Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 16/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 3 4 8 0 3
Số người đang truy cập
1 6 7
 
Các nhà khoa học đã có thể biến các tế bào gốc thành các tế bào beta sản xuất insulin
“Bước nhảy vọt khổng lồ” trong điều trị bệnh tiểu đường typ 1

Ngày 10/10/2014. BBC News -“Bước nhảy vọt khổng lồ' trong điều trị bệnh tiểu đường typ 1 ('Giant leap' to type 1 diabetes cure). Các nhà khoa học cho biết cuộc săn tìm một cách chữa bệnh tiểu đường typ 1 gần đây đã đạt được một "bước tiến lớn" (tremendous step forward), căn bệnh này được gây ra bởi hệ thống miễn dịch phá hủy các tế bào kiểm soát lượng đường trong máu.

Một nhóm nghiên cứu Đại học Harvard sử dụng các tế bào gốc để tạo ra hàng trăm triệu các tế bào trong phòng thí nghiệm, các thử nghiệm trên chuột cho thấy các tế bào có thể điều trị bệnh mà các chuyên gia mô tả như "có khả năng tạo ra một bước đột phá lớn trong y học" (potentially a major medical breakthrough). Các tế bào beta trong tuyến tụy tiết ra insulin làm giảm lượng đường trong máu nhưng hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể quay sang chống lại các tế bào beta, phá hủy chúng và làm cho con người bị một căn bệnh chết người bởi vì họ không thể điều chỉnh lượng đường trong máu của họ khác xa với bệnh tiểu đường typ 2 phổ biến hơn mà phần lớn là do lối sống nghèo nàn.

Hỗn hợp hoàn chỉnh (Perfect cocktail)

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Harvard được dẫn dắt bởi Giáo sư Doug Melton-người đã bắt đầu tìm kiếm một cách chữa bệnh khi con trai ông được chẩn đoán cách đây 23 năm, sau đó ông có một cô con gái cũng bị bệnh tiểu đường typ 1. Ông đang cố gắng thay thế xấp xỉ 150 triệu tế bào bê ta các tế bào beta mất tích bằng cách sử dụng công nghệ tế bào gốc và phát hiện ra hỗn hợp hoàn hảo của các hóa chất để biến đổi tế bào gốc trong phôi thành chức năng hoạt động của các tế bào beta. Các thử nghiệm trên chuột bị tiểu đường typ 1 được công bố trên Tạp chí Cell cho thấy các tế bào được sản xuất trong phòng thí nghiệm có thể sản xuất insulin và kiểm soát lượng đường trong máu trong vài tháng.

 

 Các tế bào beta trong phòng thí nghiệm đã được cấy ghép vào chuột

Tiến sĩ Melton nói: "Thật là vui mừng khi biết rằng chúng tôi có thể làm điều gì đó mà chúng tôi luôn nghĩ là có thể, bây giờ chúng tôi chỉ cần một bước tiền lâm sàng để kết thúc phương pháp". Tuy nhiên các con của ông là không hoàn toàn ấn tượng như thế: "Tôi nghĩ rằng giống như tất cả những đứa trẻ, chúng luôn luôn giả định rằng nếu tôi nói tôi muốn làm điều này, tôi muốn làm điều đó". Nếu các tế bào beta được tiêm vào một người mà họ vẫn sẽ phải đối mặt với một cuộc tấn công miễn dịch và cuối cùng sẽ bị phá hủy do đó nghiên cứu thêm là cần thiết trước khi điều này có thể trở thành một phương pháp chữa bệnh.

“Sự thay đổi mang tính trò chơi” ('Game-changer')

Sarah Johnson, từ tổ chức từ thiện JDRF nơi tài trợ cho nghiên cứu nói với BBC: "Đây không phải là một cách chữa bệnh mà là một động thái lớn dọc theo con đường (great move along the path) và là một bước tiến lớn hướng về phía trước, thay thế các tế bào sản xuất insulin cũng như dập tắt đáp ứng miễn dịch gây ra bệnh tiểu đường typ1 là mục tiêu dài hạn".

Giáo sư Chris Mason, một nhà khoa học tế bào gốc tại Đại học London cho biết: "Một bước đột phá khoa học là sản xuất ra các tế bào chức năng chữa bệnh cho một con chuột mắc bệnh tiểu đường, nhưng một bước đột phá lớn trong y học là có thể sản xuất ở quy mô đủ lớn các tế bào chức năng để điều trị tất cả bệnh nhân bị tiểu đường do đó nghiên cứu này là một khoa học và có khả năng tạo ra một bước đột phá lớn trong y học, nếu công nghệ này được chứng minh khả năng mở rộng có hiệu quả trong cả phòng khám và cơ sở sản xuất thì các tác động đến việc điều trị bệnh tiểu đường sẽ là một thay đổi trò chơi y tế ngang tầm với thuốc kháng sinh và nhiễm khuẩn".

Tiến sĩ Gillian Morrison, từ Đại học Edinburgh đồng ý rằng điều này "là một bước tiến thực sự trong lĩnh vực này (represents a real advance in the field”, bà nói: "Thách thức quan trọng tiếp theo sẽ là tìm cách để duy trì các tế bào này bên trong cơ thể để họ được bảo vệ khỏi các đáp ứng miễn dịch và có chức năng lâu dài".

 

 

Ngày 15/10/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ bbcnews.com)
 
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích