mang lại nhiều lợi ích kép

Đầu tư vào công tác kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) chính là cải thiện sức khỏe, góp phần thực hiện các quyền cho phụ nữ và các cặp vợ chồng trên toàn thế giới. Sự đầu tư này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế và các lợi ích khác. Công tác KHHGĐ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự thành công của “Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững” và 17 Mục tiêu Phát triển bền vững được ban hành kèm theo chương trình nghị sự này.

Hội nghị thượng đỉnh Luân Đôn (Anh) về KHHGĐ năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 11- 7, trùng với ngày Dân số thế giới. Đây là lần thứ hai Hội nghị này được tổ chức với sự tham gia của các nhà tài trợ và các bên liên quan sau khi chung tay xây dựng Sáng kiến về KHHGĐ đến năm 2020, trong đó tập trung vào việc mở rộng cung cấp dịch vụ KHHGĐ tự nguyện cho thêm 120 triệu phụ nữ và trẻ em gái.

Tiếp cận các dịch vụ KHHGĐ an toàn và tự nguyện là một quyền con người, là vấn đề giữ vị trí trung tâm trong bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ, đồng thời là yếu tố then chốt trong xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, khoảng 225 triệu phụ nữ có nhu cầu tránh thai chưa được sử dụng các biện pháp KHHGĐ an toàn và hiệu quả. Hầu hết số phụ nữ này hiện sinh sống tại 69 quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng sẽ góp phần cứu sống rất nhiều phụ nữ thông qua việc tránh được 60 triệu ca mang thai ngoài ý muốn trên toàn thế giới đồng thời giảm một phần ba tỷ lệ tử vong mẹ. Ước tính năm 2016, số tử vong mẹ là khoảng 303 nghìn ca. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đã tăng gần gấp hai lần trên toàn thế giới, từ 36% tại thời điểm năm 1970 lên 64% vào năm 2016. Tuy nhiên, vẫn còn phải vượt qua một chặng đường dài để có thể bảo đảm rằng tất cả phụ nữ đều có quyền tự quyết định số con, thời điểm sinh và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp.

Cần quan tâm đặc biệt tới sức khỏe sinh sản phụ nữ

Giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng về KHHGĐ chính là một trong những cách thức đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Trong đó tập trung nâng cao vị thế, trao quyền cho phụ nữ thông qua việc thực hiện đầy đủ các quyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ. Khi phụ nữ lựa chọn thực hiện KHHGĐ sẽ có sức khỏe tốt hơn và có thể giảm các rủi ro liên quan tới tử vong mẹ. Khi người mẹ giãn khoảng cách giữa các lần sinh thì trẻ sinh ra sẽ mạnh khỏe hơn và có thể giảm các nguy cơ tử vong trong 5 năm đầu đời.

Khi có nhiều lựa chọn hơn và được chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt hơn, phụ nữ sẽ có năng lực và vị thế cao hơn, có thể tìm kiếm và duy trì các công việc thỏa đáng hơn, đóng góp được nhiều hơn cho gia đình, xã hội. Gia đình sẽ phát triển hơn về kinh tế, con cái họ sẽ được hưởng các cơ hội học tập tốt hơn và đây chính là tiền đề tạo nên sự thịnh vượng cho các thế hệ tương lai.

Trong những năm qua, kết quả của công tác Dân số - KHHGĐ do Đảng, Nhà nước ta lãnh đạo đã thu được thắng lợi rất quan trọng trong việc phấn đấu giảm sinh, hạ thấp tỷ lệ tăng dân số. Tổng số dân nước ta năm 2016 ước tính khoảng 92,7 triệu người, tăng 1,08% so với năm 2015. Tổng tỷ suất sinh năm 2016 ước tính đạt 2,09 con/phụ nữ; tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh là 113,3 bé trai/100 bé gái; tỷ suất sinh thô là 15,74 phần nghìn; tuổi thọ trung bình của người dân là 73,4 tuổi, trong đó nam là 70,8 tuổi và nữ là 76,1 tuổi.

Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số lớn, đứng thứ 14 thế giới, thứ tám châu Á và thứ ba trong khu vực Đông - Nam Á; mật độ dân số cao và phân bố mất cân đối lớn, chủ yếu tập trung ở đô thị và đồng bằng chật hẹp; đặc biệt tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn đang ở mức báo động. Trong khi đó, chất lượng dân số có được cải thiện nhưng còn thấp, các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản còn hạn chế, tình trạng nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ tăng đáng lo ngại nhất là trong nhóm thanh niên độ tuổi 20-39 chiếm gần 90% tổng số người nhiễm HIV.

Nhiệm vụ đặt ra là cần duy trì mức sinh thay thế; giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; tận dụng cơ cấu dân số vàng; thích ứng với quá trình già hóa dân số; điều chỉnh phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số... vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Lao động

TPHCM: Từ ngày 1.8 sẽ tăng viện phí đối với người không có bảo hiểm y tế

Hội đồng Nhân dân TPHCM chính thức thông qua tờ trình quy định giá dịch vụ khám chữa bệnh đối với bệnh nhân không có bảo hiểm y tế (BHYT) tại các bệnh viện, cơ sở công lập của TPHCM.

Theo đó, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh công lập của TPHCM sẽ thực hiện điều chỉnh giá theo lộ trình. Đối với các cơ sở khám chữa bệnh công lập tự chủ tài chính hoàn toàn thực hiện giá viện phí mới từ ngày 1.8.2017. Đối với bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh công lập tự chủ tài chính một phần hoặc phụ thuộc ngân sách nhà nước thực hiện từ ngày 1.10.2017.

Về mức giá thu, sẽ thực hiện 100% mức tối đa khung giá dịch vụ khám chữa bệnh, không thuộc phạm vi thanh toán của BHYT trong các cơ sở khám chữa bệnh công lập theo thông tư 02/2017/TT-BYT. Mức giá khám chữa bệnh gồm: Chi phí trực tiếp (thuốc, hóa chất, dịch truyền, vật tư y tế, điện, nước, duy tu bảo dưỡng…) và tiền lương (tiền lương ngạch bậc, chức vụ; các khoản phụ cấp, đóng góp; phụ cấp thường trực, phẫu thuật, thủ thuật).

Như vậy, giá khám chữa bệnh BHYT và giá khám chữa bệnh không BHYT tại các cơ sở y tế công lập đều đã cộng tiền lương, đồng nghĩa là tiền lương của bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế chuyển từ ngân sách chi trả qua người bệnh chi trả. Do đó, các bệnh viện sẽ không còn nhận ngân sách từ nhà nước cấp cho các khoản này, thay vào đó là từ nguồn thu viện phí.

Chuyện lạ: Bệnh viện tư xin tụt hạng để “gom” bệnh nhân

Trong bối cảnh các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân phát triển nhanh ở một số thành phố lớn, bất cập trong vấn đề thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) cho người bệnh khi đi khám tư cũng sẽ nảy sinh theo. Trong khi các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân cho rằng quỹ BHYT có sự đối xử không công bằng với họ thì quỹ BHYT cũng bày tỏ nhiều “cái khó” của mình.

Bệnh viện tư xin “tụt hạng”

Cho rằng không phân biệt trong thanh toán BHYT giữa bệnh viện công lập và tư nhân, ông Vũ Xuân Bằng - Phó trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam - cho biết, tính đến quý I năm 2017, cả nước có 444 bệnh viện và phòng khám tư nhân ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với quỹ BHXH Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Bằng, các cơ sở y tế tư nhân chưa được thực hiện đúng các quy định trong khám chữa bệnh BHYT mà Bộ Y tế yêu cầu như: Thực hiện dịch vụ kỹ thuật vượt định mức, vượt thời gian quy định; sử dụng bác sĩ chưa được cấp chứng chỉ hành nghề… Đặc biệt, nhiều bệnh viện tư xin được “tụt hạng” từ hạng 2 xin xuống hạng 3 dù quy mô, nhân lực không thay đổi.

Theo giải thích của ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, một số bệnh viện tư nhân chỉ chăm chăm xin tụt hạng vì… muốn “gom” thật nhiều bệnh nhân: “Mặc dù là cơ sở y tế hạng 2, hạng 1 thì danh mục kỹ thuật rộng hơn, danh mục thuốc nhiều hơn, tiền công khám chữa bệnh cho bác sĩ chúng tôi trả cao hơn. Nhưng các cơ sở y tế tư nhân muốn xuống hạng 3 để áp dụng được thông tuyến với các cơ sở y tế tuyến huyện khác trong cả nước”.

Ở góc độ của cơ sở y tế tư nhân, nhiều cơ sở cho rằng, quỹ BHXH thực hiện chính sách BHYT của các địa phương vẫn còn nhiều bất cập. BS Phan Ngọc Hùng - Giám đốc Bệnh viện An Phước, tỉnh Bình Thuận - cho biết, bệnh viện bị quỹ BHYT từ chối thanh toán các xét nghiệm định nhóm máu A, B, O cho sản phụ. Trong khi đó, theo BS Hùng, đây là xét nghiệm cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho sản phụ. Bên cạnh đó, BHXH cũng từ chối thanh toán giường bệnh nội trú với lý do bệnh viện cho bệnh nhân nằm ghép trong khi thực tế thì không nằm ghép.

Còn theo ông Đào Cảnh Tuất - Giám đốc Bệnh viện Vạn Phúc, tỉnh Bình Dương - năng lực của các giám định viên BHYT còn hạn chế, nhiều vấn đề chuyên môn trong quá trình khám chữa bệnh chưa hiểu rõ dẫn đến khó tìm thấy tiếng nói chung và các bệnh viện thường… bị xuất toán.

BS Nguyễn Đắc Lực - Giám đốc Bệnh viện Y Đức, tỉnh Đồng Nai - cũng thẳng thắn cho rằng, công tác giám định hiện nay vẫn còn quá bất hợp lý. Điển hình như một bác sĩ chuyên khoa 2 về tim mạch chỉ định cho toàn bộ bệnh nhân tim mạch của bệnh viện nhưng khi giám định viên - chỉ là kế toán - đến kiểm tra thì lại bác bỏ một số chỉ định của bác sĩ. Điều này khiến các bác sĩ rất bức xúc và ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của bệnh nhân.

Đồng tình với những bất cập về khám chữa bệnh BHYT trong khối y tế tư nhân, BS Nguyễn Duy Bách - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Bệnh viện Saigon ITO Đồng Nai - nói: "Có những việc áp đặt xuất toán mà BHXH không giải thích được hoặc không thuyết phục. Chúng tôi muốn đồng hành để bảo vệ quỹ BHYT nhưng phải cho chúng tôi biết trước các quy định mới, chứ ai lại đi truy thu xuất toán với những quy định chưa ai biết?”.

Cán bộ giám định của BHXH chỉ có 1/3 là bác sĩ

Ghi nhận những ý kiến của các cơ sở y tế tư nhân, ông Nguyễn Minh Thảo cũng giải thích một số vấn đề chưa thống nhất trong việc thanh toán BHYT đối với khối cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Ví dụ, việc kê thêm giường bệnh, nếu các cơ sở y tế tư nhân kê thêm giường bệnh do bệnh nhân quá đông thì sẽ có 2 vấn đề không tốt. Ông cho rằng: “Nếu cơ sở y tế tư nhân không đảm bảo chỉ số về nhân viên y tế và không đảm bảo diện tích, trang thiết bị thì nếu kê thêm giường bệnh sẽ dẫn đến giảm chất lượng điều trị. Thứ hai là tăng chi phí không cần thiết”.

Riêng giá thuốc, ông Thảo cho rằng, giá thuốc hiện nay được cải thiện rất nhiều do những thông tư ban hành của Bộ Tài chính và Bộ Y tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số bệnh viện tư nhân tồn tại tình trạng giá thuốc cao gấp nhiều lần nơi khác. Đơn cử như Bệnh viện Vinmec (Hà Nội) mua 92 mặt hàng có giá cao chênh lệch so với Bệnh viện Xanh Pôn, tổng chênh lệch lên đến 2,8 tỷ đồng. Theo ông Thảo, Bệnh viện Xanh Pôn cùng là bệnh viện hạng 1, cùng sử dụng thuốc biệt dược như Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec nhưng có những loại, trong khi Bệnh viện Xanh Pôn mua 10 ngàn đồng thì Bệnh viện Vinmec mua 12 ngàn đồng. “Dù là thuốc cùng nhà sản xuất, cùng nhà phân phối. Tôi cho rằng đây là nguyên nhân chủ quan của bệnh viện, nếu lựa chọn tốt thì sẽ không có sự chênh lệch này”.

Bên cạnh sự công bằng, công tâm của quỹ BHXH đối xử với các bệnh viện tư nhân, một câu hỏi mà rất nhiều bệnh viện tư đặt ra là…trình độ của cán bộ thẩm định. Họ có chuyên ngành y? có đủ trình độ để thẩm định các phác đồ, danh mục kỹ thuật mà nhân viên y tế ở bệnh viện tư sử dụng cho bệnh nhân hay không? Khi mà thực tế, có quá nhiều mặt hàng, kỹ thuật, các xét nghiệm cần thiết cho bệnh nhân nhưng không được quỹ BHXH thanh toán.

Ông Nguyễn Minh Thảo giải thích, công tác giám định có 3 phần việc cơ bản là thủ tục hành chính trong thanh toán BHYT, hai là thẩm định chuyên môn về y dược và ba là tài chính kế toán. Do đó, quỹ BHXH có cơ cấu 3.000 cán bộ thì chỉ có hơn 1.000 cán bộ có chuyên ngành về y dược, còn lại là chuyên ngành luật, tài chính, kế toán: “Chúng tôi khẳng định rằng, chất lượng cán bộ giám định trong khối y tế tư nhân và công lập không có sự phân biệt. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong thanh toán BHYT ở khối tư nhân vẫn diễn ra. Thực tế là việc tiếp cận các quy định mới, chính sách mới ở họ còn chậm hơn”.

Ông Nguyễn Minh Thảo - Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam cho biết, sẽ điều tra, thẩm định lại cũng như đề xuất giải pháp để có sự điều chỉnh hợp lý trong thời gian tới. Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam sẽ phối hợp với sở y tế các tỉnh, thành trong việc thực thi khám chữa bệnh BHYT nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để các cơ sở y tế công lập lẫn ngoài công lập thực hiện việc khám chữa bệnh BHYT, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh.

Ngày 12/07/2017
Ban biên tập Website
(sưu tầm từ các báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích