Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 4 1 2 0
Số người đang truy cập
1 2 1
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ các báo ngày 11/5 đến 12/5 năm 2017

Sài Gòn giải phóng

Vụ tiêu hủy 20.000 viên thuốc, lúng túng trong tiếp nhận viện trợ

Theo Sở Y tế TPHCM, vụ tiêu hủy 20.000 viên thuốc đặc trị ung thư hết hạn dùng là sự cố không mong muốn bởi nhiều lý do từ thủ tục nhập thuốc quá nhiêu khê,... Sáng 10-5, Sở Y tế TPHCM cho biết, Sở đã có văn bản gửi Bộ Y tế về việc tiêu hủy thuốc Tasigna hết hạn sử dụng tại Bệnh viện (BV) Truyền máu Huyết học  mà dư luận đang bức xúc trong những ngày vừa qua. Trước đó Sở Y tế đã tổ chức họp kiểm điểm các đơn vị liên quan đến vấn đề này.

Chậm vì… đúng quy trình

Như báo SGGP đã đưa tin, số thuốc Tasigna 200mg được Công ty Novartis cung cấp điều trị cho số người mắc bệnh Bạch cầu mạn dòng tủy (CML) kháng Glive đã về trễ so với dự kiến và lúc đó hạn dùng còn 10 tháng là do phụ thuộc vào thủ tục xin tiếp nhận thuốc của các đơn vị chức năng. Tổng thời gian từ lúc BV bắt đầu tiếp nhận thư đồng ý hiến tặng thuốc Tasigna của Công ty Novartis đến khi hoàn tất thủ tục của chương trình hiến tặng thuốc là 13 tháng 8 ngày (kể cả ngày lễ, tết, thứ bảy và chủ nhật), trong đó thủ tục qua lại giữa BV và công ty ở giai đoạn đầu mất trên 4 tháng 11 ngày; giai đoạn BV bổ sung giấy tờ theo yêu cầu Cục Quản lý Dược mất 25 ngày và bổ sung giấy tờ cho Sở Y tế mất 1 tháng 7 ngày; thời gian Sở Y tế xử lý hồ sơ mất 21 ngày, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị TP xử lý hồ sơ mất 3 tháng, UBND TP xử lý hết 10 ngày làm việc, thời gian còn lại là thời gian BV và công ty làm thủ tục tiếp nhận thuốc về kho. Như vậy, quá trình từ lúc tiếp nhận thư đồng ý hiến tặng thuốc cho đến khi hoàn tất các thủ tục đưa về sử dụng của BV bị kéo dài, trong khi thuốc Tasgna 200mg có hạn sử dụng chỉ 23 tháng. Tại thời điểm Cục Quản lý Dược cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc (tháng 14-7-2014), thì thuốc Tasigna chỉ còn hạn dùng còn 10 tháng. Nhưng trước đó, để hoàn tất thủ tục hồ sơ trình Cục Dược thì BV đã mất 21 ngày làm việc với Sở Y tế để Sở hoàn tất hồ sơ gửi UBND TP và Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị xem xét chấp thuận cho BV tiếp nhận lô thuốc viện trợ. Mặc dù, theo quy định trên phần mềm xử lý hồ sơ công việc, các thủ tục hành chính không thường xuyên, Sở Y tế cho phép được xử lý không quá 18 ngày. Lý giải về điều này, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế cho rằng, do đây là lần đầu tiên Sở giải quyết hồ sơ tiếp nhận thuốc viện trợ có điều kiện nên các chuyên viên của các phòng chức năng thuộc Sở còn lúng túng trong việc trao đổi ý kiến qua lại giữa các phòng và tham mưu cho lãnh đạo Sở, dẫn đến việc chậm xử lý hồ sơ nhận thuốc viện trợ mất 3 ngày.

Bài học kinh nghiệm sâu sắc

Vụ tiêu hủy 20.000 viên thuốc đặc trị ung thư hết hạn dùng là sự cố không mong muốn bởi nhiều lý do từ thủ tục nhập thuốc quá nhiêu khê, đến việc đơn vị đối tác là Công ty Novartis không đồng ý chuyển số thuốc đến đơn vị khác hay mở rộng đối tượng thụ hưởng (bởi đây là chương trình viện trợ có điều kiện, bệnh nhân không được miễn phí thuốc hoàn toàn và BV không có quyền tự ý sử dụng khi chưa có sự đồng ý và chấp thuận của công ty) khiến lô thuốc hết hạn buộc phải tiêu hủy. Trước thực trạng này, Sở Y tế cũng đã thừa nhận trách nhiệm về mình và yêu cầu giám đốc BV kiểm điểm và rút kinh nghiệm sâu sắc nhất là trong vấn đề lập kế hoạch dự trù số thuốc đề nghị hiến tặng của BV không sát với thực tế sử dụng, dự trù số lượng thuốc dùng cho 6 tháng nhưng ngay cả 10 tháng BV vẫn không sử dụng được 1/2 số thuốc đã nhận do số lượng người tham gia chương trình Tasigna Copay (chương trình thuốc viện trợ nhân đạo) chỉ bằng 1/2 so với dự trù. Ngoài ra, khi ký hợp đồng tham gia chương trình này, bệnh viện không xác định rõ chủ sở hữu của lô hàng Tasigna 200mg là của bệnh viện hay của Công ty Novartis nên bệnh viện không thể tự quyết định khi biết số thuốc tồn kho khá lớn nhưng không được sử dụng cho những người bệnh không tham gia chương trình cho dù biết sẽ hủy khi hết hạn dùng và BV cũng không thông báo cho Sở Y tế để hỗ trợ can thiệp. Thông qua bài học này, BV Truyền máu Huyết học nói chung và các BV khác nói riêng phải nghiêm túc thực hiện trong việc thực hiện các hồ sơ, thủ tục xin thuốc phải nhanh chóng, không nhận thuốc có viện trợ ngắn, BV cần phải nghiêm túc thực hiện tiêu hủy thuốc hết hạn dùng sau khi được cơ quan chức năng cho phép phải thực hiện theo đúng Thông tư của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý chất lượng thuốc. Cùng với đó, Sở Y tế cũng đã hướng dẫn tiếp nhận, quản lý tiền, hàng viện trợ, quà biếu tặng… cho các đơn vị trực thuộc Sở Y tế và công văn về việc xử lý kinh phí kết dư nguồn tài trợ, viện trợ theo kết luận của Thanh tra TP.

Virus cúm A/H7N9 thay đổi độc lực nguy hiểm hơn

Khi tiến hành phân tích gene virus cúm ở người, cũng như ở gia cầm cho thấy, virus cúm A/H7N9 tại Trung Quốc đã thay đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao. Ngày 11-5, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Nông Lương của Liên hiệp quốc (FAO) đã ghi nhận sự thay đổi của virus cúm A/H7N9 tại Trung Quốc từ độc lực thấp sang độc lực cao khi tiến hành phân tích gene virus cúm ở người, cũng như ở gia cầm. Theo đó, ở trên người đã phát hiện gene độc lực cao tại 2 bệnh nhân mắc cúm A/H7N9 tại Quảng Đông và một bệnh nhân mắc cúm A/H7N9 ở Đài Loan.Ở gia cầm, FAO cũng ghi nhận 41 mẫu cúm gia cầm độc lực cao ở gia cầm và môi trường được lấy tại 23 chợ gia cầm sống và 3 trang trại thuộc 3 tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Quảng Tây và Hà Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy virus cúm A/H7N9 độc lực cao có khả năng gây chết 100% gà mắc (trong thí nghiệm) và có khả năng lây truyền nhanh hơn gấp khoảng 100 -1.000 lần so với virus có độc lực thấp. Sự liên tục thay đổi này như là một đặc điểm tự nhiên của virus cúm do quá trình tái tổ hợp.WHO cũng cho biết, dịch cúm A/H7N9 bắt đầu được ghi nhận tại Trung Quốc từ 3-2013 với 5 đợt dịch, trong đó đợt dịch thứ 5 diễn ra từ tháng 10-2016 tới nay là đợt dịch lớn nhất từ trước tới nay cả về quy mô, số lượng mắc và tốc độ lây lan với 541 người mắc.Từ  tháng 3-2017 đến nay đã ghi nhận thêm 3 địa phương thuộc khu vực Cam Túc, Tây Tạng và Thiểm Tây có trường hợp bệnh mới.Như vậy trong đợt dịch thứ 5 đã ghi nhận các trường hợp mắc cúm A/H7N9 tại 17 tỉnh tại Trung Quốc.Đáng lưu ý, gần đây dịch có xu hướng bùng phát mạnh tại một số tỉnh phía Nam, Đông Nam của Trung Quốc trong đó có hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây giáp biên giới với Việt Nam cũng đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh. Trong đó riêng tại tỉnh Quảng Tây, từ đầu năm 2017 tới nay đã có 14 trường hợp mắc cúm A/H7N9 trong khi năm 2015 -1016 tỉnh này không ghi nhận trường hợp mắc. Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm A/H7N9, Bộ Y tế nhận định virus cúm A/H7N9 ở Trung Quốc có nguy cơ xâm nhập nước ta rất cao. Do đó, Việt Nam tiếp tục phối hợp với WHO, FAO và các tổ chức quốc tế theo dõi chặt chẽ tình hình dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và kịp thời thông báo cho người dân để áp dụng các biện pháp phòng chống phù hợp.Các lực lượng chức năng và địa phương đang tập trung việc ngăn chặn việc nhập lậu gia cầm và các sản phẩm gia cầm từ biên giới vào nước ta; đồng thời kiểm soát chặt chẽ, nghiêm cấm việc vận chuyển, buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch trên thị trường.Đẩy mạnh giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh tại các khu vực có nguy cơ cao, khu vực buôn bán gia cầm sống, các cơ sở y tế và tại các cửa khẩu.Cập nhật các tài liệu hướng dẫn chuyên môn và tổ chức lớp tập huấn cho các cán bộ y tế tại các tỉnh biên giới về công tác giám sát, xét nghiệm và xử lý ổ dịch.Người dân tuyệt đối không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Tiền phong

Nguy cơ virus H7N9 biển đổi độc lực xâm nhập Việt Nam

Ngày 10/5, Bộ Y tế cho biết, WHO và FAO thông báo, đã ghi nhận sự thay đổi của virus cúm A(H7N9) từ độc lực thấp sang độc lực cao khi phân tích gene virus cúm ở người cũng như ở gia cầm tại Trung Quốc. Bộ Y tế nhận định, gần đây dịch có xu hướng bùng phát mạnh tại một số tỉnh phía Nam, Đông Nam của Trung Quốc, trong đó có hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây giáp biên giới với Việt Nam cũng đã ghi nhận trường hợp bệnh. Tại tỉnh Quảng Tây, riêng trong tuần từ 8/2 – 9/3/2017 ghi nhận sự gia tăng đột biến các trường hợp mắc cúm A(H7N9) trên người với 14 trường hợp trong khi năm 2015 -1016 tỉnh này không ghi nhận trường hợp mắc. Theo WHO, sự gia tăng này có thể là do gia cầm đã được vận chuyển từ tỉnh Quảng Đông sang Quảng Tây sau khi tỉnh Quảng Đông công bố đóng cửa chợ gia cầm. Các chuyên gia khuyến cáo nguy cơ dịch cúm gia cầm xâm nhập vào Việt Nam trong giai đoạn này là cao nhất kể từ năm 2013 do lo ngại Quảng Tây cũng sẽ áp dụng biện pháp đóng cửa chợ gia cầm nên gia cầm sẽ được vận chuyển vào Việt Nam nếu không có các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ. Kết quả nghiên cứu cho thấy virus cúm A(H7N9) độc lực cao có khả năng gây chết 100% gà mắc (trong thí nghiệm) và có khả năng lây truyền nhanh hơn gấp khoảng 100 -1000 lần so với virus có độc lực thấp. Hiện nay, chưa có bằng chứng về sự thay đổi của virus cúm A(H7N9) làm lây truyền dễ dàng từ người sang người và WHO cũng chưa khuyến cáo về các thay đổi quản lý lâm sàng đối với trường hợp nhiễm virus cúm A (H7N9) ở người. Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm A(H7N9) tại Trung Quốc và những biến đổi độc lực của virus, Bộ Y tế đánh giá nguy cơ rất cao virus cúm A(H7N9) có thể xâm nhập vào Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đã có các công điện, công văn chỉ đạo tập trung việc ngăn chặn nhập lậu gia cầm và các sản phẩm gia cầm từ biên giới vào nước ta đồng thời kiểm soát chặt chẽ, nghiêm cấm việc vận chuyển, buôn bán gia và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch trên thị trường. Công tác giám sát phát hiện sớm dịch bệnh cũng đã được triển khai mạnh mẽ tại các khu vực có nguy cơ cao, khu vực buôn bán gia cầm sống, các cơ sở y tế và tại các cửa khẩu. Bộ Y tế cũng đã thành lập 5 đoàn công tác trực tiếp đi kiểm tra việc triển khai hoạt động phòng chống dịch tại các địa phương. Tiếp tục phối hợp với WHO, FAO và các tổ chức quốc tế theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch cúm A(H7N9) tại Trung Quốc, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước và kịp thời thông báo cho người dân để áp dụng các biện pháp phòng chống phù hợp. Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của virus cúm gia cầm A(H7N9) xâm nhập, thực hiện tốt các nội dung sau:  Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Bệnh viện công đầu tiên ở Hà Nội hẹn lịch khám bệnh qua điện thoại

Thông tin từ Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết, từ ngày 8.5, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn bắt đầu triển khai đăng ký khám bệnh qua điện thoại. Đây là bệnh viện công đầu tiên của Hà Nội triển khai đặt lịch khám bệnh qua điện thoại. Theo đó, từ 8h – 17h hàng ngày, từ thứ 2 đến thứ 6, bệnh viện sẽ nhận điện thoại của bệnh nhân qua tổng đài 19006155, cước phí cuộc gọi là 3000đ/ phút. Tại đây, người bệnh có thể thông báo với nhân viên tổng đài về tình hình sức khỏe, nhu cầu khám bệnh của mình, từ đó nhân viên tổng đài sẽ tư vấn và hẹn lịch khám cho bệnh nhân với các bác sĩ chuyên khoa. Thông tin về lịch khám bệnh sẽ được báo lại với người bệnh qua hệ thống tin nhắn chỉ sau 10 phút đặt lịch. Ngoài ra, người bệnh có thể theo dõi lịch trình khám bệnh của mình qua website datkham.bvxanhpon.com ngay sau khi đặt lịch khám bệnh. Sau khi đặt lịch khám, người bệnh chỉ cần đến bệnh viện đúng giờ đã hẹn theo lịch là có thể được khám ngay mà không phải chờ đợi. Theo phòng công tác xã hội của Bệnh viện Xanh Pôn, hình thức đặt lịch khám qua tổng đài sẽ giúp người bệnh rút ngắn được thời gian chờ đợi từ 1,5 – 2 giờ so với đi khám thông thường. Ngoài đặt lịch khám bệnh qua tổng đài 19006155, người bệnh có thể đặt lịch khám qua chat hỗ trợ ở trang bvxanhpon.vn hoặc qua trang facebook của Phòng công tác xã hội Bệnh viện Xanh Pôn (ở địa chỉ facebook Công tác xã hội – Bệnh viện Xanh Pôn). Vào đầu tháng 6 tới, bệnh viện sẽ tiếp tục triển khai đặt lịch khám qua mạng. Được biết, trong ngày đầu ra mắt, tổng đài đặt lịch khám của Bệnh viện Xanh Pôn chỉ nhận được 6 cuộc gọi, nhưng hôm nay, sau 3 ngày triển khai đặt lịch khám qua tổng đài 19006155, đã tiếp nhận và sắp xếp cho khoảng 100 trường hợp đến khám. Người bệnh được yêu cầu đến sớm hơn 15 phút so với giờ hẹn để làm thủ tục, bao gồm kiểm tra lại họ tên, tuổi, mã số bệnh nhân (nếu đã từng khám bệnh ở BV Xanh Pôn), số thẻ bảo hiểm… Nếu người bệnh không đến viện đúng giờ, đến quá sớm hoặc quá muộn , hệ thống sẽ chuyển người bệnh sang xếp số khám thông thường. Thời gian đặt lịch qua tổng đài ngắn nhất là đặt lịch hôm nay, hôm sau người bệnh có thể được đi khám ngay.

Báo động mất an ninh bệnh viện

Liên tiếp những vụ côn đồ xông vào bệnh viện hành hung bệnh nhân và cả đội ngũ y bác sĩ, khiến môi trường bệnh viện trở nên mất an toàn. hực trạng này tiếp tục được nêu tại Hội nghị sơ kết 3 năm (2014 - 2017) thực hiện quy chế phối hợp đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trong lĩnh vực y tế trên địa bàn TP.HCM chiều qua 11.5, giữa Sở Y tế và Công an TP.HCM, nhằm tìm giải pháp cho thực trạng đáng báo động này.

Vừa cấp cứu, vừa sợ côn đồ truy sát

Mở đầu hội nghị, thượng tá Lưu Thanh Long, Phó trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ (PA83) - Công an TP.HCM, cho biết nhiều bệnh viện (BV) ở TP.HCM có các băng nhóm tội phạm trà trộn vào để trộm cắp, lừa đảo, mua bán trẻ em, cho vay nặng lãi... Mặc dù Công an TP chủ động nắm bắt, điều tra và truy bắt nhưng tình hình ANTT trong và ngoài các BV vẫn diễn biến phức tạp. Theo báo cáo tại hội nghị, từ 2014 - 2017, Công an TP đã điều tra, bắt giữ, lập hồ sơ 28 nghi phạm; triệt phá 5 băng nhóm với 16 nghi phạm cưỡng đoạt tài sản, trộm cắp móc túi, mua bán trẻ em trong BV. Ngoài ra, công an các quận, huyện đã xử lý 840 vụ phạm pháp hình sự tại BV. Trong đó, Công an Q.1 tiếp nhận xử lý 100 vụ; Công an Q.5 xử lý 54 vụ; Công an Q.10 xử lý 43 vụ trộm cắp tài sản. Các “cò” khám bệnh vẫn hoạt động phức tạp trước cổng các BV lớn để lừa đảo bệnh nhân. Tại BV Nhân dân 115 ghi nhận 2 vụ hành hung bác sĩ (BS), nhân viên bảo vệ; một vụ bắt cóc trẻ em tại BV Nhi đồng 1; 2 vụ gây rối tại BV Nhân dân Gia Định. Ngoài ra, Công an H.Bình Chánh tiếp nhận 26 vụ đe dọa nhân viên y tế, đập phá tài sản BV, gây rối ANTT chủ yếu tại khoa cấp cứu... Riêng tại các BV, lực lượng bảo vệ đã tuần tra phát hiện, bắt giữ 154 trường hợp móc túi, 408 trường hợp trộm cắp tài sản. PGS-TS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TP, cho rằng: “Các BV rất quan tâm, lo lắng về trộm cắp, lừa đảo hay côn đồ xộc vào BV gây rối tấn công bệnh nhân, đe dọa và đánh các y BS. Thời gian gần đây trên các báo đài liên tục thông tin về các trường hợp côn đồ xông vào BV hỗn chiến, đuổi đánh y BS khiến những người làm nghề y càng thêm lo sợ”. Theo Công an Q.Bình Thạnh, tại BV Nhân dân Gia Định không ít lần băng nhómcôn đồ kéo vào phòng cấp cứu gây rối, lao vào đánh, truy sát nhau. Chẳng hạn như rạng sáng 26.10.2016, BV này tiếp nhận bệnh nhân ngụ Q.2 bị thương do đánh nhau, trong khi các y BS đang cấp cứu cho bệnh nhân thì nhóm côn đồ gần 10 người xông vào khoa cấp cứu la lối và đánh nhau hỗn loạn. Còn theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), từ năm 2010 tới nay cả nước ghi nhận có 20 vụ việc điển hình về mất ANTT trong BV. 60% các vụ việc xảy ra ở BV tuyến tỉnh, 20% xảy ra tại BV tuyến T.Ư, còn lại là các tuyến dưới. 90% số vụ việc xảy ra ngay trong khi thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc cho người bệnh (chiếm tới 60%) và 30% số vụ việc là xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích cho người bệnh, người nhà người bệnh.

Bảo vệ cần mạnh, công an phải nhanh

Người đứng đầu các BV phải chịu trách nhiệm về tình hình ANTT tại BV của mình. Bên cạnh đó, công an và ngành y tế thường xuyên tổ chức diễn tập các tình huống bất ngờ tại các khoa cấp cứu để nhân viên y tế, lực lượng bảo vệ chủ động ứng phó trước khi công an địa phương tới nơi. Nhiều đại biểu đồng tình việc BV phải chủ động trong công tác an ninh, thông qua bố trí lực lượng bảo vệ mạnh và chuyên nghiệp, bố trí camera quan sát ở những nơi trọng yếu, bên cạnh đó lực lượng công an cũng cần ứng phó kịp thời hơn nữa trong những trường hợp khẩn cấp. Ông Lê Dũng Tiến, Đội trưởng đội bảo vệ BV Từ Dũ (TP.HCM), cho biết BV có lực lượng bảo vệ tuần tra thường xuyên tại khu cấp cứu, điều trị, khi có đối tượng manh nha “quậy” thì bảo vệ nắm bắt ngay. BV cũng đã lắp 133 camera an ninh theo dõi và có người trực giám sát để phát hiện sớm hay truy xuất hình ảnh cung cấp cho các cơ quan chức năng xử lý khi cần. Tương tự, theo BS Nguyễn Minh Quân, Giám đốc BV Q.Thủ Đức, BV đã phối hợp công an quận, công an phường để có hỗ trợ trong những tình huống cụ thể, và chậm nhất là trong vòng 5 phút thì lực lượng công an sẽ có mặt sau khi BV báo động. BV đã lắp hơn 290 camera để theo dõi, đồng thời gắn camera ở ngoài đường xung quanh BV kết nối về công an phường. Đại tá Phạm Ngọc Khương, Phó giám đốc Công an TP, nhìn nhận những vụ truy sát tại các BV gây dư luận bức xúc trong nhân dân và gây ảnh hưởng tâm lý với BS và thầy thuốc; đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu công tác phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động tội phạm có tổ chức. “Các BV cần lắp đặt thêm nhiều camera an ninh để thuận tiện cho việc theo dõi các băng nhóm gây án, thu thập chứng cứ để công an có cơ sở truy bắt tội phạm tại BV”, ông Khương khuyến cáo, đồng thời tán thành với lãnh đạo Sở Y tế là chọn một vài BV phối hợp với công an quận huyện diễn tập xử lý tình huống này một cách nhịp nhàng để không bị động. BV cần nâng cao chất lượng dịch vụ Trả lời PV Thanh Niên, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), nhìn nhận luật Khám bệnh chữa bệnh có quy định về bảo vệ danh dự, tính mạng, tài sản của nhân viên y tế, trong đó có quy định nghiêm cấm vi phạm danh dự, tính mạng, tài sản của người hành nghề... Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa đủ mạnh và chưa có quy định bảo vệ trực tiếp quyền lợi của nhân viên y tế ở nơi xảy ra các sự việc và nhận thức của người nhà người bệnh khi thực hiện nghĩa vụ trong khám, chữa bệnh chưa đầy đủ. Thống kê cho thấy, 70% các trường hợp bị tấn công là BS. Theo ông Khuê, sự manh động của một số đối tượng đã dẫn tới những hành vi tiêu cực đối với cán bộ y tế. Một số đối tượng cũng lợi dụng các tình huống sự cố y khoa không mong muốn để thực hiện các hành vi phạm pháp (như đe dọa, tống tiền) để trục lợi, là nguyên nhân gây ra các xung đột. Bên cạnh đó, ông Khuê cho rằng: “BV cần nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Thầy thuốc giỏi chuyên môn chưa đủ, phải có kỹ năng xã hội, hiểu biết tâm lý người bệnh, cộng đồng để ứng xử phù hợp. Các BS, nhân viên y tế cần nâng cao kỹ năng giao tiếp với người bệnh và người nhà bệnh nhân; có kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong BV”.

Hà Nội mới

Bệnh viện phải là nơi an toàn

Nhắc tới bệnh viện (BV), mọi người thường nghĩ ngay tới sự yên tĩnh, an bình! Chỉ một lời nói, hành động thiếu ý thức như hút thuốc, to tiếng, cãi vã... là lập tức bị phê bình, lên án, bởi lẽ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe bệnh nhân. Không những vậy, những hành vi đó còn có thể khiến các y, bác sĩ mất tập trung trong hoạt động thăm khám, chữa bệnh cứu người. Chẳng phải vô cớ, các BV đều có những khu cách ly, quy định giờ giấc vào thăm bệnh nhân, thuê nhân viên bảo vệ thực hiện quy định nghiêm ngặt... Tất cả đều nhằm mục đích chăm sóc tốt nhất cho người bệnh! Thế nhưng, một số vụ việc gây mất trật tự, an ninh BV, thậm chí tấn công, hành hung các nhân viên y tế và cả bệnh nhân xảy ra khiến nhiều người bất an. Có thể kể ra một vài vụ việc gần đây: Tại BVĐH Y Hà Nội, một nhóm côn đồ dùng hung khí xông vào khống chế nhân viên y tế để tiếp tục hành hung nạn nhân vừa được đưa tới cấp cứu; tại BVĐK Hùng Vương (Phú Thọ), côn đồ còn mang theo vũ khí tấn công nhân viên; tại BVĐK Thạch Thất, người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ chữa trị cho con mình... Khi xảy ra những vụ việc đáng tiếc trên, bệnh nhân bị tác động, thiệt thòi nhiều nhất bởi các y, bác sĩ còn phải lo bảo vệ bản thân thì sao có thể cứu chữa kịp thời, hiệu quả... Chưa kể, ngay khi vụ việc mất an ninh đã được xử lý, liệu các bác sĩ có thể lập tức bình tâm để đưa ra quyết định, thực hiện động tác kỹ thuật chuyên môn chính xác, hiệu quả nhất?

Ngăn chặn không để tái diễn các vụ việc gây mất trật tự, an ninh BV là đòi hỏi cấp thiết!

Và, để đưa giải pháp hữu hiệu phải trả lời được câu hỏi: Đâu là nguyên nhân?
Trả lời cho câu hỏi này cần nhìn nhận thực tế, đa chiều. Về phía các BV, thẳng thắn nhìn nhận, vẫn còn một số cán bộ, y, bác sĩ chưa có kỹ năng giao tiếp với người bệnh và người nhà bệnh nhân, thậm chí còn hách dịch, chậm trễ cấp cứu gây ra bức xúc cho người bệnh. Ở phía ngược lại, người bệnh và người nhà nhiều khi không hiểu được tính chất bệnh tình, không thông cảm với hạn chế về cơ sở hạ tầng và sự quá tải của BV, muốn được ưu tiên khám trước hoặc thấy y, bác sĩ chậm giải thích… là manh động, gây sự, có hành vi uy hiếp. Tuy vậy, để xảy ra những vụ côn đồ lộng hành ở cơ sở y tế là công tác bảo đảm an ninh tại không ít BV còn hạn chế, đội ngũ bảo vệ còn mỏng, thiếu kỹ năng chuyên môn xử lý tình huống phát sinh; sự phối hợp với chính quyền, công an sở tại cũng chưa chặt chẽ... Để bảo đảm an ninh BV, việc quan trọng đầu tiên là phải tăng cường phổ biến, giáo dục nhân viên y tế nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người bệnh, người nhà bệnh nhân và kỹ năng phát hiện, xử lý trước các tình huống bất trắc xảy ra… Các cơ sở y tế cũng cần hoàn thiện, củng cố nhân lực, trang, thiết bị bảo đảm an ninh, thực hiện nghiêm quy định ra vào, thăm khám,... Bên cạnh đó, chủ động phối hợp với chính quyền, công an sở tại để có sự hỗ trợ kịp thời nhằm giải quyết, xử lý các vụ việc mất an ninh, trật tự. Ngành Y tế cũng cần đưa nội dung bảo đảm an ninh làm tiêu chí đánh giá chất lượng BV. Khoản 11, Điều 6, Chương I, Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã quy định rõ cấm "Gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề". Quy định này cần phải thực hiện nghiêm túc để bảo đảm an ninh không chỉ cho nhân viên y tế mà cho cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Từng cơ sở y tế, mỗi người dân đều phải nâng cao ý thức trách nhiệm bảo đảm an ninh để BV thực sự là nơi an toàn!

Công an nhân dân

Bệnh sốt xuất huyết và Zika có nguy cơ bùng phát trở lại

Số người bị sốt xuất huyết gia tăng tại một số địa phương. Bên cạnh đó, vẫn xuất hiện nhiều trường hợp mắc bệnh do virus Zika tại một số tỉnh, thành phố phía Nam vào ngày 11-5. Ngày 11-5, Bộ Y tế cho biết những tháng đầu năm 2017, số người bị sốt xuất huyết gia tăng tại một số địa phương: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Đắk Lắk... Bên cạnh đó, vẫn xuất hiện nhiều trường hợp mắc bệnh do virus Zika tại một số tỉnh, thành phố phía Nam.Trong khi đó, đang bắt đầu vào mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và Zika phát triển mạnh.Trước tình hình trên, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị -xã hội tích cực tham gia và vận động người dân tiến hành các hoạt động loại bỏ các vật dụng phế thải (như: lốp xe, vỏ lon đồ hộp, chai, lọ...) để loại bỏ nơi sinh sản của muỗi; đậy kín các dụng cụ chứa nước mưa, nước sinh hoạt, thường xuyên thay nước bình hoa; tổ chức các chiến dịch để người dân tự diệt loăng quăng, bọ gậy phòng chống bệnh sốt xuất huyết và Zika.Các địa phương cần đảm bảo đủ nhu cầu về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị để triển khai các hoạt động phòng chống dịch hiệu quả. 

Nguyễn Đức lập thêm một kỳ tích vượt qua nghịch cảnh

Sáng 11-5, bệnh nhân Nguyễn Đức (trong cặp song sinh Việt-Đức, 36 tuổi) chính thức được các Chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa Niệu-Bệnh viện (BV) Bình Dân TP Hồ Chí Minh thống nhất đưa vào thực hiện ca phẫu thuật tạo hình niệu quản: cắm lại niệu quản vào bàng quang. Do tình trạng dị tật bẩm sinh của hệ tiết niệu diễn biến phức tạp của bệnh nhân nên nhận định của ê kíp, đây là một ca phẫu thuật khó.Trước đó, tại BV Bình Dân, Nguyễn Đức đã được mổ mở thận ra da tối thiểu bằng ống thông nhỏ để điều trị thận ứ nước nhiễm trùng trên thận độc nhất. Các bác sĩ cho biết, do tình trạng dị tật bẩm sinh của hệ tiết niệu diễn tiến phức tạp theo thời gian, nếu không được phẫu thuật tạo hình, Nguyễn Đức sẽ phải đeo ống thông dẫn lưu nước tiểu suốt đời và nguy cơ biến chứng trên chức năng của thận. Vốn là một ca phẫu thuật phức tạp, quyết định phẫu thuật cắm lại niệu quản vào bàng quang cho bệnh nhân Nguyễn Đức đã được Hội đồng Khoa học Công nghệ của BV cân nhắc nhiều lần. Phẫu thuật này nhằm khắc phục tình trạng hẹp niệu quản vốn đã gây tình trạng nhiễm trùng hệ niệu tái phát nhiều lần ở người bệnh. Dự tính, ca phẫu thuật sẽ diễn ra trong khoảng 3 h, do Phó GS-TS.BS Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng trực tiếp chỉ huy.  Nguyễn Đức là bệnh nhân có nhiều cơ duyên đặc biệt và gắn bó với BV Bình Dân trong những cột mốc đáng nhớ của cuộc đời anh.  Trong ca phẫu thuật huyền thoại kéo dài hơn 15 h vào ngày 4/10/1988, hai anh em Việt-Đức đã được phẫu thuật tách rời nhờ đội ngũ 70 các giáo sư, bác sĩ trong nước và các bác sĩ đến từ Nhật Bản, trong đó có các chuyên gia về phẫu thuật tổng quát, phẫu thuật tiết niệu và gây mê hồi sức của BV Bình Dân. Năm 2009, khi vợ chồng Nguyễn Đức mong muốn có con sau một thời gian lập gia đình, các bác sĩ Nam khoa BV Bình Dân đã phối hợp với các bác sĩ của BV Từ Dũ mang lại niềm hạnh phúc làm cha cho Nguyễn Đức và kết quả là anh chị sinh được hai cháu bé khỏe mạnh. Với lần phẫu thuật này, Nguyễn Đức một lần nữa đặt niềm tin vào tay nghề của đội ngũ chuyên môn của BV Bình Dân thay vì lựa chọn phẫu thuật tại Nhật Bản. Tối 10-5, trước khi bước vào cuộc phẫu thuật, Nguyễn Đức xúc động chia sẻ với các bác sĩ: " Tôi rất biết ơn tình cảm của các giáo sư, các bác sĩ, trong đó có các y-bác sĩ tại BV Bình Dân đã luôn quan tâm, nỗ lực điều trị và lắng nghe những nguyện vọng của tôi trong suốt bao nhiêu năm qua". Nguyễn Đức cũng cho biết, anh hiểu rõ cơ thể của mình có nhiều khác biệt so với bình thường và ca phẫu thuật tạo hình, cắm niệu quản vào bàng quang rất khó nhưng anh cũng đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và đặt trọn niềm tin vào các bác sĩ- những người đã hồi sinh cuộc đời cho anh.

Chấm dứt việc nhận thuốc viện trợ nhân đạo có hạn dùng ngắn

Ngày 10-5, Sở Y tế TP. HCM vừa có công văn khẩn gửi Bộ Y tế giải trình về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng thuốc Tasgina 200 mg của Bệnh viện Truyền máu & Huyết học (BV TMHH) TP.HCMTrong đó, Sở này cũng báo cáo, khi có kết luận thanh tra số 08/KL-TTTP ngày 10-2-2017, Sở đã chỉ đạo Giám đốc BV TMHH tổ chức kiểm điểm tập thể, cá nhân có liên quan về các thiếu sót trong việc làm thủ tục tiếp nhận chậm trễ hơn 34.000 viên thuốc Tasigna. Đồng thời, Giám đốc Sở Y tế TP. HCM cũng thừa nhận, lỗi để hàng chục ngàn viên thuốc quí giá bị huỷ bỏ có trách nhiệm của Sở Y tế TP. HCM. Điểm lại quá trình thủ tục nhập lô thuốc Tasgina 200mg cho thấy, giai đoạn đàm phán và chuẩn bị hồ sơ của BV mất 4 tháng 11 ngày; giai đoạn BV bổ sung giấy tờ theo yêu cầu của Cục Quản lý Dược là 25 ngày và bổ sung giấy tờ cho Sở Y tế là 1 tháng 7 ngày; thời gian Sở Y tế xử lý hồ sơ mất 21 ngày; Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố xử lý hồ sơ mất 3 tháng; UBND TP xử lý hết 10 ngày làm việc. Tính cả thời gian BV và công ty làm thủ tục tiếp nhận và tiếp nhận hàng về kho là 13 tháng 8 ngày. Được biết, quá trình từ lúc tiếp nhận thư đồng ý hiến tặng thuốc đến khi hoàn tất các thủ tục đưa về sử dụng của BV TMHH kéo dài trong khi thuốc Tasgina 200mg có hạn sử dụng ngắn (23 tháng).  Tại thời điểm Cục Quản lý dược cấp giấy phép nhập khẩu thuốc (tháng 7-2014), thuốc chỉ còn hạn dùng 10 tháng nhưng Công ty Novartis vẫn gửi thuốc về Việt Nam. Sở Y tế TP. HCM cho rằng, trách nhiệm này thuộc về Công ty Novartis và BV. Cũng theo báo cáo của Giám đốc BV với Sở Y tế, ngay từ khi nhận được thuốc, BV đã nhận thức được việc chắc chắn không thể sử dụng kịp số thuốc vừa nhập trước thời gian hết hạn. Do vậy, BV đã tổ chức họp khẩn với các bệnh nhân bạch cầu mạn dòng tuỷ (CML) kháng trị thuốc Glivec (50 người tham gia) để giải thích về lợi ích của việc sử dụng thuốc Tasigna, sau đó có 26 người tham gia chương trình (đồng chi trả là 42 triệu đồng/năm).  BV cũng chủ động đề nghị Công ty Novartis cho phép mở rộng chương trình đến các BV khác trong toàn quốc hoặc thông báo cho các nơi khác chuyển bệnh đến nhưng không được phía công ty đồng ý. Công ty Novartis chấp nhận phương án hủy thuốc nếu thuốc hết hạn dùng và chuẩn bị ngay lô thuốc mới theo yêu cầu của BV để đảm bảo các bệnh nhân đã dùng thuốc không bị thiếu thuốc. Tháng 4/2015, BV đã nhận được lô thuốc mới nên tất cả các bệnh nhân đang tham gia chương trình đều được cấp phát thuốc đầy đủ. Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, do đây là lần đầu tiên Sở giải quyết hồ sơ tiếp nhận thuốc viện trợ có điều kiện nên các chuyên viên các phòng chức năng của Sở còn lúng túng dẫn đến chậm xử lý hồ sơ nhận thuốc viện trợ 3 ngày, Sở Y tế phải rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, Sở Y tế cũng "truy lỗi" của BV TMHH, đó là việc lập kế hoạch dự trù số lượng thuốc hiến tặng của BV TMHH không sát với thực tế sử dụng: tiếp nhận 34.068 viên, sử dụng 14.611 viên, còn tồn 19.997 viên, dự trù 50 người tham gia nhưng thực tế chỉ có 26 người tham gia. Theo đó, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cũng đề nghị, nếu BV xét thấy nhu cầu sử dụng thuốc Tasgina 200mg là cần thiết cho người dân thì tìm nguồn viện trợ khác theo đúng nghĩa viện trợ nhân đạo, không bao hàm việc đồng chi trả như Công ty Novartis đã làm. Đồng thời, khi ký hợp đồng tham gia chương trình này, phải xác định rõ "chủ sở hữu" của lô thuốc trên là của BV hay của Công ty Novartis vì trên thực tế, BV không thể tự quyết định cách sử dụng khi số thuốc trên gần hết hạn. Qua vụ việc này, Sở Y tế cũng yêu cầu BV chấm dứt việc nhận thuốc viện trợ có hạn dùng ngắn; thực hiện các hồ sơ, thủ tục xin thuốc viện trợ phải nhanh chóng…Đồng thời, Giám đốc Sở Y tế đã chỉ đạo tổ chức họp rút kinh nghiệm chung cho toàn ngành y tế thành phố, cũng như đã ký công văn hướng dẫn tiếp nhận, quản lý tiền, hàng viện trợ, quà biếu, tặng cho các đơn vị trực thuộc.

Việt Nam gia nhập "cường quốc" sản xuất vaccine trên thế giới

Với 2,5 triệu liều vaccine phối hợp sởi-rubella do Trung tâm Nghiên cứu sản xuất Vắc-xin và sinh phẩm y tế (POLYVAC) sản xuất chính thức đưa ra thị trường bắt đầu tháng 6-2017, Việt Nam sẽ hoàn toàn sử dụng vaccine sởi-rubella nội thay cho việc nhập khẩu lâu nay. Việc Bộ Y tế vừa cấp giấy phép lưu hành vaccine sởi-rubella do POLYVAC) sản xuất là một dấu mốc quan trọng trong lĩnh vực sản xuất vaccine và y tế dự phòng, khi sẽ chấm dứt cảnh thiếu hụt vaccine do thủ tục nhập khẩu, hay do khan hiếm từ nhà sản xuất, mà giá lại rẻ bằng 50% vaccine nhập. Hiện Việt Nam đã trở thành nước thứ 4 tại châu Á sản xuất được vaccine sởi-rubella, cùng với Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc và là một trong 25 quốc gia sản xuất được vaccine trên thế giới. Đây là một quá trình mang tầm nhìn chiến lược của Việt Nam trong vấn đề đối phó với dịch bệnh một cách bền vững. Trước tình hình bệnh rubella thường xuyên xảy ra tại Vệt Nam, nhất là nguy cơ đối với các bà mẹ mang thai khi bị nhiễm rubella có thể gây dị tật bẩm sinh cho trẻ như bệnh tim, điếc, não úng thủy, thai lưu vv…năm 2013, Bộ Y tế đã giao cho POLYVAC nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất thành công vaccine phối hợp sởi –rubella. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản trong dự án “Tăng cường năng lực sản xuất vaccine phối hợp sởi -rubella” do JICA hỗ trợ, POLYVAC bắt tay vào nghiên cứu sản xuất. Dự án đã kéo dài trong gần 5 năm với tổng ngân sách khoảng 700 triệu yên Nhật, nhằm có được sản phẩm vaccine sởi – rubella đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đến tháng 3-2016, vaccine phối hợp sởi – rubella do POLYVAC sản xuất đã được đưa vào thử nghiệm lâm sàng tại 2 tỉnh Hà Nam và Hòa Bình trên 756 người từ 1 - 45 tuổi. Kết quả thử nghiệm cho thấy vaccine có tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch phòng bệnh tốt, nên được Hội đồng đạo đức Bộ Y tế đánh giá cao và Cục Khoa học công nghệ - Đào tạo (Bộ Y tế) cấp giấy chứng nhận vào tháng 11-2016.. Việc tự sản xuất được vaccine trong nước giúp ngành y tế chủ động trong ngăn chặn dịch rất thiết thực, bảo vệ sức khỏe nhân dân, giảm ngân sách nhà nước do không phải phải nhập khẩu vaccine. Nếu không có vaccine sản xuất trong nước, chỉ riêng chờ đợi thủ tục nhập khẩu vaccine cũng đã mất 6 tháng đến 1 năm, thậm chí, có loại vaccine khan hiếm do phải đặt trước nhà sản xuất mới có, thì hậu quả của dịch bệnh sẽ rất lớn. Sau khi Việt Nam được WHO cấp Chứng nhận Hệ thống quản lý quốc gia về vaccine (NRA), việc chính thức đưa vaccine sởi – rubella do Việt Nam sản xuất vào sử dụng đã cho thấy tiềm năng của Việt Nam trong việc sản xuất vaccine phục vụ nhân dân, đồng thời mở ra cơ hội xuất khẩu vaccine trong bối cảnh dịch bệnh đang ngày càng có những diễn biến phức tạp.

Còn nhiều lúng túng trong chi trả khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Phương thức thanh toán chi phí khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) có ý nghĩa quan trọng để kiểm soát được chi phí và nâng cao chất lượng KCB. Tuy nhiên, các phương thức chi trả BHYT ở nước ta còn nhiều bất cập. Đó là lý do để Bộ Y tế và Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hội thảo về xây dựng các phương thức chi trả dịch vụ y tế tại Hà Nội ngày 10-5, nhằm tiếp cận các phương thức hiệu quả nhất cho Việt Nam. Với mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân thì phương thức chi trả là giải pháp quan trọng để mua dịch vụ y tế hợp lý, đảm bảo sự bền vững của quỹ. Hiện nay, thanh toán chi phí KCB BHYT được thực hiện theo 3 phương thức: Thanh toán theo định suất; thanh toán theo giá dịch vụ và thanh toán theo trường hợp bệnh. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, đang có sự chênh lệch rất lớn giữa các địa phương trong chi trả BHYT KCB ngoại trú, có nơi chi trả 60.000 đồng/lần khám, có nơi lại trả 200.000 đồng/lần khám. Điều này không tạo ra chất lượng và sự công bằng giữa các cơ sở y tế. Vì thế, mục tiêu của Bộ Y tế là xây dựng và đổi mới phương thức chi trả theo hướng khuyến khích nâng cao chất lượng và đảm bảo công bằng giữa các tuyến KCB. Phương thức chi trả theo định suất đang được thực hiện ở Việt Nam với nhiều mô hình. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, các mô hình này còn nhiều điều không phù hợp thực tế. Phương thức chi trả khám, chữa bệnh BHYT hiệu quả sẽ đảm bảo công bằng cho người bệnh. Nếu tính suất phí theo chi phí bình quân năm trước theo nhóm đối tượng BHYT ở tỉnh, thì đơn vị nào năng lực thấp hơn lại lợi hơn khi nhận quỹ và đơn vị nào năng lực cao lại bị giao quỹ thấp hơn, dẫn đến các cơ sở y tế sẽ chọn các thẻ nằm trong nhóm người ít bị bệnh, vì đơn vị nào có nhiều thẻ trong nhóm đối tượng có chi phí KCB cao thì không đủ quỹ, đơn vị nhiều thẻ thuộc nhóm ít khám và chi phí thấp sẽ thừa quỹ. Vì vậy, khi mới giao quỹ đã biết ngay là thừa hoặc thiếu quỹ. Còn mô hình tính suất theo chi phí bình quân năm trước của thẻ BHYT theo tuyến chuyên môn kỹ thuật thì dù có ưu điểm là không chênh lệch nhiều giữa các cơ sở cùng tuyến, nhưng đơn vị nào có nhiều thẻ trong nhóm nhiều người KCB và chi phí KCB cao thì không đủ quỹ và ngược lại. Mô hình định suất áp dụng năm 2015 lại gây ra tình trạng tỉnh nào năm trước đã bị âm quỹ thì năm sau càng âm, tỉnh nào đã thừa quỹ thì năm sau lại thừa nhiều hơn, có đơn vị kết dư quá lớn, dẫn đến không công bằng, không tạo cơ chế cho việc tăng năng lực, trình độ và áp dụng dịch vụ mới ở các cơ sở y tế. Đơn vị nào càng ít hoạt động càng có kết dư lớn. Không thực hiện đúng nguyên tắc kết dư thì được hưởng, còn bội chi thì phải tự cân đối, nên không khuyến khích việc chi phí tiết kiệm, hiệu quả, mà còn tạo cơ chế cho việc chỉ định dịch vụ quá mức để có lợi cho năm sau giao quỹ, gây phiền hà và tốn kém không cần thiết cho người bệnh. Trực tiếp thực hiện các mô hình, đại diện các tỉnh Ninh Bình và Khánh Hòa đã chỉ ra những hạn chế của một số phương thức chi trả: Việc thanh toán theo định suất có cách tính quỹ phức tạp, không hợp lý khi chỉ phụ thuộc vào số lượt KCB ngoại trú chứ không phụ thuộc vào số thẻ BHYT đăng ký tại đơn vị. Đơn vị kết dư quỹ càng nhiều thì năm sau quỹ càng thấp; đơn vị chi vượt càng nhiều thì năm sau quỹ lại càng cao. Trong khi đó, phương thức chi trả theo phí dịch vụ lại vô tình khuyến khích các cơ sở KCB chỉ định nhiều dịch vụ y tế cho bệnh nhân BHYT để thu được nhiều kinh phí, gây lãng phí và trục lợi quỹ BHYT của cơ sở KCB, của người tham gia BHYT, dẫn đến bội chi quỹ BHYT. Vì thế, việc đổi mới phương thức chi trả sẽ góp phần tăng tính minh bạch trong thanh toán chi phí KCB và hoạch định chính sách, khuyến khích y tế phát triển. Ông Yoriko Nakamura - đại diện của USAID cho rằng, hiện các nước vẫn phổ biến áp dụng kết hợp các phương thức chi trả khác nhau. Nhiều nước đã triển khai hệ thống thanh toán theo định suất và theo trường hợp bệnh để cải thiện hiệu quả và kiểm soát chi phí. Các phương thức chi trả đều có ưu điểm lẫn nguy cơ, vấn đề là để giảm thiểu nguy cơ phải lưu ý đến quá trình thiết kế triển khai các phương thức này với các tiêu chí: công thức minh bạch, xác định rõ danh mục các dịch vụ và tính toán chi phí; rõ ràng về các mục được chi trả… Việt Nam cần quan tâm cải thiện quá trình thiết kế và triển khai các phương thức thanh toán này.

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh "thanh minh" về lô thuốc đặc trị hết "đát"

Ngày 10-5, Sở Y tế TP. HCM vừa có công văn khẩn gửi Bộ Y tế giải trình về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng thuốc Tasgina 200 mg của Bệnh viện Truyền máu & Huyết học (BV TMHH) TP.HCM. Trong đó, Sở này cũng báo cáo, khi có kết luận thanh tra số 08/KL-TTTP ngày 10-2-2017, Sở đã chỉ đạo Giám đốc BV TMHH tổ chức kiểm điểm tập thể, cá nhân có liên quan về các thiếu sót trong việc làm thủ tục tiếp nhận chậm trễ hơn 34.000 viên thuốc Tasigna. Đồng thời, Giám đốc Sở Y tế TP. HCM cũng thừa nhận, lỗi để hàng chục ngàn viên thuốc quí giá bị huỷ bỏ có trách nhiệm của Sở Y tế TP. HCM. Điểm lại quá trình thủ tục nhập lô thuốc Tasgina 200mg cho thấy, giai đoạn đàm phán và chuẩn bị hồ sơ của BV mất 4 tháng 11 ngày; giai đoạn BV bổ sung giấy tờ theo yêu cầu của Cục Quản lý Dược là 25 ngày và bổ sung giấy tờ cho Sở Y tế là 1 tháng 7 ngày; thời gian Sở Y tế xử lý hồ sơ mất 21 ngày; Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố xử lý hồ sơ mất 3 tháng; UBND TP xử lý hết 10 ngày làm việc. Tính cả thời gian BV và công ty làm thủ tục tiếp nhận và tiếp nhận hàng về kho là 13 tháng 8 ngày. Tại thời điểm Cục Quản lý dược cấp giấy phép nhập khẩu thuốc (tháng 7-2014), thuốc chỉ còn hạn dùng 10 tháng nhưng Công ty Novartis vẫn gửi thuốc về Việt Nam. Sở Y tế TP. HCM cho rằng, trách nhiệm này thuộc về Công ty Novartis và BV.Được biết, quá trình từ lúc tiếp nhận thư đồng ý hiến tặng thuốc đến khi hoàn tất các thủ tục đưa về sử dụng của BV TMHH kéo dài trong khi thuốc Tasgina 200mg có hạn sử dụng ngắn (23 tháng). Cũng theo báo cáo của Giám đốc BV với Sở Y tế, ngay từ khi nhận được thuốc, BV đã nhận thức được việc chắc chắn không thể sử dụng kịp số thuốc vừa nhập trước thời gian hết hạn. Do vậy, BV đã tổ chức họp khẩn với các bệnh nhân bạch cầu mạn dòng tuỷ (CML) kháng trị thuốc Glivec (50 người tham gia) để giải thích về lợi ích của việc sử dụng thuốc Tasigna, sau đó có 26 người tham gia chương trình (đồng chi trả là 42 triệu đồng/năm). BV cũng chủ động đề nghị Công ty Novartis cho phép mở rộng chương trình đến các BV khác trong toàn quốc hoặc thông báo cho các nơi khác chuyển bệnh đến nhưng không được phía công ty đồng ý. Công ty Novartis chấp nhận phương án hủy thuốc nếu thuốc hết hạn dùng và chuẩn bị ngay lô thuốc mới theo yêu cầu của BV để đảm bảo các bệnh nhân đã dùng thuốc không bị thiếu thuốc. Tháng 4/2015, BV đã nhận được lô thuốc mới nên tất cả các bệnh nhân đang tham gia chương trình đều được cấp phát thuốc đầy đủ. Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, do đây là lần đầu tiên Sở giải quyết hồ sơ tiếp nhận thuốc viện trợ có điều kiện nên các chuyên viên các phòng chức năng của Sở còn lúng túng dẫn đến chậm xử lý hồ sơ nhận thuốc viện trợ 3 ngày, Sở Y tế phải rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, Sở Y tế cũng "truy lỗi" của BV TMHH, đó là việc lập kế hoạch dự trù số lượng thuốc hiến tặng của BV TMHH không sát với thực tế sử dụng: tiếp nhận 34.068 viên, sử dụng 14.611 viên, còn tồn 19.997 viên, dự trù 50 người tham gia nhưng thực tế chỉ có 26 người tham gia. Theo đó, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cũng đề nghị, nếu BV xét thấy nhu cầu sử dụng thuốc Tasgina 200mg là cần thiết cho người dân thì tìm nguồn viện trợ khác theo đúng nghĩa viện trợ nhân đạo, không bao hàm việc đồng chi trả như Công ty Novartis đã làm. Đồng thời, khi ký hợp đồng tham gia chương trình này, phải xác định rõ "chủ sở hữu" của lô thuốc trên là của BV hay của Công ty Novartis vì trên thực tế, BV không thể tự quyết định cách sử dụng khi số thuốc trên gần hết hạn. Qua vụ việc này, Sở Y tế cũng yêu cầu BV chấm dứt việc nhận thuốc viện trợ có hạn dùng ngắn; thực hiện các hồ sơ, thủ tục xin thuốc viện trợ phải nhanh chóng…Đồng thời, Giám đốc Sở Y tế đã chỉ đạo tổ chức họp rút kinh nghiệm chung cho toàn ngành y tế thành phố, cũng như đã ký công văn hướng dẫn tiếp nhận, quản lý tiền, hàng viện trợ, quà biếu, tặng cho các đơn vị trực thuộc.

Hội nghị khoa học và đào tạo răng hàm mặt lần thứ 5

Trong 3 ngày (từ 11 đến 13-5), tại Cần Thơ, Hội răng hàm mặt (RHM) Việt Nam, tổ chức Hội nghị khoa học và đào tạo liên tục RHM lần thứ 5. Hội nghị có 50 báo cáo khoa học của các Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ và chuyên gia ngành RHM, tập trung vào các vấn đề cấp thiết trong RHM hiện nay, như: phẫu thuật tạo hình hàm mặt; phẫu thuật chỉnh hình xương hàm mặt; nắn chỉnh răng; cấy ghép răng; điều trị nội nha; nha khoa phục hồi và nha khoa dự phòng. Ngoài ra, hội nghị còn có diễn đàn khoa học sinh viên với 12 báo cáo đến từ 5 trường đại học, gồm: Đại học Y Hà Nội; Đại học Y Dược Hải Phòng; Học viện Y Huế; Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh và Đại học Y Dược Cần Thơ. Bên cạnh chương trình khoa học, còn có triển lãm nha khoa với 35 đơn vị trưng bày các sản phẩm chăm sóc răng miệng; vật liệu nha khoa; trang thiết bị và dụng cụ nha khoa nổi tiếng đến từ các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới. Bệnh viện RHM Trung ương, cho biết: “Những năm gần đây, ngành RHM Việt Nam đã rất thành công trong hội nhập quốc tế; đồng thời cũng thành công trong việc giữ người bệnh điều trị trong nước nhờ áp dụng các kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị. Thậm chí, có nhiều kỹ thuật chúng ta đi trước các nước trong khu vực. Tại hội nghị này, các chuyên gia từ nhiều cơ sở RHM trong cả nước sẽ giới thiệu, chia sẻ các kỹ thuật hiện đại, bổ ích cùng các đồng nghiệp”.

Nghẹt thở cứu 2 mẹ con sản phụ trong tình trạng... ngừng tim, "ướp lạnh" cơ thể

Sáng 11-5, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy cho biết vừa thực hiện ca mổ cứu sống cả mẹ lẫn con cho  một thai phụ 12 tuần tuổi mắc bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Theo bác sĩ Trần Minh Trung, khoa Hồi sức Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy cho biết, bệnh nhân tên Nguyễn Thị Mỹ D, 20 tuổi, ngụ tại tỉnh Bình Dương được chuyển đến Chợ Rẫy ngày 27-4-2017 trong tình trạng lơ mơ, tiếp xúc chậm. Ngoài ra còn có hiện tượng bị chảy máu ồ ạt, nguy cơ tử vong rất cao. Trước đó, bệnh nhân nhập viện điều trị do khó thở, đau ngực kèm ho khan kéo dài tại BV đa khoa Becamex (Bình Dương). Nhận thấy các cơn khó thở của bệnh nhân ngày một dồn dập, các bác sĩ BV này đã chuyển lên BV Chợ Rẫy để cấp cứu. Tại BV Becamex - Bình Dương các bác sĩ đã phải mở nội khí quản, cho thở máy. Khi nhập viện Chợ Rẫy, bệnh nhân tiếp tục than đau ngực dữ dội kèm khó thở. Theo bác sĩ Nguyễn Thái An, Trưởng khoa Hồi sức Phẫu thuật Tim mạch BV Chợ Rẫy, qua phim chụp CT scan, cho thấy tại đoạn quai động mạch chủ ngực có một túi phình dài khoảng 6cm, có nhiều máu tụ quanh túi phình, khả năng túi phình đã bị vỡ. BS nhận định, do túi phình động mạch chủ bị vỡ gây nên chèn ép cho khí quản khiến bệnh nhân bị suy hô hấp cấp, khó thở.  Bác sĩ Phạm Thị Lệ Xuân, Phó trưởng khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức cũng nhận định: “Nguy hiểm nhất chính là khối phình đã bị vỡ, đây chính là ống máu chính nuôi cơ thể, nếu để lâu thì toàn bộ máu sẽ chảy hết ra ngoài lồng ngực và bệnh nhân sẽ tử vong”. Do vậy, các bác sĩ buộc phải phẫu thuật khẩn thay đoạn quai động mạch đã bị phình, vỡ bằng các mạch máu nhân tạo. Ngoài ra, để thay đoạn quai động mạch bị vỡ, các bác sĩ phải tiến hành ngưng tim, phổi, chạy máy tuần hoàn bên ngoài cơ thể bệnh nhân, đồng thời hạ sâu thân nhiệt đến hết mức có thể (25 độ C). Tuy nhiên, rào cản lớn nhất của ê-kíp phẫu thuật là bệnh nhân đang mang thai ở tuần thứ 12 của thai kỳ. Trong khi ấy lại phải dùng thuốc kháng đông liều cao nên lo lắng nhất là nguy cơ bệnh nhân bị bong nhau, xuất huyết và sảy thai. Để xử lý tình huống cực khó này, ê kíp các bác sĩ Chợ Rẫy một mặt tìm cách hạ thân nhiệt của bệnh nhân, đồng thời để dùng được thuốc kháng đông liều cao, họ đã nhờ bác sĩ BV Hùng Vương hỗ trợ chuyên môn để theo dõi tim thai trong quá trình mổ, giữ cho tử cung không bị co bóp, giữ thai nhi an toàn trong suốt quá trình phẫu thuật. Sau 8 h nỗ lực, ca phẫu thuật thành công ngoài mong đợi, hiện sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định.

Hội thảo “Vai trò của điều dưỡng trong việc hướng đến sự hài lòng của người bệnh”

Chiều 11-5, BV Xanh Pôn đã tổ chức hội thảo “Vai trò của điều dưỡng trong việc hướng đến sự hài lòng của người bệnh” nhân Ngày điều dưỡng quốc tế. Hội Điều dưỡng Hà Nội đánh giá cao vai trò của điều dưỡng là quyết định 70% trong vấn đề điều trị và chia sẻ kinh nghiệm của nghề làm điều dưỡng. Bà Nguyễn Minh Tâm cũng chuyển đến thế hệ điều dưỡng trẻ thông điệp: Phải làm tốt chức năng chủ động trong công việc, với tiêu chí an toàn, thân thiện, trân trọng với bệnh nhân, trung thực với đồng nghiệp. Trong bối cảnh các bệnh viện tư ngày càng cạnh tranh về công tác chăm sóc bệnh nhân thì vai trò của điều dưỡng trong các bệnh viện công càng quan trọng và đòi hỏi phải đổi mới. Lâu nay, bệnh nhân hài lòng hay phàn nàn hầu như liên quan đến tinh thần thái độ của điều dưỡng. Vì thế, điều dưỡng phải lấy sự tử tế với bệnh nhân làm trọng và biết rút kinh nghiệm sau mỗi thất bại. BV Xanh Pôn nhấn mạnh vai trò của điều dưỡng trong công tác điều trị, nhất là trong thành công về ghép tạng của Bệnh viện thời gian qua. Chia sẻ kinh nghiệm ở nước ngoài, ở nước ngoài, điều dưỡng hầu hết tinh thông chuyên môn, có khả năng phát hiện ra những vấn đề ở bệnh nhân và xử lý được; thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Bệnh viện Xanh Pôn hiện đang tạo mọi điều kiện để các điều dưỡng được nâng cao trình độ bằng việc đào tạo, nghiên cứu khoa học vv… Nhiều điều dưỡng viên cũng chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn, để cùng nhau học hỏi và phục vụ tốt bệnh nhân. Nhân Ngày điều dưỡng quốc tế, lãnh đạo Bệnh viện Xanh Pôn đã tặng thưởng cho các điều dưỡng viên có nhiều thành tích trong công tác.

Sức khỏe & Đời sống

Cứu sống sản phụ bị vỡ phình động mạch

Ngày 11/5, BV Chợ Rẫy đã thông tin về ca bệnh vỡ quai động mạch chủ ở ngực hiếm gặp. Bệnh nhân tên N.T.M.D (20 tuổi) nhập viện trong tình trạng lơ mơ, thở máy qua nội khí quản. Qua siêu âm, các bác sĩ thấy túi phình động mạch chủ ngực, tụ máu quanh túi phình, khả năng vỡ túi phình. Bệnh nhân khó thở do suy hô hấp cấp bị túi phình đè lên. Được biết, cách nhập viện 7 ngày bệnh nhân có biểu hiện đau ngực trái từng cơn, không lan ra sau lưng. Mặc dù chị D. có đi khám tại một số cơ sở y tế nhưng bệnh tình không thuyên giảm… Ca phẫu thuật thành công sau tám giờ, hiện sức khỏe người bệnh ổn định, bảo toàn được sự sống của thai nhi ở tuần thứ 12.

Nối thành công ngón tay đứt lìa bằng kỹ thuật vi phẫu

Ngày 11/5, Bệnh viện quận Thủ Đức cho biết, đã thực hiện vi phẫu nối thành công ngón trỏ bàn tay phải bị đứt lìa cho một bệnh nhân.   Bệnh nhân nam T.V.T (26 tuổi, phường Linh Đông, quận Thủ Đức) vào Khoa Cấp cứu Bệnh viện quận Thủ Đức trong tình trạng ngón trỏ bàn tay phải đứt lìa do trong quá trình lao động bị máy xay thịt cắt đứt. Ngay lập tức, các bác sĩ Khoa Ngoại Chấn thương - Chỉnh hình của bệnh viện đã tiến hành hội chẩn, thực hiện các xét nghiệm cần thiết và vi phẫu cấp cứu để nối ngón tay bị đứt cho bệnh nhân. Êkíp phẫu thuật đã thực hiện cố định xương gãy, khâu nối mạch máu, gân cơ bằng kỹ thuật vi phẫu dưới kính hiển vi. Sau 4 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã nối thành công ngón tay cho bệnh nhân. Sau 5 ngày theo dõi, hiện ngón tay của bệnh nhân đã lưu thông mạch máu tốt. Bệnh nhân sẽ được xuất viện trong vài ngày tới. Bác sĩ Lê Hoàng Văn Hải - Trưởng Khoa Ngoại Chấn thương - Chỉnh hình Bệnh viện quận Thủ Đức cho biết: Việc vi phẫu nối lại chi chỉ có thể thực hiện thành công khi bệnh nhân đến sớm (tốt nhất là trong 3 giờ sau đứt lìa), phần chi đứt rời phải được bảo quản lạnh trong túi nilon và được thực hiện tại các cơ sở có đầy đủ trang thiết bị cùng đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm.

Tổ quốc

Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y dược Việt Nam lần thứ 24

Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y dược Việt Nam lần thứ 24 (VIETNAM MEDI-PHARM 2017) diễn ra từ ngày 10 - 13/5/2017 tại Cung văn hoá Hữu Nghị - 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Triển lãm lần thứ 24 - VIETNAM MEDI-PHARM 2017 với điểm mới là khu chuyên đề Triển lãm về Thiết bị hỗ trợ và Kỹ thuật chăm sóc sức khỏe (REHATEX VIETNAM 2017), sự kiện có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, quy tụ 500 gian hàng, 410 tập đoàn, doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự như: Ấn Độ, Việt Nam, Bangladesh, Bỉ, CH Séc, CHLB Đức, Đài Loan, Hà Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Indonesia, Israel, Malaysia, Nhật Bản, Philippines, Singapore. Sản phẩm trưng bày chính tại triển lãm gồm các nhóm ngành hàng: Dược phẩm, thực phẩm chức năng; Thiết bị y tế; Nha khoa, nhãn khoa; Thiết bị hỗ trợ và kỹ thuật, sản phẩm chăm sóc sức khỏe; Hóa chất và Thiết bị phân tích, thí nghiệm; Thiết bị và sản phẩm làm đẹp. Triển lãm là nơi giới thiệu những tiến bộ, thành tựu mới của ngành Y - Dược Việt Nam và thế giới, tuyên truyền chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác y tế, hợp tác đầu tư và giới thiệu những thành tựu nổi bật của ngành y tế Việt Nam trong những năm qua. Đây cũng là cơ hội để các tổ chức, doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, nắm bắt cơ hội đầu tư, mở rộng thị trường, liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.

Bộ Y tế thúc giục việc phòng chống sốt xuất huyết và Zika

Bộ Y tế vừa có công văn về việc tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết và Zika. Những tháng đầu năm 2017, mặc dù các trường hợp mắc sốt xuất huyết trên cả nước giảm 20% so với cùng kỳ năm 2016 nhưng số ca bệnh lại có sự gia tăng tại một số tỉnh, thành phố như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Thừa Thiên Huế. Đặc biệt, mùa mưa sắp đến là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và Zika phát triển mạnh. Trước tình hình trên, Bộ Y tế đã có văn bản số 2381/BYT- YTDP đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị -xã hội tích cực tham gia và vận động người dân tiến hành các hoạt động loại bỏ các vật dụng phế thải nhằm loại bỏ nơi sinh sản của muỗi. Đồng thời, các địa phương cần đảm bảo đủ nhu cầu về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị để triển khai các hoạt động phòng chống dịch chủ động, hiệu quả. Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để tiến hành xử lý ổ dịch kịp thời; phun hóa chất diệt muỗi tại ổ dịch đúng kỹ thuật 2-3 lần cách nhau 1 tuần để xử lý triệt để các ổ dịch; đảm bảo 100% các hộ gia đình và 100% các phòng, các tầng trong nhà được phun thuốc theo chỉ đạo của Bộ Y tế. Công văn của Bộ Y tế cũng đề nghị ngành y tế tổ chức tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, kỹ thuật phun hóa chất, xử lý ổ dịch, kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế dự phòng, cộng tác viên; tập huấn về phác đồ điều trị, xử lý cấp cứu bệnh nhân cho cán bộ y tế làm công tác điều trị bao gồm cả hệ thống y tế tư nhân tại tất cả các tuyến. Các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị cho bệnh nhân, điều trị đúng phác đồ, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do bệnh sốt xuất huyết; đồng thời, thực hiện tốt việc phân loại bệnh nhân, phân tuyến điều trị, tránh hiện tượng bệnh nhân đến bệnh viện muộn không được cấp cứu điều trị kịp thời hoặc gây quá tải bệnh viện. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với ngành y tế triển khai mạnh các hoạt động tuyên truyền đến người dân và cộng đồng các biện pháp phòng chống bệnh, đồng thời hướng dẫn người dân khi có các dấu hiệu bệnh phải đến bệnh viện để được khám và tư vấn điều trị kịp thời, không tự ý điều trị bệnh tại nhà.

Vnexpress

Em bé Quảng Nam 7 tuổi tử vong nghi mắc bệnh bạch hầu

Ngoài cháu bé tử vong còn có 2 người ở huyện miền núi Tây Giang, Quảng Nam, mắc các triệu chứng bệnh tương tự, ngành y tế nghi dịch bạch hầu tái phát. Chiều 10/5, Trung tâm Y tế huyện Tây Giang cho biết, cháu Zơrâm Mai Nhất Ba 7 tuổi ở xã Ch’ơm, tử vong nghi do mắc bệnh bạch hầu. Ngày 23/4, trung tâm tiếp nhận cháu Ba với triệu chứng sốt, đau họng, khó nuốt, ăn uống hạn chế, có giả mạc họng và sưng hạch vùng cổ. Bé được chuyển lên tuyến trên điều trị, 6 ngày sau tử vong. Ngoài ra, em Poloong Thị Đao 15 tuổi, học nội trú tại trường cấp 2 Lý Tự Trọng, xã Axan, và em Poloong Thối 7 tuổi ở xã Gari, cũng có triệu chứng sốt, ho, đau họng tương tự. “Sau nhiều ngày điều trị, hai bệnh nhân này đã hết sốt, đỡ đau họng, ăn được. Các chỉ số huyết học trở về bình thường nên đã xuất viện. Trung tâm tiếp tục theo dõi và điều trị”. Sở Y tế Quảng Nam đã đến kiểm tra và tiến hành các công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương. “Ba bệnh nhân được lấy mẫu gửi vào Viện Paster Nha Trang để xét nghiệm, hiện chưa có kết quả”, ông Văn cho hay. Cuối năm 2016, ổ dịch bạch hầu xuất hiện ở trường cấp 3 huyện Tây Giang khiến 2 học sinh tử vong, 24 người khác phải điều trị cách ly. Hồi tháng 7/2015, một ổ dịch bạch hầu được phát hiện tại xã Phước Lộc, (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) khiến 3 người tử vong.

Dân trí

Quảng Nam: Chậm trễ trong việc công bố thông tin bệnh bạch hầu?

Mặc dù có một số trường hợp nghi mắc bệnh bạch hầu, trong đó 1 trẻ em ở huyện miền núi Tây Giang tử vong nhưng cơ quan chức năng đã “âm thầm” xử lý, không công bố và đến nay vẫn chưa có kết quả xét nghiệm có phải là bệnh bạch hầu hay không. Theo báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng Quảng Nam, ngày 23/4/2017, Trung tâm Y tế huyện Tây Giang tiếp nhận một trường hợp bệnh với các dấu hiệu sốt, đau họng, khó nuốt, ăn uống hạn chế, có giả mạc họng và sưng hạch vùng cổ. Ngày 24/4/2017, tiếp tục tiếp nhận thêm một trường hợp với triệu chứng tương tự. Trung tâm Y tế huyện Tây Giang nhanh chóng báo cáo cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh. Đoàn điều tra của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh sau đó có mặt tại huyện Tây Giang, phối hợp với Trung tâm Y tế huyện thực hiện điều tra hồi cứu và xác minh ca bệnh này. Theo đó, trường hợp đầu tiên là bệnh nhân Zơrâm Mai Nhất Ba (SN 2010, ở tại thôn Zrượt, xã Ch’ơm, Tây Giang. Bệnh khởi phát 3 ngày với dấu hiệu sốt nhẹ, ho, nuốt đau. Qua thăm khám phát hiện nổi hạch vùng cổ, có giả mạc hầu, họng nghi do bạch hầu, được lấy mẫu xét nghiệm và chuyển lên Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, sau đó bệnh nhân tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng. Ngày 30/4/2017, tình trạng bệnh nặng hơn và tử vong vào lúc 6h sáng cùng ngày với chẩn đoán theo dõi bạch hầu họng, biến chứng viêm cơ tim nhiễm trùng, nhiễm độc nặng; tiền sử tiêm chủng, trẻ đã được tiêm 3 mũi vắc xin Quinvaxem và 1 mũi DPT4 khi 18 tháng tuổi. Trường hợp thứ hai là bệnh nhân Poloong Thị Đao (SN 2002, ở tại thôn Aroi, xã Gari, hiện đang học nội trú tại trường THCS Lý Tự Trọng, xã Axan, huyện Tây Giang). Bệnh nhân sốt, ho, đau họng 2 ngày tại trường, sau đó về nhà tại xã Gari 2 ngày; ngày 24/4/2017 bệnh nhân tới Trung tâm Y tế huyện khám và phát hiện giả mạc vùng hầu, họng nghi do bạch hầu, Trung tâm Y tế huyện đã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh lấy mẫu, gửi viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm. Bệnh nhân được cách ly và điều trị kháng sinh Erythromycin tại Trung tâm Y tế huyện Tây Giang, tình trạng hiện nay đã ổn định; tiền sử tiêm chủng không rõ. Trường hợp thứ 3 là bệnh nhân Poloong Thối (SN 2010, ở tại thôn Aroi, xã Gari). Ngày 25/4/2017, qua khám sàng lọc tại thôn phát hiện viêm Amydal mủ và có giả mạc vùng thành sau họng nghi do bạch hầu, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Y tế huyện Tây Giang, được cách ly, theo dõi và điều trị, hiện nay trẻ đã ổn định; tiền sử tiêm chủng không rõ. Đến ngày 3/5, huyện Tây Giang mới tổ chức cuộc họp khẩn để xử lý tình trạng dịch bệnh này và Trung tâm Y tế huyện Tây Giang mới có báo cáo gửi cấp trên. Ngày 10/5, trao đổi với PV Dân trí có việc giấu dịch không? Ông Nguyễn Văn Văn, Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, nói: “Ở đây phải khẳng định không phải là dịch mà là các ca bệnh nghi bạch hầu và phải được báo cáo trong vòng 24h theo Thông tư 54/2015 của Bộ Y tế qua phần mềm và anh em đã thực hiện nghiêm việc này”. Theo ông Văn, để báo là dịch/ổ dịch phải có xét nghiệm khẳng định ca bệnh (+) và số mắc phải tăng vượt so với số mắc 3 tháng liền kề... Vì chưa có đủ các yếu tố trên và thường thì từ khi lấy mẫu gửi đi đến khi có kết quả phải mất đến 10 ngày. “Trong tình huống này, ca bệnh gửi đi xét nghiệm gần với nghỉ lễ; hơn nữa, rút kinh nghiệm lần trước để tránh tình trạng hoang mang trong học sinh và cũng gần ngày thi học kỳ 2 nên anh em vẫn “âm thầm” xử lý như khi có dịch xảy ra đó là việc phải làm, còn khi khẳng định được thì lại gần với ngày hết hạn theo dõi (với bệnh bạch hầu là 14 ngày) nên anh em thông tin bị muộn”, ông Văn nói.

Vì sao bạch hầu luôn có nguy cơ xảy ra ở miền núi?

Ông Văn cũng giải thích thêm: Có thể giải thích vì sao bệnh bạch hầu luôn có nguy cơ xảy ra ở Tây Giang nói riêng và miền núi nói chung. Theo đó, vi khuẩn bạch hầu luôn có mặt trong cộng đồng kể cả ở đồng bằng nhưng vì sao chỉ xảy ra ở miền núi? Là do những năm trước công tác tiêm chủng ở khu vực này thường đạt tỷ lệ thấp, mà nếu đạt cao thì chất lượng các mũi tiêm cũng không đảm bảo như khoảng 5-10 năm trở lại đây... Điều này dẫn đến miễn dịch với bạch hầu ở cộng đồng dân khu vực này thấp (ở đồng bằng thì miễn dịch cộng đồng cao hơn nhiều nên khó xảy ra bệnh). Cũng theo bác sĩ Văn, ở đây có 2 em nhỏ 7 tuổi bị bệnh mặc dầu đã được tiêm chủng đầy đủ, có thể do các em được tiêm nhưng chất lượng tiêm không ổn hoặc bệnh rơi vào một tỷ lệ 5% không được bảo vệ dù đã tiêm. Ở đây, nhà sản xuất ghi rõ, vaccine này có hiệu lực bảo vệ cho 95% người được tiêm. Hơn nữa, dầu đã tiêm thì miễn dịch sẽ giảm theo thời gian (sau 10 năm, sẽ còn khoảng 40%); do vậy, WHO khuyến cáo nên tiêm nhắc lại vaccine này sau mỗi 10 năm. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, đến nay đã tiêm 93% số người từ 5-40 tuổi tại huyện Tây Giang (mũi 1), mũi 2 sẽ nhắc lại sau 1 tháng; sắp đến sẽ tiêm cho các em học sinh từ 5-18 tuổi tại các huyện miền núi còn lại.

Trẻ căng thẳng quá mức là do gen?

Các nhà tâm lý có kinh nghiệm và hàng triệu bậc cha mẹ đều nhận thấy rằng, có một số trẻ bị căng thẳng đặc biệt nghiêm trọng. Và giờ đây, các nhà khoa học đã khám phá ra một loại gen căng thẳng có thể tác động đến giai đoạn đầu cuộc sống của đứa trẻ. Các nhà khoa học thuộc Đại học Texas đã xác định được loại gen khiến một số trẻ em bị trầm cảm. Nó ảnh hưởng đến những sự biến đổi khác nhau gắn với rối loạn lưỡng cực trong một thời gian dài. Nghiên cứu tác động của gen này tới trẻ em cho phép các nhà khoa học đi đến kết luận: nhiều trẻ em có khuynh hướng trầm cảm di truyền, và chính vì thế trong những tình huống căng thẳng phản ứng tâm lý và xúc cảm của những đứa trẻ đó trầm trọng hơn. Các nhà khoa học khẳng định rằng họ biết về nguy cơ cao phát triển rối loạn lưỡng cực ở những trẻ em có cha mẹ cũng đang phải đối mặt với bệnh này. Tuy nhiên, cơ chế sinh học của mối liên hệ này cho đến thời điểm này vẫn chưa rõ ràng. Khi phân tích các mẫu máu của những đứa trẻ trong nhóm đối chứng và so sánh chúng với mẫu máu của những đứa trẻ có cha mẹ bị chứng rối loạn lưỡng cực, các nhà khoa học có thể nhận dạng một số gen hoặc những dấu hiện thể hiện có nguy cơ cao. Các nhà nghiên cứu đã phân tích PBMC (các tế bào bạch cầu đơn nhân máu ngoại vi) ở 18 trẻ em và trẻ vị thành niên. Họ được chia làm 3 nhóm: những bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực, những đứa trẻ không bị rối loạn lưỡng cực có cha mẹ bị rối loạn lưỡng cực và những đứa trẻ có cha mẹ không bị rối loạn tâm thần nói chung. Phân tích chỉ ra rằng, khi so sánh những đứa trẻ trong nhóm đối chứng với những bạn đồng trang lứa bị rối loạn lưỡng cực và với những đứa trẻ khoẻ mạnh có cha mẹ bị lưỡng cực người ta xác định được một số khác biệt xác định của gen ảnh hưởng tới phản ứng stress. Những khác biệt này làm cho trẻ dễ tổn thương hơn trước những tình huống căng thẳng, và do đó dễ bị trầm cảm. Hiểu rõ hơn về cơ chế này có thể giúp các nhà khoa học phát triển loại thuốc hiệu quả hơn giúp được đứa trẻ này.

Hy hữu thai nhi 39 tuần không nằm trong tử cung

Sản phụ Huệ mang thai tuần thứ 39, tuy nhiên thai nhi không nằm trong tử cung mà được phát hiện trong một bọc ối nằm trong ổ bụng. Chiều ngày 11/5, bác sỹ Nguyễn Viết Đồng, Giám đốc Bệnh viện Đa Khoa Hà Tĩnh cho biết, vừa cứu sống thành công một trường hợp hy hữu khi thai nhi đi lạc vào ổ bụng sản phụ. Trước đó, sáng ngày 10/5, sản phụ Thân Thị Ánh Huệ (37 tuổi, trú tại TP Hà Tĩnh) mang thai tuần thứ 39 nhập viện trong tình trạng choáng, trụy mạch, không đo được huyết áp, đau ở vùng thượng vị, niêm mạc nhợt. Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến khoa Sản để làm các thủ tục cấp cứu. Sau khi hội chẩn, dưới sự chỉ đạo bác sỹ Nguyễn Viết Đồng, bệnh nhân đưa vào phòng mổ. Ê kíp đã phẫu thuật mở ổ bụng thì phát hiện rất nhiều máu trong ổ bụng, thai nhi không nằm trong tử cung mà được phát hiện trong một bọc ối nằm trong ổ bụng. Sau hơn 2 tiếng phẫu thuật, các bác sỹ đã đưa thành công thai nhi nặng 3,1 kg ra khỏi ổ bụng thai phụ, đồng thời cứu nạn nhân qua khỏi cơn nguy kịch. Bác sỹ Nguyễn Thị Thúy, Trưởng khoa Sản cho biết, trường hợp của sản phụ Huệ được xem là hi hữu, nếu không được mổ kịp thời thì cả sản phụ và thai nhi nguy cơ cao bị tử vong. “Trước đây đã ghi nhận một vài trường hợp thai nhi đi lạc vào ổ bụng. Tuy nhiên các trường hợp trên thai nhi còn rất nhỏ. Với thai nhi 39 tuần tuổi, nặng 3,1kg đi lạc vào ổ bụng là trường hợp hy hữu, chưa từng ghi nhận từ trước tới nay”, bác sỹ Thúy cho biết. Sau ca mổ sản phụ Huệ được chuyển đến khoa hồi sức tích cực để tiếp tục theo dõi, còn thai nhi được chuyển đến khoa Nhi chăm sóc. Hiện sản phụ Huệ đã tỉnh táo, chỉ còn đau nhẹ ở phần vết mổ, sức khỏe dần ổn định trở lại, dự kiến sau một tuần sẽ được xuất viện.

TPHCM: Hơn 7.700 ca sốt xuất huyết và tay chân miệng

Từ đầu năm đến nay, toàn thành phố có hơn 6.500 ca sốt xuất huyết và 1.200 ca mắc tay chân miệng. Sở y tế cảnh báo, thời tiết đang trong giai đoạn nắng nóng, mưa nhiều, nguy cơ bệnh gia tăng, người dân cần chủ động phòng tránh. Đó là số liệu được Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố thống kê tính đến hết tháng 4/2017. Hiện cả hai loại bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng đều ở mức thấp hơn so với 4 tháng đầu năm 2016. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết xuất hiện mưa sớm kết hợp nắng nóng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng dịch bệnh. Cụ thể, với sốt xuất huyết, nếu xét theo tính chu kỳ thì đây đang là giai đoạn thấp điểm của bệnh. Tuy nhiên, bệnh sẽ bắt đầu tăng vào thời điểm nửa cuối của tháng 5 và liên tục gia tăng để đạt đỉnh dịch vào thời điểm cuối năm. Đáng lưu ý, năm nay tại khu vực phía Nam đang trong thời điểm nắng nóng nhưng những cơn mưa xuất hiện sớm dự báo sẽ tạo điều kiện cho bệnh sốt xuất huyết gia tăng. Kết quả giám sát dịch của Trung tâm Y tế Dự phòng cho thấy, có 8 phường xã trên địa bàn thành phố đang tồn tại ổ dịch sốt xuất huyết, số ca bệnh liên tiếp tăng trong tháng 3 và tháng 4. Bên cạnh đó, bệnh tay chân miệng cũng diễn biến bất lợi khi có tới 25 phường xã số trẻ mắc bệnh đang gia tăng. Đáng chú ý hơn, từ tháng 5 trẻ bắt đầu nghỉ hè, ngoài số đông các bé sẽ ở nhà với gia đình thì một nhóm khác vẫn tiếp tục đi học hoặc chuyển đến các nhóm trẻ gia đình. Điều kiện sống, môi trường sống thay đổi nếu không đảm bảo yếu tố vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt sẽ tạo điều kiện cho bệnh truyền nhiễm gia tăng, đặc biệt là tại các trường mầm non hoặc nhóm trẻ không nghỉ hè. Nhằm hạn chế nguy cơ gia tăng, lây lan nhanh đối với các bệnh truyền nhiễm, Sở Y tế thành phố yêu cầu các đơn vị trực thuộc khẩn trương xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng đang tồn tại, đồng thời tăng cường truyền thông, kiểm soát các điểm có yếu tố nguy cơ. Riêng bệnh sốt xuất huyết, BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế cho biết, trong tháng 5, thành phố sẽ triển khai các hoạt động phòng chống cũng như tuyên truyền cộng đồng, hướng tới hưởng ứng ngày Asean phòng chống sốt xuất huyết (15/6 hàng năm). Để chủ động phòng chống, hạn chế nguy cơ mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng nói riêng và các bệnh truyền nhiễm nói chung, Sở Y tế thành phố kêu gọi cộng đồng tăng cường các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng; giữa gìn môi trường sống, nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát; thực hiện ăn chín, uống chín; vệ sinh hàng ngày khử khuẩn hàng tuần đối với những điểm trẻ vui chơi, sinh hoạt; rửa tay thường xuyên bằng xà bông dưới vòi nước sạch nhiều lần trong ngày đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh...

Quân đội nhân dân 

Bệnh tăng huyết áp ngày càng trẻ hóa

Hưởng ứng ngày Phòng, chống tăng huyết áp thế giới (17-5), ngày 11-5, tại Hà Nội, Bệnh viện Tim Hà Nội phối hợp với Ban tổ chức Triển lãm VIETNAM MEDI-PHARM 2017 đã tổ chức Hội thảo chuyên đề Tim mạch - Huyết áp - Tiểu đường, nhằm mục đích nâng cao ý thức phòng, chống bệnh tăng huyết áp cho người dân.. Tăng huyết áp là loại bệnh lý phổ biến nhất và tỷ lệ mắc ngày càng có xu hướng tăng lên một cách rất rõ rệt ở nước ta và do nhiều nguyên nhân. Đặc biệt, bệnh tăng huyết áp đang có chiều hướng trẻ hóa với rất nhiều đối tượng còn trong độ tuổi lao động. “Tôi tin tưởng rằng, những hoạt động này sẽ góp phần nhỏ bé, nhưng đầy ý nghĩa trong cuộc chiến chống lại bệnh THA - kẻ giết người thầm lặng; phục vụ hiệu quả cho việc tự phòng chống, bảo vệ và nâng cao sức khỏe bản thân”, bác sĩ Trương Quang Việt nhấn mạnh. Trong khuôn khổ hội thảo, các bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội cũng phổ biến kiến thức về tim mạch, huyết áp, tiểu đường và tổ chức khám bệnh về tim mạch, đo huyết áp, xét nghiệm tiểu đường miễn phí cho tất các đại biểu tham dự. Ngày tăng huyết áp thế giới ra đời là một trong những hoạt động quan trọng nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức phòng chống tăng huyết áp trong cộng đồng. Hội Tăng huyết áp quốc tế (International Society of Hypertension), kết hợp với Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã có sáng kiến lấy ngày 17-5 hằng năm là ngày tăng huyết áp thế giới (World Hypertension Day) từ năm 2005 với mục tiêu tạo ra một phong trào mạnh mẽ trên toàn thế giới nhằm nâng cao nhận thức về bệnh, cách phòng chống, điều trị và các biến chứng nguy hiểm gây ra bởi tăng huyết áp.

Lao động

Làm rõ thông tin người dân phải mua sổ tiêm chủng với 50.000 đồng

Ngay sau khi nhận được thông tin người dân phải mua sổ tiêm chủng với giá 50.000 đồng, Bộ Y tế đã yêu cầu Trung tâm y tế dự phòng Thanh Hóa làm rõ. Đó là chia sẻ của Cục YTDP (Bộ Y tế) với PV vào chiều 11.5. "Việc nhân viên trạm y tế thu 50.000 đồng/sổ tiêm chủng là không đúng. Cần phải làm rõ ai chỉ đạo thu, số tiền thu đi đâu. Nếu có vi phạm thì phải xử lý", ông Phu nói. Trước đó, trên mạng xã hội facebook, chủ tài khoản Y.L (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) cho biết, ngày 8.5, vợ chồng đưa con gái mới sinh đi tiêm phòng vaccine lao ở trạm y tế xã Xuân Phú (huyện Thọ Xuân). Tại đây, sau khi làm các thủ tục, chị được hướng dẫn lấy sổ tiêm chủng và đóng 50.000 đồng. Cho rằng sổ tiêm chủng được phát miễn phí, chị thắc mắc với nhân viên y tế thì nhận được câu trả lời là theo quy định của trạm. Chưa hài lòng với câu trả lời đó, một lát sau chị quay trở lại trạm để làm rõ. Nhân viên y tế cho biết, ai đăng ký khám thai và đẻ tại trạm thì không mất tiền mua sổ, còn không đăng ký thì đều phải mua sổ tiêm chủng. Chị Y. tìm hiểu thì được biết, nhiều phụ huynh khác khi đưa con đi tiêm cũng phải mua sổ với giá 50.000 đồng. Nhân viên y tế thu tiền sổ cũng không hề có hóa đơn, giấy tờ thu. Ngay sau khi thông tin trên được chia sẻ trên mạng xã hội, đã có hàng ngàn lượt bình luận, chia sẻ. Hầu hết các ý kiến đều phản đối cách làm của trạm y tế ở Thanh Hóa. Liên quan đến sự việc trên, Trung tâm YTDP Thanh Hóa cho biết, sau khi nhận được thông tin phản ánh, Trung tâm đã kiểm tra và xác định có 4 trường hợp bị thu tiền sổ tiêm chủng tại Trạm Y tế xã Xuân Phú. Cũng theo ông Ngư, mặc dù vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng là miễn phí nhưng số lượng sổ cấp về thường chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu. Thậm chí từ đầu năm 2017 đến nay, Thanh Hóa vẫn chưa tiếp nhận được cuốn sổ tiêm chủng nào từ cấp trên đưa về. “Chúng tôi sẽ kiểm tra, xử lý những cán bộ, trạm liên quan đến sai sót trên”.

24h

Thuốc lá tiêu diệt hệ sinh sản của bạn như thế nào?

Thuốc lá không chỉ là thủ phạm gây ra các bệnh ung thư, tắc nghẽn phổi mãn tính, các bệnh tim mạch mà nó còn là nguyên nhân gây ra các bệnh vô sinh ở cả nam và nữ.

Ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

Theo thông tin từ Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá Quốc gia, nếu phụ nữ hút trên 15 điếu thuốc một ngày sẽ phải tăng thời gian để có thể thụ thai. Nhưng phụ nữ hút thuốc không chỉ gặp khó khăn trong quá trình thụ thai mà còn phải chịu một số khó khăn về nuôi dưỡng thai nhi. Phụ nữ hút thuốc càng nhiều càng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Có nhiều lý do giải thích tại sao tỷ lệ khả năng sinh sản của phụ nữ hút thuốc có xu hướng thấp hơn phụ nữ không hút thuốc. Tổn thương tới noãn bào: Hút thuốc có thể gây ảnh hưởng hoặc thậm chí huỷ diệt noãn bào (trứng) do vậy dẫn tới làm giảm khả năng sinh sản. Bất thường về hóc môn: Hút thuốc thay đổi mật độ của một số hóc môn, bao gồm  estrogen và nang kích thích hóc môn. Vì vậy sự rụng trứng có thể không xảy ra bình thường đối với người hút thuốc. Rối loạn chức năng vòi trứng: Một số nghiên cứu đã phát hiện rối loạn trong chức năng vòi trứng ở người phụ nữ hút thuốc. Sự gia tăng mức độ hóc môn dẫn tới thay đổi hoạt động bình thường của trứng qua vòi trứng. Ở một số trường hợp, sự thay đổi mức hóc môn có thể làm tăng quá trình phôi thai vào trong tử cung. Vì thời gian rất quan trọng để tạo môi trường tốt giữ được phôi bên trong tử cung. Nếu phôi sớm vào tử cung có thể dẫn tới hỏng vì chưa bám chặt và dễ dẫn tới xảy thai tự phát. Thật nghịch lý đối với một số người hút thuốc mức hóc môn có thể làm giảm hoạt động của trứng qua vòi trứng. Điều này có thể dẫn tới mang thai dị dạng. Trong một nghiên cứu thấy nguy cơ mang thai dị dạng ở người hút thuốc cao hơn 2,2 tới 4 lần so với người không hút thuốc. Sẩy thai tự phát: Trong các nghiên cứu cho thấy, người hút thuốc có nguy cơ sẩy thai tự phát cao hơn từ 1,5 tới 3,2 lần ở người không hút thuốc. Phụ nữ hút thuốc có thể bị suy yếu khả năng duy trì thai nhi. Ngoài ra, các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng hút thuốc có xu hướng dẫn tới mãn kinh sớm.  Lý do cơ bản dẫn tới mãn kinh sớm là do hút thuốc giảm mức estrogen trong cơ thể người phụ nữ. Vì vậy, dẫu cho tất cả phụ nữ lớn tuổi đều giảm dần lượng estrogen khi qua tuổi 40, nhưng đối với phụ nữ hút thuốc thường có xu hướng bắt đầu vào giai đoạn mãn kinh sớm hơn 2 đến 3 năm so với người không hút thuốc. Chất nicôtin được cho là có một phần liên quan đến quá trình này nhưng ảnh hưởng của hormon vẫn được coi là liên quan tới hiện tượng mãn kinh sớm. Mãn kinh sớm cũng liên quan tới nguy cơ của các bệnh tim và chứng loãng xương vì estrogen có tác dụng bảo vệ chống lại cả hai căn bệnh về tim và chứng loãng xương.

Suy giảm tinh trùng

Hút thuốc làm giảm sản xuất tinh trùng, làm dị dạng tinh trùng, giảm khả năng di chuyển của tinh trùng và nguy hiểm hơn là hút thuốc làm giảm nghiêm trọng dòng máu đến dương vật, một số trường hợp gây liệt dương. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất chuyển hoá chính của khói thuốc (là những chất trong khói thuốc được hít vào rồi chuyển hoá trong cơ thể) được tìm thấy trong tinh dịch. Thậm chí một số chất còn tập trung tại đây (cotinine, trans 3 hydroxycotinin). Các thành phần của thuốc lá tìm thấy trong tinh dịch có những chất có thể kìm hãm sự hoạt động của hệ thống enzym choline acetyltransferase, enzym này cần thiết cho tinh trùng có thể hoạt động được. Nam giới hút thuốc so với những người không hút thuốc thì có nồng độ testosterone thấp (hormon này cần thiết cho việc sản xuất tinh trùng) và làm tăng nồng độ horrmon kích thích nang (hormon nữ hoá). Hút thuốc làm giảm số lượng tinh dịch: tuỳ thuộc vào lượng thuốc hút mà những người hút thuốc số lượng tinh trùng giảm nhiều hay ít (với những người nghiện thuốc càng nặng thì điều này càng rõ). Hút thuốc gây nên viêm hệ thống sinh dục làm tinh trùng khó xâm nhập vào trứng. Hút thuốc làm thay đổi hình dạng của tinh trùng: Có nhiều bằng chứng cho thấy hút thuốc làm tăng tỉ lệ phần trăm số tinh trùng bị thay đổi hình dạng. Điều này có thể liên quan đến tỉ lệ cao bị sảy thai, dị tật bẩm sinh. Hút thuốc gây liệt dương: Những người hút thuốc có nguy cơ bị liệt dương cao gấp 2 lần, do gây xơ vữa động mạch ở dương vật làm giảm tưới máu mà chúng ta gọi là liệt dương do mạch máu. 82% - 97% nam giới có liệt dương do mạch máu có hút thuốc. Ở những nam giới hút thuốc lâu thì nguy cơ bị liệt dương do mạch máu cao hơn, ở những người nghiện thuốc nặng thì nguy cơ đó còn cao hơn nữa. Ngoài liệt dương do xơ vữa mạch, hút thuốc còn dẫn đến liệt dương do co mạch (làm giảm dòng chảy do động mạch bị co hẹp lại), chỉ cần hút 2 điếu thuốc có thể gây ra co thắt động mạch dương vật cấp. Hút thuốc không chỉ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, sinh dục ở nam giới mà nó còn gây ung thư bàng quang. Người ta không xác định được hút thuốc gây ung thư tiền liệt tuyến nhưng người ta thấy ở người ung thư tiền liệt tuyến mà hút thuốc thì sự xâm nhập và di căn của nó tăng lên

Mùa hè cần chú ý điều này nếu không muốn mắc nhiều bệnh cực nguy hiểm

BV Nhiệt đới Trung ương cảnh báo, vào mùa hè sẽ tái xuất các bệnh lây truyền qua nguồn nước, ngộ độc thức ăn, tả, lỵ, thương hàn, tay chân miệng. Ngoài ra, các bệnh lây truyền qua trung gian muỗi gây sốt xuất huyết, viêm não nhật bản B (bệnh rất nguy hiểm). Tay chân miệng tuy không nguy hiểm nhưng cũng dễ mắc phải. Đối với bệnh sốt xuất huyết, các chuyên gia cảnh báo, sắp tới số lượng bệnh nhân sẽ tăng mạnh hơn nữa do phía Nam bắt đầu mùa mưa, trong khi miền Bắc bước vào nắng nóng. Đáng lưu ý, có tới 4 loại virus sốt xuất huyết nên bệnh nhân mắc rồi vẫn có thể bị mắc lại, thậm chí lần sau còn bị nặng hơn lần trước. Do đó, điều quan trọng nhất là vệ sinh nơi ở để không có chỗ cho muỗi đẻ trứng, ngủ màn, phối hợp tích cực với các đơn vị y tế để phun hóa chất hiệu quả, phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể tham gia tiêu diệt lăng quăng/bọ gậy, phòng, chống dịch bệnh. Theo Bộ Y tế, vào tháng 5, tháng 6, dịch bệnh mùa hè có thể dễ lây lan nếu người dân không nâng cao ý thức phòng ngừa. Mọi người đều có thể mắc phải các loại bệnh này. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng dễ bị dịch, bệnh tấn công nhất. Vì vậy, nhà trường cần liên hệ, phối hợp tốt với phụ huynh trong việc giám sát, theo dõi sức khỏe trẻ nhỏ. Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân cần vệ sinh môi trường thường xuyên; ngủ màn; ăn uống vệ sinh đảm bảo; ăn chín uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; đến cơ sở y tế gần nhất khi thấy các dấu hiệu bất thường nghi nhiễm bệnh. 

Xót xa bác sĩ trẻ bất ngờ hôn mê bởi căn bệnh lạ

Đang là một bác sĩ hồi sức tích cực giỏi, chỉ sau vài ngày thấy mệt, hồi hộp, ho nhiều, bác sĩ trẻ 29 tuổi rơi vào tình trạng hôn mê sâu, nguy kịch đến tính mạng. Bác sĩ Nguyễn Thanh Thái đang công tác tại khoa Hồi sức Tích cực Chống độc của Bệnh viện Đa khoa Hóc Môn TP.HCM. Gần đây anh ho, mệt, đánh trống ngực, nghĩ do mình làm việc nhiều, ít ngủ. Tình trạng kéo dài khoảng một tuần, chụp phim tim cho thấy có dấu hiệu tim to bất thường. Sau đó anh nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê. Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tuấn, Khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, trực tiếp điều trị cho biết, bác sĩ Thái nhập viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp và mạch đều không đo được, suy tim: "Phải mất hơn 3 ngày kích hoạt hệ thống tim phổi nhân tạo, cơ tim cậu ấy mới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn hôn mê sâu, tiên lượng tổn thương não do thiếu máu nuôi não là điều đáng quan ngại. Kiểm tra cho thấy bệnh nhân bị bệnh lý cường giáp làm cơ tim giãn nở". Hiện bệnh nhân vẫn chưa tỉnh, tiếp tục điều trị kháng sinh và theo dõi, đánh giá chức năng não. Theo bác sĩ Tuấn, cường giáp ảnh hưởng đến tim là bệnh lý hiếm gặp và trường hợp suy tim nặng như trên là rất hiếm. Trước nhập viện, bệnh nhân có dấu hiệu không điển hình, khó nhận biết của bệnh cường giáp như sốt, ho, khó thở, đánh trống ngực. Bệnh diễn tiến nặng khá nhanh, chỉ trong thời gian ngắn dù bệnh nhân là bác sĩ giỏi về hồi sức tích cực vẫn khó tự phát hiện. Ngồi thất thần tại bệnh viện, bà Nguyễn Thị Phượng (50 tuổi, mẹ BS Thái) chia sẻ, Thái là niềm tự hào của gia đình. Học xong ĐH Y khoa Huế, Thái vào TP.HCM vừa đi làm thêm vừa học cao học. Anh đã từng làm thêm tại nhiều phòng khám để có tiền trang trải cuộc sống, làm việc 4-5 tháng tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp trước khi chuyển về Bệnh viện Hóc Môn. Thái còn đi dạy thêm để nuôi em trai học đại học và gửi tiền về quê lo cho gia đình. Nguyễn Xuân Thời, em trai Thái bùi ngùi kể: “Anh Thái học rất giỏi, anh học giỏi khối A nhưng quyết định học bác sĩ để cứu được nhiều người. Anh là người đầu tiên trong xã đậu bác sĩ và vẫn còn muốn học thêm nữa. Chưa kịp thực hiện được những ước mơ của mình thì anh đã mắc bệnh”. Hiện bác sĩ Thái mặc dù đã qua cơn nguy kịch của suy tim nhưng các bác sĩ vẫn chưa thể tiên lượng được tình trạng bệnh cũng như những tổn thương não. Bệnh nhân đang tiếp tục được dùng kháng sinh để điều trị viêm phổi, cường giáp, đồng thời theo dõi, đánh giá chức năng não. Theo các bác sĩ ở Bệnh viện Chợ Rẫy, chi phí chữa trị cho bác sĩ Thái rất tốn kém, chạy ECMO tốn chừng 100 triệu đồng, chi phí điều trị mỗi ngày khoảng 10 triệu (đã tính cả bảo hiểm y tế). Dù được BHYT chi trả một phần nhưng kinh phí điều trị bệnh cho bác sĩ trẻ tuổi này vượt quá khả năng của gia đình. Gia đình đã vay mượn khắp nơi, đồng nghiệp của bác sĩ Thái tại Bệnh viện đa khoa Hóc Môn cũng đã kêu gọi sự đóng góp của mọi người để chung tay cứu chữa cho Thái. Tuy nhiên, đây vẫn là con đường gian nan cho cả bác sĩ Nguyễn Thanh Thái và gia đình.

Thay đổi lối sống có thể cứu mạng bạn

Nhiều người biết mình bị bệnh tăng huyết áp nhưng do không thấy biểu hiện khác thường nên chủ quan, bỏ qua việc điều trị, dẫn tới những tai biến khó lường. Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim khiến hàng trăm nghìn người tử vong hoặc bị tàn phế… Theo TS.Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nước ta hiện có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, trong đó, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ. Điều đáng lo ngại là trong số người mắc bệnh tăng huyết áp, có tới 60% chưa phát hiện được bệnh và hơn 80% chưa được điều trị. Tại Viện Tim mạch Việt Nam, BS.Dương Ngọc Long cho biết, khảo sát mới nhất của Viện tại 1.179 xã, phát hiện 1/3 số bệnh nhân tăng huyết áp trong số hơn 2,2 triệu người khám sàng lọc. Trong đó, số người mới phát hiện lần đầu chiếm 50%. Đây là con số đáng báo động vì người dân còn thiếu kiến thức về bệnh tăng huyết áp. Theo các chuyên gia, tăng huyết áp là 1 bệnh lý tiến triển âm thầm, có thể gây rất nhiều biến chứng khác nhau, khiến người bệnh trở nên tàn phế, thậm chí tử vong. Các biến chứng thường gặp nhất là về tim như cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim,… ở não như xuất huyết não, nhũn não… ở thận như phù, suy thận và một số biến chứng khác về mắt, mạch máu. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là có khoảng 90% bệnh nhân bị tăng huyết áp không rõ nguyên nhân. Chỉ một số ít bệnh nhân có một vài triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, mặt đỏ bừng. Đa số các bệnh nhân bị tăng huyết áp thường không có các dấu hiệu cảnh báo trước. Do đó, những dấu hiệu lâm sàng thể hiện bệnh tăng huyết áp thường không đặc hiệu và người bệnh có thể không thấy biểu hiện gì khác biệt so với người bình thường. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến người mắc bệnh tăng huyết áp không biết mình bị bệnh, hoặc biết nhưng do không thấy biểu hiện khác thường nên chủ quan, bỏ qua việc điều trị, dẫn tới những tai biến khó lường. Để phòng ngừa các biến chứng do bệnh tăng huyết áp gây ra, các chuyên gia khuyến cáo, việc kiểm tra huyết áp thường xuyên là rất quan trọng. Người bị tăng huyết áp nên thường xuyên đo ít nhất là 3 lần/tuần. Mọi người nên thay đổi lối sống, điều này được ví như điều trị không dùng thuốc nhưng đạt nhiều mục tiêu như phòng ngừa bệnh tăng, hạ huyết áp và giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. Các biện pháp thay đổi lối sống như giảm cân, tập thể dục hàng ngày, hạn chế rượu, muối, nước mắm khi nấu ăn, không hút thuốc lá…

 

Ngày 18/05/2017
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích