Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Web Sites & Commerce Chuyên đề
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 3 6 5 1
Số người đang truy cập
1 4 6
 
Anisakis (nguồn: http://www.e-cleansing.com)
Ăn cá chưa nấu chín, coi chừng bị nhiễm giun Anisakis

Hiện nay, nhiều món ăn hải sản xuất hiện với sự ưa thích của một số người là sử dụng các loại cá làm gỏi ăn sống hoặc tái, không được qua chế biến, nấu chín kỹ. Những đối tượng này dễ có nguy cơ bị nhiễm ấu giun Anisakis, một loại ký sinh trùng ít khi được đề cập đến. Vì vậy, cần phải coi chừng và đề phòng bị mắc bệnh do nhiễm ấu trùng giun.

 

Giun Anisakis đã được hai nhà khoa học Skirejabin và Karokhin phát hiện từ năm 1945, đây là loại giun tròn thường ký sinh ở những động vật biển, nó có hình thể gần giống như giun đũa Ascaris lumbricoides. Giun trưởng thành sống ký sinh trong xoang bụng của các loài cá voi, cá heo, hải cẩu hoặc cò, diệt, bồ nông... Ấu trùng của giun ký sinh ở các loài cá như cá thu, cá hồi, cá trích, mực ống... Loài giun này phân bố khá rộng rãi ở các nước khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam . Tuy vậy, sự hiểu biết về vòng đời sinh học của loại giun Anisakis chưa được các nhà khoa học nghiên cứu một cách đầy đủ.

Người tình cờ bị mắc bệnh do ăn phải các loại gỏi cá sống hoặc cá, mực bị nhiễm ấu trùng giun chưa được nấu chín kỹ dưới mọi hình thức. Khi xâm nhập vào cơ thể, ấu trùng giun chui qua thành dạ dày hoặc ruột non và tạo nên những ổ áp xe ưa bạch cầu toan tính, gây phù nề, dày cứng niêm mạc thành dạ dày, ruột; triệu chứng này rất dễ nhầm với ung thư dạ dày, ruột hoặc viêm ruột... Bệnh nhân bị đau vùng thượng vị, nôn, mửa; thường xảy ra vài giờ sau khi ăn cá, mực bị nhiễm ấu trùng giun; kèm theo đó người bệnh bị sốt, xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng...

 

 chu kỳ sinh trưởng và phát triển của Anisakis
nguồn: h
ttp://www.e-cleansing.com

Hiện nay chưa có các loại thuốc điều trị đặc hiệu đối với những trường hợp bị nhiễm ấu trùng giun Anisakis. Việc phòng bệnh tốt nhất là không nên ăn gỏi cá sống, chỉ nên ăn cá, mực đã được nấu chín kỹ; không ăn cá muối, cá hun khói.

Mặc dù đây là một loại bệnh ký sinh trùng do bị nhiễm ấu trùng giun Anisakis ít gặp vì điều kiện phát hiện còn hạn chế nhưng cộng đồng người dân cần nên cảnh giác, coi chừng bị nhiễm bệnh từ việc ăn các loài hải sản như cá, mực chưa được nấu chín, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngày 15/01/2011
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  
    Các nội dung khác »

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích