Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 9 1 1 2 3
Số người đang truy cập
2 0 9
 
Chứng đột quỵ ở người cao tuổi

Người cao tuổi thường mắc nhiều loại bệnh lý khác nhau, trong đó chứng đột quỵ xảy ra khá phổ biến gây hậu quả nặng, nhất là trong mùa lạnh rét. Chúng xuất hiện khi máu cung cấp cho vùng nào đó của não bị ngưng trệ do cục máu đông gây tắc mạch hay do chảy máu não dẫn đến rối loạn chức năng cơ thể liên quan đến vùng não bị tổn thương.

 
Đột quỵ nặng có thể gây liệt nửa người, hôn mê và tử vong (ảnh minh họa)

Nguyên nhân và hậu quả di chứng đột quỵ

Chứng đột quỵ nếu xảy ra ở mức độ nhẹ có thể hồi phục chức năng cơ thể hoàn toàn hoặc để lại một phần di chứng và tàn phế ít hay nhiều. Nếu đột quỵ xảy ra ở mức độ nặng có khả năng gây liệt hoàn toàn nửa người, hôn mê và tử vong. Người bị hậu quả di chứng của đột quỵ nếu được chăm sóc, tập luyện, hỗ trợ, giúp đỡ có thể giảm nhẹ các ảnh hưởng xấu đối với sinh hoạt đời sống, phục hồi một phần chức năng của những bộ phận cơ thể bị thương tổn. Nguyên nhân gây nên chứng đột quỵ có thể do chảy máu não vì tăng huyết áp hoặc nhồi máu não vì tắc nghẽn mạch máu. Nếu do chảy máu não, các triệu chứng bệnh lý thường xảy ra đột ngột; nếu do nhồi máu não thì những triệu chứng bệnh lý xuất hiện một cách từ từ trong vòng nhiều giờ. Người bệnh trước khi bị đột quỵ có thể hoàn toàn khỏe mạnh không có dấu hiệu bệnh lý báo trước hoặc có biểu hiện của chứng tăng huyết áp, bệnh mạch vành ở tim, bệnh tiểu đường... Các rối loạn bệnh lý đột quỵ thường gặp là gây nên tình trạng yếu hoặc liệt nửa người, rối loạn thăng bằng, rối loạn thị giác, giao tiếp khó khăn do nói ngọng hoặc không hiểu giọng nói... Chúng có khả năng gây sự tàn phế nặng về sinh hoạt và thể lực nên người bệnh có thể bị ảnh hưởng đến trạng thái tâm thần; dễ bị trầm cảm, buồn bã; có cảm giác cô đơn, thường hay cáu gắt và giận hờn...

Chăm sóc người cao tuổi bị di chứng đột quỵ

Việc chăm sóc người cao tuổi bị di chứng đột quỵ cần phải được thực hiện một cách tỉ mỉ, chu đáo, kiên nhẫn, phù hợp với từng trường hợp, từng thể bệnh cụ thể. Để bảo đảm đường hô hấp được thông thoáng, không bị cản trở làm tắt sự lưu thông khí; cần đặt người bệnh nằm ở tư thế nghiêng, không kê gối phần đầu, để đầu hơi ngữa. Thỉnh thoảng cần lau chùi, hút sạch các chất dịch ứ đọng trong miệng, không để bệnh nhân bị sặc bởi chất dịch, cần tháo những răng giả ra khỏi miệng. Khi người bệnh không tỉnh hay tình trạng tri giác chưa được phục hồi nên cho ăn uống qua ống xông đặt vào dạ dày hoặc ăn bằng thìa và cho từ từ từng thìa một. Chú ý vệ sinh răng miệng để tránh nhiễm khuẩn từ răng miệng lan xuống đến đường hô hấp trên. Thông thường thức ăn và các chất tiết trong miệng hay đọng lại ở bên miệng phía bị liệt nên khi cho ăn uống phải thực hiện bên phía miệng không bị liệt; đồng thời nên vệ sinh răng miệng sau mỗi khi ăn và hút sạch thức ăn, các chất dịch ứ đọng trong miệng phía bên bị liệt. Cần cho bệnh nhân vận động và tập vận động phía bên không bị liệt, xoa bóp các bắp cơ, cử động các khớp, đặc biệt chú ý ở phía bị liệt để tránh teo cơ, cứng khớp. Một điều cần quan tâm là nên đặt cơ thể bệnh nhân, các chi trong tư thế sinh lý phù hợp, vị trí ít tổn hại nhất về mặt chức năng. Luôn trở mình, thay đổi tư thế cho người bệnh để tránh loét các điểm tỳ của cơ thể tỳ đè lên giường ở vùng chẩm, vai, khuỷu tay, xương cùng, gót chân... Vệ sinh thân thể bệnh nhân cũng cần thực hiện hàng ngày, không được để các chất thải bài tiết như nước tiểu, phân làm ảnh hưởng; đặc biệt chú ý đối với những người đi tiểu tiện, đại tiện không tự chủ có thể làm ướt và bẩn cơ thể người bệnh; đồng thời cũng có thể thấm vào khăn trải giường, chiếu, chăn, màn nơi người bệnh nằm. Phải bù đắp đủ nước và chất điện giải cho người bệnh, không vì sự khó khăn trong việc chăm sóc hay giữ gìn vệ sinh cho thân thể do bệnh nhân đi tiểu tiện, đại tiểu không tự chủ và đại tiểu tiện dầm dề mà hạn chế việc cho người bệnh uống nước. Khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh, cần thực hiện từ bên phía bị liệt để khuyến khích bệnh nhân cố gắng cử động, vận động ở bên đó. Khi giao tiếp phải nói ngắn gọn, rõ ràng, nhắc đi nhắc lại nếu cần để người bệnh có thể hiểu được do khả năng tiếp thu và tri giác của họ đã bị suy giảm.

Phục hồi chức năng vận động và giao tiếp

Phục hồi chức năng vận động và giao tiếp cho người cao tuổi bị hậu quả đột quỵ là một quá trình lâu dài, có khi phải thực hiện mất cả hàng tháng, hàng năm nên phải kiên trì. Trong từng thời điểm cần có mục tiêu phấn đấu nhưng không nên có quá nhiều tham vọng, phải có tính khả thi để người bệnh tự tin và không nản lòng. Chế độ ăn phải phù hợp với người đã bị giảm khả năng vận động, không nên cho ăn quá nhiều năng lượng gây tăng cân nhiều.

Đối với khả năng vận động

Khi di chuyển người bệnh phải thận trọng, thao tác từ từ, bảo đảm an toàn và có kỹ thuật như chuyển bệnh nhân từ giường ra ghế ngồi phải tiến hành từng bước gồm nâng người bệnh dậy, giữ ngồi ở mép giường, chân thõng xuống trong vài phút rồi giữ cho bệnh nhân đứng dậy nhưng không nên giữ dưới vai phía bên bị liệt; sau đó người chăm sóc dùng chân mình giữ cố định chân người bệnh để xoay và đặt bệnh nhân vào ghế đã đặt sẵn bên cạnh. Lúc đầu bệnh nhân tập đi cần hai người hỗ trợ, giúp đỡ. Phải dọn bỏ các dụng cụ, đồ vật dễ gây vấp ngã và bố trí người bệnh ở tầng một của căn nhà; khuyến khích bệnh nhân nên sử dụng nhà vệ sinh để sinh hoạt, không nên dùng bô để đi vệ sinh mãi. Phải luôn khuyến khích người bệnh tập luyện, tự phục vụ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày, không phụ thuộc vào người chăm sóc như tự lau rửa, mặc quần áo... Người chăm sóc để khăn tắm, nước, xà phòng... ngay sát giường người bệnh để họ có thể tự lau rửa phần trên cơ thể; người chăm sóc chỉ cần giúp đỡ vệ sinh, lau rửa vùng mông, vùng chân đồng thời để kiểm tra tình trạng loét điểm tỳ. Nên cho người bệnh dùng loại quần áo dễ mặc, dễ cởi; khi mặc hoặc cởi quần áo nên bắt đầu từ bên bị liệt; có thể đặt người bệnh ngồi trước gương soi để thay quần áo dễ dàng hơn. Ngoài ra nên khuyến khích người bệnh tự đi vệ sinh, cần đóng tay vịn ở bên không bị liệt để bệnh nhân có thể vịn và đứng lên khi đi vệ sinh xong; đặt nước, giấy vệ sinh... ở vị trí gần vị trí bên tay không bị liệt để giúp cho người bệnh có thể tự phục vụ.

Đối với khả năng giao tiếp

Người bệnh có thể có hai loại rối loạn ngôn ngữ. Loại do các cơ bị ảnh hưởng gây nói ngọng, líu lưỡi; nếu bệnh nhân bị mất răng hay đeo răng giả thì sẽ bị nói ngọng hơn; người bệnh vẫn hiểu được người khác nói và viết. Loại do bị tổn thương trung tâm ngôn ngữ thường nặng, người bệnh không thể hiện được ý nghĩ bằng lời nói mặc dù phát âm bình thường; khả năng hiểu lời nói, chữ viết cũng giảm, câu chữ rời rạc, vô nghĩa; việc giao tiếp sẽ cực kỳ khó khăn nên phải kiên nhẫn; cần lưu ý đến các vấn đề là người bệnh không nói được nhưng nghe được và có thể hiểu được ít nhiều nội dung; khi tiếp xúc giao tiếp phải nói chậm, rõ, ngắn; kiên nhẫn nghe khi người bệnh cố gắng diễn đạt và có thể dùng các cách diễn đạt khác bằng nét mặt, ra hiệu, vẽ hình...; điều cần lưu ý là luôn động viên khi bệnh nhân có biểu hiện chán nãn, thất vọng. Việc phục hồi các rối loạn ngôn ngữ có thể đáp ứng rất ít hoặc có thể trở về gần như bình thường. Thực tế sự rối loạn ngôn ngữ làm cho bệnh nhân ngại giao tiếp với người khác dẫn đến xa lánh các hoạt động xã hội và dễ nẩy sinh tâm lý thích cô độc.

Lời khuyên của thầy thuốc

Chứng đột quỵ ở người cao tuổi thường dẫn đến những hậu quả nặng nề, trầm trọng gây nên sự tàn phế suốt đời thậm chí có thể bị tử vong trong các trường hợp nặng. Bệnh lý có khả năng xảy ra một cách đột ngột do nguyên nhân chảy máu não vì tăng huyết áp hoặc xảy ra một cách từ từ trong nhiều giờ do nguyên nhân nhồi máu não vì tắc mạch máu não. Vì vậy cần có biện pháp chủ động phòng ngừa trước khi chứng đột quỵ xảy đến nếu biết được nguyên nhân cụ thể, đặc biệt là người có nguy cơ tăng huyết áp trong mùa lạnh rét. Phòng ngừa vẫn là biện pháp tốt nhất vì nếu mỗi khi đột quỵ đã xảy ra rồi thì hậu quả mang lại thường khó hồi phục trở lại như bình thường theo sự mong muốn. 

Ngày 18/03/2015
TTƯT.BS. Nguyễn Võ hinh  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích