Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 5 7 6 4
Số người đang truy cập
3 6
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ các báo ngày 9/4 đến 10/4 năm 2017

Đời sống & Pháp luật

21 người nhập viện do ăn bánh mì nhiễm khuẩn

Tối 6.4, Chi Cục ATVSTP-Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết: "Đến thời điểm này, chúng tôi ghi nhận được tất cả 21 trường hợp ở huyện Bình Sơn bị ngộ độc do ăn bánh mì mua tại một tiệm ở thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn". Trước đó, ngày 5.4 tại huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm làm 21 người phải nhập viện cấp cứu. 21 trường hợp bị ngộ độc ở nhiều lứa tuổi và đều có triệu chứng khá giống nhau, như: Nhức đầu, buồn nôn, đau bụng...sau khi ăn bánh mì kẹp thịt tại cửa hàng bánh mì A.Thiện ở tổ dân phố 6, thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng Quảng Ngãi nhanh chóng tiến hành kiểm tra và lấy mẫu để đưa đi kiểm nghiệm, đồng thời tạm dừng hoạt động tiệm bánh mì này. Qua điều tra ban đầu, 21 trường hợp đều ăn bánh mì có nhân ô nhiễm, nghi nhiễm vi sinh. Hiện có 2 người đang được điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh, 2 người ở Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam, số còn lại đang được theo dõi tại BV huyện Bình Sơn.

Phía sau chuyện cha hiến gan cứu con gái suy gan thập tử nhất sinh

Chiều ngày 3/4, Trung tâm ghép tạng (BV Việt Đức) cho biết, BV Việt Đức vừa phối hợp với BV Đa khoa Quốc tế Vinmec thực hiện thành công ca ghép gan cho bệnh nhi D.T.P.M (15 tuổi, ở huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa). Người hiến gan cho bé là ông D. V.T. (39 tuổi), bố của bệnh nhân. Trước khi được thực hiện ca ghép, bệnh nhi bị rối loạn chuyển hóa đồng (bệnh Wilson); suy gan cấp trên nền bệnh gan mạn tính, xơ gan, đã hôn mê độ II, III; rối loạn đông máu nặng. BV đã phải tiến hành hồi sức lọc gan, thay huyết tương và chờ ghép gan cấp cứu. Tiên lượng bệnh nhân tử vong nếu không được ghép gan gấp. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất là không có gan từ người hiến. Trước tình hình đó, BV đã trao đổi với gia đình bệnh nhân và cho biết chỉ có cách ghép gan mới cứu được bé. Sau khi bàn bạc, ông D. đã tình nguyện hiến gan để cứu con. Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành các xét nghiệm, cho thấy các chỉ số giữa bố con bệnh nhi tương đồng nhau nên có thể thực hiện được ca ghép. Tuy nhiên, trước ca phẫu thuật, bệnh nhi bị suy hô hấp nên bác sĩ phải nhanh chóng tiến hành phẫu thuật. Ngày 29/3, BV đã tiến hành thực hiện ca ghép. Theo đó, các bác sĩ đã lấy 60% gan phải từ người bố và tiến hành phẫu thuật…Sau 9 tiếng thực hiện, ca ghép đã thành công. Sau ghép, bệnh nhi đã tỉnh, tự ngồi dậy và ăn uống được, không sốt, các chỉ số sinh tồn ổn định. Chức năng gan phục hồi tốt.

Tiếp tục ghi nhận 2 ca ngộ độc cồn methanol

BV Bạch Mai (Hà Nội) đang điều trị cho nam bệnh nhân (52 tuổi) bị ngộ độc cồn công nghiệp methanol. Bệnh nhân này ở Hà Nội, nhập viện hôm 6.4. Trước nhập viện khoảng 24 giờ, bệnh nhân đã uống rượu tại khu vực Kim Mã, La Thành (Q.Ba Đình), sau đó vào viện trong tình trạng hôn mê sâu. Chụp chẩn đoán cho thấy hình ảnh tổn thương cả hai bên bán cầu não, nồng độ methanol cao (45 mg/dl). Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cũng đang điều trị cho bệnh nhân nam (41 tuổi) có nồng độ methanol cao, đồng thời có biểu hiện sốc nhiễm trùng. Các bác sĩ cho hay cả hai bệnh nhân trên đều đã được cấp cứu tích cực, lọc máu, điều trị giải độc, nhưng tình trạng đều rất nặng, tiên lượng xấu. Sau khoảng một tháng tạm lắng thì lại xuất hiện các ca ngộ độc methanol. Nguyên nhân có thể do cơ quan chức năng chưa giải quyết được phần gốc, rượu chứa methanol vẫn có mặt trên thị trường. Chi phí điều trị bệnh nhân nhiễm độc methanol từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng nhưng vấn đề lớn hơn là các bệnh nhân đều bị nặng, nhiều người hôn mê, ảnh hưởng thị lực, số hồi phục hoàn toàn rất ít ỏi. Đa số bệnh nhân nhiễm độc methanol thời gian qua đều uống rượu trắng không rõ nguồn gốc trong khoảng 24 - 48 giờ trước khi vào viện. Trước đó, họ không có biểu hiện rõ rệt để có thể phát hiện sớm tình trạng ngộ độc methanol.

An ninh Thủ đô

UBND TP Hà Nội: Đừng để giáo sư phải ra ngoài mở phòng khám riêng

Sáng nay, 8-4, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động 3 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm và trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú cho các thầy thuốc của Thủ đô. Đến dự và phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đánh giá, những kết quả mà ngành y tế Thủ đô đạt được thời gian qua đã đóng góp quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của thành phố trong quý 1 năm 2017. Tuy vậy, Chủ tịch UBND TP cũng bày tỏ trăn trở về chất lượng của các bệnh viện Hà Nội và chỉ rõ 3 yếu tố cần phải làm trong thời gian tới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, thứ nhất là ngành y tế, các bệnh viện của thành phố cần xây dựng chương trình kế hoạch nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cả kế hoạch dài hạn và kế hoạch cụ thể. Thứ 2, phải đầu tư một cách bài bản để nâng cao cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng. Thứ 3 là đào tạo nguồn nhân lực. Đi sâu vào lĩnh vực thứ ba, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều bệnh viện trung ương, có đội ngũ giáo sư, bác sĩ chuyên gia hàng đầu cả nước nên phải có cơ chế để tận dụng, huy động tối đa được nguồn chất xám vô cùng quý báu này vào đào tạo nhân lực và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho ngành y tế Thủ đô. Không những vậy mà còn phải hướng đến tận dụng mọi nguồn lực, chất xám của ngành Y tế trong khu vực và các nơi tiên tiến nhất trên thế giới. Nói thêm về mô hình quản lý trong các bệnh viện, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phân tích, hiện nay, các nước tiên tiến trên thế giới không áp dụng mô hình như chúng ta đang làm, họ không đưa những người giỏi chuyên môn lên làm quản lý bệnh viện. Người ta coi trọng chuyên môn của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành, coi trọng trưởng khoa, y tá trưởng, điều dưỡng viên. Với họ, đội ngũ này quyết định chất lượng bệnh viện. Trong khi đó tại nước ta, hiện tại giữa cơ sở y tế công lập và tư nhân đang có một khoảng cách, ngay trong bệnh viện công cũng chia hai mảng khám chữa bệnh thông thường và tự nguyện, theo yêu cầu. Vấn đề đặt ra là phải làm sao để tận dụng được năng lực của đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi, để họ không phải ra mở phòng khám tư?. Theo Nghị định 43 của Chính phủ đã khuyến khích các cơ sở y tế tự chủ hoàn toàn về mặt tài chính nhưng vấn đề là chúng ta chưa có cơ chế minh bạch. “Vậy tại sao chúng ta không để các giáo sư, trưởng khoa được một phòng khám riêng ngay trong bệnh viện, thực hiện khám chữa bệnh theo yêu cầu và họ được hưởng chi phí này một cách minh bạch. Làm được điều này sẽ giúp các giáo sư sư, chuyên gia giỏi làm toàn thời gian với bệnh viện, vừa đáp ứng được yêu cầu mà người bệnh khát khao vừa không cần phải ra ngoài mở phòng khám riêng nữa. Chúng ta cần phải huy động tối đa chất xám ngay trong bệnh viện. sẵn sàng ủng hộ ngành y tế thí điểm đề án này”. Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị ngành y tế Thủ đô, bản thân các bệnh viện cần tuyên truyền, giáo dục, để làm sao mỗi một nhân viên, cán bộ ngành y tế  phải ý thức tự giác được tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ người bệnh, chia sẻ với nỗi đau của người bệnh, hướng tới sự hài lòng người bệnh.

Tiền phong

Gần 1.000 viên sỏi trong túi mật nữ bệnh nhân

Ngày 8.4, thông tin từ Bệnh viện 115 Nghệ An cho biết vừa phẫu thuật thành công, cắt bỏ túi mật chứa khoảng 1.000 viên sỏi cho một bệnh nhân nữ. Theo đó, bệnh nhân là chị Nguyễn Thị Toàn (SN1967), trú tại xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An được phẫu thuật theo phương pháp nội soi. Trước đó, vào ngày 6.4, bà Toàn bị đau lưng và 2 bên hông dữ dội nên đã nhập viện 115 Nghệ An để cấp cứu. Bác sỹ Hoàng Cảnh Tùng – Phó Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện 115 Nghệ An cho biết: Sau khi khám sàng lọc cho bệnh nhân, bệnh viện đã thực hiện ca phẫu thuật với kíp mổ là 7 người và đã thành công vào chiều 7.4”. Được biết, sau khi cắt bỏ túi mật, phía bên trong túi có khoảng gần 1.000 viên sỏi. Hiện sức khỏe bệnh nhân đang dần hồi phục, sẽ xuất viện trong thời gian sắp tới. Ngày 8/4, theo Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị Trương Xuân Nhuận, bệnh nhân Phan Thị Thu Thủy (30 tuổi, ở thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) đã thoát khỏi nguy kịch, đang nằm điều trị ở khoa Hồi sức tích cực chống độc của bệnh viện. “Chiều 6/4, sản phụ Thủy được bệnh viện tuyến dưới chuyển đến BVĐK tỉnh trong tình trạng nguy kịch với chẩn đoán bị băng huyết sau đẻ thai lưu và rối loạn chức năng đông máu. Bệnh viện có kho máu song bệnh nhân Thủy cần máu tươi toàn phần nên phải huy động người hiến máu phù hợp. Nhận được thông tin này, 2 người là cán bộ y tế công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh cùng 1 người nhà của sản phụ Thủy có chung nhóm máu AB lập tức đề nghị được hiến máu. Sau khi hiến máu cho sản phụ Thủy, chị Võ Thị Hồng Yến (cán bộ phòng tổ chức cán bộ của bệnh viện) biết  bệnh nhân cần thêm máu nên đã điện chồng mình đến hiến thêm 1 đơn vị máu giúp người bệnh. Nhờ 4 đơn vị máu này, sản phụ Thủy hiện đã qua cơn nguy kịch" ông Nhuận cho hay. Theo chị Trần Thị Vân-Chủ tịch Hội Chữ thập Đỏ, Trưởng phòng điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, trường hợp sản phụ Thủy không phải là lần đầu các nhân viên ở bệnh viện này hiến máu cứu bệnh nhân. “Đã 10 năm nay, bệnh viện đã hoạt động nhóm hiến máu tình nguyện nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu cấp thiết về máu tươi cho bệnh nhân lúc cấp cứu với 50 đến 70 thành viên là các y, bác sĩ và nhân viên công tác tại đây. Họ tự nguyện vào nhóm, mỗi khi bệnh nhân cần máu tươi là sẵn sàng chìa tay hiến máu”, chị Vân nói.

Hiến máu cứu sản phụ qua khỏi cơn nguy kịch

Ngày 8/4, theo BVĐK Quảng Trị Trương Xuân Nhuận, bệnh nhân Phan Thị Thu Thủy (30 tuổi, ở thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) đã thoát khỏi nguy kịch, đang nằm điều trị ở khoa Hồi sức tích cực chống độc của bệnh viện. “Chiều 6/4, sản phụ Thủy được bệnh viện tuyến dưới chuyển đến BVĐK tỉnh trong tình trạng nguy kịch với chẩn đoán bị băng huyết sau đẻ thai lưu và rối loạn chức năng đông máu. Bệnh viện có kho máu song bệnh nhân Thủy cần máu tươi toàn phần nên phải huy động người hiến máu phù hợp. Nhận được thông tin này, 2 người là cán bộ y tế công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh cùng 1 người nhà của sản phụ Thủy có chung nhóm máu AB lập tức đề nghị được hiến máu. Sau khi hiến máu cho sản phụ Thủy, chị Võ Thị Hồng Yến (cán bộ phòng tổ chức cán bộ của bệnh viện) biết  bệnh nhân cần thêm máu nên đã điện chồng mình đến hiến thêm 1 đơn vị máu giúp người bệnh. Nhờ 4 đơn vị máu này, sản phụ Thủy hiện đã qua cơn nguy kịch" ông Nhuận cho hay. Theo chị Trần Thị Vân-Chủ tịch Hội Chữ thập Đỏ, Trưởng phòng điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, trường hợp sản phụ Thủy không phải là lần đầu các nhân viên ở bệnh viện này hiến máu cứu bệnh nhân. “Đã 10 năm nay, bệnh viện đã hoạt động nhóm hiến máu tình nguyện nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu cấp thiết về máu tươi cho bệnh nhân lúc cấp cứu với 50 đến 70 thành viên là các y, bác sĩ và nhân viên công tác tại đây. Họ tự nguyện vào nhóm, mỗi khi bệnh nhân cần máu tươi là sẵn sàng chìa tay hiến máu”, chị Vân nói.

Đà Nẵng: Y tế công lập “đỏ mắt” tìm bác sỹ

Tại Đà Nẵng, dù cơ sở vật chất nhiều bệnh viện, trạm y tế được đầu tư khá hiện đại, ngành y tế có chính sách ưu đãi tuyển dụng, song các cơ sở vẫn trong tình trạng thiếu hụt bác sĩ, ảnh hưởng không nhỏ tới việc khám chữa bệnh. Trong số các bệnh viện tuyến quận, huyện của Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa Hòa Vang được đầu tư khá khang trang, hoàn chỉnh. Từ năm 2013, bệnh viện này được đầu tư nâng cấp, xây mới với quy mô 150 giường, 8 phòng, khoa chức năng và khám chữa bệnh. Đến tháng 5-2016, dãy nhà 5 tầng (thuộc giai đoạn 2) được khánh thành và đưa vào sử dụng với tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng, kèm theo đầy đủ trang thiết bị cùng 4 phòng mổ hiện đại. Tuy nhiên, trong số hơn 237 cán bộ, nhân viên, Bệnh viện Đa khoa Hòa Vang hiện mới có chưa tới 40 bác sĩ. Năm 2016, 11 bác sĩ đã được tuyển dụng nhưng với nhu cầu phát triển như hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Hòa Vang vẫn cần thêm 15 bác sĩ trong năm 2017. Hiện bệnh viện được đầu tư nhiều thiết bị hiện đại như máy siêu âm màu J16 (trang bị cho khoa Siêu âm-Chẩn đoán hình ảnh với tính năng, mức độ hiện đại chỉ đứng sau Bệnh viện Đà Nẵng), thiết bị điện cơ, nội tiêu hóa, thiết bị cắt lớp vi tính... Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho khoảng 600 bệnh nhân mỗi ngày, cũng như phát huy hết công năng, Bệnh viện Đa khoa Hòa Vang phải hợp đồng với các bác sĩ về hưu, bác sĩ đang làm việc ở bệnh viện tuyến trên. Bác sĩ Nguyễn Đại Vĩnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hòa Vang cho biết: Ngoài chính sách của thành phố, bệnh viện đều hỗ trợ cho mỗi bác sĩ khi về làm việc tại đây từ 8-15 triệu đồng. Đối với những bác sĩ ở xa được hỗ trợ tiền thuê nhà hàng tháng. Chưa kể, các bác sĩ khi về làm việc tại đây đều được khuyến khích đi học các lớp đào tạo chuyên khoa định hướng ngắn hạn 6-12 tháng, bệnh viện luôn có cơ chế riêng để thu hút, tuyển chọn bác sĩ khi về làm việc tại đây. Tuy nhiên, vẫn không tuyển được do bệnh viện ở xa trung tâm, đi lại khó khăn. Trạm y tế xã Hòa Châu (huyện Hòa Vang) hiện chỉ vẻn vẹn 7 cán bộ, nhân viên đảm nhiệm việc khám chữa bệnh cho hơn 15.000 người dân trên địa bàn xã. Việc tuyển bác sĩ về trạm được thực hiện trong suốt 3 năm nay nhưng vẫn chưa có kết quả. Trong 5 năm qua, cơ sở này được trang bị tới 2 máy điện tim nhưng theo y sĩ Nguyễn Ngọc Ba, trưởng trạm y tế xã, do trạm thiếu bác sĩ nên không sử dụng được các thiết bị này. Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đà Nẵng, suốt 11 năm qua, liên tục thông báo tuyển dụng nhưng đến nay vẫn còn thiếu đến 10 bác sĩ. Năm 2015, Đề án 922 có bổ sung cho bệnh viện 1 bác sĩ nhưng người này đã xin nghỉ từ cuối 2016. Vừa qua, Đề án này cũng bổ sung thêm 2 bác sĩ nhưng kết quả là họ không chịu về dù bệnh viện đã hết sức năn nỉ.  Quy mô bệnh viện 100 giường nhưng chỉ có 7 bác sĩ trực tiếp khám chữa bệnh cho bệnh nhân, vì thế, các bác sĩ phải làm việc gấp 2 - 3 lần, hoàn toàn không có thời gian đi học bồi dưỡng, nâng cao tay nghề. Tuyến y tế xã phường cũng lâm vào hoàn cảnh “bi đát”. Trạm y tế  xã Hòa Châu (huyện Hòa Vang) hiện chỉ vẻn vẹn 7 cán bộ, nhân viên đảm nhiệm việc khám chữa bệnh cho hơn 15.000 người dân trên địa bàn xã. Việc tuyển bác sĩ về trạm được thực hiện trong suốt 3 năm nay nhưng vẫn chưa có kết quả. Y sĩ Nguyễn Ngọc Ba, Trưởng trạm y tế xã cho biết: Trong 5 năm qua, cơ sở này được trang bị 2 máy điện tim do trạm thiếu bác sĩ nên không sử dụng được các thiết bị này. Theo Sở Y tế thành phố, tính đến cuối năm 2016, hàng loạt cơ sở y tế như các trung tâm y tế quận, huyện, bệnh viện chuyên ngành như Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Trung tâm Cấp cứu, Trung tâm Pháp y... đều phản ánh tình trạng thiếu bác sĩ. Thậm chí, bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế như Bệnh viện Đà Nẵng vẫn đang đối mặt tình trạng thiếu bác sĩ. Hiện bệnh viện này thiếu khoảng 30 bác sĩ. Vừa qua, bệnh viện thông báo tuyển dụng 10 bác sĩ nhưng chỉ nhận được 2 người.

Sức hút của các bệnh viện tư

Là Trung tâm của khu vực, các bệnh viện công lập tại Đà Nẵng đang rơi vào tình trạng quá tải. Ví như thực kê bệnh viện 100 giường nhưng thực tế điều trị 200 bệnh nhân, trong khi bệnh viện chỉ được phép tuyển dụng bác sĩ tương ứng 100 giường, không được phép tuyển theo thực tế. Việc này dẫn đến tình trạng bác sĩ phải làm việc gấp nhiều lần, khiến nhiều người cân nhắc khi chọn về bệnh viện công lập. Ngoài ra, hiện tại chính sách thu hút bác sĩ ở Đà Nẵng hiện nay không thông thoáng, ưu đãi nhiều như các địa phương lân cận. Tại Quảng  Ngãi sinh viên y ra trường theo diện thu hút được hỗ trợ 200 – 250 triệu/người. TP Tam Kỳ (Quảng Nam) mức hỗ trợ đã 100 – 150 triệu/người. Do đó, sinh viên ra trường chọn các địa phương này là điều dễ hiểu. “Hai yêu cầu tối thiểu của một bác sĩ mới ra trường là thu nhập và điều kiện nâng cao tay nghề. Nhưng thực tế hiện nay, bệnh viện công thu nhập không cao, lại trong tình trạng quá tải. Điều kiện nâng cao tay nghề hạn chế. Do đó chọn lựa vào các bệnh viện công ở Đà Nẵng không phải là chọn lựa tốt nhất”.

Vì sao nguyên giám đốc Sở Y tế Long An bị cấm xuất cảnh?

Đêm 8/4, ông Lê Thanh Liêm - Nguyên giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An bị công an cửa khẩu quốc tế Tân Sơn Nhất không cho lên chuyến bay đi Nhật du lịch. Ngày 9/4, thượng tá Nguyễn Minh Sáng, Trưởng phòng tham mưu Công an tỉnh Long An cho biết, ông Lê Thanh Liêm, nguyên giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An đã bị Công an tỉnh Long An đề nghị Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an không giải quyết xuất cảnh với lý do ông này có liên quan đến một vụ việc mà công an đang điều tra. Đêm 8/4, ông Lê Thanh Liêm bị Công an cửa khẩu quốc tế Tân Sơn Nhất không cho lên chuyến bay đi Nhật du lịch bằng biện pháp ngăn chặn lập biên bản về việc chưa giải quyết xuất cảnh đối với ông. Lý do chưa giải quyết xuất cảnh vì ông Liêm thuộc diện chưa được xuất cảnh theo đề nghị của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An. Trước đó 1 ngày (7/4), ông Lê Thanh Liêm được Chủ tịch UBND tỉnh Long An ký văn bản đồng ý được nghỉ phép năm 2017 để đi du lịch tại Nhật Bản từ ngày 9 – 14/4 bằng kinh phí tự túc. Giữa năm 2016, Chủ tịch UBND tỉnh Long An ký quyết định thanh tra, chỉ đạo sở Nội vụ tỉnh tham mưu kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An trong việc lập, thẩm định hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ đề xuất, giám sát,…trong việc thanh toán cho nhà thầu cao hơn thực tế với số tiền 735 triệu đồng tại công trình tòa nhà bốn cơ quan (gồm Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, Trung tâm giám định y khoa, Trung tâm giám định pháp y, Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm) do Sở Y tế làm chủ đầu tư. Sau đó, vụ việc này đã được UBND tỉnh Long An đề nghị Cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra làm rõ. Theo ông Lê Tấn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, ông Lê Thanh Liêm nghỉ hưu trước tuổi hồi tháng 2/2017. Hiện ông Liêm vẫn là tỉnh ủy viên. Liên quan đến vụ việc trên, ông Dũng cho biết đang kiểm tra lại vụ việc.

Sức khỏe đời sống

Về nguồn để giáo dục truyền thống cho cán bộ trẻ ngành Y

Ngày 7/4, Bộ Y tế dự Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2017) tại Khu di tích Ban Dân y Trung ương cục miền Nam (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) do CLB Truyền thống Ban dân y miền Nam phối hợp với Tỉnh ủy tỉnh Tây Ninh, Đảng ủy Khối cơ sở Bộ Y tế tổ chức. Tại buổi lễ, Bộ trưởng cũng phát động chương trình vận động, kêu gọi các nguồn lực để hoàn thiện hệ thống các di tích của ngành y tế tại tỉnh Tây Ninh và tỉnh Tuyên Quang. Ngay tại Hội trường tổ chức buổi lễ kỷ niệm, PGS. TS. Trần Thị Trung Chiến, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ nhiệm CLB Truyền thống Ban dân y miền Nam xúc động cho biết, chính nơi đây là bệnh viện Liên cơ C6 đóng quân. Trận càn mùa khô năm 1967 có một học viên đang học lớp y tá tại bệnh viện đã bắn rơi một chiếc trực thăng, rồi những trận pháo bầy dội xuống, cán bộ y tế phải dìu thương binh để vượt qua bom đạn, bảo vệ tính mạng cho thương binh là trên hết. Để làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975, có biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống, biết bao thế hệ các thầy thuốc đã mãi mãi nằm lại trong lòng đất mẹ không trở về. Vượt qua nỗi đau và sự mất mát của chiến tranh, 42 năm từ dấu son chói lọi ngày 30.4.1975, đất nước vừa khắc phục hậu quả chiến tranh để lại vừa xây dựng phát triển kinh tế, hội nhập với thế giới. Trước đây, ngành y tế gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, nguồn nhân lực thiếu chưa được đào tạo, nhưng những năm gần đây, Đảng và nhà nước đã đầu tư nhiều hơn cho công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, vì vậy Bộ Y tế đã làm tốt công tác y tế phổ cập, y tế dự phòng, đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại, những kỹ thuật y khoa tiên tiến đã được áp dụng như: ghép gan, ghép thận, ghép tim, ghép phổi, thay giác mạc,… “Những ngày tháng 4 lịch sử, Đoàn Bộ Y tế lại có chuyến về nguồn - khu di tích truyền thống Dân y miền Nam. Khi đặt chân đến khu di tích truyền thống Dân y miền Nam là mỗi người lại vô cùng xúc động. Đặc biệt là các lãnh đạo, cán bộ, y bác sĩ ngành y. Đây thực sự là một địa chỉ đỏ để cùng nhau ôn lại những kỷ niệm không thể nào quên của những năm tháng đấu tranh oanh liệt, những đóng góp quan trọng của Ngành y tế đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Là nơi để các thế hệ cán bộ, y bác sĩ ngành y tế hiểu rõ hơn truyền thống yêu nước, sự hi sinh quên mình vì Tổ Quốc của thế hệ ông, cha”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến xúc động phát biểu tại Lễ Kỷ niệm. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, chúng ta tri ân sâu sắc những cống hiến, hi sinh của các thế hệ đi trước. Vậy nên chúng ta phải luôn tự vấn rằng: phải làm gì cho Tổ quốc hôm nay! Phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước, ngành y tế đã, đang và sẽ phấn đấu để đạt được mục tiêu tối quan trọng là chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn. Thời gian qua, toàn ngành đã nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hướng đến sự hài lòng của người bệnh, người dân. Thời gian tới, ngành y tế sẽ tiếp tục triển khai thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, hướng đến sự hài lòng của người dân. Triển khai các chương trình, đề án nâng cao chất lượng hệ thống y tế cơ sở, giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Đồng thời, đẩy mạnh lộ trình đưa tiền lương vào giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT; đổi mới toàn diện đào tạo cán bộ. Ngành Y tế tăng cường xã hội hóa, tạo điều kiện cho các cơ sở y tế ngoài công lập, xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân… Tại Lễ kỷ niệm, Bộ Y tế cùng CLB truyền thống Ban dân y miền Nam đã trao 2 căn nhà tình nghĩa cùng nhiều phần quà cho các gia đình chính sách, khó khăn trên địa bàn huyện Tân Biên (Tây Ninh). Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng phát động chương trình vận động, kêu gọi các nguồn lực trong và ngoài ngành để hoàn thiện hệ thống các di tích của ngành y tế qua các thời kỳ tại tỉnh Tây Ninh và tỉnh Tuyên Quang - một nơi là Trung ương Cục miền Nam và một nơi được xem là Thủ đô kháng chiến. Ngay tại buổi lễ, các đơn vị đã ủng hộ được hơn 550 triệu đồng để hoàn thiện các hạng mục còn lại của khu di tích Ban Dân y Trung ương cục miền Nam, dự kiến sẽ khánh thành vào dịp 30.4. 2018. Trước mắt, đặt 6 tượng đài của các thầy thuốc tiêu biểu ngành Y tế: Đại Danh Y Thiền Sư Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãng Ông Lê Hữu Trác, Bác sĩ Alexander Yersin, cố Bộ trưởng Bộ Y tế BS. Phạm Ngọc Thạch, cố Bộ trưởng Bộ Y tế BS Nguyễn Văn Hưởng, nguyên trưởng Ban dân miền Nam, nguyên thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS Nguyễn Văn Thủ.

Bệnh viện Trung ương Huế chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn Lào

Đoàn cán bộ BV Trung ương Huế phối hợp với Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên Huế đã có chuyến công tác tại 5 tỉnh Nam Trung Lào gồm Savannakhet, Champasak, Attapeu, Sekong và Salavan. Bệnh viện Trung ương Huế đã lần đầu tiên ký biên bản ghi nhớ với đại diện Sở Y tế của 5 tỉnh về việc hợp tác trong công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực y tế, chuyển tuyến và xã hội hóa y tế. Cụ thể các biên bản ghi nhớ trên sẽ gồm những điều như sau: bệnh nhân Lào có giấy giới thiệu từ bệnh viện 5 tỉnh trên khi về Bệnh viện Trung ương Huế khám chữa bệnh sẽ được hưởng giá dịch vụ y tế như người Việt Nam; Bệnh viện Trung ương Huế sẽ đào tạo miễn phí 1 đến 3 tháng cho khoảng dự kiến 15-20 cán bộ y tế, bác sĩ từ Lào trong năm nay; Chuyển giao miễn phí một số kỹ thuật về can thiệp tim mạch và phẫu thuật nội soi. Dự kiến thời gian tới sẽ chuyển giao kỹ thuật về sản khoa cho nước bạn với mục đích hạn chế những tai biến sản khoa…

Hà Nội: Thêm 2 bệnh nhân hôn mê do ngộ độc methanol

Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho biết đang điều trị cho 2 bệnh nhân bị ngộ độc methanol rất nặng. Trước đó, đêm 6/4 bệnh nhân nam B.H.P. (52 tuổi, ở Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội) nhập viện sau 24h uống rượu ở quán gần nhà và một quán ở đường Đê La Thành. Người nhà bệnh nhân cho biết, sau khi có biểu hiện ngộ độc rượu, bệnh nhân đến cấp cứu tại Bệnh viện Giao thông vận tải. Do tình trạng ngộ độc quá nặng, Bệnh viện Giao thông Vận tải đã chuyển bệnh nhân đến Trung tâm Chống độc trong tình trạng hôn mê, toan chuyển hóa. Kết quả xét nghệm cho thấy nồng độ methanol trong máu lên đến 45,9 mg/dl. Bệnh nhân được điều trị bằng tất cả các liệu pháp tích cực như lọc máu, hồi sức, thải độc… Hơn 1 ngày sau, trong máu bệnh nhân đã âm tính với methanol nhưng vẫn trong tình trạng hôn mê sâu, tổn thương não nặng nề, nguy cơ di chứng và tử vong rất cao. Bác sĩ, Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc cho biết, từ tháng 1 đến nay, đây là bệnh nhân thứ 34 Trung tâm phải cấp cứu do ngộ độc methanol. Cũng trong đêm 6/4, thêm một bệnh nhân nữa nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư trong tình trạng nhiễm trùng nặng do ngộ độc methanol. Trong số 34 bệnh nhân ngộ độc methanol có 9 trường hợp tử vong ngay tại viện hoặc nặng gia đình xin về, nhiều bệnh nhân di chứng do tổn thương mắt, não nặng nề dù đã được lọc máu thải độc tích cực.

Người lao động

Báo cáo Bộ Y tế vụ sản phụ vừa sinh đã tử vong

Ngay sau khi lấy thai nhi ra ngoài thì sản phụ Liên đột ngột ngừng tim, ngừng thở, nồng độ oxy trong máu giảm dần. Ngày 9-4, bác sĩ Trần Văn Khải, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng, cho biết đã ký báo cáo gửi Bộ Y tế để thông tin về trường hợp sản phụ tử vong sau sinh mổ tại Bệnh viện Sản- Nhi Sóc Trăng. Nạn nhân là chị Trà Thị Bích Liên (30 tuổi), ngụ xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Theo báo cáo, chị Liên nhập viện tại Bệnh viện Sản- Nhi Sóc Trăng vào ngày 2-4. Tại đây, chị Liên được các y, bác sỹ chẩn đoán chuyển dạ sinh, thai tuần thứ 38, nhau tiền đạo trung tâm. Đến khoảng 14 giờ 30 phút ngày 5-4, sau khi làm các thủ tục xét nghiệm, các y, bác sỹ đã tiến hành mổ lấy thai nhi. Ngay sau khi lấy thai nhi ra ngoài thì sản phụ Liên đột ngột ngừng tim, ngừng thở, nồng độ oxy trong máu giảm dần. Tại đây, các bác sỹ tiến hành dùng phương pháp đặt nội khí quản ngay trên bàn mổ. Bệnh viện sau đó mời bác sỹ chuyên khoa hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng hỗ trợ về chuyên môn. Sau hơn một giờ mổ, tình trạng sức khỏe bệnh nhân không được cải thiện; mạch, huyết áp không bắt, không đo được, nhịp tim không đều, vết mổ rỉ máu, ống nội khí quản trào ra... Đến 16 giờ 30 phút cùng ngày, tình trạng sức khỏe bệnh nhân diễn biến xấu và được chuyển qua Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng điều trị và đã tử vong lúc 21 giờ cùng ngày. Trong quá trình cấp cứu điều trị, bệnh nhân đã được truyền 6 đơn vị hồng cầu lắng, 3 đơn vị huyết tương. Bệnh nhân cũng được thực hiện đầy đủ các phác đồ điều trị, các xét nghiệm X-Quang, siêu âm, đo điện tim. Qua hồ sơ bệnh nhân và phân tích sơ bộ của các bác sỹ chuyên khoa, với các dấu hiệu lâm sàng của bệnh lý “thuyên tắc ối”, có thể nói đây là một tai biến nặng trong sản khoa có tỉ lệ tử vong khá cao. Bước đầu xác định nguyên nhân tử vong của sản phụ Liên có thể là do thuyên tắc ối trên bệnh nhân mổ lấy thai do nhau tiền đạo. Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng yêu cầu Bệnh viện Sản-Nhi Sóc Trăng thành lập ngay hội đồng chuyên môn để xem xét cụ thể nguyên nhân dẫn đến tử vong của sản phụ để kết luận có hay không sai sót về chuyên môn. Sau khi có báo cáo chuyên môn, Sở Y tế Sóc Trăng sẽ thành lập hội đồng chuyên môn cấp tỉnh và sẽ mời các chuyên gia đến từ Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) tham gia cùng hội đồng. Dự kiến, ngày 11-4, hội đồng chuyên môn Sở Y tế Sóc Trăng sẽ phân tích và kết luận chuyên môn chính xác, đồng thời xác định rõ trách nhiệm đối với các nhân, tập thể nếu có.

Thêm sức sống cho bệnh nhân HIV/AIDS

Mỗi năm, tiền thuốc ARV điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS khoảng 420 tỉ đồng nhưng nguồn viện trợ chính này trong năm 2017 sẽ không còn nữa Các giải pháp điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS đã và đang được tính toán, giải quyết, trong đó quyết sách bền vững cho vấn đề này là dựa vào nguồn BHYT.

Người bệnh chới với

Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, tính đến nay, nước ta đã ghi nhận hơn 300.000 người nhiễm HIV, số bệnh nhân hiện còn sống là khoảng 227.000 người. Tuy nhiên, đây chỉ là con số được báo cáo, số ca nhiễm bệnh thực tế trong cộng đồng còn cao hơn nhiều. Nhóm tuổi nhiễm HIV chủ yếu từ 20 đến 40. TP HCM là một trong những “điểm nóng” nhất cả nước về số người nhiễm HIV. Theo bà Tiêu Thị Thu Vân, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS TP HCM, đến nay, toàn TP đã có 57.000 người nhiễm HIV và gần 11.000 người tử vong do AIDS. Số người nhiễm hiện còn sống khoảng 46.000. Sở Y tế TP HCM, cho biết trong số trường hợp nhiễm HIV đang còn sống, gần 30.000 người đang được điều trị bằng thuốc ARV. Lâu nay, kinh phí cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS của TP HCM chủ yếu do các tổ chức quốc tế tài trợ. Năm 2017, nguồn tài trợ này bị cắt giảm hoàn toàn và khi đó, việc cấp phát thuốc điều trị ARV không còn miễn phí như trước, người bệnh sẽ phải thanh toán phần lớn chi phí điều trị. “Đa số bệnh nhân HIV thuộc diện nghèo, khả năng chi trả rất hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp cận và tuân thủ điều trị liên tục, từ đó khó kiểm soát được tình trạng kháng thuốc” - ông Hưng băn khoăn.

Duy trì sự sống từ BHYT

Theo Bộ Y tế, với số người nhiễm mới HIV ngày càng tăng trong khi các nguồn viện trợ bị cắt đứt thì việc chăm sóc điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS đang gặp nhiều thách thức. Ước tính mỗi năm, số tiền chi trả cho loại thuốc ARV điều trị HIV/AIDS là khoảng 420 tỉ đồng. Đây là con số không nhỏ, nếu cắt viện trợ, gánh nặng chỉ còn đè lên vai người bệnh. Vì vậy, một trong những “phao cứu sinh” hướng đến là khuyến khích bệnh nhân HIV/AIDS sang điều trị diện BHYT. Chỉ có nguồn này mới giúp người nhiễm HIV giảm bớt chi phí điều trị, duy trì sự sống. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là tỉ lệ bệnh nhân HIV/AIDS đang tham gia BHYT còn quá thấp. Chỉ riêng tại TP HCM, theo ông Hưng, trong số khoảng 30.000 người nhiễm HIV đang điều trị thì chỉ mới 70% có thẻ BHYT. Mặt khác, hiện TP có 46 phòng khám tiếp nhận và điều trị ngoại trú cho bệnh nhân nhưng chỉ 20 đơn vị đủ điều kiện thanh toán BHYT. Theo Bộ Y tế, trong công tác thu dung điều trị, cả nước hiện có 116.000 bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị bằng ARV tại 397 cơ sở và 33 điểm cấp thuốc khác. Tuy nhiên, mới chỉ có 185 cơ sở đủ điều kiện ký hợp đồng thanh toán BHYT. Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, sắp tới sẽ có 3 phương án kiện toàn cơ sở điều trị các bệnh nhân này qua BHYT. Cụ thể, đối với bệnh viện (BV) hoặc trung tâm y tế dự phòng có 2 chức năng (dự phòng và điều trị), sẽ tái tổ chức cơ sở điều trị HIV/AIDS để bảo đảm điều kiện thanh toán BHYT. Đối với trung tâm y tế dự phòng một chức năng (chỉ dự phòng, không điều trị), sẽ thành lập phòng khám chuyên khoa HIV/AIDS hoặc chuyển bệnh nhân sang BV đa khoa cùng tuyến quận/huyện. Đối với trung tâm phòng chống HIV/AIDS, sẽ thành lập phòng khám chuyên khoa.

Còn nhiều thách thức

Tại một số hội nghị gần đây, không ít lần nhấn mạnh phải tạo điều kiện để 100% bệnh nhân HIV/AIDS được mua thẻ BHYT. Theo ThS-BS Trần Nguyễn Ái Thanh (BV Thủ Đức, TP HCM), phòng khám HIV/AIDS của BV đang quản lý điều trị 170 bệnh nhân (94% có BHYT), trong đó 52% là lao động tự do, 28% là công nhân, còn lại là nội trợ. Dù phòng khám khang trang nhưng bệnh nhân lại ngại đến điều trị do tâm lý; nhân lực còn thiếu kinh nghiệm; chưa tích hợp 2 chương trình quản lý của BV và mạng eClinica của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS... Trong khi đó, lãnh đạo ngành y tế TP HCM nêu ra nhiều khó khăn trong công tác BHYT cho người nhiễm HIV, như: không có điều kiện mua thẻ BHYT; nhiều người nhiễm sống lang thang, không có hộ khẩu, không có nơi cư trú và việc làm ổn định nên không được hưởng các chính sách hỗ trợ BHYT; sợ bị kỳ thị, phân biệt nên không muốn tham gia BHYT dù có điều kiện; có thẻ BHYT nhưng không sử dụng... TP HCM, các phòng khám ngoại trú tại TP cần nhanh chóng đáp ứng đủ các điều kiện để sớm ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT. Ngoài ra, Bộ Y tế cần mở rộng danh mục thuốc cho tuyến quận/huyện để đáp ứng nhu cầu điều trị cho người có thẻ BHYT, đặc biệt là bệnh nhân HIV/AIDS. Các chuyên gia cho rằng việc triển khai khám chữa bệnh BHYT cho bệnh nhân HIV/AIDS là có ý nghĩa nhân văn. Song, để chính sách này thực sự đi vào cuộc sống, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp - từ sự chỉ đạo, ban hành quy định mới cho đến tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục...

News Zing

Thêm 2 người nguy kịch do ngộ độc rượu methanol

Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết trong ngày 6/4 đã có thêm 2 bệnh nhân bị ngộ độc rượu có cồn công nghiệp (methanol). Bệnh nhân đầu tiên là nam giới, 52 tuổi ở Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội), uống rượu trước khi vào Trung tâm chống độc khoảng 24 giờ tại khu vực đường Kim Mã, La Thành. Bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm chống độc trong tình trạng hôn mê sâu, tổn thương cả 2 bên bán cầu não, toan chuyển hoá nặng. Xét nghiệm thấy nồng độ Methanol trong máu lên đến 45,9 mg/dl, bệnh nhân đã được trung tâm chống độc điều trị bằng tất cả các liệu pháp tích cực với một tình trạng ngộ độc methanol nặng. Đến chiều 8/4, xét nghiệm methanol trong máu đã âm tính nhưng bệnh nhân vẫn trong tình trạng hôn mê sâu, tổn thương não nặng nề, nguy cơ di chứng và tử vong rất cao. Bệnh nhân thứ hai (41 tuổi) hiện điều trị ở Bệnh viện bệnh Nhiệt đới trung ương với các biểu hiện tương tự sốc nhiễm trùng, men gan và methanol cao.. Ths Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm chống độc - cho biết hiện cả 2 bệnh nhân đều đã được cấp cứu tích cực, lọc máu, điều trị giải độc, nhưng tình trạng đều vẫn rất nặng. Từ tháng 1 đến nay đã có 34 bệnh nhân phải cấp cứu do ngộ độc methanol tại trung tâm. Trong số đó, 9 bệnh nhân tử vong tại viện hoặc nặng gia đình xin về. Nhiều bệnh nhân di chứng do tổn thương mắt, não nặng nề dù đã được lọc máu thải độc tích cực, tốn kém kinh phí.

Vnexpress

Kéo vào bệnh viện truy sát vì bị mời khỏi tiệc nhậu

Bị anh em chủ nhà mời ra khỏi tiệc, hai thanh niên ở Cà Mau cầm hung khí đuổi chém họ, sau đó tiếp tục vào bệnh viện truy sát. Ngày 9/4, Công an huyện Phú Tân (Cà Mau) bắt giữ Phù Văn Tiền (31 tuổi, ở huyện Trần Văn Thời) điều tra hành vi Cố ý gây thương tích, đồng thời truy bắt đồng phạm tên Diễn đã bỏ trốn. Hai người này được xác định cầm hung khí xông vào Bệnh viện đa khoa Khu vực huyện Cái Nước truy sát anh Trần Thanh Đợi (36 tuổi) và Nguyễn Hoàng Linh (33 tuổi, em cọc chèo anh Đợi) vào tối hôm qua, khiến nhiều bác sĩ và bệnh nhân tháo chạy tán loạn. Nằm trên giường bệnh với nhiều vết chém trên người, anh Đợi thều thào cho biết, chiều hôm qua, anh rủ em cọc chèo ăn tiệc tại nhà. Lúc sau, Tiền (con rể của hàng xóm) và Diễn đến và xin vào nhậu. "Anh ta nhậu nhưng liên tục nói vợ tôi bị ma nhập", anh Đợi nói và cho biết dù được khuyên can nhưng họ không nghe mà còn nói lời thô tục. Bức xúc, anh mời khách ra về khiến hai bên xảy ra cự cãi. Được can ngăn, Tiền và bạn bỏ về nhưng sau đó cầm dao quay lại đuổi chém hai anh em chủ nhà. Thấy các nạn nhân bị thương, nhóm của Tiền bỏ đi. Nhưng khi hay tin họ được đưa đến bệnh viện, anh ta dẫn theo nhóm người cầm hung khí xông vào phòng cấp cứu tiếp tục truy sát. Nhóm này đánh một bảo vệ của bệnh viện bị thương, rồi xông lên xe cấp cứu chém thêm một nhát vào đầu anh Linh, và rút đi trước khi công an có mặt.

Nhân dân

Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người bị rối loạn trầm cảm

Bộ Y tế vừa phối hợp Bộ GD-ĐT, WHO tổ chức mít-tinh hưởng ứng Ngày sức khỏe thế giới (7-4) với chủ đề “Hãy trò chuyện để phòng, chống trầm cảm”. Theo thống kê của WHO, ước tính Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người bị rối loạn trầm cảm (chiếm 4% dân số). Đáng chú ý, trầm cảm luôn nằm trong mười nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở mọi lứa tuổi, kể cả nhóm dưới 15 tuổi… tất cả mọi người đều có thể mắc trầm cảm. Để phòng ngừa trầm cảm hiệu quả, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần thực hiện lối sống cân bằng như: nghỉ ngơi và ngủ có điều độ; chế độ ăn uống cân đối và tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên. Ngăn chặn bạo lực, xâm hại cũng giúp phòng ngừa trầm cảm một cách có hiệu quả. Cần coi trầm cảm là một vấn đề ưu tiên trong chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần…

Thêm 100 người bệnh nghèo miệt rừng được mổ mắt miễn phí

Chiều 9-4, UBND huyện U Minh (Cà Mau) cho biết, thêm 100 trường hợp bị đục thủy tinh thể (cườm đá) tại địa phương vừa được Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long và Trung tâm Medic Optic phẫu thuật miễn phí. Các đối tượng được mổ mắt miễn phí lần này thuộc diện hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn. Ngoài mổ mắt miển phí, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long còn trao tặng 100 suất quà (mỗi suất quà trị giá 200.000 đồng) cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn thuộc địa bàn các xã có diện tích lâm phần rừng tràm trên địa bàn huyện U Minh. Hoạt động trên nhằm chia sẻ, động viên, tiếp niềm tin để những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh thêm có động lực vượt qua bệnh tật, vươn lên trong cuộc sống. Được biết, ngoài các chương trình công tác chăm sóc cộng đồng, hoạt động từ thiện vừa qua tại huyện U Minh là một trong những chuỗi hoạt động nằm trong “Hành trình 20 điểm yêu thương” được thực hiện xuyên suốt trong năm 2017 mà Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long cùng các đơn vị liên quan thực hiện trong năm nay tại Cà Mau và một số địa phương vùng ĐBSCL.

Một giám đốc hăng say nghề nghiệp

Trong dịp kỷ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2) vừa qua, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần dược Hà Tĩnh Lê Hồng Phúc vinh dự là một trong 134 cán bộ y tế được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân. Đó là phần thưởng xứng đáng, ghi nhận sự cống hiến lớn lao của một con người có tư duy đổi mới và lòng đam mê nghề nghiệp. Ở bất kỳ đơn vị công tác nào, tinh thần hăng say, cùng với tư duy sáng tạo, "dám làm, dám chịu trách nhiệm" đã giúp ông luôn hoàn thành mọi công việc được giao. Năm 1993, ông Lê Hồng Phúc được Sở Y tế Hà Tĩnh điều động về làm Phó Giám đốc Công ty dược và thiết bị y tế Hà Tĩnh, đây cũng là dịp để ông tiếp tục dấn thân, phát huy năng lực sáng tạo, giúp đơn vị sản xuất kinh doanh sớm đi vào nền nếp. Từ tháng 5-2005, Công ty dược và thiết bị y tế Hà Tĩnh vận hành theo lộ trình mới, đơn vị hoạt động theo phương thức cổ phần hóa, với nhiều người tham gia góp vốn cổ đông, ông Lê Hồng Phúc được các cổ động tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc điều hành Công ty cổ phần dược Hà Tĩnh (HADIPHAR). Trước những thách thức lớn, nhất là thị trường thuốc ngày càng cạnh tranh khốc liệt, ông Phúc đã có giải pháp hữu hiệu, để tạo được lòng tin cho mọi người. Ông chỉ đạo mở rộng đầu tư mạng lưới phân phối thuốc trong phạm vi toàn quốc, nhờ đó doanh thu sản xuất ngày càng tăng trưởng mạnh. Cơ sở vật chất, kho tàng, bến bãi... được tiếp tục đầu tư mở rộng. Đi liền với đó là xây dựng chiến lược quảng bá tiếp thị chuyên nghiệp hiệu quả, tạo dựng được thương hiệu uy tín với người tiêu dùng; liên doanh, liên kết với các đối tác trong nước và nước ngoài để phân phối thêm nguồn hàng. Là người khá nhạy bén, hiểu rõ thực lực của đơn vị mình, cho nên ông Phúc xác định: Coi trọng công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến, coi trọng chất xám và khuyến khích người tài là điều "cốt tử" để công ty phát triển bền vững. Nhiều chính sách khen thưởng được áp dụng cho các đề tài nghiên cứu các sản phẩm mới. Nhờ đó nhiều đề tài được nghiên cứu thành công như: nghiên cứu thành công sản phẩm nước súc miệng Nha Diệu Ngọc Hoàn bằng thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh nha chu viêm đau chân răng và các bệnh về răng miệng, nghiên cứu và đưa ra thị trường các sản phẩm trị bệnh đại tràng Hadiphar... Đặc biệt, đề tài "nghiên cứu ứng dụng công nghệ bào chế mới vào sản xuất viên ngậm giảm ho có nguồn gốc từ thảo dược" đã được công nhận đề tài cấp tỉnh và được Sở Khoa học - Công nghệ Hà Tĩnh xếp loại xuất sắc. Không dừng lại ở công tác nghiên cứu khoa học, Tổng Giám đốc Lê Hồng Phúc rất coi trọng đến việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Hằng năm, đơn vị đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, mời các chuyên gia giỏi trong nước về tham gia giảng dạy, bồi dưỡng tay nghề, đồng thời có chính sách khuyến khích đối với những người có trình độ chuyên môn giỏi về công tác tại đơn vị. Không chỉ lo sản xuất và kinh doanh, Công ty cổ phần dược Hà Tĩnh còn là đơn vị duy trì tốt hoạt động các tổ chức chính trị, tích cực tham gia hoạt động từ thiện. Tạo việc làm cho bà con nông dân nghèo bằng cách triển khai thực hiện dự án SRDP để trồng nguồn dược liệu sạch. Hiện nay, đơn vị đã có dây chuyền sản xuất thuốc Đông dược đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP- WHO) tại khu liên hợp Hatipharco. Một tin vui nữa là sản phẩm do HADIPHAR sản xuất đã được hội đồng bình chọn của Bộ Y tế công nhận là một trong số 30 doanh nghiệp sản xuất thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt"; hai sản phẩm Mộc hoa trắng HT và Hoàn xích hương được bình chọn là sản phẩm "Ngôi sao thuốc Việt" trong số 62 sản phẩm được bình chọn. Hằng năm, công ty có từ 20 đến 25 sản phẩm ra đời, đưa vào sử dụng điều trị cho người bệnh. Tính đến năm 2017, đơn vị đã sản xuất được 160 sản phẩm thuốc các loại. Tin rằng với sự say mê, tâm huyết với công việc, với tư duy năng động và sáng tạo, Thầy thuốc Nhân dân Lê Hồng Phúc sẽ tiếp tục đưa Công ty cổ phần dược Hà Tĩnh vượt qua những thử thách mới.

Dân Việt

Sán xơ mít dài "khủng" 5 mét trong người cụ bà 82 tuổi

Sáng nay (9.4), Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) cho biết, vừa lấy một con sán xơ mít "khủng" có chiều dài đến 5 mét trong người bụng của cụ bà 82 tuổi. Theo bệnh viện, bệnh nhân là bà Hà Thị H. (82 tuổi, trú tại xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) nhập viện Khoa Đông y ngày 6.4 với triệu chứng đau bụng dữ dội vì nhiễm sán xơ mít. Qua khám và xét nghiệm, bà H. được uống thuốc xổ. Đến trưa ngày 7.4, bà H. đã đi ngoài ra một con sán xơ mít dài hơn 5 mét. Đầu sán xơ mít đã được cắt bỏ để đưa đi làm xét nghiệm. Sau xổ sán xơ mít, sức khỏe bà H. tốt lên hẳn. Bà H. cho biết: cách đây khoảng 1 năm, bà thấy khó chịu mỗi lần đi ngoài. Khi đau quá bà mới đến bệnh viện khám thì phát hiện nhiễm sán xơ mít. "Hôm nay xổ được con sán xơ mít ra ngoài, tôi nhẹ cả người..." - bà H nói. BVĐK Vĩnh Đức cho biết: “Xổ sán xơ mít với thuốc tây y dễ thất bại vì đa phần không xổ được đầu sán. Với một liều thuốc được chế biến từ trái cau, sán xơ mít ra cả con, hiệu quả trên 90% mà bệnh nhân không bị phản ứng phụ nào. Sau khi xổ xong phải cắt đầu sán đi xét nghiệm mới yên tâm. Đây là lần đầu tiên mới thấy con sán xơ mít có chiều dài "khủng" như vậy..." 

Dân trí

Cô gái 18 tuổi bị tâm thần vì... thức đêm đăng ảnh "câu" like

Thói quen sử dụng facebook, sống, ăn, ngủ với nó đã đẩy cô gái 18 tuổi vào cảnh chán ghét cuộc sống hiện tại, thu mình trong cuộc sống ảo và dẫn đến rối loạn tâm thần. Gần đây, Bệnh viện Tâm thần Trung ương tiếp nhận bệnh nhân bị tâm thần vì thói quen nghiện facebook. Cô gái 18 tuổi ở Hà Nội thường xuyên thức đêm đăng ảnh để chờ nút “like” trên facebook. Các bác sĩ cho biết, trước khi vào viện, bệnh nhân có những triệu chứng bất thường như không ăn uống, thức khuya, hay lẩm bẩm một mình và sống thu mình, không còn quan hệ bạn bè như trước. Theo đánh giá của các bác sĩ, bệnh nhân này đã ở giai đoạn cấp tính, một thời gian dài chịu áp lực, bị ảm ánh và mắc chứng ảo thanh, luôn thấy có người chửi bới trong đầu, thường xuyên nói nhảm một mình. Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương, ông La Đức Cương cảnh báo, nếu mọi người cứ say sưa với facebook chẳng mấy chốc phải nhờ can thiệp của y tế và buộc phải vào viện tâm thần điều trị. Theo thông tin từ bác sĩ La Đức Cương, hiện nay, Bệnh viện Tâm thần Trung ương có rất nhiều người tới viện khám và điều trị tâm thần do nghiện internet, facebook… Đặc biệt, người nào càng tốn thời gian với facebook thì nguy cơ trầm cảm càng cao. Bởi họ có tâm trạng chán ngán, không có động lực phấn đấu, hòa mình vào thế giới ảo, không tìm được niềm vui trong cuộc sống. Bác sĩ Cương phân tích, việc “cắm mặt” đầu vào điện thoại, máy tính, vào những giao tiếp ảo làm cho thế giới của nhiều người trẻ thu hẹp lại. Thời gian dành cho thế giới ảo qua màn hình vi tính ngày càng nhiều, còn thời gian giao tiếp cho thế giới thật bị cắt xén đi. Đặc biệt, khi thế giới thật không được như ý, thì giới trẻ càng xa lánh nó để đắm chìm vào thế giới ảo". Cũng theo Giám đốc Bệnh viện tâm thần Trung ương, với những người nghiện facebook, khi vì một lý do gì đó mà không được chơi sẽ dễ rơi vào tình trạng bồn chồn, bứt rứt.Trong trường hợp đó người bệnh thường tìm mọi cách để chơi thì mới cảm thấy yên tâm. Thậm chí có những triệu chứng của rối loạn giấc ngủ, các bệnh về thần kinh như suy nhược và cả động kinh. Khi bệnh ở mức độ nặng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh (bệnh nhân tự sát) hoặc những người xung quanh (gây hại người khác trước khi tự sát). Trong trường hợp trẻ có những dấu hiệu như lầm lỳ, hay cáu gắt, không thích giao tiếp với mọi người, mắt hay nhìn xuống, bàn tay bị chai thì nên đưa đến các cơ sở về sức khỏe tâm thần để điều trị sớm, cắt nghiện facebook.

Đại biểu nhân dân

Đề xuất ban hành Nghị định quản lý thực phẩm chức năng

Bộ Y tế đang soạn thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định quy định điều kiện sản xuất, kinh doanh, công bố, quảng cáo và ghi nhãn thực phẩm chức năng. Thực phẩm chức năng là ngành công nghiệp đang phát triển nhanh tại Việt Nam. Năm 2014, có 1.062 sản phẩm mới đăng ký, năm 2015 có 10.493 sản phẩm mới đăng ký. Tính từ đầu năm đến 30.9.2016, có 8.008 sản phẩm mới đăng ký và 4.000 doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thực phẩm chức năng, trong khi năm 2006 chỉ có 13 cơ sở sản xuất với 63 sản phẩm thực phẩm chức năng. Các sản phẩm này có thành phần cấu tạo phức tạp, 60 - 65% sản phẩm được sản xuất trong nước, còn lại là nhập khẩu. Tuy nhiên, tình trạng sản xuất thực phẩm chức năng giả đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp sản xuất, kinh doanh sản phẩm không đúng chất lượng đã công bố; quảng cáo sai sự thật, cường điệu hóa công dụng; sản xuất không bảo đảm vệ sinh. Trong 10 tháng của năm 2016, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã phát hiện và xử lý 88 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng vi phạm với tổng số tiền 5,4 tỷ đồng. Do vậy, theo Bộ Y tế, việc xây dựng Nghị định quy định điều kiện sản xuất, kinh doanh, công bố, quảng cáo và ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe là cần thiết.

Luôn coi bệnh nhân như người thân trong gia đình

Sáng 8.4, tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, quận Long Biên, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động 3 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2017; công bố Danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân” và “Thầy thuốc Ưu tú” lần thứ 12 thuộc ngành y tế Thủ đô. Tham dự Hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung; Thứ trưởng Bộ Y tế, GS.TS. Nguyễn Viết Tiến. Theo báo cáo của Sở Y tế, những tháng đầu năm, ngành y tế Thủ đô đã tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện quy trình khám, chữa bệnh, quy trình chuyên môn, kỹ thuật gắn với thực hiện tốt quản lý chất lượng bệnh viện tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh đến khám, điều trị, rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Bên cạnh đó, Sở Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện triển khai có hiệu quả các mô hình bệnh viện vệ sinh, bệnh viện xanh sạch đẹp, bệnh viện không khói thuốc theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tổ chức thành lập khoa tiêu chuẩn chất lượng tại một số bệnh viện nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh. Đã triển khai quản lý chất lượng bệnh viện, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Đặc biệt, sau 3 tháng, ngành y tế đưa Trung tâm kỹ thuật cao và tiêu hóa Hà Nội vào hoạt động cho thấy: số lượt khám bệnh là 143, nội soi chẩn đoán 622, siêu âm 515, chụp cộng hưởng từ 633, chụp cắt lớp CT - Scan 134, phẫu thuật nội soi 33, test tầm soát ung thư tiêu hóa 420 ca. Toàn bộ hoạt động của Trung tâm được kiểm soát, điều hành bằng phần mềm quản lý khám chữa bệnh của Microsolf, tạo điều kiện thuận tiện cho nhân dân trong thực hiện các thủ tục hành chính, khám chữa bệnh và tiếp nhận kết quả điều trị. Công tác bảo đảm bảo vệ sinh ATTP năm 2017 cũng đã được ngành y tế triển khai tới từng quận, huyện, thị xã. Trong đó, đã triển khai công tác kiểm tra vệ sinh ATTP tại các quận, huyện có lễ hội lớn như Chùa Hương, Phủ Tây Hồ…; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm soát tốt nguồn gốc và chất lượng thực phẩm tại các chợ, siêu thị; phát huy hiệu quả 3 xe ô tô kiểm nghiệm vệ sinh ATTP do Tập đoàn Vingroup tài trợ; đồng loạt triển khai 645 đoàn kiểm tra trên 2.000 cơ sở sản xuất kinh doanh và tiêu thụ rượu, qua đó, phát hiện xử lý 359 cơ sở vi phạm, tiêu hủy 633 lít rượu không có nguồn gốc xuất xứ, phạt tiền trên 600 triệu đồng… Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đề nghị ngành y tế cần xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, gắn với triển khai các giải pháp đồng bộ để phát triển ngành y đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân hiện nay. Cùng với đó là đầu tư cơ sở vật chất khám chữa bệnh đồng bộ ở cả ba tuyến, nhằm bảo đảm chất lượng và đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và quản lý sức khỏe của người dân Thủ đô. Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực ngành y, tham gia nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm thực tế cũng như học hỏi các chuyên gia đầu ngành về y tế trong và ngoài nước. Nhân dịp này, Chủ tịch UBND TP đã gửi thông điệp đến với các y, bác sĩ đang công tác trong ngành Y tế của Thủ đô, đó là “ngay từ khâu đón tiếp đầu tiên, hãy luôn coi bệnh nhân như người thân trong gia đình mình để đồng cảm, chia sẻ, động viên để họ yên tâm vượt qua bệnh tật”. Nếu làm được điều này thì đây mới là thành công lớn nhất của ngành y tế Thủ đô, Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh. Tại hội nghị, Sở Y tế đã công bố Quyết định của Chủ tịch Nước về việc phong tặng Danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân” cho 4 thầy thuốc và phong tặng Danh hiệu “Thầy thuốc Ưu tú” cho 24 thầy thuốc thuộc ngành y tế Thủ đô. Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung và GS.TS Nguyễn Viết Tiến trao Quyết định, tặng hoa chúc mừng các thầy thuốc tiêu biểu vinh dự được Chủ tịch Nước phong tặng Danh hiệu cao quý trong ngành y lần này.

 

Ngày 11/04/2017
Ban Biên tậpWebsite
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích