Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 03/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 9 3 5 2 5
Số người đang truy cập
8 7
 Thư viện điện tử Thông tin-Tư liệu NCKH
Nghiên cứu xã hội hành vi (Social and Behavioral Research_SBR) dành cho các nhà nghien cứu y sinh học

Các nhà nghiên cứu y sinh sử dụng những kỹ thuật SBR trong khuôn khổ y sinh và do đó phải hiểu về các kỹ thuật SBR khác nhau cững như những rủi ro và ích lợi của chúng. Do nhận biết được SBR có những vấn đề mang tính vi tế nên môn học này cũng trình bày những điểm quan trọngcần cân nhắc có liên quan tới sự chấp thuận sau khi thông hiểu.

Kết thúc bài này, bạn sẽ có thể: (i) Mô tả một số lĩnh vực của cuộc nghiên cứu có sử dụng các kỹ thuật SBR; (ii) Bàn về các biện pháp thu thập dữ liệu có liên quan tới SBR; (iii) Xác định các rủi ro và ích lợi chỉ có với SBR.
 

Định nghĩa SBR là gì?

Nói chung, SBR là loại nghiên cứu về các thái độ, niềm tin và hành vi con người. Các nhà nghiên cứu y sinh và lâm sàng đôi khi đưa các câu hỏi và phương pháp SBR vào các cuộc nghiên cứu sinh lý học của họ. Đặc trưng của SBR là các phương pháp thu thập dữ liệu như phát phiếu điều tra, phỏng vấn, các nhóm tập trung, quan sát từ bên ngoài hoặc quan sát có tham gia và các phép đo vật chất không xâm nhập. Thí dụ, về những cách mà nhà nghiên cứu y sinh dùng các kỹ thuật này trong cuộc nghiên cứu của họ bao gồm hỏi về tiền sử sức khoẻ, đánh giá chất lượng đời sống, phả hệ gia đình, giám sát, và nghiên cứu kết quả.

Các phương pháp thu thập dữ liệu SBR thường được các nhà nghiên cứu y sinh sử dụng

Các phương pháp thu thập dữ liệu SBR điển hình bao gồm:

1.Phiếu điều tra (các câu hỏi trên văn bản) hoặc các cuộc phỏng vấn (các câu hỏi đáp, hoặc qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp). Các câu hỏi này có thể ở dạng gợi mở câu trả lời hoặc có câu trả lời sẵn theo các mục đã được dựng trước như kiểu thang đo Likert. Các nhật ký về việc sử dụng thuốc và sổ theo dõi hành vi chính là hình thức đặc biệt của loại phiếu điều tra với câu hỏi mở. Một số nhà nghiên cứu y sinh cũng có thể dùng các bản câu hỏi được tiêu chuẩn hóa như các bài kiểm tra về trí thông minh hoặc các đánh giá chẩn đoán tâm thần.

2.Dữ liệu điều tra ý kiến và các dữ liệu bằng lời nói khác thu thập từ việc phỏng vấn những người biết nhiều thông tin, các nhóm tập trung, hoặc các cuộc bàn luận theo nhóm. Nhà nghiên cứu y sinh có thể dùng các phương pháp thu thập dữ liệu này để cung cấp dữ liệu định tính giúp đa dạng hóa hoặc bổ xung cho các dữ liệu sinh lý học của họ trong việc thử nghiệm các giả thuyết.

3.Quan sát từ bên ngoài về hành vi và các tương tác. Quy trình này có thể bao gồm việc sử dụng các biểu mẫu có sẵn đáp án để ghi chép các quán sát, hoặc ghi lại (bằng âm thanh, ghi hình, hoặc dạng thức khác) các hành vi thực sự.

4.Dữ liệu đã được thu thập cho các mục đích khác, bao gồm hồ sơ từ các chương trình giáo dục, y tế, dịch vụ xã hội, công việc làm, và bảo hiểm. Các loại dữ liệu này thường được các nhà nghiên cứu về y tế sử dụng trong nghiên cứu kết quả và nghiên cứu về dịch tễ, hoặc cấu thành một phần phụ trong các nghiên cứu khoa học lâm sàng hoặc cơ bản.

5.Quy trình đo thông số sinh lý không có tính xâm nhập, như đo trở kháng trên da và mức co giãn đồng tử vì chúng thể hiện tình trạng kích thích cảm xúc hoặc sự tập trung. Mặc dù những thủ thuật này được coi là các thủ thuật đo đạc sinh lý học, chúng thường được các nhà nghiên cứu về xã hội và hành vi sử dụng để ghi lại các yếu tố sinh lý của hành vi.

Thí dụ về các trường hợp mà nhà nghiên cứu y sinh sử dụng phương pháp SBR

Các nghiên cứu mô tả hoặc thăm dò có liên quan tới việc quan sát chi tiết, thường có trong thế giới thực, và thường về văn hóa, gia đình, nhóm, hoặc cá nhân. Trong hạng mục này có thể có loại nghiên cứu chỉ dựa trên nghiên cứu hồ sơ, tức là không cần tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng. Các thí dụ bao gồm:

·Thu thập phả hệ của gia đình cho các cuộc nghiên cứu về di truyền.

·Mô tả (từ việc ghi lại bằng video những tương tác của gia đình) về những ảnh hưởng của thuốc, dụng cụ, hoặc các can thiệp về sinh lý khác đối với hành vi.

·Nghiên cứu dịch tễ học về những vụ tai nạn xảy ra ở nông trại từ việc phân tích các vụ bồi thường tai nạn nghề nghiệp cho công nhân của tiểu bang và các hồ sơ y khoa.

Đánh giá các chương trình hiện tại về chăm sóc, dịch vụ, và giáo dục. Phân biệt giữa việc đánh giá chương trình và nghiên cứu chương trình có thể khó khăn. Nếu mục đích của việc thu thập dữ liệu là để góp phần vào kiến thức có thể "tổng quát hóa", hoặc nếu kết quả có thể được áp dụng bên ngoài bối cảnh nghiên cứu hoặc nhóm đối tượng nghiên cứu thì hoạt động này thường được phân loại là nghiên cứu. Nếu kết quả được giữ hoàn toàn trong nội bộ và chỉ được sử dụng cho các mục đích hành chánh, nhiều viện nghiên cứu không xếp loại này là nghiên cứu.
 

Các thí dụ bao gồm:

oĐánh giá về ảnh hưởng của tờ thông tin do máy tính soạn ra được trao cho những người lấy thuốc trị bệnh suyễn từ một tiệm thuốc.

oĐánh giá về dịch vụ điều dưỡng thường trực cho những người già sống tại gia.

oĐánh giá về mức hiệu quả của các sách lược tiếp thị của nhà sản xuất.

·So sánh các hình thức hoặc chương trình đang cùng cạnh tranh trong lĩnh vực thông tin, giáo dục hoặc điều trị. Các dự án nghiên cứu này thường dùng phương pháp ngẫu nhiên để chia người tham gia vào các nhóm dùng phương pháp thí nghiệm và phương pháp chuẩn, đôi khi với một nhóm đối chứng thứ ba.
 

Các thí dụ bao gồm:

oXoa bóp so với việc hướng dẫn cách tự chăm sóc để điều trị bệnh đau lưng dưới.

oRiêng chế độ ăn so với kết hợp chế độ ăn với việc tập thể dục có sự hướng dẫn để kiểm soát bệnh tiểu đường.

oThuốc mới so với thuốc phổ biến thông thường so với liệu pháp nói chuyện để điều trị chứng trầm cảm.

·Thử hướng niềm tin, thái độ, xúc cảm, hoặc hành vi của đối tượng theo những cách gây ảnh hưởng tới đối tượng mà thường không xảy ra trong đời thường bên ngoài bối cảnh nghiên cứu. Loại nghiên cứu này thường thuộc các lĩnh vực học thuật như tâm lý, giao tiếp, lời nói, thính giác hoặc giáo dục cũng như điều dưỡng hoặc dược phẩm. Nếu có sử dụng phương pháp giả bộ, một số vấn đề khác trong quy trình chấp thuận sẽ trở nên quan trọng và phải được giải quyết.

Các thí dụ bao gồm:

oTạo ra các yếu tố gây căng thẳng về cảm xúc để đo lường mức cortisol.

oDùng giả dược trong các thử nghiệm về thuốc lâm sàng.

oĐánh giá phương pháp thực tế ảo trong việc xử lý cơn đau.

Các rủi ro và ích lợi chỉ có với SBR

Các rủi ro về nguy hại có liên quan tới SBR khác với rủi ro có liên quan tới việc nghiên cứu y sinh truyền thống.

·Những rủi ro này có thể bao gồm sự căng thẳng và khó chịu về mặt tâm lý-xã hội, sự xáo trộn trong các quan hệ cá nhân và gia đình, và các nguy hại về kinh tế và thậm chí về chính trị có thể xảy ra nếu dữ liệu nhận dạng đối tượng rơi vào tay kẻ xấu. Sự căng thẳng và khó chịu có thể là do bị hỏi nhiều câu hỏi cá nhân, do bị đánh lừa bởi các phương pháp giả bộ, hoặc phải trải qua các thủ tục nghiên cứu được thiết kế để thử xúc cảm, cảm giác, và ý nghĩ.

·Các rủi ro này có thể khó tiên đoán hơn, có tính chủ quan và dễ thay đổi nhiều hơn, và khó khắc phục hơn so với các nguy hại về sinh lý. Thí dụ, việc tiên đoán xem một cá nhân sẽ phản ứng như thế nào khi phải trả lời câu hỏi về vấn đề bị lạm dụng tình dục thời niên thiếu sẽ khó hơn nhiều so với việc tiên đoán phản ứng của một người khi được rút máu. Các câu hỏi về một số hành vi, thái độ, và niềm tin có thể dẫn đến việc "hiểu rõ mình một cách bất đắc dĩ." Điều này có thể khiến đối tượng thấy khổ sở vì biết được một điều gì đó về bản thân mà họ hẳn sẽ không biết được nếu không tham gia trong cuộc nghiên cứu này.

·Các rủi ro này có thể phụ thuộc vào những yếu tố về văn hoá - xã hội nhiều hơn là các mối nguy về sinh lý. Thí dụ, việc thu thập thông tin về nhân khẩu từ những người di dân không có giấy tờ có thể có nhiều rủi ro hơn là thu thập cùng thông tin đó về các công dân.

Việc báo cáo về các trường hợp hoặc phản ứng bất lợi cũng quan trọng trong việc nghiên cứu SBR như trong bất cứ cuộc nghiên cứu nào khác liên quan đến con người. Hãy kiểm tra lại với Ủy ban duyệt xét định chế/ Ủy ban đạo đức độc lập (IRB/IEC) phụ trách để chắc chắn rằng bạn hiểu được các yêu cầu báo cáo này.

Quản lý và giảm thiểu các rủi ro, nguy hại do SBR gây ra

1. Quản lý dữ liệu

Nhiều rủi ro về SBR là hậu quả của hành vi xâm phạm đến sự bảo mật các dữ liệu nhạy cảm. Các phương pháp như mã hóa dữ liệu, giữ an toàn danh sách chính liên kết mã số với số nhận dạng đối tượng, lưu giữ các dữ liệu trong một môi trường an ninh, hoặc hủy kết nối các dữ liệu với số nhận dạng có thể giảm thiểu các rủi ro dẫn đến việc vi phạm tính bảo mật.
 

2. Phỏng vấn

·Nếu quá trình nghiên cứu cố ý gây ra cảm xúc tiêu cực hoặc dùng phương pháp giả bộ như trong một số loại nghiên cứu đo các nhân tố tâm lý và sinh lý, thì thiết kế nghiên cứu thường yêu cầu giữ lại một số thông tin không đưa vào quy trình lấy sự chấp thuận để có được kết quả khách quan. Điều quan trọng là cung cấp thông tin này cho các đối tượng bị giấu diếm thông tin sau khi họ tham gia xong để tạo cơ hội cho họ bày tỏ mối quan ngại và đặt ra các câu hỏi về cuộc nghiên cứu.

·Các sách lược để đạt được điều này có thể bao gồm:

+Trong cuộc phỏng vấn tổng kết sau khi tham gia nghiên cứu, giải thích cho các đối tượng biết những điều thực sự đã diễn ra.

+Giải thích lý do tại sao cuộc nghiên cứu không thể được tiến hành theo một cách khác.

+Đưa ra lời tạ lỗi.

·Nếu có thể được, nhà nghiên cứu nên phỏng vấn các đối tượng trong khi họ còn có cơ hội để rút lại các dữ liệu của họ nếu họ cảm thấy bị xúc phạm và không muốn tiếp tục tham gia hoặc muốn bỏ các dữ liệu của họ ra ngoài.
 

3. Điều chỉnh thích hợp quy trình chấp thuận sau khi thông hiểu

Bằng cách đảm bảo rằng quy trình chấp thuận nêu rõ các trải nghiệm và câu hỏi có thể khiến đối tượng không an tâm trước khi đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu, bạn có thể giảm thiểu khả năng là đối tượng sẽ bị căng thẳng và khó chịu.

Các điểm chính về chấp thuận sau khi thông hiểu

1.Câu "không có rủi ro gì" không nên được sử dụng. Mặc dù một số nghiên cứu SBR có thể không có các rủi ro gì về thể chất nhưng lúc nào cũng cần phải xét đến việc liệu có khả năng (thậm chí khả năng đó không cao) xảy ra các rủi ro liên quan đến xúc cảm/tâm lý, bị mất sự riêng tư, vi phạm sự bảo mật thông tin hoặc bêu xấu hay không.

2.Mô tả nội dung các câu hỏi, các đề tài phỏng vấn, v.v...và đưa ra các thí dụ cụ thể về những câu hỏi có tính riêng tư, nhạy cảm, hoặc gây cảm xúc tiêu cực nhiều nhất. Đôi khi việc trấn an các đối tượng rằng không có câu trả lời nào là "đúng" hoặc "sai" là điều đúng đắn.

3.Nêu rõ rằng những người tham gia có quyền từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào vì bất cứ lý do nào. Câu này không nên ám chỉ rằng các đối tượng đang ở một trạng thái nhạy cảm hoặc trải qua xúc cảm nào đó (thí dụ, không nên nói là, "Bạn có quyền bỏ qua bất cứ câu hỏi làm bạn cảm thấy không thoải mái").

4.Có thể khó cảnh báo cho các đối tượng về rủi ro bị cảm xúc tiêu cực vì chính việc cảnh báo lại có thể làm tăng rủi ro đó. Đây là một vấn đề cần xem xét cẩn khi chọn ngôn từ của các mẫu chấp thuận.

5.Nếu sử dụng phương thức ghi hình/âm thì mẫu chấp thuận cần nêu rõ rằng các đối tượng có quyền xem qua và hủy bỏ phần ghi nào sẽ được giữ vô thời hạn hoặc chia sẻ ra bên ngoài nhóm nghiên cứu.

6.Nếu có sử dụng đến các nhóm tập trung, các đối tượng cần được nhắc nhở rằng nhân dạng của những người cùng tham gia và thông tin trao đổi với nhau sẽ được giữ bảo mật.

 

Ngày 24/07/2015
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang và PGS.TS. Triệu Nguyên Trung  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích