Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 9 0 2 4
Số người đang truy cập
1 2 2
 
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường typ 2

Bệnh tiểu đường

Cập nhật tháng 1/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) – Bệnh tiểu đường (Diabetes). Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính xảy ra hoặc là khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó sản xuất. Insulin là một hormone điều hòa lượng đường trong máu (5), tăng đường huyết hoặc gia tăng đường trong máu là một hiệu ứng phổ biến của bệnh tiểu đường không được kiểm soát và theo thời gian dẫn đến các tổn thất nghiêm trọng cho nhiều hệ thống của cơ thể, đặc biệt là các dây thần kinh và mạch máu.Trong năm 2014, 9% người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên có bệnh tiểu đường. Trong năm 2012, bệnh tiểu đường là nguyên nhân trực tiếp gây ra 1,5 triệu người tử vong. Hơn 80% các ca tử vong do bệnh tiểu đường xảy ra ở các quốc gia có mức thu nhập thấp và thu nhập trung bình.

 

Bệnh tiểu đường typ 1 (Type 1 diabetes)

Bệnh tiểu đường typ1 (trước đây được gọi là thể lệ thuộc insulin, khởi phát ở tuổi vị thành niên hoặc trẻ em) được đặc trưng bởi sự sản xuất insulin bị thiếu và đòi hỏi sử dụng insulin hàng ngày, nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 1 là không được biết và không thể ngăn ngừa được với những kiến thức hiện tại. Các triệu chứng bao gồm bài tiết quá nhiều nước tiểu (polyuria), khát nước (polydipsia), đói liên tục, giảm cân, thay đổi thị lực và mệt mỏi có thể xảy ra đột ngột.

Bệnh tiểu đường typ 2 (Type 2 diabetes)

Bệnh tiểu đường typ 2 (trước đây được gọi là thể không lệ thuộc insulin hoặc khởi phát ở người lớn) kết quả từ việc sử dụng insulin không hiệu quả của cơ thể, bệnh tiểu đường typ 2 chiếm đến 90% những người bị bệnh tiểu đường trên thế giới (5) và phần lớn là do trọng lượng cơ thể dư thừa và thiếu hoạt động thể lực. Các triệu chứng có thể tương tự như những người mắc bệnh tiểu đường typ 1 nhưng thường ít được nỗi rõ. Kết quả là bệnh có thể được chẩn đoán một vài năm sau khi khởi phát một khi các biến chứng đã phát sinh, cho đến gần đây loại bệnh tiểu đường này đã được nhìn thấy chỉ có ở người lớn nhưng hiện nay nó cũng xảy ra ở trẻ em.

Bệnh tiểu đường thai nghén (Gestational diabetes)

Tiểu đường thai nghén là tăng đường huyết với các giá trị đường máu cao hơn bình thường nhưng dưới ngưỡng chẩn đoán của bệnh tiểu đường, xảy ra trong quá trình mang thai. Phụ nữ bị tiểu đường trong thai kỳ có nguy cơ cao mắc các biến chứng khi mang thai và khi sinh. Họ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường typ 2 trong tương lai. Tiểu đường thai nghén được chẩn đoán thông qua sàng lọc trước sinh, chứ không phải là do các triệu chứng được báo cáo.

Suy yếu khả năng dung nạp đường (IGT) và suy giảm đường huyết lúc đói (Impaired glucose tolerance (IGT) and impaired fasting glycaemia (IFG)

Suy yếu khả năng dung nạp đường (IGT) và suy giảm lượng đường trong máu lúc đói (IFG) là các tình trạng trung gian trong quá trình chuyển đổi giữa trạng thái bình thường và bệnh tiểu đường, những người bị IGT hoặc IFG có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh tiểu đường typ 2 mặc dù điều này là không thể tránh khỏi.

Các hậu quả phổ biến của bệnh tiểu đường là gì? (What are common consequences of diabetes?)

Theo thời gian, bệnh tiểu đường có thể gây hại cho tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh. Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ, trong một nghiên cứu đa quốc gia 50% những người bị tiểu đường tử vong vì bệnh tim mạch (chủ yếu là bệnh tim và đột quỵ) (6). Kết hợp với việc giảm lưu lượng máu, bệnh lý thần kinh (tổn thương dây thần kinh) ở bàn chân làm tăng nguy cơ loét chân, nhiễm trùng và cuối cùng cần cắt cụt chi. Bệnh lý võng mạc do tiểu đường là một nguyên nhân quan trọng gây mù và xảy ra như là kết quả tổn thương tích lũy lâu dài với các mạch máu nhỏ ở võng mạc, 1% mù lòa trên toàn cầu có thể là do bệnh tiểu đường (7). Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu của suy thận (4). Nguycơ tử vong tổng thể ở những người bị bệnh tiểu đường là gấp đôi nguy cơ tối thiểu của những người đồng lứa với họ mà không bị tiểu đường (8).

 

Làm thế nào để có thể giảm gánh nặng do bệnh tiểu đường? (How can the burden of diabetes be reduced?)

Dự phòng (Prevention)

Biện pháp lối sống đơn giản đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa hoặc làm chậm sự khởi phát của bệnh tiểu đường typ 2. Để giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường typ 2 và các biến chứng của nó, mọi người nên đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể lành mạnh; hoạt động thể lực ít nhất 30 phút đều đặn với cường độ vừa phải trong hầu hết các ngày, hoạt động thường xuyên hơn là cần thiết trong việc kiểm soát cân nặng. Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh từ 3 đến 5 phần trái cây và rau một ngày và giảm thu nhận đường và chất béo bão hòa Tránh hút thuốc lá-hút thuốc làm gia tăng nguy cơ các bệnh tim mạch

Chẩn đoán và điều trị (Diagnosis and treatment)

Chẩn đoán sớm có thể thực hiện thông qua xét nghiệm máu tương đối rẽ tiền, điều trị bệnh tiểu đường liên quan đến việc làm giảm đường huyết và mức độ của các yếu tố nguy cơ khác được biết đến mà gây ra tổn thất các mạch máu, ngừng sử dụng thuốc lá cũng rất quan trọng để tránh các biến chứng. Các can thiệp tiết kiệm về chi phí và khả thi ở các nước đang phát triển bao gồm khống chế đường huyết ở mức vừa phải. Những người bị bệnh tiểu đường type 1 cần insulin; những người có bệnh tiểu đường typ 2 có thể được điều trị bằng thuốc uống, nhưng cũng có thể sử dụng insulin; kiểm soát huyết áp (blood pressure control); chăm sóc bàn chân (foot care). Các can thiệp tiết kiệm về mặt chi phí khác bao gồm sàng lọc và điều trị bệnhlý võng mạc ( nguyên nhân gây mù); kiểm soát lipid máu (điều chỉnh nồng độ cholesterol); sàng lọc các dấu hiệu sớm của bệnh thận liên quan đến tiểu đường. Những biện pháp này cần được hỗ trợ bởi một chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể lực thường xuyên, duy trì một trọng lượng cơ thể bình thường và tránh sử dụng thuốc lá.

Đáp ứng của WHO (WHO response)

WHO nhằm mục đích khuyến khích và hỗ trợ việc áp dụng các biện pháp hữu hiệu để giám sát, phòng chống bệnh tiểu đường và các biến chứng của nó, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Để kết thúc vấn đề này, WHO cung cấp các hướng dẫn khoa học về phòng chống bệnh tiểu đường; phát triển các quy tắc và tiêu chuẩn trong chẩn đoán và chăm sóc bệnh tiểu đường; xây dựng nhận thức về đại dịch toàn cầu của bệnh tiểu đường; tổ chức Ngày Đái tháo đường Thế giới (14 tháng 11); tiến hành giám sát bệnh tiểu đường và các yếu tố nguy cơ của nó. Chiến lược toàn cầu của WHO về chế độ ăn uống, hoạt động thể lực và sức khỏe (Global strategy o­n diet, physical activity and health)  bổ sung cho nghiên cứu của WHO về bệnh tiểu đường bằng cách tập trung vào các cách tiếp cận quần thể rộng lớn nhằm thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, do đó làm giảm vấn đề ngày càng tăng trên toàn cầu về thừa cân và béo phì.


* Defined as fasting blood glucose >= 7 mmol/l or o­n medication for raised blood glucose or with a history of diagnosis of diabetes.

* Được định nghĩa khi lượng đường huyết lúc đói> = 7 mmol / l hoặc dùng thuốc do tăng đường máu hoặc có tiền sử chẩn đoán bị bệnh tiểu đường.

References

Tài liệu tham khảo (References)

(1)Global status report o­n noncommunicable diseases 2014. Geneva, World Health Organization, 2012. 

(2) World Health Organization. Global Health Estimates: Deaths by Cause, Age, Sex and Country, 2000-2012. Geneva, WHO, 2014. 

(3) Mathers CD, Loncar D. Projections of global mortality and burden of disease from 2002 to 2030. PLoS Med, 2006, 3(11):e442.

(4) Global status report o­n noncommunicable diseases 2010. Geneva, World Health Organization, 2011. 

(5) Definition, diagnosis and classification of diabetes mellitus and its complications. Part 1: Diagnosis and classification of diabetes mellitus. Geneva, World Health Organization, 1999 (WHO/NCD/NCS/99.2). 

(6) Morrish NJ, Wang SL, Stevens LK, Fuller JH, Keen H. Mortality and causes of death in the WHO Multinational Study of Vascular Disease in Diabetes. Diabetologia2001, 44 Suppl 2:S14–S21.

(7) Global data o­n visual impairments 2010. Geneva, World Health Organization, 2012.
(8) Roglic G, Unwin N, Bennett PH, Mathers C, Tuomilehto J, Nag S et al. The burden of mortality attributable to diabetes: realistic estimates for the year 2000.Diabetes Care, 2005, 28(9):2130–2135.

 

Chế độ ăn giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường typ 2

Ngày 24/2/2015. Diabetologia. Ăn sáng năng lượng cao cùng với ăn tối năng lượng thấpgiúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường typ 2 (High-energy breakfast with low-energy dinner helps control blood sugar in people with type 2 diabetes). Một nghiên cứu nhỏ mới cho thấyở những người bị bệnh tiểu đường type 2, những người tiêu thụ một bữa ăn sáng năng lượng cao và một bữa ăn tối năng lượng thấp có thể kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn so với những người ăn bữa sáng có năng lượng thấp và một bữa ăn tối năng lượng cao.Một nghiên cứu nhỏ mới được công bố trong Diabetologia (Tạp chí của Hiệp hội châu Âu trong nghiên cứu về bệnh tiểu đường) cho thấy, ở những người bị bệnh tiểu đường type 2, những người tiêu thụ một bữa ăn sáng năng lượng cao và một bữa ăn tối năng lượng thấp có thể kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn so với những người ăn một bữa ăn sáng năng lượng thấp và một bữa ăn tối năng lượng cao do đó điều chỉnh chế độ ăn uống theo cách này có thể giúp tối ưu hóa việc kiểm soát chuyển hóa và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường typ 2. Các tác giả của nghiên cứu bao gồm các Giáo sư Daniela Jakubowicz và Giáo sư Julio Wainstein, Trung tâm Y tế Wolfson, Đại học Tel Aviv, Israel, Giáo sư Bo Ahren, Đại học Lund, Thụy Điển và giáo sư Oren Froy Hebrew University of Jerusalem, Israel.

Nghiên cứu trước đó của nhóm này đã chỉ ra rằng ăn sáng năng lượng cao cùng với ăn tối năng lượng thấp (chế độ ăn B) làm giảm đỉnh lượng đường trong máu sau bữa ăn (đường huyết sau bữa ăn) ở những người béo phì không bị tiểu đường khi so sánh với bữa sáng năng lượng thấp và chế độ ăn năng lượng cao vào bữa tối (chế độ ăn uống D). Nghiên cứu ngẫu nhiên mới này bao gồm 18 cá nhân (tám nam, 10 nữ), bị bệnh tiểu đường typ 2 không quá trong thời gian 10 năm, độ tuổi 30-70, chỉ số khối cơ thể (BMI) 22-35 kg / m2, và được điều trị bằng metformin và/hoặc tư vấn chế độ ăn uống (tám bệnh nhân chỉ vớichế độ ăn uống và 10 bệnh nhân với chế độ ăn uống và metformin). Bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên một trong hai chế độ ăn uống B hoặc D hàng ngày trong 1 tuần. Chế độ ăn uống B chứa 2.946 kilojoule (kj) ăn sáng, 2.523 kj ăn trưa và 858kj vào bữa tối. Chế độ ăn uống D chứa tổng số năng lượng tương tự nhưng có sựsắp xếp khác nhau: 858 kj ăn sáng, ăn trưa 2523 kj, và 2946 kj vào bữa tối. Phần lớn hơn trong hai bữa ăn bao gồm sữa, cá ngừ, một thanh granola, trứng bác, sữa chua và ngũ cốc, trong khi bữa ăn nhỏ hơn chứa vú gà tây thái lát,pho mát ý, rau trộn với dấm và cà phê.

Ăn sáng được thực hiện vào lúc 08 h sáng, ăn trưa lúc 1 h, và ăn tối lúc 7 h. Bệnh nhân sử dụng chế độ ăn của họ ở nhà 6 ngày trước ngày lấy mẫu. Vào ngày thứ 7 (ngày lấy mẫu), mỗi nhóm tiêu thụ bữa ăn của họ theo kế hoạch được giao trong phòng khám và các mẫu máu được thu thập ngay trước khi ăn sáng (0 phút) và vào lúc 15, 30, 60, 90, 120, 150 và 180 phút sau khi được giao. Lấy mẫu máu đã được lặp đi lặp lại tại các thời điểm tương tự sau khi ăn trưa và ăn tối. Nồng độ glucose sau ăn được đo với mỗi người tham gia, cũng như mức độ insulin, c-peptide (một thành phần của insulin), và glucagon-giống nhưpeptide-1 hormone (GLP-1 và cũng được biết đến như incretin: một chỉ số chuyển hóa đường kích thích giải phóng insulin). Hai tuần sau đó, bệnh nhân được chuyển qua các chế độ ăn uống khác, và các xét nghiệm lặp đi lặp lại. Kết quả cho thấy nồng độ glucose sau bữa ăn là thấp hơn 20% và nồng độ insulin, C-peptide và GLP-1 là cao hơn 20% ở những người tham gia vào chế độ ăn uống B so với chế độ ăn uống D. Mặc dù chế độ ăn có tổng số năng lượng như nhau và cùng một lượng calo trong bữa ăn trưa, nhưng ăn trưa tại chế độ ăn uống B dẫn đến glucose máu thấp hơn (bằng 21-25%) và insulin cao hơn (23%) so với các bữa ăn trưa trong chế độ ăn uống D.

"Các quan sát này cho thấy một sự thay đổi trong thời gian bữa ăn hàng ngày ảnh hưởng đến sự nhịp nhàng chung của sau bữa ăn và insulin và incretin và kết quả là làm giảm đáng kể nồng độ glucose sau bữa ăn hàng ngày", Giáo sư Froy nói: "Lịch trình thời gian bữa ăn của một người cũng có thể là một yếu tố rất quan trọng trong việc cải thiện sự cân bằng glucose và ngăn ngừa các biến chứng trong bệnh tiểu đường typ 2 và góp thêm vào sự hỗ trợ về vai trò của các hệ thống sinh học trong điều hành trao đổi chất". Giáo sư Jakubowicz cho biết thêm: "Cơ chế dung nạp glucose tốt hơn sau khi ăn sáng năng lượng cao hơn sau khi một bữa ăn tối giống hệt nhau có thể là một phần kết quả của việc điều chỉnh thời gian mà gây nên phản ứng tế bào beta cao hơn và sự bài tiết insulin vào buổi sáng, và một tỷ lệ thấp hơn của sự suy giảm của insulin bởi gan và tăng sự hấp thu glucose cơ qua trung gian insulin vào buổi sáng. Vì vậy, khuyến nghị một sự tải năng lượng cao hơn vào bữa sáng, khi đáp ứng tế bào beta và sự hấp thu glucose cơ qua trung gian insulin là ở mức tối ưu, có vẻ như một chiến lược thích hợp để giảm đỉnh cao glucose sau bữa ăn ở bệnh nhân bị đái tháo đường type 2". Bà kết luận: "Nạp năng lượng cao vào bữa sáng được kết hợp với sự giảm đáng kể nồng độ glucose sau bữa ăn chung ở bệnh nhân tiểu đường trong suốt cả ngày, sự điều chỉnh chế độ ăn uống này có thể có lợi thế điều trị trong việc đạt được sự kiểm soát chuyển hóa tối ưu và có thể có khả năng phòng bệnh cho tim mạch và các biến chứng khác của bệnh tiểu đường typ 2". 

Ngày 25/03/2015
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dich từ who.int.com và sciencedaily.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích