Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Finance & Retail Tin tức - Sự kiện
Trong nước
Quốc tế
Tin hoạt động của Viện
Tin vắn đáng chú ý
Điểm tin y tế
Ngày Sốt rét thế giới 25 tháng 4 (World Malaria Day)
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 8 2 0 3 3
Số người đang truy cập
2 6 2
 Tin tức - Sự kiện Điểm tin y tế
Điểm tin y tế từ các báo ngày 4/3 đến 6/3 năm 2017

Nhân dân

Nâng mức cảnh báo trong phòng, chống dịch cúm gia cầm lây sang người

Sáng 3-3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch nguy hiểm và mới nổi (Bộ Y tế) tổ chức họp triển khai các giải pháp phòng, chống các chủng vi-rút gia cầm độc lực cao trên người. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, nguy cơ dịch cúm gia cầm phát sinh và lây lan thời gian tới ở nước ta là rất cao. Đáng chú ý, một số chủng vi-rút cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam như: Cúm A (H7N9), cúm A (H5N2), cúm A (H5N8) có nguy cơ xâm nhiễm thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía bắc... Nguyên nhân, là do dịch cúm A (H7N9) đang lan rộng tại Trung Quốc với số lượng mắc tăng cao, nhất là các tỉnh giáp biên giới Việt Nam. Tình trạng gia cầm nhập lậu ở Việt Nam chưa được kiểm soát tốt. Trong khi đó, bệnh không có biểu hiện rõ ràng trên gia cầm khiến người dân chủ quan trong chăn nuôi, giết mổ và sử dụng các sản phẩm từ gia cầm... Để chủ động ngăn ngừa sự xâm nhập vi-rút cúm gia cầm vào Việt Nam, Bộ Y tế đề nghị, nâng mức cảnh báo đối với dịch cúm gia cầm lên tình huống hai (coi như đã có người bệnh) để có các biện pháp phù hợp. Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) chỉ đạo quyết liệt công tác tiêm vắc-xin trên gia cầm, ưu tiên các khu vực có nguy cơ cao. Hai ngành y tế và nông nghiệp tiếp tục mở rộng giám sát, xét nghiệm nhanh tại các tỉnh biên giới, nhất là tại ba tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn và Lào Cai. Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội đã yêu cầu Sở NN và PTNT nắm bắt kịp thời tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn, chủ động áp dụng các biện pháp ngăn ngừa. Chỉ đạo lực lượng thú y tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch. Tỉnh Lạng Sơn đã tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch cúm A (H7N9) như: Phun tiêu độc khử trùng tại các chợ trên địa bàn tỉnh; kiểm soát chặt các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; đặt ra các tình huống ứng phó khi phát hiện vi-rút cúm... Sở NN và PTNT tỉnh Lai Châu tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm tại cửa khẩu Ma Lù Thàng (huyện Phong Thổ) và một số lối mở biên giới với Trung Quốc, chủ động giám sát điều tra phát hiện sớm dịch bệnh trên các đàn gia cầm. Chi cục Thú y tỉnh Phú Thọ vừa tổ chức lấy 300 mẫu kép gia cầm tại 60 xã để xét nghiệm, xác định khả năng xuất hiện dịch bệnh của đàn gia cầm. Đồng thời, chuẩn bị hơn 8.900 lít hóa chất phục vụ phun khử trùng tiêu độc tại tất cả khu vực chăn nuôi giết mổ, buôn bán gia súc, gia cầm. Tại Ninh Bình hiện đã xuất hiện một ổ dịch cúm A (H5N1) tại thôn Khê Trung, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô khiến 1.075 con vịt chết. Tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành hữu quan nghiêm túc thực hiện các biện pháp ngăn chặn vi-rút cúm gia cầm nói chung và cúm A/H7N9 xâm nhiễm vào địa bàn. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tây Ninh đã triển khai các biện pháp giám sát dịch tễ trên đàn gia cầm, lấy mẫu xét nghiệm bệnh phẩm tại hàng trăm điểm, trại tập trung chăn nuôi, kinh doanh, giết mổ...; triển khai tiêm phòng vắc-xin phòng, chống dịch cúm A (H5N1) cho 100% số đàn gia cầm ở năm huyện biên giới. Tỉnh Trà Vinh quyết định hỗ trợ vắc-xin, công tác tiêm phòng gia cầm cho các hộ thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ dưới 50 con. Tỉnh An Giang đã xây dựng năm trạm kiểm soát, kiểm dịch tại Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên), Vĩnh Hội Đông (TP Châu Đốc), Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu), Cửa khẩu Long Bình (huyện An Phú) và trạm kiểm dịch nội địa Vàm Cống (TP Long Xuyên), đồng thời chỉ đạo ứng trực liên tục 24 giờ, nhằm kiểm soát chặt chẽ gia cầm xuất, nhập vào tỉnh.

Viên thuốc ấm tình quân – dân nơi biên giới

Từ khi Chương trình kết hợp quân dân y (Chương trình 12) ra đời, Bệnh viện Quân y 109 (Quân khu 2) luôn tích cực tham gia khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho người dân trên các địa bàn khó khăn nhất của vùng tây bắc. Mỗi đợt công tác thường kéo dài nhiều ngày, trong điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, song các thầy thuốc quân y đã vượt lên khó khăn, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí - những viên thuốc ấm tình quân-dân nơi biên giới…

Tiền phong

Nhiều ca ngộ độc rượu phải nhập viện

Những ngày qua, liên tiếp các trường hợp ngộ độc rượu bị hôn mê tại Hà Nội phải nhập viện. Trước tình hình trên, Sở Y tế Hà Nội đã thành lập đoàn thanh kiểm tra thực trạng lưu hành rượu trên địa bàn. Ngày 3/3, đoàn kiểm tra liên ngành an toàn về thực phẩm số 2 thành phố Hà Nội do Phó Giám đốc Sở Y tế Trần Văn Chung làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra một số cơ sở dịch vụ ăn uống có bán rượu. Tại nhà hàng Thu Thắng (phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm), chủ nhà hàng cho biết, chỉ bán những loại rượu đóng chai sản xuất trong nước và nhập khẩu của nước ngoài. Nhưng khi kiểm tra đoàn phát hiện cơ sở có 6 chum rượu đựng khoảng 200 lít rượu không có nhãn mác. Chủ nhà hàng cho biết đây là rượu nếp và được lấy của người quen ở huyện Đông Anh nên không có hóa đơn chứng từ. Đoàn kiểm tra đã tiến hành niêm phong toàn bộ 6 chụm đựng rượu nói trên. Đồng thời yêu cầu ngày 7/3, chủ nhà hàng phải làm việc với Phòng Y tế quận Bắc Từ Liêm để làm rõ nguồn gốc của số rượu nói trên. Trong trường hợp không xuất trình được giấy tờ liên quan, cơ quan chức năng sẽ tiến hành tịch thu và tiêu hủy theo quy định của nhà nước. Đoàn cũng lấy 3 mẫu rượu, 3 mẫu rau, 10 mẫu bát, đĩa của nhà hàng này để xét nghiệm nhanh. Kết quả các mẫu rượu, rau đều đảm bảo an toàn nhưng 3 mẫu bát, đĩa không đảm bảo vệ sinh. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu cơ sở rửa lại toàn bộ số bát, đĩa và không sử dụng bát, đĩa đã cũ để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Tin từ Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, hiện đang điều trị cho 7 bệnh nhân bị ngộ độc methanol, trong đó có 2 bệnh nhân bị ngộ độc methanol do uống cồn y tế, 5 bệnh nhân được xác định ngộ độc do uống phải rượu độc chất, được pha cồn công nghiệp methanol. Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc cảnh báo, có tới 5/7 bệnh nhân nói trên đến từ nhiều tỉnh khác nhau nhưng đều uống rượu trôi nổi không rõ nguồn gốc trên địa bàn Hà Nội. Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng toan chuyển hóa nặng, giảm thị lực, hôn mê, tụt huyết áp... Trong đó 3 ca đang trong tình trạng hôn mê. Trường hợp điển hình là bệnh nhân L.V.T (sinh năm 1969, quê Hà Tĩnh trú tại Phúc Thọ, Hà Nội) nhập viện ngày 27/2. Theo vợ bệnh nhân, anh T. làm ở Hà Nội hai tuần về nhà một lần. Ngày 25/2, anh T. về nhà vẫn bình thường, nhưng đến sáng chủ nhật thấy mờ mắt, thậm chí không đi được dép. Gia đình lập tức đưa anh vào Bệnh viện 105 Sơn Tây, rồi chuyển lên Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai). Bác sĩ Đặng Thị Xuân, Phó giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, bệnh nhân L.V.T bị ngộ độc rất nặng, nhập viện trong tình trạng không nhìn thấy gì. Trong lúc chờ kết quả xét nghiệm, bệnh nhân đã được kịp thời cấp cứu theo hướng ngộ độc rượu. Lúc nhập viện nồng độ methanol là 138,9mg/dl. Sau khi được lọc máu lần đầu, xét nghiệm mới xuống 47,6 (trong khi bình thường 20 mg/dl đã là rất nặng phải lọc máu). Một trường hợp khác là bệnh nhân nam 38 tuổi, quê Nam Định, cũng vào viện ngày 27/2 trong tình trạng hôn mê sâu, ngừng tuần hoàn đã được cấp cứu ở tuyến dưới. Hiện tại bệnh nhân đang trong tình trạng rất nguy kịch. Người nhà bệnh nhân cho hay, trong các ngày 20-21 và 22/2 bệnh nhân có uống rượu ở quán cơm bình dân gần nơi trọ ở Mỗ Lao (quận Hà Đông, Hà Nội). Sau ngày đầu tiên, bệnh nhân xuất hiện tình trạng khó chịu nhưng những hôm sau vẫn tiếp tục uống. Đến trưa 25/2, bệnh nhân bị hôn mê sâu và ngừng tuần hoàn, được đưa vào Bệnh viện Hà Đông cấp cứu, sau đó chuyển đến Trung tâm Chống độc. Trước thực trạng này, cuối giờ chiều ngày 2/3 Ban Chỉ đạo An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hà Nội đã tổ chức họp khẩn về các giải pháp tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm do rượu  trên địa bàn thành phố. Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở những xã, phường có bệnh nhân ngộ độc rượu, tập trung truy xuất nguồn gốc rượu, lấy mẫu xét nghiệm phân tích, đánh giá kịp thời cảnh báo nguy cơ cho cộng đồng.

Một cán bộ quản 75 nghìn hồ sơ BHYT, dễ trục lợi

Ngày 3/3, đoàn giám sát Quốc hội làm việc với Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 201 1 – 2016. Tại buổi làm việc, đoàn giám sát nêu hàng loạt vấn đề cần làm rõ, trong đó có việc biến động về bộ máy, số lượng cấp phó, tỷ lệ lãnh đạo tính trên số công chức, viên chức trong ngành bảo hiểm. Giải trình việc này, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho biết, hiện ngành bảo hiểm mới quản lý 12 triệu người, chiếm 25% lực lượng lao động cả nước. Thế nhưng theo Nghị quyết 21, đến năm 2020 tăng lên 50%, tức là 25 triệu người. “Bình quân mỗi cán bộ giám định BHYT phụ trách 75 nghìn hồ sơ khám chữa bệnh BHYT/năm, nên tình trạng lạm dụng trục lợi là không thể tránh khỏi. Còn một cán bộ BHXH cũng chịu trách nhiệm với 3.500 đối tượng đóng BHXH... Đây là khối lượng công việc khổng lồ, nếu không có biên chế sẽ không thể làm được việc”, bà Minh lý giải tình trạng bộ máy ngành bảo hiểm luôn phải biến động để theo kịp nhiệm vụ.

 Vụ xe khách đâm xuống vực ở Lào Cai: Chuyển 10 bệnh nhân nặng xuống Bệnh viện Việt Đức

Ngày 5.3, GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cho biết, đến nay có 10 nạn nhân vụ tai nạn giao thông xe khách đâm xuống vực tại Lào Cai được chuyển về Bệnh viện Việt Đức điều trị tại các khoa sọ não, gan mật, chấn thương, trong đó có nhiều trường hợp nặng. Trong số 10 bệnh nhân, nhiều trường hợp mổ do chấn thương. Cụ thể một trường hợp chấn thương gan, 1 trường hợp gẫy xương đùi phải, một trường hợp chấn thương cột sống, một trường hợp chấn thương sọ não, dập não, đa chấn thương, chảy máu não. Có trường hợp vỡ lách, tổn thương thượng thận, màng phổi. GS Trần Bình Giang đánh giá, đa số bệnh nhân có đa chấn thương nặng. Bệnh viện Việt Đức đã tăng cường các kíp phẫu thuật, hồi sức cấp cứu, tập trung mọi phương tiện, thuốc men tốt nhất để cứu chữa người bệnh.(Tiền phong, trang 2)

Công an Nhân dân

100% cơ sở tiêm chủng của Hà Nội quản lý bằng phần mềm

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho biết: Sau 2 tháng thực hiện, Hà Nội đã triển khai phần mềm quản lý tiêm chủng tại 584 trạm y tế xã, phường với 695 cơ sở y tế tiêm chủng và 328.000 trẻ em. Sở Y tế Hà Nội dự kiến đến 1-6-2017 sẽ có 100% cơ sở tiêm chủng trên địa bàn thành phố được triển khai phần mềm này, để đến 31-12-2017 sẽ thực hiện thống kê báo cáo hoàn toàn bằng phần mềm quản lý tiêm chủng quốc gia. Đây là bước tiến quan trọng của ngành y tế dự phòng Hà Nội. Vì phần mềm sẽ quản lý từng đối tượng tiêm chủng qua mã số riêng (ID) để theo dõi lịch tiêm chủng suốt đời, bằng các thông tin về quá trình tiêm chủng, địa điểm, thời gian và cán bộ thực hiện công tác tiêm chủng. Thông tin sẽ giúp cán bộ tiêm các mũi tiếp theo nắm rõ tình hình của đối tượng tiêm cũng như thời gian, địa điểm đã tiêm dù người này di chuyển nơi ở. Do đó, đối với các nhà quản lý, phần mềm đóng vai trò quan trọng trong việc thống kê, kiểm tra và quản lý số liệu tiêm chủng. Đối với người dân, phần mềm giúp các gia đình theo dõi và nắm rõ quá trình tiêm của trẻ nhỏ, đối với mọi loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng  hay tiêm chủng dịch vụ, giúp nhắc nhở phụ huynh nhớ lịch tiêm đúng và đầy đủ cho các bé.

Sẽ nâng mức cảnh báo cúm A(H7N9) như đã có dịch

Đối diện với khả năng dịch cúm A(H7N9) độc lực cao xâm nhập vào nước ta, ngày 3-3, Bộ Y tế đã có cuộc họp khẩn với các ngành liên quan để có các giải pháp ứng phó với dịch bệnh nguy hiểm này. Trước tình hình dịch cúm A(H7N9) gia tăng mạnh cả về quy mô, số lượng mắc và tốc độ lây lan, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long - chủ trì cuộc họp - đã đề nghị nâng mức cảnh báo với dịch cúm A(H7N9) lên mức 2 trong 4 tình huống theo kế hoạch phòng chống cúm gia cầm, coi như Việt Nam đã có ca bệnh xâm nhập để nâng cao cấp độ giám sát. Ông Hoàng Minh Đức - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – đã đưa đến những thông tin mới nhất về diễn biến của dịch cúm A(H7N9). Theo đó, thời gian từ ngày khởi phát đến ngày tử vong đã nhanh hơn, khi chỉ có 8,5 ngày, so với trước đây là 17 ngày. Trong tuần gần nhất, đã có 56 ca mắc mới tập trung ở các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây- 2 tỉnh có chung đường biên giới với 7 tỉnh ở Việt Nam. Các tỉnh này có cửa khẩu quốc tế giao thương với Trung Quốc với lượng người, phương tiện, hàng hóa lưu thông rất lớn như cửa khẩu Hà Khẩu (Lào Cai), Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu nghị, Đồng Đăng (Lạng Sơn). Mỗi ngày có khoảng 1.000 đến 10.000 lượt người, 100-200 lượt phương tiện xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu trên. Từ năm 2016 đến giữa tháng 2-2017, cơ quan chức năng đã bắt giữ số gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu gồm hơn 350.000 con giống, hơn 2.300 con gia cầm thịt, hơn 62.000kg thịt gia cầm và hơn 212.000 quả trứng. Ông Hoàng Minh Đức cũng cho biết còn rất nhiều cửa khẩu tiểu ngạch, lối  mở khác cũng giao lưu buôn bán với Trung Quốc mà chưa kiểm soát được. Theo bà Nguyễn Thu Thuỷ, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNN), nguy cơ xâm nhập cúm A(H7N9) rất cao, nhất là các tỉnh có buôn bán, tiêu thụ gia cầm. Vì thế, Cục Thú y đã yêu cầu tiêm chủng trở lại các đàn gia cầm. Tuy vậy, việc phòng chống dịch còn gặp khó khăn do cúm A(H7N9) không biểu hiện trên đàn gia cầm như cúm A(H5N1). Trong khi đó, tình trạng vận chuyển gia cầm từ Trung Quốc vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch vẫn chưa kiểm soát được. Việt Nam và Trung Quốc chưa có văn bản chính thức về buôn bán gia cầm, vì thế, vấn đề lúc này là giám sát tiểu ngạch để ngăn chặn nhập lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm vào Việt Nam. Hiện ở nội địa, cúm A(H5N1) đã quay lại với số ổ dịch nhiều hơn năm ngoái. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nam Định báo cáo, hiện địa phương còn 5 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại xã Trực Thuận, huyện Trực Ninh chưa qua 21 ngày. Những người ở các hộ có gia cầm ốm, chết và những người làm nhiệm vụ trong vùng dịch, tham gia tiêu hủy gia cầm đều được lập danh sách theo dõi, báo cáo sức khỏe hàng ngày và hiện họ vẫn khỏe mạnh. Sau khi nghe ý kiến của các bộ, ngành liên quan về tình hình dịch cúm gia cầm, GS.TS. Nguyễn Thanh Long nhận định diễn biến dịch đang hết sức phức tạp, nguy cơ lây lan cúm A(H7N9) vào Việt Nam là rất cao. Đã có người từ Ma Cao, Đài Loan, Malaysia, Canada đi du lịch tiếp xúc với gia cầm cũng mắc. Đã vậy, việc buôn bán, nhập lậu gia cầm qua đường tiểu ngạch chưa kiểm soát được. Việc gia cầm mắc cúm A(H7N9) không có biểu hiện ốm dễ khiến người giết mổ, tiêu thụ hay buôn bán gia cầm chủ quan. Hơn nữa, cúm A(H7N9) đã có sự biến đổi từ độc lực thấp sang cao trên gia cầm và dù chưa có bằng chứng thuyết phục lây từ người sang người, thì khả năng lây lan vẫn có thể. Một vấn đề nữa trong việc phòng chống dịch là đã xuất hiện các chủng virus cúm kháng thuốc. Nguy cơ lây lan cúm A(H7N9), cúm A(H5N1) từ gia cầm sang người cao, còn do tập quán chăn nuôi, giết mổ gia cầm ở nước ta. Mỗi năm có khoảng 1,2 tỷ gia cầm được tiêu thụ ở 7 triệu hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ. Ở nông thôn, nhà nào cũng nuôi gia cầm và việc tiếp xúc giữa người và gia cầm rất gần. Hiện 7 tỉnh đã có cúm A(H5N1), khả năng tái xuất hiện cúm A(H5N1) ở nhiều nơi là có thể. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh nguyên tắc cơ bản là không có cúm trên gia cầm thì không có trên người, do đó, kiểm soát tốt ở cửa khẩu để hạn chế tối đa dịch vào nước ta. Cần ngăn chặn triệt để gia cầm nhập lậu để không ảnh hưởng đến gia cầm và sức khỏe người dân nước ta. Phải tiêm vaccine phòng cúm A(H5N1) ở những khu vực có nguy cơ, vì cúm A(H5N1) có thể bùng phát thành dịch. Thứ trưởng Bộ Y tế lưu ý các lực lượng 389, bộ đội biên phòng, quản lý thị trường cần ngăn chặn triệt để hơn nữa việc gia cầm nhập lậu qua các đường mòn, lối mở vv… ở biên giới. Sở Y tế Hà Nội phải tăng cường giám sát chợ Hà Vỹ vì lượng gia cầm tiêu thụ ở đây lớn. Phát hiện ca đầu tiên mắc cúm A(H7N9) rất quan trọng để có các biện pháp khống chế kịp thời, không để dịch bùng lên, vì thế, ngành y tế đã chỉ đạo mở rộng đối tượng giám sát, chủ động lấy mẫu ở vùng/người có nguy cơ, nhất là ở các tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc, Campuchia. Sẽ mở ba phòng xét nghiệm nhanh tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai để giám sát trên gia cầm, chợ đầu mối buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm vv… Trong bối cảnh cúm A(H5N1) ở Campuchia diễn biến phức tạp, tháng 5-2017 sẽ mở rộng phòng xét nghiệm nhanh tại các tỉnh Tây Nam.

Thu về 431 đơn vị máu trong chương trình “Giọt hồng trao em”

Trong không khí tuổi trẻ cả nước nói chung và tuổi trẻ Bộ Công an nói riêng tích cực thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI; sáng 5-3, Học viện Chính trị CAND phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức Lễ phát động hiến máu tình nguyện "Giọt hồng cho em". Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần chia sẻ những giọt máu nghĩa tình tới các em nhỏ, đồng bào, đồng đội thân yêu; đồng thời nhân lên tình đồng chí, tình người cao cả, tô thắm thêm truyền thống nghĩa tình của Học viện Chính trị CAND. rong buổi sáng 5-3, đã có khoảng 1000 cán bộ, học viên tham gia hiến máu với tổng số 431 đơn vị máu thu về. Sau Lễ phát động, Ban Giám đốc Học viện Chính trị CAND giao Đoàn Thanh niên Học viện và Phòng Quản lý học viên phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức tốt hoạt động hiến máu tình nguyện đảm bảo thu được kết quả cao; cũng như đưa hiến máu tình nguyện trở thành hoạt động thường niên tại Học viện.

Pháp luật TPHCM

Khám bác sĩ gia đình “Sướng” hơn bệnh viện

Thay vì đến bệnh viện, nhiều người dân ở TP.HCM đã lựa chọn phòng khám bác sĩ gia đình của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch để khám chữa bệnh. Đây là phòng khám bác sĩ gia đình (BSGĐ) đầu tiên của cả nước trực thuộc một trường y. Phòng khám được cải tạo từ khu B của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đặt tại 461 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP.HCM. So với các phòng khám BSGĐ khác tại các bệnh viện quận/huyện, trạm y tế xã/phường thì đây là phòng khám được trang bị hiện đại nhất với đầy đủ chuyên khoa như nội tổng quát, tim mạch, nội thần kinh, tai mũi họng, ngoại tổng quát, sản-nhi, mắt-khúc xạ, tâm lý, âm ngữ trị liệu…

Phòng khám như bệnh viện

Chiều 1-3, chị Hồ Thị Thanh Thảo (phường 3, quận 5) cùng con gái là bé Lê Huỳnh Phương Chi (năm tuổi) đến khám bệnh tại địa chỉ trên. “Nếu như trước đây, muốn khám mắt tôi phải đến BV Mắt, sau đó đưa tiếp con gái qua BV Nhi đồng 1 mất cả ngày. Giờ đến đây, cả hai mẹ con đều được khám, khỏi đi hai nơi” - chị Thảo nói. Tại quầy khám bệnh, hai mẹ con chị Thảo được hướng dẫn làm hồ sơ bệnh án điện tử. Sau đó cả hai được hướng dẫn vào phòng khám số 1. Do lần đầu tiên khám nên ngoài khám mắt, tiện thể chị Thảo yêu cầu được kiểm tra sức khỏe tổng quát. Trong lúc chị được đi siêu âm và làm các xét nghiệm, bác sĩ khám bệnh cho bé Phương Chi. Triệu chứng ho, suy hô hấp của bé cần được theo dõi kỹ, nếu nặng thì chuyển bệnh viện tuyến trên điều trị. Bác sĩ còn hỏi chị Thảo thêm về bệnh sử gia đình, hướng dẫn tỉ mỉ cách phòng bệnh, ăn uống phù hợp, cách phòng ngừa các bệnh tiêu hóa cho trẻ khi vào mùa nóng. Gần một giờ kiểm tra tổng thể, hai mẹ con lấy thuốc và thanh toán chưa tới 500.000 đồng. Theo quan sát của PV, phòng khám BSGĐ này giờ nào trong ngày cũng có bệnh nhân nhưng không khí vẫn trật tự. Người bệnh không dồn hết vào buổi sáng để xếp hàng chờ khám như tại các bệnh viện lớn. Tại đây, không có chuyện bệnh nhân rơi vào tình trạng được khám bệnh “một phút” mà hầu hết đều được thăm hỏi tổng quát nhiều chuyên khoa.

Mỗi bệnh nhân một bệnh án điện tử

Hiện nay phòng khám BSGĐ tại ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch được xem là phòng khám có đội ngũ y, bác sĩ được chuẩn hóa cao nhất về chuyên môn. Bởi phòng khám có 14 bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm và đều đang là giảng viên của trường. Lần đầu tiên đến khám, mỗi bệnh nhân sẽ được lập một bệnh án điện tử lưu trữ tất cả thông tin liên quan đến sức khỏe. Bệnh nhân được quản lý thông qua mã số và thẻ khách hàng, không cần sổ khám bệnh. Qua đó bác sĩ phụ trách có thể chăm sóc liên tục cho bệnh nhân cũng như người thân. Bệnh nhân được đảm bảo khám và tư vấn trung bình là 10 phút/người. Người dân đến khám bệnh tại đây được hưởng mức phí như tại các bệnh viện công lập và được thanh toán BHYT như bình thường. Theo PGS-BS Nguyễn Thanh Hiệp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, phòng khám BSGĐ này đang hướng đến chuẩn hóa tất cả các khâu, từ tiếp nhận bệnh nhân, lưu trữ thông tin, quy chuẩn khám lâm sàng đến tư vấn người bệnh. “Do đặc điểm của BSGĐ là sẽ theo sát bệnh sử của bệnh nhân từ tuổi nhỏ cho tới tuổi già, thậm chí là bệnh sử của cả gia đình nên họ sẽ có điều kiện phát hiện sớm các thay đổi sức khỏe, kịp thời chuyển lên tuyến trên đúng thời điểm, đúng chuyên khoa” - PGS Hiệp cho biết. Ngoài chức năng khám và điều trị bệnh cho người dân thì đây cũng là cơ sở thực hành về y học gia đình cho sinh viên. Bên cạnh các phòng khám bệnh, nơi đây còn có sáu phòng học thực hành về hồi sức ngưng tim, ngưng thở, kỹ năng khâu vết thương, kỹ năng phun khí dung, kỹ năng đặt nội khí quản…

Bệnh viện quận đầu tiên cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn

“Lần đầu tiên BV quận Thủ Đức (TP.HCM) thực hiện cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho bệnh nhân rối loạn nhịp tim chậm và đã thành công”. Chiều 5-3, BS Lương Hoàng Liêm, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV quận Thủ Đức, cho biết thông tin trên. Trước đó, bệnh nhân NTC (74 tuổi, ở quận Thủ Đức) được đưa vào BV quận Thủ Đức trong tình trạng chóng mặt. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim chậm 30 lần/phút do hội chứng suy nút xoang. Sau đó êkíp các bác sĩ khoa Hồi sức tim mạch đã tiến hành cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho bệnh nhân dưới sự hỗ trợ của máy DSA. Ca phẫu thuật kéo dài một tiếng và đã thành công. Hiện bệnh nhân đã ổn định sức khỏe và được xuất viện trong vài ngày tới. Theo BS Liêm, đây là lần đầu tiên BV quận Thủ Đức thực hiện cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn điều trị các rối loạn nhịp tim chậm cho bệnh nhân. “Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn là một thủ thuật phân hạng đặc biệt theo thông tư phân loại danh mục kỹ thuật của Bộ Y tế và được bảo hiểm y tế chi trả” - BS Liêm cho biết thêm.

Tuổi trẻ

Suýt liệt chân vì giun làm tổ trong não

Viện Sốt rét- ký sinh trùng và côn trùng T.Ư đang điều trị tình trạng nhiễm ký sinh trùng cho ông Đ.V.D., 47 tuổi, ở Hải Phòng. Ông D. vào viện trong tình trạng suy kiệt, gần như liệt chân phải, nguyên nhân là do bị nhiễm một loại giun đũa chó mèo. Loại ký sinh trùng này làm tổ trong não, chèn ép vào dây thần kinh gây nên tình trạng trên. Trước tết, ông D. bị ngứa da đầu sau lan xuống toàn thân, dần dần xuất hiện tình trạng đau nhức, cà nhắc ở chân phải. Bệnh viện ban đầu nơi ông D. khám chẩn đoán là mắc phải một loại u não hiếm gặp nhưng sau khi kiểm tra lại ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, ông D. được xác định mắc giun đũa chó mèo. Những xét nghiệm chuyên sâu ở Viện Sốt rét - ký sinh trùng và côn trùng T.Ư sau này khẳng định ông D. bị nhiễm loại giun có tên Toxocara spp thường có trong ruột của chó, mèo. Sau hai tuần điều trị, tình trạng của ông D. tiến triển tốt, có thể xuất viện trong thời gian tới. ThS - bác sĩ Trần Huy Thọ, trưởng khoa khám bệnh chuyên ngành Viện Sốt rét - ký sinh trùng và côn trùng T.Ư, cho biết Toxocara spp là giun tròn ký sinh trong ruột non của chó và mèo, thường lây qua người chủ yếu qua đường tiêu hóa, số ít qua da. Trong các trường hợp nhiễm Toxocara spp, trứng đều nở trong ruột, ấu trùng sau đó chui qua thành ruột non theo đường máu và di chuyển đến các cơ quan nội tạng khác như gan, phổi, tim, mắt, não và các mô khác, gây tổn thương các bộ phận chúng di chuyển đến. Đặc biệt nguy hiểm nếu chúng tấn công đến các cơ quan như tim, gan, não... nhiều trường hợp có thể dẫn đến tử vong.

Sài Gòn giải phóng

Bệnh viện 175 khánh thành và đưa vào sử dụng tòa nhà điều trị, bệnh viện tạm

Chiều 28-2, Bệnh viện (BV) 175, Bộ Quốc phòng đã chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng tòa nhà điều trị, BV tạm. Đây là dự án BV tạm phục vụ di dời các khoa hiện hữu để giải phóng mặt bằng thi công BV 1.000 giường đã được Bộ Quốc Phòng phê duyệt với tổng kinh phí hơn 92 tỷ đồng. BV tạm có quy mô 600 giường, được xây dựng trên tổng diện tích 18.211m² bao gồm 3 khối: Khối điều trị nội trú (với các khoa Oxy cao áp, tim mạch, nhi, sản, nội thần kinh, nội thận, tiêu hóa, ngoại bụng, ngoại tiết niệu, bệnh nghề nghiệp); Khu mổ-hồi sức (khoa gây mê hồi sức, hồi sức tích cực, kiểm soát nhiễm khuẩn) và Khối cận lâm sàng (khoa Huyết học, khoa sinh hóa, vi sinh, giải phẫu bệnh, chẩn đoán chức năng, chẩn đoán hình ảnh). Theo Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc BV 175 cho biết, việc đưa vào sử dụng tòa nhà điều trị, BV tạm, BV 175 sẽ là nơi tổ chức khám chữa bệnh và điều trị nội trú cho bệnh nhân trong thời gian xây dựng Viện chấn thương chỉnh hình quy mô 500 giường có vốn đầu tư 2.000 tỉ đồng và bệnh viện 1.000 giường với vốn đầu tư 2.500 tỉ đồng. Dự kiến sau 5 năm nữa bệnh viện sẽ trở thành cụm quần thể bệnh viện 1.500 giường và nhanh chóng trở thành bệnh viện hạng đặc biệt với hệ thống trang thiết bị đồng bộ và hiện đại trong chẩn đoán và điều trị nhằm xây dựng cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực chất lượng cao, góp phần giảm tải các bệnh viện trung ương và tuyến cuối tại TPHCM.

Thanh niên

Người dân được lợi gì với hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân?

Thông tin một số tỉnh, thành, trong đó có Hà Nội bắt đầu triển khai việc xây dựng hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết: Để thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện sớm bệnh tật thì việc thiết lập hệ thống quản lý sức khỏe cá nhân gắn với mục tiêu bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân và chăm sóc sức khỏe toàn dân là rất cần thiết. Việc lập hồ sơ và quản lý sức khỏe cho mỗi người dân từng được thực hiện trước đây tại trạm y tế cấp xã, y tế cơ quan, xí nghiệp, trường học, đồng thời chúng ta đã có mạng lưới y tế học đường, mô hình phòng khám y tế tư nhân, y tế gia đình phát triển ở đô thị.

Cụ thể, việc lập hồ sơ sức khỏe cá nhân sẽ đem lại những tác động tích cực nào cho cộng đồng?

Hồ sơ quản lý sức khỏe bao gồm các thông tin chung về nhân thân và một số thông tin tiền sử sức khỏe cơ bản (nhóm máu, chiều cao, cân nặng...), bệnh tật phù hợp nhóm đối tượng chia theo độ tuổi: Trẻ em dưới 5 tuổi; Độ tuổi học đường (6 - 18 tuổi); Người trưởng thành (18 - 59 tuổi); Người cao tuổi (từ 60 tuổi); Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuổi). Để triển khai lâu dài, hồ sơ quản lý sức khỏe dự kiến sẽ là một phần của gói dịch vụ y tế cơ bản do BHYT chi trả, với mong muốn mỗi năm người dân sẽ được kiểm tra sức khỏe một lần (trường hợp khỏe mạnh, không có bệnh). Nếu thực hiện tốt, quản lý tốt các dữ liệu thì hồ sơ theo dõi sức khỏe không chỉ nâng cao chất lượng sống cho người dân mà còn là hiệu quả về kinh tế. Bởi vì, khi người dân được phát hiện sớm bệnh tật (nếu có) thì chi phí sẽ giảm vì bệnh ở giai đoạn sớm sẽ hạn chế sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn. Để phát huy hiệu quả cao nhất sự đóng góp của hồ sơ quản lý sức khỏe, trong đợt điều trị cho người bệnh, các bác sĩ cũng cần tham khảo tối đa các kết quả về chẩn đoán, xét nghiệm đã lưu tại hồ sơ này. Việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân bảo đảm mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe và thống nhất lưu trữ trong hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử quốc gia. Với người dân, khi cần khám chữa bệnh (KCB) có thể dịch chuyển thông suốt trong hệ thống y tế, các thông tin về sức khỏe người bệnh được cung cấp cho thầy thuốc nhanh chóng, chính xác, tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị người bệnh, giúp họ được chăm sóc sức khỏe toàn diện, liên tục và phối hợp, phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm, hiệu quả điều trị cao, giảm bớt chi phí của mỗi người dân cho việc KCB. Với ngành y tế, qua hồ sơ quản lý sức khỏe giúp hầu hết các bệnh thông thường sẽ được phát hiện sớm và giải quyết sớm ngay tại tuyến KCB ban đầu, hạn chế biến chứng và diễn biến bệnh tật nặng, giúp giảm quá tải bệnh viện. Mặt khác, khi thông tin về sức khỏe của người bệnh được thông suốt các tuyến sẽ giúp việc chẩn đoán chính xác, phối hợp điều trị thống nhất, hiệu quả điều trị sẽ cao hơn. Việc tổng hợp, phân tích dữ liệu thông tin quản lý sức khỏe giúp việc hoạch định chính sách đối với ngành y tế cũng tốt hơn vì có những bằng chứng về thực tiễn. Ngoài ra, với quỹ BHYT, khi việc chẩn đoán, điều trị bệnh sớm sẽ đơn giản hơn, nhờ đó hạn chế việc sử dụng kỹ thuật cao, do vậy giảm chi phí BHYT. Đồng thời, khi thông tin người bệnh thông suốt, việc quản lý chi phí bảo hiểm dễ dàng hơn, hạn chế việc gian lận.

Thưa ông, hiện số lượng bác sĩ tại cơ sở còn “mỏng” so với quy mô dân số tại địa phương, vậy có đủ điều kiện thực hiện hồ sơ quản lý sức khỏe?

Để triển khai thành công thì nhân lực là yếu tố quan trọng và đã có bước chuẩn bị từ những năm trước. Cụ thể, y tế cấp xã đã trực thuộc y tế cấp huyện, tạo điều kiện nâng cao chất lượng KCB tại cấp xã. Ngành BHXH cơ bản đã tạo lập được cơ sở dữ liệu quốc gia hộ gia đình; gần 100% cơ sở KCB BHYT từ T.Ư đến địa phương, trong đó có trên 9.000 trạm y tế tuyến xã đã kết nối liên thông dữ liệu với cơ quan BHXH. Và luật BHYT khuyến khích người dân được KCB ở tuyến cơ sở. Một vấn đề đáng lưu tâm khác là việc quản lý, khai thác thông tin sức khỏe cá nhân liệu có đảm bảo quyền riêng tư không?Đây là một trong những việc được tính đến trước tiên khi lập hồ sơ sức khỏe cá nhân. Nếu lưu trên hệ thống mạng máy tính, mỗi người có mã riêng; có tài khoản riêng. Mạng này có phần lưu giữ thông tin, kiểm soát ngày giờ đăng nhập. Thông tin lưu trong hồ sơ phải được đảm bảo quyền riêng tư, tương tự như với bệnh án điều trị mà các bệnh viện đang thực hiện. Với lượng thông tin được lưu lại, chúng sẽ thể hiện được mô hình bệnh tật của quốc gia, giữa các vùng miền; có thể biết được kết quả của các hoạt động can thiệp y tế, can thiêp giảm tác hại (ví dụ tỷ lệ hút/ bỏ thuốc lá...) từ đó nhà nước, ngành y tế và các bộ ngành liên quan có cơ sở đưa ra các giải pháp, chiến lược can thiệp. Nó gần như là một kênh dữ liệu điều tra quốc gia với các chỉ số tin cậy về tình trạng sức khỏe người dân. Thực tế, các bác sĩ của Hội Thầy thuốc trẻ (Hội LHTN VN) từng có các đợt khám tình nguyện cho bà con các vùng khó khăn, qua đó, có địa phương, đoàn đã phát hiện khoảng 40% người dân trung, cao tuổi trong vùng có tăng huyết áp, nhưng hầu hết họ không biết mình cần điều trị, do hạn chế trong tiếp cận dịch vụ y tế. Trong khi đó, nếu được theo dõi sức khỏe thường xuyên, các bệnh lý mãn tính đó sẽ được phát hiện kịp thời, cấp thuốc điều trị, giúp giảm các tai biến, nâng cao chất lượng sống cho người dân. Hay một số bệnh lý thường mà vừa qua nhiều người bị phát hiện muộn (như đái tháo đường), nếu được khám, quản lý sức khỏe thì sẽ điều trị sớm, thậm chí được ngăn chặn ngay từ khi có các yếu tố nguy cơ. Do đó, hồ sơ theo dõi sức khỏe giúp mỗi người được theo dõi, chăm sóc sức khỏe trọn đời từ khi lọt lòng đến lúc nhắm mắt, chất lượng sống được nâng lên nhờ được chăm sóc y tế kịp thời. Ngoài những thông tin cơ bản về cá nhân, cập nhật diễn biến bệnh tật, hồ sơ còn có những ghi chú về: tình trạng dị ứng/mẫn cảm thuốc hay thực phẩm; bệnh lý bẩm sinh hay các yếu tố riêng khác giúp bác sĩ tiếp nhận đầy đủ, từ đó đảm bảo chính xác an toàn hơn khi đưa ra phác đồ điều trị. Muốn quản lý được hồ sơ sức khỏe nhân dân thì phải hội tụ điều kiện cần và đủ: Thứ nhất là chất lượng thông tin, tức chất lượng của cơ sở khám, phương tiện, thiết bị khám... để thông tin của người dân lấy được chính xác và có giá trị để mọi người chấp nhận. Chất lượng nơi khám liên quan đến giá thành, tức chi phí để có chất lượng thông tin. Thứ hai là cập nhật thông tin vì sức khỏe con người thay đổi theo thời gian. Dù người bệnh có đi cơ sở nào KCB cũng được cập nhật vào kho dữ liệu. Bài toán là làm sao để cập nhật toàn bộ quá trình KCB liên tục và luôn thay đổi của người bệnh. Thứ ba là kết nối và chia sẻ thông tin. Nhưng hiện nay mỗi cơ sở đang chạy một phần mềm khác nhau nên đòi hỏi sự kết nối, liên thông giữa các đơn vị y tế và các phầm mềm. Thứ tư là bảo mật thông tin, vì hồ sơ sức khỏe con người không chỉ là cá nhân mà liên quan đến gia đình, xã hội. Thí dụ bà vợ đi khám mà chồng đến xin kết quả là không được. Thứ năm là năng lực của kho công nghệ thông tin từ bảo mật đến lưu trữ.

Cuối cùng là sử dụng thông tin bệnh nhân từ kho thông tin. Ai được phép sử dụng và sử dụng đến đâu?

Tất cả đều có sự liên quan cấu thành một hệ thống, do vậy giải pháp đặt ra là yêu cầu về sự quyết tâm, trình độ công nghệ thông tin cho cơ sở y tế, cho người bệnh để kết nối; luật pháp hỗ trợ cho chủ trương này và kinh phí thực hiện.

Có thể ngừng cấp thẻ với người trục lợi quỹ bảo hiểm y tế

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) VN, thống kê trên hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế (BHYT) trong 8 tháng qua (từ 7.2016 - 2.2017) cho thấy có trên 1,2 triệu người tham gia BHYT đi khám, chữa bệnh từ 2 lần trở lên mỗi tháng. Tổng số lần khám của những trường hợp này là hơn 15,758 triệu lần, trong đó có trên 83.000 người khám, chữa bệnh hằng tuần. Đáng chú ý, ngoài những bệnh nhân chạy thận nhân tạo chu kỳ (2 - 3 lần/tuần), bệnh nhân điều trị các bệnh mạn tính (tăng huyết áp, tiểu đường 1 lần/tháng), có đến 3 triệu lượt người khám nhiều lần trong cùng ngày, nhiều lần trong tháng, chủ yếu ở các bệnh viện (BV) quận/huyện thuộc các tỉnh miền Nam, nhất là tại TP.HCM và Bình Dương. Tại TP.HCM xuất hiện cả các trường hợp cư trú tại tỉnh khác nhưng hằng ngày đến khám, lãnh thuốc tại nhiều BV quận/huyện của thành phố, vì được thông tuyến. Ngày 1.3, Hà Nội bắt đầu triển khai khám bệnh và lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho người dân. BHXH đã thống kê được 12 người lãnh thuốc hơn 100 lần trong thời gian 8 tháng qua (giá trị tiền thuốc mỗi người đã nhận thấp nhất 41 triệu đồng, cao nhất hơn 73 triệu đồng). Số lần khám nhiều nhất là trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Gia H. (khám 308 lần tại 23 cơ sở ở TP.HCM, từ 27.6.2016 - 26.2.2017) với tổng thuốc đã lãnh trị giá hơn 51 triệu đồng; tiếp đến là Nguyễn Thị G. (khám 197 lần, từ 14.7.2016 - 15.2.2017 ở 5 cơ sở tại TP.HCM và Bình Dương), tổng tiền thuốc lĩnh có giá trị 65,7 triệu đồng. Người nhận nhiều tiền thuốc nhất trong 8 tháng qua là Nguyễn Hữu Nh. (khám 156 lần tại 8 nơi trên địa bàn Hà Nội, Nghệ An) với tổng tiền thuốc hơn 73 triệu đồng. Ông Phạm Lương Sơn, Phó tổng giám đốc BHXH VN, cho biết cơ quan BHXH các địa phương và các cơ sở khám chữa bệnh sẽ có trao đổi cụ thể với cá nhân khám nhiều bất thường; trường hợp phát hiện trục lợi sẽ bị nhắc nhở, thậm chí có thể bị xem xét tạm ngừng cấp thẻ BHYT.

Dùng axit phá mụn ruồi gây hỏng mắt

Đó là trường hợp của bà Trần Thị Thợ (52 tuổi, ngụ H.Tri Tôn, An Giang). Năm 2016, nghe nhiều người nói mụn ruồi mọc dưới mí mắt trái làm mất thẩm mỹ và tiền tài nên bà quyết tâm phá bỏ. Bà Thợ dùng axit chấm lên cho mụn ruồi tan nhưng sau một thời gian, chỗ thấm axit bị nhiễm trùng sưng tấy rồi lan dần lên con mắt trái gây đau nhức, sau đó mắt mờ dần. Các bác sĩ cho biết mắt bà bị nhiễm trùng nặng không thể  cứu chữa nên phải loại bỏ để tránh lây lan qua mắt kia. Hậu quả, bà Thợ bị mù một mắt, khuân mặt bên trái bị biến dạng…

An ninh Thủ đô

Sơ cứu đúng cách khi trẻ uống nhầm hóa chất

Ngay lập tức móc họng gây nôn hay vội vàng hô hấp khi thấy con uống nhầm hóa chất là phản ứng thường thấy ở các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, trên thực tế, hành động này hại nhiều hơn lợi.

Cha mẹ sơ suất, con gặp họa

Cuối tháng 10-2016, một bé trai 4 tuổi ở Bình Dương đã phải nhập viện cấp cứu vì uống nhầm dung dịch Aceton - loại dùng để rửa móng tay. Người mẹ đã đựng Aceton vào chai trà xanh không độ và để trên bàn. Do tưởng nhầm là nước ngọt, bé đã với lấy để uống, sau đó nôn ói và kêu khóc. Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định cháu bé bị bỏng nước ở vùng miệng, cũng may, tổn thương không quá nghiêm trọng nên đã được xuất viện sau đó 2 ngày. Trường hợp của bé trai trên không phải là đầu tiên và duy nhất phải cấp cứu vì uống nhầm hóa chất. Trong những năm gần đây, ghi nhận tại các bệnh viện cho thấy tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng do sự bất cẩn của người lớn. Đa phần, các hóa chất đều được đựng trong vỏ chai nước ngọt khiến trẻ nhầm tưởng nên khi uống phải đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.  Cách đây không lâu, tại TP.HCM, một bé trai 2 tuổi rưỡi cũng đã phải nhập viện Nhi đồng 1 với biểu hiện lừ đừ, nhiều đàm nhớt, đồng tử co nhỏ 1mm. Nguyên nhân cũng bởi gia đình đã để thuốc sâu trong chai nước ngọt khiến bé tưởng nhầm và uống phải. Rất may mắn, nhờ điều trị tích cực, cháu bé này cũng đã được xuất viện. Qua đó có thể thấy, chỉ một chút bất cẩn có thể khiến các bậc cha mẹ phải ân hận suốt đời.  Đa phần, khi uống phải hóa chất, trẻ thường có biểu hiện như: đau họng, đau miệng, đau bụng; môi lưỡi phồng rộp, khó thở; cánh mũi phập phồng, co hõm ức; nặng hơn là cơ thể tím tái, mạch đập nhanh… Trên thực tế, do sơ cứu không đúng cách cũng như không kịp thời mà nhiều trẻ đã phải gánh chịu những tổn thương nặng nề, thậm chí là tử vong. Năm 2015, 4 bé trai ở Hưng Yên uống nhầm bột thông cống do tưởng là đường đã phải nhập viện trong tình trạng sốt cao, môi tím, loét sâu vùng miệng và hạ họng, kèm theo nhiễm trùng, đau bụng, không nuốt được. Có cháu với tiên lượng xấu được chỉ định phải cắt bỏ thực quản vì những tổn thương quá nặng.

Mỗi loại hóa chất một kiểu sơ cứu

Khi thấy con uống nhầm hóa chất, hầu hết cha mẹ đều cảm thấy vô cùng hoảng sợ. Nhiều người thậm chí còn vội vàng hô hấp nhân tạo hay móc họng gây nôn cho con. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Văn Thường, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), nếu không biết hóa chất trẻ uống nhầm là gì thì việc này vô cùng nguy hiểm. Bởi lẽ, với các chất có tính kiềm, axit, xăng dầu… khi kích thích gây nôn sẽ khiến hóa chất tràn vào khí quản, gia tăng mức độ ngộ độc. Mặt khác, các chất này dễ bay hơi nên nếu hô hấp nhân tạo, chúng ta sẽ vô tình hít phải khí này và bị ngộ độc. Thế nên, khi thấy trẻ bị ngộ độc, theo bác sĩ Thường, điều đầu tiên cha mẹ phải thật sự bình tĩnh, xem đó là loại chất nào. Với các loại axit (nước tẩy bồn cầu, acetone…), bazo (xà phòng tắm, nước rửa bát, dầu gội…) bạn hãy cho trẻ uống từng ngụm nước nhỏ để có thể trung hòa lượng hóa chất đã đưa vào cơ thể. Chỉ cần cho trẻ uống nước lọc, không phải là nước chanh, nước muối hay dung dịch điện giải. Khi cho trẻ uống, bạn phải thật cẩn thận, tránh tình trạng bị sặc vì khi đó sẽ khiến trẻ gặp nguy hiểm hơn. Với trường hợp ngộ độc thuốc trừ sâu, bố mẹ cần móc họng gây nôn cho trẻ. Tuy nhiên, việc gây nôn chỉ nên tiến hành khi trẻ còn tỉnh táo. Trường hợp trẻ lơ mơ hay đã ngất lịm, tuyệt đối không móc họng gây nôn. Lúc này, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành rửa ruột. Khi thấy con uống nhầm hóa chất, nhiều cha mẹ thường đổ lỗi do trẻ quá nghịch ngợm, tuy nhiên, sự thật là tất cả các hậu quả này đều do lỗi bất cẩn của người lớn gây nên. Do đó, để không phải nói “giá như” một cách đầy tiếc nuối, bạn cần để các hóa chất tránh xa tầm với của trẻ. Nếu đựng chúng trong các chai nước ngọt, cần xé nhãn mác và vẽ hình đầu người nguy hiểm vào đó để cảnh báo.

Những bệnh lý nguy hại về phổi

Thời điểm này, thời tiết thay đổi nóng lạnh thất thường cùng với độ ẩm cao là cơ hội cho các bệnh đường hô hấp tiến triển. Bên cạnh đó, ô nhiễm khói bụi cũng như thói quen hút thuốc chính là những nguyên nhân gây các bệnh hô hấp, nhất là các bệnh về phổi. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Đây là một dạng bệnh lý tắc nghẽn đường thở (khí - phế quản) không hồi phục do viêm mạn tính đường thở mà nguyên nhân do hút thuốc lá, thuốc lào hoặc tiếp xúc với khói, bụi. Bệnh có thể ngăn ngừa bằng việc hạn chế tiếp xúc với các nguyên nhân trên, đồng thời tăng cường chất lượng không khí tại môi trường sống và làm việc. Lao phổi: Là thể bệnh gặp nhiều nhất trong bệnh do vi khuẩn lao, chiếm khoảng 80% tổng số ca mắc bệnh lao. Đây cũng là nguồn lây vi khuẩn cho những người lành nhiều nhất. Khi có các triệu chứng như ho kéo dài, sốt nhẹ, ho ra máu, ra mồ hôi trộm, sút cân cần đi khám để phát hiện và điều trị. Việc điều trị sớm làm tăng khả năng khỏi bệnh, giảm lây nhiễm cho người thân và cho cộng đồng. Điều trị lao cần phải dùng thuốc đúng, đều đặn và đặc biệt là đủ thời gian, bởi tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn lao hiện nay khá cao. Cần tiêm phòng lao cho trẻ em. Viêm phổi: Từ viêm đường hô hấp trên rất dễ dẫn tới viêm phổi. Tình trạng viêm ở nhu mô phổi thường do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các tác nhân khác gây ra. Viêm phổi là vấn đề đặc biệt đáng lo ngại đối với người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hoặc bị suy giảm miễn dịch. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em trên toàn thế giới. Dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi thường rất giống với cảm lạnh và cúm như sốt, ho khạc đờm, đau ngực, khó thở. Khi bị viêm phổi, nếu không được điều trị tốt sẽ dễ bị các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết và có thể tử vong. Hen phế quản: Là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, gây khó thở, thở rít, ho, tức ngực, tắc nghẽn đường thở từng đợt. Quá trình viêm này thường do nhiều tác nhân kích thích như phấn hoa, hóa chất, bụi sinh vật, nấm, mốc, vi khuẩn, bụi vô cơ... Ngoài ra, độ ẩm không khí cao, khả năng đề kháng kém cũng khiến cho bệnh hen phế quản trong mùa đông xuân cao hơn hẳn so với các mùa khác. Viêm khí - phế quản cấp tính: Khi các ống có chức năng dẫn khí (phế quản) bị nhiễm trùng, niêm mạc phế quản bị phù nề, sung huyết, tạo nhiều đờm mủ bao phủ gây bít tắc dẫn đến khó thở. Diễn tiến thường lành tính tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên, triệu chứng viêm phế quản có thể nặng nề, kéo dài hoặc xuất hiện trên cơ địa có sẵn các bệnh mạn tính. Ung thư phổi: Đây là một trong những bệnh nguy hiểm do khối u ác tính phát triển ở biểu mô phế quản. Bệnh diễn tiến âm thầm, triệu chứng mờ nhạt nên thường không được phát hiện sớm. Khi phát hiện được thì khối u thường đã lớn, bệnh đã trở nặng. Hơn nữa, các tế bào ung thư có thể đi qua đường máu và di căn theo đường bạch huyết đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác, nhất là não, xương, gan, tuyến thượng thận... Từ bỏ hút thuốc lá, cải thiện môi trường sống là cách ngăn ngừa bệnh ung thư phổi.

Khám bệnh cho người nghèo Trà Vinh

Sáng 4/3, báo Tiền Phong phối hợp Đoàn trường Đại học Y dược Cần Thơ tổ chức khám bệnh và tặng quà cho 300 người nghèo ở Trà Vinh. Thạc sỹ - Bác sỹ Võ Hoàng Nghĩa ở Khoa nội, trường Đại học Y Dược Cần Thơ kiêm Trưởng đoàn cho biết, đây là hoạt động thường niên của Đoàn trường để giúp cho người nghèo có được sức khỏe tốt. Đồng thời, động viên tinh thần để giúp họ sống lạc quan.  Bác sỹ Nghĩa cho biết thêm, đợt khám lần này các bác sỹ của bệnh viện sẽ tầm soát bệnh tiểu đường, điều trị bệnh mãn tính và các bệnh khác cho người dân. Ngoài ra, mỗi người đến khám bệnh còn được tặng một phần quà là nhu yếu phẩm để dành sinh hoạt trong nhà. Bác sỹ Lâm Thị Thu Phương ở Khoa nội – Bệnh viện Đại học Y Dước Cần Thơ miệt mài khám bệnh và tư vấn cho người dân. Dừng tay làm, bác sỹ Phương cho biết, hôm nay thức khuya để vượt hơn trăm cây số sang đây nhưng khi gặp những cụ già, người nghèo đến thì cảm tâm trạng rất vui, hào hứng để làm việc có ý nghĩa.  “Được khám bệnh cho người dân nghèo là niềm vui, hạnh phúc không chỉ của bản thân mình mà cả các bạn đi cùng đoàn”. Còn bạn Tống Thị Thùy Dương, sinh viên năm 6 ngành Y Đa khoa, trường Đại học y Dược Cần Thơ lần đầu tham gia khám bệnh cho người nghèo. Thùy Dương chia sẻ: “Tôi muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình để chăm sóc sức khỏe cho người nghèo. Hy vọng những phần quà và tấm lòng của các y, bác sỹ khám chữa bệnh hôm nay sẽ giúp họ có thêm niềm vui và nghị lực trong cuộc sống”. Chương trình do báo Tiền Phong phối hợp Đoàn trường Đại học Y Dược Cần Thơ vận động một số nhà hảo tâm, mạnh thường quân hỗ trợ với tổng giá trị gần 50 triệu đồng. Tại đây, ngoài việc khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho 300 người, còn tặng mỗi người đến khám một phần quà.

Phẫu thuật tạo hình hậu môn cho 3 trẻ nhỏ

Theo thạc sỹ - bác sĩ Phạm Đức Hiệp, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của PGS.TS Trần Ngọc Sơn, Phó Giám đốc bệnh viện kiêm Trưởng khoa Phẫu thuật nhi Bệnh viện Xanh Pôn, trong các ngày cuối tháng 2 và đầu tháng 3-2017, các thầy thuốc của khoa đã phẫu thuật tạo hình hậu môn cho 3 trẻ nhỏ. Sau khi phẫu thuật tạo hình, sức khỏe 3 cháu đã bình thường, ăn uống tốt và đi ngoài bình thường. Tiến bộ về kỹ thuật của các thầy thuốc Khoa Phẫu thuật nhi, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đã mở ra triển vọng điều trị cho những trẻ khi sinh ra không có hậu môn.

Hà Nội mới

Liên thông kết quả xét nghiệm: Cần hệ thống kiểm chuẩn quốc gia

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đề nghị Bộ Y tế trước ngày 1-7-2017 thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện (BV) trực thuộc Bộ, sau đó sẽ mở rộng trong hệ thống. Điều này sẽ thuận lợi cho người bệnh, tuy nhiên muốn thực hiện được ngành Y tế cần có hệ thống kiểm chuẩn quốc gia.

Lãng phí do lạm dụng xét nghiệm

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chi phí cho việc chụp chiếu, xét nghiệm, chẩn đoán chiếm khoảng 20% tổng chi khám chữa bệnh. Thậm chí, tại một BV ở Quảng Ninh, chi phí xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chiếm đến 30-40% tổng chi khám chữa bệnh, dẫn đến bội chi bảo hiểm y tế khá cao. Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Nguyễn Trọng Khoa cho biết, số lượng xét nghiệm tại các BV năm sau tăng hơn năm trước và tăng trung bình hơn 10%/năm. Cụ thể, năm 2011, các cơ sở y tế thực hiện hơn 308 triệu lượt xét nghiệm các loại; năm 2012, con số này là hơn 357 triệu lượt; năm 2013 là hơn 413 triệu lượt; năm 2014 là hơn 447 triệu lượt và năm 2015 thực hiện hơn 450 triệu lượt xét nghiệm. Thực tế tại không ít cơ sở y tế hiện nay, tình trạng nhân viên y tế lạm dụng việc chụp chiếu, xét nghiệm diễn ra thường xuyên. Anh Nguyễn Mạnh (38 tuổi, ở ngõ 33 Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội) kể rằng, khi thấy con trai 3 tuổi bị sổ mũi, ho lâu ngày không khỏi, vợ chồng anh đã đưa cháu đến BV gần nhà để khám. Tại đây, bác sĩ cặp nhiệt độ và cho biết cháu không bị sốt, soi họng thấy không sưng, không đỏ, nghe phổi thấy kết quả bình thường nhưng vẫn chỉ định chụp X-quang. Khi vợ anh thắc mắc rằng tại sao lại chỉ định chụp X-quang khi không thấy cháu có dấu hiệu viêm phổi thì bác sĩ giải thích rằng chụp cho… yên tâm. “Lần khác, tôi đưa bố tôi đến BV khám bệnh về phổi. Từ BV tuyến thành phố lên tới tuyến trung ương, bố tôi đều phải làm lại kết quả xét nghiệm dù đã có kết quả xét nghiệm trước đó”, anh Nguyễn Mạnh nói. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến từng cho rằng, việc một số kết quả xét nghiệm khi chuyển viện bị yêu cầu làm lại chủ yếu do nguyên nhân khách quan, xét nghiệm lại nhằm mục đích giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều xét nghiệm phải làm đi làm lại dù không cần thiết. Còn theo ông Trần Bình Giang, Giám đốc BV Hữu nghị Việt - Đức, cần có cái nhìn tổng thể về việc không công nhận kết quả xét nghiệm lẫn nhau hiện nay, từ đó có biện pháp phù hợp. Thực tế, một số BV giao cho các khoa tự chủ tài chính, bác sĩ “vắt kiệt” người bệnh bằng cách bắt họ làm thêm xét nghiệm dù đã có kết quả ở tuyến dưới, thậm chí cả khi người bệnh có kết quả xét nghiệm ở khoa khác cùng trong BV. Do đó, BV Việt-Đức quản lý tài chính chung, bệnh nhân chỉ đến "một cửa" và kết quả xét nghiệm được dùng chung cho các khoa. Ông Trần Bình Giang cho rằng, việc không công nhận kết quả xét nghiệm của nhau còn có lý do khác. Đó là sự khác biệt về chất lượng xét nghiệm giữa các BV. Kết quả xét nghiệm phụ thuộc vào 3 điều kiện quan trọng (gồm máy xét nghiệm, hóa chất và độ chuẩn của máy), nhưng các yếu tố này có sự khác nhau ở những BV khác nhau. Nhiều BV có máy móc bảo đảm chất lượng, nhưng cũng có nơi mua máy cũ về sử dụng.

Phải nâng chuẩn xét nghiệm

TS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp (BV Bạch Mai) đánh giá, việc liên thông kết quả xét nghiệm giữa các BV là chủ trương đúng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các phòng xét nghiệm của các BV hiện chưa đồng chuẩn, chất lượng xét nghiệm có sự chênh lệch, nếu muốn công nhận kết quả xét nghiệm của nhau thì phải có một chuẩn chung. Đơn cử như phòng xét nghiệm của BV Bạch Mai đạt chuẩn ISO 15189, nhưng ở nước ta số BV có phòng xét nghiệm đạt chuẩn như vậy không nhiều. Chưa kể, máy xét nghiệm, hóa chất của các BV được đầu tư khác nhau, nhân lực làm xét nghiệm có trình độ khác nhau nên kết quả có thể khác nhau. “Bác sĩ không chỉ định xét nghiệm lại mà căn cứ vào kết quả xét nghiệm của BV khác để tiến hành phẫu thuật ngay lập tức, nếu không may, kết quả xét nghiệm đó không chuẩn, bệnh nhân có làm sao thì ai chịu trách nhiệm?”, TS Dương Đức Hùng nêu vấn đề. Đồng quan điểm nói trên, Giám đốc Trần Bình Giang cho rằng, để việc liên thông kết quả xét nghiệm được thuận lợi, giảm chi phí cho người bệnh, điều quan trọng là phải nâng chuẩn xét nghiệm tại các BV. Mặt khác, phải có hệ thống kiểm chuẩn quốc gia để kiểm tra tất cả máy móc nhằm bảo đảm chất lượng thiết bị xét nghiệm giữa các BV tương đương nhau. Hiện nay, BV Hữu nghị Việt - Đức vẫn sử dụng lại kết quả xét nghiệm của những BV lớn, có uy tín dựa trên lòng tin. Để liên thông kết quả xét nghiệm thì phải kiểm tra chất lượng máy móc, trình độ nhân lực của các BV theo tiêu chuẩn ISO. Phải có một hội đồng chịu trách nhiệm đánh giá các kết quả xét nghiệm. Ngoài ra, cũng cần phải có quy định về thời hạn sử dụng kết quả xét nghiệm. Theo PGS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E, trước mắt khi phòng xét nghiệm của nhiều BV còn chưa đạt chuẩn thì Bộ Y tế phải đứng ra làm “trọng tài”, chỉ định những BV nào công nhận kết quả xét nghiệm của nhau, loại bệnh lý nào khi chuyển tuyến không phải làm lại xét nghiệm.(Hà Nội mới, trang 5) 

Lao động

Công đoàn góp phần giảm bạo hành trong cơ sở y tế. Bài 1: Muôn kiểu … bạo hành

Nhiều người vẫn nghĩ, bạo hành trong các cơ sở y tế đơn thuần là cảnh bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân dùng tay chân, hoặc thậm chí dùng hung khí để đánh đập, gây thương tích… cho nhân viên y tế. Tuy nhiên, bạo hành trong các cơ sở y tế có nghĩa rộng hơn nhiều; đó còn có thể là bạo hành về tâm lý, tinh thần với nhân viên y tế…

Sức khỏe đời sống 

Nhiều nạn nhân vụ tai nạn xe khách đâm xuống vực ở Lào Cai chuyển về BV Việt Đức

Ngày 5/3, GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, đến nay có 10 nạn nhân vụ tai nạn giao thông xe khách đâm xuống vực tại Lào Cai được chuyển về Bệnh viện Việt Đức điều trị tại các khoa sọ não, gan mật, chấn thương, trong đó có nhiều trường hợp nặng. Trong số 10 bệnh nhân, nhiều trường hợp mổ do chấn thương. Cụ thể một trường hợp chấn thương gan, 1 trường hợp gẫy xương đùi phải, một chấn thương cột sống, một trường hợp chấn thương sọ não, dập não, đa chấn thương, chảy máu não. Có trường hợp vỡ lách, tổn thương thượng thận, màng phổi GS Trần Bình Giang đánh giá, đa số bệnh nhân có đa chấn thương nặng. Bệnh viện Việt Đức đã tăng cường các kíp phẫu thuật, hồi sức cấp cứu, tập trung mọi phương tiện, thuốc men tốt nhất để cứu chữa người bệnh. Liên quan đến vụ tai nạn giao thông này, theo thông tin mới nhất từ cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai, vụ ô tô lao xuống vực ở km 16 quốc lộ 4D Lào Cai - Sa Pa chiều ngày 3/3 đã khiến 23 người gặp nạn, gồm 14 nam và 9 nữ, hiện có 1 nạn nhân đã tử vong (là Trương Thị Nhung, sinh năm 1968, quê quán xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Tất cả đều là anh em, họ hàng trong một gia đình ở thôn Vĩnh Chu, xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, đang trên đường đi Sa Pa du lịch. Nguyên nhân vụ tai nạn xe khách này và số lượng người cụ thể có mặt trên xe lúc xảy ra tai nạn hiện đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Ngay sau khi vụ tai nạn nay xảy ra, các nạn nhân đã nhanh chóng được chính quyền và nhân dân đưa về cấp cứu tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai gồm Bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện Hưng Thịnh và bệnh viện Sản-Nhi. Các cơ sở y tế này đã huy động mọi trang thiết bị, thuốc, hóa chất và nhân lực để kịp thời khẩn trương cứu, chữa các nạn nhân.

Quên thẻ BHYT khi khám bệnh, vẫn có thể được thanh toán viện phí

Người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) khi đến khám chữa bệnh mà không mang theo thẻ BHYT vẫn được Bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí nếu cung cấp với cơ sở khám chữa bệnh số thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó. Đây là một trong những điểm mới được Bộ Y tế đưa ra tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội và Luật bBHYT thuộc lĩnh vực y tế. Quên thẻ BHYT thì cung cấp số của thẻ BHYT và thẻ căn cước, hoặc giấy từ chứng minh thân nhân còn hiệu lực… Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC, người tham gia BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh; trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó. Tại dự thảo này, Bộ Y tế đề xuất quy định, người tham gia BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải cung cấp số thẻ BHYT hoặc xuất trình thẻ BHYT có ảnh; trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải cung cấp số định danh cá nhân hoặc xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:  Thẻ căn cước công dân còn giá trị hiệu lực; Chứng minh nhân dân còn giá trị hiệu lực (bao gồm cả chứng minh quân đội); Hộ chiếu còn giá trị hiệu lực; Thẻ học sinh, sinh viên, học viên còn giá trị hiệu lực (đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi làm chứng minh minh nhân dân); Các giấy tờ có ảnh khác do cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nơi người đó đang công tác, làm việc cấp hoặc xác nhận. Dự thảo này cũng nêu rõ, trường hợp người bệnh không mang theo thẻ BHYT tại thời điểm làm thủ tục khám bệnh, chữa bệnh thì có trách nhiệm cung cấp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh số của thẻ BHYT và một trong các giấy tờ trên. Trường hợp người bệnh không mang theo thẻ BHYT tại thời điểm làm thủ tục khám bệnh, chữa bệnh và không cung cấp được các thông tin trên thì sẽ phải thanh toán như đối với người không có thẻ BHYT và chỉ được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT kể từ thời điểm xuất trình thẻ BHYT. Tại dự thảo này, Bộ Y tế cũng nêu rõ, cơ sở y tế, tổ chức Bảo hiểm xã hội không được quy định thêm thủ tục hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh BHYT và không được tạm giữ thẻ BHYT của người bệnh. Theo dự thảo mới này của Bộ Y tế, cơ sở y tế, tổ chức bảo hiểm xã hội không được tạm giữ thẻ BHYT của người bệnh Trường hợp cơ sở y tế, tổ chức Bảo hiểm xã hội cần sao chụp thẻ BHYT, giấy chuyển viện, các giấy tờ liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh để phục vụ cho công tác quản lý thì phải tự sao chụp, không được yêu cầu người bệnh sao chụp hoặc chi trả cho khoản chi phí này.

Mỗi giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng 1 lần theo thời gian ghi trong giấy hẹn

Dự thảo nêu rõ, trường hợp thời gian chuyển tuyến chuyển tiếp qua hai năm thì người bệnh có trách nhiệm thông báo với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về tình trạng hiệu lực của thẻ y tế vào ngày 1/1 của năm mới, trừ đối tượng là người hưu trí. Ví dụ: Giấy chuyển tuyến được cấp vào ngày 30/11/2017 thì sẽ có giá trị đến hết ngày 30/11/2018 nhưng đến ngày 1/1/2018 nếu người bệnh vẫn đang được điều trị nội trú thì phải cũng cấp thông tin về việc mình có được cấp hay không được cấp thẻ bảo hiểm năm 2018 hoặc có hay không thay đổi về đối tượng được cấp thẻ BHYT năm 2018 cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người đó đang điều trị. Bên cạnh đó, dự thảo cũng nêu rõ việc sử dụng giấy hẹn khám lại (bao gồm cả giấy ra viện có ghi lịch hẹn khám lại) như sau: Mỗi giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng 1 lần theo thời gian ghi trong giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp sử dụng y bạ hoặc sổ điều trị bệnh dài ngày. Việc xác định lần khám dựa theo ngày hẹn khám lại được ghi trong y bạ hoặc sổ điều trị bệnh dài ngày. Trường hợp người bệnh cấp cứu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển.

Khi bệnh nhân là khách hàng đặc biệt

Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An là đơn vị tiên phong áp dụng tiêu chuẩn ISO trong quản lý chất lượng bệnh viện ở tỉnh này, đồng thời là cơ sở đầu tiên đăng ký tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên (giai đoạn 2017 - 2019). Bước đi này được cho là đột phá mạnh mẽ của bệnh viện và duy nhất của ngành phục hồi chức năng của cả nước cho đến thời điểm hiện nay. Lý giải về sự tin tin này, Th.s Thái Thị Xuân Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An cho biết, dù là chuyên ngành hẹp, không “hot” như các chuyên khoa ngoại, sản, chấn thương…nhưng người bệnh trong và ngoài tỉnh vẫn tìm đến bệnh viện bởi chất lượng điều trị và thái độ của nhân viên y tế với người bệnh. Qủa thật, trong 2 năm trở lại đây Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã có bước phát triển “thần tốc”. Năm 2015, công suất sử dụng giường bệnh của bệnh viện chỉ là 81% thì đến hết 2016, công suất sử dụng giường bệnh đạt 145%. Cũng trong năm 2016, bệnh viện đã phát triển thêm 12 kỹ thuật mới đó là thuỷ trị liệu, laser nội mạch, sóng xung kích điều trị, chụp chiếu X.quang, máy huyết học 18 thông số… Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An là cơ sở khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và tổ chức an dưỡng cho người bệnh trong đó đảm đương việc khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo các hình thức nội trú, ngoại trú, phục hồi chức năng ban ngày và tổ chức an dưỡng, đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến về phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng;  Tỷ lệ người bệnh điều trị bằng các kỹ thuật phục hồi chức năng và y học cổ truyền 100%; Kết quả điều trị bệnh đỡ, giảm 100%; Triển khai công tác phục hồi chức năng  dựa vào cộng đồng tới trạm y tế, cộng đồng 6 phường, xã trên địa bàn thị xã Cửa Lò và 76 trạm y tế thôn bản các huyện miền núi. Bệnh viện tăng cường áp dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc phối hợp các phương pháp điều trị khác nhằm nâng cao hiệu quả điều trị góp phần chăm sóc người bệnh, đảm bảo quyền lợi được khám, điều trị phục hồi chức năng cho nhân dân. Bệnh viện đã nghiên cứu thành công các đề tài khoa học “Đánh giá bước đầu khả năng phục hồi của người bệnh sau tai biến mạch máu não bằng phương pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng”; “Đánh giá tác dụng của phương pháp laser nội mạch trong điều trị bệnh tăng huyết áp”… Bệnh viện được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Bằng khen “đã có thành tích xuất sắc trong công tác phục hồi chức năng năm 2015 - 2016”. Đến Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, người bệnh không có cảm giác như đang ở bệnh viện, không còn tâm lý người mang bệnh mà là đến với nơi nghỉ dưỡng. Có lợi thế sát bờ biển, không khí từ biển trong lành, phòng điều trị và khu nội trú cuả bệnh viện được đầu tư khang trang sạch sẽ. Phòng bệnh nội trú đều là khép kín, có nóng lạnh, ti vi, điều hoà…trang bị đầy đủ. Th.s Thái Thị Xuân đầy tự hào khi nói về cơ sở vật chất của bệnh viện tuy còn chật chội và phải vừa đón bệnh nhân, vừa cải tạo sửa chữa nâng cấp nhưng đã quán triệt đến người hộ lý, điều dưỡng là giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp. Lãnh đạo bệnh viện bố trí cán bộ quét dọn từ hành lang đến các phòng điều trị, tất cả các giờ trong ngày và có giám sát chặt chẽ. Người bệnh khi có bất kỳ yêu cầu cần sự hỗ trợ đều được nhân viên y tế giải đáp tận tình và được ứng xử như người thân và ân nhân của chính mình. Tạo điều kiện cho bệnh nhân có nơi thư giãn,tiếp cận thông tin mới nhằm giúp người bệnh phục hồi nhanh là nét nổi bật của bệnh viện trong điều trị, bệnh viện đã bố trí quầy đọc báo, thư viện mở cửa hoàn toàn miễn phí để phục vụ cho người bệnh và thân nhân khi đến thăm nom. Từ tháng 1/2017, bệnh viện đã quyết định thành lập đội chăm sóc khách hàng của bệnh viện. Người có nhu cầu điều trị và người có bệnh đến bệnh viện được đội chăm sóc tiếp cận và hướng dẫn làm các thủ tục thăm khám, nhập viện, nhận phòng, nhận đồ tư trang cá nhân mà không phải lo lắng chay đôn, chạy đáo làm các loại thủ tục. Cuối tháng 12/2016, đoàn kiểm tra của Sở Y tế Nghệ An đã có cuộc làm việc với bệnh viện nhằm đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2016; kết quả: Bệnh viện đạt 3.24 điểm - cao nhất trong hệ thống bệnh viện công lập tại Nghệ An, trong đó có 2 tiêu chí đạt mức cao nhất (5.5). Kết quả này không chỉ khẳng định chất lượng khám, điều trị của bệnh viện mà còn là bước đệm vững chắc để bệnh viện tiến tới tự chủ hoàn toàn trong thời gian tới.

Dân Việt

Mổ khớp gối bằng robot, bệnh nhân đi lại được ngay

“Phẫu thuật viên” robot tại Bệnh viện Bạch Mai đã đem lại điều thần kỳ này khi thay khớp gối và phẫu thuật thần kinh cho các bệnh nhân. Đây là lần đầu tiên những ứng dụng này được đưa vào sử dụng ở Việt Nam. Bệnh nhân Lại Thị Mai (50 tuổi, Hà Nội) “lượn một vòng” biểu diễn một cách rất nhanh nhẹn chỉ sau 2 ngày phẫu thuật thay khớp gối bán phần bằng robot. Bà cho biết, không phải bây giờ bà mới đi được mà chỉ sau mổ 2 giờ bà đã xuống giường và tự đi được. Trước đây 2 năm, bà đã thay khớp gối bán phần 1 lần, hoàn toàn bằng bác sĩ “người”. Tuy nhiên bà đau đớn hơn và khi phục hồi thì việc đi lại cũng khó khăn, đầu gối luôn khó chịu. Còn giờ thì bà thấy thoải mái. Một cậu bé 5 tuổi (người Hà Nội) cũng hoàn toàn tỉnh táo sau khi được phẫu thuật thông não thất. Bé nhập viện trong tình trạng đau đầu, quấy khóc. Chẩn đoán cho thấy bệnh nhi bị giãn não thất. Sau gần 2 giờ phẫu thuật bằng robot, sức khoẻ của bệnh nhi đang phục hồi tốt.  Hệ thống phẫu thuật robot Mako và Rosa lần đầu tiên được ứng dụng ở Việt Nam ứng dụng để phẫu thuật cho bệnh nhân thay khớp gối bán phần và bệnh nhân giãn não thất chính là hệ thống robot hiện đại nhất hiện nay. Hệ thống này sản xuất tại Mỹ, được Bộ Y tế cấp phép điều trị cho người lớn tại Bệnh viện Bạch Mai. Theo PGS-TS Nguyễn Quốc Anh - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, hệ thống robot này đang được ứng dụng ở các Trung tâm phẫu thuật lớn ở Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore để chữa các bệnh ngoại khoa phức tạp. Do đó, việc đưa được các robot này về Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt, giúp người dân có thể tiếp cận được các phương pháp điều trị công nghệ cao ngay trong nước với mức chi phí thấp hơn nhiều so với đi nước ngoài. PGS-TS Nguyễn Thế Hào - Trưởng khoa phẫu thuật thần kinh cho biết, những can thiệp về thần kinh sọ não đòi hỏi sự chính xác đến từng milimet. “Phẫu thuật viên” robot có khả năng định vị chính xác được tổn thương, đặc biệt ở các vị trí khó, nhỏ mà bác sĩ không nhìn thấy được. Đồng thời robot cũng thực hiện can thiệp một cách tinh tế nhất, giúp “hàn gắn” các vết thương mà không làm tổn hại đến các khu vực xung quanh, mất máu ít và giảm tối đa đau đớn cho bệnh nhân. Đường mổ cũng rất nhỏ. Robot có thể phẫu thuật chính xác gấp 3 lần so với thay khớp gối bằng tay và cho phép nội soi những ca bệnh thần kinh khó, đòi hỏi độ chính xác cao (từ 1-2mm). Nhờ đó, sử dụng robot có thể phẫu thuật não được cho các bệnh nhân nhỏ 2-3 tuổi, nhẹ cân. Điều mà các bác sĩ phẫu thuật ít dám mạo hiểm. PGS Hào cũng cho biết, các bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật bằng robot bao gồm bệnh nhân gặp tổn thương bệnh lý não thất, đặt điện cực trong não để điều trị các rối loạn thần kinh chức năng (như Parkinson), mắc bệnh lý u nền sọ, can thiệp sinh thiết khối u sâu để chẩn đoán bệnh. Theo TS Đào Xuân Thành - Phó Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Bạch Mai), trước đây bệnh nhân nếu hỏng một nửa khớp thì vẫn phải thay cả khớp gối. Nhưng hiện nay với “phẫu thuật viên” robot, bệnh nhân chỉ phải thay từng phần. Những phần còn lành sẽ được bảo toàn. Nhờ đó mà các thương tổn ít hơn, đường mổ nhỏ, không cần đặt dẫn lưu nên ít mất máu, bệnh nhân ít đau và có thể hồi phục nhanh chóng. Các đối tượng được chỉ định áp dụng phẫu thuật thay khớp gối bán phần bằng robot gồm: Thoái hoá khớp gối tiên phát, khớp tổn thương phần sụn không thể hồi phuc, tổn thương một phần khớp gối. Hiện mới có 3 bệnh nhân được phẫu thuật bằng robot. Hiện nay, Bệnh viện Bạch Mai đang xây dựng quy trình về phê duyệt giá để bệnh nhân được hưởng bảo hiểm y tế. Hệ thống robot phẫu thuật Mako và Rosa được Bệnh viện Bạch Mai ứng dụng để phẫu thuật cho bệnh nhân thay khớp gối bán phần và bệnh nhân giãn não thất chính là hệ thống robot hiện đại nhất hiện nay. Hệ thống này sản xuất tại Mỹ, được Bộ Y tế cấp phép điều trị cho người lớn tại Bệnh viện Bạch Mai, đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong việc áp dụng công nghệ cao vào việc điều trị chăm sóc người bệnh của bệnh viện.

Pháp luật

Trẻ bị chốc đầu dai dẳng, coi chừng hội chứng mô bào

Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, vừa qua bệnh viện đã tiếp nhận một bé trai 27 tháng tuổi ở Hải Phòng liên tục bị chốc đầu, đã điều trị da liễu nhiều lần nhưng không khỏi. Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm, sinh thiết da, các bác sĩ phát hiện cháu bé bị mắc hội chứng mô bào (hay còn gọi là bệnh tăng võng). Đây là căn bệnh hiếm gặp ở trẻ em, các triệu chứng bệnh rất dễ nhầm với nhiều bệnh lý khác. Theo lời kể của gia đình, bé trai hoàn toàn khỏe mạnh khi sinh nhưng tới 20 tháng tuổi thì xuất hiện chốc đầu, da đầu nhiều “cứt trâu”, khi gội đầu, da ở đầu của bé thường xuyên bị bong rồi lại lên những đợt mới. Bé gãi ngứa suốt ngày, da đầu chảy máu. Gia đình đưa bé đi khám da liễu, được bác sĩ chẩn đoán bệnh chốc đầu, được chỉ định điều trị bằng thuốc uống và thuốc bôi. Tuy nhiên, sau 2 tuần điều trị, tình trạng bệnh của bé vẫn không được cải thiện. Khi bé được 25 tháng tuổi, bé xuất hiện triệu chứng nôn trớ khi ăn, có 1-2 cơn sốt mỗi ngày, nhiệt độ lên đến 39 độ C. Các bác sĩ địa phương nghi ngờ cháu bé mắc bệnh lý gan do men gan tăng cao và đã chuyển bé đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị. Thăm khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy cháu bé có biểu hiện đái tháo nhạt, trên da có ban xuất huyết dạng sẩn. Xét nghiệm phát hiện tổn thương ở gan và hình ảnh khuyết xương trên phim X-quang. Nghi ngờ bệnh nhi mắc căn bệnh hiếm gặp mang tên hội chứng mô bào (Langerhans’s Cell Histiocytosis- LCH), các bác sĩ đã tiến hành sinh thiết da. Kết quả sinh thiết xác nhận chẩn đoán nói trên.  Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Nam - Phó Trưởng khoa Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, các tế bào Langerhans là những tế bào bạch cầu trong hệ miễn dịch bình thường, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại virus, vi khuẩn và các yếu tố xâm nhập khác. Ở các bệnh nhân mắc hội chứng LCH, tế bào Langerhans nhân lên bất thường. Thay vì tác dụng bảo vệ cơ thể, các tế bào này phát triển quá mức gây ra tổn thương hệ thống tạo máu, mô xương, gan, lách, da, phổi… Bệnh tăng mô bào Langerhans có các biểu hiện như có thể sưng chỗ ngoài da vùng xương tổn thương, đau xương,  XQ có hình ảnh tiêu xương, khuyết xương mà không có phản ứng màng xương; có thể có lồi mắt, hay viêm tai giữa; tổn thương ngoài da như ban xuất huyết dạng sẩn (tổn thương là các nốt sần lan tỏa như chàm bã nhầy, kèm theo chấm và nốt xuất huyết); tổn thương hệ tạo máu; tổn thương ở gan; lách to; hạch to; có thể có ho, khó thở; tổn thương thần kinh trung ương, hay gặp nhất là ở vùng tuyến yên dưới đồi gây đái nhạt; sốt, sụt cân… Bác sĩ Nam khuyến cáo, với các trường hợp bệnh nhi có biểu hiện bệnh ban đầu thông qua các tổn thương về da như cháu bé trên, các cháu thường được gia đình đưa đi khám da liễu và được chỉ định thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên, do không giải quyết đúng căn nguyên của bệnh, sau một thời gian điều trị da liễu, tình trạng bệnh của  các bệnh nhân này sẽ nặng lên do tổn thương đã di chuyển đến các bộ phận khác. Do đó, khi trẻ có một hoặc nhiều các triệu chứng trên, đặc biệt nếu có các biểu hiện ngoài da điển hình, viêm tai giữa tái đi tái lại, khuyết xương, đái tháo nhạt thì gia đình và các bác sĩ cần nghĩ đến khả năng bệnh nhi mắc chứng mô bào cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được các bác sĩ đánh giá và khẳng định chẩn đoán bằng sinh thiết chỗ tổn thương làm xét nghiệm giải phẫu bệnh.

Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Hồng Siêm: 'Tình yêu tự nguyện với nghề y'

Xuyên suốt hơn 40 năm qua, dù phải trải qua nhiều thăng trầm, nhưng những biến cố, những vất vả, nhọc nhằn của nghề y không làm cho người bác sĩ ấy thôi yêu nghề. Ông tâm sự: “Tình yêu của tôi đối với nghề y là một tình yêu tự nguyện, không ép buộc, nên theo thời gian tình yêu ấy do được tiếp xúc và chữa trị cho nhiều bệnh nhân cứ thế lớn dần lên, không khi nào vơi nhạt”. Nếu không phải đi công tác, căn phòng nhỏ ngoài cùng, bên trái trên tầng hai trong trụ sở của Hội Đông y thành phố Hà Nội luôn để cửa mở. Đó là phòng làm việc của người Thầy thuốc Nhân dân, BS Nguyễn Hồng Siêm, cũng là Chủ tịch của Hội Đông y thành phố. Giọng nói hào sảng nhưng đầy ấm áp, bác sĩ Siêm mở đầu cuộc trò chuyện: “Suốt cuộc đời làm nghề của mình, điều tôi tâm đắc và sung sướng nhất đó là có một tình yêu vô bờ bến, vô điều kiện với nghề y. Tình yêu này làm tôi nhớ đến quãng thời gian công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tây, khi ấy tôi có điều kiện chăm sóc sức khỏe, chữa được rất nhiều bệnh cho bệnh nhân”. Thầy thuốc Nhân dân, bác sĩ Nguyễn Hồng Siêm sinh năm 1956, quê ở Lệ Xá, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông đã công tác trong ngành Y tế Việt Nam được hơn 40 năm, kể từ năm 1975 đến nay. Trong những năm đầu công tác trong ngành Y, bác sĩ Nguyễn Hồng Siêm không ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng đi phục vụ ở miền núi, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lào Cai. Cùng với đó, bác sĩ Siêm còn tham gia các đợt chống dịch, xung phong đi chăm sóc, cứu chữa cho các bệnh nhân là chiến sĩ bị thương tích trong cuộc chiến tranh biên giới chống quân xâm lược phương Bắc. Sau 9 năm công tác tại Bệnh viện thị xã Lào Cai, bác sĩ Siêm được điều chuyển về công tác tại khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tây (nay là Bệnh viện Đa khoa Hà Đông). Ngày chia tay, bạn bè, đồng nghiệp cũng như bà con dân tộc thiểu số nơi đây không giấu nổi nỗi buồn, bịn rịn chia tay người bác sĩ trẻ cần cù, tâm huyết và giàu tình yêu thương với người bệnh. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tây, trên cương vị của mình, bác sĩ Nguyễn Hồng Siêm đã khám, chữa bệnh cho hàng vạn bệnh nhân ở các khoa nội, ngoại, nhi bằng phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ, châm tê để mổ… đạt kết quả cao. Ông còn tham gia công tác giảng dạy về đông y tại một số trường, học viện.

“Đạo đức ngành Y tế không phải chỉ có tâm, mà phải giỏi cả chuyên môn”

Kể từ khi về công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tây, bác sĩ Siêm luôn phấn đấu, trau dồi y đức, y thuật. Tâm niệm về nghề y, bác sĩ Siêm cho rằng: “Tôi luôn xác định cho mình rằng đạo đức ngành Y tế không chỉ có tâm lý tiếp xúc, đối xử tốt với người bệnh, mà người bác sĩ còn phải giỏi về chuyên môn thì công tác chăm sóc, khám, điều trị cho bệnh nhân mới có kết quả cao. Với nhận thức đó nên tôi luôn luôn phấn đấu học tập không ngừng, học trong đồng nghiệp, học trong sách vở, học các thầy, học trong nhà trường…” Có lẽ đó chính là lý do mà ngay từ đầu khi mới bước chân vào ngành Y không lâu, người bác sĩ ấy đã thường xuyên lăn lộn tại các khoa mắt, khoa truyền nhiễm, khoa tai - mũi - họng… Bác sĩ Siêm đang tìm những phương pháp chữa bệnh tốt nhất cho người bệnh trong việc kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Thì ra, có những bệnh nhân điều trị y học hiện đại có kết quả tốt, có những bệnh nhân kết hợp cả y học hiện đại và y học cổ truyền thì kết quả lại tốt hơn, và có những bệnh thì y học cổ truyền lại điều trị cho kết quả cao hơn. Ví dụ như những năm 1986 – 2000 khi kết hợp với khoa tai - mũi - họng ứng dụng châm tê để phẫu thuật cắt amidan và mổ xoang, châm cứu, điều trị bí đái sau đẻ và sau mổ với khoa sản, khoa ngoại, nghiên cứu ứng dụng châm cứu laze cắt cơn đau dạ dày với khoa nội, nghiên cứu tác dụng của bài thuốc sâm linh bạch truật tán trong dự phòng và điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ em… Qua nhiều năm công tác với nhiều cương vị khác nhau, năm 2008, ông được đồng nghiệp tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội Đông y TP Hà Nội.  Để trau dồi kiến thức, người bác sĩ ham học hỏi còn tăng cường nghiên cứu khoa học. Ông đã có nhiều đề tài khoa học được đánh giá cao, trong đó có đề tài “Đánh giá thực trạng chất lượng một số dược liệu thường dùng trong thuốc cổ truyền trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Đề tài thực hiện năm 2010 – 2012 được nghiệm thu xuất sắc với 100% số phiếu của hội đồng nghiệm thu khoa học thành phố Hà Nội. Đề tài này sau được Bộ Y tế ứng dụng trong việc quản lý, phân phối và sử dụng dược liệu trong thuốc y học cổ truyền, nhất là dược liệu được nhập từ Trung Quốc. Nhờ sự cống hiến và lao động không ngừng nghỉ, năm 2013, Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Nguyễn Hồng Siêm vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Và vào ngày 27/2 vừa qua, vào đúng ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam, ông cũng vinh dự được Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân. Những bằng khen, giấy khen đó là minh chứng cho sự cố gắng, lao động không ngừng nghỉ trong cuộc đời hành nghề y của mình, nhưng trên tất cả, đối với ông, món quà giá trị nhất chính là sức khỏe của người bệnh ngày càng tiến triển dưới sự điều trị của ông và các thầy thuốc khác. Đây chính là tấm lòng y đức và sự lan tỏa nhiệt huyết dành cho Đông y của người thầy thuốc mang tên Nguyễn Hồng Siêm.

Hoại tử vì bơm chất làm đầy sống mũi

Chưa ưng ý với chiếc mũi, cô gái trẻ tìm đến một thẩm mỹ viện tại Hà Nội để tiêm chất làm đầy. Sau 2 ngày, mũi bầm tím rồi hoại tử dần. Em Phùng Thị B., 17 tuổi làm công nhân tại Móng Cái, Quảng Ninh tìm đến một thẩm mỹ viện trên phố Trung Kính, Hà Nội để tiêm filler (chất làm đầy) giúp mũi thon, cao hơn. Tại đây, nhân viên quảng cáo sẽ tiêm filler có nguồn gốc từ Hàn Quốc, an toàn tuyệt đối. Người tiêm cho B. tự nhận là y tá, từng theo học 1 bác sĩ thẩm mỹ trong TP.HCM. Sau tư vấn, người này tiêm 3 mũi dọc sống mũi B. với giá 3 triệu đồng. Tuy nhiên ngay sau tiêm, B. phát hiện có một đường trắng từ gốc mũi chạy dài lên trán. Sang ngày thứ 2, vệt trắng này chuyển dần sang đỏ tím rồi lan xuống bao trùm toàn bộ đầu mũi, kết hợp đau rát toàn bộ mũi. GS Trần Thiết Sơn, Trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình, BV Xanh Pôn cho biết, khi đến khoa khám vào cuối tháng 2 vừa qua, toàn bộ cánh mũi trái đã bị hoại tử, các bọng nước xuất hiện khắp tháp mũi và đầu mũi khiến bệnh nhân hết sức đau đớn. Các bác sĩ đã phải can thiệp lấy hết phần chất làm đầy, điều trị thương tổn. Tuy nhiên vùng hoại tử cánh mũi trái không thể phục hồi, bệnh nhân sẽ phải quay lại để ghép da sau 1 tháng nữa. GS Thiết Sơn cho biết, hiện Bộ Y tế chỉ cho phép sử dụng trên người một số ít filler cho mục đích thẩm mỹ như Restylane và Juvéderm. Hai loại filler này có cấu tạo từ axit hyaluronic, một thành phần nằm trong da người, là những chất làm đầy được phép sử dụng trên người cho mục đích thẩm mỹ. Tuy nhiên thị trường filler ở Việt Nam hết sức bát nháo, khi silicone lỏng (đã bị cấm) và các chất làm đầy không rõ nguồn gốc từ Hàn Quốc, Trung Quốc... cũng được nhiều spa hô biến thành... filler chất lượng với quảng cáo an toàn tuyệt đối nhưng giá chỉ bằng 30-40% so với chất làm đầy hợp pháp. “Nguy hiểm nhất là silicone lỏng được nhiều spa quảng cáo trá hình là mỡ nhân tạo khiến nhiều khách hàng sập bẫy, gây ra mối nguy hiểm vĩnh viễn”, GS Thiết Sơn cảnh báo. Theo GS Sơn, ngay cả 2 loại filler được cấp phép với sự đảm bảo an toàn từ nhà sản xuất thì vẫn có tỉ lệ nhỏ xảy ra biến chứng không mong muốn, tuy nhiên bác sĩ có thể kiểm soát được. Trường hợp tiêm tại những cơ sở không phép với những loại filler trôi nổi thì nguy cơ biến chứng lớn gấp nhiều lần. “Những biến chứng nhẹ hay gặp là dị ứng, sưng tấy, phù nề, tụ máu và cảm giác khó chịu. Khi nặng có thể nhiễm trùng, tạo u hạt và tắc mạch - một trong những biến chứng nặng nề và nguy hiểm nhất”, GS chia sẻ. Tắc mạch xảy ra ở bất cứ động mạch nào trên mặt như trán, má, môi, mắt... Hậu quả dẫn tới hoại tử vùng da dọc theo đường đi của động mạch, có thể gây mù mắt hoặc nhồi máu não. GS Sơn dẫn chứng, vào tháng 12 năm ngoái, một bệnh nữ 22 tuổi tại TP.HCM đã bị thuyên tắc động mạch não trái và động mạch mắt trái sau khi tiêm chất làm đầy gây liệt nửa người, mù 1 mắt.

Cô bé 6 tuổi “nghiện” ăn tóc đến suy kiệt cơ thể

Nhiều lần nhìn thấy bé gái 6 tuổi nhặt tóc cho vào miệng nhai nhưng cha mẹ chủ quan không biết rằng con gái mình mắc hội chứng thèm ăn tóc, một chứng bệnh hiếm gặp nhưng khá nguy hiểm. Kết quả siêu âm cho thấy búi tóc trong bụng bé gái đã to như quả dưa gang. Ngày 17/2 vừa qua, chị Lê Thị Mai Linh (trú tại TP.Biên Hoà, Đồng Nai) đưa con gái 6 tuổi của mình là bé Phùng Phương Thúy nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.Hồ Chí Minh do bé gặp triệu chứng đau bụng, nôn ói sau khi ăn. Cùng với các triệu chứng trên, bé Thúy còn bỏ ăn nhiều ngày, sức khoẻ ngày một yếu đi. Bệnh nhi khá gầy yếu, người xanh xao, cân nặng chỉ có 13kg, bằng cân nặng của bé 2, 3 tuổi, tình trạng cơ thể suy dinh dưỡng nặng. Chẩn đoán sơ bộ nhiều khả năng bé Thúy mắc bệnh đường tiêu hoá, các bác sỹ đã tiến hành siêu âm và kết quả bất ngờ khi hình ảnh thu được cho thấy dạ dày của bé bị căng đầy bởi một khối dị vật. Thạc sỹ - bác sỹ Đào Trung Hiếu, phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, bằng kinh nghiệm của mình, ngay lúc ấy ông nhìn lên mái tóc thưa thớt của bệnh nhi và biết ngay khối dị vật trong dạ dày chính là do bé bứt tóc ăn. Chỉ có điều, vị bác sỹ không thể ngờ số lượng tóc trong người bé gái lại lớn đến như vậy. Sau khi siêu âm, các bác sỹ đã tiến hành phẫu thuật lấy búi tóc ra khỏi người bé gái. Búi tóc lớn đến mức đường kính nơi lớn nhất là 12 cm, chiều dài 40cm trong dạ dày và kéo dài xuống tận ruột non. Búi tóc lớn chiếm hầu hết khoang chứa thức ăn của bao tử khiến bé gái không thèm ăn. Mỗi lần ăn nhiều thức ăn một tí là bé sẽ bị nôn ói. Chị Linh, mẹ của bé Thúy cho biết, hai vợ chồng làm công nhân, ít khi có thời gian quan tâm tới con, trong khi bé được giao cho bà ngoại chăm sóc. Gia đình không biết bé có sở thích ăn tóc từ bao giờ nhưng cách đây 6 tháng, chị phát hiện một vài lần con mình lượm tóc rụng và bỏ vào miệng ăn. Ngoài ra, cô giáo của bé cũng kể lại với chị là nhìn thấy bé bứt tóc cho vào miệng. Cách đây 2 tháng, thấy bụng con ngày càng lớn, thỉnh thoảng đau bụng, chị đưa con đi khám ở phòng mạch tư. Tại đây, các bác sỹ chẩn đoán con chị bị gan, lách to và cho về nhà. Nhưng sau đó, bé Thúy tiếp tục có triệu chứng đau bụng, táo bón, nôn ói sau khi ăn, vì thế gia đình đã đưa bé lên Bệnh viện Nhi đồng 1 để khám và rất bất ngờ khi thấy búi tóc lớn như vậy trong bụng bé. “Mặc dù đã mổ lấy cục tóc ra rồi, sức khoẻ cháu cải thiện nhưng dường như cháu vẫn còn thèm ăn tóc. Thỉnh thoảng tôi vẫn phát hiện cháu lén lút khều nhặt tóc dưới sàn nhà lên ăn, không biết phải điều trị như thế nào để bé không ăn tóc nữa”, chị Mai Linh lo lắng nói. “Bệnh nhân có sở thích ăn tóc và chỉ thèm ăn tóc. Bệnh viện chúng tôi thi thoảng vẫn tiếp nhận một vài trường hợp tương tự. Các bé này thường xanh xao, biếng ăn, nôn ói. Tuy nhiên, Thúy là trường hợp nhỏ tuổi nhất và có búi tóc lớn nhất, dài nhất từ trước đến nay”, bác sĩ Hiếu chia sẻ. Bác sỹ Hiếu cũng cho biết, trong 3 năm qua, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 đã có 10 trường hợp trẻ có thói quen ăn tóc. Mặc dù vậy, có đến 50% bố mẹ không biết con mình có thói quen này, bởi đây là bệnh hiếm gặp và tâm lý chủ quan cho rằng đây là hành vi hiếu động của con trẻ. Đến khi trẻ đau bụng, nôn ói, người lớn mới đưa đi khám và phát hiện ra. Theo bác sỹ Hiếu, việc siêu âm cũng như phẫu thuật lấy búi tóc trong dạ dày bệnh nhi không quá khó. Điều quan trọng là phải điều trị tâm lý để bé từ bỏ thói quen ăn tóc, nếu không tình trạng trên sẽ tiếp diễn. Phụ huynh trước hết cần quan tâm tới con mình nhiều hơn, gần gũi, trò chuyện với bé, tạo cho bé các hoạt động vui chơi để quên đi thói quen ăn tóc, dần dần bỏ hẳn thói quen này. Đây không phải trường hợp bệnh nhi đầu tiên thích ăn tóc được phát hiện ở nước ta. Năm 2008, Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã phẫu thuật cho bé gái 8 tuổi lấy ra khối dị vật là búi tóc đóng thành khối cứng trọng lượng 350gr. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng biếng ăn, thường bị đau bụng từng cơn và nôn ói. Phụ huynh cho biết thấy con hay bứt tóc ăn nhưng nghĩ không sao nên chỉ nhắc nhở. Theo bác sỹ Hiếu, trong một tháng gần đây, bệnh viện thường xuyên gặp trường hợp các bé ăn dị vật như mủ cao su, hạt chuối, giấy... Thông thường, những bé mắc bệnh thích ăn những chất không mang lại dinh dưỡng như len, tóc, thậm chí vôi tráng tường sẽ bị đau bụng thường xuyên. Khi nào ăn no, các bé sẽ hay ói ra ngoài. Bệnh nhân mắc bệnh này thường suy dinh dưỡng, dần dần sức khỏe suy kiệt do ăn các chất không có dinh dưỡng. “Đa số các bé mắc bệnh này ít được tiếp xúc với nhiều người, không có ai chơi cùng, cha mẹ hoặc người lớn trong nhà không có thời gian quan tâm. Bé thường hay thụ động, không hoạt bát... Do đó, một trong những biện pháp điều trị trước mắt là sau khi phẫu thuật lấy bướu tóc, gia đình cần dành sự quan tâm nhiều hơn cho các bé, cố gắng gần gũi với con hơn nữa để giúp con bỏ thói quen xấu. Nếu không khắc phục được dứt điểm, nguy cơ tái phát sẽ rất cao”, bác sỹ Hiếu khuyến cáo.

Công lý

Đắk Lắk: 39 nữ tu bị ngộ độc do ăn phải bánh mỳ nhiểm khuẩn

Bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đăk Lăk đã cho biết nguyên nhân khiến 39 nữ tu bị ngộ độc thực phẩm ở tỉnh này là do vi khuẩn đường ruột E.Coli và Salmonella có trong bánh mỳ thịt. Trước đó, ngày 24/2, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk tiếp nhận 41 nữ tu (đang theo học tại Tu viện Nữ vương Hòa Bình, đường Xô Viết nghệ tỉnh, thành phố Buôn Ma Thuột) trong tình trạng đau bụng, nôn ói, đi ngoài nhiều lần. Trong số này có 39/41 người được chẩn đoán là bị ngộ độc thức ăn và phải nhập viện điều trị. Sau 4 ngày điều trị tích cực, chiều 28/2, tất cả 39 bệnh nhân bị ngộ độc sức khỏe đã ổn định và được xuất viện. Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, tất cả 39 bệnh nhân bị ngộ độc đều ăn bánh mỳ thịt của bà Trương Thị Thu Cúc ở ngã tư đường Đào Duy Từ giao nhau với Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Buôn Ma Thuột. Qua kiểm tra, Đoàn thanh tra liên ngành của Sở Y tế đã tạm đình chỉ kinh doanh và xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Cúc, do cơ sở kinh doanh bánh mỳ không có giấy chứng nhận kinh doanh thức ăn đường phố, nguyên liệu và thực phẩm bày bán tại đây không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk cho biết vi khuẩn E.Coli và Salmonella có thể gây bệnh tiêu chảy cấp và thương hàn. Bác sĩ Lào khuyến cáo người dân cần ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước sôi để nguội, rửa tay bằng xà phòng, không ăn uống, tiêu thụ thức ăn, nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh bị ngộ độc và các bệnh đường ruột.

Cụ bà 71 tuổi mang khối u nặng 63kg

Suốt 16 năm qua, cụ Mary Clancey ở hạt Schuylkill, Mỹ đã phải trải qua những ngày tháng sống với cơ thể nặng nề lên đến 165kg. Bà Mary Clancey, 71 tuổi, sống ở thị trấn Saint Clair, tiểu bang Pennsylvania, từng cho rằng nguyên nhân khiến thân hình mình to lên, cân nặng tăng nhiều là tuổi tác. Suốt nhiều năm, bà cố gắng áp dụng các chế độ ăn kiêng khác nhau để giảm cân nhưng vô ích. Tuy nhiên, vào tháng 10 năm ngoái, khi phát hiện cục máu đông ở chân, bà đã đến gặp bác sĩ và nhận được tin không thể sốc hơn rằng khối mỡ mà bà ‘đuổi mãi không đi’ thực tế là một khối u nang nặng 63,5 kg trong dạ dày. Các bác sĩ cho biết khối u khủng lồ này có thể đã hình thành và phát triển trong cơ thể bà suốt 16 năm qua. Ngay lập tức một cuộc phẫu thuật loại bỏ khối u và phần da thừa đã được thực hiện vào tháng 11. Sau ca đại phẫu, từ người có cân nặng lên tới 159kg, bà Mary chỉ còn nặng khoảng 68kg. "Cảm giác của tôi lúc đó rất khó tả, kỳ lạ khi đột nhiên bỏ đi một nửa trọng lượng cơ thể. Tôi có cảm giác mình như một quả trứng rỗng. 4 ngày sau khi phẫu thuật tôi thật không biết diễn tả như thế nào, tôi thấy trống rỗng. Tưởng như đến giờ tôi mới được trở về với chính mình. Trong khi trước đó tôi đã quá quen với những khối mỡ nặng trên cơ thể", bà Mary kể lại: "Tôi đã giảm được thêm 4,5kg kể từ khi về nhà. Hy vọng một ngày nào đó tôi lấy lại được đường cong gợi cảm", bà Mary lạc quan nói.

Giao thông

Sắp ứng dụng bộ test nhanh virus cúm A/H7N9 ở Lạng Sơn

Bộ test nhanh virus cúm A/H7N9, độ nhạy gấp 10 lần ở phòng xét nghiệm sẽ áp dụng ở chợ Hà Vỹ, Lạng Sơn. Sáng 3/3, Bộ Y tế cùng các ngành liên quan đã họp cùng bàn biện pháp tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, trong đó có cúm A H7N9 và H5N1. Theo ông Hoàng Anh Đức, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tính đến thời điểm này tại Trung Quốc có 463 mắc virus cúm A/H7N9, trong đó có 96 ca tử vong. Xu hướng mắc nhanh với số lượng cao, tỷ lệ chết 34.6%. Đáng lưu ý, trong 1 tuần gần nhất, đã có 56 ca mắc mới tập trung ở Giang Tô, Vân Nam, Quảng Tây giáp Việt Nam. Qua khảo sát, mỗi ngày tại các địa phương giáp Trung Quốc, có tới 10 nghìn lượt người giao lưu, giao thương với Trung Quốc. Qua phân tích dịch tễ thì ở nơi có virus gia cầm H7N9 là có người mắc cúm gia cầm. Có tới 95% ca mắc có tiếp xúc với gia cầm. “Xuất hiện nhiều chùm ca bệnh cúm H7N9 nhưng chưa có bằng chứng cho thấy lan truyền từ người sang người”, ông Đức cho biết. Cũng theo đại diện Bộ NN&PTNT, nguy cơ xâm nhập của các loại cúm mới H7N9 vào Việt Nam là rất cao. Bởi cho dù Việt Nam – Trung Quốc không giao thương chính ngạch về gia cầm nhưng việc vận chuyển gia cầm vùng biên qua đường tiểu ngạch vẫn diễn ra phức tạp. Qua các đợt lấy mẫu trên đàn gia cầm tại các vùng trọng điểm giáp biên nhưng đến thời điểm này vẫn chưa phát hiện H7N9. Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục tăng cường lấy mẫu ở các tỉnh vùng biên, đồng thời tăng cường giám sát cơ sở giết mổ, tiêm phòng với đàn gia cầm. Sắp tới, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, sớm đưa bộ test nhanh virus A H7N9 trên gia cầm cung cấp cho các chi cục kiểm định để lấy mẫu và xét nghiệm phát hiện ngay. Được biết, độ nhậy của máy test nhanh này gấp 10 lần với máy ở phòng xét nghiệm. Đại diện Bộ Nông nghiệp cũng cho biết, với cúm H5N1, trong 2 tháng đầu năm 2017 cũng phát hiện 14 hộ chăn nuôi gia cầm ở trên 7 tỉnh có dấu hiệụ nhiễm virus H5N1. Trong khi cùng kỳ 2016 không phát hiện trường hợp nào, điều này cho thấy H5N1 quay lại. Tuy nhiên hiện các ổ dịch đều được phát hiện kịp thời và được khống chế tốt. Theo ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, điều đáng lo là biểu hiện virus cúm A H7N9 không rõ ràng trên đàn gia cầm, khiến người dân chủ quan khó phát hiện sớm để khoanh vùng dịch. Hiện hai ngành Y tế và Nông nghiệp cũng khuyến cáo người dân không mua gia cầm không rõ nguồn gốc, người tiêu dùng mua sản phẩm gia cầm không nguồn gốc, các khu chăn nuôi gia cầm vùng biên phải tiêu trùng khử độc… “Nếu làm tốt khu vực cửa khẩu về buôn bán gia cầm thì sẽ ngăn chặn được cúm gia cầm lây lan trên người”, ông Long khẳng định. Mặc dù WHO không khuyến cáo việc ngừng giao lưu với các vùng dịch bệnh cúm gia cầm đang lây lan ở Trung Quốc nhưng việc đến các vùng dịch cần được cân nhắc kỹ càng. “Tính đến thời điểm này chưa phát hiện bất kỳ bệnh nhân nhiễm cúm A H7N9 và H5N1. Đồng thời, WHO cũng xác định chưa có sự thay đổi độc lực trên virus cúm A/H7N9. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm rất thường trực nếu lơ là trong công tác phòng chống dịch”, Thứ trưởng Long nhận định.

Người lao động

Kỹ thuật mới cứu “bản lĩnh” đàn ông

Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM) đã triển khai kỹ thuật mới với nhiều lợi điểm trong điều trị phì đại tiền liệt tuyến. Nhiều quý ông tưởng chừng cuộc đời sớm khép lại sau những tai nạn dẫn đến trục trặc chức năng tình dục. Thế nhưng, kỹ thuật mới được một số bệnh viện (BV) triển khai có thể giúp họ tìm lại hạnh phúc gia đình. Trong lúc đứng trên ghe để chỉ đạo công nhân làm việc, anh N.C.C (31 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang) bất ngờ bị một chiếc ghe khác trờ tới kẹp chặt. Tai nạn làm anh gãy xương chậu, rách niệu đạo. Qua nhiều giờ phẫu thuật với sự hỗ trợ của máy soi mềm, niệu đạo của anh được vá lại với tổn thương tối thiểu, giúp phục hồi chức năng đàn ông. Anh N.C.N (32 tuổi; ngụ quận Bình Tân, TP HCM) trượt chân ngã khiến vùng kín va đập vào mỏm đá trong một lần du lịch. Từ đó, anh không thể đi tiểu, kể cả việc “quan hệ” với vợ cũng không ổn, do niệu đạo tổn thương. Tại một BV, anh N. được chẩn đoán bị vỡ bàng quang, đứt niệu đạo (ống dẫn tiểu và dẫn tinh) và được phẫu thuật nối lại thành công. Tuy nhiên, do bị biến chứng teo hẹp đường tiết niệu, bệnh nhân được phẫu thuật chỉnh sửa nhiều lần nhưng không khỏi. Suốt 4 năm sau tai nạn, anh phải chịu nhiều đau đớn và mặc cảm khi phải đeo ống thông tiểu bên mình mọi lúc mọi nơi. Những bất tiện trong sinh hoạt, chất lượng cuộc sống giảm khiến anh N. suy sụp, mất hết tự tin và phải nghỉ việc. Tại BV Bình Dân (TP HCM), qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện anh N. bị hẹp tắc niệu đạo sau, đoạn hẹp khoảng 2 cm, có di lệch đường tiểu do biến chứng từ ca phẫu thuật thất bại trước đó. Hơn 6 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã trả lại chức năng đàn ông cho anh N. sau nhiều năm khổ sở với dây ống quanh người và mùi hôi khai đầy ám ảnh. Càng hạnh phúc hơn khi trong chuyện chăn gối, anh N. cũng trở lại bình thường và đã có con. Bác sĩ Đỗ Lệnh Hùng, Trưởng Đơn vị Niệu đạo BV Bình Dân, cho biết đây không phải trường hợp duy nhất bị mất chức năng đàn ông do té ngã, tai nạn lao động. Chỉ cần một va đập nhẹ cũng có thể khiến đường tiết niệu bị tổn thương hoặc đứt lìa. Khác với trước đây, một kỹ thuật mới giúp người bệnh phục hồi nhanh là vi phẫu với sự trợ giúp của máy soi dây mềm. Nhờ máy soi dây mềm mà phẫu thuật viên định rõ được đường đi, không gây tổn thương niệu đạo, bảo đảm các mối nối chính xác. Chỉ riêng tại BV Bình Dân, trung bình mỗi tuần phẫu thuật cho 4-5 trường hợp hẹp niệu đạo. Thường gặp nhất là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, kể cả do can thiệp y khoa về niệu quản thất bại trước đó. Riêng năm 2016, số ca bị tổn thương chức năng đàn ông được cứu là 250-300 người và đa số đều trẻ tuổi. Nếu như những tác động bên ngoài khiến đàn ông có nguy cơ mất “bản lĩnh” thì căn bệnh phì đại tiền liệt tuyến (PĐTLT) cũng là nỗi ám ảnh đối với giới mày râu. Mới đây, BV Nhân dân 115 (TP HCM) đã triển khai kỹ thuật mới thuyên tắc mạch trong điều trị PĐTLT, mang lại niềm vui cho không ít bệnh nhân. Kỹ thuật mới này có ưu điểm so với kỹ thuật cắt đốt nội soi phổ biến như lâu nay. Kỹ thuật cắt đốt khiến hơn 90% bệnh nhân bị ảnh hưởng nặng nề về quan hệ tình dục sau điều trị, rối loạn cương, xuất tinh ngược dòng. Với kỹ thuật mới, vấn đề chảy máu, xuất tinh ngược dòng, tiểu không kiểm soát, hội chứng sau cắt đốt nội soi và rối loạn cương sẽ bị loại trừ. Theo bác sĩ Trương Hoàng Minh, Trưởng Khoa Ngoại niệu - Ghép thận BV Nhân dân 115, tiền liệt tuyến có chức năng kiến tạo hoạt động phóng tinh ở nam giới trong quan hệ tình dục. Người bị PĐTLT mức độ nhẹ thì đi tiểu rất nhiều lần do hội chứng kích thích, nếu nặng thì bí tiểu do hội chứng tắc nghẽn đường tiểu dưới, còn nặng hơn nữa có thể tử vong do suy thận. Thay vì trực tiếp cắt đốt và đưa ra ngoài cơ thể phần tiền liệt tuyến bị phì đại, kỹ thuật mới sử dụng thiết bị DSA (chụp mạch số hóa xóa nền) tạo ra bản đồ mạch máu nhằm xác định động mạch cung cấp máu nuôi tiền liệt tuyến. Sau đó, từ động mạch đùi, các bác sĩ sẽ nội soi đưa hạt PVA (hạt nhựa tổng hợp) vào gây tắc động mạch chính cấp máu đến tiền liệt tuyến khiến bộ phận này teo dần cho đến khi trở lại kích thước bình thường (sau 12 tháng). Kỹ thuật điều trị mới giải quyết được tình trạng bí tiểu (thể nặng) do PĐTLT nhưng vẫn giữ nguyên tiền liệt tuyến. “Điều này đồng nghĩa với việc bảo lưu chức năng của bộ phần này, bảo toàn chất lượng sống của bệnh nhân sau điều trị (trong quan hệ tình dục). Đây là lợi điểm lớn nhất của kỹ thuật mới” - bác sĩ Minh nói. Cùng với BV Bạch Mai ở phía Bắc, BV Nhân dân 115 là đơn vị đầu tiên tại khu vực phía Nam triển khai kỹ thuật mới này, mang lại niềm vui cho bệnh nhân.

Đại đoàn kết

Đau mắt đỏ trái mùa

Gần đây, lượng bệnh nhân đi khám đau mắt đỏ tăng đột biến tại Bệnh viện Mắt Trung ương với 150 đến 200 người/ngày. Theo nhận định của các bác sĩ nhãn khoa, thời điểm này dù không phải là “mùa” đau mắt đỏ nhưng khá nhiều người mắc. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến thị lực. Theo Bác sĩ (BS) Hoàng Minh Anh, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (BV Mắt Trung  ương) dịch đau mắt đỏ thường bùng phát vào tháng 9 - 10 hàng năm, nhưng năm nay do mùa đông ấm, ẩm nên số bệnh nhân đã gia tăng nhanh sau Tết (thường gọi là trái mùa). Hơn nữa sau đợt nghỉ Tết người dân quay trở lại làm thủ đô làm việc nhiều, lượng khói bụi ô nhiễm tăng lên, cùng với đó là việc giữ gìn vệ sinh của người dân chưa thật sự được chú trọng nên số người mắc bệnh đau mắt đỏ gia tăng. Hiện mỗi ngày bệnh viện mắt Trung ương tiếp nhận 150-200 bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám và điều trị. Số lượng không phải là quá nhiều, nhưng theo TS.BS Lê Xuân Cung- Phó trưởng khoa Kết giác mạc (BV Mắt Trung ương) ở vào thời điểm hiện tại với số lượng trên có thể cho là bất thường, gần bằng đợt cao điểm của dịch. Bệnh nhân chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh lân cận, đa số là trẻ em hoặc những người có sức đề kháng kém. Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), đến nay chưa có văcxin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus, hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, dùng chung đồ dùng sinh hoạt cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch. Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai. Triệu chứng thường gặp là người bị bệnh cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát trong mắt. Buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều ghèn dính chặt. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ do cương tụ mạch máu, đau nhức, nổi cộm, chảy nước mắt. Người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai. Thông thường người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm, nhưng nếu để bệnh nặng, mắt có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc…thì sẽ gây khó khăn hơn trong điều trị. Các chuyên gia nhãn khoa cũng cảnh báo, một số trường hợp nặng gây ra viêm kết mạc có giả mạc. Giả mạc là màng viêm màu trắng đục, bám vào mặt sau của mi mắt và chỉ nhìn thấy khi lật mi lên. Khi có giả mạc chứng tỏ sức đề kháng của mắt đã yếu, bệnh đang có chiều hướng nặng thêm và độc tính của virus cao. Những trường hợp này mắt sưng rất nặng và kéo dài do giả mạc bít vào mặt sau mắt làm cho thuốc không ngấm vào được tổ chức bệnh. Do vậy cần có sự can thiệp của bác sỹ giúp bóc bỏ lớp màng để thuốc phát huy tác dụng. Cả trẻ em và người lớn đều có nguy cơ mắc phải viêm kết mạc có giả mạc. Bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn nhiều nếu giả mạc không được bóc đi. Khi khỏi, giả mạc bị xơ hóa, co rút lại làm cho bề mặt sau kết mạc mi dúm dó, gây cạn cùng đồ làm mắt khó liếc nhìn về các phía. PGS TS Cung Hồng Sơn- Phó Giám đốc BV Mắt Trung ương khuyến cáo bệnh nhân nên đi khám các bác sĩ chuyên khoa để phát hiện  đúng bệnh vì bệnh viêm kết màng cấp - viêm đau mắt đỏ, rất dễ nhầm với viêm màng bồ đào cấp và nếu diễn biến nặng có thể trở thành bệnh viêm mủ nội nhãn. Tiên lượng của viêm mủ nội nhãn rất nặng và khả năng giữ được thị giác rất là ít. Bệnh viêm màng bồ đào cấp cũng có những triệu chứng tương tự như bệnh đau mắt đỏ, nhưng có một số triệu chứng hơi khác như là nhức nhiều hơn, mắt mờ nhiều hơn. Về nguy cơ lây bệnh, BS Lê Xuân Thủy- Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, bệnh đau mắt đỏ là bệnh rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Bệnh có thể lây qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay; cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của nguời bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt…; dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối... Khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ, người bệnh cần tuân thủ những điều sau: Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần/ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại; không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn, đeo kính mát cho mắt. Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác. Ngoài ra, mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường vài ngày và người bệnh vẫn có thể là nguồn lây bệnh sau khi đã khỏi bệnh một tuần. Vì vậy cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh. Để phòng bệnh, cần chủ động thực hiện các biện pháp: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng. Không dùng chung vật dụng cá nhân như lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang… Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh. Người ta thường truyền tai nhau cách chữa đau mắt đỏ bằng cách đắp lá trầu. Tuy nhiên các chuyên gia nhãn khoa đưa ra lời khuyên: Những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đau mắt đỏ cần phải đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị. Tuyệt đối không đắp các loại lá vào mắt như lá trầu, lá dâu... Mặc dù trong lá trầu, lá dâu có thành phần kháng khuẩn, nhưng chưa được kiểm nghiệm lâm sàng trên thực tế, vì vậy, việc đắp lá trầu, lá dâu lên mắt có thể gây biến chứng, khiến bệnh nặng hơn.

Chất lượng Việt

Cảnh báo tình trạng tăng động, béo phì ở trẻ vì uống nhiều nước ngọt

Tăng động, trầm cảm, rối loạn hành vi,... là những mối nguy hiểm mà nước ngọt có thể gây ra cho người sử dụng. Nghiên cứu cho thấy 17% nam thanh niên tại Úc uống ít nhất 1 lít nước ngọt một tuần còn với nữ chỉ có 10%. Có thể thấy thanh niên uống nước ngọt nhiều gấp 2 lần so với việc ăn trái cây. Các nghiên cứu từ khảo sát chế độ ăn và hoạt động của Học sinh Trung học Quốc gia đã được công bố trên tạp chí Public Health Nutrition. Kathy Chapman, Chủ tịch Ủy ban dinh dưỡng và hoạt động thể chất của hội đồng, cho biết việc uống quá nhiều nước ngọt làm gia tăng khả năng béo phì, ung thư cũng như các bệnh mãn tính khác. Uống 1 lít nước ngọt một tuần có thể không nhiều nhưng nếu thói quen này duy trì trong một năm thì trong cơ thể sẽ hấp thụ ít nhất 5,2kg đường. Con số 5,2kg đường này chưa tính các loại nước uống khác như nước tăng lực, rượu, nước trái cây, đồ ăn vặt. Các nhà nghiên cứu Na Uy chỉ ra rằng, thanh thiếu niên hay uống nước ngọt đóng chai dễ bị tăng động và trầm cảm hơn các trẻ em khác. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 5000 thiếu niên Na Uy trong độ tuổi 15-16 và thấy rằng có mối liên quan rõ ràng và trực tiếp giữa nước ngọt với chứng tăng động, rối loạn hành vi và các vấn đề khác về thần kinh. Các nhà khoa học tìm hiểu lượng nước ngọt các em uống mỗi ngày, sau đó đưa ra bảng hỏi để khảo sát về sức khỏe tâm lý, thần kinh của các em. TS. Lars Lien và các cộng sự tại Đại học Oslo nhận ra rằng, những học sinh hay bỏ bữa sáng và bữa trưa thường là những em uống nước ngọt nhiều nhất. "Nghiên cứu học sinh lớp 10 ở Oslo, chúng tôi thấy việc thường xuyên uống nước ngọt liên quan chặt chẽ đến các vấn đề về thần kinh", báo cáo đăng trên Tạp chí Sức khỏe cộng đồng Hoa Kỳ (American Journal of Public Health). Mối liên quan thể hiện rõ nét về các chứng rối loạn ăn uống, rối loạn hành vi và giao tiếp xã hội. Hầu hết học sinh cho biết mỗi em uống từ 1-6 chai nước ngọt/tuần. Những em không hề uống nước ngọt có dấu hiệu bệnh tâm lý, thần kinh ít hơn hẳn những em uống ở mức trung bình. Ngược lại, những em uống nhiều nhất (hơn 6 chai/tuần) có dấu hiệu bệnh lý thần kinh lớn nhất. Đặc biệt chứng tăng động thể hiện rất rõ nét: em nào càng uống nhiều soda thì biểu hiện của chứng tăng động càng lớn. Tăng động giảm chú ý (tên tiếng Anh là Attention-deficit hyperactivity disorder - ADHD) là một trong những rối loạn thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường hiếu động quá mức và khả năng tập trung kém, dẫn đến kết quả học tập giảm sút. Những dấu hiệu nguy hiểm nhất xảy đến với nhóm thiếu niên uống từ 4 chai nước ngọt/ngày trở lên. Có 2% học sinh nằm trong số này. Nhóm nghiên cứu cho biết, có thể một số phụ gia trong nước ngọt, ví dụ caffeine cũng là thủ phạm của những dấu hiệu bệnh lý này và họ không kiểm tra các nguồn đường khác trong thực đơn hàng ngày của học sinh. Nhưng rõ ràng, nhiều học sinh uống quá nhiều nước ngọt. Người ta khuyến cáo chỉ nên giới hạn đường ở mức 10% trong tổng số calories hấp thụ một ngày. Tuy nhiên theo nghiên cứu, 1/4 thiếu niên chỉ uống nước ngọt thôi cũng vượt quá hàm lượng đường này rồi. Một biện pháp đơn giản và hiệu quả để giảm lượng nước ngọt mà các em uống hàng ngày là, hãy loại bỏ các máy bán nước ngọt tự động trong trường học.

Bệnh viện - nơi ẩn chứa các mầm bệnh nguy hiểm

Một nghiên cứu do Hiệp hội các Chuyên gia kiểm soát bệnh dịch và dịch tễ Trung ương (APIC) - Mỹ cho rằng nền nhà của các bệnh viện có thể gia tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh vì chứa cả ổ vi khuẩn. Một nghiên cứu do Hiệp hội các Chuyên gia kiểm soát bệnh dịch và dịch tễ Trung ương (APIC) - Mỹ cho rằng nền nhà của các bệnh viện có thể gia tăng nguy cơ lây nhiễm. Các đồ dùng trong phòng bệnh thường tiếp xúc với nền nhà và mầm bệnh có thể lây lan nhanh chóng khi tay của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hay bác sĩ chạm vào. Mầm bệnh có thể qua đường tiếp xúc ở da hoặc các bề mặt khác để đi vào cơ thể người. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra 318 tầng của 159 phòng bệnh tại 5 bệnh viện Cleveland-area tại Mỹ.  Kết quả cho thấy trong phòng bệnh đều có MRSA - viết tắt của Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng kháng Methicillin). Loại vi khuẩn này gây ra nhiễm trùng “staph” không đáp ứng điều trị với kháng sinh thông thường. MRSA hiện diện thường xuyên nhất ở những bệnh nhân có được thực hiện các thủ thuật y khoa xâm lấn hoặc người có hệ thống miễn dịch suy yếu và nằm điều trị tại Bệnh viện và những cơ sở y tế như nhà nuôi trẻ và trung tâm phân tích xét nghiệm. MRSA ở môi trường chăm sóc y tế thường gây ra những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và đe dọa sự sống như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn vết mổ và viêm phổi. Dù được vệ sinh sạch sẽ nhưng bệnh viện vẫn là nơi trú ẩn của mầm bệnh. Đối với những bệnh nhiễm trùng có liên quan đến chăm sóc y tế, MRSA có thể ảnh hưởng đến nhiều người trong một nhóm cộng đồng, thường nhất như là nhiễm trùng da trông giống như những mụn nhọt và nhọt có thể sưng phồng ra, đau, chảy mủ. Những nhiễm trùng da này có thể xảy ra trên những người khỏe mạnh. Ngoài ra còn có, Clostridium difficile (viết tắt: C. difficile) là loại vi khuẩn có khả năng gây ra viêm loét, sưng tấy và kích thích ruột già (đại tràng). Khi loại vi khuẩn này phát triển quá mức, người bệnh sẽ có những triệu chứng như đau quặn bụng, tiêu chảy nhiều lần trong ngày… thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. Các chuyên gia trong ngành y tế chỉ ra rằng: Các vi khuẩn trong nước thải bệnh viện đều ở mức khá cao, đặc biệt là vi khuẩn, tụ cầu, liên cầu... với các nguy cơ nhiễm vi rút đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip và nấm các loại. Bên cạnh đó, trong nước thải y tế có tới 20% chất thải nguy hại, nếu không được xử lý triệt để sẽ là mối nguy hiểm rất lớn cho môi trường.  Mặc dù bệnh viện là nơi chăm sóc y tế, nơi khám chữa bệnh cho mọi người nhưng dường như bệnh viện lại ẩn chứa những mầm bệnh vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe con người. Nhiễm khuẩn bệnh viện là một thực trạng xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, kể cả những quốc gia phát triển và các nước nghèo. Các nhà khoa học cho rằng nhiễm khuẩn bệnh viện có thể dẫn đến 5 hậu quả tồi tệ như: làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tăng tỷ lệ tử vong, tăng số ngày điều trị, tăng chi phí chữa bệnh và tăng sự kháng thuốc. Tại các nước đang phát triển, tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện xảy ra càng nặng nề hơn do không có đủ nguồn lực để thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Chúng không những ảnh hưởng đến người bệnh mà còn cho cả các nhân viên y tế.

Đất Việt

Thử thành công thuốc chữa ung thư giai đoạn cuối

Truyền thông Nga mới đưa tin, các nhà khoa học nước này đã thử nghiệm thành công loại thuốc có thể chữa ung thư ở mọi giai đoạn. Chế phẩm thuốc này có tên gọi thí nghiệm là "Protein sốc nhiệt", dựa trên thành phần hoạt chất chính của nó. Nó là một loại thuốc sinh học phân tử, được bào chế dựa trên một phân tử hoạt động rất tích cực. Phân tử này được hình thành trong bất kỳ tế bào nào của cơ thể khi phản ứng với các yếu tố gây sốc và căng thẳng. Sự tồn tại của phân tử này từ lâu đã được các nhà khoa học biết tới. Theo GS Andrei Simbirtsev, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu khoa học các cách điều trị thuần sinh học cao cấp thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang Nga (FMBA): "Ban đầu các nhà khoa học cho rằng loại protein này chỉ bảo vệ các tế bào của con người khỏi bị hư hại. Sau đó, họ phát hiện nó có một đặc điểm hiếm hoi là giúp các tế bào sản sinh những kháng nguyên khối u và nhờ đó tăng cường được khả năng miễn dịch chống lại khối u".Vì vậy, những nhà nghiên cứu Nga đã nhanh chóng đi sâu tìm hiểu về nó, tìm cách tổng hợp nó và điều chế ra loại dược phẩm có thể giúp con người chống lại ung thư. Loại protein này tuy có rất ít trong cơ thể con người, nhưng các nhà khoa học Nga đã xác định được gen kích thích sự sản sinh của nó trong cơ thể, sau đó tiến hành tạo ra một tế bào vi khuẩn để tổng hợp loại protein này. Loại thuốc mới này không có tác dụng phụ và cũng không có độc tính. Nó đã được các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm lâm sàng trong nhiều năm vừa qua. Nhưng để chắc chắn hơn, những nhà nghiên cứu Nga sẽ tiếp tục kiểm tra và sẽ công bố về độ an toàn của loại thuốc mới này sau 1 năm nữa. Và họ sẽ hoàn tất mọi khâu thử nghiệm để có thể bào chế, sản xuất thuốc hàng loạt, phục vụ việc điều trị cho các bệnh nhân ung thư trong 3 hoặc 4 năm tới. Ông Simbirshev bày tỏ: "Rất tiếc là không thể nhanh hơn. Đó là một công trình nghiên cứu rất nghiêm ngặt. Vì thế nếu tính cả thời gian hoàn tất nghiên cứu tiền lâm sàng giai đoạn cuối thì các bệnh nhân sẽ chỉ nhận được thuốc sau 3 đến 4 năm nữa". Loại thuốc Protein sốc nhiệt này phát huy được hoạt tính đa năng, có thể chữa trị được mọi loại bệnh ung thư ở bất kỳ giai đoạn nào kể cả giai đoạn cuối. Các nhà khoa học Nga nhấn mạnh, loại thuốc mới này đã được thử nghiệm trên chuột bạch có khối u ác tính và đa số đều hoàn toàn hồi phục, ngay cả ở giai đoạn sau của căn bệnh. "Liệu trình điều trị bằng loại thuốc mới trong đa số các trường hợp đã loại trừ hoàn toàn các khối u, thậm chí ngay cả ở giai đoạn cuối. Như vậy là có thể tự tin nói rằng, các protein đã có được hoạt tính sinh học cần thiết để chữa được ung thư", ông Simbirshev cho biết. Khoa học Nga đã tìm ra loại thuốc có thể chữa tất cả loại ung thư ở mọi giai đoạn. Kết quả nghiên cứu này đã cho những bệnh nhân mắc ung thư nói riêng và nhân loại nói chung một hy vọng mới trong vài năm nữa, sẽ có thuốc chữa được ung thư ở mọi giai đoạn xuất hiện trên thị trường. Nói thêm về quá trình nghiên cứu loại protein và điều chế ra loại thuốc mới này, ông Simbirshev cho hay, để phân tích hành vi của protein bằng cấu trúc rentgen, cần phải tạo được các tinh thể siêu tinh khiết từ protein, tuy nhiên việc này không thể thực hiện trong điều kiện sức hút của Trái đất - các tinh thể protein sẽ lớn không đều. Chúng cần phải được thí nghiệm trên vũ trụ, nơi có môi trường thích hợp (không có sức hút của Trái Đất) để tạo ra một loại tinh thể siêu tinh khiết phục vụ cho công tác phân tích X-quang. Các nhà khoa học Nga đã đóng gói các protein siêu tinh khiết trong các ống mao dẫn và đưa lên trạm vũ trụ ISS. Sau 6 tháng, trong các ống nghiệm đã hình thành các tinh thể tinh khiết đến mức lý tưởng, chúng được đưa xuống dưới Trái đất và mang đi phân tích ở Nga và Nhật Bản".

Ngày 13/03/2017
Ban Biên tập Website
(Điểm tin từ các Báo)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích