Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 4 3 6 1
Số người đang truy cập
1 1 4
 
WHO
Bất hoạt thể lực và bệnh tiểu đường

Ngày 7/12/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Bất hoạt thể lực và bệnh tiểu đường (Physical inactivity and diabetes). Trên thế giới, mọi người ít vận động cơ thể: tại khu vực châu Âu của WHO, một phần ba người lớn và hai phần ba số trẻ vị thành niên không hoạt động thể lực đầy đủ. Kết quả là, ít vận động đã trở thành một yếu tố nguy cơ hàng đầu cho sức khỏe kém, 1 triệu người chết và 8,3 triệu năm cuộc sống được điều chỉnh bởi khuyết tậ bị mất hàng năm trong khu vực là do ít hoạt động thể lực.

Khi hoạt động thể lực giảm, các bệnh không lây nhiễm (NCDs) đang ngày càng gia tăng, trong đó bệnh tiểu đường là một trong 4 NCDs chủ yếu và cùng với bệnh tim mạch, ung thư và các bệnh về đường hô hấp chiếm hầu hết gánh nặng bệnh tật và tử vong sớm ở khu vực châu Âu. Bệnh tiểu đường được chẩn đoán ở 60 triệu người trong khu vực và người ta ước tính rằng 50% các trường hợp bị bệnh tiểu đường chưa được chẩn đoán, sự phổ biến bệnh ngày càng tăng trên toàn thế giới và WHO dự đoán rằng bệnh tiểu đường sẽ là nguyên nhân gây ra cái chết đứng hàng thứ bảy vào năm 2030.

Các yếu tố nguy cơ bị bệnh tiểu đường (Risk factors for diabetes)

Các yếu tố nguy cơ cho bệnh tiểu đường bao gồm thừa cân hoặc béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh và ít vận động chiếm khoảng 80% của sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường. Những yếu tố nguy cơ có thể được sửa đổi, chỉ tính riêng thì bất hoạtthể lực được ước tính tới gây ra 7% gánh nặng của bệnh tiểu đường type 2 ở khu vực châu Âu và tình trạng thừa cân béo phì ước tính chiếm khoảng 65-80% số ca mới bị bệnh tiểu đường. Trẻ em cần ít nhất một giờ hoạt động thể lực với cường độ trung bình đến nặng mỗi ngày. Tuy nhiên, hiện nay, chỉ có 34% thanh thiếu niên châu Âu trong độ tuổi từ 13-15 hoạt động đủ để đáp ứng các hướng dẫn hiện hành. Nhìn chung, hoạt động thể lực suy giảm đáng kể ở những người trẻ tuổi từ 11-15 và xu hướng này là đặc biệt giảm mạnh ở các cô gái trẻ. Nguyên nhân chủ yếu của việc ít hoạt động thể lực là môi trường và hệ thống đang trở nên khó khăn hơn để duy trì đủ mức độ hoạt động thể lực vì công việc hàng ngày của người dân và môi trường sống đang ngày càng ít vận động. Hơn nữa, có sự bất bình đẳng quan trọng trong mức độ hoạt động thể lực: người nghèo hơn có xu hướng có ít thời gian rảnh rổi và tiếp cận hạn chế tới các cơ sở giải trí hoặc sống trong môi trường không có sự hỗ trợ hoạt động thể lực, nhóm dân tộc thiểu số và người khuyết tật tham gia vào các hoạt động thể lực ít hơn và cũng là khó khăn hơn để đạt được việc tăng cường hoạt động thể lực.

WHO hành động để thúc đẩy hoạt động thể lực (WHO action to promote physical activity)

Giải quyết các yếu tố nguy cơ cho bệnh tiểu đường type 2 và ngăn chặn sự phổ biến của căn bệnh này đòi hỏi cách tiếp cận của toàn bộ chính phủ và toàn bộ xã hội, Chiến lược hoạt động thể lực mới vừa được thông qua bởi WHO/châu Âu dành cho khu vực châu Âu giai đoạn 2016-2025 là một bước quan trọng hướng tới việc làm giảm gánh nặng của bệnh tiểu đường typ 2. Chiến lược này nhằm mục đích để truyền cảm hứng cho các chính phủ nhằm tạo điều kiện và loại bỏ các rào cản đối với hoạt động thể lực trong môi trường trong suốt cuộc đời. Lựa chọn chính sách ưu tiên có thể bao gồm thông qua các hướng dẫn quốc gia về hoạt động thể lực cho sức khỏe; các chính sách và quy hoạch giao thông đô thị quốc gia và địa phương để cải thiện khả năng tiếp cận, chấp nhận và tính an toàn của các phương tiện giao thông tích cực, chẳng hạn như đi bộ và đi xe đạp, và cơ sở hạ tầng hỗ trợ (ví dụ như đường dẫn xe đạp, vỉa hè và khu vực dành cho người đi bộ trong khu vực đô thị); sáng tạo và bảo tồn môi trường được xây dựng và môi trường tự nhiên để hỗ trợ hoạt động thể lực, bao gồm cả khoảng không "xanh" (green) và không gian "xanh" (blue) nhằm khuyến khích các hoạt động giải trí tích cực (ví dụ như cơ sở hạ tầng thể thao ngoài trời miễn phí, an toàn và các tuyến đường thân thiện dành cho người đi bộ và đi xe đạp); cải thiện việc cung cấp giáo dục thể chất chất lượng cao trong môi trường giáo dục (từ những năm trẻ sơ sinh đến cấp đại học), bao gồm cả cơ hội cho hoạt động thể lực trước, trong và sau ngày học chính thức, chẳng hạn như thể thao trường học; các hoạt động hỗ trợ và khuyến khích sáng kiến "hoạt động thể lực cho tất cả" (physical activity for all), đặc biệt là cho những người khuyết tật và các nhóm dân tộc thiểu số bao gồm cả các chương trình cộng đồng để cải thiện việc tiếp cận (gần gũi và khả năng chi trả) để thích hợp sự lựa chọn tại chỗ; các sáng kiến cộng đồng và bằng chứng , dựa vào tiếp thị xã hội và công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông sáng tạo (information and communication technology_ICT) như phương tiện truyền thông xã hội (khi thích hợp) để thông báo cho người dân về lợi ích của hoạt động thể lực và khuyến khích áp dụng các hành vi lành mạnh; khuyến khích đánh giá các hoạt động nhằm tăng cường hoạt động thể lực, góp phần vào sự phát triển của cơ sở bằng chứng về các hành động có hiệu quả và chi phí-hiệu quả (effective and cost-effective). Hoạt động thể lực cũng là một phần của kế hoạch hành động của Chiến lược châu Âu về ngăn ngừa và kiểm soát NCDs. Chiến lược toàn cầu của WHO về chế độ ăn uống, hoạt động thể lực và các yếu tố bổ sung sức khỏe là nghiên cứu của WHO về bệnh tiểu đường type 2 với một sự tập trung vào các phương pháp tiếp cận trên quần thể rộng lớn nhằm thúc đẩy chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. 

Thay đổi bộ mặt của bệnh tiểu đường typ 2 (Changing face of type 2 diabetes) 

Bệnh tiểu đường typ 2 là cho đến gần đây được coi là một căn bệnh của những người trung niên và cao tuổi, nhưng bây giờ người ta ngày càng thấy gia tăng ở tuổi thanh thiếu niên và trẻ em. Có đến 27% trẻ13 tuổi và 33% trẻ 11 tuổi ở châu Âu đang thừa cân hoặc béo phì. Béo phì ở trẻ em có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ gia tăng của NCDs, bao gồm cả bệnh tiểu đường typ 2, và những trẻ em thừa cân chắc sẽ là thừa cân như vậy khi là người lớn do đó béo phì và thừa cân tuổi thơ là các yếu tố quan trọng làm tăng tỷ lệ bệnh tiểu đường typ 2.

Nâng cao nhận thức về bệnh tiểu đường (Raising awareness about diabetes)

Hàng năm, Ngày thế giới phòng chống bệnh tiểu đường là ngày 14/11 nhằm nâng cao nhận thức về căn bệnh này. Bệnh tiểu đường cũng là trọng tâm của các hoạt động của Ngày Sức khỏe Thế 7/4/2016.

Ngày 08/12/2015
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích