Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 19/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Finance & Retail Thư viện điện tử
Công trình nghiên cứu về Ký sinh trùng
Công trình nghiên cứu về Sốt rét & SXH
Công trình nghiên cứu về Côn trùng & véc tơ truyền
Đề tài NCKH đã nghiệm thu
Thông tin-Tư liệu NCKH
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 0 3 7 2 2
Số người đang truy cập
1 2
 Thư viện điện tử Thông tin-Tư liệu NCKH
Phần 1: Thực hành lâm sàng với các trường hợp sốt không rõ nguyên nhân: truy tìm nguyên nhân rất khó?

Giới thiệu về FUO

Sốt chưa rõ nguyên nhân FUO (Fever of unknown origin), theo phân loại khoa học ICD-10 là R50; ICD-9-CM là 780.6, theo MedlinePlus003090 và MeSH là D005335. Thuật ngữ này còn có một số từ đồng nghĩa như pyrexia of unknown origin (PUO) hay “febris e causa ignota” (ECI) nhằm chỉ ra một tình trạng bệnh nhân có thân nhiệt tăng lên (sốt) nhưng điều tra nguyên nhân không giải thích được hay chưa tìm thấy nguyên nhân cụ thể.

Nếu nguyên nhân có thể tìm thấy hay đã xác định rõ ràng thì người ta sẽ loại trừ chẩn đoán phân biệt ngay và loại bỏ các nguyên nhân có thể khác (possibilities) cho đến khi một sự giải thích đúng đắn. Triệu chứng sốt của FUO có thuaaatj ngữ được định nghĩa vào năm 1961 theo tác giả Petersdorf và Beeson như sau: (1) Thân nhiệt cao hơn 38,3°C (101°F) trên một vài trừng hợp, (2) trong thời gian hơn 3 tuần mắc bệnh (3) Thất bại trong việc tìm ra chẩn đoán mặc dù điều tra trong một tuần khi bệnh nhân nằm viện.


Hình 1

Tuy nhiên, điều quan trọng cho phép giải thích định nghĩa này và một cách “mềm dẽo”. Sự xuất hineej virus HIV (human immunodeficiency virus) và sự mở rộng sử dụng liệu pháp thuốc điều hòa miễn dịch, hai tác giả Durack và Street đã đề nghị phân biệt và phân loại FUO thành 4 phân loại như sau:

-FUO cổ điển (classical FUO) theo định nghĩa của Petersdorf;

-FUO đòi hỏi nằm viện;

-FUO trên cơ địa bệnh nhân suy giảm miễn dịch;

-FUO trên cơ địa bệnh nhân có giảm bạch cầu;

-FUO liên quan đến nhiễm trùng HIV.

Gần đây, các kỹ thuật mới như chẩn đoán phân tử dùng rộng rãi trong liệu pháp suy giảm miễn dịch và cấy ghép cơ quan, cùng với tình trạng dân di biến động trênphạm vi toàn cầu đòi hỏi phải tiếp cận chẩn đoán một cách toàn diện và xác định FUO. Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại như siêu âm, chụp CT-scanner, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp có định vị (positron emission tomography-PET) có thể phát hiện sớm các khối abces hay khối u đặc một khi chẩn đoán khó khăn xác định.

Định nghĩa FUO

Năm 1961, Petersdorf và Beeson đề nghị các tiêu chuẩn sau đây:

-Sốt cao hơn 38,3°C (101°F) trên một số trường hợp;

-Sốt kéo dài không được chẩn đoán ít nhất 3 tuần;

-Ít nhất 1 tuần đã khám ở bệnh viện.

Một định nghĩa mới bao gồm cả bệnh nhân ngoại trú, điều này có ý nghĩa trong thực hành lâm sàng y khoa hiện nay sẽ mở rộng hơn, quy định:

-3 lần thăm khám;

-Hoặc 3 ngày nằm viện mà không có giải thích nguyên nhân;

-Hoặc 1 tuần khám xét đầy đủ và có chẩn đoán xâm nhập ("intelligent and invasive").

-FUO hiện tại cho ca bệnh được quy định thành 4 phân nhóm (subclasses).


Hình 2

Sốt chưa rõ nguyên nhân cổ điển (Classic FUO)

Thuật ngữ này ám chỉ đến phân loại trước đây của tác giả Petersdorf và Beeson. Các nghiên cứu chỉ ra có 4 phân loại tình trạng FUO:

-Nhiễm trùng (khối áp xe, viêm nội tâm mạc, lao và nhiễm trùng đường tiểu có biến chứng);

-Khối tân sinh (u lympho, bạch cầu cấp và mạn);

-Bệnh ly mô liên kết (viêm mạch thái dương, viêm khớp và viêm đa cơ, bệnh Still, bệnh lupus ban đỏ hệ thống và viêm khớp dạng thấp);

-Các rối loạn khác (viêm gan do rượu, bệnh lý u hạt);

-Tình trạng chưa được chẩn đoán.

Nhiễm trùng bệnh viện

Sốt chưa rõ nguyên nhân trong bệnh viện (nosocomial FUO) ám chỉ đến sốt trên các bệnh nhân nhập viện trong thời gian ít nhất 24 giờ. Điều này thường gặp liên quan đến các yếu tố ở bệnh viện như phẩu thuật, sử dụng các catheter đặt niệu đạo và đường tiểu, các dụng cụ y khoa đặt trong bệnh lý tim mạch (stent mạch vành, bắt cầu, catheter động mạch phổi), thuốc (sốt viêm đại tràng Clostridium difficile do kháng sinh) và/ hoặc loét do tư thế nằm lâu (decubitus ulcers). Viêm xoang trong các khoa hồi sức và chăm sóc tích cực có liên quan đến sonde đặt trong dạ dày đi qua hầu họng và dạ dày.

Các tình trạng khác nên cân nhắc vấn đề viêm tĩnh mạch do đặt tĩnh mạch sâu, thuyên tắc mạch phổi, phản ứng truyền dịch, viêm túi mật không có sỏi, viêm tuyến giáp, cai thuốc và cai rượu, suy tuyến thượng thận và viêm tụy.


Hình 3

Suy giảm miễn dịch

Suy giảm miễn dịch có thể nhìn thấy trên các bệnh nhân đang nhận điều trị liệu pháp hóa trị hay trong các bệnh lý ác tính cơ quan huyết học. Sốt đồng thời xảy ra với giảm bạch cầu (neutrophil <500/uL) hay miễn dịch qua trung gian tế bàog. Thiếu đáp ứng miễn dịch sẽ nguy trang nguy hiểm cho một thời gian dài nguy hiểm. Nhiễm trùng vẫn là nguyên nhân thường gặp nhất.

Liên quan đến nhiễm trùng virus HIV/AIDS

Các bệnh nhân nhiễm virus HIV là một nhóm trong số bệnh nhân có FUO suy giảm miễn dịch và thường có sốt. Pha đầu tiên sốt kể từ khi có bệnh lý giống như bệnh bạch cầu đơn nhân. Trong pha tiến triển của sốt nhiễm trùng hầu như có nhiễm trùng bội nhiễm.

Đối với bệnh do hanta virus châu Phi (hay Sangassou virus), năm 2010 ca bệnh nội địa đầu tiên ở châu Phi ghi nhận, Sangassou virus (SANGV) được phân lập trên chuột gỗ ở châu phi trong khu rừng ở Guinea, Tây Phi. Một phân tích dịch tễ học huyết thanh hồi cứu cho thấy sự hiện diện của kahngs thể trung hòa virus Sangassou trong huyết thanh của các bệnh nhân có FUO.

Những điểm cần thiết và quan trọng trong thực hành lâm sàng

Các đặc điểm quan trọng của FUO hay PUO được trình bày dưới đây cần lưu ý:

-Sốt không rõ nguyên nhân phần lớn là điều lo lắng cho cả thầy thuốc và bệnh nhân, nhưng hầu hết các thầy thuốc chỉ dừng lại sốt kéo dài (persistent fevers) là hay gặp nhất và thường trong 1 tuần nằm viện đánh giá hay 3 tuần thăm khám bệnh nhân;

-Hầu hết ca sốt tồn tại sau giai đoạn này là gây ra bởi các tình trạng không thường xuyên gặp trên lâm sàng;

 

-Hàng trăm bệnh lý có thể dẫn đến FUO. Trong khi nhiễm trùng vẫn là một nguyên nhân quan trọng, thì hầu hét các ca FUO tại các quốc gia đã phát triển là do rối loạn viêm không do nhiễm trùng (noninfectious inflammatory disorders_NIDs), với các khối ác tính với một tỷ lệ thấp hơn;

-Nhiễm trùng có thể xuất phát từ sự gia tăng du lịch hoặc dân di biến động trên pham vi toàn cầu sẽ nhiễm các mầm bệnh tại mootrj số quốc gia và vùng lãnh thổ có bệnh lưu hành và tình trạng sử dụng thuốc điều hòa miễn dịch;

-Chẩn đoán phân biệt với FUO lệ thuộc vào và tiếp tục mở ra hướng chẩn đoán dựa trên các yếu tố vùng, tiền sử phơi nhiễm và các công cụ chẩn đoán sẵn có;

-Một tỷ lệ phần trăm có ý nghĩa của FUO do các tình trạng khác và không có một chuẩn mực nào (standard algorithm) để đánh giá FUO. Tiếp cận chẩn đoán là hướng dẫn tốt nhất và tối ưu nhất thông qua đánh giá và theo dõi liên tục về bệnh sử, khám lâm sàng và các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng có bằng chứng. Một số công cụ chẩn đoán xâm lấn có thể cần thiết nhưng làm thế nào cân nhắc sao cho hai cho bệnh nhân thấp nhất và chi phí hiệu quả thấp nhất cho bệnh nhân;

-Khám thực thể ca bệnh FUO nên chú ý khám lâm sàng và cận lâm sàng đặc biệt về da, mắt, hạch lympho, gan và lách;

-Có thể yên tâm rằng hầu hết các ca FUO vẫn chẩn đoán chưa chính xác dù đã đánh giá thấu dáo và cẩn trọng trong thời gian dài và tiên lượng bệnh nhân đôi khi phải theo dõi cả năm mới yên tâm.


Hình 4

Bệnh nguyên có thể dẫn đến FUO?

Một định nghĩa cơ bản về sốt là quan trọng để xác định có hay không báo cáo của bệnh nhân về một sự tăng nhiệt độ đảm bảo để tiếp tục điều tra ca bệnh FUO đầy đủ. Hầu hết thân nhiệt được đo bằng đường miệng cho cả mục đích thực hành lâm sàng và sinh lý y học. Một mức thân nhiệt trung tâm của cơ thể dao động từ 96ºF (35,6ºC) đến 100.8ºF (38,2ºC) ở người khỏe mạnh, với mức có ý nghĩa 98.2ºF (36,8ºC). Thân nhiệt trung ương vào buổi chiều cao hơn khoảng 1ºF trong ngày và có thể cao hơn một tỷ ở phụ nữ so với nam giới.

Thân nhiệt dưới lưỡi có liên quan chặt chẽ và hầu như có thay đổi, thân nhiệt cơ thể trung tâm có thể thay đổi, ở trực tràng và nách thì không, đặc biệt trong quá trình nhiễm trùng. Màng nhĩ cũng liên quan đến thân nhiệt trung tâm và là gần vùng dưới đồi nhất, nên sẽ có thể điều hòa thân nhiệt, nhưng tính chính xác lệ thuộc vào kỹ thuật của người sử dụng trên tai có bị tắc nghẽn hay không (do ráy tai chẳng hạn), thời tiết lạnh cũng làm co màng nhĩ.


Hình 5

Thuật ngữ FUO ám chỉ đến phân loại cổ điển của FUO, điều này tập trung vào quần thể ngưới lớn. Định nghĩa FUO trên nhóm trẻ em có sự thay đổi theo khoảng thời gian từ 1-3 tuần theo y văn. Trong nhóm tuổi này, chẩn đoán phân biệt được hướng dẫn theo nhiễm trùng theo sau bởi bệnh lý mạch collagen (collagen vascular diseases); bệnh lý ác tính điển hình không chỉ biểu hiện sốt đơn thuần trên các trẻ em. Trong bài viết này chúng tôi không đề cập nguyên nhân suy giảm miễn dịch có FUO như bệnh HIV/AIDS, cấy ghép tạng đặc hay cấy ghép tủy xương và giảm bạch cầu. Lô gic chẩn đoán đặc hiệu cho bệnh trong những tình trạng bệnh này đã được mô tả trong nhiều dữ liệu y văn trên internet hiện nay. Bất luận nhóm tuổi, hầu hết các nhà lâm sàng xác định FUO như một câu hỏi hắc búa tồn tại (persisting conundrum) với nhiều điều bó ẩn mà không có một gợi ý nào để giải quyết vấn đề y tế.


Hình 6

Nguyên nhân đẫn đến bệnh FUO có thể khác biệt giữa các vùng địa lý khác nhau dựa trên sự phơi nhiễm vùng, phát triển kinh tế và các công cụ chẩn đoán sẵn có ở cơ sở điều trị. Chẳng hạn, tại các quốc gia kém phát triển, nhiễm trùng là nguyên nhân gặp nhiều nhất, trong khi đó tại các quốc gia khác đang phát triển thì nguyên nhân viêm không nhiễm trùng và bệnh lý ác tính chiếm tỷ lệ cao nhất. Tuy nhiên, các nguyên nhân có liên quan đến vấn đề du lịch có thể đến từ các quốc gia dang phát triển do bệnh nhân đi đến các vùng có bệnh lưu hành, nên dễ chẩn đoán bỏ sót. Danh sạch bệnh sinh có thể mở rộng và sẽ giúp cho các nhà lâm sàng chẩn đoán phân biệt thành các nhóm bệnh khác nhau để dấn đến FUO như nhóm nhiễm trùng, nhóm viêm không do nhiếm trùng, nhóm bênh lý ác tính và khối tân sinh và các vấn đề khác. Những năm gàn đây, các rối loạn viêm không do nhiễm trùng (noninfectious inflammatory disorders) chiếm ưu thế trong các bệnh nguyên FUO và nhóm bệnh do nhiễm trùng đứng hàng thứ 2.

Một nghiên cứu tiến cứu về FUO trên 290 bệnh nhân từ năm 1990-1999 tìm thấy nhóm viêm không do nhiếm trùng chiếm 35,2% trong tổng số ca, nhiễm trùng chiếm 29,7%, các nguyên nhân khác là 19,8% và nhóm bệnh lý ác tính 15,1%. Hầu hết số ca được chẩn đoán trong vòng 3 lần thăm khám hay trong vòng 3 ngày nằm viện. Điều này khác so với ước tính trước đây là nhóm bệnh nhiễm trùng chiếm ưu thế, tiếp sau đó là nhóm bệnh lý ác tính, bệnh lý mạch collagen và số khác.

Cùng với sự gia tăng sử dụng các thuốc điều hòa miễn dịch (immunomodulator) để điều trị nhiều tình trnajg bệnh lý khác nhau, nên bệnh nhiễm trùng không còn là vị trí dẫn đầu trong nhóm tác nhân dẫn đến FUO. Điều thú vị, tỷ lệ nguyên nhân không biết cao hơn trong báo cáo gần đây trước khi ước tính, với 33,8% số ca FUO vẫn chẩn đoán muộn sau 7 ngày. Khung thời gian ngắn có thể dẫn đến ước tính quá mức số ca chưa được chẩn đoán.

Việc đánh giá trong quá khức có thể không thúc đẩy nhanh hơn, ngay cả khi đến giờ đây, các công cụ chẩn đoán và kiểm tra hiện đại hơn, mới hơn có thể chuyển bệnh phẩm tới các la bo xét nghiệm chuyên biệt và vì thế chẩn đoán sẽ kéo dài hơn 7 ngày.

Các nguyên nhân dẫn đến FUO thường là các tình trạng bệnh lý thông thường, biểu hiện không điển hình. Danh sách các bệnh lý và tác nhân liệt kê dưới đây gồm có thường gặp nhất, ít gặp nhất và ít gặp hơn trong bảng phân loại lần lượt, nhưng không có nghĩa là nguyên nhân duy nhất.

Nguyên nhân viêm không do nhiễm trùng gây FUO

Các nguyên nhân viêm không do nhiễm trùng của FUO thường gặp nhất gồm có bệnh lý mô liên kết, viêm mao mạch và rối loạn bạch cầu/ uhạt

·Viêm mạch thái dương tế bào khổng lồ;

·Bệnh Still người trưởng thành (viêm khớp dạng thấp thiếu niên);

Các nguyên nhân viêm không do nhiễm trùng của FUO ít gặp hơn gồm có:

·Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE);

·Viêm đa mạch vi thể/Viêm quanh động mạch nút (PAN/MPA);

·Viêm khớp dạng thấp (RA);

Các nguyên nhân ít gặp nhất viêm không không do nhiễm trùng gây FUO gồm có:

·Hội chứng kháng phospholilid (APS);

·Gout;

·Giả Gout;

·Bệnh Behçet;

·Bệnh Sarcoidosi;

·Hội chứng Felty;

·Viêm động mạch Takayasu;

·Bệnh Kikuchi;

·Hội chứng viêm loét áp-tơ hầu họng có hạch sốt có chu kỳ (PFAPA).

Nguyên nhân do nhiễm trùng của FUO

Các nguyên nhân nhiễm trùng thường gặp nhất gây FUO gồm có:

·Lao;

·Sốt Q;

·Brucellosis;

Các nguyên nhân nhiễm trùng gây FUO ít gặp hơn:

·Nhiễm HIV;

·Áp xe vùng chậu bụng;

·Bệnh lý do mèo cào (CSD);

·Nhiễm trùng virus Epstein-Barr virus (EBV);

·Nhiễm trùng Cytomegalovirus (CMV);

·Sốt thương hàn;

·Toxoplasmosis;

·Bệnh lao ngoài phổi.


Hình 6

Các nguyên nhân nhiễm trùng ít gặp nhất của FUO được liệt kê dưới đây. Nguyên nhân gây nhiễm trùng dẫn đến FUO được liệt kê dưới đây:

·Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn bán cấp (SBE);

·Áp xe răng miệng;

·Viêm xoang/ viêm tai xương chủm mạn tính;

·Viêm tuyến tiền liệt mạn tính;

·Viêm Discitis

·Nhiễm trùng mảnh ghép mạch;

·Bệnh Whipple;

·Bệnh Castleman đa trung tâm (MCD);

·Viêm túi mật;

·Lymphogranuloma venereum (LGV)

Xem xét đến vấn đề địa lý và tiền sử du lich liên quan đến FUO là cần thiết. Nhiễm trùng ve mò, mạt như sau:

·Babesiosis, Ehrlichiosis (ở Nam và Trung của Mỹ);

·Anaplasmosis (ở Đông Bắc và Trung của Mỹ)

·Sốt tái phát do ve;

Các nhiễm trùng theo vùng như sau:

·Histoplasmosis (ở Trung-Tây ở Mỹ, thung lũng sông Ohio và Mississippi, Trung và Nam Mỹ, dơi và chim);

·Coccidiomycosis (Tây Nam ở Mỹ);

·Leptospirosis (bơi lội trong nước ngọt, vùng nhiệt đới,...);

·Bệnh Leishmaniasis phủ tạng (Mỹ Latin, Trung Đông);

·Sốt do chuột cắn.

Nguyên nhân khối tân sinh và ác tính dẫn đến FUO

Các nguyên nhân dẫn đến FUO do khối tân sinh và bệnh ác tính:

·Thường gặp: U lympho, ung thư tế bào thận;

·Ít gặp: rối loạn tăng sinh tủy, ung thư bạch cầu có nguồn gốc tủy cấp tính;

·Hiếm gặp: đa u tủy xương, ung thư vú, đại tràng, gan, tụy, atrial myxoma, di căn đến não, gan, bệnh lý mô bào ác tính.

Các nguyên nhân khác gây FUO

Các nguyên nhân khác dẫn đến FUO như sau:

·Hay gặp: xơ gan (do nội độc tố ở tĩnh mạch cửa), sốt do thuốc;

·Ít gặp: Viêm tuyến giáp, bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng);

·Nguyên nhân hiếm gặp:

+ Thuyên tắc phổi;

+ Hội chứng vùng dưới đồi;

+ Hội chứng sốt từng đợt có tính gia đình (familial periodic fever syndrome);

+ Giảm bạch cầu có tính chu kỳ;

+ Sốt giả tạo (factitious fever).


Hình 7

Tóm tắt một số nguyên nhân chung dẫn đến FUO

Lao ngoài phổi là mọt trong những nguyên nhân hay gặp nhất của FUO. Tăng thân nhiệt do thuốc như một triệu chứng đơn thuần của phản ứng thuốc nên thầy thuốc cần lưu ý. Bệnh lý u hạt lan tỏa như lao, bệnh histoplasmosis, coccidioidomycosis, blastomycosissarcoidosis là liên quan đến FUO. Các u lympho là các nguyên nhân hay gặp nhất của FUO trên bệnh nhân trưởng thành. Các bệnh lý thuyên tắc tĩnh mạch (tắc mạch phổi, cục huyết khối tĩnh mạch sâu) đôi khi cũng gây sốt. Mặc dù, thường xuyên và hậu quả của chúng có thể để lại có thể chết người, nên cần đảm bảo đánh giá đúng.

Dù không thường gặp, viêm nội tâm mạc là một bệnh nguyên quan trọng cần chú ý. Một lý do ước tính không đầy đủ là “giả viêm” (factitious fever). Các bệnh nhân thường là phụ nữ và phụ nữ làm việc quá sức và lĩnh vực y khoa đã chỉ ra tiền sử y khoa phúc tạp của các bệnh nhân này. Nhiễm trùng Bartonella spp. cũng được xem là nguyên nhân gây ra FUO.

Bảng 1. Nguyên nhân nhiễm trùng có thể dẫn đến FUO

Nguyên nhân nhiễm trùng

Tên bệnh

Nhiễm trùng sinh mủ tại chỗ

·Viêm ruột thừa;

·Bệnh mèo quào, cào

·Viêm đường mật

·Viêm túi mật

·Abces răng miệng

·Abces túi cùng

·Abces túi Lesser

·Abces gan

·Viêm hạch lympho mạc treo

·Viêm xương tủy xương

·Abces tụy

·Viêm phần phụ

·Abces quanh thận và trong thận

·Abces tuyến tiền liệt

·Malakoplakia thận

·Viêm xoang

·Abces dưới thận/ phúc mạc

·Viêm tắc tĩnh mạch nung mủ

·Abces vòi trứng

Nhiễm trùng nội mạch

·Viêm động mạch chủ vi khuẩn

·Viêm nội tâm mạc vi khuẩn

·Nhiễm trùng mạch máu do đặt catheter

Nhiễm trùng vi khuẩn toàn thân

·Bệnh bartonellosis

·Bệnh brucellosis

·Nhiễm trùng Campylobacter spp.

·Bệnh mèo quào/ viêm mạch do vi khuẩn (B. henselae)

·Nhiễm lậu cầu

·Bệnh Legionnaires

·Bệnh leptospirosis

·Bệnh Listeriosis

·Bệnh Lyme

·Bệnh Melioidosis

·Nhiễm trùng máu do não mô cầu

·Sốt do chuột cắn

·Sốt tái hồi

·Bệnh do Salmonella spp.

·Bệnh do vi khuẩn giang mai

·Bệnh Tularemia

·Sốt thương hàn

·Nhiễm phẩy khuẩn

·Nhiễm trùng Yersinia spp.

Nhiễm Mycobacterium spp.

·Nhiễm trùng M. avium/M. intracellulare

·Nhiễm trùng các mycobacterium không điển hình

·Nhiễm lao

Nhiễm vi khuẩn khác

·Bệnh Actinomycosis

·Viêm mạch do vi khuẩn

·Bệnh Nocardiosis

·Bệnh Whipple

Nhiễm trùng Rickettsia spp.

·Bệnh Anaplasmosis

·Bệnh Ehrlichiosis

·Bệnh do Murine typhus

·Sốt Q

·Bệnh do Rickettsial pox

·Sốt núi đá (Rocky mountain spotted fever)

·Sốt mò

Nhiễm trùng Chlamydia

·Lymphogranuloma venereum

·Psittacosis

·Nhiễm trùng TWAR (C. pneumoniae)

Nhiễm virus

·Sốt Chikungunya

·Sốt do ve Colorado

·Nhiễm trùng Coxsackie B virus

·Nhiễm trùng Cytomegalovirus

·Sốt xuất huyết Dengue

·Nhiễm trùng Epstein-Barr virus

·Viêm gan siêu vi A, B, C, D, E

·Nhiễm HIV

·Nhiễm trùng herpesvirus 6

·Viêm màng não tăng bạch cầu lympho

·Do Picornavirus

Nhiễm trùng nấm

·Bệnh Aspergillosis

·Bệnh Blastomycosis

·Bệnh do nấm Candida spp.

·Bệnh Coccidioidomycosis

·Bệnh Cryptococcosis

·Bệnh Histoplasmosis

·Bệnh Mucormycosis

·Bệnh Paracoccidioidomycosis

·Viêm phổi do Pneumocystis sp.

·Bệnh Sporotrichosis

Nhiễm ký sinh trùng

·Nhiễm amip

·Bệnh do Babesia spp.

·Bệnh Chagas

·Bệnh Leishmania spp.

·Bệnh sốt rét

·Bệnh giun lươn Strongyloides stercoralis

·Bệnh do giun đũa chó mèo Toxocaraspp.

·Bệnh do Toxoplasma gondii

·Bệnh do giun xoắn Trichinella spiralis

Bệnh do các khối tân sinh

Mặc dù hầu hết các khối tân sinh (neoplasm) có thể hiện diện trong gan kèm theo sốt, các u lympho ác tính từ lâu đã được liệt kê trong chẩn đoán bệnh lý FUO trong số các khối tân sinh.

Trong một số trường hợp, sốt và có cả bệnh lý hạch lympho có thể được phát hiện bởi khám lâm sàng.

Bảng 2. Nguyên nhân bệnh lý ác tính hay khối tân sinh có thể dẫn đến FUO

Nguyên nhân ác tính

Tên bệnh dẫn đến FUO

Bệnh lý ác tính trong huyết học

Khối u tạng đặc

  • Ung thư đại tràng
  • Ung thư thận
  • Ung thư tụy
  • U gan
  • Sarcoma
  • Ung thư bàng quang
  • Hầu hết các khối u tạng đặc và id căn có thể dẫn đến sốt. Các nguyên nhân hay gặp FUO là các ung thư vú, đại tràng, gan, phổi, tụy và thận.

Lành tính

  • U lành ở tâm nhĩ
  • U mạch, mỡ cơ ở thận
  • U mạch thể hang trong gan
  • U sọ hầu
  • Khối hoại tử khối u lành như da ở buồng trứng,…trong hội chứng Gardner.

Bệnh viêm không do nhiễm trùng

Bảng 3. Một số tình trạng bệnh lý không do nhiễm trùng dẫn đến FUO

Viêm không do nhiễm trùng

Tên bệnh dẫn đến FUO

Bệnh tự miễn và thấp toàn thân

Viêm mạch

  • Viêm mạch dị ứng
  • Hội chứng Churg-Strauss
  • Viêm động mạch tế bào khổng lồ/ viêm đa cơ
  • Viêm u hạt có viêm đa mạch
  • Bệnh Kawasaki
  • Viêm mạch mẫn cảm
  • Viêm đa động mạch nút
  • Viêm mạch Takayasu
  • Viêm mạch dị ứng

Bệnh u hạt

Hội chứng viêm tự phát

Bệnh lý khác (Miscellaneous conditions)

·Viêm não tủy lan tỏa cấp (ADEM-acute disseminated encephalomyelitis)

·Suy tuyến thượng thận

·Phình mạch

·ống ngực bất thường

·Vỡ động mạch chủ

·Đường dò động mạch chủ ruột.

·Viêm màng não vô trùng (Hội chứng Mollaret)

·U lành ở tâm nhĩ

·Tiêu hóa phải men Brewer

·Bệnh Caroli

·Khối tắc cholesterol

·Complex partial status epilepticus

·Giảm bạch cầu có chu kỳ

·Sốt do thuốc

·Bệnh Erdheim-Chester

·Viêm phế nang dị ứng nội sinh

·Giả bệnh có sốt

·Bệnh phổi Fire-eater

·Sốt Fraudulent

·Bệnh Gaucher

·Hội chứng Hamman-Rich (viêm phổi kẻ cấp tính)

·Bệnh lý não Hashimoto

·U mạch máu

·Bệnh Hemoglobine

·Viêm màng phổi quá mẫn (Hypersensitivity pneumonitis)

·Tăng triglycerid máu

·Hypothalamic hypopituitarism

·Não úng thủy áp lực bình thường tự phát

·U giả viêm nhiễm (Inflammatory pseudotumor)

·Bệnh Kikuchi

·Bệnh da do IgA

·Xơ hóa Laennec

·Xơ hóa mạc treo tràng

·Sốt xông khói kim loại (metal fume fever)

·Dị ứng protein sữa

·Phì đại tăng co giật cơ

·Viêm xương không có vi khuẩn

·Hội chứng nhiễm độc bụi hữu cơ (Organic dust toxic syndrome)

·Viêm mô tế bào (Panniculitis)

·Bệnh lý đa dây thần kinh, phì đại tạng, rối loạn nội tiết, protein đơn dòng, thay đổi da (POEMS_polyneuropathy, organomegaly, endocrinopathy, monoclonal protein, skin changes)

·Sốt polymer fume

·Hội chứng sau tổn thương tim (Post-cardiac injury syndrome)

·Hội chứng sau nhồi máu cơ tim (Postmyocardial infarction syndrome)

·Xơ gan mật tiên phát

·Cường tuyến cận giáp tiên phát

·Tắc mạch phổi tái phát

·Hoại tử da có mủ (Pyoderma gangrenosum)

·Xơ hóa sau phúc mạc

·Bệnh Rosai-Dorfman

·Viêm mạc treo xơ hóa

·Tắc nghẽn do silicon

·Viêm tuyến giáp bán cấp (de Quervain's)

·Hội chứng ngọt (viêm da tăng trung tính có sốt cấp tính)

·Tắc huyết khối

·Hội chứng viêm thận ống thận kẻ (Tubulointerstitial nephritis and uveitis syndrome-TINU)

·Nhồi máu/ hoại tử mô

·Viêm đại tràng loét


Hình 8

Bệnh lý chuyển hóa và di truyền

  • Suy tuyến thượng thận
  • Giảm bạch cầu có chu kỳ
  • Điếc, mày đay và tích đạm trong cơ thể
  • Bệnh Fabry
  • Mày đay lạnh có tính gia đình
  • Sốt Địa Trung Hải có tính gia đình
  • Tăng IgD và sốt có chu kỳ
  • Hội chứng Muckle-Wells;
  • Hội chứng sốt chu kỳ có liên quan đến thụ thể yếu tố hoại tử mô (TNT) hay sốt Hibernian
  • Tăng triglyceride type V

Rối loạn điều hòa thân nhiệt

Bảng 4. Một số rối loạn điều hòa nhiệt dẫn đến FUO

Rối loạn điều hòa thân nhiệt

Vị trí

Central

  • U não
  • Tai biến mạch não
  • Viêm não
  • Rối loạn chức năng vùng dưới đồi

Peripheral

Tăng nhiệt độ thường xuyên (habitual hyperthermia)

  • Nhịp sinh lý ngày một lần có tăng nhiệt độ quá mức (exaggerated circadian rhythm);

Nguyên nhân khác

  • FUO không sốt [<38,3°C (100.94°F)].

Một số nguyên nhân gây FUO có thể gặp trên bệnh nhân trưởng thành (FUO-Adults)

Một định nghĩa có bản về sốt là quan trọng để xác định có hay không một bệnh nhân có tăng thân nhiệt đảm bảo chẩn đoán là FUO.


Hình 10


Tài liệu tham khảo

1.Mandell's Principles and Practices of Infection Diseases 6th Edition (2004) by Gerald L. Mandell MD, MACP, John E. Bennett MD, Raphael Dolin MD, ISBN 0-443-06643-4 · Hardback · 4016 Pages Churchill Livingstone.

2.Harrison's Principles of Internal Medicine 16th Edition, The McGraw-Hill Companies, ISBN 0-07-140235-7

3.The Oxford Textbook of Medicine Archived 2006-09-23 at the Wayback Machine. Edited by David A. Warrell, Timothy M. Cox and John D. Firth with Edward J. Benz, Fourth Edition (2003), Oxford University Press, ISBN 0-19-262922-0.

4.Cecil Textbook of Medicine by Lee Goldman, Dennis Ausiello, 22nd Edition (2003), W.B. Saunders Company, ISBN 0-7216-9652-X

5.Irwin and Rippe's Intensive Care Medicine Archived 2006-04-22 at the Wayback Machine. by Irwin and Rippe, Fifth Edition (2003), Lippincott Williams & Wilkins, ISBN 0-7817-3548-3

6.Klempa B, Koivogui L, Sylla O et al. Serological evidence of human hantavirus infections in Guinea, West Africa. J Infect Dis 2010; 201: 1031–1034.

7.Strecker, Jan ter Meulen and Detlev H. KrügerAuste, et al. Sangassou virus, the first hantavirus isolate from Africa. Journal of Virology 2012, 86(7):3819. doi:10.1128/JVI.05879-11

8.Florin TA, Zaoutis TE, Zaoutis LB (2008). Beyond cat scratch disease: widening spectrum of Bartonella henselae infection". Pediatrics. 121(5):e1413-25.PMID18443019.

9.Dan L. Longo et al., (2012). Harrison's principles of internal medicine. (18th ed.). New York: McGraw-Hill. ISBN 978-0071748896.

10.Harrison'sTM Principles of Internal Medicine (19th ed.). USA:McGraw-Hill Education. ISBN 978-0-07-1802161.

11.Meller J, Altenvoerde G, Munzel U, Jauho A, Behe M, Gratz S, Luig H, Becker W (2000). "Fever of unknown origin: prospective comparison of [18F]FDG imaging with a double-head coincidence camera and gallium-67 citrate SPET.. Eur J Nucl Med. 27 (11): 1617-25. PMID 11105817.

.

Ngày 07/11/2017
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích