Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 4 0 2 5
Số người đang truy cập
1 0 8
 
Phòng ngừa nguy cơ ngã ở người cao tuổi

Người cao tuổi thường có những biến đổi cơ thể theo tuổi tác và thời gian nên một số sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng, trong đó nguy cơ ngã do nhiều nguyên nhân khác nhau là một vấn đề cần được quan tâm để chủ động phòng ngừa nhằm hạn chế những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Nguyên nhân tạo nên nguy cơ ngã

Người cao tuổi có hệ thần kinh trung ương bị suy giảm, các cơ xương khớp giảm bớt cường tính và giảm thể tích, các xương trong cơ thể mất chất vôi; thị lực và thính lực giảm, khó giữ được thăng bằng trong khi đi lại và di chuyển; thường dễ bị trượt chân, vấp ngã... Một số bệnh cũng ảnh hưởng đến khả năng đi lại, di chuyển của người cao tuổi khi mắc bệnh Parkinson, đột quỵ, bệnh xơ cứng rải rác... Đồng thời các rối loạn ở não bộ như tình trạng thiếu oxy não do xơ cứng mạch máu não, tuần hoàn não suy giảm, thiếu máu... cũng làm cho người cao tuổi dễ bị chóng mặt, choáng váng, dễ ngã khi đi lại. Nếu người cao tuổi có sử dụng thuốc để điều trị một số bệnh như thuốc chữa bệnh Parkinson, động kinh, tăng huyết áp hoặc dùng các thuốc an thần, thuốc ngủ, uống nhiều rượu bia... cũng có khả năng làm cho người cao tuổi dễ mất thăng bằng, dễ vấp ngã khi di chuyển. Ngoài ra, các điều kiện sống và môi trường sinh hoạt ở chung quanh như đường đi mấp mô, nhà ở chật chội có chứa nhiều đồ đạc, đường đi thiếu ánh sáng, bậc cầu thang cao và dốc, thảm trải nhà bùng nhùng... có thể tạo nên những nguy cơ làm cho người cao tuổi bị vấp ngã.

Biện pháp phòng ngừa nguy cơ ngã

Biện pháp phòng ngừa nguy cơ ngã cho người cao tuổi là một vấn đề thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Chúng đòi hỏi người cao tuổi trước hết phải có những sự hiểu biết cơ bản, thận trọng giữ gìn bản thân mình, trong một số trường hợp đặc biệt phải có sự trợ giúp cần thiết của gia đình và xã hội; đồng thời nên cung cấp các tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe và thông tin, hỗ trợ tư vấn, phổ biến những lời khuyên về biện pháp bổ ích cho người cao tuổi về vấn đề chủ động phòng ngừa ngã. Về môi trường sinh hoạt ở chung quanh, điều kiện sống của người cao tuổi cần được tổ chức, cải tạo cho phù hợp với tình trạng sức khỏe, thuận tiện cho việc đi lại và di chuyển hàng ngày. Đối với các trường hợp bị mắc bệnh, phải điều trị tốt các bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tư vấn cụ thể việc dùng thuốc nếu cần thiết. Để chủ động phòng ngừa nguy cơ vấp ngã ở người cao tuổi một cách đơn giản, cần khuyên họ sử dụng các loại dụng cụ giúp cho việc đi lại bảo đảm an toàn hơn, tránh bị trượt ngã bằng các gậy chống được thiết kế một cách phù hợp cho từng trường hợp.



Người cao tuổi có nguy cơ ngã khi đi lại, di chuyển cần được phòng ngừa (ảnh minh họa)

Lời khuyên của thầy thuốc

Ở những gia đình có ông bà, cha mẹ là người cao tuổi; cần chú ý thận trọng vì người thân của mình rất dễ có nguy cơ bị ngã bất cứ lúc nào do nhiều nguyên nhân khác nhau như đã nêu ở trên. Khi bị ngã có thể dẫn đến những hậu quả khó lường như bị chấn thương sọ não, gãy xương, trật khớp... với những di chứng xấu để lại làm hạn chế các hoạt động và sinh hoạt cần thiết. Vì vậy việc phòng ngừa nguy cơ ngã đối với người cao tuổi bằng các biện pháp cụ thể cần được các gia đình quan tâm thực hiện tùy theo điều kiện, hoàn cảnh và môi trường sống của từng trường hợp để bảo đảm an toàn.

Ngày 01/12/2015
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích