Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 1 4 2 4
Số người đang truy cập
4 4 0
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ các báo ngày 5/6 đến 6/6 năm 2017

Thêm bệnh nhân chạy thận bị tai biến tử vong; Bảo hiểm y tế vừa cứu mạng, vừa cứu nghèo; Yêu cầu tăng cường chống trục lợi bảo hiểm y tế; Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống các bệnh trong những ngày nắng nóng; Bộ Y tế chỉ đạo thanh, kiểm tra hành vi trục lợi Quỹ BHYT; Nâng cao hoạt động công tác xã hội để phục vụ người bệnh; Bệnh nhân thứ 8 tại BVĐK Hòa Bình đã tử vong đêm 3/6; Tiêm chủng giúp ngăn ngừa 2 - 3 triệu ca tử vong mỗi năm;Đề xuất lập đường dây nóng nhận tin vi phạm ATTP; Phải coi sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn là tội ác; Người lạm dụng thẻ BHYT trả lại hơn 9 triệu đồng; Bộ Y tế hỗ trợ 10-15 máy chạy thận cho Hòa Bình; Sắp có kết luận vụ 8 người chết khi chạy thận nhân tạo; Hội đồng chuyên môn sắp có kết luận vụ tai biến chạy thận ở Hòa Bình; Bộ Y tế cấp 10-15 máy chạy thận hỗ trợ Hòa Bình; Thành lập Tổ công tác xử lý sự cố y khoa tại Hòa Bình; Triển khai biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè; Mất an toàn thực phẩm, cơ quan quản lý nhà nước phải chịu trách nhiệm; Bộ Y tế yêu cầu tăng cường nguồn lực cấp cứu người bệnh trời nắng nóng; ...

 

Sài Gòn giải phóng,  Nông thôn ngày nay,  Tiền phong, Nhân dân, An ninh Thủ đô, Hà Nội mới, Thanh niên

Thêm bệnh nhân chạy thận bị tai biến tử vong

Ngày 4-6, liên quan tới vụ tai biến y khoa chạy thận tại BVĐK tỉnh Hòa Bình, Sở Y tế Hòa Bình cho biết thêm một bệnh nhân tử vong. Theo đó, bệnh nhân chạy thận tử vong mới nhất là chị Nguyễn Thị Bích Nguyên (45 tuổi, ở thị trấn Lương Sơn, Hòa Bình) tử vong rạng sáng cùng ngày. Bệnh nhân Nguyên cũng là trường hợp bị tai biến nặng cuối cùng của sự cố y khoa này phải điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu của BVĐK Hòa Bình, không thể chuyển lên BV Bạch Mai

Nông thôn ngày nay

 Bảo hiểm y tế vừa cứu mạng, vừa cứu nghèo

Từ tháng 6.2017, các cơ sở y tế sẽ lần lượt điều chỉnh viện phí ở nhóm bệnh nhân không có bảo hiểm y tế. Theo ông Lê Văn Phúc – Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT, nếu không tham gia BHYT, với các ca bệnh cấp tính, hiểm nghèo, tai nạn… người bệnh có thể khiến gia đình sa sút,bần cùng, rơi vào cảnh nợ nần

Lao động, An ninh Thủ đô

Yêu cầu tăng cường chống trục lợi bảo hiểm y tế

Bộ Y tế vừa có CV 2959/BYT-BH yêu cầu các Sở Y tế, các cơ sở y tế trong cả nước thanh tra, kiểm tra phòng chống hành vi gian lận, trục lợi Quỹ BHYT. Bởi trong thời gian gần đây, công tác thanh, kiểm tra giám định BHYT của cơ quan bảo vệ pháp luật và BHXH VN đã phát hiện nhiều vụ việc lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2017, Hệ thống thông tin giám định BHYT của BHXH Việt Nam đã phát hiện nhiều trường hợp về lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT của nhiều cá nhân, tổ chức gây bức xúc trong xã hội và ảnh hưởng tới uy tín của ngành y tế… Do đó, để kịp thời ngăn chặn hành vi gian lận trục lợi BHYT và phát huy hiệu quả cuả  chính sách BHYT, yêu cầu Sở Y tế, thủ trưởng y tế các bộ, ngành tăng cường công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về BHYT; tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục chính sách pháp luật về BHYT; chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện nghiêm Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 13/6/2014 về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phòng chống hành vi gian lận, trục lợi Quỹ BHYT tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.Bộ Y tế cũng yêu cầu các Sở Y tế, cơ sở y tế phối hợp với BHXH tỉnh, thành phố để tổ chức thanh tra, kiểm tra các trường hợp có dấu hiệu lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT do cơ quan BHXH phát hiện và các trường hợp mà báo chí đã nêu, báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về BHYT. Bộ Y tế cũng yêu cầu giám đốc các cơ sở khám chữa bệnh chủ động kiểm tra và triển khai các biện pháp nhằm thực hiện tốt việc khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí đối với người bệnh BHYT, phòng và chống hành vi lạm dụng trục lợi quỹ BHYT. Phối hợp với BHXH tỉnh, thành phố rà soát lại các hồ sơ thanh toán sai thông tin về thẻ BHYT, sai mức hưởng, đề nghị thanh toán trùng chỉ định dịch vụ kỹ thuật, thuốc, vật tư y tế ngoài phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT, dữ liệu mã hóa không đúng danh mục dùng chung.

Nắng nóng kỷ lục trong vòng 46 năm qua: Bệnh nhân nhập viện tăng mạnh

Sau những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, lượng bệnh nhân nhập viện điều trị do mắc các bệnh mùa nắng nóng tăng cao. Đáng báo động là các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em

Lượng bệnh nhi nhập viện tăng gấp đôi

Không khí tại các bệnh viện vô cùng nóng bức, ngột ngạt. Mặc dù các bệnh viện tạo điều kiện cho các bệnh nhi được nằm phòng điều hòa, có quạt nhưng do bệnh nhân quá đông, lượng người nhà bệnh nhân cũng không ít, khiến cho các khoa phòng của BV trở nên quá tải. BV Thanh Nhàn cho biết: “Thời tiết miền Bắc vào hè, nhiệt độ tăng rất nhiều và lượng bệnh nhân tăng rõ rệt. So với những ngày trước khi nắng nóng, lượng bệnh nhân hiện tăng gần gấp đôi. Đặc biệt hôm đầu tiên nắng nóng, bệnh nhân đến khám rất đông, một ngày một đêm đã có 30 bệnh nhi nhập viện. Các cháu chủ yếu nhập viện do sốt. Thời tiết này, nếu các cháu bị sốt, để hạ được nhiệt rất là khó khăn do nhiệt độ môi trường cao. Tại đây, bệnh nhân nhập viện chủ yếu mắc các bệnh cấp tính như nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm amidan; nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi. Đối với các bệnh nhi này, khi nhập viện thường là muộn, do gia đình không tự hạ nhiệt được nên mới phải nhập viện, lúc này các cháu sốt rất cao, có cháu đã bị co giật. Ngoài các bệnh đường hô hấp là các bệnh tiêu hóa như tiêu chảy do rota virus, rối loạn tiêu hóa. Lượng bệnh nhi bị sốt virus, sốt xuất huyết cũng tăng. Hiện tại khoa Nhi - BV Thanh Nhàn có gần chục bệnh nhi đang điều trị sốt xuất huyết. BV Nhi Trung ương cho biết, nắng nóng gay gắt, có khi lên tới 40 độ C, khiến lượng bệnh nhi đến khám tăng từ 10-15% so với bình thường. Trung bình mỗi ngày, Khoa Khám bệnh của Bệnh viện tiếp nhận khoảng từ 3.000 - 3.200 bệnh nhi đến khám chủ yếu là các bệnh lý sốt virus, tiêu chảy, viêm đường hô hấp… Để ứng phó với thời tiết nắng nóng, bệnh viện cũng đã tăng cường ghế ngồi, quạt mát, nước uống cho bệnh nhi và người nhà tại các khu chờ khám bệnh và tổ chức đón tiếp từ 5 giờ sáng. Các bác sĩ bắt đầu khám cho bệnh nhi từ 7 giờ sáng. Còn tại BVĐK Xanh Pôn, sau 2 ngày nắng nóng đỉnh điểm, lượng bệnh nhi cũng tăng nhẹ từ 5-7%. Điều đáng lo ngại là có nhiều trẻ phải nhập viện vì sốc nhiệt, viêm đường hô hấp, dẫn đến viêm phổi nặng, sốt cao khó hạ thân nhiệt. Nguyên nhân là do trẻ được đưa ra, vào phòng điều hoà liên tục, cơ thể không thích ứng kịp với sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn.

Cả người già, trẻ nhỏ đều khốn khổ

Theo BV Nhi trung ương, nguy cơ mắc bệnh do nắng nóng tăng cao ở các nhóm trẻ dưới 4 tuổi do tỉ lệ diện tích bề mặt cơ thể trên cân nặng cao hơn so với người lớn khiến lượng nhiệt hấp thu từ môi trường và lượng nhiệt sản sinh khi vận động đều cao hơn. Trẻ quá nhỏ chưa thể tự vận động để lấy nước uống sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm trẻ. Trẻ đủ lớn để tự lấy nước cũng thường hay quên, không uống đủ nước. Nhóm thứ 2 những là trẻ bị bệnh cấp tính, đặc biệt là sốt và bệnh đường tiêu hóa; trẻ vận động quá nhiều, nhất là nếu chưa quen với nắng nóng, lại quá mập hoặc không thật khỏe mạnh; trẻ đang dùng các loại thuốc làm giảm khả năng điều hòa nhiệt của cơ thể, ví dụ thuốc kháng histamin chống dị ứng, thuốc lợi tiểu hay thuốc điều trị bệnh tâm thần; Trẻ từng có tiền sử bị bệnh liên quan tới nắng nóng. Tại BV Lão khoa Trung ương, trong những ngày qua Hà Nội nắng nóng gay gắt 39-40 độ C, lượng bệnh nhân cao tuổi đến khám cũng gia tăng, mỗi ngày, trung bình có khoảng 300 lượt bệnh nhân. Các bệnh chủ yếu như: Bệnh đường hô hấp, tai biến mạch máu não… Một cụ già 76 tuổi (Đống Đa - Hà Nội) ngồi thở mệt mỏi ở ghế chờ bệnh viện. Cụ chia sẻ mình bắt buộc phải đi taxi đến bệnh viện để khám bệnh, mặc dù khoảng cách từ nhà đến viện không xa. Do trời quá nóng nực, huyết áp tăng, cụ cảm thấy choáng váng, ngạt thở, không thể chịu đựng nổi. Theo các bác sĩ, người già và trẻ em là những đối tượng cần được quan tâm, đặc biệt chú ý trong những ngày nắng nóng này. Các bác sĩ cũng lưu ý rằng cần làm mọi cách để hạ nhiệt độ nơi ở của người già và trẻ nhỏ. Quạt máy có thể khiến mọi người thấy bớt nóng, nhưng khi nhiệt độ môi trường lên quá cao, quạt sẽ không giúp phòng ngừa bệnh do nắng nóng. Tắm nước mát hoặc chuyển vào nơi có điều hòa sẽ giúp bệnh nhân hạ thân nhiệt hiệu quả hơn nhiều. Ở trong phòng có điều hòa vài giờ mỗi ngày cũng giúp làm giảm nguy cơ bị bệnh do nắng nóng.

Xác định là rủi ro thiên tai cấp 2

Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Bộ TNMT)- cho rằng, đây là đợt nắng theo chu kỳ thường xuất hiện vào đầu tháng 6. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất so với mọi năm, năm nay nắng nóng tập trung cường độ mạnh ở các tỉnh Bắc bộ thay vì miền Trung. Đợt nắng nóng kết thúc vào 6.6, thời điểm đó, nắng nóng sẽ dịu dần, mưa mát sẽ giúp nền nhiệt miền Bắc hạ nhanh xuống mức 35 độ. Mặc dù thời tiết cực kỳ khó chịu trong 3 ngày qua, tuy nhiên ông Tăng Quốc Chính nhận định, đợt nắng nóng được xếp vào rủi ro thiên tai cấp 2 theo Quyết định 44 của Chính phủ. Cụ thể, theo Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg quy định cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai.      

Sức khỏe & Đời sống, Nhân dân

 Bộ Y tế chỉ đạo thanh, kiểm tra hành vi trục lợi Quỹ BHYT

Theo Bộ Y tế trong thời gian gần đây, qua công tác thanh, kiểm tra giám định BHYT, cơ quan bảo vệ pháp luật và Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã phát hiện nhiều biểu hiện lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT. Bộ Y tế vừa có Công văn số 2959/BYT-BH gửi Sở Y tế các địa phương, các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Y tế các bộ ngành về việc thanh tra, kiểm tra phòng chống hành vi gian lận, trục lợi Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT).Theo Bộ Y tế trong thời gian gần đây, qua công tác thanh, kiểm tra giám định BHYT, cơ quan bảo vệ pháp luật và Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã phát hiện nhiều biểu hiện lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT. Hoạt động của Hệ thống thông tin giám định BHYT của BHXH Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2017 đã phát hiện trường hợp có biểu hiện về lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT của nhiều cá nhân, tổ chức gây bức xúc trong xã hội và ảnh hưởng tới uy tín của ngành y tế. Do đó, để kịp thời ngăn chặn hành vi gian lận trục lợi BHYT và phát huy hiệu quả cuả  chính sách BHYT, Bộ Y tế yêu cầu giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng Y tế các bộ, ngành: Tăng cường công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về BHYT; tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục chính sách pháp luật về BHYT. Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện nghiêm Chỉ thị số 06/CT-BYT ngày 13/6/2014 về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phòng chống hành vi gian lận, trục lợi Quỹ BHYT tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh triển khai tốt các giải pháp thanh toán chi phí đối với người bệnh BHYT, chống hành vi lạm dụng Quỹ BHYT Đồng thời phối hợp với BHXH tỉnh, thành phố tổ chức thanh tra, kiểm tra các trường hợp có dấu hiệu lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT do cơ quan BHXH phát hiện và các trường hợp mà báo chí đã nêu, báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về BHYT theo quy định tại Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính về y tế và các hành vi khác theo quy định của pháp luật. Bộ Y tế cũng yêu cầu giám đốc Bệnh viện, Viện có giường bệnh, cơ sở khám chữa bệnh chủ động kiểm tra và triển khai các biện pháp nhằm thực hiện tốt việc khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí đối với người bệnh BHYT, chống hành vi lạm dụng trục lợi quỹ BHYT. Phối hợp với BHXH tỉnh, thành phố rà soát lại các hồ sơ thanh toán sai thông tin về thẻ BHYT, sai mức hưởng, đề nghị thanh toán trùng chỉ định dịch vụ kỹ thuật, thuốc, vật tư y tế ngoài phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT, dữ liệu mã hóa không đúng danh mục dùng chung. Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương, đơn vị khẩn trương thực hiện và báo cáo kết quả về Bộ trước ngày 15/6/2017.

Sức khỏe & Đời sống

 Việt Nam có máy điều trị ung thư hiện đại nhất thế giới

Bệnh viện K vừa tổ chức lễ khai trương hệ thống gia tốc xạ trị có chức năng xạ phẫu hiện đại nhất Việt Nam hiện nay và hệ thống PET/CT kỹ thuật cao. Các kết quả từ máy PET/CT góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị ung thư; phân loại giai đoạn ung thư; giúp phát hiện và đánh giá tái phát, di căn ung thư, giúp bác sĩ lựa chọn phác đồ tối ưu đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất cho người bệnh. Việc có thêm thiết bị sẽ giúp rút ngắn đáng kể thời gian khám bệnh của người bệnh

Nâng cao hoạt động công tác xã hội để phục vụ người bệnh

Cuối tuần qua, Vụ Tổ chức cán bộ- Bộ Y tế đã tổ chức Đoàn tham quan mô hình công tác xã hội (CTXH) tại Viện Viện Huyết học Truyền máu TW, BV Nhi TW, BV Tim Hà Nội và BV Bạch Mai. Hơn 16 bệnh viện khu vực phía Nam và khu vực phía Bắc đã tham dự và cùng nhau  trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động công tác xã hội với Viện Huyết học – Truyền máu TW. Phát biểu tại buổi tham quan và trao đổi kinh nghiệm  tại Viện Huyết học truyền máu TW, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế cho biết, nghề CTXH là một lĩnh vực còn mới trong ngành y tế, song nghề CTXH đã đem lại những lợi ích thiết thực đối với người bệnh, bệnh viện và cả nhân viên y tế. Mặc dù vậy, nghề CTXH vẫn còn gặp nhiều khó khăn tại nhiều bệnh viện. Do đó việc gặp gỡ và trao đổi những kinh nghiệm trong nghề CTXH sẽ giúp các bệnh viện định hướng rõ hơn những hoạt động của mình. Trong thời gian qua, hoạt động công tác xã hội của Viện Huyết học truyền máu TW đã có những kết quả đáng tự hào. Viện đã thành lập Phòng CTXH với 12 cán bộ chia ra 2 bộ phận truyền thông và hỗ trợ người bệnh. Chỉ tính riêng về công tác từ thiện hỗ trợ người bệnh, năm 2016,  Viện đã huy động được trên 13 tỷ đồng tiền từ thiện, hơn  600 cá nhân và tổ chức đến từ thiện và hỗ trợ cho người bệnh; gần 38.000 lượt bệnh nhân được tặng quà từ thiện….Phòng CTXH đã có nhiều sáng tạo trong hoạt động, tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ cho người bệnh như thành lập ngân hàng suất ăn từ thiện, cắt tóc miễn phí cho bệnh nhân, tổ chức các chương trình văn hóa- văn nghệ cho người bệnh; tổ chức hội nghị tri ân đối với các tổ chức, cá nhân từ thiện… Ngoài ra, phòng CTXH thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn về công tác xã hội, hỗ trợ khó khăn về tâm lý của người bệnh, khảo sát ý kiến của bệnh nhân và người nhà người bệnh…. Để phục vụ người bệnh tốt hơn phải thay đổi từ việc ban ơn sang phục vụ người bệnh. Viện huyết học Truyền máu TW sẽ tiếp tục cải thiện và nâng cao hoạt động CTXH trong bệnh viện để góp phần nâng cao sự hài lòng của người bệnh và giữ chân người bệnh. Trong buổi Hội thảo diễn ra tại BV Bạch Mai chiều 2/6, sau phần phát biểu chỉ đạo của vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) và phát biểu khai mạc của BV Bạch Mai, các thành viên đã được nghe báo cáo sơ kết, chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động CTXH giai đoạn 2015 -2017 của BSCKII. Phạm Thị Bích Mận, TP CTXH bệnh viện Bạch Mai; Tiếp theo đó các đại biểu đã sôi nổi thảo luận và chia sẻ với nhau về những khó khăn, thách thức của những người đang tham gia đặt những viên gạch đầu tiên trong công cuộc xây dựng và phát triển nghề CTXH trong ngành y tế ở Việt Nam; Các thành viên cũng đã rất hào hứng và sôi nổi với những bài tập Yoga cười cơ bản cùng với đại sứ Yoga cười Phạm Quốc Vinh – cán bộ màng lưới CTXH đến từ khoa Dược, các nhân viên Phòng CTXH và các tình nguyện viên đang tham gia đề án tiếp sức người bệnh tại BV Bach Mai. Đại diện đoàn công tác của Bộ Y tế và Lãnh đạo Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Bạch Mai trao quà cho bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi sự cố y khoa chạy thận của BV ĐK Hòa Bình đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai Đó cũng là 1 trong những hoạt động của Phòng CTXH bệnh viện Bạch Mai trong chương trình Câu lạc bộ người bệnh phối hợp cùng các Khoa Lâm sàng và chương trình thư giãn dành cho nhân viên y tế đã được triển khai tại một số đơn vị trong BV. Một trong những nội dung về hoạt động Truyền thông được lồng ghép trong chương trình thiện nguyện của các nhà hảo tâm mà Phòng CTXH BV Bạch Mai giới thiệu, chia sẻ tới các đồng nghiệp trong buổi Hội thảo này là chương trình tặng các phần quà tới các bệnh nhân trong sự cố y khoa khi đang lọc máu tại khoa Thận nhân tạo của BV Hòa Bình được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Tổng trị giá phần quà là 15 triệu đồng. Thực hiện quyết định số 32/2010/QĐ – TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020 và Quyết định số 2514/QĐ – BYT ngày 15/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án “Phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế giai đoạn 2011 – 2020”, đến nay công tác xã hội trong ngành y tế đã được triển khai thực hiện và thu được một số kết quả nhất định. Ban đầu là mô hình thí điểm tổ chức của hoạt động CTXH tại một số BV (4 BV tuyến TW, 6 BV tuyến tỉnh) và đến nay 80% các Bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh đã thành lập Phòng/tổ CTXH. Ban chỉ đạo Đề án cũng đã triển khai các nội dung hoạt động: Truyền thông nâng cao nhận thức về phát triển nghề CTXH trong ngành y tế; Nghiên cứu đánh giá thực trạng và nhu cầu phát triển nghề CTXH trong y tế; Xây dựng hành lang pháp lý về nghề CTXH; Tổ chức các đoàn công tác đi học tập mô hình phát triển nghề CTXH trong BV tại các nước đang phát triển; Xây dựng tài liệu đào tạo, bồi dưỡng về CTXH; Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về CTXH trong ngành y tế; Tổ chức đi kiểm tra, giám sát nhằm hỗ trợ phát triển mô hình hoạt động CTXH trong BV….

Người hút thuốc lá có nguy cơ ung thư vòm họng cao gấp nhiều lần người bình thường

Ung thư vòm họng là bệnh đứng hàng đầu trong các loại ung thư vùng đầu-mặt-cổ và là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam. Đa số những người mắc bệnh ung thư vòm họng đã từng hút thuốc lá hoặc sống trong môi trường có khói thuốc lá. BVĐK An Việt cho biết, mỗi năm trên thế giới có khoảng 7 triệu ca tử vong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Còn tại Việt Nam, theo tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá là 96,8%. Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, năm 2015 người Việt Nam chi 31 nghìn tỷ đồng mua thuốc lá. Cùng với đó, tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm ở 5 nhóm bệnh liên quan đến thuốc lá là ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa-hô hấp trên, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và phổi tắc nghẽn mãn tính là 23 nghìn tỷ đồng/năm. Khi tiến hành khảo sát 10 người bất kỳ thì 9 người được hỏi đều biết rằng, thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng và là tác nhân hàng đầu gây ra ung thư vòm họng, ung thư phổi. Tuy nhiên, đáng lo ngại là ít người hiểu rõ cơ chế gây bệnh cũng như nắm vững cách thức phòng chống những tác hại từ thuốc lá. Ung thư vòm họng là bệnh đứng hàng đầu trong các loại ung thư vùng đầu-mặt-cổ và là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam.

Những biểu hiện của ung thư vòm họng

Ung thư vòm thường được phát hiện muộn do bệnh tiến triển âm thầm, các triệu chứng của bệnh không đặc thù, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, hơn nữa vùng vòm ở sâu, là khu vực không dễ tiếp cận để thăm khám đối với các bác sỹ không chuyên khoa. Các triệu chứng của bệnh hầu hết là các triệu chứng “mượn” của các cơ quan lân cận và thường biểu hiện ở một bên: Biểu hiện ở mũi: Ngạt tắc mũi, chảy mủ mũi, chảy máu mũi, nói giọng mũi Biểu hiện  ở tai: U làm tắc vòi tai gây viêm tai giữa biểu hiện đau tai, ù tai, chóng mặt, nghe kém, có thể chảy mủ tai. Biểu hiện  ở mắt: Khu u lan rộng vào nền sọ, gây liệt các dây thần kinh chi phối hoạt động mắt biểu hiện lác mắt, lồi mắt, sụp mi, giảm thị lực… Hạch cổ: Là dấu hiệu thường gặp, gặp ở 60-90% các trường hợp. Ngoài ra còn có các biểu hiện toàn thân khác thường gặp như đau đầu nhiều, gầy sút cân trong thời gian ngắn, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân… cũng cần phải  được lưu ý ung thư vòm thường được phát hiện muộn do bệnh tiến triển âm thầm

Ðiều trị ung thư vòm họng

Về điều trị ung thư vòm họng, PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn - Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Hà Nội và các tỉnh phía Bắc – Cố vấn Bv Đa khoa An Việt cho biết, sau khi được chẩn đoán, các bác sỹ sẽ xác  định giai đoạn của bệnh, căn cứ vào giai đoạn bệnh cùng một vài yếu tố khác để quyết  định kế hoạch điều trị và tiên lượng bệnh. Các biện pháp điều trị chính hiện nay gồm có: Tia xạ: Với ung thư vòm hiện nay, xạ trị là phương pháp điều trị quan trọng nhất, chiếu tia cả khối u và hạch cổ nếu có. Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các bác sỹ có thể xác định chính xác trường chiếu tia dựa vào các hình ảnh không gian 3 chiều nhằm tăng tối đa tác dụng của tia xạ trên khối u đồng thời hạn chế làm tổn thương mô lành. Hóa chất: Trước đây hóa chất chỉ được sử dụng khi ung thư vòm có di căn xa hoặc khi điều trị tia xạ thất bại, xu hướng mới hiện nay là điều trị tia xạ kết hợp với hóa chất ngay từ đầu để làm tăng hiệu quả điều trị triệt để khối u. Phẫu thuật: Do vòm họng nằm ở vị trí giải phẫu chật hẹp và sâu nên trước đây phẫu thuật không có  vai trò quan trọng trong điều trị triệt để mà chỉ có vai trò trong việc lấy bệnh phẩm để chẩn đoán bệnh. Ngày nay với sự  tiến bộ của phẫu thuật nền sọ, kết hợp với nội soi đã mở ra cơ hội chữa khỏi bệnh cho những bệnh nhân ung thư vòm thể kém đáp ứng với tia xạ như thể sừng hóa hoặc tái phát. Ngoài ra phẫu thuật còn có thể loại bỏ các hạch di căn ở vùng cổ giai đoạn còn khu trú. Ngoài các phương pháp điều trị cơ bản như  trên, các nhà khoa học hiện nay đang nỗ lực nghiên cứu các biện pháp điều trị mới dựa trên sinh học phân tử, công nghệ gen, miễn dịch học…  và bước đầu đã cho thấy hiệu quả điều trị  tích cực. Tiên lượng bệnh phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn bệnh khi được phát hiện, nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm tỷ lệ sống trên 5 năm sau điều trị có thể lên tới trên 70%, 80%, nhiều trường hợp khỏi hẳn. Với ung thư vòm giai đoạn muộn, tỷ lệ tái phát và di căn sau điều trị rất cao, tỷ lệ sống thêm trên 5 năm thấp từ 10% tới 40%. Tiên lượng bệnh còn phụ thuộc nhiều vào thể ung thư, ung thư biểu mô không biệt hóa có tiên lượng tốt nhất vì rất nhạy cảm với tia xạ, ung thư mô liên kết có tiên lượng kém nhất. Còn với ung thư phổi, bác sĩ Nguyễn Văn Khai, Bệnh viện K trung ương cho rằng, tình trạng ung thư phổi ngày càng gia tăng ở mức báo động. Nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao hơn gấp 13 lần so với những người không hút thuốc. Mức độ tăng nguy cơ khác nhau tuỳ theo loại tế bào ung thư. Mặt khác, tiếp xúc với khói thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi 20-30%. Để phòng ngừa bệnh, mỗi người nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá và tránh xa nơi có khói thuốc lá. Trên đây là những thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Thực trạng và phương pháp tầm soát ung thư vòm họng, ung thư phổi” vừa diễn ra tại Hà Nội hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá năm 2017. Trong khuôn khổ hội thảo, các chuyên gia y tế đến từ Bệnh viện K, Bệnh viện Tai-Mũi-Họng trung ương, Bệnh viện Đa khoa An Việt đã tiến hành tầm soát miễn phí tai-mũi-họng và chụp X-quang phát hiện ung thư phổi cho khoảng 100 người.

Sức khỏe & Đời sống, Hà Nội mới

Bệnh nhân thứ 8 tại BVĐK Hòa Bình đã tử vong đêm 3/6

Thông tin từ các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân thứ 8 của sự cố y khoa xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình mặc dù được các chuyên gia nỗ lực điều trị, tuy nhiên đã không qua khỏi và tử vong đêm 3/6. Những ngày qua tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân Nguyễn Thị Bích Nguyên 45 tuổi- nạn nhân nặng nhất trong sự cố y khoa chạy thận ở Hoà Bình diễn biến xấu hơn rất nhiều. BV Bạch Mai cho biết so với một ngày trước đó tình trạng của bệnh nhân Nguyên diễn biến xấu hơn. Các tạng bị suy không có dấu hiệu hồi phục, tình trạng xuất huyết tiêu hoá cũng nặng nề hơn. Chiều ngày 3/6, Bênh viện Bạch Mai tiếp tục hỗ trợ thuốc, máu và các phương tiện kỹ thuật tốt nhất với hy vọng bệnh nhân đáp ứng điều trị. Các bác sĩ, điều dưỡng về hồi sức, tim mạch... của Bệnh viện Bạch Mai đã sẵn sàng đưa bệnh nhân về Hà Nội trong đêm 3/6 theo dự kiến, tuy nhiên sau khi hội chẩn các chuyên gia nhận định không thể vận chuyển bệnh nhân về nên tiếp tục cử các bác sĩ ở lại theo dõi bệnh nhân. Cũng trong chiều ngày 3/6 đoàn công tác của Bộ Y tế do Cục Quản lý Khám chữa bệnh làm trưởng đoàn và đoàn chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai đã lên Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình để tiếp tục hội chẩn cho bệnh nhân Nguyên và bàn phương án chuẩn bị đưa bệnh nhân về Hà Nội trong đêm tuy nhiên do tình trạng của bệnh nhân diễn biến xấu hơn nên đoàn công tác và các chuyên gia đã thống nhất chưa chuyển bệnh nhân về Hà Nội mà tiếp tục nỗ lực điều trị. Các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai và bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Hòa Bình đã làm hết sức trong việc huy động máy móc, nhân lực và thuốc men để điều trị bệnh nhân. Trong những ngày qua luôn có khoảng 5 chuyên gia y tế của Bệnh viện Bạch Mai ở đây phối hợp cùng các bác sĩ Bệnh viẹn Đa khoa tỉnh Hoà Bình hội chẩn, theo dõi, điều trị cho bệnh nhân. Những ngày qua bệnh nhân đã được tiến hành đặt máy ECMO, liên tục được lọc máu và lọc huyết tương với chi phí điều trị ước tính 100 triệu mỗi ngày. Mặc dù được các y, bác sỹ thường xuyên khám bệnh, đánh giá tình trạng của bệnh nhân và đưa ra các phương án xử lý phù hợp nhưng tình trạng sức khỏe bệnh nhân Nguyên vẫn rất nguy kịch, 6 tạng chính của cơ thể đều bị suy nặng gồm tuần hoàn, hô hấp, gan, thận, đông máu và thần kinh trung ương. Khoảng 2h sáng nay, bệnh nhân xuất hiện ngừng tuần hoàn, sau cấp cứu khoảng 30 phút vẫn không có kết quả. Bệnh nhân tử vong vào hồi 2h40 sáng ngày 4/6. Như vậy, sau gần 1 tuần (29/5 – 4/6) xảy ra sự cố tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, bệnh nhân Nguyên- bệnh nhân chạy thận nằm trong nhóm 8 bệnh nhân nặng nhất đã không thể qua khỏi. Trước đó, khoảng 8 giờ ngày 29/5 tại Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo bất ngờ xuất hiện triệu chứng biểu hiện khó thở, huyết áp tụt, đau bụng, nôn, ngứa.... Đến thời điểm này sự cố đã khiến 8 bệnh nhân tử vong. Còn với 10 bệnh nhân trong sự cố này được chuyển xuống bệnh viện Bạch Mai hiện 8 người đã ổn định hoàn toàn, tiếp tục được lọc máu chu kỳ. Còn 2 bệnh nhân nặng hơn nhưng tình trạng vẫn được kiểm soát và ngày càng khả quan hơn.

Hà Nội mới

Những bệnh “rình rập” trẻ khi nắng nóng đỉnh điểm

Trước tình hình nắng nóng kéo dài liên tục những ngày qua, chiều 4-6, bác sĩ Trần Thu Thủy, Bệnh viện Nhi trung ương đưa ra khuyến cáo đối với các bậc phụ huynh.  Nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng cao bất thường kéo theo nguy cơ trẻ bị suy kiệt vì nóng, thậm chí là say nắng. Quá nhiều hoạt động ở ngoài trời, ở lâu dưới ánh nắng gay gắt, không uống đủ nước và mặc quần áo không thích hợp có thể khiến trẻ mắc các bệnh do nắng nóng. Để có thể hoạt động bình thường, cơ thể phải liên tục duy trì nhiệt độ ở mức 37 độ C. Thân nhiệt chịu sự kiểm soát chặt chẽ của tuyến dưới đồi nằm ở não. Khi thân nhiệt tăng cao, tuyến dưới đồi bật đèn xanh, giúp khởi động một loạt thay đổi trong cơ thể. Trẻ thở nhanh hơn và nông hơn, lượng máu di chuyển tới da tăng lên và mồ hôi toát ra. Phần lớn nhiệt dư thừa được thải qua da. Điều này sẽ diễn ra một cách dễ dàng nếu không khí quanh ta mát và khô. Trường hợp ngược lại, nếu không khí nóng, ẩm và trẻ ở trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời thì việc thải nhiệt sẽ gặp nhiều khó khăn. Mồ hôi không thể bốc hơi nhanh, cơ thể không giải phóng đủ nhiệt, thân nhiệt vì thế sẽ tăng lên nhanh chóng. Thân nhiệt quá cao có thể gây tổn thương cho não và các cơ quan quan trọng khác.Bác sĩ Trần Thu Thuỷ đề cập tới một số bệnh liên quan tới nắng nóng. Cụ thể, nếu cơ thể ra mồ hôi nhiều mà không được bù nước đầy đủ có thể dẫn tới mất nước và chuột rút, trong khi cơ thể không thải đủ nhiệt sẽ dẫn tới suy kiệt vì nóng, thậm chí là say nắng cần cấp cứu. Chuột rút, kiệt sức vì nóng hay say nóng thường xuất hiện ở trẻ lớn tham gia hoạt động thể lực kéo dài dưới nắng nóng, ví dụ trong giờ chơi thể thao. Với trẻ nhỏ, bệnh chủ yếu liên quan tới nắng nóng là mất nước.

Mất nước:

Trẻ bị mất nước khi lượng dịch thoát ra qua mồ hôi và nước tiểu lớn hơn lượng dịch uống vào. Mất nước ở mức độ nhỏ, kể cả chỉ tương đương 2% cân nặng, cũng có thể ảnh hưởng xấu tới trẻ. Mất nước làm giảm khả năng điều hòa thân nhiệt và do đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do nắng nóng khác. Các biểu hiện của mất nước: Môi khô, khát nước, tiểu ít hoặc không tiểu, nước tiểu cô đặc, sẫm màu; khóc không có nước mắt; trẻ quấy khóc, khó chịu; có vẻ ủ rũ, lờ đờ, mệt mỏi. Trường hợp nặng, trẻ có biểu hiện: mắt trũng, thóp trũng, buồn nôn, nôn, lờ đờ hay hôn mê. Nếu nghi ngờ bé bị thiếu nước, cần chuyển bé vào nơi thoáng mát, cho bé uống nước. Nếu bé không cảm thấy dễ chịu hơn thì cần tìm sự trợ giúp y tế.

Chuột rút do nóng:

Chuột rút do nóng là tình trạng đau cơ hay co cứng cơ, thường xuất hiện ở vùng bụng, cánh tay hay cẳng chân, khi vận động quá mức trong thời tiết nóng. Trẻ hay vã mồ hôi nhiều khi hoạt động mạnh dễ bị chuột rút kiểu này. Ra mồ hôi nhiều khiến cơ thể mất nước và muối, hàm lượng muối thấp trong cơ khiến cơ co rút đau đớn. Chuột rút do nóng cũng có thể là biểu hiện của kiệt sức do nóng. Cách xử trí là cho trẻ ngừng hoạt động thể lực và ngồi yên ở nơi râm mát, uống nhiều nước, tiếp tục ngừng hoạt động thể lực mạnh trong vòng vài giờ sau khi hết bị chuột rút để tránh rơi vào kiệt sức hay say nắng. Tìm trợ giúp y tế nếu tình trạng không cải thiện sau một giờ.

Kiệt sức do nóng:

Các dấu hiệu cảnh báo là cơ thể vã mồ hôi như tắm, người nhợt nhạt, chuột rút, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn, ngất; da lạnh và ẩm ướt; mạch nhanh và yếu; thở nhanh và nông. Nếu không được điều trị, kiệt sức vì nóng có thể tiến triển thành say nắng. Do đó, cần tìm trợ giúp y tế nếu tình trạng này không tiến bộ sau một giờ. Mặt khác, giúp trẻ hạ thân nhiệt bằng các biện pháp: cho uống nước mát, tắm nước mát, lau người bằng khăn mát, đưa trẻ tới nơi có quạt mát, điều hòa, mặc quần áo nhẹ nhàng, thoáng mát.

Say nắng:

Đây là căn bệnh nghiêm trọng nhất do nắng nóng. Bệnh xuất hiện khi cơ thể không còn khả năng kiểm soát nhiệt độ: thân nhiệt gia tăng nhanh chóng, ra mồi hôi không đủ để giải tỏa nhiệt, cơ thể không thể tự làm mát. Thân nhiệt có thể lên tới 39,5 độ C hoặc cao hơn trong vòng 10-15 phút. Say nắng có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn nếu không được cấp cứu kịp thời. Các dấu hiệu cảnh báo, đó là khi thân nhiệt lên cao (trên 39,5 độ C) kèm theo da nóng, đỏ và khô (không ra mồ hôi); mạch nhanh, mạnh; đau đầu nhức nhối; chóng mặt; buồn nôn; mê sảng; mất ý thức. Say nắng có thể dẫn tới tử vong. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu nêu trên, cần nhờ người gọi xe cấp cứu trong khi tìm cách hạ thân nhiệt của trẻ. Chuyển trẻ tới khu vực râm mát. Sau đó, nhanh chóng hạ thân nhiệt của trẻ bằng bất cứ biện pháp nào. Chẳng hạn, dùng vòi nước mát hay xô nước mát xối lên người, dùng khăn ướt lau người… Nếu độ ẩm không khí thấp, cần bọc trẻ trong một tấm vải ướt và mát rồi quạt thật mạnh. Theo dõi thân nhiệt và tiếp tục các biện pháp làm mát cho tới khi nhiệt độ xuống còn 38,5 hay 39 độ C.

Thanh niên

Bệnh nhân bị 35 viên sỏi lấp đầy túi mật

Ngày 3.6, Bệnh viện quốc tế Thái Hòa (Đồng Tháp) đã cấp cứu bệnh nhân L.T.D (43 tuổi, ngụ H.Tân Hồng, Đồng Tháp) bị viêm túi mật cấp do đầy sỏi trong túi mật. Gần đây, bà D. hay mệt mỏi, đau hạ sườn phải lan đến ngực phải nên đến bệnh viện khám. Qua chẩn đoán, bác sĩ phát hiện trong túi mật bệnh nhân có 35 viên sỏi lấp đầy làm túi mật bị viêm và sưng to nên tiến hành phẫu thuật nội soi cắt bỏ túi mật. Theo các bác sĩ, thông thường bệnh nhân bị sỏi mật chỉ vài viên cũng phải phẫu thuật gắp ra, trường hợp bà D. nếu không sớm điều trị có nguy cơ túi mật bị thủng hoặc vỡ gây biến chứng, nguy hiểm tính mạng.

 Tử vong do nhiễm trùng khi đi bơi sau khi xăm 5 ngày

Chuyện xảy ra ở Mexico: một người đàn ông 31 tuổi đã tử vong… vì đi bơi sau khi xăm được 5 ngày do vi khuẩn ăn thịt người, theo Medical Daily. Trong báo cáo, được xuất bản trên tạp chí BMJ, các bác sĩ đã xác định bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn huyết - một phản ứng cực mạnh vì bệnh nhiễm trùng - từ bơi lội ở biển chỉ trong 5 ngày sau khi xăm mình. Được biết, nạn nhân được đưa đến phòng cấp cứu ba ngày sau khi bị sốt và ớn lạnh, sưng tấy tại hình xăm, và cả hai chân. Nghiên cứu tại phòng thí nghiệm cho thấy nạn nhân có nhiều men gan, tức có tiền sử bệnh gan mạn tính. Bệnh này làm cho nạn nhân dễ bị nhiễm trùng V. vulnificus, một loại vi khuẩn ăn thịt có ở đại dương, và phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ, nhiễm trùng có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, sốt và ớn lạnh sau 24 giờ mắc phải. Các bác sĩ tin rằng hình xăm gần đây là nơi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của nạn nhân. Sau khi xét nghiệm xác nhận nạn nhân nhiễm V. vulnificus, các bác sĩ ngay lập tức điều trị bằng kháng sinh gấp đôi. Tuy nhiên, tình trạng của bệnh nhân tiếp tục suy giảm, và được điều trị sau khi bị suy cơ quan. Hai tuần sau, sức khỏe bệnh nhân có cải thiện, nhưng đã bị sốc nhiễm khuẩn, dẫn đến suy thận, và cuối cùng là tử vong. Các bác sĩ cảnh báo mối liên quan giữa bệnh gan mạn tính và tỷ lệ tử vong cao với nhiễm trùng V. vulnificus, theo báo cáo. Các chuyên gia cũng cảnh báo những trường hợp nhiễm V. vulnificus ở những bệnh nhân bị bệnh gan mạn tính và ăn hàu sống hay tiếp xúc với nước biển. Tiến sĩ Jared Jagdeo, giáo sư khoa da liễu, cho biết: "Thông thường, hình xăm nên được chăm sóc cẩn thận tối thiểu là hai tuần, cho đến khi da lột hoàn toàn, và hết vảy. Đi bơi trước hai tuần làm cho hình xăm dễ bị nhiễm vi khuẩn, và hóa chất...”.

Cha mẹ nghiện điện thoại ảnh hưởng đến hành vi con trẻ

Lướt email, 'like' Instagram hoặc viết 'status' trên Facebook trong khi nói chuyện với con có thể ảnh hưởng đến hành vi xấu của trẻ, các bác sĩ nhi khoa cảnh báo. Trang womansday dẫn một nghiên cứu mới của Bệnh viện Nhi đồng C.S Mott thuộc Đại học Michigan (Mỹ) phát hiện ra rằng các vấn đề về hành vi trẻ em có thể liên quan đến việc cha mẹ dành nhiều thời gian trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. “Technoference" - một thuật ngữ được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu mô tả sự gián đoạn tương tác giữa cha mẹ và con cái do công nghệ. 170 gia đình Mỹ được theo dõi về thói quen sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính xách tay của cha mẹ và những thiết bị này thường làm gián đoạn cuộc trò chuyện hoặc hoạt động với con của họ. 40 tuổi là tuổi phụ nữ không còn nhiều gánh nặng cuộc sống, và con cái. Thật không may, sức khỏe lúc này không phải lúc nào cũng có thể trở nên huyền diệu như hồi 20 tuổi.Theo đó, các bậc phụ huynh cũng tự đánh giá hành vi của con mình do công nghệ như căm ghét và hờn dỗi cũng như các hành vi khác bao gồm tình trạng bồn chồn, hiếu động thái quá, và giận dữ của con trẻ. Kết quả cho thấy hai thiết bị công nghệ có xu hướng ảnh hưởng sự tương tác với đứa trẻ ít nhất một lần trong ngày. Tuy nhiên, gần một nửa số người tham gia (48%) cho biết có ba hay nhiều gián đoạn tương tác mỗi ngày. Năm ngoái, một nghiên cứu đã cảnh báo rằng cha mẹ đang bị phân tâm từ điện thoại di động có thể dẫn đến gia tăng số trẻ em bị tai nạn. Katrina Phillips, Giám đốc điều hành của Tổ chức Bảo vệ Tai nạn Trẻ em, nói với Hiệp hội Báo chí: "Trong khi chúng ta bị mê hoặc bởi điện thoại di động, chúng ta đang đặt trẻ em vào tình trạng nguy hiểm. Những tai nạn nghiêm trọng xảy ra chỉ trong vài giây, thường do cha mẹ bị phân tâm bởi điện thoại di động”.

Tiêm chủng giúp ngăn ngừa 2 - 3 triệu ca tử vong mỗi năm

Sáng 3.6, tại Quảng Ngãi, Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng năm 2017 do Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương phát động với chủ đề “Hiệu quả của vắc xin”. Theo Bộ Y tế, tiêm chủng là một trong những can thiệp y tế thành công và hiệu quả nhất trên thế giới, giúp ngăn ngừa từ 2 - 3 triệu ca tử vong mỗi năm. Theo Bộ Y tế, sau hơn 30 năm triển khai công tác tiêm chủng mở rộng tại VN, hơn 600 triệu liều vắc xin đã được tiêm chủng miễn phí cho trẻ em và phụ nữ, trong đó có 10 loại vắc xin mới với công nghệ kỹ thuật hiện đại trong nước sản xuất, giúp giảm tỷ lệ mắc và tử vong do mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhiều dịch bệnh nguy hiểm như bại liệt, uốn ván sơ sinh, sởi đã được khống chế. Tuy nhiên, tại một số huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, tỷ lệ tiêm chủng còn thấp nên vẫn xảy ra những vụ dịch ho gà, thương hàn, viêm não Nhật Bản quy mô nhỏ. Mỗi năm vẫn còn hơn 600.000 trẻ không được tiêm chủng kịp thời vắc xin viêm gan B sơ sinh, có nguy cơ ung thư do nhiễm vi rút này. Dịp này, Bộ Y tế triển khai đồng loạt hệ thống phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng trong cả nước, giúp khắc phục tình trạng trẻ em không được tiêm đủ mũi vắc xin hoặc tiêm chủng không đúng lịch. Hệ thống quốc gia hiện quản lý thông tin tiêm chủng của gần 3,8 triệu trẻ em. Đến 1.6.2018 sẽ thực hiện tiêm chủng không giấy, toàn bộ dữ liệu tiêm chủng sẽ được lưu trên hệ thống điện tử.

3 Bộ cùng quản sợi bún, chiếc bánh trung thu

Luật An toàn thực phẩm đã quy định việc quản lý theo chiều dọc, không cắt ngang từng công đoạn, song việc tổ chức thực hiện vẫn theo cách cũ nên một sợi bún, một chiếc bánh trung thu vẫn cần tới 3 bộ cùng quản lý. Đó là một trong những hạn chế của công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP) được các đại biểu (ĐB) chỉ ra và đại diện Chính phủ cũng thừa nhận, khi Quốc hội (QH) dành cả ngày 5.6 để thảo luận tại hội trường về báo cáo giám sát công tác này.

Mấu chốt vẫn là tổ chức thực hiện

Hiện vẫn có đến 27% người dân không yên tâm về thực phẩm, 59% chưa yên tâm lắm. Trong 3 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh thì trên 20% vi phạm ATTP. Trong 5 năm qua có hơn 1.700 vụ ngộ độc thực phẩm làm 164 người chết... Đó là những con số đáng chú ý được báo cáo giám sát chỉ ra, nhưng đa số ĐB cho rằng đó vẫn là "phần nổi của tảng băng".Trưởng ban Quản lý ATTP TP.HCM Phạm Khánh Phong Lan đặt câu hỏi: Vì sao những tồn tại trong vấn đề này đã được thấy rõ mà vẫn dai dẳng, trong khi thực phẩm là vấn đề kỹ thuật, các nước cùng hoàn cảnh như chúng ta song vấn đề của họ không đáng báo động? "Trong quản lý nhà nước, trước khi có luật ATTP năm 2010 thì ta chia theo chiều ngang, cắt khúc cho 3 bộ. Đến nay đã quy định theo chiều dọc, ai chịu trách nhiệm thì từ đầu đến cuối, theo nhóm ngành hàng, nhưng thực tế vẫn cắt ngang, nên có nhiều khoảng trống", bà Lan nói.ĐB Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang) cũng chỉ ra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước cắt khúc, phân đoạn trong chuỗi từ trang trại đến bàn ăn, tạo nhiều khoảng trống chưa được xử lý có hiệu quả, cuối cùng vẫn là thực phẩm không an toàn và người dân phải chịu hậu quả. ĐB này đề nghị việc phòng chống thực phẩm không an toàn cần có một cơ quan thực sự giữ vai trò nhạc trưởng điều hành, phối hợp giữa các cơ quan liên quan. Một ví dụ rõ nét cho nhận định này là câu chuyện quản lý một sợi bún được ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) chỉ rõ: Bột gạo, nguyên liệu làm bún thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ NN-PTNT, sản phẩm tinh bột thì thuộc Bộ Công thương. Trong khi sản phẩm bún bán trên thị trường, nếu chứa chất tinopal gây hậu quả cho người tiêu dùng thì thuộc Bộ Y tế. Tương tự với chiếc bánh trung thu: nhãn bánh, bao bì do Bộ Công thương quản lý; nhân bánh (trứng) thì thuộc Bộ NN-PTNT và các chất phụ gia là của Bộ Y tế. Do đó, các ĐB đề nghị không nên để 3 bộ cùng quản lý mà thu về một đầu mối duy nhất. ĐB Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) kiến nghị cần một đơn vị độc lập, có chức năng quản lý xuyên suốt chuỗi thực phẩm thì mới có đủ năng lực pháp lý. Tranh luận với các ý kiến cho rằng không nên có thêm một tổ chức mới vì sẽ làm phình bộ máy, thêm biên chế, theo ông Hiếu, thành phần thực chất sẽ là các chuyên viên đến từ 3 bộ được giao quản lý ATTP, giờ được điều chuyển về một đơn vị nên không thể nói làm tăng biên chế. "Ngược lại, nó có thể giảm biên chế do loại bỏ sự chồng chéo trùng hợp một số vị trí mà 3 bộ cùng tiến hành", ĐB Hiếu phân tích và dẫn câu chuyện ô nhiễm nguồn nước do thạch tín gây ra, ông Hiếu cho rằng để xử lý vấn đề này cần các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, nông nghiệp, khoa học hội tụ trong một tổ chức độc lập để có khả năng tham vấn cho Chính phủ nhằm đưa ra những chính sách tốt nhất. "Đây cũng là mô hình mà nước Mỹ áp dụng trong quản lý thuốc và thực phẩm", ông nói thêm. Giải trình vấn đề, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết cùng với giám sát của QH, Chính phủ đã đề nghị các tổ chức quốc tế có những nghiên cứu độc lập. Ông Đam cho hay, cùng lúc với QH hoàn thiện báo cáo giám sát thì Ngân hàng Thế giới (WB) cũng vừa hoàn thiện báo cáo. "Đáng mừng là nội dung đánh giá thực trạng, nguyên nhân yếu kém, đề xuất giải pháp cơ bản giống nhau. Ví dụ về quy định luật pháp, WB nhận định hệ thống pháp luật của VN đi đầu trong khu vực về hiện đại và tiếp cận đúng xu thế, vấn đề là tổ chức thực hiện", Phó thủ tướng nói. "Quy định trong quản lý, chúng ta đã chuyển từ cắt ngang sang dọc nhưng trong thực hiện vẫn còn thực tế là phân khúc, tức là thực hiện chưa tốt", Phó thủ tướng thừa nhận. Về các ý kiến cho rằng cần một tổ chức bộ máy mới để quản lý, theo Phó thủ tướng, các nước cũng như VN đều giao từng việc một cho từng bộ ngành. "Có điều cơ chế điều phối chung của ta nhiều nơi nhiều lúc chưa tốt, không chỉ với ATTP mà các vấn đề khác cũng vậy. Khi các bộ cử người tham gia thì rõ tên rõ người nhưng thực tế là có cán bộ phụ trách nhiều việc. Bên cạnh đó, phần lớn các ban chỉ đạo hoạt động chủ yếu ở một số cơ quan thường trực", ông Đam lý giải thêm.

Phải chỉ rõ trách nhiệm

Trước đó, dù đồng tình cơ bản với báo cáo về những đánh giá về thực trạng, nguyên nhân của yếu kém, song không ít ĐB lại cho rằng phần nhìn nhận trách nhiệm cụ thể chưa rõ nét. ĐB Dương Minh Tuấn (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho rằng: Báo cáo không thể nói chung chung 3 bộ có nơi có lúc làm chưa tốt công tác quản lý nhà nước. Trong khi đó, ĐB Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) đề nghị Chính phủ chỉ đạo kiểm điểm người đứng đầu không tổ chức quyết liệt, để xảy ra nhiều sự cố về ATTP. "Bệnh đã chẩn, thuốc đã được kê nhưng liệu bệnh tình rồi có giảm, tình trạng mất ATTP có được ngăn chặn hay không", ông Diến hoài nghi và yêu cầu Chính phủ hằng năm phải báo cáo với QH, còn các địa phương báo cáo HĐND về tổ chức thực hiện. Tương tự, theo ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình), báo cáo đã nêu một nội dung rất quan trọng là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong ATTP, đặc biệt trước hết là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, ĐB Cường cho rằng việc nêu trách nhiệm này còn chung chung, tình trạng này có trách nhiệm của cả 3 bộ: Y tế, NN-PTTN, Công thương. "Báo cáo không nêu rõ phạm vi, trách nhiệm của mỗi bộ đối với các hạn chế này đến đâu, yếu kém của bộ nào là chính. Còn UBND các cấp có trách nhiệm chính tại địa phương, vậy địa phương nào làm tốt, địa phương nào chưa làm tốt. Nếu chúng ta không chỉ rõ địa chỉ và không làm rõ trách nhiệm, bộ, ngành nào của địa phương nào chưa làm tốt thì sẽ khó cải thiện được tình trạng này trong tương lai”, ĐB Cường nhấn mạnh

An ninh thủ đô

Tập bơi, nam sinh viên trường y đuối nước thương tâm

Về nhà nghỉ hè, H. ra sông tắm và tập bơi thì không may bị đuối nước. Ngay khi phát hiện sự việc, người dân đã tri hô để cứu H. nhưng không thành. Ngày 4-6, thông tin từ UBND xã Nghĩa Khánh, Nghĩa Đàn, Nghệ An cho biết, trên địa bàn vừa có một vụ đuối nước thương tâm. Nạn nhân được xác định là Vũ Văn H., trú xóm Đồng Đại. Theo đó, sự việc xảy ra vào chiều ngày 3-6, H. ra sông Hiếu gần nhà để tắm và tập bơi. Tuy nhiên, trong lúc tập, H. bất ngờ bị nhấn chìm. Người dân phát hiện đã tri hô để cứu người nhưng không thành. Thi thể của H. được tìm thấy sau đó. H. đang là sinh viên năm thứ 3, chuyên ngành Bác sỹ đa khoa, trường đại học Y khoa Vinh. Được nghỉ hè nên H. về nhà chơi và xảy ra chuyện đau lòng. Ngay sau đó, gia đình H. đã đến nhận thi thể em và đưa về làm lễ mai táng theo phong tục địa phương.

Pháp luật Việt Nam 

Mỗi năm Việt Nam tổn thất gần 1% GDP do thuốc lá

Là thông tin do ông Lokky Wai - Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đưa ra nhân Ngày Thế giới không hút thuốc lá 31/5 vừa qua. Theo đó, Tại Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện K, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc là 96,8%. Nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế năm 2011 cho thấy, bệnh tật và tử vong sớm do sử dụng thuốc lá chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam. Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá do Tổng cục Thống kê phối hợp với WHO thực hiện cho thấy, năm 2015, ở người trưởng thành tại Việt Nam, số tiền người dân Việt Nam chi mua thuốc lá là 31 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm 5 nhóm bệnh trong số 25 bệnh do sử dụng thuốc lá gây ra ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa - hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là hơn 23 nghìn tỷ đồng/năm. BV Bạch Mai cho hay: tác hại của khói thuốc lá không phải là những gì ta nhìn thấy được. Với hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có 69 chất là tác nhân gây ung thư, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân của hơn 25 căn bệnh nguy hiểm như: ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư thanh quản, bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… cho cả người hút và những người không hút nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động. Ngày Thế giới không hút thuốc lá năm nay được WHO lựa chọn với chủ đề “Sử dụng thuốc lá – mối đe dọa sự phát triển bền vững của các quốc gia”. Thông qua chủ đề này, WHO đề cập tới những tổn thất về sức khỏe và kinh tế, những tác động tiêu cực tới mục tiêu phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu cũng như của từng quốc gia do việc sử dụng thuốc lá gây ra. WHO kêu gọi các quốc gia ưu tiên thúc đẩy các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá, lồng ghép hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá trong các chương trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, đồng thời khuyến khích sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân vào hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá. Ông Lokky Wai - Trưởng đại diện Văn phòng WHO tại Việt Nam nhấn mạnh: “Tổn thất do thuốc lá gây ra vượt xa phạm vi sức khỏe cộng đồng. Thuốc lá còn là một rào cản lớn đối với sự phát triển bền vững ở một số mặt trận như: an ninh lương thực, bình đẳng giới, giáo dục, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Thuốc lá giết chết hơn 7 triệu người mỗi năm, và 80% những người này sống ở các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình. Con số này dự đoán sẽ tăng hơn 8 triệu người mỗi năm vào năm 2030 nếu các nước không có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Việc sử dụng thuốc lá là nguy cơ đe dọa đối với bất kỳ ai, không phân biệt giới tính, tuổi, chủng tộc, văn hóa hay học vấn. Và thuốc lá đã gây ra tổn thất kinh tế lên tới hơn 1.400 tỷ USD mỗi năm gồm chi phí điều trị bệnh và mất năng suất lao động. Các nước đang phát triển gánh chịu 40% tổn thất kinh tế toàn cầu do sử dụng thuốc lá. Tổn thất do thuốc lá Việt Nam chiếm gần 1% GDP mỗi năm. Nếu những tổn thất kinh tế này có thể tránh được thông qua kiểm soát thuốc lá, nó sẽ giúp giảm nghèo, tăng năng suất lao động và thúc đẩy phát triển toàn quốc”. Ông Lokky Wai kêu gọi Chính phủ Việt Nam và tất cả các đối tác cùng nỗ lực vượt qua thách thức để làm giảm sử dụng thuốc lá bằng cách tăng thuế thuốc lá, sẽ giảm nhu cầu đối với sản phẩm nguy hiểm này và giúp đảm bảo cho một tương lai lành mạnh và bền vững hơn cho Việt Nam.

Tai biến khi chạy thận - có và cần biết

Theo các chuyên gia y tế, quá trình chạy thận vẫn tồn tại những tai biến nhất định. Trên y văn thế giới và chuyên ngành thận nhân tạo, đã có nhiều biến chứng xảy ra… Và bác sĩ cũng có lưu ý để tránh những tai biến này. Vụ việc 18 bệnh nhân chạy thận nhân tạo bị sốc phản vệ khiến các chuyên gia y tế đều khẳng định đây là sự cố y khoa nghiêm trọng. Trong lịch sử ngành thận nhân tạo 45 năm từ khi thành lập đến nay chưa từng xảy ra sự cố y khoa nghiêm trọng nào như tại Hòa Bình. Sự cố này cũng là bài học đau xót đối với chuyên ngành thận lọc máu. Theo BV Bạch Mai, để thực hiện được một ca lọc máu quy trình rất chặt chẽ, phải có nước lọc máu, quả lọc máu, thăm khám bệnh nhân, theo dõi bệnh nhân trong 3-4 tiếng… Trên thế giới cũng như Việt Nam, khi thực hiện một kỹ thuật y khoa đều phải nắm rõ các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. “Cụ thể, có khoảng hơn 20 biến chứng có thể xảy ra trong quá trình lọc máu. Ví dụ như tụt huyết áp… Các tai biến này xảy ra trong thời gian rất ngắn, nếu không xử lý kịp sẽ rất nguy hiểm. Đặc biệt nếu để khí lọt vào máu trong quá trình bơm máu vào người bệnh nhân thì cực kỳ nguy hiểm, chỉ cần 10 ml khí chèn vào có thể gây biến chứng tắc mạch máu, tử vong. Tuy nhiên, những biến chứng này rất hiếm gặp vì máy móc chạy thận hiện rất hiện đại” – TS. Nguyễn Hữu Dũng chia sẻ. Ngoài ra, thể trạng không tốt là một trong những nguyên nhân dễ dẫn tới sốc khi chạy thận. Đặc biệt với bệnh nhân có thêm bệnh về tim mạch. Với những bệnh nhân đã có chỉ định chạy thận, thời gian chạy thận thường kéo dài và liên tục, do đó, người bệnh và cơ sở y tế cần được chuẩn bị đầy đủ và đảm bảo trong cả quá trình chạy thận, bao gồm: máy móc, đường máu, đường dịch và quá trình chạy thận. Trong suốt thời gian chạy thận (3-4 tiếng/lần), cần có sự giám sát của nhân viên y tế. Đồng quan điểm, bác sĩ Nguyễn Cao Luận - Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đặc thù của chuyên ngành chạy thận nhân tạo là cùng lúc hàng loạt người được chạy thận. Vì thế, nếu xảy ra tình huống 1-2 người bị sốc phản vệ thì có thể do yếu tố cơ thể, từng cá thể với thuốc, hóa chất. Còn nếu cùng lúc hàng loạt người bị thì cần chú ý đến hệ thống xử lý nước, việc rửa quả lọc... đã đúng quy trình chưa, có còn chất tồn dư, hay vấn đề ở dịch truyền, dịch thẩm tách... Trong lọc thận nhân tạo, đường máu và đường dịch chia riêng, đường máu sẽ có quả lọc. Theo nguyên tắc, hàng ngày, nhân viên sẽ phải dùng hoá chất để sát trùng quả lọc, sau đó rửa sạch. Nếu rửa không sạch cũng gây nguy hiểm cho người bệnh. Nếu bị đồng loạt một lúc nhiều bệnh nhân đang chạy thận thì có khả năng hóa chất xúc rửa đường ống. Trong chạy thận phải có hệ thống nước siêu tinh khiết để lọc máu. Hệ thống này không sát trùng thường xuyên sẽ bị nhiễm trùng nhưng nếu xảy ra tình trạng nhiễm trùng thì cũng là các ca riêng lẻ. Trong trường hợp 18 người bị sốc phản vệ ở BVĐK tỉnh Hòa Bình nhiều khả năng người ta sử dụng thuốc sát trùng nhưng tồn dư gây sốc hàng loạt và hàm lượng hóa chất tồn dư với nồng độ tương đối cao. Tuy nhiên, để xác định nguyên nhân, cần có một hội đồng chuyên môn xem xét các tình huống, xét nghiệm xem có chất tồn dư các hóa chất hay không. Theo Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tai biến thường gặp nhất bệnh nhân chạy thận dễ gặp phải đó là tụt huyết áp (20-30%), chuột rút (5-20%), buồn nôn và nôn (5-15%), nhức đầu (5%), đau ngực (2-5%), ngứa (5%) và sốt ớn lạnh (<1%). “Những biến chứng nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim, chèn ép tim, xuất huyết nội sọ, co giật, tán huyết và thuyên tắc khí, phản ứng dị ứng, hội chứng mất cân bằng… thường ít gặp. Không nên uống quá nhiều nước vì có thể gây tích nước cơ thể gây ra hiện tượng: tăng cân, phù, thay đổi huyết áp, tạo gánh nặng cho tim, khó thở. Khi tính toán lượng nước tiêu thụ trong ngày, cũng cần tính cả lượng nước trong các loại thực phẩm nhiều nước như súp, kem, dưa hấu, nho, táo, cam, cà chua… Hạn chế tiêu thụ muối (dưới 5g muối/ngày), vì muối sẽ khiến cơ thể khát nước và khiến bệnh nhân uống nhiều nước hơn. Cần bổ sung đủ protein và năng lượng để duy trì sức khỏe” - TS.BS Trương Hồng Sơn chia sẻ. Trong số đó, tụt huyết áp là một tai biến thường gặp khi chạy thận. Đặc biệt là khi bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Tụt huyết áp có thể đi kèm với khó thở, đau bụng, co rút cơ, buồn nôn, nôn mửa. Bệnh nhân chạy thận đôi khi sẽ nói cảm giác bị chuột rút. Nguyên nhân gây ra chuột rút cho bệnh nhân chạy thận hiện nay chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, có thể giảm tình trạng chuột rút bằng cách điều chỉnh lượng nước và điện giải của cơ thể giữa các lần chạy thận sẽ giúp dự phòng được tình trạng chuột rút trong quá trình chạy thận. Ngoài ra, trước chạy thận, bệnh nhân cần lưu ý tránh ăn những loại đồ ăn/đồ uống khiến cơ thể tích nước. Hạn chế ăn các loại đồ ăn, đồ uống có chứa nhiều kali, phosphor, muối. Để quá trình chạy thận có kết quả tốt, bệnh nhân cần vào chạy thận đúng ngày và đúng giờ, đúng chỉ định của bác sĩ. Sau khi chạy thận xong, cần ở lại bệnh viện đủ lâu để được theo dõi toàn diện.

Báo Hải quan

Phát động chiến dịch: Đừng thờ ơ với nội tiết tố nữ

Lễ ra quân chiến dịch "Đừng thờ ơ với nội tiết tố nữ- Đủ nội tiết, đủ hạnh phúc" đã diễn ra tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương ngày 3/6. Chiến dịch được thực hiện bởi Hội phụ sản Việt Nam phối hợp với nhãn hàng Bảo Xuân. Có thể nói, suy giảm nội tiết tố nữ chính là nguyên nhân hàng đầu cướp đi tuổi xuân của người  phụ nữ. Phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh là đối tượng thường bị suy giảm nội tiết tố nữ nhiều nhất, tuy nhiên, tình trạng suy giảm nội tiết tố nữ lại đang có nguy cơ trẻ hóa khi mà không ít phụ nữ trẻ cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Đến dự Lễ phát động, Bộ Y tế nhấn mạnh: Nội tiết tố nữ được coi là tiền đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tâm sinh lý của phụ nữ. Tuy nhiên ở Việt Nam, phụ nữ vẫn chưa hiểu đúng vấn đề này, dẫn đến chất lượng cuộc sống chưa cao. "Chúng tôi mong rằng, chiến dịch Đừng thờ ơ với nội tiết tố nữ sẽ giúp phụ nữ Việt phần nào hạn chế được những khó khăn đã và đang gặp phải do nội tiết tố nữ gây ra. Đây là một vấn đề rất quan trọng, cần được quan tâm đúng mức, giúp cho đời sống của chị em phụ nữ được cân bằng và hoàn thiện hơn", Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh. Cũng trong ngày 3/6, Website chính thức của Hội phụ sản Việt Nam: http://noitiettonu.vn chính thức khởi động. Tại đây, các Y bác sỹ đầu ngành sẽ cung cấp kiến thức cơ bản về nội tiết tố nữ, giao lưu trực tuyến để trả lời thắc mắc, tư vấn trực tuyến cho phụ nữ về vấn đề này. Điểm đặc biệt, trong thời gian  hội phụ sản Việt Nam sẽ đưa vào ứng dụng Công cụ kiểm tra nội tiết tố nữ trực tuyến ngay tại website để giúp chị em phụ nữ dễ dàng kiểm tra tình trạng nội tiết tố nữ của mình để có biện pháp xử lý kịp thời. Theo các chuyên gia y tế, giải pháp hiệu quả nhất để giúp phụ nữ ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy giảm nội tiết tố là phụ nữ cần chủ động kiểm tra tình trạng nội tiết tố nữ của mình và chủ động bù đắp kịp thời nếu thiếu hụt. Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, có rất nhiều phương pháp để phụ nữ có thể bù đắp lượng nội tiết tố nữ thiếu hụt này một cách an toàn, hiệu quả, nhờ đó giúp phụ nữ duy trì sức khỏe, gìn giữ nhan sắc và vun đắp hạnh phúc gia đình bền lâu hơn.

Nhân dân

Chủ động phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong mùa hè

Do thời tiết nắng nóng gay gắt, trong những ngày qua, số lượng người bệnh tại các bệnh viện tăng nhanh, nhất là trẻ em và người già. Người bệnh chủ yếu mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, say nắng, cảm sốt, viêm đường hô hấp… Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Nhi T.Ư, trong những ngày nắng nóng gay gắt vừa qua, số bệnh nhi đến khám tại bệnh viện tăng từ 10 đến 15% so với những ngày bình thường. Tại Khoa Khám bệnh của bệnh viện, mỗi ngày tiếp nhận gần 3.500 bệnh nhi đến khám và điều trị, chủ yếu là các bệnh do sốt vi-rút, tiêu chảy, viêm đường hô hấp. Tại Bệnh viện Lão khoa T.Ư, chỉ trong mấy ngày nắng nóng gay gắt, lượng người bệnh cao tuổi đến khám cũng tăng trung bình hơn 300 lượt người bệnh/ngày, chủ yếu liên quan đến bệnh đường hô hấp, tai biến mạch máu não… Theo nhận định của các chuyên gia y tế, do tình trạng nắng nóng kéo dài, thực phẩm dễ ôi thiu không bảo đảm an toàn thực phẩm, thiếu nước sạch, ô nhiễm không khí… Ðây là điều kiện thuận lợi cho các bệnh dịch có nguy cơ bùng phát mạnh vào dịp này như: tiêu chảy, tả, lỵ, đau mắt đỏ, thủy đậu, sốt do vi-rút, viêm não Nhật Bản, viêm não mô cầu, tay chân miệng, sốt xuất huyết… Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn T.Ư từ nay đến hết tháng 7, nước ta còn phải hứng chịu thêm nhiều đợt nắng nóng gay gắt, mỗi đợt thường kéo dài từ năm đến bảy ngày. Do vậy, để giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cho người dân trong mùa hè, ngành y tế các địa phương cần chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch mùa hè và không để bùng phát dịch bệnh. Cụ thể: chỉ đạo các bệnh viện, các trung tâm y tế bảo đảm tốt nhất việc khám, chữa bệnh, sơ cứu, cấp cứu người bệnh trong những ngày nắng nóng; tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ðối với các cơ sở khám, chữa bệnh, bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc, nguồn nhân lực phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân, các đơn vị cần tăng cường ghế ngồi, quạt mát, nước uống cho người bệnh và người nhà người bệnh tại các khu chờ khám bệnh. Tổ chức việc đón tiếp khám, điều trị cho người bệnh sớm hơn so với thời gian quy định của các bệnh viện, để giảm thời gian chờ đợi vào những giờ cao điểm nắng nóng trong ngày. Trung tâm y tế dự phòng cần tập trung theo dõi, giám sát, nhất là các ổ dịch cũ, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh; tăng cường giám sát các cơ sở khám, chữa bệnh, phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh để kịp thời điều trị; phối hợp các cơ quan chức năng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng… Hiện, nhiều địa phương đang tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, các cấp, các ngành có liên quan và các trường THPT cần tạo điều kiện tốt nhất cho các học sinh như quạt mát, nước uống tại các phòng thi. Tổ chức cấp cứu kịp thời các em bị say nắng, ngộ độc thực phẩm... Để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm vào mùa hè, nhất là trẻ em và người già, ngành y tế khuyến cáo người dân hạn chế đi ra đường; nếu bắt buộc phải ra ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp, không để quạt thổi trực tiếp vào người để phòng bệnh đường hô hấp; thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm; uống đủ nước và tăng cường dinh dưỡng, nhất là ăn nhiều hoa quả để bảo đảm đủ vi-ta-min nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Thường xuyên rửa tay bằng xà-phòng, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Khi bản thân và người thân trong gia đình nghi bị bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế nơi gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời...

Nhiều bất cập trong thanh toán bảo hiểm y tế tại bệnh viện y học cổ truyền

Ngày 5-6, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam tổ chức hội thảo ‘Một số khó khăn, vướng mắc trong khám chữa, bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) của các đơn vị trong lĩnh vực y, dược cổ truyền’. Trong thực hiện và thanh toán chi phí dịch vụ kỹ thuật y học cổ truyền (YHCT), nhiều cơ sở YHCT chỉ định rộng rãi dịch vụ kỹ thuật; Chỉ định đồng thời nhiều dịch vụ kỹ thuật có cùng cơ chế tác dụng/bệnh nhân. Thực hiện dịch vụ kỹ thuật không bảo đảm quy trình kỹ thuật. Có nơi tách các dịch vụ kỹ thuật để thanh toán, kéo dài ngày điều trị nội trú hay đưa bệnh nhân vào điệu trị nội trú khi chưa cần thiết. Chất lượng thuốc y học cổ truyền chưa được giám sát chặt chẽ. Dược liệu trôi nổi, khó quản lý, giá thuốc không phản ánh chất lượng thuốc. Dược liệu chưa được đóng gói theo quy chuẩn; chưa có chứng nhận nguồn gốc xuất xứ. Bộ Y tế cho biết sẽ rà soát các quy định chưa phù hợp tại Thông tư 50/2014/TT-BYT, Thông tư số 43/2013/TT-BYT và Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC để tháo gỡ các vướng mắc nêu trên

Thành lập Tổ công tác xử lý sự cố y khoa tại Hòa Bình

Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa thành lập Tổ công tác xử lý sự cố y khoa liên quan đến người bệnh bị tai biến chạy thận nhân tạo tại BVĐK Hòa Bình; xây dựng phương án hỗ trợ bệnh viện cho đến khi vận hành lại đơn nguyên Thận nhân tạo giúp người bệnh không phải xuống Hà Nội chạy thận. Tại buổi làm việc với Sở Y tế tỉnh Hòa Bình mới đây, đoàn công tác của Bộ Y tế đã yêu cầu đơn vị này chỉ đạo công tác kiểm thảo tử vong đối với các trường hợp bị chết trong sự cố chạy thận; yêu cầu BVĐK Hòa Bình và đơn vị bảo dưỡng hệ thống đường ống nước phối hợp cơ quan điều tra tìm rõ nguyên nhân gây ra sự cố. Đồng thời, lập phương án khắc phục và lựa chọn cơ sở điều trị để hỗ trợ khoảng 100 người bệnh cần lọc máu chu kỳ sớm được lọc máu tại địa phương.Đoàn công tác đã khảo sát và thống nhất với Sở Y tế tỉnh Hòa Bình phương án mở rộng khoa Thận nhân tạo của Bệnh viện thành phố Hòa Bình. Trước mắt bổ sung cho Bệnh viện thành phố Hòa Bình từ 10 đến 15 máy chạy thận nhân tạo để hỗ trợ người bệnh chạy thận nhân tạo không phải xuống Hà Nội lọc máu định kỳ và đề nghị BV Bạch Mai cử chuyên gia hỗ trợ chuyên môn, bảo đảm an toàn cho người bệnh chạy thận.

Triển khai biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè

Ngày 5-6, Bộ Y tế có công văn đề nghị các cơ sở y tế triển khai ngay những biện pháp tăng cường công tác khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh mùa hè. Theo đó, tại các khoa khám bệnh tiếp tục duy trì thực hiện tốt quy trình khám bệnh; rà soát, áp dụng Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam, trong đó có các tiêu chí “Hướng đến người bệnh” như bố trí đủ ghế ngồi, bổ sung quạt bảo đảm thoáng, mát cho người bệnh trong thời gian chờ khám; tổ chức tiếp đón, nhanh chóng sàng lọc người bệnh để giảm thời gian chờ đợi của người bệnh... tại khoa điều trị, tùy theo điều kiện cụ thể, bệnh viện lắp đặt quạt điện hoặc điều hòa nhiệt độ ở những nơi cần thiết, bảo đảm người bệnh được nằm điều trị trong điều kiện thoáng mát; không để hoặc hạn chế thấp nhất tình trạng nằm ghép, tăng cường công tác phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm chéo các bệnh dịch truyền nhiễm trong bệnh viện. Đồng thời, các bệnh viện bảo đảm bố trí đủ cơ số thuốc cấp cứu, giường bệnh, sẵn sàng các phương tiện cấp cứu để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thường gặp do thời tiết nắng nóng bất thường như các bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, đột quỵ do nóng hô hấp, tiêu hóa... Lên kế hoạch tiếp nhận, xử trí, điều trị các bệnh mùa hè như sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm màng não do não mô cầu và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp và mới nổi… Do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng kỷ lục trong gần một tuần qua đã khiến số người già, trẻ em phải nhập viện điều trị các bệnh liên quan đến nắng nóng chủ yếu là: tăng huyết áp, tim mạch đột quỵ, viêm phổi và sốc nhiệt (ở người lớn); hô hấp, sốt, viêm phế quản - phổi, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy do vi-rút (ở trẻ em). Các bác sĩ khuyến cáo: người già và trẻ nhỏ hạn chế đi ra ngoài khi trời nắng. Nếu phải ra ngoài cần che chắn bằng mũ, kính, khẩu trang, áo chống nắng, hạn chế da tiếp xúc với nắng nóng, nhất là vùng gáy và không nên ở quá lâu dưới trời nắng. Khi sử dụng máy điều hòa không khí, không nên để nhiệt độ trong phòng chênh lệch quá 80C với nhiệt độ bên ngoài... Người già và trẻ nhỏ khi mất nước thì kèm theo mất muối, nhưng với người già mất nước thì cảm giác khát lại rất ít, chỉ khi tình trạng nặng, nguy kịch, những người chung quanh mới biết. Do vậy, cần chủ động bù nước cho người già, tốt nhất là bù điện giải bằng nước ô-rê-dôn, nước hoa quả… Trong các ngày nắng nóng gay gắt, số cuộc gọi yêu cầu cấp cứu đến Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội tăng hơn 30% so với mức bình thường. Nếu các ngày bình thường, có ba đến năm người chết trước khi xe cấp cứu đến nhưng riêng ngày 4-6 có tới 11 người. Số người chết này chưa khẳng định trực tiếp do nắng nhưng đây là những con số phản ánh sự bất thường so với những ngày thời tiết bình thường. Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội đã tăng cường thiết bị, thuốc, dịch truyền cũng như kíp trực phục vụ kịp thời yêu cầu của người dân. Khoảng 10 giờ sáng ngày 5-6, một phụ nữ ngoài 60 tuổi điều khiển xe máy lưu thông trên phố Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) đến gần ngã tư Xã Đàn - Nam Đồng, thì tạt xe vào lề đường, ngồi bệt trên vỉa hè và gục xuống bất tỉnh. Nhận được tin báo của nhân dân, lực lượng cấp cứu đã có mặt, nhưng nạn nhân đã ngừng thở. Nạn nhân là người ở quận Đống Đa. Lực lượng chức năng cùng người nhà đã đưa thi thể vào nhà tang lễ BV Bạch Mai để khám nghiệm, bước đầu nghi do bị cảm nắng. Trước đó, khoảng 15 giờ ngày 3-6, tại thôn Lễ Pháp, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, người dân cũng phát hiện một người đàn ông ngồi gục bên gốc cây ven đường. Sau nhiều giờ đồng hồ không thấy người đàn ông di chuyển và có dấu hiệu bất động, người dân phát hiện người này đã chết.

An ninh Thủ đô, Công an nhân dân

Phải coi sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn là tội ác

“Một khi tấm lòng và sự kiên trì đã đến giới hạn thì lời giải cuối cùng và cần thiết lúc này chính là sự trừng trị nghiêm khắc nhất của pháp luật” - đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nhân (Bình Dương). Đại biểu Bình Dương bắt đầu bài phát biểu tại Quốc hội sáng nay 5-6, trong phiên thảo luận về an toàn thực phẩm, bằng việc kể ra một loạt ví dụ về thực phẩm bị làm giả, biến đổi cho đẹp mắt, giá cao, mà phần lớn là nhờ đến hóa chất.

Chúng ta đang tự đầu độc chính mình?

Đại biểu này nhận định: “Hóa chất độc hại, chất cấm, thực phẩm bẩn đội lốt đã không chừa một sản phẩm nào”. Ông Nhân đặt câu hỏi: “Những hóa chất đó đến từ đâu? Chúng đi đâu và được dùng vào việc gì?” Ông dẫn số liệu cho thấy trong số khoảng 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu hàng năm vào VN, có đến 90% là từ Trung Quốc. Trong khi số lượng nhập qua đường tiểu ngạch, nhập lậu thì không thể kiểm soát. Theo đại biểu Bình Dương, đó là cái gốc của mọi nguyên nhân. “Liệu có quá khi nói rằng chúng ta đang tự đầu độc chính mình? Và Quốc hội nghĩ gì về con số mỗi năm khoảng 70 ngàn người chết vì ung thư với một phần nguyên nhân từ thực phẩm không an toàn?” Ông Phạm Trọng Nhân tiếp tục lấy ví dụ về việc 3 bộ quản lý một sản phẩm bún để nhận định rằng phân công quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm hiện nay là chưa hợp lý: nguyên liệu do bộ NN&PTNT quản, sản phẩm thuộc bộ Công thương, có chất độc, chất cấm thì trách nhiệm của Bộ Y tế.

Cần sự trừng trị nghiêm khắc nhất

Từ đó, đại biểu Phạm Trọng Nhân dẫn dắt đến luận điểm quan trọng nhất của mình: “Chúng ta đã nhiều lần kêu gọi sự tử tế từ người sản xuất kinh doanh thực phẩm, nhưng những gì chúng ta nhận được chỉ là sự phản hồi yếu ớt do cái bóng quá lớn của lợi nhuận đã bao trùm lên lý trí, chi phối dẫn đến hành động thiếu lương tri của họ”. “Chúng ta cũng đã chờ đợi đủ lâu để cùng nhau giải bài toán quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Nhưng đến nay, đáp số của bài toán đó vẫn chưa như chúng ta mong đợi”. Ông Nhân kiến nghị: “Một khi tấm lòng và sự kiên trì đã đến giới hạn thì lời giải cuối cùng và cần thiết lúc này chính là sự trừng trị nghiêm khắc nhất của pháp luật”. Và trên hết là tinh thần nhập cuộc và thái độ tuyên chiến không khoan nhượng với thực phẩm bẩn của chính cộng đồng người tiêu dùng, theo đại biểu Bình Dương. “Trong khi nguồn lực con người và kinh phí luôn có hạn thì sức mạnh ý chí, sự tỉnh táo và chung tay cộng đồng trách nhiệm của người tiêu dùng sẽ là một nguồn lực vô hạn, đủ mạnh để có thể chuyển hóa tình hình”, ông Phạm Trọng Nhân nói. “Phải coi sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn là một tội ác. Thấy tội ác mà không lên tiếng đấu tranh, tố giác, nhắm mắt làm ngơ, chọn giải pháp an toàn cho mình thì có khác gì là thỏa hiệp, bắt tay với cái ác, đáng bị lên án”. Nhân diễn đàn Quốc hội, đại biểu Bình Dương “tha thiết kêu gọi những người sản xuất kinh doanh thực phẩm vì lương tri, trách nhiệm với sức khỏe cộng đồng, vì sự tồn vong của quốc gia, chấm dứt ngay cách làm ăn gian dối, bất chính”

Tiền phong, Hà Nội mới

An toàn thực phẩm: Kiến nghị giao một cơ quan giữ vai trò nhạc trưởng

Ngày 5/6, Quốc hội (QH) thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2011 - 2016. ĐB Nguyễn Hoàng Mai, Phó Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội kiến nghị cần có một cơ quan giữ vai trò nhạc trưởng để điều hành, phối hợp.

Không phân định rõ trách nhiệm

Theo ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương), hiện nay nguyên liệu, bột gạo ướt để làm bún thuộc trách nhiệm Bộ NN&PTNT, còn sản phẩm, tinh bột thuộc về Bộ Công Thương, rồi sản phẩm bún bán trên thị trường, nếu có chứa chất gây ngộ độc thì trách nhiệm thuộc về Bộ Y tế, nên 3 bộ cùng quản lý. Theo ĐB Lê Thị Yến (Phú Thọ), một số mặt hàng, sản phẩm giao thoa giữa các bộ đang có sự đan xen, không phân định rõ bộ nào chịu trách nhiệm dẫn đến việc buông lỏng quản lý. Bà Yến đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu theo hướng tập trung thống nhất cơ quan quản lý ATTP về một đầu mối duy nhất, không nên để ba bộ đều quản lý như hiện nay. Đồng thời ĐB Yến tán thành việc ban hành một nghị quyết của QH sau giám sát nhằm chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP giai đoạn 2016 –2020. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Hoàng Mai cho rằng, trong giai đoạn vừa qua, quản lý nhà nước về ATTP còn nhiều hạn chế, trong đó việc thực hiện quản lý còn cắt khúc, phân đoạn trong chuỗi từ trang trại đến bàn ăn. Nhiều khoảng trống chưa được xử lý hiệu quả, dẫn đến thực phẩm không an toàn, người dân chịu hậu quả. Ông Mai kiến nghị, phòng chống thực phẩm không an toàn cần có một cơ quan thực sự giữ vai trò nhạc trưởng để điều hành, phối hợp với các cơ quan có liên quan.

“Đã nhiều lần kêu gọi sự tử tế”

Bức xúc trước thực trạng vi phạm ATTP, nhiều ĐB cho rằng, những gì chúng ta biết và xử lý được các trường hợp vi phạm ATTP chỉ là phần nổi của tảng băng, trong khi mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng. Bằng chứng là hàng loạt vụ bắt giữ thực phẩm quá hạn không nguồn gốc, nội tạng hôi thối. Rồi gần đây nhất, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã bắt giữ 45 tấn tóp mỡ bốc mùi đang trên đường tiêu thụ... Từ thực tế chứng minh, ĐB Nguyễn Hoàng Mai khẳng định, ít nhất hàng năm có hàng chục triệu ca tiêu chảy liên quan đến thực phẩm nhưng người dân tự xử lý, không được các cơ sở y tế ghi nhận. Theo ông Mai, trong bối cảnh chung sống với thực phẩm không an toàn, một bộ phận dân cứ có điều kiện thì tự trồng rau, nuôi heo, nuôi gà theo kiểu tự cung, tự cấp, còn đa số phó mặc sức khoẻ tính mạng cho may rủi, số phận. “Chúng ta đã nhiều lần kêu gọi sự tử tế từ người sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Thế nhưng những gì chúng ta nhận được chỉ là sự phản hồi yếu ớt do cái bóng quá lớn của lợi nhuận đã bao trùm lên ý chí; chi phối dẫn đến hành động thiếu lương chi của họ. Chúng ta đã chờ đợi đủ lâu để cùng nhau giải bài toán quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả như mong đợi. Một khi tấm lòng và sự kiên trì đã đến giới hạn, lời giải cuối cùng và cần thiết lúc này chính là sự trừng trị nghiêm khắc nhất của pháp luật”, ĐB Phạm Trọng Nhân bày tỏ. Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, quản lý an toàn thực phẩm là trách nhiệm chung của cả hệ thống, nhưng những bộ có trách nhiệm quản lý trực tiếp sẽ cố gắng hơn nữa. Ông Cường cho biết, sau khi QH ban hành nghị quyết chuyên đề về chương trình giám sát, sẽ bám vào đó để xây dựng kế hoạch chi tiết để trình Chính phủ. Mặt khác sẽ rà soát các cơ quan, tổ chức để thực thi pháp luật, đồng thời tăng cường sự phối hợp liên ngành nhằm thực hiện tốt nhất trách nhiệm được phân công quản lý. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, hành lang các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP khá đầy đủ, đồng bộ, vấn đề còn lại là thực thi, kiểm tra, xử phạt. Theo bà Tiến, tới đây sẽ sửa ngay một số nghị định, trong đó có nghị định về xử phạt vi phạm hành chính vì còn quá nhẹ và bổ sung trong Bộ luật Hình sự, để xử phạt vi phạm hình sự trong lĩnh vực ATTP. “Tại sao văn bản quy phạm pháp luật khá đồng bộ mà các vụ ngộ độc, vi phạm ATTP càng ngày càng xảy ra? Đương nhiên đó là một thực tiễn do sản xuất, hội nhập, ý thức của người dân... Chúng ta nói rất nhiều đến trách nhiệm quản lý nhà nước, nhưng mặt nữa phải kể đến là doanh nghiệp và nhà sản xuất coi thường sức khỏe của người dân, chưa thực hiện nghiêm các quy định về ATTP. Chính vì thế chúng ta mới thấy có hai luống rau, hai chuồng lợn, người sản xuất vì lợi nhuận mà làm trái pháp luật, trong khi đó việc xử lý vi phạm còn nhẹ, không đảm bảo răn đe”, Bộ trưởng Tiến nhấn mạnh. Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế, chưa phân rõ trách nhiệm quản lý giữa các bộ ngành. Nhiều ĐB cho rằng, vi phạm về ATTP là một tội ác, cần xử lý nghiêm minh, đề nghị cần sửa đổi quy định hình sự về lĩnh vực này, đồng thời cần ban hành nghị quyết mới của QH để quản lý tốt vấn đề này trong thời gian tới

Tiền phong

Tuần này có kết luận về vụ 8 người tử vong khi chạy thận nhân tạo

Chiều 5/6, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, trong tuần này sẽ có kết luận của Hội đồng chuyên môn về sự cố y khoa khiến 8 người tử vong khi chạy thận tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình. Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế đã thành lập Tổ công tác xử lý sự cố tại BVĐK Hòa Bình. Hội đồng chuyên môn do lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Hòa Bình làm Chủ tịch Hội đồng. Thành viên Hội đồng có các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thận Hà Nội... và các lĩnh vực liên quan khác do Sở Y tế mời hoặc chỉ định tham gia đã được thành lập. Ngoài ra, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Hoà Bình phải lập phương án khắc phục và lựa chọn cơ sở điều trị để hỗ trợ 100 bệnh nhân cần lọc máu chu kỳ sớm được lọc máu tại địa phương. Chiều 5/6, BVĐK Hoà Bình đã họp để kiểm thảo các trường hợp tử vong, sau đó thống nhất báo cáo gửi lên Hội đồng chuyên môn do Sở thành lập. Hiện tại, theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, có 4 yếu tố liên quan đến quá trình chạy thận: Quy trình thực hiện của nhân viên y tế, quả lọc, dịch lọc và hệ thống nước để thẩm tách độc chất trong máu. Trong đó, hệ thống máy sẽ báo quy trình làm đúng chưa; quả lọc được tái sử dụng với các hướng dẫn cụ thể, trong đó có những ca dùng quả lọc mới vẫn gặp tai biến; dịch lọc tại bệnh viện vẫn đóng gói nguyên kiện, trước đó 1 ngày đã được dùng cho một số bệnh nhân nhưng không có bất thường. Riêng hệ thống nước, trước ngày xảy ra tai biến, bệnh viện có tiến hành bảo dưỡng định kỳ

Tuổi trẻ, Thanh niên

Người lạm dụng thẻ BHYT trả lại hơn 9 triệu đồng

Ngày 5-6, Bảo hiểm xã hội VN cho biết ông N.G.H (47 tuổi, ở TP.HCM) vừa trả lại hơn 9 triệu đồng lạm dụng bảo hiểm y tế. Ông H. là một trong những người đi khám bệnh nhiều nhất trong thời gian từ tháng 6-2016 đến tháng 1-2017, với tổng số 319 lần tại nhiều cơ sở y tế. Cũng theo Bảo hiểm xã hội VN, nhà ở quận 8, TP.HCM nhưng ông H. thường đi khám ở nhiều bệnh viện các quận khác. Riêng ngày 13-10-2016 ông đã đến khám ở Bệnh viện quận 1, Bệnh viện quận 3, Bệnh viện quận Tân Bình và Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM. Sau khi làm việc với Bảo hiểm xã hội TP.HCM, ông Hùng đã trả lại hơn 9 triệu đồng tiền thuốc đã nhận của các Bệnh viện Y học cổ truyền, Viện Y dược học dân tộc, Bệnh viện Tai mũi họng, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện quân dân miền Đông… Theo Bảo hiểm xã hội VN, chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm 2017, đã có gần 2.800 người đi khám bệnh bảo hiểm y tế từ 50 lần trở lên, trong đó người khám nhiều nhất là 123 lượt kể cả trong ngày lễ, ngày nghỉ

Tuổi trẻ

Bộ Y tế hỗ trợ 10-15 máy chạy thận cho Hòa Bình

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã thống nhất sẽ mua mới và hỗ trợ 10-15 máy chạy thận cho Hòa Bình, giúp trên 100 bệnh nhân tỉnh này không phải vất vả xuống Hà Nội chạy thận mỗi tuần ba lần. Chiều 5-6, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết 10-15 máy chạy thận này sẽ được đặt tại Bệnh viện đa khoa TP Hòa Bình. Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ cử chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai lên Hòa Bình hỗ trợ để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Trong tuần này, 10 bệnh nhân trong ca chạy thận gặp sự cố (ca chạy thận ngày 29-5 tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình có 18 người, 8 người đã tử vong) sẽ được ra viện. Bộ Y tế cũng cho biết Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã thành lập tổ công tác hỗ trợ Bệnh viện đa khoa Hòa Bình giải quyết sự cố, cho đến khi Khoa Thận nhân tạo của bệnh viện này hoạt động trở lại. Khoa Thận nhân tạo của Bệnh viện đa khoa Hòa Bình đã ngừng hoạt động từ ngày 29-5, khi xảy ra sự cố và tới đây sau khi cơ quan chức năng gỡ niêm phong, trao trả khoa lại cho ngành y tế, Bệnh viện Bạch Mai sẽ lên Hòa Bình để hỗ trợ về chuyên môn

Bộ Y tế cấp 10-15 máy chạy thận hỗ trợ Hòa Bình 

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã thống nhất sẽ mua mới và hỗ trợ 10-15 máy chạy thận cho Hòa Bình, giúp trên 100 bệnh nhân tỉnh này không phải vất vả xuống Hà Nội chạy thận mỗi tuần ba lần. Chiều 5-6, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết 10-15 máy chạy thận này sẽ được đặt tại Bệnh viện đa khoa TP Hòa Bình. Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ cử chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai lên Hòa Bình hỗ trợ để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Trong tuần này, 10 bệnh nhân trong ca chạy thận gặp sự cố (ca chạy thận ngày 29-5 tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình có 18 người, 8 người đã tử vong) sẽ được ra viện. Bộ Y tế cũng cho biết Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã thành lập tổ công tác hỗ trợ Bệnh viện đa khoa Hòa Bình giải quyết sự cố, cho đến khi Khoa Thận nhân tạo của bệnh viện này hoạt động trở lại. Khoa Thận nhân tạo của Bệnh viện đa khoa Hòa Bình đã ngừng hoạt động từ ngày 29-5, khi xảy ra sự cố và tới đây sau khi cơ quan chức năng gỡ niêm phong, trao trả khoa lại cho ngành y tế, Bệnh viện Bạch Mai sẽ lên Hòa Bình để hỗ trợ về chuyên môn.

Gia đình & Xã hộ; Lao động

Đề xuất lập đường dây nóng nhận tin vi phạm ATTP

Ngày 5/6, Quốc hội dành cả ngày để bàn về vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP). Nhiều đề xuất đã được các đại biểu Quốc hội đưa ra trong đó có việc thành lập đường dây nóng dạng như cứu hỏa, cứu thương... để nhận phản ánh, xử lý vi phạm trong lĩnh vực này.

Nên có số đường dây nóng để xử lý nhanh

Theo đại biểu Nguyễn Hoàng Mai, đoàn Tiền Giang, ngoài các giải pháp lớn mà Chính phủ và Đoàn giám sát Quốc hội đề xuất thì đại biểu này kiến nghị thực hiện thêm một số giải pháp: Thiết lập đường dây nóng với số dễ nhớ kiểu 113, 115 để nhân dân phản ánh các vi phạm pháp luật về ATTP; Kiểm soát chặt chất xả thải từ các cơ sở sản xuất, đặc biệt từ các khu sản xuất tập trung, KCN vì nhiều thực phẩm nhiễm bẩn do nguồn nước cung cấp cho vật nuôi cây trồng không được xử lý an toàn; Các tỉnh, thành phố nghiêm túc xem xét tiêu chí môi trường và ATTP, tức là 100% hộ gia đình và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về bảo đảm ATTP trong việc công nhận xã nông thôn mới và phải coi đây là tiêu chí “cứng” không cho nợ. Hiện nay, hầu hết các thôn, làng, bản đều có hương ước, quy ước của mình và đây là cơ chế tự quản có hiệu quả để xử lý các vấn đề của cộng đồng. UBND cấp huyện, cấp xã nên hướng dẫn các thôn làng đưa các nội dung về bảo đảm ATTP vào các hương ước, quy ước này. Một khi người dân đồng thuận, tự nguyện đưa nội dung này vào các hương ước, quy ước của mình thì họ sẽ đề ra cơ chế bảo đảm thực hiện, chắc chắn góp phần thúc đẩy bảo đảm an toàn thực phẩm, loại bỏ hiện tượng mỗi gia đình có 2 luống rau, 2 chuồng lợn, 2 chuồng gà phân biệt để dùng cho gia đình hay để bán... Đồng quan điểm nêu trên, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường, đoàn Quảng Bình cho rằng: “Tôi tán thành với ý kiến của đại biểu Nguyễn Hoàng Mai, đoàn Tiền Giang, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần có đường dây nóng, có cơ chế phù hợp, thuận tiện để tiếp nhận, xử lý nghiêm, kịp thời phản ánh của nhân dân, của báo chí về vi phạm ATTP. Có hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện, cung cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn”.

12 triệu dân chờ nước sông hết... bẩn

Phản ánh ý nguyện của cử tri nơi ứng cử, đại biểu Dương Minh Ánh, đoàn TP Hà Nội cho biết, để có rau quả tươi sống, thực phẩm chăn nuôi sạch, an toàn thì đầu tiên nguồn nước, môi trường đất, không khí phải sạch. Hiện nay, nguồn nước từ hai sông Đáy và Nhuệ đã bị ô nhiễm rất trầm trọng. Nước bẩn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt, sức khỏe của người dân ở 5 địa phương từ TP Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và tỉnh Hòa Bình. Theo thống kê năm 2016 toàn lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy mỗi ngày tiếp nhận khoảng 3,811 triệu m3 nước thải, trong đó nước thải từ trồng trọt và chăn nuôi khoảng 2,55 triệu m3/ngày, nước thải sinh hoạt 610.000 m3/ngày, nước thải y tế khoảng 15.000 m3/ngày. “Vì vậy, muốn giải quyết vấn đề thực phẩm sạch như rau, quả tươi sống, thực phẩm chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thì trước hết chúng ta cần phải giải quyết dứt điểm nguồn nước tưới tiêu và môi trường đất sạch. Phải tập trung mọi nguồn lực cùng với quyết tâm cao mới có hy vọng cải thiện được nguồn nước, cải thiện được đời sống người dân. Cử tri đang rất trông chờ ở Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương sẽ vào cuộc sớm và quyết liệt hơn nữa thì mới mong giải cứu được 2 con sông, trả lại tên cho 2 dòng sông và cứu lấy cuộc sống, sức khỏe của 12 triệu người dân sống xung quanh khu vực ven sông”.

Cuộc chiến giữa thiện - ác

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, đoàn Hà Nội phát biểu trong phần tranh luận chiều ngày 5/6 cho rằng, cần đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin đúng, không thổi phồng. Thực tế cho thấy chúng ta có làm nhưng làm chưa đúng, chưa phù hợp với từng đối tượng. Cùng đó, cả xã hội phải vào cuộc để lo về vấn đề ATTP. Việc giao cho 3 Bộ và UBND cấp tỉnh thì khó có thể làm nổi. Vì vậy, cần sự vào cuộc của xã hội, đây là cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, cái đúng và cái sai. Còn theo đại biểu Nguyễn Hoàng Mai thì việc công bố các số liệu liên quan đến vi phạm, hậu quả của ATTP mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Đại biểu cho biết, theo kết quả điều tra dư luận xã hội về ATTP do Văn phòng Quốc hội tiến hành cho thấy, chỉ có 10% người được hỏi rất yên tâm với thực phẩm sử dụng hằng ngày, trong khi có tới 59% chưa yên tâm và 27% khẳng định không yên tâm. Báo cáo của Chính phủ trong giai đoạn 2011 - 2016 đã kiểm tra theo kế hoạch trên 3 triệu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã có trên 20% số cơ sở vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Các hành vi và hiện tượng vi phạm về ATTP thường thấy đó là bán thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hạn sử dụng, sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật không đúng quy định, sử dụng hóa chất bị cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng... Cũng trong giai đoạn này có 1.007 vụ ngộ độc thực phẩm, với 30.395 người mắc, 164 người chết. Theo đại biểu đây chỉ là phần nổi của tảng băng ngộ độc thực phẩm

Lao động, Tiền phong, Tuổi trẻ

Bệnh nhân trả lại 9 triệu đồng vì đi khám 319 lần trong 6 tháng

Tuy nhà ở quận 8, nhưng ông H. thường đi nhiều bệnh viện khác trên địa bàn TP để khám và lấy thuốc, trong vòng 6 tháng, người này đã đi khám 319 lần. Chiều 5/6, cơ quan Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết, mới đây, một bệnh trên địa bàn TP đã trả lại Quỹ BHYT hơn 9 triệu đồng, do đã lạm dụng thẻ BHYT đi khám chữa bệnh nhiều lần tại các bệnh viện khác nhau. Đây cũng là trường hợp hy hữu, lần đầu tiên xảy ra trong việc thanh toán, giám định BHYT tại Việt Nam. Theo đó, bệnh nhân N.G.H, 47 tuổi (ngụ quận 8, TP.HCM) đã lợi dụng quy định khám bệnh BHYT thông tuyến, để đi khám rất nhiều lần tại bệnh viện khác nhau trên địa bàn TP. Qua kiểm tra trên Hệ thống thông tin giám định BHYT, cơ quan BHXH đã phát hiện từ tháng 6/2016 đến tháng 1/2017, ông H. đi khám bệnh tới 319 lần. Cụ thể, tuy nhà ở quận 8, nhưng ông H. thường đi nhiều bệnh viện khác trên địa bàn TP để khám và lấy thuốc. Đơn cử, ngày 13/10/2016, ông H đến khám ở Bệnh viện quận 1, Bệnh viện quận 3, Bệnh viện quận Tân Bình và Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM. Phát hiện vụ việc, BHXH TP.HCM đã mời ông H. đến làm việc. Được phía cơ quan BHXH phân tích, giải thích về hành vi lạm dụng, ông H. đã cam kết sẽ không vi phạm các quy định về khám chữa bệnh BHYT. Đồng thời, sẽ trả lại tiền đã lạm dụng từ việc đi khám bệnh nhiều lần tại các bệnh viện trên địa bàn. Được biết, sau khi nộp lại tiền hơn 9 triệu đồng, ông H. đã không tái diễn việc đi khám chữa bệnh BHYT tràn lan như trước. Theo BHXH TP.HCM, đối với các trường hợp bệnh nhân lạm dụng khám chữa bệnh BHYT, cơ quan BHXH gửi văn bản cho các cơ sở khám chữa bệnh mà bệnh nhân đã từng đi khám bệnh để rà soát. Cùng đó, cơ quan BHXH mời bệnh nhân có dấu hiệu lạm dụng đến làm việc để cảnh báo. Nếu phát hiện về việc trùng lặp về cấp thuốc sẽ yêu cầu bệnh nhân phải bồi hoàn lại số tiền đó. Với các trường hợp cố tình lạm dụng, trước hết, cơ quan BHXH vận động hoàn trả lại số tiền vi phạm. Với các trường hợp không chịu thực hiện trả lại tiền, cơ quan BHXH sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định.

Công an Nhân dân, báo Hải quan

Quá nhiều bất cập trong khám, chữa bệnh BHYT y học cổ truyền

Giá thuốc đấu thầu chênh nhau giữa các tỉnh và chênh nhau ngay trong cơ cở khám chữa bệnh của một tỉnh; chỉ định rộng rãi dịch vụ kỹ thuật; chi phí vị thuốc đề nghị thanh toán BHYT chênh lệch nhiều so với chi phí vị thuốc thực tế sử dụng… là những bất cập mà BHXH Việt Nam chỉ ra với các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền. Chiều 5/6, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam tổ chức Hội thảo một số khó khăn, vướng mắc trong khám chữa, bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) của các đơn vị trong lĩnh vực y, dược cổ truyền. Bàn về bất cập của khám chữa bệnh BHYT y, dược cổ truyền BHXH Việt Nam cho biết, có rất nhiều bất cập trong khám, chữa bệnh BHYT y, dược cổ truyền cần phải được xem xét lại. Trong thực hiện và thanh toán chi phí dịch vụ kỹ thuật y học cổ truyền nhiều cơ sở  chỉ định rộng rãi dịch vụ kỹ thuật; chỉ định đồng thời nhiều dịch vụ kỹ thuật có cùng cơ chế tác dụng/bệnh nhân. Thực hiện dịch vụ kỹ thuật không bảo đảm quy trình kỹ thuật. Bên cạnh đó có cơ sở tách các dịch vụ kỹ thuật để thanh toán, kéo dài ngày điều trị nội trú hay đưa bệnh nhân vào điều trị nội trú khi chưa cần thiết.  Chưa kể, tại các cơ sở y tế việc đấu thầu thuốc y học cổ truyền cũng được chỉ ra rất đáng quan ngại như giá trúng thầu của các vị thuốc y học cổ truyền có sự chênh lệch rất lớn giữa các địa phương. Ví dụ như Ba kích tại Quảng Nam có giá 338.500 đồng, Thanh Hóa là 630.000 đồng, Điện Biên giá 730.000 đồng/kg. Bạch truật tại Trà Vinh giá 148.000 đồng/ kg, trong khi tại Thanh Hóa giá cao gấp 2,8 lần là 420.000 đồng/kg. Vị thuốc Đào nhân tại Trà Vinh giá 357,000 đồng/kg nhưng tại Bình Dương giá cao gấp đôi, tới 840,000 đồng/kg.  Bên cạnh đó, giá vị thuốc chênh lệch khá cao giữa các cơ sở khám chữa bệnh trên cùng một địa bàn cũng được BHXH chỉ ra. Ví dụ như cùng ở tỉnh Ninh Bình, nhưng giá thuốc trúng thầu tại Bệnh viện Quân y 5 và giá trúng thầu tại Sở Y tế Ninh Bình chênh khá lớn. Về phía cơ sở y tế, lãnh đạo một số cơ sở nêu lên khó khăn như hiện một số bệnh viện y học cổ truyền chưa có bác sỹ chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm nên chưa được thanh toán các dịch vụ này. Ngoài ra việc triển khai điều trị ngoại trú về y học cổ truyền còn nhiều khó khăn. Một vướng mắc nữa mà các cơ sở đang mắc là BHYT không cho phép kê đơn dưới 7 ngày đối với bệnh cấp tính và một đợt điều trị bệnh mãn tính chỉ được khám 1 lần... Để tháo gỡ những vướng mắc trên, đại diện cho BHXH Việt Nam, Bộ Y tế cần sớm phối hợp với BHXH tổ chức các đoàn kiểm tra việc thực hiện khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Rà soát lại quy trình thực hiện dịch vụ kỹ thuật để điều chỉnh định mức kinh tế kỹ thuật, nhân lực và thời gian phù hợp. Đồng thời, cần đánh giá hiệu quả sử dụng vị thuốc y học cổ truyền tại các địa phương có chi phí vị thuốc lớn. Cần công bố giá thuốc trúng thầu, giá trúng thầu trung bình đối với vị thuốc y học cổ truyền.  "BHXH cũng đề nghị Bộ Y tế cần có hướng dẫn cụ thể việc sử dụng, thanh toán đối với thuốc tự bào chế chất lượng, giá cả hợp lý, tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng vị thuốc y học cổ truyền; hướng dẫn việc kết hợp thuốc thang với thuốc thành phẩm; thuốc tân dược với thuốc thang và thành phẩm".

Lao động 

Mất an toàn thực phẩm, cơ quan quản lý nhà nước phải chịu trách nhiệm

Để xảy ra tình trạng mất an toàn thực phẩm, trách nhiệm chính thuộc về cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 3, ngày 5.6, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận ở hội trường "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016". Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016. Báo cáo nêu rõ: Văn bản chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm thời gian qua đã được ban hành tương đối đầy đủ, kịp thời, tuy nhiên việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm, chưa được hệ thống hóa, gây ảnh hưởng tới việc thực thi Luật; một số quy định chưa phù hợp với quản lý an toàn thực phẩm, tính khả thi chưa cao. Một số quy định về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm còn chồng chéo, chưa rõ ràng, một số lĩnh vực quản lý thiếu quy định hướng dẫn cụ thể. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ quản lý thực phẩm còn thiếu so với yêu cầu.

Kinh phí bị cắt giảm 56%

Đoàn giám sát đánh giá việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm đã được triển khai tương đối đồng bộ và quyết liệt, nghiêm minh hơn trước. Những tồn tại trong công tác thực hiện được Đoàn giám sát chỉ ra là: Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, cơ chế phối hợp quản lý an toàn thực phẩm của Chính phủ, các bộ, ngành, UBND các cấp chưa được thường xuyên; nguồn lực, điều kiện làm việc, trang thiết bị cho an toàn thực phẩm còn hạn chế. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm chưa tương xứng với nhiệm vụ... Báo cáo của Đoàn giám sát nêu: Đầu tư kinh phí cho công tác quản lý an toàn thực phẩm chưa đáp ứng yêu cầu. Theo báo cáo của Chính phủ, tổng ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác này giai đoạn 2011 - 2016 là 2.545,79 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ thực hiện còn thấp do bị cắt giảm (năm 2016, ngân sách Trung ương giảm 56%) và cấp chậm. Ước tính trung bình từ ngân sách nhà nước đầu tư cho mỗi tỉnh, thành phố giai đoạn 2011 - 2016 là khoảng 14 tỷ đồng, mỗi năm trung bình khoảng 2,5 tỷ đồng. Đoàn giám sát thấy rằng quản lý an toàn thực phẩm đối với rau, quả, thịt, sản phẩm thịt tươi sống, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật còn là khâu yếu. Tỷ lệ tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép là 8,47% đối với rau; kiểm tra đối với 54.750 lượt hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã phát hiện 9.056 hộ vi phạm (chiếm 16,54%); kiểm tra 2.064 đợt với 63.230 lượt cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, phát hiện và xử lý trên 7.434 cơ sở vi phạm (chiếm 11,7%).  Đoàn giám sát nhận định: Để xảy ra tình trạng mất an toàn thực phẩm như trên, trách nhiệm chính trước tiên thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, người tiêu dùng thực phẩm, trong đó trách nhiệm chính thuộc về cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Phát hiện 678.755 cơ sở vi phạm

Từ năm 2011-2016: Cả nước đã thành lập 153.493 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành với sự tham gia của các ngành chức năng, tiến hành kiểm tra tại 3.350.035 cơ sở, phát hiện 678.755 cơ sở vi phạm. Tỷ lệ cơ sở bị phạt tiền (trước đây chỉ là cảnh cáo) tăng từ 30,0% năm 2011 lên 67,1% trong năm 2016; số tiền phạt trung bình 1 cơ sở tăng từ 1,35 triệu (2011) lên 3,73 triệu (2016). Tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng ở một số địa phương. Trung bình có 167,8 vụ/năm với 5.065,8 người mắc/năm và 27,3 người chết do ngộ độc thực phẩm/năm. Giai đoạn 2011 – 2016, đã ghi nhận 7 bệnh truyền qua thực phẩm làm mắc 4.012.038 ca bệnh với 123 người chết, trung bình mỗi năm có 668.673 ca bệnh và 21 người chết. Mỗi năm khoảng 70.000 người chết do ung thư và hơn 200 ngàn ca phát hiện mới, trong đó có một phần nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn.

59% người dân chưa yên tâm về an toàn thực phẩm

Đây là con số nêu ra tại Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016. ĐB Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang) cho rằng, an toàn vệ sinh thực phẩm vốn không phải vấn đề mới phát sinh mà đã được lên tiếng từ lâu, tuy đã có chuyển biến song rất chậm, gây bức xúc lo lắng cho xã hội và đa số người dân không yên tâm về an toàn thực phẩm. Thời gian qua có 3 triệu cơ sở được kiểm tra, trong đó có hơn 20% số cơ sở vi phạm với các lỗi chủ yếu: thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hạn sử dụng, thực phẩm sử dụng hoá chất,... Trong khi đó, trách nhiệm quản lí nhà nước lại thuộc về 3 bộ: Y tế, Công thương và NNPTNT. “Việc có tới 3 bộ tham gia lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn nhưng lại “cắt khúc” đã gây ra khoảng trống và khoảng trống này không quản lí được, dẫn đến mất an toàn”, ông Mai nói. ĐB Nguyễn Minh Ánh (Hà Nội) cho rằng để có rau quả tươi sống sạch, trước hết nguồn nước và môi trường đất, môi trường không khí phải sạch, thế nhưng hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường nước đã trở lên rất trầm trọng ở sông Đáy và sông Nhuệ. "Đây cũng nguyên nhân gây ra nguồn thực phẩm bẩn hằng ngày, hàng giờ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt và sức khỏe của người dân ở 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Hòa Bình”, bà Ánh bày tỏ lo ngại. Trong khi đó, theo báo cáo của Quốc hội, giai đoạn 2011 – 2016 ghi nhận 7 bệnh truyền qua thực phẩm, làm mắc hơn 4 triệu ca bệnh, với 123 người chết, trung bình mỗi năm có 668.673 ca bệnh và 21 người chết. “Con số về các ca ngộ độc hằng năm được báo cáo nêu chỉ là phần nổi của tảng băng ngộ độc thực phẩm. Thực tế xảy ra với mỗi cá nhân chúng ta, mỗi gia đình, tôi tin chắc rằng ít nhất hằng năm có hàng chục triệu ca tiêu chảy liên đến thực phẩm mà người dân tự xử lý không được các cơ sở y tế ghi nhận. Bên cạnh đó còn có hàng loạt bệnh tật nguy hiểm khác phát sinh từ việc tích tụ chất bẩn, chất độc hằng ngày thông qua sử dụng thực phẩm không an toàn", ĐB Nguyễn Hoàng Mai nói. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng, cả nước hiện có 1.530/23.076 cơ sở sản xuất kinh doanh rau, quả áp dụng tiêu chuẩn GAP với 12.687 ha, chỉ chiếm 1,54% diện tích rau cả nước. Số cơ sở sản xuất, kinh doanh rau quả an toàn được cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP)  là 57%… Từ năm 2011-2016, cả nước đã thành lập 153.493 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATTP với sự tham gia của các ngành chức năng, tiến hành kiểm tra tại 3.350.035 cơ sở, phát hiện 678.755 cơ sở vi phạm. Về xử lý hình sự, từ năm 2011-2016, cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 1 vụ, 3 bị cáo về tội danh vi phạm các quy định về ATTP; khởi tố, điều tra, đề nghị truy tố 90 vụ, 148 bị can có hành vi phạm tội liên quan đến ATTP.

Nắng nóng kỷ lục trong vòng 46 năm qua: Bệnh nhân nhập viện tăng mạnh

Sau những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, lượng bệnh nhân nhập viện điều trị do mắc các bệnh mùa nắng nóng tăng cao. Đáng báo động là các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và các bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em.

Lượng bệnh nhi nhập viện tăng gấp đôi

Không khí tại các bệnh viện vô cùng nóng bức, ngột ngạt. Mặc dù các bệnh viện tạo điều kiện cho các bệnh nhi được nằm phòng điều hòa, có quạt nhưng do bệnh nhân quá đông, lượng người nhà bệnh nhân cũng không ít, khiến cho các khoa phòng của BV trở nên quá tải. BV Thanh Nhàn cho biết: “Thời tiết miền Bắc vào hè, nhiệt độ tăng rất nhiều và lượng bệnh nhân tăng rõ rệt. So với những ngày trước khi nắng nóng, lượng bệnh nhân hiện tăng gần gấp đôi. Đặc biệt hôm đầu tiên nắng nóng, bệnh nhân đến khám rất đông, một ngày một đêm đã có 30 bệnh nhi nhập viện. Các cháu chủ yếu nhập viện do sốt. Thời tiết này, nếu các cháu bị sốt, để hạ được nhiệt rất là khó khăn do nhiệt độ môi trường cao. Tại đây, bệnh nhân nhập viện chủ yếu mắc các bệnh cấp tính như nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm amidan; nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi. Theo BS Thu Hương, đối với các bệnh nhi này, khi nhập viện thường là muộn, do gia đình không tự hạ nhiệt được nên mới phải nhập viện, lúc này các cháu sốt rất cao, có cháu đã bị co giật. Ngoài các bệnh đường hô hấp là các bệnh tiêu hóa như tiêu chảy do rota virus, rối loạn tiêu hóa. Lượng bệnh nhi bị sốt virus, sốt xuất huyết cũng tăng. Hiện tại khoa Nhi - BV Thanh Nhàn có gần chục bệnh nhi đang điều trị sốt xuất huyết. BV Nhi Trung ương cho biết, nắng nóng gay gắt, có khi lên tới 40 độ C, khiến lượng bệnh nhi đến khám tăng từ 10-15% so với bình thường. Trung bình mỗi ngày, Khoa Khám bệnh của Bệnh viện tiếp nhận khoảng từ 3.000 - 3.200 bệnh nhi đến khám chủ yếu là các bệnh lý sốt virus, tiêu chảy, viêm đường hô hấp… Để ứng phó với thời tiết nắng nóng, bệnh viện cũng đã tăng cường ghế ngồi, quạt mát, nước uống cho bệnh nhi và người nhà tại các khu chờ khám bệnh và tổ chức đón tiếp từ 5 giờ sáng. Các bác sĩ bắt đầu khám cho bệnh nhi từ 7 giờ sáng. Còn tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, ông Nguyễn Văn Thường - Phó Giám đốc Bệnh viện - cho biết, sau 2 ngày nắng nóng đỉnh điểm, lượng bệnh nhi cũng tăng nhẹ từ 5-7%. Điều đáng lo ngại là có nhiều trẻ phải nhập viện vì sốc nhiệt, viêm đường hô hấp, dẫn đến viêm phổi nặng, sốt cao khó hạ thân nhiệt. Nguyên nhân là do trẻ được đưa ra, vào phòng điều hoà liên tục, cơ thể không thích ứng kịp với sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn.

Cả người già, trẻ nhỏ đều khốn khổ

Theo BV Nhi trung ương, nguy cơ mắc bệnh do nắng nóng tăng cao ở các nhóm trẻ dưới 4 tuổi do tỉ lệ diện tích bề mặt cơ thể trên cân nặng cao hơn so với người lớn khiến lượng nhiệt hấp thu từ môi trường và lượng nhiệt sản sinh khi vận động đều cao hơn. Trẻ quá nhỏ chưa thể tự vận động để lấy nước uống sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm trẻ. Trẻ đủ lớn để tự lấy nước cũng thường hay quên, không uống đủ nước. Nhóm thứ 2 những là trẻ bị bệnh cấp tính, đặc biệt là sốt và bệnh đường tiêu hóa; trẻ vận động quá nhiều, nhất là nếu chưa quen với nắng nóng, lại quá mập hoặc không thật khỏe mạnh; trẻ đang dùng các loại thuốc làm giảm khả năng điều hòa nhiệt của cơ thể, ví dụ thuốc kháng histamin chống dị ứng, thuốc lợi tiểu hay thuốc điều trị bệnh tâm thần; Trẻ từng có tiền sử bị bệnh liên quan tới nắng nóng. Tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, trong những ngày qua Hà Nội nắng nóng gay gắt 39-40 độ C, lượng bệnh nhân cao tuổi đến khám cũng gia tăng, mỗi ngày, trung bình có khoảng 300 lượt bệnh nhân. Các bệnh chủ yếu như: Bệnh đường hô hấp, tai biến mạch máu não… Một cụ già 76 tuổi (Đống Đa - Hà Nội) ngồi thở mệt mỏi ở ghế chờ bệnh viện. Cụ chia sẻ mình bắt buộc phải đi taxi đến bệnh viện để khám bệnh, mặc dù khoảng cách từ nhà đến viện không xa. Do trời quá nóng nực, huyết áp tăng, cụ cảm thấy choáng váng, ngạt thở, không thể chịu đựng nổi. Theo các bác sĩ, người già và trẻ em là những đối tượng cần được quan tâm, đặc biệt chú ý trong những ngày nắng nóng này. Các bác sĩ cũng lưu ý rằng cần làm mọi cách để hạ nhiệt độ nơi ở của người già và trẻ nhỏ. Quạt máy có thể khiến mọi người thấy bớt nóng, nhưng khi nhiệt độ môi trường lên quá cao, quạt sẽ không giúp phòng ngừa bệnh do nắng nóng. Tắm nước mát hoặc chuyển vào nơi có điều hòa sẽ giúp bệnh nhân hạ thân nhiệt hiệu quả hơn nhiều. Ở trong phòng có điều hòa vài giờ mỗi ngày cũng giúp làm giảm nguy cơ bị bệnh do nắng nóng.

Xác định là rủi ro thiên tai cấp 2

Nhận định với Lao Động về đợt nắng nóng kéo dài nhiều ngày tại các tỉnh miền Trung, và miền Bắc, ông Nguyễn Văn Tuệ - Cục trưởng Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Bộ TNMT)- cho rằng, đây là đợt nắng theo chu kỳ thường xuất hiện vào đầu tháng 6. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất so với mọi năm, năm nay nắng nóng tập trung cường độ mạnh ở các tỉnh Bắc bộ thay vì miền Trung. Cục phòng chống thiên tai, bộ NNPTNT- cho biết, đợt nắng nóng kết thúc vào 6.6, thời điểm đó, nắng nóng sẽ dịu dần, mưa mát sẽ giúp nền nhiệt miền Bắc hạ nhanh xuống mức 35 độ. Mặc dù thời tiết cực kỳ khó chịu trong 3 ngày qua, tuy nhiên ông Tăng Quốc Chính nhận định, đợt nắng nóng được xếp vào rủi ro thiên tai cấp 2 theo Quyết định 44 của Chính phủ. Cụ thể, theo Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg quy định cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai.  

Pháp luật TP HCM

Quốc hội nghĩ gì khi 70.000 người chết/năm vì ung thư?

Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) đã có những phát biểu đáng chú ý khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 sáng 5-6.  “Mặc dù cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm có nhiều những cố gắng, nỗ lực song vẫn chưa thể hiện hết trách nhiệm” - đại biểu Nhân mở đầu. Theo đại biểu Nhân, những gì chúng ta biết và xử lý về thực phẩm chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Bởi thực tế không khó để tìm thông tin về những vụ bắt giữ thực phẩm bẩn trong thời gian qua. Điển hình là hàng loạt các vụ bắt giữ cả chục tấn thịt, nội tạng đã bốc mùi hôi thối được nhập từ biên giới Trung Quốc. Bên cạnh đó là những thông tin chế biến nem chua bằng hóa chất hay dùng hóa chất để biến thịt bò, thịt heo hôi thối thành khô bò, chà bông… “Câu hỏi đặt ra hóa chất đó từ đâu mà có? Theo báo cáo, hằng năm Việt Nam bỏ ra không dưới 770 triệu USD để mua thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất với hơn 4.000 loại khác nhau. 90% trong đó được nhập từ Trung Quốc, đáng chú ý là chỉ có 630 loại được lưu hành thôi” - đại biểu Nhân thông tin. Đại biểu Nhân cho rằng đó mới chỉ là con số nhập khẩu được cho phép, chưa tính cả số lượng hóa chất được thông quan qua đường tiểu ngạch, nhập lậu qua đường biên giới mà không kiểm soát được. “Liệu có quá không khi nói chúng ta đang đầu độc chính mình” - đại biểu Nhân đặt câu hỏi. Không dừng lại ở đó, đại biểu của tỉnh Bình Dương đặt ra một câu hỏi thẳng thắn: “Quốc hội nghĩ gì khi có tới 70.000 người chết vì ung thư mỗi năm, trong đó có một phần nguyên nhân là sử dụng thực phẩm không an toàn”.Đối với vấn đề thực thi pháp luật, đại biểu Nhân cho hay Luật An toàn thực phẩm năm 2010 đã chuyển sang quản lý theo nhóm thực phẩm nhằm khắc phục sự chồng chéo trong quản lý. Tuy nhiên, hiện còn một số nhóm ngành hàng không rõ trách nhiệm quản lý.“Đơn cử như việc quản lý mặt hàng bún, có tới ba bộ cùng quản lý là Bộ Nông nghiệp, Y tế và Công Thương. Chúng ta chưa có căn cơ triệt để để quản lý vấn đề an toàn thực phẩm” - ông Nhân nhận định. Tuy vậy, đó chưa phải là điều cuối cùng. Theo đại biểu Nhân, dù rất đồng tình với những nhận định mà đoàn giám sát Quốc hội nêu trong báo cáo về vấn đề an toàn thực phẩm nhưng ông cho rằng có một điều cần phải “lên tiếng”. “Chúng ta nhiều lần trông chờ sự tử tế của người sản xuất, kinh doanh nhưng những gì chúng ta nhận được lại không như mong muốn bởi cái bóng lợi nhuận quá lớn… Một khi sự kiên trì đã đến giới hạn thì đã đến lúc cần sự trừng trị nghiêm khắc nhất của pháp luật” - ông Nhân nói. Đề cao sự tham gia, nhập cuộc của người dân, đại biểu Nhân nhấn mạnh: “Sự chung tay của cộng đồng là rất quan trọng. Phải coi sản xuất thực phẩm là tội ác. Bất kỳ sự thỏa hiệp hay bắt tay với cái ác đều đáng bị lên án”. Đại biểu Nhân sau đó tha thiết kêu gọi người kinh doanh hãy vì lương tri, vì sự tồn vong quốc gia chấm dứt ngay việc sản xuất thực phẩm bẩn. “Hãy trả lại an toàn cho xã hội. Chúng ta không đủ giàu để lại vật chất cho con cháu nhưng chúng ta phải đủ lý trí hành động sáng suốt để trao lại đời sống tinh thần, thể chất khỏe mạnh cho các cháu. Đừng để sự yếu kém của chúng ta làm ảnh hưởng tới tương lai của các cháu.

Bái bai 'chặt chém' nơi bệnh viện

Ngoài hạn chế được bệnh nhân bị chặt chém khi ra ngoài mua đồ lặt vặt, việc mở siêu thị trong bệnh viện mang lại cho bệnh nhân khá nhiều tiện ích. Sáng đầu tháng 6, một góc nhỏ khu vực khám chữa bệnh Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 nhộn nhịp hơn . Khác với công việc thường ngày là chạy qua bên kia đường mua bỉm, mua thức ăn cho con mình, hôm nay thân nhân tại BV Nhi đồng 1 chỉ việc đi vài bước ra khu khám chữa bệnh mua đồ dùng.

Bán hàng đúng giá

Bà Nguyễn Thị Bảy (ngụ Sóc Trăng) cho hay cháu ngoại bà bị bỏng, nằm điều trị tại BV đã gần một tháng nay. Mẹ cháu lo chi phí, theo dõi điều trị, còn bà lo chăm sóc cháu. “Thân già đã gần 65 tuổi, một lần đi ra đường ở TP là tui sợ dữ lắm, mua cái chai nước người ta nói hai chục ngàn, mình biết nó có năm ngàn mà đâu dám trả giá, sợ họ làm dữ lên. Bởi vậy có cái siêu thị gần chỗ khoa bỏng, đi xuống mấy bước nó đỡ biết bao nhiêu. Biết giá mới mua, đồ thì rẻ, sạch đẹp” - bà Bảy mộc mạc nói. Trước BV Nhi đồng 1 TP.HCM, đầu năm 2016 BV Hùng Vương thay đổi căn tin bằng mô hình phục vụ “Hùng Vương shop”. Bên trong có đầy đủ mặt hàng cần thiết cho người bệnh, sản phụ và thân nhân người bệnh trong thời gian lưu trú tại BV, điều đặc biệt là khách hàng được phục vụ không khác gì ở các siêu thị với giá niêm yết đúng như siêu thị. Theo quan sát tại khu vực trước cổng và vỉa hè BV Hùng Vương, sau vài tháng đưa vào triển khai siêu thị mini thì vấn đề an ninh trật tự tại đây khá ổn định. Không còn cảnh người nhà bệnh nhân bát nháo mua hàng vào giờ cao điểm gây lộn xộn như trước.  “Tôi chưa được trải nghiệm nhưng nếu có siêu thị mở 24/24 giờ trong BV thì rất tuyệt. Tôi vẫn nhớ cách đây một năm trước, khi vợ tôi bị thai lưu phải vào bệnh viện gần một tuần cho bác sĩ theo dõi. Đêm đó tầm 22 giờ, vợ tôi gọi nói đau bụng dữ dội, được đưa vào phòng chờ sinh, gần một tiếng sau bác sĩ báo tôi vào đưa hài nhi về an táng. Cả gia đình phải chia nhau ra người đi mua quần áo, mua khăn, mua nến, mua nhang để làm thủ tục mang cháu về an táng. Nhưng mà nửa đêm có nơi nào bán đâu, vất vả lắm mới sắm cho bé được bộ đồ. Nếu ngày đó có siêu thị như bây giờ, mọi chuyện chắc đã khác” - anh Nguyễn Đình Tú (ngụ Hóc Môn, TP.HCM) bày tỏ.

Nhìn đến lợi ích cho bệnh nhân

Ngoài BV Nhi đồng 1, các BV như BV quận Thủ Đức, BV Hùng Vương, BV Xuyên Á cũng đã xây dựng và đưa vào hoạt động siêu thị minivài tháng trước đó. BS Nguyễn Minh Quân, Giám đốc BV quận Thủ Đức, cho hay siêu thị mini của BV nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh. Luôn hướng tới phương châm phục vụ tận tình “vui lòng khách đến và vừa lòng khách đi”. BV luôn lựa chọn những nhà cung cấp hàng đầu trong nước với giá cả hợp lý nhất, chất lượng tốt nhất, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh, thân nhân, khách hàng và nhân viên y tế khi đến ăn uống. “Theo thống kê, số lượng người bệnh, người nhà và nhân viên y tế mua hàng tại siêu thị mini hơn 1.900 lượt người/ngày. Doanh thu ngày càng tăng, từ 30 triệu đồng/ tháng (4-2016) lên 250 triệu đồng/tháng (11-2016). Siêu thị trong khuôn viên BV đang nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến BV, giúp hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm do sử dụng các mặt hàng không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Không những thế, tình trạng mất an ninh trật tự, tụ tập đông người lấn chiếm vỉa hè, cổng BV xảy ra khi người dân dừng lại mua hàng rong đã giảm đi đáng kể” - BS Minh Quân nói.

Siêu thị chỉ nhằm phục vụ người bệnh

Sở Y tế đã ban hành “Khuyến cáo triển khai các dịch vụ tiện ích cho người bệnh và thân nhân người bệnh tại các BV” nhằm giải quyết tình trạng buôn bán hàng rong trước cổng BV vốn gây mất an ninh trật tự, đồng thời phục vụ tiện ích cho người bệnh và thân nhân mua đồ tiện lợi, an toàn về đêm khuya. Trong thời gian tới, các BV trên địa bàn TP.HCM sẽ tiếp tục triển khai, mở rộng mô hình siêu thị nhỏ trong BV để cải tiến chất lượng phục vụ người bệnh. Việc triển khai siêu thị mini trong BV, bên cạnh làm tăng hài lòng người bệnh, triển khai tốt các dịch vụ tiện ích sẽ giải quyết được tình trạng buôn bán hàng rong trước cổng BV vốn gây mất an ninh trật tự tại các BV.

Đài Tiếng nói Việt Nam (vov.vn)

Hội đồng chuyên môn sắp có kết luận vụ tai biến chạy thận ở Hòa Bình

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, trong tuần này Hội đồng chuyên môn sẽ có kết luận về vụ việc này. Về vụ tai biến đối với 18 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình xảy ra ngày 29/5 vừa qua, làm 8 người chết, chiều nay 5/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, trong tuần này Hội đồng chuyên môn sẽ có kết luận về vụ việc này. Theo Bộ trưởng Sở Y tế Hòa Bình đã thành lập Hội đồng chuyên môn gồm 12 thành viên; trong đó 7 người là lãnh đạo các phòng chuyên môn của Sở Y tế, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình và 4 chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai gồm: Tiến sỹ Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo, Tiến sỹ Đào Xuân Cơ, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc và Tiến sỹ Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu. Trước đó, ngày 3/6, Cục trưởng cục Quản lý Khám chữa bệnh - Lương Ngọc Khuê và Đoàn công tác của Bộ Y tế đã họp với Sở Y tế tỉnh Hòa Bình và đề nghị chỉ đạo công tác kiểm thảo tử vong vụ tai biến chạy thận. Đồng thời yêu cầu Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình và đơn vị bảo dưỡng hệ thống lọc nước nước phối hợp với Cơ quan điều tra tìm rõ nguyên nhân gây ra sự cố; Thành lập Hội đồng chuyên môn với các chuyên gia liên quan đến quy trình chạy thận nhân tạo như máy thận nhân tạo, quy trình vận hành, thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, điện, nước... Đoàn công tác của Bộ Y tế cũng đã khảo sát tại Bệnh viện Thành phố Hòa Bình và yêu cầu Sở Y tế Hòa Bình mở rộng khoa Thận nhân tạo tại Bệnh viện này. Trước mắt, cần bổ sung cho Bệnh viện Thành phố Hòa Bình từ 10 đến 15 máy chạy thận nhân tạo để hơn 100 bệnh nhân suy thận mãn của tỉnh được chạy thận nhân tạo ngay tại địa phương, không phải xuống Hà Nội lọc máu định kỳ nữa./.

Sức khỏe & đời sống, Hà Nội mới, Báo Hải quan

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường nguồn lực cấp cứu người bệnh trời nắng nóng

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, trong thời gian tới, tiếp tục có những đợt nắng nóng trên diện rộng, đặc biệt là khu vực Hà Nội, Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhân dân Ngày 5/6, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã có công văn số 743/KCB-QLCL gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế và y tế các bộ, ngành đề nghị tăng cường công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh mùa hè cho người bệnh. Công văn của Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, mùa hè năm 2017 tình hình thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, trái quy luật, nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm. Trong thời gian tới, tiếp tục có những đợt nắng nóng trên diện rộng, đặc biệt là khu vực Hà Nội, Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhân dân. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân và phòng tránh tác hại của nắng nóng đến sức khỏe, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng Y tế các ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến dự báo thời tiết của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, tăng cường thực hiện một số công việc liên quan đến khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh mùa hè cho người bệnh. Theo đó, tại khoa khám bệnh: tiếp tục duy trì thực hiện tốt Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện; Rà soát, áp dụng Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYTngày 18/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế), đặc biệt là phần A “Hướng đến người bệnh” như bố trí đủ ghế ngồi, bổ sung quạt bảo đảm thoáng, mát cho người bệnh trong thời gian chờ khám; cung cấp nước uống miễn phí cho người bệnh; Tăng cường nhân lực, bố trí đầy đủ bàn khám; sắp xếp, cải tiến quy trình khám bệnh hợp lý, tổ chức tiếp đón, nhanh chóng sàng lọc người bệnh cấp cứu để giảm tối đa thời gian chờ đợi của người bệnh;Bảo đảm tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh tốt. Đối với Khoa điều trị, Bộ Y tế yêu cầu tùy theo điều kiện cụ thể, bệnh viện lắp đặt quạt điện hoặc điều hòa nhiệt độ ở những nơi cần thiết đảm bảo người bệnh được nằm điều trị trong điều kiện thoáng mát; cung cấp đủ nước uống miễn phí, nước sạch cho người bệnh. Không để hoặc hạn chế tối đa tình trạng nằm ghép, tăng cường công tác phân luồng, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm chéo các bệnh dịch truyền nhiễm trong bệnh viện. Trang bị quạt mát cho người nhà bệnh nhi chờ khám và lấy kết quả xét nghiệm, chụp X-Quang tại Bệnh viện Nhi Trung ương Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện bảo đảm bố trí đủ cơ số thuốc cấp cứu, giường bệnh, sẵn sàng các phương tiện cấp cứu để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thường gặp do thời tiết nắng nóng bất thường gây ra như các bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, đột quỵ do nóng hô hấp, tiêu hóa... Đồng thời, các bệnh viện cần chủ động lên kế hoạch tiếp nhận, xử trí, điều trị các bệnh mùa hè như sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm màng não do não mô cầu và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp và mới nổi.

 

 

Ngày 09/06/2017
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích