Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 16/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 3 0 1 4 3
Số người đang truy cập
1 5 8
 
Cách sơ cấp cứu trẻ em bị đuối nước

Đuối nước là một tai nạn thương tích xảy ra khá phổ biến đối với trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở những vùng trẻ em có nhiều nguy cơ bị đuối nước, đặc biệt là trong mùa lũ lụt; người lớn cần biết cách sơ cấp cứu một cách cụ thể để xử trí khi cần thiết nhằm cứu sống trẻ thoát khỏi tử vong.

Trẻ bị đuối nước được cứu vớt trong phút đầu tiên sau khi ngạt sẽ có cơ hội sống sót (ảnh minh họa)

Nguyên tắc chung trong việc sơ cấp cứu trẻ em bị đuối nước là phải quan sát hiện trường nơi xảy ra tai nạn để loại trừ những mối nguy hiểm đối với người cứu nạn; đồng thời phải gọi thêm người đến giúp đỡ, hỗ trợ. Điều cần lưu ý là phải tách trẻ em bị đuối nước ra khỏi tác nhân gây tai nạn càng sớm càng tốt như tìm mọi cách đưa ngay lên bờ hoặc nâng đầu của trẻ lên khỏi mặt nước. Đồng thời phải tiến hành việc sơ cấp cứu khẩn trương, tích cực sau khi đã tách được trẻ ra khỏi tác nhân gây đuối nước.

Cách tách trẻ em bị đuối nước ra khỏi nước

Việc tách trẻ em đang bị đuối nước ra khỏi tác nhân gây đuối nước rất quan trọng, hành động này cần phải được tiến hành thật nhanh chóng mới có thể tránh được những hậu quả mang lại với nguy cơ tử vong cao. Trường hợp trẻ em bị đuối nước trên cạn hoặc ở những chỗ nước cạn, cần nhanh chóng làm thông thoáng đường thở của trẻ bằng cách nâng mặt trẻ ra khỏi nước, đồng thời đưa đến chỗ an toàn. Trường hợp trẻ em bị đuối nước ở những chỗ nước sâu, tuyệt đối không được nhảy xuống cứu nạn khi mình không biết bơi vì có thể người cứu nạn sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo sau đó.

 
Trẻ bị đuối nước được cứu vớt trong phút đầu tiên sau khi ngạt sẽ có cơ hội sống sót (ảnh minh họa)

            Nếu trẻ lớn bị rơi xuống nước gần bờ và chưa bị chìm, có thể quăng phao có buộc dây, ném dây thừng hoặc đưa sào dài để trẻ bám vào và kéo vào bờ một cách an toàn. Nếu trẻ đang bị chìm ở chỗ nước sâu và xa bờ, người cứu nạn cần nhanh chóng xuống nước để vớt trẻ đưa vào bờ. Công việc này phải tiến hành khẩn trương mới có hy vọng cứu sống được trẻ bị đuối nước vì nếu trẻ được cứu vớt trong vòng một phút đầu tiên sau khi bị ngạt nước có thể cứu sống đến 95% các trường hợp; còn nếu trẻ đã bị chìm xuống nước sau khoảng 5 đến 6 phút thì chỉ có khoảng 1% cơ hội sống sót. Khi người cứu nạn bơi xuống nước để cứu vớt trẻ bị đuối nước cần lưu ý đặc điểm là trẻ gặp nạn thường hốt hoảng, giẫy giụa nên khi thấy có người đến cứu sẽ cố hết sức túm chặt và làm cho người cứu nạn cũng bị chìm xuống theo. Vì vậy người cứu nạn trên tinh thần khẩn trương cần tìm mọi cách bơi đến cứu vớt trẻ bằng con đường ngắn nhất nhưng phải cố gắng không để trẻ bị nạn túm chặt lấy mình với phương pháp bơi vòng ra phía sau cách trẻ khoảng chừng 2 đến 3 mét; sau đó lặn xuống và lao tới dùng tay phải giữ chân trái của trẻ ở phía sau dưới khoeo chân, còn tay trái đẩy đầu gối trẻ và xoay lưng trẻ về phía mình. Sau khi xoay được lưng trẻ, có thể thực hiện việc kéo lê trẻ bị đuối nước bằng 1 trong 3 phương pháp: (i) dùng hai tay xốc nách giữ chặt hai vai trẻ và bơi bằng hai chân; (ii) dùng hai tay giữ chặt hai bên hàm dưới của trẻ với ngón tay trỏ và ngón tay giữa đặt dưới hàm, ngón tay cái xiết chặt vào mang tai trẻ, giữ cho mũi và miệng trẻ nổi trên mặt nước, bơi bằng hai chân trong tư thế để trẻ nằm ngữa; (iii) dùng một tay túm lấy tóc trẻ để kéo, giữ cho mũi và miệng trẻ nhô lên khỏi mặt nước, bơi nghiêng bằng tay còn lại và hai chân. Nếu trẻ bị đuối nước ở trong trạng thái giẫy giụa, người cứu nạn có thể dễ dàng bị trẻ túm lấy, vì vậy nên áp dụng phương pháp xoay lưng trẻ về phía mình như đã nêu ở trên, đồng thời luồn một tay vào nách trẻ từ phía sau lưng và nắm lấy tay bên kia của trẻ, bơi nghiêng bằng tay còn lại và hai chân. Trường hợp trẻ biết bơi, còn bình tĩnh và có khả năng bơi được một chút; động viên và bảo trẻ bám vào vai người cứu nạn và bơi sấp để đưa trẻ vào bờ.

Sơ cấp cứu sau khi đưa trẻ lên bờ an toàn

Sau khi trẻ em bị đuối nước được cứu vớt và đưa lên bờ an toàn, nếu trẻ còn tỉnh táo thì nên đặt trẻ nằm với vị trí đầu thấp, nghiêng sang một bên; kiểm tra và lấy dị vật ở trong miệng nếu có; sau đó ủ ấm cho trẻ, trấn an tinh thần và chuyển đến cơ sở y tế nơi gần nhất để tiếp tục theo dõi. Nếu trẻ đã bất tỉnh, thở yếu hoặc ngừng thở, ngừng tim phải tiến hành ngay phương pháp hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực theo đúng kỹ thuật sơ cấp cứu; lưu ý phải cố gắng kiên trì để đạt được kết quả mong muốn; sau khi trẻ đã hồi tỉnh cần ủ ấm và chuyển đến cơ sở y tế nơi gần nhất để tiếp tục theo dõi.

Phòng tránh đuối nước cho trẻ em

Đuối nước trẻ em hiện nay là một mối nguy cơ luôn luôn rình rập, đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của trẻ với nhiều nguyên nhân khác nhau không lường hết được vì tai nạn có thể xảy ra ở bất cứ đâu, vào bất kỳ lúc nào; đặc biệt là tại những vùng thấp trũng, có nhiều sông suối và thường hay bị lũ lụt. Để giảm thiểu tai nạn đuối nước và tử vong do đuối nước ở trẻ em cần có sự quan tâm, tham gia tích cực của toàn cộng đồng xã hội; đặc biệt là các bậc phụ huynh, người trực tiếp chăm sóc và trông nom trẻ cần lưu ý đối với việc triển khai ngay nhiều biện pháp phòng ngừa để có thể chủ động kiểm soát được các nguy cơ, đồng thời biết cách sơ cấp cứu kịp thời, có hiệu quả khi trẻ bị tai nạn.

Đối với trẻ còn nhỏ, luôn luôn phải có người lớn trông nom, chăm sóc, quản lý chặt chẽ trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Phải thực hiện các biện pháp tạo ra môi trường an toàn ở chung quanh trẻ như: làm những rào chắn ngăn cách ao nước, hố nước, rãnh nước quanh nhà ở hoặc nơi công cộng; làm các nắp đậy có khóa các dụng cụ chứa nước sinh hoạt trong gia đình; làm cửa chắn, hàng rào, cổng đi ngăn cách khu vực trẻ thường chơi đùa với những nơi có nguy cơ gây ra đuối nước.

Đối với trẻ lớn hơn, cần hướng dẫn trẻ không chơi đùa ở những nơi gần ao hồ, sông suối, những chỗ có cắm biển báo nguy hiểm; nghiêm cấm trẻ không được tự tổ chức đi bơi khi không có người lớn đi kèm; nên dạy trẻ học bơi và các kỹ thuật an toàn để bảo vệ khi bơi; đồng thời cũng cần hướng dẫn cho trẻ cách sơ cấp cứu khi bị đuối nước để sử dụng khi cần thiết. Một vấn đề cũng cần quan tâm ở những vùng thường hay xảy ra tai nạn trẻ em bị đuối nước là phải chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị, dụng cụ cấp cứu, phương tiện cứu hộ để ứng phó kịp thời khi có trẻ em bị đuối nước như: phao cứu sinh, dây thừng, ca nô, ghe xuồng cứu hộ; các dụng cụ sơ cấp cứu cá nhân tại gia đình...

Lời khuyên của thầy thuốc

Hiện nay ở một số địa phương đang vào mùa mưa bão, khả năng lũ lụt có thể xảy ra gây tai nạn đuối nước, đặc biệt là đối với trẻ em nếu người lớn không có sự giám sát chặt chẽ. Vì vậy cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn đuối nước cho trẻ em một cách có hiệu quả. Đồng thời phải luôn sẵn sàng ứng cứu khi có những trường hợp trẻ em bị đuối nước gặp phải tại địa phương bằng cách trang bị những kiến thức cần thiết để cứu nạn và phương pháp sơ cấp cứu đuối nước nhằm xử trí kịp thời, hạn chế được tử vong.

Ngày 06/12/2014
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích