Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 4 3 8 9
Số người đang truy cập
5 6 3
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ các báo ngày 27/5 đến 28/5 năm 2017

Hà Nội mới

Những quan điểm sai lầm về điều trị ung thư

Chiều 26-5, Hội Nội khoa Việt Nam phối hợp với Bệnh viện K trung ương tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Ung thư không phải dấu chấm hết”. Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia ung bướu thẳng thắn chỉ ra quan điểm sai lầm về điều trị ung thư tại Việt Nam khi coi ung thư như “án tử”, bệnh ung thư có thể lây nhiễm. Mặt khác, thông tin lan truyền trên mạng xã hội về cách chữa trị ung thư như nhịn ăn để bỏ đói tế bào ung thư, uống nước lá, thực dưỡng Ohsawa (hình thức ăn chay), cúng bái… khiến người bệnh lâm vào cảnh “tiền mất, tật mang”, thậm chí tử vong. BV K trung ương khuyến cáo, người dân cũng như bệnh nhân ung thư cần tìm hiểu thông tin, tài liệu chính thống về phòng, chống căn bệnh này từ các bác sĩ chuyên khoa và các cơ sở y tế, hiệp hội ung thư uy tín. Đặc biệt, bệnh nhân cần hỏi bác sĩ chẩn đoán, điều trị của mình để hiểu rõ về tình hình bệnh, các phương pháp điều trị, khả năng đáp ứng và tiên lượng. Điều trị ung thư là vấn đề phức tạp, tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao hay thấp phụ thuộc lớn vào việc phát hiện bệnh sớm hay muộn.

Vi chất dinh dưỡng giúp nâng cao sức khỏe, trí tuệ

Sáng 26-5, tại TP Bắc Ninh, Bộ Y tế đã tổ chức lễ phát động Ngày Vi chất dinh dưỡng năm 2017 với thông điệp “Vi chất dinh dưỡng giúp nâng cao sức khỏe, trí tuệ, tầm vóc và chất lượng cuộc sống; sử dụng các thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng hằng ngày”. Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Nhiều vấn đề về sức khỏe nhân dân cũng như kết quả nghiên cứu về tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng cho thấy, với những cộng đồng bị thiếu i ốt, chỉ số IQ bị giảm trung bình khoảng 10%. Việc can thiệp nhằm phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là can thiệp trong 1.000 ngày đầu đời là một trong những giải pháp quan trọng nhất để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em. Trong Ngày Vi chất dinh dưỡng năm nay, ngành Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai hiệu quả và an toàn chiến dịch uống bổ sung vitamin A và tẩy giun cho trẻ từ 6 tháng đến 60 tháng tuổi tại 22 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi ở mức cao; và cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi tại 41 tỉnh, thành phố còn lại theo quy định.

Thuốc lá là tác nhân hàng đầu gây ra ung thư vòm họng, ung thư phổi

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Thực trạng và phương pháp tầm soát ung thư vòm họng, ung thư phổi” diễn ra ngày 27-5 tại Hà Nội hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá 31-5 và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá năm 2017. Theo WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 6 triệu ca tử vong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Còn tại Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện K trung ương, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá là 96,8%. Còn theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2015 người Việt Nam chi 31 nghìn tỷ đồng mua thuốc lá. Cùng với đó, tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm ở 5 nhóm bệnh liên quan đến thuốc lá là ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa-hô hấp trên, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và phổi tắc nghẽn mãn tính là 23 nghìn tỷ đồng/năm. BVĐK An Việt (Hà Nội) cho rằng, khi tiến hành khảo sát 10 người bất kỳ thì 9 người được hỏi đều biết rằng, thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng và là tác nhân hàng đầu gây ra ung thư vòm họng, ung thư phổi. Tuy nhiên, đáng lo ngại là chẳng ai hiểu rõ cơ chế gây bệnh cũng như nắm vững cách thức phòng chống những tác hại từ thuốc lá. Với ung thư vòm họng, đây là bệnh đứng hàng đầu trong các loại ung thư vùng đầu-mặt-cổ và là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam. Có 3 dấu hiệu cơ bản ung thư vòm họng, đó là triệu chứng đau nửa đầu, ù tai và khạc ra máu. Tuy nhiên, giống như nhiều loại ung thư khác, bệnh ung thư vòm họng thường ít biểu hiện đặc thù ở những giai đoạn sớm nên bệnh nhân thường không để ý và hay nhầm với các bệnh viêm mũi xoang khi chỉ bị đau đầu hoặc ngạt mũi thoáng qua. Bệnh khi tiến triển ở giai đoạn nặng sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như: Mũi chảy máu hoặc tắc nghẽn, đờm có máu, tai có thể bị ảnh hưởng, cổ sưng lên từ các hạch bạch huyết phình to, mí mắt rủ, hoa mắt… “Nếu phát hiện sớm, những người mắc bệnh ung thư vòm mũi họng có thể chữa khỏi bệnh. Nhưng thực tế, hơn 90% bệnh nhân mắc bệnh ung thư này đi khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn”. Còn với ung thư phổi, tình trạng ung thư phổi ngày càng gia tăng ở mức báo động. Nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Mức độ tăng nguy cơ khác nhau tuỳ theo loại tế bào ung thư. Mặt khác, tiếp xúc với khói thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi 20-30%. Để phòng ngừa bệnh, mỗi người nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá và tránh xa nơi có khói thuốc lá. Trong khuôn khổ hội thảo, các chuyên gia y tế đến từ BV K, BV Tai-Mũi-Họng trung ương, BVĐK An Việt đã tiến hành tầm soát miễn phí tai-mũi-họng và chụp X-quang phát hiện ung thư phổi cho khoảng 100 người.

Bí quyết giúp mẹ hết stress vì con trẻ lười ăn

Biếng ăn là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ, thậm chí có trẻ còn khóc, chạy trốn khi nhìn thấy bát cháo. Không ít cháu chỉ ăn cơm với nước rau, nước mắm… mà không chịu ăn thịt, cá, sữa… gây thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết. Theo Viện Dinh dưỡng, để giải quyết tình trạng biếng ăn cho trẻ cần phải có sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng về chế độ ăn cụ thể, phù hợp với từng trẻ. Và điều quan trọng là trong bữa ăn, phải tạo ra một không khí vui vẻ thoải mái giúp trẻ ăn ngon miệng. Tránh “đè” trẻ ra bắt ăn, tuyệt đối không nên mắng mỏ, dọa dẫm mà phải tìm hiểu xem chứng biếng ăn ở trẻ có nằm trong số nguyên nhân sau không để tìm cách khắc phục:

1. Thiếu chất Người mẹ khi mang thai thiếu sắt, thiếu canxi, thiếu kẽm, thiếu các vitamin... sẽ dẫn tới tình trạng trẻ bị thiếu ăn, suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Kết quả, trẻ sinh non tháng, thiếu cân, dẫn tới lười bú mẹ ngay từ những tháng đầu sau khi sinh. Những trẻ sinh thường, đủ cân vẫn có thể lười bú mẹ, bỏ bú mẹ hoặc đang ăn sữa ngoài bình thường tự nhiên giảm lượng ăn hoặc bỏ hẳn. Nguyên nhân cũng do khẩu phần ăn không cân đối, thiếu chất dẫn tới sữa mẹ thiếu vitamin D, thiếu vitamin C, vitamin nhóm B, thiếu Magiê, đặc biệt là tình trạng thiếu kẽm làm trẻ rất biếng ăn.

2. Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm Thường một, hai tuần đầu ăn bổ sung, trẻ ăn rất ngon miệng nhưng sau đó sẽ ăn kém dần do nhu cầu vitamin nhóm B (nhất là vitamin B1), magiê bị thiếu hụt, khẩu phần ăn không cân đối với lứa tuổi. Theo chuyên gia dinh dưỡng Lê Thị Hải, không ít trẻ 4 tháng tuổi vẫn chưa thích ứng được với cách ăn dặm, phản xạ nuốt của trẻ còn kém, hệ đường ruột của trẻ còn non nớt để tiếp nhận bột, đạm. Nhiều trẻ vì vậy đã bị đi ngoài hoặc rối loạn tiêu hóa do ăn dặm sớm. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, khi trẻ được 6 tháng tuổi mới nên cho trẻ ăn bổ sung. Thời kỳ 4 tháng tuổi chỉ là tập ăn dặm cho trẻ. Các mẹ có thể tập cho con ăn dặm bằng cách, mỗi bữa chỉ cần cho ăn 1 thìa chuối hoặc đu đủ, khoai tây luộc trộn với 1 ít sữa. Sau khoảng 1 tuần làm quen như vậy thì có thể xay bột cho trẻ ăn bổ sung.

3. Trẻ ốm, mắc các bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hệ hô hấp, hệ tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm ruột...) Khi trẻ bị nhiễm khuẩn thì hàm lượng các vitamin và các chất khoáng bị mất đi rất lớn, nhất là vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B, Magiê, B6, sắt, kẽm làm cho trẻ biếng ăn. Hơn nữa, trẻ bị nhiễm khuẩn thường dùng kháng sinh dễ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột cùng với các tổn thương thực thể tại hệ tiêu hóa, nên trẻ bị chướng bụng, khó tiêu, càng dễ biếng ăn. Nếu trẻ ở trong tình trạng này, các mẹ cần kiên nhẫn, phối hợp với các bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ nhi điều trị nguyên nhân nhiễm khuẩn trước. Đồng thời, thực hiện chế độ nuôi dưỡng riêng theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, thời gian này, cần phải bổ sung đầy đủ các vitamin và các chất khoáng như magiê, kẽm. Đặc biệt, không được lạm dụng kháng sinh.

4. Trẻ mọc răng, viêm loét vùng miệng Trong quá trình trình mọc răng hoặc viêm loét vùng miệng, cha mẹ cũng cần chú ý để hỗ trợ giảm đau cho trẻ. Thực ra, lúc này trẻ rất đau, đau phát sốt và không dám ăn nhưng lâu nay, người lớn ít quan tâm đến việc giảm đau cho trẻ vì cho đó là chuyện bình thường.

5. Ăn không giờ giấc, ăn bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn Nếu trước bữa ăn 1 tiếng đồng hồ, trẻ được ăn 1 gói bim bim, 1 chiếc kẹo, que kem hay uống một lon nước ngọt thì đó chính là nguyên nhân khiến bé chán ăn cháo hoặc cơm. Bởi khi ăn đồ ăn nhất là đồ ngọt, lượng đường huyết sẽ tăng cao trong máu dẫn tới tình trạng bé không muốn ăn dù bụng chưa no lắm. “Không nên cho trẻ uống nước ngọt có gas vì chỉ cung cấp năng lượng rỗng, thiếu các vi chất cần thiết và gây tình trạng béo phì. Trẻ uống nước này nhiều cũng sẽ giảm các loại nước dinh dưỡng khác như sữa, hoa quả tươi. Cafein trong nước ngọt còn làm giảm khả năng tập trung, ở tất cả các trường quốc tế họ cấm trẻ uống nước ngọt có ga trong giờ nghỉ giải lao vì trẻ sẽ sao nhãng, ảnh hưởng đế kết quả học tập”.

6. Trẻ biếng ăn do nguyên nhân tâm lý Khi bị ốm, mọc răng... trẻ dễ bị biếng ăn. Khi trẻ chưa kịp ăn ngon miệng trở lại thì bị người lớn thúc ép ăn, hoặc là trẻ mải chơi trong ăn nên bị quát mắng. Thậm chí, có mẹ bực quá còn đánh con khiến các cháu sợ ăn, chỉ cần nghe hoặc nhìn thấy bát bột, bát cơm là trẻ quay đi, khóc, buồn nôn; trẻ lớn hơn thì chạy trốn. Một số cháu không ăn để “chống đối” cha mẹ. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần lưu ý, tránh việc cáu gắt, đánh con khi ăn, nhất là trong hoặc sau khi trẻ có vấn đề về sức khỏe. Mẹ không nhất thiết nhồi ép bắt trẻ ăn đủ từng bữa nhưng cần cố gắng cho trẻ ăn đủ số lượng thức ăn trong ngày (lấy bữa nọ bù bữa kia). Khi trẻ lớn hơn, hãy kể những câu chuyện ngộ nghĩnh về thức ăn và màu sắc của thức ăn rau xanh, bí đỏ, cà rốt, màu vàng của trứng, mầu nâu của tôm, cua… Đồng thời, cha mẹ cần chú trọng đến việc chế biến, tạo mùi vị, hình thức hấp dẫn, thay đổi món ăn để trẻ hứng thú hơn với bữa ăn.

Tiền phong

Giám đốc BV Việt Đức nói gì về giá vật tư, hóa chất?

BV Việt Đức cho biết, đã yêu cầu bộ phận liên quan khẩn trương làm báo cáo cụ thể để gửi Bộ Y tế ngay sau khi nhận được công văn khẩn của Bộ yêu cầu báo cáo việc mua sắm, sử dụng trang thiết bị y tế. Liên quan đến thông tin phản ánh giá một số vật tư tiêu hao và hóa chất của BV Việt Đức trúng thầu cao hơn một số BV khác, về công tác đấu thầu mua sắm vật tư y tế tiêu hao thường xuyên đã được BV Việt Đức thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo hiệu quả cao cả về mặt chuyên môn và hiệu quả kinh tế. Trong 5 năm liên tục gần đây, BV Việt Đức đã lập giá kế hoạch của năm sau thường bằng hoặc thấp hơn năm trước. Quá trình làm giá, BV có tham khảo nhiều giá, chất lượng của thiết bị, thuốc được mua ở các một số BV trung ương. “Có thể khẳng định, BV Việt Đức đang được hưởng mức giá tương đối ưu đãi cho các loại vật tư y tế tiêu hao thường xuyên”. Đối với hóa chất sử dụng trong xét nghiệm, theo phản ánh giá trúng thầu vào BV Việt Đức cao hơn BV Chợ Rẫy, loại BV Việt Đức mua hơn 5 triệu khác hoàn toàn loại hóa chất của BV Chợ Rẫy. Trong năm 2015, BV Việt Đức mua đến 4 loại hóa chất của 4 công ty cung ứng khác nhau, với các mức giá khác nhau cho cùng 1 loại hóa chất có tên gọi là Cleaning solution. Cụ thể, 1 loại có giá hơn 5 triệu đồng/can (Ailen) sử dụng cho máy xét nghiệm sinh hóa AU; loại 1,7 triệu/hộp (Đức) sử dụng cho các máy Cobas; 1 loại giá hơn 1,9 triệu/chai (của Nhật) sử dụng cho máy đông máu CP2000; 1 loại dùng cho máy đếm tế bào 22 thông số với giá 1 triệu đồng/chai (của Thụy Sỹ). “Dẫn chứng như vậy để thấy cùng một loại hóa chất nhưng của nhiều hãng khác nhau, với mục đích sử dụng khác nhau ở những dòng máy khác nhau và giá cũng khác nhau. Loại giống như BV Chợ Rẫy, giá trúng thầu vào BV Việt Đức  năm 2015 cũng có giá tương đương, với giá hơn 1,7 triệu đ/hộp”. Về một số loại vật tư y tế liên quan đến thông tin giá đấu thầu vào BV Việt Đức cao hơn các BV khác, lãnh đạo BV Việt Đức cho rằng: “Việc đưa ra so sánh vật tư tiêu hao của BV này với BV khác là do hiểu chưa sâu, so sánh khá khập khiễng. Cùng một tên hóa chất hay vật tư tiêu hao như thế nhưng có hàng trăm chủng loại khác nhau. Ví dụ, đối với dây truyền huyết thanh, thông tin phản ánh cho biết đơn giá trúng thầu của BV Việt Đức là 18.000đồng/bộ, trên thực tế, giá mặt hàng này trúng thầu năm 2015 là 2.864 đồng/bộ với số lượng kế hoạch 542.768 bộ/năm, giá trúng thầu năm 2016 là 2.800 đồng/bộ, với số lượng 678.460 bộ/năm”. Với đơn giá 18.000đ/bộ như thông tin phản ánh, gấp 5 lần so với BV Bạch Mai (1 dây truyền huyết thanh của BV Bạch Mai có giá là 3.675 đồng, trong khi tại BV Việt Đức mức giá lên tới 18.000 đồng), do đây là dây truyền dịch đặc biệt chuyên dùng trong ghép tạng, được BV đặt riêng cho nhóm bệnh nhân đòi hỏi yêu cầu khắt khe về độ vô khuẩn, nguy cơ tắc mạch với số lượng chỉ có 11.000 bộ/năm.

Công an Nhân dân

Mất trộm khối chì ngăn sóng phóng xạ tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang

Ngày 26-5, Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, cơ quan CSĐT Công an tỉnh đang điều tra, làm rõ vụ mất trộm thiết bị tại BVĐK Kiên Giang (xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang). Đây là dự án bệnh viện xây dựng mới và đang trong giai đoạn hoàn thiện. Kẻ gian đã tháo các kiện hàng, lấy cắp từng linh kiện dùng để ráp khuôn chì ngăn phóng xạ bên trong một thiết bị hoàn chỉnh, do đó cơ quan chức năng chưa xác định được thời gian mất cắp. Sở Y tế tỉnh Kiên Giang cho biết, thiết bị này vừa được nhập từ nước ngoài về dưới dạng kiện hàng chưa lắp ráp. Các linh kiện này chỉ là chì, không phải là mất phóng xạ nên sức khỏe của người dân không bị ảnh hưởng. Dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhiên liệu xạ trị ung thư của Khoa Ung bướu, BVĐK Kiên Giang do nước ngoài tài trợ. Đơn vị chủ đầu tư dự án là Sở Y tế tỉnh Kiên Giang. Vụ việc đang được Công an Kiên Giang điều tra làm rõ.

An ninh Thủ đô

Vụ thông tin sai "nước mắm nhiễm asen": Vinastas chỉ bị phạt... 15 triệu đồng

Thực hiện văn bản số 2380 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ, thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã thực hiện xử phạt hành vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm Luật An toàn thực phẩm của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas). Cơ quan chức năng cho biết, Vinastas đã có hành vi vi phạm hành chính là phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội. Theo khoản 2 Điều 27 và khoản 3, khoản 4 Điều 4 Nghị định số 178 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, Vinastas bị phạt tiền 15 triệu đồng. Cục Quản lý thị trường cũng yêu cầu Vinastas phải  thu hồi để tiêu hủy tài liệu, ấn phẩm vi phạm theo khoản 3 Điều 27 Nghị định số 178 năm 2013 của Chính phủ. Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) có địa chỉ tại số 214/22 Tôn Thất Tùng, Hà Nội. Liên quan đến việc thông tin sai nước mắm nhiễm asen, Bộ Công Thương đã yêu cầu Vinastas kiểm điểm trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan một cách nghiêm túc. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản giao Bộ Công Thương khẩn trương chỉ đạo Vinastas cải chính thông tin mà Hội đã công bố về chất lượng nước mắm; tổ chức kiểm điểm làm rõ và xử lý nghiêm các sai phạm của Vinastas trong vụ việc trên theo đúng quy định của pháp luật. Ông Vương Ngọc Tuấn - Phó Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) đã bị cách chức vì thông tin sai vụ nước mắm nhiễm asen.

Cẩn trọng với những dấu hiệu bất thường để tránh tử vong do sốt xuất huyết

Khi bị sốt xuất huyết, nhiều người cho rằng, chỉ cần hết sốt là khỏi bệnh. Thế nhưng, thực tế thì đa phần các ca tử vong lại xuất hiện sau khi cơ thể đã hạ nhiệt.

Khi hạ sốt, đừng chủ quan

Dù không phải là tháng cao điểm của sốt xuất huyết, thế nhưng, mới đây, tại Hà Nội, một sinh viên Học viện Ngân hàng đã tử vong vì căn bệnh này. Theo các bác sĩ của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, nguyên nhân là  bệnh nhân bị sốc dengue (sốc do sốt xuất huyết). Theo bác sĩ Nguyễn Thu Hằng, Bệnh viện Nhi Trung ương, sốc dengue thường xảy ra từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 của bệnh. Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm khi bị sốt xuất huyết, ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, chúng ta cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám. Việc truyền dịch tại nhà hay các phòng khám tư nhân cũng cần tuyệt đối tránh vì có thể gây tử vong tại chỗ. Đây là giai đoạn sốt đã hạ nhiệt và mọi người thường cho rằng như thế là đã khỏi bệnh nên chủ quan trong việc chữa trị. Thế nhưng, thực tế đó lại là thời kỳ nguy hiểm nhất. Ở thời kỳ này, cơ thể người bệnh có thể phục hồi nếu được chăm sóc tốt, song cũng có thể diễn tiến xấu với các biểu hiện như: mệt lả, buồn nôn, đau tức vùng gan, đau bụng, tiểu ít… Nếu không được cấp cứu kịp thời, nó có thể gây suy đa phủ tạng, và thậm chí là tử vong chỉ sau vài tiếng đồng hồ. Theo bác sĩ Nguyễn Thu Hằng, sốc do sốt xuất huyết thường xảy ra nhiều hơn ở người già và trẻ nhỏ vì đây là đối tượng có sức đề kháng yếu, thế nhưng, nếu lơ là với bệnh, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân. Vì vậy, khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường như: sốt cao, có những ban đỏ ngoài da, đau các khớp, các hốc mắt, đi  ngoài phân đen… thì bạn cần cảnh giác. 

Dễ nhầm lẫn với bệnh khác

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận trên 700 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016. Trường hợp nữ sinh trên là ca tử vong đầu tiên của thành phố trong năm và cũng là cảnh báo trong việc phòng chống sốt xuất huyết. Theo các bác sĩ, sốt xuất huyết không phải là bệnh nặng và hoàn toàn có thể điều trị khỏi ngay từ giai đoạn đầu. Thế nhưng, biểu hiện bệnh thường không đặc thù nên dễ nhầm lẫn với sốt phát ban, từ đó khiến người bệnh chủ quan. Xét về mặt cảm quan, cả hai loại sốt này đều gây sốt cao, mắt đỏ, mệt mỏi, chán ăn… Tuy nhiên, sốt xuất huyết thường khó hạ nhiệt dù đã dùng thuốc hạ sốt. Trong khi đó, sốt phát ban thì đáp ứng tốt với thuốc. Ngoài ra, sốt xuất huyết thường kèm theo chảy máu chân răng, tay chân lạnh. Đặc biệt, nếu dùng tay căng phần da có chấm đỏ, nếu ban đỏ mất đi và xuất hiện lại sau khi buông tay thì đó là sốt phát ban. Ngược lại, nếu những ban đỏ này vẫn còn thì đó là sốt xuất huyết. Về lý thuyết, sự khác biệt trên có thể dễ dàng nhận biết, thế nhưng,  chúng ta không  nên chủ quan. Do đó, sau 2 ngày nếu thấy các triệu chứng sốt vẫn kéo dài, cơ thể lại mệt mỏi, li bì thì cần đến bệnh viện để thăm khám ngay. Khi bị sốt, cho dù do bất cứ nguyên nhân nào thì người bệnh cũng cần được nghỉ ngơi, ăn uống  đầy đủ dưỡng chất. Để tăng sức đề kháng, bạn cần tăng cường các loại nước chanh, cam… vì nó có chứa nhiều vitamin C, có tác dụng hỗ trợ tốt cho hệ miễn dịch. Thêm vào đó, để tránh mất nước do sốt, bạn cần uống nhiều nước và  bổ sung thêm các loại dung dịch bù nước như: oresol, hydrid… Đặc biệt, với sốt xuất huyết, việc uống nước càng cần được chú trọng hơn vì bệnh này thường khiến máu bị cô đặc, khó lưu thông, dễ dẫn đến sốc.  Tính đến thời điểm hiện tại, sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phòng bệnh vẫn là quan trọng nhất. Do đó, nếu phát hiện người nhà bị bệnh thì cần cách ly, tránh mầm bệnh lây lan. Đối với khu vực đã có những trường hợp mắc bệnh thì cần hạn chế tiếp xúc. Ngoài ra, để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, chúng ta cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám. Việc truyền dịch tại nhà hay các phòng khám tư nhân cũng cần tuyệt đối tránh vì có thể gây tử vong tại chỗ. “Sốc dengue (sốc do sốt xuất huyết) thường xảy ra từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 của bệnh. Đây là giai đoạn sốt đã hạ nhiệt và mọi người thường cho rằng như thế là đã khỏi bệnh nên chủ quan trong việc chữa trị. Thế nhưng, thực tế đó lại là thời kỳ nguy hiểm nhất”. Bác sĩ Nguyễn Thu Hằng, (Bệnh viện Nhi Trung ương)

Phòng tránh 2 dịch bệnh bùng phát vào mùa hè

Thời tiết mùa hè nóng nực là điều kiện rất thuận lợi cho một số vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ và dễ lây lan, bùng phát thành dịch. Dưới đây là 2 loại bệnh dịch phổ biến nhất vào đầu mùa hè

Đau mắt đỏ

Mùa hè là thời điểm dịch đau mắt đỏ thường xuất hiện và lây lan rất nhanh. Đặc biệt, trước tình hình thời tiết nắng mưa thất thường như hiện nay thì dịch đau mắt đỏ rất có khả năng bùng phát trở lại. Do đó, để chủ động phòng bệnh bạn cần tuân thủ một số điều sau: Mang kính khi đi ra đường để hạn chế không khí ô nhiễm, vi khuẩn, virus bệnh tấn công; Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, không đưa tay lên dụi mắt; Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác đặc biệt là mắt kính, khẩu trang, thuốc nhỏ mắt; Thường xuyên vệ sinh mắt, mũi, họng bằng các loại thuốc nhỏ chuyên dụng; Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ.

Bệnh đường ruột, tiêu chảy

Vi khuẩn gây các bệnh đường ruột, tiêu chảy xâm nhập vào cơ thể nhiều nhất qua đường thức ăn, nước uống hay tay bẩn. Đây là căn bệnh dễ mắc phải và rất nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Để phòng tránh bệnh hiệu quả, cần thực hiện đúng theo các điều sau: Ăn chín, uống sôi, đậy kỹ đồ ăn thức uống, không nên ăn thức ăn để quá lâu; Khi ăn thức ăn ngoài đường phố nên chọn nơi đảm bảo vệ sinh; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; Đặc biệt chú ý lau dọn nhà bếp, nhà vệ sinh thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

Pháp luật TPHCM

BV quận lần đầu nuôi dưỡng bé sinh non dưới 2 kg

“Sau gần một tháng được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch trong lồng ấp, bé trai con của chị TTT (35 tuổi, ở Bình Dương) đã phát triển như những bé bình thường khác. Hiện bé có thể bú được sữa mẹ và chuẩn bị xuất viện”. Sáng 25-5, BS Nguyễn Minh Quân, Giám đốc BV quận Thủ Đức (TP.HCM), cho biết thông tin trên. Trước đó, ngày 3-5, đơn vị Hồi sức nhi BV quận Thủ Đức tiếp nhận từ khoa Sản cũng của BV này một bé trai sinh non 32 tuần tuổi, nặng chỉ 1.500 g. Tại đây, bé được các bác sĩ, điều dưỡng hỗ trợ nằm lồng ấp, thở áp lực dương liên tục qua đường mũi để điều trị suy hô hấp, tránh hạ thân nhiệt. Đồng thời giúp bé có thể phát triển khỏe mạnh. BS Đặng Thị Ngọc Trương, Trưởng Đơn vị Hồi sức nhi, cho biết đây là trường hợp đầu tiên BV quận Thủ Đức nuôi dưỡng bé sinh non 32 tuần và chỉ nặng 1.500 g. Theo BS Trương, bé sinh non, nhẹ cân sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, vàng da nặng, bệnh tim, viêm ruột… nên cần được chăm sóc tích cực và đầy đủ phương tiện.

Trực thăng đưa chiến sĩ đảo Thổ Chu về đất liền cấp cứu

Chiều 27-5, máy bay trực thăng mang số hiệu Mi8 -848 đã hạ cánh ở khu vực quân sự sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM để đưa chiến sĩ hải quân Nguyễn Hoàng Giang (22 tuổi), bị viêm màng não về đất liền cấp cứu. Được biết, tổ bay được nhận lệnh bay vào lúc 8 giờ 05 phút sáng 27-5, sau khi thực hiện công tác chuẩn bị, máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 10 giờ 17 phút. Tổ bay gồm Đại tá Đỗ Thanh Hồng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 97, lái chính, Thiếu tá Lưu Công Bằng lái phụ kiêm dẫn đường, Đại úy chuyên nghiệp Nguyễn Trọng Thành và hai y bác sĩ của BV Quân y 175. Sau khi hạ cánh tại sân bay Cần Thơ tiếp dầu, đúng 15 giờ 45 tổ bay đưa bệnh nhân hạ cánh an toàn tại sân bay Tân Sơn Nhất. Mặc dù trời mưa rất lớn nhưng ngay khi hạ cánh xe cứu thương do Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc BV Quân y 175, dẫn đầu đã chờ sẵn nhanh chóng đội mưa đưa chiến sĩ về BV hội chẩn. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, BS CK2 Nguyễn Tuấn Phương - Chủ nhiệm khoa Truyền nhiễm - BV Quân y 175 TP.HCM cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bất tỉnh, hôn mê sâu, qua kiểm tra lâm sàng nghi ngờ bệnh nhân bị viêm màng não. Đây là một bệnh khá nguy hiểm vì có thể lây lan. Theo khai thác bệnh sử trước đó, vào ngày 25-5, chiến sĩ Nguyễn Hoàng Giang khởi phát có sốt, ho, đau họng sau đó có triệu chứng lơ mơ. Có thể do tuyến trước chưa có điều kiện đầy đủ nên đến ngày 27-5 bệnh nhân rơi vào hôn mê sâu, kích động, vật vã, co giật. Hiện tiên lượng của bệnh nhân rất nặng, tiếp theo các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thở máy, thực hiện các xét nghiệm đầy đủ. Bệnh nhân sẽ được truyền dịch, hồi sức tích cực, dùng kháng sinh liều cao, kèm theo đó là theo dõi liên tục để nếu bệnh nhân có biến chứng xảy ra thì sẽ được xử ký kịp thời” - BS Phương nói.

Thanh niên

Bác tin đồn phương pháp điều trị ung thư lỗi thời

Trao đổi với báo chí mới đây, lãnh đạo Bệnh viện K T.Ư đã bác bỏ các thông tin lan truyền trên mạng cho rằng phác đồ điều trị ung thư bằng truyền hóa chất hiện nay đã quá lỗi thời và lạc hậu. BV K T.Ư, khẳng định những thông tin đang nêu trên mạng xã hội là không có cơ sở khoa học. Các hướng dẫn của các tổ chức ung thư hàng đầu thế giới như Viện Ung thư quốc gia Mỹ, Hội Ung thư châu Âu khẳng định truyền hóa chất vẫn là một trong các phương pháp quan trọng để điều trị ung thư, và hiện được trong nước áp dụng. Về thông tin cho rằng hóa chất điều trị phá hủy nội tạng của bệnh nhân, đặc biệt với bệnh nhân giai đoạn muộn, điều trị hóa chất làm tử vong nhanh hơn, TS Thuấn nêu rõ, với 4 phương pháp điều trị ung thư chủ yếu hiện nay là: phẫu thuật, xạ trị, truyền hóa chất và điều trị nhắm đích, thì tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh, các bác sĩ sẽ quyết định áp dụng phương pháp phù hợp với từng loại bệnh ung thư và từng thể trạng bệnh nhân. Trao đổi với PV Thanh Niên ngày 26.5, PGS-TS Trần Văn Thuấn cho hay trên mỗi bệnh nhân, với cùng một tên bệnh nhưng tùy từng ca bệnh cụ thể, việc áp dụng điều trị sẽ được chỉ định hiệu quả nhất. Lương tâm người thầy thuốc không bao giờ cho phép chỉ định điều trị nếu nhận thấy không có hiệu quả hay có những tác hại cho người bệnh. “Chắc chắn một điều, việc điều trị bao giờ cũng tốt hơn là không điều trị. Tuy nhiên có những bệnh ung thư khi đã mắc thì có tiên lượng rất xấu hoặc bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn cuối thì điều trị chỉ có thể kéo dài thời gian sống”, TS Thuấn nhấn mạnh. Với ung thư phổi, ngay cả ở Mỹ, cũng chỉ có khoảng 15 - 20% số bệnh nhân sống được sau 5 năm kể từ khi bắt đầu điều trị. Hoặc tại Nhật Bản, thời gian sống trung bình của bệnh nhân ung thư tụy là 9 tháng kể từ khi được điều trị. Một nghiên cứu mới nhất của Bệnh viện K T.Ư cho thấy bệnh nhân ung thư đại trực tràng, nếu không điều trị thì thời gian sống chỉ 6 - 7 tháng, nếu được điều trị hóa chất thì thời gian sống kéo dài từ 15 - 16 tháng; và nếu điều trị phối hợp cả truyền hóa chất lẫn xạ trị thì thời gian sống kéo dài gần 20 tháng. "Việc áp dụng điều trị, chúng tôi dựa vào nghiên cứu trên cơ sở có lợi cho số đông bệnh nhân. Các loại thuốc, trang thiết bị trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư trên thế giới có cái gì thì VN hầu như cũng đã có, ví dụ máy xạ trị đang áp dụng tại Bệnh viện K T.Ư thuộc loại tối tân trên thế giới hiện nay và các thuốc kháng thể lượng dòng, kháng sinh mạch, là các thuốc hiện đại nhất, cũng đã có ở VN".

Tránh "bẫy nghèo" do tăng viện phí

Từ ngày 1.6, giá các dịch vụ y tế đối với người chưa tham gia bảo hiểm y tế sẽ tăng, nên làm tăng gánh nặng tài chính với người tự chi trả khi khám chữa bệnh. Trao đổi với PV Thanh Niên về vấn đề này, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế), cho biết: Lộ trình giá dịch vụ công trong đó có giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (KCB) quy định tại Nghị định 16/NĐ-CP, cụ thể: đến năm 2016, giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp; đến năm 2018, giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý; đến năm 2020, giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. Giá dịch vụ KCB áp dụng cho đối tượng chưa có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cũng như người có thẻ BHYT đều thực hiện theo lộ trình trên. Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ KCB không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở KCB của nhà nước (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02). So với lộ trình quy định tại Nghị định 16/NĐ-CP thì giá dịch vụ áp dụng cho người chưa có thẻ BHYT đang bị chậm. Thông tư 02 có hiệu lực thi hành từ ngày 1.6.2017 nhưng không phải là đến ngày 1.6.2017 tất cả các bệnh viện (BV) trên toàn quốc thực hiện mức giá tối đa này, mà Bộ Y tế sẽ quy định mức giá và thời điểm thực hiện cụ thể tại các BV thuộc Bộ Y tế, BV hạng đặc biệt, hạng 1 thuộc các bộ, ngành quản lý; UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh quy định mức giá và thời điểm thực hiện đối với các BV thuộc địa phương quản lý và các BV do các bộ, ngành khác quản lý từ hạng 2 trở xuống. Thời điểm thực hiện tại mỗi đơn vị, địa phương sẽ khác nhau tùy thuộc vào sự quyết định của cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, Thông tư 02 có quy định đến hết 2017 phải thực hiện mức giá này trên cả nước. Trước mắt, từ 1.6 tới, khoảng 50 BV hạng đặc biệt, hạng 1 thuộc Bộ Y tế và thuộc các bộ ngành sẽ điều chỉnh tăng.

Mức tăng giá dịch vụ được tính như thế nào? Ước tăng khoảng bao nhiêu phần trăm so với giá hiện đang áp dụng?

Theo ước tính của chúng tôi, so với giá dịch vụ KCB hiện đang áp dụng cho người không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT khi tăng từ 1.6 có tính thêm chi phí tiền lương (bao gồm cả phụ cấp đặc thù theo Quyết định 73/QĐ-TTg). Mức tăng so với hiện tại khoảng 50%. Nhưng đây chỉ là mức tăng về giá dịch vụ y tế không phải tăng tổng chi phí cho KCB (bởi vì trong tổng chi phí KCB thì tiền thuốc, máu dịch truyền chiếm khoảng 60 - 70%). Do đó, sau khi tăng giá dịch vụ y tế thì tổng chi phí khi KCB với người tự chi trả ước tăng trung bình khoảng 10%.

Thưa ông, có khoảng bao nhiêu người sẽ chịu tác động của tăng giá dịch vụ y tế từ 1.6 tới?

Hiện nay đã có 81,7% dân số với gần 76 triệu người đã có thẻ BHYT. Như vậy, chỉ còn khoảng 18% dân số chưa tham gia BHYT sẽ chịu tác động của thông tư này.

Bộ Y tế có nói đến vấn đề: tiền túi của người dân chi cho viện phí làm tăng nguy cơ “Bẫy nghèo do chi phí y tế”, “chi trả chi phí y tế ở mức thảm họa”. Ông nhận xét về vấn đề này, tỷ lệ tiền túi chi cho y tế hiện là bao nhiêu, đã được cải thiện như thế nào trong các năm qua?

Theo WHO tại VN đánh giá thì chi phí cho y tế từ tiền túi người dân hiện chiếm 39,5% chi phí của mỗi gia đình. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do người dân không tham gia BHYT. Chúng ta không có quy định về tỷ lệ tiền túi như thế nào thì ở mức an toàn không bị “bẫy nghèo” nhưng theo khuyến cáo của WHO, nếu tỷ lệ này ở mức dưới 30% thì sẽ đạt mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Các giải pháp được thực hiện như thế nào để giảm thiểu số người có thể nghèo hóa hoặc rơi vào tình huống chi trả “chi phí y tế ở mức thảm họa”?

Giải pháp chính để giảm thiểu số người có thể nghèo hóa hoặc rơi vào tình huống chi trả chi phí y tế ở mức thảm họa là tham gia BHYT. Thời gian vừa qua, việc thực hiện đối với người chưa có thẻ BHYT chậm hơn, nhằm để họ có thêm một khoảng thời gian cân nhắc thấy được tính nhân văn, lợi ích của BHYT để tham gia BHYT. Vì vậy, việc ban hành Thông tư 02 cũng nhằm mục tiêu để mọi người dân thấy được cần phải tham gia BHYT để đề phòng không may ốm đau sẽ được Quỹ BHYT chi trả, hạn chế chi trả từ tiền túi khi KCB. Bên cạnh đó, nhà nước cũng đã thực hiện một số giải pháp như: nâng mức hỗ trợ mua BHYT cho người cận nghèo (hiện nay Nghị định 105/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định tối thiểu 70%, nếu các địa phương có khả năng ngân sách thì có thể hỗ trợ tới 100%); nâng mức hỗ trợ mua BHYT cho người làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình từ 30% lên 50 - 70% (hiện nay Nghị định 105/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định tối thiểu 30%, nếu các địa phương có khả năng ngân sách thì có thể hỗ trợ thêm để khuyến khích người dân tham gia BHYT); khi thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ, Bộ Y tế cũng đã phối hợp với các bộ/ngành báo cáo Thủ tướng chỉ đạo các tỉnh sử dụng ngân sách y tế của địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ thêm cho người cận nghèo, phấn đấu đạt 100% số người cận nghèo tham gia BHYT...

Bác sĩ chưa “mặn” với thuốc bình ổn giá

Ngày 27.5, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã có báo cáo tổng kết chương trình bình ổn giá thuốc năm 2016 -2017 và kế hoạch triển khai bình ổn giá thuốc năm 2017 - 2018. Theo đó, năm 2016 - 2017, tại TP có 14 doanh nghiệp (DN) dược tham gia chương trình bình ổn giá thuốc, cung cấp 21 nhóm thuốc sản xuất trong nước với 176 hoạt chất, 563 mặt hàng (tăng 12 mặt hàng so với năm 2015 - 2016). Thuốc trong chương trình đảm bảo điều trị các bệnh thường gặp ở nhiều người, các bệnh mãn tính, có nhu cầu sử dụng nhiều. Tổng số nhà thuốc tham gia bán thuốc bình ổn giá lên 4.016 điểm bán, trong đó có 3.252 nhà thuốc tư nhân, 120 nhà thuốc bệnh viện và 643 nhà thuốc - đại lý thuốc thuộc DN. Số điểm bán thuốc đã chiếm khoảng 80% số điểm bán thuốc lẻ trên địa bàn TP. Giá bán thuốc bình ổn thấp hơn giá thị trường ít nhất 5 -10%. Doanh thu của các công ty cũng đạt hơn 78 tỉ đồng, đứng nhóm đầu là Công ty TNHH liên doanh Stada - VN, Công ty cổ phần Pymepharco. Mặc dù đã có kết quả tích cực từ chương trình, nhưng theo đánh giá của Sở Y tế TP thì còn một số bác sĩ điều trị chưa thật sự quan tâm đến việc kê đơn thuốc bình ổn giá trong điều trị. Một số nhà thuốc còn chưa chủ động trong việc lấy đầy đủ thuốc bình ổn và giới thiệu thuốc bình ổn cho người dân sử dụng. Doanh số bán được còn thấp so với nhu cầu thuốc nội vì danh mục thuốc bình ổn chưa có nhiều các thuốc chuyên khoa đặc trị. Một số DN dược tham gia chương trình bình ổn ngay từ những ngày đầu chương trình (năm 2011), thì nay đã được sở hữu và điều hành bởi các DN nước ngoài, mà một số DN nước ngoài không “mặn mà” với chương trình. Từ thực tế đó, lãnh đạo Sở Y tế TP đặt ra kế hoạch năm 2017 - 2018: Ngoài tăng thêm DN sản xuất thuốc tham gia chương trình thì Sở sẽ tăng cường chỉ đạo, nhắc nhở các bác sĩ điều trị trong việc kê đơn thuốc sản xuất trong nước, thuốc bình ổn cho bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú; duy trì việc đưa nội dung kê đơn sử dụng thuốc nội vào công tác thi đua, khen thưởng của các BV. Thứ đến là nâng cao năng lực của các DN tham gia chương trình, động viên DN tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ bào chế, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng chủng loại thuốc, phong phú về mẫu mã, phát triển mạnh hệ thống phân phối, giao hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu dùng thuốc của người dân trên địa bàn TP.

Cứu sống mẹ con sản phụ bị vỡ tử cung

Tối 27-5, BVĐK khu vực Đinh Quán (Đồng Nai) cho biết vừa phẫu thuật cứu sống mẹ con sản phụ Nguyễn Thị Hậu (35 tuổi, ngụ xã Cát Tiên, huyện Tân Phú) bị vỡ tử cung, thai nhi chui vào ổ bụng. Trước đó, khoảng 10h cùng ngày, bệnh viện tiếp nhận sản phụ Hậu (thai 39 tuần 3 ngày, con thứ 3) nhập viện trong tình trạng bị đau bụng dữ dội, mất nhiều máu. Các bác sĩ phát hiện tim thai vẫn bình thường nhưng tử cung của sản phụ đã bị vỡ, tình trạng nguy kịch và chỉ định phẫu thuật khẩn cấp để cứu mẹ con. Khi phẫu thuật, kíp mổ phát hiện thai nhi lọt ra ngoài tử cung và chui vào ổ bụng theo vết mổ cũ bị vỡ. Các bác sĩ đã đưa thai nhi ra và hồi sức khẩn cấp để cứu bé. Sau đó, khâu tử cung bị vỡ, truyền máu và hồi sức tích cực giúp sản phụ qua cơn nguy kịch. Bác sĩ Nguyễn Sông Cửu Long, phó giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Định Quán, nhận định đây là một ca đặc biệt, do hai lần trước sinh mổ, khi mang thai lần 3, vết mổ căng và bị vỡ khiến thai nhi theo đó lọt vào ổ bụng. Trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng mẹ con sản phụ do mất máu. Sau khi được phẫu thuật sản phụ đã qua cơn nguy kịch, các chỉ số sinh tồn ổn định và có thể xuất viện trong khoảng 10 ngày tới.

Nông thôn Ngày nay

Đề xuất tăng mức đóng bảo hiểm y tế từ 2019

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, có 2 phương án đang được Bộ Y tế đề xuất điều chỉnh mức đóng BHYT vào năm 2019. Theo đó, phương án 1: Năm 2019 sẽ tăng 0,3% mức lương cơ sở, từ 4,5% lương cơ sở như hiện nay lên 4,8%. Đến năm 2020 tăng tiếp lên 5,1% và năm 2022 là 5,4%, năm 2023 là 5,7% và năm 2024 là 6% (mức cao nhất được quy định trong Luật BHYT).Phương án 2 là tăng 0,5% vào năm 2019, từ 4,5% lên 5% mức lương cơ sở. Năm 2020 tăng lên 5,5% và năm 2021 là 6%.  Quỹ BHYT hiện còn một phần chi dự phòng để bù đắp cho phần bội chi của năm 2017 và 2018. Nhưng tới năm 2019, các cơ quan chức năng phải tính toán để điều chỉnh mức đóng BHYT nhằm cân đối quỹ BHYT. Ông Phúc cũng cho biết, hiện ngân sách Nhà nước hỗ trợ mua thẻ BHYT cho hơn 48 triệu người là nhóm đối tượng như trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, cận nghèo, nhóm đối tượng được bảo trợ, người có công với cách mạng, học sinh – sinh viên… Cụ thể, ngân sách nhà nước đang hỗ trợ 100% kinh phí cho khoảng 34,9 triệu người; hỗ trợ mức 70% là 2,5 triệu người; hỗ trợ mức 30% là 11 triệu người. Do đó, nếu tăng mệnh giá thẻ BHYT thì cũng phải cân nhắc đến tài chính của ngân sách. “Việc tăng là đương nhiên, nhưng mức tăng thêm 0,3 hay 0,5% phải tính toán phù hợp trên cơ sở ngân sách nhà nước, chi phí doanh nghiệp...”. Việc tăng mức đóng còn ảnh hưởng tới chi phí của doanh nghiệp. Hiện có ý kiến cho rằng, Việt Nam có mức đóng BHYT thuộc nhóm cao trong khu vực. Trong khi đó, doanh nghiệp đang phải chi nhiều khoản phục vụ hoạt động. “Mới đây, Chính phủ đã tính toán giảm 0,5% mức đóng của doanh nghiệp vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn và bệnh nghề nghiệp. Do đó, việc tăng mức đóng BHYT cần tính toán tới lộ trình hợp lý” - ông Phúc nói. Cũng theo ông Phúc, trước mắt để tránh bội chi Quỹ BHYT, các cấp, đơn vị liên quan phải có những giải pháp để tiết kiệm chi tiêu, tránh lạm dụng quỹ BHYT. Ngoài ra, từ 1.7 tới, khi mức lương cơ sở tăng từ 1.210.000 đồng lên 1.300.000 đồng thì mệnh giá thẻ BHYT cũng tăng từ 653.000 đồng lên 702.000 đồng/thẻ/năm. Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tính đến tháng 5.2017, cả nước có hơn 76,27 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT là 82,01% dân số.

Nhân dân 

Đẩy mạnh phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Thiếu vi chất dinh dưỡng (VCDD) rất khó phát hiện và được coi là "nạn đói tiềm ẩn". Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thể lực, trí tuệ, khả năng sinh sản và lao động của người lớn; cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em. Tại Việt Nam, tuy đã giảm đáng kể tỷ lệ thiếu VCDD nhưng tình trạng thiếu VCDD hiện vẫn còn ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng và có sự khác biệt lớn giữa các vùng, miền trong cả nước. Nguyên nhân do chế độ ăn của người dân không đáp ứng đủ nhu cầu VCDD của cơ thể. Thiếu VCDD có thể dẫn đến mù lòa, tổn thương não, thai chết lưu, tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng… ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Một số bệnh thiếu VCDD đã được ghi nhận như: thiếu vi-ta-min A,B1,D,C,K,B12, a-xít pho-lich và các khoáng chất như i-ốt, sắt, kẽm, măng-gan, xê-len… Thống kê cho thấy, tỷ lệ thiếu vi-ta-min A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới năm tuổi ở nước ta hiện ở mức 13%, có sự chênh lệch giữa các vùng; thậm chí một số địa phương miền núi, tỷ lệ này lên tới 16,1%. Theo kết quả điều tra toàn quốc năm 2015 cho thấy 32,8% số phụ nữ có thai, 25,5% số phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, 27,8% số trẻ em dưới năm tuổi bị thiếu máu, tỷ lệ thiếu máu có xu hướng giảm nhưng giảm ở mức chậm. Tình trạng thiếu kẽm là rất cao khi có tới 80,3% số phụ nữ có thai, 63,6% số phụ nữ độ tuổi sinh đẻ và 69,4% số trẻ em dưới năm tuổi bị thiếu kẽm ở mức nặng. Tình trạng thiếu vi-ta-min D rất phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và ở 21% đến 37% ở trẻ em, trong khi đó mức tiêu thụ vi-ta-min D và can-xi của phụ nữ và trẻ em Việt Nam cũng mới chỉ đạt 1% và dưới 43% nhu cầu khuyến nghị. Kết quả điều tra của Bệnh viện Nội tiết T.Ư trong thời gian 2010 - 2015 cho thấy tỷ lệ bướu cổ ở trẻ em từ 8 đến 10 tuổi là 9,8%, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh khoảng 60%, mức trung vị i-ốt niệu là 8,4 mcg/dl. Đây là mức thấp nhất trong 10 năm qua. Trong khi đó theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về thanh toán tình trạng thiếu i-ốt mà nước ta đã đạt được năm 2005 thì tỷ lệ bướu cổ trẻ em từ 8 đến 10 tuổi là dưới 5% và mức trung vị i-ốt niệu ≥ 10 mcg/dl; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh hơn 90%. Phòng, chống thiếu VCDD là một cuộc chiến bền bỉ nhằm nâng cao năng lực lao động, phát triển trí tuệ, tầm vóc, chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người dân. Đây được coi là một trong sáu mục tiêu quan trọng của Chiến lược quốc gia dinh dưỡng 2011 - 2020. Hàng loạt các giải pháp đang được tích cực triển khai như: Bổ sung VCDD cho các đối tượng có nguy cơ cao, là một giải pháp cần thiết để khắc phục nhanh chóng, kịp thời tình trạng thiếu VCDD; tăng cường VCDD vào thực phẩm là giải pháp trung hạn; đa dạng hóa bữa ăn là biện pháp cải thiện tình trạng thiếu VCDD một cách lâu dài và bền vững. Việc bổ sung VCDD cho các đối tượng có nguy cơ cao được thực hiện một năm hai lần, trong đó Ngày vi chất dinh dưỡng (1 và 2-6) được tổ chức đồng loạt tại hơn 11 nghìn trạm y tế trong cả nước với các hoạt động cho trẻ uống vi-ta-min A bổ sung kết hợp tẩy giun. Tăng cường VCDD vào thực phẩm là chủ động đưa thêm vào một lượng nhất định một hoặc một số loại VCDD vào thực phẩm được nhiều người ăn nhất. Đây là biện pháp đơn giản, thuận tiện, hiệu quả dễ đạt được độ bao phủ cao và tính bền vững. Tăng cường vi chất vào thực phẩm đã áp dụng ở nhiều nước, được coi là một trong những can thiệp có hiệu quả nhất, được các tổ chức: Y tế thế giới, Lương nông LHQ, Quỹ nhi đồng LHQ… khuyến nghị các nước áp dụng để thanh toán thiếu VCDD. Thực phẩm bắt buộc tăng cường VCDD như: Muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt; bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm; dầu thực vật có chứa một trong các thành phần như dầu đậu nành, dầu cọ, dầu hạt cải và dầu lạc phải tăng cường vi-ta-min A, trừ dầu thực vật dùng trong chế biến thực phẩm theo phương pháp công nghiệp... Hiện đã có hơn 100 nước trên thế giới quy định bắt buộc tăng cường VCDD vào thực phẩm. Với khả năng của công nghiệp chế biến tập trung và hiện đại, việc tăng cường VCDD vào muối ăn, bột mì, dầu ăn, xì dầu không gây ra những thay đổi bất lợi về mầu sắc, mùi vị, thời gian sử dụng của thực phẩm. Nhằm thực hiện hiệu quả giải pháp bổ sung VCDD vào thực phẩm, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Nghị định số 09/2016/NĐ-CP quy định về tăng cường VCDD vào thực phẩm. Theo đó, bắt buộc thực hiện tăng cường bốn loại vi chất là: i-ốt, sắt, kẽm và vi-ta-min A vào những thực phẩm như muối ăn, bột mì và dầu thực vật. Sau hơn một năm thực hiện, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) một số doanh nghiệp sản xuất nước mắm, nước tương, dầu ăn, bột nêm, muối ăn đã bắt đầu lựa chọn, bổ sung VCDD vào thực phẩm. Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp chưa đồng thuận với lý do bổ sung vi chất vào thực phẩm làm ảnh hưởng tới cảm quan của sản phẩm và thời gian sử dụng sản phẩm ngắn, ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp... Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ phối hợp các bộ, ngành liên quan yêu cầu các đơn vị sản xuất thực phẩm cần thực hiện nghiêm quy định của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh các giải pháp về kỹ thuật, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến nghị người dân nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng; khuyến khích sử dụng đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày, sử dụng thường xuyên các thực phẩm giàu VCDD, lựa chọn các thực phẩm tăng VCDD; thực hiện cho trẻ bú sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh, nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu…

Báo động về số lượng người Việt Nam mắc tật khúc xạ

Đó là chia sẻ của BV Mắt quốc tế DND (Hà Nội) tại hội thảo “Giải pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị tật khúc xạ” và triển khai các hoạt động hỗ trợ sức khỏe đôi mắt cộng đồng được tổ chức ngày 27-5. Tật khúc xạ đang ngày càng gia tăng trong nhịp sống hối hả, ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của con người hiện đại. Các nghiên cứu chuyên sâu trên thế giới dự báo đến năm 2050, ước tính có 49,8% dân số thế giới, tức hơn bốn tỷ người có thể mắc tật cận thị. Đáng lo ngại hơn, tỷ lệ cận thị cao dẫn đến thoái hóa bán phần sau nhãn cầu và mất thị lực chiếm đến gần một tỷ người trong số này. Tình trạng mất thị lực do cận thị cao được dự báo sẽ tăng gấp bốn lần vào năm 2050. Cận thị có nguy cơ thành nguyên nhân gây khiếm thị hàng đầu trên thế giới. Nếu so với thế giới, tình hình thị lực ở dân số Việt Nam không khả quan hơn, thậm chí còn mang nhiều nguy cơ khác do độ phổ cập kiến thức về chăm sóc sức khỏe thị lực còn chưa cao. Các chuyên gia về khúc xạ thuộc Viện thị giác Brien Holden tại Việt Nam, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Hiệp hội các chuyên gia khúc xạ nhãn khoa của Australia cho biết, các số liệu nghiên cứu họ thu được gần đây tại Việt Nam đều rất đáng lo ngại. Tính đến năm 2015, đã có hơn 14 triệu người Việt Nam mắc tật khúc xạ. Theo đó, tỷ lệ tật khúc xạ tại Việt Nam hiện nay chiếm khoảng từ 15% đến 40%, tương ứng khoảng từ 14 triệu đến 36 triệu người mắc tật khúc xạ. Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 25% đến 40% ở khu vực thành thị, và từ 10% đến 15% tại khu vực nông thôn. Điều này có nghĩa có khoảng ba triệu trẻ em đang có tật khúc xạ cần được chỉnh kính và con số này sẽ ngày một tăng cao. Kết quả các đợt khám, tư vấn các bệnh về mắt do Bệnh viện Mắt quốc tế DND thực hiện tại một số trường THCS, THPT và ĐH trên địa bàn Hà Nội cho thấy rất nhiều lớp học có tỷ lệ học sinh, sinh viên bị cận thị lên tới hơn 50%, thậm chí có lớp tới 70%. Các bác sĩ cho biết, hiện nay các phương pháp điều trị tật khúc xạ là: kính gọng, kính áp tròng thông thường, kính áp tròng ban đêm Ortho-K... và phẫu thuật bằng tia laser. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau vì thế người có tật khúc xạ cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản về các phương pháp điều trị này để cùng bác sĩ đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Được biết, trong dịp hè này, BV Mắt quốc tế DND tiến hành nhiều hoạt động hướng đến cộng đồng như: tổ chức Chương trình Lasik’s day; đồng hành cùng Thành Đoàn Hà Nội tổ chức chuỗi chương trình Mắt sáng sinh viên 2017 (khám và tư vấn mắt miễn phí) thuộc khuôn khổ Festival Sinh viên Thủ đô tại 65 trường ĐH trên cả nước; phối hợp Trung tâm Y tế tổ chức khám mắt cho học sinh các cấp trên địa bàn các quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân…; Khám sàng lọc và phẫu thuật thay thủy tinh thể miễn phí cho nhân dân 62 huyện nghèo thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Cao Bằng, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Quảng Nam, Quảng Ngãi…

Dân trí

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm hành vi trục lợi quỹ bảo hiểm y tế

Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiểm tra thông tin báo nêu liên quan đến mua sắm thiết bị khám, chữa bệnh và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế. Theo đó như báo chí phản ánh việc có nhiều hành vi trục lợi bảo hiểm y tế đến nhức nhối với gần 2.800 người có thẻ BHYT có tổng số lượt khám hơn 160.000 (bất kể ngày cuối tuần, lễ và Tết). Hay như việc Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc phát hiện gần 200 trường hợp thường xuyên đến khám tại 4 cơ sở khám chữa bệnh trở lên với số tiền trên 7,7 tỉ đồng. Cá biệt có trường hợp bệnh nhân là cán bộ hưu trí ở TP Hồ Chí Minh đã đi khám 58 lần tại 15 cơ sở y tế. Tổng chi phí hết hơn 30 triệu đồng. Tính ra mỗi ngày ông H. khám 2-3 lần tại các cơ sở y tế được chẩn đoán và cấp thuốc điều trị các bệnh lý khác nhau như tăng huyết áp, bệnh hô hấp…Đặc biệt có tình trạng lạm dụng kỹ thuật, xét nghiệm trong bệnh viện để trục lợi quỹ bảo hiểm y tế. Về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiểm tra thông tin báo nêu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/6/2017. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục thực hiện kiểm tra việc sử dụng quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế.

Ăn uống tốt, người khỏe mạnh… bỗng chốc “sống chung” với bệnh?

Các bệnh rối loạn chuyển hóa ngày càng gia tăng. Điều đáng nói là bệnh thường tiến triển âm thầm, nên nhiều người không khỏi bất ngờ khi vẫn khỏe mạnh mà đã mang bệnh.

Phiền toái vì bệnh lý mạn tính

Bác Hoàng Văn T, 58 tuổi, Bắc Ninh đã tỏ ra rất lo lắng vì không may mắc bệnh tiểu đường và phải “sống chung” với bệnh suốt đời. Kể từ khi biết bệnh, đến nay cũng được hơn 4 năm, cũng từng đó thời gian bác phải kiêng khem đồ ăn ngọt, hạn chế tinh bột, dùng thuốc đông y, tây y,… Thế nhưng, trước khi biết mình bị bệnh, bác không có biểu hiện bất thường nào, vẫn ăn uống, đi lại và làm việc bình thường. Theo thạc sỹ, bác sỹ Hoàng Thị Thúy - chuyên khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: Bệnh tiểu đường có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như các bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương,… nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tương tự như bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống nhiều đạm, ít vận động, yếu tố di truyền là nguyên nhân gây bệnh mỡ máu. Bệnh thường diễn biến thầm kín, hầu như không có triệu chứng. Nhiều người trẻ chỉ vô tình phát hiện ra bệnh khi khám sức khỏe định kỳ hoặc thấy huyết áp cao, đau đầu nên đi làm thêm xét nghiệm máu thì mỡ máu đã cao. Ở người già thì biểu hiện rõ ràng hơn, nhưng có đến 90% là tăng huyết áp, đái tháo đường đi kèm với tăng mỡ máu.Là một nhân viên marketing, 32 tuổi, không có triệu chứng bất thường nhưng sau lần kiểm tra sức khỏe định kỳ cùng tập đoàn, anh N.Đ.D đã tình cờ phát hiện bị rối loạn chuyển hóa lipid máu. Anh N.Đ.D chi sẻ: Công việc của tôi là làm tại văn phòng, đôi lúc gặp đối tác, ăn nhậu,… khiến vòng bụng khá lớn, biết kết quả xét nghiệm bị mỡ máu tôi khá bất ngờ vì nghĩ mình vẫn còn trẻ, mà lại cũng bị bệnh mạn tính giống bố mẹ ở nhà”. Khi lượng mỡ trong máu vượt quá mức bình thường, bệnh nhân có thể có nguy cơ bị xơ vữa động mạch, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tắc nghẽn mạch máu, đặc biệt mạch máu ở não và mạch vành, làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ về sau”. Bác sỹ Thúy khuyến cáo: Tiểu đường và mỡ máu là nhóm bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại, tuy nhiên, người dân hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu như thực hiện lối sống lành mạnh gồm kiểm soát cân nặng, tăng cường luyện tập, ăn nhiều rau, giảm đường, giảm chất béo và không sử dụng thuốc lá,... Đồng thời, khám sức khỏe thường xuyên và làm xét nghiệm đường máu, mỡ máu định kỳ để phát hiện sớm bệnh tiểu đường, mỡ máu, từ đó can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn sự tiến triển thành bệnh.

Miễn phí xét nghiệm đường máu, mỡ máu

Nằm trong chuỗi hoạt động vì sức khỏe cộng động, với mong muốn giúp người dân tầm soát tốt các bệnh lý rối loạn chuyển hóa, từ ngày 27/5 - 18/6, vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức “Miễn phí xét nghiệm Glucose và Cholesterol” tại 7 văn phòng của MEDLATEC tại Hà Nội. Để thực hiện hai xét nghiệm này, quý khách nên nhịn ăn sau 8 giờ đến 12 giờ đồng hồ, tốt nhất nên làm xét nghiệm buổi sáng để cho kết quả chính xác nhất. Glucose (đường máu) có giá trị trung bình 4,2-6,4 mmol/L. Xét nghiệm này dùng để phát hiện những trường hợp tăng đường huyết hoặc giảm đường huyết, giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường và để theo dõi lượng đường huyết ở người bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, xét nghiệm đường máu còn giúp phát hiện tiểu đường, nồng độ glucose trong máu tăng, kiểm soát đường có thể gặp trong các trường hợp sau: do các loại thuốc (thuốc corticoids, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc lợi tiểu,…), ăn quá nhiều đồ ngọt (đường, bánh kẹo,…), ung thư tụy, viêm tụy,… Nồng độ đường trong máu giảm, có thể gặp trong các trường hợp: thiểu năng tuyến thượng thận, uống rượu, suy tuyến yên, suy tuyến giáp, hạ đường huyết,…Cholesterol (mỡ máu): giới hạn bình thường từ 3,6-5,2 mmol/L. Mỡ máu là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa và dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim gây nguy cơ nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp,… Cholesterol giảm trong các trường hợp: hấp thu kém, suy kiệt, ung thư, biếng ăn,… Là một trong số ít đơn vị y tế có hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189: 2012, hệ thống xét nghiệm hiện đại tự động hoàn toàn nên luôn cam kết chất lượng kịp thời và chính xác.

Thích thịt bò tái, sán xơ mít dài gần 10 mét kí sinh trong người

Trưa 27/5, trao đổi với PV Dân trí, Bác sĩ Trương Văn Huy - Trưởng khoa Đông y Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) - cho biết, vừa mới xổ thành công con sán xơ mít có chiều dài gần 10 mét trong người một bệnh nhân ra ngoài. Theo bác sĩ Huy, sáng cùng ngày, nam bệnh nhân Nguyễn H.T. (SN 1966, trú phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) nhập viện trong tình trạng đau bụng; sau đó bệnh nhân được chuyển sang Khoa Đông y và chẩn đoán trong bụng bệnh nhân đang nhiễm sán xơ mít. Bệnh nhân Tân được uống thuốc xổ bằng phương pháp hạt cau, bí đỏ cùng các loại thuốc khác. Sau gần 2h uống thuốc, lúc 10h30 cùng ngày, bệnh nhân T. xổ ra một con sán xơ mít dài gần 10 mét. Theo Bác sĩ Huy, bệnh nhân T. cho biết thường xuyên ăn thịt bò tái nên bị nhiễm sán xơ mít. Hiện tại, sức khỏe của anh T. đã hoàn toàn ổn định và chờ làm thủ tục xuất viện. Bệnh viện cũng đã cắt bỏ đầu sán và gửi đi xét nghiệm để nghiên cứu. Từ tháng 4 đến nay, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức đã xổ sán xơ mít thành công cho 4 trường hợp. Trước đó, có 2 trường hợp trú quận Sơn Trà (Đà Nẵng) với con sán xơ mít kí sinh trong cơ thể suốt 2 năm trời và có chiều dài hơn 8 mét đã được xổ thành công. Vào ngày 7/4, một cụ bà 82 tuổi cũng được xổ thành công con sán xơ mít dài khoảng 5 mét. Mới đây nhất, vào ngày 17/5, bệnh viện này cũng xổ thành công con sán xơ mít dài hơn 10 mét trong bụng của bệnh nhân tên Đặng Th.L. (trú tỉnh Quảng Bình).

Mang khối u buồng trứng “khủng” nặng gần 20 kg vì tưởng tăng cân

BV Sản - Nhi tỉnh Sóc Trăng cho biết, y, bác sĩ của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công lấy khối u buồng trứng nặng gần 20 kg ra khỏi người một bệnh nhân nữ. Theo bác sĩ Hà, vào khoảng 8h ngày 22/5, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân Đ.T.N. (55 tuổi, ngụ xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, bụng phình to như cái trống. Ngay sau đó, bệnh nhân N. được hội chẩn, thực hiện các cận lâm sàng, kết quả cho thấy bệnh nhân mang khối u buồng trứng khá to. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân để cắt bỏ khối u buồng trứng. Sau 90 phút hiện phẫu thuật, các y, bác sĩ đã lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân một khối u nặng 19,5 kg. Ca phẫu thuật gặp nhiều khó khăn vì khối u quá lớn nên các bác sĩ phải gây mê bệnh nhân mới phẫu thuật được. Hiện sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định. Được biết bệnh nhân N. đã mang cái bụng phình to nhiều năm nay nhưng không đi khám vì nghĩ do tăng cân. Chỉ đến khi tình trạng bệnh nặng như lúc nằm ngủ bà cảm thấy khó thở và đau bụng nên được người nhà đưa vào bệnh viện khám thì phát hiện sự việc.

7 loại thương tích hay gặp nhất trong những ngày hè

Thời tiết nóng hơn và ngày dài hơn sẽ mang lại nhiều cuộc vui hơn ở ngoài trời. Song kì nghỉ hè dài cũng khiến số trường hợp phải nhập viện cấp cứu tăng cao. Các bệnh do nắng nóng, nguy cơ gặp phải những vấn đề như đuối nước và chấn thương thể thao thường tăng lên vào mùa hè. Và đó đều là những tình trạng có thể ngăn ngừa được. Dưới đây là những lý do phổ biến nhất khiến nhiều người phải vào bệnh viện trong những tháng hè - và cách phòng chống

1. Các bệnh liên quan đến nắng nóng Trong những tháng mùa hè, các bệnh liên quan đến nắng nóng, từ mất nước nhẹ đến say nắng say nóng, là nguyên nhân khiến nhiều người phải đến bác sĩ,. Theo một nghiên cứu năm 2014 của CDC, mỗi năm có khoảng 1.000 người Mỹ chết vì các bệnh liên quan đến nắng nóng. Nhưng khá nhiều người khác gặp phải những triệu chứng nhẹ hơn của việc ra nắng quá nhiều, bao gồm buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu và lú lẫn. Các bác sĩ khuyên chúng ta hãy chú ý đến nhiệt độ, giữ đủ nước và tránh ở ngoài trời quá lâu nếu nhiệt độ cao - đặc biệt là vào thời điểm nóng nhất trong ngày – thường là từ 2 đến 4 giờ chiều.

2. Chấn thương khi bơi và đuối nước Mùa hè là thời điểm nhiều người tham gia các hoạt động liên quan đến nước,và cũng là lúc những thương tích liên quan đến bơi lội gia tăng. Chấn thương thường liên quan đến việc nhảy xuống nước, trẻ nhỏ không được giám sát, thương tích do chèo thuyền. Số trường hợp đuối nước cũng tăng vọt vào mùa hè. Mọi người thường nghĩ rằng khi có nhiều người lớn, sẽ có nhiều người trông chừng bọn trẻ. Nhưng thực sự có rất nhiều thứ khiến người lớn bị xao nhãng: Chuyện trò, uống rượu, tiệc tùng, vui chơi và chỉ một vài phút xao nhãng là chuyện đau lòng có thể xảy ra. Theo CDC, đuối nước là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây tử vong do thương tích không cố ý, đứng sau tai nạn giao thông, ở trẻ từ 1-4 tuổi. Trẻ cũng dễ bị đuối nước trong bể bơi hơn bất cứ nơi nào khác. Trẻ rất dễ bị rơi xuống nước mà không ai nhận ra. Nếu bạn tổ chức liên hoan cạnh bể bơi, hãy phân công người lớn luân phiên theo dõi các hoạt động dưới nước của trẻ.

3. Bỏng và vết đứt Có rất nhiều trường hợp phải vào viện do các vết bỏng liên quan đến nướng và đốt lửa trại, cũng như các vết đứt do dao nhà bếp. Trẻ có thể thử sờ vào lửa và người lớn mắc phải sai lầm phổ biến là đổ dầu vào than đang cháy. Nguyên tắc là: Chỉ đổ dầu lên than khi chưa đốt, để cho dầu ngấm vào.

4. Ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột Các vấn đề về đường tiêu hoá thường dẫn chúng ta đến phòng cấp cứu trong những tháng hè nóng nực. Ngộ độc thực phẩm thường tăng cao trong những tháng hè, vì nhiệt độ nóng và điều kiện ẩm ướt tạo ra môi trường tối ưu để vi khuẩn nhân lên nhanh chóng. Điều này rất hay gặp sau những bữa liên hoan ngoài trời vào mùa hè, khi thực phẩm không được nấu chín đúng cách hoặc bị bỏ ngoài nắng nóng. Hoặc khi trái cây và rau quả không được rửa đúng cách. Đặc biệt cảnh giác với thực phẩm để ngoài trời suốt cả ngày và cần rửa tay đúng cách trước khi ăn.

5. Chấn thương thể thao Các chấn thương liên quan đến thể thao khi chơi ném đĩa, bóng đá và các hoạt động ngoài trời cũng là một vấn đề lớn. Theo các chuyên gia, bong gân, trật khớp và gãy xương là những thương tích rất hay gặp ở các phòng cấp cứu thời điểm mùa xuân và mùa hè. Việc điều trị những thương tích này thường chỉ cần chăm sóc tại nhà. Nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và nâng cao vùng bị thương. Nhưng nếu cảm thấy có điều gì đó nghiêm trọng hoặc tệ hơn, hãy đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

6. Kích ứng da và côn trùng cắn Với những ngày dài ở ngoài trời, tình trạng ngứa ngáy do cây cỏ dại rất hay gặp. Vết đốt của côn trùng và ve cũng rất phổ biến, và trong một số trường hợp nhiễm trùng có thể cần kháng sinh. Thêm vào đó là vi-rút sốt xuất huyết và Zika cũng đang rập rình tái xuất ở nhiều địa phương. Hãy để ý đến mọi nốt sẩn hoặc vết sưng không biến mất hoặc ngày càng to lên. Và tìm hiểu những biện pháp phòng chống côn trùng và muỗi.

7. Bỏng nắng Tuy hầu hết các vết bỏng nắng không cần đến bệnh viện, song một số lại cần. Theo nghiên cứu gần đây trên tờ Dermatology, năm 2013, đã có gần 34.000 lượt khám cấp cứu tại Mỹ do bị bỏng nắng nghiêm trọng. Đi khám bác sĩ nếu bỏng nắng khiến da bị phồng rộp hoặc kèm theo buồn nôn, lú lẫn, đau đầu, đau dữ dội hoặc ớn lạnh. Cũng nên đi khám bác sĩ nếu các biện pháp tại nhà như bôi nha đam hoặc thuốc giảm đau như ibuprofen không giúp ích gì sau vài ngày. Nhưng cho dù bạn có thể chăm sóc vết bỏng ở nhà, đó là một trải nghiệm không dễ chịu nhưng dễ tránh. Thực hành thói quen bảo vệ nắng tốt cho chính mình và đặc biệt chú ý đến trẻ em, vì chúng thường không nhớ bôi lại kem chống nắng.

Ung thư vú dễ tìm đến ai?

Cùng với sự thay đổi của thói quen sinh hoạt và ăn uống, số người bị bệnh ung thư vú trên toàn cầu ngày càng tăng. Ở Mỹ, trong 8 phụ nữ sẽ có 1 ung thư vú, ở Trung Quốc ung thư vú đã chiếm vị trí đầu tiên trong “bảng xếp hạng u bướu”. Vậy ai là “ứng cử viên tốt nhất” của bệnh này?

Người béo phìPhụ nữ béo phì, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh xong béo phì có nguy cơ bị bệnh vú càng cao. Có nghiên cứu chứng tỏ, trọng lượng cơ thể của phụ nữ cứ tăng 5kg thì nguy cơ bị ung thư vú sẽ tăng 8%. Điều này chủ yếu là do lượng chất béo trong cơ thể cao sẽ tạo ra estrogen, mức độ estrogen càng cao càng dễ bị ung thư tuyến vú.

Người hay trang điểmPhụ nữ thường xuyên trang điểm có nguy cơ bị ung thư tuyến sữa lớn hơn những phụ nữ không trang điểm. Điều này là do nhiều loại sản phẩm làm đẹp bán trên thị trường (bất kể loại uống hay dùng bên ngoài) đều ít nhiều hàm chứa estrogen. Khi cơ thể dung nạp quá nhiều estrogen sẽ làm cho tế bào thượng bì ống dẫn tuyến vú tăng sinh quá độ, từ đó dẫn đến ung thư. Ngoài ra, trong các loại sơn móng tay có rất nhiều chất phthalates, chất này có tác dụng tăng tỉ lệ mắc ung thư vú.

Người thường xuyên uống rượuRất nhiều phụ nữ hiện đại cho rằng uống rượu là rất thời trang, là sự thể hiện đẳng cấp. Tuy nhiên uống rượu càng có lợi hơn cho sự phát triển của ung thư tuyến vú. Đã từng có nghiên cứu đối với 320.000 phụ nữ cho biết, phụ nữ mỗi ngày uống 2-6 ly đồ uống có cồn (tương đương với 30-60g cồn) có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn 41 lần so với người không uống. Phụ nữ uống rượu sẽ ảnh hưởng đến mức độ hormone tình dục của họ, từ đó gián tiếp góp phần làm tăng nguy cơ ung thư vú. Ngoài ra có chuyên gia chỉ rõ, sau khi cồn phân giải trong cơ thể sẽ sản sinh ra acetaldehyde dễ gây ra tổn thương mô bầu ngực của phụ nữ. Chất acetaldehyde có thể gây đột biến tế bào dẫn đến tăng nguy cơ u bướu.

Người hay tức giận, trầm cảmNếu phụ nữ ở trong trạng thái buồn bực, tức giận, trầm cảm trong thời gian dài càng dễ bị ung thư vú. Điều này chủ yếu là do trạng thái trầm cảm trong thời gian dài sẽ suy giảm chức năng cơ thể, làm cho khí huyết không hòa hợp, nội bài tiết mất cân bằng. Rối loạn nội tiết tố rất dễ dẫn đến ung thư vú.

Người có kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộnPhụ nữ có kinh nguyệt sớm là dưới 12 tuổi hoặc mãn kinh trên 55 tuổi càng dễ bị ung thư vú. Có số liệu liên quan cho biết, phụ nữ có kinh nguyệt sớm từ 4-5 tuổi thì nguy cơ bị ung thư vú tăng gấp đôi, phụ nữ có tuổi mãn kinh trên 55 lại có nguy cơ bị ung thư vú tăng gấp đôi so với phụ nữ có tuổi mãn kinh dưới 45.

Người ở trong gia đình có tiền sử bị ung thư vúTiền sử gia đình là chỉ trong gia đình ruột thịt cấp 1 (mẹ, con gái, chị em) có người bị ung thư vú. Các nhà khoa học Anh nghiên cứu chứng tỏ, 1/3 người bị ung thư vú đều là do gen di truyền gây ra, gia đình có tiền sự bị ung thư vú là một yếu tố nguy hiểm gây ra ung thư vú. Những kiểu phụ nữ nói ở trên không phải nhất định sẽ bị ung thư vú, chỉ là nguy cơ bị ung thư vú của họ cao hơn những người bình thường, do đó nên hạn chế tức giận, hạn chế dùng các loại mỹ phẩm chứa lượng estrogen cao, không hút thuốc, uống rượu, tích cực tham gia luyện tập cơ thể, hình thành thói quen sinh hoạt tốt, như vậy bệnh ung thư vú sẽ tự khắc rời xa.

Đeo kính ban đêm giảm tốc độ tăng cận thị

Thay vì đeo kính ban ngày, người bị tật khúc xạ sẽ được đặt trực tiếp kính tiếp xúc (còn gọi là kính áp tròng) lên bề mặt giác mạc trước khi đi ngủ. Chỉ cần đảm bảo đủ thời gian 6 – 8 tiếng đeo mỗi đêm, ngày hôm sau không cần đeo bất cứ loại kính nào thị lực vẫn nhìn tốt.

Chữa cận thị không phẫu thuật

BV Mắt Trung ương cho biết, lần đầu tiên tại BV chính thức đưa vào hoạt động Phòng khám kính tiếp xúc, trước nhu cầu rất lớn chữa cận thị, đặc biệt ở lứa tuổi trẻ nhỏ bị tình trạng tăng độ cận nhanh. Để có thể đáp ứng nhu cầu của người bệnh, BV đã cử cả bác sĩ, điều dưỡng đi đào tạo trước đó. Theo Bác sĩ Phạm Thị Hải Yến, Phụ trách Phòng khám kính tiếp xúc, Bệnh viện Mắt Trung ương, nhiều bà mẹ khi đưa con đến khám tật khúc xạ kêu giời vì trẻ bị tăng độ cận rất nhanh. Nhiều người lo lắng, không biết đến khi con 18 tuổi, độ cận ổn định để có thể can thiệp thì con sẽ cận đến mức độ nào. Chỉnh tật khúc xạ điều trị một số bệnh lý giác mạc được sử dụng nhiều nước trên thế giới, như tại Mỹ, Nhật bởi cho phép điều trị cận thị mà không phẫu thuật, không xâm lấn. Kính tiếp xúc cứng sẽ được đặt vào giác mạc người bệnh trước khi đi ngủ. Trong khi đang ngủ, tròng kính tác động và làm thay đổi hình dáng bề mặt phía trước của giác mạc, qua đó điều chỉnh độ cận thị, giúp thị lực được cải thiện tối đa vào ngày hôm sau khi thức dậy vào tháo tròng kính. Người cận vẫn đạt thị lực tốt nhất khi học tập, sinh hoạt, chơi thể thao mà không phải đeo kính. Theo BS Yến, phương pháp chữa cận thị không xâm lấn, hạn chế sự tiến triển của cận thị, thời gian đeo trong lúc ngủ sẽ là thuận lợi cho nhiều người không muốn đeo kính gọng, muốn có sự thuận lợi, an toàn khi chơi thể thao; không muốn đeo kính áp tròng ban ngày hoặc bệnh nhân không phù hợp với phẫu thuật khúc xạ, người lo ngại với nguy cơ của phẫu thuật; chưa đủ tuổi phẫu thuật mắt, đặc biệt là tình trạng tăng độ cận quá nhanh sau mỗi lần kiểm tra mắt định kỳ, nhất là trẻ em ở lứa tuổi từ 8 đến 15.

Hiệu quả tốt với độ cận dưới 6 đi ốp, loạn dưới 2 đi ốp

Kính tiếp xúc cứng có hiệu quả cải thiện thị lực ở những mức độ khác nhau, ở từng bệnh nhân. Đây là lý do thời gian đầu, bệnh nhân sẽ thường xuyên phải đến phòng khám chỉnh kính. Khi đã ổn định, thời gian sử dụng 1 bộ kính có thể lên tới 2 năm. Tuy nhiên, hiệu quả và an toàn nhất cho người sử dụng kính tiếp xúc cứng ban đêm là cận tối đa đến 6 và độ loạn tối đa lên 2. “Trong dải độ trên, kính có tác dụng rất tốt trong việc điều trị cận thị và kiểm soát sự tiến triển độ cận. Khi cận loạn quá độ dải trên nếu dùng sẽ không mang lại tác dụng nhiều, thậm chí có thể khiến người dùng bị tăng độ loạn khi giảm được vài độ cận. Vì thế, để được chỉ định phương pháp này, bác sĩ phải khám rất kỹ tật khúc xạ của bệnh nhân để xácđịnh độ cận – loạn trong giới hạn tốt nhất. Ngoài ra, để đủ tiêu chuẩn dùng kính tiếp xúc này, bác sĩ cũng khám mắt của bệnh nhân, xác định tình trạng không viêm nhiễm, không khô mắt nặng…”. Tuy nhiên, vì là kính tiếp xúc, nên có cũng có một vài nguy cơ giống kính tiếp xúc truyền thống như kích thích, trầy xước, viêm nhiễm... Vì thế, bệnh nhân cần tuân thủ chính xác hướng dẫn của bác sĩ khi dẫn sử dụng kính, ngâm kính với dung dịch đảm bảo vệ sinh, dùng nước mắt nhân tạo trước khi đeo kính, trước khi tháo kính… để đảm bảo an toàn cho mắt, tái khám theo chỉ định của bác sĩ. Được biết, chi phí lắp đặt kính khoảng 15 - 17 triệu đồng cho 2 mắt tùy loại kính Nhật hay Mỹ, có thời gian sử dụng từ 1 – 2 năm.Ngoài ra, BS Yến cảnh báo giới trẻ không nên tùy tiện đặt mua kính áp tròng thời trang trên mạng mà không được khám, tư vấn đúng, đầy đủ về cách sử dụng, vệ sinh, bảo quản kính bởi việc không đảm bảo vệ sinh, đảm bảo đúng cách khi đeo có thể gây xước, loét giác mạc, ảnh hưởng thị lực.

Bệnh viên ung bướu: Mất trên 4 tấn gạch chì làm thiết bị ngăn phóng xạ phát tán

Hàng trăm viên gạch chì đựng trong các kiện hàng bị kẻ trộm khoét lỗ lấy mỗi kiện một ít. Tổng số chì bị mất trộm lên đến 4,2 tấn. Được biết, số chì này được dùng làm thiết bị ngăn tia phóng xạ phát tán ngoài ý muốn tại Bệnh viện ung bướu Kiên Giang. Khoảng 14h ngày 15/5 vừa qua, trong lúc đơn vị vận chuyển các kiện hàng từ kho của Bệnh viện Lao Kiên Giang (huyện Châu Thành, Kiên Giang) sang Trung tâm y học hạt nhân và xạ trị của Bệnh viện Ung bướu để công nhân lắp ráp thì phát hiện các kiện hàng bị mất chì. Ngay sau đó, Ban quản lý đầu tư xây dựng Sở y tế Kiên Giang báo với Công an huyện Châu Thành và công an tỉnh sự việc gạch chì bị mất trộm. Cơ quan chức năng cho tiến hành kiểm tra lại các kiện hàng chứa gạch chì thì phát hiện có 7 kiện hàng bị khoét lỗ và tổng số chì bị mất lên đến 4,2 tấn/34 tấn. Tổng số gạch chì được nhập về khoảng 34 tấn dùng để lắp ráp vào thiết bị y tế ngăn ngừa tia phóng xạ phát tán ra bên ngoài tại Trung tâm y học hạt nhân và xạ trị Bệnh viện ung bướu Kiên Giang. Ông Bùi Phước Châu – Giám đốc BQL đầu tư và xây dựng Sở Y tế Kiên Giang cho biết, đây là những gạch chì dùng làm thiết bị ngăn tia phóng xạ phát tán ra bên ngoài. Việc mất gạch chì không ảnh hưởng gì đến môi trường xung quanh, sức khỏe con người… chỉ ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Để kịp tiến độ, Sở Y tế đã báo cáo với nhà tài trợ (nước Bỉ) để họ nhập chì qua cho đơn vị tiếp tục tiến hành thi công. Ngoài ra, ông Châu còn cho biết thêm, một viên gạch chì có trọng lượng từ 7-10kg, đựng trong 104 kiện hàng (kho Bệnh viện Lao lưu chứa 103 kiện, Trung tâm y học hạt nhân và xạ trị 01 kiện) và tổng số chì bị mất nếu qui thành tiền khoảng 250 triệu đồng. Ông Bùi Phước Châu – Giám đốc BQL đầu tư và xây dựng thuộc Sở y tế Kiên Giang cho biết, tổng số gạch chì bị mất lên đến 4,3 tấn, ước có giá trị khoảng 240 triệu đồng Từ 25/5/2015, BQL đầu tư xây dựng Sở Y tế Kiên Giang ký hợp đồng với Công ty TNHH Dịch vụ - Bảo vệ Kim Hải Quân, cung cấp dịch vụ bảo vệ thiết bị Cyclontron, thời gian bảo vệ 24/24 giờ hàng ngày trong suốt thời gian chờ lắp đặt. Được biết, Trung tâm y học hạt nhân và xạ trị được đầu tư xây dựng cơ bản khoảng 240 tỷ đồng. Riêng gói thiết bị lắp ráp cho trung tâm này do Bỉ tài trợ và lắp ráp với tổng trị giá 6 triệu Euro. Hiện các chuyên gia Bỉ đang lắp ráp các thiết bị, dự kiến đến tháng 9/2017 sẽ hoàn thành và đơn vị tài trợ sẽ bàn giao kỹ thuật cho các bác sĩ của bệnh viện. Khi các bác sĩ vận hành thành thạo, Trung tâm mới đưa vào hoạt động. Ông Châu cho biết, hiện cơ quan công an đang tích cực điều tra làm rõ vụ việc.

Đại đoàn kết

Đắk Lắk: Tiêu hủy 160 kg thuốc Ama Công giả

Sáng ngày 26-5, Đội phòng chống tội phạm môi trường, an toàn thực phẩm (thuộc Phòng Cảnh sát môi trường- Công an tỉnh Đắk Lắk) đã tiến hành tiêu hủy 160kg thuốc Ama Công không rõ nguồn gốc mà Đoàn kiểm tra liên ngành gồm Cảnh sát môi trường, Sở Y tế và Chi cục QLTT tỉnh Đắk Lắk đã tịch thu trước đó.Nhận được tin báo, 2 cơ sở kinh doanh bán thuốc Ama Công với giá thấp 20.000 đồng/0,5kg, lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành kiểm tra và thu giữ 160kg thuốc Ama Công đã đóng gói của cơ sở kinh doanh lưu niệm Nghĩa Hưng và cở sở kinh doanh ẩm thực Phong Vũ. Trong 160 kg thuốc Ama Công không rõ nguồn gốc, tại cơ sở kinh doanh lưu niệm Nghĩa Hưng - địa chỉ đăng ký kinh doanh 50 Phan Bội Châu, TP Buôn Ma Thuột do bà Bùi Thị Minh Thi làm chủ, Đoàn kiểm tra liên ngành thu giữ 90 kg; còn tại cở sở kinh doanh ẩm thực Phong Vũ- địa chỉ 187A Mai Hắc Đế, TP Buôn Ma Thuột do ông Đặng Minh Tâm đứng tên chủ hộ kinh doanh, phát hiện 70 kg. Tại thời điểm kiểm tra các cơ sở trên không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của lô hàng trên. Thuốc Ama Công là một đặc sản của núi rừng Tây Nguyên có tác dụng bồi bổ cơ thể bổ thận tráng dương. Vì vậy người địa phương và thị hiếu của du khách khi đến Tây Nguyên thường tìm mua về làm quà, ngâm rượu uống. Loại thuốc này được bán với giá 250.000đ/ gói 0,5kg. Do lợi nhuận nên lớn nên một số kẻ đã làm giả loại thuốc này bỏ mối cho các cơ sở kinh doanh. Do vậy người dân và du khách nên thận trọng khi mua sản phẩm Ama Công, cần phải chọn mua tại các cơ sở kinh doanh có đăng ký và nguồn gốc rõ ràng.

Gia đình Việt Nam

Đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý, trong đó có vô sinh ở chị em

Bộ Y tế cho biết, thiếu hụt nội tiết tố ở chị em là nguyên nhân gây ra hàng loạt bệnh lý, trong đó có cả bệnh vô sinh. Nội tiết tố là thành phần quan trọng đối với phụ nữ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sinh sản cũng như chất lượng sống của phụ nữ, cũng như việc giữ gìn hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều chị em hiện này bỏ qua vai trò của nội tiết tố, thậm chí không biết rằng mình đang phải “sống khổ, sống sở” vì thiết hụt nội tiết tố nữ. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, nội tiết tố nữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của chức năng sinh sản cũng như giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh của người phụ nữ. “Nội tiết tố nữ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu như bất kỳ một người phụ nữ nào mà thiếu yếu tố nội tiết tố nữ thì nó sẽ dẫn đến tình trạng không phát triển được, rồi không có khả năng sinh sản và nó hệ lụy rất nhiều các loại bệnh tật …”. Nói rõ hơn về hệ lụy của việc mà thiếu hụt nội tiết tố nữ, “Thiếu hụt nội tiết tố nữ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, kể cả là khi chưa đến tuổi trường thành, rõ ràng nhất là tình trạng suy buồng trứng. Nếu như ở độ tuổi chưa dậy thì, thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của người thiếu nữ đấy. Có thể sẽ khiến cơ thể còi, thấp, lùn, rất là kém phát triển… Nếu như đã đến tuổi dậy thì hoặc trong độ tuổi sinh sản thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí là vô sinh. Thậm chí, có nhiều người tuổi còn rất là trẻ, nhưng nhìn như bà lão. Đó chính là hậu quả cảu việc suy giảm chức năng buồng trứng đấy do thiếu hụt nội tiết tố của buồng trứng. Ngoài ra, thiếu hụt nội tiết tố, người phụ nữ dễ bị loãng xương và dễ bị gãy xương và khi chúng ta theo dõi trong cuộc đời của người phụ nữ ở  giai đoạn tuổi già dễ bị gãy xương đùi chính là do thiếu hụt cái nội tiết tố nữ”. Vậy làm cách nào để người phụ nữ biết được là mình đang bị rối loạn nội tiết hoặc là bị thiếu hụt nội tiết? Trả lời câu hỏi này, người phụ nữ phải đi khám và thông qua làm xét nghiệm sẽ cho kết quả chính xác. “Xét nghiệm phụ thuộc vào chu kì kinh hoặc là những người bị mãn kinh hay là những người mà bị rối loạn kinh nguyệt thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định ngày nào xét nghiệm thì sẽ cho kết quả chính xác nhất. Sau khi có kết quả xét nghiệm, các chuyên gia sẽ đánh giá các định lượng các nội tiết tố, qua đó sẽ biết được người phụ nữ đấy có bị suy giảm chức năng của buồng trứng hay không”, GS Tiến nói. Trong trường hợp thiếu hụt nội tiết tố, chị em cần bổ sung bằng cách ăn uống hàng ngày. “Chúng ta nên chọn các loại thực phẩm sẵn có, ví dụ như ở trong thức ăn, hay những thứ thuốc lấy từ các loại hoa, cỏ, lá... Chỉ trong những trường hợp rất là đặc biệt, cần thiết thì lúc đấy chúng ta mới dùng các loại thuốc tây y”.

Sài Gòn giải phóng

Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đạt chứng chỉ ISO 15189:2012

Sau một thời gian đầu tư và chuẩn hóa các trang thiết bị, mới đây Khoa Xét nghiệm Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TPHCM đã chính thức đạt chứng chỉ ISO 15189: 2012. Đây là chứng chỉ đẳng cấp quốc tế về lĩnh vực quản lý chất lượng xét nghiệm, cải tiến chất lượng xét nghiệm và đưa BV hội nhập quốc tế. Việc áp dụng các quy trình xét nghiệm được chuẩn hóa theo ISO 15189: 2012 sẽ góp phần thực hiện đồng bộ, thống nhất và đúng ngay từ lần đầu tiên, đảm bảo kết quả chính xác và nhanh chóng, tỷ lệ sai sót được giảm thiểu tối đa, rút ngắn thời gian chờ đợi kết quả từ 90 phút xuống còn 60 phút vào giờ cao điểm. Đây là một trong số ít các BV trên toàn quốc đạt chứng chỉ này trong cả 3 lĩnh vực sinh hóa, huyết học, vi sinh (miễn dịch).

Cảnh báo hậu quả nguy cơ thiếu hụt nội tiết tố nữ

Nội tiết tố nữ được coi là tiền đề quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm sinh lý của phụ nữ. Thế nhưng, ở Việt Nam, phần lớn phụ nữ vẫn chưa hiểu đúng tầm quan trọng của nó nên chủ quan dẫn đến nhiều hậu quả, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Theo BV Từ Dũ, mặc dù nội tiết tố Estrogen quyết định về ngoại hình, tình cách, tâm lý và cả chất lượng cuộc sống... Song hiện nay không nhiều chị em hiểu được vai trò của nội tiết tố nữ. Vì vậy, khi có các hiện tượng thiết hụt về nội tiết tố nữ dẫn đến những tác dụng phụ thì phụ nữ dễ nhầm lẫn giữa bệnh lý này và bệnh lý khác, có thể tìm đến những chuyên khoa xử lý không đúng với sự thiếu hụt tiết tố nữ. “Có rất nhiều trường hợp tôi gặp thường có những biểu hiện trên đường tiết niệu của bộ phận sinh dục nhưng lại đi tìm sang chuyên khoa tiết niệu để có biện pháp điều trị. Ví dụ như đi tiểu nhiều lần, hoặc đi tiểu vào ban đêm, có triệu chứng khô ráp ở đường âm đạo hoặc đường tiểu. Đáng lẽ họ nên tìm điều trị ở chuyên khoa sản phụ khoa. Nếu chị em phụ nữ biết và hiểu về nội tiết tố nữ thì sẽ đi đúng nơi để điều trị và quá trình điều trị sẽ ngắn hơn”. Có đến 65% phụ nữ trong độ tuổi từ 40-50 gặp phải các triệu chứng bốc hỏa, mất ngủ, làm cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, tổn thương tế bào não. Nguyên nhân sâu xa của triệu chứng này là do sau tuổi 30, buồng trứng bắt đầu giảm tiết estrogen và ngay lập tức khiến cán cân nội tiết mất cân bằng. Mức suy giảm estrogen có tác động trực tiếp vào vùng dưới đồi – một phần của não chịu trách nhiệm kiểm soát việc thèm ăn, chu kỳ giấc ngủ, hormone tình dục và thân nhiệt – khiến cho vùng này bị rối loạn và “hiểu nhầm” là cơ thể đang quá nóng trong người. Ngay lập tức, bộ não báo động cho toàn cơ thể vận hành cơ chế giải phóng nhiệt. Tim bơm máu nhanh hơn, các mạch máu trong da giãn ra để lưu thông máu nhiều hơn, tuyến mồ hôi cũng vất vả làm việc để thải mồ hôi nhiều hơn và làm mát cơ thể. Chính vì vậy triệu chứng thường thấy ở bốc hỏa là nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, vã mồ hôi, thở nhanh và nông. Điều mà các chuyên gia sản phụ khoa lo lắng nhất hiện nay chính là nhiều bác sĩ khi phát hiện bệnh nhân có triệu chứng bốc hỏa, mất ngủ lại chẩn đoán người bệnh có vấn đề vần thần kinh, kê toa cho uống hoài vẫn không hết. Đáng nói là thiếu hụt nội tiết tố không chỉ xuất hiện ở những phụ nữ tiền mãn kinh mà ngay cả những phụ nữ đang trưởng thành, thậm chí chưa trưởng thành cũng mắc phải. Nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt estrogen, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng mầm đậu nành để có được một hoạt chất chứa hàm lượng Isoflavon cao hay còn gọi là Estrogen thảo dược, dù hoạt tính không mạnh bằng Estrogen. Tuy nhiên, hoạt chất này nổi trội ở hoạt tính bổ sung, tức là giúp kích thích cơ thể sản sinh nội tiết tố nữ. Vì vậy, chị em phụ nữ sử dụng Estrogen thảo dược thì không cần chỉ định y khoa chuyên biệt mà có thể sử dụng dưới các dạng chế phẩm. Estrogen thảo dược cũng được đánh giá là liệu pháp bổ sung nội tiết tố nữ lâu dài và an toàn. Hội Phụ sản Việt Nam chính thức phát động chiến dịch tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức mang tên “Đừng thờ ơ với nội tiết tố nữ - Đủ nội tiết – Đủ hạnh phúc”. Chiến dịch sẽ được ra quân chính thức tại Hà Nội vào ngày 3-6 tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương và tại TPHCM vào ngày 10-6 tại BV Từ Dũ. Tham gia có Hội phụ sản VN, các y bác sĩ sản phụ khoa.

Lao động

Góc nhìn thứ bảy: Sự ích kỷ của những điếu thuốc lá

Những tưởng với internet, con người ta sẽ đường vùng vẫy ở những không gian khác, không bị giới hạn bởi các đường biên giới. Nhưng không, tất cả đã nhầm, mạng xã hội ngày càng khiến cho con người ta mất tự do. Tất cả đời tư bị lột trần, phơi nắng. Một câu nói nhỡ miệng, bạn sẽ bị ném đá còn ác liệt hơn những tội tày trời thời trung cổ. Ấy thế nhưng có những hành vi xấu, thậm chí có những điều đã bị đưa vào chế tài để phạt hành chính. Song, lại ít bị lên án hoặc bị “tố giác” khi vi phạm. Ấy là hành vi hút thuốc lá nơi công cộng. Nhân tiện nhắc lại để nhiều người khỏi quên: “Hành vi vứt, thải, bỏ đầu mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng, gấp 10 lần mức phạt được quy định trước đây”. Đó là nội dung của Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18.11.2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Chính phủ đã quyết định tăng mức phạt đối với một loạt các hành vi vi phạm về vệ sinh nơi công cộng. Nhưng chúng ta hay quên, vì dường như cho đến nay chưa có ai bị… phạt. Hoặc ít nhất ở cộng đồng mạng, nơi vốn nhạy cảm với những vấn đề xã hội lại không có có không gian nào để “bêu tên”, chụp ảnh, ghi hình những người vi phạm. Hoặc, chúng ta có một quy định khác: Nghị định 176/NĐ - CP/2013, ghi rất rõ về mức phạt cho hành vi hút thuốc nơi công cộng, phạt trẻ dưới 18 tuổi hút thuốc và phạt người bán thuốc cho trẻ dưới 18. Có quy định nhưng không ai bị phạt dù vi phạm nhiều, đó là quy định chưa đi vào cuộc sống. Tại sao những nơi như Singapore, Hongkong thì chuyện bị phạt vì hút thuốc lá đã trở thành một nỗi “ám ảnh kinh hoàng” với khách quốc tế và dân địa phương thì ở Việt Nam lại không thể như vậy? Đừng đổ lỗi cho dân trí hay thói quen. Cây bút Trương Anh Ngọc đã từng chia sẽ rất thú vị thế này: “Mình luôn nghĩ rằng, các bạn đàn ông khi vào các quán ăn hoặc cà phê, trước khi châm điếu thuốc và thưởng thức cái hay cái đẹp của thuốc lá, hãy nhìn xung quanh mình xem có người già, phụ nữ hoặc trẻ em gần bên hay không. Đa phần các quán ở mình đều chưa cấm hút thuốc lá bên trong, nên việc hút thuốc không bị coi là “có vấn đề”, nhưng cần lắm thay sự quan tâm đến những người xung quanh. Bởi chẳng ai muốn mình sau một bữa ăn hoặc cà phê với bạn bè đi ra ngoài đường toàn mùi rất hôi của thuốc. Bởi chẳng ai muốn mình trở thành một người thụ động hấp thụ khói thuốc, vốn chẳng tốt gì cho sức khoẻ. Bởi sự ích kỷ của việc thưởng thức thuốc của một vài người có thể khiến nhiều người vạ lây. Nhưng chuyện hút thuốc trong các không gian công cộng và khép kín như các quán ăn và cà phê của chúng ta từ lâu đã được coi là một chuyện rất bình thường và có lẽ phải rất lâu nữa mới trở thành một điều cấm kỵ như ở nhiều nước phương Tây. Ở đó, trong các không gian công cộng, việc hút thuốc bị cấm, vì thú vui của vài người có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của rất nhiều người, từ trẻ em, người già cho đến phụ nữ có thai. Ở đó, nếu các quán không có phòng riêng cho người hút thuốc, khách muốn hút phải ra ngoài hè mà hút.Ở Hà Nội, có những quán mà mình hay lui tới đều có biển cấm hút thuốc. Ngày xưa thì trong đó sạch sẽ và yên tĩnh lắm, vì có các phòng riêng. Nhưng đến giờ thì cái biển cấm ấy chẳng còn tác dụng nữa. Vì quá chiều khách, nên nhân viên quán chẳng dám nhắc khách nói to quá, cười to quá và hút thuốc ầm ỹ quá, mùi bay hết cả sang các phòng kế bên, nồng nặc đến nghẹt thở, dù cửa đã đóng kín. Điều gì đã xảy ra khi những người đó bị các khách hàng khác (ở đây là phụ nữ) nhắc một cách lịch sự? Ông đàn ông trợn mắt lên như thể vừa bị điện giật và buông ra một câu rất vô văn hoá. Nhân viên thì không biết phải làm thế nào để xử lý tình hình, khi khách yêu cầu quản lý đến. Thế nhưng chính quản lý cũng nói “ở đây cấm hút thuốc, nhưng chúng em không nói được họ”. Mình không chống lại những người hút thuốc (mình cũng đã từng hút), nhưng mình rất mong ở họ ý thức vì mọi người. Việc đó khó lắm sao?”. Sự ích kỷ khiến người hút thuốc chỉ biết đến mình, sự ích kỷ khiến người bán hàng không thể tống cổ vị khách khi vi phạm quy định của quán, sự ích kỷ của nền kinh tế khi thuốc lá vẫn mang lại nguồn thu khổng lồ từ thuế… Chỉ có thể làm được nếu chúng ta vượt qua bức tường mang tên ích kỷ. Cho dù các báo cáo đều khẳng định là tỉ lệ hút thuốc ngày càng giảm, nhưng vẫn phải nói vì chúng ta đang tiến dần đến một ngày quan trọng. Ngày 31.5 - Ngày Thế giới không khói thuốc lá.

Bất chấp lệnh cấm, quần áo vẫn phơi tràn lan Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) nghiêm cấm bệnh nhân, người nhà bệnh nhân giặt, phơi đồ vải trong khuôn viên bệnh viện. Tuy nhiên, tình trạng phơi quần áo vẫn diễn ra khá thường xuyên. Nguyên nhân được cho là do chi phí dịch vụ giặt là bệnh viện triển khai không hợp lý. Nhằm chung tay bảo vệ môi trường “xanh-sạch-đẹp”, từ ngày 22.5, Bệnh viện Bạch Mai nghiêm cấm bệnh nhân, người nhà bệnh nhân giặt, phơi đồ vải. Đồng thời, “khoán” cho Công ty Cổ phần Dịch vụ và Y tế triển khai dịch vụ giặt là đồ vải cá nhân trên tinh thần phục vụ người bệnh. Theo khảo sát của PV Lao Động vào chiều 25.5, tình trạng giặt, phơi quần áo vẫn diễn ra tràn lan. Dọc cầu thang, lan can các tầng, người nhà bệnh nhân phơi đủ các loại quần áo và đồ dùng vệ sinh cá nhân. Thậm chí, có người còn phơi cả “phụ tùng” trong khuôn viên, trông nhếch nhác, phản cảm. Nhiều người cho rằng, họ chưa được phổ biến về việc sẽ cấm giặt, phơi đồ vải cá nhân. Bệnh viện Bạch Mai cũng không dựng biển cấm để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nắm bắt thông tin. Bên cạnh đó, một số người chia sẻ, hiện dịch vụ giặt là được bệnh viện trợ giá không rẻ hơn so với dịch vụ giặt là bên ngoài là mấy. Chị Nguyễn Thị Ly, người nhà bệnh nhân cho biết, hiện phí thu từ dịch vụ này khá cao. Đối với người bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, việc lo chi trả viện phí, ăn uống đã đủ “mệt”, không ai muốn phải trả thêm tiền cho dịch vụ giặt là. “Đồng ý là việc phơi quần áo trong khuôn viên bệnh viện gây mất mỹ quan, nhưng ngày nào cũng tốn mấy chục nghìn đồng cho dịch vụ giặt là, chúng tôi không kham nổi”, chị Ly chia sẻ. Đồng quan điểm, anh Trần Văn Hùng, một người nhà bệnh nhân, bộc bạch: “Bệnh viện nói rằng, khi triển khai dịch vụ giặt là sẽ chịu trách nhiệm bù lỗ, nhưng dịch vụ này không “kém cạnh” bên ngoài, thậm chí còn cao hơn. Thế mà được gọi là dịch vụ giặt là giá rẻ, trên tinh thần phục vụ người bệnh”. Theo đó, dịch vụ giặt là được Bệnh viện Bạch Mai triển khai như sau: Đồ lót, áo lót, tất chân, tất tay, vỏ gối thu phí 2.000 đồng/chiếc; áo sơ mi ngắn tay, sơ mi dài tay, áo ngủ là 5.000 đồng/chiếc; quần soóc 4.000 đồng; quần âu, quần ngủ 6.000 đồng/chiếc; màn đơn 8.000 đồng; vỏ chăn, vỏ ga 10.000 đồng… Nhiều người cho rằng, việc áp dụng chi phí dịch vụ giặt là như vậy không hợp lý, bởi một ngày bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phải giặt rất nhiều quần áo, tổng chi phí không nhỏ. Dịch vụ giặt là ở bên ngoài tính theo kilogram, mức giá trung bình khoảng 5.000-6.000 đồng/kg và 10.000-12.000 đồng/kg sấy khô. Còn dịch vụ giặt là ở Bệnh viện Bạch Mai lại tính theo chiếc. “Nếu giặt đồ nhỏ như tất, khăn mặt… chắc chắn sẽ đắt hơn. Những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn sẽ khó có khả năng chi trả”, một nhân viên giặt là trên đường Giải Phóng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho hay. Chia sẻ với PV, nhiều người bày tỏ mong muốn Bệnh viện Bạch Mai sẽ xem xét giảm mức chi phí để tạo điều kiện tốt nhất cho người bệnh. “Biết rằng việc phơi quần áo trong khuôn viên bệnh viên không đúng, có thể mang vi khuẩn đến cho người bệnh. Nhưng mức giá triển khai như hiện tại là chưa hợp lý. Bệnh viện nên tính toán lại để đưa ra giải pháp tối ưu, tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân”,chị Bùi Thị Huyền (Cầu Giấy, Hà Nội) nêu ý kiến.

Quân đội nhân dân

Cha mẹ hút thuốc, con cái là nạn nhân

Khoản 3 Điều 13, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, quy định: Không hút thuốc trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi. Thế nhưng do thói quen, nhiều bậc phụ huynh vẫn vô tư ngồi hút thuốc trong nhà, ngay trước mặt con cái. Theo cảnh báo của Bộ Y tế, cha mẹ hút thuốc trong nhà, trẻ em là nạn nhân đầu tiên hít phải khói thuốc lá. Hút thuốc thụ động đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em vì phổi của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và nhạy cảm hơn với các chất kích thích và chất độc trong khói thuốc. Trẻ có bố mẹ hút thuốc sẽ bị giảm các chức năng của phổi và dễ gặp các vấn đề sức khoẻ. Hút thuốc thụ động ở trẻ em có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, đột tử ở trẻ sơ sinh (SID), kém phát triển chức năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác. Người viết bài này đã có hơn 12 năm hút thuốc lá, từng nhiều lần bỏ thuốc rồi lại tái nghiện. Mỗi lần như thế, tôi thường đưa ra đủ mọi lý do để biện minh cho việc làm của mình. Phải đến khi đón đứa con đầu lòng, ngắm nhìn ánh mắt và gương mặt ngây ngô của con trẻ, tôi nghĩ “trẻ em không đáng phải nhận làn khói độc do chính mình gây ra” và quyết tâm bỏ thuốc lá. Từ đó đến nay, tôi đã cai nghiện thuốc lá được hơn một năm, con tôi luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.Chia sẻ tâm sự trên với các bậc phụ huynh, tôi hy vọng rằng, trước khi hút thuốc lá, chúng ta hãy nghĩ đến tác hại của khói thuốc lá đối với sức khỏe của trẻ nhỏ và cố gắng mang đến cho các cháu một bầu không khí trong lành để phát triển tốt về mọi mặt.

Tuổi trẻ

Coi chừng collagen giả

Được truyền tai nhau như một loại “thần dược" giúp trẻ hóa với làn da săn chắc, trắng đẹp theo thời gian, nhiều chị em không tiếc tiền triệu để mua collagen làm đẹp. Nhưng, hãy thận trọng với thông tin quyến rũ về collagen... Giữa thị trường thật giả lẫn lộn, nhiều chuyên gia cho biết nếu dùng collagen không đúng, đẹp đâu chưa thấy đã thấy rước họa vào thân.

Vàng thau lẫn lộn

Hiện nay, trên thị trường có hàng trăm loại collagen uống dạng bột, dạng viên, dạng nước với xuất xứ trong lẫn ngoài nước. Các sản phẩm này giá khá cao, từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng/sản phẩm. Một cửa hàng bán vitamin và thực phẩm bổ sung ở quận Tân Phú (TP.HCM) có bán hộp collagen gồm 375 viên, hàng của Nhật với giá 1,7 triệu đồng. Người bán giới thiệu công dụng mà bất cứ chị em nào cũng... mê: nào là giữ ẩm cho da, hạn chế nếp nhăn, thâm nám, chảy xệ, làm trắng da tự nhiên, cải thiện thâm nám, tàn nhang, đồi mồi... Ngoài collagen dạng viên, ở đây còn bán collagen dạng nước uống giá 2,95 triệu đồng/chai 750ml. Một cửa hàng khác ở quận Bình Thạnh bán collagen dạng bột được giới thiệu làm từ da cá với giá 250.000 đồng/100 gram... Thị trường collagen rao bán trên mạng không ai kiểm soát. Ai ai cũng có thể bán và tư vấn sử dụng về collagen, với cam kết: hàng xách tay chính hãng. Nơi thì rao bán hàng Canada, chỗ thì rao hàng xách tay từ Úc, Mỹ...

Hàng giả, kém chất lượng rất nhiều

Đầu năm 2017, cơ quan chức năng Hà Nội đã bắt và thu hơn 10 tấn thực phẩm chức năng giả là sản phẩm sữa o­ng chúa, nhau thai cừu, collagen... của các thương hiệu nổi tiếng làm giả. Nhiều người cảnh báo việc có thể mua trúng collagen hàng giả, kém chất lượng vì collagen bị làm giả rất nhiều. Tuy nhiên khi được hỏi, đa số người sử dụng đều lắc đầu cho biết không phân biệt được đâu là thật, giả và họ thường mua hàng theo sự giới thiệu của người quen. Khi dùng collagen, người thì cho biết da có đẹp hơn, nhưng cũng nhiều người nói không thấy thay đổi gì. Chị T.T.L. (30 tuổi, Q.Phú Nhuận) cho biết dạo gần đây chị thấy da dẻ khô, nếp nhăn xuất hiện. Nghe bạn bè cùng công ty giới thiệu công dụng thần kỳ của collagen, chị đã mua collagen dạng viên với giá gần 1 triệu đồng/hộp về uống. Chị nói “sau hai tháng kiên trì uống đều đặn, da vẫn chưa có gì khác biệt, cũng chưa thấy đẹp lên chút nào”. Cũng có người cho biết sau khi uống collagen đã bị nổi mụn ẩn dưới da cũng như bị tăng cân.

Cần chứng minh hiệu quả

Các bác sĩ cho biết dù có nhiều sản phẩm được giới thiệu chiết xuất từ collagen, với công dụng làm đẹp nhưng rất cần phải có đủ bằng chứng lâm sàng chứng minh hiệu quả của collagen có tác dụng làm đẹp. TS Lâm Vĩnh Niên - trưởng khoa dinh dưỡng tiết chế Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - cho biết collagen là phân tử protein có lượng dồi dào nhất trong cơ thể chúng ta. Trong cơ thể con người, collagen chiếm khoảng 30% tổng protein cơ thể, là dạng protein thường gặp nhất. Collagen thường gặp nhất ở da, xương và mô liên kết bên trong cơ thể, đóng vai trò hỗ trợ về cấu trúc, tạo sức mạnh, độ đàn hồi cho mô. Vì là một loại đạm nên với các sản phẩm dạng uống, collagen sẽ theo đường tiêu hóa, được phân cắt trong lòng ruột thành các đơn vị cấu tạo là acid amin, từ đó hấp thu vào cơ thể. Nghĩa là khi uống collagen, cơ thể chúng ta sẽ không hấp thu phân tử collagen nguyên vẹn. Đôi khi những sản phẩm đó có thể bổ sung thêm các yếu tố như các loại vitamin, các chất chống oxi hóa... để hỗ trợ làm đẹp da, mặc dù hiệu quả thực sự cũng vẫn chưa được chứng minh đầy đủ. Để có làn da đẹp, cơ thể khỏe mạnh, nên ăn uống rau quả, trái cây nhằm cung cấp các dưỡng chất, vi chất cần thiết cho da. Bảo vệ da tránh các tác nhân gây tổn thương collagen như tia cực tím của ánh nắng, tránh hút thuốc lá.

Làm sao để chọn được sản phẩm collagen an toàn, hiệu quả?

Mua các sản phẩm bổ sung collagen từ những cửa hàng mỹ phẩm, tiệm thuốc tây đảm bảo uy tín. Nên ưu tiên sản phẩm đã có kiểm nghiệm lâm sàng về thành phần trên một nhóm người cụ thể nhằm đo lường tính hiệu quả và an toàn trước, trong, sau quá trình sử dụng. Điều này cũng giúp chị em biết được thời gian sử dụng collagen trung bình là bao lâu thì mới cải thiện được làn da. Chọn sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng thành phần cũng sẽ giúp người tiêu dùng tránh được những sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo đủ hàm lượng in trên bao bì, lẫn tạp chất, kim loại nặng (arsenic, chì, thủy ngân, đồng, cadmium…) và các chất bảo quản độc hại. Bên cạnh yếu tố hàng đầu là kiểm nghiệm lâm sàng về thành phần, chị em cũng cần kiểm tra kỹ thông tin bao bì, nhà sản xuất, hãng phân phối, hạn sử dụng… trước khi mua và sử dụng bất kỳ loại collagen nào.

Đức: không tiêm chủng cho con cái, cha mẹ bị phạt tiền

Các bậc cha mẹ tại Đức sẽ bị phạt đến 2.800 USD nếu không đến tư vấn y khoa về việc chủng ngừa cho con cái của họ. Đài BBC ngày 26-5 dẫn lời Bộ trưởng Y tế Hermann Grohe tuyên bố việc thắt chặt luật lệ và tăng cường hình phạt là cần thiết vì dịch sởi. Tuần này một bà mẹ của 3 đứa trẻ đã tử vong vì bệnh sởi tại thành phố Essen. Viện Robert Koch, nơi tổ chức phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh của Đức, cho biết đến giữa tháng 4-2017 ở Đức đã có 410 trường hợp bị sởi so với 325 ca của toàn năm 2016. Do đó chính quyền ở Đức muốn các trường mầm non trình báo bất cứ trường hợp nào mà các bậc phụ huynh gởi con tại trường không thể chứng minh là họ đã tìm đến tư vấn y khoa cho vấn đề tiêm chủng của con cái, đặc biệt là chủng ngừa sởi. Tuy nhiên tại Đức, việc từ chối tiêm chủng vẫn chưa được quy định thành tội danh như tại Ý. Ông Grohe giải thích với tờ Bild: "Không ai có thể thờ ơ trước việc tử vong liên tiếp do bệnh sởi". Theo kế hoạch, những trẻ không được phụ huynh đưa đi tư vấn chủng ngừa cũng sẽ bị đuổi khỏi trung tâm giữ trẻ. Luật dự kiến sẽ được thông qua vào tháng 6. Trong khi đó tại Ý, tính từ đầu năm đến nay đã ghi nhận các ca bệnh sởi nhiều gấp 3 lần so với toàn bộ số ca của năm 2016. Tuần trước chính phủ Ý đã ban hành quy định rằng cha mẹ phải tiêm chủng cho con cái 12 loại bệnh phổ biến trước khi ghi danh cho con vào nhà trẻ. Các bệnh này bao gồm sởi, bại liệt, ho gà và viêm gan B.

Phương pháp "nâng cấp" não bộ nhờ rèn luyện kỹ năng đọc

Khi con người bắt đầu học đọc cũng là lúc bộ não có sự thay đổi kỳ diệu để tổ chức lại và tự thay đổi, chuẩn bị thích nghi với lượng kiến thức mới được thu nạp. Trong nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Science Advances, các nhà khoa học đã huy động phụ nữ ở độ tuổi 30 tại Ấn Độ - quốc gia có tỷ lệ mù chữ lên tới 39% - tham gia nghiên cứu với mục đích tìm hiểu sự thay đổi của các khu vực trong não bộ khi con người đọc sách. Trong thời gian đầu tham gia nghiên cứu, hầu hết các tình nguyện viên không thể đọc nổi dù là một chữ cái trong tiếng mẹ đẻ Hindi. Nhưng sau 6 tháng luyện tập, những tình nguyện viên này đã đạt trình độ tương đương với các học sinh lớp 1. Các tác giả đánh giá đây là một sự thay đổi đáng kinh ngạc cho thấy não bộ của người trưởng thành rất linh hoạt. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra phần vỏ não vốn là bộ phận được biết đến với khả năng thích ứng rất nhanh với nhiệm vụ mới trên thực tế lại không phải là khu vực chính chứng kiến những thay đổi. Thay vào đó, các biến đổi diễn ra mạnh mẽ ở những cấu trúc nằm sâu bên trong não bộ như cuống não - phần não giữa cột sống và bán cầu não gồm não giữa, cầu và hành tủy - và đồi thị, cấu trúc nhỏ nằm sâu bên trong não có chức năng trung chuyển các tín hiệu cảm giác và kiểm soát thông tin. Khi kỹ năng đọc càng được cải thiện thì khả năng tinh chỉnh của những cấu trúc này càng được nâng cao để thích nghi với những "nhiệm vụ" mới. Điều này lý giải vì sao những người có kỹ năng đọc tốt thường nắm ý chính rất nhanh. Kết quả nghiên cứu này cũng mở ra những gợi ý cho việc điều trị các chứng khó đọc và khó viết vốn được cho là do vùng đồi thị hoạt động kém. Các tác giả cũng sẽ nghiên cứu kỹ hơn giả thuyết này để tìm ra hướng đi trong việc khắc phục tính trạng kể trên ở con người thông qua việc rèn luyện kỹ năng đọc để nâng cao khả năng hoạt động của đồi thị. Công trình do các nhà nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu ngôn ngữ tâm lý Max Planck (Đức) phối hợp cùng các chuyên gia đến từ Trung tâm nghiên cứu Dược sinh học Lucknow Ấn Độ và Đại học Hyderabad thực hiện.

“Like” càng nhiều càng tệ cho sức khỏe?

Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lạm dụng mạng xã hội sẽ không tốt cho sức khỏe, và cái chúng ta thiếu chính là những tương tác thật ngoài đời.

“Like” càng nhiều càng tệ cho sức khỏe?

Facebook hiện là mạng xã hội lớn nhất hành tinh với gần 2 tỉ người dùng thường xuyên. Tin tức, các câu chuyện phiếm, hình ảnh động vật, những cơ hội lung linh... thu hút nhiều người theo dõi ngày đêm. Nhưng điều đó có tốt không? Một nghiên cứu chuyên sâu công bố mới đây trên tạp chí Dịch Tễ Học Hoa Kỳ cho rằng câu trả lời là “không”. Các nhà khoa học phát hiện những ai xài Facebook càng nhiều, họ càng ít khỏe mạnh và ít hài lòng với cuộc sống. Nói thẳng ra thì: bấm chuột vào nút “Like” càng nhiều, cảm giác của bạn càng tệ.

Cảnh báo

Hai tác giả của nghiên cứu là bà Holly Shakya, giáo sư chuyên ngành sức khỏe cộng đồng thuộc Đại học California (San Diego) và ông Nicholas Christakis, giám đốc phòng nghiên cứu bản chất con người thuộc Đại học Yale. Về cách thức tiến hành, các nhà khoa học theo dõi sức khỏe tinh thần, đời sống xã hội và thói quen dùng Facebook của 5.200 người trưởng thành tại Mỹ trong hơn hai năm. Trong giai đoạn 2013 - 2015, những người tình nguyện đồng ý tham gia các cuộc khảo sát được Hãng thăm dò Gallup thực hiện. Kết quả này sau đó được chia sẻ với các nhà nghiên cứu, để họ ghi nhận những thay đổi về cảm xúc và hành vi của các người dùng. Về thói quen dùng Facebook, dữ liệu ghi lại rất cụ thể: nhóm tình nguyện sử dụng nút “Like” bao nhiêu lần, bấm vào bài viết của bạn bè có thường xuyên không hay bao lâu thì họ thay đổi dòng trạng thái (status). Song song đó, các nhà nghiên cứu hỏi các tình nguyện viên về đời sống xã hội: họ có hay tụ tập với bạn bè, đồng nghiệp ở ngoài không, cảm giác gần gũi ra sao... Ngoài ra còn một loạt câu hỏi khác để kiểm tra mức độ hài lòng với cuộc sống, sức khỏe tinh thần và cả cân nặng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy thói quen sử dụng Facebook bị cho là gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất, tinh thần và giao tiếp của con người. Chẳng hạn, cứ mỗi sự gia tăng (trên trung bình) trong các hoạt động trên mạng xã hội (“Like” bài viết, thay đổi trạng thái, đọc các đường link...), nguy cơ một người trải qua các vấn đề về sức khỏe tinh thần sau đó tăng thêm 5-8%.

Con người cần tình bạn thật sự

Phản hồi trước kết quả nghiên cứu, Facebook dẫn một kết luận khác của giáo sư Robert Kraut (Đại học Carnegie Mellon, Pennsylvania) và một chuyên gia của họ: “Tác động của Internet đối với sức khỏe con người phụ thuộc vào cách họ sử dụng nó”. Tuy thừa nhận rất khó để đo lường hiệu ứng cảm xúc trong thế giới ảo, nhóm này cho rằng những ai nhận được nhiều bình luận từ bạn bè trên Facebook sẽ có mức độ hài lòng cuộc sống, tâm trạng tốt... tăng 1-3%. Trong nghiên cứu của mình, giáo sư Shakya và Christakis tìm thấy mối liên hệ mạnh mẽ giữa các cuộc gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp ngoài đời thật với sự cải thiện về sức khỏe thể chất và tinh thần - một phát hiện tái khẳng định các kết quả nghiên cứu trước đây. Công trình của Shakya và Christakis nổi bật ở chỗ họ có quyền truy cập dữ liệu Facebook của nhóm tình nguyện suốt hơn hai năm, qua đó theo dõi được những chuyển biến trong cuộc sống thật song song với các hoạt động trong thế giới ảo. Có một điều rõ ràng là kết quả nghiên cứu này sẽ còn gây nhiều tranh cãi. Có thể mượn lời ông Christakis để kết luận: “Thay thế tương tác giữa người với người bằng giao tiếp qua mạng có thể đe dọa đến sức khỏe tinh thần của bạn. Cái con người ta cần là tình bạn thật sự và sự tương tác thật ngoài đời”. Facebook có lý do chính đáng để tự bào chữa, tuy nhiên trong hai tháng gần đây, có ít nhất hai nghiên cứu khác vạch ra tác động tiêu cực của truyền thông xã hội đối với thanh thiếu niên và người trưởng thành. Một nghiên cứu trên 1.780 người Mỹ phát hiện truyền thông xã hội làm gia tăng cảm giác bị cô lập; một nghiên cứu khác trên 1.500 người Anh chỉ ra các trang web - đặc biệt là web hình ảnh - làm trầm trọng hơn cảm giác lo lắng và thiếu thốn.

Vnexpress

Bé trai Sài Gòn chào đời với vòng dây rốn thắt nút kỳ lạ

Bé trai với dây rốn thắt nút như nắm đấm rất hiếm gặp, được bác sĩ Bệnh viện Mỹ Đức mổ sinh thành công sau thai kỳ đầy lo âu. Người mẹ 38 tuổi từng bị lưu thai trong lần đầu tiên. Lần mang thai này, chị bị đái tháo đường thai kỳ. Lúc thai 22 tuần, siêu âm 4 chiều để khảo sát hình thể thai nhi phát hiện dây rốn thắt nút khá hiếm gặp. BV Mỹ Đức cho biết thai nhi lớn lên từng ngày trong bụng mẹ cùng với sự lo âu hồi hộp và theo dõi thai căng thẳng của các bác sĩ. Người mẹ được mổ sinh sáng 26/5, sau nỗ lực kéo dài tuổi thai đến gần 35 tuần. Bé trai kháu khỉnh nặng 2,25 kg với một vòng dây rốn thắt nút như cái nắm đấm đã khóc chào đời trong niềm hạnh phúc của tất cả mọi người. Đây là trường hợp đầu tiên thai nhi có dây rốn thắt nút được phát hiện lúc thai còn trong bụng mẹ tại bệnh viện. Dây rốn thắt nút chiếm tỷ lệ chỉ 0,3-2,2% các ca sinh. Nguyên nhân do thai nhi cử động, di chuyển qua các vòng cung dây rốn. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dây rốn thắt nút như dây rốn dài, đa ối, kích thước thai nhi nhỏ, thai nhi là bé trai, mẹ bị tiểu đường thai kỳ, song thai 1 túi ối, có chọc dò ối thai kỳ và đa sản. Khó xác định chính xác thời điểm tạo thành dây rốn thắt nút. Vòng dây có thể tạo thành rất sớm lúc 9-12 tuần tuổi thai, ở giai đoạn này thể tích nước ối nhiều hơn thể tích thai nhi. Một số nghiên cứu cho rằng sự tạo thành dây rốn thắt nút có thể xảy ra trong chuyển dạ. Tỷ lệ tử vong của thai nhi có dây rốn thắt nút tăng lên 4 lần so với bình thường. Siêu âm thường quy trong chẩn đoán tiền sản thường bỏ qua tình trạng này, hầu hết đều nhìn thấy sau sinh với đa số bé có chỉ số Apgar thấp, dễ tử vong.

7 nguyên tắc sống khỏe 'bất di bất dịch' của người Nhật

Người Nhật uống trà xanh mỗi ngày, ăn hải sản và thức ăn lên men thường xuyên, đi bộ và thiền định... để khỏe mạnh và sống thọ. Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa đều có một lối sống riêng. Nếu như người Ấn Độ sống khỏe nhờ yoga thì người Nhật Bản cũng có bí quyết riêng của mình. Bạn đã từng thắc mắc tại sao phụ nữ Nhật Bản luôn tươi trẻ và không bao giờ bị béo phì? Boldsky tiết lộ bí quyết sống khỏe của người Nhật một cách đầy đủ nhất.

Uống trà xanh mỗi ngày

Trà xanh có nhiều chất chống oxy hóa. Nó không chỉ làm chậm tiến trình lão hóa bằng cách chống lại các gốc tự do mà cũng giúp giảm cân, duy trì cơ thể ở trọng lượng phù hợp. Ngoài ra, nó làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim. Người Nhật uống ít nhất 1-2 chén trà xanh hàng ngày.

Ăn hải sản

Người Nhật thích ăn hải sản hơn thịt gà, thịt cừu hoặc thịt bò. Trên thực tế, thịt đỏ có liên quan đến các vấn đề viêm, cholesterol, béo phì. Vì vậy, trong bữa cơm của người Nhật thường có cá, đặc biệt là cá hồi, cá ngừ và tôm. Cá là nguồn cung cấp chất đạm và axit béo omega-3.

Ăn thức ăn lên men

Kim chi, bánh đậu tương lên men, miso, bắp cải, kombucha và kefir là thực phẩm lên men mà người Nhật yêu thích. Các thực phẩm lên men có nhiều enzym, vitamin và probiotic, tăng vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.

Đi bộ rất nhiều

Một nghiên cứu cho thấy hầu hết người Nhật đi bộ thường xuyên. Đi bộ có thể làm giảm căng thẳng và là bài tập giúp cơ thể thon gọn.

Võ thuật

Cả đàn ông và phụ nữ ở Nhật đều luyện tập võ thuật như judo, karate và akido. Đó là lý do mức độ thể lực, sức mạnh, tính linh hoạt và sức chịu đựng của họ thật đáng kinh ngạc.

Khẩu phần ăn phù hợp

Người Nhật Bản không bao giờ ăn nhiều hay ăn cố đồ ăn trong bữa ăn. Họ thường chú ý đến lượng calo nạp vào cơ thể trong ngày để từ đó điều chỉnh trọng lượng. Đây là lý do giúp người Nhật ít bị béo phì.

Thiền định

Thiền định là một phần của cuộc đời họ. Tất cả nam giới, phụ nữ, trẻ em và người già đều thiền. Thiền làm giảm căng thẳng, giúp ổn định cuộc sống. Khi cuộc sống không còn căng thẳng, tuổi thọ tăng lên. Đây chính là một bí mật sống thọ của người Nhật.

 

Ngày 02/06/2017
Ban biên tập Website
(Điểm tin từ các báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích