Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 23/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 0 3 9 6
Số người đang truy cập
2 2 7
 
Suy giảm chức năng tính dục do ảnh hưởng thuốc điều trị

Theo các nhà khoa học, rất khó xác định được một cách chắc chắn về phản ứng bất lợi của thuốc điều trị đối với chức năng tính dục của người sử dụng vì chức năng này còn chịu ảnh hưởng nhiều từ tình trạng sức khỏe, tuổi tác, các bệnh có sẵn và nhất là yếu tố tâm lý. Người bệnh đôi khi không khai đúng sự thật vì e ngại nhưng trong thực tế gần như thuốc nào cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tính dục với các mức độ tin cậy khác nhau. Cần quan tâm đến vấn đề này.

Căn cứ vào việc khảo sát một số bệnh án được công bố và ý kiến của các bác sĩ điều trị, chức năng tính dục của người bệnh có thể bị ảnh hưởng từ những loại thuốc sử dụng như thuốc chống tăng huyết áp, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc hướng tâm thần và các loại thuốc khác...

Thuốc chống tăng huyết áp

Tùy theo mức độ ảnh hưởng đến chức năng tính dục, có thể chia thuốc chống tăng huyết áp làm 3 nhóm khác nhau gồm: thuốc hay gây giảm, thuốc đôi khi gây giảm và thuốc chưa thấy giảm chức năng tính dục. Thuốc hay gây giảm chức năng tính dục như: thuốc ức chế hạch (arfonad); thuốc lợi tiểu kháng aldosteron (spironolacton, aldacton), thuốc chẹn bêta (propranolon, labetalol); thuốc ức chế giao cảm tác dụng lên tận cùng dây thần kinh (guanethidin, guanadrel, reserpin); thuốc chẹn alpha (phentolamin, regitin, phenoxy-benzamin, prazosin, minipress, terazosin). Thuốc đôi khi gây giảm chức năng tính dục như: thuốc ức chế giao cảm có tác dụng trung ương (alpha-methyldopa, dopegyt, clonidin, catapressan, guanabenz, guanfacine, thuốc lợi tiểuthiazid ( hypothiazid), thuốc lợi tiểu quai furosemid (lasix). Thuốc chưa thấy giảm chức năng tính dục như: thuốc lợi tiểu giữ kali, trừ kháng aldosteron (triamteren, amilorid); thuốc giãn mạch trực tiếp (hydralazin); thuốc ức chế enzyme chuyển dạng angiotensin, thuốc chặn kênh calci; thuốc chẹn bêta có chọn lọc (atenolol, metoprolon, acebutolol)


Dùng thuốc điều trị có thể làm suy giảm chức năng tính dục (ảnh minh họa)

Thuốc chống loạn nhịp tim

Các nhà khoa học cho rằng chỉ có một số ít bệnh nhân dùng thuốc chống loạn nhịp tim có biểu hiện tác dụng bất lợi đối với chức năng tính dục như: giảm dục năng hoặc ham muốn tình dục (libido), giảm cương. Ngoài ra, các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm II (chẹn bêta) và nhóm IV (chặn calci) có ảnh hưởng đến chức năng tính dục đã được nêu ở trên trong các thuốc chống tăng huyết áp.

Thuốc hướng tâm thần

Đây là loại thuốc gây nên nhiều rối loạn chức năng tính dục nhiều nhất bao gồm: thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế monoaminoxydase (MAO), thuốc chống loạn tâm thần. Thuốc chống lo âu như clordiazepoxid (librium) có thể gây giảm chức năng tính dục; thuốc barbiturat, benzodiazepin và các loại thuốc ngủ khác cũng có tác dụng bất lợi tương tự. Riêng thuốc diazepam có thể dùng để chữa một số trường hợp ức chế chức năng tính dục. Thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể làm giảm ham muốn tình dục, giảm cương, ức chế phóng tinh như: amoxapin, desipramin, imipramin, protriptylin, amitriptylin. Riêng thuốc clomipramin (anafranil) có thể gây liệt dương, phóng tinh chậm, giảm ham muốn tình dục nhưng đôi khi cũng thấy có khả năng gây tăng chức năng tính dục và đã có bác sĩ sử dụng thuốc để chữa trị tình trạng phóng tinh sớm. Thuốc ức chế monoaminoxydase (MAO) như: tranylcypromin, isocarboxazid, phenelzil cũng có thể làm giảm chậm hoặc ức chế sự phóng tinh, khó duy trì cương cứng, giảm nhờn âm đạo, ức chế cực khoái. Thuốc chống loạn tâm thần như: piperidin, phenothiazin, butyrophenon, thioridazin gây rối loạn phóng tinh, đôi khi cả rối loạn cương và rối loạn cực khoái; thuốc clorpromazin cũng có thể làm giảm dục năng hoặc ham muốn tình dục (libido); thuốc lithium cũng có trường hợp giảm ham muốn tình dục. Tóm lại phần lớn nhiều loại thuốc chống loạn tâm thần đều có khả năng gây suy giảm chức năng tính dục.

Các loại thuốc khác

Trên thực tế có nhiều loại thuốc thường dùng khác cũng có thể ảnh hưởng, gây rối loạn chức năng tính dục nhưng rất hiếm như: thuốc kháng androgen, thuốc chống tiết cholin (artane), thuốc làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, thuốc chữa loét dạ dày - tá tràng, thuốc chống ung thư, thuốc an thần, thuốc ngủ, rượu bia, ma túy gồm cocain, amphetamin, marihuana, heroin.

Lời khuyên của thầy thuốc

Do trong thực tế có nhiều loại thuốc khác nhau có thể ảnh hưởng đến chức năng tính dục khi sử dụng để điều trị một bệnh nào đó đã được các nhà khoa học xác định, chứng minh. Vì vậy khi dùng thuốc điều trị cần lưu ý đến một số trường hợp như: Nếu người bệnh bị rối loạn cương hoặc giảm chất nhờn bộ phận sinh dục nên tránh dùng các thuốc chống thiết cholin. Nếu người khó kích thích tình dục nên tránh các thuốc hướng tâm thần, thuốc làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, thuốc an thần. Nếu người nam có rối loạn phóng tinh hoặc người nữ khó đạt được cực khoái nên tránh dùng thuốc ức chế monoaminoxydase (MAO) và các thuốc chống loạn tâm thần, nhất là thioridazin. Một vấn đề cần quan tâm trong quá trình điều trị bằng thuốc là người bệnh nên khai đúng sự thật khi phát hiện các rối loạn chức năng tính dục có thể xảy ra, đừng vì sự e ngại mà không cho bác sĩ biết rõ để có chỉ định, tư vấn xử trí phù hợp.

Ngày 23/04/2015
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích