Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 8 5 4 4
Số người đang truy cập
3 1 3
 
Tự xét nghiệm giúp chống lại HIV trong thanh thiếu niên

Cập nhật tháng 7/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)- Tự xét nghiệm giúp chống lại HIV trong thanh thiếu niên (Self-testing helps combat HIV in adolescents). Hiện nay chỉ có một nửa số người sống chung với HIV nhận thức được tình trạng của mình, "Lổ hổng xét nghiệm"(testing gap) này cùng với tầm quan trọng của việc điều trị sớm HIV đang dẫn đến mối quan tâm về vai trò của tự xét nghiệm HIV.

"Nếu tôi đi đến một phòng khám và người xét nghiệm là một ai đó mà tôi biết, tôi sẽ chỉ chào hỏi cô ta, hỏi về gia đìnhvà sau đó ra đi mà không làm xét nghiệm HIV,hầu hết mọi người phải đi đến các phòng khám xa xôi nơi mà không ai biết để xét nghiệm", những lo ngại về bảo mật và riêng tư là một trong những rào cản chính với các dịch vụ xét nghiệm HIV cho thanh thiếu niên (tuổi từ 10-19), được thể hiện bởi người phụ nữ trẻ này ở Malawi. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây về việc sử dụng các loại test tự xét nghiệm HIV cho thấy sự sẵn có về một cách đơn giản và kín đáo để biết tình trạng của họ có thể là một trong những chìa khóa để tăng đáng kể số lượng thanh thiếu niên thực hiện một xét nghiệm và dẫn đến việc tiếp cận tới sự hỗ trợ và xét nghiệm HIV nhiều hơn, phòng ngừa, điều trị và chăm sóc.
 

Gánh nặng nhiễm HIV trong thanh thiếu niên(Heavy burden of HIV infection in adolescents)

Là một nhóm nhưng thanh thiếu niên và những người trẻ tuổi thường rất dễ bị lây nhiễm HIV cả về mặt xã hội và kinh tế, AIDS đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong thanh thiếu niên ở châu Phi là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ vị thành niên trên toàn thế giới.Trên toàn cầu, trong năm 2014 đã có 220 000 ngườinhiễm HIV mới trong thanh thiếu niên với hơn 60% trẻ em gái và phụ nữ-một con số mà thậm chí còn cao hơn ở vùng cận Saharan châu Phi. Tuy nhiên, bất chấp thực tế này, thanh thiếu niên ít có khả năng được xét nghiệm HIV hơn so với người lớn.

Vai trò của tự xét nghiệm (A role for HIV self-testing)

Bằng chứng đang gia tăng về vai trò tự xét nghiệm HIV có thể có vai trò trong việc giúp các nưóc đạt được các mục tiêu 90-90-90 của Liên Hiệp Quốc (UN) nhằm kêu gọi cho việc mở rộng xét nghiệm HIV để 90% số người nhiễm HIV nhận thức về tình trạng nhiễm bệnh của mình. Trong hướng dẫn hợp nhất mới được phát hành của mình về các dịch vụ xét nghiệm HIV, WHO khuyến khích các nước thực hiện các chương trình thí điểm về tự xét nghiệm HIV để có thể thu thập và tổng hợp các bằng chứng về vai trò tự xét nghiệm có thể giúp thu hẹp khoảng cách xét nghiệm HIV. WHO có kế hoạch phát hành hướng dẫn quy chuẩn cho việc tự xét nghiệm HIV vào năm 2016.

Số lượng tự xét nghiệm HIV cao ở thanh thiếu niên (High uptake of HIV self-testing among adolescents)

Trong dự án tự xét nghiệm HIV có quy mô lớnđầu tiên ở châu Phi, tất cả người lớn (trên 16 tuổi) trong cộng đồng của Blantyre ở Malawi được cung cấp một dụng cụ tự xét nghiệm HIV duy nhất. Trong khi việc thực hiện các xét nghiệm này trong cộng đồng nói chung là cao, thì số lượng thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi thực hiện cao nhất, trong thời hạn 12 tháng kể từ việc giới thiệu tự xét nghiệm HIV trong cộng đồng thì gần như tất cả các bé gái vị thành niên (16-19 tuổi) đã tự xét nghiệm, cũng như hơn 80% ở nam thanh thiếu niên, những con số như vậy là chưa từng có trong một nhóm mà thường là miễn cưỡng hoặc không thể được xét nghiệm HIV thường xuyên do các rào cản xã hội, rào cản cơ cấu và các rào cản của hệ thống y tế. "Trong cộng đồng của chúng tôi, những thanh niên này là những người hiện nay đã đến đây với số lượng lớn để nhận bộ dụng cụ tự xét nghiệm, họ muốn chuẩn bị cho tương lai của họ", một nhân viên tư vấn cộng đồng làm việc ở Blantyre nói. Rachel Baggaley, điều phối viên của Key Populations and Prevention Unit trong Khoa HIV của WHO cho biết kết quả là hấp dẫn: "Đây là ngoài những gì thường thấy trong các dịch vụ thực hiện xét nghiệm HIVtrong thanh thiếu niên ở vùng cận Saharan châu Phi, tự xét nghiệm HIV có thể có khả năng cách mạng hóa việc xét nghiệm HIV trong giới trẻ".

Tạo động lực cho thanh niên tiếp cận tới xét nghiệm và điều trị (Motivating youth to access testing and treatment)

Tự xét nghiệm là một thử nghiệm đầu tiên và tự nó không cung cấp một chẩn đoán HIV, cá nhân tự xét nghiệm là chủ động và chỉ ra rằng họ có thể bị nhiễm HIV cần phải đi làm xét nghiệm thêm ở một cơ sở y tế, nếu xét nghiệm được khẳng định họ có thể được liên kết với điều trị và chăm sóc. Các xét nghiệm có thể là bộ xét nghiệm nhanh lấy máu ở một ngón tay hoặc một chất dịch ở miệng, với sự lựa chọn ở sau giúp sử dụng trong thanh thiếu niên. "Bạn lấy bộ xét nghiệm và di chuyển nó xung quanh bên trong miệng của bạn, ngay khi bạn làm điều đó bạn đặt nó trong một chai nhỏ có chứa thuốc, sau đó kết quả hiện ra! Đây là một cách tiếp cận rất dễ dàng-không cần kim và không cần bệnh viện", một thanh niên 18 tuổi cho biết.

Số lượng ngày càng tăng của các nước thúc đẩy tự xét nghiệm HIV(Growing number of countries promoting HIV self-testing )

Một số quốc gia hiện đã giới thiệu tự xét nghiệm vào trong các chính sách xét nghiệm HIV tại quốc gia của họ bao gồm Australia, Pháp, Kenya, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Nhiều quốc gia hơn có kế hoạch làm như vậy bao gồm Brazil, Malawi, Thái Lan và Zimbabwe. Nỗ lực ban đầu để giới thiệu test tự xét nghiệm đã bị cấm tại một số nước, thường do những lo ngại về lạm dụng, tự gây hại, và chủ yếu là do thiếu/không sẵn có các thuốc điều trị cho người sống chung với HIV. Những mối quan tâm này được nhấn mạnh bởi WHO trong các hướng dẫn, không duy nhất cho việc tự xét nghiệm HIV nhưng phù hợp với mối quan tâm ngày càng tăng về các dịch vụ xét nghiệm HIV hiện có và đã không được nhìn thấy nơi tự xét nghiệm HIV đang sử dụng. Cải tiến lớn trong việc tiếp cận thuốc điều trị HIV trong suốt hai thập kỷ qua cũng đã làm giảm nhẹ một số những mối quan tâm này; và nhiều quốc gia hiện đang hướng tới việc xét nghiệm và cung cấp thuốc điều trị HIV cho tất cả những người có HIV. Tự xét nghiệm HIV phải được hỗ trợ bởi các chương trình bao gồm các chương trình dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về lợi ích của việc tự xét nghiệm HIV, khuyến khích và hỗ trợ những người này có một xét nghiệm chủ động liên kết đến điều trị, chăm sóc và cung cấp thông tin và tiếp cận phòng ngừa phù hợp. Tự xét nghiệm HIVcó tiềm năng lớn để cải thiện tiếp cận tới xét nghiệm cho những người nghèo khổ nhất và tiếp cận những người trước đó bị nhiễm để họ có thể hưởng được lợi ích tối đa từ việc điều trị ARV sớm.

 

Ngày 29/07/2015
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ who.int.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích